Ăn mày quá khứ
Ước vọng học vấn đại học dường như đang tỷ lệ nghịch với những hô hào về thành tích của lãnh đạo.
Đằng sau kết quả học tập của con là sự hi sinh thầm lặng của người mẹ
Trong bài phát biểu nhậm chức Chủ tịch nước hôm sáng ngày 2/3/2023 của ông Võ Văn Thưởng, có đoạn mang tính hô hào thành tích của lãnh đạo :
"Trong giờ phút đặc biệt quan trọng này, tôi xin bày tỏ lòng thành kính và biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người sáng lập và là chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyện không ngừng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người.
Mãi mãi ghi ơn những hy sinh, công lao to lớn của các bậc lãnh đạo tiền bối, của các thế hệ cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và người Việt Nam yêu nước, để đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế uy tín quốc tế như ngày nay.
Tự hào về cơ đồ tiềm lực vị thế uy tín của đất nước, càng nhận thức sâu sắc về yêu cầu, nhiệm vụ khi đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, càng quyết tâm để hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc ; phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 khi kỷ niệm 100 năm thành lập nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Cũng trong bài diễn văn này, ông Võ Văn Thưởng kể lể :
"Trong hành trình từ một sinh viên và là chủ nhiệm Câu lạc bộ Lý luận trẻ của Khoa Triết học, trường đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh cho đến hôm nay, được vinh dự tuyên thệ trước Quốc hội, đồng chí, đồng bào, cử tri cả nước, tôi đã từng chứng kiến nhiều người dao động, rời hàng ngũ khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ và từng bước nhận thức được đầy đủ, sâu sắc hơn về tầm quan trọng của lòng trung thành, sự kiên định về mục tiêu lý tưởng và con đường đi tới của dân tộc mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Tôi may mắn được trưởng thành trong nghĩa Đảng, tình dân, được truyền cảm hứng từ bàn tay, khối óc, sự cần cù, chịu thương chịu khó và nỗ lực vươn lên của người dân ở cả 3 miền đất nước. Tôi luôn tâm niệm phải nỗ lực, cố gắng để làm nhiều hơn nữa những điều có ích, kiên trì theo đuổi những giá trị tốt đẹp".
Nghèo quá, tiền đâu đi học, thưa ông tân chủ tịch
Từ hai đoạn trích dẫn trên cho thấy cái thời sinh viên với những phong trào đoàn hội mà ông tân Chủ tịch nước từng là thủ lĩnh để từ đó đi lên đến đỉnh cao quyền lực như lúc này, giờ đây gần như chỉ dành cho những gia đình giàu có, bởi rất đơn giản, học phí bậc đại học công lập ngày càng đắt đỏ, trong khi dân chúng ngày càng nghèo thì "bồ lúa" còn không đủ ăn thì lấy đâu sắm "bồ chữ" cho con cháu mình như lời của ông, bà để lại.
Xin dẫn chứng. Tại hội nghị tổng kết hoạt động năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023 của Hội đồng hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra chiều 4/3/2023, ông Mai Thanh Phong – hiệu trưởng trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) – cho rằng trong bối cảnh các trường đại học tự chủ, học phí tăng lên khiến nhiều thí sinh khó vào đại học. Do đó, tín dụng cho sinh viên rất quan trọng và kiến nghị lãnh đạo thành phố xem xét đề án tín dụng sinh viên đã gửi UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
"Tín dụng sinh viên có hơn chục năm nay vay qua ngân hàng chính sách nhưng điều kiện vay, bảo lãnh, thời gian vay, hỗ trợ lãi suất hiện có nhiều bất cập", ông Phong nói thêm.
Theo báo cáo của Trưởng ban Kế hoạch Tài chính, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, học phí tăng đã có ảnh hưởng đến sinh viên. Khảo sát cuối năm 2021 đối với trên 39.000 sinh viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có 46% sinh viên trong hoàn cảnh gia đình bị mất nguồn thu, 53% sinh viên gặp khó khăn về học phí và có 5% sinh viên nợ học phí.
Ông Vũ Hải Quân – Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nhìn nhận việc tăng học phí trong các trường đại học công lập tự chủ có thể làm giảm cơ hội được đến trường của các sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, làm chậm quá trình mở rộng quy mô đào tạo nhân lực trình độ đại học.
Ông Quân đưa ra dữ liệu, thống kê năm 2016 của Ngân hàng Thế giới cho thấy tỉ lệ sinh viên đại học đến từ các gia đình có mức thu nhập cao là 52%, trong khi chỉ có 19% sinh viên đến từ các gia đình có mức thu nhập thấp, nhất là trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19.
Tín dụng sinh viên đang là ‘son phấn’ để phục vụ tuyên truyền ?
Tín dụng dành cho sinh viên cần có những "phiên bản cập nhật" mang tính thực chất hơn so với những hô hào mang tính cổ động chính trị. Ngoài ra vấn đề đầu tư ngân sách quốc gia vào giáo dục bậc đại học cần phải được duy trì, chứ không thể vin vào chuyện "tự chủ tài chính" rồi phó mặc các trường mang tiếng công lập, nhưng lại có mức học phí đắt đỏ so mức sống phổ quát chung của dân chúng.
Theo đề xuất của ông Vũ Hải Quân thì cần có lộ trình điều tiết ngân sách nhà nước đối với các trường đại học tự chủ, theo hướng chỉ dừng cấp ngân sách chi thường xuyên sau khi trường đại học đã tự chủ xong một chu kỳ đào tạo (4-5 năm), để đảm bảo việc tăng học phí của các trường đại học tự chủ phải theo lộ trình.
Cùng với đó là sớm hoàn thiện các thể chế, chính sách pháp luật để thúc đẩy hợp tác cũng như nghiên cứu chuyển giao khoa học và công nghệ, thúc đẩy văn hóa hiến tặng… Ngoài ra, cần mở rộng đối tượng được hưởng chính sách tín dụng sinh viên, cũng như điều chỉnh mức cho vay nhằm đảm bảo cho sinh viên có thể chi tiêu cho đời sống bằng nhóm trung bình của xã hội và đủ tiền nộp học phí.
Đồng thời, cũng cần nghiên cứu giảm mức lãi suất cho vay đối với sinh viên vay vốn là 3%-4%/ năm hoặc chia theo lộ trình trong thời gian đi học được áp dụng lãi suất vay ưu đãi là 3%-4%/ năm ; sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ áp dụng lãi suất cao hơn.
Điều chỉnh thời gian vay tối thiểu 15 năm hoặc gấp ba lần thời gian vay (ví dụ, học bốn năm được vay và trả nợ vay tối đa là 12 năm ; học bảy năm được vay và trả nợ vay tối đa là 21 năm). Bên cạnh đó, nghiên cứu xây dựng và sớm ban hành chính sách tín dụng cho vay thương mại dành cho sinh viên… để tạo những hỗ trợ tối đa cho sinh viên trong quá trình đi học.
…Mai này, rồi sẽ có người nhắc về một kỳ tích của bà mẹ bán hàng bông hay người cha ngư dân nuôi được con thành tài là tiến sĩ nổi tiếng hay bác sĩ y khoa có bàn tay vàng. Song đừng quên gánh nặng đổ lên vai những người cha người mẹ của họ, hy sinh cả đời mình cho con, chấp nhận mất mát, thiệt thòi.
Xem chừng "phúc lợi xã hội" trong quyền được đi học ở xứ Việt chỉ là trò bỡn cợt của những nhà làm chính trị xứ Việt – kiểu như hô hào ở bài phát biểu lúc nhậm chức Chủ tịch nước chẳng hạn…
Mai Lan
Nguồn : VNTB, 06/03/2023
RFA, 01/08/2022
Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) vào ngày 1/8 tiến hành khởi động dự án hợp tác có tên ‘Hợp tác Đổi mới Giáo dục Đại học’ với ba trường được cho là hàng đầu của Việt Nam hiện nay.
AFP
Thông cáo báo chí do Đại sứ quán Hoa Kỳ phát đi trong cùng ngày nêu rõ ba trường gồm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Đà Nẵng cùng hợp tác với Đại học Indiana của Hoa Kỳ. Mục đích nhằm cải thiện chất lượng giáo dục, tăng cường năng lực quản trị tại các trường đại học này và giúp các trường trở thành các hình mẫu của nền giáo dục đại học hiện đại tại Việt Nam.
Dự án sẽ hỗ trợ để các đại học đối tác đạt được 3 mục tiêu, đó là : tăng cường bền vững tài chính và tự chủ ; cải thiện chất lượng giáo dục và nâng cao năng lực nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Các hoạt động chính của dự án sẽ giúp tăng cường năng lực quản trị và hệ thống tài chính tại các trường, hỗ trợ đào tạo giảng viên về thiết kế các khóa học hiện đại, thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, nâng cao năng lực nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn và các cơ chế khuyến khích hợp tác mạnh mẽ giữa các trường đại học và khu vực tư nhân.
Dự án hợp tác kéo dài năm năm với ngân sách 14,2 triệu đô la được Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris công bố tháng 8/2021. Dự án hợp tác sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội thông qua mang lại lợi ích cho hơn 200.000 sinh viên và trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang ngày càng cạnh tranh.
**********************
RFA, 01/08/2022
Đại học Quốc gia Hà Nội vào ngày 31/7 ra văn bản yêu cầu Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế trực thuộc báo cáo về tình hình tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp vừa qua, trong đó có trang phục buổi lễ gây tranh cãi. Truyền thông Nhà nước dẫn chỉ đạo của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội như vừa nêu.
- Đại học Kinh tế/Đại học Quốc gia Hà Nội
Thời hạn báo cáo được cho biết trước ngày 2/8/2022.
Nhiều người trên mạng xã hội ở Việt Nam trong những ngày qua phản ứng về bộ lễ phục mà Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế mặc hôm 29/7 tại lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2022 cho gần 1.000 cử nhân, thạc sĩ, và tiến sĩ của trường này.
Ông Hiệu trưởng Nguyễn Trúc Lê mặc áo nhung, đội mũ đỏ, cầm quyền trượng, khoác áo thụng, đeo vòng cổ dẫn đầu các thầy cô giáo của trường. Các thành viên trong ban nghi lễ cũng mặc áo nhung đỏ, đội mũ màu đen.
Một số bình luận trên mạng Facebook cho rằng đó là việc ‘chuộng hình thức, màu mè, vẽ vời, đua đòi, thậm chí lố bịch’…
********************
Nghi thức của lễ trao bằng tốt nghiệp của Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội
Văn phòng Đại học Quốc gia Hà Nội vừa có Công văn số 2548/ĐHQGHN-VP gửi Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) để thông báo ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về việc báo cáo tình hình tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp tại trường này đang gây tranh cãi dư luận.
Văn bản nêu rõ : Mấy ngày qua, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận được nhiều ý kiến thể hiện sự không đồng tình về trang phục lễ phục mà trường Đại học Kinh tế sử dụng trong lễ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên và học viên năm 2022.
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đề nghị Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế có báo cáo Đại học Quốc gia Hà Nội bằng văn bản về công tác tổ chức trao bằng này trước 2/8 ; đồng thời chỉ đạo rà soát và điều chỉnh về trang phục lễ phục trao bằng tốt nghiệp để tránh xảy ra sự việc tương tự.
Trước đó, ngày 29/7, trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp đại học chính quy năm 2022 cho gần 700 sinh viên, trong đó có 9 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ; 165 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ; 6 sinh viên có nhiều đóng góp trong hoạt động.
Điều đáng nói, buổi lễ không tổ chức bình thường như những trường khác mà tổ chức theo phong cách rất lạ, trong đó có sinh viên đi đầu rước cờ truyền thống, mang logo thương hiệu của trường, hiệu trưởng cầm quyền trượng bước vào...
Hình ảnh buổi lễ đã thu hút sự quan tâm của dư luận với nhiều luồng ý kiến trái chiều. Ngoài số ít ý kiến bày tỏ sự thích thú với trang phục, nghi thức của buổi lễ thì đa số cho rằng, nghi thức trên là phảm cảm, màu mè, làm lố...
Được biết, lễ trao bằng tốt nghiệp cho các tân cử nhân của Đại học Kinh tế là hoạt động thường niên của trường. Trường cũng đã ban hành Quy định quản lý và sử dụng bộ lễ phục, nghi lễ và trình tự thực hiện lễ trao bằng tại trường.
Nam Du
Hai giảng viên Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh xin lỗi về những phát ngôn không đúng mực
RFA, 21/09/2021
Tiến sĩ Trần Thiên Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận đoạn âm thanh ghi âm buổi học trực tuyến mà giảng viên mắng sinh viên là ‘óc trâu’ và có những lời lẽ không phù hợp là lớp học của bộ môn Cơ điện tử, khoa Cơ khí của trường này. Báo Nhà nước Việt Nam đưa tin ngày 21/9.
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 13/01/2017. AFP
Tin cho biết, sự việc này xảy ra cách đây khoảng một vài tuần trước. Giảng viên nói trên cũng đã xin lỗi, nhận sai trước lớp học này sau khi trao đổi với lãnh đạo nhà trường.
Sau khi sự việc xảy ra, cũng lớp học này đã gửi lại cho nhà trường một file ghi âm khác, tương tự như tình huống lúc trước đã xảy ra, nhưng thầy giáo này được nói đã bình tĩnh, xử lý tình huống trong lớp tốt hơn.
Vẫn tin liên quan đến việc giảng viên có phát ngôn không đúng mực, Phó Giáo sư Nguyễn Trường Thịnh, phụ trách Trường Đại học Sư phạm Kỹthuật Thành phố Hồ Chí Minh vào chiều ngày 20/9 đã chính thức cung cấp các thông tin liên quan đến vụ giảng viên khoa Điện – Điện tử trong video được đăng tải giữa tuần qua đang gây xôn xao trên mạng xã hội. Phía nhà trường và cả giảng viên được nói đã chính thức xin lỗi đến phụ huynh và học sinh.
Vào ngày 17/9, một đoạn video dài hơn bốn phút được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội cho thấy, một nam sinh đã bị đuổi khỏi lớp online do yêu cầu giảng viên giảng lại bài vì trời mưa to nên không nghe. Tuy nhiên, vị giảng viên đã bỏ tên sinh viên này ra khỏi lớp học.
Đồng thời, giảng viên còn tiếp tục hỏi xem cả lớp còn ai không nghe nữa, yêu cầu từng sinh viên trong lớp mở webcam và nói câu :"Tôi tên là Nguyễn Văn A gì đó…, có đủ miệng và tai, các giác quan như người bình thường". Theo đó, sinh viên nào nói không rõ liền bị đuổi ra khỏi lớp.
Tuy nhiên, theo nội dung hai video giảng viên cung cấp cho Phòng thanh tra giáo dục, giảng viên này đã cho phép sinh viên trở lại lớp học vào phút thứ 35 :21 của đoạn video thứ hai.
********************
RFA, 20/09/2021
Phó Giáo sư Nguyễn Trường Thịnh, phụ trách Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh) vào chiều ngày 20/9 đã chính thức cung cấp các thông tin liên quan đến vụ giảng viên khoa Điện – Điện tử đã đuổi sinh viên ra khỏi lớp học trực tuyến trong video được đăng tải giữa tuần qua đang gây xôn xao trên mạng xã hội.
- Screen capture
Phía nhà trường đã chính thức lên tiếng xin lỗi vì sự việc gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho phụ huynh và sinh viên, nhất là trong giai đoạn hầu hết các trường học tại Thành phố Hồ Chí Minh đang áp dụng hình thức học online.
Vị giảng viên được nói cũng đã nhận lỗi, cho rằng do mình nóng tính, thiếu cẩn trọng trong việc sử dụng ngôn từ, xử lý tình huống sư phạm nên mới dẫn đến sự việc đáng tiếc xảy ra. Vị giảng viên này đồng thời cũng xin lỗi sinh viên đã bị ông đuổi ra khỏi lớp học.
Một sinh viên (giấu tên vì lý do an toàn) đã từng học qua lớp của vị giảng viên này, cho RFA hay :
"Thầy đó em có học rồi, em biết tại em có trong lớp đó một lần, thầy cũng gắt gỏng lắm nhưng học online thì thầy khác, thầy hiền hơn. Mấy bạn đó lần đầu học thì kiểu bị shock văn hóa, hôm đó thầy cũng hơi nóng".
Trong khi đó, nhiều sinh viên khi trao đổi với RFA đều cho hay không đồng tình với cách hành xử của giảng viên trong đoạn video đăng tải. Một sinh viên cho biết :
"Giáo viên phải là người bình tĩnh nhất, bạn hỏi bài dù trời mưa vẫn hỏi lại, còn không thích học thì thôi em để thầy muốn nói gì thì nói, em xem lại tài liệu là được, đâu cần hỏi lại làm gì. Lúc đó tốt nhất thầy nên bình tĩnh giảng lại bài cho bạn thì em thấy đâu khó khăn gì đâu mà cách hành xử của thầy như vậy em thấy là không nên".
"Em nghĩ lúc đó chắc thầy đang hơi nóng tính mới xảy ra như vậy chứ em không nghĩ giáo viên nào lại như thế với sinh viên. Thực ra nếu em trong trường hợp đó thì em cũng khó chấp nhận chuyện đó vì em có cảm giác mình bị xúc phạm. Thực chất mình vẫn có học, có xem bài nhưng thầy không trả lời mà chọn cách khá cứng nhắc.
Cũng ảnh hưởng đến điểm số em và thành tích sau này nên những việc như thế cũng khá khó chịu".
Cụ thể, trong đoạn video được lan truyền ngày 17/9, một nam sinh đã xin giảng viên nhắc lại bài giảng vì không nghe rõ do trời mưa to. Tuy nhiên, vị giáo viên đã hỏi tên sinh viên rồi nói : "R ồi, để tui cho anh ra khỏi lớp. Mưa to quá học làm gì, đi ngủ đi nha. Mưa to thì phải tự lấy tai phone để vô, chứ mắc mớ gì mưa to tôi phải giảng nhiều lần".
Đây là một phần nội dung trong đoạn video dài bốn phút được sinh viên khoa Điện - Điện tử thuộc trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đăng tải.
Theo đó, dù sinh viên cho biết đã gắn tai phone nhưng vẫn nghe không rõ. Tuy nhiên giảng viên này nói : "Vậy thì làm sao học ? Nghỉ học online đi nha". Ngay sau đó, giảng viên đã ‘đuổi’ sinh viên này ra khỏi lớp học online.
Từng có 10 năm kinh nghiệm làm Giảng viên Đại Học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo sư Phạm Minh Hoàng vào tối 20/9 chia sẻ với RFA rằng ông rất bất ngờ với cách hành xử của vị giảng viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh :
"Nhận định đầu tiên của tôi là cách đối xử của một số thầy giáo, thầy cô ở Việt Nam còn mang tính trưởng giả, có tính cách ban phát quá. Trong khi đó, Nhà nước Việt Nam cũng hay nói trong việc học là phải hai chiều, nghĩa là thầy cung cấp, chia sẻ kiến thức, đồng thời các em cũng có điều kiện để hỏi lại thầy, thậm chí phản biện lại thầy, đó mới là cái học tốt".
Một sinh viên đứng trong khuôn viên Đại học Khoa học và Công nghệ ở Hà Nội vào ngày 2/3/2020. AFP
Đáng chú ý, theo nội dung đoạn video, sau khi đã đuổi sinh viên đó ra khỏi lớp bằng cách xóa tài khoản của sinh viên, giảng viên này tiếp tục hỏi xem cả lớp còn ai không nghe nữa, đồng thời yêu cầu từng sinh viên trong lớp mở webcam và nói câu : "Tôi tên là Nguy ễn Văn A gì đó…, có đủ miệng và tai, các giác quan như người bình thường". Theo đó, sinh viên nào nói không rõ liền bị đuổi ra khỏi lớp.
Không chỉ vậy, trong lúc trao đổi với sinh viên, giảng viên này còn nói : "Anh ch ị có thấy anh sinh viên vừa nói chữ không nhớ, tui bóp cổ ảnh chết không ?"
Qua nội dung đoạn video trên, một nữ sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng cách ứng xử của giảng viên phần nào đã xúc phạm sinh viên, không thể chấp nhận được :
"Kiểu như bạn đó xin thầy giảng lại, thầy có thể giảng lại, nhưng lại nói với bạn như vậy, xong rồi còn bắt mấy bạn khác phải nói mình tên gì, còn phải đủ giác quan các kiểu thì em thấy hơi bị sỉ nhục, bị tổn thương vì mình đóng tiền học mà còn bị nói vậy".
Đồng thời bạn nữ sinh này còn cho rằng những cư xử mà vị giảng viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện đã phần nào khiến sinh viên thay đổi cách nhìn đối với nghề giáo :
"Trước đó thầy có cống hiến nhưng giờ sau khi hành xử như vậy em thấy hình ảnh của thầy không còn đẹp nữa.
Các bạn nào học thầy đó chắc phải e dè lại một chút, cũng sẽ hạn chế hỏi bài lại".
Trong lúc chia sẻ câu chuyện của vị giảng viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật nói trên, Giáo sư Phạm Minh Hoàng cũng khẳng định :
"Việt Nam vẫn còn tiếp tục có những người thầy như vậy thì sinh viên và học sinh sẽ không coi người đó xứng đáng để đứng dạy họ nữa. Đối với tôi người thầy đầu tiên trước khi truyền đạt kiến thức hàn lâm, Việt Nam vẫn có câu tiên học lễ hậu học văn, người thầy như vậy tôi nghĩ ông ta không xứng đáng để làm thầy nữa.
Với lại nữa tôi đã chứng kiến tận mắt những đồng nghiệp của tôi có những lời lẽ không xứng đáng được làm thầy. Tôi đã từng chứng kiến chuyện đấy thì tôi đứng về phía người sinh viên, tôi không đứng về phía nhà trường".
Khi video buổi học online của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh được lan truyền rộng rãi, trong chiều cùng ngày 17/9, PGiáo sư TS. Nguyễn Trường Thịnh khi trả lời truyền thông trong nước cho hay trường đã rà soát vụ việc, tuy vậy ông cũng nói thêm rằng theo thông tin ông biết thì đoạn clip khi đưa lên mạng đã bị cắt ghép và không phản ánh đúng bối cảnh.
Tuy nhiên, nhận xét về cách trả lời của TS Thịnh, Giáo sư Phạm Minh Hoàng không đồng tình, ông cho rằng cách trả lời của người đại diện trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh khi chưa có kết quả điều tra, rà soát như vừa nêu là không hợp lý và có thái độ bênh vực giảng viên của trường. Đồng thời, ông cho rằng với bất kỳ tình huống nào xảy ra, thái độ của giảng viên trong video clip đối với sinh viên hoàn toàn không thể chấp nhận :
"Video này có cắt ghép hay không chúng ta khó biết lắm, tuy nhiên tôi không thấy có lý do gì để thầy phản ứng như vậy, trừ trường hợp học sinh có những lời lẽ thô lỗ với thầy. Nếu học sinh có những lời lẽ không đúng mực thì đầu tiên người thầy cũng phải có những lời khuyên và nói em đó biết lời lẽ của em không tôn trọng thầy".
Được biết, trên các diễn đàn, sau khi video được đăng tải, nhiều người đã vào tận trang Facebook cá nhân của vị giảng viên đó để thả phẫn nộ ở những bài viết, hình ảnh của ông này, khiến vị giảng viên phải khóa chức năng bình luận và tương tác trang Facebook cá nhân của ông.
Qua sự việc trên, PGiáo sư Nguyễn Trường Thịnh được truyền thông trong nước cho biết, ông cam kết trường sẽ rà soát các quy chế tổ chức giảng dạy trực tuyến, bồi dưỡng giáo viên để nâng cao hiệu quả, kiểm soát tình huống trong dạy học trực tuyến, khắc phục hạn chế và nâng cao tính tương tác, tạo ra môi trường giao tiếp hiệu quả nhất.
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cần phải được ‘thay máu’
Mai Lan, VNTB, 02/10/2020
Với một số vụ tai tiếng hiện tại, có lẽ ở nhiệm kỳ mới của Đảng, cần có một cuộc ‘thay máu’ về toàn bộ tổ chức có tên Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Theo tự giới thiệu tại website của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, thì phần liên quan đến Đảng cộng sản Việt Nam, như sau (trích) :
"Công đoàn hoạt động không thể thiếu sự lănh đạo của Đảng. Đảng lănh đạo Công đoàn bằng đường lối, chủ trương Nghị quyết của Đại hội, Nghị quyết của cấp ủy Đảng. Công đoàn Việt Nam với chức năng của mình triển khai đường lối, chủ trương Nghị quyết của Đảng thành chương trình công tác của tổ chức ḿnh.
Đảng lãnh đạo Công đoàn thông qua phát huy vai trò của từng đảng viên trong tổ chức Công đoàn các cấp. Đảng tôn trọng tính độc lập về mặt tổ chức của tổ chức Công đoàn, không can thiệp, không g̣ò ép cán bộ của Đảng làm công tác Công đoàn. Đảng chỉ giới thiệu những đảng viên là đoàn viên ưu tú để Công đoàn xem xét, tín nhiệm bầu vào Ban lãnh đạo Công đoàn các cấp thông qua Đại hội.
Tính độc lập về mặt tổ chức của Công đoàn có nghĩa là : Công đoàn xây dựng tổ chức và hoạt động phù hợp với điều lệ của tổ chức Công đoàn Việt Nam trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp. Cần tránh nhận thức sai lầm về sự lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn là sự can thiệp trực tiếp của Đảng vào công việc của Công đoàn. Đảng không gán ghép cán bộ của Đảng làm công tác Công đoàn, mà Đảng chỉ giới thiệu những Đảng viên tốt để Đại hội Công đoàn lựa chọn và bầu vào các cương vị lãnh đạo Công đoàn. Đồng thời không được đồng nhất tính độc lập về mặt tổ chức của Công đoàn với sự "biệt lập", "trung lập", "đối lập", "tách biệt" của Công đoàn với Đảng dẫn đến xa rời sự lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn ; Nếu nhầm lẫn sẽ dẫn đến sự lệch lạc mục tiêu hoạt động và không đúng bản chất của Công đoàn cách mạng.
Đảng kiểm tra Công đoàn thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng".
Như cụm từ được chính Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam xác lập, "Công đoàn cách mạng", cho thấy trước tiên tổ chức Công đoàn phải tuân thủ đường lối, chủ trương của Đảng một cách tuyệt đối.
Chính ràng buộc pháp lý chính trị này cho thấy các vụ việc được cho là tiêu cực đang xảy ra ở Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, cần thiết được xem xét với lăng kính của dấu hiệu "tự chuyển hóa" ; vì Đảng cộng sản Việt Nam chắc chắn không thể có đường lối, chủ trương yêu cầu Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam dùng tiền mà công đoàn cấp dưới thu được từ người lao động và chủ doanh nghiệp, để Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam mang đi gửi ngân hàng kiếm lãi.
Đảng cộng sản Việt Nam chắc chắn cũng không yêu cầu Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam phải tìm mọi cách để bắt chẹt Trường Đại học Tôn Đức Thắng buộc phải trích nộp 30% lợi nhuận, thay vì để lại cho tái đầu tư của mô hình đại học tự chủ.
Đảng cộng sản Việt Nam chắc chắn cũng không hề yêu cầu trả đũa những tố cáo từ công dân, đối với các dấu hiệu sai phạm cá nhân từng là lãnh đạo cao nhất ở Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Cụ thể về một trường hợp thời sự liên quan đến Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, đó là vụ việc "bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp" mà công an tỉnh Đắk Lắk vừa thực thi, được cho là liên quan trực tiếp đến ông Bùi Văn Cường, nguyên là Bí thư Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ông Cường hiện là đương kim Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, và được đồn đoán là ứng cử viên chức Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ở nhiệm kỳ mới sắp tới của Đảng cộng sản Việt Nam.
Trong thông báo gửi gia đình ông Phạm Đình Quý (Đại học Tôn Đức Thắng), Công an Đắk Lắk nói rằng lý do ông Quý bị giữ (và sau đó bị bắt) là "đã có hành vi phát tán tài liệu nhằm hạ thấp uy tín, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, đã phạm vào Điều 156 Bộ luật Hình sự". Cuối công văn, Công an Đắk Lắk hướng dẫn gia đình nếu cần tìm hiểu thì liên hệ với "Điều tra viên thụ lý vụ án".
Những dòng thông tin ngắn này nói lên hai điều : Một, đã có vụ án. Có nghĩa là quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội vu khống (Điều 156 Bộ luật Hình sự) đã có hiệu lực. Hai, theo Điều 155 Bộ luật Tố Tụng Hình sự 2015, việc khởi tố vụ án hình sự về tội vu khống chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của người bị hại. Với trả lời của Công an Đắk Lắk, có thể hiểu người bị hại ở đây là cá nhân.
Cũng cần nói cho rõ về pháp lý là yêu cầu của người bị hại trong việc khởi tố, là điều kiện chứ không phải là căn cứ khởi tố vụ án hình sự. Căn cứ duy nhất khởi tố vụ án hình sự là dấu hiệu tội phạm. Do đó, nếu chỉ có yêu cầu khởi tố mà không có dấu hiệu tội phạm thì không được khởi tố vụ án hình sự. Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thuộc trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại, nhưng không có yêu cầu khởi tố của bị hại thì cũng không được khởi tố vụ án hình sự.
Như vậy, ở đây có một người đã tố cáo ông Quý và yêu cầu Cơ quan điều tra Công an Đắk Lắc khởi tố ông này. Vì thông báo trên của công an không nói rõ ai là người bị hại, cũng không nói rõ số và ngày ban hành quyết định khởi tố vụ án nên không biết người bị hại là ai. Chỉ chắc chắn một điều : Nếu nội dung thông báo của Công an Đắk Lắc là chính xác, thì vụ án đã được khởi tố theo yêu cầu của một người nào đó, dẫn đến việc bắt ông Phạm Đình Quý.
Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, chốt hạ: "Xưa nay trên thế giới này, đẻ ra pháp luật đều là người có quyền, chớ người không có quyền thì chỉ đẻ con thôi ạ. Do đó không nên bớt và không thể bớt. Như trong chế độ ta thì tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Còn bớt đi người lạm quyền thì cả nhà nước và nhân dân đều phải cùng nhau đấu tranh. Đúng không ạ ?".
Như vậy, nếu Đảng thật sự muốn không bị tai tiếng vạ lây, Đảng hãy mạnh dạn ‘thay máu’ toàn bộ nhân sự, cơ chế của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Mai Lan
Nguồn : VNTB, 02/10/2020
Tự chủ đại học ở Việt Nam chỉ mang tính hình thức !
Diễm Thi, RFA, 01/10/2020
Chiều ngày 31/07/2020, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh công bố quyết định đình chỉ sinh hoạt cấp ủy thời hạn 90 ngày đối với ông Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng do có một số sai phạm trong công việc.
Ảnh minh họa một trường đại học ở Hà Nội - AFP
Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh kết luận những vi phạm của ông Lê Vinh Danh đã gây hậu quả nghiêm trọng làm giảm sút vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy trường, ảnh hưởng đến hoạt động của trường đến mức phải xem xét kỷ luật. Ngoài chức danh Hiệu trưởng, ông Lê Vinh Danh còn là Bí thư Đảng ủy của trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Ngay sau khi bị đình chỉ công tác, ông Lê Vinh Danh gửi đơn khiếu nại tới Thủ tướng, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và gửi đơn kêu cứu tới Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Ngoài ra, ông Danh còn gửi đơn kiện đến Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc bị đình chỉ. Tòa trả lại đơn kiện về cho ông Danh do thấy quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông là quyết định mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức, không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa.
Đại học Tôn Đức Thắng là đại học công lập, đào tạo đại học, sau đại học và hoạt động khoa học công nghệ hoạt động theo hình thức tự chủ.
Tự chủ đại học được hiểu là quyền tự do của nhà trường đại học trong việc quyết định những công việc của chính mình. Những công việc này hiện được quan tâm chủ yếu ở bốn lĩnh vực : học thuật, tài chính, tổ chức và nhân sự.
Theo Luật Giáo dục năm 2012 và Luật Giáo dục đại học sửa đổi số 34, với cơ sở giáo dục đại học công lập thì các tổ chức đảng và đảng viên, đoàn thể sẽ thực hiện theo quy định của đảng.
Ông Đinh Kim Phúc, từng là giảng viên Trường Đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, khuynh hướng tự chủ đại học là khuynh hướng tích cực. Nhà nước không bao cấp nữa và mở rộng quyền của hiệu trưởng, của Hội đồng nhà trường, của Hội đồng khoa học. Tuy vậy, tự chủ vẫn phải chịu sự lãnh đạo của đảng. Ông nói thêm :
"Nhà nước khuyến khích xu hướng tự chủ về tài chánh, tự chủ về cán bộ, tự chủ về tổ chức. Tất cả là tự chủ hết nhưng cái tự chủ này nó hoàn toàn không phải là tự trị đại học. Tự trị đại học như các trường đại học trước 1975 là tối kỵ đối với nhà nước này bởi tự trị đại học là tách rời sự lãnh đạo của đảng, tự do học thuật.
Cái mô hình tự chủ đại học hiện nay nó rất hay. Nó phát huy cái sáng tạo và tìm được người giỏi để lãnh đạo trường. Nhưng ngươc lại nó có hiện tượng ‘băng nhóm’ đưa vào lãnh đạo vì thu nhập rất cao".
Giáo sư Phạm Minh Hoàng, từng giảng dạy tại Đại học Bách khoa Hà nội, nói về vấn đề tự chủ đại học ở Việt Nam :
"Nói về tự chủ đại học thì nó có nhiều yếu tố. Tự chủ về tài chính, tự chủ về nhân lực, tự chủ về cách giảng dạy. Tôi nghĩ về tài chính thì họ tự chủ được. Còn về những vấn đề khác thì đừng quên trong tất cả các trường học ở Việt Nam, dù trường tư hay trường công, đều có bí thư đảng ủy. Tức họ bị ràng buộc bởi đảng. Cho nên đối với tôi, tự chủ đại học ở Việt Nam chỉ mang tính tương đối thôi.
Tôi khuyến khích tự chủ đại học vì đại học đâu phải con nít mà cứ đi theo canh chừng, dắt mũi. Càng để tự chủ càng để cho họ có cơ hội phát triển. Nhưng ở Việt Nam, lúc nào họ cũng nói họ khuyến khích tự chủ nhưng vẫn phải tự chủ dưới sự lãnh đạo của đảng".
GS. Hoàng nói thêm rằng, không chỉ trường học mà tất cả các lĩnh vực hành chính ở Việt Nam đều có đảng. Phải nói đó là cái chân lý của Đảng cộng sản từ mấy mươi năm nay rồi. Nghĩa là bên cạnh ông giám đốc trong công xưởng hay ông hiệu trưởng trong trường học đều có bí thư đảng. Bí thư đảng thường giữ chức phó. Chỉ nội chuyện phòng bí thư đảng ủy nằm bên cạnh phòng hiệu trưởng cho thấy sự chi phối của đảng rất là nhiều.
Một số các trường đại học công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động theo xu hướng tự chủ có thể kể là Trường Đại học Bách Khoa ; Trường Đại học Kinh tế - Luật ; Trường Đại học Tài chính - Marketing ; Trường Đại học Kinh tế ; Trường Đại học Tôn Đức Thắng…
Trong đó, Trường Đại học Tôn Đức Thắng là trường đại học duy nhất tại Việt Nam được vào bảng xếp hạng Academic Ranking for World Universities (ARWU) và được xếp ở Top 701-800. Nằm trong danh sách 800 trường đại học xuất sắc nhất toàn thế giới năm 2020.
Qua sự việc Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng bị đình chỉ chức vụ, Tiến sĩ Phạm Đình Quý, giảng viên của trường bị bắt khẩn cấp, Giáo sư Phạm Minh Hoàng nêu ý kiến của ông :
"Tôi chưa bao giờ tiếp xúc với Trường Đại học Tôn Đức Thắng nhưng tôi biết đây là một trường công nhưng họ giữ hình thức tự chủ. Vừa qua họ lọt vào danh sách 800 trường đại học nổi tiếng thế giới. Đây là chuyện mà Đại học dạy Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Quốc gia Hà Nội chưa làm được. Dĩ nhiên người ta xếp hạng theo một cái tiêu chuẩn nào đấy nhưng việc lọt vào danh sách này là điều tốt cho giáo dục nước nhà.
Tôi mong rằng việc này nó không ảnh hưởng đến vấn đề tự chủ của trường. Sớm giải quyết mọi việc để học sinh và thầy cô ổn định để tiếp tục công việc giáo dục và phát triển của trường".
Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Nhà nước Việt Nam luôn nói đến xu hướng tự chủ đại học bởi tự chủ là bản chất của đại học. Có tự chủ trường mới phát triển được. Khi tự chủ, trường tự biết nên và không nên mở ngành gì. Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đóng vai trò kiểm soát, giảm dần vai trò cơ quan chủ quản. Tuy vậy, chuyện tự chủ đại học không đơn giản vì vẫn phải chịu sự chi phối của đảng. Mà ở Việt Nam thì Đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện.
Hôm 15/11/2019, Hội thảo khoa học "Tự chủ đại học thời kỳ hội nhập" do Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông và Trường Đại học Tôn Đức Thắng được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Vũ Ngọc Hoàng - cựu phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương, nhận định việc tự chủ của các trường có cái khó khăn là không được tự chủ.
Ông Lê Vinh Danh - hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng, lúc đó cũng cho rằng tự chủ chỉ có được khi người ta cho tự chủ. Nếu đã cho phép tự chủ phải cho đồng bộ từ trên xuống dưới.
Diễm Thi
Nguồn : RFA, 01/10/2020
**********************
Tòa án trả lại đơn kiện của ông Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng
RFA, 01/10/2020
Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa trả lại đơn kiện của ông Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng về việc đình chỉ công tác đối với bản thân ông.
Ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng đang bị đình chỉ công tác. Photo : vtc.vn
Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam, sau khi xem xét đơn kiện của ông Lê Vinh Danh cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo, tòa nhận thấy quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Lê Vinh Danh là quyết định mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức. Do đó, đơn kiện của ông Lê Vinh Danh không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa.
Ông Lê Vinh Danh bị Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh công bố quyết định đình chỉ sinh hoạt cấp ủy thời hạn 90 ngày với lý do có một số sai phạm trong công việc vào chiều ngày 31/07/2020.
Ngày 18/09/2020, ông Lê Vinh Danh bị cách tất cả các chức vụ trong đảng (ông Lê Vinh Danh là Bí thư Đảng ủy), đồng thời cảnh cáo tập thể đảng ủy Trường Đại học Tôn Đức Thắng với lý do đã có những vi phạm quy chế làm việc, chỉ đạo, kiểm tra giám sát trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của trường.
Theo Luật Giáo dục năm 2012 và Luật Giáo dục đại học sửa đổi số 34, với cơ sở giáo dục đại học công lập thì các tổ chức đảng và đảng viên, đoàn thể sẽ thực hiện theo quy định của Đảng.
Đại học Tôn Đức Thắng là đại học công lập, đào tạo đại học, sau đại học và hoạt động khoa học công nghệ.
Nguồn : RFA, 01/10/2020