Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngày 25/1/2020, trong cao điểm dịch bệnh Covid trên thế giới, báo chí Việt Nam đồng loạt đăng tin về các chuyến bay giải cứu :

traitim1

Một công dân Việt Nam bế một em nhỏ trong một chuyến bay giải cứu từ Vũ Hán (Trung Quốc) về sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh hôm 10/2/2020 -AFP

- "Với quyết tâm "không ai bị bỏ lại phía sau", tinh thần "bám trụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ", trong bối cảnh dịch bệnh gây ra sự phong tỏa tại hàng loạt quốc gia, công tác bảo hộ công dân tại các cơ quan đại diện vẫn được ưu tiên hàng đầu, trở thành nhiệm vụ chính trị quan trọng bậc nhất, nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam, đảm bảo sức khỏe cho bà con, đưa những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trở về quê hương".

- "Chỉ ba ngày sau khi ca bệnh Covid-19 đầu tiên trên thế giới được phát hiện, Thủ tướng đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ chỉ đạo các cơ quan, tổ chức chủ động triển khai công tác bảo hộ công dân tại các quốc gia, vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Bộ ngoại giao là đơn vị đầu sóng ngọn gió thực hiện nhiệm vụ này nên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng coi công tác này không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là "mệnh lệnh đến từ trái tim".

"Không ai có tiền mà bị bỏ lại phía sau"

Vâng, y học thế giới sẽ phải dựng ngược mắt lên để ghi vào y văn thế giới ca vô tiền khoáng hậu này. Bởi vì thực tế đã chứng minh trái tim của Thứ trưởng Bộ ngoại giao Tô Anh Dũng không chỉ có răng, mà răng của ông còn dữ tợn hơn răng cá mập. Sức nhai nuốt của nó thật kinh thế hãi tục : chỉ trong vài tháng "giải cứu" người dân Việt Nam bị kẹt lại ở các quốc gia đang bùng dịch, trái tim ông Dũng đã nhai nát 21,5 tỷ đồng. Nếu quy ra gạo ST 25 trung bình khoảng 35.000 đ/kg thì trái tim thiên đường này ngốn hết 614 tấn. 

Là tim đấy ! Nên vẫn còn may cho dân Việt Nam quá. Chứ nếu ông Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phát đi mệnh lệnh từ cái dạ dày thì cái hang Sơn Đoòng chỉ có vừa khóc vừa chắp tay nhường.

Đại án Chuyến bay giải cứu cứ như Hoa Sơn luận võ, chốc lát đã quy tụ được toàn tinh anh trong các ngành và cơ quan to thuộc loại nhất nước : Trợ lý Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ ; Vụ trưởng Văn phòng Chính phủ. Bộ Ngoại giao có hai thứ trưởng, Cục Lãnh sự có Cục trưởng, Cục phó, Chánh văn phòng, Phó phòng bảo hộ công dân. Công an có nguyên thiếu tướng, Phó giám đốc Công an Hà Nội, Trưởng phòng điều tra Cục an ninh, Bộ Công an. Cục Hàng không có Phó phòng vận tải hàng không, cán bộ Cục quản lý xuất nhập cảnh. Bộ Y tế có thư ký thứ trưởng. Bộ Giao thông Vận tải, Ban Đối ngoại trung ương có các chuyên viên. Chính quyền có Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam và TP Hà Nội. Các cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Lãnh sự Việt Nam tại Nhật Bản, Malaysia, Nga, Angola…

Với sự đoàn kết, nhất trí, đồng lòng như một, các cách làm sáng tạo, tiên phong, được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, bài bản, các đồng chí nói trên đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ bảo… quản túi tiền của các công dân Việt Nam đang sống xa tổ quốc, với quyết tâm "Không ai có tiền mà bị bỏ lại phía sau".

traitim2

Từ trái qua : Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng, ông Phạm Trung Kiên - thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Vũ Anh Tuấn - cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. Hình : Bộ Công An

Vụ làm ăn để đời

Năm 2021, khi những chuyến bay giải cứu đầu tiên được thực hiện, dân Việt Nam đang có con đi du học, đi chơi hoặc đi làm ăn, công tác bị kẹt lại nước ngoài run bần bật. Hàng ngày báo chí nội địa đưa những hình ảnh bệnh nhân nằm xếp lớp, thi thể phải bỏ trong container giữ lạnh la liệt ngay bên bệnh viện vì không kịp thiêu. Ai cũng rởn óc. Cho nên mặc dù tiền vé khoảng gấp đôi ngày thường nhưng không dễ gì mua, thì họ vẫn sẵn lòng bỏ ra, miễn được về Việt Nam sớm để giữ mạng và tiết kiệm chi phí lưu trú,

Thời điểm đó, khi bị chất vấn về lý do tiền vé quá cao, các hãng bay "khẳng định chuyến bay giải cứu là đặc thù, phát sinh nhiều chi phí và những quy định khắt khe về phòng chống dịch nên giá vé bị đội lên rất nhiều". Chẳng hạn toàn bộ chiều đi là máy bay trống nên giá vé chiều về phải bù cho hai chuyến. Hay sau khi tham gia chuyến bay giải cứu thì toàn bộ phi hành đoàn phải ngừng việc tối thiểu 14 ngày để cách ly, toàn bộ chi phí do hãng chi trả. Máy bay phải ngừng hoạt động 2-3 ngày để bảo dưỡng, thay màng lọc khử khuẩn và khử trùng toàn bộ trước khi bay trở lại…v.v

Các lý do nghe đều rất có lý, rất dễ được chấp nhận. Thậm chí những người Việt Nam đầu tiên được về trên các chuyến bay giải cứu hay các chuyến bay combo (công dân tự trả toàn bộ chi phí) còn nức nở xúc động và vô cùng biết ơn các cơ quan ban ngành đã "ngạo nghễ" bay thẳng vào tâm dịch để cứu đồng bào về nhà.

Nhưng sự thật là "hơn 100 doanh nghiệp được cấp phép thực hiện chuyến bay combo nhưng thực tế chỉ có khoảng 20 nhóm đơn vị triển khai, số còn lại cho mượn pháp nhân hoặc đứng ra xin cấp phép rồi nhượng quyền tổ chức. Khi các doanh nghiệp được cấp phép, một số cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thỏa thuận, yêu cầu chia lợi nhuận theo từng chuyến bay hoặc chi tiền theo số công dân được về nước, thu tiền của công dân vượt quy định. Ở trong nước, các cá nhân tại Bộ Ngoại giao không chỉ nhận tiền hối lộ của doanh nghiệp để chấp thuận cấp phép mà còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp chưa chi tiền, từ đó tạo ra "thị trường" mua bán giấy cấp phép chuyến bay và sang nhượng quyền được tổ chức chuyến bay.

Các cá nhân tại Vụ Quan hệ quốc tế (Văn phòng Chính phủ) và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ đã lợi dụng vị trí làm việc để đề xuất thẳng lên lãnh đạo Chính phủ duyệt chủ trương cấp phép chuyến bay cho các doanh nghiệp thân quen, bỏ qua quy trình giám sát, thẩm định.

Để có tiền "bôi trơn", các doanh nghiệp đã nâng giá vé máy bay và chi phí phát sinh" (theo báo cáo điều tra của cơ quan công an).

- Từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2022, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng bị cáo buộc nhận hối lộ 37 lần, tổng cộng 21,5 tỷ đồng.

- Cục trưởng Lãnh sự Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Hương Lan bị cáo buộc nhận hối lộ 33 lần, tổng cộng hơn 25 tỷ đồng.

- Thiếu tướng, cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội bị cáo buộc nhận hơn 61 tỷ đồng để chạy án giúp hai doanh nghiệp không bị xử lý hình sự trong vụ án.

- Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội nhận hai tỷ để ký chấp thuận cho cách ly trên địa bàn.

- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhận năm tỷ với hành vi tương tự.

- Ăn dữ nhất là thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế bị cáo buộc nhận hối lộ 251 lần, tổng cộng 42,6 tỷ đồng chỉ từ tháng 9/2021 đến đầu năm 2022. Trong đó có 20 lần nhận hối lộ ngay tại trụ sở Bộ Y tế.

- Cục phó Cục quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an) nhận gần tám tỷ. Phó phòng tham mưu nhận hơn 27 tỷ. Một cán bộ nhận hơn chín tỷ.

Tổng cộng có 21 cán bộ của năm bộ, hai địa phương đã nhận hơn 180 tỷ đồng của các doanh nghiệp để bán giấy phép, bán chỗ trên các chuyến bay giải cứu hoặc combo. Ngoài ra còn có dấu hiệu nhận hối lộ xảy ra trong quân đội nên cơ quan điều tra đã tách hành vi, chuyển hồ sơ để Bộ Quốc phòng xử lý theo thẩm quyền.

Đạo lý sáng ngời

Khi Thứ trưởng Dũng ăn hối lộ theo mệnh lệnh từ trái tim, thì một thứ trưởng cũng của Bộ Ngoại giao, đồng thời là cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, ông Vũ Hồng Nam, cũng có tấm lòng bát ngát. Năm 2020, khi các chuyến bay giải cứu bắt đầu diễn ra, Đại sứ Nam bày tỏ với báo chí : "Công việc của các cán bộ sứ quán trong thời gian qua vô cùng bề bộn và căng thẳng. Cán bộ trực bảo hộ công dân trực điện thoại 24 giờ các ngày trong tuần. Nhưng mỗi cuộc nói chuyện, mỗi email trả lời cho công dân có ý nghĩa qúy giá, giúp cho những người Việt Nam xa nhà yên tâm hơn".

Đến đầu năm 2023, Công an cáo buộc Đại sứ Nam nhận hối lộ 1,84 tỷ đồng trong thời gian vô cùng bề bộn và căng thẳng đó.

Dân Việt ở nước ngoài nghiến răng vì sứ quán đã lâu, nhưng đại án lần này như dàn đèn pha cực mạnh, lòi tói lắm gương mặt đen ngòm. Sứ quán Việt ở Malaysia có pha ăn trên đầu của 1.891 người Việt mãn hạn tù với giá vé cao gấp chín lần ngày thường. Phí làm hộ chiếu mới thì gấp ba lần mức quy định. Gần 2.000 công dân này là người lao động nhập cư, nhập cư trái phép, lao động trái phép và ngư dân Việt. Họ là khách quen của nhiều trại tù trên khắp Malaysia nhưng do hoàn cảnh đặc biệt, họ không có cơ hội nói lên các vấn đề của mình và sứ quán là cứu tinh gần như duy nhất của họ.

Tại Nga, Bí thư Thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam vòi phải được đút tiền mới đưa các học sinh, sinh viên Việt Nam vào danh sách trên các chuyến bay về nước.
Năm 2020 khi đang bùng dịch, cũng trên báo chí, vị này cho biết bộ phận này và các cơ quan liên quan của Nga "đã rất kịp thời hỗ trợ cho lưu học sinh Việt Nam".

Nên chăng tổ chức một "chuyến bay giải thoát"

Những người viết lịch sử Việt Nam hiện đại sẽ có rất nhiều điều thú vị để nghiên cứu. Những đại án thời kỳ này không còn là hiện tượng tham nhũng cá nhân mà đã là tham nhũng tập thể. Nó được tổ chức bài bản và chặt chẽ, số lượng người thuộc các ngành và cơ quan liên quan rất rộng lớn, hành vi thuần thục và công khai, phân chia lớp lang làm ăn đâu ra đấy như một công cuộc kinh doanh thật sự. Chúng ra mặt nhũng nhiễu để vòi tiền, và khi vòi được thì có thể nhận tiền ở khắp nơi, trong công sở, trên xe đậu ngay trước cửa cơ quan, tại quán cà phê, nhà hàng, nhà riêng, và đặc biệt lặp đi lặp lại hàng trăm lần với vài chục người đưa hối lộ. Với số lần nhận tiền và số người đưa hối lộ đông đảo đến vậy, khả năng bại lộ là rất lớn, thế nhưng chúng thực hiện tội phạm rất mặc nhiên và gần như chẳng thèm che giấu.

Tính chất của đại án này đã không còn là sự lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi. Nó chính là sự công khai khinh rẻ pháp luật đến tận cùng.

Nó cũng chứng minh cho người dân thấy một số vị quan chức luôn tự xưng là công bộc của dân có thể trơ trẽn đến mức độ nào.

Nghiên cứu về tâm lý học tội phạm phân tích sự khác nhau giữa người bình thường và kẻ phạm tội có đoạn : "Khi nhận ra hậu quả từ những gì mình làm, chúng ta sẽ hối hận về những tổn hại đã gây ra. Ngược lại, tội phạm rất cương quyết. Khi theo đuổi một mục tiêu, chúng không để ý đến các tác động chung quanh từ hành vi của bản thân. Chúng coi người khác như những con tốt có thể thao túng. Chúng có thể sử dụng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích.

Khi so sánh về những người lương thiện và tội phạm, cả hai đều có thể mong muốn sự giàu có, nhưng chỉ có một người làm việc kiên trì và trung thực để đạt được nó. Tội phạm tin rằng anh ta có quyền giàu có bằng mọi cách, không quan tâm đến việc ai bị tổn thương và sau đó anh ta muốn có được nhiều hơn nữa. Tội phạm thường nói đạo lý trước những công việc nặng nhọc, sự liêm chính và trách nhiệm, nhưng hành động lại chứng tỏ ngược lại".

Cho dù có vào tù thì với trình độ hiểu biết của các vị tham nhũng này, họ sẽ ngoan như cún, chấp hành cun cút các quy định trong trại để hưởng nhiều lần giảm án. Tiền thì tẩu tán khắp nơi rồi, thu hồi lại thế nào được. Thôi xem như đổi nơi cư trú, vào tù vận động nhiều, ăn uống lành mạnh, lại khỏi hết các bệnh thừa mỡ, tiểu đường, vài năm sau ra tù lại làm người tử tế.

Nên để giải quyết cho triệt để lại đỡ tốn tiền nuôi tù, xin hiến cụ Tổng giải pháp như cư dân mạng Việt Nam bình luận : nên chăng tổ chức một chuyến bay giải thoát cho dân tộc Việt Nam khỏi tập đoàn tham nhũng hùng hậu này ? Chất hết lên, bay ra biển và thả … tự do từ máy bay xuống !

Nguyễn Hồng

Nguồn : RFA, 09/04/2023

Tham khảo :

https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/tin-tuc/vao-vung-dich-don-dong-bao-240889.html

https://ubkttw.vn/danh-muc/nghien-cuu-trao-doi/nguyen-nhan-vi-pham-cua-mot-so-to-chuc-dang-va-dang-vien-qua-vu-viec-to-chuc-cac-chuyen-bay-dua-cong-dan-ve-nuoc-trong-d.html

https://vietnamnet.vn/nhom-loi-ich-va-chieu-voi-tien-doanh-nghiep-trong-vu-chuyen-bay-giai-cuu-2128937.html

https://zingnews.vn/vu-chuyen-bay-giai-cuu-cuu-thu-ky-thu-truong-y-te-251-lan-nhan-tien-post1418484.html

https://kinhtemoitruong.vn/nhung-chuyen-bay-mang-nang-nghia-tinh-xung-phong-vao-tam-dich-cuu-dong-bao-63210.html

https://vnexpress.net/tien-boi-tron-hon-1-000-chuyen-bay-giai-cuu-da-qua-nhung-dau-4589623.html

https://tuoitre.vn/gia-ve-may-bay-giai-cuu-cao-vi-sao/20200929080132898.html

https://zingnews.vn/vu-chuyen-bay-giai-cuu-cuu-thu-ky-thu-truong-y-te-251-lan-nhan-tien-post1418484.html

Published in Diễn đàn

Khách đi ‘chuyến bay giải cứu’ có dám đòi tiền ?

Vi Vi, VNTB, 10/04/2023

Trong hơn 200.000 người không lẽ chỉ có một cá nhân dũng cảm đứng lên tố cáo ?

chuyenbay1

Với hàng chục nghìn người là nạn nhân trực tiếp từ các chuyến bay giải cứu sau khi phải chấp nhận mua vé về nước tránh dịch với giá cắt cổ, những kẻ nhận hối lộ hàng tỉ đồng đã được lôi ra ánh sáng và chuyên án "chuyến bay giải cứu" xem như đã khép lại.

Chỉ có 180 tỉ đồng hối lộ bị phát hiện trong số hàng ngàn tỉ lợi nhuận thu được từ những đồng bào trong cơn khốn khó. Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết có gần 2000 chuyến bay, mỗi chuyến thu lợi vài tỉ đồng , tính ra có thể thu được ít nhất 4000 tỉ đồng lợi nhuận.

Vui Việt Á, ông Phan Quốc Việt khai kiếm lãi khoảng 4.000 tỷ và tiền "bôi trơn" là khoảng 800 tỷ đồng. Thế thì con số 180 tỉ đồng hối lộ bị phát hiện trong các chuyến bay giải cứu chưa bằng một góc của phí bôi trơn Việt Á. Thế thì số tiền chênh lệch kia đều đã đi đâu ?

Có thể nói rằng không thể truy thu hết được đích cuối của những đồng tiền này vì đường đi đều dưới gầm bàn. Nhưng số tiền thu vào sẽ có sổ sách hẳn hòi vì những giao dịch trên trong thời kỳ đại dịch gần như chỉ được thực hiện thông qua ngân hàng. Chưa nói đến các thông tin cá nhân đều được ghi rõ trong các chứng từ và cả trên thông tin chuyến bay. Để truy tìm ra số thực thu này là chuyện dễ như trở lòng bàn tay. Thêm vào đó, các chứng từ chi phí cho các chuyến bay, chi phí cách ly, chi phí hành chính đều có thể truy tìm lại được.

Thế nhưng liệu chính quyền có muốn làm cho tới nơi tới chốn ? Nếu chính quyền không làm, liệu những người bị hại – lỡ mua vé với giá cắt cổ – có dám lên tiếng ?

Cho tới nay khi vụ án đã khép lại, với 146 trang kết luận điều tra, Cơ quan an ninh điều tra đã sáng suốt truy ra những kẻ tham nhũng, tiêu cực, nhưng có vẻ họ không muốn xác định trong nội dung kết luận điều tra ai là người bị hại.

Chỉ với một cá nhân đứng ra tố cáo là ông Quách Văn Mừng quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Malaysia, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khui ra vụ việc nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia ăn trên đầu trên cổ của 1.900 người mãn hạn tù ở 19 trại tại Malaysia về nước. Với 21 chuyến bay, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam ở Malaysia Trần Việt Thái và thuộc hạ đã thu lợi được 11,6 tỉ đồng. Đây là những tù nhân, người khốn khó nên không thể "vạc" được nhiều tiền.

Vậy còn lại hơn 200.000 công dân Việt Nam đã được đưa về nước trong đại dịch, có bao nhiêu người sẽ dám đứng ra viết đơn tố cáo, tự nhận mình là nạn nhân ?

Báo nhà nước đã "ngỏ lời" dẫn ý của một cựu kiểm sát viên rằng : "Mặc dù vào thời điểm dịch Covid-19, chi phí để có mặt trên "chuyến bay giải cứu" là rất cao nhưng dù biết rõ giá cao như vậy, họ vẫn chấp nhận chi tiền do cần về nước, đó là thỏa thuận dân sự giữa họ với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ".

Trên báo VietnamNet, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường cho biết "người dân trên các chuyến bay trong vụ án này không được xác nhận là bị hại, bởi các cá nhân tự thỏa thuận giá trên các chuyến bay với nhau, không có quy định cụ thể về việc áp giá chuyến bay, hoặc yêu cầu không được tăng giá vé".

Cũng ông Trần Công Chu (nguyên kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) tuyên bố bị hại trong vụ án được xác định là cơ quan nhà nước chứ không phải khách hàng bỏ tiền đi chuyến bay. Cả ông tiến sĩ luật lẫn ông nguyên kiểm sát viên cho rằng người dân lỡ phải trả tiền đòi bồi thường là "phải kiện những doanh nghiệp cung cấp chuyến bay bằng một vụ kiện dân sự khác".

Ông Đặng Văn Cường cho rằng một khi đã là "các trường hợp giao dịch là hợp pháp, tự nguyện, việc nộp tiền là công khai, ngay tình, tổ chức thu tiền có chức năng nhiệm vụ được pháp luật cho phép, giá cả theo thỏa thuận thì đây là quan hệ dân sự kinh tế hợp pháp, chưa có cơ sở pháp lý để công dân có thể yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp này phải trả tiền".

Nói như vậy có khác nào nói rằng người dân phải ngậm bồ hòn làm ngọt hay cho rằng có làm gì thì lại là "con kiến đi kiện củ khoai" ?

Luật sư Đặng Đình Mạnh lên tiếng trên Facebook cá nhân : "Vụ án tham nhũng ‘chuyến bay giải cứu’ không triệu tập người bị hại để bồi thường thì vô nghĩa. Ko có người bị hại thì lấy đâu ra tiền đút lót nhau ?"

Hàng trăm ngàn người phải chi khoản tiền bất hợp lý để được "giải cứu" là bị hại nhưng họ lại chưa/không được các cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Nếu lên tiếng họ sợ bị đưa vô sổ đen của Vietnam Airlines, bị làm khó dễ khi mua vé máy bay khi đi lại. Họ có thể bị mời lên xuống làm việc chỉ để đòi lại vài chục cho đến vài trăm triệu đồng, tốn thời gian dai dẳng mà chưa biết có đòi lại được hay không. Những người với số tiền vài triệu, thì sẽ thôi luôn coi như thí cô hồn.

Nhưng trong hơn 200.000 người không lẽ chỉ có một cá nhân dũng cảm đứng lên tố cáo ? Trong chừng đó người chẳng lẽ ai cũng chấp nhận bỏ ra một số tiền ngu thật lớn và coi như tiền đã đi không bao giờ đòi lại được ? Nếu có một nhóm người đứng ra kêu gọi, họ có dám liên kết lại để đòi quyền lợi của mình, dù chỉ là một xu ? Nếu có thật, chắc hẳn nhà nước Việt Nam không dám im lặng mà cho chìm xuồng.

Những doanh nghiệp nào phải đứng ra trả tiền cho người dân mua vé với giá cắt cổ ? Doanh nghiệp có công đầu đưa công dân về nước không ai khác hơn là hãng hàng không ngạo nghễ, con cưng của chính phủ, Vietnam Airlines vươn ra các thị trường béo bở ở Úc, Mỹ, Châu Âu và hãng nhỏ hơn với số chuyến bay khiêm tốn hơn là Vietjet với các chuyến bay giải cứu quanh quẩn ở vùng Đông Nam Á.

Vietnam Airlines vẫn đang khóc than ầm ĩ vì lỗ do đại dịch nếu phải trả tiền đền bù thì chắc nhà nước lại phải chung tay hỗ trợ. Không giải quyết thoả đáng, người dân sẽ vẫn còn bất mãn, căm phẫn.

Con dại cái mang, các cá nhân sai phạm, nhận hối lộ đều là đảng viên cốt cán, doanh nghiệp tham gia cũng là doanh nghiệp lớn của nhà nước. Họ không đền bù được thì cơ quan chủ quản là chính phủ phải đứng ra trả nợ cho dân. Chính phủ đã nợ người dân trong đại dịch quá nhiều rồi.

Vi Vi

Nguồn : VNTB, 10/04/2023

***************************

Khách đi ‘chuyến bay giải cứu’ có được trả lại tiền ?

Đan Thuần, Tuổi Trẻ online, 08/04/2023

Với chi phí "bôi trơn" lên đến 180 tỉ đồng trong vụ "chuyến bay giải cứu", câu hỏi được đặt ra là những công dân đã chi một khoản tiền đắt đỏ để về nước có được bồi thường thiệt hại ?

chuyenbay2

Hành khách trong "chuyến bay giải cứu" từ Philippines về Việt Nam tháng 3/2020 - Ảnh : Khương Xuân

Vừa qua, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra vụ án "chuyến bay giải cứu".

Hành khách "chuyến bay giải cứu" là người bị thiệt hại trực tiếp, thực tế.

Vụ án này có 54 người bị đề nghị truy tố với các tội danh đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Trong đó có hơn 21 cựu quan chức, cán bộ cấp cao của 4 bộ ngành, Văn phòng Chính phủ và 2 địa phương bị cáo buộc nhận hối lộ đến gần 180 tỉ đồng.

Trong đợt dịch Covid-19, đã có khoảng 2.000 chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước. Và để được về nhà, họ phải trả một chi phí "cắt cổ" với nhiều thủ tục rườm rà.

Những chi phí đắt đỏ của "chuyến bay giải cứu" mà công dân bỏ ra không đến từ chất lượng dịch vụ mà được các doanh nghiệp tự nâng lên để được ưu tiên cấp phép tổ chức chuyến bay.

nghiepvu3

Cựu phó giám đốc Công an Hà Nội nhận 42,8 tỉ để 'chạy án' vụ 'chuyến bay giải cứu'

Và câu hỏi đặt ra là những công dân đã chi tiền để có mặt trên "chuyến bay giải cứu" có đòi lại được tiền khi chính họ là những người bị trục lợi ?

Luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) đặt vấn đề về tính hợp pháp của thỏa thuận giữa công dân mua vé với các bên cung cấp "chuyến bay giải cứu".

"Người dân mua vé ở thời điểm đó đang ở trong hoàn cảnh đặc biệt, họ thỏa thuận mà không thể hiện được ý chí của bản thân, bị buộc vào tình thế không có sự lựa chọn.

Trong khi đó, những cá nhân tổ chức chuyến bay vì trục lợi mà đẩy chi phí lên cao nên thỏa thuận đó không ngang bằng và bất hợp pháp, thực tế là các cá nhân tổ chức chuyến bay đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thỏa thuận trên là bất hợp pháp nhưng người dân không có lỗi nên cần xác định họ là bị hại, là đối tượng bị thiệt hại bởi hành vi phạm pháp luật của những cá nhân tổ chức chuyến bay", luật sư Công phân tích.

Theo luật sư, nếu các bị can không xâm phạm đến khách thể là hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước thì người dân không phải trả một chi phí với giá "cắt cổ".

"Trong trường hợp này cần xác định người mua vé "chuyến bay giải cứu" là người thiệt hại trực tiếp, thực tế và có mối quan hệ nhân quả. Vì hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân tổ chức chuyến bay nên người dân mới phải bỏ ra nhiều tiền hơn.

Để đòi lại quyền lợi, người dân cần có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại gửi cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án để được xem xét, xác định là nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự", luật sư Nguyễn Thành Công nêu quan điểm.

Có quyền yêu cầu doanh nghiệp bồi thường

Trong khi đó, ông Trần Công Chu (nguyên kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) cho rằng có thể xem những công dân đi "chuyến bay giải cứu" là nạn nhân nhưng không thể được xác định là bị hại trong vụ án.

Ông Chu cho rằng khách thể của hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong vụ án là xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, nhà nước. Như vậy bị hại trong vụ án được xác định là cơ quan nhà nước chứ không phải khách hàng bỏ tiền đi chuyến bay.

"Mặc dù vào thời điểm dịch Covid-19, chi phí để có mặt trên "chuyến bay giải cứu" là rất cao nhưng dù biết rõ giá cao như vậy, họ vẫn chấp nhận chi tiền do cần về nước, đó là thỏa thuận dân sự giữa họ với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.

Hiện giờ rất khó cho khách đi chuyến bay vì đối với các tội danh bị đề nghị truy tố trong vụ án này không xác định họ là bị hại. Tuy nhiên họ vẫn có quyền đòi bồi thường, bằng cách kiện những doanh nghiệp cung cấp chuyến bay bằng một vụ kiện dân sự khác", ông Chu nói.

Đan Thuần

Nguồn : Tuổi Trẻ online, 08/04/2023

*****************************

Ai là bị hại trong vụ án "chuyến bay giải cứu" ?

Cát Tường, VNTB, 09/04/2023

Có bị cáo thì phải có bị hại, tòa phải xử bị cáo trả lại tiền ăn chặn lại cho bị hại. Nếu không trả lại tiền cho những người dân bị ăn chặn, hóa ra tiền từ kẻ ăn chặn chuyển qua tay kẻ ăn cướp, vậy người dân vẫn bị mất tiền…

chuyenbay3

Kết quả điều tra xác định có gần 2.000 "chuyến bay giải cứu". Trong số này, có chuyến bay sau khi trừ các chi phí, số tiền "bỏ túi" lên đến vài tỷ đồng. Các bị can trong vụ án này đã đưa, nhận hối lộ hàng chục tỷ đồng và hàng trăm ngàn USD.

Tuy nhiên các hành khách trên gần 2.000 "chuyến bay giải cứu" đó lại không được đưa vào tố tụng với vai trò là người có quyền lợi liên quan.

"Chuyến bay giải cứu" là cách gọi vắn tắt của vụ án "Đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố.

Theo kết luận điều tra thì có 21 bị can cùng về tội "Nhận hối lộ" quy định tại Điều 354 Bộ Luật Hình Sự ; 4 bị can cùng về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại Điều 356 Bộ Luật Hình Sự ; 23 bị can cùng về tội "Đưa hối lộ" quy định tại Điều 364 Bộ Luật Hình Sự ; 4 bị can cùng về tội "Môi giới hối lộ" quy định tại Điều 365 Bộ Luật Hình Sự ;

1 bị can về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" quy định tại Điều 174 Bộ Luật Hình Sự và tội "Đưa hối lộ" quy định tại Điều 364 Bộ Luật Hình Sự ; 1 bị can về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" quy định tại Điều 174 Bộ Luật Hình Sự ; truy nã bị can Trần Thị Hà Liên, lao động tự do về tội "Môi giới hối lộ" quy định tại Điều 365 Bộ Luật Hình Sự.

Từ nội dung trên cho thấy khách thể của hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án là xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, nhà nước. Như vậy bị hại trong vụ án được xác định là cơ quan nhà nước chứ không phải khách hàng bỏ tiền đi chuyến bay.

Nói một cách khác, "bị hại" trong vụ án trên còn có thể là các bị can đã chi tiền để bị can Hoàng Văn Hưng, nguyên cán bộ công an "chạy án".

Phía hành khách trong các "chuyến bay giải cứu" không được phía cơ quan điều tra coi là "bị hại", vì vậy nên vấn đề "tòa phải xử bị cáo trả lại tiền ăn chặn lại cho bị hại" không thể đặt ra ở đây, và chính điều này khiến dư luận đã có lý khi cho rằng, "không trả lại tiền cho những người dân bị ăn chặn, hóa ra tiền từ kẻ ăn chặn chuyển qua tay kẻ ăn cướp, vậy người dân vẫn bị mất tiền…".

chuyenbay5

Nhìn tổng thể hơn, theo cách đánh giá về vi phạm pháp luật hình sự, có lẽ "bị hại" bao trùm ở đây chính là Đảng cầm quyền, vì phía nhận hối lộ toàn là đảng viên quan chức trải rộng ở các ban ngành, địa phương đến tận trung ương.

Bởi cần thẳng thắn nhận ra là một việc tiêu cực đã có thể dễ dàng thống nhất, phối hợp với nhau rất nhịp nhàng và nhanh chóng ở các cơ quan khác nhau. Phải chăng đây là do vấn đề lợi ích quá lớn, quá dễ do thiếu cạnh tranh các ghế đảng phái chính trị ở Quốc hội ?

Đồng thời, đây cũng chính là kẽ hở trong công tác quản lý và những người có trách nhiệm cần suy nghĩ về điều này để có hướng xử lý, bịt kẽ hở này.

Ở vụ án này cho thấy Ban Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ cấp cao nhất cho đến cấp thấp hơn đều bất lực, khi có người là thư ký của thứ trưởng đã hơn 180 lần nhận hối lộ 42,6 tỷ đồng, hay có người là trợ lý của phó thủ tướng cũng nhận hối lộ hơn 4 tỷ đồng.

Vấn đề đặt ra ở đây tại sao thư ký, trợ lý lại có thể "lộng hành" đến như vậy để nhận hối lộ lớn như thế ? Ai là người kiểm soát, giám sát họ ?

Một thắc mắc khác : Đành rằng giá cả là sự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp, nhưng giá vé bị đẩy lên cao là vì chi phí bôi trơn cho tham nhũng được người dân phản ánh đầy trên mạng xã hội. Song nghiệt ngã thay, người dân lại không được xác nhận là "bị hại". Vậy ai sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ ?

Cát Tường

Nguồn : VNTB, 09/04/2023

Published in Diễn đàn

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh ảm đạm chưa từng thấy : Báo hiệu một năm không như kỳ vọng

RFA, 06/04/2023

Kinh tế Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh trong quý 1 vừa qua sụt giảm nhiều hơn dự kiến, báo hiệu một năm 2023 kinh tế ảm đạm hơn dự báo.

kinhte1

Ảnh minh họa chụp tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm 22/9/2022. AFP

Kinh tế Việt Nam tụt giảm trong quý 1

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm xuống còn 3,32% trong quý đầu tiên, từ 5,92% của quý 4 năm 2022. Trong khi đó, lạm phát cả nước tăng 4,18% trong quý 1.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế độc lập, đánh giá đây là mức tăng trưởng rất thấp. Thậm chí nó còn tệ hơn cùng kỳ năm 2022, khi mà kinh tế Việt Nam vừa được mở ca trở lại sau thời gian dài phong toả do dịch.

Nguyên do, theo tiến sĩ Hiếu, thứ nhất là từ tình hình kinh tế thế giới. Việt Nam là nền kinh tế có độ mở rất lớn. Khi kinh tế toàn cầu gặp vấn đề là ngay lập tức Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng theo.

Hiện, các nước là đầu mối xuất khẩu của Việt Nam như Mỹ hay Châu Âu đang tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, khiến nền kinh tế của họ bị chững lại, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng do Việt Nam sản xuất giảm xuống. Kinh tế Việt Nam do đó cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi không có đơn hàng xuất khẩu. Nguyên do thứ hai đến từ thị trường trong nước :

"Thứ hai là thị trường quốc nội của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng do rất nhiều vấn đề trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ cho đến tất cả những lĩnh vực kinh doanh khác như chứng khoán, bất động sản. Do đó làm cho nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng chậm trong năm 2023". 

Theo Reuters, cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quý đầu tiên giảm 38,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi vốn FDI giải ngân giảm 2,2%.

Ngân hàng nhà nước đã giảm lãi suất từ ngày 15/3. Theo tiến sĩ Trí Hiếu, hành động này có điểm lợi là nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong nước.

Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn rủi ro cho nền kinh tế Việt Nam bởi Việt Nam đang đi ngược lại với xu hướng chung của thế giới là tiếp tục tăng lãi suất. Nếu lúc này Việt Nam giảm lãi suất thì nó sẽ làm tăng tỷ giá đồng đô-la Mỹ so với tiền Đồng, điều này có thể tạo ra bất ổn trên thị trường ngoại hối và làm tăng giá của hàng nhập khẩu.

Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2023 khoảng 6,5%. Tiến sĩ Trí Hiếu cho rằng với tất cả khó khăn, thách thức vừa nêu, kinh tế Việt Nam rất khó có thể cán đích tăng trưởng 6,5% vào cuối năm nay :

"Theo tôi thì có lẽ mức 6% là mục đích rất cao vọng bởi vì với tất cả những khó khăn của nền kinh tế hiện nay, mà chúng ta thấy rằng ngay cả thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm thương mại, kinh tế của cả nước mà tăng trưởng ở mức rất thấp. Thành ra tôi nghĩ rằng trong cả năm để đạt mức tăng trưởng 6% là có lẽ là rất khó khăn, theo tôi tăng trưởng ở mức 5% có lẽ sẽ hợp lý hơn".

Với kết quả quý 1 được báo cáo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Chí Dũng phải thừa nhận hôm 3/4 rằng "kịch bản tăng trưởng 6,5% năm 2023 như mục tiêu đề ra là rất thách thức".

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng thấp chưa từng thấy

Tình hình kinh tế chung của cả nước đang đi xuống, nhưng Thành phố Hồ Chí Minh, đầu tàu kinh tế tài chính cả nước là nơi đang chịu ảnh hưởng sớm và nặng nhất trong vài tháng qua.

Cũng theo báo cáo từ Cục Thống kê, tăng trưởng của Thành phố Hồ Chí Minh trong quý một chỉ đạt 0.7%. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong năm thành phố trực thuộc trung ương, và thuộc nhóm 10 địa phương có tốc độ tăng trưởng thấp nhất cả nước.

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ cho biết ngoài các yếu tố tác động từ bên ngoài như Hoa Kỳ tăng lãi suất hay các nước đối tác của Việt Nam giảm đơn hàng sản xuất, thì các yếu tố trong nước sau đây là lý do khiến Thành phố Hồ Chí Minh chứ không phải là nơi nào khác chịu ảnh hưởng xấu nhất.

Đầu tiên là do bất ổn trên thị trường bất động sản và trái phiếu. Theo tiến sĩ Huy Vũ, số tiền của các nhà đầu tư thay vì bỏ vào các ngành sản xuất phát triển vùng Sài Gòn thì nó đã chôn cứng trong bất động sản hay trái phiếu.

Lãi suất Việt Nam hiện nay vẫn còn đang rất cao. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam rất khó để tiếp cận nguồn vốn vay mở rộng sản xuất, dẫn đến nền kinh tế bị chững lại.

Thêm một nguyên do khác nữa là vì các dự án đầu tư công hiện nay triển khai rất chậm. Theo ông Huy Vũ, Đáng ra, trong trường hợp nền kinh tế bị khủng hoảng thì chính phủ có thể triển khai đầu tư công để tạo công ăn việc làm, đưa tiền vào sản xuất :

"Nhưng mà vấn đề hiện nay là cuộc chiến chống tham nhũng, đốt lò, của ông Nguyễn Phú Trọng dẫn đến việc các quan chức họ ngần ngại trong việc triển khai đầu tư công.

Bởi vì khi triển khai đầu tư công thì trước sau gì họ cũng rất dễ mắc những sai lầm và nếu làm đầu tư công mà quan chức không có ăn được phần trăm ở trong đó thì họ không dại gì mà làm".

Người dân đối mặt với khó khăn

kinhte2

Các công nhân đeo khẩu trang khi làm việc tại một nhà máy sản xuất quần áo bảo hộ. Ảnh : RFA

Không chỉ kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tụt dốc, trong thời gian sắp tới, theo tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ, nơi đặt các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn của cả nước như Bình Dương hay Đồng Nai sắp tới cũng đều sẽ bị trì trệ : 

"Nếu nhu cầu hàng Việt Nam trên thế giới giảm thì chắc chắn là những khu chế xuất công nghiệp tại các thành phố vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Chính vì thế mà quý 2, GDP của thành phố Hồ Chí Minh có lẽ cũng sẽ không khả quan lắm so với quý 1 đâu".

Tiến sĩ Trí Hiếu dự báo, do giá dầu thô trên thế giới tăng sẽ khiến cho lạm phát vốn đã cao sẽ tăng cao hơn nữa. Trong khi đó thu nhậngười lao động lại giảm vì đơn hàng bị giảm ở các khu công nghiệp :

"Với sự phát triển trì trệ như thế mà lạm phát lại tăng thì chắc chắn là đời sống của người dân sẽ khó khăn hơn rất nhiều".

Tiến sĩ Huy Vũ cho rằng trong thời gian vừa qua và sắp tới đây, các doanh nghiệp phải giảm lượng công nhân hoặc thậm chí là đóng cửa. Điều này có thể dẫn đến nhiều vấn nạn xã hội khác ví dụ như là tội phạm tăng cao hơn…

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương, trong ba tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh này tạo thêm việc làm cho 11.000 người nhưng cũng có hơn 36.000 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương.

Giải pháp

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu khẳng định tình hình ảm đạm của nền kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh có thể được khắc phục nếu chính quyền trung ương thực hiện một số các biện pháp khắc phục sau, từ đó có thể vực dậy nền kinh tế Việt Nam.

Ông Hiếu đề nghị chính phủ nên trở lại chương trình xây dựng một trung tâm tài chính cho Thành phố Hồ Chí Minh, ví dụ như theo mô hình trung tâm tài chính của Thâm Quyến hay các trung tâm tài chính như ở New York. Một trung tâm tài chính như thế giúp doanh nghiệp có thể được tiếp cận với tất cả những dịch vụ, sản phẩm tài chính, từ ngân hàng cho đến các quỹ đầu tư và tất cả những dịch vụ liên quan đến pháp lý thương mại, xuất nhập khẩu…

Thứ hai là tất cả các thủ tục hành chính tại Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến vấn đề đất đai, xây dựng, kinh doanh cần phải được cải tổ cho thông thoáng hơn. Nạn tham nhũng phải được tiêu trừ một cách tận gốc thì có thể kinh doanh sẽ được khởi sắc.

Các khu công nghiệp cũng cần có các chính sách hỗ trợ về thuế từ chính phủ và các nhà kinh doanh của Thành phố Hồ Chí Minh nên đi tìm những thị trường mới, thay vì những thị trường truyền thống về xuất khẩu như là Mỹ hay Châu Âu. Tìm ra những thị trường mới để phân tán rủi ro và phát triển ngoại thương một cách mạnh mẽ hơn…

Thành phố Hồ Chí Minh cũng cần cải tổ mạnh mẽ trên tất cả những thị trường, từ cổ phiếu, trái phiếu cho đến thị trường bất động sản, ngân hàng, ngoại tệ hay vàng… phải bơm thanh khoản vào để vực dậy các thị trường đó, từ đó "bơm máu" vào trong nền kinh tế để vực dậy thành phố.

Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên hôm 4/4 phát biểu rằng lãnh đạo thành phố đã tìm ra "toa thuốc" để thành phố có thể tăng trưởng trở lại. Một trong các giải pháp mà ông đề cập tới là tập trung vào đầu tư công. Thời gian tới, thành phố sẽ đẩy nhanh thủ tục giải phóng mặt bằng, tháo gỡ các vướng mắc để các dự án ngoài ngân sách có thể chạy.

Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, dĩ nhiên tình hình có thể xoay trở ngược lại được nếu thực hiện những chính sách tốt để hỗ trợ người dân. Tuy nhiên, ông cho biết "tại thời điểm này thì tôi chưa thấy có chính sách khả thi và cụ thể từ phía chính quyền Trung ương cũng như là chính quyền địa phương để vực dậy hoạt động kinh tế của khu vực Thành phố Hồ Chí Minh".

Nguồn : RFA, 06/04/2023

**************************

Có thể đòi lại khoản phí phi lý mà người về trên các chuyến bay "giải cứu" buộc phải trả ?

RFA, 06/04/2023

Kết luận điều tra của Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Bộ Công an hôm 4/4 vừa qua cho thấy, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đề nghị truy tố 54 bị can liên quan đến vụ án "Đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản" trong các chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam từ nước ngoài trở về.

kinhte3

Một chuyến bay đưa công dân từ Châu Âu về nước - Photo : cand.com.vn

Trong số này có 21 người là cựu lãnh đạo cấp cao, quan chức các bộ, ngành, tỉnh, thành phố bị đề nghị truy tố tội "nhận hối lộ". Có thể kể, hai Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng và Vũ Hồng Nam ; ông Nguyễn Quang Linh (Trợ lý Phó thủ tướng Phạm Bình Minh) ; ông Nguyễn Thanh Hải (Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế thuộc Văn phòng Chính phủ), Nguyễn Thị Hương Lan (Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao), Chử Xuân Dũng (Phó chủ tịch UBND Hà Nội).

Dư luận nêu câu hỏi, một khi xác định rõ hành vi đưa và nhận hối lộ giữa doanh nghiệp và quan chức trong việc tổ chức các chuyến bay giải cứu thì những người phải mua vé giá cao có quyền được yêu cầu bồi thường hay không, hoặc họ sẽ nhận được khoản tiền chênh lệch hoàn lại khi vụ án kết thúc hay không ?

Luật sư Nguyễn Văn Hậu nói với RFA nhận định của ông :

"Tôi cho rằng phải đợi phiên tòa diễn ra coi quá trình điều tra như thế nào. Những khoản tiền này có phải là khoản tiền mà hai bên có thỏa thuận, hay là những người có thẩm quyền người ta ép phải mua cái giá đó. Mình phải đợi kết luận của cơ quan điều tra. Tôi cho là những cán bộ công chức có thẩm quyền làm như vậy là vi phạm pháp luật và dư luận người ta không đồng tình, bởi vì trong thời gian dịch bệnh như vậy mà lại biến những chuyến bay nhân đạo thành cơ hội để tham nhũng. Phải xử lý thật nghiêm vụ này.

Nhưng về mặt nguyên tắc, những người bị hại này sẽ được bồi thường bởi khoản tiền họ bỏ ra nó không đúng với giá trị được hưởng. Lẽ ra họ chỉ phải bỏ ra chỉ có 10 đồng, nhưng bắt họ trả tới 20 đồng thì phải bồi hoàn chênh lệch cho người ta".

Trong buổi tọa đàm "Mở cửa du lịch, phục hồi kinh tế" được tổ chức ngày 7/12/2021, Tiến sĩ Lương Hoài Nam cho hay, ông có người bạn phải chi trả một gói "combo về nước" có giá 150 triệu đồng từ Hoa Kỳ. Trước đó, một người quen khác của ông đã phải bỏ ra số tiền 240 triệu đồng để được hồi hương. Trong khi giá vé chính thức được công bố lúc đó chưa đến 40 triệu đồng.

Luật sư Đặng Trọng Dũng nêu quan điểm của ông với RFA :

"Dĩ nhiên nói theo ngôn từ pháp luật thì đó là những người bị hại. Về mặt nguyên tắc, trong luật tố tụng Việt Nam có trường hợp gọi là ‘bị đơn dân sự’. Do đó, những người bị thiệt hại này có thể yêu cầu đòi bồi thường. Nhưng mà để cũng cố những số liệu thì theo tôi nó là chuyện khó, bởi vì nhiều khi người ta mua vé với giá cao là một chuyện. Để mua được những tấm vé đó thì có thể người ta phải chi thêm những khoản khác mới mua được.

Về mặt giấy tờ thì họ chỉ vì cái giá được công bố thôi, rất khó chứng minh thiệt hại. Tôi không biết cơ quan điều tra họ làm cách nào để họ tính ra được con số thiệt hại".

kinhte4

Một chuyến giải cứu công dân về nước. Photo : cand.com.vn

Vụ án các chuyến bay giải cứu được cho là nguyên nhân khiến Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phải thôi chức. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng phải từ chức vì chịu trách nhiệm cho những sai phạm của cấp dưới. Thông báo của Ban chấp hành Trung ương tại cuộc họp bất thường hôm 17/1/2023 cho hay, ông Phúc phải chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có hai phó thủ tướng, ba bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Việc tổ chức chuyến bay giải cứu được cho là thực hiện chủ trương nhân đạo, thể hiện sự quan tâm hàng đầu của Đảng và Chính phủ trong công tác bảo hộ công dân. Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ chính là bảo hộ công dân Việt Nam tại nước ngoài và quản lý danh sách công dân đăng ký nhu cầu về nước.

Việc nhận hối lộ hàng trăm tỷ đồng để "giải cứu" công dân khiến các chuyến bay mất đi mục tiêu ban đầu được nói là chủ trương nhân đạo. Hơn nữa, đó còn là trách nhiệm của một chính phủ với công dân của mình. Vậy những công dân này sẽ được bồi thường ra sao ?

Một luật sư không muốn nêu tên vì an toàn, nói với RFA sáng ngày 6/4/2023 :

"Về mặt pháp lý thì họ là những người bị hại trong vụ án. Và với tư cách là người bị hại thì họ có quyền yêu cầu đòi bồi hoàn lại số tiền mà họ bị thiệt hại. Cho nên, nếu trong quá trình tố tụng và khi đưa những quan chức đó ra xét xử mà không tính đến chuyện bồi hoàn thiệt hại cho những người bị hại, tức là những công dân trên các chuyến bay giải cứu đó thì đó là một sự thiếu sót rất lớn.

Không thể nói đây là sự thỏa thuận giá cả được, bởi trong hoàn cảnh đại dịch, có những người buộc phải trở về quê hương vì nhiều lý do như không còn nguồn sống ở nước sở tại, phải về Việt Nam chữa bệnh, visa hết hạn…

Hơn nữa, việc lo cho dân trở về an toàn là việc chính phủ Việt Nam phải làm. Không thể đem dân ra làm nguồn thu lợi bất chính như vậy được. Dùng mục đích nhân đạo để kiếm lợi hàng trăm tỷ đồng thì phải trả lại tiền cho người ta, những nạn nhân trong vụ án".

Luật sư này nói thêm, nếu cơ quan điều tra không xác định các công dân về nước là người bị hại hay người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án này thì rất khó để xác định trách nhiệm hoàn trả tiền cho các công dân này.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát cho đến tháng 12/2021, Chính phủ Việt Nam đã tổ chức hơn 1.000 chuyến bay, gọi là những chuyến bay giải cứu hay chuyến bay hồi hương, để đưa gần 200 ngàn công dân Việt Nam từ 62 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu trở về nước.

Thủ tướng Chính phủ lúc đó, ông Nguyễn Xuân Phúc, là người yêu cầu tổ chức chuyến bay giải cứu theo tinh thần không ai bị bỏ lại phía sau. Tổ công tác các chuyến bay giải cứu gồm Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải.

Trong đó, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) sẽ phê duyệt hoặc từ chối kế hoạch tổ chức chuyến bay (số lượng, tần suất chuyến bay, doanh nghiệp thực hiện, nơi cách ly, người dự kiến về...) trên cơ sở đề xuất của Bộ Ngoại giao.

Nguồn : RFA, 06/04/2023

Published in Việt Nam
jeudi, 06 avril 2023 21:29

Anh em cùng hội cùng thuyền

Ăn trên đầu Thái Tuế ?

Cát Tường, VNTB, 05/04/2023

Rất nhiều đảng viên đã ‘ăn trên đầu Thủ trưởng – tức Thái Tuế’ của họ trong vụ "chuyến bay giải cứu"

thaitue01

Trên thực tế, chỉ có thủ trưởng quá ‘hồn nhiên’ nên mới xảy ra chuyện ‘ăn trên đầu Thái Tuế’…

Thái Tuế là chòm sao trong văn hóa tín ngưỡng dân gian, còn gọi là Thái Tuế Tinh Quân hay Tuế Quân, đây là chòm sao có ảnh hưởng lớn trong vận hạn của một đời người, quản lý cát – tai – họa – phúc, tài lộc qua từng năm của 12 con giáp. Còn trong chiêm tinh học, sao Thái Tuế chính là sao Mộc (Jupiter), bởi sao này cứ 12 tháng quay 1 lần.

Nếu ngày sinh của một người bị chòm sao này chiếu mệnh thì bị coi là phạm Thái Tuế trong dân gian, trong năm làm chuyện gì cũng không suôn sẻ, sức khỏe không tốt. Vì vậy, dân gian luôn coi sao Thái Tuế là sao hung, không tốt.

"Ăn trên đầu Thái Tuế" là câu hay được nói về chuyện viên quan nào đó nhận hối lộ mà không biết phải quấy với ‘ân sư’ đương triều trong phim kiếm hiệp Hồng Kông. Câu này nếu mang sử dụng vào vụ án vừa được công khai bản kết luận điều tra, cho thấy rất nhiều đảng viên đã ‘ăn trên đầu Thủ trưởng – tức Thái Tuế’ của họ trong vụ "chuyến bay giải cứu" ở mùa dịch giã Covid-19 vừa qua, lúc mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng rất tự hào khoe rằng đã hoàn thành sứ mệnh chuyến bay không để ai bị bỏ lại phía sau.

Theo kết luận, ông Tô Anh Dũng là thứ trưởng Bộ Ngoại giao, có nhiệm vụ phê duyệt tổ chức kế hoạch chuyến bay trên cơ sở đề xuất của Cục Lãnh sự để gửi thành viên trong tổ công tác năm bộ xin ý kiến. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ông Dũng đã chỉ đạo cấp dưới đưa doanh nghiệp thân quen vào danh sách ‘chuyến bay combo’ (*) tham gia chiến dịch "chuyến bay giải cứu".

Cơ quan điều tra kết luận ông Dũng đã nhận hối lộ 21,5 tỷ của đại diện các doanh nghiệp khi hỗ trợ, tạo điều kiện được cấp phép thực hiện ‘chuyến bay combo’.

Theo kết luận điều tra vụ án "chuyến bay giải cứu", ông Phạm Trung Kiên – lúc đang là thư ký của thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên – đã có hơn 180 lần nhận hối lộ 42,6 tỷ để trình Bộ Y tế chấp thuận chuyến bay hoặc người dân được về nước trong dịch Covid-19. Ông Kiên bị đề nghị truy tố về tội nhận hối lộ.

Lưu ý, thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên làm nhiệm vụ xem xét, duyệt ký văn bản trả lời Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan chức năng khi những nơi này xin ý kiến về chuyến bay giải cứu, chuyến bay combo và xin cho khách lẻ được về nước. Ở đây, vai trò của ông Kiên được hiểu nôm na là "thầy dùi".

Liệu ông Kiên có "phải quấy" với thầy của mình là thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên ở các thủ tục giấy tờ bắt buộc phải có chữ ký này của ông Đỗ Xuân Tuyên.

Tương tự, theo kết luận điều tra, ông Nguyễn Quang Linh đã lợi dụng vị trí công tác của mình là Trợ lý của ông Phạm Bình Minh, khi đó ông Phạm Bình Minh đang là Phó Thủ tướng, để nhận hối lộ và giúp một số công ty được phê duyệt chuyến bay tham gia "chuyến bay giải cứu".

Ông Linh bị cáo buộc đã vi phạm nguyên tắc, quy chế làm việc, quy định pháp luật của Nhà nước trong việc tham mưu, trình phê duyệt cấp phép cho doanh nghiệp tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước trong đại dịch Covid-19. Cơ quan an ninh điều tra kết luận ông Linh đã nhận hối lộ hơn 4,2 tỷ đồng.

Cũng xin được lưu ý, vị trí trợ lý, trên thực tế có thể ‘đưa ra các lệnh miệng’ kiểu ‘truyền khẩu dụ’, song họ không bao giờ được đặt bút ký vào bất kỳ giấy tờ thủ tục hành chính nào. Như vậy muốn ‘qua mặt thủ trưởng’ tức ‘ăn trên đầu Thái Tuế’ trong thời gian không phải ngắn như vụ "chuyến bay giải cứu", thì đó là điều có lẽ nhờ vào sự dễ dãi của các vị thủ trưởng liên quan trong vụ việc ấy.

Từ góc nhìn trên cho thấy ở đây xem ra có phần lỗi công vụ của các "Thái Tuế" trong nhiệm vụ là những bộ trưởng, phó thủ tướng ‘đương triều’…

Cát Tường

Nguồn : VNTB, 05/04/2023

Chú thích :

(*) Cụm từ ‘chuyến bay combo’ xuất hiện trong giai đoạn dịch bệnh khi người Việt có nhu cầu về nước trên các "chuyến bay giải cứu" theo hình thức công dân tự chi trả toàn bộ chi phí cách ly. Các chuyến bay combo là chuyến không thường lệ (charter) nên có thể linh hoạt hơn trong khai thác.

Trong hàng không còn có chuyến bay thuê bao nguyên chuyến (charter). Charter thường sử dụng trong gói combo du lịch được các doanh nghiệp lữ hành thuê bao nguyên chuyến bay để chủ động trong việc phục vụ khách.

**************************

‘Tất toán’ điều tra ‘chuyến bay giải cứu’ ?

Hà Nguyên, VNTB, 05/04/2023

Quan chức cao nhất xộ khám chỉ là thứ trưởng

Ngày 4-4, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra vụ án "chuyến bay giải cứu". Vụ án với các tội danh đưa hối lộ, nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan.

thaitue2

Dường như ‘trùm cuối’ ở các vụ án diễn ra trong bối cảnh dịch giã Covid-19, đã xong dàn xếp chốn hậu trường.

Hai cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng và Vũ Hồng Nam cùng bị đề nghị truy tố về tội nhận hối lộ. Hai ông là hai quan chức cao nhất bị bắt trong vụ án "chuyến bay giải cứu" tính đến thời điểm này. Thời điểm thực hiện hành vi nhận hối lộ, ông Vũ Hồng Nam còn kiêm nhiệm chức cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản.

Ông Nguyễn Quang Linh – cựu trợ lý của nguyên phó thủ tướng Phạm Bình Minh – cũng bị đề nghị cùng tội danh nhận hối lộ.

Ông Chử Xuân Dũng – khi bị bắt là phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội ; ông Trần Văn Tân – khi bị bắt là phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam. Trong nhóm bị can bị đề nghị truy tố tội nhận hối lộ còn có ông Trần Việt Thái – cựu đại sứ Việt Nam tại Malaysia, bà Nguyễn Thị Hương Lan – cựu cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và nhiều đại sứ, cán bộ ngoại giao làm việc tại Nhật Bản, Malaysia, Nga, Angola.

21 đảng viên quan chức nhận hối lộ

Kết luận điều tra thể hiện có 21 bị đề nghị truy tố về tội "Nhận hối lộ" gồm có Nguyễn Quang Linh, (SN 1974), Trợ lý Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ ; Nguyễn Thanh Hải (SN 1971), Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế Văn phòng Chính phủ) ; Nguyễn Tiến Thân (SN 1980) ; Nguyễn Mai Anh (SN 1976), cùng là Chuyên viên Vụ Quan hệ quốc tế Văn phòng Chính phủ ;

thaitue3

Tô Anh Dũng (SN 1964), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao ; Nguyễn Thị Hương Lan (SN 1974), Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao ; Đỗ Hoàng Tùng (SN 1980), Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự ; Lê Tuấn Anh (SN 1982), Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự ; Lưu Tuấn Dũng (SN 1987), Phó Trưởng Phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự ; Vũ Hồng Nam (SN 1963) ; Nguyễn Hồng Hà (SN 1964), cùng nguyên cán bộ Bộ Ngoại giao ; Vũ Ngọc Minh (SN 1961), nguyên Đại sứ Việt Nam tại Angola ;

thaitue4

Lý Tiến Hùng (SN 1969), Chuyên viên Vụ khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo ; Phạm Trung Kiên (SN 1981), chuyên viên Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế ; Ngô Quang Tuấn (SN 1984), chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Giao thông vận tải ; Vũ Hồng Quang (SN 1977), Phó Trưởng Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải ;

thaitue5

Trần Văn Dự (SN 1961) ; Vũ Anh Tuấn (SN 1979) ; Vũ Sỹ Cường (SN 1986), cùng nguyên cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an ;

thaitue6

Chử Xuân Dũng (SN 1973), Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội và Trần Văn Tân (SN 1979), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.

thaitue7

4 bị can bị đề nghị truy tố về hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" gồm : Trần Việt Thái (SN 1974) ; Nguyễn Lê Ngọc Anh (SN 1988) ; Nguyễn Hoàng Linh (SN 1986) ; Đặng Minh Phương (SN 1985), cùng nguyên cán bộ đại sứ quán.

‘Dân đen’ đưa hối lộ ?

23 bị can bị đề nghị truy tố về hành vi "Đưa hối lộ" gồm Lê Văn Nghĩa (SN 1960), Giám đốc Công ty cổ phần du lịch và Dịch vụ ăn uống Nhật Minh ; Nguyễn Thị Thanh Hằng (SN 1972), Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và du lịch Bầu Trời Xanh và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Travel Sky ; Lê Hồng Sơn (SN 1975), Phó Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ và Du lịch Bầu trời xanh (Blue Sky) ; Võ Thị Hồng (SN 1986), Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ phòng vé hàng không Minh Ngọc ; Hoàng Thị Diệu Mơ (SN 1980), Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại du lịch và dịch vụ hàng không An Bình ;

Nguyễn Tiến Mạnh (SN 1970), Giám đốc điều hành và Vũ Thuỳ Dương (SN 1987), Tổng Giám đốc Công ty cổ phần du lịch thương mại Lữ Hành Việt ; Hoàng Anh Kiếm (SN 1978), trú tại phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội ; Nguyễn Thị Tường Vy (SN 1980), Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn và Đầu tư ATA Việt Nam) ; Trần Thị Mai Xa (SN 1988), Giám đốc Công ty cổ phần giáo dục và Du lịch Masterlife ;

Nguyễn Thị Hiền (SN 1987), trú tại phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội ; Lê Thị Ngọc Anh (SN 1984), chuyên viên Phòng Nhà khách Vụ Lễ tân, Ban đối ngoại Trung ương ;

Phạm Bích Hằng (SN 1969), Giám đốc Công ty Vinamichi ; Phó Giám đốc Công ty du lịch quốc tế ; Phạm Bá Sơn (SN 1983), nhân viên Công ty cổ phần xây dựng Thái Hoà ; Đào Minh Dương (SN 1971), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vijasun ; Nguyễn Thị Dung Hạnh (SN 1972), Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn G Việt Nam 19 ; Phan Thị Mai (SN 1984), Giám đốc Công ty cổ phần quốc tế Sao Hà Nội ; Vũ Minh Thắng (SN 1978), Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư và thương mại Thuận An, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần lữ hành sự kiện Thuận An- Ascend Travel & Media ; Nguyễn Thế Dũng (SN 1980), Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch thương mại Sang Trọng ; Trần Hồng Hà (SN 1972) ; Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn cung ứng nhân lực và Thương mại quốc tế Sao Việt ; Trần Tiến (SN 1981), Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Du lịch Phi trường ; Tào Đức Hiệp (SN 1971), Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch và Dịch vụ công đoàn đường sắt Việt Nam và Đào Thị Chung Thuý (SN 1982), trú tại Thành phố Hà Nội.

4 bị can bị đề nghị truy tố về tội "Môi giới hối lộ" gồm có Bùi Huy Hoàng (SN 1988), Chuyên viên Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế ; Phạm Thị Kim Ngân (SN 1982), cán bộ Phòng Trị sự, Tạp chí Thanh tra, Thanh tra Chính phủ ; Trần Quốc Tuấn (SN 1973), Giám đốc Công ty cổ phần xúc tiến thương mại và Du lịch Việt Nam và Nguyễn Anh Tuấn (SN 1962), nguyên Phó Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội.

 Một bị can bị đề nghị truy tố về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" là Hoàng Văn Hưng (SN 1980), nguyên cán bộ Công an.

Họ đã nhận hối lộ bao nhiêu ?

Nguyễn Quang Linh, Trợ lý Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ, nhận hối lộ hơn 4,2 tỉ đồng.

Nguyễn Thanh Hải, Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ, nhận hối lộ hơn 2,3 tỉ đồng.

Nguyễn Tiến Thân, nhận hối lộ hơn 1,3 tỉ đồng và Nguyễn Mai Anh, nhận hối lộ hơn 2,8 tỉ đồng (cùng chuyên viên Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ).

Tô Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ 21,5 tỉ đồng.

Nguyễn Thị Hương Lan, Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ hơn 25 tỉ đồng.

Đỗ Hoàng Tùng, Phó cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ hơn 12,2 tỉ đồng.

Lê Tuấn Anh, Chánh văn phòng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ gần 1,8 tỉ đồng, thu lợi bất chính gần 1,4 tỉ đồng.

Phạm Trung Kiên, chuyên viên Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế, nhận hối lộ hơn 42,6 tỉ đồng.

Lưu Tuấn Dũng, Phó trưởng phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

Vũ Hồng Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, nhận hối lộ hơn 1,8 tỉ đồng.

Nguyễn Hồng Hà, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản, nhận hối lộ hơn 2 tỉ đồng.

Lý Tiến Hùng, chuyên viên Vụ Khoa học – Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và đào tạo, nhận hối lộ hơn 437 triệu đồng.

Vũ Ngọc Minh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Angola, nhận hối lộ 864 triệu đồng.

Ngô Quang Tuấn, chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Giao thông vận tải.

Vũ Hồng Quang, Phó trưởng phòng Vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, nhận hối lộ gần 2 tỉ đồng, hưởng lợi hơn 1,7 tỉ đồng.

Trần Văn Dự, nhận hối lộ hơn 7,6 tỉ đồng, hưởng lợi bất chính hơn 3 tỉ đồng, Nguyễn Anh Tuấn, nhận hối lộ hơn 27,3 tỉ đồng, hưởng lợi bất chính hơn 22,8 tỉ đồng, và Vũ Sỹ Cường, nhận hối lộ hơn 9,3 tỉ đồng, hưởng lợi bất chính hơn 5,5 tỉ đồng (cả 3 nguyên cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an)

Chử Xuân Dũng, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, nhận hối lộ hơn 2 tỉ đồng.

Trần Văn Tân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nhận hối lộ 5 tỉ đồng.

Nguyên

Nguồn : VNTB, 05/04/2023

**********************

V án ‘gii cu’ : Va d hiu, va khó hiu

Trân Văn, VOA, 05/04/2023

...Chng hn tng s chuyên bay gii cu (bao g"gii cu" và"combo") là gn 2.000 như gii hu trách tng công b hay ch có 772 như Kết luđiu tra ghi nhn ?

giaicuu1

Người Viđang chđược lên máy bay gii cu ti Toronto, Canada, 2020.

Công an Vit Nam đã công b Kết luđiu tra v vic t chc các chuyến bay "gii cu" sut t tháng 4/2020 đến tháng 1/2022 vàđ ngh truy t 54 b can, trong đó có 21 b can bđ ngh truy t t"nhn hi l", 23 người bđ ngh truy t t"đưa hi l", bn b can bđ ngh truy t t"li dng chc v quyn hn trong khi thi hành công v" và hai b can bđ ngh truy t t"lđo chiếđot tài sn".

Các cơ quan truyn thông chính thđang thi nhau ch Kết luđiu tra đ khai thác. Ví d như trong s năm b (Ngoi giao, Y tế, Giao thông vận tải, Công an, Quc phòng) tham gia xem xé phê duy t chc thc hin các chuyến bay "giài cu" thì có bn bđóng góp... b can cho vá"gii cu". Quc phòng là b duy nht không gi b can nhưng không phi vì sch mà vì B Công an không thđiu tra B Quc phòng(1). Hay chuyông Phm Trung Kiên (Thư ký ca Th trưởng Y tếĐ Xuân Tuyên) là người nhn s tin hi l ln nht (42,6 tđng)[2]. Hoông Vũ Anh Tun (Phó Phòng Tham mưu ca Cc Qun lý Xut nhp cnh ca B Công an là người thay mông Trn Văn D (Cc phó Cc Xut nhp cnh ca B Công an) đ"đàm phán" vi các doanh nghip mun tham gia chiến dch "gii cu" v giá"duyt" kế hoch "gii cu" phía công an(3).

***

Đc nhng bài lược thut v Kết luđiu tra vá"gii cu" s d dàng nhn ra, h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam đã mc rung t gđến ngn. Tham nhũng không ch là tình trng ph biến t trên xung dưới, t trái sang phi mà còđược xem như... đương nhiên, thành ra c"thi hành công v" là viên chc thuđ mi cp ca tt c các ngành thn nhiê"chđu, lt da" đi tượng được h"phc v".

Tuy cng knh, nhiu tng nc nhưng h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam không có kh năng giám sát - kim chế ln nhau, phát giá ngăn ch x lý sai sót, sai phm, điu chnh sai lm. Các cơ quan công quyn phi có t chđng nhưng lãnh đo t chđng trong các cơ quan công quyn cũng thn nhiên tham gia chia chá"tài sn do phm ti mà có".

Nếu các h thng không ti t, viên chc ca h thng chính tr, h thng công quyn có t tin đến mđng tâ"v vi", nht trín chia" theo ki"tp th" như vy ? Ni dung Kết luđiu tra v vá"gii cu" mà h thng truyn thông chính thc ti Vit Nam đang thi nhau lược thut còn ch ra mt vđ khác, đó là h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam kém c trí lc ln năng lc phng trước tình thế ngt nghèo, cp thiết hay tàn bđến mc xem tình thế ngt nghèo, cp thiết là"cơ hi kiếm chác" ? Vì sao trong tình thế ngt nghèo, cp thiết nhưđã biết, vn phi có ti năm b chia nhau xem xét - phê duy kim soát vic thc hin các chuyến bay "gii cu" ? Chính ph không đ năng lc trong qun tr - điu hành nên phi chia vic cho các b hay chính ph cũng thđó là"cơ hi" nên c"tđiu kin" cho các b"ci thin" ?

Vì l gì mà lãnh đo h thng chính tr, h thng công quy"không nghe, không thy. không nói" sut 30 tháng, bt k dân tình ta thán v vic nhng nn nhân cđi dch Covid-19 đã cũng nhưđang b"chđu, lt da" ? Khi kh năng nghe, thy, nhn biết yếu kéđến mc như vy, chng l vic tiếp tc lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn vđược xem làn ?

***

Ngoài nhng tình tiết d hiu, có th t ngđ tìm câu tr li, nếu so sánh Kết lun điu tra v vic t chc các chuyến bay "gii cu" vi nhng thông tin, s kiđã xy ra trướđó có liên quan đến hođng này, t nhiên s thy vn còn không íđiu khó hiu. Chng hn tng s chuyên bay gii cu (bao g"gii cu" và"combo" là gn 2.000 như gii hu trách tng công b(4) hay ch có 772 như Kết luđiu tra ghi nhn ?

Tng s nn nhân c"t b" (đúng ra phi là"ngũ b" nếu B Quc phòng không được xem là cđa như thi chiến) đãđược xáđnh là trên 200.000. V lý, nhng nn nhân này là"b hi", các "b hi" có được xem xét bi thường thit hi c v vt cht ln tinh thn không ? Khi đưa ván và các b cáo ra xét x, h thng tư pháp có triu tp cá"b hi" không, nếu không thì ti sao li gt h qua mt bên ?

Đã có hai y viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (trong đó có mt còn lày viên B Chính tr) cùng kiêm Phó Th tướng b c t chđng, quc hi, ln h thng công quy"x lý" vì b xáđnh là phi ch"trách nhim liêđi" nhưng ti sao ông Đ Xuân Tuyê cp trên trc tiếp công Phm Trung Kiê người nhn hi l khong 180 ln vi s tin lêđến 42,6 t - không b gì c ? Tương t, ti sao ch có Cc phó Cc Qun lý Xut nhp cnh ca B Công an b x lý hình s mà Cc trưởng và nhng cá nhâ cp cao hơn trong B Công an li vô s, cho dù v lý, rõ ràng là không th né tránh "trách nhim liêđi" ? Nên hiu thế nào khi các h thng x lý cy viên Ban chấp hành trung ương đng, không khoan nhượng vi c cá nhâđược Ban chấp hành trung ương đng nht tríđưa vào B Chính trđã vy còn là các Phó Th tướng nhưng li nh tay vi mt s cá nhâ nhng v trí thp hơn ?

Mt s doanh nhân tham gia thc hin các chuyến bay "gii cu", mt s lãnh đđa phương liên quan đến vic sđ"nơăn, ch" cho nhng người Vit b các h thng "cht đu, lt da" ch vì có nguyn vng đượ"gii cu" đã b truy cu trách nhim hình s nhưng nếu ch chng đó thì dường như"sót người, lt ti". Vi kiu hođng nhưđã biết ca các h thng đãđược mô t khá cn k trong Kết luđiu tra, ai tin mt s tđoàn, mt s doanh nghip hođng trong lĩnh vc lưu trú ti Vit Nam, bng nhiêđược chính quyn mt sđa phương la chđ cung cp dch v"cưỡng bc cách ly", khiến chi phí hi hương vt lên như pháo thăng thiên vàđó mi là lý do khiến dân tình ta thán, công chúng bt bình, góp phn dn ti quyếđnh phi khi tđđiu tra  là hoàn toàn vô tư ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 05/04/2023

Chú thích

(1) https://thanhnien.vn/vu-chuyen-bay-giai-cuu-co-dau-hieu-nhan-hoi-lo-tai-bo-quoc-phong-185230404165154679.htm

(2) https://tuoitre.vn/cuu-thu-ky-thu-truong-bo-y-te-hon-180-lan-nhan-hoi-lo-42-6-ti-trong-vu-chuyen-bay-giai-cuu-20230404132237209.htm

(3) https://vnexpress.net/nhung-cuoc-nga-gia-hang-nghin-usd-khi-duyet-chuyen-bay-giai-cuu-4589276.html

(4) https://plo.vn/toan-canh-vu-an-chuyen-bay-giai-cuu-den-ngay-31-12-2022-post714327.html

Published in Diễn đàn

Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan vừa quyết định khởi tố vụ án buôn lậu rượu ngoại và thuốc lá ngoại trên các chuyến bay "giải cứu" công dân từ Nga về Việt Nam giai đoạn đại dịch Covid-19.

buonlau1

Lô hàng lậu bị Hải quan phát hiện trên chuyến bay "giải cứu" từ Nga về Việt Nam năm 2020 - Tiền Phong

Truyền thông Nhà nước hôm 12/11 cho biết quyết định khởi tố vụ án "Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới" được đưa ra sau gần hai năm điều tra của cơ quan Hải quan về vụ vận chuyển trái phép hàng trăm chai rượu ngoại và thuốc lá từ Nga về Việt Nam. Hồ sơ vụ án được chuyển tới Công an tỉnh Khánh Hòa để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.

Theo truyền thông Nhà nước, ngày 5/12/2020, Đội 2 (Cục Điều tra chống buôn lậu) phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Cam Ranh (Cục Hải quan Khánh Hòa), khi kiểm tra chuyến bay giải cứu công dân mang số hiệu QH9195 từ Moscow về nước, đã phát hiện hơn 724 chai rượu ngoại các loại và 424 hộp thuốc lá Heets với tổng trị giá gần 10 tỷ đồng.

Số hàng trên đứng tên ba người gồm : hành khách A.N.B.L. với 35 kiện hàng ký gửi có 472 chai rượu hiệu Macallan Double Cask 18 years old ; sáu chai rượu Macallan Rích Mahogany 25 years old ; bảy chai rượu Beluga Transatlatic ; ba chai rượu Chamgane Martini ; 122 hộp thuôc lá điện tử Hết.

Hành khách H.T.G có 19 kiện hành lý ký gửi với 217 chai Macallan Double Cask 18 years old ; bảy chai Macallan Rích Mahogany 25 years old và 302 hộp thuốc lá Heets.

Hành khách B.X.T có một kiện hành lý ký gửi với 12 chai rượu Macallan Sherrry CASK 18 years old.

Từ đầu năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã cho thực hiện khoảng 2.000 chuyến bay "giải cứu" công dân từ nước ngoài về nước trong đại dịch, theo số liệu của Bộ Công an. Tuy nhiên, đầu năm nay, một loạt các quan chức Chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp đã bị khởi tố và bắt tạm giam do các sai phạm liên quan đến hối lộ và đưa hối lộ khi tổ chức các chuyến bay "giải cứu này". Số tiền hối lộ được Bộ Công an cho biết là lến đến hàng chục tỷ đồng và hàng trăm ngàn đô la. 

Published in Việt Nam

Thêm hai người bị bắt trong vụ các chuyến bay giải cứu

RFA, 06/05/2022

Thêm hai người bị bắt vì dính líu đến vụ tai tiếng các chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam trong đợt dịch Covid-19.

thuyhanh1

Bà Nguyễn Thị Tường Vi - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Đầu tư ATA Việt Nam và Nguyễn Thị Dung Hạnh - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn G Việt Nam 19.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam ngày 6/5 loan tin dẫn thông báo từ Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng kiêm phát ngôn nhân của Bộ Công an, về việc Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với bà Nguyễn Thị Tường Vi - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Đầu tư ATA Việt Nam và Nguyễn Thị Dung Hạnh - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn G Việt Nam 19.

Cả hai bà Tường Vi và Dung Hạnh bị bắt trong quá trình Cơ quan An ninh đang mở rộng điều tra về vụ án đưa và nhận hối lộ xảy ra tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành khác.

Theo cổng thông tin điện tử Bộ Công an, bà Tường Vi và Dung Hạnh bị khởi tố về tội "Đưa hối lộ"

Trong vụ án này, vào ngày 14/4 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Tô Anh Dũng đã bị khởi tố và bị bắt tạm giam với cáo buộc ‘nhận hối lộ’ duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện những chuyến bay gọi là ‘giải cứu công dân’ trong đại dịch Covid-19. Công thông tin điện tử Bộ Công an loan tin này.

Ngoài thứ trưởng Tô Anh Dũng, Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Bộ Công an cũng ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Phạm Trung Kiên, chuyên viên Vụ trang thiết bị và Công trình y tế Bộ Y tế và ông Vũ Anh Tuấn nguyên cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, cùng với cáo buộc tương tự theo Điều 354 Bộ Luật Hình sự 

Ông Kiên từng có thời gian làm thư ký của một thứ trưởng Bộ Y tế.

Ông Tô Anh Dũng, 58 tuổi, đã có gần 30 năm làm việc trong ngành ngoại giao, kinh qua nhiều vị trí công tác khác nhau liên quan đến các lĩnh vực hội nhập quốc tế, ngoại giao song phương và đa phương…

Ông Dũng được bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ Ngoại giao từ năm 2019. Trước đó, ông làm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ kiêm chức vụ trợ lý bộ trưởng.

Trước đó, vào ngày 27/1 vừa qua cơ quan chức năng Việt Nam tiến hành khởi tố và bắt tạm giam bốn cán bộ thuộc Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao với cáo buộc nhận hối lộ khi thực hiện các chuyến bay ‘giải cứu’ công dân bị kẹt ở nước ngoài trong hai năm dịch Covid-19 vừa qua. 

Bốn người bị khởi tố và bắt giam gồm bà Nguyễn Thị Hương Lan (sinh năm 1974) - Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao ; ông Đỗ Hoàng Tùng (sinh năm 1980) - Cục phó ; ông Lê Tuấn Anh (sinh năm 1982) - Chánh văn phòng của cục và ông Lưu Tuấn Dũng (sinh năm 1987) - Phó phòng bảo hộ công dân của Cục.

Cũng liên quan vụ này, bà Hoàng Diệu Mơ, sinh năm 1980, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Du lịch & Dịch vụ Hàng không An Bình, vào ngày 25/3 bị bắt với cáo buộc tội ‘đưa hối lộ’ theo Điều 364, Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Published in Việt Nam

Sau mt thi gian dài có rt nhiu người s dng mng xã hi, ri các cơ quan truyn thông quc tế như VOA, RFA, BBC lên tiếng v tình trng công dân Vit Nam b c h thng bt cht bi cn hi hương lúc Covid-19 đang hoành hành, tun này, mt s cơ quan truyn thông chính thc ti Vit Nam nhp cuc Đi chiếu thông tin, ý kiến ca tt c các bên : Người dùng mng xã hi, cơ quan truyn thông quc tế, cơ quan truyn thông chính thc Vit Nam cũng như đc gi ca h, rõ ràng, hai ch ng bào" đã có nghĩa khác, nghĩa mi. Đó là "tha hồ bóp nặn".

chuyenbay1

Lịch các chuyến bay giải cứu đồng bào về nước của Vietnam Airlines - Ảnh minh họa 

***

T Thi báo Kinh tế Sài Gòn va cho rng nên "kết thúc s mnh ca các chuyến bay hi hương" (1) - nhng chuyến bay mà hi gia năm ngoái tng khoác m t "gii cuvì được thc hin đ mang công dân Vit Nam đang hc hành, làm vic, ngoi quc, do Covid 19 tr thành đi dch nên mc kt trên x người, v nhà, sau này, do đi tượng được "gii cuphi tr chi phí gp bn, năm ln mc bình thường nêđi tượng thc hin t đng đi tên các chuyến bay đó thành "hi hương" cho đ k !

Thi báo Kinh tế Sài Gòn tóm tt thc trng không ai hiu được vì sao : Tháng nào cũng có rt nhiu hãng hàng không ngoi quc thc hin các chuyến bay không ti (không có hành khách) vào Vit Nam đ đưa người t Vit Nam đi các nơi. Trong khi chính ph các quc gia khác, k c nhng lân bang vi Vit Nam như Thái Lan mua li ch trên nhng chuyến bay không ti vào Thái đ đưa công dân Thái hi hương thì Vit Nam không thèm làm như thế. Vit Nam t chc nhng chuyến bay không ti t Vit Nam đi mt s nơi đ đưa công dân Vit Nam hi hương và bt h tr chi phí gp bn, năm ln mc bình thường !

Minh – mt đc gi ca Thi báo Kinh tế Sài Gòn bình : Th t vô lý và ngang trái. Người Vit làm viêc và hc tp nước ngoài vn chng dư gi gì. Tht nghip do dch, không nơi bu víu phi v nhà nương náu người thân nhưng giá vé hi hương cao quá ! Vay mượn đ v. Biết bao gi tr hết n ? Doanh nhân Vit cn ra nước ngoài tìm kiếm đi tác, trang b, thiết b, khi ri vit Nam thì bay thoi mái vi các hãng Emiretes, Quatar vi giá cc r nhưng khi tr v thi trn ai : Phi đăng ký vi Đi s quán Vit Nam ti các nước, ch được xét duyt, còn bay theo các chuyến bay mà doanh nghip du lch thuê chuyến thì phi tr t 70 triu đến 100 triu. Trong khi hàng ngày vn có rt nhiu chuyến bay rng ca các hãng hàng không đến Vit Nam. Ti sao chính ph không cho phép các doanh nhân cn ra nước ngoài đăng ký vi Phòng Thương mi và Công nghip Vit Nam hay UBND các tnh đ khi tr v, h có th bay vi bt c hãng bay nào ? V đến Vit Nam t đăng ký cách ly ti nơi cư trú, hoc khách sn như các nước đã và đang làm. Nếu c duy trì như hin nay, chc chn hành khách Vit s không còn gn bó vi các hãng hàng không Vit na đâu...

***

Ngoài Thi báo Kinh tế Sài Gòn, VietnamNet cũng đ cp đến nghch lý mà nhng người Vit cn hi hương đã cũng như đang phi chp nhn nhưng mt góc đ khác. Đ không b c h thng (cơ quan ngoi giao, mt s doanh nghip hàng không, du lch, lưu trú) thi nhau "bóp, nn" (có người mt vài trăm triu đng), nhiu người Vit t Đông Á, Châu Âu, Bc M, cn hi hương đã mua vé máy bay đến Campuchia, ri t Campuchia theo đường b v Vit Nam và t chn nơi cách ly, không cn phi bay v Đà Nng, Nha Trang, ri phi trong nhng resort, khách sn sang trng ca Vingroup min Trung.

Gn như không còn ai có cm giá"ng o nghđi vi nhng chuyến bay "gii cu" "hòi hương". Nhìn chung phn hi ca đc gi đi v"Gian truân v quê m : Ln đô la bay qua Campuchia ri vt vã xe đò ti Vit Nam" trên VietnamNet ch còn ngao ngán, phn n (2). Tre nhn mnh : Min bình lun v chuyn Vit Nam là quc gia duy nht đóng ca bu tri đi vi công dân ca chính mình. Người Vit xa x than : L ra t quc phi là nhà, quê hương phi giang tay đón con em mình tr v thì li to muôn trùng khó khăn. Chung ngm ngùi : Ôi, đây có còn là quê hương na không ?

VietnamNet không đ cp đến chuyn các cơ quan ngoi giao đi din chính ph Vit Nam nước ngoài can d thế nào nhưng đc gi ca VietnamNet không th b qua như thế. Theo Mnh Hung : Không th nói các Lãnh s quán Vit Nam nước ngoài không có phn vì mun được sut charter mi người phi np 600 USD (trong vé). Trung Kiên nhn đnh : Gii cu đng bào mà giá ct c. Vé do Đi s quán xét nhưng có my vé đúng đi tượng, tun hết ra ch đen. Trong ngoài câu kết móc túi công dân. Nhà nước không thu được đng nào cho ngân sách...

Do Polak nhn đnh : Các chuyến bay charter (thuê bay theo chuyến) tiếng là do chính ph bo tr rõ ràng có li ích nhóm chi phi nên liên kết gia Vietnam Airlines - Đi lý vé máy bay có tên An Bình - các khách sn mi thu c trăm triu/người. Tin đó vào túi ai ? Hãy thanh tra ngay Vietnam Airlines, An Bình, đó là sân sau ca ai, ăn chia thế nào ? Nên Yêu nước góp ýPolak, bn không biết nhng chuyn kinh khng phía sau giy phép cho chuyến bay, chuyến đó v tnh nào. H ăn tàn nhn. Hãng bay, công ty du lch và lưu trú không nhn được nhiu. Tin đi đâu các bn t hiu

Huynh Thanh Hung mong mun : Quc hi cho thanh tra, kim toán xem giá mt vé bay gii cu là bao nhiêu, thc s đóng thuế là bao nhiêu thì s lòi ra nhiu khon khó gii trình vì không d hp thc hóa. Lúc y chc khó x lm vì li theo nhau, thay nhau hu tòa như v kê khng vt tư y tế chng dch va qua. Mong mun đó du chính đáng nhưng khó kh thi, Linh Tran bo : Ai cũng nhìn ra đó là li ích nhóm. Dùng th tc đ gây khó khăn cho mt nhóm hưởng li ! Đó cũng là lý do Đinh Văn VƯớc gì ông Th tướng đc bài này !

Chng l chuyn ai cũng biết, thm chí chuyn đã kéo dài c năm và v tính cht, rõ ràng vn nn này không đơn thun ch là nhu cu hi hương mà đến gi "ông Th tướng" cũng như các ông c "ông Th tướng" không h biết gì đ "ước" ông có đc báo, có biết nhng công dân Vit Nam c bên trong ln bên ngoài Vit Nam nghĩ gì ? Nếu bây gi "ông Th tướng" cũng như các ông c "ông Th tướngmi biết thì vic h đm nhn vai trò qun tr, điu hành quc gia có quá phn không ? Bao nhiêu người dám tin "ông Th tướng" cũng như các ông c "ông Th tướngbiết thì ra chuyn ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 10/12/2021

Chú thích

(1) https://thesaigontimes.vn/da-den-luc-ket-thuc-su-menh-cua-cac-chuyen-bay-hoi-huong/

(2) https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/chua-mo-bay-thuong-mai-hanh-trinh-hoi-huong-sao-qua-gian-truan-799423.html

Published in Diễn đàn
Trang 3 đến 3