Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mc dù đường cơ s mà Trung Quc mi công b trên Vnh Bc B không làm thay đi thc tế vùng bin đã được phân đnh vi Vit Nam, nhưng nó có th đt ra thách thc đi vi vic t do đi li trong vùng bin này, các nhà phân tích nói vi VOA.

duongcoso1

Vnh Bc B là vùng bin nm gia min Bc ca Vit Nam vi tnh Qung Đông và tnh Hi Nam ca Trung Quc

Bc Kinh hi đu tháng trước đã công b by đim cơ s dùng đ ni thành các đường cơ s thng trên Vnh Bc B, vùng bin mà Bc Kinh và Hà Ni đã phân đnh t cách nay hơn 20 năm.

Đường cơ s, theo Công ước Quc tế v Lut Bin (UNCLOS) năm 1982, là đường do các quc gia ven bin v đ làm cơ s phân đnh lãnh hi, vùng đc quyn kinh tế và thm lc đa ca quc gia đó, vn kéo rng ln lượt là 12, 200 và ti đa 300 hi lý tính t đường cơ s.

‘Không gây tranh chp

Bc Kinh nói rng đường cơ s mà h mi v Vnh Bc b, mà h gi là Bc B Loan, tuân th nghiêm ngt các b lut ni đa, lut quc tế và các hip đnh song phương và không nh hưởng gì đến li ích ca Vit Nam hay ca bt k nước nào khác, theo tuyên b ca B Ngoi giao Trung Quc hôm 4/3 do t Hoàn cu Thi báo đăng ti.

Tuy nhiên, khi được hi v điu này, phát ngôn nhân B Ngoi giao Vit Nam hôm 14/3 nhn mnh rng các nước ven bin cn tuân th UNCLOS khi v đường cơ s và kêu gi Bc Kinh tôn trng Hip đnh phân đnh Vnh Bc b.

K t khi hip đnh này được ký kết hi năm 2000 và có hiu lc t năm 2004, Vnh Bc b đã tr nên bình yên và không có tranh chp, hoàn toàn khác vi tình trng căng thng vì tranh chp ch quyn trên Bin Đông.

Tuy nhiên, bà Hng không bác b đường cơ s ca Trung Quc và cũng t chi tr li câu hi liu nó có đe da hip đnh đã được ký kết hay không.

"Nói nôm na là Hip đnh phân đnh Vnh Bc B đã được ký kết và ch có như thế mà thôi cho nên không th vượt quá được, cho dù Trung Quc có v đường cơ s gn hay xa đi chăng na thì cũng không làm thay đi vùng bin mà hai bên đã phân đnh," ông Hoàng Vit, ging viên ti Đi hc Lut thành ph H Chí Minh vn theo dõi cht ch tình hình trên Bin Đông, nói vi VOA.

Theo li ông thì cho dù Trung Quc có mun đi na thì h cũng không th thay đi được hip đnh mà h đã đt bút ký.

"Hip đnh đó đã phân đnh ri, và hai bên đã ký kết, và bước quan trng nht là Quc hi hai bên đã thông qua, nếu mà mun thay đi phi được s đng ý ca Quc hi hai bên, cho nên rt khó."

Ông Raymond Powell, trưởng nhóm v Bin Đông ti Trung tâm Gordian Knot v Sáng to An ninh Quc gia thuc đi hc Standford, cũng cho rng đường cơ s này ca Bc Kinh không nh hưởng trc tiếp đến hip đnh năm 2000.

"Tôi không nghĩ nó to ra nguy cơ có thêm tranh chp Vnh Bc b," ông Powell nói vi VOA.

Đường cơ s thng

Tuy nhiên, c hai ông Hoàng Vit và Raymond Powell đu có chung nhn đnh rng Bc Kinh đã không tuân th lut quc tế khi công b đường cơ s này.

UNCLOS quy đnh rng đường cơ s phi đi theo đường b bin và đường cơ s thng ch được v khi nào đường b bin quá khúc khuu. Đường cơ s cũng được v bao quanh nhng hòn đo gn b bin nhưng không được phép đi quá xa cách hướng đi tng th ca đường b bin.

"Trung Quc đã v đường cơ s thng t b bin ca h ni vi mt vài hòn đo ngoài khơi đ ni rng vùng bin ca h mt cách bt hp pháp," ông Powell cho biết. "UNCLOS không cho phép v đường cơ s thng tr nhng trường hp cc đoan, chc hn như nhng vnh hp quá phc tp Na Uy."

Thc sĩ Hoàng Vit nói rng by đim cơ s mà Trung Quc dùng đ ni thành đường cơ s quá xa b.

"Phi có điu kin nht đnh mi được v đường thng, còn không đường cơ s phi đi theo ngn nước triu thp nht sát b bin," ông Vit gii thích.

Khi được hi đường cơ s này có ni rng din tích lãnh hi ca Trung Quc hay không, ông Vit nói : "Lãnh hi s ph thuc vào đường cơ s, tc là đường cơ s kéo ra thì lãnh hi s rng hơn vì lãnh hi s là 12 hi lý tính t đường cơ s ra ngoài khơi."

Cũng theo UNCLOS, vùng bin bên trong đường cơ s gn vi đt lin là vùng ni thy ca quc gia đó và tàu bè và máy bay ca quc gia khác không được đi vào vùng ni thy nếu không được cho phép.

Theo ông Vit, đường cơ s này ca Trung Quc đã biến mt vùng ven bin thành vùng bin khép kín ca Trung Quc, bao gm toàn b eo bin Qunh Châu nm gia đo Hi Nam và đi lc. "Nó nh hưởng đến quyn t do hàng hi ca tàu bè nước ngoài," ông nói.

Ông Vit bày t nghi ngi vic đưa eo bin Qunh Châu thành vùng ni thy có th tr thành tin l đ sau này Trung Quc làm tương t vi eo bin Đài Loan.

Vit Nam nên làm sao ?

Theo gii thích ca ông thì sau khi đã phân đnh Vnh Bc b ri, thì c Trung Quc ln Vit Nam đu có th công b đường cơ s ca mình trong vùng bin này.

Ông Vit cho rng điu cp thiết là Vit Nam cũng phi công b đường cơ s ca mình, nhưng khuyến ngh Hà Ni không nên theo gót Trung Quc là v đường cơ s quá mc mà nht thiết phi tuân th lut pháp quc tế.

"Bi vì Vit Nam luôn nêu cao tinh thn tôn trng lut pháp quc tế và tôn trng UNCLOS trong tt c các tuyên b v Bin Đông," ông lp lun.

Ông Powell d đoán đường cơ s ca Trung Quc s khiến M thc thi chiến dch t do hàng hi (FONOP) trong vùng bin này đ thách thc tuyên b ca Trung Quc. Cho đến nay, trong khu vc, tàu chiến M ch mi thc hin FONOP trên Bin Đông.

Ông Hoàng Vit thì cho rng chc chn M s phn đi đường cơ s này vì Washington đã tng phn đi đường cơ s mà Trung Quc v quanh b bin ca h hi năm 1996 (lúc đó chưa gm Vnh Bc b).

"Nhưng M li có ch khó là Quc hi M chưa thông qua Công ước Quc tế v Lut bin, chưa phi là thành viên ca UNCLOS, nên tính chính danh ca M trong trường hp này cũng yếu đi nếu h có nhng tuyên b phn đi Trung Quc."

Theo ông Vit thì ngoài vic B Ngoi giao lên tiếng thì Hà Ni không có cách gì đòi Trung Quc rút li đường cơ s này vì không ch Trung Quc mà nhiu nước trên thế gii cũng vi phm UNCLOS v đường cơ s.

V phn mình, ông Powell nhn đnh : "Tôi không chc Hà Ni có thêm làm gì khác, bi vì đường cơ s này không có nh hưởng trc tiếp gì đến Vit Nam. Mà Vit Nam li không có chương trình FONOP."

Nguồn : VOA, 04/04/2024

Published in Việt Nam

Trong lúc tình hình tại Biển Đông vẫn chưa lắng dịu, thì một vùng biển khác, Vịnh Bắc Bộ, phải chăng đang có nguy cơ trở thành một điểm nóng thứ hai giữa Việt Nam và Trung Quốc ? Ngày 01/03/2024, Trung Quốc đã chính thức công bố đường cơ sở mới nêu rõ yêu sách lãnh thổ của họ ở phía bắc Vịnh Bắc Bộ, khu vực chung với Việt Nam.

vinhbacbo1

Chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 13/12/2023.  AP - Luong Thai Linh

Thông báo trên trang mạng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nêu lên 7 điểm cơ bản mà khi được kết nối sẽ tạo thành đường cơ sở cho các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Vịnh Bắc Bộ. Thông báo đó đã làm dấy lên nhiều lo ngại về ý đồ của Bắc Kinh đối với vùng biển mà hai nước đã phân định ranh giới sau rất nhiều đàm phán. 

Nhiều ngày sau khi đường cơ sở mới được phía Trung Quốc công bố, Việt Nam mới lên tiếng vào ngày 14/03, qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Phạm Thu Hằng. Hà Nội đề nghị Trung Quốc "tôn trọng và tuân thủ hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ ký năm 2000, cũng như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982".

Đường cơ sở là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và là ranh giới phía ngoài của nội thủy, do nước ven biển quy định trên cơ sở Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Theo Công ước này, các quốc gia ven biển được hưởng lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa kéo dài tới 350 hải lý. Tuy nhiên, Vịnh Bắc Bộ, một vịnh nửa kín, bao quanh là Trung Hoa lục địa, Việt Nam và đảo Hải Nam của Trung Quốc, có chiều rộng tối đa không quá 180 hải lý. Cho nên có sự chồng chéo hoàn toàn về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của cả hai quốc gia trong vùng Vịnh, nếu chiếu theo Công ước UNCLOS

Vào năm 2000, Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận vạch ra ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Vịnh Bắc Bộ. Cả hai bên đều coi thỏa thuận này là "công bằng", đánh dấu ranh giới trên biển đầu tiên của Trung Quốc. Nhưng dù đã đạt thỏa thuận này, tranh chấp vẫn tiếp diễn do vẫn văn bản chưa phân định rõ ranh giới hướng ra biển. 

Trả lời RFI Việt ngữ, nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở Sài Gòn nhận định đường cơ sở mới mà Trung Quốc vừa công bố là "chưa thuyết phục" : 

"Về Vịnh Bắc Bộ thì Việt Nam và Trung Quốc đã trải qua rất nhiều cuộc đàm phán và cuối cùng đã ký Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ, gọi đầy đủ hơn là "Hiệp định Phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tại Vịnh Bắc Bộ". Hiệp định được ký kết năm 2000 và có hiệu lực từ năm 2004, nay đã tròn 20 năm. Trước đó thì đương nhiên là Trung Quốc chưa bao giờ công bố đường cơ sở trong khu vực Vịnh Bắc Bộ, vì đây là vùng vốn có tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc. Cho nên có thể nói đây là lần đầu tiên Trung Quốc công bố một đường cơ sở trong khu vực Vịnh Bắc Bộ.

Trung Quốc sử dụng phương pháp "đường cơ sở thẳng" đối với cả đường cơ sở trong Vịnh Bắc Bộ. Điều này có lẽ là chưa thuyết phục được nhiều người. Thứ nhất, Công ước về Luật Biển có quy định rằng ở những nơi mà vùng biển khúc khuỷu, lồi lỏm thì có thể áp dụng phương pháp "đường cơ sở thẳng". Trong trường hợp này thì khu vực của Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bắc Bộ không phải là một khu vực khúc khuỷu lồi lỏm. Cho nên việc Trung Quốc áp dụng "đường cơ sở thẳng" là chưa hẳn thuyết phục. Điểm thứ hai là một số điểm cơ sở của Trung Quốc trong đường cơ sở thẳng này quá xa bờ và điều này làm dấy lên lo ngại là Trung Quốc không tuân thủ đúng Công ước về Luật Biển khi công bố đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ".

Bắc Kinh đã từng nói là những tranh chấp đó sẽ được giải quyết thông qua một quy trình phân định mới, nhưng chưa ai hiểu lý do vì sao Trung Quốc lại công bố đường cơ sở mới vào thời điểm này. Để trấn an Hà Nội, bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định đường cơ sở mới được vạch ra "sẽ không tác động tiêu cực đến lợi ích của Việt Nam hay của bất kỳ quốc gia nào khác", mà trái lại, "sẽ thúc đẩy hợp tác hàng hải quốc tế giữa Trung Quốc và các nước liên quan và đóng góp vào sự phát triển chung của hàng hải toàn cầu".

Nhưng trong tuyên bố ngày 14/03, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã chỉ trích việc chính phủ Trung Quốc đưa ra 7 "điểm cơ sở" khi nối với nhau tạo thành một đường cơ sở mới nhằm tuyên bố "lãnh hải" ở Vịnh Bắc Bộ. Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao, "các điểm này không tồn tại trong 49 điểm cơ sở mà Trung Quốc công bố ngày 15/5/1996 để tính chiều rộng lãnh hải từ Hải Nam tới Thanh Đảo".

Bà Hằng cho biết Việt Nam "đã và sẽ tiếp tục trao đổi quan điểm với Trung Quốc về vấn đề này trên tinh thần hữu nghị, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau".

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt nhận định về những phản ứng nói trên của Việt Nam : 

"Đây là tuyên bố thường thấy của Việt Nam. Có lẻ vì thấy dư luận đang thắc mắc và có những ý kiến lo ngại về đường cơ sở mới của Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ, nên Việt Nam buộc phải lên tiếng. Phát biểu này không có gì mới hơn so với những gì mà Việt Nam và Trung Quốc đã cam kết thực hiện. Việt Nam vẫn luôn kêu gọi Trung Quốc phải tuân thủ Công ước về Luật Biển 1982.

Nhưng như đã nói ở trên, đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc công bố có lẽ có một số điểm chưa phù hợp với tinh thần Công ước về Luật Biển. So với đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc công bố năm 1996, thì đường cơ sở mới bao trọn eo biển Quỳnh Châu, hay còn gọi là eo biển Hải Nam nằm trong nội thủy của Trung Quốc. Cái này cũng không phải là mới, vì trước đây, từ năm 1958, đến năm 1992 và đến khi công bố đường cơ sở năm 1996, Trung Quốc cũng đã từng tuyên bố eo biển Quỳnh Châu nằm trong nội thủy Trung Quốc.

Năm 1996, Trung Quốc đã từng tuyên bố đường cơ sở có hai hệ thống, một hệ thống nằm trong thềm lục địa của Trung Quốc và kéo dài đến đảo Hải Nam, hệ thống thứ hai là đường cơ sở thẳng bao quanh quần đảo Hoàng Sa. Năm đó thì Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối với hệ thống đường cơ sở thẳng bao quanh Hoàng Sa, vì nó không hoàn toàn phù hợp với Công ước về Luật Biển năm 1982. Tuyên bố của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao cũng đã nhắc lại phản đối này".

Shashank S. Patel, một nhà phân tích địa chính trị theo dõi sát các hoạt động ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhận định với EurAsian Times : "Việc công bố một đường cơ sở mới có vẻ quá đáng trên bản đồ sẽ tác động sâu hơn đến vùng đặc quyền kinh tế và vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam, nơi cung cấp các vùng đánh cá chính cho Trung Quốc".

Ông nói : "Việc đơn phương phân định đường cơ sở mới của Trung Quốc là một nỗ lực nhằm hạn chế các yêu sách của Hà Nội đối với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các vùng nước sâu. Khu vực nằm trong đường cơ sở mới của Trung Quốc chiếm hơn 60% diện tích, vi phạm trắng trợn Công ước UNCLOS. Hy vọng Việt Nam không để vấn đề này leo thang lên mức cao nhất, nhưng nếu không làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến quyền đánh bắt cá, chuỗi cung ứng và tuyến đường biển của Việt Nam trong thời gian tới".

Nhưng đối với nhà nghiên cứu Hoàng Việt, đường cơ sở mới mà Trung Quốc vừa công bố không làm thay đổi những gì đã được phân định giữa hai nước : 

"Với câu hỏi nó có tác động gì hay không thì tôi trả lời là không, bởi vì hai bên đã ký kết Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ từ năm 2000, có hiệu lực từ 2004, tức là 20 năm rồi. Dù Trung Quốc có vẽ đường cơ sở nào đi chăng nữa thì nó cũng không làm thay đổi sự phân định giữa hai bên theo hiệp định năm 2000. Tôi đã đọc một số ý kiến cho là Trung Quốc có mưu đồ lấn chiếm, nhưng tôi nghĩ Trung Quốc không thể lấn chiếm được khi Vịnh Bắc Bộ đã được phân định rõ ràng rồi.

Hiệp định đã phân định xong rồi. Trung Quốc có quyền tuyên bố một đường cơ sở trong khu vực của họ. Và ngược lại, Việt Nam cũng có quyền tuyên bố một đường cơ sở trong phần của Việt Nam ở Vịnh Bắc Bộ. Hiện nay, ngoài đường cơ sở thẳng mà Việt Nam tuyên bố tháng 11/1982, cũng cần phải tuyên bố thêm, như nhắc nhở của một số người trước đây, vì đường cơ sở thẳng của Việt Nam chưa được khép kín, khi còn bỏ trống một điểm cơ sở ở khu vực trong Vịnh Thái Lan vào khu vực Vịnh Bắc Bộ. Hai nơi này chưa được phân định.

Khu vực Vịnh Bắc Bộ đã phân định từ rất lâu mà Việt Nam vẫn chưa công bố một đường cơ sở trong vùng biển này. Nếu hỏi hai bên có thể đàm phán lại được hay không, thì câu trả lời là "không thể", bởi vì hai bên đã đàm phán xong rồi và đàm phán đã rất là khó khăn, và muốn thay đổi gì thì phải có sự đồng ý của hai bên. Một điều khoản trong Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ nói rõ như vậy. Tôi nghĩ rằng khả năng thay đổi rất khó vì Việt Nam không muốn thay đổi, mà Trung Quốc chắc cũng không muốn thay đổi. Điều này cho thấy là Việt Nam cũng phải sớm tuyên bố một đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ trong khu vực của Việt Nam để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở vùng biển này"..

Nhưng nhìn vấn đề xa hơn, trên trang mạng EurAsian Times, nhà phân tích Patel nhấn mạnh : "Đường cơ sở mới có thể cản trở quyền tự do hàng hải, nghiên cứu khoa học, lắp đặt cáp và đường ống cũng như các nỗ lực cải tạo đảo". Patel lưu ý : "Nếu Việt Nam, theo đường lối của Philippines, đưa vấn đề ra Tòa Trọng tài Thường trực, Trung Quốc sẽ lại bác bỏ phán quyết, cho rằng phán quyết

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 18/03/2024

Published in Diễn đàn

Trung Quốc sẽ tập trận suốt tháng 5 tại Vịnh Bắc Bộ

RFA, 30/04/2021

Quân Đội Trung Quốc vào tháng năm sẽ tiến hành tập trận suốt cả tháng tại phía tây bán đảo Lôi Châu, tức Vịnh Bắc Bộ.

vinh1

Hình minh hoạ. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tham gia tập trận ở Tây Thái Bình Dương hôm 18/4/2018- Reuters

Tin VTC dẫn nguồn từ thông báo ngày 30 tháng tư năm 2021 của Cục Hải Sự Trung Quốc như vừa nêu. Theo đó, tàu thuyền không được đi vào khu vực có bán kính 7 km từ điểm có tọa độ 21-14.23 Bắc và 109-32.80 Đông trong thời gian diễn tập suốt tháng 5/2021.

Đây là cuộc diễn tập lần thứ sáu trong năm nay mà Trung Quốc cho tiến hành tại Vịnh Bắc Bộ như vừa nêu. Quy mô tập diễn tập trong tháng năm so với tháng tư tại Vịnh Bắc Bộ mà phía Trung Quốc tiến hành có mở rộng thêm.

Ngoài hoạt động diễn tập tại Vịnh Bắc Bộ, trong hai tháng ba và tư vừa qua, Trung Quốc còn tiến hành những cuộc tập trận khác trên các vùng biển quanh Hoa Lục gồm Hoàng Hải, biển Hoa Đông và Biển Đông.

Vào năm ngoái, Trung Quốc cho thực hiện chín cuộc tập trận tại Vịnh Bắc Bộ và 11 cuộc tập trận tại Biển Đông.

************************

Biển Đông : Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh cá Trung Quốc vừa loan báo

Trọng Nghĩa, RFI, 30/04/2021

Chính quyền Việt Nam vào hôm qua 29/04/2021 đã chính thức lên tiếng bác bỏ lệnh cấm đánh cá mà Trung Quốc vừa ban hành trên các vùng biển bao quanh Trung Quốc trong đó có Biển Đông.

vinh2

Tàu tuần duyên Trung Quốc tại Biển Đông. Ảnh do tuần duyên Philippines chụp và công bố ngày 15/04/2021  via Reuters – Philippe Coast Guard

Trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Hà Nội, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt đã cho rằng lệnh cấm đánh bắt cá mà Trung Quốc mới ban hành hôm 27/04 đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, đồng thời đi ngược lại các thỏa thuận giữa hai nước.

Theo ông Việt, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam, được xác định theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.

Phản đối của Việt Nam nhắm vào lệnh cấm đánh bắt cá mà Trung Quốc vừa ban hành, áp dụng trên các vùng biển : Bột Hải, Hoàng Hải, Biển Hoa Đông và một phần Biển Đông từ vĩ tuyến 12 trở lên phía bắc. Thời gian lệnh cấm có hiệu lực là từ 01/05 đến 16/09/2021.

Từ nhiều năm qua, Bắc Kinh liên tục ban hành các lệnh cấm đánh cá, với lý do là để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vấn đề là lệnh cấm này bao trùm lên vùng biển của các láng giềng mà Trung Quốc cho là của họ, và luôn luôn bị phản đối.

Theo ông Đoàn Khắc Việt, việc bảo vệ tài nguyên sinh vật cần được tiến hành phù hợp với các quy định liên quan của UNCLOS, và không được xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển của các quốc gia liên quan khác.

Hãng tin Trung Quốc Tân Hoa Xã trích dẫn lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc đe dọa sẽ tăng cường tuần tra và giám sát chặt chẽ hơn các tàu đánh cá.

Lời đe dọa được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc vừa cho áp dụng Luật Hải Cảnh mới, cho phép lực lượng cảnh sát biển của họ sử dụng võ lực, kể cả nổ súng vào tàu nước ngoài bị cho là không tuân thủ luật lệ của Trung Quốc.

Trung Quốc có thêm một bộ luật về hàng hải để áp đặt chủ quyền

Bên cạnh đó, vào hôm qua, 29/04, Quốc hội Trung Quốc cũng đã phê chuẩn một bộ luật sửa đổi, tăng thêm quyền hạn cho các cơ quan phụ trách an toàn hàng hải.

Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, Ủy Ban Thường Vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua dự thảo sửa đổi Luật An Toàn Giao Thông Hàng Hải, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/09 tới đây.

Căn cứ vào luật mới này, Cục Hải Sự, thuộc Bộ Giao thông và vận tải Trung Quốc, có quyền ra lệnh cho các tàu nước ngoài rời khỏi vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải nếu đánh giá tàu đó có thể đe dọa an ninh. Luật này cũng cho phép ngăn chặn các tàu nước ngoài xâm nhập vùng biển mà Trung Quốc cho là của họ nếu các tàu không thuộc diện qua lại vô hại theo luật quốc tế.

Theo hãng Kyodo, luật kể trên đang làm dấy lên lo ngại về việc căng thẳng lại gia tăng giữa Trung Quốc và các láng giềng ở Biển Đông cũng như ở các vùng biển khác trong khu vực.

Trọng Nghĩa

Published in Việt Nam

Việt Nam siết chặt luật lệ về ngành gỗ để giải tỏa đe dọa áp thuế từ Mỹ

Trọng Nghĩa, RFI, 09/01/2021

Bị Hoa Kỳ mở điều tra về những cáo buộc sử dụng gỗ bất hợp pháp tại thị trường nội địa và trong sản phẩm xuất khẩu qua Mỹ, theo hãng tin Mỹ Bloomberg ngày 08/01/2021, Việt Nam đang siết chặt các quy định và mua thêm gỗ xẻ của Mỹ để tránh bị áp thuế trừng phạt có thể tàn phá ngành gỗ Việt Nam.

vn1

Trước một xưởng gỗ tại một ngôi làng vùng ngoại ô Hà Nội. Ảnh chụp ngày 18/09/2008.  AP - Chitose Suzuki

Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp Hội Gỗ và Lâm Sản Việt Nam, Hà Nội rất lo ngại trước khả năng chính quyền Donald Trump có thể trừng phạt Việt Nam bằng các mức thuế mới đánh vào gỗ cũng như các sản phẩm khác trước khi mãn nhiệm ngày 20/01.

Trả lời phỏng vấn ngày 08/01 qua điện thoại ông Lập xác nhận việc Việt Nam "mua ngày càng nhiều gỗ từ Hoa Kỳ", đồng thời cho biết thêm là lượng gỗ nhập khẩu từ Hoa Kỳ có thể tăng ít nhất 15% trong năm nay. Đối với nhân vật này : "Mức thuế cao sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp gỗ của chúng tôi, nhưng cũng sẽ gây tổn hại cho các công ty Hoa Kỳ".

Theo ông Lập, giới sản xuất đồ gỗ Việt Nam, mà khách hàng bao gồm các tập đoàn Mỹ Walmart và Ashley Furniture Industries, sẽ mua 1,3 triệu m3 gỗ vào năm 2021, tăng từ khoảng 800.000 m3 vào năm 2019.

Còn theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, phát ngôn viên bộ Nông Nghiệp Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất cho sản phẩm gỗ của Việt Nam, ước tính trị giá 6,5 tỷ đô la vào năm 2020, chiếm khoảng một nửa lượng nông sản xuất khẩu qua Mỹ vào năm ngoái. Theo chiều ngược lại, khoảng 40% gỗ Việt Nam sử dụng được mua từ Hoa Kỳ.

Cũng theo ông Tuấn, Việt Nam đang ngăn chặn nhập khẩu gỗ bất hợp pháp từ các nước như Lào và Cam Bốt. Chính phủ đã tăng gấp đôi tiền phạt cho những hoạt động buôn bán trái phép như vậy lên khoảng 22.000 đô la với mức án tù lên đến 10 năm.

Đầu tháng 10/2020 vừa qua, đại diện Thương Mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer đã loan báo mở cuộc điều tra về ván gỗ nhập từ Việt Nam với cuộc điều tra về cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ.

Qua tháng 11, bộ Thương Mại Mỹ đã áp đặt mức thuế chống trợ cấp sơ bộ đối với lốp xe ô tô và vận tải nhập từ Việt Nam, với một trong những lý do "đồng tiền (Việt Nam) bị định giá thấp".

Đến tháng 12, bộ Tài Chính Mỹ đã chỉ định Việt Nam là nước thao túng tiền tệ, nhưng không có hình phạt ngay lập tức.

Trong một cuộc điện đàm hôm 07/01 vừa qua, bộ trưởng bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh đã tuyên bố với ông Lighthizer rằng việc Hoa Kỳ điều tra về chính sách tiền tệ của Việt Nam và việc nhập khẩu và sử dụng gỗ của Việt Nam, có thể gây tổn hại đến quan hệ song phương và các doanh nghiệp Hoa Kỳ và Việt Nam.

Trọng Nghĩa

*******************

Ung thư tăng cao ở Việt Nam năm 2020

RFA, 11/01/2021

Năm 2020, Việt Nam xếp thứ 92/185 quốc gia, vùng lãnh thổ về số người bị ung thư trên thế giới, tăng 7 bậc so với năm 2018. Truyền thông Nhà nước đưa tin hôm 11 tháng 1 năm 2021.

vn2

Bệnh nhân ung thư chờ khám tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ.Photo : bvubct.vn

Đây là kết quả dẫn từ Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IACR, thuộc WHO). Cơ quan này công bố báo cáo số liệu về tình hình ung thư hiệu chỉnh theo độ tuổi của 185 quốc gia, vùng lãnh thổ năm 2020. Báo cáo được cập nhật 2 năm một lần. Theo báo cáo này, trong năm 2020, Việt Nam gia tăng cả về số ca mắc mới và tỷ lệ tử vong do ung thư.

Còn theo số liệu của WHO, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam tăng từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010. Năm 2018, số ca mắc mới tăng lên gần 165.000 ca/96,5 triệu dân. Đến năm 2020, Việt Nam ghi nhận hơn 182.500 ca mới, 122.690 ca tử vong trên tổng số 97,3 triệu dân. Cả nước đang còn 353.000 bệnh nhân sống chung với ung thư.

Về tỷ lệ tử vong, Việt Nam đứng thứ 50 thế giới (tăng 6 bậc so với 2018) với tỷ lệ 106/100.000 dân. Vào năm 2016, con số này mức 110/100.000 dân.

Cũng theo thống kê của IACR, năm loại ung thư hàng đầu thế giới gồm : Ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày. Mười quốc gia có tỷ lệ mắc mới ung thư cao nhất bao gồm : Úc, New Zealand, Ireland, Mỹ, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Canada, Pháp và Hungary.

Trong khi đó, Tổ chức Người tiêu dùng Thế giới cảnh báo vấn nạn thực phẩm bẩn đã và đang trực tiếp hủy hoại sức khỏe con người, gây ra những căn bệnh cấp tính và mạn tính, đặc biệt là ung thư. Đại đa số người Việt mắc ung thư đều do thủ phạm này gây nên.

********************

Đàm phán Việt Nam - Trung Quốc về Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông

RFA, 08/01/2021

Việt Nam và Trung Quốc vào ngày 7 tháng 1 có vòng đàm phán mới nhất về Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông.

vn3

Đại diện Cảnh sát biển Việt Nam sang tàu Cảnh sát biển Trung Quốc tham dự hội đàm tổng kết chuyến kiểm tra liên hợp nghề cá Việt Nam - Trung Quốc năm 2019 - Courtesy TTXVN

Mạng báo Tuổi Trẻ loan tin vừa nêu ngày 8 tháng 1. Theo đó, hai phía tiến hành vòng đàm phán XIV của Nhóm Công tác về Vùng biển ngoài Cửa Vịnh Bắc Bộ, và vòng XI Nhóm Công tác Bàn bạc về Hợp tác cùng phát triển trên Biển Đông.

Tin cho biết phía Việt Nam do ông Nguyễn Đăng Thắng, Vụ trưởng- Ủy Ban Biên Giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam làm trưởng nhóm. Phía Trung Quốc do ông Dương Nhân Hòa, đại diện các vấn đề biên giới và biển thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc làm trưởng nhóm.

Tại vòng họp vừa diễn ra, Việt Nam và Trung Quốc trao đổi ý kiến về những công việc của hai nhóm công tác ; đồng ý căn cứ lộ trình đã thống nhất tiếp tục thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và hợp tác cùng phát triển tại Biển Đông theo đúng qui định của luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 mà hai nước đều tham gia ký kết.

Thời điểm cho vòng đàm phán vòng XV Nhóm Công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ và vòng XII Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên Biển Đông được cho biết sẽ diễn ra vào thời điểm phù hợp do hai bên thỏa thuận qua đường ngoại giao.

 Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp định Phân định Vịnh Bắc bộ vào ngày 25 tháng 12 năm 2000 ; tuy nhiên vùng cửa vịnh vẫn chưa được phân định.

 Trung Quốc và Việt Nam hiện tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Còn tại khu vực Biển Đông, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và 3 nước Brunei, Philippines và Malaysia đều có tuyên bổ chủ quyền tại đó. Trong những năm qua, Trung Quốc hành động quyết đoán nhằm tuyên bố chủ quyền gần trọn Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn, hay đường lưỡi bò, do chính Bắc Kinh vạch ra.

*********************

Việt Nam : Hoa Kỳ điều tra tiền tệ và gỗ sẽ có hại cho quan hệ song phương

RFA, 08/01/2021

Cuộc điều tra của Hoa Kỳ đối với tiền tệ và gỗ của Việt Nam có thể gây hại cho quan hệ song phương và tác động tiêu cực đến người lao động và người tiêu dùng ở cả hai nước. 

vn4

Tiền đồng Việt Nam - AFP

Đó là lời Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trần Tuấn Anh nói với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Lighthizer qua điện thoại hôm 8 tháng 1 năm 2021, được Reuters dẫn lại trong bản tin cùng ngày. Trang web và tài khoản Twitter chính thức của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) và Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội chưa đưa ra bình luận về việc này.

 Trước đó hai ngày, Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh và người đồng cấp Hoa Kỳ Mike Pompeo cũng đã thảo luận về vấn đề này. Chính quyền của Tổng thống Trump hồi tháng trước đã dán nhãn Việt Nam là nước thao túng tiền tệ. Một động thái mà các doanh nghiệp cho rằng có thể Hoa Kỳ sẽ áp thuế lên hàng hóa Việt Nam. Hoa Kỳ cũng đồng thời cáo buộc Việt Nam trốn thuế bằng cách ghi nhãn sai các sản phẩm làm từ gỗ Trung Quốc. 

Hôm 29 tháng 12, báo Politico của Mỹ đưa tin rằng, các công ty Mỹ yêu cầu USTR bỏ cuộc điều tra vào cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ vốn có thể dẫn tới việc Mỹ áp thuế lên hàng loạt sản phẩm Việt Nam, và giao trách nhiệm điều tra lại cho Bộ Tài chính. Việt Nam luôn khẳng định các chính sách tiền tệ của mình là duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, kiểm soát lạm phát và không tìm kiếm lợi thế thương mại không công bằng. 

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn một phần tư tổng doanh thu xuất khẩu vào năm 2020. Các mặt hàng xuất khẩu chính của nước này bao gồm hàng may mặc, điện tử và sản phẩm gỗ.

Published in Việt Nam

Việt Nam chấp thuận dự án khai thác dầu khí ngoài khơi của Pharos Energy

RFA, 11/09/2020

Thủ tướng Việt Nam đã chấp thuận cho Công ty thăm dò dầu khí Pharos Energy tiến hành kế hoạch phát triển mỏ dầu ngoài khơi Việt Nam.

bd1

Giàn khoan tại mỏ dầu Tê Giác Trắng Lô 16-1 đã được khởi động lần đầu tiên kể từ đầu năm 2015 – (Hình minh hoạ) – Courtesy of Pharos Energy

Pharos Energy –còn được biết dưới tên Soco International, một công ty thăm dò, khai thác dầu khí có trụ sở chính tại London hôm thứ 6 ngày 11/9 cho biết thông tin trên trên tờ Offshore Engineer (OE).

Theo OE, Soco International cho hay Chính phủ Việt Nam đã chấp thuận Kế hoạch Phát triển toàn mỏ Tê Giác Trắng giai đoạn cuối theo qui trình bắt buộc.

Soco trước đó nói rằng kế hoạch phát triển toàn mỏ bao gồm việc khoan sáu giếng đã được tất cả các đối tác chấp thuận và đang chờ sự đồng ý của Thủ tướng Việt Nam. Sự chấp thuận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được công bố hôm thứ Sáu, được cho là động thái sau khi giấy phép Mỏ dầu TGT được gia hạn thêm 2 năm đến ngày 7 tháng 12 năm 2026.

Với sự chấp thuận đó, Soco cho rằng "Việc đặt hàng các hạng mục dài có thể được tiến hành ngay bây giờ để có thể bắt đầu khoan sáu giếng có trong Kế hoạch phát triển mỏ (FFDP) của quý 4 năm 2021"

Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Điều hành của Soco Int’l, Ed Story, nói trên tờ OE rằng : "Chúng tôi rất vui mừng nhận được sự phê chuẩn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đối với Kế hoạch Phát triển Toàn mỏ TGT. Sự phê duyệt cuối cùng này giúp chúng tôi đưa ra các kế hoạch để bắt đầu khoan sáu giếng mới tại mỏ TGT bắt đầu từ Quý 4 năm 2021"

Mỏ dầu Tê Giác Trắng (TGT) nằm tại Lô 16-1, cách Vũng Tàu 100km về phía Đông Nam, ngoài khơi, thềm lục địa Việt Nam, cách mỏ Bạch Hổ 20km và cách mỏ Rạng Đông 35km, được phát hiện vào tháng 8/2005 với giếng khoan thăm dò đầu tiên Tê Giác Trắng 1X.

Dự án khai thác này được điều hành chung bởi công ty Liên doanh Hoàng Long.

Dòng khí đầu tiên từ Giàn H1 thuộc mỏ TGT đã bắt đầu được khai thác vào năm 2011.

************************

Việt Nam - Trung Quốc đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ

RFA, 11/09/2020

Vào ngày 9/9, Việt Nam và Trung Quốc đã đàm phán trực tuyến vòng XIII Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ và vòng X Nhóm công tác trao đổi về hợp tác cùng phát triển trên biển Việt Nam - Trung Quốc. Báo Sài Gòn Giải Phóng trích nguồn tin từ Bộ Ngoại giao cho biết như vậy hôm 10/9.

bd2

Cảnh sát biển Việt Nam sang tàu cảnh sát biển của Trung Quốc dự hội đàm tổng kết chuyến kiểm tra liên hợp nghề cá Việt Nam - Trung Quốc ở Vịnh Bắc bộ năm 2019 - TTXVN

Theo Sài Gòn Giải Phóng, hai bên đã nhất trí trên cơ sở lộ trình đã thống nhất, nỗ lực thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ và bàn bạc về hợp tác cùng phát triển tại Biển Đông theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Ngày 25 tháng 12 năm 2000, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc bộ, và Hiệp định về Hợp tác Nghề cá Vịnh Bắc bộ.

Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc sau khi ký kết đã gặp phải nhiều chỉ trích từ một số các nhân sĩ, trí thức trong nước vì họ cho rằng Việt Nam đã nhượng bộ quá nhiều biển cho Trung Quốc. Tuy nhiên, những chuyên gia tham gia đàm phán từ phía Việt Nam cho rằng Hiệp định này phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế, hợp tình hợp lý vì nó đảm bảo sự công bằng mà hai bên chấp nhận được.

Trong khi đó, Hiệp định về Hợp tác Nghề cá Vịnh Bắc bộ đã chính thức hết hiệu lực vào ngày 30/6/2020.

Vịnh Bắc bộ có vị trí chiến lược quan trọng đối với cả Việt Nam và Trung Quốc về kinh tế, quốc phòng và an ninh. Vịnh có nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là hải sản và dầu khí.

Đây cũng là nơi xảy ra sự kiện vào tháng 8 năm 2005 khi tuần duyên Trung Quốc bắn chết 9 ngư dân Việt Nam trên hai tàu cá của ngư dân Thanh Hoá. Phía Việt Nam nói, những ngư dân này đã bị bắn chết khi đang đánh bắt cá trong vùng biển của Việt Nam nhưng phía Trung Quốc nói rằng các tàu cá này đã xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc.

**********************

Tuyên bố chung AMM 53 đề cập thích đáng vấn đề Biển Đông

RFA, 11/09/2020

Tuyên bố chung Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN được đưa ra vào ngày 10 tháng 9 đã đề cập rất thích đáng đến vấn đề Biển Đông.

bd3

Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao ASEAN ở Hà Nội hôm 9/9/2020 - Reuters

Đây là phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng với báo giới trong cùng ngày. Theo lời Ông Nguyễn Quốc Dũng thì như mọi năm vấn đề Biển Đông vẫn là một nội dung hết sức quan trọng của hội nghị. Vấn đề này thu hút sự quan tâm của các nước trong khu vực cũng như bên ngoài.

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng của Việt Nam cho rằng tuyên bố chung còn thể hiện mong muốn Khối ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) có chất lượng, tổng thể và phù hợp với luật pháp quốc tế ; đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Ngoại trưởng các nước ASEAN khẳng định giá trị của UNCLOS làm cơ sở để các bên giải quyết tranh chấp và thực hiện dự thảo COC.

Ông Nguyễn Quốc Dũng cũng trả lời báo giới khi được hỏi về thông tin mà ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin đưa ra là đàm phán COC sẽ được nối lại muộn nhất là vào tháng 11 tới đây, Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng bày tỏ hy vọng điều đó sẽ xảy ra và Philippines sẽ chủ động tạo được điều kiện cho các nước liên quan có thể gặp nhau.

Philippines hiện là nước điều phối quan hệ ASEAN- Trung Quốc và đang đứng ra chủ trì đàm phán COC.

Published in Việt Nam

Việt Nam – Trung Quốc sắp thống nhất vùng đánh cá ở Vịnh Bắc Bộ

RFA, 04/09/2020

Việt Nam và Trung Quốc sắp tổ chức họp trực tuyến liên quan đến Hiệp định Hợp tác Nghề cá ở khu vực Vịnh Bắc Bộ giai đoạn mới, nhằm thống nhất vùng đánh cá chung.

vinh1

Hình chụp hôm 16/8/2020 : các tàu cá của Trung Quốc từ tỉnh Hải Nam chuẩn bị xuống Biển Đông - Tân Hoa Xã

Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin hôm 4/9 trích lời ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Nông nghiệp và phát triển nông thôn)) cho biết hiệp định sắp tới này sẽ giúp ngư dân Việt Nam được khai thác an toàn, hiệu quả.

Trong khi đó, ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, nói Hiệp định Hợp tác Nghề cá trong vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện tại đã hết hiệu lực. Ông này kêu gọi cần phải thông báo rộng rãi đến ngư dân vì có thể không nắm được thông tin.

Tổng cục Thủy sản Việt Nam cho hay trong khi chờ hiệp định đàm phán, ngư dân Việt Nam được khuyến cáo không vượt sang phía Đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ.

Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam nhấn mạnh dù Vịnh Bắc Bộ không phải là khu vực giàu thủy sản nhưng lượng tàu cá của hai nước, đặc biệt là Trung Quốc sử dụng tàu to đánh bắt nhiều nên lấn át việc khai thác của ngư dân Việt Nam.

Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam cũng lên tiếng phản đối "Quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông" do Trung Quốc đơn phương ban hành (có hiệu lực từ 1/5 đến 16/8). Ông này nói quy chế không có hiệu lực pháp lý đối với các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Hồi giữa tháng 8, truyền thông Nhà nước Trung Quốc loan tin cho hay hàng nghìn tàu cá Trung Quốc ở đảo Hải Nam đã tràn xuống Biển Đông đi đánh bắt.

Theo diễn biến liên quan, chính phủ Trung Quốc vừa phê duyệt thêm hai nhà máy điện hạt nhân ở Hải Nam (cách Hải Phòng hơn 100km) và Chiết Giang.

Hai nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc ở Hải Nam và Triết Giang dự kiến hoàn thành lần lượt vào hai năm 2026 và 2025.

Thủ tướng Lý Khắc Cường nói các dự án nhằm đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy kinh tế và cải thiện an ninh năng lượng trong tương lai.

*******************

Phạt 300 triệu đối với tàu đổ trộm chất thải xuống vùng lõi vịnh Hạ Long

RFA, 04/09/2020

Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh vừa có quyết định xử phạt hành chính 300 triệu đồng đối với thuyền trưởng Phạm Văn Thắng và thủy thủ Phạm Văn Doanh của tàu QN – 5154 về hành vi đổ thải trái phép xuống vùng lõi vịnh Hạ Long. Báo Nhà nước Việt Nam loan tin ngày 4/9.

vinh2

Tàu QN-5154 bị bắt quả tang đang xả khoảng 100m2 bùn đất trên khoang tàu xuống biển. Nguồn : nhandan.com.vn

Phòng Cảnh sát đường thủy Công an tỉnh Quảng Ninh bắt quả tang Phạm Văn Thắng và Phạm Văn Doanh đã tự ý mở cửa xả thải đáy, xả toàn bộ chất thải khoảng 100m2 bùn đất từ khoang tàu xuống vùng biển Hòn Mẹt, thuộc vùng lõi vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, báo ko cho biết cụ thể bắt quả tang ngày nào.

Tàu QN – 5154 thuộc Công ty TNHH Yên Hải, trụ sở tại phường Yên Hải, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh.

Phạm Văn Thắng khai nhận với cơ quan chức năng rằng từ tháng 6/2020, ông được Công ty TNHH Yên Hải phân công sử dụng phương tiện tàu QN – 5154 để chở chất thải nạo vét từ dự án mở rộng cảng Hải đội 2 về đổ tại dự án sân Golf Tuần Châu, thành phố Hạ Long.

Nguyên nhân của hành vi xả thải trái phép được Thắng nói nhằm tiết kiệm nhiên liệu và thời gian chạy chuyến.

Phía cơ quan chức năng hiện đang hoàn chỉnh hồ sơ và sẽ xử lý vụ việc theo quy định pháp luật.

**********************

Thủy lợi Krông Pách thượng ở Đắk Lắk đe dọa tính mạng người dân

RFA, 03/09/2020

Dự án thủy lợi Krông Pách Thượng ở Đắk Đắk trị giá 4.400 tỷ đồng sau 11 năm vẫn chưa hoàn thành đang đe dọa tính mạng và tài sản người dân khi lũ xảy ra.

vinh3

Mẫu phối cảnh dự án thủy lợi Krông Pách Thượng ở Đắk Lắk - Courtesy of Công ty cổ phần Xây dựng và Nhân lực Việt Nam

Đó là nhận định của đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu trong buổi làm việc hôm 3/9 với Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk để tìm giải pháp thúc đẩy tiến độ dự án Krông Pách Thượng.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin cùng ngày cho biết buổi làm việc tập trung vào hai vấn đề đáng lo ngại nhất ở dự án này là tình trạng mưa lũ đe dọa tính mạng, tài sản người dân và khả năng mất vốn do dự án chậm giải ngân, chậm giải phóng mặt bằng.

Đại diện Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết vào trung tuần tháng 8 vừa qua, lượng mưa trong lòng hồ Krông Pách Thượng đạt mức 30 – 40 mm nhưng đã gây ngập lụt hàng chục hecta. Cơ quan nhà nước này dự đoán nếu sắp tới lượng mưa đạt 100mm thì sẽ ảnh hưởng lớn đến tính mạng, tài sản người dân ở địa phương.

Về tình trạng vốn của dự án, đại diện Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết có 210 tỷ chuyển tiếp từ 2019 nhưng đến nay vẫn chưa giải ngân và dự báo sẽ khó giải ngân hết dẫn đến khả năng bị cắt vốn.

Trong diễn biến liên quan, tuyến tàu cao tốc Cần Thơ – Trần Đề - Côn Đảo vận hành từ cuối tháng 12/2019 đã gây ra tình trạng sạt lở hai bên bờ, hư hại xuồng ghe, ngư cụ của người dân.

Ủy ban Nhân dân huyện Kế Sách (Sóc Trăng) cho biết sóng do tuyến tàu này gây ra đã làm sạt lở 37 đoạn chân đê dài 1500m ; gây 34 vụ chìm xuồng, ghe, hư hỏng phương tiện ; 11 lần lưới, ngư cụ của người dân bị cuốn trôi.

Hồi đầu tháng 8, Sở Giao thông – Vận tải tỉnh Sóc Trăng đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan khắc phục tình trạng nói trên.

Cảng vụ Hàng hải Cần Thơ đã trả lời cho biết đã xử lý một chuyến chạy sai tuyến quy định của tàu gây thiệt hại phương tiện, nhưng chưa thể hạn chế tốc độ chạy của tàu.

********************

Đắk Nông khởi tố đường dây đánh bạc tiền tỉ

RFA, 04/09/2020

Cơ quan cảnh sát điều tra thuộc Công an tỉnh Đắk Nông vào ngày 4/9 đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố đối với tám bị can để điều tra làm rõ về hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc lên đến gần 2 tỉ đồng. Báo Nhà nước Việt Nam loan tin cùng ngày.

vinh4

Khởi tố nhóm người trong đường dây lô đề tiền tỉ. Nguồn : plo.vn

Tám người bị khởi tố đều cùng cùng trú huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông, bao gồm Nguyễn Thị Triều, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Bảo Thái, Võ Thị Tám, Huỳnh Văn Bảy, Đặng Thị Thanh Trang, Huỳnh Thị Nở và Nguyễn Thị Liên Trực.

Bốn trong số 8 người vừa nêu hiện đang bị bắt tạm giam, bốn người còn lại bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm rời khỏi địa phương.

Những người bị khởi tố nằm trong số 19 người bị bắt giữ khi Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp với Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Đắk Nông triệt phá sáu điểm đánh bạc dưới hình thức ghi số đề tại thị trấn Đắk Mil, xã Đắk Lao và Đức Mạnh, huyện Đắk Mil vào chiều 25/8.

Theo cơ quan điều tra, nhóm người này đã giao dịch đánh bạc với số tiền khoảng 2 tỉ đồng chỉ trong vòng 15 ngày gần đây.

**********************

Cựu giám đốc chi nhánh Ocean Bank Hải Phòng lãnh án tử hình vì tội tham ô

RFA, 04/09/2020

Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng ngày 4/9 tuyên án tử hình đối với bà Trần Thị Kim Chi - Cựu giám đốc chi nhánh Ocean Bank Hải Phòng về tội ‘Tham ô tài sản’, chiếm đoạt gần 414 tỉ của ngân hàng.

vinh5

4 bị cáo tại phiên tòa 4/9/2020. Nguồn : VTC

Báo trong nước loan tin cùng ngày, dẫn kết quả phiên tòa sơ thẩm sau nhiều ngày xét xử.

Ngoài bà Kim Chi, 3 bị cáo khác trong vụ án cũng bị tuyên án cùng tội ‘Tham ô tài sản’. Trong đó, 2 người bị án chung thân gồm Lê Vương Hoàng - nguyên kiểm soát viên và Nguyễn Thị Minh Huệ - nguyên Trưởng phòng Kế toán kho quỹ.

Bị cáo còn lại là Chu Văn Nha - nguyên thủ quỹ Ocean Bank Hải Phòng nhận án 20 năm tù.

Trong cáo trạng đọc tại tòa, 4 bị cáo từ năm 2012 đến tháng 8/2017 đã chiếm đoạt của Oceanbank Hải Phòng số tiền gần 414 tỉ đồng bằng cách nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng nhưng không hạch toán vào hệ thống quản lý của ngân hàng, tất toán khống, lập khống hồ sơ vay cầm cố thẻ tiết kiệm của khách hàng, phát hành 109 thẻ tiết kiệm ngoài hệ thống cho 27 khách hàng.

Ngoài tuyên án đối với 4 bị cáo, Hội đồng xét xử còn buộc OceanBank bồi thường toàn bộ số tiền cho 27 khách cùng số tiền lãi phát sinh theo trách nhiệm dân sự.

Bà Trần Thị Kim Chi Chi phải bồi thường cho OceanBank toàn bộ số tiền đã tham ô 353,5 tỉ và 2,7 triệu USD cùng số tiền lãi phát sinh. Ba người còn lai phải bồi thường tiền lãi phát sinh cho OceanBank.

Cũng tin liên quan, 10 cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và 3 lãnh đạo ở các công ty khác vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố do có liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Phát triển Điện lực Sài Gòn, Công ty cổ phần M&C và GPBank khiến GPBank thiệt hại 961 tỷ đồng.

Cụ thể, ông Tạ Bá Long - nguyên Chủ tịch GPBank ; Phạm Quyết Thắng - nguyên Tổng Giám đốc GPBank, cùng 8 người khác nguyên là lãnh đạo, cán bộ GPBank bị đề nghị truy tố về hành vi "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng".

Ba người còn lại bị đề nghị truy tố về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" gồm ông Phùng Ngọc Khánh - nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sài Gòn One Tower, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần M&C ; Nguyễn Trọng Hiếu, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Phát triển Điện lực Sài Gòn ; Kim Văn Bộ, nguyên Phó Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển Điện lực Sài Gòn.

Published in Việt Nam

Ngày 25 tháng 12 vừa qua, đúng 19 năm sau ngày hiệp định phân định vịnh Bắc Việt được hai bên Việt Nam và Trung Quốc ký kết. Hai phái đoàn Việt Nam và Trung Quốc lại ngồi với nhau bàn về việc "phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ" và việc "hợp tác cùng phát triển tại Biển Đông". Báo chí đăng tải, phía Việt Nam do ông Phùng Thế Long, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam làm trưởng đoàn. Phía Trung Quốc, Trưởng nhóm là ông Hồng Lượng, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề biên giới và biển, Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

vinh1

Nguyên văn bài báo (đăng trên Tuyên giáo) : hai bên "khẳng định nghiêm túc tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, trong đó có Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển 2011 và chỉ đạo của trưởng đoàn đàm phán cấp chính phủ về biên giới, lãnh thổ"... "Hai bên nhất trí trên cơ sở lộ trình đã thống nhất, căn cứ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà hai nước đều là thành viên, nỗ lực thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và hợp tác cùng phát triển tại Biển Đông đạt tiến triển".

Câu hỏi đặt ra là nội hàm của việc "hợp tác cùng phát triển ở Biển Đông" có quan hệ gì với khái niệm "gác tranh chấp cùng khai thác" ?

Khái niệm "gác tranh chấp cùng khai thác" (nhưng chủ quyền thuộc về Trung Quốc) nguyên thủy của Đặng Tiểu Bình, đề xuất từ thập niên 90 thế kỷ trước (với Nhật để khai thác vùng biển chung quanh quần đảo Điếu Ngư).

Yếu tố cốt lõi trong vấn đề phân định biển ngoài cửa vịnh Bắc Việt là sự hiện diện của quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo này của Việt Nam bị Trung Quốc xâm lược từ tháng giêng năm 1974. Trên nguyên tắc Công pháp quốc tế, mọi hành vi thụ đắc chủ quyền lãnh thổ bằng phương pháp bạo lực đều bị nghiêm cấm. Hiển nhiên mọi danh nghĩa chủ quyền thụ đắc bằng bạo lực thì không được luật pháp quốc tế nhìn nhận.

Trên phương diện pháp lý, quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ "có tranh chấp". Vùng biển và thềm lục địa liên quan đến Hoàng Sa (có thể lên đến hàng trăm ngàn cây số vuông) là "khu vực có tranh chấp".

Vùng biển "ngoài" cửa Vịnh Bắc Việt, trên quan điểm địa lý, thuộc vùng ảnh hưởng (điểu 121 UNCLOS) của 3 yếu tố : 1/ đảo Hải Nam, 2/ quần đảo Hoàng Sa và 3 / bờ biển Việt Nam.

Vậy Việt Nam có "hợp tác cùng phát triển" với Trung Quốc về quần đảo Hoàng sa hay không ?

Câu hỏi đặt ra là cần thiết. Dư luận trong ngoài nước vài tháng nay đã có những luận điệu "định hướng" dư luận rằng Hoàng Sa là do Việt Nam Cộng Hòa làm mất. Cộng hòa xã hội chủ nghĩaVN "không có trách nhiệm" về vụ làm mất này.

Cốt lõi của bài viết hôm nay là đặt nghi vấn về việc "hợp tác cùng phát triển ở biển Đông" và việc "phân định biển ngoài cửa vịnh Bắc Việt". Hợp tác về những điều gì ở Biển Đông và nguyên tắc phân định biển ngoài của vịnh ra sao ?

Tuy nhiên cũng nên nói về "trách nhiệm" ai làm mất quần đảo Hoàng Sa cũng như hệ quả (pháp lý của việc này) trong việc phân định biển.

Đối với Việt Nam Cộng Hòa, phía thua trận vừa đối với Trung Quốc trong cuộc chiến Hoàng Sa, vừa đối với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong cuộc chiến bảo vệ tự do.

Nguyên tắc nền tảng lập quốc của bất kỳ quốc gia nào, trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ thuộc về toàn dân, mà chính phủ là đại diện.

Vụ đổ thừa trách nhiệm lẫn nhau về việc làm mất Hoàng Sa (của "dư luận" từ nhiều tháng nay, điển hình qua nhân vật Hoàng Duy Hùng qua các clip video), nếu việc này đến từ nhà nước cộng sản Việt Nam, rõ ràng Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Bởi vỉ, nếu quan niệm Hoàng Sa thuộc về tổ quốc Việt Nam chung, thì mọi phía Việt Nam, cho dầu quan điểm chính trị thù nghịch, đều có trách nhiệm như nhau trong vấn đề bảo vệ lãnh thổ.

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã "im lặng" khi Trung Quốc xâm lăng Hoàng Sa. Theo quan điểm công pháp quốc tế, sự im lặng trước một biến cố (sự kiện) bắt buộc quốc gia phải lên tiếng, có nghĩa là "sự đồng thuận ám thị - acquiescement implicite".

Điều này có nghĩa là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa "nhìn nhận" và "tán thành" những hành vi của Trung Quốc ở hoàng Sa, đúng theo nội dung công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng.

Và dĩ nhiên, thái độ "nhìn nhận và tán thành" bao gồm luôn quần đảo Trường Sa.

Vì vậy việc "đổ thừa" Việt Nam Cộng Hòa "làm mất" Hoàng Sa là hành vi hết sức là ngu xuẩn. Hệ quả khiến Việt Nam, ngoài việc mất vĩnh viễn Hoàng Sa và Trường Sa, còn có thể mất đến 80% diện tích biển kinh tế độc quyền. Việc này không biết đến từ cá nhân của Hoàng Duy Hùng hay là chính sách của nhà nước cộng sản Việt Nam ?

Coi clip video thấy Hoàng Duy Hùng vái sống Nguyễn Thanh Sơn tại nhà ông Sơn ở Việt Nam. Ta thấy vấn đề chủ quyền biển đảo không đơn thuần là lịch sử và pháp lý mà còn là những vận động thúi tha về chính trị.

Theo tôi, việc "đổ thừa" trách nhiệm lẫn nhau là thái độ trốn tránh trách nhiệm. Dầu là do Việt Nam Cộng Hòa hay do Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam quản lý, mọi người dân Việt Nam, mọi phía Việt Nam đều có trách nhiệm như nhau về việc bảo vệ lãnh thổ.

Theo tôi, nếu vai trò của Hoàng Duy Hùng là "làm cỏ mở đường" để Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc về Hoàng Sa cũng như trong việc phân định vùng biển. Thì học giả, giới chức có lương tâm và có trách nhiệm Việt Nam phải tức thì phản biện.

Đính kèm bài viết về việc phân định ngoài cửa vịnh Bắc Việt.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : nhantuan.truong, 31/12/2019

**********************

Thử xét ảnh hưởng việc mất Hoàng Sa trong vấn đề phân định hải phận ngoài cửa vịnh Bắc Việt

Trương Nhân Tuấn, 17-19 tháng giêng 2014

Vấn đề chủ quyền Hoàng Sa chỉ mới được nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thực sự quan tâm khi hai bên Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu bước vào đàm phán để phân định biên giới biển khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Việt.

Bản đồ vùng đánh cá chung Việt-Trung ở Vịnh Bắc Bộ.

vinh2

Nguồn : Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế – Bộ Ngoại giao.

Ranh giới hai nước Việt-Trung trong vịnh Bắc Việt được phân định theo Hiệp ước ký kết ngày 25 tháng 12 năm 2000. Các thuơng thuyết để phân định vùng cửa vịnh có lẽ bắt đầu từ những năm đầu thiên niên kỷ thứ ba. Yếu tố quan trọng nhất trong việc phân chia vùng cửa vịnh Bắc Việt, giữa bờ biển miền Trung Việt Nam và bờ biển đảo Hải Nam của Trung Quốc, là hiệu lực các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Lập trường của Trung Quốc từ nhiều thập niên nay là không nhìn nhận hiện hữu một tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng Hòa quản lý từ ngày 17/1/1974.

Theo tinh thần Luật quốc tế về Biển hiện nay, nền tảng của việc phân định biển là sự công bằng. Theo các Công ước về Biển năm 1958, đường ranh giới trên biển là đường trung tuyến phân chia hai bờ của hai quốc gia đối diện. Sau này, các trường hợp do hình thái địa lý bờ biển lồi lõm, việc phân chia theo đường trung tuyến có thể đem lại bất lợi cho một bên. Do vậy qui ước về đường trung tuyến điều chỉnh được nhìn nhận, sao cho việc phân định có được hai vùng biển tương đồng diện tích.

Luật Biển Quốc tế 1982, điều 121, nhìn nhận hiệu lực của một đảo về lãnh hải (12 hải lý), hải phận kinh tế độc quyền (ZEE, 200 hải lý), tương tự như hiệu lực lãnh thổ trên lục địa, ngoại trừ các đảo đá không thể tạo điều kiện cho người sinh sống và không có nền kinh tế tự tại.

Một số các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa hội đủ kiều kiện "đảo" của Luật Quốc tế về Biển 1982.

Giá trị thật sự của các đảo Hoàng Sa (và Trường Sa) như thế không phải là lãnh thổ, mà là vùng biển kinh tế độc quyền và thềm lục địa (dĩ nhiên bao gồm tài nguyên trong cột nước như tôm cá, hải sản, và các mỏ dầu khí dưới thềm lục địa).

Như thế, tầm quan trọng của việc phân định vùng cửa vịnh Bắc Việt là hàng trăm ngàn cây số vuông biển và thềm lục địa do hiệu lực có thể có của các đảo Hoàng Sa (hàng triệu km² nếu tính hiệu lực cái gọi là quần đảo Trung Sa và đá Hoàng Nham theo yêu sách của Trung Quốc). Vùng thềm lục địa và biển khổng lồ này sẽ phải phân chia như thế nào ?

Gần 15 năm thuơng thuyết chưa thấy nhà nước Việt Nam công bố một chi tiết nào về tiến trình đàm phán. Nếu không lầm thì vấn đề "càng để lâu càng khó" (sic !).

Trên thực tế những năm qua, ngư dân Việt Nam trong vùng biển này thường xuyên bị tàu hải giám Trung Quốc đuổi bắt, tịch thu tàu bè, phá hoại dụng cụ hành nghề, bắt đóng tiền phạt… Ngoài ra còn các động thái khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của phía Trung Quốc, như cho phép khai thác dầu khí, cho thuyền bè ngư dân đánh bắt, cho đấu thầu các lô khai thác dầu khí… tại các vùng biển và thềm lục địa mà phía Việt Nam cho là của mình, hay thuộc những vùng tranh chấp.

Phía Trung Quốc đơn phương vạch rõ đâu là giới hạn biển thuộc thẩm quyền của nước mình. Giới hạn này lần hồi hiện rõ nét : đường trung tuyến giữa các đảo Hoàng Sa với bờ biển của Việt Nam.

Điều cần nói thêm, phía Trung Quốc, ngoài chủ trương các đảo Hoàng Sa có đầy đủ hiệu lực "đảo" theo qui định điều 121 của Luật Biển 1982, còn có quan điểm về đường chữ U 9 đoạn. Ở khu vực cửa vịnh Bắc Việt, ranh giới của đường chữ U gần như trùng hợp với đường trung tuyến giữa các đảo Hoàng Sa (tính từ đảo Tri Tôn, đảo ở phía cực tây Hoàng Sa), với bờ biển Việt Nam.

Phía Việt Nam thì không nhất quán về quan điểm chủ quyền lãnh thổ cũng như hiệu lực biển của các vùng lãnh thổ trên biển. Theo thời gian, lập trường của Việt Nam thay đổi theo từng trường hợp.

Về chủ quyền, qua những tài liệu lịch sử và pháp lý của nhà nước tiền nhiệm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước Việt Nam đã (mặc nhiên) nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa liên tục trong hai thập niên, từ năm 1958 cho đến năm 1978. Chỉ đến năm 1979, Bộ Ngoại giao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới ra tuyên bố gồm 6 điểm nhằm giải thích lại các dữ kiện lịch sử và pháp lý này. Điểm 1 Tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Điểm 2 phủ nhận nội dung Công hàm 1958 theo cách diễn giải của Trung Quốc. Tuyên bố cho rằng Việt Nam chỉ nhìn nhận hiệu lực 12 hải lý lãnh hải chứ không nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Điểm 6 tố cáo Trung Quốc "chiếm Hoàng Sa bất hợp pháp bằng quân sự".

Về hiệu lực các đảo, theo Tuyên bố của Việt Nam trong thập niên 80 thì các đảo của Việt Nam có hiệu lực như trên đất liền, kể cả Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, lập trường này thay đổi, nếu xét đến trường hợp Hiệp ước Phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000, các đảo Bạch Long Vĩ và đảo Cồn Cỏ có hiệu lực không đáng kể.

Việc thay đổi lập trường của Việt Nam, qua việc giảm thiểu tối đa hiệu lực các đảo, có mục đích (mặc định) nhằm hạn chế hiệu lực các đảo Hoàng Sa. Việt Nam thu hẹp hiệu lực các đảo Bạch Long Vĩ và Cồn Cỏ trong vịnh Bắc Việt với hy vọng được Trung Quốc đáp ứng lại, sẽ phân định vùng cửa vịnh Bắc Việt bằng đường trung tuyến ở giữa đảo Hải Nam và bờ biển của Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với nội dung công hàm 1958 công nhận lãnh hải 12 hải lý (ở các đảo Hoàng Sa). Lý do là Trung Quốc hiện kiểm soát Hoàng Sa và nước này có đầy đủ chứng cớ chứng minh các đảo này thuộc chủ quyền của họ.

Việc này không dễ dàng được sự đồng thuận của Trung Quốc.

Bởi vì Trung Quốc, một cường quốc đang lên, đang củng cố thế mạnh để mặc cả với Hoa Kỳ để phân chia các vùng ảnh hưởng ở Châu Á cũng như trên thế giới. Trung Quốc không gặp một trở ngại nào đáng kể khi tuyên bố vùng biển tại Hoàng Sa, từ Hoa Kỳ, Nhật, hoặc các nước ASEAN. Một bài nhận định mới đây của học giả Carlyle Thayer cho ta thấy thực tế này. Theo học giả, quyết định ban bố "luật quản lý biển" của Trung Quốc về hải phận tỉnh Hải Nam và các đảo Hoàng Sa là "hợp pháp".

Tức là, ranh giới trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc tại vùng cửa vịnh Bắc Việt sẽ là đường trung tuyến giữa đảo Tri Tôn (thuộc hoàng Sa) và bờ biển Việt Nam. Điều này nếu xảy ra sẽ khiến cho Việt Nam thiệt hại vài trăm ngàn cây số vuông biển và thềm lục địa.

Đã từ rất lâu, hàng chục năm trước, người viết đã thấy việc này và báo động rằng trọng tâm việc phân định hải phận ở biển Đông là chủ quyền các đảo chứ không phải là hiệu lực các đảo.

Đến hôm nay mọi người phải nhìn nhận điều này đúng. Việt Nam không thể yêu cầu Trung Quốc giảm yêu sách về hiệu lực các đảo Hoàng Sa (như Việt Nam đã thể hiện tại các đảo Bạch Long Vĩ và cồn Cỏ) vì chính Việt Nam cũng đã từng chủ trương các đảo Hoàng Sa có hiệu lực như vậy. Anh không thể cấm người khác làm cái việc mà anh đang làm. Điều quan trọng khác, yêu sách này không trái với Luật Quốc tế về Biển 1982. Mặt khác, Trung Quốc còn có chủ trương đường chữ U 9 đoạn, là vùng "biển lịch sử". Ý nghĩa biển lịch sử của Trung Quốc có nhiều người bàn đến. Muốn hóa giải hiệu lực của vùng "biển lịch sử" này, Việt Nam không cách nào hữu hiệu bằng việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển. Hiệu lực của các đảo sẽ hóa giải yêu sách của Trung Quốc qua bản đồ chữ U 9 đoạn.

Như thế, chìa khóa để hóa giải mọi yêu sách của Trung Quốc, Việt Nam phải khẳng định chủ quyền các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa.

Phía Việt Nam tin tưởng vào các học giả của mình, lập luận rằng "người ta không thể cho cái mà người ta không có thẩm quyền" để phủ nhận hiệu lực công hàm 1958 nhìn nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc. Nhiều người cố gắng chứng minh Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa là hai "quốc gia". Lại còn lên tiếng yêu cầu nhà nước Việt Nam hôm nay cần phải "nhìn nhận" Việt Nam Cộng Hòa "đã từng là một quốc gia".

Mục đích của các "học giả" này là muốn hóa giải hiệu lực công hàm 1958. Hoàng Sa do quốc gia Việt Nam Cộng Hòa quản lý, thì tuyên bố của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đâu có ăn nhập gì ?

Nhưng nếu xem Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là hai "quốc gia" thì vấn đề tranh chấp Hoàng Sa xem như khóa sổ. Trên thực tế Trung Quốc chiếm Hoàng Sa từ tay "quốc gia" Việt Nam Cộng Hòa. Việc này được sự đồng thuận của quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Hai "quốc gia" Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là hai "quốc gia" độc lập, có chủ quyền. Trung Quốc chiếm Hoàng Sa là chiếm của "quốc gia" Việt Nam Cộng Hòa. "Quốc gia" Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là bên thứ ba, không có quan hệ gì đến "Hoàng Sa".

Nhưng may mắn là trên thực tế và theo pháp lý, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa là hai vùng lãnh thổ thuộc về một quốc gia duy nhất chứ không phải là hai quốc gia độc lập, có chủ quyền.

Các học giả khác cho rằng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thụ đắc danh nghĩa chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là "kế thừa" Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Vấn đề là Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã kế thừa Hoàng Sa và Trường Sa bằng thể thức nào ?

Mọi người quên mất một điều quan trọng là Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm từ tay Việt Nam Cộng Hòa năm 1974. Bỏ qua chuyện kế thừa Trường Sa qua một bên. Cộng hòa miền Nam Việt Nam kế thừa Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng Hòa bằng cách nào ? Làm sao kế thừa một vật đã không còn nữa ?

Có học giả thì cho rằng tuyên bố của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam năm 1974 khi Trung Quốc xâm lăng Hoàng Sa là đủ lý lẽ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa. Nên biết là Tuyên bố này không hề nói đến chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa mà chỉ nói các tranh chấp lãnh thổ nên giải quyết bằng thương lượng hòa bình.

Một điều cũng rất quan trọng khác, các học giả Việt Nam thường quên, là nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước tiếp nối nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đồng thời kế thừa Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Mọi người đã nói (một cách không ổn) rằng Việt Nam kế thừa Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Nhưng họ lại quên đi Cộng hòa xã hội chủ nghĩaVN cũng kế thừa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Một nhà nước không thể cùng lúc kế thừa hai lập trường đối nghịch : Hoàng Sa thuộc Trung Quốc (lập trường Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) và Hoàng Sa thuộc Việt Nam (lập trường Việt Nam Cộng Hòa).

Lý lẽ học giả Việt Nam chỉ nhằm che dấu một sự thật về tình trạng pháp lý và lịch sử, hy vọng làm "nhẹ tội" cho lãnh đạo cộng sản Việt Nam qua công hàm 1958, hay những động thái nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa trong quá khứ. Các sản phẩm nghiên cứu của họ phần lớn bóp méo lịch sử, diễn giải sai các dữ kiện pháp lý trong các văn bản quốc tế.

Như thế làm sao thuyết phục ?

Điều đến phải đến, phía Trung Quốc vừa có sức mạnh cứng quân sự, vừa có sức mạnh mềm kinh tế, lại được thế mạnh pháp lý, do đó ngày càng lấn tới.

Tuyên bố của họ về vùng biển Hoàng Sa, theo dư luận quốc tế, là "hợp pháp".

Hôm nay mọi người đều thấy kế thừa Việt Nam Cộng Hòa là điều cần thiết, mặc dầu chỉ để có danh nghĩa lý thuyết "de jure" chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa. Chỉ có vậy mới có thể cứu vãn hàng trăm ngàn km² biển và thềm lục địa của việt Nam không bị mất cho Trung Quốc.

Sau cuộc chiến Hoàng Sa 40 năm, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam mới bắt đầu cho phép một số báo chí tường thuật lại trận chiến giữ nước bi hùng của chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa nhằm chống lại một kẻ thù xâm lăng có lực lượng mạnh hơn nhiều lần là Trung Cộng. Một vài nhân sĩ đáng kính tổ chức các buổi lễ tưởng niệm. Có người hô hào quyên góp để giúp đỡ các quả phụ của các chiến sĩ đã hy sinh. Tất cả các việc làm này đều đáng được trân trọng và hưởng ứng.

Một số người khác "viết thư gởi Liên Hiệp Quốc" mục đích yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và chấp nhận đưa tranh chấp Hoàng Sa ra tòa án quốc tế. Tôi cho rằng đây là việc phiêu lưu. Trong tình trạng hiện nay, nếu vấn đề đưa ra tòa án quốc tế, Việt Nam không nhiều hy vọng thắng kiện. Mà thua kiện là không chỉ mất Hoàng Sa mà còn mất Trường Sa. Có nghĩa là hiến trọn biển Đông cho Trung Quốc. Điều may là lá thư này không có hy vọng đến Liên Hiệp Quốc và các định chế trực thuộc vì vấn đề thủ tục.

Tất cả các động thái này nhằm chứng minh việc kế thừa Hoàng Sa.

Đã trễ 40 năm nhưng không là quá trễ.

Cách đây khá lâu, khoảng 10 năm chi đó, người viết có đề nghị một phương pháp khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa bằng phương pháp kế thừa Việt Nam Cộng Hòa thông qua một bộ luật hòa giải quốc gia và dân chủ hóa chế độ.

Trong và ngoài nước, không một ai hưởng ứng.

Bây giờ, nước đến chân, qua các vụ chèn ép của Trung Quốc, mọi người thấy đề nghị "kế thừa Việt Nam Cộng Hòa" là đúng.

Những nỗ lực vinh danh các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận chiến Hoàng Sa nhằm tạo thế "kế thừa Việt Nam Cộng Hòa" đều đáng khen, nhưng chưa đủ. Bởi vì Việt Nam hôm nay còn phải đoạn tuyệt với di sản của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Việc này chỉ có thể thực hiện bằng cách thức "hòa giải quốc gia và dân chủ hóa chế độ".

Từ lâu tôi cũng nói rằng việc tranh đấu khẳng định chủ quyền biển đảo cũng là tranh đấu dân chủ hóa chế độ. Tôi xem rằng những người ý thức được việc cần thiết "kế thừa Việt Nam Cộng Hòa" như những kẻ "tri âm". Thật vui mừng biết bao nhiêu ! Tìm được một người hiểu được mình không dễ.

Hy vọng kỷ niệm 40 năm ngày mất Hoàng Sa mọi người cùng suy nghĩ thêm. Công cuộc giữ nước, giữ vẹn toàn bờ cõi, biển đảo cũng là công cuộc tranh đấu dân chủ hóa chế độ.

Trương Nhân Tuấn

(17-19 tháng giêng 2014)

Published in Diễn đàn

Tình trạng bằng mặt mà không bằng lòng giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông đã nổi lên trong chuyến thăm Việt Nam đầu tháng 4/2018 của Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.

banggiao1

Sơ đồ Vịnh Bắc Bộ

Nhưng cũng đáng chú ý là khi lãnh đạo Việt Nam tiếp họ Vương thì họ lại không có cùng một tiếng nói. Người đứng đầu đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tỏ ra thân thiện với Trung Quốc hơn các ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh khi hai bên đề cập đến "khúc xương trên biển" giữa hai quốc gia.

Nước với lửa

Vương Nghị đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng lần thứ 6 (The Greater Mekong Subregion (GMS-6) gồm 6 quốc gia : Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc, Lào, Miến Điện và Thái Lan.

Khi tiếp Vương Nghị ngày 2/4 (2018), theo bản tin tiếng Việt của Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI-

China Radio International), ông Trọng cho biết :

"Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng hữu nghị, đều là nước xã hội chủ nghĩa, hai nước không có lý do nào không đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau".

Ông Trọng còn mong muốn :

"Hai bên nên giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển qua hiệp thương hữu nghị dựa trên tinh thần "vừa là đồng chí vừa là anh em". Là biện pháp chuyển tiếp, hai bên có thể thảo luận triển khai khai thác, phát triển chung, cùng bảo vệ hòa bình và ổn định trên biển".

Tuy nhiên, không rõ là liệu ý kiến "khai thác, phát triển chung" trên biển giữa hai nước của ông Trọng có được Bộ Chính trị của đảng chấp thuận chưa, hay đó là ý kiến của riêng ông ? Bởi vì bản tin của Thông tấn xã Việt Nam ngày 02/04/2018 đã không nói gì đến ý kiến mới mẻ này :

"Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị hai bên tuân thủ những nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước và những thỏa thuận đã đạt được, nghiêm túc thực hiện "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển", kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động làm phức tạp tình hình, cùng nhau nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông".

Đáp lời, vẫn theo Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc, Vương Nghị nói với ông Trọng :

"Trung Quốc nguyện cùng nỗ lực với Việt Nam, quản lý và kiểm soát thỏa đáng bất đồng, tìm tòi cùng khai thác, phát triển, không ngừng cải thiện và tăng cường nền tảng lòng dân cho quan hệ hai nước, đảm bảo quan hệ Trung-Việt trước sau như một luôn duy trì định hướng đúng đắn".

Nếu bản tin của Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc phản ảnh đúng đề nghị của ông Trọng muốn hai nước "thảo luận triển khai khai thác, phát triển chung" trên biển, và coi đây "là biện pháp chuyển tiếp", trong khi hai nước còn tiếp tục đàm phán cho một giải pháp bền vững thì ông Trọng đã nhượng bộ đòi hỏi "hãy gác tranh chấp để cùng khai thác" của Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình đưa ra từ năm 1979 ?

Phạm Bình Minh đến Trần Đại Quang

Trái với thái độ và ngôn ngữ thiếu cương quyết của ông Trọng, các ông Phó phủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đưa ra quan điểm minh bạch và trực tiếp hơn về chủ quyền biển đảo khi tiếp Vương Nghị.

Tin của VTCNews ngày 01/04/2018 viết :

"Về vấn đề trên biển, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh bày tỏ lo ngại về các nhân tố tiềm ẩn làm gia tăng căng thẳng, bất ổn trên biển, nêu rõ những quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam cần được tôn trọng theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Phó Thủ tướng đề nghị hai bên nghiêm túc thực hiện nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao, "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc", kiên trì giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, thúc đẩy để có tiến triển mới trong công việc của đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ và của 03 nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển, bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển; thực hiện đầy đủ và hiệu quả "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), tích cực cùng các nước ASEAN trao đổi các nội dung cụ thể, thực chất của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông".

Tuy VTCNews không nói rõ, nhưng ai cũng biết "các nhân tố tiềm ẩn làm gia tăng căng thẳng, bất ổn trên biển" mà ông Phạm Bình Minh đã nói thẳng với Vương Nghị là những vụ tàu và lính Trung Quốc đâm tàu, dùng súng tấn công, đánh đập và cướp tài sản của ngư dân Việt Nam đánh bắt ở các vùng biển Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Đối với "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc" mà các ông Minh, Phúc và Quang đã lưu ý Vương Nghị là họ nói tới gồm 6 điểm cam kết giữa hai nước Việt-Trung năm 2011, được ký tại Bắc Kinh ngày 11/10/2011, trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông Nguyễn Phú Trọng, sau khi được bầu làm Tổng bí thư Khóa đảng XI thay Nông Đức Mạnh.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào đã cùng chứng kiến lễ ký kết giữa hai phái đoàn Chính phủ.

Nguyên văn 6 Cam kết như sau :

1. Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt", kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

2. Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.

3. Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của "Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC).

Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.

4. Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.

5. Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.

6. Hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển.

(Theo TTXVN)

Phán quyết hình lưỡi bò

Đọc kỹ 6 Điểm cam kết và so với những yêu sách phi lý và không có chứng tích lịch sử thì ai cũng thấy đòi hỏi chủ quyền trên 85% diện tích của trên 3 triệu cây số vuông Biển Đông của Trung Quốc là vô lý và bất hợp pháp. Bắc Kinh tự vẽ vùng biễn đảo bao la này nằm trong vùng "Lưỡi Bò" là của tổ tiên họ.

Đó là lý do tại sao Tòa án Trọng tài thường trực của Liên Hiệp Quốc (Permanent Court of Arbitration, PCA) đã phán rằng Trung Quốc "không có cơ sở pháp lý để yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn".

banggiao2

Làn ranh phân chia vùng biển Vịnh Bắc Bộ

Trong thông cáo phổ biến ngày 12/07/2016, Tòa cũng nói :

"Dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây".

Về việc Trung Quốc tự cho các mỏm đá ở Trường Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam (7 vị trí năm 1988) hay của Phi Luật Tân ở vùng Hoàng Nham (Scarborough Reef năm 2012), có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (1 hải lý dài 1.852 mét), Tòa phán :

"Theo Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa nhưng các "đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa".

Phán quyết viết tiếp :

"Trong Phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa đã xem xét các bằng chứng về các bãi và đảo mà Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông và kết luận rằng không một đảo, bãi nào có khả năng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế. Do Trung Quốc không có khả năng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở quần đảo Trường Sa, Tòa quyết định là các đệ trình của Philippines không phụ thuộc vào việc phân định trước ranh giới…".

Sự khẳng định "không một đảo, bãi nào có khả năng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế" rất quan trọng vì có liên hệ đến đảo Ba Bình (Itu Aba Island), hay Thái Bình theo Trung Quốc do Đài Loan kiểm soát từ sau Đệ nhị Thế chiến. Ba Bình có diện tích lớn nhất trong quần đảo Trường Sa (0,443 km2) hiện đang tranh chấp giữa Việt Nam, Phi Luật Tân, Trung Quốc và Đài Loan.

Tòa án Liên Hiệp Quốc đã phán quyết như thế sau khi Phi Luật Tân kiện Trung Quốc để phủ nhận chủ quyền của Bắc Kinh về biển đảo trong hình 9 đoạn, hay còn gọi là Lưỡi Bò vì hình vẽ giống lưỡi con bò.

Ấy thế mà tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc vẫn ngang nhiên nói với các Lãnh đạo cộng sản Việt Nam tại Hà Nội hồi tháng 6/2017 rằng "các đảo trên biển Nam Hải là của Trung Quốc từ ngàn xưa".

Mặc dù không được ai nhìn nhận chủ quyền đơn phương của mình ở Biển Đông nhưng Trung Quốc vẫn ngang nhiên tân tạo thành đảo và quân sự hóa 7 vị trí chiếm của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa. Đó là các Đá Châu Viên, Đá Chữ Thập, Cụm Đá Ga Ven, Đá Gạc Ma, Đá Tư Nghĩa, Đá Vành Khăn và Đá Xu Bi.

Phía Việt Nam kiểm soát 21 vị trí gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 14 rạn san hô ; Phi Luật Tân chiếm 10 gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 3 rạn san hô ; Mã Lai Á chiếm 6 và Đài Loam chiếm 1 (đảo Ba Bình, lớn nhất trong Quần đảo Trường Sa).

Trong hai cuộc tiếp xúc với hai ông Nguyễn Xuân Phúc và Trần Đại Quang, Vương Nghị đã hứa :

"Trung Quốc sẽ nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc; mong hai bên kiểm soát và không làm phức tạp tình hình, xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển".

Nhưng chính Trung Quốc mới là nước đã và đang làm phức tạp tình hình Biển Đông bằng các hoạt động quân sự, lấn chiếm và cấm ngư dân các nước lân bang đánh bắt ngư sản từ tháng 5 đến giữa tháng 8/2018.7

Ngư dân Việt Nam là nạn nhân thiệt hại nhiều nhất do lệnh cấm đánh bắt của Bắc Kinh và Việt Nam tiếp tục bị Trung Quốc chèn ép phân định vùng biển "bên ngoài Vịnh Bắc Bộ" và đòi hợp tác cùng phát triển.

Đòi hỏi muốn xía phần trong vùng biển "bên ngoài Vịnh Bắc Bộ" vừa có ý nghĩa quân sự và kinh tế vì Trung Quốc và Việt Nam đều nói đây là vùng "chồng lấn lên nhau" giữa Trung Quốc và Việt Nam nên phải phân chia lại, sau khi hai nước ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ ngày 25/12/2000.

Theo Hiệp đình này thì :

"Việt Nam và Trung Quốc xác định phạm vi phân định và xác định đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ đi qua 21 điểm có tọa độ địa lý xác định, nối các đoạn thẳng với nhau. Việt Nam được 53,23% diện tích vịnh, Trung Quốc được 46,77% diện tích vịnh".

Sau khi Hiệp định này được thi hành thì Trung Quốc lại đòi thương thuyết để giải quyết vùng biển gọi là "chồng lấn ngoài Vịnh Bắc Bộ".

banggiao3

Sơ đồ đường phân định Vịnh Bắc Bộ. Nguồn : Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế - Bộ Ngoại giao.

Theo tài liệu phổ biến trên Internet thì tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ Việt Nam nói rằng :

"Vấn đề là phải căn cứ hoàn toàn vào Công ước. Chứ còn nếu người ta không căn cứ vào đó mà căn cứ vào những lập trường, vị trí không đúng thì rõ ràng rất khó để đi đến thống nhất".

Ông Trần Công Trục khuyến cáo Việt Nam hãy dựa vào "Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982" để đàm phán với Trung Quốc :

"Hai bên đều nói là ‘vùng chồng lấn’, nhưng vấn đề là quan điểm về vùng chồng lấn hiện nay là như thế nào thì mới xác định được phạm vi, hoạch định vùng chồng lấn. Vấn đề đó là dựa trên cơ sở nào để xác định vùng chồng lấn. Khi xác định được vùng chồng lấn rồi thì hai bên tiến hành đàm phán để làm sao có được thỏa thuận đi đến một giải pháp công bằng".

Thái độ lấn tới của Trung Quốc đã được chứng minh qua vụ tự ý đem giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng 5/2014 để tìm dầu khí. Vị trí đặt giàn khoan, bên ngoài Vịnh Bắc Bộ, chỉ cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông (mỗi hải lý dài 1.852 mét) đã gây ra cuộc khủng hoảng dài 75 ngày giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Chính vì thái độ muốn "ăn tham" mà Trung Quốc đã tìm mọi cách và lợi dụng mọi cơ hội làm áp lực buộc Việt Nam phải thương thuyết để hợp tác cùng khai thác vùng biển ngoài Vịnh Bắc Bộ.

Nay, qua lời nói hai nước Việt-Trung nên cư xử với nhau trong tình "vừa là đồng chí vừa là anh em" thì khả năng "hai bên có thể thảo luận triển khai khai thác, phát triển chung" trên biển của Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chẳng bao lâu nữa sẽ thành sự thật.

Phạm Trần

(05/04/2018)

Published in Diễn đàn

Việt – Trung đàm phán liên quan ‘vùng chồng lấn’ ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ (VOA, 30/09/2017)

Việt Nam và Trung Quc va kết thúc vòng đàm phán th 8 v các vn đ liên quan đến vùng bin ngoài ca Vnh Bc B. Tuy nhiên, kết qu vòng đàm phán không được thông báo chi tiết trên truyn thông.

vinh1

Giàn khoan Hải Dương 981 thăm dò Bin Đông năm 2014, gây căng thng quan h Vit-Trung. Giàn khoan này được Trung Quc đưa đến hot đng khu vc ngoài ca Vnh Bc B vào tháng 6/2017.

Theo tiến sĩ Trn Công Trc, nguyên Trưởng ban Biên gii Chính ph Vit Nam, vic không tiết l thông tin chi tiết v cuc đàm phán là do có nhiu vn đ "phc tp" gia hai bên.

"Đây là cuộc đàm phán theo cơ chế mà hai bên đã tha thun thiết lp cơ chế đàm phán hàng năm. Chắc chn ln này kết qu đàm phán thế nào thì người ta cũng ch nói chung chung thôi, bi vì có nhiu vn đ liên quan đến quan đim các bên, đường biên gii được hoch đnh trong vùng chng ln ca Vnh Bc B".

Trang tin chính thức ca Chính ph Vit Nam ngày 29/9 cho biết vòng đàm phán 8 ca Nhóm công tác v vùng bin ngoài ca Vnh Bc B Vit Nam – Trung Quc din ra t ngày 25/9 – 27/9. Dn đu nhóm Vit Nam là Phó Ch nhim y ban biên gii quc gia Nguyn Anh Dũng. Nhóm Trung Quc do ông Chu Kin, Đi din Các vn đ v Biên gii và Bin, B Ngoi giao Trung Quc, đng đu.

Phía Việt Nam nói cuc đàm phán đã din ra trong không khí "hu ngh, chân thành và xây dng". Hai bên đã "đi sâu trao đi ý kiến v các công vic liên quan đến vùng bin ngoài ca Vnh Bc B, trong đó có ‘Tha thun v nhng nguyên tc cơ bn ch đo gii quyết vn đ trên bin’" và "vic kim soát tha đáng các bt đng trên bin".

Tuy nhiên, kết qu chi tiết ca vòng đàm phán 8 hoàn toàn không được đ cp đến trên tt c các trang tin chính thc. Theo Tiến sĩ Trn Công Trc, điu này cho thy có nhiu kh năng vòng đàm phán th 8 chưa đưa đến mt kết qu rõ ràng nào, mà ch là vic hai bên "trao đi quan đim".

Vấn đ tranh chp gia Vit Nam và Trung Quc khu vực ngoài ca Vnh Bc B trên thc tế, theo Tiến sĩ Trn Công Trc, còn nhiu vn đ "phc tp".

"Vấn đ là phi căn c hoàn toàn vào Công ước. Ch còn nếu người ta không căn c vào đó mà căn c vào nhng lp trường, v trí không đúng thì rõ ràng rt khó đ đi đến thng nht".

Nguyên trưởng Ban biên gii Chính ph tin rng Công ước Liên Hip Quc v Lut Bin năm 1982 chính là "cơ s" mà Vit Nam có th da vào đ đàm phán đi đến mt tha thun công bng vi Trung Quc.

"Hai bên đều nói là ‘vùng chng ln’, nhưng vn đ là quan đim v vùng chng ln hin nay là như thế nào thì mi xác đnh được phm vi, hoch đnh vùng chng ln. Vn đ đó là da trên cơ s nào đ xác đnh vùng chng ln. Khi xác đnh được vùng chng ln rồi thì hai bên tiến hành đàm phán đ làm sao có được tha thun đi đến mt gii pháp công bng".

Năm ngoái, Cục Đo đc và Bn đ Vit Nam và Cc Điu tra đa cht Trung Quc đã thc hin mt cuc kho sát chung nhm phc v công tác phân đnh ranh gii vùng đặc quyn kinh tế và thm lc đa vùng bin ngoài ca Vnh Bc B. Nhưng tranh chp gia Vit Nam và Trung Quc khu vc này tr nên căng thng hơn sau khi Bc Kinh đưa giàn khoan Hi Dương 981 tng gây sóng gió trong quan h Vit-Trung đến hot đng ngoài cửa Vnh Bc B hi tháng 6. Điu này, theo Tiến sĩ Trn Công Trc, không nhng vi phm tha thun gia hai bên, mà còn vi phm lut pháp quc tế.

Ông giải thích : "Vùng chồng ln tc là vùng nm ngoài lãnh hi 12 hi lý ca mi bên, tính t đường cơ s ca các bên công b. Vùng đó được hình thành thì trong khi đàm phán, các bên không được tiến hành bt kỳ hot đng nào trong vùng chng ln nếu không có s tha thun ca hai bên".

Tin cho hay Nhóm công tác của hai nước đã ký Biên bn đàm phán khi kết thúc vòng đàm phán 8 và đồng ý sm t chc đàm phán vòng 9 v vùng bin ngoài ca Vnh Bc Bộ.

***********************

Sau tập trận, Trung Quốc đàm phán với Việt Nam về vùng ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ (RFA, 29/09/2017)

Vòng 8 Nhóm Công Tác Về Vùng Biển Ngoài Cửa Vịnh Bắc Bộ Việt Nam- Trung Quốc vừa diễn ra từ ngày 25 đến 27 tháng 9 tại Bắc Kinh.

vinh2

Bản đồ khu vực biển Đông và đường đứt khúc 9 đoạn - AFP

Theo truyền thông nhà nước, hai phía trao đổi kỹ về các công tác liên quan vùng biển ngoài khơi cửa Vịnh Bắc Bộ ; thẳng thắn bàn bạc về việc kiểm soát thỏa đáng các bất đồng trên biển ; kiềm chế không có những hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình và mở rộng tranh chấp. Hai phía nói sẽ tuần tự, tiệm tiến thúc đẩy đàm phán về phân định và hợp tác cùng phát triển tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.

Một trong những căn cứ cho hành xử được nhắc lại tại vòng họp là "thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển’ mà lãnh đạo cấp cao Hà Nội và Bắc Kinh đồng ý với nhau.

Hai phía cho biết sẽ sớm tiến hành vòng đàm phán thứ 9 của Nhóm Công tác Về Vùng Biển Ngoài Cửa Vịnh Bắc Bộ.

Trước đó, vào ngày 31 tháng 8 vừa qua, Cục Hải Sự Trung Quốc ra thông báo là Bắc Kinh đang cho tiến hành cuộc diễn tập quân sự trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, từ ngày 29 tháng 8 đến 4 tháng 9.

Theo tọa độ mà Cục Hải Sự công bố thì khu vực diễn tập chồng lấn lên một vùng biển rộng lớn của Việt Nam phía ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Điểm gần nhất chỉ cách thành phố Đà Nẵng 75 hải lý về phía đông. Cơ quan chức năng Trung Quốc còn ra lệnh cấm tàu bè đi vào vùng biển đang có tập trận.

Bộ Ngoại giao Việt Nam lúc đó lên tiếng bày tỏ quan ngại về thông báo tập trận của Trung Quốc tại vùng biển của Việt Nam ; đồng thời đại diện bộ này có giao thiệp với đại diện Đại sứ Quán Trung Quốc ở Hà Nội nhằm nêu rõ lập trường của Việt Nam đối với chủ quyền tại Biển Đông.

Vừa qua trong phát biểu ở Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Phạm Bình Minh, cũng nhắc đến vấn đề tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Ông này lặp lại phát biểu lâu nay của Hà Nội là cần phải tôn trọng luật pháp Việt Nam, luật pháp quốc tế ; đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Trung Quốc hiện tuyên bố chủ quyền đến 90% Biển Đông nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn mà Bắc Kinh tự vạch ra ; tuy nhiên theo phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế PCA ở La Haye thì đường đứt khúc đó không có giá trị cả về mặt pháp lý lẫn lịch sử.

Trung Quốc mới đây đã chuyển sang chiến lược ‘Tứ Sa’ để thực hiện âm mưu chiếm hữu Biển Đông, thay vì đường đứt khúc 9 đoạn.

Ngoài Trung Quốc, các bên có tuyên bố chủ quyền tại khu vực Biển Đông gồm Đài Loan, Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Published in Việt Nam