Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Văn hóa là sản phẩm của loài người

Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về văn hóa, cả nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp. Tuy nhiên, hầu hết các định nghĩa đều thống nhất rằng : Văn hóa là sản phẩm của con người trong suốt quá trình sống, lao động, ứng phó với thiên nhiên, với con người lẫn nhau trong xã hội.

vanhoa1

Tranh vẽ thời kỳ đồ đá (18.000 năm) trong hang động Lascaux, vùng Dordogne, Pháp - Ảnh minh họa

Thật vậy, kể từ thuở hồng hoang, lúc con người còn ở thời kỳ "ăn lông ở lỗ", văn hóa theo đó đã dần xuất hiện, dù lúc đó loài người chưa biết gọi tên.

Biết tạo ra lửa và dùng trong nhiều loại hình sinh hoạt đời sống, kể cả bảo vệ bản thân trước thú dữ, đó là biểu hiện đầu tiên của văn hóa.

Lửa được loài người phát minh từ cách đây khoảng 500.000 năm trước Công nguyên, xuất phát từ thực tế trong cuộc sống khi con người quan sát và nhận biết qua hiện tượng sấm sét. Các loài động vật khác không có khả năng này.

Loài vật nói chung, có thể rất thông minh nhưng chúng không có và không hiểu văn hóa. Ví dụ rõ nhất là trong duy trì bản năng truyền giống. Loài vật không có cảm giác hổ thẹn. Đó là đặc tính văn hóa quan trọng nhất mà chỉ có loài người được "đặc ân". 

Tiếng nói và chữ viết - đặc tính văn hóa thứ hai và đó là đặc tính phong phú nhất của văn hóa - cũng do loài người phát minh ra.

Tín ngưỡng nói chung và tôn giáo nói riêng là một phần của văn hóa. Phạm trù này cũng xuất phát từ đời sống hàng ngày. Con người thuở xưa cần một niềm tin đi liền với sự chở che, bảo bọc từ siêu nhiên, cần sự an ủi, ân cần chia sẻ, giúp đỡ khi đối diện trước những đau khổ trong đời sống, trong những lúc tuyệt vọng nhất mà ngay chính con người cũng không thể là điểm tựa cho nhau.

Theo dòng tiến hóa nhân loại, loài người đã tạo ra văn hóa để phục vụ cho chính mình.

Diverse Talents

Ngay cả trong lãnh vực giải trí, phục vụ cho chính con người sau một ngày làm lụng cực nhọc, những lời ca tiếng hát, câu hò cho đến các lễ hội v.v... hoặc trong ẩm thực, các môn thể thao v.v... tất thảy đều là văn hóa, do con người tạo ra.

Văn hóa (từ chữ La tinh là "Cultus") có nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người" (Wikipedia).

Kể từ đó, dần dần các khái niệm : lương tri, lương tâm, nhân cách, đạo đức v.v... bắt đầu được con người nghĩ đến, nghiên cứu và đúc kết đưa vào các môn học và ứng dụng trong thực tế (dân tộc học, nhân loại học, tâm lý học v.v...).

Văn hóa là cội rễ của giáo dục

Cũng theo sự phát triển ngày càng văn minh hơn, loài người ngày càng tinh tế và sâu sắc để nghĩ đến việc bảo tồn các nét văn hóa cho nhân loại nói chung và cho từng quốc gia, từng địa phương nói riêng.

Ví dụ rõ nhất về việc bảo tồn, người ta chia ra văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.

Văn hóa vật thể, ví dụ Việt Nam đã được UNESCO công nhận : Cố Đô Huế, Hoàng Thành Thăng Long, Phố Cổ Hội An v.v...

Văn hóa phi vật thể, ví dụ Việt Nam đã được UNESCO công nhận : Ca Trù, Hát Xoan, Không Gian Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ, Nhã Nhạc Cung Đình v.v...

Văn hóa không phải hoàn toàn là những sản phẩm tốt đẹp. Bởi có những loại văn hóa đã mai một theo thời gian (ví dụ : văn hóa ăn trầu của người Việt Nam, vừa ngậm cây tăm vừa nói chuyện sau khi ăn v.v...), hoặc bị xóa bỏ (ví dụ : văn hóa kỳ thị chủng tộc hay văn hóa kỳ thị người thuộc LGBTQ+).

Ngay tại Việt Nam có những nét văn hóa địa phương gây ra tranh cãi về mê tín và đạo đức, như : Lễ hội Khai Ấn Đền Trần hay Chém Lợn, Chọi Trâu...

Văn hóa không thể bị chính trị hóa theo cách coi "Đường Kách Mệnh" là "bảo vật quốc gia" [1] như nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã làm. Bởi khái niệm được quốc tế công nhận chỉ là "văn hóa vật thể" và "văn hóa phi vật thể". Thật vậy, ngay cả chỉ trong phạm vi nước Việt Nam, một sản phẩm viết sai chánh tả ngay từ tên tác phẩm là biểu hiện phản văn hóa.

Văn hóa là cội rễ của nhân quyền

Vì không phải hoàn toàn là tốt đẹp, cũng như đứng trước ứng xử văn hóa không phải lúc nào cũng đủ lương tri và lương tâm giữa con người với nhau trong đời sống, trong thiên tai, trong chiến tranh và nhất là trong cách "ăn nói & đối đãi & ứng xử" lẫn nhau, khái niệm Quyền Con người ra đời.

vanhoa3

Bản Tuyên ngôn Quyên Con người và Quyền Công dân của Pháp năm 1789

Hiến pháp Hoa Kỳ ra đời vào năm 1787. Quyền Con người được Hoa Kỳ gọi tên chính thức vào năm 1791, sau khi tu chính án Hiến pháp.

Cho đến lúc bấy giờ, dù Nhân quyền đã "có tên" nhưng người Mỹ vẫn không coi trọng cho lắm, bằng chứng là tình trạng "nô lệ da đen" là một trong các nguyên nhân gây ra nội chiến Bắc - Nam, kéo dài 4 năm, kể từ tháng Tư năm 1861 đến tháng Năm năm 1865. Và cuộc nội chiến chấm dứt cũng chính thức kết liễu luôn "chế độ nô lệ da đen".

Con người vẫn đối đãi với nhau phản văn hóa và vô văn hóa. Đó là hậu quả dẫn đến Đệ nhất Thế chiến và Đệ nhị Thế chiến.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế được biết ra đời vào ngày 10/12/1948.

Bối cảnh Tuyên ngôn Nhân quyền ra đời là sau Đệ nhị Thế chiến. Điều này có nghĩa, loài người nhận ra một thực tế kinh hoàng về văn hóa. Nó đang trở nên thê thảm sau chiến tranh mà cả thế giới lao vào cuộc sinh tử với những điêu tàn và tan hoang xác xơ phủ trùm trên địa cầu.

Loài người nhận ra, chính mình đã gây ra sự xác xơ về văn hóa và cần phải tìm cách cứu vãn cách cư xử giữa con người với con người, sao cho nhân bản hơn - bởi nếu không như vậy, loài người còn thua cả loài vật.

Và kể từ đó, Nhân quyền được đề cập đến, được phổ biến hơn 375 ngôn ngữ, với tinh thần là truyền đạt và giáo dục rộng khắp cho nhân loại hiểu và thực hành Quyền Con người - sống nhân bản (tức là bản chất tốt đẹp của loài người).

Không còn gì hoài nghi khi kết luận văn hóa là cội rễ giúp cho nhân quyền nảy sinh và phát triển.

Vô văn hóa tất phi nhân quyền.

Không thể đấu tranh cho nhân quyền bằng những việc làm và phát ngôn phản văn hóa.

Không thể đòi hỏi quyền tự do ngôn luận mà không dám nhận trách nhiệm. Bởi tính trách nhiệm là biểu hiện rõ nét nhất của văn hóa loài người.

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 01/04/2020 (nguyenngocgia's blog)

[1] https://tuoitre.vn/trung-bay-bao-vat-quoc-gia-duong-kach-menh-va-nhieu-h...

Published in Diễn đàn

Báo Phụ Nữ vào lúc 9 giờ tối ngày 14/3/2020 cho hay, Lê Thanh Liêm - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ký phát hành công văn 905/UB-VX vào chiều ngày 14/3/2020 với nội dung yêu cầu tạm ngưng mọi hoạt động của các rạp chiếu phim, quán bar, game online, điểm massage, karaoke, vũ trường, sân khấu, kể từ 18 giờ ngày 15/3/2020 đến hết ngày 31/3/2020.

viem0

Bệnh nhân đầu tiên mắc dịch viêm phổi [8] được phát hiện vào ngày 17/11/2019, sống tại Vũ Hán - Trung Quốc. Từ đó, đa số mọi người gọi nó là virus Vũ Hán.

Trong văn bản nói trên, người dân biết được, việc yêu cầu ngưng kinh doanh này, xuất phát từ đề nghị của Sở Văn hóa và thể thao thành phố Hồ Chí Minh tại công văn số 1459/SVHTT - VP, được phát hành trước đó một ngày.

Cách đó không lâu, lúc 4 giờ chiều ngày 14/3/2020, trang news.zing.vn cho hay [2] "Chủ tịch UBND quận 1 Nguyễn Văn Dũng vừa ký văn bản gửi Công an quận 1, chủ tịch UBND 10 phường trong quận và các phòng, ban liên quan về việc tạm ngưng hoạt động các cơ sở kinh doanh rạp chiếu phim, massage, karaoke, quán bar, beerclub, vũ trường, điểm vui chơi giải trí tập trung đông người".

Đó là cách quản lý vô pháp, bởi Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là cấp trên của Ủy ban nhân dân Quận 1, lại chạy theo phía sau quyết định của quận.

Tất nhiên, trong tình hình vô cùng hoang mang hiện nay, người cộng sản Việt Nam sẵn sàng bỏ qua hết tất cả những thứ thủ tục, vốn luôn gây phiền hà cho dân từ nền hành chính trì trệ suốt hàng chục năm qua. Luôn luôn và mãi mãi ở đầu môi người cộng sản Việt Nam - trong bất kỳ trường hợp nào - "Nhân Dân" được lôi ra để "bảo vệ" (!). Tuy nhiên, người dân không biết 2 điều quan trọng :

- Sau ngày 31/3/2020, họ có quyền tiếp tục kinh doanh hay lại phải ngóng cổ chờ đợi những "cái lệnh cà giựt" như thế, theo nhịp đập phấp phổng trong con tim của quan chức Cộng Sản, tựa các quyết định cho học sinh - sinh viên nghỉ học được phát hành theo kiểu "vụ mùa" !

- Những mất mát trong suốt nửa tháng trời của chủ doanh nghiệp cũng như nạn thất nghiệp của người làm công ai sẽ gánh chịu cho họ.

Hẳn là câu trả lời người dân nhận được thật tỉnh bơ từ những kẻ nhận lương (và lậu) : "Nhà nước lo sinh mạng cho dân đến như vậy, còn đòi hỏi gì nữa ?". 

Con buôn và cán bộ cộng sản có chung lý tưởng

Trong diễn biến liên quan đến virus Vũ Hán, báo VnExpress xác nhận [3] : "Đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 4 ca nhiễm gồm : "bệnh nhân 32" (từ Anh về) ; 45, 48 (tiếp xúc với bà Đặng Thị Lynh Trang, 51 tuổi - "bệnh nhân 34" ở Bình Thuận) ; "Bệnh nhân 53" là nam, 53 tuổi, quốc tịch Cộng hòa Czech" trong phóng sự ghi nhận tình hình đìu hiu tại phố đi bộ Bùi Viện, sau khi lệnh tạm ngừng kinh doanh ban hành.

Trên trang nhà [4], bà Lynh Trang cho biết, bản thân mình nhận được nhiều "danh hiệu cao quý", trong đó có bằng khen của Thủ tướng vì những gì bà "cống hiến cho cộng đồng Doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận nói riêng và phong trào cả nước nói chung".

Trong một bài báo khác [5], bà Trang thổ lộ : "Muốn thành đạt, người ta phải có mục tiêu, lý tưởng và luôn dốc sức mình để biến mục tiêu trên thành hiện thực, không quản ngại chông gai, gian khó. Nếu không có mục tiêu phấn đấu, con người sẽ rơi vào trạng thái lãng phí năng lực và không thể tỏa sáng được".

Báo Vietnamnet ngày 15/3/2020 cho hay [6], UBND tỉnh Bình Thuận, kêu gọi "người dân vào cuộc" bằng cách cung cấp tất cả những bằng chứng về bà doanh nhân "lý tưởng đầy đầu", do thái độ khai báo gian dối. Người đời tặng cho bà doanh nhân này danh hiệu "Siêu lây nhiễm".

Nguyễn Quang Thuấn - Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương, bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán thứ 21 - với bằng chứng rõ ràng về các căn biệt thự tiền chục tỷ, thẻ VIP đánh golf tiền tỷ, du hí tại nước ngoài ngồi máy bay hạng thương gia với nhiệm vụ rao giảng "tính vô sản" - lý tưởng của người cộng sản ( !).

Đặng Thị Lynh Trang là doanh nhân - một dạo bị chính người cộng sản rẻ khinh với chữ "con buôn", còn Nguyễn Quang Thuấn là cán bộ cộng sản cao cấp.

Một thời, hai giai cấp này thề không đội trời chung, nhưng nay họ có chung "lý tưởng" !

Năm Cam với triết lý "Tiền không phải là tất cả, nhưng người ta có thể làm tất cả vì tiền" trở thành thước đo thành đạt và uy tín đầy mình trong xã hội hiện nay !

Có lẽ, người cộng sản Việt Nam nên đưa triết lý Năm Cam vào giảng dạy cho các lớp học lý luận chính trị từ sơ cấp đến cao cấp, bởi nó dễ dàng thuyết phục tất cả đảng viên và những ai đang "nguyện hiến dâng cả đời cho cách mạng" !

Xuất thân của Năm Cam xứng đáng gọi là "đồng chí" với giai cấp "rũ bùn đứng dậy sáng lòa" mà giờ đây họ đang hối hả giải thích [7] : "Có được thắng lợi này, nguyên nhân hàng đầu là chúng ta có ý chí dám đối mặt với sự thật, bởi vì đại dịch là thực tế khách quan, để sống sót chúng ta chỉ có sự lựa chọn duy nhất phải dám đối mặt với nó, quyết chống lại nó ! ".

Trong khi đó, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lại im lìm

Ngay tại Sài Gòn, cảnh vật vắng lặng hơn, con người rụt rè hơn, làm người ta hồi tưởng lại những năm vừa được... "giải phóng" ! Những con đường trở nên lặng lẽ đến lạ lùng, trải dài trên những vỉa hè, trước đây vốn luôn "xô" người đi bộ xuống lòng đường.

Cho đến nay, Nguyễn Phú Trọng - với cương vị Chủ tịch nước - hoàn toàn im tiếng trước tình hình căng thẳng đang lan rộng cả nước.

Tại khoản 5 điều 88 Hiến pháp quy định quyền hạn Chủ tịch nước là "công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp". Việt Nam hiện nay đã đến lúc phải tuyên bố chưa ?

Lẽ ra trên cương vị Chủ tịch nước, ông Trọng nên xuất hiện để phát ngôn vài ba câu gì đó. Ngớ ngẩn cũng được, chí ít để cho thiên hạ cười cợt mà át đi tâm trạng nơm nớp lo sợ.

Vô trách nhiệm

Bệnh nhân đầu tiên mắc dịch viêm phổi [8] được phát hiện vào ngày 17/11/2019, sống tại Vũ Hán - Trung Quốc. Từ đó, đa số mọi người gọi nó là virus Vũ Hán.

WHO đã chối bỏ điều đó, dù cả thế giới đều biết.

Thế giới từng biết "viêm não Nhật Bản", "cúm Tây Ban Nha", "tả heo Châu Phi" v.v... được đưa vào y văn. Đó là điều bình thường mà Nhật Bản, Tây Ban Nha, Châu Phi v.v... chưa bao giờ tìm cách trốn chạy.

"Có tật giật mình" - câu thành ngữ quen thuộc của người Việt Nam cần được nhắc lại cho Hoàng đế Tập Cận Bình vào lúc này - lúc mà người nhiễm virus Vũ Hán tại Trung Quốc có giảm đi, trong khi tại Hoa Kỳ, Pháp, Đức và đặc biệt tại Ý Đại Lợi dường như đang tăng lên nhanh !

Tại sao nhà cầm quyền Bắc Kinh lại phải để [9] "Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 13/3 triệu đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ để phản đối phát biểu của Bắc Kinh cho rằng quân đội Hoa Kỳ có thể đã mang virus corona tới Vũ Hán" ?

Vu khống là hành vi bỉ ổi của những kẻ vô liêm sỉ. Càng đê tiện hơn, khi một nhà nước mang danh của dân - Cộng hòa nhân dân Trung Hoa - "đủ liêm sỉ" để vu khống một nhà nước khác - đê tiện hơn - bởi vì, chính nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc đang bôi nhọ tận cùng danh dự phẩm giá của người Trung Hoa vô tội, vốn đang căng mình ra chống chọi với thứ dịch bệnh gieo rắc kinh hoàng ngay trên xứ sở 5.000 năm văn hiến của họ !

Thiên hạ không hề lạ lẫm với thói hành xử vô văn hóa như vậy, bởi ngay từ đầu cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, hình ảnh của Tổng thống Donald Trump bị hạ nhục qua những cuộn giấy vệ sinh.

Ngậm máu phun người - chỉ có thể là hành vi của kẻ tiểu nhân

Tiểu nhân nan dưỡng - Khổng Tử nói - tha được thì tha, không thể tha được phải diệt để trừ họa cho nhân loại. Sử sách Trung Hoa còn đó, sao Hoàng Đế Tập Cận Bình không học lấy cho thông ? !.

Cho đến nay, chỉ có IS - tổ chức khủng bố tàn bạo nhất thế giới - dám tự nhận là "Nhà nước". Nhưng chí ít, Abu Barkr al - Baghdadi không chối bỏ trách nhiệm của hắn.

Một "Nhà Nước" với hơn 1,4 tỷ dân chúng - một quốc gia với diện tích hạng 4 thế giới, có nền kinh tế lớn thứ nhì quốc tế, đứng đầu là Tập Cận Bình tại sao phải chối bỏ trách nhiệm đã và đang gây ra "viêm phổi Vũ Hán" ?

Hoa Kỳ từng thừa nhận sai lầm khi để Trung Quốc tham gia vào WTO.

Thỏa thuận thương mại giai đoạn một Hoa Kỳ - Trung Quốc vào ngày 15/1/2020 khó hứa hẹn những gì tốt đẹp hơn cho nền kinh tế phi thị trường đang lụi tàn, bởi :

Lời thề còn đó trơ trơ

Niềm tin phai nhạt lơ thơ tất lòng

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : VNTB, 16/03/2020 (nguyenngocgia's blog)

[1] https://www.phunuonline.com.vn/ubnd-tphcm-yeu-cau-tam-ngung-hoat-dong-tat-ca-rap-chieu-phim-quan-bar-vu-truong-karaoke-tren-toan-thanh-pho-a1405515.html

[2] https://news.zing.vn/quan-1-yeu-cau-tam-dong-cua-tiem-massage-vu-truong-tu-dem-nay-post1059489.html

[3] https://vnexpress.net/thoi-su/pho-bui-vien-sau-lenh-dong-cua-quan-bar-nha-hang-4069416.html

[4] http://minhtrang.binhthuan.vn/ChiTiet-1154--giam_doc_cong_ty_minh_trang_nhan_danh_hieu_doanh_nhan_viet_nam_tieu_bieu_nam_2019__cu%CC%81p_thanh_giong_

[5] https://enternews.vn/index.php/doanh-nhan-dang-thi-lynh-trang-toi-luon-ren-trong-gian-kho-93886.html

[6] https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/dieu-tra-hanh-trinh-nu-doanh-nhan-sieu-...

[7] http://www.viet-studies.net/NguyenTrung/NguyenTrung_DoiMatSuThat.html

[8] https://thanhnien.vn/the-gioi/benh-nhan-covid-19-dau-tien-cua-trung-quoc...

[9] https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-trung-kh%E1%BA%A9u-chi%E1%BA%B...

Published in Diễn đàn

Đứa con bất hiếu

Trần Liễu (1211-1251) là cha của Trần Quốc Tuấn (tức Đức Thánh Trần), có vợ là Thuận Thiên Công Chúa.

bathieu1

Để né tránh tội đại bất hiếu, Hồ Chí Minh và hậu bối vẽ vời ra hình ảnh "anh hùng cứu nước", một trong số đó là cuốn "Vừa đi đường vừa kể chuyện".

Năm 1237, Thái sư Trần Thủ Độ ép Trần Liễu phải nhường vợ mình cho vua Trần Thái Tông - vốn là em ruột của Trần Liễu, dù bà Thuận Thiên đang mang thai ba tháng với Trần Liễu. Đứa bé sinh ra tức là Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang. Vì thân phận đặc biệt, Quốc Khang được vua Trần Thái Tông nhận làm con trưởng song không có quyền kế thừa ngôi vị.

Phẫn uất vì bị cướp vợ, Trần Liễu dấy quân làm loạn, cuối cùng thất bại. Dù được tha tội nhưng quân lính theo ông đều bị giết. Ngoài việc được sống, vua còn cấp cho Trần Liễu đất thái ấp ở Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng và Yên Bang (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh).

Điều đó vẫn không làm Trần Liễu nguôi ngoai, ông quyết tìm những người tài nghệ để dạy Trần Quốc Tuấn sao cho văn võ song toàn.

Lúc sắp mất, Trần Liễu trăn trối với Trần Quốc Tuấn : Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được.

Trần Hưng Đạo không vì thế mà khắc cốt ghi tâm món nợ không nhắm mắt nổi của cha, bởi đối với Ngài, Tổ quốc trên hết. Sử sách Việt Nam còn ghi rành rành.

Hưng Đạo Đại Vương - nói theo ngôn ngữ xưa - là một "bất hiếu tử".

Không biết có phải vì thế mà chi tiết lịch sử vô cùng quan trọng như vậy, lại không được đưa vào giảng dạy rộng rãi cho học trò cấp 2 hoặc cấp 3 ngày nay (?).

Dù sao đi nữa, không có "bất hiếu tử" Trần Hưng Đạo ngày xưa, chắc chắn không có Việt Nam sau này.

Những đứa con sinh ra trong thời cộng sản

Giờ nói qua về tính hiếu để của người cộng sản Việt Nam.

Truyền thuyết dối lừa về "cha già dân tộc" Hồ Chí Minh được rao giảng ắp lẵm đến tận ngày nay, vẫn không xóa nổi lai lịch bất minh và ám muội của ông ta.

Về mặt chính thức từ truyền thông của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh không có con nối dõi. Theo văn hóa phương Đông, đó là tội bất hiếu của Hồ Chí Minh vào lúc bấy giờ.

Wikipedia cho biết Mạnh Tử nói : "Bất thú vô tử, tuyệt tổ tiên tựtam bất hiếu dã", nghĩa là "Không lấy vợ sinh con, để dòng họ tuyệt tự là 1 trong 3 điều đại bất hiếu của nam nhi".

Để né tránh tội đại bất hiếu, Hồ Chí Minh và hậu bối vẽ vời ra hình ảnh "anh hùng cứu nước", một trong số đó là cuốn "Vừa đi đường vừa kể chuyện".

bathieu01

Hồ Chí Minh và các đại biểu nữ tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, tháng 9/1960 - Ảnh tư liệu

Tính ngoa ngôn không dừng tại đó, báo Tuổi Trẻ [1] trình bày cách dạy hiếu thảo của Hồ Chí Minh, thông qua hồi ký của Nông Thị Trưng :

"Về Pắc Bó đã nửa đêm, anh Đại Lâm, người giữ trạm đầu nguồn đưa chúng tôi đến gặp ông Ké. Đến nơi, anh Đại Lâm thổi sáo, từ trên thác có thang tre thả xuống. Bên bờ suối có một cái lán, trong lán, một ông cụ đang ngồi đọc sách. Tôi chắp tay : Cháu chào cụ ạ.

Ông cụ nhìn lên hai mắt rất sáng, ân cần bảo : Cháu đến rồi à, cháu ngồi xuống đây nói chuyện. Cụ bảo hai lần tôi mới dám ngồi. Cụ tỉ mỉ hỏi gia cảnh, rồi khuyên : "Từ nay cháu đã có gia đình lớn là cách mạng, đừng nên luyến tiếc gia đình nhỏ nữa. Cháu có cặm cụi làm ăn cũng không đủ nộp sưu thuế. Mình lấy lại được nước rồi sẽ khác".

Trong đêm khuya, giữa hang tối, tính từ "rất sáng" dành cho cặp mắt con người, lại có vẻ phù hợp với "top 10 loài động vật có đôi mắt độc đáo nhất thế giới" như báo Tiền Phong cho hay [2] vào ngày 17/11/2019. Trong top 10 này, loài Cú đứng hạng 3 và loài Dê đứng hạng 6 - đây là hai loài động vật rất quen thuộc với loài người.

Tuy nhiên, điều để lại băn khoăn rất lớn lại chính là việc Tổ quốc bị mang ra "thế chấp" một cách tàn nhẫn và trần trụi như Hồ Chí Minh trong câu chuyện trên, tức là "công cha nghĩa mẹ" đã bị vứt vào một xó xỉnh nào đó của hang Pắc Bó - nơi ông cụ có "hai mắt rất sáng" đang ở.

Phải chăng, từ cách dạy của Hồ Chí Minh mà dẫn đến đại thảm kịch Cải Cách Ruộng Đất sau này, với cảnh tượng hãi hùng, con cái sẵn sàng đấu cha tố mẹ để chứng tỏ lời dạy của gã phu quét tuyết trở nên trường cửu ?

Từ đó, cái ác lên ngôi không có gì khó hiểu, song nỗi hãi hùng chưa bao giờ chấm dứt khi luân thường đạo lý đảo lộn hoàn toàn từ dạo ấy !

Thật vậy, không còn gì để ngạc nhiên, khi con người ngày càng trở thành con-vật-người suốt hàng chục năm qua, như báo Tuổi Trẻ cho biết [3] : "thật nao lòng khi thử gõ cụm từ "con giết cha, mẹ" trên mạng tìm kiếm, hàng loạt trường hợp sẽ hiện ra đến nhức nhối. Càng nhức nhối hơn khi thấy người phạm tội ác này "rải đều" ở mọi lứa tuổi, từ thiếu niên, thanh niên cho đến trung niên, có kẻ suýt soát tuổi ngũ tuần". 

Ký sinh trùng

Ký sinh trùng là một sinh vật sống trong một sinh vật khác, được gọi là vật chủ. Nó phụ thuộc vào vật chủ để tồn tại. Không có vật chủ, ký sinh trùng không thể sống, phát triển và nhân lên.

Đó có lẽ là tư tưởng xuyên suốt của bộ phim vừa đoạt giải Oscar 2020 của đạo diễn Bong Joon-ho người Hàn Quốc.

Bộ phim lên án những kẻ ăn bám và rỉa rói người khác một cách dai đẳng, không khác loài ký sinh trùng đáng nguyền rủa.

Hơn 50 năm qua, thân xác Hồ Chí Minh vẫn được bảo quản tốt như báo Tuổi Trẻ cho biết [4] vào hôm 29/08/2019, với dự toán ngân sách cho toàn bộ việc quản lý lăng do chính phủ công bố ở mức 318.730 tỷ đồng trong năm 2016 mà trang luatkhoa.org tìm thấy [5].

Trong khi đó, báo Đời Sống Pháp Luật cho biết [6] nước Nga vào năm 2016, lần đầu tiên tiết lộ chi phí bảo quản thi hài Lê Nin vào khoảng 200.000 USD, tương đương trên dưới 4,5 tỷ đồng Việt Nam.

Tại sao như vậy ?

Dù đã trên dưới 800 năm, tính từ câu chuyện bất hiếu của Hưng Đạo Đại Vương, người dân Việt Nam cho đến nay vẫn khó vượt qua lý luận của trang báo Sở Hữu Trí Tuệ [7] phát hành ngày 14/12/2019 : "vô luận cha mẹ ra sao, con cái cũng phải yêu thương, hiếu thuận và kính trọng. Một người bất trung bất hiếu, mà làm điều thiện, nói lời nhân nghĩa thì tất cả chỉ là giả dối mà thôi". Người đời cũng biết, khi Hồ Chí Minh đã đứng đầu thiên hạ, ông ta chưa bao giờ nhắc nhở ơn nghĩa sinh thành dưỡng dục từ cha mẹ, dù chỉ một lời.

Tiền bạc chỉ là phù du - người đời thường nói. Do vậy, xem ra mức tiêu tốn hơn 318 tỷ/năm cũng xứng với vị "cha già" dành riêng cho "dân tộc cộng sản Việt Nam" !

Dịch Covid-19 đang cướp mất hàng ngàn tỷ đồng cùng hình ảnh thành phố Hà Nội tối đen giữa giờ trưa và ruộng khô nứt nẻ bên nhánh lúa gục chết ở đồng bằng Sông Cửu Long, như lời nhắn gởi không mấy tốt đẹp cho năm 2020, dù lăng tẩm của "cha già dân tộc" vẫn sừng sững như chướng ngại vật bất đắc dĩ mà dân tộc Việt Nam vô phước phải gánh chịu 50 năm qua...

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 04/03/2020 (nguyenngocgia's blog)

[1] https://tuoitre.vn/bac-ho-voi-su-nghiep-giai-phong-phu-nu-245687.htm ?fbc...

[2] https://www.tienphong.vn/cong-nghe/top-10-loai-dong-vat-co-doi-mat-doc-d...

[3] https://tuoitre.vn/cach-nao-diet-tan-goc-toi-dai-nghich-2017121608522410...

[4] https://tuoitre.vn/50-nam-gin-giu-thi-hai-bac-ho-va-nhung-chuyen-bay-gio...

[5] https://www.luatkhoa.org/2019/06/ngan-sach-van-hanh-lang-ho-chi-minh-tuo...

[6] https://www.doisongphapluat.com/tin-the-gioi/lan-dau-tien-tiet-lo-chi-ph...

[7] https://sohuutritue.net.vn/neu-khong-the-bao-dung-duoc-cha-me-moi-long-t...

Published in Diễn đàn
mercredi, 05 février 2020 23:14

"Dân tộc cộng sản Việt Nam" !

Dịch viêm phổi do Coronavirus gây ra và chưa khống chế được, làm dân tình điêu đứng, mệt mỏi và nơm nớp lo sợ, không lường được lúc nào tai ương chụp vào đầu gia đình mình.

dang1

Nhị Lê - Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản và là tác giả bài "Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc" - khao khát Đảng cộng sản Việt Nam, vào một ngày rất gần, số lượng đảng viên không phải 5 triệu mà trở thành trăm triệu !

Như là sự bỡn cợt từ tạo hóa, dịch bệnh ghê gớm này lây lan ngay trong những ngày "dân tộc cộng sản Việt Nam" kỷ niệm 90 năm - Ngày mà "đứa con nòi" mang tên Đảng cộng sản Việt Nam được sinh ra như Nhị Lê - Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản thừa nhận trong bài [1].

Bỏ đảng không còn âm thầm lặng lẽ

Hiện tượng rời bỏ Đảng cộng sản Việt Nam một cách âm thầm được ông Đinh Văn Quế lên tiếng cách đây 8 năm, trong bài [2] "Tự ra khỏi đảng lặng lẽ", khi câu chuyện bà Đặng Thị Hoàng Yến bị phanh phui đã từng là đảng viên nhưng không khai báo.

Em đến nơi này bao điều chưa nói

Lặng lẽ chia xa sao lòng quá vội...

(Hoa Vàng Mấy Độ - Trịnh Công Sơn)

Đặng Thị Hoàng Yến chắc chắn không phải là người đầu tiên [3] "từng bước từng bước thầm" len lén trốn ra khỏi đảng, nhưng lùm xùm xung quanh quá lớn vào lúc bấy giờ đã buộc ông Quế phải lôi ra, tựa như sự phụ bạc tình yêu chung thủy - mà Tố Hữu từng tụng ca :

...Mà nói vậy : "Trái tim anh đó

Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ :

Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều

Phần cho thơ và phần để em yêu"…

Em xấu hổ : "Thế cũng nhiều anh nhỉ !"

Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí...

(Bài ca xuân 61)

Hiện nay, nhiều người không còn dành tình yêu thiêng liêng đến cháy bỏng cho đảng. Tuy nhiên, Bộ Chính trị và Ban chấp hành trung ương Đảng không can đảm nhìn nhận vấn đề một cách trung thực, trong khi luôn đổ cho "thế lực thù địch" là tác nhân chính làm mất danh dự, uy tín mà Đảng cộng sản Việt Nam dày công tích tụ suốt 90 năm qua (!).

Mới đây, ông Nguyễn Đăng Quang tường thuật việc bị xóa tên khỏi danh sách đảng viên theo cách vui mừng [4] như vừa thoát được tai ương vốn phải chịu đựng khá lâu.

Ông Nguyễn Đăng Quang bộc bạch : "Công bằng mà nói, lý tưởng cộng sản đã từng một thời là khao khát và ước vọng của biết bao thế hệ trẻ. Trong thập niên 1960’s và 1970’s, lý tưởng cộng sản đã thôi thúc hàng triệu thanh niên trai tráng, trong đó có tôi, tự nguyện viết đơn xin đứng trong hàng ngũ Đảng cộng sản Việt Nam ! Hồi tưởng lại, niềm tin vào lý tưởng cộng sản thật là trong sáng, nó đã không chỉ lay động trái tim tôi, mà còn sưởi ấm tâm hồn tôi".

Thiển nghĩ, lời trần tình cho thấy ông Quang đã "bừng" nhưng chưa "tỉnh". Bởi chiếc bánh vẽ mang tên "lý tưởng cộng sản" của thời đại "Thép đã tôi thế dấy" chưa được phơi bày như sau này - Thời đại của bùng nổ thông tin với internet.

Trở thành đảng viên không còn là con người tự do

Dù không phải là đảng viên, nhưng là "con nhà nòi" của cộng sản, tôi có thể khẳng định điều đó.

Người cộng sản Việt Nam cần can đảm nhìn thẳng vào hậu quả từ các đảng viên ngày càng suy thoái (mà không cần che giấu) về nhân cách, tư cách, lối sống, trách nhiệm đối với gia đình, dòng họ, sau đó đến với tổ chức đảng, cũng như nơi họ đang sinh hoạt và làm việc. Hệ quả này lan rộng và ăn sâu vào từng cá thể, dần tác động theo hình ảnh "vết dầu loang". Các đảng viên khác nhìn vào đó thấy ê chề, bi quan, chán nản là điều dễ hiểu.

Từ tham nhũng, họ dùng tiền để ăn chơi, bài bạc, cặp bồ, dẫn đến vợ chồng ghen tuông ầm ĩ đưa đầy lên mặt báo trong khi vẫn rao giảng đạo đức. Điều đó trở nên thật lố lăng và dị hợm ! Vì vậy phong trào "Học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" thất bại không có gì khó hiểu.

Những đảng viên cấp thấp sẽ nói gì ? Làm gì ? Góp ý gì ? Phê bình ư ? Hậu quả sau đó ai cũng biết là gì, nếu thực hiện cái gọi là "tính đảng" - Một trong các "tính đảng" quan trọng là đấu tranh với cái xấu, dùng vũ khí "phê và tự phê" để làm đồng chí mình sửa đổi mà tốt lên. Hão huyền ! Pháp luật trở nên vô nghĩa khi "những điều đảng viên không được làm" bị xé toang !

Đảng sinh hoạt hiện nay không khác gì một gia đình, tùy phạm vi, mức độ, đó là một gia đình nhỏ hay lớn mà thôi.

Đã như thế, nếu một đứa con trong gia đình thấy cha, mẹ mình làm sai hay thực hiện tội ác, nó cũng không dám lên tiếng, dù lên tiếng ôn hòa, vì cha hay mẹ của nó sẽ cho rằng nó là "Đứa con bất hiếu".

Đảng cộng sản Việt Nam đã xem các đảng viên như thế, thì đừng trách họ "bỏ đảng chạy lấy người". Hình ảnh này không khác gì đứa con thấy cha, mẹ mình ngày càng lâm vào tội lỗi mà không muốn tiếp tay, buộc nó phải bỏ nhà ra đi là tất yếu.

Đứa con ra đi để giải thoát tâm hồn cho chính nó trước tiên, nó không muốn mọi người xung quanh nhìn nó một cách đầy ghê sợ và tởm lợm. Nó đau đớn. Nó âm ỉ với nỗi đau vì vết thương luôn chực chờ nhức buốt vào những lúc trở trời - tức là những buổi "phê và tự phê", sinh hoạt chi bộ. Nơi đó, thời khắc đó, mọi thói xấu, hủ bại của "đồng chí mình" được xem là cơ hội để "các đồng chí khác" chớp lấy và hành xử theo cách đấu tố quen thuộc, nếu thời cơ đến với họ.

Chắc chắn cảm giác kinh hãi không thể phôi phai khi hình thức đấu tố vẫn hiện diện đầy ắp, dù năm nay đã là năm 2020 của thế kỷ 21.

Dù bất cứ dưới lớp áo nào, khái niệm "đấu tố" vẫn bày ra trọn vẹn tính mông muội và hoang dã. Vâng ! Chính nó làm băng hoại nhân phẩm con người Việt Nam nói chung và người cộng sản Việt Nam nói riêng.

Từ đứa trẻ lọt lòng, mỗi người Việt Nam trở thành công dân trước khi là đảng viên. Có lẽ đó là ý tưởng điên rồ của ông Nhị Lê khi xác quyết "đảng xứng đáng trở thành dân tộc" (!). Nói cách khác, Nhị Lê khao khát Đảng cộng sản Việt Nam, vào một ngày rất gần, số lượng đảng viên không phải 5 triệu mà trở thành trăm triệu. Cũng vì lẽ đó, nhiều người cho là ngớ ngẩn đến mức không thể hiểu nổi.

Cũng từ đó, theo quy trình thoái hóa, từ đảng viên, họ biến thành nô lệ với các khái niệm phổ biến được gọi tên mà bất cứ người dân nào cũng tỏ tường, như : đảng dẫn lối, đảng chỉ đường, đảng là ánh dương, ánh sao, ánh nguyệt v.v... Nói chung, những gì lấp lánh nhất, lung linh nhất, lóng lánh nhất, long lanh nhất đều được gán cho Đảng cộng sản Việt Nam.

Thử hỏi, với "sự huyền diệu" cỡ như thế, các đảng viên làm sao không mụ mị, không đắm đuối đam mê đến mức trở thành nô lệ ?

Con người đã suy thoái trong lớp áo đảng viên như thế đó.

Những đảng viên cấp thấp lại là số đông nhất. Quá trình biến thành nô lệ diễn ra hoàn toàn logic như nó đã và đang diễn ra. Đảng cộng sản Việt Nam là thủ phạm chính.

Đừng trông mong gì ở các nô lệ mà chính Đảng cộng sản Việt Nam đã "sản xuất" ra.

Người đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam đã trở thành "phế nhân" như thế !

Đôi điều đọng lại...

Năm 2020 đánh dấu tròn 25 năm Hoa Kỳ bỏ cấm vận Việt Nam. Cũng từ sự kiện vô cùng quan trọng này, nền kinh tế Việt Nam đón nhận nhiều nguồn vốn từ thế giới với hàng trăm tỳ đô la đổ vào.

Theo dòng vốn tuôn chảy ào ạt, tham nhũng cũng tràn trề lênh láng theo. Có lẽ vì vậy, nhớ lại những năm tháng đói nghèo khi Hoa Kỳ chưa bỏ cấm vận, Hoàng Trung Hải buộc miệng : "Thà là sống nghèo nhưng công bằng và yên bình còn hơn là cuộc sống giàu mà bon chen, không an toàn".

Thật vậy, hơn 25 năm trước, con người Việt Nam không đến nỗi phi nhân tính như sau này. Ai đã lai tạo ra "dân tộc cộng sản Việt Nam", vốn là loài "gần giống con người" như thế (!).

Dù sao "Con người sinh ra để sống, không phải để chuẩn bị sống" - thông điệp nổi tiếng từ tác phẩm "Bác sĩ Zhivago" của nhà văn Nga - Boris Leonidovich Pasternak (1890–1960).

Nhưng người cộng sản mãi và chỉ luôn hứa hẹn một cuộc đời "chuẩn bị sống" cho "dân tộc cộng sản Việt Nam" (!).

Rất tiếc ! Đó chỉ là và mãi là những lời hứa viển vông, hão huyền từ những đêm dài ngập tràn ác mộng !

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 05/02/2020 (nguyenngocgia's blog)

[1] https://baodautu.vn/dang-tu-minh-ngay-cang-xung-dang-tro-thanh-dan-toc-d...

[2] https://plo.vn/thoi-su/chinh-tri/tu-ra-khoi-dang-lang-le-53227.html

[3] Những bước chân âm thầm - Nhạc sĩ Y Vân 

[4] https://baotiengdan.com/2020/02/03/doi-dieu-boc-bach-khi-nhan-quyet-dinh...

[5] https://tuoitre.vn/tha-ngheo-nhung-yen-binh-con-hon-giau-ma-khong-an-toa...

Published in Diễn đàn

Tìm hiểu sự thật về Đồng Tâm !

Thanh Trúc, RFA, 03/02/2020

Kể từ ngày 9/1 đến nay là hai mươi sáu ngày, từ khi một lực lượng cả ba ngàn cảnh sát cơ động, công an đột kích thôn Hoành, xã Đồng Tâm, giết chết cụ ông Lê Đình Kình, bắt giữ hơn 20 người với cáo buộc có hành vi bạo lực, chống đối.

cukinh2

Tiến sĩ Nguyễn Quang A (thứ 2 từ phải qua)đến nhà cụ Kình vào ngày 1/2/2020 - Photo from Nguyen Quang A's facebook

Phía công an cũng có 3 người thiệt mạng, ngay lập tức được chính quyền truy tặng huân chương do đã hy sinh khi thi hành nhiệm vụ.

Tuy nhiên thông tin về Đồng Tâm đến nay được truyền thông Nhà Nước loan đi chỉ một nguồn từ phía Công an Việt Nam.

Một số người mong muốn có được tin tức từ chính những người dân Thôn Hoành, Xã Đồng Tâm đã tìm cách đến để chứng kiến tận mắt sau gần 1 tháng xảy ra sự vụ.

cukinh3

Những người đến thăm nói chuyện với bà Dư Thị Thành (vợ cụ Kình) đeo khăn tang trắngCourtesy of FB Đặng Bích Phượng

Chuyến thăm ngày 1/2/2020 được thực hiện bởi những người từng gửi Đơn Tố Giác Tội Phạm lên Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hà Nội và Cơ Quan Điều Tra Công An thành phố Hà Nội hôm 21/1, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật hình sự của cơ quan chức năng liên quan đến vụ Đồng Tâm.

Chuyến đi không được báo trước , lại phải lên đường từ sớm để tránh bị phát hiện hay bị ngăn chận, là lời tiến sĩ Nguyễn Quang A, ông cho biết tiếp :

"Thực sự chúng tôi đến để thắp hương cho cụ Kình, đó là cái động lực quan trọng. Thứ hai chúng tôi muốn gặp bà con, gia đình những người bị bắt để động viên họ, cho họ cảm thấy không bị lẻ loi. Một mục đích nữa là cũng để tận mắt xem hiện trường như thế nào. Nghe nói gia đình của những người bị bắt vẫn, hằng ngày hay vài ngày một lần, bị triệu tập lên công an để thẩm vấn và bị dọa dẫm. Họ kể lại với chúng tôi và họ rất lo lắng".

Và cũng đến để thực sự thấy Đồng Tâm nói riêng năm nay không có Tết, tiến sĩ Nguyễn Quang A trình bày tiếp :

"Vào đến nhà cụ Kình thì hầu như tất cả người nhà có mặt lúc đấy cũng như nhiều người trong chúng tôi đều òa lên khóc. Nghe bà con kể thì rất là xúc động. Tình cảnh rất khó khăn của các gia đình mà người thân bị bắt, nhất là hai gia đình mà cả vợ chồng bị bắt và trẻ thơ phải nương tựa vào ông bà. Ông bà già cũng bị cú sốc rất mạnh như vậy.

Đến nghĩa trang thắp hương cho cụ chúng tôi thấy ấm lòng một chút vì thấy nhiều vòng hoa chúng tôi cũng ấm lòng một chút là thấy rất nhiều vòng hoa đặt ở mộ cụ".

Thời gian thăm nhau chỉ diễn ra khoảng 2 tiếng, ông Nguyễn Quang A kể tiếp, thế nhưng cảm nhận của mọi người là không khí u uất, tang tóc phủ chụp lên Đồng Tâm chả biết bao giờ mới tan đi. Tuy vậy sau gần một tháng, biện pháp cấm cản đến Đồng Tâm không còn nghiêm nhặt như những ngày trước đây theo trình bày của Tiến sĩ Nguyễn Quang A :

"Chị có hỏi chúng tôi đi có gặp khó khăn gì không. Trước khi đi chúng tôi cũng tính là có thể gặp khó khăn này khó khăn nọ, nên chúng tôi thực sự là cố gắng đi sớm để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra. Suốt dọc đường vào trong làng thì đường đi cũng khó, phải hỏi hai ba chỗ, nhưng các cháu cũng như những người mà chúng tôi hỏi thì họ chỉ rất tận tình. Chỉ độ năm bảy phút cuối cùng ở chỗ nghĩa trang thì chúng tôi thấy một người đàn ông đi vào nhưng đến khoảng giữa đường thì lại quay ra. Không biết đấy là một người bình thường hay một người theo dõi thì chúng tôi không rõ, nhưng từ suốt cả dọc đường đi đến và dọc đường về thì chúng tôi không gặp sự cố nào cả".

cukinh4

Mẹ và hai con nhỏ của Bùi Văn Tiến và Trần Thị Phượng, những người bị bắt giữ ở Đồng Tâm. Courtesy of FB Đặng Bích Phượng

Một người cùng đi trong đoàn là bà Đặng Bích Phượng cũng cho biết tình trạng căng thẳng, lo âu và sợ hãi của người có thân nhân bị giết, bị bắt đi từ ngày 9/1 vừa qua :

"Tôi là người đầu tiên bước vào căn nhà ấy. Thấy có người bước vào là họ nhỏm dậy, vừa cất tiếng chào cái là khóc luôn. Chỉ biết ôm nhau khóc mà không thể nói gì cả.

Lúc trước, cách đây một năm,khi chúng tôi đến thì lúc đó chưa có chế chưa có gì cả. Và lúc này bước vào thì cả một gian nhà trống chỉ có bàn thờ ở đó. Cứ nói đến là khóc. Khi gặp những người mẹ của những đứa con bị bắt, bắt cả hai vợ chồng, nhà toàn bọn trẻ con phải gởi về chỗ ông bà. Những người nông dân ấy, họ không hiểu Pháp Luật lắm đâu, họ chỉ nói câu là "các bác làm thế nào để các chau sớm trở về". Lúc ấy mình chỉ khóc vậy thôi".

Nhóm của tiến sĩ Nguyễn Quang A không phải là những người đầu tiên đến viếng Đồng Tâm. Theo bà Đặng Bích Phượng, trước đó đã có ít người, bằng cách này cách khác, lọt được vào thôn Hoành để nghe ngóng tình hình rồi chia sẻ trên cộng đồng mạng :

"Cứ lác đác thỉnh thoảng từng tốp nhỏ thì họ không thể nào ngăn chặn được, tức là có linh mục Nguyễn Nam Phong này, và trước đó có một chị nick trên Facebook là Lã Minh Luận. Hai chị em đến mà gần như trong tình trạng như là đột kích, vào chớp nhoáng xong rồi về chớp nhoáng bởi nếu ở lâu thì rất có thể là đám an ninh có thể giả dạng côn đồ đến gây sự".

Đường dây viễn liên của RFA không thể nối kết vào máy của Facebooker Lã Minh Luận.

Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong cho hay ít nhất trước ông đã có một người đến thôn Hoành rồi.

Vẫn theo lời ông, đối với rất nhiều người mà ông gặp ở Đồng Tâm hôm 31 tháng Một, chạy mồng Bảy Tết, thì những phát súng vang động giữa đêm, cái chết tức tưởi của cụ Kình và 23 người dân bị bắt đi vẫn còn nguyên vẹn một cú sốc lớn :

"Tôi chỉ nghĩ đơn giản là mình vào xem người ta nói có đúng không. Trước mắt vì tò mò muốn biết sự thật, thứ hai vào để chia sẻ cùng bà con trong đó, đặc biệt có 4 người công giáo cũng bị bắt. Cái chính yếu là còn hơn 20 người bị bắt và đang bị xét về tội giết người. Mình cũng sợ nhưng cái sợ không ngăn được mình phải đi tìm sự thật, điều đó quan trọng hơn.

Thực ra thì bà con ở đó họ sợ lắm, mình vào nhà thờ giáo xứ gặp cha thì cha cũng không có nhà, mình cũng không quen ai trong đó. Sau khi được xác nhận là linh mục thì họ bắt đầu mới chia xẻ nhưng cũng trong sự dè dặt thôi.

Tôi có đến gia đình cụ Kình để thắp hương cho cụ, sau đó tôi cũng đi về vì bà con nói mặc dù chính quyền không còn công khai canh giữ làng nhưng công an mật còn khắp trong làng".

Dù chỉ là một cuộc tiếp xúc chóng vánh, linh mục kể tiếp, ông vẫn cảm nhận được một điều sâu sắc là :

"Người dân cũng chẳng hiểu tại sao lại xảy ra chuyện như vậy, tại sao Nhà Nước lại hành động như vậy. Bởi vì đối với người Đồng Tâm thì xưa nay họ vẫn tin tưởng vào Nhà Nước, gặp ai họ cũng nói là họ tin tưởng vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng của ông Trọng nên là họ cứ phải nói là một sự ngây thơ chính trị. Cho đến hôm bị đánh úp như vậy thì họ ngỡ ngàng, họ không thể hiểu được việc Nhà Nước gây ra cho họ, đặc biệt là việc đã giết ông cụ Kình. Đối với họ là cả cú sốc lớn !".

Nhiều người trong nước, cho tới lúc này, vẫn bị hệ thống tuyên truyền của đảng và chính phủ Hà Nội cáo buộc dân Đồng Tâm là một tập thể manh động, chống phá chính quyền.

Chính vì vậy, theo bà Đặng Bích Phượng, được gặp tận mặt những nạn nhân bị bạo hành ở Đồng Tâm rồi thì ước vọng duy nhất và lớn nhất của bà cùng những người quan tâm là xin các tổ chức xã hội dân sự, các mạng truyền thông lề trái tiếp tục lên tiếng để trong ngoài có thể minh oan cho những người bị bắt ở Đồng Tâm từ ngày 9 tháng Một đến giờ. Chỉ truyền thông đứng đắn, trung thực mới có thể cứu được Đồng Tâm, bà Đặng Bích Phượng kết luận.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 03/02/2020

*********************

Nhìn lại vụ án Đồng Tâm

Nguyễn Ngọc Già, RFA, 01/02/2020

Bệnh viêm phổi cấp tính do virus Corona, xuất phát từ Vũ Hán - Trung Quốc có nguy cơ lan rộng tới Việt Nam - làm dân tình nhốn nháo ngay trong những ngày đón tết Canh Tý - 2020.

Một số ý kiến cho rằng, đại dịch đang hoành hành làm mờ nhạt biến cố Đồng Tâm - vụ án có một không hai về lịch sử dân oan, tính từ 45 năm qua.

cukinh1

Cụ Kình và những mạng người đánh đổi đất Đồng Tâm năm 2017 - Ảnh minh họa

Bốn điểm chủ quan của dân làng Đồng Tâm

Đài BBC ngày 19/1/2020 có bài [1] "Cụ Kình và những mạng người đánh đổi đất Đồng Tâm, ai thắng, ai thua ?" của tác giả Lê Văn Bảy, ông tự giới thiệu đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh.

Bài viết ngoài các căn cứ khác, tác giả dẫn chứng các clip do dân làng Đồng Tâm ghi hình lại, khi tụ họp bàn luận về việc giữ đất mà người trong làng cho rằng, họ có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử để bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của mình.

Cùng với những "khoe khoang" về việc tàng trữ vũ khí, bình gaz v.v.. của người Đồng Tâm. Tác giả Lê Văn Bảy "rùng mình về sự hung hăng của họ" và bày tỏ sự đau đớn, khi hậu quả xảy ra ngoài sức tưởng tượng của nhiều người, kèm theo lời khuyên "đừng bao giờ kích động bạo lực" !

Việc bắt giữ và thả 38 viên công an vào năm 2017, rồi sau đó phía nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, đại diện là Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký cam kết hẳn hòi về việc không khởi tố, cùng tình hình kéo dài gần 2 năm tạm yên ắng, cộng với "quyết tâm cao độ và đoàn kết một lòng" trong làng, cũng như việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật và hoàn toàn tin tưởng vào chủ trương "đốt lò" của Nguyễn Phú Trọng, vâng, cộng dồn tất cả những căn cứ đó, dân làng Đồng Tâm dường như đã bào chế ra "chất kích thích chính danh" cho việc giữ đất của mình, đúng theo khẩu hiệu một thời của Hồ Chí Minh :

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công

Đó là sự chủ quan thứ nhất của dân làng Đồng Tâm với lãnh tụ tinh thần - Lê Đình Kình, phó hội cùng con trai của ông - Lê Đình Công - ở họ vẫn thể hiện sự chơn chất và ngây thơ từ những nông dân của ngày xưa !

Trong khi đó, ngay sau khi xảy ra biến loạn tại Đồng Tâm, đài BBC dẫn lời của một phụ nữ trong làng [2] : "Tôi không tin Đảng, chính quyền, nhưng hiện thời tôi cũng không biết tin ai trong làng, không biết ai là chính nghĩa. Tôi không dám ra, cũng không chạy được ra khỏi làng, vì trong làng có chỉ điểm". 

Cùng với thông tin "có chỉ điểm", báo An Ninh Thủ Đô ngày 18/1/2020 có bài [3] "Lãnh đạo thành phố Hà Nội thăm, tặng quà Tết cho 128 hộ dân xã Đồng Tâm". Người dân Đồng Tâm không hoàn toàn đồng lòng như ông Lê Đình Kình và con trai ông - Lê Đình Công tưởng tượng. Người nông dân Việt Nam vẫn gắn liền mảnh đất với máu, với xương nhưng sự "đồng tâm" giữa họ là điều khác hẳn !

Hơn thế, một số người trong làng biến hình trở thành tay sai cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, cho thấy sự chủ quan thứ nhì của dân làng Đồng Tâm và ông Lê Đình Kình, vì không coi trọng tính chất "những con ong trong ống tay áo". Bởi khi quyền lợi cá nhân - sau khi "tiễu trừ phản tặc" - có thể được hứa hẹn rất đáng giá từ phía nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (?).

Điều vô cùng đáng tiếc, ông Lê Đình Kình đã công khai cho biết vào ngày 21/6/2017 như đài RFA dẫn lời [4] : "Mục đích của họ là bịt đầu mối và thủ tiêu tôi. Bởi vì tôi là người đứng đầu ký tên trong đơn tố cáo, khiếu nại việc này". Đây là sự chủ quan thứ ba của ông Kình và dân làng Đồng Tâm - Đã đề cập đến chữ "thủ tiêu" mà vẫn tỏ ra quá "dể ngươi".

Clip mà tác giả Lê Văn Bảy đưa ra, cho thấy sự thật nhưng (nhấn mạnh) chỉ là những lời nói. Dù lời nói của ông Công rất hung tợn, mang đầy tính đe dọa nhưng đó vẫn chỉ là lời nói và cần nhấn mạnh thêm, người làng Đồng Tâm khộng hề hành động trước gì cả - Nói theo kiểu thời thượng, đó chỉ là những lời "chém gió". Những đường gươm nghe soàn soạt nhưng chẳng hề hấn gì đến một ai. Thật vậy, nhìn những cái gọi là "bằng chứng vũ khí" được đưa ra trên báo chí quốc doanh, bất cứ ai cũng phải công nhận, những thứ hung khí đó không thể giết chết một viên cảnh sát cơ động nào cả, bởi trang phục của họ được bảo hộ đúng chuẩn chuyên nghiệp.

Ngoài những lời nói rất dữ tợn của ông Lê Đình Công và sự cương quyết của ông Lê Đình Kình, trong clip của Lê Văn Bảy dẫn ra, tại phút 4:01 đến 4:02, người nghe nhận thấy có ba chữ "thiêu sống luôn" - dành cho những kẻ nào vào cướp đất Đồng Tâm - bằng giọng nói của một phụ nữ trong làng.

Rất tiếc, đó lại là một sự thật nữa cần phải chỉ ra, khi những hình ảnh được cho là của công an bị thiêu cháy đen, co quắp được lan truyền trên mạng, nếu được chụp mũ chung với ba chữ "thiêu sống luôn" đầy ẩn ý.

Điều này chứng tỏ sự chủ quan thứ tư của người Đồng Tâm, bởi hình ảnh chết cháy như nhiều người nhìn thấy, được cho là của công an, thì mãi cho tới nay vẫn đầy khuất lấp và đủ hoài nghi. 

Những ai quan sát đều không thể tin được, xác chết cháy đen đó do chính tay dân Đồng Tâm gây ra trong lúc tâm trí hoảng loạn, rối bời giữa đêm đen dày đặc cùng tiếng súng nổ vang trời của lực lượng công an hùng hổ và hùng hậu đến cỡ như thế ! Và cái xác chết, dù cháy đen vẫn không hề để lại một chút khói ám khả dĩ nào tại nơi bị cho là dân Đồng Tâm ra tay "thiêu sống" ?!

Đồng thời, hình ảnh "cháy thành than" như vậy, không tránh khỏi nghi hoặc về mối liên hệ có thể bị gán ghép giữa giọng nói của người phụ nữ và việc nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả các clip từ phía nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam mang tên "chụp mũ" như đã nói trên.

Sự chủ quan của dân làng Đồng Tâm - điều cần phải được gọi tên rõ ràng, nó không hề kém tính ngây thơ, bởi họ nhìn nhận sự việc giữ đất trước nhà nước công an trị, lại không khác gì việc thanh toán xích mích giữa hai làng với nhau - vốn là một trong các đặc tính cổ lỗ của người nông dân Việt Nam, một khi không thể giải quyết được bằng "nói chuyện phải quấy".

Không tạo tiền lệ

Không dừng lại sự chủ quan, người Đồng Tâm có thể còn ngộ nhận việc bắt sống và tha bổng 38 viên công an vào tháng Tư năm 2017 như là "bảo chứng niềm tin" cho việc bảo vệ thành công mảnh đất hơn 50ha của họ, trong khi không hề quan tâm đến hoàn cảnh và các chiều hướng chính trị đổi dời liên tục cùng các điều kiện cần và đủ, vốn đã quá khác, so với những năm trước đó.

Có lẽ vì thế, ông Lê Đình Công "chém gió" rất bạt mạng khi hứa, nếu không tiêu diệt được 300 - 500 tên sẽ không nhìn mặt đồng bào cả nước (!). Lợi bất cập hại là chỗ đó. Bởi ông Công quên rằng, người cộng sản Việt Nam là "vua chụp mũ".

Những lời phát ngôn của Lê Đình Công làm Lê Văn Bảy "rùng mình vì sự hung hăng", thì những ai còn lương tri và lương tâm loài người chắc chắn nổi da gà chen lẫn cảm giác phẫn nộ và uất ức trước thi thể không toàn vẹn của ông Lê Đình Kình cùng cảnh tan hoang của cả làng Đồng Tâm.

Sự tàn ác - tính hung bạo - tâm tà man trá của người cộng sản Việt Nam vẫn vẹn nguyên như chưa hề sứt mẻ chút nào, kể từ ngày "đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng" ! Ngay đây phải đưa cho Lê Văn Bảy vài câu hỏi :

- Những kẻ nào tôn thờ bạo lực và xem nó như là cứu cánh ?

- Những kẻ nào luôn ép dân vào bước đường cùng của cuộc sống ?

- Những kẻ nào dương dương tự đắc với khái niệm "cướp chính quyền" để có được nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mà ở đó ông Lê Đình Kình cùng dân làng Đồng Tâm luôn luôn một lòng tin tưởng ?

Dân oan Thủ Thiêm với trên 20 năm đi gõ cửa công lý, cho đến nay vẫn mỏi mòn.

Cùng với Thủ Thiêm, Vườn Rau Lộc Hưng, Văn Giang v.v... và hàng chục địa danh khác, trải dài từ Bắc chí Nam, xem ra diện tích đất Đồng Tâm chẳng phải là to lớn gì cho lắm (!).

Để "yên" cho dân Đồng Tâm, người cộng sản Việt Nam "ăn nói" làm sao với hàng trăm ngàn dân oan khắp mọi miền đất nước (?).

Án tử hình vẫn đang treo lơ lửng trên đầu Đặng Văn Hiến, nay có nguy cơ rơi thẳng xuống chăng ?

Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam quá khác, nếu so với Đoàn Văn Vươn của 8 năm về trước.

Hơn hết, sự phản kháng của Đoàn Văn Vươn và Đặng Văn Hiến ở phạm vi gia đình, còn Đồng Tâm - dù muốn dù không cũng phải công nhận - một tổ chức. Đó là mối nguy hại vô song nếu xét thêm 58 năm tuổi đảng của ông Lê Đình Kình và sự tin tưởng tuyệt đối vào Đảng cộng sản Việt Nam mà người Đồng Tâm đã xác quyết nhiều năm qua !

Lê Đình Kình phải chết, không phải chỉ vì ông ấy đã tiên liệu trước mà ông phải chết, vì tại điều 2 của điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam đã quy định không thể rõ hơn về nhiệm vụ của một đảng viên : Tuyệt đối trung thành với đảng (!) Nhưng người dân Việt Nam không thể nào hình dung ra nỗi cái cách ông ấy chết, cho đến khi tận mắt nhìn thấy.

Cái chết của ông Lê Đình Kình nên được gọi tên Politicide (Thanh trừng chính trị) - Một thuật ngữ do chính cộng sản thế giới công nhận nhiều năm qua.

Trước khi người cộng sản Việt Nam gán chữ "quốc tế hóa" [5] như báo Quân Đội Nhân Dân, lẽ ra phải gọi tên "Khủng bố Đỏ" [6] cho vụ án Đồng Tâm, bởi tính chất trấn áp một cách có hệ thống, điều nghiên kỹ càng, lên kế hoạch chi tiết và xử tử "kẻ phản đảng" từ nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam.

Những thông điệp còn lại...

Đầu gối chân trái của ông Kình gãy lặt lìa cộng với nhiều thương tích khác và cả phát súng ngay tim với đường mổ dài suốt ngực, tạo hình ảnh quá đỗi thương tâm mà người Việt Nam không thể nào ngờ, nó lại xảy ra vào năm thứ 90 kể từ ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam mà lại "dành cho" người đảng viên cả đời đi theo đảng ! Chắc chắn hình ảnh thê thảm này không chỉ làm rúng động lương tâm con người mà còn đả kích rất mạnh vào lương tri của đông đảo đảng viên thuộc Đảng cộng sản Việt Nam, dù đang ở trong hay ngoài nước.

Dù không thể nào đạt đến tầm mức như những cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài vào thời vua Lê chúa Trịnh hay các cuộc khởi nghĩa chống Pháp vào thế kỷ 19 kéo dài đến đầu thế kỷ 20, nhưng cái chết của ông Lê Đình Kình - do Đảng cộng sản Việt Nam gây ra - đã biến ông trở thành thần Thành Hoàng làng Đồng Tâm, với hàng ngàn người đưa tiễn trong tang lễ. Chính Đảng cộng sản Việt Nam đã tạo ra một tiền lệ mới mà họ không thể nào ngờ tới lòng dân ngày nay !

Việc phong liệt sĩ và thưởng huân chương với mỹ từ "hy sinh" - đó là hành động, do chính tay người cộng sản Việt Nam đập phá nốt tất cả những thứ gọi là "cao cả và thiêng liêng nhất" suốt 90 năm qua.

Trương Thị Mai đi viếng đám tang 3 viên công an chết một cách mờ ám, lại tạo ra một loại hiệu ứng khó diễn đạt hết bằng lời, một khi gắn với "đảng phận" của bà ta - Trưởng ban Dân Vận. Không hiểu rồi bà Mai sẽ vận động nhân dân cả nước như thế nào, trước thảm họa của dân làng Đồng Tâm và phần số của nhân vật Lê Đình Kình cùng gia quyến (?).

Bộ Chính trị cùng Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam vẫn bình chân như vại trước số phận hẩm hiu của ông Lê Đình Kình và hàng ngàn người Đồng Tâm rất bi đát, không khác chút nào khi so với hàng trăm ngàn dân oan mất đất trên toàn cõi Việt Nam !

"Bàn cờ thế" cho kỳ đại hội đảng sắp diễn ra, xem ra không hề dễ dàng cho những "nước cờ" đối nội và đối ngoại trước mắt, mà nó cũng lại do Đảng cộng sản Việt Nam tự tay sắp đặt những" thế cờ" khó gỡ và khó đỡ trong mắt quốc tế...

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 01/02/2020 (nguyenngocgia's blog)

[1] https://www.bbc.com/vietnamese/forum-51167312

[2] https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51043856

[3] https://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/lanh-dao-thanh-pho-ha-noi-tham-tang-qua-tet-128-ho-dan-xa-dong-tam/840232.antd

[4] https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/people-in-dong-tam-firmly-believe-in-their-works-ha-06222017102108.html

[5] https://www.qdnd.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/quoc-te-hoa-vu-viec-dong-tam-mot-am-muu-gian-tra-vo-luong-tam-608274

[6] https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%A7ng_b%E1%BB%91_%C4%90%E1%BB%8F

Published in Diễn đàn

Báo Tuổi Trẻ đưa tin ngày 3 tháng Giêng năm 2019, Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức đối thoại - về sách giáo khoa dạy theo "công nghệ giáo dục" - với ông Hồ Ngọc Đại, ông Nguyễn Kế Hào và các cộng sự của hai ông. Bài báo cho biết [1] "cuộc đối thoại có những lúc rơi vào cãi cọ, nặng lời, xúc phạm nhau" giữa "nhà nước" và "đối phương".

tiengviet1

Ông Hồ Ngọc Đại (trái) và ông Nguyễn Kế Hào (phải).

Cho đến mãi sau này, người ta biết thêm, sách "công nghệ giáo dục" do ông Hồ Ngọc Đại "cầm đầu" đã được đưa vào sử dụng từ 40 năm trước và có chỉnh sửa nhiều lần, trước khi dẫn đến bộ sách mới nhất bị dư luận khen chê nhiều chiều, trong đó phần "chê" chiếm số đông.

Không ai gọi "tiếng cha đẻ".

tiếng Việt vốn đơn âm, vì vậy, khi dạy cho trẻ việc gọi là "tách tiếng" là việc làm phản khoa học. Ví dụ : chữ "cho anh", "cho em" không được phép đọc thành "choanh" hay "choem" ; Chữ "cái áo" không được phép đọc thành "cáo" hoặc chữ "thị tình" không được đọc thành "thịt tình" v.v...

tiengviet2

Học sinh được tự do chọn hình khối, màu sắc để biểu thị cho các tiếng, theo phương pháp đánh vần của Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục. Ảnh: Quỳnh Trang.

Không chỉ người Việt Nam, bất kỳ dân tộc nào, trẻ em (nếu không mắc bệnh kiếm thính) đã biết nói trước khi biết chữ. Vì lẽ đó, khi tiếp xúc với chữ, trẻ con không cần phải hiểu có bao nhiêu âm (ví dụ : một câu có 6 âm, 8 âm v.v...). Điều này vô nghĩa.

Bước vào năm học đầu đời của trẻ, nhìn mặt chữ và làm quen chữ cái cũng như các âm (nguyên âm, phụ âm, nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, nguyên âm ba) được các nhà nghiên cứu giáo dục quan sát, phân tích rồi đúc kết để tạo ra lý thuyết phù hợp cho trẻ, theo cách giản dị : Từ dễ đến khó và từ đơn giản đến phức tạp.

tiếng Việt cũng phát âm khác nhau theo vùng miền. Do đó, có những vùng miền này nói, vùng miền khác không hiểu. Đó là điều bình thường như đã và đang diễn ra trên xứ sở Việt Nam. Nhưng, chữ viết buộc phải giống nhau và phải hiểu đúng cùng một ý nghĩa.

Vì vậy, không thể nào chấp nhận cách dạy trẻ con đọc các chữ : C, K, Q cùng đọc là "cờ". Cho đến nay, cuốn gọi là "sách" có tựa "Đường Kách Mệnh" của Hồ Chí Minh chủ biên là một bằng chứng khó chối cãi về sự bảo thủ cùng cực của người cộng sản Việt Nam. Đã thành "thánh nhân" như Hồ Chí Minh nhất quyết không bao giờ sai (!).

Cũng không thể chấp nhận cách dạy trẻ con đọc các chữ : D, G, R cùng đọc là "dờ". Đây là bằng chứng cho thấy sự bào thủ của ông Hồ Ngọc Đại bằng tư duy phiến diện với phát âm theo kiểu người Bắc. Ngay cả chữ D, GI, R người miền Bắc cũng phát âm giống nhau. Điều này cũng bình thường nốt. Nhưng không được phép viết "cây dù" (umbrella) trở thành "cây giù" hay "cây rù".

Nói đến đây, có thể nhiều người sẽ nói rằng : Hãy gọi là "cái ô". Không sai. Nhưng đó lại thêm bằng chứng xác nhận ngôn ngữ địa phương không phải là ngôn ngữ của một quốc gia. Không ai dám nói chữ "mẹ" hay chữ "má" (chữ "u", chữ "đẻ", chữ "bầm"...) hoặc chữ "ba", chữ bố" (chữ "thầy, chữ "cha", chữ "tía"...) chữ nào "đúng hơn", "hay hơn", "đẹp hơn" cả. Lý giải này, cho thấy rõ hơn tư tưởng đơn nguyên trong sách giáo khoa của người cộng sản Việt Nam ngày càng làm cho tiếng Việt nghèo nàn.

Trong tiếng Việt, chữ P, Q đứng riêng hoàn toàn vô nghĩa. P phải luôn luôn đi cùng H để tạo ra "PH". Q chỉ có nghĩa khi kết hợp với các nguyên âm đôi, nguyên âm ba để tạo ra "QU" (ví dụ : qua, quới v.v...).

Tiếng mẹ đẻ - không ai gọi là "tiếng cha đẻ" - dùng để nói lên mối liên hệ không gì thay thế được cho một đứa trẻ từ lúc lọt lòng mẹ. Người mẹ là người thầy đầu đời cho em bé, dù lúc đó nó chưa hiểu gì "chữ nghĩa".

Tiếng Việt không phải là tiếng Anh, nó không mang tính phổ quát toàn cầu. Vì vậy, tham vọng của Hồ Ngọc Đại - khi ông ta cho rằng - trong tương lai có thể phiên âm tiếng Việt ra "bất cứ thứ tiếng nào cũng được" [2] là một phát ngôn hoang tưởng - điều không nên có ở một người làm khoa học, đặc biệt lại làm khoa học về giáo dục mà lại là giáo dục căn bản cho trẻ em !

Tiếng Việt không còn giản dị, đẹp và dễ hiểu

Người dân có thể không nhớ từ khi nào chữ "Y" và chữ "I" được "coi như một" - chỉ khi có nguyên âm đôi, chữ "Y" mới còn vai trò của nó - nhưng người ta biết chính Hồ Ngọc Đại đã tàn phá chữ "Y" trong cái cách ông ta gọi là "sáng tạo" (!)

Ban đầu nhiều bậc phu huynh vô cùng khó chịu khi phải nhìn thấy những chữ : kì lạ, kỉ niệm, kí sự, lí lẽ, mĩ từ, ma quỉ v.v...nhưng người đời không biết làm sao, hơn là tập quen dần.

Trong khi tập quen dần, sự xỏ xiên lại bắt đầu nở rộ, ví dụ : người ta bỡn cợt khi gọi chữ "thúy" thành ra chữ "thúi", chữ "uy" thành ra chữ "ui" và nhiều người cũng phân vân không biết nên dùng chữ "quý" hay chữ "quí" để rồi cuối cùng chấp nhận "chữ nào cũng được" (!). Thế cho nên những người nào có tên hay chữ lót như : Đặng Đình Quý (Quí) - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Nguyễn Quý Hòa (Nguyễn Quí Hòa) - Nguyên tổng giám đốc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, nghệ sĩ hài Phú Quý (Quí) v.v... họ cũng mắc kẹt giữa mớ bòng bong do Hồ Ngọc Đại gây ra cảnh "nồi chữ xáo nghĩa" như thế !

Đó không thể là khoa học, bởi khoa học không được phép dung chứa "cái kiểu nào cũng được".

Chính từ việc tàn phá chữ "Y", sẽ rất kệch cỡm khi buộc phá bĩnh bằng nhưng chữ : iêu (thay vì yêu), thyểu não (thay vì thiểu não), phyền muộn (thay vì phiền muộn) v.v...

Không dừng lại ở hình thức "chữ", tiếng Việt - về "nghĩa" - cũng mai một theo thời gian.

Hai chữ : "xin" và "cho" cần được dùng chính xác với ngữ cảnh đặt ra. Ví dụ rất nhiều, người viết xin phép dẫn ra bằng một vài nhạc phẩm để rộng đường dư luận :

- Xin cho tôi yên ngủ phận này (Xin cho tôi - Trịnh Công Sơn)

- Xin hát lên cho mặt trời tình yêu rọi sáng chốn âm u ngục tù (Lửa tù - Đình Đại)

- Xin hỏi anh là ai, sao bắt tôi ? Tôi làm điều gì sai ? (Anh là ai - Việt Khang)

Nếu trong nhạc phẩm "Xin cho tôi" và "Lửa tù", chữ "xin" nói lên nỗi lòng thiết tha, khao khát về một điều gì đó thì nhạc phẩm "Anh là ai", chữ "xin" là một sự mỉa mai nhưng rất lịch sự (tương tự với câu : Anh lấy tư cách gì bắt tôi ?).

Ngày nay, người ta bắt gặp chữ "xin" và chữ "cho" đầy dẫy trong đời : Đơn xin tố cáo (tố cáo mà cũng phải xin !) ; Đơn xin cứu xét (người ta cứ ngỡ "cứu" là cứu giúp" nhưng "cứu xét" nghĩa là nghiên cứu-xem xét) ; Xin mời (đầy trong các hội nghị, diễn văn của quan chức từ cấp cao nhất) ; Đơn xin phong tặng (các loại) nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân, thầy giáo ưu tú, thầy giáo nhân dân, thầy thuốc ưu tú, thầy thuốc nhân dân và tất cả các loại danh hiệu (anh hùng, liệt sĩ, huân chương này, huy chương nọ v.v...)

Không biết có phải do nền "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" tạo cảnh lá lai với "chữ nghĩa ăn mày" đầy nhóc như thế không nữa ?! Chỉ biết người cộng sản Việt Nam vốn luôn luôn thích thú sự "ban ơn bố thí" cho toàn dân, nên "cứ mở ti-vi" lên là nghe thấy... Thật não nề và ê chề cho dân tộc Việt Nam !

Kết Luận

Không thể nhìn giáo dục như một "trào lưu thời trang" để thay đổi xoành xoạch như Hồ Ngọc Đại và cộng sự của ông ta làm, rồi gọi tên "công nghệ" - một loại giống như "công nghệ tiệc cưới" vốn vô hồn trong các đám cưới ngày nay !

Không thể cải cách giáo dục trên vũng lầy "vô văn hóa - vô giáo dục" - nguồn gốc xuất thân của người cộng sản. 

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 05/01/2020 (nguyenngocgia's blog)

[1] https://tuoitre.vn/doi-thoai-gay-gat-giua-hoi-dong-tham-dinh-sach-va-gia...

[2] https://vnexpress.net/giao-duc/40-nam-thang-tram-cua-sach-tieng-viet-con...

Published in Diễn đàn

Đài RFA, hôm 21/12/2019 có bài "Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm" [1], trong đó cho hay : Phiên sở thẩm với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" theo điều 117 thuộc Bộ luật hình sự, khiến người tù không tội Nguyễn Năng Tĩnh bị kết án 11 năm tù giam và 5 năm quản chế - Một mức án vô cùng khắc nghiệt cho "một tội danh không tưởng" [2].

blhs1

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi và bổ sung - Ảnh minh họa

Sai về thủ tục và nội dung giám định

Bài báo nói trên cho biết :

"...Kết luận của Hội đồng giám định tập thể Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nghệ An xác định thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh đã sử dụng trang Facebook mang tên mình để đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, hình ảnh, video có nội dung vi phạm pháp luật.

"Các tài liệu trên có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân ; Xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ, xâm phạm chính quyền nhân dân và chế độ chủ nghĩa xã hội, nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân..".. 

Theo quy định của [3] Luật Giám định Tư pháp với 8 Chương và 46 điều - nội dung và hình thức giám định đối với tất cả các vụ án - cho thấy nhiệm vụ này không thuộc về Sở Thông tin và Truyền thông, bởi Sở này chỉ là cơ quan quản lý nhà nước [4] theo quyết định 57/2016/QĐ - UBND do Nguyễn Xuân Đường - Chủ tịch tỉnh Nghệ An ký ban hành ngày 30/8/2016. Nghĩa là, kết quả giám định của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nghệ An (nói riêng) cũng như tất cả các Sở Thông tin và Truyền thông trên toàn quốc (nếu có), hoàn toàn vô giá trị.

Trong Luật Giám Định Tư Pháp cũng không quy định khái niệm "Hội đồng giám định tập thể". Điều này đồng nghĩa, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nghệ An đã vi phạm pháp luật.

Thậm chí, nếu Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ "giám định tư pháp" cho Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Nghệ An càng thêm sai trái, bởi đây là công việc tư pháp, không phải công việc của hành pháp.

Chữ viết và lời nói thuộc phạm trù ý thức

Khái niệm "Hội đồng giám định tập thể" mà Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Nghệ An tự ý đặt ra để làm căn cứ phục vụ cho việc buộc tội, phản ánh tư tưởng "đấu tố" vẫn ngang nhiên tồn tại dai dẳng, dù Đảng cộng sản Việt Nam đã thừa nhận đó là một sai lầm về mặt tư tưởng dẫn đến siêu thảm họa mang tên "Cải Cách Ruộng Đất" mà Hồ Chí Minh đã khóc và xin lỗi toàn dân miền Bắc vào tháng 12 năm 1956, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa I.

Chính tư tưởng này xói mòn và phá hủy hoàn toàn tất cả các giá trị nhân cách - văn hóa và đặc biệt nó xóa bỏ vai trò pháp luật - Nguyên nhân chính làm xã hội đạt mức hỗn loạn cao nhất.

Cái gọi là "Hội đồng giám định tập thể" là bằng chứng rõ ràng của sự biến dạng từ "đấu tố bằng lời" nay thành "đấu tố bằng chữ".

Chữ viết và lời nói thuộc phạm trù ý thức (tức là không thể nào nắm được trong tay), trong khi đó, phạm vi điều chỉnh của Bộ luật hình sự chỉ xoay quanh phạm trù vật chất, dù bất cứ tội danh nào.

Nước, nước nhà, nhà nước và "tuyên truyền chống nhà nước"... cần phải được minh định rõ ràng.

Nước - một từ trung tính, không phân biệt xu hướng tình cảm hay xu hướng chính trị. Nước dùng để chỉ một vùng lãnh thổ có chủ quyền, kể từ khái niệm "nhà nước" ra đời.

"Nước nhà" còn được gọi bằng nhiều cách khác nhau như : đất nước, quê hương, tổ quốc, đất mẹ, quê cha đất tổ v.v... để bày bỏ tình cảm, như : yêu nước, yêu tổ quốc, đất nước mến yêu, nơi chôn nhao cắt rún v.v...

"Nhà nước", gọi theo chữ Hán - Việt là quốc gia - một tổ chức do dân lập ra bằng phương cách bầu cử (phải tự do - công bằng mới đảm bảo sự bền vững và chính danh). Điều này có nghĩa, nhà nước là một tổ chức. nó được lập ra để phụng sự tất cả yêu cầu của người dân sao cho xã hội an hòa, thịnh vượng và bảo đảm "nước nhà" được vẹn toàn lãnh thổ.

Trong tất cả các bản án (dù sơ thẩm hay phúc thẩm, kể cả giám đốc thẩm, tái thẩm), ngay dòng đầu tiên, Tòa Án các cấp luôn ghi : Nhân danh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Đây là một khái niệm hoàn toàn sai lầm về tư tưởng, về học thuật và cả về hình thức trình bày cho một văn bản pháp lý. Bởi :

- Không thể nhân danh "Nước" - vốn là một từ trung tính như nói trên - để kết án tội hình sự cũng như giải quyết một sự việc dân sự.

- Không thể nhân danh "Nước" - vốn là một từ trung tính như nói trên - để kết án tội "tuyên truyền chống nhà nước" - vì "nước" vô tri vô giác. "Nước" không mang thuộc tính Con Người.

Mặt khác, toàn bộ cử tri (tức từ 18 tuổi trở lên) không bao giờ là "một thể thống nhất" về mặt tư tưởng - đó là hằng số. Chính vì vậy tư tưởng đa nguyên mãi trường tồn theo thời gian.

Cương lĩnh Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội XII diễn ra từ ngày 20 đến 28 tháng 1 năm 2016, Đảng cộng sản Việt Nam đã chấp nhận tư tưởng đa nguyên như sau :

"...tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc"

Thêm nữa, tại Lời Nói Đầu của Hiến pháp 2013 đã quy định Hiến pháp nhằm : "Thể chế hóa Cương lĩnh.."., điều này có nghĩa "Hiến pháp – văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng" [5] như báo VnExpress đưa tin phát ngôn của Nguyễn Phú Trọng với cương vị Tổng bí thư vào ngày 28/9/2013.

Vậy, tội danh theo điều 117 không những vi hiến mà còn phản bội lại Cương lĩnh của Đảng cộng sản Việt Nam.

Kết Luận

Vì Hiến pháp tại Điều 2 quy định "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân" và Cương lĩnh Đảng cộng sản Việt Nam chấp nhận tư tưởng đa nguyên, do đó thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh và tất cả những người bị cáo buộc theo điều 117 hoàn toàn vô tội.

Ngày 24/12/2019, báo Vietnamnet cho biết : Nguyễn Bắc Son - nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông - nói lời sau cùng [6] đã thú tội do hắn nhận hối lộ 3.000.000 USD mà : "...gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng..". - Xin phép nhấn mạnh, lời Nguyễn Bắc Son là lời nói chính thức trước tòa.

Vậy Nguyễn Bắc Son cũng như tất cả những tên tham nhũng, ngoài tội danh bị cáo buộc, lời thú nhận của chúng đủ yếu tố cấu thành tội danh theo điều 117 Bộ luật hình sự.

Tóm lại, điều 117 chỉ có giá trị thực tế khi gắn liền với các loại tội danh do đảng viên từ trung ương đến địa phương, gây ra.

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 03/01/2020 (nguyenngocgia's blog)

[1] https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nguyen-nang-tinh-appeal-whole-sentence-12212019103942.html

[2] https://www.rfavietnam.com/node/5844

[3] http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=163068

[4] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-57-2016-QD-UBND-chuc-nang-quyen-han-co-cau-So-Thong-tin-va-Truyen-thong-Nghe-An-326619.aspx

[5] https://vnexpress.net/thoi-su/tong-bi-thu-de-phong-the-luc-muon-xoa-bo-dieu-4-hien-phap-2886937.html

[6] https://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ky-su-phap-dinh/ong-nguyen-bac-son-xin-loi-tong-bi-thu-khi-noi-loi-sau-cung-602895.html

Published in Diễn đàn

Báo Quân đội nhân dân cho biết [1], ngày 11/12/2019, tại Hà Nội diễn ra đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ VIII thuộc nhiệm kỳ 2019 - 2024, theo đó "ban tổ chức đã đồng loạt tổ chức 12 diễn đàn để tập trung thảo luận 6 chuyên đề là những nội dung gắn với phong trào "Tôi yêu Tổ quốc tôi" dự kiến triển khai ở nhiệm kỳ mới" và chuyên đề "Thanh niên Việt Nam yêu nước, bản lĩnh" là một trong 12 chuyên đề.

yeunuoc1

Việt Nam quê hương yên bình - Ảnh minh họa

Báo Thanh Niên có bài [2] "Hun đúc bản lĩnh, lòng yêu nước qua mỗi việc làm cụ thể". Trong đó tường thuật các tư tưởng của đại diện thanh niên Việt Nam xoay quanh lòng yêu nước, ví dụ : phải gắn kết yêu nước với yêu chủ nghĩa xã hội, hoàn thành tốt công việc, trọng trách đang đảm nhận cũng là yêu nước, giúp đỡ người khác hoặc sống làm việc theo hiến pháp, pháp luật v.v... chính là "bồi dưỡng lòng yêu nước" (!).

Ngộ nhận về chủ nghĩa yêu nước

Hiện nay, thế giới xem chủ nghĩa yêu nước là chủ nghĩa dân tộc, vì thế chúng hay được dùng như những từ đồng nghĩa trong tiếng Anh (Patriotism và Nationalism).

Vì thế, hai loại chủ nghĩa nói trên tuy hai mà một, nghĩa là chúng lý giải quyền lực một nhà nước hình thành trên cơ sở một dân tộc, nó khác với chủ nghĩa Marx cho rằng quyền lực nhà nước căn cứ vào phân chia giai cấp. Hoặc giả, nó cũng khác với chủ nghĩa tự do mà quyền lực Nhà nước dựa vào khế ước xã hội của các cá nhân (hầu hết đều thông qua bầu cử tự do, công bằng và cạnh tranh giữa các chính đảng).

Vì lẽ đó, diễn đàn của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam - quy tụ những người được coi là đại diện cho thanh niên Việt Nam - có vẻ như không có đủ hiểu biết về Triết học & Chính trị học cũng như thiếu hụt các kiến thức về các học thuyết hình thành nhà nước, từ Đông sang Tây và từ cổ chí kim.

Sự ngộ nhận về chủ nghĩa yêu nước - thông qua diễn đàn - thể hiện rõ nét từ các phát biểu như : đánh giá việc thờ ơ thời cuộc, phê phán việc hưởng thụ v.v... của thanh niên Việt Nam.

Không những thế, có những cán bộ đoàn còn sử dụng thể thao (bóng đá Việt Nam vừa đoạt huy chương vàng Seagames 30), nghệ sĩ nổi tiếng để làm công cụ tuyên truyền chính trị và ngộ nhận là "tuyên truyền lòng yêu nước" (!).

Hơn cả vậy, không thiếu ý kiến cưỡng bức tư tưởng thanh niên bằng cách "đề nghị áp dụng các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn, khống chế các địa chỉ của lực lượng phản động" (!).

Nguyên nhân dẫn đến sự ngộ nhân giữa chủ nghĩa yêu Nước và lòng yêu nước, bởi hầu hết giới trẻ sống trong môi trường "đơn nguyên độc đảng" từ khi chào đời cho đến nay. Và cũng vì họ không được hưởng tự do tư tưởng, vốn dựa trên nền tảng giáo dục phi triết lý suốt quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường.

Tác hại của sự ngộ nhận

Nói cách khác, không nên đánh đồng giữa chủ nghĩa yêu nước (tức chủ nghĩa dân tộc) và lòng yêu nước, bởi :

- Đó là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau về triết học, thông qua cặp phạm trù Cái Chung - Cái Riêng. Nói rõ hơn, chủ nghĩa yêu nước (Cái Chung) là một học thuyết và lòng yêu nước (Cái Riêng) là một dạng tình cảm.

- Đặt dấu "bằng" giữa chủ nghĩa yêu nước và lòng yêu nước sẽ dẫn đến phép ngụy biện dựa vào dân chúng (fallacy of argumentum ad populum). Sai lầm của phép ngụy biện này, thông thường là cách kêu gọi về tình cảm nhằm hướng người dân và cả thanh niên Việt Nam đến một kết quả (ngỡ rằng tốt đẹp) bằng tình cảm hơn là lý trí. Tức là, mọi "quốc đề" được giải quyết bằng tình cảm và cảm tính chứ không phải bằng lý trí và khoa học. Theo đó, sự mù quáng tất yếu phải lên ngôi. Khi mù quáng ngập tràn trong dân chúng với bối cảnh xã hội hiện nay, thật khó khăn để ngăn cản sự giận dữ bùng nổ trong mọi thành phần và mọi hoàn cảnh.

- Xã hội từ đó hỗn loạn về mọi mặt, đặc biệt về nhân cách và đạo đức, vì bất kỳ ai (cũng được) chỉ cần nhân danh "lòng yêu nước", phát hiện "bọn phản động" là "mạnh dạn" thay thế tất cả mọi giá trị và chuẩn mực để hành xử cá nhân và không loại trừ yếu tố nhằm trả thù vì những lý do nào đó.

- Lòng yêu nước chi phối toàn diện, tất nhiên pháp luật sẽ bị bỏ xó. Một xã hội vô chính phủ hiện nguyên hình bằng những hành vi hoang dã nhân danh "lòng yêu nước gắn liền yêu chủ nghĩa xã hội", từ đó sẽ làm đảo lộn toàn bộ mọi lãnh vực từ kinh tế - chính trị, an ninh quốc phòng cho đến giáo dục - y tế, văn hóa - thể thao v.v...

Kết luận

Chính vì ngộ nhận giữa chủ nghĩa yêu nước (tức chủ nghĩa dân tộc) và lòng yêu nước, nên hiện trạng xã hội Việt Nam đầy dãy những trạng ngữ : "phong trào yêu nước, "thi đua yêu nước" hay những câu chữ phù phiếm chỉ có giá trị tô điểm như một thứ phấn son lòe loẹt : "tôi yêu tổ quốc tôi", "tổ quốc gọi chúng con lên đường" v.v... để rồi những lớp "son phấn" đó trôi thật nhanh cùng với những bước chân quýnh quáng chạy vội qua xứ người để hưởng lạc trong nhung lụa tại Hoa Kỳ, Anh Quốc v.v... hay vất vưởng và chui lủi làm thuê làm mướn tại Nhật Bản, Hàn Quốc v.v...

Hãy trả lại học thuyết "chủ nghĩa yêu nước" (chủ nghĩa dân tộc) về đúng vị trí khoa học của nó bằng cách loại trừ ngay những tên gián điệp mà Lê Mã Lương và Trương Giang Long đã từng đề cập tới.

Người cộng sản Việt Nam muốn tuân theo học thuyết chủ nghĩa yêu nước tức là họ phải để dân tộc Việt Nam chọn ra và bầu lên những con người của dân tộc Việt Nam và vì dân tộc Việt Nam.

Một quốc gia chỉ nên và cần phải được quản trị bằng khoa học, không phải bằng tình cảm - Đó là chân lý.

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 13/12/2019 (nguyenngocgia's blog)

______________

[1] https://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/xay-dung-lop-thanh-nien-viet-nam-y...

[2] https://thanhnien.vn/gioi-tre/hun-duc-ban-linh-long-yeu-nuoc-qua-moi-vie...

Published in Diễn đàn

Triết học không phải là một nghề. Môn học này không dạy con người một chuyên môn cụ thể. Nói dễ hiểu hơn, Triết học dạy con người tư duy. Tức là, nó dạy con người cách suy nghĩ, không phải dạy con người "suy nghĩ cái gì".

Do đó, khi soạn luật (nói chung) và Bộ luật hình sự (nói riêng), Triết học dạy cho những nhà soạn thảo cách suy nghĩ sao cho đảm bảo tính khoa học.

Nói cách khác, Triết học thuộc lãnh vực trừu tượng còn Luật học thuộc lãnh vực cụ thể. Triết học không thay thế Luật học mà nó làm nền tảng căn bản cho Luật học. Do vậy, một bộ luật, khi áp dụng vào thực tế làm cho xã hội ngày càng thịnh vượng và an hòa, đó là một bộ luật bảo đảm tính khoa học.

hinhsu1

Nhà báo Phạm Chí Dũng bị bắt về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam "theo Điều 117 - Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"

duy không tưởng"

"Không tưởng" nghĩa là những suy nghĩ viển vông, không thực tế.

Những ai từng nghiên cứu về lý thuyết của chủ nghĩa xã hội đều không thể quên được khái niệm "không tưởng" mà ngay chính Nguyễn Phú Trọng, vốn là giáo sư - tiến sĩ chuyên ngành xây dựng Đảng phải thốt lên [1] : "Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa" khi Hiến pháp được bắt tay sửa đổi vào năm 2013.

Nguyên nhân của "tư duy không tưởng" xuất phát từ sự yếm thế, không tự tin trước những hiện tượng xã hội diễn ra, mà những hiện tượng đó vượt quá suy nghĩ vốn hạn hẹp dựa trên : tư tưởng bảo thủ, nền tảng giáo dục phi triết lý, khả năng quản trị quốc gia phản khoa học của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Đặc biệt, "tư duy không tưởng" còn xuất phát từ nhân sinh quan và thế giới quan đứng yên - tức là những sự vật hiện tượng đang diễn ra vẫn được nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nhìn nhận và đánh giá như hàng chục năm về trước, bất chấp xã hội thay đổi liên tục và rất nhanh.

Hậu quả của "tư duy không tưởng" sinh ra những "tội danh không tưởng" trong Bộ luật hình sự hiện hành mà một trong số đó là điều 117 - " Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

So sánh tội "tuyên truyền"… giữa Luật hình sự 1985, Luật hình sự 1999 với Bộ luật hình sự 2015.

Nhìn lại quãng thời gian rất dài, từ 1985 đến nay đã gần 35 năm để thấy sự đứng yên trong tư duy định danh tội "tuyên truyền..." của người cộng sản Việt Nam.

Điều 82 Luật hình sự 1985 quy định : Tội tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa.

Điều 88 Luật hình sự 1999 quy định : Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 117 Bộ luật hình sự 2015 quy định : Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Giữa ba điều nói trên, điều 117 có một khác biệt, đó là có khoản "chuẩn bị phạm tội" với khung hình phạt từ 01 năm đến 05 năm tù giam.

Những "hành vi" được gọi tên : "làm", "tàng trữ", "phát tán", "tuyên truyền" trong điều 117 được đưa lên ngay phần "tội danh chính" chẳng qua do người cộng sản Việt Nam ngộ nhận là "làm cho rõ ràng hơn" để dễ bề kết tội. Thật ra, đó là phép ngụy biện mang tên "nhấn mạnh trọng âm". Bởi sự "nhấn mạnh trọng âm" đó không làm thay đổi điều cốt lõi gọi là "chống Nhà nước" - Điều mà người cộng sản Việt Nam muốn chuyển thông điệp thật cứng rắn đến người dân rằng : Không được phép "chống nhà nước", dù dưới bất kỳ hình thức nào !

Trong khi đó, điều 8 BLuật hình sự định nghĩa rất rõ tại khoản 1 "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội...", điều này có nghĩa các hành vi mà những người bất đồng chính kiến luôn bị cáo buộc như : "làm", "tàng trữ", "phát tán", "tuyên truyền" hoàn toàn không phải là "hành vi nguy hiểm".

Cần nhấn mạnh về sai lầm Triết học ở điều 117 là chưa bao giờ người cộng sản Việt Nam đặt câu hỏi :

- Tại sao ngày càng nhiều người dân "chống" nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến vậy ?

- Khả năng về quản trị quốc gia của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ra sao mà người dân không hài lòng đến mức phải "chống" nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" như vậy ?

- Khả năng bảo vệ tổ quốc của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trước họa ngoại xâm từ Trung Quốc như thế nào mà ngày càng làm cho người dân bất an đến mức phải "chống" nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng nhiều ?

- Tại sao những vấn đề dân sinh (như Thủ Thiêm, Đồng Tâm, Vườn Rau Lộc Hưng, các trạm BOT bẩn, ô nhiễm môi trường từ Formosa và nhiều địa phương khác v.v..) ngày càng bị chính trị hóa ngập tràn từ đó dẫn đến hình sự hóa triền miên ?

Và còn rất nhiều câu hỏi khác gắn với vai trò "phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình" - như điều 4 Hiến pháp đã minh định.

Nghĩa là mối quan hệ Nhân - Quả trong điều 117 không hề được nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đặt ra một cách khoa học và nghiêm túc để lý giải và hóa giải những xung đột trầm trọng kéo dài hàng chục năm qua như thế.

Đứng trước những câu hỏi đầy tính hiện thực, người cộng sản Việt Nam không những không nhìn nhận một cách khách quan để giải quyết theo cách văn minh lại còn trốn trách nhiệm và đổ lỗi, như Đoàn Duy Khương - Giám đốc Công an Hà Nội nói trong báo cáo 2019 về tình hình an ninh trật tự của Hà Nội [2] "các tổ chức phản động đã sử dụng phương thức cấp đất, cấp nhà miễn phí để lừa bịp, lôi kéo và chiêu dụ người dân. Tuy nhiên, một nạn nhân mất đất của Hà Nội khẳng định với VOA rằng anh chưa từng biết và cũng không tin rằng chiêu thức "cấp đất, cấp nhà" này sẽ có hiệu quả lôi kéo người dân chống lại chính quyền, mà chính tự bản thân Đảng Cộng sản đã làm cho người dân nhận thức ra vấn đề" - đài VOA cho biết hôm 6/2/2019.

Kết Luận

Hơn cả sự đứng yên - khi so sánh điều 82 - 88 (Luật hình sự 1985 - Luật hình sự 1999) và điều 117 (Bộ luật hình sự 2015) - đó là sự thụt lùi thảm hại của người cộng sản Việt Nam, bởi :

- Ba mươi lăm năm trước, về kinh tế, Việt Nam còn bị Hoa Kỳ cấm vận, cho đến nay "vật đã đổi sao đã dời" nhưng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn không chấp nhận hiện thực hội nhập với thể giới để thay đổi "tư duy không tưởng" mang tên "tuyên truyền chống nhà nước". Từ đó làm cho điều 117 nói riêng và Bộ Luật hình sự nói chung đang chống lại những tiến bộ của cương lĩnh Đảng cộng sản Việt Nam và Hiến pháp 2013.

- Ba mươi lăm năm về trước, khoa học kỹ thuật của thời đại đó còn tồn tại những máy đánh chữ, máy quay ronéo, điện thoại để bàn còn rất hiếm v.v... Nhìn chung, người Việt Nam còn quá lạc hậu và gần như tách biệt với thế giới văn minh. Hiện nay, người Việt Nam đã thay đổi tư duy rất nhiều, trong khi não trạng của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn đứng yên một chỗ bằng "tội danh không tưởng" mang tên "tuyên truyền chống nhà nước".

Cho đến khi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không chịu nhìn nhận hiện tượng "tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" với con mắt Triết học cùng tư duy vận động liên lục, thì vẫn còn rất nhiều án "tù không tội" được xướng lên giữa các phiên tòa độc diễn.

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 06/12/2019 (nguyenngocgia's blog)

[1] Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

[2] Tướng CA : ‘Tổ chức phản động cung cấp nhà đất miễn phí’, dân oan ‘không tin’

Published in Diễn đàn

Nhìn lại 11 tháng qua, Việt Nam vẫn chìm sâu trong khủng hoảng triên miên. An ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia bị đe dọa trầm trọng, mà nổi bật nhất là việc Trung Quốc đang thực hiện âm mưu chiếm trọn Biển Đông, trong đó có Bãi Tư Chính của Việt Nam. Kinh tế xã hội tuy nhà cầm quyền nói rằng tăng trưởng hơn các năm trước, nhưng lại vẫn phải đi vay nợ mới để trả nợ cũ và tìm mọi cách để vơ vét các nguồn thu trong dân chúng...

Nhận xét về năm 2019, nhà báo Nguyễn Đình Ngọc trong cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành đã khẳng định năm 2019 Việt Nam vẫn đầy bất ổn và căng thẳng. Nội dung như sau, mời quí vị cùng nghe :

Tiếng Dân Việt Media phỏng vấn nhà báo Nguyễn Đình Ngọc

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 23/11/2019

Published in Video
Trang 1 đến 3