Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hôm 22 tháng 9 năm 2021, Thường trc Ban Bí thư Võ Văn Thưởng thay mt B chính tr ký ban hành Kết lun s 14 v Ch trương khuyến khích và bo v cán b năng đng, sáng to vì li ích chung.

so01

Báo Nhà nước dn li ông Nguyn Túc, y viên Đoàn Ch tch y ban Trung ương Mt trn T quc Vit Nam, v nhn đnh rng nhiu cán b đng đu hin nay lo gi ghế nên rt ngi nhng th đi mi, sáng to. Ông Túc đ ngh không nên đt vn đ k lut cán b thí đim, vì vic đi mi thường chưa có tin l, có th đúng, có th sai, do đó trước hết cn khuyến khích, to điu kin và xem xét đng cơ, mc đích ca h.

Mt s lãnh đo tha nhn, trong đt dch Covid-19 bùng phát va qua, ni lo b k lut, b x lý có th rơi xung đu h vào bt c lúc nào, khi nhng quy đnh bình thường được đưa ra đ xem xét vic ra quyết đnh trong nhng tình hung bt thường, mà chưa có ch đo t cp cao.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hp phân tích :

"Cái nn qun tr Nhà nước này nó không minh đnh rõ cái gì ra cái gì. Nó không nói rõ làm thế nào thì tt hay không tt ; làm thế nào thì hp pháp hay phm pháp Người ta không có nn tng pháp lý c th đ người ta yên tâm nên tt nht là người ta s không làm. Đy là do th chế, do h thng. Do đó phi làm li h thng và th chế. Mt người đi làm công trong b máy hành chính quc gia hay b máy ca Đng thì phi có quy chế rõ ràng. Nhưng đây người ta không có.

Năm 2006, h đưa ra được mt b lut quan trng là B lut công chc viên chc khá tương đng vi B lut công chc ca nhng nước phát trin. Lúc đó tôi có tham gia son tho mt phn cho b lut này, tôi đ ngh nên tách lut v công chc ra khi lut v viên chc, bi ch có công chc mi là người thay mt t chc hành chính đ thc hin các nhim v mang tính công quyn. Nên tách ra nhưng mãi sau này người ta vn chưa tách".

Tuy Kết lun s 14 được coi là tm lá chn bo v cho nhng người dám đi mi, nhưng nhiu nhà quan sát vn cho rng, căn bnh s trách nhim, không dám xé rào vn tn ti trong hu hết các công chc t đa phương ti trung ương bi th chế và cơ chế vn không có s thay đi nào.

Người ta nhc li v trung tướng Trn Đ. Vì có nhng bt đng vi mt s lãnh đo cao cp khác ca Đảng cộng sản Việt Nam, có nhng bài viết đòi đa nguyên đa đng, đòi loi b vai trò lãnh đo ca đng mà ông b khai tr khi đng vào đu năm 1999. Hay ông Trn Xuân Bách, tng là y viên B Chính tr, Bí thư Trung ương Đng nhưng li có ch trương đa đng, đã b k lut ra khi B Chính tr và Ban Chp hành Trung ương.

Ông Nguyn Khc Mai, nguyên V trưởng V Nghiên Cu, Ban Dân vn Trung ương nói vi RFA quan đim ca ông :

"H s trách nhim vì cái h thng đc quyn nó mnh lm. Nó theo cơ chế tp trung quyn lc ca B chính tr, Ban bí thư và Tng bí thư, cho nên người ta s là trái ý mt tí, đi khác mt tí, làm khác mt tí là b trng tr, b loi b. Mà cái loi b Vit Nam còn đc hi hơn thi phong kiến.

Ngoài ra, nó còn mt lý do na là tranh giành ghế, vì ghế thì ít mà đít thì nhiu, thy ai có v tri lên là lp tc b cht ngang cho bng phng. H đàn hc (khin trách, lun ti), phê phán, gây áp lc ln nhau ch không phi tôn trng và giúp đ ln nhau. Tâm lý này cũng do th chế chính tr nó to ra. Nếu biết thay đi thì mi phát trin được.

Vì thế, Vit Nam là mt nước trì tr kéo dài và bà Phm Chi Lan tng kết lun, đây là mt Nhà nước không mun phát trin. Có điu kin phát trin nhưng li không mun. Đy là cái bi kch ln ca dân tc phi chú ý".

Ông Nguyn Khc Mai nói thêm, hin nay Nhà nước đang có khuynh hướng mun làm rõ trách nhim ca tng v trí như Ch tch nước, Ch tch quc hi, Th tướng phi được làm ti đa nhng điu được ghi trong Hiến pháp. H cũng mun thúc đy mt nhn thc mi đ đưa B chính tr vào khuôn phép, nht quyn lc vào lng đ b này biết sng phi đo. Hin nay cp dưới h phi xé rào, mà nhng người xé rào là nhng người rt dũng cm.

Theo mt s chuyên gia trong lĩnh vc chính tr, cách chn người lâu nay cũng là mt nguyên nhân dn đến vic có nhng công chc không dám nghĩ, không dám làm, và không dám chu trách nhim. Vic chn nhân s quá ph thuc vào lý lch, bng cp mà không lng nghe ý kiến nhân dân. Vic thi tuyn công chc được cho là thi cho có l ch không nhm mc đích chn người tài.

Nhà quan sát Hà Hoàng Hp phân tích :

"Cái d nht trong vic sp xếp công chc trong h thng này là h bt buc công chc phi hc nhng lp chính tr cao cp, trung cp, sơ cp. Đy là cơ s nn tng đ công chc được b nhim vào cp n cp kia. Rõ ràng là Lut Công chc ca Vit Nam h có bt thi, nhưng ni dung thi li hoàn toàn là ni dung chính tr, ch liên quan rt ít đến ni dung hành chính".

Nhng k vô trách nhim, s trách nhim thì phi nói đy là loi vô đo đc, bi tt c công chc đu phi da trên hai nn tng quan trng. Th nht là nn tng chuyên môn. Tiếng M gi là competent. Chuyên môn hành chính, chuyên môn qun lý nhà nước. Nn tng th hai có khi còn quan trng hơn, đó là nn tng đo đc. Nn tng đo đc có quy đnh không được làm trái nhng quy đnh trong ng x và phi nêu cao chun mc tinh thn và đo đc. Nhng quy đnh các nước người ta nói rt rõ. Vit Nam cũng có nhưng lâu ngày h quên đi".

Ông Hp kết lun, nhng công chc s trách nhim được coi là nhng công chc không có đo đc, bi tt c công chc đu phi da trên hai nn tng quan trng như ông va nêu.

Theo l thường, khi nói đến lãnh đo là người ta nói đến quyn lc và trách nhim. Trách nhim trong cách hành x quyn lc xut phát t ý thc, nhưng cn được giám sát t người dân. Điu này Vit Nam còn thiếu vng.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 29/10/2021

Published in Diễn đàn

"Sở Nội vụ nên thay đổi cách tuyển dụng công chức và cần xem lại thay vì đào tạo tiến sĩ cho công chức thì công chức nên học chính sách công, tài chính công, đầu tư công, hành chính công".

congchuc1

Ảnh minh họa. RFA edit

Đây là đề xuất của ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học- Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đưa ra tại hội nghị UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phê duyệt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2021 của Sở Nội vụ diễn ra sáng ngày 18/3.

Theo lời ông Nguyễn Việt Dũng được báo chí Nhà nước Việt Nam trích dẫn, ông thắc mắc rằng vì sao phải đào tạo công chức thành tiến sĩ trong khi tiến sĩ là để làm nghiên cứu khoa học.

Theo ông Dũng, hệ thống thành phố cần chính sách công, tài chính công, đầu tư công, hành chính công thì không ai học.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore vào tối 22/3 nhận định với RFA về ý kiến của ông Giám đốc Sở Khoa học -Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh như sau :

"Ông ấy nói rất đúng ở chỗ bây giờ đào tạo tiến sĩ và người ta đi học tiến sĩ không đi vào bản chất để mở mang kiến thức và sáng tạo như đóng góp gì đó về mặt học thuật cho ngành của mình.

Bấy lâu nay việc đi học tiến sĩ của công chức, viên chức không nhằm vào việc đó mà nhằm vào việc có mảnh bằng để được tăng lương, lên chức".

Theo TS. Hà Hoàng Hợp, dù đề xuất của ông Nguyễn Việt Dũng là điều tốt, nhưng ông lại nói sai về chức năng và trách nhiệm của ông.

TS. Hà Hoàng Hợp lập luận :

"Đối với công chức thì việc đào tạo tiến sĩ thuộc Sở Nội vụ, mở rộng ra ở đất nước này là trách nhiệm của Bộ Nội vụ, là bộ chăm lo chất lượng, cơ cấu của người công chức, viên chức trong toàn bộ hệ thống Chính phủ Việt Nam.

Ông không thể đề nghị Sở Nội vụ thay đổi vì việc đấy thuộc chức năng Bộ Nội vụ. Tất cả quy định của Sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh không được quy định gì khác quy định Bộ Nội vụ. Muốn thay đổi, muốn làm khác cái gì phải có quy định từ Bộ Nội vụ mới làm được".

Báo trong nước cho hay, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong tại buổi hội nghị cũng ủng hộ đề xuất của ông Nguyễn Việt Dũng.

Người đứng đầu UBND thành phố cho rằng nhiều chương trình cán bộ đi học hiện nay hoàn toàn không thể áp dụng được với thành phố.

Vì vậy, ông Nguyễn Thành Phong đã yêu cầu Sở Nội vụ phải ký chương trình phối hợp với Học viện Cán bộ Thành phố để đào tạo đội ngũ cán bộ chất lượng hơn.

Theo TS. Hà Hoàng Hợp, nếu lãnh đạo Sở Khoa học Công nghệ và cả lãnh đạo UBND thành phố thay đổi vai trò bản thân để đưa ra yêu cầu thì sẽ hợp lý hơn. Ông giải thích :

"Thực chất ra ở đất nước này, Ban Tổ chức Trung ương Đảng quyết định hết, tất cả những quy đinh Bộ Nội vụ đặt ra phải xin phép ý kiến của Ban Tổ chức Trung ương.

Nên giá như ông ấy nói yêu cầu Đảng Cộng sản Việt Nam này và Ban Tổ chức Trung ương Đảng này sửa những cái đấy nghe hợp lý hơn vì ông ấy là đảng viên".

congchuc2

Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Việt Dũng phát biểu tại hội nghị 18/3/2021. Zing

Từ Sài Gòn, Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, từng là Phó trưởng ban Kế hoạch – Dự án và Phó trưởng ban Tư Liệu của HTV cho rằng đề xuất nêu ra với Sở Nội vụ thoạt nghe qua có vẻ đúng, nhưng thực tế việc học chính sách công sẽ thành vô ích bởi vì :

"Chính sách công bản chất của nó là để phục vụ cho công chúng và xã hội tất cả các đòi hỏi phát sinh, nhấn mạnh là nhằm giải quyết các đòi hỏi của xã hội đặt ra, thông qua những văn bản luật, văn bản dưới luật và hoạch định kế hoạch, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tổng hợp tất cả những cái đó mới gọi là chính sách công".

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng lý thuyết là vậy nhưng tại Việt Nam hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam mặc định vai trò của họ là lãnh đạo chứ không phải phục vụ.

Do đó, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già khẳng định :

"Chính sách công này chỉ có giá trị trong các chế độ tự do, dân chủ, đa đảng, thành ra chính sách công này vô nghĩa đối với chế độ độc đảng toàn trị như Việt Nam hay thậm chí Trung Quốc, Cuba, Bắc Hàn.

Ý kiến phát biểu của ông Dũng chỉ đúng về mặt lý thuyết đối với thực tại ở Việt Nam nhưng hoàn toàn phi thực tế tại Việt Nam, chỉ là lý thuyết suông".

Giám đốc Sở Khoa học- Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Việt Dũng trong buổi làm việc 18/3 cho rằng, thành phố đang đào tạo quá nhiều tiến sĩ nhưng năng lực vẫn yếu.

Ông Dũng đề nghị quy trình tuyển dụng của thành phố không nên chỉ tập trung chuyên môn. Theo ông, kiến thức chỉ một phần, quan trọng là kỹ năng và tư duy.

Từ thực tế xã hội, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhận xét về lực lượng công chức tại Việt Nam hiện nay rất kém về chuyên môn và hầu như vô đạo đức về nhân phẩm. Nguyên nhân theo ông vì những lý do sau :

"Hai điều này xuất phát từ giáo dục. Giáo dục của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam là một nền giáo dục nhồi sọ, đặc biệt là không có tính khai phóng trong giáo dục nên không có tính tự do.

Thêm nữa họ có một lầm lẫn rất tai hại là đánh đồng nhân tài bằng giáo sư, tiến sĩ.

Một cái cũng góp phần vào đó là ngạch lương phẩm và các thứ đều dựa vào bằng cấp".

Trước đó, báo nhà nước khi đăng tải thông tin điều tra vụ án trường Đại học Đông Đô cấp hơn 600 bằng cử nhân tiếng Anh giả, cho biết, cơ quan chức năng đã phát hiện ra nhiều cán bộ công chức nhà nước cũng đã tham gia mua bằng giả. Đáng chú ý, có 55 trường hợp sử dụng bằng giả này để xét tuyển nghiên cứu sinh, bảo vệ luận án tiến sĩ.

Theo thông tin Chủ tịch thành phố Nguyễn Thành Phong cung cấp tại hội nghị, Đại học Fulbright năm 2018 đã đồng ý đào tạo cho thành phố 20 cán bộ là lãnh đạo sở.

Theo đó, nhằm đảm bảo chương trình dạy có giá trị thực tiễn, phía Đại học Fulbright đã tiếp xúc với lãnh đạo thành phố để tìm hiểu về mục tiêu phát triển, trên cơ sở đó biên tập bài giảng.

Published in Việt Nam

Nếu cứ thỉnh thoảng lại tăng lương một chút cho toàn thể cán bộ công chức như lâu nay thường làm thì đó là một lối tư duy đã cũ kỹ, lạc hậu, thậm chí sai lầm vì nó giống như việc giải bài toán "con gà - quả trứng" chung chung (vốn không có lời giải), sẽ làm lỡ cơ hội phát triển nhanh hơn của đất nước chúng ta.

Con gà hay quả trứng có trước ?

Trong đời sống hàng ngày, rất nhiều chuyện người ta phải giải quyết mối quan hệ nhân- quả giữa các sự vật mà lại không biết là cái gì có trước cái gì có sau, cái gì là nguyên nhân, cái gì là kết quả. Người ta gọi đó là chuyện "con gà quả trứng", bởi vì gà thì do trứng nở ra mà thành, còn trứng thì lại do con gà đẻ ra, vậy thì cái gì có trước ?

Chuyện mối quan hệ giữa chất lượng công vụ với tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với công chức cũng vậy : Nhiều người cho là, nguyên nhân chất lượng công vụ còn thấp là do lương của công chức còn thấp nên không thu hút được người tài và nhiệt tình công tác. Song trái lại, nhiều người lại rất có lý khi cho rằng, nếu công chức nhà nước cứ làm việc với chất lượng và hiệu quả như hiện nay thì đất nước sẽ nghèo mãi, mà đất nước nghèo thì lấy nguồn tài chính ở đâu mà trả cao cho công chức.

Lối tư duy này giống như việc giải bài toán "con gà và quả trứng" vậy.

Để làm rõ vấn đề này, trước hết cần phải phân biệt rõ là chuyện gà, trứng thật trong thực tế đời sống và chuyện khái niệm con gà, quả trứng chung chung chỉ tồn tại trong nhận thức của con người là hai chuyện khác nhau.

quatrung1

Nhiều người cho là, nguyên nhân chất lượng công vụ còn thấp là do lương của công chức còn thấp nên không thu hút được người tài và nhiệt tình công tác. Ảnh minh họa : Dân trí.

Tại sao phải phân biệt như vậy ? Đó là vì con gà, quả trứng tồn tại thật trong đời sống là cái riêng, cái cụ thể. Còn khái niệm con gà, quả trứng mà nhiều khi người ta đem ra tranh luận chỉ là khái niệm chung. Theo quan điểm triết học biện chứng duy vật về cái chung và cái riêng thì, cái riêng có những đặc điểm mà cái chung không có.

Trong quan hệ gà – trứng thì chỉ con gà (thật, cụ thể, riêng) và quả trứng (thật, cụ thể, riêng) thì mới có quan hệ cái gì có trước, cái gì có sau, cái gì là nguyên nhân của cái gì… Còn khái niệm chung Gà – Trứng chỉ là khái niệm của con người đưa ra trong quá trình nhận thức của mình. Những khái niệm chung này thì chẳng có cái gì nở ra hay đẻ ra cái gì (như con gà cụ thể và quả trứng cụ thể trong đời sống), và tất nhiên chẳng cái gì là nguyên nhân hay kết quả của cái gì.

Cần có tư duy đột phá trong chính sách tiền lương

Trở lại vấn đề quan hệ giữa chất lượng công vụ và đời sống (gắn với chế độ tiền lương) công chức : Nếu cứ tranh cãi một cách chung chung rằng tăng lương cán bộ trước hay đợi nền kinh tế khá giả rồi mới tăng lương cho cán bộ thì cũng luẩn quẩn như câu chuyện con gà - quả trứng mà thôi.

Chân lý bao giờ cũng cụ thể. Rõ ràng là các phân tích ở trên dẫn ta tới 01 quan điểm là phải tuỳ từng trường hợp cụ thể mà coi cái nào là trước, cái gì là sau.

Có thể chỗ này thì nên đòi hỏi cán bộ phải làm tốt hơn rồi mới tăng lương, chỗ khác thì cần phải dám nâng thật cao thu nhập cho riêng 01 bộ phận công chức nào đó trước để họ làm việc thật tốt, tạo ra bước đột phá thúc đẩy phát triển cho các khâu tiếp theo. Rõ ràng là tuỳ ở các trường hợp cụ thể khác nhau thì sẽ là gà có trước hay trứng có trước.

Hiện tại, chúng ta chưa thể có đủ điều kiện nâng cao tiền lương cho toàn thể cán bộ công chức, song chúng ta đã có thể, và rất nên mạnh dạn mà nâng cao thu nhập trước cho một bộ phận công chức đang làm việc trong những lĩnh vực đặc thù, vị trí cụ thể nào đó cần phải thu hút và giữ chân những người có năng lực, trình độ cao và phẩm chất tốt.

Khi nâng lương cao cho một bộ phận như vậy, cũng đòi hỏi sau đó, chất lượng công vụ trong lĩnh vực họ phụ trách phải có sự tiến bộ rõ rệt, nếu không thì chế độ lương đó sẽ bị cắt. Làm như vậy, chúng ta sẽ tạo ra đột phá, làm cú hích dây chuyền để tạo ra một tầm phát triển mới của đất nước

Đã đến lúc cần có tư duy đột phá trong chính sách về tiền lương cho cán bộ công chức, thể hiện bằng việc Nhà nước có thể ban hành những cơ chế đặc thù, thí điểm về tiền lương cho lĩnh vực cụ thể nào có thể thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển của đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay (cụ thể là lĩnh vực nào xin có một bài nghiên cứu khác).

 Còn nếu cứ thỉnh thoảng lại tăng lương một chút cho toàn thể cán bộ công chức như lâu nay thường làm thì đó là một lối tư duy đã cũ kỹ, lạc hậu, thậm chí sai lầm vì nó giống như việc giải bài toán "con gà - quả trứng" chung chung (vốn không có lời giải), sẽ làm lỡ cơ hội phát triển nhanh hơn của đất nước chúng ta.

Cách nhìn biện chứng duy vật trong xử lý mối quan hệ con gà - quả trứng có ý nghĩa phương pháp luận không chỉ để giải quyết mối quan hệ lao động - tiền lương mà còn có thể áp dụng giải quyết rất nhiều mối qua hệ khác trong đời sống hàng ngày.

Trần Văn Sỹ

Nguồn : VietnamNet, 04/02/2017

Published in Diễn đàn