Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Liệu Mỹ có trừng phạt Việt Nam vì chính sách thương mại 'na ná' Trung Quốc ? (BBC, 21/05/2018)

"Một quốc gia cộng sản có lượng nhân công rẻ, tỷ lệ hối đoái bị kiểm soát chặt chẽ, sản xuất số lượng lớn hàng hóa rẻ để tiêu thụ tại Hoa Kỳ và vẫn khá e dè trước các nhà đầu tư nước ngoài ở những mảng công nghiệp nhạy cảm và một lịch sử có hiềm khích với Mỹ".

Liệu Việt Nam có bị Mỹ coi là "thao túng tiền tệ"?

Liệu Việt Nam có bị Mỹ coi là "thao túng tiền tệ" ?

Đoạn văn trên tưởng chừng như đang mô tả Trung Quốc, nhưng thật ra nó mô tả về chính người láng giềng Việt Nam.

Các bài viết mới đây của Bloomberg cho rằng chính sách thương mại của Việt Nam đối với Hoa Kỳ 'từa tựa' với chính sách của Trung Quốc, và rất có thể Việt Nam sẽ rơi vào tầm ngắm của Washington.

Nhưng có thực sự như vậy không ? Và nếu vậy thì liệu chính quyền của ông Trump có trừng phạt Việt Nam như đã làm với Trung Quốc ?

Chính sách thương mại của Việt Nam giống Trung Quốc đến đâu ?

Bộ Tài chính Hoa Kỳ dự kiến sẽ công bố bản báo cáo tài chính, trong đó sẽ liệt kê danh sách các nước thao túng tiền tệ - một cáo buộc luôn gắn liền với Trung Quốc.

Theo Bloomberg, Hoa Kỳ có ba tiêu chí để xác định xem liệu một quốc gia có thao túng tiền tệ hay không : Thứ nhất là thặng dư tài khoản vãng lai hơn 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Thứ hai là thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Hoa Kỳ ít nhất là 20 tỷ đô la. Và cuối cùng là sự can thiệp liên tục vào thị trường tiền tệ vượt quá ít nhất 2% GDP.

Chín nước thặng dư thương mại với Hoa Kỳ vào 2018

Xét theo tiêu chí đầu tiên, thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam là 3% vào cuối năm ngoái, và gần như trong khoảng đó vào 2016 và 2017, theo nguồn của Bloomberg.

Nhưng cũng theo nguồn của Bloomberg, Bộ Tài chính Hoa Kỳ dự định sẽ giảm giới hạn thặng dư tài khoản vãng lai xuống 2%. Như vậy thì Việt Nam đã không đạt tiêu chí này.

Ở tiêu chí thứ hai, theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, thặng dư thương mại Việt Nam với Hoa Kỳ đã vượt quá 20 tỷ đô la kể từ năm 2014, đạt 39,5 tỷ đô la vào 2018, mức cao nhất kể từ 1990.

Vì vậy, Việt Nam cũng không đạt tiêu chí thứ hai.

Ở tiêu chí cuối cùng, mức độ can thiệp của Việt Nam vào thị trường tiền tệ đến đâu ?

Theo như bài phân tích tiêu đề "Việt Nam có phải là tân Trung Quốc ?" của Brad Setser trên Council for Foreign Relations, thì mức độ can thiệp là 5,6% GDP vào 2017, và 8% GDP vào nửa đầu 2018.

Tỷ giá lãi xuất bên ngoài ngân hàng BIDV hồi 2013

Tỷ giá lãi xuất bên ngoài ngân hàng BIDV hồi 2013

Như vậy, Việt Nam đều vượt quá ba tiêu chí của Hoa Kỳ, và hoàn toàn có thể bị đánh giá là một trong những nước thao túng tiền tệ.

Có đúng vậy không ?

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, việc thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam không có lợi gì khác cho Việt Nam ngoài việc "trở nên đáng tin cậy hơn" đối với các quốc gia khác.

"Có nghĩa là trong các giao dịch quốc tế thì Việt Nam có tiền để mua, có khả năng thanh toán, yên tâm khi làm ăn với Việt Nam".

Việt Nam trước đó đã có một thời gian bị thâm hụt cán cân thanh toán và tài khoản vãng lai, đến thời gian gần đây mới có thay đổi.

Nhờ có sự hợp tác đầu tư nước ngoài mạnh mẽ, Việt Nam mới có thặng dư về tài khoản vãng lai và xuất siêu.

Theo chuyên gia, trong xuất khẩu của Việt Nam, 70% là của FDI, đầu tư trực tiếp nước ngoài, chỉ có 30% là của Việt Nam. Nếu tách ra thì Việt Nam còn chưa được thặng dư về thương mại cũng như tài khoản vãng lai.

Điều này lý giải phần nào về tiêu chí số hai, tình trạng thặng dư thương mại trên 20 tỷ đô la với Hoa Kỳ. Hầu hết là do sản phẩm sản xuất bởi công ty nước ngoài tại Việt Nam xuất sang Hoa kỳ.

Lao động nữ Việt Nam sản xuất giày Nike ở Hồ Chí Minh từ năm 1997

Lao động nữ Việt Nam sản xuất giày Nike ở Hồ Chí Minh từ năm 1997

Bà dẫn chứng như Samsung, sản xuất điện thoại tại Việt Nam để xuất sang Hoa Kỳ hàng năm, hay hãng giày dép Nike và các hãng may mặc khác của Mỹ, cũng đang đặt hàng tại Việt Nam đưa về Hoa Kỳ.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê vào 2018, các mặt hàng xuất khẩu chính là điện thoại các loại và linh kiện và thứ hai là hàng dệt may và thứ ba là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện.

"Đấy là một thực tế nên nhìn nhận, xem ai là người thực sự có lợi. Nhiều khi nếu trừng phạt, thì Hoa Kỳ đang trừng phạt chính các nhà đầu tư của họ".

Bà Phạm Chi Lan cũng cho biết Việt Nam rất muốn nhập hàng từ Hoa Kỳ, như máy bay Boeing, các thiết bị nặng của GE và các thiết bị xây dựng nhà máy sản xuất năng lượng tái tạo.

"Nếu điều này xảy ra thì cán cân thương mại sẽ thay đổi ngay lập tức".

Về chính sách kiểm soát tiền tệ, chuyên gia kinh tế cũng cho rằng chính sách của Việt Nam khác với Trung Quốc.

Việc thao túng tiền tệ để cố tình giữ giá Đồng thấp có thể giúp cho việc xuất khẩu nhưng không có lợi cho việc nhập khẩu, bà Lan phân tích.

Trước giờ Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhập siêu cao, cho nên tỷ lệ hối đoái, chính sách tiền tệ phải được điều chỉnh một cách phù hợp.

Trong ba năm trở lại đây, Việt Nam liên tục xuất siêu, nhưng chính phủ dự kiến sẽ lại nhập siêu vào 2019, theo VnEconomy.

********************

Việt Nam-EU phớt lờ Mỹ về mặt thương mại (VOA, 21/05/2019)

Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu có th tăng kim ngch mua bán bưởi và phô mai B Đào Nha trong tương lai gn nếu mt hip đnh thương mi có hiu lc, kết ni hai khu vc đang tìm kiếm mt phương án thay thế cho nhng căng thng thương mi mà M gây ra.

Image associée

Hiệp đnh Thương mi T do EU-Vit Nam.

Nghị viện Châu Âu lên kế hoch tho lun v hip đnh thương mi này vào ngày 28/05 ti đây, sau nhiu năm đàm phán gia Vit Nam và Liên Hiệp Châu Âu. Tha thun này có tm quan trng ln không ch bi nó s thúc đy giao thương các mt hàng như hoa qu nhit đới, mà nó còn đưa ra nhng cam kết v nhân quyn, công đoàn, và bo vic môi trường. Tuy nhiên có nhiu ý kiến ch trích cho rng Hip đnh T do Thương mi EU-Vit Nam s không thc s thc thi nhng tiêu chun nhân quyn và s tiếp tc khiến công ăn vic làm tht thoát ra nước ngoài, tác đng tiêu cc ti nhng người lao đng.

Đối vi EU, tha thun này là mt cách na đ tiếp cn các nn kinh tế đang tăng trưởng nhanh ca Châu Á, thiết lp mt hình mu trao đi thương mi vi các quc gia đang phát trin, đng thi buc quc gia đc đng là Vit Nam phi chu trách nhim vi nhng cam kết xây dng mt sân chơi công bng cho các doanh nghip.

Đối vi Vit Nam, đây là mt cơ hi đ chính quyn chng t s ci m vi công vic làm ăn kinh doanh, vi rt nhiều tha thun thương mi cũng như nâng cao cht lượng sn phm ti mc mà người tiêu dùng Châu Âu đòi hi.

"Nó bao gồm rt nhiu cam kết ci thin môi trường kinh doanh ti Vit Nam", ông Lê Thanh Liên, Phó Ch tch Thường trc UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết trong mt s kin ca Phòng Thương mi Châu Âu ti Vit Nam.

Các quan chức Vit Nam thường nói cn có nhng yếu t ngoi lc đ giúp thúc đy gii quyết nhng ci cách ni b. Ví d như không d đ thuyết phc nhng người bo th cho phép công nhân t lp công đoàn độc lp ti Vit Nam. Tuy nhiên, nếu có mt tác đng t phía bên ngoài, ví d như t mi giao thương mnh m hơn vi EU, thì có th s tác đng đến các nhân vt bo th y.

Công đoàn độc lp tng là mt trong nhng mi quan tâm ca EU. Có mt th mà người Châu Âu cũng lo ngi không kém, đó là mt đi công ăn vic làm ph thông vào tay các nước Châu Á, trong đó có Vit Nam. Gii công nhân Châu Âu lo ngi rng nếu h nhn nhng công vic thi v như giao thc ăn, thay vì nhng công vic n đnh như trước đây, thì sẽ có ít đm bo hơn thông qua các công ty dài hn hay qua các chương trình do chính ph tài tr. Và còn có mt điu khác khiến nhiu người lo ngi mt khi tho thun được kí kết : "Chúng tôi có mt s quan ngi v tình hình nhân quyn ti Vit Nam, và chúng tôi đã thảo lun v vn đ này", Ch tch Văn phòng Thương mi Châu Âu Nicolas Audier nói.

Tổ chc Ân xá Quc tế hi tháng này cho biết con s tù nhân lương tâm ca Vit Nam tăng vt thành 128 người t con s 97 người hi năm ngoái, cho dù Hà Ni luôn khẳng đnh h không bt người vì lí do chính tr.

Một s người đt câu hi liu Châu Âu có áp dng mt tiêu chun nht quán khi kí hip đnh thương mi vi Vit Nam hay không, trong khi vn đang trng pht các nước láng ging như Myanmar và Cambodia v nhng vi phm nhân quyn. Brussels đang rút li quyn tiếp cn ưu đãi thương mi dành cho hai quc gia k trên trong sáng kiến "Mi th tr vũ khí", mt phn vì Campuchia đàn áp các chính tr gia đi lp trong kì bu c 2018 và sau các v thm sát nhm vào người Hi giáo Rohingya ti Myanmar.

Nhưng c Vit nam và EU đu mun tăng cường trao đi buôn bán bi mt đi tác thương mi chính ca c hai bên là Hoa Kỳ đang quay lưng li vi nn kinh tế thế gii. M đã rút ra khi Hip đnh Thương mi Xuyên Thái Bình Dương -TPP vào năm 2017, hy b mt trong nhng lí do chính mà Vit Nam đt bút kí tho thun, vn cho phép các công ty may mc ca Vit Nam tiếp cn rng rãi hơn th trường M. Châu Âu cũng phi gánh chu hu qu sau khi Washington áp thuế nhp khu lên thép và nhôm nhập khu vào năm 2018, và gi thì đang đe do áp thêm thuế lên ô tô nhp khu t Châu Âu.

Vì vậy, Vit Nam và Liên Hiệp Châu Âu vn đang xúc tiến hoàn thành hip đnh thương mi gia đôi bên, và điu này th hin trong lch trình làm vic sắp ti ca Th tướng Nguyn Xuân Phúc. Hi tháng tư, ông Phúc đã ti thăm hai nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu là Rumani và Cng hòa Séc, sau đó đón chuyến thăm cp nhà nước t Rumani vào tháng 5. Công tác vn đng hành lang cho hip đnh vn đang tiếp tc khi ông Phúc đón công chúa Thy Đin ti thăm hi tháng này, và s đáp l bng mt chuyến đi ti Stockholm trong thi gian ti.

Hà Nguyên

****************

Thương chiến Mỹ-Trung : Sang Việt Nam để tránh thuế (BBC, 20/05/2019)

Các công ty hoạt động tại Trung Quốc đang phải đối mặt với việc hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải chịu thuế ngày càng cao khi cuộc chiến thương mại giữa hai nước leo thang.

Résultat de recherche d'images pour "Thương chiến Mỹ-Trung : Sang Việt Nam để tránh thuế (BBC, 20/05/2019)"

Thương chiến Mỹ-Trung : trong bốn tháng đầu năm 2019, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã đạt khoảng 65% tổng số của cả năm 2018.

Vì vậy, có động lực để các nhà sản xuất ở Trung Quốc chuyển sang các nước không phải chịu các mức thuế này.

Và một trong những quốc gia hưởng lợi là Việt Nam.

Điều đầu tiên cần lưu ý là các công ty nước ngoài, bao gồm cả các công ty từ Trung Quốc, từ lâu đã tận dụng lợi thế lao động giá rẻ và môi trường kinh doanh hấp dẫn tại Việt Nam, trước khi Mỹ áp dụng vòng trừng phạt đầu tiên vào tháng Chín năm ngoái.

"Việt Nam đã và đang được lợi bởi tiền công đang tăng ở Trung Quốc", bà Mary Lovely tại Viện kinh tế quốc tế Peterson, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ nói.

Nhưng cũng có những dấu hiệu cho thấy đầu tư đã tăng tốc kể từ khi Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc vào năm ngoái.

Trong bốn tháng đầu năm 2019, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã đạt khoảng 65% tổng số của cả năm 2018.

Vì vậy, chắc chắn đã có sự bùng nổ trong đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam, nhưng bao nhiêu phần trăm của con số này có liên quan đến việc bị đánh thuế ?

Câu chuyện thành công của Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng trong thập kỷ qua.

Ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam đã hoạt động rất tốt, với các công ty đa quốc gia như IKEA, chẳng hạn, đẩy mạnh hoạt động tại đây.

Và trong khi xu hướng phát triển của ngành công nghiệp là dài hạn, các chuyên gia cho rằng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chính sách thuế quan ngày càng hà khắc của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc đang thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam.

"Nhiều công ty đã đầu tư vào sản xuất bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt là ở Đông Nam Á, trước cuộc xung đột thương mại hiện nay", theo công ty luật Baker & McKenzie, có trụ sở tại Hong Kong, nhưng "cuộc xung đột thương mại gần đây đã đẩy nhanh quá trình phát triển này . "

Tuy nhiên, có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy áp lực tăng trưởng nhanh chóng ở Việt Nam.

Chỉ có hơn 14,5 triệu lao động trong ngành công nghiệp Việt Nam năm 2018, theo Tổ chức Lao động Quốc tế.

Trong khi có tới hơn 200 triệu lao động hiện nay tại Trung Quốc.

Tăng chi phí lao động ở Việt Nam

Chi phí lao động ở Việt Nam đang tăng lên, và nguồn lao động mới tại Việt Nam ít hơn nhiều so với người hàng xóm khổng lồ Trung Quốc.

Khả năng Việt Nam tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài cũng sẽ bị hạn chế do giá đất và chi phí sản xuất tăng.

Theo JLL Vietnam, một công ty chuyên về bất động sản, giá cho thuê công nghiệp tăng 11% trong nửa cuối năm 2018 ở miền Nam Việt Nam. Điều này được cho là do các nhà sản xuất Trung Quốc chuyển sang Việt Nam, một phần để trốn thuế Mỹ.

Trừng phạt Việt Nam ?

Đối với các công ty đang chuyển tất cả hoặc một phần chuỗi cung ứng của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, có nguy cơ Mỹ cũng trừng phạt Việt Nam.

Một số công ty đa quốc gia đang thực hiện chính sách "Trung Quốc cộng một" - giữ chân ở Trung Quốc đồng thời hoạt động tại một nền kinh tế chi phí thấp đâu đó ở Châu Á.

Chính quyền Mỹ nhận thức được việc các công ty Trung Quốc chuyển sang hoạt động sản xuất ở nước khác như một cách để tránh các lệnh trừng phạt.

Tổng thống Trump gần đây viết trên Twitter : "Nhiều công ty bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế của Mỹ sẽ rời Trung Quốc sang Việt Nam và các nước khác ở Châu Á. Đó là lý do tại sao Trung Quốc rất muốn đạt được một thỏa thuận !"

Trong cuộc chiến thương mại leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhãn "Made in Vietnam" trong tương lai có thể không đủ để tránh thuế quan của Mỹ.

Published in Việt Nam

Hội đàm Trump - Tập : Nói gì về thương mại ? (BBC, 06/04/2017)

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói thương lượng về thương mại với Trung Quốc sẽ "rất khó khăn" khi ông gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Mar-a-Lago, Florida, hôm thứ Năm.

hoidam1

Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc hội kiến tại Florida

Thương mại sẽ là một trong hai vấn đề chính, cùng với Bắc Hàn.

Vấn đề cho quan hệ thương mại Mỹ - Trung là nó rất mất cân bằng và xảy ra từ lâu.

Riêng trong 2016, Mỹ nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trị giá 480 tỉ đôla từ Trung Quốc.

Hàng nhập khẩu giúp giữ giá thấp cho người tiêu dùng Mỹ.

Mỹ chỉ bán được 170 tỉ đôla hàng xuất khẩu cho Trung Quốc như máy bay, và mặt hàng nông nghiệp như đậu nành.

Mỹ cũng kiếm tiền từ dịch vụ như đào tạo khoảng 350.000 sinh viên Trung Quốc tại Mỹ.

Trung Quốc là nguồn thâm hụt thương mại lớn nhất của Mỹ. Trong năm 2016, Trung Quốc chiếm khoảng 60% trong tổng thâm hụt 500 tỉ đôla.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump thường nói ông muốn đưa việc làm sản xuất về lại Mỹ.

Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001, hàng nhập khẩu Trung Quốc vào Mỹ tăng đột biến, được giới kinh tế học gọi là "cú sốc Trung Quốc".

Từ 2000 đến 2007, việc làm sản xuất của Mỹ giảm mạnh, từ 16,9 xuống còn 13,6 triệu. Khủng hoảng tài chính 2008 còn giảm tiếp số lượng, còn 11,2 triệu, mặc dù kể từ đó, con số này trở nên khá ổn định.

Những người làm may mặc và điện tử thuộc số bị ảnh hưởng nặng nhất.

Một số nhà kinh tế cho rằng 40% trong số mất việc thuộc các ngành này có thể liên quan hàng nhập khẩu Trung Quốc.

Tuy vậy, lượng hàng rẻ cũng tạo ra các việc làm phi sản xuất ở Mỹ, vì người tiêu dùng có thêm tiền để chi các việc khác. Nó giúp cho y tế, giải trí, du lịch. Nên ta có thể nói thâm hụt thương mại hủy hoại một số việc làm mà cũng tạo ra thêm việc làm.

Vậy Tổng thống Trump có thể làm gì ?

Khi là ứng viên tổng thống, ông Trump đe dọa các biện pháp bảo hộ gắt gao như đánh thuế 45% lên hàng Trung Quốc. Nhưng lịch sử chứng tỏ bảo hộ không làm giảm thâm hụt mậu dịch.

Ông cũng dọa nêu tên Trung Quốc là "thao túng tiền tệ".

Suốt nhiều năm, Trung Quốc đã can thiệp để giữ tỉ giá quy đổi thấp, điều này giúp giảm giá hàng hóa và tăng thâm hụt với Mỹ. Nhưng gần đây, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã giữ giá tiền cao, khiến xuất khẩu đắt hơn. Mỹ sẽ có lợi nếu khuyến khích xu hướng này.

Lựa chọn hứa hẹn nhất cho Tổng thống Trump là thương lượng để Mỹ tiếp cận người tiêu dùng Trung Quốc thuận lợi hơn.

Trung Quốc có nhiều hạn chế về nhập khẩu, ví dụ đánh thuế ô tô 25%.

Có lẽ quan trọng nhất cho Mỹ là các dịch vụ hiện đại như tài chính, mạng xã hội, viễn thông, y tế, giao thông nói chung đóng cửa trước nhập khẩu và đầu tư nước ngoài.

Đến nay có ít tiến bộ, nhưng việc mở cửa thị trường Trung Quốc sẽ đem lại nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng Trung Quốc và giúp duy trì quan hệ ổn định với Mỹ.

Liệu sẽ có chiến tranh thương mại ?

Có lẽ là không, vì các biện pháp bảo hộ sẽ làm hại kinh tế Mỹ.

Đảng Cộng sản Trung Quốc có đại hội quan trọng vào cuối năm, và sẽ khó để ông Tập Cận Bình có thể làm điều gì cứng rắn trước đó.

Ngay cả sau đó nữa, Trung Quốc chắc sẽ mở cửa thị trường rất chậm.

************************

Bắc Triều Tiên và thương mại phủ bóng thượng đỉnh Trung - Mỹ (RFI, 06/04/2017)

Tổng thống Mỹ Donald Trump đón tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 06/04/2017 tại khu biệt thự Mar-a-Lago sang trọng ở Florida. Cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa hai nguyên thủ được đánh giá "rất quan trọng" cho tương lai quan hệ song phương.

hoidam2

Quang cảnh khách sạn Eau Palm Beach, nơi ông Tập Cận Bình nghỉ tại Manalapan, Florida trong thời gian thăm Mỹ từ 05/ 04/2017. REUTERS/Joe Skipper Download Picture

Trả lời thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio, ông Christopher Ruddy, tổng giám đốc trang Newsmax và là bạn lâu năm của tổng thống Donald Trump, nhận định đây là "chuyến viếng thăm mấu chốt", vì thế, chủ tịch Trung Quốc được mời đến Mar-a-Lago.

Trong hai ngày, ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình sẽ đề cập đến nhiều chủ đề như tranh chấp ở Biển Đông, một nước Trung Hoa duy nhất… Tuy nhiên, thâm hụt thương mại của Mỹ so với Trung Quốc và mối đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên sẽ được hai nhà lãnh đạo đặc biệt lưu ý trong bối cảnh Bình Nhưỡng vừa bắn tên lửa ra biển Nhật Bản (ngày 05/04) dường như để thách thức cả Washington lẫn Bắc Kinh.

Trong chuyến công du Châu Á vào tháng 03/2017, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson từng tuyên bố "Thời gian cho mọi lời phát biểu đã hết". "Ưu tiên tuyệt đối" của Hoa Kỳ là "Trung Quốc gây áp lực với Bình Nhưỡng", theo nhận định của bà Susan Thornton, phụ trách khu vực Châu Á tại bộ Ngoại Giao Mỹ.

Trung Quốc là đồng minh thân cận nhất của chế độ Kim Jong-un và được Hoa Kỳ coi là chìa khóa để giải quyết vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, Bắc Kinh rất cân nhắc về các biện pháp gây sức ép của đối với nước láng giềng vì lo ngại hệ quả địa-chính trị trong trường hợp chế độ Bình Nhưỡng bị sụp đổ.

Vấn đề thương mại là một chủ đề quan trọng khác trên bàn đàm phán giữa tổng thống Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình. Nhà Trắng muốn giảm bớt rào cản của Trung Quốc đối với lĩnh vực đầu tư và tự do trao đổi mậu dịch. Năm 2016, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc lên đến 350 tỉ đô la. Bắc Kinh áp đặt mức thuế 25% đối với xe hơi nhập khẩu và hạn chế nhập khẩu nông phẩm, trong đó có thịt bò và lợn.

Trong khi đó, các vấn đề như khí hậu và nhân quyền sẽ không được đề cập trong thượng đỉnh lần này.

Thu Hằng

************************

Động thái bất ngờ của Nhà Trắng khó qua mắt Trung Nam Hải (GDVN, 06/04/2017)

Trump và cộng sự càng mạnh miệng về Biển Đông, Bắc Triều Tiên hay Đài Loan bao nhiêu để rồi sau đó im lặng bấy nhiêu trước Trung Quốc, chỉ càng làm cho...

Những động thái bất ngờ

South China Morning Post, Hồng Kông ngày 6/4 đưa tin, Mỹ đang xây dựng một "liên minh toàn cầu" để chinh phục Bắc Triều Tiên, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung ở Florida.

Quyền Trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Mỹ Susan Thornton đưa ra phát biểu này sau vụ phóng tên lửa mới nhất mà Bắc Triều Tiên tiến hành sáng hôm qua 5/4. Ông Thornton nói :

"Sự kiên nhẫn đã cơ bản chấm dứt. Chúng tôi đang tìm kiếm một cách tiếp cận kết quả theo định hướng hành động tập trung.

Chúng tôi sẽ cố gắng hợp tác với các đồng minh và đối tác trong một liên minh toàn cầu, để giải quyết vấn đề cấp bách mà trước đây chúng ta chưa thực sự chú tâm".

Nhà nghiên cứu Richard Bush từ Viện Brookings bình luận : 

"Nếu bạn đang chỉ dựa vào biện pháp trừng phạt và tăng cường răn đe Bắc Triều Tiên, điều này phải được tiến hành một cách đa phương và toàn diện, bạn không thể để một mình Trung Quốc phá hoại những nỗ lực ấy".

Trung Quốc đang chịu sức ép ngày càng tăng về quan hệ của mình với Bình Nhưỡng, bởi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Bắc Triều Tiên, đặc biệt là than [1].

Trong một động thái bất ngờ khác có liên quan đến quan hệ Trung - Mỹ, cũng tờ South China Morning Post hôm nay cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã buộc phải loại bỏ cố vấn chiến lược Steve Bannon khỏi Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ ngay trước hội nghị thượng đỉnh với ông Tập Cận Bình.

hoidam3

Tổng thống Donald Trump và cố vấn Steve Bannon. Ảnh : SCMP.

Sự thay đổi này được xác nhận bởi một quan chức Nhà Trắng cũng như Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Joseph Dunford và Dan Coats - Giám đốc Tình báo quốc gia, đứng đầu 17 cơ quan tình báo Mỹ.

Các quan chức này nói rằng, sự thay đổi này giúp Hội đồng An ninh quốc gia quay trở lại chức năng cốt lõi của những gì nó phải làm.

Động thái này đảo ngược hoàn toàn quyết định gây tranh cãi của ông Trump hồi đầu năm, bằng việc giành một ghế quan trọng trong Hội đồng cho một cố vấn chính trị, điều chưa từng có tiền lệ.

Hội đồng An ninh quốc gia bao gồm Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng và các trợ lý cấp cao khác, bao gồm Bộ trưởng Năng lượng Rick Perry, người chịu trách nhiệm giám sát kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.

Nhà Trắng phải vật lộn với đấu đá nội bộ kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức.

Những người chỉ trích vai trò của Steve Bannon trong Hội đồng An ninh quốc gia cho rằng, ông có quá nhiều trọng lượng trong việc ra quyết định với những vấn đề mình thiếu kinh nghiệm [2].

Sở dĩ đây sẽ là điều gây chú ý đặc biệt với Bắc Kinh là bởi, tháng 3/2016, ông Steve Bannon phát biểu trên truyền thông rằng, Hoa Kỳ và Trung Quốc tất yếu sẽ đối đầu trực diện ở Biển Đông trong khoảng 5 đến 10 năm tới. 

Bannon là một trong những trợ lý thân cận của Donald Trump được dư luận cho là có quan điểm cứng rắn với Bắc Kinh.

Trump khó qua mặt Trung Nam Hải

Cá nhân người viết cho rằng, dù có tính toán hay có liên quan đến hội nghị thượng đỉnh Donald Trump - Tập Cận Bình, thì tác động ảnh hưởng của những tuyên bố và quyết sách nêu trên đến quan hệ Mỹ - Trung không lớn.

Thứ nhất, vấn đề Bắc Triều Tiên không có cách nào giải quyết ổn thỏa mà lại thiếu vai trò và sự tham dự của Trung Quốc, kể cả trong trường hợp động binh như tuyên bố của Ngoại trưởng Rex Tillerson.

Đây rõ ràng vẫn là một chiêu võ mồm trước đàm phán. Tiếc rằng có lẽ Bắc Kinh đã nắm được thóp Washington trong chuyện này, nên với họ không có gì đáng lo.

Thứ hai, việc cố vấn Steve Bannon bị loại khỏi Hội đồng An ninh quốc gia cho thấy nội bộ Nhà Trắng còn quá nhiều vấn đề chưa yên sau khi ông Donald Trump lên nắm quyền.

Ý định thay đổi của vị Tổng thống thứ 45 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ trong một loạt vấn đề đối nội cho đến nay đều dậm chân tại chỗ, hoặc bị công khai gạt bỏ bởi các nhánh quyền lực tư pháp, lập pháp Mỹ.

Nội bộ Hoa Kỳ bất ổn sẽ là một thời cơ tuyệt vời cho Trung Quốc. Nhưng theo người viết, khó có khả năng Bắc Kinh chọn các hành động leo thang mang tính đột biến để Mỹ phải phản ứng mạnh.

Ngược lại, chiến lược tàm thực hay "tằm ăn dâu" đã chứng minh được tính hiệu quả sẽ được Bắc Kinh tiếp tục triển khai trên nhiều cấp độ, từng bước đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ và mở rộng địa bàn cho mình.

Chính cách từng bước độc chiếm Biển Đông đồng thời giữ cho cục diện bán đảo Triều Tiên tiếp tục duy trì trạng thái hiện nay để luôn luôn có con bài mặc cả sẽ làm suy yếu vị thế và ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực.

Thứ ba, người viết cho rằng Trung Quốc ý thức rõ đòn bẩy của họ nằm ở sức mạnh kinh tế và thị trường trong cuộc đua quyền lực với Hoa Kỳ trên phạm vi toàn cầu, chứ không riêng khu vực.

Nếu như năm 2014 Quỹ Tiền tệ Quốc tế thông báo rằng Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới được đo bằng sức mua, thì hiện nay Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với 43 quốc gia trên thế giới.

Trong khi Mỹ là thị trường lớn nhất đối với 32 quốc gia. Năm nay, Đức vừa tuyên bố Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của họ [3].

Rõ ràng những mối quan hệ kinh tế này cung cấp cho Bắc Kinh một đòn bẩy thực sự mà Trung Quốc đã cho thấy họ ngày càng thích sử dụng nó vào các vấn đề đối ngoại với Hoa Kỳ cũng như với láng giềng hòng tìm kiếm các lợi ích địa chiến lược

Trung Quốc đang lấn Mỹ từng bước ở Châu Á

Không chỉ đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á - Philippines đã thực hiện chính sách "xoay trục sang Trung Quốc" kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên cầm quyền.

Ngay cả đồng minh chiến lược và thân cận của Mỹ như Australia cũng đang cảm thấy sức nóng từ Trung Nam Hải.

Trong chuyến thăm chính thức nước này vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cảnh báo Úc không được chọn bên trong các tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc.

Đó là một sự can thiệp đáng kể trong bối cảnh Australia là đồng minh chủ chốt của Hoa Kỳ trong 2 cuộc Chiến tranh Thế giới cũng như Chiến tranh Triều Tiên hay chiến tranh Việt Nam.

Không có nhiệm kỳ chính phủ nào của Australia đủ khả năng bỏ qua thị trường Trung Quốc, cũng như vai trò đối tác về thương mại và đầu tư của quốc gia này.

Hàn Quốc thời gian qua cũng phải tìm mọi cách xoay sở, đối phó với các thủ đoạn trừng phạt kinh tế ngầm mà Bắc Kinh sử dụng để chống lại các doanh nghiệp và nền kinh tế nước này vì vụ lắp hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ trên lãnh thổ Hàn.

Đáng lẽ trong bối cảnh ấy, Mỹ nên chứng tỏ vai trò "chiếc ô an ninh" và đồng minh chiến lược, nhưng chính sách bảo hộ thương mại của Donald Trump không chỉ nhằm vào Trung Quốc, ngay cả các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, ông Donald Trump và cộng sự càng mạnh miệng về Biển Đông, Bắc Triều Tiên hay Đài Loan bao nhiêu để rồi sau đó im lặng bấy nhiêu trước Trung Quốc, chỉ càng làm cho đồng minh và đối tác thêm nghi ngờ và chán nản, chỉ Bắc Kinh là đắc chí, đắc lợi.

Hồng Thủy

Tài liệu tham khảo :

[1] http://www.scmp.com/news/china/policies-politics/article/2085258/us-says-building-global-coalition-subdue-north-korea

[2] http://www.scmp.com/news/world/united-states-canada/article/2085193/trumps-chief-strategist-dumped-us-national-security

[3] http://www.straitstimes.com/opinion/how-trump-can-solve-his-chinese-puzzle

*********************

Việt Nam bị nêu trong danh sách 'gian lận thương mại' của Trump (BBC, 4/04/2017)

Việt Nam nằm trong danh sách những quốc gia 'gian lận thương mại' vừa bị Tổng thống Hoa Kỳ ký lệnh hành pháp hôm 31/03.

hoidam4

Một xưởng may tại Hà Nội

Ngoài Việt Nam và Trung Quốc, các quốc gia trong danh sách này còn có Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Mexico, Ireland, Ý, Canada.

Lệnh của ông Donald Trump nhằm xem xét lại "lý do và thủ phạm" gây thâm hụt thương mại lên tới hơn 500 tỷ USD mỗi năm với 16 quốc gia, trong đó lớn nhất là Trung Quốc.

Thông báo được đưa ra chỉ vài ngày trước cuộc gặp chính thức đầu tiên giữa Tổng thống Hoa Kỳ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Florida tuần này.

Nhiều nhà quan sát đánh giá đây là dấu hiệu cảnh báo Bắc Kinh, dù Washington nhấn mạnh lệnh của Tổng thống Trump không tập trung cụ thể vào bất kỳ một quốc gia nào.

Bản thân ông Trump không tiếc lời chỉ trích các nền kinh tế nói trên.

"Họ là những kẻ lừa đảo. Từ giờ trở đi, những ai phá luật sẽ phải chịu hậu quả và sẽ có những hậu quả nghiêm trọng", Tổng thống Trump nói mà không nhắc tên bất kỳ nước nào.

Phát biểu tại Phòng Bầu Dục hôm 31/03/2017 sau khi ký sắc lệnh, ông nói :

"Hàng nghìn nhà máy bị đánh cắp đi khỏi đất nước chúng ta, nhưng những người Mỹ không có tiếng nói nay đã có tiếng nói của họ trong Tòa Bạch Ốc. Chính quyền của tôi sẽ chấm dứt các vụ trộm cắp sự thịnh vượng của Hoa Kỳ. Chúng ta sẽ bảo vệ nền công nghiệp của mình và tạo ra sân chơi bình đẳng cho người lao động Mỹ".

Lệnh này cũng sẽ khởi động cuộc điều tra "từng quốc gia một, từng sản phẩm một" trong 90 ngày, theo Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross.

Điều tra sẽ truy tìm chứng cứ cho thấy có "lừa đảo", các hành vi sai phạm, thỏa thuận thương mại không đúng cam kết, thi hành lỏng lẻo, sai lệch về tiền tệ và "những giới hạn gây phiền nhiễu của Tổ chức Thương mại Quốc tế", trang Investvine dẫn lời.

'Bán phá giá'

Trang USA Today trích lời ông Peter Navarro, cố vấn thương mại cao cấp của tổng thống, nói đây là phần "cực điểm" trong lời hứa mang lại công việc cho người Mỹ được đưa ra từ chiến dịch tranh cử của ông Trump.

"Hôm nay, đây là khởi đầu của việc thực hiện những lời hứa đó một cách vĩ đại", tiến sỹ Navarro nói.

Thư ký báo chí Nhà Trắng, Sean Spicer nói nhiều quốc gia "bán phá giá hàng hóa giá trị thấp" vào thị trường Hoa Kỳ, khiến doanh nghiệp nội địa "không thể" cạnh tranh với mức "giá rẻ giả tạo".

"Vấn đề này đặc biệt xuất hiện ở những quốc gia mà chính quyền trợ cấp xuất khẩu hàng hóa sang đất nước chúng ta. Vậy, để ngăn cách làm này, Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ có cơ chế đánh giá cách giao dịch kiểu này và áp dụng hình phạt tài chính, được gọi là thuế chống trợ cấp, khi cơ quan này xác định có xảy ra tình trạng bán phá giá độc hại", Financial Time dẫn lời ông Spicer nói.

Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ lớn nhất với Trung Quốc (347 tỷ USD), Nhật Bản 68,9 tỷ USD ; với Việt Nam, con số này là 32 tỷ USD.

Bộ trưởng Wilbur Ross giải thích thêm, con số thâm hụt thương mại không hoàn toàn do các thỏa thuận thiếu công bằng hay gian lận mà còn do lượng nhập khẩu dầu của Hoa Kỳ, hoặc việc buộc phải nhập khẩu một số sản phẩm Hoa Kỳ không sản xuất, Investvine viết.

Dự kiến vấn đề này cũng sẽ được đưa vào lịch trình trong cuộc gặp Donald Trump - Tập Cận Bình ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, Florida sắp tới.

Published in Quốc tế

Nhật bác bỏ cáo buộc trục lợi khi buôn bán với Mỹ (RFA, 01/12/2017)

thoisumy1

Giao dịch tiền tệ tại một văn phòng ngoại hối tại Tokyo vào ngày 28/5/2015. AFP photo

Chính phủ Nhật Bản bác bỏ cáo buộc mà Tổng thống  Hoa Kỳ Donald Trump mới đưa ra, cho rằng Nhật cố ý hạ gia đồng tiền để tạo lợi thế khi đưa hàng vào Mỹ.

Tổng thống  Trump nói điều này ngày hôm qua, trong cuộc gặp diễn ra tại Nhà Trắng giữa ông và các nhà lãnh đạo những công ty dược. Nguyên văn lời ông là "nhìn vào những gì Trung Quốc đang làm, Nhật Bản đang làm, họ đang chơi với thị trường tiền tệ, hạ giá đồng bạc, và người Mỹ chúng ta ngồi đây như một lũ đần độn", ám chỉ việc Hoa Kỳ phải chịu đựng thâm thủng mậu dịch khi trao đổi thương mại với Trung Quốc và Nhật Bản.

Hôm nay, khi ra điều trần trước Quốc Hội, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bác bỏ luận điệu của Tổng thống Mỹ, nói rằng không chỉ Nhật Bản mà ngay chính Hoa Kỳ cũng phải điều chỉnh giá đồng bạc để thúc đẩy phát triển kinh tế.

Thủ tướng Shinzo Abe nói thêm rằng khi kinh tế Nhật phát triển thì điều đó có lợi cho cả Hoa Kỳ.

Ông Abe cũng cho hay thứ Sáu tuần sau khi gặp Tổng thống  Trump ở Nhà Trắng, ông sẽ trình bày điều này với vị tân lãnh đạo Mỹ.

Tin ghi nhận được từ Washington cho thấy trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Nhật, có nhiều khả năng Tổng thống Trump cũng sẽ nói đến vấn đề tỷ giá đồng yen Nhật và đồng dollars Mỹ, với mục đích muốn Thủ tướng Abe giúp giải quyết tình trạng thâm thủng mậu dịch mà Hoa Kỳ thường xuyên phải gánh chịu khi buôn bán với Nhật Bản.

Ngoài ra, giới thạo tin ở Washington cũng nói là sau cuộc gặp ở Nhà Trắng, ngày hôm sau hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nhật sẽ ghé nhà riêng của Tổng thống  Mỹ ở Florida để tiếp tục bàn luận.

Bên cạnh phát biểu của Thủ tướng Abe trước Quốc Hội Nhật Bản, một số viên chức cao cấp của Nhật cũng lên tiếng phân trần, với ngụ ý cho rằng Tổng thống Hoa Kỳ đã sai khi chỉ trích chính sách tiền tệ của Nhật.

Ông Yoshihide Suga, Chánh văn phòng Thủ tướng Nhật Bản và cũng là người giúp hoạch định chính sách kinh tế quốc gia nói rằng chính sách tiền tệ mà Nhật đang áp dụng đi đúng với những quy định đã được thảo thuận giữa các quốc gia trong khối kinh tế G-7 và G-20, do đó, không hề có chuyện Nhật Bản cố ý hạ giá đồng bạc để trục lợi khi buôn bán với Mỹ.

Theo ông Haruhiko Kuroda, Thống đốc Ngân Hàng Quốc Gia Nhật Bản, chính sách tiền tệ của Nhật không nhắm vào tỷ giá hồi đoái, mà nhằm ổn định giá cả và ổn định lạm phát.

Không chỉ chê trách Nhật Bản và Trung Quốc cố ý hạ giá đồng bạc để trục lợi kinh tế, ông Peter Navarro, Chủ tịch Hội Đồng Thương Mại Hoa Kỳ đưa ra cáo buộc tương tự đối với Đức.

*****************

Cấm nhập cư : Sắc lệnh của Trump có thể "làm gia tăng" khủng bố (RFI, 01/12/2017)

thoisumy2

Thành viên của Ủy ban giám sát chính quyền San Francisco biểu tình phản đối sắc lệnh của tổng thống Trump, 31/01/2017. REUTERS/Kate Munsch

Ngày thứ Sáu 26/01/2017, chưa đầy một tuần sau khi nhậm chức, tân tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh mang tên "Bảo vệ đất nước trước sự xâm nhập của khủng bố nước ngoài" (Protect the nation from foreign terrorist entry), đột ngột không cho vào Mỹ công dân từ bảy quốc gia, đa số theo đạo Hồi, kể cả những người đã được cấp visa của Hoa Kỳ. Sắc lệnh mang tính chất kỳ thị, được áp dụng một cách hết sức võ đoán này, bị lên án dữ dội tại Mỹ và khắp nơi trên thế giới. Các chuyên gia đặt câu hỏi : Liệu sắc lệnh sẽ có tác dụng ngược, khiến nguy cơ khủng bố gia tăng ?

AFP dẫn lại báo The Washington Post cho hay, ngay sau khi sắc lệnh được ban bố, trên các mạng xã hội, nhiều phần tử thánh chiến Hồi giáo đã ca ngợi "chiến thắng", và ca ngợi Donald Trump như là "người tuyển mộ tốt nhất" các lực lượng cho phe thánh chiến. Nhiều phần tử thánh chiến cũng đã ví sắc lệnh nói trên với cuộc can thiệp quân sự được đánh giá là "tốt lành" của Mỹ tại Iraq năm 2003, tạo cơ hội cho sự bùng phát của tình cảm chống phương Tây trong thế giới Hồi giáo.

Theo ông David Ibsen, giám đốc của tổ chức phi chính phủ Counter Extremism Project (CEP), có trụ sở tại Mỹ chuyên chống các tư tưởng cực đoan trên toàn cầu, CEP biết được là các nhóm khủng bố sẽ sử dụng cơ hội này trong các chiến thuật tuyển mộ. Ông giải thích : "đối tượng tuyên truyền của tổ chức Nhà Nước Hồi giáo (Islamic State-IS hay Daesh) và al-Qaeda là rất rộng, mà chúng ta biết là từ chỗ bị ảnh hưởng bởi các tuyên truyền, đến chỗ trực tiếp tham gia vào hoạt động khủng bố, khoảng cách là rất gần".

Một cựu lãnh đạo an ninh quốc gia dưới hai thời tổng thống Georg W. Bush và Barack Obama, bà Farah Pandith, công dân Mỹ gốc Kashmir, Ấn Độ, cũng cùng nhận xét : Sắc lệnh của ông Trump "không làm cho Hoa Kỳ an toàn hơn", "điều này mang lại lợi thế cho Daesh". Cựu cố vấn an ninh Farah Pandith, năm 2009 được chính quyền Obama bổ nhiệm làm người đại diện đầu tiên của bộ Ngoại Giao Mỹ, để đối thoại với các cộng đồng Hồi giáo trên thế giới, và cũng là chuyên gia trong lĩnh vực "chống cực đoan hóa".

Hàng chục đồng nghiệp của cựu cố vấn an ninh Farah Pandith ký chung một bức thư ngỏ, khẳng định sắc lệnh của ông Trump đã gửi đi "một thông điệp tồi tệ đến cộng đồng Hồi giáo tại Mỹ và trên khắp thế giới". Thông qua sắc lệnh này, nhiều người hiểu là chính phủ chống lại họ với lý do tôn giáo. Những người ký tên vào thư ngỏ tin rằng quyết định này sẽ có "một tác động tiêu cực về dài hạn" đến an ninh quốc gia Hoa Kỳ.

Về vấn đề này, hôm qua, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nêu nhận xét rõ ràng : sắc lệnh của tổng thống Mỹ "đã thổi bùng một làn sóng lo hãi và giận dữ, có thể tạo điều kiện cho các tuyên truyền và các tổ chức khủng bố mà tất cả chúng ta muốn chống".

Về tác dụng ngược của lệnh đình chỉ nhập cư từ bảy nước Hồi giáo, có thể được các lực lượng thánh chiến sử dụng làm lý do kích động khủng bố, nhiều người ghi nhận điều đặc biệt đáng lo ngại là : Chính việc sắc lệnh này, cũng như các quyết định tương tự, tấn công vào các giá trị nhân quyền nền tảng của nền dân chủ mới chính là đe dọa đáng sợ nhất, làm suy yếu nghiêm trọng Hoa Kỳ cũng như các đồng minh, trước đe dọa khủng bố.

7 nước bị cấm không phải là nơi "xuất khẩu" khủng bố

Các phân tích cũng tập trung vào danh sách bảy quốc gia mà tân tổng thống Mỹ đưa vào danh sách cấm. Danh sách này được cho là không có ý nghĩa ngăn chặn các đe dọa khủng bố như chủ trương của Donald Trump.

Ông Trump nhiều lần khẳng định các liên hệ mà theo ông là "rõ ràng" giữa các vụ khủng bố mới đây tại Châu Âu và việc tiếp nhận người tị nạn theo đạo Hồi, đặc biệt là chính sách mở rộng cánh cửa với người tị nạn của thủ tướng Đức Angela Merkel. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phần lớn thủ phạm các vụ khủng bố tại Liên Âu và Hoa Kỳ không phải là công dân của bảy nước trong danh sách cấm : Syria, Iran, Iraq, Sudan, Yemen, Somalia và Libya.

Vẫn theo chuyên gia an ninh Mỹ David Ibsen, "tất cả các nước có nguy cơ cực đoan hóa cao đã không nằm trong danh sách này". Thủ phạm hai vụ tấn công mới đây ở Berlin, Đức và Nice, Pháp, là hai công dân Tunisia. Phần lớn các kẻ khủng bố nhắm vào các nước Châu Âu đều gốc Bắc Phi, như Algeria, Tunisia, Morocco.

Còn kẻ khủng bố nhắm vào cuộc chạy đua marathon Boston, Hoa Kỳ, năm 2013, là hai người gốc Tchetchenia, trong đó có một người đã nhập quốc tịch Mỹ. Vụ tấn công năm 2015 tại San Bernadino, là do một người Mỹ sinh trưởng tại Chicago, trong một gia đình gốc Pakistan, cùng với vợ người Pakistan, mang quốc tịch Ả Rập Xê Út.

Theo cựu cố vấn an ninh Farah Pandith, sắc lệnh của ông Trump cho thấy ông ta "không hề hiểu đâu thực sự là vấn đề".

Để giúp chính phủ Hoa Kỳ có một cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này, chuyên gia về an ninh David Ibsen nhận xét, ưu tiên hiện tại không phải là tiến hành xiết chặt nhập cư trên quy mô rộng lớn, mà điều cần phải làm trước hết là ngăn chặn khả năng các nhóm cực đoan sử dụng mạng internet để tuyên truyền, nhằm tuyển mộ tân binh cho các hoạt động khủng bố.

Xiết chặt nhập cư, nhưng lại để ngỏ cửa cho các tuyên truyền thánh chiến, chẳng khác nào đóng cửa phụ, nhưng để ngỏ cửa chính cho các thế lực cực đoan mặc sức hoành hành.

Vì sao Trump nương nhẹ Ả Rập Xê Út ?

Công luận cũng như giới chuyên gia cũng đặt câu hỏi : vì sao chính quyền Trump, trong khi tỏ ra khắc nghiệt với bảy quốc gia Hồi giáo nói trên lại tỏ ra hết sức nương nhẹ với rất nhiều quốc gia Hồi giáo khác, trong đó có Ả Rập xê Út, nơi phát xuất của 15 trong số 19 thủ phạm các vụ khủng bố ngày 11/09/2001, nhắm vào nước Mỹ.

Ả Rập Xê Út chính là cái nôi của trào lưu Wahhabi, một hệ phái Hồi giáo hết sức cứng rắn, vốn được nhiều nhóm thánh chiến sử dụng làm vũ khí ý thức hệ.

Nhiều chuyên gia cho rằng, thật khó mà hiểu được lý do của sự phân biệt này. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia về an ninh khác, chính quyền Trump cũng như các chính quyền Mỹ lâu nay vẫn coi Ả Rập Xê Út và nhiều quốc gia vùng Vịnh, như Ai Cập, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập là đồng minh. Ả Rập Xê Út và nhiều nước vùng Vịnh tham gia vào liên quân chống al-Qaeda từ hơn một thập niên nay, và chống Daesh tại Syria và Iraq từ nhiều năm nay.

Bên cạnh đó, danh sách bảy quốc gia đầu tiên bị cấm bị coi là những người "không có khả năng tự bảo đảm an ninh và trao đổi với Hoa Kỳ thông tin về các công dân xuất cảnh".

Tuy nhiên, các giải thích nói trên không lý giải được vì sao Iran, vốn không phải là nước "xuất khẩu" khủng bố lại bị lọt vào danh sách cấm.

Theo giáo sư chính trị học Pháp Mathieu Guidère, Paris, điều này có thể giải thích bởi thế đối địch tại khu vực Trung Cận Đông, giữa quốc gia Hồi giáo Iran, theo hệ phái Shia, với Israel và Ả Rập Xê Út, mà trong đó, Hoa Kỳ chọn đứng về phía Israel và Ả Rập Xê Út, quốc gia theo hệ phái Hồi giáo Sunni.

Chính quyền Mỹ dưới thời Obama chọn giải pháp hòa dịu với Iran, với kết quả là thỏa thuận hạt nhân. Nhưng hòa dịu với Iran lại chính là điều mà ông Trump muốn phá bỏ.

Trọng Thành

Published in Quốc tế