Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Con virus không gây ra bệnh lộng quyền, nó chỉ làm lộ rõ bản chất của các "đầy tớ"

Có một đại dịch khác nguy hại gấp nhiều lần.

Cách đây đúng 60 năm, vào tháng 7/1961, nhà tâm lý học người Mỹ Stanley Milgram thực hiện một thí nghiệm đặc biệt .

virut1

Sheyda Sabetian / Transparency International. Ảnh minh họa

Ông cho các tình nguyện viên tham gia vào một cuộc trắc nghiệm trí nhớ theo cặp. Một người đóng vai giáo viên, một đóng vai học viên. Họ được xếp vào hai căn phòng riêng biệt, chỉ nghe tiếng nhưng không nhìn thấy nhau. Giáo viên đọc một loạt các cụm từ, sau đó kiểm tra xem học viên nhớ đến đâu. Nếu học viên trả lời sai, giáo viên sẽ nhấn nút để truyền dòng điện khiến học viên bị điện giật. Thêm một câu sai, cường độ dòng điện sẽ được tăng lên 15 volt, cứ như vậy đến ngưỡng cao nhất là 450 volt.

Cuộc thí nghiệm được sắp đặt cẩn thận. Trong các cặp luôn có một tình nguyện viên thật sự, còn người kia là diễn viên được chuẩn bị trước. Việc rút thăm phân vai cũng bị làm giả, sao cho tình nguyện viên luôn đóng vai giáo viên, còn diễn viên luôn là học trò. Học viên/ diễn viên được dặn trước sẽ phản ứng theo kịch bản với mỗi mức điện giật, dù trên thực tế không có dòng điện nào. Giáo viên/ tình nguyện viên thì sẽ nghe các tiếng la hét, đau đớn, van xin của học viên.

Trong trường hợp giáo viên ngần ngại khi nghe tiếng học viên "bị điện giật" kêu la đau đớn, một người trong nhóm tổ chức đứng bên cạnh sẽ yêu cầu họ tiếp tục thực hiện thí nghiệm, với lý lẽ rằng đây là quy trình cần thiết và tuy dòng điện gây đau đớn nhưng sẽ không có tổn hại lâu dài nào.

Milgram cùng các cộng sự muốn biết sẽ có bao nhiêu người nhắm mắt làm theo chỉ đạo khi họ biết việc mình làm khiến người khác đau đớn.

Kết quả khiến ông bị sốc : trong 40 tình nguyện viên, có 26 người, tức 65% số người tham gia, liên tục nhấn nút trừng phạt học viên cho tới mức độ cao nhất của dòng điện, kể cả sau khi học viên đã la hét, van xin, và cuối cùng ngất xỉu (theo kịch bản).

Vì lý do đạo đức, những thí nghiệm tương tự như của Milgram sau này không còn được thực hiện.

Tuy nhiên, câu hỏi về việc mù quáng tuân theo mệnh lệnh (obedience to authority) vẫn luôn mang tính thời sự.

***

Tại các tỉnh, thành phía Nam, chỉ sau vài ngày phong tỏa, người dân đã được chứng kiến không ít tình huống minh họa cho điều này.

Ở Long An, hai bạn trẻ đưa mèo đi chữa bệnh bị công an chặn lại, cho là không có lý do chính đáng. Người công an tự ý quay clip và tung lên mạng để chia sẻ với cộng đồng, có lẽ mong chờ được ngợi khen là tấm gương tốt. Đến khi nhận được nhiều phản ứng dữ dội, anh mới đăng đàn để tâm sự, cùng với giải thích rằng "tôi có thể chết nhưng tôi muốn cộng đồng khỏe mạnh".

Một bạn trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh thì kể lại trên trang cá nhân việc bị các lực lượng chức năng chặn lại khi đi rút tiền. Theo câu chuyện, lúc đầu, những người làm nhiệm vụ cho rằng rút tiền không phải là lý do chính đáng vì người dân "phải chuẩn bị (tiền mặt) trước". Sau đó họ nghi ngờ bạn này ra ngoài tập thể dục vì đi xe đạp. Đến khi bạn mở di động chứng minh được mình vừa rút tiền thì họ vẫn cương quyết mời về phường để "làm việc". Cuối cùng bạn phải chịu đóng phạt hai triệu để được về. Điều lạ lùng là, theo phản ánh của nhân vật, ngay sau khi chịu đóng tiền, thái độ của lực lượng chức năng lập tức thay đổi, trở nên "vui vẻ ân cần dịu dàng", không còn những màn "hạch sách", "la hét", "định tội đanh thép" trước đó.

Hay như sự việc đang gây nhiều chú ý tại phường Tam Bình, Thủ Đức, khi các camera quay lại cảnh một nhóm công an và dân phòng ập vào nhà một gia đình đang bán rau trước cửa nhà. Cho rằng họ vi phạm lệnh giãn cách, nhóm cán bộ tịch thu toàn bộ số thực phẩm, đi thẳng vào trong xô đẩy, sau đó kéo lê người trong nhà về phường. Sau khi các đoạn clip lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, báo Công an Nhân dân ngày 14/7/2021 đã có bài viết tố cáo ngược lại, cho rằng những thông tin và hình ảnh trong clip là "xuyên tạc", "cắt ghép sai sự thật".

virut2

Lực lượng chức năng kéo người phụ nữ lên xe về phường. Ảnh chụp lại từ video/ Báo Thanh Niên.

Có rất nhiều phản ánh tương tự xảy ra trong vài ngày qua được chia sẻ trên khắp các trang mạng xã hội.

Ngoài việc chỉ trích lực lượng chức năng cứng nhắc, vô cảm trong việc thực hiện quyết định giãn cách, nhiều người còn chỉ ra vấn đề khác của hiện tượng này : lộng quyền.

Các câu chuyện trên và nhiều sự việc tương tự những ngày qua cho thấy lực lượng cán bộ đang cùng lúc thể hiện cả hai đặc tính : mù quáng tuân theo chỉ đạo và lạm dụng quyền lực được giao.

Đây mới là thứ bệnh dịch nguy hiểm nhất của đất nước, khi nó đã hoành hành suốt hàng chục năm qua mà không có dấu hiệu dừng lại.

***

Đúng 10 năm sau thí nghiệm gây tranh cãi của Stanley Milgram, vào năm 1971, một nhà tâm lý học người Mỹ khác có tên Philip Zimbardo tiến hành một nghiên cứu cũng nổi tiếng không kém.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Stanford của ông tuyển chọn một số sinh viên nam tham gia vào một cuộc thử nghiệm mô phỏng lại sinh hoạt trong nhà tù. Những tình nguyện viên được chia làm hai nhóm, một đóng vai tù nhân và một đóng vai quản giáo. Mục đích của nghiên cứu là để xem một người bình thường sẽ hành xử ra sao khi có quyền lực trong tay.

Zimbardo phải chấm dứt cuộc thí nghiệm sớm hơn dự kiến, khi nhóm nghiên cứu của ông nhận ra những tình nguyện viên đóng vai quản giáo ngày càng trở nên tàn bạo : họ ngược đãi các tình nguyện viên trong vai tù nhân không kém gì những tình huống ngoài đời thật.

Nghiên cứu của nhóm Zimbardo, được biết đến với tên gọi "Stanford Prison Experiment" (Thử nghiệm Nhà tù Stanford), sau này luôn được nhắc đến trong các sách giáo khoa tâm lý học. Nó được xem là minh chứng cho thấy quyền lực có thể khiến người bình thường trở nên tàn ác.

Gần đây, đã có nhiều nghi vấn được nêu ra về tính chính xác của nghiên cứu này. Các điều tra cho thấy những tình nguyện viên có thể đã diễn theo ý muốn của nhóm nghiên cứu, và nghiên cứu được thiết kế theo hướng đưa đến kết luận đặt sẵn ban đầu.

Thực tế cũng cho thấy một bức tranh khác biệt so với những gì nghiên cứu Stanford vẽ ra : không phải ai được trao quyền lực cũng trở nên thú tính.

Nhiều người cho rằng quyền lực giống như chiếc kính phóng đại, hay ampli phóng to. Nó chỉ khuếch đại những thứ có sẵn trong mình.

Một người chính trực khi có quyền lực sẽ vẫn tiếp tục làm một người ngay thẳng. Còn ai chỉ cần có một ít máu gian trá, ác độc hay hèn nhát thì khi có quyền lực, những đặc tính đó sẽ càng có cơ hội được bộc lộ.

Vấn đề ở chỗ, hầu như ai cũng có ít nhiều những phẩm chất tiêu cực trong người.

Nếu trao cho họ quyền lực tuyệt đối, ngay cả người tốt nhất cũng có thể bị tha hóa, trở thành một con nghiện quyền lực.

Đó là lý do quyền lực luôn phải được kiểm soát.

Và đó là điều người dân sống ở thể chế hiện tại của Việt Nam không thể tìm thấy.

***

Tất nhiên, hiện tượng lạm quyền kết hợp với việc mù quáng tuân lệnh cấp trên không phải là vấn đề chỉ xuất hiện ở Việt Nam. Nhiều quốc gia khác cũng gặp phải tình trạng tương tự, đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh.

Nhưng trong khi người dân ở các nước khác còn có quyền tự do ngôn luận để lên tiếng, có báo chí độc lập để giám sát, có quyền tự do tụ tập để biểu tình phản kháng, và còn có tòa án độc lập để xét xử bất kỳ quan chức nào, thì ở Việt Nam, mọi thứ quyền công dân đều nằm dưới quyền lực độc tôn của một nhóm người.

Tình trạng lộng quyền của quân đội, công an và quan chức cán bộ đã được phản ánh từ lâu qua cách chính quyền dùng bạo lực đàn áp những người bất đồng chính kiến hay qua những cái chết bất minh đầy nghi vấn.

Dịch bệnh lần này, với các chính sách chống dịch cứng nhắc, quan liêu và đầy mâu thuẫn, chỉ càng làm lộ rõ bản chất của lực lượng công quyền.

Những gì trước đây chỉ có một số ít người phải chịu đựng, giờ đây đang có ngày càng nhiều người trở thành nạn nhân hay nhân chứng trực tiếp.

Ngay cả khi bị "bắt quả tang", cán bộ cũng không phải chịu trách nhiệm gì. Điển hình như văn bản lan truyền trên mạng của một phường tại quận Gò Vấp, với nội dung giao chỉ tiêu cho cấp dưới đi phạt người dân thời dịch bệnh. Khi được hỏi, người ra văn bản chỉ việc phủ nhận chính nội dung đã ghi trong đó.

Việc này cũng không có gì đáng ngạc nhiên, nếu người ta nhớ lại rằng từ lâu cảnh sát giao thông cũng được công khai giao chỉ tiêu phạt cho đủ số, bất chấp lo ngại của người dân về tình trạng cảnh sát cố tình bắt lỗi.

Dịch Covid-19 vì vậy không tạo ra vấn đề nào mới trong quan hệ giữa dân với chính quyền. Nó chỉ khuếch tán một đại dịch khác đã tồn tại xưa nay. Để chữa nó, không có thứ vaccine nào tốt hơn Sự thật.

Càng để sự thật lan tỏa, càng để bản chất của những "đầy tớ" được bộc lộ, căn bệnh mãn tính này mới có hy vọng sớm được chữa lành.

Y Chan

Nguồn : Luật Khoa, 15/07/2021


Đính chính (9:10, 16/7/2021) : Khi mô tả về cách sắp đặt người tham gia thí nghiệm của Stanley Milgram, tác giả sử dụng từ "cặp đôi" (hai lần). Đây là cách dùng từ không chính xác. Từ thích hợp ở đây là "cặp". Chân thành cảm ơn góp ý của độc giả.

Published in Diễn đàn

Các nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu cho thấy có 6 chủng virus corona được phát hiện trên động vật hoang dã tại Việt Nam.

thuhoang1

Các trang trại gây nuôi động vật hoang dã chung với các thú nhà tạo điều kiện cho virus corona lây lan giữa các loài với nhau

Sáu loại virus này được phát hiện trên dơi và các loài gậm nhấm tại 70 địa bàn khác nhau tại Việt Nam, nơi nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập mẫu công phu trong vòng 5 năm, từ 2009-2014.

Hơn một nửa số động vật hoang dã nuôi trong các trang trại ở Việt Nam được phát hiện dương tính với các chủng virus corona (60,7%), đặc biệt ở nhím và chuột tre.

Đây là nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài đang làm việc cho tổ chức WCS tiến hành cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, tổ chức EcoHealth Alliance của Mỹ, cùng một số tổ chức khác, công bố trên BioRxiv.

Nghiên cứu ra đời trong bối cảnh các tiếp xúc giữa con người với động vật hoang dã, như dơi, nhiều khả năng đã khiến một chủng virus corona được cho là có nguồn gốc từ các chợ động vật hoang dã tại Trung Quốc, lây lan rộng, dẫn đến đại dịch SARS-CoV-2.

Trong khi dơi được cho là vật chủ của mọi chủng virus corona, chuỗi cung ứng động vật hoang dã tương sống nói chung bị nghi ngờ là đã đóng góp các điều kiện cần để các virus này xuất hiện, lây lan và khuyếch tán ở người.

thuhoang2

Các trang trại gây nuôi động vật hoang dã được cho là góp phần gây ra các đại dịch toàn cầu, trong đó có SARS và Covid-19

Để hiểu rõ hơn về sự tồn tại, mức độ đa dạng của virus corona ở động vật hoang dã và nguy cơ lây lan từ động vật sang người, các nhà khoa học đã lấy mẫu từ chuột đồng, từ các loại gặm nhấm được gây nuôi tại các trang trại, và từ dơi nuôi hoặc dơi tự nhiên sống gần người tại các khu vực có nguy cơ cao tại Việt Nam.

thuhoang3

Gấu nuôi lấy mật trong những chuồng nhốt bị giới vận động phê phán là chật hẹp, tệ hại ở Việt Nam (ảnh chụp tháng Tư 2018)

Việt Nam có khoảng hơn 6.000 trang trại gây nuôi động vật hoang dã ở 12 tỉnh thành niềm Nam, thời điểm năm 2014, với khoảng hơn 1 triệu loài từ động vật gặm nhấm, linh trưởng, cầy hương, lợn rừng, rắn chuột, hươu, cá sấu, chủ yếu bán cho các nhà hàng trong và ngoài nước để làm thức ăn cho người.

Các trang trại này tại Việt Nam là một phần của chuỗi cung ứng động vật hoang dã thương mại quốc tế, được cho là góp phần gây ra các đại dịch toàn cầu, trong đó có SARS và Covid-19.

'Đặc sản' chuột đồng, dơi dương tính với virus corona

Theo nghiên cứu, mỗi năm người Việt tiêu thụ khoảng 3.300-3.600 tấn chuột đồng, vào thời điểm đầu những năm 2000. Thị trường chuột đồng lúc đó trị giá khoảng 2 triệu đôla Mỹ mỗi năm.

Nhưng 'đặc sản' này có tỷ lệ nhiễm viurs corona khá cao, Hơn một nửa số chuột đồng bán tại các nhà hàng xét nghiệm dương tính với virus corona (56%), trong khi con số này là 32% ở chợ và 21% ở thương lái.

Người Việt Nam và Campuchia sống dọc khu vực sông Mekong cho hay họ ăn thịt chuột ít nhất tuần một lần, vì 'rất ngon', 'giá rẻ'.

Ở các vùng như Đồng Tháp, Sóc Trăng, nông dân cũng làm nhiều lưới nuôi dơi ngay sau vườn nhà, bên dưới nuôi gà, vịt, heo, bò, hoặc là sân chơi trẻ em, mà không có phương tiện bảo vệ nào.

Trong khi đó, dơi tại Việt Nam, Campuchia và Nepal đã được chứng minh là vật chủ mang PREDICT_CoV-17 và PREDICT_CoV-35. Cùng một loại virus corona được tìm thấy ở nhiều loài dơi làm dấy lên câu hỏi có phải chúng đã lây lan qua nhau trong quá trình chung sống.

Ngoài ra, trong phân các loài gặm nhấm được bán thương mại có virus corona tìm thấy trong dơi và gia cầm. Điều này cho thấy việc gây nuôi các loài hoang dã trong một môi trường tạo điều kiện để virus phối kết hợp, và rất có thể lây lan sang con người.

Bà Amanda Fine, Giám đốc Chương trình Sức khỏe động vật hoang dã Châu Á của tổ chức WCS, đồng tác giả của nghiên cứu, được trích lời trên báo Nhân Dân, cho hay : "Các chuỗi cung ứng động vật hoang dã và điều kiện sống mà động vật hoang dã trải qua trong chuỗi cung ứng này có vẻ làm gia tăng đáng kể mức độ xuất hiện của virus corona. Bên cạnh đó, chúng tôi đã ghi nhận được sự phơi nhiễm virus corona từ dơi và chim trong các loài gặm nhấm được nuôi tại các trang trại".

"Sự thịnh hành và mức độ đa dạng của virus corona cùng với việc nuôi nhốt chung nhiều loài động vật như chúng tôi thấy trong hoạt động buôn bán động vật hoang dã đang tạo ra cơ hội cho các chủng virus corona kết hợp và lan rộng", bà Amanda Fine nói.

Khả năng lây lan virus từ động vật sang người

thuhoang4

Một vụ bắt giữ các sản phẩm từ gấu, voi bị buôn bán trái phép

Các tác giả của nghiên cứu cũng cảnh báo nguy cơ bùng phát lây lan virus từ động vật sang người trong quá trình buôn bán động vật hoang dã.

Theo kết quả nghiên cứu, khi bị nuôi nhốt trong điều kiện chật chội cùng các loài động vật khác du nhập từ nhiều nguồn, động vật hoang dã thường bị căng thẳng.

Bên cạnh đó, tình trạng dinh dưỡng kém góp phần làm suy giảm chức năng miễn dịch của các loài vật, dẫn tới việc gia tăng nguy cơ lây lan và phát tán virus corona trong chuỗi cung ứng.

Chẳng hạn, nghiên cứu trên các loài gặm nhấm chỉ ra nguy cơ lây lan virus corona từ loài này tới các loài khác như giữa cầy và tê tê ở những nơi có số lượng lớn động vật bị thu gom, vận chuyển và nuôi nhốt.

Đặc biệt, các tác giả nhấn mạnh nguy cơ của việc buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã làm thực phẩm làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus corona từ động vật sang người.

Các tác giả của nghiên cứu cảnh báo rằng hoạt động buôn bán động vật hoang dã góp phần khiến con người tiếp xúc gần hơn với nhiều loài vật mang virus corona, do đó làm tăng khả năng nhiễm và phán tán virus corona.

Điều này dẫn tới nguy cơ lây truyền virus trong cùng loài và giữa các loài với nhau, và làm tăng khả năng kết hợp của các chủng virus corona với nhau.

Chuỗi cung ứng động vật hoang dã từ trang trại tới nhà hàng tạo ra vô số cơ hội dẫn tới bùng phát dịch bệnh.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng từng cảnh báo rằng đại dịch Covid-19 hiện nay, cùng với ít nhất 61% các bệnh ở người, có nguồn gốc từ động vật. Những dịch bệnh tương tự gần đây như SARS, MERS và Ebola cũng bắt nguồn từ các loại virus có ở động vật và lây truyền sang người.

Các tác giả nghiên cứu khuyến nghị một số biện pháp phòng ngừa cụ thể như hạn chế hoạt động giết mổ, gây nuôi thương mại, vận chuyển, mua bán, tàng trữ, chế biến và tiêu thụ động vật hoang dã.

Việt Nam đang làm tới đâu ?

BBC News Tiếng Việt mới đây gọi điện tới số điện thoại của một Youtuber sống tại một tỉnh miền múi phía bắc Việt Nam-người chuyên quay và đăng các video về các món ăn vùng cao, đặc biệt là các chuyến săn động vật hoang dã như dơi, dúi... làm thức ăn-lên YouTube.

Bùi Đình Nam (tên nhân vật đã được thay đổi) nói với BBC rằng kể từ hai tháng trước anh đã ngừng hoàn toàn việc săn bắn và cũng ngừng đăng các video liên quan đến hoạt động này.

"Chính phủ hiện giờ cấm rồi. Đã có hai Youtuber bị phạt vì đưa hình ảnh săn bắn và ăn động vật hoang dã lên mạng. Tuy dơi không có trong sách đỏ, không phải loài quý hiếm nhưng hiện giờ vẫn bị cấm vì dịch Covid-19", Nam cho hay.

Bà Hoàng Bích Thủy, Giám đốc Chương trình WCS Việt Nam, đồng tác giả nghiên cứu nói trên, thì cho tờ Nhân Dân hay rằng kể từ khi xuất hiện dịch Covid-19, Chính phủ Việt Nam đã có những chỉ đạo "rất quyết liệt để thực thi các quy định việc buôn bán động vật hoang dã". Trong đó có công văn của Thủ tướng Chính phủ ngày 6/3/2020 "chỉ đạo xem xét việc cấm buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã".

Đại diện các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thời điểm đó từng đánh giá cao 'bước tiến lớn' của chính phủ Việt Nam, và rằng đây phải là "hành động khẩn cấp" và họ sẵn sàng làm việc với chính phủ Việt Nam để thực thi Chỉ thị như vậy.

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt vào tháng 4/2020, bà Hoàng Minh Hồng, học giả Quỹ Obama và hiện đang điều hành tổ chức phi chính phủ CHANGE, cho hay Việt Nam "đang soạn thảo Chỉ thị nghiêm cấm việc buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã theo yêu cầu của Thủ tướng chính phủ".

Thế nhưng từ đó tới nay vẫn chưa thấy tăm hơi một chỉ thị như vậy đâu.

Mỹ Hằng

Nguồn : BBC, 02/07/2020

Published in Diễn đàn

Từ Hàn Quốc đến Ấn Độ, từ Indonesia đến Thụy Điển, virus corona đang bắt mọi người phải thích nghi. Áp lực còn rất lớn tại Châu Á, còn Châu Âu thực sự hy vọng đang thoát khỏi tâm bão của đại dịch.

corona1

Dân Hàn Quốc xếp hàng trước quầy bán vé một nhà hát ở Seoul, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa được khống chế tại nước này. Ảnh chụp ngày 18/06/2020. © Reuters- DAEWOUNG KIM

Lo sợ dịch Covid-19 bùng phát tại Hàn Quốc lớn đến nỗi chính phủ liên tục tung ra những công cụ để rút ngắn thời gian phát hiện các ổ virus corona. Gia đình nạn nhân Covid-19 tại Indonesia cướp xác người thân về mai táng. Tình trạng thiếu hụt nhân công cản trở phục hồi kinh tế tại Ấn Độ. Ngành du lịch Thụy Điển tuyệt vọng trước mùa cao điểm. Lâu đài Chambord trong vùng thung lũng sông Loire của Pháp hy vọng được một chút, nhờ Leonardo da Vinci từ 500 năm trước đã "trông thấy" đại dịch virus corona gây nên.

Trên đây là những chủ đề chính trong tạp chí của RFI ngày cuối tuần.

Hàn Quốc : Mã vạch QR, giấy thông hành thời Covid1-19

Trong mục tiêu ngăn ngừa dịch Covid-19, Hàn Quốc không ngừng có những phát minh thích nghi với thời đại virus corona chủng mới. Kể từ tuần qua mã QR gần như là giấy thông hành khi bạn muốn vào một cửa hàng ăn uống, quán nước hay các tụ điểm giải trí. Kèm theo đó đương nhiên các dữ liệu cá nhân của bạn sẽ được chủ nhân gần 80.000 cơ sở đó lưu lại. Thông tín viên đài RFI Louis Palligiano từ Seoul giải thích :

"Kể từ thứ Tư tuần trước, khách vào các quán bar, hộp đêm hay quán karaoke theo kiểu Hàn Quốc phải tải mã vạch QR Code qua một ứng dụng trên điện thoại thông minh. Trước khi vào cửa phải scan mã này. Tất cả những thông tin cá nhân phải được thu vào một danh bạ số và trong trường hợp cần thiết thì các giới chức y tế có thể tìm và liên lạc được với những ai đã lui tới một địa điểm nào đó. Trong cuộc chạy đua với thời gian để phát hiện virus corona lan tới đâu, chính quyền Hàn Quốc đã sử dụng hệ thống định vị qua điện thoại thông minh, tìm kiếm qua dấu vết khi bạn sử dụng thẻ tín dụng hay qua hệ thống camera theo dõi. Với phương pháp dùng mã QR chính quyền Seoul rút ngắn thời gian tìm kiếm những đối tượng có thể bị nhiễm, cách ly những trường hợp này sớm chừng nào, tốt chừng nấy".

Hỏi : Vậy phản ứng của dân chúng Hàn Quốc ra sao ?

Louis Palligiano : "Ban đầu, chính quyền tỏ ra mềm dẻo. Với những ai không sử dụng thành thạo mã QR, hay từ chối phương tiện này, chủ quán có thể ghi chép lại trên giấy tờ sổ sách đầy đủ các thông tin. Nhưng đây là việc làm quá mất công và mất thời giờ. Hơn nữa, một số người người cao tuổi không có điện thoại thông minh. Dù vậy trong thời gian sắp tới các thanh tra sẽ được điều tới kiểm tra xem biện pháp mới này có được thi hành nghiêm chỉnh hảnh không. Mọi thiếu sót có thể bị phạt tới 3 triệu won, tương đương với 2.200 euro, hoặc cửa hàng có thể phải tạm đóng cửa".

Biện pháp này có tôn trọng đời sống cá nhân của người dân Hàn Quốc ?

Louis Palligiano : "Ý thức được là công luận lo ngại các dữ liệu cá nhân bị thất thoát, chính phủ đã trấn an rằng tất cả những thông tin thu thập đều được quản lý chặt chẽ trong khuôn khổ phát luật và toàn bộ những thông tin này sẽ được hủy một khi đẩy lui được đại dịch. Đối với đa số dân Hàn Quốc, lo ngại một làn sóng dịch bệnh thứ nhì là một lý do chính đáng để sử dụng phương pháp mã QR. Theo một cuộc thăm dò, hơn 70 % những người được hỏi ủng hộ giải pháp này và chỉ có 16 % chống đối. Sắp tới đây Seoul dự trù mở rộng việc dùng QR code cho cả các rạp xinê, những nơi thờ phụng và kể cả bệnh viện".

Covid-19 : Nạn cướp xác trong bệnh viện tại Indonesia

Indonesia phải đối mặt với nạn cướp xác bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện. Tính đến ngày 18/06/2020, trên toàn quốc có trên 43.000 ca nhiễm và hơn 2.300 ca tử vong. Indonesia là quốc gia Đông Nam Á có số ca nhiễm cao nhất. Trong tuần cảnh sát Indonesia đã bắt giữ 33 người đột nhập vào nhà xác, cướp thi hài của thân nhân về mai táng theo phong tục truyền thống của đạo Hồi.

Thông tín viên RFI Vincent Souriau giải thích :

"Từ đầu mùa dịch, Indonesia đã ban hành những tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt về mặt vệ sinh. Thi thể bệnh nhân chết vì Covid-19 phải được bọc trong những tấm ny-lông mỏng, thân nhân không được nhìn mặt lần cuối, và nhất là không được động vào thi thể người chết. Lễ an táng phải được nhanh chóng cử hành. Đối với gia đình người quá cố, đây là điều hết sức đau lòng, thậm chí là một hành động vô nhân đạo, bởi vì trong truyền thống Hồi giáo, người ta tắm rửa, thay quần áo cho người vừa nằm xuống để rửa sạch bụi trần. Vì vậy nhiều bệnh viện tại Makassa, thủ phủ đảo Célèbes, tuần qua đã bị tấn công : người nhà của các bệnh nhân thiệt mạng vì virus corona đột nhập vào bệnh viện để cướp lại xác thân nhân. Nhiều vụ tương tự cũng đã xảy ra tại Surabaya, thành phố lớn thứ nhì tại Indonesia, chỉ sau có thủ đô Jakarta. Những người bị bắt quả tang có thể lãnh án 7 năm tù. Indonesia vẫn chưa khống chế được dịch bệnh. Hiện tại thống kê chính thức nói đến 36 ngàn ca nhiễm. Có thể con số này thấp hơn nhiều so với thực tế".

Ấn Độ : 400 triệu dân trước nguy cơ lâm vào cảnh bần cùng

Với hơn 380.000 bệnh nhân, Ấn Độ có số ca lây nhiễm cao thứ tư trên thế giới. Nội trong ngày 18/06/2020, bộ Y Tế ghi nhận thêm hơn 13.000 trường hợp dương tính với virus corona. Thảm cảnh của nước đông dân thứ hai trên địa cầu là sau hai tháng phong tỏa, các biện pháp ngăn ngừa dịch không mấy hiệu quả. Trong khi đó, một tháng sau khi dỡ bỏ hầu hết các quy định giãn cách xã hội, kinh tế vẫn còn điêu đứng. Thông tín viên Sébastien Farcis từ thủ đô New Delhi phân tích :

"Nhà máy tại các khu công nghiệp cách xa các thành phố đã hoạt động trở lại từ đầu tháng 5. Dịch bệnh chủ yếu hoành hành tại các thành phố lớn. Thế nhưng, từ giữa tháng 5 vừa qua, lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, dân chúng đã gần như tự do đi lại. Mỗi ngày có đến hơn 6 triệu lao động không có việc làm ở thành phố đã tìm tới các khu công nghiệp để kiếm sống. Virus qua đó đã đột nhập luôn vào những nơi mà tới nay còn tương đối an toàn.

Kèm theo sau là hai vấn đề cản trở kinh tế Ấn Độ hồi phục. Trước hết là các nhà máy thiếu nguồn nhân lực để phục vụ sản xuất và cùng lúc vì các biện pháp an toàn chống dịch lây lan được tăng cường, các nhà máy không thể tuyển dụng thêm nhân công. Thí dụ như nhà máy dệt may Ginni Filaments tại bang Uttar Pradesh, cách New Delhi chừng 20 km, đang trong tình trạng thiếu hụt nhân công trầm trọng.

Chính phủ có hứa bơm thêm 250 tỷ đô la hỗ trợ kinh tế, nhưng các chuyên gia không mấy tin tưởng vào hiệu quả của kế hoạch này. Đơn giản là vì chính quyền chủ yếu giảm thuế cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho số này dễ được cấp tín dụng. Thế nhưng, giới tiểu thương, những người buôn bán cò con lại chiếm số đông và không được trợ giúp. Trong gói hỗ trợ của chính phủ, chỉ có 10 % là dưới dạng trợ cấp trực tiếp. Để có hiệu quả, tỷ lệ này phải cao hơn nhiều.

Trong nhiều năm qua tăng trưởng của Ấn Độ ở khoảng từ 4 đến 7 % một năm. Với phương Tây đây là cả một thành tích, nhưng tỷ lệ này là điều kiện cần thiết để tạo công việc làm cho từ 8 đến 10 triệu thanh niên gia nhập thị trường lao động Ấn Độ hàng năm, đồng thời để cưu mang hàng triệu người vẫn đang sống trong cảnh bần cùng.

Covid-19 chận đứng đà tăng trưởng của Ấn Độ khiến lần đầu tiên từ hơn 4 thập niên qua, kinh tế suy thoái. GDP giảm từ 3 đến 4 %. Ấn Độ phải trả cái giá đắt về mặt xã hội. Theo thẩm định của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế, đại dịch lần này có thể đẩy 400 triệu người có thu nhập bấp bênh vào cảnh khốn cùng».

Thụy Điển : Tuyệt vọng với mùa du lịch 2020 

Nhiều nước trong Liên Hiệp Châu Âu đã mở cửa biên giới trở lại kể từ đầu tuần. Thụy Điển đứng ngoài danh sách này do mức độ lây lan của virus corona còn rất mạnh. Tính theo tỷ lệ dân số, thiệt hại nhân mạng tại quốc gia Bắc Âu này thuộc diện "cao vào bậc nhất trên thế giới", với hơn 5.000 ca tử vong trên tổng số 10 triệu dân. Tại thủ đô Stockholm, các hoạt động liên quan đến ngành du lịch giảm 90 % như phóng sự của thông tín viên Anissa El Jabri cho thấy :

"Bầu trời xanh ngắt, một chút gió thoảng qua. Ngày dài đến 20 tiếng. Stockhlom đang trong giai đoạn đêm ngắn nhất trong năm. Bình thường ra đây là đỉnh điểm mùa du lịch tại thủ đô Thụy Điển và các địa điểm gần biển đều đã được đặt thuê kín hết từ lâu. Năm nay thì khác. Aron Abramsson, một nhân viên sở du lịch của thành phố, cho biết : "Chúng ta đang đứng trước Skeppsbro, sát bờ biển trong khu phố cổ với rất nhiều những quần thể kiến trúc được xây dựng từ thế kỷ 17. Xa xa là hoàng cung. Nếu chỉ dừng chân tại Stockholm vài giờ, thì đây là nơi không thể bỏ qua. Đời sống văn hóa, nghệ thuật ở đây sôi động. Phong cảnh hữu tình, và bầu không khí ở đây cũng đặc biệt nữa. Bình thường thì dân cư khu này cảm thấy bị ngạt thở vì có quá đông du khách. Thậm chí dân địa phương còn cảm thấy chính họ mới là người xa lạ, vì họ chỉ là một thiểu số so với lượng du khách quá lớn. Năm nay thì không. Trung tâm du lịch nổi tiếng này vẫn yên bình như bất kỳ một thành phố nhỏ nào khác ở Thụy Điển. Chỉ có vài người tản bộ và tận hưởng ánh nắng mặt trời. Đường phố vắng tanh"

Bình thường vào mùa này, mỗi giờ có đến 10 chuyến tàu hay chuyến phà chở du khách đi và đến từ khắp nơi cập bến. Hiện tại, lượng giao thông chỉ bằng có một phần năm so với trước, mà trên mỗi chuyến tàu, số hành khách cũng chỉ bằng một phần ba so với với trước. Vé tàu bán ra giảm 80 %. Thụy Điển bắt đầu dỡ bỏ hạn chế đi lại. Từ tháng 7 tới người dân lại có thể đi nghỉ ở bất cứ nơi nào trên toàn quốc. Nhưng Stockholm vẫn là vùng đỏ, với số ca lây nhiễm virus corona cao nhất. Giới du lịch đã thực sự đầu hàng, vì biết rằng mùa hè này coi như vỡ trận hoàn toàn".

Pháp : Leonardo da Vinci cứu lâu đài Chambord 

Tại Pháp, từ đầu tháng, các di tích lịch sử, viện bảo tàng đã lần lượt mở cửa trở lại hay đang chuẩn bị hoạt động lại trong một vài ngày sắp tới. Trong vùng thung lũng sông Loire, phía Tây nước Pháp, những tòa lâu đài nổi tiếng như Chenonceau, Blois, Amboise hay Chambord bắt đầu trông thấy ánh sáng cuối đường hầm sau gần một chục tuần lễ đóng cửa.

Hiện tại, lượng du khách chỉ bằng từ 20 đến 30 % so với một năm bình thường. Riêng tòa lâu đài Chambord, nơi có chiếc cầu thang kép, tách biệt hai lối lên và xuống, giám đốc điều hành di tích lịch sử này, Jean d’Haussonville, hài hước cho rằng, kiến trúc sư Leonardo di Vinci 500 năm trước đây có lẽ đã trông thấy kịch bản "giãn cách xã hội". Trả lời thông tín viên của RFI Pierre Olivier, ông Jean d’Haussonville cho biết : "Cầu thang đôi, một bên dành cho người đi lên, một bên dành cho người đi xuống. Chúng ta có thể suy đoán rằng Leonardo da Vinci đã lo xa, tính tới kịch bản lâu đài này sẽ mở cửa đón khách tham quan trong mùa dịch Covid-19 ? Ít ra đây là bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy lâu đài Chambord là một địa điểm tham quan rất hợp lý, và đáp ứng được tình hình hiện tại".

Trong những tuần lễ bị phong tỏa, ban quản lý lâu đài Chambord thất thu 9 triệu euro, phải cho 30 nhân viên làm theo thời vụ nghỉ việc. Điều an ủi duy nhất là tất cả các sự kiện văn hóa được dự trù diễn ra tại lâu đài Chambord hiện mới chỉ bị dời lại, chứ chưa bị hủy bỏ hẳn. Điển hình là đêm biểu diễn trước 20.000 khán giả của nam danh ca Sting. Lẽ ra ngày 01/07/2020, Sting có hẹn với khán giả vùng thung lũng sông Loire, đánh dấu 200 năm Chambord mở cửa cho công chúng, nhưng virus corona bắt giới hâm mộ kiên nhẫn đợi thêm một năm nữa. Giám đốc điều hành tòa lâu đài Chambord Jean d’Haussonville than phiền : "Năm nay thật là tai họa. Chúng tôi mất hẳn một nửa lượng du khách đến tham quan, tức là mất hẳn một nửa khoản thu nhập. Đương nhiên đây là hoàn cảnh chung của tất cả các tòa lâu đài trong vùng. Chúng tôi hy vọng tình hình khá hơn trong những tháng tới. Dù vậy, ngay cả sau này, tức là những mùa du lịch 2021-2022, lượng khách cũng sẽ giảm hẳn. Khó có thể lấy lại phong độ như hồi năm 2019, tức là trước khi có đại dịch. Đối với ngành du lịch, đà phục hồi đòi hỏi nhiều thời gian".

40% khách tham quan lâu đài Chambord là người ngoại quốc. Pháp chỉ mới vừa mở cửa lại biên giới với các nước khối tự do đi lại Schengen từ hôm 15/06/2020.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 20/06/2020

Published in Diễn đàn

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo mới đây đã tuyên b "cam kết tiếp tc hp tác" vi Hip hi các quc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhm "đy lùi" đi dch virus Corona và "xây dng mt tương lai tươi sáng cho khu vc".

asean1

Ngoại trưởng Pompeo (hàng dưới, thứ hai từ trái sang) trong cuộc họp trực tuyến với các nhà ngoại giao ASEAN.

Nhà ngoại giao hàng đu ca M cũng coi các thành viên ca ASEAN, trong đó có Việt Nam, là "đi tác chiến lược lâu dài khi chúng ta ng phó vi đi dch Covid-19 và lên kế hoch phc hi kinh tế".

"Hoa Kỳ tiếp tc h tr mt cách hào phóng cho các quc gia ASEAN đ giúp các quc gia này ng phó vi đi dch Covid-19. Chúng tôi kêu gọi tt c các nước thc hin vic chia s thông tin đy đ và minh bch. S minh bch giúp chúng ta cu được nhiu mng sng ; s kim soát thông tin khiến nhiu mng sng b đe da", ông Pompeo nói trong cuc hp trc tuyến vi các ngoi trưởng ASEAN cuối tháng trước.

Nhân dịp này, quan chc ngoi giao M cũng thông báo "Sáng kiến Tương lai Y tế Hoa Kỳ - ASEAN" nhm "tăng cường n lc trong lĩnh vực an ninh y tế thông qua nghiên cu, y tế cng đng và đào to thế h cán b y tế kế tiếp ti ASEAN".

Theo sáng kiến này, Hoa Kỳ và ASEAN s tăng cường nghiên cu, th nghim y tế cũng như tăng cường năng lc h thng y tế và phát trin ngun lc v y tế.

Cho tới nay, theo ông Pompeo, Hoa Kỳ đã chi hơn 35,3 triu đôla cho các khon tài tr y tế khn cp đ giúp các nước ASEAN ng phó vi virus Corona, ni tiếp các khon tài tr cho y tế cng đng vi tng giá tr 3,5 t đôla dành cho toàn ASEAN trong hai mươi năm qua.

Ngoại trưởng M cũng ng li "cám ơn" các nước ASEAN, trong đó có Vit Nam, vì "s h tr quý giá" trong vic "đy mnh cung cp các thiết b y tế quan trng cho Hoa Kỳ cũng như h tr các chuyến bay hi hương công dân M".

Ông Pompeo cũng cho biết Hoa Kỳ "cam kết s dng tt c các công c có được đ gim thiu thit hi kinh tế và xã hi do đi dch gây ra và khôi phc tăng trưởng kinh tế toàn cu".

"Với ASEAN, chúng tôi bt đu t mt nn tng vng chc vi thương mi hai chiu năm 2019 đt 294 tỷ đôla và vn đu tư trc tiếp nước ngoài (FDI) ca Hoa Kỳ ti các nước ASEAN tr giá 273 t đôla. Tp đoàn Tài chính Phát trin Quc tế Hoa Kỳ đang đu tư vào các d án xây dng cơ s h tng trên toàn khu vc. Cơ chế Mt ca ASEAN do Cơ quan Phát trin Quc tế Hoa Kỳ (USAID) h tr đang to điu kin cho thương mi không tiếp xúc ngày càng phát trin trên toàn khu vc ASEAN..." ông Pompeo nói.

"Chúng tôi giữ vng cam kết duy trì các khon đu tư dài hn dành cho h tr k thut cho phát trin kinh tế và phát trin năng lc con người thông qua các chương trình hp tác song phương của USAID vi các quc gia thành viên ASEAN bao gm Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Vit Nam".

Ông Pompeo cũng lên tiếng cnh báo rng k c khi Hoa Kỳ và ASEAN ng phó vi đi dch, các bên "vn cn nh rng nhng mi đe da lâu dài đối vi an ninh chung", như vn đ Bin Đông và sông Mekong, "chưa h biến mt".

2020 là năm Việt Nam làm ch tch luân phiên ca Hip hi các quc gia Đông Nam Á, cũng là năm đánh đu 25 năm ngày Hà Ni và Washington bình thường hóa quan h.

Hoa Kỳ đã hỗ tr Vit Nam 9,5 triu đôla đ phòng chng virus Corona. Trong khi đó, chính ph Vit Nam tuyên b "h tr Hoa Kỳ 200.000 khu trang vi kháng khun sn xut ti Vit Nam" và "trao tng 50.000 khu trang y tế ti Văn phòng Nhà Trng".

Published in Châu Á

Kể từ khi cuộc chiến giữa các thành bang Hy Lạp cổ đại - Chiến tranh Peloponnese bùng nổ ở Hy Lạp vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, các nhà lý thuyết về ảnh hưởng quốc tế qua lại đã nhấn mạnh đến vị thế tương đối của sự thống trị quốc tế so với các yếu tố khác.

hatnhan1

Một phần trong mong muốn của Trung Quốc nhằm phục vụ lợi ích trước mắt của mình trong toàn cầu hóa kinh tế là thiết lập một mạng lưới hàng hóa, dịch vụ trên bộ và trên biển từ Trung Quốc.

Tầm quan trọng của cuộc chiến Peloponnesian là cuộc đối đầu quân sự giữa hai cường quốc. Một trong hai lực lượng là nhóm người (chiến binh) Sparta mạnh mẽ, và lực lượng còn lại là sức mạnh đang lên được đại diện bởi Athena đầy tham vọng và khôn ngoan.

Sparta nhận thấy mối nguy hiểm tiềm tàng khi cho rằng Athena sẽ cạnh tranh vị thế của họ trong khu vực. Nỗi sợ hãi này đã thúc đẩy Sparta xung đột trực tiếp với Athena.

Bởi vì sợ hãi là một đặc điểm vốn có của tâm lý con người. Dựa trên nhiều bằng chứng lịch sử, một số chuyên gia tin rằng sợ hãi là động cơ không thể tránh khỏi của chiến tranh giữa các lực lượng đang lên và lực lượng thống trị trong bất kỳ trật tự quốc tế nào.

Điều này giải thích tại sao nhiều phân tích và quan sát có xu hướng dự đoán cuộc chiến không thể tránh khỏi giữa Trung Quốc và Mỹ, bởi vì Bắc Kinn đe dọa thành phần địa chính trị chiến lược của Mỹ.

Tuy nhiên, chi phí cho cuộc chiến hủy diệt quy mô lớn gây ra bởi bất kỳ cuộc chiến nào giữa hai cường quốc hạt nhân khiến cho quyết định bắt đầu một cuộc chiến tranh hạt nhân là một động thái vô lý, bởi vì cả hai bên đều có khả năng hủy diệt.

Hơn nữa, tư tưởng Mỹ luôn tìm cách vô hiệu hoá mối đe dọa kinh tế của Trung Quốc trước khi biến thành một mối đe dọa quân sự rõ ràng, điều này ủng hộ giả thuyết rằng Mỹ đã tiến hành các bước gây để áp chế sự bành trướng của con rồng Trung Quốc.

Cuộc chiến thuế quan giữa hai quốc gia do Tổng thống Donald Trump khởi xướng có thể là một trong những biện pháp gia tăng áp lực kể từ khi ông nhậm chức.

Mặt khác, thế hệ thứ năm và thứ sáu của các công cụ chiến tranh vẫn tồn tại trong căng thẳng quốc tế. Các nhà quan sát thường xâu chuỗi một sự kiện bí ẩn với một công cụ như vậy, với mục đích giả định rằng sự kiện nào đó có thể chứa đựng đặc điểm chính trị.

Sự xuất hiện của virus corona bắt đầu ở Trung Quốc chứng minh ở một mức độ nào đó rằng virus là một công cụ làm suy yếu Trung Quốc. Nó sẽ không bắn một viên đạn nào cả về phía vật chủ, nhưng nó sẽ phá hủy sức mạnh kinh tế của vật chủ trong ngắn hạn và trung hạn.

Tuy nhiên, một mặt, cho đến nay, Trung Quốc đã thành công trong việc đối phó với dịch bệnh này và các coronavirus đã xuất hiện ở các thành phố trọng điểm về kinh tế của Tây Âu (như California, New York) đã thúc đẩy giả thuyết cho rằng Trung Quốc có thể hấp thụ cú sốc đầu tiên và hướng mối đe dọa đó đến các khu vực địa lý khác (một cách có chủ đích).

Có lẽ các nhà tổng hợp virus đã tính toán sai, họ không ngờ rằng nó sẽ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của họ !

Cáo buộc rằng Trung Quốc tuồn virus ra vẫn ở dạng giả thuyết yếu ớt, dễ bị bác bỏ bởi các thuyết cho rằng virus có nguồn gốc tự nhiên.

Cho đến khi sự thật được đưa ra và đám mây mù của "thế giới hậu corona" tan biến, Trung Quốc vẫn sẽ sở hữu nhiều tài sản mà Hoa Kỳ coi là mối đe dọa trực tiếp, trong đó quan trọng nhất là :

Tăng trưởng kinh tế và quân sự của Trung Quốc

Tính đến năm 2018, chi tiêu quân sự của Trung Quốc khoảng 250 tỷ USD, tăng 190% so với ngân sách quân sự năm 2008.

Những chi tiêu này đi kèm với các hành động của Trung Quốc. Trong một số trường hợp, Trung Quốc có thể nói là hung hăng, chẳng hạn như thành lập chuỗi đảo quân sự nhân tạo ở Biển Đông và tuyên bố chủ quyền ở khu vực quan trọng này.

Sau đó, vào tháng 8/2017, Trung Quốc đã mở căn cứ quân sự hải ngoại đầu tiên tại Djibouti, một trong những quốc gia nhỏ bé nhưng có vị trí chiến lược tại Châu Phi. Căn cứ quân sự Trung Quốc tại khu vực này giúp Bắc Kinh kiểm soát hàng hoá của nước này đi qua Vịnh Aden.

Trong những năm gần đây đã chỉ ra rằng Trung Quốc có lập trường cởi mở trong các cuộc xung đột ở một số nơi. Ví dụ, họ đã nhiều lần bỏ phiếu trong Hội đồng Bảo an chống lại Nga, điều đó có nghĩa là Bắc Kinh từ bỏ vị thế trung lập về chính trị, và nỗ lực mở rộng kinh tế theo trật tự quốc tế. Do đó, chính sách trỗi dậy hoà bình toàn cầu do cố vấn chính trị Trung Quốc, Trịnh Tất Nhiên đưa ra có thể không thể giải thích được hành vi chính sách đối ngoại hiện tại, vốn không giới hạn các công cụ của mình đối với quyền lực mềm chỉ để tái định vị toàn cầu.

Phát triển năng lượng hạt nhân của Trung Quốc

Trái với niềm tin phổ biến, Trung Quốc không chỉ phát triển kinh tế mà còn cam kết phát triển vũ khí hạt nhân, đặc biệt là vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Trang web tin tức "The Hill" của Mỹ cho biết, theo dữ liệu từ Học viện Vật lý Kỹ thuật Trung Quốc, từ tháng 9/2014 đến tháng 12/2017, Trung Quốc đã tiến hành khoảng 200 vụ thử vũ khí hạt nhân chiến thuật tầm ngắn ở Biển Đông, với trung bình mỗi tháng thử nghiệm 5 lần. Trong khi, theo dữ liệu từ Phòng thí nghiệm quốc gia California, Hoa Kỳ thực hiện các thử nghiệm này mỗi tháng một lần. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc đã ban hành một học thuyết hạt nhân mới của Mỹ vào tháng 1/2018, cho thấy Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ phát triển loại vũ khí hạt nhân mới có công suất thấp để đối phó với các mối đe dọa, chủ yếu là Trung Quốc và Nga.

Mỹ cũng đã rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) do Mỹ và Liên Xô ký kết vào tháng 12/1987. Đây là thỏa thuận hạt nhân song phương duy nhất, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm hoặc triển khai tên lửa đạn đạo, có tầm phóng từ 500 tới 5.500 km.

Rút khỏi hiệp ước vào tháng 8/2019 cũng đe dọa đến tương lai của một thỏa thuận khác : hiệp ước "START III" được ký kết bởi Mỹ và Nga vào tháng 4/2010, sẽ hết hạn vào năm 2021. Trừ khi Washington được đáp ứng các yêu cầu vêd an toàn hạt nhân, nếu không Hiệp ước này sẽ không được gia hạn. Những yêu cầu này không liên quan gì đến người Nga, mà đối với Trung Quốc, cường quốc quân sự mới nổi. Mỹ muốn ký hiệp ước giúp kiểm soát vũ khí hạt nhân của Trung Quốc về số lượng và chất lượng.

Trong thời điểm mà Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung hết hạn, Tổng thống Donald Trump tiết lộ mong muốn đưa Trung Quốc vào hiệp ước mới ký với Nga.

Một phân tích của cựu điệp viên CIA Christopher Johnson cho rằng việc rút hiệp ước có liên quan đến căng thẳng ở Biển Đông.

Trung Quốc tiếp tục phát triển kho vũ khí chiến thuật tầm trung của mình, đẩy Mỹ vào thế nguy hiểm nếu tiếp tục tuân thủ một hiệp ước ngăn không cho Washington phát triển các khả năng tương tự. Johnson nói rằng số phận của bất kỳ cuộc chiến tranh nào trong tương lai có thể được xác định ở giai đoạn đầu và điều quan trọng đối với quân đội Mỹ là sở hữu các khả năng quân sự cho phép Mỹ tiến vào trung tâm lãnh thổ Trung Quốc trong bất kỳ cuộc đối đầu với quân đội Trung Quốc.

Nếu Mỹ không có khả năng tấn công các căn cứ tên lửa chống hạm nằm trên lãnh thổ Trung Quốc, khả năng quân sự của Mỹ trong khu vực sẽ bị giới hạn ở các căn cứ ở Nhật Bản và việc gửi tàu chiến ở vùng biển ngoài khơi Trung Quốc sẽ là một nguy cơ quân sự.

Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường

Là một phần trong mong muốn của Trung Quốc nhằm phục vụ lợi ích trước mắt của mình trong toàn cầu hóa kinh tế, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố "Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường" vào tháng 9/2013, nhằm thiết lập một mạng lưới hàng hóa, dịch vụ trên bộ và trên biển từ Trung Quốc.

Các chuyên gia ước tính rằng dự án có khả năng chuyển từ cấp độ kinh tế thuần túy do Trung Quốc công bố sang cấp độ sâu hơn liên quan đến định vị quân sự.

Một đánh giá chi tiết do Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra vào tháng 12/2018 cảnh báo rằng nếu Trung Quốc xây dựng thành công sức mạnh quân sự dọc theo các tuyến thương mại, "Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường" có thể có ý nghĩa quân sự lẫn lợi ích kinh tế.

Với sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng coronavirus, Trung Quốc rất muốn sử dụng cuộc khủng hoảng này thông qua các biện pháp ngoại giao thực dụng. Mục tiêu của Bắc Kinh là đánh bóng hình ảnh của mình trên thế giới, trong khi vẫn khăng khăng bác bỏ giả thuyết của một số chuyên gia y tế rằng nguồn gốc của virus đến từ tình trạng ăn thịt động vật hoang dã (dơi) ở thị trường truyền thống Trung Quốc !

Sau khi Trung Quốc có thể hấp thụ cú sốc đầu tiên, Bắc Kinh nhanh chóng giúp đỡ các nước Tây Âu như Ý. Không dừng ở cung cấp vật tư y tế, Trung Quốc còn gửi nhân viên y tế có kinh nghiệm trong xử đại dịch tại Vũ Hán đến Rome. Khi viện trợ đầu tiên của Trung Quốc đến Ý, Tập Cận Bình đã gọi cho Thủ tướng Ý Giuseppe Conte, nhấn mạnh viện trợ lần này là một phần của "Con đường Tơ lụa sức khoẻ" của Trung Quốc.

Rome thuộc nhóm G7 đầu tiên tham gia "Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường" vào tháng 3/2019, sự kiện vấp phải phản đối từ Mỹ và Châu Âu.

Tất cả những điều này và các sự kiện liên quan khác là những dấu hiệu quan trọng về sự gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ. Đây có thể là chất xúc tác cho sự phát triển của coronavirus và là một phần của cuộc chiến hỗn hợp chống lại Trung Quốc, bắt đầu bằng thuế quan.

Mặt khác, không nên quên rằng bản chất của sự lây lan corona có thể chỉ ra rằng virus này (có thể) không được tổng hợp trong phòng thí nghiệm – mặc dù chứa các thành phần lạ, bất chấp tuyên bố từ Giáo sư Talal Nsouli, chuyên gia Nhi khoa và Dị ứng – Miễn dịch Đại học Y Georgetown (Mỹ), người đã rất ngạc nhiên về thành phần của virus vào ngày 8/4/2020. Ông nói rằng RNA virus có cấu trúc được thiết kế để phá hủy cơ quan nhất định (nội tạng người). Ông muốn biết liệu đó có phải là tự nhiên hay không, và để lại sự xác định nguồn gốc của nó cho các chính trị gia.

Trước khi có câu trả lời xác đáng nhất, con người sẽ phải nín thở, bởi nếu tìm thấy bằng chứng thuyết phục rằng có sự tham gia của phòng thí nghiệm vào quá trình tổng hợp nhân tạo virus corona, điều đó sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh trực tiếp (quân sự) sau khi chúng ta trải qua một cuộc chiến phức hợp gần đây.

Hasan Ismaik

Nguyên tác : Will Coronavirus Ignite a Nuclear War ?, Egypt Independent, 06/05/2020

Khánh An dịch

Nguồn : VNTB, 09/05/2020

Published in Diễn đàn

Các hệ thống chính trị khác nhau thử nghiệm khả năng cai trị của mỗi hệ thống tỏng khi dịch bệnh đang hoành hành khắp thế giới. Khả năng Trung Quốc cuối cùng kiểm soát được ổ dịch ở tỉnh Hồ Bắc có thể cho thấy sự hời hợt về tuyên bố rằng chế độ chuyên chế tốt hơn chế độ dân chủ trong quản lý khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.

cov0

Một bệnh viện điều trị virus corona tại tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 17/02/2020.STR / AFP

Virus corona đã lây nhiễm hơn 3 triệu người trên toàn thế giới. Khi đại dịch corona tiếp tục càn quét Hoa Kỳ và Châu Âu, tình hình ở Trung Quốc dường như được cải thiện. Tận dụng điều này, Trung Quốc tiến hành chiến dịch tuyên truyền toàn cầu về tính ưu việt của hệ thống chính trị Trung Quốc so với hệ thống dân chủ.

Bắc Kinh cho biết, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, Trung Quốc đã có thể huy động các nguồn lực và xây dựng nhanh chóng và hiệu quả các biện pháp cần thiết để chống lại dịch bệnh này. Vào ngày 27/3/2020, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đăng tải bài phát biểu của Tập Cận Bình dạy cho Tổng thống Trump cách chống lại virus corona. Cư dân mạng Trung Quốc đã hoan hỉ về chiến thắng này, nói rằng virus corona đã phơi bày những lỗ hổng lớn trong hệ thống dân chủ. Liệu đại dịch virus corona có phơi bày khuyết điểm của dân chủ và ưu thế chuyên quyền trong quản trị khủng hoảng ?

Đánh giá năng lực chuyên chế : sức lực so với trí não

Ý tưởng cho rằng chuyên chế thường vượt qua chế độ dân chủ không phải là mới mẻ. Trong nhiều thập kỷ, Đảng cộng sản Trung Quốc đã gọi "chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc" là một hệ thống vượt trội so với chủ nghĩa tư bản dân chủ phương Tây. Lập luận rằng hệ thống này bị đảng phái lôi kéo và dễ bị thao túng bởi giới tinh hoa tham nhũng. Lập luận này không phải không thu hút người nghe ở phương Tây. Gary Becker, giáo sư tại Đại học Chicago, người đã giành giải Nobel kinh tế năm 1992, đã viết vào năm 2010 : "tầm nhìn lãnh đạo có thể đạt được nhiều hơn trong chế độ chuyên quyền so với chế độ dân chủ, vì họ không cần tuân thủ các quy định lập pháp, tư pháp, hoặc truyền thông khi thúc đẩy các chương trình nghị sự".

Luận điểm chuyên chế ưu việt đánh đồng quyền lực nhà nước với khả năng cai trị. Nhưng điều đó không khiến ta tin rằng một nhà lãnh đạo chuyên chế sẽ luôn duy trì "tầm nhìn" và thực thi quyền lực một cách tử tế và hiệu quả. Theo quan điểm của John Dalberg-Acton, "quyền lực có xu hướng tha hóa. Quyền lực tuyệt đối, tha hóa tuyệt đối". Tuy nhiên, chúng ta cần tập trung vào một khía cạnh liên quan đến sự độc đoán, vốn không kém phần quan trọng nhưng ít được thảo luận : thiếu một cơ chế khuyến khích minh bạch. Nguồn gốc của virus Vũ Hán và sự lây lan ban đầu của virus là một ví dụ điển hình. Như chúng ta đã biết, chính quyền địa phương (thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc) ở Trung Quốc đã cố che giấu dịch bệnh virus corona, làm trì hoãn các phản ứng tích cực và giúp virus lây lan không kiểm soát.

Vấn đề này không phải chỉ có ở tỉnh Hồ Bắc. Có một sự nghi ngờ rằng các nhà chức trách ở Bắc Kinh và các tỉnh thành khác của Trung Quốc đã báo cáo một cách có hệ thống các trường hợp virus corona. Ví dụ, giờ chúng ta biết rằng thống kê của chính phủ Trung Quốc không bao gồm các trường hợp không có triệu chứng trước ngày 31/3/2020.

Đối với các quan chức chính phủ trong một hệ thống chuyên quyền, việc che giấu tin tức xấu gần như luôn luôn hợp lý về mặt chính trị. Nếu không có một thiết chế xã hội lành mạnh và sự bảo vệ của nhà nước pháp quyền, những người báo cáo vấn đề (xấu) có thể trở thành vật tế thần, mối lo ngại này trở nên rõ ràng hơn khi vấn đề đó bắt nguồn từ quản lý sai lầm ở cấp cao. Ngoài ra, sự hỗ trợ của bộ máy cảnh sát với khả năng giám sát kỹ thuật số tiên tiến, các quan chức chính phủ có thể dễ dàng bịt miệng những người tố giác. Bác sĩ Lý Văn Lượng, người đầu tiên báo cáo virus corona cho chính quyền Vũ Hán, đã bị cảnh sát bắt giữ sau khi chia sẻ thông tin về virus corona trong một nhóm WeChat riêng, và buộc phải ký một tuyên bố thừa nhận rằng anh ta đã tiết lộ thông tin sai sự thật. Sau đó, ông đã chết vì cố gắng cảnh báo đồng bào mình về virus.

Nhóm cán bộ (địa phương) có đủ động lực và phương tiện để giải quyết những vấn đề này. Khi giới lãnh đạo cấp cao ở Bắc Kinh nhận thức được vấn đề này và đã nhiều lần kêu gọi các đồng chí của mình có trách nhiệm và trung thực, thế nhưng nhà lãnh đạo chuyên quyền với một số hạn chế quyền lực không thể đảm bảo an toàn cho cấp dưới của họ nếu họ phơi bày vấn đề (chính đáng). Quyền lực không kiểm soát gây ra sự sợ hãi, và sợ hãi thường (đi đến) gian dối. Vào tháng 1/2020, sự che giấu virus của các quan chức Hồ Bắc không phải là phút lầm lạc. Bất kỳ quan chức chính quyền địa phương Trung Quốc cũng sẽ làm như vậy. Điều này cho thấy cần thận trọng khi đánh giá các báo cáo của Trung Quốc về sự lây nhiễm phổ rộng của virus corona.

Ngoài ra, cuộc đấu tranh quyền lực dưới chế độ chuyên quyền cũng liên quan đến các vấn đề quan trọng khác. Ở một đất nước dân chủ, thất bại của tổng tuyển cử không phải là vấn đề sống chết. Nhưng đối với các nhà lãnh đạo chuyên quyền, cuộc tranh giành và để mất quyền lực có nghĩa là bị lưu vong hoặc bị cầm tù, hoặc thậm chí bị ám sát. Do đó, các nhà lãnh đạo chuyên quyền phải ưu tiên sự trung thành trước khi quyết định ai là người nắm quyền. Do đó, các giám đốc điều hành tuân theo đường lối của đảng và có liên hệ cá nhân với các nhà lãnh đạo hàng đầu sẽ lấn át các quan chức có chuyên môn (tuân theo pháp luật).

Tôn Xuân Lan, Phó thủ tướng, phụ trách sức khỏe cộng đồng của Trung Quốc (trong đại dịch corona), có ít kinh nghiệm về khoa học sức khỏe trước khi trở thành phó thủ tướng. Ngoài ra, các thành viên của nhóm phản ứng đầu tiên với virus corona mới (cơ quan ra quyết định cao nhất của Trung Quốc, chịu trách nhiệm chống lại virus) không có chuyên môn về sức khỏe cộng đồng.

Khi Tôn Xuân Lan trở lại Bắc Kinh để gặp Tập Cận Bình sau khi đến Vũ Hán vào ngày 22/1/2020, bà đã không cách ly xã hội hay đeo khẩu trang y tế, và có thể đã tiếp xúc với Tập Cận Bình cũng như các thành viên khác của Bộ Chính trị virus corona.

Chủ tịch tỉnh Hồ Bắc, Vương Hiểu Đông đã tổ chức cuộc họp báo đầu tiên về đại dịch virus corona vào ngày 28/1/2020. Ông nói rằng Hồ Bắc có thể sản xuất ra 10,8 tỷ khẩu trang (con số chính xác là 1,08 triệu), trong khi ông ta đeo khẩu trang sai quy cách. Việc thiếu cán bộ có chuyên môn y tế và y tế dự phòng, đã cản trở phản ứng của Trung Quốc đối với virus corona.

Các quốc gia chuyên quyền thông tin dễ sai lệch và các quan chức thiếu chuyên môn kỹ thuật. Mặc dù có một số ngoại lệ nhỏ cho quy tắc này, lập luận của chúng tôi liên quan đến xu hướng chung của các hệ thống chính trị khác nhau để khiến giới công vụ phải trung thực và có năng lực. Xét về khả năng huy động các nguồn lực một cách nhanh chóng mà không phải lo lắng về các quyền và tự do dân sự, các quốc gia độc tài có nhiều sức lực hơn so với các quốc gia dân chủ. Tuy nhiên, các nền dân chủ thường "thông minh hơn", vì vậy họ có thể đạt được mục tiêu của mình với chi phí thấp hơn.

Tấm gương Đài Loan

Bắc Kinh tự đưa mình trở thành hình mẫu ưu việt của hệ thống chính trị trong phòng chống virus corona, khi tại Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản, số lượng nhiễm trùng và tử vong liên quan đến coronavirus đang gia tăng. Tuy nhiên, tuyên bố này có thể gây nhầm lẫn nguyên nhân và kết quả. Hiện tại nhiều quốc gia bị virus tàn phá vì nhưng không liên quan gì đến chế độ. Ví dụ, Ý đã bị virus tấn công mạnh, một phần vì nước này trì hoãn việc hạn chế đi lại đối với người dân Trung Quốc để tránh chọc giận Bắc Kinh. Một nước độc tài khác như Nga, đang trải qua đợt bùng phát virus corona nghiêm trọng tương tự như tại một số quốc gia dân chủ. Trong khi, một số quốc gia dân chủ đã vượt qua Trung Quốc trong phòng chống virus, như Đài Loan và Hàn Quốc.

Đài Loan là một so sánh đặc biệt có liên quan vì hòn đảo có cùng văn hóa và ngôn ngữ như Trung Quốc, nhưng đang duy trì một hệ thống chính phủ tự do và dân chủ. Vào tháng 1 năm 2020, nhiều người dự đoán Đài Loan sẽ chịu tổn thất lớn do virus corona vì vị trí địa lý gần với Trung Quốc và liên kết giao thông dày đặc giữa hai nước. Nhưng bất chấp những dự đoán bi quan, tính đến ngày 4 tháng 5 năm 2020, quốc đảo này chỉ có 437 trường hợp lây nhiễm virus coronavà 6 trường hợp tử vong. Kể từ đó, "mô hình Đài Loan" đã thu hút nhiều sự chú ý và khen ngợi.

Cụ thể hơn, "mô hình Đài Loan" được xác định bởi ba đặc điểm : hoạch định chính sách dựa trên khoa học, minh bạch và hợp tác giữa nhà nước và xã hội dân sự.

Xây dựng chính sách dựa trên khoa học là chìa khóa để thực hiện các biện pháp hiệu quả và giảm thiểu thiệt hại cho đời sống dân sự. Đài Loan chưa thấy cần thiết phải áp đặt lệnh phong tỏa, chủ yếu là do triển khai sớm và thành công trong giám sát, truy tìm dấu vết. Các biện pháp cách ly và kiểm dịch được thực hiện thông qua Trung tâm kiểm soát dịch tễ trung ương Đài Loan (CECC). Điều quan trọng cần lưu ý là CCEF bao gồm các chuyên gia y tế và y tế công cộng, bao gồm cả chuyên gia dịch tễ học nổi tiếng Tiến sĩ Trần Kiến Nhân, và được lãnh đạo bởi Tiến sĩ Trần Thời Trung, Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan, một chuyên gia y tế công cộng ở Đài Loan, và tất nhiên không phải là một quan chức đảng.

Sự minh bạch là chìa khóa để trấn an công chúng và tránh sự hoảng loạn phi lý. Tiến sĩ Trần Thời Trung đã tổ chức các cuộc họp giao ban hàng ngày để thông báo cho công chúng về bất kỳ trường hợp virus corona mới phát sinh và các chính sách mới có liên quan. Ông Trần Thời Trung cố định tổ chức các cuộc họp giao ban hàng ngày sau khi làm việc liên tục, điều này khiến ông được đặt biệt danh là "Bộ trưởng thép".

Phương pháp phòng chống virus corona của Đài Loan cũng liên quan đến sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà nước và xã hội dân sự, được điều phối bởi một ứng dụng được phát hành bởi Audrey Tang – Bộ trưởng Bộ kỹ thuật số. Bộ trưởng Audrey Tang đã làm việc với các doanh nhân và hacker để thiết kế ứng dụng cho phép công dân Đài Loan có được thông tin theo thời gian thực về tính khả dụng của khẩu trang và nguy cơ tiếp xúc với virus corona. Đây là ví dụ điển hình về sự hợp tác giữa nhà nước và xã hội dân sự. Các ứng dụng được tạo ra bởi cộng đồng này phối hợp các nỗ lực của công dân và thu được thông tin hữu ích từ đám đông mà không cần dùng đến bộ máy cưỡng chế của nhà nước, do đó làm giảm cường độ can thiệp của chính phủ.

Thay vào đó, chiến lược tối ưu cho một chế độ chuyên quyền để chống lại virus corona là áp dụng mô hình của Trung Quốc, dùng giám sát kỹ thuật số để kiểm soát xã hội theo kiểu Mao. Nhà nước Trung Quốc đã tận dụng hàng trăm ngàn nhân viên mạng để thực hiện kiểm dịch, ngăn chặn đám đông tụ tập, theo dõi các trường hợp nghi ngờ nhiễm virus corona và đảm bảo sự ổn định xã hội. Nhân viên mạng thu thập dữ liệu từ hơn một triệu màn hình giám sát cơ sở ghi lại các chuyển động, lấy nhiệt độ và quy tắc hoạt động của người dân. Nhà chức trách Bắc Kinh thậm chí còn đi xa hơn : sử dụng các thuật toán nhận dạng khuôn mặt để xác định những người đi làm không đeo khẩu trang và thậm chí cả những người không đeo khẩu trang đúng cách.

Cách tiếp cận của Trung Quốc có cái giá rất lớn ngay cả khi chúng ta chấp nhận hiệu quả của nó. Vì không minh bạch, phần lớn dân chúng dễ bị hoảng loạn và phản ứng quá mức. Điều này đòi hỏi các biện pháp hà khắc để ngăn chặn sự hỗn loạn vốn có thể gây ra khủng hoảng, dịch bệnh, và làm căng thẳng thêm hệ thống kinh tế xã hội. Nếu không có quyết định dựa trên cơ sở khoa học, các câu trả lời phải hà khắc để bù đắp cho việc thiếu thông tin, không hiệu quả và muộn. Không có sự hợp tác với xã hội dân sự, nhà nước phải dành nguồn lực lớn để thu hoạch thông tin từ dân chúng. Mô hình Trung Quốc, tương phản với mô hình Đài Loan, không thể hiện sự vượt trội của hệ thống Trung Quốc, mà thay vào đó nhấn mạnh những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa độc đoán.

Kết luận

Các hệ thống chính trị khác nhau thử nghiệm khả năng cai trị của mỗi hệ thống tỏng khi dịch bệnh đang hoành hành khắp thế giới. Khả năng Trung Quốc cuối cùng kiểm soát được ổ dịch ở tỉnh Hồ Bắc có thể cho thấy sự hời hợt về tuyên bố rằng chế độ chuyên chế tốt hơn chế độ dân chủ trong quản lý khủng hoảng sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, các nền dân chủ trên toàn thế giới đã thể hiện khả năng tự làm phẳng đường cong, với một số quốc gia dân chủ trên thế giới bắt đầu nới lỏng cách ly.

Ví dụ dân chủ của Đài Loan đặc biệt đáng kể, cả bởi vì vị trí địa lý của Đài Loan gần với ổ dịch và thực tế là Đài Loan đã xoay sở để tránh cách ly hoàn toàn. Từ những bài học kinh nghiệm cay đắng với dịch SARS, cách tiếp cận dân chủ trong hoạch định chính sách khoa học, minh bạch cũng như sự hợp tác giữa nhà nước với xã hội dân sự đã tạo ra sự thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh. Các nền dân chủ là hiện thân của những giá trị mà chúng ta đã chiến đấu để đạt được và vẫn muốn bảo tồn chúng ngay cả khi xảy ra đại dịch toàn cầu. Rất may, việc so sánh giữa Trung Quốc và Đài Loan cho chúng ta thấy rằng không cần phải có sự đánh đổi giữa dân chủ và quản trị hiệu quả.

George Yin & Ted S. Yoho

Nguyên tác : The Coronavirus Crisis and the Chimera of Authoritarian Competence, the National Interest, 08/05/2020

Khánh An dịch

Nguồn : VNTB, 10/05/2020

Published in Diễn đàn

Hoãn ngày trưng cầu dân ý về cải tổ Hiến pháp ; hủy lễ mừng 75 năm ngày chiến thắng phát xít Đức… Ván cờ chính trị của tổng thống Nga Vladimir Putin bỗng chốc bị đảo lộn chỉ vì một con siêu vi corona chủng mới (SARS-CoV-2).

putin1

Tổng thống Nga, Vladimir Putin, trong một lần phát biểu truyền hình ngày 02/04/2020, tại điện Kremlin, Moskva. Sputnik/Alexei Druzhinin/Kremlin/Reuters

Vladimir Putin : người hùng hay kẻ bạc nhược ?

Cao thủ cờ vua không ngờ có ngày cũng bị dồn vào thế bí. Trong suốt 20 năm điều hành, tổng thống Nga không ngừng gây sửng sốt. Từ ngày mới bắt đầu lên cầm quyền (31/12/1999), rồi những lần đổi vai (2008-2012), gần đây nhất là thông báo tổ chức một cuộc tham vấn công luận về cải cách Hiến pháp nhằm cải tổ hệ thống chính trị đất nước (ngày 16/01/2020).

Hai mươi năm này có thể nói đó là 20 năm "thần kỳ" của nước Nga. Trên trường quốc tế, nước Nga của ông Putin dần tìm lại được vị thế, nhất là kể từ khi Moskva quyết định can dự vào cuộc khủng hoảng Syria. Ở trong nước, đời sống người dân trong hai thập niên đó cũng dần được cải thiện. Điều này giải thích vì sao Vladimir Putin rất được lòng dân và có thể tại quyền lâu đến như thế.

Tuy nhiên, trái với những dự đoán cho rằng đề nghị cải tổ Hiến pháp và thành lập Hội đồng An nnh Quốc gia, sẽ cho phép ông Vladimir Putin lui vào hậu trường nhưng vẫn duy trì tầm ảnh hưởng, Quốc hội Nga ngày 10/03/2020 thông qua đề xuất của một nghị sĩ, sửa đổi Hiến pháp, tính lại từ đầu các nhiệm kỳ tổng thống, cho phép ông Putin tái tranh cử với khả năng nắm thêm hai nhiệm kỳ, nghĩa là đến tận năm 2036, khi ông 86 tuổi.

Theo quan điểm của nhà địa chính trị học, Pascal Boniface, Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược IRIS, đây là một dấu hiệu yếu đuối của nguyên thủ Nga, không tin chắc rằng có thể sắp xếp người kế thừa. Điều đó có nghĩa là tổng thống Nga cũng không chắc rằng chính sách mà ông vạch ra sẽ được tiếp nối bởi một ai khác ngoài ông.

"Giả như ông Putin có rời quyền lực vào năm 2024 đi chăng nữa, ông ấy có thể nghĩ là mình vẫn có khả năng tiếp tục có một ảnh hưởng chính trị và trí tuệ đối với nước Nga. Thế nên, ý muốn bám giữ lấy quyền hành chính thức như ông ấy đang làm, theo ý tôi, chưa hẳn là một nước cờ tốt cho ông Putin.

Đó không phải là một tín hiệu sức mạnh mà đúng hơn là một dấu hiệu yếu đuối, một dấu hiệu thiếu niềm tin trong tương lai. Một tương lai cho nước Nga mà ông đã dầy công gầy dựng trong vòng 24 năm (nếu tính đến cuối nhiệm kỳ năm 2024). Do vậy, đây là một câu hỏi lớn cho thời kỳ hậu Putin mà dường như ông ấy đang đặt ra. Một lần nữa, đây đúng hơn là một sự thú nhận thất bại hay yếu đuối, hơn là một sự thể hiện sức mạnh".

Bị chiếu tướng !

Theo giới quan sát, dịch Covid-19 xuất hiện dồn tổng thống Nga vào thế bí, ít nhất trên ba lĩnh vực : ngoại giao, chính trị và kinh tế.

Trong lĩnh vực ngoại giao. Cuộc duyệt binh lớn 9/5, nhân dịp mừng 75 năm ngày đại thắng phát xít Đức đã phải bị hủy. Sự kiện trọng đại này lẽ ra là dịp để chủ nhân điện Kremlin trước sự hiện diện của nhiều nguyên thủ cường quốc lớn, khẳng định sự trở lại của nước Nga trên chính trường quốc tế, bất chấp các lệnh cấm vận của Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu. Về mặt chính trị, tổng thống Nga buộc phải hoãn ngày tổ chức tham vấn toàn dân về việc cải tổ Hiến pháp. Cả hai sự kiện này nay đã bị Covid-19 làm đảo lộn.

Quen xử lý khủng hoảng mang tầm cỡ chiến lược địa chính trị, nhưng Vladimir Putin lại tỏ ra lúng túng trong việc xử lý cuộc khủng hoảng dịch tễ hiện nay. Nhà nghiên cứu Tatiana Kastoueva-Jean, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), trên đài RFI giải thích vì sao.

"Vladimir Putin đã do dự rất lâu trước khi quyết định hoãn hai sự kiện quan trọng này. Và ông ấy loay hoay tìm cách thể hiện uy thế, củng cố uy tín trong việc xử lý cuộc khủng hoảng hiện nay. Một cuộc khủng hoảng mà không có một đòn bẩy quen thuộc nào mà điện Kremlin vẫn thường dùng, vận hành hiệu quả, từ việc tuyên truyền cho đến các biện pháp vũ lực. Đối với ông Putin, đây quả thật là một tình thế mà ông không quen xử lý bằng những công cụ khác với những gì ông biết cho đến lúc này".

Vladimir Putin giờ phải đi nước cờ nào đây trước kẻ thù "tàng hình", một đối thủ chưa từng gặp trong sự nghiệp chính trị của ông ? Chưa có lúc nào quyền lực của ông bị lung lay mạnh mẽ như lúc này, kể cả những lúc đối đầu căng thẳng nhất với Mỹ và các nước phương Tây trên các mặt trận Ukraine, Syria, Libya hay Châu Phi.

Thái độ "cứng rắn, quyết đoán" thông thường nay lại được thay thế bằng một cử chỉ "mềm mỏng" đến lạ thường : Đó là giao việc xử lý khủng hoảng cho các thống đốc vùng. Nhà nghiên cứu chính trị học, bà Tatiana Stanovaya tại Nga trả lời các câu hỏi của RFI nhận định :

"Vladimir Putin cho rằng có sự khác biệt giữa vùng này với vùng khác. Việc đưa ra các quyết định có tính đến các yếu tố đặc trưng vùng miền là điều hợp lẽ thôi. Nhưng mặt khác, người ta cũng nhận thấy là ông Putin giữ khoảng cách với cuộc khủng hoảng virus corona này. Về mặt chính trị, cuộc khủng hoảng dịch tễ không hấp dẫn ông ấy bằng các quyết định chiến lược, chính sách đối ngoại hay cải tổ Hiến pháp… Trách nhiệm của ông đơn giản chỉ là chăm chút cho việc mọi quyết định phải được đưa ra đúng thời điểm và gây áp lực nếu cần thiết. Nhưng người ta cũng không thể nói là tổng thống Putin đã ủy thác quyền hạn cho các vùng. Ông ấy ủy thác trách nhiệm chứ không phải là quyền lực".

Về điểm này, bà Tatiana Kastoueva-Jean lưu ý thêm những rủi ro mà các thống đốc có thể hứng lấy là nguy cơ mất chức và lãnh án đến 7 năm tù nếu việc bất cẩn có thể dẫn đến nhiều thiệt hại nhân mạng.

Chỉ có điều, sự thoái lui và thái độ "bạc nhược" bất thường này của tổng thống Nga trái ngược với một sự năng động của đô trưởng Moskva sẽ còn làm mai một thêm hình ảnh và uy tín của ông Putin trong con mắt người dân Nga. Nhà chính trị học Tatiana Stanovaya giải thích tiếp :

"Nỗi tức giận ngày càng bị dồn nén và điều này sẽ có những hậu quả trong tương lai. Nhưng tôi nghĩ rằng vấn đề ở đây không chỉ có liên quan đến dịch virus corona. Vladimir Putin đã thay đổi, không còn là một thủ lĩnh của quốc gia nữa. Ông không còn biết cách thể hiện sự đồng cảm với người dân. Ông không còn nói cùng một tiếng nói với người dân nữa, ông rời xa dân chúng, sống trong thế giới của ông cùng với Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, những vấn đề địa chính trị. Tôi cho rằng những lỗ hổng này trong chế độ sẽ để lại nhiều hệ quả cho tương lai".

Covid-19 : Uy tín bị bào mòn, kinh tế bị lung lay

Một quan điểm cũng được nhà nghiên cứu Tatiana Kastoueva-Jean đồng chia sẻ. Dịch Covid-19 tràn đến Nga còn thúc đẩy nhanh hơn nữa xu hướng mất niềm tin vào giới lãnh đạo Nga hiện nay. Lệnh phong tỏa toàn quốc không ngăn cản được nhiều người dân Nga biểu tình phản đối hoặc trên đường phố hoặc ở trên mạng từ nhiều ngày qua. Ngày càng có nhiều tiếng nói cho biết muốn có một sự đổi mới trên chính trường Nga.

"Tôi nghĩ là ông ấy đã lỡ mất cơ hội làm được điều gì đó trong cuộc khủng hoảng này. Khác với phản ứng thường thấy, các thăm dò gần đây nhất của trung tâm Levada cho thấy có xu hướng khiến điện Kremlin phải lo lắng. Gần 62% người dân Nga mong muốn quy định giới hạn tuổi cho vị trí tổng thống. Và 50% số người được hỏi muốn thấy có sự luân đổi ở thượng tầng lãnh đạo, những gương mặt mới trên chính trường Nga".

Dịch bệnh xảy ra còn "bẻ gãy" chiếc đũa thần kỳ kinh tế của Nga, một trong những công cụ chính yếu của ông Putin để tái chinh phục niềm tin của người dân đã bị mai một nhiều từ vài năm qua. Chương trình chấn hưng kinh tế, cải thiện mức sống của người dân, vốn bị sút giảm nhiều từ mấy năm qua do kinh tế suy thoái vì các lệnh trừng phạt của phương Tây, có nguy cơ thất bại.

Dịch Covid-19, bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, lan rộng khắp toàn cầu và khiến hơn 4,4 tỷ người phải bị giam lỏng ở nhà do các lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn đà lây nhiễm. Các hoạt động di chuyển, đi lại và sản xuất, kinh doanh hầu như bị đình trệ. Hệ quả là nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tụt giảm mạnh, khiến dầu thô trên thị trường thế giới rớt giá thê thảm. Cuộc chiến dầu lửa mà Nga và Saudi Arabia khơi mào còn làm cho tình hình thêm nghiêm trọng. Giá dầu thế giới lao dốc không phanh mà nạn nhân đầu tiên là các nhà xuất khẩu dầu lửa Mỹ. Và điều này còn tác động nặng nề hơn đến nguồn thu chính từ xuất khẩu dầu lửa cho ngân sách của Nga.

Thiếu chiếc đòn bẩy này, các chương trình cải cách kinh tế và cải thiện đời sống cho dân của ông Putin trong trước mắt sẽ khó mà thực hiện, tham vọng chính trị của ông cũng vì thế có nguy cơ bị phá vỡ. Theo dự báo, GDP của nước Nga sẽ sụt giảm ít nhất là 3%, thậm chí là có thể còn cao hơn nữa. Việc giá dầu tụt giảm mạnh thật sự gây khó khăn cho ông Putin.

Dẫu sao cũng còn có một điều an ủi cho lãnh đạo Nga. Covid-19 làm cho quan hệ Mỹ - Trung thêm căng thẳng và áp lực từ quốc tế phần nào được giải tỏa đối với ông Putin và nước Nga, theo như nhận định của ông Pascal Boniface.

"Nhưng người ta có thể nghĩ là ông đang khoái chí theo dõi căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng bởi vì điều đó giải tỏa cho ông ấy một chút áp lực. Chừng nào Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn tiếp tục đối chọi nhau, thì với Putin, áp lực đang đè nặng lên nước Nga và trên vai ông, chừng ấy được giảm đi phần nào".

Minh Anh

Nguồn : RFI, 30/04/2020

******************

Covid-19 ở Nga : Số ca nhiễm tăng lên từng ngày

VOA, 02/05/2020

Nga hôm thứ Sáu báo cáo s ca nhim virus Covid-19 được xác nhn đã tăng cao k lc, mt ngày sau khi Th tướng Mikhail Mishustin loan báo ông được chn đoán là nhim virus corona chủng mi và tm thi ri b chc v đ tp trung hi phc sc khe.

putin2

Cảnh sát Nga tun tiu Qung trường Đ Moscow vng bóng người ngày 13/4/2020 gia mt cuc phong ta đ chn s lây lan ca dch Covid-19. (Photo by Yuri KADOBNOV / AFP)

Trên toàn quốc, các ca nhim virus corona đã tăng 7.933 ca lên tng cng 114.431 ca, theo Trung tâm ng phó khng hong Covid-19 ca Nga.

Theo nguồn tin này, 96 người được chn đoán là mắc Covid-19, đã qua đi trong 24 gi qua, nâng tng s ca t vong chính thc lên ti 1.169 người.

Hôm thứ Năm 30/4, Th tướng Mishustin báo tin cho Tng thng Vladimir Putin biết ông đã nhim virus và s t cách ly.

Phó Thủ tướng th nht Andréi Belousov sẽ thay thế ông Mishustin trong vai trò th tướng trong thi gian ông vng mt.

Ông Mishustin, một trong các điu phi viên chính ca Nga dn đu n lc chng virus corona, là quan chc cp cao đu tiên ca Nga công khai tuyên b ông bi nhim virus Covid-19.

Dịch bnh corona bùng phát Nga tr hơn so vi nhiu nước khác. Nhưng các ca nhim bt đu tăng mnh hi tháng trước, và hôm th Năm con s này đã vượt mc 100.000 ca.

Mặc dù Nga đang vươn lên trên bng các quc gia có s lượng ca nhim được xác nhn cao nht, nhưng cho đến nay, s ca t vong được ghi nhn thp hơn so vi nhiu quc gia b tác đng nng n nht.

Tổng thống Putin cảnh báo v bt phát vn chưa lên ti đnh đim của nó, và chính quyền Nga khuyến cáo mt đt lây nhim mi có th xy ra nếu dân chúng không tuân th các bin pháp cách ly trong các kỳ ngh l dài vào đu tháng Năm.

Là quốc gia ln nht thế gii v mt lãnh th, Nga đã b phong ta t khi Tổng thống Putin tuyên bố đóng ca hu hết các không gian công cng t cui tháng 3 đ kim hãm đà lây lan ca virus.

Published in Diễn đàn

Đại dịch do con virus xuất phát từ Vũ Hán gây ra, đã làm bộc lộ khuôn mặt thật của Trung Quốc : một chế độ dân tộc chủ nghĩa và toàn trị, kiểm soát toàn bộ hệ thống quyền lực và từng động thái nhỏ của người dân.

virus1

Ảnh chế Tập Cận Bình và virus corona trên một bức tường ở Hồng Kông, ngày 26/04/2020. © Reuters/Tyrone Siu

Vào tiết thanh minh, Zhang Hai thắp nhang trước bức ảnh thờ của người cha. "Ba ơi, con hối tiếc biết bao nhiêu vì đã đưa ba đến Vũ Hán, chuyến đi này đã làm ba ra đi vĩnh viễn". Người đàn ông tuổi ngũ tuần đau đớn thầm khấn.

Trong ngày lễ thanh minh hàng năm, người Trung Quốc đến lau dọn mộ phần của tổ tiên, theo truyền thống từ nhiều thế kỷ. Nhưng Zhang Hai chỉ còn có thể khóc với một tấm ảnh.

Người cựu nhân viên ngành địa ốc đã nhận được tro thiêu của người cha Lifa, qua đời vì dịch Covid-19 hôm 01/02 tại một bệnh viện ở Vũ Hán. Khi ông muốn nhận bình tro quý báu của người cha tại thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, một nhóm cán bộ đã đợi sẵn. Chính quyền buộc mỗi thân nhân người chết phải có hai thành viên đảng ủy địa phương hoặc cơ quan đi kèm đến nhà tang lễ. Ngay cả khóc thương cũng bị giám sát.

Zhang Hai từ chối bị xâm phạm thô bạo vào chuyện riêng tư. "Tôi không muốn có sự hiện diện của họ. Tôi chỉ muốn một mình đi nhận tro của ba tôi thôi, có rất nhiều điều để thổ lộ với ba. Tang lễ là dành riêng cho thân nhân".

Chế độ đang trong thế thủ

"Điện thoại của tôi bị nghe lén" - người đàn ông giải thích. Ông đã hai lần bị công an đến nhà hăm dọa, ra lệnh không được nói chuyện với báo chí ngoại quốc. Điều này chứng tỏ sự bối rối của chế độ, vào dịp tết thanh minh đầu tiên sau đại dịch. Trên ứng dụng WeChat, ông chia sẻ nỗi lòng với các gia đình khác ở Vũ Hán cũng có người thân qua đời. Nhưng hôm 31/3, công an đã câu lưu người lập ra nhóm chat tưởng niệm người thân này.

Theo Le Figaro, đây là phản xạ truyền kiếp của một chế độ đang ở thế thủ, lặp đi lặp lại như một lời nguyền về bi kịch đã làm nạn dịch lan rộng : việc đàn áp các bác sĩ Vũ Hán đã sớm đưa ra lời cảnh báo hồi đầu tháng Giêng như Lý Văn Lượng (Li Wenliang) hay Ngải Phân (Ai Fen), khi họ sững sờ nhận ra các bệnh nhân viêm phổi tăng vọt từ cuối 2019. Trong suốt ba tuần sau đó, chính quyền cộng sản bóp nghẹt thông tin, để cho dịch bệnh lan tràn mà không một người dân nào hay biết.

Sự chậm trễ này đã cướp đi sinh mạng người cha của Zhang. Ông cụ đã trên 70 tuổi, tàn tật sau khi bị té ở Thâm Quyến (Shenzhen) ở miền nam, nơi ông cư ngụ cùng với con trai, và Zhang quyết định đưa ông về nguyên quán ở thành phố Vũ Hán cách đó 1.000 km. Tại đây, người cựu binh từng tham gia chương trình nguyên tử có thể được chữa trị miễn phí ở bệnh viện quân đội. Giờ đây Zhang cay đắng hối hận về quyết định này.

Vài ngày sau khi phẫu thuật thành công, ông cụ bỗng bị sốt, và cuối cùng được chẩn đoán dương tính với Covid-19. Chỉ hai ngày sau ông qua đời. "Ba tôi đã bị nhiễm virus ở bệnh viện ! Tôi phẫn nộ vì điều đó. Nếu họ công bố sự thật, chẳng bao giờ tôi đưa ông về Vũ Hán" - Zhang tố cáo, đòi hỏi chính quyền phải chịu trách nhiệm.

Đại dịch là thảm kịch tàn phá "giấc mộng Trung Hoa" của Tập Cận Bình, người đã tái thúc đẩy tinh thần dân tộc chủ nghĩa kể từ khi lên nắm quyền năm 2013. Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng hôm 07/02 đã làm nổ ra một trận sóng thần phẫn nộ trên mạng, khiến đội quân kiểm duyệt bị quá tải trong một thời gian ngắn. Đã quen giám sát từ ly từng tí, lần đầu tiên đội ngũ này phải luôn tay xóa cờ Mỹ và những bài hát đấu tranh của người biểu tình Hồng Kông trên mạng xã hội Hoa lục.

Nhà sử học độc lập Dương Lập Phàm (Zhang Lifan) nhận định : "Cuộc khủng hoảng là một thử nghiệm chưa từng có đối với Tập Cận Bình". Kể từ khi nhà nước cộng sản Trung Quốc được thành lập năm 1949, nhiều người đã biết cách đọc những gì ẩn chứa phía sau các thông tin tuyên truyền, luôn ngờ vực những thông báo chính thức. Nhưng lần này kiểm duyệt đã gây ra cái chết của hàng ngàn người vô tội, thường là những người "ái quốc" tử tế như ông Zhang Lifa, cựu chiến binh Giải phóng quân.

"Hoàng đế đỏ" đánh hơi được sự nguy hiểm, đã nhanh chóng siết chặt việc xử lý khủng hoảng, đóng vai thủ lãnh chiến tranh bảo vệ tổ quốc trước "con ác quỷ virus" qua việc tăng cường ồ ạt tuyên truyền. Nhà lãnh đạo tập trung mọi quyền lực trong tay, với "tư tưởng" được ghi vào điều lệ đảng, sau đó khẳng định đã có những chỉ thị từ ngày 07/01. Ông ta "tuốt gươm" trảm những quan chức ở Hồ Bắc - những con dê tế thần của ông.

Richard McGregor, Viện Lowy ở Sydney nhận xét : "Ông Tập đã tái vận dụng thành công phương thức của các hoàng đế Trung Hoa thời xưa, luôn đổ tội cho các quan địa phương". Ngay cả Zhang Hai đang đau khổ vì cái tang, cũng nghĩ rằng "nạn dịch đã được chính quyền trung ương quản lý tốt", sai sót là do quan chức tỉnh.

Độc tài và đàn áp

Trong cảnh khốn đốn, Tập Cận Bình – người chủ trương một Trung Quốc "đỏ máu", từ ngữ của nhà Trung Quốc học Alice Ekman – tăng gấp đôi sự độc đoán và thổi bùng dân tộc chủ nghĩa, khai thác tối đa bài thuốc ý thức hệ mà ông ta đã áp đặt cho quốc gia đông dân nhất thế giới từ bảy năm qua. Tại Hoa lục, đàn áp gia tăng, điển hình là vụ bắt giữ ông Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang), đại gia bất động sản và là đại biểu Quốc hội, người đảng viên bị nghi ngờ dám so sánh Tập Cận Bình là một "thằng hề cởi truồng" trong một bài viết gây bão mạng.Đăng ký

Bộ máy trấn áp đang sẵn sàng ra tay. Nhà chính trị học độc lập Trần Đạo Ngân (Chen Daoyin) nhận định : "Cuộc khủng hoảng đã khiến ông Tập tăng cường quyền hành trong đảng, không còn ai dám lên tiếng chống đối ngoài một ít nhà trí thức tự do".

Bên cạnh việc kiểm duyệt internet, còn có các chiến dịch tuyên truyền nhằm phản công, nêu ra sự hỗn loạn ở phương Tây trước đại dịch đồng thời nhấn mạnh tính "ưu việt" của mô hình "chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Hoa". Nhà sử học Dương Lập Phàm cảnh báo : "Tập Cận Bình cố gắng chuyển bại thành thắng, muốn chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo đẳng cấp thế giới. Tuy nhiên đại dịch virus corona có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội trong nước, về lâu về dài có thể làm lung lay sự thống trị của đảng".

Trong quý I năm nay, tổng sản phẩm nội địa của Trung Quốc bị sụt mất 6,8%, một sự kiện chưa từng thấy kể từ thời Mao Trạch Đông đến nay. Bóng ma thất nghiệp đang đe dọa.

Một năm trước dịp kỷ niệm 100 năm thành lập - năm 2021, Đảng cộng sản Trung Quốc vẫn còn một lá bài tai hại nhằm đánh lạc hướng : lòng tự hào dân tộc được hàng trăm triệu người dân chia sẻ, do bị tuyên truyền nhồi nhét ngày đêm từ nhiều năm qua và thiếu vắng nguồn thông tin tự do, như Zhang Hai chẳng hạn. Trong tầm ngắm, là nước Mỹ của ông Donald Trump.

Dưới áp lực, Bắc Kinh giương oai diễu võ qua việc liên tục cho tập trận ngoài khơi Đài Loan, đe dọa các láng giềng trên Biển Đông, bắt giữ hàng loạt các nhà đấu tranh dân chủ ở Hồng Kông. Cứ như đại dịch xuất phát từ Vũ Hán là hồi chiêng cuối cùng báo trước một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Thụy My

Nguồn : RFI, 01/05/2020

Published in Diễn đàn

Liệu con virus corona chủng mới có bị bất cẩn để thoát ra khỏi một trong những phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, nơi xuất phát đại dịch ? Bài điều tra của Le Monde ngày 27/04/2020 đi vào môi trường đặc thù này, cho thấy Pháp đã ngây thơ khi tin vào sự hợp tác với Trung Quốc.

wuhan1

Ảnh chụp bà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) tại phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán ngày 23/02/2017. Tuy do Pháp giúp xây dựng, nhưng Paris không hề được biết những gì diễn ra tại đây. AFP - Johannes Eisele

Khi nạn dịch khởi đầu tại thành phố, bà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli), chuyên gia về virus corona của Viện Vi trùng học Vũ Hán không thể ngủ được trong nhiều ngày, với câu hỏi dai dẳng "Liệu có phải con virus thoát ra từ phòng thí nghiệm Trung Quốc ?".

"Batwoman" của P4 Vũ Hán

Người phụ nữ 55 tuổi được báo chí Hoa lục đặt biệt danh là "Batwoman", do bà chuyên nghiên cứu loài dơi ở Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam, các khu vực thực sự là "nhà máy sản xuất virus". Năm 2005, chính từ một con dơi mà bà đã nhận diện được hai loại virus gần giống với SARS-CoV, virus đã gây ra dịch SARS năm 2003. Thế nên ngay từ khi những bệnh nhân đầu tiên nhập viện ở Vũ Hán, Thạch Chính Lệ đã thổ lộ với Jane Qiu, nhà báo của nguyệt san Scientific American về nỗi lo con virus thoát ra từ Trung tâm bệnh nhiễm của Viện Vi trùng học Vũ Hán.

Thạch Chính Lệ làm việc trong hai môi trường : những hang động tối tăm ẩm ướt ở tỉnh xa mà bà phải lặn lội vào trong trang phục bảo hộ để bắt dơi, và phòng thí nghiệm. Bà là phó giám đốc phòng thí nghiệm P4 mới, chuyên nghiên cứu virus loại 4 có tỉ lệ lây nhiễm và làm chết người cao nhất, như Ebola đã giết hại 90% người bị nhiễm.

"P4", tức National Biosafety Laboratory của Vũ Hán, được xây dựng trong khuôn khổ một thỏa thuận hợp tác Pháp-Trung, theo mô hình P4 Jean-Mérieux ở Lyon. Phòng thí nghiệm mang tính chiến lược cao này mất 15 năm mới hoàn thành, bắt đầu hoạt động từ đầu năm 2019 sau hai năm thử nghiệm, nằm ở ngoại ô cách Vũ Hán 30 km về phía tây nam. Tuy nằm ở một khu vực cô lập, nhưng cách đây hai năm, mọc lên một khu đại học xá dành cho các nhà nghiên cứu và sinh viên ở sát cạnh.

Ngày 14/04/2020, Washington Post đăng bài viết khẳng định các nhà ngoại giao Mỹ ngay từ tháng 3/2018 đã cảnh báo việc thiếu thốn "các kỹ thuật viên và điều tra viên được đào tạo đúng đắn để vận hành phòng thí nghiệm phải giữ an ninh cao độ này". Nhưng trước đó, mối nghi ngờ về một sự cố khiến con virus thoát ra đã lan truyền ngay tại Hoa lục.

Mạng xã hội Trung Quốc sôi sục với các giả thiết

Từ cuối tháng Giêng, phòng thí nghiệm P4 và "Batwowan" đã làm sôi sục mạng xã hội Trung Quốc. Cư dân mạng còn quan tâm đến một phòng thí nghiệm khác, trực thuộc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, nằm cách chợ thịt rừng Hoa Nam có 280 mét, ngôi chợ ở trung tâm Vũ Hán, ổ dịch SARS-CoV-2 đầu tiên.

Có thể dễ dàng tìm lại trên YouTube phóng sự của một kênh truyền hình Thượng Hải ngày 11/12/2019 về Điền Tuấn Hoa (Tian Junhua), một kỹ thuật viên của phòng thí nghiệm này, đang leo vào những hang động tối tăm khủng khiếp của Hồ Bắc, trong bộ đồ bảo hộ trắng với lưới bắt dơi. Phóng sự ca ngợi : "Gần 2.000 loại virus đã được các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện trong 12 năm qua, trong khi thế giới chỉ tìm thấy 284 loại trong 200 năm. Trung Quốc giờ đây dẫn đầu thế giới về nghiên cứu virus".

Vài tuần sau, trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng ở Vũ Hán, đoạn phim ngắn này lại mang một âm hưởng khác trên mạng xã hội Hoa lục. Bỗng dưng người ta nhận ra bộ đồ bảo hộ và đôi găng cao su của nhà nghiên cứu khá mong manh. Bản thân Điền Tuấn Hoa cũng nhìn nhận : "Chỉ cần da trần chạm phải phân dơi là bị nhiễm virus". Ông cũng đã từng tự nguyện cách ly sau khi bị vài giọt nước tiểu dơi rơi trúng. Liệu một sự cố tương tự đã xảy ra ở phòng thí nghiệm ?

Lo sợ, đồn đãi…Hàng ngàn kịch bản được đưa ra trên mạng. Dù chính quyền bác bỏ, người ta vẫn đặt dấu hỏi về số phận của một cựu sinh viên Viện Vi trùng học là Hoàng Diễm Linh (Huang Yanling), mà một phần lý lịch đã bị xóa trên trang web của viện. Ngay cả tờ báo dân tộc chủ nghĩa nhất là Hoàn Cầu Thời Báo trong bài điều tra dài ngày 18/2 cũng cho rằng việc chất vấn khả năng Viện Vi trùng học Vũ Hán chế ra virus là chính đáng, và tự hỏi liệu thí nghiệm này có diễn ra với loài linh trường hay không.

Mười ngày sau, khi nhà bình luận nổi tiếng Thôi Vĩnh Nguyên (Cui Yongyuan) đưa ra thăm dò về xuất xứ của virus, 51% trong số 10.000 người trả lời tin rằng đó là "một con virus nhân tạo thoát ra do sơ sót", 24% cho rằng virus bị gieo rắc với dụng ý xấu. Chỉ có 12% nghĩ là có nguồn gốc tự nhiên.

Tủ đông lạnh virus ẩn chứa nhiều bí mật

"Nữ người dơi" bèn mở lại mọi hồ sơ. Liệu bà và ê-kíp có sai sót nào đó ? Khoảng sáu người của viện những năm trước đó đã được huấn luyện tại phòng thí nghiệm Jean-Mérieux ở Lyon về quy trình an toàn của P4. Không chỉ cung cấp công nghệ cao cấp cho Vũ Hán, Pháp còn huấn luyện cho người Trung Quốc cách thức sử dụng và tuân thủ các biện pháp an ninh vô cùng nghiêm ngặt.

Branka Horvat, nhà vi trùng học người Croatia, từng được huấn luyện chung với Thạch Chính Lệ cho biết : "Ba tuần để tập hoạt động với nón bảo hộ, lặp lại cả ngàn lần các thủ thuật, rồi nhiều tuần lễ thử nghiệm trước khi được quyền đụng đến tủ đông lạnh chứa virus". Ngay cả những đôi găng cũng cần phải làm quen vì dày hơn so với phòng thí nghiệm P2, P3, vô số lớp khóa bảo vệ, tắm tẩy độc khi ra khỏi…

Ngày 31/1 thiếu tướng Trần Vi (Chen Wei), thuộc đơn vị chuyên về nguy cơ chiến tranh vi trùng của quân đội đến P4, với lý do chính thức là tìm cách chế vaccine chống Covid-19. Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cũng tin rằng virus đã thoát khỏi phòng thí nghiệm Vũ Hán ?

Đó là vì những sự cố này đã từng xảy ra, và không chỉ ở Trung Quốc. Năm 2014, Viện Pasteur đã làm lạc mất 2.349 mẫu SARS được trữ trong các phòng thí nghiệm P3, tuy nhiên các mẫu này chỉ là một phần không hoàn chỉnh của virus nên không gây hại. Năm 2015, ba mẫu virus MERS được đưa đến Viện Pasteur trên một chuyến bay Seoul-Paris, bị để quên trên bàn của một nhà nghiên cứu suốt một tuần. Tại Hoa Kỳ, một cuộc điều tra năm 2014 cho thấy có những mẫu virus bệnh than chưa kích hoạt bị gởi nhầm đến nhiều nơi…

Bốn ngày sau bài viết của Washington Post hôm 14/4, Viên Chí Minh (Yuan Zhiming), giám đốc P4 và là cấp trên của Thạch Chính Lệ khẳng định : "Không thể có chuyện con virus xuất xứ từ đây, chúng tôi có các quy định nghiêm ngặt. Không có sinh viên hoặc nhà nghiên cứu nào bị nhiễm virus". Ông ta biết rõ những tai tiếng về các phòng thí nghiệm trong nước, và về số lượng sinh viên tham gia. Branka Horvat cho biết "đôi khi một nhà nghiên cứu phải quản lý 20 sinh viên trong khi tại Pháp không đến 3 người".

Tuy vậy các nghiên cứu về virus corona lại rất nhiều tại phòng thí nghiệm này. Thạch Chính Lệ và ê-kíp nhiều lần tái cấu trúc lại con virus để làm nó dễ lây hơn, sau đó nhận diện những điểm yếu để tìm cách xử lý. Hôm 20/1 khi công bố bảng mã của virus corona chủng mới, bà chứng tỏ nó giống đến 96% một con virus từ loài dơi là RaTG13 mà chưa ai biết đến, được phát hiện cùng ngày ! Thế nên tủ đông lạnh của Viện còn ẩn chứa nhiều bí mật.

Coi thường an toàn sinh học nơi phòng thí nghiệm

Tháng Hai, trên Hoàn Cầu Thời Báo, ông Dương Chiêm Thu (Yang Zhanqiu), phó giám đốc khoa sinh học trường đại học Vũ Hán đã mở ra một hướng mới. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc có tiếng là ít quan tâm đến việc xử lý rác thải và xác động vật, tuy lẽ ra phải theo các quy trình xử lý nghiêm ngặt về bao bì, vận chuyển và thiêu hủy. Ông Dương nhìn nhận "nhiều nhà nghiên cứu đã đổ vật liệu vào ống cống sau khi thí nghiệm mà chưa loại đi độc chất". Các chất thải này "có thể chứa virus, vi khuẩn có thể gây chết người, giết chết động vật và thực vật".

Phải chăng quy định tăng cường an toàn sinh học các phòng thí nghiệm mà chính quyền Trung Quốc mới đưa ra chứng tỏ sự cố đã được phát hiện tại Vũ Hán ?

Giáo sư Pháp Alexis Génin cho biết : "Tại Trung Quốc, việc nghiên cứu trước hết là công cụ phục vụ cho sức mạnh quốc gia, rất thiếu tính minh bạch và ít khi tôn trọng đạo đức khoa học. Thế nên những biến tướng rất dễ xảy ra". Trong bối cảnh "thi đua nghiên cứu" với rất nhiều người trẻ tham gia, rủi ro sơ sót và nhiễm độc càng tăng.

Các nghi vấn về phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán đã bộc lộ những khó khăn trong việc hợp tác với Trung Quốc. Cho dù một đoàn các nhà ngoại giao Pháp có đến thăm vào tháng 3/2019, ảnh được đăng trên trang web của Viện, nhưng trên thực tế Pháp đã nhanh chóng bị đặt ra ngoài cuộc chơi.

Hồi năm 2004, tổng thống Pháp Jacques Chirac thỏa thuận với Hồ Cẩm Đào sẽ giúp xây dựng P4, trong bối cảnh dịch SARS. Vào thời đó, đã có nhiều nhà ngoại giao và nhà vi trùng học Pháp e ngại Trung Quốc sẽ lợi dụng cho chương trình vũ khí sinh học. Nhưng trong bối cảnh Pháp phản đối can thiệp vào Irak năm 2003, Paris muốn xích lại gần với Matxcơva và Bắc Kinh để tránh bị cô lập. Đồng thời cho rằng việc hợp tác khoa học sẽ giúp tránh được sử dụng phòng thí nghiệm vào mục đích khác.

Bắc Kinh biến hợp tác song phương thành đơn phương

Pháp đã quá lạc quan về khả năng hợp tác bình đẳng với Trung Quốc ? Ngày 23/02/2017 thủ tướng Pháp Bernard Cazeneuve cùng với thị trưởng và bí thư thành ủy Vũ Hán chủ trì lễ chứng nhận P4. Paris hứa cung cấp mỗi năm 1 triệu euro cho P4 Vũ Hán, còn Bắc Kinh hứa hẹn sẽ trao đổi thông tin.

Mãi đến cuối năm 2017, ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian giao cho đại sứ Pháp ở Bắc Kinh nhiệm vụ thảo báo cáo tổng kết về hợp tác khoa học, mới ngã ngửa ra là chẳng có gì ! Tranh cãi đã nổ ra dữ dội trong cuộc họp với với INSERM (Viện nghiên cứu Y học) và bộ Nghiên Cứu ở Paris.

Bà Thạch Chính Lệ và các đồng nghiệp đã được đón tiếp tận tình tại P4 Lyon, nhưng chiều ngược lại hoàn toàn không có. Nhà kỹ nghệ Alain Mérieux từng trực tiếp tham gia việc xây dựng P4 Vũ Hán, ngay sau khi bàn giao cho chính quyền Trung Quốc, không còn được đến phòng thí nghiệm. Sau khi được Pháp chứng nhận đạt chuẩn, dự kiến phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán hoạt động không virus trong 18 tháng, trong thời gian đó một nhà vi trùng học Pháp đến kiểm tra xem có tuân thủ quy trình hay không. Bác sĩ René Courcol, người được giao nhiệm vụ này từ chối trả lời câu hỏi của Le Monde về việc có thực sự được vào nơi cần kiểm tra hay không.

Thực tế thì phía Pháp hoàn toàn không biết được những gì diễn ra sau các bức tường của phòng thí nghiệm mà mình đã giúp xây dựng. Không có nhà nghiên cứu Pháp nào được vào P4 Vũ Hán. Quan hệ song phương mà ông Chirac hình dung năm 2004 đã trở thành đơn phương. Một nhà tư vấn nhận xét, luôn có một khoảng cách vô cùng lớn giữa mong đợi và hiện thực khi giao dịch với Trung Quốc.

Một sự cố đã diễn ra không chỉ tại P4 Vũ Hán, mà có thể ở phòng thí nghiệm Viện Vi trùng học Vũ Hán, hay Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh lây nhiễm trong phóng sự truyền hình đã nêu hay chăng ? Tóm lại, bí mật vẫn bao trùm.

Năm 2016, đại sứ Pháp ở Bắc Kinh đã đến Vũ Hán trao tặng cho Viên Chí Minh và Thạch Chính Lệ Bắc Đẩu bội tinh vì hợp tác về bệnh nhiễm. Khi con virus tấn công, những nghiên cứu của "Batwowan" và các nhà khoa học Trung Quốc không hề giúp Paris hiểu thêm cũng như chuẩn bị đối phó với đại dịch, trong khi Pháp là đối tác ưu tiên.

Raphaëlle Bacqué & Brice Pedroletti

Nguyên tác : Coronavirus : les laboratoires de Wuhan, épicentres de la rumeur, Le Monde 25/04/2020

Thụy My tóm lược

Nguồn : RFI, 28/04/2020

Published in Diễn đàn

Virus corona : Các nước có thể kiện Trung Quốc ra tòa ?

Thụy My, 27/04/2020

Giấu giếm thực tế về khả năng giết người hàng loạt của virus corona chủng mới, Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm rất lớn trong việc để cho đại dịch lan ra toàn thế giới. Nhưng làm thế nào buộc được Trung Quốc bồi thường thiệt hại ?

kien1

Mỹ là nước bị thiệt hại nhiều nhất vì đại dịch virus corona, với gần 55.000 người thiệt mạng tính đến ngày 27/04/2020. Ảnh minh họa : Một nữ y tá trước bệnh viện Elmhurst ở New York, 20/04/2020. © Reuters/Lucas Jackson

Hơn 200.000 người trên thế giới đã thiệt mạng vì con virus xuất phát từ Vũ Hán, những cái chết tức tưởi trong cô đơn, đau đớn…trong đó có những tài năng còn có thể cống hiến cho đời.

Trong khi đó chính quyền Trung Quốc tìm cách lấp liếm, viết lại lịch sử, thậm chí còn tung hỏa mù để đổ tội cho nước khác. Bắc Kinh nhân cơ hội thế giới lao đao vì đại dịch để tung ra chiến dịch ngoại giao khẩu trang nhằm tuyên truyền gây thanh thế, làm áp lực. Không dừng lại ở đó, các cơ quan ngoại giao Trung Quốc ở nhiều nước còn ngang nhiên loan tin vịt, chê bai chính quyền sở tại, như đã diễn ra ở Pháp.

Bắc Kinh dường như đã làm cho giọt nước phải tràn ly. Ngày 21/04/2020, Missouri là tiểu bang đầu tiên của Mỹ khởi kiện chính quyền và đảng cộng sản Trung Quốc vì đã "che giấu những thông tin quan trọng" về sự trầm trọng của nạn dịch virus corona chủng mới. Tuy nhiên số tiền đòi bồi thường trong vụ kiện dân sự này chưa được tiết lộ. Sau đó tiểu bang Mississippi cũng theo chân.

Trên Figaro Magazine, hai luật sư Pierre Farge và Odile Madar đã giải thích khả năng khởi kiện Trung Quốc vì đã dối trá trong đại dịch virus corona.

Câu hỏi được tờ báo đặt ra như sau : Giấu diếm thực tế về khả năng giết người hàng loạt của virus corona chủng mới, Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm rất lớn trong việc để cho đại dịch lan ra toàn thế giới. Như vậy vấn đề trách nhiệm của Trung Quốc trong việc bồi thường thiệt hại cần thiết được đặt ra, nhưng làm thế nào để thực hiện ?

Phần trả lời của hai luật sư Farge và Madar :

Cơ quan tư vấn Anh Henry Jackson Society, thân cận với đảng bảo thủ, dự kiến nhiều con đường thông qua tư pháp để yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại. Hiện đã có nhiều chính khách Anh, Mỹ đòi hỏi chính phủ khởi kiện chính quyền Trung Quốc ra trước các tòa án.

Về mặt luật pháp, các động thái này khó thể đạt được kết quả. Công cụ đầu tiên mà các Nhà nước có được là quy định về vệ sinh dịch tễ quốc tế, đó là Điều lệ Y tế Thế giới. Các Nhà nước có nhiệm vụ phải hành động để phòng chống các bệnh truyền nhiễm lây lan. Việc báo cáo đại dịch phải được nhanh chóng tiến hành, trên cơ sở các thông tin cụ thể và hoàn chỉnh.

Thành phố Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc đã vi phạm các điều 6 và 7 của quy định này, vì đã không thông báo các dữ liệu cho thấy bằng chứng virus corona lây từ người sang người, đợi tới ba tuần lễ sau mới báo. Tuy nhiên trong IHR (International Health Regulations - Điều lệ Y tế Thế giới, hay RSI trong tiếng Pháp) không dự trù các biện pháp trừng phạt đối với các Nhà nước không tôn trọng quy định này.

Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ hay CIJ trong tiếng Pháp), cơ quan tư pháp chính của Liên Hiệp Quốc, có thể vào cuộc. Tuy nhiên chỉ có những Nhà nước tự nguyện chấp nhận quyền xét xử của cơ quan này mới phải tôn trọng phán quyết. Nói cách khác, khó thể có việc Trung Quốc chấp nhận thẩm quyền của Tòa án Công lý Quốc tế, trước nguy cơ bị kết án, và như vậy các bản án của tòa không thể thực hiện.

Về phần Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC, hay CPI trong tiếng Pháp) thì có thẩm quyền xét xử tội ác chống nhân loại. Hiện nay tòa đang thụ lý hai đơn kiện của các Nhà nước thành viên có liên quan đến Covid-19. Một đơn nhắm vào các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đơn kia vào tổng thống Brazil Jair Bolsonaro. Các đơn này dựa vào điều 7 của Hiệp ước Roma, định nghĩa tội ác chống nhân loại là "một cuộc tấn công toàn diện hoặc có hệ thống vào thường dân", hay "các hành động vô nhân đạo", "cố tình gây ra đau đớn khủng khiếp".

Tuy không thể khởi kiện ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế với tư cách pháp nhân (dành riêng cho các Nhà nước), nhưng ngược lại các thể nhân vẫn có thể cung cấp thông tin cho tòa. Nếu công tố viên nhận định là nghiêm túc, thì tòa có thể mở điều tra trên cơ sở này. Có điều để đánh giá là "cố ý", rất khó khẳng định chính quyền Trung Quốc cố tình sát hại người dân trong trường hợp dịch virus corona.

Dù sao đi nữa, khó có khả năng Trung Quốc chấp nhận thẩm quyền của tư pháp quốc tế, và Bắc Kinh sẽ tìm mọi cách để trốn tránh trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật. Có lẽ đây là một trong những lý do khiến Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc - mà Trung Quốc làm chủ tịch luân phiên kể từ tháng Ba năm 2020 - giữ im lặng.

Tranh cãi gần đây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là ví dụ điển hình nhất : Washington đã yêu cầu ghi vào văn bản chính thức xuất xứ của con virus là từ Trung Quốc, tuy nhiên Bắc Kinh kiên quyết bác bỏ, dù sự thật đã rành rành. Sự chối từ trách nhiệm này ngăn chận hoạt động của cơ chế Liên Hiệp Quốc và cho thấy thất bại của định chế đa phương. Trước việc Nga và Trung Quốc liên kết với nhau, có thể chắc chắn rằng chỉ có những nghị quyết mang tính tham khảo chứ không phải cưỡng chế, mới có thể được ban hành.

Tiếc thay, luật quốc tế thất bại về chủ đề này - một lỗ hổng pháp lý cần nhấn mạnh trong các hoàn cảnh đặc thù. Không có đòn bẩy luật pháp nào để đưa Bắc Kinh ra trước công lý. Tuy vậy, không nên thối chí : vẫn có thể sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế và thuế quan. Bên cạnh đó là tấn công ngoại giao, và gây áp lực thường xuyên về mặt đạo đức, để buộc Trung Quốc phải trả giá cho hành động của mình đối với cộng đồng quốc tế.

Như vậy cần có lòng can đảm và tình liên đới của thế giới để áp đặt các cuộc điều tra độc lập trên lãnh thổ Trung Quốc, để tìm hiểu về nguyên nhân cuộc khủng hoảng và tránh không để thảm họa tái diễn trong tương lai.

Thụy My

Nguồn : RFI, 27/04/2020

******************

Để đại dịch Covid-19 bùng lên từ Vũ Hán : Mỹ có trách nhiệm gì ?

Trọng Thành, RFI, 27/04/2020

Đại dịch Covid-19 lan khắp thế giới - khiến hơn 200.000 người chết - tiếp tục là mối lo sợ của nhân loại trong nhiều tháng tới, khi chưa có vác-xin và thuốc đặc hiệu. Trách nhiệm của Bắc Kinh trong việc để bệnh dịch bùng phát đang được nhiều quốc gia, tổ chức kêu gọi điều tra. Hoa Kỳ, dường như là một tác nhân không kém phần quan trọng trong đại dịch, lại ít được chú ý.

kien2

Giáo sư Anthony Fauci và tổng thống Donald Trump trong cuộc họp báo tại Washington, Mỹ, ngày 10/04/2020 Reuters/Yuri Gripas

Trong thời gian gần đây, giả thiết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm tại Vũ Hán được nói đến nhiều hơn. Thông tin về việc chính phủ Mỹ tài trợ cho Trung Quốc trong việc nghiên cứu các virus corona ở loài dơi bắt đầu được giới chuyên gia phân tích. Chuyên mục "Theo dòng thời sự" của RFI giới thiệu một số thông tin về chủ đề này. 

***

Giả thiết về virus corona thoát ra khỏi phòng thí nghiệm tại Vũ Hán dường như không phải là chuyện mới ? 

Hồi giữa tháng 2/2020, vào lúc đại dịch Covid-19 còn hoành hành chủ yếu tại Trung Quốc, đã có một số tiếng nói cảnh báo khẩn thiết về khả năng virus corona mới lọt ra từ phòng thí nghiệm tại chính thành phố Vũ Hán. Một đại diện của quan điểm này là nhà nhân chủng học người Mỹ Steven Westley Mosher, chuyên gia về dân số học Trung Quốc. Trong một bài viết đăng tải trên báo The New York Post , ngày 23/02/2020, mang tựa đề "Virus corona có thể đã thoát ra từ một phòng thí nghiệm Trung Quốc", ông đặc biệt chú ý đến quyết định mà chủ tịch Trung Quốc đưa ra trước đó ít hôm, coi việc "kiểm soát các nguy cơ về an toàn sinh học" là vấn đề "an ninh quốc gia". Ông Tập Cận Bình không nói gì về virus corona, nhưng ngay hôm sau, bộ Khoa Học và Công Nghệ Trung Quốc ra một thông tư quy định cụ thể về việc "quản lý an toàn sinh học tại các phòng thí nghiệm liên quan đến các virus …, chẳng hạn virus corona mới". 

Nhà khoa học Mỹ đặt câu hỏi : Có bao nhiêu phòng thí nghiệm về virus corona tại Trung Quốc ? Ông tự trả lời, trên khắp Trung Quốc chỉ có một, và phòng thí nghiệm đó nằm tại Vũ Hán, nơi dịch vừa bùng phát. Phòng thí nghiệm nói trên thuộc Viện Virus Học Vũ Hán, là phòng thí nghiệm vi sinh học duy nhất ở cấp 4, đủ tiêu chuẩn để nghiên cứu các loài virus nguy hiểm nhất. 

Điểm đáng chú ý khác là ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố phong tỏa Vũ Hán, thiếu tướng Trần Vi (Chen Wei), được coi là chuyên gia số một về chiến tranh sinh học của Quân Đội Trung Quốc, được cử ngay đến Vũ Hán để ngăn dịch. Theo nhật báo của Quân Đội Trung Quốc, tướng Trần Vi chuyên nghiên cứu về các loại virus corona kể từ dịch SARS.

Nhà nhân chủng học Mosher cũng lưu ý đến một số thông tin khác cho giả thiết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm có nhiều khả năng xảy ra. Đó là virus SARS đã từng hai lần thoát ra khỏi một phòng thí nghiệm ở Bắc Kinh và gây một số hậu quả, trước khi bị khống chế. Thứ hai là tại Trung Quốc, xảy ra tình trạng một số nhân viên bán các động vật phòng thí nghiệm ra chợ để có thu nhập bổ sung. Một nhà khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh từng kiếm được tiền triệu nhờ bán khỉ và chuột ở phòng thí nghiệm, trước khi bị phạt tù vì tội này.

Nhà khoa học Mỹ Steven Mosher cũng tố cáo việc chính quyền Trung Quốc tuyên truyền là chợ hải sản gần Viện Virus Học là nguồn gây bệnh chính, gây nhiễu loạn thông tin. Theo ông, các loài rắn bán tại chợ hải sản không thể mang virus corona, trong lúc loài dơi có thể mang virus corona thì lại không thể có ở chợ hải sản.

Các nghi vấn và bằng chứng liên quan đến khả năng virus thoát khỏi phòng thí nghiệm, mà nhà nhân chủng học Mosher đặt ra là khá rõ. Tuy nhiên vào thời điểm đó, một quan điểm như vậy nhìn chung có xu hướng bị khá đông người làm khoa học liệt vào hàng thuyết âm mưu. Ngày 18/02/2020, trên mạng y học nổi tiếng The Lancet, một nhóm 27 khoa học gia hàng đầu trong ngành y tế  từ 9 nước, đã ra một tuyên bố chung lên án các tin đồn không có cơ sở, theo đó những thông tin sai lầm về nguồn gốc virus gây bệnh Covid-19 có hại cho việc chia sẻ các thông tin khoa học về dịch bệnh. 27 khoa học gia nói trên không lên án đích danh giả thiết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, nhưng khẳng địch chắc nịch : virus corona mới gây dịch bệnh có nguồn gốc từ tự nhiên.

Giả thiết virus corona gây bệnh Covid-19 lọt khỏi phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, gây dịch bệnh, đang ngày càng được chú ý hơn ?

Đúng là giả thiết virus corona "sổng chuồng" chưa được đông đảo giới chuyên gia thực sự coi là một chủ đề nghiêm túc vào thời điểm cách nay hai tháng. Tình hình bắt đầu thay đổi khi đại dịch tràn ra toàn cầu, tấn công chính nước Mỹ. Chính quyền Donald Trump phải đổi giọng, từ chỗ ca ngợi Trung Quốc chống dịch thành công, sang chỗ lên án Bắc Kinh che giấu dịch, và tuyên bố sẽ tiến hành điều tra. Giả thiết virus sổng chuồng một lần nữa lại được truyền thông đặc biệt quan tâm.

Trong bài tổng hợp ý kiến các chuyên gia về giả thiết virus thoát khỏi phòng thí nghiệm Vũ Hán, báo Anh The Sunday Guardian , ngày 25/04/2020, đã chú ý đến ba nguồn thông tin quan trọng. Thứ nhất là một nghiên cứu của nhà khoa học Trung Quốc Tiểu Ba Đào (Botao Xiao). Trong một công trình công bố ngày 12/02/2020, giáo sư công nghệ sinh học Đại học Công Nghệ Hoa Nam (Quảng Châu) nêu bật giả thiết là virus rất có thể đã thoát ra khỏi một phòng thí nghiệm Vũ Hán. Nghiên cứu chỉ rõ nguy cơ từ phòng thí nghiệm cách chợ hải sản Vũ Hán khoảng 300 mét, nơi bị coi là xuất phát nguồn lây chính. Theo ông Tiểu Ba Đào, phòng thí nghiệm Vũ Hán chuyên nghiên cứu về các virus corona ở dơi.

Nguồn thông tin thứ hai là từ lãnh sự quán Mỹ ở Vũ Hán. Cách nay hai năm, chính lãnh sự quán Mỹ tại Vũ Hán đã gửi thông báo về Washington cho biết tình trạng an toàn kém tại Viện Virus Học Vũ Hán, trong thời gian tới có nguy cơ sẽ có đại dịch, do virus corona lây được từ người sang người. 

Giả thiết virus sổng chuồng có thêm sức nặng với nhận định của nhà sinh học phân tử Mỹ Richard H. Ebright, Đại học Rutgers, được coi là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực an toàn sinh học. Trả lời báo The Sunday Guardian, giáo sư Ebright cho biết : "Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Vũ Hán và Viện Virus Học Vũ Hán đang tiến hành một số dự án nghiên cứu lớn về các virus mới ở loài dơi. Tại phòng thí nghiệm Vũ Hán có nhiều sưu tập về các virus mới, trong đó có loài virus rất gần với virus đang gây đại dịch". Theo chuyên gia Mỹ nói trên, có nguy cơ cao là một nhân viên phòng thí nghiệm do sơ suất đã mang virus lọt ra ngoài, bên cạnh đó, chuyện lây nhiễm tại phòng thí nghiệm đã từng xảy ra nhiều. 

Trong thời gian gần đây, truyền thông cũng cho biết thêm về việc Viện Virus Học Vũ Hán nhận được tài trợ từ chính phủ Mỹ để tiến hành các nghiên cứu về virus corona ở loài dơi. Viện Y Học Quốc Gia Hoa Kỳ (NIH) tài trợ cho phía Trung Quốc 3,7 triệu đô la cho đề tài này. 

Hoa Kỳ đầu tư cho nghiên cứu về virus corona ở loài dơi tại Vũ Hán để làm gì ? 

Bài "Vì sao Mỹ đưa nghiên cứu về virus ở loài dơi sang Vũ Hán ?" của báo mạng Asia Times, dẫn lại một nguồn tin từ báo Anh Daily Mail, theo đó việc tài trợ này diễn ra sau khi chính phủ Mỹ, năm 2014, quyết định cấm tiến hành các nghiên cứu can thiệp với các virus nguy hiểm, có nguồn gốc tự nhiên, khiến chúng trở nên nguy hiểm hơn vốn có, để từ đó tìm kiếm các biện pháp đối phó trước. 

Các nghiên cứu - thuộc nhóm công trình khoa học mang tên GOF (tên viết của Gain-of-Function research ) - bị cấm tại Mỹ, sau khi xảy ra một số tai nạn về an toàn sinh học tại một số cơ sở có mức độ bảo đảm an ninh sinh học cao tại Mỹ, do các nhân viên không tuân thủ quy định. Vào thời điểm đó, Trung tâm Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ đã phải đóng cửa hai phòng thí nghiệm vì việc này. 

Năm 2015, lãnh đạo Viện Quốc Gia về Các Bệnh Lây Nhiễm (National Institute of Allergy and Infectious Diseases - NIAID), bác sĩ Anthony Fauci, đã quyết định chuyển các nghiên cứu GOF sang phòng thí nghiệm Vũ Hán, và cho phép cơ sở này nhận được tài trợ của chính phủ Mỹ. 

Hiện nay, chính phủ Mỹ đang bắt đầu điều tra về khoản tài trợ 3,7 triệu đô la cho phòng thí nghiệm Vũ Hán, và truy tìm phần trách nhiệm của Bắc Kinh trong việc để xảy ra đại dịch. Một số chuyên gia thậm chí kêu gọi Washington tuyên chiến với Trung Quốc, nếu như virus Covid-19 đã được sử dụng để gây chiến tranh sinh học. Tuy nhiên, phần trách nhiệm của Hoa Kỳ dường như cũng được đặt ra, bởi phòng thí nghiệm tại Vũ Hán nhận được tài trợ của Mỹ, theo mục tiêu được phía Mỹ đề ra. Dân biểu đảng Cộng Hòa Matt Gaetz kêu gọi đình chỉ ngay lập tức tài trợ của NIH cho các nghiên cứu về virus tại Trung Quốc. 

Thí nghiệm trên các loài virus nguy hiểm thiếu kiểm soát ? 

Không chỉ hiện nay mà từ khá lâu, đặc biệt từ năm 2017, trong giới khoa học quốc tế, lại có nhiều lo ngại về nguy cơ đại dịch do virus nguy hiểm thoát ra từ phòng thí nghiệm, khi chính quyền Mỹ, thời tổng thống Donald Trump, ra quyết định cho phép tiến hành trở lại các nghiên cứu thuộc nhóm GOF ngay trên đất Mỹ. 

Tuần báo Pháp Le Point , trong một bài viết cuối năm 2017 mang tựa đề "Có nên lo ngại việc Mỹ bật đèn xanh cho việc tạo ra các virus chết người ?", dẫn lại quan điểm của chính quyền Mỹ. Mục tiêu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), khi tiến hành các nghiên cứu đặc biệt nguy hiểm này, theo giám đốc NIH Francis Collins, là "giúp cho việc phát triển các chiến lược và phản ứng hiệu quả, đối với các yếu tố gây bệnh (trong tự nhiên) đang có sự phát triển đột biến, trở thành mối đe dọa với sức khỏe toàn xã hội". Việc các môi trường thiên nhiên hoang dã bị hủy diệt, trên quy mô lớn, khiến các loài virus nguy hiểm ngày càng có nguy cơ đe dọa xã hội con người là điều được các nhà khoa học liên tục cảnh báo. 

Trong số ba nhóm virus nguy hiểm được Hoa Kỳ chú ý nghiên cứu có các chủng virus corona. Chủ tịch cơ quan phụ trách an toàn sinh học quốc gia Mỹ (NSABB), ông Samul Stanley, vào thời điểm đó, giải thích rõ : "Thiên nhiên chính là kẻ khủng bố sinh học vô cùng nguy hiểm, và chúng ta phải làm tất cả trong khả năng để hiểu biết của con người luôn đi trước một bước". Việc can thiệp để khiến một số loài virus trở nên nguy hiểm hơn, từ đó chủ động tìm cách đối phó, trước khi chúng đột biến một cách tự nhiên để nguy hiểm hơn, chính là đi theo mục tiêu này. 

Tuy nhiên, quan điểm này bị một bộ phận giới khoa học phản đối dữ dội. Chuyên gia về dịch tễ học Michael Osterholm, giám đốc Trung tâm nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm Đại học Minnesota (nguyên cố vấn đặc biệt của Bộ Y tế Mỹ về khủng bố sinh học), lo ngại là "một kế hoạch nghiên cứu biến đổi gien, khiến virus có thể lan truyền dễ dàng trong không khí (để từ đó tìm vác-xin đối phó) không hề hứa hẹn điều gì tốt lành". Nhiều nhà khoa học lo ngại "các quái vật" mới được tạo ra trong phòng thí nghiệm. 

Chính phủ Mỹ có vai trò gì trong các nghiên cứu về virus corona tại Trung Quốc là câu hỏi còn đề ngỏ cho các thẩm định khoa học. Nhưng có một điều là chính phủ Mỹ có vai trò không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển các nghiên cứu về những loài virus cực kỳ nguy hiểm tại Trung Quốc. Nguy cơ các nghiên cứu như vậy gây đại dịch toàn cầu đã được chính nhiều nhà nghiên cứu Mỹ cảnh báo lâu nay. 

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 27/04/2020

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 6