Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam nhập siêu gần 63 tỷ USD hàng hóa từ các thị trường FTA

RFA, 20/10/2020

Bộ Công thương Việt Nam hôm 20/10 thông báo tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường có Hiệp định thương mại tự to (FTA) trong năm 2019 là 123 tỷ đô la, nhập khẩu đạt 186 tỷ đô la, cán cân thương mại Việt Nam vẫn nhập siêu 63 tỷ đô la.

nhap1

Cảng container xuất nhập hàng hóa - Ảnh minh hoạ. Reuters

Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân sang các thị trường đối tác FTA kể từ khi có Hiệp định FTA cụ thể : Ấn Độ đạt bình quân 35,7%/năm, Hàn Quốc đạt 29,2%/năm, Chi Lê 28,9%/năm và Trung Quốc 20,9%/năm.

Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các thị trường đối tác FTA của Việt Nam năm 2019 là 186 tỷ USD. Trong khi đó, năm 2004, Việt Nam mới có hai đối tác FTA là ASEAN và Trung Quốc với tổng kim ngạch nhập khẩu 12,4 tỷ USD. Như vậy, Bộ Công thương khẳng định Việt Nam vẫn nhập siêu từ các thị trường có FTA.

Mức tỷ lệ sử dụng chứng nhận xuất xứ C/O ưu đãi 37,2% phản ánh doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đang dần nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan tại các thị trường có FTA với Việt Nam trong những năm qua.

Con số 37,2% chỉ là tỷ lệ sử dụng trung bình của các mẫu C/O ưu đãi. Tỷ lệ cụ thể khác nhau theo từng mẫu C/O với Chi Lê tỷ lệ sử dụng 67,72%, theo thị trường xuất khẩu – Hàn Quốc gần 50% và Nhật Bản gần 39%, theo mặt hàng xuất khẩu – da giày gần 92%, nhựa và các sản phẩm nhựa gần 72%, dệt may gần 67%, thủy sản gần 66%, cà phê và hạt tiêu lần lượt đạt hơn 53% và hơn 90%.

********************

Tham nhũng diễn biến phức tạp, có biểu hiện tinh vi hơn và khó phát hiện

RFA, 20/10/2020

Tình hình tham nhũng tại Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp, có biểu hiện tinh vi hơn và khó phát hiện. Các vụ, việc tham nhũng được phát hiện, xử lý chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang diễn ra hiện nay.

nhap2

Quang cảnh một cuộc họp Quốc hội ở Hà Nội vào 21/10/2019 – AFP

Đây là nội dung được Chính phủ Hà Nội nhận định trong báo cáo gửi Quốc hội và được báo chí đưa tin ngày 20/10.

Thực trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc để vụ lợi "tham nhũng vặt" ở một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn diễn ra ở một số bộ, ngành, địa phương đã được Chính phủ Hà Nội nêu rõ trong báo cáo.

Theo số liệu trong báo cáo về xử lý tham nhũng trong năm 2020, các Cơ quan điều tra trong Công an Nhân dân đã thụ lý điều tra 531 vụ án, 1.245 bị can phạm tội về tham nhũng, trong đó khởi tố mới 290 vụ, 616 bị can.

Tòa án Nhân dân các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 436 vụ với 1.175 bị cáo. Có 269 vụ, 645 bị cáo bị xử sơ thẩm phạm các tội tham nhũng, trong đó có 8 bị cáo bị tuyên phạt tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, có 158 vụ, 326 bị cáo bị xét xử phúc thẩm.

Liên quan đến việc thu hồi tài sản tham nhũng, báo cáo cho biết đã thi hành xong 3.605 vụ án hình sự về kinh tế tham nhũng nói chung, thu được hơn 15.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, đối với những vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo, có 15 vụ việc đã tổ chức thi hành xong, 43 vụ đang tổ chức thi hành. Tổng số tiền phải thi hành án là hơn 74.500 tỷ đồng, số đã thi hành xong là 19.261 tỷ đồng, còn phải thi hành là gần 55.280 tỷ đồng.

Chính phủ Hà Nội nhận định rằng tham nhũng nhìn chung đã được kiềm chế, từng bước ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm ; góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, vẫn còn những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, có thể gia tăng một số vụ việc, hậu quả cho xã hội và mức độ tinh vi như quản lý và sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, tín dụng – ngân hàng, quản lý sử dụng tài chính, ngân sách, vốn và tài sản công.

********************

Một số cơ quan bộ, ngành trả lại vốn ODA cho Chính phủ Việt Nam

RFA, 21/10/2020

Chính phủ Việt Nam mặc dù đề ra nhiều biện pháp để giải ngân vốn ODA trong năm 2020, tuy nhiên đến cuối tháng 9 mới giải ngân được gần 25% dự toán và một số cơ quan bộ, ngành lần đầu tiên trả lại vốn ODA được giao.

nhap3

Các công trình đầu tư công, xây dựng lớn đều vay từ nguồn vốn ODA - Ảnh chụp tại Hà Nội hôm 18/8/2020. AFP

Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 21/10, dẫn lời của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, ông Nguyễn Đức Hải cho biết thông tin vừa nêu khi trình bày báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2020, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2021.

Tin cho biết, theo báo cáo, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công đạt được trong 9 tháng đầu năm 2020 vào khoảng hơn 57%, tương đương hơn 495 ngàn tỷ đồng, tăng 5,3% so với dự toán.

Tuy nhiên, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được ghi nhận là chậm, đặc biệt nguồn vốn ODA chỉ giải ngân được 24,8% trong 9 tháng qua. Đồng thời một số bộ, ngành lần đầu tiên trả lại vốn ODA cho Chính phủ.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến giải ngân vốn vay ODA chậm được cho là bởi chịu sự tác động của đại dịch Covid-19. Theo đó, các nhà thầu không thể huy động nhân lực để thi công, máy móc, thiết bị phải nhập khẩu từ nước ngoài. Bên cạnh đó, một số dự án ODA phải điều chỉnh vì vướng khâu giải phóng mặt bằng hay thủ tục ký hợp đồng vay vốn, mời thầu quốc tế…còn nhiều phức tạp.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, ông Nguyễn Đức Hải cho biết nhiều dự án ODA xin điều chỉnh nguồn vốn sang năm sau và trả lại nguồn vốn cho ngân sách Trung ương có xu hướng tăng.

Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch-Đầu tư đều cho rằng, các địa phương cần phải cân nhắc kĩ về quyết định kiến nghị trả lại vốn ODA trong năm 2020, bởi vì việc điều chỉnh giảm vốn giai đoạn này sẽ gây áp lực cho giai đoạn tới và dư địa có dự án mới sẽ bị hẹp lại cũng như kéo dài thời gian giải ngân sẽ khiến áp lực trả nợ tăng lên.

Cả hai Bộ Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch-Đầu tư yêu cầu các địa phương cần cố gắng thực hiện việc giải ngân 2/3 vốn ODA còn lại trong 3 tháng cuối năm 2020 và tránh tiếp tục xin điều chỉnh giảm.

Một số cơ quan bộ, ngành đề nghị trả lại vốn ODA trong năm nay như Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn xin trả hơn 1.800 tỷ đồng do không có khả năng giải ngân ; Bộ Tài Nguyên và Môi trường đề nghị điều chuyển hơn 330 tỷ đồng/619,8 tỷ đồng dự toán vốn nước ngoài để chuyển cho các bộ, địa phương khác ; Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đề nghị hủy số tiền 300 tỷ đồng/400 tỷ đồng dự kiến dành cho cho Dự án Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội do dự án giải ngân quá chậm...

Nguồn : RFA, 21/10/2020

Published in Việt Nam

Phát biểu ‘ăn dày’ là trơ lì với tham nhũng

RFA, 24/06/2020

Trong buổi tiếp xúc cử tri quận Cái Răng, Cần Thơ sáng ngày 23/6, một cử tri ở quận này đề nghị xử lý nghiêm vụ nâng khống giá mua máy xét nghiệm Covid-19 ở một số địa phương mà báo chí trong nước đăng tải thời gian gần đây.

ntkn1

Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri quận Cái Răng. Nguồn : VTC

Đáp lời yêu cầu của cử tri, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cập nhật thông tin nhóm nâng giá máy xét nghiệm tại Hà Nội đã bị công an bắt giữ.

Đồng thời nhận định sẽ không giảm nhẹ tội cho những cán bộ này vì đã "ăn quá dày" khi kê khống các máy chỉ 2 tỉ đồng lên đến 6 - 7 tỉ đồng.

Nhận xét phát biểu của người đứng đầu Quốc hội Việt Nam, Nhà hoạt động Trần Bang tại Sài Gòn cho rằng :

"Bà ấy vô tình vô ý nhưng bà ấy nói thật. Bà ấy đã từng làm theo hệ thống nhưng chắc ngày xưa không ‘ăn dày’ như vậy, ăn mỏng nhưng ăn nhiều lần, ăn trong nhiều năm. Từ hồi bà làm cán bộ đến nay chắc ăn mỏng nhiều lắm. Nói lên sự thật của chế độ độc đảng : vào đảng để tham nhũng quyền lực, tham nhũng tài sản. Nếu khôn ngoan, mị dân sẽ ăn từ từ, ăn nhiều đầu mối, nhiều nơi, ăn mỏng thôi, tích tiểu thành đại. Mấy ông kia thì bà ấy cũng nói thật là ăn một quả quá đậm, từ 1,5 tỷ mà kê đến 7 tỷ thì gấp mấy lần, đáng lẽ kê gấp đôi thì không sao".

Dưới góc nhìn chuyên môn về ngôn ngữ học, Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng cho biết cả ông và bạn ông đều ngạc nhiên trước việc dùng từ ‘ăn dày’ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân :

"Ngạc nhiên của anh ấy là người thuộc hàng cao nhất theo thể chế ở Việt Nam mà lại nói bỗ bã theo kiểu dân đen bình thường. Nhưng cả anh lẫn tôi đều thấy là cái bỗ bã ở bên ngoài, còn cái quan trọng hơn là cách nói ‘ăn dày’ quá dường như người cao nhất đất nước dần dần chấp nhận thực tế là ở Việt Nam hết sức phổ biến hiện tượng tham nhũng. Sau một thời gian người ta trơ lì với tham nhũng, trơ lì đối với những người làm hành vi tham nhũng và trơ lì với những người nghe chữ tham nhũng. Có ai ngờ người lãnh đạo cao nhất cũng có dấu hiệu trơ lì như vậy".

Đồng quan điểm cho rằng phát biểu của bà Kim Ngân là sự thật và chính xác tệ nạn tham nhũng trong xã hội Việt Nam hiện nay, Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già còn cho rằng về mặt luật học, bà Chủ tịch Quốc hội không được phép sử dụng ‘ăn dày, ăn mỏng’ mà phải căn cứ vào pháp luật.

Ngoài ra, ông Nguyễn Ngọc già còn đánh giá rằng phát ngôn của bà Kim Ngân còn chứng tỏ bà là một người không hiểu biết gì về nghệ thuật chính trị.

"Trong những quốc gia độc đảng toàn trị, họ không chịu sự giám sát và họ không hề chịu trách nhiệm trước những phát ngôn bất cẩn. Vì vậy họ có quyền tuyệt đối trong tay nên họ không lưu tâm đến chuyện ăn nói trong vai trò là một chính khách. Vì vậy nó cũng góp phần làm rõ cho người dân thấy những phát ngôn của người cộng sản dù ở cấp cao nhất thì họ cũng chứng tỏ trình độ của họ".

Vào ngày 6/5 vừa qua, Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an cho báo giới trong nước biết sau khi Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã thi hành các quyết định khởi tố vụ án nâng khống giá mua hệ thống xét nghiệm Covid-19 xảy ra tại Hà Nội theo đúng quy định của pháp luật.

ntkn2

Giám đốc CDC Hà Nội, ông Nguyễn Nhật Cảm bị khởi tố và bắt giam ngày 22/04/2020. Courtesy : zing.vn

Theo kết quả điều tra ban đầu, trong vụ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hà Nội mua hệ thống Realtime PCR tự động xét nghiệm Covid-19, 7 cán bộ có liên quan đã cấu kết, nâng khống giá máy lên gấp 3 lần.

Vụ việc được đánh giá gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước.

Nhà hoạt động Trần Bang cho rằng không chỉ riêng vụ việc mua máy xét nghiệm SARS-CoV-2, mà căn bản là văn hóa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là ‘văn hóa phong bì’ đã có từ rất lâu và thậm chí còn được công khai trong thời gian trước. Ông dẫn chứng :

"Đến thời ông Đỗ Mười trở đi ngay cả ông Đỗ Mười tôi đọc một số báo ông hỏi trong hội nghị các nhà báo Lê Phú Khải và một số nhà báo ‘đã lấy phong bì chưa’. Thế phong bì là một kiểu tham nhũng rồi. Đi họp là việc phải đi sao các nhà báo đến lại được phong bì ? Bất cứ ai đến họp được phong bì thì tiền đó ở đâu ? Ở dân ! Nếu có lương, tiêu chuẩn, tất cả mọi thứ rồi tại sao lại có phong bì dày mỏng, có khi mỏng lại bị chê ?"

Còn theo Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, căn bệnh tham nhũng trong vụ mua máy xét nghiệm virus Vũ Hán và những lãnh vực khác đều không có thuốc chữa. Trong đó, qua phát biểu vừa nêu của bà Kim Ngân lại một lần nữa xác định rõ chế độ cộng sản ở Việt Nam tồn tại là nhờ ở tham nhũng.

"Những cái họ đưa ra theo chủ trương gọi là ‘đốt lò’ của ông Nguyễn Phú Trọng chỉ phản ánh tình hình đấu đá trong nội bộ của người cộng sản với nhau. Nó không mang thực chất chống tham nhũng, tham nhũng xuất phát do chế độ độc đảng toàn trị, quyền lực tuyệt đối thì tha hóa tuyệt đối nên không chống được".

Do đó, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhận định rằng nếu diệt tham nhũng tức là diệt chế độ và điều này đã được chính lãnh đạo cao cấp nhất như ông Nguyễn Phú Trọng đã từng nói.

Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng cũng đưa ra quan điểm cho rằng căn bệnh tham nhũng ở Việt Nam không thể chữa được. Ông hoài nghi rằng chiến dịch ‘đốt lò’ của ông Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt ra liệu có tác dụng hay không khi người dân thấy được sự trơ lì với tham nhũng qua phát biểu của bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vào ngày 23/6 vừa qua.

Nguồn : RFA, 24/06/2020

**********************

Lời phát biểu ngầm chứa văn hóa tham nhũng

Viết từ Sài Gòn, RFA, 23/06/2020

Tại buổi tiếp xúc cử tri tại quận Cái Răng, Cần Thơ vào hôm nay, thứ Ba ngày 23 tháng 6, bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nói "Nâng máy xét nghiệm từ hai tỉ lên bảy tỉ là ăn quá dày, phải làm rõ vấn đề…".

phatbieu1

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp xúc cử tri tại Cần Thơ - Ảnh : vov.vn

Câu nói này, mới nghe thì cử tri sẽ vỗ tay và xem như họ thỏa lòng, giải tỏa được nỗi bức xúc bấy lâu nay. Nhưng thực ra, trong sâu xa vấn đề, cả người nói và người nghe (vỗ tay) đều có vấn đề trầm trọng, vô hình trung nó cho thấy một thứ văn hóa ngấm ngầm theo kiểu tảng băng trôi đang làm kẹt dòng chảy phát triển của Việt Nam – thứ văn hóa tham nhũng. Và một khi tham nhũng đã thành văn hóa của giới quan chức thì đương nhiên, cách nói về nó sẽ thay đổi, sẽ nhìn theo chiều kích đồng thuận, thỏa hiệp. Và sự xuống cấp đạo đức không còn là xa lạ, vấn đề là nó được hiển lộ bao nhiêu phần trăm trước bàn dân thiên hạ mà thôi !

Trong tiến trình phát triển của Nam Hàn, người ta nhớ đến câu nói nổi tiếng của cố Tổng thống Park Chung Hee : "…Tôi sẽ bắn bất kì kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng. Tôi sẵn lòng chết cho lý tưởng đã đề ra". Và đất nước Nam Hàn từ một quốc gia có nền kinh tế què quặt, thiếu thốn, chấp nhận đưa lính đi đánh thuê… đã trở thành một cường quốc khu vực, cường quốc Châu Á. Sở dĩ có được ngày hôm nay, Nam Hàn không thể phủ nhận tinh thần và công lao của ông Park, bởi chính cái tinh thần bài trừ tham nhũng, lấy liêm chính làm kim chỉ nam xây dựng quốc gia của ông đã giúp cho đất nước không có đội ngũ quan tham, sâu mọt, đục khoét của dân, chí ít cũng trong thời đoạn ông làm lãnh đạo.

Nhắc tới ông, chỉ để muốn nhấn mạnh rằng vấn đề tham nhũng, hoặc là có, hoặc là không. Nếu có tham nhũng thì đất nước dẫn đến tình trạng bệ rạc, điêu đứng, phe nhóm cát cứ và người dân còng lưng gánh chịu thuế, gánh chịu nợ công, gánh chịu sự bức xúc, bất công. Nếu không có tham nhũng thì người dân cùng chung tay với chính phủ xây dựng, kiến thiết quốc gia, cùng hướng tầm nhìn của mình về một quốc gia tươi sáng, quật cường trong tương lai. Nói như vậy để thấy rằng tham nhũng không thể có chuyện tham nhũng một đồng thì bỏ qua, tham nhũng nhiều đồng thì xét tội. Và nói như vậy để thấy rằng chính sách chống tham nhũng của Việt Nam đã hỏng hóc từ những năm 1990 của thế kỉ trước.

Nếu như trước đây, tại điều 279 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định nhận hối lộ trên 300 triệu đồng sẽ bị tử hình thì tại điều 354 bộ luật hình sự đã bổ sung sửa đổi năm 2015, có qui định ‘tội nhận hối lộ có khung hình phạt cao nhất là 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu nhận của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 01 tỷ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 05 tỷ đồng trở lên’. Và đây là cơ hội tốt nhất cho mọi kiểu tham nhũng, hối lộ, con số tham nhũng, hối lộ nếu nhát gan thì sẽ giữ ở chừng mực dưới 1 tỷ hoặc dạn dày một chút thì sẽ hô biến, chẻ nhỏ từ vài tỉ xuống còn vài trăm triệu đồng. Đương nhiên là điều khoản này quá lạc hậu đối với bây giờ bởi đồng tiền Việt mất giá, nếu tử hình với mức tham nhũng, hối lộ 1 tỷ thì có lẽ phải tử hình gần hết hệ thống quan chức Việt Nam. Và điều đáng bàn ở đây chính là ngay trong qui định về tham nhũng từ trước đến nay cũng đã có sự mặc nhiên chấp nhận sự tham nhũng, không có sự rốt ráo, triệt để trong chống tham nhũng. Bởi một khi quyết tâm xây dựng đất nước trong sạch, lành mạnh thì không thể chấp nhận bất cứ mức tham nhũng nào, đặc biệt, xét trên góc độ tiêu chuẩn đảng viên, xây dựng đảng thì việc bất kì đảng viên nào tham nhũng dù chỉ một đồng cũng đã đi lệch tiêu chuẩn/tiêu chí xây dựng đảng. Đó là chưa muốn nói đến vấn đề xây dựng quốc gia, trong lúc đất nước đang xây dựng và phát triển, việc bất kì cán bộ nhà nước nào có dấu hiệu tham nhũng đều cần được loại bỏ khỏi hệ thống.

Tuy nhiên, việc định ra mức giá để xử phạt tội tham nhũng là một cách để ngỏ cho kẻ tham nhũng có cơ hội tính toán và hành sự. Và bằng chứng của vấn đề thất bại này là hàng loạt các công trình đội vốn, đắp chiếu, từ Vinashin, Vinalines, nhà máy lọc dầu Dung Quốc, nhà máy tinh luyện đường, gang thép Thái Nguyên… cho đến dường sắt Cát Linh – Hà Đông. Sự tham nhũng, ăn chia, bè phái đã làm cho nền kinh tế đứng bên bờ kiệt quệ. Ngay cả những nhóm ngành lấy thiên lương làm kim chỉ nam như giáo dục, y tế cũng nở rộ tham nhũng. Và vấn đề bà Ngân mới nhắc đến chính là vấn đề tham nhũng của ngành y tế, một cái vảy tham nhũng trong một con cá tham nhũng to tướng. Và không riêng gì lĩnh vực y tế, lại thêm một vấn đề đáng bàn khác, ấy là bà Ngân là lãnh đạo của một cơ quan đại diện cho tiếng nói của nhân dân, lẽ ra bà phải có thái độ chống tham nhũng quyết liệt chứ không thể nói theo kiểu ầu ơ thỏa hiệp như vậy được.

Bởi ở đây bà Ngân nói "ăn quá dày" chứng tỏ rằng trong bà đã có khái niệm ăn dày, ăn mỏng và thứ hoạt động tham nhũng đã ăn dằm trong hệ thống. Hơn nữa, vì ăn quá dày nên mới xử lý, chứng tỏ rằng nếu ăn mỏng thì có thể du di, bỏ qua. Và hơn hết, chữ nghĩa, lời nói của một người đại diện cho nhân dân lại mang hơi hướm của người kẻ chợ, lại nói chuyện "dày – mỏng" nghe cứ như dân cá độ bóng đá hay dân anh chị đang bàn luận với nhau về một cú áp phe nào đó. Bởi, với cương vị Chủ tịch Quốc hội, bà Ngân chỉ được phép bày tỏ và đưa ra quan điểm chống tham nhũng, tuyệt đối không được phép định giá trong vấn đề này. Vì định giá cũng có nghĩa là đã có sự chấp nhận, công nhận hiện tượng. Và một khi đã có định giá thì đương nhiên hiện tượng đó không những không được tiêu trừ mà còn tiếp diễn, thậm chí còn nảy nở tỉ lệ thuận với phát triển kinh tế và hàm chứa rủi ro quốc gia.

Ở đây, cách trả lời cử tri của bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho thấy thái độ hoàn toàn không nghiêm túc của một bà Chủ tịch Quốc hội trước nhân dân, thậm chí nó cho thấy ngay trong bản thân bà đã có sự mặc định về chuyện ăn mỏng, ăn dày, về thứ văn hóa tham nhũng đang tràn lan đất nước. Và, liệu đây có phải là cách bà Ngân lấy lòng đàn em quan chức bên dưới, cách bà bắn tiếng cho họ rằng "với tao, chuyện tham nhũng tao không chấp, nhưng đừng ăn quá dày, ăn dày lộ mặt thì tao buộc lòng phải mất lòng tụi bay" trong lúc ông Nguyễn Phú Trọng đang cố gắng đốt lò chống tham nhũng để làm sạch hệ thống ?

Liệu cách nói của bà Ngân có phù hợp với vị trí Chủ tịch Quốc Hội ? Hay là cách nói của một chị đại đang đi vận động, lấy lòng một đám đàn em ô hợp đang sợ sốt vó trước công cuộc truy tìm kẻ tội phạm (cụ thể ở đây là tội tham nhũng) ? Và đây có phải là cách để thu phục đàn em trước đại hội đảng 13 ? Dường như mọi câu hỏi cũng chỉ là câu hỏi. Vấn đề đáng bàn, đáng buồn ở đây lại là chuyện về cung cách, nhân cách và tư cách của một vị Chủ tịch Quốc hội, vị đại diện nhân dân tối cao lại có gì đó bất ổn, mang giọng điệu chị đại giang hồ. Và một khi giới quan chức lãnh đạo có giọng điệu kiểu như vậy thì đừng trách xã hội trở nên bất ổn và khủng hoảng !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 23/06/2020 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Nếu đã biết người đó tham nhũng, thì trước tiên cần phải đi tố cáo, chứ sao lại giới thiệu hay không giới thiệu người đó ra ứng cử ?

thamnhung1

Báo chí đưa tin, Chỉ thị của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử Đại biểu quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp dự kiến vào ngày 23/5/2021 yêu cầu không giới thiệu ứng cử Đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân những người sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền… (*).

Thắc mắc đầu tiên, nếu đã biết người đó tham nhũng, thì trước tiên cần phải đi tố cáo, chứ sao lại giới thiệu hay không giới thiệu người đó ra ứng cử ?

Câu hỏi thứ hai, những cơ quan nào được trao cho cái quyền gọi là ‘giới thiệu ứng cử Đại biểu quốc hội’ ?

Vấn đề kế tiếp, thế nào là ‘chạy chức – chạy quyền’ ? Người chọn ‘chạy’, tất nhiên người ấy hiểu rõ có nơi sẽ ‘nhận’ cho chuyện ‘chạy’ đó. Và như vậy thì ở đây cần hiểu chỉ thị nêu trên của Bộ Chính trị ra sao ?

Có thể tạm tìm câu trả lời ngay trong nội dung của Chỉ thị số 45-CT/TW do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 20-6-2020.

"Để cuộc bầu cử Đại biểu quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 đạt kết quả cao, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ, các tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây (…)". Chỉ thị số 45-CT/TW nêu địa chỉ thực hiện các yêu cầu.

Hai thắc mắc đầu tiên được trả lời như sau vì có chung ‘địa chỉ’ : Đảng ủy các cấp là nơi chịu trách nhiệm ‘giới thiệu ứng cử Đại biểu quốc hội’. Như vậy, một khi đã sàng lọc theo yêu cầu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, là "Kiên quyết không giới thiệu ứng cử Đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước" (trích phần nhiệm vụ được đánh số thứ tự 2, Chỉ thị số 45-CT/TW), thì cần làm rõ tiếp theo là Đảng ủy các cấp ở địa phương đề xuất xử lý ra sao những đảng viên được đánh giá là "sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước" ?

Ở thắc mắc thứ ba, giả dụ trường hợp ‘đích đến’ của "chạy chức, chạy quyền" là Đảng ủy cấp trên, thì liệu Đảng ủy cấp địa phương sẽ ứng xử ra sao trong tình huống đó ?

Một sự việc bên lề nhưng có phần liên quan tới chuyện lựa chọn các đại biểu của nhân dân. Trung tuần tháng 5/2020, chính phủ có tờ trình lên Quốc hội về ý kiến của địa phương Đà Nẵng được bầu Chủ tịch UBND trực tiếp, phổ thông bỏ phiếu để người dân lựa chọn người đứng đầu chính quyền ở địa phương mình. Tuy nhiên phán quyết cuối cùng từ Quốc hội là, "Đà Nẵng chưa được thực hiện dân trực tiếp bầu chủ tịch UBND".

Việc chọn ai là chủ tịch UBND, tiếp tục thuộc thẩm quyền của các cấp ủy Đảng. Và như vậy thì rõ ràng nếu ai đó muốn ‘chạy’, thay vì phải từ lá phiếu tín nhiệm của số đông dân chúng, giờ tiếp tục ‘chạy’ cho sự ‘hài lòng’ của nhóm nhỏ quyền lực nào đó ở cấp ủy Đảng.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 23/06/2020

_________________

Chú thích :

(*)http://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=46482

Published in Diễn đàn

Công trình giống ‘đường lưỡi bò’ ở Hải Phòng của doanh nghiệp Trung Quốc bị phá (RFA, 30/04/2020)

Công viên xây dựng giống "đường lưỡi bò" tại huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng bị nhà chức trách địa phương yêu cầu phá bỏ.

vn1

Hình ảnh công viên "đường lưỡi bò" trước khi bị phá dỡ. baotainguyenmoitruong.vn

Theo tin truyền thông trong nước loan đi vào ngày 30 tháng 4, công trình vừa nêu này nằm trước nhà điều hành của Công ty trách nhiệm hữu hạn Liên hợp đầu tư Thâm Việt, trên phần đất quy hoạch công viên cây xanh với lối đi lát gạch bao quanh một hồ nước nhân tạo. Công ty Thâm Việt thuộc sở hữu của doanh nghiệp Trung Quốc và là chủ đầu tư Khu công nghiệp An Dương.

UBND huyện An Dương sau đó yêu cầu doanh nghiệp phá bỏ hồ nước, đổ đất san lấp để trả lại hiện trạng và giao cho cơ quan chức năng tiếp tục giám sát, nếu phát hiện sai phạm sẽ tiếp tục xử lý.

Trước đó vào tháng 9 năm 2019, Công ty Thâm Việt cũng xây hàng chục nhà trái phép trên đất quy hoạch cây xanh cho công nhân Khu công nghiệp An Dương. Ngoài ra, công ty này còn cho đào hồ với hình bất quái âm dương. UBND Thành phố Hải Phòng đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư phá dỡ các công trình này, tuy nhiên cho đến nay, một phần công trình đã phá dỡ nhưng hình bát quái âm dương vẫn thấy rõ.

Bắc Kinh tự vạch ra đường đứt khúc 9 đoạn, hay thường được gọi là đường lưỡi bò, trên Biển Đông để tuyên bố đến 90% chủ quyền tại khu vực biển này.

Hồi tháng 7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế PCA ở La Hay ra phán quyết tuyên đường lưỡi bò đó là phi pháp, không có căn cứ cả về lịch sử và pháp lý.

********************

Vì sao tham nhũng vẫn tồn tại nhiều trong lĩnh vực công ? (RFA, 29/04/2020)

Tham nhũng vẫn tồn tại nhiều

Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2019 vừa được công bố vào sáng ngày 28/4.

vn2

63% người dân Việt Nam khẳng định phải lót tay để để vào làm việc trong khu vực nhà nước, theo Báo cáo PAPI 2019. AFP - Ảnh minh họa.

Theo kết quả khảo sát trong báo cáo này, người dân Việt Nam nhìn nhận tình trạng tham nhũng năm 2019 có xu hướng giảm khoảng 5% so với năm 2018 và sự kiểm soát tham nhũng trong khu vực công được cải thiện mạnh mẽ nhất hồi năm ngoái. Mặc dù vậy, vẫn còn khoảng 20 đến 40% người dân khẳng định tham nhũng vẫn tồn tại trong nhiều hoạt động của lĩnh vực công.

Bà Nguyễn Thị Ba, nhân viên quản lý của một công ty tư nhân tại TP.HCM cho biết bà ghi nhận tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng của cán bộ, nhân viên tại các cơ quan nhà nước có chiều hướng giảm bớt. Thế nhưng, tình trạng đó vẫn tồn tại trong lĩnh vực công mà người dân hàng ngày phải thường xuyên đối diện với những hình thức không đến đến mức "trắng trợn" như trước đây.

Bà Ba viện dẫn công ty của bà mỗi khi bán hàng vào khu chế xuất, vẫn phải kèm theo tiền (gọi là "tiền bồi dưỡng") trong hồ sơ làm thủ tục hải quan.

"Nếu muốn bộ tờ khai được nhanh để hàng qua cổng hải quan thì trong tờ khai phải kèm theo 20-30 ngàn đồng, tùy theo giá trị lô hàng. Nhân viên hải quan họ sẽ lấy tiền kèm vô đó. Còn nếu muốn nhanh và không phải ngồi chờ đợi lâu theo thứ tự thì phải mướn (dịch vụ) người làm ‘cò’, chuyên nhận hồ sơ. Họ cũng bắt số thứ tự nhưng họ đưa một lần gồm một xấp nhiều hồ sơ và đưa cho Hải quan làm thủ tục luôn một lần. Người làm cò có thể chia (tiền) với Hải quan bên trong như thế nào thì mình không biết chính xác, nhưng thủ tục là vậy".

Bà Ba còn khẳng định dịch vụ công khác cũng tương tự như vậy.

Báo cáo PAPI 2019 cho thấy 31% người dân phản ảnh phải chi thêm tiền khi đi khám chữa bệnh. 30% người dân cho rằng phụ huynh cũng phải chi thêm tiền cho giáo viên trong việc học hành của con cái. Trong khi đó, 31% người dân nói rằng phải chi thêm tiền trong việc làm giấy tờ về đất đai, như chứng nhận quyền sử dụng đất. Và, 21% người dân khẳng định chi thêm tiền khi làm giấy phép xây dựng.

Điều đáng lưu ý trong Báo cáo PAPI năm 2019, có đến 63% người dân cho rằng cần phải đưa lót tay để vào làm việc tại các cơ quan nhà nước.

Đút lót để xin việc trong cơ quan nhà nước

Đài RFA ghi nhận tình trạng nhờ vả, quen biết, đút lót để xin việc làm tại các cơ quan nhà nước được dân chúng ở Việt Nam cho là một việc hiển nhiên trong xã hội, qua câu nói như "nhất thân, nhì thế !" hay "thủ tục đầu tiên là tiền đâu ?". Điều này chẳng có gì là nghịch lý khi tiền lương không bao nhiêu, thậm chí không đủ sống nhưng là nhân viên, cán bộ trong hệ thống cơ quan nhà nước thì còn được những quyền lợi khác, mà trong đó là bổng lộc thậm chí rất nhiều.

Chúng tôi cũng từng được dịp nghe các giáo viên mới tốt nghiệp và xin việc ở các trường học, mà không phải dạy hợp đồng thì tùy theo trường học các cấp huyện, thị xã, thành phố khác nhau mà giá cả cho một suất giáo viên chính thức hưởng lương nhà nước giao động từ vài trăm triệu đồng.

vn3

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2019 ngày 28/04/2020, tại Hà Nội. Courtesy : baoquangbinh.vn

Một bác sĩ ở Hà Nội, cho RFA biết trong ngành y tế cũng tương tự :

"Số tiền chạy việc được phân cấp qua hạng bệnh viện, vì bệnh viện nào có thu nhập cao hơn thì tiền ‘chi’ vào phải cao hơn. Vào bệnh viện hạng 1 như Bạch Mai, Việt Đức thì phải tiền tỷ. Bệnh viện hạng 2 thì phải khoảng từ 300 đến 500 triệu. Còn bệnh viện hạng thấp hơn thì phải 100 đến 200 triệu. Các bệnh viện ở miền núi được ưu đãi nhưng lại ít người về, vì chẳng được ưu đãi bao nhiêu".

Mối tương quan không thể tách rời

Cô Nguyễn Trang Nhung, một người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và theo dõi sát sao các báo cáo Chỉ số PAPI hàng năm, nói với RFA rằng có mối tương quan như là một mắc xích không thể tách rời giữa tình trạng đút lót xin việc trong cơ quan nhà nước và tham nhũng vẫn tồn tại nhiều.

"Theo tôi thì có một mối tương quan rõ rệt giữa hai điều đó. Những người cảm nhận hay trả lời khảo sát có thể không trực tiếp tham gia vào việc đút lót. Nhưng họ có thể thấy qua những người xung quanh họ. Ví dụ nếu như trong gia đình có một người làm việc trong cơ quan nhà nước thì ít nhiều người ta cũng biết được có tình trạng đút lót để có thể vào được trong cơ quan nhà nước. Như tôi vừa nói thì những người xung quanh tôi có thể nghe được những câu chuyện về điều đó. Và với hơn 60% người dân nhìn nhận có đút lót để vào cơ quan nhà nước thì có một tỷ lệ tương ứng với những người cảm nhận vẫn còn tình trạng tham nhũng phổ biến. Theo tôi, tỷ lệ 20% hay 40% đấy thì có lẽ vẫn còn thấp, lẽ ra có thể cao hơn thế".

Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam từng nhận định với RFA về tình trạng này :

"Bộ máy hành chính của Đảng và hành chính của Nhà nước thì nhân viên bên cạnh lương thì còn bổng. Bổng đã lớn nhưng còn dựa vào quyền để đục khoét của dân thì tham nhũng này mới là khủng khiếp. Tham nhũng từ trên xuống dưới. Càng lên cao thì càng tham nhũng lớn. Trên chóp bu tham nhũng thì cấp dưới tội gì không tham nhũng và cứ thế tham nhũng xuống tận cơ sở. Thượng bất chính thì hạ tắc loạn. Cho nên cả bộ máy đó không phương cứu chữa".

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, trong một bài viết liên quan công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng, vừa mới phổ biến trong những ngày hạ tuần tháng 4, yêu cầu kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành TW khóa XIII những người tham nhũng, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản mà không giải trình được nguồn gốc…Tuy nhiên, giới quan sát chính trường Việt Nam khẳng định rằng yêu cầu của ông Trọng không phải là quyết tâm chống tham nhũng, mà chỉ là thể hiện sự đấu đá quyền lực, phe phái ngày càng nghiêm trọng hơn trong nội bộ giới lãnh đạo Việt Nam.

Cô Nguyễn Trang Nhung nhìn nhận vấn nạn tham nhũng tại Việt Nam có chiều hướng giảm, dù là tỷ lệ thấp nhưng có sự tham gia của người dân. Theo quan điểm cá nhân, cô Nguyễn Trang Nhung cho rằng sự đấu tranh đẩy lùi tham nhũng của người dân chưa đạt được hiệu quả cao là do một phần họ không ý thức được về các quyền của mình, cũng như thế lực tham nhũng mà họ chống lại rất mạnh và hơn nữa không có cơ quan hay tổ chức nào bảo vệ cho những tiếng nói chống tham nhũng đơn lẻ đó.

Published in Việt Nam

Công an Thái Bình điều tra việc đấu giá đất của băng nhóm Đường "Nhuệ" (RFA, 17/04/2020)

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đang làm việc với Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản thuộc Sở về hoạt động đấu giá đất có liên quan đến băng nhóm Đường "Nhuệ".

mafia1

Vợ chồng Đường "nhuệ" khi chưa bị bắt giam - Photo : Nguoilaodong

Truyền thông trong nước loan tin ngày 17/4, trích lời Giám đốc Sở Tư pháp Thái Bình Trần Hữu Hiệp. Theo lời ông Hiệp Trung tâm đấu giá đang tập hợp các hồ sơ liên quan tới các phiên đấu giá đất có sự tham gia của vợ chồng Nguyễn Thị Dương - Nguyễn Xuân Đường để cung cấp thông tin tới Công an tỉnh.

Vẫn theo ông Hiệp, việc vợ chồng Dương - Đường đưa đàn em, tay chân đến các cuộc đấu giá gây mất an ninh trật tự địa phương trở thành nỗi ám ảnh, lo ngại đối với chính quyền sở tại trong một thời gian dài.

Tuy nhiên, ông khẳng định quy trình tổ chức đấu giá vẫn được tiến hành công khai, minh bạch, không có chuyện "quân xanh quân đỏ" mà ai bỏ giá cao nhất sẽ là người trúng đấu giá.

Báo trong nước dẫn lời ông Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đông Hưng, cho biết việc đưa đàn em, tay chân về các xã để "thị uy" trong các cuộc đấu giá đất là chiêu thức chính của vợ chồng Dương - Đường.

Vì vậy, lãnh đạo huyện Đông Hưng đã chỉ đạo Công an huyện tăng cường lực lượng về phối hợp bảo vệ các cuộc đấu giá. Từ đó trở đi, mỗi cuộc đấu giá có thêm hàng chục công an huyện về giữ an ninh cho các phiên đấu giá. Tại một cuộc đấu giá đất năm 2018 ở xã Đông Hợp, có đến 40 công an huyện về phối hợp.

Hiện Công an tỉnh Thái Bình cũng đang thu thập hồ sơ từ Trung tâm phát triển quỹ đất của các huyện Đông Hưng, Kiến Xương, Tiền Hải, Hưng Hà, Quỳnh Phụ, TP Thái Bình… để phục vụ công tác điều tra.

Sau khi Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình chỉ đạo mở rộng điều tra vụ án Đường "Nhuệ", nhiều người dân đã tố cáo đích danh những cán bộ tại Thái Bình có dấu hiệu tiếp tay.

Trong đó, theo lời anh Nguyễn Văn Hà, một cán bộ Công an phường Phúc Khánh thành phố Thái Bình thì ông Cao Giang Nam, Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thái Bình và ông Nguyễn Hữu Vinh, Đội trưởng Đội Cảnh sát kinh tế, hiện là Trưởng Công an phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình có dấu hiệu bao che cho băng nhóm Đường "Nhuệ".

******************

Bộ Công an triệu cập cán bộ Hà Nội bị nghi ngờ tham nhũng việc mua sắm máy xét nghiệm (RFA, 17/04/2020)

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an đang gọi một số cán bộ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (COC) trong việc mua sắm máy xét nghiệm.

mafia2

Một chốt kiểm dịch Covid-19 ở Hà Nội - AFP

Đó là thông tin được ông Chủ tịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Thủ đô vào sáng 17/4.

Chủ tịch Hà Nội đã yêu cầu Sở Y tế và COC Hà Nội phải rà soát lại toàn bộ việc mua giai đoạn 1 của COC bao gồm các hóa chất phun khử khuẩn, máy phun, quần áo bảo hộ. Ông Chung cũng yêu cầu thông tin minh bạch những gì đã được các bệnh viện sử dụng, những gì đưa vào kho quản lý.

Người đứng đầu thành phố Hà Nội khẳng định những trang thiết bị mua sắm chỉ được dùng trong khi dịch bệnh, không được khám thông thường.

Ông Nguyễn Đức Chung cho biết quan điểm của thường trực thành uỷ, Bí thư thành uỷ và Ban chỉ đạo là phải điều tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, không nương nhẹ bất cứ trường hợp nào.

Hôm qua, thành phố Hà Nội cũng đã huỷ các quyết định mua thiết bị y tế và giao cho Sở Y tế rà loại lại và mua tập trung.

Bộ Công an Việt Nam cũng vừa cho biết từ đầu tháng 4 đến nay, toàn quốc đã xảy ra 23 vụ chống lại đội phòng chống dịch Covid-19, liên quan đến 32 người, làm bị thương 13 người (trong đó có 12 công an). Hiện các địa phương đã bắt giữ 31 người, 1 người đang bị truy nã.

Việt Nam đã bắt giữ và tuyên phạt tù những người không tuân thủ đội phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian gần đây.

*****************

4 tổ chức Đảng và 23 đảng viên bị đề nghị thi hành kỷ luật (RFA, 17/04/2020)

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị thi hành kỷ luật đối với 4 tổ chức Đảng trong hai nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010-2015 ; đồng thời đề nghị thi hành kỷ luật 23 đảng viên.

mafia3

Đại tướng Lương Cường chủ trì kỳ họp lần thứ 15 của Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020, diễn ra ngày 16/04/2020. Courtesy : qdnd.vn

Đề nghị vừa nêu được thông qua bằng việc bỏ phiếu tại kỳ họp lần thứ 15 của Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020, diễn ra vào hôm 16/4. Kỳ họp này do Đại tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương chủ trì.

Thông qua kết quả bỏ phiếu, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị thi hành kỷ luật 4 tổ chức Đảng trong hai nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010-2015 với hình thức cảnh cáo và khiển trách. Bên cạnh đó còn có 23 đảng viên bị đề nghị kỷ luật với các hình thức bao gồm khiển trách 10 người, cảnh cáo 10 người, cách chức 1 người và khai trừ 2 người.

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương cũng ra quyết định kỷ luật về quân đội đối với 17 quân nhân.

Liên quan đến công tác Đảng, truyền thông trong nước, vào ngày 17/4, dẫn nguồn từ Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Bình Dương cho biết hồi ngày 10/4 đã ra quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng đối với ba đảng viên vừa bị khởi tố, liên quan vụ án gây thất thoát tài sản nhà nước tại Tổng Công ty 3/2.

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương, vào ngày 7/4 ra quyết định khởi tố bị can về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" theo Điều 219 Bộ luật Hình sự đối với ông Nguyễn Văn Minh, ông Trần Nguyên Vũ và ông Huỳnh Thanh Hải. Vào ngày 8/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương tiến hành bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Văn Minh và ông Trần Nguyên Vũ ; đồng thời ra lệnh khởi tố và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Huỳnh Thanh Hải.

Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Bình Dương cho biết thời hạn đình chỉ sinh hoạt đảng đối với ba đảng viên Nguyễn Văn Minh, Trần Nguyên Vũ và Huỳnh Thanh Hải được tính theo thời hạn của pháp luật ; kể cả gia hạn nếu có.

Trong cùng ngày 17/4, truyền thông quốc nội còn dẫn thông báo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước đã quyết định cách hết các chức vụ trong Đảng (nhiệm kỳ 2015-2020) đối với ông Lưu Văn Thanh, Phó chủ tịch huyện Hớn Quản.

Ông Thanh bị cách hết chức vụ trong Đảng là do đã có những lời lẽ thiếu chuẩn mực, không hợp tác đo thân nhiệt tại chốt kiểm dịch thị xã Bình Long, huyện Hớn Quản. Vụ việc này được nói là lan truyền trên mạng xã hội gây bức xúc trong dư luận.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước, vào ngày 13/4 cũng đã quyết định tạm đình chỉ chức vụ đối với ông Thanh.

Published in Việt Nam

Ngày 01/12/2019, Nghị Viện Iraq chấp thuận đơn từ chức của thủ tướng Adel Abdel Medhi, sau hai tháng người dân Iraq nổi dậy chống chính quyền. Hơn 400 người chết và gần 15.000 người bị thương trong các cuộc đối đầu giữa lực lượng an ninh và người biểu tình. Vì sao Iraq lại rơi vào thảm trạng này ?

iran1

Biểu tình trước lãnh sự quán Iran ở Kerbala, Iraq, ngày 03/11/2019.REUTERS/Stringer

Trước hết, xin giới thiệu đôi nét về đất nước Iraq. Quốc gia sản xuất dầu hỏa hàng thức hai trong khối OPEP, có diện tích rộng khoảng 435 ngàn km², dân số khoảng 42 triệu người. Iraq có những láng giềng là Iran (phía đông), Thổ Nhĩ Kỳ (phía bắc), Syria và Jordani (tây), Saudi Arabia (nam và tây nam) và Koweit (nam).

Hệ thống chính trị - tín ngưỡng và ảnh hưởng của Iran

Năm 2003 được cho là một cột mốc quan trọng. Hoa Kỳ, lấy cớ chế độ Saddam Hussein có vũ khí hóa học, đã huy động một liên minh quốc tế gồm 50 nước dưới sự ủy nhiệm của Liên Hiệp Quốc tiến hành cuộc chiến chống đảng Baas, người Hồi giáo Sunni, lật đổ nhà độc tài Saddam Hussein.

Hệ quả của cuộc chiến tranh này là một cuộc nội chiến đầu tiên tại Iraq giữa hai hệ phái Sunni và Shia được Iran hậu thuẫn ba năm sau đó, năm 2006. Cuộc nội chiến này kết thúc vào năm 2008, sau chiến thắng của hệ phái Shia.

Dưới sự bảo trợ của Mỹ và Liên Hiệp Quốc, một hệ thống chính trị mới được thiết lập trên cơ sở tín ngưỡng và sắc tộc. Trong chính phủ hiện nay, thủ tướng vừa từ nhiệm, Adel Abdel Medhi, là thuộc hệ phái Shia (60% dân số Iraq). Tổng thống cộng hòa, Barham Saleh, là người Kurdistan (20%) và chủ tịch Nghị viện, Mohamed al-Habousi, thuộc hệ phái Sunni (20%).

Ngoài ra, còn phải kể đến hai nhân vật khác có tầm ảnh hưởng quan trọng không kém : Giáo chủ Ali al-Sistani, hệ phái Shia và Moqtada al-Sadr, một chính trị gia mang tư tưởng chủ nghĩa dân tộc hệ phái Shia.

Giờ đây, hệ thống chính trị này bị một bộ phận lớn người dân Iraq phản đối. Từ đầu tháng 10/2019, các cuộc biểu tình liên tục diễn ra tại thủ đô Baghdad và nhiều thành phố khác ở miền nam. Phần đông những người biểu tình là giới trẻ, ban đầu thuộc các khu phố nghèo, không việc làm. Rồi làn sóng phản kháng lan rộng, thu hút sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội khác như sinh viên, giới nghệ sĩ, bác sĩ, thậm chí cả giới luật gia.

Họ phản đối tình trạng thất nghiệp, nạn tham nhũng, và sự suy sụp của các hệ thống dịch vụ công. Người biểu tình đòi giải thể cả một hệ thống "tín ngưỡng – chính trị" do Mỹ và Iran lập nên sau sự sụp đổ của chế độ Saddam Husein. Điểm gây ngạc nhiên là làn sóng phản kháng lần này tập hợp đại đa số những người Hồi giáo hệ phái Shia, chống lại một Nhà nước theo hệ phái Shia giống Iran.

Người biểu tình cho rằng mô hình chính trị hiện nay đã làm biến mất "tinh thần dân tộc Iraq". Về điểm này, nhà xã hội học Adel Bakawan, giám đốc Trung tâm Xã hội học tại Iraq (CSI) trường đại học Soran, trả lời kênh truyền hình France 24 khẳng định ảnh hưởng của Iran tại Iraq là rất lớn :

"Đơn giản bởi vì từ năm 2003-2019, Iran không chỉ tác động lên tầng lớp chính trị của Iraq, mà còn hoạt động rất mạnh trong toàn bộ các lĩnh vực xã hội của Iraq. Tôi nói hoạt động mạnh là vì Iran có nhiều dự án trong các mảng kinh tế, giáo dục, văn hóa, chính trị. Iran đâu chỉ muốn thống trị về chính trị hay quân sự. Iran muốn cai trị toàn bộ xã hội Iraq.

Vì sao ư ? Bởi vì Iraq không đơn giản chỉ là một nước láng giềng, mà còn là ʺlằn ranh đỏʺ của Iran. Đất nước Iraq còn là vấn đề an ninh quốc gia đối với IranTehran có thể bỏ rơi việc kiểm soát các nước khác như Lebanon, Yemen, Syria nhưng Iran không thể từ bỏ việc thống trị Iraq, do nước này còn là vấn đề an ninh quốc gia của Iran".

Mức độ bạo lực của các vụ biểu tình ngày càng lớn. Tại thành phố thánh Najaf, người phản đối phóng hỏa tòa lãnh sự của Iran, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong các vụ xung đột. Tại sao người dân Iraq lại xuống đường phản đối ? Iran có ảnh hưởng gì tại Iraq ? Vì sao Mỹ lại vắng bóng trong cuộc xung đột này ? Phải chăng đây là thất bại của Iraq, thậm chí của Mỹ và Iran thời hậu Saddam Hussein ?

Trong chương trình truyền hình do hai kênh France Info và đài truyền hình quốc tế France 24 đồng thực hiện, chuyên gia về Iraq, bà Myriam Benraad cho rằng nguyên nhân sâu xa của tình hình hỗn loạn hiện nay tại Iraq bắt nguồn từ cuộc chiến do Mỹ gây ra.

Thất bại của Iraq và chính sách can thiệp của Tehran

Đầu tiên hết, khi nhận định về sự ủng hộ của giáo chủ Ali al-Sistani đối với phong trào phản kháng của người dân, chuyên gia Myriam Benraad lưu ý, ông cũng là người góp phần quyết định tạo dựng mô hình chính trị hiện nay tại Iraq.

"Đó là một nhân vật quan trọng, có tính biểu tượng cao, đồng thời, đó cũng là một gương mặt già nua, gần 80 tuổi, ngày càng ít ảnh hưởng trong vai trò mà người ta muốn gắn cho ông ta. Thực ra, nhân vật này chơi trò hai mặt. Bởi vì chúng ta nên nhớ là Sistani không ngừng ủng hộ dân chúng chống lại những kẻ tham nhũng, trộm cắp công quỹ trong cuộc đấu tranh hiện nay, nhưng đồng thời, cũng chính ông ta vào năm 2003, đã đồng thuận với Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc thời đó để lập ra cái hệ thống chính trị hiện đang trở nên suy yếu và vô hiệu quả".

Việc các lực lượng an ninh của Iraq trấn áp đẫm máu người dân cũng được cho là có bàn tay của Iran. Hồi cuối tháng 10/2019, dưới sự chủ trì của tướng Qasem Soleimani, chỉ huy lực lượng Al-Qods của Vệ binh Cộng hòa ở bên ngoài lãnh thổ, các đảng cầm quyền đã nhất trí duy trì chính phủ của thủ tướng Adel Abdel Medhi và phải dập tắt làn sóng phản đối, kể cả bằng vũ lực. Sự việc hiện nay cho thấy đây là một thất bại của Iran trong kế hoạch thống trị Iraq.

"Liên quan đến Iran, sự kiện đánh dấu thất bại của Iran trong hành động can thiệp này. Bởi vì, vào năm 2003, Iran có thể nói là đã thỏa thuận với các chính đảng cũ, thuộc hệ phái Shia, trước đây chống lại Saddam Hussein, để điều hành Iraq.

Giờ đây, chúng ta thấy là sự can dự đã thất bại bởi vì, người dân Iraq, nhất là những người ở miền nam cuối cùng nhận thấy là sự can thiệp đó đã gây tổn hại đến các lợi ích và cuộc sống ấm no của họ".

Nhắc lại lịch sử, việc Saddam Hussein bị bắt và hành quyết, mở đầu cho một giai đoạn phục thù của người Hồi giáo Shia, từng bị trấn áp dã man dưới thời chính quyền độc tài do hệ phái Sunni lãnh đạo.

"Vào thời điểm hành quyết Saddam Hussein, đó rõ ràng là một sự trả thù của phe Shia chính trị vốn trong một thời gian dài là lực lượng đối lập chính chống lại chế độ Saddam Hussein và bị chế độ của đảng Baas cầm quyền trấn áp tàn bạo.

Tên tuổi Sadr được nói đến. Đó là một gia đình thuộc giới chức sắc. Một số thành viên trong gia đình này bị chế độ của Saddam Hussein giết hại. Như vậy, có một sự trả thù của hệ phái Shia. Nhưng thực ra, sự trả thù này đã bắt đầu từ năm 2003 khi phe đối lập cũ quay lại Iraq. Phe đối lập này đã phải rời khỏi Iraq trước đó 30 năm và họ đã trở về Iraq cùng với xe tăng của Mỹ.

Tâm lý trả thù này vẫn còn thể hiện trong thời gian gần đây, ví dụ trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo. Đây là sợi chỉ xuyên suốt cuộc chiến tranh. Những người đã từng tiến hành và ủng hộ cuộc xung đột giữa các hệ phái tôn giáo, giờ đây quay sang phản đối chế độ, bởi vì họ coi đó là một hành động tự đào mồ chôn nước Iraq mới".

Mỹ : Kẻ đập phá đất nước Iraq ?

Những gì đang diễn ra ngày nay, phải chăng đó còn là thất bại của Nhà nước Iraq mới, hậu Saddam Hussein do Mỹ ủng hộ ?

"Vâng. Đó là một sự thất bại tại Iraq. Thậm chí, tôi có thể nói rằng đó là sự thất bại của thời kỳ hậu Saddam mặc dù được Mỹ hậu thuẫn. Tôi không rõ Mỹ đã ủng hộ đến mức nào nhưng rõ ràng chính Mỹ đã tiến hành phá hủy đất nước này ngay từ năm 2003, thời kỳ hậu Saddam.

Tôi xin nhắc lại là khi chế độ Saddam Hussein bị lật đổ, nhà độc tài này chạy trốn và ba năm sau đó, đã bị bắt rồi bị treo cổ. Thế nhưng, khi chế độ này bị lật đổ, không hề có một kế hoạch chuyển tiếp và tái thiết. Lúc đó, phe đối lập cũ quay lại chính trường và lên cầm quyền cho đến hiện nay.

Phe này lãnh đạo đất nước theo phương pháp trả thù, tìm cách tính sổ với phe cầm quyền trước đây. Họ không có dự án chính trị cho người dân và cho đến lúc này, động lực cầm quyền của họ vẫn như vậy. Do đó, có thể nói, ngay từ năm 2003, cả Mỹ và phe đối lập cũ đã từng bước đặt ra những cột mốc đánh dấu tiến trình dẫn đến thảm bại hiện nay".

Năm 2003, dầu hỏa được cho là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chiến Iraq. Giờ đây, ngành công nghiệp này là tâm điểm chỉ trích nhắm vào mạng lưới tham nhũng đang hoành hành tại Iraq. Tuy nhiên, bà Myriam Benraad cho rằng Hoa Kỳ cũng có một phần trách nhiệm.

"Đúng như vậy. Từ 2003, các quỹ trong chương trình dầu lửa đổi lấy lương thực thực phẩm do Liên Hiệp Quốc quản lý trong giai đoạn cấm vận và sau đó được chuyển cho Hoa Kỳ và chính Hoa Kỳ đã hợp tác với các nhà đối lập cũ, trước đây chống lại chế độ Saddam Hussein, thao túng phung phí các quỹ này.

Trong thời kỳ hậu Saddam Hussein, các nhà đối lập cũ, khi lên cầm quyền, đã lập ra một hệ thống tham nhũng, bè phái xâu xé các quỹ này. Tham nhũng đã gặm nhấm, hủy hoại tất cả các cấp chính quyền trong bộ máy Nhà nước Iraq, từ cấp quản lý thấp nhất ở địa phương cho đến cấp bộ ở trung ương. Tham nhũng đã trở thành một thứ văn hóa và ngăn cản tiến trình tái thiết. Các nạn nhân đầu tiên, đó chính là những người mà chúng ta nhìn thấy đang biểu tình rầm rộ trên đường phố đòi tính sổ với chế độ hiện đang cầm quyền".

Khủng hoảng không có hồi kết ?

Giờ đây, trước tình hình bất ổn của Iraq, Hoa Kỳ, tuy vẫn còn một số căn cứ quân sự tại đây nhưng không lên tiếng ủng hộ một phe nào. Quan hệ giữa Mỹ và Iraq ngày càng xấu đi trong khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang dần khẳng định thế mạnh tại khu vực Trung Đông. Phải chăng tại Iraq, Hoa Kỳ đang có chính sách co cụm lại ?

"Vâng. Hoa Kỳ đã chủ trương co cụm, biệt lập ngay từ khi Barack Obama được bầu làm tổng thống. Trong suốt cuộc vận động tranh cử, Obama đã hứa rút quân ra khỏi Iraq. Cần phải nói rõ, Hoa Kỳ chủ trương biệt lập, co cụm bởi vì họ đã thất bại trong cuộc chiến tranh tại Iraq. Tổn thất nhân mạng rất lớn, một bộ phận công luận và nhiều gia đình Mỹ bị chấn thương tinh thần. Người ta so sánh và nói đến một cuộc chiến tranh Việt Nam thứ hai, một cuộc chiến tranh gây chấn động mạnh về tinh thần đối với người dân Mỹ.

Đúng là Donald Trump giữ khoảng cách khá lớn trong quan hệ với giới lãnh đạo chính trị tại Baghdad. Vả lại, ông không đi theo lô gích tăng cường quan hệ ngoại giao. Nhìn chung, Donald Trum chủ trương rút quân ra khỏi Trung Đông, thế giới Ả Rập. Chính sách này của Donald Trump không chỉ liên quan đến Iraq mà còn được áp dụng rõ ràng tại Syria. Có thể nói, ông không thực sự tìm cách duy trì mối quan hệ này. Thực ra, vấn đề này đã bắt đầu từ thời Obama và Donald Trump chỉ tiếp tục chính sách của người tiền nhiệm".

Một câu hỏi khác cũng được đặt ra : Nếu Hoa Kỳ thoái lui khỏi khu vực thật sự, nước nào sẽ được hưởng lợi ?

"Việc rút quân chỉ mang tính tương đối mà thôi bởi vì việc giải trừ binh bị và hợp tác quân sự giữa hai nước vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Hiện vẫn còn một số lính Mỹ tại Iraq và vẫn có một số lợi ích kinh tế mà chính quyền Trump quan tâm.

Về phía Iraq, đúng là có một sự đa dạng hóa quan hệ. Chính quyền Baghdad tìm kiếm quan hệ đối tác và liên minh với một số cường quốc, như với Nga và kể cả Trung Quốc. Người ta ít nói đến trường hợp Trung Quốc nhưng nước này có thị phần ngày càng lớn tại Iraq, nhất là trong lĩnh vực bán vũ khí, khí tài, dầu lửa.

Và Iran là nước được hưởng lợi nhiều nhất ngay từ đầu cuộc chiến tranh 2003. Trước khi xẩy ra cuộc chiến tranh này, Saudi Arabia đã lưu ý chính quyền Bush rằng nước sẽ trục lợi nhiều nhất là Iran.

Iran coi Iraq là kẻ thù truyền kiếp. Trong những năm 1980 đã xẩy ra chiến tranh kéo dài giữa hai nước. Do vậy, Iran luôn quan tâm đến việc làm chủ, thao túng được Iraq, thông qua các hoạt động can thiệp rất sâu vào nội tình Iraq. Một mặt, Iran ngăn chặn Iraq trở thành kẻ thù, trở thành một quốc gia hùng mạnh có thể tiến hành chiến tranh như đã xẩy ra dưới thời Saddam Hussein. Mặt khác, Iran cũng quan tâm đến các lợi ích kinh tế tại Iraq và hiện nay, Iran là nhà đầu tư số một tại Iraq".

Làm thế nào để thoát khủng hoảng ? Đa số các chuyên gia Pháp cho rằng đất nước đang rơi vào bế tắc. Liệu còn có thể cải tổ đất nước hay không ? Người ta nói nhiều đến các chương trình cải cách nhưng là những cải cách nào mới được ? Nhà nghiên cứu Myriam Benraad cho rằng trong tình trạng đất nước hiện nay người ta khó có một tham vọng nếu không muốn nói là rất hạn hẹp.

Về phần mình, chuyên gia David Rigoulet-Roze trên đài France 24 cũng có cùng quan điểm khi nghĩ rằng chính phủ Iraq khó có thể lấy lại kiểm soát ngoài trừ dùng vũ lực, một lần nữa nhấn chìm làn sóng phản đối trong biển máu. Người biểu tình đòi cả hệ thống chính trị - tín ngưỡng phải ra đi, chứ không chỉ đơn giản chỉ là những yêu cầu chống tham nhũng hay cải cách luật bầu cử. Từ góc nhìn này, ông David Rigou-Roze kết luận tình hình Iraq hiện nay thật sự nguy hiểm hơn bao giờ hết !

Minh Anh

Nguồn : RFI, 05/12/2019

Published in Diễn đàn
mardi, 26 novembre 2019 19:12

Ai là Anh Tám, Chú Tư ?

Chưa bao giờ nỗi lo Trung Quốc xâm lấn lãnh thổ, văn hóa, kinh tế của Việt Nam bằng lúc này. Hình như đây là thời điểm Bắc Kinh cảm thấy cần ra mặt xác định ý đồ bá quyền của họ đối với một đất nước có truyền thống chống giặc xâm lăng từ phương Bắc hàng ngàn năm qua. Thời điểm vì chưa lúc nào mà chính quyền Hà Nội tỏ ra yếu kém và tê liệt như lúc này khi mà Biển Đông gần như bị mất trọn vào tay Trung Quốc, kinh tế bị lệ thuộc trầm trọng bên cạnh những biểu hiện tiêu cực trong việc lên tiếng bảo vệ đất nước của lãnh đạo cao nhất nước.

ai1

Hải Phòng : 'Đại bản doanh' đánh bạc, cá cược trên mạng lớn nhất từ trước đến nay đã được đấu tranh triệt phá tại Việt Nam.

Trong một bài viết được xem là can đảm của VTC vừa qua với tựa đề : "Người Trung Quốc mở sào huyệt cờ bạc, công xưởng ma túy ở Việt Nam : An ninh quốc phòng, chủ quyền lãnh thổ bị đe dọa" đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về sự lỏng lẻo, nếu không muốn nói là bao che cho những tiêu cực do người Trung Quốc mang vào đất nước nhưng hầu như các chính quyền địa phương đều mũ ni che tai cho những sai trái có tính hệ thống khiến đất nước chảy máu vừa lực lượng lao động vừa nguồn lợi kinh tế cho đến sự tác hại không thể đoán định về quốc phòng lẫn môi trường sống.

Trả lời VTC News về vấn đề này, ông Lê Việt Trường, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội cho rằng, để các tổ chức tội phạm Trung Quốc hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam như vậy cho thấy có sự yếu kém của các cơ quan quản lý, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến an ninh quốc phòng, đe dọa đến chủ quyền lãnh thổ của nước ta.

Tuy nhiên xét về mặt nghiêm trọng thì có lẽ những biểu hiện mà tờ báo nêu ra không khó để công an giải quyết nếu chủ trương của trung ương nhất quán về việc bảo vệ kinh tế lẫn lãnh thổ. Cái khó nhất làm cho lực lượng bảo vệ chính trị là những cú phone mà người gọi thường được xưng là Anh Tám, Chú Tư hay một người ẩn mặt nào đó nhưng tiếng nói của họ có thể khiến cho cả guồng máy tê liệt, hoăc ít ra cũng lạc mất dấu tội phạm mà lực lượng chức năng đang tiến hành điều tra.

Những Anh Tám, Chú Tư ấy không những chi phối các vấn đề nho nhỏ xảy ra ở phường xã hay quận huyện, mà những ý kiến ấy càng lên cao càng tỏ ra quyền lực nhất là những vấn đề có yếu tố Trung Quốc.

Việt Nam trong thế kỷ 21 không còn lạc hậu như thời kỳ đổi mới nữa nhưng vẫn còn nhan nhãn hình ảnh khó chấp nhận của những công trình vừa khai trương đã hư hỏng hay sụp đổ toàn bộ. Hàng ngàn kỹ sư tốt nghiệp hay tu nghiệp từ các nước tư bản tỏ ra bất lực trước tệ nạn này khi nghề nghiệp, khả năng của họ không được tận dụng vì tất cả công việc ấy được giao cho những sân sau của nhóm lợi ích mà tiếng nói trực tiếp hay gián tiếp của Anh Tám, Chú Tư không ai dám cãi. Kết quả nhãn tiền cho thấy mọi dự án, chương trình đấu thầu hay công trình xây dựng nếu có sự nhúng tay của Trung Quốc thỉ đều thất bại. Tiền càng lớn thì thất bại càng to, sự thật ấy như một vết thương làm nhức nhối xã hội trong khi người trách nhiệm trực tiếp lại không hề hấn gì, an nhàn làm việc, an nhàn hưởng thụ và an nhàn hạ cánh.

Chỉ nói riêng về cầu đường thì sự phá hoại của đồng tiền Trung Quốc tỏ ra không mệt mỏi khi tấn công kinh tế Việt Nam. Cứ 100 đồng bạc mà ngân hàng Trung Quốc cho Việt Nam vay họ sẽ lấy lại 12 đồng tiền lời, 8 đồng phí bôi trơn và 5 đồng lại quả từ đối tác Việt Nam.

Số tiền còn lại Việt Nam nắm trong tay là 75 đồng sẽ được phân phối cho nhà thầu 50 đồng, các Anh Tám Chú Tư 15 đồng, cò ke nhỏ lẻ 5 đồng và nhóm người vận động cho dự án là 10 đồng. Cứ nhẩm tính như vậy để thấy rằng tại sao bất cứ Bộ trưởng Giao thông và vận tải nào cũng sống chết đòi nhà thầu Trung Quốc cho bằng được bất kể hậu quả trước mắt về lâu về dài hay ngay lập tức họ cũng không quan tâm. Những quan tâm lớn nhất đối với họ là Anh Tám Chú Tư có đồng thuận với họ hay không và khi nhận được một cái gật đầu bạc tỉ thì dự án coi như xong, không còn bàn cãi gì nữa.

Câu chuyện về tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội- Hải Phòng là một thí dụ điển hình nhất cho câu chuyện đường xá tại Việt Nam có liên quan tới Trung Quốc.

Có thể nhiều người lầm tưởng rằng cứ làm ra 1 km đường thì nền kinh tế cũng theo đó mà phát triển. Nhưng làm 388 km đường sắt mà không có luận chứng phương án này sẽ gặt hái thành quả kinh tế vĩ mô thì xem ra chỉ có chính quyền Việt Nam mới có can đảm nghĩ ra một dự án liều lĩnh và đầy nghi ngờ như thế.

Chiều 14/11, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Giao thông và vận tải ASEAN lần thứ 25, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã có cuộc họp song phương với Bộ trưởng Bộ Giao thông và vận tải Trung Quốc Lý Tiểu Bằng. Tại cuộc họp này Thể cho biết Việt Nam đang hoàn thành các tuyến cao tốc kết nối với Trung Quốc phục vụ cho vận tải hàng xuất nhập khẩu. Và theo Thể thì vận tải đường sắt cũng có nhiều tiềm năng với hai tuyến liên vận Hà Nội - Đồng Đăng - Bắc Kinh, Hải Phòng - Hà Nộ - Lào Cai - Côn Minh phát triển cả vận tải hàng hóa, hành khách.

Câu phát biểu của Thể thật ra không phải là của Thể vì trên Thể, Anh Tám Chú Tư đã có ý tưởng này và mớm lời cho Thể để tìm cách kiếm tiền. Thật ra nếu phân tích đến tận cùng thì Anh Tám, Chú Tư cũng chỉ là công cụ của Trung Quốc, muốn phát triển "Một vành đai, một con đường" tại Việt Nam. Trung Quốc muốn có 2 con đường, thứ nhất là Lào Cai - Hải Phòng để kết nối với Quảng Tây, Vân Nam của họ ; thứ 2 là con đường từ Quảng Ninh đi xuống phía Nam.

Ý chí của Trung Quốc đã làm tê liệt guồng máy công quyền Việt Nam, nó vừa đánh vừa xoa, đánh bằng sự hù dọa kinh tế xoa bằng những đồng tiền hối lộ bẩn thỉu khiến cho một bộ trưởng như Nguyễn Văn Thể phải nuốt liêm sỉ vào bụng và nhả ra những lập luận thô thiển đến quái gỡ về lợi ích của con đường sắt mà y cho rằng phải tốn 100.000 tỉ để thực hiện.

Mặc dù nợ công đang đè đầu chính phủ xuống bùn nhưng 100 ngàn tỉ này sẽ do Trung Quốc cho vay nên mọi thứ sẽ thông qua như đã từng thông qua trước đây.

Và rồi như mọi lần nếu có xảy ra điều tiếng gì thì Nguyễn Văn Thể sẽ giơ đầu chịu báng còn Anh Tám Chú Tư kể như không hiện hữu như từ xưa tới nay trong mọi đại án tham nhũng. Anh Tám Chú Tư vĩnh viễn là một ẩn số mặc dù đồng tiền mà anh và chú đã nhận từ tay thuộc hạ là những con số chẵn rất lớn và rất kín.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 26/11/219 (canhco's blog)

Published in Diễn đàn

Tiền ‘bẩn’ tại Việt Nam sẽ bị xử lý như thế nào ? (RFA, 27/09/2019)

Tham nhũng là quốc nạn

Tại buổi làm việc với Chính quyền tỉnh Đắk Lắk về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, diễn ra vào chiều 24 tháng 9 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thừa nhận dù công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2019 có kết quả tốt tuy nhiên vẫn còn tồn tại, hạn chế. Cụ thể, theo Bộ trưởng Tô Lâm, trong những hạn chế, thì tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng vẫn còn thấp…

xahoi1

Báo chí tại Đức với thông tin về hồ sơ Panama hôm 7/4/2016. AFP

Ông cho rằng các cơ quan chức năng cần quản lý các dòng tiền, nhất là tiền ‘bẩn’ do tham nhũng mà có : "Tiền bẩn vào ngân hàng là chuyển sang đất đai, tài sản ; chuyển từ cá nhân này sang cá nhân kia, doanh nghiệp này sang doanh nghiệp kia. Nếu quản lý tốt dòng tiền này thì các đối tượng dù có tham nhũng cũng không tiêu tiền được", trích nguyên văn câu nói của Bộ trưởng Tô Lâm trên báo quốc nội.

Người đứng đầu Bộ Công an Việt Nam tuyên bố như vừa nêu trong bối cảnh Tổ chức Liêm chính Tài chính Tòan cầu (Global Financial Integrity-GFI), có trụ sở ở Mỹ vừa công bố một nghiên cứu cho thấy Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về nhận được dòng tiền bất hợp pháp từ hình thức rửa tiền dựa trên thương mại.

Nghiên cứu của GFI được thực hiện trong 10 năm từ năm 2006 đến 2015, dựa theo các dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và của Liên Hiệp Quốc (Liên Hiệp Quốc). GFI ghi nhận chỉ riêng trong năm 2015, Việt Nam đã thu về 22,5 tỷ đô la Mỹ (USD).

Đài RFA nêu vấn đề trên với Luật sư Vũ Đức Khanh, một nhà quan sát tình hình Việt Nam, rằng có phải Chính phính phủ Hà Nội đang quyết tâm một cách mạnh mẽ hơn nữa trong việc chống tham nhũng và rửa tiền, nhất là qua lời tuyên bố của ông Bộ trưởng Tô Lâm hay không ? Từ Canada, Luật sư Vũ Đức Khanh vào ngày 26 tháng 9 nêu lên nhận xét của ông :

"Việt Nam thực sự ra từ năm 2005 cũng đã có một đạo luật về phòng, chống tham nhũng và thậm chí từ năm 1994 của thế kỷ trước thì các lãnh đạo của Việt Nam mà đặc biệt là ông Nông Đức Mạnh từng nói rằng tham nhũng là quốc nạn và Chính phủ cũng như Nhà nước Việt Nam cần có những quốc sách để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên cho đến những giờ phút hiện tại thì vẫn cũng chỉ là những lời tuyên bố. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng tham nhũng đã là quốc nạn của Việt Nam 25 năm rồi, mà trong 25 năm qua thì tham nhũng ngày càng trầm trọng hơn nữa. Có lẽ họ có quyết tâm, nhưng họ có làm được hay không thì còn cần phải xét lại".

Luật sư Vũ Đức Khanh còn cho rằng không loại trừ yếu tố lời tuyên bố của Bộ trưởng Công an Tô Lâm được cố tình đưa ra trong thời điểm đang chuẩn bị cho Đại hỏi Đảng lần thứ XIII và trong công cuộc "đốt lò" của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, là mục đích nhằm đấu đá nội bộ để tranh giành chức quyền trong thời gian tới ở Việt Nam.

Trong khi đó, từ trong nước, nhà quan sát tình hình Việt Nam-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho rằng tuyên bố của Bộ trưởng Tô Lâm liên quan đến một vấn đề rất trừu tượng vì quá thiếu các dẫn chứng thực tế cũng như những báo cáo cụ thể. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định :

"Tình hình rửa tiền ở Việt Nam, là một trong những nước rửa tiền ghê gớm nhất thế giới, mà những báo cáo về rửa tiền, quản lý về công tác phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam là rất mờ nhạt, rất trừu tượng, rất mơ hồ và nói chung là công tác quản lý, điều hành về phòng, chống rửa tiền, tiền bẩn ở Việt Nam thì tôi cho là cực kỳ yếu kém".

xahoi2

Ngân hàng Nhà nước, hồi tháng 05/19, lần đầu tiên công bố báo cáo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và tài trợ khủng bố tại Việt Nam. Courtesy : Ảnh chụp màn hình tintaynguyen.com

Sẵn sàng phòng, chống rửa tiền ?

Hồi trung tuần tháng 5 năm 2019, Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên công bố báo cáo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và tài trợ khủng bố tại Việt Nam. Theo đó, trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2017, rủi ro về tài trợ khủng bố quốc gia ở mức ‘thấp’, nguy cơ rửa tiền ở Việt Nam ở mức ‘trung bình’ và rủi ro rửa tiền quốc gia là ‘trung bình cao’.

Ông Phạm Gia Bảo, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền, thuộc Ngân hàng Nhà nước cho biết nguy cơ rửa tiền, các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, hệ thống chuyển tiền ngầm được đánh giá ở mức ‘cao’ và mảng kinh doanh kiều hối được xếp mức ‘trung bình cao’. Đáng chú ý, nguy cơ rửa tiền liên quan tội phạm tham ô, tham nhũng, chiếm đoạt tài sản…là rất lớn.

Ông Phạm Gia Bảo còn nêu lên mặc dù nhiều vụ án tham ô tài sản được đưa ra xét xử và qua đó các khoản tiền tham nhũng là rất lớn, lên đến hàng trăm tỷ đồng ; tuy nhiên Việt Nam chỉ mới khởi tố và xét xử duy nhất một vụ án về tội rửa tiền có nguồn gốc từ tham ô, là vụ ông Giang Kim Đạt đã tham ô 260 tỷ đồng ở Công ty Vinashin.

Trước các số liệu nêu trên, tiến sĩ Phạm Chí Dũng đưa ra thêm các dẫn chứng cho thấy thực trạng hiện tại trong công tác xử lý tiền ‘bẩn’ do tham nhũng tại Việt Nam không đạt được kết quả :

"Tôi từng nghe một quan chức nói cách đây chừng hơn 1 năm thôi rằng bây giờ chỉ có ai ngu thì mới dùng tiền (tham nhũng) để xây lâu đài và sắm xe hơi đắt tiền. Còn biết khôn thì hãy chuyển sang của "chìm" hết đi, đừng có làm của "nổi"".

Theo ghi nhận của Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, thì có một sự chuyển đổi tỷ lệ tài sản tham nhũng "của nổi-của chìm" trong giới quan chức tham nhũng tại Việt Nam tính từ mốc năm 2016, tức là thời điểm Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát động chiến dịch chống tham nhũng. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nói rằng trước thời điểm "đốt lò" thì thường là 50-50 phần trăm cho "của nổi và của chìm" (như đổi ra ngoại tệ, mua vàng và tuồn ra gửi ở ngân hàng nước ngoài..) và sau này thì tỷ lệ thay đổi là 20-80% "của nổi-của chìm", thậm chí của "chìm" chiếm tới 90%.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng còn nhắc lại hồ sơ Panama được công bố trong cùng năm 2016 từng gây chấn động trong dư luận thế giới :

"Tôi muốn dẫn lại một minh họa khác là vào Hồ sơ Panama đã công bố hồi năm 2016 và gây ra một chấn động lớn. Trong công bố này, cho thấy chỉ riêng trong năm 2015 đã có 19 tỷ đô la Mỹ (USD) chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài. Sau đó, một số chuyên gia độc lập trong và ngoài nước đánh giá sở dĩ có số tiền nhiều như vậy thì có thể nói tiền đầu tư ra nước ngoài là ít mà tiền bẩn mang ra rửa là nhiều và sẽ có ít nhất 1/3 trong số 19 tỷ USD đó là tiền được rửa và sau đó quay trở lại Việt Nam dưới dạng tiền sạch. Tiền ở Việt Nam là tiền tham nhũng, đổi ra ngoại tệ và tuồn ra nước ngoài và quay trở lại Việt Nam dưới dạng đầu tư, kiều hối…dưới dạng tiền sạch".

Một chuyên gia tài chính độc lập ở trong nước, không muốn nêu tên, qua email còn cho RFA biết tại Việt Nam có muôn hình vạn trạng cách quan chức tham nhũng có thể "hợp thức hóa" tài sản mà họ tham nhũng, đơn giản từ một món quà tết là một chậu mai kiểng của một công ty tặng cho một vị cán bộ và sau đó vị cán bộ này tuyên bố bán chậu mai kiểng "nhà trồng" trong nhiều năm với giá mấy tỷ đồng.

Từ chuyện hợp thức hóa này có thể liên tưởng đến vụ cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Nguyễn Bắc Son nhận hối lộ 3 triệu USD trong thương vụ Mobifone mua cổ phần của AVG. Và, khi đó ông Nguyễn Bắc Son đã khai báo đưa số tiền nhận hối lộ 3 triệu USD cho con gái Nguyễn Thị Thu Huyền. Tuy nhiên, con gái vị cựu bộ trưởng này được báo giới dẫn lời lên tiếng rằng không nhận bất cứ khoản tiền nào từ bố mình. Câu hỏi mà nhiều người quan tâm là số tiền tham nhũng 3 triệu USD của ông cựu Bộ trưởng đang được tẩu tán ở đâu ?

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng còn khẳng định số tiền tham nhũng của ông Nguyễn Bắc Son trong thương vụ đó còn lớn hơn nhiều, với lập luận :

"Thật ra mà nói số tiền tham nhũng của Nguyễn Bắc Son có thể gấp 10 đến 15 lần so với con số 3 triệu USD. Tại vì theo luật bất thành văn trong các giao dịch thương mại, như phi vụ ở Tập đoàn AVG là phải chi từ 10% đến 15% cho quan chức. Ví dụ như trong vụ Cục trưởng Cục phòng, chống tội phạm công nghệ cao Nguyễn Thanh Hóa bị bắt là cũng được đám đánh bạc công nghệ cao chi 10%. Vậy thì Nguyễn Bắc Son cũng phải được chi như vậy chứ. Số tiền 3 triệu USD chỉ là số nhỏ thôi vì số tiền tham nhũng của Bắc Son là khủng khiếp. Như vậy vấn đề là số còn lại đi đâu ?"

Cả Tiến sĩ Phạm Chí Dũng và Luật sư Vũ Đức Khanh cùng khẳng định Việt Nam gần như đầy đủ về mặt cơ chế và luật pháp trong quốc nội cũng như tham gia ký kết công ước, hiệp định phòng, chống rửa tiền quốc tế. Nhưng :

"Về mặt khung pháp lý, tức là đạo luật tôi vừa nhắc đến và tất cả những nghị định kèm theo cùng các văn bản hướng dẫn…Nếu nói về khung pháp lý đó thì quả thực Việt Nam có đầy đủ hết và đã sẵn sàng. Tuy nhiên, vấn đề về quyết tâm chính trị như tôi đã đề cập thì tôi nghĩ là không có và về nguồn nhân lực để thực hiện thì nếu nói về số lượng là có nhưng nếu nói về chất lượng của đội ngũ quan chức thanh tra trong vấn đề phòng, chống tham nhũng của Việt Nam thì tôi không tin là họ có đạo đức thực sự để thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng. Tôi có thể nhìn thấy thanh tra ở Việt Nam còn tham nhũng hơn cả. Tôi tạm thời gọi là "siêu tham nhũng", tức là họ lạm dụng quyền kiểm tra các vấn đề tham nhũng để tham nhũng nhiều hơn những người tham nhũng bị kiểm tra".

Luật sư Vũ Đức Khanh nhận định như vừa nêu trong khi vị chuyên gia tài chính độc lập ẩn danh cũng xác nhận với RFA về giới thanh tra trong công tác phòng, chống tham nhũng chủ yếu chỉ kiểm tra và báo cáo theo mức "thù lao" nhiều hay ít mà họ nhận được từ những đối tượng tham nhũng bị điều tra.

Nhà quan sát tình hình Việt Nam-Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng điều quan trọng nhất mà Việt Nam muốn đạt được quyết tâm chống tham nhũng cũng như thực hiện trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế trong chống rửa tiền là phải làm cho được 3 điều chính yếu ; bao gồm đổi mới cơ chế, có tự do truyền thông và nâng chế độ tiền lương cho công chức.

Còn nhà quan sát tình hình Việt Nam-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng thì cho rằng ông không nhìn thấy một dấu hiệu lạc quan nào qua tuyên bố mới nhất của Bộ trưởng Công an Tô lâm :

"Tôi đã nghe ít nhất 3 lần Tô Lâm nêu quyết tâm chống rửa tiền đó rồi. Nhưng mà sau đó tình hình càng ngày càng tồi tệ. Cho nên tôi thấy tất cả những quyết tâm của Tô Lâm nói riêng và của giới quan chức Việt Nam nói chung là chẳng có ý nghĩa gì cả".

**************

Xử VN Pharma : Viện Kiểm sát và Bộ Y tế bất đồng (BBC, 27/09/2019)

Viện kiểm sát tỏ ra không đồng ý khi Bộ Y tế Việt Nam cố chứng minh thuốc ung thư giả chỉ là thuốc 'kém chất lượng'.

xahoi3

Ông Nguyễn Minh Hùng, nguyên Tổng Giám đốc Công ty VN Pharma, trong phiên sơ thẩm năm 2018

Phiên xử sơ thẩm lần hai với 12 bị cáo bắt đầu hôm 24/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh trong vụ án.

Vào hôm 27/09, phiên xử được cho là đi vào phần cuối cùng trước khi tòa nghị án thì có những diễn biến gây tranh cãi.

Đại diện Viện Kiểm sát Thành phố Hồ Chí Minh bác bỏ những thông tin của Bộ Y tế đưa ra khẳng định thuốc H-Capita (chữa ung thư) "đạt chuẩn và chỉ bị giả mạo về nguồn gốc xuất xứ".

Trước đó Cục Quản lý Dược gửi "công văn khẩn" tới Hội đồng Xét xử về việc cục này cử đoàn sang Ấn Độ để xác minh thuốc (hồi tháng 11/2017).

Công văn này nói "về bản chất lô thuốc H-Capita đạt tất cả tiêu chuẩn khi xuất xưởng" nhưng vì vì thời hạn xuất xưởng quá lâu, do vận chuyển lòng vòng, nên có việc "thay đổi nhãn mác nhằm thay đổi xuất xứ của lô thuốc".

Tuy nhiên, Viện Kiểm sát đã bác bỏ những thông tin của Bộ Y tế đưa ra với lý do tài liệu mà đoàn công tác của Bộ Y tế cung cấp "không đảm bảo tính pháp lý, khách quan, không xuất phát từ yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, và không có người của cơ quan điều tra đi cùng đoàn... nên không được sử dụng để làm căn cứ xác định nguồn gốc lô thuốc ung thư".

Phía Viện kiểm sát cũng cho rằng chính Cục Quản lý dược Bộ Y tế cũng đang bị cơ quan điều tra đang khởi tố vụ án, xem xét hành vi sai trái nên thông tin cục này đưa không đảm bảo tính pháp lý và rằng hành vi các bị cáo gây ra có trách nhiệm của Cục Quản lý dược nên không loại trừ cục này có nỗ lực "bao che".

Trong khi đó quan điểm của các luật sư bào chữa cho 12 bị cáo là các chuyên gia của Bộ Y tế tham gia phiên tòa (và kết quả kiểm định) cũng khẳng định thuốc H-Capita là thuốc kém chất lượng chứ không phải thuốc giả.

xahoi4

VN Pharma từng cung cấp thuốc cho nhiều bệnh viện công tại Việt Nam

Cục Quản lý dược cho rằng về bản chất thì hành vi của các bị cáo trong vụ án là "giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ của lô thuốc để trục lợi".

Phiên xử vụ án "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng'' xảy ra tại Cục Quản lý dược Bộ Y tế và các cơ quan liên quan diễn sau khi Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án ngày 18/09/2019.

Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường, người ký công văn cho VN Pharma nhập khẩu số thuốc chữa ung thư, vắng mặt dù được triệu tập.

Thuốc H-Capita 500mg được VN Pharma nhập khẩu vào Việt Nam tháng 4/2014, và đến 1/8/2014 thì bị Cục Quản lý dược Bộ Y tế có văn bản yêu cầu tạm ngừng lưu hành vì có chất "không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người".

Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Bộ Khoa học và Công nghệ xác định mã số, mã vạch in trên vỏ hộp thuốc H-Capita không được đăng ký bởi quốc gia nào.

Các bị cáo trong vụ án gồm Nguyễn Minh Hùng (nguyên Chủ tịch, Tổng giám đốc VN Pharma), Võ Mạnh Cường (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Hàng hải quốc tế H&C), Nguyễn Trí Nhật (nguyên Phó Tổng giám đốc VN Pharma), Ngô Anh Quốc (nguyên Phó Tổng giám đốc VN Pharma), Lê Thị Vũ Phương (Kế toán trưởng), Phan Cẩm Loan (Phó phòng Xuất nhập khẩu VN Pharma), cùng 6 bị cáo khác.

Khung hình phạt của tội danh này là từ 20 năm tù tới chung thân hoặc tử hình.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có ý kiến chính thức về vụ việc này hôm 20/9, khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra tại Cục Quản lý dược, Bộ Y tế liên quan việc cục này cấp phép cho 10 thuốc nhập khẩu từ 'công ty ma' Helix Canada .

Bà Kim Tiến đã nói với báo chí rằng vụ việc cần được xử "đúng người đúng tội, đúng sự việc, không oan sai và không bỏ sót tội".

***************

Chính quyền Đồng Nai tiếp tục cưỡng chế đất ở Long Hưng (RFA, 27/09/2019)

Dự án khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng tại xã Long Hưng, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai bị người dân phản đối và khiếu kiện lâu nay nhưng vẫn chưa giải quyết được. Trong khi người dân chờ đợi thanh tra chính phủ công bố kết luận thanh tra thì chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện cưỡng chế dân. Chúng tôi ghi nhận những phản ánh của người dân trong phóng sự sau, mời quý vị theo dõi.

xahoi5

Một mặt thì lãnh đạo tỉnh Đồng Nai nói đã có kết luận thanh tra chính phủ, nhưng không chịu công bố, khiến người dân Long Hưng cứ ngóng chờ kết luận của thanh tra, một mặc thì vẫn ra tay cưỡng chế nhà dân Photo : RFA

Dân chờ kết luận thanh tra

Lần cưỡng chế gần đây nhất xảy ra tại xã Long Hưng là vào ngày 28 tháng 06 năm 2019.

Lúc chúng tôi đến đây, nhiều căn nhà của người dân nơi đây bị cưỡng chế, phá dỡ chỉ còn lại nền đất trống. Trong đó có gia đình ông Đỗ Hoàng Dũng. Ông Dũng cho chúng tôi biết, gia đình ông nhận được thông báo cưỡng chế hôm trước thì hôm sau lực lượng cưỡng chế đến phá dỡ nhà khiến cả nhà không kịp xoay sở.

- Đưa ngày trước ngày sau nó cưỡng chế á

- Nó gởi quá sát mình đâu có dọn kịp. Hăm sáu gởi hăm bảy nó cưỡng mà

Ông nói tiếp :

Xuống khoảng 200 người á, đủ các ban ngành…rồi nó vô, chú đốt xăng ‘zụt’ ra, đi vô nhà cái ngoài đây nó cắt hàng rào B40... nó đem xe cuốc vô nó cuốc…ghế đá, giường… nói chung nát hết.

Công an với cảnh sát cơ động có vũ khí có bảng che, nói chung lấy được nhà đất của dân là thành công lớn nhất là do cái sức mạnh của công an với cảnh sát cơ động.

Bà Trịnh Thị Nhàn, cũng là một trong những nạn nhân của cuộc cưỡng chế tại Long Hưng trong quá khứ, cho biết :

Xin được nhắc lại rằng dự án hơn 1000 hecta này do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai – Dona.Coop làm chủ đầu tư.

Người dân tố cáo chính quyền tỉnh Đồng Nai phê duyệt dự án không đúng cấp thẩm quyền và nhiều sai phạm khác. Ròng rã nhiều năm trời đưa đơn tố cáo thì đến năm 2013, thanh tra chính phủ đã vào cuộc thế nhưng cho đến hiện nay vẫn chưa công bố kết luận thanh tra.

Chính quyền nói làm theo chỉ đạo

Người dân cho rằng những lần tiếp xúc và làm việc trước kia của đoàn thanh tra với người dân là thiếu khách quan, bà Nhàn kể lại :

Khi làm việc thì chả hỏi nội dung tố cáo của tụi chị gì hết, mà cứ giống như chất vấn để đe dọa tụi chị, như ai là người đứng chủ mưu cái nội dung đơn, rồi ai là người xúi dục ?

Ông Nguyễn Văn Nhuần cho rằng có sự bao che hoặc dung túng cho những sai phạm của chính quyền trong dự án này. Sở dĩ nói như vậy, vì tháng 6 vừa rồi phía chính quyền vẫn tiếp tục cưỡng chế mặc cho người dân nói dự án sai phạm.

xahoi6

Thông báo cưỡng chế đất do chính quyền Long Hưng gửi, được người dân cung cấp Photo : RFA

Đoàn công tác thanh tra chính phủ vô gặp chúng tôi hỏi sơ mang tính chất làm thủ tục hành chánh, hỏi sơ là ai đứng đại diện nội dung tố cáo, ai là ủy quyền chứ hoàn toàn không có tham khảo những tài liệu chứng cứ cũng như là nội dung tố cáo của chúng tôi do đó chúng tôi thấy việc làm của đoàn công tác thanh tra CP có dấu hiệu…bao che dung túng cho sai phạm của chính quyền tỉnh Đồng Nai.

Chính vì như vậy, người dân càng nóng lòng hơn khi không nhân được câu trả lời mà phía chính quyền cứ tiếp tục cưỡng chế làm người dân rơi vào cảnh hoang mang, uất ức. Bà Nhàn cho biết tiếp :

Buổi tiếp xúc cử tri tại phường (xã) Tân Hạnh, tụi chị có lên đó gặp ông Võ Văn Thưởng cũng có những ý kiến yêu cầu công bố kết luận thanh tra, tiếp theo yêu cầu ngăn chặn cái hành vi cưỡng chế trái pháp luật nhưng mà sau đó…cưỡng chế vẫn là cưỡng chế.

Sau cuộc cưỡng chế ngày 28 tháng 06, thì hôm sau báo trong nước dẫn lời lãnh đạo tỉnh Đồng Nai nói rằng, ‘UBND tỉnh đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật trong thực hiện phê duyệt quy hoạch, bồi thường, thu hồi đất đối với Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng. Dự án triển khai thực hiện theo đúng quy trình của Chính phủ và Thanh tra Chính phủ đã có kết luận đây là dự án triển khai đúng quy định.’ 8402, 8403, 8404.

Rõ ràng, một mặt thì lãnh đạo tỉnh Đồng Nai nói đã có kết luận thanh tra chính phủ, nhưng không chịu công bố, khiến người dân Long Hưng cứ ngóng chờ kết luận của thanh tra, một mặc thì vẫn ra tay cưỡng chế nhà dân. Có gì khuất tất trong cách hành xử của chính quyền địa phương ? Một người dân cho biết vẫn chưa nhận được kết luận thanh tra nào :

Đến nay vẫn chưa có công bố kết luận thanh tra. Việc mà chúng tôi tố cáo khiếu nại, kết thúc cuối cùng chúng tôi yêu cầu công bố kết quả giải quyết cho tụi tui, yêu cầu là đảm bảo khách quan trung thực, đúng với quy định pháp luật. Công khai cái kết luận đó.

Thanh tra sớm kết luận để coi cái dự án này nó đúng sai cỡ nào để người dân ta được yên tâm, không lẽ thanh tra lại kết luận sai hay sao ? Mình hy vọng là thanh tra sao nó đúng pháp luật cho dân được nhờ.

Sự việc này kéo dài quá lâu, người dân Long Hưng hơn 10 năm sống vất vưởng trong khu tạm cư, thiếu thốn đủ bề. Phần đông những người chúng tôi gặp đều mong mỏi công lý được thực thi để trả lại cho họ những gì đáng ra là của họ.

Những người dân tố cáo ông Ao Văn Thinh với Đinh Quốc Thái nay cũng 10 năm rồi. Thì quan điểm tất cả anh em trong đoàn luôn mong muốn được thanh tra chính phủ đã làm việc hai lần rồi thì yêu cầu thanh tra chính phủ công bố kết luận thanh tra, còn kế theo nữa nếu vô làm việc với người dân thì có thể làm việc đối chất đi. Nếu người dân chúng tôi tố cáo thì chúng tôi cung cấp những cơ sở pháp lý để nói cái sai.

Chính phủ mà cứ để 10 năm 20 năm ví dụ như Long Hưng, Thủ Thiêm, Sơn Tiên, mà kéo dài như vậy thì đời người của người dân sống được bao năm.

Với tư cách là Đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Nai, ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương ngày 20/8/2019 đã gửi công văn đến Tổng thanh tra Chính phủ đề nghị sớm có kết luận thanh tra dự án Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng, Biên Hòa. Trong các cuộc tiếp xúc cử tri ở Biên Hòa, ông Thưởng đã nghe người dân phản ánh về dự án trên và ông cũng đã từng gửi công văn cho Phó thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ sớm chỉ đạo để có kết luận thanh tra dự án…

*********************

Camera-công cụ giám sát tham nhũng hay bảo vệ quan chức ? (RFA, 27/09/2019)

Theo thông tin của tỉnh Sóc Trăng, kinh phí gần 1 tỷ đồng để lắp đặt hệ thống camera an ninh tại tư gia của 16 cán bộ trong Ban Thường vụ được lấy từ nguồn dự phòng ngân sách Đảng cho Văn phòng tỉnh Ủy.

xahoi7

Hệ thống camera giám sát. (Ảnh minh họa) AFP

Tiền dùng không đúng chỗ

Thông tin từ Zing.vn đăng ngày 27/9, Đại tá Nguyễn Minh Ngọc, phó giám đốc công an tỉnh Sóc Trăng cho biết đã từng kiến nghị lắp camera tại trụ sở các cơ quan của Đảng, Nhà nước và cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy vì đây là mục tiêu bảo vệ của cơ quan công an. Nhưng xem ra, việc lắp đặt camera tại nhà các quan chức quan trọng hơn…. !

Nhiều bạn đọc ngay khi biết thông tin này đã bình luận tại sao không dùng số tiền đó đầu tư vào những việc có ích khác như xây trường học, đường xá hoặc cầu đường giúp dân (bạn đọc Jennie Nguyễn) hoặc như bạn đọc khác cho rằng tại sao không lắp camera tại các cơ quan công quyền để phát hiện tham nhũng, cán bộ nhũng nhiễu khi tiếp dân như tỉnh Quảng Ngãi đã từng làm mà lại lắp cho cá nhân các quan chức lãnh đạo ?

Kỹ sư Trần Bang từ Sài Gòn nhận định với RFA vào ngày 27/9 khi chúng tôi nêu vấn đề này với ông : "Tôi không rõ mục đích của họ theo dõi cái gì mà họ lấy ngân sách ra để họ theo dõi những người lãnh đạo như vậy thì tôi thấy lãng phí ngân sách của người dân. Dùng tiền của dân theo dõi cán bộ của Đảng như vậy là sai và tốn thuế của dân. Nếu tôi là các ông tỉnh ủy viên như vậy thì tôi cởi áo bỏ đảng về quê làm ruộng, coi sóc như thế chắc gì bình đẳng, ví dụ theo dõi 100 người, thiên vị 10 người còn 90 người còn lại mang ra tố cáo để 10 người này trúng cử thì sao nên chỉ có người dân, người ta mới phản ánh đúng tư cách của cán bộ".

Ngoài ra, ông Bang còn cho hay với chi phí 1 tỷ đầu tư vào việc lắp đặt hệ thống như vậy thì phải trừ đi 50% chi phí để dành được đấu thầu này tức là việc lại quả, đút lót 50%, không bằng tiền thì cũng bằng cách này hay cách khác nhưng ông đảm bảo việc đi mua sắm công tại Việt Nam chắc chắn sẽ mất 50%.

Nhà báo Phạm Thành từ Hà Nội nhận định về vụ việc cho rằng các quan chức Việt Nam lo ngại việc một số người dân không đồng tình với cách lãnh đạo của họ sẽ tìm cách hành hung, ném gạch, ném chất bẩn… vào tư gia quan chức nhằm gây sức ép nên việc lắp đặt hệ thống giám sát để bảo vệ các quan chức này.

"Nếu đúng như thế thì thật ra phơi bày bộ mặt lãnh đạo, cho dân vì dân nhưng lại sợ bị trả thù của lớp cán bộ, vì cán bộ tử tế thì cần lắp camera để làm gì. Tất nhiên dùng tiền công lắp đặt như thế nhằm bảo vệ cá nhân tại tư gia thì nó không đúng vì không có luật nào quy định cả. Mấy ông là người có chức có quyền thì họ cứ lấy tiền ngân sách trang bị cho cá nhân mà thôi, chẳng có luật pháp gì các ông có chức có quyền thì làm thôi".

Có thể giám sát tham nhũng ?

Với quyết tâm giảm tham nhũng trong bộ máy công quyền, vào ngày 3/7/2019 chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng yêu cầu các cơ quan địa phương đưa ra giải pháp nhằm phòng chống tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ. Trong đó, giải pháp lắp đặt hệ thống ghi âm, ghi hình trực tuyến tại các địa điểm có cán bộ, công chức, tiếp xúc trực tiếp với người dân và doanh nghiệp được nhiều người đồng tình.

Vị Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi cho rằng "Hệ thống camera giám sát ngăn chặn tình trạng cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn vòi vĩnh, sách nhiễu trong thực thi công vụ. Tỉnh kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức, viên chức thoái hóa, biến chất" (trích từ zing.vn đăng 3/7/2019).

Vào tháng 5/2019 trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh Phú Yên cũng cho biết vừa lắp đặt 6 camera ghi lại tất cả bộ phận trong việc tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu của người dân. Mọi hình ảnh từ trung tâm sẽ được truyền trực tiếp về lãnh đạo trung tâm và lãnh đạo văn phòng UBND tỉnh. Ngoài ra, nhiều tỉnh thành khác cũng bắt đầu triển khai lắp đặt hệ thống giám sát tại các cơ quan công quyền nhằm kiểm soát cán bộ cũng như các hoạt động tại đây.

Cài đặt camera được lãnh đạo các địa phương đặt nhiều kỳ vọng nhằm giảm thiểu hoặc chí ít phát hiện tham nhũng đã bị Kỹ sư Trần Bang phản bác, ông cho rằng việc phòng ngừa cán bộ tham nhũng, tiêu cực không chỉ qua việc lắp đặt camera giám sát ; điều đó chỉ phản ánh được một phần của sự vụ :

"Để quản lý cán bộ tốt thì trả lại quyền cho nhân dân lựa chọn cán bộ, lựa chọn người làm chính sách và làm chính sách công, cái gì dính đến công thì do người dân lựa chọn, vì người dân có trăm tay nghìn mắt chứ bây giờ đưa về trung tâm nào đó phân tích như bộ phận an ninh chẳng hạn, ban tuyên giáo hay ủy ban kiểm tra trung ương đảng thì nó vẫn là độc quyền. Bản thân người kiểm tra cho qua chuyện đó, thậm chí xóa những hình ảnh xấu đi, đút lót, hối lộ, hoặc thiếu tư cách chẳng hạn…thì người dân đâu được biết".

Đứng ở góc độ khác phân tích, nhà báo Phạm Thành cho rằng, việc sử dụng ngân sách quốc gia để lắp đặt hệ thống camera nhằm chống tham nhũng, tiêu cực, là trò hề. Nhà báo giải thích :

"…vì chống tham nhũng dựa trên nền tảng xã hội mà nền tảng đó đủ để chống và ngăn tham nhũng phát sinh, phát triển. Chứ tham nhũng không phải từ chỗ có camera thì tôi không có tham nhũng, lắp camera ngăn chặn được hành vi tham nhũng, xin thưa không vì tham nhũng ở đây nó ở trong phòng kín, trong một không gian khác chứ không phải lắp ở đó là có thể chống được tham nhũng. Nó rất là buồn cười và trẻ con…".

Còn đối với Luật sư Nguyễn Văn Hậu phó chủ tịch Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh thì lại có cách nhìn nhận tích cực hơn, ông nói : "Có camera ghi hình tại trụ sở thì tôi thấy nó dễ làm rõ mọi chuyện hơn, cũng như có tác dụng cảnh báo ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật của cả hai phía. Việc lắp camera tại nơi tiếp dân ở các cơ quan công quyền thì đây là một chương trình cải cách hành chính mà nhiều nơi đã thực hiện lắp đặt. Nó thể hiện sự công khai minh bạch tức là qua hệ thống camera tôi có thể kiểm soát được hoạt động của cơ quan công quyền và chính vì điều đó để có thể kiểm soát được công việc".

Đồng thời, luật sư Hậu còn nói :

"Lấy tiền từ ngân sách để làm những việc này còn hơn là để xảy ra những việc tiêu cực, tham nhũng mà mình không kiểm soát được, người dân thấy nó minh bạch hơn, tôi thấy nếu trích ra một ít ngân sách như vậy mà tiết kiệm được nhiều tiền hơn nữa và người dân giám sát dễ dàng hơn nữa".

*********************

2 cựu công an đánh chết người bị bắt ngay tại tòa (RFA, 27/09/2019)

Tăng án, bắt giam tại tòa đối với 2 cựu công an đánh chết người.

xahoi8

Tòa Phúc thẩm Thành phố Cần Thơ hôm 27/9 đã không chấp nhận kháng cáo của 2 cựu công an đánh chết người, đồng thời tăng án phạt, bắt giam tại tòa. Courtesy cantho.com.vn

Tòa Phúc thẩm Thành phố Cần Thơ hôm 27/9 đã không chấp nhận kháng cáo của 2 cựu công an đánh chết người, đồng thời tăng án phạt, bắt giam tại tòa.

Truyền thông trong nước loan tin cho biết bị cáo Bùi Đức Nghĩa, 32 tuổi và Nguyễn Tuấn Anh, 30 tuổi, là cựu công an thuộc Công an quận Ô Môn, Cần Thơ, bị xét xử cùng tội danh ‘cố ý gây thương tích’.

Theo bản án sơ thẩm, ngày 9/8/2018, khi xử lý người vi phạm giao thông là anh Nguyễn Chí Hiếu, 30 tuổi, ngụ phường Trường Lạc, quận Ô Môn, 2 cựu công an Bùi Đức Nghĩa và Nguyễn Tuấn Anh đã đánh gây thương tích cho anh Hiếu. Đến ngày 13/8/2018 anh Hiếu đã chết tại bệnh viện.

Trong phiên tòa phúc thẩm, cả 2 bị cáo đều có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt vì đã chủ động bồi thường cho gia đình bị hại. Nhưng phía bị hại lại yêu cầu tăng số tiền bồi thường, tăng án đối với 2 cựu công an này, với lý do các bị cáo quanh co chối tội.

Hội đồng xét xử phiên tòa phúc thẩm nhận định, hành vi của 2 bị cáo có tính chất côn đồ, nên đã chấp nhận một phần kháng cáo của đại diện bị hại, tăng hình phạt đối với bị cáo Nghĩa. Riêng bị cáo Tuấn Anh đã thành khẩn khai báo nên tòa xem xét không tăng hình phạt.

Nhưng tòa cho rằng đề nghị tăng mức bồi thường của phía bị hại là không phù hợp với quy định của pháp luật vì các bị cáo đã khắc phục hậu quả, bồi thường cho bị hại.

Published in Việt Nam

"Thực hiện chủ trương chống tiêu cực gian lận thương mại của lãnh đạo tòa án, kính mời anh tham gia cộng tác với cơ quan báo chí của tòa án…".

ongke1

Dùng ông kẹ chống tham nhũng. Sáng 14/6, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai đã tổ chức sơ kết 7 năm thực hiện Kết luận 29-KL/TW của Ban Bí thư (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về "Mua và đọc báo, tạp chí của Đảng" trên địa bàn tỉnh.

Có một nền báo chí ‘ký sinh’…

Nhà báo C.M.T kể rằng vào chiều hôm 14/6, ông nhận cuộc điện thoại di động từ số máy 0911341534 của một người tự xưng là ‘báo tòa án ở Hà Nội’ (người này phát âm là "Hà Lội"), nói rằng thực hiện chủ trương phòng chống tiêu cực gian lận thương mại của Nhà nước, báo tòa án có mở chuyên trang về ‘phòng chống tiêu cực’, và muốn được doanh nghiệp tham gia ủng hộ quảng cáo nhân ngày lễ lớn Nhà báo Việt Nam… (lược thuật từ thoại được ghi âm).

Cớ sự ở đây là nhà báo C.M.T còn đứng tên thành lập một doanh nghiệp mã ngành truyền hình, giấy phép hoạt động được cấp theo Luật Doanh nghiệp. Lẽ đó nên không ít lần nhân viên/cộng tác viên quảng cáo ở nhiều tòa soạn báo chí tại Hà Nội nhầm lẫn khi chào mời thương mại. 

"Lần này họ lại trương luôn tấm biểu ngữ nhân danh tòa án trong chống tiêu cực gian lận thương mại, hù dọa doanh nghiệp để bán trang quảng cáo, nhằm hưởng lợi từ phần hoa hồng từ 40 đến 50% sau thuế trích ở hợp đồng quảng cáo này. Có lẽ họ muốn dùng ông kẹ tham nhũng để vòi vĩnh tiền bạc, kiểu như vụ đoàn thanh tra của Bộ Xây dựng ở Vĩnh Phúc !". Nhà báo C.M.T nói thêm rằng ông đã ghi âm lưu toàn bộ lời thoại ở cuộc điện ‘nhát ma’ đó.

Nhà báo C.M.T vốn có thời gian dài làm việc ở một cơ quan báo chí trong ngành pháp luật. Ông cũng từng tham gia công việc điều hành tòa soạn, nên ông chia sẻ với người viết rằng rất thông cảm với áp lực cơm gạo của những tờ báo ở nền báo chí cách mạng ‘kiểu như vậy’. 

"Cái gốc ở đây là báo chí cần phải có độc giả thực sự. Khi ấy, doanh nghiệp tự khắc tham gia cùng tòa soạn, vì chỉ đến lúc đó việc quảng cáo thương mại mới có giá trị về tiếp thị nhận diện sản phẩm". Nhà báo C.M.T nhận xét.

Khát khao tự do chứ không phải là cái loa của ai đó !

"Mặc dù phải chịu sức ép chỉ đạo từ các cấp, nhưng đã có một thời tờ Tuổi Trẻ trong suy nghĩ của chúng tôi, chính là ngôi nhà hạnh phúc của người làm báo tự do về mặt tư duy đề tài, về nội dung. Đó chính là sức hấp dẫn không giới hạn của Tuổi Trẻ - với người này người nọ là một thời – nhưng khát khao của người viết – đó là cái mãi mãi – bởi vì báo chí không thể thiếu tự do. 

Đó là một thời để tự hào, để kiêu hãnh của tờ báo Tuổi Trẻ, của những cây viết có cá tính, của những tổng biên tập, phó tổng biên tập, các trưởng, phó ban luôn hiểu rõ khi không biết khát khao tự do ở nền báo chí gọi là cách mạng, thì tờ báo ấy sẽ... thoi thóp, vì chẳng còn mấy độc giả. Khi lượng phát hành tuột dốc, đồng nghĩa các trang quảng cáo sẽ nghèo nàn đi và nhiều tòa soạn đành chọn giải pháp ‘hù dọa’ để kiếm quảng cáo". Nhà báo C.M.T chia sẻ, và nhớ lại một thuở mới chập chững vào nghề ở báo Tuổi Trẻ thập niên 80, thế kỷ trước.

Theo nhà báo C.M.T, với báo chí in vẫn có thể ổn định theo hướng tăng dần số lượng phát hành, cạnh tranh một cách tử tế với báo điện tử, mạng xã hội…, nếu như tự do thông tin luôn được thượng tôn, tiếng nói của người dân thấp cổ bé họng, bị cường quyền áp bức… luôn được các báo ghi nhận đa chiều, đăng tải mà không ngại bất kỳ sức ép nào.

Có những sự thật nhìn qua ‘lăng kính định hướng’

"Ngay cả trong chuyện họp hành công khai của chính quyền, báo chí cũng không tường thuật đầy đủ. Như hôm cuối buổi sáng ngày 04-6, hàng loạt báo điện tử đưa tin về vụ bổ nhiệm ông Đoàn Ngọc Hải, để đến đầu giờ chiều thì báo đồng loạt đưa tin ông Hải gửi đơn từ chức.

Số là bữa phó chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến thực hiện nghi thức trao quyết định về nhân sự cho ông Đoàn Ngọc Hải, chỉ có 2 tờ báo được phép cử phóng viên đến để chụp hình đưa tin. Làng báo Sài Gòn lâu nay vẫn có truyền thống rủ rê nhau kiểu ‘đồng hội – đồng thuyền’ khi nhận được những nguồn tin dự báo sẽ làm nên tuyến bài nóng.

Các nhà báo có thẻ tác nghiệp ở trụ sở UBND Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đường hoàng đi cùng đồng nghiệp có ‘giấy mời’ là Tuổi Trẻ và báo Thanh Niên tham dự. Vào hội trường được chừng 5 phút, lập tức có một viên chức tên Dũ đến gặp nhóm nhà báo có ‘thẻ tác nghiệp ở UBND Thành phố’ và ‘thẻ Nhà báo’, nhưng không có ‘giấy mời’ buộc phải rời khỏi trụ sở UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Dũ nói đây là lệnh của phó chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến…

Rõ ràng thái độ trịch thượng kiểu đó của các quan chức, nếu được đăng tải công khai trên báo giấy, báo điện tử thì chắc hẳn sẽ thu hút độc giả…". Nhà báo C.M.T kể về một trường hợp nhũng nhiễu quyền lực mà báo chí nếu đăng, sẽ dễ phải đối mặt với vô số ‘kiếm chuyện’ cho ‘đánh nguội’ trả đũa từ các quan chức trong bộ máy công quyền.

Một dẫn chứng tiếp theo được nhà báo C.M.T đưa ra, là các bản tin tường thuật trên báo chí vụ giang hồ đe dọa nhóm cán bộ công an ở Biên Hòa. 

Trong vụ việc này, báo chí đưa tin từ ‘các thể loại báo cáo’ của Công an tỉnh Đồng Nai. Đại khái là, sau khoảng 30 phút có mặt, lực lượng công an đã giải tán được đám đông hiếu kỳ vây quanh hiện trường. Công an cũng đưa một số người và phương tiện có liên quan về trụ sở để lấy lời khai phục vụ công tác điều tra. Những người ngồi trong xe 4 chỗ cũng đã được đưa về trụ sở công an để làm việc. Công an tỉnh hiện đang chỉ đạo Công an thành phố Biên Hòa tiếp tục điều tra, làm rõ những sai phạm của những người liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật [*].

"Nhà báo Nguyễn Hồng Lam của báo Công an Nhân dân, quan sát :

"Gây tắc đường, làm chủ tình hình suốt 2 giờ đồng hồ, buộc cơ quan công thực thi pháp luật phải thương thuyết, điều đình... sau đó bỏ đi tỉnh bơ, đó chính là điều mà nhóm giang hồ - dưới sự chỉ đạo của ai đó - muốn xảy ra, muốn dư luận, công luận, thậm chí cả báo giới chứng kiến, ghi nhận và đề cập. 

Vì thế, chúng chỉ xì bánh xe để không thể rời đi, gây áp lực chứ không động thủ, đập phá hay hành hung. Những gì xảy ra chứng tỏ vụ việc không hề manh động mà hoàn toàn có chủ đích, có đạo diễn. Hành động thể hiện đám xăm trổ hoàn toàn chủ động, kiểu ‘diễn’ đầy chất điện ảnh của mèo vờn chuột, của kẻ mạnh, của kẻ đang chi phối mọi diễn biến...".

Dĩ nhiên đoạn trích nói trên, cho đến nay vẫn chưa được duyệt đăng trên chính báo ngành của lực lượng công an. Với nền báo chí như vậy, thử hỏi người dân tìm đọc sự thật gì trên báo chí hôm nay ? Ế ẩm và đành sống mòn bằng hù dọa doanh nghiệp để bán trang quảng cáo là thực tế ở nhiều tờ báo…". Nhà báo C.M.T biện giải.

Hệ lụy của "nền báo chí Cách mạng Việt Nam" ?

Trở lại với cuộc điện thoại từ số máy 0911341534. Mục đích của cuộc gọi là các nhân viên/cộng tác viên ở bộ phận Phát hành – Quảng cáo ở tờ báo tự giới thiệu là "báo tòa án" (trên thực tế, cơ quan Tòa án Nhân dân tối cao chỉ có báo Công Lý – tên trước đây là báo Người bảo vệ công lý ; cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có báo Bảo vệ pháp luật), nhằm thực hiện việc hiếu hỉ của ngày được Nhà nước tôn vinh là "Ngày Nhà báo cách mạng Việt Nam 21 tháng 6".

"Ngày Nhà báo cách mạng Việt Nam" được lấy mốc phát hành số đầu tiên của báo Thanh Niên, ra số 1 vào ngày 21/6/1925, trụ sở báo ở số nhà 13A đường Văn Minh, Quảng Châu, Trung Quốc. Nguyễn Ái Quốc vừa là Tổng biên tập, vừa là phóng viên. Măng-sét (manchette, tên tờ báo) viết hai chữ Thanh Niên bằng Hán văn và Việt văn.

Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Quyết định số 52 ngày 5/2/1985 lấy ngày 21/6 hằng năm làm Ngày báo chí Việt Nam. Ngày 21/6/2000, nhân kỷ niệm 75 năm Ngày báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi Ngày báo chí Việt Nam là "Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam".

Như vậy, nền báo chí hiện tại buộc phải răm rắp nghe theo những định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Đảng là chuyện đương nhiên. Hệ lụy của nền báo chí cách mạng là một khi sự thật được nhìn qua lăng kính tuyên giáo, tùy từng thời kỳ, từng giai đoạn mà những sự thật được ghi nhận và diễn thuật khác nhau.

Trong lịch sử báo chí Việt Nam, Gia Định báo được cho là tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt mới (chữ Quốc ngữ), được ra mắt vào ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gòn. Gia Định báo đình bản vào 1 tháng 1 năm 1910. Các báo tư nhân khác có Phan Yên báo (1868), Nông cổ mín đàm (1900), Lục tỉnh tân văn (1910)...

Gia Định báo được ghi nhận công lao cổ động việc học chữ Quốc ngữ và lối học mới, mở đường cho các thể loại văn xuôi Việt Nam in bằng chữ Quốc ngữ, đặt nền móng cho sự hình thành báo chí Việt Nam. 

Hy vọng rằng mai này nếu có ngày để vinh danh cho quyền tự do báo chí Việt Nam, thì đó sẽ là ngày 15 tháng tư – ngày kỷ niệm số phát hành đầu tiên của tờ báo đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ : Gia Định báo.

Minh Châu

Nguồn : VNTB, 16/06/2019

Chú thích :

[*] Ngày 12/6, tại nhà hàng Lam Viên ở xã Hiệp Hòa, Thành phố Biên Hòa có 2 nhóm ngồi ăn uống rồi xảy ra mâu thuẫn. Tại phòng VIP 8, ông Nguyễn Tấn Lương (ngụ Thành phố Biên Hòa), ông Lê Võ Trường Hải (còn gọi là "Hải bất cần đời", ngụ tỉnh Đắk Lắk) cùng 8 người. Nhóm thứ hai ngồi ở phòng VIP 2 (trong giờ hành chánh), gồm ông Phạm Văn Hiền (ngụ huyện Định Quán, Đồng Nai), trung tá Nguyễn Quang Trường (đội phó Đội cảnh sát 113), trung tá Đinh Tú Anh (đội trưởng Đội cảnh sát trật tự, Công an Đồng Nai) và đại tá Huỳnh Bảo Hùng - nguyên trưởng Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Công an Đồng Nai. 

Published in Diễn đàn

Ông Nguyễn Thành Phong, Ch tch Thành phố Hồ Chí Minh, va nhc nh h thng chính tr, h thng công quyn thành ph này phi… "nghiêm".

nghiem0

Ông Lê Tấn Hùng, em ruột ông Lê Thanh Hải, bị cảnh cáo vì chi tiêu khống hơn 13 tỷ đồng. Ảnh Vietnamnet

Tại bui tng kết hot đng ca lc lượng Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh năm ngoái và trin khai nhim v năm nay, ông Nguyn Long Tuyn, Chánh Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh, than rng, lc lượng này phát giác sai phm là mười thì khi t chc kim đim ch còn bn hay năm !

Muốn biết thực trng làm ông Tuyn phi than th công khai nghiêm trng đến mc nào thì cn phi nh, Thanh tra là lc lượng đang đm nhn vai trò phòng – chng tham nhũng !

Theo tường thut ca báo gii Vit Nam thì ông Phong rt đng cm vi ông Tuyn nói riêng và lực lượng Thanh tra nói chung. Ông Phong cho rng, chuyn Thanh tra ch ra nhiu sai phm nhưng khi xem xét, k lut ch phê bình, khin trách là không nghiêm (1).

Bởi ông Phong phê phán, x lý các sai phm do Thanh tra phát giác mà ch phê bình, khin trách là không nghiêm, thành ra nên thử xét xem ông Phong và h thng chính tr (mà ông là Phó Bí thư), h thng công quyn (mà ông là Ch tch) có kh năng "nghiêm" hay không ?

***

Năm ngoái, Kiểm toán Nhà nước phát giác Tng Công ty Nông nghip Sài Gòn (SAGRI) – một doanh nghip thuc y ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh, vi phm hàng lot qui đnh v qun lý đt đai, công sn khi đem 24 khu đt có tng din tích 1.900 héc ta ra làm vn đ thành lp các doanh nghip mi.

Tuy nắm trong tay 45 khu nhà và đt, tng din tích lên ti 6.300 héc ta và ch đem nhà, đt làm vn, góp vi các doanh nghip khác hoc cho thuê nhưng li nhn ca SAGRI liên tc gim so vi mc biu kiến mà SAGRI ha hn. Năm 2017, li nhun ca SAGRI ch đt 30% mc biu kiến (2).

Cũng năm ngoái, Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh kết lun, năm 2016, ông Lê Tn Hùng, Tng Giám đc SAGRI và bà Nguyn Th Thúy, Kế toán trưởng ca SAGRI, phi hp vi hai công ty du lch, làm gi 10 hp đng đưa cán b, nhân viên đi "tham quan – hc tp kinh nghim" nước ngoài đ chi khống hơn 13 t đng (3).

Giống như Kim toán Nhà nước, sau khi thanh tra SAGRI, Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh nhn đnh, ti SAGRI đã xy ra hàng lot sai phm trong s dng công sn, công th, điu hành SAGRI. Hiu qu ca hot đng đu tư thp, thua l trin miên, nhiều liên doanh phi ngưng hot đng, vn nhà nước giao cho SAGRI b tn tht.

Cả Kim toán Nhà nước và Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh cùng đ ngh các viên chc hu trách Thành phố Hồ Chí Minh xem xét, x lý lãnh đo SAGRI.

Giữa lúc nhiu người tin rng, ông Lê Tn Hùng, Tng Giám đốc SAGRI, bào đ ca ông Lê Thanh Hi, cu Bí thư Thành y Thành phố Hồ Chí Minh, s b truy cu trách nhim hình s, vì ch riêng chuyn t chc chi khng – chiếm đot hơn 13 t đng đã đ đ ông Hùng có th b pht t hình hay chung thân do "tham ô tài sn"...

Tuy nhiên tháng 3 năm 2018, dù cho biết là da trên kết qu kim toán ca Kim toán Nhà nước và kết lun thanh tra ca Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh như va lược thut, song ông Nguyn Thành Phong, Ch tch Thành phố Hồ Chí Minh, ch quyết đnh "khin trách" ông Lê Tn Hùng và bà Nguyn Th Thúy.

Quyết đnh "khin trách" va k tt nhiên là b công chúng ch trích kch lit nhưng không ăn thua. Mãi ti tháng 10 năm ngoái, by tháng sau khi "khin trách", UBND Thành phố Hồ Chí Minh mi quyết đnh nâng hình thc k lut ông Hùng và bà Thúy t "khin trách" lên… "cảnh cáo" (3).

Lúc đó, ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh có biện bch rng, xét thy "khin trách" chưa đúng vi mc đ sai phm ca ông Hùng, bà Thúy nên UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ch đo thành lp mt hi đng k lut mi đ xem li hình thc k lut. Tuy nhiên nếu đ ý mt chút, t s thy, vic xem li hình thc k lut ch được tiến hành lúc bào huynh ca ông Hùng đã bt "thiêng" vì liên tc b cáo buc là chính phm gây ra thm nn Th Thiêm.

Trung tuần tháng này – ba tháng sau khi UBND Thành phố Hồ Chí Minh "cảnh cáo" ông Hùng và bà Thúy, Thành y Thành phố Hồ Chí Minh nht trí "cnh cáo" đng chí Lê Tn Hùng, Bí thư Đng y SAGRI và đng chí Nguyn Th Thúy, Đng y viên SAGRI. Nói cách khác, x lý sai phm ca ông Hùng, bà Thúy đã xong.

***

Đem đối chiếu vic Ch tch Thành phố Hồ Chí Minh xử lý ông Lê Tn Hùng vi tuyên b, ch đo mi đây ca chính ông khi tham d tng kết hot đng ca Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh, có th thy ngay là ông Phong… "gii".

Ông không hề đn đo, cũng chng cm thy thn, chng bn tâm chút nào v chuyn thiên h nghĩ gì khi ông cao ging phê bình tình trng không… nghiêm : Thanh tra ch ra nhiu sai phm nhưng lúc xem xét, k lut ch phê bình, khin trách !

Không may là các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Bí thư hoc Phó Bí thư, Ch tch hoc Phó Ch tch chính quyn các tnh, thành ph như ông Phong đu… "gii" như thế !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 28/01/2019

Chú thích :

(1) https://tuoitre.vn/thanh-tra-chi-nhieu-sai-pham-nhung-chi-phe-binh-khien-trach-la-khong-nghiem-20190124163724245.htm

(2) https://www.tienphong.vn/dia-oc/kiem-toan-phanh-phui-24-khu-dat-cua-tong-cong-ty-sagri-1329114.tpo

(3) https://tuoitre.vn/sai-pham-tai-sagri-ky-luat-canh-cao-ong-le-tan-hung-20181103085740605.htm

(4) https://thanhnien.vn/thoi-su/ong-le-tan-hung-bi-canh-cao-ve-mat-dang-1042654.html

Published in Diễn đàn