Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

samedi, 15 septembre 2018 20:32

Khi Facebook ở "phận con dâu"

Facebook lại bị răn đe

Sự kiện đại diện Facebook vừa xác nhận "làm con dâu Việt Nam" khiến cho giới người dùng Facebook thêm bất mãn và cảnh giác. Vô số nghi hoặc. Lẽ nào chỉ vì ham "ngoạm miếng bánh thị trường" mà siêu doanh nghiệp quyền lực tầm cỡ thế giới, nơi tập hợp vô số trí thức tài ba về khoa học công nghệ và quản trị này lại chấp nhận "thọc tay sâu vào bùn bẩn", ngoan ngoãn kết hợp với nhà độc tài toàn trị khét tiếng hiện đang bị quốc tế xếp vào hạng đội sổ về tự do ngôn luận và nhân quyền trên toàn thế giới ?!

condau1

Cuộc gặp giữa ông Simon Milner, Phó Chủ tịch Facebook (trái) với quyền Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng ở Hà Nội hôm 14/9. Courtesy Bộ Thông tin và truyền thông

Theo Vietnamnet, ngày 14/9/2018, ông Simon Milner, Phó chủ tịch về Chính sách công tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Facebook đã cam kết cùng quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng là sẽ hợp tác chặt chẽ với chính phủ Việt Nam, hình thành nhóm làm việc chung giữa Facebook và cơ quan quản lý Việt Nam - (đương nhiên là cơ quan công an và quân đội - những đặc nhiệm có quân số và tiền bạc khổng lồ thực thi Luật an ninh mạng).

Nếu đúng như tin Vietnamnet.vn đã đưa thì đại diện Facebook còn "ngoan" tới mức chấp nhận làm "con dâu" của Việt Nam, theo gợi ý của ông Hùng. Lý do đưa ra để ràng buộc là : "sự thịnh vượng của Facebook tại thị trường Việt Nam sẽ phải song hành với sự thịnh vượng chung của đất nước Việt Nam".

Vấn đề nằm ở chỗ "sự thịnh vượng chung của đất nước Việt Nam" là một khái niệm hoàn toàn khác với với khái niệm thông thường mà một người nước ngoài sống trong nền dân chủ như ông Simon Milner có thể hình dung thấu đáo. Trong khi đó người Việt Nam ai cũng hiểu rằng, "sự thịnh vượng chung của đất nước" chỉ có nghĩa là sự thịnh vượng của tập đoàn cầm quyền tham nhũng. Đã có quá nhiều minh chứng là tập đoàn này càng thịnh vượng thì đất nước càng kiệt quệ và dân càng nghèo đói, bóc lột và bất công.

Khi đã hiểu rõ điều đó, lẽ nào Facebook vẫn muốn hỗ trợ nhà cầm quyền đàn áp tự do ngôn luận và quyền con người Việt Nam dưới danh nghĩa "hợp tác chặt chẽ" và làm trọn bổn phận "con dâu" ?!

Lấy cớ rằng "có nhiều doanh nghiệp trong nước phàn nàn về "bảo hộ ngược", ông Hùng răn đe thêm : "Sự xuất hiện của fake news (tin tức giả mạo) và việc lợi dụng mạng xã hội của các tổ chức khủng bố đã ảnh hưởng rất nhiều đến xã hội. Giống với Google hay YouTube, hiện Facebook và Việt Nam đã hình thành nên một cơ chế phối hợp riêng. Tuy nhiên thực tế thời gian qua cho thấy, kết quả của hình thức hợp tác này vẫn còn hạn chế".

Đã có kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam, Facebook không thể không biết ông quyền Bộ trưởng muốn áp đặt và mặc cả điều gì : Facebook muốn giữ được miếng ăn với trên 60 triệu khách hàng tại Việt Nam thì phải làm theo yêu cầu cấm cản tự do ngôn luận. Ngoan như thời gian qua cũng là tốt nhưng chưa đủ, phải ngoan ngoãn hơn nữa, "giống tâm thế người con dâu về nhà chồng, cần phải tiếp nhận và thích nghi với văn hóa, nếp sống hàng ngày của gia đình nhà chồng" (theo Vietnamnet).

Facebook "làm dâu trưởng" ?

Theo tin đã đưa thì ông Simon Milner "cam kết hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam để giải quyết triệt để các vấn đề còn tồn tại thông qua việc hình thành nhóm làm việc chung với Việt Nam". Ông được cho là "rất thích hình ảnh nàng dâu về nhà chồng mà Quyền Bộ trưởng Thông tin và truyền thông lấy ví dụ. "Ở một số nước chúng tôi chỉ là một trong các nàng dâu, nhưng ở đây chúng tôi là nàng dâu trưởng", vị Phó chủ tịch Facebook cho biết

Được đà, ông Nguyễn Mạnh Hùng còn dạy dỗ : "Khi về làm dâu, cô gái đó sẽ phải tôn trọng các yếu tố văn hoá, truyền thống của gia đình nhà chồng. Điều này lại càng khắt khe hơn với một nàng dâu trưởng, khi sẽ phải làm gương cho những nàng dâu đến sau".

Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, trên cơ sở quản lý kiểu "gia đình trị" như vậy, đề nghị Facebook "thực hiện xử lý các yêu cầu này sớm để thể hiện thiện chí với Chính phủ Việt Nam bằng những động thái ban đầu cụ thể".

Trước khi gặp ông quyền Bộ trưởng Thông tin, đại diện Facebook đã bị răn đe ở cấp Thủ tướng chính phủ. Ngày 13/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra một số yêu cầu đối với Facebook về "chặn lọc các thông tin xấu độc".

Một mặt vâng dạ để giữ thị trường, mặt khác, Facebook vẫn phải giữ nguyên tắc và tuân thủ những cam kết quốc tế về quyền con người và tự do ngôn luận. Facebook bị đặt vào tình thế khó khăn khi hoạt động ở những nước là "kẻ thù của tự do ngôn luận" như VN. Nếu hoàn toàn cứng nhắc thì họ sẽ phải ra đi, để chỗ trống cho nhà mạng Trung Quốc tung hoành.

Thế giới sẽ theo dõi chặt chẽ xem "nàng dâu Facebook" khôn khéo ngoan ngoãn đến đâu là đủ để không bị trục xuất khỏi Việt Nam mà vẫn không bị coi là "kẻ thù của tự do ngôn luận".

Sống sót tại Việt Nam

Càng gần đến ngày Luật An ninh mạng có hiệu lực, nhà cầm quyền Việt Nam càng siết chặt "nắm đấm sắt", kề cả việc xử tù thật nặng những người vô tội đã lên tiếng vì tự do ngôn luận và cả gan trục xuất những lãnh đạo của tổ chức nhân quyền thế giới. Họ đã nhiều lần gây sức ép với Google, Youtube và Facebook, buộc các doanh nghiệp này vì "miếng bánh" thị trường hơn 60 triệu khách hàng ở Việt Nam mà phải thỏa hiệp, chấp nhận bỏ qua một số cam kết quốc tế để "đi đêm" với công an và quân đội , phải mặc nhiên theo lệnh nhà cầm quyền và Ban tuyên giáo trung ương.

condau2

Đối thoại giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các tập đoàn toàn cầu ở Hà Nội hôm 12/9/2018 Photo : RFA

Trước đây, Facebook đã vô hiệu hóa nhiều tài khoản Facebook của những trí thức bất đồng chính kiến và dân oan. Điều này đã vượt quá sức chịu đựng của các nạn nhân. Đến 9/4/2018, 50 tổ chức xã hội dân sự, các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và các tổ chức truyền thông độc lập ở Việt Nam đã gửi thư ngỏ tới ông Mark Zuckerberg khiếu nại và cảnh báo về tình trạng nội dung thông tin trên Facebook của họ bị xóa và nhiều tài khoản bị khóa.

Đặc biệt, khi có những sự kiện quan trọng : kêu gọi biểu tình, ngày quốc khánh , những ngày tù nhân lương tâm tuyệt thực, dân oan tự thiêu, khi những phiên tòa đưa ra các bản án vô đạo vô pháp... thì Facebook của nhiều người đã bị vô hiệu hóa và có nhiều thông tin trên mạng liên quan tới việc tố cáo sự đàn áp, những thảm cảnh của người dân do lũ lụt hoặc thảm họa môi trường... đã bị nhà quản lý Facebook xóa bỏ với tần số ngày càng lớn.

Kể từ tháng 4 năm 2017, sau cuộc gặp gỡ giữa một lãnh đạo Facebook với nguyên Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn, tình trạng bóp nghẹt tự do trên mạng đã gia tăng và không có được lời giải thích hợp lý từ Facebook.

Hành vi này là không thể chấp nhận được vì nhà quản lý Facebook chỉ dựa vào chế độ báo cáo vi phạm" của đội ngũ đông đảo dư luận viên công an và "lực lượng 47" của Bộ Quốc phòng mà không kiểm tra xem nội dung đó có gì sai phạm theo công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam hay không. Dẫu là kinh doanh, Facebook đương nhiên phải tôn trọng Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của công dân mà Việt Nam đã ký kết trước đây.

Cuộc gặp, răn đe và hứa hẹn "làm dâu trưởng " của ông Simon Milner lần này đã khiến cho Facebook phải đứng trước sức ép và sự lựa chọn quyết liệt. Họ sẽ mất thêm uy tín và khách hàng tại Việt Nam và trên thế giới, nếu dấn sâu "đi đêm" với nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp tự do ngôn luận.

Một đế chế kinh doanh dẫu lớn mạnh đến đâu nhưng khi mất uy tín thì cũng có thể sụp đổ nhanh chóng, chưa kể với sự phát triển của khoa học công nghệ, sẽ có những phát minh vượt trội Facebook và vô hiệu hóa những kiềm tỏa của mọi luật an ninh mạng độc tài trên thế giới để khách hàng lựa chọn.

Đương nhiên, những người dùng Facebook vẫn mong mạng thông tin này "sống sót" tại Việt Nam mà vẫn đảm bảo những chuẩn mực về tự do ngôn luận bất kể thủ đoạn đe dọa của nhà cầm quyền.

Trách nhiệm này nằm trong tay những nhà quản trị Facebook.

Võ Thị Hảo

Nguồn : RFA, 15/09/2018

Published in Diễn đàn

Đàn áp

Nhà cầm quyền Việt Nam sau đại hội đảng lần thứ 12 với quyền lực thống lĩnh gần tuyệt đối của nhóm ông Nguyễn Phú Trọng đã ngày càng mạnh tay đàn áp dân.

thdt1

Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức trước tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An.

Gần đây nhất, Nhà cầm quyền Việt Nam đã làm một việc mất thể diện mang tầm cỡ thế giới : trục xuất bà Debbie Stothard, Tổng thư ký Liên đoàn quốc tế về nhân quyền và không cấp visa nhập cảnh cho ông Minar Pimper, Giám đốc cấp cao của Tổ chức ân xá quốc tế.

Đó là hành vi rất "rừng rú", khi bà Tổng thư ký Liên đoàn quốc tế về Nhân quyền đã bị giữ một đêm tại sân bay Nội Bài và bị cấm cản quyền tiếp cận luật sư. Trong khi cách đó khoảng hơn 30km, Hà Nội đang nhộn nhịp Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN với hơn 1.000 người tham dự đến từ rất nhiều nước, có nhiều người thuộc hàng nguyên thủ quốc gia, nhà báo và doanh nhân.

Sự hành xử này rõ ràng là rất khiêu khích, một tuyên bố chà đạp công khai lên quyền con người và sẵn sàng trừng phạt những ai quan tâm đến nó.

Sự kiện này là một hành vi tự bêu riếu của Việt Nam. " Tìm kiếm thông tin tiếng Anh về sự kiện ngoại giao được coi là thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam trong năm nay trên Google, tin về vụ cấm nhập cảnh đứng đầu sau đó mới tới các hoạt động chính quanh chủ đề "Cách mạng công nghiệp 4.0" tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới" (1).

Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN cũng diễn ra trong khi tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đã và đang tuyệt thực để đấu tranh cho công lý, cho sự vô tội của ông và những người yêu nước khác.

Nhiều người Việt Nam và tổ chức, quốc gia đã đếm từng giờ, từng ngày tuyệt thực của ông, hồi hộp theo dõi, lên tiếng phản đối nhà cầm quyền, kêu gọi bảo vệ mạng sống của người tuyệt thực đáng kính này.

Hơn một tháng đã trôi qua, người tuyệt thực ấy vẫn bền gan dù phải thoi thóp trong kiệt sức. Ông sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình theo cách tự đày ải bản thân để thức tỉnh lương tri xã hội.

Không phải vô cớ mà các nhà tù trên thế giới, kể cả những nước văn minh hàng đầu như Mỹ, Đức nơi mà nhiều người Việt Nam vẫn ca tụng là "ở tù sướng như ở khách sạn", những nhà quản lý vẫn thiết kế theo kiểu đề phòng tù nhân tự sát. Nhiều người thà chết còn hơn là bị cầm tù. Người oan và các tù nhân lương tâm - những người nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất bởi những đòn tra tấn, thì nỗi khao khát tự do, kể cả tự do bằng cách giải thoát qua tự sát, còn lớn gấp nhiều lần.

Trong hoàn cảnh khủng bố tại các nhà tù Việt Nam, người tù thêm cô đơn và tuyệt vọng. Đặc biệt trước các động thái bất chấp công lý ngày càng trở nên khốc liệt của nhà cầm quyền, nỗi thống khổ của họ là không thể hình dung nổi và không thể mô tả bằng lời.

Tuyệt thực là hình thức đấu tranh xưa như trái đất, đem lại quá nhiều tổn thất và đau khổ cho chính mình, nhưng tại sao nhiều tù nhân Việt Nam vẫn phải thuyệt thực ?

Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam ghi nhận đến nay ít nhất có 16 trường hợp tuyệt thực của tù nhân lương tâm để phản đối sự tra tấn và đối xử bất công trong tù. Họ đơn độc, vô vọng, chỉ còn biết cách liều mạng sống để phản đối.

Cũng theo Hội này, số lượng tù nhân lương tâm tạm thống kê đến nay là 525 người, trong đó có ít nhất 98 người hiện đang bị giam cầm trong tù."Họ là nạn nhân của một nền pháp chế chỉ biết giới hạn, cấm cản , thậm chí triệt tiêu các nhân quyền và dân quyền, nhằm duy trì ách cai trị độc tài độc đảng..., chỉ biết hình sự sự hóa các hành vi đối kháng theo tiếng lương tâm và mang tính chính trị, nhằm bảo vệ tập đoàn chính trị (2).

Tượng đài

Được sự tiếp sức của nhà cầm quyền Trung Quốc, Nhà cầm quyền Việt Nam tự tin đủ lực tăng cường đàn áp tàn bạo.

Ngoài xã hội, trên đường phố, nhà cầm quyền còn bảo kê cho công an đội lốt côn đồ đánh đập dân. Ngay tại đồn công an, hàng trăm công dân đã bị bức cung, tra tấn đến chết trong khi giam giữ thì tại chốn lao tù, khi các tù nhân lương tâm bị tước quyền công dân, mạng sống của họ còn mong manh đến thế nào trước những bàn tay tàn bạo ?

Tù nhân lương tâm hoàn toàn không có một công cụ, một vũ khí nào để tự vệ, ngoài quyền đối với chính thân thể họ để đấu tranh mong đánh động lương tri.

Bởi vậy, tuyệt thực, đặc biệt là với những người bị tù oan hoặc những người trí thức can đảm theo đuổi lý tưởng của mình, dù không có gì mới qua các thời đại, vẫn là cách mà các tù nhân buộc phải lựa chọn, mặc dù biện pháp này trước hết gây tổn hại cho người thực hiện nó.

Tuyệt thực, gần như tự sát, cũng gần với tự thiêu. Dù người tù có thể sống sót sau khi tuyệt thực nhưng sự thống khổ luôn kéo dài, đòi hỏi bản lĩnh phi thường. Tự thiêu đau đớn nhưng sự đau đớn ấy sẽ chấm dứt sau một thời gian ngắn khi cái chết đến. Tuyệt thực, dưới chính thể độc tài toàn trị nhẫn tâm như Việt Nam hiện nay lại càng khiến người tuyệt thực phải kéo dài thống khổ. Nhà cầm quyền Việt Nam reo mừng qua các "vu cáo viên" trước mỗi mạng người tự thiêu hay mỗi cái chết vì tuyệt thực để đòi công lý.

Những người tự thiêu hay tuyệt thực không phải không hiểu điều đó. Điều họ nhằm tới là một sự đánh động lương tri xã hội. Xét về phương diện này, họ thành một tượng đài thống khổ vì công lý.

Nếu tự thiêu là cái chết quằn quại đớn đau điên dại trong lửa cháy, đem lại nỗi kinh hoàng và tác động trực tiếp đến cảm quan của những người chứng kiến, thì tuyệt thực, dù không chết ngay, nhưng là chọn cách hành xác, nhiều phần là cái chết mòn mỏi, đớn đau, gậm nhấm toàn bộ tinh thần và thể xác họ trong bóng tối phòng giam. Sự thống khổ ấy họ tự căng mình ra chịu đựng, như một cách vác thập giá và đóng đinh lên thân thể mình, nhằm mục đích tố cáo tội ác.

Những người tự thiêu hoặc tuyệt thực để phản đối bất công của nhà cầm quyền đều không vì bản thân họ. Họ hy sinh, chấp nhận hủy hoại thân xác trong đau đớn và trong niềm bi phẫn siêu phàm.

Họ gửi một thông điệp khác thường đến thế giới, mong muốn xã hội phải thức tỉnh, phải thay đổi để những đồng bào khác không phải oan khuất, không bị bất công như đối với bản thân họ.

Họ muốn qua sự hy sinh của họ -một cá nhân- sẽ góp phần chặn bàn tay vô lương của nhà cầm quyền.

Bổn phận lương tâm

Bởi thế, bổn phận của chúng sinh là không bao giờ được quên những người oan ấy cùng những đớn đau vượt tầm cỡ chịu đựng thông thường ấy của loài người.

Họ là những tượng đài bi phẫn, không phải để khuyến khích người ta đấu tranh cực đoan, mà là đấu tranh để không ai bị oan khuất, không ai phải tuyệt thực, không ai phải tự thiêu và không ai trên cõi Việt Nam này phải bị thiệt hại vì công lý bị chà đạp.

Chúng ta phải và sẽ nhắc về họ ngày ngày, dù có đồng ý với cách đấu tranh của họ hay không.

Chớ để tiếng hát ca của những con thú người đang ngày càng lấn át trong xã hội. Chớ để sự sự bất lương, hèn hạ và vô cảm được cài đặt tại Việt Nam theo mục đích của nhà cầm quyền làm khuất lấp những tiếng nói đích thực của giống người có lương tri còn chưa bị tuyệt chủng.

Nhắc để đừng ai quên tiếng rên xiết của hồn oan Tổ quốc, khi những con dân Việt sau mấy ngàn năm bỗng biến thành kẻ lạ, lưu vong ngay trên chính đất nước của mình, khi nhà cầm quyền nép bóng như "lũ gián ngày" trước ồ ạt hàng vạn, hàng triệu người Trung Quốc sang Việt Nam bằng những tour du lịch "0 đồng" rồi ở lại, chiếm cứ thành "căn cứ địa Trung Quốc".

Ai đã quỳ mọp thúc thủ trước đồng Nhân dân tệ được chính nhà cầm quyền Việt Nam đóng dấu chất lượng và dấu hợp pháp tung hoành chèn ép đồng tiền và nền kinh tế Việt Nam đi xuống "âm phủ", những con số tăng trưởng của Việt Nam thực tế chỉ là tăng trưởng kinh tế cho Trung Quốc mà thôi ? Ai mà chẳng biết việc hợp thức hóa lưu hành đồng nhân dân tệ tại Việt Nam là động thái cuối cùng của việc bàn giao đất nước Việt Nam cho nhà cầm quyền Trung Quốc ?!

Nhắc đến Trần Huỳnh Duy Thức cùng những tù nhân lương tâm và những người oan Việt Nam, để người Việt Nam đừng quên chúng ta đã bị xua đuổi như "lũ chuột nhắt" trước cái bóng kếch xù của những kẻ xâm lăng bòn rút Việt Nam và biến đất nước xinh đẹp này trở thành một nơi chứa rác thải, chỗ đặt nhà máy hạt nhân, thành tiền đồn cho Trung Quốc thoán đoạt quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không, thành "đường hầm phù thủy" để biến hàng Trung Quốc thành hàng Việt Nam nhằm trốn thuế xuất khẩu trước biện pháp trừng phạt của thế giới dưới chiêu bài "hợp tác quốc tế".

Khốn khổ thay và vinh quang thay, những kẻ biết nhìn thấy, biết dự báo, biết nói lên. Bi phẫn thay và vinh hạnh thay, những ai đã biết lắng nghei, quỳ xuống, cất lời gan ruột trước nỗi đau của người Việt và đồng loại.

Ta đã nói - ngày này - Ta đã báo trước

Lưỡi ta đã thổ máu từ tim

Lời thổ máu từ tim cho kẻ câm điếc...

Vẫn còn những người dấn thân như Trần Huỳnh Duy Thức và nhiều tù nhân lương tâm khác. Lớp trẻ hơn ông vẫn tiếp bước và vẫn giữ bản lĩnh ngoài xã hội hoặc trong lao tù.

Vì it ai bị câm điếc bẩm sinh, mà có nhiều người chỉ vờ câm điếc do sợ hãi hoặc do tham lam mà thôi.

Vì vờ câm điếc, nên họ vẫn nghe, vẫn thấy và không loại trừ một ngày họ không thể vờ câm điếc được nữa. Khi đó họ hoàn thiện quá trình tiến hóa và thực hiện bổn phận của lương tâm.

Võ Thị Hảo

Nguồn : RFA, 14/09/2048 (vothihao's blog)

(1) https://www.voatiengviet.com/a/lanh-dao-nhan-quyen-len-tieng-sau-khi-bi-viet-nam-truc-xuat/4568235.html

(2) https://fvpoc.org/about-gioi-thieu/

Published in Diễn đàn

Hiểm họa khi lý trí bị vô hiệu hóa

15-17/8/2018, Bắc bộ đang và sẽ còn mưa rất to. Dự báo lũ trên các sông. Dự báo lũ quét và sạt lở đất đá, đường giao thông...

Đều là lạnh buốt lưng. Lại không thể không nói đến "bom nước".

Bởi sinh mạng nhiều triệu dân và an ninh quốc gia đều liên quan trực tiếp đến các đập thủy điện. Còn thêm hàng ngàn đập, hồ chứa thủy lợi khác sẽ bị nguy ngập. Sẽ tiếp tục lũ quét và sạt lở đất.

vode1

Sạt lở đất và lũ quét có khả năng xảy ra tại các tỉnh vùng núi phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai : Cấp 1.

Bom nước hàng tỉ m³ vẫn luôn chực chờ nổ trên đầu dân Việt Nam dù nhà cầm quyền đã luôn nhận được nhiều cảnh báo nghiêm trọng và sự thực là vô số thảm họa đã xẩy ra nhưng họ không thức tỉnh và hành động như người quản lý còn lý trí.

Nắng mưa là chuyện đương nhiên của trời. Hàng ngàn đời nay con người vẫn sống hài hòa với nắng mưa. Nhưng không bao giờ có "bom nước". "Bom nước" do nhà quản lý Việt Nam tạo ra, treo trên đầu dân, nguy hiểm có khi hơn cả bom nguyên tử.

Những người còn lý trí không thể làm vậy.

Ngay cả những kẻ được hưởng lợi riêng do thủy điện thì cũng đang mất lý trí khi đặt an ninh quốc gia, trong đó là tính mạng không chỉ của đồng bào và đất nước mà cả chính họ, dưới những quả bom nhiều tỉ m³ nước chực chờ nổ tung.

Cách quản lý của thể chế độc tài Việt Nam đã vô hiệu hóa mọi giám sát, khiến cho mỗi quan chức là một chúa tể, cả gan làm bất chấp thủ đoạn bạo tàn, miễn là có lợi trước mắt, vì họ chẳng bao giờ phải chịu trách nhiệm và khi xẩy ra sự cố thì tiền sẽ mua được cả hệ thống bảo kê tập thể.

Lý trí của dân và của nhà khoa học, của những người cảnh bảo đã bị những bàn tay tham lam ấy ngăn chặn, đọa đày, phỉ báng bởi hàng ngàn "vu cáo viên" ăn lương dân, bởi đám tuyên giáo "tàn sát báo chí" theo lệnh trên và ý muốn của họ : cấm cản, kỷ luật, tước thẻ hành nghề, đuổi việc, đóng cửa những tờ báo còn dám đưa tin về sự thật.

Khi lý trí bị vô hiệu hóa, điều gì sẽ xẩy ra ?

Bất cẩn và lạc hậu trong bảo vệ an ninh quốc gia

Quốc gia Việt Nam liệu có thể còn an ninh, khi tự treo trên đầu là hàng ngàn quả bom nước ?

Theo số liệu từ cơ quan quản lý, Việt Nam hiện có khoảng 7.000 hồ và đập với dung tích lớn. Trong đó có gần 1.000 công trình thủy điện đã, đang vận hành hoặc đang đầu tư xây dựng và 6.648 hồ chứa nước thủy lợi. Qua kiểm tra, phần lớn các đập tạo hồ chứa thủy lợi đều xây đắp bằng đất, xây dựng từ rất lâu, có nguy cơ cao xẩy ra sự cố như tràn hoặc vỡ đập. Chưa kể mấy chục tỉ m³ nước của các đập thủy điện, riêng dung tích tồng của các hồ chứa thủy lợi là đã 13,5 tỉ m³ nước, phân bổ tại 45 tình thành, trong đó có 702 hồ chứa lớn, có 3 hồ liên quan đến An ninh quốc gia.

Nguy ngập là hiện đang có ít nhất 1.200/6.648 đập, hồ chứa nước thủy lợi bị hư hại. Hầu hết các hồ chứa nước nhỏ đều không đảm bảo khả năng chống lũ trong điều kiện biến đổi khí hậu, mưa lũ lớn bất thường, cực đoan như hiện nay. Nhiều hồ xây dựng không hoàn chỉnh, thiếu duy tu sửa chữa, mất an toàn.

Đặc biệt, thiếu hệ thống quan trắc, giám sát, đường quản lý không có hoặc không đảm bảo cho xe cơ giới vào ứng cứu khi sự số xẩy ra. Về tổ chức quản lý, khai thác vận hành : ở cấp huyện, xã chưa đáp ứng năng lực, nhiều huyện không có cán bộ thủy lợi, hầu hết các xã không có cán bộ được đào tạo kiến thức chuyên môn quản lý an toàn đập nên rất nguy hiểm. Chưa nói đến việc áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý an toàn đập, nhiều hồ đã bị ban quản lý đánh mất hồ sơ nên không thể theo dõi vận hành, thiết kế cảnh báo an toàn.

Về các đập thủy điện, không thể hình dung nổi nếu xẩy ra thảm họa. Riêng lượng nước đang treo trong đập tại 6 nhà máy thủy điện được nằm trong danh mục công trình an ninh quốc gia của Việt Nam : Thủy điện Sơn La - dung tích hồ chứa : 9,26 tỷ m³ nước ; Thủy điện Hòa Bình 9, 3 tỉ m³ nước, Thủy điện Lai Châu 1.215 triệu m³, Thủy điện Ialy 779,02 triệu m³ ; Thủy điện Trị An 2,765 tỷ m³ ; Thủy điện Tuyên Quang khoảng 1.500 triệu m³ (1).

Những cảnh báo dưới đây đã được nhắc đến nhiều lần nhưng vẫn phải nhắc lại, vì cho đến ngày hôm nay, chúng vẫn nguyên tính thời sự và chúng ta sẽ còn phải lặp lại một khi nhà cầm quyền còn chưa thay đổi :

"Nếu đập Sơn La vỡ, chiếc xe tăng 40 tấn ở Sơn Tây sẽ bị thổi bay như lá vàng. Sau 30 phút, toàn đồng bằng Bắc Bộ chìm sâu 4-60m, cướp đi sinh mạng 15 triệu người"- phát biểu của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, an ninh của Quốc hội ông Nguyễn Văn Khá năm 2002, khi dự án thủy điện Sơn La được đưa ra Quốc hội.

"Có lẽ, phát biểu nghị trường của ông Khá vào thời điểm này hoàn toàn chưa mất đi giá trị cảnh báo, khi sự cố vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy, Lào đang gây ra một trong những hình ảnh khủng khiếp còn hơn cả chiến tranh" (2).

Thủy điện Hòa bình có sức chứa 9,3 tỉ m³ nước. Ngày 10, 11/10/2017, chỉ mưa lớn 1, 5 ngày mà lượng nước về hồ tới vận tốc 15.000m³/s, tới mức báo động đỏ. Khi phải xả cùng lúc 12 cửa đáy hoặc bị vỡ đập, thảm họa sẽ là : "Nếu hồ Hòa Bình không an toàn thì là thảm họa của đất nước. Tôi có mặt ở đó, nước xả cùng lúc 8 của đáy, xả nhiều nhất trong 30 năm qua, nước đã vượt qua cửa van tum. Nếu các cây gỗ to va vào gây hư hại cửa van tum thì tác hại không lường được" (Ông Trần Quang Hoài, Cục trưởng Cục phòng chống thiên tai).

Nếu vỡ đập thuỷ điện Hoà Bình thì toàn bộ 6 tỉnh đồng bằng Bắc bộ ven sông Hồng sẽ bị cuốn trôi ra biển chỉ trong một ngày. Và Hà Nội sẽ ngập dưới 30 mét nước tính từ chỗ cao nhất của nhà ga Hàng Cỏ (3).

Cửa van quyết định sống chết của hàng chục triệu người, chốt của "quả bom" 9,3 tỉ m³ nước mà mong manh đến mức chỉ cây gỗ va vào cũng có thể bị vỡ, sau chỉ 1,5 ngày mưa ! Thực trạng cho thấy, năm 2017, thủy điện Hòa Bình chưa vỡ chẳng qua là do "ông trời thương mà ngừng mưa" !

Như vậy, chỉ riêng một trong 6 đập trên bị vỡ, trong chốc lát có thể cuốn phăng đi cả thủ đô Hà Nội và đồng bằng Bắc bộ, chưa kể các đập khác thường có liên quan từ đầu đến cuối nguồn mỗi con sông.

Nguy hiểm biết bao, khi hàng ngàn đập nước lớn nhỏ, đã nứt, vỡ, xuống cấp, không có hệ thống và công cụ quản lý đủ kiến thức và năng lực mà vẫn tiếp tục được khai thác vận hành. Đó là những "trái bom giết người" đang ở tình trạng đã giết, đang giết hoặc đang chực chờ giết mỗi ngày.

Cũng qua vấn đề "bom nước", nhà cầm quyền Việt Nam đã rất bất cẩn và lạc hậu trong việc bảo vệ an ninh quốc gia.

Ngoài việc các công trình quân sự, lương thực, vũ khí khí tài dành để bảo vệ an ninh cho Việt Nam đang nằm dưới vùng hạ du các đập nước và sẽ bị xóa sạch khi tràn, vỡ đập, ai cũng nhận thấy là quá dễ để kẻ thù của Việt Nam, như Trung Quốc - chỉ cần nhẹ nhàng bấm nút vài quả "bom nước" cũng đủ để xóa sạch từng vùng, miền, thậm chí phần lớn nước Việt Nam.

Bất chiến tự nhiên thành, không tốn lấy một viên đạn. Đó là một thủ đoạn quá hấp dẫn. Và lại đổ cho ông trời như lâu nay.

Chiến tranh nước – chiến tranh thủy điện là kiểu chiến tranh mới, đã nằm trong mưu đồ và hành vi của Trung Quốc nhưng nhà cầm quyền Việt Nam chưa quan tâm hoặc vờ như không biết. An ninh quốc gia mà để ở tình trạng "trứng để đầu gậy" vậy ư ?

Vô hiệu hóa những "bom nước" hoàn toàn nằm trong tầm tay và trách nhiệm của nhà cầm quyền Việt Nam.

Tháo dỡ hàng loạt đập thủy điện để bảo vệ dân và an ninh quốc gia là khuynh hướng không thể cưỡng lại của thể giới..

Châu Âu và Mỹ đã tháo gỡ rất nhiều đập và thay thế bằng điện gió, điện mặt trời... Chỉ riêng Mỹ, tính đến đầu năm 2016 đã tháo dỡ 1.300 đập..

Bao giờ nhà cầm quyền Việt Nam mới thoát khỏi tình trạng quản lý an ninh quốc gia theo kiểu "vô hiệu hóa lý trí" như vậy, để hàng ngàn "bom nước" hủy hoại Việt Nam đang là những "quả trừng mỏng được tung hứng trên đầu gậy của những kẻ làm xiếc vô tâm" ? !

Võ Thị Hảo

Nguồn : RFA, 15/08/2018 (vothihao's blog)

(1) http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Kinh-te/871222/-cong-bo-quyet-dinh-cong-t...  và công bố của các nhà máy thủy điện

(2) https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/loi-canh-bao-gui-tu-xepian-xe-nam-n...

(3) http://kul.vn/thuy-dien-hoa-binh-dac-biet-nhu-the-nao-ma-khi-vo-se-bien-...

Published in Diễn đàn

Để bảo vệ người dân và đất nước Việt Nam, chúng ta hãy theo đuổi đến cùng việc ngăn chặn thủy điện giết người hàng loạt và tàn hại môi trường.

luquet1

Hiện tượng lũ quét thường thấy ở những nơi gần nơi có độ dốc như dưới chân đồi núi.

Mỗi đập thủy điện đều có thể là một quả bom nước khổng lồ tàn phá mạnh hơn bom nguyên tử. Nguồn bom được tạo ra vô tận nếu nó còn tiếp tục vận hành. Đặc biệt với chất lượng xây dựng và bưng bít thông tin, điều kiện thanh tra và quản lý an toàn đập như ở Việt Nam, không vỡ đập hoặc gây hại mới là chuyện lạ.

Ngày 13/8/2018, Trung tâm khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo về đợt lũ mới từ ngày 16-17/8 trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình, sông Hoàng Long, sông Đà, sông Thao, sông Bùi có thể lên mức báo động 3. Các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Yên bái, Phú Thọ, Quảng Ninh và Cao Bằng có nguy cơ cao sạt lở đất và lũ quét. Ngập úng ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ (1).

Lũ quét là gì ?

Đó là tiếng réo rợn người, thường nghe như tiếng bom nổ trên đầu, do thủy điện xả lũ hoặc vỡ đập bất thần gây ra và lập tức quật tan tành từ nhà cửa, cây cối, kể cả nhà bê tông và đồi núi đá lở, sầm sập đổ xuống hạ lưu chỉ trong vài phút, ngập lút nóc nhà, xóa sổ hoặc cô lập cả một vùng. Ngay cả đến đất để canh tác cũng thường bị lũ bùn hoặc sỏi đá chôn sâu. Đương nhiên, thân thể người và gia súc, máu xương tim óc, quá mong manh trước mọi bạo lực, sẽ bị quật nát đầu tiên, khi lũ quét xẩy ra.

Trước đó, ngày 9/8/2018, chỉ trong vài giờ, lũ về huyện Ia H’drai Kontum và quét sạch nhưng gì chúng gặp trên đường đi, làm ngập khoảng 11 thôn làng, cô lập vùng này và đến tận bây giờ vẫn chưa có thông tin đầy đủ về thiệt hại này. Vì sao ?

Lại trước đó, hồi cuối tháng 6, các đợt lũ quét ở vùng miền núi Tây Bắc đã khiến bao nhiêu người thiệt mạng ? Không ai biết đựơc, vì thông tin bị bưng bít và các báo đưa tin rất sơ sài về việc này.

Phần quan trọng nhất là tìm nguyên nhân và trách nhiệm của người quản lý, đồng thời theo đuổi đến cùng việc đó để buộc nhà cầm quyền thay đổi giải pháp, cứu hàng triệu dân Việt Nam đang trên vực thảm họa mỗi ngày, thì các báo và nhà thanh tra không làm hoặc không thể làm. Vì sao ?

Ngày 3/8. Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai cho biết, tính từ đầu năm đến thời điểm đó đã có gần 200 người chết, mất tích và bị thương, hàng chục ngàn căn nhà bị hư hại, ngập nước và phải di dời khẩn cấp, hơn 180 ngàn heta lúa và hoa màu bị ngập, gần 250 ngàn gia súc, gia cầm bị chết...

Lũ đã tàn phá và còn cảnh báo lũ lên nhanh tại đồng bằng sông Cửu Long. Mưa lớn và lũ quét sẽ tiếp tục dồn về Kon tum và vùng Tây Nguyên (2).

Nhiều đập thủy điện hiện đã được thiết kế và vận hành lâu nay tại Lào, Việt Nam chưa tính hết đến sức công phá của những vụ xả lũ thủy điện từ chi chít những đập từ thượng nguồn của Trung Quốc, ảnh hưởng trực tiếp đến các sông chính của Lào và Việt Nam...

Chính phủ Lào, ban đầu bưng bít thông tin thiệt hại do vỡ đập. Do sự phát hiện của dân và các phóng viên quốc tế , trong đó có BBC, đã buộc phải công nhận thêm số người chết và mất tích. Lào cũng cũng đã động chút lương tâm, quyết định dừng, rà soát lại các công trình thủy điện trên toàn quốc và mở cuộc điều tra về vụ này.

Lào vốn đã tệ, nhưng còn có lương tâm hơn nhà cầm quyền Việt Nam trong việc điều tra và ứng xử với thiệt hại của dân từ thủy điện.

Trong tình trạng bưng bít và bóp méo thông tin hiện nay tại Việt Nam, ai có thể tin rằng nhiều đợt vỡ đập thủy điện, vỡ đê gây lụt và lũ quét liên tục xẩy ra ở nhiều vùng không ít dân cư mà số người thiệt mạng lại ít hơn chỉ một thảm họa trong vụ vỡ đập thủy điện ở Lào ngày 23/7/2018 ? Chỉ một trong 5 đập phụ Xepian- Xe Nam Noy tại Lào bị vỡ, lũ quét xuống khoảng 13 thôn bản miền thưa người mà đã có ít nhất 1.245 người chết và mất tích, chưa kể những thiệt hại khác, ảnh hưởng cả đến Campuchia và Việt Nam. Quá trình vỡ đập thủy điện dường như không thể kiểm soát nổi. Giờ trước mới chỉ là vết nứt, phút sau đã vỡ tung thành bom nước. Đập bị vỡ chỉ là một trong 5 đập phụ, chưa phải đập chính mà sức tàn phá còn khủng khiếp đến vậy, khi cả vài đập phụ hoặc đập chính bị vỡ thì sức hủy diệt sẽ còn đến mức nào !

Vẫn thản nhiên "đổi mạng dân lấy tiền"

Mọi sự khẳng định rằng đập nọ hay đập kia tuyệt đối an toàn, có thể chịu được vài quả bom nguyên tử chỉ là những khẳng định mang tính lừa đảo tàn nhẫn để trấn an dư luận, xây bằng được các nhà máy thủy điện nhằm kiếm lợi. Đập thủy điện sẽ vỡ từ bất kỳ vết nứt nào hoặc do động đất bởi chính nó hoặc chấn động địa tầng tạo ra, chưa kể mưa lũ thượng nguồn tăng đột biến hoặc từ những đợt xả lũ bất thần từ các đập trên thượng nguồn sông Hồng, sông Mekong mà Việt Nam không thể kiểm soát nổi.

VN đã nhiều lần vỡ đập thủy điện và xả lũ bất thường gây vô số thảm họa cho dân từ nhiều năm nay. Nhưng nhà quản lý Việt Nam dường như không hề động tâm trước thảm cảnh ngập lụt giết người hàng loạt do thủy điện xả lũ và những vụ vỡ đê đập gây bao cảnh tang thương cho đồng bào, nếu không họ đã không luôn khẳng định và chấp nhận lý lẽ "xả lũ đúng quy trình".

Chính phủ vẫn an nhiên ưu tiên cho việc xây dựng thêm nhà máy thủy điện mới và trong báo cáo đã đưa trên báo chí không thấy nhắc đến những sai phạm và trách nhiệm trong khi vận hành các nhà máy thủy điện, cũng không có kế hoạch tạm dừng và rà soát lại các đập thủy điện đang vận hành đã phát sinh vết nứt hoặc không đảm bảo an toàn về các mặt khác (3).

Theo Bộ Công thương Việt Nam vừa có báo cáo về công tác quy hoạch, xây dựng quản lý và vận hành các công trình thủy điện. Đặc biệt, sự kiện này diễn ra sau khi vỡ đập thủy điện ở Lào và một loạt sự cố do thủy điện gây ra ở Việt Nam.

Theo quy hoạch điện VII điều chỉnh được Thủ tướng phê duyệt, phát triển nguồn thủy điện vẫn là mục tiêu được ưu tiên, với mục tiêu công suất lắp đặt các nhà máy thủy điện đến năm 2030 đạt khoảng 25.400MW (hiện nay là 23.182MW).

Ngoài số lượng các nhà máy thủy điện đã đưa vào vận hành, đang có 143 nhà máy thủy điện đang xây dựng và đang nghiên cứu đầu tư 290 dự án nữa. Có thêm 463 dự án chưa xây dựng, nguyên do trước hết là vì chưa có nhà đầu tư quan tâm hoặc không đáp ứng được các tiêu chí về kinh tế, xã hội, môi trường...

Nhà cầm quyền đương nhiên biết rằng thủy điện không phải là nguồn cung cấp năng lượng xanh, không phát sinh khí thải như quảng cáo ban đầu nữa. Họ biết những đập thủy điện đã gây ra hàng loạt hậu quả như thay dổi cấu trúc địa tầng, động đất, biến đổi hệ sinh thái, tạo khí mê tan, giết rừng, ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi thủy sản, trồng trọt, nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân.

Có nhiều cách làm ra điện, nằm trong tầm tay nhà cầm quyền mà không phải đổi bằng việc giết người hàng loạt và tàn phá môi sinh.

Những người hữu trách đương nhiên phải tìm phương án thay thế phù hợp thời đại, an toàn cho đất nước và phải vô hiệu hóa ngay các nhà máy thủy điện đã gây hại hoặc đang có nguy cơ hiểm họa.

Nhà cầm quyền phải lập tức tìm nguyên nhân, đền bù, bảo vệ cho dân và đưa dân vùng hạ lưu thủy điện đến một nơi sinh sống tốt, lâu dài hơn trước, truy tố trách nhiệm hình sự và tội xâm phạm an ninh quốc gia đối với những kẻ gây hại , trong đó có những người nằm trong hệ thống phê duyệt, quản lý, xây dựng và vận hành dù trực tiếp hay gián tiếp...

Điều gì khiến hệ thống cầm quyền tham nhũng Việt Nam cố bảo vệ các nhà máy thủy điện gây hại bằng mọi giá ? Điều gì khiến sau vô số đợt lũ quét gây giết người hàng loạt và hủy hoại cả từng vùng môi sinh rộng lớn, nhà quản lý vẫn lạnh tanh khẳng định "xả lũ đúng quy trình" ?

Thủy điện làm ra điện. Điện làm ra tiền. Nhưng vấn đề là tiền chảy vào túi ai và kẻ nào đã nhẫn tâm quyết đổi mạng dân lấy tiền từ thủy điện ?

Ở Việt Nam, tài nguyên và công quỹ quốc gia bị lạm dụng. Ai nắm được thủy điện, tiền từ tài nguyên quốc gia tự động chảy đêm ngày bất tận vào túi kẻ đó...

Muốn dòng tiền ấy không ngừng lại, máu của dân Việt Nam phải chảy vào túi những kẻ lạm dụng thủy điện. Năm 2017, mưa lụt nhiều, năm đó các doanh nghiệp thủy điện bội thu tiền bán điện và dân thiệt hại nhiều nhất.

Làm sao đếm nổi thực sự có bao nhiêu xác đồng bào Việt Nam bị vùi lấp dưới những trận xả 5.000 m3/s gây lũ quét bất thường mà thường chỉ báo trước nhiều khi chỉ 5-10 phút. Cả ngôi nhà, quả đồi, thậm chí núi đá còn bị sạt lở, quật tan tành, nói gì đến thân xác đồng bào !

 Điện hay kim cương cũng không thể đặt trên sinh mạng con người, đặc biệt là trên hàng triệu dân và an ninh quốc gia. Không thể vì cần điện mà hy sinh dân Việt Nam. Không có bất kỳ lý do nào để đặt việc làm ra điện cao hơn mạng người, nhất là hàng loạt, hàng triệu người dân.

Tất cả mọi vụ việc "giết người hàng loạt" do xả lũ đều được nhà cầm quyền bảo kê bằng lý lẽ "xả lũ đúng quy trình".

Nếu xả lũ như vậy mà đúng quy trình, thì quy trình ấy đã được thiết kế để thả sức giết dân đổi lấy tiền bạc cho những nhóm lợi ích đứng sau các nhà máy thủy điện ?!

Báo chí và mọi công dân Việt Nam cần kiên trì, mạnh mẽ, theo đuổi đến cùng để đòi công lý cùng sự an toàn cho người Việt Nam. Đó còn là nghĩa đồng bào tối thiểu.

Nếu sự việc xảy ra đúng như cảnh báo, sắp tới, Việt Nam sẽ còn vô số người chết oan ức vì xả lũ thủy điện "đúng quy trình".

Bao nhiều người chết nữa thì ngành thủy điện và nhà cầm quyền mới động tâm ?

Võ Thị Hảo

Nguồn : RFA, 13/08/2018 (vothihao's blog)

(1) http://www.nchmf.gov.vn/web/vi-VN/104/51/11463/Default.aspx

(2) http:/vietnamnet.vn/vn/thoi-su/moi-truong/lu-cuon-phang-moi-thu-o-yen-bai-dan-roi-ban-vua-di-vua-khoc-464513.html

(3) http://cafef.vn/da-co-hon-800-du-an-thuy-dien-duoc-phe-duyet-tai-viet-nam-20180809141740229.chn

Published in Diễn đàn

Chính quyn che giu vic v đê. Gn mt na ch đê điu hư hng b b mc

Tháng 10/2017, khi đê Bùi 2 được xây dựng với rất nhiều tiền công quỹ, mới đưa vào vận hành thì đã vỡ ngay sau trận mưa đầu tiên, chính quyền Hà Nội huy động 100 người xúc đá bảo vệ đê ! Chính quyền phủ nhận việc vỡ đê bằng đủ mọi lời trí trá không ai chấp nhận nổi.

ai1

Hình chụp hôm 22/7/2018 : một làng ở ngoại thành Hà Nội bị ngập lụt. AFP

Hậu quả là dân Chương Mỹ phải sống trong cảnh "địa ngục trần gian" cả nhiều tháng trời.

Khoảng 21/07/2018 đến nay, nước lũ lại cuồn cuộn đổ về ngập mênh mông cả một vùng Chương Mỹ , chưa kể những huyện khác. Hiện tượng lũ lụt nặng nề như sau vụ vỡ đê năm ngoái. Không thấy nhà cầm quyền thông báo về việc đê có vỡ hay không, hoặc chỗ đê vỡ năm ngoái đã được sửa chữa hay chưa. Nếu sửa thì ai sửa, sủa thế nào và tiền chi là bao nhiêu, ai chi ?

Thống kê từ nhà chức trách cho biết, năm 2017, mưa lũ đã gây ra hơn 61 sự cố trên các tuyến đê đi qua 16 quận huyện HN mà Thành phố Hà Nội chỉ mới cho phép xử lý khẩn cấp 35 sự cố nghiêm trọng (1). Mặc dù vậy, tiến độ thi công 35 dự án này cũng rất chậm trễ, cả năm nay rồi mà nhiều dự án không hoàn thành trước mùa mưa lũ năm 2018 như kế hoạch cam kết.

Còn 28 chỗ hư hỏng sạt lở còn lại, chính quyền vẫn bỏ ngỏ, chỉ là "yêu cầu các sở, ngành, địa phương bố trí lục lượng, thường xuyên theo dõi để báo cáo ...", mặc dân sống trong nguy hiểm.

Có thể tin được chuyện tày trời này chăng ? Ai cũng biết, vỡ hay sạt lở đê chỉ tại một điểm thôi là đã đủ cho nước lũ phá toang cả một vùng. Chậm khắc phục, thi công chậm, không đạt chất lượng...đều là những tội không thể tha thứ được trong quản lý đê đập, gây thảm họa không thể lường được đối với tính mạng và tài sản người dân, đặc biệt đây lại là thủ đô Hà Nội.

Công luận từng hết sức phẫn nộ khi chính quyền đã bất chấp sự thật, che giấu và phủ nhận việc vỡ đê Bùi 2 Chương Mỹ vào tháng 10/2017. Những kẻ dối trá trong bộ máy chính quyền cho đến nay vẫn không hề hấn gì. Không ai bị truy cứu trách nhiệm về việc để đê vỡ . Đơn vị thi công công trình đê Bùi 2 kém chất lượng cũng không bị truy cứu trách nhiệm, khắc phục hậu quả và đền bù thiệt hại.

Ngày 2/8/2018, dư luận cũng hết sức ngạc nhiên khi ông Hùng chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ đã dành rất nhiều thời gian để đính chính trước báo chí việc ba trường hợp người dân tử vong trong trận lũ lụt dịp cuối tháng 7 vừa qua là "do dân bất cẩn dẫn đến đuốinước" chứ không phải do lũ cuốn như thông tin mà nhiều người đã đưa !

Khốn khổ thay dân ta, khi dòng lũ đổ vể ngập cả nóc nhà, mạng người như chiếc lá tre trong dòng lũ, làm sao chống đỡ được, đã chết mà lại còn bị nhà chức trách đổ tội bất cẩn !

Đã đủ tàn nhẫn chưa, khi đổ tội bất cẩn cho người chết đuối để che giấu việc lũ đổ về Chương Mỹ, lũ chồng lũ, là do việc xả lũ từ thủy điện Hòa Bình ?! Động cơ nào, lợi ích nào, lệnh ban ra từ ai, khiến nhà chức trách một mực che giấu những tác hại do xả lũ thủy điện ? Gần đây họ đưa ra khái niệm "lũ rừng ngang" – không có trong các khái niệm về lũ của ngành Khí tượng thủy văn để một mực trí trá đánh lừa dư luận ?

Người dân biết cẩn thận thế nào cho đủ đây, khi cả vùng nước lũ mênh mông ngập sát nóc nhà, nhiều vùng bị cô lập cả nửa tháng trời ? Vì sao chính quyền sợ từ "lũ cuốn" đến mức ấy, trong khi rõ ràng là nếu không có lũ thì làm sao trong một thời gian ngắn như vậy mà hàng triệu khối nước lũ đổ về uy hiếp đê Bùi và Hà Nội ?

Đến chiều 2/8/2018, theo thống kê của chính quyền, toàn huyện Chương Mỹ còn 2.839 hộ bị ngập từ 0,5 - 2m. Trong đó, có 6.097 người dân vẫn đang phải sơ tán, chưa thể trở về nhà ổn định lại đời sống.

ai2

Người dân đi trong nước ngập ở Chương Mỹ, ngoại thành Hà Nội Võ Thị Hảo

Có thực sự không phải lũ cuốn, khi trong đợt ngập lụt này, Chương Mỹ đã "tổn thất nặng nề nhất về hạ tầng, kinh tế khi ngoài thiệt hại về nhà ở của cư dân, có tới 1.774m tường bao, sạt lở 1.885m đường giao thông nông thôn, 8.320m đường giao thông nội đồng, 12.110m đường đê hồ đập và 11.860m chiều dài kênh mương và 35 cầu cống đập, 25 công trình đền chùa bị hư hỏng…"(2).

Báo chí hồi hộp theo dõi các hộ đê của thành phố : Đê hữu sông Bùi "bị tràn nước", đê tả sông Bùi luôn đe dọa bị vỡ..., TP huy động 700 người trắng đêm đắp cát ở Chương Mỹ. Cả triệu dân Hà Nội khăn gói lo sợ chuẩn bị chạy lũ khi thấy nhà cầm quyền chỉ đặt bao cát trên mặt con đê mong manh căng nứt trước hàng triệu m3 nước lũ. May mà trời tạm dùng mưa…

Thời công nghệ hiện đại, nhưng để hộ dân thì nhà cầm quyền chỉ có bao cát và ...chờ nước không lên cao nữa...

Chính quyền là tác giả của "địa ngục trần gian" Chương Mỹ ?

Đương nhiên, chính quyền không muốn Chương Mỹ bị ngập lụt. Họ cũng đang đau đầu tìm lối thoát. Nhưng chính sự vô trách nhiệm, vô cảm và kém cỏi, dốt nát, tham lam trong quản lý đã khiến nhiều quan chức trong bộ máy chính quyền đã là tác giả của "địa ngục trần gian" Chương Mỹ.

Bị quy hoạch là vùng "rốn lũ" của Hà Nội, lẽ ra người dân Chương Mỹ phải được chính quyền đền bù thiệt hại do phải nhiều phen chịu đựng nước lũ dồn về ngập nóc nhà, hết lần này tới lần khác bị mất trắng cả cơ nghiệp.

Trước đó, điều đương nhiên phải làm là chính quyền phải cấp chỗ ở, nhà cửa và đất canh tác ở nơi an toàn khác, tốt hơn chỗ cũ, cho dân để ổn định cuộc sống. Nhưng sự thiếu trách nhiệm của chính quyền khiến dân Chương Mỹ từ trận vỡ đê Bùi 2 tháng 10/2017 đến nay liên tục phải sống trong cảnh "địa ngục trần gian".

Không gì có thể bù đắp được những thiệt hại cho người dân Chương Mỹ, khi trận lũ tới, ngoài việc bị mất nhà cửa, tài sản, bị nước lũ cô lập nhiều ngày, điện bị cắt, nước sạch không có, không thể đi ở nhờ mãi được, nhiều người bị đói hoặc phải ăn mì tôm sống.

Để có nước uống và kiếm thức ăn, họ phải ngâm mình lội nhiều khi đến ngực hoặc bơi trong biển nước ngập ngụa xác súc vật chết trương phình trôi dạt.

Quanh họ, tấp vào họ, chực chôn vùi họ là những núi rác thải, cây cối hoa màu rữa nát, phân người, phân súc vật bập bềnh ma quái tấp vào người họ, nhà họ, cứ cố sức đẩy ra rồi chúng lại ập vào ngay theo những đợt sóng lũ hoặc khi gió thổi tới.

Nước cống, hóa chất độc hại tanh tưởi gặm mòn da thịt và sức khỏe họ đêm này qua ngày khác. Hàng trăm, ngàn người chân lở loét và ngứa đến mức chỉ muốn "chặt chân vứt đi cho khỏi ngứa".Vài con chó gà lợn còn sống sót được buộc trên nóc nhà cất tiếng tru và kêu thảm thiết vì đói.

Nước lụt từ ngày 21/7 đến nay vừa rút được vài cm thì đợt lũ mới lại chồng lũ khiến người dân thêm lở loét, nhiễm bệnh, côn trùng rắn rết bò vào tận giường… Điều khủng khiếp nhất là tương lai của họ hoàn toàn vô vọng. Tật bệnh do ô nhiễm và dịch bệnh bùng phát mà không tiền chữa bệnh. Họ đã lâm vào cảnh nợ nần không lối thoát.

Năm 2017, họ đã chịu thảm cảnh này. Họ đã bị đưa ra làm vật hy sinh, làm "rốn lũ" cho Hà Nội nhưng chẳng ai thèm hỏi ý kiến họ hoặc quan tâm đến việc họ cũng cần phải sống và phải được đền bù thỏa đáng.

ai3

Một đám tang đi trong nước ngập ở Chương Mỹ, ngoại thành Hà Nội - Ảnh Võ Thị Hảo

Quá ghê sợ cảnh "địa ngục trần gian" mà người Chương Mỹ đã phải quằn quại sống cho đến tận ngày hôm nay và những tháng ngày sau. Không thể quên những đám tang và đám cưới dầm mình trong nước lũ cùng bao cay đắng không lời nào tả xiết. Người dân Chương Mỹ không còn biết đi đâu, lại phải trở về "rốn lũ", gắng gượng sống qua ngày trên mảnh đất cha ông hàng ngàn năm nay bình yên nhưng do quy hoạch sai lầm, thiển cận, do xả lũ thủy điện, họ đã phải làm vật hy sinh cho chính quyền và tiếp tục vật lộn tỏng cảnh địa ngục trần gian của năm 2018 và những năm sau. Nhà cầm quyền luôn tìm cách trí trá thoái thác trách nhiệm và đổ tại trời.

Ông Trần Văn Kỳ, Trưởng khoa Vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Chương Mỹ cho biết, số người mắc các chứng bệnh da liễu, tiêu chảy, đau mắt đỏ đang tăng nhanh, bởi ít nhất một tháng nữa nước mới rút, khi đó cơ quan chức năng mới có thể tiêu độc, khử trùng (3).

Nhưng như thường lệ, tại Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVI , Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã trình bày báo cáo chỉ nói đến thành tích : "sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, diện mạo với những thành tựu to lớn", không đả động gì đến thảm trạng Chương Mỹ cùng những vùng khác dù việc đó đã và đang xẩy ra.

"Địa ngục trần gian" Chương Mỹ - không thể chối cãi rằng đó là khối ung thư lở lói được che lấp dưới gò má Hà Nội mà nhà cầm quyền cố tô trát phấn son.

Khi "địa ngục trần gian" Chương Mỹ và những nơi khác còn đó, dẫu bao nhiều tòa nhà hào nhoáng và biệt thự lộng lẫy của các quan tham cũng chỉ là sắc màu tương phản, làm nổi bật thêm bản chất đi ngược lại quyền lợi nhân dân của nhà cầm quyền Việt Nam.

Võ Thị Hảo

Nguồn : RFA, 05/08/2018

(1) https://baomoi.com/nhieu-du-an-tu-bo-de-dieu-cham-tien-do/c/26136163.epi

(2) http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ngap-lut-o-chuong-my-chu-tich-huyen-bac-tin-3-nguoi-tu-vong-do-lu-cuon-467778.html

(3) https://baotainguyenmoitruong.vn/xa-hoi/ngap-lut-ngoai-thanh-ha-noi-tim-giai-phap-cho-vung-ron-lu-1256568.html

Published in Diễn đàn

Ngày 27/04/2018 mới đây tại Bàn Môn Điếm, nơi có vĩ tuyến 38 ngăn chia hai miền Nam  Bắc cách đây 65 năm, đã din ra hội nghị thượng  Liên Triều.

Sau một ngày làm việc, hai nhà lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên và Hàn Quốc đã ký Tuyên bố chung khẳng định chấm dứt tình trng chiến tranh trên bán đào Triều Tiên, từng bước đi tới phi hạt nhân hóa bán đảo đi tới thống nhất đất nước trong hòa bình thịnh vượng.

Từ sự kiện Bàn Môn Điếm nghĩ về Việt Nam, nhà văn Võ Thị Hảo đã có đôi điều cảm nhận qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Nội dung như sau, mời quí vị cùng nghe :

Nhà văn Võ Thị Hảo trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 01/05/2018

Published in Video

Hai tuần đầu tháng 4 năm 2018 này, chế độ bạo quyền cộng sản đã lần lượt đưa ra xét xử 10 nhà hoạt đông dân chủ, nhân quyền, bảo vệ môi trường tại các tòa án Hà Nội, Thái Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh, với mức án tổng cộng 96 năm tù và 32 năm quản chế về các tội gọi là "lật đổ chính quyên nhân dân", "tuyên truyền chống phá nhà nước", "đánh người gây thương tích".

Người bị tuyên phạt cao nhất là luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài với 15 năm tù và ông Nguyễn Văn Túc 13 năm tù. Hai phụ nữ bị tuyên phạt 9 năm tù là các chị Lê Thu Hà và Trần Thị Xuân.

Tăng cường đàn áp, bắt giam, án tù năng các nhà yêu nước, giói bạo quyền cộng sản muốn dập tiếng nói phản kháng đòi dân chủ, tự do, quyền con ngươi, dân sinh v.v.

Nhưng các chiến dịch khủng bố, đàn áp tàn bạo, những bản án nặng nề của chế độ công an trị không dập tắt được phong trào đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh và nhân quyền.

Nhà văn Võ Thị Hảo trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành đã khẳng định điều đó.

Nội dung cuộc phỏng vấn như sau, mời quí vị cùng nghe

 

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 14/04/2018

Published in Video

Phỏng vấn nhà văn Võ Thị Hảo về lũ lụt trung tuần tháng 10/2017

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tieng DanViet Media, 16/10/2017

Published in Video

Ai còn hát ca trên đống xác người

Trước những xác người và hàng loạt khu dân cư cùng mồ mả ông bà tổ tiên người Việt Nam bị quật nát tan thành trăm ngàn mảnh bởi bàn tay tàn ác của vài chục kẻ điềm nhiên mở cống xả lũ mở bom nước thủy điện, ai đã cứu họ ? Ai giúp họ và ai khóc cho dân oan ?

dotruong1

Cảnh mở đập xả lũ "rợn tóc gáy" ở thủy điện Hòa Bình - Ảnh minh họa

Đếm xem có bao nhiêu người đã lên tiếng bảo vệ môi trường, vạch trần tội ác Formosa và tập đoàn quyền lực bảo kê cho chúng, ai khóc trên biển cá chết bởi những kẻ hạ độc đất nước ? Ai đã bảo vệ chủ quyền đất nước ? Ai đã dám công khai bày tỏ sự căm phẫn và hành động chống tham nhũng và sự xâm phạm quyền con người ?

Đếm xem có bao nhiêu người cầm bút và văn nghệ sĩ đã công khai phản đối, đòi lại công bằng cho những đồng bào đã bị tra tấn đến chết trong đồn tạm giam của công an ? Những ai đã lên tiếng vì đồng bào bị cướp đất đai thấm máu và mồ hôi đã bao đời lại còn bị chính quyền đổ tội gây rối trật tự công cộng và rơi vào vòng tù tội tan nát cả gia đình, khánh kiệt gia sản, con cái bị tước đoạt tương lai... ?

Những ai trong số những người hành nghề văn bút và xướng ca đã không thản nhiên tiếp tục tảng lờ, tiếp tục nhạt nhẽo ngâm vịnh chim hoa cá gái trong nhục nhã hoặc viết ra vô số trang quằn quại vờ vịt với những câu chuyện tình và kỷ niệm nhạt thếch, hoàn toàn dẫn dắt người đọc quên đi những sự thật đớn đau mà hễ làm người là có trách nhiệm phải quan tâm, phải trực diện lên tiếng và hành động để cải thiện hoàn cảnh... ?

Trải gần trăm năm dưới một thể chế độc tài cộng sản, khi những người có tài năng và dám có ý khiến khác với đám đông và nhà cầm quyền bị tẩy chay, bị bức hại về mọi mặt, bị loại ra dở sống dở chết ngoài lề xã hội đã khiến cho đa phần người cầm bút Việt Nam chọn cách hoặc cúi đầu im lặng nhẫn nhịn, dối trá hoặc thậm chí cầm vũ khí sốt sắng đứng vào đội quân văn bút hùa theo những kẻ có quyền lực và tiền bạc để sát thương nhân quyền của đồng bào mình.

Thực ra, Việt Nam tồn tại một rừng người quá lớn có đủ sự vô sỉ đề tiếp tục hát ca trên đống xác người. Tệ hơn, họ còn đắp chiếu, xịt nước hoa và tiếp tục làm dáng trên đống xác đồng loại ấy để lập danh, để hưởng lợi.

Ngày nay, với ứng dụng của thời đại Internet và điện thoại thông minh, không ai có thể khiến cho mọi người tin rằng anh ta hoặc chị ta không hay biết sự thật. Sự thật, những mảnh dính máu người, với thời thế giới phằng và Youtube, liên tục, chồng chất, dềnh lên tận bàn phím computer và điện thoại cầm tay mỗi người, cách con mắt của đa phần người Việt Nam, xa nhất cũng chỉ 30cm. Bởi vậy, không thể biện minh cho sự cơ hội và vô cảm. Và chính sự "can đảm vô biên" đến mức đủ sức làm dáng trên những đống xác đồng loại ấy đã khiến cho nhà cầm quyền độc tài không được thức tỉnh, không bị buộc phải lựa chọn và nhìn lại bản thân, không chịu cải cách thể chế, ngày một dấn sâu vào tham nhũng và khủng bố những người dám lên tiếng vì sự thật.

Cái sự can đảm làm dáng trên đống xác người ấy, lại càng đáng trách thêm ở những người Việt Nam đang sống và hưởng thụ những thể chế dân chủ và tự do thuộc hàng đầu thế giới, như tại Đức quốc chẳng hạn.

Bao người đã vờ vịt đấu tranh cho tự do và dân chủ tại nước này từ cách đây vài chục năm để được ở lại Đức. Nhưng sau khi được nước Đức giang vòng tay che chở cho ở lại, thì sau đó họ liền im lặng hoặc cơ hội che giấu cho tội ác, trái với tinh thần của nền dân chủ. Nhạt đạo của người cầm bút, đó là điều mà người Việt Nam giởi giang vô cùng. Họ có thể chia sẻ tiền bạc cho người thân, nhưng điều đáng chia sẻ nhất, động tác cơ bản nhất để cứu người thân và muôn người, là chia sẻ và bảo vệ nền dân chủ, thì người Việt Nam hầu hết không làm, thậm chí còn mạt sát, cô lập những người viết thật và nói thật.

Đủ vô sỉ để làm dáng và hát ca bên đống xác người. Sự nô lệ và cơ hội trong hành xử của người Việt Nam, ngay cả ở những người có dính dáng đến văn chương báo chí và nghề ca xướng khiến cho nhiều bạn đọc không khỏi ngạc nhiên và hổ thẹn thay cho giới cầm bút.

Tình trạng đó khiến cho những người cầm bút chính trực, ngay cả tại nhiều nước dân chủ, như nước Đức, vẫn phải chịu nhiều sức ép tinh thần từ cộng đồng Việt kiều và người thân, chưa kể thậm chí còn bị đe dọa khủng bố và bắt cóc, nhất là sau vụ phóng viên báo "Thoibao.de" tại Berlin bị đe dọa.

Nhưng may thay, vẫn còn, dù ít ỏi, những người viết đủ dũng khí để ném vào cái đống chiếu rách phủ xác người và phun nước hoa ấy những dòng chính trực.

Đỗ Trường là một trong số ít những cây bút chính trực tại Đức quốc.

Không khoan nhượng

Với Đỗ Trường, tham gia viết truyện ký hoặc cảm nhận văn học và cuộc sống chỉ là trực ngôn của một kẻ "giữa đường thấy việc bất bằng chẳng tha", theo kiểu Lục Vân Tiên giữa đường đánh cướp. Kiều Nguyệt Nga của anh ta không liên quan gì đến gái đẹp, mà đó là những bất công, những oan khuất gây khổ nạn gần trăm năm chưa dứtvới đồng bào Việt Nam mà trên bước đường mưu sinh, anh ta đã chứng kiến, trải nghiệm.

dotruong0

Đỗ Trường – kẻ không khoan nhượng với "bầy sâu đang khiêng nước Việt đi chôn"

Nghề kinh doanh và sự an lành của Đức quốc đã không khiến được Đỗ Trường nhạt đạo làm người.

Bởi thế, nghiệp văn chương bỗng một ngày buộc trói anh ta. Đầu tiên là những dòng tản văn còn thô mộc, rồi là những truyện ký ghi lai những kỷ niệm, xúc cảm phần lớn là do anh trải nghiệmvà ăn sâu vào ký ức, đến mức không thể không viết ra như một sự giải tỏa bi phẫn.

Đầu tiên cũng chỉ là những cảm nhận về văn chương của bạn bè và cộng đồng người Việt Nam tại Đức, trong đó có một số bài viết theo lối phê bình giao đãi, động viên người cầm bút là mục đích chính. Nếu chỉ dừng lại ở đó, sẽ không có Đỗ Trường của ngày hôm nay, một người phê bình có dũng khí, sẵn sàng làm đau mình để cất lên những lời nói thật, dám gọi thẳng tên sự dối trá, để không hổ thẹn với một kiếp làm người.

Rồi càng dấn thân vào rừng văn bút, Đỗ Trường càng được thức tỉnh và càng sắc sảo trong việc phân biệt thật giả, cảm nhận văn chương, quan tâm đến những bi kịch của người Việt Nam và đất nước. Đó là khi Đỗ Trường lớn lên, bước vào hàng ngũ của những cây bút dấn thân cho sự thật và công lý.

Khi đó, văn của Đỗ Trường có mãnh lực, tạo được xúc cảm cũng như dư âm lâu dài trong người đọc.

Từ chỗ bất đắc dĩ,chỉ bật lên tiếng kêu bi phẫn trước những mảnh vụn bất công ngang trái, Đỗ Trường đã trưởng thành thêm và dứt khoát lựa chọn đường đi cho mình. Khi đã đi đường ấy, là nhận rất nhiều thiệt thòi và chông gai...

"Ải Nam Quan đã mất, giặc Tàu chiếm Hoàng Sa và đang nuốt Trường Sa. Nếu ví đất nước là một con tàu, đường đi ra biển đã bị cắt. Những Boxit, PMU 18, Vinashin.., thu hồi, cưỡng chế đất đai và dân oan tràn về Hà Nội như khối ung nhọt chọc thủng thân tàu. Bão và giông tố che kín bầu trời...

...Vâng, sự dối trá, lưu manh đểu cáng ấy, như những ngọn roi quất vào tấm thân gầy của mẹ, để bầy con nháo nhác lạc đàn. Bảy mươi năm trường, ...cả đất nước chờ một lời nói thật. Nhưng những Văn Giang, Tiên Lãng, Cồn Dầu… vẫn hộc lên những tiếng rên xiết ngút trời..." (Đỗ Trường – Tổ quốc nhìn từ hai bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm và Trần Mạnh Hảo, trong cuốn "Từ Hộ chiếu buồn đến Đau thương hành" - nhà xuất bản Vipen- 2015).

"...Cứ ông nào dính cán bộ, không còn riêng nữa mà kéo theo cả gia đình, dòng họ đều giầu có , hống hách, ngang tàng. Ăn cắp, ăn cướp,đục khoét hối lộ đã được tôn lên một cách trơ trẽn văn hóa phong bì, văn hóa quốc gia. Những mua danh bán tước, những bè cánh lợi ích, gia đình trị được che đậy bởi những mỹ từ, hạt giống đỏ, truyền thống cách mạng...Vâng, chính bầy sâu ấy đang nắm vận mệnh của chúng ta và chúng đang khiêng nước Việt đi chôn...". Đỗ Trường viết những dòng này ngay từ năm 2013. Trong tác phẩm "Từ Hộ chiếu buồn tới Đau thương hành", anh đã lên tiếng bi phẫn da diết về đại dịch xuất phát từ thể chế độc tài toàn trị đang tàn phá đất nước như vậy.

Nỗi đa đoan thế sự ấy nổ tung từ trong tâm tưởng của một kẻ ngày ngày lặng ngắm bóng mình bên quán bia gia đình, vừa âu yếm lưu luyến vừa nguyền rủa sự tĩnh lặng khác thường của nó. Anh ta ngắm đời mình và những phận người Việt Nam dù trong quốc nội hay ngoài biên ải trong đôi mắt đỏ hoài niệm đớn đau của những kẻ phải trọn kiếp lưu vong dù ở ngoại quốc hay ngay trên thịt da đất nước, chỉ bởi "cả một bầy sâu đang khiêng nước Việt đi chôn...".

Ở "Tổ quốc tôi như một con tàu mắc cạn", Đỗ Trường đã rất thẳng thắn và dũng cảm khi trực diện lên tiếng về tình trạng lòng người ly tán, giả tạo ngay cả ở nước ngoài như Đức :

"Phải nói chưa bao giờ lòng người ly tán như hiện nay. Sư kêu gào đoàn kết, xóa bỏ thành kiến, tư tưởng dường như mang nặng tính giả tạo. Cái sự ly tán, giả tạo ấy không chỉ thấu trong trước mà ngay trong cộng đồng người Việt, cùng sống trên nước Đức tự do, dân chủ này. Nó thể hiện rất đậm nét trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc (ngày 11/5) của người Việt ở Berlin... Khi xem clip của anh Phạm Đăng Hiếu với cái tựa : nhà thơ thế Dũng bị ban tổ chức ngăn cấm đọc :

"Mẹ Việt Nam- Không chỉ nhìn ra biển

Đau đớn nhìn những thủ lĩnh tối cao hết đát

Thầm ghi khắc từng dòng bí sử

Trong thâm cung nhơ nhớp một bầy sâu..."

(thơ Thế Dũng - một bài thơ rất hay mang tên "Mẹ Việt Nam- không chỉ nhìn ra biển"có những câu đầy chí khí như : "Ai đã bán chui biên thùy bằng những mật ước, Ai đã bán vụng lãnh hải Tổ quốc trong những canh bạc độc tài..., Hãy cảnh giác Bắc triều, bao nguyên khí quốc gia đã bị hủy hoại trong ngục..." - người viết)

Trong cuộc biểu tỉnh chống Trung Quốc ở Berlin ngày 11/5/2014, tôi không khóc như anh Tùng Dương trên Facebook, nhưng đau và cảm thấy nhục. Cái đau đó không riêng ai. Mà đó là nỗi nhục cho cả dân tộc Việt, trước hàng ngàn con mắt người ngoại quốc...Trong cái u tối, cuồng tín của những kẻ đội lốt trí thức này, chắc chắn không riêng gì cộng đồng người Việt sống trên nước Đức, mà thân gầy đất mẹ cũng hằn lên những vết nhơ, nước biển Đông không bao giờ rửa sạch...".

Cả đất nước vẫn chờ những lời nói thật

Vẫn là Đỗ Trường :

"Từ lâu chúng ta có những quan niệm, hoặc những khẩu hiệu kỳ quặc : Yêu chế độ tức là yêu nước, yêu nước tức là yêu chế độ. Phê phán, góp ý cho là nói xấu đất nước, nói xấu Tổ quốc, nặng nữa gán nghiến cho cái cái tội phản động.

Tại sao chúng ta cứ nhập nhằng lẫn lộn khái niệm Tổ quốc và chế độ là một. Tổ quốc, quê hương ai mà chẳng yêu, chẳng thương, chẳng nhớ, nhưng yêu hay chán ghét chế độ lại là chuyện khác ("Không cảm thấy tự hào khi tôi là người Việt").

"...Vâng ! Nhân cách con người là sản phẩm của chế độ xã hội đương thời. Một xã hội giả tạo với những cơn lên đồng bệnh hoạn này, ai sẽ giữ lại được linh hồn đích thực của kẻ sĩ ? (Cờ đỏ và nhân cách thời nay).

...Có lẽ chẳng còn gì bi hài hơn, giữa thành phố Sài Gòn tráng lệ, người ta bắt gặp hình ảnh bệnh nhân nhi phải bò từ gầm giường ra để chào bà bộ trưởng y tế. Không biết trong đầu bà bộ trưởng khi đó nghĩ gì, nhưng nhìn mặt bà vẫn thấy tươi rói. Tôi thấy nóng mặt, nhưng ông phó cối hàng xóm nhà tôi, người đã trải qua ba cuộc chiến bảo :

- Ông buồn cười thật, người chui gầm giường có phải con cháu bà ấy đâu mà bắt mặt bà ấy đổi sắc. Con cháu những người có quyền nhiều tiền, gửi hết sang mấy thằng tư bản đang giãy chết từ lâu rồi.

Vâng ! Sự ngoảnh mặt quay lưng ấy với đồng loại, không còn ở mức độ vô cảm nữa, mà nó đã trở thành tội ác. Ở đâu tôi không biết, nhưng ở Đức tôi bắt gặp những cậu ấm cô chiêu (từ Việt Nam) sang du học con của các quan chức cao cấp nhà nước, xả tiền như nước. Trong khi các cháu học sinh miền núi, không có cái ăn cái mặc, nơi ở và trường học nhìn vào như một cái chuồng trâu rách, dưới cái rét cắt da cắt thịt. Vậy mà ông bộ trưởng giáo dục vẫn thao thao bất tuyệt báo cáo thành tích của bản thân và của ngành, kể cũng lạ, cũng kiên cường, thần kinh thép. Nếu là người thần kinh bình thường có lẽ họ từ chức từ lâu rồi (Những đứa con lạc loài - Đỗ Trường).

"Sau cái chết và lễ tang cụ Võ Nguyên Giáp, một nhóm, trong đó có cả một số nhà thơ tên tuổi, phát động, cùng nhau làm thơ, viết thơ về cụ Giáp. Tôi vui, buồn lẫn lộn, nhưng ông bạn nghiên cứu triết của tôi bảo, thơ ca gì, đọc lên sao thấy nó giống như dàn kèn, tụng ca vua chúa thời phong kiến vậy… Và không hiểu sao, dạo này các bác hay đùa dai đến thế : Cứ bảo, cụ Giáp về với dân. Về với dân có nghĩa là như các bậc tiền nhân, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, dám từ bỏ quyền lực, trở về ngôi nhà cũ của gia đình dòng họ và làm lại đúng cái nghề gõ đầu trẻ của mình. Chứ ai lại về với dân, mà sau khi thắng giặc, cụ ngự Villa to vật vã giữa lòng thủ đô. Không phải ai muốn gặp cụ cũng được. Khi mất, lăng mộ cụ lại ngự nơi được cho có phong thủy đẹp, lưng là núi mặt tiền là biển và dường như có cả lính túc trực ngày đêm ? Vậy là xa dân, chứ làm sao có thể nói, cụ gần dân, về với dân. Thôi thì, cụ cứ nằm chung với các đồng chí của mình giữa thủ đô, có người chăm sóc luôn thể, có khi lại giản dị, đỡ tốn kém hơn.

Vâng ! Người có công với chế độ như cụ Giáp, được hưởng thụ ở mức "đại Nhà Thờ, đại Tôn Đản" là điều đương nhiên, khỏi bàn cãi. Nhưng các bác cứ cố gò ép, cụ về với dân, quả thật nó vênh, tội và oan cho dân lắm.

Có lẽ, do quá yêu quí cụ, nên nhiều người, trong đó có cả những nhà văn, trí thức cho rằng, cụ Giáp không vướng vào những sai lầm cải cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, v.v. Dù là người dốt về chánh trị, cũng có thể nhận ra, chủ trương dẫn đến những sai lầm này, của cả bộ chính trị, không phải chỉ có riêng các cụ Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Hồ Viết Thắng gánh chịu, mà phải tính từ cụ Hồ trở xuống. Cụ Giáp lúc đó là ủy viên bộ chính trị, uy tín, tiếng tăm đang lẫy lừng, quyền hạn cao chót vót, nên không thoát khỏi trách nhiệm này (Sám hối)...

Ở tác phẩm "Đất nước của những đường cong" (sắp xuất bản và đã đăng nhiều bài trên các trang mạng), trong phần truyện ký và Tản văn, với Đằng sau những lá bài ; Mùa thu cuối ; Chuyện người lính Vị Xuyên ; Ngôi mộ gió ; Chiến tranh đã qua lâu rồi ; Cái giá phải trả ; Nguyện ước cuối ; Câu chuyện đêm giao thừa ; Sau tiếng chuông chùa... ; Từ kẻ ám sát cánh đồng đến chuyện làng Nhô, một sự lưu manh tột cùng của những kẻ bồi bút, văn nô ; Tản mạn đêm giao thừa ; Thời mõ làng và những kẻ kiêu binh ; Đất nước của những đường cong ; Những đứa con lạc loài ; Sám hối ; Nhập tách, tách nhập những hệ lụy người Việt nơi đất khách ; Cờ đỏ và nhân cách thời nay ; Bán đất, bán rừng, bán cả linh hồn..., Đỗ Trường đã chứng tỏ mãnh lực của một người viết chính trực.

Bởi người đọc và đồng bào Việt Nam chờ đợi điều đó ở người viết. Lên tiếng trực diện phản đối sự bất công, bảo vệ công lý trong đời sống cũng như trong văn chương, dù đang sống ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, cũng là đạo đức và trách nhiệm công dân mà người Đức tâm niệm và hành xử trung thành để bảo vệ sự bình an, phồn thịnh của chính nước Đức và môi trường nhân loại. Nếu mỗi công dân không chính trực và lơi là canh giữ điều đó, bất cứ nền dân chủ nào dù thịnh vượng đến mấy cũng sẽ nhanh chóng bị hủy hoại. Nếu môi trường nhân loại đầy rẫy những bất công và dối trá thì không đất nước nào có thể bảo vệ được công lý ngay tại chính quốc mình một cách toàn vẹn lâu dài.

Đỗ Trường là người ý thức được điều đó khi anh đang là một Việt kiều sinh sống trên nước Đức.

Vì thế, người đã thốt lên được những lời bi phẫn ấy, phát hiện những khía cạnh mới và thốt lên được sự thật đau thương đã bị che giấu dưới bóng mây bẩn thỉu của dối trá, của vô cảm ấy, đã vượt qua được giới hạn của một cây bút phê bình kinh viện chỉ tán chuyện văn chương ngâm vịnh qua ngày. Hơn ba mươi năm là công dân ở một đất nước an lành mà trái tim và ngòi bút của anh vẫn đau đáu về Việt Nam.

Chính điều đó tạo nên sức hút và thành công của Đỗ Trường.

Tác phẩm sắp xuất bản "Đất nước của những đường cong", một tập hợp những truyện ký mới của Đỗ Trường, được tiếp tục viết ra trên tinh thần chính trực ấy và chính vì thế nó có đủ mãnh lực để khiến người đọc xúc động, nhìn lại bản thân mình trong trách nhiệm với cộng đồng.

Sự trả thù của "bầy sâu"

Với nghiệt kiếp mang tên người Việt Nam, người viết như thế lại phải cô đơn lạc lõng. Anh ta phải đơn thương độc mã.

Chiến mã và thương đao anh ta phải giấu khỏi tầm mắt của ngay cả người nhà mình. Họ muốn ngăn cấm anh viết, muốn bao bọc Đỗ Trường trong tấm lưới bền chắc âu yếm ruột rà để giữ an toàn cho chính anh. Họ cũng rất e ngại sự trả thù gia đình họ ngay tại nước Đức và Việt Nam.

Tháng 3 năm 2015, trong chuyến về thăm thân, Đỗ Trường đã bị công an và an ninh Việt Nam giam cầm, đe dọa hơn 10 tiếng đồng hồ tại sân bay Nội Bài. Anh bị trục xuất khỏi Việt Nam, khiến cho gia đình anh hết sức bấn loạn và bà vợ biết tin đã ngất xỉu vì lo sợ (Hà Nội ngày 7/3/2015 Đỗ Trường) (1).

Nhưng Đỗ Trường không nản chí, không từ bỏ con đường mình đã chọn. Và thế là mỗi lần viết tác phẩm của Đỗ Trường, lại cứ bi hài như một cuộc phục kích của một hảo hán trốn nhà xuất chinh làm một sứ mệnh đặc biệt nào đó rồi lại trút bỏ giáp trụ, ngồi cười ruồi ra vẻ vô sự và ngoan ngoãn sau quán bia gia đình tại thành phố Leipzig để kiếm sống, những mong làm yên lòng bà vợ vốn cấm đoán anh theo đuổi mộng văn chương cũng chỉ vì yêu thương chống.

Cái khổ của người Việt Nam là phải nô lệ quá lâu nên dù sống dưới một gầm trời có rất nhiều nhân quyền và tự do ngôn luận, như ở Đức và nhiều nước phát triển khác, vẫn luôn sợ hãi, vẫn phải nghĩ một đằng nói một nẻo. Đặc biệt là người Việt Nam luôn phải che giấu ý nghĩ thật của mình. Khom lưng và uốn gối ngay cả ở những nơi chiều cao của chiếc cửa tha hồ cho ta đứng thẳng. Đó là cái hèn hạ đáng thương mà cũng rất đáng giận của người Việt. Chính điều đó đã làm cho đất nước và ngay cả nền văn hóa luôn ở vào hàng thảm hại.

Trong đạo Thiên chúa, một kẻ nhạt đạo sẽ bị nhà thờ rút phép thông công và kẻ đó sẽ bị khinh mạn trong cộng đồng. Trong văn chương báo chí, một kẻ cầm bút cơ hội hoặc vô cảm phản bội lương tri dường như chẳng hề bị "rút phép thông công", thậm chí còn được hưởng lợi.

Nhưng trong nghề cầm bút, vẫn sừng sững một Thánh đường mà cũng không ít người viết nhìn thấy nó, tôn thờ nó, chịu nhọc nhằn khổ nạn đi theo nó như một kẻ vác thánh giá lết tới ngọn đồi chuộc tội thay cho cả một rừng những người vô cảm.

Người Việt ở Đức và mọi nơi trên thế giới rất cần thêm những người viết mang nhân cách chính trực như Đỗ Trường. Ngay tại Đức quốc, ai ngờ lại quá hiếm hoi những người viết như vậy. Chúng ta cần biết bao những người dám nói và viết lên sự thật để tẩy rửa sự tanh tưởi của những cơ hội và nhạt đạo tâm hồn.

Không cần nổi danh, Đỗ Trường viết vậy là chỉ để tự cứu rỗi chính mình. Nhưng nhân cách viết da diết vì sự thật và cộng đồng ấy đã cần mẫn ngày ngày gắng gỏi cho một sự nghiệp lớn và vì thế anh thành danh ngoài mong muốn.

Bằng những gắng gỏi, góp gió thành bão của mỗi người, sẽ tới một ngày, Việt Nam...

Võ Thị Hảo

Nguồn : RFA, 28/08/2017 (vothihao's blog)

 

(1) https://www.danluan.org/tin-tuc/20150317/do-truong-lenh-truc-xuat-va-10-gio-lam viec).

Published in Diễn đàn

Điệp khúc "bom nước" :

"Trong đêm ấy, khi anh Giàng A Hù (39 tuổi) phát hiện lũ quét đã đưa vợ và con chạy thoát thân. Thế nhưng nghĩ đến đàn lợn 15 con- tài sản lớn nhất và duy nhất của gia đình có thế bị đất đá đè chết, anh vội quay lại mở của cho đàn lợn chạy ra ngoài. Cùng lúc này, lũ ống và các tảng đá sập xuống khiến anh Hù nằm lại mãi trong lòng đất. Khi cả dòng họ đang tất tưởi đi tìm thi thể anh Giàng A Hù thì bàng hoàng phát hiện, 4 người cháu cũng bị lũ cuốn khi đang ngủ ở chòi chăn trâu cách nhà gần 5 km...

ai1

Một gia đình dân tộc Hmông sau cơn lũ quét ở huyện miền núi Mù Cang Chải phía bắc tỉnh Yên Bái. Ảnh chụp hôm 4/8/2017. AFP photo

Chị Mùa Thị Sua đã 2 ngày nay khóc ngất lên ngất xuống, không ăn không ngủ chờ tin tức các con. ...Rạng sáng 3 tháng 8, lũ kinh hoàng chưa từng có trong 30 năm qua đã ào về và cuốn trôi cả 4 đứa trẻ tội nghiệp...

Anh Lê Doãn Dũng (35 tuổi) trong chưa đầy một phút đã bị mất cả vợ và hai con nhỏ, cả ngôi nhà 5 năm cực nhọc đủ bề mới dựng được. Chính bản thân anh cũng bị thương và bất tỉnh khi bị một tảng đá đè lên chân. Khi tỉnh lại, anh chỉ còn biết gào thét vì nỗi đau không gì tả nổi này và không hiểu anh sẽ sống ra sao (1).

Ông Lê Trọng Khang, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải cho biết, "khoảng 5 giờ 30 phút ngày 3/8, lũ từ núi Kim Nọi bất ngờ đổ về dọc theo khe suối hướng thẳng vào thị trấn. Theo đó, những tảng đá rất to từ trên núi Kim Nội, bình thường cả trăm người đẩy cũng không di chuyển nổi nhưng lũ đã cuốn phăng đi. Chỉ vài phút sau, hàng chục nóc nhà đã bị lũ nhấn chìm...".

Những dòng trên đây chỉ mô tả được một phần rất nhỏ tang tóc không gì tả xiết của người dân ở Mù Cang Chải, một thị trấn lâu đời xinh đẹp nổi tiếng của người dân tộc Mông, đã bị cơn lũ khủng khiếp tràn về chỉ trong vòng vài phút, với sức mạnh đến mức cuốn trôi cả những tảng đá "cả trăm người đẩy không nổi" và xóa sạch, vùi lấp thị trấn này dưới hơn một mét bùn và đất đá.

Trận lũ tràn về lúc trời chưa sáng, như một kẻ trộm. Những trận lũ quét và lũ ống kinh hoàng giết người Việt Nam luôn lặp lại điệp khúc giống nhau và thường là về ban đêm hoặc lúc rạng sáng – những năm trước thì được chứng minh rằng do thủy điện xả trộm lũ để người dân và công luận không biết tội lỗi của họ.

Và không ai tin rằng những trận lũ đó là thiên tai. Một trận mưa lớn nếu có tạo nên trận lũ cũng không thể tạo thành một quả bom nước với sức công phá "tận thế" như vậy.

Điệp khúc lũ ống lũ quét bom nước giết người năm nay lại vẫn lặp lại, chỉ mới trong mấy ngày đầu tháng 8.2017 đã xẩy ra trên diện rộng, ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc. Đâu cũng tang thương.

Và cái kịch bản bom nước do xả lũ thủy điện, gây nhân tai đổ tội cho thiên tai, đã quá quen thuộc, gây bao thảm cảnh không lời nào tả xiết cho dân Việt Nam ở các vùng hạ lưu các đập thủy điện.

Số lượng người chết và thiệt hại qua các năm tăng vọt.

Báo chí và nhà chức trách đang lờ đi thủ phạm

VIETNAM-WEATHER-FLOODS

Lũ quét ở Mù Cang Chải, phía Bắc tỉnh Yên Bái. Ảnh chụp ngày 4 tháng 8 năm 2017. AFP photo

Dù chưa đầy đủ, đã có một số thống kê để qua đó người ta không thể nhầm lẫn khi đánh giá tình hình và thủ phạm.

Theo Tổng cục Thủy lợi (2), thì năm 2015, chỉ trong chưa đầy một tháng,(từ 24/07/2015 – 04/08/2015), thiệt hại do lũ lụt gây ra tại Bắc bộ và Trung bộ là : ít nhất 38 người chết, chưa kể người mất tích và bị thương, thiệt hại khoảng 3.000 tỉ đồng. Hơn 1, 2 vạn khách hàng ở 27 tỉnh miền Bắc Việt Nam mất điện... và đây chưa phải là số liệu cuối cùng.

Năm 2016, thiệt hại do "thiên tai" gây ra lên đến gần 40.000 tỉ đồng, trong đó có tới 215 người chết do lũ quét, sạt lở đất... và 431 người bị thương. Bão lũ, lũ quét làm 5.431 ngôi nhà bị đổ sập, cuốn trôi, 364.000 ngôi nhà bị ngập, hư hại, tốc mái, 828.661 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị thiệt hại, hàng triệu mét khối đất đá trên công trình giao thông, thủy lợi bị sạt lở, bồi lấp, 110 km đề kẻ, 938 km kênh mương..

Thiệt hại ngày càng nặng nề hơn, tỉ lệ với số lượng các đập thủy điện và sự vô trách nhiệm của nhà chức trách cũng như sự bao che cho những kẻ giết người hàng loạt. Năm 2017, chỉ mấy ngày đầu mùa mưa, từ 1đến 6 tháng 8, lũ lụt tại các tỉnh phía Bắc đã làm ít nhất 68 người thương vong và mất tích, chưa kể bị thương, thiệt hại ít nhất 940 tỉ đồng.(theo bnews.vn, bài "Mưa lũ ở các tỉnh phía Bắc, 68 người thương vong và mất tích")

Đáng chú ý, mưa lũ đã làm sạt lở hơn 25.000 m3 đường quốc lộ (Điện Biên 13.442 m3 trên Quốc lộ 12, Quốc lộ 279B, Quốc lộ 279C, Quốc lộ 4H ; Yên Bái : 7.314 m3 trên Quốc lộ 32 ; Sơn La : 2.385 m3, Cao Bằng 2.000 m3).

Sạt lở 117.706 m3 đường tỉnh và huyện : Lai Châu (9.000 m3 trên một số tuyến đường giao thông huyện Nậm Nhùn, Mường Tè) ; Điện Biên (14.636m3 trên ĐT150, ĐT142, ĐT143) ; Yên Bái (42.500 m3 đường tỉnh lộ bị sạt lở gây ách tắc giao thông) ; Sơn La (50.570 m3 trên ĐT109 và một số tuyến đường cấp huyện).

145 công trình thủy lợi bị hư hỏng (Yên Bái 141 công trình, Sơn La 3 công trình, Điện Biên 1 công trình) ; 2.072m kè bờ suối (Sơn La 2.000m, Điện Biên 72) bị thiệt hại...(3).

Phản đối đổi mạng dân lấy điện :

Nguồn lợi do thủy điện mang lại, không thể bù lại dù chỉ một phần nhỏ những thiệt hại này. Đó là chưa kể sự vô giá, không gì so sánh nổi của mạng người, đã bị coi rẻ đến thế dưới quyền lợi của những nhóm lợi ích làm thủy điện để thu lợi riêng.

Một vài trận mưa lớn có thể làm sạt lở, hủy diệt chừng ấy km hạ tầng kiên cố không ? Câu trả lời đã quá rõ ràng.

Hàng ngàn năm nay ở Việt Nam thường xuyên có mưa lũ. Thời chưa có các hồ chứa thủy điện khổng lồ, mưa có khi cả tháng trời nhưng rất hiểm khi có lũ ống lũ quét. Không ai ngây thơ tới mức tin rằng thiên tai đã gây ra những trận lũ có thể quăng quật cả những tảng đá lớn và những ngôi nhà.

Không ! Đương nhiên không. Thực tế đã chứng minh, chỉ có "bom nước" thủy điện, từ những bàn tay giết người máu lạnh mới có thể tạo ra những tàn phá kinh hoàng tựa ngày tận thế như vậy.

VIETNAM-WEATHER-FLOODS

Những người dân tộc Hmông với những ngôi nhà bị sập do lũ quét ở huyện Mù Cang Chải, phía bắc tỉnh Yên Bái. Ảnh chụp hôm 4/8/2017.AFP photo

Dư luận đã không còn nước mắt thương khóc các nạn nhân. Vì nạn nhân là vô số . Những con số thống kê sơ sài kể xiết sao được mạng dân !

Các nạn nhân nếu thoát chết thì cũng quá khốn khổ, bị cướp hết cả tài sản, nhà cửa ruộng nương, đói cơm rách áo, màn trời chiếu đất, đến đường đi cũng không còn, nói gì chuyện sống ! "Lá rách ít đùm lá rách nhiều" cũng không nổi, vì quá nhiều "lá rách" gây ra bởi liên tục nhân tai và dân cũng kiệt sức rồi.

Khóc chẳng giúp ích được gì. Điều quan trọng nhất, cần thể hiện lương tâm con người với nhau là phải tìm ra, chỉ rõ kẻ gây ra nhân tai. Nhất định phải có kẻ nhấn nút quả bom nước ở thượng nguồn thì mới tạo ra lũ quét và lũ ống kinh hoàng như vậy.

Thủ phạm luôn rõ ràng, vì trái bom nước nào treo trên đầu người Việt Nam cũng rất khổng lồ và dòng lũ xả cuồn cuộn có thể đẩy trôi cả nhũng ngôi nhà và tảng đá không thể tự nuốt chửng tiếng réo sôi trào.

Có thể còn ngồi yên trước tình trạng lũ quét, lũ ống hung tàn như ngày tận thế tàn hại dân Việt Nam ở những vùng hạ lưu của các đập thủy điện được xây dựng tràn lan theo một quy hoạch chỉ theo đuổi máu tham lợi nhuận của các doanh nghiệp sân sau của một số quan chức và bất cần quan tâm đến cái chết, cảnh tang tóc vô biên của dân Việt Nam hay không ?

Nhưng điều lạ là từ mấy năm nay, đặc biệt là từ năm 2017, báo chí cũng như các nhà chức trách, nhà khoa học... chỉ đưa tin rất ít về thiệt hại, chỉ nói tại thiên tai, và lờ đi thủ phạm thực sự, nhất là trong năm 2016, 2017. Nhiều báo coi như không có chuyện lũ lụt, tiếp tục chạy theo chuyện mông ngực của các cô "hở bạo", hàng hiệu, cướp giết hiếp để câu khách. Người chết tức tưởi dưới bản tay thủ phạm bị lờ đi.

Đó là những việc làm vô lương của nhiều cơ quan truyền thông và nhà chức trách. Càng cho qua đi thì những vụ giết người hàng loạt càng xẩy ra.

Những năm trước đây, công luận, trong đó có một số tờ báo có lương tâm đã chỉ ra kẻ nhấn nút bom nước thủy điện giết hại dân miền Trung. Vậy mà chính quyền đã bao che cho những kẻ đó. Hết năm này đến năm khác, không ai bị mất chức, bị truy tố, bị đền bù thiệt hại thỏa đáng cho dân. Báo chí cũng không theo đuổi đến nơi đến chốn những vấn đề mà mình đưa ra, lãng quên thì cũng là làm ngơ cho thủ phạm tiếp tục hoành hành.

Chính vì thế, chồng chất những người chết oan dưới bàn tay của những doanh nghiệp cấu kết với quan chức để hưởng lợi ích tối đa từ thủy điện. Để bán được điện nhiều nhất, chúng tích nước tối đa, cao hơn mức an toàn cho phép, vì thế chỉ cần có một trận mưa là nước đã đe dọa vỡ đập và chúng xả nước bast kể mạng dân để giữ đập. Vì tiền, chúng đã xây những con đập và hệ thống vận hành kém chất lượng như công luận từng tố cáo. Chúng đã cướp đoạt tài nguyên đất nước để bán thu lợi riêng dưới danh nghiã sản xuất ra điện cho quốc dân.

Vì sao ? Ai đã cấm đoán báo chí đưa ra những phóng sự điều tra chỉ đích danh thủ phạm và theo đuổi vụ việc cho đến khi những kẻ giết người hàng loạt ấy phải ra trước vành móng ngựa ? Những phóng sự điều tra này hoàn toàn dễ dàng thực hiện đối với bất kỳ phóng viên và tờ báo nào, vì chứng cứ quá rõ ràng. Những số liệu thống kê cũng thể hiện rất rõ.

Ai đã cấm báo chí ? Phải chăng nếu họ đưa tin và phóng sự chỉ đích danh thủ phạm, bản thân họ sẽ bị nhà cầm quyền quy kết vào tội "bôi nhọ, tuyên truyền, nói xấu đảng và chính phủ, tự diễn biến hòa bình, bị kẻ xấu kích động, thậm chí là tội phản động"… ?

Nếu quả thực báo chí bị cấm, và nếu ban Tuyên giáo hoặc kẻ cầm quyền nào làm điều cấm đó, chính họ đã đồng lõa với nhóm lợi ích từ thủy điện để hưởng lợi từ máu của nhân dân thì họ mới có thể ra tay tàn nhẫn như vậy.

Còn nếu không phải báo chí bị cấm đoán, mà báo chí chủ động làm ngơ chỉ đích danh thủ phạm, theo đuổi thông tin vụ việc đến cùng để thay đổi hoàn cảnh sống và cứu mạng người Việt Nam, thì chính báo chí cũng chỉ là những kẻ vô lương khi đã luôn dùng những loại tin tức hời hợt, chạy theo mông và ngực "hở bạo" và những kẻ cướp giết hiếp để kiếm miếng cơm trên nỗi nhục nhã nghề nghiệp và nỗi đau khổ của nhân dân.

Mọi người hãy đấu tranh vì mạng sống của nhau. Mọi tờ báo, mọi công dân, hãy lên tiếng, bền bỉ và kiên trì.

Cần chỉ rõ thủ phạm. Cần theo đuổi đến cùng thủ phạm. Kẻ cấm đoán báo chí đưa tin là tội ác và phải bị đưa ra trước vành móng ngựa cùng những kẻ máu lạnh xả lũ giết người hàng loạt.

Vì mạng người là vô giá. Vậy mà đã hàng loạt người, và sẽ còn hàng loạt người nữa, ngay đây thôi, và sau này, sẽ chết hoặc dở sống dở chết vì những thủ phạm này nếu chúng ta tiếp tục im lặng.

Bởi vì, người Việt Nam không thể hèn hạ và tàn nhẫn đến mức đổi mạng người lấy điện hay bất cứ thứ gì !.

Võ Thị Hảo

Nguồn : RFA, 08/08/2017

(1) http://kenh14.vn/lu-quet-khien-14-nguoi-chet-va-mat-tich-o-yen-bai-trong-chop-mat-toi-mat-ca-vo-va-hai-con-2017080416323973

(2) http://www.tongcucthuyloi.gov.vn/Tin-tuc-Su-kien/catid/79/item/3147/tong

(3) Theo thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, ngày 7/8/2016

Published in Diễn đàn