Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

jeudi, 27 juillet 2023 22:11

Mưu toan ‘đường lưỡi bò’…

Thủ đoạn ‘lấn biển, lấn đất’ tinh vi bởi Trung Quốc đối với Việt Nam

Trong một động thái trên truyền thông được cho là khá hy hữu, một cơ quan nghiên cứu, phân tích chính sách (think tank) được biết đến khá nhiều ở Ấn Độ là Quỹ nghiên cứu, quan sát Observer Research Foundation (ORF) ngay trong hạ tuần tháng bảy này đã lên tiếng vạch trần tham vọng và phương cách thúc đẩy yêu sách chủ quyền của Trung Quốc rất đáng ‘lo ngại’ khi tiếp tục sử dụng ‘bản đồ đường chín đoạn’ làm công cụ, và cho rằng Việt Nam và các nước ở khu vực ‘có lý’ khi phản đối.

luoibo1

Bản đồ Biển Đông có đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ ra trên biển (minh họa) - AFP

"Mặc dù bản đồ được hiển thị trong cảnh (phim) thực sự là 'hoạt hình' với các hình dạng méo mó hầu như không giống các quốc gia, nhưng việc mô tả đường chín đoạn ngay cả trên một bản đồ như vậy vừa vô nghĩa vừa đáng lo ngại. Ngay sau khi có thông báo về lệnh cấm của Việt Nam, mạng xã hội Trung Quốc đã bùng nổ để ăn mừng điều được ‘công nhận’ là quyết định của hãng Warner Bros trong việc ‘đưa đường chín đoạn’ vào sản phẩm phim ảnh của hãng này"bài viết của nhà nghiên cứu Pratana Shree Basu của ORF hôm 21/07/2023 nêu quan điểm. 

‘Thông điệp chiến lược tinh vi’

Gọi phương cách ‘yêu sách chủ quyền’ này của Trung Quốc như một một hình thức đưa ra ‘thông điệp chiến lược’ tinh vi, bài viết của nhà nghiên cứu trên trang mạng của think tank Ấn Độ tiếp tục nhận định :

"Việc hợp pháp hóa một cách sai trái chủ quyền bị xuyên tạc thông qua hình ảnh giải trí cũng là một vấn đề địa chính trị giống như việc các tàu đánh cá của Trung Quốc đi vào lãnh thổ có chủ quyền của Việt Nam hoặc Philippines ngay cả khi nó không có ý nghĩa an ninh truyền thống".

Theo đánh giá của nhà nghiên cứu Ấn Độ, Bắc Kinh đã ‘thực hiện các bước tiến lãnh thổ’ trên biển ‘một cách có hệ thống và hung hăng’, trực tiếp đi ngược lại các giới hạn lãnh thổ trên biển do UNCLOS đặt ra, và coi thường phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực với phán quyết khẳng định quyền chủ quyền của Philippines đối với phạm vi vùng biển của nước này ở Biển Đông và ‘xuất bản các bản đồ’ thể hiện toàn bộ Biển Đông là lãnh thổ của chính họ được phân định bởi ‘đường chín đoạn’.

Và bài viết trên tổ chức Think tank của Ấn Độ tỏ ra chia sẻ với việc Việt Nam, bên cạnh một số nước khác trong khu vực, đã ‘có lý’ khi lên tiếng phản đối phương cách được coi là ‘mập mờ’ nhưng rất ‘tinh vi’ về đưa ra yêu sách chủ quyền này của Trung Quốc ở Biển Đông, thông qua truyền thông và các sản phẩm truyền thông, văn hóa quốc tế :

"Đường chín đoạn là đường phân định được Trung Quốc sử dụng để tuyên bố chủ quyền lãnh thổ rộng lớn đối với gần như toàn bộ Biển Đông… Sự phản đối là có cơ sở bởi vì mặc dù đây chỉ là những bộ phim và chương trình truyền hình có ít hoặc không có mối liên hệ rõ ràng nào với các trật tự địa chiến lược, nhưng việc sử dụng đường chín đoạn đã được coi là ủng hộ các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông, mâu thuẫn trực tiếp với các yêu sách của các quốc gia khác trong khu vực và quan trọng nhất là luật biển quốc tế.

Do đó, các trường hợp lặp đi lặp lại việc sử dụng một phiên bản bản đồ cụ thể (điều hoàn toàn kỳ lạ là phiên bản bản đồ của Trung Quốc về Biển Đông dường như là phiên bản duy nhất mà nhiều nhà sản xuất sử dụng bất chấp gặp sự phản đối nhiều lần) có thể được coi là chứng thực hoặc hợp pháp hóa một lập trường địa chính trị cụ thể. Bản đồ là công cụ quan trọng để thiết lập các ranh giới lãnh thổ có chủ quyền. Và đây là lý do tại sao các phản đối của Việt Nam và khiếu nại do các quốc gia khác đưa ra không chỉ có giá trị mà còn phải được thực hiện nhiều lần như (phản đối chính thức) các trường hợp vi phạm", bài của quỹ nghiên cứu ORF nhấn mạnh.

Từ Tokyo, Nhật Bản, nhà quan sát thời sự và an ninh khu vực, ông Đỗ Thông Minh đưa ra bình luận trên quan điểm riêng với Đài Á Châu Tự Do về ý kiến từ think tank của Ấn Độ :

"Cá nhân tôi cũng chia sẻ suy nghĩ của think tank của Ấn Độ đưa ra, và chúng ta theo dõi tình của Việt Nam trong thời gian qua, tôi ghi nhận ít nhất mười lần (Trung Quốc) cố tình đưa ‘đường lưỡi bò’ hoặc cờ năm sao ‘ngũ tinh kỳ’ vào… Vấn đề ‘đường lưỡi bò’ đã được đưa ra từ lâu, từ thời Tưởng Giới Thạch, lúc đầu giao thông ít, và nội bộ, sách của họ có, thế giới bên ngoài không để ý. Sau này đến thời Tập Cận Bình, (Trung Quốc) đưa nhiều tàu thăm dò khắp mọi nơi, cũng như lắp đặt, trang bị vũ khí ở những đảo v.v…, vấn đề mới trở nên trầm trọng hơn.

Nguyên thủy bản đồ này là 11 đường, nhưng khi Việt Nam ký kết với Trung Quốc về hiệp định trên bộ và trên Vịnh Bắc Bộ, đã chia Vịnh Bắc Bộ theo một hiệp định mới, nên Trung Quốc mới bỏ hai đường mà ‘đâm’ vào Vịnh Bắc Bộ, thành ra bây giờ còn có 9 đường. Phương Tây đôi khi gọi đó là ‘chuỗi hạt trai’, còn Việt Nam gọi là ‘đường lưỡi bò’".

‘Nhấn mạnh để lưu ý hơn’

Theo ông Đỗ Thông Minh, yêu sách ‘bản đồ đường chín đoạn’ do Trung Quốc đơn phương đưa ra là một vấn đề tranh chấp lâu dài giữa Việt Nam và Trung Quốc và bài báo trên think tank của Ấn Độ đã "nhấn mạnh những chuyện xảy ra trong quá khứ để mọi người lưu ý hơn".

Về phần mình, trong dịp này, nhà quan sát thời sự này cũng đưa ra một số điểm để công luận cùng lưu ý liên quan những điều mà ông cho là những ‘chiêu thức’, ‘thủ đoạn’ mà Trung Quốc đã sử dụng có hệ thống từ trước tới nay, gây ra nhiều thiệt hại về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam, ông nói :

"Trong thời gian chiến tranh (Nam – Bắc Việt Nam), Nhà nước Việt Nam giấu hết, đến khi chiến tranh năm 1979, Nhà nước Việt Nam mới tung ra cuốn bạch thư nhỏ, trong đó (hé lộ) có những vụ Việt Nam nhờ Trung Quốc in hộ bản đồ, do Bắc Việt Nam không in được bản đồ, bản đồ phải in nhiều lớp màu, nên phải vẽ theo một phương cách đặc biệt để in, chứ không phải in màu bình thường như bây giờ. Thành ra khi Trung Quốc vẽ bản đồ, in cho Việt Nam, họ đã dời biên giới được vẽ trên bản đồ về phía đất Việt Nam, tức là họ lấn đất của Việt Nam, đó là điều thứ nhất.

Thứ hai là đường xe hỏa, xe hỏa của Bắc Việt Nam lúc đó nhỏ, chỉ có tám tấc, một mét (chiều rộng đường ray), còn đường của Trung Quốc thường là 1,2 mét – 1,4 mét, cho nên khi tới biên giới, đi qua Việt Nam không được nữa, cho nên nhất là trong thời chiến, muốn chuyển vũ khí đi sâu vô Việt Nam, do Bắc Việt Nam không có hệ thống đúc đường sắt, nên cũng nhờ công binh Trung Quốc giúp, thành ra Trung Quốc mới mở những con đường sắt đi sâu vào lãnh thổ Việt Nam, mà sau này Trung Quốc tuyên bố ‘đường sắt đó đi đến đâu, thì đất của chúng tôi tới đó’. Đây là hai trong ba điều được nêu rõ trong cuốn bạch thư của Việt Nam, khi đó ‘chửi hăng lắm’, trước đó thì giấu, bây giờ thì lại giấu, cất giấu những cái đó đi".

Một ‘thủ đoạn’ khác nữa của Trung Quốc được ông Đỗ Thông Minh đề cập trong dịp này là vấn đề ‘di dời cột mốc’ và ‘lấn biên giới’ trên đường biên giới trên bộ Việt - Trung, nhà quan sát nói :

"Cột mốc biên giới, cho đến nay vẫn còn là một sự mù mờ. Trong lúc thảo luận cả chục năm trước, nhà nước Việt Nam tuyên bố sẽ công khai bản đồ biên giới và những cột mốc, nhưng cho tới ngày hôm nay vẫn chưa có gì. Có một số cột mốc cũ, Trung Quốc đào lên và đem về ‘làm kỷ niệm’, và bây giờ cột mốc mới, Trung Quốc lấn qua đất Việt Nam. Thí dụ như Thác Bản Giốc, ngày xưa có con sông ở đó và Thác Bản Giốc kể như là thác hoàn toàn của Việt Nam, nhưng đến khi điều đình, Trung Quốc không chịu. Khi nhìn vào Thác Bản Giốc, có nghĩa là nhìn vào chiều từ đông sang tây, lưng quay ra biển, chứ không phải là theo hướng bắc – nam khi ta nhìn vào Thác Bản Giốc đó.

Thác này ở bên tay trái cao, nên nước ít, còn thác ở bên tay phải thấp, do nước chảy lâu ngày làm mòn nên thấp, khiến nước càng chảy phía bên này nhiều, cho nên đẹp hơn. Khi hai bên điều đình với nhau, chia lại thác đó, thác thấp chia đôi, còn thác cao vẫn của Việt Nam ; trước đây là của Việt Nam trọn vẹn, có cả tem của Thác Bản Giốc nữa, còn bây giờ Việt Nam đành chấp nhận chia đôi phần thác thấp, còn cái hồ ở phía dưới là chung. Vì là hồ, nước đi qua lại, nên không chia đôi hồ, là hồ chung, nhưng du khách có thể lên thuyền, ở phía Việt Nam thì lên thuyền phía Việt Nam, có thể đi qua giữa hồ, qua phía bên kia, nhưng không được lên bờ. Khách Trung Quốc cũng vậy, đi lên thuyền ở phía bên Trung Quốc, có thể đến gần phía Việt Nam, nhưng không được quyền bước chân lên bờ. Có luật về việc đó".

luoibo2

Khách du lịch Trung Quốc ở thác Bản Giốc trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc ở tỉnh Cao Bằng hôm 16/1/2009 (minh họa). AFP

Từ Ải Nam Quan tới Bãi Tục Lãm’

Ví dụ tiếp theo mà ông Đỗ Thông Minh đưa ra là trường hợp của Ải Nam Quan, mà Trung Quốc gọi là Hữu Nghị Quan, nhà quan sát nói tiếp với RFA :

"Ải Nam Quan, chúng ta may mắn có một số hình ảnh người Pháp chụp thời Pháp – Thanh, hai cổng như nhà ở hai ngõ có hai cửa, không bao giờ hai cửa sát tịt vào nhau hết, bao giờ cũng phải cách cái ngõ. Ở đây, ở Ải Nam Quan có hai sườn núi, cho nên đi lên hai sườn núi có xây tường, để tránh chuyện người ta đi lậu, khi người ta không đi cửa chính, người ta đi sườn núi. Nhưng những chuyện đó xưa lắm rồi, bây giờ không còn nữa, hình thì còn, nhưng trên thực tế thì không còn. Còn hai cổng là các cổng của phía Trung Quốc ngày xưa, ở dưới là cổng vòm tròn, ở trên là hai tầng, cổng đó bây giờ cũng tan rồi, họ xây lại cổng mới, thì ở dưới là vòm tròn, ở trên là ba tầng.

Còn cổng ở phía Việt Nam, nhìn theo tỷ lệ ở trên bản đồ, chúng ta sẽ thấy hai cổng cách nhau qua một đường trống ở giữa khoảng 6m, đường phân chia ở phía nam cổng của Trung Quốc mà bây giờ còn là 3m. Còn cổng ở bên phía Việt Nam, không biết vì lí do gì, về sau biến mất, cho nên Việt Nam chỉ làm trạm bên đường thôi, chứ không phải là hai cổng đấu vào nhau ; và ở phía Nam cổng của Trung Quốc mà họ gọi là Hữu Nghị Quan, chỉ cách có 3m. Nhưng bây giờ, nó vào sâu đất của Việt Nam cả trăm mét, và cả khu rộng đó, bây giờ trở thành một quảng trường của phía Trung Quốc mà họ quản lí, mà từ km số 0 của đầu Quốc lộ 1A thì mới là của Việt Nam. Thành ra, đứng ở cột cây số 0km ở đầu đường 1A, chúng ta không còn nhìn thấy cổng của Trung Quốc ở đâu nữa hết, bởi vì nó cách cả trăm mét, tức là nó lấn về phía đất Việt Nam theo chiều sâu là cả trăm mét, còn chiều dài thì không biết, có thể là cả mấy cây số, hay mấy chục cây số. Đó là nguyên chuyện (Ải Nam Quan) đó".

Ví dụ tiếp theo được nhà quan sát từ Tokyo đề cập là trường hợp của Bãi Tục Lãm, ông Đỗ Thông Minh nói :

"Ở Bãi Tục Lãm có con sông Bắc Luân, con sông Bắc Luân này có một nhánh nhỏ ở dưới, ở giữa nó có một cái đảo Châu, ngày xưa, thời Pháp thuộc, Pháp điều đình với Trung Quốc (Công ước Pháp – Thanh 1887), lấy con sông chính làm đường ngăn chia, cho nên đường ngăn chia (phân giới) thuộc con sông Bắc Luân nhánh chính ở trên, thì đảo Châu thuộc Việt Nam. Nhưng khi điều đình mới đây (ký kết 12/2000, phê chuẩn 6/2004), thì Trung Quốc không chịu, Trung Quốc nói là phân chia phải theo cả nhánh lớn và nhánh nhỏ, cho nên đảo Châu đó bị chia ra, một phần tư đảo Châu đó bây giờ là thuộc Trung Quốc. Như thế không phải là như nhánh chính chia đôi, thì đảo Châu thuộc Việt Nam, mà như Trung Quốc nói tính theo cả con sông nhánh nhỏ nữa, thì Trung Quốc chiếm ¼ Bãi Tục Lãm đó. Người nào đã từng coi sơ bản đồ đó, nói ra là biết ngay sự kiện như vậy".

Về vấn đề liệu Việt Nam có thiệt hại hay không trong phân định ở khu vực Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam, liên quan Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày 25/12/2000, phê chuẩn ngày 30/6/2004, ông Đỗ Thông Minh nói tiếp với Đài Á Châu Tự do vẫn trên quan điểm riêng :

"Ngày xưa, thời Pháp – Thanh, từ mũi Móng Cái, là nơi con sông Bắc Luân đổ ra biển, thời Pháp vẽ một con đường thẳng từ Móng Cái vẽ thẳng xuống, gọi là một con đường đỏ (red line) cho dễ nhận ra, trong khi Vịnh Bắc Việt của Việt Nam trũng về phía Tây, ở ngoài khơi có đảo Hải Nam, thành ra khi vẽ thẳng con đường từ Móng Cái xuống, Việt Nam được 65% Vịnh Bắc Bộ. Nhưng đây không phải là Việt Nam ký, mà Pháp với nhà Thanh ký. Bây giờ họp bàn, Trung Quốc không chịu, cho nên Trung Quốc nói rằng con đường phân chia phải ở giữa Vịnh Bắc Bộ, đường ven bờ biển Việt Nam với đảo Hải Nam, khi làm một con đường (phân giới) cong về phía Tây, bây giờ Việt Nam chỉ còn 55% thôi, và Trung Quốc được 45%, thay vì Việt Nam được 65% ; như thế, Việt Nam bị mất ở chỗ đó từ 10.000 km2 cho tới 12.000 km2.

Việt Nam còn giữ được một chút là đảo Bạch Long Vĩ, nên còn một chút lợi, nếu không Trung Quốc đòi chia đôi 50-50 ra, thì Việt Nam sẽ mất rất nhiều. Như vậy, trên đất liền, ví dụ như các khu vực Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, Việt Nam mất tổng cộng từ 700 tới 720 cây số vuông. Ông Lê Công Phụng, từng một thời làm Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, có lần được ông Lý Kiến Trúc phỏng vấn trên báo Văn Hóa, khi ông Phụng làm Đại sứ ở Mỹ, nói rằng lúc chiến tranh, Trung Quốc giữ khoảng 27 cứ điểm, nhưng khi họp bàn và điều đình, Trung Quốc trả lại cho Việt Nam 21 cứ điểm, còn lại sáu cứ điểm Trung Quốc giữ".

Làm gì sau những ‘thiệt thòi’ ?

Theo ông Đỗ Thông Minh, sáu cứ điểm này là những nơi Trung Quốc làm nghĩa trang, hoặc đóng quân, và ông nói tiếp :

"Thí dụ như ở vùng Vị Xuyên, sau trận Vị Xuyên – Núi Đất năm 1984, trận mà Việt Nam chết trên 3.000 người, cộng với trước sau đó là 4.000 người, nhưng bây giờ nghĩa trang Vị Xuyên của Việt Nam chỉ có 1.700 liệt sĩ mà thôi, còn hơn 2.000 vẫn còn nằm ở bên đất bên kia.

Tôi không hiểu chuyện chết ‘nghĩa tử là nghĩa tận’ rồi, mà hai bên ký kết ‘16 chữ vàng, 4 tốt’ v.v…, mà sao hơn hơn 2.000 tử sĩ Việt Nam, trong đó đa số là người trẻ, ở những đơn vị tân lập đưa lên để hỗ trợ cho mặt trận quân khu I, quân khu II, cho tới ngày hôm nay vẫn để nguyên như vậy, không có đem xác về".

Khi được hỏi Việt Nam liệu có thể làm được gì trước những điều được cho là ‘thiệt thòi’ về lãnh thổ, lãnh hải trong phân định với Trung Quốc như ông đã đề cập ở trên, ông Đỗ Thông Minh đáp :

"Chuyện mà Việt Nam hy vọng một ngày nào đó lấy lại (đất đai, biển đảo), tôi thấy rất là khó, có viên chức lãnh đạo Việt Nam đã tuyên bố rồi rằng ‘thời này mà không lấy lại được, thì thời sau con cháu sẽ lấy lại’, nói một cách thực ra là hơi vô trách nhiệm, tự nhiên đời anh, anh không cố gắng giữ, anh để mất, anh lại bảo để cho con cháu. Con cháu chưa ra đời, thì đã mang gánh nặng nợ nần về vay mượn (tài chính), bây giờ cái nợ nữa là nợ mất đất, mất biển, mà trong khi thế hệ hiện tại tự vỗ ngực mình là ‘anh hùng, đỉnh cao trí tuệ’ mà lại không làm gì".

Cuối cùng, khi được hỏi Việt Nam nay cần làm gì để đảm bảo cho việc giữ gìn, bảo vệ được chủ quyền quốc gia và lãnh thổ, lãnh hải tốt hơn, trước các yêu sách chủ quyền đầy thách thức của nước láng giềng Trung Quốc, nhà quan sát nhấn mạnh :

"Tôi nghĩ rằng mời bạn bè vào tiếp tay cho mình, thí dụ như Ấn Độ, cho họ khai thác dầu hỏa, họ có quyền lợi thì đương nhiên họ phải gắn vô, và Ấn Độ vừa tặng cho Việt Nam một tàu chiến của Ấn Độ đóng, nó cũng hơi cũ, nhưng cho thấy Việt Nam với Ấn Độ rất thân thiết với nhau, rồi thân thiết với Nhật, thân thiết với Úc, thân thiết với Mỹ v.v… kéo thêm đồng minh để có thể đối đầu được với Trung Quốc".

Quốc Phương

Nguồn : RFA, 26/07/2023

Published in Diễn đàn

Cần chấm dứt đàn áp các tổ chức dân sự để triệt "đường lưỡi bò" Trung Quốc

Chỉ trong vòng có vài ba tuần lễ, vậy mà nhiều sự cố đã liên tục xẩy ra, liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo của đất nước. Việt Nam phải kiên định phối hợp và cần một chiến lược tổng thể, trước hết cùng với cộng đồng khu vực, đẩy lùi mọi mưu ma chước quỷ, nhằm duy trì "đường chín đoạn" trên Biển Đông.

luoibo01

Bản đồ Biển Đông có đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ ra trên biển (minh họa) - AFP

Kiểm duyệt rồi vẫn "thủng lưới"

12/7/2016 – 12/7/2023 : Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) bác bỏ "đường lưỡi bò" (Cow-tongue line), hay còn có thêm hai hỗn danh khác là "đường đứt khúc chín đoạn" (Nine-dash line) và "đường hình chữ U (U-shape line) tròn bảy năm. Đây được coi là chiến thắng pháp lý quan trọng đối với quá trình phủ quyết điều mà chính quyền Trung Quốc "cố đấm ăn xôi" khẳng định bấy lâu nay, "đường lưỡi bò" là "vùng nước lịch sử" của Bắc Kinh. Hiện nay, các nhà làm phim đang phải đối mặt cùng lúc với nhiều vụ xì-căng-đan văn hóa mang ý nghĩa toàn cầu. Chiều 10/7, theo "Dân trí", Netflix và FPT Play (bản web và bản di động) đã chính thức gỡ bỏ Flight to you (Hướng gió mà đi) do chứa hình ảnh "đường lưỡi bò" phi pháp. Trao đổi với phóng viên, ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh, xác nhận thông tin nói trên. Trong khi đó, phim vẫn được chiếu ở Netflix tại các nơi khác trên toàn cầu.

Hướng gió mà đi – Flight to you – là tác phẩm điện ảnh có nội dung về tình yêu, nêu gương phấn đấu cho sự nghiệp của các bạn thanh niên trẻ. Những hình ảnh không phù hợp trong bộ phim này đã được biên tập, kiểm duyệt và xử lý (làm mờ, cắt bỏ)". Tuy nhiên, vẫn có một số tập trong phim đã "lọt lưới" kiểm duyệt. Sau quá trình tiến hành rà soát, kiểm tra toàn bộ 39 tập phim, kết quả cho biết : Hình ảnh "đường lưỡi bò" xuất hiện trên bản đồ trong nhiều cảnh phim (các tập 18, 19, 21, 24 đến 27, tập 38). Đặc biệt trong tập 30, hình ảnh "đường lưỡi bò" được thể hiện rõ nét từ 2 phút đến 2 phút 3 giây. Trong tập 18 phim còn xuất hiện lời thoại và phụ đề : "Rồi sẽ có ngày tấm bản đồ này đi đến rất nhiều nơi trên thế giới" từ 41 phút 18 đến 41 phút 55 giây. Trước bộ phim này, đã có một số bộ phim khác của nước ngoài sử dụng bản đồ đường lưỡi bò như : "Người tuyết bé nhỏ", "Nhất sinh nhất thế", "Lấy danh nghĩa người nhà", "Một đời một kiếp", "Em là thành trì doanh lũy" hay "Em là niềm kiêu hãnh của anh"... (1 ).

Như vậy là bảy năm sau tuyên bố của PCA, như chúng ta thấy, Trung Quốc không từ một thủ đoạn nào, vẫn ngang nhiên tìm mọi cách để thách thức công pháp quốc tế về vấn đề Biển Đông. Thái độ và hành động ngang ngược này của Bắc Kinh thể hiện qua nhiều hình thức. Từ việc xây lắp đảo nhân tạo và cắt cử lực lượng hải quân tuần tra bất chấp sự tuyên bố từ các quốc gia láng giềng có tranh chấp lãnh hải trong khu vực bao gồm Việt Nam. Đặc biệt là sau khi có phán quyết của PCA về "đường chín đoạn", Trung Quốc liền cho ra đời một loạt các sản phẩm văn hóa, trong đó cố tình "cài cắm một cách tinh vi" các hình ảnh "đường lưỡi bò", "đường chữ U" trên nền các sản phẩm ấy. Từ "Hướng gió mà đi" (Flight to you) cho đến phim "Barbie" của hãng Warner Bros của Mỹ, hay chuyến lưu diễn của nhóm nhạc K-pop nổi tiếng của Hàn Quốc là BlackPink… Chúng ta thấy "dư luận chiến", cùng với cuộc chiến về pháp lý và tâm lý chiền, đã kết thành cái "kiềng ba chân", hay còn có hỗn danh "tam chủng chiến pháp". Đây là cách thức nhằm "ru ngủ", nhằm "cắm vào đầu" thế hệ trẻ Việt Nam cũng như công chúng thế giới hình ảnh "đường đứt khúc chín đoạn" như một biểu tượng chiếm hữu trọng vẹn Biển Đông.

Theo thống kê chưa được kiểm chứng đầy đủ, số lượng các sản phẩm văn hóa, các bài báo khoa học có chèn "đường lưỡi bò" tính đến nay, đã vượt lên trên hàng ngàn danh mục, từ năm 2017. Trong khi trước thời điểm ấy rất hiếm thấy. Kể cả khi các học giả đến Trung Quốc để dự các hội nghị hay các diễn đàn khoa học, các cơ quan văn hóa – tư tưởng của Trung Quốc cũng không bỏ lỡ tuyên truyền về Biển Đông, về "đường hình chữ U". Các công ty du lịch hoặc công ty giải trí của Trung Quốc cũng mang ấn phẩm sang Việt Nam dự hội chợ, phát cho các công ty du lịch, hoặc tinh vi hơn, mang cả phim sang chiếu. "Đường đứt khúc chín đoạn" cũng vào Việt Nam bằng cách in trên áo phông, hộ chiếu của khách du lịch. Điều đáng nói là Việt Nam đã có hệ thống kiểm duyệt thông tin, kể cả hình ảnh, từ trung ương xuống địa phương, nhưng trong nhiều trường hợp "đường lưỡi bò" vẫn lọt lưới.

luoibo2 (2)

Hình ảnh bản đồ chứa đường lưỡi bò xuất hiện trong phim 'Hướng gió mà đi'. Tiền Phong

Muốn đặt chủ quyền trên thần tượng…

Không thể đặt tiền bạc, lợi nhuận hay thần tượng lên trên chủ quyền quốc gia ! Xã hội Việt Nam cần sớm hình thành tâm thức tự giác ấy cho các thế hệ, nhất là các bạn trẻ và giai tầng khác. Gần đây, những cặp mắt tinh tường của cư dân mạng đã phát hiện ban tổ chức đêm nhạc BlackPink sử dụng bản đồ có hình lưỡi bò và nhận ra hình lá cờ Việt Nam khổng lồ bằng gốm trên mái nhà tại quần đảo Trường Sa bỗng "trắng xóa" trên phần mềm bản đồ Google Maps. Phim Barbie bị cấm chiếu, đêm nhạc BlackPink bị thẩm tra, phim truyền hình "Flight to you" bị yêu cầu gỡ khỏi Netflix và FPT Play… tất cả vẫn còn nóng hổi thời sự thì vấn đề lá cờ Việt Nam biến mất trên Google Earth càng "gây bão" trong cộng đồng mạng. Trong vòng chưa đầy một tháng, đã có bốn vụ việc xẩy ra liên tục, liên quan đến chủ quyền biển đảo Việt Nam. Rõ ràng, đây không phải là câu chuyện ngẫu nhiên, hay sơ suất "liên quan đến hình ảnh đang hiển thị do chất lượng ảnh kém" như trả lời của phát ngôn viên của Google (2) . Cư dân mạng phát giác ra vấn đề là dấu hiệu trưởng thành của "tâm thức Việt".

Tâm thức này hoàn toàn đối ngược lại với các lập luận cho rằng, bản đồ bị cáo buộc không chứa hình lưỡi bò như một số người lên án. Đấy chỉ là các nơi chốn mà BlackPink sẽ lưu diễn, do vô tình tạo thành hình thù giống cái lưỡi bò. Đồng thời, nhóm "ba phải" này lên tiếng bảo vệ BlackPink, lập luận rằng, ban nhạc không có lỗi, mà lỗi là do nhà tổ chức. Quan điểm này kêu gọi cần phải tẩy chay đúng người, đúng việc. Thậm chí, có "fan" cho rằng, cấm Barbie vì chứa "đường chín đoạn" có thể là sự nhầm lẫn và rằng, nét đứt đoạn trên bản đồ mà được xem là "đường lưỡi bò" thực ra là vệt bao quanh đảo Greenland, nước Ireland và Iceland ở Bắc Đại Tây Dương (3 ). Trong khi đó, nhiều khán giả vẫn khẳng định, trang chủ website iME có đăng bản đồ hình ảnh "đường lưỡi bò" mà Việt Nam phản đối. Dưới bài viết, hàng trăm bình luận bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh kêu gọi iME tôn trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam kèm theo lời khẳng định "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam". Một số khác cực đoan hơn đã kêu đơn vị này "cút khỏi Việt Nam" và gạch đỏ tất cả hình ảnh quảng bá về show diễn. Nhiều người "truy vết" công ty iME có nguồn gốc Trung Quốc nên quảng bá luận điệu và yêu sách của nước này về chủ quyền Biển Đông, đi ngược lại với tuyên bố của Việt Nam.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh vừa nêu lên một thực tế đáng báo động : Về mặt chống tuyên truyền "đường chín đoạn" cho Trung Quốc, lâu nay Nhà nước Việt Nam đã sử dụng đến 70% sức mạnh của mình để chỉ kiểm soát người dân trong nước, nhằm không cho những tổ chức hay cá nhân nào lên tiếng phản đối, và chỉ sử dụng khoảng 30% mang tính ứng xử ngoại giao với Trung Quốc về việc này mà thôi (4 ). Người viết bài này cho rằng, tỷ lệ này chưa được "lý tưởng" đến như vậy. Xuất phát từ não trạng cho rằng, trong vấn đề chủ quyền biển đảo, chỉ có những cơ quan chức năng mới được quyền lên tiếng. Còn người dân, nhất là "không gian dân sự" hầu như không có chỗ đứng, thì tỷ lệ ấy thấp hơn rất nhiều ! Cho nên muốn ngăn chặn được hiện tượng kiểm duyệt rồi mà vẫn "thủng lưới", muốn đặt vấn đề chủ quyền đất nước lên trên thần tượng của giới trẻ, Nhà nước phải thay đổi cơ bản về chính sách. Phải chấm dứt ngay việc đàn áp các tổ chức dân sự như Nhóm "No U", hay các tập hợp xung quanh khẩu hiệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam" !

Hoàng Mai

Nguồn : RFA, 13/07/2023

Tham khảo :

1. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-drama-fans-found-another-chinese-drama-using-9-dash-line-map-07082023091519.html

2. https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ckvyd3317xeo

3. https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c2xk0rpp818o

4. https://www.quyenduocbiet.com/a13081/ban-do-duong-chin-doan-va-thoi-van-hoa-giai-tri

Published in Diễn đàn

Cuộc chiến về bản đồ với Trung Quốc

Cuộc chiến về Biển Đông với Trung Quốc lại bước sang những hình thái mới. Mới đây, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) khi đăng thông tin về hạn hán kỷ lục tại Trung Quốc đã đăng kèm hình bản đồ có "đường lưỡi bò" đứt đoạn. Hình này được dẫn nguồn từ Trung tâm Khí Hậu Quốc gia Trung Quốc (National Climate Center - NCC).

luoibo1

Bản đồ Biển Đông có đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ ra trên biển - AFP

"Đường lưỡi bò" của Trung Quốc là một thứ mà Trung Quốc tự cho là yêu sách của mình. Cái gọi là yêu sách này hoàn toàn không có cơ sở pháp lý nào hết. Tòa Trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc đã ra Phán quyết năm 2016, trong đó khẳng định rõ ràng rằng "không có cơ sở pháp lý nào để Trung Quốc yêu sách các quyền lịch sử đối với các nguồn tài nguyên bên trong các vùng biển nằm trong 'đường chín đoạn’" (1).

WMO là một tổ chức của Liên Hợp Quốc, nơi đại diện cho tiếng nói của các quốc gia thành viên, mặc dù cuối ngày 22/8, bài viết này trên Facebook của WMO đã bị gỡ bỏ, nhưng điều này cho thấy, phía Trung Quốc đã luôn tìm cách "thao túng" các tổ chức quốc tế cho các âm mưu thâm độc của mình.

Đây cũng không phải là lần đầu các tổ chức quốc tế đã bị "dính chưởng" về các thông tin trên bản đồ họ lấy từ phía Trung Quốc. Từ năm 2010, dư luận đã ồn ào với sự cố trên bản đồ của Hội địa lý Hoa Kỳ đã chú giải tên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo cách gọi của Trung Quốc, chứ không thể hiện tên gọi quốc tế (2).

"Đường lưỡi bò" cũng đã len lỏi vào Việt Nam theo nhiều đường khác nhau, có khi trên hộ chiếu của công dân Trung Quốc, có khi là bộ phim của Trung Quốc có hình ảnh đường này. Hoặc có khi lại là trong chức năng định vị của xe hơi có xuất xứ từ Trung Quốc. Thậm chí cả giáo trình đại học cũng có in hình "đường lưỡi bò" phi pháp và đầy tai tiếng này (3).

Trên bình diện quốc tế, nhiều học giả Việt Nam ở nước ngoài đã phát hiện ra trong rất nhiều bài báo khoa học ở các tạp chí danh tiếng quốc tế, mặc dù không hề liên quan đến lĩnh vực biển Đông, nhưng đều có hình vẽ "đường lưỡi bò" (4).

Trung Quốc đẩy mạnh tuyên truyền "đường lưỡi bò"

Trung Quốc đã có những yêu cầu cụ thể, chi tiết cho việc phát tán các bản đồ có hình "đường lưỡi bò" này ra thế giới. Luật bản đồ Trung Quốc quy định các bản đồ và sản phẩm có hình bản đồ phải được Bộ Tài nguyên Thiên nhiên kiểm duyệt trước khi đem đi xuất khẩu. Các bản đồ dự kiến được phát hành hoặc công bố bên ngoài Đại lục cũng phải được kiểm duyệt.
Ngày 14/8, tờ "South China Morning Post"đưa tin giới chức hải quan thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc vừa thu giữ hàng nghìn bản đồ chuẩn bị đem đi xuất khẩu do đường biên giới vẽ trên các bản đồ này không phù hợp tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với Biển Đông và Biển Hoa Đông (5).

Theo giới chức hải quan Trung Quốc, hai lô hàng chứa tổng cộng 23.500 "bản đồ có vấn đề", trong đó không có "Đường lưỡi bò" theo cái gọi là tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với Biển Đông, vốn được mở rộng tới 2.000 km tính từ phần đất liền của Trung Quốc Đại lục. Các bản đồ này cũng không bao gồm một số quần đảo tranh chấp mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, chẳng hạn như quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông, cũng như quần đảo ở Biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, trong khi Nhật Bản gọi là Senkaku.

Nhiều năm qua, Bắc Kinh đã loại bỏ "các bản đồ có vấn đề", vốn bị cho là "đe dọa chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cũng như an ninh và lợi ích quốc gia". Theo Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc, cơ quan quản lý bản đồ của nước này, việc không thể hiện các vùng lãnh thổ tranh chấp và "Đường lưỡi bò" là đặc trưng của các bản đồ vi phạm quy định của Bắc Kinh.

luoibo2

Nhóm khách du lịch Trung Quốc mặc áo thun có in hình "đường lưỡi bò" tại nơi làm thủ tục nhập cảnh ở sân bay Cam Ranh, Khánh Hòa. Hình : Zing


Việt Nam phản đối miệng

Tại họp báo thường kỳ chiều 25/8, khi trả lời câu hỏi của phóng viên về việc trang Facebook của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) sử dụng bản đồ của Trung Quốc với đường "lưỡi bò", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam đã nhiều lần bác bỏ cái gọi là "đường chín đoạn", cũng như các yêu sách biển trái với các công ước quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 : Việt Nam cho rằng, mọi hình thức tuyên truyền, quảng bá, đăng tải nội dung, hình ảnh xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, đã được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982, là vô giá trị". Việt Nam yêu cầu các quốc gia, các tổ chức tôn trọng quyền chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các vùng biển liên quan ở Biển Đông, đồng thời gỡ bỏ, sửa đổi các nội dung không phù hợp (6).

Hồi tháng 4 năm nay, chính quyền Philippines cũng ra lệnh cấm một bộ phim từ Hollywood với lý do trong phim có xuất hiện "đường lưỡi bò" phi pháp này (7).

Các hành động cấm hoặc tiêu huỷ các ấn phẩm hoặc vật phẩm có thể hiện "đường lưỡi bò" như Việt Nam hay Philippines đã làm là cần thiết. Tuy nhiên, nếu không có những quy định mang tính chế tài quyết liệt hơn thì có lẽ, với sức mạnh nhiều mặt của Trung Quốc, cùng với dã tâm độc chiếm Biển Đông của họ, các quốc gia này rất khó khăn trong việc ngăn ngừa các hoạt động tuyên truyền sai trái này của Bắc Kinh.

Gần đây, chỉ vì trưng bày tranh vẽ của mình mà không xin phép, hoạ sĩ Bùi Quang Viễn (Tức nhà thơ Bùi Chát), đã bị chính quyền thành phố Hồ Chí Minh xử phạt và buộc tác giả tự tiêu huỷ các bức tranh của mình. Dư luận thắc mắc là sao với một người bình thường thì chính quyền bắt phải tiêu huỷ tranh, cho dù tranh ấy không có nội dung gì vi phạm. Đối với các vật phẩm của Trung Quốc "tuồn" trái phép sang Việt Nam, chính quyền Việt Nam có dám yêu cầu tiêu huỷ các vật phẩm ấy hay không ?

Nguyễn Thái Linh

Nguồn : RFA, 26/08/2022

Tham khảo :

1. https://pcacases.com/web/sendAttach/1801

2. https://tuoitre.vn/ban-do-ve-hoang-sa-cua-hoi-dia-ly-quoc-gia-hoa-ky-khong-co-tinh-phap-ly-va-sai-su-that-367974.htm

3. https://giaoducthoidai.vn/thu-hoi-vat-pham-co-duong-luoi-bo-tieu-huy-hay-xung-cong-post395717.html

4. https://www.voatiengviet.com/a/cac-tap-chi-khoa-hoc-mat-tran-moi-trong-tranh-chap-bien-dong/5522638.html

5. https://www.scmp.com/news/china/politics/article/3188854/chinese-customs-seize-thousands-maps-over-missing-south-china

6. https://baoquocte.vn/viet-nam-yeu-cau-to-chuc-khi-tuong-the-gioi-go-bo-ban-do-duong-luoi-bo-195673.html?fbclid=IwAR2hV9AIHQe7kPNVfUl5t37VvT2-4USqmHGs9aM1OlMCSn8Q0svIXYwUDkA

7. https://www.scmp.com/news/asia/southeast-asia/article/3175674/south-china-sea-philippines-pulls-hollywood-action-film

Published in Diễn đàn

Bắc Kinh mở chiến dịch tuyên chiến với các bản đồ "thiếu đường lưỡi bò"

Hôm 26/5, tờ Hoàn cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc cho biết, chính quyền thủ đô Bắc Kinh sẽ khởi động chiến dịch tuyên chiến với tất cả các bản đồ "có vấn đề", bao gồm các bản đồ "thiếu đường chín đoạn", đe dọa đến sự thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.

luoibo1

Một bản đồ "chuẩn" của Trung Quốc, với chú thích "Trung Quốc không có phần nào bị bỏ sót" (Ảnh : Sina Weibo)

Theo đó, các ban ngành chính quyền TP Bắc Kinh, bao gồm lực lượng chấp pháp trên không gian mạng, sẽ đồng loạt ra quân tiến hành kiểm tra các nhà xuất bản bản đồ, người dùng bản đồ, cũng như các nhà cung cấp dịch vụ bản đồ trực tuyến trên khắp thủ đô.

Các bản đồ "có vấn đề" được giới chức nước này xác định là bản đồ mô tả không chính xác lãnh thổ của Trung Quốc, bao gồm Đài Loan, các đảo ở Biển Đông, đường chín đoạn (đường lưỡi bò), và cả việc viết không đúng tên gọi các đảo…

Giới chức Bắc Kinh cho hay, chiến dịch này nhắm đến các cơ quan báo chí, xuất bản, phim và truyền hình, bản đồ dùng giảng dạy trong các trường tiểu học và trung học, và các nhà cung cấp dịch vụ bản đồ trực tuyến ở Trung Quốc.

Cũng theo nguồn tin này cho biết, trong những năm qua, Trung Quốc đã duy trì một cuộc tấn công mạnh mẽ đối với các bản đồ không chính xác. Trong nửa đầu năm 2019, Trung Quốc đã yêu cầu 29 trong số 500 công ty hàng đầu thế giới phải chỉnh sửa lại bản đồ trên mạng đã mô tả không chính xác lãnh thổ của Trung Quốc.

"Những người vi phạm, mô tả bản đồ không chính xác lãnh thổ của Trung Quốc, gây nguy hại cho sự thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, nếu nghiêm trọng sẽ phải đối mặt với các án phạt hình sự", Cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc cảnh báo.

Có thể nói, động thái này của chính quyền Trung Quốc như là sự "cưỡng bức tuyên truyền", biến mọi thành phần người dân trong xã hội Trung Quốc thành những "tuyên truyền viên" dễ bị trừng phạt tại các quốc gia trong khu vực.

Chẳng hạn, nếu một người Trung Quốc mang bản đồ có "đường lưỡi bò" khi nhập cảnh vào Việt Nam, nếu bị phát hiện họ có thể bị phạt lên tới 30 triệu đồng, thậm chí có thể bị trục xuất sau đó.

Như mới đây, vào ngày 21/5, bà Tổng giám đốc Bayer Việt Nam Lynette Moey Yu Lin (quốc tịch Malaysia gốc Trung Quốc) đã bị Sở Thông tin và truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt 30 triệu đồng và tịch thu 1 máy điện thoại di động vì đã gửi tài liệu có đính kèm bản đồ ‘đường lưỡi bò’ cho một số nhân viên dưới quyền.

"Đường chín đoạn" hay được gọi là "đường lưỡi bò" là một yêu sách của chính quyền Trung Quốc trong việc giành quyền độc chiếm biển Đông. Yêu sách này đã bị Tòa Trọng tài bác bỏ vì không có cơ sở pháp lý lẫn thực tế, trong một phán quyết được ban hành hồi năm 2016, vụ Philippines kiện Trung Quốc vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển.

Minh Luật

Nguồn : RFA, 27/05/2020 (minh-luat's blog)

Published in Diễn đàn

Công trình giống ‘đường lưỡi bò’ ở Hải Phòng của doanh nghiệp Trung Quốc bị phá (RFA, 30/04/2020)

Công viên xây dựng giống "đường lưỡi bò" tại huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng bị nhà chức trách địa phương yêu cầu phá bỏ.

vn1

Hình ảnh công viên "đường lưỡi bò" trước khi bị phá dỡ. baotainguyenmoitruong.vn

Theo tin truyền thông trong nước loan đi vào ngày 30 tháng 4, công trình vừa nêu này nằm trước nhà điều hành của Công ty trách nhiệm hữu hạn Liên hợp đầu tư Thâm Việt, trên phần đất quy hoạch công viên cây xanh với lối đi lát gạch bao quanh một hồ nước nhân tạo. Công ty Thâm Việt thuộc sở hữu của doanh nghiệp Trung Quốc và là chủ đầu tư Khu công nghiệp An Dương.

UBND huyện An Dương sau đó yêu cầu doanh nghiệp phá bỏ hồ nước, đổ đất san lấp để trả lại hiện trạng và giao cho cơ quan chức năng tiếp tục giám sát, nếu phát hiện sai phạm sẽ tiếp tục xử lý.

Trước đó vào tháng 9 năm 2019, Công ty Thâm Việt cũng xây hàng chục nhà trái phép trên đất quy hoạch cây xanh cho công nhân Khu công nghiệp An Dương. Ngoài ra, công ty này còn cho đào hồ với hình bất quái âm dương. UBND Thành phố Hải Phòng đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư phá dỡ các công trình này, tuy nhiên cho đến nay, một phần công trình đã phá dỡ nhưng hình bát quái âm dương vẫn thấy rõ.

Bắc Kinh tự vạch ra đường đứt khúc 9 đoạn, hay thường được gọi là đường lưỡi bò, trên Biển Đông để tuyên bố đến 90% chủ quyền tại khu vực biển này.

Hồi tháng 7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế PCA ở La Hay ra phán quyết tuyên đường lưỡi bò đó là phi pháp, không có căn cứ cả về lịch sử và pháp lý.

********************

Vì sao tham nhũng vẫn tồn tại nhiều trong lĩnh vực công ? (RFA, 29/04/2020)

Tham nhũng vẫn tồn tại nhiều

Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2019 vừa được công bố vào sáng ngày 28/4.

vn2

63% người dân Việt Nam khẳng định phải lót tay để để vào làm việc trong khu vực nhà nước, theo Báo cáo PAPI 2019. AFP - Ảnh minh họa.

Theo kết quả khảo sát trong báo cáo này, người dân Việt Nam nhìn nhận tình trạng tham nhũng năm 2019 có xu hướng giảm khoảng 5% so với năm 2018 và sự kiểm soát tham nhũng trong khu vực công được cải thiện mạnh mẽ nhất hồi năm ngoái. Mặc dù vậy, vẫn còn khoảng 20 đến 40% người dân khẳng định tham nhũng vẫn tồn tại trong nhiều hoạt động của lĩnh vực công.

Bà Nguyễn Thị Ba, nhân viên quản lý của một công ty tư nhân tại TP.HCM cho biết bà ghi nhận tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng của cán bộ, nhân viên tại các cơ quan nhà nước có chiều hướng giảm bớt. Thế nhưng, tình trạng đó vẫn tồn tại trong lĩnh vực công mà người dân hàng ngày phải thường xuyên đối diện với những hình thức không đến đến mức "trắng trợn" như trước đây.

Bà Ba viện dẫn công ty của bà mỗi khi bán hàng vào khu chế xuất, vẫn phải kèm theo tiền (gọi là "tiền bồi dưỡng") trong hồ sơ làm thủ tục hải quan.

"Nếu muốn bộ tờ khai được nhanh để hàng qua cổng hải quan thì trong tờ khai phải kèm theo 20-30 ngàn đồng, tùy theo giá trị lô hàng. Nhân viên hải quan họ sẽ lấy tiền kèm vô đó. Còn nếu muốn nhanh và không phải ngồi chờ đợi lâu theo thứ tự thì phải mướn (dịch vụ) người làm ‘cò’, chuyên nhận hồ sơ. Họ cũng bắt số thứ tự nhưng họ đưa một lần gồm một xấp nhiều hồ sơ và đưa cho Hải quan làm thủ tục luôn một lần. Người làm cò có thể chia (tiền) với Hải quan bên trong như thế nào thì mình không biết chính xác, nhưng thủ tục là vậy".

Bà Ba còn khẳng định dịch vụ công khác cũng tương tự như vậy.

Báo cáo PAPI 2019 cho thấy 31% người dân phản ảnh phải chi thêm tiền khi đi khám chữa bệnh. 30% người dân cho rằng phụ huynh cũng phải chi thêm tiền cho giáo viên trong việc học hành của con cái. Trong khi đó, 31% người dân nói rằng phải chi thêm tiền trong việc làm giấy tờ về đất đai, như chứng nhận quyền sử dụng đất. Và, 21% người dân khẳng định chi thêm tiền khi làm giấy phép xây dựng.

Điều đáng lưu ý trong Báo cáo PAPI năm 2019, có đến 63% người dân cho rằng cần phải đưa lót tay để vào làm việc tại các cơ quan nhà nước.

Đút lót để xin việc trong cơ quan nhà nước

Đài RFA ghi nhận tình trạng nhờ vả, quen biết, đút lót để xin việc làm tại các cơ quan nhà nước được dân chúng ở Việt Nam cho là một việc hiển nhiên trong xã hội, qua câu nói như "nhất thân, nhì thế !" hay "thủ tục đầu tiên là tiền đâu ?". Điều này chẳng có gì là nghịch lý khi tiền lương không bao nhiêu, thậm chí không đủ sống nhưng là nhân viên, cán bộ trong hệ thống cơ quan nhà nước thì còn được những quyền lợi khác, mà trong đó là bổng lộc thậm chí rất nhiều.

Chúng tôi cũng từng được dịp nghe các giáo viên mới tốt nghiệp và xin việc ở các trường học, mà không phải dạy hợp đồng thì tùy theo trường học các cấp huyện, thị xã, thành phố khác nhau mà giá cả cho một suất giáo viên chính thức hưởng lương nhà nước giao động từ vài trăm triệu đồng.

vn3

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2019 ngày 28/04/2020, tại Hà Nội. Courtesy : baoquangbinh.vn

Một bác sĩ ở Hà Nội, cho RFA biết trong ngành y tế cũng tương tự :

"Số tiền chạy việc được phân cấp qua hạng bệnh viện, vì bệnh viện nào có thu nhập cao hơn thì tiền ‘chi’ vào phải cao hơn. Vào bệnh viện hạng 1 như Bạch Mai, Việt Đức thì phải tiền tỷ. Bệnh viện hạng 2 thì phải khoảng từ 300 đến 500 triệu. Còn bệnh viện hạng thấp hơn thì phải 100 đến 200 triệu. Các bệnh viện ở miền núi được ưu đãi nhưng lại ít người về, vì chẳng được ưu đãi bao nhiêu".

Mối tương quan không thể tách rời

Cô Nguyễn Trang Nhung, một người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và theo dõi sát sao các báo cáo Chỉ số PAPI hàng năm, nói với RFA rằng có mối tương quan như là một mắc xích không thể tách rời giữa tình trạng đút lót xin việc trong cơ quan nhà nước và tham nhũng vẫn tồn tại nhiều.

"Theo tôi thì có một mối tương quan rõ rệt giữa hai điều đó. Những người cảm nhận hay trả lời khảo sát có thể không trực tiếp tham gia vào việc đút lót. Nhưng họ có thể thấy qua những người xung quanh họ. Ví dụ nếu như trong gia đình có một người làm việc trong cơ quan nhà nước thì ít nhiều người ta cũng biết được có tình trạng đút lót để có thể vào được trong cơ quan nhà nước. Như tôi vừa nói thì những người xung quanh tôi có thể nghe được những câu chuyện về điều đó. Và với hơn 60% người dân nhìn nhận có đút lót để vào cơ quan nhà nước thì có một tỷ lệ tương ứng với những người cảm nhận vẫn còn tình trạng tham nhũng phổ biến. Theo tôi, tỷ lệ 20% hay 40% đấy thì có lẽ vẫn còn thấp, lẽ ra có thể cao hơn thế".

Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam từng nhận định với RFA về tình trạng này :

"Bộ máy hành chính của Đảng và hành chính của Nhà nước thì nhân viên bên cạnh lương thì còn bổng. Bổng đã lớn nhưng còn dựa vào quyền để đục khoét của dân thì tham nhũng này mới là khủng khiếp. Tham nhũng từ trên xuống dưới. Càng lên cao thì càng tham nhũng lớn. Trên chóp bu tham nhũng thì cấp dưới tội gì không tham nhũng và cứ thế tham nhũng xuống tận cơ sở. Thượng bất chính thì hạ tắc loạn. Cho nên cả bộ máy đó không phương cứu chữa".

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, trong một bài viết liên quan công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng, vừa mới phổ biến trong những ngày hạ tuần tháng 4, yêu cầu kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành TW khóa XIII những người tham nhũng, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản mà không giải trình được nguồn gốc…Tuy nhiên, giới quan sát chính trường Việt Nam khẳng định rằng yêu cầu của ông Trọng không phải là quyết tâm chống tham nhũng, mà chỉ là thể hiện sự đấu đá quyền lực, phe phái ngày càng nghiêm trọng hơn trong nội bộ giới lãnh đạo Việt Nam.

Cô Nguyễn Trang Nhung nhìn nhận vấn nạn tham nhũng tại Việt Nam có chiều hướng giảm, dù là tỷ lệ thấp nhưng có sự tham gia của người dân. Theo quan điểm cá nhân, cô Nguyễn Trang Nhung cho rằng sự đấu tranh đẩy lùi tham nhũng của người dân chưa đạt được hiệu quả cao là do một phần họ không ý thức được về các quyền của mình, cũng như thế lực tham nhũng mà họ chống lại rất mạnh và hơn nữa không có cơ quan hay tổ chức nào bảo vệ cho những tiếng nói chống tham nhũng đơn lẻ đó.

Published in Việt Nam

Việt Nam : Facebooker bị tuyên án 5 năm tù vì "nói xấu chế độ" (RFI, 29/04/2020)

Theo AFP, trong bối cảnh chính quyền Việt Nam gia tăng trấn áp các mạng xã hội, một thanh niên 24 tuổi bị tuyên án 5 năm tù vì chia sẻ trên Facebook những thông tin bị xem là "nói xấu'' chế độ cộng sản.

vn1

Ông Phan Công Hải tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: NTV

Phiên xử diễn ra vào ngày 28/04/2020 tại Nghệ An. Người bị tuyên án là ông Phan Công Hải, 24 tuổi, thường trú tại xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Báo chí chính thức cho hay, qua Facebook với các tài khoản như "Hùng Manh", "Người Việt xấu xí", "David Nguyễn", ông Phan Công Hải đã phổ biến các thông tin bị xem là "nói xấu chế độ". Hành động của ông Hải bị tòa án Việt Nam khép vào tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Hãng tin AFP cho biết ông Phan Công Hải, 24 tuổi, đã dùng Facebook để đăng tải các bài viết ủng hộ các nhà hoạt động bị bỏ tù vì biểu tình phản đối cách chính phủ xử lý vụ Formosa xả chất độc ra biển ở miền Trung Việt Nam năm 2016, cũng như nhiều vấn đề gây tranh cãi khác.

Theo thông tin từ hai tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) và Human Right Watch (HRW), khoảng 10% tù nhân chính trị tại Việt Nam bị phạt tù do các hoạt động truyền thông trên Facebook. 

Trước vụ án Phan Công Hải, AFP cho biết hôm 27/04, một Facebooker khác là ông Chung Hoàng Chương, 43 tuổi, bị một tòa án ở Cần Thơ kết án 18 tháng tù, vì chia sẻ thông tin cũng được gọi là "chống chế độ". Thông tin nói trên liên quan đến vụ an ninh bất ngờ tấn công vào xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, trong đêm 08/1 qua sáng ngày 09/01/2020. Trong vụ này có ba công an thiệt mạng. Cụ Lê Đình Kình, dân làng Đồng Tâm, người đứng đầu các hoạt động phản đối cưỡng chế đất, bị tử thương. Vụ tấn công bị lên án mạnh trong một bộ phận công luận Việt Nam. 

Vẫn liên quan đến Facebook, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch hồi tuần trước đã tố cáo mạng xã hội này đã "đồng lõa" với chính quyền Việt Nam khi chấp nhận kiểm duyệt các nội dung bị coi là "bất hợp pháp". Theo HRW, đây là ''một tiền lệ xấu'' mở đường cho việc chính quyền Việt Nam siết chặt tự do ngôn luận trên các mạng xã hội. 

Tú Anh

******************

Việt Nam buộc một công ty Trung Quốc phá bỏ công trình giống ‘đường lưỡi bò’ (VOA, 29/04/2020)

Một công ty ca Trung Quc có tr s Hi Phòng va b nhà chc trách thành ph này yêu cu phá b mô hình ging "đường lưỡi bò", tc là đường chín đon mà Bc Kinh v lên bn đ Bin Đông đ đơn phương tuyên b ch quyn trên toàn b vùng bin này.

vn2

Hình ảnh t v tinh ca Google Map cho thy công trình trong khuôn viên khu công nghiệp An Dương ca Cty TNHNN Thâm Vit (Trung Quc) Hi Phòng ging vi "đường lưỡi bò". (nh chp màn hình VnExpress)

Các báo chính thống ca Vit Nam hôm 28/4 cho biết gii chc thành ph Hi Phòng đã phi hp vi Ban qun lý Khu công nghip An Dương phá b công trình xây dng được cho là sai quy hoch trong khuôn viên ca khu này xã Hng Phong, huyn An Dương.

Theo những hình ảnh t v tinh mà VnExpress, Thanh Niên và Tui Tr đăng ti, công trình xây dng trong khuôn viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Thâm Vit ca Trung Quc khu công nghip này "có hình thù ging vi đường lưỡi bò".

Công trình nằm trên phn đt quy hoch công viên cây xanh trong khu công nghiệp An Dương, được lp bng li đi lát gch bao quanh mt h nước nhân to, theo Tui Tr.

"Toàn bộ mô hình này đã b phá b", mt lãnh đo UBND huyn An Dương nói vi Thanh Niên và cho biết cơ quan chc năng tiếp tc rà xoát các quy đnh đ x lý vi phạm ca Công ty trách nhiệm hữu hạn Thâm Vit, hin là ch đu tư ca khu công nghiệp An Dương vi s vn 175 triu USD.

Tháng 10 năm ngoái, Hải quan Hi Phòng đã phát hin 7 chiếc xe ô tô sn xut Trung Quc có gn thiết b đnh v vi bn đ có "đường lưỡi bò" nhp khu vào Việt Nam ti cng Đình Vũ.

Cùng thời gian đó, mt chiếc xe ô tô Wolkswagen ca Đc được đưa t Trung Quc vào trin lãm Vit Nam cũng b phát hin có gn phn mm vi hình nh "đường lưỡi bò".

Cũng trong năm ngoái, Việt Nam ra lnh cho các rp chiếu phim ngừng chiếu mt b phim hot hình ca DreamWorks Animation trong đó có hình "đường chín đon".

Trước đây, Trung Quc đã tìm cách đưa hình nh "đường lưỡi bò" vào bn đ trên các qu đa cu nha, b phát hin Anh, hay trên áo ca các du khách Trung Quc nhp cnh vào Vit Nam.

Tuyên bốường lưỡi bò" hay "đường chín đon" ca Trung Quc trên vùng Bin Đông b tòa trng tài quc tế La Haye bác b năm 2016 trong mt v kin ca Philippines. Tuy nhiên, Bc Kinh luôn ph nhn phán quyết này.

******************

Bổ nhiệm hàng loạt các lãnh đạo Bộ Công an (RFA, 39/04/2020)

Bộ Công an Việt Nam có thêm hai thứ trưởng gồm Thiếu tướng Lê Quốc Hùng và Lê Tấn Tới.

vn3

Thiếu tướng Lê Tấn Tới và Lê Quốc Hùng vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an - Ảnh : tienphong.vn/ RFA edit

Theo tin từ truyền thông trong nước loan đi ngày 29/4, ông Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, sinh năm 1966, từng là Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, hiện đang là Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an trong Quyết định 589 của Thủ tướng Chính phủ.

Còn ông Thiếu tướng Lê Tấn Tới, sinh năm 1969, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, từng giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu được bổ nhiệm tại Quyết định 595.

Ngoài ra, quyền Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân được trao cho ông Thiếu tướng Vũ Văn Kha, phụ trách Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng.

Ông Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Chủ nhiệm kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam được giao chức vụ Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ Quốc phòng.

Trong hai ngày 28-29/4, Bộ Công an công bố các quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên ; đồng thời bổ nhiệm Phó Giám đốc Công an các tỉnh Lai Châu, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Đắk Nông.

Vẫn tin liên quan, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an vào chiều ngày 28/4 đã trao quyết định của Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội về việc sáp nhập Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II vào Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I.

Trong khi đó, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công an cũng tổ chức buổi lễ công bố quyết định sáp nhập các Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân 3, Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân 5 và cơ sở Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân 6 vào Trường cao đẳng Cảnh sát nhân dân II trong ngày 27/4.

******************

Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội thừa nhận thiếu sót trong tham mưu vụ Đồng Tâm (RFA, 29/04/2020)

Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội thừa nhận công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền giải quyết các vụ việc phát sinh trong nhân dân chưa sát, còn hạn chế, như vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm.

vn4

Sáng sớm ngày 9/1/2020, chính quyền Hà Nội đã huy động cảnh sát cơ động có trang bị vũ khí đến thôn Hoành, xã Đồng Tâm, trấn áp, bắt giữ một số người dân bị cơ quan chức năng cho là chống đối. File photo

Truyền thông trong nước loan tin trích lời ông Phạm Hải Hoa, Phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội, cho biết tại buổi làm việc với Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ ngày 28/4.

Theo lời ông Phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội, nguyên nhân là vì "việc dự báo tình hình nhân dân, đặc biệt là ở những địa bàn phức tạp, nhạy cảm là chưa kịp thời, chưa sâu sát".

Ngoài ra, công tác dân vận của hệ thống chính trị được ông Hoa nhận định có nơi chưa đồng bộ ; việc xử lý các vấn đề phức tạp, phát sinh trong nhân dân có lúc, có nơi còn lúng túng về thẩm quyền, trách nhiệm cụ thể ; việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, khiếu nại, kiến nghị, tố cáo của người dân có lúc chưa kịp thời, dứt điểm, để vụ việc kéo dài.

Nói tại buổi họp, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ khẳng định Hà Nội là đô thị đặc biệt, đang trong bối cảnh đô thị hóa rất nhanh nên yêu cầu để không có những vấn đề phức tạp, nảy sinh là rất khó.

Vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Sênh, Mỹ Đức xảy ra giữa người dân Thôn Hoành và chính quyền diễn ra từ nhiều năm. Trái với quan điểm của người dân cho rằng khu đất là đất nông nghiệp được người dân canh tác từ hơn chục năm, chính quyền Hà Nội nói toàn bộ là đất quân sự.

Đỉnh điểm của vụ việc xảy ra vào rạng sáng 9/1/2020 khi hàng ngàn cảnh sát cơ động có vũ khí tràn vào Thôn Hoành trấn áp bạo lực gia đình cụ Lê Đình Kình, trưởng nhóm người khiếu kiện đất. Vụ đụng độ khiến cụ Kình bị bắn chết và cho đến nay có 29 người bị bắt trong vụ này. Phía lực lượng công an có 3 người thiệt mạng.

******************

Tỷ phú Việt Nam tặng Philippines 750.000 khẩu trang, PPE (VOA, 30/04/2020)

Một doanh nhân người Vit đã tng hơn 750.000 khu trang và thiết b bo v cá nhân (PPE) cho Philippines đ h tr Manila trong n lc kim hãm s lây lan ca dch Covid-19 mà cho tới nay đã lây nhim gn 8.000 người Philippines.

vn5

Nhân viên y tế Philippines chúc mng bé sơ sinh 16 ngày hi phc sau Covid-19 khi bé xut viên ti Bnh vin Nhi Đồng Quc gia Quezon city, Manila, Philippines ngày 28/4/2020. (AP Photo/Aaron Favila)

Bộ trưởng Ngoi giao Philippines Teodoro Locsin Jr. hôm 29/4 đã nhn được 750.000 mt n và 16.500 b PPE t Henry Serrano Nguyen, quý t và đi din ca t phú Johnathan Hnh Nguyn, trong mt buổi l bàn giao, B Ngoi giao Philippines cho biết trong mt tuyên b.

Tờ Inquirer ca Global Nation đưa tin v mnh thường quân đã thuê mt chuyến bay riêng đ mang vt tư y tế đến Philippines, vi s h tr ca B Tài chính, Cc Hi quan và các cơ quan chính phủ khác.

Ngoại trưởng Locsin bày t cm kích v s hào phóng ca doanh nhân Vit Nam, và nói rng s đóng góp ca ông Hnh Nguyn là rt cn thiết cho các n lc ca chính ph Philippines chng dch do virus Covid-19 gây ra.

Tính cho đến th ba 29/4, Philippines có tổng cng 7.958 ca nhim, 530 ca t vong và 975 người phc hi.

Trong khi đó Việt Nam là quc gia có t l nhim corona thp nht thế gii. Tính ti ngày 20/4, Việt Nam ch có 268 ca nhim được xác nhn vi 207 người phc hi.

Ông Hạnh Nguyn, người được báo chí trong nước gi là "Vua hàng hiu", là Vit kiu có quc tch M. Ông đã tng kinh doanh Philippines, và người v đu tiên ca ông, bà Cristina Serrano là cháu h ca bà Imelda Marcos, phu nhân Tng thng Marcos.

Hiện ông là Ch tch ca Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (Imex Pan Pacific Group - IPP Group), nhà phân phi nhiu thương hiu do tp đoàn LVMH s hu, như Louis Vuitton, Christian Dior, Hermes, Marc Jacobs, Hennessy.

Gia đình ông Hạnh Nguyn còn s hu chui ca hàng min thuế ti các sân bay.

Gia đình Johnathan Hạnh Nguyn có tên trong "Danh sách 20 gia đình kinh doanh hàng đu Vit Nam" do Forbes-Vit Nam công b vào tháng 2/2019.

Mới đây, gia đình nhà t phú Hnh Nguyn cũng gây nhiu chú ý trong và ngoài nước khi thuê bao c một chuyên cơ đ đưa ái n Tho Tiên t London v nước sau khi Tho Tiên b phơi nhim Covid-19 khi đến d các show trình din thi trang Milan, Paris và London và gp "bnh nhân s 17" ca Vit Nam ti nhng nơi này.

Published in Việt Nam

Nữ họa sĩ trẻ người Ý hoảng loạn vì bị người Việt tấn công trên mạng

Là tác giả bức vẽ tấm bản đồ nước Ý với hai y tá người Ý và Trung Quốc, Aurora Cantone bị đe dọa và quấy rối vì một số người Việt Nam lầm tưởng cô là chủ nhân bức vẽ có "đường lưỡi bò".

hoasi1

Nữ họa sĩ 18 tuổi bị hoảng loạn khi người Việt Nam tấn công cô trên mạng

Bị đe dọa và thóa mạ

Trao đổi với BBC News tiếng Việt hôm 20/3, nữ họa sĩ 18 tuổi Aurora Cantone chia sẻ :

"Tôi nhận được những tin nhắn tấn công vào sáng 17/3. Tôi thức dậy và Facebook tôi ngập tràn những tin nhắn tuyên truyền mang tính chất chính trị của người Việt Nam. Một số mang lời lẽ rất xúc phạm, sỉ nhục và phỉ báng. Một số người bảo tôi đừng bao giờ vẽ nữa. Điều đó thực sự khiến tôi tổn thương vô cùng vì không hiểu sao người Việt Nam lại giận dữ với tôi đến vậy".

Cụ thể trên Facebook, tài khoản chính thức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý hôm 16/3 đăng bài viết :

"Các bạn có lẽ quên, nhưng chúng tôi vẫn nhớ mãi. Giờ là lúc chúng tôi giúp đỡ các bạn. Xin cảm ơn hai nghệ sĩ tuyệt vời Aurora Cantone và Quân Chính Bình. Cố lên Italy".

hoasi2

Đại sứ Trung Quốc ở Ý đăng hai bức ảnh : bên trái có đường lưỡi bò, bên phải (của Aurora Cantone) không có đường lưỡi bò trên Twitter ngày 14/3

Trung Quốc đã "mượn" bức vẽ của Aurora Cantone để tạo ra bức vẽ đáp lễ thứ hai với bản đồ Trung Quốc với "đường lưỡi bò". Bởi hai bức vẽ này giống nhau, nhiều người Việt Nam đã dựa vào hình ảnh trên tìm ra Facebook và Instagram của Ảurora quấy rối, chỉ trích và lăng mạ cô.

hoasi3

Bức vẽ gốc của Aurora Cantone không có đường lưỡi bò

"Trong ba ngày liền, tôi không thể ngủ được và đầu đau dữ dội. Tôi rơi vào hoảng loạn. Tôi rất đau buồn khi mọi người chỉ nhìn vào bức vẽ khác, vốn không phải là bức vẽ chính xác. Tôi không biết là may mắn hay bất hạnh, vì tôi là người rất nhạy cảm. Từ ngữ luôn có trọng lượng đối với tôi, ngay cả khi tôi không biết đến họ".

"Đồng thời, tôi sợ cho gia đình tôi sẽ bị tấn công. Bố tôi rời khỏi nhà mỗi ngày để đi mua thức ăn, chỉ có mình tôi và mẹ tôi ở nhà", cô tâm sự với BBC News Tiếng Việt.

Aurora Cantone cho biết thêm, khi bắt đầu hiểu nguồn cơn giận dữ của người Việt Nam, cô đã đăng bài viết trên các kênh xã hội của mình bao gồm Facebook và Instagram để giải thích về mọi chuyện. "Tôi giải thích rằng bức vẽ đại diện Trung Quốc có đường lưỡi bò không phải do tôi vẽ. Sau đó, có nhiều người Việt Nam, thậm chí cả người Trung Quốc đã xin lỗi tôi", nữ họa sĩ người Ý nói.

‘Tôi buồn khi bức vẽ gây tranh cãi chính trị’

hoasi4

Aurora đã đính chính sự việc trên trang cá nhân của mình

Trên trang cá nhân của mình, Aurora Cantone phản bác :

"Vui lòng dừng lại, bức vẽ đó được thực hiện bởi họa sĩ người Trung Quốc mà tôi không hề biết anh ta là ai. Anh ta đã lấy bức vẽ của tôi và chỉnh sửa lại thành ảnh đại diện cho Trung Quốc trong khi tôi không hề biết".

"Tôi không hề làm việc này dựa theo yêu cầu, điều duy nhất tôi thực hiện là vẽ ra hình ảnh đại diện cho 2 vị bác sĩ đến từ Trung Quốc và Ý. Bạn có thể thấy rõ, tôi đã để lại chữ ký của mình trong bức ảnh bản đồ Ý, còn ngược lại thì không…".

Cô khẳng định với BBC News tiếng Việt :

"Điều làm tôi buồn là một bức vẽ, ban đầu có nghĩa là một dấu hiệu của lòng biết ơn, đã gây ra rất nhiều vấn đề và tranh cãi chính trị. Tôi biết đến bức vẽ phiên bản Trung Quốc này hai hoặc ba ngày sau khi tôi đăng bức vẽ của mình. Ban đầu tôi không hiểu ý nghĩa của hình ảnh, tôi nghĩ là người muốn sao chép bản vẽ của tôi và nó làm tôi khó chịu".

"Sau đó, rất nhiều người giải thích cho tôi rằng hình ảnh là một lời đáp trả cho bức vẽ của tôi để nhớ về sự kiện năm 2008, khi đội y tế Ý đã đến giải cứu Trung Quốc. Nói tóm lại, đó là một minh chứng nữa cho mối liên kết giữa Ý và Trung Quốc, và nó làm tôi vui", Aurora bộc bạch.

‘Biết thêm về tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc’

Sau khi bị tấn công các kênh trên mạng xã hội, nữ họa sĩ 18 tuổi người Ý bắt đầu tìm hiểu về vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. "Tôi đã tìm hiểu vấn đề, cộng với nhiều người giải thích cho tôi. Tôi đã học được rất nhiều điều từ sự việc này, tôi cũng đã học về mối quan hệ xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam, điều mà tôi hoàn toàn không biết gì trước đây", cô nói.

"Chúng là vấn đề chính trị điều đó không liên quan đến tôi và tôi không muốn tham gia, đặc biệt là trong một thời điểm nhạy cảm như vậy. Khi tất cả chúng ta nên "gần gũi" với nhau hơn, ngay cả khi chúng ta không thể về mặt vật lý vì dịch bệnh", Aurora tâm sự với BBC News Tiếng Việt.

hoasi5

Một số người Việt Nam đã tấn công Facebook nữ họa sĩ 18 tuổi này và gọi cô là 'bợ đít' Trung Quốc

Chia sẻ về quan điểm nghệ thuật và chính trị liên kết như thế nào với nhau, nữ họa sĩ người Ý bày tỏ :

"Tôi nghĩ đơn giản, suy nghĩ của một cô gái 18 tuổi : nếu bạn muốn làm nghệ thuật, bạn làm nghệ thuật. Nếu bạn muốn làm chính trị, hãy làm chính trị. Nhưng nếu bạn muốn làm nghệ thuật để làm chính trị, bạn sẽ thấy mình là tâm điểm của một cơn lốc với quyền lực to lớn với cả tiêu cực lẫn tích cực".

"Tôi thấy mình bị rơi vào tình huống chính trị một cách bất ngờ. Và điều tồi tệ là tôi không có ý định gì về chính trị. Bức vẽ chỉ mong muốn cảm ơn tất cả các bác sĩ ở đất nước tôi, và tất cả những người Trung Quốc đã đến giúp đỡ chúng tôi. Tôi đã sợ hãi vô cùng khi bị cuốn vào nó".

"Cá nhân tôi, nghệ thuật châm biếm không phải là điều tôi sẽ hướng đến trong cuộc sống của tôi. Tôi thích manga, anime, cosplay, truyện tranh và minh họa. Tôi muốn lấp đầy cuộc sống của mình và mọi ngườic bằng màu sắc, nhờ vào những bức vẽ của tôi", Aurora trải lòng.

Bùi Thư

Nguồn : BBC, 26/03/2020

Published in Diễn đàn

Phản ứng của Việt Nam về đường lưỡi bò : thể hiện tính nhất quán nhưng vẫn cần chiến lược lâu dài

Vào ngày 16/3 vừa qua, trên trang chủ Facebook và Twitter của Đại sứ quán Trung Quốc tại Italy khi đăng tải bài viết nói về quan hệ hỗ trợ giữa Bắc Kinh và Rome đã đính kèm hình ảnh bản đồ Trung Quốc có vẽ ‘đường đứt khúc 9 đoạn’. Đường lưỡi bò này do Trung Quốc đưa ra nhằm thể hiện yêu sách chủ quyền vô căn cứ và trái luật quốc tế ở Biển Đông.

luoibo1

Hai hình bản đồ với đường chín đoạn ở Biển Đông do Trung Quốc tự vẽ ra - Courtesy of FB Chinese Embassy in Italy

Trước hành động này của cơ quan đại diện chính phủ Bắc Kinh ở Ý, phóng viên tham gia buổi họp báo Bộ Ngoại giao thường kỳ vào ngày 20/3 đã hỏi về phản ứng của Việt Nam đối với bản đồ chứa đường đứt khúc 9 đoạn này.

Báo trong nước trích lời phát ngôn nhân Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ :

Lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông là rõ ràng và nhất quán. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác định phù hợp với quy định Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Do đó, Việt Nam không công nhận bất kỳ yêu sách biển nào của Trung Quốc dựa trên cái gọi là ‘đường 9 đoạn’ tại Biển Đông.

Nhận xét về lời phát biểu của người đại diện chính phủ Hà Nội, Thạc sĩ Hoàng Việt, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông cho rằng :

"Về cơ bản không có gì khác vì phía Việt Nam luôn phản đối đường lưỡi bò này ngay từ khi Trung Quốc đưa ra bản đồ đường lưỡi bò vào năm 2009 thì Việt Nam đã có ngay công hàm phản đối rồi. Trong những lần tiếp theo thì Việt Nam luôn luôn phản đối. Nói chung quan điểm nhất quán của Việt Nam là luôn luôn phản đối đường lưỡi bò".

Còn theo quan điểm cá nhân, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng Nguyên Đại sứ Việt Nam ở Hà Lan, hiện đang là Phó Viện trưởng Viện Các vấn đề Phát triển thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lại cho rằng :

"Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao về bề ngoài, tức về câu chữ thì người ta nghe qua không có gì mới, nhưng đằng sau đó có thể thấy được tính bền vững, quan niệm nhất quán của Việt Nam từ xưa đến nay trong vấn đề khẳng định độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam không chỉ ở trên bộ mà còn ở trên biển và đối với các hải đảo".

Trong thực tế, việc Trung Quốc luôn tìm cách đưa đường lưỡi bò trên bản đồ bằng nhiều hình thức vào Việt Nam đã có từ lâu nay. Điển hình như in bản đồ có đường lưỡi bò trên áo du khách Trung Quốc sang Việt Nam, trong phim ảnh được công chiếu rộng rãi tại các rạp chiếu phim trên toàn cầu, trong bản đồ định vị xe hơi Volkswagen Tourareg trưng bày tại triển lãm ô tô Việt Nam 2019, trong sách giáo khoa từ cấp tiểu học cho đến đại học…

Trước những thực trạng trên, Thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng dường như Việt Nam vẫn còn thụ động trong cách ngăn chặn, Trung Quốc làm gì thì Việt Nam mới chạy theo. Vì vậy ông đề nghị điều quan trọng nhất đối với Việt Nam hiện nay là phải có chiến lược dài.

"Có rất nhiều thứ để Trung Quốc cài vào và Việt Nam rất khó để phát hiện được. Vấn đề quan trọng là Việt Nam phải có chiến lược rõ ràng và nhất quán cho việc bảo vệ và thực hiện quyền lợi của Việt Nam trên khu vực Biển Đông thế nào. Đó là vấn đề cần thiết".

Vẫn theo Thạc sĩ Hoàng Việt, dù tình trạng Trung Quốc cho tàu vào lãnh hải Việt Nam tạm thời dừng lại nhưng tình hình Biển Đông không êm ả mà đang chứa rất nhiều căng thẳng, đầy những sóng ngầm bên trong.

"Gần đây là chuyến thăm cùa tàu sân bay Hoa Kỳ tới Việt Nam thì phía Trung Quốc đã theo dõi rất kỹ chuyện này. Cá nhân tôi đoán không biết là may hay rủi khi vì dịch Covid-19 mà Tổng thống Donald Trump đã hủy bỏ cuộc gặp Thượng đỉnh giữa ông và các lãnh đạo ASEAN tại Las Vegas. Điều đó khiến cho Trung Quốc không có hành động mạnh hơn, nhưng họ luôn luôn theo dõi bởi vì nếu quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ mà phát triển hơn thì Trung Quốc không hài lòng và tìm cách gây cản trở. Một trong những cản trở lớn là họ luôn sử dụng nhưng biện pháp trên Biển Đông, có thể là cho giàn khoan, tàu thăm dò… vào khu vực xung quanh Bãi Tư Chính. Đến bây giờ người ta nghĩ với tình hình dịch bệnh như vậy thì Trung Quốc lo tập trung giải quyết dịch bệnh và tiếp tục sản xuất thì sẽ giảm bớt căng thẳng ở Biển Đông. Nhưng mà không phải vậy, Trung Quốc luôn luôn thể hiện sức mạnh và tham vọng của họ trên Biển Đông".

Đồng quan điểm với Thạc sĩ Hoàng Việt, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nhận định :

"Điều đáng buồn là Trung Quốc vẽ đường đó trong thời buổi hiện nay, khi thế giới đang cần đoàn kết, kết nối lại để đấu tranh chống đại dịch thì Trung Quốc vẫn quay về ‘bổn cũ’. Tiếng Việt gọi là bổn cũ nghĩa là một đĩa hát đã gỉ rồi mà Trung Quốc vẫn kéo đi kéo lại như tuồng cổ không khước từ một ai. Việc này chỉ nói lên bản chất bành trướng bá quyền, bản chất bắt nạt các nước bé của Trung Quốc".

Tuy nhiên Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng cũng cho rằng dù Trung Quốc có thể có tham vọng hay ẩn ý muốn đánh tráo lịch sử để chiếm quyền ở Biển Đông, chính phủ Bắc Kinh cần phải nhớ rằng nếu Trung Quốc có những hành động bạo lực hay vũ lực ở Biển Đông thì Trung Quốc sẽ tự chôn vùi giấc mộng Trung Hoa dưới đáy biển. Ông đưa ra nguyên nhân :

"Bởi vì mọi người Việt Nam, muôn triệu người như một, về vấn đề phát triển sẽ có những quan điểm khác nhau nhưng trong vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thì người Việt thống nhất ở một điểm như cụ Hồ đã nói là mỗi khi không hòa hữu được thì người Việt muôn người như một tạo thành một làn sóng nhấn chìm lũ bán nước, cướp nước, lũ muốn bán và cướp biển đảo của Việt Nam. Lòng yêu nước của người Việt sẽ tạo thành cơn đại hồng thủy nhấn chìm lũ đấy".

Vào tháng 11/2019, tổ chức Operation Smile Việt Nam thông báo sẽ mời diễn viên Thành Long - đại sứ toàn cầu của tổ chức này đến Việt Nam để kỷ niệm 30 tổ chức này hoạt động tại Việt Nam.

Thông tin này nhanh chóng vấp phải những phản đối mạnh mẽ từ người dân cả nước khiến Thành Long không thể đến Việt Nam. Ngoài ra, các hình ảnh của Thành Long cũng đã được gỡ hoàn toàn trên Fanpage của tổ chức này. Nguyên nhân được cho là Thành Long từng chia sẻ trên tài khoản mạng xã hội bản đồ có hình đường lưỡi bò của Trung Quốc vào năm 2016.

Gần đây nhất là trên Facebook của Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Italy có đường lưỡi bò thì phía Việt Nam đã lên tiếng phản đối. Không chỉ những người dân Việt mà còn có các nghệ sĩ như ca sĩ Nathan Lee, ca sĩ Châu Khải Phong và MC Vũ Mạnh Cường cũng đã phản đối mạnh mẽ.

Đường lưỡi bò hay đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra đòi chủ quyền vùng nước lịch sử đến gần 90% diện tích Biển Đông. Tòa Trọng tài Quốc tế đã bác bỏ tính hợp lý của đường đứt khúc này trong một phán quyết năm 2016 nhưng Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết này.

Nguồn : RFA, 20/03/2020

Published in Diễn đàn

Luật sư Võ Văn Dũng cho biết ông đã bị một tài khoản cá nhân facebook cáo buộc là tham gia vào tổ chức Việt Tân, và người này cho rằng việc đeo khẩu trang có hình phản đối đường bản đồ ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc là ‘phản động’.

khautrang1

Bản đồ đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông

Theo tìm hiểu của nhóm thân hữu với luật sư Dũng, thì tài khoản cá nhân nói trên có số điện thoại với nick trên Zalo là "Người Xứ Nghệ", ngày sinh 27/08/1980.

Luật sư Võ Văn Dũng cho biết : "Tôi đã gọi và xác minh, người chủ số máy đã nhận có viết STT (status) nói trên, tôi đã đề nghị hợp tác bằng cách biết STT xin lỗi công khai trên mạng xã hội về hành động thiếu hiểu biết, non dại đấy.

Hiện tại người này đã chặn số máy của tôi, nên tôi không thể gọi được, vì vậy tôi nhờ các bạn giúp tôi liên lạc gọi đến số máy này và khuyên cậu ấy sớm có bài viết để xin lỗi công khai về hành động non nớt, dại dột ấy. Nếu không cậu ấy sẽ có cơ hội ra hầu tòa vì các tội danh mà cậu ấy đã phạm phải.

Thiết nghĩ việc các công dân Việt Nam yêu nước dùng các hình ảnh No-U có ý nghĩa phản đối âm mưu độc chiếm viễn đông của bọn bành trướng Trung Quốc, là điều nên làm và cần nhân rộng. Vậy mà có những kẻ thiếu hiểu biết viết những STT thiếu trung thực để bôi nhọ, vu khống nhằm hù doạ họ là điều không thể chấp nhận được, nói cách khác chúng là tay sai, tiếp tay cho Trung Quốc chiếm biển đảo của Việt Nam".

Khẩu trang No-U được khởi xướng từ bà Ngô Thị Thứ ở Đà Lạt, lấy mẫu từ gợi ý của một fanpages có tên với hai chữ đầu là ‘Sài Gòn’.

Hiện tại ở Việt Nam không có bất kỳ quy định nào về việc cấm phản đối bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc, như trong trường hợp khẩu trang No-U.

Liên quan vụ đường lưỡi bò này, thông tin trên báo Thanh Niên lúc đầu giờ chiều ngày 17/3 cho biết nhiều nghệ sĩ Việt cùng hàng loạt cư dân mạng bày tỏ phẫn nộ trước việc Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý lợi dụng dịch Covid-19 đăng bản đồ có ‘đường lưỡi bò’ phi pháp trên trang Fanpage chính thức.

"Cộng đồng mạng Việt Nam phẫn nộ khi Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý lợi dụng dịch Covid-19 đã đăng tải trên trang Fanpage chính thức bản đồ có "đường lưỡi bò" phi pháp. Cụ thể, trong bài đăng trên Fanpage của mình, phía này đề cập đến việc Trung Quốc hỗ trợ Ý trước tình hình dịch Covid-19 đang lan rộng tại quốc gia này. Nguyên văn bài đăng như sau : "Forse te ne sei dimenticato, ma noi ricorderemo per sempre. Ora tocca a noi aiutarti…" (tạm dịch : Bạn có thể đã quên, nhưng chúng tôi sẽ luôn nhớ. Bây giờ chúng tôi sẽ giúp bạn). Đính kèm bài viết gây phẫn nộ là hình ảnh vẽ hai nhân viên y tế mặc trang phục có hình lá cờ của hai nước. Hai người trong ảnh đang cùng nâng đỡ cả bản đồ của Trung Quốc và Ý, ngụ ý tương thân tương trợ.

Tuy nhiên, dư luận Việt Nam nhanh chóng phát hiện bản đồ Trung Quốc cố tình chèn hình ảnh "đường lưỡi bò" phi pháp màu vàng nổi bật. Ngoài ra, trang Fanpage này còn dành lời cảm ơn đến hai nghệ sĩ thực hiện tác phẩm" (1)…

Trở lại với ý tưởng ‘khẩu trang No-U" đang được bà Ngô Thị Thứ thực hiện.

Mới đây, một doanh nghiệp nữ trang trong nước đã tung chương trình tặng khách hàng một cặp khẩu trang thiết kế độc quyền khi mua sản phẩm. Đây là loại khẩu trang kháng khuẩn và được doanh nghiệp in logo cùng slogan mang thông điệp "Đeo khẩu trang không chỉ tồn tại mà còn là thương yêu người khác".

"Còn chỗ nào tốt hơn, khi bạn vừa gặp bạn bè, người thân, đồng nghiệp là thấy ngay tên thương hiệu ở ngay… mũi của họ ?" - Lý thuyết về quảng cáo cho biết như vậy.

Giả dụ như chính quyền các địa phương đặt sản xuất khẩu trang có in hình ‘cắt lưỡi bò’, và những quan chức sử dụng đồng loạt khẩu trang này ở các cuộc họp, và trong đời sống…, chắc chắn sẽ tạo hiệu ứng đầy tốt đẹp trong cộng đồng về thái độ dứt khoát của một "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" trước sự đe dọa của nhà nước cộng sản Trung Quốc.

Triệu Tử Long

Nguồn : VNTB, 18/03/2020

(1) https://thanhnien.vn/van-hoa/sao-viet-phan-no-khi-trung-quoc-loi-dung-dich-covid-19-dang-duong-luoi-bo-1197154.html

Published in Diễn đàn

Tuần này, khá nhiu người Vit s dng mng xã hi kêu gi ty chay Go Viet, sau khi công chúng phát giác, ng dng gi xe ca doanh nghip này không cho phép hin th hai t Hoàng Sa và Trường Sa (1).

luoibo1

Biểu tình chng Trung Quc ti Philippines trước khi Tòa Quc Tế ra phán quyết v đường lưỡi bò, tháng By 2016.

Trước đó, c khách hàng ln nhng tài xế hot đng cho Go Viet cùng sng st khi ng dng gi xe ca Go Viet t đng mã hóa tên các con đường Hoàng Sa, Trường Sa thành mt chui ký t ***** (2).

Sở dĩ người Vit phn n vì Hoàng Sa, Trường Sa b chn, b mã hóa vì thiên hạ thường chn, mã hóa các t thô thin vi phm thun phong m tc hoc b xem là phm pháp, chn Hoàng Sa và Trường Sa đ "lc" theo kiu như thế rõ ràng không th chp nhn!

Trần Văn Tun – mt người chuyên viết các phn mm ng dng và viết d án – czáo buc đó là c ý "lc và n". Đó là lý do ging như nhiu người khác, Tun gi Go Viet là… "gâu – veit", đng thi cho rng "gâu – veit" nên "cun gói và cút".

Đại din Go Viet cũng đã lên tiếng. Công ty này ph nhn vic dùng bn đ ca Trung Quốc. H khng đnh ng dng gi xe ca Go Viet dùng Google Maps và Google Cloud đ đnh v và lưu tr d liu. Tuy Go Viet luôn chú tâm th hin s toàn vn ca lãnh th Vit Nam nhưng khi cp nht, nâng cp ng dng này theo đnh kỳ vào hai ngày 20 và 21 tháng này, do Google Maps đánh dấu nhiu hòn đo, dòng sông, ngn núi là ‘landscape.natural’ nên mi xy ra li hin th các đa danh t nhiên.

Tuy Go Viet khẳng đnh đã sa "li" nhưng không ch trên mng xã hi mà c trên các din đàn ca nhiu to như Thanh Niên, đa s đc gi không cho đó là ngu nhiên và h khng đnh đã g b, không dùng ng dng gi xe ca Go Viet na (4).

Có phải người Vit quá "nhy cm" đi vi ch quyn quc gia, đc bit là ch quyn quc gia ti bin Đông và ch quyn trên hai quần đo Hoàng Sa, Trường Sa vùng bin này ? Ti sao người Vit li tr nên "nhy cm" như thế ?

***

Cũng trong tuần này, An Ninh Thế Gii – mt trong nhng ph bn thuc t Công An Nhân Dân, cơ quan ngôn lun ca B Công an Vit Nam đăng bài : "Không thể mãi chy theo đường lưỡi bò" (5).

"Không thể mãi chy theo đường lưỡi bò" h thng li ba scandal tương t như scandal ng dng gi xe ca Go Viet (mã hóa, không hin th Hoàng Sa và Trường Sa), xy ra dn dp trong vòng mt tháng : Đu tiên là scandal "Everest - Người tuyết bé nh". Kế đó là bn đ trong h thng đnh v ca mt chiếc xe hiu Volkswagen, loi Touareg CR745J Hi ch Trin lãm Ô tô 2019. Tiếp na là giáo trình ca Khoa Trung – Nht thuc Đi hc Kinh doanh và Công ngh Hà Ni...

Cả ba scandal mà "Không thể mãi chy theo đường lưỡi bò" lit kê đu nm dng : Bn đ th hin trên phim, sách và trong ng dng đu th hin theo yêu sách ca Trung Quc v ch quyn ti bin Đông, b người Vit mit th là "đường lưỡi bò" !

Ông Vương Trng Tín - tác giả "Không th mãi chy theo đường lưỡi bò" – cho rng, s dĩ "đường lưỡi bò" có th đi xuyên qua các "ca", k c nhng "ca" được dng lên đ "kim duyt" như… Hi đng Duyt phim Quc gia là vì các cá nhân có liên quan thiếu cnh giác và hi hợt về "nhn thc chính tr" trong khi Trung Quc hết sc thâm him, tìm đ cách đ qung bá cho yêu sách phi pháp ca h. Cũng vì vy, c h thng phi liên tc "chy theo" đ x lý khi chuyn tr thành "đã ri".

Ông Tín cho rằng, đã đến lúc phi "t v mt cách chủ đng" và phi đ tinh tế đ không rơi vào "nhng cài cm ging như nhng cái by hết sc tinh vi". Nhn đnh này tuy đúng nhưng nhìn mt cách tng quát, bài viết ca ông chưa… thu đáo.

Cần phi phân tích sâu, ti sao các viên chc hu trách đủ mọi cp, mi ngành và nhiu lĩnh vc li thiếu "cnh giác" và hi ht v "nhn thc chính tr". Ví d vic bt chp tham vng ca Trung Quc, vn đ cao "tinh thn bn tt" và "16 ch vàng" trong mt thi gian dài, vn tìm mi cách duy trì "tình hu ngh" với "người bn ln xã hi ch nghĩa", k c gi các cán b tr ct ca đng, ca h thng công quyn sang Trung Quc đ nhn… "bi dưỡng", có phi là nguyên nhân không?

Nếu các scandal va k không khiến công chúng bng bng phn n. lên án h thng chính trị, h thng công quyn thì "ta" có "chy theo" đ x lý không ? Nhng người như ông Tín và các đng chí ca ông có bao gi t hi, ti sao càng ngày dân chúng càng "nhy cm" vi nhng yếu t có liên quan đến ch quyn lãnh th không ? S "nhy cm" đó có liên quan gì đến nhng chuyn, kiu như, không viên chc hu trách nào dám trc tiếp lên án Trung Quc xâm phm bin Đông không ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 23/11/2019

Chú thích

(1) https://www.facebook.com/groups/miennamgroup/permalink/2195442397430665/

(2) https://fptshop.com.vn/tin-tuc/tin-moi/khong-the-chat-duoc-ten-hoang-sa-truong-sa-trong-app-go-viet-104303

(3) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=3540773635963249&set=a.169443139762999&type=3&theater

(4) https://m.thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/go-viet-xoa-hoang-sa-truong-sa-khoi-ban-do-tren-app-1151053.html

(5) http://antgct.cand.com.vn/Chuyen-de/Khong-the-cu-mai-chay-theo-Duong-luoi-bo-570704/

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2