Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình vẫn chịu án 14 năm tù (VOA, 24/04/2018)

Nhà hoạt đng Hoàng Đc Bình vn phi thi hành án tù lên đến 14 năm, sau khi phiên tòa phúc thm hôm 24/4 gi nguyên bn án đã được tòa sơ thm tuyên cách đây 2 tháng rưỡi.

hdb1

Nhà hoạt đng Hoàng Đc Bình ti phiên tòa phúc thm hôm 24/4/2018 Ngh An

Phiên phúc thẩm din ra trong 3 gi vào bui sáng ti tòa án nhân dân tnh Ngh An. Nhà hot đng 35 tui, người đã giúp đ ngư dân mt s vùng Ngh An kin hãng Formosa gây ô nhim môi trường, b y án sơ thm 14 năm tù cho các ti "chng người thi hành công v" và "li dng quyn t do dân ch".

Vụ ô nhim môi trường bin do Formosa x thi xy ra hi cui mùa xuân năm 2016. Nhng ngư dân hai tỉnh Ngh An, Hà Tĩnh b nh hưởng nng n đã có nhiu cuc biu tình phn đi cũng như tun hành đ np đơn kin Formosa.

Ông Bình tham gia một s hot đng này, và tường thut trc tiếp qua mng xã hi đ đưa thông tin đến công chúng.

Công an Việt Nam bắt tạm giam nhà hot đng hi tháng 5 năm ngoái. Phiên tòa xét x sơ thm din ra hôm 6/2 năm nay.

Ông Hoàng Nguyên, em trai nhà hoạt đng, cho VOA biết phn ng ca ông sau phiên tòa phúc thm ngày 24/4 :

"Tôi rất bc xúc v mt phiên tòa rt bt công. Vì anh tôi chỉ có nhim v đu tranh cho môi trường, đu tranh chng Formosa, đu tranh cho quyn con người. Nhưng tòa án ca chính quyn tnh Ngh An đã kết án anh trai tôi bn án rt nng n. Tôi rt phn n".

Báo chí trong nước dn thông tin ca tòa nói vào ngày 14/2/2017, ông Hoàng Đức Bình cùng giáo dân tun hành phn đi Formosa. Theo tài liu ca bên truy t, ông Bình có lúc ngi trên mt xe ô tô con. Ông và lái xe không tuân th "yêu cu", "hướng dn" ca cnh sát giao thông, "gây ách tc giao thông nghiêm trọng" trên quc l 1A.

Vẫn theo tài liu ti tòa, cùng thi gian đó, ông Bình dùng đin thoi tường thut trc tiếp trên mng xã hi Facebook "vi nhng li nói vu cáo, bôi nh" lc lượng công an làm nhim v.

Hội đng xét x cho rng các hành đng ca ông Bình "kích đng, gây ri, chng li lc lượng làm nhim v, gây nh hưởng nghiêm trng đến an ninh trt t", ngoài ra còn "làm mt uy tín" ca công an Ngh An.

Ông Hà Huy Sơn, mt trong hai lut sư bào cha cho nhà hoạt đng, bày t quan đim trên Facebook cá nhân, nói rng c bn án phúc thm ln bn án sơ thm trước đó dành cho ông Bình là "bt công, vi phm t tng".

Về din biến phiên toà, ông Sơn nói tòa "không trình chiếu các video clip din biến s vic" và "chỉ dùng các li khai 1 phía các nhân viên công v là cnh sát giao thông". V lut sư b sung rng đã "không có vic giám đnh v ni dung ca các video clip".

Luật sư bào cha Nguyn Kh Thành cho VOA biết thêm v lp lun ca ông và đng nghiệp nhm bo v ông Bình :

"Tắc nghn giao thông là do mt s người khác, mt s người hiếu kỳ đng đó mà xem. Và xe này [ch ông Bình] ch đu mt bên thôi, bên kia thì đâu có chiếc xe nào, mà tc thì tc toàn b c phía phi và phía trái. Tôi đưa ra bng chứng đó, tôi nghĩ rng lý do tc nghn giao thông là do mt s người hiếu kỳ, ch không phi do chiếc xe ca Hoàng Bình. Thế nhưng cui cùng phía bên tòa h vn không chp nhn".

Luật s Thành cho biết 5 người thân ca ông Bình gm b m, ch gái và hai em trai đã đến đa đim x án nhưng nhân viên an ninh ch cho b m và ch gái vào d phiên tòa. Theo lut sư Thành, do lo ngi xô xát xy ra vi 2 người còn li nên 3 người nhà ông Bình đã quyết đnh không vào tòa.

Ông Hoàng Nguyên, em trai nhà hoạt đng, nói vi VOA v d đnh ca gia đình nhm chng li bn án "bt công" :

"Gia đình chúng tôi sẽ sn sàng vn đng các t chc nhân quyn, kh năng là vn đng các lut sư quc tế đ kin chính quyn Ngh An. Sp ti đây tôi sẽ vn đng các đi s quán các nước đ h lên tiếng giúp gia đình chúng tôi vì chúng tôi rt là cô đơn".

Ông Hoàng Đức Bình là Phó Ch tch Phong trào Lao đng Vit, t chc được thành lp năm 2008 vi mc tiêu giúp người lao đng đu tranh cho các quyền li chính đáng ca h. Chính quyn Vit Nam không công nhn t chc này.

Trước khi b bt, ông Bình và ông Bch Hng Quyn, mt thành viên ca Con Đường Vit Nam, đã giúp đ nhiu hot đng truyn thông cho người dân Ngh An và Hà Tĩnh b nh hưởng bởi v ô nhim bin do hãng Formosa ca Đài Loan gây ra.

Gần cùng thi đim ông Bình b bt, công an Hà Tĩnh đã ra lnh bt và truy nã ông Bch Hng Quyn nhưng cho đến nay h vn chưa thc hin được ý đnh.

Luật sư Nguyn Kh Thành bình lun vi VOA rng trong vòng 6 tháng trở li đây, các tòa án Vit Nam có xu hướng tuyên mc pht tù cao nht đi vi gii hot đng b quy phm các ti liên quan đến an ninh quc gia. Lut sư Thành cho rng chính quyn ngày càng lo ngi v nh hưởng ca các nhà hot đng trong giai đoạn internet có th giúp lan truyn các thông đip ca h rng khp và nhanh chóng.

*******************

Y án 14 năm tù cho nhà hoạt động Hoàng Đức Bình (BBC, 24/04/2018)

Nhà hoạt động dân chủ Hoàng Đức Bình nhận y án 14 năm tù giam trong phiên phúc thẩm ngày 24/4 tại Nghệ An.

hdb2

Nhà đấu tranh dân chủ Hoàng Đức Bình tại phiên sơ thẩm ngày 6/2

Luật sư Hà Huy Sơn, người hỗ trợ pháp lý cho Hoàng Đức Bình trong phiên tòa ngày 24/4, chia sẻ trên Facebook cá nhân ngay sau khi kết thúc phiên tòa :

"Phiên tòa anh Hoàng Đức Bình mở lúc 8 :00 kết thúc lúc 11 :15. Kết quả y án sơ thẩm 14 năm".

"Tôi cho rằng hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm bất công, vi phạm luật tố tụng. Tòa không trình chiếu các video clip diễn biến sự việc. Tòa chỉ dùng các lời khai một phía từ các nhân viên công vụ là cảnh sát giao thông và không có giám định về nội dung của các video clip".

Trong một cập nhật trước đó, luật sư Hà Huy Sơn cho hay ông Bình nói các vết thâm tím ở vùng mắt mà mọi người thấy trong phiên sơ thẩm ngày 6/2 là 'do bị giam cùng buồng tử tù, bị tử tù đánh.'

Hồ sơ của Công an Nghệ An viết : "trong thời gian sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình có tham gia một số tổ chức, hội nhóm. Ngày 25/12/2015, Bình rải tờ rơi tại Thành phố Hồ Chí Minh, bị công an tạm giữ, phạt hành chính. Tuy nhiên anh ta không nộp phạt mà trốn về Nghệ An. Sau khi về Nghệ An, Bình thường xuyên đăng tải, chia sẻ trên facebook cá nhân những thông tin, tài liệu tuyên truyền nói xấu chế độ, cổ vũ phong trào đa nguyên, đa đảng".

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) phát biểu trong một thông cáo gửi đi ngày 24/4 :

"Tội' duy nhất của Hoàng Đức Bình là luôn yêu cầu chính phủ tôn trọng nhân quyền nhưng trong chế độ độc tài độc đảng của Việt Nam thì như vậy đã đủ cho một án tù dài".

"Hà Nội đang bận rộn lấp đầy các nhà tù của mình bằng các tù nhân chính trị trong khi thế giới thì khoanh tay và ngoảnh mặt đi. Việt Nam cần bỏ ngay mọi cáo buộc và thả lập tức Hoàng Đức Bình và các tù nhân chính trị khác, đồng thời cải cách luật pháp để chấm dứt những hành động tương tự trong tương lai".

hdb3

Ông Hoàng Đức Bình từng vận động chống lại Formasa trong vụ việc xả thải chất độc hại gây thảm họa môi trường ở bờ biển miền Trung Việt Nam tháng 4/2016

"Cho đến lúc đó, các đối tác thương mại quốc tế và các nhà tài trợ nên công khai gây áp lực lên Việt Nam để buộc chấm dứt việc tăng cường đàn áp các nhà hoạt động vốn đã khiến nó trở thành một trong những chính phủ có tình trạng lạm quyền tồi tệ nhất Đông Nam Á".

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, hay còn gọi là Hoàng Bình bị xử 14 năm tù giam trong phiên tòa sơ thẩm ngày 6/2 với hai cáo buộc : "Chống người thi hành công vụ" và "Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, công dân".

Thời điểm đó, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã lên tiếng phản đối bản án dành cho ông. Hoa Kỳ tuyên bố 'quan ngại sâu sắc'. Quan chức đặc trách về nhân quyền của Chính phủ Liên Bang Đức, bà Barbel Kofler cũng ra tuyên bố chỉ trích chính phủ Việt Nam.

Hoàng Đức Bình là một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng bị kết án và bỏ tù vì các hoạt động chống lại Formosa, một công ty thép Đài Loan đã thải chất thải độc hại và gây thảm họa môi trường ở bờ biển miền Trung Việt Nam tháng 4/2016.

Ông Bình đồng thời là Phó Chủ tịch Phong trào Lao động Việt, một tổ chức độc lập được thành lập từ năm 2008 để thúc đẩy quyền của người lao động. Tháng 12/2015, công an câu lưu ông Bình sau khi ông phân phát tờ rơi kêu gọi chính quyền cho phép thành lập các công đoàn độc lập.

*********************

Thầy giáo Đào Quang Thực nhập viện vì bị ngược đãi trong tù (RFA, 24/04/2018)

Thầy Đào Quang Thực, một facebooker và là một giáo viên tiểu học về hưu, người bị bắt với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ đã phải nhận viện cấp cứu tại bệnh viện Hòa Bình vào ngày 13 tháng 4 vừa qua do điều kiện sức khỏe ngày càng giảm vì bị ngược đãi trong nhà giam.

hdb4

Ông Đào Quang Thực, facebooker-giáo viên tiểu học về hưu. Facebook của ông Đào Quang Thực

Cô Đào Ngọc Bích Quỳnh Trang, Con gái của thầy giáo Đào Quang Thực vào ngày 23/4/2018 đã xác nhận thông tin này cho RFA :

"Hiện nay bố em vẫn đang trong bệnh viện đa khoa Hòa Bình, nhà không được gặp nhưng chỉ gởi tiếp tế. Bố em cứ kêu đau đầu từng cơn liên tục, huyết áp có dấu hiệu tăng, và đầu đau".

Vẫn theo cô Quỳnh Trang thì thầy Đào Quang Thực sau đó đã được chuyển đến bệnh viện 198 của bộ công an, nhưng gia đình cũng chỉ được gặp thầy Đào Quang một lần vào hôm thứ 7, 21 tháng 4. Từ đó đến nay, thầy Đào Quang Thực đã bị an ninh canh gác tại bênh viện, không cho tiếp xúc với gia đình. Theo cô Quỳnh Trang, vào ngày 22 tháng 4, mẹ cô đã cố gắng đến để xin vào thăm nhưng cũng bị xua đuổi, và chỉ được nghe tiếng thầy Quang Thực nói lớn ra cho biết ông bị ngược đãi ra sao trước khi được chuyển đến bệnh viện cấp cứu điều trị :

"Bố em trong phòng nói rộng ra là 2 tháng đầu tiên lúc bố em vào người ta để cho bố em chết đói chết khát không cho tiếp tế, không cho ăn uống gì cả và 4 điều tra viên liên tục vào hỏi cung và đánh đập bố em".

Ông Đào Quang Thực sinh năm 1960. Ông từng là giáo viên tiểu học suốt 30 năm và hiện đã nghỉ hưu. Vào ngày 5 tháng 10, 2017, cơ quan an ninh điều tra thuộc công an tỉnh Hòa Bình đã ra lệnh bắt tạm giam đối với ông Đào Quang Thực với cáo buộc là hoạt động nhằm lật đổ chính quyền theo điều 79 bộ luật hình sự Việt Nam.

Published in Việt Nam

Nhà hoạt động môi trường Hoàng Đức Bình đã bị kết án 14 năm tù vì cáo buộc Formosa về trách nhiệm trong thảm hoạ môi trường và viết bài chỉ trích chính phủ, một trong những bản án nặng nề nhất đối với người hoạt động. Anh bị bắt ngày 15/5/2017 và bị kết án bởi Toà án Nhân dân huyện Diễn Châu thuộc tỉnh Nghệ An với hai tội danh "chống người thi hành công vụ" và "lợi dụng quyền tự do dân chủ".

amnesty2

Ông Hoàng Đức Bình

Công an bắt nhà hoạt động Hoàng Đức Bình - Nguồn : VOA, 15/02/2017

Bị kết án 14 năm tù giam, Hoàng Đức Bình nhận mức án cao nhất cho hai tội danh tương ứng theo Điều 330 và 331 của Bộ luật Hình sự 2015. Trong phiên sơ thẩm, chính quyền Nghệ an đã sử dụng công an để chặn tất cả các con đường dẫn đến phòng xử án và lực lượng an ninh đã bắt một số người thân của anh khi họ đang đến gần khu vực toà, chỉ có bố mẹ anh được vào trong phòng xử án.

Trong một số trường hợp, Hoàng Đức Bình, phó chủ tịch Phong trào Lao động Việt và là một blogger, đã thực hiện một số live stream và tố cáo lực lượng cảnh sát đã sử dụng bạo lực để đối phó với người biểu tình ôn hoà phản đối Formosa, kẻ đã gây ra thảm hoạ môi trường ở ven biển miền Trung vào tháng Tư năm 2016. Thảm hoạ môi trường do Formosa gây ra đã phá huỷ môi trường và ảnh hưởng tới sinh kế của hàng nghìn người dân địa phương. Hoàng Đức Bình đã hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi Formosa đi tìm công lý và yêu cầu công ty của Đài Loan này phải bồi thường thoả đáng và làm sạch môi trường.

Ngày 15/5/2017, Bình bị bắt khi anh đang đi cùng Linh mục Nguyễn Đình Thục, một nhà hoạt động không mệt mỏi để hỗ trợ nạn nhân của Formosa. Bình đã bị bắt giữ một cách thô bạo. Trong khi bị giam giữ ở tỉnh Nghệ An, Bình được cho là bị ép để nhận tội.

Chính quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp nhiều nhà hoạt động, những người biểu đạt ôn hoà những ý kiến của họ về thảm hoạ môi trường do Formosa gây ra. Bản án 14 năm tù của Hoàng Đức Bình là bản án nặng nề nhất cho một nhà hoạt động.

Hãy viết ngay bằng tiếng Việt, Anh hoặc bằng tiếng mẹ đẻ của bạn để kêu gọi chính quyền Việt Nam :

1/ Ngay lập tức và vô điều kiện phóng thích Hoàng Đức Bình, một tù nhân lương tâm, và xoá bỏ cáo buộc chống lại anh vì Hoàng Đức Bình chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình một cách ôn hoà ;

2/ Trước khi trả tự do cho Hoàng Đức Bình, đảm bảo rằng anh được bảo vệ không bị tra tấn và ngược đãi khác và được phép thường xuyên tiếp cận gia đình và luật sư của mình, và đượcchăm sóc y tế đầy đủ ;

3/ Chấm dứt ngay lập tức mọi hình thức quấy rối, truy tố và trừng phạt những người hoạt động nhân quyền, những người hoạt động một cách ôn hòa.

Vui lòng gửi kiến nghị trước ngày 10/4/2018 tới

1. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Văn phòng Thủ tướng Chính phủ

Email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

2. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm

44 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội,

3. Bộ trưởng Ngoại giao và Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh

1 Tôn Thất Đạm, Ba Đình Hà Nội, Viet Nam

Email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

Đồng thời gửi bản sao cho các đại diện ngoại giao được công nhận tại nước bạn.

Thông tin bổ sung :

Thảm họa Formosa đã trở thành một vấn đề quan tâm lớn của công chúng ở Việt Nam, với nhiều cuộc biểu tình lớn nhất từ trước tới nay cả về tần suất và quy mô. Nhà chức trách đã phản ứng một cách bạo lực đối với nhiều cuộc biểu tình trên toàn quốc vào tháng 5 năm 2016, và vào tháng 10 năm 2016, khoảng 20.000 người đã tham gia một cuộc biểu tình tại Hà Tĩnh. Cảnh sát đã áp dụng nhiều biện pháp bạo lực và vi phạm nhân quyền để ngăn chặn và trừng phạt những người tham gia vào các cuộc biểu tình này. Việc đàn áp này đã dẫn đến một loạt các vụ vi phạm nhân quyền, bao gồm tra tấn và các hình thức xử phạt hoặc trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo hay hạ nhục khác, cũng như vi phạm quyền hội họp, tự do ngôn luận và tự do phong trào.

Thảm hoạ môi trường gây ra bởi việc xả thải của Formosa trong khi chạy thử nhà máy thép được phát hiện lần đầu tiên vào tháng Tư năm 2016, khi có một lượng lớn cá chết ở khu vực ven biển ở tỉnh Hà Tĩnh và một số tỉnh gần đó như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và Ngh An. Có tới 270.000 người - ngư dân và gia đình họ phụ thuộc sinh kế vào việc đánh bắt cá và do vậy cuộc sống của họ đã bị ảnh hưởng bởi cái chết của hàng triệu con cá. Sau cuộc điều tra kéo dài 2 tháng về thảm hoạ này. chính phủ đã xác nhận rằng nhà máy thép của Tập đoàn Formosa, trụ sở tại Hà Tĩnh, đã xả chất thải độc hại vào vùng biển ven bờ. Vào cuối tháng 6 năm 2016, Formosa công khai xin lỗi và thông báo sẽ bồi thường 500 triệu đô la Mỹ, nhưng những người bị ảnh hưởng nói rằng đây là sự bồi thường không đầy đủ cho tác động của thảm hoạ này.

Ngày 29/6/ 2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Quyết định 1880, trong đó nêu rõ cách thức phân bổ bồi thường. Quyết định cho biết chỉ có các nạn nhân từ bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế sẽ được đưa vào kế hoạch bồi thường. Quyết định này được đưa ra vài ngày sau khi 506 khiếu nại đã được đệ trình lên Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh bởi những người tuyên bố đã phải chịu thiệt hại do thảm hoạ Formosa. Vào ngày 5/10/2016, 506 khiếu nại đã bị từ chối trên cơ sở báo cáo rằng các nguyên đơn không đưa ra bằng chứng về thiệt hại vật chất của họ và trên cơ sở tố tụng mà tòa án không được đưa ra quyết định về vụ việc có quyết định ràng buộc đối với cùng một vấn đề đã được thực hiện bởi một cơ quan của chính phủ. Ngày 14/2/ 2017, khoảng 700 người từ tỉnh Nghệ An đã bị cảnh sát đánh đập một cách tàn nhẫn trong khi diễu hành đến Toà án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh để nộp thêm 619 khiếu nại. Tỉnh Nghệ An bị loại khỏi kế hoạch bồi thường của Quyết định 1880.

Ngày 6/2/ 2018, Toà án Nhân dân huyện Diễn Châu cũng đã kết án ông Nguyễn Nam Phong, người lái xe của linh mục Nguyễn Đình Thục, hai năm tù giam vì cáo buộc "chống người thi hành công vụ" theo Điều 330 của Bộ luật Hình sự. Ông bị bắt ngày 28/11/2017 bởi công an tỉnh Nghệ An. Cảnh sát đã cáo buộc ông đã không tuân lệnh của họ để mở cửa xe của mình để cho phép cảnh sát bắt Hoàng Đức Bình.

Bạch Hồng Quyền, một blogger hoạt động chống lại Formosa và là thành viên của tổ chức Con đường Việt Nam cổ suý cải cách ôn hòa bình, bị các nhà chức trách truy đuổi sau khi lệnh bắt giữ được đưa ra vào ngày 12/5/ 2017. Quyền vẫnphải trốn tránh và phải đối mặt với cáo buộc "gây rối trật tự công cộng" vì đã hỗ trợ việc tổ chức một cuộc biểu tình vào ngày 3/4/ 2017 kêu gọi trách nhiệm giải trình và minh bạch liên quan đến thảm hoạ môi trường Formosa. Cả vợ và cha mẹ đều bị nhà chức trách yêu cầu hợp tác để bắt giữ ông.

Nhiều cuộc biểu tình và yêu cầu minh bạch và trách nhiệm giải trình tiếp tục đến năm 2018, các cơ quan chức năng đang đối phó với các biện pháp như đe dọa, sách nhiễu, truy tố, và bạo lực thể xác đối với những người tham gia kháng nghị và tổ chức và đệ trình khiếu nại. Người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động tham gia tổ chức các cuộc biểu tình đang trở thành mục tiêu.

Amnesty International

Nguyên tác : Urgent Action - Maximum prison sentence for anti-Formosa activist, 28/02/2018

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 02/03/2018

Published in Diễn đàn

Hai người phản đối Formosa bị kết án tù (RFA, 06/02/2018)

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình bị kết án 14 năm tù giam và ông Nguyễn Nam Phong bị tòa tuyên phạt 2 năm tù trong phiên xử sơ thẩm sáng ngày 06/02/2018 tại tòa án nhân dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Bên ngoài phiên tòa, hơn chục thân nhân của hai ông cho biết họ đã bị công an hành hung và ngăn cản không cho tham dự phiên tòa được gọi là "công khai".

formosa1

Anh Hoàng Đức Bình, giửa bên phải, và anh Nguyễn Nam Phong, giữa bên trái, tại tòa án tỉnh Nghệ An hôm 6/2/2018 - AP

"Một bản án bất công"

Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu cáo buộc nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, phó chủ tịch của phong trào Lao Động Việt tội danh "chống người thi hành công vụ" và "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 257 và 258 bộ luật hình sự.

Ông Nguyễn Nam Phong là tài xế của linh mục Nguyễn Đình Thục trong đợt đi kiện Formosa vào ngày 14/2/2017 bị kết tội "chống người thi hành công vụ".

Luật sư Hà Huy Sơn nói về những điểm không thuyết phục trong phiên tòa sáng nay là Hội Đồng Xét Xử đã từ chối đề nghị của luật sư và nhà hoạt động Hoàng Đức Bình về việc trưng dẫn và trình chiếu các video clip được dùng làm căn cứ buộc tội hai ông.

Luật sư Hà Huy Sơn nói : "Không có chứng cứ được đưa ra tòa, hay nói cách khác xét xử một cách mặc định chứng cứ thôi. Các luật sư cũng đề nghị trình chiếu các video clip. Anh Hoàng Đức Bình cũng đề nghị tòa án trình chiếu để xem các diễn biến và các clip xem anh nói đúng hay nói sai.

Quan điểm của tôi tại tòa là anh Hoàng Đức Bình không phạm tội lợi dụng tự do dân chủ. Vì chứng cứ là những diễn biến ngày 14/02/2017 không được trình chiếu ra tòa thì không thể có căn cứ xem đâu là sự thật để mà nói anh Hoàng Đức Bình vu khống hay bịa đặt. đó là điều thứ nhất.

Điều thứ hai nói chống người thi hành công vụ thì các lời khai của anh Hoàng Đức Bình và Nam Phong đều nói : hôm đó xe các anh bị nhiều người vây xung quanh bẻ cần gạt, đâm thủng lốp xe, đe dọa đánh nên các anh phải đóng cửa xe là việc tự vệ, phòng vệ chính đáng thôi. Nhưng mà các cơ quan điều tra hôm đó không lập biên bản hiện trường, không vẽ sơ đồ.

Tóm lại, kể cả phạt hành chính cũng không có căn cứ chứ chưa nói đến là truy tố về trách nhiệm hình sự. Chúng tôi cho rằng đó là một bản án bất công, không đúng với pháp luật hiện hành".

Bà Phạm Thị Vạn, mẹ của Hoàng Đức Bình người được vào tham dự phiên tòa, nói :

"Bác rất tự hào, anh Bình thấy mẹ thì cười. Bác cũng không lo sợ gì cả. Anh Bình cũng rất hiên ngang. Bác nói với anh Bình là : con ơi con cứ cố lên. Con có chết cũng đừng sợ. Bác thấy anh Bình cũng bình tĩnh lắm. Anh Phong cũng vậy, bác thấy anh Phong trả lời bình thường, không sợ gì cả".

Bà cũng cho biết trông hai người gầy gò, sức khỏe không đảm bảo. Một bức ảnh trên Báo Nghệ An cho thấy mặt anh Hoàng Đức Bình có dấu hiệu sưng và thâm tím. Chúng tôi không có điều kiện để kiểm chứng liệu có hay không việc anh bị đánh đập trong tù.

Linh mục Nguyễn Đình Thục người đồng hành bên ngoài phiên tòa cũng chia sẻ : các anh trong phiên tòa rất bình tĩnh, tự tin và không đổ lỗi gì cho nhau cả. họ thể hiện được là con người rất vững vàng, và không có sợ hãi hay sự tức giận trong phiên tòa.

Trấn áp mạnh tay bên ngoài phiên tòa

Bên ngoài phiên tòa 12 thân nhân của anh Hoàng Đức Bình bị đánh đập và bắt đưa vào đồn công an thành phố Vinh.

Linh mục Thục cho biết : "Tôi có quay lại đoạn phỏng vấn em Hảo (Hoàng Đức Hảo) em trai ruột của Hoàng Đức Bình. Em bảo rằng nó (công an) giẫm đạp lên người. Nó đem gậy gộc, gậy gắt nó đánh. Có mấy lần em ngất xỉu thì công an gọi bác sĩ đến cấp cứu cho tỉnh rồi lại đập tiếp. Nó thể hiện một hành vi rất man rợ, rất độc ác".

Ông Hoàng Đức Nguyên anh trai của ông Bình cũng là một nạn nhân bị hành hung khi đi tham dự phiên tòa của em trai mình. Ông Nguyên bị đánh vào mặt và đạp nhiều phát vào cạnh sườn và đưa vào đồn công an thành phố Vinh. Tham dự vào việc đánh và bắt ông Nguyên có Trần Đình Quang, an ninh huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Ông kể lại trong nghẹn ngào :

"Có những thằng mặc sắc phục đạp vào cạnh sườn của tôi, lý do là vì tôi không lăn tay, không mở điện thoại, không kí biên bản cho nói. Còn tôi ngồi cách phòng em út của tôi 4-5 phòng, mà tôi cũng nghe tiếng hò hét bọn đòi đập em tôi. Đập em tôi rất đau. em tôi van trời van đất. Lúc đó tôi không thể tưởng tượng, tôi đã chảy nước mắt khi nghe tiếng đánh em tôi, và tiếng van trời van đất. Tôi không thể nói được cái độ tàn nhẫn của công an chế độ cộng sản này được. Hết chỗ nói luôn".

Chúng tôi không liên hệ được với anh Hoàng Đức Hảo vì điện thoại của anh này đã bị công an giật lấy và không trả lại. Có 12 người đã bị đánh đập và bắt đưa vào đồn công an thành phố Vinh và giữ tại đó cho đến sau 12 giờ trưa khi phiên tòa kết thúc mới thả ra.

Vợ ông Nguyễn Nam Phong còn cho biết trước khi phiên tòa diễn ra, công an địa phương đã đến yêu cầu ai có giấy mời thì mới được đi còn những người khác thì không được đi với cái cớ là gây ách tắc giao thông.

Linh mục Nguyễn Đình Thục nhận xét về bản án : "Một bản án quá bất công và tàn ác. Bản án vượt trên sự tưởng tượng của mọi người, kể cả các luật sư cũng không hiểu được là không hiểu sao họ lại dành một bản án quá nặng nề cho hai anh như thế".

********************

Hoàng Đức Bình bị xử 14 năm tù : ‘Chế độ này bất chấp pháp luật’ (VOA, 06/02/2018)

Tòa án tỉnh Nghệ An hôm 6/2 tuyên án 14 năm tù đối với nhà hoạt động vì môi trường Hoàng Đức Bình mà chính quyền Việt Nam cho là đã lợi dụng sự cố ô nhiễm môi trường biển để kích động, tổ chức các cuộc tuần hành, biểu tình phản đối nhà máy Formosa.

formosa2

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình (phải) và Nguyễn Nam Phong tại phiên tòa ngày 6/2/2018.

Trả lời phỏng vấn VOA sau khi dự phiên tòa, ông Hoàng Đức Hòa, thân phụ của nhà hoạt động Hoàng Đức Bình nói rằng đó là một phiên tòa bất chấp pháp luật, kỷ cương.

"Kết quả phiên tòa như thế không thể chấp nhận được. Bình không thể bị kết tội gì cả. Trên đường đi kiện Formosa thì bị bắt cóc và quy cho tội chống người thi hành công vụ. Từ trước đến nay chưa bao giờ gặp một phiên tòa nào như phiên tòa này. Bây giờ cộng sản Việt Nam bất chấp pháp luật, không còn pháp luật kỷ cương nữa".

Hôm 6/2 hãng tin Reuters trích lời ông Hà Huy Sơn, một trong các luật sư bào chữa cho ông Bình, nói "Phiên tòa xét xử không có chứng cứ và không khách quan". Luật sư Sơn nói thêm rằng trước tòa ông Bình khẳng định ông vô tội.

Luật sư Lê Văn Luân hôm 6/2 viết trên Facebook rằng tại phần tranh tụng, các luật sư yêu cầu toà án tiến hành trình chiếu công khai và thẩm tra các chứng cứ buộc tội là 12 video mà cơ quan điều tra thu thập từ facebook "Hoang Binh". Tuy nhiên, toà án từ chối việc công khai các chứng cứ này.

Hãng tin AP hôm 6/2 nói rằng ông Bình đã bị kết tội vì phát trực tiếp các băng video quay cảnh ngư dân bị cảnh sát chặn đường và đánh đập khi đoàn giáo dân khiếu kiện Formosa vào năm ngoái.

Luật sư Sơn, người đã bào chữa nhiều vụ án liên quan đến các nhà hoạt động cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, nhận định rằng bản án nặng như thế có lẽ do cộng đồng quốc tế ít quan tâm đến vụ án này và chính quyền xử án tù cao với tác dụng răn đe.

formosa3

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình bị tuyên án 14 năm tù, ngày 6/2/2018 (Báo Nghệ An)

Sau khi Báo Nghệ An đưa tin về phiên xử Hoàng Đức Bình với vết bầm trên hai mắt, tù nhân lương tâm - nhà hoạt động Chu Manh Sơn viết trên Facebook : "Nhìn qua tấm hình đủ thấy những gì mà anh phải trải qua và chịu đựng".

Báo Nghệ An hôm 6/2 nói ông Hoàng Đức Bình, 35 tuổi, bị tuyên phạt 7 năm tù về tội "Chống người thi hành công vụ" và 7 năm tù về tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, công dân".

Cũng trong vụ án này, một nhà hoạt động khác là Nguyễn Nam Phong, 38 tuổi, bị tuyên phạt 2 năm tù về tội "Chống người thi hành công vụ". Luật sư Sơn nói với Reuters rằng Phong được giảm nhẹ hình phạt vì đã nhận tội, và xin khoan hồng.

Ngày 14/2/2017, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong cùng nhiều người khác đi từ giáo xứ Song Ngọc ở Nghệ An vào Hà Tĩnh để kiện Công ty Formosa vì làm ô nhiễm môi trường biển vào năm 2016.

Báo Nghệ An nói rằng khi đoàn người khiếu kiện đến địa phận xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, thì lực lượng cảnh sát giao thông "ổn định trật tự". Lúc này Bình đang ngồi trên xe đã "xúi dục tài xế là Nguyễn Nam Phong đóng cửa ôtô, không chấp hành hiệu lệnh của lực lượng chức năng".

Truyền thông Việt Nam nói Bình đã lợi dụng sự cố môi trường biển miền Trung và với tư cách Phó chủ tịch "Phong trào Lao động Việt" đã xúc tiến, thành lập "Hiệp hội ngư dân miền Trung" với ý đồ tạo dựng tổ chức ngoại vi, tập hợp lực lượng, lôi kéo giáo dân, ngư dân miền Trung tham gia vào tổ chức ; tìm chọn "hạt nhân" kích động biểu tình, phá rối an ninh trật tự.

Đài Truyền hình Nghệ An nói rằng Hoàng Đức Bình đã nhiều lần cùng một số linh mục cực đoan như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục lôi kéo giáo dân vào tòa án nhân dân Thị xã Kỳ Anh để nộp đơn kiện Formosa, nhưng thực chất là gây rối.

Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong bị bắt vào ngày 15/5/2017.

Tiến Thiện

Published in Việt Nam

Sáng 06/02/2018, Tòa án huyện Diễn Châu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã mở phiên  tòa sơ thẩm xét xử hai nhà hoạt động bảo vệ môi trường phản đối Formosa gây thảm họa ô nhiễm môi trường dọc bờ biển min Trung.

Nghệ An : Tuyên phạt Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong về tội chống người thi hành công vụ

Hai nhà hoạt động phản đi Formosa gây thảm họa môi trường đã bị Tòa án huyện Diễn Châuphtổng cộng 16 năm

Viện kiểm sát huyện Diễn Châu cáo buộc :

Anh Hoàng Đức Bình, phó chủ tịch Phong trào Lao Động Việt tội danh "chống người thi hành công vụ" và "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 257 và 258 Bộ luật hình sự.

Anh Nguyễn Nam Phong, tài xế của linh mục Nguyễn Đình Thục trong đợt đi kiện Formosa vào ngày 14/2/2017, bị kết tội "chống người thi hành công vụ".

Hai nhà hoạt động phản đi Formosa gây thảm họa môi trường đã bị Tòa án huyện Diễn Châu pht tổng cộng 16 năm tù, theo đó :

-Anh Hoàng Đức Bình bị kết án 14 năm tù.

- Anh Nguyễn Nam Phong bị kết án 2 năm tù.

Một bản án quá bất công và tàn ác

Theo RFA, Linh mục Nguyễn Đình Thục người đồng hành bên ngoài phiên tòa cũng chia sẻ : các anh trong phiên tòa rất bình tĩnh, tự tin và không đổ lỗi gì cho nhau cả. Họ đã thể hiện là những con người rất vững vàng, không hề sợ hãi hay để lộ sự tức giận trong phiên tòa.

Linh mục Nguyễn Đình Thục nhận xét về bản án :

"Một bản án quá bất công và tàn ác. Bản án vượt trên sự tưởng tượng của mọi người, kể cả các luật sư cũng không hiểu được là không hiểu sao họ lại dành một bản án quá nặng nề cho hai anh như thế".

Hội đồng xét xử đã từ chối đề nghị của luật sư và nhà hoạt động Hoàng Đức Bình về việc trưng dẫn và trình chiếu các video clip được dùng làm căn cứ buộc tội hai ông trong phiên tòa sáng ngày 06/02/2018.

Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho anh Hoàng Đưc Bình, nói : "Đây là một bản án bất công, không đúng với pháp luật hiện hành".

Bà Phạm Thị Vạn, mẹ của Hoàng Đức Bình, người được vào tham dự phiên tòa kể lại :

Trấn áp mạnh tay bên ngoài phiên tòa

Bên ngoài phiên tòa, những người thân của hai anh Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong bị công an hành hung và ngăn cản không cho tham dự phiên tòa được gọi là "công khai".

Khoảng 10 người đã bị đánh đập, bị bắt đưa vào trụ sở công an thành phố Vinh và giữ tại đó cho đến gần một gi chiều, sau khi phiên tòa kết thúc mới được thả ra.Những người vừa được thả ra này tố cáo :

Trần Quang Thành tổng hợp

Published in Video

Cách đây gần 7 tháng vào ngày 15/5/2017, anh Hoàng Đức Bình, một nhà hoạt đông trong Phong trao Lao động Việt đã bị công an Nghệ An bắt cóc khi đang trên đường cùng bà con ngư dân Nghệ An vào Hà Tĩnh để khi kiện Formosa gây thảm họa ô nhiễm môi trường dọc khắp bờ biển miền Trung.

Ngày 25/01/2018 vừa qua, theo lịch trình tòa án huyện Diễn Châu đưa anh Hoàng Đức Bình ra xét xử về cái gọi là tội "gây rối trật tư công cộng và tuyên tuyên truyền chống phá nhà nước". Nhưng phiên tòa đã đột ngột hoãn lại đến ngày 6/2/2018

Từ Nghệ An, Hoàng Nguyên, em trai anh Hoàng Đức Bình đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành về hoạt động yêu nước của người anh của mình.

Anh Hoàng Nguyên khẳng định đàn áp, bỏ tù người dân lên án Formosa gây thảm hạo môi trường là tội ác của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Nội dung cuộc phỏng vấn như sau, mời quí vị cùng theo dõi :

Anh Hoàng Nguyên trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tieng DanViet Media, 30/01/2018

Published in Video

Tin từ gia đình của nhà tranh đấu vì môi trường Hoàng Đức Bình cho biết, vào cuối tháng 7/2017, công an Nghệ An đã quyết định khởi tố thêm một tội danh nữa với anh. Như vậy cho đến nay, Bình đã bị khép tất cả là 3 tội danh.

hdb2

Hoàng Đức Bình bị khởi tố thêm một tội danh

Theo luật sư Hà Huy Sơn và luật sư Lê Luân, thì Hoàng Đức Bình bị cáo buộc vào điều 257 (chống người thi hành công vụ), điều 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân) và điều 143 (hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản).

Ngày 15/5/2017, anh Hoàng Đức Bình bị một nhóm công an thường phục lẫn sắc phục phối hợp bắt giữ anh bất ngờ, khi anh đang cùng linh mục Nguyễn Đình Thục đi trên đường bằng xe ô tô. Trước đó vào ngày 11/5, một người bạn tranh đấu của anh Bình là Bạch Hồng Quyền cũng bị công an phát lệnh truy nã.

Hoàng Đức Bình là thành viên của phong trào Lao Động Việt, một tổ chức tranh đấu vì quyền lợi người lao động.

Anh Hoàng Đức Hảo, em trai anh Hoàng Đức Bình, có cung cấp thêm một số chi tiết về sự kiện về tội danh thứ ba như sau :

"Cách đây khoảng 3 tuần, vào khoảng giữa cuối tháng 7, hai luật sư đang tham gia bào chữa cho anh Bình là luật sư Hà Huy Sơn và luật sư Lê Luân cho biết, hiện anh Bình đang bị khép vào một tội danh mới là tội cố ý phá hoại tài sản.

Như vậy là anh Bình có 3 tội danh, xét theo điều 257, điều 258 và điều 143. Khi gia đình nghe phía luật sư thông báo đã hết sức ngạc nhiên vì những tội danh như vậy là vô lý, không đúng sự thật.

Nếu xét về điều 257, thì anh Bình chưa hề chống lại chuyện gì. Em biết là anh Bình không hề chống công an, không chống ai cả. Điều 258 lại càng đáng ngạc nhiên vì nếu gọi là lợi dụng quyền tự do dân chủ, thì Việt Nam làm gì có điều ấy mà lợi dụng. Anh Bình chỉ nói lên ý kiến của mình, và trái chiều với nhà nước thôi. Nếu kết tội như vậy thì mơ hồ vô cùng. Còn tội danh 143 là phá hoại tài sản, thì làm gì có chuyện nào như vậy ? Bên chính quyền đưa ra tội danh này thì thật không hiểu nổi".

Hỏi : Nhưng gia đình có hỏi thăm luật sư là dựa vào chứng cứ nào mà phía cơ quan điều tra kết tội Hoàng Đức Bình như vậy ?

Đáp : Hiện các luật sư cho biết họ chưa thể nói gì lúc này do mọi thứ còn đang trong quá trình điều tra. Gia đình cũng có hỏi dự kiến khi nào sẽ xử, phía luật sư cũng nói rằng mọi thứ chắc sẽ còn lâu.

Hỏi : Còn về sức khỏe của anh Hoàng Đức Bình thì như thế nào ?

Đáp : Anh Bình có chứng đau lưng và đau mắt. Nhưng lúc này thì anh vẫn cố được. Còn tinh thần thì anh Bình rất mạnh mẽ và tỉnh táo.

Hỏi : Về phía gia đình của Hoàng Đức Bình thì sao ? Ba mẹ của Bình có hiểu và chia sẻ được công việc của Bình không, hay lo sợ và không muốn Bình đi vào con đường tranh đấu này ?

Đáp : Dạ, không chỉ gia đình mà họ hàng đều đồng ý và ủng hộ anh Bình. Vì rõ ràng mọi họat động của anh Bình chỉ đều nhằm giúp cho người dân trước thảm họa do Formosa gây ra. Đây là việc làm đúng nghĩa của một con người. Mọi người trong gia đình đều biết rõ việc anh Bình làm nên không có gì là lo ngại hay không đồng ý cả.

Hỏi : 3 tội danh như vậy, có người dự đoán có thể là sẽ có mức án rất cao. Trong hoàn cảnh mà các nhà tranh đấu đều bị các mức án rất nặng như Mẹ Nấm, Thúy Nga… thì gia đình của Bình có suy nghĩ gì ?

Đáp : Dạ, những người hoạt động như anh Bình đều đang bị án rất nặng. Gia đình có thấy qua chuyện của Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, chị Trần Thị Nga… và lúc này khi nghe tin anh Bình có thêm tội danh thì mọi người đều hiểu mục đích chính của việc tăng tội danh cũng chỉ là để tạo một mức án cao mà thôi. Mọi người đã nghĩ đến và cũng chấp nhận điều xấu nhất sẽ đến. Bởi họ muốn khép tội ai thì làm. Không có chứng cứ gì thì họ cũng khép tội cho được. Mình có hoảng hốt hay chống lại cũng bằng thừa.

Hỏi : Gia đình còn gặp áp lực nào khác không ?

Đáp : Ngay cả khi anh Bình còn ở bên ngoài và hoạt động cho bà con, thì gia đình đã phải chịu nhiều áp lực từ công an, an ninh… Họ canh nhà thường xuyên, triệu tập hết người này đến người khác rồi kiếm cớ gây sự về việc làm ăn của từng người trong gia đình.

Sau khi anh Bình bị bắt thì cũng vậy. Những ai đến thăm gia đình thì họ cũng đi theo. Gia đình cũng vẫn bị canh trước nhà hay đi lòng vòng quanh nhà dòm ngó, điều tra khiến cho công việc làm ăn, sinh hoạt của gia đình bị khó khăn. Trước đây còn có chuyện Ủy ban tập hợp hội cựu chiến binh, hội phụ nữ để đấu tố gia đình. Nhưng gia đình thì không sợ vì được bà con hàng xóm chung quanh thương mến và ủng hộ. Nhờ vậy mà gia đình có thể vượt qua.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 08/08/2017 (tuankhanh's blog)

Published in Diễn đàn