Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

lundi, 20 novembre 2023 23:12

Vịnh Hạ Long quá nhiều rác

Tạp chí Mỹ khuyên khách du lịch không nên đến

Một tạp chí chuyên về du lịch của Mỹ mới đây đã xếp Vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới của Việt Nam – vào danh sách No List là danh sách khuyên khách du lịch nên xem xét lại quyết định đến thăm một nơi nào đó trên thế giới. Lý do được đưa ra là Vịnh Hạ Long quá đông khách và có quá nhiều rác.

halong1

Mặt biển bị rác thải bủa vây, mất mỹ quan, gây ô nhiễm môi trường. (Ảnh: Thanh Vân/TTXVN)

Danh sách No List 2024 của tạp chí Fodor’s Travel tập trung vào ba yếu tố chính là : quá tải khách du lịch, xả rác và chất lượng nước, tính hiệu quả.

Nhận xét về Vịnh Hạ Long, tạp chí này viết : "Tình trạng quá đông khách du lịch và ô nhiễm biển đang đặt sức ép lên hệ thống môi sinh (của Vịnh Hạ Long) trong nhiều thập niên qua. Số du khách đến Vịnh hạ Long trong năm 2022 đã là hơn bảy triệu người và dự kiến có thể vào khoảng tám triệu rưỡi người vào năm 2023".

Truyền thông Nhà nước cho biết, dù đã cấm việc sử dụng đồ nhựa một lần trên thuyền du ngoạn Vịnh Hạ Long từ năm 2019 nhưng khách tham quan trên tàu ở Vịnh Hạ Long vẫn được cung cấp những nước chai nước nhỏ.

Khách đến thăm Vịnh Hạ Long gần đây thường phàn nàn về vấn đề rác thải là các hộp xốp và vệt dầu nhờn trôi trên mặt nước của Vịnh.

Báo Tiền Phong dẫn lời một nhà nghiên cứu ô nhiễm biển, trực tiếp làm việc ở Việt Nam hơn năm năm qua cho biết, ngoài vấn đề quá tải khách, việc quản lý cũng không tốt trong xử lý chất thải hiệu quả.

Fodor’s Travel cho biết hiện Thành phố Hạ Long chỉ có khả năng xử lý 40% lượng nước thải.

Cũng theo Tiền Phong, rác thải được tạo ra hàng ngày từ các hoạt động du lịch, không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm du lịch mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái vốn đang bị "tổn thương" bởi biến đổi khí hậu. Đã từng có 234 loại rạn san hô trong vịnh, nhưng hiện chỉ còn lại một nửa.

Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1994 và nổi tiếng bởi cảnh quan độc đáo với 1.600 hòn đảo và các núi đá vôi. Vịnh cũng nổi tiếng bởi những du thuyền cho khách đi thăm Vịnh mỗi ngày. Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia được báo Nhà nước dẫn lời, lượng tàu quá lớn cũng góp phần gây ô nhiễm cho di sản thiên nhiên này.

RFA, 20/11/2023

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam
samedi, 18 novembre 2023 20:13

Di sản thế giới hay ao làng ?

Những ồn ào về việc lấp biển ở tỉnh Quảng Ninh những ngày qua cần được minh định cho rõ ràng, tránh những mắng mỏ sai lệch hoặc ỡm ờ bao che. Cách nào kiểu nào cũng không tốt.

aolang1

Khu vực bị xâm phạm tại vùng biển thuộc phường Quang Hanh, Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Phải chú thích rõ là vùng biển của vùng đệm bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới, chứ không thể lập lờ "thuộc phường Quang Hanh", cứ như trên đất liền. Ảnh : báo Thanh Niên.

Trước hết, cần thừa nhận nơi bị lấp không nằm hẳn trong vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới, thậm chí được công nhận, "cấp bằng" những hai lần. Cũng cần nói thêm, thứ danh hiệu do UNESCO cấp này cũng không đến mức hãnh diện lắm đâu. "Nó" ban phát tràn lan, dĩ nhiên phải nộp tiền kẹp vào hồ sơ, cũng như Đại học Đông Đô bán bằng vậy. Liên Hiệp Quốc xôi thịt còn chả ăn ai, huống hồ đám trực thuộc như U-nét, WHO, ủy ban nhân quyền… Họp xài tiền đóng góp là chính, chứ nên cơm cháo gì.

Di sản hay không là do mình, chứ chẳng phụ thuộc vào u-nét u-niếc. Sản là tài sản (vật chất hoặc tinh thần), di là truyền lại, để lại. Di sản là thứ do cha ông, tiền nhân để lại cho con cháu. Vịnh Hạ Long cũng như cả cõi đất Việt này là di sản truyền đời, ai cũng có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ. Nghiêm cấm việc dâng hiến cho ngoại bang, bán, cắt bỏ, tàn phá. Vua Lê Thánh Tông thế kỷ 15 dạy rằng "một thước núi, một tấc sông của nước ta lẽ nào tự tiện bỏ đi được". Vịnh Hạ Long là thứ di sản đặc biệt do thiên nhiên ban tặng cho đất nước, nó chỉ có ở Quảng Ninh nhưng bất cứ người Việt nào, từ ông to bà nhớn triều đình trung ương tới đứa dân thường đều có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ. Không phải chỉ Hạ Long, cả Bái Tử Long và vịnh Cát Bà đều cần được đối xử như thế, bởi đều là di sản cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Vậy nên rất lạ, sự xâm phạm vào di sản diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, kéo dài năm này qua năm khác nhưng trung ương không biết, quan chức sở tại không biết, hệ thống chính trị con ruồi khó bay lọt cũng không biết. Nói trắng ra là biết, nhưng "cứ để thế xem sao". Mắt của trung ương, của chính quyền tỉnh nào có mù, nó chỉ bị bịt bởi thứ gì đó thôi.

aolang2

Vùng bảo vệ 2 mặc dù phải được bảo vệ nhưng bị lấn chiếm tàn phá công khai. Ảnh VnExpress.

Chính quyền Quảng Ninh và Bộ Văn hóa đang vòng vo diễn giải vùng biển bị xâm phạm không phải là vịnh Hạ Long, không phải di sản thiên nhiên thế giới. Điều đó đúng với thực tế lúc này. Ý của chính quyền là, do nó "không phải" như thế nên sự xâm phạm, phá hoại, làm cho nham nhở cũng không nghiêm trọng lắm, có thể du di được, áp dụng kiểu "phạt cho tồn tại" như nhiều nơi nhiều vụ. Nhưng cũng chính nhà cầm quyền đã công nhận chỗ bị xâm hại là vùng đệm, khu vực 2 của vịnh Hạ Long, là vùng bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới. Đã là "vùng bảo vệ" thì cũng cần được bảo vệ, nhưng phớt tất, cứ xâm hại. Lỗi đâu phải của đứa san lấp, đổ đất đổ đá lấp vịnh (nếu nó có lỗi thì liên quan tới tiền), mà của chính đám đã duyệt, cấp phép cho nó làm, nhắm mắt là ngơ cho nó.

Có tiền mua tiên cũng được, huống hồ mua vịnh, mua di sản, mua quan chức. Cứ ngó những vụ Việt Á, bay giải cứu, AIC thì rõ, nếu không thể mua bằng tiền thì có thể mua bằng… rất nhiều tiền.

Dù vùng bảo vệ 1 hay bảo vệ 2 thì cũng phải bảo vệ nghiêm ngặt, đúng như khái niệm, tên gọi "bảo vệ". Theo quy định của chính phủ, vịnh Hạ Long là vùng cốt lõi, bảo vệ 1 ; còn những chỗ bên ngoài, nhất là khu vực tiếp giáp, gọi là vùng đệm, bảo vệ 2. Chỗ biển đảo lô nhô thuộc phường Quang Hanh, Thành phố Cẩm Phả bị đổ đất đá làm cho nham nhở biến dạng chính là vùng đệm, bảo vệ 2. Muốn thay đổi nó phải có ý kiến từ chính phủ, được duyệt từ cấp trung ương, chứ chính quyền tỉnh Quảng Ninh không có quyền. Nếu đám Quảng Ninh tự ý cho phép, là xé rào, làm bậy, cần bị xử lý nghiêm khắc, thậm chí khởi tố, truy tố. Khi bị lôi ra trước công luận lại còn đòi sửa "luật", sửa nghị định của chính phủ để cái sai được tồn tại bất hợp pháp. Nếu trung ương cho phép, chỉ đạo, bật đèn xanh, đồng ý vụ này, thì trung ương cũng có tội, còn khởi tố hay không thì tùy "lò".

Di sản đặc biệt "biển đảo quê hương", khu vực di tích danh thắng quốc gia mà từ trên xuống dưới coi như cái vũng trâu đằm, chỗ con rồng lộn chứ hạ long hạ liếc chi. Đừng có cãi. Nó phá sờ sờ ra đó hơn cả năm rồi chứ có phải dấm dúi trong buồng đâu mà không thấy. Phạt 125 triệu đồng có khác gì gãi ngứa một con thú hung dữ đang say ăn đất, có khác chi bật đèn xanh mở đường cho nó rằng chúng mày cứ làm đi, không sao đâu.

Khi nào chính phủ ra nghị quyết điều chỉnh (nói thẳng là thu hẹp lại) vùng đệm của di sản, được quốc hội thông qua, thì việc phá hoại, làm tổn thương di sản mới không bị trừng trị. Cứ kiểu "tiền trảm hậu tấu" hoặc chả thèm tấu thế này, chả mấy lúc vịnh Hạ Long sẽ co lại như miếng da lừa, thành cái ao làng, mỗi họ mỗi nhà lấn một tí, rồi mấy thứ "bằng cấp" do U nét bán cho sẽ thành giấy lộn. Tôi bảo thật. Di sản chả mấy chốc mà tan hoang. Ai cố cãi thì hãy coi lại mấy cái ảnh chụp ở khu 10B Quang Hanh Cẩm Phả, giữa "biển trời bao la, đẹp như gấm hoa" thế, tự dưng quây lên những dãy nhà nghễu nghện như chọc vào mắt thì nó còn ra thể thống gì.

Vụ phá này, đừng lo nó phá môi trường bởi bây giờ với khoa học và công nghệ hiện đại người ta có rất nhiều cách vừa tồn tại vừa bảo vệ môi trường, mà nghiêm trọng nhất, khốn kiếp nhất là phá cảnh quan đang được cả nước gìn giữ, tự hào, bảo vệ.

Xứ ta có hơn 3.200 cây số bờ biển (chưa kể phần bao quanh các hòn đảo). Việc mở rộng lãnh thổ về phía biển theo tác động tự nhiên đã diễn ra từ bao đời, do trời chứ không phải con người. Những vùng cửa sông dễ thấy nhất. Phù sa từ thượng nguồn đã tạo biết bao vùng đất mới ven biển. Nhớ hồi học phổ thông có câu thơ "Cuồn cuộn ngang trời một dòng sông đỏ/Phù sa phù sa ôi sức sống mênh mông" (lâu quá của ai quên mất rồi, hình như Thái Giang). Làng tôi (ở huyện Kiến Thụy, đất Hải tần phòng thủ, gọi tắt là Hải Phòng) theo đường chim bay cách biển chưa tới chục cây số. Hồi còn bé thập niên 50 – 60, tôi thường lần mò tới chỗ người nhớn đào giếng, trong đó có giếng nhà tôi đào năm 1965, thấy cứ sâu khoảng 6 – 7m móc lên tinh những vỏ sò vỏ hến. Thầy tôi bảo xa xưa chỗ quê mình là biển. Sách giáo khoa cũng dạy vậy. Bu tôi kể hồi năm 1955 đất Phòng quê tôi bị trận bão biển lớn, sóng thần ập sâu vào đất liền mấy cây số, vỡ đê, nước ngập tới gần cầu Rào. Kể lại để biết rằng đất đã mở ra phía biển nhiều lắm.

Nói đâu xa, chỗ cống Rộc đầm Vươn (nổi danh vụ cưỡng chế tháng 2. 2012) ở Tiên Lãng hơn 2/3 thế kỷ trước chỉ là biển chứ đâu phải đất đai để gây bao hệ lụy phẫn nộ đau buồn. Năm 1969, bọn học trò lớp 8 chúng tôi kéo nhau từ huyện Kiến Thụy qua xã Vinh Quang quê Vươn giúp dân gặt cói, đồng cói bát ngát khi ấy bây giờ là chỗ trung tâm xã. Nghe kể bộ phim "Người về đồng cói" khá nổi tiếng có cô Thanh Loan xinh đẹp đóng, cũng trên thực địa xã này.

aolang3

Biển đảo danh lam thắng cảnh - Ảnh báo VnExpress

Không chỉ ông trời lấn biển mở đất mà chính người cũng liên tục ăn biển. Cách nay cũng chưa xa, gần nửa thế kỷ chứ bao nhiêu, những năm 80 trở về trước, người ta ít quan tâm tới đất ven biển. Từ Móng Cái Quảng Ninh lần theo bờ biển qua Hải Phòng, Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hóa vào tít tận Vĩnh Linh, rồi sau 1975 kéo tới tận Cà Mau, Rạch Giá, đất ven biển rất hoang sơ, chả mấy ai để ý, không bị những khu du lịch, rì sọt, khách sạn chia năm xẻ bảy, xâm chiếm như sau này. Ông bạn tôi bảo, đến ngay cả Hoàng Sa, Trường Sa còn không được vào bản đồ, vào sách giáo khoa thì mấy vùng rừng ngập mặn, nước lợ, cửa sông, bãi bồi ai mà thèm để ý. Nhắc vậy để thấy rằng con cháu rất có lỗi với tiền nhân, tổ tiên, những người khai sơn phá thạch lấn biển mở mang và bảo vệ bờ cõi, như cụ Nguyễn Công Trứ chẳng hạn.

Năm 1974 đám sinh viên chúng tôi đi thực tế ở Thái Bình, tôi và anh Nguyễn Ngọc Xuân người Ninh Bình cán bộ đi học được phó về Tiền Hải huyện biển, trụ ngay xã Đông Minh sát biển. Hơn tháng trời, hai anh em lặn lội khắp vùng, cả ruộng lúa lẫn đồng cói. Tối về ở nhà ông cụ Tại đã 90 tuổi, da đỏ đắn, tiếng oang oang, nhà ven đê trông ngay ra bãi biển. Hầu như xã nào cũng có đền thờ cụ thượng Trứ, Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ, vị thành hoàng của mọi làng, người đứng đầu cuộc khẩn hoang lấn biển mở mang đất đai ruộng đồng cho xứ Tiền Hải này. Cứ gặp đền thờ cụ thượng là anh Xuân lại vào khấn vái thành kính lắm. Anh kể không chỉ Tiền Hải Thái Bình mà ngay Kim Sơn Ninh Bình quê anh cũng đội ơn cụ lắm lắm về cái công khai phá. Giờ ngồi nhớ lại, lẩn mẩn nghĩ chỉ một mình cụ Nguyễn Công Trứ làm việc hiệu quả bằng cả cái Bộ Tài nguyên Môi trường thời nay. Chả biết có phải nhờ thành kính với cụ thượng không mà anh Xuân sưu tầm được rất nhiều thơ ca dân gian, riêng cụ Tại đã góp cho khoảng một phần ba, về làm cái khóa luận khá tày tặn nộp thầy Chu Xuân Diên. Từ khi ra trường chia tay nhau tới giờ, cả đám không đứa nào bắt liên lạc được với cán bộ đi học Nguyễn Ngọc Xuân người Ninh Bình nữa (ai biết tung tích cụ Xuân học Khoa Văn Tổng hợp khóa 17, xin chỉ giùm, đa tạ).

Lấn biển mở mang đất nước, làm lợi cho dân, tạo thêm di sản, như cụ thượng Trứ gây dựng, thì ai dám ý kiến ý cò. Lại có người đem vụ Quang Hanh hôm rồi so với cuộc khai phá đảo Tuần Châu của đại gia Đào Hồng Tuyển, hoặc nước UAE bên Trung Đông xây hẳn thành phố hoành tráng giữa biển, ngầm ý người ta cũng "đổ đất lấn biển" đó, sao không nói đi. Đành rằng vụ khai phá đảo Tuần Châu cũng chưa hẳn đúng với luật di sản, cả việc lấp biển làm đường nối ra đảo, nhưng thời ấy ý thức về di sản thiên nhiên, bảo vệ di sản đâu có sâu đậm như sau này. Tôi đồ rằng vào thời điểm hiện nay, nếu Tuần Châu vẫn còn hoang sơ, thì cũng như Hạ Long, Bái Tử Long thôi, sẽ không có chuyện đô thị hóa "Tuần Châu trong mắt ai" bằng xi măng, bê tông, làm vĩnh viễn mất vẻ đẹp thiên nhiên vô giá mà ông trời ban tặng. Trong cuộc sống xô bồ, kim tiền, dục vọng ăn chơi nhảy nhót lấn át tất cả, thì người ta chưa thấy tiếc cái đã mất đâu.

aolang4

Biển đảo danh lam thắng cảnh - Ảnh báo Tiền Phong.

Cả nước này, 63 tỉnh thành, giả dụ mỗi tỉnh đều có thứ di sản đặc biệt như vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long thì thiên hạ sẽ kệ, mặc đám Quảng Ninh và trung ương muốn làm gì thì làm, có nung vôi hòn gà hòn vịt, bịt hang Đầu Gỗ, san phẳng Bái Tử Long để phân lô bán nền cũng kệ. Khổ nỗi nó độc nhất vô nhị, chẳng riêng ở Việt Nam mà cả thế giới. Cần nói thêm rằng Hạ Long (vùng lõi di sản) rất đẹp, hữu tình, hiếm có, nhưng Bái Tử Long (vùng đệm, vùng bảo vệ 2) cũng chả kém cạnh, một chín một mười. Chẳng qua nó hơi xa tỉnh lỵ nên bị thờ ơ thôi. Không hiểu sao nhà chức việc lại chỉ làm hồ sơ di sản cho Hạ Long mà lạnh nhạt với Bái Tử Long. Mà cả cái khu vực biển đảo nhấp nhô thiên hình vạn trạng chỗ 10B Quang Hanh Cẩm Phả đang bị xâm lấn trắng trợn cũng bị buông lỏng vậy. Nhẽ ra, tất cả phải được coi là di sản lõi, vùng bảo vệ 1. Đứa nào phạm vào, chặt tay. Xây vài dãy nhà ở đó cùng lắm chỉ lợi cho đám xôi thịt kim tiền ăn xổi ở thì, chứ cảnh quan quý giá thì vĩnh viễn mất, có tội với con cháu mai sau.

Nhà nước chưa coi (hoặc không coi) toàn bộ khu vực danh lam thắng cảnh này là di sản cần được bảo vệ thì không có nghĩa đó cũng là quan điểm của dân. Làm ngơ vụ Quang Hanh hoặc tìm cách che đậy nó, chính quyền sẽ tự vẽ nên bộ mặt thật của mình.

Nguyễn Thông

Nguồn : Văn Việt 12/11/2023

Additional Info

  • Author Nguyễn Thông
Published in Diễn đàn

Ông Vũ Minh Trí, cựu trung tá Tổng cục Tình báo quốc phòng, Quân đội Việt Nam (Tổng cục 2), được dư luận biết đến vào tháng 10/2009 khi lá đơn tố cáo Trung tướng Tổng cục trưởng Nguyễn Chí Vịnh của ông có nhan đề "Tổng cục 2, vì đâu nên nỗi ?" xuất hiện trên mạng. Lá đơn tố cáo này, theo tôi, có chứa những sự thật khách quan. Thế nhưng, vẫn cựu sĩ quan tình báo này lại làm tôi thất vọng với những phát biểu về việc công luận phản đối chính quyền tỉnh Quảng Ninh cho phép Công ty Đỗ Gia Capital san lấp vùng đệm Vịnh Hạ Long, được UNESCO và Chính phủ Việt Nam công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di tích đặc biệt quốc gia, để xây biệt thự (Dự án Khu đô thị 10B).

halong1

Hiện trạng công trình lấp đất xây khu đô thị mới ở Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, miền Bắc Việt Nam - Người Lao Động

Ngày 13/11 vừa qua, Đài Châu Á tự do (RFA – Hoa Kỳ) đăng bài "Dự án lấn biển "vùng đệm" Vịnh Hạ Long : công luận sẽ được lắng nghe ?" thuật lại nội dung phỏng vấn một số người do đài này thực hiện, trong đó có cựu trung tá Trí và tôi. Ông Trí phát biểu :

"Đầu tiên, người khơi ra vụ này không phải là một nhà báo độc lập hay một nhà đấu tranh về môi trường, hay là một các nhân nào đó độc lập với chính quyền, mà người khơi ra vụ này là một tờ báo của Nhà nước, cụ thể là báo Tiền Phong, và dân mạng hùa vào theo. Tôi nghĩ ở đây có sự dẫn dắt từ phía Nhà nước hoặc một thế lực nào đó từ phía nhà nước. Phe này muốn đánh phe kia chứ không phải một việc làm có tính khách quan, sự thật. Đó là thứ nhất.

Thứ hai, dư luận rầm rộ bàn nhưng tất cả đều nói khơi khơi chứ tôi chưa thấy ai dẫn ra một điều luật, bản đồ hay tài liệu gì tham chiếu để nói công trình ấy đã vi phạm luật pháp của Việt Nam. Trong khi đó, những văn bản công khai đều cho thấy dự án này không phải được tiến hành đột xuất, mà mọi thứ đều được phê duyệt đúng quy trình từ trên xuống dưới. Vừa rồi doanh nghiệp bị phạt không phải vì thực hiện dự án, mà bị phạt vì không có biện pháp bảo đảm thi công. Do đó, chúng ta nên chậm lại một nhịp xem diễn biến ra sao, đừng bập theo sự dẫn dắt của truyền thông lề phải thì nhiều khi lại lỡ trớn".

Với phát biểu trên, ông Trí tỏ ra là người ăn nói hàm hồ, điều tôi sẽ như chứng minh ngay sau đây.

Trước hết, ông Trí cho rằng báo chí của Nhà nước Việt Nam, được hiểu như một chính thể độc tài, nói chung, báo Tiền phong nói riêng, mà ông gọi là "báo lề phải", không thể cung cấp thông tin khách quan và sự thật. Do đó, sự thật khách quan chỉ có thể đến từ các nhân nào đó độc lập với chính quyền Việt Nam. Quan điểm này của ông Trí, theo tôi, là rất ấu trĩ, phi logic và cực đoan.

Thực vậy, mọi thông tin, bất luận đến từ báo Nhà nước Việt Nam hay từ các cá nhân độc lập với chính quyền Việt Nam đều có thể khách quan hoặc không khách quan, có thể cung cấp sự thật hay xuyên tạc sự thật. Vả lại, tính khách quan của thông tin không chỉ phụ thuộc vào nguồn gốc mà còn liên quan đến cách xử lý và trình bày thông tin đó.

Điều quan trọng là mọi thông tin đều có giá trị nội tại của nó. Chẳng hạn, giá trị nội tại của một thông tin xuyên tạc sự thật nằm ở chỗ nó có thể giúp tìm ra sự thật. Thực vậy, thông tin loại này thường mâu thuẫn nghiêm trọng với phần lớn thông tin khác về cùng vụ việc, thậm chí tự mâu thuẫn và có những kết luận không logic. Cũng như vậy, nó thường lộ rõ những ý đồ chính trị, kinh tế hoặc xã hội. Chính điều này gây sự quan tâm, thậm chí tò mò nơi người đọc, khiến họ đi sâu tìm hiểu vụ việc bằng cách đối chiếu các nguồn tin khác nhau cũng như thảo luận nó với người khác. Sự xuyên tạc sự thật sẽ được phơi bày như là kết quả của hành trình. Suy cho cùng, sự hiểu biết sâu sắc và khả năng phân tích của người đọc mới là chìa khóa giúp xác định tính đúng, sai của thông tin mà họ tiếp nhận.

Tiếp theo, ông Trí cho rằng vì là báo Nhà nước nên Tiền phong có sự dẫn dắt của Nhà nước hoặc một thế lực nào đó từ phía Nhà nước. Do đó, vẫn theo cựu sĩ quan tình báo, vụ san lấp vùng đệm Vịnh Hạ Long để xây biệt thự mà báo này "khơi ra" mang động cơ phe phái và vì thế, không phản ánh sự thật khách quan.

Thực tế cho thấy cho dù chịu áp lực lớn từ chính quyền, trong rất nhiều trường hợp báo chí chính thống vẫn giữ được sự độc lập và trung thực trong việc truyền đạt thông tin. Các vụ án của các tù chung thân Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, các tử tù Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng là những ví dụ. Vả lại, cung cấp thông tin một cách khách quan và trung thực đồng nghĩa với việc xây dựng uy tín và độ tin cậy, điều này sẽ tạo lợi thế trong cạnh tranh truyền thông.

Tóm lại, không thể tổng quát hóa rằng mọi thông tin từ báo chí Nhà nước đều bị chi phối hoặc có mục đích chính trị. Ngay cả trong trường hợp giới cầm quyền đấu đá lẫn nhau, không phải mọi thông tin được các phe phái tung ra đều là sai lạc. Ngược lại là đằng khác. Chính đấu đá nội bộ lại làm lộ ra những sự thật động trời mà trước đó giới cầm quyền giấu nhẹm. Các vụ tham nhũng kinh hoàng được khui ra với các đại án "Việt Á" và "Chuyến bay giải cứu", mà nhiều người tin là kết quả của đấu đá trong nội bộ giới cầm quyền, chẳng là bằng chứng đó sao !

Bất luận thế nào, ông Trí quy kết báo Tiền Phong thông tin không khách quan, sai sự thật nhưng lại không đưa ra bằng chứng nào để hỗ trợ, thì đó chỉ có thể là phát biểu đầy thiên kiến, nếu không muốn nói là vu khống !

Ngoài ra, ông Trí cũng hàm hồ khi nói "dân mạng hùa theo" báo Tiền Phong. Trước hết, "dân mạng" (netizens trong tiếng Anh) không thuộc và không chịu sự chi phối trực tiếp của một tổ chức cụ thể nào, dù đó là Nhà nước hay tư nhân. Do đó, "dân mạng" cơ bản là tự do, chủ động và đa dạng trong bày tỏ quan điểm. Điều này bất chấp nỗ lực kiểm soát của các chính quyền, đặc biệt trong một chế độ độc tài (Việt Nam, Trung Quốc…), nỗ lực ảnh hưởng của các chính trị gia, doanh nghiệp, hoặc tổ chức xã hội thông qua các chiến lược truyền thông và quảng cáo trực tuyến. Đối với thông tin giả mạo, sai sự thật, "dân mạng" có thể phản đối trực tiếp và/hoặc chia sẻ thông tin chính xác và kiểm chứng được. Để nói, những gì mà đông đảo "dân mạng" chia sẻ và ủng hộ thì có thể giả định rằng đó là các sự việc khách quan, có thật.

Tóm lại, nếu như không thể lên tiếng phản đối những chính sách, hành vi sai trái của chính quyền bởi lo ngại bản thân và gia đình bị truy bức, đàn áp thì "dân mạng", trừ một phần rất nhỏ làm tay sai cho chính quyền (ở Việt Nam gọi là "dư luận viên"), cũng không ủng hộ những chính sách, hành vi đó. Tóm lại, khái niệm "hùa theo" ("đua nhau làm việc gì thường không tốt" theo từ điển tiếng Việt) không thể áp dụng cho "dân mạng" nói chung. Huống chi, như trên vừa nói, ông Trí đã không đưa ra được bằng chứng chứng minh báo Tiền phong đã thông tin không khách quan, sai sự thật. Nói cách khác, nhận định của Trung tá Trí là một sự phỉ báng "dân mạng" !

Cuối cùng, ông Trí nói rằng chưa thấy ai dẫn ra một điều luật, bản đồ hay tài liệu gì tham chiếu để nói công trình ấy đã vi phạm luật pháp của Việt Nam. Điều này rõ ràng là ngoa ngôn, vì hai ngày trước cuộc phỏng vấn, ngày 10/11, bản thân tôi đã công bố trên Facebook Cù Huy Hà Vũ một kiến nghị gửi Quốc hội, lãnh đạo Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam trong đó tôi yêu cầu xử lý các đối tượng liên quan đến việc san lấp Vịnh Hạ Long để xây biệt thự do đã vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản văn hóa ("Kiến nghị truy cứu trách nhiệm hình sự Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Đỗ Gia Capital, cách chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do đã hủy hoại và tiếp tay hủy hoại Vịnh Hạ Long").

Trong Kiến nghị, tôi viết : "việc Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cấp phép thực hiện Dự án và việc Công ty trách nhiệm hữu hạn Đỗ Gia Capital đang san lấp 3,88 ha nằm trong vùng đệm - khu vực 2 của Di tích quốc gia đặc biệt Vịnh Hạ Long để thực hiện Dự án là các hành vi hủy hoại nghiêm trọng Vịnh Hạ Long, vi phạm nghiêm trọng Điều 32 Luật Di sản văn hóa".

Chính trên cơ sở Kiến nghị này mà Đài RFA đã phỏng vấn tôi.

Cù Huy Hà Vũ

Nguồn : RFA, 17/11/2023

Additional Info

  • Author Cù Huy Hà Vũ
Published in Diễn đàn

Di sn, ao làng, hòn non b và như thế là... thế nào ?

Trân Văn, VOA, 13/11/2023

Nhng n ào v vic lp bin Qung Ninh cn được minh đnh cho rõ ràng, tránh nhng mng m sai lch hoc m bao che.

disan1

Theo chính quyn tnh Qung Ninh thì nơi này đã thành lp oàn Kim tra D án Khu đô th 10B" và oàn" mi có..".kết lun" theo đó, ch đu tư d án b "x pht 125 triu đng". Vnh H Long, hình minh ho.

Theo chính quyn tnh Qung Ninh thì nơi này đã thành lp "Đoàn Kim tra D án Khu đô th 10B" và "đoàn" mi có..".kết lun" theo đó, ch đu tư d án b "x pht 125 triu đng" (1) !

"D án Khu đô th 10B" ta lc ti phường Quang Hanh, thành ph Cm Ph, tnh Qung Ninh do Công ty Đ Gia Capital đu tư. Năm 2021, Đ Gia Capital là doanh nghip thng cuc đu giá quyn s dng đt đ "xây dng khu dch v, du lch đô th ven bin mi, hin đi bo đm đng b v h tng k thut, h tng xã hi, khai thác ti đa các điu kin t nhiên đ to dng không gian quy hoch đô th phong phú góp phn chính trang đô th khu vc phía Tây thànhph Cm Ph" – gi tt là "D án Khu đô th 10B".

"D án Khu đô th 10B" có din tích 31,8 héc ta, trong đó có 3,88 héc ta nm trong "vùng đm" ca Vnh H Long nơi hai ln được UNESCO công nhn là "di sn t nhiên ca thế gii" (ln đu v cnh quan và thm m, ln hai v đa cht và đa mo). Cũng vì vy, d án đã được B Tài nguyên và môi trường thm đnh và phê duyt, B Văn hóa thể thao và du lịch xem xét và chp thun(2). Gn đây, d án khuy đng dư lun vì hin trng khiến núi đá trong vnh ging như "hòn non b" ca d án !..

Gi, sau trn bão dư lun, du khng đnh :D án Khu đô th 10B tuân th đy đ quy trình, trình t theo quy đnh ca pháp lut nhưng ngoài chuyn x pht ch đu tư, h thng công quyn còn ra lnh "dng thi công", nếu trin khai phi "bo v di sn" (3).

***

Theo Nguyn Thông :Nhng n ào v vic lp bin Qung Ninh cn được minh đnh cho rõ ràng, tránh nhng mng m sai lch hoc m bao che. Cách nào, kiu nào cũng không tt.Trước hết, cn tha nhn nơi b lp không nm hn trong vnh H Long. Cũng cn nói thêm, th danh hiu do UNESCO cp này cũng không đến mc hãnh din lm đâu. Di sn hay không là do mình. Sn là tài sn (vt cht hoc tinh thn), di là truyn li, đ li.Vnh H Long là th di sn đc bit do thiên nhiên ban tng cho đt nước, nó ch có Qung Ninh nhưng bt c người Vit nào, t ông to bà nhn triu đình trung ương, ti đa dân thường đu có trách nhim gìn gi, bo v. Không phi ch H Long, c Bái T Long và vnh Cát Bà đu cn được đi x như thế, bi đu là di sn cn được bo v nghiêm ngt.Vy nên rt l, s xâm phm vào di sn din ra gia thanh thiên bch nht, kéo dài năm này qua năm khác nhưng trung ương không biết, quan chc s ti khô ng biết, h thng chính tr con rui khó bay lt cũng không biết. Nói trng ra là biết, nhưng "c đ thế xem sao". Mt ca trung ương, ca chính quyn tnh nào có mù, nó ch b bt bi th gì đó thôi.Chính quyn Qung Ninh và B Văn hóa thể thao và du lịch đang vòng vo din gii vùng bin b xâm phm không phi là vnh H Long, không phi di sn thiên nhiên thế gii. Điu đó đúng vi thc tế lúc này. Ý ca chính quyn là, do nó "không phi" như thế nên s xâm phm, phá hoi, làm cho nham nh cũng không nghiêm trng lm, có th du di được, áp dng kiu "pht cho tn ti" như nhiu nơi, nhiu v.

Nguyn Thông lưu ý :Chính nhà cm quyn đã công nhn ch b xâm hi là vùng đm, vùng bo v di sn thiên nhiên thế gii. Đã là "vùng bo v" thì cũng cn được bo v, nhưng pht tt, c xâm hi. Li đâu phi ca đa san lp vnh mà ca chính đám đã duyt, cp phép cho nó làm, nhm mt làm ngơ cho nó.Có tin mua tiên cũng được, hung h mua vnh, mua di sn, mua quan chc. C ngó nhng v Vit Á, bay gii cu, AIC thì rõ, nếu không th mua bng tin thì có th mua bng rt nhiu tin (4).

Còn Thái Ho thì dn li chuyn xy ra cách nay my tháng :Vào ngày 12/6/2023, bà Nguyn Th Thu Hà thuc Đoàn Đi biu quc hi tnh Qung Ninh đã đ ngh sa đi Lut Di sn vì theo lut, nhng d án thuc phm vi khu vc mt (vùng lõi) và phm vi khu vc hai (vùng đm) ca di tích phi thuc thm quyn, ch trương đng ý ca Th tướngnhưng quy đnh nhưthế "chưa phù hp vi vic xây dng các công trình nhà dân cũng như cn xin ý kiến ca B Văn hóa thể thao và du lịch là bt cp, to gánh nng v th tc hành chính cho đa phương, doanh nghip và người dân".Bà Hà đ xut chuyn quyn chp thun ch trương đu tư t Th tướng sang cho UBND tnh, vì "các ni dung nêu trên gây khó khăn, vướng mc cho đa phương trong vic trin khai thc hin trong vn đ phát trin kinh tế xã hi" (5) và nhn đnh :Hai năm trước khi bà Hà đ ngh sa lut thì tnh Qung Ninh đã chp thun ch trương đu tư(Quyết đnh s 3787/QĐ-UBND ngày 29/10/2021) và bà Hà cũng chmi đ ngh sa lut, ch lut chưa được sa.Mt d án phi do Th tướng chp thun nhưng UBND tnh Qung Ninh đã "làm thay" và hơn hai năm sau mt Đại biểu quốc hội ca tnh mi đ ngh sa lut, phi chăng là đ cho phù hp vi "thc tế" ?Vic làm này ca UBND tnh Qung Ninh phi chăng là "tin trm hu tu", hay là c ý làm liu đ sau đó "vn đng" sa c lut nhm hp thc hóa nhng sai phm ca mình(6) ?

***

Dương Quc Chính mt trong nhng người bình lun v vic đi x vi "di sn thiên nhiên thế gii" như... "ao làng", cho phép ch đu tư mt d án biến núi đá thành... "hòn non b" ca d án nhìn vn đ có khác hơn nhiu người khác :Cái v "hòn non b" Cm Ph mình ngi thy mùi đánh nhau ! H c v nào mà to sóng dư lun quá mc cn thiết là chc hn có bàn tay lông lá ca người mà ai cũng biết là ai đó ! C Google "lp bin Cm Ph" là ra mt đng báo đánh đng lot. V này anh em quan li Qung Ninh lành ít d nhiu, ch không phi đánh thng doanh nghip đu tư đâu nhưng dư lun chĩa vào nó cho nó lành.V nguyên tc, doanh nghip h xin được đu tư, đu giá này kia... là hoàn toàn đúng lut. Quy hoch và d án đu tư do tnh phê duyt, trong d án (báo cáo nghiên cu kh thi) luôn có phn đánh giá tác đng môi trường, cũng phi được phê duyt ri mi được thi công (dù c ái này hu như là làm màu). Đa s anh em chias thông tin có câu "Sng st, kinh hoàng, dã man…", mình đc cười lăn, vì câu đó nó đy cm xúc gi to đ dn dt dư lun ! Vic Qung Ninh di núi và lp bin din ra hơn chc năm ri, bt đu t vic lp bin làm đường ra đo Tun Châu, ri cái đo đó n mãi ra. Toàn b khu vc âu tàu du lch bên đó là lp bin đó ch. Mình nh hơn chc năm trước còn đng đó nghe anh Tuyn vung tay ch đám sú vt bùn ly "Ch này anh s xây cng du lch, ch kia anh xây khách sn…". Gi vn còn đang lp tiếp !

Ông Chính nhc thêm :Toàn b khu BIM, Marina, Hùng Thng, c khu Sun World, ri đám nhà mình mi đăng video, nguyên khu bãi tm Bãi Cháy là ln bin c đó. Cái đo ca Vinpearl cũng là nhân to đ xây khách sn.Toàn b khu đường bao bin bên Hòn Gai, khu vc bo tàng Qung Ninh, có mt m non b mi, cũng là lp bin mà thành. Người ta còn mi ni dài cái đường bao bin đó ti Cm Ph đ ra thêm hơn 10.000héc ta, đi khái ca H Long hơn 6.000héc ta, ca Cm Ph hơn 5.000héc ta đt ln bin. Và cái khu lên báo kia ngay cnh con đường đó ch gì đâu.Nhìn cái nh là thy nó phi xây được dăm tháng đến c năm ri, lù lù gia thanh thiên bch nht nhưng gi mi lên báo ? ! L thường, vic ngăn chn my cái này phi t bước phê duyt quy hoch, xin ý kiến cng đng (bt buc có). Chng t v này dân đa phương cũng ch quan tâm đâu. Vì dân Qung Ninh thy cnh lp bin này nó quá quen mt, khéo càng mng, vì tnh nhà thay da đi tht, giàu l ên nhanh chóng nh bt đng sn !Tóm li, mình xưa nay vn không ng h vic lp bin ba bãi vì làm nh hưởng đến cnh quan di sn, my năm trước mình đã viết bài trên Tp chí Kiến trúc Vit Nam đ cnh báo vic này. Cnh báo c v môi trường ln cnh quan b biến dng cũng như bt đng sn bong bóng. V này thì quan đim ca mình vn vy thôi. Có điu là vic lp bin đây là nơi xa tít, vùng đm thôi. Còn nhng cái lù lù ngay Bãi Cháy và Hòn Gai thì ch my người bc xúc, kêu than, chng t đng lõa hoc bc xúc theo đám đông, b dn dt !

Ông Chính cho rng :Phát trin đô th khó tránh làm nh hưởng môi trường và cnh quan thiên nhiên b thay thế bng cnh quan nhân to. Đánh giá thit hơn không đơn gin. Qung Ninh còn cái đi đô th ca VIN chưa trin khai na, cái đó mi khng l.V này được thi lên như vy chng t là có mt kế hoch truyn thông. Có l đích ngm là chính quyn Qung Ninh hin ti và quá kh, ri có th liên quan đến bác nào đó trên cao, có trách nhim trong vic "đào núi và lp bin, quyết chí t thành công" (7) !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 13/11/2023

Chú thích

(1) https://tienphong.vn/vu-lap-vung-dem-vinh-ha-long-phat-chu-dau-tu-125-trieu-dong-post1584917.tpo

(2) https://dantri.com.vn/xa-hoi/chinh-phu-chi-dao-kiem-tra-du-an-quay-nui-da-vinh-ha-long-lam-hon-non-bo-20231108230225422.htm

(3) https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/chu-tich-ubnd-tinh-quang-ninh-chi-dao-khan-truong-kiem-tra-du-an-tai-khu-10b-quang-hanh-cam-pha-119231106100851567.htm

(4) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0kSHvc6D7gsdE1jPc6HRuNjFB1Ax12KikcqawRpoGhtXtbSREBk6n7GAybJzfGFkCl&id=100024722048900

(5) https://quochoi.vn/hoatdongcuaquochoi/cackyhopquochoi/quochoikhoaXIII/Pages/danh-sach-ky-hop.aspx?ItemID=76951

(6) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid021toG3nq2g32RkZn1cR9Ey73sLvFYYc8ycvHhGPEjf4sQv2Wnj7FrHukNntqZRpyJl&id=100059910855657

(7) https://www.facebook.com/chinh.duong.quoc.kts/posts/pfbid0u8jQc38cdcRNSRNAUd1W2LFPVQy5wiDsyqM6RnbjNTEjjSp33B2H43fTXkzuqkxUl

***************************

Vụ san lấp tại khu vực vùng đệm Vịnh Hạ Long qua trần tình của Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa

RFA, 13/11/2023

Cục trưởng Cục Di sản Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hiền, vào ngày 13/11 lên tiếng trần tình về dự án đang gây xôn xao công luận là lấp vùng đệm vịnh hạ Long làm biệt thự, nhà liền kề. 

disan2

Hình ảnh khu đô thị mới ở Vịnh Hạ Long - Thanh Niên/Lã Nghĩa Hiếu

Bà Cục trưởng Di sản Lê Thị Thu Hiền được truyền thông Nhà nước dẫn lời trong phát biểu bên lề hội nghị góp ý cho hồ sợ Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) rằng "khu vực thực hiện dự án gây xôn xao dư luận nằm ở vùng đất đồi núi, đầm lấy, khu nuôi thả vịt, không có ngưới dân, không có di sản, di tích, không có quy hoạch du lịch". Theo lời bà Lê thị Thu Hiền đây cũng là khu vực cuối Vịnh Bái Tử Long đổ ra biển". 

Bà Lê Thị Thu Hiền chỉ nhắc việc triển khai dự án phải bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật. 

Bà Cục trưởng Di sản Văn hóa Lê Thị Thu Hiềm còn dẫn quan điểm của UNESCO về phát triển đưa ra hồi năm 2015 là " di sản văn hóa của Việt Nam đã phát triển đúng hướng, vừa bảo tồn được các giá trị cha ông để lại, vừa góp phần phát triễn kinh tế- xã hội, du lịch, nâng cao vị thế, bai trò của Việt Nam trên trường quốc tế".

Dự án mà bà Lê Thị Thu Hiền nhắc đến là dự án nằm bên bờ vịnh Bái Tử Long và gần tuyến đường ven biển Hạ Long- Cẩm Phả với mức đầu tư 1.232 tỷ đồng. Dự án có diện tích gần 32 ha ; trong đó có 3,88 ha thuộc vùng đệm Vịnh Hạ Long.

Báo Nhà nước cho biết quy mô của dự án có các hạng mục bao gồm 451 căn biệt thự và nhà ở liền kề ; xây thô và hoàn thiện mặt ngoài 52 căn biệt thự. Ngoài ra còn có các công trình thương mại dịch vụ, trong đó có các khách sạn bảy tầng.

Dự án đã được Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Ninh chấp nhận chủ trương đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất và công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất từ cuối năm 2021.

Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Đỗ Gia Capital là đơn vị trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.

Dư luận trên mạng xã hội Việt Nam suốt những ngày qua lo ngại Vịnh Hạ Long đang bị "xẻ thịt", gây tác động xấu đến môi trường.

Trước thông tin báo động tư báo chí và mạng xã hội, vào ngày 6/11, UBND Thành phố Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh) đã ra văn bản yêu cầu chủ đầu tư dừng thi công, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng của UBND TP Cẫm Phả để thực hiện các nội dung liên quan trong công tác quản lý Nhà nước và các quy định của pháp luật Việt Nam.

Nguồn : RFA, 13/11/2023

Additional Info

  • Author Trân Văn, RFA
Published in Diễn đàn

Công luận sẽ được lắng nghe ?

Ngày 5/11/2023, Báo Tiền Phong có bài viết "Dự án khu đô thị quây núi đá vịnh Hạ Long làm 'hòn non bộ'" với hình ảnh đất đá lấp vịnh, quây núi đá vôi gây xôn xao dư luận.

halong1

Một khách du lịch đang ngắm vịnh Hạ Long AFP

Vịnh Hạ Long được UNESCO hai lần công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới vào năm 1994 và năm 2000. Dự án lấp vùng đệm vịnh Hạ Long làm biệt thự, nhà liền kề bị dư luận xã hội cho là đang hủy hoại một di sản thiên nhiên tầm cỡ quốc tế. Một số chuyên gia về môi trường cũng lên tiếng về dự án này.

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, hiện là Giảng viên chính Khoa Môi trường và Tài nguyên Trường Đại học Cần Thơ, nói với RFA quan điểm của ông sáng 13 tháng 11 năm 2023 :

"Theo tôi, dù chủ là vùng đệm nhưng không thể nào chỉ dựa vào một cái quyết định của cấp tỉnh hay cấp địa phương để xâm phạm vào môi trường đó, bởi Vịnh hạ Long đã được công nhận là di sản thế giới.

Những người làm dự án này không tham khảo, tham vấn các nhà khoa học ; không tham vấn cả nơi công nhân Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới. Đó là điều không nên. Tôi thấy bây giờ phải dừng dự án và rà soát lại hết xem dự án gây xâm hại cho vùng di sản như thế nào. Bởi vì di sản không phải ở đâu cũng có trong khi chuyện xây dựng khu du lịch hay khu đô thị thì còn rất nhiều chỗ khác. Một khi đã phá thì rất khó sửa chữa nên phải rất thận trọng.

Đây mới có sự đồng ý của cấp địa phương thôi trong khi đây không phải là di sản của địa phương. Nó là di sản của Việt Nam và thế giới. Chính phủ phải có ý kiến và tìm hiểu coi sai trái từ đâu để trả lời cho công luận !"

Dự án khu đô thị này có diện tích gần 32 ha, trong đó có 3,88 ha thuộc vùng đệm Vịnh Hạ Long. Dự án bao gồm 451 căn biệt thự và nhà ở liền kề, một số khách sạn cao tầng cùng các công trình thương mại dịch vụ.

Dự án đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh chấp nhận chủ trương đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất và công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất từ cuối năm 2021. Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Đỗ Gia Capital là đơn vị trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.

halong2

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu nhận định của ông với RFA sáng 13 tháng 11 năm 2023 :

"Thứ nhất, xét về mặt dự án với cách thể hiện như hiện nay thì có vẻ như cái quy hoạch 1/500 cho khu vực đô thị này chắc có vấn đề quy hoạch không đúng hoặc quy hoạch đúng nhưng thực hiện sai. Thứ hai là câu chuyện đấu giá quyền sử dụng đất ở đấy. Tức là giá trúng cao hơn giá khởi điểm chỉ một chút thôi. Như vậy người ta có thể đặt vấn đề có vở kịch đấu giá nào ở đây hay không ?

Thế còn ý kiến riêng của tôi thì tôi cho rằng, dự án này là dự án xâm hại di sản thế giới. Đó là điều chắc chắn. Làm thay đổi cảnh quan của vịnh thì tội này không thể tha được. Nếu tỉnh không xử lý thì chính phủ phải xử lý".

Giáo sư Đặng Hùng Võ nói thêm, nếu ai đó ở Bộ Văn hóa mà ủng hộ dự án này thì phải xem lại trình độ của người này, bởi theo hồ sơ dự án thì thấy các cơ quan, các bộ ngành ở trung ương đều thống nhất với dự án.

Ông Vũ Minh Trí, cựu trung tá quân đội cho rằng, dư luận có thể bị truyền thông lề phải dẫn dắt trong vụ này. Ông phân tích :

"Đầu tiên, người khơi ra vụ này không phải là một nhà báo độc lập hay một nhà đấu tranh về môi trường, hay là một các nhân nào đó độc lập với chính quyền, mà người khơi ra vụ này là một tờ báo của Nhà nước, cụ thể là báo Tiền Phong, và dân mạng hùa vào theo. Tôi nghĩ ở đây có sự dẫn dắt từ phía nhà nước hoặc một thế lực nào đó từ phía nhà nước. Phe này muốn đánh phe kia chứ không phải một việc làm có tính khách quan, sự thật. Đó là thứ nhất.

Thứ hai, dư luận rầm rộ bàn nhưng tất cả đều nói khơi khơi chứ tôi chưa thấy ai dẫn ra một điều luật, bản đồ hay tài liệu gì tham chiếu để nói công trình ấy đã vi phạm luật pháp của Việt Nam. Trong khi đó, những văn bản công khai đều cho thấy dự án này không phải được tiến hành đột xuất, mà mọi thứ đều được phê duyệt đúng quy trình từ trên xuống dưới. Vừa rồi doanh nghiệp bị phạt không phải vì thực hiện dự án, mà bị phạt vì không có biện pháp bảo đảm thi công. Do đó, chúng ta nên chậm lại một nhịp xem diễn biến ra sao, đừng bập theo sự dẫn dắt của truyền thông lề phải thì nhiều khi lại lỡ trớn".

Tại Hội nghị thông tin báo chí thường kỳ hai ngày sau đó, bà Phạm Thùy Dương, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh, khẳng định việc triển khai dự án là đúng và đầy đủ về mặt pháp lý. Chủ đầu tư chỉ sai phạm trong quá trình thi công. Cùng ngày, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường phạt chủ đầu tư dự án lấn biển vịnh Hạ Long là Công ty trách nhiệm hữu hạn Đỗ Gia Capital 125 triệu đồng. Lý do được nêu ra là đã không công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

Ngoài ý kiến của các chuyên gia, người dân trong nước, ông Cù Huy Hà Vũ, một tiến sĩ luật hiện đang cư trú ở Hoa Kỳ, cho RFA biết, ông đã gởi một bản kiến nghị qua email đến Quốc Hội Việt Nam ; Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ; Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ ; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ; Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc Hội ; Ủy ban Tư pháp của Quốc Hội ; Ủy ban Luật pháp của Quốc Hội ; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm ; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí.

Bản kiến nghị cũng kêu gọi truy cứu trách nhiệm hình sự Chủ tịch UBND tỉnh Quảng ninh và giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Đỗ Gia Capital. Kiến nghị cách chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do đã hủy hoại và tiếp tay hủy hoại vịnh Hạ Long.

Theo Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, "việc Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cấp phép thực hiện Dự án và việc Công ty trách nhiệm hữu hạn Đỗ Gia Capital đang san lấp 3,88 ha nằm trong vùng đệm - khu vực 2 của Di tích quốc gia đặc biệt Vịnh Hạ Long để thực hiện Dự án là các hành vi hủy hoại nghiêm trọng Vịnh Hạ Long, vi phạm nghiêm trọng Điều 32 Luật Di sản văn hóa. Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh và Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Đỗ Gia Capital và các cá nhân có liên quan khác phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các Điều 71 và 72 Luật Di sản văn hóa.

Về Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, quan chức này là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Chính phủ về việc thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa theo Khoản 2 Điều 55 Luật Di sản văn hóa. Dưới sự điều hành của Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, thay vì bác bỏ Dự án theo quy định của Luật Di sản văn hóa thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thông qua Dự án, dẫn đến Di tích quốc gia đặc biệt Vịnh Hạ Long bị hủy hoại nghiêm trọng".

halong3

Trao đổi với RFA, Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ tin tưởng rằng Nhà nước Việt Nam sẽ sớm hủy bỏ tất cả các công trình xây dựng trong vùng bảo vệ 2, tức vùng đệm của Vịnh Hạ Long đồng thời chính quyền tỉnh Quảng Ninh và công ty Đỗ Gia phải phá bỏ mọi công trình đã được thực hiện, kể cả các đường đất đã làm để phục hồi nguyên trạng Vịnh Hạ Long. Ông nói với RFA :

"Đây là một cuộc xâm lăng lãnh thổ Việt Nam từ chính chính quyền trong nước, cụ thể là Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh với sự tiếp tay của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nói cách khác, đó là một cuộc nội xâm ! Do đó Kiến nghị của Tiến sĩ Vũ là một Kiến nghị bảo vệ lãnh thổ quốc gia Việt Nam chống giặc nội xâm !

Nếu Nhà nước Việt Nam không làm theo Kiến nghị của tôi thì điều đó cho thấy Nhà nước pháp quyền không tồn tại ở Việt Nam !"

Hồi tháng 5/2005, ông Cù Huy Hà Vũ đã phát đơn khởi kiện UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế về quyết định cấp phép đầu tư xây dựng dự án khách sạn Life Resort trên đồi Vọng Cảnh. Đây là một dự án được dư luận và báo chí quan tâm thời điểm đó. Theo ông Vũ, việc khởi kiện là để bảo vệ di sản văn hoá Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.

Chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế lúc đó đã dừng dự án này lại.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 13/11/2023

Published in Diễn đàn

Báo Tiền Phong hôm 5/11 đã đăng tải các hình ảnh cho thấy một dự án đang được thực hiện bao quanh khu núi đá di sản vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Tờ báo mô tả nhiều đoàn xe chở đất đá san lấp, thuộc dự án Khu đô thị 10B, được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt năm 2021.

halong01

UBND Thành phố Cẩm Phả đã yêu cầu chủ đầu tư dự án đô thị có 3,88ha thuộc vùng đệm vịnh Hạ Long phải dừng thi công để khắc phục một số vấn đề môi trường. Hình ảnh phản cảm của Dự án Khu đô thị tại khu 10B, phường Quang Hanh, Thành phố Cẩm Phả. Ảnh : Tùng Dương

Điều đáng nói, vị trí thực hiện dự án Khu đô thị 10B nằm trong vùng đệm của vịnh Hạ Long và hình ảnh cho thấy những xe dự án tải đã đổ đất vượt ra bên ngoài vị trí các núi đá, sát bờ vịnh.

Đây là dự án Khu đô thị 10B, được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt năm 2021 và công ty Đỗ Gia Capital trúng thầu với giá là 1.192 tỉ đồng với tổng diện tích gần 32 ha.

Trong quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường của dự án, UBND tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu bên thắng thầu phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến diện tích rừng lân cận và khu vực dân cư giáp dự án.

Bên cạnh đó, phải đảm bảo hoạt động của dự án không ảnh hưởng đến sinh trưởng của rừng ngập mặn lân cận ; thi công theo đúng thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định ; nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại đến hệ thống núi đá vôi trong và ngoài phạm vi dự án.

Nhưng thực tế, báo chí phản ánh dự án này khi thi công san lấp mặt bằng đã lấn ra vịnh Hạ Long, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước vịnh. Việc đổ đất trực tiếp xuống vùng nước vịnh Hạ Long mà không có giải pháp bảo vệ môi trường làm mất cảnh quan, nguy cơ không giữ được màu trong xanh của nước, gây hại cho môi trường.

Tờ Thanh Niên cho hay, nhiều diện tích rừng ngập mặn xung quanh dự án đang chuyển màu từ xanh sang đen ; nước biển nhiều chỗ cũng chuyển màu.

Sau khi dư luận lên tiếng, đoàn kiểm tra đã phát hiện dự án lấn biển này có nhiều lỗi vi phạm.

Bài viết và những hình ảnh phản ánh tình trạng đất cát đổ quanh vùng đệm Hạ Long khiến nhiều người dân bức xúc, nhiều người đã dùng lối nói tếu táo gọi dự án trên đã coi vịnh Hạ Long làm 'hòn non bộ' của riêng mình.

Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang viết trên Facebook :

"Khi tưởng là đã biết hết muôn vẻ của lòng tham con người thì lại một lần nữa, nó làm ta bất ngờ. Không chỉ ở muôn nơi trên đất liền khác, người ta còn đang cấp tập "phân lô bán nền"… vịnh Hạ Long như thế này đây".

Nhà bảo tồn động vật hoang dã Trang Nguyễn thì đăng ý kiến :

"Có nơi nào như đất nước này ? Khi từ lúc đi học lớp "vỡ lòng" đã được dạy nghêu ngao câu "rừng vàng biển bạc". Và bởi vì rừng vàng biển bạc, nên cứ thế mà bán thôi. Vàng mà, bạc mà, dùng để buôn để bán, để đầu tư chứ giữ làm gì. Ai điên đi ngồi không canh mỏ vàng".

Dự án khu đô thị 10B có gần 3,9 ha nằm trong khu vực bảo vệ II (vùng đệm) của di tích quốc gia đặc biệt vịnh Hạ Long, chiếm hơn 12% tổng diện tích dự án.

Tờ Người Lao Động dẫn kết quả kiểm tra cho thấy chủ đầu tư dự án chưa thực hiện đúng các biện pháp để bảo vệ môi trường như phía trong của đường công vụ kiêm đê quây có thiết kế lớp vải địa kỹ thuật ; vét bùn phía dưới trước khi thi công ; vét bùn trồi trong quá trình thi công ;

Dự án cũng chưa thực hiện toàn bộ đê quây kết hợp xử lý nền các tuyến kè bao quanh để ngăn bùn trồi. Về mặt pháp lý, dự án có đầy đủ giấy phép mặt bằng thi công và biện pháp thi công.

Trang VnExpress dẫn lời công ty Đỗ Gia Capital, chủ đầu tư dự án cho biết đã triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường theo kiến nghị của cơ quan chức năng. Hiện, công ty sẽ tuân thủ việc dừng thi công san lấp làm đường công vụ theo đúng yêu cầu của Thành phố Cẩm Phả.

Trong bài viết phản ánh về dự án lấn biển vùng vịnh Hạ Long, tờ South China Morning Post viết rằng, sự phát triển nhanh chóng của thành phố Hạ Long – nơi hiện có cáp treo, khu vui chơi giải trí, khách sạn sang trọng và hàng nghìn ngôi nhà mới – đã "gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái vịnh".

Vịnh Hạ Long được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt ngày 12/8/2009, được UNESCO hai lần công nhận di sản thiên nhiên thế giới nhờ giá trị nổi bật toàn cầu về thẩm mỹ năm 1994 và giá trị địa chất - địa mạo năm 2000.

Các nhà bảo tồn ước tính ban đầu có khoảng 234 loại san hô trong vịnh – hiện nay con số này chỉ còn khoảng một nửa. Nhưng trên hết, nhựa, rác thải vẫn đang là mối quan tâm lớn.

Theo Ban quản lý vịnh Hạ Long, kể từ đầu tháng 3 năm nay, khoảng 10.000m3 rác - đủ để lấp đầy 4 bể bơi tiêu chuẩn Olympic được thu gom ra khỏi mặt nước. Ban quản lý này cũng đề nghị các cơ quan chức năng xử phạt nghiêm hành vi vi phạm về môi trường đối với chủ đầu tư dự án khu đô thị tại khu 10B.

BBC đã liên hệ với Ban quản lý vịnh Hạ Long về vụ việc nhưng chưa nhận được phản hồi.

Tháng 10/2023, Ovation Network đã chia sẻ độc quyền với Forbes danh sách 24 điểm đến tốt nhất năm 2024, trong đó có Vịnh Hạ Long của Việt Nam. Ovation Network đã dành những lời khen có cánh cho địa điểm này và gọi là điểm đến cho tất cả mọi người.

Báo Lao Động ghi nhận, đợt lễ 29/4-2/5, có gần 625.000 lượt khách du lịch, tham quan đến Quảng Ninh với Hạ Long vẫn đứng đầu do là thủ phủ nhờ vào vịnh Hạ Long.

BBC, 07/11/2023

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt
Published in Việt Nam

Việt Nam – Trung Quốc sắp thống nhất vùng đánh cá ở Vịnh Bắc Bộ

RFA, 04/09/2020

Việt Nam và Trung Quốc sắp tổ chức họp trực tuyến liên quan đến Hiệp định Hợp tác Nghề cá ở khu vực Vịnh Bắc Bộ giai đoạn mới, nhằm thống nhất vùng đánh cá chung.

vinh1

Hình chụp hôm 16/8/2020 : các tàu cá của Trung Quốc từ tỉnh Hải Nam chuẩn bị xuống Biển Đông - Tân Hoa Xã

Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin hôm 4/9 trích lời ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Nông nghiệp và phát triển nông thôn)) cho biết hiệp định sắp tới này sẽ giúp ngư dân Việt Nam được khai thác an toàn, hiệu quả.

Trong khi đó, ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, nói Hiệp định Hợp tác Nghề cá trong vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện tại đã hết hiệu lực. Ông này kêu gọi cần phải thông báo rộng rãi đến ngư dân vì có thể không nắm được thông tin.

Tổng cục Thủy sản Việt Nam cho hay trong khi chờ hiệp định đàm phán, ngư dân Việt Nam được khuyến cáo không vượt sang phía Đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ.

Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam nhấn mạnh dù Vịnh Bắc Bộ không phải là khu vực giàu thủy sản nhưng lượng tàu cá của hai nước, đặc biệt là Trung Quốc sử dụng tàu to đánh bắt nhiều nên lấn át việc khai thác của ngư dân Việt Nam.

Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam cũng lên tiếng phản đối "Quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông" do Trung Quốc đơn phương ban hành (có hiệu lực từ 1/5 đến 16/8). Ông này nói quy chế không có hiệu lực pháp lý đối với các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Hồi giữa tháng 8, truyền thông Nhà nước Trung Quốc loan tin cho hay hàng nghìn tàu cá Trung Quốc ở đảo Hải Nam đã tràn xuống Biển Đông đi đánh bắt.

Theo diễn biến liên quan, chính phủ Trung Quốc vừa phê duyệt thêm hai nhà máy điện hạt nhân ở Hải Nam (cách Hải Phòng hơn 100km) và Chiết Giang.

Hai nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc ở Hải Nam và Triết Giang dự kiến hoàn thành lần lượt vào hai năm 2026 và 2025.

Thủ tướng Lý Khắc Cường nói các dự án nhằm đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy kinh tế và cải thiện an ninh năng lượng trong tương lai.

*******************

Phạt 300 triệu đối với tàu đổ trộm chất thải xuống vùng lõi vịnh Hạ Long

RFA, 04/09/2020

Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh vừa có quyết định xử phạt hành chính 300 triệu đồng đối với thuyền trưởng Phạm Văn Thắng và thủy thủ Phạm Văn Doanh của tàu QN – 5154 về hành vi đổ thải trái phép xuống vùng lõi vịnh Hạ Long. Báo Nhà nước Việt Nam loan tin ngày 4/9.

vinh2

Tàu QN-5154 bị bắt quả tang đang xả khoảng 100m2 bùn đất trên khoang tàu xuống biển. Nguồn : nhandan.com.vn

Phòng Cảnh sát đường thủy Công an tỉnh Quảng Ninh bắt quả tang Phạm Văn Thắng và Phạm Văn Doanh đã tự ý mở cửa xả thải đáy, xả toàn bộ chất thải khoảng 100m2 bùn đất từ khoang tàu xuống vùng biển Hòn Mẹt, thuộc vùng lõi vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, báo ko cho biết cụ thể bắt quả tang ngày nào.

Tàu QN – 5154 thuộc Công ty TNHH Yên Hải, trụ sở tại phường Yên Hải, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh.

Phạm Văn Thắng khai nhận với cơ quan chức năng rằng từ tháng 6/2020, ông được Công ty TNHH Yên Hải phân công sử dụng phương tiện tàu QN – 5154 để chở chất thải nạo vét từ dự án mở rộng cảng Hải đội 2 về đổ tại dự án sân Golf Tuần Châu, thành phố Hạ Long.

Nguyên nhân của hành vi xả thải trái phép được Thắng nói nhằm tiết kiệm nhiên liệu và thời gian chạy chuyến.

Phía cơ quan chức năng hiện đang hoàn chỉnh hồ sơ và sẽ xử lý vụ việc theo quy định pháp luật.

**********************

Thủy lợi Krông Pách thượng ở Đắk Lắk đe dọa tính mạng người dân

RFA, 03/09/2020

Dự án thủy lợi Krông Pách Thượng ở Đắk Đắk trị giá 4.400 tỷ đồng sau 11 năm vẫn chưa hoàn thành đang đe dọa tính mạng và tài sản người dân khi lũ xảy ra.

vinh3

Mẫu phối cảnh dự án thủy lợi Krông Pách Thượng ở Đắk Lắk - Courtesy of Công ty cổ phần Xây dựng và Nhân lực Việt Nam

Đó là nhận định của đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu trong buổi làm việc hôm 3/9 với Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk để tìm giải pháp thúc đẩy tiến độ dự án Krông Pách Thượng.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin cùng ngày cho biết buổi làm việc tập trung vào hai vấn đề đáng lo ngại nhất ở dự án này là tình trạng mưa lũ đe dọa tính mạng, tài sản người dân và khả năng mất vốn do dự án chậm giải ngân, chậm giải phóng mặt bằng.

Đại diện Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết vào trung tuần tháng 8 vừa qua, lượng mưa trong lòng hồ Krông Pách Thượng đạt mức 30 – 40 mm nhưng đã gây ngập lụt hàng chục hecta. Cơ quan nhà nước này dự đoán nếu sắp tới lượng mưa đạt 100mm thì sẽ ảnh hưởng lớn đến tính mạng, tài sản người dân ở địa phương.

Về tình trạng vốn của dự án, đại diện Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết có 210 tỷ chuyển tiếp từ 2019 nhưng đến nay vẫn chưa giải ngân và dự báo sẽ khó giải ngân hết dẫn đến khả năng bị cắt vốn.

Trong diễn biến liên quan, tuyến tàu cao tốc Cần Thơ – Trần Đề - Côn Đảo vận hành từ cuối tháng 12/2019 đã gây ra tình trạng sạt lở hai bên bờ, hư hại xuồng ghe, ngư cụ của người dân.

Ủy ban Nhân dân huyện Kế Sách (Sóc Trăng) cho biết sóng do tuyến tàu này gây ra đã làm sạt lở 37 đoạn chân đê dài 1500m ; gây 34 vụ chìm xuồng, ghe, hư hỏng phương tiện ; 11 lần lưới, ngư cụ của người dân bị cuốn trôi.

Hồi đầu tháng 8, Sở Giao thông – Vận tải tỉnh Sóc Trăng đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan khắc phục tình trạng nói trên.

Cảng vụ Hàng hải Cần Thơ đã trả lời cho biết đã xử lý một chuyến chạy sai tuyến quy định của tàu gây thiệt hại phương tiện, nhưng chưa thể hạn chế tốc độ chạy của tàu.

********************

Đắk Nông khởi tố đường dây đánh bạc tiền tỉ

RFA, 04/09/2020

Cơ quan cảnh sát điều tra thuộc Công an tỉnh Đắk Nông vào ngày 4/9 đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố đối với tám bị can để điều tra làm rõ về hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc lên đến gần 2 tỉ đồng. Báo Nhà nước Việt Nam loan tin cùng ngày.

vinh4

Khởi tố nhóm người trong đường dây lô đề tiền tỉ. Nguồn : plo.vn

Tám người bị khởi tố đều cùng cùng trú huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông, bao gồm Nguyễn Thị Triều, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Bảo Thái, Võ Thị Tám, Huỳnh Văn Bảy, Đặng Thị Thanh Trang, Huỳnh Thị Nở và Nguyễn Thị Liên Trực.

Bốn trong số 8 người vừa nêu hiện đang bị bắt tạm giam, bốn người còn lại bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm rời khỏi địa phương.

Những người bị khởi tố nằm trong số 19 người bị bắt giữ khi Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp với Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Đắk Nông triệt phá sáu điểm đánh bạc dưới hình thức ghi số đề tại thị trấn Đắk Mil, xã Đắk Lao và Đức Mạnh, huyện Đắk Mil vào chiều 25/8.

Theo cơ quan điều tra, nhóm người này đã giao dịch đánh bạc với số tiền khoảng 2 tỉ đồng chỉ trong vòng 15 ngày gần đây.

**********************

Cựu giám đốc chi nhánh Ocean Bank Hải Phòng lãnh án tử hình vì tội tham ô

RFA, 04/09/2020

Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng ngày 4/9 tuyên án tử hình đối với bà Trần Thị Kim Chi - Cựu giám đốc chi nhánh Ocean Bank Hải Phòng về tội ‘Tham ô tài sản’, chiếm đoạt gần 414 tỉ của ngân hàng.

vinh5

4 bị cáo tại phiên tòa 4/9/2020. Nguồn : VTC

Báo trong nước loan tin cùng ngày, dẫn kết quả phiên tòa sơ thẩm sau nhiều ngày xét xử.

Ngoài bà Kim Chi, 3 bị cáo khác trong vụ án cũng bị tuyên án cùng tội ‘Tham ô tài sản’. Trong đó, 2 người bị án chung thân gồm Lê Vương Hoàng - nguyên kiểm soát viên và Nguyễn Thị Minh Huệ - nguyên Trưởng phòng Kế toán kho quỹ.

Bị cáo còn lại là Chu Văn Nha - nguyên thủ quỹ Ocean Bank Hải Phòng nhận án 20 năm tù.

Trong cáo trạng đọc tại tòa, 4 bị cáo từ năm 2012 đến tháng 8/2017 đã chiếm đoạt của Oceanbank Hải Phòng số tiền gần 414 tỉ đồng bằng cách nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng nhưng không hạch toán vào hệ thống quản lý của ngân hàng, tất toán khống, lập khống hồ sơ vay cầm cố thẻ tiết kiệm của khách hàng, phát hành 109 thẻ tiết kiệm ngoài hệ thống cho 27 khách hàng.

Ngoài tuyên án đối với 4 bị cáo, Hội đồng xét xử còn buộc OceanBank bồi thường toàn bộ số tiền cho 27 khách cùng số tiền lãi phát sinh theo trách nhiệm dân sự.

Bà Trần Thị Kim Chi Chi phải bồi thường cho OceanBank toàn bộ số tiền đã tham ô 353,5 tỉ và 2,7 triệu USD cùng số tiền lãi phát sinh. Ba người còn lai phải bồi thường tiền lãi phát sinh cho OceanBank.

Cũng tin liên quan, 10 cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và 3 lãnh đạo ở các công ty khác vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố do có liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Phát triển Điện lực Sài Gòn, Công ty cổ phần M&C và GPBank khiến GPBank thiệt hại 961 tỷ đồng.

Cụ thể, ông Tạ Bá Long - nguyên Chủ tịch GPBank ; Phạm Quyết Thắng - nguyên Tổng Giám đốc GPBank, cùng 8 người khác nguyên là lãnh đạo, cán bộ GPBank bị đề nghị truy tố về hành vi "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng".

Ba người còn lại bị đề nghị truy tố về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" gồm ông Phùng Ngọc Khánh - nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sài Gòn One Tower, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần M&C ; Nguyễn Trọng Hiếu, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Phát triển Điện lực Sài Gòn ; Kim Văn Bộ, nguyên Phó Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển Điện lực Sài Gòn.

Additional Info

  • Author RFA tồng hợp
Published in Việt Nam

Vinalines lỗ hơn 600 tỷ đồng sau 6 tháng hoạt động (RFA, 14/08/2019)

Sau khi đi vào hoạt động được gần 8 tháng của năm 2019, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã báo cáo thua lỗ hơn 630 tỉ đồng, trong đó chỉ riêng quý II là 495,5 tỷ đồng.

pha1

Tàu Vinalines Sky qua hai lần đấu giá vẫn chưa chào bán thành công - Vietnamfinance

Báo trong nước loan tin ngày 14/8, trích báo cáo tài chính quý II năm 2019 của Vinalines.

Theo báo cáo, từ tháng 4 đến tháng 6, Vinalines đã tạo ra doanh thu hơn 5.500 tỷ đồng, nhưng thua lỗ gần 500 tỷ đồng.

Nguyên nhân lợi nhuận bị xói mòn được Vinalines nhận xét là do khoảng cách giữa doanh thu và giá vốn quá gần vì phải bán các tàu và tài sản hoạt động không hiệu quả theo kế hoạch mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

Ngày 29/5 vừa qua, Vinalines phải chi hơn 415 tỷ đồng để tiếp quản trở lại 75,01% Cảng Quy Nhơn sau khi chuyển nhượng sai quy định cho Công ty Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành 5 năm trước.

********************

Bamboo Airways lỗ hơn 300 tỷ đồng sau 3 tháng hoạt động (RFA, 14/08/2019)

Ông Trịnh Văn Quyết chủ tịch tập đoàn FLC, chủ sở hữu hãng hàng không Bamboo Airways. AFP

Theo văn bản của Bộ Tài Chính, sau hơn 3 tháng bay, hãng hàng không Bamboo Airways đã lỗ hơn 300 tỷ đồng, do đó UBND tỉnh Bình Định cần góp ý, xem xét kỹ phương án mua thêm máy bay của hãng này.

pha2

Sau hơn 3 tháng bay, hãng hàng không Bamboo Airways đã lỗ hơn 300 tỷ đồng - Ảnh minh họa

Báo trong nước loan tin này vào ngày 14/8.

Dù mới chính thức cất cánh vào ngày 16/1/2019 nhưng Bamboo Airways thuộc tập đoàn FLC đã xin tăng số lượng máy bay từ mức phê duyệt là 10 chiếc đến năm 2023 lên 22 máy bay ngay trong năm 2019 và 30 chiếc vào năm 2023. Tổng mức đầu tư cũng tăng lên 8.300 tỉ đồng.

Vào ngày 21/6, Bộ Giao thông Vận tải sau khi họp với Cục Hàng không và các ban ngành liên quan đã thống nhất cho Bamboo Airways tăng quy mô từ 10 máy bay như hiện nay lên 30 máy bay vào năm 2023 và báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định.

Đến ngày 14/8, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký phê duyệt chủ trương mua thêm 20 máy bay của Bamboo Airways.

Tuy nhiên trong cùng ngày, Bộ Tài chính đã gửi văn bản đến Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định đề nghị lãnh đạo tỉnh cần rà soát kỹ vì hãng này chưa thuyết minh được tính hiệu quả.

Trong văn bản của Bộ Tài chính chỉ ra chỉ sau 3 tháng cất cánh, Bamboo Airways đã lỗ 329 tỷ đồng. Trong khi đó, FLC - công ty mẹ của Bamboo Airways trong báo cáo tài chính năm 2018 đã nợ hơn 13.000 tỷ đồng, chiếm 59% tổng tài sản công ty.

Trong văn bản, Bộ Tài chính kết luận, hoạt động của FLC phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ, do đó, nếu FLC cam kết bảo lãnh mọi nghĩa vụ của Bamboo Airways phát sinh từ hợp đồng thuê, mua máy bay thì FLC và Bamboo Airways cần giải trình khả năng tài chính để thực hiện quyền bảo lãnh, nghĩa vụ liên quan…

****************

Lãnh đạo Thành phố Hải Phòng cam kết đảm bảo quyền lợi cho 2.500 công nhân sau khi chủ Đài Loan bỏ trốn (RFA, 14/08/2019)

Hai ngày sau khi ông chủ và chuyên gia người Đài Loan tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Kai Yang Việt Nam biến mất không rõ lý do, khiến 2.500 công nhân lo mất việc, ngày 14/8 lãnh đạo UBND thành phố Hải Phòng đã chính thức vào cuộc.

pha3

Hàng ngàn công nhân công ty Kai Yang (Hải Phòng)lo lắng mất việc làm sau khi ông chủ Đài Loan biến mất -Courtesy of Báo Chính Phủ

Cụ thể, theo Báo Chính Phủ loan tin cùng ngày, Chủ tịch thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã trực tiếp chỉ đạo các ban, ngành và địa phương nhanh chóng bảo đảm quyền lợi cho công nhân lao động tại Công ty Kai Yang. Ông Tùng tuyên bố, nếu xảy ra nợ xấu, thành phố sẽ có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi, lợi ích chính đáng cho người lao động. Ông Tùng cũng giao Sở Lao động thương binh xã hội phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội rà soát giải quyết các chế độ thai sản, ốm đau cho công nhân công ty Kai Yang.

Theo báo cáo của UBND thành phố Hải Phòng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Kai Yang Việt Nam có địa chỉ tại 196 đường Hoàng Quốc Việt, quận Kiến An) là doanh nghiệp 100 vốn đầu tư của Đài Loan, do ông Huang Shang Che làm tổng giám đốc. Kai Yang chuyên sản xuất các loại giày da xuất khẩu và có gần 2.500 công nhân, nhân viên đang làm việc tại công ty.

Công ty bắt đầu hoạt động từ năm 2005 và được báo cáo là kinh doanh khá ổn định hơn 10 năm qua.

Sau khi ông chủ Đài Loan và chuyên gia bỏ trốn không rõ lý do vào sáng 12/8, toàn bộ nhà máy bị ngân hàng niêm phong do nợ tiền ngân hàng. Ngoài ra, theo báo cáo của thành phố Hải Phòng, tính đến thời điểm này, công ty Kai Yang đang nợ tiền bảo hiểm, tiền lương tháng 7 của gần 2.500 công nhân, nhân viên, nợ tiền công đoàn và nợ ngân hàng cùng các đối tác làm ăn khác.

Bà Chu Thị Kim Oanh, Chủ tịch Công đoàn của công ty Kai Yang cho biết, trước mắt công nhân tạm nghỉ việc một thời gian. Bà Oanh cũng xác nhận, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty đã đồng ý bay sang Việt Nam để thống nhất cách trả lương tháng 7 cho công nhân và cố gắng duy trì công việc cho 2.500 công nhân.

Nôn nóng muốn biết "số phận" của mình như thế nào, hàng trăm công nhân đã tập trung tại công ty Kai Yang vào sáng 14/8 để mong gặp ông Chủ tịch như lời bà Oanh thông báo, nhưng đến cuối ngày họ được cho biết ông Chủ tịch chưa thể có mặt…

****************

Bộ Tài Nguyên đề nghị xử lý nhiều dự án xâm phạm vịnh Hạ Long (RFA, 14/08/2019)

Bộ Tài nguyên và môi trường đã có văn bản đề nghị tỉnh Quảng Ninh, rà soát lại các quy hoạch, kiên quyết xử lý các dự án đang triển khai để tránh xảy ra sai phạm trước việc nhiều dự án xâm phạm vịnh Hạ Long. Báo chí trong nước đăng thông tin này hôm 14/8/2019.

pha4

Vịnh Hạ Long - AFP

Theo tin, tỉnh Quảng Ninh phải rà soát lại các quy hoạch, kế hoạch, các dự án đầu tư mới cũng như các dự án đang được triển khai liên quan, đồng thời thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý bảo vệ môi trường khu vực Vịnh Hạ Long và báo cáo về Bộ trước ngày 25/8/2019, để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Tin cũng cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra một số dự án sai phạm điển hình gồm : Dự án Khu du lịch Tuần Châu, thành phố Hạ Long (thi công ngoài ranh giới được giao), Dự án "Cải tạo, nâng cấp bến cập tàu động Mê Cung" và Dự án "Cải tạo, nâng cấp bến cập tàu động hang Tiên Ông" (thi công xây dựng khi báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt).

Hồi tháng 5/2019, lãnh đạo bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch cũng đã yêu cầu Thanh tra bộ chủ động kiểm tra, xử lý vi phạm vùng lõi di sản vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) bị bê tông hóa. Bộ trưởng bộ này là ông Nguyễn Ngọc Thiện giao cục Di sản Văn hóa chủ trì, phối hợp với Thanh tra bộ làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan về vấn đề quản lý vịnh Hạ Long, đề xuất phương án bảo vệ di sản.

Vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí về vẻ đẹp cảnh quan vào ngày 17/12/1994. Sau đó, nơi đây lần thứ hai được vinh danh là di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí về giá trị địa chất.

Published in Việt Nam

Mùa hè đến, hàng triệu người lại di chuyển để đi khám phá các vùng miền hay những quốc gia khác nhau. Du lịch đại chúng có thể đem lại điều tốt nhất như tạo ra hàng triệu việc làm nhưng cũng có thể mang lại điều tệ hại nhất : Tàn phá môi trường những nơi họ đi qua. Ví dụ điển hình là trường hợp vịnh Hạ Long tại Việt Nam.

halong1

Non nước vịnh Hạ Long "tràn ngập" các thuyền chở khách du lịch. Wikimedia Commons.

Du lịch bãi biển : Nguồn gốc ô nhiễm hàng đầu

Giữa biển cả mênh mông và núi xanh trùng điệp, các bãi biển lấp lánh nắng vàng vẫn luôn là những điểm đến ưa thích của hàng triệu du khách. Không gì thích thú bằng ngả mình phơi nắng trên cát trắng, hay vui đùa cùng trẻ nhỏ trên những bãi cát vàng, còn nam thanh nữ tú thì ngâm mình trong làn nước biển ấm áp. Nhưng khi nắng tắt, bãi biển xinh đẹp thơ mộng lại là những bãi rác khổng lồ.

Do vậy, ngày 20/06/2019, tổ chức phi chính phủ Eco Union, hợp tác cùng với Viện Phát triển Bền vững và Quan hệ Quốc tế (IDDRI), trong một báo cáo, lên án tình trạng lạm dụng "Du lịch Xanh dương", nghĩa là du lịch bãi biển. Lãnh đạo Eco Union, ông Jeremie Fosse, trên đài RFI khẳng định các hoạt động kinh doanh bãi biển là nguồn ô nhiễm đầu tiên tại các vùng duyên hải.

Ông chỉ trích ngành công nghiệp du lịch bãi biển vì lợi nhuận ngắn hạn phá hỏng cảnh quan và hệ sinh thái môi trường. Đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, hệ quả của việc phá hủy môi trường đối với những quốc gia đang đà phát triển, nhưng chưa đủ khả năng tự bảo vệ là rất lớn. Ông Fosse nói :

"Quả thật ngành du lịch phụ thuộc nhiều vào chất lượng hệ sinh thái, tính đa dạng sinh thái hiện có, sự bảo tồn không gian thiên nhiên. Nhưng rủi thay, du lịch đại chúng gây ra tình trạng xuống cấp nghiêm trọng với việc xây dựng ồ ạt trên các điểm bảo tồn, làm ô nhiễm các vùng biển khi xả rác thải nhựa, thải nhiều khí CO2 do di chuyển bằng máy bay.

Nên biết rằng các vùng duyên hải là những vùng dễ bị tổn hại nhất, mong manh nhất trước hiện tượng biến đổi khí hậu. Bởi vì chỉ cần mực nước biển dâng cao vài cm, nhất là tại những quốc gia không còn đủ khả năng bảo vệ, là điều này có thể gây ra nhiều hậu quả tai hại khôn lường cho người dân địa phương".

Vịnh Hạ Long : Nạn nhân của sự nổi tiếng

Du lịch bãi biển là nguồn thu nhập cho nhiều quốc gia và người dân địa phương. Toàn cầu hóa đã làm trỗi dậy một tầng lớp trung lưu mới ngày càng đông đúc và có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn. Tốc độ di chuyển của tầng lớp trung lưu này gia tăng với một nhịp độ "chóng mặt", hệ quả kéo theo là ngành du lịch đại trà nở rộ. Việc làm được tạo ra nhiều hơn, kinh tế phát triển hơn, nhưng cảnh quan và môi trường cũng bị biến đổi nhiều hơn, thậm chí văn hóa và cuộc sống của người dân tại chỗ bị đảo lộn.

Một ví dụ điển hình là vịnh Hạ Long tại Việt Nam, nạn nhân của sự quảng bá thành công, kể từ khi được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới của Nhân loại năm 1993. Là một trong những kỳ quan nổi tiếng nhất tại Châu Á, với gần 2000 hòn đảo lớn nhỏ và hình thù kỳ dị khác nhau nằm rải rác trên gần 1.550 km², vịnh Hạ Long thu hút mỗi ngày từ 5000-15000 lượt khách tham quan tùy theo từng thời điểm. Riêng năm 2018, khoảng sáu triệu du khách ngang dọc vịnh trên hơn 450 du thuyền.

Đâu là hệ quả của hiện tượng du lịch đại trà tại vịnh Hạ Long ? Phóng sự của thông tín viên đài RFI, Julien Trambouze tại chỗ cho thấy vịnh Hạ Long như bị "ngộp thở" vì tình trạng du lịch đại chúng. Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt du khách là những tòa tháp khách sạn "chọc trời", những khu giải trí bãi biển, một cáp treo và hàng trăm chiếc thuyền nằm dọc theo bờ biển. Tham quan thắng cảnh, chiêm ngưỡng những mỏm đá vôi kỳ ảo, hay những hang động u u minh minh là những gì các du khách ngoại quốc háo hức chờ.

Môi trường bị tàn phá ?

Nhưng sau những chuyến tham quan "kỳ thú" đó, cảm giác để lại cho các du khách là gì ? Với một nam du khách, đó là những khung cảnh "hùng vĩ, vịnh Hạ Long rất đẹp, những mỏm núi đá, những chuyến tham quan, thật sự là rất thú vị !"

Nhưng không phải du khách nào cũng hài lòng. Theo nhiều du khách, Hạ Long có lẽ sẽ còn đẹp hơn nếu không còn những chiếc thuyền chạy bằng máy dầu như nhận xét của nữ du khách : "Chắc chắn là về khía cạnh môi trường, nên có nhiều tiến bộ quan trọng hơn. Bởi vì, ở đây có đến gần 500 thuyền chở khách, do vậy điều quan trọng đầu tiên là nên chạy máy xăng hơn là máy dầu".

Với chính quyền thành phố Hạ Long, du lịch là một nguồn thu quan trọng, nhưng kể từ khi vùng vịnh này trở thành điểm du lịch nổi tiếng cuộc sống của những ngư dân ở đây cũng bị đảo lộn theo. Tại cảng cá, một phụ nữ làm nghề đánh bắt hải sản than thở cùng phóng viên đài RFI rằng kể từ khi vịnh Hạ Long được quy hoạch chỉ dành cho du khách, ngư dân buộc phải đi đánh bắt xa hơn. Nếu vi phạm lệnh cấm, họ có thể bị phạt nặng với mức tiền tương đương với 110-150 euro, và thậm chí có nguy cơ bị tịch thu phương tiện.

Đó là chưa kể đến tình trạng ô nhiễm. Là thành phố biển du lịch, nhưng Hạ Long cũng là thành phố công nghiệp. Đây là nơi trú ngụ của cảng nước sâu Cái Lân, với 7 cầu cảng và nhà máy hóa lọc dầu. Năm 2018, việc thải nước bẩn trực tiếp từ nhà máy lọc dầu ra biển đã làm ô nhiễm cả một vùng nước, khiến ngư dân phải ngưng các hoạt động đánh bắt vì lệnh cấm.

Một vấn đề khác cũng đang làm xấu đi hình ảnh của vịnh Hạ Long : Đó là tình trạng thải rác bẩn ra vịnh, do các hành vi thiếu ý thức của nhiều du khách, cũng như của người dân địa phương. Một khách tham quan nhận xét : "Chúng tôi thấy một vài rác thải nổi trên biển. Chúng tôi nhìn thấy một chủ tàu đổ những thức ăn hỏng ra biển. Chúng tôi còn thấy cả những vết dầu loang tại một số nơi".

Tình trạng phát triển ồ ạt nhà hàng, khách sạn, du thuyền để có thể phục vụ ngần ấy lượng khách tham quan đang tác động mạnh đến môi trường sinh thái vịnh Hạ Long. Một chủ tầu đưa khách nhìn nhận với phóng viên RFI rằng đội ngũ thu gom rác tại vịnh Hạ Long còn quá ít ỏi so với lượng du khách lui tới mỗi ngày. Và nhất là vấn đề dùng động cơ điện cho các thuyền chở khách vẫn là còn một ý tưởng xa vời đối với nhiều chủ thuyền ở đây.

Du lịch bền vững : một lối thoát ?

Ra khỏi chốn ồn ào, phóng sự của RFI dẫn người nghe đến một nơi khác cách đó không xa, nơi mà thiên nhiên và con người như gần gũi nhau hơn : vịnh Lan Hạ, đảo Cát Bà, điểm đến ưa thích của nhiều du khách Châu Âu, nhất là người Pháp hiện nay. Đơn giản chỉ vì tại đây, phong cảnh còn hoang sơ.

Nhưng với đà phát triển của du lịch tại Hạ Long, một nữ hướng dẫn viên thông thạo tiếng Pháp lo ngại rằng mô hình du lịch sinh thái mà cô đang tổ chức có nguy cơ "phá sản". "Tôi luôn tìm cách tổ chức các tour tham quan ngoài những tụ điểm du lịch quen thuộc. Đầu tiên là ở vịnh Hạ Long, phía bắc Hạ Long. Tôi ở Cát Bà từ 10 năm nay. Tôi e rằng trong vòng 5 năm nữa, với sự phát triển như hiện nay, Cát Bà rồi cũng sẽ trở thành một điểm du lịch thôi !"

Tâm sự cùng phóng viên RFI, một nam du khách sau một vòng tham quan vịnh Lan Hạ đã so vịnh Hạ Long giờ chẳng khác gì những xa lộ lớn tại trời Âu : "Thật ngoài sức tưởng tượng ! Tôi đang tự nhủ đây là một trong những kỳ quan đẹp nhất trong đời tôi. Giữa vùng hạ Sahara và vịnh này, nơi đây quả thật là quá đẹp ! Tôi có thể nói đây là thời khắc duy nhất ! Bởi vì, vịnh Hạ Long giống như những xa lộ vì có quá nhiều người nói đến. Không có cùng một cảnh đẹp, nhưng ta có cảm giác chốn này như chỉ dành riêng cho ta ! Nó có gì đó vừa độc đáo vừa gây ấn tượng mạnh !"

Theo quan điểm của nữ hướng dẫn viên, du lịch sinh thái có trách nhiệm sẽ có lợi cho người dân địa phương hơn là hình thức du lịch đại trà : "Phải nói là du lịch có trách nhiệm, bền vững giúp rất nhiều cho cuộc sống người dân tại đây. Tôi nhận thấy cuộc sống của họ thật sự được cải thiện. Ví dụ như chiếc thuyền đang đi đến đảo kia kìa, hai lần trong ngày họ đến tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân trên đảo. Trước đây, người dân ở đảo họ nghèo lắm, thiếu thức ăn, ngay cả khi bệnh tật họ cũng không có phương tiện nào để đến bệnh viện nhanh nhất !"

Vẫn theo nữ hướng dẫn viên này, du khách nên thay đổi khái niệm du lịch. "Du lịch, chính là sự tiếp xúc với người dân địa phương, hòa nhập với cuộc sống của họ. Tôi chỉ thiết kế những tour đi tự nhiên như thế. Đến gặp dân như là đi thăm người thân. Ngắm cảnh thiên nhiên như về nông thôn, thăm làng quê. Chứ không phải ở đây chỉ để ngắm mặt trời, rồi chụp ảnh người qua kẻ lại như là trong sở thú !"

Minh Anh

Nguồn : RFI, 31/07/2019

Published in Văn hóa