Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cách đây 30 năm vào ngày 14/3/1988 với lực lượng và trang bị áp đảo, Trung Quốc đã tấn công chiếm đóng Gạc Ma, nằm trong quần đảo Trương Sa, vùng lãnh hải thuộc của chủ quyền của Việt Nam. 64 sĩ quan và chiến sĩ hậu cần hải quân Việt Nam đã bị Trung Quốc sát hại, s còn lại bị bt làm tù binh.

Đây là môt cuộc thảm sát mà gii bạo quyền Bắc Kinh đã gây ra đối với nhân dân Việt Nam – bc trần bộ măt giả nhân, giả nghĩa của họ về cái gọi là mối tinh hữu nghị "vừa là đồng chí, vừa là anh em".

Nhân sự kiện Gạc Ma xảy ra cách đây 30 năm, nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành, nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh trả lời phỏng vấn nhà báo Trần Quang Thành  

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 12/03/2018

Published in Video

Tin mới nhân được : Trên FB của mình, cô Trịnh Kim Tiến cho biết đến 10g30 đêm qua 8/3 cô nhận được tin công an đã đưa blogger, nhà báo Phạm Đoan Trang trở lại nhà trọ ngõ 22 phố Tôn Thất Tùng - Hà Nội.

Cô Trịnh Kim Tiến viết : "Mười rưỡi tối, lúc này tôi biết Trang đã bị đưa về lại nhà trọ. Trong đầu tôi xuất hiện nhiều câu hỏi. Họ đang muốn gì ở Trang ?

Tôi báo cho bác Căn, giọng bác rưng rưng "bác cảm ơn cháu".

Tôi làm gì được cho bác lúc này ?

Nghe tiếng nước mắt lách tách qua điện thoại tôi biết được mục đích của an ninh đã đạt được. Họ đã hành hạ được Trang, không chỉ bằng cách kéo vật Trang dậy làm việc khi chị vật vã đau đớn mà còn dày vò được cảm xúc của chị. Họ chắc chắn sẽ còn tiếp tục dày vò và hành hạ, làm cho Trang mệt mỏi hơn nữa bằng những lần đột kích bắt bớ khác".

Từ trưa hôm qua 8/3/2018, mọi liên lạc với blogger nhà báo Phạm Đoan Trang bị mất hoàn toàn.

Thông tin đăng trên FB Nguyễn Anh Tuấn, cho biết vào trưa 8/3/2018, một thành viên của nhóm xã hội dân sự độc lập Green Trees, giúp thuê nhà trọ cho cô Phạm Đoan Trang tại ngõ 22 phố Tôn Thất Tùng, Hà Nội, nhận được điện thoại của người chủ nhà yêu cầu đến để làm thủ tục tạm trú theo chỉ thị của công an.

Người này ngay lập tức liên hệ với cô Phạm Đoan Trang nhưng không được. Một nhóm thân hữu của cô Phạm Đoan Trang cho biết cố gắng tiếp cận phòng trọ nơi côđang thuê và nhận thấy có 2 an ninh mặc thường phục đứng canh gác bên ngoài.

Thông tin cho biết, đến chiều tối hôm quá 8/3, mọi nỗ lực nhằm xác minh vị trí của cô Phạm Đoan Trang đều thất bại, nên nhóm thân hữu của cô phải thông báo tin liên quan cá nhân cô để báo động khẩn cấp đến mọi người, mọi tổ chức nhân quyên trong, ngoiai nước.

Trên FB của mình, cô Nguyễn Nữ Phương Dung viết : "Hiện nay vẫn không ai liên lạc được với chị Trang. Chưa có tin tức nào chính thức cả, chúng ta chỉ biết hi vọng. Và nếu có chuyện gì xấu nhất xảy ra với cô ấy thì mong tất cả đừng buồn. Ngưng than thở, oán trách, chửi rủa mà hãy hành động, thay nhau thực hiện nên tương lai nước Việt mà cô ấy đang làm dang dở. Đó là điều cuối cùng Đoan Trang muốn gửi đến tất cả mọi người yêu quý cô ấy, với một lòng vô cùng cảm ơn vô vàn đến tất cả mọi người đã yêu thương, ủng hộ...".

Blogger nhà báo Phạm Đoan Trang là một người hoạt động không mệt mỏi trong xã hội dân sự và là tác giả của cuốn sách ‘Chính trị bình dân’ xuất bản hồi năm 2017 ở hải ngoại. Cô đã bị an ninh nhiều lần xách nhiễu. Mới đây nhất là vào ngày 24/2 khi cô bị an ninh bắt đi khỏi nhà ở Hà Nội và tạm giữ suốt 23 tiếng đồng hồ để tra hỏi về cuốn sách ‘Chính trị bình dân’.

Blogger Phạm Đoan Trang, sau đó, đã tìm cách thoát khỏi sự vây bắt của an ninh và thỉnh thoảng vẫn viết những dòng trạng thái trên facebook cá nhân của mình cho biết quyết tâm đi đến cùng con đường đấu tranh vì dân chủ cho Việt Nam.

Trong lới phát biểu gửi đến Lễ trao giải thương Homo Homini hôm 5/3/2018 blogger, nhà báo Phạm Đoan Trang nói : "Tôi đấu tranh để chống độc tài, và vì nhà nước cộng sản ở Việt nam hiện nay là nhà nước độc tài, nên tôi đấu tranh để xóa bỏ nó".

Trần Quang Thành tổng hợp

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 09/03/2018

Published in Video

Một văn bản có tên Bản Lên Tiếng Về Quyền Được Nói và Nghe Sự Thật được công khai trên mạng Internet vào ngày 9 tháng 2 kêu gọi các tổ chức cùng cá nhân trong và ngoài nước ký tên.

Văn bản này đưa nhận định về hàng loạt những diễn biến gần đây liên quan đến các bản án xét xử người bất đồng chính kiến tại Việt Nam.

Cụ thể đề cập đến các phiên tòa xử các nhà hoạt động là blogger bác sĩ Hồ Văn Hải, Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Trần Hoàng Phúc, Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong. 6 nhà hoạt động này lần lượt bị truy tố theo Điều 88 và 257, 258 Bộ luật hình sự Việt Nam.

Bản Lên Tiếng phản đối 3 phiên tòa của 6 bị cáo trên đã diễn ra không công bằng, có ý đồ lấp liếm sự thật khi ngăn cản không cho luật sư biện hộ thực hiện công tác bào chữa.

Bản Lên Tiếng cũng chỉ trích hoạt động ăn mừng cuộc tấn công miền Nam và thảm sát đồng bào năm Mậu Thân 1968.

Ngoài việc đưa ra nhận định, Bản Lên Tiếng tuyên bố đòi hỏi nhà cầm quyền phải tôn trọng quyền được nói và được nghe sự thật của nhân dân ; yêu cầu huỷ bỏ Điều 79, 88 và 258 của Bộ Luật hình sự Việt Nam, trả tự do cho những tù nhân lương tâm đã bị kết án ; kêu gọi trả lại toàn bộ sự thật liên quan đến cuộc chiến Mậu Thân 1968.

Nhóm ký tên đầu tiên gồm 30 tổ chức độc lập trong và ngoài nước cùng hơn một chục nhân sĩ, trí thức tham gia.

quyen1

Bản lên tiêng về quyền được nói và nghe sự thật

Nhận định :

1. Nói sự thật và nghe sự thật, đó là quyền lợi và nghĩa vụ của con người cũng như của một nhà nước. Điều này nằm trong chính phẩm giá của một công dân tự do, trong bản chất của một chính quyền biết phục vụ quần chúng lẫn thăng tiến xã hội, và được hàm chứa trong Điều 19 Tuyên ngôn Nhân quyền lẫn Điều 19 Công ước về các Quyền dân sự và chính trị. Bởi lẽ chỉ có sự thật mới đem lại tự do, thăng tiến nhân quyền, kiến tạo hòa bình, hỗ trợ phát triển.

2. Thế nhưng, qua vụ án blogger bác sĩ Hồ Văn Hải, vụ án Phong trào Chấn hưng Nước Việt (với 3 bị cáo Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc), cả hai đều bị truy tố theo điều Điều 88 của Bộ luật Hình sự : "Tuyên truyền chống nhà nước", và vụ án nhóm đấu tranh chống Formosa Hoàng Đức Bình + Nguyễn Nam Phong, bị truy tố theo điều 258 Bộ Luật hình sự cũ : "Lợi dụng quyền tự do dân chủ", toàn những tội danh hết sức mơ hồ và không hề có trong nền pháp chế của nhân loại tiến bộ, nhà cầm quyền đã thẳng tay chối bỏ quyền nghe và nói sự thật của công dân.

3. Cả 6 người đã chỉ dùng mạng xã hội với các bài viết và video clip để phân tích hiện trạng của xã hội, trình bày bộ mặt của chế độ, nhận định công việc của chính phủ, đưa ra đòi hỏi của quần chúng về nhân quyền và dân chủ (cụ thể qua thảm họa Formosa), nhằm nói lên mọi sự thật về đất nước cho nhân dân cũng như cho nhà nước, để hàng lãnh đạo rút kinh nghiệm mà hành xử và để mọi giới đồng bào cộng tác cách xứng hợp mà xây dựng Tổ quốc. Thế nhưng họ đã bị vu khống là xuyên tạc chân lý, lợi dụng dân chủ và chống lại nhà cầm quyền.

4. Ngay cả 3 phiên tòa đối với 6 bị cáo cũng cho thấy ý đồ bưng bít và lấp liếm sự thật. Như công an cấm cản thân nhân, bằng hữu của bị cáo và báo chí độc lập tham dự, thậm chí đánh đập cướp bóc họ ; quan tòa lẫn công tố không thèm xem xét chứng cứ, ngăn cản luật sư biện hộ, dưa ra những lập luận ngụy biện, những nhận định võ đoán, rồi cuối cùng tuyên các bản án nặng nề để trả thù những công dân can đảm nói sự thật, chứ không phải để bảo vệ công lý cho toàn xã hội.

5. Một sự thật cũng cần được trình bày cho công luận lúc này là cuộc chiến Mậu Thân cách đây nửa thế kỷ. Nhiều chứng cứ, chứng từ và chứng nhân cho thấy đó là một sự thất bại của Cộng sản về mặt quân sự và chính trị (lòng người), một sự phản bội cam kết ngưng bắn vào dịp đầu Xuân, một sự chà đạp ý nghĩa thiêng liêng của Ngày Tết, một sự thảm sát rùng rợn đối với hàng vạn Đồng bào vô tội. Thế nhưng nhà cầm quyền vẫn cứ xuyên tạc sự thật, rầm rộ ăn mừng, coi đó là một chiến thắng, thản nhiên chối bỏ tội ác lẫn sai phạm, bất chấp nỗi khổ đau của các oan hồn lẫn gia đình họ và vết thương trên trái tim Dân tộc.

Tuyên bố :

Đòi hỏi nhà cầm quyền phải tôn trọng quyền được nói và được nghe sự thật của nhân dân :

1. Bằng việc hủy bỏ các Điều 79, 88 và 258 của Bộ luật Hình sự cũ (Điều 109, 117 và 331 Bộ luật Hình sự mới), trả tự do cho mọi công dân đã bị kết án vì các điều mơ hồ, ngụy biện, bất công này. Đó là những khoản luật (hình sự hóa các nhân quyền) mà toàn thể quốc dân và quốc tế đang lên án kịch liệt.

2. Bằng việc chấm dứt mọi hình thức bạo lực và mọi lực lượng truyền thông có mục đích củng cố và bảo vệ sự dối trá, vì điều đó chỉ gây ra hậu quả tai hại : xã hội đầy lường gạt và bạo hành, nhân dân sống trong hoang mang và sợ hãi, khí phách dân tộc nên bạc nhược, đạo đức và văn hóa suy tàn. Từ đó Tổ quốc và giống nòi dễ lâm nguy trước ngoại bang xâm lược đang rình chực từng ngày.

3. Bằng việc trả lại toàn bộ sự thật liên quan đến biến cố Mậu Thân, thành tâm sám hối trước tất cả những đồng bào nạn nhân của cuộc thảm sát mùa Xuân ấy và để cho mọi công dân tự do tưởng niệm biến cố đau thương này. Đó là món nợ mà đảng và nhà cầm quyền Cộng sản đang mắc đối với lịch sử và dân tộc. Bằng không, sẽ chẳng nhận được sự tha thứ của toàn dân.

Lên tiếng quốc nội và hải ngoại ngày 09 tháng 02 năm 2018, trong bầu khí tưởng nhớ 50 năm Tết Mậu Thân

Các tổ chức đồng ký tên (đợt 1)

1- Ban Bảo vệ Tự do Tín ngưỡng đạo Cao đài. Đại diện : Hiền tài Nguyễn Thanh Liêm, California, Hoa Kỳ.

2- Ban Đại diện Khối Nhơn sanh đạo Cao đài. Đại diện : Các Chánh trị sự Hứa Phi, Nguyễn Kim Lân, Nguyễn Bạch Phụng.

3- Báo điện tử Tiếng Dân Việt Media. Đại diện : Nhà báo Trần Quang Thành.

4- Diên Hồng Thời Đại Việt Nam. Đại diện : Ông, Phạm Trần Anh .

5- Diễn đàn Dân chủ Đuốc Việt. Đại diện : Ông Lưu Hoàn Phố, Bà Thái Hằng

6- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện : Tiến sĩ Nguyễn Quang A

7- Đảng Dân Chủ Việt. Đại diện : Ông Hương Huỳnh

8- Đảng Dân chủ Nhân dân. Đại diện : Bác sĩ Lê Nguyên Sang.

9- Giáo hội Cộng đồng Tin lành Lutheran Việt Nam– Hoa Kỳ. Đại diện : MS Nguyễn Hoàng Hoa.

10- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam. Đại diện : Ông Cao Xuân Khải

11- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện : Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và Linh mục Phan Văn Lợi.

12- Hội Dân oan Đòi Quyền sốn. Đại diện : Bà Hồ Thị Bích Khương.

13- Hội Người Việt Tự Do tại BC Canada. Đại diện : Ông Phan Mật

14- Hội Pháp Việt Tương Trợ AFVE. Đại diện : Ông Bùi Xuân Quang.

15- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện : KS Đỗ Nam Hải, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.

16- Khối Tự do Dân chủ 8406 Hoa Kỳ. Đại diện : Ông Vũ Hoàng Hải

17- Liên minh Dân chủ Tự do cho Việt Nam. Đại diện : Ông Huỳnh Hưng Quốc

18- Little Saigon Vancouver Foundation. Đại diện : Ông Nguyễn Hữu Ninh

19- Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders). Đại diện : Ông Vũ Quốc Ngữ.

20- Nhóm Bảo vệ Tự do tôn giáo và bình đẳng sắc tộc. Đại diện : Huỳnh Trọng Hiếu 

21- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện : Linh mục Nguyễn Hữu Giải và Linh mục Nguyễn Văn Lý

22- Nhóm Yểm Trợ Bns/TDNL. Đại diện : Ông Nguyễn Văn Lợi & Ông Sơnny Nguyễn. 

23- Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Đại diện : Hòa thượng Thích Không Tánh.

24- Trung tâm Sinh hoạt Văn hóa Việt Nam tại BC Canada. Đại diện : Bà Mai Kim Huyen

25- Phong trào Đồng Tâm (We Are One Global, Úc châu). Đại diện : Ông Nguyễn Việt Hưng

26- Phong trào Yểm trợ Khối 8406 Canada. Đại diện : Ông Lạc Việt.

27- Phong trào Yểm trợ Tự do Tôn giáo và Nhân quyền Việt Nam. Đại diện : Hòa thượng Thích Nguyên Trí.

28- Tập hợp Quốc Dân Việt Úc châu. Đại diện : Ông Nguyễn Việt Hưng

29- Tập hợp Quốc dân Việt Vancouver Canada. Đại diện : Ông Lê ngọc Diệp

30- Trang mạng nganlau.com Hoa Kỳ. Đại diện : Ông Vũ Hoàng Anh Bốn Phương.

……………………

Các cá nhân đồng ký tên (đợt 1)

1- Bùi Quang Vơm, Kỹ sư, Paris, Pháp

2- Cao Xuân Lý, Nhà văn, Australia.

3- Hoàng Hưng, Nhà thơ, Sài Gòn

5- Kha Lương Ngãi, nguyên phoa tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng

6- Lê Anh Hùng, Nhà báo độc lập, Hà Nội

7- Lý Đăng Thạnh, Người chép Sử, Sài Gòn. 

8- Nguyễn Thế Quang, Giáo viên. Hoa Kỳ

9- Nguyễn Văn Thái, Ph.D., GSTS, Pennsylvania, USA.

10- Nguyễn Việt Hưng (Facebooker Trung Le), Melbourne Úc châu 

11- Thích Thiện Minh, Thượng tọa, Bạc Liêu

12- Trần Thị Mỹ Nhật, Cựu Giáo sư Trung học, Pennsylvania, USA

Các tổ chức đồng ký tên (đợt 2)

31- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy. Đại diện : Ông Lê Quang Hiển, Ông Lê Văn Sóc.

32- Giáo xứ Phú Yên, Giáo phận Vinh. Đại diện : Linh mục Đặng Hữu Nam.

33- Hội đồng Liên kết Quốc nội Hải ngoại Việt Nam : Đại diện : Đồng Chủ tịch : Hòa thượng Thích Không Tánh, Linh mục Phan Văn Lợi, Chánh trị sự Hứa Phi, Đạo huynh Lê Văn Sóc, Mục sư Nguyễn Hoàng Hòa, Bác sĩ Võ Đình Hữu, Bác sĩ Đỗ Văn Hội, Nhân sĩ Lưu Văn Tươi, Nhân sĩ Nguyễn Văn Tánh, Nhà biên khảo Phạm Trần Anh, Phó trị sự Trần Viết Hùng, Nhân sĩ Cao Xuân Khải, Nhân sĩ Trần Ngọc Bính, Nhân sĩ Trần Văn Đông, Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm. Cố vấn : Linh mục Nguyễn Văn Lý, Hòa thượng Thích Minh Tuyên.

34- Hội thánh Tin lành Mennonite Cộng đồng. Đại diện : Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng.

35- Nhóm Anh Em Thiện Chí San Jose. Đại diện : Trần Long, Hoàng Lan.

36- Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại. Đại diện : Ông Phạm Hồng Lam.

37- Phong trào Thăng Tiến Việt Nam. Đại diện : Hoàng Lê Hy Lai.

38- Radio Việt Nam hải ngoại Âu châu. Đại diện : Ông Đinh Kim Tân 

39- Tập hợp Quốc Dân Việt. Đại diện : Nguyễn Trung Kiên.

Các cá nhân đồng ký tên (đợt 2)

13- Đặng Hữu Nam, Linh mục, Nghệ An.

14- Nguyễn Khắc Mai, Cán bộ hưu trí, Hà nội

15- Nguyệt Quỳnh, Nhà báo, Hoa Kỳ.

16- Trần Viết Tuyên, Kiến trúc sư, Hamburg, CHLB Đức

17- Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 12/02/2018

Published in Video

Vào ngày 10/2/2018, bà Cấn Thị Thêu, người phụ nữ được nhiều người biết đến vể sự kiên quyết trong hoạt động giữ đất tại làng Dương Nội, Hà Đông - Hà Nội, cũng như lên tiếng đấu tranh cho công bằng xã hội đã mãn án 20 tháng tù giam, sau khi bà bị bắt lần thứ 2 vào ngày 10 tháng 6 năm 2016.

Tuyên bố ngay sau khi trở về nhà trước sự chào đón nồng nhiệt của người thân, bạn bè và đặc biệt là những dân oan Dương Nội bà cho biết :

"Hôm nay tôi đã thoát khỏi ngục tù cộng sản ra khỏi nhà tù nhỏ trở về nhà tù lớn, nơi có hàng triệu bà con dân oan đang ngày đêm phải rên siết dưới sự thống trị của Đảng cộng sản Việt Nam.

Ngày hôm nay tôi được trở về đoàn tụ với gia đình chồng con, tôi vô cùng biết ơn toàn thể bà con dân oan, cộng đồng trong và ngoài nước, các tổ chức nhân quyền quốc tế, các tổ chức tôn giáo đã quan tâm giúp đỡ gia đình tôi trong suốt thời gian vừa qua.

Kính thưa toàn thể bà con dân oan, bắt đầu kể từ ngày hôm nay tôi sẽ lại chung sức chung lòng đóng góp một chút công sức nhỏ bé để cùng với bà con đấu tranh giành lại đất đai tài sản mà chế độ cộng sản Việt Nam đã cướp đoạt của nhân dân chúng ta, để sớm đưa những tên quan tham ra xét xử loạn tội chúng trước bàn dân thiên hạ, phải cho chúng từ quan làm dân để cho chúng không còn cơ hội cướp bóc, đàn áp, đánh đập nhân dân, bắt chúng phải chịu trách nhiệm về tất cả những tội ác mà chúng đã gây ra cho nhân dân chúng tôi, phải cho chúng nếm cảnh tù tội để cho chúng biết thế nào là một ngày bằng nghìn thu ở ngoài, khi mà trước đây chúng đã bóp chết công lý để đẩy nhiều người dân lượng thiện vào cảnh tù tội oan sai, phải cho chúng tận mắt chứng kiến nỗi đau tột cùng của các gia đình có người thân bị chúng đánh chết hoặc bị thương tích đầy người hoặc bị tù tội oan sai để chúng biết tội ác của chúng là không thể dung tha. Mong toàn thể bà con dân oan hãy đoàn kết muôn người như một để chúng ta có đủ sức mạnh đấu tranh chống lại bọn quan tham cường bào ác bá".

Cũng xin được nhắc lại bà Cấn Thị Thêu mãn hạn tù lần đầu vào ngày 25/7/2015. Đến ngày 10 tháng 06 năm 2016, bà bị Công an thành phố Hà Nội bắt giữ với cáo buộc gây rối trật tự công cộng khi bà và hơn 50 dân oan tập trung tại Bộ Tài nguyên môi trường gửi đơn đòi giải quyết đất đai cho người dân Dương Nội. Bà bị đưa ra tòa ngày 20 tháng 9 với bản án 20 tháng tù với cáo buộc tội ‘gây rối trật tự công cộng’. Phiên phúc phẩm vào ngày 30 tháng 11 cùng năm giữ nguyên mức án 20 tháng tù.

Sau khi có án, bà bị chuyển đến trại giam Gia Trung ở tỉnh Gia Lai vùng ở Tây Nguyên cho đến khi bà được mãn án vào ngày 10 tháng 2, 2018.

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 10/02/2018

Published in Video

Sáng 06/02/2018, Tòa án huyện Diễn Châu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã mở phiên  tòa sơ thẩm xét xử hai nhà hoạt động bảo vệ môi trường phản đối Formosa gây thảm họa ô nhiễm môi trường dọc bờ biển min Trung.

Nghệ An : Tuyên phạt Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong về tội chống người thi hành công vụ

Hai nhà hoạt động phản đi Formosa gây thảm họa môi trường đã bị Tòa án huyện Diễn Châuphtổng cộng 16 năm

Viện kiểm sát huyện Diễn Châu cáo buộc :

Anh Hoàng Đức Bình, phó chủ tịch Phong trào Lao Động Việt tội danh "chống người thi hành công vụ" và "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 257 và 258 Bộ luật hình sự.

Anh Nguyễn Nam Phong, tài xế của linh mục Nguyễn Đình Thục trong đợt đi kiện Formosa vào ngày 14/2/2017, bị kết tội "chống người thi hành công vụ".

Hai nhà hoạt động phản đi Formosa gây thảm họa môi trường đã bị Tòa án huyện Diễn Châu pht tổng cộng 16 năm tù, theo đó :

-Anh Hoàng Đức Bình bị kết án 14 năm tù.

- Anh Nguyễn Nam Phong bị kết án 2 năm tù.

Một bản án quá bất công và tàn ác

Theo RFA, Linh mục Nguyễn Đình Thục người đồng hành bên ngoài phiên tòa cũng chia sẻ : các anh trong phiên tòa rất bình tĩnh, tự tin và không đổ lỗi gì cho nhau cả. Họ đã thể hiện là những con người rất vững vàng, không hề sợ hãi hay để lộ sự tức giận trong phiên tòa.

Linh mục Nguyễn Đình Thục nhận xét về bản án :

"Một bản án quá bất công và tàn ác. Bản án vượt trên sự tưởng tượng của mọi người, kể cả các luật sư cũng không hiểu được là không hiểu sao họ lại dành một bản án quá nặng nề cho hai anh như thế".

Hội đồng xét xử đã từ chối đề nghị của luật sư và nhà hoạt động Hoàng Đức Bình về việc trưng dẫn và trình chiếu các video clip được dùng làm căn cứ buộc tội hai ông trong phiên tòa sáng ngày 06/02/2018.

Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho anh Hoàng Đưc Bình, nói : "Đây là một bản án bất công, không đúng với pháp luật hiện hành".

Bà Phạm Thị Vạn, mẹ của Hoàng Đức Bình, người được vào tham dự phiên tòa kể lại :

Trấn áp mạnh tay bên ngoài phiên tòa

Bên ngoài phiên tòa, những người thân của hai anh Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong bị công an hành hung và ngăn cản không cho tham dự phiên tòa được gọi là "công khai".

Khoảng 10 người đã bị đánh đập, bị bắt đưa vào trụ sở công an thành phố Vinh và giữ tại đó cho đến gần một gi chiều, sau khi phiên tòa kết thúc mới được thả ra.Những người vừa được thả ra này tố cáo :

Trần Quang Thành tổng hợp

Published in Video

Tháng Giêng vừa qua có 2 ngày kỷ niệm được dư luân quan tâm :

- Ngày 19/1 kỷ niệm 44 năm Trung cộng xâm chiếm Hoàng Sa, thuộc chủ quyên của Việt Nam Cộng hòa.

- Ngày 31/1, kỷ niệm 50 năm Việt cộng gây ra thảm họa Tết Mậu Thân 1968.

Giới chóp bu Đảng cộng sản Việt Nam đã hành xử như thế nào về hai ngày kỷ niêm đó ?

Thay vì để nhân dân tưởng niệm những người con đã chiến đấu quyết liệt, hy sinh anh dũng chống giặc Tàu xâm chiếm đảo Hoàng Sa, giới chóp bu Đảng cộng sản Việt Nam đã ngăn chặn, câm đoán các hoạt động tưởng niệm.

Ngược lại, biến cố Tết Mậu Thân 1968 là nỗi đau về cuộc chiến huynh đệ tương tàn do cộng sản tiến hành thì họ lại tổ chức rùm beng tung hô là thắng lợi vĩ đại về đường lối chiến lược của Đảng cộng sản Việt Nam.

Về biến cố thứ hai này, thực chất đó là thất bại toàn diện về cả quân sự lẫn chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam. Thảm sát Mậu Thân 1968 ở Huế là điển hình cho tội ác chống nhân loại của giới Đảng cộng sản Việt Nam.

Bình luận về hai sự kiện này, từ Sài Gòn luật sư Lê Công Định cho rằng giới chóp bu Đảng cộng sản Việt Nam là hèn nhát, bạc nhược, phản bội.

Cuộc phỏng vấn do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện.

Nội dung như sau, kính mời quí vị cùng nghe :

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 05/02/2018

Published in Video
Trang 2 đến 2