Nội công thượng thặng khổ luyện mấy chục năm đã cứu tôi khỏi tai họa rách đầu, thủng cổ vào sáng sớm nay.
Một quầy báo trên vỉa hè tại Thành phố Hồ Chí Minh hồi năm 2006. AFP
Đó là buổi sáng cuối năm mờ sương chắt lọc từ khói bụi của thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đang chạy chiếc xe Honda thần thánh ra khỏi nhà. Vừa tới ngã ba, quẹo phải thì xém đụng đầu vô cái góc bịt tôn nhọn hoắt của bảng hộp quảng cáo nhà thuốc nằm ngay góc.
Hộp đèn quảng cáo treo lửng lơ, ngang nhiên chiếm một không gian rất lớn đập vào mắt, nhưng nhiều hơn là đập vào sọ của người đi đường.
Cố tình lượm được bí kíp
Chung sống với các thể loại chướng ngại vật kiểu đó trên khắp các đường phố đô thị, chúng tôi đã may mắn luyện được bí kíp né rất tài tình. Đang đi thẳng trên lề đường bỗng thụp đầu xuống, hoặc niểng sang một bên. Chân đang bước đều đều bỗng nhảy lên như cóc. Này là bảng quảng cáo, hộp đèn, ghế bành bảo vệ ngồi coi xe, bàn ghế người ta ngồi ăn uống nhậu nhẹt trên lề đường, mũ bảo hiểm, hoa, rau, sắt thép vật liệu xây dựng, gấu bông, giày dép, xe đẩy bán hàng… Lề đường đúng nghĩa tấc đất mấy chục tấc vàng : từ sáng đến đêm, mỗi mét vuông lề đường ở những khu đông đúc của đô thị liên tục xoay vòng từ người kinh doanh này sang người kinh doanh khác với vô số mặt hàng, kiếm tiền không ngơi nghỉ.
Luật pháp cấm lấn chiếm lòng lề đường, nhưng luật Việt Nam vốn nói một đằng làm một nẻo, nên những chủ nhà mặt tiền mặc nhiên coi khoảng lòng lề đường trước mặt nhà là của ông nội họ để lại. Muốn băm, muốn xẻ, muốn đặt, muốn cắt, muốn treo, muốn khoan, tuốt tuột, tao thích là tao làm !
Cuộc đập phá chướng ngại vật lấn chiếm lòng lề đường nổi tiếng của ông Đoàn Ngọc Hải, nguyên phó chủ tịch UBND quận 1 cách đây mấy năm tạo ra hai luồng dư luận trái ngược, nhưng luồng nào cũng có lý và mãnh liệt.
Cắt phăng túi tiền
Luồng phản đối ông Hải viện lý do thành phố Việt Nam nóng nực và bụi bẩn, dân Việt Nam 10 người hết 11 người đi xe máy, rất ít người đi bộ nên không cần dành riêng lề đường quá lớn cho họ.
Luồng ủng hộ ông Hải vỗ tay cho việc chấn chỉnh sự tùy tiện, bát nháo và coi thường pháp luật của vô số tổ chức/đơn vị có số có má, thậm chí "phương diện quốc gia", trả lại lề đường thông thoáng và an toàn.
Thành công từ sự ủng hộ của dư luận và số đông người dân, công cuộc dọn dẹp lòng lề đường từ quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh nhanh chóng lan ra khắp thành phố và toàn quốc. Khắp nơi, từ đô thị đến các tỉnh ồ ạt "ra quân" trả lại lề đường cho người đi bộ. Thủ tướng khen và yêu cầu nhân rộng. Rầm rộ đến nỗi chủ đề luôn luôn nóng rẫy trên truyền thông thời điểm đó chính là ông Hải và chiến dịch của ông, với câu cam kết khẳng khái : "Không dẹp được thì tôi cởi áo về vườn".
Thế nhưng chẳng bao lâu, ông Hải buộc phải cởi áo về vườn trong cay đắng.
Nguyên nhân bề nổi của thất bại chiến dịch ông Hải lẫn tất cả các chiến dịch tương tự trước đó là do những người thực hiện đã tách biệt hai chức năng chính của vỉa hè đô thị Việt Nam.
Ngoài lưu thông, vỉa hè Việt Nam có chức năng kinh tế mạnh mẽ. Nếu "nền kinh tế mặt tiền" là đặc điểm của đô thị Việt Nam thì vỉa hè chính là mặt tiền của mặt tiền.
Nhưng nguyên nhân sâu xa và gốc rễ nhất là ý chí trả lại lề đường cho người đi bộ đã… cắt phăng túi tiền của nhiều người, trong đó có những người (có quyền/có tầm ảnh hưởng/có tiền) to hơn ông Hải.
Mặt tiền của mặt tiền đẻ ra tiền mặt cho những người có máu mặt và có tiền. Cái vòng luẩn quẩn ngon lành ấy… "rút đao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh" !
Ông Đoàn Ngọc Hải ngồi ăn ở một quán vỉa hè. Facebook Đoàn Ngọc Hải
Thành phố Hồ Chí Minh chính thức cho thuê vỉa hè ngay từ ngày đầu năm 2024
Ngay từ 1/1/2024, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thu phí lòng, lề đường, theo một nghị quyết đã thông qua hồi cuối tháng 9 năm nay (năm 2023). Toàn thành phố chia làm 5 khu vực tùy theo mức độ đô thị hóa, ứng với các mức phí khác nhau. Các tuyến đường được cho phép kinh doanh, tổ chức hoạt động văn hóa, giữ xe, v.v. trên lòng/lề đường phải còn ít nhất 1,5 m lề đường cho người đi bộ. Nếu là lòng đường thì phần còn lại phải còn ít nhất 2 làn xe hơi cho một chiều lưu thông.
Tiền thu được sẽ nộp vào ngân sách thành phố để sử dụng cho chính hoạt động thu phí và quản lý, bảo trì, khai thác lòng lề đường.
Trong đề án do Sở Giao thông vận tải thực hiện, dự kiến mỗi năm sẽ thu được hơn 1.500 tỷ đồng, trong đó thu từ lòng đường 550 tỷ, thu từ vỉa hè gần 1.000 tỷ.
Người sử dụng lòng, lề đường nộp phí cho Sở giao thông vận tải hoặc Ủy ban các quận huyện, tùy theo tuyến đường do ai quản lý.
Ông Bảy, đang bán cá trên lề đường ở một khu chợ tự phát gần đường Nguyễn Thị Thập (quận 7), phải trả tiền thuê "mặt bằng" này với giá 6 triệu đồng/tháng (VnExpress ngày 6/10/2023).
Sang năm mới, năm 2024, ông Bảy sẽ chỉ phải nộp 20.000 đ-30.000 đ cho mỗi m2 vỉa hè ông đang sử dụng, thấp hơn giá thuê hiện tại 200-300 lần.
Nhưng đó là lý thuyết.
Năm 2018, ông Đoàn Ngọc Hải từ chức. Lá đơn từ chức của ông chứa nhiều thông tin rất đáng chú ý về những bàn tay thao túng nền kinh tế vỉa hè của TP HCM. Dưới đây là một đoạn :
"Quá trình xử lý lấn chiếm vỉa hè lòng đường đã đụng chạm đến lợi ích to lớn hàng nghìn tỷ của các chủ bãi giữ xe, nhà hàng, khách sạn, các hộ kinh doanh mặt tiền… và một bộ phận không nhỏ cán bộ cộng sinh trong đó".
Ông Hải đã chơi tất tay, nói huỵch toẹt vỗ mặt một điều bí mật… ai cũng biết.
Đồng thời cũng chỉ ra cản ngại chính của đề án thu phí lòng lề đường sắp tới.
Giật miếng thịt trong miệng hổ
Báo VnExpress nói sang năm mới, ông Bảy sẽ chỉ phải nộp số tiền bằng 1/300 đến 1/200 mức ông đã nộp bao lâu nay. Khỏi phải nói, ông Bảy vui mừng cỡ nào.
Nhưng báo quên nói đến người chủ nhà bấy nay cho ông Bảy thuê mảnh vỉa hè trước mặt nhà mình. Vị ấy cũng sẽ đau, tức đến cỡ nào.
Với quy định thu phí lòng lề đường mới của thành phố, các chủ nhà mặt tiền bị mất trắng khoản lợi lớn và đều đặn.
Cũng bị mất trắng khoản lợi ích to lớn hàng nghìn tỷ là các chủ bãi giữ xe, nhà hàng, khách sạn, quán nhậu… và một bộ phận không nhỏ cán bộ cộng sinh trong đó.
Ông Đoàn Ngọc Hải. Ảnh VnEconomy
Nhất là bộ phận cán bộ.
Năm 2017, ông Đoàn Ngọc Hải "trảm" bãi giữ xe rộng hơn 1.000 m2 nằm ngay phía sau Nhà hát thành phố. Lãnh đạo thành phố bấy giờ gọi đây là bãi xe "vua" vì vị trí kim cương, mang lại lợi nhuận khổng lồ của nó.
Nhưng vị "vua" ấy chính là Đội quản lý trật tự đô thị quận 1. Họ được Ủy ban thành phố giao quản lý bãi giữ xe đó đã hàng chục năm.
Tại sao một cơ quan nhà nước có chức năng giữ gìn trật tự đô thị, công việc hàng ngày là đi bắt phạt những người vi phạm trật tự đô thị như giữ xe trên lòng, lề đường, lại ngang nhiên chiếm mảnh đất công đắt giá nhất thành phố để làm bãi giữ xe của riêng mình ?
Câu hỏi này chỉ là một câu hỏi tu từ, vì không một Đội quản lý trật tự đô thị nào có đủ quyền năng để làm điều đó, đã thế còn làm suốt hàng chục năm nay. Nói đến cùng, họ cũng chỉ là những người làm thuê, đứng tên trên giấy tờ và quản lý thực tế để kiếm tiền cho những ông chủ thật sự. Đó là những người có quyền lực để ngang nhiên dùng (những) mảnh đất (tương tự như mảnh đất) này làm bãi giữ xe, cho thuê mở quán nhậu hay quán cà phê .v.v, là những người giấu mặt sau bức màn đen đã bóp chết dễ dàng cuộc "khởi nghĩa" mấy trăm ngày của ông Đoàn Ngọc Hải.
Cái nguồn tiền ngọt đến tận chân răng, cái nồi Thạch Sanh của nhiều đời cán bộ ấy nay bỗng dưng bị cắt để chuyển vào cho ngân sách nhà nước. Xin lỗi, nói chó nó cũng không nghe được. Cán bộ mất nguồn tiền này thì cạp đất mà ăn à ?
Những chủ nhà mặt tiền cũng sẽ không bao giờ chấp nhận việc người thuê mảnh vỉa hè trước mặt nhà họ bấy nay giờ được ngồi bán ở đấy một cách hợp pháp, nhưng họ lại không hưởng lợi được đồng nào. Đừng nói đến quy định của Nhà nước, tâm lý "vỉa hè là của ông nội tao để lại" vốn đã mặc định trong phần lớn người dân Việt Nam. Ngoài mặt buộc phải chấp hành chủ trương của Nhà nước nhưng dưới gầm bàn sẽ là những cú bắt tay.
Tôi đoán ông Bảy bán cá vẫn sẽ phải nộp tiền thuê vỉa hè như cũ cho chủ nhà mặt tiền nhưng giờ lại cộng thêm khoản lệ phí nộp ngân sách nhà nước. Thậm chí có lẽ ông còn phải "chạy" quản lý trật tự đô thị quận để được phép thuê lâu dài vị trí buôn bán của mình. Thay vì giảm đi hàng hai, ba trăm lần như báo chí dự đoán và chỉ phải thương lượng với một người chủ duy nhất, nhiều khả năng ông Bảy sẽ mất nhiều tiền hơn và phải chạy nhiều cửa hơn cho vẫn cái mặt bằng ấy.
Còn những "chủ nhân mặt tiền" cỡ bãi giữ xe vua, họ có thừa quyền lực và mưu kế để giữ vững và củng cố nền kinh tế mặt tiền như từ trước đến nay. Không nghị quyết của hội đồng nhân dân nào bắt được họ chắp tay nhường cái túi tiền vô tận ấy cho nhà nước.
Mấy hôm nay Thành phố Hồ Chí Minh đang ra sức kẻ vạch lề đường để phân khu vực cho phép kinh doanh. Có vẻ rầm rộ lắm. Lề đường có vẻ gọn ghẽ lắm.
Nhưng rồi cũng sẽ là đầu voi đuôi chuột mà thôi. Với bản chất của chế độ này, thử thách giật cái vỉa hè ra khỏi hàm răng các quan cũng chính là giật miếng thịt trong miệng con hổ đói. Đều bất khả thi !
Chúng ta cứ chờ mà xem !
Nguyễn Nhơn
Nguồn : RFA, 26/12/2023
Nguyễn Nhơn là nhà báo Việt Nam hiện đang sống ở Thái Lan. Nhà báo Nguyễn Nhơn quan tâm đến tình hình đất nước và viết nhiều bài về các vấn đề chính trị và xã hội trong nước.
Tham khảo
https://vnexpress.net/ba-lan-thay-doi-cach-quan-ly-via-he-cua-tp-hcm-4661289.html
https://tienphong.vn/ngoi-sao-co-don-doan-ngoc-hai-va-cuoc-chien-via-he-dang-do-post1265594.tpo
Lạm dụng tình dục lan tràn ở Việt Nam !
RFA, 19/04/2023
Cơ quan Cảnh sát Điều tra huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình hôm 17/4 cho truyền thông Nhà nước biết đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố và bắt tạm giam bị can ông B.C.T. - hiệu trưởng Trường tiểu học và trung học cơ sở xã Bình Sơn để điều tra về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.
Công an bắt tạm giam ông B.C.T. hôm 17/4/2023. Courtesy Công an Hòa Bình
Theo cáo trạng, trước đó, vào đầu tháng tư, sau khi gọi hai học sinh lớp 9 lên phòng làm việc, ông hiệu trưởng đã hỏi em Tr.T.H.N. (15 tuổi) và P.T.T. (15 tuổi) là học sinh lớp 9 trường Bình Sơn về chuyện tình dục và có hành vi dâm ô.
Thầy Đỗ Việt Khoa, giáo viên tại trường trung học phổ thông Thường Tín - Hà Nội, hôm 19/4 nhận định :
"Ngành giáo dục liên tục có những chuyện xâm phạm thân thể, tinh thần học sinh từ hàng chục năm nay mà mãi không chấm dứt. Tôi từng này tuổi mà còn bị chúng công khai để làm như thế, thì bản thân em học sinh yếu đuối như thế thì không biết làm cái gì ? Hầu như 100 % các trường bỏ mặc chuyện giáo dục cho học sinh những kỹ năng bảo vệ mình trong nhà trường. Đầu tiên là kỹ năng đối phó với những sai trái trong trường học, như là như kỹ năng chống bắt nạt học đường, bạo lực học đường, kỹ năng đối phó với chuyện khủng bố của giáo viên. Những kỹ năng ấy gần như người ta bỏ mặc hay là chuyện giáo viên xâm hại tình dục học sinh chẳng hạn".
Thầy Khoa cho biết, một phần là do cách hành xử của học sinh và giáo viên dẫn đến chuyện xâm phạm lập đi lập lại. Ông nói tiếp :
"Tôi có nói với các em học sinh là các em phải biết bảo vệ mình trước những sai trái. Nhưng khi chúng tôi nói chuyện đó thì hiệu trưởng còn cho là tôi nói chuyện như thế là không phù hợp với lứa tuổi học sinh".
Trước đó, vào tháng 12 năm 2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã khởi tố và bắt giam ông Đinh Bằng My, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Thanh Sơn về tội "Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi". Đến năm 2019, ông Đinh Bằng My bị kết án tám năm tù vì dâm ô bảy nam sinh ở Phú Thọ.
Cựu Hiệu trưởng Đinh Bằng My bị Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ hôm 29/10/2019, tuyên 8 năm tù giam vì phạm tội dâm ô và thực hiện hành vi quan hệ tình dục với người dưới 16 tuổi. File photo.
Để tìm hiểu thêm về mặt pháp luật, RFA hôm 19/4 liên lạc một cựu Thẩm phán, Luật sư tại Việt Nam không muốn nêu tên vì lý do an ninh, và được ông giải thích :
"Luật hình sự Việt Nam không quy định ở môi trường nào, chỉ quy định xâm phạm lứa tuổi nào. Ví dụ 13 tuổi trở lại ; trên 13 tuổi cho đến đủ 16 tuổi ; trên 16 tuổi cho đến 18 tuổi và trên 18 tuổi. Vấn đề còn lại đối với thầy cô giáo và học trò, tức là người dưới sự quản lý của mình, hay phụ thuộc vào mình như cha dượng với con riêng của vợ… là tình tiết tăng nặng. Chứ không dành riêng một điều luật, ví dụ người dưới 13 tuổi cho dù đứa bé đó cho phép thì vẫn là hiếp dâm. Còn đủ 13 tuổi cho tới dưới 16 tuổi thì là giao cấu với trẻ em. Luật hiện nay có sự thay đổi, trước đây chủ thể xâm hại có thể là nữ thôi, nhưng bây giờ bất kỳ ai ví dụ một nam bị xâm hại tình dục thì người xâm hại là ai vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự".
Liên quan trường hợp hiệu trưởng Trường tiểu học và Trung học cơ sở xã Bình Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình có hành vi dâm ô hai học sinh lớp 9, vị Luật sư nói thêm :
"Nếu dâm ô với một nạn nhân thì khác, còn hai trẻ em thì tình tiết tăng nặng, coi là phạm tội đối với nhiều người. Đây là tình tiết tăng nặng, nó sẽ bù trừ cho những tình tiết giảm nhẹ. Ví dụ ông này có nhiều bằng khen, huy chương gì đó sẽ giảm trừ đi. Vấn đề thứ hai là quá trình điều tra chứng minh ông đã nhiều lần mời hai bé này lên, từ hai lần trở lên gọi là phạm tội nhiều lần đối với nhiều người, đó là tình tiết tăng nặng. Nhưng tình tiết giảm nhẹ không theo luật, chỉ là sáng chế ra một cách tùy tiện ở trong một phiên tòa nào đó".
Vấn đề hành xử, giáo dục, nhận thức liên quan tình trạng lạm dụng tình dục ; đặc biệt trong môi trường học đường được giáo dục ra sao ? Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, một chuyên gia về ngôn ngữ học, hiện đang giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, khi trao đổi với RFA tối 19/4 cho biết :
"Giáo dục giới tính ở phổ thông họ có dạy chứ không phải không, còn thỉnh thoảng xảy ra những vụ lạm dụng tình dục như vậy là một nỗi đau. Ở Việt Nam gần đây mới thỉnh thoảng thấy có báo chí đăng lên cái đó, tôi tin rằng đó là bề nổi của tảng băng thôi. Nó liên quan một phần văn hóa người Việt, nhiều người sợ hãi chuyện đó, thường thường họ che giấu, họ không dám phản ứng. Chẳng hạn như vụ của Dạ Thảo Phương, đã bị lạm dụng từ thời chị ấy còn rất trẻ, nhưng mãi đến bây giờ mấy chục năm sau chị mới dám công khai lên tiếng nói rõ người đã xâm hại chị là ai. Mấy chục năm sống âm thầm như vậy để thấy rằng đó là một khía cạnh của văn hóa Việt Nam".
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng cho rằng, như thế cũng có thể tin rằng những gì được biết qua báo chí chỉ là phần ít, còn nạn nhân không dám lên tiếng là phần nhiều hơn. Ông Dũng cho biết ông tin rằng, sự thay đổi không thể một sớm một chiều mà phải cần nhiều thời gian.
Bà Dạ Thảo Phương mà Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng nhắc đến là một Nhà thơ, hiện đang sống tại Cyprus. Hôm 3/4/2022, bà đã đăng trên Facebook rằng bà từng bị ông Lương Ngọc An trong quãng thời gian từ năm 1999 đến năm 2000 đã nhiều lần quấy rối tình dục, bất chấp những phản đối quyết liệt của bà. Sau đó bà cùng với sự làm chứng của nhiều người, đã tố cáo với lãnh đạo Báo Văn nghệ, là cơ quan chủ quản của hai người khi đó, nhưng đã không được giải quyết thỏa đáng.
Nguồn : RFA, 19/04/2023
***********************
Rầm rộ ra quân lấy lại vỉa hè lần này có thành công ?
RFA, 19/04/2023
Sáng 19/4/2023, Ủy ban Nhân dân quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh đã làm lễ ra quân lập lại trật tự đô thị, quyết tâm lấy lại vỉa hè, xử phạt nghiêm trường hợp vi phạm, lấn chiếm.
Buôn bán trên vỉa hè ở Hà Nội. Ảnh minh họa. AFP
Hồi tháng 2/2017, chiến dịch dọn dẹp vỉa hè gây xôn xao công luận khi ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 1 lúc đó, phát động chiến dịch xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Ông Đoàn Ngọc Hải nổi tiếng với tuyên bố "không lấy lại được vỉa hè sẽ cởi áo từ quan". Chủ trương của ông Hải là dẹp tất cả những gì bị coi là lấn chiếm vỉa hè, xử phạt các quán nhậu bày bàn ghế trên vỉa hè, cho cẩu xe đậu ở nơi cấm, phá dỡ các bệ dắt xe lấn chiếm vỉa hè, dỡ phông bạt vươn ra vỉa hè…
Hành động của ông Hải nhận không ít ý kiến phản đối từ phía người dân nên chỉ mấy tháng sau, ông Trần Thế Thuận, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 1 và Quận ủy quận 1 đã ra văn bản yêu cầu ông Hải phải ngưng chiến dịch dọn dẹp vỉa hè do ông dẫn đầu.
Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương nêu quan điểm của ông với RFA :
"Trước đây ở quận 1 có một ông phó chủ tịch đi nhắc nhở, dọn dẹp nhưng sau một thời gian vẫn hồi phục lại vì công ăn việc làm cho số người đó chưa giải quyết được và chưa đào tạo nghề cho họ. Nếu muốn giải quyết vấn đề này đòi hỏi một khoảng thời gian và đầu tư, cơ bản giảm bớt số người kiếm ăn ở khu vực phi hình thức, tạo điều kiện cho người ta có trình độ, chuyên môn, và đặc biệt là có số vốn nhất định để người ta có thể kinh doanh, có cửa hàng hoặc chỗ cố định để sản xuất hoặc dịch vụ".
Những năm qua, nhiều chiến dịch lập lại trật tự, lấy lại vỉa hè cho người đi bộ được các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, nhưng rồi thất bại. Trao đổi với truyền thông Nhà nước, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa lý giải sự thất bại là do sự thiếu quyết tâm của chính quyền ; sự thiếu chấp hành của người dân và thiếu tính toán trong vấn đề an sinh xã hội khi người dân không còn được buôn bán ở vỉa hè.
Nhà báo Võ Văn Tạo nhận định với RFA :
"Những phong trào rộ lên ra quân rồi đầu voi đuôi chuột đã xảy ra lâu nay. Cũng có cái thành công, có cái thất bại. Nhưng riêng chuyện dọn dẹp vỉa hè, đường phố cho trật tự thì luôn luôn thất bại. Nó phản ánh cái tư duy làm việc, cái phong cách làm việc của cán bộ nhà nước Việt Nam không nhất quán ; không kiên trì và không có đôn đốc đến nơi đến chốn từ cấp trên với cấp dưới.
Khách quan mà nói, bà con mình cũng nghèo phải mưu sinh ở vỉa hè. Bây giờ mà dẹp hoàn toàn thì khác gì đẩy họ vào chỗ chết. Cho nên nó rất khó. Có một số địa phương người ta có những giải pháp, tuy không hoàn toàn nhưng cũng giải quyết được tương đối với điều kiện lãnh đạo địa phương phải thật sự cùng quan điểm với nhau và lo lắng đến đời sống người dân".
Ngày 10/01/2023, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thông tin về tình hình lao động việc làm cả năm 2022. Theo đó, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức của cả nước trong năm 2022 là 65,6%. Lao động phi chính thức là những lao động không có hợp đồng cố định, không có bảo hiểm, một trong những hình thức đó là bán hàng vỉa hè. Với số dân mưu sinh vỉa hè lớn như ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chuyện lấy lại vỉa hè cho người đi bộ là chuyện dường như không thể.
Buôn bán trên vỉa hè. AFP
Phát biểu tại lễ ra quân dọn dẹp vỉa hè quận 3 hôm 19/4, ông Trần Thanh Bình - Phó chủ tịch UBND quận này thừa nhận việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán diễn ra nhiều nơi. Ngoài ra, tình trạng dừng đậu xe không đúng quy định, việc xả rác, quảng cáo, rao vặt vẫn phổ biến.
Chị Thủy, một người dân quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, nói với RFA suy nghĩ của chị :
"Cái chuyện dẹp lòng lề đường là đã từ xưa rồi chứ không phải bây giờ mới làm, bởi vì họ muốn lề đường thông thoáng sạch sẽ. Nhưng vì họ không giải quyết từ gốc, tức vấn đề mưu sinh của người dân, mà cứ giải quyết từ ngọn. Đó là lý do cứ dọn chỗ này thì họ chạy qua chỗ khác. Qua chiến dịch thì đâu lại vào đó".
Theo chị Thủy, việc dọn dẹp vỉa hè theo chủ trương của lãnh đạo các quận, huyện nên có có hoạch cụ thể, từng bước. Không nên mở chiến dịch ồ ạt ở khắp nơi khiến dân lao động ‘mất nồi cơm’ mà không có sự chuẩn bị. Nếu làm thì phải thí điểm từ phường lên quận và làm đến nơi đến chốn.
Luật sư Đặng Trọng Dũng thì cho rằng :
"Cái vấn đề lấy lại vỉa hè cho người đi bộ gần như là bất khả thi. Giành giật vỉa hè với người dân là chuyện bất khả thi. Tôi nghĩ, nếu giải quyết vấn đề vỉa hè thì phải có một cuộc hội thảo chuyên về lĩnh vực này và phải làm đến nơi đến chốn. Nếu được như thế thì mới lấy lại vỉa hè thông thoáng, sạch đẹp được".
Vị luật sư này nói thêm, cách làm đúng của chính quyền là làm sao cho dân ủng hộ. Tránh đối đầu với dân. Ai cũng muốn sống trong một đô thị sạch sẽ, người đi bộ được đi trên vỉa hè, nhưng phải hài hòa với câu chuyện kinh tế vỉa hè của người dân.
Thực tế cho thấy khi lực lượng chức năng chuyển sang giải tỏa khu khác thì chỉ vài ngày sau, nhiều đoạn vỉa hè vừa giải tỏa xong lại bị người buôn bán nhỏ tái chiếm. Cơ quan chức năng không thể đủ người để ngày nào cũng canh chừng tất cả vỉa hè. Ngay tại quận 1, những chỗ bị đập phá từ năm 2017 vẫn không được xây lại trông càng nhếch nhác, nham nhở hơn trước.
Tại Hà Nội, chính quyền thủ đô cũng đã năm lần phát động chiến dịch "giành lại vỉa hè" ; thậm chí thành lập "Ban chỉ đạo" với nhiệm vụ gọi là xóa bỏ việc lấn vỉa hè, lòng lề đường để kinh doanh trái phép. Vừa qua lại có đề xuất "cho thuê vỉa hè". Mọi giải pháp hầu như đều vấp phải phản ứng tiêu cực từ phía người dân.’
Nhiều người cho rằng, kinh tế vỉa hè đã trở thành nét văn hóa đặc thù của nhiều thành phố lớn tại Việt Nam. Nếu lãnh đạo thành phố tổ chức lấy ý kiến người dân để quy hoạch một cách hợp lý thì vừa giữ được môi trường buôn bán cho dân nghèo, vừa đưa kinh tế vỉa hè thu hút khách du lịch, phát huy nét đẹp văn hóa đô thị.
Nguồn : RFA, 19/04/2023
Trong Dự thảo thay thế Quyết định 74 năm 2008 về quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố... Sở Giao thông- Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất cho sử dụng vỉa hè làm điểm giữ xe, kinh doanh, quảng cáo... có thu phí, sau khi đã chừa đủ tối thiểu 1,5 m cho người đi bộ.
Những người bán thịt trên vỉa hè ở Hà Nội (minh hoạ)- AFP
Cụ thể, có 7 trường hợp theo Sở Giao thông- Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh là ‘được tạm dùng vỉa hè’ và đóng phí gồm : nơi tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua bán hàng hóa ; điểm bố trí công trình, tiện ích phục vụ giao thông công cộng có thu tiền sử dụng ; lắp đặt công trình, trụ quảng cáo tạm ; tổ chức hoạt động văn hóa ; điểm giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa ; nơi trung chuyển vật liệu, phế thải phục vụ thi công của hộ gia đình ; điểm giữ xe có thu phí...
Chị Bích, chủ một cửa hàng kinh doanh ở quận 10, nói :
"Theo tôi việc nhà nước cho thuê vỉa hè là không hợp lý, vì việc đó sẽ ảnh hưởng đến việc đi ra vào các nhà có mặt đường. Như vậy khi cho thuê vỉa hè thì nó sẽ ảnh hưởng đến các hộ đó như thế nào ?"
Trong lúc kinh tế còn chưa phục hồi hoàn toàn sau dịch Covid-19, mà thu tiền người nghèo buôn bán ở vỉa hè có hợp lý ? Chị Hằng, bán cà phê trên vỉa hè ở một quận nội thành Sài Gòn cho biết vì không có tiền mướn mặt bằng nên mới bán lề đường, bây giờ nhà nước cho thuê thì không biết có tiền thuê không :
"Ai mà đi buôn bán lòng lề đường cũng là khó khăn hết, phải đi kiếm kế sinh nhai thôi... Chứ nếu mà có tiền mướn mặt bằng này kia thì đâu có buôn bán lòng lề đường chi. Có khu buôn bán thì mình cũng vô khu buôn bán mình bán cũng được vậy. Nhưng mà cái giá như thế nào chứ đâu phải lúc nào mình cũng được vô đâu. Mấy người có tiền họ mới được vô mấy chỗ đó. Mình không có vốn mình phải bán vậy thôi’".
Đây không phải lần đầu tiên Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất cho thuê vỉa hè, vào năm 2017 cơ quan này cũng đã trình Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất phân ô cho thuê vỉa hè, nhưng đã vấp phải phản ứng của dư luận. Vào thời điểm đó, các thành phố lớn ở Việt Nam đang tiến hành chiến dịch lấy lại vỉa hè để trả cho người đi bộ.
Theo Điều 35 tại Luật giao thông đường bộ năm ban hành 2008 , vỉa hè và lòng đường chỉ được sử dụng cho các mục đích giao thông. Các trường hợp đặc biệt, sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường vào mục đích khác... phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố quy định, nhưng phải không gây ảnh hưởng đến trật tự và an toàn giao thông.
Một kiến trúc sư không muốn nêu tên vì lý do an toàn, cho biết ý kiến :
"Cần phân rõ phần vỉa hè nào là để đi bộ, phần nào còn dư thì bố trí ưu tiên cho hoạt động của những người phải mưu sinh bằng các hoạt động trên vỉa hè như kinh doanh hàng ăn, trông giữ xe máy, ô tô v.v..".
Ngoài ra theo vị kiến trúc sư này, cần minh bạch trong việc quản lý cho thuê lề đường thì mới hiệu quả :
"Trên cơ sở các hợp đồng xác định rõ trách nhiệm giữa nhà nước và các cá nhân. Trong quá trình thực hiện cần phải tăng cường khâu giám sát, xử lý nghiêm những trường hợp lấn chiếm vỉa hè. Đồng thời, phải có cơ chế minh bạch để tránh tình trạng bảo kê, trục lợi. Những đơn vị quản lý việc cho thuê vỉa hè để kinh doanh phải là tổ chức của Nhà nước và phải đảm bảo công khai về giá cho thuê".
Trở lại với đề xuất mới đây của Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, nếu đem vỉa hè ra cho thuê kinh doanh, thì người đi bộ đi ở đâu ? Ngoài ra còn liên quan đến mỹ quan, văn minh đô thị... Hiện tại, nhà nước chưa cho thuê vỉa hè mà một số người dân kém ý thức còn chiếm dụng vỉa hè để buôn bán... Nếu cho thuê vỉa hè rồi, liệu có thể đảm bảo người thuê không đặt ghế bàn, chiếm luôn 1,5 m dành lối cho người đi bộ. Khi đó lại thêm chi phí quản lý, kiểm soát, bắt phạt... thì có khác gì hiện nay ?
Liệu tiền chính quyền thành phố thu được từ việc cho thuê vỉa hè có góp được gì cho ngân sách và bù đắp chi phí quản lý cho thuê vỉa hè ?
Trước đây vào năm 2021, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức thu phí đỗ xe hơi theo giờ tại 20 tuyến đường nội đô, nhưng năm 2021 theo cổng thông tin của Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ thu được hơn 2 tỉ đồng, trong khi chi phí bỏ ra cho nhân công, thuê phần mềm thu phí mất hơn 10 tỉ đồng.
Trong lúc Thành phố Hồ Chí Minh luôn kêu gọi chỉnh trang trật tự, mỹ quan đô thị thì việc cho thuê vỉa hè để làm nơi kinh doanh buôn bán, gửi xe, bãi chứa phế liệu... thì có thể thể sạch, đẹp, trật tự như mong muốn ?
Ông T., một người về hưu ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh khi trả lời RFA liên quan vấn đề này cho biết ý kiến :
"Tôi thấy như vậy cũng tốt, nhưng bên cạnh đó tôi thấy chính sách cho thuê vỉa hè có điểm hay nhưng mà có điểm cũng chưa được. Hay, là bây giờ không còn cảnh người buôn bán trên vỉa hè mà phải cuốn gói chạy trốn trong khi đội trật tự đường phố đến hốt xe, hốt bàn ghế, hốt tủ... Nhưng với phong cách dân dã của người Việt Nam, mặc dù không được văn minh như các nước khác, nhưng mà đó cũng là một cái bản sắc của người dân Việt Nam. Điểm tôi thấy chưa được là bây giờ nhà nước thu tiền cho thuê vỉa hè sẽ gây khó khăn cho những người buôn bán trên vỉa hè hoặc là những người buôn gánh bán bưng, vì họ phải có tiền mà thuê vỉa hè, phải chịu cái sự cạnh tranh giữa những người buôn bán với nhau".
Theo ông T., tốt hơn hết là giao lại cho người dân buôn bán như ngày xưa, và các cơ quan chức năng chỉ làm nhiệm vụ là làm sao cho trật tự an toàn cho người đi bộ, và đảm bảo được văn minh đường phố. Ông T. cho rằng, như thế thì hay hơn là cho thuê và lấy tiền lại của những người dân nghèo khổ.
Nguồn : RFA, 10/02/2023
Thực ra "4C" nơi nào cũng có chỉ có điều người ta chưa biết đến vì "các cụ" không thiếu kinh nghiệm "rào giậu".
Người Việt vài chục năm qua vốn đã quá quen với cụm từ "con ông, cháu cha" hay cũng còn gọi là "con cháu các cụ" (4C), ấy là khi nói đến chuyện tuyển dụng vào biên chế, bổ nhiệm, cất nhắc các vị trí trong cơ quan công quyền thì lớp "4C" này luôn được xem là ưu tiên số một.
Cũng vì thế nhóm "4C" còn được xếp đầu bảng trong hàng ngũ "tứ ệ" hay "ngũ ệ" với tục danh là "hậu duệ".
Nói đến "con ông, cháu cha" là người ta nghĩ ngay đến những lãnh đạo sở, huyện tuổi chừng 30, con cái các vị Bí thư hoặc nguyên Bí thư ở Quảng Nam, Hậu Giang, Hải Dương,…
Thực ra "4C" nơi nào cũng có chỉ có điều người ta chưa biết đến vì "các cụ" không thiếu kinh nghiệm "rào giậu".
Người Hà Nội chưa nghe thấy chuyện "4C" tại Thủ đô không phải vì không có mà vì đất Tràng An thanh lịch, "xấu chàng hổ ai", chẳng lẽ lại tự động vạch áo cho người xem lưng ?
Truyền thông dẫu có biết cũng phải học nghề thợ may "bảy lần đo, một lần cắt".
Tưởng chừng câu chuyện "con ông, cháu cha" không còn "đất" để khai thác thì không ngờ mới đây, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội lại phát hiện một điều mới mẻ, ấy là chuyện "con ông, cháu cha… vỉa hè".
Cảnh thi công lát đá tự nhiên cho vỉa hè tại Hà Nội. (Ảnh minh hoạ : Baogiaothong.vn)
Báo Anninhthudo.vn dẫn lời ông Chung như sau :
"Như việc lát đá vỉa hè vừa qua, tại sao Ban quản lý dự án các quận huyện lại làm không tốt. Quá trình duyệt dự toán thế nào ?
Có việc "con ông cháu cha" cung cấp vật liệu để hưởng lợi không ?
Tôi biết là có việc đó và chúng ta cần phải kiểm tra, làm rõ, xử lý nghiêm và công khai" [1].
Đã là "4C" thì đương nhiên chỗ ngồi phải "ấm", chỗ ăn thì phải ngon, không ngon thì dại gì mà dính vào.
Thế thì cái vụ "ăn" đá lát vỉa hè Hà Nội vừa qua chắc không thể là chuyện cà mèng, lại càng không thể do các "4C" tự ý nghĩ ra mà không có sự chỉ lối, đưa đường của "các cụ".
Vậy nên làm rõ chuyện "4C vỉa hè" không phải là quan trọng nhất, quan trọng là tìm ra "các cụ" của những "4C vỉa hè" đó là ai, làm gì, ở đâu và quan trọng nữa là nên cho dân chúng biết để tránh "ít cụ, nhiều ngờ".
Báo Tienphong.vn đưa tin : "Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố đang chỉ đạo rà soát lại tất cả vấn đề liên quan đến trình độ, bằng cấp.
"Bước đầu đã có một số trường hợp vi phạm trong bằng cấp, thành phố sẽ xử lý nghiêm túc và công khai trong thời gian tới" [2].
Ông Chung đã nói thế thì dân biết thế, bởi từ khi nhậm chức đến nay, ông có nhiều phát biểu mà dân chúng ghi nhận là thẳng thắn, không né tránh, chẳng hạn cái vụ công an chống lưng cho tư nhân bán bia vỉa hè hay vụ bảo kê trông giữ xe ở Mỹ Đình,…
Cứ tưởng sau vụ "trồng nhầm" cây mỡ thay cây vàng tâm trên vỉa hè một vài tuyến phố Hà Nội được rút kinh nghiệm triệt để thì nay lại đến vụ đá lát vỉa hè.
Mà sao cái "vỉa hè" Hà Nội lại dính đến nhiều chuyện thị phi như vậy ?
Phải chăng đất công sản ở đâu cũng là màu mỡ, béo bở chứ không riêng Đà Nẵng ?
Hơi tiếc là dân Thủ đô chưa thấy bất kỳ cây "gậy chống bia" nào - mà ông Chung biết rất rõ - được thành phố công khai đưa vào chiếc lò đang nóng vốn đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhóm từ năm ngoái.
Chẳng lẽ dân nên "yên tâm" chờ đợi, nhất định đến một ngày đẹp trời nào đó các thành viên "nhóm lợi ích bằng rởm" hay "gậy chống bia" sẽ được "công khai".
Mà thành phố đã nói là "công khai trong thời gian tới" thì dân có cần biết câu chuyện của những người thích đùa thế này :
Một cửa hàng trương biển : "Ngày mai miễn phí các mặt hàng". Hôm sau dân rồng rắn xếp hàng từ sớm, khi mang hàng ra cửa bị bảo vệ yêu cầu vào quầy trả tiền, dân hỏi "sao bảo miễn phí" ?
Trả lời "ngày mai mới miễn phí chứ không phải hôm nay" !
Nhân nói đến chuyện "làm rõ, xử lý nghiêm và công khai", mấy tháng trước người dân vừa được biết đến tuyên bố của ông Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến sau khi kiểm điểm trách nhiệm và xử lý kỷ luật cán bộ tỉnh này liên quan đến người mà truyền thông gọi là "hot girl Thanh Hóa" như sau :
"Việc này cần thực hiện công khai để đảng viên trong Đảng bộ hiểu rõ bản chất vụ việc, đâu là việc đúng, sai, để thể hiện tính minh bạch trong xử lý vi phạm".
Tiếc cho ông Chiến là sau đó Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận rất khác so với những gì mà ông Chiến đã chỉ đạo Tỉnh ủy "công khai, minh bạch trong xử lý vi phạm".
Cấp dưới của ông là ông Phó Chủ tịch Ngô Văn Tuấn đã bị cách hết chức vụ trong Đảng vì "nâng đỡ không trong sáng" cô gái có tên Quỳnh Anh !
Người viết tin rằng điều đó sẽ không lặp lại tại Hà Nội, hy vọng rằng với kinh nghiệm và bản lĩnh của vị tướng công an, ông Nguyễn Đức Chung có đầy đủ công cụ và quyền lực để thực hiện lời nói của mình trước cán bộ dưới quyền và với nhân dân thành phố.
Và người dân Kẻ Chợ cũng tin rằng nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng :
"Công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực đã có kết quả bước đầu, xử lý nhiều cán bộ cao cấp. Cứ nói trên nóng dưới lạnh, nhưng giờ dưới cũng nóng dần lên rồi" [3] sẽ được thực hiện nghiêm túc tại Hà Nội.
Nhiệm kỳ Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố là 5 năm, kéo dài đến năm 2021, thế là đã gần nửa chặng đường.
Một trong những quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền thành phố và ông Chủ tịch Nguyễn Đức Chung là hồi sinh bốn dòng sông chết của thủ đô : sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch và sông Tích.
Theo kế hoạch, đến năm 2020, thành phố sẽ hoàn thành việc tách nước thải đưa về hệ thống xử lý tập trung trước khi đổ vào hồ, xử lý tất cả các hồ nội thành và các hồ gắn với di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh bị ô nhiễm nghiêm trọng. [4]
Thời gian chỉ còn ba năm, cũng gần dịp kết thúc nhiệm kỳ lãnh đạo, cải tạo cả bốn dòng sông không chỉ cần quyết tâm mà cũng cần nhiều tiền bạc.
Nếu thành phố động viên xã hội hóa, cho tư nhân cải tạo sông, đổi lại được phép xây một số cầu bắc qua sông làm bãi đỗ xe hoặc kinh doanh thương mại thì chắc nhiều người sẵn sàng hưởng ứng.
Người viết tưởng tượng viễn cảnh thế này :
Trên các dòng sông nước trong veo không có chút mùi khó chịu nào, có những câu cầu bắc ngang, tầng dưới là cầu và bãi đỗ xe, tầng trên là nhà hàng.
Người thủ đô đi dạo, thể dục dưỡng sinh trên cầu mỗi sáng và nhâm nhi ly cà phê buổi tối.
Nếu lòng sông mở rộng, trên những con thuyền nan lờ lững trôi là các đôi nam thanh nữ tú thì chắc chắn đấy sẽ là điểm nhấn cho du lịch thủ đô.
Hồi sinh được bốn dòng sông chết chắc chắn là một kỳ tích, chắc chắn là điều mà toàn dân Hà Nội mong đợi.
Vấn đề là khi nào điều đó sẽ thành hiện thực.
Vấn đề cũng còn ở chỗ ý thức của người Kẻ Chợ khi các dòng sông đó hồi sinh, liệu người ta có đối xử với sông như đối xử với những vườn hoa quanh khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm dịp Tết dương lịch vừa qua ?
Một việc nữa mà người viết cũng mong muốn là Hà Nội sẽ làm gương cho cả nước về tinh gọn bộ máy chính quyền, đoàn thể.
Nên chăng Hà Nội chủ động đề xuất với Trung ương việc ghép lại hai quận Từ Liêm, quận Long Biên và huyện Gia Lâm thành một đơn vị hành chính như cũ ?
Vừa rồi, vụ Vũ "nhôm" có hộ chiếu nước ngoài (dư luận cho là do quốc đảo Antigua & Barbuda ở phía đông biển Caribe cấp), quá khứ cũng có người khác đã chuẩn bị cho ngày rời bỏ tổ quốc bằng cách thức tương tự, chính quyền Hà Nội có nên quan tâm xem có hay không cán bộ công chức trong bộ máy nhập quốc tịch nước ngoài, sẵn sàng cho ngày "cất cánh an toàn".
Hà Nội có nên tổng rà soát xem bao nhiêu cán bộ lãnh đạo địa phương mua nhà tại Hà Nội, cung cấp dữ liệu đó cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương bởi những biệt phủ hoành tráng tại địa phương giá trị chưa chắc đã bằng một căn hộ tầng thượng (Penthouse) tại Hà Nội.
Làm được việc này chính là đáp ứng tiêu chí Hà Nội vì cả nước, vì công cuộc phòng chống tham nhũng mà Đảng, Nhà nước đang tiến hành.
Còn nhiều điều khác nữa như thực phẩm bẩn, tội phạm ma túy, mãi dâm, công chức "tham nhũng vặt",… cũng cần đến quyết tâm của Đảng bộ và chính quyền và người dân không nghĩ rằng thành phố sẽ giải quyết một lúc tận gốc mọi vấn đề.
Điều mà người dân mong đợi là những gì đã nói ra, đã hứa sẽ được thực hiện chứ không phải tình trạng "nói mà không làm, làm không đến nơi đến chốn, làm ngược với nói" như từng được nêu trong nhiều văn bản, trong phát biểu các các vị lãnh đạo cao cấp và trên mặt báo.
Có người hai nhiệm kỳ làm Chủ tịch thành phố để lại di sản là "quy hoạch băm nát thủ đô".
Mới chưa quá nửa nhiệm kỳ mà đòi hỏi lãnh đạo Đảng bộ và Ủy ban nhân dân thành phố làm đủ mọi thứ là không hợp lý.
Thế nhưng nếu không làm ngay từ hôm nay thì chẳng bao giờ có được câu trả lời dẫu "thời gian tới" có dài bằng ba bốn nhiệm kỳ cũng vậy.
Xuân Dương
Nguồn : GDVN, 08/01/2018
Tài liệu tham khảo :
[1] http://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/lat-da-via-he-ha-noi-co-viec-con-ong-chau-cha-cung-cap-vat-lieu-de-huong-loi/753770.antd
[2] https://www.tienphong.vn/xa-hoi/ha-noi-ra-soat-bang-cap-cua-can-bo-1222415.tpo
[3] http://congan.com.vn/tin-chinh/tong-bi-thu-cu-noi-tren-nong-duoi-lanh-nhung-gio-duoi-cung-nong-dan-len-roi_49129.html
[4] http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/moi-truong/nhung-con-song-chet-dac-quanh-o-ha-noi-truoc-gio-hoi-sinh-381126.html
Nói cho cùng thì người dân Sài Gòn hiện tại gặp quá nhiều tai ương. Tai ương từ nạn ngập nước, nạn kẹt xe khi trời mưa, nạn lún đất ở các quận Nhà Bè, Bình Thạnh, 8, 12… Rồi gần đây thêm chuyện ông Phó Chủ tịch quận 1 Đoàn Ngọc Hải hầm hố dẫn dân phòng đi dẹp vỉa hè. Mà tai ương vẫn chưa chịu dừng ở đó, giờ lại thêm chuyện cho thuê vỉa hè ! Vì sao nói cho thuê vỉa hè là tai ương của dân Sài Gòn ?
Nhà nước quyết định cho dân thuê vỉa hè mới cho thấy đây là một kiểu xảo ngôn
Bởi vì, chuyện nhà nước quyết định cho dân thuê vỉa hè mới cho thấy nhà nước lấy vỉa hè không phải như ông Hải nói là "vì quyền lợi 16 triệu dân" mà đây là một kiểu xảo ngôn, thiếu danh dự và lương tri của một người làm đại diện cho dân, của một lãnh đạo, một quan chức trong hệ thống cầm quyền. Thay vì tuyên bố lấy lại vỉa hè để cho thuê, để lấy từ túi dân một khoản tiền không nhỏ. (Đương nhiên là khoản tiền này sẽ nói là bổ sung vào ngân sách nhưng chỉ có trời biết, đất biết và ông Hải biết nó sẽ đi về đâu).
Mà vấn đề tai ương không chỉ dừng ở chuyện giới quan chức dùng xảo ngôn với dân, bởi chuyện đó đã xưa như trái đất trong suốt gần nửa thế kỉ nay, người dân Sài Gòn cũng đã quen, đã ngấm đòn với chuyện này, thiết nghĩ chẳng có chi để bàn. Bởi có bàn tới bàn lui, bàn xuôi bàn ngược rồi chuyện nó cũng vậy thôi, từ ngày cái tên Sài Gòn bị mất cùng với than củi, áo quần, mùng mền, đủ các loại đồ bẩn phơi ra đầy mặt phố thì người Sài Gòn đủ đau và đủ ngấm đòn cho đến nay.
Tai ương nằm ở chỗ càng ngày bản chất Tào Tháo của nhà cầm quyền càng lộ rõ, mà chắc chuyện này không cần nói nhiều cũng biết, chơi với Tào Tháo thì chỉ có từ chết tới chết bởi cái bản chất "thà ta phụ người chứ đừng để người phụ ta" cũng như cái thói quen bệnh hoạn thích lấy vợ của người khác, đặc biệt là vợ của tướng bại trận và dương đông kích tây trong ngôn ngữ của họ Tào.
Bản chất nghi hoặc, bất cứ ai trong nhân dân cũng có thể rơi vào tầm ngắm nghi hoặc của đảng, nhà nước và những ai phát biểu ý kiến đối lập với ý đảng thì đều bị xếp vào diện phản động, ở không yên mà đi cũng chẳng lành. Nên chi mọi chuyện, có vẻ như dân Sài Gòn ai cũng hiểu, hiểu hoài mà cứ gặp hoài !
Giờ thêm tai ương thuê mặt bằng, nói tai ương bởi đây sẽ là cuộc thanh trừng toàn triệt đối với người nghèo, người vốn dĩ không có đất cắm dùi, dựa vào vỉa hè thành phố để tồn tại, nuôi con ăn học và duy dưỡng tương lai.
Thử nghĩ Sài Gòn sẽ ra sao nếu như những người buôn bán vỉa hè, bán hàng rong vắng bóng ? Sài Gòn sẽ như thế nào nếu như những người bán vỉa hè lâu nay không đủ tiền để thuê mặt bằng và những người có tiền lại có cơ hội thuê mặt bằng mở rộng thêm để bày bán, quán xá lại mọc ra rầm rộ ?
Sài Gòn sẽ ra sao nếu như những người buôn bán vỉa hè, bán hàng rong vắng bóng ?
Lúc đó, Sài Gòn không còn là Sài Gòn mệnh danh một liên hiệp quốc của Việt Nam, nơi mà người nghèo hay người giàu đều có thể ngồi ăn tô hủ tiếu vỉa hè, ngồi nhâm nhi ly cà phê hay ăn một nắm xôi, ổ bánh mì trắng… Mà những người nghèo bị xộ dạt ra khỏi thành phố, một thành phố ích kỉ, hay nói cách khác là một thành phố Cộng sản đúng nghĩa được hình thành.
Sở dĩ nói Sài Gòn sẽ thành một thành phố Cộng sản đúng nghĩa bởi nếu như trước đây, Sài Gòn vẫn còn giữ một chút hồn vía sài Gòn trước 1975 bởi dù sao con người vẫn còn tương thân tương ái, vẫn còn "đầu đường thương xó chợ" trong một trật tự của Sài Gòn truyền thống, một Sài Gòn dù muốn hay không muốn thì cũng không thể dùng thịt đè người trên các vỉa hè khi mỗi người đều phải kiếm sống chật vật và gian nan.
Nhưng một khi cơ hội lấy thịt đè người xuất hiện, thì Sài Gòn sẽ nhanh chóng thành một Sài Gòn cộng sản. Bởi chỉ có người cộng sản với thói quen độc đoán, chuyên quyền, cố chấp và bảo thủ mới có chuyện cho dù có ra hè phố bán nước chè thì người ta vẫn bằng mọi giá xua đuổi đi ông A, bà B, cô C cũng bán nước chè giống họ.
Và cái thứ tư duy cá lớn nuốt cá bé, lấy thịt đè người lần này có cơ hội phát triển mạnh nhất trên đất sài Gòn, ít nhất cũng là ở quận 1, nơi mà trước đây chưa đầy hai tháng, Đoàn Ngọc Hải đã phùng mang trợn mắt, quát tháo, chỉ chỏ để lấy vỉa vè với danh nghĩa là trả lại vìa hè cho người đi bộ. Để rồi chưa đầy hai tháng sau, kế hoạch cho thuê vỉa hè khởi hành.
Thử hỏi, liệu hợp đồng cho thuê vỉa hè có đảm bảo vỉa hè không bị lấn chiếm ? Trước đây dùng miễn phí mà người ta còn tranh thủ kê thêm cái ghế, cái bàn để bán thì giờ phải gánh thêm một khoản tiền phí hằng năm, ai dám đảm bảo người thuê không lén lút kê thêm cái bàn, cái ghế để gở vốn ?!
Và trước đây, dù sao thì người này cũng nhường người kia một chút khi tranh thủ vỉa hè để buôn bán, kiếm ăn, bây giờ vỉa hè nhà nước cho thuê, những người hàng rong có đủ tiền để thuê hay không ? Và đây có phải là cơ hội để cá lớn nuốt cá bé khi thuê mặt bằng ?
Đáng sợ hơn cá là cái thứ cơ hội cá lớn nuốt cá bé, thứ cơ hội đầy chất máu lạnh này đã được đảng bộ và chính quyền thành phố sài Gòn hợp thức hóa. Để rồi một lúc nào đó, Sài Gòn thay hình đổi dạng hoàn toàn, chẳng còn là Sài Gòn với người Sài Gòn mà là một thành phố Hồ Chí Minh với người Hồ Chí Minh. Thật đáng sợ !
Viết từ Sài Gòn
Nguồn : RFA, 15/06/2017 (VietTuSaiGon's blog)
Trong khi chiến dịch ‘dẹp vỉa hè, lấy lối đi cho người đi bộ’ đang tiếp tục được triển khai, cơ quan chức năng thành phố Sài Gòn đề ra kế hoạch lập ‘phố hàng rong’.
Phối cảnh phố hàng rong trên vỉa hè theo đề án của UBND quận 1 (Ảnh: báo Vnexpress)
Ai được ai không ?
Báo chí trong nước dẫn lời một vị lãnh đạo quận 1 cho biết các tuyến đường Nguyễn Văn Chiêm, Chu Mạnh Trinh và Công viên Bách Tùng Diệp được lựa chọn để thực hiện thí điểm mô hình ‘phố hàng rong’.
Những người dân liên quan tỏ ra lo âu dù ‘phố hàng rong’ chỉ mới ở gia đoạn thử nghiệm.
"Nếu mình sắp xếp theo nhu cầu mỗi người, người nào từ trước đến giờ người ta đã buôn bán, thì hãy để cho người ta buôn bán. Ưu tiên những người nào từ trước đến giờ buôn bán, chứ bây giờ quy hoạch lại thì có những người trước giờ không buôn bán rồi người ta lại được, người đã buôn bán thì không được rất là thiệt cho người ta".
Người dân quanh các khu vực thí điểm đề án ‘phố hàng rong’ vẫn chưa biết được điều kiện nào để họ có một chỗ để buôn bán. Những thông tin mà họ có được chỉ là nghe người khác nói lại chứ chính quyền chưa đưa ra một thông báo cụ thể. Một phụ nữ đã bán nước giải khát cạnh công viên Bách Tùng Diệp trên mười năm nay cho biết :
"Có, hồi sáng mới nghe nói…Nghe người ta nói lại… Mình cũng không biết nữa, ví dụ như xin phép thì sao cũng không biết… xin ở đâu".
Hay như một chị gái bán trái cây gần công viên này cũng chưa biết gì về đề án.
"Bác Sơn có nghe chưa ? Chưa có nghe ! Tụi chị nhà ở đây, chị nghĩ là bán ở đây, khu phố đây thì mình bán đây chứ đâu nghĩ là phải qua bên đó mình bán".
Người khác thì tỏ ra lo âu về phía khách muốn vào ăn uống, mua bán tại phố hàng rong.
"Để xe ở đâu ? Không lẽ người ta chạy vô công viên đó người ta mua" ?
Hầu hết những người buôn bán hàng rong đều thuộc thành phần khó khăn phải kiếm sống trên đường phố. Họ cũng mong mỏi cơ quan chức năng tạo điều kiện để việc kiếm sống được ổn định chứ không bấp bênh như lâu nay.
"Làm cho chị cái chỗ chị bán đi, để chị nuôi con chứ cứ đuổi cứ hốt chị bán không có được. Nói chung 2,3 tuần này chị bán không được. Vẫn chấp hành hết, giờ phải kiếm cho chị, giao cho chị một chỗ chị bán, mà bây giờ nói hộ khẩu trong quận nhất mà chị đâu có hộ khẩu. Mà chị bán đây rất là lâu rồi. Con chị 3 đứa mà không cho bán chị đâu nuôi con được".
Vì sao chỗ dẹp chỗ không ?
Câu chuyện dẹp vỉa hè Sài Gòn vẫn còn là một đề tài nóng vì có quá nhiều chuyện xảy ra như dân nhà mặt phố bị dẹp than phiền cách làm không công tâm của lực lượng chức năng.
"Nguyên trước mặt cô nè, có nguyên bãi giữ xe mà không đá động gì tới. Mà bên đây có chiếc xe mà không cho để đây nữa. Con thấy nó vô lý không ?
Giờ nhà nước kêu mình đập bỏ cái đường đi lên thì mình đập thôi, giờ bỏ cái đường đó bắt cầu thang lên hết sức là khó khăn. Té một cái là què luôn. Xe cô khóa ngoài, bây giờ gửi thì một tháng hai trăm rưỡi lận".
"Bây giờ chủ trương nhà nước đưa ra là làm đẹp thành phố, dành lòng lề đường cho người đi bộ chúng tôi chấp hành chúng tôi đập. Tại sao những bãi giữ xe góc đường Chu Mạnh Trinh với Nguyễn Du, Lê Duẩn với Tôn Đức Thắng vẫn còn tồn tại. Đó cũng là lấn chiếm lòng lề đường, tức là bất hợp lý. Hỏi thì mới nói ở qun cho. Tụi tui chấp hành, tụi tui là dân thì tụi tui phải đập, còn đó là cán bộ thì sao đập ? Nếu giải tỏa thì phải giải tỏa luôn những bãi gửi xe đó".
Theo ghi nhận, nhiều người dân cho biết sẵn sàng chấp hành chủ trương ‘dọn dẹp lòng lề đường thông thoáng’, ‘vãn hồi trật tự công cộng’ mà cơ quan chức năng đề ra. Tuy nhiên cách thực hiện bị chỉ trích là quá vội vàng, thiếu kế hoạch cụ thể và đồng bộ ; thậm chí phạm luật.
Trong tuần qua, thông tin chính quyền thành phố Đà Nẵng phạt 40 triệu đồng đối với công trình 40 móng biệt thự đang xây dựng không có giấy phép tại khu vực bán đảo Sơn Trà thu hút mối quan tâm đặc biệt của dư luận trong và ngoài nước.
Vỉa hè là nơi mưu sinh của người nghèo. Ảnh chụp hôm 12/9/2016 tại Hà Nội. AFP photo
Nhiều khán thính giả và độc giả RFA chú ý theo dõi diễn tiến của vụ việc này ; bởi lẽ họ nêu ra một trường hợp điển hình người dân thường muốn xây một chuồng nuôi vịt mà không xin phép, như trường hợp quán cà phê Xin Chào ở Bình Chánh-Sài Gòn, đã phải đối diện nguy cơ bị khởi tố hình sự ; trong khi 40 ngôi biệt thự do Công ty Cổ phần Tiên Sa đang xây dựng trái phép, tác động rõ rệt đến cảnh quan và môi trường của thành phố Đà Nẵng thì chỉ bị phạt ở mức 1 triệu đồng/1 căn biệt thự.
Bên cạnh đó, còn có những thông tin liên quan mà hầu như những người quan tâm đều phải cất lên tiếng than rằng "Không thể nào tin đó là sự thật !", như chia sẻ của một thính giả từ Đà Nẵng gửi về Đài RFA :
"Một công trình, một dự án phá nát lá phổi thành phố nơi gia đình tôi và hàng triệu người dân đang sinh sống.
Rừng nguyên sinh Sơn Trà bị phá để xây khách sạn, biệt thự trái phép nhưng ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng đăng đàn tuyên bố ‘làm sai thì đình chỉ, xử phạt theo đúng quy định, đồng thời xem xét để chủ đầu tư bổ sung đầy đủ giấy tờ, cho phép chủ đầu tư tiếp tục thi công. Đã có lệnh đình chỉ. Nhưng không biết bao lâu nữa sẽ được hợp thức hóa để tiếp tục xây đây ?
Ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng, gửi thư kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ, mà qua đó cũng là nguyện vọng của người dân Đà Nẵng như tôi, khẩn thiết yêu cầu giữ nguyên hiện trạng, đừng phá hoại rừng của bán đảo Sơn Trà. Vậy mà, Sở Du lịch Thành phố Đà Nẵng khẳng định kiến nghị này chỉ là ý kiến cá nhân của ông Huỳnh Tấn Vinh.
Không thể nào tin nỗi đó là sự thật !"
Nhiều thính giả có đồng quan điểm cho rằng công trình xây dựng 40 căn biệt thự của Công ty cổ phần Tiên Sa cần phải bị phá dỡ vì phải như vậy thì luật pháp mới nghiêm minh.
40 căn biệt thự của Công ty cổ phần Tiên Sa cần phải bị phá dỡ
Trong những ngày qua Đài Á Châu Tự Do cũng nhận được rất nhiều ý kiến liên quan hoạt động xây dựng này :
"Mình nghĩ hoài không tìm được nguyên nhân. 40 biệt thự xây không phép đến bây giờ chính quyền mới phát hiện ra ? Hồi trước mình xây nhà mới, đổ một xe cát thì các anh quản lý đô thị có mặt sau nửa giờ đồng hồ. Lạ nhỉ ! Có ai còn nhớ một gia đình xây tượng Trần Hưng Đạo trong sân nhà ở Lâm Đồng không ? Bị phát hiện ngay và bị phạt vạ đấy" !
"Nếu đúng quy trình thì đợi xây xong rồi mới phát hiện và rút kinh nghiệm luôn. Tại vì chung chi không đồng đều nên mới bị phát hiện".
"Chuyện có gì mà ầm ĩ đâu ! Đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Chỉ công bố phần phạt. Còn phần lót tay cho các quan hữu trách bao nhiêu thì đó là ‘bí mật quốc gia’. Đâu lại vào đấy và lại cho phép xây tiếp tục".
"Nhà của dân có xây sai phép 1 cục gạch thì bị cả một lực lượng hùng hậu đập phá không thương tiếc. Còn bây giờ với 40 biệt thự thì lại không dám đụng vào. Thật trớ trêu tình đời" !
Đây không phải là một vụ việc được cho là "trớ trêu" hay "không thể tin nỗi" tại Việt Nam. Trong tuần qua còn các thông tin mà quý thính giả Đài RFA cho là mang tính nghiêm trọng hơn. Trước hết, có thể kể đến thông tin Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu Trung Quốc được Hà Nội mời nghiên cứu lập quy hoạnh hai bên bờ sông Hồng, được báo giới trong nước loan tải vào ngày 20 tháng 3, khiến cho dư luận thắc mắc vì sao nhà thầu Trung Quốc luôn được Nhà nước Việt Nam ưu ái. Thính giả Thi Le đặt câu hỏi "Chỉ là quy hoạch một bờ sông mà phải giao dự án cho Trung Quốc thì Chính phủ Việt Nam còn gì để nói với người dân không ?" Thính giả Duy Minh Nguyen trả lời rằng "Đảng và Nhà nước lãnh đạo không có đủ trình dộ chuyên môn. Họ không muốn nhờ dân vì không cùng quan điểm cho nên Hà Nội phải nhờ người ‘đồng chí’ Bắc Kinh vì cùng quan điểm và lý tưởng". Còn thính giả Tienggoi Nguyen bày tỏ "Nghe mà vui làm sao ! Đất nước Việt Nam trải dài từ Bắc vô Nam, công trình nào cũng được nhờ ông bạn ‘4 tốt-16 chữ vàng’ giúp đỡ. Cũng phải thôi vì ký kết Hội nghị Thành Đô năm 2020 đến rất gần rồi !"
Trước những tranh cãi sôi nổi của dư luận xoay quanh thông tin vừa nêu, chỉ một ngày ngay sau khi truyền thông trong nước loan tin, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội lên tiếng rằng Hà Nội chưa đồng ý cho một đơn vị tư vấn nước ngoài nào tham gia lập quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và thông tin báo giới loan tải là chưa đúng. Một vài quý thính giả liên lạc Đài RFA với câu hỏi có tiên đoán được khi nào giới chức Hà Nội lại đăng đàn để xác nhận thông tin này là chính xác vì không những phía Trung Quốc giúp trong khâu thiết kế mà còn cả khâu thắng thầu và xây dựng, như thính giả Duc Lequang nói rằng "Xứ sở thiên đường xã hội chủ nghĩa mà, con lạc đà chui qua lỗ kim dễ dàng lắm !"
Nhiều gia đình, cửa hàng phải chọn giải pháp tạm thời như đặt bao cát làm bậc tam cấp. RFA photo
Những thông tin tiếp theo trong tuần qua, quý thính giả RFA cho rằng không thể nào tin nổi là sự thật :
- Ba thanh niên uống rượu say, tự ý ấn nút van xả lũ hồ chứa nước Suối Vực, ở huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, hồi rạng sáng 15 tháng 3 gây thiệt hại cho vùng hạ lưu hơn 300 triệu đồng, theo ước tính ban đầu của Ủy ban Nhân dân huyện.
- Chiến dịch lấy lại vìa hè đang diễn ra rầm rộ tại thành phố Hồ Chí Minh còn gây nhiều tranh cãi. Và chính quyền Quận 1 vừa thông báo lần đầu tiên lập đề án kinh doanh hàng rong, đồng thời sẽ tiến hành thí điểm ở vỉa hè tại khu vực Nhà Văn hóa Thanh niên và Công viên Bách Tùng Diệp. Bên cạnh đó còn là đề án kinh doanh hàng rong qua mạng khiến nhiều người ‘sửng sốt’ !
- Thủ đô Hà Nội cũng đang thi hành chiến dịch lấy lại vỉa hè, hàng loạt cây xanh hai bên đường liên thôn ở xã Cẩm Yên, huyện Thạch Thất bị đốn còn trơ gốc.
- Bộ trưởng Tài Nguyên và môi trường Trần Hồng Hà, nhân Ngày Nước Sạch Thế giới, tuyên bố nguồn tài nguyên nước của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức.
- Và mặc dù ông Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà khẳng định trước Quốc hội Việt Nam, hồi trung tuần tháng 11 năm 2016, rằng "Biển miền Trung đã an toàn" sau gần 7 tháng sự cố thảm họa môi tường do Formosa xả thải có độc tố ra khu vực biển 4 tỉnh phía bắc miền Trung, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệpvà phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng cần số tiền khổng lồ để tái tạo môi trường biển miền Trung khi tham gia thảo luận lấy ý kiến về Dự thảo Luật thủy sản vào sáng 21/3/2017.
Với các tin tức mới nhất tại Việt Nam trong hạ tuần tháng 3, thính giả Minh Đinh Ngọc chia sẻ rằng "Đất nước chúng ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo mới có thể xảy ra những ‘điều kỳ diệu’ như vậy và còn vô số những chuyện lạ đời khác mà tư duy của loài người không tài nào hình dung hay tưởng tượng ra được" !
Hòa Ái, phóng viên RFA
Cả mấy tuần nay câu chuyện cái vỉa hè ầm ĩ khắp mạng xã hội, trở thành chủ đề thú vị trên bàn nhậu hay tại các quán cafe.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, một số tuyến phố được thí điểm lắp đặt barie trên vỉa hè nhằm ngăn chặn xe máy đi lại
Chuyện bắt đầu khi tại thành phố Hồ Chí Minh, một số tuyến phố được thí điểm lắp đặt barie trên vỉa hè nhằm ngăn chặn xe máy đi lại. Những thanh barie này được sắp xếp so le nhau để người đi bộ vẫn có thể dễ dàng bước qua được đồng thời khoảng cách giữa các thanh sắt cũng đủ rộng để người ngồi xe lăn lách qua. Chưa hết, chuyện cái vỉa hè tiếp tục được lên sóng khi Phó Chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải cho huy động lực lượng quản lý trật tự đô thị để "dọn dẹp" vỉa hè. Tất cả các bàn ghế quán xá, các sạp hàng rong, xe cộ đậu trên vỉa hè, thậm chí cả chốt dân phòng di động cũng được dỡ bỏ và tịch thu. Hành động này của ngài Phó chủ tịch đã tạo nên luồng ý kiến hai chiều khi một bên ủng hộ sự quyết liệt vì một thành phố văn minh và phe còn lại cũng phản ứng dữ dội vì cho rằng dẹp vỉa hè là mất đi tình người khi rất nhiều người dân Việt nghèo phải làm ăn buôn bán trên vỉa hè.
Có thể nói vỉa hè như một nét văn hóa đặc trưng của người Việt khi mọi hoạt động sinh hoạt của người dân đều có thể diễn ra trên vỉa hè. Họ có thể tận dụng diện tích vỉa hè để mở rộng quán xá, bán vé số hay chỉ đơn giản là ngồi tụ tập tán gẫu chơi vài ván cờ.
Trong một bài viết nghiên cứu về văn hóa xe máy tại thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Allison Truitt, bà nhận thấy rằng văn hóa xe máy của người Việt hoàn toàn gắn liền với văn hóa vỉa hè. Với phương tiện chủ yếu là xe máy, người lái xe có thể đang đi trên đường và đỗ lại một cách tự do để mua hàng và thức ăn trên vỉa hè. Ngay cả trong những tình huống cấp bách như hết xăng hay thủng lốp xe, việc có một cửa hàng sửa chữa nằm ngay trên vỉa hè được cho là vô cùng tiện lợi và cần thiết. Dưới cái nhìn của một nhà văn hóa học, họ không đánh giá mức độ văn minh của những người bản địa sống cùng văn hóa đó, đơn giản đó là sự quan sát tìm hiểu về sự đặc trưng của các nền văn hóa khác nhau.
Văn hóa xe máy của người Việt hoàn toàn gắn liền với văn hóa vỉa hè.
Quay lại vấn đề hiệu quả của các biện pháp cũng như hành động của các nhà chức trách trong cuộc chiến vỉa hè với người dân. Liệu rằng việc dẹp sạch vỉa hè và ngăn cấm các loại xe cộ đi trên vỉa hè là vì dân hay không thì lại phải nhìn lại định nghĩa vỉa hè là gì ? Tôi cũng từng một lần được học về một lớp luật cơ bản trong đó có đề cập đến vấn đề đất công và đất tư. Tại Mỹ, tùy theo các bang mà có những luật sở hữu và luật sử dụng khác nhau, tuy là vấn đề nhỏ nhưng cũng phức tạp vô cùng. Vỉa hè thuộc về quyền quản lý của nhà nước và để cho dân chúng sử dụng vì vậy bảo vệ vỉa hè cũng như bảo vệ quyền lợi của dân vậy. Tất nhiên nhà nước cũng phải có trách nhiệm đối với hệ thống đường xá công cộng ví dụ như tuyết rơi hoặc băng bám trên mặt đường thì luôn có xe chuyên dụng đi dọn dẹp nhằm đảm bảo đi lại an toàn. Nếu có cá nhân nào vô tình xâm chiếm vỉa hè thì sẽ bị nhắc nhở lần đầu, nặng hơn sẽ lên tòa phạt hành chính. Việc sử dụng khoảng không công cộng cũng được cấp phép đàng hoàng nếu có nhu cầu sử dụng.
Không ít người mở quán cafe phải chi một khoản tiền lặt nhặt không biên lai về những vấn đề như biển hiệu, vỉa hè, điện, nước hàng tháng
Người Việt thì hoàn toàn không để ý đến những vấn đề đó, chưa kể khoảng vỉa hè trước mặt sẽ nghiễm nhiên trở thành của mình nếu chăm chỉ "nộp tiền" cho công an phường. Thậm chí những chiếc ghế công cộng bên hồ, trong công viên cũng có người sở hữu, chỉ cần vô tình ngồi xuống là mất tiền. Bạn bè tôi không ít người mở quán cafe và họ luôn phải chi một khoản tiền lặt nhặt không biên lai về những vấn đề như biển hiệu, vỉa hè, điện, nước hàng tháng. Cái lối làm ăn đấy cũng đã được vận hành từ lâu mà chẳng có ai thèm than phiền đếm xỉa, vậy nên một ngày có ông phó chủ tịch hô hào "dẹp loạn" thì cũng ấm ức, bởi tiền thì đã đóng mà quyền lợi sử dụng lại không được bảo kê. Chuyện cái vỉa hè cũng không có gì đáng để bàn cãi nếu người dân biết được quyền sử dụng của mình đối với cái vỉa hè và nhà nước cũng thể hiện hành động trách nhiệm của mình trong việc quản lý những lối đi công như sửa chữa, bảo trì, dọn dẹp… Nhưng những vấn đề to tát, cần thiết như cầu vượt hay đường sá xập xệ, bị rút ruột công trình còn chưa được xử lý, thì nói chi đến chuyện vỉa hè ?
Hoàng Giang
Nguồn : VOA, 11/03/2017