Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chính quyn Hà Ni hin đang xem xét đt tên đường ph ca th đô theo tên ca 6 đo thuc qun đo Trường Sa, nơi Vit Nam có tranh chp ch quyn vi Trung Quc và mt s quc gia trong khu vc.

tenduong01

Ở nhiều tỉnh, thành phố, tên Trường sa và Hoàng sa đã được đặt cho nhiều tuyến phố. Trong ảnh là Trường Sa và Hoàng Sa nằm trên địa bàn phường Vĩnh Nguyên, Nha Trang - Ảnh : DT

Mt d tho ngh quyết v vic đt tên và điu chnh đ dài mt s đường ph năm 2023 đang được y ban Nhân dân thành ph Hà Ni ly ý kiến, trong đó cho biết tên ca 6 đo thuc qun đo Trường Sa là An Bang, Song T Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Phan Vinh, Tiên N s được đt cho các tuyến đường huyn Gia Lâm.

Sáu con đường này nm trong s 58 đường s được đt tên ca 15 qun, huyn ni và ngoi thành như Cu Giy, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín.

D kiến d tho ngh quyết v đt đi tên đường ph s được trình lên Hi đng Nhân dân thành ph đ xem xét thông qua ti k hp đu tháng 7 ti.

Qun đo Trường Sa là nơi có tranh chp ch quyn gia 6 quc gia, bao gm Vit Nam, Trung Quc, Brunei, Đài Loan, Philippines và Malaysia. Trong nhng năm qua, các nước có tranh chp lãnh th qun đo này đu n lc xây dng các công trình quân s và dân s đ khng đnh ch quyn.

Trung Quc đã xây dng nhng công trình ln như khu nhà phc hp, đường băng, h thng radar, hi đăng Vit Nam cũng được nói là đã âm thn "m rng đáng k" mt s tin đn Trường Sa, theo mt báo cáo vào tháng 12/2022 ca Trung tâm Nghiên cu Chiến lược Quc tế (CSIS) có tr s th đô Washington ca M.

Hin Vit Nam là nước đang qun lý nhiu thc th nht (trên 30 thc th đa lý, bao gm các đo san hô và rn san hô) ca qun đo này.

Published in Việt Nam
jeudi, 16 mars 2023 21:56

Đặt tên đường là viết sử

Dưới thi Vit Nam Cng Hòa, các chính ph min Nam không b ám nh v vn đ ch chiến hay ch hòa như Vit Cng min Bc, nhưng cũng thiên v ; các thành ph thường đt tên đường Tôn Tht Thuyết nhưng Nguyn Văn Tường thì không.

datten1

Trường trung hc tư thc Phan Thanh Gin Đà Nng (1969 - 1975). Photo Thuong mai truong xua.

Mt du hiu cho thy mt quc gia còn non tr, chưa trưởng thành, là mi ln thay đi chính quyn thì người ta cũng thay đi tên các đường, thm chí đến tên các tnh, thành ph hoc trường hc. Xem như vy thì nước Vit Nam còn rt non tr ! Năm 1975, sau khi Đảng cộng sản chiếm được min Nam h đã đt thêm bao nhiêu tên đường mi vi nhng tên, h mà người dân không ai tng nghe đến ! Bao gi chế đ cng sn chm dt, chc chn s còn mt v đi tên đường, đi tên trường, đi tên các thành ph na. Tn Đà còn sng chc vn viết li câu thơ, "Dân 25 triu không người ln Nước 4 ngàn năm vn tr con !" (bây gi ch đi li thành dân gn trăm triu không người ln !)

Đi tên đường là mt cách sa lch s. Các Đảng cộng sản t thi Stalin vn liên tc sa đi sách s theo nhu cu giai đon. Sau khi Leo Trotsky chng Stalin ri trn ra nước ngoài, nhng tm hình ông ta đng bên Lenin b bôi xóa hết. Tên nhng lãnh t cng sn trong B Chính Tr hay Trung ương đng cũng biến mt trong sách vì đã b Stalin th tiêu. Sau khi chế đ cng sn sp tim, thành ph mang tên Stalingrad nm bên sông Volga được đi tên thành Volgagrad.

Đảng cộng sn Vit Nam bt chước Nga đi tên Sài Gòn thành Thành Ph H Chí Minh, mà viết theo kiu Nga là… Hochiminhgrad. Trong thành ph đó bây gi vn còn mt con đường mang tên Lê Văn Tám, mt nhân vt hoàn toàn tưởng tượng. Tác gi đ ra "Lit sĩ Lê Văn Tám" là Trn Huy Liu, trước khi chết đã thú nhn mình sáng tác ra câu chuyn lit sĩ này ch ct đ tuyên truyn. Nhưng Đảng cộng sản không dám xóa b tên con đường Lê Văn Tám. H không dám thú nhn lch s do h viết đy nhng chuyn gian di như thế.

Trn Huy Liu tng làm b trưởng B Tuyên Truyn nhưng đã đng đu Vin Nghiên Cu Lch S Hà Ni ti năm 1969 khi ông qua đi. Cho nên chuyn ba đt lch s vi mc đích tuyên truyn rt d hiu. Năm 1963 ông đã phát đng mt phong trào đã kích Phan Thanh Gin, người đã t vn khi quân Pháp đánh chiếm tnh Vĩnh Long năm 1867. Có th coi như Trn Huy Liu đã m mt phiên tòa "x án Phan Thanh Gin". Mc đích ca nhng bài đăng trên tp chí Nghiên Cu Lch S, t s 48 đến s 55 là kết ti xu hướng "ch hòa" ca triu đình Huế trong thi quân Pháp tn công chiếm các tnh min Nam. Phan Thanh Gin b coi là người ch hòa s mt ! Đảng cộng sản m chiến dch "chng ch hòa" vì lúc đó Lê Dun quyết lit ch chiến, đưa quân min Bc vào min Nam gây nên cuc ni chiến chết hàng triu thanh niên ! Trn Huy Liu đóng vai cán b tuyên truyn, c võ cho chính sách ca Lê Dun, bng cách bôi nh mt nhân vt lch s.

Mt cun sách ca Lut sư Phan Đào Nguyên viết v Phan Thanh Gin mi xut bn năm 2021 đã bác b tt c các lun điu, bng chng gi mo, xuyên tc, trong phiên tòa ca tp chí Nghiên Cu Lch S ! Đây là mt phiên tòa mi, x án mt phiên tòa cũ sau gn 60 năm, trong đó b cáo ni bt là ông Trn Huy Liu !

Khi Đảng cộng sản đã chiếm được min Nam, vn đ ch chiến hay ch hòa không cn đt ra na. Nhưng h vn không mun dân Vit nhc đến tên Phan Thanh Gin. Sáu năm sau khi Trn Huy Liu qua đi, đường Phan Thanh Gin Sài Gòn còn b đi thành Đin Biên Ph ; đường Phan Thanh Gin Cn Thơ đi thành Xô Viết Ngh Tĩnh. Trường trung hc Phan Thanh Gin b đi tên thành Châu Văn Liêm, mt trong sáu người thành lp Đảng cộng sản ! Ông Châu Văn Liêm b Pháp bn chết năm 28 tui. Nhưng trong thi gian đó hàng ngàn thanh niên Cn Thơ b sát hi như ông, người cng sn thì ít, người quc gia nhiu hơn. Châu Văn Liêm không th so sánh vi Phan Thanh Gin !

Đảng cộng sản Vit Nam vn gi nguyên ch trương sa đi lch s, cho nên chế đ kiêng tên bây gi còn gi. Ngày 5 tháng 1 năm 2022, Ban Tuyên Giáo trung ương Vit Cng vn viết mt công văn, ra lnh các tnh và thành ph không được ly tên Phan Thanh Gin đt tên đường, tên trường hc, vân vân.

Ti sao Đảng cộng sản "thù dai", đến bây gi vn không cho nhc đến Phan Thanh Gin ? Mt lý do thm kín, là ngày 30 tháng Tư năm 1975, hai v tướng ch huy Nguyn Khoa Nam và Lê Văn Hưng Cn Thơ đã theo gương C Phan. Hai ông t sát, không đu hàng. Dân Cn Thơ chc chn s nh đến tm gương tun tiết ca hai v tướng Vit Nam Cng Hòa, mi khi nhìn thy tên Phan Thanh Gin.

Bây gi nhiu tài liu lch s mi đã được trình bày cho thy Phan Thanh Gin đã chu cho quân Pháp chiếm Vĩnh Long là do mt quyết đnh trước đó ca triu đình Huế. Trong cun sách viết nhan đ "Nguyn Văn Tường và cuc chiến chng đô h Pháp ca nhà Nguyn", Giáo sư Nguyn Quc Tr cho biết (trang 1084) Cơ Mt Vin Huế đã đ ngh, nếu Pháp đánh Vĩnh Long thì "xin tư cho quan kinh lược không đánh nhau vi quân Pháp, t phi rút lui ;" và nếu "b người Pháp bc ly tt c (hai tnh An Giang và Hà Tiên) thì "tt phi chuyn v Bình Thun đi lnh triu đình". H tin rng nhân dân sáu tnh min Nam "lũ lượt tc gin ni lên" chng Pháp. Được ch th rút lui đ bo toàn mng sng, nhưng c Phan đã tuyt thc mà chết, mt hành đng tun tiết vì nước, làm gương hy sinh cho nhân dân sáu tnh.

Công trình nghiên cu ca Giáo sư Nguyn Quc Tr đã trình bày các tài liu cho thy rõ hơn v cuc đi chính tr ca Nguyn Văn Tường, mt trong hai ph chính đi thn, cùng vi Tôn Tht Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi trn khi kinh thành Huế đ chng quân Pháp. Nguyn Văn Tường được c tr v Huế mưu cuc điu đình, Tôn Tht Thuyết sang Trung Quc cu vin và b gi li, các con ông chết khi nhà vua b bt. Vì thế, ông Tôn Tht Thuyết được mô t là ch chiến, còn Nguyn Văn Tường b coi là ch hòa.

Vua Hàm Nghi lnh cho Nguyn Văn Tường v Huế gp người Pháp vì ông "K Vĩ Qun Công" đã có kinh nghim trong các cuc thương thuyết vi người Pháp t thi vùa T Đc, trước khi ký các hip ước 1874 và 1884. Ông b coi là "ch hòa", nhưng, khi bàn d tho hip ước, ông thc s đã chng li không chp nhn nước Pháp "bo h" triu đình nhà Nguyn, tc là nm quyn ch huy c vic ni tr. Ông chp nhn ch "bo tr", nhường cho Pháp quyn ngoi giao, tc là giao thip vi Trung Quc. Ông có lúc còn đ ngh thay đi các hip đnh cũ, đ triu đình Huế hoàn toàn đc lp cai tr min Trung ; đi li, min Bc tr thành thuc đa ca Pháp như Nam K.

Quân lc Pháp lúc đó quá mnh, quân ta quá yếu, ông Nguyn Văn Tường không th thuyết phc được người Pháp mà còn b tướng de Courcy bt giam. Trong hai tháng, ông mi được bà Hoàng Thái Hu T Dũ cùng Hoàng Hu L Thiên (m và v vua T Đc) đng ra "chp chánh" tm thi, không đ cnh mt triu đình "không có vua" kéo dài.

Sau đó, ông b đưa xung tàu thy ch đi Côn Đo vì "đã chng (nước Pháp) nhiu năm…" Sau hai tháng ông b đy đo Tahiti, thuc đa Pháp Thái Bình Dương. Sau khi ti nơi lưu đy mt tháng, ông Tường li viết thư gi chính ph Pháp, nhc li đ ngh cũ ca mình, chng t trong lòng ông lúc nào cũng lo toan vn nước. Bc thư không được tr li ; bn tháng sau thì ông mt.

datten0

Dưới thi Vit Nam Cng Hòa, các chính ph min Nam không b ám nh v vn đ ch chiến hay ch hòa như Vit Cng min Bc, nhưng cũng thiên v ; các thành ph thường đt tên đường Tôn Tht Thuyết nhưng Nguyn Văn Tường thì không.

S nghip ca hai ông Tường, Thuyết đi vi Triu Nguyn và vi nước Vit Nam thc s không ai hơn ai. S có ngày dân Vit được t do, phán xét công bng các nhân vt lch s ; không đ cho mt chính ph, môt đng nào đc quyn xuyên tc. S có ngày thành ph Huế phi có đường mang tên Nguyn Văn Tường ; Cn Thơ dng li Trường Phan Thanh Gin và các con đường mang tên Nguyn Khoa Nam và Lê Văn Hưng. Lúc đó, có th nói nước Vit Nam đã trưởng thành.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 16/03/2023

Published in Văn hóa

Rối rắm số nhà và tên đường tại Thành phố Hồ Chí Minh ! (RFA, 05/06/2020)

Đặt tên đường tùy tiện, phi lý !

Con đường Đinh Tiên Hoàng ở Thành phố Hồ Chí Minh dài hơn 2 km, bắt đầu từ đoạn giao với đường Lê Duẩn, quận 1, chạy qua cầu Bông và điểm cuối là đường Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh. Nay một đoạn đường này từ cầu Bông đến Phan Đăng Lưu được đề xuất đổi thành Lê Văn Duyệt - tên gọi trước năm 1975. Đề xuất này khiến câu chuyện về tên đường và số nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh lại một lần nữa nóng lên.

vn1

Con đường trước chợ Bến Thành, Sài Gòn. AFP

Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Trung Hoa, ủy viên thường trực Hội đồng đặt tên đường Thành phố Hồ Chí Minh nói với RFA về việc này :

"Ông Lê Văn Duyệt có cái đúng mà cũng có cái sai. Cái đúng là ổng đã theo Nguyễn Ánh nhưng cái sai là ổng chống lại nhà Tây Sơn. Nhưng ổng lại là người có công với đất Sài Gòn nên người ta đề nghị khôi phục lại.

Nói chung là nhân vật nào cũng có ưu điểm và khuyết điểm cho nên phải xem xét từng trường hợp cụ thể. Chẳng hạn như Phan Thanh Giản cũng có khuyết điểm và ưu điểm nên họ đề nghị bỏ. Có nơi đã bỏ nhưng có nơi chưa bỏ. Còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được và chưa biết bao giờ xong".

Ngày 2/7/1976, Quốc hội ra Nghị quyết chính thức đổi tên Sài Gòn - Gia Định thành thành phố Hồ Chí Minh. Theo sau đó là hàng loạt con đường bị đổi tên khiến người dân Sài Gòn tiếc nuối, như đường Công Lý đổi thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa ; đường Tự Do thành đường Đồng Khởi ; đường Cộng Hòa thành Nguyễn Văn Cừ…

Đặc biệt con đường mang tên Alexandre de Rhodes từ năm 1955 bị đổi thành đường Thái Văn Lung vào năm 1985, nhưng khoảng 10 năm sau đó lại được phục hồi tên Alexandre de Rhodes đến ngày nay.

Trước 1975, tên đường ở Sài Gòn được đặt theo cụm giúp người dân dễ nhớ. Ví dụ ở quận 3, tập trung tên các danh nhân văn hóa, nhà thơ như Ngô Thời Nhiệm, Lê Quý Đôn, Tú Xương, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm…

Hoặc khu Tân Định, quận 1 tập trung danh tướng nhà Trần như Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Khắc (Khát) Chân…

Sau 1975, các con đường được đổi tên không theo nguyên tắc nào, thậm chí viết sai cả tên các danh nhân như Lê Thánh Tông thành Lê Thánh Tôn ; Đông Kinh Nghĩa Thục bị cắt ngắn thành Nghĩa Thục ; Võ Duy Dương thành Nguyễn Duy Dương…

Các nhà sử học và khoa học thống kê toàn thành phố hiện có 38 tên đường viết sai tên danh nhân cần phải sửa lại.

Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Trung Hoa, hiện có nhiều cái rất vô lý nhưng chưa có điều kiện đổi lại vì còn nhiều khúc mắc trong Hội đồng đặt tên đường, ví dụ như mỗi người một ý. Người bảo có công, kẻ bảo có tội. Có khi chính những người trong hội đồng tư vấn không có khả năng, trình độ hiểu biết về những nhân vật lịch sử. Ông nói thêm :

"Có hàng ngàn con đường nên đây là vấn đề rất lớn. Thành phố đã lập ủy ban nhưng mấy chục năm nay cũng chưa xong vì còn nhiều "vấn đề" lắm. Cả tên đường và số nhà. Số nhà thì lộn xộn quá rồi. Tên đường thì còn một số trường hợp không đúng và vô lý nhưng chưa sửa được.

Vô lý nhiều cái lắm. Ví dụ như theo quy định thì chiều dài đường là 200 mét thì mới đổi. Họ lên danh sách rồi nhưng chưa có điều kiện để đổi.

Đổi thì nhanh thôi nhưng vấn đề là phải tìm tiểu sử nhân vật sẽ lấy đặt tên đường. Có nhiều nhân vật còn sống mà tưởng đã chết. Nguyên tắc thì chết rồi mới đặt được. Có khi người ta không có điều kiện điều tra".

Trong một lần trao đổi với truyền thông trong nước về tình trạng đặt tên đường ở Thành phố Hồ Chí Minh thiếu hệ thống, TS Nguyễn Khắc Thuần, ủy viên thường trực Hội đồng tên đường nói rằng, việc đặt lại toàn bộ tên đường không tốn nhiều thời gian nếu đừng bày vẽ họp lên họp xuống. Chỉ giao cho một người soạn thảo và trình cơ quan có thẩm quyền thông qua để ra quyết định là quá đủ.

Dân khổ vì tên đường và số nhà

Để giải quyết hậu quả của việc đặt, đổi tên đường ‘vô tội vạ’ sau 1975, các cơ quan chức năng đau đầu đã đành, người dân cũng khổ không kém.

Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu đô thị và phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh hiện có hơn 1.600 con đường mang tên tạm và hàng trăm con đường mang tên ‘vô nghĩa’. Bên cạnh đó có những con đường trùng tên, chỉ khác quận. Nhà trùng số trên một con đường.

Hiện có hai con đường mang tên Nguyễn Đình Chiểu ở quận 1 và quận Phú Nhuận ; hai con đường mang tên Phan Văn Trị ở quận 5 và Gò Vấp. Hay những con đường mang tên tuy khác nhau nhưng chỉ là một, như đường Nguyễn Huệ ở quận 1 và đường Quang Trung ở Gò Vấp ; đường Đinh Tiên Hoàng và đường Đinh Bộ Lĩnh ở quận Bình Thạnh ; đường Đề Thám ở quận 1 và đường Hoàng Hoa Thám ở quận Bình Thạnh…

Anh Tâm Thái Hòa, chủ nhà sách Khai Tâm ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh nêu ý kiến của anh về việc đánh số nhà :

"Rất nhiều đường có số nhà đang lẻ nhảy qua chẵn rồi ngược lại. Nó loạn xà ngầu hết, nhất là những quận ở xa trung tâm thành phố như quận Gò Vấp, quận 12. Tìm số nhà rất khó. Nó cứ chồng chéo lên, làm như họ không nghĩ ra được con số hay sao đó !"

Ngoài những hạn chế trên, nhiều con đường ở Thành phố Hồ Chí Minh được đặt những cái tên mà người dân không biết họ là ai. Một trong những nguyên nhân được nêu ra là do lấy tên các Mẹ Việt Nam anh hùng để đặt.

Nhà báo Đỗ Cao Cường nhận định rằng, tư duy lãnh đạo ở Việt Nam có hạn nên tạo ra một đất nước bát nháo về mọi mặt. Việc đặt tên đường hay đánh số nhà là hậu quả của tư duy cộng sản. Ông phân tích :

"Số nhà hay tên đường là những do con cháu sinh sau đẻ muộn của thời cộng sản ngồi nghĩ. Thích ai thì dùng đặt tên đường, tên phố. Có những ông mà lịch sử chẳng biết là ai. Làm thế là họ không tôn trọng lịch sử hoặc không nghiên cứu kỹ về lịch sử. Cần tôn trọng cả lịch sử của Việt Nam Cộng Hòa thì mới hợp lý".

Từ năm 1998, Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra những yêu cầu trong việc đặt mới và sửa đổi những tên đường bất hợp lý như tên không có ý nghĩa, sai tên danh nhân, đặt trùng tên đường.

Cách đây vài năm, Thành phố Hồ Chí Minh đã giao Trung tâm Nghiên cứu đô thị và phát triển phối hợp cùng Sở Văn hóa - Thể thao thành phố thực hiện đề án "Công tác đặt, đổi tên đường, công trình công cộng tại Thành phố Hồ Chí Minh - Khảo sát thực trạng và giải pháp đến năm 2020". Đề án đã quy tụ hàng chục nhà khoa học, nhà nghiên cứu có uy tín cùng tham gia khảo sát và nghiên cứu công phu. Đến nay đề án vẫn chưa triển khai thực hiện.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 05/06/2020

******************

Người dân Thành phố Hồ Chí Minh có mong chờ nhà hát, sân vận động như lời lãnh đạo ? (RFA, 05/06/2020)

"Thành phố Hồ Chí Minh cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ xây dựng các công trình nhà hát, sân vận động để nhiều người dân có cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội. Đừng để người dân Thành phố Hồ Chí Minh chờ nhà hát, sân vận động quá lâu".

vn2

Bà Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và hình ảnh Thủ Thiêm chụp từ trên cao /RFA Edited - Ảnh minh họa

Đó là phát biểu của bà Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh, tại buổi tọa đàm về công tác xây dựng phát triển thành phố, do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hôm 4 tháng 6 năm 2020.

Bà Phạm Phương Thảo cho rằng, các thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu tinh thần người dân vẫn chưa tương xứng, mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, năng suất lao động cao gấp 2,7 lần cả nước.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này, nhà báo độc lập Sương Quỳnh từ thành phố Hồ Chí Minh, nhận định :

"Để nâng cao dân trí và cuộc sống của nhân dân, thì nhà hát và sân vận động là những nơi truyền đạt văn hóa, giải trí tốt. Nhưng phải xét theo hoàn cảnh nào ? Thực tế đây là một xã hội, thì phải cân nhắc người dân cần gì trước tiên. Trong một thành phố mà cuộc sống người dân đang khốn khổ, đang bị kẹt xe, đang bị ngập nước, thì xây nhà hát đó, xân vận động đó phục vụ cho ai, khi người dân không có điều kiện để đến những nơi đó, người dân cũng không có thời gian khi cuộc sống người ta quá khốn khổ. Vậy thì trước tiên, muốn người dân đến nhà hát hay sân vận động, thì đời sống người dân phải được nâng cao trước đã, họ phải thoát ra được sự mưu sinh hàng ngày, họ phải có cuộc sống được bình an, ấm no, thì họ mới nghĩ đến nơi để họ cảm nhận được văn hóa".

Tuy nhiên theo nhà báo Sương Quỳnh, trước tiên 'văn hóa' đó phải thật sự mang lại giá trị. Chứ xây nhà hát mà suốt ngày cứ hát những kịch bản như ‘Hồ Chí Minh muôn năm’, rồi 'đảng ta luôn luôn vĩ đại', trong khi cuộc sống người ta lầm than như thế, thì người ta có đến những nơi đó để xem, để nghe những bản nhạc, luôn luôn chỉ để tuyên truyền cho đảng và nhà nước ? Bà nói tiếp :

"Nếu Bà Phạm Phương Thào nói người dân cần thiết nhà hát và sân vận động, thì tôi nghĩ rằng người dân chưa cần thiết. Có thể giới trẻ cũng cần thiết, nhưng sự cần thiết đó phải có cốt lõi là một nền văn hóa thật sự, đề cao nhân phẩm con người, đề cao sự yêu thương, đề cao sự bác ái... thì hãy đưa văn hóa đó cho người dân. Vấn đề là niềm tin, chính quyền có trung thực trong văn hóa không ? Nếu họ cứ xây dựng nền văn hóa tuyên truyền cho đảng, cho nhà nước, thì liệu có ai cần không ? Khi cuộc sống người dân cần lắm sự mưu sinh... hãy an dân đã rồi mới nghĩ đến mấy chuyện đó".

Sài Gòn hiện có 5 nhà hát lớn gồm : Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà hát Bến Thành, Nhà hát Hòa Bình, Nhà hát thuộc Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà hát Quân đội ở quận Tân Bình... Ngoài 5 nhà hát này, Sài Gòn còn có khoảng hơn 20 nhà hát, sân khấu khác... Tuy nhiên ngay cả những nơi nổi tiếng như Sân khấu kịch Idecaf hay sân khấu kịch Hồng Vân đều phải bù lỗ để hoạt động do yêu nghề.

Một người dân ở Sài Gòn không muốn nêu tên nói với Đài Á Châu Tự Do :

"Theo tôi nghĩ không nên làm, bây giờ mở nhà hát thì ai vô đó mà coi ? Nhưng mà mấy ổng nghĩ nước ngoài vô phải có cái nhà hát lớn… để mà cho có bộ mặt đó mà. Tui nghĩ đơn giản vậy thôi, nhưng mấy ổng không nghĩ người dân đang khó khăn, đang khổ".

vn3

Sân vận động Quân khu 7, ở quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh / AFP - Ảnh minh họa

Tình cảnh các sân vận động tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay còn được nói ‘thê thảm’ hơn, trừ các sân bóng nhỏ có khách đến chơi bóng, còn các sân vận động có sức chứa hàng ngàn khán giả thường rất ít thu hút người dân dù có đội bóng của địa phương mình thi đấu.

Trả lời Đài Á Châu Tự Do, anh Nguyễn Đình Đệ, một người dân ở Quận 2, Sài Gòn, cho biết ý kiến của mình :

"Hoàn toàn không cần thiết, sân vận động Thống Nhất mở đèn lên không có người coi mà, không có khán giả. Có bằng chứng sự thật luôn, câu lạc bộ thành phố Hồ Chí Minh trong giải quốc gia, đá trên sân Thống Nhất vắng khách, không có khách... thì xây sân vọng động làm gì ? Xây nhà hát làm gì ? Trong khi bà con quận 2 còn rất nhiều khó khăn, còn sống trong khu ổ chuột, giờ này chưa được nhận đất, chưa được nhận nhà... Làm kiều đó làm chi vậy ? Tôi đại diện cho bà con Thủ Thiêm, không đồng tình việc xây nhà hát và sân vận động, việc này không cần thiết, dùng quỹ đất đó để đền bù cho bà con, dùng ngân sách để lo cho bào con Thành phố Hồ Chí Minh còn rất nghèo, rất đông".

Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề này được nêu lên, vào tháng 10 năm 2018, khi Thành phố Hồ Chí Minh đòi xây Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch với vốn đầu tư lên đến 1.500 tỉ đồng, trong khi người dân phản đối, thì Bà Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Quyết Tâm đã cho rằng "Đây là dự án tầm vóc thế kỉ, được người dân thành phố chờ đợi từ rất lâu".

Anh Nguyễn Đình Đệ, cũng là người bị cưỡng chế đất sai luật ở Thủ Thiêm, cho biết thêm :

"Riêng nói bà con Thủ Thiêm thì chắc chắn Bà con phản đối, thí dụ như nhà hát Thủ Thiêm, sao mình không dùng số tiền đó để lo cho bà con quận 2. Ở thành phố này sau dịch Covid-19, đến giờ này nhiều người không nhận một đồng hỗ trợ nào, nhiều tình cảnh còn tang thương lắm... Tôi và bà con Thủ Thiêm phản đối chuyện thành phố xây nhà hát ở quận 2. Còn rất nhiều việc cần phải lo cho dân, đặc biệc là người dân Thủ Thiêm. Theo tôi, xây lên chẳng có ích gì hết".

Theo Sở Văn hóa Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian thực hiện dự án Nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm là từ năm 2019 đến 2022. Trong đó năm 2019 - 2020, tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình và hoàn thành các thủ tục cần thiết để khởi công theo đúng quy định.

Mục sư Nguyễn Hồng Quang, cũng là người bị cưỡng chế đất tại Thủ Thiêm, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do trước đây, nói :

"Chúng tôi không chống bất cứ một công trình văn hóa nghệ thuật nào tại Thủ Thiêm. Trái lại, chúng tôi hoan nghênh việc đó vì thành phố cũng cần, quy hoạch cũng cần. Nhưng trung tâm này, nhà hát này ở thời điểm nào ? Trên phần đất của ai ? Đó là vấn đề chúng tôi đặt ra, và đền bù như thế nào cho người dân ?"

Gần 20 năm qua, nhiều hộ dân tại Thủ Thiêm bị di dời mà không được bồi thường một cách hợp ký, chưa kể trong đó rất nhiều người bị cưỡng chế lấy nhà mà không được đền bù. Người dân Thủ Thiêm đã nhiều lần khiếu lại từ cấp thành phố đến trung ương, nhận nhiều lời hứa hẹn của các vị lãnh đạo. Tuy nhiên hiện nay họ vẫn chưa nhận được đền bù một cách thỏa đáng.

Cố Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do trước đây từng cho rằng thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn nhất Việt Nam, cho nên Nhà hát nhạc vũ kịch giao hưởng lớn hay một quảng trường cho xứng đáng thì cũng là cần thiết. Những những việc ấy Việt Nam nên có trong tương lai, khi mức sống của nhân dân đã lên cao hơn hiện nay. Hay ít ra cũng phải là nước thu nhập trung bình ở lớp trên, chứ hiện nay Việt Nam đang là nước thu nhập trung bình ở lớp dưới thấp.

********************

Dự trữ quốc gia Việt Nam trong ngành nông nghiệp còn nhiều bất cập ! (RFA, 04/06/2020)

Theo quy định tại Luật Dự trữ quốc gia, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn được giao quản lý các nhóm mặt hàng gồm : Hạt giống cây trồng ; thuốc bảo vệ thực vật ; hóa chất khử khuẩn, khử trùng, thuốc phòng, chống dịch bệnh vật nuôi... Tuy nhiên, hơn 10 năm qua, thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia hầu như không được các địa phương đề nghị hỗ trợ, dẫn đến tồn kho nhiều, gây lãng phí ngân sách rất lớn. Tồn kho dự trữ quốc gia mặt hàng này hiện gần 258 tấn, với giá trị khoảng 42 tỷ đồng.

vn4

Một người nông dân đang phun thuốc bảo vệ lúa, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP

Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, điều chỉnh loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật ra khỏi Danh mục hàng dự trữ quốc gia.

Bà N., một nông dân trồng lúa ở An Giang nói với Đài Á Châu Tự Do về nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi trồng lúa của gia đình bà :

"Thuốc trừ sâu thì có hết trơn... chứ không có khó kiếm... cũng dễ... tại vì lúa khi mình mần... thì cần thuốc... phải có... Giá cả thì có lên, mùa rồi thì tám mấy... chín mấy... Mùa này thì một trăm mười mấy..".

Lý do được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa ra với báo chí trong nước là, việc dự trữ thuốc bảo vệ thực vật hạn chế và không linh hoạt trong công tác chống dịch, vì sinh vật gây hại cây trồng có những diễn biến bất thường, phát sinh những sinh vật gây hại mới...

Ngoài ra, thuốc bảo vệ thực vật là hóa chất độc hại, có thời gian sử dụng ngắn, khoảng từ 2 đến 3 năm, nên phải thường xuyên kiểm tra và luân chuyển hàng năm, dẫn đến phát sinh chi phí và tốn kém cho ngân sách nhà nước.

Để tìm hiểu thêm Đài Á Châu Tự Do liên lạc một của hàng bán thuốc bảo vệ thực vật và phân bón ở Hậu Giang, và được nhân viên cửa hàng cho biết thực tế việc các doanh nghiệp nhập khẩu cung cấp sản phẩm cho các cửa hàng bán lẻ :

"Hiện nay trên thế giới có thuốc gì mới nhất thì các doanh nghiệp đều có nhập về để kinh doanh. Các doanh nghiệp này có hệ thống cung ứng rất nhanh. Ngay cả khi dịch Covid-19 đang xảy ra, các doanh nghiệp cũng có lượng dự trữ của chính bản thân các doanh nghiệp. Khi cần thì chỉ trong vòng khoảng mấy ngày thì họ có thể sản xuất ra ngay lập tức thuốc đó để bán ra thị trường".

Theo Pháp lệnh Dự trữ quốc gia, nguồn dự trữ quốc gia về thuốc bảo vệ thực vật, thuốc, vaccine cho gia súc, các loại hạt giống cũng được xuất cấp kịp thời, giúp địa phương ngăn ngừa sớm, dập dịch hiệu quả, bảo đảm ổn định sản xuất. Do đó cũng có ý kiến cho rằng, cần phân tích kỹ việc loại bỏ hẳn thuốc bảo vệ thực vật ra khỏi danh mục hàng dự trữ quốc gia.

Trả lời Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này, Giáo sư Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, cho biết :

"Mình đang chuyển hướng sử dụng phân vi sinh, là phân sinh học... để khôi phục nguyên trạng cơ cấu đất. Cho nên mình không cần phải dự trữ thuốc bảo vệ thực vật nhiều như hồi xưa, để nông dân thấy họ phải chuyển. Vì nếu không chuyển thì nguyên liệu nông dân làm ra không hợp với tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu gạo và nông sản của mình".

vn5

Một người nông dân đang pha thuốc bảo vệ lúa - Ảnh minh họa chụp trước đây. AFP

Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, đó là cách khuyến khích bà con nông dân không nên dùng các phân bón, thuốc từ nguồn hóa thạch. Tức phân thuốc hóa học, mà dần dần chuyển sang các loại phân sinh học mà hiện nay các nước phát triển đang dùng.

Tuy nhiên, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng, cũng có những loại thuốc bảo vệ thực vật cần dự trữ để bảo đảm việc sản xuất lúa của bà con nông dân :

"Có thể chỉ dự trữ các loại thật sự cần thiết như thuốc diệt cỏ, kích thích lá phát triển nhanh, rể phát triển nhanh. Những loại này thì hiện nay không phải là hóa chất mà là thuốc, khuyến khích cây trồng phát triển, mình sẽ làm nhiều cái đó. Mấy chất này là mấy chất trích ra từ than bùn, rong biển, những chất xanh. Ví dụ như chất mangan, chất magnesium... Đây là những chất cây trồng rất cần nhưng phân bón hữu cơ không có, thì những thứ đó cần dự trữ".

Đây không phải là lần đầu tiên, vấn đề dự trữ quốc gia liên quan sản xuất nông nghiệp được nói đến, vào tháng 3 năm 2020, việc dự trữ gạo quốc gia khi xảy ra dịch Covid-19 đã gây ra nhiều hệ lụy. Thứ nhất, vì việc quy hoạch số lượng không chính xác dẫn đến cấm xuất khẩu gạo khi giá đang cao, làm thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cũng như bà con nông dân không được hưởng lợi khi giá lúa cao.

Đến khi chính phủ cho xuất khẩu lại hạn chế mặt hàng gạo, thì lại nảy sinh tiêu cực trong việc doanh nghiệp bỏ ngang thầu dự trữ quốc gia đã trúng trước đó, để lấy gạo xuất khẩu. Việc mở tờ khai xuất khẩu lúc nửa đêm, cũng bị lên án cho rằng có tiêu cực trong việc phân bổ quota không công bằng.

Trả lời Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nói :

"Có một trục trặc là một số doanh nghiệp bỏ, không tham gia vào đấu thầu mà họ đã đăng ký trước đó với cơ quan dự trữ lương thực. Vì vậy, nếu mà việc mua dự trữ lương thực theo cơ chế thị trường như mọi hình thức mua bán khác, thì phải theo hợp đồng. Tức là doanh nghiệp có quyền đăng ký và cũng có quyền ngừng không thực hiện nữa, vì họ đã đặt cọc và chịu mất cọc. Còn nếu quy định bắt buộc phải tuân thủ (trách nhiệm quốc gia), thì cũng phải ràng buộc trước trong hợp đồng.

Nếu không, theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, thì phải dùng các biện pháp kích thích khác, chẳng hạn nếu như bán cho cơ quan dự trữ thì mới được xuất khẩu. Hoặc là ưu tiên cho doanh nghiệp đã bán cho quỹ dự trữ thì sẽ được tạo thuận lợi hay giảm chi phí trong xuất khẩu. Những chuyện đó phải được quy định rõ ràng trong hợp đồng. Nói chung theo ông, trách nhiệm quốc gia thì phải làm tách biệt ra với quan hệ thị trường.

Giáo sư Võ Tòng Xuân chia sẻ kinh nghiệm của mình trong vấn đề này :

"Ngày xưa bất cập lắm, doanh nghiệp nhà nước đứng ra mua tạm trữ để nông dân có tiền thanh toán. Vì 10 người nông dân thì hết 9 người không có tiền để dành, tới vụ mùa phải vay tiền... Cho nên khi thu hoạch thì cần bán ngay để lấy tiền trả nợ, nếu không sẽ bị tăng lãi. Các doanh nghiệp nhà nước khi đã làm giảm giá lúa thì các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn sợ không giám mua, vì đang tạm dừng xuất khẩu. Vì vậy chỉ có doanh nghiệp nhà nước mua tạm trữ, nhưng lại để xuất khẩu... Tới khi giá lúa cao trở lại thì họ sẽ hưởng lợi cái đó, còn nông dân không hưởng gì".

Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng, chính phủ phải làm sao không để tái diễn những chính sách bất cập chỉ làm lợi cho các công ty quốc doanh mà lại gây thiệt hại cho nông dân.

*****************

Loay hoay vực dậy ngành du lịch Việt Nam sau dịch Covid-19 ! (RFA, 04/06/2020)

Loay hoay đến bất cập !

Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch trong cuộc họp sáng 4/6 đã thu hồi văn bản số 167 đề nghị các hãng hàng không cung cấp 400 vé máy bay miễn phí cho đoàn công tác kích cầu du lịch nội địa. Đề nghị được đưa ra do phản ứng mạnh từ phía dư luận.

vn6

Khách du lịch người ở Việt Nam - Ảnh minh họa. AFP

Văn bản 167 do Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu ký ngày 2/6 vừa qua và gửi đến 3 hãng hàng không trong nước, cụ thể yêu cầu Vietnam Airlines cung cấp 200 vé máy bay, Vietjet Air 100 vé và Bamboo Airways 100 vé .

Phát biểu trong cuộc họp báo, ông Nguyễn Lê Phúc cho rằng bản chất văn bản này để triển khai cụ thể các nội dung đã được thống nhất giữa Tổng cục Du lịch với các hãng hàng không. Điều này đã được các hãng hàng không thống nhất và cũng xuất phát từ áp lực sớm đẩy nhanh thị trường du lịch nội địa từ tháng 6 đến tháng 12/2020.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Quang Tùng trong sáng 4/6 đã ký văn bản yêu cầu Tổng cục Du lịch phải tiến hành thu hồi văn bản về việc triển khai chương trình kích cầu nội địa. Đồng thời làm rõ trách nhiệm của cá nhân liên quan và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch trước ngày 6/6.

Tính hợp lý của yêu cầu

Trao đổi với RFA vào tối ngày 4/6, Phó giáo sư – Tiến sĩ Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch thuộc Tổng cục Du lịch cho hay sự hợp tác giữa ngành du lịch và ngành hàng không là sự hợp tác truyền thống và có lợi cả hai bên, đặc biệt trong mùa phục hồi tác động của Covid-19. Tuy nhiên ông nhận định việc đề nghị hay còn gọi là "xin" 400 vé thì Tổng cục Du lịch đã tạo ra những thiếu sót nhất định.

"Thứ nhất là trong lúc dịch bênh ngay ngành hàng không cũng là doanh nghiệp và người ta cũng đang rất khó khăn thì việc tạo thêm áp lực dù chỉ là nhỏ thôi nhưng cũng làm cho doanh nghiệp đó khó khăn hơn. Việc này phải cân nhắc rất kỹ trước khi đặt vấn đề. Mặc dù hai bên cũng đã có kế hoạch hợp tác với nhau trong việc xúc tiến phục hồi du lịch sau tác động Covid-19.

Thứ hai là sau khi có đề xuất đề nghị để người ta xem xét hỗ trợ mình thì mình phải có kế hoạch chi tiết rõ ràng, minh bạch. Nghĩa là trong kế hoạch đó chúng tôi đi đến những đâu, làm gì để có những bước ngoặc tích cực trong việc phục hồi thị trường và sau khi trừ đi chi phí mà nhà nước đã cung cấp cho Tổng cục Du lịch trong công tác thường xuyên nhưng vẫn còn thiếu bao nhiêu vé. Như vậy nghe hợp lý hơn chứ bây giờ người ta có thể đặt câu hỏi vì sao 400 vé mà không phải 500 hay 300 vé ? Cái đó thiếu căn cứ, một kế hoạch mang tính cụ thể, minh bạch. Điều đó làm cho người dân có suy nghĩ tiêu cực về vấn đề này".

Dưới góc nhìn cá nhân, một phi công không muốn nêu tên hiện đang công tác tại một hãng hàng không nội địa nhận xét rằng việc ‘xin’ ngay lúc này chưa hợp lý :

"Lúc này là thời điểm ngành hàng không đang gặp rất nhiều khó khăn, là ngành bị thiệt hại nhiêu nhất. Việc Tổng cục Du lịch xin lượng vé nhiều như vậy thì cũng ảnh hưởng đến nguồn thu của hãng hàng không".

Còn ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Hội Đồng Thành Viên Công Ty Du Lịch Lửa Việt lại cho rằng cần phải có cách nhìn nội dung Văn bản 167 từ nhiều phía :

"Việc này ở Việt Nam rất thường, thậm chí người được ‘xin’ họ sẵn sàng cho, hoặc không ‘xin’ thì họ vẫn tìm cách cho chứ ở các nước phát triển thì việc này không bình thường".

Thực trạng ngành du lịch và hàng không sau mùa dịch

Dịch bệnh hô hấp do coronavirus gây ra đã ảnh hưởng lên các ngành, nghề trên toàn thế giới, kể cả Việt Nam.

vn7

Nhân viên công ty hàng không xịt thuốc sát trung trong may bay - Ảnh minh họa. AFP

Nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, chính phủ Hà Nội đã cho giãn cách xã hội trên cả nước. Đây là hành động được đánh giá là đúng đắn để giảm thiểu tỉ lệ nhiễm bệnh, tuy nhiên đã ảnh hưởng không ít đến nền kinh tế.

Sau thời gian giãn cách xã hội, các ngành nghề đang từng bước hoạt động trở lại, nhưng vẫn còn rất nhiều trở ngại.

Nói rõ hơn về những khó khăn doanh nghiệp du lịch hiện nay đang phải đối đầu, ông Nguyễn Văn Mỹ lập luận rằng để đủ điều kiện du lịch thì người dân phải có tiền, nhưng sự ngưng trệ việc làm trong thời gian qua khiến người lao động không thể đi làm, không kiếm được thu nhập thì nhu cầu du lịch sẽ không được quan tâm đến.

Dù vậy, tình hình du lịch dường như bắt đầu hồi phục từng bước :

"Bắt đầu có đoàn nhưng chắc phải mất thời gian khá dài, chắc khoảng 6 tháng may ra mới có thể hoạt động lại bình thường. Hiện nay thì các công ty (du lịch) gần như hoạt động lại nhưng số lượng nhân viên thu hẹp vì không có việc làm. Nhiều dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn vẫn đóng cửa vì nếu mở cửa mà khách ít có khi còn căng thẳng hơn đóng cửa, chi phí không đủ vận hành nên bài toán hiện nay vẫn rất khó khăn. Xu thế của khách hiện nay vì tình hình kinh tế khó khăn nên họ phải chọn tour ngắn, nếu họ có xe thì tự đi, chọn phương án tiết kiệm tối đa chi phí".

Bên cạnh đó, các khách sạn đã bắt đầu tự tổ chức tour, những công ty lữ hành nước ngoài cũng tham gia thị trường du lịch nội địa cũng góp phần tăng sự cạnh tranh trong ngành.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Mỹ cũng cho rằng đây là khó khăn chung của toàn ngành du lịch hiện nay chứ không riêng gì những công ty lữ hành.

Trong khi đó, tình hình của ngành hàng không cũng không khá gì hơn, theo lời người phi công nói với chúng tôi :

"Sau mùa dịch thì khó khăn trước mắt là do khách vẫn còn ái ngại việc đi lại sẽ bị lây nhiễm bệnh, lượng khách đi lại chủ yếu là trong nước, nội địa, chuyến bay chưa hoạt động lại bình thường, tần suất hoạt động khoảng chừng 70% so với lúc trước. Đối với người trong ngành thì khó khăn là khi chuyến bay giảm thì công việc giảm kéo theo thu nhập giảm".

Trước thực tế vừa nêu, Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Trung Lương cho rằng việc thúc đẩy du lịch và hàng không cùng hợp tác phát triển sau những thiệt hại do tác động Covid-19 gây ra là chuyện nên làm.

Bên cạnh đó, việc để xảy ra những sai sót trong quá trình làm việc là chuyện không thể tránh khỏi nhưng ông thấy rằng lẽ ra Tổng cục Du lịch cần phải xem xét lại những bài học trước đây :

"Tổng cục trước đó đã có những văn bản ban hành ra rồi phải rút lại thì lẽ ra phải hết sức rút kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước khi ban hành các văn bản. Đây là sự việc đáng tiếc, tôi cho rằng về bản chất thì không có gì nghiêm trọng lắm nhưng cách làm như vậy cần nghiêm túc rút kinh nghiệm cho việc này".

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Du lịch được báo trong nước loan tin ngày 6/5 vừa qua, chỉ trong ba tháng tính từ tháng 2-4/2020, ngành du lịch Việt Nam đã thiệt hại khoảng 7,7 tỉ USD.

Trong báo cáo gửi Thủ tướng mới đây của của Cục Hàng không Việt Nam thuộc Bộ Giao thông – Vận tải có ước tính thiệt hại ban đầu do dịch Covid-19 gây ra đối với các hãng hàng không trong nước là khoảng hơn 30.000 tỉ đồng. Trong đó, chỉ riêng Vietnam Airlines, hãng hàng không lớn nhất nước được ước tính doanh thu có thể bị giảm 2,1 tỷ USD trong năm 2020.

Published in Việt Nam

Câu chuyện đặt tên đường Alexandre de Rhodes và những chuyện còn chưa nói hết

Vài tuần nay đã dấy lên những tranh cãi chung quanh việc thành phố Đà Nẵng có nên hay không nên đặt tên đường Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes.

Có thể mượn hai bản kiến nghị của hai nhóm trí thức nhân sĩ để tóm tắt hai quan điểm trái chiều nhau :

1. Nhóm 12 trí thức-nhân sĩ ở Huế và Đà Nẵng cho rằng không nên đặt tên đường Alexandre de Rhodes vì giáo sĩ này không phải là người có công đầu đối với chữ quốc ngữ ; việc chết tác chữ quốc ngữ của các giáo sĩ phương Tây chỉ là để phục vụ việc truyền giáo tại xứ ta ; vả lại, các giáo sĩ phương Tây như Alexandre de Rhodes chính là những người đã mở đường cho thực dân Pháp đến nước ta mà thôi.

2. Nhóm 101 trí thức và nhân sĩ tại Sài Gòn và các nơi khác thì cho rằng rất nên đặt tên đường Alexandre de Rhodes để tỏ bày lòng biết ơn đối với công lao của vj giáo sĩ, bày tỏ lòng biết ơn với tiền nhân, đồng thời cho rằng hai vị giáo sĩ này xứng đáng được vinh danh vì họ đã góp phần tạo ra một hệ thống chữ viết góp phần rất lớn trong việc phổ cập và phát triển văn hóa Việt Nam.

rhodes1

Alexandre de Rhodes là một giáo sĩ Pháp đã đến Đàng Ngoài và Đàng Trong trong sứ mệnh truyền đạo Thiên Chúa, và chữ quốc ngữ chỉ là công cụ mà ông đã cùng các giáo sĩ phương Tây khác chế tác chỉ để phục vụ họ trong công việc truyền đạo mà thôi.

Có một điểm đáng lưu ý là cho đến nay, sau mấy tuần tranh luận qua lại, hai quan điểm tranh luận trên xem ra khó đi đến đồng thuận. Câu chuyện tưởng chừng chỉ là một đề tài học thuật nhưng lại trở thành một cuộc tranh luận rất xa học thuật. Và khi có một nhà sư Phật giáo tham gia tranh luận thì câu chuyện đã mang nhiều tính chất chính trị-xã hội có thể gây ra những sứt mẻ khó tránh.

Qua những gì bày tỏ trước công chúng, có thể nhận ra hai quan điểm trái chiều này đã đặt điểm tựa cơ sở tranh luận khác nhau : một bên dựa vào một tình cảm chính trị gọi là chủ nghĩa yêu nước mà chúng ta đã biết từ 1945 đến nay. Trên cơ sở này thì những ai không ở trên cùng chiến tuyến với ta hẳn nhiên là địch rồi. Alexandre de Rhodes là một giáo sĩ Pháp đã đến Đàng Ngoài và Đàng Trong trong sứ mệnh truyền đạo Thiên Chúa, và chữ quốc ngữ chỉ là công cụ mà ông đã cùng các giáo sĩ phương Tây khác chế tác chỉ để phục vụ họ trong công việc truyền đạo mà thôi. Thực tế lịch sử cũng đã cho thấy mối quan hệ thiết thân giữa công việc truyền giáo của các giáo sĩ với các triều đình các nước phương Tây trong thời kì các đế quốc thực dân đang vươn lên ở thế kỉ XV về sau.

Đáp lại quan điểm trên là những người chủ trương cần tôn vinh Alexandre de Rhodes và chữ quốc ngữ vì chính ông là người đã từng đánh dấu mốc quan trọng cho hành trình dài lâu và hữu dụng của chữ quốc ngữ. Trong nhóm này có những nhà trí thức chuyên ngành ngữ văn và những người khác. Trong cuộc tranh luận hiện nay, các vị khoa bảng chuyên môn về học thuật có thể nhắc lại cho chúng ta nhớ những chặng đường phát triển của chữ quốc ngữ từ khi nó còn trứng nước cho đến khi hoàn chỉnh rồi được nhà nước thuộc địa cho phổ cập trong giáo dục, hành chính như thế nào, rồi chữ quốc ngữ được chuẩn nhận là phương tiện chuyển ngữ trong xã hội ta sau năm 1945... Có vẻ như mọi người bằng lòng với lập luận cho rằng khi nhà nước Việt Nam ban hành quyết định dùng chữ quốc ngữ làm phương tiện chuyển ngữ trên toàn xã hội thì cũng là sự thừa nhận công lao và vai trò tiên phong của các giáo sĩ phương Tây -mà đại biểu hàng đầu là Alexandre de Rhodes- đối với chữ quốc ngữ (2).

Sự thể xem ra không thẳng băng như mong muốn của những người thuộc hai quan điểm trái chiều về hai vị giáo sĩ phương Tây nói trên. Có một nhân tố khá nổi cộm nhưng lại bị cất giấu đằng sau những tranh luận chung quanh hai vị thừa sai phương Tây này. Sự thật là cả hai quan điểm trên đây đã chỉ là kết quả của hai định kiến chính trị vốn lưu cữu trên đất nước mình từ thế kỉ XIX đến nay. Chừng nào chưa cảnh giác với di sản của những hệ lụy quá khứ như thế thì cuộc đối thoại hay tranh luận -cho dù ai muốn nó chỉ là tranh luận học thuật thì kết quả vẫn chỉ là như... đang diễn ra hiện nay, không có điểm kết chung.

Hãy cùng trở ngược lại thế kỉ XVI, khi Đại Việt chúng ta bắt đầu tiếp xúc với phương Tây qua các tàu buôn và giáo sĩ Bồ Đào Nha. Đó chẳng phải là sự gặp gỡ tình cờ mà là có chủ định trong một chiến lược toàn cầu ở vào thời buổi ấy.

Từ sau những cuộc thánh chiến gay gắt giữa hai thế lực tôn giáo lớn là Giáo hội Roma và Islam, trên địa bàn toàn cầu buổi ấy có hai thế lực chính trị liên minh với tôn giáo đi chinh phục thế giới. Thế kỉ XIV-XV chứng kiến sự hưng thịnh của hai vương quốc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Hai nước này đang làm chủ đại dương sau khi Columbus tìm ra lục địa mới mà sau này sẽ là châu Mỹ. Vì có tranh chấp giữa hai vương quốc này trong việc khám phá và chiếm đoạt những xứ sở không phải là thần dân chung của Giáo hoàng nên mới có Sắc chỉ Inter Coetera năm 1493, do giáo hoàng Alexander VI ban hành, trong đó Giáo hội Roma lúc ấy chia thế giới làm hai phần chạy từ Bắc cực xuống Nam cực chạy qua quần đảo Açores, phía tây của đường ranh thuộc độc quyền xâm lăng và truyền đạo của Tây Ban Nha, phía đông đường ranh gồm toàn vùng châu Á thuộc Bồ Đào Nha. Do vậy mà giáo đoàn Bồ đã sớm thành lập ở Macao một cơ sở để phân bổ giáo sĩ truyền giảng tại Trung Hoa, Nhật và Đại Việt... Trong khi các giáo đoàn thừa sai ở Macao hoạt động mạnh tại phía Đông Á thì thế lực Hồi giáo cũng đang xâm thực vùng địa bàn của văn minh Ấn giáo tại Đông Nam Á. Đã xảy ra những cuộc giao chiến giữa các thuyền chiến Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và các lực lượng phong kiến Hồi giáo tại địa bàn này.

Như thế thì từ buổi đầu của cuộc chinh phục thế giới, các thế lực chính trên đây không chỉ là cử người thừa sai đi rao giảng tin mừng (tôn giáo) mà cũng mang tính chất thực dân nữa. Sự kiện này hiện rõ trong các tính toán của nhà nước Pháp và giáo đoàn hải ngoại Pháp về sau này. Tại vùng đất thuộc địa của họ, mà Việt Nam là đấu trường lớn.

Cũng vì thế mà chúng ta thấy rơi rớt đó đây trong các văn bản của giáo sĩ Alexandre de Rhodes, ông có nói đến ý tưởng "những chiến sĩ" (soldats) đi rao giảng tin mừng, đi chinh phục thế giới để quy phục vương quốc của Thiên Chúa. (Trong sách Voyages Divers..., ông nói nhiều đến vai trò "chiến sĩ này, nhưng không phải là kiểu nói sặc mùi đao kiếm như lời trích dẫn trong sách Lịch Sử Việt Nam tập I (1971) của nhà nước Việt Nam đâu) (1). Ông tự xem mình là một chiến sĩ ấy, và đã tích cực vận động hoàng gia Pháp để hỗ trợ công cuộc chinh phục cao cả này. Những biến cố chính trị tại địa bàn Đại Việt cho đến năm 1945 đã ghi dấu rõ vai trò song hành của giáo đoàn hải ngoại Pháp và nhà nước thuộc địa Pháp. Trong bối cảnh chính trị đó, việc đưa chữ quốc ngữ La tinh vào các mặt sinh hoạt hành chính, truyền thông và giáo dục thời thuộc địa cũng là chuyện đương nhiên. Chừng nào các bậc thức giả còn bỏ quên những sự kiện lịch sử nói trên thì những luận điểm tranh luận giàu tính học thuật (ở đây là ngôn ngữ học, văn tự học) sẽ chưa thuyết phục mọi người. Những gì đã xảy ra trên đăt nước mình đều đã để lại di sản, kể cả những hệ lụy của lịch sử đó.

Sau năm thế kỉ đầy những đổ vỡ vì phân hóa, vì thù hận, có thể nào người trong cùng một nước có thể nhìn nhận lại hết di sản đó để giải trừ những vướng mắc từ đó ?

Trên đây vừa lướt qua những gì mà mấy thế kỉ tiếp xúc với thế giới phương Tây, bắt đầu từ giao tiếp với các giáo đoàn hải ngoại Bồ, Tây Ban Nha, Pháp... Cuộc giao tiếp đó nằm gọn trong giai đoạn phát triển đế quốc thực dân của phương Tây. Cuộc giao tiếp đó đã dẫn nước ta đến 83 năm làm thuộc địa của Pháp. Nhưng không phải chỉ có di sản buồn là gần năm thế kỉ vùng vẫy trong ma trận của ngoại thuộc. Cuộc tiếp xúc với thế giới phương Tây cũng đã cho nước ta cớ hội mở cửa cho văn minh phương Tây, đạo Thiên Chúa và chữ quốc ngữ La tinh. Đó là những gì Việt Nam của thế kỉ XX thừa hưởng kết quả của cuộc giao tiếp lịch sử này.

Trong bối cảnh của di sản lịch sử nói trên, chữ quốc ngữ là một thành tựu lớn đã cùng đi với đất nước Việt Nam vào thời hiện đại. Đến nay, sau đúng một thế kỉ chữ quốc ngữ được chính thức đảm nhận vai trò chuyển ngữ của xã hội, những ai muốn xóa bỏ nó, phủ nhận vai trò của nó trong xã hội sẽ chỉ làm một việc luống công. Đáng nói chăng là những người tác tạo ra chữ quốc ngữ. Họ là những giáo sĩ tiền phong của phương Tây đến giảng đạo tại địa bàn Đàng Trong và Đàng Ngoài của Đại Việt, phải mầy mò để thích ứng với môi trường ngôn ngữ văn tự xa lạ với ho. Chữ quốc ngữ hình thành từ nhu cầu giao tiếp cụ thể ấy mà hoàn thiện chính nó qua thời gian. Từ khi nó phôi thai trong tài liệu ghi lại của những giáo sĩ như Cristopho Borri đến khi quyển từ điển đầu tiên được ấn hành tại Rome (1651) là một tiến trình dài. Rồi từ điển Béhaine (1772) và từ điển Taberd (1838) là một hành trình dài lâu, bền bỉ và công phu mà công khó không phải chỉ là ba tác giả đứng tên trên bìa sách. Những người Việt đã giúp các giáo sĩ ghi từng chữ nôm trên hàng ngàn mục từ của hai từ điển sau là ai, không được nhắc đến. Những ai đã giúp các giáo sĩ học tiếng Việt rồi ghi chép lại vào sổ tay của họ là những ai, không được nhắc đến. Nhưng họ cũng xứng đáng được vinh danh trong số những người góp công làm nên diện mạo chữ quốc ngữ vào thời của họ, và cho con cháu sau này. Khi linh mục Léopold Cadière đề xướng việc những nhà văn hóa liên quan đến xứ thuộc địa An Nam vinh danh giáo sĩ Alexandre de Rhodes năm 1912, ông không dè hết những hệ lụy của sự đề xướng này. Nhưng sự đề xướng của ông không phải là không có phần đúng. Cho nên, nối tiếp ông, có những người Việt và Pháp cũng muốn tôn vinh Alexandre de Rhodes ở những tầm mức khác nhau thì chỉ là phải chăng thôi.

Chẳng may là bên cạnh pho Từ điển Việt-Bồ-La (1651) quý giá, mỗi khi nhắc đến Alexandre de Rhodes, người ta không thể bỏ lơ quyển sách Phép Giảng Tám Ngày (1651) của ông. Quyển sách giảng dành cho giáo dân mới cải đạo ở thế kỉ XVII phản ảnh đúng não trạng của giáo hội La Mã trong quá trình chinh phục thế giới, nhưng đã xúc phạm nặng nề đến truyền thống lâu đời của phong hóa đông phương tại vùng đất ông rao giảng đạo Ki Tô. Não trạng này kéo dài rất lâu, và chỉ đến khi nó được đưa lên bàn mổ tại Công Đồng Vatican II (1962) thì thái độ trịch thượng tôn giáo kia mới giảm bớt. Những người trí thức Công Giáo đáng lẽ phải giúp những người tín hữu của mình sống đạo và hòa nhập với đất nước trên tinh thần Công Đồng Vatican II thì đã có thể giúp nhau tránh những tranh chấp gay gắt như đã xảy ra rất dài lâu thế này.

alex2

Quyển sách Phép Giảng Tám Ngày (1651) của Alexandre de Rhodes

Những gì nói trên đây chỉ để góp thêm một góc nhìn vào một sự kiện lịch sử chưa được nhìn nhận đầy đủ, toàn diện và theo đúng lịch sử tính của nó. Vì chưa nhìn nhận đầy đủ tính lịch sử của vấn đề mà những người cổ suý cho việc tôn vinh giáo sĩ nước ngoài đã trở thành mũi phê phán, công kích của "phía bên kia". Có để ý đến nhân tố "hệ lụy quá khứ" này mới lí giải được tại sao có một dạo tại hải ngoại bùng lên những phê phán gay gắt nhằm công phá thành trì đạo Gia Tô. Trên báo mạng Giao Điểm dạo đó có những luận điểm phê phán nặng nề xuất phát từ quan điểm cực đoan của nhà nước cộng sản Việt Nam. Cũng dễ hiểu. Nhà cầm quyền đã phải làm hết sức để giành thắng lợi cho Nghi Quyết 36 nhắm vào cộng đồng người Việt hải ngoại. Chỉ đáng buồn là những đập phá không nương tay một dạo đã chỉ cho thấy những vết thương của quá khứ vẫn chưa lành. Và khi một số Phật tử cũng góp phần tiếp tay cho những người chủ súy công cuộc đánh phá trên thì hiển nhiên là di sản của những hệ lụy quá khứ vẫn còn nặng nề.

Chỉ phiền là một nửa sự thật trên đấy vẫn chưa phải là toàn bộ sự thật. Những gì chúng ta vừa nhìn lướt qua trên đây mới chỉ là một nửa của di sản lịch sử mà đất nước ta đã trải qua.

Sau thế chiến II (1939-1945), các đế quốc thực dân lần lượt tan rã, trả lại chủ quyền dân tộc cho các nước thuộc địa. Chẳng may, khi làn sóng thực dân đế quốc cũ tàn lụi thì làn sóng đế quốc mới dâng lên nhuộm đỏ phần Đông Âu và nhiều quốc gia cựu thuộc địa của phương Tây, trong đó có Việt Nam. Tại những quốc gia mới độc lập theo khuôn khổ của đế quốc đỏ lại xảy ra những tai ương mới : lịch sử được viết lại, lằn ranh ta-địch thật rạch ròi. Ý hướng cắt lìa quá khứ, thậm chí có lúc có cả chủ trương xóa sạch quá khứ mà những người cộng sản cho rằng không đáng tự hào để nhớ lại... Trước làn sóng ý thức hệ cao ngạo này, những trí thức nho gia đầu thế kỉ XX chỉ là những người cải lương nửa vời hoặc những kẻ thỏa hiệp với thực dân đế quốc. Chưa bao giờ trong lịch sử nghìn năm của dân tộc, chân lí đúng sai của đời sống lại được vẽ ra rạch ròi đến thế. Cái đúng thuộc về những người theo chủ nghĩa yêu nước cực đoan Leninist.

Trong khuôn khổ ý thức hệ mới, lịch sử chữ quốc ngữ được nhìn nhận rất khác : dân tộc ta đã giành lại công cụ chữ viết vốn chỉ phục vụ mưu đồ thôn tính nô dịch nước ta trở thành một công cụ hiệu quả cho việc phát triển văn hóa giáo dục dân tộc. Tác giả của công trình đồ sộ này chẳng qua chỉ là những kẻ tội đồ của dân tộc Việt, không đáng ghi nhớ !... Gần đây nhiều người thường nêu lên một câu chữ trích dẫn trong sách Lịch Sử Việt Nam I của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội (1971), có ý khêu lên một xuyên tạc lịch sử có chủ ý, chỉ nhằm mục đích tranh thắng trên một di sản của lịch sử. Thật ra còn nhiều, rất nhiều những minh chứng như thế về một thái độ độc quyền lẽ phải, độc quyền chân lí. Trên cái nền của chủ nghĩa yêu nước cực đoan đó, những chuyện vẽ vời về những nhà yêu nước kiểu Lê Văn Tám hay hàng ngàn hàng vạn những "anh hùng thời đại" như thế đang cần những Phan Huy Lê mới giúp xã hội trả về với sự thật những gì không thật. Có thế mới làm sạch được những bảng tên đường nhan nhản hiện nay trên khắp nước như một thách đố lương tâm những người con dân chính trực.

Chẳng may là tâm lí hãnh tiến của những người cộng sản đã kéo dài quá lâu, cho nên không tránh được tình cảnh tâm lí bị điều kiện hóa của một bộ phận quần chúng trong xã hội Việt Nam hôm nay. Cho nên mới nảy sinh những vị khoa bảng học giả như Lê Cung, Nguyễn Đắc Xuân và cơ man là những trí thức quan chức thời nay mang đủ loại phẩm hàm nhưng sự hiểu biết lịch sử thì thật đáng ngờ. Họ chỉ phát ngộn từ tâm lí đã bị điều kiện hóa của ý thức hệ cực đoan kia.

Di sản quá khứ như vậy không chỉ nặng nề có một lần, mà tới hai ba lần đó chứ. Những cuộc tranh cãi như là chung quanh chuyện chữ quốc ngữ và Alexandre de Rhodes lần này chỉ thêm một lần gợi lại vết thương còn nhức nhối trong lòng dân tộc. Cần nhiều dũng lược của những người con dân Việt. Nói cho đúng thì sau biến cố Berlin Wall sụp đổ (1989), và nhất là sau khi Liên Xô tan rã (1991), thì thành trì ý thức hệ của nó cũng đang bị công phá khắp nơi. Trên tờ báo Moscow News trong những năm hậu Perestroika, người ta đã chứng kiến cảnh những trí thức viện sĩ hàng đầu của Liên Xô khấu đầu xin lỗi quốc dân vì đã vì ý thức hệ cứng nhắc mà đã góp phần với đảng Xô Viết viết lại lịch sử nước Nga... Chúng ta ghi nhận là trong giới học thuật Việt Nam đã có những nỗ lực vượt thoát não trạng bị điều kiện hóa do ý thức hệ mác xít giam hãm lâu năm. Hãy ghi nhận nơi đây nỗ lực thoát-ý-thức-hệ của giới nghiên cứu văn học nước nhà, mà Trần Đình Hượu là một trong những người mở đường cho một sự nhìn lại đang rất cần thiết.

Đến đây, có thể nói gì thêm về di sản tâm lí do những hệ lụy lịch sử ? Có lẽ chỉ cần làm một việc : hãy cảnh giác với nó, hãy vứt bỏ nó đi, ném nó vào thùng rác lịch sử để cho hành lí chúng ta nhẹ nhàng đi vào tương lai.

Vứt bỏ di lụy quá khứ mấy trăm năm của đế quốc Roma thì người Việt chúng ta sẽ có thể trân trọng gia tài chúng ta có hôm nay, trong đó có chỗ đứng của văn hóa Ki Tô giáo, bên cạnh những gia sản truyền thống đông phương trước kia. Việt Nam ở thế kỉ XX và XXI là thế. Ai phủ nhận được ? Vứt bỏ hệ lụy quá khứ thì quyển Phép Giảng Tám Ngày (1651) của Alexandre de Rhodes chẳng hạn, chỉ còn là mớ tài liệu cho tôi tìm hiểu câu nói, chữ viết của dân nước tôi ở thế kỉ XVII như thế nào. Thế thôi. Chẳng có gì phải ầm ĩ. Vứt bỏ di lụy của quá khứ thuộc địa thì chữ quốc ngữ sẽ hiện lại trong mắt tôi một thứ gia sản ngẫu nhiên của lịch sử do người ngoài đem lại tặng hiến cho dân tôi. Sao không đáng trân trọng ?

Cũng thế, những người ở "phía bên kia" cần phải cảnh giác về não trạng độc tài ý thức hệ mà mình tiêm nhiễm, nay cần tháo bỏ nó để nhìn lại rõ chân dung anh em, bạn bè đồng bào mình. Đừng bao giờ nói như một anh trí thức kia, là câu văn tiếng Việt chỉ thực sự phong phú, nhiều màu sắc từ khi "ta" có đảng ! (3). Xấc xược với tiền nhân không phải là thái độ của người Việt Nam có văn hóa ở thế kỉ XXI.

Cũng nhờ vứt bỏ hệ lụy của quá khứ, người Việt chúng ta sẽ thấy hãnh diện vì ta có chữ quốc ngữ dùng mẫu tự La tinh bên cạnh di sản chữ quốc ngữ viết bằng nét chữ Hán mà ta thường gọi là chữ Nôm. Đó là những di sản của lịch sử mà đất nước ta đã làm ra bằng cách này cách khác.

Nói vậy thì cũng phải nói hết lẽ về di sản văn tự của chúng ta. Phải thừa nhận rằng trong số những nước có được hệ thống văn tự theo hệ chữ viết La tinh, nước Việt mình kém may mắn là đã "theo mới, hoàn toàn theo mới" mà có phần đoạn lìa di sản truyền thống nghìn năm là văn hóa Hán-Nôm. Nhưng đây nào phải trách nhiệm của tự thân hệ chữ quốc ngữ La tinh ! Trách cứ nó như Cao Xuân Hạo hay những người nối điêu ông là phạm một lầm lẫn lớn. Trách nhiệm phải nằm ở những người có trách nhiệm quản lí xã hội chúng ta, suốt từ thời thuộc địa đến nay. Nhà nước thuộc địa thì hăm hở cải tổ thi cử, đưa chữ quốc ngữ vào các mặt sinh hoạt xã hội nhằm mục đích xóa bỏ vai trò của cổ học trong xã hội. Đến khi đất nước giành được độc lập thì sao ? Các nhà nước nối nhau suốt từ 1945 đến nay đã làm gì khác hơn nhà nước thuộc địa thời trước ? Một thời gian rất lâu, từ 1954 trở đi, hệ thống giáo dục phổ thông và đại học hầu như lơ là việc gìn giữ, trau luyện vốn từ vựng Hán Việt. Người ta nhân danh việc "gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt" để công phá vai trò chữ Nho và vốn từ Hán Việt cho công chúng. Ngày hôm nay ai lớn tiếng rằng con cháu Việt Nam vì chữ quốc ngữ mà bị đứt đoạn với di sản Hán Nôm, thì chính là họ đã lẫn lộn trách nhiệm của một công cụ với những người có trách nhiệm điều hướng sử dụng công cụ đó. Nhìn nhận rõ như thế mới có thể đối xử công bằng với chữ quốc ngữ La tinh, và mới tìm đúng đầu kẻ có trách nhiệm mà gõ.

Câu chuyện tranh cãi chung quanh một bảng tên đường xem ra lại là một chỉ dấu cho một câu chuyện to tát hơn : những hệ lụy của di sản quá khứ còn đè nặng trên đất nước mình. Quá khứ mấy trăm năm nặng nề thì di sản của nó hẳn nhiên không phải là nhẹ. Ngày nào người Việt chúng ta còn lảng tránh nhìn thẳng vào những hệ lụy của di sản quá khứ thì những đối thoại, tranh luận như kiểu tranh cãi quanh chuyện một bảng tên đường cũng có thể trở thành một đám cháy nhức nhối. Mà chừng đó thì đất nước chúng ta cũng khó đi vào tường lai với tâm thế của những người đi xây đựng một Việt Nam KHÁC.

Đoàn Xuân Kiên

(10/12/2019)

-----------------------

(1) Xem : Ủy ban Khoa học xã hội, Lịch sử Việt Nam, tập I. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1971, tr. 304.

(2) Khi nhắc đến quyết định năm 1945 của nhà nước Việt Nam, các nhà khoa bảng trẻ tuổi chỉ nói đến quyết định của ông bộ trưởng nội vụ họ Võ của chính phủ Hồ Chí Minh mà lại bỏ quên sự thật lích sử là chính nội các Trần Trọng Kim đã đi trước trong quyết định lịch sử này.

(3) Xem Phan Ngọc, Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1985, tr. 309.

Published in Quan điểm