Trong khi Hoa Kỳ đang củng cố vững chắc nền dân chủ sau khi bị thách thức nghiêm trọng, Hoa Kỳ sắp qua thời kì đen tối để trở lại quỹ đạo vốn có của nó thì nay Trung Quốc đang phải vật lộn với những vấn đề nội tại của nó. Bề ngoài thì Trung Quốc đang cố thách thức vị trí siêu cường của Mỹ nhưng thực chất bên trong đất nước này đang này càng xuất hiện mâu thuẫn mà chính quyền Bắc Kinh không muốn cho thế giới biết.
Hiện nay nền kinh tế Tàu tăng trưởng chậm lại và bị bẫy thu nhập trung bình sừng sững chặn trước mặt không dễ vượt qua.
Có thể nói, khi Hoa Kỳ có căn bệnh gì thì họ nói tuốt tuồn tuột cho thế giới nghe, nhưng Trung Quốc lại khác, Trung Quốc có tật ém bệnh nên bên ngoài khó mà đoán định được sức mạnh thật của nó. Cụ thể căn bệnh cúm Vũ Hán, giờ người ta không không dám chắc con số người nhiễm và số người chết mà chính quyền cộng sản Tàu thông báo đó là sự thật hay không, nhưng Mỹ lại khác, cúm Vũ Hán nghiêm trọng vậy họ cũng nói thật mà không hề ém giấu. Hay mới đây, việc lùm xùm bầu cử Mỹ với đủ thứ hỉ nộ ái ố show ra hết, nhưng đại hội Đảng của Tàu thì rất êm đềm và luôn là "thành công tốt đẹp". Tuy nhiên cũng giống Việt Nam, trước kỳ đại hội thì ở hậu trường sân khấu chính trị Tàu là những sự thanh trừng lạnh lùng. Đặc điểm của nền chính trị Mỹ minh bạch và họ minh bạch cả cái xấu, còn Tàu thì ngược lại, tốt khoe xấu che.
Liên Xô trước ngày sụp đổ nó cũng rất hùng mạnh, không ai thấy căn bệnh ung thư đã đến hồi bất trị. Dân chủ bị đàn áp, kinh tế suy kiệt, Đảng cộng sản thì bị rời rạc vì có một số rất đông đang tự chuyển biến mạnh. Khi một bệnh nhân đã quá yếu thì sự tác động nhẹ cũng làm nó khụy. Hai nhân vật đóng góp một phần cho sự sụp đổ của Liên Xô chính là tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Giáo hoàng John Paul II. Đó là thời khắc lịch sử. Bản chất của một cường quốc lấy dối trá che đậy làm quốc sách thì cái kết của nó cũng tương tự như Liên Xô. Nghĩa là nó có thể đổ lúc mà người ta bất ngờ nhất.
Trong lịch sử, từ hơn 2 thế kỷ trước đến Chiến tranh Lạnh cho thấy, các cường quốc chuyên quyền luôn hoạt động kém hiệu quả trong các cuộc cạnh tranh lâu dài chống lại các đối thủ dân chủ. Sau đệ nhất thế chiến, người ta chứng kiến sự lớn như vũ bão của 3 đế quốc chuyên quyền Đức – Ý – Nhật, nhưng rồi nó càng hung hãng, thì càng chóng sụp. Sau đệ nhị thế chiến, thì chiến tranh lạnh kéo dài âm ỉ gần 30 năm nhưng cái kết là thế lực chuyên quyền sụp đổ. Liên Xô đã sụp đổ trong lúc người ta nghĩ nó vẫn còn rất mạnh.
Về chính trị, Trung Quốc hiện nay cũng là quốc gia chuyên quyền y hệt như Liên Xô, cũng lấy dối trá làm quốc sách. Hiện nhìn bề ngoài thấy Trung Quốc đang nổi lên như một cường quốc thách thức Mỹ. Tuy nhiên đó là bề ngoài, còn bên trong Trung Quốc cũng đang ra sức ém những ung nhọt của nó. Hiện nay nền kinh tế Tàu tăng trưởng chậm lại và bị bẫy thu nhập trung bình sừng sững chặn trước mặt không dễ vượt qua, bạn bè thực sự ở nước ngoài của Tàu ngày càng ít đi vì chính sách hung hăng của nó, và điều quan trọng là phong trào li khai vẫn âm ỉ bên trong đất nước này.
Hoa Kỳ sau bầu cử sẽ trở lại quỹ đạo vốn có của nó. Đất nước này đã trải qua rất nhiều vấn đề từ bên trong. Từ khủng hoảng kinh tế, đến khủng hoảng chủng tộc v.v. từ những thập niên 60 đến nay nước Mỹ đều trải qua hết, tuy nhiên nó nó như một cú lắc nhẹ của còn tàu dân chủ Mỹ, sau cú lắc đó con tàu vẫn trở lại cân bằng. Nhưng Tàu không có nền tảng như thế, khi nhiều ung nhọt bùng một lúc Tàu sẽ đổ khi mà người ta không ngờ nhất. Tôi tin như vậy !
Đỗ Ngà
Nguồn : quyenduocbiet, 03/01/2021
"Vac-xin chống Covid-19 là kế hoạch kích cầu hữu hiệu nhất" cho một năm 2021 "đầy rủi ro". Âu-Mỹ phải giải quyết dứt điểm Covid-19 mới hy vọng phục hồi kinh tế. Ngược lại, với tỷ lệ tăng trưởng 8% được dự báo, Trung Quốc thấy rõ vận may ở phía trước. Các viện nghiên cứu đã đưa ra các dự báo như trên trong "quẻ bói" đầu năm.
Báo La Croix trong số cuối cùng của năm 2020 nêu lên 8 lý do cho phép tin tưởng kinh tế toàn cầu bật dậy trong năm 2021. Hai trong số đó là "Vac-xin xua tan viễn cảnh phong tỏa kinh tế" và "tăng trưởng tại Châu Á khởi sắc trở lại kéo kinh tế toàn cầu đi lên". Hãng bảo hiểm tín dụng Euler Hermes trụ sở tại Paris tin rằng mậu dịch toàn cầu sẽ khởi sắc trở lại nhờ sự năng động của Châu Á, mà đứng đầu là Trung Quốc, đó là chưa kể với Joe Biden ở Nhà Trắng, đang làm dấy lên hy vọng thế giới bước vào giai đoạn "ít sóng gió hơn" so với những năm tháng dưới chính quyền Trump cho dù Washington tiếp tục duy trì đường lối "cứng rắn với Bắc Kinh".
Theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OCDE, tỷ lệ tăng trưởng tại Châu Âu và Mỹ năm nay theo thứ tự đạt 3,6 và 3,2 %. Tổng sản phẩm nội địa của Nhật Bản tăng khoảng 4% cho quãng thời gian từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022 nhờ những gói kích cầu liên tiếp được ban hành trong năm 2020 bắt đầu mang lại hiệu quả. Riêng Trung Quốc sẽ thoải mái nhờ GDP tăng 8%. Các con số của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế cũng rất gần với dự phóng của OCDE.
Nhiều bài báo Pháp, Mỹ không ngần ngại cho rằng 2021 sẽ là "năm của Trung Quốc". Trả lời RFI Việt ngữ, chuyên gia về Đông Bắc Á của Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp, Antoine Bondaz, đánh giá như thế nào về nhận xét nói trên ?
----------------------
Antoine Bondaz : Điều rõ ràng là ông Tập Cận Bình và chế độ muốn 2021 là năm để phô trương thanh thế của Trung Quốc, phô trương thành công cả về mặt y tế lẫn kinh tế… của nước này. Chắc chắn là tháng Giêng năm nay, nhân kỷ niệm một năm từ khi dịch bệnh bùng phát, Bắc Kinh sẽ tận dụng cơ hội này để chứng minh về tính hiệu quả của hệ thống chính trị Trung Quốc trong việc đối phó với khủng hoảng y tế. Tuy nhiên để biết được 2021 có phải là năm đánh dấu vận may của Trung Quốc hay không, chúng ta cần nhìn sang Hoa Kỳ. Câu hỏi đặt ra là chính quyền Biden sắp tới liệu có giành lại vị trí lãnh đạo thế giới mà Donald Trump đã đánh mất hay không ? Nếu câu trả lời là có thì điều này sẽ bất lợi cho Bắc Kinh.
RFI : Nhìn "bên trong", Đảng cộng sản Trung Quốc đã làm chủ được tình hình như trên vế đối ngoại ?
Antoine Bondaz : Theo tôi, giờ này năm ngoái, tháng Giêng 2020, các quan chức đặc trách về kinh tế Trung Quốc đã thực sự lo lắng về mức độ vững chắc của cỗ máy kinh tế nước này, về khả năng của Đảng cộng sản Trung Quốc xử lý đại dịch, về khả năng đối phó trước làn sóng bất mãn của một phần công luận. Nhưng Bắc Kinh đã nhanh chóng làm chủ lại tình hình và ngay từ tháng 2/2020 đã có thể chưng ra những con số "khả quan" về mặt y tế. Hai chữ khả quan ở đây cần để trong ngoặc kép.
Thêm vào đó, chính quyền đã thâu tóm trở lại các phương tiện truyền thông, có nghĩa là gia tăng các biện pháp kiểm duyệt, tăng tốc các chiến dịch tuyên truyền… Ngày này năm ngoái, không ít nhà quan sát đặt nghi vấn về tương lai chính trị của ông Tập Cận Bình và bắt đầu chú ý xem ai có thể trở thành những đối thủ của ông trước Đại hội Đảng năm 2022. Giờ đây, Tập Cận Bình càng lúc càng cô đơn trên thượng tầng quyền lực nhưng mọi người đã thấy rõ vị thế của Đảng cộng sản Trung Quốc không sợ bị lung lay.
RFI : Vào lúc từ Châu Âu đến Hoa Kỳ và cả Nhật Bản điêu đứng trong năm 2020 và trong những dự phóng lạc quan nhất, giới trong ngành nêu lên tỷ lệ tăng trưởng cho 2021 ở mức từ 3 đến 4%. Riêng Trung Quốc chẳng những cỗ máy xuất khẩu đã không hề hấn gì mà còn hoạt động rất tốt, tăng trưởng trong năm qua ở mức 2% và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế dự phóng GDP của Trung Quốc sẽ mạnh trong năm nay. Làm sao giải thích được sự thành công đó ?
Antoine Bondaz : Thành công về mặt kinh tế của Trung Quốc năm 2020 có được là nhờ khả năng phản ứng nhanh của Bắc Kinh. Ngay từ cuối tháng Giêng năm ngoái, điều rõ rệt nhất là phải giải quyết được vế y tế thì kinh tế mới có thể khởi sắc trở lại. Trớ trêu hơn là hiện tượng "họa người phúc ta". Kinh tế Trung Quốc đã nhanh chóng bật dậy nhờ sự bất lực của Âu, Mỹ trước siêu vi corona. Chính sự kém cỏi của phương Tây đó đã bồi đắp cho tăng trưởng của Trung Quốc, đẩy xuất khẩu Trung Quốc sang Hoa Kỳ lên cao mà không thấy Washington kêu ca gì ! Chỉ nội tháng 11/2020, xuất siêu của Trung Quốc lên tới 75 tỷ đô la. Đó là yếu tố giúp cỗ máy kinh tế nước này nhanh chóng khởi sắc trở lại và Trung Quốc dễ dàng đạt tỷ lệ tăng trưởng 2% trong năm 2020. Trong khi đó thì tại Âu-Mỹ, tỷ lệ tăng trưởng ở số âm.
Câu hỏi thực sự đặt ra cho năm nay là liệu rằng Bắc Kinh có duy trì được nhịp độ tăng trưởng như vậy nữa hay không ? Tiêu thụ nội địa có tiếp tục kéo kinh tế nước này đi lên hay không ? Trước mắt nhiều yếu tố cho thấy, câu trả lời sẽ là có. 2021 là năm kinh tế Trung Quốc sẽ năng động với đà phục hội nhanh chóng.
RFI : Còn trên mặt trận chiến tranh thương mại với Mỹ thì sao ?
Antoine Bondaz : Điều rất rõ ràng là Trung Quốc chưa bao giờ che giấu tham vọng qua mặt Hoa Kỳ để trở thành cường quốc số 1 thế giới cả về mặt kinh tế lẫn quân sự, về khoa học và công nghệ. Vấn đề đặt ra với Bắc Kinh là Châu Âu và Mỹ không muốn trông thấy kịch bản đó xảy ra. Thành thử cuộc chạy đua tranh giành ngôi vị hàng đầu ấy sẽ tiếp diễn trong nhiều năm nữa và sự cạnh tranh này càng lúc càng gay gắt.
Quan hệ giữa Trung Quốc với các nước công nghiệp phát triển sẽ phức tạp hơn. Ví dụ như từ tháng 11/2020 Trung Quốc đã ra sức ve vãn các nền kinh tế đang phát triển để vừa có thêm vây cánh, vừa tô điểm lại hình ảnh của Bắc Kinh sau đại dịch Covid-19, để đẩy mạnh giao thương và mở rộng thêm nữa ảnh hưởng của Trung Quốc. Có thể nói trước mắt, Trung Quốc chú trọng nhiều vào các nước đang phát triển, dùng cả lá bài kinh tế lẫn ngoại giao, y tế… để chiêu dụ những nước này.
RFI : Có thể cho rằng virus corona đã tăng cường thêm sức mạnh kinh tế cho Trung Quốc hay không ?
Antoine Bondaz : Đà vươn lên và sức mạnh được củng cố của Trung Quốc đã tăng tốc lên một cấp nữa trong những tháng gần đây kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Vấn đề cốt lõi ở đây là hình ảnh của Trung Quốc đã xấu đi. Quốc tế càng lúc càng ý thức được là đã quá lệ thuộc vào Bắc Kinh. Công luận cũng đã thức tỉnh trước mối quan hệ bất cân đối giữa Trung Quốc với bất kỳ một đối tác nào, kể cả như Úc hay Châu Âu. Về phía Âu - Mỹ và các nền kinh tế công nghiệp phát triển, giải pháp tốt nhất để làm đối trọng với Trung Quốc, để ngăn chận ảnh hưởng càng lúc càng lớn của Bắc Kinh là phải nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng y tế. Tiếc rằng kịch bản này chưa thể xảy ra trong những tuần lễ hay những tháng sắp tới !
Tình trạng đói nghèo gia tăng
Báo cáo gần đây của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD/CNUCED) lo ngại virus corona đẩy một phần nhân loại vào cảnh bần cùng. Do tác động khủng hoảng y tế và kinh tế, có thêm 32 triệu người trên hành tinh sống với thu nhập dưới ngưỡng 2 đô la một ngày ; 47 quốc gia nghèo nhất trên thế giới lâm vào tình cảnh "tệ hại nhất" từ 3 thập niên qua. Tại những nước đã nghèo khó này, Covid-19 còn cướp đi thêm 2,6% thu nhập bình quân đầu người.
Bất bình đẳng trước vac-xin chống virus
Trung tuần tháng 12/2020, một nghiên cứu của đại học John Hopkins công bố báo động hơn 20% dân số địa cầu phải đợi ít nhất đến năm 2022 mới được tiếp cận với vac-xin chống virus corona, do hơn 50% lượng thuốc xuất khẩu trong năm 2021 đã được các nước giàu đặt mua từ trước khi vac-xin được sản xuất.
Tính đến ngày 15/11/2020, 13 viện bào chế sản xuất thuốc đã nhận được đơn đặt hàng mua trước 51% vac-xin sẽ được sản xuất trong năm. Khối lượng này được dự trù phục vụ 14% dân số địa cầu. 85% còn lại phải tự xoay sở với 49% thuốc còn lại !
Thanh Hà
Nguồn : RFI, 05/01/2021
Tuyên bố năm mới của Nhóm luật sư nhân quyền Trung Quốc
Ngày 1 tháng 1 năm 2021
Chúng ta sẽ không bao giờ là những xác chết biết đi. Chúng ta sẽ tiếp tục trăn trở với tất cả những đau khổ và bất công, cho đến ngày chủ nghĩa hợp hiến, pháp quyền, nhân quyền và dân chủ đến với Trung Quốc. Ảnh minh họa những bó hoa tưởng nhớ Bác sĩ Lý Văn Lượng
Năm 2020 đã chứng kiến một đại dịch hoành hành trên toàn cầu, lây nhiễm cho 78 triệu người và khiến 1,75 triệu người tử vong vào cuối năm. Đại dịch, bắt đầu ở Vũ Hán, trên thực tế là một hệ quả tất yếu của sự suy thoái nhân quyền trong một thời gian dài ở Trung Quốc. Việc đàn áp tự do ngôn luận và tự do báo chí một cách gay gắt hơn trong mười năm qua có nghĩa là trong những ngày đầu của đại dịch, các quan điểm của chuyên gia và cảnh báo của những người lên tiếng tố giác về nguy cơ của đại dịch đã bị bác bỏ và bị vu khống là "làm mất trật tự công cộng", cho phép đảng và nhà nước che đậy tình hình thực tế.
Người ta có thể chắc chắn rằng, nếu ngay từ đầu các nhà chức trách đã mở cửa cho công chúng lên tiếng và tham gia vào ngăn chặn lây lan, dịch bệnh đã không lan rộng đến nay và ảnh hưởng sẽ không quá tàn khốc.
Một khi vi rút đã lây lan rộng rãi và các biện pháp thông thường không còn đủ để xử lý nó, chính quyền địa phương trên khắp Trung Quốc đã sử dụng các biện pháp quyết liệt, sử dụng đại dịch như một lý do để khóa toàn bộ cộng đồng, hạn chế sự di chuyển của công dân, đàn áp các nhà báo công dân, cưỡng bức và đột nhập vào nhà riêng, coi thường quyền riêng tư cá nhân và thường không quan tâm đến phẩm giá cơ bản của công dân. Theo nhiều cách, nó giống như một sự trở lại độc hại của những ngày đen tối của Cách mạng Văn hóa, khi tình hình nhân quyền ngày càng tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, ở trung tâm của đợt bùng phát ở Vũ Hán, những công dân bình thường như Zhang Zhan (张 展), Chen Qiushi (陈 秋实), Fang Bin (方 斌) và Li Zehua (李泽华) quyết tâm thực hiện quyền tự do ngôn luận của họ, trở thành anh hùng người đã báo cáo trung thực tình hình ở đó. Như thường lệ, các nhà chức trách đã làm việc để trấn áp họ, hoặc "biến mất" họ hoặc buộc họ phải im lặng.
Trong trường hợp của Zhang Zhan, một luật sư hành nghề ở Thượng Hải, cảnh sát thành phố này đã vội vã đến Vũ Hán xa xôi để giam giữ cô ấy một cách bất hợp pháp, sau đó truy tố cô ấy với tội danh "gây gổ và gây rối", một "tội danh" được áp dụng vô cớ để làm im lặng bất đồng quan điểm. Sự thật là, không phải Zhang Zhan, công dân và luật sư, người đã "gây rắc rối", mà là các nhà chức trách đã gây rắc rối khi họ sử dụng hình phạt tàn nhẫn và bất thường, do đó gây rắc rối đối với Zhang Zhan, và đưa cô ấy ra xét xử và kết án cô ấy bốn năm trong tù vào ngày 28 tháng Mười Hai.
Như câu nói, "Một người đàn ông muốn đánh con chó của mình sẽ không bao giờ không tìm thấy một cây gậy". Trong năm đại dịch này, chủ nghĩa toàn trị kỹ thuật số ở Trung Quốc ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Kiểm duyệt, chặn, xóa nội dung, tạm ngưng tài khoản, lệnh triệu tập của cảnh sát, bóp méo và đóng khung hoàn toàn là một phần của các biện pháp kiểm soát theo hướng dữ liệu lớn đã hoạt động một cách liền mạch và hợp lý nhằm loại bỏ triệt để không gian tự do ngôn luận ở Trung Quốc.
Trên các nền tảng mạng xã hội, những từ như "dân chủ hợp hiến", "pháp quyền", "chính phủ", "dân chủ", "tự do" và "chủ nghĩa toàn trị" bị kiểm duyệt là những từ nhạy cảm, vì vậy cư dân mạng Trung Quốc phải dùng đến từ đồng âm hoặc phân đoạn các cụm từ để trốn tránh sự kiểm duyệt. Kết quả là, tính biểu cảm và khả năng giao tiếp của ngôn ngữ Trung Quốc bị thiến bởi sự kiểm duyệt thô bạo, cách kiểm duyệt dựa trên dữ liệu lớn này.
Đầu năm nay, để phân phối rộng một bài báo có tiêu đề "Những người thổi còi tố giác bất công", cư dân mạng đã chiến đấu lại bằng sự thông minh và dũng cảm, cuối cùng đã tạo ra khoảng 40 phiên bản của bài báo bằng nhiều ngôn ngữ và hình thức khác nhau. Trong câu thần chú thực sự về Trung Quốc của Mao, chế độ kiểm duyệt và chủ nghĩa xét lại lịch sử được thấy trong "1984" đã một lần nữa quay trở lại ở Trung Quốc. Chúng ta phải lưu ý đến những công ty internet khổng lồ đã hợp tác với việc kiểm duyệt này, bao gồm WeChat, Tencent, Pony Ma.
Vào năm 2020, phong trào của các cơ quan tư pháp nhằm trấn áp hơn nữa các luật sư và công ty luật vẫn chưa giảm bớt : Luật sư Yu Wensheng (余文生) bị kết án bốn năm tù, Li Yuhan (李昱 函), một luật sư ở tuổi 60, bị tạm giam một thời gian kéo dài, luật sư Chen Jiahong (陈家鸿) bị giam giữ buộc phải cách chức luật sư như kiểu là chính ông ấy lựa chọn, Qin Yongpei (覃永沛) bị tước quyền nộp đơn kiện, và cả Ding Jiaxi (丁家喜) và Chang Weiping (常 玮 平) bị tra tấn dã man.
Các nguồn đáng tin cậy nói rằng Ding Jiaxi đã ngất xỉu nhiều lần trong khi được "giám sát dân cư tại một địa điểm được chỉ định". Việc tước quyền bất hợp pháp của luật sư Xie Yang (谢 阳), Wang Yu (王宇) và Peng Yonghe (彭永 和) càng khẳng định bản chất không đáng tin cậy của chính quyền và xu hướng trừng phạt hồi tố của họ.
Nực cười hơn nữa là một cuộc tụ tập bình thường ở Hạ Môn đã khiến nhiều luật sư trên khắp đất nước bị Guobao (国 保, cảnh sát an ninh nội địa của Trung Quốc) triệu tập. Tất cả đều thấy rõ những khó khăn mà các luật sư phải đối mặt và không quá lời khi nói rằng họ là một trong những mục tiêu chính của cuộc thập tự chinh chống lại nhân quyền của Trung Quốc.
Năm nay, chính phủ tiếp tục đàn áp dã man những người sống và hành động theo lương tâm và những người ủng hộ nhân quyền. Xu Zhiyong (许志永) và Li Qiaochu (李 翘楚) bị giám sát tại chỗ tại một địa điểm được chỉ định, và Li cũng bị cảnh sát làm nhục và đe dọa. Giáo sư luật Đại học Thanh Hoa Xu Zhangrun (许 章 润), từng được ca ngợi là "10 luật gia trẻ hàng đầu", đã bị buộc tội gạ gẫm gái mại dâm, một động thái của cảnh sát an ninh nội địa đã dẫn đến sự lên án rộng rãi.
Luật sư công ích Hao Jinsong (郝劲松) bị kết án, nhà thơ Wang Zang (王 藏) và vợ bị bắt, nghệ sĩ Liu Jinxing (刘进兴) và những người khác bị buộc tội gian dối, Cai Wei (蔡伟), Chen Mei (陈 玫), và những người khác bị buộc tội, người ủng hộ an toàn vắc xin He Fangmei (何方 美) đã biến mất, "cô gái mực" Dong Qiongyao (董琼瑶) một lần nữa bị im lặng và nhà hoạt động nhân quyền Ou Biaofeng (欧 彪 峰) đã bị bắt giam vì kích động lật đổ nhà nước chỉ để tiết lộ thông tin về Dong Qiongyao.
Tất cả những điều này cho thấy Trung Quốc vẫn là một chế độ độc tài được duy trì bằng vũ lực tàn bạo, khác xa so với một quốc gia được cai trị bởi pháp quyền, tức là một quốc gia mà luật pháp và lý trí chi phối các hành xử cá nhân, cộng đồng và xã hội.
Năm nay đã chứng kiến các phiên tòa bí mật xuất hiện trong lớp áo khoác "hợp pháp". Cảnh sát, viện kiểm sát và tòa án đã biến đại dịch này thành cái cớ để sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để tước bỏ quyền được gặp luật sư của bị cáo và của công dân để theo dõi các phiên tòa, và buộc chỉ định luật sư do chính phủ chỉ định cho bị cáo, biến phòng xử án thành một cảnh tượng và sự chà đạp lên nguyên tắc xét xử công bằng và công khai.
Hệ thống tư pháp là một nơi đen tối, và sự thật nầy là không thể chịu đựng được : Cheng Yuan (程 渊), Liu Dazhi (刘大志) và Wuge Jianxiong (吴 葛剑雄) đã bị xét xử bí mật, trong khi mười hai thanh niên Hồng Kông cố trốn thoát lãnh thổ nầy đã bị xét xử một cách vô lối, Xie Fengxia (谢 丰 夏), và những người khác buộc phải sử dụng luật sư do chính phủ chỉ định. Và ở Hải Nam, 18 luật sư bao gồm cả chủ tịch Hiệp hội luật sư nhà nước đã đưa hối lộ một cách có hệ thống cho phó chánh án Zhang Jiahui (张家慧). Theo lời của nhà trí thức Yi Zhongtian (易 中天), hiện trạng tư pháp hiện nay là không thể diễn tả được !
Chiến dịch "Truy quét thế lực đen tối và diệt trừ tà ác" (扫黑 除恶) kéo dài 3 năm khó có thể hy vọng thoát khỏi khuôn mẫu của một chiến dịch chính trị hóa như thường lệ : các vụ án oan sai hoặc không chính xác hầu như đều được sản xuất hàng loạt, tư nhân. các doanh nghiệp lại bị chiếm đoạt, và tài sản tư nhân "hợp pháp" bị tước đoạt. Bao nhiêu cuộc tấn công tư pháp đã được thực hiện với danh nghĩa "quét sạch tội ác !"
Cũng giống như thảm họa của Cách mạng Văn hóa năm 1966, chiến dịch "Đình công mạnh mẽ" năm 1983 và các chiến dịch chống tội phạm của Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh, hậu quả kinh tế, chính trị và xã hội của chiến dịch bắn nhanh này sẽ trở nên rõ ràng trong vòng năm tới mười năm tới.
Trong hai năm kể từ khi thực hiện Luật Giám sát (监察 法), các quan chức nhà nước cũng trở thành người cầu nguyện, với các quyền cơ bản của họ liên tục bị vi phạm bởi hệ thống quyền lực mà họ là thành phần thuộc về cơ cấu. Nói chuyện về trầm cảm và tự tử là phổ biến trong phạm vi và cơ cấu chính thức. Với danh nghĩa "chống tham nhũng", Luật Giám sát đã trở thành công cụ cho các cuộc tranh giành quyền lực của các quan chức và mâu thuẫn nội bộ. Nó là chất độc sinh ra bởi sự thối rữa bên trong, và bây giờ đang làm trầm cảm cho những quan chức đó.
Cả thế giới đều biết rằng hệ thống tư pháp (thực tế là tư pháp-chính trị) của Trung Quốc đã trở thành một vùng thảm họa tham nhũng vì quyền lực và thẩm quyền quá mức của nó. Sự kết hợp giữa Luật Giám sát và "Chiến dịch chấn chỉnh" sắp diễn ra trong bộ máy thực thi pháp luật của Đảng sẽ khiến nhiều quan chức cảm thấy buồn và lo lắng. Thật khó để biết liệu đây có phải là phương pháp của Đảng để giúp giải quyết các vấn đề sâu xa, lâu dài trong phạm vi chính thức hay không.
Sau những vấn đề đang phải đối mặt ở Tây Tạng và Tân Cương, giáo dục ngôn ngữ của Mông Cổ, vốn ban đầu là không có áp chế và kiểm soát, giờ đây đã trở thành một cuộc khủng hoảng khác trong việc quản lý "vùng ngoại vi", làm nổi bật tình trạng gai góc của các mối quan hệ sắc tộc. Trong nhiều năm, nhiều quan chức đã chôn đầu ngược vào cát và lấp liếm các vết rạn nứt, biến các vấn đề liên quan đến chủng tộc thành căn bệnh mãn tính chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai.
Tình hình của Hồng Kông tiếp tục xấu đi do Luật An ninh Quốc gia áp dụng cho thành phố hoàn toàn xung đột với các quy định của pháp luật và tôn trọng quyền tự do cá nhân hiện có của Hồng Kông. "Một quốc gia, hai hệ thống", như chuyên gia trung thành của Đảng cộng sản Trung Quốc Jin Canrong (金灿荣) đã nói, "chỉ tồn tại trên danh nghĩa".
Môi trường quốc tế thậm chí còn tồi tệ hơn trong năm nay, với làn khói vẫn chưa tan trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, và các lệnh trừng phạt và căng thẳng ngoại giao lần lượt xảy ra. Cộng đồng quốc tế, với Mỹ và Châu Âu là trung tâm, không còn là bạn bè thực sự của Trung Quốc và sự ưu ái của Trung Quốc trong công dân các nước này này đã giảm xuống dưới mức đóng băng so với mức lịch sử.
"Ngoại giao Chiến binh kiểu Chó Sói" của Trung Quốc đã chứng tỏ rõ ràng sự nông cạn, kiêu ngạo và thô lỗ của các nhà ngoại giao Trung Quốc. Sự bất cẩn của họ đã đạt đến trình độ của các nhà ngoại giao thời nhà Thanh, không chỉ đơn thuần là không thể vun đắp quan hệ xa gần, mà còn chủ động xa lánh trong quan hệ ngoại giao và trở thành trò cười.
Vào năm 2020, chúng tôi đã thấy những người có cái nhìn sâu sắc về hệ thống, như Ren Zhiqiang (任志强) và Cai Xia (蔡 霞), từ bỏ các lợi ích được giao và lên tiếng. Ren Zhiqiang bị kết án 18 năm tù, trong khi Cai Xia lưu vong ở nước ngoài. Chúng tôi mong đợi và tin chắc rằng sẽ sớm có thêm nhiều người có lương tâm sẵn sàng đi theo con đường mà Ren và Cai đã mở.
Bởi vì, với tư cách là một giá trị phổ biến, chủ nghĩa hợp hiến và pháp quyền không chỉ được người dân trên toàn thế giới theo đuổi, mà cần được theo đuổi bởi tất cả công dân Trung Quốc, kể cả những người có lợi ích trong hệ thống hiện tại. Chủ nghĩa hợp hiến và pháp quyền không chỉ phù hợp với các nước Châu Mỹ và Châu Âu mà còn phù hợp với tất cả các nước trên thế giới.
Đối mặt với sự tiến bộ và thậm chí thoái trào của chủ nghĩa hợp hiến, pháp quyền và nhân quyền, chúng ta nên làm gì ? Tiếp tục hy sinh tự do và phẩm giá cho an ninh, hay phá vỡ sự im lặng của chúng ta để lên tiếng và nói không với mọi vi phạm các quyền này ?
Chúng tôi tin chắc rằng những người cổ vũ chủ nghĩa hợp hiến, pháp quyền và nhân quyền cho Trung Quốc không thể im lặng khi luật pháp bị phớt lờ và nhân quyền bị chà đạp. Thời thanh xuân cho chính phủ hợp hiến, pháp quyền và nhân quyền sẽ không sinh ra từ im lặng. Nếu chúng ta nhắm mắt làm ngơ trước những hành vi vi phạm pháp luật và nhân quyền xung quanh mình, thì nỗi thống khổ tương tự sẽ đến với chúng ta, và chúng ta sẽ không được tha thứ cho dù có đạt đến vị trí cao như Lưu Thiếu Kỳ (刘少奇) [1].
Tất cả công dân phải tự hỏi, việc bác sĩ Li Wenliang (李文亮) bị cảnh sát triệu tập và trừng phạt ngay khi bắt đầu đại dịch có liên quan gì đến bạn không ? Những người bị chiếm đất trái phép, bị cưỡng chế phá dỡ nhà và bị bỏ tù bất hợp pháp có liên quan gì đến bạn không ? Các luật sư nhân quyền bị tước chứng chỉ một cách bất hợp pháp có liên quan gì đến bạn không ? Tất cả những điều này ảnh hưởng đến bạn !
Khi bạn đang ở giữa đại dịch, không thể tự do đi lại, hoặc thậm chí bạn bè và gia đình bị ốm, khi bạn hoặc người thân của bạn tài sản bị cưỡng chế, nhà bị phá hủy, khi bạn bị nhà nước giam giữ và không có luật sư dám lên tiếng vì bạn… điều này có nghĩa là những vi phạm nhân quyền này liên quan trực tiếp và gián tiếp đến bạn. Vì vậy, lên tiếng chống lại những bất công gây ra cho người khác là nghĩa vụ của tất cả mọi người.
Đấu tranh cho quyền lợi của mình và của người khác là nghĩa vụ của mỗi người đối với cộng đồng.
Trong suốt năm 2020, coronavirus mới lan tràn khắp thế giới một cách không thương tiếc, giống như một sao chổi đáng ngại, bất ngờ mang đến thảm họa cho thế giới phàm trần và những cư dân không có khả năng tự vệ của nó. Chúng tôi chứng kiến cái chết, chúng tôi chứng kiến sự hoảng sợ, chúng tôi nhận thấy sự mong manh của con người, và chúng tôi thấy sự khác biệt và khoảng cách giữa Trung Quốc và các nước phát triển với chính phủ hợp hiến và pháp quyền.
Chúng ta không sợ đại dịch, cũng không nên e dè khi phải đối phó với những khuyết điểm của xã hội mình đang sống.
Năm 2021, đại dịch sẽ tiếp tục, chúng ta sẽ sống đối mặt với cái chết, nhưng chúng ta sẽ thắng thế. Vào năm 2021, tình trạng vi phạm nhân quyền của chính quyền sẽ tiếp tục xảy ra, và sự chà đạp lên nhà nước pháp quyền của những kẻ có thế lực vẫn sẽ xảy ra, nhưng chúng ta không thể rút lui, nếu chúng ta hy vọng ánh sáng của chủ nghĩa hợp hiến và pháp quyền sẽ chiếu sáng Trung Quốc.
Zhang Zhan có điều này muốn nói : "Nhìn lên, ta mang thai hy vọng, ta chỉ phải ngẩng đầu nhìn, bầu trời có thể còn có thể rơi hạt mưa ; nhìn xuống, đầy tuyệt vọng, nỗi tuyệt vọng đến từ sự tồn tại phục tùng của con người. " Tại thời điểm này, Zhang Zhan vẫn đang ở Trung tâm giam giữ Phố Đông ở Thượng Hải tiếp tục tuyệt thực, phản đối sự bất công và sơ suất của công lý. Chắc chắn cô ấy phải mất phương hướng sâu sắc hơn bởi hiện tại đan xen giữa hy vọng và tuyệt vọng này. Nhưng chắc chắn cô ấy phải chạm tới trái tim của chúng ta.
Bởi vậy, chúng ta hãy ngước mắt lên trên, nhìn lên các vì sao trong khi đặt chân xuống đất. Vào ngày đầu tiên của năm 2021, hãy cùng hét lên từ trái tim : chúng ta sẽ không bao giờ là những xác chết biết đi. Chúng ta sẽ tiếp tục trăn trở với tất cả những đau khổ và bất công, cho đến ngày chủ nghĩa hợp hiến, pháp quyền, nhân quyền và dân chủ đến với Trung Quốc.
The China Human Rights Lawyers Group
Nguyên tác : "Better to Die for One’s Words Than Survive on Silence : A New Year Statement" by The China Human Rights Lawyers Group, China Change, 01/01/2021
Phạm Đình Bá dịch
Nguồn : VNTB, 03/01/2021
[1] Lưu Thiếu Kỳ là Chủ tịch Quốc gia Trung Quốc trước khi bị Mao Trạch Đông thanh trừng vì chống lại Đại nhảy vọt. Bị bắt năm 1967, ông bị tra tấn dã man cho đến khi qua đời vào năm 1969.
Nhóm Luật sư Nhân quyền Trung Quốc được thành lập vào ngày 13 tháng 9 năm 2013. Đây là một nền tảng hợp tác mở. Kể từ khi thành lập, các thành viên của nhóm đã làm việc cùng nhau để bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy pháp quyền ở Trung Quốc thông qua việc đưa ra các tuyên bố chung và đại diện cho các trường hợp vi phạm nhân quyền. Bất kỳ luật sư Trung Quốc nào chia sẻ các nguyên tắc nhân quyền của chúng tôi và sẵn sàng bảo vệ các quyền cơ bản của công dân đều được hoan nghênh tham gia. Chúng tôi mong được làm việc với bạn.
Mỹ chặn đứng tham vọng công nghệ của Trung Quốc
Trung Quốc đã phải dựa vào nhà sản xuất chip điện tử lớn nhất trong nước để từng bước hỗ trợ giảm thiểu sự lệ thuộc vào các sản phẩm của Intel (INTC) và Samsung (SSLNF). Tuy nhiên, Mỹ đã làm xáo trộn những tham vọng này.
Reuters
Ngày 18/12, Washington tuyên bố sẽ yêu cầu các nhà xuất khẩu Mỹ đệ đơn xin cấp phép trước khi bán các linh kiện cho Tập đoàn Sản xuất Chất Bán dẫn Quốc tế (SMIC) của Trung Quốc. Chính phủ Mỹ cho rằng nhà sản xuất chip điện tử này có thể dùng công nghệ để hỗ trợ Trung Quốc hiện đại hóa lực lượng vũ trang. SMIC khẳng định họ không có mối liên hệ với quân đội Trung Quốc.
Trong một tuyên bố hôm 20/12, tập đoàn này thừa nhận rằng dù các lệnh hạn chế khó có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động trong ngắn hạn, những mục tiêu lớn hơn của SMIC rất có thể sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ bấp bênh. Các quy định mới của Mỹ sẽ có "ảnh hưởng tiêu cực trên thực tế" đối với khả năng phát triển các chip điện tử chất lượng cao. Washington nói rằng mọi yêu cầu xuất khẩu công nghệ cần thiết để sản xuất chip điện tử cực kỳ tân tiến "nhiều khả năng sẽ bị khước từ" – một vấn đề thực sự nghiêm trọng với SMIC, tập đoàn sử dụng các phần mềm và linh kiện từ Mỹ trong hoạt động sản xuất chip điện tử.
SMIC vốn đã đối mặt với những thách thức lớn khi tìm cách bắt kịp các đối thủ toàn cầu. Doanh nghiệp này được cho là vẫn tụt hậu từ 3-5 năm so với những "ông lớn" trong ngành công nghiệp sản xuất chip điện tử như Intel, Samsung và TSMC với khả năng sản xuất các loại chip kích cỡ 7, 5 và 3 nanomet (nm).
Trong một nghiên cứu công bố hồi đầu tháng 12, Phelix Lee, nhà phân tích tài sản của Morningstar, dự đoán các lệnh hạn chế xuất khẩu mà chính phủ Mỹ sẽ ban hành : "Chúng tôi cho rằng đó sẽ là một trong nhiều cú đòn nhằm vào Trung Quốc, kiềm chế quốc gia này vươn lên thành một siêu cường công nghệ". Bên cạnh đó, trong một báo cáo khác hồi tháng 9 năm nay, ông viết : "Dù các doanh nghiệp nội địa Trung Quốc đã cải thiện vị trí đáng kể trong nhiều phần của chuỗi cung ứng, trình độ chuyên môn của họ thực tế vẫn chậm hơn từ hai đến ba thế hệ". Theo Lee, sẽ rất khó để SMIC tự sản xuất các chất bán dẫn kích cỡ 40nm, chứ chưa nói đến những sản phẩm kích cỡ 5nm như TSMC và Samsung đã bán trên thị trường.
Logo của hãng Intel bên ngoài một nơi sản xuất ở Chandler, Arizona, Mỹ hôm 2/10/2020. Reuters
Rõ ràng, giới đầu tư không khỏi lo ngại về tương lai của doanh nghiệp này. Cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong của SMIC đã giảm 0,9% trong phiên giao dịch cuối ngày 22/12 ở mức 18,96 đôla Hong Kong, mức thấp nhất trong vòng 2 tháng trở lại đây. Cổ phiếu của SMIC đã mất 4,5% giá trị từ khi Mỹ ban hành các quy định mới.
Áp lực từ Washington cũng nhấn mạnh tầm quan trọng và thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt trong việc tìm hướng "giải cứu" SMIC.
Thời báo Hoàn Cầu, ấn phẩm của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc, ngày 21/12 đưa tin nói rằng những hạn chế mới (của Mỹ) "nhắc nhở ngành sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc những đòi hỏi cấp bách của việc tự chủ chuỗi công nghiệp".
Nhà phân tích Lee nhận định rằng Trung Quốc có thể sẽ xây dựng thêm các chính sách để hậu thuẫn khu vực sản xuất chip điện tử. Theo ông, chính phủ nên tạo điều kiện và khuyến khích các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực này hoặc cân nhắc giảm thuế đối với mặt hàng linh kiện bán dẫn.
Thực tế Trung Quốc đã bắt đầu đi theo lộ trình này. Đầu tháng 12, chính phủ công bố các quy định mới theo đó miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà sản xuất chip điện tử nếu họ đáp ứng một số yêu cầu cụ thể. Hãng thông tấn Tân Hoa xã dẫn lời Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại một hội nghị kinh tế mới đây rằng quốc gia này cần "củng cố sức mạnh công nghệ chiến lược" để có thể phá vỡ "sự thâu tóm của nước ngoài" trong những lĩnh vực công nghệ then chốt.
Trong một nghiên cứu ngày 21/12, các nhà phân tích tại Berstein dự đoán Trung Quốc thậm chí sẽ "giải cứu" SMIC nếu cần thiết. Tuy nhiên, tiền không phải là cách đủ để giải quyết những phức tạp nảy sinh từ căng thẳng với Mỹ.
SMIC đã huy động được hàng tỷ USD trong năm nay từ các quỹ phát triển do nhà nước hậu thuẫn và thông qua việc niêm yết cổ phiếu lần hai tại Thượng Hải. Tuy nhiên, doanh nghiệp này còn lâu mới có thể đảm bảo việc sản xuất chip điện tử tiên tiến nếu không có nguồn cung cấp đáng tin cậy từ Mỹ.
Các nhà phân tích làm việc tại Tập đoàn An ninh Trung Quốc (China Securities Corp), có trụ sở tại Bắc Kinh, ngày 21/12 cho rằng công nghệ thế hệ tiếp theo của SMIC vẫn phụ thuộc vào linh kiện mà họ mua từ doanh nghiệp Châu Âu bị ràng buộc bởi lệnh cấm xuất khẩu mà Mỹ áp đặt.
Thực tế là áp lực của Washington đối với các công ty Trung Quốc sẽ không biến mất. Ngày 21/12, Bộ Thương mại Mỹ đã bổ sung hàng chục doanh nghiệp Trung Quốc vào danh sách bị hạn chế mua hàng hóa và công nghệ từ Mỹ. Một số công ty hàng không cũng có mặt trong danh sách, phản ánh nguy cơ đối với chuỗi cung ứng này.
Ngày 22/12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích quyết định của Mỹ, gọi đây là "mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh của các chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân (Wang Wenbin) nhấn mạnh trước các phóng viên tại một cuộc họp báo thường kỳ rằng Mỹ đã "liên tục lạm dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và chiêu thức khác khác để trấn áp và kiềm chế đích danh các doanh nghiệp cụ thể ở quốc gia khác".
Bắc Kinh được cho là đang đứng trước cơ hội tái thiết quan hệ với Mỹ khi Tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức. Các nhà quan sát kỳ vọng Joe Biden sẽ có thái độ ngoại giao hơn người tiền nhiệm dù căng thẳng Mỹ-Trung khó có thể đảo ngược.
Các nhà phân tích của Bernstein cho rằng cuối cùng chính phủ Trung Quốc có thể sẽ phải có những nhượng bộ khác nếu muốn tháo gỡ áp lực đối với các nhà sản xuất chip điện tử. Báo cáo có đoạn : "Tình hình tồi tệ mà SMIC gặp phải có thể không thể đảo ngược hoàn toàn, nhưng có thể giảm bớt phần nào".
Việt Nam hưởng lợi
Nhiều công ty đang lựa chọn chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam. Dù là đang đặt trụ sở tại Trung Quốc, nhưng Apple, Google hay có thể sắp tới là Microsoft cũng đều mơ về Việt Nam. Ngay cả những công ty nhỏ hơn cũng đang hành động tương tự. Tại sao lại như vậy ? Có phải là do thuế thấp ? Do các chiến lược chính trị ? Dù câu trả lời là gì thì cũng nên dành thời gian trả lời câu hỏi này.
Một địa điểm tuyển dụng của hãng Foxconn ở Quảng Đông, Trung Quốc. Foxconn là hãng sản xuất iPhone cho Apple. AFPHình minh hoạ. Một địa điểm tuyển dụng của hãng Foxconn ở Quảng Đông, Trung Quốc. Foxconn là hãng sản xuất iPhone cho Apple. AFP
Có nhiều lý do khiến nhiều nhà đầu tư lựa chọn Việt Nam. Một trong số đó chắc chắn là do chiến tranh thương mại đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ, nhưng đây không phải là lý do duy nhất. Dự đoán chi phí sản xuất sẽ tăng ở Trung Quốc là một nguyên nhân quan trọng khác, nhưng cũng không nên bỏ qua quy tắc kinh doanh điển hình : "đa dạng hóa".
Nhiều nhà đầu tư đang đóng góp vào sự tăng trưởng chưa từng có của Việt Nam so với các nước sản xuất chi phí thấp khác vì họ coi Việt Nam là sự lựa chọn tốt để thay thế Trung Quốc. Vị trí địa lý gần Trung Quốc tạo thuận lợi cho việc quản lý chuỗi cung ứng và các hoạt động phức tạp khác. Doanh nhân Roberto Leone người Italy, đồng sáng lập công ty NiRo Tech chuyên về linh kiện cơ điện tử, giải thích : "Ở đây, chúng tôi đã xây dựng mô hình chuỗi cung ứng, điều này đã quyết định sự thành công của chúng tôi".
Một số ý kiến cho rằng Việt Nam đang là điểm đến của nhiều công ty trên thế giới vì chi phí thấp, nhưng không hẳn là như vậy. Chi phí sản xuất ở Việt Nam không thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Việt Nam được chọn vì ngành sản xuất và công nghiệp đang dịch chuyển sang sản xuất cấp cao. Điều đó được thể hiện qua việc Việt Nam đang có nhiều công ty công nghệ cao đến từ Nhật Bản hoặc Hàn Quốc.
Ngoài ra, không nên quên rằng các công ty lớn trên thế giới đã đến Việt Nam. Google và Microsoft đều tìm cách chuyển nhà máy đến Việt Nam hoặc ít nhất là ra khỏi Trung Quốc. Tháng 4/2020, Google đã bắt đầu sản xuất điện thoại mới Pixel 4A tại Việt Nam. Điện thoại Pixel 4A có ý nghĩa rất lớn vì đây là sản phẩm bán chạy thứ 6 ở thị trường Mỹ. Microsoft cũng có những động thái đầu tiên hướng tới sản xuất dòng máy tính Surface mới tại Việt Nam trong qúy 2/2020. Vì vậy, rất có thể Việt Nam sẽ trở một công xưởng sản xuất toàn cầu mới.
Trần Tái Phùng
Nguồn : RFA, 27/12/2020
IPDForum, 21/12/2020
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) tiếp tục tung ra các giả thuyết không có cơ sở về nguồn gốc của đại dịch gây chết người được phát hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, ngay trong thời gian một nhóm các chuyên gia y tế quốc tế điều tra về nguồn gốc của vi-rút corona.
Các trường hợp mắc Covid-19 xuất hiện ở Vũ Hán vào tháng 12/2019 trước khi biến thành đại dịch toàn cầu. Ảnh : NDTV
Các tuyên bố của Trung Quốc — thổi phồng đến mức khơi gợi rằng Covid-19 đã xuất hiện ở các quốc gia khác và được đưa đến Trung Quốc bởi binh lính của quân đội nước ngoài hoặc qua nhập khẩu hải sản đông lạnh — đã bị nhiều nhà khoa học bóc trần. Trong một trường hợp, các hãng truyền thông dưới sự kiểm soát của nhà nước Trung Quốc đã trích dẫn từ các nhà nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc mà cũng do nhà nước quản lý. Mặc dù các phát hiện của họ vẫn chưa được xác minh thông qua quy trình thẩm định đồng cấp (peer review) nghiêm ngặt. Nghiên cứu này sau đó đã không được xuất bản.
"Đơn giản là tôi không thấy những báo cáo đó đáng tin cậy theo bất cứ cách nào, và tôi không nghĩ có ai cảm thấy thế", nhà nghiên cứu vi rút Edward Holmes của Đại học Sydney nói về những lời quả quyết rằng vi-rút này đã xuất hiện từ bên ngoài Trung Quốc. "Những tuyên bố khác biệt thì cần bằng chứng khác biệt", ông Holmes nói với Đài Phát thanh Truyền hình Úc (Australian Broadcasting Corp, ABC) vào tháng 11 năm 2020.
Ông Mike Ryan, giám đốc phụ trách công tác ứng phó khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phát biểu cũng trong tháng đó : "Tôi nghĩ nếu chúng ta nói rằng căn bệnh không xuất phát từ Trung Quốc thì nhận định đó có tính giả định rất cao".
Hai nhà khoa học của WHO đã đến Trung Quốc vào tháng 7 năm 2020 để xem xét dữ liệu cùng với các quan chức và nghiên cứu viên của Trung Quốc, và ông Ryan cho biết các điều tra viên của WHO dự định sẽ đến thăm chợ bán thực phẩm ở Vũ Hán, trong ảnh, nơi mà vi-rút này được xác định lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019. Theo The Straits Times, một tờ báo tiếng Anh ở Singapore, ông này nói : "Rõ ràng từ góc độ y tế công cộng là bạn phải bắt đầu các cuộc điều tra tại nơi các ca nhiễm ở người xuất hiện đầu tiên".
Các nhà nghiên cứu phải đối mặt với những trở ngại lớn, về mặt khoa học và chính trị, trong việc lần theo dấu vết nguồn gốc của loại vi-rút đã gây bệnh cho 67 triệu người và làm hơn 1,5 triệu người tử vong trên toàn thế giới tính đến đầu tháng 12 năm 2020. Mặc dù nhiều nhà khoa học tin rằng vi-rút Sars-CoV-2 có nguồn gốc từ dơi, nhưng không rõ nó lây lan sang con người như thế nào, theo tạp chí khoa học quốc tế Nature báo cáo vào tháng 11 năm 2020.
"Tìm một con vật bị nhiễm Sars-CoV-2 giống như mò kim đáy bể", bà Angela Rasmussen, một nhà vi-rút học tại Đại học Columbia ở thành phố New York, nói với Nature. "Có thể người ta sẽ không bao giờ tìm thấy một ‘con dơi phát tán dịch bệnh.’"
Theo ông Linfa Wang, giám đốc chương trình bệnh truyền nhiễm mới của Đại học Y thuộc Duke-Đại học Quốc gia Singapore (Duke-National University of Singapore Medical School), cho biết, cơ chế đá trách nhiệm của Trung Quốc "đang cố gắng làm mọi cách để chứng minh rằng đó không phải là vi-rút Trung Quốc" càng làm thách thức này phức tạp hơn. Ông Wang là một thành viên trong nhóm nghiên cứu WHO đã điều tra nguyên nhân gây bùng phát hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng ở Trung Quốc vào năm 2003. Ông nói với Nature rằng hoạt động nghiên cứu quan trọng về Covid-19 đã bị che giấu vì các chiến thuật nghi binh của Trung Quốc.
Việc Trung Quốc đè nén sự minh bạch ăn khớp với một lối hành xử quen thuộc trong năm qua, từ những công bố ban đầu đã hạ thấp mức độ nghiêm trọng của vụ bùng phát dịch bệnh ở Vũ Hán đến việc che đậy những dữ liệu về tính an toàn và mức độ hiệu quả của các loại vắc-xin do Trung Quốc sản xuất hiện sắp đến giai đoạn phân phối rộng rãi.
Các tài liệu nội bộ bị rò rỉ từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Hồ Bắc (Hubei Provincial Center for Disease Control and Prevention), bao gồm Vũ Hán, cho thấy trong những tháng đầu của đợt bùng phát số lượng ca nhiễm bệnh được xác nhận nhiều hơn đáng kể so với con số mà các quan chức Trung Quốc công bố công khai, theo CNN đưa tin vào tháng 12 năm 2020. Các chuyên gia cho rằng những công bố thiếu nhất quán của Trung Quốc đã cản trở các nỗ lực trên toàn cầu nhằm ngăn chặn vi-rút và phát triển vắc-xin để cứu mạng người.
Ông Yanzhong Huang, một nghiên cứu viên cao cấp về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations), nói với CNN : "Rõ ràng là họ đã phạm sai lầm — và không chỉ những sai lầm xảy ra khi bạn đang đối phó với một loại vi-rút mới — mà còn là những sai lầm gây ra bởi sự quan liêu và động cơ chính trị trong cách họ xử lý nó". "Những điều này đã gây ra hậu quả trên phạm vi toàn cầu".
Những sự kiện trong quá khứ của Trung Quốc không báo hiệu điềm lành cho những điều tra viên của WHO.
Bà Raina MacIntyre, một nhà dịch tễ học tại Đại học New South Wales ở Sydney, nói với ABC vào tháng 12 năm 2020 : "Tôi nghĩ khả năng để nhóm này đưa ra bất kỳ phát hiện đột phá nào có lẽ bị hạn chế". "Sẽ có nhiều loại áp lực khác nhau dồn đến, vì vậy tôi đoán rằng nhóm đó sẽ đề cập đến các khía cạnh ít gây tranh cãi hơn của cuộc điều tra".
IPDForum
Trung Quốc và Nga là hai ổ lớn làm ra tin giả trên thế giới. Họ thường làm âm thầm kín đáo để không lộ diện. Nhưng gần đây dường như Trung Quốc thấy không cần giấu nữa.
Cuối tháng 11/2020, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tạo ra hình giả của một người lính Úc cầm dao dính máu kề cổ một em bé người Afghanistan đang ôm con cừu, với câu kèm "Đừng sợ, chúng tôi đến để mang hòa bình cho bạn".
Cuối tháng 11 năm 2020, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tạo ra hình giả của một người lính Úc cầm dao dính máu kề cổ một em bé người Afghanistan đang ôm con cừu, với câu kèm "Đừng sợ, chúng tôi đến để mang hòa bình cho bạn".
Sự kiện một viên chức cao cấp Trung Quốc dùng hình thức này để lên án cung cách hành xử của quân đội Úc tại Afghanistan ghi dấu mốc điểm thấp nhất trong quan hệ giữa hai nước, kể từ khi nối lại bang giao vào đầu thập niên 1970s.
Thủ tướng Úc Scott Morrisonhọp báo để phê phán Trung Quốc bằng những lời lẽ thẳng thừng và mạnh mẽ nhất. Ông dùng từ "ghê tởm" (repugnant) để diễn tả hành động này, yêu cầu gỡ bỏ bài này trên Twitter, và lời xin lỗi chính thức từ Bắc Kinh.
Liên quan đến sự kiện tin giả này, các chuyên gia Úc và công ty chuyên về an ninh mạng của Do Thái có tên Cyabracho biết, hình ảnh này được lan rộng trên mạng, trong đó một nửa nhờ các tài khoản giả trên mạng xã hội. Điều tra của Cyabra cho biết, 57.5% các tài khoản tiếp cận với vấn đề này là giả. Điều này cho thấy đủ chứng cớ về một chiến dịch thông tin sai lệch chủ yếu để dàn dựng. Các chuyên gia cho rằng, nhiều tài khoản này đã từng được dùng để nói về Hồng Kông. Cuộc điều tra cũng cho biết có khoảng 37 ngàn tài khoản dùng để tấn công Úc kể từ tháng Sáu năm nay.
Lâu nay Bắc Kinh biết khai dụng các mạng truyền thông xã hội ngoài Trung Quốc, tức các mạng của Mỹ/Tây phương, cho các mục tiêu chính trị của họ. Những mục tiêu này xoay quanh tuyên truyền để đánh bóng cho chế độ và phát tán tin giả để lung lạc mọi vấn đề. Trong trường hợp hình giả nói trên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc sử dụng Twitter và tiếng Anh. Nhưng đây là một phần nỗ lực mà Bắc Kinh dành cho mặt trận đối ngoại. Mặt trận đối nội mới là ưu tiên của Bắc Kinh. Theo Yaqiu Wang, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc đang làm việc cho Human Rights Watch,chiến dịch tung tin giả của Đảng cộng sản Trung Quốc chủ yếu bằng tiếng Hán. Nghĩa là lừa gạt người dân nước khác cũng cần, nhưng chính người dân của mình mới là quan yếu.
Tuyên truyền, bóp méo sự thật, tung thông tin giả, v.v… là nghề của các chế độ độc tài, nhưng không ai qua mặt được trò này bằng chế độ cộng sản. Từ thời của Stalin đến Mao rồi tới Tập, và các chế độ cộng sản khắp nơi. Việt Nam không ngoại lệ. Đối với Bắc Kinh, khi thông tin quan trọng nào có khả năng gây bất lợi cho họ, có nguy cơ làm mất uy tín, mất mặt, hay vạch trần sai trái và bản chất của họ, thì Bắc Kinh sẽ tìm mọi cách và tập trung mọi nguồn lực họ có để xử lý hay phản bác nó. Chẳng hạn, khi nhận thức được rằng chính hành động ém nhẹm của các cơ quan công quyền tại Vũ Hán, và sau đó từ Bắc Kinh, đã làm cho đại dịch Covid-19 gây nhiễm toàn cầu (tínhđến lúc viết bài này có gần 75 triệu người bị nhiễm, 1.662.127 người chết, trong đó 310.699 từ Mỹ), Bắc Kinh bắt đầu quan ngại về việc điều tra nguồn gốc Covid-19. Họ nhảy chổm lên và phản ứng gay gắt với những ai đề nghị WHO tiến hành điều tra. Họ bắt đầu cácchiến dịch rầm rộ tung tin giả rằng nó có thể xuấ t phát từ Mỹ hay các nơi khác.
Quan hệ giữa Úc và Trung Quốc trong những năm qua tốt nhất thì lạnh nhạt, mà tệ nhất là trừng phạt. Sau khi nước Úc ủng hộ cuộc điều tra về nguồn gốc của Covid-19 từ đầu tháng 4 năm nay, Bắc Kinh đã trả đũa bằng việcngưng nhập thịt từ tháng 5 năm 2020. Gần đây là ngưng muabảy mặt hàng của Úc bao gồm than, lúa mạch, quặng đồng và tinh quặng, đường, gỗ, rượu và tôm hùm, kể từ đầu tháng 11 năm 2020. Ngày 8 tháng 12, quốc hội Úc thông quacác luật cho phép ngoại trưởng/chính phủ Úc khả năng ngăn chặn các thỏa thuận mới hoặc đã ký trước đây giữa các chính phủ nước ngoài với tám tiểu bang và lãnh thổ của Úc cũng như với các cơ quan như chính quyền địa phương và các trường đại học. Mục tiêu nhắm đến đầu tiên là để ngăn chặn bản ghi nhớ giữa Bắc Kinh và tiểu bang Victoria ký vào năm 2018 về Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI). Tuy Bắc Kinh đã biết ý định công khai này của chính phủ Úc vàotháng 8 năm nay, nhưng khi các điều luật này được chính thức thông qua, nó đã làm cho Bắc Kinh v ô cùng phẫn nộ. Bắc Kinh đã đáp trả bằng cách quyết định chongưng nhập than đá, trị giá xuất cảng mỗi năm 14 tỷ đô, vào đầu tháng 12 năm 2020. Nhưng nó không xảy ra qua kênh ngoại giao chính thức mà là qua bản tin trênThời báo Hoàn cầu.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhân viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tung tin/hình giả về quân đội Úc tại Afghanistan, kèm theo đó là hàng loạtcác biện pháp trừng phạt kinh tế. Richard McGregor, một thành viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Lowy, chuyên về Trung Quốc,cho biết : "Trung Quốc có vẻ quyết tâm trừng phạt Úc và lấy nước này răn đe các nước khác. Họ muốn chứng minh rằng có một cái giá phải trả cho những bất đồng chính trị". Bất đồng thì biện pháp bình thường là thảo luận để tìm giải pháp, nhưng Trung Quốc thấy không cần thiết thảo luận gì cả từ bao lâu nay. Joe Hockey, cựu Bộ trưởng Ngân khố, từng là Đại sứ Úc tại Mỹ, khẳng định "Vấn đề là Trung Quốc không muốn nói chuyện. Thay vào đó họ chỉ muốn phản ứng hung hăng và cố gắng bắt nạt chúng tôi. Và bắt nạt không bao giờ có tác dụng với Úc".
Trở lạiđề tài tin giả, các chiến dịch tung tin sai lệch thường là những nỗ lực phối hợp với mục tiêu truyền bá những câu chuyện sai trái, tin tức giả mạo và các thuyết âm mưu. Những câu chuyện này mang đặc tính lập đi lập lại, có vẻ xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, để muốn gia tăng sự khả tín. Những câu chuyện này lại có vẻ đáng tin hơn khi được bạn bè, gia đình, nhân vật cộng đồng hoặc các nhà lãnh đạo chính trị đáng tin cậy đăng lại.
Đầu năm nay, Twitter cho biết họ đã xóa bỏ 23.750 tài khoản dùng để tuyên truyền những quan điểm địa chính trị có lợi cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc, và 15 ngàn tài khoản khác dùng để gia tăng các thông điệp này. Vào giữa thời điểm Covid-19 đầu tháng 6 năm nay, Twitter đã xóa bỏ 170.000 tài khoản được các cơ quan nhà nước tại Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ dùng để tuyên truyền, trong đó có đến 150.000 ngàn được dùng để gia tăng (amplifier) nội dung ban đầu. Theomột báo cáo của Viện Chính sách Chiến lược Úc APSI thì các viên chức nhà nước Trung Quốc đã dùng các chiến lược ảnh hưởng quy mô và dai dẳng để nhắm vào những người nói tiếng Hán bên ngoài Trung Quốc.
Theo báo cáo năm 2020 củaFreedom House, Trung Quốc là quốc gia lạm dụng tự do internet tồi tệ nhất trong sáu năm liên tiếp. Kiểm duyệt và theo dõi đã bị đẩy lên mức kinh khủng chưa từng có khi chính phủ tăng cường kiểm sóa t thông tin, bao gồm cả việc đối phó với các cuộc biểu tình chống chính phủ dai dẳng ở Hồng Kông và đại dịch coronavirus bắt đầu ở thành phố Vũ Hán.
Tại sao Bắc Kinh hay các chế độ độc tài cộng sản chủ trương thông tin như thế ? Bởi vì thông tin mang tính sống còn đối với họ. Để duy trì quyền lực độc tôn. Đây là mặt trận mà họ sẽ buộc phải chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng.
Phạm Phú Khải
Nguồn : VOA, 21/12/2020
Mai Vân, 21/12/2020
Trước thềm năm 2021, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc bất ngờ lâm vào cảnh không có chủ tịch. Nguyên nhân xuất phát từ việc nhóm nước Châu Á, đến lượt lên làm chủ tịch luân phiên của Hội Đồng, đã không nhất trí được về người được toàn nhóm đề cử. Trung Quốc bị nghi ngờ là tìm cách gạt bỏ ứng viên không vừa ý để đưa người thân Bắc Kinh lên thay.
Ngày 16/12/2020 vừa qua, chủ tịch mãn nhiệm của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, trụ sở tại Genève (Thụy Sĩ), nhà ngoại giao Áo Elisabeth Tichy-Fisslberger, đã lên tiếng kêu gọi cơ chế Liên Hiệp Quốc này khẩn cấp chọn ra một chủ tịch mới ngay từ đầu năm 2021 để điều hành Hội Đồng.
Hội đồng Nhân quyền là một cơ chế của Liên Hiệp Quốc, bao gồm 47 thành viên do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bầu lên và được phân bổ theo 5 khu vực địa lý : Châu Á -Thái Bình Dương, Châu Mỹ Latinh và Caribê, Châu Phi, Đông Âu và Tây Âu. Các nhóm nước này luân phiên giữ chức chủ tịch trong vòng một năm.
Năm 2021 tới đây, chức lãnh đạo Hội đồng Nhân quyền về tay nhóm nước Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, do những bất đồng trong nội bộ, cho đến cuối năm 2020, nhóm nước này vẫn chưa nhất trí được về đại diện cho nhóm ra ứng cử chức chủ tịch, thay thế nữ chủ tịch người Áo mãn nhiệm.
Đây là một sự kiện tương đối bất thường, vì nhìn chung cho đến nay, các khối nước thường thống nhất được ý kiến một cách dễ dàng về người đại diện để đảm nhận chức chủ tịch Hội Đồng. Nguyên nhân, theo một số nhà quan sát, là do Trung Quốc muốn thao túng cơ chế này.
Trong một bài phân tích ngày 16/12/2020, mang tựa đề : "Thấy Washington sắp thay đổi, Trung Quốc đang tập hợp đồng minh tại Liên Hiệp Quốc", tuần báo Anh The Economist đã gắn liền động thái của Trung Quốc tại Hội đồng Nhân quyền với khả năng tổng thống Mỹ tương lai là ông Joe Biden quan tâm nhiều hơn đến nhân quyền so với người tiền nhiệm Donald Trump.
Theo tuần báo Anh, khi tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút Hoa Kỳ ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 6 năm 2018, Trung Quốc đã bày tỏ tiếc nuối, một thái độ mà chẳng ai tin.
Đối với mọi người, diễn đàn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc chuyên trách một vấn đề luôn luôn khiến Trung Quốc cực kỳ khó chịu, thành ra sự vắng mặt của Mỹ tại các cuộc thảo luận sẽ có lợi cho Bắc Kinh, tránh được rất nhiều chỉ trích công khai về những hành vi chà đạp nhân quyền của Trung Quốc.
Thế nhưng, Joe Biden chuẩn bị nhậm chức tổng thống Mỹ, có rất nhiều khả năng Washington quay trở lại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Đây chính là điều mà Bắc Kinh lo ngại và họ đã bắt đầu chuẩn bị đối phó ngay trong Hội Đồng.
Theo phân tích của The Economist, ý đồ của Trung Quốc có thể được thấy qua những cuộc đấu đá ở hậu trường về việc ai sẽ lên làm chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong thời gian tới đây.
Trước tiên, tuần báo Anh nêu bật nỗ lực của Trung Quốc, với sự tiếp tay của Nga và Ả Rập Xê-Út - nhằm hạ bệ nước được cho là có triển vọng giành ghế chủ tịch, quốc đảo Fiji nhỏ bé ở Thái Bình Dương, và thúc đẩy một nước thích hợp hơn với Bắc Kinh vào vị trí đó. (Trung Quốc và Nga trong năm 2020 không phải là thành viên Hội đồng Nhân quyền nhưng đã được bầu vào cơ chế này với một nhiệm kỳ 3 năm kể từ ngày 1 tháng 1 sắp tới).
Một cách cụ thể, vào năm 2021, chức vụ chủ tịch dự kiến sẽ do Fiji, một thành viên của nhóm Châu Á - Thái Bình Dương đảm nhiệm. Đại diện của Fiji rất được tôn trọng nhờ lập trường về nhân quyền, và hầu như không ai chống việc Fiji làm chủ tịch Hội Đồng.
Thế nhưng vào tháng 11, Bahrain chính thức đệ đơn tranh cử chức chủ tịch. Syria sau đó đã phản đối sự ứng cử của Fiji. Giới ngoại giao cho rằng những động thái này được Trung Quốc và các nước thân Bắc Kinh khuyến khích.
Tuy nhiên, qua tháng 12, khoảng 20 tổ chức phi chính phủ đã kêu gọi các nước Châu Á bác đơn ứng cử của Bahrain vì những vi phạm nhân quyền tại nước này. Trong tình hình đó, Uzbekistan, một ứng cử viên thứ ba xuất hiện, và cũng được Trung Quốc chấp nhận.
Mưu toan của Trung Quốc đã bị các thành viên dân chủ trong Hội Đồng phản đối và các nước này đang hậu thuẫn cho Fiji, với hy vọng rằng ông Biden sẽ sớm đưa nước Mỹ trở lại Hội Đồng.
Các nước Châu Á - Thái Bình Dương đã không thống nhất được sự lựa chọn. Vì vậy, toàn bộ thành viên chính thức của Hội Đồng sẽ chọn một chủ tịch vào tháng Giêng. Điều này có thể có lợi cho Fiji.
Vai trò chủ tịch Hội đồng Nhân quyền thoạt nhìn không mấy quan trọng vì chương trình hoạt động của cơ chế này do 47 thành viên ấn định chứ không phải chủ tịch, và rất nhiều thành viên Hội Đồng không dám thách thức Trung Quốc.
Ví dụ rõ nhất là cho đến lúc này, Hội đồng Nhân quyền vẫn chưa ra một nghị quyết nào về việc Trung Quốc giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương hoặc tước bỏ các quyền tự do của người dân Hồng Kông. Vào năm 2018, chính quyền Trump đã rút Mỹ ra khỏi cơ chế này sau khi không thuyết phục được Liên Hiệp Quốc đề ra những tiêu chuẩn cho thành viên của Hội Đồng.
Tuy nhiên, trong thực tế, chủ tịch hội đồng là người có quyền bổ nhiệm các báo cáo viên đặc biệt, những người có nhiều quyền tự chủ và có thể trở thành cái gai trong mắt các chế độ độc tài.
Vào tháng 6 vừa qua, hơn 50 báo cáo viên đặc biệt và các chuyên gia do Hội đồng Nhân quyền chỉ định đã ký một tuyên bố chỉ trích Trung Quốc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, Tây Tạng và Hồng Kông. Trung Quốc đã nổi cơn giận dữ, cáo buộc những người này vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.
Gần đây hơn, ngày 16/12/2020, bà Mary Lawlor, báo cáo viên đặc biệt về tình hình của những người bảo vệ nhân quyền, một chuyên gia được Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ủy nhiệm, đã tố cáo Bắc Kinh về chiến dịch đàn áp kéo dài từ 5 năm nhắm vào giới luật sư đấu tranh cho nhân quyền tại Trung Quốc, với những biện pháp như "buộc tội, bỏ tù, bắt đi mất tích và tra tấn".
Nhìn chung, theo The Economist, đối với Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hiện nay, nếu bổ nhiệm vào ghế chủ tịch một người xuất xứ từ một quốc gia mang tiếng về nhân quyền có thể làm sứt mẻ thêm hình ảnh vốn đã không mấy tốt của định chế này trong công luận phương Tây. Mọi người đều nhớ là vào năm 2003, tiền thân của Hội Đồng là Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, đã bầu Libya làm chủ tịch.
Nếu điều tương tự xảy ra một lần nữa, ông Biden sẽ gặp khó khăn trong việc đưa Mỹ trở lại Hội Đồng.
Mai Vân
**********************
Thanh Hà, RFI, 20/12/2020
Vào lúc Bắc Kinh hy vọng nhanh chóng hoàn tất hiệp định bảo vệ đầu tư với Liên Hiệp Châu Âu trước cuối năm 2020, cơ quan đặc trách về các kế hoạch kinh tế NDRC của Trung Quốc thông báo chuẩn bị công bố các điều lệ giới hạn đầu tư ngoại quốc trong các lĩnh vực "nhậy cảm".
Thông báo hôm 19/12/2020 của cơ quan NDRC nói rõ các điều khoản mới bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 18/01/2021. Theo quy định mới, mọi dự án đầu tư nước ngoài vào công nghiệp Trung Quốc sẽ phải trải qua nhiều cuộc "kiểm tra thấu đáo" và phải có sự chấp thuận của chính quyền. Bắc Kinh quy định các lĩnh vực từ nông nghiệp đến năng lượng giao thông, internet và các ngành dịch vụ tài chính đều thuộc diện "nhậy cảm".
Hãng tin Pháp AFP nhắc lại, tại Trung Quốc từ đầu năm tới nay đã có một đạo luật bảo đảm "đối xử công bằng" với các nhà đầu tư nước ngoài và Trung Quốc hoạt động. Giới quan sát cũng ngạc nhiên cho rằng Bắc Kinh đưa ra các quy định mới nhằm tăng cường kiểm soát các luồng vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đang ráo riết chạy nước rút để hoàn tất về hiệp định đầu tư giữa Trung Quốc và Liên Âu.
Tới nay Bruxelles luôn đòi Bắc Kinh tôn trọng các thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ, mở cửa thị trường Trung Quốc cho các doanh nghiệp Châu Âu và chấm dứt chính sách trợ giá, một biện pháp bảo hộ trá hình.
Thanh Hà
Ngày 24/11/2020, Trung Quốc đã phóng thành công tàu thăm dò Mặt Trăng có tên Thường Nga-5 (Chang’e 5), bắt đầu thực thi sứ mệnh thứ 3 trong Chương trình thăm dò Mặt Trăng — phần cốt lõi trong kế hoạch phát triển khoa học kỹ thuật của Trung Quốc. Theo tin mới nhất, bộ phận trở về của tàu vũ trụ Chang’e 5 sẽ hạ cánh xuống vùng Nội Mông Cổ vào ngày 17/12/2020, mang theo khoảng 2 kg mẫu đất đá Mặt Trăng.
Ngày 24/11/2020, Trung Quốc đã phóng thành công tàu thăm dò Mặt Trăng có tên Thường Nga-5 (Chang’e 5) , bộ phận trở về của tàu vũ trụ Chang’e 5 sẽ hạ cánh xuống vùng Nội Mông Cổ vào ngày 17/12/2020, mang theo khoảng 2 kg mẫu đất đá Mặt Trăng.
Chương trình thăm dò Mặt Trăng của Trung Quốc chia làm 3 bước : "Bay vòng, Đổ bộ, Trở về", tức 3 sứ mệnh. Trong 10 năm đầu tiên của thế kỷ 21, Trung Quốc đã hoàn thành thành công Sứ mệnh thứ nhất : phóng các tàu Chang’e 1 (phóng tháng 10/2007) và Chang’e 2 (10/2010) làm vệ tinh bay vòng xung quanh Mặt Trăng, tiến hành khảo sát thiên thể này và gửi các tài liệu khảo sát về Trái Đất. Sau đó lại hoàn thành thành công Sứ mệnh thứ hai : phóng tàu thăm dò Chang’e 3 (12/2013) rồi Chang’e 4 (12/2018) đổ bộ lên bề mặt Mặt Trăng và cho xe robot đi lại trên đó tiến hành các khảo sát tại chỗ và gửi kết quả về Trái Đất.
Giờ đây Trung Quốc đang thực hiện Sứ mệnh thứ ba – sứ mệnh lên Mặt Trăng rồi lại trở về Trái Đất. Lần này Thường Nga-5 (Chang’e 5) cũng hạ cánh trên bề mặt Mặt Trăng, thu gom mẫu đất đá trên đó, đóng gói và đem về Trái Đất. "Trở về" là nhiệm vụ khó nhất, phức tạp nhất và có ý nghĩa quan trọng nhất. Nếu sứ mệnh này thành công thì Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia thứ ba sau Mỹ và Liên Xô lấy được mẫu đất đá Mặt Trăng đem về Trái Đất. Sự việc này đánh dấu một thành tựu khoa học kỹ thuật lớn của Trung Quốc, cũng là của loài người. Vì thế toàn thế giới đều quan tâm theo dõi và hân hoan chúc mừng mỗi bước thắng lợi.
Các tàu vũ trụ (spacecraft) thăm dò Mặt Trăng nói trên đều lấy tên chữ Hán Thường Nga, tên nàng tiên trong một chuyện thần thoại Trung Quốc. Thường Nga nguyên là vợ của Hậu Nghệ, về sau bay lên cung Trăng và ở trên đó không về. Tên chữ Hán ban đầu của tiên nữ này là Hằng Nga (đọc Heng’e), đến đời Hán Vũ Đế, vì âm Hằng (héng) trùng âm tên Hằng của Hoàng đế, theo lệ kiêng huý, phải đổi là Thường (cháng). Dân Việt Nam vẫn quen gọi là Hằng Nga.
Tàu Chang’e 5 được phóng lên từ bãi phóng vũ trụ Văn Xương (Wenchang Spacecraft Launch Site, WSLS) trên đảo Hải Nam vào 4h30 ngày 24/11/2020 (giờ Bắc Kinh). WSLS là bãi phóng vũ trụ thứ 4 của Trung Quốc, có đặc điểm sát biển và gần đường xích đạo nhất (19 độ Vĩ), được sử dụng từ tháng 6/2016.
Chang’e 5 trọng lượng 8,2 T, nặng gấp đôi Chang’e 4, do đó phải dùng tên lửa mạnh hơn. Đó là tên lửa Trường Chinh-5 (Changzheng-5, tức CZ-5), mạnh nhất Trung Quốc, trọng lượng cất cánh 859-879T, cao 57m, đường kính 5m, gồm 2,5 tầng, lực đẩy 10524 kN, có thể đưa vật nặng 25T lên quỹ đạo gần Trái Đất (LEO).
Theo báo Trung Quốc, toàn bộ hành trình của Chang’e 5 gồm 11 giai đoạn :
1- Bay lên quỹ đạo vòng quanh Trái Đất ; 2- Bay theo quỹ đạo chuyển dịch Trái Đất-Mặt Trăng ; 3- Hãm giảm tốc độ khi tới gần Mặt Trăng ; 4- Bay trên quỹ đạo vòng quanh Mặt Trăng ; 5- Hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng ; 6- Làm việc trên bề mặt Mặt Trăng (thu gom đất trên bề mặt và khoan sâu 2 m lấy đất đá dưới sâu) ; 7- Bay từ bề mặt Mặt Trăng lên quỹ đạo vòng Mặt Trăng ; 8- Kết nối với bộ phận đang bay trên quỹ đạo và chuyển giao mẫu đất cho bộ phận đó ; 9- Bay chờ trên quỹ đạo vòng Mặt Trăng (chờ thời cơ chuyển quỹ đạo) ; 10- Bay vào quỹ đạo chuyển dịch Mặt Trăng-Trái Đất ; 11- Bay vào bầu khí quyển của Trái Đất và được thu hồi.
Toàn bộ chu trình trên hoàn thành trong thời gian 22~23 ngày tính từ thời điểm rời mặt Trái Đất (theo wikipedia là 21 ngày, 3 giờ, 6 phút). Tính đến ngày 10/12, sứ mệnh Chang’e 5 đã hoàn tất thuận lợi giai đoạn 8, tức bộ phận trở về của nó chờ thời cơ tốt nhất để bay lên quỹ đạo về Trái Đất. Đến ngày 12/12, bộ phận này đã bay vào quỹ đạo chuyển dịch Mặt Trăng~Trái Đất, tức trên đường trở về nhà.
Theo dự kiến, bộ phận trở về của Chang’e 5 sẽ hạ cánh tại Nội Mông Cổ ngày 17/12/2020.
Hành trình chủ yếu đã thực hiện
Sáng sớm 24/11/2020, Chang’e 5 rời bãi phóng WSLS. Sau đó 2200 giây đồng hồ, nó lên tới quỹ đạo vòng Trái Đất, tiếp đó bay theo quỹ đạo chuyển dịch Trái Đất~Mặt Trăng, vượt chặng đường khoảng 380 nghìn km tiến về phía Mặt Trăng.
22h57 ngày 1/12, bộ phận hạ cánh của Chang’e 5 hạ cánh an toàn với vận tốc 1,7 km/s xuống bề mặt Mặt Trăng, trong khi đó bộ phận quỹ đạo vẫn bay tiếp trên quỹ đạo vòng Mặt Trăng. Bộ phận hạ cánh là một tổ hợp gồm bộ phận đổ bộ và bộ phận bay lên, sau khi hạ cánh đã liên tục làm việc trong hai ngày, chủ yếu thu gom đất bề mặt và khoan sâu 2m để lẫy mẫu đất đá, tổng cộng lấy khoảng 2 kg mẫu đất đá, đóng gói bọc kín trong bộ phận bay lên. Sau đó (từ bộ phận hạ cánh), bộ phận bay lên cất cánh, tăng vận tốc từ zero tới 1,68 km/s, bay lên quỹ đạo cách Mặt Trăng khoảng 200 km. Tại đây nó gặp và kết nối với bộ phận quỹ đạo (đang bay), chuyển giao mẫu đất đá sang bộ phận trở về (là thành phần của tổ hợp bộ phận quỹ đạo). "Bàn giao" xong mẫu đất, bộ phận bay lên sẽ tách khỏi bộ phận quỹ đạo và bị bỏ lại trên quỹ đạo vòng Mặt Trăng.
Như vậy nghĩa là bộ phận trở về không bay thẳng từ bề mặt Mặt Trăng về Trái Đất, mà chia 2 bước, đầu tiên bay lên quỹ đạo vòng Mặt Trăng (ở độ cao 200 km), kết nối với bộ phận quỹ đạo, sau đó mới bay về Trái Đất. Cách này đỡ tốn năng lượng hơn cách bay thẳng. Thập niên 1970 các tàu Lunar của Liên Xô chọn cách bay thẳng nên cần năng lượng lớn, động cơ quá to nặng, thể tích bộ phận trở về phải thu nhỏ, do đó mang được quá ít đất đá Mặt Trăng.
Sau đó, tới thời điểm thích hợp, tổ hợp bộ phận quỹ đạo khai hoả động cơ để tăng tốc lên tới vận tốc 2,4 km/s, đưa bộ phận này rời khỏi quỹ đạo vòng Mặt Trăng, chuyển sang quỹ đạo chuyển dịch Mặt Trăng–Trái Đất, bay thẳng về Trái Đất. Trên đường về, đến thời điểm thích hợp, bộ phận trở về sẽ tách khỏi bộ phận quỹ đạo, một mình bay về Trái Đất.
Theo tin của Trung Quốc, 9h51 sáng 13/12, tổ hợp bộ phận quỹ đạo và bộ phận trở về đã điểm hoả 4 động cơ trong 22 phút, đưa tổ hợp này bay vào quỹ đạo chuyển dịch Mặt Trăng–Trái Đất.
Dự kiến khoảng 3~4 h sáng ngày 17/12, bộ phận trở về sẽ đi vào bầu khí quyển của Trái Đất theo kiểu "thia lia", tức bay vào khí quyển với vận tốc 11,2 km/s, sau đó lại bị bật lên, "nảy" ra khỏi khí quyển, rồi lại trở vào khí quyển, cuối cùng khi hạ thấp tới độ cao nhất định, bộ phận trở về sẽ mở dù để hạ cánh mềm xuống một địa điểm định sẵn tại Khu Tự trị Nội Mông Cổ trên lãnh thổ Trung Quốc, và được thu hồi.
Bộ phận hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng chỉ được lưu lại trên đó 2 ngày và phải về ngay, không được ‘tham lam" lấy nhiều đất đá, bởi lẽ phải tránh "đêm Mặt Trăng" lạnh tới âm 170 độ, vì bộ phận hạ cánh không được trang bị để có thể hoạt động dưới cái lạnh như vậy.
Rõ ràng, mẫu đất đá Mặt Trăng mà Chang’e 5 đem về sẽ là thành quả quý giá nhất của sứ mệnh thứ 3 trong Chương trình thăm dò Mặt Trăng của Trung Quốc. Theo thiết kế, Chang’e 5 chỉ được phép đem về khoảng 2 kg khoáng sản vô giá này.
Kể từ chuyến bay của tàu vũ trụ Lunar-24 (Liên Xô, 8/1976), đã 44 năm nay chưa ai lấy được đất Mặt Trăng. Trong thời gian 1970-1976, ba tàu vũ trụ không người lái Lunar 16, 20, 24 của Liên Xô cũ đem về Trái Đất được tổng cộng 326,1 gam mẫu đất đá Mặt Trăng. Trong thời gian 7/1969 ~ 12/1972, các chuyến bay có người lái Apollo-11, 12, 13, 14, 15, 16 của Mỹ đem về được tất cả 381,7 kg mẫu đất đá Mặt Trăng. Chương trình Apollo dự kiến chi 7 tỷ USD, quyết toán năm 1973 là 25,4 tỷ USD. Đất Mặt Trăng đắt hơn bất cứ kim loại quý nào từng có trên Trái Đất.
Hành trình ly kỳ và thú vị của Chang’e 5 được người Trung Quốc và cả thế giới quan tâm. Nhiều thanh niên Trung Quốc vô cùng tự hào, phấn khởi say sưa theo dõi hành trình của nó. Một số người hiếu kỳ căn cứ vào các số liệu đã công bố tiến hành dự tính khá chính xác các bước tiếp theo trong hành trình của Chang’e 5. Dân chúng đang bàn tán chuyện sau đây Trung Quốc sẽ đem mẫu đất đá Mặt Trăng họ lấy được tặng cho những nước nào. Năm 1978, nhân dịp Cố vấn An ninh Mỹ Brzezinski thăm Trung Quốc, Chính phủ Mỹ có biếu nước chủ nhà 1 gam mẫu đất đá Mặt Trăng. Các nhà khoa học Trung Quốc đã lấy 0,5 gam ra để nghiên cứu, công bố được 14 bài báo viết về kết quả phân tích đất đá Mặt Trăng.
Bản tin phát lúc 7h41 ngày 16/12/2020 của Thời báo Hoàn cầu cho biết : bộ phận trở về của Chang’e 5 sắp đổ bộ xuống bãi đổ bộ Tứ Tử Vương Kỳ trên đồng cỏ trung bộ Nội Mông Cổ. Đơn vị làm công tác thu hồi vật thể đó đã sẵn sàng làm việc. Bộ phận trở về của Chang’e 5 có thể tích chỉ bằng 1/7 phi thuyền vũ trụ chở người của Trung Quốc, nhưng diện tích khu vực đổ bộ của nó lại rộng gấp 16 lần khu vực đổ bộ của phi thuyền. Rõ ràng sẽ có nhiều khó khăn khi tìm một vật thể nhỏ trong đêm đông giá lạnh trên một diện tích như vậy. Khu vực đổ bộ của bộ phận trở về rộng thế là do nó đi vào khí quyển theo kiểu thia lia. Đơn vị thu hồi phải dùng máy bay lên thẳng và ô tô có trữ sẵn số liệu đo đạc bằng rada để hướng dẫn các phương tiện đó tới gần vật thể đổ bộ, cũng như lắp đèn pha công suất lớn để dễ phát hiện vật thể. Cho tới nay, đơn vị làm nhiệm vụ thu hồi đã triển khai 3 đợt diễn tập tầm soát thu hồi vật thể đổ bộ vào ban đêm, một đợt vào đêm có tuyết dầy, một đợt giả thiết đổ bộ sai vị trí và 3 đợt diễn tập tổng hợp toàn hệ thống.
Việc thu hồi bộ phận trở về của Chang’e 5 nhiều khả năng sẽ hoàn thành như dự kiến và sứ mệnh thăm dò Mặt Trăng của Trung Quốc sẽ thành công tốt đẹp.
Nguyễn Hải Hoành
Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 17/12/2020
Nguyễn Hải Hoành tổng hợp theo các tin của báo mạng Trung Quốc và nước ngoài.
************************
Mai Vân, RFI, 17/12/2020
Sau 23 ngày hoạt động trong không gian, tàu vũ trụ Hằng Nga -5 của Trung Quốc, vào khuya hôm qua, rạng sáng hôm nay 17/12/2020, đã hạ xuống vùng thảo nguyên của tỉnh Nội Mông, mang về các mẫu đất mặt trăng. Trung Quốc là nước thứ ba làm được việc này, sau Hoa Kỳ và Liên Xô cũ, nước cuối cùng mang về mẫu đất đá của mặt trăng vào năm 1976.
Người Trung Quốc rất tự hào về thành tích mới này. Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh, Stéphane Lagarde, tường thuật :
"Hằng Nga-5 đã quay trở lại Trái Đất và cả Trung Quốc đều hoan nghênh. Phản ứng phấn khởi bùng nổ qua sáu ký tự "hoan nghênh hồi gia" và "cung hỉ !" đến từ các cư dân mạng đã thức khuya đêm qua trước những hình ảnh do camera hồng ngoại quay được.
Một cảnh tượng huyền ảo như mặt trăng : Quả cầu vẫn còn nóng hạ cánh xuống vùng tuyết ở thảo nguyên Mông Cổ. Ngay cả trước khi các nhà khoa học và phương tiện kỹ thuật xuất hiện, người ta đã thấy bóng dáng một loài động vật ở bãi đáp.
Mạng xã hội đã băn khoăn : Đó là thỏ, cáo, hay sói thảo nguyên ? "Không, đúng hơn là một con chuột", một chuyên gia được mời trên trường quay CGTN, nhánh tiếng Anh của đài truyền hình trung ương Trung Quốc, đã nhận xét như trên.
Chuyến bay khứ hồi 760.000 km đã được thực hiện để mang về các mẫu đất mặt trăng hầu tìm hiểu thêm về nguồn gốc của vệ tinh của Trái Đất. Khoảnh khắc tự hào dân tộc này được chế độ đưa ra như một biểu tượng cho tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội Trung Quốc".
Mai Vân
Nguồn : RFI, 17/12/2020
Minh Anh, RFI, 11/12/2020
Trung Quốc khẳng định sẽ không chấp nhận và không thừa nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye năm 2016, bác bỏ những đòi hỏi chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông của Bắc Kinh.
Hãng tin ABS-CBN, ngày 11/12/2020, trong thư trả lời báo chí, đại sứ Trung Quốc tại Philippines, ông Hoàng Khê Liên (Huang Xilian) nhấn mạnh tranh chấp giữa đôi bên phải được giải quyết thông qua đối thoại và cho đó là "hướng đi tốt nhất", phù hợp với lợi ích của các bên tranh chấp trong khu vực.
Đại sứ Trung Quốc nhắc lại rằng lãnh đạo hai nước đã đạt được một "đồng thuận quan trọng về cách xử lý đúng đắn vụ tranh chấp này, được cho là nền tảng cơ bản vực dậy quan hệ song phương. Lập trường của Trung Quốc trong vụ việc này là nhất quán và rõ ràng. Bắc Kinh không chấp nhận và sẽ không tham gia vào quá trình phân xử, cũng như là không chấp nhận hoặc công nhận điều gọi là phán quyết của La Haye".
Theo đại diện ngoại giao Trung Quốc, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Manila vẫn "duy trì được đà phát triển lành mạnh và ổn định" đó là nhờ vào những hoạt động trao đổi và hợp tác trong nhiều lĩnh vực, thúc đẩy "hòa bình và ổn định" ở Biển Đông.
Cuối cùng, đại sứ Trung Quốc nhắc nhở rằng để quan hệ Trung Quốc và Philippines được bền vững, đôi bên nhất thiết phải "thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc và sự đồng thuận mà lãnh đạo hai nước đã được về hồ sơ Biển Đông".
Minh Anh
************************
Trung Quốc tố cáo Mỹ đưa máy bay do thám vào vùng nhận dạng phòng không
RFA, 11/12/2020
Không quân Mỹ vừa điều máy bay do thám đi vào vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc (ADIZ) ở biển Hoa Đông và đi qua khu vực bầu trời eo biển Đài Loan hôm 10/12 vừa qua. Sáng kiến theo dõi tình hình Biển Đông (SCSPI) thuộc Đại học Bắc Kinh cho biết như vậy hôm 11/12.
Máy bay F-25B của Mỹ đậu xuống tàu USS Wasp ở biển Hoa Đông hôm 5/3/2018 - Reuters
Theo SCSPI, máy bay do thám của hãng Lockheed chế tạo đã đi dọc suốt chiều dài ADIZ ở biển Hoa Đông trước khi quay lại cách tỉnh Phúc Kiến 52 hải lý và bờ biển Đài Loan 70 hải lý.
Hồi tháng trước, Hoa Kỳ cũng điều hai máy bay ném bom từ căn cứ hải quân Anderson ở Guam bay vào khu vực ADIZ của Trung Quốc ở biển Hoa Đông khiến quân đội Trung Quốc phải điều máy bay lên theo dõi.
Theo SCSPI, Hoa Kỳ đã tăng gấp đôi số lần điều máy bay do thám vào gần Trung Quốc kể từ năm 2009 trở lại đây. Không quân Mỹ đã cho máy bay bay vào khu vực Biển Đông hơn 1.500 lần một năm, trong khi Hải quân Mỹ có 1.000 ngày kỷ lục ở khu vực này trong một năm.
********************
Trọng Thành, RFI, 10/12/2020
Hội nghị các bộ trưởng quốc phòng khối ASEAN khai mạc hôm qua, 09/12/2020. Một tuyên bố chung, gồm 15 điểm, đã được thông qua tại hội nghị. Có ba điểm liên quan đến Biển Đông. Tuyên bố chung kêu gọi các bên "tự kiềm chế", "tránh leo thang tranh chấp" tại vùng biển này.
Các bộ trưởng quốc phòng 10 quốc gia ASEAN họp hội nghị ADMM lần thứ 14 qua mạng trong bối cảnh đại dịch Covid. Việt Nam là nước chủ nhà. Điểm thứ ba trong Tuyên bố chung "tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, cũng như đòi hỏi tự kiềm chế trong các hoạt động có thể làm phức tạp hơn tình hình hay làm leo thang tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định".
Tuyên bố chung của các bộ trưởng quốc phòng ASEAN cũng nhắc lại là các tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Các bộ trưởng ASEAN cũng nhấn mạnh đến việc "duy trì và thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho việc sớm ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC), thực chất và hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế".
Hôm nay, các bộ trưởng ASEAN cũng họp qua mạng với các đồng nhiệm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và cùng với bộ trưởng quốc phòng một số quốc gia khác trong khuôn khổ cơ chế ADMM+, với ASEAN là trụ cột. ADMM+ được coi là diễn đàn chính thức duy nhất của các bộ trưởng quốc phòng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hội nghị ADMM+ mở rộng diễn ra trong bối cảnh đối đầu Mỹ - Trung gia tăng.
Trọng Thành
**********************
Trọng Nghĩa, RFI, 09/12/2020
Trong bối cảnh các hành động quân sự hóa Biển Đông của Bắc Kinh tiếp tục gây quan ngại nơi các nước bên trong và bên ngoài khu vực, một tạp chí chuyên đề Trung Quốc mới đây đã có một phân tích bi quan khác thường về giá trị của các tiền đồn mà Bắc Kinh đã dày công xây dựng ở Trường Sa, không ngần ngại cho rằng về mặt quân sự, các căn cứ của Bắc Kinh ở Biển Đông hầu như không có giá trị.
Theo đài truyền hình Mỹ CNN ngày 07/12/2020, và nhật báo Hồng Kông South China Morning Post trước đó một hôm, đó là một bài viết đăng trên nguyệt san Naval and Merchant Ships của Tập Đoàn Đóng Tàu Nhà Nước Trung Quốc CSSC, trụ sở ở Bắc Kinh. Tập đoàn này là một nhà cung cấp quan trọng cho Hải Quân Trung Quốc.
Nội dung bài viết trên tạp chí quân sự Trung Quốc đã đã được CNN nêu bật trong hàng tựa : "Bắc Kinh có thể đã xây dựng các căn cứ ở Biển Đông, nhưng điều đó không có nghĩa là họ có thể bảo vệ các cơ sở này". SCMP thì đi sâu hơn vào chi tiết, ghi nhận các căn cứ quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông "rất dễ bị tấn công" và "không đóng góp gì nhiều" trong trường hợp nổ ra xung đột.
Theo CNN, Bắc Kinh đã bỏ ra nhiều năm để biến các đảo đá ở Biển Đông thành các căn cứ quân sự và sân bay, trên môt vùng biển rất xa Hoa Lục và các đảo lớn khác, trải rộng trên 3,3 triệu km vuông. Tuy nhiên, theo các tác giả trong bài phân tích trên tờ báo Trung Quốc, các căn cứ này "có lợi thế độc nhất vô nhị trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và duy trì sự hiện diện quân sự ở vùng biển xa", nhưng lại có "những điểm yếu tự nhiên xét về khả năng tự vệ".
Theo nguyệt san Naval and Merchant Ships, về vị trí địa dư chẳng hạn, các tiền đồn trên đây cho phép Trung Quốc mở rộng quyền kiểm soát ra tận khu vực Trường Sa, nhưng các căn cứ này lại ở rất xa những nơi có thể tiếp ứng trong trường hợp nổ ra chiến tranh.
Một ví dụ được nêu bật là trường hợp Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) ở Trường Sa, cách thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam của Trung Quốc 1.000 km, và cách quần đảo Hoàng Sa, cũng do Bắc Kinh kiểm soát, đến 800 km. Với khoảng cách này, các chiến hạm tiếp ứng nhanh nhất của Trung Quốc sẽ phải mất hơn 20 tiếng mới tới được bãi đá.
Chính vì khoảng cách quá xa đó mà Trung Quốc khó có thể triển khai chiến đấu cơ của họ đến nơi một cách hiệu quả, vừa do vấn đề tiếp tế nhiên liệu trên không, vừa có thể dễ bị chiến hạm đối phương đánh chặn hoặc tấn công. Bắc Kinh hiện có hai tàu sân bay đang hoạt động, về lý thuyết có thể được triển khai tới Biển Đông, nhưng các con tàu này cũng cần phải ở gần khu vực vào thời điểm xảy ra bất kỳ sự cố nào.
Bài báo trên nguyệt san Trung Quốc còn nêu bật nguy cơ các tiền đồn này là mồi ngon cho tên lửa, máy bay và chiến hạm của đối phương khi nổ ra xung đột, do vị trí xa xôi của các căn cứ, khó nhận được sự yểm trợ từ đất liền.
Các tiền đồn Trung Quốc ở Trường Sa, theo bài báo, có thể là mục tiêu của cả hệ thống tên lửa tầm xa của Mỹ và Nhật Bản, hoặc lực lượng Hải Quân của hai nước này trong khu vực. Và ngay cả khi không bị trực tiếp tấn công, các căn cứ này sẽ dễ dàng bị phong tỏa, khiến cho các nguồn tiếp tế bị ngăn chặn.
Bài báo ghi nhận : "Các nơi trú ẩn trên đảo thiếu thảm thực vật, đất đá tự nhiên và các lớp phủ khác che chắn, lại không có độ cao cần thiết so mực nước biển, khiến cho nhân sự và tài nguyên không thể trụ lại lâu dài trong các công sự ngầm dưới đất". Chính vì lý do đó mà khả năng chống trả những cuộc tấn công "rất hạn chế".
Theo chuyên gia quốc phòng Malcolm Davis, thuộc Viện Chính Sách Chiến Lược Úc ASPI, còn có nhiều vấn đề khác khiến việc bảo vệ các hòn đảo trở nên đặc biệt khó khăn : "Điều kiện môi trường khắc nghiệt ở Biển Đông - nước mặn ăn mòn, thời tiết xấu - khiến cho gần như không thể triển khai bất cứ thứ gì trên các đảo để bảo vệ các căn cứ này".
Theo chuyên gia Davis, các loại chiến đấu cơ rất đắt tiền và tối tân sẽ gần như không hoạt động được "trong vòng một tuần, hoặc lâu hơn một chút, trên những hòn đảo này". Ngoài ra, cho dù một số căn cứ có thể hữu hiệu trong việc bắn trả, các nơi này sẽ là một trong những mục tiêu đầu tiên nếu xung đột xảy ra ở Biển Đông.
Đối với chuyên gia Davis, "những gì Trung Quốc đang cố gắng làm là thôn tính một vùng hàng hải quốc tế, kiểm soát và chiếm đoạt các vùng biển quốc tế, và để làm được điều đó, họ cần phải hiện diện thường xuyên trong khu vực". Các căn cứ của Bắc Kinh ở Biển Đông, theo chuyên gia Úc, đủ để cho phép Trung Quốc áp đặt các yêu sách lãnh thổ trước mắt, nhưng rõ ràng là "Bắc Kinh không có một bước đi thực tế nào trong dài hạn, vì họ không thể thực sự bảo vệ những căn cứ đó".
Vấn đề mà CNN ghi nhận là Bắc Kinh có thể dựa trên thực tế rằng bất kỳ cuộc tấn công nào nhắm vào một căn cứ của họ ở Biển Đông – kể cả vào một tiền đồn bị coi là phi pháp theo luật quốc tế - sẽ bị xem là một hành động chiến tranh chống lại một cường quốc hạt nhân với nguồn lực quân sự to lớn.
Mối đe dọa bị Trung Quốc trả đũa có thể đủ để khiến cho không nước nào dám tấn công vào các tiền đồn của Trung Quốc trên Biển Đông.
CNN cũng đặc biệt ghi nhận rằng Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất có các căn cứ hiểm yếu ở xa đất liền có thể bị tiêu diệt bằng các cuộc tấn công phủ đầu. Đảo Guam của Mỹ hay đảo Okinawa của Nhật Bản, nơi có các căn cứ không quân lớn của Mỹ, đều nằm trong tầm tấn công tên lửa của Trung Quốc, điều mà Bắc Kinh đã nhắc nhở Washington trong quá khứ.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, và kể từ năm 2014 đã xây dựng các bãi đá ngầm và bãi cát nhỏ thành các đảo nhân tạo kiên cố có tên lửa, phi đạo và hệ thống vũ khí.
Hoa Kỳ - xem các tuyên bố của Trung Quốc là bất hợp pháp - đã phản công bằng cách điều tàu chiến đến gần các đảo đá mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền hoặc chiếm đóng, trong những chiến dịch "bảo vệ tự do hàng hải". Washington và các đồng minh nói rằng các cuộc tuần tra như vậy chính là thực thi quyền đi lại tự do trong vùng biển quốc tế, trong khi Trung Quốc cho rằng đó là hành động vi phạm chủ quyền của họ.
Trọng Nghĩa
Covid, Vac-xin, Chính trường Mỹ, Brexit, Khí hậu, những vấn đề được gọi là khủng hoảng hay bế tắc chiếm hầu hết các trang chính báo chí Pháp. Le Figaro đặc biệt tập trung vào cuộc điều tra cội nguồn Covid-19, vì sao bị khó khăn và cản trở.
Trang nhất báo Pháp hôm nay khá đa dạng. Do hệ quả Covid, muc tiêu chống biến đổi khí hậu bị lãng quên, Liên Hiệp Quốc kêu gọi thực hiện chương trình xanh cho dù các nước đã phải chi ra 10.000 tỷ đôla, 12% GDP, để chống đỡ cho kinh tế, tựa và dẫn nhập của Le Monde.
La Croix và Le Monde cùng giới thiệu chiếc hàng không mẫu hạm mới chạy bằng năng lượng hạt nhân "hầu đáp ứng với những thách thức trên biển trong tương lai và sẽ thay thế tàu sân bay Charles De Gaulle kể từ 2038 với những máy bay chiến đấu tương lai".
Libération giành trang bìa và 4 trang trong để khen ngợi cầu thủ bóng đá Câu lạc bộ Paris Saint-Germain, Pháp và Basaksehir, Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng thanh bỏ sân đấu để phản đối trọng tài Rumani gọi một huấn luyện viên da đen là "anh đen". Theo nhật báo thiên tả, đây là một hành động dũng cảm trong giới bóng đá dứt khoát dấn thân chống kỳ thị chủng tộc.
La Croix mời độc giả theo dõi hành trình của một liều vac-xin chống Covid, tựa trên trang nhất.
Một năm sau, nguồn gốc Covid-19 vẫn là điều bí ẩn. Trung Quốc không cho chuyên khoa học gia quốc tế nhập cảnh điều tra về loài vật trung gian đem siêu vi lây qua người. Le Figaro cống hiến ba bài báo.
1,5 triệu nạn nhân đã chết vì Covid-19 nhưng cuộc điều tra về cội nguồn của siêu vi thủ phạm gặp đầy khó khăn. Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới cam kết sẽ làm mọi cách để truy tìm nguồn cội nhưng Bắc Kinh vẫn cho là siêu vi xuất phát từ bên ngoài và không cho chuyên gia quốc tế vào Trung Quốc.
Con tê tê không còn bị nghi ngờ, nhưng tất cả các câu hỏi khác đều tồn tại : Bằng cách nào siêu vi Sars-CoV-2 qua được rào cản sinh vật học, lây nhiễm tràn lan trên địa cầu giết chết 1,5 triệu người ? Chính quyền Trung Quốc tiếp tục không cho các nhà khoa học nước ngoài đến Vũ Hán. Thái độ này chỉ làm chậm trễ tiến trình điều tra và cho phép Bắc Kinh nhấn mạnh vào giả thuyết gây tranh cãi là siêu vi không xuất phát từ Trung Quốc. Và sau đó, cho "siêu vi chìm xuồng".
Theo Le Figaro, phải chờ gần một năm cuộc họp đầu tiên trong giới chuyên gia được WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), trao nhiệm vụ điều tra mới được triệu tập lần đầu tiên, và qua truyền hình trực tuyến với các đồng nghiệp Trung Quốc hồi cuối tháng 10. Danh sách chuyên gia tham dự chắc chắn phải được Bắc Kinh chấp thuận.
Cho dù bác sĩ Mike Ryan, đặc trách tình trạng khẩn cấp của WHO yêu cầu Trung Quốc cho phép chuyên gia quốc tế được đến tận Vũ Hán và chợ động vật hoang dã để hợp tác với chuyên gia Trung Quốc nhưng không một người nào được tới. Cho đến nay, cuộc điều tra do chuyên gia Trung Quốc thực hiện trong khi đồng nghiệp nước ngoài ngồi ở nước ngoài xem báo cáo và lập trình "thủ tục nghiên cứu" truy tìm.
Theo những nhà khoa học Tây phương có thể siêu vi sống ký sinh trong loài dơi và "biến đổi" để có được khả năng lây cho người. Nhưng lây bằng cách nào và từ bao giờ ? Câu hỏi không có câu trả lời. Sinh vật trung gian bị nghi oan là con tê tê. Tại Trung Quốc đã từng xảy ra dịch viêm phổi cấp tính sát hại hàng loạt heo chăn nuôi vào năm 2003 mà siêu vi Sars-CoV-1 bà con của Sars-CoV-2 . Chính phủ Trung Quốc cần phải nói rõ chuyện gì xảy ra trong các trại chăn nuôi.
Donald Trump vẫn tố cáo Trung Quốc làm xẩy siêu vi từ phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán, khẳng định có chứng cớ nhưng không cung cấp. Giả thuyết "có bàn tay con người" cũng khó có thể xảy ra vì đòi hỏi điều kiện mà khoa học chưa đủ khả năng xử lý.
Giả thuyết thì nhiều mà khả tín thì không có cái nào. Thời gian càng kéo dài thì dấu tích càng tan biến và lẫn lộn vào nhau : siêu vi đã lây qua người và người đã lây sang thú.
Theo bác sĩ Mike Ryan, mọi người đều muốn nhanh chóng tìm ra sự thật. Đồng nghiệp Trung Quốc cũng rất nôn nóng.
"Thế thì họ chứng tỏ đi", nhật báo thiên hữu khiêu khích.
Một năm sau khi đại dịch Covid bùng lên tại Vũ Hán, cho dù vac-xin đã có nhưng tiêm ngừa là một vấn đề. Kết quả đầu tiên đã được kiểm chứng và công bố, tựa của Le Monde và Libération. Còn theo La Croix, tại Châu Âu, với những phương tiện dồi dào nhất, hoàn tất chiến dịch tiêm ngừa không phải là dễ.
Những kết luận khoa học về hiệu năng vac-xin của hai viện bào chế AstraZeneca (Anh) và Pfizer –BioNTech (Mỹ-Đức) đã được tạp chí khoa học có uy tín The Lancet xác nhận. Trong số những người tình nguyện có bao nhiêu người vẫn bị lây nhiễm, những ai bị phản ứng phụ, phản ứng phụ ra sao (sưng đỏ chỗ tiêm, nhức đầu, đau cơ bắp, sốt nhẹ...) đều được báo cáo. Những ẩn số chưa có giải đáp cũng được trình bày (không rõ hiệu năng có hơn hai tháng hai không, vì thời gian theo dõi thử nghiệm chưa đủ dài đối với cả hai). Ẩn số khác là không biết người được miễn nhiễm, trong trường hợp bị lây, có (vô tình) truyền siêu vi cho người chung quanh hay không ?
La Croix đặt vấn đề hậu cần và tổ chức tiêm đại trà : Phải chờ đến mùa Xuân, ba hoặc bốn tháng nữa, mới có đủ vac-xin cho đông đảo dân chúng. Từ vận chuyển cho đến nơi tích trữ đều được giữ bí mật. Theo nhật báo công giáo, tại Châu Âu, 27 thành viên đã phối hợp phân phối thuốc tiêm, khoảng 2 tỷ liều đã được đặt hàng. Ý dự trù tiêm cho 70% dân số, Tây Ban Nha huy động tất cả các trung tâm y tế công tư, Đức lập ra những "sân tiêm ngừa" dã chiến.
Tại Pháp, người dân mong đến ngày 15/12 với hy vọng chính phủ sẽ nới nhẹ biện pháp chống dịch để mọi người vui vẻ đón Giáng sinh và Tất niên. Les Echos cảnh báo coi chừng thất vọng.
Trong một bài tường thuật dài và dựa theo số liệu mới nhất của Viện Pasteur, nhật báo kinh tế kêu gọi không nên giảm cảnh giác. Ngưỡng lây nhiễm hàng ngày 5000 ca mà tổng thống Macron đề ra để tiến hành bỏ phong tỏa khó có thể đạt được vào ngày 15 tháng 12. Tóm lại là phải từ bỏ hy vọng "phá rào" họp mặt trong dịp lễ cuối năm, Giáng sinh và ăn Tết Tây.
Ngày 15 tháng 12, trên nguyên tắc, chính phủ sẽ cho phép các rạp hát, chiếu phim, kịch nghệ mở lại cùng với sinh hoạt thể thao của trẻ em cũng như bỏ lệnh xuất trình giấy xin di chuyển.
Tuy nhiên, vì vận tốc lây lan của Covid vẫn còn cao, 13 ngàn ca ngày hôm qua, theo Les Echos, chính phủ Pháp có thể ban hành lệnh giới nghiêm vào lúc 20 giờ sẽ gây khó khăn cho ngành giải trí. Chương trình dự thánh lễ nửa đêm đón sinh nhật Chúa và Giao thừa Tết tây sẽ bị xáo trộn vì đêm 24 và 31 vẫn bị giới nghiêm.
Vì sao nền dân chủ Mỹ bị đe dọa và vì sao phải cứu, cứu bằng cách nào ? Đó là nội dung bài thời luận của Le Monde.
Theo nhà báo Sylvie Kauffmann, Donald Trump hết làm tổng thống là tin vui vẻ nhưng tin buồn là ông ấy vẫn ở đó. Đảng Cộng hòa đã nằm trong tay Donald Trump, ông cũng quyên được hơn 200 triệu đôla để tài trợ chiến dịch phản đối kết quả bầu cử. Cho đến nay chỉ có 27 dân biểu Cộng hòa trên 249 công nhận chiến thắng của Joe Biden.
Vì sao phải cứu nền dân chủ Mỹ vì từ Thế chiến thứ hai đến nay Mỹ là mô hình dân chủ của thế giới tự do làm gương và là niểm mong ước của nhiều nước khác. Để tiếp tục làm lãnh đạo thế giới tự do, Hoa Kỳ phải đánh bóng chế độ dân chủ sau bốn năm Donald Trump. Vấn đề, như Barack Obama lo ngại, xu hướng mị dân đã là ngon sóng ngầm trước khi Donald Trump lao vào chính trường. Joe Biden chỉ có hai giải pháp một là phục hưng hay là cải cách. Theo Le Monde, không nên chọn giải pháp phục hưng vì phe Donald Trump còn đó.
Tú Anh