Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Trò hề" để lách tội !

Mới đây, một số cử tri đề nghị cần có cơ chế miễn trừ trách nhiệm cho người tiếp tay tham nhũng… nhằm giúp thúc đẩy tố cáo, giúp giảm tham nhũng.

trachnhiem1

Người dân đi qua tấm biển cố động cho Đảng cộng sản Việt Nam ở Hà Nội hôm 22/1/2021. AFP Photo

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trong báo cáo kết quả giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri gửi trước kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV cho biết, các cử tri cho rằng hành vi tham nhũng vặt thường diễn ra trong mối quan hệ khép kín giữa chủ thể tham nhũng và chủ thể tiếp tay tham nhũng… do đó sẽ rất khó phát hiện nếu không có tố giác từ những người tham gia. Tuy nhiên, cần phải có cơ chế miễn trừ trách nhiệm thì những người tham gia mới dám tố giác.

Trốn trách nhiệm, chạy tội

Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già từ Sài Gòn hôm 22/2 cho biết ý kiến về đề nghị này :

"Thứ nhất, tham nhũng và hối lộ là một cặp bài trùng như hình với bóng để thỏa mãn lòng tham của đôi bên, bất chấp luật pháp. Thứ hai, về luật pháp thì ở Việt Nam có đầy đủ các luật rồi, Luật phòng chống tham nhũng, Bộ luật hình sự, cùng với nhiều nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam (CSVN)… đã có quy định đầy đủ. Bây giờ đưa thêm khái niệm ‘miễn trừ trách nhiệm người tiếp tay tham nhũng’, thì đứng về mặt luật pháp không có một điều luật nào quy định khái niệm này, đó là vi phạm luật. Đồng thời khái niệm ‘người tiếp tay tham nhũng’ thì tôi cho rằng là một hình thức chính quyền tiếp tục bóp méo tiếng Việt nhằm để chạy trốn trách nhiệm, và chạy tội cho nhẹ đi".

Thứ ba, theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già, nếu khái niệm "miễn trừ trách nhiệm người tiếp tay tham nhũng" được luật hóa, thì sẽ biến thành trò hề trước một vấn đề trầm trọng mang tính sống còn của chế độ độc đảng toàn trị, và làm như vậy là xé bỏ luật pháp. Ông Già nói tiếp :

"Thứ tư, nếu khái niệm này được luật hóa thì sẽ tạo ra một tiền lệ rất tồi tệ. Bởi vì các phe phái có thể hoàn toàn đủ căn cứ nhằm lợi dụng khái niệm này để thanh trừng lẫn nhau. Bởi vì tham nhũng hối lộ ở Việt Nam hiện nay đã trở thành bản chất, nó có hệ thống, có đường dây chặt chẽ từ cấp cao nhất cho đến cấp thấp… Và người dân chúng tôi như những người khán giả coi nhà cầm quyền cộng sản diễn tuồng. Chứ còn chúng tôi không có khả năng, không có quyền hạn, không có một ai bảo vệ để tố cáo tham nhũng".

Tóm lại, theo ông Nguyễn Ngọc Già, nếu khái niệm "miễn trừ trách nhiệm cho người tiếp tay tham nhũng" được luật hóa thì nó sẽ tạo ra một xã hội Việt Nam hỗn loạn, vô chính phủ ngày càng trầm trọng… chứ không giúp giải quyết việc giảm tham nhũng, hối lộ.

Cùng về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ từ Na Uy hôm 22/2/2023 cho rằng, trong một mối quan hệ tham nhũng, có hai trường hợp xảy ra. Trường hợp thứ nhất đó là cán bộ chủ động vòi vĩnh tiền của người dân để thông qua một hồ sơ. Trường hợp thứ hai, người dân chủ động tiếp cận với cán bộ để đưa tiền hối lộ nhằm thông qua hồ sơ một cách nhanh chóng. Trong cả hai trường hợp trên, theo ông Vũ, khi mà số tiền hối lộ nó nhỏ hơn chi phí mà người dân phải bỏ ra để đi tới đi lui nhằm hoàn thiện thủ tục hay nó nhỏ hơn lợi ích đạt được khi thông qua một dự án thì không có lý do gì mà người dân chủ động đi tố cáo cán bộ nhận hối lộ cả. Tiến sĩ Vũ giải thích tiếp :

"Chuyện nhận hối lộ bị bắt thường là do bị gài hoặc là sau khi nhận hối lộ rồi mà cán bộ quịt, không làm đến nơi đến chốn khiến người dân tức giận quay ra tố cáo mà thôi. Cho nên cái chuyện đề xuất miễn trừ trách nhiệm đối với người tiếp tay tham nhũng dù nó có vẻ giúp chống được tham nhũng nhưng về mặt thực chất nó không có tác dụng bao nhiêu cả. Tham nhũng bị phát hiện thường phải nhờ tới một bên thứ ba. Bên thứ ba này phải có đủ quyền và đủ động lực để moi ra tham nhũng.

Cũng theo tiến sĩ Huy Vũ, trong các thể chế dân chủ, bên thứ ba đó là các nhà báo và phe đối lập. Bởi lẽ, theo ông :

"Họ muốn moi ra các vụ tham nhũng để kỳ bầu cử sau họ thắng cử. Hay trong các thể chế dân chủ chưa hoàn thiện như Singapore, họ có những cơ quan độc lập nhằm điều tra tham nhũng, bởi việc moi ra các vụ tham nhũng, làm trong sạch bộ máy là trách nhiệm sống còn của đảng cầm quyền, vì nếu đảng không thể tạo ra một nhà nước trong sạch thì đảng sẽ phải chịu trách nhiệm cuối cùng và người dân sẽ quyết định tính sống còn của đảng".

Tuy nhiên, trong thể chế chính trị độc đảng hiện nay ở Việt Nam, Tiến sĩ Huy Vũ cho rằng, tham nhũng đã hiện diện ở mọi cấp, mọi ngành, thì khó mà chống được tham nhũng vì nó mang tính hệ thống. Việc khui ra một vài vụ tham nhũng điển hình (như thời gian qua), theo quan điểm của Tiến sĩ Vũ, chủ yếu là để đánh bóng hình ảnh của đảng cầm quyền và chủ yếu nhằm vào một vài cá nhân mà người đứng đầu đảng muốn loại bỏ để tăng cường quyền lực của mình.

Tiến sĩ Huy Vũ nói tiếp :

"Ai cũng biết rằng muốn chống tham nhũng thì phải tăng lương cho cán bộ, song song đó là giảm số cán bộ, để họ không muốn tham nhũng ; sau đó là tăng hình phạt và giám sát kỹ để họ không dám và không thể tham nhũng. Đó là về lý thuyết. Nhưng muốn làm được theo lý thuyết như vậy thì trong hệ thống phải có một số lượng lớn người muốn đi theo hệ thống đó, muốn áp dụng một hệ thống không có tham nhũng như vậy.

Điều này là bất khả thi trong hoàn cảnh hiện nay vì khi mà mọi người trong hệ thống công quyền đang hưởng lợi trong một hệ thống vốn chấp nhận và thoả hiệp với tham nhũng, đã quen với văn hoá này, thì không có lý do gì họ lại phải từ bỏ hệ thống có lợi hiện nay để đi tìm kiếm và xây dựng một hệ thống mới".

Do đó, ông Vũ cho rằng, muốn xây dựng một hệ thống chống tham nhũng phải cần những con người mới, ở bên ngoài hệ thống. Chuyện đó, theo ông Vũ, chỉ xảy ra khi Việt Nam có một hệ thống chính trị dân chủ. Khi mà những đảng đối lập khác nắm quyền, mang theo những con người khác, những văn hoá khác vào hệ thống thì may ra họ mới tạo ra một động lực mới để chống tham nhũng.

Người tố giác "có thể" thành tội phạm

Ở một khía cạnh khác về pháp luật Việt Nam hiện hành thì việc "miễn trừ trách nhiệm" như cử tri nêu ra có được coi là mới. RFA đã kết nối với Luật sư Phạm Công Út hôm 22/2 và được ông cho biết :

"Nó không mới, trong bộ luật hình sự thì đồng phạm có thể được miễn truy cứu trách nhiệm khi ‘chưa bị phát hiện mà đã tố giác tội phạm’. Nhưng ở đây người ta sử dụng vẫn là từ ‘có thể’ chứ không phải là ‘đương nhiên’ được miễn trách nhiệm hình sự. Do đó tùy theo người đồng phạm đó thái độ của họ như thế nào ?

Ví dụ họ đồng phạm với 10 người mà họ chỉ khai một người, giấu hết chín người thì có thể họ không được miễn trách nhiệm. Hay số tiền có thể là 10 tỷ mà họ chỉ nói tham gia vụ án một tỷ thôi, tức là họ che giấu đi một phần tội phạm. Luật đã quy định, chẳng qua người ta xào nấu lại thôi, làm nóng lại để phục vụ cho một vụ án nào đó sắp sửa khởi tố, hoặc để giống như ‘rung chà cá nhảy’… để người nào trong nhóm đồng phạm sẽ khai báo tố giác tội phạm".

Nhân sự việc mới mẻ này để bàn về câu chuyện bảo vệ người tố giác tham nhũng có trong Chỉ thị số 27 của Ban Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam ban hành vào năm 2019.

Nội dung Chỉ thị này cũng nhìn nhận những hạn chế, bất cập trong việc có không ít trường hợp người tố cáo bị lộ thông tin và bị trả thù. Trong khi đó, theo khoản 1 điều 25 của Luật Tố cáo 2018 quy định không được tố cáo ẩn danh, khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo, thì cơ quan có thẩm quyền không xử lý.

Liên quan vấn đề người dân tố cáo tham nhũng được bảo vệ như thế nào, Luật sư Út nhận định :

"Người dân họ không phải là đồng phạm, họ là người tố giác tội phạm, nhưng sẽ bị quy chụp cho một tội danh nào đó. Ở Việt Nam người ta nói, tất cả mọi công dân đều là tội nhân dự bị, khi nào bắt là bắt, lúc nào vào tù là vào tù. Do đó đối với một rừng luật ở Việt Nam thì bất kỳ người dân nào đều có thể trở thành tội phạm, ví dụ những điều luật mơ hồ như tội ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi ích của tổ chức, cá nhân’… Hay là tội trốn thuế, bất kỳ ai cũng có thể dính vào tội đó, thành ra nếu người dân tố giác tội phạm nào đó dính tới quan chức, thì trước mắt họ chưa trả lời đơn đó, nhưng có thể sẽ bị bắt vào tù và không còn tiếng nói nữa".

Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam vào tháng 4 năm 2022 tiếp tục yêu cầu hoàn thiện cơ chế khuyến khích người dân tố giác cán bộ tham nhũng. Nhưng thực tế chúng tôi ghi nhận thời gian qua từ thông tin chính thống lại thấy kết quả hoàn toàn khác.

Nói như Luật sư Phạm Công Út "mọi công dân đều là tội nhân dự bị", trên thực tế, người dân rất ít có cơ hội hay phương tiện để biểu đạt như ở các nước dân chủ. Thậm chí nếu ai nói gì trái ý người có chức quyền có thể bị trả thù, trù dập hoặc thậm chí bị bị chụp mũ là phản động...

Đơn cử như trường hợp ông Lê Anh Hùng, một người từng có 70 đơn tố cáo các trường hợp tham nhũng tại Việt Nam, đã bị bắt đưa vào nơi giam giữ bệnh nhân tâm thần.

Hay trường hợp cựu đại úy công an Lê Chí Thành vì tố cáo tham nhũng của cảnh sát giao thông lên mạng xã hội... đã bị kết án hai năm tù giam với cáo buộc "Chống người thi hành công vụ". Ngoài ra ông còn bị truy tố tội ‘Lợi dụng các quyền tự do- dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

RFA, 22/02/2023

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam
mardi, 14 février 2023 16:11

Một lũ bội tình

50 tỷ tham nhũng của các tướng lãnh được đổi bằng xương máu của các chiến sĩ, sĩ quan đồng đội cấp dưới đổ ra trong cuộc chiến trên biển

boitinh1

Lê Văn Minh - cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 tại phiên tòa xét xử ơ thẩm vụ án "Buôn lậu", "Nhận hối lộ", "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài" và "Không tố giác tội phạm" liên quan nhiều cựu sĩ quan Cảnh sát biển và Bộ đội Biên phòng khu vực phía Namhôm 14/7/2022 - Công An Nhân Dân

"Tổ công tác tá túc trong ngôi nhà bỏ không của một gia đình trong bản. Đại úy Quyết ngồi trên chiếc "giường" được kê bằng hai viên gạch vồ chồng lên nhau, một tấm phản gỗ, trên cùng xếp đệm và chăn quân nhu. Chiếc quạt sưởi mượn được của người dân trong bản sáng đèn cả ngày. Nhiệt độ những ngày này ở biên giới chỉ 12 độ C. Đêm đầu tiên anh tăng cường lên đây cũng là đêm gió mùa từ phương Bắc tràn về, mưa phùn, rét 8 độ nên không ngủ nổi. Gió đập uỳnh uỳnh qua cánh cửa tôn. Anh Quyết mặc nguyên quân tư trang, áo bông để ngủ.

Đêm rừng biên giới và đêm trên biển vắng

"Cách đó 500 mét có một lán dã chiến khác. Lán nằm giữa rừng, chỉ có một chiếc sạp gỗ để nằm. Đại úy Kiều Duy Cường cho biết đây vốn là nơi ngủ nghỉ của các tổ công tác trên đường tuần tra biên giới. Mấy hôm trước không có điện, bộ đội phải dùng đèn pin chiếu sáng. Chiều qua, các chiến sĩ đã mang dây kéo nhờ điện từ trong thôn về lán vì xác định "sẽ ăn ngủ dài dài ở đây".

Chiều đông, đại úy Cường nhóm một đống lửa để anh em sưởi cho bớt rét. Chiến sĩ trẻ đùa : "Giá có con gà mà nướng" (trích báo Vnexpress ngày 6/2/2020).

boitinh2

Bộ đội biên phòng đốt lửa cho đỡ lạnh khi nhiệt độ khu vực biên giới. Hình : VnExpress

Có thể cũng khoảng ngày giờ ấy, ở cách biên giới Chi Ma gần hai ngàn cây số, các sĩ quan cao cấp của quân đội, những trung tướng, thiếu tướng, đại tá… là Tư lệnh, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng, Chính ủy, Vùng cảnh sát biển 3 và 4, Chỉ huy trưởng Biên phòng Trà Vinh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, cùng một lô một lốc sĩ quan khác là trưởng phòng thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển hoặc bộ đội biên phòng tỉnh đang xòe tay nhận hàng trăm tỷ đồng hối lộ từ một trùm buôn lậu xăng dầu.

Không biết khi đọc được trên báo chí thông tin ấy, chiến sĩ trẻ đang thèm được nướng một con gà giữa rừng đêm biên giới có muốn thay đổi đối tượng nướng của mình hay không.

Hay anh ấy sẽ chỉ ngồi thần ra một lúc, nghĩ về khoảng cách xa như từ địa ngục đến thiên đường giữa các sĩ quan chỉ huy thuộc loại cao cấp nhất trong quân đội với mình-một chiến sĩ quèn. Rồi tiếp tục tuyệt đối tuân lệnh của cấp trên, như kỷ luật cao nhất của người lính được rèn giũa nên thế.

Nếu cha mẹ, anh chị em, người thân, vợ con những người lính chạnh lòng trước thông tin tham nhũng, ăn hối lộ trên, họ có còn an lòng để động viên hoặc cam chịu hy sinh cho người thân của mình tiếp tục làm nhiệm vụ hay không ?

Hài hay hèn ?

Khi đối diện với án tù hơn mười năm hoặc chung thân, những tướng lĩnh vốn oai phong tột độ khi đối diện với binh lính của mình hầu hết đều bật khóc. Rồi như những đứa trẻ mẫu giáo hứa hẹn sau khi bị tước phiếu bé ngoan, họ viện lý do cha già, mẹ yếu, vợ ly hôn, con nhỏ dại hoặc đã lấy chồng xa, bản thân đã đóng góp nhiều cho quân đội giờ đang mang bệnh tật nhiều, lương thấp không đủ sống, nợ lãi vay, cực kỳ hối hận và tủi nhục… để xin pháp luật giảm hình phạt.

Nếu không bị phát hiện, họ có thấy tủi nhục không ?

Hài hay hèn ? Hay cả hai ? Hay đó mới đúng là phản ứng của một con người bình thường ?

"Một lũ bội tình" (từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn).

Trong đầu tôi cụm từ này đã nhảy ra đầu tiên khi đọc tin tức về vụ án này. Phải, những tướng tá ấy là một lũ bội tình. Họ phản bội tình cảm nguyên sơ chân thành của những người dân dù căm ghét bọn quan chức thối nát đến mấy vẫn yêu thương chú bộ đội. Họ phản bội sự ngưỡng mộ thơ ngây của những em bé tròn mắt nhìn chú bộ đội bồng súng ngẩng cao đầu diễu binh qua quảng trường. Phản bội sự cô đơn của người vợ trẻ một mình nuôi con để chồng xa nhà làm nhiệm vụ. Nỗi đau đáu mong con của người cha già, mẹ yếu khi con phải đồn trú nơi biên giới, hải đảo xa xôi, hiểm nguy và thiếu thốn đủ điều. Họ phản bội một cách tàn nhẫn xương máu của chính cha anh họ, của những người lính trẻ dưới quyền mà trong mắt các chú lính ấy, họ là hình tượng oai phong nhất, can đảm nhất. Trong cương vị những tướng tá đạo cao nhất của quân đội, họ đã bao nhiêu lần răn dạy, rao giảng các chú lính mới về trách nhiệm Tổ quốc giao phó, về niềm tự hào "bộ đội cụ Hồ", "đi dân nhớ, ở dân thương", về danh dự người lính, về sứ mệnh bảo vệ đất nước, về sự hy sinh thầm lặng khi ngày đêm canh giữ bình yên cho nhân dân…

Kinh khủng và tàn nhẫn nhất là vụ ăn chia tiền trang bị vũ khí, khí tài cho lực lượng Cảnh sát biển làm nhiệm vụ.

Ăn xương máu binh lính

Theo cáo trạng tại phiên tòa xử những tướng tá này, chính người đứng đầu, thủ lĩnh của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam là cựu Tư lệnh Nguyễn Văn Sơn đã bàn bạc với những người khác, gồm Chính ủy, Phó Chính ủy, Tham mưu trưởng, Phó Tư lệnh… nghĩa là gần như toàn bộ bộ sậu lãnh đạo, để buộc cấp dưới phải rút 50 tỷ đồng trong tổng cộng 150 tỷ vừa được duyệt cấp mua sắm vật tư, trang thiết bị cung cấp cho các đơn vị. Hơn 33%.

Cấp dưới của tướng Sơn phải tính toán nát óc để có tiền đem về cúng các sếp sòng. Họ bắt tay với các doanh nghiệp cung cấp để nâng giá, hoặc trích lại lợi nhuận để được bảo đảm trúng thầu.

"Tính chất đặc thù của nhiệm vụ Cảnh sát biển là thường xuyên và trực tiếp phải đối mặt với những diễn biến phức tạp trên mặt trận đấu tranh chống các hoạt động xâm phạm chủ quyền, tội phạm, vi phạm trên biển, trước những đối tượng khôn ngoan, liều lĩnh, TRONG ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG SÓNG GIÓ NGUY HIỂM, THỜI TIẾT KHẮC NGHIỆT…" (trích trang web chính thức của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam).

50 tỷ đấm vào họng các tướng lĩnh lãnh đạo lực lượng Cảnh sát biển là gì ? Đó chính là những chiếc tàu tuần tiễu, tàu tìm kiếm cứu nạn xa bờ, vũ khí chiến đấu để bảo vệ an ninh quốc gia trên biển, những trang bị liên quan đến thông tin, trinh sát, chỉ thị mục tiêu, sử dụng trong kỹ thuật tác chiến… bị thay thế bằng trang thiết bị kém chất lượng, thậm chí thiếu thốn, bị tém bớt số lượng.

Nói cách khác, 50 tỷ tham nhũng lần này của họ được đổi bằng xương máu của các chiến sĩ, sĩ quan đồng đội cấp dưới đổ ra trong cuộc chiến trên biển, với các đối tượng khôn ngoan, liều lĩnh, trong điều kiện môi trường sóng gió nguy hiểm, thời tiết khắc nghiệt !

Đau đớn thay ! Được mệnh danh là thanh kiếm của chế độ, là lá chắn bảo vệ an ninh của quốc gia, nhưng thanh kiếm đó đã quay mũi vào đồng đội, còn lá chắn thì trở thành luật chung chi nhục nhã nhằm khép miệng những kẻ không theo đàn.

Phẫn nộ, nhờm tởm, đáng khinh biết nhường nào ! Có sự phản bội nào trơ tráo, nhầy nhụa và độc ác hơn thế nữa không ?

Ai đã bắt những con người trở thành thánh sống ?

Thế nhưng, một thực tế trần trụi là nếu không tham nhũng, họ sống ra sao ?

Theo bảng lương chính thức, lương của cấp bậc trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam là 13,7 triệu đồng/tháng. Thiếu tướng : 12,8 triệu đồng/tháng. Họ có thể thêm được một ít nữa từ phụ cấp chức vụ, thâm niên, điều kiện công tác…

Nhưng ở thành thị, mức lương này chỉ đủ cho MỘT người sống tạm gọi là không phải vay mượn, với điều kiện đã có sẵn nhà cửa. Nếu phải tạo lập từ đầu và nuôi dưỡng cha mẹ, con cái, họ phải nhịn ăn hoàn toàn trong vài chục năm mới có thể mua được một căn hộ chung cư.

Lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam yêu cầu đảng viên phải trong sạch, bản lĩnh, không tham nhũng. Nhưng đảng viên lấy tiền đâu để ăn, để nuôi dưỡng gia đình một cách trong sạch, từ đó hình thành bản lĩnh cương quyết không tham nhũng… thì lãnh đạo không nói.

Cương quyết không nói !

Vậy nên để cho công bằng, trong phiên tòa xử các tướng lĩnh Cảnh sát biển, cần xử trước và xử nghiêm những kẻ nào đã đẻ ra cơ chế quái thai và khốn nạn đang tồn tại. Cái con quái vật miệng hò hét bắt những con người bằng xương bằng thịt phải trở thành thánh sống nhưng hai tay thì tạo ra muôn vàn cạm bẫy để xô họ lọt xuống bùn đen, nhơ nhuốc, nhục nhã cả một đời.

Những tướng lĩnh quân đội, những mái đầu bạc đang gục xuống tìm đủ lý do để xin giảm án là thủ phạm-đã rõ. Nhưng ở mặt khác, họ đồng thời cũng là nạn nhân, những nạn nhân đáng thương, thất thểu như con gà bị vặt sạch lông, chỉ còn biết khóc vì nhục nhã và oán hận. Và hơn hết, vì những lời không thể nói ra.

Còn thủ phạm đầu sỏ, con qủy dữ đội lốt chính là những kẻ đẻ ra cơ chế đó và nuôi dưỡng nó sống khỏe mạnh. Ngày nào nó còn, ngày đó vẫn sẽ còn những thế hệ tướng lĩnh đem tuổi xuân cống hiến cả đời để đến khi bạc đầu bị tống ra trước vành móng ngựa.

Thậm chí, ra pháp trường.

Nguyễn Văn

Nguồn : RFA, 14/02/2023

Tham khảo :

https://tuoitre.vn/mua-gio-ret-buot-bo-doi-cang-leu-da-chien-truc-chien-corona-20200209080037758.htm

https://vnexpress.net/bo-doi-an-lan-ngu-rung-ngan-dan-xuat-canh-trai-phep-4050872.html

https://www.youtube.com/watch?v=Vdjt4yFyfJI

https://zingnews.vn/cuu-thieu-tuong-le-van-minh-xin-loi-luc-luong-canh-sat-bien-post1389125.html

https://zingnews.vn/cuu-thieu-tuong-le-van-minh-xin-loi-luc-luong-canh-sat-bien-post1389125.html

https://baotintuc.vn/bien-dao-viet-nam/hien-dai-hoa-cac-trang-thiet-bi-cua-canh-sat-bien-20160427223129544.htm

https://quochoitv.vn/tang-cuong-trang-thiet-bi-hien-dai-cho-luc-luong-canh-sat-bien

Additional Info

  • Author Nguyễn Văn
Published in Diễn đàn

Tham nhũng và Nga, "thù trong giặc ngoài" của Ukraine

Minh Anh, RFI, 26/01/2023

Ngay giữa cuộc chiến chống quân Nga xâm lược, và ngay trong lúc đang vận động phương Tây hỗ trợ các loại vũ khí hạng nặng, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đối mặt với vụ tai tiếng tham nhũng làm lung lay thượng tầng lãnh đạo. Nhiều quan chức cao cấp có liên quan, trong đó có thứ trưởng quốc phòng, đã phải từ chức hay bị bãi nhiệm.

thutrong1

Nhân viên cơ quan chống tham nhũng NABU của Ukraine và số tiền tham nhũng tịch thu được ngày 23/01/2023. AFP

Tai tiếng xảy ra vào lúc quân đội Ukraine đang gặp khó khăn trên chiến trường phía Đông, thừa nhận thất bại ở mặt trận Soledar và có nguy cơ mất cả vùng Bakhmut. Trong bối cảnh này, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngay từ tối thứ Hai 23/01 đã phải tìm cách "dập lửa" khi thông báo cải tổ nội các, thay đổi nhiều lãnh đạo vùng. Nhà chính trị học Oleksij Holobutskyi, trả lời đài RFI từ Kiev, trước hết nhận định :

"Các thống đốc bị sa thải được coi là cực kỳ kém hiệu quả, đặc biệt là ở các khu vực gần tiền tuyến. Chúng ta đang bước vào một năm có lẽ sẽ là năm khó khăn nhất, khó khăn hơn trong mọi trường hợp so với năm 2022 (…). Trong khi ngày nay, các chính trị gia, công chức và người dân bắt đầu nhận ra rằng chiến tranh sẽ còn kéo dài, ít nhất là một năm, và các biện pháp phải được thực hiện để đảm bảo cuộc sống tiếp tục diễn ra bình thường nhất có thể. Chiến tranh, ngoài những mất mát, tàn phá mà nó mang lại, còn là cơ hội để giải quyết một số việc nhanh chóng, hiệu quả hơn và để làm được điều đó, nhất định phải có thay đổi nhân sự".

Tham nhũng : Căn bệnh trầm kha ở Ukraine

Thế nhưng, giới quan sát từ nhiều năm qua luôn cảnh báo về nạn tham nhũng ở Ukraine, một vấn nạn trầm kha ngay từ ngày đất nước giành độc lập năm 1991. Đây cũng chính là rào cản lớn cho việc Ukraine gia nhập Liên Hiệp Châu Âu và Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương – NATO. Trong quá trình vận động tranh cử tổng thống năm 2019, Volodymyr Zelensky, khi đó còn là một diễn viên hài, đã chủ trương đàm phán với Nga và chống tham nhũng là những ưu tiên.

Trước khi chiến tranh nổ ra, Ukraine đứng hàng thứ ba trong số các quốc gia tham nhũng nhất tại Châu Âu, chỉ sau Nga và quốc gia đầu bảng là Azerbaijan. Trên bình diện quốc tế, Ukraine đứng hạng thứ 122/180 theo như đánh giá của tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International) năm 2021.

Cũng trong năm 2021, Thẩm kế viện Liên Hiệp Châu Âu (CCE) – cơ quan được cho là "người gác cổng tài chính của EU" – trong một báo cáo có tiêu đề "Giảm thiểu đại nạn tham nhũng ở Ukraine" lấy làm tiếc rằng hành động của Liên Âu hỗ trợ các chương trình cải cách tại Ukraine là vô hiệu quả về mặt chống tham nhũng.

Định chế giám sát tài chính này cho biết hàng chục tỷ euro tài trợ đã bị "bốc hơi" mỗi năm vì nạn tham nhũng, những dòng vốn bất chính và nạn rửa tiền. Tình trạng này đã cản trở sự cạnh tranh, phát triển và làm tổn hại đến tiến trình dân chủ hóa Ukraine, theo như ghi nhận của CCE.

Với gần 45 triệu dân và một diện tích rộng hơn 603 ngàn km², Ukraine chiếm những vị trí hàng đầu thế giới về sản xuất nông nghiệp (hướng dương, lúa mì, ngô, khoai tây…) và nắm giữ đến 5% nguồn tài nguyên khoáng sản của hành tinh chúng ta. Nhưng có một nghịch lý là mức thu nhập bình quân đầu người ở Ukraine vẫn còn rất thấp, chỉ nhỉnh hơn của Algeria, Tunisia hay Philippines, nhưng thua xa nhiều nước lân cận, trong khu vực như Nga hay Thổ Nhĩ Kỳ.

Gần 70% những người về hưu Ukraine chỉ nhận được một khoản trợ cấp chưa tới 116 euro mỗi tháng. Phủ Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc còn lưu ý thêm rằng, do sắc lệnh từ chính phủ Ukraine, kể từ tháng 12/2014, khoảng 560 ngàn người về hưu sinh sống ở những nước cộng hòa ly khai thân Nga ở Donbass không còn được cấp lương hưu, và rơi vào tình trạng khốn khổ.

Ukraine : Miếng mồi ngon cho các nhà tài phiệt

Ana Pouvreau, chuyên gia về Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, trường đại học Paris IV – Sorbonne, trên trang mạng tạp chí Conflit của Pháp hồi tháng 6/2022 từng nhận xét, giống như Nga và nhiều nước Cộng hòa Liên Xô cũ khác, Ukraine đã biến thành "miếng mồi ngon" cho một số ít cá nhân săn lùng từ đầu những năm 1990. Những người này độc chiếm một cách gian lận các loại nguyên liệu thô và nhiều ngành công nghiệp trong khuôn khổ quá trình tư hữu hóa tài sản nhà nước.

Vào năm 2012, nhà tội phạm học người Pháp Alain Bauer, trước hiện tượng một nhóm người thân cận với bộ máy quyền lực ở Nga chiếm đoạt tài sản nhà nước, từng phân tích rằng "Những ông trùm mới này giờ được biết đến dưới tên gọi những nhà tài phiệt". Quan sát này cũng tương tự đối với Ukraine.

Ông John Lough, nhà nghiên cứu thuộc Chương trình Nga và Á-Âu (Russia and Eurasia Programme), Chatham House, cách nay 5 năm đã mô tả hiện tượng tham nhũng tại Ukraine hoành hành như sau.

"Ukraine có một vấn đề mà người ta có thể thấy ở nhiều nước trên thế giới, đó là một trật tự xã hội có tiếp cận hạn chế (với quyền lực chính trị và các cơ hội kinh tế). Một số đông người trong giới tinh hoa quyền lực chi tiền trong một số trường hợp để bảo vệ các lợi ích của họ, hay để bảo đảm rằng có ai đó ở Nghị Viện che chở cho các lợi ích của mình.

Đây là một vòng lẩn quẩn, vì điều đó có nghĩa là chính phủ vận hành kém hiệu quả. Thật khó mà thu hút đầu tư vào đất nước không có luật pháp và người dân thì thất vọng vì đôi khi gặp khó khăn trong các dịch vụ hành chính công như thi lấy bằng lái xe, hoặc xin hộ chiếu, hoặc những việc tương tự. Xã hội đã quen với việc trả tiền đút lót cho một số dịch vụ này và hệ thống không vận hành vì lợi ích của công dân".

Zelensky "dọn nhà" để nhận chi viện phương Tây

Đó có lẽ còn là tàn dư của thời Xô Viết. Nhà báo Sophie Lambroschini trong một bài viết về hệ thống tài phiệt ở Ukraine từng nhận địnhv : "Sự ổn định của chế độ chính trị Ukraine được dựa trên một sự cân bằng tạm bợ : Mối tương quan lực lượng giữa vài phe chính trị - kinh tế có thế lực, được sản sinh ra từ sự yếu kém của Nhà nước non trẻ Ukraine sau khi Liên Xô tan rã năm 1991".

Từ khi độc lập, các nhà lãnh đạo Ukraine cũng chính là các nhà tài phiệt, như trường hợp cựu tổng thống Petro Porochenko, đứng đầu một đế chế thương mại mà trị giá tài sản ước tính lên đến 1,7 tỷ đô la. Có liên quan đến nhiều vụ tai tiếng tài chính, Porochenko bị buộc tội phản quốc, vì vẫn duy trì các mối quan hệ thương mại với phe ly khai thân Nga ở vùng Donbass giai đoạn 2014-2015. Tuy vẫn được tự do, ông bị cấm rời lãnh thổ Ukraine.

Nhật báo điều tra Kyiv Post, mà từ năm 1995 thường xuyên đối mặt với những lời đe dọa, trước cuộc chiến năm 2022 đã đăng một loạt bài điều tra về vai trò độc hại của giới tài phiệt Ukraine với nền kinh tế đất nước. Tổng thống Zelensky và đảng "Người đầy tớ của Nhân dân" của ông cũng không là một ngoại lệ.

Tên của nguyên thủ Ukraine đã được nêu trong vụ tai tiếng Pandora Papers, một cuộc điều tra do Hiệp hội các Nhà báo Điều tra Quốc tế (CIJI) tiến hành về nạn gian lận và trốn thuế trên toàn cầu. Giống như Petro Porochenko, đối thủ tranh cử tổng thống năm 2019, ông Zelensky dường như cũng cất giấu khối tài sản to lớn của mình tại nhiều thiên đường thuế, trước khi chuyển cổ phần của ông cho vị cố vấn Serhiy Shefir.

Giờ đây trong bối cảnh chiến tranh chưa biết hồi nào kết thúc, Ukraine hơn bao giờ hết rất cần đến nguồn viện trợ tài chính và quân sự để đánh đuổi quân Nga xâm lược. Trước những chỉ trích cho rằng nỗ lực cải cách hệ thống tư pháp và chống tham nhũng được tiến hành từ năm 2014 là quá chậm chạp, kém hiệu quả, tổng thống Ukraine giờ buộc phải nhanh chóng cải tổ nội các, một hình thức đưa ra các cam kết với phương Tây để đổi lấy hàng tỷ đô la viện trợ, theo như phân tích của nhà chính trị học Oleksij Holobutskyi với đài RFI :

"Tất cả các lãnh đạo phương Tây đến gặp Zelensky đều khuyên ông hoặc thậm chí yêu cầu ông phải chống tham nhũng. Năm tới, sẽ có cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ. Còn ở Đức, tình hình chính trị cũng không mấy dễ dàng. Việc ông Olaf Scholz băn khoăn về vấn đề cung cấp xe tăng không phải là vô cớ, bởi vì ở Đức cũng như ở Mỹ, không phải ai cũng ủng hộ việc chuyển giao thiết bị hạng nặng cho Ukraine.

Ở Mỹ, Ukraine thậm chí còn là chủ đề gây tranh cãi giữa các đảng. Nếu ông Biden quyết định ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ, ngoài những thắng lợi trong cuộc chiến, tổng thống Mỹ cũng sẽ phải có được những tiến bộ trong cuộc chiến chống tham nhũng ở Ukraine, bởi vì chủ đề này thường xuyên được đảng Cộng Hòa nêu ra.

Joe Biden không muốn bị quy trách nhiệm là đã chi những khoản tiền lớn trong khi tham nhũng, trộm cắp, tình trạng kém hiệu quả và thiếu năng lực tiếp tục lan tràn. Kiev phải chứng tỏ là họ đang cố gắng chống lại điều này và đang nỗ lực thay đổi tình hình".

Minh Anh

************************

Ukraine : Zelensky gạt bỏ các quan chức tham nhũng để lấy lại uy tín

Thanh Phương, RFI, 25/01/2023

Lần đầu tiên kể từ khi nổ ra chiến tranh, các vụ tai tiếng tham nhũng liên quan đến nhiều quan chức cấp cao Ukraine đã làm suy yếu vị thế của tổng thống Volodymyr Zelensky, buộc ông phải tiến hành một cuộc thanh trừng để làm trong sạch bộ máy cầm quyền vào lúc mà Kiev đang hối thúc các nước phương Tây gia tăng viện trợ quân sự để chống quân xâm lược Nga. 

thutrong2

Thứ trưởng quốc phòng Ukraine Vlacheslav Shapovalov tại Kiev (Ukraine). Đậy là một nhận vật quan trọng bị cách chức ngày 24/01/2023 vì tình nghi tham nhũng. AP

Từ Chủ nhật 22/01 cho đến hôm qua, 24/01/2023, một loạt quan chức cao cấp có dính líu đến vụ tham nhũng đã bị cách chức hoặc buộc phải từ chức, bao gồm 5 thống đốc vùng, 4 thứ trưởng và hai lãnh đạo một cơ quan chính phủ, cùng với phó chánh văn phòng tổng thống và phó chưởng lý.

Điều đáng nói là, trong số các vụ tai tiếng tham nhũng, có một vụ liên quan đến quân đội. Cụ thể, bộ quốc phòng Ukraine bị tố là đã ký một hợp đồng trị giá 330 triệu euro mua lương thực cho binh lính với giá cao hơn gấp từ 2 đến 3 lần so với giá thị trường. Cho nên hôm qua, thứ trưởng quốc phòng đặc trách hậu cần cho quân đội, ông Viatcheslav Shapovalov, đã bị cách chức. 

Những quan chức khác bị mất ghế hôm qua thì không có dính líu đến vụ này nhưng có những sai phạm khác. Ví dụ như phó chánh văn phòng tổng thống Kyrylo Tymoshenko tháng 10 năm ngoái bị cáo buộc đã sử dụng một chiếc xe vượt mọi địa hình mà tập đoàn Mỹ General Motors tặng cho Ukraine. Sau khi vụ này bị phanh phui, ông Tymoshenko cho biết đã giao lại chiếc xe này cho quân đội để phục vụ cho chiến trường. Tymoshenko là một trong những cộng sự viên thân cận nhất vẫn sát cánh với Zelensky kể từ khi ông đắc cử tổng thống năm 2019. Nhưng để thể hiện quyết tâm làm trong sạch bộ máy cầm quyền, ông Zelensky buộc phải chia tay nhân vật này. 

Phó chưởng lý Oleksiï Simonenko thì bị cáo buộc gần đây đã đi nghỉ ở Tây Ban Nha, trong khi trên nguyên tắc tại Ukraine hiện nay, đàn ông trong độ tuổi có thể chiến đấu bị cấm ra nước ngoài, trừ những chuyến đi liên quan đến nghề nghiệp.

Trước các vụ cách chức hôm qua, một số quan chức cấp cao khác cũng đã bị mất ghế do tham nhũng, ví dụ như thống đốc vùng Dnipropetrovsk (miền trung Ukraine), ông Valentin Reznichenko, vào tháng 11 năm ngoái bị báo chí tố là giành các hợp đồng tu sửa đường xá trị giá hàng chục triệu euro cho một công ty của cô bồ.

Tối qua, tổng thống Zelensky đã tuyên bố việc cách chức các quan chức cao cấp nói trên là “cần thiết” để bảo đảm “một Nhà nước mạnh”. Ông còn khẳng định là chiến dịch chống tham nhũng này sẽ đưa Ukraine đến gần các định chế Châu Âu và cũng góp phần bảo vệ Ukraine. 

Thật ra thì tham nhũng là chuyện không có gì mới lạ ở Ukraine, vì trong bảng xếp hạng 2021 của tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International), nước này vẫn đứng thứ 122 trên tổng số 180 quốc gia về mức độ trong sạch. 

Theo thẩm định của Trung tâm Chiến lược Kinh tế của Ukraine, tổng viện trợ của phương Tây cho Ukraine (gồm cả tài chính, quân sự, …) trong năm 2023 có thể lên đến 100 tỷ đôla, trong đó hơn 40 tỷ là dành riêng cho quân đội. Viện trợ quốc tế càng dồi dào thì nguy cơ tham nhũng càng cao.

Tổng thống Zelensky buộc phải chứng tỏ quyết tâm diệt trừ tệ nạn này không chỉ để lấy lại uy tín của ông đối với dân Ukraine, mà còn phục hồi sự tin cậy của phương Tây vào Ukraine, vào lúc Kiev đang cần được các nước đồng minh cung cấp xe tăng hạng nặng để chống quân Nga. Khi sang thăm Hoa Kỳ ngày 22/12 năm ngoái, ông Zelensky đã từng long trọng cam kết : “Tiền của quý vị không phải là tiền bố thí. Chúng tôi sẽ quản lý tiền này một cách có trách nhiệm”.

Cuộc thanh lọc hàng ngũ lãnh đạo càng cần thiết bởi vì Liên Hiệp Châu Âu vẫn xem chống tham nhũng là một trong những cải tổ chủ chốt để Ukraine có thể được làm ứng viên gia nhập khối này.

Thanh Phương

Additional Info

  • Author Minh Anh, Thanh Phương
Published in Quốc tế

Tham nhũng như một quốc nạn, liệu có thể chấm dứt ?

Quang Minh, Thoibao.de, 18/01/2023

Theo số liệu do tổ chức Minh bạch Thế giới (Transparency International), kết quả chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam được đánh giá là có cải thiện. Theo đó, chỉ số nhận thức tham nhũng năm 2021 của Việt Nam được đánh giá đạt 39/100 điểm, đứng thứ 87 trong số 180 quốc gia, vùng lãnh thổ (tăng 3 điểm, 17 bậc so với năm 2020).

vn1

Chỉ số nhận thức tham nhũng theo từng năm của Việt Nam trên trang web của Tổ chức Minh bạch thế giới

Trong bài viết trên tạp chí "Diễn đàn Đông Nam Á" vào ngày 23/2/2022, Tiến sĩ Nguyễn Hải Hồng, nghiên cứu viên danh dự tại Trung tâm Tương lai Chính sách, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Queensland, Úc, nhận định : "Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã nêu ra bốn yếu tố để đánh giá mức độ tham nhũng của các quốc gia bao gồm : Cơ chế kiểm tra và cân bằng quyền lực, xã hội dân sự độc lập, pháp quyền mạnh mẽ và báo chí tự do". Tuy nhiên, "Đảng cộng sản Việt Nam đã không tin tưởng để cho báo chí được tự do tố cáo tham nhũng và không muốn áp dụng bốn tiêu chuẩn chống tham nhũng hiệu quả của Tổ chức Minh bạch Quốc tế".

Báo dangcongsan.vn hôm 30/6/2022, cho biết : "Trong 10 năm qua, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2.700 tổ chức Đảng, gần 168.000 đảng viên, trong đó có hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng. Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý, trong đó có 33 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang".

"Những con số này tiếp tục tăng – Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng đã khởi tố và điều tra 390 vụ án tham nhũng liên quan đến 1.011 người vào năm 2021, trong đó có một Bí thư Tỉnh ủy, một Thứ trưởng Bộ Y tế và 10 tướng cấp cao trong Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam". Ông Nguyễn Hải Hồng cho biết thêm trong bài bình luận của mình.

Tháng 11/2018, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Chính phủ Việt Nam cũng đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra và tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống tham nhũng như : Đề cao tính liêm chính, thực hiện hiệu quả công tác kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức…

Chiến dịch đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng, ngoài mặt dường như là một chính sách không khoan nhượng đối với bất kỳ hành vi tham nhũng nào, nhưng thực tế không đạt được hiệu quả như người dân mong đợi. Ngày càng có nhiều vụ án tham nhũng ngàn tỷ được phanh phui, nổi bật mới đây là 2 đại án chuyến bay giải cứu và kit test Việt Á, làm chấn động dư luận, vì mức độ nghiệm trọng và liên đới đến vô số quan chức, đảng viên cộm cán.

Báo chí tự do là một trong những yếu tố quan trọng tham gia vào việc thúc đẩy sự minh bạch, phát hiện và điều tra tham nhũng. Như trong một bài viết vào ngày 8/11/2022, tờ baochinhphu.vn khằng định : "Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về chống tham nhũng, tiêu cực có nhiều đổi mới, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, các cơ quan truyền thông, báo chí, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng được khẳng định và phát huy".

vn2

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trình bày Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022

Mặc dù luôn nêu chủ trương thúc đẩy vai trò của báo chí, nhưng thực tế cho thấy, cả báo chí nhà nước và tư nhân vẫn chịu sự kiểm soát của Đảng cộng sản Việt Nam và không thể thoát khỏi vòng kim cô "kiểm duyệt".

Tham nhũng đã trở thành một thứ virus lan truyền khắp vùng miền và trong mọi lĩnh vực ở Việt Nam. Càng khám phá nhiều vụ án thì chỉ càng cho thấy đó mới là một phần nhỏ của cây kim trong bọc. Vì vậy, vẫn luôn luôn tồn tại nhiều câu hỏi trong xã hội : Liệu còn bao nhiêu vụ án lớn chưa được phanh phui, và liệu rằng quyết tâm phòng chống tiêu cực của Đảng cộng sản Việt Nam đã phát huy được hết tác dụng, hay chỉ là những cuộc thanh trừng nội bộ được che đậy kỹ lưỡng ?

Quang Minh (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 18/01/2023

****************************

Việt Nam : Bất ổn nhân sự lãnh đạo tác hại đến môi trường đầu tư ?

Thanh Phương, RFI, 18/01/2023

Tiếp theo sau vụ từ chức của hai phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam, chính trường Việt Nam trong những ngày đầu năm 2023 lại bị rúng động bởi một sự kiện chưa từng có tiền lệ : chủ tịch nước, nhân vật đứng hàng thứ hai trong ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam, buộc phải "xin thôi" các chức vụ, thậm chí xin "nghỉ công tác và nghỉ hưu", rút hoàn toàn khỏi sân khấu chính trị. 

vn3

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cùng thủ tướng Phạm Minh chính và chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ tới một phiên họp Quốc hội ngày 20/10/2022. AFP - Nhac Nguyen

Sau ông Nguyễn Xuân Phúc, câu hỏi mà nhiều người đang đặt ra : nhân vật nào sẽ nằm trong danh sách kế tiếp ? Nói cách khác, cùng với đà tăng tốc của chiến dịch "chống tham nhũng" do tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động, tình hình chính trị Việt Nam chắc là sẽ còn gặp nhiều xáo trộn, khi mà ngay cả chủ tịch nước mà cũng không giữ được chiếc ghế của mình. 

Nhưng liệu có nguy cơ là bất ổn về nhân sự lãnh đạo tối cao sẽ gây tổn hại cho hình ảnh của Việt Nam dưới con mắt của các nhà đầu tư quốc tế hay không ? 

Trong năm 2022, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã đạt đến 8%, mức tăng cao nhất ở vùng Đông Nam Á, một phần chính là nhờ Việt Nam cho tới nay được đánh giá ổn định hơn một số nước láng giềng như Thái Lan, Miến Điện hay Malaysia, nên thu hút được nhiều đầu tư. 

Nhưng trong một bài viết đăng trên trang Nikkei Asia ngày 17/01/2023, nhà phân tích người Mỹ Zachary Abuza cho rằng những thay đổi chưa từng có trong bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước của Việt Nam khiến các nhà đầu tư ngoại quốc phân vân, không biết sự ổn định chính trị đó có sẽ được duy trì lâu dài không. 

Theo đánh giá của Abuza, ông Nguyễn Xuân Phúc, từng là thủ tướng vào thời kỳ mà kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng, được xem là một lãnh đạo vững chắc hơn là người kế nhiệm Phạm Minh Chính, bị xem là thiếu kinh nghiệm.

Hai phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam cũng được xem là những nhà quản trị đầy năng lực, đã đóng vai trò then chốt trong công cuộc phòng chống đại dịch Covid/19 ở Việt Nam, được coi là một trong những quốc gia chống Covid tốt nhất thế giới. 

Phần lớn chính nhờ thành công chống đại dịch mà kinh tế Việt Nam đã phục hồi nhanh chóng và tăng trưởng năm 2022 đạt mức cao như thế. 

Nhưng cả hai phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam rốt cuộc bị xem là chịu trách nhiệm về hai vụ tai tiếng tham nhũng có liên quan đến Covid là vụ Việt Á và vụ "chuyến bay giải cứu", tuy rằng bản thân hai ông không dính líu vào những vụ này.

Nhà phân tích Abuza nhấn mạnh, những nhân vật như Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam và những người trước đó cũng bị mất chức là những nhà kỷ trị thực dụng, đã góp phần giúp bảo đảm môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho Việt Nam. 

Trong số các ứng viên có triển vọng nhất cho chức chủ tịch nước, có đương kim bộ trưởng Công an Tô Lâm. Nếu ông Tô Lâm được lên thay thế ông Nguyễn Xuân Phúc, như vậy là trong "tứ trụ" sẽ có hai nhân vật xuất thân từ bộ máy an ninh. Thế lực của công an trong guồng máy lãnh đạo đảng và nhà nước của Việt Nam sẽ tăng thêm.

Trả lời hãng tin Bloomberg hôm qua, chuyên gia Bill Hayton, Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh (Chatham House), nhận định như vậy là bộ Công an sẽ giành lấy quyền kiểm soát đảng từ những nhân vật vẫn chủ trương là tốt hơn nên để cho chính phủ thi hành chính sách. Ông ghi nhận : "Các nhân vật chủ trương tự do hóa, các bộ trưởng có năng lực, hoặc như quý vị gọi, các "ngôi sao", đều đã bị tống ra ngoài".

Nhà phân tích Abuza cũng có nhận định tương tự. Theo ông, chiến dịch chống tham nhũng đang gây bối rối cho các nhà đầu tư ngoại quốc, vì những nạn nhân hàng đầu của chiến dịch này lại là các nhà quản trị có năng lực. Do hiện nay đang có cạnh tranh gay gắt giữa các nước Châu Á để thu hút những nhà đầu tư đang tìm một nơi thay thế cho Trung Quốc, Việt Nam có thể sẽ bị mất lợi thế nếu bộ máy cầm quyền không còn được xem là ổn định và có năng lực.

Đó là chưa kể, sau Tết Nguyên Đán, không loại trừ khả năng sẽ có thêm nhiều người bị bắt giữ hoặc bị điều tra vì tham nhũng, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản. Đấu đá nội bộ sẽ ngày càng gay gắt vì các phe sẽ tranh nhau chức vụ lãnh đạo tối cao thay thế ông Nguyễn Phú Trọng, trên nguyên tắc sẽ rời chiếc ghế tổng bí thư khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2026.

Thanh Phương

***************************

Tây Ninh "Bắc tiến", Hải Phòng "thất thủ" và "ma lực" Trần Lưu Quang

Lưu Ly, Thoibao.de, 18/01/2023

Ông Trần Lưu Quang là ai mà tiến thân rất nhanh, không những ông Quang tiến nhanh mà trên con đường ông đi qua luôn có đồng hương Tây Ninh chuyển đến hoặc thế chỗ. Đấy là câu hỏi không dễ gì có câu trả lời trong ngày một ngày hai.

vn4

Ông Trần Lưu Quang được phân nhận nhiệm vụ do ông Phạm Bình Minh để lại

Ngày 16/1, ông Phạm Minh Chính phân công phân nhiệm cho Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang là đảm nhiệm các chức vụ do ông Phạm Bình Minh để lại, và chịu trách nhiệm theo dõi và chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc. Ngoài ra ông Trần Lưu Quang cũng đảm nhiệm phần trách nhiệm thay cho ông Lê Văn Thành mà trước đây ông Phạm Bình Minh đã gánh.

Như vậy thì đã rõ, ông Trần Lưu Quang đang ngồi vào ghế Phó Thủ tướng Thường trực của ông Phạm Bình Minh để lại. Việc ông Trần Lưu Quang được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị chỉ là vấn đề thời gian. Ông Trần Lưu Quang đã tiến thân theo một lộ trình sắp đặt sẵn mà không hề có thành tích đáng chú ý nào trong quá trình công tác. Một Nguyễn Tấn Dũng thứ hai đang hiện dần.

Ngày 27/2/2019, bất ngờ Bộ Chính trị quyết định điều động, bổ nhiệm ông Trần Lưu Quang lúc đó đang là Bí thư tỉnh Tây Ninh về Thành phố Hồ Chí Minh giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, thay ông Tất Thành Cang. Lúc này dư luận mới biết đến ông Trần Lưu Quang, chứ trước đây ông Quang rất mờ nhạt.

Khi ông Trần Lưu Quang đang là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thì một người Tây Ninh khác cũng đến nắm chức lãnh đạo cao nhất thành phố này, đó là ông Nguyễn Văn Nên.

Ngồi ghế Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 2 năm 66 ngày, chưa được nửa nhiệm kỳ và cũng chẳng tạo được thành tích gì, thì ngày 4/5/2021, Bộ Chính trị lại phân công ông Trần Lưu Quang giữ chức Bí thư Thành ủy Hải Phòng thay cho ông Lê Văn Thành được bầu giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.

Ngồi ghế Bí thư Thành ủy Hải Phòng chỉ có 1 năm 248 ngày, cũng chưa lập được thành tích gì, thì ngày 5/1/2023, ông Trần Lưu Quang được Bộ Chính trị phân công làm Phó Thủ tướng. Điều đáng nói là, khi ông Trần Lưu Quang ra Hà Nội, ông kịp đưa một đồng hương Tây Ninh khác thế vào vị trí cũ của ông, đó là một ông quê quán ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.

Điều làm nhiều người thắc mắc là, chỉ trong vòng 1 năm 248 ngày, làm sao ông Trần Lưu Quang đè được ông Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, dân gốc Hải Phòng, không ngoi lên được ? Được biết, ông Đỗ Mạnh Hiến là cấp phó thời ông Lê Văn Thành làm Bí thư Thành ủy. Phải có thế lực ngầm nào đó khống chế, nắm thóp thế lực tại Hải Phòng thì thế lực Tây Ninh mới Bắc tiến thành công như vậy. Có thể nói, từ khi Trần Lưu Quang ra Hải Phòng thì thế lực Hải Phòng đã thất thủ từ đó, và bị đè không "ngoi lên được".

vn5

Ông Lê Tiến Châu – người gốc Tây Ninh được phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Hầu hết những người miền Nam Bắc tiến đều là dạng cơ cấu lên cao. Bà cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã từng Bắc tiến làm Bí thư Hải Dương từ năm 2002 đến 2006, sau đó leo vào Tứ Trụ với chức Chủ tịch Quốc hội, chức cao nhất dành cho một phụ nữ trong chế độ Cộng sản cho đến nay.

Ông Trần Lưu Quang đang là thế lực đang lên, nếu với đà này, khả năng ông Trần Lưu Quang chiếm ghế Thủ tướng của ông Phạm Minh Chính là điều hoàn toàn có thể. Chỉ cần được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị, thì ông Phạm Minh Chính cũng phải dè chừng.

Lê Tiến Châu là một ẩn số, là người miền Nam Bắc tiến, nắm ghế Bí thư một thành phố trực thuộc Trung ương, thì mối quan hệ ngầm của ông này không phải là đơn giản. Phải có áp lực nào đấy kiểm soát nhóm lãnh đạo địa phương tại Hải Phòng thì ông Châu mới có đất diễn. Và cũng có khả năng, đây chỉ là một nơi để ông Lê Tiến Châu "quá cảnh", để leo lên cao như ông Trần Lưu Quang đã làm.

Lưu Ly (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 18/01/2023

Additional Info

  • Author Quang Minh, Thanh Phương, Lưu Ly
Published in Diễn đàn

Lợi ích nhóm là gì mà án tham nhũng nào cũng nhắc đến ?

Mai Lan, VNTB, 31/12/2022

Cụm từ "lợi ích nhóm", thường mang ý nghĩa của việc các quan chức nhân danh quyền lực đảng để cấu kết nhau trong tham nhũng – bao gồm cả tham nhũng chính sách

anthamnhung01

Chống "lợi ích nhóm", tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật - Các đại biểu Quốc hội khoá XV bấm nút thông qua các dự án Luật, Nghị quyết.

Theo nguyên nghĩa, "lợi ích nhóm" là lợi ích của một nhóm người gắn kết với nhau, hỗ trợ, móc ngoặc với nhau, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau có lợi ích và bảo vệ lợi ích đó.

Xét về mục đích và tính chất, lợi ích nhóm có thể phân chia thành hai loại : lợi ích nhóm tích cực và lợi ích nhóm tiêu cực.

Lợi ích nhóm tích cực là lợi ích chính đáng, hợp pháp của một nhóm người. Trong xã hội tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp, nhóm người có đặc điểm, hoàn cảnh khác nhau, việc hình thành lợi ích nhóm tích cực là một nhu cầu khách quan, chính đáng, tự nhiên.

Lợi ích của các thành viên trong tổ chức công đoàn, phụ nữ, thanh niên, người khuyết tật… cũng là lợi ích nhóm tích cực. Như vậy, nói theo ngôn ngữ tuyên giáo đảng thì lợi ích nhóm tích cực là lợi ích chính đáng, hợp pháp, phù hợp, không mâu thuẫn với lợi ích của dân tộc quốc gia, hướng tới và hài hòa với lợi ích xã hội, lợi ích dân tộc và quốc gia.

Thế nhưng trên thực tế thì khi báo chí sử dụng cụm từ "lợi ích nhóm", thường mang ý nghĩa của việc các quan chức nhân danh quyền lực đảng để cấu kết nhau trong tham nhũng – bao gồm cả tham nhũng chính sách.

Báo chí nhà nước thường nói đến lợi ích cục bộ của ngành, địa phương, đơn vị. Thực chất đây cũng là một loại lợi ích tiêu cực. Phạm vi, quy mô của loại lợi ích này rất rộng, có thể là lợi ích cục bộ của một tổ, đội, phòng, ban cho đến lợi ích cục bộ của một phường, xã, huyện, tỉnh.

Loại lợi ích kể trên phục vụ cho một tập hợp người, địa phương, đơn vị. Về bản chất, là giành được nhiều lợi ích hơn cho địa phương, đơn vị mình, không tính đến lợi ích của toàn cục, của các địa phương, đơn vị khác. Trong thực tế, biểu hiện của loại lợi ích này là tranh thủ cấp trên "chạy dự án, công trình", như dân gian thường nói xã, phường "chạy" trên huyện, huyện "chạy" trên tỉnh, tỉnh "chạy" trên các Bộ, ngành ở Trung ương.

Mặc dù có xung đột với lợi ích toàn cục nhưng tác hại của lợi ích loại này chưa đến mức đối kháng, lũng đoạn, chi phối lợi ích toàn cục. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát, ngăn chặn lợi ích cục bộ thì dễ biến tướng, phát triển thành lợi ích nhóm tiêu cực cao hơn.

Một dẫn chứng là ngay ngày cuối năm, phía Thanh tra Chính phủ đã công khai với báo chí về kết luận hàng loạt sai phạm trong biên soạn, tăng giá sách giáo khoa, gắn với trách nhiệm Bộ Giáo dục và Đào tạo, kiến nghị chuyển Bộ Công an điều tra "dấu hiệu lợi ích nhóm" giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với nhà xuất bản trong in ấn, phát hành sách bài tập.

"Thực tế, việc tổ chức biên soạn, biên tập, xuất bản, in ấn và tổng phát hành các loại sách bài tập, sách tham khảo thuộc chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản, là đơn vị thống lĩnh thị trường, độc quyền tổ chức biên soạn, biên tập, xuất bản, in và phát hành. Nếu sách bài tập được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, cho phép xuất bản, in và phát hành là không đúng chức năng, nhiệm vụ" – cơ quan thanh tra phân tích trong kết luận.

"Do đó gây nhầm lẫn cho học sinh, phụ huynh học sinh và xã hội hiểu rằng sách bài tập được nhà xuất bản xuất bản cũng là tài liệu bắt buộc phải mua kèm theo sách giáo khoa, dẫn đến thực tiễn hầu hết gia đình học sinh khi mua sách giáo khoa đều mua sách bài tập kèm theo do nhà xuất bản phát hành", kết luận nêu.

Từ những phân tích trên, Thanh tra Chính phủ cho rằng "có dấu hiệu lợi ích nhóm" giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý nhà nước với nhà xuất bản trong việc in ấn, phát hành sách bài tập.

Ở đây có thể thấy điểm chung từ các bên liên quan đó là những quan chức lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho đến giám đốc các nhà xuất bản đều là đảng viên. Về nguyên tắc, họ đều chịu sự "quản lý toàn diện" của các cấp Đảng từ cơ sở cho đến Trung ương.

Như vậy, nếu "có dấu hiệu lợi ích nhóm" ở đây, thì cần xem lại toàn bộ cách thức quản trị nhân sự trong nội bộ Đảng. Bởi phải chăng vì thiếu động lực cạnh tranh giữa các đảng phái chính trị, thì ở vị thế độc tôn, chuyện "lợi ích nhóm" như trên, thực ra chỉ là "Kính thưa các đồng chí chưa bị lộ" mà thôi…

Mai Lan

Nguồn : VNTB, 31/12/2022

**************************

Khi tham nhũng cần nhớ đến ‘bửu bối’ gì ?

Hồng Dân, VNTB, 31/12/2022

Cựu bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành đút túi 14,5 tỷ đồng trong vụ án liên quan Bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Ông Thành tự nhận mình là người sống rất tình cảm và có ý nguyện làm từ thiện. Số tiền phủ bóng xuống đạo đức công vụ, lạ kỳ thay, được ông này lý giải dùng gần hết để tặng bạn bè, người neo đơn, học sinh nghèo, xây nhà tình nghĩa… Trong khi nguồn gốc 14,5 tỷ đồng khắc phục thì ông không nói có phải tích lũy từ cuộc đời công chức của mình không hay chăng ?.

anchongthamnhung2

Bị cáo Trần Đình Thành, cựu bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai nhận được lời bào chữa là cần được "khoan hồng đặc biệt"…

Trong phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (Công ty AIC), và 35 bị cáo gây thiệt hại 152 tỷ đồng tại dự án bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, luật sư bào chữa đề nghị có bản án thể hiện sự "khoan hồng đặc biệt" để cựu bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành có thể sớm trở về "giáo dục con cháu không đi theo vết xe đổ".

Dư luận đã hoài nghi trước lời bào chữa trên và cho rằng chẳng qua đây là dọn đường trước về chuyện tù tội đối với một đảng viên từng là chức sắc cấp cao của Đảng.

Một luật sư đang cộng tác với trang Việt Nam Thời Báo cho rằng hoài nghi của dư luận là đúng, vì cho đến nay chưa có văn bản hướng dẫn tình tiết nào được xem "đáng được khoan hồng đặc biệt" cho người phạm tội.

Bộ luật Hình sự và Luật Đặc xá chỉ quy định nội dung "chính sách khoan hồng" bao gồm các nội dung sau : Miễn trách nhiệm hình sự, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, đặc xá, đại xá, xóa án tích. Tuy nhiên, chưa quy định cụ thể những điều kiện nào để được hưởng chính sách "khoan hồng đặc biệt".

Do vậy, việc hiểu và áp dụng nội dung này để miễn hình phạt cho người phạm tội theo quy định tại Điều 59 Bộ luật Hình sự 2015 như lời bào chữa của luật sư đối với cựu bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành coi như phụ thuộc vào đánh giá tùy nghi của Hội đồng xét xử ; khi ấy đương nhiên dẫn tới tình trạng áp dụng pháp luật không thống nhất.

Tuy nhiên, vẫn theo vị luật sư thân hữu kể trên, có lẽ đã lường trước những vụ án tham nhũng sẽ có lúc cần "giơ cao đánh khẻ" với một số cựu quan chức nào đó, nên Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, ký ban hành ngày 20-12-20220, ngày có hiệu lực là 15/02/2021về hướng dẫn xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm về chức vụ, quy định việc xem xét áp dụng chính sách khoan hồng, như hình phạt theo Điều 59 của Bộ luật Hình sự.

Theo đó, việc áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt dựa trên điều kiện người người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định khoản 1 Điều 54. Bên cạnh đó, người phạm tội sau khi bị phát hiện đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, chủ động nộp lại tài sản, toàn bộ tài sản chiếm đoạt, phải khắc phục được hậu quả và bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra.

"Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng

1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án".

"Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự :

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm ;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả ;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết ;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội ;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra ;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra ;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn ;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng ;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức ;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra ;

m) Phạm tội do lạc hậu ;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai ;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên ;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng ;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình ;

r) Người phạm tội tự thú ;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải ;

t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án ;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội ;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác ;

x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ".

Vậy thì khi tham nhũng cần nhớ đến ‘bửu bối’ gì ? Câu trả lời rất đơn giản : kê khai thành tích cách mạng, cống hiến cho Đảng, kèm theo đó là "xuất chi" một lượng tiền nào đó có thể xem là "khắc phục hậu quả", là đã có thể nhận được lời bào chữa "khoan hồng đặc biệt" như với cựu bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành, chẳng hạn.

Hồng Dân

Nguồn : VNTB, 31/12/2022

Additional Info

  • Author Mai Lan, Hồng Dân
Published in Diễn đàn

V Vn Thnh Phát : công an ‘đang thu hi tài sn đn bù cho nn nhân’

VOA, 19/12/2022

Cơ quan Cnh sát điu tra, B Công an, cho biết h ‘đang thu hi trit đ tài sn ca Tp đoàn Vn Thnh Phát đ đm bo quyn li hp pháp ca các nn nhân trong v la đo trái phiếu công ty An Đông thông qua ngân hàng SCB.

vn1

Tr s tp đoàn Vn Thnh Phát trên đường Trn Hưng Đo, thành ph H Chí Minh

Đi tá Vũ Như Hà, phó cc trưởng Cơ quan Cnh sát điu tra, tc C03, đã cho biết thông tin này ti bui hp báo cui năm 2022 ca B Công an vào chiu ngày 19/12, t Tui Tr đưa tin.

Công ty c phn đu tư An Đông là thành viên ca Tp đoàn Vn Thnh Phát mà ch tch là bà Trương M Lan đã b khi t điu tra v ti La đo chiếm đot tài sn, mà c th là gian di trong phát hành trái phiếu, hôm 7/10.

Cho đến nay, nhiu nn nhân ca v la đo trái phiếu An Đông ti ngân hàng SCB cho VOA biết bt chp vic h mòn mi đi kêu cu khp nơi trong hai tháng qua, đến nay h không nhn được câu bt c câu tr li c th nào t c ngân hàng SCB và B Tài chính mà ch là li ha hn chung chung là ‘đi kết qu điu tra t B Công an.

Tng s nn nhân ca v la đo trái phiếu này lên đến hơn 40.000 người trên khp 63 tnh thành vi s tin b chiếm đot lên đến 25 ngàn t đng, tương đương hơn 1 t đô la M.

Cũng ti bui hp báo, Đi tá Hà cho biết Công an cũng đã khi t thêm 20 người trong v án này nhưng không nói rõ là nhng ai, cũng theo báo Tui Tr.

"Cơ quan cnh sát điu tra đang tp trung điu tra, xem xét x lý trit đ sai phm trên tinh thn thượng tôn pháp lut, không có vùng cm, không ngoi l", ông Hà được dn li cho biết.

Trước đó, hôm 17/11, B Công an đã có công văn đ ngh Văn phòng Đăng ký đt đai tnh Gia Lai phi hp rà soát tài sn các cá nhân và các công ty có liên quan trong v án Vn Thnh Phát đ kp thi ngăn chn h tu tán tài sn, đm bo vic thu hi tài sn b thit hi, cũng theo t Tui Tr.

C th, nhà chc trách tnh này được yêu cu rà soát tài sn là nhà, đt ca cá nhân trong v án trên đa bàn tnh và tm dng các giao dch mua bán, chuyn nhượng, biếu tng cho đến khi có quyết đnh ca cơ quan có thm quyn.

Theo Cơ quan cnh sát điu tra được Tui Tr dn li thì các b can hin đang s hu hoc y quyn cho người thân s hu nhiu tài sn là bt đng sn, tài sn trên đt ti các tnh, thành ph.

Còn Hà Ni, S Kế hoch và Đu tư thành ph này cũng đã được Cơ quan cnh sát điu tra đ ngh phi hp ngăn chn các t chc, cá nhân tu tán tài sn và tm dng vic chuyn nhượng c phn các công ty thuc s hu ca các b can trên đa bàn thành ph.

Theo đó, có đến 762 công ty nm trong din b đóng băng tài sn Hà Ni do liên quan đến Tp đoàn Vn Thnh Phát, t Người Lao Đng cho biết.

*************************

Hiu trưởng ăn chn 2 t tin h tr hc sinh nghèo Sơn La

VOA, 19/12/2022

Mt v hiu trưởng mt trong nhng tnh min núi khó khăn nht Vit Nam va b bt ti tham ô tài sn sau khi b cáo buc bin th hơn hai t đng t ngân sách nhà nước dành h tr hc sinh nghèo, truyn thông trong nước đưa tin.

vn2

Hiu trưởng Nguyn Như Thành khi b công an đc tuyên b bt tm giam

Theo đó, ông Nguyn Như Thành, Hiu trưởng Trường Ph thông Dân tc bán trú xã Co M, huyn Thun Châu, tnh Sơn La, đã b Cơ quan Cnh sát điu tra, Công an tnh Sơn La khi t b can và bt tm giam đ điu tra, Thông tn xã Vit Nam cho biết.

Ngôi trường mà ông Thành làm hiu trưởng là nơi theo hc ca các em hc sinh dân tc min núi mà đa s có hoàn cnh đc bit khó khăn cn được Nhà nước h tr.

Theo thông tin t cơ quan công an được Tui Tr dn li, ông Thành đã ch đo b phn kế toán và th qu trường lp h sơ, chng t đ rút tin t ngân sách nhà nước h tr cho hc sinh nhà trường, nhưng không phát tin đó cho hc sinh mà li s dng cho mc đích cá nhân trong hai năm hc 2019 - 2020 và 2021 2022.

S tin mà hiu trưởng này đã chiếm đot là hơn hai t đng. Đ hp pháp hóa s tin này, ông Thành đã ch đo cp dưới lp chng t khng và báo quyết toán hàng năm không trung thc.

Theo Tui Tr, v vic này trên đã gây bc xúc cho dư lun trong tnh Sơn La, nht là vùng min núi, nơi có nhiu dân tc thiu s cư trú vi đi sng còn rt khó khăn. T báo không đưa tin v li khai ca ông Thành khi làm vic vi cơ quan công an.

Theo tiêu chí đánh giá ca chính quyn Vit Nam thì huyn Thun Châu là mt trong hai huyn nghèo nht ca tnh Sơn La hơn mt na dân s thuc din nghèo và cn nghèo vi t l 54,96%. Có 24/29 xã ca huyn Thun Châu thuc din đc bit khó khăn vi thu thu nhp bình quân đu người dưới 25 triu đng mt năm, tương đương khong 2.000 đô la, theo thông tin trên báo Sơn La.

Trường ph thông dân tc ni trú là mô hình trường hc Vit Nam dành cho các tnh có điu kin khó khăn mà đó các em hc sinh người dân tc thiu s được hc tp trung và được đài th chi phí ăn và chi phí hc tp.

Cách nay hơn mt tháng, vào ngày 9/11, Công an huyn Pác Nm, tnh Bc Kn, cũng đã khi t và bt tm giam mt th qu ca Trường Ph thông dân tc bán trú Trung hc cơ s C Linh cũng v ti Tham ô tài sn.

Li dng trách nhim được giao là qun lý s tin t ngân sách Nhà nước h tr cho hc sinh, th qu Nguyn Th N đã chiếm đot gn 160 triu đng và s dng vào mc đích cá nhân, t Giáo dc Thi đi cho biết. Theo t báo này, trong khi làm vic vi cơ quan công an, bà N "cam kết" s tr li s tin này đ thc hin vic chi tr cho hc sinh.

***********************

Bộ Công an Việt Nam báo cáo số vụ tham nhũng, vi phạm bị phát hiện trong năm 2022

RFA, 19/12/2022

Bộ Công an Việt Nam vào ngày 19/12 báo cáo số vụ và số người bị phát hiện, xử lý do tham nhũng, và những vi phạm khác trong năm 2022.

vn3

Bộ trưởng Bộ Công an - Đại tướng Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh : Trọng Phú)

Truyền thông Nhà nước loan tin dẫn báo cáo được nêu ra tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 78 diễn ra ở Hà Nội vào sáng ngày 19/12.

Báo cáo nêu rõ, trong năm 2022, lực lượng Công an phát hiện, xử lý hơn 900 cán bộ, viên chức phạm tội về tham nhũng, chức vụ ; 5.300 vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế ; điều tra, khám phá hơn 33.800 vụ phạm tội về trật tự, xã hội ; triệt phá 590 băng nhóm tội phạm có tổ chức…

Ông Trần Quốc Tỏ, Thượng tướng- Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam cho rằng Công an Việt Nam luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được đảng cộng sản giao phó và để lại nhiều dấu ấn nổi bật.

Báo cáo không nêu những vụ công an bị công khai trên mạng xã hội những hành vị như nhận hối lộ, đánh dân, hành hạ người bị bắt giữ…

Trong diễn tiến liên quan, vào chiều ngày 19/12, Bộ Công an Việt Nam họp báo thông tin về các vụ án lớn trong năm 2022 gồm Việt Á, "chuyến bay giải cứu, AIC…

Cụ thể Vụ kit test Việt Á, cơ quan tố tụng tính đến nay đã khởi tố tổng cộng 102 bị can và 29 vụ án ; vụ "chuyến bay giải cứu" 35 bị can ; vụ Vạn Thịnh Phát khởi tố hai vụ án và 27 bị can ; vụ AIC dù có tám người đang bỏ trốn, gồm cả bà cựu chủ tịch Nguyễn Thị Thanh Nhàn nhưng cơ quan tố tụng vẫn đề nghị truy tố và quyết định đưa vụ án ra xét xử dự kiến vào ngày 21/12 này. 

************************

Một cán bộ cao cấp bị bắt về tội "chuyển tài liệu cho nước ngoài"

RFA, 19/12/2022

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) Hoàng Ngọc Giao bị bắt với cáo buộc "chuyển tài liệu cho nước ngoài"

vn4

Ông Hoàng Ngọc Giao - giaoduc.net.vn

Theo thông tin từ ba nguồn độc lập, ngày 16/12, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã bắt giữ ông Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) với cáo buộc "Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài ; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo điểm C, khoản 1 của Điều 110 "Tội gián điệp" trong Bộ luật Hình sự.

Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam, một người quen biết với ông Hoàng Ngọc Giao, khẳng định với Đài Châu Á Tự Do (RFA) qua điện thoại vào trưa ngày thứ hai (19/12).

"Anh ấy bị bắt vào thứ sáu (ngày 16/12). Hỏi lý do thì người ta bảo vì đưa tài liệu ra nước ngoài. Cũng không biết nước ngoài là nước nào và cho ai".

Phóng viên có gọi điện cho gia đình của ông Hoàng Ngọc Giao nhưng một phụ nữ nghe máy đã từ chối trả lời về thông tin ông này bị bắt. Phóng viên cũng gọi điện vào số máy của Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển nhưng không ai nghe máy.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam hoàn toàn im lặng về vụ bắt giữ này. Phóng viên có gọi điện cho Văn phòng Bộ Công an Việt Nam nhưng không ai nghe máy.

Theo luật hiện hành, Phó giáo sư, tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, người hiện là Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), đối mặt với án tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu bị kết tội.

VUSTA là một tổ chức phi chính phủ, thành viên của Mặt trận Tổ quốc.

Ông Nguyễn Khắc Mai cho RFA biết tháng trước ông có tham dự cuộc hội thảo về góp ý cho việc sửa đổi Luật Đất đai tổ chức bởi ông Hoàng Ngọc Giao và Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển tại Nhà khách Chính phủ (37 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội).

Theo ông Mai, trong cuộc hội thảo có sự tham dự của nhiều cựu quan chức của Chính phủ như cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Đặng Hùng Võ, ông Hoàng Ngọc Giao đã đề nghị chấm dứt hoặc hạn chế việc lấy đất của dân để giao cho doanh nghiệp làm dự án.

Ông Nguyễn Khắc Mai đánh giá ông Hoàng Ngọc Giao là một luật sư có tấm lòng tử tế, có đóng góp nghiêm chỉnh, công tâm và khách quan cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi còn Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển là một think-tank có nhiều đóng góp ở Việt Nam.

Ông nghi ngờ việc bắt giữ ông Hoàng Ngọc Giao có liên quan đến việc ông này góp ý về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Ông nói với RFA :

"Tôi sợ rằng họ kiếm một cái cớ để ngăn chặn Hoàng Ngọc Giao đi sâu vào vấn đề Luật Đất đai mà họ đang muốn sửa".

Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ đưa dự thảo Luật Đất đai sửa đổi ra thảo luận và hy vọng sẽ thông qua trong kỳ họp vào giữa năm 2023. Đây là bộ luật gây nhiều tranh cãi khi không thừa nhận quyền sở hữu đất đai của người dân, một vấn đề được nhiều chuyên gia đánh giá là nguồn gốc của những tranh chấp về đất đai giữa người dân và chính quyền, gây bất ổn xã hội tại Việt Nam.

Ông Mai cũng nói góp ý của ông Hoàng Ngọc Giao cũng chỉ là một phần của nguyên nhân ông này bị bắt giữ vì buổi hội thảo không có vấn đề gì gay gắt. Ông giải thích về vụ bắt giữ này thêm như sau :

"Ai mà làm trái ý chính quyền, những người lãnh đạo thì người ta tìm cách khống chế. Hoàng Ngọc Giao hay một vài người nào đấy có công tâm, có thẳng thắn, có đề nghị nào đấy nêu bật cái mâu thuẫn nghịch lý hiện nay thì đều có thể nằm trong tầm ngắm của những người họ không thích".

"Tài liệu gì mà trái ý của họ thì họ đều cho là vi phạm (an ninh) quốc gia chứ còn việc giao lưu trao đổi ý kiến quan điểm hay nghiên cứu với nhau thì bây giờ phải được coi là bình thường đi chứ !"

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS (đã tự giải thể), nói với RFA rằng có nghe tin ông Hoàng Ngọc Giao bị bắt nhưng không nắm được chi tiết. Bình luận về vụ bắt giữ này, ông nói với RFA như sau :

"Nhiều ý kiến cho rằng cuối năm họ có chỉ tiêu. Một điều chắc chắn là sự siết chặt càng siết hơn nữa".

Luật sư Hoàng Ngọc Giao là trọng tài viên lâu năm của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), tham gia giảng dạy tại nhiều trường luật uy tín ở Việt Nam hàng chục năm.

Đầu tháng 10 vừa qua, ông được bầu là chủ tịch của Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế Việt-Trung (VCITAC). Ông còn là giám đốc Công ty Luật Hoàng Giao & Cộng sự.

Trên website của mình, Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển giới thiệu hoạt động của tổ chức này "nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước thông qua các hoạt động nghiên cứu–tư vấn, nghiên cứu-đánh giá, nghiên cứu-phản biện và tăng cường năng lực về các vấn đề Chính sách, Pháp luật trên các lĩnh vực phát triển kinh tế–xã hội".

Tổ chức này cũng "hợp tác cùng với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, các chuyên gia và nhà nghiên cứu" với mục tiêu "tập trung nỗ lực nhằm thúc đẩy việc thực hiện một nền quản trị quốc gia tốt, một nhà nước pháp quyền vững mạnh, hướng tới một xã hội Việt Nam dân chủ, văn minh".

Nguồn : RFA, 19/12/2022

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

"Việt Nam còn duy trì chính phủ độc đảng, những người bất đồng chính kiến sẽ còn bị giam cầm"

RFA, 11/10/2022

Ông Alan Lowenthal và bà Katie Porter, hai trong số những dân biểu Hoa Kỳ đã đấu tranh không ngừng nghỉ để trả tự do cho tù nhân lương tâm Michael Phương Minh Nguyễn hai năm trước, đã có những chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do suy nghĩ của họ về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

docdang1

Bà Katie Porter và ông Alan Lowenthal - AP, RFA edited

"Từ lúc Michael Nguyễn bị cầm tù vô cớ tại Việt Nam, những thông tin tôi tìm hiểu được về hệ thống pháp luật của Việt Nam đều đáng lo ngại. Hệ thống này không phản ánh các tiêu chuẩn Hoa Kỳ mong đợi trong việc bảo vệ tự do ngôn luận và thủ tục tố tụng chính đáng. Ví dụ trường hợp ông Michael, ông đã không được gặp luật sư và không được xét xử công bằng theo tiêu chuẩn của hầu hết các nền dân chủ trên thế giới".

Đó là nhận xét của dân biểu Katie Porter về hệ thống luật pháp Việt Nam qua trường hợp của người Mỹ gốc Việt Michael Phương Minh Nguyễn, người đã bị chính quyền cộng sản Việt Nam bắt và giam cầm suốt hai năm.

Dân biểu Katie Porter qua đó cho biết vai trò của Hoa Kỳ trong việc thiết lập các chuẩn mực nhân quyền trong công tác đối ngoại :

"Qua trường hợp ông Michael, người dân Mỹ mới thấy được tầm quan trọng của việc đấu tranh cho tự do ngôn luận cả trong và ngoài nước, và dùng sự đấu tranh đó làm kỳ vọng đối với các quốc gia muốn thiết lập một mối quan hệ kinh tế và ngoại giao với Mỹ".

Tương tự, Dân biểu Alan Lowenthal cũng đề cập đến công tác đối ngoại tại Việt Nam. Ông cho rằng quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Trung Quốc và Việt Nam với Hoa Kỳ là lý do Việt Nam còn "nửa vời" trong việc bảo vệ nhân quyền và tự do ngôn luận :

"Bộ Ngoại giao Mỹ nghĩ rằng Việt Nam mong muốn hợp tác với Hoa Kỳ để bảo vệ độc lập và chủ quyền trước một Trung Quốc hiếu chiến, nhưng họ không muốn chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc Việt Nam bị ràng buộc về mặt kinh tế và quân sự với Trung Quốc. Và Trung Quốc có một lịch sử tồi tệ về nhân quyền. Do đó, Việt Nam sẽ tiếp tục theo bước Trung Quốc".

Dân biểu Lowenthal phân tích thêm về mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đồng thời chỉ ra những thiếu sót trong tiêu chuẩn bảo vệ nhân quyền tại quốc gia độc đảng này :

"Tôi nghĩ rằng chừng nào Việt Nam còn duy trì một chính phủ độc tài độc đảng có quan hệ chặt chẽ với các chính phủ độc tài khác như Trung Quốc, những người bất đồng chính kiến sẽ còn bị giam cầm".

Việt Nam đã ứng cử để trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Tuy nhiên, quốc gia Đông Nam Á này đang gặp nhiều phản đối từ các tổ chức trong và ngoài nước. Nhận xét về vấn đề này, Dân biểu Lowenthal nói :

"Dù Việt Nam có được mời tham dự Hội đồng hay không, chúng ta cần xem xét những gì đang thực sự xảy ra ở Việt Nam, công dân được quyền nói lên điều gì, làm việc gì để cải thiện chính phủ, nâng cao nhận thức về vấn đề gì Và chúng ta nên xem xét liệu Việt Nam sẽ dùng ghế Hội đồng để hướng tới các mục tiêu nhân quyền hay sẽ dùng nó để che giấu những lời chỉ trích về tình hình trong nước".

Dân biểu Katie Porter, cùng với đó, khuyến khích Chính phủ Việt Nam nên tiếp thu ý kiến của những nhà hoạt động đấu tranh dân chủ từ ngoài nước :

"Tôi nghĩ Việt Nam cần hoan nghênh những ý kiến, quan điểm, và sự trợ giúp mà cộng đồng người Mỹ gốc Việt muốn cống hiến. Tôi nghĩ sự cống hiến này mang tinh thần xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho người dân Việt Nam. Và tôi hy vọng rằng chính phủ Việt Nam sẽ thu nhận sự cống hiến này với tư duy đó".

**********************

Kiểm toán Nhà nước phát hiện tám vụ việc vi phạm pháp luật, chuyển sang Công an

RFA, 11/10/2022

Trong năm 2022, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện tám vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Phó tổng kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn báo cáo kết quả này trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào chiều 11/9.

docdang2

Phó tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn báo cáo trước Quốc hội trước đây - Công Thương

Truyền thông Nhà nước trích báo cáo của Kiểm toán Nhà nước trước Quốc hội cho biết, tám vụ việc vi phạm được nói tới bao gồm bảy vụ liên quan đến quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2017 – 2021 tại thành phố Hải Phòng. Các công ty này lập dự án để được cấp phép nhưng không khai thác mà chuyển cho doanh nghiệp khác khai thác.

Vụ việc còn lại có dấu hiệu trốn thuế tại Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh trong việc chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu.

Cũng theo báo cáo, trong năm nay, cơ quan này đã kiến nghị xử lý hơn 22.000 tỷ đồng bao gồm kiến nghị tăng thu nhân sách Nhà nước, giảm chi ngân sách Nhà nước và các kiến nghị khác.

Trong năm 2022, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành một số cuộc kiểm toán quan trọng về "Việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19". Theo báo cáo, cơ quan này đã chuyển danh sách các đơn vị, địa phương mượn, mua kit xét nghiệm có dấu hiệu bất thường sang Thanh tra Chính phủ để lưu ý khi thanh tra theo chuyên đề tại các bộ, ngành, địa phương.

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Tại buổi tiếp xúc cử tri tại Hà Nội hôm 23/06/2022, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại lên tiếng về công tác chống tham nhũng. Ông Trọng cho biết, cuối tháng này Trung ương sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng để nhìn lại giai đoạn từ khi thành lập Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trực thuộc Bộ Chính trị.

cutri1

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri tại Hà Nội hôm 23/06/2022

Ban này do ông Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban với cái tên ban đầu là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, được thành lập vào ngày 1/2/2013. Đến ngày 16/09/2021, ông Trọng đã ký quyết định sửa đổi ban này thành Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Nhà báo Trần Ngọc Tuấn ở Cộng hòa Czech, một người luôn đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền trong nước cho rằng, muốn thật sự chống tham nhũng thì phải thay đổi thể chế :

"Tôi nghĩ chẳng có một quốc gia nào mà chống tham nhũng một cách tuyệt đối đâu. Còn ở Việt Nam thì chống tham nhũng chỉ chống từ rốn trở xuống. Nghĩa là không chống ở trên cao. Họ chỉ tỉa lá ở những cây bị sâu ăn mà thôi.

Cách tốt nhất và có hiệu lực nhất là phải thay đổi tận gốc, thay đổi cả một cái cây, trồng cây mới với cái tên là cây Dân Chủ. Phải có tam quyền phân lập và báo chí độc lập. Ở các nước dân chủ, báo chí có vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ chính phủ chống tham nhũng, hạn chế tham nhũng.

Nói tóm lại, ở Việt Nam muốn chống tham nhũng thì phải thay đổi hoàn toàn cái cơ chế này. Phải có sự cạnh tranh giữa các đảng phái để họ nhìn vào cái đảng đang điều hành đất nước. Phải thay đổi tận gốc".

Giữa tháng 12/2020, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013 - 2020, Trưởng Ban chỉ đạo là ông Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu phải xây dựng cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để "không thể tham nhũng" ; một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để "không dám tham nhũng" ; một cơ chế để "không cần tham nhũng".

Cũng nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, năm trước, Bộ Chính trị đã ban hành quy định số 85 về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Sau đó, một số đảng viên và học giả công bố một bức thư ngỏ yêu cầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng "công khai tài sản" để "làm gương". Cuối tháng 10 năm 2020, Thủ tướng Việt Nam ký ban hành Nghị định số 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Theo một số người quan tâm, việc chống tham những bằng nghị định, văn bản không hiệu quả. Muốn chống tham nhũng phải làm mạnh tay từ bên trong. Ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại từng nêu quan điểm với RFA về biện pháp kê khai tài sản như một cách để làm sạch bộ máy :

"Nói vậy chứ có làm được gì đâu, có ai kê khai gì, lâu lâu có chỗ nổi cộm thì lại lôi ra... rồi lập hồ sơ, mở phiên tòa, rồi lại kết luận gây hậu quả nghiêm trọng do kém ý thức tổ chức... chứ có giải quyết gì đâu. Theo tôi muốn giải quyết vấn đề này phải nghiêm minh từ bên trong, từ trên xuống, nghiêm tức trong tổ chức thực hiện. Chứ không phải muốn nói gì thì cứ nói đại một cái, đưa ra văn bản này, văn bản nọ, nói thế thì ai nghe, ai làm, chả đi đến đâu, họ hết việc làm rồi..".

Việc kê khai tài sản, quan chức được nói đến nhiều mấy năm gần đây khi những căn biệt thự có giá từ hàng chục đế cả trăm tỷ của các quan chức xuất hiện trên mặt báo. Gần đây nhất là những căn biệt thự của ông Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng Bộ KH&CN, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội) được một số chuyên gia bất động sản đánh giá có giá thị trường dao động từ 80-100 tỷ/căn. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, mức lương của chủ tịch thành phố Hà Nội là 15.347.000 đồng/tháng.

theche1

Cách tốt nhất và có hiệu lực nhất là phải thay đổi tận gốc, thay đổi cả một cái cây, trồng cây mới với cái tên là cây Dân Chủ : Phải có tam quyền phân lập và báo chí độc lập : Phải có tam quyền phân lập và báo chí độc lập.

Tuy các hình thức tham nhũng rất khó bị phát hiện nhưng kết quả của nó ai cũng có thể thấy, ít nhất với phần nổi là bất động sản. Nếu các quan chức phải kê khai và giải trình nguồn gốc tài sản một cách công khai thì chắc chắn tham nhũng sẽ giảm. Đó là nhận định của Luật sư Trần Quốc Thuận, cựu Phó chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội với RFA sáng 23 tháng 6 năm 2022 :

"Tham nhũng ở Việt Nam bây giờ là từ trong xương nó dòi ra cho nên phải trị bằng một loại thuốc đặc trị. Tôi đề nghị có những bước đi thích hợp. Thích hợp là từ xã, phường, ấp phải thực sự có tự do ứng cử, bầu cử. Tiếp đến là đến cấp quận, cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh rồi lên tới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Làm sao trong các cơ quan dân cử, Hội đồng Nhân dân và Quốc hội phải có năm đến mười phần trăm những người không là đảng viên để nghe tiếng nói thật sự của dân.

Ở Việt Nam bây giờ những người có chức đều là đảng viên mà tội tham nhũng là tội của những người có chức. Như vậy tham nhũng là từ trong đảng mà ra. Bây giờ phải thực hiện những câu mà Tổng bí thư đã nói về chống tham những. Muốn chống tham nhũng thì phải làm gương về tài sản. Làm gương trước nhất là Bộ chính trị rồi Ban bí thư, Ban chấp hành trung ương. Các vị công khai tài sản hết đăng báo Nhân Dân cho dân đọc. Và nói luôn, nếu ai phát hiện tôi ngoài những tài sản đã kê khai mà còn có hơn một tỷ, hay cho mười tỷ cũng được, mà nguồn gốc không rõ ràng thì xin trả lại chức. Về nghỉ".

Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013 - 2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của mình ; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ; cải cách hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 23/06/2022

Additional Info

  • Author Diễm Thi
Published in Diễn đàn

 

Câu chuyện một người dân Quảng Nam phải chờ một buổi chiều để nhận 2.000 đồng (hai nghìn đồng) tiền hỗ trợ thiệt hại bão lũ từ năm 2020 (vào tháng 11/2021) gây xôn xao dư luận trong thời gian qua. Người ta chỉ có thể "cười ra nước mắt". Những câu chuyện "thật như đùa" này không khó bắt gặp, cách đây vài tháng là câu chuyện "bánh mì không phải là thực phẩm thiết yếu" hay việc "tiêu huỷ 15 con chó tại Cà Mau"... Không phải một vài cá nhân hay một vài địa phương, mà là cả bộ máy chính quyền dưới chế độ cộng sản đều làm việc một cách rất máy móc, vô cảm. Tại sao ?

20001

Không phải guồng máy chính quyền cộng sản không có những người tốt, nhưng họ hoặc là không vươn lên được, hoặc là dần bị biến chất bởi guồng máy. Ảnh minh họa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ban huấn lệnh về phòng chống tham nhũng

Tham nhũng trong vấn đề nhân sự

Trước hết nguyên nhân xuất phát từ vấn đề nhân sự. Không giống như các nước dân chủ, nơi nhân sự chính trị được chọn lựa trực tiếp hay gián tiếp thông qua các cuộc bầu cử tự do, dưới chế độ cộng sản bộ máy chính trị được chỉ định theo những tiêu chuẩn phe đảng, hối lộ và chia chác hay những mối quan hệ mờ ám. Và cũng không giống như các nước dân chủ, nơi bộ máy chính trị chỉ dừng lại ở cấp lãnh đạo các bộ, ban, ngành của chính quyền, các cơ quan hành chính hoàn toàn phi chính trị, dưới chế độ cộng sản các cơ quan hành chính bị chính trị hoá tới tận cấp cơ sở. Thậm chí lãnh đạo các phòng ban trong các trường học, các bệnh viện hay các công ty nhà nước cũng phải là đảng viên. Kết quả cả một guồng máy được xây dựng lên bởi những tiêu chuẩn phe đảng.

Một người tham nhũng là một người gian. Và với một guồng máy gồm những người lãnh đạo từ trên xuống dưới đều là những người gian như vậy nó tạo ra cả một văn hoá, một nếp sống và một cách ứng xử riêng, tưởng thưởng cho những người gian, bằng chức vụ hay quyền lợi, và loại bỏ dần những người lương thiện, có trí tuệ và nhân cách. Hành xử một cách văn minh, có danh dự và trách nhiệm, đòi hỏi một trình độ văn hoá nào đó, nhưng đây là cái mà chúng ta không thể đòi hỏi ở những người gian. Đó là nguyên nhân của lối làm việc máy móc, vô cảm. Nó là một nếp sống.

Không phải guồng máy chính quyền cộng sản không có những người tốt, nhưng họ hoặc là không vươn lên được, hoặc là dần bị biến chất bởi guồng máy. "Phải biết hối lộ (phải gian) mới lên được". Kết quả càng lên cao thì văn hóa của các cấp lãnh đạo càng kém. Cấp cơ sở là câu chuyện "2.000 đồng", "bánh mì", cao hơn là câu chuyện "kiểm lâm bảo kê cho hoạt động phá rừng", "tướng công an bảo kê cho đường dây đánh bạc nghìn tỷ", "bộ trưởng bộ y tế thì đi bảo kê cho công ty kinh doanh thuốc giả", hay gần đây nhất là "vợ của lãnh đạo phòng chống buôn lậu bị bắt về tội buôn lậu"… Tham nhũng làm hư hỏng tất cả. Tuy nhiên nó không phải là nguyên nhân chính.

Chính quyền cộng sản đặt nền tảng trên những triết lý sai lầm

Trong các chế độ dân chủ, chính quyền được xem như là một phương tiện để đảm bảo an ninh và công lý, để mang lại sự tự do và sung túc cho người dân. Luật pháp được quan niệm như là một phương tiện để thể hiện lẽ phải trong sinh hoạt xã hội. Với những nền tảng này, cách ứng xử của bộ máy công quyền đương nhiên phải là làm những gì đúng đắn với luật pháp, hợp lý cho dân chúng. Nhưng đây không phải là logic trong các chế độ cộng sản. Các chế độ cộng sản quan niệm chính quyền và luật pháp chỉ là công cụ để đàn áp và bóc lột của giai cấp thống trị. (Đó là lý do mà họ yêu cầu quân đội và công an phải trung thành với Đảng cộng sản-giai cấp thống trị, trước cả Nhà nước Việt Nam trong Hiến pháp 2013).

Với một quan niệm bệnh hoạn như vậy thì tham nhũng là hệ quả, nhưng nó cũng làm bộ máy chính quyền sống trong một mâu thuẫn lớn, giữa chức năng thực sự và đúng đắn của mình với vai trò chỉ là một công cụ của đảng. Mâu thuẫn này làm bộ máy chính quyền mất phương hướng, các công chức không biết phải hành xử thế nào cho hợp lý. Nếu lấy những quyết định đúng đắn với đất nước nhưng trái với ý của "giai cấp thống trị" thì họ vẫn bị trừng phạt như thường, trong khi họ đã "chạy" không ít để vào vị trí hiện tại. Kết quả là họ chỉ biết hành xử rập khuôn, máy móc, "đúng với quy trình" - bất chấp cái quy trình đó đúng hay sai, để lỡ khi nào mắc phải sai lầm thì cũng có cái "quy trình" mà đổ lỗi.

Xả lũ đúng quy trình, dù cái quy trình đó đã cuốn đi cả tài sản lẫn sinh mạng của nhiều người dân từ năm này qua năm khác ; chống dịch đúng quy trình, dù cái quy trình đó chỉ làm dịch bệnh tồi tệ hơn ; bổ nhiệm cũng đúng quy trình, nhưng cái quy trình đó chỉ chọn ra được những người gian tham ; trong câu chuyện người dân nhận hỗ trợ 2.000 đồng, ông chủ tịch xã vẫn khẳng định mình làm "đúng quy trình" !

vocam-2

Bộ máy công chức Việt Nam vô cảm và máy móc vì chỉ biết làm theo "qui trình" mà Đảng cộng sản đã vẽ ra thay vì phục vụ nhân dân theo đúng lẽ phải và trách nhiệm.

Giải pháp nào ?

Cả hai nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, tham nhũng và triết lý chính trị sai lầm đều không có giải pháp dưới chế độ cộng sản. Tham nhũng là một hành động ăn cắp của chung làm của riêng. Và Đảng cộng sản cũng là một kẻ cắp, họ đã chiếm đoạt đất nước làm của riêng. Cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay về bản chất chỉ là cuộc đấu giữa những kẻ cắp, có thể là do ăn chia không đều. Vô nghĩa. Còn về triết lý chính trị, đó là nền tảng để định hình nên chế độ, muốn thay đổi nó cũng có nghĩa là phải thay đổi chế độ.

Chắc chắn là tất cả mọi người dân đều muốn một bộ máy chính quyền hữu hiệu, trách nhiệm, lành mạnh và phục vụ cho công ích. Muốn thế chúng ta cần một văn hóa chính trị mới, một triết lý chính trị mới cũng như một nhân sự chính trị mới. Chúng ta cần một giải pháp khác, ngoài Đảng cộng sản.

Trần Hùng

(14/12/2021)

Additional Info

  • Author Trần Hùng
Published in Quan điểm
mercredi, 24 novembre 2021 13:06

Tham nhũng là gì mà lại không muốn ?

Trả lời ý kiến cử tri ngày 23/11 về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, ông Võ Văn Thưởng cho biết đang hướng tới xây dựng cơ chế để cán bộ không dám, không thể, không cần, không muốn tham nhũng.

thamnhung1

Một khi có được con người xã hội chủ nghĩa, tự khắc sẽ có đội ngũ cán bộ không dám – không thể – không cần – không muốn tham nhũng.

Trở ngược thời gian

Nói theo đúng ngữ cách của cách đây hơn 45 năm, thì vào ngày 25/4/1976, trên 23 triệu cử tri của nước Việt Nam thống nhất đã nô nức đi bầu cử, bầu ra những đại biểu xứng đáng nhất vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam độc lập, thống nhất.

Đây là cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI (1976 – 1981) – Quốc hội chung của cả nước đầu tiên sau thống nhất ; là một sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước thắng lợi quyết định của nhân dân ta trên con đường thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước.

45 năm đã đi qua, và tiếc thay nói như ông Võ Văn Thưởng, ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư, đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu khu vực Thành phố Đà Nẵng – thì mãi đến nay, "công tác phòng chống tiêu cực, tham nhũng sau Đại hội XIII là vấn đề Đảng rất quan tâm, có tính sống còn với vận mệnh của Đảng, Nhà nước và chế độ".

Theo ông Thưởng, những quy định của Đảng sau Đại hội XIII theo hướng đổi mới rất chặt chẽ, rõ ràng, có tính khả thi và phòng ngừa rất cao. Nếu cán bộ có khuyết điểm, sai lầm, uy tín giảm sút thì trước hết là khuyến khích từ chức. Nhưng đồng thời cũng phải tạo ra áp lực chính trị của tổ chức Đảng và cơ quan để cán bộ từ chức khi uy tín giảm sút, không chờ hết nhiệm kỳ.

Hướng tới xây dựng cơ chế để cán bộ không dám, không thể, không cần, không muốn tham nhũng. Trong đó, tập trung hướng vào chuyện không dám tham nhũng bằng hình phạt đúng mức, chính sách chặt chẽ, công khai minh bạch và sự giám sát của người dân.

"Có đồng chí bảo tăng lương để cán bộ không tham nhũng. Thực ra không phải như vậy, những nước có thu nhập rất cao cũng vẫn tham nhũng. Trong thực tế khi xử lý cán bộ và giải quyết các vụ án liên quan đến tham nhũng thì những cán bộ tham nhũng không phải do nghèo khó, thậm chí là có điều kiện sống tốt hơn nhiều cán bộ khác nhưng vẫn tham nhũng" – ông Thưởng nói và cho biết đang hướng tới xây dựng cơ chế để cán bộ không dám, không thể, không cần, không muốn tham nhũng.

Lẽ nào 45 năm thống nhất Quốc hội mà Đảng vẫn loay hoay cho xây dựng cơ chế để cán bộ không dám – không thể – không cần – không muốn tham nhũng ?

Cá nhân người viết cho rằng giả dụ như vẫn cách hiểu quen thuộc của "Tư tưởng Hồ Chí Minh", thì cơ chế này có sẵn từ lâu rồi.

Nói theo cách của Tuyên giáo Đảng, thì trong niềm tự hào và xúc động kỷ niệm 131 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tác phẩm nghiên cứu "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng bí thư Ban chấp hànhh Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như một thông điệp khẳng định mạnh mẽ ý chí của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục hành trình và vững bước trên con đường mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn.

Con đường đó là gì ?

"Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa và có tư tưởng xã hội chủ nghĩa" là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói chuyện trước Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 1960.

Tiêu chuẩn của con người xã hội chủ nghĩa được Hồ Chí Minh nêu lên nhiều lần, có thể khái quát ở mấy điểm chính sau :

Một, có tư tưởng xã hội chủ nghĩa : có ý thức làm chủ, có tinh thần tập thể, có tư tưởng mình vì mọi người, mọi người vì mình, có tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết vươn lên hàng đầu, có tinh thần tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

Hai, có đạo đức và lối sống xã hội chủ nghĩa : trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Có tinh thần quốc tế trong sáng, có lối sống lành mạnh, trong sáng.

Có tác phong xã hội chủ nghĩa : làm việc có kế hoạch, có biện pháp, có quyết tâm, có tổ chức, có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất, chất lượng hiệu quả : lao động quên mình, không sợ khó, sợ khổ, làm việc vì lợi ích của xã hội, tập thể và bản thân mình.

Ba, có năng lực để làm chủ : bản thân, gia đình và công việc mình đảm nhiệm, đủ sức khỏe và tư cách tham gia làm chủ nhà nước và xã hội, thực hiện có kết quả quyền công dân : phải không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học – công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ để làm chủ.

Từ những huấn thị ở trên cho thấy một khi có được con người xã hội chủ nghĩa, tự khắc sẽ có đội ngũ cán bộ không dám – không thể – không cần – không muốn tham nhũng.

Phú Nhuận

Nguồn : VNTB, 24/11/2021

Additional Info

  • Author Phú Nhuận
Published in Diễn đàn