Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Tô Lâm đến Mỹ với tư cách là người lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, rõ ràng ông ta khao khát một cuộc gặp với nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ với mục đích rất rõ ràng : Xác định về mối quan hệ Việt – Mỹ đang bị giày vò thông qua những thông cáo trong chuyến đi đến Trung Quốc của ông ta với Tập Cận Bình, đồng thời cuộc gặp mặt này vô cùng quan trọng vì nó sẽ xác định giá trị chuyện ngồi lâu dài trên chiếc ghế lãnh đạo cao nhất, trong lúc các phe phái ở Việt Nam lúc này đang chuẩn bị đủ các âm mưu để giành quyền lực.

xhvn1

Sau những cái bắt tay rực rỡ, chỉ còn lại số phận người Việt Nam

Chưa bao giờ thế giới bẽ bàng như vậy với những cái bắt tay và nụ cười giấu nỗi tức giận với nhau như hôm nay.

Rõ là trước chuyến đi Trung Quốc cảm thấy chuyện đu dây của Tô Lâm đã trở thành một thủ thuật dễ nhận biết có chuyện tung hứng ngu từ với Trung Quốc rằng quan hệ đối tác chiến lược với Bắc Kinh luôn là "quan hệ ưu tiên". Nghĩ cũng thật buồn cười, vì đã Đối tác chiến lược toàn diện, là một quy chuẩn được ghi trong ngành ngoại giao, nhưng giờ đây có loại "quy chuẩn ưu tiên" Theo lời của Tô Lâm, tức nếu trong cùng một trường hợp xảy ra một sự kiện chung, thì quốc gia có mối quan hệ "ưu tiên" của Đối tác chiến lược toàn diện, tức sẽ được dành quyền ứng xử thuận lợi trước.

Hãy tưởng tượng, nếu trên vùng Biển Đông thuộc về Việt Nam, nơi mà Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền phần lớn thuộc về mình, xảy ra việc đối đầu không nhường đường trên biển giữa tàu Trung Quốc và tàu Mỹ, thì liệu Việt Nam có ưu tiên chuyện quyền du hành và tài phán hàng hải của Trung Quốc hay không ?

Điều làm người ta cảm thấy mỉa mai hơn bao giờ hết, là ông Tô Lâm đã bán lịch sử cộng sản Việt Nam với hình tượng Hồ Chí Minh để xích gần hơn với người Mỹ. Trong cái cách trình bày hết sức "tuyên giáo" của mình, ông Lâm mô tả người Mỹ như những lực lượng đầu tiên ở bên cạnh cuộc cách mạng của cộng sản Việt Nam, đáng nhớ và đáng kính trọng trong mối quan hệ hôm nay. Rõ ràng Tô Lâm nói để vuốt giận Hoa Kỳ khi bẻ cong cây tre về phía Tập Cận Bình trong chuyến công du đến Trung Quốc, tuyên bố như một đàn em sống chết với chủ nghĩa cộng sản để chống lại lực lượng thứ 3 không nêu tên.

Thế nhưng tấm lòng của ông Tô Lâm đối với người Mỹ có thực sự như vậy không ? Hàng ngày lực lượng dư luận viên được tuyển mộ bởi Đảng cộng sản Việt Nam vâng tràn vào các trang của Tòa Đại sứ quán Mỹ, đài tiếng nói Hoa Kỳ, các trang cá nhân của các nhân vật chính khách vẫn phản ứng về các vấn đề vi phạm nhân quyền của Việt Nam… để sử dụng những lời lẽ và ngôn ngữ hoàn toàn tục tỉu mang màu sắc cộng sản truyền thống để tấn công và mạ lị, thậm chí khiêu khích một cách rẻ tiền.

Nực cười nhất, là trong chuyến công du đến quốc gia có mối quan hệ Đối tác chiến lược không được ưu tiên là Hoa Kỳ, ông chủ lớn của Hà Nội đã cho tòa tổng lãnh sự ở miền Trung Việt Nam phát đi bản video vu cáo đại học Fulbright của Hoa Kỳ đầu tư tại Việt Nam là cái lò để xây dựng cách mạng màu. Rõ là ngay cả Trung Quốc cũng không cần phải sáng tạo nội dung chỉ trích quan hệ Việt – Mỹ, mà tận dụng những gì Bắc Kinh hướng dẫn cho Hà Nội, vốn được làm tốt như ý đến mức chỉ cần dùng lại mà thôi.

Mới đây công ty SpaceX của Elon Musk cho biết sẽ đầu tư 1 hệ thống phát internet từ vệ tinh tại Việt Nam với giá 1,5 tỷ đô la. Ngay cả trong tuyên bố, về việc làm ăn này, người đại diện của SpaceX cũng đã làm rõ đường ranh của mình với Hà Nội bằng cách nhấn mạnh việc công ty có sức mạnh internet hàng đầu thế giới này ở Việt Nam chỉ tập trung giáo dục và phòng chống thiên tai mà thôi. Tức là những cái gì mà cộng sản Việt Nam ngán ngại như xã hội chính trị tôn giáo thông tin đã được gạch bỏ ngay từ đầu. Vậy thì lời tuyên bố của Tô Lâm trước Liên Hiệp Quốc rằng mọi thứ mà cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo và tập trung là chủ yếu dành cho con người, cũng cần phải được chú thích : đó là loại con người đã được gột bỏ tất cả những giá trị căn bản của một thế giới văn minh.

Nhưng cả trong câu chuyện của công ty SpaceX, nếu internet của hệ thống starlink có thể giúp Việt Nam nhìn thấy, đoán được, và kiểm soát mọi nhất cử nhất động của Bắc Kinh trên Biển Đông, liệu thì lúc này, cái giá "ưu tiên" của mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, có khiến Tô Lâm phải lùi lại, từ chối chuyện trang bị một thế mạnh cho đất nước hay không. Đặc biệt, nếu như Bắc Kinh có ý kiến một cách nghiêm túc về vấn đề này với Việt Nam ?

Tất cả chỉ là trò làm ăn chứ không có con người và tương lai của một đất nước trong những gì Tô Lâm mang đến Mỹ, chứ đừng nói đến Trung Quốc. Tay lãnh đạo cộng sản và đời lúc này đã học được bài học kinh nghiệm rất lớn rằng nếu muốn tồn tại được chế độ độc tài cộng sản ở Việt Nam thì phải sống với đồng đô la và thế giới phương Tây bao bọc chung quanh. Càng có nhiều công ty tư bản đến làm ăn ở Việt Nam có nghĩa rằng linh hồn vô sản của Hà Nội sẽ lúc nào cũng được ấm áp.

Ngay trong lời tuyên bố của ông Joe Biden, cũng có thể thấy rõ điều này, là nước Mỹ ủng hộ một Việt Nam "mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng" và sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, để quan hệ Mỹ - Việt Nam tiếp tục là hình mẫu cho sự hàn gắn và hợp tác kiến tạo tương lai. Không có gì liên quan đến con người Việt Nam - mà vốn hơn hai thập niên trước - những khái niệm đó là tiêu chuẩn để hai quốc gia khác biệt chính trị có thể ngồi vào bàn thỏa thuận cùng nhau.

Con người và nhân quyền Việt Nam đã được đưa vào một bàn thờ hiến tế kín đáo. Nụ cười và những cái bắt tay của các vị lãnh đạo tầm cao đã quá cao, đến mức không còn nhìn thấy số phận con người ở dưới chân mình.

Nam Việt

Nguồn : RFA, 27/09/2024

Additional Info

  • Author Nam Việt
Published in Diễn đàn

Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm giữa hai chuyến công tác dài ngày

Chuỗi hoạt động quốc tế của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm từ 30/9—7/10 bao gồm chuyến thăm cấp Nhà nước đến Mông Cổ, Ireland và Pháp, đồng thời tham dự Hội nghị cấp cao Francophonie lần thứ 19.

tolam011

Ông Tô Lâm trong buổi hội kiến Tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden, tại New York, ngày 25/9/2024. TTXVN


Nội hàm "kỷ nguyên mới" là gì ?

Đợt công tác kéo dài của ông Tô Lâm diễn ra ngay khi hiệu ứng tích cực từ chuyến thăm Mỹ và Liên Hợp Quốc [21–27/9] vẫn đang được cảm nhận. Tần suất hoạt động ngoại giao quốc tế liên tiếp và dày đặc này không chỉ thể hiện một nỗ lực quan trọng trong chủ trương đối ngoại của Việt Nam, mà còn làm nổi bật vai trò của ông Tô Lâm trong bối cảnh chuyển giao quyền lực trên thượng tầng.

Các chuyến thăm cấp nhà nước này không chỉ nhằm củng cố các mối quan hệ chiến lược quan trọng với những đối tác then chốt, mà còn phản ánh định hướng sâu xa của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc nâng cao vai trò và vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Qua những động thái này, dường như lãnh đạo Việt Nam muốn gửi đi một thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng quốc tế và nhân dân trong nước rằng Việt Nam đang sẵn sàng bước vào một "kỷ nguyên mới". Đấy là thời kỳ mà đất nước không chỉ tích cực tham gia các vấn đề toàn cầu, mà vẫn duy trì định hướng xã hội chủ nghĩa trong nội bộ, tiếp tục gắn kết các mục tiêu quốc tế với chiến lược phát triển trong nước.

Trước mỗi chuyến công du quốc tế, ông Tô Lâm thường có những động thái nội trị nhằm tạo dấu ấn. Trước khi sang Mỹ, ông đã cho công bố bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới". Bài viết nhanh chóng nhận được sự quan tâm từ các cán bộ, đảng viên trong nước, theo TTXVN [1], coi đây là định hướng quan trọng cho giai đoạn chuyển mình của Đảng. Tuy nhiên, trên bình diện quốc tế, bài viết này lại chưa tạo được ảnh hưởng lớn. Các nhà quan sát chính trị trong và ngoài nước đã có những phản ứng trái chiều.

Theo buổi hội luận trên VOA ngày 18/9/2024 [2], một số ý kiến cho rằng bài viết còn thiếu những điểm đột phá trong tư duy lãnh đạo và không đủ hấp dẫn để thu hút sự chú ý từ quốc tế. Trước chuyến thăm đến khu vực Á – Âu, vào ngày 29/9, ông Tô Lâm, với vai trò Tổng bí thư - Chủ tịch nước kiêm Bí thư Quân ủy Trung ương, đã có chuyến làm việc với Tổng cục II [Tổng cục Tình báo]. Ông đã ghi nhận những thành tựu quan trọng của lực lượng tình báo quốc phòng, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc nâng cao năng lực hoạt động tình báo trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp [3].

Trong bối cảnh chuyển giao quyền lực trên thượng tầng, ông Tô Lâm đã khéo léo tận dụng các diễn đàn quốc tế như Liên Hợp Quốc, Thượng đỉnh Tương lai, và Hội nghị cấp cao Pháp thoại để khẳng định vai trò lãnh đạo của mình, đồng thời đối mặt với những thách thức nội bộ. Các chuyến thăm này không chỉ nhằm củng cố vị thế của ông trên trường quốc tế, mà còn thể hiện năng lực điều hành và kiểm soát tình hình trong nước, đặc biệt khi cuộc đấu tranh quyền lực trong Đảng vẫn tiếp diễn.

Trên phương diện đối ngoại, ông Tô Lâm đã khéo léo giữ được sự cân bằng quan hệ chiến lược với phương Tây, đặc biệt là Mỹ, trong khi vẫn duy trì được mối quan hệ truyền thống với các quốc gia như Trung Quốc. Những động thái này vừa khẳng định dấu ấn cá nhân của ông, vừa phản ánh sự chuyển dịch chính trị sâu sắc bên trong Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chuỗi hoạt động ngoại giao dày đặc và sự xuất hiện liên tục của ông trên trường quốc tế, từ Tây bán cầu đến Á – Âu, đã thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế và tạo nên một dấu ấn quan trọng cho thời kỳ chuyển giao quyền lực này [4].

Tuy nhiên, nỗ lực của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm trong việc định hình nội hàm "kỷ nguyên mới" dường như vẫn chưa đạt được thành công rõ ràng. Dù có một bộ phận dư luận hy vọng rằng các bài phát biểu của ông, cả trong nước và tại các diễn đàn quốc tế, có thể hé mở khả năng dân chủ hóa đất nước, nhưng kết quả thực tế lại chưa thể hiện rõ điều này.

Trước đó, ông Tô Lâm từng khẳng định tại Đại học Columbia [Mỹ] : "Con đường phát triển của Việt Nam không thể tách rời xu thế chung của thế giới và nền văn minh nhân loại" [5], làm dấy lên kỳ vọng về những thay đổi tiến bộ. Tuy vậy, một số chuyên gia đã đưa ra cảnh báo rằng các cải cách nửa vời hoặc những thay đổi ngôn từ có thể khiến dư luận tạm thời yên lòng mà không thực sự giải quyết các vấn đề cấu trúc sâu sắc.

Một bình luận trên VOA ngày 24/9 đã nhấn mạnh : Những thay đổi chỉ mang tính bề mặt có thể tạo ra ảo giác về sự tiến bộ, nhưng nếu người dân nhận ra sự thật này và mất niềm tin, hệ quả có thể rất nghiêm trọng [6]. Điều này gợi mở rằng, những nỗ lực của ông Tô Lâm, dù có những động thái tích cực, vẫn có thể không đạt được kỳ vọng của cả trong nước lẫn quốc tế.

Lựa chọn cải cách hay bảo thủ ?

Chuyến công tác đến Mỹ, Pháp và Ireland của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm là điều dễ hiểu, nhưng tại sao ông lại chọn thêm Cuba và Mông Cổ ? Nếu đây chỉ là sự ngẫu nhiên, bởi vì hai nước này nằm trên lộ trình công tác, thì sự ngẫu nhiên ấy lại mang tính tất yếu. Việc nghiên cứu trên thực địa các mô hình khác nhau có thể mang lại cho ông Tô Lâm những góc nhìn đa chiều về sự thành công và thất bại trong quản trị quốc gia.

Đặc biệt, sau khi cung cấp 10.000 tấn gạo cho Cuba, liệu ông có dám khuyến khích "người bạn vàng" này tiến hành đổi mới kinh tế sớm để người dân được hưởng lợi ? Như Facebooker Nguyên Tống từng đề cập, nếu Cuba thực hiện cải cách, hàng ngàn công ty và văn phòng từ Châu Âu, Châu Á, và Mỹ có thể sẽ đến đây đầu tư, tạo ra việc làm và cải thiện đời sống người dân, giống như Dubai. Tuy nhiên, đáng tiếc là Cuba vẫn giữ vai trò "tiền đồn" mà không thực sự tận dụng điều kiện tự nhiên và địa chính trị để phát triển. Họ tiếp tục chìm trong đói nghèo và mơ về một thiên đường không thực sự tồn tại [7].

Thăm Mông Cổ, nếu ông Tô Lâm chịu khó lắng nghe bài học chuyển đổi dân chủ trên đất nước thảo nguyên bất tận, thì quả là một đại phúc cho dân tộc Việt Nam [8]. Trong cuộc tiếp kiến ngày 30/9, ông Tô Lâm chắc hẳn biết rằng Tổng thống Khürelsükh, người vừa hội đàm với mình, là một thành viên của Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ (MPRP) – Đảng cộng sản của Mông Cổ trước đây. Điều đáng chú ý là MPRP đã chủ động tiến hành cải cách dân chủ và trở thành Đảng Nhân dân Mông Cổ (MPP), phù hợp với một Mông Cổ đã dân chủ hóa. Kể từ năm 1990, MPP đã giữ quyền lực trong hơn một nửa thời gian, và đây là nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp mà Đảng này cầm quyền. Đáng ra, ông Tô Lâm nên chúc mừng Cuộc cách mạng Dân chủ của Mông Cổ, một cuộc cách mạng diễn ra mà không cần đổ máu. Liệu các bạn Mông Cổ có kể cho ông nghe về những khẩu hiệu đấu tranh từ những năm 90 như : "Thời cơ đã đến, hãy tỉnh dậy đi", "Nhân dân… hãy leo lên lưng ngựa", "Sự thật sẽ không được biết đến nếu nó bị che giấu" ? Kết quả của sự thay đổi đó là ngày nay, Mông Cổ đang nổi lên như một trong những quốc gia tự do nhất Châu Á [9].

Cho đến nay, giới quan sát vẫn chưa thể xác định chắc chắn liệu Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm là nhà cải cách hay vẫn là một thành trì bảo thủ ? Chuyến thăm Cuba và Mông Cổ của ông có thể không chỉ dừng lại ở các hoạt động ngoại giao thông thường, mà còn là những phép thử chính trị nhằm tham khảo các mô hình phát triển và phương thức quản trị quốc gia. Mông Cổ, với sự thành công trong quá trình chuyển đổi dân chủ, và Cuba, nơi còn bị kìm hãm bởi ý thức hệ giáo điều, đều mang đến những bài học quý báu về lãnh đạo và cải cách.

Hơn nữa, sự tự tin khi ông Tô Lâm thực hiện các chuyến công du dài ngày mà không lo ngại về việc mất quyền lực trong nước cho thấy vị thế lãnh đạo của ông hiện khá vững chắc. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa thể khẳng định được sự ổn định của chính trường Việt Nam trong giai đoạn chuyển tiếp, vì thời kỳ quá độ này vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức nội bộ.

Đinh Hoàng Thắng

Nguồn : VOA, 01/10/2024

Tham khảo:

[1] https://baotintuc.vn/thoi-su/doi-moi-phuong-thuc-lanh-dao-cua-dang-yeu-cau-tu-cap-chi-bo-den-trung-uong-20240919190700942.htm

[2] https://www.voatiengviet.com/a/7787781.html?withmediaplayer=1

[3] https://laodong.vn/thoi-su/xay-dung-luc-luong-tinh-bao-quoc-phong-tuyet-doi-trung-thanh-1400982.ldo

[4] https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/to-lam-trip-to-the-us-outcomes-09262024101648.html

[5] https://tuoitre.vn/toan-van-phat-bieu-chinh-sach-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-tai-dai-hoc-columbia-202409241044401.htm

[6] https://www.voatiengviet.com/a/7796234.html

[7] https://baotiengdan.com/2024/09/30/tiec-cho-cuba-lam-tien-don-gac-cong-lam-chi/

[8] Chuyển đổi dân chủ ở Mông Cổ, 22/12/2015

[9] https://www.luatkhoa.com/2017/08/anh-mong-co-da-chuyen-doi-dan-chu-khong-mot-tieng-sung-nhu-nao/

Additional Info

  • Author Đinh Hoàng Thắng
Published in Quan điểm

Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm : cởi mở hơn, ủng hộ hòa giải và tự do học thuật ?

Những gì Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm thể hiện từ khi lên nắm quyền lãnh đạo, đặc biệt là qua các hoạt động và phát ngôn trong chuyến công tác tại Mỹ, dự báo gì về phong cách lãnh đạo của ông ? Liệu ông có cởi mở hơn so với người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng ?

coimo1

Trong chuyến công tác tại Mỹ từ 22-25/9, Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham gia nhiều sự kiện và đề cập đến vấn đề hòa hợp, hòa giải.

Chiều 22/9 giờ địa phương, Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự sự kiện kỷ niệm 1 năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ.

Tới sáng hôm sau ngày 23/9, ông tiếp tục có mặt phát biểu chính sách tại Đại học Columbia và là nhà lãnh đạo Đảng cộng sản đầu tiên được mời tới nói chuyện tại trường này.

Trong cả hai sự kiện, ông đều đề cập đến hòa hợp, hòa giải giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sau chiến tranh, cũng như việc hợp tác giữa hai nước cựu thù trên nhiều phương diện, trong đó có giáo dục.

Với tư cách là người đứng đầu đảng và nhà nước, những phát ngôn của ông Tô Lâm gây nhiều chú ý vì nó thể hiện tầm nhìn của nhà lãnh đạo mới. Việc ông làm diễn giả chính trong buổi tọa đàm ở Đại học Columbia được đánh giá là một sự cởi mở, mạnh dạn của nhà lãnh đạo cộng sản.

Có mặt tại sự kiện kỷ niệm quan hệ Việt-Mỹ, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nói với BBC rằng ông tin ông Tô Lâm "sẽ tiếp tục củng cố mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, vì quan hệ hữu nghị gắn kết là lợi ích chung của cả hai dân tộc chúng ta".

Đại sứ Ted Osius là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, ông là đại sứ Mỹ tại Hà Nội từ năm 2014 đến 2017 và được đánh giá là đã có nhiều đóng góp trong việc tăng cường quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Mỹ.

Việt - Mỹ và viễn cảnh tương lai

coimo2

Sự kiện kỷ niệm một năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt-Mỹ diễn ra tại New York ngày 22/9 có sự tham dự của cựu Ngoại trưởng John Kerry, Thượng nghị sĩ Dan Sullivan cùng nhiều quan chức, cựu quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ.

Trong bài phát biểu, Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhắc đến mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là "hợp tác đầy đủ" với Mỹ. Nhưng vì những khúc quanh của lịch sử, đến hơn 40 năm sau thì hai nước mới nâng cấp lên mức quan hệ cao nhất trong ngoại giao của Việt Nam.

Về quá trình hòa giải, bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, ông Tô Lâm nhắc đến vai trò của những "người phá băng". Ông cũng đề cập vấn đề này trong buổi nói chuyện tại Đại học Columbia, nhấn mạnh đến "sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam" và những người bạn thân thiết của Việt Nam gồm Tổng thống Bill Clinton và các tổng thống kế nhiệm, các thượng nghị sĩ John McCain, John Kerry,..

Trong cuốn hồi ký mang tên Không gì là không thể : Sự hòa giải của Mỹ với Việt Nam (Nothing is Impossible : America's Reconciliation with Vietnam) của mình, ông Osius đã tiết lộ nhiều chi tiết về vai trò của hai thượng nghị sĩ John McCain và John Kerry trong việc Mỹ dỡ bỏ cấm vận Việt Nam vào năm 1994 dưới thời Tổng thống Bill Clinton.

Thượng nghị sĩ John Kerry với vai trò là chủ tịch Ủy ban Đặc trách các vấn đề tù binh, quân nhân mất tích trong chiến tranh Việt Nam (POW/MIA) cùng Thượng nghị sĩ John McCain đã giúp cung cấp cho Tổng thống Clinton một vỏ bọc chính trị cần thiết để dỡ bỏ cấm vận kinh tế, tiến tới một lộ trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

coimo3

Từ trái qua : Cựu Ngoại trưởng John Kerry, cựu Đại sứ tại Việt Nam Ted Osius, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper tại sự kiện Mỹ-Việt ở New York - Ảnh Thao Nguyen Griffiths

Cụ thể, ông Kerry và ông McCain đã bảo trợ cho một nghị quyết lưỡng đảng kêu gọi Tổng thống Clinton dỡ bỏ cấm vận Việt Nam và được thông qua với tỷ lệ phiếu 62 trên 38

"Cuộc bỏ phiếu sẽ cho tổng thống vỏ bọc chính trị mà ông ấy cần để dỡ bỏ cấm vận và tôi mong điều đó sẽ đến khá sớm", ông McCain nói trong cuốn sách của Đại sứ Osius. "Tôi nghĩ đó là một sự kiện gieo hạt quan hệ Mỹ-Việt".

Thuật lại sự kiện, cựu Đại sứ Ted Osius nói rằng chính Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm đã phát biểu trong sự ngỡ ngàng rằng "ba mươi năm trước, chúng tôi không thể tưởng tượng được rằng chúng ta sẽ tiến xa đến thế này".

Ông Tô Lâm đã dẫn lời của Tổng thống Abraham Lincoln : "Cách tốt nhất để đoán định tương lai là kiến tạo tương lai".

Theo Đại sứ Osius, trong cuộc gặp, cựu Ngoại trưởng John Kerry đã đáp lại tinh thần "tạo dựng tương lai" của ông Tô Lâm, nói rằng Hoa Kỳ có thể ủng hộ tham vọng của Việt Nam trở thành một cường quốc công nghệ, với nền kinh tế được thúc đẩy bởi trí tuệ nhân tạo và đổi mới.

"Ông Kerry đã trích dẫn lời của Tổng thống John Adams - người được ca ngợi là 'Người khổng lồ của nền độc lập', rằng 'Tôi phải học về chính trị và chiến tranh để các con tôi có thể tự do học toán và triết học. Các con tôi phải học toán và triết học, địa lý, lịch sử tự nhiên, kiến ​​trúc hải thuyền, hàng hải, thương mại và nông nghiệp để cho con cái chúng có quyền học hội họa, thơ ca, âm nhạc, kiến ​​trúc, điêu khắc, thêu thùa và làm gốm sứ".

coimo4

Tổng bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại lễ kỷ niệm quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt ngày 22/9 tại New York

Trong buổi kỷ niệm một năm Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước, Đại sứ Ted Osius còn nhắc đến các màn trình diễn nghệ thuật mang tính tôn vinh và tinh thần hòa giải của các nghệ sĩ tầm vóc quốc tế. Nhiều người trong số họ, theo ông Osius, đã sống cuộc đời giữa Mỹ và Việt và giúp thu hẹp khoảng cách giữa hai nước.

"Ví dụ, nghệ sĩ saxophone An Trần, con gái của nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn, lớn lên ở Việt Nam nhưng theo học nhạc tại Mỹ. Cô đã biểu diễn bài Bèo dạt mây trôi cùng nhạc sĩ guitar San Trịnh (Trịnh Thy San)".

"Một nghệ sĩ saxophone người Mỹ, Henry Luther Threadgill, đã sáng tác bài Phở đặc biệt dành cho buổi trình diễn này và gửi đến Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm. Threadgill từng tham chiến tại Việt Nam nhưng nay ông sáng tác nhạc để tôn vinh và ngợi ca Việt Nam", ông Osius thuật lại với BBC.

Song song với việc nói khá nhiều về tiến trình hòa giải giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, câu chuyện giữa người Việt với nhau lại không được chú trọng, thậm chí bị lảng đi.

Tại buổi nói chuyện tại Đại học Columbia, ông Tô Lâm đã tránh trả lời thẳng thắn về sự hòa giải giữa người Việt với nhau sau chiến tranh khi Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng của Đại học Columbia đặt ra câu hỏi kèm theo trích dẫn lời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt rằng ngày 30/4/1975 là sự kiện khiến "triệu người vui mà cũng có triệu người buồn".

Giáo sư Hằng nhận định câu nói của ông Kiệt rất ấn tượng vì điều đó cho thấy chính phủ Việt Nam nhận thức được sự mất mát của cả những người từng sống dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên, ông Tô Lâm không đề cập gì đến vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc trong câu trả lời của mình mà chỉ nói tới quan hệ Việt Nam và Mỹ.

Có thể thấy, gần nửa thế kỷ sau khi chiến tranh chấm dứt, trong khi hòa giải giữa Việt Nam và cựu thù Mỹ có những bước tiến rõ rệt, việc hòa giải giữa những người Việt từng đứng hai bờ chiến tuyến vẫn còn nhiều trắc trở. Một trong những biểu hiện nổi cộm là phong trào dư luận viên trên mạng ngày càng tăng cường đả kích những gì liên quan đến Việt Nam Cộng hòa, từ phim Cảm tình viên cho đến sự xuất hiện của một nghệ sĩ trên một sân khấu ở Mỹ mà có lá cờ vàng ba sọc đỏ.

55555555555555555555555555

Tổng bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm cùng phu nhận dự sự kiện Gắn kết qua Nghệ thuật, kỷ niệm 1 năm Mỹ-Việt nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện – Ted Osius

Fulbright và tự do học thuật

Trong chuyến công tác tại Mỹ, Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm đã chứng kiến Lễ trao văn kiện hợp tác giữa Bộ Ngoại giao và Đại học Columbia ; giữa VinUniversity và Đại học Columbia ; giữa Đại học Fulbright và Đại học Columbia.

Trước chuyến đi, kể từ đầu tháng 7, Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) đã hứng chịu cuộc tấn công mạng, thậm chí cả từ cơ quan truyền thông của Bộ Quốc phòng Việt Nam, với cáo buộc "cách mạng màu" và mọi việc chỉ dần lắng xuống khi Bộ Ngoại giao lên tiếng về vai trò của FUV vào ngày 26/8. Tuy nhiên, cuộc tấn công và những cáo buộc vẫn gây ra ảnh hưởng lớn đến uy tín, danh tiếng và tinh thần của những sinh viên theo học tại trường.

Trong cuốn hồi ký của mình, ông Ted Osius đã kể rằng trong quá trình đàm phán về Fulbright Việt Nam thì một trong những khâu khó khăn nhất là đảm bảo trường có được tự do học thuật. Đây cũng là một yếu tố mà phía chính phủ Việt Nam rất khó chấp nhận, vì hệ thống giáo dục Việt Nam phải nằm dưới sự quản lý toàn diện của Đảng cộng sản. Do đó, việc Việt Nam đồng ý cho phép FUV ra đời được coi là một bước đột phá.

Trước câu hỏi của BBC về những cáo buộc Đại học Fulbright Việt Nam về "cách mạng màu" và mức độ tự do học thuật của FUV, ông Osius kể lại thời điểm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ năm 2015 :

"Tôi đã có mặt tại New York cùng với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào năm 2015 khi ông tuyên bố rằng Đại học Fulbright sẽ được hưởng quyền tự do học thuật và tự do nghiên cứu".

"Tuần trước - cũng tại New York - Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Tô Lâm đã nói rằng cải cách giáo dục là điều cần thiết để Việt Nam có được một nền kinh tế đổi mới, được thúc đẩy bởi sự tiến bộ công nghệ".

"Nhà lãnh đạo Việt Nam đã kêu gọi việc hợp tác với các tổ chức học thuật của Mỹ như Đại học Columbia để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, nhằm giúp Việt Nam có thể đứng ở vị trí tiên phong về công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học và máy tính lượng tử. Tôi nghĩ vị tổng bí thư đã nói đúng".

Vị cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam nói thêm rằng, một điều đương nhiên Đại học Fulbright không phải là một phần hay mầm mống của cuộc "cách mạng màu" nào, mà trường đang tìm cách thúc đẩy tinh thần tìm tòi và đổi mới trong số những sinh viên xuất sắc nhất của Việt Nam từ khắp mọi miền đất nước.

"Sứ mệnh của Fulbright Việt Nam là ủng hộ, tương trợ cho sự thành công và thịnh vượng của Việt Nam. Hầu hết các nhà lãnh đạo của Việt Nam đều hiểu được điều này. Tôi tự hào về những điều mà Fulbright Việt Nam đang làm. Tôi lấy làm hãnh diện khi các nhà lãnh đạo ở cả hai phía Việt Nam lẫn Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ trường như một hạt nhân ưu tú", ông Osius trả lời BBC.

Trong bài phát biểu dài 22 phút tại Đại học Columbia, ông Tô Lâm cũng chỉ rõ "con đường phát triển của Việt Nam không thể tách rời xu thế chung của thế giới và nền văn minh nhân loại".

Chưa rõ câu nói này mang ý nghĩa thực tiễn như thế nào nhưng đây được cho là dấu hiệu của một sự cởi mở hơn trong tư duy của nhà lãnh đạo có xuất thân từ ngành công an như ông Tô Lâm.

Nhà văn Trần Thanh Cảnh, trong cuộc phỏng vấn với BBC về việc gần 100 trí thức trong và ngoài nước kêu gọi trả tự do cho nhà báo Huy Đức đã có lời nhận định rằng từ khi ông Tô Lâm lên nắm quyền lãnh đạo tối cao của Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, có nhiều tín hiệu cho thấy ông không như người tiền nhiệm, mà sẽ hướng về sự cởi mở xã hội hơn.

Nguồn : BBC, 01/10/2024

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt
Published in Việt Nam

Chuyến đi New York trong tuần qua của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Tô Lâm là sự kiện "đến hẹn lại lên" vì mỗi năm vào cuối tháng 9, Liên Hiệp Quốc đều có họp Đại hội đồng và nguyên thủ, hay đại diện ngoại giao cấp cao nhất, của nhiều quốc gia đều đến tham dự để thể hiện sự quan tâm và nói lên quan điểm chính sách của quốc gia mà họ đại diện.

bvp1

Ông Tô Lâm có một lịch trình khá dày đặc tại Mỹ

Nhiều lãnh đạo Việt Nam đã đến diễn đàn Liên Hiệp Quốc đọc diễn văn, trong đó có Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, năm 2009 ; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, năm 2013 ; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, năm 2018 và năm 2021 khi là Chủ tịch nước ; Thủ tướng Phạm Minh Chính, năm 2023.

Như mọi lần, khi lãnh đạo đi họp tại Liên Hiệp Quốc thì truyền thông trong nước luôn đề cao vai trò của lãnh đạo Việt Nam trên chính trường thế giới.

Trang mạng của đài Tiếng nói Việt Nam (VoV) ngày 26/9 đưa lên nhiều hình ảnh Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế cũng như lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ, trong đó có Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb, Quốc vụ khanh Vatican là Hồng y Pietro Parolin, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Từ khi Nga khởi động cuộc chiến tranh ở Ukraine hơn hai năm trước, Việt Nam đã ủng hộ Nga và bỏ phiếu trắng trong các nghị quyết lên án Nga tại Liên Hiệp Quốc nên cuộc gặp với Tổng thống Zelensky của lãnh đạo Việt Nam được chú ý. Nhưng cũng phải chờ xem có thực Hà Nội đang ngả về phía Mỹ để không còn ủng hộ chiến tranh xâm lược của Nga nữa hay không.

Về các tổ chức quốc tế, ông Tô Lâm đã tiếp đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Tổng Giám đốc Cơ quan Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Giám đốc Điều hành UNICEF.

Với doanh nghiệp Hoa Kỳ, ông đã gặp Chủ tịch Boeing Toàn cầu Brendan Nelson, Phó Chủ tịch Quan hệ Chính phủ của Google là Karan Bhatia.

Báo chí trong nước cũng đưa tin ông Tô Lâm đã có buổi nói chuyện tại Asia Society (Hội Á Châu), có buổi gặp gỡ với một số Việt kiều đến từ bang Texas và du sinh đang học tại Mỹ.

Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai.

Bài diễn văn của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới.

Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên đến Liên Hiệp Quốc là dịp để ông thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.

Sau khi lên làm chủ tịch nước, ông Tô Lâm đã đón Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm Việt Nam. Tiếp đó, ông đã có chuyến đi Bắc Kinh trên cương vị tổng bí thư kiêm chủ tịch nước để gặp Tập Cận Bình. Vì thế, Hà Nội đã ra sức vận động để ông Tô Lâm được gặp Tổng thống Joe Biden, dù rằng ông Biden chỉ còn làm lãnh đạo Hoa Kỳ thêm bốn tháng nữa.

Trong khi diễn văn của ông Tô Lâm tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc không được chú ý thì cuộc gặp của ông với Tổng thống Joe Biden bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 25/9 lại được truyền thông quốc tế ghi nhận. Reuters, US News and World Report, DW và Radio Free Asia đã đưa tin về cuộc gặp vì đó là biểu hiện cho thấy Hà Nội muốn cân bằng quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ khi quan hệ giữa hai cường quốc này đã có nhiều căng thẳng trong gần một thập kỷ qua.

Để có cuộc gặp với Tổng thống Joe Biden, người không tái tranh cử và sẽ rời Nhà Trắng vào đầu năm tới, Hà Nội đã phải thả ông Trần Huỳnh Duy Thức và bà Hoàng Thị Minh Hồng.

Vào năm 2009, ông Thức bị nhà nước cáo buộc có "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" và bị kết án 16 năm tù, trong khi ông chỉ lên tiếng một cách ôn hòa cho tự do, dân chủ trên quê hương. Ông không bao giờ nhận tội do nhà nước cáo buộc để giam tù ông. Sau khi được về đến nhà, ông Thức đã lên tiếng cho biết ông không phải được chủ tịch nước đặc xá theo luật pháp mà ông đã bị công an cưỡng bách đưa ra khỏi nhà tù ở Nghệ An, đem lên máy bay đưa về nhà ở quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc nửa đêm ngày 21/9, tám tháng trước khi ông mãn hạn tù.

Bà Hoàng Thị Minh Hồng là một người hoạt động môi trường bị bắt hồi năm ngoái và bị kết án 3 năm tù về tội trốn thuế. Tuy nhiên, các tổ chức quốc tế về môi sinh cũng như về bảo vệ nhân quyền đều cho rằng đó chỉ là lý do bên ngoài, thực ra Hà Nội không muốn các tổ chức xã hội dân sự có những hoạt động không theo đường lối của nhà nước.

Chỉ sau khi ông Thức và bà Hồng được ra khỏi nhà tù và về đến nhà trong ngày 22/9, phía Mỹ mới loan báo là sẽ có buổi gặp giữa Tổng thống Joe Biden với Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm vào ngày 25/9 tại New York.

Tư cách lãnh đạo, qua hình ảnh của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm tại New York trong tuần qua có lẽ thể hiện rõ tại buổi nói chuyện với sinh viên và các giáo sư, học giả tại Đại học Columbia ngày 23/9 mà trên trang mạng của đại học này đã giới thiệu ông là giáo sư có bằng tiến sĩ luật.

bvp2

Chủ tịch nước Tô Lâm, bên phải, và Giáo sư Nguyễn Liên Hằng tại buổi nói chuyện với sinh viên và học giả tại Đại học Columbia ngày 23/9/2024 (Ảnh chụp màn hình từ trang mạng Đại học Columbia)

Bài phát biểu của ông dài 22 phút. Sang phần đặt câu hỏi do Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng điều phối thì thấy ông Tô Lâm cầm cuốn sổ có ghi chép, lật qua lật lại nhiều chỗ như để tìm câu trả lời.

Một số câu hỏi của sinh viên liên quan đến chính sách phát triển được ông trả lời chung chung là sẽ tái cấu trúc kinh tế, chuyển sang kỹ thuật số, sẽ theo chân Thánh Gióng để nhảy vọt.

Sinh viên ở nước ngoài học xong muốn về đóng góp cho đất nước thì nhà nước có chính sách gì để khuyến khích ? Ông trả lời có chính sách, nhưng không nói cụ thể ra sao. Ông cũng nói không nhất thiết phải trở về, hãy tiếp tục học cao lên nữa và ở nước ngoài mà vẫn có thế đóng góp cho đất nước từ xa, cũng như đóng góp cho quốc gia nơi sinh sống.

Làm sao giúp Việt Nam tiến bộ khoa học, kỹ thuật ? Ông Lâm nói tiếp tục cải cách, tìm những đường tắt để giúp phát triển kinh tế. Cách mạng 4.0 sẽ giúp Việt Nam tiến nhanh.

Một sinh viên hỏi về quan hệ với Nhật Bản, Việt Nam cần làm gì để phát triển hơn nữa. Có lẽ câu hỏi không nằm trong lãnh vực mà Chủ tịch Tô Lâm đã được tư vấn trước nên ông không trả lời câu hỏi này.

Giáo sư Liên Hằng đã có một câu hỏi quan trọng cho ông, khi bà nhắc đến câu nói của Thủ tướng Võ Văn Kiệt về sự kiện 30/4 khiến triệu người vui nhưng cũng có triệu người buồn và hỏi ông sẽ làm gì để có hòa giải giữa người Việt trong và ngoài nước.

Câu trả lời của ông Lâm không nói đến điều mà giáo sư Liên Hằng đã hỏi. Ông chỉ nhắc đến chuyện hai quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ đã hòa giải trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, và rằng cuộc chiến chấm dứt đã gần 50 năm và Việt Nam đã vượt qua quá khứ để có hòa bình và ổn định là điều mà người dân Mỹ cũng như thế giới mong muốn.

Lãnh đạo Việt Nam nói như thế đã nhiều lần, ở nhiều nơi. Nhưng thực sự họ có thực tâm muốn hòa giải với Mỹ hay không ? Chỉ thị 24 của Hà Nội cho thấy họ lo sợ người Mỹ và các thế lực bên ngoài luôn có âm mưu "diễn biến hòa bình" hay "cách mạng màu", nổi bật là màn tấn công tuyên truyền vào hoạt động của Đại học Fulbright Việt Nam gần đây.

Còn nói chuyện hòa giải giữa người Việt với nhau, hiện thực là nhiều tù nhân lương tâm tiếp tục bị giam cầm vì lên tiếng bất đồng với những chính sách của nhà nước như Huy Đức, Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Thúy Hạnh v.v…

Năm ngoái, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày chấm dứt sự can dự quân sự của Hoa Kỳ vào Việt Nam theo tinh thần Hiệp định Paris 1973, Giáo sư Nguyễn Liên Hằng là người Việt duy nhất tham dự hội thảo tại Đại học George Washington và bà đã lên tiếng về lãnh đạo Việt Nam, khi đó là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã quá già và bày tỏ quan ngại về việc ngày nay người Việt vẫn tiếp tục "bỏ phiếu bằng chân" rời Việt Nam ra đi.

Tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 79, ông Tô Lâm đã nói lên quan điểm của Việt Nam về các xung đột quốc tế, về căng thẳng trên Biển Đông, về các nước giàu cần giúp các nước đang phát triển như Việt Nam.

Có một điều mà các lãnh đạo ở Hà Nội cần nhớ là Việt Nam đã chính thức gia nhập Liên Hiệp Quốc từ năm 1977, sau khi đất nước hòa bình thống nhất. Và từ năm 1982, Việt Nam đã ký phê chuẩn các công ước của Liên Hiệp Quốc về những quyền căn bản của con người như quyền tự do kinh tế, giáo dục, tín ngưỡng và các quyền về dân sự cũng như chính trị.

Đến nay nhà nước vẫn không cho người dân được thành lập các tổ chức xã hội dân sự độc lập, không cho người dân tự do biểu đạt, tự do báo chí, không cho quyền lập hội. Dân không được tự do ứng cử mà phải qua sàng lọc, hiệp thương của Đảng cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất hiện nắm quyền cai trị 100 triệu dân Việt.

Vì tương lai một nước Việt Nam phát triển và tiến bộ để sánh vai cùng thế giới, nhà nước hãy trả lại cho dân Việt những quyền tự do căn bản đã ghi trong Hiến pháp.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP tính theo sức mua (PPP) trên đầu người của Việt Nam hiện nay vẫn đứng ở mức 100 trong 200 quốc gia trên thế giới, GDP danh nghĩa trên đầu người còn thấp hơn nữa. Phải mất bao lâu nữa thì GDP trên đầu người của Việt Nam mới từ mức trên 4.000 đôla (năm 2023) tăng lên mức 10.000, khi mà mỗi năm chỉ tăng chừng 300 đôla ?

Cải cách kinh tế mà không có cải cách chính trị đi theo, Việt Nam khó có những phát triển nhảy vọt như Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm mong muốn.

Bùi Văn Phú

(30/09/2024)

Tác giả Bùi Văn Phú hiện dạy đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do từ vùng Vịnh San Francisco, California

Additional Info

  • Author Bùi Văn Phú
Published in Diễn đàn

Cung đình khốc liệt : Nếu không cẩn thận, Tô Lâm có thể "nhiễm bệnh" !

Trần Chương, Thoibao.de, 01/10/2024

Từ khi ông Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng bí thư đến nay, cung đình ngày càng khốc liệt hơn, chứ không hề yên tĩnh. Chưa có nhiệm kỳ nào mà số ủy viên Trung ương Đảng và ủy viên Bộ Chính trị bị rụng nhiều như nhiệm kỳ khóa 13 này. Điều đó báo hiệu, Đảng cộng sản Việt Nam là một cái "lò lửa", trong đó, các đồng chí đang "nướng" lẫn nhau.

dcsvn1

Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu làm Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam sáng ngày 3/8/2024

Nhiệm kỳ này cũng có đến 3 cái chết, 2 người chết khi đang tại vị, còn 1 người chết không bao lâu sau khi rời ghế. Đó là ông Lê Văn Thành, ông Nguyễn Chí Vịnh và ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Thành nhiễm "bệnh lạ", sau khi rời "hang ổ" Hải Phòng về Chính phủ. Ông Trọng qua đời, có lẽ do di chứng của lần gục ngã tại Kiên Giang – sào huyệt của Ba Dũng, 5 năm trước đó. Còn ông Vịnh bị cho nhắm mắt, có lẽ bởi ông biết quá nhiều. Ông Vịnh từng nắm chức Tổng Cục trưởng Tổng cục Tình báo quân đội (tức Tổng Cục 2).

Sẽ không có bất kỳ sự thừa nhận nào từ nhà cầm quyền, rằng, những cái chết kể trên là kết quả của các cuộc đấu đá cung đình.

Dùng hồ sơ đen để hạ bệ lẫn nhau, là cách làm công khai. Bởi hầu hết các quan chức đều ăn bẩn để làm giàu, nên bất kỳ ai cũng có thể trở thành con mồi của Tô Lâm, khi ông nắm trong tay bộ máy điều tra khổng lồ. Rất nhiều người rất căm ghét Tô Lâm, nhưng không thể làm gì được ông, bởi ông có những bằng chứng cụ thể, không thể nào chối cãi. Cuộc chiến mà Tô Lâm đã và đang phát động, là cuộc chiến một chiều. Chỉ có Tô Lâm tấn công người khác, chứ chưa có ai đủ sức tấn công lại Tô Lâm.

Có thể nói, chiêu bài "chống tham nhũng" của ông Trọng, đã đem lại lợi thế cho ông Tô Lâm. Các thế lực khác không thể dùng đòn đánh sở trường của Tô Lâm để phản công ông, bởi làm vậy là "tự sát".

Chính trường khốc liệt, Tô Lâm là kẻ khó bị hạ nhất hiện nay, chứ không hẳn là không thể bị hạ. Vậy, câu hỏi đặt ra là, liệu Tô Lâm có thể bị đồng chí của ông hạ không, và hạ bằng cách nào ?

Những cái chết của Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang, Lê Văn Thành, và Nguyễn Chí Vịnh, liệu có miễn nhiễm với Tô Lâm hay không ? Câu trả lời là không.

Nếu ông Tô Lâm bất cẩn, ông vẫn có thể góp mặt vào danh sách tử vong, vì nguyên nhân bất minh, như các "đồng chí" nêu trên của ông.

Hiện nay, thế chẻ tre của Tô Lâm đã không còn. Nhưng để cân bằng quyền lực với ông thì vẫn là bài toán khó đối với phần còn lại. Hy vọng lớn nhất là phe quân đội, nếu họ bỏ qua sự bất đồng nội bộ bấy lâu nay và liên kết lại, thì Tô Lâm cũng khó mà ngăn cản được.

Quân đội lâu nay vẫn được ưu tiên có nhiều ủy viên Trung ương Đảng hơn công an, thậm chí, số ủy viên Bộ Chính trị có lúc cũng đông hơn. Tuy nhiên, nội bộ quân đội lại cũng chia phe cánh, không thống nhất được. Đó là lý do khiến cho phe quân đội bị phe công an vượt mặt.

Nói về bộ phận tình báo, công an bị lép vế so với quân đội. Năm 2018, ông Trọng cho giải thể Tổng cục Tình báo Bộ Công an, tức Tổng Cục 5, thay bằng một cơ quan tình báo mới. Giờ đây, công an không có cơ quan tình báo mạnh như quân đội đang có.

Nếu nói, cơ quan điều tra Bộ Công an chỉ có thể điều tra trong khuôn khổ pháp luật. Thì ngược lại, cơ quan tình báo quân đội có thể điều tra không giới hạn, và hành vi của họ được bảo đảm bí mật. Đây chính là thứ vũ khí lợi hại mà phe quân đội đang có. Liệu họ có sử dụng để nhắm vào Tô Lâm hay không ?

Khi các phe phái khác bế tắc trong việc hạ bệ Tô Lâm, thì việc làm sao để Tô Lâm mắc "bệnh lạ", cũng là một giải pháp có thể dùng. Vì thế, nếu không cẩn thận, ông hoàn toàn có thể trở thành nạn nhân của đòn hiểm này. Ngồi ngôi càng cao, càng tiềm ẩn nguy hiểm.

Trần Chương 

Nguồn : Thoibao.de, 01/10/2024

**********************************

Vì sao chính trường Việt Nam sẽ "sóng to, gió lớn", sau khi ông Tô Lâm công du Mỹ ?

Trà My, Thoibao.de, 29/09/2024

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa kết thúc chuyến công cán tại Mỹ, và chuyến thăm cấp nhà nước tới Cuba, từ ngày 21 đến 27/9. Đây là chuyến đi đến Hoa Kỳ đầu tiên của ông trên cương vị Tổng bí thư – Chủ tịch nước.

tolam1

Ông Tô Lâm phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm một năm nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt – Mỹ, tại Viện Asia Society, New York, Hoa Kỳ. Ảnh : Lâm Khánh/TTXVN.

Trên đất Mỹ, ông Tô Lâm đã có khoảng 50 hoạt động đáng chú ý, bao gồm cả việc gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden ; có bài phát biểu trước các lãnh đạo thế giới tại Kỳ họp thứ 79 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Tuy nhiên, một đoạn trong bài phát biểu của ông, trong lễ kỷ niệm một năm nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt – Mỹ, tại Viện Asia Society, New York, Hoa Kỳ, đã bị truyền thông nhà nước cắt bỏ, không rõ lý do.

Điều vừa kể cho thấy, kể cả phát biểu của người đứng đầu Đảng và nhà nước Việt Nam, cũng bị "cảnh sát tư tưởng" – tức Ban Tuyên giáo Trung ương kiểm duyệt, sẵn sàng cắt bỏ.

Đáng chú ý, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa – Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương – ông trùm "cảnh sát tư tưởng", đã đích thân tham dự đoàn công du của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Trong buổi hội đàm giữa Chủ tịch Tô Lâm và Tổng thống Biden, Tướng Nghĩa ngồi bên tay phải của ông Tô Lâm, chỉ cách ông Nguyễn Hòa Bình. Theo một số suy đoán, điều đó cho thấy, dường như có sự chỉ đạo từ xa đối với lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương.

Bài nói chuyện của ông Tô Lâm được báo Tuổi Trẻ đăng tải toàn văn, có đoạn :

"Trong Cách mạng Tháng 8, những người bạn Mỹ là lực lượng nước ngoài duy nhất bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã được mời tham dự Lễ Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, và chứng kiến Hồ Chủ tịch trích dẫn Tuyên ngôn độc lập Mỹ. Hôm đó, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, trên khán đài nổi bật khẩu hiệu : Hoan nghênh phái đoàn Mỹ".

Đây là một sự thật lịch sử không thể bác bỏ. Tuy nhiên, với chủ trương "bóp méo" lịch sử, nó đã bị che giấu trong một thời gian dài. Gần đây, những sự thật trong mối quan hệ Việt – Mỹ cách đây 79 năm đang dần dần phát lộ.

Tuy nhiên, theo một số suy đoán, đoạn phát biểu về "những người bạn Mỹ" của ông Tô Lâm, có lẽ đã gây khó chịu không nhỏ cho người "đồng chí" phương Bắc và phe bảo thủ chiếm đa số trong Đảng cộng sản Việt Nam.

Ngoài ra, việc gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden, cũng như sự kiện ông Tô Lâm bắt tay Tổng thống Ukraine Zelensky, được coi là hành động được lòng quốc tế và giới trí thức trong nước.

Hiện nay, công luận đang chú ý, xem những phát biểu của Tổng bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10, trước khi đi công du Mỹ, có thực chất hay không ?

Tại Hội nghị Trung ương 10, trên cương vị người đứng đầu Đảng, ông Tô Lâm đã trích dẫn các huấn thị của cố Tổng bí thư Lê Duẩn, liên quan đến thái độ của Việt Nam đối với chính quyền Bắc Kinh. Hồi đó, Tổng bí thư Lê Duẩn khẳng định : "Trung Quốc luôn là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm", và tinh thần đó được đưa vào Hiến pháp Việt Nam năm 1982.

Một số ý kiến cho rằng, trong bối cảnh, trước, trong và sau Hội nghị Trung ương 10, ông Tô Lâm đã phải chịu sức ép rất lớn từ phe bảo thủ trong Đảng, với trung tâm là lực lượng tướng lĩnh quân đội, vốn trung thành với cố Tổng bí thư Trọng và thân Trung Quốc. Việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng không nhất trí sửa đổi Điều lệ Đảng, được cho là một thất bại không nhỏ đối với ông Tô Lâm.

Theo một số phân tích, tới đây, ông Tô Lâm chỉ còn giữ chức Tổng bí thư Đảng, đồng nghĩa với việc, ông không còn tư cách là người đứng đầu nhà nước, để đại diện cho Việt Nam gặp gỡ chính thức các nguyên thủ quốc gia khác. Có thể đây là những bất lợi cho chiến lược ngoại giao mới của Tổng bí thư Tô Lâm, do phe bảo thủ cố tình tạo ra.

Đó cũng là lý do, trong những ngày sắp tới, chính trường Việt Nam sẽ tiếp tục sóng gió trở lại. Liệu ông Tô Lâm có đủ bản lĩnh và năng lực để tiếp tục thay đổi hay không ?

Trà My

Additional Info

  • Author Trần Chương, Trà My
Published in Diễn đàn

Cuộc gặp Tô Lâm – Biden tại New York và kỳ vọng về Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Mỹ sau 1 năm thành lập ?

Hội luận thứ Năm : Các nhà báo, nhà quan sát thời sự, chính trị từ Hoa Kỳ và hải ngoại bình điểm tin tức, vấn đề, sự kiện được quan tâm trong tuần tại bàn tròn hôm 26/09/2024 của VOA Tiếng Việt.

Nguồn : VOA, 27/09/2024

Additional Info

  • Author Quốc Phương, Nguyễn Đình Thắng, Đặng Đình Mạnh, Song Chi, Nguyễn Hà Hùng
Published in Video
mardi, 24 septembre 2024 15:39

Chuyến đi Mỹ, Cuba của ông Tô Lâm

Chuyến đi Mỹ, Cuba của ông Tô Lâm và câu hỏi về đối ngoại, đối nội trong bối cảnh mới

Bàn tròn chuyên đề : Các nhà quan sát, phân tích thời sự, chính trị Việt Nam từ Hoa Kỳ và hải ngoại bình luận thực chất chuyến đi Mỹ và Cuba hạ tuần tháng 9/2024 của tân Tổng bí thư – Chủ tịch nước Đảng cộng sản Việt Nam, Đại tướng công an Tô Lâm, và vấn đề, thách thức đối ngoại, đối nội chính nào mà nhà nước và Đảng cộng sản Việt Nam cùng ban lãnh đạo cấp cao đứng đầu bởi ông Tô Lâm đang đối diện.

Nguồn : RFA, 24/09/2024

Additional Info

  • Author Quốc Phương, Nguyễn Quang A, Lê Quốc Quân, Lý Thái Hùng, Lê Minh Nguyên, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Huy Vũ
Published in Video

Báo Việt Nam cắt bỏ đoạn phát biểu của Tổng bí thư Tô Lâm ca ngợi những người bạn Mỹ

Một đoạn trong bài phát biểu của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm tại Mỹ mang đến cho nhiều người kỳ vọng về sự thay đổi của lãnh đạo Việt Nam đã bị báo chí Nhà nước cắt bỏ.

tolam0

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu tại sự kiện kỷ niệm một năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ

Hôm 23/9 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu nhân một năm Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Mỹ tại Viện nghiên cứu Asia Society, New York.

Bài nói chuyện của ông Lâm được báo Tuổi trẻ đăng tải toàn văn có đoạn:

"Trong Cách mạng Tháng 8, những người bạn Mỹ là lực lượng nước ngoài duy nhất bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã được mời tham dự Lễ Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 và chứng kiến Hồ Chủ tịch trích dẫn Tuyên ngôn độc lập Mỹ. Hôm đó, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, trên khán đài nổi bật khẩu hiệu "Hoan nghênh phái đoàn Mỹ"".

Tuy nhiên, sáng ngày 27/9 (giờ miền Đông Hoa Kỳ), đoạn phát biểu về "những người bạn Mỹ" đã không còn trên trang báo trên internet. Báo Tuổi Trẻ cũng không có bất kỳ lời đính chính hay giải thích nào.

Trên wayback machine (kho lưu trữ kỹ thuật số của World Wide Web được thành lập bởi Internet Archive), có chín lần trang này chụp lại màn hình bài viết từ 23/9 đến 26/9.

Phóng viên Đài Á Châu Tự Do gửi email cho ban biên tập báo Tuổi trẻ để hỏi về vụ việc, tuy nhiên chưa ngay lập tức nhận được câu trả lời.

Các tờ báo Nhà nước khác khi tường thuật về buổi lễ và về bài phát biểu đã tóm tắt ngắn gọn phần về lịch sử quan hệ Việt-Mỹ, không trích dẫn câu nói ở trên.

Kênh YouTube Phố Bolsa TV quay lại toàn bộ bài phát biểu của ông Tô Lâm hôm 23/9 và đăng tải trên kênh, cho thấy lãnh đạo của Việt Nam có nói những lời nêu trên.

Việc các tờ báo Nhà nước rút bài, rút link, sửa bài viết mà không có bất kỳ giải thích nào là chuyện không lạ, tuy nhiên, lần này không rõ lý do vì sao đoạn nói chuyện của ông Tô Lâm tại Mỹ lại bị cắt bỏ.

Một số bình luận trên mạng xã hội Facebook của Việt Nam có nhận định khá tích cực về chuyến thăm Mỹ của ông Tô Lâm và những phát biểu của ông tại Mỹ. Những nhận định này đại ý cho rằng có thể ông Tô Lâm không giáo điều như cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và bày tỏ hy vọng về một sự đổi mới ở Việt Nam trong tương lai. Đoạn trích câu nói này của ông Tô Lâm được nhiều tài khoản Facebook cá nhân ở Việt Nam đăng lại để minh chứng cho điều này.

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến bày tỏ nghi ngờ người đã có hơn 40 năm phục vụ trong ngành Công an và là Bộ trưởng Bộ Công an suốt tám năm qua trước khi trở thành Tổng bí thư - Chủ tịch nước.

Nguồn : RFA, 27/09/2024

************************

Quá sốc ! Báo chí Việt Nam dám lược bỏ 1 đoạn văn của Tổng bí thư Tô Lâm, Mỹ cũng choáng !

Nguồn : Nhân Việt TV, 28/09/2024

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Đây là lần đầu tiên ông Tô Lâm trong vai trò Tổng bí thư - Chủ tịch nước của Việt Nam ra "biển lớn".

thanhtuu1

Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Chủ tịch Việt Nam Tô Lâm ở New York hôm 25/9/2024 – Andrew Caballero-Reynolds / AFP

Cả dư luận Việt Nam và quốc tế đều đang mong chờ những sự kiện nổi bật liên quan đến chuyến công tác của ông Tô Lâm.

Trên Facebook cá nhân, nhà văn Đỗ Hoàng Diệu (tác giả của tiểu thuyết "Bóng Đè") cảm thán : "Cứ mỗi lần lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi Mỹ hoặc Tổng thống Mỹ đến Việt Nam, nhiều người lại rộn ràng hy vọng. Nào là sang trang, nào là thay đổi cơ đồ, nào là bình minh hé rạng... Hy vọng cũng tốt thôi, đáng yêu nữa, nhưng sự hy vọng đó làm tôi buồn. Buồn cho hy vọng" (1) ! Cảm thán như vậy, nhưng thực tế có nhiều diễn tiến tích cực liên quan đến quan hệ "Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt – Mỹ" (Comprehensive Strategic Partnership - CSP) đáng được đón nhận trong dịp này.

Chuyến công du của ông Tô Lâm tới Mỹ, các hoạt động của ông tại Liên Hiệp Quốc và trên đất Mỹ, cùng với các cuộc gặp gỡ với Tổng thống Biden và giới doanh nghiệp Mỹ... tất cả không chỉ là nghi thức ngoại giao thông thường. Hàng năm, hàng chục nguyên thủ quốc gia đến Mỹ dự họp Liên Hiệp Quốc đều có cuộc gặp với Tổng thống Biden, chứ không riêng Chủ tịch nước Việt Nam. Vậy tại sao phái đoàn của ông Tô Lâm lại nhận được sự chú ý đặc biệt từ truyền thông và báo chí như vậy ?

Phát biểu trước Liên Hiệp Quốc hôm 24/9, Tổng thống Mỹ nói về những bất ổn trên thế giới, gồm cả chiến tranh Việt Nam, kể từ khi ông bắt đầu sự nghiệp Thượng nghị sĩ năm ông 29 tuổi vào hồi 1972. Sau khi nói rằng "Chúng ta đã chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam", ông Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. "Năm ngoái, tại Hà Nội, tôi đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo Việt Nam và chúng tôi đã nâng quan hệ đối tác của mình lên mức cao nhất", ông Biden tuyên bố trước hàng trăm nhà lãnh đạo thế giới tại phiên toàn thể Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. "Đó là minh chứng cho sức bền bỉ của tinh thần con người và khả năng hòa giải rằng, ngày nay Hoa Kỳ và Việt Nam là đối tác và bạn bè ; đó là bằng chứng cho thấy ngay cả từ những nỗi kinh hoàng của chiến tranh vẫn có một con đường phía trước", ông Biden nói. Người đứng đầu Nhà Trắng đề cập đến sự hàn gắn giữa hai cựu thù để trở thành những đối tác chiến lược tin cậy lẫn nhau giữa Mỹ và Việt Nam trong bối cảnh có các cuộc xung đột lớn đang diễn ra trên thế giới. Ông nhắc tới các cuộc chiến ở Ukraine, Gaza hay Sudan và nguy cơ xung đột lớn ở Biển Đông (2).

Theo Reuters, Tổng thống Joe Biden đã gặp Tổng bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm bên lề phiên họp thứ 79 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chiều 25/9 (giờ Mỹ). Tại cuộc gặp, ông Tô Lâm ca ngợi những "đóng góp lịch sử" của ông Biden trong việc nâng cao quan hệ. Còn ông Biden nhấn mạnh tầm quan trọng của chất bán dẫn, chuỗi cung ứng, an ninh mạng. Biden cũng đề cập về quyền tự do hàng hải và pháp quyền. Trước đó, ông Tô Lâm đã gặp đại diện của các công ty Hoa Kỳ tại New York, bao gồm Meta (Meta.0), công ty đã cam kết mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Tổng bí thư - Chủ tịch nước cũng đã yêu cầu các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ủng hộ nỗ lực của Hà Nội nhằm yêu cầu Washington xóa tên Hà Nội khỏi danh sách các nền kinh tế phi thị trường (Non Market Economy - NME) và dỡ bỏ các hạn chế thương mại khác, đồng thời tạo điều kiện để Hoa Kỳ và Việt Nam hợp tác về chuỗi cung ứng chất bán dẫn. Tổng thống Biden nhắc lại, kể từ khi bắt đầu một kỷ nguyên mới trong quan hệ vào năm ngoái, hai nước đã đầu tư lịch sử vào chất bán dẫn và chuỗi cung ứng, đồng thời đã khởi động hợp tác chưa từng có về an ninh mạng. Ông cũng cho biết Hoa Kỳ và Việt Nam nhất trí trong các cam kết về tự do hàng hải và pháp quyền, ám chỉ đến các tranh chấp hàng hải khu vực với Trung Quốc. Nhắc lại phát biểu trước đó của ông tại Liên Hiệp Quốc, Biden nói : "Không có gì vượt quá khả năng của chúng ta, nếu chúng ta cùng nhau làm việc" (3).

Sự quan tâm trong nước và quốc tế tập trung nhiều nhất là vào buổi ông Tô Lâm gặp ông Biden chiều 25/9. Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm tại Đại học New South Wales (Úc), trả lời BBC News tiếng Việt trước đó ngày 23/9 rằng, đây sẽ là một cuộc hội kiến quan trọng. "Cuộc gặp này thể hiện sự coi trọng lẫn nhau mà mỗi nhà lãnh đạo dành cho mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vừa mới được thiết lập. Tổng thống Biden muốn đưa ra thông điệp, Việt Nam là một đối tác kinh tế và ngoại giao quan trọng tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương". Vị Giáo sư này còn đánh giá, việc gặp đủ lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc và Nga – ba cường quốc có mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam – trong thời gian ngắn vừa qua là cả một thành tích đáng kể của ông Tô Lâm. Mặc dầu, cũng theo BBC, một số nhà quan sát lại cho rằng thời gian chưa đủ dài để đánh giá năng lực nguyên thủ quốc gia của ông Tô Lâm trên cương vị lãnh đạo cao nhất. Đó chính là lý do để mọi diễn tiến và kết quả cuộc gặp giữa ông Tô Lâm và ông Biden sẽ còn để lại dư âm lâu dài (4).

Các cuộc tiếp xúc và thỏa thuận với giới doanh nghiệp dường như đã thành công hơn cuộc nói chuyện của ông Tô Lâm tại Đại học Columbia. Tại đấy, bên cạnh phần phát biểu được chuẩn bị sẵn, phần hỏi – đáp dành cho giáo sư và sinh viên cũng diễn ra theo các kịch bản được cho là ấn định trước (5). Điều này cho thấy, việc tiếp xúc rộng rãi với thế giới bên ngoài, nhất là với các học giả và các tầng lớp sinh viên, đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam bao giờ cũng là những thách thức không nhỏ. Khó khăn không chỉ là không thể trả lời thẳng vào các đề tài cử tọa quan tâm như vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc, hay làm cách nào để đối phó với sự cạnh tranh Trung – Mỹ, xẩy ra ngay cả trên đất nước Việt Nam ? Trong buổi đối thoại với thầy trò trường Columbia, ông Tô Lâm đã né tránh các câu hỏi tế nhị ấy. Tổng bí thư - Chủ tịch nước đã lái vấn đề hòa hợp dân tộc giữa chính quyền trong nước với cộng đồng người Việt ở hải ngoại bằng các biện pháp hóa giải quan hệ song phương Việt – Mỹ từ cựu thù để trở thành đối tác (6). Giá như Giáo sư điều phối buổi buổi gặp mặt đào tạo thêm kỹ năng "rhetoric" (thuật hùng biện) cho sinh viên Việt Nam thì tốt hơn biết bao nhiêu, không để các em cứ chúi mũi vào iPhone mà đọc các câu hỏi đã chuẩn bị sẵn.

Dù sao, chuyến công tác Tây Bán Cầu lần này có thể gợi mở đường hướng mới trong chính trị đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam. Phía Hoa Kỳ muốn thăm dò quan điểm của Tô Lâm đối với các vấn đề nhân quyền, kinh tế và an ninh khu vực. Ngược lại, phía Việt Nam muốn tìm hiểu xem người đứng đầu tương lai của Nhà Trắng rồi đây sẽ có chiến lược như thế nào đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Nước Mỹ đang hướng tới giai đoạn kết thúc mùa vận động bầu cử tổng thống ; chiều ngược lại, dư luận Mỹ và quốc tế cũng lại đang chờ đợi xem, liệu những diễn ngôn về chính sách gần đây của ông Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 có thực chất hay chỉ là lời hứa hẹn suông. Đặc biệt, dư luận muốn kiểm chứng xem, đằng sau việc ông Tô Lâm trích dẫn huấn thị của cố Tổng bí thư Lê Duẩn tại Hội nghị Trung ương 10 trước ngày lên đường đi Mỹ có ý nghĩa gì (7) ? Phải chăng Tô Lâm muốn cam kết với cả dư luận trong lẫn ngoài nước tinh thần cảnh giác cao trước mọi ý đồ của Trung Quốc đối với Việt Nam. Bởi ai cũng biết, tên tuổi Lê Duẩn gắn liền với khí phách "chống Tàu", đặc biệt là tinh thần của Hiến pháp 1982, coi "Trung Quốc luôn là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm".

Tóm lại, chuyến công tác của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm không chỉ là sự kiện mang tính biểu tượng. Quan hệ song phương Việt – Mỹ qua kỳ này có thêm đà mới. Dù có phản ứng trái chiều và kết quả cụ thể vẫn còn phía trước, chuyến đi này đã khẳng định vị thế của Việt Nam trong tập hợp lực lượng mới tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, như một số nhà quan sát nhận định, sự kiện này không chỉ dừng lại ở những cuộc gặp gỡ chính thức, mà sau đó, cả hai phía cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc củng cố các thành tựu đạt được trong bối cảnh địa-chính trị toàn cầu đang diễn biến phức tạp. Những diễn tiến tiếp theo cũng cần thời gian để kiểm chứng tầm quan trọng thực sự của chuyến công du này. Có cơ sở để hy vọng rằng, chuyến công du sẽ tiếp tục tạo những năng lượng tích cực và gợi mở những hướng đi mới trong việc triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Hoa kỳ và Việt Nam thời gian tới. Về phía Việt Nam, dư luận cũng cần có cái nhìn tỉnh táo và thực tế hơn về những kỳ vọng và thách thức mà đất nước sẽ phải đối mặt trên trường quốc tế.

Trần Hiếu Chân

Nguồn : RFA, 26/09/2024

Tham khảo :

(1) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0wKvaj1c4LpYmsqFpLn5PNZiteV9bBXEetsNcxbFwyphYq47A1d36CFzL7LjqHVC9l&id=100013451416651

(2) https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-biden-noi-ve-viet-nam-trong-bai-phat-bieu-cuoi-cung-o-lien-hop-quoc/7798985.html

(3) https://www.reuters.com/world/biden-meet-vietnam-leader-un-assembly-sidelines-2024-09-25/

(4) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3e94wqqjl2o

(5) https://www.voatiengviet.com/a/dai-hoc-columbia-giai-thich-ly-do-moi-lanh-dao-dang-cong-san-to-lam-noi-chuyen/7796281.html

(6) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cvglp4rnl4zo

(7) https://www.vietnamplus.vn/phat-bieu-be-mac-hoi-nghi-tw-10-khoa-xiii-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-post978002.vnp

Additional Info

  • Author Trần Hiếu Chân
Published in Quan điểm

Tổng bí thư Tô Lâm cảm ơn sự ủng hộ của Ukraine trong sự nghiệp thống nhất đất nước

RFA, 25/09/2024

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Tô Lâm trong cuộc gặp mới đây với Tổng thống Ukraine - Volodymir Zelensky – đã bày tỏ lòng biết ơn đối với người dân Ukraine vì đã ủng hộ Việt Nam trước kia.

tolam1

Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky bắt tay Tổng bí thư - Chủ tịch Tô Lâm tại New York hôm 24/9/2024 - X/Volodymyr Zelenskyy

Chiều 24/9 (giờ miền Đông Hoa Kỳ), Tổng bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky bên lề hội nghị tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Tại cuộc gặp Tổng thống Ukraine, ông Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện với Ukraine.

Mạng báo Vietnamnet dẫn lời ông Tô Lâm bày tỏ, Việt Nam luôn ghi nhớ sự ủng hộ và giúp đỡ chí tình mà nhân dân Liên Xô, trong đó có Ukraine, đã dành cho Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước trước đây cũng như trong phát triển đất nước ngày nay.

Ông Tô Lâm nêu quan ngại về tình hình xung đột hiện nay ; kêu gọi chấm dứt xung đột, khôi phục hòa bình, bảo vệ an ninh, an toàn của người dân và các cơ sở hạ tầng thiết yếu, tuy nhiên không nhắc trực tiếp đến Nga, nước đã xâm lược Ukraine từ đầu năm 2022.

Ông Lâm khẳng định lại lập trường : tất cả các tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc,...

Ông cho hay, Việt Nam hoan nghênh, ủng hộ các nỗ lực trung gian hòa giải quốc tế nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình lâu dài cho xung đột... và sẵn sàng đóng góp vào quá trình thúc đẩy đối thoại, tìm kiếm giải pháp để sớm ổn định tình hình...

Đồng thời, người kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh khi xung đột chấm dứt, Việt Nam sẵn sàng cùng cộng đồng quốc tế hỗ trợ công cuộc tái thiết tại Ukraine.

Chính phủ Việt Nam từ trước đến nay luôn giữ lập trường trung lập trong cuộc chiến Ukraine – Nga và đã bỏ các phiếu trắng hoặc chống đối với tất cả các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án Nga xâm lược Ukraine.

Báo Nhà nước tường thuật về cuộc gặp, cho hay Tổng thống Ukraine đánh giá cao lập trường của Việt Nam, đồng thời cảm ơn Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine ; mong muốn Việt Nam ủng hộ tuyên bố của Hội nghị hòa bình (lần thứ nhất) tại Thuỵ Sỹ, cũng như giúp Ukraine trong việc rà phá bom mìn, khắc phục hậu quả xung đột.

Tổng thống Zelensky khẳng định Ukraine luôn bảo đảm an toàn cho cộng đồng người Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Kyiv.

Viết trên mạng xã hội X vào sáng ngày 25/9 (giờ miền Đông Hoa Kỳ), Tổng thống Ukraine bày tỏ :

"Tại New York, tôi đã gặp Chủ tịch Việt Nam, Tô Lâm. Chúng tôi đã thảo luận về sự phát triển của quan hệ song phương và mở rộng thương mại giữa các nước, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tôi rất biết ơn sự hỗ trợ nhân đạo và sự sẵn sàng đóng góp (của Việt Nam-PV) cho việc tái thiết sau chiến tranh của Ukraine".

Nguồn : RFA, 25/09/2024

*************************

Cơ chế chính trị là rào cản lớn nhất ngăn trí thức đóng góp cho Việt Nam ?

RFA, 25/09/2024

Tổng bí thư Tô Lâm một lần nữa kêu gọi trí thức Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là tại Mỹ, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Một số trí thức Mỹ gốc Việt bày tỏ sự hoài nghi về khả năng hiện thực hóa lời kêu gọi này trong bối cảnh những rào cản chính trị vẫn tồn tại giữa cộng đồng hải ngoại và trong nước.

tolam2

Tổng bí thư Tô Lâm gặp trí thức Việt tại New York - Courtesy by Báo Quân đội Nhân dân

Vì sao chưa thu hút được trí thức ?

Trong chuyến đi Mỹ để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 79, hôm 22/9, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp gỡ một nhóm trí thức người Việt đến từ Houston, bang Texas. Tại đây, ông Tô Lâm nhấn mạnh rằng, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng cộng đồng người Việt sinh sống ở nước ngoài, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng trí thức Việt Nam tại Mỹ và khắp nơi trên thế giới nên đoàn kết, đồng lòng và đóng góp cho sự phát triển của đất nước, hướng tới một kỷ nguyên mới của đất nước.

Đáp lại lời kêu gọi của ông Tô Lâm, nhiều trí thức gốc Việt tại Mỹ mà RFA phỏng vấn bày tỏ hoài nghi và chia sẻ những rào cản thực tế họ đã và đang gặp phải trong việc đóng góp cho quê hương. 

Luật sư Linh Nguyễn, thành viên của Liên minh vì Dân chủ cho Việt Nam, người cũng có mặt tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc cho biết, nhà nước Việt Nam luôn muốn tận dụng nguồn trí lực của tri thức gốc Việt ở hải ngoại. Tuy nhiên, theo bà :

"Căn bản trí thức là tự do và khai phóng, còn cái căn bản của Cộng sản là áp bức, là giáo điều, coi người dân như là công cụ chứ thực sự ra cũng không biết tận dụng trí thức của con người cho nên chưa thể thu hút được nhiều người Việt đóng góp cho Việt Nam".

Chia sẻ quan điểm với RFA, ông Võ Ngọc Ánh, hiện đang sinh sống tại tiểu bang Washington tin rằng đã là người Việt, dù sinh sống ở đâu, theo bất kỳ đảng phái nào thì cũng đều muốn góp sức xây dựng một Việt Nam phát triển hơn. Theo ông Ánh, các rào cản chính trị vẫn là trở ngại lớn nhất khiến nhiều trí thức hải ngoại không thể thích nghi khi trở về làm việc ở Việt Nam. Chính trị độc đảng và sự kiểm soát chặt chẽ từ Nhà nước đã khiến môi trường làm việc trong nước trở nên thiếu tự do, cản trở sự phát triển và đổi mới sáng tạo :

"Chính trị là cái trở ngại lớn nhất. Chính trị đã chi phối tất cả các lĩnh vực của đời sống, từ giáo dục, khoa học… Nó rất là khó cho những người làm việc được tôn trọng, họ quen với cái môi trường giáo dục cũng như khoa học, công nghệ, một cái tự do độc lập ở các nước phát triển".

Cần mở không gian tự do

Lời kêu gọi của ông tân Tổng bí thư không có gì mới mẻ, điều đó được lặp đi lặp lại qua nhiều thời kỳ và qua nhiều đời lãnh đạo. nó còn được xây dựng thành đường lối, chính sách chung của Việt Nam, thông qua các Nghị quyết 36 hay Quyết định 1334 về "Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước".

Trong một bài phân tích  về Quyết định 1334 của Giáo sư Nguyễn Văn Chữ được đăng trên trang web của Viện nghiên cứu Việt-Mỹ thuộc Đại học Oregon, ông chỉ ra rằng, cộng đồng người Việt ở nước ngoài không chỉ có vai trò quan trọng về mặt kinh tế mà còn có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Công dụng của số lượng ngoại tệ dự trữ là giúp ổn định nền kinh tế, giá trị của chính đồng tiền Việt Nam và hối suất giữ đồng tiền Việt Nam đối với các ngoại tệ ; tất yếu là sẽ gián tiếp bảo vệ chế độ. 

Mặc dù Quyết định 1334 mở ra nhiều cơ hội hợp tác, nhưng bài viết của Giáo sư Chữ cũng nêu ra nhiều thách thức mà người Việt ở nước ngoài phải đối mặt như về pháp lý, văn hóa, và sự khác biệt trong cách tiếp cận quản lý. Điều này đòi hỏi những chính sách và môi trường làm việc cởi mở hơn từ phía chính phủ Việt Nam để kiều bào có thể yên tâm đóng góp.

Đồng tình với nhận định trên, ông Võ Ngọc Ánh nói thêm rằng, nếu Việt Nam không có những thay đổi cơ bản, ít nhất là tạo ra một không gian tự do hơn cho khoa học và giáo dục, thì rất khó để thu hút được sự tham gia của trí thức nước ngoài :

"Cần phải thay đổi thì mới thu hút được trí thức. Ít ra thì Việt Nam phải mở một cái không gian tự do cho giáo dục có quyền tự chủ hơn, được kết nối khoa học công nghệ với nước ngoài nó tốt hơn, độc lập hơn. Những cái điều đó may ra mới đem lại một sự khởi sắc cho Việt Nam. Bước đầu là như vậy. 

Còn mình nghĩ để thay đổi chính trị với Việt Nam thì mình nghĩ đó là điều rất là nhiều người Việt ở hải ngoại trong đó có trí thức mong muốn, nhưng mà để làm được điều đó thì phải có một sự thay đổi đó nó rất là lớn, mà trong lúc này thì không dễ. Trí thức họ không muốn phải dấn thân vào con đường chính trị để thay đổi nó".

Trong khi đó, luật sư Linh Nguyễn nhấn mạnh rằng nếu Việt Nam không thực sự cải cách, mở rộng tự do và dân chủ, thì việc thu hút trí thức từ nước ngoài sẽ chỉ là những lời nói suông. 

Luật sư này cũng cho biết cộng đồng người Việt ở Mỹ sẽ luôn ủng hộ Việt Nam, nếu Việt Nam là một quốc gia dân chủ pháp trị, độc lập với một hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng ; Quyền lực của Hiến Pháp phải thuộc về ba cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp ; Luật pháp phải bảo đảm nền dân chủ và nhân quyền, tôn trọng quyền bầu cử tự do và công bằng…

Nguồn : RFA, 25/09/2024

*************************

Ông Tô Lâm tại Đại học Columbia đã nói gì ? Đâu là điểm đáng chú ý ?

BBC, 25/09/2024

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu tại Đại học Columbia ở thành phố New York. Ông cũng đã trả lời một số câu hỏi từ giáo sư và sinh viên của trường.

tolam3

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Đại học Columbia hôm 23/9. Ảnh chụp màn hình từ chương trình trực tiếp của Đại học Columbia.

Buổi trò chuyện của Tổng bí thư Tô Lâm diễn ra vào lúc 22 giờ ngày 23/9 theo giờ Việt Nam, nằm trong chương trình Diễn đàn Lãnh đạo Thế giới do Đại học Columbia tổ chức.

Sự kiện mở đầu với bài phát biểu giới thiệu của Tiến sĩ Wafaa El-Sadr, Phó Chủ tịch Trung tâm Columbia Toàn cầu (Columbia Global) thuộc Đại học Columbia.

Bà Wafaa El-Sadr cho biết trong vòng 20 năm qua, hơn 300 nhà lãnh đạo trên toàn cầu đã tới nói chuyện tại Diễn đàn Lãnh đạo Thế giới.

"Việc Ngài (ông Lâm) có mặt ở đây hôm nay thể hiện sự tham gia của ngài trong một truyền thống lâu đời, được thiết lập nhằm thúc đẩy sứ mệnh của chung tôi ở Đại học Columbia để dạy, để học, để nâng cao kiến thức và đóng góp vào việc tìm ra giải pháp cho các thách thức toàn cầu. Và điều gắn kết khán giả tại đây là sự cam kết chung đối với sứ mệnh này", Tiến sĩ El-Sadr phát biểu.

Kết thúc phần giới thiệu, bà El-Sadr nhường bục phát biểu cho vị lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu gì ?

tolam4

Tiến sĩ Wafaa El-Sadr (trái) và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại buổi trò chuyện ở Đại học Columbia. Ảnh chụp màn hình từ chương trình trực tiếp của Đại học Columbia.

Bài phát biểu của ông Tô Lâm kéo dài khoảng 22 phút.

Ông đánh giá cao về đóng góp của Đại học Columbia vào việc thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam cũng như mối quan hệ giữa hai nước.

"Tôi được biết nhiều cựu sinh viên Đại học Columbia hiện giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý cấp cao tại Việt Nam", ông Lâm phát biểu.

Có một điểm trùng hợp là nhà vận động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng từng được chọn tham gia chương trình Học giả Quỹ Obama khóa đầu tiên tại Đại học Columbia vào năm 2018. Bà Hồng là một nhà vận động chính sách môi trường nổi tiếng, từng bị bắt và lãnh án tù 3 năm vào năm 2023 và vừa được đặc xá ngay trước chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng đề cập các cột mốc trong ngoại giao giữa hai nước như kỷ niệm 50 năm kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam và 30 năm bình thường hóa quan hệ vào năm 2025.

Sau đó, ông Lâm nhắc đến các thành tựu kinh tế, ngoại giao mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua cũng như chỗ đứng hiện nay của Việt Nam trên trường quốc tế.

"Con đường phát triển của Việt Nam không thể tách rời xu thế chung của thế giới và nền văn minh nhân loại", ông Lâm nói, đồng thời khẳng định truyền thống của người Việt Nam là "giàu vì bạn".

Tổng bí thư Tô Lâm cũng nói lại về cam kết của Việt Nam đối với các vấn đề chung của thế giới, chẳng hạn như về môi trường.

"Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức song Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (net-zero) vào năm 2050", ông Lâm nhấn mạnh.

Trong phần tiếp theo của bài phát biểu, ông Lâm quay lại với chủ đề quan hệ Việt-Mỹ, khẳng định rằng từ thời Chủ tịch Hồ Chí Minh, Việt Nam đã muốn "hợp tác đầy đủ" với Mỹ.

"Từ cựu thù, hai nước đã trở thành đối tác, Đối tác toàn diện và nay là Đối tác chiến lược toàn diện", ông phát biểu.

Ông cũng nhắc lại chuyến thăm lịch sử vào tháng 7/2015 của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Vào tháng 7/2015, ông Nguyễn Phú Trọng trở thành tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên thăm Hoa Kỳ và được Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp đón ở Phòng Bầu Dục - nơi vốn chỉ dành cho các nguyên thủ quốc gia.

Đây là điều đặc biệt "lạ" đối với cả ngành ngoại giao Mỹ, khi mà Tổng thống Mỹ tiếp lãnh đạo một đảng chính trị theo nghi thức nguyên thủ. Chuyến thăm này đã làm thay đổi hẳn cách giao thiệp giữa lãnh đạo hai nước, được nhiều nhà quan sát coi là sự thừa nhận từ phía Mỹ về tính chính danh của Đảng cộng sản và người đứng đầu đảng này.

"Sau gần 30 năm bình thường hóa, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã có những bước tiến mạnh mẽ vượt ngoài khả năng tưởng tượng của cả những người lạc quan nhất", ông Lâm phát biểu.

Ở cuối bài phát biểu, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ mong muốn Mỹ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Phần hỏi đáp của ông Tô Lâm và Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng

tolam5

Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng và Tổng bí thư Tô Lâm tại buổi nói chuyện hôm 23/9. Ảnh chụp màn hình từ chương trình trực tiếp của Đại học Columbia.

Trong phần tiếp theo của chương trình, ông Tô Lâm đã giao lưu và trả lời câu hỏi của giáo sư và sinh viên Đại học Columbia.

Người điều phối trong phần tọa đàm này là Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng, Giám đốc Viện Đông Á Weatherhead thuộc Đại học Columbia. Bà giảng dạy về lịch sử mối quan hệ Mỹ-Đông Á.

Bà Hằng là tổng biên tập 3 cuốn Cambridge History of the Vietnam War (Tạm dịch : Cambridge Lịch sử : Chiến tranh Việt Nam) dự kiến ra mắt vào cuối tháng 9/2024 và là đồng chủ biên bộ sách Cambridge Studies in U.S. Foreign Relations (Tạm dịch : Nghiên cứu của Cambridge về Quan hệ Đối ngoại Mỹ).

Cuốn Hanoi’s War : An International History of War for Peace in Vietnam (Tạm dịch : Chiến tranh của Hà Nội : Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh vì Hòa bình ở Việt Nam) của bà đã giành được nhiều giải thưởng danh giá tại Mỹ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu của bà Hằng từng bị các "hội nhóm cờ đỏ" tại Việt Nam tố cáo là xuyên tạc lịch sử.

Báo Nhân Dân của Đảng cộng sản Việt Nam vào năm 2015 từng có bài viết Đừng nhân danh khoa học để xuyên tạc lịch sử với nội dung lên án cuốn sách Hanoi’s War.

Trước khi đặt câu hỏi cho Tổng bí thư Tô Lâm, Giáo sư Liên Hằng giới thiệu mình là nhà sử học về Chiến tranh Việt Nam và được sinh vào giai đoạn cuối của cuộc chiến này.

Trong câu hỏi đầu tiên dành cho ông Tô Lâm, bà Hằng nhắc lại câu nói nổi tiếng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt rằng ngày 30/4 là một sự kiện khiến triệu người vui nhưng cũng triệu người buồn.

Giáo sư Hằng nhận định câu nói này rất ấn tượng vì điều đó cho thấy chính phủ Việt Nam nhận thức được sự mất mát của cả những người từng sống dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa.

"Dưới sự lãnh đạo của mình, ông sẽ làm gì để thúc đẩy sự hòa giải giữa những người Việt Nam ?" - Giáo sự Liên Hằng hỏi.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết dù chiến tranh đã đi qua gần 50 năm, nhưng quá khứ sẽ không bị lãng quên. Tuy vậy, việc quan trọng là rút ra bài học từ quá khứ để hướng tới tương lai hòa bình và ổn định.

Ông Lâm không đề cập gì đến vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc trong câu trả lời của mình.

Gần nửa thế kỷ sau khi chiến tranh chấm dứt, trong khi hòa giải giữa Việt Nam và cựu thù Mỹ có những bước tiến rõ rệt, việc hòa giải giữa những người Việt từng đứng hai bờ chiến tuyến vẫn còn nhiều trắc trở.

Trong câu hỏi thứ hai, bà Liên Hằng hỏi vị lãnh đạo Việt Nam rằng ông sẽ đưa ra lời khuyên gì cho các lãnh đạo Mỹ để đối phó với Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước gia tăng và có thể trở thành cuộc Chiến tranh Lạnh của thế kỷ 21.

Trả lời câu hỏi này, ông Lâm nói rằng Việt Nam tiếp cận các nước khác với thiện chí, dựa trên sự hiểu biết, tôn trọng lợi ích hợp pháp lẫn nhau.

Ông khẳng định nếu các quốc gia chăm chú lắng nghe nhau, nuôi dưỡng văn hóa đối thoại và thử đặt mình vào vị trí của người khác thì không có vấn đề nào là không thể vượt qua.

Vị lãnh đạo nói rằng nếu các nước có tình hữu nghị khăng khít và hành xử thân thiện với nhau thì có thể đạt được sự thịnh vượng.

"Nếu ông học lớp của tôi thì ông hẳn được điểm A+", Giáo sư Liên Hằng cười và nhận xét về câu trả lời của ông Tô Lâm.

Đáng chú ý, trong phần trả lời của ông Lâm lẫn bài phát biểu, ông dùng cụm từ "chiến tranh ở Việt Nam" và "cuộc chiến ở Việt Nam" để nói về Chiến tranh Việt Nam chứ không dùng cụm "cuộc kháng chiến chống Mỹ" như truyền thông trong nước hay sử dụng.

Hỏi đáp với sinh viên Đại học Columbia

tolam6

Một sinh viên Việt Nam đặt câu hỏi cho ông Tô Lâm tại sự kiện. Ảnh chụp màn hình từ chương trình trực tiếp của Đại học Columbia.

Sau phần tọa đàm với Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng, ông Tô Lâm lắng nghe và trả lời các câu hỏi đến từ các sinh viên Đại học Columbia, trong đó có một số sinh viên đến từ Việt Nam.

Các câu hỏi tập trung về chính sách và ngoại giao của Việt Nam, bao gồm cả câu hỏi về Biển Đông.

Chia sẻ với các sinh viên, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết Việt Nam hiện nay đang tập trung tái cấu trúc nền kinh tế để hợp với thời đại. Trọng tâm là chuyển đổi số cũng như các tiến bộ khoa học, công nghệ khác để áp dụng cho xã hội và tái xây dựng mô hình tăng trưởng, qua đó tối ưu năng suất và tính cạnh tranh.

Về vấn đề Biển Đông, ông Tô Lâm nói rằng đây là khu vực nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều nước vì có tuyến thương mại hàng hải quan trọng và Việt Nam tuân thủ các cam kết, thỏa thuận liên quan tới khu vực này.

Vị tổng bí thư, chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam theo đuổi sự hòa bình, ổn định và hợp tác với các nước trong khu vực để đạt được mục tiêu đó.

Ông cũng thừa nhận rằng có tồn tại xung đột, mâu thuẫn trên Biển Đông và cách tốt nhất để giải quyết là thông qua đối thoại, hợp tác. Ông Lâm khẳng định Việt Nam lên án các hành động không tuân thủ luật pháp quốc tế và đe dọa nước khác trên biển.

Kết thúc chương trình, Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng nói chuyến thăm Đại học Columbia là một sự kiện lịch sử vì ông Lâm là nhà lãnh đạo cộng sản đầu tiên tới phát biểu tại đại học này.

"Tôi đã nói với sinh viên mình rằng nếu bất kỳ ai muốn lấy bằng tiến sĩ, thì đây [chuyến thăm của ông Tô Lâm] chính là đề tài cho bạn", bà Hằng cười và nói.

Tiếng nói phản đối

Sự kiện Đại học Columbia mời ông Lâm tới nói chuyện được coi là "lịch sử", nhưng trong lòng nước Mỹ cũng có những cách nhìn khác.

Hôm 23/9, tổ chức Young America's Foundation - một tổ chức chính trị cánh hữu nổi tiếng của Mỹ - đã đăng tải bài viết nói về buổi nói chuyện của ông Tô Lâm tại Đại học Columbia.

Bài viết cho rằng việc mời ông Tô Lâm đến phát biểu cho thấy sự thiếu quan tâm của một trường đại học hàng đầu như Đại học Columbia đối với các vấn đề như quyền và các nguyên tắc cho phép các nền dân chủ tự do thành công.

Trước đó, trong lá thư gửi tới Tiến sĩ Katrina Armstrong - quyền Hiệu trưởng Đại học Columbia, Dân biểu Michelle Steel bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng khi Đại học Columbia "quảng bá" cho ông Tô Lâm.

Bà Steel cho rằng kể từ khi ông Lâm lên nắm chức tổng bí thư, Đảng cộng sản Việt Nam đã tăng cường áp dụng mô hình đàn áp của Đảng cộng sản Trung Quốc. Vị dân biểu cũng lấy việc kết án nhà báo Phan Vân Bách và việc bỏ tù ông Bùi Tuấn Lâm để làm ví dụ.

Bài viết trên trang web của Young America's Foundation đồng tình với Dân biểu Michelle Steel rằng việc tiếp đón ông Tô Lâm là một ví dụ về sự "thiếu minh bạch về mặt đạo đức" của Đại học Columbia vì "không thể thúc đẩy sự tự do ngôn luận và biểu đạt trong khuôn viên trường trong khi chào đón một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất của chủ nghĩa độc tài".

Bài viết cũng cho rằng đây không phải lần đầu Đại học Columbia "thể hiện sự yêu mến" đối với những kẻ chuyên quyền. Trong năm học 2007-2008, trường đã mời và sau đó tiếp đón ông Mahmoud Ahmadinejad - tổng thống Iran khi đó.

Trên thực tế, các câu hỏi đặt ra cho ông Tô Lâm tại Đại học Columbia đã không đề cập đến các vấn đề như nhân quyền, tự do biểu đạt, các vụ bắt giữ cụ thể, các làn sóng dân tộc chủ nghĩa cực đoan gần đây nhằm vào các tổ chức của Mỹ, như vụ vu khống và cáo buộc trường Đại học Fulbright Việt Nam ươm mầm cho cách mạng màu.

Nguồn : BBC, 25/09/2024

****************************

Ông Tô Lâm gặp các đại diện doanh nghiệp Mỹ, Meta cam kết mở rộng đầu tư vào Việt Nam

RFA, 25/09/2024

Tổng bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm trong cuộc gặp với các đại diện tập đoàn lớn ở Mỹ tại New York đã cam kết sẽ thúc đẩy nền kinh tế số nội địa, kêu gọi các hãng lớn của Mỹ đầu tư vào nghiên cứu ở Việt Nam.

tolam7

Chủ tịch Tô Lam găp ông Nick Clegg - Chủ tịch phụ trách Đối ngoại Toàn cầu của Tập đoàn Meta - ở New York hôm 23/9/2024 - VNN

Ông Tô Lâm gặp gỡ các đại diện tập đoàn Mỹ hôm 23/9 bên lề hội nghị của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Theo báo Nhà nước, tại cuộc gặp giữa ông Tô Lâm với đại diện của Meta (Facebook), Chủ tịch phụ trách Đối ngoại Toàn cầu của Tập đoàn Meta, ông Nick Clegg cho biết tập đoàn này có kế hoạch sản xuất các sản phẩm kính thực tế ảo Metaverse tại Việt Nam.

Ông Tô Lâm đề nghị Meta tiếp tục trao đổi với các cơ quan, đối tác phía Việt Nam, đặc biệt là Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia để thúc đẩy triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể trong các lĩnh vực khoa học công nghê, đổi mới sáng tạo, AI, Internet vạn vật (IoT).

Trong cuộc gặp với Phó Chủ tịch phụ trách quan hệ Chính phủ toàn cầu của Tập đoàn Apple, ông Nick Ammann, ông Tô Lâm đề nghị Apple và các đối tác hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao năng lực sản xuất và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu ; nghiên cứu thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) ; nghiên cứu khả cung cấp các suất học bổng tài năng cho các sinh viên Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lập trình, điện tử, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI)….

Tại một diễn đàn doanh nghiệp nằm trong loạt sự kiện được tổ chức ở New York nhân chuyến làm việc này, ông Tô Lâm đã ký một loạt các thỏa thuận hợp tác với các tập đoàn năng lượng, trí tuệ nhân tạo và trung tâm dữ liệu của Mỹ, theo thông tin từ Chính phủ Việt Nam.

Trong các thỏa thuận được ký kết có bản ghi nhớ về chuyển giao công nghệ giữ Tập đoàn Kellogg Brown & Root và PetroVietnam, hợp tác khí hóa lỏng giữa PetroVietnam và Exelerate Energy, xây dựng trung tâm dữ liệu và trí tuệ thông minh giữa Tập đoàn Sovico và Supermicro.

Nhân dịp này, Tập đoàn Vietjet của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã ký thỏa thuận hợp tác 1,1 tỷ đô la với Honeywell Aerospace Technologies. Theo đó, công ty của Mỹ sẽ cung cấp các thiết bị điện tử hàng không và dịch vụ kỷ thuật hàng không cho đội tàu bay của Vietjet.

Nguồn : RFA, 25/09/2024

****************************

Những nhận định trước thềm cuộc gặp của hai lãnh đạo Việt - Mỹ

RFA, 24/09/2024

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden dự kiến sẽ gặp Tổng bí thư - Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm vào thứ tư, ngày 25/9, theo Reuters. Các nhà quan sát cho rằng, cuộc gặp này cũng như nhiều động thái xung quanh nó báo hiệu ông Tô Lâm có thể có những cải cách mạnh mẽ trong tương lai.

tolam8

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại lễ kỷ niệm một năm Việt - Mỹ nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, New York, ngày 22/9/2024 - TTXVN

Từ hợp tác công nghệ tới cải cách 

Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp quốc, Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm kêu gọi các nước lớn chia sẻ thành tựu phát triển khoa học công nghệ. Thực tế, ai cũng biết khoa học công nghệ là yếu tố quyết định sự thành bại trong cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia. Hoa Kỳ sẽ không thể chia sẻ các công nghệ nguồn, công nghệ cốt lõi cho những nước thân thiết với Trung Quốc, hoặc những nước có nguy cơ chia sẻ công nghệ cho Trung Quốc mà không phải là đồng minh, hoặc ít nhất không phải là "đối tác đáng tin cậy" của họ. Vậy lời kêu gọi chia sẻ khoa học công nghệ của ông Tô Lâm có phải là chỉ dấu cho thấy ông muốn làm cải cách hay không ? Nếu ông làm cải cách thì đó có thể là gì ? 

Trao đổi với RFA, Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada chia sẻ góc nhìn của ông : 

"Đối với cá nhân tôi thôi, có một điều tôi có thể khẳng định ngay, là ông Tô Lâm là một nhà cải cách lớn của Việt Nam, trong giai đoạn từ đây đến 2030. Mặc dù điều này có thể còn quá sớm, nhưng tôi nghĩ sau này ông ấy có thể được mệnh danh là một nhà cải cách, xứng danh với ông Nguyễn Văn Linh, ông Võ Văn Kiệt. 

Tôi thấy sau khi tiếp quản chức tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam mà ông Nguyễn Phú Trọng để lại sau khi ra đi thì ông ấy thường nhắc đến cụm từ như là chỉ dấu cho thời đại mới của ông ấy là "Việt Nam đang đứng trước kỉ nguyên mới". Trong kỉ nguyên mới ấy, ông ấy muốn để lại dấu ấn quan trọng như một nhà cải cách. Trong các bài phát biểu, đặc biệt trong bài diễn văn hội nghị Trung ương 10, thì ông đều nhấn mạnh đến cải cách thể chế, cải cách lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Đặc biệt, ông muốn cải cách mối quan hệ giữa các thành tố trong xã hội là "Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ", nhưng ông có thể muốn đưa nhân dân lên ở vị trí đầu tiên. 

Về lý do ông Tô Lâm kêu gọi "chia sẻ thành tựu khoa học công nghệ", nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, đó là mối quan tâm của ông Tô Lâm từ lâu. Một trong những bài phát biểu đầu tiên của ông Tô Lâm khi đăng quang chủ tịch nước là kêu gọi chuyển đổi số. Theo ông Hoàng Việt, ngay từ thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Tô Lâm đã được đánh giá là có đầu óc cấp tiến. Ưu tiên phát triển công nghệ sẽ dẫn đến nhu cầu cải cách. Ông giải thích : 

"Những quốc gia như Việt Nam cần tốc độ phát triển nhanh để bắt kịp các quốc gia phát triển. Một trong những động lực thúc đẩy tốc độ phát triển là khoa học công nghệ. Như Tổng bí thư Tô Lâm nói là nếu khoa học công nghệ phát triển thì bắt buộc quan hệ sản xuất phải phát triển theo, nghĩa là hệ thống chính trị, pháp luật, chính sách phải thay đổi theo cho phù hợp. Có lẽ chúng ta có thể hiểu vấn đề như vậy". 

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt chỉ ra là ông Tô Lâm gần đây nhiều lần kêu gọi Việt Nam phải phát triển lên thành cường quốc tầm trung. Ông cũng kêu gọi cải cách thể chế. Vậy cải cách thể chế nghĩa là thế nào ? Theo nhà nghiên cứu Hoàng Việt, chắc chắn là rồi đây các nhà nghiên cứu Việt Nam sẽ giải mã vấn đề này. Còn theo cách hiểu của ông Hoàng Việt thì "cải cách thể chế" ở đây không phải là chuyển sang thể chế chính trị khác. Nhiều năm qua, Việt Nam có nhiều thành tựu về kinh tế và chống tham nhũng, nhưng có nhiều hệ lụy, trong đó có vấn đề bộ máy hành chính bị xơ cứng. Nhiều người sợ trách nhiệm, khiến cho bộ máy chính trị không đáp ứng yêu cầu. Do đó, đây là ưu tiên trước mắt trong tiến trình cải cách của ông Tô Lâm.

Tại sao gặp ở New York mà không phải Nhà Trắng ?

Trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng cùng với chuyến thăm Lào, Campuchia, Trung Quốc trước đó, chuyến làm việc tại Liên Hiệp quốc của ông Tô Lâm giống như một sự ra mắt quốc tế của vị nguyên thủ vừa nhậm chức chưa lâu. Ông phân tích :

"Thế nhưng cuộc làm việc tại Liên Hiệp quốc lại không được chú ý nhiều bằng cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Biden. Sau khi Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp Tổng bí thư - Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, nếu Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm có cuộc gặp chính thức với Tổng thống Biden ở Nhà Trắng thì đó sẽ là một tiếng vang lớn, khi mà người lãnh đạo cao nhất Việt Nam đã gặp cả hai cường quốc. 

Tuy nhiên, nhiều người đã không được hào hứng lắm trước cuộc gặp của ông Biden với Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm vì đó không phải là cuộc gặp chính thức cấp nhà nước, theo thông tin chính thức, mà là cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh tại Liên Hiệp quốc. 

Mặc dù đây không phải là cuộc gặp chính thức cấp nhà nước nhưng nói cho cùng thì hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau và trao đổi nhiều vấn đề. Điều đó cho thấy cả hai rất coi trọng mối quan hệ của nhau".

Vậy tại sao ông Biden và Tô Lâm chưa có cuộc gặp chính thức ? Theo nhà nghiên cứu Hoàng Việt, cả Việt Nam và Hoa Kỳ đang bận rộn với các vấn đề đối nội. Mỹ đang bước vào cuộc bầu cử tổng thống ở giai đoạn chạy nước rút. Hai ứng viên Donald Trump và Kamala Harris đang chỉ trích lẫn nhau. Nếu phía ông Trump tấn công cuộc gặp của ông Biden và ông Tô Lâm thì sẽ không hay cho cả hai. Ông phân tích tiếp : 

"Nếu ông Biden đón thì có nguy cơ phía ông Donald Trump sẽ chỉ trích và thậm chí có thể có những lời không hay với phía Việt Nam. Vì vậy phía ông Biden có thể không muốn vì tác động không tốt cho quan hệ hai bên. Vì vậy hai bên đã không thiết lập một cuộc gặp chính thức. Nhưng cuối cùng hai bên vẫn gặp nhau ở New York. Hai nước có tiềm năng phát triển rất lớn vì Việt Nam coi trọng quan hệ với Mỹ và Mỹ cũng coi trọng quan hệ với Việt Nam. Hai bên đều tìm thấy những điểm chung và có nhu cầu phát triển mối quan hệ lên một mức độ mới".

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt cũng nhấn mạnh sau khi nâng cấp quan hệ được một năm thì cả Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn còn nhiều việc chưa làm được. Cả hai phía đều đang bận rộn củng cố các vấn đề nội bộ. Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới, với sự thay đổi về nhân sự cấp cao, còn phía Mỹ thì bước vào giai đoạn bầu cử lãnh đạo mới. Do đó, ông Hoàng Việt cho rằng :

"Có lẽ hai bên đang tập trung vào vấn đề nội bộ nhiều hơn. Tôi nghĩ là sang năm 2025, đặc biệt là sau 2026, khi đại hội Đảng 14 kết thúc, thì chính là thời gian để hai phía Việt Mỹ thúc đẩy mối quan hệ lên một tầm cao mới hơn. 

Theo một quan chức ngoại giao Mỹ nói với tôi thì dù sắp tới tổng thống Mỹ là ai, dù là ông Donald Trump hay bà Kamala Harris thì cũng sẽ có một chuyến thăm đến Việt Nam. Và như vậy đó sẽ là cơ hội cho hai bên thúc đẩy quan hệ lên". 

Đối nội và đối ngoại

Vẫn xung quanh chuyến đi New York của ông Tô Lâm, Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng đó là chuyến đi quan trọng với rất nhiều phía.

Do đó, theo Luật sư Vũ Đức Khanh, bên cạnh Tổng thống Mỹ, nếu ông Tô Lâm gặp gỡ lãnh đạo các nước khác như Anh, Úc, Ấn, Nhật thì cũng tăng cường vị thế của Việt Nam :

"Đối với đại đa số người dân trong nước, cuộc gặp của ông Tô Lâm với ông Biden, dù chỉ 15 - 20 phút thì ông cũng trở nên quan trọng với người dân, vì người dân rất mong Việt Nam phát triển quan hệ với Hoa Kỳ một cách mật thiết.

Đồng thời, đối với các lực lượng khác nhau trong Đảng cộng sản Việt Nam, họ cũng muốn ông ấy cho họ thấy ông có khả năng phát triển quan hệ với lãnh đạo Hoa Kỳ và phương Tây. Đó là vấn đề có tầm quan trọng nhất". 

Theo Luật sư Vũ Đức Khanh, trọng tâm của chuyến đi lần này của ông Tô Lâm có ba hồ sơ quan trọng. Thứ nhất là hồ sơ vị thế chính trị ngoại giao của Việt Nam trên trường quốc tế. Thứ hai là hồ sơ về hợp tác an ninh quốc phòng. Hồ sơ thứ ba là hợp tác kinh tế, trong đó có hợp tác khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, kinh tế xanh, kinh tế số.

Đến thời điểm này, những hợp tác trong ba lĩnh vực trên vẫn chưa được như Việt Nam mong đợi. Nhưng những thông báo của Nhà Trắng cho biết ông Biden sẽ gặp ông Tô Lâm ở New York vào ngày 25 tháng Chín, điều đó khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. "Điều đó cũng vô cùng quan trọng đối với đối nội", Luật sư Vũ Đức Khanh chia sẻ với RFA từ Canada.

Nguồn : RFA, 24/09/2024

Additional Info

  • Author RFA, BBC
Published in Diễn đàn