Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc, theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ. Trong khi Việt Nam còn chưa thể tận dụng hết tiềm năng để phá vỡ thế độc tôn của Trung Quốc, sự tham gia mới đây của Brazil vào ngành công nghiệp này làm dấy lên câu hỏi liệu Hà Nội có nguy cơ tuột mất lợi thế không.

dathiem1

Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết hoạt động chế biến đất hiếm ở Việt Nam trước đây chưa được nghiên cứu một cách tổng thể và chưa có quy trình chế biến sâu

Các công ty khai thác khổng lồ của Brazil đang có tham vọng đẩy mạnh nền công nghiệp đất hiếm trong bối cảnh phương Tây đang cần khoáng sản này cho lĩnh vực năng lượng xanh và quốc phòng, cũng như giảm sự thống trị của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng, theo Reuters.

Việt Nam cũng là một sự lựa chọn của phương Tây trong chiến lược này.

Các công ty chuyên về tinh chế đất hiếm đến từ Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã bắt đầu tìm cách triển khai hoạt động sản xuất tại Việt Nam.

Trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam khoảng 2,7 triệu tấn, tài nguyên đất hiếm là khoảng 18 triệu tấn, tổng gần 21 triệu tấn, theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Việt Nam đứng thứ hai thế giới với tổng trữ lượng đất hiếm khoảng 22 triệu tấn, tương đương 20% tổng trữ lượng toàn cầu, theo dữ liệu năm 2024 của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ.

Đứng đầu là Trung Quốc với 44 triệu tấn.

Đứng thứ ba là Brazil với 21 triệu tấn.

Đất hiếm đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn, đặc biệt trong việc sản xuất các sản phẩm điện tử, viễn thông, và thiết bị công nghệ cao.

Dù dồi dào đất hiếm, nỗ lực của Việt Nam trong việc khai thác khoáng sản này và đưa vào thị trường toàn cầu còn gặp nhiều thách thức, theo trang Asia Times cuối tháng 5/2024.

Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh vào sáng 4/6 khi trả lời Quốc hội cho biết hoạt động chế biến đất hiếm ở Việt Nam trước đây chưa được nghiên cứu một cách tổng thể và chưa có quy trình chế biến sâu.

Vì vậy, việc thu hút đầu tư, liên doanh, chuyển giao công nghệ cho lĩnh vực này còn khá khó khăn.

Trong khi đó, về phía Brazil, Reuters cho rằng quốc gia này sẽ tận dụng những lợi thế như chi phí lao động thấp, năng lượng sạch, các quy định đã được thiết lập và sự gần gũi với các thị trường cuối cùng để đẩy mạnh lĩnh vực đất hiếm.

dathiem2

Các lọ chứa đất hiếm tại Hà Nội vào tháng 9/2023

Tiềm năng đất hiếm ở Brazil ra sao ?

Tốc độ phát triển của các dự án đất hiếm ở Brazil sẽ là phép thử cho nỗ lực xây dựng một ngành công nghiệp tiên tiến gần như từ sơ khai của phương Tây nhằm phá vỡ sự thống trị của Trung Quốc.

Mỏ đất hiếm đầu tiên của Brazil, Serra Verde, đã bắt đầu sản xuất thương mại trong năm nay.

"Tôi thực sự nghĩ rằng bên ngoài Trung Quốc, các dự án của Brazil là những dự án có tiềm năng kinh tế cao nhất hiện tại", ông Daniel Morgan, đại diện ngân hàng đầu tư Barrenjoey ở Sydney (Úc), nhận định.

Flavio Roscoe, Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp bang Minas Gerais (Brazil) khẳng định nước này cơ hội trở thành lựa chọn thay thế cho Trung Quốc.

Mỹ và đồng minh, vốn gần như hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc về khoáng sản đất hiếm, đã đặt mục tiêu xây dựng một chuỗi cung ứng riêng vào năm 2027 sau khi nguồn cung bị gián đoạn trong đại dịch Covid-19.

Reuters cũng cho biết Brazil đang gặp một số thách thức tương tự các quốc gia khác trong việc khai thác đất hiếm.

Không giống như Trung Quốc, nhiều công ty phương Tây vẫn đang hoàn thiện các quy trình phức tạp để sản xuất kim loại đất hiếm, đây là một thách thức tốn kém đã khiến các dự án bị đình trệ trong nhiều năm.

Một thách thức khác là kích thích sản xuất và xây dựng quan hệ đối tác để thúc đẩy công nghệ tách chiết các nguyên tố và phát triển chuỗi cung ứng.

Vì sao Việt Nam chưa tận dụng được nguồn đất hiếm dồi dào ?

Cũng giống như Brazil, Việt Nam từng được xem như một sự lựa chọn để làm suy yếu sự độc tôn của Trung Quốc trong lĩnh vực đất hiếm.

Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 9/2023, hai nước đã ký thỏa thuận về đất hiếm.

Các chuyên gia đánh giá bước đi này của Mỹ nhằm giảm sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc như hiện nay.

Hiện cả Úc, Việt Nam lẫn Brazil đang còn chậm trong việc bắt kịp Trung Quốc, theo Reuters.

Trả lời Quốc hội vào ngày 4/6, lãnh đạo Bộ TN&MT Việt Nam cho hay phân bố của đất hiếm tại Việt Nam khá phức tạp, với một số quặng nằm sâu trong lòng đất và một số khác phân tán nhỏ lẻ trên bề mặt.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chế biến sâu và tinh quặng đất hiếm nội địa để phục vụ cho sự phát triển của các ngành công nghiệp chiến lược, đặc biệt là công nghiệp chip và bán dẫn.

Bài viết trên Asia Times ngày 29/5 đánh giá Việt Nam tụt hậu so với các quốc gia khác trong sản xuất đất hiếm, chỉ đạt 600 tấn vào năm 2023, giảm một nửa so với năm 2022.

Trong khi đó, Trung Quốc dẫn đầu với 240.000 tấn, và ngay cả Myanmar đang bị chiến tranh tàn phá cũng sản xuất được 38.000 tấn.

Các chuyên gia nhận xét việc chống tham nhũng tác động tiêu cực đến ngành khai thác và chế biến đất hiếm Việt Nam, khiến các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại và trì hoãn kế hoạch.

Việc khởi tố nhiều lãnh đạo doanh nghiệp vi phạm liên quan đến đất hiếm vào cuối năm 2023 - trong đó có ông Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Đất hiếm Việt Nam - càng làm dấy lên nghi vấn về sự ưu tiên của lãnh đạo Đảng đối với chiến dịch chống tham nhũng so với phát triển ngành công nghiệp này.

dathiem3

Ông Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam (VTRE)

Các học giả còn cho rằng việc bắt giữ hàng loạt quan chức trong lĩnh vực đất hiếm càng làm suy yếu thêm ngành công nghiệp non trẻ tại Việt Nam này.

Vì nếu những nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam, họ không biết phải hợp tác với ai.

Việt Nam đang nắm giữ tiềm năng to lớn trong việc khai thác gali, một khoáng chất đất hiếm quan trọng, với trữ lượng quặng bauxite ước tính lên tới 5,4 tỷ tấn và có nồng độ cao hơn trữ lượng của Trung Quốc.

Tuy nhiên, để biến tiềm năng này thành hiện thực, Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua.

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) thừa nhận rằng hầu hết các cơ sở sản xuất đất hiếm nội địa hiện nay đều thiếu hụt công nghệ chiết xuất gali từ quặng bauxite.

Theo Mining Vietnam, một tổ chức triển lãm chuyên về công nghiệp khai thác, Việt Nam đã nghiên cứu đất hiếm từ những năm 1970, nhưng chỉ tập trung vào lý thuyết thay vì đi sâu vào thực hành.

Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu công nghệ chế biến đất hiếm vào cuối năm 2023, khiến việc tiếp cận công nghệ xử lý và phân tách càng khó khăn đối với Việt Nam cũng như các nước khác.

Ông Ian Lange - chuyên gia tại Trường Mỏ ở Colorado (Mỹ) - cho rằng Việt Nam có thể đáp trả bằng cách tiếp cận "chủ nghĩa dân tộc tài nguyên" tương tự như Indonesia, nước đã cấm xuất khẩu niken thô để thu hút thêm đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến.

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, những bất ổn xung quanh ngành công nghiệp đất hiếm của Việt Nam khiến các nhà đầu tư nước ngoài có khả năng sẽ đứng ngoài cuộc cho đến khi bức tranh rõ ràng hơn.

Nguồn : BBC, 18/06/2024

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt
Published in Việt Nam

Đất hiếm Việt Nam : Mỹ đánh giá trữ lượng thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó

Trọng Thành, RFI, 01/02/2024

Reuters hôm nay, 01/02/2024, cho hay Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) giảm mạnh thẩm định về trữ lượng đất hiếm của Việt Nam, quốc gia vốn được coi là đứng hàng thứ hai về trữ lượng các kim loại chiến lược của thế giới.

dathiem1

Một mỏ đất hiếm tại khu vực Nội Mông Trung Quốc. Ảnh : Reuters

Thống kê của USGS cũng cho thấy, mặc dù có trữ lượng lớn thứ hai thế giới, ước tính khoảng 22 triệu tấn quặng đất hiếm quy đổi (REO), Việt Nam chỉ khai thác được 1.200 tấn vào năm 2022, giảm mạnh so với mức 4.300 tấn mà USGS ước tính trước đó cho năm 2022. Việt Nam có kế hoạch tăng sản lượng lên khoảng 20.000-60.000 tấn/năm vào cuối thập niên 2020. Tuy nhiên, theo USGC, Việt Nam chỉ khai thác được 600 tấn năm ngoái.

Trong khi sản lượng đất hiếm của Việt Nam giảm, USGS ước tính sản lượng khai thác đất hiếm toàn cầu đã tăng lên 350.000 tấn năm ngoái so với 300.000 tấn vào năm 2022. Lý do chủ yếu là do sản lượng của Trung Quốc tăng từ 210.000 tấn lên 240.000 tấn. Sản lượng của Miến Điện cũng tăng gấp ba lần lên 38.000 tấn vào năm 2023 từ mức 12.000 tấn năm 2022.

Ước tính của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) được công bố vào cuối tháng 1/2024, chỉ vài tháng sau khi chính quyền Việt Nam bắt giữ một loạt giám đốc điều hành các công ty đang hợp tác với các đối tác phương Tây để khai thác đất hiếm ở Việt Nam.. 

Đất hiếm được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm xe ô tô điện, pin và năng lượng tái tạo, cũng như một số ứng dụng trong các sản phẩm điện tử và quân sự. Theo Reuters, Hoa Kỳ đã đồng ý về nguyên tắc sẽ hợp tác với Việt Nam tăng cường khai thác đất hiếm.

Trọng Thành

**************************

Báo cáo M : Sn lượng đt hiếm ca Vit Nam gim trong khi ca Trung Quc tăng

VOA, 01/02/2024

Cơ quan đa cht Hoa K đã điu chnh mc gim mnh ước tính v sn lượng đt hiếm ca Vit Nam và d báo s gim thêm na, trong khi báo cáo v s gia tăng sn lượng ca Trung Quc, nhà sn xut ch đo toàn cu hin nay, theo Reuters.

dathiem2

Hình nh m l thiên đt hiếm Bc Nm Xe Lai Châu, mt tnh min núi phía Bc ca Vit Nam.

Ước tính ca Cc Kho sát Đa cht Hoa K (USGS) được công bi vào cui tháng 1, ch vài tháng sau khi chính quyn Vit Nam bt gi các giám đc điu hành công ty đang hp tác vi các công ty phương Tây đ phát trin các d án khai thác đt hiếm Vit Nam. Theo hãng tin Anh, không có mi liên h rõ ràng gia vic điu chnh ca USGS v sn lượng ca Vit Nam và các v bt gi.

Đt hiếm được s dng nhiu trong ngành công nghip, bao gm xe đin, pin ô tô và năng lượng tái to, đng thi có mt s ng dng trong các sn phm đin t và quân s.

Thng kê ca USGS được Reuters trích dn cho thy sn lượng ca Vit Nam gim xung ch còn 600 tn vào năm ngoái, bt chp kế hoch ca quc gia Đông Nam Á nhm tăng sn lượng lên khong 20.000-60.000 tn mi năm vào cui thp k này.

VOA đã gi yêu cu bình lun ti USGS v s điu chnh ước tính đi vi sn lượng ca Vit Nam. D liu v sn lượng khai thác đt hiếm cũng như hot đng buôn bán khoáng sn không được Vit Nam công b.

Trong khi sn lượng ước tính ca Vit Nam gim, USGS ước tính sn lượng khai thác đt hiếm toàn cu đã tăng lên 350.000 tn vào năm ngoái t mc 300.000 tn vào năm 2022, theo Reuters. Mc tăng này trên toàn cu, theo báo cáo ca USGS được hãng tin Anh trích dn, phn ln là do sn lượng ca Trung Quc tăng t 210.000 tn lên 240.000 tn khi Bc Kinh tăng hn ngch vào năm ngoái.

Sn lượng ca Myanmar tăng gp 3 ln lên 38.000 tn vào năm 2023, t mc 12.000 tn mt năm trước đó, theo s liu ca USGS.

Trước khi đưa ra báo cáo mi nht, USGS đã ước tính rng Vit Nam có tr lượng đt hiếm ln th 2 trên thế gii vi 22 triu tn, ch sau Trung Quc vi 44 triu tn.

Tuy nhiên, phn ln đt hiếm Vit Nam vn chưa được khai thác trong khi đu tư không được khuyến khích vì giá thp do Trung Quc n đnh cũng như do nước này gn như đc quyn trên th trường toàn cu.

Trước khi thc hin các v bt gi nhng giám đc điu hành công ty khai thác đt hiếm vi cáo buc buôn bán bt hp pháp hi tháng 10 năm ngoái, Vit Nam đang lên kế hoch đu thu mi đ nhượng quyn khai thác ti m đt hiếm ln nht mà phn ln vn chưa được khai thác, theo Reuters đưa tin hi tháng 9, dn li mt giám đc điu hành ti công ty khai thác m Blackstone Minerals Ltd BSX.AX ca Úc.

M đã đng ý tăng cường hp tác v đt hiếm vi Vit Nam, đc bit sau khi hai nước nâng cp quan h lên đi tác chiến lược toàn din gia bi cnh Washington và các nước đng minh mun đưa Vit Nam vào chui cung ng cht bán dn toàn cu đ gim bt ri ro t th trường Trung Quc.

Kinh tế gia trưởng ca B Ngoi giao M Emily Blanchard hi cui tháng 10, khi đến thăm Hà Ni, nói rng Msn sàng giúp Vit Nam chun b đu giá các m đt hiếm trong lúc Vit Nam đang có kế hoch m thu nhượng quyn khai thác mt s khu vc m Đông Pao, m đt hiếm ln nht ca Vit Nam.

Sau đó vào tháng 12, Reuters dn li các quan chc cp cao và nhà ngoi giao cho biết rng Trung Quc và Vit Nam đangn lc nâng cp đáng k các tuyến đường st còn kém phát trin đ tăng cường kết ni qua trung tâm đt hiếm và đến cng bin hàng đu min Bc Vit Nam. Tuy nhiên, Vit Nam không công b bt k hp tác nào vi Trung Quc v khai thác đt hiếm sau chuyến thăm cp nhà nước ca Ch tch Tp Cn Bình ti Hà Ni hi gia tháng 12.

Nguồn : VOA, 01/02/2024

**************************

Sản lượng đất hiếm của Việt Nam giảm trong khi của phía Trung Quốc tăng

RFA, 01/02024

Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) điều chỉnh mạnh ước tính về sản lượng đất hiếm của Việt Nam và dự báo sẽ giảm thêm nữa dù có trữ lượng dồi dào.

dathiem3

Việt Nam mới có 1 doanh nghiệp vận hành nhà máy tuyển đất hiếm, nguồn: Global Times

Reuters loan tin ngày 1 tháng 2 dẫn nguồn từ báo cáo thường niên của USGS về thực tế vừa nêu đối với đất hiếm Việt Nam. Trong khi đó sản lượng đất hiếm của Trung Quốc gia tăng.

Báo cáo của USGS công bố vào cuối tháng 1 vừa qua, chỉ ít tháng sau khi cơ quan chức năng Việt Nam hồi tháng 10 bắt giữ những lãnh đạo công ty đối tác với những hãng Phương Tây phát triển những dự án khai thác đất hiếm tại Việt Nam.

Reuters nói không rõ có mối liên hệ nào giữa điều chỉnh của USGS và biện pháp bắt giữ như thế hay không.

Dữ liệu của USGS cho thấy trữ lượng đất hiếm của Việt Nam đứng thứ nhì thế giới chỉ sau Trung Quốc. Việt Nam ước tính có chừng 22 triệu tấn đất hiếm ; tuy nhiên chỉ mới chiết xuất được 1.200 tấn trong năm 2022. Con số này giảm so với ước tính mà USGS đưa ra trước đó là 4.300 tấn chiết xuất trong năm 2022.

Vào năm 2023, sản lượng giảm xuống còn 600 tấn ; trong khi mục tiêu của Việt Nam đề ra là cho đến cuối thập niên này, mỗi năm sản lượng từ 20.000 đến 60.000 tấn.

Trong khi đó theo số liệu của USGS thì sản lượng đất hiếm toàn cầu vào năm ngoái tăng lên 350.000 tấn từ mức 300.000 tấn của năm 2022. Mức tăng này chủ yếu do Trung Quốc tăng sản lượng đất hiếm lên 240.000 tấn từ mức hạn ngạch 210.000 tấn.

Sản lượng đất hiếm của Myanmar trong năm qua cũng tăng gấp ba lần lên 38.000 tấn từ mức 12.000 tấn trong năm 2022.

Sản phẩm chiết xuất từ đất hiếm được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, gồm ngành sản xuất xe hơi điện, bình điện xe hơi, ngành năng lượng tái tạo, cũng như có một số ứng dụng trong các sản phẩm điện tử và thiết bị quân sự…

Nguồn : RFA, 01/02/2024

Additional Info

  • Author Trọng Thành, RFI, VOA, RFA
Published in Việt Nam

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai  thế giới sau Trung Quốc, với ước tính khoảng 22 triệu tấn, chiếm khoảng 19%  trữ lượng được biết đến của thế giới. Tuy nhiên, bất chấp nhiều nỗ lực nhằm phát triển ngành đất hiếm, bao gồm cả việc hợp tác với các nhà đầu tư Nhật Bản vào đầu những năm 2010, vẫn chưa có nhiều tiến triển và Việt Nam vẫn chưa triển khai thành công ngành đất hiếm của mình.

dathiem01

Theo quy hoạch, tổng sản lượng khai thác giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2050 sẽ đạt khoảng 2,112 triệu tấn quặng nguyên khai mỗi năm. (Ảnh: Bộ Công Thương).

Nhưng mọi thứ dường như đang thay đổi nhanh chóng. Vào tháng 7, Chính phủ Việt Nam đã công bố quy hoạch tổng thể ngành khoáng sản với mục tiêu khai thác và chế biến hơn 2 triệu tấn quặng đất hiếm vào năm 2030 và sản xuất 60.000 tấn oxit đất hiếm mỗi năm. Ngày 18/10, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức một hội thảo bàn về phát triển ngành đất hiếm. Việt Nam cũng đã lên kế hoạch đấu giá quyền khai thác một số khu vực ở Đông Pao, mỏ đất hiếm lớn nhất cả nước, trước cuối năm nay.

Không giống như các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên khác như dầu khí hay than đá, ngành đất hiếm dù có tầm quan trọng chiến lược nhưng vẫn còn tương đối nhỏ. Theo Research Nester, thị trường kim loại đất hiếm toàn cầu năm 2022 trị giá khoảng 10 tỷ USD và được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ gộp hàng năm là 8% để đạt tổng doanh thu 20 tỷ USD vào năm 2035. Nếu phát triển thành công ngành đất hiếm để chiếm 10% thị trường toàn cầu vào thời điểm đó, Việt Nam có thể tạo ra doanh thu hàng năm khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, lợi nhuận tiềm năng có thể thấp hơn đáng kể nếu tính đến tất cả chi phí sản xuất. Những lợi ích kinh tế tương đối khiêm tốn này, cộng với việc thiếu công nghệ phù hợp và những lo ngại về tác động môi trường, có thể đã trì hoãn những nỗ lực phát triển ngành này trước đây của Việt Nam.

Do đó, những nỗ lực phát triển ngành đất hiếm gần đây của Việt Nam có thể được lý giải tốt hơn bằng những lợi ích chiến lược mà Việt Nam hy vọng đạt được, đặc biệt là tầm quan trọng chiến lược ngày càng tăng của nước này đối với các cường quốc trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng khốc liệt.

Trung Quốc hiện chiếm 63% sản lượng khai thác đất hiếm, 85% năng lực chế biến đất hiếm và 92% sản lượng nam châm đất hiếm của thế giới. Các oxit đất hiếm cũng như các hợp kim và nam châm đất hiếm mà Trung Quốc kiểm soát là những thành phần quan trọng trong các ngành công nghiệp thiết yếu như điện tử, xe điện và tua-bin gió. Chúng cũng rất cần thiết cho việc sản xuất các loại vũ khí tiên tiến, bao gồm tên lửa, radar và máy bay tàng hình.

Điều này dẫn đến sự phụ thuộc đầy rủi ro từ phía Mỹ và các đồng minh vào hoạt động xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc. Ví dụ, Washington hiện nhập khoảng 74% lượng đất hiếm từ Trung Quốc. Năm 2010, Trung Quốc bị cáo buộc áp đặt một lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản sau một tranh chấp trên biển, làm tăng khả năng Trung Quốc sẽ áp lệnh cấm xuất khẩu tương tự đối với Mỹ. Kể từ tháng 8, Trung Quốc cũng đã hạn chế xuất khẩu germanium và gallium, những thành phần quan trọng của một số sản phẩm công nghệ cao, càng làm tăng thêm lo ngại ở Washington.

Washington và các đồng minh đã tìm cách đa dạng hóa nguồn cung đất hiếm khỏi Trung Quốc. Bên cạnh việc khôi phục các mỏ đất hiếm của mình, họ cũng tăng cường hợp tác với Việt Nam để phát triển nguồn cung thay thế. Trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden vào tháng 9, hai nước đã ký một Bản ghi nhớ nhằm hỗ trợ Việt Nam định lượng tài nguyên đất hiếm và tiềm năng kinh tế, cũng như thu hút các khoản đầu tư chất lượng cho lĩnh vực này. Tháng trước, Emily Blanchard, Chuyên gia kinh tế trưởng của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, phát biểu trong chuyến thăm Hà Nội rằng Hoa Kỳ coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong việc đảm bảo an ninh khoáng sản và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam chuẩn bị đấu giá các mỏ đất hiếm của mình, cũng như cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để giúp Việt Nam phát triển ngành này.

Một số đồng minh của Mỹ cũng bày tỏ quan tâm đến việc hợp tác với Việt Nam để khai thác tiềm năng đất hiếm. Trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hồi tháng 6, hai nước đã ký Bản ghi nhớ thành lập trung tâm chuỗi cung ứng chung về đất hiếm và các khoáng sản như vonfram, nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng đáng tin cậy cho các công ty Hàn Quốc. Một số nhà đầu tư Australia, trong đó có Blackstone, cũng đã bày tỏ ý định đấu thầu quyền khai thác tại mỏ Đông Pao.

Nếu Việt Nam có thể phát triển thành công ngành công nghiệp đất hiếm và trở thành nhà cung cấp các sản phẩm đất hiếm đáng tin cậy cho Hoa Kỳ và các đồng minh, điều đó sẽ nâng cao đáng kể vị thế của Hà Nội trong các tính toán chiến lược của Washington và đồng minh. Nó cũng sẽ giúp củng cố mối quan hệ của Hà Nội với các đối tác này, bù đắp cho sự miễn cưỡng của Hà Nội trong việc tham gia vào một số hoạt động hợp tác quốc phòng nhạy cảm. Về lâu dài, phát triển ngành đất hiếm còn có thể mang lại cho Việt Nam những lợi ích kinh tế tiềm năng khác, bao gồm việc hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu cho các sản phẩm công nghệ cao, điều cần thiết cho tham vọng trở thành nền kinh tế công nghiệp hóa và thu nhập cao của Việt Nam vào năm 2045.

Tuy nhiên, liệu Việt Nam có thể khởi động ngành đất hiếm như kế hoạch hay không vẫn còn chưa rõ. Thách thức nghiêm trọng nhất đối với Việt Nam hiện nay là thu hút các nhà đầu tư có năng lực và tiếp thu được các công nghệ hiệu quả, thân thiện với môi trường cho các cơ sở chế biến quặng của mình. Kết quả của cuộc đấu giá nhượng quyền khai thác tại mỏ Đông Pao trong những tháng tới có thể cung cấp thêm góc nhìn chi tiết về những vấn đề này.

Lê Hồng Hiệp

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 10/11/2023

Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên chuyên trang bình luận Fulcrum.sg.

Additional Info

  • Author Lê Hồng Hiệp
Published in Diễn đàn

Chính phủ Việt Nam gửi đi "thông điệp" kiểm soát và phát triển lĩnh vực Đất hiếm

Khởi tố vụ án "đất hiếm", dư luận có thể cho rằng đó là một vụ án tham nhũng. Cũng đúng, nhưng chưa hoàn toàn nếu gắn nó với tính thời sự và tầm quan trọng mang tầm quốc tế của vấn đề thì đây chính là động thái mà Chính phủ gửi đi "thông điệp" về kiểm soát và phát triển lĩnh vực đất hiếm.

dathiem1

Khu mỏ đất hiếm tại xã Yên Phú (tỉnh Yên Bái) thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương - Dân Trí/Văn Đức

"Vụ án"

Ngày 19/10/2023 Truyền thông Nhà nước đồng loạt đưa tin : Các ông Chủ tịch Hội đồng quản trị (Hội đồng quản trị) kiêm Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc kiêm Kế toán trưởng Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an (C03) khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Cùng ngày, giám đốc và kế toán Công ty Hợp Thành Phát, Chủ tịch Hội đồng quản trị và kế toán Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam, bị bắt với cáo buộc Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.

Vụ án này xuất phát từ một "chiến dịch vượt cấp" khi không có sự tham gia, phối hợp của các cấp quản lý địa phương như xã, huyện, tỉnh. Được biết, trước khi khởi tố vụ án ít ngày C03 đã đồng loạt khám xét 21 địa điểm khai thác, kinh doanh tại tỉnh Yên Bái, trong đó có xã Yên Phú, huyện Văn Yên, và 3 tỉnh lân cận khác. Cảnh sát sau đó tạm giữ ước tính khoảng 13.700 tấn quặng đất hiếm và hơn 1.400 tấn quặng sắt...

Được biết thông tin từ lãnh đạo địa phương nơi diễn ra vụ án, Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương có địa chỉ ở phố Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình Hà Nội và, được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép thăm dò đất hiếm tại mỏ Yên Phú từ tháng 6/2013 với diện tích 6,24 ha, độ sâu khai thác đến mức +35 m, thời gian khai thác 8 năm 1 tháng kể từ ngày ký giấy phép, trữ lượng khai thác 1.94 617 tấn đất quặng…

"Kiểm soát"

Vì tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương, lĩnh vực khai thác mỏ, quặng ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam đã từng bùng phát từ những năm cuối thập kỷ 1990 khi chính sách trung ương về tự do hoá kinh tế, tư nhân hoá được cởi mở hơn. Tình trạng "tự phát" diễn ra tại một số địa phương có tiềm năng về trữ lượng một số loại khoáng sản kim loại như đồng, thiếc, sắt… với địa hình khai thác cho phép và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Một số cá nhân có "điều kiện vật chất" và quan hệ hữu hảo với chính quyền đã tìm cách "được phép" thăm dò, khai thác tài nguyên, khoáng sản theo cách "thô sơ", ở quy mô nhỏ, lẻ và "chộp giật" để nhanh chóng hoàn vốn và thu lời. Khai thác "đất hiếm" là lĩnh vực phát triển muộn hơn bởi chi phí khai thác lớn, đòi hỏi vốn lớn và khả năng thu hồi vốn chậm, hơn thế là vấn đề ô nhiễm môi trường… Phần lớn số sản phẩm là khoáng sản ở dạng nguyên liệu thô và được "xuất khẩu" trực tiếp qua biên giới phía Bắc, qua Trung Quốc, chủ yếu theo đường tiểu ngạch. Người ta có thể dễ dàng quan sát mỗi ngày hàng đoàn xe tải chở quặng xếp hàng, nối đuôi nhau qua các cửa khẩu…

Trong một thời kỳ dài nhu cầu nguyên liệu thô của Trung Quốc, công xưởng thế giới, đã được đáp ứng "tức thì" từ việc khai thác tài nguyên từ nhiều quốc gia kém và đang phát triển, trong đó có Việt Nam, bất chấp nhiều vấn đề như ô nhiễm môi trường, vấn nạn tham nhũng và vi phạm nhân quyền. Trong quá trình cải cách chuyển đổi việc triển khai chương trình Thiên niên kỷ về phát triển bền vững ở Việt Nam đã thúc đẩy nâng cao nhận thức về các vấn đề trên và, hơn thế, cơ hội đột phá đang mở ra, trong đó có vấn đề đất hiếm. Có nhiều lý do để khởi tố vụ án nêu trên, nhưng động thái Chính phủ nỗ lực kiểm soát lĩnh vực mang ý nghĩa chiến lược. Chính quyền trung ương, thông qua Bộ Công an, trực tiếp chỉ đạo "vượt cấp". Nhiều thứ, từ việc chọn đối tác trong và ngoài nước để khai thác, chế biến, xuất khẩu… đến quản lý phát triển bền vững, sẽ phải thay đổi phục vụ cho chiến lược phát triển mới.

dathiem2

Mỏ đất hiếm Đông Pao có diện tích gần 133ha, với tổng trữ lượng địa chất quy khô trên 11,3 triệu tấn. Công Thương

"Đất hiếm"

Đất hiếm, như được biết, là loại khoáng sản hợp chất bao gồm 17 nguyên tố hoá học được dùng trong các ngành công nghệ chiến lược hiện đại để chế tạo từ chất, chíp bán dẫn trong các thiết bị điện tử tiên tiến như điện thoại thông minh, máy tính đến bình điện cho xe hơi chạy điện và nhiều loại động cơ khác, thậm chí trong lĩnh vực quốc phòng. Không chỉ nhu cầu tăng mạnh, đặc biệt đối với các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… trong những năm sắp tới, đất hiếm là một hàng hoá ngày càng trở nên quan trọng trên thế giới, không chỉ rất đắt hàng trên thị trường mà còn là loại vũ khí thương chiến giữa các cường quốc. Trung Quốc, quốc có nhiều những thứ kim loại quý này, chiếm khoảng 80% nhu cầu, vượt xa phần còn lại của thế giới, đã bắt đầu hạn chế xuất khẩu, chẳng hạn sang Nhật Bản năm 2017 khi quan hệ giữa hai nước có "vấn đề". Nay, trong cuộc thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc thì "đất hiếm" trở thành vấn đề nóng.

Việt Nam được giới chuyên môn đánh giá là quốc gia đứng thứ hai sau Trung Quốc về trữ lượng đất hiếm. Các công ty khai thác của một vài nước, trong đó có Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, bao gồm cả nhà cung chấp cho hãng Apple của Mỹ, đang có chuẩn bị mở nhà máy tại Việt Nam trong bối cảnh các doanh nghiệp thúc đẩy đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc và tránh rủi ro vì căng thẳng địa chính trị. Chẳng hạn, theo các nguồn tin quốc tế như Reuters, các tập đoàn Star Group Industrial (SGI) của Hàn Quốc và Baotou INST Magnet của Trung Quốc bắt đầu tái cơ cấu chuỗi cung ứng, trong bối cảnh các hạn chế thương mại ngày càng gia tăng, thậm chí còn bị khách hàng yêu cầu di dời khỏi Trung Quốc. SGI, công ty cung cấp nam châm cho nhà sản xuất ô tô điện VinFast của Việt Nam và Hyundai Motor của Hàn Quốc, đang đầu tư 80 triệu USD vào Việt Nam để sản xuất từ năm 2024. Nhà máy này sẽ giúp tăng gấp đôi sản lượng hiện tại của công ty là 3.000 tấn/năm từ các nhà máy ở Trung Quốc và Hàn Quốc…

Trong bối cảnh quốc tế phức tạp và biến động mạnh về địa chính trị và kinh tế, đối với Việt Nam đất hiếm cần và phải là một nội dung trong đường lối, chính sách của nhà nước, không chỉ là cơ hội trước mắt mà còn là chiến lược phát triển kinh tế lâu dài. Nâng vượt cấp quan hệ với Mỹ trở thành đối tác chiến lược toàn diện, thân thiện hơn Hàn Quốc, Nhật Bản…, xích lại gần hơn với phương Tây sẽ mở ra cơ hội phát triển các ngành công nghệ tiên tiến, trong đó có chất bán dẫn, mà phát triển lĩnh vực đất hiếm ở Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng.

Phạm Quý Thọ

Nguồn : RFA, 23/10/2023

Additional Info

  • Author Phạm Quý Thọ
Published in Diễn đàn

Bên trong kế hoạch của Việt Nam nhằm làm giảm sự thống trị của Trung Quốc về đất hiếm

Việt Nam có kế hoạch tái khởi động mỏ đất hiếm lớn nhất của mình vào năm tới với một dự án do phương Tây hỗ trợ, như một phần của nỗ lực nhằm làm giảm sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực này, theo Reuters.

dathiem1

Ông Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch công ty khai thác mỏ VTRE tại văn phòng Hà Nội với các mẫu oxit đất hiếm

Đất hiếm là nguồn quan trọng trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến.

Động thái này sẽ là một bước đi của Việt Nam nhằm xây dựng chuỗi cung ứng đất hiếm, bao gồm phát triển năng lực tinh chế quặng thành kim loại vốn được dùng trong nam châm cho xe điện, điện thoại thông minh và tua bin gió.

Như một bước đi ban đầu, chính phủ Việt Nam dự định tổ chức đấu thầu nhiều lô tại mỏ Đông Pao trước cuối năm nay, Tessa Kutscher, giám đốc điều hành của Blackstone Minerals Ltd (BSX.AX) Úc - công ty dự kiến đấu thầu ít nhất một lần nhượng quyền. Bà dẫn thông tin chưa được công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam - nơi không phản hồi đề nghị bình luận của Reuters.

Thời gian đấu thầu có thể thay đổi nhưng chính phủ đã lên kế hoạch tái khởi động mỏ vào năm tới, ông Lưu Anh Tuấn, giám đốc Công ty Đất hiếm Việt Nam JSC, công ty tinh chế chính của Việt Nam và là đối tác của Blackstone trong dự án này, nói.

Việc tái khởi động mỏ Đông Pao- toàn bộ khung thời gian, quy mô và mức độ hỗ trợ tài chính của nước ngoài chưa được công bố trước đó - được đưa ra khi nhiều quốc gia lo ngại về khả năng bị gián đoạn nguồn cung do sự kiểm soát của Trung Quốc đối với các khoáng sản chiến lược và tranh chấp của nước này với Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Năm nay, Bắc Kinh đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu kim loại phụ được sử dụng trong chất bán dẫn, động thái mà một cố vấn chính sách có ảnh hưởng của Trung Quốc cảnh báo rằng 'mới chỉ là sự khởi đầu'.

Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất của Mỹ. Nhưng chúng phần lớn chưa được khai thác, trong khi các nhà đầu tư không được khuyến khích do mức giá thấp mà Trung Quốc đặt ra khi nước này gần như độc quyền trên thị trường toàn cầu. Trong chuyến công du Hà Nội tháng này để nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt, Tổng thống Joe Bide đã ký một thỏa thuận để thúc đẩy năng lực thu hút các nhà đầu tư cho lĩnh vực đất hiếm của Việt Nam.

Trong các cuộc phỏng vấn với Reuters, 12 giám đốc điều hành, nhà đầu tư, nhà phân tích và quan chức nước ngoài đã mô tả các kế hoạch cho Việt Nam, bao gồm các khoản đầu tư mà họ nói cho thấy các cuộc đàm phán về giảm rủi ro cho chuỗi cung ứng nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đã được chuyển thành hành động như thế nào. Một số thừa nhận những khó khăn trong việc hình thành một trung tâm đất hiếm nhưng nói rằng nước cờ này có thể biến Việt Nam thành một người chơi quan trọng đồng thời xoa dịu các lo ngại chiến lược, ngay cả khi Trung Quốc vẫn giữ vị trí thống trị.

Kutscher nói rằng đầu tư của Blackstone vào dự án này sẽ trị giá khoảng 100 triệu USD nếu họ trúng thầu. Bà nói thêm rằng công ty này đang đàm phán với các khách hàng tiềm năng, bao gồm công ty sản xuất xe điện VinFast và Rivian, về các hợp đồng khả thi với các mức giá ấn định sẽ bảo vệ nhà cung cấp khỏi biến động và đảm bảo người mua một chuỗi cung ứng an toàn.

Việc ký các thỏa thuận như vậy sẽ giải quyết trở ngại mà các nhà đầu tư đối mặt tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư Nhật Bản như Toyota Tsusho và Sojitz đã bỏ các dự án ở Đông Pao sau khi Trung Quốc tăng cường nguồn cung khiến giá cả sụt giảm. Các công ty này không phản hồi đề nghị bình luận của Reuters.

Tuy nhiên bất chấp việc tập trung vào giảm nguy cơ, vẫn chưa rõ liệu các khách hàng có sẵn sàng trả một giá cao cho Việt Nam hay không, Dylan Kelly, thuộc công ty đầu tư Terra Capital, lưu ý rằng thị trường nói chung vẫn chưa rõ ràng.

Khi được hỏi về khả năng tham gia của VinFast, một người phát ngôn cho công ty mẹ Vingroup nói rằng đơn vị chịu trách nhiệm mua sắm các nguyên liệu thô, VinES, không có kế hoạch hiện tại nào với Blackstones liên quan đến đất hiếm. Ông này không trả lời các câu hỏi cụ thể về VinFast.

Rivian không trả lời các đề nghị bình luận của Reuters.

Cạnh tranh với Mountain Pass

Theo một quan chức của công ty khai thác đất hiếm do nhà nước kiểm soát Lavreco, việc khai thác hiệu quả mỏ Đông Pao - đã không hoạt động trong ít nhất bảy năm, sẽ đưa Việt Nam trở thành nhóm sản xuất đất hiếm hàng đầu.

Nhưng việc tinh chế đất hiếm rất phức tạp và Trung Quốc kiểm soát nhiều công nghệ tinh chế. Theo Blackstone, trữ lượng ước tính của Đông Pao cũng cần được đánh giá lại bằng các phương pháp hiện đại.

Tuy nhiên, đất hiếm ở Đông Pao tương đối dễ tiếp cận và chủ yếu tập trung ở quặng bastnaesit, theo Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội.

Chúng thường giàu cerium, được sử dụng trong màn hình phẳng và lanthanides, chẳng hạn như praseodymium và neodymium, dùng trong sản xuất nam châm.

Ông Tuấn cho biết VTRE hy vọng giành được nhượng quyền cho phép họ khai thác khoảng 10.000 tấn oxit đất hiếm (REO) tương đương mỗi năm, gần 1/3 sản lượng dự kiến hàng năm của mỏ. Ông cho biết việc sản xuất có thể bắt đầu vào khoảng cuối năm 2024.

Điều đó sẽ khiến sản lượng của Đông Pao thấp hơn một chút so với Mountain Pass của California, một trong những mỏ lớn nhất thế giới, nơi sản xuất 43.000 tấn REO tương đương vào năm 2022, theo USGS.

Việt Nam cũng có kế hoạch phát triển thêm các mỏ khác. Vào tháng Bảy, Hà Nội đặt mục tiêu sản xuất tới 60.000 tấn REO mỗi năm vào năm 2030. Trung Quốc đặt hạn ngạch nội địa là 210.000 tấn vào năm ngoái.

David Merriman, nhà phân tích tại công ty tư vấn Project Blue, cho biết những mục tiêu đó sẽ giúp Việt Nam sản xuất từ 5% đến 15% sản lượng dự kiến của Trung Quốc vào cuối thập kỷ này. Ông dự đoán Trung Quốc sẽ tăng sản lượng trong giai đoạn đó.

Ông nói, các mục tiêu của Việt Nam là "đầy tham vọng, mặc dù chúng không hoàn toàn nằm ngoài khả năng thực hiện".

Khuyến khích của Mỹ

Theo thông tin của Nhà Trắng, Hoa Kỳ đã đồng ý giúp Việt Nam lập bản đồ tài nguyên đất hiếm tốt hơn và "thu hút đầu tư chất lượng" hơn, một động thái có thể khuyến khích các nhà đầu tư Hoa Kỳ tham gia đấu thầu.

Reuters không thể xác định liệu các kế hoạch cụ thể liên quan đến các nhà đầu tư Mỹ có tồn tại ở giai đoạn này hay không. Các quan chức tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Nhà Trắng và Bộ Thương mại đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Nhưng những nỗ lực gần đây của Hoa Kỳ nhằm giành được chỗ đứng trong ngành công nghiệp Việt Nam đã không thành công, John Rockhold, nhà tư vấn lĩnh vực đất hiếm và chủ tịch chi nhánh Hà Nội của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, cho biết thêm rằng một kế hoạch như vậy liên quan đến VTRE đã thất bại.

Kế hoạch đó liên quan đến việc vận chuyển đất hiếm do VTRE tinh chế sang Hoa Kỳ và một khoản đầu tư 200 triệu USD trong tương lai vào Việt Nam, theo một báo cáo không công khai dành cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ không xác định mà Reuters được xem.

VTRE xác nhận thỏa thuận vận chuyển đã thất bại.

Thay vào đó, VTRE vào tháng Tư đã công bố thỏa thuận cung cấp 100 tấn oxit đất hiếm trong năm nay cho Công ty Vật liệu Chiến lược Úc (ASM.AX). ASM từ chối bình luận về việc khai thác mở Đông Pao.

Theo một tuyên bố của công ty, Blackstone, một đối tác trong thỏa thuận đó, đang vận hành một mỏ niken ở Việt Nam và xác định rằng cơ sở chế biến của họ ở nước này có thể xử lý quặng từ Đông Pao.

Từ quặng đến nam châm

Cuối cùng, VTRE có kế hoạch đóng một vai trò trong toàn bộ ngành công nghiệp đất hiếm từ khai thác quặng đến các sản phẩm cuối cùng, theo ông Tuấn, người cùng vợ sở hữu hầu hết cổ phiếu VTRE, theo danh sách cổ đông mà ông cho Reuters xem. Blackstone cho biết thông tin về quyền sở hữu phù hợp với đánh giá của họ sau quá trình thẩm định.

Đây không phải là một việc dễ dàng. Mỹ hiện xuất khẩu quặng đất hiếm sang Trung Quốc để chế biến vì nước này thiếu cơ sở sản xuất.

Một nhà máy VTRE hiện có ở miền Bắc Việt Nam chuyên tách oxit đất hiếm khỏi quặng đã khai thác. Ông Tuấn cho biết nhà máy có công suất xử lý 5.000 tấn REO mỗi năm nhưng công ty có kế hoạch tăng gấp ba công suất đó để đáp ứng đầu vào từ Đông Pao.

Sau khi được tách ra, các oxit sẽ được chuyển thành kim loại để sử dụng trong nam châm và các ứng dụng công nghiệp khác. Theo Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, quá trình kim loại hóa được kiểm soát bởi Trung Quốc, quốc gia sản xuất 90% kim loại đất hiếm.

Nhưng VTRE đang thực hiện một dự án thí điểm xây dựng một nhà máy luyện kim với Setopia của Hàn Quốc.

Một quan chức của Setopia nói với Reuters rằng khoản đầu tư kết hợp ban đầu sẽ vào khoảng bốn triệu USD, chủ yếu là từ Setopia, và một nhà máy có thể sẵn sàng vào năm tới.

Trong ngành công nghiệp hạ nguồn, các công ty nam châm của Hàn Quốc và Trung Quốc chuẩn bị mở nhà máy tại Việt Nam, Reuters đưa tin vào tháng Tám.

Dudley Kingsnorth, giáo sư tại Trường Mỏ Tây Úc thuộc Đại học Curtin, cho biết Việt Nam còn một chặng đường dài phía trước, bao gồm cả việc cải thiện các hoạt động môi trường, để hiện thực hóa các mục tiêu về đất hiếm của mình.

Tuy nhiên, ông nói, Việt Nam "có nguồn tài nguyên, chuyên môn khai thác và chế biến để cung cấp các lựa chọn thay thế Trung Quốc".

Nguồn : BBC, 26/09/2023

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt
Published in Việt Nam

Hãng tin Reuters ngày 25/09/2023, dẫn các nguồn từ nhiều doanh nghiệp cho hay, Việt Nam đang có kế hoạch khởi động lại mỏ đất hiếm lớn nhất của mình vào năm tới bằng các dự án được hỗ trợ tài chính từ phương Tây để có thể cạnh tranh với đối thủ đất hiếm lớn nhất thế giới là Trung Quốc để thúc đẩy phát triển công nghệ tiên tiến.

dathiem1

Khai thác đất hiếm tại một khu mỏ trong tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. AP

Động thái này có thể sẽ là một bước tiến hướng tới mục tiêu của Việt Nam là thiết lập chuỗi cung ứng đất hiếm, bao gồm mở rộng khả năng tinh chế quặng thành kim loại được sử dụng chế tạo các trong nam châm cho xe điện, điện thoại thông minh và tua-bin gió.

Tessa Kutscher, giám đốc điều hành của công ty Blackstone Minerals Ltd. của Úc, cho biết bước đầu tiên là chính phủ Việt Nam có ý định tổ chức đấu thầu một số lô tại mỏ Đông Pao (Lai Châu) trước khi kết thúc năm nay, dự kiến ít nhất sẽ có một hợp đồng nhượng quyền khai thác. Bà trích dẫn thông tin chưa được công bố từ Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và từ chối bình luận.

Thời điểm đấu thầu có thể sẽ thay đối, tuy nhiên chính phủ dự kiến khởi động lại khai thác mỏ vào năm tới, ông Lưu Anh Tuấn, chủ tịch Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam (VTRE), công ty khai thác, tinh luyện chế đất hiếm chủ yếu của Việt Nam, đồng thời là đối tác trong dự án với Blackstone, khẳng định.

Đề xuất khởi động lại mỏ Đông Pao diễn ra trong bối cảnh nhiều quốc gia lo ngại về khả năng bị gián đoạn nguồn cung do sự kiểm soát của Trung Quốc đối với các khoáng sản chiến lược cũng như tranh chấp của nước này với Hoa Kỳ và các đồng minh. Năm nay, Bắc Kinh đã áp đặt các hạn chế đối với việc xuất khẩu các kim loại hiếm được sử dụng trong sản xuất chất bán dẫn. Theo một cố vấn chính sách có ảnh hưởng của Trung Quốc thì đó mới chỉ là bước khởi đầu.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ U.S. Geological Survey, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới. Nhưng những mỏ đó phần lớn vẫn chưa được khai thác, với các khoản đầu tư không được khuyến khích do giá thấp, do Trung Quốc đặt ra vì họ gần như độc quyền trên thị trường toàn cầu.

Đến thăm Hà Nội trong tháng này để cải thiện quan hệ song phương, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một thỏa thuận nhằm tăng cường khả năng thu hút các nhà đầu tư cho trữ lượng đất hiếm của Việt Nam.

Trong các trao đổi với Reuters, 12 lãnh đạo công nghiệp, đầu tư, nhà phân tích và quan chức nước ngoài đã phác thảo các dự án của họ đối với Việt Nam, bao gồm cả các đầu tư mà theo họ các dự án đó cho thấy những phát ngôn về việc thu gọn chuỗi cung ứng nhằm giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc đang được thể hiện bằng hành động cụ thể. Một số người thừa nhận có những khó khăn trong việc tạo ra một trung tâm đất hiếm tại Việt Nam, nhưng đều cho biết dự án có thể biến Việt Nam thành một tác nhân vững vàng đồng thời là giảm mối lo lắng chiến lược, kể cả nếu Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế.

Bà Kutscher cho biết đầu tư của Blackstone trong dự án này có trị giá khoảng 100 triệu đô la trong trường hợp thắng thầu. Bà cho biết công ty đang thảo luận với các khách hàng tiềm năng, nhất là với các nhà sản xuất ô tô điện VinFast và Rivian (nhà chế tạo xe hơi Mỹ), về các hợp đồng giá cố định để cho phép bảo vệ các nhà cung cấp khỏi những biến động và đảm bảo cho khách hàng chuỗi cung ứng an toàn.

Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư Nhật Bản Toyota Tsusho và Sojitz đã bỏ các dự án của họ ở Đông Pao sau khi Trung Quốc tăng nguồn cung, khiến giá sụt giảm. Khi được hỏi về khả năng VinFast tham gia dự án, người phát ngôn của công ty mẹ Vingroup cho biết đơn vị cung ứng nguyên liệu thô của tập đoàn là VinES không có dự án nào đang triển khai với Blackstone liên quan đến đất hiếm.

Theo một quan chức của công ty cổ phần Đất hiếm Lai Châu Lavreco, việc khai thác hiệu quả mỏ Đông Pao, ngừng hoạt động ít ra là từ 7 năm qua - sẽ đẩy Việt Nam lên tốp đầu các nước sản xuất đất hiếm.

Nhưng việc tinh chế đất hiếm rất phức tạp và Trung Quốc kiểm soát nhiều công nghệ chế biến. Theo Blackstone, trữ lượng ước tính ở Đông Pao cũng cần được đánh giá lại bằng các phương pháp hiện đại.

Tuy nhiên, đất hiếm ở Đồng Pao tương đối dễ khai thác và chủ yếu tập trung trong quặng bastnaesit, theo Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội. Những quặng này thường giàu cerium, được sử dụng sản xuất màn hình phẳng hay nam châm.

Ông Tuấn cho biết VTRE hy vọng sẽ đạt được nhượng quyền cho phép họ khai thác khoảng 10.000 tấn oxit đất hiếm (REE) mỗi năm, tương đương khoảng 1/3 sản lượng hàng năm theo kế hoạch của mỏ. Việc sản xuất có thể bắt đầu vào cuối năm 2024. Theo U.S. Geological Survey (USGS), sản lượng của Đông Pao có thể sẽ thấp hơn một chút so với Mountain Pass, California, một trong những mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới, nơi sản xuất 43.000 tấn oxit đất hiếm REO vào năm 2022.

Việt Nam cũng có kế hoạch phát triển các mỏ khác. Hồi tháng 7, Hà Nội đặt mục tiêu sản xuất tới 60.000 tấn tương đương REO mỗi năm vào năm 2030. Năm ngoái, Trung Quốc đặt hạn ngạch quốc gia là 210.000 tấn.

David Merriman, nhà phân tích nghiên cứu tại công ty tư vấn Project Blue, cho biết những mục tiêu đó sẽ cho phép Việt Nam sản xuất từ ​​5% đến 15% sn lượng d kiến ​​ca Trung Quc vào cui thp k này. Ông k vng Trung Quc sẽ tăng sản lượng trong giai đoạn này.

Ông nói thêm rằng các mục tiêu của Việt Nam là "đầy tham vọng, ngay cả khi chúng không hoàn toàn nằm ngoài khả năng".

Được Hoa Kỳ khích lệ 

Theo một bản tin của Nhà Trắng, Hoa Kỳ đã đồng ý giúp Việt Nam khải thiện việc lập bản đồ tài nguyên đất hiếm và "thu hút đầu tư có chất lượng", điều này có thể khuyến khích các nhà đầu tư Mỹ tham gia vào các dự án . Reuters không thể xác định liệu có dự án cụ thể nào liên quan đến các nhà đầu tư Mỹ ở giai đoạn này hay không. Các quan chức tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Nhà Trắng và Bộ Thương mại đã từ chối trả lời.

John Rockhold, nhà tư vấn trong lĩnh vực đất hiếm và chủ tịch chi nhánh Hà Nội của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, cho biết những nỗ lực gần đây của Hoa Kỳ nhằm giành được chỗ đứng trong ngành đất hiếm của Việt Nam đã không thành công và một dự án thuộc loại này liên quan đến VTRE đã thất bại trong năm nay.

Kế hoạch này dự trù chuyển đất hiếm được VTRE tinh chế sang Hoa Kỳ và một khoảng đầu tư trị giá 200 triệu đô la vào Việt Nam, theo một báo cáo riêng cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ mà Reuters được biết. VTRE đã xác nhận thỏa thuận chuyển đất hiếm này đã thất bại. Thay vào đó, hồi tháng 4, Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam thông báo một thỏa thuận cung cấp 1000 tấn oxit đất hiếm trong năm nay cho tập đoàn Úc Australian Strategic Materials (ASM).

Từ quặng đến thành phẩm không đơn giản

Về lâu dài, VTRE dự kiến phải đóng một vai trò trong toàn bộ ngành công nghiệp đất hiếm, từ khai thác quặng đến thành phẩm, ông Tuấn, người cùng vợ sở hữu phần lớn cổ phần của VTRE cho biết.

Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Mỹ hiện xuất khẩu quặng đất hiếm sang Trung Quốc để chế biến vì nước này không có cơ sở riêng. Hiện VTRE đã có một nhà máy ở miền bắc Việt Nam chuyên tách oxit đất hiếm khỏi quặng khai thác. Ông Tuấn cho biết, nhà máy có công suất chế biến 5.000 tấn đất hiếm mỗi năm nhưng công ty có kế hoạch tăng gấp ba công suất đó để đáp ứng nhu cầu của Đông Pao.

Sau khi được phân tách, các oxit được chế biến thành kim loại dùng trong chế tạo nam châm và các ứng dụng công nghiệp khác. Quy trình tinh chế thành kim loại hiện do Trung Quốc kiểm soát. Theo bộ Năng Lượng Mỹ, Trung Quốc sản xuất 90% kim loại đất hiếm hiếm.

Nhưng VTRE đang tiến hành một dự án thí điểm xây dựng một nhà máy tinh luyện kim loại đất hiếm hợp tác với công ty Hàn Quốc Setopia, một công ty không có kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực này.

Đầu tư ban đầu hai bên sẽ khoảng 4 triệu đô la, Setopia đóng góp chính, một quan chức của công ty cho Reuters hay. Năm tới, nhà máy này có thể sẵn sàng đi vào hoạt động.

Theo Dudley Kingsnorth, giáo sư tại Trường Mỏ Tây Úc thuộc Đại học Curtin, Việt Nam vẫn còn một chặng đường dài phía trước để đạt mục tiêu về đất hiếm, nhất là trong việc cải thiện bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, ông cho biết Việt Nam "có nguồn tài nguyên, có chuyên môn khai thác và xử lý quặng để có thể đưa ra những lựa chọn thay thế cho Trung Quốc".

Anh Vũ

Nguồn : RFI, 25/09/2023

Additional Info

  • Author Anh Vũ
Published in Diễn đàn

Ngày 26/6, Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc đăng bài viết của Trương Tĩnh, phóng viên tại Hàn Quốc của báo này dưới tiêu đề "Hàn Quốc bắt tay Việt Nam khai thác đất hiếm nhằm mục đích gì ? Truyền thông Hàn Quốc làm rùm beng vấn đề "Để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc". Nguyên văn bài báo như sau.

hanquoc1

Ngày 24/6, tại Trung tâm R&D Samsung Electronics, Hà Nội, Việt Nam, Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae-yong (trái) giới thiệu robot di động đa hướng với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (giữa). Nguồn: Thời báo Hoàn Cầu.

Chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã kết thúc bằng việc "củng cố quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước và mở ra một kỷ nguyên hợp tác hướng tới tương lai mới" — báo Korea Herald ngày 25/6 bình luận.

Theo tin của báo này, các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Việt Nam đã nhất trí thực hiện các biện pháp nhằm củng cố hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản cốt lõi giữa hai nước. Tổng thống Yoon Suk-yeol cho biết trong một tuyên bố chung rằng hạng mục quan trọng nhất trong hiệp định là việc hai nước quyết định thành lập một trung tâm cung cấp khoáng sản cốt lõi liên quan đến khai thác đất hiếm ở Việt Nam.

Theo báo "Dong-A Ilbo" của Hàn Quốc, "Sự hợp tác của Hàn Quốc và Việt Nam trong chuỗi cung ứng các khoáng sản quan trọng như đất hiếm là để giảm sự phụ thuộc [của Hàn Quốc] vào Trung Quốc về vật liệu cốt lõi bán dẫn". Liên quan đến thỏa thuận giữa Hàn Quốc và Việt Nam về việc thành lập trung tâm chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng như đất hiếm, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc nói với Hãng thông tấn Yonhap rằng hành động này "không nhằm vào một quốc gia cụ thể nào" và chỉ hy vọng chuỗi cung ứng công nghiệp của Hàn Quốc sẽ ổn định hơn.

Là nguyên liệu cốt lõi của các ngành công nghiệp tiên tiến như chất bán dẫn và pin xe điện, đất hiếm được gọi là "Gạo của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư". Theo tin của báo "Nihon Keizai Shimbun" (Tin tức Kinh tế Nhật Bản), hiện nay các công ty trên khắp thế giới đang chạy đua để đảm bảo sự ổn định của chuỗi cung ứng các khoáng sản chính được sử dụng để sản xuất những sản phẩm như xe điện, chất bán dẫn và điện thoại thông minh.

Hàn Quốc là một bên quan trọng tham gia các lĩnh vực nói trên, nước này có Hyundai Motor và nhà sản xuất chip lớn Samsung là những công ty phụ thuộc vào nguồn cung cấp khoáng sản quan trọng. Tuy nhiên, do thiếu khoáng sản và nguyên liệu khác cần thiết để sản xuất các sản phẩm này, Hàn Quốc phải tìm kiếm nguồn cung từ nước ngoài.

Năm ngoái, Việt Nam sản xuất 4.300 tấn đất hiếm, gấp 10 lần so với năm 2021, theo số liệu của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS). Năm 2022, sản lượng khoáng sản đất hiếm toàn cầu sẽ là 300.000 tấn. Do tăng cường khai thác và cải thiện chỉ tiêu bóc tách, sản lượng đất hiếm của Trung Quốc sẽ đạt 210.000 tấn vào năm 2022, chiếm khoảng 70% tổng sản lượng của thế giới. Mặc dù sản lượng khai thác đất hiếm của Việt Nam hiện nay kém xa Trung Quốc nhưng trữ lượng của Việt Nam đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Đến cuối năm 2022, trữ lượng đất hiếm đã được xác minh của thế giới sẽ là 130 triệu tấn, trữ lượng của Trung Quốc sẽ đạt 44 triệu tấn và trữ lượng của Việt Nam là 22 triệu tấn, bằng một nửa của Trung Quốc.

Theo dữ liệu từ Bộ Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên Hàn Quốc, vào năm 2021, mức độ phụ thuộc (của Hàn Quốc) vào Trung Quốc về đất hiếm nam châm vĩnh cửu dùng trong xe điện là 86%, mức độ phụ thuộc về đất hiếm cần thiết cho sản xuất chất bán dẫn là 54%. Ngoài ra, mức độ phụ thuộc Trung Quốc về lượng lithium, coban và mangan cần thiết cho vật liệu lưỡng cực của pin năng lượng mới lần lượt là 84%, 69% và 97%.

Nhật báo "Dong-A Ilbo" đưa tin rằng điều này có nghĩa là hầu hết các khoáng sản cốt lõi của Hàn Quốc đều phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, thế giới bên ngoài không mấy lạc quan về việc Hàn Quốc quay sang Việt Nam để tìm kiếm nguồn cung đất hiếm thay thế cho Trung Quốc. Trang web "Ohmynews" của Hàn Quốc dẫn lời Jiang Mingjiu, giáo sư tại Đại học Thành phố New York, Mỹ, nói rằng Mỹ và Châu Âu sử dụng "giảm rủi ro" thay vì "cắt đứt" để định vị quan hệ kinh tế và thương mại của họ với Trung Quốc : Một trong những lý do quan trọng là quyền quyết định tuyệt đối của Trung Quốc trong lĩnh vực đất hiếm. Khi nhu cầu toàn cầu về đất hiếm tiếp tục tăng, Trung Quốc kiểm soát việc sản xuất đất hiếm toàn cầu, hiện tại không quốc gia nào có thể thay thế vị trí của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu.

Trương Tĩnh

Nguyên tác : 韩国联手越南开发稀土,意欲何为?韩媒炒"降低对华依赖", , Global Times, People's Daily Online, 26/06/2023.

Nguyễn Hải Hoành biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 30/06/2023

Additional Info

  • Author Trương Tĩnh
Published in Diễn đàn