Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Phải chăng lời cảnh tỉnh của Tổng bí thư vẫn chưa làm các đồng chí "trót để tay nhúng chàm" tỉnh ngộ ?

Phiên họp thứ 20 Ủy ban Kiểm tra trung ương (khóa 12) do ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương chủ trì đã đưa ra những kết luận khiến người dân không khỏi bỡ ngỡ.

Bỡ ngỡ là bởi vì một số kết luận về công tác cán bộ ở Thanh Hóa, Quảng Nam mà Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố phủ nhận một số kết luận trước đó của Tỉnh ủy Thanh Hóa và của lãnh đạo Bộ Nội vụ.

Thứ nhất : Ủy ban Kiểm tra trung ương yêu cầu Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc qua một số vụ việc mà các cơ quan này đã thực hiện liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ trong toàn tỉnh.

Theo nguyên tắc tổ chức Đảng, cả ba cơ quan trên đều chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Bí thư Tỉnh ủy.

cham1

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có thông báo "Kết quả kiểm tra, xem xét xử lý kỷ luật đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên có liên quan tại Sở Xây dựng Thanh Hóa trong vụ Trần Vũ Quỳnh Anh".

Được biết, ngày 29/9/2017, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có thông báo 116-TB/UBKTTU về "Kết quả kiểm tra, xem xét xử lý kỷ luật đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên có liên quan tại Sở Xây dựng Thanh Hóa trong vụ Trần Vũ Quỳnh Anh".

Các phương tiện truyền thông đều đã đăng tải rộng rãi ý kiến của Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến sau khi Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa công bố kết luận :

"Việc này cần thực hiện công khai để đảng viên trong Đảng bộ hiểu rõ bản chất vụ việc, đâu là việc đúng, sai, để thể hiện tính minh bạch trong xử lý vi phạm".

Một khi ông Bí thư tỉnh Thanh Hóa đã khẳng định chắc nịch "bản chất vụ việc, đâu là việc đúng, sai" và cơ quan Đảng tỉnh Thanh Hoá đã thể hiện sự "minh bạch trong xử lý vi phạm" thì vì sao Ủy ban Kiểm tra trung ương phải lật ngược các kết luận của Đảng bộ Thanh Hóa và yêu cầu các ba cơ quan Đảng tỉnh này phải "kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc" ?

Rõ ràng ông Bí thư Thanh Hóa đã không làm tròn trách nhiệm đảng viên của mình, có biểu hiện "tự chuyển hóa" những vụ việc tiêu cực từ "rất nghiêm trọng" trở nên bình thường với hình thức kỷ luật "khiển trách".

Nếu sự việc đã như thế thì trách nhiệm của người đứng đầu Đảng bộ Thanh Hóa - ông Trịnh Văn Chiến đến đâu ?

Phải chăng các ông Ngô Văn Tuấn, Đào Vũ Việt là hai cá nhân duy nhất phải chịu trách nhiệm hay các ông đang phải gánh chịu nghịch cảnh mà dân gian gọi là "kẻ ăn ốc, người đổ vỏ" ?

Với trách nhiệm là Giám đốc Sở Xây dựng, Bí thư Đảng ủy Cơ quan, ông Ngô Văn Tuấn "đã ưu ái, nâng đỡ không trong sáng đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh trong việc ra các quyết định về công tác cán bộ vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước".

Người viết cho rằng kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương hình như vẫn còn thiếu cái gì đó.

Để có thể đưa ra hình thức kỷ luật nghiêm khắc với ông Tuấn, cần phải nêu rõ động cơ của sự "không trong sáng" của ông Ngô Văn Tuấn với Trần Vũ Quỳnh Anh là gì ?

Một khi đã "không trong sáng" thì tất là có vụ lợi, vậy ông Tuấn "vụ lợi" cái gì từ người phụ nữ mang tên Quỳnh Anh hay ông "vụ lợi" từ người khác thông qua người phụ nữ này ?

Cũng nên biết rằng mọi xì xào về nhân vật Trần Vũ Quỳnh Anh đều hướng dư luận tới một ai đó tại tỉnh Thanh Hóa và phát biểu của Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) tại nghị trường đã định hướng khá chính xác "ai đó" là ai :

"Một bộ phận không nhỏ cán bộ, lãnh đạo ở các địa phương biểu hiện chỉ quan tâm đến phái nữ vì muốn có thêm vợ bé hay bồ nhí để quản lý khối tài sản khổng lồ do tham nhũng mà có" [1].

Nếu cần làm rõ vấn đề để trả lại sự minh bạch cho "ai đó" hoặc không làm oan "ai đó" thiết nghĩ cơ quan chức năng hoàn toàn có đủ công cụ để minh oan cho người ta, chẳng hạn xét nghiệm ADN ?

Không làm cho ra nhẽ chuyện này, liệu có phải cơ quan chức năng "làm chưa đến nơi đến chốn" hay vì còn cần thời gian để nhờ cảnh sát quốc tế tìm xem đối tượng được "nâng đỡ không trong sáng" bây giờ đang định cư ở đâu ?

Thiết nghĩ ông Bí thư Thanh Hóa đã rất hoan hỉ khẳng định địa phương mình "minh bạch" sau khi Ủy ban Kiểm tra Tỉnh này công bố kết quả kỷ luật cán bộ thì cũng nên nhanh chóng khẳng định sai phạm mà Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố hoàn toàn do cá nhân các ông Ngô Văn Tuấn, Đào Vũ Việt gây ra đồng thời cũng không nên đợi trung ương mà tỉnh sẽ kỷ luật thật nặng hai ông ấy để làm gương cho cấp dưới.

Nói đến Thanh Hóa, là nói đến một tỉnh có nhiều chuyện lạ, chẳng hạn hàng cứu trợ bão lụt vào nhà bí thư thôn ở xã Thiệu Dương, Thành phố Thanh Hóa ;

Chuyện dê cấp cho hộ nghèo "lạc" vào nhà Bí thư huyện ở Thạch Thành ;

Chuyện nguyên Giám đốc sở Y tế Hoàng Sỹ Bình tuyển "chui" 3.700 nhân viên…

Số liệu quyết toán ngân sách năm 2013 cho biết tỉnh Thanh Hóa đứng đầu cả nước về hỗ trợ ngân sách từ trung ương với số tiền lên đến 14.427 tỷ đồng.

Năm 2016 Thanh Hóa vẫn là tỉnh nhận điều tiết nhiều nhất từ ngân sách trung ương - 6.500 tỷ đồng [2].

Những sự kiện nêu trên diễn ra từ xã phường lên đến tỉnh, từ thành phố đến huyện miền núi.

Vậy nên không thể không nêu câu hỏi về trách nhiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và năng lực của những người đứng đầu các cơ quan, ban, ngành tỉnh này.

Mong muốn của dân chúng là đi đến cùng sự việc, vậy có nên tạm dừng ở cấp Phó Chủ tịch tỉnh ?

Muốn giúp Thanh Hóa, có nên làm một cuộc đại phẫu ?

Chuyện Thanh Hóa có lẽ chưa kết thúc, còn chuyện Quảng Nam dù đã rất rõ ràng song có lẽ vẫn cần phải chờ thêm mới có thể kết luận.

Ủy ban Kiểm tra trung ương quyết định tiến hành quy trình xử lý kỷ luật các ông Lê Phước Thanh (nguyên Bí thư Tỉnh ủy), Đinh Văn Thu (Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh), Huỳnh Khánh Toàn (Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh) bởi khuyết điểm của những vị lãnh đạo xứ Quảng này là nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

Riêng vị Giám đốc sở Lê Phước Hoài Bảo - con trai ông Lê Phước Thanh - Ủy ban Kiểm tra trung ương yêu cầu tổ chức đảng và cơ quan có thẩm quyền "làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên, hủy bỏ các quyết định về công tác cán bộ không đúng đối với đồng chí Lê Phước Hoài Bảo" [3].

Không biết "xóa tên trong danh sách đảng viên" có phải là hình thức kỳ luật cao nhất trong bốn mức kỷ luật ghi trong điều lệ Đảng hay là hình thức kỷ luật mới, liệu có mức độ nặng nhẹ khác nhau giữa hình thức "khai trừ khỏi đảng" và "xóa tên trong danh sách đảng viên" ?

Nếu không có gì khác nhau thì có nên dùng từ ngữ đã được chuẩn hóa trong Điều lệ Đảng, không cần sáng tạo thêm từ ngữ mới ?

Không một người Việt nào lại có ác cảm với những cán bộ "tuổi trẻ, tài cao", trong đó có những người xuất thân từ những gia đình có truyền thống yêu nước.

Thế sao người ta cứ phải đặt câu hỏi về "hậu duệ" của những lãnh đạo trung cao cấp như con trai nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, con trai nguyên Bí thư Lê Phước Thanh, hay con trai, con rể nguyên Bí thư một tỉnh mà báo Giaoduc.net.vn nói là "băng băng trên đường quan lộ" ?

Khi ông Lê Phước Thanh khẳng định con trai mình hoàn toàn có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực làm Giám đốc sở, chắc ông không ngờ rằng sẽ có lúc con ông - nói theo ngôn ngữ dân gian - bị đề nghị khai trừ khỏi đảng, bị kiến nghị đuổi khỏi cơ quan đang làm việc.

Thế nên khi Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận "Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Lê Phước Thanh là rất nghiêm trọng" và con trai ông - Lê Phước Hoài Bảo - "Ý thức tổ chức kỷ luật kém ; vi phạm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt của Đảng…" thì người dân có thể tin rằng với quyết tâm của Tổng bí thư, với hiệu quả làm việc của Ủy ban Kiểm tra trung ương, bên cạnh các loại "củi khô, củi vừa vừa, củi tươi, củi ướt, củi to" hai loại "củi" khác là "củi mục và củi con" nhất định cũng sẽ được bổ sung vào "Danh mục củi".

Cũng nên nói thêm về một loại "củi" nữa, ấy là "củi cành", khi vụ án Châu Thị Thu Nga ngã ngũ, khi câu chuyện dùng mấy chục tỷ đồng để chạy "đại biểu quốc hội" được làm sáng tỏ, liệu những "củi cành" liên đới trong các cuộc "hiệp thương" có được nhận diện.

Loại "củi cành" này tuy ít dính líu trực tiếp đến kinh tế song tác hại của nó thì không thể xem nhẹ.

Bằng chứng là chỉ mới non nửa nhiệm kỳ, 5 đại biểu Quốc hội đã bị miễn nhiệm, con số lớn nhất từ trước đến nay.

Chỉ còn ít ngày nữa là kết thúc năm 2017, nếu chỉ chiếc "lò" ở trung ương nóng lên, tại các địa phương chưa nhóm lửa thì liệu người dân có thấy mùa đông giá rét bị đẩy lùi ?

Và quan trọng hơn, nếu chỉ Ủy ban Kiểm tra trung ương vào cuộc thì đến bao giờ cuộc chiến chống nội xâm mới giành thắng lợi khi cơ quan này chỉ có vài chục nhân sự nhưng cả nước có hơn 4,5 triệu đảng viên ?

Phải chăng lời cảnh tỉnh của Tổng bí thư vẫn chưa làm các đồng chí "trót để tay nhúng chàm" tỉnh ngộ ?

Phải chăng bộ phận không nhỏ ấy vẫn nuôi hy vọng "trừ mình ra" ?

Xuân Dương

Nguồn : GDVN, 18/12/2017

Tài liệu tham khảo :

[1] http://dantri.com.vn/xa-hoi/can-bo-co-them-vo-be-bo-nhi-de-cat-giu-khoi-tai-san-khong-lo-20171109120746221.htm

[2] https://tuoitre.vn/hang-chuc-tinh-thanh-nhan-ho-tro-ngan-sach-tu-hang-ngan-ti-1194865.htm

[3] https://baotintuc.vn/thoi-su/ky-hop-20-uy-ban-kiem-tra-trung-uong-ket-luan-sai-pham-cua-nhieu-lanh-dao-dia-phuong-20171216153643255.htm

Published in Diễn đàn

Cử tri Đồng Nai đòi bãi nhiệm đại biểu quốc hội (BBC, 08/10/2017)

Phó bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, bà Phan Thị Mỹ Thanh, đang phải đối mặt với sức ép từ cử tri, khi nhiều người lên tiếng đòi bãi nhiệm tư cách đại biểu của bà, theo báo Tuổi Trẻ.

dongnai1

Dù đã bị kết luận là vi phạm Luật tham nhũng nhưng bà Phan Thị Mỹ Thanh vẫn là trưởng đoàn Đại biểu quốc hội Đồng Nai

Trước đó Ủy ban Kiểm tra trung ương đã kết luận bà Thanh đã vi phạm Luật phòng chống tham nhũng và các quy định đảng viên không được làm.

Theo báo Tuổi Trẻ, khi còn đương chức giám đốc Sở Công thương, bí thư Huyện Nhơn Trạch, bà Thanh vẫn tham gia điều hành công ty của chồng là Công ty Cường Hưng. Bà Thanh đã ký kết chấp thuận công ty này đầu tư dự án khu dân cư thương mại.

Ngoài ra, bà còn ký kết các văn bản không thuộc lĩnh vực phụ trách và không minh bạch trong kê khai tài sản.

'Không xứng đáng làm đại biểu của dân'

"Sai phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh được Ủy ban Kiểm tra trung ương quyết định kỷ luật cảnh cáo, sao vẫn để bà Thanh là trưởng đoàn Đại biểu quốc hội và cho đi tiếp xúc cử tri ?" báo này dẫn lời một cử tri tên Hồ Ngọc Khản tại buổi tiếp xúc cử tri sáng 6/10.

Một cử tri khác tên Hoàng Mai thì nói bà Thanh "tiếp sức cho chồng, không xứng đáng làm đại biểu của dân."

"Đại biểu do cử tri bầu ra nhưng khi bà Thanh không đủ phẩm chất của một đại biểu thì Quốc hội phải xử lý càng sớm càng tốt. Đừng để cử tri mất lòng tin và làm ảnh hưởng đến đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Nai," báo Tuổi Trẻ dẫn lời cử tri Đậu Văn Tạo.

Trả lời cử tri, Phó trưởng đoàn đại biểu, Bùi Xuân Thống nói : "Chị Thanh với tư cách trưởng đoàn sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định, còn ở tư cách đại biểu thì do Quốc hội quyết định. Chị Thanh còn là người của Ban Bí thư quản lý nên trường hợp của chị Thanh sẽ do Ban Bí thư và Quốc hội quyết định trong kỳ họp sắp đến".

Lấy ngân sách hỗ trợ dự án BOT của chồng

Năm 2013, bà Thanh ký giao cho Hợp tác xã An Phát, do ông Đỗ Tịnh, chồng bà thanh quản lý để làm dự án BOT, làm đường, lập trạm thu phí.

Bà Thanh ký văn bản dùng ngân sách để hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng cho dự án BOT.

Các doanh nghiệp khai thác đá ở khu vực này nói với bảo Tuổi Trẻ rằng đây là tuyến đường không nhất thiết phải làm BOT vì đầu tư không nhiều tiền, gây tăng chi phí đầu ra cho các đơn vị.

"Thấy bà Thanh ký giao cho Hợp tác xã An Phát của chồng bà làm BOT để thu phí là bất hợp lý nhưng không ai dám nói," báo này dẫn lời một doanh nghiệp đá.

Tại buổi tiếp xúc cử tri hôm 6/10, bà Thanh vẫn tham gia với tư cách phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội nên có nhiều cử tri bức xúc lên tiếng.

********************

Đề nghị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội với bà Phan Thị Mỹ Thanh (Tuổi Trẻ, 08/10/2017)

Cử tri Đồng Nai lên tiếng đề nghị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh - phó bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội - vì bà Thanh không còn xứng đáng là đại biểu của dân.

dongnai2

Bà Phan Thị Mỹ Thanh tiếp xúc cử tri huyện Nhơn Trạch vào sáng 2/10. Tại đây, bà Thanh trả lời nhiều thắc mắc của cử tri, trong đó có vấn đề phòng chống tham nhũng - Ảnh: H.M.

"Không còn uy tín"

Tối 6/10, tại một buổi tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Nai, cử tri Hồ Ngọc Khản (Phường Trảng Dài, thành phố Biên Hòa) nói : "Sai phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh được Ủy ban Kiểm tra trung ương quyết định kỷ luật cảnh cáo, sao vẫn để bà Thanh là trưởng đoàn Đại biểu quốc hội và cho đi tiếp xúc cử tri ?".

Tại thị xã Long Khánh, cử tri Hoàng Mai (xã Bình Lộc) cũng yêu cầu bãi nhiệm tư cách Đại biểu quốc hội của bà Phan Thị Mỹ Thanh. Theo ông Mai, trung ương kết luận bà Thanh vi phạm Luật phòng chống tham nhũng, tiếp sức cho công ty của chồng, không xứng đáng là đại biểu của dân nữa.

Cử tri Đậu Văn Tạo (thị xã Long Khánh) cũng thấy kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương cho thấy rõ ràng là bà Thanh không còn xứng đáng là đại biểu của dân, càng không xứng đáng làm phó bí thư Tỉnh ủy.

"Việc xử lý chậm chạp, để bà Thanh đi tiếp xúc với dân, nói chuyện chống tham nhũng, làm sao dân nghe. Đại biểu do cử tri bầu ra nhưng khi bà Thanh không đủ phẩm chất của một đại biểu thì Quốc hội phải xử lý càng sớm càng tốt. Đừng để cử tri mất lòng tin và làm ảnh hưởng đến đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Nai", cử tri Tạo nói.

Các ý kiến này đều đã được ghi lại để tổng hợp báo cáo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai.

Chờ trung ương quyết định

Trao đổi lại với cử tri, đại biểu Bùi Xuân Thống - phó trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Nai - giải thích: "Chị Thanh với tư cách trưởng đoàn sẽ do Ủy ban Thường vụ quốc hội quyết định, còn ở tư cách đại biểu thì do Quốc hội quyết định. Chị Thanh còn là người của Ban Bí thư quản lý nên trường hợp của chị Thanh sẽ do Ban Bí thư và Quốc hội quyết định trong kỳ họp sắp đến".

Trong lúc chờ đợi, các đại biểu khác của Đồng Nai đang phải "chịu trận" với cử tri khi nhắc đến bà Phan Thị Mỹ Thanh, một đại biểu không muốn nêu tên cho hay. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ về việc cử tri ở Đồng Nai đòi bãi nhiệm tư cách đại biểu của bà Thanh, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (ủy viên thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội) nói : "Cử tri không còn tín nhiệm, đề nghị bãi nhiệm là nguyện vọng, ý kiến của họ. Còn việc bãi nhiệm tư cách của chị Thanh phải căn cứ trên các quy định pháp luật, tiêu chuẩn đại biểu...".

"Nhưng nguyện vọng, bức xúc của cử tri về tư cách Đại biểu quốc hội là cơ sở rất quan trọng để Quốc hội xem xét bãi nhiệm tư cách đại biểu", ông Nhưỡng nói.

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) : Việc bãi nhiệm được thực hiện theo điều 40 Luật tổ chức Quốc hội. Theo đó, "khi Đại biểu quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm".

Trường hợp cử tri thấy cần phải bãi nhiệm đại biểu do mình bầu ra thì có thể tiến hành bằng cách: tập thể cử tri có đơn đề nghị xem xét tư cách Đại biểu quốc hội gửi đến ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam địa phương - nơi hiệp thương giới thiệu đại biểu ứng cử. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của địa phương thấy có cơ sở sẽ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét.

Tiến sĩ Lê Văn In (nguyên phó hiệu trưởng Trường Cán bộ TP - nay là Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh) : Cần bãi nhiệm tư cách Đại biểu quốc hội của bà Phan Thị Mỹ Thanh trước khi kỳ họp Quốc hội diễn ra vào cuối tháng 10 này. Để một đại biểu bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kỷ luật cảnh cáo, cử tri không còn niềm tin, làm trưởng đoàn dẫn đầu đoàn Đại biểu quốc hội của tỉnh đi dự kỳ họp là không ổn.

Trường hợp này Mặt trận Tổ quốc cần thể hiện vai trò giám sát của mình để cùng với cử tri loại bỏ sớm Đại biểu quốc hội không còn xứng đáng với niềm tin của nhân dân.

Một đại biểu thuộc đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh : Theo quy định, Đại biểu quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy mức độ sai phạm mà bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm. Bà Thanh là phó bí thư Tỉnh ủy, nên quy trình xử lý tư cách Đại biểu quốc hội với bà Thanh phải sau khi xử lý xong về mặt Đảng.

Những sai phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh

Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương, trong thời gian giữ các cương vị tỉnh ủy viên, giám đốc Sở Công thương, bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch, bà Phan Thị Mỹ Thanh vẫn tham gia điều hành Công ty TNHH Cường Hưng do chồng mình là cổ đông sáng lập, chủ tịch hội đồng thành viên.

Trong thời gian giữ cương vị ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, phó chủ tịch UBND tỉnh, bà Thanh có các vi phạm như: ký các văn bản của UBND tỉnh chấp thuận cho Công ty Cường Hưng đầu tư dự án khu dân cư thương mại xã Phước Tân, vi phạm Luật phòng chống tham nhũng và quy định về những điều đảng viên không được làm.

Bà Thanh còn ký các văn bản của UBND tỉnh không thuộc lĩnh vực phụ trách, vi phạm quy chế làm việc và vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư. Ngoài ra, bà Thanh không minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm.

UBND tỉnh Đồng Nai cũng công bố kết luận thanh tra về sai phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh và một số cá nhân trong việc thực hiện dự án khu tập thể Nhà máy dệt Thống Nhất (thành phố Biên Hòa).

Hà Mi - Ái Nhân

Published in Việt Nam

 

Việt Nam truy tố cựu lãnh đạo & nhân viên ngân hàng tư túi 264 triệu đôla (VOA, 28/09/2017)

Bộ Công an va đã tng đt quyết đnh khi t b can và cm đi khi nơi cư trú đi vi mt cu lãnh đo và các cán b ngân hành do đã b túi riêng 6 ngàn t đng (khong 264 triu đôla), gia lúc Vit Nam tăng cường bt giam nhiu cá nhân sai phm trong ngành ngân hàng.

mat1

Bà Hứa Th Phn và ông Hà Văn Thm (nh chp t VOV)

Hãng tin Reuters hôm 27/9 loan tin trong một tuyên b trên mng, B Công an cho biết đã khi t bà Ha Th Phn, nguyên c vn cp cao ca Ngân hàng Đi Tín (TrustBank) vi ti danh "Lm dng tín nhim chiếm đot tài sn".

Ngân hàng Đại Tín là tiền thân ca Ngân hàng Xây dng Vit Nam, và cu Ch tch Hội đồng quản trị ca ngân hàng này đã b tuyên án 30 năm tù v vic rút ngân qu trái phép.

Bà Phấn và 9 nhân viên và tr lý đã b cm ri khi tư gia. Công an cũng đã bt gi bn nhân viên khác, trong khi một người đã b bt trước đó.

Báo Dân trí cho biết ngoài vic khi t 14 b can, cơ quan điu tra đã thay đi ti danh vi 4 b can. Theo đó, bà Ha Th Phn đã nhn quyết đnh điu tra b sung thay đi ti danh đã khi t trước đó là ti c ý làm trái quy đnh ca Nhà nước v qun lý kinh tế gây hu qu nghiêm trng sang ti danh lm dng tín nhim chiếm đot tài sn.

Bà Hứa Th Phn b khi t do liên quan đến v tham nhũng ca các thành viên ca tp đoàn ngân hàng Đi Dương (Ocean Group), mà ông Hà Văn Thm là người sáng lp và 50 quan chức khác đang ch xét x, d kiến trong tháng này.

Đầu tháng 9, Vit Nam cáo buc cu Phó Thng đc Ngân hàng Nhà nước Vit Nam Đng Thanh Bình vi ti danh "thiếu trách nhim" trong khi B Công an th lý điu tra v án "Thiếu trách nhim gây hu qu nghiêm trọng" xy ra ti Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước Vit Nam đặt tại Ngân hàng Xây dựng và mt s đơn v, t chc thuc Ngân hàng Nhà nước.

Ngành ngân hàng của Vit Nam là mt phn quan trng trong cuc chng tham nhũng cp cao, nơi xảy ra hàng chục v lãnh đo ngân hàng b xét x vì nhn hi l và qun lý kém.

*****************

Việt Nam gánh nợ công nuôi Đảng ủy (VOA, 27/09/2017)

Lãnh đạo Cng sn Việt Nam tht bi trong vic kìm gi thâm ht ngân sách do chính ph qun lý kém hiu qu và quá lãng phí.

mat2

Bốn triu đng viên đang là mt gánh nng rt ln đi vi ngân sách quc gia.

Theo trang Asia Times, người dân cáo buc chính ph tăng thuế môi trường bt hp lý, vì h tin rng ý đ ca chính ph là gim thâm ht ngân sách chứ không phải giúp bo v môi trường. Điu này tăng đôi gánh nng trên vai người np thuế, khiến h ta thán đó là "mt c hai tròng".

Đảng Cng sn Vit Nam, vi bn triu đng viên đang là mt gánh nng rt ln đi vi ngân sách quc gia, vì chính phủ phi có đ tin chi tr cho nhân viên, văn phòng và các hot đng ca h, theo Asia Times.

Theo thống kê chính thc ca B Tài chính, Chính ph đã cp tng cng 11.800 t đng cho Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam giai đon 2006-2015 (tr năm 2009, vì thiếu số liệu), hơn c ngân sách cp cho Văn phòng Quốc hội (9.100 t đng), Văn phòng Chính ph (6.000 t đng), và Văn phòng Ch tch nước (1.000 t đng).

Ngân sách dành cho Ban chấp hành Trung ương Đng Cng sn chiếm 41,8% tng ngân sách dành cho các t chc này trong thời gian 9 năm như nêu trên. Cn lưu ý rng ngoài Văn phòng Trung ương, Đảng Cộng sản Việt Nam có văn phòng cp tnh, thành ph, huyn và phường xã. Vit Nam có 58 tnh và 5 thành ph ln thuc trung ương.

Đảng Cộng sản Việt Nam có một s cơ quan đc bit trung ương, chng hn như Ban Đi ngoi Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ban Quân y Trung ương, Ban Kim tra Trung ương và Ủy ban Tuyên giáo Trung Ương, tt c đu có các chc năng ging như các b tương ng trong chính ph.

Ngoài ra, chính phủ còn phi cp ngân qu cho các tổ chc qun chúng và các hip hi xã hi dân s do chính ph tài tr, đc bit là Mt trn T quc Vit Nam, Đoàn Thanh niên Cng sn, Hi Ph n Vit Nam, Hi cu chiến binh, Hi nông dân và Tng Liên đoàn Lao đng Vit Nam. 6 t chc này quan h mt thiết vi Đảng Cộng sản Việt Nam và nhn được tng cng 1.500 t đng t ngân sách quc gia năm 2016.

mat3

Quốc kỳ và Đng kỳ trên đường ph Hà Ni nhân dp Đi hi Đng ln th 12, tháng 1, năm 2016.

Tiến sĩ Lê Hng Hip thuc Vin Nghiên cu Đông Nam Á (ISEAS) đã ch ra rng mt s bin pháp hiu qu nht đ gim bt thâm ht ngân sách là ct gim chi tiêu thường xuyên, gim quy mô ca chính ph và sáp nhp các y ban trung ương đc bit ca Đảng Cộng sản Việt Nam vào các b tương ng trong chính phủ.

Các nhà tài trợ quc tế luôn gây sc ép lên chính ph đ tách các chc năng ca Đảng Cộng sản Việt Nam ra khi ngân sách quc gia.

Tổng n công ca Vit Nam tính đến gia tháng 7 năm 2017 là 94,6 t đôla, tương đương khong 1.038 đôla mi đu người.

Vào tháng trước, B Tài chính Vit Nam đã đưa ra mt kế hoch tăng các loi thuế khác nhau đ kim chế thâm ht ngân sách và n công. Tuy nhiên, kế hoch này vn chưa rõ ràng.

Số liu thng kê ca Qu Tin t Quc tế (IMF) cho thy, thâm ht ngân sách ca chính phủ đã tăng t 22,1 nghìn t đng, tương đương 5% GDP, vào năm 2000 lên 293 nghìn t đng ( khong13,1 t đôla), tương đương 6,5% GDP vào năm 2016.

Kể t năm 2000 cho đến nay, chính ph Vit Nam liên tc thâm ht ngân sách. D báo thâm ht ngân sách cho năm 2017-2018 là khong 5,8% GDP. Doanh thu ca Chính ph đã tăng trong 15 năm qua, mt phn do tăng trưởng kinh tế bình quân trên 6% trong giai đon này. Tuy nhiên, tăng trưởng này không th theo kp vi chi tiêu ca chính ph.

Chi tiêu thường xuyên, bao gm chi phí qun lý, tin lương, an sinh xã hi, lương hưu, an ninh và quc phòng là nguyên nhân chính gây thâm ht ngân sách. Theo thng kê ca Bi chính, chi thường xuyên chiếm 66,3% tng chi ca chính ph trong năm 2016, so vi 18,7% và 15% đi vi khon thanh toán tin lãi và đu tư công.

Bộ Tài chính d kiến tăng thuế môi trường t 3.000 đng lên 8.000 đng trên mt lít xăng, mc dù giá xăng ti Việt Nam đã quá cao so vi thu nhp bình quân ca người tiêu dùng và so vi giá bán ti các nước Châu Á lân cn.

Việt Nam cũng ni tiếng vi các d án đu tư công đy tai tiếng. Rt nhiu cây cu đã b sp đ ngay sau khi được khánh thành. Các con đường va được xây vài năm thì cn phi sa cha ln. Bài viết này không th k hết các trường hp như thế.

Lãng phí nguồn lc ln xy ra trong các d án đu tư công, nhưng vn chưa có quan chc nào quy trách nhim gây thit hi. Tham nhũng lan rng trong các d án này là lý do chính cho sự tht bi ca h.

Việc tăng thuế không phi là gii pháp cho s qun lý thiếu hiu qu và lãng phí ca chính ph Vit Nam. S dng vn vay và đu tư mt cách khôn ngoan là cách tt nht đ gim n công và thâm ht ngân sách trong thời gian dài. Nhng bin pháp này rt quan trng nếu Vit Nam mun duy trì đà tăng trưởng kinh tế.

mat4

Các lãnh đạo cp cao ca Vit Nam hin nay.

Trong một din biến liên quan, Hi ngh Thương mi và Phát trin Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) va loan báo đã tăng cường hp tác vi Vit Nam trong vic giải quyết n công thông qua mt bn ghi nh v hp tác trong tương lai, sau chuyến đi "vn đng" ca Phó Th tướng Chính ph Vương Đình Hu vào gia tháng 9.

Trang CafeF nói rất có nhiu nguyên nhân dn đến tình trng thâm ht n công Vit Nam, nhưng nguyên nhân quan trọng nht là khái nim v n công ca Vit Nam hin nay "còn xa l vi thông l quc tế".

Tờ báo này còn nói rng Vit nam có khái nim "riêng" nên s liu v n công Vit Nam thường thiếu thng nht, đng thi vic đt ra khái nim riêng của Việt Nam v n công đ có ch tiêu n công/GDP "đp" là không hp lý và không cn thiết.

n na, vi khái nim v n công "không ging ai" trong công tác qun lý n công, Vit Nam s là "mt mình mt ch" và có th gây ra nhng hu qu nghiêm trng khi thực trng v n công không được đánh giá đúng.

 

Published in Việt Nam

Thanh tra chính phủ Việt Nam nói đã phát hiện ra hàng loạt dự án BOT sai phạm trên hàng trăm tỷ đồng, theo công bố chính thức kết luận thanh tra chiều 6/9.

bot1

Nhiều dự án BOT có dấu hiệu sai phạm, theo Thanh tra Chính phủ

Chiều 6/9, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra về các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) và hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) trong lĩnh vực giao thông, môi trường tại Bộ Giao thông Vận tải.

Kết luận thanh tra cho thấy có nhiều sai phạm từ giai đoạn đấu thấu, cho đến khâu tiến hành dự án và khâu thu phí hoàn vốn một cách kém hiệu quả, không hợp lý trong một thời gian dài.

Sai quy định về đầu thầu dự án

Thanh tra Chính phủ xác nhận Bộ Giao thông vận tải đã không tiến hành kêu gọi đầu tư vào tháng Một hàng năm theo quy định, dẫn đến chủ trương đầu tư, thông tin dự án không được công bố toàn diện, làm hạn chế số lượng nhà đầu tư.

Theo báo VnEconomy, từ khi triển khai hình thức hợp đồng BT, BOT, tức từ năm 2009, đã có hơn 70 dự án không được lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu mà 100% do chỉ định thầu.

Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư chỉ góp khoảng 12-15% vốn, còn lại vay 100% vốn ngân hàng với lãi suất cao, phần lớn từ các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, với vốn điều lệ, vốn vay do Chính phủ bảo lãnh.

Phê duyệt sai tăng trên 451,6 tỷ đồng

Bộ GIAO THÔNG VậN TảI còn phê duyệt sai tổng mức đầu tư cho nhiều dự án, cụ thể là sáu dự án :

- Dự án hầm đường bộ Phước Tượng - Hầm Phú Gia trên 44 tỷ đồng

- Dự án nâng cấp tuyến đường Pháp Vân- Cầu Giẽ 18,8 tỷ đồng

- Dự án đường Hoà Lạc-Hoà Bình và cải tạo nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai- Hoà Bình trên 51,2 tỷ đồng

- Dự án đường Thái Nguyên- Chợ Mới trên 101 tỷ đồng

- Dự án khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 đoạn Km0+000 đến Km123+105 trên 225,195 tỷ đồng

- Dự án khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 Km123+105 đến Km268 là 11,14 tỷ đồng.

Chỉ với sáu dự án trên, tổng mức đầu tư phê duyệt sai đến trên 451,6 tỷ đồng.

bot2

Hầm đường bộ Phước Tượng - Phú Gia bị phê duyệt sai trên 44 tỷ

VnEconomy trích dẫn kết luận thanh tra, rằng doanh thu thực tế của một số dự án 'chênh lệch cao' so với phương án tài chính.

Phần lớn dự án BOT là cải tạo, nâng cấp đường

Kết luận thanh tra cũng xác nhận nhiều dự án BOT là chỉ cải tạo, nâng cấp chứ không mở rộng mạng lưới, phân làn giao thông nên vẫn không hề cải thiện tình trạng ách tắc.

VnEconomy dẫn chứng dự án Quốc lộ 6 xây dựng đường mới Hòa Lạc - Hòa Bình nhưng lại đi cùng việc cải tạo 7km Quốc lộ 3 và xây dựng tuyến Thái Nguyên - Chợ Mới, rồi đặt hai trạm thu phí ở hai nơi.

Nhiều dự án còn đặt sai trạm thu phí, như đặt trạm thu phí ngoài vùng dự án như Phước Tượng-Phú Gia, hay thu phí đường này để hồi vốn đường kia như dự án Thái Nguyên-Chợ Mới, Hòa Lạc-Hòa Bình.

"Những bất cập đó theo từng góc độ đều ảnh hưởng nhất định đến lợi ích nhà đầu tư, Nhà nước và đặc biệt là tạo áp lực về giá phí cao đối với người dân tham gia giao thông và chi phí hoạt động vận tải.

"Thực tế đã xảy ra một số vụ việc người dân bức xúc và tụ tập đông người phản đối đến nay chưa có hướng giải quyết dứt điểm", báo VnEconomy dẫn lời Thanh tra Chính phủ.

Vụ BOT Cai Lậy : Công an mời tài xế lên làm việc

Trước buổi công bố kết luận thanh tra hai ngày, thì báo Người Lao Động đưa tin một số tài xế trả tiền lẻ ở BOT Cai Lậy đã bị công an "mời lên làm việc".

The báo này, công an huyện "không xử lý tài xế" mà "chỉ hỏi thăm sự việc".

"Có mấy xe đi một lượt nên mời hỏi thôi chứ không có xử lý hay buộc người ta làm gì đâu. Chỉ hỏi là tâm tư, nguyện vọng thế nào thôi để có chủ trương chung", một chỉ huy công an nói với báo Người Lao Động hôm 4/9.

Trong bản toàn văn kết luận, Thanh tra Chính phủ kiến nghị 'chấn chỉnh quản lý' và 'xử lý kinh tế'.

Trong đó, với Bộ Giao thông vận tải, đơn vị chịu trách nhiệm chính trong các sai phạm trên, phải "khắc phục và thực hiện nghiêm túc các quy định", "rà soát, giám sát chặt chẽ" các hoạt động quyết toán đầu tư.

Với 6 dự án phê duyệt sai 451,6 tỷ, Bộ Giao thông vận tải phải điều chỉnh về tổng vốn đầu tư, xác định lại chi phí và thu hồi nộp gân sách phần còn lại.

Bản kết luận của Thanh tra Chính phủ về các dự án BOT không đề cập đến dự án BOT Cai Lậy vốn gây xôn xao dư luận trong tháng qua, khi nhiều tài xế phản đối vị trí bất hợp lý và mức phí quá cao của trạm thu phí này.

Published in Việt Nam

Nhân dân Đồng Tâm

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : TiengDanMedia, 07/09/2017

Published in Video

Đề nghị điều tra việc kích động ở trạm thu phí quốc lộ 5 (RFA, 06/09/2017)

Đơn vị được giao thu phí tại trạm quốc lộ 5 đã báo cáo các cơ quan an ninh Thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên để điều tra việc một số cá nhân gây rối, kích động khi dùng tiền lẻ qua trạm.

bot1

Trạm thu phí quốc lộ 5 đoạn qua Văn Lâm, Hưng Yên bị ùn tắc khi tài xế sử dụng tiền lẻ trả phí - Courtesy of Otofun

Theo Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam Vidifi, ngày 27/8, một tài xế đã dùng tiền lẻ để trả phí khi đi qua trạm số 1, quốc lộ 5 sau đó ghi hình lại và đưa lên mạng xã hội. Một số đối tượng nhân sự việc này đã kêu gọi kích động tiêu cực về trạm thu phí trên mạng xã hội.

Báo cáo của công ty này cũng nói rõ vào ngày 4/9 khoảng 30 xe ô tô sử dụng tiền mệnh giá thấp đi qua trạm sau đó lại quay đầu đi hướng ngược lại và tiếp tục dùng tiền lẻ để trả phí nhằm gây ách tắc giao thông. Các xe này thậm chí còn dàn hàng ngang, tạo tình huống tai nạn xe giả để người dân hiếu kỳ ra xem.

Lãnh đạo Vidifi cho biết đã báo cáo lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các bộ ngành liên quan để có ý kiến chỉ đạo.

*******************

Ùn tắc giao thông tại trạm thu phí BOT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (RFA, 05/09/2017)

Từ chiều ngày 4/9, một số tài xế đã sử dụng tiền lẻ và đỗ xe để phản đối trạm thu phí BOT số 1 Quốc lộ 5 đoạn qua huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên, khiến giao thông ùn tắc kéo dài.

bot2

Ùn tắc giao thông tại trạm thu phí BOT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên chiều ngày 4/9/2017 - Facebook Citizen

Tới thời điểm 6h tối ngày 5/9, tình trạng ùn tắc vẫn diễn ra tại trạm này.

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam xác nhận tình trạng trên với báo chí, nói thêm rằng việc thu phí tại trạm này đã diễn ra nhiều năm nay theo đúng quy định.

Ông Huyện cũng cho biết nhiều tài xế lợi dụng việc phản đối trạm thu phí để kích động gây mất trật tự, do đó chính quyền địa phương đã điều động 200 cảnh sát cơ động và thanh tra, cảnh sát giao thông để ổn định trật tự khu vực này.

Hiện tại mức phí qua trạm thấp nhất là 40.000 đồng/lượt và cao nhất là 180.000 đồng/lượt.

Trạm thu phí số 1 trên Quốc lộ 5 được Chính phủ bàn giao cho Tổng Công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính thu phí từ năm 2009.

******************

Dân dùng tiền lẻ phản đối BOT trên Quốc lộ 5 (RFA, 05/09/2017)

Từ chiều ngày 4/9, một số tài xế đã sử dụng tiền lẻ và đỗ xe để phản đối trạm thu phí BOT số 1 Quốc lộ 5 đoạn qua huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên, khiến giao thông ùn tắc kéo dài.

bot3

Một số tài xế sử dụng tiền lẻ trả phí tại trạm thu phí quốc lộ 5 đoạn qua Văn Lâm, Hưng Yên. Otofun

Tới thời điểm 6h tối ngày 5/9, tình trạng ùn tắc vẫn diễn ra tại trạm này.

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam xác nhận tình trạng trên với báo chí, nói thêm rằng việc thu phí tại trạm này đã diễn ra nhiều năm nay theo đúng quy định.

Ông Huyện cũng cho biết nhiều tài xế lợi dụng việc phản đối trạm thu phí để kích động gây mất trật tự, do đó chính quyền địa phương đã điều động 200 cảnh sát cơ động và thanh tra, cảnh sát giao thông để ổn định trật tự khu vực này.

Hiện tại mức phí qua trạm thấp nhất là 40.000 đồng/lượt và cao nhất là 180.000 đồng/lượt.

Trạm thu phí số 1 trên Quốc lộ 5 được Chính phủ bàn giao cho Tổng Công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính thu phí từ năm 2009.

Published in Việt Nam

"Không hề có trục lợi cá nhân hay lợi ích nhóm ở đây. Tuy nhiên đây là trách nhiệm của chính quyền địa phương và chúng tôi thấy rất xấu hổ".

Sáng 9/5, ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương, Nghệ An đã có chia sẻ với Đất Việt xung quanh việc UBND huyện "quên" chi trả hơn 5,6 tỷ đồng tiền hỗ trợ cho các học sinh nghèo năm học 2013-2014.

Theo ông Hải, ngay sau khi xảy ra sự việc, huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị để khắc phục khuyết điểm nêu trên.

UBND huyện Tương Dương đã quyết định cấp kinh phí tại quyết định ngày 28/8 và đã chuyển về các đơn vị thụ hưởng để chi trả kịp thời trước khai giảng năm học mới 2017-2018.

"Chúng tôi đã chuyển tiền về nhập vào các cơ sở giáo dục. Các trường có nhiệm vụ phải đi cấp phát và chúng tôi cũng chỉ đạo các xã, cán bộ huyện xuống đôn đốc để nhanh chóng xử lý việc này. Mục tiêu của huyện là trả xong trước ngày 5/9.

Bây giờ không biết tiến độ đến đâu. Bởi lẽ đây là những vùng sâu, vùng xa đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Cán bộ phải đến từng gia đình hộ nghèo có các cháu đi học để phát. Theo quy định, mỗi tháng các cháu học sinh được hỗ trợ 70.000 đồng kéo dài trong 9 tháng.

Đến ngày 10/9 thì các xã phải báo cáo tổng hợp để huyện nắm để tiếp tục chỉ đạo", ông Hải khẳng định.

quan1

Học sinh nghèo ở huyện Tương Dương không nhận được tiền hỗ trợ từ ngân sách. Ảnh : N.A.

Ông Hải cho rằng, nguyên nhân dẫn đến sự việc trên là do chuyển đổi hình thức đơn vị chủ quản, cấp phát.

Cụ thể, trước đây theo nghị định 49 thì phòng Lao động, thương binh xã hội thực hiện chế độ cấp phát tiền hỗ trợ cho các cháu học sinh. Tuy nhiên nghị định 74 lại chuyển về Phòng Giáo dục – đào tạo xử lý.

"Vì việc này nên anh em cấp tiền cho phòng Lao động, thương binh xã hội phải rút về để chuyển cho các cơ sở giáo dục.

Khi rút về không hiểu sao năm đó lại chi trả cả 2 năm học. Chi trả học kỳ 2 của năm 2013-2014 và chi trả kỳ 1 năm học 2014-2015. Cho nên trong thời điểm đó người ta lẫn lộn, kiểu như lãng quên.

Nhưng trong cả quá trình đó thì chúng tôi không lắng nghe phản ánh. Mãi đến khi họp Hội đồng mới có phản ánh thì tôi thành lập đoàn liên ngành ngay để thanh tra, kiểm tra để làm rõ xem thực hư đến đâu", ông Hải phân trần.

Vị Chủ tịch UBND huyện cho biết thêm, số tiền 6,5 tỷ đồng quên trả cho các cháu học sinh nằm trong ngân sách nhà nước và được gửi ở kho bạc.

"Không hề có tư lợi, trục lợi cá nhân hay lợi ích nhóm gì ở đây cả. Tuy nhiên đây cũng là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Sự việc xảy ra khiến chúng tôi xấu hổ. Dù ở thời điểm nào thì chúng tôi cũng phải xin lỗi dân.

Thực tế nếu tính năm học thì đúng 3 năm quên trả tiền cho học sinh. Tuy nhiên so với quyết định của tỉnh cấp tháng 6/2015 thì không phải như thế. Chúng tôi căn cứ vào quyết định cấp tiền của tỉnh. Theo quy định, năm ngân sách sau thì chi trả cho kỳ 2 của năm học trước", ông Hải chia sẻ.

Trước đó, ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương đã viết thư xin lỗi phụ huynh và học sinh tại đây.

Cũng liên quan đến vụ việc này, đại diện Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Nghệ An cũng khẳng định đã cử cán bộ vào cuộc xác minh vụ việc.

Theo đó, UBKT Tỉnh ủy sẽ làm việc trực tiếp với lãnh đạo UBND huyện Tương Dương, yêu cầu làm rõ việc tại sao sau 3 năm vẫn chưa chi trả tiền hỗ trợ cho học sinh nghèo.

Hà Nam

Published in Việt Nam

Một loạt sai phạm của đương kim phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, bà Phan Thị Mỹ Thanh, được chỉ ra. Bà này bị quy trách nhiệm chính trong việc thu tiền xây dựng cơ sở hạ tầng, tại khu dân cư Dệt Thống Nhất nhưng lại gửi ngân hàng lấy lãi trong gần 20 năm qua.

phobithu1

Đương kim phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, bà Phan Thị Mỹ Thanh (hanoimoi)

Vào thời điểm năm 1996, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai giao cho Sở Công nghiệp lập dự án khu nhà tập thể Nhà máy dệt Thống Nhất, tại phường Tân Biên, thành phố Biên Hòa với diện tích gần 1,6 héc-ta để phân thành 121 lô nền cấp cho cán bộ, công nhân viên tự xây dựng nhà ở.

Sở Công nghiệp lúc bấy giờ tiến hành thu tiền đóng góp 1,4 tỷ đồng của cư dân tại khu tập thể Nhà máy dệt Thống Nhất để làm hạ tầng. Tuy nhiên, cơ quan này đã đem số tiền gửi ngân hàng lấy lãi và sử dụng vào việc thưởng tết, chi tiền bồi dưỡng… mà không có chứng từ kế toán.

Theo kết luận thanh tra của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, hiện công trình trong gần 20 năm qua vẫn còn dở dang và nguyên Giám đốc Sở Công nghiệp kiêm Kế toán trưởng, bà Phan Thị Mỹ Thanh, nay là Phó Bí thư tỉnh bị quy trách nhiệm chính trong vụ việc vừa nêu.

Bên cạnh đó, Bộ Công An gửi giấy mời làm việc với bà Phan Thị Mỹ Thanh liên quan những sai phạm khác trong vai trò Phó bí thư tỉnh Đồng Nai.

Published in Việt Nam

Trạm Thu phí Cai Ly chưa hot đng tr li, báo chí Vit Nam đang tiếp tc lôi ra ánh sáng mt s công trình giao thông đang vn hành theo phương thc BOT có nhiu du hiu đáng ng nhưng chng có gì bo đm vic phát trin h tng giao thông bằng phương thc BOT s kết thúc có hu…

chet1

Trạm thu phí Cai Ly trên báo trong nước.

***

Cuối tun va qua, t Pháp Lut Thành phố Hồ Chí Minh đem d án BOT quc l 91B ra m.

Theo Wikipedia thì quốc l 91B dài khong 17 cây s, ni cng Cái Cui, ta lc qun Cái Răng, thành ph Cn Thơ vi quc l 91, đon chy ngang qun Ô Môn, thành ph Cn Thơ.

Tờ Pháp Lut Thành phố Hồ Chí Minh k rng, d án quc l 91B được duyt t 1995 nhưng đến năm 2010 mới hoàn tt. Chi phí xây dng quc l 91B là 455 t, kiếm được t vic bán trái phiếu chính ph.

Đúng… một tun sau khi thông xe thì quc l 91B bt đu… hư (mt đường xut hin nhiu vết nt dài, tróc nha, hình thành các gà ri các gà tr thành ổ voi) ! Tt nhiên ch đu tư lúc đó là Ban Qun lý D án Đu tư - Xây dng thành ph Cn Thơ phi bt đu… sa.

Chuyện này kéo dài cho ti năm 2014 thì B Giao thông vận tải quyết đnh giao quc l 91B cho Công ty Đu tư Quc l 91 Cn Thơ - An Giang, doanh nghiệp đã đu tư và đang khai thác quc l 91 (dài 142 cây s, t qun Ninh Kiu, thành ph Cn Thơ ti ca khu Tnh Biên, thuc huyn Tnh Biên, tnh An Giang). Công ty Đu tư Quc l 91 Cn Thơ - An Giang đã gia c li nn, tri nha, thay khe co giãn của mt s cây cu trên quc l 91B ri thu phí.

Cần lưu ý là chi phí thc hin quc l 91B ch có 455 t nhưng chi phí sa cha quc l 91B mc như đã k được khai và được duyt ti 614 t (?). Nhìn mt cách tng quát thì 455 t vay ca dân thông qua phát hành trái phiếu tr thành giy ln, quc l 91B t công l tr thành tài sdo Công ty Đầu tư Quc l 91 Cn Thơ - An Giang đu tư và đang khai thác hp pháp !

***

Chẳng riêng dân chúng mà các cơ quan hu trách nhưKiểm toán Nhà nướcThanh tra Chính phủ đều đã chính thc xác nhn, các d án BOT trong lĩnh vc h tng giao thông có nhiu đim bt n. V lý thuyết, BOT được xem như gii pháp tt nht trong bi cnh công quỹ eo hp nên phi khai thác các ngun lc khác đ phát trin h tng giao thông, thúc đy kinh tế, xã hi phát trin. Song trên thc tế, các d án BOT tr thành phương thc mãi l hp pháp. Thay vì phi t chc đu thu, la chn nhà đu tư hi đ các yêu cầu c v năng lc tài chính, ln năng lc k thut thì h thng công qỦyn Vit Nam li ch đnh mt s doanh nghip thiếu c tin ln kinh nghim, kh năng thc hin các d án h tng giao thông làm ch đu tư. Thay vì phi to ra thêm nhng công trình giao thông mới, ch đu tư ca phn ln d án BOT ch sa cha, ci to các công l ri bt dân chúng tr tin. Thay vì phi thm đnh k chi phí đu tư, lưu lượng phương tin giao thông đ xác đnh chính xác mc phí, thi gian được phép thu phí, thi đim phi chuyn giao thì h thng công quyn Vit Nam đ cho nhà đu tư t tính và tính thế nào cũng được chp thun.

Giữa cơn bão dư lun v các d án BOT trong lĩnh vc giao thông, ông Đng Huy Đông, mt trong các Th trưởng ca B Kế hoch - Đu tư, thú nhận, "các dự án BOT chng theo theo quy đnh nào" và "luôn cha đng ri ro rt ln v tham nhũng".

Ông Đông chỉ nói tới đó, các facebooker và báo gii chng minh thêm rng, tham nhũng trong các d án BOT thuc lĩnh vc giao thông là tham nhũng t thượng tng.

Trong Kết lun thanh tra v by d án BOT liên quan ti h tng giao thông mà Thanh tra Chính ph Vit Nam công bố hi trung tun tháng 8, cơ quan này dn d án BOT cao tc Pháp Vân – Cu Gi như ví d minh ha cho bn cht hàng trăm d án BOT thuc lĩnh vc giao thông Vit Nam.

Pháp Vân – Cầu Gi vn là công l, ch phi "tri li nha, k vch phân tuyến, làm lại hàng rào, đt bin báo" nhưng nhà đu tư cao tc Pháp Vân – Cu Gi vn được phép thu phí ngang vi đan cao tc được làm mi. Nh vy, mi ngày, cao tc Pháp Vân – Cu Gi thu được khong hai t đng.

Tại sao li vô lý như vy ? Trương Huy San gii thích trên trang facebook của ông : Đó là đ cu bà Đ Th Huyn Tâm, v sau ca ông Nông Đc Mnh, cu Tổng bí thư Đng cộng sản Việt Nam. Năm 2012, bà Tâm, Ch tch Hi đng qun tr kiêm Tng giám đc Tp đoàn Minh Tâm, gt đu làm v ông Nông Đc Mnh khi đã "cm thyi lnh ca còng" vì dùng các th đon gian di đ vay và không có kh năng thanh toán hàng ngàn t đng. Nh hai d án BOT (cao tc Pháp Vân – Cu Gi và H Long – Vân Đn), bà Tâm rũ bùn đng dy sáng lòa ! Trương Huy San nhn đnh, ngun tin giúp bà Tâm đứng dy sáng lòa là "tiền ca dân, tin ca chúng ta".

Nhân dịp Thanh tra Chính ph Vit Nam công b Kết lun thanh tra v by d án BOT liên quan ti hạ tầng giao thông, t Thanh Niên mi k ra rng, mt doanh nhân tng tâm s vi phóng viên ca t báo này là t năm 2013, ông ta hết hng thú vi các d án BOT trong lĩnh vc cu đường vì b "v vai", buc phi nhường d án đã hoàn thành tt c các th tc cho một doanh nghip "sp chết" ch vì chủ doanh nghip đó là người nhà ca mt cu lãnh đo cao cp.

Cũng nhân dịp Thanh tra Chính ph Vit Nam công b kết luận va k, t Lao Động huỵch tot, ch d án BOT cao tc Pháp Vân – Cu Gi là Công ty Đu tư và Phát trin Xây dng Minh Phát. Người nm gi đa s c phn ca Công ty Đu tư và Phát trin Xây dng Minh Phát là ông Đ Ngc Minh (anh rut bà Đ Th Huyn Tâm). Lao Động dn hàng lot du hiu cho thy Công ty Đu tư và Phát trin Xây dng Minh Phát được thành lp ch nhm tiếp nhn d án BOT cao tc Pháp Vân – Cu Gi. Tin thc hin d án BOT cao tc Pháp Vân – Cu Gi ch yếu là tin vay ngân hàng và Công ty Đầu tư và Phát trin Xây dng Minh Phát đã đem quyền thu phí t d án BOT cao tc Pháp Vân – Cu Gi làm vt thế chp.

***

Trong mười năm va qua, trm thu phí ca các d án BOT trong lĩnh vc cu đường mc lên như nm trên khp Vit Nam, rt nhiu người không nhn ra rng, phí vn ti tăng làm vt giá tăng vt và dù không lái xe, không kinh doanh vn ti, h vn là nn nhân. Tuy nhiên tác hại t s lũng đon ca các nhóm khai thác hình thc BOT trong lĩnh vc giao thông đ trc li không ch ngng mc đó.

Theo một báo cáo mà chính ph Vit Nam va trình Ủy ban Thường v Quc hi thì tính đến cui năm ngoái, ch đu tư các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông đang n h thng ngân hàng khong 84.000 t đng. Đáng chú ý là h thng ngân hàng đã dùng nhng khon tin gi tiết kim ngn hn ca dân chúng đ cho ch đu tư các d án BOT trong lĩnh vc giao thông vay dài hn. Cũng vì vậy, nếu ch đu tư các d án BOT trong lĩnh vc giao thông gp khó khăn trong vic thu phí, h thng ngân hàng s nghiêng ng. Dù mun hay không, chng riêng dân đen mà h thng ngân hàng và rng hơn là chính ph Vit Nam đtrở thành con tin ca các d án BOT trong lĩnh vc giao thông !

Suốt hai thp niên 1990 và 2000, dân chúng Vit Nam còng lưng gánh các khon n do vô s d án đầu tư h tng va lãng phí, va kém cht lượng vì nhà thu phi chung chi t 30% đến 40% giá tr d án. Sang thp niên 2010, hình thc BOT trong lĩnh vc giao thông được xem như cu cánh, va có th hn chế tham nhũng, va gim nh gánh nng cho ngân sách. Thực tế cho thy, hình thc BOT trong lĩnh vc giao thông ch là mt chiêu thc khác mà mc tiêu vn là hu bao và bao t ca hàng trăm triu người.

Trân Văn

Nguồn : Thiên Hạ Luận, VOA, 29/08/2017

Published in Diễn đàn

Cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng với cả chục người đang bị điều tra tại Việt Nam cho thấy trách nhiệm nghiêm trọng của Ngân hành Nhà nước. Nhưng có lẽ vấn đề lại còn sâu xa hơn vậy.

tham1

Ông Trầm Bê, cựu lãnh đạo ngân hàng Sacombank vừa bị bắt. RFA

Chu kỳ thăng giáng kinh tế

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, dư luận Việt Nam đang xôn xao về việc cả chục viên chức ngân hàng bị điều tra vì sai phạm trong nghiệp vụ làm thất thoát mấy trăm ngàn tỷ đồng, với nạn nhân sau cùng là người dân. Theo dõi việc này, ông giải thích thế nào về hiện tượng đó ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Người ta ưa chú ý đến chu kỳ thăng giáng kinh tế, tôi thì nghiệm thấy là cứ mươi năm Việt Nam lại có một chu kỳ khủng hoảng trong hệ thống tài chính ngân hàng. Chỉ vài năm sau khi đổi mới kinh tế, Việt Nam có các hợp tác xã tín dụng bị khủng hoảng vào đầu thập niên 1990. Đến cuối thập niên thì xảy ra vụ Minh Phụng – Epco với sự sai phạm của nhiều cán bộ ngân hàng. Qua năm 2008 thì có nạn bể bóng đầu cơ bất động sản làm nhiều ngân hàng phá sản, nối tiếp là vụ "Bầu Kiên" và Huyền Như với nhiều cán bộ ngân hàng lãnh án tù. Bây giờ có vụ Trầm Bê và Phạm Công Danh… Tôi xin đề nghị là ta chú ý đến từ "cán bộ" và số tiền sai phạm ngày càng cao, nay đã lên tới cả ngàn tỷ bạc.

Một số nhà nghiên cứu nói đến trách nhiệm rất nặng của Ngân hàng Nhà nước vì luật lệ thiếu phân minh, người khác thì chú ý tới phương thức gọi vốn kinh doanh qua ngân hàng thay vì qua thị trường cổ phiếu. Có lẽ vấn đề nó sâu xa hơn vậy và đây là cơ hội tìm hiểu về kinh tế chính trị học của tham nhũng. Trước hết, tham nhũng là hiện tượng xảy ra trong vùng tiếp cận giữa kinh tế và chính trị : dùng đặc quyền chính trị để kiếm đặc lợi kinh tế thì đấy là tham nhũng.

Nguyên Lam : Chúng ta sẽ khởi đi từ đó, từ hiện tượng ông gọi là "kinh tế chính trị học" của nạn tham nhũng, xảy ra trong vùng tiếp cận giữa kinh tế và chính trị. Thưa ông, chẳng lẽ tham nhũng cũng là hiện tượng kinh tế xuất phát từ chính sách hay luật lệ của hệ thống công quyền ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Đúng vậy. Đặc tính của mọi chính quyền là khả năng hay thẩm quyền làm luật nhằm chi phối người khác. Khi ấy, từng bước ta nên hỏi làm luật để làm gì và có lợi cho những ai ? Mọi chính quyền dù dân chủ hay độc tài đều có hướng chung là ban hành luật lệ nhằm bảo vệ quyền lợi cho một thành phần xã hội hay dân chúng có khả năng ủng hộ chính quyền. Thật ra thì các doanh nghiệp cũng thế, họ lấy quyết định kinh doanh có lợi cho thành phần cổ đông chiếm đa số và chịu sự phán xét của thị trường qua giá cả. Khi thành phần cốt cán đó mà đông thì đa số tương đối có lợi, là trường hợp của các xã hội dân chủ, mặc dù sai phạm hay tham nhũng vẫn xảy ra sau khi bị báo chí tố giác. Khi đa số được tham gia vào tiến trình quyết định thì hiện tượng bất công hay bất lương thường khó xảy ra.

Chế độ dân chủ - chế độ độc tài

Nguyên Lam : Ông vừa nêu ra một ý hơi lạ là các chính quyền hay doanh nghiệp đều có chung động thái là lấy quyết định về chính sách có lợi cho một thành phần nào đó. Thí dụ như doanh nghiệp có hội đồng cổ đông là các chủ đầu tư có thẩm quyền phán xét quyết định kinh doanh, thậm chí thay thế viên chức lãnh đạo, dù người đó có thể là sáng lập viên ban đầu. Trong xã hội dân chủ thì kết quả bầu cử cũng tương tự như sự phán xét của dư luận hay của thị trường và dẫn tới thay đổi về nhân sự, về chính sách hay luật. Thế thì trong các xã hội độc tài, hiện tượng tham nhũng đó xảy ra như thế nào ?

tham2

Ông Tăng Minh Phụng ngày chờ thụ án. Courtesy of Báo Xây dựng

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Trong xã hội độc tài, ta gặp hiện tượng kinh tế học gọi là "quả đầu" hay "oligarchy" là sự tập trung quyền lực trong tay một thiểu số. Nếu thiểu số ấy lại có quyền ban hành luật lệ và quy định về ngân hàng, thậm chí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lại là Ủy viên Bộ Chính Trị của một đảng độc quyền như ở Việt Nam thì hệ thống ngân hàng trở thành trung tâm thu hút tài nguyên cho các đại gia và dẫn tới đại án lâu lâu lại bùng nổ, là điều đang xảy ra. Trường hợp Trung Quốc cũng tương tự. Vì vậy, ta chẳng nên ngạc nhiên là chiến dịch gọi là diệt trừ tham nhũng thường xuất hiện một cách định kỳ trong xã hội độc tài, rồi đâu lại vào đấy : nhà tù mở ra cho một số cán bộ ngân hàng bị tội sai phạm, nhưng cơ hội cũng mở ra cho nhiều đại gia mới, bỗng dưng trở thành tỷ phú rất nhanh.

Điều mỉa mai là các chính quyền tự xưng "xã hội chủ nghĩa" hoặc đề cao công bằng xã hội cũng là nơi mà tham nhũng lên tới thượng tầng chính trị như ta đã thấy từ mấy chục năm tại Cuba và ngày nay tại một xứ đang bị khủng hoảng trầm trọng là Venezuela. Gần đây hơn là trường hợp xứ Brazil cũng tại Nam Mỹ khi Tổng thống Dilma Rousseff bị bãi nhiệm vì sai phạm về tiền bạc và đồng chí tiền nhiệm đã dìu dắt bà ta là cựu Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva vừa bị án tù chín năm rưỡi về tội tham nhũng. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cũng nằm trên con dốc đó khi báo chí nói đến khoản nợ xấu, khó đòi và sẽ mất đã lên tới 600.000 tỷ đồng, cao hơn 17% tổng số tín dụng do các ngân hàng cấp phát, mà 90% là tiền bạc của dân chúng. Vì vậy, xã hội chủ nghĩa chính là nơi mà hệ thống cai trị bắt đa số phải trả tiền cho các quyết định vô trách nhiệm của thiểu số.

Nguyên Lam : Ông vừa nêu một định nghĩa hơi lạ về xã hội chủ nghĩa, nhưng ngẫm lại thì thính giả của chúng ta có thể đồng ý. Ông giải thích thế nào về hiện tượng đó ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Việt Nam là nơi mà chính quyền tránh nói đến tư nhân nhưng hay dùng từ "xã hội". Người ta xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa doanh nghiệp, hay cổ phần hóa doanh nghiệp chứ chẳng ai nói đến việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Sau vụ khủng hoảng các hợp tác xã tín dụng, vốn là khái niệm cũng mang tính chất tập thể hay xã hội, người ta cho thành lập các ngân hàng cổ phần, tiếng là của tư nhân mà thực chất vẫn là của thiểu số có quan hệ mật thiết với đảng viên hay cán bộ của nhà nước. Vì vậy, chẳng nên ngạc nhiên khi xã hội chủ nghĩa là nơi xuất hiện các đại gia có dinh cơ nguy nga đồ sộ còn hơn chế đội phong kiến xa xưa. Đấy là nơi thiểu số có thể làm luật và sửa luật mà đa số không có quyền phàn nàn, trừ phi là muốn vào tù !

Nguyên Lam : Suy như vậy và nếu so sánh chế độ dân chủ với chế độ độc tài thì phải chăng ách độc tài lại định chế hóa nạn tham nhũng ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Mọi chế độ chính trị đều cần tiền. Chế độ dân chủ là nơi chính quyền do dân bầu lên được lấy quyết định về ngân sách là thu tiền từ đâu và dùng vào việc gì với sự phán xét định kỳ của người dân qua lá phiếu. Trường hợp lạm dụng vẫn có thể xảy ra khi tiền thuế của dân được dùng vào việc mua phiếu mà người ta gọi là tái phân lợi tức. Nhưng sự lạm dụng ấy khó kéo dài khi ngân sách bị bội chi, hệ thống tài chính bị khủng hoảng. Trong chế độ độc tài thì quả thật là tham nhũng được định chế hóa, và bình thường hóa nhờ hệ thống luật lệ.

Nguyên Lam : Ông có thể giải thích được nguyên nhân của sự khác biệt ấy hay không ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi cho rằng khác biệt ở đây là chế độ dân chủ cho phép người dân than vãn và phản đối chính sách thuế khóa làm nhà nước phải đảm bảo việc sản xuất phẩm vật cho tư nhân theo quy luật thị trường, tức là nâng cao hiệu năng sản xuất của tư doanh để tạo ra một cái bánh to hơn cho mọi người và tranh luận chính trị xảy ra là khi người ta nói đến việc chia phần bánh cho những ai. Chế độ độc tài thì khỏi băn khoăn về việc đó vì thiểu số có toàn quyền làm luật cho tay chân được hưởng. Khi có đại án về tham nhũng hay khủng hoảng về ngân hàng thì đấy là lúc nội bộ của thiểu số này tranh đoạt quyền lực để chia nhau quyền lợi cho giai đoạn tới. Vì vậy, ta chẳng nên ngạc nhiên là cứ mươi năm lại có một vụ khủng hoảng tài chính và ngân hàng. Có lẽ vì vậy mà ngày nay ai cũng thấy mối quan hệ khắng khít giữa ách độc tài và nạn tham nhũng.

Theo danh mục Chỉ số Nhận thức về Tham nhũng của tổ chức Minh Bạch Quốc Tế, là Transparency International, trong 30 nước bị tham nhũng nhiều nhất thế giới thì chẳng có quốc gia nào thuộc loại dân chủ. Theo con số năm 2016, Việt Nam đứng hạng 113, tức là tham nhũng khá nặng trong 176 quốc gia được tổ chức này khảo sát. Chi tiết đáng chú ý là họ còn nêu ra mối liên hệ giữa tham nhũng và hệ thống luật lệ rườm rà. Điều ấy cho thấy một nghịch lý là tham nhũng không xảy ra vì thiếu luật mà vì người dân bị ràng buộc bởi quá nhiều luật lệ trong khi thiểu số vẫn thừa khả năng luồn lách để trục lợi.

Nguyên Lam : Nếu vậy phải chăng vấn đề không nằm ở hệ thống luật lệ, mà thuộc về chế độ chính trị có quyền ban hành luật lệ mà lại không kiểm soát nổi một thiểu số có chức quyền ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Nói cho đơn giản mà thật ra chẳng sai, khi người dân càng có nhiều quyền tự do thì nhà nước càng khó gây ra nạn tham nhũng. Ngược lại, nhà nước càng ban hành nhiều luật lệ rườm rà và thu hẹp sinh hoạt của thị trường thì đa số người dân lại khó làm ăn trong lĩnh vực tư doanh mà thiểu số ở trên vẫn có thể trục lợi mà không coi đó là tham nhũng !

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này.

Nguồn : RFA, 09/08/2017

Published in Diễn đàn