Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) của Mỹ hôm 12/12 ra thông cáo báo chí báo động về tình trạng đàn áp đang gia tăng đối với các nhóm độc lập tại Việt Nam bao gồm Phật giáo của người Khmer Krom, Tin Lành của người Thượng, đạo Cao Đài và những nhóm đạo khác.
Các nhà sư người Khmer Krom đụng độ với nhóm nhà sư khá gần Đại sứ quán Việt Nam ở Phnom Penh, Campuchia hôm 20/4/2007 – Tang Chhin Sothy / AFP
"USCIRF lên án việc Chính phủ Việt Nam nhắm mục tiêu vào các nhóm tôn giáo độc lập" - ông Stephen Shneck - Chủ tịch USCIRF được trích lời trong thông cáo báo chí cho biết.
"Các giới chức chính quyền đã kết án tù năm nhà sư người Khmer Krom với các bản án từ hai đến sáu năm tù, quấy nhiễu hoạt động thờ phượng của người theo đạo Cao Đài, và tiếp tục bắt những người Thượng theo Tin Lành ở Tây Nguyên phải bỏ đạo. Hành động này không đúng với vị trí của Việt Nam là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, và chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ những diễn tiến đáng ngại này" - ông Stephen Shneck nói.
Hôm 26/11 vừa qua, toà án tỉnh Vĩnh Long đã kết án tù chín nhà sư và Phật tử người Khmer Krom với cáo buộc "Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước" và "Bắt, giữ người trái pháp luật".
Việc xét xử và kết án những người Khmer Krom này đã vấp phải những phản đối từ cộng đồng quốc tế ngay sau đó.
Trong thông cáo phát đi cùng ngày, tổ chức phi chính phủ chuyên vận động cho quyền của người Khmer-Krom bản địa nói rằng cả 9 người bị tạm giam trong tám tháng, không được tiếp cận trợ giúp pháp lý, không được gặp người thân, và bị ép buộc phải nhận những tội mà họ không thực hiện.
Mới đây nhất, vào ngày 6/12, hai mục sư Tin Lành người Ê-đê cho RFA biết họ đã bị tấn công bằng súng vào hồi đầu tháng này. Những mục sư này cho biết họ thường xuyên bị công an địa phương gây khó dễ trong thời gian qua vì đứng đầu nhóm Tin Lành tư gia độc lập.
Theo thông cáo báo chí mới của USCIRF, cơ quan này trong những năm gần đây đã quan sát thấy tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam ngày một xuống dốc khi chính quyền gia tăng đàn áp các nhóm tôn giáo độc lập bao gồm các nhóm mà Chính phủ cho là "đạo lạ" hay "tà đạo".
Kể từ năm 2002, USCIRF đã liên tục kêu gọi chính phủ Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC). Trong các năm 2022 và 2023, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa Việt Nam vào Danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo (SWL). Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào cuối năm nay sẽ đưa ra danh sách CPC và SWL.
Chính phủ Việt Nam từ trước đến nay vẫn luôn bác bỏ các cáo buộc đàn áp tôn giáo từ các tổ chức nhân quyền và Bộ Ngoại giao Mỹ.
Nguồn : RFA, 12/12/2024
Mới đây, Nhà thờ Thái Hà thuộc Dòng Chúa Cứu Thế nhận được giấy mời từ Ủy Ban Nhân dân Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội với nội dung : "Mời đồng chí tới dự họp lấy ý kiến về quy hoạch Tổng Mặt bằng tỷ lệ 1/500 phương án kiến trúc, Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp bệnh viện Đống Đa. Phòng hợp lại là Trụ sở Đảng ủy, Ủy ban nhân dân Phường Quang Trung"
Đọc qua cái "Giấy mời" này, người thấy sự hài hước, dốt nát cũng như sự lỳ lợm của hệ thống công quyền, cán bộ cộng sản. Và người ta hiểu rằng : Một lần nữa, âm mưu của nhà cầm quyền Việt Nam với tài sản Giáo hội Công giáo vẫn không thay đổi và ngày càng trắng trợn.
Cuộc đấu tranh dai dẳng và sự lì lợm, trắng trợn của nhà cầm quyền Hà Nội
Cuộc đấu tranh của giáo dân Giáo xứ Thái Hà cùng với các tu sĩ, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội hàng chục năm nay, vẫn chưa có hồi kết. Họ đấu tranh để đòi lại công bằng, đòi lại tài sản của mình như một điều đương nhiên đã đành, mà còn là một việc làm để khẳng định, để trả lại cho xã hội Việt Nam một lần những cái không thể thay đổi trong đời sống văn hóa ngàn năm của dân tộc Việt. Đó là việc không thể đổi đen thành trắng, đổi sai thành đúng, đổi xuôi thành ngược, đổi sự thật thành gian trá mà nhà cầm quyền Việt Nam đã áp dụng vào xã hội Việt Nam mấy chục năm nay kể từ khi người cộng sản xuất hiện tại Việt Nam cho đến hiện tại.
Cần nhắc lại rằng : Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội được thành lập, được xây dựng từ rất lâu trước khi người cộng sản manh nha ở mảnh đất Việt Nam. Bằng chứng là các tu sĩ, linh mục đã mua khu đất nơi có Giáo xứ Thái Hà hiện nay với diện tích là hơn 71.000 mét vuông và năm 1928 đã bắt đầu tiến hành xây dựng tu viện tại đây.
Cho đến nay, dù nhà cầm quyền Việt Nam bằng nhiều thủ đoạn, bằng nhiều cách để xóa vết tích, rồi chiến tranh, rồi loạn lạc… thì những công trình của Dòng Chúa Cứu Thế vẫn còn sừng sững đứng đó để chứng minh một điều : Sự thật không dễ gì đảo ngược, không dễ gì xuyên tạc, bóp méo hoặc che đậy.
Ở đây, dù đã nhiều lần ở nhiều nơi, nhiều cấp, qua văn bản, qua đấu tranh, đối thoại trực tiếp, nhà cầm quyền Hà Nội vẫn không thể trả lời được câu hỏi : Cơ sở pháp lý nào, để tài sản của Giáo hội Công giáo trở thành tài sản của Bệnh viện ?
Bởi trong lịch sử tồn tại của cộng sản ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, chưa bao giờ có văn bản nào để những tài sản này được coi là đối tượng của bất cứ chính sách nào của cộng sản. Hẳn nhiên là điều ai cũng biết rằng người cộng sản xưa nay vẫn nói cái không làm và làm cái không nói.
Tuy nhiên khi mà họ luôn luôn rêu rao rằng nhà nước cộng sản này là nhà nước pháp quyền, thì việc yêu cầu đúng luật pháp là điều đương nhiên.
Và đó cũng chính là sự khó khăn cho nhà cầm quyền Việt Nam khi bộ mặt của họ bị vạch ra rõ nhất qua những vụ việc này.
Trong truyền thống văn hóa ngàn đời nay của dân tộc, chuyện có vay, có mượn thì phải trả là chuyện đương nhiên, chẳng cần phải lý giải, chẳng cần phải giải thích bằng bất cứ loại ngôn ngữ lập luận nào thi điều đó cũng là chân lý hiển nhiên.
Tín đồ trong tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội - Ảnh minh họa
Có lẽ, với công trình Tu viện của Dòng Chúa Cứu Thế tại Giáo xứ Thái Hà, nhà cầm quyền Hà Nội qua biết bao đời Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đã giở đủ trò nhằm cướp bằng được một tài sản của tôn giáo đã từng "mượn" rồi nay không chịu trả. Đã không chịu trả lại còn cù nhầy đủ cách để nhằm "Cả vú lấp miệng em" và đủ mọi trò bẩn thỉu, nham nhở nhằm cướp bằng được tài sản này của Giáo hội Công giáo Việt Nam.
Với một nhà nước luôn tự xưng là "Nhà nước pháp quyền" lẽ ra không cần phải để công dân, tổ chức xã hội, tôn giáo đòi hỏi mà chính nhà nước phải gương mẫu thi hành điều đó. Nhưng, ở đây đã xảy ra những điều hoàn toàn ngược lại. Những đơn từ, những phản ứng của người dân luôn bị bỏ qua, bị bóp méo nhằm thực hiện cho được việc chiếm và cướp. Những tiếng kêu cứu thất thanh của giáo dân, giáo sĩ đã được xếp vào hàng ngũ thù địch, được đối phó bằng công an, cảnh sát, bằng nhiều thủ đoạn đê hèn.
Tu viện không thể là bệnh viện
Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà được xây dựng từ những năm 1928 - 1931 của thế kỷ trước, vốn là một nơi tu hành của Giáo hội, quá trình thiết kế và xây dựng chắc chắn chẳng ai nghĩ đến sẽ ngự trị một bệnh viện sau này. Do đó, từ phần cấu trúc xây dựng, dây chuyền sinh hoạt cho đến bố trí các phòng chức năng của Tu viện không thể đem áp dụng vào cho bệnh viện.
Việc cố tình áp đặt quy trình bệnh viện là nơi chữa bệnh cho nhân dân vào một nơi không đúng chức năng, không đủ điều kiện chắc chắn sẽ gây nên những hậu quả rất lớn cho việc điều trị và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Có phải vì thế mà người dân nơi đây có câu truyền miệng rằng "Vào Đống Đa, ra Văn Điển". Việc cố tình bố trí sai trái như thế để làm chỗ đùa giỡn với tính mạng nhân dân của nhà cầm quyền, phải được coi là tội ác.
Hệ thống công trình phụ trợ, khu vệ sinh, lây nhiễm của bệnh viện được gò gẵng ép vào cơ sở của Tu viện khi không đủ các điều kiện về cách ly cần thiết cho dân cư, cho cộng đồng xung quanh theo yêu cầu nghiêm ngặt của việc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trong khi chính nhà nước đã công nhận rằng Bệnh viện Đống Đa được coi là một trong các bệnh viện gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất. Việc đó vẫn cố tình áp đặt thời gian dài mấy chục năm qua gây những hậu quả lây nhiễm cho nhân dân, những người dân lành vô tội, phải được coi là tội ác.
Với quy mô khu vực Tu viện, chỉ hơn 12.000 mét vuông, đây không thể là một mặt bằng phù hợp để xây dựng một bệnh viện tầm cỡ với những nhiệm vụ như đã được giao. Vì thế việc cố tình đổ tiền đổ của của nhân dân vào những nơi này chỉ nhằm cướp đoạt trái pháp luật bằng được Tu viện của tổ chức tôn giáo, phải được coi là tội ác.
Đăc biệt mới đây Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã có chủ trương di dời một số bệnh viện và Trường Đại học ra khỏi Trung tâm Hà Nội. Hàng loạt bệnh viện lớn được đề xuất đưa ra ngoại thành, kể cả những bệnh viện hiện đại mới xây dựng như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương… hay ngay cả bênh viện mới xây như Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng đều có phương án di chuyển ra ngoại thành. Chủ trương của Thành phố Hà Nội ghi rõ : "Trong số các bệnh viện được đề xuất di dời đợt này chủ yếu là các bệnh viện truyền nhiễm nằm trong khu vực mật độ dân cư quá dày đặc, bệnh viên có lượng chất thải y tế lớn không có khả năng xử lý, bệnh viện đa khoa có khoa lây không đủ điều kiện cách ly theo quy định".
Hệ thống các bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 đang được xây dựng tại Hà Nam và các tỉnh xung quanh Hà Nội là ví dụ cụ thể cho chủ trương này.
Vậy thì tại sao, nhà cầm quyền Hà Nội nhất định không di dời bệnh viện Đống Đa dù ai cũng biết rõ ràng sự vô lý, sự bẩn thỉu và nham nhở của bộ mặt nhà cầm quyền đối với Dự án này.
Tất cả chỉ nhằm phục vụ mục đích của nhà cầm quyền Hà Nội là cướp bằng được Tu viện của Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội, hạn chế một tôn giáo mà từ xưa đến nay, nhà cầm quyền cộng sản không thể khuynh loát.
Người ta thừa biết rằng, nếu đây không phải là tài sản của Giáo hội công giáo bị chiếm cướp bất hợp pháp, thì bệnh viện này đã không tồn tại từ lâu. Mỗi chiều, mỗi sáng đứng trước bệnh viện này, nhìn dòng người ra vào tắc nghẽn, cũng đủ thấy sự vô lý của cái gọi là bệnh viện này dù nó vẫn tồn tại và trêu ngươi biết bao thế hệ.
Thế nên, một bệnh viện với đủ loại bệnh tật truyền nhiễm được đưa vào một trung tâm sinh hoạt tôn giáo cũng như những tệ nạn xã hội đã được tổ chức bao vây nhà thờ.
Hậu quả của sói gửi chân
Chẳng rõ với tư cách nào, mà ả Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường Quang Trung lại gọi linh mục đại diện Nhà thờ Thái Hà là "đồng chí" ?
Phải chăng là ả đã nhầm tưởng rằng khi làm thân được với nhà thờ, thì tất cả đều là "Đồng chí" của ả ?
Mấy năm gần đây, sau khi phong trào đòi Sự thật – Công lý – Hòa Bình của toàn xã hội dâng cao, nhất là người Công giáo Việt Nam vốn đi đầu trong công cuộc công chính đó, đã đặt nhà cầm quyền Việt Nam vào thế bị động. Họ bị động, bởi hễ đụng vào đâu là ở đó lại lúng túng như gà mắc tóc, lại bí, lại mất mặt và khó ăn khó nói trước thiên hạ.
Thế nên, những năm qua, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đổ tiền của, công sức vào việc tập trung bằng mọi cách tiêu diệt mọi tiếng nói đối lập, bất đồng ở trong nước. Hàng trăm người bị bắt vào tù với những cái gọi là bản án nặng nề khủng khiếp nhằm hăm dọa, dập tắt những tiếng nói bất đồng, phản đối chính sách phản động của nhà cầm quyền Hà Nội đối với người dân, với đất nước, dân tộc.
Đặc biệt, nhà cầm quyền Hà Nội đã đổ công sức đầu tư, kết thân, can thiệp bằng nhiều cách vào Giáo hội Công giáo Việt Nam, một thành trí khá vững chắc bảo vệ tính độc lập bấy lâu nay của tôn giáo.
Và những cuộc thương lượng, và con bài ngoại giao, "bang giao"… tổng hợp bằng nhiều cách, nhiều kiểu kể cả trắng trợn lẫn tinh vi, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đạt được những ý đồ nhất định.
Điều ai cũng thấy, là Vatican, đã cắn khá sâu miếng mồi câu "Bang giao" của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, để rồi mấy chục năm nay, có điều khoản đồng ý với việc Hà Nội được ý kiến, được thông qua việc bổ nhiệm các Giám mục Công giáo vốn là một đặc quyền riêng của Giáo Hoàng.
Và chỉ cần có thế, bằng mọi cách lươn lẹo của mình, nhà cầm quyền Việt Nam đã dần dần thò được bàn tay khuynh loát vào Giáo hội bằng nhiều cách.
Và sản phẩm là một số chức sắc công giáo là linh mục, thậm chí là cả Giám mục đã thỏa hiệp và sự thỏa hiệp đó ngày càng công khai, trắng trợn trước mặt giáo dân.
Cũng trong trào lưu đó, nhiều vị linh mục, nhiều giáo xứ coi việc kết thân với chính quyền cộng sản là việc làm bình thường và thậm chí nhiều nơi, nhiều vị còn lấy làm hãnh diện mà bỏ qua điều cơ bản, căn nguyên nhất mà người xưa đã từng dạy : "Hãy cho tôi biết ai là bạn anh, tôi sẽ nói cho anh biết anh là ai".
Xem lại những hình ảnh "tay bắt mặt mừng" của một số chức sắc trong Hàng giáo phẩm Công giáo Việt Nam với các quan chức cộng sản, ta thấy điều gì ?
Hầu hết, những quan chức đã đến bắt tay, chúc mừng, hàn huyên và giao hữu với các đấng bậc trong hàng Giáo phẩm Việt Nam như Đinh La Thăng, Tất Thành Cang… chăm chỉ đến Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn thì nay đang ở trong tù. Cho đến Nguyễn Đức Chung, Chu Ngọc Anh đến thăm hỏi chúc mừng Giáng sinh chỗ nọ, chỗ kia, thì sau đó cũng đã lần lượt rủ nhau vào tù để "học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh" là viết nhật ký trong tù.
Ở mức cao hơn, Võ Văn Thưởng vừa đến Tòa Tổng Giám mục Huế tươi cười hớn hở thông báo mời Giáo hoàng sang thăm Việt Nam, thì ngay sau đó, chỉ việc đón tiếp Hoàng Gia Hà Lan lại bị hoãn đột xuất vì Thưởng vi phạm luật pháp và bị đuổi cổ nhục nhã.
Và người ta nhớ lại, Nguyễn Xuân Phúc cũng từng vác mặt đến chúc tết, chụp hình hớn hở tại các Tòa Tổng Giám mục của Việt Nam.
Vậy giờ đây, các Tòa Tổng Giám mục, các giáo xứ ấy, các chức sắc ấy có thấy xấu hổ, ăn năn vì đã trót làm bạn với quân trộm cướp ?
Trở lại vụ việc tại Giáo xứ Thái Hà hôm nay.
Khoảng hơn mười lăm năm nay, cuộc đấu tranh của giáo dân, linh mục, tu sĩ tại Giáo xứ Thái Hà đã thức tỉnh trái tim những người khao khát sự thật, công lý trên khắp thế giới. Thái Hà đã trở thành biểu tượng đấu tranh cho Sự thật – Công lý – Hòa Bình tại Việt Nam và đã được sự ủng hộ từ khắp nơi bằng nhiều cách.
Và người ta hy vọng không phải là việc Thái Hà lật đổ chế độ cộng sản hay điều gì cao siêu. Người ta chỉ mong ở đó, tinh thần của Giáo dân, giáo sĩ được vững vàng như một sự kiên trinh, nói lên sức sống của Sự thật, hiềm hy vọng vào Công lý và tinh thần Hòa bình.
Thế nhưng, dần dần, người ta đã thấy những sự thay đổi tại đó.
Cách đây mới mấy tháng, người dân khắp nơi ngạc nhiên thấy một sĩ quan an ninh với đầy đủ quân phục, quân hàm vào tận nhà thờ Thái Hà để múa may quay cuồng như ở nhà mình, cùng với linh mục quản xứ chia quà Giáng sinh. Viên sĩ quan đó, chẳng ai lạ, là người có thâm niên theo dõi, là kẻ bày mưu tính kế cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với âm mưu chiếm cướp đất đai, tài sản Thái Hà mấy chục năm qua.
Điều mà người ta khâm phục ở tay sĩ quan an ninh này, là sự lì lợm và tráo trở. Với chính bản thân người viết bài này, Cách đây 17 năm, tay sĩ quan này từng nói : "Em bây giờ là đảng viên, là công an, nhưng sau này khi về hưu em sẽ là tín hữu công giáo". Và thực tế đã chứng minh anh ta là ai. Vì thế khi thấy anh ta ngang nhiên múa may bên cạnh Linh mục Bề trên Thái Hà, thì thiên hạ không khỏi ngạc nhiên.
Và người ta cứ tưởng với mối quan hệ "đề huề" vậy, thì đồng chí đảng sẽ tha cho "đồng chí nhà thờ" ?
Nhưng không, hôm nay, đồng chí đảng lại định thịt "đồng chí nhà thờ" lần nữa để chứng minh câu nói của người xưa : "Chớ thấy đỏ mà tưởng là chín".
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Nguồn : RFA, 25/04/2024
Tín đồ Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên chết bất thường sau khi bị công an đem ra đấu tố
RFA, 20/03/2024
Một tín đồ của Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk bị cho là đã thắt cổ tự tử trong ngày 08/3, chỉ ba tháng sau khi chính quyền địa phương đem ông này ra đấu tố trước buôn làng nhằm buộc ông phải bỏ đạo.
Ông Y Bum Bya trong cuộc đấu tố ngày 09/12/2023 (ảnh trái) và lúc đem về nhà (ảnh phải) vào ngày 8/3/2024 - Ảnh chụp từ video clip/ Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên
Ông Y Bum Bya, sinh năm 1975, cư trú ở buôn Ko Tam, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột. Ông là thầy truyền đạo kiêm thủ quỹ của hội thánh bị Nhà nước xem là tổ chức phản động, một số tín đồ của hội thánh này từng bị sách nhiễu và bỏ tù.
Sáng ngày 08/3, người dân trong buôn tìm thấy ông ở tư thế treo cổ trên mái vòm của một ngôi mộ trong khu nghĩa địa, cách nhà ông khoảng 500 mét.
Trong thông cáo phát hành ngày 19/3 từ tiểu bang North Carolina, Hoa Kỳ, Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên cho rằng ông Y Bum Bya bị sát hại sau nhiều lần bị đánh đập, đe doạ bởi công an địa phương và bị đưa ra kiểm điểm trước cư dân trong khu vực.
"Tuy những hung thủ chưa được nhận diện nhưng diễn tiến sự việc đưa đến cái chết của ông Y Bum Bya lại có dính líu tới công an thành phố Buôn Ma Thuột", thông cáo viết.
Mục sư Aga, người sáng lập hội thánh hiện đang định cư tại Hoa Kỳ, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 20/3 về lý do nghi ngờ :
"Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ nghi ngờ cái chết của Y Bum Bya là có bàn tay của chính quyền sát hại vì ông liên tục bị đàn áp bị sách nhiễu, bị mời, bị đánh bị đập trong tháng 12 rồi kiếm điểm trước dân bắt ông phải từ bỏ hội thánh.
Công an đã đe dọa nếu mà ông không từ bỏ hội thánh thì sẽ bị đánh, bóp cổ chết. Chính vì ông không chấp nhận từ bỏ nên họ đã tìm cách sát hại ông".
Theo thông cáo, ngày 08/12 năm ngoái, ông Y Bum Bya đã bị bốn công an địa phương đến tận rẫy tịch thu điện thoại và đánh đập. Sau đó, ông đã bị đưa vào đồn công an và tiếp tục bị đánh đập dã man đến gây thuơng tích để buộc ông từ bỏ hội thánh. Công an cũng doạ sẽ đánh chết nếu ông không từ bỏ.
Ông chỉ được thả về nhà vào buổi tối cùng ngày, và ngày hôm sau ông bị đưa ra kiểm điểm và bị ép phải công khai từ bỏ hội thánh trước dân chúng trong làng.
Buổi đấu tố ngày 09/12/2023 được quay lại và phát trong chương trình An ninh trật tự Đắk Lắk của truyền hình tỉnh và đưa lại trên kênh Youtube, ông Y Bum Bya bị buộc phải từ bỏ đạo, nói xấu về đạo của mình, không được tiếp cận bạn bè và người thân, và không được sử dụng điện thoại thông minh vì trước đó ông sử dụng điện thoại để chụp hình, quay video rồi báo cáo ra nước ngoài.
Ông bị buộc thú nhận từ năm 2021 do "nhẹ dạ cả tin nghe theo lời của tên Aga một đối tượng Fullro phản động lưu vong ở Mỹ đang bị cơ quan công an truy nã, điện thoại về lôi kéo xúi giục và tham gia các lớp thông công trực tuyến của nhóm Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên phản động".
Ông cũng bị cho là "thường xuyên đi quay phim chụp ảnh gửi cho đối tượng Aga để xuyên tạc bóp méo sự thật nhằm chống phá chính quyền Việt Nam".
Tường trình có chữ ký của ông Y Bum Bya về việc bị đánh ngày 7/12 và bị đem ra đấu tố ngày hôm sau
Vẫn theo thông cáo, sáng ngày 08/3 vừa qua, khi vợ chồng ông đang làm việc ở trên rẫy thì nhận được cuộc gọi của công an đề nghị về nhà để nhận lại điện thoại. Khi hai vợ chồng ông về tới nhà thì công an lại không chịu vào nhà mà hẹn gặp ông tại nghĩa trang gần nhà.
Ông Y Bum Bya đi ra gặp họ tại điểm hẹn nhưng không quay trở về nhà. Khoảng chừng một giờ đồng hồ sau đó, người dân phát hiện ông đã chết. Tại hiện trường không có thư từ gì để lại.
Theo hình ảnh chụp lại lúc đưa Y Bum Bya về nhà cho thấy thi thể của ông không có vết bầm tím trong khi cổ ông không có dấu vết rõ ràng của dây thắt cổ.
Phóng viên không thể liên lạc được với gia đình của nạn nhân để xác minh vụ việc.
Một người bạn gần nhà của ông Y Bum Bya, người không muốn xưng danh vì lý do an ninh, cho RFA biết người đã khuất tính tình hiền lành và tinh thần ổn định, không có thù oán với ai, không nợ nần ai.
Mục sư Aga nói ông thường xuyên nói chuyện qua điện thoại với ông Y Bum Bya, và khẳng định người này không có mâu thuẫn cá nhân với ai. Ông cũng loại trừ khả năng ông này tự tử :
"Ông là một người rất là hiền lành, rất là trung tín trong Chúa. Con người mà họ đã trung tín với Chúa, họ sẽ không bao giờ dám tự tử vì việc tự tử chẳng khác gì mình đi giết người khác".
Ông lý giải về mục tiêu sát hại ông Y Bum Bya :
"Họ rất căm ghét ông này. Thứ hai, mục đích của họ sát hại ông để đe dọa những người còn lại là thân viên trong Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ. Bao năm rồi họ muốn xóa sổ hội thánh".
Trong thông cáo, hội thánh kêu gọi cộng đồng quốc tế và các tổ chức nhân quyền thúc ép Nhà nước Việt Nam "làm sáng tỏ sự việc và trả lại công lý cho ông Y Bum Bya và gia đình".
Theo mục sư Aga, công an thành phố Buôn Ma Thuột muốn mổ tử thi để điều tra nguyên nhân gây ra cái chết nhưng gia đình không đồng ý. Gia đình đã làm lễ mai táng người xấu số ở nghĩa trang địa phương vào ngày 11/3.
Phóng viên gọi điện cho Công an thành phố Buôn Ma Thuột để hỏi thông tin về cái chết của ông Y Bum Bya. Người trực điện thoại yêu cầu phóng viên đến trụ sở cơ quan để được cung cấp thông tin.
Phóng viên gọi cho Công an tỉnh Đắk Lắk nhưng người trực điện thoại nói gọi cho phòng tham mưu- đơn vị chịu trách nhiệm phát ngôn, tuy nhiên, người này từ chối cung cấp số điện thoại.
Báo mạng Công an nhân dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Công an hồi tháng 9/2023 có bài viết với tiêu đề "Xóa bỏ ‘Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên’ ở miền núi Phú Yên".
Bài viết cho biết, chính quyền đã sử dụng nhiều biện pháp và cho đến nay các đối tượng thuộc hội thánh ở huyện Sông Hinh đã bị "phân hóa tan rã, không còn tụ tập mưu tính phạm pháp".
Tác giả Hữu Toàn tiết lộ, trong số 29 người cam kết từ bỏ Hội Thánh, có 24 người đã chuyển sang sinh hoạt Tin Lành thuần túy, năm người còn phải tiếp tục cảm hóa giáo dục.
Thầy truyền đạo Nay Y BLang của hội thánh hồi tháng 5/2023 bị khởi tố với cáo buộc "lợi dụng các quyền tự do dân chủ". Cuối tháng 1 vừa qua, ông bị kết án bốn năm sáu tháng tù giam.
Nguồn : RFA, 20/03/2024
***************************
Chính quyền cấm sửa chữa chùa Phước Bửu của Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
Một cơ sở tôn giáo thuộc Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất xây từ năm 1989 đã xuống cấp, cần phải sửa chữa nhưng chính quyền địa phương không cho phép.
Thượng tọa Thích Vĩnh Phước và Biên bản của xã Phước Thuận - Ảnh Thượng tọa Thích Vĩnh Phước
Thượng tọa Thích Vĩnh Phước, trụ trì chùa Phước Bửu ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, hôm 18/3 trong lúc công nhân trám và sơn lại vách tường bị nứt, thay ngói vỡ thì một đoàn cán bộ địa phương đến yêu cầu dừng công việc và bảo "chờ xin ý kiến cấp trên".
Đoàn bảy người dẫn đầu bởi Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã Phước Thuận Đinh Văn Tám, Phó Công an xã Phạm Văn Dũng và một đại diện Ban Chỉ huy quân sự xã.
Theo biên bản lập tại chùa, đoàn cán bộ phát hiện có chín công nhân đang tiến hành sửa chữa. Phía chính quyền yêu cầu nhà chùa dừng thi công và làm tờ trình về nội dung công việc gửi Uỷ ban Nhân dân xã.
Thượng tọa Thích Vĩnh Phước nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 19/3 :
"Họ nói luật tôn giáo phải xin phép, sau nói là thầy phải làm tờ trình. Tôi nói sai gì mà trình, nhà dột thì sơn sửa, trình cái gì ? !"
Một người trong đoàn cán bộ đã đe dọa hành hung sư trụ trì khi bị chất vấn.
Đây là lần thứ hai chính quyền địa phương buộc nhà chùa dừng việc sơn sửa chỉ trong tháng 03/2024. Trước đó sáu ngày, khi thượng tọa trụ trì đi vắng, cán bộ địa phương đã đến buộc các công nhân ngừng sửa chữa.
Theo Luật Tôn giáo 2016 và Luật Xây dựng sửa đổi 2020, các cơ sở tôn giáo chỉ phải xin giấy phép xây dựng trong trường hợp xây mới các công trình tôn giáo.
Theo Điều 16 của Nghị định 162 năm 2017 của Chính phủ, khi cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo không phải là di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì được miễn giấy phép xây dựng.
Thượng tọa Thích Vĩnh Phước khẳng định việc làm của chính quyền xã Phước Thuận là một trong những hành động sách nhiễu cơ sở tôn giáo này.
Năm ngoái, nhà chùa sử dụng cây gỗ để dựng một nhà kho chứa củi đốt, chính quyền đến buộc phải làm bản tường trình để xin phép.
"Luật tôn giáo đặt ra họ không thực hiện luật đó, luôn luôn sách nhiễu và để ý một cách rất khắt khe công việc tại chùa Phước Bửu", vị thượng tọa nói.
Đặc biệt, từ năm 2019, chính quyền địa phương đã lắp đặt một camera ở ngay cổng ra vào để theo dõi nhà chùa, kèm theo một đèn pha công suất lớn chĩa vào sân chùa.
Phóng viên gọi điện cho Uỷ ban Nhân dân xã Phước Thuận để hỏi về các cáo buộc của chùa Phước Bửu nhưng không có ai nghe máy.
Thượng tọa Thích Vĩnh Phước lý giải thái độ của nhà chức trách địa phương đối với nhà chùa :
"Nguyên nhân là chúng tôi là thuộc về Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và hay lên tiếng ủng hộ dân quyền dân chủ, và tự do tôn giáo".
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là một tổ chức tôn giáo có từ trước năm 1975, độc lập với Giáo hội Phật giáo Việt Nam do chính quyền thành lập năm 1981.
Nhiều tăng lữ và cơ sở tôn giáo của tổ chức này thường xuyên bị sách nhiễu bởi chính quyền địa phương.
Năm 2014, một số sư thầy thuộc giáo hội đã tách ra thành lập Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Nguồn : RFA, 19/03/2024
Trong lịch sử hiện đại ở Việt Nam - kể từ khi những người cộng sản cướp được chính quyền rồi giữ ngai vàng quyền lực, thống trị người dân Việt Nam cho đến nay - ngoài những vấn đề kinh tế, xã hội phát triển đất nước theo mô hình cộng sản quái gở, đưa đất nước tới điêu linh và tụt hậu, thì những quyền cơ bản của người dân bị vi phạm hết sức nghiêm trọng, trong đó có quyền tự do tôn giáo.
Bí thư Đảng ủy thị Trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn là Phạm Hồng Đức (phải) tại thánh lễ hôm 20/2/2022 ở giáo xứ Vụ Bản - Ảnh chụp màn hình
Tùy từng giai đoạn, từng thời kỳ, quyền tự do tôn giáo của người dân bị vi phạm bằng nhiều hình thức khác nhau từ thô bạo đến tinh vi, từ chính sách tiêu diệt trắng trợn cho đến chính sách khuynh loát và phá hoại từ cơ bản của tôn giáo. Có thể nói, chưa bao giờ quyền tự do về tôn giáo – một quyền cơ bản của con người ở Việt Nam được bảo đảm.
Một quá trình từ xa xưa đến nay, khi Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia nằm trong Danh sách Quan tâm đặc biệt (Countries of Particular Concern, hay CPC) hoặc ra khỏi danh sách đó cho đến nay, thì sự bóp nghẹt và chính sách tôn giáo thù địch với các tôn giáo độc lập, không nằm trong sự khuynh loát, lèo lái và lãnh đạo của Đảng cộng sản là không thay đổi.
Mới đây, ngày 02/12/2022, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt vì có những vi phạm nghiêm trọng về quyền tự do tôn giáo.
Theo những quy định của Hoa Kỳ, khi một quốc gia bị đưa vào danh sách này, thì quốc gia đó sẽ bị Hoa Kỳ theo dõi sát sao và các quan chức vi phạm có nguy cơ phải đối mặt với các biện pháp chế tài củ Hoa Kỳ. Bộ Ngoại giao Mỹ dẫn lời Ngoại trưởng Blinken trong thông cáo ngày 2/12/2022 nói rằng ông đưa Việt Nam vào "Danh sách Theo dõi Đặc biệt" vì nước này "thực hiện hoặc dung túng cho những vi phạm nghiêm trọng về quyền tự do tôn giáo".
Trước đó, vào tháng 5/2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã có bản "Báo cáo tình hình tự do tôn giáo Quốc tế", phần Việt Nam có đến 23 trang.
Bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình tôn giáo Quốc tế và Việt Nam đã nêu hết sức chi tiết những vấn đề từ tổng thể cho đến chi tiết về vấn đề Tôn giáo tại Việt Nam. Qua đó, khẳng định những vụ việc cụ thể họ đã thống kê một cách đầy đủ và chính xác mà bất cứ ai đọc qua bản báo cáo này, chắc sẽ hết sức ngạc nhiên khi mà các thông tin đã được tổng hợp quá đầy đủ cho từng sự việc, từng con người nhất định đi theo những vấn đề tổng thế của tự do tôn giáo tại Việt Nam đang bị hạn chế, bóp nghẹt, xuyên tạc và khuynh loát như thế nào trong thực tế xã hội Việt Nam.
Không chỉ đặt Việt Nam vào danh sách "Theo dõi đặc biệt" (Special Watch List hay SWL), mà điều này đã được quyết định sau nhiều lần Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) đã liên tục đề nghị bộ đưa Việt Nam trở lại vào Danh sách Quan tâm đặc biệt (CPC) vì cho rằng Việt Nam "vi phạm một cách nghiêm trọng" về tự do tôn giáo.
Ông Abraham Cooper, Phó Chủ tịch USCIRF, viết trên Twitter : "Mặc dù chúng tôi tin rằng các điều kiện ở Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn CPC, nhưng chúng tôi hy vọng việc Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách SWL sẽ khuyến khích chính phủ Việt Nam thực hiện các bước cụ thể để giải quyết các mối quan ngại lâu dài về tự do tôn giáo".
Phản ứng
Nhà cầm quyền Việt Nam đã phản ứng như thế nào qua các sự kiện này ?
Sau khi bản Báo cáo tự do tôn giáo Quốc tế 2021 ra đời, ngày 29/4/2021, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng Báo cáo năm 2021 của Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) có một số nội dung, đánh giá "thiếu khách quan, không công bằng dựa trên những thông tin không chính xác" về tình hình tại Việt Nam. Và "Việt Nam sẵn sàng" trao đổi với Hoa Kỳ về các vấn đề hai bên cùng quan tâm.
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt nói : "Việt Nam ghi nhận việc Báo cáo tình hình tự do tôn giáo thế giới 2021 của Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ đã đề cập đến những nỗ lực và tiến triển tích cực trong việc đảm bảo và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam. Tuy nhiên, báo cáo vẫn còn một số nội dung, đánh giá thiếu khách quan, không công bằng dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình tại Việt Nam".
Điều đó có nghĩa là : Những điều trong báo cáo nói tốt về Việt Nam, thì "rất khách quan, trung thực", còn những cái không tốt, thì "thiếu khách quan, không công bằng".
Tuy nhiên, bản báo cáo đã chỉ rõ nhưng sự kiện mà nhà cầm quyền Việt Nam có muốn cãi, cũng không thể cãi. Bởi cái thói mồm loa, mép dãi hẳn nhiên không thể che đậy được sự thật, thực tế.
Chẳng hạn, năm 2021, bản báo cáo nêu rõ rằng : "chính quyền Việt Nam vẫn liên tục bách hại các nhóm tôn giáo độc lập, vi phạm tự do tôn giáo có hệ thống, và dùng Hội Cờ Đỏ để công kích các chức sắc tôn giáo có quan điểm khác với quan điểm của nhà nước", thì dù có giỏi, có trơ tráo đến mấy, nhà cầm quyền Việt Nam cũng khó xóa đi những "thành tích" mà những "Hội Cờ Đỏ" được đảng và nhà nước dựng lên ở Nghệ An và nhiều nơi khác. Với những cuộc hội họp, với rừng cờ và quần áo đỏ choét đi dương oai diễu võ, từng đoàn nhóm kéo nhau đi thị uy, phá phách các làng xóm, nhà thờ và cơ sở tôn giáo ở Nghệ An. Những tên đầu đàn của nhóm này đã được ghi lại trong những video, những "thành tích" của đám cờ đỏ này được chúng ghi lại bằng video, hình ảnh cụ thể là những bằng chứng không thể chối cãi.
Và với những sự lên án mạnh mẽ đó, đám "Cờ đỏ" đã buộc phải giải tán trở vào "hoạt động bí mật".
Hội cờ đỏ đấu tố linh mục Đặng Hữu Nam ở Nghệ An trước đây. Ảnh : báo Nghệ An
Đó là những minh chứng không thể chối cãi. Bởi nhà cầm quyền đã thò tay nặn ra lũ đó là sự thật, với suy nghĩ rằng đó là một "sáng kiến" để nói như Quang Lùn (Trần Nhật Quang, một Dư luận viên cuồng đảng) đã nói ra chủ trương của nhà nước, rằng: "Nhóm Cờ Đỏ sẽ làm những việc mà đảng, và nhà nước không ra mặt làm được". Chẳng hạn như đảng và nhà nước không thể ra mặt hăm dọa, phá phách, khủng bố những giáo dân đòi quyền lợi của mình trong thảm họa Biển miền Trung do Formosa gây ra, hoặc những vấn đề dân sinh, xã hội khác bằng những thủ tục đúng luật pháp. Và lúc đó, hội Cờ đỏ ra tay.
Mới đây, khi bị đưa vào danh sách các quốc gia bị "Theo dõi đặc biệt", gồm Trung Quốc, Cuba, Eritrea, Iran, Nicaragua, Bắc Hàn, Pakistan, Nga, Saudi Arabia, Tajikistan và Turkmenistan, thì Chính phủ Việt Nam lại tiếp tục con bài cũ, rằng : "Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo là dựa trên những đánh giá thiếu khách quan, cũng như thông tin không chính xác về tình hình tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam".
Hẳn nhiên, cái mà Việt Nam gọi là "những đánh giá thiếu khách quan và thông tin không chính xác" là những gì, thì Việt Nam câm tịt.
Đó là những sự phản ứng lấy lệ và yếu ớt trước sự thực không thể chối cãi.
Những bằng chứng cụ thể
Trong khi, nhà cầm quyền Việt Nam đang lu loa kêu bai bải rằng Hoa Kỳ đã dựa trên những "những đánh giá thiếu khách quan và thông tin không chính xác" thì các địa phương đã liên tiếp cung cấp các "thông tin chính xác cho cả đất nước và cả thế giới biết rõ tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam với những vụ việc và hành động cụ thể.
Khoảng 10 giờ sáng Chủ nhật 20/2/2022, Thánh lễ tại nhà thờ Vụ Bản, thuộc tỉnh Hòa Bình, có sự tham dự của Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên đến phần "rước Mình Thánh Chúa", thì có hai người trong đó có một người mặc áo mưa và đội mũ bảo hiểm xông thẳng lên cung thánh.
Hai người này là cán bộ có tên là Phạm Hồng Đức, Bí thư thị trấn Vụ Bản và Phạm Văn Chiến, phó Chủ tịch UBND thị trấn Vụ Bản. Chúng đã ngang nhiên đoạt micro ở giảng đài, yêu cầu giáo dân phải giải tán, bất chấp sự can ngăn của một số giáo dân và linh mục đồng tế.
Bí thư Đảng ủy thị Trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn là Phạm Hồng Đức cùng với Phạm Văn Chiến là Phó Chủ tịch tại Thánh lễ sáng 20/2/2022 tại giáo xứ Vụ Bản - Ảnh chụp màn hình
Tổng giáo phận Hà Nội : Hành động của hai cán bộ phá rối thánh lễ là "thiếu văn hóa, vô nhân bản". "Đây là hành động thiếu văn hóa, vô nhân bản, lạm dụng chức quyền, vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo, quyền thực hành tôn giáo của Giám mục, Linh mục và giáo dân, cũng như xúc phạm đến nghi lễ thánh thiêng nhất và niềm tin của các tín hữu Công Giáo.
Hành động này không thể chấp nhận trong một đất nước có pháp quyền, gây bức xúc và đau buồn cho các tín hữu có mặt cũng như mọi người xem hình ảnh lưu truyền trên các trang mạng". - thông báo đăng tải trên trang web chính thức của Tổng Giáo phận Hà Nội khẳng định.
Tòa Tổng Giám mục Hà Nội ngay ngày hôm sau đã gửi văn thư khiếu nại khẩn cấp đến các cấp chính quyền về vụ việc, đồng thời đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình tôn trọng tự do tôn giáo và sinh hoạt tôn giáo của các tín hữu Công Giáo trong tỉnh.
Hẳn nhiên, là nhà cầm quyền lại chối đây đẩy, lại xuyên tạc sự thật rằng là thế nọ, là thế kia… Nhưng, những sự thật được ghi lại đã là những bằng chứng không thể chối cãi và không cần chối cãi.
Một số cán bộ xã Đăk Nông đã xông lên bàn thờ, ngăn cản, chửi bới, yêu cầu dừng Thánh lễ.
Chưa hết, mới đây, lại một vụ việc nghiêm trọng hơn đã xảy ra tại Giáo Họ Phaolô, thuộc Giáo xứ Đăk Giấc (xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Khoảng 18 giờ 15 phút ngày 22/03/2023, Cha Phanxicô Xaviê Lê Tiên, Linh mục Chánh xứ Đăk Giấc, Quản hạt Đăk Mót, đang cử hành Thánh lễ chiều thứ 4 Mùa chay, thì một số cán bộ xã Đăk Nông đã xông lên bàn thờ, ngăn cản, chửi bới, yêu cầu dừng Thánh lễ. Thậm chí, một nữ Phó chủ tịch xã đã ngang nhiên cướp cuốn Sách Lễ Roma mà linh mục đang sử dụng đang đặt ngay trên bàn thờ và buộc Linh mục phải dừng Thánh lễ giữa chừng.
Những hành động này là những hành động Phạm Thánh cách ngang nhiên được thực hiện bởi các cán bộ chính quyền cộng sản.
Chỉ riêng việc tại Kon Tum rất nhiều nơi, giáo dân phải tụ họp dâng Thánh lễ trong các nhà dân mà không được công nhận, không được xây dựng Nhà thờ, đã nói lên chính sách tôn giáo của nhà cầm quyền Việt Nam.
Trong khi đó, hàng ngàn, hàng vạn ha đất đai được nhà cầm quyền cướp đoạt của dân (thậm chí cả đất rừng đặc dụng quốc gia) để dùng cho Giáo hội Phật giáo Quốc doanh xây những chùa to, tượng lớn nhằm lừa đảo nhân dân cũng là chính sách tôn giáo tại Việt Nam.
5555555555555555555
Tang lễ Linh mục Trần Ngọc Thanh bị chém chết khi đang ngồi ở Tòa giải tội
Cũng tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, giáo dân và người dân ở đây vẫn chưa hết bàng hoàng bởi những vụ khủng bố giáo dân và linh mục ở khu vực này. Việc linh mục Trần Ngọc Thanh bị chém chết khi đang ngồi ở Tòa giải tội là một điển hình chưa lâu.
Và điều rất lạ, rất "Việt Nam" là những vụ việc chém giết, khủng bố linh mục, đốt phá nhà thờ, thì hầu hết khi Công an điều tra, các thủ phạm đều là… "Tâm thần". Hẳn nhiên, thực hư thì ai cũng biết, ai dại, ai điên thì người dân cũng rõ.
Và người ta biết rõ một điều khác: Họ là nạn nhân cuả chính sách tôn giáo chẳng giống ai, một chính sách "tâm thần" tại Việt Nam.
Đó là những ví dụ để chứng minh chính sách và thực tế tôn giáo tại Việt Nam không thể chối cãi.
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Nguồn : RFA, 30/03/2023
"Ngày 22/03/2023, Linh mục Phanxicô Xaviê Lê Tiên, Linh mục Chánh xứ Đăk Giấc, Quản hạt Đăk Mót, đang cử hành Thánh lễ chiều thứ 4 Mùa Chay tại Giáo Họ Phaolô, thuộc Giáo xứ Đăk Giấc (xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum), thì một số cán bộ xã Đăk Nông đã xông lên bàn thờ, ngăn cản, chửi bới, yêu cầu dừng Thánh lễ. Vụ việc đã được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội qua một số hình ảnh và video trong những ngày qua", trích bài viết của linh mục Tađêô Võ Xuân Sơn, được đăng trên trang nhà của Giáo phận Kontum, tóm tắt cho biết sự việc đang làm rúng động nhiều người.
Việc ngăn cản sinh hoạt tôn giáo nói chung, vẫn thấy thường xuất hiện trên các bản tin hay mạng xã hội, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên, người ta được nhìn thấy rõ sự hung hãn của một lực lượng tiến vào nhà dân, cắt đứt một buổi hành lễ Công giáo như hàng ngàn các thánh lễ khác vẫn đang diễn ra cùng ngày giờ đó, ở khắp đất nước Việt Nam.
Sau sự kiện, nhiều giáo dân và linh mục đã viết lời phản đối trên trang nhà facebook, như linh mục Đặng Hữu Nam, linh mục Đinh Hữu Thoại… Cuộc trò chuyện với linh mục Đinh Hữu Thoại ngay sau đây, có thể mở ra nhiều góc nhìn mới về bối cảnh.
Tuấn Khanh : Kính thưa linh mục Đinh Hữu Thoại, sự kiện Thánh lễ Công giáo tại Giáo phận Kon Tum bị quấy phá, cướp sách Roma… vào ngày 22/3 hiện đang làm nhiều người hoang mang bất bình – kể cả có đạo lẫn không đạo, cha có thêm tin tức gì về sự kiện này không ?
Đinh Hữu Thoại : Trên trang web của Giáo phận Kontum vừa có bài viết của Cha Tađêô Võ Xuân Sơn, trưởng ban truyền thông Giáo phận Kontum, có thuật lại vụ một nhóm cán bộ mặc thường phục, ko đeo bảng tên, công an có sắc phục của xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kontum đến quấy phá thánh lễ thánh thiêng của Công giáo do Cha Phanxicô Xaviê Lê Tiên, Chánh xứ Đăk Giấc, Quản hạt Đăk Mót, đang cử hành vào lúc 18g15 thứ Tư ngày 22/03/2023 tại Giáo họ Phaolo, thuộc địa bàn xã này.
Dẫn đầu nhóm người này được biết là ông Nguyễn Viết Thạch, Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, ngụ tại thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi. Họ xồng xộc xông vào nơi dâng lễ là nhà riêng của một giáo dân, bất chấp sự đồng ý của chủ nhà. Ông Thạch quát tháo, la lối yêu cầu Cha Lê Tiên ngưng thánh lễ. Thánh lễ lúc đó mới tới phần Công bố Tin Mừng. Cha Tiên có ôn tồn nói có gì thì sau Thánh lễ ngài sẽ làm việc, chứ lúc này ngài không thể ngưng thánh lễ được. Ông Thạch tiếp tục có những lời lẽ rất thiếu văn hóa, không tôn trọng nghi lễ thánh thiêng đang diễn ra của những người Công giáo. Một nữ cán bộ đã lên tận bàn thờ để cướp quyển Sách lễ Rôma mang đi, một người đàn ông khác đến rút dây điện của gia chủ làm cho cả gian phòng không còn ánh sáng, một hành vi không thể chấp nhận được. Một vài giáo dân đã phản ứng với hành vi của nhóm tự xưng cán bộ này… Thấy tình hình không ổn nên cuối cùng Cha Lê Tiên phải ban phép lành để kết thúc, chứ không thể tiếp tục dâng lễ được trước sự quấy phá của nhóm người này.
Tuấn Khanh : Được biết, Công giáo là một tổ chức tín ngưỡng đã có chính thức đăng ký sinh hoạt công khai, và được chấp nhận như theo nhà nước yêu cầu, nhưng lại xảy ra chuyện ngăn cản và xúc phạm thánh lễ một cách kỳ lạ như vậy. Theo cha, việc ngăn cản này có lý do vì sao ?
Đinh Hữu Thoại : Công giáo là một tôn giáo có mặt tại Việt Nam từ trước khi chính thể cộng sản ra đời. Vì thế khi nhà cầm quyền cộng sản làm ra luật Tín ngưỡng và tôn giáo thì đương nhiên phải công nhận Công giáo là một tổ chức tôn giáo hợp pháp và công khai. Tuy nhiên, luật Tín ngưỡng và tôn giáo thật ra không nhằm giúp người có tôn giáo được thực hành tự do tôn giáo mà nhằm hạn chế sự phát triển của tôn giáo, nhất là những tôn giáo ko chấp nhận sự quản lý của nhà cầm quyền. Những kẻ làm luật là vô thần, là công an, chứ không hề có tôn giáo mà lại làm luật Tín ngưỡng và tôn giáo thì đủ hiểu luật đó nhắm mục đích gì. Họ có làm màu mè khi gửi bản dự thảo góp ý trước khi ấn định thành luật, nhưng tất cả mọi góp ý của Công giáo đều không được quan tâm, giống như lời ông Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mới nói về góp ý dự thảo luật đất đai : Góp ý mà không phù hợp với đường lối chính sách của đảng và nhà nước cộng sản này thì không được chấp nhận.
Vì thế, việc đàn áp tôn giáo, nhằm hạn chế sự phát triển đã nằm trong chính sách từ Trung ương chứ đây không phải do địa phương bồng bột… Những địa phương khác không làm như huyện Ngọc hồi, Kontum, vì những nơi đó giáo dân đông đúc hơn so với vùng sâu vùng xa như Kontum. Những việc làm của nhóm cán bộ xã Đak nông thể hiện chính sách đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền Việt Nam.
Tuấn Khanh : Điểm lại những chuyện bất thường đã xảy ra ở Giáo phận Kontum, có vẻ như ở đây là một trong những nơi sinh hoạt tín ngưỡng hết sức cam go. Đối với các linh mục làm việc tại đây, từ năm 2021, chẳng hạn linh mục Nguyễn Quang Hoa bị một nhóm côn đồ vô cớ vây đánh, sau đó đến linh mục Trần Quang Truyền bị đâm trọng thương, nhà thờ An Khê bị đổ xăng dự định đốt cháy. Sự kiện lớn nhất gần đây là linh mục Trần Ngọc Thanh bị chém chết khi đang làm lễ… Trong cái nhìn cá nhân của mình, thưa cha có thể giải thích vì sao nơi này lại xảy ra quá nhiều sự kiện đáng sợ như vậy hay không ?
Đinh Hữu Thoại : Như tôi đã nói ở phần trên, chính sách đàn áp tôn giáo, vi phạm tự do tôn giáo nằm ngay trong chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam, thể hiện cụ thể trong Luật Tín ngưỡng và tôn giáo hiện hành và trong các Nghị định liên quan. Ở đó vẫn còn luật xin-cho, mà cấp có quyền "cho", nay được đẩy xuống cấp xã chứ không phải cấp huyện như trước đây nữa. Cán bộ xã thì kiến thức giới hạn, văn hóa cũng hạn chế nên sự đàn áp hiện nay tệ hại hơn trước. Riêng Kontum là tỉnh miền núi vùng sâu vùng xa thì hiểu biết của cán bộ xã càng kém cỏi.
Ông Phó Chủ tịch xã Nguyễn Viết Thạch quát rằng "nơi này không phải là nơi thờ tự"
Tuấn Khanh : Trong video đang lan truyền trên mạng, nhân vật Phó Chủ tịch xã quát rằng "nơi này không phải là nơi thờ tự" nhưng không nói rõ vì sao các gia đình lại không thể thờ tự. Điều này có đi ngược với tuyên bố về quyền tự do tôn giáo mà nhà nước Việt Nam ban hành ? Sự kiện sinh hoạt tôn giáo bị cản trở ở giáo phận Kontum đã kéo dài nhiều năm (tính từ thư ngỏ của Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, năm 2015), thưa cha, điều này ắt Tòa Giám mục Kontum đã biết, nhưng liệu các bề trên đã có ý kiến gì chính thức với chính quyền chưa ?
Đinh Hữu Thoại : Ông Phó Chủ tịch xã Nguyễn Viết Thạch là một cán bộ có hiểu biết kém về tôn giáo, ứng xử rất thiếu văn hóa trong tối 22/03 vừa qua. Giáo họ Phaolo nơi này đã dâng lễ từ lâu qua cách bài trí nhà nguyện, đã sinh hoạt tôn giáo ổn định chứ không phải là lần đầu. Ông Thạch muốn kiểm tra hành chính gì đó thì ít ra cũng phải có hiểu biết tối thiểu là tôn trọng việc cử hành thánh lễ. Ông có lẽ cũng đã học qua trung học phổ thông thì kiến thức tối thiểu phải biết tôn trọng sự thánh thiêng của tôn giáo. Là một cán bộ xã ở chức Phó Chủ tịch mà thiếu hiểu biết thì thật đáng xấu hổ. Lẽ ra ông phải đợi thánh lễ kết thúc rồi gặp gỡ cha Tiên làm việc thì ko có gì đáng nói. Mà thời gian chờ có lâu gì, chỉ 15 phút nữa là xong Thánh lễ rồi.
Trong thư của Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh năm 2015, nguyên Giám mục Giáo phận Kontum có nói rõ hiện trạng tự do tôn giáo lúc ấy, và cho đến nay cũng không có gì khá hơn, thậm chí còn xảy ra những vụ việc ngày càng kinh khủng hơn như đâm cha Truyền tại Giáo xứ An Khê, tỉnh Gia Lai, sát hại cha Thanh khi ngài đang giải tội mới đây cũng tại xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi.
Những tuyên bố của nhà cầm quyền Việt Nam về tự do tôn giáo tại Việt Nam chỉ là dối trá. Chính vì thế, Bô Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 20/03/2023 vừa qua đã công bố về tình hình nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam, trong đó có vấn đề về tự do tôn giáo. Ba ngày sau khi Hoa Kỳ ra công bố, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng bác bỏ, thì ngay ngày đó, đã xảy ra vụ tấn công Thánh lễ Công giáo tại Ngọc Hồi, Kontum… Như vậy thì nhà cầm quyền Việt Nam đã tự chứng minh rằng bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là đúng, còn lời bác bỏ của Bộ Ngoại giao Việt Nam là dối trá, là sai… Hiện Tôi không rõ Tòa Giám mục Kontum có ý kiến chính thức với nhà cầm quyền tỉnh Kontumum hay chưa, nên chưa trả lời được.
Tuấn Khanh : Tuy nhiên lâu nay, những sự kiện hành xử gây bất bình trong quần chúng thường được giải thích rằng đó là những sai lầm của cá nhân hay của một bộ phận chính quyền địa phương chưa có đủ sâu sát, thiếu kinh nghiệm. Thưa Cha nghĩ thế nào về sự bất cập này ?
Đinh Hữu Thoại : Qua những vụ việc xảy ra tại một số địa phương vùng sâu vùng xa, tôi nghĩ đó không hẳn chỉ là do sự kém cỏi của những người cầm quyền địa phương. Vì nếu như thế thì lẽ ra các cấp trên của họ đã xử lý họ và thay thế cán bộ khác. Nhưng tất cả nhưng vụ tấn công, đàn áp tôn giáo đều được bao che từ dưới lên trên, không một cán bộ sai phạm nào bị xử lý. Khi thì kết luận kẻ tấn công linh mục bị tâm thần, kẻ sát hại linh mục cũng bị tâm thần, cán bộ địa phương xúc phạm tôn giáo ngay trong Thánh lễ thì được khẳng định làm đúng pháp luật, như vụ xảy ra tại tỉnh Hoà Bình khi Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên chủ tế thánh lễ tại giáo họ Đồng Tâm, giáo xứ Vụ Bản, tại thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình ngày 20/02/2022.
Tôi nghĩ Việt Nam cần phải thay đổi tận căn chính sách đàn áp tôn giáo. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cần đưa Việt Nam vào danh sách CPC cho tới khi nào nhìn thấy những cải thiện rõ rệt.
Tuấn Khanh
Sau gần bốn thập niên lánh nạn chạy khỏi Việt Nam, một nhà hoạt động cho tự do của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, vừa đến Hoa Kỳ định cư, một chặng đường mà các tổ chức quốc tế và các quốc gia đón nhận người tị nạn chưa từng nghĩ đến.
.
Ông đặt chân đến Mỹ vào đầu/12 để bắt đầu cuộc sống mới "tự do" tại vùng đất mà ông đã mong đợi từ lâu. Ông Thạch Soong nói với VOA tiếng Việt vài ngày sau khi đến thành phố Portland, bang Oregon, miền tây Hoa Kỳ.
"Tôi rất vui mừng, rất phấn khởi khi được đến bến bờ tự do ở đất nước Hoa Kỳ. Gia đình tôi rất mừng".
Trước khi trốn sang Campuchia và Thái Lan nhiều năm trước, ông Thạch Soong và gia đình được cho là bị chính quyền Việt Nam "đàn áp" vì vận động cho tự do tôn giáo tại quê hương của mình, nơi có đông đảo người Khmer Krom.
Chính quyền Việt Nam cho rằng những người thuộc tổ chức Khmer Krom có ý đồ thành lập "nhà nước Khmer Krom" tại các tỉnh Tây Nam Bộ, với "thủ đoạn gây hận thù" trong đồng bào Khmer, "kích động chống đối cực đoan, tiến hành các hoạt động đòi ly khai, tự trị". Tuy nhiên, các nhà hoạt động Khmer Krom bác bỏ cáo buộc này.
Ông Thạch Soong chia sẻ với VOA :
"Trong thập niên 80-90, tôi hoạt động đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền của Khmer Krom".
Ông kể lại giai đoạn khó khăn nhất trong đời ông khi không thể sinh sống được trên chính quê hương nơi mình được sinh ra ở tỉnh Sóc Trăng.
Ông nói :
"Vào năm 1985, tôi bị bắt và bị giam tại huyện Long Phú khoảng một tháng. Sau khi thả tôi về họ vẫn theo dõi sát tôi. Tôi không thể ở trong địa phương mà phải bỏ nhà ra đi. Tôi đến tỉnh Bạc Liêu một vài năm, nhưng cũng không sống được nên đi Cà Mau. Không sống được ở đó vì sợ bị bắt nữa nên tôi chạy qua huyện Tri Tôn [tỉnh An Giang]. Và vẫn không thể sống ở đó được nữa vì họ cứ quần bắt những người đấu tranh nên tôi chạy qua Campuchia vào năm 2001".
Sau khi sang Campuchia ông bị ở tù một thời gian do tiếp tục tranh đấu cho người Khmer Krom. Sau khi mãn hạn tù, ông cáo buộc rằng ông lại tiếp tục bị an ninh cả hai nước Campuchia – Việt Nam theo dõi : "Điệp viên của Cộng sản Việt Nam cùng phối hợp với Campuchia đã theo dõi tôi sát nên tôi không thể sống ở Campuchia được nữa cho nên tôi phải chạy sang Thái Lan vào năm 2004".
Ông Thạch Soong, 63 tuổi, và gia đình đến thành phố Portland của Hoa Kỳ hôm 1/12, sau 37 năm tìm kiếm tự do, trong đó có 18 năm sống "bất hợp pháp" tại Thái Lan, đất nước không tham gia vào công ước Liên Hiệp Quốc về người tị nạn.
Vì là những người cư trú bất hợp pháp, ông và gia đình bị chính quyền Thái Lan phạt gần 4.000 đôla, sau đó giảm còn khoảng 2.600 đôla vì hoàn cảnh khó khăn, rồi mới được cho đi định cư tại Hoa Kỳ theo chương trình tị nạn của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR), ông Thạch Soong cho biết thêm.
Hòa thượng Son Yoeng Ratana, tại chùa Wat Khemara Rainsy ở San Jose, California, là trưởng ban thông tin của Liên đoàn Khmer Kampuchea Krom (KKF), một tổ chức vận động cho tự do của người Khmer Krom, trao đổi với VOA Khmer về việc ông Thạch Soong và gia định được đến Mỹ tị nạn :
"Ông Thạch Soong và gia đình đến được Hoa Kỳ nhờ các tổ chức (tị nạn) và nhờ chính phủ Hoa Kỳ đã công nhận ông là người tị nạn. Ông đã là người tị nạn ở thành phố Bangkok trong một thời gian dài".
Ông Son nói rằng nhiều người Khmer Krom tị nạn bị chính quyền Việt Nam đàn áp vì vận động cho nhân quyền, tự do tôn giáo, tranh chấp đất đai và nhà cửa.
Nhiều người trong số những người tị nạn gặp khó khăn này đã chạy trốn khỏi quê hương của họ sang Campuchia và cuối cùng là Thái Lan, xin tị nạn ở các lãnh thổ độc lập hoặc các nước thứ ba như Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu.
Ông Son kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các tổ chức phụ trách người tị nạn tại Bangkok và tại Geneva, Thụy Sĩ, hay chính phủ Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu hãy can thiệp để đưa những người Khmer Krom tị nạn ở Bangkok sang sinh sống ở một đất nước tự do vì "rằng họ không thể trở lại Kampuchea Krom, hay một số người Khmer Krom tị nạn đã trốn sang Campuchia rồi trốn sang Thái Lan nhưng không thể quay về nước được".
Một thành viên của KKF xác nhận với VOA Khmer rằng hiện có khoảng 205 người Khmer Krom đang sinh sống tại Thái Lan và đang xin quy chế tị nạn với UNHCR sau khi trốn khỏi Việt Nam.
Chính quyền Việt Nam xem KKF là tổ chức "phản động", cho rằng tổ chức này thực hiện các hoạt động tuyên truyền, "xuyên tạc, vu cáo chống phá" chính quyền Việt Nam.
Từ Thái Lan, ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), chúc mừng ông Thạch Soong và gia đình đã đến được đất nước Hoa Kỳ, nơi mà ông cho là một tin vui đối với ông và gia đình, sau nhiều năm dài kiên trì.
Ông Robertson cho VOA Khmer biết : "Ông ấy đã trải qua giai đoạn khó khăn với nhiều thử thách và thất bại. Những câu chuyện này minh họa cho những khó khăn đối với người Khmer-Krom trong việc giành được quy chế tị nạn và cho phép họ tìm kiếm sự bảo vệ từ các nước thứ ba".
Trong những năm gần đây, chính phủ Thái Lan đã gia tăng các rào cản đối với những người xin tị nạn và người tị nạn. "Xu hướng mới này phản ánh mối lo ngại mạnh mẽ về mối quan hệ và hợp tác ngày càng tăng giữa Việt Nam, Campuchia và chính phủ Thái Lan, khiến các nhà hoạt động Khmer Krom ở Thái Lan ngày càng khó sinh sống an toàn", ông Robertson nói.
Phil Robertson kêu gọi Hoa Kỳ giúp cải thiện tình hình : "Hoa Kỳ nên nỗ lực gấp đôi để hỗ trợ người Khmer Krom, những người tiếp tục bị chính quyền ở khu vực miền nam Việt Nam phân biệt chủng tộc và tôn giáo.
Chính phủ dưới sự cai trị độc đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam hạn chế nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do đi lại và tự do tôn giáo. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam luôn phủ nhận các cáo buộc này.
Nguồn : VOA, 14/12/2022
Tự do Tôn giáo 2022 : Việt Nam quyết xóa bỏ các nhóm độc lập
RFA, 16/12/2022
Năm 2022, Tự do tôn giáo Việt Nam bị đánh giá là tồi tệ hơn khi hàng loạt các tôn giáo, cơ sở sinh hoạt tôn giáo độc lập bị Chính quyền Hà Nội dùng mọi phương cách, từ vận động, ngăn chặn, tấn công, cho tới bỏ tù… hòng xóa bỏ bất kỳ nhóm tôn giáo nào không đi theo khuôn khổ của Nhà nước.
Một số sự kiện về Tôn giáo - Tín ngưỡng ở Việt Nam 2022 – Photo : RFA
Việt Nam bị Hoa Kỳ giám sát đặc biệt về Tự do tôn giáo
"Tình hình nói chung tệ đi. Tuy nhiên là nó lộ liễu nhiều hơn, tức là trước đây họ (chính quyền Việt Nam - PV) cũng có những biện pháp trấn áp nhưng không lộ liễu bằng trong vòng 12 tháng vừa qua. Không hiểu vì lý do gì mà phía Việt Nam không còn giấu giếm nữa. Trước đây họ kín đáo hơn" - Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, chủ tịch BPSOS - một tổ chức chuyên vận động cho quyền Tự do tôn giáo nhận định chung về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam trong năm 2022.
Hồi tháng 4/2022, Ủy ban Tự do tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF) công bố Báo cáo về Tự do Tôn giáo năm 2022. Theo đó, tổ chức này đề nghị Chính phủ Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC) vì những vi phạm một cách có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo.
Đầu tháng 6/2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố bản Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2021, trong đó có tình hình ở Việt Nam. Nội dung báo cáo lên án Việt Nam sách nhiễu tín đồ tôn giáo thuộc các nhóm không đăng ký.
Ngày 2/12, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tuyên bố Việt Nam nằm trong nhóm các nước thuộc Danh sách Giám sát Đặc biệt (Special Watch List) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tự do tôn giáo. Các nước bị đưa vào danh sách này vì đã can dự vào hay dung thứ cho những vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo.
Vào chiều ngày 15/12, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc Mỹ đưa Việt Nam vào "Danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo" dựa trên thông tin không chính xác về tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam ; đồng thời khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo đảm quyền con người và tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.
Siết chặt quản lý tôn giáo
Trong năm qua, hai bản dự thảo liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, được tổ chức lấy ý kiến để đưa ra Quốc hội thông qua.
Dự thảo thứ nhất là Dự thảo thay thế Nghị định số 162/2017 - quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng - tôn giáo. Và Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng - tôn giáo.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng nhận định với RFA hồi tháng 7/2022 rằng nếu được thông qua thì đây sẽ là một bước lùi rất đáng quan ngại về chính sách đối với các tôn giáo.
Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 162 bổ sung những quy định và biện pháp quản lý đối với hình thức sinh hoạt tôn giáo trực tuyến, nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc "đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người". Yêu cầu này được đưa ra vì hình thức sinh hoạt tôn giáo trực tuyến nở rộ trong suốt hai năm dịch Covid.
Đối với Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng - tôn giáo, nếu thành luật sẽ là công cụ bóp nghẹt tự do tôn giáo ở Việt Nam, với các điều khoản như :
- Phạt 10 triệu đến 20 triệu đồng nếu không tổ chức giảng dạy môn học lịch sử Việt Nam, pháp luật Việt Nam trong chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo.
- Cảnh cáo nếu không thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hàng năm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền ; phạt từ mười đến 20 triệu đồng đối các tổ chức không được Nhà nước cấp phép hoạt động, và buộc phải chấm dứt các hoạt động tôn giáo.
- Phạt năm đến 10 triệu nếu không hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử người làm chức sắc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Nếu tổ chức hội nghị liên tôn giáo, hội nghị có yếu tố nước ngoài khi không được cơ quan Nhà nước chấp thuận sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.
Để siết chặt sự quản lý của Nhà nước đối với các sinh hoạt tôn giáo, Chính quyền bổ nhiệm một đại tá công an làm Trưởng ban tôn giáo Chính phủ ; đồng thời thành lập phòng ban mới phụ trách về các "tôn giáo lạ", đẩy mạnh công tác tập huấn cán bộ về tôn giáo - tín ngưỡng.
Vào tháng 1/2022, ông Vũ Hoài Bắc được bổ nhiệm làm Trưởng ban tôn giáo Chính phủ. Ông này từng giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh và Cục trưởng Cục An ninh điều tra.
Tháng 9/2022, Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội công bố quyết định thành lập Phòng Tín ngưỡng và Hiện tượng tôn giáo mới với nhiệm vụ tham mưu, giải quyết hồ sơ của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động tín ngưỡng và hiện tượng tôn giáo mới.
Cũng trong tháng 9, lãnh đạo Công an tỉnh Cao Bằng tổ chức tập huấn trực tuyến cho hơn 3000 cán bộ về chuyên đề tôn giáo, được nói là để trao đổi kinh nghiệm đấu tranh với hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá Việt Nam, phản bác hoạt động xuyên tạc, tuyên truyền, kích động chống phá Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền trên không gian mạng.
Xóa đạo Dương Văn Mình vào năm 2023
Công an tháo gỡ phông trắng thờ phụng đạo Dương Văn Mình, thay bằng hình Hồ Chí Minh
Trong năm qua, những tín đồ theo đạo Dương Văn Mình phải đối mặt với các đợt trấn áp, tấn công mạnh mẽ từ Chính quyền các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, đặc biệt là từ sau khi ông Dương Văn Mình qua đời vào tháng 12/2021.
Đạo Dương Văn Mình bị Nhà nước Việt Nam liệt vào danh sách "tổ chức bất hợp pháp", núp bóng tín ngưỡng, tôn giáo để tuyên truyền, tập hợp lực lượng quần chúng, lôi kéo đồng bào dân tộc Mông, âm mưu thành lập "Nhà nước Mông", có ý đồ "li khai, tự trị"… Do đó, cần phải bị xóa bỏ.
Chính phủ ban hành Đề án số 78 năm 2021, với mục tiêu ngăn chặn, tiến tới triệt tiêu đạo Dương Văn Mình vào năm 2023.
Hôm 18/5, tòa án tỉnh Tuyên Quang tuyên phạt 12 người H’mong, là tín đồ của đạo Dương Văn Mình, các mức án từ hai năm đến bốn năm tù giam. Báo chí Nhà nước không đưa tin về phiên tòa này. Những người này bị bắt hồi tháng 12/2021, trong cuộc bố ráp của lực lượng công an vào đám tang của ông Dương Văn Mình, người sáng lập ra đạo. Cả 12 người bị cáo buộc dưới tội danh "Chống người thi hành công vụ".
Vào rạng sáng ngày 2/8, tám điểm nhóm của đạo này trên địa bàn huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đã bị công an bố ráp đồng loạt.
Tháng 9/2022, Chính quyền huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng tổng kết đợt cao điểm 100 ngày "tuyên truyền, đấu tranh" với những người theo đạo Dương Văn Mình. Kêt quả là có 49 hộ/312 nhân khẩu ký cam kết từ bỏ đạo, xóa xong 6/6 nhà đòn, tháo dỡ 66/66 tấm phông trắng.
Cấm đoán người H’mong theo đạo Tin lành
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng nhận định, trong năm qua, nhiều trường hợp đồng bào người H’Mong theo đạo Tin Lành ở miền Bắc và một số trường hợp ở Nghệ An báo cáo bị Chính quyền dùng nhiều phương cách để ngăn cấm họ theo đạo Tin Lành :
"Chẳng hạn như ở huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An có hàng loạt các vụ phải bỏ đạo, nếu không thì sẽ bị trục xuất khỏi làng. Có những phụ nữ bị đuổi ra khỏi bản làng và không được gặp con của mình nữa, chỉ được quyền quay về gặp con sau khi đã bỏ đạo Tin Lành".
Ông Thắng còn nêu thêm trường hợp hai vợ chồng người H’Mong theo đạo Tin Lành. Người chồng là công dân Mỹ đang làm hồ sơ bảo lãnh vợ cùng với bốn con ở Việt Nam. Khi chính quyền địa phương biết gia đình này theo đạo Tin Lành, ông Thắng nói, lực lượng chức năng đã đến đe dọa sẽ phá nhà cửa, đuổi ra khỏi làng. Đồng thời, cán bộ địa phương cũng tịch thu giấy khai sinh của các con, gây cản trở cho người cha trong việc bảo lãnh gia đình sang Mỹ.
Một trường hợp khác ở Nghệ An, ông Xồng Bá Thông, là người sắc tộc H’Mong cho biết vào ngày 4/6, chính quyền huyện Kỳ Sơn, xã Na Ngoi, cả tỉnh Nghệ An tổ chức một cuộc bỏ phiếu để trục xuất gia đình ông Thông với 13 thành viên ra khỏi địa phương vì lý do tôn giáo. Và theo ông Thông thì người dân không ai dám bỏ phiếu chống lại quyết định trên.
Quấy rối các nhóm Tin Lành ở Tây Nguyên
Khi chính quyền địa phương biết gia đình này theo đạo Tin Lành, lực lượng chức năng đã đến đe dọa sẽ phá nhà cửa, đuổi ra khỏi làng.
Ông Y Cơi - một tín đồ theo đạo Tin Lành đấng Christ ở thành phố Buôn Ma Thuột (Dak Lak) cho biết tình hình đàn áp năm nay căng thẳng hơn trước. Công an địa phương thường xuyên vào phá các buổi lễ cầu nguyện của các tín đồ vào mỗi chủ nhật hàng tuần :
"Hiện nay, bên Chính quyền Việt Nam đang làm căng hơn, nhất là đến ngày làm lễ thờ phượng Chúa vào Chúa nhật. Lần nào họ cũng đến sách nhiễu. Họ muốn Hội Thánh Tin Lành đấng christ Tây Nguyên tan rã.
Trước đây tôi cũng đã làm đơn yêu cầu họ hướng dẫn sinh hoạt tôn giáo nhưng mà họ không trả lời cho tôi và cho các hội thánh tư gia khác".
Hôm 5/7, Công an đã ngăn chặn buổi cầu nguyện tại tư gia của hơn 40 tín đồ theo một hội thánh Tin lành độc lập, tại nhà ông Y Tlup Adrơng, tại buôn K’mrơng Prong B, xã Ea Tu, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Vào đầu tháng 11, nhiều tín đồ thuộc Hội thánh Tin lành Đấng Christ ở tỉnh Đắk Lắk tố cáo công an thành phố Buôn Mê Thuột đã liên tục theo dõi, phá rối các buổi thực hành nghi lễ thờ phượng Chúa của họ trong gần một tháng qua.
Điển hình là sự việc xảy ra tại Hội thánh tư gia nhà ông Y Nguyệt Bkrông và nhà ông Y Lui Byă, ở Buôn Kdun xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột vào sáng 30/10. Những tín đồ này cho biết liên tục bị canh gác và bị mời làm việc trong suốt tháng 10/2022.
Cựu tù nhân lương tâm Nay Y Blang, 46 tuổi, một người Thượng theo đạo Tin lành ở buôn Bưng Bê, xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên cho RFA biết ông và gia đình liên tục bị sách nhiễu bởi chính quyền địa phương sau khi ông có cuộc gặp với viên chức ngoại giao ở Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM vào tháng tám năm nay để báo cáo tình hình liên quan. Ngày 30/9, ông có lịch hẹn gặp với phái đoàn phụ trách tôn giáo từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhưng bị lực lượng an ninh địa phương câu lưu khi trên đường đi đến buổi gặp mặt.
Chính quyền Việt Nam đã rất nhiều lần cáo buộc Hội thánh Tin lành của các tín đồ tôn giáo ở Tây Nguyên là một tổ chức phản động, lợi dụng tôn giáo để chống phá Nhà nước.
Vào tháng 1/2022, trang web báo Công an nhân dân có bài viết cáo buộc hội thánh Tin lành Đấng Christ quy tụ các chức sắc, tín đồ người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và ở Mỹ để "tập hợp lực lượng, đấu tranh đòi tự do tôn giáo, dân chủ nhân quyền, tiến tới thành lập Tôn giáo riêng, Nhà nước riêng của người các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Cáo buộc này bị các tín đồ Tin lành độc lập bác bỏ. Họ nói chỉ có mong muốn được tự do thờ phượng Chúa mà không theo sự chỉ đạo của bất kỳ ai.
Tổng kết 30 năm chủ trương kiểm soát đạo Cao Đài
Trong tháng 3 năm nay, Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo Đề án Trung ương làm việc với một loạt các tỉnh thành, bao gồm Đà Nẵng, Bến Tre, Tây Ninh, Tiền Giang… để tổng kết 30 năm thực hiện Thông báo số 34-TB/TW ngày 14/11/1992 của Ban Bí thư về chủ trương công tác đối với đạo Cao Đài.
Thông báo số 34 được đóng dấu mật, có một số nội dung đáng chú ý như : Không khuyến khích phát triển các tôn giáo, trong đó có đạo Cao Đài ; Không cho phép các hệ phái Cao Đài lập bộ máy hành chính nhà nước và không cho thống nhất các hệ phái Cao Đài toàn quốc dưới bất kỳ hình thức nào ; Ngăn chặn, làm thất bại những hoạt động của bọn phản động, ngoài nước lợi dụng đạo Cao Đài để chống phá nhà nước…
Lãnh đạo tỉnh Tây Ninh, nơi tập trung phần đông người theo đạo Cao Đài, cho biết trong 30 năm qua, Chính quyền địa phương đã hướng dẫn tín đồ, chức sắc, chức việc chấp hành tốt những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước. Công an tỉnh Tây Ninh cũng triển khai các biện pháp nghiệp vụ để ngăn chặn những đối tượng chống phá, phá hoại để giữ ổn định an ninh trong tôn giáo…
Theo ghi nhận của RFA, Bà Nguyễn Xuân Mai, một tín đồ Cao Đài Chơn Truyền 1926, bị công an Việt Nam câu lưu, tra hỏi sau chuyến đi đến thủ đô Washington (Hoa Kỳ) để tham dự Hội nghị Tự do Tôn giáo Quốc tế 2022, diễn ra từ ngày 28 đến 30/6, cũng như gặp nhiều tổ chức quốc tế để vận động cho tự do tôn giáo của Việt Nam.
Học viên Pháp luân công một số tỉnh thành bị can nhiễu
Một học viên Pháp Luân Công, tên viết tắt là HQ nhận xét với RFA rằng việc tu luyện, thực hành Pháp luân công cơ bản là không bị ngăn cản ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người luyện Pháp luân công bị đàn áp ở một số địa phương như Đà Lạt, Bình Dương, Bến Tre…
"Chính phủ của mình không cấm Pháp luân công cho nên học viên hầu hết là được tự do tu luyện, chỉ có một số nơi không hiểu vì lý do gì mà công an can nhiễu, đánh đập học viên. Còn những người học viên như mình thì chỉ thực hành pháp, tu luyện, không làm điều xấu, không tham gia chính trị, không vi phạm pháp luật quốc gia".
Tình trạng học viên Pháp luân công ở Lâm Đồng bị sách nhiễu đã diễn ra cả năm nay. Họ bị quấy rối, ngăn cản, xịt hơi cay vào mặt, hay thậm chí là bị trẻ em đổ chất bẩn vào đầu. Một số công an địa phương bị nhận diện là người tiếp tay hoặc thậm chí là trực tiếp ra tay. Hồi tháng 4/2022, các học viên đã gởi đơn tố cáo về hành vi tấn công, đe dọa của một nhóm côn đồ nhắm vào các học viên Pháp luân công, nhưng không được hồi đáp.
Ngày 15/2, Công an huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk xử phạt đối với bốn học viên Pháp luân công vì đã phát các tài liệu liên quan đến việc tu luyện Pháp luân công.
Tương tự, Phòng An ninh đối nội, Công an tỉnh Bến Tre hồi tháng 8/2022 phạt một người phụ nữ giữ 67 ấn phẩm được cho là không rõ nguồn gốc có liên quan đến Pháp Luân Công.
Ngoài ra, trên trang web chính thức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo Nhà nước đăng bài chỉ trích Pháp luân công. Bài viết "Nhận diện thủ đoạn tẩy não dân chúng của Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công" nói rằng những người truyền bá Pháp luân công là lừa đảo, tâm thần, hoang tưởng cực độ.
Vụ án Tịnh thất Bồng Lai
Tòa án Tòa án Nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, vào hôm 3/11, tuyên y án tổng cộng 23 năm tù giam đối với sáu thành viên ở Tịnh thất Bồng Lai, nay đổi tên là Thiềm am bên bờ Vũ trụ.
Cả sáu người đều bị cáo buộc tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo điều 331 BLHS.
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ đã đưa sáu thành viên tịnh thất vào danh sách các nạn nhân của việc đàn áp tự do tôn giáo và tín ngưỡng trên toàn thế giới.
Tịnh thất Bồng Lai là một tư gia thờ Phật, không đăng ký sinh hoạt tôn giáo với chính quyền. Nơi này nhiều lần bị Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị chính quyền địa phương xóa bỏ.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, bình luận về vụ án Tịnh thất, cho biết việc bắt bỏ tù những người này cho thấy Việt Nam đang vi phạm điều 18 Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị :
"Nó lại còn vi phạm Điều 18 của điều khoản mà Việt Nam đã ký kết với Liên Hiệp Quốc trong Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị, là không được quyền độc quyền về niềm tin hoặc tôn giáo, không được quyền ép người khác phải theo tôn giáo của mình...
Thành ra đây là một vi phạm hết sức trắng trợn, lộ liễu, ảnh hưởng đến quyền tự do tôn giáo của một nhóm người".
Hiện, những người trong Tịnh Thất Bồng Lai đã bị khởi tố thêm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Sáng ngày 16/12, Tòa án huyện Đức Hoà, Long An đã ký quyết định thi hành bản án hình sự năm năm tù giam với ông Lê Tùng Vân, người bị cho là chủ mưu trong vụ án, năm nay đã 90 tuổi và đang trong tình trạng sức khoẻ yếu.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất có lãnh đạo mới
Hôm 1/9, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất - giáo hội không được chính quyền Việt Nam thừa nhận - có một Hội đồng trưởng lão mới và Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ được suy tôn làm Chánh Thư ký xử lý thường vụ Viện Tăng Thống, chức vụ cao nhất của Giáo hội vào lúc này. Theo Di chúc của Hòa thượng Thích Quảng Độ, việc điều hành Viện Tăng Thống đã được ủy thác cho Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, sau khi ông qua đời vào ngày 22/2/2020.
Trong khi đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tiếp tục bị Chính quyền một số địa phương sách nhiễu.
Vào tháng 9/2022, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất ra thông cáo lên án công an thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã sách nhiễu hai thành viên của giáo hội. Theo thông cáo, hai huynh trưởng của Giáo hội đã đến chùa Ba La Mật, tỉnh Đồng Nai để thăm Hòa thượng Thích Nhật Ban. Tuy nhiên, công an đã bao vây chùa, kiểm tra hành chính, giấy tờ tuỳ thân và yêu cầu hai người này phải rời đi.
Sáng ngày 10/12, một đoàn cán bộ của UBND xã Hòa Bình (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) kéo xuống lập biên bản, ngăn chặn chùa Thiên Quang làm cổng tạm bằng cây trụ tiêu. Đúng một tháng trước, chính quyền huyện Xuyên Mộc cũng đã cho người đến tháo dỡ công trình nhà khách đang xây dựng dở dang của cơ sở tôn giáo này.
Ngày 13/12, chính quyền thị trấn Plei Kần và huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) đưa nhiều công an và hàng chục người đến cưỡng chế Sơn Linh Tự, một cơ sở tu hành thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Việc cưỡng chế được thực hiện trong đầu giờ sáng và đến khoảng 11 giờ thì hoàn tất việc phá hủy Sơn Linh Tự của Đại đức Thích Nhật Phước khi vị tu hành này không có mặt tại hiện trường.
Phật giáo Hòa Hảo "dễ thở" hơn chút ít
Đối với đạo Phật giáo Hòa Hảo thuần túy, ông Nguyễn Ngọc Tân, hiện là đại diện truyền thông của Phật giáo Hòa Hảo thuần tuý, nói với RFA rằng tình hình hiện nay có dễ thở hơn thời gian trước.
Trong năm qua, ông Tân cho biết không có trường hợp nào bị tấn công gây thương tích nặng, cũng như không có ai bị bắt bỏ tù. Tuy nhiên, các ngày lễ lớn của Phật giáo Hòa Hảo đều bị Chính quyền địa phương tổ chức canh gác tại các điểm lễ, ngăn chặn tín đồ đến tham dự :
"Gần đây thì tương đối dễ thở hơn nhưng cũng còn nhiều khó khăn trong Vấn đề đi lại của những người chức sắc trong Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo thuần túy. Những ngày nhạy cảm thì thường an ninh sẽ theo dõi"
Ngày 26/3, Ban Trị sự trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo thuần túy tổ chức ngày lễ kỷ niệm lần thứ 75 năm Đức Huỳnh Giáo Chủ vắng mặt. Lực lượng an ninh tỉnh An Giang được điều động xuống đóng chốt ở hai đầu điểm lễ chính của tại xã Long Giang, An Giang, nhằm ngăn cản tín đồ về dự lễ.
Sáng ngày 16/12, trước lễ kỷ niệm ngày Đản Sanh của Đức Huỳnh Giáo Chủ lần thứ 103, công an và an ninh tỉnh An Giang cũng đã rải quân và đóng chốt ở hai đầu điểm lễ, các bến phà để ngăn chặn không cho tín đồ và trị sự viên của Giáo hội từ nơi khác đến.
Ráo riết ngăn chặn truyền đạo mới
Theo ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng ban Tôn giáo thành phố Hà Nội cho rằng từ năm 2000 đến 2020, hiện tượng các tôn giáo mới, tôn giáo lạ xuất hiện và phát triển mạnh ở vùng Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc.
Thống kê của cơ quan chức năng nói trong giai đoạn này có 15 hiện tượng tôn giáo mới. Trong đó, một số tôn giáo bị Chính quyền dán nhãn là tà đạo, quyết tâm triệt phá, bao gồm đạo Giê Sùa, Bà Cô Dợ, Dương Văn Mình, Pháp Luân Công, Hội Thánh đức Chúa Trời, Hà Mòn, Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam…
Công an tỉnh Kon Tum hồi tháng 5/2022 công bố sau 13 năm triển khai quyết liệt, đã xóa bỏ hoàn toàn đạo Hà Mòn trên địa bản tỉnh này.
Báo Công an nhân dân hồi đầu năm cáo buộc "Pháp môn Diệu âm" có mục đích trục lợi về kinh tế, có màu sắc chính trị, chia rẽ tôn giáo, dân tộc. Hiện nay đã có nhiều tín đồ trên cả nước như : Hà Nội, Lào Cai, Bạc Liêu, Thanh Hóa, cần Thơ, Bình Thuận, Đà Nẵng, Lai Châu, Cà Mau, Hà Giang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Tuyên Quang, Đồng Nai…
Tháng 5/2022, Công an xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang (Thừa Thiên-Huế) tạm giữ, lấy lời khai của một nhóm tám người sinh hoạt "Nhất quán đạo", đồng thời thu giữ toàn bộ kinh sách, tài liệu…
"Đạo Trời Thái Bình", một tôn giáo mới vừa xuất hiện ở tỉnh Bình Phước cũng bị xếp vào nhóm tà đạo. Ngày 5/10, Công an Bình Phước đã ngăn chặn, thu giữ tài liệu của hai người bị cáo buộc là có hành vi tuyên truyền, lôi kéo người tham gia.
Ngày 3/12, một nhóm gồm 16 người tại tổ 33, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng tổ chức sinh hoạt "Hội Thánh Đức Chúa Trời" ; lực lượng chức năng đột nhập vào nơi sinh hoạt giải tán nhóm và buộc cam kết không được sinh hoạt và truyền giảng về giáo phái này.
Nguồn : RFA, 16/12/2022
**************************
Bỏ tù cụ ông 91 tuổi
Hà Nguyên, VNTB, 16/12/2022
Ông Lê Tùng Vân, 91 tuổi bị buộc phải thi hành án hình sự. Nếu tính tuổi mụ, thì người tù này sắp sang tuổi 92.
Ông Lê Tùng Vân (giữa) được dìu đến tòa vào chiều 21/07/022. (Hình : Zing)
Bà Trần Thị Kim Khánh, Chánh án Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An vừa ký ban hành quyết định về việc thi hành án hình sự đối với bị cáo Lê Tùng Vân (sinh năm 1932) hiện đang tạm trú tại hộ bà Cao Thị Cúc (còn gọi là Thiền am bên bờ Vũ trụ hay Tịnh thất Bồng Lai) ở số 191A ấp Lập Thành (xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, Long An).
Theo quyết định trên, cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện Đức Hòa (Long An) sẽ tổ chức thi hành bản án hình sự phúc thẩm số 191/2022/HSPT ngày 3/11/2002 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An đối với bị cáo Lê Tùng Vân. Bị cáo Lê Tùng Vân bị kết án "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân" với mức án đã tuyên là 5 năm tù giam.
Theo nội dung bản án, bị cáo Lê Tùng Vân đã phát triển điểm tu tại gia tại hộ gia đình bị cáo Cao Thị Cúc thành ‘Tịnh thất Bồng Lai’, sau đó đổi tên thành ‘Thiền am bên bờ vũ trụ’.
Bị cáo Lê Tùng Vân có vai trò tổ chức, chỉ đạo các bị cáo còn lại lập, quản lý, sử dụng, đăng tải trên các kênh Youtube, chỉ đạo quay clip, dựng rồi duyệt để đăng lên các trang mạng xã hội, trong đó đăng 5 clip trên Youtube có nội dung sai sự thật, xuyên tạc, xúc phạm đến uy tín, danh dự của Công an huyện Đức Hòa, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An và cá nhân ông Trần Ngọc Thảo (tức Thượng toạ Thích Nhật Từ).
Thắc mắc đặt ra : với một nhà nước gọi là pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thì khi bắt bỏ tù một cụ ông đã ngoài 90 tuổi vì vấn đề liên quan đối kháng tôn giáo cá nhân, liệu có phải quốc gia này vừa vi phạm quyền tự do biểu đạt niềm tin tôn giáo, vừa thất nhân tâm khi đẩy cụ ông vào lao lý ở tuổi gần đất xa trời khi tội danh của ông trên thực tế không gây nguy hiểm cho bất kỳ ai.
Nói về luật, thì Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 không quy định cụ thể như thế nào là người cao tuổi mà chỉ đề cập các trường hợp người "già yếu", "người từ đủ 70 trở lên", "người từ đủ 75 tuổi trở lên" trong các quy định xử lý trách nhiệm của người cao tuổi phạm tội hình sự hay người cao tuổi là người bị hại.
Về tình tiết giảm nhẹ có quy định rõ hơn "Người phạm tội là người đủ 70 tuổi lên" (điểm 0, Khoản 1, Điều 51 – Bộ luật Hình sự 2015) được xem xét để giảm nhẹ hình phạt. Người đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì tòa án có thể xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt (Điều 64, Bộ luật Hình sự 2015). Cụ thể, theo điểm o khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự, người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 sử dụng thuật ngữ "người già yếu" tại rất nhiều điều, khoản. Đơn cử như không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với người già yếu (khoản 4 Điều 36 Bộ luật Hình sự) ; Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm về tội danh hành hạ người khác đối với người già yếu (điểm a khoản 2 Điều 140 Bộ luật Hình sự) ; Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm về tội danh cướp giật tài sản đối với người già yếu (điểm g khoản 2 Điều 107 Bộ luật Hình sự) ;…
Có thể thấy rằng, khi con người đến một độ tuổi nhất định thì các hoạt động của cơ thể đều bị giảm sút, thiếu năng động. Pháp luật quy định giảm nhẹ hình phạt của người già không phải vì hành vi của họ ít nguy hiểm hơn người trẻ mà chủ yếu xuất phát từ tinh thần nhân đạo. Mặt khác, bắt một người già chịu một hình phạt nghiêm khắc là không cần thiết nữa.
Trong trường hợp cụ thể của cụ Lê Tùng Vân, vấn đề về quyền tự do biểu đạt niềm tin tôn giáo cần được tôn trọng.
Những yếu tố "định tính – định lượng" của cáo buộc "chỉ đạo – duyệt" nội dung 5 clip được gọi là "xuyên tạc, xúc phạm đến uy tín, danh dự của Công an huyện Đức Hòa, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An và cá nhân ông Trần Ngọc Thảo (tức Thượng toạ Thích Nhật Từ)", lẽ ra được đặt trong mối quan hệ dân sự để giải quyết ngay từ đầu, thay vì dùng quyền uy của các tổ chức chính trị như Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An để hình sự hóa.
Cá nhân người viết cho rằng bà Trần Thị Kim Khánh, Chánh án Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, người vừa ký ban hành quyết định về việc thi hành án hình sự đối với bị cáo Lê Tùng Vân (sinh năm 1932), rất cần được ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, xem xét về việc thiếu tôn trọng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Theo đó, sáng 29/8/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có buổi gặp mặt 80 đại biểu tiêu biểu về dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhiệm kỳ 2022 – 2027. Bài diễn văn mà ông Trọng đọc tại buổi gặp này, có đoạn:
"Trong kho tàng di sản tư tưởng phong phú và đồ sộ của Người, tư tưởng nhân đạo luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, kim chỉ nam cho mọi sự suy nghĩ và hành động của chúng ta. Bác thường căn dặn : "Việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm; việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh"…
Như vậy, nếu thật sự tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh không chỉ dành để tuyên truyền cổ động chính trị, thì với tư cách Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, ông Nguyễn Hòa Bình sẽ hiểu cần có giải pháp thích hợp nào để cụ ông tuổi ngoài 90 không phải chịu tù đày, chỉ vì cụ ông đã bày tỏ niềm tin tôn giáo khác biệt với tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An, và cá nhân nhà sư Thích Nhật Từ.
Hà Nguyên
Nguồn : VNTB, 16/12/2022
**********************
Việt Nam lên tiếng về việc bị Mỹ đưa vào danh sách cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo
VOA, 16/12/2022
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 15/12 lên tiếng nói việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC) là "thiếu khách quan" và dựa trên những thông tin không chính xác.
Tù nhân tôn giáo Phan Văn Thu qua đời trong trại giam vào ngày 20/11/2022.
"Việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo là dựa trên những đánh giá thiếu khách quan cũng như thông tin không chính xác về tình hình tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam", Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nói tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 15/12.
Bà Hằng lặp lại "chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền con người cũng như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân".
Trước đó, trong một thông cáo báo chí vào ngày 2/12, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken công bố danh sách các quốc gia bị Hoa Kỳ đưa vào danh sách theo dõi đặc biệt về quyền tự do tôn giáo, trong đó có Việt Nam, "vì đã tham gia hoặc dung túng cho những vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo".
Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế Việt Nam 2021 của Hoa Kỳ cũng ghi nhận chính quyền Việt Nam đã sách nhiễu, hành hung, bắt người, truy tố, theo dõi, từ chối hoặc không trả lời yêu cầu đăng ký và các yêu cầu xin phép khác của các tổ chức tôn giáo độc lập.
Nhiều vụ bắt giữ, xét xử những người liên quan đến việc thực hành tôn giáo ở Việt Nam trong năm qua đã thu hút nhiều chú ý như vụ Tịnh Thất Bồng Lai, vụ ông Phan Văn Thu - tù nhân tôn giáo, người sáng lập Ân Đàn Đại Đạo - qua đời trong trại giam vì gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, hay vụ linh mục Trần Ngọc Thanh bị sát hại ở Kon Tum…
"Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Hoa Kỳ về các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau, đóng góp vào quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước", phó phát ngôn viên Việt Nam nói tại buổi họp báo ngày 15/12.
Trước đó, từ năm 2005-2006, Việt Nam bị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa vào danh sách CPC, nhưng đến 2007 Việt Nam được đưa ra khỏi danh sách này vì cam kết cải thiện chính sách về tôn giáo.
Nguồn : VOA, 16/12/2022
**************************
Tự do tôn giáo ở Việt Nam sẽ "khách quan" khi… sửa luật
Ngọc Lan, VNTB, 16/12/2022
"Khách quan" theo cách nhìn phổ quát chung của thế giới về tôn giáo khác với "khách quan" trong khuôn khổ "giới hạn định hướng" của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 15/12 khi được hỏi về việc gần đây Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo đã khẳng định : "Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo là thiếu khách quan".
Trước đó, trong một thông cáo vào ngày 2/12, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã công bố quyết định đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về quyền tự do tôn giáo.
"Chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền con người cũng như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Điều này được quy định rõ trong Hiến pháp 2013, hệ thống pháp luật của Việt Nam và được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế.
Việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo là dựa trên những đánh giá thiếu khách quan cũng như các thông tin không chính xác về tình hình tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam.
Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Mỹ trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau, đóng góp vào thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước", đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.
Yếu tố được gọi là "những đánh giá thiếu khách quan" mà Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đưa ra, cho thấy chỉ có thể giải quyết tận gốc khi pháp luật về tôn giáo được sửa đổi, bởi "khách quan" theo cách nhìn phổ quát chung của thế giới về tôn giáo khác với "khách quan" trong khuôn khổ "giới hạn định hướng" của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Dẫn chứng mang tính đơn cử.
Luật tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam, một mặt nhìn nhận, "Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức" (Điều 2.5) ; thế nhưng sau đó lại buộc phải đăng ký hoạt động như một tổ chức hội đoàn nếu người dân muốn được bày tỏ các nghi thức của tôn giáo mà họ đã lựa chọn.
"Điều 18. Điều kiện để tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo
Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây :
1. Có giáo lý, giáo luật, lễ nghi ;
2. Có tôn chỉ, mục đích, quy chế hoạt động không trái với quy định của pháp luật ;
3. Tên của tổ chức không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc ;
4. Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo ; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự ;
5. Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở ;
6. Nội dung hoạt động tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này".
Điều 5 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo có nội dung như sau :
"Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo :
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường ;
b) Xâm hại đạo đức xã hội ; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản ; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác ;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân ;
d) Chia rẽ dân tộc ; chia rẽ tôn giáo ; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi".
Trở lại với nội dung của Điều 18, Luật tín ngưỡng, tôn giáo nêu trên, cho thấy về nguyên tắc thì các yêu cầu sau đây của luật đang gây khó cho tôn giáo : đó là điều 18.3, vì đơn giản tên gọi của tôn giáo là có từ trước khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, vậy thì trên cơ sở nào để xét "trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo", khiến những tín đồ cùng niềm tin tôn giáo không thể hoàn tất phần thủ tục hành chính theo quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo ?
Tổ chức mang tên Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay là một ví dụ.
Năm 1981, đại hội các tổ chức Phật giáo được tổ chức tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, lấy tên là Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là hợp nhất của 9 tổ chức : Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam ; Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ; Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam ; Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam ; Ban liên lạc Phật giáo Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh ; Giáo hội Thiên thai giáo Quán Tông ; Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam ; Hội đoàn kết Sư sãi Yêu nước Tây Nam Bộ ; Hội Phật học Nam Việt.
Tuy nhiên một số thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất không chấp nhận tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và bị chính phủ ép giải tán nhưng không qua văn bản chính thức của chính phủ.
Ngày 24/2/1982, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định trục xuất hai hòa thượng Thích Huyền Quang, và Thích Quảng Độ về quản chế tại quê quán Quảng Ngãi và Thái Bình, không qua sự xét xử của tòa án. Ngày 7/7 cùng năm, chùa Ấn Quang là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất bị cưỡng chiếm. Toàn bộ tư liệu, hồ sơ của Viện Hóa Đạo bị đốt sạch trong năm ngày mới hết. Mất trụ sở và nhân sự nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất tạm gián đoạn hoạt động.
Thăng trầm thế sự, đến khi có Luật tín ngưỡng, tôn giáo ra đời, với những quy định như trích dẫn ở trên đã khiến những nhà tu hành, chùa chiền của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất tiếp tục được đặt ngoài vòng pháp luật.
Tương tự tình cảnh như trên còn đang xảy ra với những tôn giáo nội sinh ở miền Nam Việt Nam như Cao Đài, Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa,…
Như vậy nhận định Việt Nam chưa có tự do tôn giáo, đó là góc nhìn khách quan từ Luật tín ngưỡng, tôn giáo chứ không hề liên quan yếu tố thù địch gì ở đây.
Ngọc Lan
Nguồn : VNTB, 16/12/2022
**************************
Chúng tôi đang làm điều đúng đắn
Ma A Dình, Hoàng Lan Mộc Châu, VNTB, 13/12/2022
Vượt qua những hạn chế về văn hóa và điều kiện phát triển kinh tế, dưới sự giúp đỡ của BPSOS, cộng đồng người H’Mong theo đạo Tin Lành đang từng bước trưởng thành để tự bảo vệ niềm tin và các quyền con người. Họ đã biết trở thành các báo cáo viên về tình trạng của cộng động mình cho các tổ chức quốc tế. Chính nhờ sự trưởng thành đó mà các tổ chức quốc tế đã biết tới họ và tiếp tục giúp họ ngày một trưởng thành hơn.
Dưới đây là một bản tham luận của một tín đồ Tin Lành người H’Mong ở Tiểu khu 179 tỉnh Lâm Đồng tại Hội nghị Tự do Tôn giáo vùng Đông Nam Á (SEAFoRB VIII) được tổ chức tại Bali – Indonesia. Mời mọi người cùng theo dõi để tìm hiểu cách làm của anh ấy.
Lực lượng công an và dân phòng đập phá một nhà thờ Tin Lành của người H’Mong ở Nghệ An
***
Kính chào quý vị,
Tôi tên là Ma A Dình. Tôi đến từ Việt Nam, tôi thuộc sắc tộc H’Mong. Tại Việt Nam tôi sinh sống tại Tiểu khu 179, Huyện Đam Rông, Tỉnh Lâm Đồng. Nơi đây chúng tôi đã sống gần 20 năm nay nhưng chúng tôi vẫn không có bất kỳ một giấy tờ tùy thân nào cả. Ngoài tôi ra thì vợ và 6 đứa con của tôi đều không có bất kỳ một giấy tờ tùy thân nào. Chính quyền không công nhận chúng tôi và đã nhiều lần có văn bản cưỡng chế. Chúng tôi đã phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ trong vòng gần 20 năm.
Chúng tôi đã nhiều lần làm đơn nhưng chính quyền vẫn không giải quyết cho chúng tôi. Trong lúc tuyệt vọng nhất, một tia hy vọng đã đến với chúng tôi. Đó là sự can thiệp của BPSOS.
Từ tháng 8 năm 2018 chúng tôi bắt đầu lại tiến trình pháp lý với chính quyền Việt Nam để đòi lại quyền công dân. Nhờ có mô hình của BPSOS, sử dụng luật quốc nội để làm việc với chính quyền song song kêu gọi sự can thiệp của quốc tế. Chính quyền Việt Nam, cụ thể là chính quyền tỉnh Lâm Đồng cuối cùng cũng đã nhượng bộ. Chúng tôi đã đạt được những thành công nhất định, nhất là việc chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã đồng ý làm căn cước công dân và tái định cư tại chỗ cho chúng tôi sau hơn 20 năm ròng rã chờ đợi.
Tuy nhiên người đại diện cộng đồng để làm việc với tổ chức BPSOS như tôi thì không may mắn như vậy. Tôi đã bị trả thù và phải chạy trốn sang Thái Lan để xin tị nạn. Bỏ lại nơi quê nhà một cuộc sống đầy đủ và cơ nghiệp vợ chồng tôi đã xây dựng bấy lâu nay, để đến Thái Lan sống trong sự sợ hãi và những khó khăn mà một người tị nạn đã và đang chịu đựng.
Mặc dầu vậy tôi không thể nào bỏ rơi cộng đồng, các anh em trong Hội Thánh của tôi ở Việt Nam. Tôi tiếp tục tham gia các khóa đào tạo của BPSOS để tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết để có thể giúp đỡ cộng đồng của tôi ở Việt Nam và những cộng đồng H’Mong khác đang gặp vấn nạn.
Tôi hiểu được tầm quan trọng của truyền thông khi muốn truyền đạt hoặc kết nối với bất kỳ một cộng đồng nào để giải quyết những vấn nạn của họ. Vì vậy cùng với một số người anh em đã và đang ngày đêm đấu tranh cho quyền lợi của người H’Mong ở Việt Nam, chúng tôi đã thành lập một nhóm truyền thông. Chúng tôi hoạt động dưới danh nghĩa một tổ chức NGO có tên H’Mong Human Rights Coalition.
Tổ chức của chúng tôi hoạt động trong các lĩnh vực sau :
1. Đàn áp tôn giáo trên cộng đồng người H’Mong
2. Phát triển cộng đồng
3. Dự án người H’Mong vô tổ quốc
4. Giải cứu nạn nhân buôn người
Về vấn đề đàn áp tôn giáo trên cộng đồng người H’Mong tại Việt Nam :
Gần đây tỉnh Nghệ An đã xảy ra nhiều vụ đàn áp tôn giáo liên tiếp. Nhóm chúng tôi đã đẩy mạnh việc thu thập thông tin viết báo cáo vi phạm để gửi lên báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc. Đẩy mạnh truyền thông về các vụ đàn áp để chính quyền biết rằng thế giới đang nhìn thấy các cuộc đàn áp này.
Trong vòng 10 tháng chúng tôi đã tổng hợp được hơn 12 báo cáo vi phạm với trong đó có 8 báo về các vụ đàn áp tại Nghệ An. Đáng chú ý là trường hợp của chị em Lầu Y Tòng, cô này đã phải bỏ con cái và tài sản để trốn vào Thành phố Hồ Chí Minh vì bị gia đình và chính quyền ép bỏ đạo. Ngoài ra trường hợp của con gái 5 tháng tuổi của anh Vừ Bá Súa bị chính quyền từ chối cấp giấy khai sinh, chính quyền nói phải từ bỏ đạo Tin Lành thì chính quyền mới cấp. Cũng ngay tại Nghệ An, chính quyền đã tịch thu giấy khai sinh và giấy tờ tùy thân của gia đình chị Lò Y Xò khi biết chị này có chồng theo đạo Tin Lành và đã cải đạo theo chồng. Việc này ảnh hưởng đến quyền học tập và đi lại của 5 đứa con của chị Xò.
May mắn chúng tôi cũng có sự hỗ trợ của một số luật sư được giới thiệu bởi BPSOS và ngân sách từ tổ chức ADF trong trường hợp nạn nhân có nhu cầu pháp lý với chính quyền và thủ phạm đàn áp.
Mong quý vị tiếp tục giúp đỡ chúng tôi trong khả năng của mình để có thể hạn chế được các vụ đàn áp tôn giáo tương tự.
Về các dự án phát triển cộng đồng :
Chúng tôi tận dụng các khóa học của BPSOS để nâng cao nhận thức của người H’Mong từ các cộng đồng tại Việt Nam thông qua các khóa học và mô hình của BPSOS.
Về dự án người H’Mong vô tổ quốc :
Với sự thành công tại chính nơi tôi ở là Tiểu khu 179, bằng mô hình mà BPSOS đã đưa ra. Chúng tôi tiếp tục nhân rộng mô hình sang các cộng đồng khác với cách làm tương tự.
Tuy vậy chính quyền Việt Nam rất cứng đầu và chậm trễ trong việc thực hiện các dự án đã đề ra. Vì thế chúng tôi rất cần quý vị đây tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi trong việc thúc ép chính quyền sở tại nhanh chóng hoàn thành chương trình tái định cư cho tiểu khu 179 và giải quyết giấy tờ cho các cộng đồng còn lại.
Về vấn đề giải cứu nạn buôn người :
Chúng tôi tiếp tục làm việc với BPSOS để làm các hồ sơ giải cứu nạn nhân buôn người từ Saudi Arabia và Campuchia. Hiện tại, với sự giúp đỡ của BPSOS 3 trường hợp người H’Mong bị lừa sang Saudi Arabia đã được giải cứu và 1 trường hợp đặc biệt còn đang mắc kẹt tại trung tâm Sakakah đang chờ hồi hương là trường hợp của chị Mùa Thị La.
Thời gian vừa qua, chúng tôi cũng đã giải cứu thành công 5 thanh niên dưới 18 tuổi tại Tiểu khu 181 Huyện Đam Rông, Tỉnh Lâm Đồng, 1 tại Sơn La và 1 người tại Đắk Nông bị lừa bán sang Campuchia bóc lột sức lao động của họ trong các sòng bạc. Xin lưu ý rằng Tiểu khu 181 là nơi sinh sống của cộng đồng người H’Mong hiện vẫn chưa có quốc tịch và 5 thanh niên trên không có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào.
Chúng tôi chọn sự hỗ trợ của BPSOS để phục vụ cộng đồng của chúng tôi là bởi vì cách làm việc của BPSOS luôn luôn sử dụng luật pháp quốc tế và chính luật Việt Nam để làm việc với chính quyền. Điều đó khiến chúng tôi an tâm rằng chúng tôi đang làm điều đúng đắn.
Xin cảm ơn quý vị đã lắng nghe.
Hoàng Lan Mộc Châu ghi
Nguồn : VNTB, 13/12/2022
**************************
Bà Rịa-Vũng Tàu : Chính quyền ngăn cản chùa Thiên Quang xây cổng chùa
RFA, 12/12/2022
Chính quyền xã Hòa Bình (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) tiếp tục ngăn cản chùa Thiên Quang thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (UBCVN) xây dựng cơ sở vật chất của mình.
Cổng chùa Thiên Quang cũ Hoa Sen đất Việt
Theo Thượng tọa Thích Thiên Thuận - trụ trì chùa Thiên Quang, vào sáng ngày 10/12, một đoàn cán bộ của UBND xã Hòa Bình kéo xuống lập biên bản ngăn chặn chùa Thiên Quang làm cổng tạm bằng cây trụ tiêu.
Đoàn gồm chín người, dẫn đầu là bà Phó Chủ tịch xã Nguyễn Thị An, và đại diện nhiều ban ngành trong xã.
Thượng tọa Thích Thiên Thuận nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua điện thoại viễn liên ngày 12/12 như sau :
"Ngày 10/12, lúc 8 giờ 30 sáng, chùa đang tiến hành làm thì họ xuống lập biên bản không cho làm. Họ nói (chùa) đổ trụ bê tông và dựng cổng trái phép, yêu cầu nhà chùa ngưng".
Vị thượng toạ này cho biết cổng mà chùa định xây dựng hoàn toàn nằm trong khuôn viên của chùa, và rất đơn giản.
"Chỗ đằng trước của chùa, đường đi xuống của chùa trước đây thầy làm cổng chùa bằng tre hai lần rồi. Qua thời gian tre mục và hư. Giờ thì thầy định làm bằng trụ tiêu, bằng cây thôi. Cổng này vẫn nằm trong khuôn viên của chùa".
Vị tu hành này cho rằng chính quyền quan ngại việc chùa có thể treo bảng hiệu "Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất", giáo hội không được chính quyền Hà Nội thừa nhận.
Theo biên bản làm việc giữa đoàn cán bộ xã Hòa Bình và đại diện chùa Thiên Quang ngày 10/12, thì "…đoàn phát hiện cơ sở của ông Đặng Phước Bình [là tên của Thượng toạ Thích Thiên Thuận theo căn cước công dân] đang dựng lắp trụ cổng bằng bê tông cốt thép… (và) bằng gỗ… Đoàn yêu cầu cơ sở của ông Đặng Phước Bình giữ nguyên hiện trạng, không được lắp trụ cổng và bảng hiệu khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép".
Tuy nhiên, theo Thượng tọa Thích Thiên Thuận, chùa không xin phép xây cổng chùa vì nó rất đơn sơ, không thuộc hạng mục nào cả. Ông cũng chia sẻ rằng cho dù có xin phép thì chính quyền địa phương cũng không bao giờ đồng ý.
Phóng viên Đài Á Châu Tự Do gọi điện cho Ủy ban Nhân dân xã Hòa Bình nhưng người nghe đã dập máy sau khi phóng viên tự giới thiệu và nói rằng muốn phỏng vấn ban lãnh đạo xã về việc có liên quan đến chùa Thiên Quang.
Sự việc mới xảy ra đúng một tháng sau khi chính quyền huyện Xuyên Mộc cho người đến tháo dỡ công trình nhà khách đang xây dựng dở dang của cơ sở tôn giáo này.
Trong tháng 11, chính quyền địa phương đã đưa người, xe cẩu, và xe tải vào tháo dỡ công trình bằng gỗ cọc tiêu tận dụng, có diện tích khoảng 60 mét vuông. Họ chở vật liệu đi mà không lập biên bản.
Từ lâu, chùa Thiên Quang bị chính quyền gây sức ép dẹp bỏ bằng cách tháo dỡ các công trình đã và đang xây dựng. Cuối năm 2021, cơ sở tôn giáo độc lập này nhận được quyết định của Ủy ban Nhân dân huyện Xuyên Mộc yêu cầu tháo dỡ các công trình mà chùa đã xây dựng từ năm 2000.
Vị sư trụ trì cho rằng hành động trên của chính quyền huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu không ngoài mục đích là nhằm dằn mặt nhà chùa vì không chịu gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam- giáo hội được Nhà nước thừa nhận.
Ông hy vọng rằng chính quyền địa phương bớt sách nhiễu các cơ sở tôn giáo độc lập sau khi Việt Nam bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa vào Danh sách Theo dõi đặc biệt về vi phạm tự do tôn giáo mới đây.
Ông nói ông không muốn Việt Nam bị đưa vào danh sách Các quốc gia cần quan tâm (CPC) vì như vậy quốc gia sẽ bị cấm vận và dân chúng sẽ là những người bị ảnh hưởng nặng nhất.
Nguồn : RFA, 12/12/2022
Công an sách nhiễu tín đồ tôn giáo khi tưởng niệm nạn nhân của đàn áp tôn giáo
RFA, 22/08/2022
Hàng chục cộng đồng tôn giáo ở nhiều địa phương của Việt Nam tổ chức kỷ niệm "Ngày Quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân bị Bạo hành vì Tôn giáo hay Niềm tin", tuy nhiên chính họ lại trở thành nạn nhân của sự bạo hành đến từ chính quyền.
Fb : Người Thượng vì Công lý
Từ năm 2019, Liên Hiệp Quốc lấy ngày 22/8 hàng năm là lễ tưởng niệm quốc tế cho các nạn nhân vì tôn giáo hay niềm tin của mình mà bị đàn áp, ngày này đặc biệt có ý nghĩa đối với các giáo phái độc lập không chịu sự kiểm soát của chính quyền Việt Nam.
Ở tỉnh An Giang, trong buổi sáng 20/8, công an của phường Bình Khánh, thành phố Long Xuyên đưa người đến hương đạo Cao Đài Bình Khánh để buộc những người đang tập trung tại nhà của Chánh trị sự phái nữ Nguyễn Thị Thu Cúc phải giải tán.
Theo ông Nguyễn Trọng Tiếng, Chính trị sự Cao Đài, các đồng đạo hẹn nhau tại nhà của bà Cúc để tưởng niệm sau chầu cúng buổi sáng.
Vào lúc 8 giờ, khi mọi người đang căng băng rôn thì một nhóm bốn người dẫn đầu bởi công an khu vực đến và yêu cầu tất cả đồng đạo cam kết ngưng tổ chức việc tưởng niệm. Công an chỉ chịu rời đi lúc 17 giờ cùng ngày sau khi chủ nhà đồng ý ký nhận cam kết không tổ chức sự kiện này nữa.
Ông nói với Đài Á Châu Tự Do :
"Mới có lấy băng rôn để treo thì công an đã biết, người ta tới ngăn cản và lập biên bản. Gia đình cô Chánh trị sự Cúc phải điện cho đồng đạo đừng đến… Lời qua tiếng lại, cuối cùng cô Cúc phải ký biên bản cam kết không làm lễ tưởng niệm này".
Ông Tiếng không chứng kiến vụ việc nhưng được gia đình Chánh trị sự Nguyễn Thị Thu Cúc báo lại là đã ký bản cam kết đó. Bà Cúc từ chối ký thay cho Chánh trị sự phái nam không có mặt tại buổi lễ trên.
Phóng viên liên hệ với gia đình bà Thu Cúc nhưng họ từ chối cung cấp thêm thông tin về việc bị công an sách nhiễu.
Ông Tiếng nói thêm rằng, ông dự định sẽ đến nhà bà Cúc để cùng tưởng niệm nhưng nghe được thông tin bị công an sách nhiễu nên ông không đến nữa.
Sự kiện bị sách nhiễu vừa qua trái ngược hẳn hai năm trước, khi cộng đồng Cao Đài Chi phái 1926 ở An Giang tổ chức tưởng niệm ngày này một cách bình yên.
Công an hẹn gặp ông Tiếng vào chiều 22/8 để làm việc về kế hoạch tưởng niệm sự kiện trên.
Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Diến, Phó trị sự cũng ở thành phố Long Xuyên cho biết, cộng đồng Cao Đài chơn truyền nơi ông sinh sống tưởng niệm sự kiện trên và công an địa phương có lảng vảng gần đó nhưng không can thiệp.
Phóng viên liên lạc với Uỷ ban Nhân dân phường Bình Khánh theo số điện thoại trên trang web của phường nhưng không được. Chúng tôi có gửi email cho văn phòng uỷ ban nhưng chưa nhận được phản hồi.
Công an cũng có sách nhiễu một số cộng đồng Tin Lành ở Tây Nguyên. Nhà hoạt động về tự do tôn giáo Y Quynh Buon Dap, người hiện đang tị nạn ở Thái Lan, cho RFA biết "Công an có đến hăm dọa vài nơi, và nói sẽ mời làm việc. Riêng Buôn Akõ Đung tại Đắk Lắk, công an mời làm việc sáu người".
Chính trị sự Cao Đài Nguyễn Bạch Phụng ở Vĩnh Long cho biết, hương đạo ở nơi bà ở không tổ chức tưởng niệm vì bị chính quyền địa phương theo dõi thường xuyên
Thượng tọa Thích Vĩnh Phước, trụ trì chùa Phước Bửu thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nói với RFA rằng ông biết rất rõ về ngày tưởng niệm này nhưng chùa không có nhiều người để tổ chức sự kiện, hậu quả của việc đàn áp tôn giáo trong nhiều năm trời.
Ở tỉnh giáp biển phía nam này có hai ngôi chùa Phước Bửu và Thiền Quang của Giáo hội Phật giáo có từ trước năm 1975 và đều bị sức ép của nhà cầm quyền địa phương nhằm buộc họ phải gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam - thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Thượng tọa Thích Vĩnh Phước cho biết, chính quyền địa phương tìm cách sách nhiễu Phật tử bằng cách lắp camera trên đường vào chùa và tìm cách xây mương nước để làm hẹp lối đi vào chùa.
Chính quyền còn mạnh tay hơn với chùa Thiền Quang, muốn cưỡng chế chùa này. Gần đây, họ lấy cớ làm mương nước để chặn đường vào chùa và chiếm một phần lớn đất của chùa. Vị Thượng toạ nêu ba lý do của việc này là :
"Ba yếu tố mà họ phải trấn áp. Cái thứ nhất là thầy Thích Thiên Phụng là đệ tử của tôi. Cái thứ hai là chùa của thầy độc lập với Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Và thứ ba chùa là nơi cưu mang cho hàng ngàn Phật tử truyền thống về chùa sinh hoạt mỗi khi có dịp lễ lạt".
Chia sẻ với RFA, Hòa thượng Thích Không Tánh, đồng Chủ tịch Hội đồng Liên tôn Việt Nam, nói cuối tuần qua, hội đồng có họp và nhân dịp lễ tưởng niệm này, sẽ ra một bản tuyên bố nói lên vi phạm tự do tôn giáo cùng danh sách cụ thể những nạn nhân của đàn áp tôn giáo trong năm qua.
Theo vị trụ trì chùa Liên Trì ở Quận 2 bị chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đập bỏ năm 2016, chính quyền Việt Nam đang gây sức ép lên hai cơ sở của Giáo hội Việt Nam Thống nhất là chùa Sơn Linh ở Kon Tum và Thiền Quang ở Bà Rịa-Vũng Tàu, với mục tiêu ép hai cơ sở này phải từ bỏ sự độc lập và nằm dưới sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
"Chùa Sơn Linh ở trên Kon Tum dịp lễ Vu Lan vừa qua, nhà chùa có tổ chức lễ báo ân nhưng công an và chính quyền địa phương vào lập biên bản, đàn áp, sách nhiễu ngăn cản không cho quý thầy và Phật tử làm lễ".
Ông cho biết các tôn giáo khác như Cao Đài chơn truyền, Phật giáo Hòa Hảo thuần tuý, hay Tin Lành cũng bị đàn áp sách nhiễu.
Theo trang Facebook cá nhân của ông Nguyễn Đình Thắng, Tổng giám đốc của tổ chức BPSOS, một tổ chức phi chính phủ ở Hoa Kỳ chuyên theo dõi tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, trong tuần qua có hàng chục cộng đồng tôn giáo ở miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam tổ chức thành công việc tưởng niệm các nạn nhân của đàn áp tôn giáo, bao gồm cộng đồng Hòa Hảo thuần tuý, Cao Đài chơn truyền, Tin Lành, và Công giáo.
Ông cũng cho biết tổ chức của ông sẽ theo dõi và báo cáo cho quốc tế việc sách nhiễu của nhà chức trách Việt Nam đối với bất cứ cộng đồng nào trong quá trình tổ chức việc tưởng niệm trên.
**************************
RFA, 19/08/2022
Ít nhất 52 cộng đồng tôn giáo trên cả nước cho biết sẽ tổ chức "Ngày quốc tế Tưởng niệm các nạn nhân của các hành vi bạo lực trên căn bản Tôn giáo hay Niềm tin" năm 2022.
Reuters
Trao đổi với Đài Á Châu Tự do, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng giám đốc của tổ chức Ủy ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS), chuyên theo dõi hoạt động trong lĩnh vực tự do tôn giáo ở Việt Nam, cho biết thêm thông tin về hoạt động này :
"Hiện nay có 52 cộng đồng báo cho chúng tôi biết. Cho đến giờ này vẫn còn có những nhóm, cộng đồng có thể tổ chức những chưa báo cho chúng tôi, hoặc sẽ báo cho chúng tôi biết trong những ngày sắp tới.
Có 23 cộng đồng của người Tây Nguyên. 20 cộng đồng Cao Đài, các hương đạo Cao Đài khác nhau đã thông báo cho chúng tôi. Khoảng 12 điểm nhóm của người Công Giáo, hoặc giáo xứ, hoặc nhà thờ như Nhà thờ Thái Hà tại Hà Nội, sẽ tổ chức cầu nguyện hiệp thông. Có một chùa phật giáo đã cho biết và chúng tôi cũng đang liên hệ với hai ngôi chùa nữa để xem họ có tổ chức hay không".
Đây được nhận định sẽ là lần tổ chức có quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam. Ngày tổ chức là ngày 22 tháng 8.
Cuộc tưởng niệm các nạn nhân bị đàn áp vì lý do tôn giáo năm nay diễn ra trong bối cảnh chính quyền các tỉnh phía bắc Việt Nam đang mở cuộc trấn áp đạo Dương Văn Mình. Hàng chục điểm nhóm của đạo này ở tỉnh Cao Bằng đã bị bố ráp, chính quyền đập phá cơ sở thờ tự, và ép tín đồ ký giấy bỏ đạo.
Đứng trước nguy cơ bị chính quyền sách nhiễu, một vài cộng đồng đã quyết định tổ chức ngày 22 tháng 8 trong thầm lặng.
Ở Vĩnh Long, nơi có nhiều tín đồ đạo Cao Đài thuộc Chi phái 1926, tức không chịu sự quản lý của Chi phái 1997, vốn do Nhà nước lập ra để quản lý đạo Cao Đài, nhiều hương đạo đã tổ chức kỷ niệm ngày 22 tháng 8 trong thầm lặng để tránh bị đàn áp.
Trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự do, Chánh sự Nguyễn Xuân Mai, một chức sắc đạo Cao Đài ở tỉnh Vĩnh Long, cho đài RFA biết lý do hương đạo của bà tham gia tổ chức kỷ niệm ngày 22 tháng 8 :
"Tôi muốn gửi thông điệp cho những người còn đang kỳ thị hoặc không đồng quan điểm về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, rằng thế nào là để được tự do tín ngưỡng, không được sách nhiễu và đàn áp".
Bà cũng cho biết hương đạo của bà đã tổ chức buổi tưởng niệm những nạn nhân bị bách hại vì lý do tôn giáo vào sáng ngày 19 tháng 8, và để tránh bị chính quyền quấy nhiễu thì buổi tưởng niệm đã diễn ra một cách âm thầm.
Trước đó, hồi tháng 6, Chánh trị sự Nguyễn Xuân Mai đã tới Hoa Kỳ để tham dự Hội nghị Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2022. Bà sau đó đã bị câu lưu tại sân bay Tân Sơn Nhất khi vừa trở về nước.
Tiên liệu rằng có thể chính quyền sẽ quấy nhiễu các hoạt động hưởng ứng ngày 22 tháng 8, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết tổ chức của ông sẽ theo dõi sát sao, và sẵn sàng báo cáo với quốc tế nếu phát hiện bất cứ trường hợp sách nhiễu nào từ phía chính quyền :
"Chúng tôi theo dõi tất cả những cộng đồng đã ghi tên với chúng tôi, để trong trường hợp có bất kỳ một sự manh động nào, bất kỳ một diễn tiến nào nguy hiểm hoặc có tính áp chế, đe doạ đối với những người hưởng ứng tưởng niệm ngày 22 tháng 8, thì chúng tôi sẽ báo động ngay với quốc tế".
Kể từ năm 2019 thì Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ấn định ngày 22 tháng 8 là ngày tưởng niệm những nạn nhân của các cuộc diệt chủng, đàn áp, và bách hại chỉ vì niềm tin tôn giáo. Đồng thời nhằm nâng cao nhận thức về quyền tự do tôn giáo trên toàn cầu.
Ở Việt Nam, nước thường xuyên bị liệt vào danh sách các quốc gia nơi quyền tự do tôn giáo của người dân vẫn bị xâm phạm, sự kiện 22 tháng 8 năm nay được đông đảo các cộng đồng tông giáo độc lập hưởng ứng.
Hồi tháng 4 năm 2022, Ủy Ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF) công bố Báo cáo về Tự do Tôn giáo năm 2022, trong đó cáo buộc chính quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo, đặc biệt là các nhóm tôn giáo độc lập, hoặc các nhóm tôn giáo của người dân tộc thiểu số.
Nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp Tôn giáo dưới nhiều hình thức, gây khó khăn cho người hành đạo và theo đạo, đặc biệt đồng bào dân tộc ở miền núi và vùng cao. Đồng thời, "Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vẫn duy trì một quy trình đăng ký và công nhận các nhóm tôn giáo gồm nhiều bước".
Đó là kết luận của Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ về Việt Nam năm 2021 (The United States Commission on International Religious Freedom, USCIRF), phổ biến tháng 4/2022. Nhưng phía Việt Nam bác bỏ và nói rằng đó là quan điểm "sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch".
Vậy sự thật ở đâu ?
Ảnh trái: Tín đồ theo đạo Dương Văn Mình xuống Hà Nội cùng Dương Văn Mình vào năm 2014. Nguồn : J.B. Nguyễn Hữu Vinh.
Ảnh phải : Công an bao vây tháo bỏ một nhà tang lễ của đạo Dương Văn Mình vào năm 2013. Nguồn : Youtube Thanh Phạm/ BPSOS đã dẫn.
Đàn áp có hệ thống
Trước tiên phải nói rằng, sau nhiều năm bị đe dọa đưa trở lại danh sách quốc gia đáng quân tâm đặc biệt (Country of Particular Concern - CPC) để trừng phạt những vị phạm nghiêm trọng về nhân quyền và các quyền tự do cơ bản khác của con người, trong đó có quyền tư do tôn giáo thì Đảng cộng sản Việt Nam đã có những thay đổi đối xử với những người có tín ngưỡng và tôn giáo. Tuy nhiên, hành động này không thống nhất mà tùy tiện là chính, lệ thuộc vào mối giao hảo giữa các cấp chính quyền địa phương với tổ chức tôn giáo trên địa bàn. Nhiều nơi, kể cả Trung ương, đôi khi đã thi hành những biện pháp đàn áp các Tôn giáo và người tu hành một cách tinh vi và liên tục.
Đó đó, USCIRF và các Tổ chức bảo vệ nhân quyền trên Thế giới đã kêu gọi Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách "nước đáng quan tâm đặc biệt". Nếu bị trở lại, Việt Nam sẽ mất nhiều quyền lợi chính trị, ngoại giao và kinh tế.
Nên biết vào ngày 13/11/2006, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách "quốc gia đáng quan tâm đặc biệt", chỉ sau 26 tháng. Việc dỡ bỏ phân định này công nhận các hoạt động của chính phủ Việt Nam nhằm cải thiện tự do tôn giáo, cũng như tiến độ và phương pháp mà quốc gia này đã đạt được.
Tuy nhiên, Báo cáo của USCIRF năm 2021 đã liệt kê những hành động vi phạm tự do tôn giáo của nhà nước cộng sản Việt Nam như sau :
- Một số chức sắc tôn giáo, đặc biệt là những người đại diện cho các nhóm chưa yêu cầu công nhận hoặc đăng ký, hoặc chưa được công nhận chính thức, hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký, cho biết chính quyền có nhiều hình thức sách nhiễu – bao gồm việc hành hung, bắt người, truy tố, theo dõi, từ chối hoặc không trả lời yêu cầu đăng ký và các yêu cầu xin phép khác.
- Một số tổ chức xã hội dân sự báo cáo có những cuộc đàn áp nghiêm trọng vào thành viên các nhóm tôn giáo chưa đăng ký, đặc biệt ở khu vực Tây Nguyên. Các nhà hoạt động về tự do tôn giáo cho biết nhà chức trách địa phương chấp thuận các hồ sơ đăng ký dựa trên lập trường chính trị của các nhóm tôn giáo hơn là dựa trên giáo lý. Trong năm qua, chính quyền không công nhận tổ chức tôn giáo mới nào.
- Thành viên của một số nhóm tôn giáo tiếp tục báo cáo rằng một số chính quyền địa phương và cấp tỉnh viện dẫn việc họ không tuân thủ các trình tự đăng ký bắt buộc để trì hoãn, phủ nhận tính hợp pháp và trấn áp hoạt động tôn giáo của các nhóm chống lại sự quản lý chặt chẽ của chính quyền về cơ cấu lãnh đạo, chương trình đào tạo, các cuộc hội họp và các hoạt động khác của họ.
- Chính quyền không truy cứu trách nhiệm đối với bất kỳ quan chức chính phủ nào về việc không tuân thủ thời hạn theo luật định và không tuân thủ các yêu cầu thông báo bằng văn bản khi từ chối hồ sơ đăng ký được quy định trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
- Có các báo cáo về các vụ xung đột, đôi khi có bạo lực, giữa thành viên các nhóm tôn giáo chưa đăng ký với các nhóm tôn giáo đã đăng ký hoặc đã được công nhận, hoặc giữa những người theo và không theo tôn giáo. Các nhà hoạt động tôn giáo quy kết nhà chức trách "thao túng" các nhóm tôn giáo đã được công nhận và cáo buộc các đặc vụ của họ gây ra xung đột nhằm trấn áp hoạt động của các nhóm tôn giáo chưa đăng ký.
- Các viên chức đại sứ quán và tổng lãnh sự quán đã nêu ra các vụ việc cụ thể về lạm dụng và sách nhiễu của chính quyền đối với các nhóm Công giáo, Tin lành, trong đó có các nhóm Ngũ tuần độc lập ; Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ; các nhóm Hòa Hảo độc lập ; các nhóm Cao Đài độc lập ; các hội thánh tư gia của người dân tộc thiểu số như đạo Dương Văn Mình.
Ông Dương Văn Mình, người dân tộc H’Mông, nguyên quán ở xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã truyền bá đạo Tin Lành cho người đồng hương
tại các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai. Ông cũng là người đi tiên phong trong việc giáo dục người H’Mông bỏ hủ tục, mê tín dị đoạn trong việc ma chay, cưới hỏi.
Tuy nhiên ông không chịu bị kiểm soát và gia nhập tổ chức tôn giáo của Nhà nước nên bị trù dập và vu cáo đã đội lốt tôn giáo để quy tụ người H’Mông thành tổ chức chống lại Nhà nước.
Người H’Mông kính trọng và tin tưởng nơi ông Dương Văn Minh, nhưng nhà nước lại gán cho ông lập ra "tà đạo" và có mưu đồ chính trị, "âm mưu thành lập "Nhà nước Mông", thực hiện ý đồ "xưng vua", "li khai, tự trị" (báo Cộng an nhân dân, ngày 12/07/2022).
Dương Văn Mình vào năm 2014 tại Hà Nội. Ảnh: J.B. Nguyễn Hữu Vinh.
Báo Công an nhân dân còn cáo buộc ông Dương Văn Mình "tìm cách móc nối trong ngoài, tìm kiếm sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch, tạo tiền đề hình thành, công khai hóa tổ chức chính trị đối lập trong nội địa". Tuy nhiên Nhà nước không đưa ra bất cứ bằng chứng nào về việc làm này.
Ông qua đời vì bệnh cuối năm 2021, nhưng tổ chức của ông vẫn tiếp tục bị đàn áp, ngay cả khi ông vừa lìa đời.
Báo cáo của USCIRF viết : "Vào tháng 12 (2021), nhà chức trách ở tỉnh Tuyên Quang đã giam giữ ít nhất 56 tín đồ đạo Dương Văn Mình của người dân tộc thiểu số H’mông khi họ tụ tập để tưởng niệm tại đám tang của Dương Văn Mình, người sáng lập và lãnh đạo của tổ chức này".
Báo cáo cũng cáo buộc Nhà nước Việt Nam đã : "Đe dọa họ để buộc họ từ bỏ đạo, trong đó công an sử dụng các thủ đoạn lấy cung được họ mô tả như là tra tấn và đánh đập. Những người khác báo cáo rằng họ bị giam giữ và đánh đập tại các đồn công an ở huyện Hàm Yên. Một số người cho biết công an "tra tấn" họ cho đến khi họ ký tên vào bản nhận tội và các văn bản khác tuyên bố từ bỏ đạo, và công an đe dọa sẽ kéo dài thời gian họ bị giữ tại cơ sở cách ly mà không được liên lạc với gia đình hay bạn bè nếu họ từ chối không ký. Đến cuối năm, 21 tín đồ đạo Dương Văn Mình vẫn đang bị giam giữ".
Xóa bỏ đạo Dương Văn Mình
Bằng chứng tín đồ của ông Dương Văn Mình bị đán áp, nếu không muốn nói là bị "cấm đạo" được báo Công an nhân dân, ngày12/07/2022, nhìn nhận bắt đầu từ năm 2021 và dự kiến sẽ hoàn tất năm 2023. Báo này viết : "Năm 2021, Chính phủ ban hành Đề án số 78 về "đấu tranh, ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình". Bộ Công an và UBND tỉnh Bắc Kạn cũng đã ban hành kế hoạch về triển khai thực hiện Đề án số 78. Thực hiện các kế hoạch, Công an tỉnh Bắc Kạn chủ động tham mưu Tỉnh ủy Bắc Kạn ban hành chỉ thị về thực hiện cao điểm đấu tranh ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình, đặt ra lộ trình đến năm 2023 phải xóa bỏ tổ chức này trên toàn tỉnh Bắc Kạn".
Tuy nhiên tín đồ của ông Dương Văn Mình đã không hợp tác với chính quyền, theo lời kể của báo Công an nhân dân : "Tính đến tháng 5/2022, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 164 hộ, 889 người thuộc 19 thôn, tổ ; 14 xã, thị trấn ; 5 huyện (Chợ Mới, Ngân Sơn, Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Đồn) bị ảnh hưởng của tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình. Trong đó, số đối tượng cốt cán trong tổ chức luôn có thái độ bất hợp tác, không chấp hành các quy định của chính quyền địa phương, thường xuyên tụ tập họp bàn, tuyên truyền, kích động số người tin theo không chấp hành các chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định của địa phương, lôi kéo tham gia các hoạt động tập trung đông người gây phức tạp về an ninh trật tự".
Một nhà tang lễ của đạo Dương Văn Mình tại tỉnh Cao Bằng bị công an phá hủy. Ảnh chụp từ clip/ RFA.
Vì vậy, Công an tỉnh Bắc Kạn đã ép dân bỏ đạo như lời tự thú của báo Công an nhân dân : "Đặc biệt, Công an tỉnh đã thành lập 11 tổ công tác (Công an tỉnh 5 tổ, Công an các huyện có tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình 6 tổ), triển khai đồng loạt xuống các địa bàn có ảnh hưởng của tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình để tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể trong công tác đấu tranh, xóa bỏ tổ chức này ; vận động, thuyết phục quần chúng nhân dân yên tâm lao động sản xuất, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương, ký cam kết từ bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình, không tham gia vào các hoạt động gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa bàn".
Đàn áp tôn giáo trên Tây Nguyên, ép buộc đăng ký hoạt động
Ngoài ra, USCIRF còn kể thêm những sự việc như sau :
- Các tổ chức phi chính phủ báo cáo các vụ việc cán bộ chính quyền hành hung các cá nhân thuộc các nhóm tôn giáo thiểu số, đặc biệt là người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Tây Bắc (dọc biên giới Việt-Lào), mặc dù không rõ các vụ việc này có liên quan đến tôn giáo của họ hay không.
- Theo báo cáo, chính quyền địa phương ở một số khu vực thuộc Tây Nguyên hăm dọa và đe dọa dùng bạo lực đối với thành viên một số nhóm Tin lành chưa đăng ký vì họ đã báo cáo về các vi phạm nhân quyền với các tổ chức quốc tế, hoặc cố gắng buộc thành viên các nhóm này từ bỏ đạo hoặc gia nhập một tổ chức tôn giáo đã được cấp đăng ký. Các cán bộ an ninh của Việt Nam đã bắt và giam giữ ít nhất 21 người ở tỉnh Đắk Lắk thuộc khu vực Tây Nguyên vào ngày 16/7. Tất cả những người này được trả tự do ngày 18/7.
Báo cáo của USCIRF viết : "Nhiều người trong số các cá nhân bị giam giữ đã tham gia khóa bồi dưỡng về xã hội dân sự được tổ chức bởi một tổ chức phi chính phủ về nhân quyền có trụ sở ở Hoa Kỳ và họ là thành viên của hai hội thánh Tin lành người dân tộc thiểu số, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) và Hội thánh Truyền giảng Phúc Âm, vốn từ lâu đã bị chính quyền cho vào tầm ngắm. Ít nhất một nạn nhân báo cáo rằng công an đã đánh đập anh ta trong khi hỏi cung và dọa giết. Một số người bị giam giữ cũng cho biết nhà chức trách nói với họ rằng việc tìm hiểu các quyền của họ theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Hiến pháp là bất hợp pháp, và đe dọa họ nhằm khiến họ phải từ bỏ đạo".
Nhiều người dân tộc thiểu số tại khu vực Tây Nguyên theo đạo Tin Lành đã phải rời bỏ quê hương chạy trốn sang vùng rừng Rattanakiri ở Đông Bắc Campuchia , đang lo sợ bị chính quyền Campuchia bắt giữ và trục xuất hồi tháng 1, 2015
Việc bắt các nhóm tôn giáo phải đăng ký hoạt động được quy định trong nhiều Điều 12 trong Luật Tín ngường, Tôn giáo năm 2016, như sau :
1. Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ.
2. Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật này (quy định về "Tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng được khôi phục hoặc lễ hội tín ngưỡng định kỳ nhưng có thay đổi").
3. Hoạt động tín ngưỡng không có trong văn bản đã được đăng ký thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm đăng ký bổ sung theo quy định tại Khoản 2 Điều này chậm nhất là 20 ngày trước ngày diễn ra hoạt động tín ngưỡng.
Ngoài ra, việc tổ chức lễ hội của tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo tập trung tại những nơi chưa có điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc cũng phải xin phép, và phải chứng minh có "giáo lý, giáo luật, lễ nghi".
Rõ ràng, đây là chính sách "xin, cho" của Nhà nước đối với các cơ sở tôn giáo và người thực hành thờ phượng.
Ngoài những ràng buộc nêu trên, theo Báo cáo của Tổ chức "Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ về Việt Nam năm 2021", chính phủ còn "không cho phép giảng dạy tôn giáo trong các trường công lập và trường tư. Quy định cấm này cũng áp dụng đối với các trường tư do các tổ chức tôn giáo điều hành".
Người muốn đi tu phải kê khai lý lịch và phải thi hành nghĩa vụ quân sự bắt buộc như dân thường. Nhà nước cũng buộc các tu viện phải dạy chủng sinh về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng.
Chính sách cưỡng bách này cũng áp dụng cho sinh viên khi thi tốt nghiệp ra trường.
Ngoài ra, Điều 5 của Luật Tín ngưỡng Tôn giáo cũng rất mơ hồ khi ngăn cấm những hoạt động được gọi là "xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường" và "xâm hại đạo đức xã hội ; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản ; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác".
Tuy nhiên Nhà nước lại không minh thị những hành động hay hoạt động tôn giáo nào bị ràng buôc vào những điều này khiến cho người theo đạo gặp nhiều khó khăn, trong khi chính quyền thì tùy tiện gây phiền nhiễu cho tôn giáo.
Ngay cả việc đi lại trong nước hay ra nước ngoài của các vị lãnh đạo tôn giáo cũng gặp nhiều khó khăn, nếu không có phép của Chính quyền.
Rõ ràng như ban ngày như vậy mà Đảng vẫn ba hoa rằng : "Những năm qua, do cách nhìn thiên lệch, thiếu thiện chí nên trong các Báo cáo của Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ cũng như trên một số trang mạng luôn có những nhận định sai trái, thiếu khách quan về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, như : Ở Việt Nam chưa có tự do tôn giáo thật sự, vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam chưa đạt được quy định của Công ước quốc tế ; luật pháp Việt Nam có nhiều điều luật quy định "không rõ ràng" để kiểm soát, hạn chế tự do tôn giáo, sử dụng điều khoản về an ninh quốc gia với các "tội danh mơ hồ" để "đàn áp, hạn chế" tự do tôn giáo ; các tôn giáo ở Việt Nam bị buộc im tiếng hay biến thành công cụ của Nhà nước ; Nhà nước Việt Nam gây khó khăn cho việc đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo, đặc biệt với các nhóm tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số ; chính sách nghĩa vụ quân sự của Nhà nước Việt Nam cản trở quyền tu học của thanh niên Khmer ; các nhân vật đấu tranh cho tự do tôn giáo luôn bị Nhà nước gây khó khăn trong hoạt động, bị hạn chế đi lại ; ở Việt Nam có các "tù nhân lương tâm", "tù nhân tôn giáo", .v.v.
Những nhận định trên hoàn toàn mang tính bịa đặt, bóp méo sự thật và xuyên tạc chính sách tự do tôn giáo ở Việt Nam (Tạp chí Lý luận Chính trị, ngày 16/03/2022).
Lý luận của Đảng thì nói năng văng mạng như thế, nhưng Điều 24 Hiến pháp năm 2013 lại minh thị rằng : "Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật".
Như vậy, thử hỏi những điều cấm kỵ, kiêm soát người thực hành tín ngưỡng, tôn giáo và buộc các tôn giáo phải khai báo, xin phép có đi ngược lại quy định của Hiến pháp không ?
Vậy mà Đảng cộng sản Việt Nam vẫn cảng cổ ra cãi : "Nhận định cho rằng, Nhà nước Việt Nam gây khó khăn cho việc đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo, đặc biệt với các nhóm tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số là nhận định rất thiếu tính khách quan" (Tạp chí Lý luận Chính trị, ngày 16/03/2022).
Cãi lấy được
Thiếu khách quan ở chỗ nào, trong khi thực tế đồng bào dân tộc từ Nam ra Bắc, từ nhiều năm nay, đã chịu đủ thứ hình phạt và thái độ thù hằn từ các tổ chức và chính quyền địa phương trong vấn đề tôn giáo. Đảng cộng sản Việt Nam là một tổ chức vô thần nên những ai tin vào hữu thần đều bị bêu rếu "mê tín dị đoan", hay có âm mưu tổ chức quần chúng chống lại nhà nước.
Do đó, không lạ khi thấy Tạp chí Lý luận Chính trị biện bạch : "Luận điệu cho rằng, một số hội, nhóm tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số chưa được thừa nhận như : "Hội thánh Tin lành đấng Christ", "Hội thánh truyền giảng Phúc âm", "Hội thánh Đề ga quốc tế"... đang bị chính quyền Việt Nam sách nhiễu cũng là những luận điệu hoàn toàn sai sự thật. Thực chất các tổ chức nói trên đang núp bóng hoạt động tôn giáo để âm mưu chống phá Nhà nước Việt Nam, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. "Hội thánh Đề ga quốc tế" với những nhân vật chủ chốt như Ksok Kơk, Brạ Su Kbông ở Mỹ và Rah Lan Ngol, Y Wi Ksơn (Ama Trương) ở Việt Nam đã từng gây nên các vụ biểu tình và bạo loạn chính trị năm 2001, 2004 và nhiều cuộc biểu tình những năm sau đó với mưu đồ thành lập "Nhà nước Đề Ga tự trị" ở khu vực Tây Nguyên. Người đứng đầu và nhóm cốt cán của các nhóm "Giáo hội Tin lành Đấng Christ Việt Nam", "Cây Thập giá Chúa Jêsu Krist" và "Hà Mòn" ở Tây Nguyên đều rất có ý thức tạo dựng các hiện tượng này trở thành đạo Tin lành mới và Công giáo mới của các dân tộc thiểu số trên địa bàn, còn gọi là "Tin lành Đề ga" và "Công giáo Đề ga" - được hứa hẹn là quốc giáo của "Nhà nước Đề ga", thể hiện rõ ràng chủ nghĩa ly khai, phục vụ mưu đồ chính trị của các thế lực phản động nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam".
Tố cáo những người có đạo như thế mà không đưa ra một bằng chứng nào chứng minh họ là những người làm chính trị, núp sau chiếc áo tôn giáo là không trong sáng và có định kiến xấu.
Nói thẳng ra là Nhà nước cộng sản Việt Nam đã chụp mũ và xuyên tạc những người có tín ngưỡng và tôn giáo không chịu đặt để dưới sự kiểm soát của chính quyền.
Phạm Trần
(26/07/2022)
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thông qua Báo cáo sơ bộ về kết quả rà soát UPR của Việt Nam (RFA, 28/01/2019)
Nhóm Làm việc về Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo về kết quả rà soát UPR của Việt Nam, tại một phiên họp tại trụ sở của Liên Hợp Quốc tại Geneva vào ngày 25 tháng 1 năm 2019.
Ảnh minh họa : Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại trụ sở của Liên Hợp Quốc ở Geneva vào ngày 5 tháng 11 năm 2018. AFP
Mạng báo VietnamNet, phiên bản Tiếng Anh, vào ngày 27 tháng 1 loan tin vừa nêu. Theo đó báo cáo của Nhóm Làm việc ghi nhận 291 khuyến nghị do 122 nước đưa ra, đề cập đến nhiều lĩnh vực như xây dựng Nhà nước pháp quyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiếp tục thúc đẩy các quyền và tự do cơ bản, tăng cường hợp tác với các cơ chế về quyền con người của Liên Hợp Quốc.
Các nước cũng kêu gọi Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong bảo đảm quyền của các nhóm yếu thế, xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội và tạo việc làm.
Phát biểu tại Phiên UPR đối với Việt Nam vào ngày 22 tháng 1 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, được dẫn lời đánh giá cao tinh thần hợp tác, xây dựng của các quốc gia, khi nêu lên nhiều đánh giá tích cực trong việc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.
Ông Trung đồng thời khẳng định Việt Nam sẽ nghiên cứu các khuyến nghị để quyết định việc chấp thuận hoặc ghi nhận đối với các khuyến nghị nhận được, phù hợp với quy định, thủ tục và thực tiễn của Hội đồng Nhân quyền, để bảo đảm việc thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các khuyến nghị này trong tương lai.
Báo cáo về kết quả rà soát UPR của Việt Nam sẽ được xem xét phê duyệt chính thức tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 41 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc dự kiến vào tháng 6/2019.
Phiên họp thứ 32 của Nhóm làm việc về UPR chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc diễn ra từ 21/01 đến 01/02/2019 đã rà soát tình hình bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại 14 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, trong đó có Việt Nam. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung dẫn đầu.
****************
Việt Nam đứng thứ 20/50 nước đàn áp Thiên Chúa giáo (RFA, 28/01/2019)
Việt Nam đứng thứ 20 trong danh sách 50 quốc gia nguy hiểm nhất cho những người theo Thiên Chúa giáo.
Thống kê của tổ chức Open Doors USA. RFA edit
Đây là nội dung trong thống kê của tổ chức Open Doors USA, một tổ chức phi lợi nhuận, đồng thời cũng là cộng đồng Kitô hữu hỗ trợ các tín đồ bị đàn áp tại hơn 60 quốc gia.
Theo thống kê, Việt Nam với hơn 96 triệu dân, trong đó có 8,5 triệu người theo Thiên Chúa giáo và mức độ bị đàn áp rất cao.
Báo cáo của Open Doors đưa ra các thống kê phần trăm về bạo lực và truy bức đối với cộng đồng Thiên Chúa giáo ở Việt Nam. Theo thống kê này phần trăm bạo lực nhắm vào cộng đồng này là 54%, trong khi áp lực nhắm vào cuộc sống trong nhóm đạo là 85%.
Vẫn theo Open Doors, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phải chịu đựng cả những cuộc đàn áp từ phía nhà nước và cả bộ tộc. Các cuộc họp Kitô giáo thường bị phá rối, các Kitô hữu hay bị đánh đập và trục xuất khỏi làng.
Về phía chính phủ, so với trước đây, các cộng đồng Kitô giáo đã có nhiều tự do hơn nhưng nếu có liên quan đến hoạt động chính trị thì sẽ bị chính quyền nhắm đến.
Open Doors cho rằng chính phủ Cộng sản giám sát hoạt động của các nhóm theo Thiên Chúa. Ở các vùng nông thôn ở miền trung và nam Việt Nam, những người theo đạo Tin Lành bị truy bức với mức độ mạnh.
*****************
Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội từ chức (RFA, 28/01/2019)
Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội Lorenso Chu Văn Minh vừa có đơn từ chức gửi Tòa thánh Vatican.
Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội Lorenso Chu Văn Minh - Courtesy of vanhoaconggiao.com
Thông báo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết vào ngày 26/1. Tuy nhiên thông báo không cho biết nguyên nhân vì sao Giám mục Lorenso Chu Văn Minh từ chức.
Theo thông tin từ Tòa Thánh, Giám mục Lorenso Chu Văn Minh năm nay 76 tuổi, trở thành Linh mục vào ngày 10/6/1994 khi đã 51 tuổi.
Đến năm 2000, Giám mục Chu Văn Minh tốt nghiệp Tiến sĩ thần học sau 5 năm du học tại Roma.
Sau đó, ông trở về nước làm giáo sư, Phó giám đốc, rồi đến Gám đốc Đại Chủng viện Hà Nội từ năm 2005.
Đến ngày 15/10/2008, Giám mục Chu Văn Minh được Tòa Thánh bổ nhiệm chức Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội.
Quan hệ giữa Vatican và Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể trong các năm gần đây. Năm 2011, Việt Nam đồng ý để Tòa Thánh bổ nhiệm một vị Đại diện không thường trú tại Việt Nam. Hai bên cũng có một nhóm công tác hỗn hợp thường xuyên nhóm họp để thảo luận các vấn đề về quan hệ giữa hai bên.
Cuộc họp vòng 7 Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Tòa thánh Vatican đã diễn ra vào tháng 12/2018. Nội dung cuộc họp không được báo chí Việt Nam đề cập cụ thể nhưng những vấn đề chính được cho là khúc mắc giữa hai bên cho đến lúc này là tranh chấp đất đai và việc tiến cử các giám mục. Hà Nội muốn có tiếng nói trong việc tiến cử các giám mục ở Việt Nam.