Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Báo VnEconomy số ra ngày 06/6/2018 với bài viết nhan đề "Triết lý giáo dục Việt Nam là gì ?" cho biết : (trích) : "Nếu cần đúc rút trong một câu ngắn gọn thì triết lý giáo dục Việt Nam là gì", Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ, sáng 6/6" (hết trích).

trietly1

Học sinh bị điều đến nhà máy Vinfast ở Hải Phòng để đón đoàn Bắc Hàn ngày 27/2/2019-AFP

Trả lời cho câu hỏi trên, sau tất cả những lúng túng của ông Phùng Xuân Nhạ, bài báo cho biết thêm [1] : "...Bộ trưởng Nhạ không hồi âm đại biểu Nguyễn Thanh Hải" (!)

Ông Nhạ không thể trả lời, bởi ông là sản phẩm của "nền giáo dục xã hội chủ nghĩa"-một nền giáo dục "không cần triết lý giáo dục".

Triết lý giáo dục xã hội chủ nghĩa là gì ?

Ngay cả khi sản xuất hay buôn bán một món hàng tiêu dùng hoặc một món ăn, một thức uống, nhà sản xuất cũng có triết lý riêng của họ.

Muốn biết triết lý của một nền giáo dục nào đó, hãy nhìn vào "sản phẩm giáo dục" của nó.

"Sản phẩm giáo dục" của chế độ xã hội chủ nghĩa là gì ? Thưa, hãy nhìn ngay các thầy giáo, cô giáo-những "sản phẩm ra lò" đầu tiên trong "dây chuyền giáo dục xã hội chủ nghĩa" bắt đầu từ mầm non cho đến tiểu học-trung học và cả đại học.

Hậu quả của loại "sản phẩm giáo dục xã hội chủ nghĩa" mà toàn xã hội đang chứng kiến và gánh chịu, vô cùng nhức nhối như một người bệnh trầm kha không còn thuốc chữa !

Không cần nhắc quá nhiều về : đồng lương quá thấp, bằng giả, chạy theo thành tích, mắng chửi, đánh nhau, đâm chém, dâm ô hay bán ma túy của giáo viên v.v... chỉ cần nhìn vào hình ảnh ba cô bảo mẫu một trường mầm non xúi giục các bé xúm vào "đánh hội đồng" một bé khác [2] là quá đủ cho thấy "sản phẩm giáo dục xã hội chủ nghĩa"-Một thứ "sản phẩm" không có "triết lý".

Triết lý nói chung và triết lý giáo dục nói riêng không phải từ "trên trời rơi xuống". Từ thực tế cuộc sống, con người quan sát, nghiên cứu rồi đúc kết hình thành ra tư tưởng và khái quát hóa nó sao cho dễ hiểu nhất.

Triết lý nói chung và triết lý giáo dục nói riêng, luôn là những ý tưởng ngắn gọn, rõ ràng mà bất kỳ người dân nào-không phân biệt trình độ học vấn-đều có thể thấy và hiểu rõ,

Vậy "triết lý giáo dục xã hội chủ nghĩa" là gì ? Nếu nói nó không có "triết lý" cũng không chính xác. Ở tầm khái quát nhất, có thể nói :

"Triết lý giáo dục xã hội chủ nghĩa-Tiền là tất cả".

Nó tựa như giai thoại về tên cướp Năm Cam với triết lý : "Thứ gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền".

Chính từ xuất phát điểm "đồng tiền triết lý", quý độc giả nhìn rộng trên toàn xã hội càng thấy rõ vấn đề, không riêng lãnh vực giáo dục.

Ngoài ra, giáo dục là nguồn cội cho 2 lãnh vực quan trọng không kém :

- Văn hóa : Giáo dục có triết lý dùng để giữ gìn và tôn tạo các giá trị văn hóa. Hãy nhìn vào các lễ hội ghê rợn & các công trình kiến trúc-mỹ thuật quái đản, cũng như lãnh vực âm nhạc nói riêng và nghệ thuật nói chung trong chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ thấy càng thấm thía.

- Y tế : Giáo dục có triết lý sẽ đào tạo ra những bác sĩ chí tâm và chí tình. Nói cách khác, bác sĩ ngày nay được dạy "nghề" mà không được dạy "nghiệp"-"Nghiệp dĩ' trót mang như lời thề Hippocrates.

Chính triết lý "Tiền là tất cả" dẫn đến giáo dục Việt Nam bệ rạc và suy đồi tận cùng cho đến hiện nay.

Triết lý giáo dục ngày nay phải là "Trách nhiệm-Thành thật-Tự do"

Chế độ Việt Nam Cộng Hòavới triết lý : "Nhân bản-Dân tộc-Khai phóng" đã thành công khi đào tạo ra các thế hệ người Việt Nam có "Nhân Cách".

Nhân cách là gì ? Đó là hệ thống các phẩm giá (lòng tự trọng, tính tự tôn dân tộc, biết hổ thẹn, biết ăn năn, ray rứt, biết trọng danh dự, biết giữ lời hứa, biết hãnh diện khi thành công, biết buồn tủi khi làm sai hay thất bại, biết phẫn nộ trước cái ác, cái xấu v.v..) của một cá nhân nhưng đồng thời nó cũng phải ánh "dân tộc tính".

Việt Nam Cộng Hòasụp đổ, kéo theo "chữ nghĩa" của "thời xưa" cũng mai một rất nhiều. Do đó, với triết lý nghiêng về chữ Hán-Việt, nó sẽ khó cho trẻ nhỏ có thể hiểu ngay. Thậm chí, có viên đại úy công an đã đặt câu hỏi "Khai phóng là gì ?" với tác giả viết bài (lúc đang tạm giam và "đi cung").

Triết lý giáo dục phải bắt đầu ngay từ tấm bé với những chữ dễ hiểu và rõ ràng.

Trong triết lý nói trên, trách nhiệm phải được đặt ngay đầu tiên.

Tính trách nhiệm trong mỗi đứa trẻ phải được dạy ngay từ khi trẻ đã biết tự xoay xở : tự ăn uống, tự dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong, tự đánh răng rửa mặt, tự soạn quần áo để đi mẫu giáo v.v... Từ đó, tính trách nhiệm trong mỗi học trò hình thành dần trong suốt thời tiểu học và trung học, lên đến đại học.

Chính tính trách nhiệm tạo ra môi trường học đường nghiêm túc và trung thực. Rồi từ đó, khi bước vào đời, mỗi con người luôn biết tự trọng, tự xoay xở và tự quán xuyến mọi vấn đề, mọi tình trạng xảy ra xung quanh. Đó là đỉnh cao của tính trách nhiệm.

Khi trẻ đã hình thành tính trách nhiệm như là một bản ngã, tự khắc sẽ có trách nhiệm với gia đình, với xã hội và rộng ra hơn sẽ có trách nhiệm với Tổ quốc. Lúc đó, những lời hoa mỹ "yêu tổ quốc, yêu đồng bào v.v..". trở nên thừa thãi, bởi như ông Trần Văn Huỳnh đã dạy con mình-Trần Huỳnh Duy Thức : "...ông không dạy anh yêu nước. Ông chỉ hướng cho con mình sống có nhân cách và có ích, đừng vì mình mà làm tổn thương người khác, thì tự nhiên trẻ con lớn lên sẽ sống có trách nhiệm với mình và đất nước...".

Khi tính trách nhiệm đã thẩm thấu và ăn sâu vào ý thức, nếu không dạy trẻ thành thật sẽ tạo ra một lổ lỗng và nó sẽ hủy hoại đi tính trách nhiệm. Đó là lý do tại sao tính thành thật phải đi liền với trách nhiệm.

Con người luôn sợ bị trừng phạt (dù trừng phạt theo luật pháp hay không theo luật pháp), một khi buộc phải chịu trách nhiệm. Điều đó lý giải cho câu "dám làm dám chịu trách nhiệm", có nghĩa phải thành thật.

Khi trẻ hiểu được sự thành thật trong đó có cả ý nghĩa "không làm tổn thương người khác", lúc đó chúng không cần được dạy "dũng cảm, anh hùng, bản lĩnh v.v.."., bởi sự thành thật đã sản sinh ra những khái niệm đó.

Cuối cùng, con người sống có trách nhiệm và sống thành thật, nhưng không có tự do tất nhiên đó không còn là con người đúng nghĩa. Bởi trong tất cả các loại tự do thì "tự do tư tưởng" là nền tảng cho xã hội thăng tiến.

Mặt khác, tự do là một phần trong khái niệm "khai phóng". Nhưng nếu nói với trẻ chữ "khai phóng", chắc chắn ngay lập tức, trẻ sẽ không hiểu.

Kết

Trong trận sóng thần và động đất khủng khiếp mang tên Tohoku của Nhật Bản vào năm 2011, rất nhiều người không quên hình ảnh một đứa trẻ 9 tuổi đã từ chối một phần ăn, khi xếp hàng chưa đến lượt mình...

Những cái cúi đầu, gập người xin lỗi dân chúng rất thành thật mang đầy tính trách nhiệm của người Nhật, mà ngay cả nguyên thủ quốc gia Shinzo Abe cũng làm như thế...

Để bảo vệ Tổ quốc, chế độ Việt Nam Cộng Hòađưa ra một triết lý, cho đến ngày nay đã thành chân lý : Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm. Triết lý đó thật ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ cho tất cả mọi người dân, không riêng người lính.

Người cộng sản Việt Nam cần phải chịu trách nhiệm trước thảm trạng xã hội Việt Nam hiện nay, không chỉ riêng lãnh vực giáo dục.

Hãy ngưng đổ lỗi cho dân trí thấp ! Ngay cả dân trí có thấp đi chăng nữa, người cộng sản Việt Nam vẫn phải chịu trách nhiệm toàn bộ và liên tục ! Điều này cho thấy triết lý "Trách nhiệm-Thành thật-Tự do" không chỉ có giá trị cho học sinh-sinh viên hay dân chúng mà ngay cả gần 5.000.000 đảng viên thuộc Đảng cộng sản Việt Nam vẫn buộc phải gầy dựng lại ! Đó là mệnh lệnh Việt Nam của thời đại điêu linh ngày nay !

Nguyễn Ngọc Già

________________

[1] http://vneconomy.vn/triet-ly-giao-duc-viet-nam-la-gi-20180606133318686.htm

[2] https://news.zing.vn/dinh-chi-3-co-giao-mam-non-cho-phep-10-tre-danh-hoi-dong-ban-post872817.html

Published in Diễn đàn
samedi, 02 février 2019 22:10

Tất niên chính trị Mậu Tuất 2018 !

Năm Mậu Tuất sắp kết thúc, hiện tìinh Việt Nam vẫn chìm đắm trong cuộc khủng hoảng về mọi mặt từ kinh tế - xã hội đến an ninh quốc phòng

Những con số khoe khoang của nhà nước về thành tựu 2018 chỉ càng phơi bày bản chất dối trá của họ.

Nhà báo tự do Nguyễn Ngọc Già đã nói lên một vài cảm nhận của mình qua cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành. Cuộc trò chuyện mang tên "Tất niên chính trị Mậu Tuất 2018 !

Nội dung như sau, mời quí vị cùng nghe :

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 02/02/2019

Published in Video

Bà Dương Thị Bạch Diệp bị bắt hôm 25/01/2019 kéo theo vài "quan chức cộng sản" bị tạm giam, có vẻ làm cho "công cuộc" gọi là "đốt lò" của ông Nguyễn Phú Trọng càng rừng rực lửa.

bat1

Bà Dương Thị Bạch Diệp tại cơ quan điều tra. Ảnh: Bộ Công an

Thật khó tin việc "chống tham nhũng" để "lấy lại lòng tin dân chúng" do ông Nguyễn Phú Trọng khởi xướng có thể thành công, dù không khí hả hê trên mạng xã hội thật rõ

Người dân vui mừng theo cách "chết thêm" người cộng sản nào cũng "vui thêm một chút !".

Ở tù dưới chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam

Ở tù dưới chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam cũng có nhiều "kiểu ở tù".

Những người cộng sản "sa cơ lỡ vận" như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa v.v... dù mang tiếng "ở tù", họ vẫn sống sung sướng với "nhà lô" đầy đủ tiện nghi, với người phục dịch hầu hạ (tức là những "tù mồ côi" không có hoặc bị thân nhân bỏ rơi) nhằm đổi lại việc được "nuôi ăn". Thân nhân và bạn bè [*] có thể lên thăm bất kỳ lúc nào và nhiều ưu đãi khác.

Không chỉ riêng người cộng sản "cao cấp - trung cấp", ngay cả người cộng sản "cấp thấp" cũng vậy. Hoặc giả, chỉ cần bất kỳ người tù nào có... tiền, đều đồng nghĩa, cuộc đời "tù đày" của họ không hề có chút trải nghiệm nào, để có thể tạm gọi là "sám hối" tội ác và sai lầm đã gây ra cho xã hội.

"Tiền là tất cả" trong nhà tù trên toàn cõi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

"Khổ nhì" là những người "tù nghèo". "Khổ nhất" là những người tù bị kết án các loại "tội xâm phạm an ninh quốc gia".

Khổ đủ kiểu. Vật chất luôn thiếu thốn, tinh thần luôn bị dày vò, bị cô lập và bị hăm dọa "biệt giam" cũng như "đi cùm" thường trực, người tù "xâm phạm an ninh quốc gia" còn phải đối phó với sự đầu độc luôn chực chờ [**]

Một trong những lý do chủ yếu, các nhà tù tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn nhốt cách ly những người "xâm phạm an ninh quốc gia" [***] bởi vì các cai ngục không muốn những "ưu đãi" mà tù thường phạm "được hưởng" bị những người tù "xâm phạm an ninh quốc gia" nhìn thấy (!). Người cộng sản cũng coi những người "xâm phạm an ninh quốc gia" thuộc "tội phạm đặc biệt nguy hiểm" cần phải cách ly - được nhốt theo kiểu "nhà tù trong nhà tù" như nhà báo Điếu Cày đã gọi, dù hầu hết những tù nhân này chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận theo Công ước quốc tế về quyền dân sự & chính trị (ICPPR).

Tù dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa

Ba tôi - một người mê muội đi theo cộng sản và bị nhà nước Việt Nam Cộng Hòa bắt vào đầu năm 1972.

Tối hôm giao thừa, thật bất ngờ, ba tôi được về ăn Tết trong vài giờ đồng hồ trước khi ra xe về lại trại giam (lúc chưa bị kêu án chính thức). Ngày ba tôi ra tù, ông vẫn mạnh khỏe. Về đến nhà chỉ một tuần sau là ông có thể bắt tay trở lại công việc làm ăn.

bat2

Hình minh hoạ. Hình chụp hôm 30/4/1975 : xe tăng quân đội Bắc Việt tiến vào dinh Độc lập ở Sài Gòn - Ảnh Life

Anh tôi - một người cộng sản thuộc "cánh" Trần Hải Phụng (thiếu tướng cộng sản, "binh chủng" biệt động thành Sài Gòn - Gia Định) - được cài vào Quân lực Việt Nam Cộng Hòa với lớp áo sĩ quan Hải Quân - ở tù Côn Đảo với mức án 20 năm khổ sai. Ngày trở về đất liền vẫn mạnh khỏe, dù ốm o đen đúa, nhưng không hề mang thương tật gì cả.

Lúc sinh thời, ông Lê Hiếu Đằng đã từng công khai cho dư luận biết, khi ông ở tù dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, ông vẫn được cho đi thi tú tài II (tức là tốt nghiệp Trung học phổ thông bây giờ) trong bài viết "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh" [1].

Anh rể tôi - sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa thuộc binh chủng Không Quân - phải đi "học tập cải tạo" gần 3 năm. Lúc đó, nếu ba tôi không bảo lãnh ra, chắc chắn người anh này đã chết !

Tôi từng đặt câu hỏi với ba tôi về "danh dự" của "bên thắng cuộc", sau khi anh rể tôi cùng các người anh em bà con bên ngoại bị lừa đưa vào "trại cải tạo" và đã "học tập" xong (!). Ba tôi im lặng trong bất lực và tê tái !

Sau này, khi "lớn hơn" một chút, tôi tự chiêm nghiệm ra một chân lý :

Những người phải đi tù dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, dù đúng nghĩa họ là những người đang chống phá quê Cha đất Tổ và giết hại dân lành, nhưng họ vẫn được nhà nước Việt Nam Cộng Hòa nhìn nhận là... "Đồng Bào" - điều không bao giờ có trong nhà tù của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam !

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 27/01/2019

_______________

[*] Nếu người cộng sản thật sự có bạn bè.

[**] Cho đến khi bài viết này kết thúc, Trần Huỳnh Duy Thức vẫn "miệt mài" ăn mì gói nhiều ngày qua, mặc dù cai ngục khuyên ông ấy ăn cơm trở lại.

[***] Mặc dù đã thi hành án chính thức.

[1] https://diendancuachungta.com/cong-cuoc-dau-tranh-cho-tu-do-dan-chu/le-hieu-dang-suy-nghi-trong-nhung-ngay-nam-binh/

Chú thích : Người anh rể (sinh năm 1938) và người anh ruột (sinh năm 1945) hiện nay vẫn còn sống.

Published in Diễn đàn

Những hình ảnh lố lăng của người cộng sản Việt Nam cấp cao trong nhiều sự kiện quốc tế và quốc nội đầy dẫy khắp mạnh xã hội, nhưng ... nó vẫn tiếp diễn và không có dấu hiệu cho thấy họ ngừng lại để suy ngẫm.

VIETNAM-POLITICS-CONGRESS

Hình minh họa. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (giữa hàng trên) phát biểu tại lễ bế mạc Đại hội đảng 12 ở Hà Nội hôm 28/1/2016 - AFP

Tại sao đến nông nỗi đó ?

Có lẽ, quý độc giả biết nhiều về truyện cổ tích Andersen, trong đó có câu chuyện "Bộ quần áo mới của Hoàng Đế" - truyện cổ tích này, chế giễu vị vua vốn luôn thích những lời nịnh bợ.

Ông vua này dường như không thể nào sống nổi, nếu một ngày không được nghe những lời "mật ngọt" êm ả rót vào tai. Cả cuộc đời ông vua, luôn được những lời ton hót, tâng bốc vây quanh và bịt kín như cánh rừng già âm u mà "ánh sáng sự thật" không tài nào rọi tới nổi !

Câu chuyện thú vị vô cùng, bởi tác giả không để độc giả dừng lại ở sự kệch cỡm, thói rởm đời, chất khoe mẽ và tính hãnh hão về trí tuệ uyên bác, cũng như sự thông thái luôn ngập tràn trong tâm trí của tầng lớp cận thần, vương giả vây quanh "đức vua" mà Andersen đã làm cho những thói hư tật xấu đó lan ra khắp muôn nẻo trong chúng dân !

Tác giả H.C Andersen đã "khuếch tán" thói đạo đức giả như "hạt mầm man trá" được ấp ủ dẫn đến sinh sôi rồi lan rộng và thấm sâu vào ngay cả tầng lớp bình dân nhất trong xã hội.

Thói đạo đức giả đi cùng việc chối bỏ sự thật nhằm để tồn tại, để an toàn, để mưu cầu lợi danh và để... mỗi người buộc phải "giống như tất cả" nếu không muốn trở thành một kẻ bị xã hội bỏ rơi và đào thải.

Người dân xứ ấy bằng lòng, hài lòng và thỏa lòng với lối sống như vậy !

vua2

Người đi qua tượng Hans Christian Andersen ở trung tâm Copenhagen, Đan Mạch hôm 22/3/2005 - AFP

Cho đến một ngày, điều đó dẫn đến tai họa thảm khốc cho "vì vua anh minh" nọ - Ông vua ở truồng trước muôn người mà không hề hay biết ! Ngay cả chúng dân cũng ngỡ mình thông thái - tựa như những thức giả uyên bác mới đủ trình độ để nhìn thấy bộ đồ "có một không hai" trên cõi đời ! Ngoại trừ một câu bé chỉ thẳng sự thật rằng :

– Nhìn kìa, đức vua trần truồng !

Mãi cho đến lúc đó - không vội hơn, không muộn hơn - toàn bộ thần dân xứ đó như sực tỉnh khỏi 'cơn mê giả dối" mà họ vốn "ngủ vùi" trong nhiều năm.

Andersen viết tiếp :

Đám đông im bặt. Sau đó, bắt đầu có những tiếng xầm xì nhỏ to :

– Hoàng thượng không mặc gì hết ! Có một thằng bé nói như vậy !

"Hoàng thượng không mặc gì hết ! Hoàng thượng không mặc gì hết !… ", lời bàn tán mỗi lúc một lớn.

Hoàng đế chợt rùng mình, choáng váng vì ngài thấy hình như họ nói đúng. Nhưng ngài nghĩ : "Ta phải tiến hành cho xong nghi thức của buổi lễ đã ". Vì vậy, nhà vua tiếp tục rảo bước, khuôn mặt thậm chí càng cố lộ vẻ tự hào. Đám tùy tùng theo sau không biểu lộ một chút cảm xúc, tay vẫn nâng đuôi chiếc áo choàng tưởng tượng.

(Hết truyện)

Ngẫm từ câu chuyện trên, quý độc giả sẽ thấy người cộng sản Việt Nam không khác với "vị vua ở truồng", bởi :

- Sự thật không còn chỗ để tồn tại dù là một khoảng không gian nhỏ hẹp nhất trong xã hội dẫy đầy sự man trá, độc ác và bạo ngược.

- Xã hội đã biến thành một đám đông hỗn độn về tri thức & bát nháo về nhân cách - Sự khốn cùng đó gây ra bởi... nỗi "hân hoan khôn tả" được coi là "tự hào dân tộc" (!)

Vâng ! Từ già đến trẻ, từ nam đến nữ, từ bậc "trí giả" cho đến người bình dân v.v... Ngập tràn !

Dường như "đám đông đủ mọi thể loại" đó, không còn biết gì khác ngoài "hương vị ngất ngây" của "men say chiến thắng" lên đến tột đỉnh của... vinh quang - Một loại "vinh quang" chỉ tồn tại trong chốc lát rồi... vội vã tan biến như bọt xà phòng trương phình ! Chỉ vậy thôi !

Suy tận cùng, xã hội rữa nát về nhân cách và tan hoang về vật chất như hiện nay cũng do "Sự thật đã rời bỏ người Việt Nam" !

Nếu như vị vua trong truyện cổ Andersen không thích nịnh bợ ? Mọi người dân xứ đó, có ham hố trở thành "nịnh thần-dân" ? Nếu như người cộng sản Việt Nam cấp cao không thích tâng bốc ?...

Biết đâu Việt Nam - quê mình - đã... "không khó đỡ" như bây giờ...

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 18/12/2018

Published in Diễn đàn
mercredi, 07 novembre 2018 21:28

Ganh đua và Đố kỵ

Sau khi đọc bài "Tôi biết ơn Việt Nam Cộng Hòa", có độc giả đề nghị tôi nói rõ hơn về 2 chữ này. Vì vậy, tôi xin phép nói thêm như sau :

vnch1

Các em học sinh tiểu học (minh họa) - File photo

Trong nền giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, thế hệ chúng tôi được dạy phải nỗ lực tối đa trong việc học. Thầy cô luôn gợi mở sở trường của học trò. Điều đó có nghĩa, một học trò giỏi môn học này, không có nghĩa giỏi tất cả các môn khác.

Khi thấy bạn mình đạt điểm giỏi trong môn học nào đó, mình phải cố gắng giỏi hơn với một chút ganh (tỵ) đua (chen). Thầy cô dạy, nếu không có ganh đua, mãi mãi không bao giờ tiến bộ. Nhưng, sau một thời gian dài miệt mài, mình vẫn không vượt được bạn thì phải công nhận "nó" giỏi hơn mình và theo "nó" mà học. Thế mới có câu "học thầy không tày học bạn" là vậy.

Tính hào sảng, công tâm và khảng khái được thấm đẫm trong thế hệ chúng tôi. Có thể gọi là tính cao thượng cũng được, nếu quý độc giả thấy thích.

Thầy cô rất công bằng. Ví dụ, đứa giỏi về toán, ắt phải công nhận nó giỏi toán. Đứa giỏi về văn, tức phải công nhận nó giỏi văn. Không có sự ưu ái mù quáng theo cảm tính. Cũng không có kiểu "biếu quà lễ tết" như sau này. Do đó, thầy cô không bao giờ chịu sự chi phối bởi vật chất mà ngày nay phụ huynh gọi là "đền đáp công lao thầy cô" (!) Mỉa mai thay !

Ngẫm ra, chính cái lễ mễ như 20/11 góp tay rất lớn "đẩy" "đạo đức" làm nghề của thầy cô "lao dốc xuống vực sâu" !

Nhiều người lại ngỡ 20/11 là dịp vinh danh thầy cô ! Quan niệm "tôn sư trọng đạo" trở nên méo mó thảm hại ! Thảy đều là đạo đức giả ! Ngập tràn hiện nay !

Ngoài ra, trong nền giáo dục dưới chế độ cộng sản, học trò được dạy tính đố kỵ, mặc dù không nói thẳng, nhưng hãy nhìn hiện trạng cũng thấy rõ.

Ví dụ dễ thấy, khái niệm "vừa hồng vừa chuyên" trở nên tai hại khôn lường. Bởi khái niệm đó biến học trò trở thành "lãnh tụ".

Khi bản thân tự coi là "lãnh tụ", cùng với "fans hâm mộ" lủ khủ bao quanh, rồi "tâng bốc tới nóc" sẽ làm "lãnh tụ" càng cao ngạo...

Bỗng một hôm, "lãnh tụ" phát hiện có "đứa bạn" "tự nhiên" nổi trội quá, thế là "lãnh tụ" sợ mất vị trí, nên vội vàng "kết bè kéo cánh" quyết làm sao triệt hạ "thằng bạn" đó, bằng mọi giá, kể cả những trò "đấu tố", "vu khống" và tất cả các cách hạ đẳng nhất.

Việc "kéo bầy" thật dễ dàng, bởi "hàng lô hàng lốc" kẻ nịnh bợ vây quanh bấy lâu. "Thằng bạn" xấu số đó trở nên cô đơn, không chỉ trước bạn bè mà còn ngay cả trước những người gọi "là thầy, là cô"...

Thế là, "thằng bạn" đó chỉ có nước... hoặc là "chết dưới tay lãnh tụ" hoặc phải trở thành "tay sai". Đời sống hèn hạ buộc phải lên ngôi bởi "ai mà không sợ chết" (?!). Nhân cách làm người từ đó cũng tiêu vong !

Tính ganh đua chết đi và tính đố kỵ lên ngôi là như vậy ! Kéo theo, tính sáng tạo - vốn được sinh ra từ tự do tư tưởng (tính chất quan trọng bậc nhất đối với con người) - cũng lịm tắt cùng với xã hội thụt lùi là như thế !

Từ học đường, học trò bước ra xã hội với hình ảnh "lãnh tụ" hợp cùng sự huyễn hoặc "tài năng của mình" đã định hình từ lâu, từ đó, hễ một chút gì trái ý là "lãnh tụ" không tài nào chịu nổi ! Và...

...nhà tù cùng với 79, 88, 258 v.v... hiện diện như là một thứ "chân lý"...

Trên đây là "chuyện đời xưa, đời nay" dành cho các bạn trẻ hỏi tôi về "ganh đua và đố kỵ" tác dụng và tác hại ra sao !

Một thoáng ngậm ngùi cho nền giáo dục Nhân bản & Khai phóng...

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 06/11/2018

Published in Diễn đàn

Cách đây hơn 13 năm, vào ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp 2005 - 2020.

Đã hơn 13 năm thực hiện, nhưng nhiều mục tiêu vẫn nguyên vẹn trên giấy như việc chuyển giao công tác thi hành án sang cho Bộ tư pháp. Đến nay việc chuyển giao vẫn không được thực hiện. Các trại giam giữ vẫn do Bộ Công an nắm giữ. Việc thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp tạm giam vẫn giẫm chân tại chỗ v.v…

Từ Sài Gòn, ông Nguyễn Ngọc Già, tù nhân nhân quyền, đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành vài nét về 13 năm thực thi chiến lược cải cách tư pháp. Ông khẳng định "Chiến lươc cải cách tư pháp 2015 - 2020 đã và đang phá sản".

Nôi dung như sau, mời quí vị cùng nghe :

Cựu tù nhân nhân quyền Nguyễn Ngọc Già trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 27/10/2018

Published in Video

Văn hóa là cội rễ. Giáo dục là dưỡng chất. Quốc gia nào cũng cần hai yếu tố tối quan trọng này để phát triển. Việt Nam không là ngoại lệ.

bieton1

Hình minh họa. Sinh viên mặc áo dài trên đường phố Sài Gòn AP

Nền giáo dục của Việt Nam hiện nay đang bị chỉ trích mạnh mẽ và lên án dữ dội chưa từng thấy.

Trước 1975, bậc tiểu học và cả trung học hầu như chỉ có bộ sách giáo khoa cũ. Nó được "truyền lại" cho đàn em. Đặc biệt, những gia đình nghèo càng coi trọng "của gia truyền" này, bởi lý do đơn giản : Tiết kiệm. Đứa học trò nhà nào nghèo quá, có quyền mượn ở thư viện trường. Nhưng làm dơ, rách thì phải đền.

Đồng phục ? Nhà trường chỉ bán "phù hiệu", mua mấy cái cũng được, về tự may vào áo, phía bên trái ngực trên. Quần áo thì phụ huynh tự lo cho con em mình, với duy nhất yêu cầu (hầu hết là) "áo trắng, quần xanh đen". Đứa học trò nào nghèo quá, được quyền "thừa hưởng" quần áo cũ của "tiền bối" với duy nhất một yêu cầu : thay phù hiệu. Nếu học đúng trường mà anh chị từng học, khỏi thay, cứ y như vậy, bận đi học.

Thế hệ chúng tôi không được dạy những cái gọi là "cải cách". Không biết cách đánh vần "cờ lờ mờ vờ" hay "vờ tờ vờ" v.v... Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đọc thông viết thạo. Môn Văn Chương, "điểm tám" trở thành tuyệt đối. Hy hữu lắm mới có đứa đạt "điểm chín", lúc đó phải nói, bài văn vô cùng độc đáo.

Chúng tôi cũng không phải "học thêm, học bớt". Hồi xưa chỉ có "học phụ đạo" - lớp học cho những đứa học trò nào vì bận phụ giúp gia đình hay học yếu quá, theo không kịp bạn bè. Thầy - Cô thấy thương, tự mở lớp giúp tụi nó. Không tốn tiền bạc gì hết.

Tiếng Việt vốn "đơn âm", nên chúng tôi không được dạy "tách tiếng" với những "tròn tròn vuông vuông tam giác". Tiếng Anh vì là "đa âm", nên Thầy - Cô nào cũng dạy "phải ráng nối âm (linking sound) nha em". Ví dụ "the voice of freedom" phải nối âm "c" vào âm "of" hoặc giả, không được phép đọc "bờ-ra-xin" để chỉ nước Ba Tây. Thầy - Cô dạy tiếng Anh (hay tiếng Pháp) không bao giờ mắng học trò bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh là "con vật này hay con thú kia". Thầy - Cô dạy các môn khác cũng như vậy.

Thời đó, tú tài đôi là "ngon" lắm rồi !

Chúng tôi được dạy mọi điều theo cách giản dị, dễ hiểu mà nhớ lâu. Ví dụ, hai chữ "trách nhiệm", thầy cô nào cũng giảng nghĩa thật đơn giản mà thấm thía đến kỳ lạ thông qua "hình tròn". Cô giáo vẽ lên bảng một hình tròn và nói nếu chỉ "khuyết một tí xíu" cũng là "không tròn trách nhiệm". Chúng tôi không được dạy "thiếu trách nhiệm". Biết thế nào là "thiếu với đủ" ? Trách nhiệm mà !

Ngoài xe cộ "chạy đầy đường", trước 1975, Sài Gòn vô cùng hiếm thấy các loại "giáo sư - tiến sĩ".

Mặc dù thời xưa ở miền Nam Việt Nam, ai cũng biết là đa đảng, nhưng nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa không đào tạo "giáo sư - tiến sĩ chuyên ngành xây dựng đảng".

Chính khách thời bấy giờ cạnh tranh gay gắt không thua gì các nước dân chủ bây giờ. Nền chính trị lúc đó, quả xác đáng gọi là "chính trường" như người miền Nam cũng thường gọi : thương trường, vận động trường, kịch trường, phim trường v.v... - nơi phải diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt của những tài năng trên các lãnh vực - biểu hiện của tự do đích thực.

Thế hệ những "thằng con nít" như chúng tôi được dạy như ông Trần Văn Huỳnh dạy con trai mình :

"...Có một lần, Thức bỏ nhà đi bụi suốt mấy tháng hè hồi lớp tám. Chính nhờ lời cha dạy, phải học để làm người có ích đã kéo Thức ra khỏi những tháng ngày hư hỏng, trở lại mái trường với một quyết tâm học cho giỏi để gia đình không phải lo lắng vì mình. Ba Thức nói rằng ông cũng không dạy anh yêu nước. Ông chỉ hướng cho con mình sống có nhân cách và có ích, đừng vì mình mà làm tổn thương người khác, thì tự nhiên trẻ con lớn lên sẽ sống có trách nhiệm với mình và đất nước...".

Trần Huỳnh Duy Thức đã ngưng tuyệt thực - một tin vui mà tôi chưa bao giờ thấy dư luận mừng như vậy. Có nên gọi bằng hai chữ "hiện tượng" ?

Tôi mãi mãi biết ơn nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa.

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 18/09/2018

Published in Diễn đàn

1. Để các cuộc biểu tình an toàn và kiểm soát được, không chỉ sớm ban hành Luật biểu tình, mà cả Luật về Hội phải ban hành song song.

vai1

Người biểu tình phản đối dự luật Đặc khu và An ninh mạng ở Sài Gòn hôm 10/6/2018 - AFP

Vì nhờ có Luật về Hội, các Hội sẽ dễ dàng quản lý, quán xuyến và chịu trách nhiệm về những người trong hội mình thông qua những logo, trang phục và các dấu hiệu khác dễ nhận biết. Điều này sẽ góp phần làm nhẹ gánh trách nhiệm cho lực lượng công an.

Nếu chỉ riêng ban hành Luật biểu tình, tình trạng mất kiểm soát và bạo động vẫn dễ xảy ra. Bên cạnh đó, có Hội hoạt động theo pháp luật càng đúng tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, nó đáp ứng cho các hiệp định EVFTA, CPTPP và có thể là hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ (sau này) sẽ có căn cứ dễ đàm phán và khả năng thành công cao hơn.

Cũng nhờ có Luật về Hội mà xã hội dân sự sẽ phát triển lành mạnh vì "có chỗ" để cho các giai tầng theo đó mà thực hiện quyền công dân và đòi hỏi các yêu cầu một cách hợp pháp, bảo đảm cả an toàn trật tự xã hội, văn minh đô thị (không còn cảnh người dân lếch thếch hàng chục năm trời bao quanh các cơ quan công quyền, rồi bị gán cho là làm xấu thủ đô v.v...).

Cũng nhờ vậy mà không còn cần đến "lực lượng thường phục", vốn dĩ làm cho tình hình rối ren càng thêm rối ren (trang facebook của võ sư Đoàn Bảo Châu cho biết có một người cũng nhận là võ sư mà tham gia đàn áp người dân Hà Nội biểu tình vừa qua. Võ sư Châu và người này hình như có ý định thách đấu với nhau - rất nguy hiểm, nó dễ làm người ta hình dung thời "Máu nhuộm bến Thượng Hải" với việc "ký giấy - đánh chết bỏ, không khiếu nại", tức là làm xã hội quay đầu thụt lùi ghê gớm hơn).

2. Đối với những điều luật trong BLHS không rõ ràng (như 109, 117, 331 v.v...) cần phải giải thích và chỉnh sửa cho rõ, nếu không thì hủy bỏ. Bởi vì nó "hình sự hóa" quyền con người, quyền công dân và mâu thuẫn với điếu 163, 167 cũng trong BLHS.

3. Có kế hoạch cụ thể với lộ trình rõ ràng về việc trả tự do cho tất cả các tù nhân (về chính trị, tôn giáo, nhân quyền). Điều này hoàn toàn đủ căn cứ theo Cương lĩnh Đảng Cộng sản Việt Nam là "tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia dân tộc" và Hiến pháp đã quy định tại điều 14 cũng như các điều khác.

4. Ban hành sắc lệnh nghiên cấm trả thù từ mọi phía dưới mọi hình thức. Đây là việc vô cùng quan trọng và phải cấp thiết làm trong tình hình hiện nay. Chính sắc lệnh này mới cần ghi rõ câu "Nghiêm trị bất cứ ai vi phạm".

5. Vào tháng 5/2017, ông Võ Văn Thưởng cho biết "...Ban Tuyên giáo trung ương đang chờ Ban Bí thư thông qua một văn bản hướng dẫn về việc tổ chức trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước...". Điều này nghĩa là ông Thưởng cũng lấy Cương lĩnh Đảng cộng sản Việt Nam làm căn cứ, chứ không phải phát biểu ngẫu nhiên.

Tuy vậy, đối thoại với "những cá nhân" là không cần thiết, dù đó là "những cá nhân" rất nổi tiếng đi chăng nữa. Bởi "đối thoại" ở đây phải hiểu đó là một "quốc đề" lớn lao mang tính "đối thoại chính trị", không phải "giải đáp thắc mắc" hay "đả thông tư tưởng" như lâu nay. Do đó, phải cần đối thoại với các tổ chức (ở đây là đại diện của các Hội), điều đó mới giải quyết được vấn đề.

"Những cá nhân" theo ông Thưởng nói, nhất định sẽ đứng trong các Hội cụ thể một khi Luật về Hội có hiệu lực.

Như vậy mới là cách giải quyết tận cùng vấn đề "đối thoại". Bởi đối thoại là để tìm ra tiếng nói chung giữa nhà cầm quyền và người dân (thông qua Hội) rồi giải quyết, không phải "đối thoại" chỉ lắng nghe, giải thích một chiều rồi... để đó.

6. Về "Luật đặc khu" tôi nghĩ nhà cầm quyền Việt Nam nên dừng lại vô thời hạn. Hãy để nó trôi vào dĩ vãng lặng lẽ và không đề cập tới nữa. Cách này cũng giữ được hình ảnh của nhà cầm quyền. Riêng "Luật an ninh mạng" thì hoãn lại để chỉnh sửa. Bộ Luật hình sự và Luật bảo hiểm xã hội cũng đã từng như vậy, do vậy "Luật an minh mạng" cũng hoàn toàn có thể theo cách này.

Tuy nhiên, nên nghiên cứu và ghép một phần nào đó trong "Luật an ninh mạng" vào trong "Luật an toàn thông tin mạng". Không cần thiết ban hành một luật riêng như vậy, bởi đã có nhiều phân tích chỉ ra những hậu quả nặng nề về kinh tế - xã hội- chính trị - ngoại giao - quốc phòng mà Việt Nam có thể gánh lấy trong tương lai gần.

7. Tuy nhiên, điều đáng băn khoăn nhất là vấn đề "thượng tôn pháp luật". Nếu nói về luật, có lẽ Việt Nam không thiếu luật nào cả. Nhiều người nói chỉ cần áp dụng đúng và nghiêm túc luật hiện hành là Việt Nam ổn định ngay. Nhưng làm sao được như vậy khi mà ông Nguyễn Phú Trọng nói rằng "nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế" mà "cơ chế một đảng" hiện nay thì nhốt bằng cách nào, nếu không có "cơ chế tam quyền phân lập" ? Phải nói đây là một nan đề !

baihoa1

Người biểu tình phản đối dự luật Đặc khu tại Sài Gòn Photo by Nguyễn Peng

8. Về phần đối ngoại, cũng cho thấy nhà cầm quyền đang đối mặt với nhiều vấn đề rất nghiêm trọng. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là một trong số đó. Những biện pháp hiện nay như nhiều người biết (ví dụ : thả Luật sư Nguyễn Văn Đài đi lưu vong tại Đức hay chuẩn bị cho Trịnh Xuân Thanh sang Đức đoàn tụ gia đình v.v...) chỉ là một góc rất nhỏ, chưa giải quyết tận gốc vấn đề.

Tôi không nghĩ EVFTA có thể thành công với vài động thái như vậy. Nhà cầm quyền cần tìm ra giải pháp trọn vẹn, khả tín hơn và nên hiểu về văn hóa phương Tây trong hành xử chính trị - ngoại giao.

9. Việc Hoa Kỳ rút khỏi UNHRC sau khi đã quyết định rút khỏi UNESCO, có nhiều ý kiến ngược chiều nhau.

Về bề nổi, Hoa Kỳ có vẻ bảo vệ Israel, nhưng ở góc độ khác, dường như Hoa Kỳ muốn chuyển thông điệp đến toàn thế giới rằng : cơ chế hợp tác và đối thoại đa phương không còn hiệu quả. Hoa Kỳ không tin vào cơ chế này nữa. Do đó, rất có thể Hoa Kỳ sẽ hành động đơn phương về vấn đề nhân quyền theo phong cách "American first" - thông điệp của Tổng thống Trump.

Nhà cầm quyền Việt Nam nên suy xét vấn đề Hoa Kỳ rút khỏi UNHRC theo cách khác với "vui mừng" như một số nhà quan sát cho rằng như vậy.

Tóm lại, hiện trạng Việt Nam đang lâm vào bế tắc. Nhà cầm quyền Việt Nam mà cụ thể là Bộ Chính trị và Ban chấp hành trung ương Đảng nên ngồi lại và bàn thảo cho ra những hành động cụ thể và khả thi, điều đó tốt hơn là duy trì những biện pháp đàn áp, bởi nó mang tính chất đối phó. Điều này chỉ làm tình hình căng thẳng và mệt mỏi thêm cho cả những người thi hành công vụ và người dân. Tôi e ngại đến một lúc nào đó "có ai biết trong tro còn lửa..." từ trong dân chúng.

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 02/07/2018

Published in Diễn đàn

"Tôi luôn chọn đứng về công lý và sự thật để bênh vực cho người dân oan, tù oan, cũng như cố gắng đưa ra các biện pháp cụ thể để giải quyết những bất công trong xã hội và ứng phó với nhà cầm quyền Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông. Đảng Cộng sản Việt Nam nên cám ơn tôi thay vì bỏ tù tôi", đó là tâm sự của blogger Nguyễn Ngọc Già, tên thật Nguyễn Đình Ngọc, người vừa mãn hạn tù hôm 27 tháng 12 năm 2017.

gia1

Blogger Nguyễn Ngọc Già - Hình do blogger Nguyễn Ngọc Già cung cấp

Blogger Nguyễn Ngọc Già bị chính phủ Hà Nội kết án tù 3 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam trong một phiên tòa vào cuối tháng 3 năm 2016. Ông là một blogger rất ‘kín tiếng’ như chính điều ông thừa nhận về mình là một người chọn "cô đơn trong tự do tư tưởng để đi". Kể từ khi mãn hạn tù, blogger Nguyễn Ngọc Già cũng không lên tiếng với báo chí nên có lẽ không có mấy người biết được những gì ông đã trải qua, đã chứng kiến trong tù.

Tuy nhiên, vào sáng ngày 18 tháng Một năm 2018, ông đã dành cho Đài Á Châu Tự Do cuộc nói chuyện kể lại một số điểm đáng chú ý trong thời gian phải thụ án tù mà ông cho là oan ức.

Cuộc nói chuyện với tù nhân nhân quyền Nguyễn Ngọc Già do Gia Minh thực hiện.

Gia Minh Ông dùng từ ‘tù nhân nhân quyền’ cho bản thân, vậy xin ông cho biết lý do ?

Nguyễn Ngọc Già : Kính chào anh Gia Minh và kính chào quý khán thính giả đài RFA. Trước tiên cho tôi xin được nhắc lại là tôi là tù nhân nhân quyền bởi lẽ tôi chỉ thực hiện quyền con người của mình và vì thế tôi bị bắt phi pháp với án tù 3 năm tù giam và 3 năm quản chế. Tù nhân lương tâm là một khái niệm có từ cách đây khoảng 60 năm. Hiện nay thì tù nhân lương tâm vẫn đúng nhưng theo thiển ý của tôi tù nhân lương tâm chỉ có phạm vi hẹp bởi vì không chỉ những người bị bắt bởi điều 88, 258 hay 79, mà chúng ta biết được trong xã hội Việt Nam hiện nay rất nhiều người bị bắt vì quyền con người. Ví dụ trước đây có nông dân Đoàn Văn Vươn. Anh ấy chỉ đòi quyền đất đai mà bị kết án tù. Và mới đây thương tâm hơn đó là nông dân Đặng Văn Hiến cũng vì quyền đất đai mà nhận bản án tử hình trong phiên sơ thẩm vừa rồi.

Tôi nghĩ tất cả những người đó đều đang đòi quyền con người của họ và họ cũng nên được gọi là tù nhân nhân quyền. Thứ hai là những người đấu tranh khác họ cũng đòi quyền con người mà thôi. Có những người bị vu cho là trốn thuế, chống người thi hành công vụ, vu cho gây rối trật tự công cộng nhưng trên thực tế thì dư luận quốc tế và trong nước đều biết là họ chỉ thực hiện quyền con người. Và như vậy tôi nghĩ quyền con người mà gọi theo tiếng Hán Việt là nhân quyền, là một cái phổ quát, cái căn bản nhất mà tất cả người Việt Nam hiện nay đều đang thiếu trầm trọng. Và vì vậy tôi đề nghị hãy gọi chúng tôi là tù nhân nhân quyền.

Tôi muốn khẳng định một lần nữa là tôi không hề chống nhà nước. Tôi chỉ thực hiện quyền con người theo đúng hiến pháp, pháp luật và tất cả các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký cam kết.

Gia Minh : Từ khi ông bị bắt, bị kết án đến lúc mãn án tù ; không có thông tin gì về trường hợp của ông được đưa ra ngoài ; vậy ông có thể chia sẻ những điều gì đáng nêu ra về thời gian ở trong các trại giam giữ ?

Nguyễn Ngọc Già : Vì tôi chọn con đường "cô đơn trong tự do tư tưởng để đi", cho nên việc tôi bị bắt mà dư luận không hay biết cũng là bình thường. Tôi biết trước tôi bị bắt, bởi vì 3 bài viết "Tôi biết ơn Việt Nam Cộng Hòa", "Bàn về câu chuyện lá cờ" và "Hội nhà báo Việt Nam độc lập mất đoàn kết ?", tôi đã cố tình cung cấp thông tin cho nhà cầm quyền Việt Nam. Có thể nói, tôi cung cấp đến 90% lai lịch của tôi, nên họ tìm ra không có gì là khó khăn. Tôi cam đoan cho đến nay, cả Sài Gòn chỉ có duy nhất gia cảnh của tôi là như vậy.

Việc tôi bị bắt không liên quan đến bất kỳ báo đài hay cá nhân nào cả. Tôi khẳng định để tránh những thông tin thất thiệt, nhằm nhiều mục đích, trong đó có mục đích làm ảnh hưởng đến báo, đài và ảnh hưởng đến danh dự của người khác.

Mặc dù tôi bị bắt đột ngột đối với mọi người, nhưng tôi tin rất nhiều người và các tổ chức trong và ngoài nước quan tâm đến tôi, dù không biết rõ tôi là ai vào lúc bấy giờ. Khi tôi về nhà đọc tin tức, đúng như tôi dự đoán. Đó cũng là niềm an ủi rất lớn đối với tôi, bởi lẽ nhiều năm viết báo lặng thầm, tôi viết bằng lương tri dựa trên 3 căn cứ : sự thật, pháp luật và sự bền bỉ.

Lẽ ra, nhà cầm quyền Việt Nam đã trả tự do cho tôi sau khoảng 4 tháng tạm giam, như đã thả ông Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập. Điều này do chính thiếu tá Nguyễn Đình Tứ (trưởng nhà tạm giam số 4Phan Đăng Lưu nói với tôi, vào một hôm tôi rất buồn, đề nghị gặp ông ta để nói chuyện (trước khi chuẩn bị ra tòa sơ thẩm), nhưng vì tôi không nhận tội, nên họ quyết giam tôi luôn cho đến ngày ra tòa.Tôi luôn chọn đứng về công lý và sự thật để bênh vực cho người dân oan, tù oan, cũng như cố gắng đưa ra các biện pháp cụ thể để giải quyết những bất công trong xã hội và ứng phó với nhà cầm quyền Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông. Đảng Cộng sản Việt Nam nên cám ơn tôi thay vì bỏ tù tôi.

Có lần (tôi nhớ khoảng cuối tháng 1 hay đầu tháng 2/2015) họ dẫn ông Lập đi ngang qua, ngang lại mấy lần trước phòng "đi cung" mà tôi ngồi nhìn ra phía cửa. Ông Lập có nhìn vào, tất nhiên, tôi biết ông Lập nhưng ông Lập không biết mặt tôi.

Ngày ông Lập được trả tự do, tôi biết (vì ở đó họ để tôi mua báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ). Ngay lúc sáng vừa mua báo đọc xong (tôi nhớ khoảng hơn 9 giờ, vì họ giao báo trễ lắm), họ gọi tôi ra và hỏi tôi có ý kiến gì không (tôi nghĩ họ gợi ý tôi nhận tội một cách khéo léo chứ không thẳng thừng, vì trong bài báo tuổi trẻ, ông Lê Đông Phong Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh trả lời báo giới là ông Lập nhận tội rồi, nên được thả). Tôi trả lời, tôi vừa đọc báo thấy ông Lập được thả. Mừng cho ổng vì ổng không lành lặn, nên ở tù tội lắm Họ ngồi nói với tôi vài ba câu chuyện và sau đó để tôi đi vào.

Với nhiều biểu hiện lúc bấy giờ ở số 4 Phan Đăng Lưu (như kể trên) cũng như đọc báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ và họ còn cho một người "nhảy sô" tên Hiệp (nhưng cậu ta nói với tôi là tên Tùng) vào ở với tôi (Lúc đó ở trong xà lim (có từ thời Pháp) sau 2 lớp cửa, chỉ khoảng 4m2/2 người, trong 7 tuần lễ, không nắng, không gió, không ánh sáng tự nhiên, nước xài rất ít), qua nhiều lần nói chuyện với cậu Hiệp, với đại úy Nguyễn Lương Y, thiếu tá Nguyễn Đình Tứ v.v... tôi biết nếu ông Nguyễn Tấn Dũng còn ở lại sau đại hội XII, có lẽ họ sẽ thả tôi. Nhưng chính trị vốn khó lường, cho tới khi có kết quả Bộ Chính trị mới thì tôi cảm nhận là... "xong rồi" !

Một lần vào cuối tháng 4/2015, họ gọi tôi ra trong một phòng tươm tất hơn, có cả trà mời tôi uống và có cả camera chĩa vào tôi (tôi nghĩ để phòng bên cạnh theo dõi buổi nói chuyện, tất nhiên là những người mà tôi nghĩ họ quyết định thả hay nhốt tôi tiếp). Tôi đã nói với đại úy Long, đại úy Y và ông Vinh (bên Viện Kiểm sát thành phố) rất nhiều lần, tôi không chống nhà nước gì cả ; hãy trả tự do tôi, bắt thêm một người như tôi cũng chẳng giải quyết được gì ; điều 88 là điều luật chống lại nhân dân (lúc đó đại úy Trần Thanh Long còn hỏi tôi có chứng minh được không, tôi nói, nếu vậy tôi phải viết một bài) v.v...

Một hôm "đi cung" (khoảng tháng 5 hay tháng 6/2015), đại úy Trần Thanh Long nói với tôi : "Anh bị bắt không phải vì những bài viết của anh mà vì lý do khác". Tôi im lặng, chờ xem cậu ta nói gì nữa. Khoảng 10 giây sau, không thấy tôi nói gì, cậu ta nhăn mặt và thốt lên, nghe rất ta thán : "Chính trị nhức đầu quá !". Theo đánh giá của tôi, Trần Thanh Long là một người công an có lương tâm nhất ở số 4 Phan Đăng Lưu. Tôi nói điều này để chuyển thông điệp đến nhà cầm quyền Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, lúc mà Đảng cộng sản Việt Nam đang ngổn ngang "xây dựng và chỉnh đốn đảng", những người như Trần Thanh Long đáng để cất nhắc ở cương vị cao hơn và quan trọng hơn. Bởi sau đó, tôi nói lại với đại úy Nguyễn Lương Y (cũng là một người hỏi cung tôi) về câu nói của Trần Thanh Long, cậu Long không còn tiếp tục "hỏi cung" tôi nữa mà chuyển về làm "phó nhà tạm giam", phụ việc lặt vặt, thậm chí đẩy xe cơm tù. Bộ Công an nên xem lại điều này, chính những người như cậu Long mới góp phần khôi phục hình ảnh của giới Công an mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang rất cần hiện nay.

Lần khác, khoảng đầu tháng 8/2015, cũng trong một lần "đi cung", đại úy Nguyễn Lương Y bỗng nhiên đề cập đến con tôi theo cách : hãy nghĩ đến gia đình v.v... Tôi bình thản nói, trách nhiệm làm cha, tôi đã khá tròn bổn phận, tôi sống dân chủ, không áp đặt con cái v.v... Cho đến ngày 20/8/2015, giấy nhận hàng thăm nuôi đưa vào, qua lỗ nhỏ phòng giam, tôi giật mình khi nhìn thấy chữ viết và chữ ký của con trai út tôi. Tôi vừa vui mừng vừa lo âu đến trào nước mắt. Đó là lần đầu tiên và là lần cuối cùng sau 8 tháng tù, tôi nhìn thấy chữ viết và chữ ký của nó. Sau đó, con tôi qua đời ngày 28/8/2015. Ngày 25/9/2015 PA92 báo tin cho tôi là con tôi mất. Tôi không thể nào quên được cái ngày khủng khiếp đó, với cách báo tin mà tôi thấy thật tàn nhẫn vô nhân đạo, từ thượng tá Hoàng Văn Dũng, thượng tá Nguyễn Anh Tuấn, cho đến đại úy Nguyễn Lương Y và 2 người phụ trách về kỹ thuật internet mà tôi không biết tên.

Sau đó, tôi có làm "đơn xin nhận tội", để mong về cúng 100 ngày cho thằng nhỏ rồi vào lại, nhưng họ cũng khước từ. Thượng tá Hoàng Văn Dũng nói với tôi là : "Anh làm thì làm chứ tụi tui không cần". Tuy thế, tôi vẫn làm mặc dù biết là không được. Lúc kết thúc điều tra rồi, ngày 31/12/2015, họ cũng không cho tôi gặp gia đình. Khoảng đâu 10 ngày sau, tôi giả bộ xin ra làm đơn, lừa lúc họ không chú ý, tôi chạy lên khoảng chục bậc thang gác, rồi nhảy xuống. May là không sao, chỉ đau lưng ê ẩm khoảng 1 tuần. Sau đó, họ mới cho gia đình tôi vào thăm gặp. Từ đó, đổ đi mỗi tháng tôi được gặp gia đình 1 lần. Nhận đồ thăm nuôi thì 2 tuần 1 lần (như từ lúc tôi vừa bị bắt).

Qua Chí Hòa (ngày 20/4/2016), tôi gặp được thượng úy Lê Minh Phùng, cũng là người rất tốt, nhờ cậu Phùng mà 12 lời nhắn và 8 lời nhờ cậy của tôi được tạo điều kiện cho người bạn tù học thuộc lòng và mang ra bên ngoài, nên Dân Làm Báo và các báo đài v.v... mới biết mà lên tiếng cho tôi. 12 lời nhắn và 8 lời nhờ cậy, tôi cũng nhờ gởi cho báo Nhân Dân và Sài Gòn Giải phóng. Tôi nghĩ đó là những sự thật mà "các báo nhà nước" phải biết, dù tôi không tin họ lên tiếng, nhưng tôi chọn báo Nhân Dân và Sài gòn Giải phóng để gởi bởi vì đó là cách hay nhất bảo vệ cậu Lê Minh Phùng, trong thời cuộc ngày hôm nay. Công khai rộng rãi đúng thời điểm, đúng sự việc là cách tôi nghĩ phù hợp với bản thân mình.

Cũng vì 12 lời nhắn và 8 lời nhờ cậy và vì giúp bạn tù viết bài bào chữa, viết lời nói cuối cùng, đồng thời tôi tố cáo (bằng văn bản viết tay) thiếu tá Lê Văn Yên phó khu F dung dưỡng nạn đại bàng, vi phạm Luật thi hành án hình sự và có dấu hiệu ăn hối lộ, nên tôi bị trả thù bằng 2 lần đi cùm do thượng tá Nguyễn Văn Em và thượng tá Nguyễn Quang Quế, ký lịnh, nhưng họ không chịu đưa tôi quyết định cùm, mặc dù tôi có đòi, họ chỉ đưa tôi coi rồi lấy lại. Tôi còn bị đại tá Nguyễn Hoàng Tuấn - giám thị Chí Hòa làm công văn gởi Tòa án nhân dân cấp cao vu khống tôi "chống phá nhà nước", nhằm mục đích tăng nặng tội tôi thêm. Công văn này, tôi biết được là nhờ Luật sư Hà Huy Sơn vào với tư cách luật sư của tôi đưa tập hồ sơ tôi xem, khi anh Sơn vào gặp tôi trước ngày ra tòa phúc thẩm. Khu F Chí Hòa còn vi phạm nội quy trại tạm giam, giam lẫn lộn người đã thi hành án và người đang chờ kháng cáo kháng nghị, tạo điều kiện cho đại bàng là Đỗ Viết Quế (đã có án chính thức là 2 năm về tội "cố ý gây thương tích", nhưng lo tiền để nằm lại trong phòng khỏi phải đi lao động) được thiếu tá Yên giao làm "đại diện buồng", hắn bắt bạn tù phục dịch, chửi bới và hành hạ bạn tù rất nhiều. Đỗ Viết Quế còn khoe sẽ ra tù vào 2/9/2016 vì lo tiền. Và đúng y như vậy. Khi tôi tố cáo Đỗ Viết Quế, Chí Hòa mới lo sợ, họ vừa cùm tôi vừa chuyển tên này xuống ở khu của những người chuẩn bị tự do và sau đó, ra tù đúng dịp 2/9.

Gia Minh : Thực tế nhà tù Việt Nam từng được một số cựu tù nhân lương tâm/tù chính trị cho biết trước đây. Ông có thể đối chiếu và so sánh gì ?

Nguyễn Ngọc Già : Tôi nhớ anh Điếu Cày từng nói, khi đã qua Mỹ : Nhà tù nào ở Việt Nam cũng ác, nhưng ở Cái Tàu - Cà Mau đúng là "trại súc vật". Riêng tôi, tôi phải nói rằng "Mỗi nhà tù một kiểu, ác thì ngang nhau". Lao động khổ sai, như tại Chí Hòa, tận mắt tôi chứng kiến, rất khổ và nguy hiểm, khi người tù phải khiêng "nước đá cây" mỗi ngày leo lên 4 tầng lầu, có khi nước đá rớt dập chân, làm hư và thúi móng chân. Người tù lao động bị đánh như cơm bữa. Không những thế còn bị đánh hội đồng rất dã man. Gắn camera ngoài hành lang chỉ là hình thức, công an lôi người tù vào góc khuất để đánh. Tôi nhớ, chiều ngày 22/5/2016, một nhóm công an khoảng 5 - 6 người cầm dùi cui và thay phiên nhau đánh một cậu bé (trong tù gọi là "cô nhi", ám chỉ những người dưới 18 tuổi) rất dã man, ở tầng trệt khu BC. Tôi nhớ rõ như in, bởi ngày đó là ngày bầu cử quốc hội. Còn nhiều trận đòn khác nữa mà chính tôi chứng kiến ngay trong phòng 13 khu F tôi ở, khi người tù lén hút thuộc lào. Phải nói là bị đánh tơi tả. Rồi bị cắt thăm nuôi 1 tháng.

Còn ở trại Xuân Lộc, họ vi phạm quy trình, nội dung pháp lý và pháp luật. Khi nói với họ về luật, họ cứ trơ ra. Ngay cả thông tư 27 mới nhất của Bộ Công an có hiệu lực từ 6/10/2017, tôi nhắc nhưng họ vẫn coi như không. Đó là điều mà Bộ Chính trị , ông Tô Lâm, ông Nguyễn Ngọc Bằng (Tổng cục trưởng TC8) nên xem lại, trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập quốc tế, mà Việt Nam là nước vừa nhỏ vừa yếu, chứ không phải lớn và mạnh như Trung Quốc.

Trại Xuân Lộc cũng không phổ biến pháp luật cho tù nhân. Mà đây lại là trách nhiệm của các trại tù.

Về luật Thi hành án hình sự, các cơ quan hành pháp và tư pháp đều vi phạm nghiêm trọng. Ví dụ như, không giao bản án phúc thẩm và quyết định thi hành án cho tôi. Tôi đã gửi thư đòi tòa giao cho tôi từ tháng 8/2017 sau hơn nửa năm trời yêu cầu giấy viết từ trại Xuân Lộc, mới viết được. Ban đầu họ làm lơ, khi tôi đòi quá, thì thiếu tá Nguyễn Thế Thung nói đó là nhiệm vụ của Tòa, nên mới đưa giấy viết cho tôi. Tuy nhiên, từ đó đến nay, bên tòa cũng không hồi đáp gì cả. Hoặc cũng có thể trại Xuân Lộc không gởi thư của tôi đi. Tuy nhiên, tôi đã sử dụng "bản kiểm điểm" theo quy định pháp luật (nhằm để bình bầu cho việc giảm án) 6 tháng đầu và cuối năm để trình bày đầy đủ mọi việc rồi. Các bản kiểm điểm này là văn bản quy phạm pháp luật, nên tôi tin trại Xuân Lộc còn lưu.

Có một số bạn tù lại thực hiện tẩy chay, không viết bản kiểm điểm. Tôi nghĩ, quan trọng là chúng ta viết nội dung gì và có viết sự thật hay không trong bản kiểm điểm.

Đa số bạn tù của tôi đều giống nhau suy nghĩ, viết bản kiểm điểm chỉ là việc "nhận tội" hay "không nhận tội", một vài người thì nghĩ không nhận tội thì khỏi viết luôn. Tôi hay nói với anh em tù : "Đòi thì chưa chắc được, nhưng không đòi thì không bao giờ được". Tuy nhiên, bạn tù tôi lại có quan điểm khác : Đòi hay xin phải được mới đòi, mới xin. Nhưng biết có đòi, có xin không bao giờ được nên khỏi đòi, khỏi xin luôn. Đó thuộc về nhân sinh quan, nên rất khó thuyết phục.

Tôi đòi phổ biến luật thì họ đưa ra cho coi... bảng "nội quy trại giam". Đòi kiên trì, họ mới đưa ra thông tư (số ngày gì đó, tôi không tài nào nhớ nổi), trong đó, tôi thấy có việc "nhận tội" mới được giảm án. Nhưng, về nhà, tôi tìm trên mạng thấy thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC Hướng dẫn thi hành các quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân " ban hành ngày 15/5/2013, có hiệu lực từ 01/7/2013, trong đó tại điều 6 chương 2 không hề quy định tiêu chuẩn để được giảm án là phải "nhận tội". Ở điều 18, chương 5 nói rằng : "Các văn bản trước đây của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện các quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù trái với Thông tư liên tịch này đều bãi bỏ". Tôi không nhớ rõ cái văn bản kia (chắc là văn bản hết hiệu lực).

Trên thực tế, các trại tù luôn đòi người tù (thường gọi là tù nhân lương tâm) phải nhận tội như là tiêu chuẩn số một để giảm án. Việc này vi phạm thông tư liên tịch 02, không những vậy nó còn phản khoa học, vì "nhận tội" hay "không nhận tội" đó là "công đoạn" của quá trình điều tra và xử án, không phải của "công đoạn" thi hành án. Ngay cả những người đã ra tù, có lẽ cũng không để ý đến điều này.

Người ta cũng biết, Bộ luật tố tụng hình sự (mới) có điều 13 "Suy đoán vô tội", nên việc "nhận tội" để được giảm án trở nên mâu thuẫn với luật mới này. Tôi nghĩ các luật liên quan nên đồng bộ với nhau.

Về quy trình bình bầu để được xét giảm án, trại tù Xuân Lộc cũng không hề phổ biến. Ngay cả những bạn tù của tôi ở 18 - 21 năm cũng không hề biết và không hề quan tâm đến quy trình, khi tôi hỏi mấy anh em "quy trình xét bình bầu", họ còn nhầm lẫn là "tiêu chuẩn xét bình bầu". Không ai biết "quy trình bình bầu" và cũng không ai hiểu rõ "tiêu chuẩn bình bầu". Tất cả "tiêu chuẩn" hay "quy trình" chỉ là truyền miệng giữa người tù cũ và mới.

Trong quy trình xét bình bầu để được giảm án hay không, luôn phải có chữ ký "đội trưởng" (lẽ ra do anh em tù trong đội bầu lên) trong việc tổ chức họp bình bầu, bởi vì mẫu bản kiểm điểm (là văn bản quy phạm pháp luật, do Bộ Công an ban hành) có chữ ký đội trưởng trong đó và đội trưởng là khâu đầu tiên phải trải qua trong việc bình bầu.

Tôi ở Xuân Lộc 1 năm, nhưng Xuân Lộc không bao giờ tổ chức họp theo quy định, họ chỉ phát bản kiểm điểm, ai viết thì viết , ai không viết thì thôi. Viết xong, họ thu về. Tôi đòi nhiều lần họp đội để "đội trưởng" trình diện cho anh em biết. Họ phớt lờ cho đến lúc tôi kiên trì đòi, thiếu tá Nguyễn Thế Thung mới vội vã đưa ra quyết định giao ông Phan Thanh Liêm (bạn tù của chúng tôi) làm đội trưởng cho tôi coi, nhưng tôi hỏi ông Liêm, ông ấy nói không hề làm đội trưởng. Tôi nghĩ họ ngụy tạo vì QĐ ban hành vào tháng 6/2017, trước đó chẳng có ai làm đội trưởng cả.

Vấn đề "nhận tội" hay "không nhận tội" lại là một đề tài khá tế nhị, bởi từ đó mà bạn tù rất dễ chia rẽ, kỳ thị lẫn nhau và cả dư luận bên ngoài cũng xét nét vấn đề này nhiều lắm. Mặt khác, trại tù cũng vin vào đó là "căn cứ số 1" để muốn cho ai giảm án, giảm bao nhiêu thì giảm, nên những người nhận tội hầu như sống lặng lẽ, như một cái bóng, không hề dám mở miệng dù là việc rất nhỏ, vì sợ mất lòng cai tù, rồi bị "múa bút" phết vào "kém" là coi như năm đó không được giảm án tháng nào.

Mặc dù, tôi không nhận tội, nhưng tôi thấy rất thương những người nhận tội. Họ như những chú mèo, luôn sợ hãi mọi thứ chung quanh. Sợ cả bạn tù, sợ cả công an cai tù, sợ ngay cả những tù thường phạm lao động. Nói chung họ sống với nỗi sợ hãi thường trực cùng tâm trạng phập phồng, nơm nớp. Nói đúng hơn là họ tồn tại như những "xác sống biết đi", chứ không phải con người bình thường.

Tất cả những việc muốn giảm bao nhiêu tháng, giảm hay không giảm hoàn toàn tùy thuộc vào giám thị, phó giám thị và các trưởng phân khu. Có thể hình dung, các giám thị như là một lãnh chúa cai quản một "lãnh địa". Giám thị muốn gì làm nấy, như một thứ "luật bất thành văn".

Tôi thấy trại Xuân Lộc làm việc mờ ám và vi phạm luật nhiều lắm. Ví dụ như : tôi ở đội 32 chỉ có mười mấy người, họ nhốt cách ly chúng tôi sau 3 lớp cửa, cứ 2 người 1 phòng, cứ 4 người có 1 sân chung nhỏ chừng vài bước chân cho mỗi bề ngang và bề dọc, cứ 2 người thì có một ô đất nhỏ chừng 2,5 mét vuông để ai muốn trồng gì thì trồng, có một góc bếp để tự nấu ăn. Chúng tôi bị nhốt như thế suốt ngày đêm như trong sở thú. Sáng khoảng 5h30 đến 6 giờ họ mở lớp cửa thứ 2 và thứ 3, cho chúng tôi ra khoảng sân nhỏ như thế, đến 11 giờ trưa họ khóa lớp cửa thứ 2, đến 1 giờ rưỡi mở ra, rồi đến 5 giờ chiều thì chúng tôi vào trong phòng cho đến sáng hôm sau. Cứ mỗi lớp cửa họ gắn 1 camera để giám sát chúng tôi, một cái ở cửa 1 (cửa 1 chỉ được bước ra lúc lấy cơm), một cái ở cửa 2 (cửa 2 trưa đóng lại) và 1 cái ở cửa 3 (tức ngay phòng ngủ). Camera ở cửa 3 chĩa vào ngay chỗ ngủ rất trơ trẽn, anh em tù phản đối nhưng họ cứ phớt lờ, riêng tôi viết một lá thư gởi cho giám thị - đại tá Thái Duy Hồng nói thẳng là phải xức thuốc ghẻ ở chỗ kín, các ông gắn camera vậy, tui thấy kỳ quá ! Chúng tôi đâu phải con thú. Tất nhiên, đáp lại là sự im lặng.

Có 1 cái TV chỉ cho coi VTV1 và VTV3. Từ chỗ ở ra đến chỗ thăm nuôi, tôi phải qua 5 lớp cửa tù (3 lớp như kể trên, sau đó đi qua 1 khoảng sân dài chừng 50 mét) tới lớp cửa thứ 4, sau đó khi một khoảng sân nữa cũng chừng 50 mét là lớp cuối cùng. Từ lớp cuối này đi khoảng 20 mét ra phòng thăm nuôi. Vấn đề thăm nuôi cũng lắm gian nan...

Trại Xuân Lộc muốn người tù sống lặng lẽ như thế ; không đòi hỏi, không mong muốn, không thắc mắc, không khát khao, không cần suy nghĩ gì cả, đến giờ ăn thì ăn, đến giờ ngủ thì ngủ, ai muốn tập thể dục thì tập ; TV có đó, cứ coi ; ngồi chờ đến ngày về, đừng "cự cãi", "đừng xin xỏ", "đừng thắc mắc" gì hết v.v.... Và tất cả đều câm lặng, lầm lũi sống như vậy. Tôi nghĩ hầu hết mọi bạn tù của tôi như là những "cái xác sống di động" ! Tôi nói thật, không hề có ý mỉa mai gì cả, trại Xuân Lộc hoàn toàn thành công khi biến những con người bình thường trở thành những "phế nhân tinh thần" (kể cả những người không nhận tội cũng đầy sợ hãi và nghi kỵ lẫn nhau).

Tất cả bạn tù ở chung với tôi, đa số đều ở tù rất lâu, hầu như không ai hiểu biết về pháp luật, nên trại tù "múa" kiểu gì họ theo kiểu đó. Cũng bởi 2 hội chứng "stockholm và tự kiểm duyệt", nên ngay cả những người "không nhận tội" cũng lạc hậu hoàn toàn và hầu như không quan tâm gì khác ngoài việc trông đến ngày về.

Ở tù rồi mới thấy 2 loại hội chứng nói trên rất đáng sợ. Hai hội chứng này phát triển nhanh và đúng về tâm lý. Hai hội chứng này không chỉ diễn ra ở tù thường phạm mà ngay cả những người bạn tù ở chung với tôi (về tội 84, 79, 88) cũng bị rất nhiều. Trong khuôn viên rộng lớn như K2 Xuân Lộc, nhưng nó giống như một nghĩa trang đìu hiu và vô cùng vắng lặng, thỉnh thoảng nghe tiếng kinh vọng vang từ xa xa (tôi nghĩ đó là dành cho những người vừa mới chết) và nhiều chi tiết khác, chính những điều này luôn tạo cho người tù sống trong bất an, một cái thở mạnh cũng không dám, một tiếng cười giòn tan, sảng khoái cũng không có, một câu chuyện tiếu lâm kể cho nhau cũng không. Hậu quả của những tháng năm trầm uất khiến người tù bị rất nhiều chứng bệnh, trong đó đặt biệt là đau dạ dày. Còn nhiều loại bịnh lắm : thận, tim, mắt, rụng răng, đau đầu kinh niên, viêm đa khớp v.v...

Có anh Phạm Xuân Thân (án chung thân vì ám sát đoàn tiền trạm của Giang Trạch Dân từ hồi những năm cuối 90 thế kỷ trước, nghe ảnh nói nếu ảnh nhận tội thì đã về từ lâu, vì gia đình ảnh cũng hầu hết là công an), anh ấy bị viêm xoang rất nặng. Xin đi chữa, họ cứ làm ngơ. Bởi vì, đưa người tù ra chữa bịnh viện đời, rất khó khăn vì họ rất sợ trách nhiệm nếu tù nhân bỏ trốn. Tất cả công an ở tất cả trại tù vô cùng sợ trách nhiệm. Đây cũng là "bệnh chung" của cả bộ máy nhà nước bấy lâu nay, không chỉ riêng "lãnh vực ở tù". Tôi có đòi đưa anh Thân đi chữa viêm xoang vì nặng lắm, đứng gần ảnh nghe cả mùi hôi khi nói chuyện, nhưng tuyệt nhiên họ không đưa đi. Nói cho ngay, cũng vì trách nhiệm họ sợ quá, chứ cũng không phải họ không muốn. Bởi vì đi như thế, luôn luôn phải có công an đi cùng 24/24. Các sinh hoạt đều phải chịu sự giám sát. Ví dụ, đi toilet xong, ra là phải còng tay liền, đi chích thuốc, đi xét nghiệm v.v... cũng y như vậy. Nhiêu khê lắm, nên CA sợ lắm. Hãy nhớ lại thầy giáo Đinh Đăng Định là việc điển hình cho tính sợ trách nhiệm.

Nói chung, trại tù Xuân Lộc coi tất cả như thế là chẳng hề vi phạm quyền con người gì cả (!). Chắc họ nghĩ chỉ khi nào đánh đập, cùm chân, chửi bới, bỏ đói mới là ... vi phạm Quyền Con Người (!). Ngay cả vấn đề giám sát hầu như không có. Tổng cục 8 xuống như "cưỡi ngựa xem hoa" (tôi gặp hai lần, 1 lần vào ngày 1/4/2017, thiếu tướng Phan Xuân Sơn, tôi chất vấn thì trả lời cách giam tù như vậy không có gì vi phạm quyền con người).

Trong tù, có câu ngạn ngữ : "Tù chỉ cần mình gục chứ không cần mình phục" ! Tôi nghĩ, giới công an nói chung, không phải không biết, nhưng chắc họ nghĩ mình là tù, nên họ không muốn tạo thành tiền lệ (dù những đòi hỏi của tôi đều đúng theo pháp luật) để rồi kiểu như gọi là "được voi đòi tiên".

Tóm lại, trại Xuân Lộc hành xử rất tùy tiện, khi thi hành công vụ, mặc dù tôi đã nhắc họ rằng ông Tô Lâm yêu cầu giới công an không được đứng trên và đứng ngoài pháp luật mà tôi đọc từ báo Nhân dân. Cũng có lẽ vì vậy, ông Nguyễn Xuân Phúc phải than "trên nóng dưới lạnh" hay trước đây ông Phan Văn Khải nói "trên bảo dưới không nghe". Chính tình trạng này làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam dễ "sa lầy" trong mọi vấn đề, không riêng "vấn đề ở tù". Điều này thì ai cũng thấy và biết rõ.

Hoàn cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, bi đát và tan nát về mọi mặt, nhất là về "nhân tâm", Bộ Chính trị nên suy ngẫm và thay đổi cung cách quản lý và tuân thủ pháp luật ở các trại tù, chứ cứ như hiện nay góp phần rất nhiều trong việc bôi nhọ "danh dự uy tín" của Đảng Cộng sản Việt Nam bên cạnh vấn đề tham nhũng, mà giám thị và phó giám thị trại Thạnh Hòa bị kỷ luật tháng 7/2017 là một ví dụ về chính sách "nhân đạo và khoan hồng" của nhà cầm quyền Việt Nam bị trại tù làm hoen ố.

Tôi nghĩ, đe dọa sự tồn vong của chế độ này, không chỉ từ tham nhũng - như ông Nguyễn Phú Trọng đã thừa nhận - mà còn từ tình trạng bắt người phi pháp và thi hành án vô nhân đạo - tức là một trong các Quyền Con Người bị chà đạp (tình trạng này nói chung cho cả tù thường phạm chứ không chỉ riêng những người bất đồng chính kiến hay hoạt động xã hội dân sự), sau đó mới đến vấn đề Biển Đông. Đây là trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể là của Bộ Chính trị và Ban chấp hành trung ương đảng bởi điều 4 hiến pháp quy định "... Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về mọi quyết định của mình" mà trong điều 4 hiến pháp cũ không có.

Gia Minh : Từ sau đại hội đảng cộng sản Việt Nam vào đầu năm 2016 và sang những tháng đầu năm 2017, cơ quan chức năng Việt Nam tiến hành chiến dịch đàn áp mạnh tay đối với giới bất đồng chính kiến, các tiếng nói đối lập, các nhà hoạt động vì dân chủ- nhân quyền. Một số đã bị tuyên án nặng với các cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ và ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ ; ông có nhận định gì về các biện pháp đó ?

Nguyễn Ngọc Già : Trước tiên, tôi xin phép chia sẻ suy nghĩ về các loại xử án, tôi nghĩ có 5 loại : Xử theo thành kiến, xử theo thái độ, xử theo dư luận, xử theo thời cuộc và loại thứ năm là loại hỗn hợp của hai đến ba hoặc bốn loại trên. Ông Đinh La Thăng và các ông khác hiện đang bị xử loại năm (với sự pha trộn giữa loại 3 và loại 4). Hoặc như chị Mẹ Nấm (là loại 1 + loại 2 + loại 3 + loại 4), chị Trần Thị Nga cũng giống vậy, hoặc như trước đây là Đoàn Văn Vươn là loại 3 + loại 4. Tôi muốn nói rõ để tránh hiểu lầm. Khi xử theo loại 2, loại 3 và loại 4, có cả 2 chiều, có thể tốt lên hoặc cũng có thể xấu đi, ví dụ vụ Đoàn Văn Vươn là tốt lên hay Huỳnh Văn Nén được minh oan và đền bù, đó là tốt lên

Cũng như nhiều người đã nói, tăng cường bỏ tù phản ánh câu nói của Marx "Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh". Càng đấu tranh nhiều thì bị bỏ tù càng nhiều. Đó là đúng theo quy luật. Tất nhiên chẳng ai muốn ở tù. Nhưng ngoài biện pháp bỏ tù, sách nhiễu, đàn áp nhiều cách khác nhau, có lẽ Đảng Cộng sản Việt Nam không tìm ra được biện pháp nào tốt hơn. Nếu chúng ta đặt mình vào vị thế của Đảng Cộng sản Việt Nam, phải nói thật là cũng rất khó, vì tình hình bấy lâu nay, giống như căn bịnh trầm kha mà "lờn thuốc" rồi. Do đó, ngoài chữ "bế tắc chính trị", tôi không biết còn có từ nào phù hợp hơn không.

Gia Minh : Theo ông sự lên tiếng can thiệp của các tổ chức quốc tế và Liên Hiệp Quốc cho các trường hợp tù nhân lương tâm có tác dụng đến đâu và nên tiến hành thế nào ?

Nguyễn Ngọc Già : Nói về Liên Hợp Quốc, thì đó là tổ chức lớn nhất hành tinh, với sự tham gia tự nguyện của hàng trăm quốc gia. Chính vì tự nguyện tham gia nên tất cả các công ước đều theo "cơ chế tự nguyện". Các quốc gia ký cam kết và nếu tự nguyện thực thi thì tốt, nếu không cũng không có gì ràng buộc.

Hồi tôi ở Xuân Lộc, đâu khoảng tháng 3/2017, coi VTV sáng có tin Ngoại trưởng Rex Tillerson tuyên bố "Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc nếu tổ chức này không tiến hành cải cách lớn" và sau đó khoảng đâu tháng 9 hay 10 gì đó, VTV có đưa tin Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói là (hình như) thúc đẩy chương trình cải cách toàn diện để tăng cường hiệu quả của Liên Hợp Quốc. Không biết bây giờ ra sao rồi nữa.

Các tổ chức phi chính phủ thì chức năng của họ như là người quan sát, dõi theo và lên tiếng cho chúng tôi. Có lẽ cũng chỉ dừng lại đó, dù rất là biết ơn các tổ chức này, nhưng tôi hiểu giới hạn của họ là chừng mực.

Gia Minh : Nhân câu chuyện đầu năm 2018 này, ông có điều gì muốn tâm tình cùng quí khán, thính giả của Đài Á Châu Tự Do ?

Nguyễn Ngọc Già : Tôi viết bằng lương tri dựa trên 3 căn cứ : sự thật + pháp luật + sự bền bỉ. Có lẽ vì thế mà tôi được độc giả thương mến. Chúng ta có thể "lừa" độc giả qua vài bài viết, chứ lên đến cả trăm bài, không "lừa" được độc giả đâu. Nói điều này để nhắn với các nhà báo, blogger, facebooker rằng : "Văn là Người", nếu quý vị nào còn nghĩ rằng, có thể "lừa" được độc giả thì lầm to. Độc giả có thể không viết được như chúng ta, nhưng họ hiểu hết và cảm nhận được hết.

Thông tin, theo tôi biết, người ta chỉ phân loại tin giả mạo hay tin trung thực. Còn các bài bình luận, phân tích thì để độc giả người ta đánh giá. Tôi chỉ viết với 3 căn cứ nêu trên và không bao giờ gieo rắc hận thù, bạo lực hay bóp méo, xuyên tạc.

Tôi chân thành cám ơn RFA đã dành cuộc phỏng vấn này cho tôi và kính chúc quý độc giả xa gần năm mới nhiều sức khỏe.

Gia Minh : Một lần nữa xin thay mặt quí thính giả Đài Á Châu Tự Do, chân thành cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt này.

Gia Minh thực hiện

Nguồn : RFA, 18/01/2018

Published in Diễn đàn

Tuyên án nhóm bị cáo buộc khủng bố (RFA, 27/12/2017)

Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vào chiều ngày 27 tháng 12 tuyên án đối với nhóm bị cáo buộc dùng bom xăng tấn công tại Sân bay Tân Sơn Nhất vào tháng tư vừa qua với mức án cao nhất cho người cầm đầu là 16 năm tù, mức thấp nhất cho người không tố giác là 18 tháng tù treo.

khungbo1

Các bị cáo tại phiên tòa hôm 26/12/2017 -  Ảnh chụp màn hình

Đặng Hoàng Thiện bị tuyên án 16 năm tù và 5 năm quản chế, Thái Hàn Phong 14 năm tù, Nguyễn thị Chung 12 năm tù, Ngô Thụy Tường Vy 11 năm tù và 3 năm quản chế ; Nguyễn Ngọc Tiền 11 năm tù ; Nguyễn Đức Sinh 10 năm tù và 3 năm quản chế.

Những bị cáo khác gồm Bùi Công Thành, Lê Hùng Cường, Trần Quốc Lượng, Vũ Mộng Phong, Hoàng Văn Dương, Hùng Văn Vương, Đoàn Văn Thế, Trần Văn No bị tuyên từ 5 đến 8 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Trương Tấn Phát có mức án được nói là nhẹ nhất với năm năm tù và 3 năm quản chế. Bạn gái của Đặng Hoàng Thiện, cô Lê thị Thu Phương bị tuyên án 18 tháng tù treo về tội không tố giác tội phạm.

Đầu tiên phiên xử dự kiến kéo dài từ ngày 26 đến 29 tháng 12 năm 2017.

Vào sáng ngày 27 tháng 12, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị tuyên phạt tổng cộng hơn 100 năm tù cho nhóm người bị cho là cấu kết với tổ chức phản động tiến hành hoạt động bị cho là khủng bố tại sân bay Tân Sơn Nhất hồi tháng 4 vừa qua. Trong đó mức án cao nhất là 18 năm tù giam.

Tại phiên sơ thẩm, 16 bị cáo trong nhóm này bị quy kết vào hai tội danh là "Khủng bố nhằm chống chính quyền Nhân dân" và "Không tố giác tội phạm".

Viện Kiểm sát cho biết việc khủng bố không xảy ra thiệt hại về người là nằm ngoài ý muốn của các bị cáo. Vì vậy, mặc dù đa số các bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình nhưng đã bị đề nghị mức án nghiêm khắc để răn đe chung.

16 thành viên của nhóm vừa nêu bị cáo buộc cấu kết với ông Đào Minh Quân và bà Lisa Phạm ở nước ngoài, cùng nhiều đối tượng khác thông qua mạng xã hội nhằm lôi kéo nhiều người trong nước thành lập các ‘nhóm hành động’ với chủ trương được nêu ra là ‘giết sạch, đốt sạch, phá sạch’.

Cáo trạng cho rằng bà Lisa Phạm đã chỉ đạo nhóm nghiên cứu mua vật liệu chế tạo bom xăng, kích nổ bằng điều khiển từ xa nhằm đánh bom sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 30/4 và 1/5. Ngày 22/4, thùng bom xăng đặt ở cột số 9 ga đến quốc tế phát nổ làm hành khách bỏ chạy và an ninh sân bay đã phong tỏa hiện trường. Ngoài ra cũng theo cáo trạng, nhóm này còn được chỉ đạo thực hiện một số vụ tấn công khác.

Tuy nhiên trả lời RFA, bà Lisa Phạm đã phủ nhận mọi cáo buộc từ phía cơ quan chức năng Việt Nam và nói rằng sẽ kiện Việt Nam ra tòa án quốc tế vì tội vu khống.

*******************

Bị cáo khủng bố nói sẽ tiếp tục đấu tranh (RFA, 27/12/2017)

Bị cáo cầm đầu nhóm khủng bố mới bị xét xử ở Việt Nam nói rằng sẽ vẫn tiếp tục đấu tranh nhưng chọn phương pháp đấu tranh khác. Một người chứng kiến phiên tòa giấu tên cho đài Á Châu Tự Do biết thông tin này qua thư điện tử (email).

khungbo2

Bị cáo Đặng Hoàng Thiện bị dẫn ra xe - Courtesy tintucvietnam.vn

Bị cáo Đặng Hoàng Thiện, 26 tuổi, người được cho là cầm đầu nhóm 15 người bị xét xử tội khủng bố, nói lời cuối cùng trước tòa rằng bị cáo đã chọn sai phương pháp đấu tranh, và bị cáo làm thì bị cáo chịu, không xin giảm nhẹ hình phạt.

Đặng Hoàng Thiện bị tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hôm 27 tháng 12 tuyên phạt 16 năm tù và 5 năm quản chế với tội khủng bố. 14 bị cáo khác bị án tù từ 5 năm đến 14 năm. Bạn gái của Thiện là Lê Thị Thu Phương bị 18 tháng tù treo về tội không tố giác tội phạm.

Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cáo buộc các bị cáo này đã cấu kết với tổ chức phản động bên ngoài tiến hành các hoạt động khủng bố, điển hình là vụ là dùng bom xăng tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, và phóng hỏa đốt kho xe tang vật ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hồi tháng 4 vừa qua.

Có 4 bị cáo không nhận tội, hoặc phản cung trước tòa. Tất cả những bị cáo này đều bị hình phạt nặng theo đề nghị của Viện kiểm sát. Người chứng kiến phiên tòa không cho biết tên cụ thể những người này là gì. Tuy nhiên, theo tuyên án của tòa, những người bị án nặng nhất là Đặng Hoàng Thiện 16 năm tù, Thái Hàn Phong 14 năm tù, Nguyễn Thị Chung 12 năm tù, Ngô Thụy Tường Vy và Nguyễn Ngọc Tiền mỗi người 11 năm tù và Nguyễn Đức Sinh 10 năm tù.

Các luật sư bào chữa theo hướng giảm nhẹ hình phạt.

Bằng chứng chống lại các bị cáo được đưa ra trước tòa bao gồm các đoạn chat trên mạng. Một số tài khoản facebook được đưa ra làm bằng chứng đã bị các bị cáo bác bỏ không nhận nhưng không được tòa chấp nhận.

Theo lời khai trước tòa được người chứng kiến thuật lại, có 2 vụ đốt kho xe của nhóm gây tiếng vang là ở sân bay Tân Sơn Nhất và kho xe tang vật ở Biên Hòa, Đồng Nai. Thiệt hại ở vụ phóng hỏa kho xe tang vật ở Biên Hòa được ước tính là khoảng 1,3 tỷ đồng. 6 vụ còn lại được đưa ra trước tòa thực chất chỉ là những ‘chém gió’ trên facebook.

Cáo trạng cũng cáo buộc nhóm đã câu kết với ông Đào Minh Quân, người cầm đầu tổ chức chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời tại Mỹ và Lisa Phạm, cùng nhiều đối tượng khác thông qua mạng xã hội nhằm lôi kéo nhiều người trong nước thành lập các ‘nhóm hành động’ với chủ trương được nêu ra là ‘giết sạch, đốt sạch, phá sạch’.

Bà Lisa Phạm hôm 25/12 đã lên tiếng phủ nhận mọi liên quan của bà với nhóm này. Bà Lisa Phạm nói với Đài ACTD qua điện thoại : ‘Vấn đề là tôi không biết. Nhà cầm quyền cộng sản họ chụp mũ như vậy thôi chứ tôi hoàn toàn không biết mấy người. Tôi không biết họ là ai cả… Những người này nghe nói là họ chỉ có lên trên mạng coi các thông tin nhưng vấn đề là nhà cầm quyền cộng sản ghép tội như vậy. Họ nói họ khủng bố mà khủng bố gì họ’.

Sau khi tòa tuyên án, một vài bị cáo đã la lớn : phiên tòa bất công. Một bị cáo khi bị áp giải ra xe đã nói với luật sư là mình bị oan.

********************

Blogger Nguyễn Ngọc Già mãn án tù (RFA, 27/12/2017)

Tù nhân chính trị- blogger Nguyễn Ngọc Già, tên thật là Nguyễn Đình Ngọc, vào ngày 27 tháng 12 năm 2017 mãn án tù ba năm.

khungbo3

Blogger Nguyễn Ngọc Già tại phiên xử sơ thẩm cuối tháng ba năm 2016. Courtesy of vietnamhumanrightsdefenders.net

Tin từ mạng Dân Làm Báo cho biết cán bộ Trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai đưa blogger Nguyễn Ngọc Già về đến nhà tại Sài Gòn vào lúc khoảng 8 giờ sáng ngày 27 tháng 12.

Dù mãn án ba năm tù giam, nhưng blogger Nguyễn Ngọc Già còn phải chịu 3 năm quản chế theo bản án mà tòa tuyên đối với ông.

Blogger Nguyễn Ngọc Già được nhiều người biết đến với những bài viết nêu rõ hiện trạng của đất nước và những hành xử của chính phủ Hà Nội đối với người dân, giới hoạt động, những nhà bất đồng chính kiến.

Ông bị bắt vào ngày 27 tháng 12 năm 2014 với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam. Đến cuối tháng 3 năm 2016, phiên tòa sơ thẩm mới được tiến hành và ông bị tuyên án 4 năm tù giam, 3 năm quản chế. Đến ngày 5 tháng 10 năm 2016, tòa phúc thẩm giảm án tù đối với ông từ 4 năm xuống còn 3 năm ; nhưng vẫn giữ mức 3 năm quản chế.

Published in Việt Nam
Trang 3 đến 3