Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Không gian dân sự ở Việt Nam ngày càng bị thu hẹp, các tổ chức có đăng ký cũng gặp nguy hiểm

RFA, 07/12/2023

Không gian dân sự ở Việt Nam bị thu hẹp trong nhiều năm qua và không chỉ giới bất đồng chính kiến mà các tổ chức xã hội dân sự có đăng ký với nhà nước cũng là đối tượng đàn áp bởi nhà nước độc đảng, theo Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A.

bitmieng3

Trang bìa báo cáo mới nhất về không gian dân sự của CIVICUS - CIVICUS Monitor

Phát biểu được Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS (đã tự giải thể) đưa ra hôm 07/12 sau khi tổ chức Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (CIVICUS) ra báo cáo mang tựa đề People Power under Attack 2023 (tạm dịch : Sức mạnh của dân chúng trước sự tấn công 2023).

Tổ chức có trụ sở ở Johanesburg (Nam Phi) cho biết Việt Nam là một trong tám quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á có không gian dân sự đóng.

Trên bình diện toàn cầu, 27 quốc gia khác cũng bị xếp loại như quốc gia độc đảng ở Đông Nam Á, đồng nghĩa với việc nhà nước không tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội của dân chúng.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A có đánh giá cho rằng, không gian dành cho xã hội dân sự trong khoảng thời gian sáu năm qua bị thu hẹp lại một cách rất nghiêm trọng. Ông nói qua điện thoại với RFA :

"Điều mà dễ nhìn thấy nhất là các vụ bắt giữ người hoạt động xã hội dân sự. Trước đây, lãnh đạo của các tổ chức phi chính phủ có đăng ký hoạt động một cách hợp pháp theo luật Việt Nam là những tổ chức có những cơ hội hợp tác, thậm chí hợp tác với chính quyền Việt Nam một cách rất tích cực".

Theo ông, mọi việc trở nên xấu đi bắt đầu bằng việc bắt giữ nhà báo độc lập Mai Phan Lợi và luật sư Đặng Đình Bách vào tháng 7/2021, và hiện nay, lãnh đạo các tổ chức xã hội dân sự có đăng ký cũng là mục tiêu trấn áp của chính quyền độc đảng ở Việt Nam.

"Lãnh đạo của các tổ chức xã hội dân sự như thế cũng có thể bị bắt, từ cái vụ của ông Mai Phan Lợi, ông (Đặng Đình) Bách, cho đến bà Nguỵ Thị Khanh, luật sư Hoàng Ngọc Giao, rồi bà (Hoàng Thị Minh) Hồng".

Cho tới nay, đã có năm nhà hoạt động xã hội dân sự có đăng ký bị bắt và kết án về tội danh "trốn thuế" với mức án từ 18 tháng đến năm năm, trong khi Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển Hoàng Ngọc Giao bị bắt vào cuối năm ngoái về cùng cáo buộc nhưng vẫn còn bị tạm giam.

Ông Josef Benedict, chuyên gia vận động cho không gian dân sự khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của CIVICUS cho rằng, Việt Nam là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, tuy nhiên lại không thể hiện mình là một thành viên góp sức vào mục tiêu cải thiện nhân quyền toàn cầu.

Trong tin nhắn gửi Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 06/12, ông nói :

"Hơn một năm kể từ khi Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, rõ ràng Việt Nam đã đi ngược lại những cam kết của mình nhằm đảm bảo việc người dân được hưởng thụ tốt hơn các quyền con người và các quyền tự do cơ bản.

Thay vào đó, những gì chúng ta đã thấy là những nỗ lực liên tục nhằm hình sự hóa và bỏ tù những người bảo vệ nhân quyền, bao gồm các nhà hoạt động môi trường và các nhà hoạt động vì quyền của người thiểu số, sử dụng một loạt điều luật an ninh quốc gia sau những phiên tòa xét xử không công bằng".

Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế không nhắm mắt làm ngơ trước những vi phạm này và hành động để buộc chính quyền Việt Nam trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị và bãi bỏ mọi điều luật hạn chế quyền con người.

Lạm dụng cáo buộc "trốn thuế"

Ông cho biết CIVICUS vô cùng lo ngại về việc Chính phủ Việt Nam tiếp tục sử dụng cáo buộc "trốn thuế" có động cơ chính trị đối với những người bảo vệ quyền đất đai và môi trường ở Việt Nam, nhằm hạn chế các hoạt động bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu của họ. 

Báo cáo của CIVICUS nhắc đến trường hợp nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng – người bị kết án ba năm tù giam, và luật sư Đặng Đình Bách, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển Bền vững (LPSD), bị kết án năm năm cũng về tội danh "trốn thuế" và đang bị đối xử tàn tệ trong Trại giam số 6 của Bộ Công an.

"Kể từ năm 2021, chiến thuật như vậy ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Nếu Việt Nam nghiêm túc trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu thì phải phóng thích tất cả các nhà hoạt động, nhà vận động và chuyên gia môi trường ngay lập tức", ông Benedict nói.

Đàn áp xuyên quốc gia

Báo cáo của CIVICUS cũng nhắc đến vụ bắt cóc blogger Đường Văn Thái, người sang Thái Lan tị nạn từ 2018 và được Văn phòng Cao ủy về Người tị nạn của Liên Hiệp Quốc cấp quy chế.

Ông Benedict nói về tình trạng đàn áp xuyên quốc gia mà lực lượng an ninh Việt Nam đã thực hiện :

"Có những lo ngại nghiêm trọng rằng Việt Nam hiện đang sử dụng biện pháp đàn áp xuyên quốc gia nhắm vào những người bất đồng chính kiến và người chỉ trích chế độ ở nước ngoài với vụ bắt cóc Đường Văn Thái bởi nhân viên an ninh Việt Nam khi đang sống lưu vong ở Thái Lan".

Ông kêu gọi các quốc gia láng giềng của Việt Nam, đặc biệt Thái Lan, phải bảo đảm rằng các nhà hoạt động có quy chế tị nạn được bảo vệ và họ không bị cưỡng bức quay trở lại.

Báo cáo của CIVICUS đánh giá và theo dõi các quyền tự do cơ bản ở 197 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ngoài 28 quốc gia và vùng lãnh thổ có không gian dân sự đóng, 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có không gian dân sự "bị kiềm chế" và 40 nước có không gian dân sự bị xếp hạng "cản trở", 43 quốc gia có không gian dân sự "thu hẹp" và chỉ có 37 quốc gia và vùng lãnh thổ có không gian dân sự mở.

Phóng viên có gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về đánh giá của CIVICUS, nhưng chưa nhận được ngay phản hồi. Bộ Ngoại giao Việt Nam thường không trả lời câu hỏi báo chí của RFA.

Nguồn : RFA, 07/12/2023

**************************

Đàn áp xuyên biên giới : Các chính phủ độc tài cố gắng bịt miệng các phóng viên bao gồm Việt Nam

RFA, 06/12/2023

Theo báo cáo của tổ chức Freedom House công bố ngày 06/12, blogger Đường Văn Thái là một trong hơn 100 nhà báo lưu vong trên toàn cầu trở thành nạn nhân của đàn áp xuyên biên giới thực hiện bởi chính phủ của những quốc gia mà họ ra đi.

bitmieng1

YouTuber Thái Văn Đường (Đường Văn Thái) trong một ảnh chụp tháng 2/2023 - Twitter Thái Văn Đường

Trong báo cáo tựa đề "Ánh sáng không thể tắt : Báo chí lưu vong và đàn áp xuyên quốc gia", tổ chức có trụ sở tại Washington DC chuyên nghiên cứu về dân chủ toàn cầu, cho biết các nhà báo thường lọt vào tầm ngắm của những chế độ độc tài tìm cách kiểm soát thông tin và ngăn chặn bất đồng chính kiến ​​c trong nước và vượt xa biên gii ca h.

Từ năm 2014 đến năm 2023, Freedom House ghi nhận 112 vụ đàn áp xuyên quốc gia chống lại các nhà báo được thực hiện bởi 26 chính phủ. Con số này chỉ là một phần của hiện tượng, vì nhiều vụ đàn áp không được báo cáo hoặc khó xác minh.

Về trường hợp của blogger Đường Văn Thái (còn được biết với tên Thái Văn Đường), Freedom House viết : "Một blogger người Việt đăng những bình luận chỉ trích chế độ độc đảng của nước này đã biến mất khỏi đường phố Bangkok và xuất hiện trở lại trong một nhà tù ở Hà Nội".

Ông Đường Văn Thái, một người thường hay đưa tin về tham nhũng và đấu đá nội bộ giữa các quan chức của Đảng cộng sản Việt Nam ở cả trung ương và địa phương trên Youtube và Facebook, đã phải sang Thái Lan tị nạn từ năm 2018.

Ông được Văn phòng Cao uỷ về Người tị nạn của Liên Hiệp quốc cấp thẻ quy chế tị nạn và đã được phỏng vấn đi định cư ở một nước thứ ba vào giữa tháng 4 năm nay. Vài ngày sau, ông mất tích ở gần nhà trọ ở Thanyaburi, tỉnh Pathum Thani, Thái Lan.

Vào ngày 16/4, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông báo bắt giữ một người tên Đường Văn Thái khi người này xâm nhập vào tỉnh này từ Lào. Hơn ba tháng sau, Bộ Công an công bố giam giữ Đường Văn Thái để điều tra về cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.

Công an hiện vẫn đang giam giữ ông ở Trại tạm giam B14 (Thanh Trì, Hà Nội) cho dù đã hết thời hạn tạm giam bốn tháng và không thông báo gia hạn tạm giam cho gia đình. 

Việc blogger Đường Văn Thái bị mất tích ở Thái Lan rồi lại bị giam giữ bởi Bộ Công an Việt Nam làm nhiều nhà hoạt động, nhà báo đang lưu vong ở Thái Lan lo sợ cho sự an toàn của mình.

Ông Trần Duy Chiến, một người tị nạn chính trị ở Thái Lan từ năm 2019 và thường xuyên đưa tin về tình hình Việt Nam trên Youtube và Facebook, cho biết những người như ông luôn phải đối mặt với khả năng bị bắt cóc và đưa về nước. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 06/12 :

"Khi chúng tôi bước sang Thái Lan chúng tôi lên tiếng một cách mạnh mẽ thì họ có thể cắt cử an ninh mật vụ và của Tổng cục tình báo của họ qua để họ có thể nằm vùng làm gián điệp tại Thái Lan và tìm kiếm những người nào mà lên tiếng thì họ có thể làm đủ mọi cách để họ bắt cóc đem về phía Việt Nam giao cho cơ quan an ninh mật vụ tại Việt Nam. Nguy cơ đó lúc nào cũng tiềm tàng và hiện hữu đối với những người đang lên tiếng tại Thái Lan".

Ông cho biết Thái Lan là một quốc gia chưa ký Công ước quốc tế về người tị nạn, do vậy những người như ông không được bảo vệ bởi nhà chức trách Thái Lan. Đối mặt với nguy cơ bị bắt cóc bởi mật vụ Việt Nam, ông chỉ có biện pháp phòng vệ duy nhất là hạn chế ra đường.

"Tôi là một Facebooker, một Youtuber và một người viết báo. Trước vụ Thái Văn Đường thì tôi còn ra ngoài đường tôi ngồi tôi livestream nhưng từ khi nổ ra vụ việc an ninh cộng sản bước qua bên Thái Lan này bắt Đường Văn Thái, tôi không hề dám bước ra ngoài đường".

Ông Chiến cũng nhắc lại trường hợp nhà báo Trương Duy Nhất, blogger của RFA, bị bắt cóc ở Bangkok khi vừa nộp đơn xin tị nạn lên Văn phòng Cao uỷ về Người tị nạn của Liên Hiệp Quốc ở Bangkok. Ông bị đưa về Việt Nam và sau đó bị kết án 10 năm tù giam về tội danh "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Theo Freedom House, đối mặt với các cuộc tấn công ngày càng gia tăng vào các phương tiện truyền thông độc lập trên toàn cầu, nhiều nhà báo phải rời bỏ quê hương của họ. Làm việc từ nước ngoài, những phóng viên này vẫn là nguồn thông tin quan trọng về một số quốc gia độc tài nhất thế giới. Nhưng sự an toàn của họ khi lưu vong không được đảm bảo.

Chính phủ nhiều quốc gia đang áp dụng các chiến thuật đàn áp vượt xa biên giới của chính họ để đối phó với những nhà báo lưu vong, những người đang cố gắng vạch trần tham nhũng, tội phạm, vi phạm nhân quyền và các hành vi lạm dụng khác ở cố quốc.

Freedom House cho biết có ít nhất 26 chính phủ, bao gồm cả Belarus, Campuchia, Trung Quốc, Iran, Pakistan, Nga và Saudi Arabia, đã nhắm mục tiêu vào các nhà báo ở nước ngoài bằng sự đàn áp xuyên quốc gia, khiến sự an toàn và công việc của họ gặp nguy hiểm nghiêm trọng.

Sự đàn áp xuyên quốc gia chống lại các nhà báo bao gồm hành hung, giam giữ, bắt cóc và trục xuất bất hợp pháp, cũng như những hạn chế nghiêm trọng về quyền tự do đi lại do những mối đe dọa này gây ra. Nó cũng kéo theo sự đe dọa của các thành viên gia đình nhà báo, các chiến dịch quấy rối, bôi nhọ, lừa đảo và các nỗ lực khác nhằm ngăn chặn việc đưa tin trung thực.

Freedom House cho biết những cuộc tấn công này có tác động tàn phá đến sức khỏe của các nhà báo cũng như khả năng đưa tin độc lập của họ. Các phóng viên lưu vong nỗ lực duy trì mối liên hệ cần thiết để đưa tin. Họ phải đối mặt với những lời đe dọa giết chết, quấy rối trực tuyến và những lời lẽ hung hãn từ các quan chức ở nước họ ra đi.

Nguồn : RFA, 06/12/2023

*****************************

Việt Nam tiếp tục bị xếp vào các quốc gia có không gian dân sự đóng trong năm 2023

RFA, 06/12/2023

Chính phủ Việt Nam trong năm 2023 tiếp tục việc đàn áp mạnh mẽ các tiếng nói đối lập trong năm 2023 bằng việc kết án tù nhiều nhà hoạt động dân sự vào khi nhiều nước ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng đang gia tăng việc đàn áp xã hội dân sự, nhà báo và blogger.

bitmieng2

Thầy giáo Đặng Đăng Phước tại phiên tòa phúc thẩm ở Đà Nẵng vào tháng 10/2023 - Ảnh chụp màn hình/ANTV

Một báo cáo của tổ chức nhân quyền ở Nam Phi là CIVICUS Monitor hôm 6/12 được công bố, theo đó Việt Nam tiếp tục bị xếp vào danh sách các nước có không gian dân sự bị đóng cùng với các nước khác bao gồm Afghanistan, Trung Quốc, Hong Kong, Bắc Hàn, Myanmar, Lào và Bangladesh.

Tổ chức CIVICUS Monitor trong báo cáo mới về tình hình Việt Nam đã liệt kê một số trường hợp đàn áp nhân quyền điển hình ở Việt Nam trong năm 2023 bao gồm việc kết án từ các nhà hoạt động Trương Văn Dũng, Trần Văn Bang, Bùi Tuấn Lâm và Đặng Đăng Phước, blogger Nguyễn Lân Thắng.

Báo cáo cũng nhắc đến trường hợp của nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng, người vừa bị kết án tù vào tháng 9 năm nay với cáo buộc tội "Trốn thuế", nhưng theo nhận định của các tổ chức nhân quyền quốc tế việc kết án này nằm trong một loạt các hoạt động đàn áp của chính quyền nhắm vào các nhà hoạt động môi trường thời gian qua.

Theo báo cáo, hiện có hơn 100 các nhà bảo vệ nhân quyền đang bị cầm tù với các cáo buộc chủ yếu liên quan đến tuyên truyền chống Nhà nước và lợi dụng các quyền tự do dân chủ.

Báo cáo cũng nhắc đến các trường hợp những nhà hoạt động xã hội và nhân quyền bị gây khó dễ như trường hợp của tiến sĩ Nguyễn Quang A, người bị cấm đi nước ngoài hồi tháng năm vừa qua, trong khi một trường hợp blogger khác là Đường Văn Thái đang tị nạn ở Thái Lan bị an ninh bắt cóc đưa về nước.

Báo cáo mới có tên People Power Under Attack 2023 của CIVICUS Monitor đánh giá điều kiện môi trường dân sự ở 198 quốc gia và vùng lãnh thổ, xem xét về khả năng người dân các nước này được thực hiện quyền tự do lập hội, tự do bày tỏ ý kiến ra sao.

Theo báo cáo, toàn cầu, khoảng hơn 30% dân số thế giới hiện đang sống ở các quốc gia có môi trường dân sự bị đóng. Đây là mức cao nhất kể từ khi tổ chức này tiến hành theo dõi môi trường này từ năm 2018 đến nay.

Chỉ có khoảng 2% dân số thế giới hiện sống tại các quốc gia có môi trường dân sự mở, tức tự do và được bảo vệ, theo báo cáo.

RFA, 06/12/2023

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

"Ông là người tối cần thiết cho ai ?". Ngày 2/6/2020 vừa qua, một viên cảnh sát ở New York đã hét lên như thế vào mặt ông Robert Bumsted, một chuyên viên thâu hình có mang thẻ hành nghề của hãng thông tấn AP và nhiếp ảnh viên Maye-E Wong cũng thuộc hãng AP. Cả hai đều đang tìm cách tường thuật về một cuộc biểu tình. Được yêu cầu phải rời bỏ hiện trường, hai nhà báo này đã nhấn mạnh rằng ký giả được xem là "những nhân viên tối cần thiết" cho nên không thể bị cưỡng bách phải rời bỏ hiện trường.

baochi01

Ngày 2/6/2020, Robert Bumsted, một chuyên viên thâu hình có mang thẻ hành nghề của hãng thông tấn AP và nhiếp ảnh viên Maye-E Wong cũng thuộc hãng AP, được cảnh sát New York yêu cầu rời bỏ hiện trường.

Một phần của cuộc đối đầu trên đây đã được ghi lại và Phân bộ Cảnh sát ở New York cho biết sẽ xem xét sự việc "càng sớm càng tốt". Bà Lauren Easton, phát ngôn viên của hãng thông tấn AP đã trả lời cho câu hỏi của viên cảnh sát trên đây như sau : "Vai trò của các ký giả là nhân danh công chúng để tường thuật tin tức".

Hiện nay tại Hoa Kỳ, vai trò đó có thể khiến bạn bị đe dọa. Hai tuần lễ vừa qua đã được đánh dấu không chỉ bằng làn sóng biểu tình phản đối sự tàn bạo của cảnh sát và kỳ thị chủng tộc trong xã hội Mỹ tiếp theo việc ông Geoge Floyd bị sát hại một cách khủng khiếp, mà còn bởi một sự thù nghịch chưa từng có đối với báo chí.

Tổ chức US Press Freedom Tracker (được điều hành bởi Sáng hội Tự do báo chí, với sự cố vấn của Ủy ban Bảo vcác ký giả, Viện Knight First Amendment Institute của trường Đại học Colombia, Tổ chức Ký giả không biên giới và nhiều tổ chức khác) đã ghi nhận trên 380 vụ kể từ ngày 26/5/2020 vừa qua ; ít nhất có 56 vụ bắt giữ, 78 vụ tấn công thể lý (trong số này 50 vụ do cảnh sát chủ động), 49 vụ xịt hơi cay và 89 ký giả bị thương vì đạn cao su. Những người biểu tình cũng tấn công các ký giả : một phóng viên của đài Fox News đã bị tấn công và đuổi khỏi một cuộc biểu tình bên ngoài Tòa Bạch Ốc, nhưng cảnh sát vẫn là tác nhân chính của những vụ tấn công.

Đối với một số ký giả, phản ứng này là một lời cảnh cáo. Nhiếp ảnh viên Carolyn Cole của báo Los Angeles Times là người từng công tác tại những vùng có xung đột trên thế giới, nhưng giác mô của cô lại bị hư hại tại Minneapolis khi cảnh sát xịt hơi cay vào mắt trái của cô trong lúc cô đang làm phóng sự về một cuộc biểu tình tại đây. (Sau vụ này, cảnh sát trưởng Minneapolis, bà Medaria Arrandondo đã xin lỗi các ký giả). Lên tiếng thay cho nhiều người, nhiếp ảnh viên Cole nói : "Tôi đã không ngờ họ trực tiếp tấn công chúng tôi".

Chẳng có gì phải ngạc nhiên cả : xếp các ký giả vào một "nhóm" trong số những kẻ thù công cộng là một hiện tượng điển hình của các xã hội độc tài hơn là các nền dân chủ. Là một hệ thống chính trị, các chế độ độc tài nhắm tiêu diệt các chuẩn mục dân chủ là sự minh bạch và trách nhiệm cũng như dẹp bỏ hay lèo lái nguồn thông tin nào không ủng hộ cái nhìn về thực tế chỉ phục vụ riêng cho cá nhân nhà lãnh đạo. Tự báo chí luôn luôn là nạn nhân hàng đầu.

Báo chí độc lập không phải là một khái niệm mà các chế độ độc tài nhìn nhận. Như tại Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan chẳng hạn, hoặc là bạn đứng về phía nhà lãnh đạo để ca ngợi ông, hoặc là bạn bị xem như một kẻ thù chính trị bị tố cáo tổ chức những "cuộc săn lùng phù thủy" nhắm vào ông. Hàng trăm ký giả Thổ Nhĩ Kỳ đã bị bắt giữ trong cuộc đàn áp tiếp theo vụ đảo chính dạo tháng 7/2016 chống lại Tổng thống Erdogan. Theo Trung tâm Stockholm Center for Freedom, tính đến ngày 8/5/2020, hiện vẫn còn 88 ký giả đang bị giam tù, 77 người khác đang chờ đợi bị xét xử và 167 người khác đang phải trốn tránh hoặc lưu vong : họ bị buộc phải trốn khỏi quê hương như những tội phạm dưới mắt ông Erdogan.

Tổng thống Trump đã công khai ca ngợi ông Erdogan và các nhà chuyên chế khác. Và chúng ta biết rằng ông luôn có ý định giam tù những ký giả nào mà ông cho là chỉ trích ông. Năm 2017, tân tổng thống Mỹ đã từng hỏi giám đốc của Cơ quan Tình báo Liên bang FBI lúc bấy giờ là ông James Comey rằng liệu điều đó (tức bỏ tù ký giả) có thể làm được không. Cai trị trong một nền dân chủ còn đang hoạt động, Tổng thống Trump không kiểm soát được báo chí quốc gia như các đồng nhiệm độc tài của ông. Chính vì vậy mà trong nhiều năm qua ông đã khích động dân chúng thù ghét các ký giả. Ông biến sự thù hận này thành nét nổi bật của nhiệm kỳ tổng thống của ông. Chúng ta thường nghe nói rằng Trump là một người bất tài và lười biếng, nhưng ông đã không hề như thế trong vấn đề này. Ông đã kiên trì và nhất quán trong việc biến các ký giả theo cái nhìn của ông.

baochi1

Trong nhiều năm qua Tổng thống Donald Trump đã khích động dân chúng thù ghét các ký giả. Ông biến sự thù hận này thành nét nổi bật của nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Dĩ nhiên, sự thù nghịch đối với truyền thông không phải là một điều mới mẻ. Truyền thông hữu khuynh đã từng tố cáo các cơ quan truyền thông dòng chính, ngoại trừ Fox News, là thiên vị và đáng bị nguyền rủa. Tuy nhiên, phần lớn người Mỹ đã không bày tỏ sự hung hãn mà nhiều người đang có đối với những nhóm khác bị ông Trump chĩa mũi dùi vào như người Hồi giáo, di dân và dân da màu. Tổng thống Trump đã gia tăng tấn công để biến các ký giả thành đối tượng của thù ghét. Triệt hạ báo chí là một phần chính trong các cuộc vận động của ông khi bắt đầu ra tranh cử. Miệt thị và chế nhạo các phóng viên có tên tuổi đã trở thành cung cách bình thường của ông đối với những người ủng hộ ông trước và sau cuộc bầu cử. Không khó mấy để nhận ra những người đã mang những chiếc áo thun kêu gọi đấu tố báo chí. Không mấy chốc xem truyền thông như đáng bị trừng phạt đã trở thành một phần trong cái nhìn về thế giới của những người ủng hộ ông Trump.

Khi các cuộc biểu tình bắt đầu và những cuộc tấn công nhắm vào báo chí cũng bắt đầu, Tổng thống Trump gia tăng cường độ cuộc chiến bôi nhọ báo chí. Trong một "tuýt" bắn ra hôm 31/5 vừa qua, ông đổ lỗi cho các ký giả vì sự bất ổn xã hội, đồng hóa họ với những người tranh đấu trong phong trào chống phát xít Antifa mà ông chụp lên cái mũ khủng bố. Tổng thống Trump viết : "Truyền thông què quặt đang làm bất cứ điều gì trong khả năng của họ để gieo rắc hận thù và tình trạng hỗn loạn". Ông gọi các ký giả "là những người thật sự xấu xa với một chương trình hành động bệnh hoạn". Những lời như thế thật khó mà khuyến khích hạ giảm bạo động đối với truyền thông.

baochi03

Một người ủng hộ Trump kỷ niệm kết thúc cuộc thăm dò Mueller vào tháng Ba. Ảnh: Michael Nigro / Pacific Press qua Zuma Wire / Rex / Shutterstock (The Guardian, thang 3/2019)

Liệu điều này có liên hệ đến việc các cảnh sát viên hành hung các ký giả trên đường phố không ? Một bản tường trình của Cơ quan Điều tra Liên bang hồi năm 2015 đã cho thấy cảnh sát trên toàn quốc đã có mặt trong bầu khí cực đoan ấy. Bản tường trình đã thu thập tài liệu về những "mối liên hệ tích cực" giữa các nhân viên thi hành công lực trước kia và hiện nay với những thành phần da trắng thượng đẳng và các lực lượng chống dân chủ khác vốn xem bạo động như một phương tiện để thay đổi chính trị và đối phó với những người bị xem là kẻ thù.

Chúng ta biết rằng Tổng thống Trump đã khích động chủ nghĩa cựu đoan và cực hữu đủ loại ngay từ năm 2015, khi ông "tuýt" lại phim ảnh của những người Tân Đức Quốc Xã, ủng hộ các nhóm dân quân có vũ trang tấn công vào các thủ phủ tiểu bang và thuê những thành phần cực đoan như cố vấn đặc trách di dân Stephen Miller để quảng bá việc ông ủng hộ những ai chạy theo các ý thức hệ kỳ thị chủng tộc và thượng tôn da trắng.

Chúng ta không thể nào xem thường sức mạnh mà Tổng thống Hoa Kỳ cảm nhận được từ việc cảm thấy mình là người chính danh. Trong trường hợp này, sức mạnh ấy châm ngòi cho việc sử dụng bạo lực nhắm vào các ký giả là những người bị chối bỏ quyền được làm công việc của mình mà không sợ bị hành hung.

Điều chúng ta đang chứng kiến trên các đường phố hiện nay, với quá nhiều ký giả bị tấn công và ngay cả bị bắt giữ để biến họ thành những tội phạm dưới mắt công chúng như Tổng thống Trump muốn, là hậu quả của 5 năm thiếu bảo vệ trước một chiến dịch tuyên truyền rất có hiệu quả. Đây là một cố gắng có hệ thống nhằm biến cả một nhóm người Mỹ thành "kẻ thù của nhân dân". Đây là một thuật ngữ cắm rễ sâu trong lịch sử của các chế độ độc tài mà chính phủ Trump đã sử dụng để thủ lợi.

Những người Mỹ nào ngày nay đang ủng hộ việc hành hung các ký giả và các chiến dịch chống báo chí của Tổng thống Trump nên suy nghĩ về điều này : các nhà độc tài có thể bắt đầu bằng việc bêu xấu một nhóm, như di dân hay người Mỹ gốc Phi Châu, nhưng trước sau gì hành động bêu xấu ấy cũng không tha những nhóm khác. Những ai hôm nay vui mừng khi thấy các ký giả bị còng tay kéo đi không hề biết rằng rồi đến ngày họ cũng sẽ bị như thế.

Ruth Ben-Ghiat

Nguyên tác : How Journalists Become Objects of Hate, CNN, 11/06/2020

Chu Văn chuyển ngữ (13/06/2020)

Bà Ruth Ben-Ghiat là một cộng tác viên thường xuyên của Đài CNN. Là giáo sư về lịch sử và nghiên cứu về Ý học tại Đại học New York. Bà chuyên viết về các chế độ độc tài và tuyên truyền.

Additional Info

  • Author Ruth Ben-Ghiat, Chu Văn
Published in Diễn đàn

Gần đây dân cư mng tranh cãi v mt công văn được cho là ca báo Đời Sng và Pháp Lutgửi cho ông Đoàn Ngọc Hi, Phó Ch tch y ban Nhân dân Qun 1 thành ph H Chí Minh, yêu cu được tiếp xúc vi ông Hi đ làm rõ "nghi vn" mà t báo này gi là "chiếc đin thoi Vertu hng sang" và "chiếc đng h cũng hng sang" ca ông Hi trong mt bc nh đăng trên báo khi ông này đang tiến hành chiến dch "dn va hè, dành đường li cho người đi b". đây, không bàn v chuyện ông Hi có "vn đ" vi nhng món tài sn ca ông y hay không mà ch nói v cách cht vn quan chc ca báo Pháp luật và Đi Sng cũng như gi ý về nhng bin pháp hành x trong bi cnh ch s minh bch ti Vit Nam còn rất thấp trên bng xếp hng thế gii.

baochi1

Trước hết, phi tha nhn rằng vic người dân thc mc về tài sn quý ca quan chc là điu chính đáng, và quan chc bt buộc phi gii trình về tài sn đó. Tuy nhiên công văn ca báo Pháp luật và Đi sng không nằm trong trường hp này. Vic lm dng danh xưng "bn đc" đ truy vn quan chc là điu không chun mc. Điu này s không nghiêm trng nếu phía t báo có th ch ra một căn c đ làm nn tng đòi tiếp xúc và yêu cu ông Hi gii trình v tài sn, điu mà chc chn ông y phi làm theo quy đnh ca lut pháp Vit Nam hàng năm (dù bng kê khai đó có đúng hay chưa). Đng này phía báo ch dùng cm t "đin thoi Vertu hạng sang" hay "đng h hng sang" thì xét v lut pháp, nó không ch ra mt nghi vn nào c th và nng ký, đ đ người ta tin rng cn phi xét hi ông Hi đ truy ngun. Mc khác, khi mun biết ngun gc tài sn quan chc phi có mc đích rõ ràng, ví dụ để bu c, bu tín nhim, kim tra công tác làm cán b, điu tra tham nhũng. Công văn ca báo cũng không ch ra mt vn đ nào c th, ngoài vic "bn đc thc mc". Ngoài ra, gi s công văn này là chính đáng thì nó cũng được gi đi "sai đa ch". Người có thẩm quyn kim tra và công khai (trong mt phm vi nht đnh) tài sn quan chc là đơn v qun lý quan chc và thanh tra đơn v qun lý quan chc được quy đnh ti Thông tư s 8 năm 2013 v minh bch tài sn công chc. Nếu báo mun làm rõ th mà báo gọi là "nghi vấn", và ngay c khi nghi vn đó là có lý, thì phi gi cơ quan có thm quyn. Vic gi đến ông Hi, tt nhiên không vi phm pháp lut, nhưng ông Hi có quyn không tr li vì đó là mt hành vi truy xét thông tin cá nhân không chính đáng, dù ông Hải là quan chc lãnh đo.

Thứ hai, tôi thy trên mng xã hi, nhiu người cho rng t báo này làm đúng, rng dân thc mc thì quan phi gii đáp. Tuy nhiên tôi cho rng điu đó xut phát t đnh kiến vi quan chc Vit Nam nói chung (trong đó có ông Hi) vì những v bê bi trong lch s và mc đ minh bch hin ti, ch không có ai ch rõ các cơ s v lut. Dù đa phn ý kiến đang tn công ông Hi có xut phát t thành kiến hay không, thì việc ng x vi trường hp này cn phi có tính chuyên nghip. Tính chuyên nghiệp đòi hỏi ông Hi và cơ quan của ông cn lên tiếng gii đáp thc mc hay quan tâm ca dư lun. Tt nhiên khác vi vic kê khai ngun gc tài sn (mang tính cá nhân), cn lên tiếng khng đnh quan đim trước sự nghi ngờ của báo Pháp luật và Đi sng. Ngoài ra, cần có nhng cơ quan giám sát có uy tín khác lên tiếng đ chng minh rng tài sn ca ông Hi đã được kê khai theo đúng lut quy đnh. Vic công khai ngun gc trong mt phm vi nht đnh, bao gm mt s cơ quan giám sát đi din của dân, s là bin pháp hu hiu đ trấn an lòng dân.

Như vy, t v nhà báo đòi truy xét tài sn của quan chc Vit Nam, có hai vn đ cn được ci thin dù mun hay không. Th nht là vai trò, chc năng, quyn hn ca bên th ba (báo chí, người dân) trong vic giám sát tài sn quan chc cn được làm rõ đ mi người cùng nm. Không ch nghĩ đúng, mà phi làm đúng ch không làm theo kiu thiếu chuyên nghiệp như báo Pháp luật và Đi sng. Thứ hai là cn phi gia tăng tính minh bch, trit tiêu mnh nn tham nhũng đ tăng s đng thun trong lòng dân. Đ dân không hoang mang khi thấy quan chc đeo mt chiếc đng h xn, dùng mt chiếc đin thoi sang trng, du rng đó là tài sn chính đáng ca h làm ra bng cách này hay cách khác.

Cao Huy Huân

Nguồn : VOA, 01/03/2017

Additional Info

  • Author Cao Huy Huân
Published in Diễn đàn