Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bạch Hồng Quyền : ‘Nguy hiểm khiến tôi đặt chân đến Canada sớm hơn dự định’ (VOA, 04/05/2019)

Trả li phng vn ca VOA ngay sau khi đt chân đến phi trường International Pearson Airport Toronto, Canada, vào sáng 3/5, nhà hot đng môi trường Bch Hng Quyn cho biết cuc sng ca ông không ngng gp nguy him trong thi gian ch đi đ đi t nn tại Canada, thm chí ngay c lúc ông đã vào trong IDC (Trung tâm giam gi di trú Thái Lan).

bhq1

Nhà hoạt đng Bch Hng Quyn và gia đình ti phi trường International Pearson Airport Toronto, Canada, vào ngày 3/5/2019.

Ông Bạch Hng Quyn nói: "Sau ln tr lphỏng vn lần cui cùng của VOA, cuc sng ca tôi thc s rt khó khăn. Tôi luôn phi chuyn nhà đ tránh s truy bt cũng như vic tìm kiếm gt gao ca an ninh Vit Nam và mt s cnh sát b tha hóa ti Thái Lan. Tôi phi xa gia đình, sng chui li đ làm sao không bị bt đ có than toàn…".

"Sau đó, tôi may mắn được Đi s quán Canada ti Thái Lan phng vn và được IOM khám sức khe và biết được lch đi là ngày 29/5. Nhưng may mn là không biết do h sơ ca tôi vì lý do nguy him, được biết thông tin là bên phía Đi s quán Vit Nam hay thông tin v vic Vit Nam mun trc xut tôi v, nên h sơ ca tôi được nhanh hơn".

"Trong lúc hồ sơ đã hoàn thành và khám sc khe xong, tôi vào IDC. Sau khi vào IDC 3 ngày, phía Đi s quán Vit Nam có vào hi thông tin ca tôi IDC và hi tôi đã đến IDC chưa".

"Sau 1 tuần, là th Ba tun trước, mt người tên Ngc bên Đi s quán Vit Nam đưa giy yêu cu tôi xung gp đ hi thông tin. Nhưng khi va xung gp được chưa đy 1 phút thì phía nhân viên UN ti IDC đưa tôi vào văn phòng UN ti IDC đ làm vic. H hi nhng thông tin liên quan đến vic Đi s quán Vit Nam tìm hiu thông tin ca tôi".

"Đến khi tôi đã vào IDC mà vic Đi s quán Vit Nam và nhng nguy him vn rình rp tôi, thì tôi nghĩ đó là vic (lý do) mà tôi đt chân đến Canada sm như hôm nay".

Blogger Bạch Hng Quyn là người đã thc hin vic đưa thông tin và giúp đ nhng người dân b nh hưởng bi thm ha môi trường bin do công ty Formosa gây ra ti Vit Nam vào năm 2016.

Sau khi bị công an tnh Hà Tĩnh ra lnh truy nã v ti "Gây ri trt t công cng" khi tham gia biu tình cùng vi nhiu người dân hai xã Thch Bng, Thạch Kim, đến UBND Lc Hà vào ngày 3/4/2017, ông đã trn sang Bangkok, Thái Lan, t tháng 5 năm 2017.

Ông là một trong s 50 người được t chc VOICE và VOICE Canada chn bo tr theo chương trình t nn ca chính ph Canada.

Khánh An

*********************

Bạch Hồng Quyền : 'Vui mừng khi đến Canada, bến bờ tự do' (BBC, 03/05/2019)

Bạch Hồng Quyền đã có những chia sẻ mới nhất với BBC sau khi đặt chân đến Canada sáng 3/5.

quyen1

Bạch Hồng Quyền cùng vợ và các con tại sân bay Toronto sáng 3/5 giờ Canada

"Thật sự rất vui mừng đã được đặt chân đến Canada đoàn tụ cùng gia đình. Chặng bay rất dài, nhưng thời gian chờ đợi không là gì khi được đặt chân đến xứ sở tự do, được đoàn tụ cùng gia đình", nhà hoạt động môi trường, 30 tuổi, nói với phóng viên Hà Giang của BBC.

Bạch Hồng Quyền cho biết trước đó đã sống trong sự lo âu, hiểm nguy "phải luôn chuyển nhà để tránh sự truy tìm của an ninh Việt Nam và cảnh sát tha hóa của Thái Lan".

Quyền đang bị truy nã ở Việt Nam về tội "Gây rối trật tự công cộng" khi tham gia cuộc biểu tình ngày 3/4/2017 ở xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh. Anh đã sang tỵ nạn ở Thái Lan từ giữa 2017.

Đại sứ quán Việt Nam tìm cách tiếp cận

Theo quy định của Thái Lan, người tỵ nạn nhập cư bất hợp pháp phải bị tạm giam bốn tuần trong IDC, Trại tạm giam Di trú của Thái Lan, trước khi được phép xuất cảnh sang nước thứ ba.

Quyền cho biết sau khi anh vào IDC được 3 ngày, thì một nhân viên đại sứ quán liên hệ với IDC hỏi về thông tin của anh.

Quyền cho biết, vào thứ Ba tuần trước, người nhân viên tên Ngọc đến đòi làm việc với Quyền.

quyen2

Nghệ sĩ Nam Lộc cùng gia đình Bạch Hồng Quyền tại sân bay Toronto

"Họ hỏi hai-ba câu như, 'Sống trong đó như thế nào', 'Bao giờ được đi Tây', tôi đều trả lời là không biết vì không muốn có gì xảy ra trong lúc tôi ở IDC", Quyền nói.

Và khi nhân viên đại sứ quán Việt nam chưa kịp làm việc với Quyền, thì nhân viên của Liên Hiệp Quốc (UN) đã kéo anh sang văn phòng của UN tại IDC để làm việc.

Trước đó, hồi tháng Hai, nhà báo tự do Trương Duy Nhất đã đột ngột mất tích tại Thái Lan.

"Vì việc anh Trương Duy Nhất đã bị bắt cóc mất tích như vậy và cùng với thông tin có thể tôi sẽ bị dẫn độ về Việt Nam, nên điều này có thể đã thúc đẩy hồ sơ của tôi đi nhanh hơn", Quyền nói.

Cuối cùng Quyền được xuất cảnh sang Canada sau hai tuần bị giam ở IDC. Vợ và các con của Quyền đã sang Canada trước đó.

Cảm ơn những người đã hỗ trợ

Trong khi chờ đợi làm giấy tờ tại phi trường Toronto, Quyền nói "Thật sự, tôi rất cảm ơn mọi người đã luôn quan tâm đến việc của tôi. Có những người lo lắng cho tôi, giờ khi tôi đã đến bến bờ tự do, thì tôi rất cảm ơn những cá nhân tổ chức đã giúp đỡ".

Quyền cho biết giờ gia đình sẽ ở nhà một người bạn nào đó trong vòng một tuần, và sẽ đi tìm thuê nhà, tìm trường cho con đi học, đi tìm việc làm và đi học tiếng Anh.

Cũng có mặt đón Bạch Hồng Quyền tại sân bay là nghệ sĩ Nam Lộc và một số thành viên của tổ chức VOICE.

"Tổ chức VOICE nói chung và VOICE Canada nói riêng đang có những nỗ lực để giúp những đồng bào ở Thái Lan là những thuyền nhân cũ hay tù nhân lương tâm mới hay các nhà họat động bị nguy hiểm đến tính mạng, đồng thời các lãnh đạo tinh thần, tôn giáo bị đàn áp".

quyen3

Bạch Hồng Quyền từng hay đồng hành cùng Hoàng Đức Bình, nhà hoạt động môi trường đã bị kết án 14 năm tù giam

"Cộng đồng Việt Nam tại Canada cũng nhận trách nhiệm nặng nề, phải lo cho họ tất cả từ nhà cửa đến công ăn việc làm và họ đã thỏa mãn các điều kiện đó nên chính phủ Canada vẫn mở rộng cánh cửa", ông Nam Lộc nói.

Ông cho biết, với mỗi đầu người sang định cư diện tỵ nạn ở Canada sẽ cần khoảng 13-14.000 đô la thế chân, bao gồm 3.000-4.000 đô la chi phí vé máy bay, thủ tục, xin visa, và 10.000 đôla để hỗ trợ phòng trường hợp người tỵ nạn này không có công ăn việc làm.

"Trường hợp của Bạch Hồng Quyền nổi bật vì sự nguy hiểm quá rõ ràng và mạnh mẽ. VOICE cảm thấy nếu không đưa ra khỏi Thái Lan thì sẽ bị như Trương Duy Nhất.

"Quyền lại đang có truy nã, và bản án cho nhà hoạt động Hoàng Đức Bình là 14 năm thì bản án cho Bạch Hồng Quyền sẽ còn nhiều hơn.

"Trong tình trạng cấp bách, VOICE đã vận động lên chính phủ Canada để suy xét rằng đây là một trong những người nên được các quốc gia tự do che chở. Công việc rất hữu ích mà bị Cộng sản Việt Nam giá họa vào cái tội để bắt bớ họ.

quyen4

Bạch Hồng Quyền (áo xám, mũ xám, giữa) đứng giữa dòng người dân biểu tình đòi bồi thường thảm họa Formosa tại UBND huyện Lộc Hà hôm 3/4/2017

"Và ngoài ra không thể quên cám ơn sự giúp đỡ của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hợp Quốc, và Chính phủ Thái Lan cho Quyền giấy phép vào IDC và giúp đỡ xuất cảnh".

"Đây là trường hợp khẩn cấp, tương tự như các nhà đấu tranh như luật sư Nguyễn Văn Đài, nhạc sĩ Việt Khang, blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh…" ông Nam Lộc nói.

Bị truy nã ở Việt Nam

Theo báo Dân Trí, Bạch Hồng Quyền, ngày 3/4/2017, lợi dụng việc khiếu kiện đền bù sự cố môi trường biển, "đã cầm đầu kích động khoảng 2.000 người dân ở các xã Thạch Bằng, Thạch Kim mang theo băng rôn, khẩu hiệu, loa thùng kéo đến trụ sở UBND huyện Lộc Hà gây rối ANTT làm cho cơ quan chính quyền huyện bị đình trệ hoạt động từ 8h40' đến 15h15' cùng ngày".

quyen5

Quyết định truy nã đối với Bạch Hồng Quyền

Ngày 29/4/2017, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can. Tuy nhiên, Bạch Hồng Quyền không có mặt tại nơi đăng ký hộ khẩu, nơi đăng ký tạm trú.

Ngày 12/5, Công an tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định "truy nã toàn quốc" với Bạch Hồng Quyền.

Hoàng Đức Bình, một nhà hoạt động môi trường cùng Quyền tham gia cuộc biểu tình hôm 3/4, thì bị bắt giữ và đã bị tuyên án 14 năm tù giam.

*****************

Bạch Hồng Quyền trả lời phỏng vấn RFA ngay khi đặt chân đến Canada (RFA, 03/05/2019)

Nhà hoạt động môi trường vừa đáp chuyến bay đến sân bay Toronto tại Canada vào sáng ngày 3/5. Ngay sau khi về nhà, anh có dành cho RFA buổi phỏng vấn nói rõ hơn về hoàn cảnh của anh trong thời gian qua.

quyen6

Nhà hoạt động môi trường Bạch Hồng Quyền trả lời RFA.

RFA : Trong thời gian 2 tuần lễ ở Trung tâm tạm giữ người nhập cư của Thái Lan (IDC) tại Bangkok anh bị giam chung với ai ? Có những ai đến tiếp xúc ?

Bạch Hồng Quyền : Trong khoảng thời gian 2 tuần tôi bị giam giữ tại IDC, tôi rất may mắn được ở buồng giam của anh Phan Thanh Hiền Sỹ, người bị bắt và giam trong tù IDC 20 năm. Theo luật của IDC, những người đi định cư nước thứ 3 mà nhập cảnh bất hợp pháp ở Thái sẽ phải vào IDC giam giữ ít nhất 4 tuần. Khi tôi vào được 3 ngày bên phía Đại Sứ Quán Việt Nam vào hỏi IDC thông tin của tôi, xem tôi có vào đó chưa và xin thông tin của tôi, cũng như số IDC của tôi khi bị giam tại đây. Sau đó một tuần, vào thứ ba tuần trước, phía Đại Sứ Quán Việt Nam có đưa giấy cho cảnh sát Thái làm việc tại IDC. Cảnh sát Thái mang giấy giống như giấy thăm gặp đưa lên buồng tôi đang bị giam để xuống gặp Đại Sứ Quán Việt Nam.

Khi xuống gặp Đại Sứ Quán Việt Nam tại IDC, gặp được khoảng 1 phút thì nhân viên của UNHCR thường trực tại IDC đưa tôi vào phòng làm việc của UNHCR để hỏi về thông tin tại sao bên Đại Sứ Quán Việt Nam vào đó làm việc và họ gặp tôi để tìm hiểu thông tin gì.

Trong khoảng 1 phút gặp người tên Ngọc, đại diện của Đại Sứ Quán Việt Nam tại Thái Lan, họ hỏi tôi sống ở buồng giam đó thế nào và khi nào đi Tây. Chỉ kịp hỏi 2 câu đó thì nhân viên UNHCR đưa tôi vào văn phòng UNHCR tại IDC.

RFA : Khi anh ở trong IDC, bên ngoài có tin là chính phủ Hà Nội có yêu cầu Thái Lan trục xuất anh về Việt Nam ; anh nghĩ gì về thông tin này ?

Bạch Hồng Quyền : Không chỉ khi tôi vào IDC mới có thông tin bên phía Việt Nam muốn hợp tác với bên Thái Lan muốn đưa tôi về Việt Nam. Những người bạn, những người làm trong các tổ chức nhân quyền đã cho tôi biết thông tin đó trước đó.

Khi vào IDC tôi thật sự lo lắng chuyện có thể bị dẫn độ về Việt Nam. Tôi biết trước là khi bước chân vào đó, tỷ lệ đi định cư nước thứ 3 và bị dẫn độ về Việt Nam là 50/50. Đến khi tôi vào đó, tôi biết được thông tin Đại sứ quán Việt Nam hỏi cảnh sát làm việc tại IDC về thông tin của tôi và sau buổi gặp, tôi có cảm giác chuyện bị dẫn độ về Việt Nam có vẻ nguy hiểm hơn nữa. Tôi thật sự lo lắng.

Đến ngay sau khi Đại sứ quán Việt Nam gặp được 2 ngày thì UN đưa cho tôi thông báo từ IOM lịch đi ngày 2/5. Nếu đúng lịch của tôi mà IOM thông báo là 29/5 tôi mới được đi, nhưng rất may mắn là có thể tôi bị dẫn độ về Việt Nam thì bên phía IOM cũng như UN thúc đẩy nhanh hồ sơ của tôi và tôi được định cư qua nước thứ 3 là Canada và hiện tại tôi đang ở Canada.

RFA : Trước khi được vào IDC anh phải đi tránh như thế nào ; nhất là sau khi công bố thư kêu cứu ?

Bạch Hồng Quyền : Từ ngày 1/3, sau khi cảnh sát Thái tới nhà tìm hiểu về thông tin của tôi thì ngay hôm đó tôi đã phải trốn tránh rồi chứ không phải đến khi thư kêu cứu là ngày 8/3. Thời gian đó tôi phải liên tục chuyển những condo mà tôi thuê để tránh sự truy tìm của phía an ninh Việt Nam cũng như một số cảnh sát bị tha hóa tại Thái Lan.

Khi trốn tránh như vậy thì hoàn cảnh thật sự khó khăn. Đi lại cũng phải tìm cách cải trang để người khác không nhận biết được mình, hay tránh những camera ngoài đường hay những khu trung tâm, đường tàu điện mình đi.

May mắn rằng hiện tại tôi đã đến Canada và tôi được đặt chân đến xứ sở tự do, tôi không phải lo lắng như thời gian đó nữa.

RFA : Hiện thông tin blogger Trương Duy Nhất bị giam ở trại T16, Thanh Xuân Hà Nội được gia đình và thân hữu ông Nhất ở Việt Nam xác nhận, anh nhận định gì về trường hợp ông Nhất bị mật vụ Việt Nam sang tận Thái Lan bắt cóc đưa về Việt Nam ?

Bạch Hồng Quyền : Tiền sử trước đây đã có mật vụ Việt Nam sang tận Berlin bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại giữa trung tâm Berlin như vậy thì việc an ninh Việt Nam đưa người sang một đất nước trong khối ASEAN bắt cóc ông Trương Duy Nhất, một blogger lên tiếng cho những bất công xã hội hay những thông tin nội bộ đấu đá của phía chính quyền Việt Nam thì tôi thấy không có gì bất ngờ.

Qua việc bắt cóc như vậy sẽ ảnh hưởng đến thanh danh cũng như thể diện của một chính thể, một đất nước độc tài. Tôi thấy chính quyền Việt Nam bất chấp tất cả để đạt được mục đích. Qua việc bắt cóc anh Trương Duy Nhất như vậy, tôi thấy tôi trốn tránh để thoát bị bắt cóc và được an toàn đến ngày hôm nay thì đó là cái tôi may mắn hơn anh Trương Duy Nhất, vì anh Trương Duy Nhất không may mắn đã chạy qua đây nộp hồ sơ tị nạn để chờ đi định cư nước thứ ba để được an toàn nhưng bị phía chính quyền Việt Nam bắt cóc như vậy.

RFA : Anh có chia sẻ gì về một số thông tin liên quan những người gặp gỡ ông Trương Duy Nhất khi đến Thái Lan và nộp đơn xin qui chế tỵ nạn tại cơ quan Liên Hiệp Quốc ở Bangkok ?

Bạch Hồng Quyền : Bắt đầu anh Trương Duy Nhất đến Thái Lan thì tôi là người đón anh ở khu vực gần sân bay Donmuong tại Thái. Sau đó tôi có thuê cho anh Trương Duy Nhất một khách sạn gần nhà vì anh mới qua không biết tiếng, anh cũng muốn ở gần tôi có việc gì tôi chạy qua giúp đỡ. Trong khoảng gần một tuần ở khách sạn, tôi có đưa anh Trương Duy Nhất đi nộp hồ sơ tị nạn tại UNHCR.

Ngày đầu anh Nhất đến Thái 20/1, tối hôm đó có trận đấu giữa Việt Nam và Jordan thì anh Nhất có ngồi nhà tôi và xem đá bóng. Sau buổi đá bóng thì anh Cao Lâm, một người giúp những người tị nạn tại Thái Lan có đến nhà tôi. Không biết vì lý do gì anh đến nhưng khi đến anh có gặp anh Trương Duy Nhất. Trong buổi gặp đó vì tôi không tực tiếp có mặt ở đó mà hai người ngồi nói chuyện với nhau về thông tin gì thì tôi không rõ nhưng sau đó có một vài thông tin, hình ảnh anh Trương Duy Nhất gặp những người lạ, mà tôi không biết là ai.

Tôi nghĩ là khá nhiều người gặp anh Trương Duy Nhất ở đây và biết thông tin anh đến Thái Lan. Tôi nghĩ đó là những sơ hở khiến anh Trương Duy Nhất bị bắt cóc tại Thái Lan.

RFA : Mong muốn hiện nay của anh là gì ?

Bạch Hồng Quyền : Mong muốn lớn nhất của tôi hiện nay tôi nghĩ về người bạn đồng hành của tôi là anh Hoàng Bình, người cùng đồng hành với tôi một thời gian khá dài khi đòi quyền lợi cho người dân bị ảnh hưởng do Formosa gây ra tại 4 tỉnh miền Trung ; những người bạn đang đấu tranh tại Việt Nam đang gặp nguy hiểm ; cũng như chị Thúy Nga đang bị giam cầm mà Phú và Tài (con chị Nga) đang phải sống với ba nó một cách thật sự khó khăn. Tình cảm người mẹ dành cho con là quan trọng nhất nhưng phía chính quyền Việt Nam bất chấp bắt và giam giữ chị Thúy Nga để chia lìa tình cảm mẹ con. Thật sự tôi mong muốn họ tiếp tục cố gắng vượt qua những khó khăn hiện tại để đấu tranh cho Việt Nam có dân chủ, nhân quyền.

Tôi cũng không quên những người tị nạn tại Thái Lan tôi đã từng gặp. Có rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn như lúc đầu tôi có nhắc đến trường hợp anh Phan Thanh Hiền Sỹ, người đã bị giam giữ ít nhất 20 năm mà không được qua nước thứ ba, cũng không thể hồi hương vì việc anh làm trước đây đối với chính quyền Việt Nam.

Thật sự tôi mong các tổ chức quốc tế, những nước có thể giúp cho người Việt tị nạn tại Thái Lan bằng cách này hay cách khác có thể giúp đỡ họ để họ được định cư ở nước thứ 3.

Qua đây tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến VOICE, VOICE Canada, Human Rights Watch, UNHCR tại Thái Lan, chính phủ Canada, Đại sứ quán Canada tại Thái Lan, các đài, báo quốc tế đã lên tiếng cho tôi trong thười gian mà tôi tị nạn tại Thái gặp nguy hiểm khoảng 3 tháng trở lại đây. Tôi xin chân thành cám ơn.

RFA : Xin cám ơn anh Bạch Hồng Quyền đã dành cho RFA buổi phỏng vấn hôm nay.

Published in Việt Nam

Chi tiêu quốc phòng Việt Nam tăng cùng các cường quốc quân sự (VOA, 02/05/2019)

Việt Nam chi tiêu nhiu hơn vào vic nâng cp các kh năng phòng v trong năm qua trong bi cnh nhiu cường quc trên thế gii cũng tăng cường chi tiêu cho quân s, dn đu là M, theo thng kê mi nht ca Vin Nghiên cu Hòa bình Thế gii Stockholm.

vn1

Binh lính của lc lượng đc công Vit Nam ti mt cuc diu binh quân s hôm 30/4/2015. Thng kê mi nht ca SIPRI cho thy Vit Nam tăng cường chi tiêu quân s lên 5,5 t USD trong năm 2018.

Chi tiêu quốc phòng ca Vit Nam đt 5,5 t USD vào năm 2018, tăng hơn 500 triu USD so vi năm trước đó, trong bi cnh tranh chp lãnh th vi Trung Quc. D liu ca Vin Nghiên cu Hòa bình Thế gii Stockholm (SIPRI) cho thy mc chi tiêu quân s ca Vit Nam năm 2018 chiếm 2,3% tng sn phm ni đa (GDP).

Năm 2017, Việt Nam chi hơn 4,96 t USD vào quân s, thp hơn mt chút so vi mc chi tiêu 5 t vào năm 2016. Mc chi tiêu năm 2018 ca Vit Nam tăng 76% so vi năm 2009, theo SIPRI.

Mỹ vn tiếp tc dn đu toàn cu vi mc chi tiêu quc phòng là 649 t USD vào năm ngoái và có mc tăng ln đu tiên trong 7 năm qua. Theo thng kê ca vin nghiên cu chuyên cung cp các d liu v xung đt, kim soát vũ khí, và gii tr vũ khí, các quc gia còn lại trong nhóm 5 nước chi tiêu quân s nhiu nht gm Trung Quc (250 t USD), Rp Saudi (67,6 t USD), n Đ (66,5 t USD), và Pháp (63,8 t USD).

Tổng mc chi tiêu ca 5 cường quc trên chiếm 60% chi tiêu cho quân s trên toàn thế gii.

Việt Nam được SIPRI đng xếp hng th 35 toàn cu v mc chi tiêu cho vic tăng cường kh năng quc phòng.

SIPRI ước tính tng chi tiêu quân s trên toàn cu năm 2018 đt 1.822 t USD và là mc tăng 2,6% so vi năm 2017 và 5,4% cao hơn so vi năm 2009.

Viện nghiên cứu này cho biết khu vc Châu Á và Châu Đi dương có mc tăng chi tiêu quân s ln nht trên thế gii, vi mc tăng 46% trong khong thi gian t 2009 và 2018.

Mức tăng này có nguyên nhân chính là t mc tăng chi tiêu quân s ca Trung Quc, theo SIPRI.

"Các căng thẳng gia các nước Châu Á cũng như gia Trung Quc và M là nhng nguyên nhân chính dn đến vic tăng cao liên tiếp trong chi tiêu quân s trong khu vc", Siemon Wezeman, mt nhà nghiên cu cao cp ca chương trình SIPRI AMEX nói trong thông cáo báo chí đăng trên trang web của vin nghiên cu này hôm 29/4.

Việt Nam đã gia tăng chi tiêu quân s đáng k trong nhng năm gn đây và theo d báo ca chuyên viên phân tích Công nghip Quc phòng Châu Á Thái Bình Dương ti HIS Jane’s, Jon Grevatt, chi tiêu quốc phòng ca Vit Nam s tăng lên 6,2 t USD đến năm 2020.

Vào tháng 3 vừa qua, SIPRI cũng đưa ra mt phúc trình v các giao dch vũ khí quc tế, trong đó nói Vit Nam nm trong top 10 nước mua nhiu thiết b quân s nht thế gii.

Trong những năm gần đây, khoảng hơn 80% đơn hàng quân s ca Vit Nam đt mua ca Nga, theo CNN. Vit Nam s dng các khon chi đ hin đi hóa kh năng – đc bit là các đi tu ngm và chiến hm.

Kể t khi Tng thng Barack Obama d b lnh cm vn bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Hà Ni đã có các hp đng mua các thiết b quân s vi M tr giá ti 94,7 triu USD, theo mt ngun tin ca B Ngoi giao M.

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng năm ngoái nói rng "chính sách quc phòng ca Vit Nam là đ bo v đc lp, ch quyn, thng nht, toàn vn lãnh th ca t quc, hòa bình ca đt nước và đóng góp vào hòa bình, n đnh trong khu vc và trên thế gii".

********************

Bạch Hồng Quyền rời Thái Lan sang Canada định cư (RFA, 02/05/2019)

Nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền vừa rời Thái Lan vào tối ngày 2/5/2019 và sẽ đến thành phố Mississauga, Canada vào khoảng 9 giờ sáng ngày 3/5/2019. Ông Đỗ Kỳ Anh, đại diện tổ chức Voice Canada xác nhận với Đài Á Châu Tự Do thông tin này vào chiều ngày 2/5.

vn2

Nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền - RFA edit

Thông cáo báo chí của Voice được đưa trên trang Facebook của tổ chức này hôm 2/5 cũng cho biết ông Bạch Hồng Quyền cùng con trai út là bé Joseph Bạch (6 tháng tuổi) đã lên chuyến bay rời Bangkok vào lúc 10 giờ 40 phút tối ngày 2/5 giờ địa phương.

Voice, một tổ chức phi chính phủ chuyên giúp đỡ người tị nạn, đã vận động chính phủ Canada nhận ông Bạch Hồng Quyền và gia đình gồm vợ và ba con nhỏ. Trước đó vợ ông Quyền là bà Bùi Thu Giang và hai con gái đầu đã được sang Canada vào ngày 16/4/2019.

Bạch Hồng Quyền là nhà hoạt động về môi trường ở Việt Nam và bị chính quyền Việt Nam truy nã với cáo buộc gây rối trật tự công cộng vì những hoạt động phản đối công ty Formosa xả thải ra môi trường biển miền Trung hồi năm 2016.

Vào tháng 5/2017, ông Quyền đã trốn sang Thái Lan và xin tị nạn chính trị.

Hôm 8/3/2019, từ Thái Lan, Bạch Hồng Quyên gửi một đơn kêu cứu tới các cơ quan báo chí và cho biết ông đang ở trong tình trạng hết sức nguy hiểm vì "Tổng cục cảnh sát Thái Lan kết hợp với Đại sứ quán Việt Nam truy lùng ông để "bắt giữ và trục xuất về Việt Nam với mục đích xóa dấu vết ông Trương Duy Nhất đến Thái Lan".

Blogger Trương Duy Nhất của Đài Á Châu Tự Do đã đột ngột mất tích tại Bangkok hôm 26/1/2019 khi đang chờ xin quy chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc. Sau đó, Công an Việt Nam xác định blogger này đang bị giam giữ tại Hà Nội nhưng không cho biết cụ thể blogger này đã bị bắt giữ ra sao và ở đâu. Gia đình blogger cho biết blogger không có ý định tự nguyện trở về Việt Nam. Điều này làm dấy lên những nghi ngờ về khả năng mật vụ Việt Nam kết hợp với cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ blogger Trương Duy Nhất ngay trên đất Thái Lan.

Bạch Hồng Quyền là người đã giúp đỡ blogger Trương Duy Nhất ở Thái Lan, và theo đơn của Bạch Hồng Quyền thì ông là "nhân chứng duy nhất chứng nhận việc ông Trương Duy Nhất đã có mặt tại Thái Lan để xin quy chế tị nạn của Cao ủy Liên hợp quốc UNHCR".

Trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho RFA vào trung tuần tháng 3 vừa qua, Quyền cho biết : "Nếu chính phủ Thái bắt giữ tôi, họ chắc chắn sẽ trao tôi cho phía Việt Nam".

Vì vậy, Bạch Hồng Quyền đã phải lẩn trốn và sống cách xa gia đình trong nhiều tuần từ đó đến nay.

Theo ông Đỗ Kỳ Anh, trước khi rời Thái Lan, Bạch Hồng Quyền đã phải vào Trung tâm tạm giữ người nhập cư của Thái Lan (IDC) ở Bangkok trong 1 tuần theo đúng thủ tục của người tị nạn trước khi được sang định cư ở nước thứ ba là Canada.

Đã có những lo ngại rằng phía Việt Nam sẽ tìm cách thuyết phục Thái Lan trục xuất Quyền về nước. Ông Đỗ Kỳ Anh cho biết : "mặc dù chúng tôi không có thông tin về vấn đề này nhưng chúng tôi cũng rất lo ngại. Trong thời gian Quyền ở IDC thì có thông tin một đoàn của Việt Nam vào IDC. Chúng tôi không biết họ vào làm gì nhưng chúng tôi theo dõi trường hợp của Quyền rất sát".

Theo thông cáo của Voice, Bạch Hồng Quyền nằm trong số 50 người được Voice và Voice Canada chọn bảo trợ theo chương trình tị nạn của chính phủ Canada.

"Sau hai năm nỗ lực, với sự ủng hộ hết lòng của nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm đến nhân quyền, chúng tôi đã thành công trong việc giúp đỡ gia đình ông Quyền được đoàn tụ và định cư tại Canada", thông cáo của Voice viết.

********************

Mỹ đánh thuế chống bán phá giá với cá da trơn nhập từ Việt Nam (VOA, 02/05/2019)

Hai thượng ngh sĩ M Cindy Hyde-Smith và Roger Wicker hôm 1/5 ca ngi phán quyết cui cùng v thuế chng bán phá giá đi vi cá da trơn ca Vit Nam nhp khu vào M.

vn3

Thượng ngh sĩ đng Cng hòa ca M Cindy Hyde-Smith ti mt bui hp Jackson, Mississippi, hôm 27/11/2018. Hà Hyde-Smith ca ngi phán quyết cui cùng ca Cơ quan Thương mi Quc tế nhm áp thuế cao hơn đ chng bán phá giá đi vi cá tra-basa ca Vit Nam nhập vào M.

"Đây là một đng thái s giúp đm bo rng các nhà sn xut cá da trơn ca M có th cnh tranh trên một sân chơi bình đng hơn", hai Thượng nghị sĩ ca đng Cng hòa đi din bang Mississippi nói trong mt thông cáo ra ngày 1/5.

quan Thương mi Quc tế (ITA) tun qua đã đưa ra quyết đnh cui cùng v t l chng bán phá giá đi vi các nhà xut khu cá da trơn Vit Nam. Quyết đnh ca ITA được đưa ra sau khi Thượng nghị sĩ Hyde-Smith, Wicker và sáu thượng ngh sĩ khác bày t nhng lo ngi v vic này vào mùa thu năm ngoái.

ITA cuối cùng nhn thy rng các công ty Vit Nam tiếp tc vi phm lut chng bán phá giá của M và cơ quan này đã áp dng hình pht cao hơn đi vi các công ty xut khu vi phm lut – trong đó có mc pht cao ti 3,87 USD cho mi kg fillet cá da trơn nhp khu, theo thông cáo ca hai thượng ngh s.

Vào tháng 3 vừa qua, B Công Thương Vit Nam đã kêu gọi M xem xét li kết lun ca B Thương mi M (DOC) trong v vic rà soát hành chính v bin pháp chng bán phá giá cá da trơn, còn gi là cá tra-basa, ca Vit Nam, theo Thi báo Kinh tế Vit Nam.

Theo kết lun ca DOC đưa ra hôm 15/3, các doanh nghiệp xut khu cá tra-basa ca Vit Nam s b áp mc thuế chng bán phá giá t 2,39 USD/kg đến 7,74 USD/kg.

VnExpress nhận đnh rng "đây là mc thuế chng bán phá giá áp cho cá tra Vit Nam cao nht t trước đến nay" và Thi báo Kinh tế Vit Nam cho rng mc thuế này "s có tác đng ln ti xut khu cá tra-basa ca Vit Nam sang M".

Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Wicker nói rằng "đây là mt quyết đnh đáng hoan nghênh cho người tiêu dùng M và các nhà sn xut cá da trơn trong nước ca chúng tôi, nhng người nuôi cá cht lượng cao cho các ba ăn ti ca người M".

"Cuối cùng, chúng ta đang chng kiến s phc hi ca mt sân chơi bình đng cho các nhà sn xut cá da trơn ca chúng ta, nhng người đã phi chng li các hot đng thương mi không công bng trong nhiu năm", Thượng nghị sĩ Hyde-Smith nói trong thông cáo. "Quyết đnh ca ITA là tin tt cho các nhà sn xut ca chúng tôi Mississippi và các tiu bang sn xut cá da trơn khác".

Tháng 10 năm ngoái, Thượng nghị sĩ Hyde-Smith đã viết mt bc thư nêu lên mi lo ngi v các hành đng đáng nghi của ITA trong vic đánh giá hot đng bán phá giá ca các công ty Vit Nam xut khu fillet cá da trơn đông lnh sang Hoa Kỳ. Mt quyết đnh sơ b ca ITA ban hành vào tháng 9 ch khuyến ngh các hình pht danh nghĩa đi vi các công ty này. Tuy nhiên, sự quan tâm ca quc hi M v vn đ này đã thúc đy vic điu tra thêm v các hành vi bán phá giá, dn đến hình pht cao hơn được xem xét cho các hành vi vi phm lut, theo thông cáo.

Hai thượng ngh sĩ cho biết hin nay, ch có 13 công ty Vit Nam đáp ứng các tiêu chun an toàn thc phm ca Hoa Kỳ đ có th xut khu cá da trơn vào tiêu th th trường M.

Số liu ca Tng cc Hi quan được Thi báo Kinh tế Vit Nam trích dn cho biết, xut khu hàng hóa ca Vit Nam sang th trường M năm 2017 tăng 8,2% v kim ngch so với năm 2016, đt 41,61 t USD. Trong đó, kim ngch xut khu thu sn ca Vit Nam sang M năm 2017 đt 1,41 t USD.

********************

Malaysia tiêu hủy ngà voi mang bán ở Việt Nam trị giá 3,2 triệu đô (VOA, 02/05/2019)

Chính quyền Malaysia hôm 1/5 đã tiêu hy hơn ba tn ngà voi b các cơ quan thc thi pháp lut đa phương thu gi nhiu nơi.

vn4

Một vụ tiêu hủy ngà voi. (Ảnh minh họa)

Số ngà voi này b thu gi khi đang được vn chuyn ti các th trường Vit Nam và Trung Quc, AP dn li ông Xavier Jayakumar, B trưởng Nước, Đt và Các tài nguyên thiên nhiên, cho biết ti mt bui hp báo.

Ông Xavier nói thêm rằng h đã thu gi 3,92 tn ngà voi và các sn phm làm t ngà voi tr giá 3,2 triu đôla ti các sân bay và cng bin ca nước này.

Theo các quan chức, phn ln s ngà voi này xut x t Châu Phi.

Theo AFP, Malaysia hiện tr thành mt đim trung chuyn và buôn bán ngà voi trái phép.

Việc buôn bán ngà voi b cm trên toàn thế gii k t năm 1989 sau khi s voi Châu Phi gim t mc nhiu triu con gia thế k 20 xung còn khong 600 nghìn vào cui nhng năm 80.

Theo AFP, việc bt gi các b phn cơ th ca các đng vt quý xy ra khá thường xuyên khp Châu Á.

Hồi đu tháng Tư, Singapore hai ln phát hin và thu gi 25 tn vy tê tê ch trong vòng vài ngày.

Published in Việt Nam

Bạch Hồng Quyền đang xem xét đi sang nước khác lánh nạn

Nguồn : VOATiengVietVideo, 13/06/2017

Published in Video

Giới đu tranh trong nước nói riêng và nhng người quan tâm đến vn mnh nước nhà nói chung đang xôn xao trước thông tin Công An Hà Tĩnh phát lnh truy nã nhà hot đng Bch Hng Quyn vào ngày 12/5, sau khi b khi t vi ti danh "Gây ri trt t công cộng" theo Điều 245 Bộ Luật hình sự.

bhq1

Bạch Hng Quyn (Facebook Martha Linh)

Khuyến khích đi tượng b trn ?

Liên quan đến nhng hot đng ca cng đng k t khi đi thm ho môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra Min Trung tháng Tư năm ngoái, Bch Hng Quyn là mt trong nhng nhân vt tích cc và hiu qu nht. Theo báo chí nhà nước, anh b cáo buc "ch mưu, kích đng v 2.000 người dân mang băng rôn, khu hiu đến UBND huyn Lc Hà khiếu ni bi thường thit hi s c môi trường bin trong hôm 3/4/2017".

Trước đó, ngày 12/4/2017, Cơ quan Cnh sát Điu tra Công an Hà Tĩnh đã khởi t cái gi là "v án hình s Gây ri trt t công cng và Bt gi người trái pháp lut xy ra ti tr s UBND huyn Lc Hà". Đến ngày 18/4, Công an Hà Tĩnh li khi t b can và ngày 19/4 thì phát lnh "bt b can đ tm giam" đối với nhà hot đng Bch Hng Quyn.

Điều đáng nói là lnh bt anh Bch Hng Quyn li được "ai đó" xì ra cho công chúng gn như ngay sau đy, trong thi gian anh vn công khai đi li Vit Nam. Biết Công an Hà Tĩnh ra lnh bt mình nên anh Quyn đã lui vào hoạt đng bí mt.

Kể t khi Công An Hà Tĩnh ra lnh bt anh Bch Hng Quyn cho đến khi h phát lnh truy nã anh là 23 ngày. Trong thi gian đó, vi mt lc lượng công an hùng hu, li được trang b đ mi phương tin, thiết b hin đi, nhà chc trách hoàn toàn có thể bt được anh bt c lúc nào. Vy nhưng, dường như h li không mun làm thế, mà c c tình "rung cây da kh" và to điu kin cho anh trn đi.

Đâu là lý do ?

Mặc dù đã xy ra hơn mt năm, nhưng đến nay v đi thm ho môi trường Hà Tĩnh vẫn tiếp tc là s kin nóng bng trong dư lun người Vit, đc bit là trong bi cnh nhng người b thit hi chưa được đn bù tha đáng hoc thm chí là chưa được đn bù, còn th phm Formosa Hà Tĩnh thì va được nhà chc trách cho phép vn hành th nghiệm lò cao s 1 và tp đoàn m Formosa thì lên kế hoch rót thêm 1 t USD vào d án. Nghĩa là, Formosa Hà Tĩnh tiếp tc là mt đi him ho quân s - kinh tế - môi trường lơ lng trên đu dân tc, đe do s tn vong ca ging nòi.

Trong bối cnh đó, nhà cầm quyền Vit Nam mt mt mun khi t anh Bch Hng Quyn đ hăm da dân chúng trong v Lc Hà và ngăn nga nhng v vic tương t trong tương lai, mt khác h li s phiên tòa xét x anh Quyn s biến thành "ngày hi non sông", khích đng dân chúng Hà Tĩnh và Nghệ An ni lên.

Theo BBC , trước thông tin anh Quyn b khi t và truy nã, mt s người dân ti huyn Lc Hà t ra bc xúc. Bà Tuyết, ch cơ s đông lnh Anh Tuyết, nói vi BBC : "Ở đây giờ không ch riêng bn thân tôi mà hàng trăm, hàng nghìn [người] s xung đường đng hành cũng anh Quyn".

Anh Bạch Hng Quyn là mt người Công Giáo, mt tôn giáo vi s lượng tín đ khong 7 triu người, ch đng sau Pht Giáo, và đc bit là rt đoàn kết. Nhng năm gn đây, Công Giáo không ch dám đương đu, mà còn tr thành lc lượng đi đu mnh m và kiên quyết nht trước nhà cm quyn Cng Sn Vit Nam. Vic mt người Công Giáo b kết án vì mt vic làm công chính phc v li ích ca cng đng và xã hội s càng khiến h đoàn kết hơn, và không loi tr kh năng s to ra mt làn sóng hip thông ng h anh trong cng đng Công Giáo Vit Nam.

Bên cạnh đó, v xét x chc chn s vp phi s lên án mnh m ca dư lun trong nước và quc tế.

Những gì nêu trên giải thích cho lý do ti sao nhà cm quyn Hà Tĩnh li c dn d, như th to điu kin đ nhà hot đng Bch Hng Quyn nếu mun thì c vic b trn. Khi đó, phong trào đu tranh dân ch Vit Nam mt đi mt biu tượng mà l ra sc lan ta s được nâng lên với bn án mt vài năm tù, còn ni s hãi và tinh thn rã đám thì như nc đc lây lan khp cng đng.

Lê Anh Hùng

Nguồn : VOA, 15/05/2017

Additional Info

  • Author Lê Anh Hùng
Published in Diễn đàn

Cuộc trò chuyện nhanh với Bạch Hồng Quyền sau khi có lệnh khởi tố.

quyen1

Chúng tôi có mặt ở Lộc Hà với mục đích là hướng dẫn người dân làm giấy tờ hồ sơ, nói về quyền của họ theo pháp luật - ảnh do an ninh chụp lén ngày 3/04/2017

Ngày 12/5/2017, Công an Hà Tĩnh đã hai lần đến nhà vợ của anh Bạch Hồng Quyền để đòi công bố lệnh khởi tố "vì gây rối". Tuy nhiên khi gia đình của Quyền yêu cầu được chụp lại văn bản lệnh khởi tố này thì công an từ chối không cho.

bach2

Ảnh chụp lệnh truy nã Bạch Hồng Quyền của công an Hà Tĩnh

Ngay sau đó, chị Linh, vợ của Quyền đã từ chối nghe đọc lệnh, nếu không được giữ lại một bản lệnh khởi tố, cũng như không đồng ý lập biên bản làm việc, khai báo Quyền hiện nay đang ở đâu

Khi một nhân viên công an nói vợ của Quyền đã gọi chồng ra đầu thú, chị Linh đã nói rằng "chồng em không phạm tội gì mà đầu thú". Một nhân viên công an khác, đã nói bằng giọng đầy ý gài bẫy rằng "vậy là em không hợp tác ?".

Được biết, giới truyền thông độc lập trong nước đã truyền đi, rằng lệnh khởi tố Bạch Hồng Quyền được công an Hà Tĩnh phát đi từ ngày 19/4/2017. Tuy nhiên Quyền không có mặt nên công an địa phương sau khi truy tìm không thành công, đã đến nhà vợ của anh để đòi công bố lệnh khởi tố này.

Cuộc trò chuyện này, được thực hiện sau khi có lệnh khởi tố anh Quyền, tại một vùng ở Việt Nam.

---------------------------------------

Tuấn Khanh : Anh nói gì về mình, lúc này ?

Bạch Hồng Quyền : Tôi là thành viên của Phong trào Con đường Việt Nam, với tiêu chí là đi phổ biến các quyền con người, nói với người dân về quyền của mình phải được có trong xã hội.

Ở Lộc Hà, chúng tôi được biết rằng đã hơn gần một năm, người dân lẫn các doanh nghiệp ở đó vẫn chưa nhận được tiền đền bù – dù chính phủ đã nói là nhận được 500 triệu đô la để bù đắp thiệt hại cho người dân. Chúng tôi có mặt ở Lộc Hà với mục đích là hướng dẫn người dân làm giấy tờ hồ sơ, nói về quyền của họ theo pháp luật.

Lâu nay, người buôn bán hay các doanh nghiệp ở huyện Lộc Hà đã tìm cách ra tận trung ương hay các Bộ để chất vấn về tình trạng của mình nhưng không có được câu trả lời nào, thậm chí ngay ở tỉnh Hà Tĩnh cũng vậy. Chúng tôi có mặt ở đó cũng để phản ánh tình trạng này cho mọi người được biết. Công an thì nói chúng tôi đến để kích động người dân, nhưng mục đích của chúng tôi thì chỉ đơn giản như vậy.

Phía truyền thông nhà nước, ngay từ trước khi có lệnh khởi tố, đã nói anh và Hoàng Đức Bình (Phong trào Lao Động Việt) có âm mưu xâm nhập vào Lộc Hà, Hà Tĩnh nhằm tuyên truyền kích động người dân chống phá nhà nước. Nếu là mục đích hợp pháp như anh nói, thì sao chỉ có anh và Hoàng Đức Bình hành động thôi ? Có tổ chức Xã hội Dân Sự nào khác cũng có ý hướng đến Lộc Hà như vậy không ?

Ở Việt Nam thì có nhiều tổ chức Xã hội Dân sự có hoạt động yểm trợ người dân như vậy. Nhưng để đến được điểm nóng như ở Lộc Hà, hay nhiều nơi khác ở Hà Tĩnh, không phải ai cũng có điều kiện tiếp cận được.

Tôi là một người Công giáo. Khi nhìn thấy những điều bất công và người dân cần phải được giúp đỡ - đặc biệt là trong số đó có nhiều người Công giáo – tôi thấy mình có trách nhiệm phải giúp đỡ mọi người.

Tuấn Khanh : Khó tiếp cận theo ý anh Quyền là sao ? Có sự ngăn trở nào với các nhóm Xã hội Dân sự trong việc đến và giúp người dân bị nạn bởi thảm họa Formosa ? Người dân đã ở trong tình trạng như thế nào mà các nhóm Xã hội Dân sự cần tiếp cận giúp đỡ ?

Bạch Hồng Quyền : Bất kỳ ai theo dõi sự kiện, đặc biệt qua facebook của anh Hoàng Đức Bình, thì sự kiện xảy ra ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh cách đây vài tháng, người dân đã kéo nhau ra Ủy ban nhân dân thi xã Kỳ Anh để đòi chính quyền phải có hành động trong việc bồi thường do Formosa gây ra. Chính quyền đã đối phó bằng cách đưa ra nhiều lực lượng Cảnh sát Cơ động, an ninh chìm… bằng mọi cách để phá cuộc tuần hành này.

Đặc biệt là sự kiện ngày 14/2, khi người dân của 3 xã xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải và Quỳnh Thọ cùng nhau đi đưa đơn kiện Formosa thì chính quyền đã cho đàn áp, đánh đập những người dân đi nộp đơn như vậy. Nếu có theo dõi, mọi người sẽ nhớ là ngay cả linh mục Nguyễn Đình Thục có mặt trong đoàn đi nộp đơn kiện đó cũng đã bị đánh đổ máu. Có mấy chục người bị tấn công, thương tích. Hình ảnh và sự kiện này vẫn còn lưu đầy trên các trang mạng.

Tình hình căng thẳng như vậy, nên việc tiếp cận của các nhóm Xã hội Dân sự cũng không hề dễ dàng.

Tuấn Khanh : Một trong những điểm nhấn của chính quyền gần đây, là đưa nhiều tin tức về việc bắt giữ anh Nguyễn Văn Hóa ở Hà Tĩnh theo điều 258. Theo truyền hình, tội của Hóa là đưa tin về các cuộc biểu tình và đời sống của người dân trong vùng bị thảm họa Formosa, nhưng động cơ là vì tiền. Trước khi những điều xấu nhất có thể diễn ra như với anh Nguyễn Văn Hóa, anh có thể khẳng định rằng hành động của anh và anh Bình có hoàn toàn vì con người, không vì một lý do nào khác ?

Bạch Hồng Quyền : Tôi bước chân vào cùng đoàn tuần hành, là nhằm để đưa tin tức đến cho mọi người. Mọi hình ảnh và thông tin mà tôi chuyển tải với góc độ trung thực nhất để mọi người dân Việt Nam, và cả thế giới, được biết người dân Hà Tĩnh đã đòi quyền lợi của mình như thế nào. Kể cả việc chính quyền đã ngăn cản và đàn áp người dân ra sao.

Tôi khẳng định rằng nếu nay mai này tôi bị bắt, chỉ vì tôi đã hành động để giúp cho người dân hiểu được quyền của mình theo luật pháp, đứng bên họ vì đó là những con người đi đòi công lý chứ không hề là mục đích nào khác như "kích động" hay "vì tiền". Tôi và anh Hoàng Đức Bình hành động theo lý trí và lương tâm của mình, chứ không có một tổ chức hay thế lực nào có thể mua chuộc được chúng tôi cả.

Truyền thông thuộc nhà nước, trong những thời gian gần đây, đặc biệt khi đưa những tin tức về thảm họa môi trường, luôn tìm cách vu khống, bôi nhọ những người đem lại giá trị truyền thông độc lập như chúng tôi. Và đặc biệt với những phóng sự trước khi có lệnh khởi tố cũng chỉ là dọn đường nhằm bắt chúng tôi.

Việc khởi tố hay gây áp lực trên truyền thông như vậy, cũng chỉ khiến người dân hoang mang, sợ hãi hoặc chùn lại con đường đi đòi quyền lợi hợp pháp của mình. Rồi sẽ có một ngày, chúng tôi sẽ đến tận các nơi đó để chất vấn việc đã tạo dựng những điều như vậy với chúng tôi.

(11/05/2017)

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 11/05/2017 (tuankhanh's blog)

Additional Info

  • Author Tuấn Khanh
Published in Diễn đàn

Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa ra quyết định truy nã toàn quốc đối với nhà hoạt động vì xã hội và môi trường Bạch Hồng Quyền vào hôm 12/05/2017, với cáo buộc "kích động biểu tình".

bach1

Nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền. File photo

Báo giới trong nước đưa tin về quyết định truy nã vừa nêu trong cùng ngày. Lệnh truy nã do Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra-Công an tỉnh Hà Tĩnh, Thượng tá Trần Hải Trung ký.

Kích động biểu tình ?

Trước khi ra quyết định truy nã toàn quốc mới đây đối với nhà hoạt động vì xã hội và môi trường Bạch Hồng Quyền, vào ngày 19/4/2017, Cơ quan Cảnh sát Điều tra tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam đối với anh Bạch Hồng Quyền về tội "gây rối trật tự công cộng" và "bắt giữ người trái pháp luật", theo Điều 245 và Điều 123 Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Nếu bị kết tội theo hai điều luật này, anh Bạch Hồng Quyền có thể phải đối mặt với án từ 3 tháng đến 2 năm tù.

Theo cáo buộc của cơ quan chức năng Việt Nam, anh Bạch Hồng Quyền đã cầm đầu, kích động khoảng 2.000 giáo dân ở xã Thạch Bằng và xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà biểu tình, vào ngày 3/4/2017, ở trụ sở của Ủy ban Nhân dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Theo cơ quan chức năng Việt Nam thì người biểu tình lợi dụng khiếu kiện đền bù sự cố môi trường biển do công ty Formosa gây ra hồi đầu tháng Tư năm ngoái để gây rối an ninh trật tự và một cán bộ công an đã bị đám đông bắt giữ.

Chị Linh, vợ của anh Bạch Hồng Quyền cho Đài Á Châu Tự Do RFA biết Công an Hà Tĩnh đến gặp thân nhân của anh Quyền trong hai ngày 10 và 11 tháng 5 để hỏi thông tin anh Quyền đang ở đâu cũng như yêu cầu gia đình khuyên anh Quyền ra đầu thú.

Chị Linh trả lời hiện chồng không có ở nhà và chồng của chị không phạm tội gì mà phải ra đầu thú. Trong khi đó phía Công an Hà Tĩnh cho là chị Linh bất hợp tác.

Vợ của anh Bạch Hồng Quyền nói với RFA :

"Mình thấy rất uất ức về vấn đề này. Hôm đó có đến 7-8 nghìn người mà chỉ có chồng của mình bị khởi tố thôi. Họ đỗ tội cho chồng mình là đi kích động bà con đi biểu tình.

Mình cảm thấy Quyền chỉ là một người quá nhỏ bé trong số 7-8 nghìn người đó. Làm sao một người nhỏ bé như thế có thể đi đến từng người một để thuyết phục 7-8 nghìn người đi biểu tình như thế được ?"

Chúng tôi liên lạc với Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia thành phố Hồ Chí Minh để hỏi về các quy định của luật pháp Việt Nam hiện hành trong việc cơ quan chức năng ra quyết định khởi tố công dân và được ông cho biết :

"Các quy định của pháp luật hiện nay là khi khởi tố một người thì người ta sẽ rất cân nhắc, làm rất cẩn trọng. Tại vì khi khởi tố thì phải đưa ra xét xử.

Quyền chứng minh người đó là tội phạm là do Cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh. Người ta sợ bồi thường vì Luật Bồi thường rất khắt khe. Người bị khởi tố mà sai thì cơ quan và cá nhân đó bồi thường."

Đài RFA cũng trao đổi với một số người dân, ở hai xã Thạch Bằng và Thạch Kim. Những người này đã đi đến Ủy ban Nhân dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh biểu tình vào ngày 3/4/2017 vì đã không nhận được tiền bồi thường thỏa đáng trong sự cố môi trường biển và cho đến thời điểm hiện tại các nạn nhân cũng vẫn chưa nhận được đầy đủ.

Một người dân, không muốn nêu tên, lên tiếng xác nhận :

"Người dân bức xúc thì người ta đi đòi hỏi quyền lợi thôi. Trong đó có cả lương cả giáo chung, không phải riêng một cá nhân ai. Cũng chẳng ai kích động ai cả."

Thực thi quyền công dân

Qua lệnh khởi tố của Công an tỉnh Hà Tĩnh đối với nhà hoạt động vì xã hội và môi trường Bạch Hồng Quyền, những nhà hoạt động trong nước lên tiếng rằng họ chỉ thực thi quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam.

Hiện cộng đồng cư dân mạng bày tỏ sự ủng hộ dành cho nhà hoạt động vì xã hội và môi trường Bạch Hồng Quyền với lời tuyên bố "Bạch Hồng Quyền vô tội".

Công an Hà Tĩnh vào hôm mùng 6 tháng 4 cũng chính thức khởi tố anh Nguyễn Văn Hóa, một thanh niên tích cực lên tiếng và đưa tin lên mạng xã hội về thảm họa Formosa, với tội danh "Lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân", theo Điều 258 Bộ luật Hình sự.

Nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới, 3 tháng 5 năm 2017, khoảng hơn 20 tổ chức nhân quyền và an ninh mạng quốc tế đồng loạt ký tên vào một bản kiến nghị thúc giục chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho anh Hóa vì cho rằng chính quyền Việt Nam đã vi phạm quyền tự do thông tin và phát biểu ý kiến của người dân.

Riêng, anh Bạch Hồng Quyền, thành viên của Tổ chức xã hội dân sự "Con đường Việt Nam’, đã khẳng định với RFA ngay sau khi Công an Hà Tĩnh ra quyết định khởi tố anh rằng việc bắt bớ không làm anh sợ hãi hoặc chùn bước trên con đường anh dấn thân vì xã hội được tốt đẹp hơn.

Hòa Ái, RFA

Nguồn : RFA, 12/05/2017

************************

Bạch Hồng Quyền : "Công an tìm cách bắt giam tôi để ngăn cản thông tin về Formosa" (RFA, 12/05/2017)

bach2

Lệnh truy nã Bạch Hồng Quyền do Thượng tá công an Trần Hải Trung ký. Photo : RFA

Nhà hoạt động xã hội và môi trường Bạch Hồng Quyền cho rằng công an tỉnh Hà Tĩnh đang tìm cách bắt giam anh để ngăn cản việc đưa tin về thảm họa môi trường Formosa đến công chúng.

Nói với Đài Á Châu Tự Do RFA vào đêm ngày 12 tháng 5 qua điện thoại, anh Bạch Hồng Quyền cho biết :

"Cái đó là một bản án sai trái và cố tình gán ghép em hòng bịt miệng em trước dư luận và em không thể về để giúp được người dân."

Ngày 18/4/2017, Cơ quan Cảnh sát Điều tra tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam đối với anh Bạch Hồng Quyền về tội "gây rối trật tự công cộng" và "bắt giữ người trái pháp luật", theo Điều 245 và Điều 123 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Lệnh truy nã toàn quốc đối với anh Bạch Hồng Quyền được công bố rộng rãi trên báo chí vào ngày 12 tháng 5.

Theo cáo buộc của cơ quan chức năng Việt Nam, anh Bạch Hồng Quyền đã cầm đầu, kích động khoảng 2.000 giáo dân ở xã Thạch Bằng và xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà biểu tình, vào ngày 3 tháng 4 năm 2017, ở trụ sở của Ủy ban Nhân dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Theo cơ quan chức năng Việt Nam thì người biểu tình lợi dụng khiếu kiện đền bù sự cố môi trường biển do công ty Formosa gây ra hồi đầu tháng Tư năm ngoái để gây rối an ninh trật tự và một cán bộ công an đã bị đám đông bắt giữ.

Tuy nhiên anh Bạch Hồng Quyền cho rằng cáo buộc này là hoàn toàn không có căn cứ :

"Với cái lệnh bắt đó thì như mọi người biết là hôm 3 tháng 4 có khoảng 8 ngàn người dân ở hai xã Thạch Hà và Thạch Kim lên Ủy ban nhân dân huyện Lộc Hà để đòi quyền lợi.

Bên phía người dân bị thiệt hại do Formosa gây ra thì họ đi đòi quyền lợi. Vụ việc xảy ra tối 2 tháng 4 là công an xã Thạch Bằng và huyện Lộc Hà đã nổ súng bắn vào người dân.

Ngày 3 tháng 4 người dân lên đòi giải quyết vụ nổ súng đó nhưng bên phía chính quyền đã không ra tiếp và giải quyết vụ việc mà bây giờ lại đổ lỗi cho em là người cầm đầu sự việc hôm đó và truy tố em gây rối trật tự công cộng nhưng đó là sai."

Khi được hỏi về khả năng sẽ để công an bắt giữ theo lệnh truy nã, anh Bạch Hồng Quyền cho biết anh vẫn đang cân nhắc :

"Hiện tại em vẫn chưa có quyết định gì chắc chắn vì sự việc công an Hà Tĩnh vẫn cố tình đổ cho em là người kích động vụ việc ngày 3 tháng 4.

Em đang có những bước tiếp theo là làm các đơn kiến nghị và đơn vận động gửi cho các cha giáo phận Vinh để cùng lên tiếng về việc em bị bắt.

Có thể nhờ sức ép đó thì sẽ yêu cầu bên phía chính quyền hủy lệnh bắt và những lệnh đã ra đối với em trong thời gian vừa qua."

Trong các ngày 10 và 11 tháng 5 vừa qua, công an Hà Tĩnh đã đến gặp gia đình anh Bạch Hồng Quyền để tìm cách thuyết phục anh đầu thú, nhưng vợ của anh Bạch Hồng Quyền cho biết anh không có nhà và chị khẳng định anh hoàn toàn không có tội gì mà phải đầu thú.

Additional Info

  • Author Hòa Ái
Published in Diễn đàn