Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

vendredi, 24 mars 2023 18:19

Khi nào ngân hàng bị phá sản ?

Ngày 9/3/2023, SVB bán công trái được 21 tỷ đô la, b l 1,8 tỷ đô la. Nhng người gi tin mt nim tin. Trong mt ngày, h rút ra 42 t đô la ! Ngân hàng công b d án bán c phn đ gây vn 1,75 t đô la nhưng chưa kp làm thì đã hết tin.

scb1

Mun tránh các v SVB trong tương lai, Quc hi s phi sa lut mt ln na !

Các ngân hàng Silicon Valley Bank, Signature Bank, ch hot đng nước M, không thuc hng ln ; Credit Suisse Thy Sĩ, mt ngân hàng quc tế, mi là "anh ch b". Nhưng c ba đu ln lượt phá sn, phi được ngân hàng trung ương đng ra cu.

Ngân hàng Silicon Valley mi hot đng 40 năm, tng s tài sn 209 t đô la. Credit Suisse là mt trong 30 ngân hàng ln trên thế gii, đã 167 tui, vi 50.000 nhân viên, 150 cơ s ti 50 quc gia, tài sn tr giá 1,3 ngàn t đng francs Thy Sĩ (FRS), khong 1,4 ngàn t đô la.

Silicon Valley Bank (SVB) sp rt nhanh, trong vòng 40 gi, sau khi b các thân ch rút tin ký thác, 42 t m kim trong mt ngày. Credit Suisse đi xung t t, năm 2021 b l lã 7,29 t FRS vì đu tư tht bi. Trong mt năm qua, c phn Credit Suisse gim giá 75% trong khi ban giám đc được thay đi liên tiếp. Trong ba tháng cui năm ngoái, các thân ch rút tin ra, tng cng 110 t FRS, bng 119 t đô la. Năm ngày sau khi SVB phá sn, giá c phiếu Credit Suisse tt mt 24% ; ngày hôm sau phi nh Ngân Hàng Trung Ương Thy Sĩ ký thác 54 t m kim đ gi n đnh. Cui cùng UBS, mt ngân hàng Thy Sĩ ln khác, đng ra mua Credit Suisse. SVB chưa có ai mua.

Sau v SVB, công chúng mt lòng tin, nhiu ngân hàng nh hay nh nh cũng đng trên b vc phá sn. Trong vòng mt tháng, giá tr c phiếu ca tt c các ngân hàng M b gim 229 t đô la mt 17%. C phiếu ca First Republic tt 87%. Tr giá ca PacWest Bancorp, ngân hàng đng hàng th 53 vi tài sn 41 tỷ m kim, gim 49%. Trong năm 2020 có 4 ngân hàng nh phá sn ; đu tháng 3, Silvergate Bank b gii tán ; trong hai năm 2021, 2022 không có v nào.

Khi nào các ngân hàng b phá sn ?

Ging như nhng cơ s kinh doanh vay n đ làm ăn kiếm li, khi b các ch n ti đòi mà không đ tin tr thì phi tuyên b phá sn.

Ch n quan trng nht ca các ngân hàng là các "ch tài khon", nhng người gi tin cho ngân hàng gi h. Ngân hàng đem s tin đó đu tư sinh li. H đ dành mt s tin mt nho nh, va đ tr cho các thân ch đến rút tin ra. Thường thì ít khi ngân hàng b rút nhng món tin ln hoc nhiu người rút trong cùng mt thi gian ngn. Khi mt người ký ngân phiếu tr tin cho ai, người nhn cũng ký thác ngân phiếu trong ngân hàng ; tin ch chuyn qua li gia các tài khon trong mt ngân hàng, hay gia các ngân hàng vi nhau, ch không chy ra ngoài.

C h thng ngân hàng da trên nim tin. Các thân ch gi tin tin rng nếu mình ký ngân phiếu cho ai, ngân hàng s thanh toán. Nếu mt nim tin, h s rút tin ra ; s tin rút nhiu quá s khiến ngân hàng phá sn. Lut l tài chánh các quc gia đu nhm bo v nim tin vào h thng ngân hàng. Khi v SVB xy ra, người ta mi thy lut l ngân hàng ca nước M còn nhiu khe h, cn điu chnh li.

Mt khe h đưa ti v SVB là điu lut v vic điu chnh trong s sách kế toán khi các khon đu tư ca ngân hàng mt giá tr trên th trường.

Trên nguyên tc, tài sn ca mi ngân hàng phi ln bng tng cng các món n, bo đm thanh toán được s tin do công chúng ký thác. Nếu thy tài sn ca ngân hàng gim xung, h s phi tăng tin vn lên đ có thêm tin mt bù đp vào, s tin mt d tr cũng tăng đ tránh ri ro. Tt c các ngân hàng M phi theo lut l như vy, nht là sau cuc khng hong tài chánh năm 2007- 2008.

Mt th tài sn d b mt giá khi lãi sut tăng là các công kh phiếu do B Tài chánh Mỹ phát hành, tc là chính ph vay n ca dân M. Nhng công trái đó trong hàng chc năm trước đây, ch tr lãi sut rt thp, vì lúc đó tt c các lãi sut đu thp. Trong năm qua, Qu D tr Liên bang (FED) đã tăng lãi sut nhiu ln đ ngăn nga lm phát, ln cui cùng ngày th Tư 22/3 vn tăng thêm 0,25%.

Mt h qu ca vic tăng lãi sut là các công kh phiếu gim giá. Mt công trái vi "mnh giá" 1.000 đô la ch tr lãi sut 1% hay 2%, bây gi s không th bán ly li 1.000 đô la. Vì người có tin biết rng khi cho ch khác vay h s được tr lãi nhiu hơn. Người bán ch hy vng thâu v 995 đô la tin mt theo giá th trường thôi ; công kh phiếu tt giá 5 đô la.

Mt ngân hàng có mt t đô la công kh phiếu, nếu đem bán s ch còn giá tr 995 triu. Nhưng nếu h vn gi mà không bán, thì trên s sách kế toán vn ghi tài sn giá mt t. Tr giá ca tài sn, trên th trường, đã mt 5 triu, ch là "l lã trên giy" mà thôi. Vì tài sn được coi như còn nguyên giá tr, ngân hàng không b bt buc phi tăng vn, không cn tăng s tin mt d tr. Nhưng trong thc tế, khi ngân hàng cn tin phi bán các công kh phiếu, lúc đó mi thy tài sn ca h đã gim.

Ngân hàng Trung ương biết như vy, đã có bin pháp đ phòng. Theo lut l, các ngân hàng vn phi công nhn nhng khon "l lã trên giy", tc là s chênh lch gia giá tr tài sn ghi trong s so vi "giá tr tht" trên th trường. Nếu tài sn "tht" mt giá tr nhiu, ngân hàng phi tăng vn đ thêm tin mt, gi cân bng gia tài sn vi các khon n. Bin pháp này nhm bo v công chúng, nhng người gi tin trong ngân hàng.

Nhưng t năm 2018, các ngân hàng nh và hng trung M đã "vn đng hành lang" (lobby) vi Quc hi cho h được min, không cn theo đúng điu lut trên. H nói rng các ngân hàng nh có phá sn cũng không gây đ v cho c h thng, như các nhà băng đi bàng ! Chiến dch vn đng ca h tn 50 triu m kim ; nhưng đáng tin. Quc hi M, c hai đng trong hai vin, nghe bùi tai, đã chp nhn sa lut l, không bt buc các ngân hàng nh phi điu chnh giá tr tài sn theo giá tr th trường na, mà vn được khai theo giá ghi trong s. Nhưng mt phn ba tài sn ca tt c các ngân hàng M nm trong các ngân hàng nh hơn SVB. Ch cn vài ngân hàng trong s đó tan v vì làm u thì hu qu lan rng cũng không khác gì mt ngân hàng ln.

Hu qu trước mt là v Silicon Valley Bank. Ngân hàng này đã được các nhà đu tư trong thung lũng đin t gi rt nhiu tin trong nhng năm 2020, 2021. Có tin, SVB đã đu tư vào trái phiếu ca chính ph ; s công kh phiếu tăng t 27 t đô la đu năm 2020 lên 128 t đô la vào cui năm 2021. Lãi sut trên các công kh phiếu mà SVB đem bán ch tr lãi sut trung bình 1,75% trong khi lãi sut thp nht do Fed n đnh lên ti 4,75%. T năm ngoái khi lãi sut bt đu tăng, s tin "l lã trên giy" trong c nước cũng tăng thêm 17 t đô la. Khi cn bán trái phiếu, nhng "l lã trên giy" biến thành l lã tht.

Ngày 9/3/2023, SVB bán công trái được 21 t đô la, b l 1,8 t. Nhng người gi tin mt nim tin. Trong mt ngày, h rút ra 42 t đô la! Ngân hàng công b d án bán c phn đ gây vn 1,75 t đô la nhưng chưa kp làm thì đã hết tin. Ngay lp tc, Công ty Bo him Tin ký thác (Federal Deposit Insurance Corporation, FDIC) ca chính ph phi đng ra qun tr nhng gì còn li ca Silicon Valley Bank.

Đ tránh cnh ch tài khon các ngân hàng khác cũng hong ht rút tin, FDIC đã cam kết s thanh toán nguyên vn tt c các tài khon, dù cao hơn gii hn 250.000 đô la như lut n đnh. Đó là mt gii pháp "bt thường", nhưng có hiu qu. Cui năm 2022, trong c nước M tng s nhng tài khon cao hơn 250.000 đô la, tc là không được bo him, lên ti hơn 151 t đô la. Nếu ch nhân nhng tài khon không bo him lo lng h s mt tin nếu ngân hàng sp tim, thì h s lo rút ra trước ! Đó chính là lý do khiến SVB b rút 42 t đô la trong mt ngày !

Qu D tr Liên bang cũng "ng biến tùng quyn" vi mt gii pháp "bt thường" khác. Fed s mua li tt c các công kh phiếu ca SVB, tr nguyên bng "mnh giá". Tc trái phiếu 1.000 đô la vn được tr 1.000 đô la ! Mua như vy, thc s Fed không b thit thòi gì c. Vì h s gi các công kh phiếu đó cho đến ngày đáo hn, khi đó trái phiếu 1.000 đô la vn được hoàn tr 1.000 đô la ! Fed cũng ha hn s áp dng như vy vi các ngân hàng khác nếu phá sn.

Theo FDIC, trong tt c các ngân hàng M hin nay, tng cng s tin "l lã trên giy" là 620 t đô la. Lãi sut còn tăng thì tin "l lã trên giy" cũng s tăng theo. Nếu không có nhng bin pháp bt thường trên thì nước M có th lâm vào mt cuc khng hong ngân hàng ln không thua gì hi 2007-2008 ! Nhưng mun tránh các v SVB trong tương lai, quc hi s phi sa lut mt ln na !

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 23/03/2023

Additional Info

  • Author Ngô Nhân Dụng
Published in Diễn đàn

EVFTA có được Nghị viện Châu Âu thông qua vào mùa hè năm 2018 ? (CaliToday, 26/01/2018)

Lẽ tất nhiên, chính thể độc đảng ở Việt Nam đang hết sức muốn rằng Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) sẽ được Nghị viện Châu Âu thông qua ngay trong năm 2018, chứ chẳng bị kéo dài và cuối cùng chẳng đi đến đâu như số phận của Hiệp định TPP trước đây.

cali1

Có đúng là Đại sứ Bruno Angelet "bày tỏ hy vọng đến đầu mùa hè năm nay, việc ký kết sẽ được thực thi để hiệp định được chuyển cho Nghị viện Châu Âu xem xét phê chuẩn" ? Ảnh : Zing.vn

Tuy vậy như một trớ trêu ở đời, muốn là một chuyện còn có được hay không lại là một chuyện khác, thậm chí khác hoàn toàn.

Vào thời gian này, đang diễn ra hai quan điểm khá trái ngược về kết cục của EVFTA trong năm 2018.

Trong buổi họp báo với phó chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Châu Âu ngày 10/1/2018, Đại sứ Bruno Angelet – Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam – xác nhận việc Việt Nam bị EU cảnh cáo "thẻ vàng" về hoạt động đánh bắt cá trái phép là một thách thức. Tuy nhiên ông cho rằng "Việc có ký hay không ký hiệp định tự do thương mại không phụ thuộc vấn đề này có được giải quyết và thẻ vàng có được gỡ hay không. Nó có thể được ký dù thẻ vàng chưa được gỡ".

"EU đã có một lộ trình trong năm 2018 để EVFTA được ký kết và phê chuẩn", và "Đại sứ Bruno Angelet bày tỏ hy vọng đến đầu mùa hè năm nay, việc ký kết sẽ được thực thi để hiệp định được chuyển cho Nghị viện Châu Âu xem xét phê chuẩn" – theo tường thuật của báo chí nhà nước Việt Nam, nhưng lại rất cần xem xet tính khách quan của lối tường thuật này bởi không ít lần báo đảng đã "nhét chữ vào miệng" giới quan chức quốc tế.

Trong khi đó, "Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam có thể không được thông qua" là tựa đề của Bike, Europe, ngày 23/01/2018, dẫn nguồn từ EU-Vietnam Free Trade Agreement Threatened (người dịch : Vũ Quốc Ngữ, Việt Nam Thời Báo). Theo đó, việc phê chuẩn EVFTA đang gặp khó khăn khi Quốc hội Châu Âu đặt câu hỏi về cách mà Việt Nam như một nhà nước cộng sản độc đảng đang đối xử công nhân của mình. Đặc biệt khi Việt Nam có với 93 triệu dân, được coi là một trong những con hổ Châu Á mà Nghị sĩ Bernd Lange nói rằng "Nếu không có tiến bộ về nhân quyền và đặc biệt là về quyền lao động thì thỏa thuận này không được Quốc hội Châu Âu phê chuẩn".

Vào năm 2017, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã "tiến bộ" đến mức tống giam đến ít nhất 25 nhà hoạt động nhân quyền và xử tù blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – người được Bộ ngoại giao Hoa Kỳ vinh tặng danh hiệu "Người phụ nữ can đảm quốc tế" đến 10 năm tù giam, chỉ vì Quỳnh viết bài phản đối và tố cáo nạn xả thải gây ra thảm họa ô nhiễm của Nhà máy Formosa cùng sự bao che quá trắng trợn của giới quan chức cao cấp Việt Nam.

Trong khi đó, hoạt động của Phong trào Lao Động Việt – một tổ chức xã hội dân sự độic lập đấu tranh cho quyền tự do thành lập công đoàn độc lập của công nhân ở Việt Nam, phù hợp với tiêu chí về lao động và quyền tự do nghiệp đoàn trong TPP lẫn EVFTA – vẫn bị chính quyền và công an cấm đoán nghiệt ngã. Trong năm 2017, Hoàng Bình – Phó chủ tịch của tổ chức này, đã bị công an Nghệ An bắt giam và xử tù nặng nề vào đầu năm 2018.

Trong bối cảnh không những không có bất kỳ cải thiện nào về nhân quyền mà còn khiến tình trạng này tồi tệ kinh khủng, chính quyền Việt Nam quả là khó mong đợi EVFTA sẽ được thông nqua, hoặc được thông qua vào năm 2018 này.

Ngày 14/12/2017 – có thể xem là thời điểm ngay sau khi kết thúc Đối thoại nhân quyền EU – Việt Nam với kết quả tồi tệ, Quốc hội Liên minh Châu Âu đã thông qua một nghị quyết khẩn cấp, được thông qua bởi đa số các nghị sĩ trong phiên họp toàn thể nghị viện ở thành phố Strasbourg, lên án chính phủ Việt Nam về các hành động đàn áp tự do thông tin, và yêu cầu Việt Nam phải trả tự do cho toàn bộ các nhà báo công dân. Nghị quyết này cho rằng những hành động sách nhiễu về thể xác và tâm lý cũng như các biện pháp giám sát ngang nhiên và sách nhiễu các luật sư, người thân và người chủ công ty của các bloggers đã vẽ lên một bức tranh đáng lên án ở Việt Nam…

Đáng chú ý, văn bản của Quốc hội EU thể hiện bằng hình thức "nghị quyết khẩn cấp", tức ở cấp độ quan trọng về quyết tâm cho những yêu cầu và đòi hỏi đối với chính quyền Việt Nam. Đây là lần thứ hai trong hai năm liên tiếp, Quốc hội EU ban hành nghị quyết về nhân quyền Việt Nam.

Kết quả hầu như là con số 0 của Đối thoại nhân quyền EU – Việt Nam vào tháng 12/2017 cùng bản nghị quyết đầy sắc thái cứng rắn của Quốc hội EU trong cùng tháng đã cho thấy Châu Âu không còn chấp nhận tư thế dễ bị "ăn hiếp" bởi giới chóp bu Việt Nam quá quen mặc cả nhân quyền đổi lấy lợi ích thương mại, đồng thời dựng lên một bức tường đủ cao trước Hà Nội nếu muốn đạt được EVFTA.

Ngay cả Đại sứ Bruno Angelet, nếu quả thật ông dự đoán rằng Nghị viện Châu Âu sẽ thông qua EVFTA vào mùa hè năm nay, cũng nói rằng ông chỉ là đại diện cho Chính phủ EU chứ không phải cho Nghị viện EU, và vì thế không thể chắc chắn được điều gì.

Sau tháng 11 và đầu tháng 12 năm 2017 ồn ào lẫn khoa trương với sự kiện Hội nghị thượng đỉnh APEC Đà Nẵng cùng một chiến dịch tuyên truyền "Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) sẽ thông qua vào đầu năm 2018", đến nay cả chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lẫn hệ thống báo đảng đã im bặt.

Và sau một chuyến làm việc của Bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh ở Bỉ vào cuối năm 2017 mà chẳng nghe hứa hẹn gì cụ thể, giới chóp bu Việt Nam đành phác ra một dự báo mới : tương lai thông qua EVFTA là vào năm… 2019.

Thiền Lâm

*****************

Kiều hối về Việt Nam năm 2017 rớt thảm hại ? (CaliToday, 25/01/2018)

Đã gần hết tháng Giêng năm 2018, ngoài con số kiều hối khoảng 5,2 tỷ USD về Sài Gòn, Tổng cục Thống kê vẫn hoàn toàn không công bố con số kiều hối toàn quốc như thói quen phô trương thường có trước đây.

Vào những năm trước, đặc biệt vào năm 2015 khi lượng kiều hối đổ về Việt Nam lên đến mức kỷ lục 13,5 tỷ USD, Tổng cục Thống kê và hệ thống báo đảng đã công bố báo cáo kiều hối 2015 ngay khi năm 2015 còn chưa kết thúc.

Cũng vào những năm trước, Tổng cục Thống kê thường rất mau mắn công bố kết quả thu hút kiều hối ngay đầu tháng Bảy hoặc thậm chí trước khi kết thúc tháng Sáu hàng năm. Nhưng vào năm 2017, ngay cả báo cáo 6 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê đã chẳng có con số tổng hợp nào về "tình hình kiều hối trên cả nước", thay vào đó chỉ là kết quả kiều hối về Sài Gòn – một thị trường được xem là "truyền thống".


cali2

Kiều hối về Việt Nam năm 2017 rớt thảm hại ? - Ảnh : Cali Today

Vào năm 2017, Sài Gòn vẫn thu hút lượng kiều hối đến 5,2 tỷ USD, thậm chí còn nhỉnh hơn một chút so với 2016. Điều này có thể dễ dàng được lý giải vì Sài Gòn có hơn 1 triệu gia đình có người thân đi định cư ở nước ngoài và chiếm đến 55 – 60% trong tổng kiều hối về Việt Nam hàng năm. Trong cơ cấu của kiều hối về Việt Nam, thị trường Mỹ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với chiếm 60%, từ khu vực Châu Âu là khoảng 19%. Việc kiều hối về Sài Gòn không giảm cũng cho thấy tính ổn định của người Việt hải ngoại khi gửi tiền về cho thân nhân của mình và đầu tư sản xuất ở thành phố này.

Tuy nhiên, dấu hỏi rất lớn đang bật lên là tổng lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2017 là bao nhiêu ? Và vì sao cho đến giờ phút này các cơ quan kinh tế của chính quyền vẫn chưa công bố số liệu tổng hợp về nguồn ngoại tệ thu được từ "kiều bào ta" ?

Có một cách thức để ước tính lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2017 : nếu vẫn dựa vào tỷ lệ chiếm đến 55 – 60% tổng lượng kiều hối của Sài Gòn, tổng kiều hối về Việt Nam trong năm 2017 sẽ vào khoảng 9 – 9,5 tỷ USD, tức bằng hoặc cao hơn lượng kiều hối 9 tỷ USD về Việt Nam trong năm 2016.

Nhưng nếu tỷ lệ 55 – 60% của Sài Gòn thay đổi theo chiều hướng tăng hoặc tăng vọt trong năm 2107, có nghĩa là kiều hối đổ về Việt Nam ngày càng tập trung về Sài Gòn trong khi giảm mạnh ở tỉnh thành khác, thì sao ?

Trong trường hợp đó, cần nhìn lại một dự báo của Trung tâm nghiên cứu Pew (Pew Research Center) của Mỹ vào tháng Bảy năm 2017 : kiều hối về Việt Nam năm 2017 chỉ có 5,4 tỷ USD.

Pew đã dự đoán kiều hối 6 tháng đầu năm 2017 sẽ rơi vào khoảng 3,6 tỷ USD. Và với dự báo 6 tháng cuối năm 2017, lượng kiều hối còn bị giảm 50% do tác động của việc chính phủ Việt Nam duy trì lãi suất đồng USD 0% và FED tăng lãi suất, kiều hối năm 2017 sẽ vào khoảng 5,4 tỷ USD, giảm 39,7% so với năm 2016.

Dù tới nay các cơ quan chính quyền Việt Nam vẫn chưa công cố con số kiều hối năm 2017, rất nhiều khả năng con số 9 tỷ USD kiều hối năm 2016 chưa phải "đáy kiều hối" mà đang khiến "đảng và nhà nước ta" thất vọng đến thế nào, đặc biệt trong bối cảnh sức sản xuất và kinh doanh của nền kinh tế ngày càng thảm hại và Việt Nam hầu như bị các tổ chức tài trợ tín dụng lớn nhất hành tinh đóng cửa cho vay.

Hiện nay, thị trường tài chính ở Việt Nam đang xảy ra hai động thái trái chiều : trong khi lượng tiền đồng quá dư thừa trong hệ thống Ngân hàng nhà nước, Kho bạc nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần, lượng USD dành cho nhu cầu nhập khẩu và trả nợ nước ngoài lại bị thiếu hụt khá trầm trọng. Nếu kiều hối về Việt Nam tiếp tục sụt giảm trong vài ba năm tới, ngân sách sẽ không biết tìm đâu ra ngoại tệ mạnh để thanh toán các khoản đến hạn với quốc tế.

Trong khi đó, một số người Việt hải ngoại cho biết nếu cách đây 5 – 6 năm, họ thường chọn phương án gửi tiền về Việt Nam để đầu tư, thì nay có đến 9/10 người hải ngoại chọn cách gửi tiền hoặc đầu tư ở nước ngoài. Nguyên do không chỉ là mặt bằng lãi suất gửi USD ở Việt Nam quá thấp, mà còn bởi do kinh tế suy thoái nên thị trường kinh doanh và sản xuất ở Việt Nam sinh lời rất thấp. Một nguyên do khác không thể bỏ qua là tình hình chính trị ở Việt Nam đầy biến động, bất ổn và có thể gây rủi ro cao mà khó làm cho "kiều bào ta" yên tâm gửi tiền về…

Lượng kiều hối từ Châu Âu gửi về Việt Nam, vốn trước đó có đà sụt giảm, có thể càng giảm mạnh hơn sau vụ chính phủ Đức cáo buộc Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin, dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt và khiến môi trường chính trị lẫn đầu tư ở Việt Nam trở nên bất ổn hơn nhiều.

Thiền Lâm

********************

Lo âu vì ngân hàng được phép phá sản (RFA, 25/01/2018)

‘Luật các tổ chức tín dụng’ sửa đổi bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/01/2018 cho phép ngân hàng chọn phương án phá sản. Đây là một trong những hình thức mà chính phủ Việt Nam nói nhằm tái cơ cấu các ngân hàng bị cho là yếu kém. Người dân nghĩ gì về luật đó ?

cali3

Nhân viên tại một ngân hàng thương mại tại Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2011. (Ảnh minh họa) - AFP

Nỗi lo tiền gửi ngân hàng

Các ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua gặp nhiều tai tiếng, cụ thể như vụ 17 sổ tiết kiệm hơn 400 tỷ "bốc hơi' sau 5 năm gửi tại Oceanbank, 32 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm biến mất tại BIDV, bị mất gần 800 triệu trong tài khoản của VietinBank... Nguyên nhân hầu hết đều chưa có kết luận rõ ràng.

"Chị có hay xem báo đài, thì cũng thấy có một số ngân hàng người dân gửi vào trường hợp cách đây 2 tháng có chị gửi bên một ngân hàng cũng uy tín, cũng lớn lắm mà mất hai mươi mấy tỉ không rõ nguyên nhân thì mình cũng hoang mang lo ngại. "

Vào khi những tin xấu về rủi ro khi gửi tiền tại ngân hàng khiến nhiều người quan ngại, thì nay thêm tin ngân hàng được phép phá sản. Mức qui định bồi thường tối đa cho người gửi tiền khi ngân hàng phá sản là 75 triệu đồng cũng khiến người dân hoang mang vì họ nghe nói người gửi 100 triệu cũng như người gửi 10 tỉ đồng cũng chỉ được bồi thường như nhau.

"Cái đó rất là phi lý, một mặt thì nhà nước kêu là bảo hộ tiền gửi nhưng một mặt thì cho phép người ta phá sản như vậy thì rất là nguy hiểm. Thứ hai là hiện tại cái cơ chế kiểm soát của nhà nước đối với ngân hàng hiện nay rất lỏng lẻo. Ví dụ như vừa qua các ngân hàng, các vụ án chúng ta thấy được gì ? Lúc đụng ra mới biết là các ngân hàng nó bị mất. Chứ ngoài ra mình không có cơ chế ngăn ngừa. Hệ thống thanh tra của ngân hàng không có hiệu quả. Vừa qua các vụ án chúng ta đã thấy rồi. Giờ nó kêu là nhà nước mua 0 đồng như vậy toàn bộ vốn ngân hàng cũng đã mất rồi chứ đừng nói là cái tiền gửi của ngân hàng. Mà gửi bao nhiêu cũng đền bù có 75 triệu".

Như vậy cho dù người dân và các doanh nghiệp gửi tiền trăm hay tiền tỉ, mức bồi thường cào bằng này hết sức có lợi cho ngân hàng khi phá sản. Thiệt hại tất nhiên là phía người gửi, và nhất là với khách hàng có số tiền gửi lớn.

"Làm như vậy thì đâu có được. Tiền người ta gửi vô rồi nếu mà phá sản thì trả không hết một lần thì trả từ từ… Thí dụ người ta trả chậm hay gì đó nếu mà người ta không có đủ khả năng thì cũng phải ráng trả chậm cho những người đã gửi số tiền trong ngân hàng".

Lâu nay, người đi vay nếu mất khả năng trả nợ thì sẽ bị ngân hàng áp dụng các biện pháp xử phạt như tăng lãi suất, phạt tiền, tịch thu và thanh lý tài sản của người đi vay với mục đích thu hồi lại số tiền gốc và lãi về cho ngân hàng. Trước tin chỉ được nhận mức bồi thường tối đa 75 triệu khi ngân hàng được cho phá sản khiến nhiều người nghĩ đến biện pháp rút tiền gửi.

"Nếu nghe thông tin như vậy thì người dân cũng phải rút thôi chứ làm sao mà để được. Nếu mà để lỡ lúc chờ phá sản rồi thì không rút được nữa".

"Chắc chắn phải rút ra rồi tìm hiểu ngân hàng nào tin tưởng mới gửi".

Tuy vậy, trong trường hợp chưa tìm ra kênh đầu tư cho khoản tiền của mình, thì gửi ngân hàng hưởng lãi suất tiếp tục là một giải pháp nhưng phải ‘chọn mặt gửi vàng’.

"Đầu tiên mình phải lựa ngân hàng có uy tín chút. Ví dụ bây giờ chúng ta chưa có kênh đầu tư nào hết thì tạm thời chúng ta phải gửi ngân hàng chứ giờ sao giờ. Ôm tiền ở nhà thì nó cũng vậy thôi".

Để có được đánh giá chính xác về uy tín của một ngận hàng tại Việt Nam hiện nay cũng khá khó khăn ; vì đối với các con số do ngân hàng công bố người dân cũng không có cách nào kiểm chứng những số liệu đó.

"Nói chung thì người ta gửi tiền vô thì ít người biết lắm. Có nhiều người chỉ biết gửi tiền lấy kì hạn, chứ có nhiều người ta cũng đâu biết là ngân hàng nó làm ăn ra sao".

"Cái luật đó nó được thông qua thì cái quyền lợi của người gởi cần phải xem lại".

Một số người dân cho rằng luật cho phá sản có được điểm tích cực là khiến các ngân hàng cần phải cố gắng hoàn thiện và phải làm sao chiếm được sự tin tưởng của các khách hàng.

"Mình sống ở đâu thì mình theo luật ở đó thôi. Nhưng mà bây giờ Việt Nam đã gia nhập WTO từ rất là lâu rồi và tham dự tất cả các định chế thương mại các thứ. Thì bây giờ luật cũng cho các ngân hàng nước ngoài vào rất là nhiều. Và nếu anh nhìn và nếu anh làm ngân hàng thì với anh đây là một cơ hội. Nếu như ngân hàng anh có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn thì hoàn toàn anh có thể thu hút được khách hàng nhiều hơn, thì người dân cũng nhiều sự lựa chọn hơn. Không phải phụ thuộc vào một số ngân hàng, mọi người cứ nói ngân hàng nhà nước là an toàn, nhưng mà thực sự nó có an toàn thật hay không ? Nếu mà ngân hàng nước ngoài người ta cung cấp được dịch vụ tốt hơn như thế thì chắc chắn người ta sẽ lấy được khách hàng thôi".

Đó cũng là điều mà nhiều người đang trông chờ ; đặc biệt sau khi một loạt các quan chức ngân hàng đang phải ra tòa và chịu án về những khoản lỗ suốt thời gian qua.

*******************

Bế tắc chuyện di dời 20.000 căn nhà ven kênh rạch (CaliToday, 25/01/2018)

Theo kế hoạch, đến năm 2020 chính quyền thành phố Hồ Chí Minh sẽ di dời 20 ngàn căn nhà ven và trên kênh rạch ở Sài Gòn. Tuy nhiên, dự án này đang gặp khó khăn, phải trì hoãn và không biết đến bao giờ mới thực hiện theo đúng tiến độ.

cali4

Thiếu vốn, thiếu đất khiến cho "chủ trương đột phá" vẫn nằm trên trang giấy. Ảnh : Thanh Niên

Theo như trên dự án, đến năm 2020, hai mươi ngàn căn nhà sinh sống ven hoặc trên kênh rạch ở Sài Gòn sẽ được di dời. Tuy nhiên, mới đây, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh mới hạ chỉ tiêu xuống chỉ còn một nửa, nghĩa là còn mười ngàn căn nhà sẽ được di dời từ đây cho đến năm 2020.

Nói về vấn đề này, ông Trần Trọng Tuấn-Giám đốc Sở Xây Dựng thành phố Hồ Chí Minh nói :

"Đến thời điểm này, các vấn đề liên quan đến điều kiện, trình tự thủ tục, cơ sở pháp lý của chương trình di dời ở trên và ven kênh rạch đã cơ bản đầy đủ…Trong điều kiện thành phố đảm bảo nguồn vốn cho các dự án thực hiện bằng ngân sách thì chắc chắn khoảng 10.000 căn nhà trên và ven kênh rạch sẽ hoàn thành việc di dời trước năm 2020"-báo Pháp luật thành phố dẫn lời ông Tuấn cho biết.

Song, đó là trong trường hợp chính quyền thành phố Hồ Chí Minh có vốn. Với tình trạng ngày nay, việc cung cấp tiền để phục vụ cho mục đích dân sinh là điều hết sức khó khăn. Rất nhiều dự án trọng điểm ở Saigon đang phải tạm dừng, trì hoãn do thiếu tiền.

Trên tờ Người Lao Động lại có những ý kiến ngược lại với những gì mà báo Pháp luật thành phố. Tờ Người Lao Động cho biết, cho đến nay, do kết quả di dời vẫn chưa mang tính đột phá nên việc di dời các hộ dân sinh sống ven và trên kênh rạch để đúng tiến độ là điều rất khó khăn.

Tờ Người Lao Động còn nói thêm, đối với những dự án di dời bằng vốn ngân sách thì chính quyền thành phố Hồ Chí Minh chỉ chuẩn bị đầu tư cho 13 dự án. Do đó cho đến nay, trong tổng số 20 ngàn căn nhà dự kiến sẽ di dời xong trong năm 2020 thì chỉ mới thực hiện được tại các dự án được làm bằng vốn ngân sách của giai đoạn trước đó. Trong số 20 ngàn căn nhà dự tính sẽ di dời, đến đầu năm 2018 chỉ có 502 căn nhà thuộc tám dự án được thực hiện, trong khi thời gian đến năm 2020 đã cận kề.

cali5

Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đang muốn thay đổi bộ mặt đô thị nhưng tài chính không cho phép. Ảnh : NLD

Việc thiếu vốn đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch di dời. Rất nhiều hộ dân đã không nhận được tiền bồi thường, tiền giải phóng mặt bằng nên họ vẫn tiếp tục sinh sống ven và trên kênh rạch mà chẳng thể di chuyển bất cứ nơi nào khác, dù rất muốn thoát khỏi đời sống tạm bợ.

Không chỉ công tác giải tỏa, bồi thường mà đến ngay việc tái định cư cho người dân cũng đi vào ngỏ hẹp do thiếu vốn. Theo đúng kế hoạch đề ra, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cần phải xây thêm 11 ngàn căn nhà và 38,500 căn hộ chung cư và đất nề ở thương mại mới có thể đủ để bố trí cho số lượng người bị di dời khỏi kênh rạch.

Một vấn đề đáng lo ngại nữa là chính quyền thành phố đã không còn quỹ đất để bố trí cho công tác di dời. Trong khi những người sinh sống ven và trên kênh rạch đa phần là những người nghèo khổ có thu nhập thấp.

Kế hoạch di dời những người sinh sống ven và trên kênh rạch đã được đưa vào Nghị quyết Đại hội đảng bộ lần thứ 10 của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh nhằm chỉnh trang đô thị, xóa đi những căn nhà dột nát ven kênh rạch nhằm tạo ra một Sài Gòn đẹp hơn trong mắt du khách. Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cho đây là một chương trình đột phá và đến năm 2020 cần phải hoàn thành. Tuy nhiên, đã 3 năm trôi qua nhưng vẫn chưa có bất cứ chung cư nào được xây, trong số 20 ngàn căn nhà phải được di dời thì đến năm mới chỉ hoàn thành được 502 căn.

Chính quyền ra sức kêu gọi xã hội hóa nhưng xem chừng với hiện trạng này cũng chẳng có mấy doanh nghiệp dám đầu tư vào thị trường nhà cửa cho những người sống ven và trên kênh rạch.

Người Quan Sát

Published in Việt Nam

Phải cho phá sản ngân hàng để trị căn bệnh ham lãi suất của người gửi ? (Tin Tức Việt Nam, 28/10/2017)

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, ngân hàng phá sản là cách tốt nhất để người gửi tiền thức tỉnh giấc mơ làm giàu trên lãi suất huy động, đảm bảo yếu tố thị trường của ngành tài chính.

bank1

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng trình bày về dự thảo sửa Luật Các tổ chức tín dụng - Ảnh chụp màn hình

Tại phiên thảo luận về sửa Luật Các tổ chức tín dụng nhiều Đại biểu quốc hội băn khoăn về quyền lợi người gửi tiền trong phương án phá sản ngân hàng. Khi không làm rõ vấn đề này có thể dẫn đến nguy cơ người gửi tiền rút tiền ồ ạt lan truyền, đe dọa đổ vỡ dây chuyền, ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng. 

Trước băn khoăn của nhiều Đại biểu quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, chủ trương phá sản chỉ xem xét theo nguyên tắc là biện pháp cuối cùng khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không có khả năng thực hiện hoặc thực hiện không thành công các phương án khác (phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc chuyển giao bắt buộc). 

Trước quan điểm của cơ quan soạn thảo sửa Luật Các tổ chức tín dụng, trao đổi với phóng viên Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng, nếu không cho phá sản ngân hàng sẽ không giải quyết dứt điểm được ung nhọt của ngành tài chính.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành dẫn giải, Luật Các tổ chức tín dụng không có quy định nào cấm ngân hàng phá sản nhưng Chính phủ không muốn cho ngân hàng phá sản. Vấn đề đặt ra ở đây, ngân hàng cũng như doanh nghiệp khi làm ăn thua lỗ không còn đủ điều kiện hoạt động của một tổ chức tín dụng tại sao lại không cho phá sản, quyết định không cho phá sản ngân hàng là thiếu cơ sở luật pháp.

"Không cho ngân hàng phá sản vì lo ảnh hưởng quyền lợi người gửi tiền là không thỏa đáng. Bởi theo Luật Các tổ chức tín dụng khi ngân hàng phá sản người gửi tiền lúc đó sẽ hưởng bảo hiểm tiền gửi 75 triệu đồng/ tài khoản. Luật pháp rất rõ ràng nhưng không áp dụng.

Tại sao không áp dụng vì Chính phủ lo ngại một ngân hàng phá sản sẽ gây hiệu ứng dây truyền người gửi tiền sẽ rút tiền ra, làm đổ vỡ hệ thống, từ một ngân hàng phá sản sẽ kéo theo đổ vỡ của nhiều ngân hàng,… Nhưng đây chỉ là suy nghĩ của một vài người", ông Thành nói.

bank2

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng, cần thí điểm cho phá sản ngân hàng để người dân thận trọng trong việc gửi tiền tiến kiệm vào ngân hàng - Ảnh H.Lực

Theo ông Thành chính vì không muốn cho ngân hàng phá sản nên khi thảo luận tại kỳ họp lần này vấn đề tăng bảo hiểm tiền gửi được nhiều Đại biểu quốc hội quan tâm.

"Tuy nhiên chúng ta phải hiểu xét về luật pháp tất cả công dân Việt Nam đều phải tuân thủ pháp luật và pháp luật áp dụng cho mọi người. Khi anh đem tiền gửi ngân hàng anh phải biết được nếu ngân hàng đó phá sản anh chỉ nhận được bảo hiểm tiền gửi là 75 triệu đồng ngoài ra anh sẽ mất trắng.

Từ đó anh mới lựa ngân hàng mà gửi nhưng mình lại không cho ngân hàng phá sản qua đó tạo điều kiện cho người dân ung dung với suy nghĩ không bị mất tiền, từ đó tạo ra tình trạng ham tiền lãi, chỗ này hơn chỗ kia 0,5%, 1% là nhao đến không cần biết ngân hàng đó ra sao.

Nếu không ham lãi suất lớn mà đưa tiền vào ngân hàng lớn, ngân hàng uy tín để gửi thì làm gì có rủi ro phá sản. Chính việc không cho ngân hàng phá sản khiến người gửi tiền ỷ lại và không thức tỉnh", ông Thành chỉ rõ.

Trở lại vấn đề nâng bảo hiểm tiền gửi để người gửi tiền không chịu thiệt khi ngân hàng phá sản, ông Bùi Kiến Thành thẳng thắn cho rằng, nếu tăng bảo hiểm tiền gửi cho mỗi tài khoản lên ngân hàng không có tiền để trả.

Ông Thành phân tích, ngân hàng yếu kém đến mức phá sản khi vốn chủ sở hữu âm nhiều lần, tài sản ngân hàng bị thất thoát hoặc nằm trong khoản nợ xấu, nợ khó đòi…Trong khi 85% lượng tiền ngân hàng của Việt Nam đến từ kênh huy động tiền gửi. Nói cách khác tiền của người gửi đang nằm trong số nợ xấu, nợ khó đòi. Vì vậy nâng bảo hiểm tiền gửi ngân hàng sẽ không có đủ tiền để trả.

"Tài sản ngân hàng nằm trong số tiền cho vay, không phải ngày 1 ngày 2 là thu hồi trả lại cho người gửi, kể cả phần dự trữ không đủ. Lúc này chúng ta phải thẳng thắn đặt ra nếu ngân nào không còn đủ điều kiện hoạt động sẽ bị rút giấy phép, tức là phá sản.

Còn quyền lợi người gửi tiền dựa trên bảo hiểm tiền gửi, nếu người gửi tiền thua thiệt thì đó là cái giá phải trả cho việc ham lãi suất. Không thể mua mãi ngân hàng yếu kém với giá 0 đồng", ông Thành cho biết.

Hoàng Linh/Tạp chí SHTT

***********************

Gửi tiền ngân hàng lấy lãi cũng là kinh doanh, đã kinh doanh phải có rủi ro (Tin Tức Việt Nam, 26/10/2017)

Theo luật sư Đức, do ham lãi suất, bỏ qua cảnh báo dẫn đến gửi nhầm niềm tin vào ngân hàng yếu kém thì người gửi phải chịu trách nhiệm. Gửi tiền ngân hàng lấy lãi cũng là kinh doanh, đã kinh doanh phải có rủi ro.

bank3

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng - Ảnh Trung tâm thông tin Quốc hội.

Sáng nay 26/10, Ủy ban Thường vụ quốc hội Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế quốc hội Vũ Hồng Thanh đã đọc báo cáo trước phiên thảo luận về dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, trong đó phá sản ngân hàng là một trong những vấn đề rất đáng chú ý.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ quốc hội cho rằng, tổ chức tín dụng là 1 doanh nghiệp đặc thù, huy động tiền gửi từ người gửi tiền để cấp tín dụng. Việc phá sản tổ chức tín dụng có thể dẫn đến đổ vỡ dây chuyền, ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng.

"Tuy nhiên, việc cơ cấu lại tổ chức tín dụng bằng hình thức phá sản cũng là một hình thức răn đe, động lực để các tổ chức tín dụng nâng cao chất lượng quản trị điều hành và trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn tiền huy động, từ đó nâng cao ý thức người gửi tiền và khách hàng lựa chọn tổ chức tín dụng có uy tín, chất lượng dịch vụ tốt", Ủy ban Thường vụ quốc hội nhấn mạnh.

Theo dự thảo Luật, việc phá sản chỉ áp dụng sau khi đã thực hiện các biện pháp khác nhưng không thành công và tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản (không thanh toán được các nghĩa vụ nợ đến hạn), thuộc 3 trường hợp.

Thứ nhất, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không hoàn thành việc xây dựng phương án phục hồi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt hoặc phương án không được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc thực hiện không thành công phương án phục hồi.

Thứ hai, tổ chức tín dụng không hoàn thành việc xây dựng phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp hoặc phương án không được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ ba, tổ chức tín dụng không xây dựng được phương án chuyển giao bắt buộc hoặc Chính phủ không phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc. Đồng thời, dự thảo Luật cũng quy định rõ việc quyết định thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Có ý kiến cho rằng, cần bổ sung mở rộng thêm đối tượng có quyền nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là các chủ nợ lớn, công đoàn, cổ đông hoặc các nhóm cổ đông sở hữu cổ phần lớn của tổ chức tín dụng.

Ủy ban Thường vụ quốc hội báo cáo rằng, khi phương án phá sản đã được phê duyệt, để bảo đảm xử lý kịp thời tổ chức tín dụng yếu kém, không có khả năng phục hồi, dự thảo Luật bổ sung quy định về quyền của Ban kiểm soát đặc biệt yêu cầu tổ chức tín dụng nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các đối tượng khác thực hiện theo quy định của Luật Phá sản.

Cũng liên quan vấn đề phá sản tổ chức tín dụng yếu kém trao đổi với phóng viên, Luật sư Trương Thanh Đức - Chuyên gia pháp lý Tài chính - Ngân hàng, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) khẳng định : "Cho phá sản ngân hàng yếu kém là hết sức đúng đắn, cần thiết".

bank4

Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, nên cho thí điểm phá sản ngân hàng thay vì để nhà nước mua lại giá 0 đồng như hiện nay - Ảnh MaritimeBank

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, vấn đề cho phá sản ngân hàng quá yếu kém được bàn đến từ nhiều năm trước nhưng chưa thực hiện do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Cũng chính vì việc chưa có ngân hàng nào phải phá sản nên dẫn đến tâm lý ỷ lại Nhà nước theo kiểu cứ yếu kém là được nhà nước mua lại 0 đồng.

"Chúng ta là nền kinh tế thị trường, đã kinh tế thị trường cho thị trường quyết định, anh yếu kém thì phải phá sản để làm trong sạch hệ thống. Không thể để người ốm nặng với người lành, dẫn đến người dân không biết đâu ngân hàng mạnh, đâu là ngân hàng đang yếu kém. Vì vậy việc phá sản ngân hàng thực sự quá yếu kém là cần thiết", Luật sư Đức cho hay.

Đặt vấn đề, nếu phá sản ngân hàng yếu kém vậy quyền lợi khách hàng gửi tín dụng sẽ sao ? Luật sư Trương Thanh Đức phân tích : Người gửi tiền cũng phải tự chịu hậu quả, đó là phần trong rủi ro mà người gửi tín dụng phải chấp nhận trong nền kinh tế.

Theo Luật sư Đức, cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia khuyến cáo rất nhiều về việc khách hàng gửi tín dụng cần thận trọng không nên ham lãi suất cao, cần tìm hiểu thông tin về ngân hàng. Tuy nhiên, do việc ham lãi suất, bỏ qua cảnh báo dẫn đến gửi nhầm niềm tin vào ngân hàng yếu kém thì người gửi phải chịu trách nhiệm. Gửi tiền ngân hàng lấy lãi cũng là kinh doanh, đã kinh doanh phải có rủi ro.

Chung quan điểm Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính ngân hàng cũng cho biết, theo nguyên tắc tự nhiên của nền kinh tế thị trường thì ngân hàng, doanh nghiệp yếu kém sẽ bị đào thải. 

Theo Tiến sĩ Hiếu, để thực hiện phá sản ngân hàng, chúng ta phải xây dựng Luật Phá sản ngân hàng, dựa vào đó thực hiện các bước thẩm định, đánh giá tiến tới quyết định phá sản một ngân hàng yếu kém nào đó.

Về quyền lợi của các bên trong trường hợp ngân hàng bị phá sản, theo Tiến sĩ Hiếu sau khi ngân hàng phá sản, tài sản của ngân hàng sẽ được định giá để trả lại các bên, trong đó có cả khách hàng gửi tín dụng theo tỷ lệ tiền gửi.

Mai Anh/Tạp chí SHTT

***********************

Nếu ngân hàng xấu không phá sản thì chỉ có "cá mè một lứa" (oshin, 28/10/2017)

Ông luật sư này đã gây tranh cãi khi nói "gửi tiền ngân hàng cũng là kinh doanh" - cuộc tranh cãi khiến cho vấn đề trọng tâm đã không được bàn cho thấu đáo - nhưng, phá sản những ngân hàng xấu là điều không nên né tránh.

bank5

Những ngân hàng thực sự mạnh nếu người gửi tiền chỉ quan tâm tới lãi suất cao hay thấp chứ không quan tâm đến mức độ tín nhiệm của từng ngân hàng

Sẽ không bao giờ có những ngân hàng thực sự mạnh nếu người gửi tiền chỉ quan tâm tới lãi suất cao hay thấp chứ không quan tâm đến mức độ tín nhiệm của từng ngân hàng. Gửi tiền cho Phạm Công Danh, Trầm Bê... cũng như gửi tiền cho Vietcombank hay cho Trần Mộng Hùng... cho dù họ có làm sập ngân hàng thì Nhà nước vẫn đứng ra trả tiền cho người gửi.

Phải đặt các ngân hàng trước mối đe dọa phá sản thì các ông chủ ngân hàng mới đưa chữ tín lên hàng đầu và người gửi tiền mới cân nhắc đưa tiền cho ai rủi ro ít nhất. Cũng đừng lấy sự ổn định chính trị ra hù dọa, ở thời điểm sụp đổ của chủ nghĩa xã hội Đông Âu, tín dụng Việt Nam đổ bể hàng loạt mà rồi cũng đâu vào đó.

Huy Đức

Published in Việt Nam

Tranh cãi việc ngân hàng phá sản và 75 triệu bồi thường (RFA, 27/10/2017)

75 triệu đồng là số tiền người gửi tiền ngân hàng lấy lãi được nhận trong trường hợp ngân hàng phá sản, không quy định số tiền gửi là bao nhiêu.

bank1

Khách hàng đang gửi tiền mặt vào một ngân hàng thương mại ở Hà Nội. AFP

Vấn đề này không những gây tranh cãi giữa các Đại biểu quốc hội trong phiên thảo luận ngày 26 tháng 10 về dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng mà còn dấy lên sự hoang mang trong dư luận.

Khác biệt giữa ‘bị phá sản’ và ‘yếu kém’

Giải thích về hạn mức bảo hiểm đang gây hoang mang dư luận này, một chuyên gia ngân hàng công tác tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) (chúng tôi xin không nêu tên) cho biết người dân cần phân biệt hai trường hợp, đó là ngân hàng bị phá sản và ngân hàng yếu kém bị sát nhập.

"Luật là khi ngân hàng đó phá sản là khi nhà nước cho phép, và nhà nước cho phép, thì khi chế độ thay đổi thì mới đền bù 75 triệu đồng trên tất cả khoản mình gửi tiết kiệm. Nhưng để một chế độ thay đổi thì rất khó. Mà nếu thay đổi, sụp đổ thì 75 triệu làm sao rút được ?".

Tại Điều 5 - Quyết định 21/2017 về Hạn mức trả tiền bảo hiểm do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký, có ghi rõ : "Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này".

bank2

Nhân viên đếm tiền - AFP

Điều này phần nào giải thích rõ ý kiến của vị chuyên gia ngân hàng đưa ra, đó là số tiền 75 triệu đồng chỉ đến được với người gửi nếu những người đứng đầu cơ quan chính phủ, ban ngành, ban lãnh đạo cho phép ngân hàng đó phá sản.

Trường hợp thứ hai được vị này nhắc đến là ngân hàng yếu kém bị sát nhập.

"Khi ngân hàng yếu kém, sát nhập với một ngân hàng khác thì quyền lợi của người gửi vẫn đảm bảo là lãi suất vẫn nhiêu đó. Người gửi ví dụ tỷ đồng thì đúng thời hạn họ vẫn rút ra 1 tỷ cho dù ngân hàng này sát nhập ngân hàng kia".

Quyền lợi người gửi không rõ ràng

Nhiều Đại biểu quốc hội trong phiên họp đưa ra những câu hỏi xoay quanh vấn đề cho phá sản ngân hàng yếu kém và quy định mức chi bảo hiểm tiền gửi tối đa 75 triệu đồng.

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) cho rằng quyền lợi của người gửi chưa được quy định rõ trong cả trường hợp ngân hàng phá sản và sát nhập. Mặc dù, vẫn theo bà Thuỷ, người gửi tiền là cổ đông đặc biệt của ngân hàng khi góp đến 85% vốn huy động.

Đồng ý với nhận định này, chuyên viên kinh tế Huỳnh Bửu Sơn đưa ra phân tích.

"Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt không phải hoạt động trên nguồn vốn tự có, mà là hoạt động trên nguồn vốn huy động của khách hàng, của người dân.

Phải biết rằng hoạt động ngân hàng là đảm bảo được sự an toàn của đồng tiền của người dân gửi vào ngân hàng. Phải hiểu rằng ngân hàng hoạt động chủ yếu trên cơ sở huy động chứ không phải trên vốn đóng góp của cổ đông".

Cho dù qui tắc hoạt động ngân hàng là vậy, thế nhưng những quyền lợi của người đóng góp nguồn vốn vào ngân hàng chưa được tuyên truyền cặn kẽ. Bà Huê Trần, người Mỹ gốc Việt, cho RFA biết quyền lợi người gửi tiền cũng như bảo hiểm tiền gửi ở ngân hàng Việt Nam không đáng tin cậy.

"Trước đây, chỉ đền bù 25 triệu không cần biết tiền trong đó là bao nhiêu. Bây giờ thì sửa đổi luật là 75 triệu".

Sự rủi ro ở ngân hàng Việt Nam rất cao. Những người hiểu về luật của quốc tế, như ngân hàng ở Mỹ, tiền đền bù là 250 ngàn USD, thì những người hiểu biết họ sẽ không bỏ quá 250 ngàn USD vào tiết kiệm. Lỡ có rủi ro

Báo Tuổi Trẻ trong nước có tường thuật ý kiến của Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thư (Hà Tĩnh) cho rằng mức quy định chi trả của bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75 triệu đồng là không công bằng cho người gửi đến hàng tỉ đồng. Theo vị này quyết định như thế cần phải xem xét rất kỹ.

Khó thông qua Luật Phá sản Ngân hàng

Trước những băn khoăn của Đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng nhấn mạnh rằng "Phá sản ngân hàng là biện pháp cuối cùng để xử lý các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Chính phủ có thể quyết định áp dụng việc chi trả vượt hạn mức bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp phá sản tổ chức tín dụng". Tuy nhiên ông không đề cập đến con số vượt mức là bao nhiêu.

Ý kiến của Luật sư Trương Thanh Đức, Chuyên gia pháp lý Tài chính-Ngân hàng, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam được báo trong nước trích dẫn rằng "Cho phá sản ngân hàng yếu kém là hết sức đúng đắn, cần thiết".

Tuy nhiên theo vị chuyên gia ngân hàng, luật Việt Nam hiện tại không cho phép ngân hàng phá sản.

"Nếu phá sản sẽ dây chuyền cho những ngân hàng khác. Cho nên những ngân hàng yếu kém thì Ngân hàng Nhà nước sẽ nhảy vô, tái cơ cấu và làm lại, như hiện tại có Ngân hàng Dầu khí, Ngân hàng Xây Dựng, Đại Dương, Ngân hàng Phương Nam…sẽ sát nhập vô những ngân hàng bự, còn không sát nhập thì Ngân hàng Nhà nước nhảy vô mua với giá 0 đồng và tái cơ cấu. Còn người gửi tiết kiệm thì vẫn đảm bảo quyền lợi của họ".

Phá sản ngân hàng yếu kém là vấn đề được đề cập đến nhiều năm nay nhưng chưa được thực hiện do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Cũng theo ông Giám đốc chi nhánh ngân hàng VP Bank, ông cho rằng điều này khó được thông qua vì hệ luỵ của nó rất nghiêm trọng, đó là lòng tin của người dân.

"Họ sẽ mất lòng tin những ngân hàng yếu kém, những ngân hàng thương mại nhỏ. Họ mất lòng tin thì làm sao họ gửi ? Họ sẽ gửi vào ngân hàng nhà nước thôi. Như thế thì nền kinh tế bị ảnh hưởng".

Do đó, một nhận định từ Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính ngân hàng khi trả lời báo trong nước cho rằng để thực hiện phá sản ngân hàng thì phải xây dựng Luật Phá sản ngân hàng, để thực hiện các bước thẩm định, đánh giá tiến tới quyết định phá sản một ngân hàng yếu kém nào đó.

Mức bảo hiểm tối đa 75 triệu đồng cho tất cả các khoản tiền gửi của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chính là quyết định số 21/2017 được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ngày 20 tháng 6 năm 2017, có hiệu lực từ ngày 5 tháng 8 năm 2017.

*****************

Việt Nam : Ngân hàng tan chỉ bồi hoàn 75 triệu ? (BBC, 26/10/2017)

Thảo luận về Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam làm nảy ra câu hỏi về quy định hiện hành chỉ trả cho người gửi 75 triệu VND nếu ngân hàng phá sản.

bank1

Việt Nam : bảo hiểm chỉ trả 75 triệu VND nếu ngân hàng phá sản

Các báo Việt Nam trích nhiều ý kiến cho rằng quy định này là "vô lý", và như trang Tuổi Trẻ trong ngày 26/10 viết, "nếu xảy ra tình huống đó, người dân không an tâm, phản ứng dây chuyền, rất bất lợi cho hệ thống ngân hàng".

Được biết hiện có "kiến nghị" để Quốc hội không chấp thuận việc hỗ trợ chỉ ở mức 75 triệu VND hiện nay, trong thảo luận ở Quốc hội Việt Nam hôm thứ Năm.

Theo VietnamNet, khi giải trình trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng giải thích dự luật đã cho phép Chính phủ áp dụng các giải pháp đặc biệt.

Theo ông Lê Minh Hưng, vì thế "có thể quy định chi trả vượt hạn mức cho người gửi tiền trong trường hợp đặc biệt".

Nhưng không thấy báo Việt Nam trích lời ông nói "đặc biệt" là bao nhiêu tiền, cho các dạng gửi nào.

"Việc quy định trả vượt hạn mức cho người gửi tiền trường hợp ngân hàng rơi vào kiểm soát đặc biệt, Quốc hội có thể xem xét thêm và quyết định", ông Lê Minh Hưng nói.

Cũng báo này trích Đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thuỷ (Bến Tre) nói việc sửa đổi của luật Các tổ chức tín dụng lần này vẫn mang tính chắp vá, chưa toàn diện.

bank2

Công tác quản lý thị trường tín dụng và ngân hàng tại Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước đang được bàn tại Quốc hội

Bà đánh giá rằng "quyền lợi của người gửi tiền vẫn chưa được quy định rõ nét trường hợp ngân hàng đổ vỡ, phá sản, trong khi đây là cổ đông đặc biệt của ngân hàng khi góp 85% vốn huy động".

Theo quy định hiện hành, người gửi tiền được chi trả bảo hiểm tiền gửi một mức chung là 75 triệu đồng cho tất cả các hạn mức gửi tiền trong trường hợp ngân hàng phá sản, VietnamNet viết.

Cùng thời gian, tin về chuyện có quy định cho "mua ngân hàng giá 0 đồng" cũng gây xôn xao dư luận và khiến các quan chức cao cấp lên tiếng.

Bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam được trích lời nói :

"Tôi vẫn thấy mơ hồ. Bán thì bàn giao có bên mua, bên bán và phải có giá trị. Tôi thấy bỏ từ mua 0 đồng đi, đã 0 đồng thì mua cái gì".

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng thì xác nhận "việc xử lý ngân hàng 0 đồng vẫn còn lúng túng, vì luật chưa có quy định", theo VietnamNet.

So sánh với Anh Quốc

Tại Anh Quốc, luật từ 01/01/2017 quy định tiền đảm bảo phải trả cho khách hàng gửi tiền khi ngân hàng phá sản là 100% của 85 nghìn bảng Anh đầu tiên gửi vào, tương đương 112 nghìn USD.

Thêm vào đó, tiền gửi mang tính đầu tư của cá nhân, doanh nghiệp được đảm bảo 100% cho 50 nghìn bảng đầu tiên.

Riêng tiền bảo hiểm tài chính và bảo hiểm quỹ hưu được đảm bảo 90% cho toàn bộ giá trị (full claim), không có giới hạn trần về số tiền.

bank3

Vụ phá sản của ngân hàng Northern Rock khiến Anh Quốc phải hay đổi luật

Đây là các quy định mới được đưa ra sau vụ ngân hàng Northern Rock phá sản năm 2007, làm rung chuyển hệ thống ngân hàng và tín dụng Anh Quốc.

Bộ Tài chính Anh phải vào cuộc, đảm bảo trả 35 nghìn bảng đầu tiên cho các khách hàng gửi tiền vào Northern Rock.

Cuối cùng, chính phủ Anh phải quốc hữu hóa ngân hàng này để tránh hiệu ứng dây chuyền.

Sau các vụ kiện tụng kéo dài sang năm 2008 và điều tra của Liên hiệp Châu Âu, khoản tiền đảm bảo hoàn trả cho khách hàng được quy định chung cho mọi ngân hàng ở Anh là 85 nghìn bảng đầu tiên.

Hiện tại, công tác bảo hiểm tiền gửi do FSCS (Financial Services Compensation Scheme) quản lý.

Đây là cơ quan độc lập, không trực thuộc chính phủ.

Kể từ khi thành lập năm 2001, FSCS đã đứng ra bảo vệ 4,5 triệu khách hàng và chi trả tổng cộng 26 tỷ bảng Anh, và đưa ra quy định từ năm 2010 các ngân hàng Anh quốc phải có hệ thống để theo dõi số dư hợp nhất theo từng khách hàng trên toàn hệ thống.

Published in Việt Nam