Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bà Nguyễn Phương Hằng, ông Trần Huỳnh Duy Thức, ông Hoàng Ngọc Giao, và bà Hoàng Thị Minh Hồng, được thả gần như cùng một lúc.

mytq0

Trong ván cờ giữa Mỹ và Trung Quốc, ông Tô Lâm khó có thể quyết định theo ý mình

Trong 4 người này, mỗi người bị bắt trong những hoàn cảnh khác nhau, nhưng tựu chung, họ là những người có ảnh hưởng đến xã hội. Đây là lần mà nhà cầm quyền Việt Nam thả người "đại trà", khiến không ít ý kiến lạc quan về Tổng bí thư.

Ông Tô Lâm lên Tổng bí thư, điều khó nhất là làm sao phải cân bằng giữa các thế lực. Trong nước, thành phần bảo thủ vẫn đang rất mạnh. Với ngoài nước, đặc biệt là trong ván cờ giữa Mỹ và Trung Quốc, ông Tô Lâm khó có thể quyết định theo ý mình. Trong bối cảnh có rất nhiều mối quan hệ, rất nhiều mối đe dọa, rất nhiều quyền lợi đan xen, làm sao để ông giữ cân bằng ?

Trong nội bộ Đảng, nếu ông Tô Lâm muốn đổi mới, ông phải triệt hạ hoàn toàn thành phần bảo thủ trong Đảng, hoặc phải kiểm soát được họ. Thành phần này còn khá đông, họ trung thành với cái gọi là "xã hội chủ nghĩa" một cách vô điều kiện. Họ không quan tâm đến lợi ích quốc gia, họ chỉ muốn duy trì chế độ độc tài toàn trị. Thành phần này rất sùng bái Nga Tàu, đặc biệt, họ thần thánh hóa Putin và Tập Cận Bình.

Đại diện cho trường phái này, rõ nhất là ông Lương Cường và ông Nguyễn Trọng Nghĩa, cùng đa số trong Tổng cục Chính trị.

Sau chuyến công du Mỹ, ông Tô Lâm phải ghé sang Cuba. Động thái này của ông Tô Lâm, được đánh giá là để làm hài lòng thành phần bảo thủ trong Đảng. Như vậy, Tô Lâm vẫn còn ngán và ngại thành phần này. Đây là rào cản rất lớn, khiến Tô Lâm không thể tự ý thay đổi mới được.

Đối với quan hệ quốc tế, những động thái gần đây cho thấy, ông Tô Lâm vẫn ưu tiên cho mối quan hệ với Bắc Kinh. Những cam kết giữa Việt Nam và Mỹ đã không được phía Việt Nam thực hiện, nguyên nhân được cho là, Việt Nam sợ Bắc Kinh không hài lòng. Như vậy, ông Tô Lâm không thể tự tách mình và tách Đảng khỏi quỹ đạo của Bắc Kinh, thì làm sao, ông có thể mạnh dạn đổi mới ?

Nhiều năm qua, chính quyền Việt Nam đã từng thả một số tù nhân lương tâm, để trao đổi với Mỹ và phương Tây trong những lần ký kết hiệp định thương mại hoặc lãnh đạo đi thăm các nước Mỹ và phương Tây. Tuy nhiên, thả người này rồi, nhà cầm quyền lại cho bắt người khác. Họ luôn duy trì một số lượng tù nhân lương tâm trong "kho", ở mức đủ để làm điều kiện trao đổi. Đấy là trò ma mãnh của một chính quyền bất lương, không phải là thiện chí.

Việc thả ông Trần Huỳnh Duy Thức và những tù nhân khác, không có dấu hiệu cho thấy, Tô Lâm có thiện chí đổi mới chính trị. Khả năng cao, lần này, Tô Lâm cũng sử dụng trò ma mãnh cũ rích, như ông và Đảng của ông đã dùng trong nhiều năm.

Tù nhân dự bị trong nước vẫn còn rất nhiều, thậm chí, Tô Lâm có thể cho bắt lại ngay người vừa được thả, để duy trì "kho" chứa tù nhân lương tâm của Đảng.

Ngoài những yếu tố như đối nội và đối ngoại cản trở sự thay đổi, thì còn một yếu tố khác rất quan trọng, đó là, Tô Lâm và các "đồng chí" của ông đang hưởng lợi rất lớn, từ việc nắm giữ quyền lực trong tay. Một Ủy viên Trung ương Đảng như Lê Đức Thọ, đã có trong tay hàng ngàn tỷ đồng, thì người đứng đầu như ông Tô Lâm, sẽ hưởng được bao nhiêu ? Nếu thay đổi, những đồng tiền bẩn của ông liệu có giấu được không, và ông cùng gia đình có còn được hưởng đặc quyền đặc lợi như hiện nay nữa hay không ?

Mỗi lần thả tù nhân lương tâm, như là việc Đảng cho dư luận "uống nước đường". Chỉ khác là, lần này, ông Tô Lâm cho nhiều đường hơn mà thôi. Sau đó, mọi việc vẫn trở về như quỹ đạo cũ.

Để đất nước thay đổi, cần một áp lực cực mạnh từ người dân, chứ không thể hy vọng vào sự tiến bộ của những cái đầu bảo thủ và đầy tham lam trong Đảng.

Khi dân khí còn thấp, thì không có động lực đủ mạnh để thúc đẩy Đảng phải thay đổi.

Thái Hà

Additional Info

  • Author Thái Hà
Published in Diễn đàn

Đại học Columbia giải thích lý do mời lãnh đạo Đảng cộng sản Tô Lâm đến nói chuyện

VOA, 24/09/2024

Đại học Columbia của Mỹ nói rằng họ cam kết quyền tự do ngôn luận nhưng không tán thành quan điểm của diễn giả nào khi tổ chức buổi nói chuyện với Tổng bí thư Việt Nam Tô Lâm, người đã trở thành lãnh đạo Đảng cộng sản đầu tiên được mời tới trường đại học này.

columbia0

Tổng bí thư-Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm phát biểu tại Diễn đàn Lãnh đạo Thế giới của Đại học Columbia ở New York, Mỹ, hôm 23/9.

Ông Lâm, cũng là chủ tịch nước Việt Nam, đã phát biểu tại Diễn đàn Lãnh đạo Thế giới của Đại học Columbia ở thành phố New York, nơi ông đang có mặt để tham dự khóa họp thứ 79 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, hôm 23/9. Trong cuộc nói chuyện do bà Nguyễn Thị Liên Hằng, giáo sư sử học của Đại học Columbia, điều phối, ông Lâm đã trả lời các câu hỏi của sinh viên sau đó.

Nhưng buổi nói chuyện này trước đó đã bị Dân biểu Mỹ Michelle Steel phản đối khi bà kêu gọi trường hủy bỏ sự kiện với nhà lãnh đạo Việt Nam. Bà Steel đã gửi một bức thư tới Chủ tịch tạm quyền của trường, Katrina Amstrong, vào ngày 20/9 để đề nghị trường rút lại lời mời ông Lâm và sau đó đưa ra một thông cáo đưa ra ngay trước khi buổi nói chuyện diễn ra hôm 23/9 để nhắc lại lời phản đối này.

Bà Steel, người đại diện địa hạt 45 – nơi có cộng đồng người Việt sinh sống – của California tại Quốc hội Mỹ cho rằng ông Lâm là một "nhà độc tài nguy hiểm đã kìm hãm quyền tự do ngôn luận và bắt giữ nhiều tù nhân lương tâm ở Việt Nam". Theo vị dân biểu này, Đại học Columbia không thể thúc đẩy một môi trường học thuật có tự do ngôn luận và tự do biểu đạt khi tiếp đón một trong những lãnh đạo nổi tiếng nhất của chủ nghĩa độc tài.

Một người phát ngôn của Đại học Columbia, trả lời yêu cầu bình luận của VOA qua email, nói rằng Diễn đàn Lãnh đạo Thế giới của trường "mời những nhân vật có ảnh hưởng từ khắp nơi trên thế giới tham gia cộng đồng trường" với mục tiêu "hỗ trợ sứ mệnh học thuận lớn hơn của trường là giảng dạy, sáng tạo và phát triển kiến thức.

"Sứ mệnh đó dựa trên cam kết cơ bản về quyền tự do ngôn luận, tìm hiểu cởi mở và tranh luận sôi nổi", người phát ngôn nói trong email.

Các diễn giả trước đây tới nói chuyện tại diễn đàn của Đại học Columbia bao gồm Cựu Tổng thốn Mỹ Bill Clinton, Thủ tướng Nhật Zhinzo Abe, Tổng thư ký LHA Ban Ki-moon, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, và Đức Dalai Lama.

Ông Lâm có bài phát biểu gần 30 phút, trong đó ông nói về "ngoại giao thời đại mới" của Việt Nam, sự hàn gắn vết thương chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ để từ hai cựu thù trở thành đối tác chiến lược toàn diện, cảm ơn sự ủng hộ của lưỡng đảng Mỹ đối với sự phát triển mối quan hệ giữa hai nước. Ông Lâm nhắc đến sự khác biệt còn tồn tại giữa Mỹ và Việt Nam về nhân quyền nhưng nói rằng Việt Nam "chọn đối thoại thay đối đầu".

Trong phần trả lời câu hỏi của Giáo sư Liên Hằng, người cũng là một thành viên quản trị của Đại học Fulbright Việt Nam, về việc hàn gắn quan hệ Mỹ-Việt dưới sự lãnh đạo của mình và đưa ra lời khuyên để giải quyết mối căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung, ông Lâm đã đọc những tờ giấy dường khi trả lời các hỏi này. Vị giáo sư này cho biết ông Lâm là nhà lãnh đạo Đảng cộng sản đầu tiên được mời tới nói chuyện tại Đại học Columbia.

Người phát ngôn của Đại học Columbia nói rằng chương trình nói chuyện với ông Lâm "bao gồm nhiều thời gian để sinh viên đặt câu hỏi cho diễn giả, thách thức hồ sơ của họ và đưa ra những quan điểm khác nhau".

Ông Lâm đã trả lời câu hỏi của 7 sinh viên được GS Liên Hằng gọi tên, trong đó có các sinh viên Việt Nam, Trung Quốc, Úc và Nhật – họ hỏi về chính sách quốc phòng Việt Nam, ngoại giao "cây tre", chính sách của Việt Nam để khuyến khích sinh viên về nước, sự hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ hay sự cân bằng của Việt Nam trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Dân biểu Steel, trong bức thư phản đối, cho rằng ông Lâm có tiền sử được ghi nhận về việc kìm hãm quyền tự do ngôn luận trong vai trò trước đây của mình là Bộ trưởng Công an Việt Nam và rằng việc tiếp đón ông Lâm tại trường cho thấy "một tổ chức thường xuyên tự nhận mình là người bảo vệ quyền công dân lại đang bỏ qua tình cảnh của những người bị ảnh hưởng nhiều nhất".

"Lời mời phát biểu tại một sự kiện không phải là sự xác nhận hay tán thành quan điểm của bất kỳ diễn giả nào", người phát ngôn của Đại học Columbia nói.’

Việt Nam luôn bị các tổ chức nhân quyền quốc tế và cả chính phủ Mỹ đánh giá thấp về hồ sơ nhân quyền. Trước khi ông Lâm tới Mỹ, chính quyền Việt Nam thả tự do cho hai nhà hoạt động nổi tiếng Trần Huỳnh Duy Thức và Hoàng Thị Minh Hồng.

Tuy nhiên tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) có trụ sở ở Mỹ hôm 23/9 đã kêu gọi Tổng thống Joe Biden và lãnh đạo các tập đoàn công nghệ Mỹ không nên xem đây là dấu hiệu rằng ông Lâm sẽ là nhà lãnh đạo có quan điểm cải cách.

Ông Lâm đã gặp các lãnh đạo Google và Meta hôm 23/9 và dự kiến sẽ gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày 25/9 bên lề hội nghị của Liên Hiệp Quốc ở New York.

Nguồn : VOA, 24/09/2024

*****************************

Các công ty Mỹ-Việt ký kết hợp tác ; ông Lâm ‘hy vọng’ Washington cấp quy chế kinh tế thị trường

Reuters, VOA, 24/09/2024

Các công ty Việt Nam và Mỹ đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) để hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, trí tuệ nhân tạo và xây dựng một trung tâm dữ liệu, chính phủ Việt Nam cho biết hôm 24/9.

columbia2

PetroVietnam đã ký bản ghi nhớ uyển giao công nghệ năng lượng với hãng Kellogg Brown & Root của Mỹ

Thông báo của chính phủ Việt Nam nói rằng các bản ghi nhớ này đã được ký kết tại một diễn đàn kinh doanh ở Hoa Kỳ.

Biên bản ghi nhớ bao gồm chuyển giao công nghệ năng lượng giữa hãng dầu khí nhà nước Việt Nam PetroVietnam và Kellogg Brown & Root, hợp tác khí tự nhiên hóa lỏng giữa PTSC, công ty con của PetroVietnam, với Excelerate Energy, và phát triển trí tuệ nhân tạo cùng với xây dựng trung tâm dữ liệu giữa Tập đoàn Sovico và Supermicro.

Hãng hàng không Vietjet cho biết họ đã ký thỏa thuận hợp tác trị giá 1,1 tỷ đô la với Honeywell Aerospace Technologies để công ty này cung cấp dịch vụ điện tử hàng không và kỹ thuật hàng không cho đội máy bay của Vietjet.

Các bản ghi nhớ được ký kết trước sự chứng kiến của Tổng bí thư-Chủ tịch nước Tô Lâm, người đang có mặt ở New York và dự kiến sẽ gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 25/9 bên lề kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Ông Lâm nói rằng hai nước có nhiều không gian để hợp tác và Việt Nam hy vọng Mỹ sẽ trở thành nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam.

Tổng bí thư của Việt Nam cũng nói rằng ông hy vọng chính phủ Mỹ sẽ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, theo thông báo của chính phủ.

Bộ Thương mại Mỹ vào tháng trước cho biết họ tiếp tục xếp Việt Nam vào nền kinh tế phi thị trường. Nếu Việt Nam nộp đơn xin xem xét lại, sẽ mất thêm nhiều tháng nữa để giới chức Mỹ đưa ra quyết định.

Nguồn : VOA, 4/09/2024

*******************************

Nhân chuyến đi Mỹ của chủ tịch nước Việt Nam, hai bên ký nhiều thỏa thuận về công nghệ, năng lượng

Thanh Phương, RFI, 24/09/2024

Theo thông báo của chính phủ Việt Nam hôm nay, 24/09/2024, các công ty của Việt Nam và Hoa Kỳ hôm qua đã ký nhiều thỏa thuận về công nghệ và năng lượng nhân chuyến đi họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, Mỹ của tổng bí thư Đảng cộng sản kiêm chủ tịch nước Tô Lâm.

biden0

Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm phát biểu tại hội nghị "Thượng đỉnh vì Tương lai" tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ, ngày 22/09/2024. AP - Frank Franklin II

Các văn bản được ký kết nhân buổi tọa đàm doanh nghiệp do hai bên phối hợp tổ chức với sự tham dự của ông Tô Lâm, bao gồm thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi năng lượng và nghiên cứu chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực năng lượng, biên bản ghi nhớ về nghiên cứu, cung cấp giải pháp phần mềm trong ngành điện và dầu khí, thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực khí hóa lỏng, biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, bán dẫn và xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam và thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực sản xuất khí tự nhiên.

Riêng hãng hàng không Vietjet Air thì ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực hàng không với công ty Mỹ Honeywell.

Theo thông báo của chính phủ Việt Nam, trong buổi tọa đàm tại New York, ông Tô Lâm đã bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ sẽ trở thành nhà đầu tư ngoại quốc lớn nhất của Việt Nam “để tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Mỹ”. Ông cũng hy vọng chính phủ Mỹ sẽ sớm công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, sau khi vào tháng trước bộ Thương Mại Hoa Kỳ vẫn đánh giá Việt Nam là một nền kinh tế phi thị trường. 

Theo trang mạng Nikkei Asia, sáng hôm qua, trong bài phát biểu tại Đại học Columbia, tổng bí thư Tô Lâm nhìn nhận: “Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn còn những cái nhìn khác biệt về nhân quyền và về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và tôn giáo”.

Bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, theo dự kiến, lãnh đạo Việt Nam Tô Lâm sẽ gặp tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày mai.

Thanh Phương

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Hội nghị Trung ương 10 phải chăng là khúc quanh hiếm hoi ? Nhiều vấn đề sinh tử của Đảng được gói gọn trong 3 ngày họp là điều chưa từng có ! Chuyến công tác Tây bán cầu của Tổng bí thư - Chủ tịch nước tuy chưa kết thúc nhưng hứa hẹn những thành công trên một số mặt.

lhq1

Ông Tô Lâm đọc diễn văn tại Thượng Đỉnh Tương Lai của Liên Hiệp Quốc ở New York, ngày 22 tháng Chín.

"Chuyển đổi mềm" – Tại sao không ?

Tổng bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm, một lần nữa lại được giới quan sát và các nhà phân tích "soi" kỹ lưỡng. Hội nghị Trung ương 10 của Đảng cộng sản Việt Nam [Trung ương 10] từ 18 – 20/9 đã đưa ra nhiều quyết định then chốt cho tương lai của Đảng và Nhà nước, trong đó vai trò và định hướng quyền lực của ông Tô Lâm đang là một trong những điểm mấu chốt. Trong phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, ông Tô Lâm cho biết, Trung ương đã thống nhất xác định 4 nhóm vấn đề lớn để tiếp tục hoàn thiện Văn kiện Đại hội 14. Tại diễn đàn này, người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam đã đảo ngược "phương thức lãnh đạo" xưa nay, đặt người dân lên vị trí hàng đầu : "Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, Đảng cộng sản lãnh đạo" [1]. Nếu rồi đây, người dân có điều kiện để kiểm chứng được sự đảo trật tự xưa nay trên thực tế, thì rõ ràng Tổng bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bước chuyển nhất định trong phương thức lãnh đạo của Đảng. Đảng sẽ không bao biện làm thay chính quyền và người dân sẽ đứng ở vị trí trung tâm ?

Sau Hội nghị trên, chuyến công tác Tây bán cầu của ông Tô Lâm (21 – 27/9) tạo kỳ vọng về "các bước chuyển đổi mềm" trong chính trị đối ngoại của Việt Nam. Thông báo Nhà Trắng đưa ra hôm 22/9 về các hoạt động dự kiến của Tổng thống Biden trong tuần này cho biết, "Tổng thống sẽ tham dự cuộc hội đàm với Tổng bí thư Tô Lâm" trong hoạt động đầu tiên của ông vào ngày 25/9 [2]. Theo Reuters, tại cuộc hội kiến Biden – Tô Lâm, ông Biden rất mong muốn làm sâu sắc hơn mối quan hệ với quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa-chính trị và là trung tâm sản xuất nhiều mặt hàng chiến lược cho nước Mỹ. Tháng 9 năm ngoái, Biden đã đến thăm Việt Nam và đạt được các thỏa thuận về chất bán dẫn và khoáng sản quý hiếm, cũng như nâng cấp lên vị thế cao nhất trong thang bậc ngoại giao của Hà Nội [3]. Trong chuyến công du đầu tiên đến Mỹ từ khi giữ cương vị Tổng bí thư - Chủ tịch nước, ông Tô Lâm đã phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về tương lai, thăm và phát biểu tại Đại học Columbia, gặp gỡ đại diện của một số tập đoàn Hoa Kỳ, gồm Google của Alphabet và Facebook của Meta... Nhân dịp này, chính quyền Việt Nam đã thả một số nhà hoạt động nổi tiếng, trong đó có Trần Huỳnh Duy Thức [4].

Và bức thư đầu tiên của Trần Huỳnh Duy Thức – mà nhiều mạng xã hội tôn vinh, ông là một Nelson Mandela của xứ này – được đọc thấy trên mạng xã hội như vầy : "Hãy tin rằng dân tộc ta đang bước vào một cuộc chuyển mình vĩ đại không thể đảo ngược. Đó là tiến trình chuyển đổi ôn hòa được dẫn dắt bởi Trào lưu mềm với năng lượng mềm, giúp chuyển hóa mọi năng lượng giận dữ tích tụ bao đời. Điều tốt đẹp đó đang đến gần hơn bao giờ hết. Mong quý đồng bào giữ vững niềm tin !".

Có thể hoàn toàn chia sẻ với Facebooker Nguyễn Thông khi trả lời những ai thắc mắc, ông Thức làm gì mà phải ca ngợi, phải quan tâm đến vậy ? Xin thưa, Trần Huỳnh Duy Thức chỉ làm điều mà biết bao người an phận đã không dám làm ! Ông sẵn sàng chấp nhận sự tù đày, tự gánh lấy nỗi buồn thế sự cho biết bao người tử tế khác [5]. Hãy nhớ, một tù nhân lương tâm sau hơn 15 năm bị cách ly khỏi xã hội, bị đọa đầy cùng cực, nhưng ngay cả khi "bị cưỡng chế đặc xá", trong lời chào đầu tiên gửi đến quý đồng bào thân yêu, không thấy một lời oán thán, trách móc… Chỉ người có trí huệ thượng thừa mới hành xử được như vậy !

Trong bối cảnh trên, nếu có một nét đồng điệu nào đó giữa nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng/Nhà nước với một tù nhân lương tâm như Trần Huỳnh Duy Thức – vì cả hai đều hy vọng về sự chuyển đổi mạnh mẽ của đất nước trong tương lai – thì liệu có thể đánh dấu bước chuyển mình về nhận thức của giới cầm quyền về người dân ? Nếu trước đây lãnh đạo Đảng thường nhấn mạnh quyền kiểm soát và quản lý xã hội, thì nay "chuyển đổi mềm" có mở ra được một hướng đi mới, nơi mà những năng lượng tích cực và sự đồng thuận giữa người dân, chính quyền và bản thân các nhà lãnh đạo có thể dẫn đến một quá trình tiến hóa ôn hòa, nhưng sâu rộng và bền vững ? Hay diễn đạt như cựu Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Đình Bin, một người đang bước vào lứa tuổi U-90 mà vẫn canh cánh bên lòng : "Không có giải pháp nào khác là phải thực hiện đổi mới chính trị thực sự toàn diện và triệt để, hội nhập toàn diện và thực sự vào dòng chẩy chủ lưu của tự do, dân chủ, văn minh trên thế giới hiện nay, như không ít lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cấp, đảng viên, trí thức thực sự tâm huyết, trí tuệ… và cá nhân tôi đã góp ý với Đảng" [6].

Quốc tế biến động, quốc nội có đứng yên ?

Mới đây, các nhà lãnh đạo của Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ nói, sẽ công bố kế hoạch cho các sáng kiến an ninh mới ở Ấn Độ Dương, khi Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden tiếp đón những người đồng cấp từ nhóm Bộ Tứ (Quad) tại Mỹ, do những lo ngại chung về Trung Quốc [7]. Như vậy, Trung Quốc đâu chỉ hiếp đáp Philippines hay xả nước xuống vùng đồng bằng Bắc Bộ của Việt Nam cho lũ lụt trầm trọng thêm. Bắc Kinh khiến cả các nước lớn quan ngại. Ấn Độ, cho đến nay chưa tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào, "nhưng các hành động xâm lược trên biển gần đây của Trung Quốc có thể ‘thay đổi phương trình’ đối với Ấn Độ và có thể thúc đẩy Ấn Độ cởi mở hơn với ý tưởng hợp tác an ninh Bộ Tứ", bà Lisa Curtis, chuyên gia chính sách Châu Á tại Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới, người trước đây từng làm việc tại Nhà Trắng, CIA và Bộ Ngoại giao, cho biết như thế. Riêng Việt Nam cũng đang tính toán nâng cấp quan hệ cao nhất với Indonesia giữa biến thiên địa-chính trị [8].

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà nghiên cứu độc lập tại Việt Nam nói với VOA, Hà Nội đang có kế hoạch nâng cấp quan hệ lên mức đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam với Indonesia, Philippines, Thái Lan và Singapore ; riêng đối với Philippines và Indonesia có thể sẽ nhanh hơn [9]. Sở dĩ Hà Nội có sự "ưu tiên" nâng mức độ quan hệ với hai nước trên, là vì lý do địa-chính trị, một uyển ngữ để nói tránh đi sự đe dọa và ăn hiếp của Trung Quốc. Nhân chuyến công du của ông Tô Lâm ở Mỹ dịp này, Giáo sư Zachary Abuza, chuyên gia về Đông Nam Á tại Đại học Chiến tranh Quốc gia ở Washington từng hy vọng rằng, ông Tô Lâm sẽ đến Washington, nhưng rồi cả hai nước đã bỏ lỡ một cơ hội. Ông Abuza phân trần : "Hai nước đang kỷ niệm một năm nâng cấp quan hệ, và sẽ có một loạt các vấn đề trong quan hệ song phương cần thảo luận… Cả hai bên lẽ ra nên thúc đẩy tổ chức một cuộc gặp giữa hai nguyên thủ, nhất là khi ông Tô Lâm có thể sẽ trao lại chức Chủ tịch nước". Ông Abuza cho rằng Hà Nội quá thận trọng, không muốn bị coi là can thiệp vào chính trị Mỹ, nếu ông Tô Lâm giờ này lại đến Nhà Trắng vào lúc bầu cử Mỹ vào hồi cao trào [10].

Vậy, ngã rẽ quyền lực của Tô Lâm sẽ đi về đâu ? Rõ ràng, trong bối cảnh quốc tế ngày càng phức tạp và căng thẳng như hiện nay, sự lựa chọn của Tô Lâm không chỉ ảnh hưởng đến tương lai của Đảng cộng sản Việt Nam mà còn định hình vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Việc tham gia sâu hơn vào các cơ chế an ninh khu vực như các "tiểu liên kết" hay nâng cấp quan hệ đối tác với các nước láng giềng là những bước đi cần thiết để Việt Nam bảo vệ lợi ích quốc gia trước sự lấn lướt của Trung Quốc. Tuy nhiên, bài toán khó ở đây là cân bằng giữa nhu cầu hợp tác an ninh quốc tế với yêu cầu giữ vững chính sách đối ngoại độc lập và không bị cuốn vào các liên minh quân sự. Điều này đặt ra thách thức lớn đối với Tô Lâm và giới lãnh đạo Việt Nam : Liệu họ có thể thực hiện thành công "chuyển đổi mềm" trong chính trị quốc tế mà vẫn duy trì được ổn định nội bộ và quyền lực của Đảng ? Các tín hiệu tích cực từ chuyến công du Tây bán cầu, kết hợp với xu hướng "chuyển đổi mềm" trong phương thức lãnh đạo trong nước, có thể tạo ra một mô hình quyền lực mới cho ông Tô Lâm và ban lãnh đạo mới, nơi sự linh hoạt, mềm dẻo nhưng vẫn kiên định với nguyên tắc chủ quyền là kim chỉ nam trong cả đối nội lẫn đối ngoại.

Cũng cần phải phòng xa một kịch bản không mong muốn, khi sự "chuyển đổi mềm", có thể dẫn đến sự tự mãn trong cả lãnh đạo lẫn công chúng. Bằng cách đưa ra những cải cách nửa vời, hoặc chỉ thay đổi ngôn từ, giới lãnh đạo có thể làm dịu đi những đòi hỏi ngày càng tăng về một nền quản trị dân chủ hơn, mà không thực sự giải quyết các vấn đề cấu trúc sâu xa. Điều này có thể tạo ra cảm giác về một tiến bộ giả tạo, và có thể phản tác dụng, nếu người dân nhận ra không có thay đổi thực sự và đi đến vỡ mộng. Ngoài ra, cách tiếp cận "chuyển đổi mềm" có thể giúp Việt Nam điều hướng các mối quan hệ quốc tế phức tạp, đặc biệt là trong việc cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc, Mỹ và phương Tây. Tuy nhiên, ngoại giao mềm nhiều khi không đủ để đối phó với những chiến thuật hung hăng của một cường quốc lớn như Trung Quốc. Việt Nam, vì vậy, có thể và cần phải tính toán trước các chiến lược quyết đoán hơn trong cả chính sách an ninh quốc tế lẫn kinh tế để bảo vệ lợi ích quốc gia. Một cách tiếp cận quá mềm dẻo có thể bị coi là yếu đuối bởi các đối thủ.

Đinh Hoàng Thắng

Nguồn : VOA, 24/09/2024

Tham khảo :

[1] https://www.vietnamplus.vn/phat-bieu-be-mac-hoi-nghi-tw-10-khoa-xiii-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-post978002.vnp

[2] https://www.voatiengviet.com/a/nha-trang-tong-thong-biden-se-gap-tong-bi-thu-viet-nam-to-lam-new-york/7794860.html

[3 và 4] https://www.reuters.com/world/biden-expected-meet-vietnamese-president-wednesday-source-says-2024-09-22/

[5]https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0CwiJsTMg9mim3XdKiqQdB5ZYpMRCkfx4fiMoMbrErRKC6nQ8EzZYXUYaWagDQaV6l&id=100024722048900

[6] https://www.facebook.com/dinh.nguyen.94009841

[7] https://apnews.com/article/biden-modi-india-quad-australia-japan-delaware-3ddfcea9b0e0027977f7d861f2d0cf12

[8 và 9] https://www.voatiengviet.com/a/7794485.html

[10] https://www.voatiengviet.com/a/to-lam-den-my-nhung-khong-vao-nha-trang-la-dieu-dang-tiec-/7794685.html

Additional Info

  • Author Đinh Hoàng Thắng
Published in Quan điểm
lundi, 23 septembre 2024 18:37

Tiếp tục giậm chân tại chỗ

Hội nghị Trung ương 10/khóa đảng XIII kết thúc sau 3 ngày họp (18-20/09/2024) tại Hà Nội nhưng không có đột phá nào, mọi chuyện vẫn "tròn như hòn bi" dù đây là hành động đầu tiên của tân Tổng bí thư Tô Lâm.

giamchan1

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 10 khóa XIII. Ảnh : TTXVN.

Bằng chứng này cô đọng trong Diễn văn bế mạc của ông Tô Lâm, theo đó ông tái khẳng định tiếp tục : "Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Ðảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo".

Đây là đường lối cũ đã quy định trong "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" (Bổ sung, phát triển năm 2011).

Cương lĩnh phô trương rằng : "Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh…".

Tuy nhiên, tính "kiêu ngạo cộng sản" đã khiến Đảng mắc "sai lầm thế kỷ" không chữa được khi Cương lĩnh kết luận rằng : "Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản".

Thái độ "mơ tưởng" này của Đảng cộng sản Việt Nam không phù hợp với tình hình khi đó, sau 20 năm Liên bang Sô Viết tan rã (26/12/1991). Có điều lạ là Thế giới cộng sản do Liên Xô đứng đầu đã khủng hoảng từ năm 1980 khi các nước cộng sản Đông Âu nối đuôi nhau sụp đổ, nhưng lãnh đạo cộng sản Việt Nam vẫn chưa tỉnh ngủ.

Đổi mới hay là chết

Mãi cho đến khi Liên Xô không còn là nước cộng sản "đỡ đầu" nữa thì Việt Nam chới với, phải bám vào Trung Quốc để đổi mới tồn tại. Tháng 10 năm 1997, lãnh đạo Bắc Kinh, Tập Cận Bình tuy không dứt khoát từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông nhưng tuyên bố theo chủ trương "Chủ nghĩa xã hội có đặc sắc Trung Quốc" (Trung văn giản thể - Trung văn phồn thể).

Về phía Việt Nam, tên nước mới "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" được Quốc hội khóa VI quyết định tại kỳ họp ngày 2/7/1976.

Tuy nhiên Trung Quốc không muốn đứng đầu các nước theo chủ nghĩa cộng sản còn lại, mặc dù khi ấy có tin Việt Nam yêu cầu Bắc Kinh đứng ra nhận trách nhiệm quy tụ các quốc gia cộng sản gồm Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên và Lào.

Tiếp tục hỏng

Tuy vậy, Việt Nam vẫn phải dựa vào Trung Quốc, đồng thời thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ năm 1995 để cân bằng quyền lực. Nhưng Bắc Kinh tiếp tục chủ trường bành trướng lãnh thổ qua các cuộc chiếm đóng biển, đảo của Việt Nam ở vùng Trường Sa (Biển Đông).

Cho đến nay (2024), Việt Nam giữ 21 vị trí, trong khi Trung Quốc chiếm đóng 7 vị trí chiến lược ở Trường Sa gồm : Đá Châu Viên, đá Chữ Thập, cụm đá Gaven, đá Gạc Ma, đá Tư Nghĩa, đá Vành Khăn và đá Xu Bi.

Trung Quốc đã đánh chiếm Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, vào lúc Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa tập trung vào Hòa đàm Paris để chấm dứt chiến tranh.

Sau khi ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh năm 1973, quân cộng sản miền Bắc vẫn được Nga-Tầu tiếp tục cung cấp vũ khí và lương thực để tiến hành cuộc chiến "chiếm đất, giành dân" cho đến ngày "toàn thắng" thống nhất đất nước, 30/04/1975.

Sau khi chế độ hà khắc và độc tài miền Bắc bao phủ miền Nam thì lộ ra tình trạng chia rẽ Nam – Bắc, tình hình kinh tế kiệt quệ. Sau 10 năm áp dụng chủ trương kinh tế bao cấp do nhà nước lãnh đạo theo mô hình Liên Xô cũ, đất nước suy sụp, nạn đói xuất hiện buộc Đảng buộc phải "đổi mới", làm kinh tế thị trường kiểu Mỹ để cứu nguy và hội nhập với thế giới tây phương đễ tôn tại. Nhưng sợ xấu hổ nên lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã thòng thêm mấy chữ "theo định hướng xã hội chủ nghĩa" để chứng tỏ sự trung thành của mình.

Trong thực tế, Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam vẫn "không đổi mới chính trị" để đoàn kết toàn dân và đoàn kết với người Việt tị nạn ở nước ngoài về xây dựng đất nước. Đảng tiếp tục lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng cho độc quyền cai trị.

Như một qui luật, độc tài đẻ ra tham nhũng, từ hạ tầng cơ sở lên đến trung ương, cấp nhỏ tham nhũng nhỏ, cấp lớn tham nhũng lớn, mạnh ai nấy vét tài nguyên và tiền bạc của Nhà nước. Tình trạng "cán bộ, đảng viên "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" ngày càng đông và lan rộng mạnh, đe dọa sự tồn vong của chế độ.

Vì vậy, Hội nghị Trung ương 10 khóa đảng XIV, kết thúc tại Hà Nội ngày 10/09/2024, tái khẳng định sẽ tiếp tục : làm theo phương châm"độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội".

Về lĩnh vực nhân sự khóa XIV, Thông báo Trung ương 10 viết : "Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV là công việc hệ trọng ; là "then chốt" của "then chốt", có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới".

Chi tiết hơn, Thống báo này cho hay : "Ban Chấp hành Trung ương xác định mục tiêu, yêu cầu công tác nhân sự Đại hội XIV, trong đó Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV, nhất là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước phải là một tập thể trong sạch, vững mạnh, thật sự đoàn kết, thống nhất cao về ý chí và hành động ; tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực lãnh đạo và uy tín ; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân. Thực hiện tốt phương châm : Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương, đi đôi với phát huy, mở rộng dân chủ ; bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất cao".

Lời hứa này không mới vì những "chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới" đã được bàn hành qua Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024.

Tiêu chuẩn đạo đức

Quy định này buộc cán bộ, đảng viên phải :

1. Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; kiên định đường lối đổi mới của Đảng và các nguyên tắc xây dựng Đảng.

2. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Thực hiện nghiêm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

3. Trong sạch, không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, không gây phiền hà, sách nhiễu. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

Vấn đế đặt ra là dưới "thời đại Tô Lâm", hay "bất cứ ai làm Tổng bí thư khóa đảng XIV", có khả năng "thay đổi tư duy lãnh đạo để đưa đất nước ra khỏi nhóm các quốc gia chậm tiến và lạc hậu trên Thế giới, hay vẫn cứ chạy quanh tìm thóc như đàn gà "chạy quẩn cối xay lúa" như bấy lâu nay ?

Phạm Trần

(23/09/2024)

Additional Info

  • Author Phạm Trần
Published in Diễn đàn

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đi Mỹ, chuyến công du 'củng cố quyền lực mềm'

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân Ngô Phương Ly sẽ tham dự các sự kiện của Liên Hiệp Quốc, một số sự kiện tại Mỹ và thăm cấp nhà nước Cuba từ ngày 22-27/9.

quyenlucmem1

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam là cơ hội độc nhất để tạo ấn tượng lâu dài

Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của Liên Hiệp Quốc diễn ra tại New York vào các ngày 22, 23/9 và tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 79 sẽ khai mạc vào ngày 24/9.

Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh tương lai và tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 79, theo thông báo chính thức từ Hà Nội.

Bên cạnh hoạt các hoạt động tại sự kiện của Liên Hiệp Quốc, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ gặp gỡ lãnh đạo chính quyền, Quốc hội, các đảng và một số người đứng đầu bộ, ngành của Mỹ. Tuy nhiên, đây không phải là một chuyến thăm Mỹ chính thức của người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nói rằng chuyến công tác là hoạt động đối ngoại đa phương đầu tiên của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị mới tại diễn đàn đa phương toàn cầu lớn nhất và có tầm quan trọng hàng đầu.

Sau khi tham dự một số sự kiện của Liên Hiệp Quốc cũng như các hoạt động tại Mỹ, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ thăm cấp nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Miguel Díaz-Canel Bermúdez và phu nhân.

Giáo sư Alexander Vuving từ Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (Mỹ) nhận định với BBC ngày 19/9 rằng chuyến đi Mỹ lần này rất quan trọng đối với cá nhân Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vì ông cần xây dựng "quyền lực mềm" trong nước và thể hiện hình ảnh của một nhà lãnh đạo tài ba.

Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm, trả lời BBC ngày 19/9 rằng dự kiến ông Tô Lâm sẽ phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trên cương vị nguyên thủ quốc gia và đây là minh chứng mạnh mẽ cho sự ủng hộ của Việt Nam đối với một tổ chức đa phương như Liên Hiệp Quốc.

Hiện Ban Chấp hành Trung ương Đảng đang tổ chức Hội nghị lần thứ 10, khai mạc vào ngày 18 và kết thúc ngày 20/9. Một nguồn tin tiết lộ với BBC rằng ông Tô Lâm sẽ lên đường đi Mỹ vào đêm 21/9.

quyenlucmem2

Việt Nam đã tích cực hợp thúc đẩy ngoại giao đa chiều, đa phương với việc tác với các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nga, EU và khối ASEAN

Một cuộc sát hạch đối với ông Tô Lâm

Ông Tô Lâm đã từng đến Mỹ vào năm 2019 với tư cách Bộ trưởng Công an. Nhưng lần này thì khác, ông Tô Lâm sẽ đi Mỹ khi đang kiêm nhiệm cả hai chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước. Lần này, dù không thăm chính thức Mỹ, nhưng ông Tô Lâm có nhiều hoạt động trong thời gian ở quốc gia này.

Theo Giáo sư Alexander Vuving, lãnh đạo cao nhất của Việt Nam ngày nay được kỳ vọng phải có khả năng xử lý các mối quan hệ quốc tế và giao thiệp với các cường quốc lớn, đặc biệt là Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Chuyến đi cũng rất quan trọng đối với Việt Nam vì Hà Nội cần cân bằng cẩn thận mối quan hệ với các cường quốc, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ và Nga.

Trong nhiều năm qua, với chính sách ngoại giao cây tre, Việt Nam đã tích cực hợp tác với các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nga, EU và khối ASEAN nhằm đảm bảo sự cân bằng an ninh và phát triển kinh tế cho chính mình.

Ngày 12/9, trong thông điệp ghi hình gửi đến sự kiện cấp cao "Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh tương lai", Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhấn mạnh hội nghị là cơ hội để Liên Hiệp Quốc và chủ nghĩa đa phương khẳng định những giá trị không thể thay thế trước những thách thức to lớn của thời đại.

So với cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Tô Lâm là người có hồ sơ lãnh đạo khá mỏng. Ông làm bộ trưởng Công an trong hai nhiệm kỳ trước khi được bầu làm chủ tịch nước vào tháng 5/2024.

Và chỉ khoảng ba tháng sau đó, ông đã được chọn làm tổng bí thư. Điều này có nghĩa là ông có ít kinh nghiệm trong bang giao quốc tế ở vị trí lãnh đạo đảng và nhà nước.

Các nhà quan sát cho rằng thời gian chưa đủ dài để đánh giá năng lực lãnh đạo của ông Tô Lâm trên cương vị lãnh đạo cao nhất. Do đó, những chuyến công du nước ngoài của ông Tô Lâm, nhất là đến các cường quốc như Mỹ và Trung Quốc, sẽ có nhiều cặp mắt đổ dồn vào ông.

"Bởi ông Tô Lâm là tân lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, chuyến công tác của ông ấy tới Hoa Kỳ (và Liên Hiệp Quốc) với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam là cơ hội độc nhất để tạo ấn tượng lâu dài".

"Lâu dài vì đó sẽ là ấn tượng đầu tiên về cách ông ấy giao thiệp với siêu cường này và cách ông ấy xoay xở trong vùng biển đầy sóng gió của các mối quan hệ quốc tế, nói ngắn gọn là ông ấy có khả năng ngoại giao như thế nào với tư cách là lãnh đạo cao nhất của Việt Nam", Giáo sư Vuving đánh giá.

Reuters dẫn lời bốn nguồn tin nói rằng ông Tô Lâm sẽ dự một diễn đàn kinh doanh vào ngày 23/9 với sự tham gia của đại diện từ các doanh nghiệp Mỹ. Ông cũng sẽ có các cuộc gặp riêng với lãnh đạo của hai gã khổng lồ công nghệ Google và Meta. Các cuộc gặp này được cho là góp phần xây dựng hình ảnh ông Tô Lâm là một nhà cải cách kinh tế.

Giáo sư Carl Thayer nhận định với BBC rằng sự góp mặt của ông Tô Lâm sẽ có sức nặng và sẽ giúp trấn an giám đốc điều hành các tập đoàn lớn của Mỹ đang làm ăn tại Việt Nam rằng Việt Nam sẵn sàng khuyến khích doanh nghiệp trong đổi mới công nghệ.

Bên cạnh các hoạt động tập trung vào lĩnh vực kinh tế ở trên, theo thông báo chính thức từ Hà Nội, ông Tô Lâm sẽ có nhiều cuộc tiếp xúc với chính giới và giới trí thức Mỹ.

Đại học Columbia (New York, Mỹ) đã thông báo ông Tô Lâm sẽ có buổi tọa đàm vào ngày 23/9 tại trường.

Ông có thể sẽ phải đối mặt với những câu hỏi khó – chẳng hạn về nhân quyền, về môi trường, về tự do học thuật – trong các cuộc tiếp xúc này, đặc biệt là từ các nhà lập pháp và giới trí thức.

BBC News tiếng Việt được biết một nhóm trí thức tại Mỹ đã chuẩn bị gửi kiến nghị tới ông Tô Lâm, kêu gọi trả tự do cho ông Trương Huy San, tức nhà báo Huy Đức.

Nền chính trị và văn hóa Mỹ vốn không dựa trên sự đồng lòng nhất trí như Việt Nam sẽ đặt ra nhiều thách thức cho ông Tô Lâm và đây chính là lúc bản lĩnh của ông được chờ đợi sẽ phát huy.

quyenlucmem3

Thời gian chưa đủ dài để đánh giá năng lực lãnh đạo của ông Tô Lâm trên cương vị lãnh đạo cao nhất

Có cần thiết gặp ông Biden ?

Chưa rõ liệu Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có gặp ông chủ Nhà Trắng Joe Biden bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hay không.

Một người phát ngôn của Nhà Trắng từ chối nói đến ông Tô Lâm với Reuters, nhưng tiết lộ rằng ông Biden dự định sẽ gặp một vài lãnh đạo quốc gia tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Thông báo của Hà Nội cũng không nêu rõ mà chỉ cho biết ông Tô Lâm sẽ gặp "lãnh đạo chính quyền, Quốc hội, các đảng và một số người đứng đầu bộ, ngành của Mỹ".

Sau chiến tranh, Mỹ và Việt Nam đã trải qua những hành trình đầy trắc trở trước khi tiến đến bình thường hóa quan hệ vào năm 1995. Ngày 10/9/2023 là dấu mốc lịch sử khi Việt Nam nâng cấp hai bậc quan hệ với Mỹ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện (cấp bậc cao nhất trong thang bậc ngoại giao của Hà Nội).

Ngày 10/9/2024, hai nước Việt Nam và Mỹ đã có thông cáo báo chí kỷ niệm một năm quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Việc nâng cấp quan hệ này được coi là đánh dấu chiến thắng của ông Biden trong chiến dịch tăng cường sức ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Giáo sư Vuving cho rằng có thể ông Tô Lâm muốn gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, theo ông Vuving, điều này là không quá cần thiết vì ông Biden sẽ không còn là tổng thống Hoa Kỳ sau tháng 1/2025.

"Thêm vào đó, ông Tô Lâm đã tham gia vào việc định hình chính sách của Việt Nam đối với Hoa Kỳ trong nhiều năm và đã gặp nhiều nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ".

"Đây sẽ là chuyến đi đầu tiên của ông ấy tới Hoa Kỳ với tư cách là lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, nhưng ông ấy đã từng thăm Hoa Kỳ trong vai trò trước đây là Bộ trưởng Bộ Công an. Sẽ cần thiết hơn nếu ông Tô Lâm gặp được những người có thể sẽ là một phần của chính quyền Harris giả định trong tương lai", ông Vuving nêu ý kiến.

quyenlucmem4

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 19/8

Vào tháng trước, ông Tô Lâm đã có chuyến công du đầu tiên đến Trung Quốc từ ngày 18-20/8 trên cương vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Với chuyến đi Mỹ sắp tới đây, dường như cho thấy đã có một quy tắc bất thành văn trong nghi thức đối ngoại dưới thời cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và nay được ông Tô Lâm nối bước: các lãnh đạo cao nhất của Việt Nam nên đến Trung Quốc trước khi đến Mỹ (dù lần này ông Tô Lâm không thăm chính thức Mỹ).

Giáo sư Alexander Vuving phân tích rằng, ở nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tiền lệ, ông Trọng đã thực hiện chuyến công du đầu tiên là đến Trung Quốc (đầu tháng 11 năm 2022) vì nhiều mục đích, trong đó có việc dọn đường cho Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ vào năm 2023.

Cách ứng xử như vậy, theo ông Vuving, là thể hiện sự tôn trọng của Hà Nội đối với Bắc Kinh và Giáo sư Vuving cho rằng đây là một yếu tố quan trọng trong cách tiếp cận hiện tại của Việt Nam trong quan hệ với các cường quốc.

Sự "xích lại gần nhau hơn" giữa Hà Nội và Washington cũng đóng góp cho việc xử lý các vấn đề an ninh và hòa bình trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mà Biển Đông là một vấn đề an ninh khu vực Đông Nam Á.

Mỹ tiếp tục nằm trong nhóm các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong đó Việt Nam xuất siêu. Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt gần 111 tỷ USD, lần thứ 3 liên tiếp vượt mốc 100 tỷ USD, theo Tổng cục Hải quan.

Sau chuyến làm việc tại Mỹ, ông Tô Lâm sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Cuba. Việt Nam và Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 2/12/1960. Dự kiến, ông sẽ thăm chính thức với Pháp vào đầu tháng 10.

Nguồn : BBC, 19/09/2024

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt
Published in Việt Nam

Phải chăng :

"Muốn nói mà sợ lòng đau

Muốn gieo mà sợ đất màu chẳng ưa" ?

Thơ phú dường như không hợp với Tô Đại tướng, nhưng rõ ràng, các diễn ngôn của Tổng bí thư – Chủ tịch nước gần đây cứ phải "rào trước đón sau". Như vậy là sao ?

tbtctn1

Ông Tô Lâm hội kiến ông Tâp Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 19/8/2024. Ông Tô Lâm sẽ đến Mỹ trong vài ngày tới.

Không dùng phương pháp cũ !

Kết thúc bài viết dài trên 2.700 chữ (1), Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm nhắc đến di huấn của những bậc tiền bối : "Khi tình hình đã thay đổi và chúng ta phải giải quyết các nhiệm vụ thuộc loại khác thì không nên nhìn lại đằng sau và sử dụng những phương pháp của ngày hôm qua" (Lenin). "Không bao giờ được lung lay trước những khó khăn, thử thách của cách mạng" (Lê Duẩn). Cái hồn cốt nổi bật từ các di sản quý báu này : Không dùng các phương pháp cũ (của ngày hôm qua) để "giải quyết nhiệm vụ thuộc loại khác" của ngày hôm nay, khi sự lãnh đạo của Đảng phải đối mặt với những vấn đề mới, những thách thức mới ! 

Tổng bí thư nhận thức rất rõ rằng, không được áp dụng các cách làm cũ, lối mòn cũ, hoặc phương pháp đã quen thuộc, vì có thể chúng không còn phù hợp nữa. Thay vào đó, cần có sự sáng tạo, linh hoạt và tìm ra cách tiếp cận mới mẻ, hiện đại hơn để giải quyết vấn đề trước mắt. Và khi đã hạ quyết tâm như thế rồi, thì ý chí của những người trong cuộc không được phép lung lay trước mọi khó khăn và thử thách !

Thiết tưởng không thể có diễn ngôn chính trị nào rõ ràng hơn khi hệ thống truyền thông trong nước nhất loạt đăng "bài phông" của Tổng bí thư - Chủ tịch nước để định hướng không chỉ cho cuộc họp Trung ương 10 trong 3 ngày, từ 18 đến 20/9. Nhiều khả năng là cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương trong ba ngày này sẽ có nội dung về kiện toàn các chức danh lãnh đạo cấp cao và điều động một số cán bộ. Đồng thời, Trung ương Đảng cũng sẽ tập trung cho việc chuẩn bị cương lĩnh và phê duyệt quy hoạch nhân sự Đại hội Đảng 14, dự kiến diễn ra vào quý 1 năm 2026 (2). 

Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam lần này liệu có tái diễn lại cái không gian – thời gian của Đại hội 6 năm 1986 ? Khi ông Trường Chinh lên làm Tổng bí thư, Báo cáo chính trị trình Đại hội 6 (tài liệu quan trọng nhất trong các văn kiện) đã đưa xuống đại hội đảng bộ các cấp. Qua phản ảnh từ dưới lên, nhiều ý kiến cho rằng nội dung chưa đáp ứng được tình hình thực tế đang diễn ra rất phức tạp, đòi hỏi phải có những đổi mới trong chủ trương, chính sách. Tổng bí thư Trường Chinh quyết định : Phải viết lại Báo cáo chính trị trình Đại hội 6 ! Trong báo cáo đó, nội dung quan trọng nhất là phải đưa Quan điểm và Nội dung Đổi mới Kinh tế vào (3).

Nhìn về phía trước bằng cách nào ?

Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 sáng 18/9 của Tổng bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hà Nội ngắn gọn và súc tích một cách bất ngờ. Chỉ lướt qua 1.800 chữ có thể nắm bắt được hai nội dung căn bản nhất của khóa họp ba ngày : 

Thứ nhất, các công việc để tăng tốc "về đích" thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội 13.

Thứ hai, về công tác chuẩn bị Đại hội 14 của Đảng gồm có 3 vấn đề : Các văn kiện trình Đại hội ; Chuẩn bị nhân sự cho Đại hội và Công tác xây dựng Đảng. 

Đằng sau mỗi nội dung có thể nhìn thấy cả một núi công việc, nhưng được trình bày khá logic và gọn ghẽ. Hy vọng, cả đảng viên lẫn người dân thường đều có thể nắm bắt ! Đúng với tinh thần "quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt…" như một tiêu đề được "giật" trên trang "Đại biểu Nhân dân" (4). Không đọc thấy bất cứ một dòng lý luận nào về chủ nghĩa Mác – Lênin, về "độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội", một thứ chủ nghĩa xã hội mà chính cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng buộc phải thú nhận, không biết đến cuối thế kỷ này có được nhìn thấy không ! Nhưng tinh thần "những việc cần làm ngay" của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh thì đều toát lên sau mỗi câu, mỗi chữ trong diễn văn khai mạc của ông Tô Lâm. Vấn đề là, những việc nào "cần làm ngay" ?

Sự giải bày của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm tại diễn đàn chính thức của Đảng nói rõ : "Hội nghị Trung ương lần này diễn ra sớm hơn và ngắn hơn dự kiến, chúng ta sẽ làm việc cả ngoài giờ hành chính…". Rồi nữa : "Hội nghị diễn ra vào thời điểm rất đặc biệt… cơn bão số 3 gây thiệt hại hết sức nặng nề về người và tài sản ở hầu hết các tỉnh, thành phố phía Bắc". 

Trong cảnh tang thương và nóng bỏng như thế, Trung ương 10 sẽ nhìn về phía trước bằng cách nào ? Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể. Các tài liệu thảo luận tại Hội nghị cũng được gửi trước 1 tuần, để các các Ủy viên Trung ương có đủ thời gian nghiên cứu và chuẩn bị những ý kiến thật xác đáng, phản ánh đúng thực tiễn của bộ, ngành, địa phương mình.

Hướng về phía trước với tinh thần "Nhìn thẳng vào sự thật", Hội nghị lần này liệu có kết nối được Đại hội 14 vào "mạch ngầm" của Đại hội 6 cách đây 40 năm ? Đặt vấn đề một cách rốt ráo : Tổng bí thư Tô Lâm có dám đưa nội dung quan trọng nhất, "Đổi mới Chính trị" vào báo cáo chính trị của Đại hội tới ?

Từ chuyện xưa nói về chuyện nay

Nhớ lại, tháng 12/1998, khi trình Quốc thư lên Nữ Hoàng Hà Lan – Queen Beatrix, để nhậm chức đại sứ, một phần nội dung hội kiến diễn ra xung quanh câu chuyện Đổi mới Kinh tế và Đổi mới Chính trị ở Việt Nam. Bà nhìn thẳng vào mắt tôi, giọng "Royalis English" dịu dàng : "Can one walk on one leg, Mr. Ambassador ?" (Người ta có thể đi bằng một chân không, thưa ngài Đại sứ ?). Hẳn nhiên đáp án trả lời đã được chuẩn bị trước và thông tin này chắc chắn đã được giải mật (declassified), nhưng nó vẫn đeo bám người kể chuyện suốt phần tư thế kỷ qua. Hy vọng vào một tương lai không xa, trong chuyến thăm đang được tái thúc đẩy của Nhà Vua Willem-Alexander với Hoàng hậu Maxima (5), Ngài sẽ chứng kiến, người dân Việt Nam hạnh phúc khi được đi bằng hai chân, đúng như lời chúc của Mẫu Hậu Nhà Vua gửi đến những con dân đất Việt ! Kể lại chuyện này với Thủ tướng Phan Văn Khải khi thăm con đê Afsluitdijk ở Tây Bắc Hà Lan, ông Sáu lắc đầu : "Cái xứ mình nó khổ thế đấy, Đại sứ à ! Chuyện xưa như trái đất, ai cũng biết, quốc tế góp ý nhức cả tai, nhưng thể chế vẫn ì ra, không ai làm gì được !". Cựu sinh viên Plekhanov giơ hai tay lên nền trời tím sẫm "Vùng Đất Thấp (Les Pays-Bas), nhưng có tầm nhìn cao", như một lời cầu cứu !

Kể từ ngày ngồi vào ghế "cửu trùng", ông Tô Lâm khá kiệm lời, nhưng mỗi lần đăng đàn, giới quan sát đều thấy lóe lên vài ba tia hy vọng. Trong diễn văn nhậm chức ngày 4/8/2024, Tổng bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam lần đầu tiên đã không nhắc đến cụm từ "chống Mỹ cứu nước"... (6). Giới quan sát cũng chú ý, tại Hội thảo 40 năm về Đổi mới ngoại giao, không thấy giới chuyên gia nhắc tới "ngoại giao cây tre", vốn được "suy tôn" bao lâu nay (7). Giới phân tích chú ý tới các động thái này khi Việt Nam và Hoa Kỳ đang tương nhượng nhau, liên quan đến việc Mỹ chưa công nhận Hà Nội có kinh tế thị trường và vào thời điểm ông Tô Lâm đang chuẩn bị qua Mỹ, sau chuyến đi được cho là thành công của Bộ trưởng quốc phòng Phan Văn Giang. Đó là nguyên nhân Hội nghị Trung ương lần này diễn ra sớm hơn và ngắn hơn dự kiến. Đó cũng là lý do Tổng bí thư - Chủ tịch nước gấp rút thăm Trung Quốc sau khi vừa nhậm chức, để kịp cho kỳ họp này và trước khi ông bay qua bên kia Tây Bán Cầu.

Cuộc hội kiến với Tổng thống Biden đang chuẩn bị rời nhiệm sở cũng không hề đơn giản khi chưa biết sau ngày 5/11 sắp tới đây, bà Harris hay ông Trump, ai sẽ là chủ nhân ngôi Nhà Trắng ? Sức ép ngoại giao tới đây chắc không hề dễ chịu trong một thế giới vừa kết nối vừa phân mảnh và cạnh tranh nhau quyết liệt !

Đinh Hoàng Thắng

Nguồn : VOA, 19/09/2024

Tham khảo :

(1) https://www.vietnamplus.vn/bai-viet-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-ve-doi-moi-manh-me-phuong-thuc-lanh-dao-post977056.vnp

(2) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cj9jnl8mj7jo

(3) https://tuoitre.vn/nho-tong-bi-thu-cua-doi-moi-2018093009462169.htm

(4) https://daibieunhandan.vn/quyet-tam-cao-nhat-no-luc-lon-nhat-hanh-dong-quyet-liet-bao-dam-dat-va-phan-dau-vuot-cac-muc-tieu-nghi-quyet-dai-hoi-xiii-cua-dang-de-ra-post390617.html

(5) https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-tai-thuc-day-chuyen-tham-cua-hoang-gia-ha-lan/7624705.html

(6)https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/us_vn_reconciliation_non_market_economy-08072024113022.html

(7) https://dav.edu.vn/hoi-thao-khoa-hoc-tong-ket-40-nam-ngoai-giao-viet-nam-thoi-ky-doi-moi/

Additional Info

  • Author Đinh Hoàng Thắng
Published in Quan điểm

Trong bối cảnh cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam có thể tận dụng sự quan tâm chiến lược của Mỹ và các đồng minh trong "khu vực Indo – Pacific" để củng cố quan hệ song – đa phương.

Ông Tô Lâm đến Hoa Kỳ sau nạn hồng thủy hiện vẫn đang tàn phá Việt Nam. Cơn bão kinh hoàng ấy để lại những sang chấn thật nặng nề. Tuy nhiên, "cơn bão Yagi" của lòng người vẫn còn ở phía trước.

tolam1

Ông Tô Lâm hội kiến Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, 19/8/2024

Vượt qua các nhân tố gây nhiễu : Chưa có những đột phá đáng kể

Thiên tai như cơn bão Yagi vừa qua thật đáng sợ ! Nhưng "những cơn bão của lòng dân" có thể còn đáng sợ hơn. Tổng bí thư – Chủ tịch nước và các vị lãnh đạo nên ưu tiên tập trung vào các nhiệm vụ đại sự, như lo bảo vệ chủ quyền và cải cách thể chế, hơn là những hành động mang tính biểu tượng. Việc này có thể được giao cho lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp. Được biết, Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm đang chuẩn bị tham dự "Hội nghị thượng đỉnh tương lai Liên Hiệp Quốc" và phát biểu tại thảo luận cấp cao của khóa họp 79 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc là để đúc kết kinh nghiệm, đảm bảo cho quốc gia – dân tộc vượt qua những khó khăn về kinh tế, xã hội và môi trường có thể còn lớn hơn trong tương lai.

1. Khó khăn và thách thức đầu tiên Tổng bí thư - Chủ tịch nước phải đối mặt, là tiến hành buổi Đối thoại chính sách tại Đại học Columbia, mà người điều phối là Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng, Giám đốc Viện Weatherhead East Asian Institute (1).

Buổi đối thoại nằm trong chương trình chính thức của ông Tô Lâm nhân dịp Tổng bí thư - Chủ tịch nước dự kiến tham gia "Thượng đỉnh Tương lai Liên Hiệp Quốc" để tạo sự đột phá và thay đổi về tư duy, tăng cường cam kết và hành động. 

Thông tin Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam thăm Mỹ được chính ông Tô Lâm đề cập tại Hội nghị gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước sáng 15/8/2024, theo tờ Diplomat (2). 

Nhưng tại sao trước chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo, lại chỉ trích "người sẽ điều phối" cuộc Đối thoại với Tổng bí thư - Chủ tịch nước ?

Theo trang mạng trelangblog.com, Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng bị tố cáo là đã viết sách xuyên tạc lịch sử Việt Nam (3). Chưa dự đoán được, màn đối thoại sẽ diễn ra thế nào ?

2. Khó khăn và thách thức thứ hai cũng cản trở không kém. Về phương diện Nhà nước, Bộ Quốc phòng đã cho hạ một video trên YouTube giăng tít "Trường Đại học Fulbright – Không để Cách Mạng Màu đổi màu giáo dục". Tuy nhiên, trang mạng trelangblog.com, sau đó vẫn cho chạy tiếp bài "Vì sao Đại học Fulbright bị chỉ trích, tẩy chay ?". 

Phê phán nhằm vào Đại học này chủ yếu xoay quanh lập luận, Fulbright đang đào tạo những người có tiềm năng lọt vào bộ máy công quyền của Việt Nam, từ đó biến đất nước ở Đông Nam Á này thành một quốc gia chư hầu của Mỹ. Bài viết không ngần ngại đặt thẳng câu hỏi : "Liệu Fulbright có thực sự là một công cụ của Washington nhằm thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam ?" (4).

Trong khi đó, chính Bộ Ngoại giao Việt Nam đã bác bỏ luận điểm hồ đồ này. Chiều 26/8, trả lời câu hỏi của phóng viên về hoạt động của Đại học Fulbright, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ : "Đại học Fulbright Việt Nam là thành quả của hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, nhất là trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao" (5). Diễn ngôn kiệm lời này liệu đã đủ để bác bỏ các luận điểm sai trái nói trong câu chuyện thứ nhất ?

tolam2

Chủ tịch nước Tô Lâm và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken - Ảnh : VGP

3. Khó khăn thứ ba là làn sóng bắt bớ và cầm tù các nhà đấu tranh cho dân chủ ở trong nước vẫn tiếp tục với cường độ cao.

Cũng trong cùng ngày 10/9, Hà Nội liên tiếp tuyên án 6 năm tù giam đối với ông Hoàng Tùng Thiện, đồng sáng lập Đảng đoàn Việt Nam, kêu gọi đa đảng chính trị cho Việt Nam (6) và 7 năm tù giam đối với nhà báo độc lập – blogger Nguyễn Vũ Bình về tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước" theo Điều 117 (7). Các điều luật 117 và 331 được Hà Nội sử dụng để kết án những người lên tiếng chỉ trích Chính phủ và Đảng cộng sản.

Trên web dangdoan.org đã đề cập đến các quyền con người cơ bản, đồng thời kêu gọi đa nguyên chính trị. Trang web này cũng viết : "Hiểm họa, hay kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân chính là cộng sản" ; và kêu gọi thành lập đảng đối lập với Đảng cộng sản Việt Nam, lấy tên là "Đảng Lạc Hồng" và mời công dân Việt Nam đang sinh sống trong và ngoài nước cùng tham gia. 

Theo HRW, vào tháng 8 và tháng 9 này, Việt Nam đã kết án và tuyên án ít nhất 7 nhà hoạt động nhân quyền vì những lý do tương tự. Thống kê của Dự án 88, một tổ chức nhân quyền tập trung vào Việt Nam, cho biết hiện có 175 nhà hoạt động đang bị giam giữ tại quốc gia Đông Nam Á này.

4. Khó khăn thứ tư, tại phiên họp lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc diễn ra từ ngày 9 đến ngày 13/9, đại diện của Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Châu Âu (EU) lên tiếng bày tỏ quan ngại về tình hình nhân quyền của Việt Nam. Việt Nam đã bị chỉ trích tại các diễn đàn này về những đàn áp nhân quyền, tuy nhiên, đại diện Việt Nam đã bác bỏ những cáo buộc ấy.

Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc, ông Volker Turk hôm 9/9 phát biểu tại phiên khai mạc, bày tỏ lo ngại về việc đàn áp các quyền của người dân ở nhiều nước trên thế giới, bao gồm các quyền tự do ngôn luận, lập hội, hội họp, tự do báo chí. Ông nhắc đến tên của Việt Nam trong số các nước có các hoạt động đàn áp. Vào ngày 10/9, Đại diện thường trú của Liên Hiệp Châu Âu (EU) tại Geneva – Đại sứ Lotte Knudsen – phát biểu tại diễn đàn của Liên Hiệp Quốc, bày tỏ "quan ngại sâu sắc về không gian ngày càng thu hẹp của xã hội dân sự ở Việt Nam và việc tiếp tục bắt giữ những người bảo vệ nhân quyền, các chuyên gia về quyền lao động và môi trường" (8). Đại diện EU kêu gọi Việt Nam đảm bảo các quyền tự do ngôn luận và lập hội cơ bản được bảo vệ để xã hội dân sự có thể tự do tham gia vào mọi khía cạnh phát triển.

5. Cái khó thứ năm là đánh giá chung của giới chuyên gia về bang giao Việt – Mỹ không thật khả quan.

Sau một năm nâng vượt cấp quan hệ nhưng dư luận cho rằng, vẫn chưa có nhiều đột phá. Hẳn nhiên một năm thì thời gian tương đối ngắn. Và trong năm này, mỗi nước cũng có nhiều biến động về chính trị nội bộ. Việt Nam thì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời. Bên Mỹ thì bước vào mùa bầu cử. Cho nên vẫn chưa có nhiều bước tiến đáng kể từ năm ngoái, Thạc sĩ Hoàng Việt nhận xét như thế hôm 11/9 (9).

Hơn nữa, "Hội chứng Việt Nam" ở Mỹ những ngày này vẫn ẩn hiện theo hướng đối nghịch. Hôm 12/9, Dân biểu Hoa Kỳ Michelle Steel lên án việc Chính quyền của Tổng thống Joe Biden chưa nỗ lực để bảo vệ tự do tôn giáo ở Việt Nam. Bà Steel cho biết trong thông cáo "Chính quyền Biden liên tục từ chối ủng hộ tự do tôn giáo, sáu tháng sau khi bà kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ liệt Việt Nam vào danh sách quốc gia cần quan tâm đặc biệt (Country of Particular Concern - CPC) do quốc gia này vẫn tiếp tục đàn áp tôn giáo". Hồi tháng 3/2024, bà Steel kêu gọi đưa Việt Nam vào danh sách CPC "trong bối cảnh Đảng cộng sản Việt Nam gia tăng giam giữ các tù nhân lương tâm" (10).

Tác động từ "những bàn tay vô hình"

Những ngày này, Website của Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng lại lăng-xê những "stt" quen thuộc : Chiêu bài "cách mạng màu" đã liên tiếp được các thế lực thù địch sử dụng và để lại hậu quả vô cùng nặng nề về chính trị, kinh tế, xã hội cho các nước bị cuốn vào kịch bản do chúng giăng ra. Việc chuẩn bị cho "cách mạng màu" của các thế lực thù địch thường được thực hiện thông qua các tổ chức phi chính phủ.

Trung Quốc và Việt Nam đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản lãnh đạo, cần phải cảnh giác cao trước các thủ đoạn "cách mạng màu" của các thế lực thù địch (11). Tuyên bố chung Việt – Trung ngày 20/8 cũng viết : "Vào thời đại mới, hai bên sẽ không quên nguyện ước hữu nghị ban đầu, khắc ghi sứ mệnh chung, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy hiện đại hóa phù hợp với tình hình mỗi nước…". Nhưng đây chính là cái con đường mà cựu Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao Nguyễn Đình Bin đã đề nghị Tổng bí thư Tô Lâm nên sớm "chia tay" (12). Tuy nhiên, hai Đảng cộng sản vẫn nhất trí tăng cường trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về chống can thiệp, chống ly khai, phòng chống "cách mạng màu", cùng nhau bảo vệ an ninh chính trị và an ninh chế độ (13).

Đón đợi những biến chuyển lớn, giới quan sát hướng về chuyến thăm Mỹ sắp tới của tân Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm với niềm hy vọng. Trong một bản tin hôm 12/9, trên cương vị Trưởng Văn phòng Thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Damien Cave thông báo nhật báo New York Times sẽ mở văn phòng thường trú tại Việt Nam vào tháng 10 tới, trong nỗ lực mở rộng phạm vi đưa tin toàn cầu và thúc đẩy nền báo chí độc lập trên toàn thế giới. Nick Name "Nón lá" có lẽ đã nói thay cho thế hệ trẻ trước tin này : "Hy vọng giới trẻ Việt Nam nhìn thấy được những gì ở Việt Nam mà phóng viên báo The New York Times thấy… hoặc, có thể giúp nhà báo có thêm tài liệu nữa".

Công ty "New York Times" mở lại văn phòng ở Sài Gòn sau gần 50 năm chắc chắn sẽ là một cột mốc. Văn phòng Công ty đa phương tiện, với hơn 170 tuổi đời khẳng định : "Một chương mới sẽ mở ra từ tháng 10 năm nay" (14). Chúng ta có quyền đón đợi những bình luận tổng hợp từ các bỉnh bút của "New York Times" về sự kiện trọng đại liên quan đến chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm.

Giữa các hiệu ứng của "những bàn tay vô hình" đối với mối bang giao Việt – Mỹ, không thể không tính đến tam vị nhất thể "thiên thời – địa lợi – nhân hòa" vào kỷ nguyên tới. Trong bối cảnh quốc tế đang biến động, đặc biệt với sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam có thể tận dụng sự quan tâm chiến lược của Mỹ và các đồng minh trong "khu vực Indo – Pacific tự do và rộng mở" (Free and Open Indo-Pacific - FOIP) để củng cố quan hệ song – đa phương. Nếu Việt Nam thực sự bước vào "khởi điểm lịch sử mới" như tuyên bố của chính ông Tô Lâm, thì "nhân tâm" ở các quốc gia bên bờ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương này sẽ "đúc nên chữ đồng", hợp tác sâu rộng hơn trong các lĩnh vực địa-chính trị và địa-kinh tế.

Chuyến qua Mỹ của ông Tô Lâm không chỉ là phép thử quan trọng về năng lực ngoại giao nguyên thủ của tân Tổng Bí thư – Chủ tịch nước, mà còn là cơ hội để khẳng định vị thế mới của quốc gia trăm triệu dân giữa những thách thức to lớn về chính trị, kinh tế và nhân quyền.

Liệu có thể kỳ vọng, chuyến thăm này sẽ mở ra những bước tiến mới trong bang giao Việt Nam – Hoa Kỳ, giúp hóa giải những mối quan hệ phức tạp và tạo dựng thêm nền tảng vững chắc cho hợp tác tương lai ? Chúc Tổng Bí thư – Chủ tịch nước thành công trong sứ mệnh quan trọng này !

Trần Đông A

Nguồn : VOA, 16/09/2024

Tham khảo :

(1) https://weai.columbia.edu/content/lien-hang-t-nguyen

(2) https://thediplomat.com/2024/09/why-biden-should-welcome-vietnams-to-lam-to-the-white-house/

(3) https://www.trelangblog.com/2024/08/ai-hoc-fulbright-gs-nguyen-thi-lien.html

(4) https://www.trelangblog.com/2024/08/vi-sao-ai-hoc-fulbright-bi-chi-trich.html

(5) https://baochinhphu.vn/nguoi-phat-ngon-bo-ngoai-giao-len-tieng-ve-hoat-dong-cua-truong-fulbright-viet-nam-102240826224303093.htm

(6) https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-phat-6-nam-tu-doi-voi-nguoi-dan-ong-doi-da-dang/7780767.html

(7) https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-bo-tu-nha-bao-nguyen-vu-binh-7-nam-tu-toi-tuyen-truyen/7778524.html

(8) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-criticized-for-human-right-records-at-un-meeting-09122024101032.html

(9) https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-us-relations-one-year-after-upgrading-relations-09122024150121.html

(10) https://www.voatiengviet.com/a/db-steel-len-an-chinh-quyen-biden-thieu-hanh-dong-cho-tu-do-ton-giao-o-viet-nam/7782200.html

(11) https://www.facebook.com/ChineseConsulateGeneralinDanang

(12) https://www.voatiengviet.com/a/nguyen-dinh-bin-van-nuoc-da-den-chua-/7772598.html

(13) https://www.voatiengviet.com/a/tam-bao-quat-cua-cac-thoa-thuan-viet-trung/7751679.html

(14) https://www.voatiengviet.com/a/the-new-york-times-cua-my-se-mo-lai-van-phong-o-sai-gon-sau-gan-50-nam-/7782256.html

Additional Info

  • Author Trần Đông A
Published in Quan điểm

Tân Tổng bí thư Tô Lâm khẳng định tính chính danh và điều gì tiếp theo ?

Doãn An Nhiên, RFA, 09/09/2024

Việt Nam đang chứng kiến bước ngoặt của chế độ Đảng cộng sản toàn trị trong giai đoạn thoái trào và, sự khủng hoảng kế nhiệm là một trong những chỉ dấu rõ rệt cho thấy những thay đổi khó lường đang diễn ra.

chinhdanh1

Tổng bí thư Tô Lâm phát biểu tại họp báo ở Hà Nội hôm 3/8/2024 - Nhac Nguyễn / AFP

Ngày 3/8/2024 ông Chủ tịch nước Tô Lâm được chọn làm Tổng bí thư tại Hội nghị ‘bất thường’ Ban chấp hành trung ương khóa 13, chấm dứt thời gian ‘tạm quyền’ hơn 20 ngày kể từ khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời ngày 19/7 khi đương nhiệm. Vị Tổng bí thư tiền nhiệm đã phá bỏ những ràng buộc hạn chế tha hóa quyền lực để ở lại thêm kỳ thứ ba (2021-2026) Đại hội lần thứ 13 của Đảng cộng sản Việt Nam. Theo đuổi chủ nghĩa xã hội dựa trên tư tưởng Mác – Lênin, đồng thời với việc đẩy mạnh chiến dịch "đốt lò" chống tham nhũng, ông đã kỷ luật và loại bỏ hàng chục nghìn đảng viên lãnh đạo và tổ chức đảng. Đặc biệt vào những tháng cuối đời của ông, 7/18 ủy viên Bộ chính trị, 15% số ủy viên Ban chấp hành trung ương (cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng cộng sản), đã bị thanh trừng. Điển hình là trong thời gian ngắn những nhân vật – các ứng viên được cho là "tiềm năng" kế vị như các ông Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ và bà Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai phải từ nhiệm… Điều chưa từng xảy ra trong thời kỳ Đổi mới từ năm 1986 của lịch sử cầm quyền bởi Đảng cộng sản Việt Nam.

Mô hình chế độ đảng cộng sản toàn trị là một hệ thống chính trị mà đảng - nhà nước nắm giữ quyền lực tập trung đối với mọi khía cạnh của đời sống xã hội và cá nhân. Trong kiểu chế độ này, đảng cộng sản là đảng chính trị duy nhất, do người đứng đầu - tổng bí thư lãnh đạo, ông ấy có quyền lực tuyệt đối và "không thể thiếu" trong guồng máy chính trị. Như mọi chế độ tập quyền, chẳng hạn phong kiến không thể thiếu vua dù chỉ ‘một ngày’, chế độ Đảng cộng sản toàn trị không thể không có "tổng bí thư". Khác với ‘thiên định’ cha truyền con nối dưới thời phong kiến, cương vị tổng bí thư đảng phải, dù đôi khi là hình thức, được bầu tại Đại hội toàn quốc đảng cộng sản. Bởi vậy, sự kế nhiệm "bất thường" luôn dẫn đến nhiều đồn đoán và mọi ánh mắt đang dõi theo các động thái của vị tân tổng bí thư Tô Lâm. Ông Tô Lâm khẳng định tính chính danh thế nào ? Nguồn gốc an ninh của ông ấy xác quyết những ưu tiên là duy trì chế độ thay vì thúc đẩy chuyển đổi dân chủ ?

chinhdanh2

Phần 1

Khẳng định tính chính danh

Chế độ toàn trị ‘không thể’ sụp đổ bởi tính lôgíc thăng trầm theo chu kỳ của nó [1]. Theo Zbigniew Brzezinski, nhà nghiên cứu nổi tiếng về chế độ toàn trị, mô hình hiện đại của kiểu chế độ này không thể bị diệt vong thông qua cuộc nổi dậy nội bộ trừ khi điều đó xảy ra vào thời điểm nguy hiểm ‘chết người’ từ một thách thức bên ngoài, kể cả trong bối cảnh khủng hoảng kế nhiệm [2]. Cơ sở này được Francis Fukuyama, khi nghiên cứu ‘hai nguồn’ [3] của chế độ tập quyền đảng cộng sản Trung Quốc, đưa ra nhận xét rằng chế độ toàn trị sẽ chỉ sụp đổ từ "bên trên". Giới lãnh đạo toàn trị cộng sản thường ‘đổ lỗi’ cho cố tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô M. Gorbachov về sự suy vong mô hình Xô-Viết và sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Coi đó như một bài học khi cải cách chuyển đổi thị trường, và để đề phòng, ngăn chặn "từ sớm từ xa" nguy cơ này, giới lãnh đạo toàn trị (cả hai Đảng cộng sản  Trung Quốc và Việt Nam) đã tăng cường chính sách "an ninh chế độ", trong đó trọng tâm là "an ninh ý thức hệ" [4] và đồng thời đề phòng xu hướng "tự diễn biến, tự chuyển hóa" trong nội bộ.

Điều trên đã giải thích cho việc ông Tô Lâm có những động thái quyết đoán, thậm chí đã có đồn đoán về sự "tiếm quyền" [5] tổng bí thư khi ông Trọng qua đời giữa nhiệm kỳ mà chưa ‘tìm được’ người kế vị. Ngày 22/5/2024, trước hơn một tháng khi ông Trọng qua đời ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước. Ngày 18/7/2024, trước khi ông Trọng mất một ngày, ông được phân công chủ trì 'thay thế". Ngày 3/8/2024 ông Tô Lâm được chọn làm Tổng bí thư với 100% số phiếu từ Ban chấp hành Trung ương… Ông Tô Lâm đã ‘chớp’ thời cơ "quản lý" khủng hoảng để bảo vệ và duy trì chế độ.

Tân Tổng bí thư Tô Lâm sử dụng cơ chế ‘đã được chuẩn bị’ như bộ máy an ninh khổng lồ theo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở (2023). Bộ máy này được ‘ưu tiên’ cấp kinh phí lớn nhất, được tăng cường trang thiết bị hiện đại chống khủng bố. Và, hơn thế, nó được ‘luật hóa’ để duy trì ưu thế sử dụng sức mạnh, từ việc "ngăn ngừa từ sớm, từ xa" theo Luật Phòng thủ Dân sự (2023), trấn áp bạo động theo Luật Cảnh sát Cơ động (2022), đàn áp bất đồng chính kiến và xã hội dân sự, giám sát công dân theo Luật An ninh mạng (2018)… cho đến việc ‘bảo vệ’ nhà riêng các lãnh đạo chóp bu theo Luật cảnh vệ sửa đổi (2024).

Với ‘ưu thế’ quyền lực như vậy tân Tổng bí thư Tô Lâm khẳng định tính chính danh khi ‘biến’ cái "bất thường" trở thành "bình thường", điển hình trong công tác kiện toàn nhân sự lãnh đạo chủ chốt Đảng và Chính phủ ở cấp trung ương. Các hội nghị bất thường của Trung ương Đảng và Quốc hội thay phiên diễn ra và, trong một thời gian ngắn việc kiện toàn nhân sự đảng được thực hiện khẩn trương, bổ sung các ủy viên mới cho Bộ chính trị và Ban bí thư. Bỏ qua một số tiêu chuẩn cứng và quy trình tuyển chọn lãnh đạo, ông Tô Lâm đã bổ nhiệm, cất nhắc những đồng nghiệp an ninh và đồng hương, ngụ ý nhấn mạnh yếu tố trung thành, nắm giữ các vị trí chủ chốt của bộ máy lãnh đạo đảng như các trợ lý, chánh văn phòng Trung ương, tân Bộ trưởng công an, Ban kiểm tra Trung ương… Đồng thời với kiện toàn các nhân sự đảng, ngày 26/8/2024 một loạt lãnh đạo chính phủ cũng được bổ sung, miễn nhiệm tại Kỳ họp bất thường thứ 8 của Quốc hội khóa 15, tại đây, các ông nguyên chánh án Tòa tối cao Nguyễn Hòa Bình, ông nguyên Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc và ông bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn được bổ nhiệm làm các phó thủ tướng mới… Trong số "mới" có ông tân Bộ trưởng Bộ tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, người đồng hương với Tổng bí thư có quê ở Khoái Châu, Hưng Yên [6]. Tất nhiên, ngoài những ‘tay hòm chìa khoá’ cho tập trung quyền lực tuyệt đối, có những nhân vật ‘bí ẩn’ như ông Tô Ân Xô, một vị tướng công an quan trọng, từng là Đại diện Lãnh sự quán Việt Nam ở Houston, Hoa Kỳ [7], được sử dụng như một quân sư, luôn sát cánh bên ông Tô Lâm, cũng gây sự chú ý.

Khẳng định tính chính danh là một quá trình với nhiều thủ thuật, mà việc sử dụng ưu thế quyền lực, gieo rắc nỗi sợ hãi trong bối cảnh quan chức tham nhũng nghiêm trọng và đàn áp quyền tự do dân chủ chỉ là một phần của câu chuyện và thường tạo ra sự ‘im lặng, nghe ngóng’, không thể bền vững. Phần lớn của câu chuyện cho các nhà lãnh đạo là làm sao cho người ta phục, người ta tin thì ít chính trị gia làm được…

chinhdanh2

Tổng bí thư Tô Lâm tại họp báo ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội hom 3/8/2024 - Nhac Nguyễn / AFP

Phần 2

Ưu tiên số Một – duy trì chế độ

Trong phần 1 bài viết lưu ý về "tính hợp lý" của chế độ toàn trị và, nó không thể sụp đổ, thậm chí trong các cuộc khủng hoảng kế vị, nếu không có những biến cố lớn từ bên ngoài… Với những ưu thế về quyền lực, tân Tổng bí thư Tô Lâm đang khẳng định tính chính danh của mình trước hết trong nội bộ Đảng, nhưng việc xác định tính chính danh cho Đảng, cho chế độ trước nhân dân thông qua bầu cử thực chất sẽ là không thể. Trong thời khắc chuyển giao quyền lực ưu tiên số một vẫn là duy trì chế độ.

Việc khẳng định tính chính danh trên trường quốc tế là ‘nước cờ’ tiếp theo, khôn ngoan và khó đoán định đối với nhà lãnh đạo đảng cộng sản toàn trị. Việc thăm chính thức Trung Quốc của ông tân Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vào ngày 18/8/2024, nghĩa là chỉ hai tuần sau khi được Ban chấp hành trung ương Đảng bầu, khiến cho các nhà quan sát chính trị chú ý. Nó, cũng như mọi lần, luôn được tuyên truyền là thành công tốt đẹp [8], nhưng mang nhiều ý nghĩa, chẳng hạn, không chỉ tiếp tục chính sách "ngoại giao cây tre" mà còn về quan hệ kinh tế, địa chính trị trong bối cảnh thế giới phức tạp, khó lường, trong đó có cuộc cạnh tranh Trung - Mỹ. Để ‘cân bằng’, có tin ‘chưa chính thức’ từ truyền thông rằng ông Tô Lâm sẽ thăm Hoa Kỳ vào tháng 9/2024 trong dịp kỳ họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York…

Và, rồi sau đó, theo ông Tổng thư ký Quốc hội, Cơ quan này sẽ tiến hành bầu chức danh chủ tịch nước vào kỳ họp tháng 10/2024, hé lộ khả năng ông Tô Lâm sẽ thôi kiêm nhiệm chức danh chủ tịch nước vào dịp Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 10 được nhóm họp, như thông lệ, trước kỳ họp Quốc hội… Điều này có nghĩa là nguyên tắc tập thể, mặc dù yếu đi" dưới thời cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhưng dường như vẫn sẽ vận hành, khác biệt với Đảng cộng sản Trung Quốc, để duy trì chế độ. Hãy chờ xem sự thể thế nào. Tuy nhiên, theo tôi, sự tương đồng ý thức hệ với "cộng đồng chia sẻ tương lai" sẽ là yếu tố ảnh hưởng nhất đối với Đảng cộng sản Việt Nam.

Có thể thấy, trong thời gian tương đối ngắn, tân Tổng bí thư Tô Lâm, về cơ bản, bước đầu hoàn tất bộ máy lãnh đạo đảng và chính phủ cấp trung ương. Giống như người tiền nhiệm, ông Tô Lâm luôn nhấn mạnh công tác nhân sự Đảng và, rằng trong Hội nghị Trung ương 10, dự kiến nhóm họp vào tháng 10, sẽ tiếp tục kiện toàn nhân sự lãnh đạo cấp cao, sau đó là chuẩn bị nhân sự cho các đại hội cấp địa phương vào năm 2025 hoàn tất trước Đại hội 14 dự kiến tổ chức vào đầu năm 2026. Trong công tác nhân sự Đảng cộng sản xu hướng tăng cường quyền lực cho "phái lực lượng vũ trang" (công an và quân đội) sẽ tiếp tục được ưu tiên. Hiện thời trong Bộ Chính trị có năm ủy viên có nguồn gốc công an và ba ủy viên xuất thân từ quân đội. Họ sẽ tiếp tục chia sẻ, dù mang tính hình thức, quyền lực trong nguyên tắc tập thể lãnh đạo khi phương án nhất thể hóa hai chức danh cao nhất của đảng và nhà nước vẫn còn bỏ ngỏ.

Trong chế độ đảng cộng sản toàn trị tổng bí thư có quyền lực tuyệt đối khi ông ấy đứng đầu các tổ chức quyền lực nhất của đảng như Quân ủy Trung ương, Hội đồng quốc phòng – an ninh, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp (nếu tổng bí thư kiêm chủ tịch nước) ; Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng, tiêu cực… Ngoài ra, dưới thời ông Trọng, tổng bí thư còn từng giữ chức vụ quan trọng khác như Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương… Bởi vậy, về thực chất, ông ấy có thể chỉ đạo trực tiếp Bộ Công an và, ông Tô Lâm ‘thuận tiện’ để chỉ kế thừa, quyền lực được nhân lên và cụ thể hóa trong vận hành… Tuy nhiên, kể cả khi nắm giữ quyền lực tuyệt đối thì việc bảo vệ, duy trì quyền lực luôn là thách thức đối với tân Tổng bí thư Tô Lâm.

Trước hết, trong bối cảnh tham nhũng nghiêm trọng và mang tính hệ thống hiện nay thì việc thanh lọc, lựa chọn, bổ nhiệm luôn là vấn đề nan giải vì niềm tin nội bộ giữa những người ‘đồng chí’ không còn ‘như xưa’ khi nền tảng tư tưởng bị lung lay dữ dội. Điều này lý giải vì sao ông Tô Lâm phải đưa những người đồng nghiệp an ninh và đồng hương vào các vị trí chủ chốt trong guồng máy lãnh đạo. Nhưng liệu có ai dám đảm bảo những quan chức được bổ nhiệm, ‘thân cận’ về mặt hình thức, là ‘trong sạch’ hay chí ít ‘có nhúng chàm’ nhưng sẽ ‘rửa tay’ để hối cải. Trong lịch sử toàn trị cho thấy những cuộc mặc cả kế nhiệm với việc bảo toàn cho những người tiền nhiệm và gia đình họ, chẳng hạn, cố Tổng thống Yeltsin với Putin và, không loại trừ những ‘tin đồn’ về trường hợp cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là ‘sai’ sự thật ! Gần đây, trên kênh YouTube Nhân Việt Quốc Tế TV đã phải ‘lên tiếng’ vì ‘phản biện’ status Facebook của cựu Đại biểu quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng [9] ca ngợi ‘nhân cách’ của cựu thủ tướng Dũng khiến dư luận chú ý.

Hơn thế, vấn đề lớn nhất hiện nay đối với việc kiểm soát quyền lực, cả về nguyên lý và thực tiễn, là ai hay tổ chức nào trong chế độ có thể giám sát tha hóa quyền lực đối với bộ máy với sức mạnh vô đối của "công an và quân đội" về trước mắt và trong trung hạn ?

Câu hỏi này đã từng được đặt ra với Đảng cộng sản Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình, như một bài học thực tế : Đảng có thể bị đe dọa khi bạo lực vũ trang, an ninh lấn lướt hệ tư tưởng. Như đã biết, một sự kiện đình đám xảy ra trước thềm Đại hội 18 của Đảng cộng sản Trung Quốc năm 2012 là việc loại bỏ ông Chu Vĩnh Khang (sinh 1942). Ông ta từng là Bộ trưởng Bộ Công an, từng giữ chức trong Ban thường vụ Bộ Chính trị lần thứ 17 và chủ nhiệm Ủy ban Chính trị - Pháp luật trung ương từ năm 2007 đến năm 2012. Trên cương vị đó, Chu giám sát các lực lượng an ninh và các cơ quan thực thi pháp luật của Trung Quốc. Lý do được đưa ra là trong thời gian còn đương chức, Chu Vĩnh Khang đã dính líu đến nhiều vụ tham nhũng, lạm dụng quyền hành và bị cáo buộc là một trong những thủ phạm chính trong cuộc đàn áp môn khí công Pháp Luân Công. Dư luận khi đó đồn đoán rằng Tập Cận Bình ngăn ngừa nguy cơ lộng quyền hay bị tiếm quyền khi Chu Vĩnh Khang được cho là đồng minh thân cận của Bạc Hy Lai (sinh năm 1949), cựu ủy viên Bộ Chính trị và bí thư Thành ủy Trùng Khánh, bị cách chức vì các bê bối chính trị và tham nhũng, nhưng thực chất là đấu đá, tranh giành quyền lực [10]. Năm 2023 - 2024 đánh dấu cuộc thanh trừng của Tập đối với các quan chức Bộ quốc phòng, trước hết là các tướng lĩnh chỉ huy của Lực lượng Tên lửa và đỉnh cao là ông Bộ trưởng quốc phòng Lý Thượng Phúc (sinh năm 1958), cựu Ủy viên Quân ủy Trung uơng, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Tháng 8/2023 ông ta đã bị miễn nhiệm chức Bộ trưởng Quốc phòng và Ủy viên Quốc vụ. Đến tháng 6/2024, Lý Thượng Phúc cùng với Ngụy Phượng Hòa, cựu bộ trưởng tiền nhiệm, bị khai trừ khỏi Đảng và chuyển sang cơ quan kiểm sát khởi tố vì nghi ngờ phạm tội đưa và nhận hối lộ [11].

Tóm lại, kết luận có thể của phần hai này là ưu tiên số một là bảo vệ và duy trì chế độ toàn trị nhưng đồng thời cũng sẽ là thách thức số một theo nghịch lý quyền lực. Trước mắt, Hội nghị Trung ương 10 vào tháng 10/2024 hay Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 14 vào đầu năm 2026, theo tôi, không phải là những rào cản không thể vượt qua đối với tân Tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Tô Lâm, tuy nhiên, thách thức thực sự sẽ là việc ông ấy sẽ sử dụng ‘chiếc nhẫn’ quyền lực tuyệt đối thế nào ?

chinhdanh3

Một người biểu thình phản đối Trung Quốc mang cờ Việt Nam đi dọc bờ Hồ Hoàn Kiếm hôm 5/6/2011 Reuters/Kham

Phần 3

Chuyển đổi dân chủ - hy vọng mong manh

Một trong những vấn đề quan trọng được quan tâm rộng rãi là tân Tổng bí thư với quyền lực hiện có liệu có cơ hội nào hay liệu ông ấy đặt nền móng cho chuyển đổi dân chủ hay không ? Xuất phát từ bản chất toàn trị của chế độ và cá nhân người nắm giữ quyền lực tuyệt đối câu trả lời sẽ phải là "hy vọng mong manh !"

Có nhiều cơ sở lý luận và thực tế cho câu trả lời như trên, chẳng hạn giới quân sự trong chính phủ Miến Điện (Myanmar), có ưu thế quyền lực, đã xóa bỏ chế độ dân chủ đã được dẫn dắt bởi Aung San Suu Kyi, Chủ tịch Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Myanmar, người được trao tặng giải Nobel Hòa bình năm 1991. Hiện bà vẫn đang bị cầm tù !

Độc tài và dân chủ, như nước với lửa, không thể tồn tại song song trong một chế độ. Tuy nhiên, đối với trường hợp Việt Nam, chế độ đảng toàn trị dựa trên hệ tư tưởng cộng sản, chủ nghĩa Mác – Lênin và, việc đại tướng công an lên nắm quyền Tổng bí thư, Chủ tịch nước là chưa có tiền lệ. Điều này tạo ra nhiều suy đoán trái chiều trong dư luận và, được giới chính trị quan sát thận trọng. Các nhà tranh đấu cho tự do dân chủ, nhân quyền cho rằng người đứng đầu ngành an ninh phải chịu trách nhiệm trong việc một số sự kiện về tự do tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc, xã hội dân sự, các nhà hoạt động, phản biện bất bạo động… bị đàn áp, bởi vậy họ ‘bi quan’ rằng tình hình sẽ xấu đi. Một số ý kiến mong có sự thay đổi khi có sự thay đổi về nhân sự lãnh đạo trong bối cảnh hệ thống chính trị đang khủng khoảng bởi tham nhũng nghiêm trọng và tha hóa đạo đức, lối sống của các cấp lãnh đạo từ thấp đến cao nhất, bào mòn niềm tin dân chúng vào chế độ…

Các diễn biến về nhân sự, tổ chức đảng cũng như các sự kiện xã hội đang được dõi theo liên tục và, chưa thể nói về xu hướng rõ rệt. Trong các nghiên cứu về chủ nghĩa toàn trị có một "án lệ" nổi tiếng khi Tòa án xét xử tội ác chiến tranh thời phát xít Đức. Adolph Eichmann, một đặc vụ Đức Quốc xã chịu trách nhiệm tổ chức vận chuyển hàng triệu người Do Thái đến các trại tập trung phục vụ mục đích diệt chủng, nhưng đã có ý kiến biện minh rằng đó là ‘sự bình thường của cái ác’ (The banality of evil) [12], vì hắn ta chỉ là người có bổn phận thừa hành với mục đích thăng tiến. Như đã biết, phiên tòa đã kết tội Eichmann. Ý kiến trên đã bị phê bình gay gắt, coi đây là "sai lầm lịch sử". Sau này người ta tìm thấy trong cuốn hồi ký của Eichmann những bằng chứng về tội ác chíến tranh cho thấy hắn ta đã thấm nhuần hệ tư tưởng Đức Quốc xã, đã chấp nhận và tán thành ý tưởng về sự thuần khiết chủng tộc.

Những nghiên cứu [13] và thực tế tồn tại chủ nghĩa toàn trị đã cho biết bản chất của mô thức đảng – nhà nước toàn trị trong quá trình tiến hóa xã hội loài người, một sự tương phản với chế độ dân chủ. Đó là một mô hình thể chế chính trị mới, phá hủy tất cả các truyền thống xã hội, pháp lý và chính trị của đất nước, biến các giai cấp thành quần chúng tuân theo ý thức hệ, phân chia những người bất đồng thành "phản động hay thế lực thù địch" và gieo rắc nỗi sợ hãi để cô lập người dân. Chủ nghĩa toàn trị, khác biệt cơ bản với các dạng truy bức chính trị khác mà ta biết như chế độ chuyên quyền, bạo chúa hay độc tài ở chỗ, nó áp dụng chiến thuật khủng bố kèm theo một hệ tư tưởng nhằm khuất phục toàn bộ quần chúng chứ không chỉ các đối thủ chính trị.

Hệ tư tưởng Mác – Lênin, vốn ‘dân tuý’ về xã hội không tưởng – thiên đường trên mặt đất, của chế độ Đảng cộng sản toàn trị hoạt động theo một hệ thống giá trị hoàn toàn khác biệt. Nó tạo ra sự cô đơn có tổ chức, thúc đẩy sự chuyên quyền, gây tâm lý sợ hãi, đòi hỏi sự phục tùng và trung thành, hệ quả là nó làm suy yếu khả năng phân biệt giữa sự thật và hư cấu của con người - khả năng phán đoán, suy nghĩ độc lập và phản biện. Ý thức hệ cộng sản giáo điều khiến con người xa rời thế giới của trải nghiệm sống, làm cạn kiệt trí tưởng tượng, từ chối sự đa dạng và xóa bỏ khoảng cách giữa con người vốn cho phép họ liên hệ với nhau một cách có ý nghĩa.

Chế độ toàn trị có thể biến đổi hình thức theo thời gian, nhưng bản chất không thay đổi, và có thời khắc nó đã khiến một số nhận định về khả năng chuyển đổi dân chủ. Điển hình là nghiên cứu của Isaac Deutscher về ‘sự thay đổi’ ở Liên Xô ngay sau cái chết của Stalin năm1953. Khi thấy chính phủ của Georgy Malenkov, người kế nhiệm Stalin, ban hành lệnh ân xá và xóa sạch không khí của vụ bê bối độc hại của thời đại Stalin, Deutscher đã hy vọng về "Một kỷ nguyên cải cách ?" và "Triển vọng tương lai" [14] đối với Liên Xô… Những gì diễn ra như chúng ta đã chứng kiến, sự sụp đổ của mô hình này chỉ đến sau sự kiện Bức tường Béc Linh năm 1989.

Với mô hình Trung Quốc sự biến đổi còn phức tạp hơn nhiều. Nó đã là kiểu mẫu thành công kinh tế cho các nước đang phát triển, và thậm chí khiến giới lãnh đạo phương Tây ‘bỏ qua’ cả sự kiện ‘Lục Tứ’ thảm sát cuộc biểu tình của sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Sau đó, nhiều nghiên cứu về "sự dẻo dai" với ở khả năng thích ứng, tính phức tạp, quyền tự chủ và sự gắn kết của các tổ chức nhà nước của chế độ chuyên chế Trung Quốc [15]. Một thời kỳ dài hơn 40 năm "cải cách và mở cửa" đã tạo ra tăng trưởng thần kỳ cho đến khi Trung Quốc trỗi dậy hung hăng dưới thời Tập Cận Bình. Thậm chí, người ta còn nói đến ‘bóng đen’ thời Mao Trạch Đông đang trở lại.

Một câu hỏi lớn được đặt ra phá làm thế nào mà chế độ toàn trị có nhiều hành động đàn áp dân chủ, nhân quyền… vẫn ‘truyền cảm hứng’ cho dân chúng như vậy. Ở Việt Nam trong những thời khắc thay đổi quyền lực lãnh đạo có một số sự kiện nóng trong xã hội khiến công luận chú ý và chia rẽ về thái độ phản ứng. Đó là : Một số ca sĩ Việt Nam phải ‘xin lỗi’ trước áp lực cộng đồng sau khi biểu diễn ở Mỹ trên sân khấu có cờ Việt Nam Cộng hòa ; Sự cáo buộc 'cách mạng màu' cho Đại học Fulbright Việt Nam, do Mỹ giúp đỡ thành lập, khiến cho Bộ ngoại giao Việt Nam phải lên tiếng [16]. Sự bày tỏ suy nghĩ riêng về đảng cầm quyền của một thí sinh cuộc thi Đường lên Đỉnh Olimpia bị ‘ném đá’ là "vô ơn" và, phải làm việc với công an tỉnh Yên Bái ; Cựu thứ trưởng Ngoại giao viết tâm thư cho tân Tổng bí thư Tô Lâm về sự cải cách thể chế chính trị ‘toàn diện và triệt để’ trước thực trạng khủng khoảng gây tranh cãi…

Dù những sự kiện như vậy là có ‘chỉ đạo’ hay tự phát thì ý thức hệ giáo điều vẫn và sẽ là lực cản lớn nhưng ‘vô hình’ cho quá trình dân chủ hóa và sự phát triến bền vững nói chung của đất nước. Dưới thời tân tổng bí thư liệu có thể mong chờ ông ấy đặt sự khởi đầu mới cho chuyển đổi dân chủ ? Nỗi ám ảnh "ý thức hệ và khủng bố" đã và vẫn đang đeo đuổi sự cải cách thể chế nói riêng và sự phát triển đất nước nói khiến cho hy vọng trở nên mong manh.

Doãn An Nhiên

Nguồn : RFA, 09/09/2024

Tham khảo

1.  https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/china-model-out-of-trend-what-lesson-for-vn-part-1-04162024111025.html

2. https://econpapers.repec.org/article/cupapsrev/v_3a50_3ay_3a1956_3ai_3a03_3ap_3a751-763_5f06.htm

3.  http://www.the-american-interest.com/2020/05/18/what-kind-of-regime-does-china-have/

4. https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/how-does-the-party-face-challenges-in-downturn-part-3-07052024114211.html

5. https://www.rfi.fr/vi/tạp-ch%C3%AD/tạp-ch%C3%AD-việt-nam/20240325-viet-nam-chu-tich-nuoc-bi-cach-chuc-tong-bi-thu-bi-tiem-quyen

6. https://vtv.vn/chinh-tri/tom-tat-tieu-su-tan-bo-truong-bo-tu-phap-nguyen-hai-ninh-20240826170408092.htm

7. https://vi.wikipedia.org/wiki/Tô_Ân_Xô

8. https://dangcongsan.vn/thoi-su/chuyen-tham-trung-quoc-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-da-thanh-cong-tot-dep-675737.html

9. https://www.youtube.com/watch?v=yhWSXD-PVGc

10. https://vi.wikipedia.org/wiki/Bạc_Hy_Lai

11. https://vi.wikipedia.org/wiki/Lý_Thượng_Phúc

12. https://aeon.co/ideas/what-did-hannah-arendt-really-mean-by-the-banality-of-evil

13. https://en.wikipedia.org/wiki/The_Origins_of_Totalitarianism

14. https://www.marxists.org/archive/deutscher/1953/russiaafterstalin.htm

15. http://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2013/05/Authoritarian_Resilience.pdf

16. https://vnexpress.net/bo-ngoai-giao-binh-luan-ve-hoat-dong-cua-truong-fulbright-viet-nam-4785957.html

Additional Info

  • Author Doãn An Nhiên
Published in Diễn đàn

Bầu Chủ tịch nước mới tác động thế nào đến tham vọng quyền lực của ông Tô Lâm ?

Quốc hội Việt Nam ra thông báo sẽ tiến hành bầu Chủ tịch nước vào tháng 10 tới đây. Liệu tân Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ nhường lại chiếc ghế nguyên thủ quốc gia ? Tham vọng quyền lực của chính trị gia người Hưng Yên sẽ bị tác động ra sao ?

Đài Á châu Tự do tổ chức cuộc hội luận với ba vị khách mời gồm : Tiến sĩ Lê Minh Nguyên, nhà quan sát Nguyễn Văn Hải, và nhà báo Nguyễn Hà Hùng để cùng phân tích.

Nguồn : RFA, 05/09/2024

Additional Info

  • Author Trường Sơn, Lê Minh Nguyên, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Hà Hùng
Published in Video

Phải chăng Tổng bí thư Tô Lâm tháo lui trước áp lực của phe quân đội và Trung Quốc có vai trò gì ?

Ngày 3/9, truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin về sự kiện, Tổng thống Philippines đã sửa lại lời cảm ơn Việt Nam đã được đăng trên các mạng xã hội trước đó. Được biết, ông Ferdinand Marcos Jr. đã viết một status cảm ơn Việt Nam ủng hộ Manila, về phán quyết ở Biển Đông.

quandoi1

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang ở Dinh Tổng thống Philippines hôm 30/8/2024 – Facebook : Bongbong Marcos

Ngày 30/8, ông Marcos Jr. đã viết :

"Chúng tôi cảm ơn Việt Nam về sự ủng hộ đối với phán quyết của Tòa Trọng tài".

Dòng thông điệp này được đăng ngay sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang đến chào xã giao Tổng thống Philippines.

Thay vào đó, dòng thông điệp mới được sửa là :

"Cùng nhau, chúng ta duy trì cam kết thực hiện các giải pháp hòa bình, giảm leo thang căng thẳng, và đảm bảo pháp quyền, và một trật tự quốc tế, dựa trên luật pháp được thăng hoa trong khu vực của chúng ta".

Sự thay đổi thông điệp của Tổng thống Philippines, liên quan đến việc Tòa Trọng tài Quốc tế đã ban hành phán quyết, đối với vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, ngày 12/7/2016.

Theo giới quan sát quốc tế, trong bối cảnh Philippines đang thắt chặt quan hệ đồng minh với Mỹ, việc Tổng thống Philippines viết lời cảm ơn Chính phủ Việt Nam, đã "ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế", là một sự kiện hết sức quan trọng.

Theo thông điệp ban đầu của Tổng thống Philippines, phía Việt Nam đã "hoan nghênh" phán quyết vừa kể, và "ủng hộ mạnh mẽ" việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, bằng biện pháp hòa bình.

Tuy nhiên, trên thực tế Hà Nội chưa bao giờ lên tiếng chính thức ủng hộ hay không ủng hộ phán quyết nêu trên của Tòa Trọng tài quốc tế, mặc dù các phát ngôn của Việt Nam từ trước đến nay đều hàm ý ủng hộ phán quyết này.

Giáo sư Carlyle Thayer đặt vấn đề, "không rõ, bên Việt Nam có đưa ra bất kỳ yêu cầu nào, liên quan đến việc thay đổi nội dung từ Marcos không ?".

Theo giới quan sát quốc tế, Việt Nam đã rất cẩn thận, để không bị xem là nhập phe với bất kỳ quốc gia nào chống lại Trung Quốc, nên việc Việt Nam có yêu cầu thay đổi nội dung là hoàn toàn có căn cứ.

Hơn nữa, trong cuộc họp với Tổng thống Marcos, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang vẫn khẳng định, Việt Nam đang theo đuổi chính sách quốc phòng "4 không – Four No".

Đáng chú ý, kết thúc chuyến thăm của tướng Giang tới Manila, hai bên vẫn chưa ký được một thỏa thuận nào ngoài một Ý định thư về tăng cường hợp tác trong hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ ngoài biển, y tế quân đội.

Việc Tổng thống Philippines phải thay đổi nội dung thông điệp, có liên quan gì đến bối cảnh đấu đá quyết liệt trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam hay không, khi Tô Lâm vẫn chưa nắm được quyền lực tuyệt đối ?

Hơn nữa, một số ý kiến cho rằng, trong các Ban Đảng, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã và đang chỉ đạo Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa – Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, sử dụng hết công suất của Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam – Cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, để phản ánh quan điểm chính thức của lãnh đạo lực lượng quân đội.

Có những đồn đoán cho rằng, ban lãnh đạo Bắc Kinh đang giật dây cho đám tay chân thân Trung Quốc trong Đảng, để đảo ngược tình thế, và hạ bệ Tổng bí thư Tô Lâm, trước Đại hội 14.

quandoi2

Đại tướng Phan Văn Giang, Đại tướng Lương Cường, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - Ảnh minh họa

Phe quân đội được cho là muốn khẳng định rằng, trung tâm quyền lực chính trị Việt Nam thuộc về quân đội, chứ không phải do công an kiểm soát và thao túng như hiện nay.

Có một số đồn đoán cho rằng, sự trỗi dậy của các tướng lĩnh quân đội, đặc biệt là Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa – Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, bằng việc sử dụng lực lượng dư luận viên, đã buộc Tổng bí thư Tô Lâm phải chấp nhận lui bước.

Theo đó, trước áp lực của phe Quân đội, Tổng bí thư Tô Lâm được cho là, không những chủ động rời ghế Chủ tịch nước, để nhường lại cho phe quân đội, mà còn âm thầm điều chỉnh lại những tuyên bố tích cực, sau chuyến thăm Philippines của Đại tướng Phan Văn Giang.

Không phải vô cớ mà có những đánh giá cho rằng, Tô Lâm có làm Tổng bí thư tại Đại hội 14 hay không, là điều khó đoán trước.

Trà My

Nguồn : Thoibao.de, 05/09/2024

Additional Info

  • Author Trà My
Published in Diễn đàn