Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bốn tổ chức nhân quyền : "Hoa Kỳ sẽ chỉ hỗ trợ về quân sự nếu Việt Nam tôn trọng quyền của dân"

Hơn một tuần trước chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Hà Nội, một nhóm bốn tổ chức nhân quyền gửi thư chung  đề nghị người đứng đầu Nhà Trắng quan tâm đến tình trạng nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam và gây sức ép để buộc nhà nước độc đảng này ở Đông Nam Á tôn trọng các quyền căn bản của người dân.

nhanquyen1

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden - AP

Ông Biden dự kiến sẽ tới Hà Nội vào ngày 10/9 và gặp gỡ với ban lãnh đạo Việt Nam để ký kết thỏa thuận nâng cấp quan hệ giữa hai quốc gia.

Trong thư ngỏ đề ngày 01/9, bốn tổ chức đề nghị "Hoa Kỳ sẽ chỉ hỗ trợ về kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ cho Việt Nam khi Hà Nội cam kết tôn trọng các quyền cơ bản của người dân".

Các tổ chức cho rằng chỉ khi tôn trọng nhân quyền, Việt Nam mới có thể phát triển bền vững và mang lại lợi ích lâu dài cho Hoa Kỳ và hòa bình thế giới.

Thư ngỏ nhắc đến hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Việt Nam trong nhiều năm gần đây, đó là việc đàn áp giới bất đồng chính kiến bằng việc bỏ tù hàng trăm người lên tiếng chỉ trích chế độ một cách ôn hoà với những bản án tù dài hạn lên đến 20 năm và giam giữ họ trong điều kiện hà khắc vô nhân đạo, trấn áp người hoạt động xã hội mà tiêu biểu là việc bỏ tù năm nhà hoạt động trong lĩnh vực môi trường bằng những cáo buộc nguỵ tạo, và đàn áp sách nhiễu những nhóm tôn giáo độc lập, đặc biệt là nhiều nhóm Tin Lành của người bản địa ở Tây Nguyên.

"Trong các cuộc gặp gở với chính quyền Việt Nam, Ngài nên khuyến khích và thuyết phục chính phủ Việt Nam tiến hành cải thiện tình hình nhân quyền trong nước, gây áp lực để họ chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động xã hội, trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, và bãi bỏ mọi hình thức hạn chế quyền tự do thực hành tôn giáo và chấm dứt can thiệp vào hoạt động nội bộ của các tôn giáo", các tổ chức nói trong thư ngỏ.

Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng, Trưởng ban điều hành của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, một trong bốn tổ chức ký tên vào thư ngỏ, cho rằng nhân quyền là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ, tuy nhiên, vấn đề nhân quyền không phải lúc nào cũng là yếu tố nổi bật trong quan hệ Việt-Mỹ. Cụ thể, hiện nay, việc Trung Quốc bành trướng trong khu vực là điểm then chốt mà Hoa Kỳ muốn đối phó.

Theo ông, Hoa Kỳ rất kiên nhẫn trong vận động nhân quyền với Việt Nam, và bằng chứng rõ nhất là hai bên đã tiến hành 26 cuộc đối thoại nhân quyền thường niên.

Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 04/9 về nhiệm vụ vận động nhân quyền của người Việt, trong đó có tổ chức của ông :

"Các tổ chức nhân quyền như Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam nhiệm vụ của chúng tôi là phải vận động với chính giới Hoa Kỳ, hành pháp cũng như lập pháp chúng tôi phải thường xuyên tiếp cận và trình bày với họ về tình trạng nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam.

Bức thư ngỏ gửi Tổng thống Biden trước chuyến công du Việt Nam sắp tới, hoặc việc tiếp cận các văn phòng dân biểu và nghị sĩ để vận động cho dự luật Nhân quyền Việt Nam, là những công tác mà chúng tôi đã và đang thực hiện".

Ông JB Nguyễn Hữu Vinh, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, một trong ba tổ chức còn lại ký tên vào thư ngỏ, nói về tầm quan trọng của việc vận động cho nhân quyền Việt Nam :

"Tôi nghĩ rằng đó (gửi thư ngỏ- PV) là những việc cần phải làm bởi vì dù có kết quả hay không có kết quả thi trách nhiệm của những người cần thiết phải làm những việc đó là cần thiết.

Việc các tổ chức gửi thư đến ông Biden để lưu ý cái vấn đề đó thì tôi cho rằng lại là cần thiết vì cha ông ta đã nói rồi, ‘con có khóc thì mẹ mới cho bú’".

Dẫn chính sách ngoại giao của chính quyền Biden-Harris "bắt nguồn từ các giá trị dân chủ được trân trọng nhất của Hoa Kỳ : bảo vệ tự do, ủng hộ cơ hội, đề cao các quyền phổ quát, tôn trọng pháp quyền và đối xử với mọi người một cách có phẩm giá", bốn tổ chức bày tỏ hy vọng chuyến thăm của ông Biden tới Việt Nam "sẽ mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam bình thường và các nhà hoạt động cho tự do, dân chủ ở Việt Nam".

Dự án 88 kêu gọi Tổng thống Biden đặt điều kiện với Hà Nội

Trong ngày 4/9, Dự án 88, một tổ chức vận động cho nhân quyền Việt Nam, cũng ra thông cáo báo chí kêu gọi Tổng thống Biden đặt điều kiện với Hà Nội trước khi ký kết thỏa thuận nâng cấp quan hệ song phương.

Biden nên yêu cầu Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị, chấm dứt việc bắt giữ người hoạt động nhân quyền, ân xá cho tất cả tù nhân chính trị, Dự án 88 nói trong thông cáo.

Tổ chức này nói hai quốc gia đánh dấu 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, tuy nhiên, việc thắt chặt quan hệ song phương lại trùng với việc Việt Nam gia tăng đàn áp người dân trong nước.

‘Thật phẫn nộ khi Tổng thống Biden đã chọn nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời điểm nhà nước độc đảng đang tiến hành đàn áp khốc liệt đối với các nhà hoạt động, giới bất đồng chính kiến và xã hội dân sự. Bất chấp những lời hoa mỹ cao cả về việc thúc đẩy ‘trật tự quốc tế dựa trên luật lệ’ và bảo vệ tự do, Biden một lần nữa lại thân thiện với những kẻ chuyên quyền có hồ sơ nhân quyền tồi tệ", Ben Swanton, đồng giám đốc của Dự án 88 nói trong thông cáo.

Ông Ben Swanton nói hồ sơ nhân quyền của Việt Nam trầm trọng hơn kể từ năm 2016 khi Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng thâu tóm quyền lực. Dưới sự chỉ đạo của nhân vật bảo thủ này, Bộ Công an đã thực hiện việc trấn áp khốc liệt đối với giới hoạt động bằng những điều luật mơ hồ trong Bộ luật Hình sự.

"Việc Việt Nam đàn áp giới hoạt động và giới bất đồng chính kiến làm đóng cửa các nhà xuất bản độc lập, các nhóm báo chí tự do, và các tổ chức chống tham nhũng trong nước, với hậu quả nặng nề đối với các cố gắng thúc đẩy chính trị đa nguyên", ông Swanton nói.

‘Việc không trừng phạt Việt Nam vì hành vi vô pháp đã gây ra hậu quả ớn lạnh. Chính quyền đang sử dụng lời đe dọa truy tố hình sự vì tội ‘trốn thuế’ như một biện pháp ngăn chặn sự xuất hiện của xã hội dân sự độc lập, đồng thời hạn chế các quyền cơ bản đối với quyền tự do lập hội và ngôn luận", ông Swanton tổng kết.

Nguồn : RFA, 05/09/2023

Published in Việt Nam

Chính sách ca M đi vi tình trng nhân quyn vi mi nước mi khác, da trên nhiu yếu t và ưu tiên khác nhau, trong đó ưu tiên nht vn là an ninh và quyn li quc gia mà đa chính tr đóng vai trò then cht.

nhanquyen1

T chc Freedom House nói trong mt báo cáo năm 2021 rng Vit Nam không có t do.

Trong tháng Ba này, ba bn báo cáo quan trng hàng đu v tình hình nhân quyn trên toàn cu được phát hành. Đu tiên là bn báo cáo doFreedom House ph biến vào đu tháng Ba. Tiếp theo là doB Ngoi giao M ph biến vào ngày 20 tháng Ba. Gn cui tháng Ba thì có bn báo cáo caAmnesty International. Ân xá Quc tế có thc hinphiên bn tiếng Vit cho phn Vit Nam. Bn báo cáo caHuman Rights Watch thì đã ph biến vào đu năm nay, và cũng có phiên bn tiếng Vit.

Nói chung tình hình nhân quyn ti các chế đ cường quyn không ci thin đáng k ; có nơi còn ti t hơn. Mt phn vì bn cht các chế đ đc tài không thay đi. Phn khác s thay đi ch đến nếu phía đi lp, phong trào dân ch và xã hi dân s đ mnh, đoàn kết và quyết tâm. Áp lc ca M hay quc tế lên các chế đ này tuy có nhưng không đáng k, hoc có áp lc nhưng kết qu khá gii hn. Nhng gì xy ra ti Nga, Miến Đin, Iran, Bangladesh vv cho thy các thế lc cường quyn không ngn ngi xâm phm quyn con người nếu giá phi tr không cao. Nghĩa là nếu h ch b phê phán bi M, Tây phương, hay bi các cơ quan truyn thông, các t chc nhân quyn hay xã hi dân s. Phê phán thôi làm h mt mt chút, ri h biết rng ri mi chuyn cũng đâu vào đó. Nói chung cái giá phi tr không đáng k so vi kh năng duy trì quyn lc và quyn li.

Vi trường hp Vit Nam, B Ngoi giao Mghi nhn tình trng vi phm nhân quyn ti t trong nhiu lĩnh vc. Bn báo cáo năm 2022 cho biết cho đến tháng 9 năm 2022, có tng cng 173 người trong đó 143 b kết ti vì hot đng chính tr hay nhân quyn, và 24 người b tm giam trước khi toà kết án ; t ngày 1 tháng 1 đến 16 tháng 9 chính quyn giam cm 19 người và kết ti 26 người ch vì h thc hin các quyn con người được quc tế công nhn, chng hn như quyn t do ngôn lun, hi hp ôn hòa và lp hi (trang 10). D kin trong bn báo cáo ca B Ngoi giao M v Vit Nam cũng không khác nhiu so vi các ngun hay báo cáo ca các t chc nhân quyn khác. Nhưng vì nhu cu đa chính tr trong bi cnh va phi đi phó vi Nga, va vi Trung Quc, hin nay, nên có l chính quyn M đã cân nhc rng không nên đy Vit Nam gn hơn hai nước này trong lúc này. Cucđin đàm gia Tng thng Joe Biden và Tổng bí thư Nguyn Phú Trng vào ngày 29 tháng Ba cho thy nhân quyn ch là th yếu trong quan h M - Vit hin nay,đng sau bao nhiêu nhu cu chiến lược ca Washington l n Hà Ni.

Cn xác đnh rõ đây v khác bit gia báo cáo v nhân quyn và chính sách v nhân quyn. Báo cáo v nhân quyn ca M, cũng như Tây phương nói chung, cn da trên d kin, thông tin và phân tích khoa hc, nếu không thì nó chng có giá tr và kh tín gì. Cho nên nhng báo cáo này phi phn nh nhng gì xy ra trên thc tế. Nhưng chính sách v nhân quyn thì luôn mang tính chính tr. Chính sách ca M đi vi tình trng nhân quyn vi mi nước mi khác, da trên nhiu yếu t và ưu tiên khác nhau, trong đó ưu tiên nht vn là an ninh và quyn li quc gia mà đa chính tr đóng vai trò then cht.

Vy mà vào ngày 21 tháng Ba, mt ngày sau khi B Ngoi giao M công b báo cáo nhân quyn, Thi báo Toàn cu (Global Times) đã trích dn phát ngôn t chính quyn Trung Quc lên án nng n chính quyn M. Bài báo nàynói rng B Ngoi giao Trung Quc nhn đnh bn Báo cáo Nhân quyn ca M, vi 198 quc gia và vùng, riêng v Trung Quc dài 87 trang, là "đy di trá và thiên kiến v ý thc h, và nhng li sáo rng được lp đi lp li năm này qua năm khác và thm chí không đáng đ bác b".

Bài viết ca Thi báo Toàn cu cũng trích dnphn ng ca Đc khu Hành chính Hng Kông (HKSAR) đi vi báo cáo ca B Ngoi giao M, bi vì bn báo cáo ca M trong nhng năm gn đây gp Hng Kông, Ma Cao, Tây Tng vi báo cáo ca Trung Hoa lc đa. Phát ngôn nhân ca Hng Kông khng đnh rng "bn báo cáo c ý bôi nh tình hình nhân quyn và pháp quyn Hng Kông, ph báng lut an ninh quc gia đi vi Hng Kông và h thng bu c mi ca thành ph, cũng như vu khng cách qun lý da trên lut pháp ca chính quyn Đc khu Hành chính Hng Kông".

Sau khi trích dn nhng li phát biu trên, Thi báo Toàn cu đưa nhn đnh caJia Chunyang, mt nhà nghiên cu, được Thi báo Toàn cu xem là chuyên gia, ti Vin Quan h Quc tế Đương đi Trung Quc (China Institutes of Contemporary International Relations). Chunyang cho rng nhân quyn ch là công c đ M và đng minh dùng đ đàn áp phía bt đng quan đim. Chunyang cũng bin lun thêm rng trong 50 năm báo cáo v nhân quyn ca B Ngoi giao M, các nước b M lit vào danh sách "không thân thin" cũng như các đi th cnh tranh, thường có tên trong danh sách, trong khi "bn bè" ca M hu như chưa bao gi có tên trong danh sách này. T báo nhn đnh ‘Điu này chng t, đi vi Washington, mt quc gia có "nhân quyn" hay "dân ch" hay không ph thuc vào vic h có nghe li M hay không, có hp tác vi M v đa chính tr hay không.

Trên thc tế B Ngoi giao M, th theo Đo lut H tr Nước ngoài năm 1961 và Đo lut Thương mi năm 1974, phi trình báo cáo cho quc hi theo đnh k mi năm v tình hình nhân quyn trên toàn thế gii. H không ch thc hin báo cáo v nhng quc gia có hành vi chà đp nhân quyn trm trng. Mi năm B Ngoi giao M ph biến báo cáo cho gn 200 quc gia như thế, k c các nước Bc Âu, nơi mà t do, dân ch và nhân quyn có cht lượng cao nht trên thế gii. Nước Úc và bao nước khác cũng được báo cáo hàng năm. Nếu ai chu khó đc, không cn đc k, mà ch cn lướt qua phn tóm tc dài mt hai trang đu, thì hu như mi quc gia đu có ít nhiu vi phm nhân quyn. Chng hn như Phn Lan (Finland), nước được xem là dân ch hàng đu và có ch s hnh phúc nht, thì bn báo cáo ca B Ngoi giao M năm nay cho biết không có vi phm nhân quyn nào đáng k trong năm 2022. Hu như mi quyn chính tr và t do dân s căn bn đ u được tôn trng. Không có tù nhân chính tr nào. Tuy nhiên bo lc v gii tính (gender-based violence) vn là vn đ nhc nhi.

"Bo lc v gii tính (GBV), bao gm c bo lc gia đình và bo lc do bn tình gây ra, tiếp tc là mt vn đ nhc nhi. Chi nhánh đa phương ca T chc Ân xá Quc tế ước tính có hơn 146.000 người b GBV hàng năm, 76% trong s đó là ph n. Theo T chc Ân xá Quc tế, ch có 10 phn trăm các v vic này được báo cáo vi chính quyn và hu hết nhng v vic được báo cáo không dn đến vic truy t" (trang 12).

Điu này cho thy nhn đnh ca chuyên gia Trung Quc, cũng như cách trình bày và lý lun ca Thi báo Toàn cu, không da trên d liu nghiêm túc. S phn ng và phn bác ca h v báo cáo nhân quyn ca M hay ca các quc gia và t chc nhân quyn khác bc l s thiếu chín chn, đng đn, trung thc và khách quan. H không phân bit được rng báo cáo nhân quyn cn trung thc và phn nh s tht, nhưng chính sách nhân quyn luôn b chính tr hóa.

Thà im lng ch phn bin kiu này phơi bày nhiu nhược đim và bí mt quc gia quá !

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 03/04/2023

Published in Diễn đàn

Những người đi theo lương tâm mình 

Trần Quốc Việt, 03/07/2022

Họ là những blogger Việt Nam. Họ đã và đang khẳng định những quyền tự do phổ quát của mình và từ đấy mở ra con đường mới, độc đáo, hiện đại, và chứa chan hy vọng để đấu tranh cho những quyền tự do cho bản thân và cho tất cả những công dân khác trong xã hội.

nhanquyen1

Ông Lê Văn Dũng, hay còn được biết đến với cái tên Lê Dũng Vova, tại phiên toà ngày 23/3/2021. Ảnh : TTXVN

Trước họ, nhiều người nói về các quyền tự do phổ quát và căn bản mà toàn thế giới khẳng định qua Bản Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân quyền. Nhưng đa số nói để mà nói với nhau hay nói qua những kiến nghị đến chính quyền. Những kiến nghị này nhanh chóng rơi không một tiếng vang vào lỗ đen quyền lực.

Hai mục tiêu đầu tiên của họ là truyền bá Bản Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân quyền và lên tiếng đòi bãi bỏ điều 258 mà phản lại quyền tự do tư tưởng và biểu đạt đã ghi trong Bản Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân quyền. Hai mục tiêu này đều thành công lớn ở điểm nhờ nỗ lực và dấn thân của họ phong trào đấu tranh cho tự do và tôn trọng pháp luật đã vượt qua bước đầu tiên quan trọng nhất - khởi động phong trào hình thành xã hội dân sự ngoài vòng cương tỏa của chính quyền.

Họ là ai ? Đa số họ là những người trẻ. Họ không bước ra từ bóng đè của quá khứ. Họ không bước ra từ tầng lớp dân oan. Họ không bước ra từ hàng ngũ ngày càng thưa dần của những người đối lập trung thành. Họ không bước ra từ phong trào đấu tranh giải thể chế độ. Họ bước ra từ chính lương tâm mình.

Cụ thể hơn, họ làm tất cả những gì luật pháp không cấm. Họ làm những gì đã được tuyên bố trong Bản Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân quyền. Từ bàn phím máy tính họ xuống đường trên không gian ảo để đòi quyền lợi của mình, và từ trên không gian ảo họ xuống phố phân phát Bản Tuyên Bố Quốc Tế Nhân quyền. Giá trị biểu tượng của nỗ lực tập thể của họ rất lớn vì hành động của họ khẳng định công khai hai điều: các công dân đã vượt qua sự sợ hãi để tìm về nương trợ tinh thần với nhau và truyền hơi ấm và nhiệt tình cho nhau, và quan trọng hơn, cùng nhau thảo ra những tuyên bố chung, và vạch ra những chiến thuật để đạt mục tiêu chung. Và từ Việt Nam họ mang thông điệp tự do truyền ra khắp thế giới. Và một thế giới của những tâm hồn tự do mở lòng ra đón nhận họ và truyền tiếp cho họ sinh lực tinh thần mới cho chặng đường kế tiếp. Họ thành công !

Khác với những thế hệ trước, họ không nuôi ảo vọng về một chế độ toàn trị có thể tự thay đổi. Họ tin chỉ có sức mạnh của mỗi công dân và mọi công dân kết hợp lại mới tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Khác với những thế hệ trước, họ không muốn tiếp tục sống trong dối trá, giả vờ tham dự vào trò chơi chính trị dối trá kéo dài qua nhiều thế hệ mà từ đấy tạo ra chế độ này với hy vọng mình và gia đình được sống yên thân và tiến thân. Cho nên họ coi những chữ ký của chính quyền vào các văn kiện quốc tế về nhân quyền là những chữ ký thực. Từ đấy họ chỉ muốn làm những gì mà chính quyền đã cam kết. Không hơn không kém. Với những blogger bạn họ nói hãy cùng nhau tạo ra tương lai tốt đẹp cho tất cả. Với chính quyền dựng lên trên nền tảng bạo lực và dối trá, họ tuyên bố : game over !

Game over ! là tiếng kèn lên đường của những thế hệ trẻ tiến bước vào tương lai.

Tương lai khởi đi từ đây và từ họ - những người dựng tương lai cho mọi người.

Trần Quốc Việt

*************************

Cuộc đấu tranh cho Nhân quyền 

Eleanor Roosevelt - Trần Quốc Việt dịch 

Lời người dịch : Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc Tế được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày 10 tháng Mười Hai 1948 tại Paris, qua Nghị Quyết 217 A(III). Có bốn mươi tám phiếu thuận, không có phiếu chống, và tám phiếu trắng (Bạch Nga, Tiệp Khắc, Ba Lan, Ả Rập Saudi, Ukraine, Liên Xô, Nam Phi, và Nam Tư). 

Eleanor Roosevelt (1884-1962) là người đóng vai trò rất quan trọng cho sự ra đời của Tuyên ngôn. Bà đọc bài diễn văn này tại trường đại học Sorbonne, Pháp vào ngày 28 tháng Chín, 1948 ngay trước khi Tuyên ngôn ra đời để bàn về nhân quyền và tự do mà mọi người trên hành tinh chúng ta phải có quyền được hưởng. 

Cuộc đấu tranh vì nhân quyền và tự do là cuộc đấu tranh liên tục và bền bỉ của từng nước và của từng thế hệ cho tới khi nào ánh sáng của tự do và nhân phẩm sáng ngời trên khuôn mặt của từng người ở mọi nơi. 

Trần Quốc Việt

nhanquyen5

Tối nay tôi đến để nói với quý vị về một trong những vấn đề lớn lao nhất của thời đại chúng ta-đó là vấn đề gìn giữ quyền tự do của con người. Tôi đã chọn để thảo luận vấn đề này tại đây ở nước Pháp, tại trường Sorbonne, vì ở đây từ xa xưa cội rễ của quyền tự do của con người đã đâm mạnh và sâu vào lòng đất này và từ đất này những cội rễ ấy đã hút được dồi dào chất bổ dưỡng. Chính ở đây bản Tuyên ngôn các Quyền của con người được công bố, và những khẩu hiệu cao quý của cuộc Cách mạng Pháp - tự do, bình đẳng, bác ái - đã kích thích trí tưởng tượng của con người. Tôi đã chọn để thảo luận vấn đề này tại Châu Âu vì nơi đây là nơi diễn ra những trận chiến lịch sử lớn nhất giữa tự do và chuyên chế. Tôi đã chọn để thảo luận vấn đề này trong những ngày đầu tiên của Đại Hội đồng vì vấn đề tự do của con người quyết định đến sự giải quyết những khác biệt chính trị tồn đọng và đến tương lai của Liên Hiệp Quốc. 

Những người sáng lập Liên Hiệp Quốc ở San Francisco đã nhận thức rất rõ tầm quan trọng của vấn đề này. Quan tâm đến sự gìn giữ và phát huy nhân quyền và các quyền tự do cơ bản là trọng tâm của Liên Hiệp Quốc. Hiến chương Liên Hiệp Quốc nổi bật nhờ quan tâm sâu sắc đến các quyền và phúc lợi của những cá nhân nam và nữ. Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố rõ ràng ý định ủng hộ nhân quyền và bảo vệ phẩm giá nhân cách con người. Ý chính của Hiến chương được nêu ra ngay trong lời mở đầu khi Hiến chương tuyên bố : "Chúng tôi nhân dân của Liên Hiệp Quốc quyết tâm... tái khẳng định niềm tin vào nhân quyền cơ bản, vào nhân phẩm và giá trị của con người, vào các quyền bình đẳng giữa nam và nữ và giữa các quốc gia lớn và nhỏ, và... phát huy tiến bộ xã hội và chuẩn mực sống tốt hơn trong nền tự do rộng rãi hơn". Lời tuyên bố này phản ánh tiên đề căn bản của Hiến chương là hòa bình và an ninh của nhân loại phụ thuộc vào sự tôn trọng lẫn nhau các quyền và tự do của tất cả mọi người. 

Một trong những mục đích của Liên Hiệp Quốc được tuyên bố trong điều 1 là: "đạt được sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa, hay nhân đạo, và trong việc phát huy và khuyến khích sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản cho tất mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, hay tôn giáo". 

Tư tưởng này được lập lại nhiều nơi trong Hiến chương và đáng chú ý trong điều 55 và 56 các Thành viên cam kết hành động chung và riêng để hợp tác với Liên Hiệp Quốc nhằm thúc đẩy "sự tôn trọng và thực thi phổ quát nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo". 

Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất được giao cho Ủy ban Nhân quyền là soạn Luật Nhân quyền Quốc Tế. Đại hội đồng khai mạc khóa họp thứ ba tại Paris cách đây vài ngày sẽ nhận được thành quả lao động đầu tiên của Ủy ban trong nhiệm vụ này, đó là bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế. 

Sau nhiều công sức bản Tuyên ngôn này cuối cùng được hoàn tất trong khóa họp vừa qua của Ủy ban Nhân quyền ở New York vào mùa xuân 1948. Hội đồng Kinh Tế và Xã Hội đã gởi đến Đại hội đồng bản Tuyên ngôn này mà không kèm theo ý kiến, cùng với các văn kiện khác được Ủy ban Nhân quyền đệ trình. 

Chúng tôi đã quyết định trong Ủy ban của mình rằng Luật Nhân quyền nên gồm có hai phần : 

1. Tuyên ngôn có thể được chấp thuận qua hành động của các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc trong Đại hội đồng. Tuyên ngôn này sẽ có sức mạnh đạo đức rất lớn, và sẽ nói với các dân tộc trên thế giới "chúng tôi hy vọng đối với tất cả mọi người đây chính là ý nghĩa của nhân quyền trong tương lai". Chúng tôi ghi lại ở đây những quyền mà chúng tôi coi là căn bản và phải có cho những cá nhân con người trên khắp thế giới. Không có những quyền này, chúng tôi tin sự phát triển nhân cách cá nhân trọn vẹn là điều không tưởng. 

2. Phần thứ hai của Luật Nhân quyền, mà Ủy ban Nhân quyền chưa kịp hoàn tất do thiếu thời gian, là công ước dưới dạng hiệp ước sẽ được trao cho các nước trên thế giới. Mỗi nước, sau khi đã sẵn sàng phê chuẩn, sẽ phê chuẩn công ước này và sau đó công ước sẽ trở nên ràng buộc với những nước nào tham gia công ước. Mỗi nước đã phê chuẩn lúc đó sẽ có bổn phận phải thay đổi bất kỳ những điều luật nào của mình không phù hợp với những điểm trong công ước. 

Công ước này, tất nhiên, sẽ phải là văn kiện đơn giản hơn. Công ước không thể bày tỏ các nguyện vọng, mà chúng tôi nghĩ có thể cho phép trong Tuyên ngôn. Công ước chỉ có thể khẳng định những quyền được luật pháp đảm bảo và công ước phải gồm có những phương pháp thi hành, và không có nhà nước nào đã phê chuẩn công ước lại có thể được phép coi thường nó. Chúng tôi vẫn chưa đồng ý về những phương pháp thi hành, Ủy ban cũng không xem xét đầy đủ và kỹ lưỡng những phương pháp này trong bất kỳ cuộc họp nào của Ủy ban. Chắc chắn nên có cuộc thảo luận về toàn bộ vấn đề Luật Nhân quyền thế giới này và Hội đồng này có thể chấp nhận Tuyên ngôn nếu họ đạt được sự đồng ý về nó. Việc chấp nhận Tuyên ngôn, tôi nghĩ, nên khuyến khích mỗi quốc gia thảo luận ý nghĩa của Tuyên ngôn với nhân dân mình vào những tháng sắp tới để họ sẽ sẵn sàng chấp nhận công ước hơn với sự am hiểu sâu sắc hơn về những vấn đề liên quan khi công ước được đệ trình, chúng tôi hy vọng, vào khoảng một năm nữa và, chúng tôi hy vọng, được chấp nhận. 

Tuyên ngôn từ Ủy ban Nhân quyền đã được toàn thể các nước thành viên chấp nhận ngoại trừ bốn phiếu trắng : Liên Xô, Nam Tư, Ukraine, và Byelorussia. Lý do cho điều này là sự khác biệt cơ bản về khái niệm nhân quyền như chúng tồn tại ở những nước này và ở các nước thành viên khác trong Liên Hiệp Quốc. 

Khi thảo luận trước Hội đồng, tôi nghĩ chúng ta nên bày tỏ rất rõ ràng và dễ hiểu những khác biệt này là gì và tối nay tôi muốn dành ít thời gian giải thích rõ ràng những khác biệt này với quý vị. Theo tôi có lý do hợp lý để dành ra thời gian suy nghĩ chín chắn và rõ ràng về chủ đề phải chăng nhân quyền, tức sự chấp nhận và tuân theo những quyền này, là nguồn gốc, tôi tin, của cơ hội hòa bình trong tương lai, và của cơ hội củng cố tổ chức Liên Hiệp Quốc cho tới lúc nó có thể duy trì hòa bình trong tương lai. 

Chúng ta phải hiểu rõ ràng tự do là gì. Nhân quyền căn bản vốn đơn giản và dễ hiểu : tự do ngôn luận và tự do báo chí ; tự do tôn giáo và thờ phượng ; tự do hội họp và quyền kiến nghị ; quyền của con người được an toàn trong nhà mình và không bị lục soát và bị bắt giữ vô lý và không bị bắt giam và bị trừng phạt độc đoán. 

Chúng ta không được để cho các thế lực phản động lừa dối chúng ta qua việc họ ra sức làm hoen ố những lời cao cả của truyền thống tự do của chúng ta để từ đấy làm rối cuộc đấu tranh. Dân chủ, tự do, nhân quyền cuối cùng đã có ý nghĩa rõ ràng đối với mọi người trên thế giới. Vì thế chúng ta không được cho phép bất kỳ quốc gia nào thay đổi ý nghĩa ấy để làm cho các từ này đồng nghĩa với áp bức và độc tài. 

Có những khác biệt căn bản xuất hiện ngay cả trong cách dùng từ giữa nước dân chủ và nước toàn trị. Chẳng hạn "dân chủ" đối với Liên Xô có nghĩa này nhưng lại có nghĩa khác đối với Mỹ và, tôi biết, tại Pháp. Tôi đã phục vụ từ buổi họp đầu tiên của ủy ban trù bị cho Ủy ban Nhân quyền, nên tôi nghĩ điểm này rõ ràng rất dễ nhận thấy. 

Các đại diện Liên Xô khẳng định họ đã đạt được nhiều điều mà chúng ta, ở các nước họ gọi là "dân chủ tư sản", không thể đạt được vì chính quyền họ làm chủ những thành tựu này. Còn chính quyền chúng ta dường như bất lực so với họ vì, xét cho cùng, chính quyền chúng ta do nhân dân làm chủ. Họ không diễn đạt như vậy- họ thường nói nhân dân ở Liên Xô làm chủ chính quyền bằng cách cho phép chính quyền có những quyền tuyệt đối nào đấy. Chúng ta, ngược lại, tin rằng những quyền nào đấy có thể không bao giờ được trao cho chính quyền, mà phải được giữ trong tay nhân dân. 

Chẳng hạn, Liên Xô nhất định khẳng định báo chí họ tự do vì nhà nước cho báo chí tự do bằng cách cung cấp máy móc, giấy in, và cả tiền lương cho những người làm việc ở báo. Họ tuyên bố rõ ràng không có sự kiểm soát về bài vở ở nhiều tờ báo mà họ trợ cấp theo cách này, chẳng hạn như báo công đoàn. Nhưng chuyện gì xảy ra nếu như tờ báo đăng những ý kiến chỉ trích các chính sách và giáo điều căn bản của chính quyền cộng sản? Tôi chắc chắn họ sẽ tìm ra lý do chính đáng để dẹp tờ báo ấy. 

Cũng đúng là có nhiều trường hợp báo chí ở Liên Xô đã chỉ trích các quan chức cùng những việc làm của họ khiến các quan chức đó bị cách chức, nhưng khi chỉ trích như thế, báo chí không chỉ trích đến bất kỳ điều gì được coi là nền tảng đối với giáo điều cộng sản. Họ chỉ được chỉ trích phương pháp làm việc, cho nên ta phải phân biệt giữa những điều có thể được cho phép, chẳng hạn như chỉ trích cá nhân hay cách làm việc, với sự chỉ trích về giáo điều mà sẽ được coi là sinh tử đối với sự chấp nhận chủ nghĩa cộng sản. 

Còn những khác biệt gì, chẳng hạn, giữa các công đoàn trong các nhà nước toàn trị và trong các nước dân chủ? Trong nhà nước toàn trị công đoàn là công cụ được chính quyền sử dụng để áp đặt nghĩa vụ, chứ không phải để khẳng định các quyền. Những tài liệu tuyên truyền nào mà chính quyền muốn công nhân có đều được cấp cho các công đoàn để từ đó được phân phát đến các đoàn viên. 

Các công đoàn của chúng ta, ngược lại, hoàn toàn là công cụ của chính các công nhân. Những công đoàn này đại diện cho các công nhân trong các mối quan hệ với chính quyền và với chủ và công đoàn tự do phát triển quan điểm riêng của mình mà không cần chính phủ giúp đỡ hay can thiệp. Nhũng khái niệm của các công đoàn chúng ta và của các công đoàn ở các nước toàn trị khác nhau một trời một vực. Rất ít có sự tương đồng. 

Ví dụ điển hình nhất về sự khác biệt căn bản này trong cách dùng từ, tôi nghĩ ta có thể nêu ra, là "quyền làm việc". Liên Xô khẳng định đây là quyền căn bản mà chỉ mình Liên Xô mới có thể bảo đảm được vì chỉ mình Liên Xô mới tạo việc làm toàn thời gian cho tất cả mọi người thông qua chính quyền. Nhưng quyền làm việc ở Liên Xô có nghĩa công nhân phải làm bất kỳ công việc nào do chính quyền giao mà không có cơ hội cho họ tham gia vào quyết định phân bổ này của chính quyền. Xã hội mà mọi người đều có việc làm không nhất thiết là xã hội tự do mà thực chất có thể là xã hội nô lệ; ngược lại, xã hội có sự bất ổn kinh tế lan rộng có thể biến tự do thành quyền sáo rỗng và vô vị cho hàng triệu người. Chúng tôi ở Hoa Kỳ cuối cùng nhận thức tự do nghĩa là tự do chọn công việc của ta, tự do làm việc hay không làm việc tùy ta muốn. Tuy nhiên, chúng tôi, ở Hoa Kỳ, cuối cùng cũng nhận thức rằng người dân có quyền yêu cầu chính quyền của họ không được để cho dân đói vì có khi những cá nhân không thể tìm được công việc họ quen làm và đây là quyết định được tạo ra bởi công luận thành hình từ cuộc khủng hoảng kinh tế mà đã khiến nhiều người thất nghiệp, nhưng chúng tôi ở Hoa Kỳ sẽ không coi chúng tôi đạt được bất kỳ tự do nào nếu chúng tôi bị bắt buộc tuân theo sự phân công công việc độc đoán hay chúng tôi bị sai bảo phải làm việc ở đâu và khi nào. Quyền chọn lựa đối với chúng tôi có vẻ như là một tự do cơ bản, quan trọng. 

Tôi rất cảm thông với nhân dân Nga. Họ yêu nước mình và luôn luôn dũng cảm chống lại những kẻ xâm lược để bảo vệ nước mình. Họ đã trải qua thời kỳ cách mạng, cho nên có một dạo họ bị cô lập với thế giới bên ngoài. Do đấy họ không mất đi sự nghi ngờ về các nước khác và khó khăn rất lớn ngày nay là chính quyền họ khuyến khích sự nghi ngờ này và dường như tin rằng chỉ có vũ lực mới tạo cho họ sự tôn trọng. 

Chúng tôi, ở các nước dân chủ, tin ở điều giống như sự tôn trọng và hành động quốc tế hỗ tương. Chúng tôi nghĩ người khác không nên đối xử với chúng tôi khác với cách họ muốn được đối xử. Chính sự can thiệp vào các nước khác đặc biệt kích động sự thù địch chống lại Chính phủ Xô Viết. Nếu chính phủ Xô Viết muốn cảm thấy yên ổn để phát triển các lý thuyết kinh tế và chính trị trong lãnh thổ của họ, thì họ phải cho người khác chính sự yên ổn ấy. Chúng tôi tin con người có quyền tự do sai lầm. Chúng tôi không xen vào chuyện của họ thì họ không nên xen vào chuyện của người khác. 

Vấn đề căn bản đối mặt với thế giới ngày nay, như tôi đã nói lúc đầu, là sự gìn giữ quyền tự do của con người cho cá nhân và sau đó cho xã hội trong đó cá nhân là một phần. Ngày nay chúng ta đang đánh trận chiến này một lần nữa như ngày xưa nhân dân đánh trận chiến này lần đầu vào thời Cách Mạng Pháp và vào thời Cách Mạng Mỹ. Vấn đề tự do của con người có tính chất quyết định bây giờ như vấn đề tự do của con người có tính chất quyết định vào thời đó. Tôi muốn nói với quý vị khái niệm của tôi về tự do của cá nhân có nghĩa gì ở nước tôi. 

Cách đây đã lâu tại Luân Đôn trong một cuộc thảo luận với ông Vyshinsky (1), ông ta bảo tôi trên thế giới không có những thứ như tự do cho cá nhân. Tất cả tự do của cá nhân đều bị các quyền của những người khác chi phối. Điều đó, tất nhiên, tôi thừa nhận. Tôi đã nói : "Chúng tôi tiếp cận vấn đề từ quan điểm khác ; chúng tôi ở đây tại Liên Hiệp Quốc đang cố gắng bắt đầu hình thành những lý tưởng mà sẽ rộng rãi hơn về quan điểm, mà sẽ xem xét trước tiên các quyền của con người, mà sẽ xem xét điều làm cho con người tự do hơn: không phải các chính quyền, mà con người". 

Nhà nước toàn trị thường đặt các sắc lệnh do một vài người bên trên ban ra cao hơn ý muốn của nhân dân. 

Tất nhiên ta phải luôn luôn xem xét đến các quyền của người khác ; nhưng trong nước dân chủ điều này không phải là sự hạn chế. Thật vậy, trong các nước dân chủ của mình chúng ta làm cho các quyền tự do của chúng ta vững chắc vì mỗi người trong chúng ta đều được mong đợi tôn trọng các quyền của những người khác và chúng ta được tự do làm ra luật pháp của chính mình. 

Tự do đối với nhân dân chúng ta không chỉ là quyền mà còn là công cụ. Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, tự do hội họp - những quyền tự do này đối với chúng ta không chỉ là những lý tưởng trừu tượng ; chúng còn là các công cụ nhờ đấy chúng ta sáng tạo ra nếp sống, trong nếp sống ấy chúng ta có thể tận hưởng tự do. 

Đôi khi những quá trình dân chủ diễn ra chậm, và tôi biết một số nhà lãnh đạo chúng ta từng nói chế độ độc tài nhân từ sẽ đạt được cứu cánh mong muốn trong thời gian ngắn hơn nhiều so với thời gian phải mất khi trải qua những quá trình thảo luận dân chủ và qua sự hình thành công luận chậm chạp. Nhưng không có cách nào bảo đảm chế độ độc tài sẽ vẫn còn nhân từ hay quyền lực một khi rơi vào tay của một vài người sẽ được trả lại cho nhân dân mà không cần đến đấu tranh hay cách mạng. Qua kinh nghiệm chúng ta đã học được điều này cho nên chúng ta thà chấp nhận những quá trình dân chủ chậm chạp vì chúng ta biết những con đường tắt thỏa hiệp những nguyên tắc mà không thể nào thỏa hiệp được. 

Với chúng ta ý dân cuối cùng thể hiện qua các cuộc bầu cử tự do và trung thực, với những chọn lựa hợp lý về những vấn đề cơ bản và về những người ra ứng cử. Bỏ phiếu kín là điều cốt yếu đối với các cuộc bầu cử tự do nhưng ta phải có sự chọn lựa ở trước mặt mình. Tôi nghe chồng tôi nhiều lần nói người ta không bao giờ phải mất tự do của mình nếu họ giữ được quyền bỏ phiếu kín và nếu họ sử dụng lá phiếu kín đó một cách tốt nhất. 

Những quyết định căn bản của xã hội chúng ta đều được thực hiện qua ý muốn được bày tỏ rõ ràng của nhân dân. Vì thế khi chúng ta thấy những quyền tự do này bị đe dọa, thay vì tan rã, quốc gia chúng ta lại trở nên đoàn kết và các nước dân chủ sát cánh bên nhau thành nhóm đoàn kết cho dù chúng ta có những hoàn cảnh khác biệt và có nhiều căng thẳng về chủng tộc. 

Ở Hoa Kỳ chúng tôi có nền kinh tế tư bản. Đó là vì công luận ủng hộ hình thái kinh tế đó trong hoàn cảnh chúng tôi sống. Nhưng chúng tôi đã áp đặt những giới hạn nào đấy ; chẳng hạn, chúng tôi có những luật chống độc quyền. Những luật này là chứng cứ pháp lý về sự quyết tâm của nhân dân Mỹ nhằm duy trì nền kinh tế tự do cạnh tranh và không cho phép các công ty độc quyền cướp đi tự do ấy của nhân dân. 

Các công đoàn của chúng ta phát triển vững mạnh hơn vì nhân dân cuối cùng tin đây là cách thích hợp nhằm bảo đảm các quyền của công nhân và tin quyền tổ chức và mặc cả tập thể duy trì cân bằng giữa nhà sản xuất thực sự và người đầu tư tiền bạc với người đứng đầu trong công nghiệp bảo vệ người lao động tay chân và cũng là người sản xuất ra của cải vật chất thực sự. 

Ở Hoa Kỳ chúng tôi đủ khôn lớn để không tuyên bố mình hoàn thiện. Chúng tôi thừa nhận chúng tôi có vấn đề kỳ thị nhưng chúng tôi nghĩ chúng tôi đang đạt được những tiến bộ không ngừng trong việc giải quyết những vấn đề này. Qua các quá trình dân chủ bình thường chúng tôi cuối cùng đang hiểu ra những nhu cầu của mình và hiểu cách chúng tôi có thể đạt đến sự bình đẳng hoàn toàn cho tất cả mọi người chúng tôi. Mọi người được phép thảo luận tự do về chủ đề này. Mới đây Tòa án Tối cao của chúng tôi đã ban hành những quyết định nhằm làm rõ một số luật để bảo đảm các quyền của tất cả mọi người. 

Liên Xô tuyên bố đã đạt đến thời kỳ khi tất cả các dân tộc trong biên giới nước họ chính thức được coi là bình đẳng và có các quyền bình đẳng và họ quả quyết họ không có sự kỳ thị đối với người thiểu số. 

Đây là mục tiêu đáng khen ngợi nhưng sự phát triển tự do cho cá nhân có những khía cạnh khác rất quan trọng và cần thiết trước khi cái việc không có sự kỳ thị có giá trị nhiều, nhưng những khía cạnh này không có ở Liên Xô. Nếu người ta không được phép hưởng các quyền tự do họ muốn mà họ thấy người khác có, thì người ta thường không phàn nàn về sự kỳ thị. Chính những quyền tự do khác này-những quyền tự do ngôn luận căn bản, tự do báo chí, tự do tôn giáo và lương tâm, tự do hội họp, tự do được xử án công bằng và tự do không bị bắt giam và trừng phạt độc đoán, những quyền tự do này chính quyền toàn trị không thể nào an tâm mà ban cho nhân dân họ nhưng những quyền tự do này mới thật sự ban ý nghĩa cho quyền tự do không bị kỳ thị. 

Niềm tin của tôi, và tôi chắc chắn cũng là niềm tin của quý vị, là cuộc đấu tranh cho dân chủ và tự do là cuộc đầu tranh rất quan trọng, vì sự gìn giữ tự do và dân chủ là cần thiết cho mục tiêu cao cả của Liên Hiệp Quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. 

Trong xã hội những người tự do cứu cánh không thể biện minh cho phương tiện. Chúng ta đều biết những mô hình của chủ nghĩa toàn trị-độc đảng chính trị, kiểm soát trường học, báo chí, truyền thanh, nghệ thuật, khoa học, và tôn giáo để củng cố quyền lực chuyên chế; đây là những mô hình lâu đời mà con người đã đấu tranh chống lại trong suốt ba ngàn năm. Những mô hình này là dấu hiệu của phản động, lạc hậu, và thoái hóa. 

Liên Hiệp Quốc phải bám chặc vào di sản tự do đã giành được từ cuộc đấu tranh của các dân tộc mình ; Liên Hiệp Quốc phải giúp chúng ta chuyển giao di sản ấy cho các thế hệ tương lai. 

Sự hình thành lý tưởng tự do và những ứng dụng của lý tưởng ấy vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày ở nhiều vùng bao la trên trái đất là thành quả của công sức của nhiều dân tộc. Đó là thành quả của truyền thống tư duy tích cực và hành động can đảm lâu đời. Không có chủng tộc nào và không có dân tộc nào có thể tuyên bố đã làm hết tất cả mọi việc để đạt được nhân phẩm lớn lao hơn cho con người và tự do lớn lao hơn để phát triển nhân cách. Trong mỗi thế hệ và trong mỗi nước phải có cuộc đấu tranh liên tục không ngừng và phải đạt được những bước tiến mới vì đây rõ ràng là chiến trường nơi đứng im là thoái lui. 

Lĩnh vực nhân quyền không phải là một lĩnh vực có thể thỏa hiệp những nguyên tắc cơ bản. Công việc của Ủy ban Nhân quyền minh họa điều này. Tuyên ngôn Nhân quyền quy định : "Mọi người đều có quyền rời khỏi bất kỳ quốc gia nào, kể cả quốc gia của mình". Đại diện Xô Viết nói ông ta sẽ tán thành quyền này nếu thêm vào nhóm từ - "phù hợp với thủ tục được ghi thành luật của nước đó". Rõ ràng là chấp nhận điều này sẽ không chỉ thỏa hiệp mà còn vô hiệu hóa quyền đã được ghi rõ. Trường hợp này minh họa hùng hồn tầm quan trọng của lời tuyên bố chúng ta phải luôn luôn cảnh giác không thỏa hiệp những nhân quyền cơ bản chỉ vì để đạt được sự nhất trí vì như thế đánh mất đi những quyền này. 

Theo tôi hiểu, thật không dễ dàng đạt đến sự nhất trí về những khái niệm khác nhau của chúng ta về chính quyền và nhân quyền. Cho nên cuộc đấu tranh nhất định sẽ khó khăn và trong cuộc đấu tranh này chúng ta phải cương quyết nhưng kiên nhẫn. Nếu chúng ta luôn luôn trung thành với những nguyên tắc của mình tôi nghĩ chúng ta có thể duy trì tự do và duy trì tự do một cách ôn hòa mà không dùng đến vũ lực. 

Tương lai phải chứng kiến việc mở rộng nhân quyền ra trên toàn thế giới. Những ai đã nhìn thấy dù thoáng qua tự do nhất định không bao giờ bằng lòng cho tới khi nào họ đã đạt được tự do cho chính họ. Nhân quyền, theo ý nghĩa đích thực, là mục tiêu cơ bản của luật pháp và chính quyền trong xã hội công bằng. Nhân quyền tồn tại tới mức độ nhân quyền được tôn trọng bởi mọi người trong mối quan hệ lẫn nhau và bởi chính quyền trong mối quan hệ với công dân. 

Thế giới nói chung ý thức những hậu quả bi kịch cho những người sống dưới ách cai trị của các chế độ toàn trị. Nếu chúng ta nghiên cứu việc Hitler lên nắm quyền, chúng ta thấy cách họ rèn ra những xiềng xích để trói buộc cá nhân vào cảnh nô lệ và chúng ta có thể thấy những xiềng xích tương tự đang được rèn ra ở những nước khác. Về chính trị con người phải được tự do để thảo luận và để đạt đến càng nhiều sự thật càng tốt và phải có ít nhất chế độ hai đảng trong nước vì khi chỉ có một đảng chính trị, quá nhiều thứ có thể lệ thuộc vào quyền lợi của độc đảng đó rồi đảng biến thành độc tài chứ không thành công cụ của chính quyền dân chủ. 

Tuyên truyền chúng ta chứng kiến trong quá khứ mới đây, giống như tuyên truyền chúng ta nhận thức trong những ngày nay, luôn tìm cách gieo rắc sự nghi ngờ, tìm cách phá hoại, và tiêu diệt tự do và độc lập của các dân tộc. Tuyên truyền như thế đặt cho tất cả các dân tộc vấn đề nên hoài nghi di sản các quyền của họ và vì thế thỏa hiệp những nguyên tắc mà họ đã sống theo, hay cố gắng chấp nhận thử thách, nâng cao cảnh giác hơn nữa, và luôn luôn vững vàng trong cuộc đấu tranh duy trì và mở rộng các quyền tự do của con người. 

Những ai tiếp tục bị tước đoạt danh dự họ có quyền được hưởng với tư cách con người nhất định không bao giờ cam phận mãi mãi trong cảnh tước đoạt ấy. 

Hiến chương Liên Hiệp Quốc là ngọn hải đăng soi sáng suốt trên con đường đưa đến thành tựu nhân quyền và những quyền tự do cơ bản trên toàn thế giới. Thử thách trước mắt không chỉ là mức độ nhân quyền và các quyền tự do đã đạt được, mà còn là hướng đi của thế giới hiện nay. Phải chăng có sự tuân theo trung thành các mục tiêu của Hiến chương nếu một số quốc gia giới hạn nhân quyền và các quyền tự do thay vì phát huy sự tôn trọng và thực thi phổ quát nhân quyền và các quyền tự do cho tất cả mọi người như Hiến chương kêu gọi? 

Nơi thảo luận vấn đề nhân quyền là tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Quốc đã được lập ra làm nơi gặp gỡ chung cho các nước, nơi chúng ta có thể cùng nhau xem xét những vấn đề chung và tận dụng những khác biệt của chúng ta về kinh nghiệm. Chính nhờ gắn bó bền chặc với dân chủ và tự do nên chúng ta tự nhiên luôn luôn sẵn sàng dùng những thủ tục dân chủ cơ bản của thảo luận và thương lượng trung thực. Như thường lệ bây giờ hy vọng của chúng ta là dù trong thế giới ngày nay chúng ta đối diện với những sự khác biệt lớn về phương pháp, nhưng với thiện ý dành cho lẫn nhau chúng ta có thể đạt đến cơ sở đồng ý chung. Chúng ta có mặt ở đây để tham gia vào những cuộc họp của Hội đồng quốc tế cao cả này mà nhóm họp tại thành phố Paris xinh đẹp của quý vị. Tự do cho cá nhân là phần không thể tách rời của những truyền thống trân quý của nước Pháp. Với tư cách là một Đại Diện đến từ Hoa Kỳ, tôi cầu nguyện Đức Chúa Toàn Năng rằng chúng ta có thể thắng một chiến thắng mới nữa tại đây cho nhân quyền và những quyền tự do của tất cả mọi người. 

Eleanor Roosevelt

Nguyên tác : "The Struggle for Human Rights", September 28, 1948

Trần Quốc Việt dịch

Chú thích :

(1) Andrei Y. Vyshinsky là Đại diện của Liên Xô tại Liên Hiệp Quốc (chú thích của người dịch) 

*********************

Nhân quyền là di sản của Eleanor Roosevelt

Richard N. Gardner - Trần Quốc Việt dịch 

Vào lúc 3 giờ sáng ngày 10 tháng Mười Hai, 1948 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, họp tại Paris, đã thông qua Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, mà cho đến ngày này vẫn là tuyên bố được thừa nhận ở nhiều nơi nhất về những quyền mà tất cả mọi người trên hành tinh chúng ta phải được hưởng. 

nhanquyen4

Bà Eleanor Roosevelt cầm bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền - Ảnh minh họa  

Rồi một chuyện hy hữu chưa từng bao giờ diễn ra ở Liên Hiệp Quốc đã diễn ra. Các đại biểu đứng lên vỗ tay khen ngợi một đại biểu duy nhất, một phụ nữ đứng tuổi, rụt rè, vẻ mặt hơi trang nghiêm nhưng nụ cười rất thân thiện. Tên bà, tất nhiên, là Eleanor Roosevelt.

Bản Tuyên ngôn Quốc tế không phải là một hiệp ước ràng buộc, chỉ là "tiêu chuẩn thành tựu" các nước nên cố gắng đạt đến. Nhưng hiện nay bản tuyên ngôn đã được xuất bản bằng tiếng mẹ đẻ của tất cả các quốc gia, và là ngọn cờ tập hợp cho những nạn nhân rất khác nhau của áp bức như Lech Walesa ở Ba Lan và Nelson Mandela ở Nam Phi. Bản tuyên ngôn là chuẩn mực được cả các tổ chức Liên Hiệp Quốc và các tổ chức phi chính phủ dùng để đánh giá sự thực thi của chính quyền. Bản tuyên ngôn đã ảnh hưởng đến những hiến pháp và lập pháp của nhiều nhà nước và là nguồn khích lệ chính cho hơn 20 hiệp ước nhân quyền ràng buộc về pháp lý và cho những tổ chức nhân quyền ở Châu Âu và Châu Mỹ La tinh. 

Vào tháng Giêng năm 1947, khi Ủy ban về Nhân quyền Liên Hiệp Quốc được thành lập, bà Roosevelt, người năm trước đấy được Tổng thống Harry S. Truman bổ nhiệm làm đại biểu Liên Hiệp Quốc, lập tức được bầu làm chủ tịch. 

Chẳng ngạc nhiên là bà Roosevelt chẳng bao lâu thấy mình bị lôi cuốn vào những cuộc đối đầu gay gắt với người Nga. Họ hiểu những từ "tự do" và "dân chủ" theo nghĩa rất khác. Họ muốn thêm vào sau mỗi điều khoản của bản tuyên ngôn một điều nói nhà nước có thể tùy ý quyết định quyền cụ thể nào đấy được thực thi hay không. Và họ đòi đưa vào bản tuyên ngôn những quyền về xã hội và kinh tế - quyền làm việc, giáo dục, y tế - mà họ nói không kém phần quan trọng hơn những quyền chính trị. Sau nhiều thảo luận, bà Roosevelt đã thuyết phục Bộ Ngoại giao chấp nhận thêm vào những quyền về kinh tế. Dù sao, chẳng phải Tổng thống Roosevelt đã đề ra mục tiêu hậu chiến là "thoát ra khỏi cảnh đói nghèo" - "ở khắp nơi trên thế giới" hay sao ? Cho dù hành động này đáp ứng phần nào yêu cầu của họ, nhưng người Nga vẫn cương quyết cản trở. Họ quyết định Bản Tuyên ngôn Quốc Tế chính là thứ họ không thích. Họ chỉ trích kịch liệt và rất ác ý về sự kỳ thị chủng tộc và thất nghiệp tại Hoa Kỳ. 

Khi đại biểu Nga chuyển sang chủ đề về tình cảnh của người Mỹ da đen, bà Roosevelt đề nghị người Nga có thể cử một phái đoàn đến Mỹ để quan sát các vấn đề chủng tộc ở Hoa Kỳ nếu Hoa Kỳ có thể làm như thế ở Liên Xô. Tờ New York Times nhận xét, "Người Nga có vẻ như đã gặp phải bà Roosevelt kỳ phùng địch thủ của họ". 

Quyết tâm thúc đẩy đến cùng sự hoàn thành của bản Tuyên ngôn, bà Roosevelt ép các đồng nghiệp làm việc rất cật lực. Có nhiều ngày họ làm việc đến mười bốn, mười sáu tiếng và nhiều đại biểu có thể đã kín đáo thì thầm lời cầu nguyện được cho là của Tổng thống Roosevelt : "Chúa ơi, hãy làm cho Eleanor mệt !". Đại biểu từ Panama xin bà Rooselvet hãy nhớ rằng các đại biểu Liên Hiệp Quốc cũng có nhân quyền như ai. 

Vào mùa hè 1948 Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền cuối cùng đã thành hình. Được soạn thảo ra như bà mong muốn, qua lời văn mộc mạc nhưng hùng hồn, bản tuyên ngôn đã tham khảo rất nhiều bộ Luật về Quyền Công dân Mỹ (Bill of Rights), Đại hiến chương Magna Carta của Anh và Tuyên ngôn về Quyền Con Người của Pháp. Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền gồm có lời mở đầu và 30 điều khoản bày tỏ minh bạch những quyền và tự do căn bản. 

Điều 1 nêu ra triết lý căn bản : "Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Họ được phú cho lý trí và lương tâm và nên đối xử với nhau trong tinh thần bằng hữu". Điều 2 bày tỏ minh bạch nguyên tắc không phân biệt trong sự thụ hưởng nhân quyền. Điều 3 đến điều 21 khẳng định mạnh mẽ những quyền dân sự và chính trị, bao gồm quyền sống, tự do và tài sản ; không bị tra tấn hay bị đối xử, trừng phạt một cách hạ thấp nhân phẩm ; không bị bắt bớ, giam giữ, hay lưu đày một cách độc đoán ; quyền được tòa án độc lập và vô tư xét xử công bằng và công khai ; tự do tư tưởng và tôn giáo ; tự do ngôn luận ; quyền hội họp và lập hội ôn hòa. 

Điều 22 đến điều 27 đặt ra những quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Những quyền này bao gồm quyền làm việc, quyền an sinh xã hội, quyền được hưởng lương như nhau cho cùng công việc ; quyền nghỉ ngơi và giải trí ; quyền được hưởng mức sống đầy đủ ; quyền giáo dục ; và quyền tham gia vào sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. 

Khi Đại Hội đồng nhóm họp ở Paris vào mùa thu năm 1948, Liên Xô đang phong tỏa Berlin. Phát biểu bằng tiếng Pháp ở đại học Sorbonne, bà Roosevelt nói việc người Nga không tôn trọng nhân quyền hiện nay là trở ngại chính đối với nền hòa bình thế giới. Khi Bản Tuyên ngôn cuối cùng được thông qua, đại sứ Charles Malik của Lebanon tuyên bố : "Tôi không hiểu làm sao chúng ta có thể thực hiện được điều chúng ta đã thật sự thực hiện được nếu không có sự hiện diện của bà". 

Mặc dù bà Roosevelt tự hào về vai trò của mình trong sự thành hình Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, nhưng bà luôn luôn là người thực tế. Bà biết lời lẽ trong bản tuyên ngôn không tự thực thi được. Những năm về sau bà thích nói với các đại biểu Liên Hiệp Quốc rằng thách thức thật sự là thách thức của "thực sự sống và hoạt động cho tự do và công lý cho mỗi người ở các nước chúng ta". 

Đấy là thách thức bà đã sẵn sàng chấp nhận, và tấm gương của bà là tấm gương khích lệ chúng ta hôm nay. 

Richard N. Gardner

Nguyên tác : Eleanor Roosevelt Legacy Human Rights, New York Times, 10/12/1988

Trần Quốc Việt dịch

Richard N. Gardner, giáo sư luật quốc tế ở đại học Columbia, là đại sứ Mỹ tại Ý từ năm 1977 đến 1981. 

********************

Vinh danh Nhân quyền 

Elie Wiesel, Baywood Publishing Company, Inc., New York, 1999

Bảo vệ nhân quyền, trong năm mươi năm qua, đã trở thành gần như là tôn giáo thế tục khắp thế giới. Tôn giáo này thu hút hàng triệu tín đồ và người ủng hộ. Tôn giáo này thường là phi chính trị, mặc dù bối cảnh của nỗ lực của họ là chính trị. Sứ mạng của tôn giáo này là bảo vệ những nạn nhân của bất công và tuyệt vọng, và trong lĩnh vực liệu pháp để chữa lành những ai bị tổn thương tâm hồn, cho dù họ tồn tại ở đâu và cho dù họ là ai. Trẻ và già, trắng hay đen, công dân đã thành đạt hay người tỵ nạn mới đến : cứ để cho những quyền của họ với tư cách con người bị vi phạm, thì sẽ luôn luôn có người hay tổ chức sẵn sàng đứng ra bảo vệ họ.

nhanquyen2

Giải nhân quyền Martin Ennals 2022 vinh danh tên Phạm Đoan Trang

Tại sao quá muộn ? Phải chăng không có những tù chính trị, những con người của lương tâm bị áp bức, những cộng đồng dân tộc hay tôn giáo bị ngược đãi ở bất kỳ nơi đâu vào trước 1948 ? Thật ra, những nhóm nhỏ các trí thức và những nhà hoạt động chính trị ở vài nơi đã làm hết sức để đánh động công luận trước những thảm họa con người trên quy mô lớn, nhưng phạm vi của họ cũng như tác động cụ thể của họ lên những người đưa ra quyết định đều hạn chế.

Ngày nay, mọi sự đã thay đổi. Nhờ nhịp độ nhanh chóng của dòng thông tin, ý thức của mọi người đã được nâng cao. Ngày nay mối quan tâm cho nhân quyền thuộc về chính sách của chính quyền ở tại nhiều nơi, quan trọng nhất ở đất nước chúng ta. Các chính khách, viên chức cấp cao, và nhà ngoại giao đều là những người bảo vệ đạo đức, mỗi người trong phạm vi trách nhiệm cụ thể của mình. Họ cố gắng biết và để cho những người khác biết mỗi lần một thành viên đối lập bị trừng phạt, một nhà báo bị bịt miệng, một người tù bị tra tấn. Đàn áp chính trị và xã hội không còn liệm kín trong màn bí mật. Những tội ác chống lại nhân loại thuộc về lĩnh vực chung. Rồi bắt đầu lên tiếng phản đối, bắt đầu nghĩ đến trừng phạt.

Nhưng cho dù các cuộc phản đối không có kết quả, chúng cũng không phải là vô ích ; chúng là thông điệp gởi đến các nạn nhân : các bạn sẽ không bị bỏ rơi, các bạn đã không bị lãng quên. Đối với người tù, không có gì quan trọng bằng. Đối mặt với sức mạnh đe dọa, cưỡng bức, và khủng bố của kẻ tra tấn, người tù chỉ sợ bạn bè bỏ rơi, xã hội bỏ mặc.

Về phương diện này, trận chiến phải tiếp tục. Hãy đọc các báo cáo của chính phủ của chúng ta và của Ân xá Quốc tế, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Helsinki, hay của nhiều ủy ban khác nhau của Luật sư, và rồi bạn sẽ không phải không buồn mà biết chắc chắn rằng vẫn còn có nhiều người tù lương tâm trên thế giới, và tra tấn vẫn còn đang được dùng đến ở nhiều nơi.

Cho nên các nạn nhân vẫn còn cần đến đồng minh và bằng hữu chẳng hạn như những người biên tập và các tác giả có bài viết trong sách này. Qua việc bảo vệ họ, chúng ta tuyên bố rằng nhân quyền bao gồm không chỉ quyền tự do và nhân phẩm, mà còn cả quyền đoàn kết.

Elie Wiesel

Nguyên tác : "The Universal Declaration of Human Rights : fifty years and beyond", Editors : Yael Danieli, Elsa Stamatopoulou, Clarence J. Dias, Baywood Publishing Company, Inc., New York, 1999, p.3-4.

Trần Quốc Việt dịch

Elie Wiesel (1928-2016) là nhà văn và giáo sư người Mỹ gốc Romania. Ông đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1986.

*************************

Hoàng đế ở truồng 

Vaclav Havel, Kluge Center Appoints Scholars for Fall 2004

Cách đây hơn mười lăm năm trong dịp viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên với tư cách tổng thống, thay mặt quốc gia mình tôi đã nhận tại đây ở Washington một món quà quan trọng. Đó là bản thảo gốc của bản Tuyên ngôn Độc lập Tiệp Khắc từ năm 1918. Văn kiện hiếm có và giá trị này thuộc sở hữu thư viện này cho đến 1990. Vị tổng thống đầu tiên của chúng tôi, Tomas Garrigue Masaryk, người có công lớn tạo ra nước Tiệp Khắc độc lập và người đã làm việc mật thiết với Tổng thống Wilson trong thời gian sống lưu vong ở Hoa Kỳ, đã chép tay bản thảo tiếng Tiệp này. Khi viết bản Tuyên ngôn này, Masaryk rất có thể lấy cảm hứng từ bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ. 

nhanquyen3

Tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc, Tomas Garrigue Masaryk tiến vào Praha, 1918. Alamy/ Ảnh minh họa

Trong lịch sử hiện đại có vài văn kiện như thế mà có ý nghĩa tương tự như ý nghĩa mà bàn Tuyên ngôn Độc lập Mỹ có cho tới ngày nay. Chẳng hạn, tôi chỉ cần nhắc đến bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được Liên Hiệp Quốc thông qua sau Đệ nhị Thế chiến, hay Hiệp ước Helsinki năm 1975. Những văn kiện này rất thành công vì đã được viết bằng ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, và hùng hồn, ước gì nhờ đấy học sinh lại càng dễ học chúng thuộc lòng hơn, để những văn kiện này trở thành kiến thức bền vững của các em về công dân và hệ thống các giá trị. 

Tất nhiên, cùng với sự chính xác và cao quý của những văn kiện căn bản như thế, có một điều khác đóng vai trò cực kỳ quan trọng: phải có những người sẵn sàng, như người ta thường nói, "chấp nhận hiểm nguy" vì những văn kiện này; nghĩa là, những bản tuyên bố này phải được coi trọng; những nguyên tắc chung của chúng phải được cụ thể hóa; những tuyên bố này phải thật sự được thực thi, và sự thực thi những tuyên bố này phải là điều cụ thể. 

Không may, trên thế giới có những chế độ hay chính quyền làm ra vẻ rất tự hào về những văn kiện này, nhưng rõ ràng chẳng coi trọng chúng. Đối với những chế độ như thế, những tuyên bố này chỉ là một trong những hình thức cao hơn của nghi lễ chính thức mà có một mục đích duy nhất : che đậy hiện thực xấu xa. Chức năng của những hình thức này giống như chức năng của nhiều lễ hội, vẫy cờ, diễu hành, những tuyên bố hay diễn văn tán dương : không phải để phơi bày sự thật, mà để che giấu sự thật. 

Trong hoàn cảnh như thế ta có thể làm được gì một cách đúng đắn và hợp lý ? 

Chắc chắn, ta không nên đáp lại những sự gian trá về từ ngữ, văn bản, tuyên ngôn, hiến pháp hay luật pháp như thế bằng chỉ sự chế giễu hay phản kháng ở chốn riêng tư. Có một cách khác, cách tuy nguy hiểm hơn, nhưng có kết quả hơn. Cách ấy có thể không áp dụng được ở khắp mọi nơi, nhưng nó đã chứng tỏ thành công trong hầu hết mọi trường hợp, đặc biệt trong thế giới hiện đại với những sự tập trung quyền lực chưa từng có và với những ảnh hưởng chưa từng có của những từ ngữ được xử dụng một cách giả dối. Cách ấy chính là sự cố gắng kiên trì tin tưởng vào lời nói của những người tuyên bố thực thi những tuyên ngôn này, và cố gắng kiên trì yêu cầu rằng lời nói của họ không phải chỉ là những lời nói suông trống rỗng. Cách như thế thường khiến những kẻ cai trị rất kinh ngạc và tức tối vì họ quen với chuyện không ai tin tưởng lời nói của họ, và quen với chuyện không ai có can đảm đòi hỏi ý nghĩa thật của lời nói của họ. Nhưng điều ấy hoàn toàn là bình thường. 

Đây chính xác là điều chúng tôi đã làm trong suốt thời kỳ phản kháng bất đồng chính kiến chống lại quyền lực toàn trị cộng sản. Chúng tôi rất coi trọng hiến pháp, luật pháp của nước chúng tôi, và các hiệp ước quốc tế -nhất là Hiệp ước Helsinki cho nên chúng tôi bắt đầu yêu cầu chính quyền phải tôn trọng chúng. Không chỉ Hiến chương 77 ở Tiệp Khắc mà Đoàn Kết ở Ba Lan, các Ủy ban Helsink ở Liên Xô, và các nhóm đối lập khác ở các nước cộng sản đều làm theo cách này. Những kẻ cầm quyền đã ngạc nhiên và bất ngờ, nhưng họ thật khó biện minh cho việc trấn áp những người mà không yêu cầu gì khác hơn là nhà cầm quyền phải tôn trọng những luật lệ do chính họ đặt ra. Và như thế chỉ đòi hỏi sự thật thôi đã bắt đầu thắng công an và quân đội. 

Tôi tin chắc rằng bằng mọi cách có thể chúng ta phải ủng hộ những người đương đầu với các chế độ độc tài bằng sự tin tưởng của họ vào lời nói của chế độ và ủng hộ những người kêu gọi công luận lưu tâm đến tất cả những mâu thuẫn giữa lời nói và hành động mà là đặc trưng của thực tế hàng ngày trong những chế độ này. Những người rất can đảm đang sống ở Bắc Hàn, ở Trung Quốc, ở Belarus, ở Cuba, ở Miến Điện, và cũng ở nhiều nước khác. Tất cả chúng ta đều khâm phục Aung San Suu Kyi, người tin tưởng vào dân chủ và lên tiêng ôn hòa chống lại sự đàn áp dân chủ thô bạo. Vinh danh cũng dành cho cuộc đấu tranh phi thường của những nhà bất đồng chính kiến Cuba, những người-chỉ nêu ra một trong những sáng kiến của họ- đã thu thập được hàng chục ngàn chữ ký ủng hộ kế hoạch Varela, mà coi trọng luật pháp và, một cách hợp pháp, yêu cầu tôn trọng những nguyên tắc đã công bố chính thức. Tương tự như thế, những người Belarus chỉ trích chế độ cai trị của Lukashenko xứng đáng sự ủng hộ cả về tinh thần và vật chất. Nhiều công dân như thế đương đầu với các chế độ độc tài theo những cách ôn hòa hiện đang tích cực ở trong nước; nhiều người khác đang hoạt động ở nước ngoài, và rất nhiều người khác đang ngồi tù. 

Tôi vui mừng khi thấy hiện diện cùng với chúng ta trong buổi tối này có nhiều người đại diện nhiều nhóm và tổ chức đang đấu tranh cho nhân quyền ở những nước nơi nhân quyền bị vi phạm với nhiều mức độ khác nhau và tôi vui mừng khi chúng ta có thể nghe tiếng nói của họ ở đây. Vì dù sao, một mặt chính nhân quyền phải cần thiết hiện diện trong các tuyên ngôn chính thức hay trong các văn kiện cơ bản của những nước có những chế độ rất khác xa nhau, nhưng mặt khác các chế độ áp bức bắt buộc vi phạm thường xuyên nhất với hy vọng sẽ không ai tố cáo những vi phạm như thế và hy vọng sẽ không ai dám la to rằng hoàng đế ở truồng vì áo quần đẹp nhất của hoàng đế chỉ là ảo tưởng. Đồng thời nhân quyền cũng bị vi phạm ở các nước lớn và mạnh như Trung Quốc chẳng hạn, nơi cho đến ngày nay vẫn còn những trại tập trung giam giữ những người bị cáo buộc là kẻ thù của chế độ, giam giữ những người chỉ vì họ suy nghĩ khác. Điều khiến tôi rất bất an là các nước dân chủ- không có bằng chứng thực sự về sự thay đổi trong các chính sách cai trị của Trung Quốc- đang thậm chí nghĩ đến chuyện bãi bỏ cấm vận về vũ khí mà nước này bị áp đặt sau cuộc thảm sát những thanh niên có suy nghĩ độc lập tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh và bãi bỏ cấm vận này sẽ có nghĩa là những nguy cơ mới đối với chính quyền dân chủ ở Đài Loan. Và cuối cùng, ngay cả các đại diện của Tây Tạng ngày nay yêu cầu không gì khác hơn là nhân quyền phải được tôn trọng trong nước họ, trong đó bao gồm quyền hành chánh thực sự và tự trị, quyền tôn giáo riêng của họ, quyền văn hóa riêng của họ, và quyền tôn trọng truyền thống và lịch sử riêng của họ. 

Không chỉ chính trách nhiệm đạo đức, mà còn chính vì quyền lợi thiết yếu của mọi người sống trong hoàn cảnh dân chủ hay tự do là không được thờ ơ với số phận của những người không có được sự may mắn như thế, là sẵn sàng giúp đỡ tất cả cho những ai dù trong hoàn cảnh mất tự do vẫn có can đảm hành xử tự do và phục vụ sự thật dưới ách cai trị dối trá. Cho nên nghĩa vụ bình thường của những chính quyền dân chủ là phải biết thực trạng ở các nước như thế, và phải công khai nói về nó ở trong nước mình, ở trên trường quốc tế, và trong các buổi họp với các đại diện của tất cả các nước nơi có những lý do đáng quan ngại cho dù những nước ấy có hùng mạnh thế nào chăng nữa. Nếu những nước như thế đặt quan hệ quốc tế của họ trên ý tưởng rằng những quốc gia mà họ có quan hệ nên làm ngơ trước những khuyết điểm nào đấy, hay họ không được nói về những khuyết điểm này, thì ngược lại những chính phủ dân chủ thực sự nên đặt tất cả các mối quan hệ quốc tế của mình trên sự thật, và trên sự công khai lẫn nhau. 

Chúng ta đang sống trong thời đại khi một nền văn minh duy nhất bao trùm lên toàn hành tinh của chúng ta, và khi số phận của mỗi người và mỗi xã hội hơn bao giờ hết là số phận của tất cả chúng ta. Nếu chúng ta quan tâm đến người khác, tức chúng ta đồng thời quan tâm đến mình và con cái mình. 

Là người cách đây nhiều năm đã trực tiếp kinh qua ách cai trị chuyên chế của chế độ độc tài, nhưng rồi sống để thấy thời kỳ tốt đẹp hơn-phần lớn nhờ sự đoàn kết quốc tế dành cho chúng tôi- tôi khẩn thiết kêu gọi tất cả những ai có cơ hội hãy chống lại hành vi chuyên chế như thế và hãy bày tỏ đoàn kết với nhân dân và các quốc gia mà cho đến ngày nay vẫn còn sống trong tình trạng mất tự do. 

Vaclav Havel

Nguyên tác : 'Unexpected Discovery and Delight',
Kluge Center Appoints Scholars for Fall 2004, The Library of Congress, The John.W. Kluge Center. Tựa đề tiếng Việt của người dịch.

Trần Quốc Việt dịch

Vaclav Havel (1936-2011) đọc bài diễn văn sau tại Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 24 tháng 5 2005.

**********************

Người ta chỉ sống cuộc đời trọn vẹn dưới ánh sáng nhân quyền 

UN Chronicle, bộ 25, số 1, tháng Ba, 1988

Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là ánh sáng của rất nhiều cuộc đời, cực kỳ quan trọng cho mọi người trong tất cả những gì họ làm. Lời văn mộc mạc của bản Tuyên ngôn nêu ra những quyền bất khả xâm phạm- về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa-mà tất cả mọi người đều có quyền có. Những tín điều của Tuyên ngôn làm sáng tỏ tình cảnh con người và làm cho cuộc đời đẹp hơn bằng cách cho chúng ta thấy thế giới mà nên như là một nơi nhân từ, tự do, và học thức. Chúng ta không được để cho ánh sáng ấy leo lét hay mờ dần. Chỉ sáng hơn thôi.

nhanquyen6

Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là sự kiện rất quan trọng trong lịch sử con người và pháp lý. Lần đầu tiên, chính phủ các nước đồng ý về tiêu chuẩn để đánh giá cách họ đối xử với công dân. Mãi cho đến khi thành lập Liên Hiệp Quốc, chính phủ các nước trước đấy cho rằng những vấn đề như thế là mang tính nội bộ, và không phải là mối quan tâm chính đáng của cộng đồng thế giới. Khi thông qua bản Tuyên ngôn, các nước đã cam kết thừa nhận và tôn trọng những nhân quyền như quyền sống, tự do và an sinh của con người ; bình đẳng trước pháp luật; tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo ; tự do ngôn luận và biểu đạt ; quyền làm việc và tự do chọn công việc ; quyền được hưởng mức sống đầy đủ về y tế và phúc lợi ; quyền giáo dục ; quyền tham gia vào sinh hoạt văn hóa của cộng đồng mình.

Bản Tuyên ngôn ban đầu được cho là bản tuyên bố những mục tiêu mà chính phủ các nước nên đạt được, vì thế không thuộc về luật pháp quốc tế bắt buộc. Nhưng bây giờ 40 năm sau, rất nhiều nước công nhận bản Tuyên ngôn đến độ hiện nay Tuyên ngôn được coi là tiêu chuẩn quốc tế để đánh giá hành vi của họ.

Trong Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và các cơ quan khác của Liên Hiệp Quốc, bản Tuyên ngôn được viện dẫn không ngừng. Bản Tuyên ngôn thường xuyên được trích dẫn trong các văn kiện pháp lý quốc tế. Bản Tuyên ngôn được viện dẫn trong nhiều hiến pháp quốc gia. Bản Tuyên ngôn đã khích lệ và đôi khi trở thành một phần của pháp luật quốc gia của các nước; bản Tuyên ngôn cũng được chấp thuận cho trích dẫn trong các tòa án quốc gia.

Hai công ước đã ban sức mạnh pháp luật cho những nguyên tắc của bản Tuyên ngôn-một công ước về các quyền kinh tế và xã hội, công ước kia về các quyền dân sự và chính trị. Hai công ước này được Liên Hiệp Quốc thông qua vào tháng Mười Hai 1966. Ngày nay, hơn một nửa các nước thành viên Liên Hiệp Quốc đã trở thành thành viên của những công ước này, do vậy bắt buộc phải bảo vệ những nhân quyền cụ thể như được giải thích rõ ràng và chi tiết trong hai văn kiện này.

Trong nỗ lực vẫn đang tiếp tục dựa trên những nguyên tắc có trong bản Tuyên ngôn, Liên Hiệp Quốc đã thông qua gần 50 văn kiện pháp lý khác nhau về nhân quyền. Những văn kiện này bao gồm những tuyên ngôn và hiệp định về diệt chủng, nô lệ, tra tấn, kỳ thị chủng tộc, phân biệt chủng tộc, bảo vệ người tỵ nạn và trẻ em và kỳ thị phụ nữ. Qua các nghị quyết của Đại Hội đồng, Liên Hiệp Quốc tập trung sự chú ý của thế giới vào những vi phạm nhân quyền tập thể như chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và sự kỳ thị chủng tộc xảy ra bất kỳ ở đâu.

Ủy ban Nhân quyền - tổ chức nhân quyền chính của Liên Hiệp Quốc-hằng năm đều xem xét hàng ngàn khiếu nại về vi phạm nhân quyền. Ủy ban chỉ định những chuyên gia xem xét các tố cáo về những vụ vi phạm nhân quyền thô bạo. Ủy ban đã bắt đầu đối thoại với chính phủ các nước về những vi phạm nhân quyền, và trong nhiều trường hợp góp phần thành công tạo ra những thay đổi.

UN Chronicle

Nguyên tác : "People only live full lives in the light of human rights", UN Chronicle, Dịch từ tạp chí Liên Hiệp Quốc UN Chronicle, bộ 25, số 1, tháng Ba, 1988.Tựa đề tiếng Anh

Trần Quốc Việt dịch

Published in Diễn đàn

Trong gn hai tháng qua, lut sư Trn Kiu Ngc đã cùng mt s nhà hot đng trong nước t chc khóa hc kéo dài 6 tun v nhân quyn. Nói là 6 tun nhưng tht ra mi tun ch hc tho mt ln vào ngày Ch Nht, và mi ln dài khong 2 tiếng rưỡi thôi. Khóa hc này đã chia s các nguyên tc, giá tr và triết lý đng sau hc thuyết nhân quyn cùng các hc viên trong và ngoài Vit Nam. Ngoài lý thuyết bàn v ni dung ca bn Tuyên ngôn Nhân quyn Ph quát (UDHR), Công ước v Quyn Tr em (CRC), Công ước Quc tế v Quyn Dân s và Chính tr (ICCPR), khóa hc cũng trình bày nhng k năng cn thiết và các phương thc vn đng và đóng góp thiết thc đ đ cao, bo v và ci thin nhân quyn ti Vit Nam. C th là dùng nhng báo cáo, bn tin, thông cáo và bình lun ca các t chc nhân quyn hàng đu thế gii đ phân tích và hc hi, như Amnesty International (AI) và Human Rights Watch (HRW), và đi chiếu vi trường hp ti Vit Nam.

nhanquyen1

Biu tình Thái Lan đòi th tướng Prayuth Chan-ocha t chc. Hình minh ha.

Điu tích cc là trong s các hc viên tham d thì có khong 10 hc viên, hoc hơn, đu rt tr ; có bn còn đang 15, 16 tui, hc trung hc. Ngoài ra, mi bui hc đu có mt vài nhà hot đng uy tín trong và ngoài nước tham d và chia s góc nhìn ca mình v nhân quyn. Mt s nhà hot đng Vit Nam có kiến thc khá vng vàn, và có nhiu kinh nghim thc tin, nên chia s được nhiu điu quý giá vi mi tham d viên.

Chúng tôi đã tham d khóa hc này đy đ. Trong tt c mi thành phn tham d, chúng tôi đc bit quan tâm đến gii tr. Tương lai ca Vit Nam có thăng trm hay thành bi ra sao, có nhng thay đi ln lao và tích cc, hay nh bé và tiêu cc ra sao, đu do tư duy ca gii tr Vit Nam hin nay và mai sau. Nếu người tr Vit Nam có th trang b cho mình mt tinh thn tương thân tương ái, nghĩa là có vin kiến vì phúc li chung, ch không phi ch cho cá nhân, gia đình, hay phe nhóm mình, thì lch s trước sau gì cũng khang trang.

Nếu có th tóm tt các bài hc trong 6 tun qua, thì xin được chia s như sau.

Mt, toàn b hc thuyết nhân quyn nên được xem như là đim chun (benchmark), đ mi con người ca mi quc gia có th dùng làm chun mc hu thúc đy các quyn con người. Các giá tr v t do, bình đng, công bng, công lý, cũng như các quyn dân s và chính tr v.v. đu mang tính tương đi, đu phi được ràng buc bi hiến pháp và pháp lut ca quc gia, đ tránh b li dng hay lm dng, dù đó là t phía người dân hay chính quyn. Ngoài ra, các quyn và t do ca con người có mi quan h mt thiết đến các nhu cu căn bn nht, như nhu cu sinh lý, an toàn và thương yêu ; bc cao hơn là s ghi nhn, kính trng, lòng tôn trng và t trng, và các quyn t do căn bn. Không có nhng điu này thì mt người khó th nào thc hin mong mun ca mình đ được t do tht s.

Hai, không th hc hay hành v nhân quyn nếu không có lòng t trng. Chính vì thế mà các nước văn minh, khi lòng t trng ca con người càng cao, càng hiu sâu v quyn con người ca chính mình và, ca người khác, thì s tôn trng nhân quyn cũng cao lên.

Nhưng làm sao đ có được lòng t trng ? Đây là câu hi rt khó. Nó như con gà và trái trng vy. Có nhân quyn trước thì s có được lòng t trng, hay có lòng t trng s đưa đến nhân quyn ?

Mun có lòng t trng thì phi có s t tin. Tin rng chính mình, không ai khác, mi quyết đnh được vn mnh, tương lai, cuc sng ca mình. Ngoài ra cn phi có s thương yêu, cm thông, h tr v.v. t người khác, nht là t gia đình. Không có các yếu t này, mà còn b vùi dp, b đi x ti t t trong gia đình, đến nhà trường, và xã hi rng m, v.v. thì khó mt ai có th có s t tin, đ có lòng t trng, đ ri sau đó biết tôn trng người khác, nht là các quyn căn bn ca người khác.

Khi nói đến điu này, thì chúng ta cn hiu rng tôn trng nhân quyn đi vi mt người khác có nghĩa là tht s xem người đó có đ quyn và t do ging như mình, bt k màu da, sc tc, tôn giáo, phái tính, tui tác v.v. Tinh thn tôn trng đích thc là như thế, dù người đó nh tui hơn mình, con cháu mình, hiu biết kém hơn mình, nghèo hơn mình, hay nói chung mi th đu thua kém mình. Đó mi là tôn trng đích thc. Ch không phi ch tôn trng khi người đó vai vế ln hơn mình, như cha m, anh ch, thy cô, ông này bà kia, giàu có quyn lc hơn mình v.v.

Ba, mi điu trên s vô nghĩa nếu ch dng li thông tin hay kiến thc. Ch qua thc hành thì chúng ta mi cm nhn được các giá tr đích thc này, cũng như các gii hn ca nó. Khi có nim tin, khi thc s tin tưởng, chúng ta phi tìm cách áp dng vào đi sng, vào thc tế. Nhân quyn là bao hàm gn như mi th liên quan đến đi sng ca chúng ta. Mt s người di dân khp nơi, trước đây cũng như sau này, không biết rng bo hành gia đình là vi phm nhân quyn, vi ph n hay vi tr em, ti Úc hay các nn dân ch pháp quyn khác. H ngc nhiên sau khi b xét x vì vi phm. Sng đây mt thi gian, h t t quen và hiu ra, và cũng thay đi dn cung cách hành x trước đây. Bao nhiêu các vn đ mang tính cá nhân cũng đu là nhân quyn, hay chính tr (the personal is political), không ch riêng n quyn.

Qua khóa hc này, mt s bn tr cho biết các em hi trước đến nay không nghĩ nhân quyn rng như thế. Không nghĩ rng giáo dc gia đình, k c dy d, trng pht, đu liên quan đến nhân quyn, nht là quyn tr em. Môi trường sng như không khí, thc ăn, ch , nước ung, hay biến đi khí hu v.v. đu liên quan trc tiếp đến đi sng con người, đến quyn làm người ca tt c chúng ta. Do đó, khóa hc đ ngh nhu cu m rng hot đng nhân quyn lên toàn din đi sng, t người khuyết tt, tr em, ph n, phái tính/LGBTI, cho đến các quyn lao đng, công đoàn, nghip đoàn v.v. Nếu ch tp trung vào quyn dân s và chính tr thì không gian hot đng là gii hn, kém hiu qu, và kh năng vn đng nhiu thành phn khác nhau trong xã hi tham gia vào vic bo v và phát huy nhân quyn s b gii hn.

Bn, khóa hc này chia s quan nim rng quyn tr em là nn tng ca xã hi. Tương lai ca đt nước có thay đi hay không, đến mc đ nào, theo chiu hướng nào, v.v. là do ý thc và tư duy được hình thành t các thế h tr hôm nay và mai sau. Nếu không đu tư vào, nếu không tôn trng các quyn căn bn ca tr em, ngay t trong gia đình và nhà trường, thì đng mong h s có lòng t trng, và đng mong sau này h s tôn trng quyn và t do ca người khác.

Năm, khóa hc đ cao nhu cu ghi chép h sơ, d liu như mt công vic quan trng hàng đu. Không có d liu thì không th nói chuyn hay thuyết phc được ai c, ngay c khi được quan tâm và h tr. S tht không th đến t ca ming thôi. Cho nên mi người cn tp thói quen ghi chép mi th có th, nếu an toàn, và làm vic cũng như gii quyết vn đ da trên d liu và lý lun. Hãy luôn quan nim rng nếu không ghi li thì coi như chuyn đó không xy ra. Ngàn năm bia ming ch có giá tr thi xưa, ch thi nay thì phi có bng chng hn hoi trong mi vic mình làm.

Phi thú tht rng khi nhìn thy mt s bn tr tham gia vào khóa hc này, chúng tôi cũng ly làm vui mng và lc quan. Có bn tham gia tho lun nhóm, trình bày đ tài mình được giao phó, và tr li các câu hi t người khác. Tuy nhiên, trong din đàn tho lun và trong khóa hc, chúng tôi vn thy s rt rè vn còn nhiu. Nht là khi đt câu hi.

Các em đã được nhc nh lên tiếng trong din đàn, và mnh dn phát biu nhng gì mình suy nghĩ trong bui hc. Đc bit quan trng nht là chúng tôi mong các em hiu được rng khi hi thì đó chính là quyn căn bn nht. Có th các em không quen, nên ngi hi. Điu này tuy có th hiu được, nhưng chính các em phi vượt qua được ni s này, thì mi tiến bước vng vàng. Bi vì nếu l chúng ta có hi câu hi v vn thì cũng không sao c. Đó cũng là cơ hi đ chúng ta hc t cái sai, cái d, hay li lm ca mình. Ly thí d, mt trong nhng k năng quan trng nht ca người làm truyn thông là biết đt câu hi. Nhưng không phi t nhiên h biết đt câu hi tht đúng hoc hay, mà phi qua quá trình luyn tp và hc hi không ngng. Không ai thành công mà không tht bi ; và người thành công ln thường là người tng tht bi ln.

Quyn tr em  được công b rt sm vào năm 1924, có tên gi là Tuyên ngôn Geneva ; ri được tuyên dương trong Tuyên ngôn Nhân quyn ph quát (điu 25, 26) năm 1948 ; ri được Hi đng Liên Hip Quc chp thun năm 1959 ; trong ICCPR (điu 23, 24) ; trong Công ước Quc tế v Quyn Kinh tế, Xã hi và Văn hóa (ICESCR, điu 10). Nhưng mãi đến cui tháng 11 năm 1989 mi chính thc được Đi Hi đng LHQ thông qua, và có hiu nghim vào ngày 2 tháng 9 năm 1990. Vit Nam đã   vào phn ln các công ước nhân quyn quc tế, k c CRC, nhưng không cam kết thi hành nó. Ký nhưng không kết là vy. Trông đi h tôn trng và thc thi thì là điu không thc tế.

Nhân quyn không th được ban phát t phía chính quyn. Nếu có th ban phát, thì cũng có th b tước đi. Vn đ chính nm nim tin, hiu biết và quyết tâm dành gi, phát huy và ci thin không ngng đ s đi x gia con người vi nhau ngày mt văn minh hơn, và đ chính quyn không can thip quá nhiu vào quyn li và t do ca người dân.

Đến khi nào người dân Vit Nam, nht là gii tr, có tư duy và nim tin này, và quyết tâm thc hin nó, thì lúc đó không ai có th ly đi mt vì h đã thc s s hu nhân quyn.

(viết chung cùng lut sư Trn Kiu Ngc. Úc Châu, 03/11/2021)

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 09/11/2021

Published in Diễn đàn

Nhân quyền ở đâu trong chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Haris ?

Phó Tổng thống Hoa Kỳ, bà Kamala Harris đã khuyên Việt Nam nên tìm cách gây áp lực chống lại hành động khiêu khích và đe dọa của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng tránh nói đến nhân quyền.

vietmy0

Nữ Phó Tổng thống Mỹ Kamala Haris và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chào cử tọa trong một buổi họp báo

Tuyên bố trong buổi gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội ngày 25/08/2021, bà Harris nói : "Chúng ta cần tìm cách để áp lực và, nói thẳng ra là tăng cường áp lực để buộc Bắc Kinh phải tuân thủ Luật biển của Liên Hiệp Quốc, và đương đầu với những hăm dọa và tham vọng về hàng hải của họ" (1).

Đây là lần thứ hai trong vòng 24 giờ, bà Harris, Phó Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam trong 25 năm, đã có lời tuyên bố chống Trung Quốc. Lần thứ nhất bà nói trong chuyến thăm Tân Gia Ba (Singapore) rằng những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là khiêu khích và đe dọa (2).

Tuy nhiên, những lời nói thẳng thừng của bà Harris đối với Bắc Kinh đã không được phía Việt Nam đáp ứng hay bình luận.

Về phía Nhà nước, cả Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính khi tiếp Phó Tổng thống Harris đã không có lời phụ họa nào. Ngược lại cả hai đều ngỏ ý : "Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Liên hợp quốc cũng như các diễn đàn đa phương khác, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển tại khu vực và trên thế giới, ủng hộ bảo đảm an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không, và mọi tranh chấp tại Biển Đông cần được giải quyết hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), cũng như sớm hoàn tất Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế" (TTXVN, 25/8/2021).

Hợp tác song phương

Đáng chú ý, trong phần phát biểu của mình, cả hai ông Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Minh Chính đều nói giống nhau như bài học thuộc lòng từ trước khi tiếp bà Harris.

Ông Phúc nói : "Việt Nam kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả ; là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế".

Trong khi Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính cũng lặp lại y chang : "Việt Nam kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả ; là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế".

Nhưng ông Chính lại nói thêm : "Trong đó, coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ và mong muốn tiếp tục phát triển quan hệ Đối tác toàn diện ngày càng thực chất, hiệu quả, ổn định lâu dài, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới" (VOV-Đài Tiếng nói Việt Nam, 25/08/2021).

Chỉ khác chút xíu là trước đó, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nói với bà Harris rằng : "Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và mong muốn cùng Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển thực chất, hiệu quả, đi vào chiều sâu, ổn định lâu dài, góp phần xây dựng và củng cố lòng tin, tạo cơ sở để hai bên tích cực trao đổi, tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác trong thời gian tới, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau, vì hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển tại khu vực và trên thế giới" (TTXVN, 25/08/2021).

Đáp lại, bà Harris tái khẳng định : "Hoa Kỳ ủng hộ một Việt Nam mạnh, độc lập và thịnh vượng, tiếp tục đổi mới, mở rộng hội nhập quốc tế, đảm nhận vai trò ngày càng quan trọng trong ASEAN và khu vực. Hoa Kỳ coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong muốn chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam - Hoa Kỳ".

Có tin nói bà Harris cũng ngỏ ý hai nước cần quan tâm đến việc nâng cấp từ "quan hệ toàn diện" lên mức "chiến lược" để hỗ trợ lẫn nhau, nhưng phía Hà Nội vẫn còn chần chứ vì sợ Trung Quốc phản ứng.

Theo Bách khoa toàn thư mở thì : "Tính tới hết năm 2020, hiện Việt Nam có : 3 Đối tác Chiến lược Toàn diện ; 14 Đối tác Chiến lược và 13 Đối tác Toàn diện". Theo đó :

Đối tác chiến lược toàn diện :

1. Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc

2. Liên bang Nga

3. Cộng hòa Ấn Độ

Đối tác chiến lược :

1. Vương quốc Thái Lan

2. Nhật Bản

3. Đại Hàn Dân Quốc

4. Vương Quốc Tây Ban Nha

5. Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland

6. Cộng hòa Liên bang Đức

7. Cộng hòa Ý

8. Cộng hòa Indonesia

9. Cộng hòa Singapore

10. Cộng hòa Pháp

11. Liên bang Malaysia

12. Cộng hòa Philippines

13. Thịnh vượng chung Úc

14. New Zealand

Đối tác toàn diện :

1. Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

2. Cộng hòa Bolivar Venezuela

3. Cộng hòa Liên bang Myarmar

4. Cộng hòa Nam Phi

5. Cộng hòa Chile

6. Cộng hòa Liên bang Brazil

7. Cộng hòa Argentina

8. Ukraina

9. Vương Quốc Đan Mạch

10. Canada

11. Hungary

12. Nhà nước Brunei Darussalam

13. Vương quốc Hà Lan

Đối tác chiến lược lĩnh vực :

1. Vương quốc Hà Lan

Quan hệ đặc biệt :

1. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

2. Vương quốc Campuchia

3. Cộng hòa Cuba

Nhưng "đối tác chiến lược toàn diện" là gì ? Theo định nghĩa của ngôn ngữ ngoại giao thì hai yếu tố "an ninh" và "thịnh vượng chung" được ưu tiên trong bang giao giữa hai nước, cao hơn một mức với "bang giao chiến lược" và "bang giao toàn diện".

Vì vậy, khi Việt Nam lưỡng lự chưa dám "đi gần" với Hoa Kỳ hơn nữa về mặt an ninh chung vì Hà Nội sợ bị Bắc Kinh trừng phạt về kinh tế. Bởi vì có đến 90 phần trăm nguyên liệu để sản xuất công nghệ của Việt Nam phải nhập càng từ Trung Quốc. Ngoài ra Trung Quốc cũng là nước nhập cảng nông-ngư phẩm nhiều nhất của Việt Nam.

Nhân quyền biến đâu mất ?

Một khía cạnh đáng chú ý khác trong cuộc đối thoại với hai ông Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Minh Chính là không thấy báo chí nước ngoài đề cập đến việc bà Harris có nêu lên những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam hay không.

Chỉ biết rằng sau đó, trong một tuyên bố của Tòa Bạch Ốc nhân chuyến thăm Hà Nội của Phó Tổng thống, vấn đề "Nhân quyến và Xã hội dân sự" đã được đề cập như sau (3) :

"Chính quyền Biden-Harris đang đặt nhân quyền vào trung tâm trong chính sách đối ngoại của chúng tôi và khi ở Việt Nam, Phó Tổng thống Harris nhấn mạnh vai trò thiết yếu của xã hội dân sự đối với sự phát triển toàn cầu.

Thúc đẩy xã hội dân sự và vận động chính sách cơ sở : Hoa Kỳ ủng hộ xã hội dân sự của Việt Nam và ủng hộ quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng và lập hội ở Việt Nam - như Phó Tổng thống đã nêu ra trong các cuộc gặp chính phủ. Ngoài ra, bà sẽ tổ chức một cuộc gặp vào ngày 26 tháng 8 với đại diện của các nhóm vận động cấp cơ sở, trong đó bà sẽ nhấn mạnh vai trò quan trọng của xã hội dân sự như một động lực của phát triển bền vững và thịnh vượng cho tất cả" (bản dịch của BBC, 25/8/2021).

Như vậy, tuy không công khai, bà Harris cũng có quan tâm đến nhân quyền, các quyền tự do và vai trò của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam mà Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam tích cực chống đối và đàn áp.

Tuy nhiên, tất cả báo Việt Nam, kể cả những báo "ôn hòa" như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động và Người Lao Động đều không đăng lời tuyên bố chống Trung Quốc của nữ Phó Tổng thống Harris.

Hợp tác chống dịch

Trong thời gian ở Hà Nội, Phó Tổng thống Kamala Harris đã : "Đánh giá cao nỗ lực kiểm soát đại dịch của Việt Nam và tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đẩy lùi dịch bệnh… Phó Tổng thống Kamala Harris đề nghị hai bên hợp tác chặt chẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ và Việt Nam tiếp tục duy trì chuỗi cung ứng sản xuất, không để gián đoạn trước tác động của đại dịch Covid-19", theo báo chí Việt Nam.

Hoa Kỳ đã giúp Việt Nam 5 triêu liều thuốc chống Covid 19 trong khi Văn phòng Khu vực Đông Nam Á và Papua New Guinea của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Desease Control and Prevention-CDC) vừa khánh thành tại Hà Nội.

Các viên chức Mỹ nói : "Văn phòng CDC sẽ thúc đẩy an ninh y tế toàn cầu bằng cách duy trì sự hiện diện bền vững trong khu vực, cho phép phản ứng nhanh chóng và hiệu quả đối với các mối đe dọa sức khỏe - bất cứ khi nào chúng xảy ra - và củng cố sứ mệnh cốt lõi của CDC là bảo vệ người Mỹ".

Phạm Trần

(26/08/2021)

Chú thích :

(1) "We need to find ways to pressure and raise the pressure, frankly, on Beijing to abide by the United Nations Convention on the Law of the Sea, and to challenge its bullying and excessive maritime claims"(AP)

(2) Their actions in the South China Sea amount to "coercion" and "intimidation"(AP)

(3) "The Biden-Harris Administration is putting human rights at the center of our foreign policy and, while in Vietnam, Vice President Harris emphasized the essential role that civil society plays in global development.

Promoting civil society and grassroots advocacy : The United States supports Vietnam’s civil society and advocates for freedom of expression, belief, and association in Vietnam-as raised by the Vice President in her government meetings. Additionally, the Vice President will hold a meeting on August 26th with representatives of grassroots advocacy groups, in which she will emphasize the critical role of civil society as a driver of sustainable development and inclusive prosperity". 

Published in Diễn đàn
samedi, 03 avril 2021 15:07

Bông Tân Cương và nhân quyền

Bông Tân Cương và nhân quyền : Thế lưỡng nan của các tập đoàn quốc tế tại Trung Quốc

Thuận theo Bắc Kinh hay bảo vệ nhân quyền ? Các doanh nghiệp quốc tế đứng trước lựa chọn khó khăn.

Tuần vừa qua, nhiều nhãn hàng thời trang quốc tế nổi tiếng như H&M, Nike, Adidas, Burberry, Puma… phải đối mặt với một làn sóng tẩy chay từ người tiêu dùng Trung Quốc.

bong1

Người dân làm việc trên cánh đồng bông tại Tân Cương. Ảnh : archyde.com.

Vụ việc trên xảy ra chỉ vài ngày sau khi các nước phương Tây, bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Canada và Liên minh Châu Âu, cùng áp đặt lệnh trừng phạt lên các quan chức Trung Quốc, với cáo buộc họ có liên quan đến các hoạt động đàn áp nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.

Tân Cương là một khu vực tự trị nằm ở vùng viễn Tây của Trung Quốc, nơi có phần lớn cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi sinh sống. Chính quyền Trung Quốc bị cáo buộc giam giữ người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung – nơi họ bị tra tấn, lạm dụng tình dục và cưỡng bức lao động.

Trong những năm qua, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác đã lên án các hành vi vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh đối với người Duy Ngô Nhĩ, trong đó có vấn đề cưỡng bức lao động. Theo các báo cáo, người Duy Ngô Nhĩ và một số dân tộc thiểu số khác bị ép buộc làm việc trên các cánh đồng bông (cotton) và trong nhiều nhà máy dệt tại khu vực này dưới những điều kiện lao động tồi tệ.

bong2

Theo các báo cáo, người Duy Ngô Nhĩ bị cưỡng ép làm việc trên các cánh đồng bông ở Tân Cương dưới những điều kiện lao động tồi tệ. Ảnh : BBC/ Getty Images.

Về phần mình, Trung Quốc đã bác bỏ toàn bộ những cáo buộc trên. Nước này cho rằng họ chỉ đang triển khai các chương trình đào tạo tiếng Trung cho người bản địa, loại trừ những quan điểm cực đoan và đưa người dân tại đây thoát khỏi đói nghèo.

Bông Tân Cương chiếm 80% tổng sản lượng bông của Trung Quốc và 20% trong chuỗi cung ứng bông trên toàn cầu. Phần lớn trong số đó phục vụ cho ngành may mặc và thời trang.

Vào tháng 10 năm ngoái, tổ chức Better Cotton Initiative (BCI – Sáng kiến nguồn bông bền vững) có trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ tuyên bố ngừng các hoạt động tại Tân Cương vì lo ngại về tình trạng cưỡng bức lao động. BCI thông báo trên website rằng họ không còn xác minh được nguồn bông sản xuất tại Tân Cương là "abuse-free" – không có tình trạng lạm dụng lao động xảy ra. Tuy nhiên, thông báo này sau đó đã không còn truy cập được.

"Nếu bạn tẩy chay bông Tân Cương, chúng tôi sẽ tẩy chay bạn"

Trước đó, các hãng thời trang là thành viên của tổ chức BCI (H&M, Nike, Adidas, Puma…) khẳng định họ đã dừng việc lấy bông từ khu vực Tân Cương.

Trong một tuyên bố vào tháng 09/2020, H&M nói rằng họ "quan ngại sâu sắc" về "tình trạng cưỡng bức lao động và phân biệt đối xử với các cộng đồng dân tộc và tôn giáo thiểu số ở Tân Cương". Đồng thời, hãng này cũng tuyên bố dừng việc mua bông từ các nông trường trong khu vực này.

bong3

Một cửa hàng H&M tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh : Nicolas Asfouri/Agence France-Presse/Getty Images.

Bẵng đi nửa năm, ngay sau khi các nước phương Tây áp lệnh trừng phạt các quan chức Trung Quốc, Đoàn Thanh niên cộng sản Trung Quốc đăng lại tin trên Weibo, chỉ trích quyết định của H&M. "Vừa muốn kiếm tiền ở Trung Quốc lại vừa lan truyền tin giả và tẩy chay bông Tân Cương sao ? Mơ mộng hão huyền !". Cư dân mạng Trung Quốc ngay lập tức kêu gọi tẩy chay các nhãn hàng từ chối sử dụng bông Tân Cương.

H&M trở thành đối tượng bị nhắm đến đầu tiên.

Chính quyền Trung Quốc cho rằng động thái của H&M là tự hại mình. Trong một cuộc họp báo, phát ngôn viên của chính quyền Tân Cương Xu Guixiang đặt vấn đề : "Vậy H&M còn có thể kiếm tiền từ thị trường Trung Quốc nữa không ? Chắc chắn là không".

Cho đến thời điểm hiện tại, có ít nhất ba trang thương mại điện tử phổ biến tại Trung Quốc (Pinduoduo, JD.com và Tmall) đã gỡ bỏ các sản phẩm của H&M ra khỏi nền tảng bán hàng trực tuyến của mình. Một số cửa hàng H&M tại nhiều thành phố Trung Quốc cũng bị buộc đóng cửa để thu hồi mặt bằng.

bong4

Một cửa hàng H&M bị buộc phải đóng cửa và nhãn hiệu bị che bằng vải đỏ tại thành phố Urumqi, Tân Cương. Ảnh : VCG/ Getty Images.

Kênh truyền hình trung ương CCTV thì cảnh báo H&M đã "sai lầm" khi chọn trở thành "anh hùng chính nghĩa" (righteous hero), và đe dọa hãng thời trang Thụy Điển "phải trả giá đắt cho hành động của mình".

Nhiều thương hiệu khác, trong đó có Nike, Burberry, Uniqlo và Puma cũng nhanh chóng trở thành mục tiêu của phong trào tẩy chay.

Nhiều ngôi sao nổi tiếng của Trung Quốc đưa ra tuyên bố sẽ chấm dứt hợp đồng hợp tác với các hãng thời trang từ chối sử dụng bông Tân Cương. Một nghệ sĩ trẻ mới nổi, thông qua đại diện của mình, tuyên bố "mẫu quốc là trên hết". Cùng lúc, hashtag "Tôi ủng hộ bông Tân Cương" trở thành đề tài nóng hàng đầu trên mạng Weibo với hơn 5 tỷ lượt xem (theo CNN).

bong5

Nhiều ngôi sao nổi tiếng tại Trung Quốc đã chấm dứt hợp đồng với các hãng thời trang quốc tế và đăng biểu ngữ "Tôi ủng hộ bông Tân Cương". Nguồn : www.campaignasia.com.

Chọn thị trường tỷ dân hay đứng về phía nhân quyền ?

Làn sóng tẩy chay mạnh mẽ tại Trung Quốc tạo áp lực lớn lên các công ty quốc tế.

Cách đây vài ngày, H&M ra tuyên bố mới, gọi Trung Quốc là "một thị trường rất quan trọng". Họ không đề cập đến việc có tiếp tục dùng bông Tân Cương hay không, nhưng nói rằng họ sẵn sàng đối thoại với tất cả các bên để cùng xây dựng một ngành thời trang bền vững hơn. Tuyên bố quan ngại của H&M về tình hình Tân Cương trước đó đã không còn truy cập được.

Trung Quốc là một thị trường béo bở của các nhãn hàng thời trang quốc tế. Vào năm 2019, H&M thu về 1,2 tỷ USD từ thị trường đại lục. Doanh thu của Nike trong năm 2020 cũng đạt trên 6 tỷ USD. Nắm giữ một sức nặng kinh tế từ thị trường khổng lồ, chính phủ Trung Quốc không ngần ngại gây sức ép lên những doanh nghiệp đi ngược lại với chính sách của mình.

Không chỉ riêng các hãng thời trang, nhiều tập đoàn quốc tế lớn có hoạt động tại thị trường Trung Quốc đã và đang cúi đầu trước áp lực đó, trong đó có các tên tuổi như Apple, tập đoàn khách sạn Marriott, hãng xe hơi Mercedes-Benz.

Hành động đáp trả của chính phủ Trung Quốc mang một ý nghĩa rất đơn giản. Các công ty có hai lựa chọn : hoặc là nghe và làm theo những yêu sách từ Bắc Kinh, còn không thì sẽ mất quyền tham gia vào thị trường hơn 1 tỷ dân này.

Các tập đoàn quốc tế đang lâm vào thế "tiến thoái lưỡng nan".

Một mặt, họ không muốn bỏ lỡ thị trường khổng lồ của Trung Quốc ; mặt khác, họ cũng đang phải đối mặt với những yêu cầu ngày càng gắt gao đến từ những người tiêu dùng có trách nhiệm trên thế giới. Những yêu cầu này trải dài, từ bảo vệ môi trường, theo đuổi sản xuất bền vững cho đến tôn trọng quyền con người.

Giữa làn sóng tẩy chay hồi tuần trước, Hugo Boss thông báo trên mạng xã hội Weibo là họ "sẽ tiếp tục thu mua và ủng hộ bông Tân Cương" vì "bông sợi dài Tân Cương là một trong những loại tốt nhất trên thế giới". Nhưng ngay sau đó, hãng thời trang đến từ Đức vội vàng đính chính rằng thông báo trên là "không đúng thẩm quyền" (unauthorized). Họ đã gỡ bỏ nó và thay bằng đường link dẫn tới một tuyên bố chính thức trên website của mình, trong đó khẳng định Hugo Boss chưa từng sử dụng nguyên liệu nhập trực tiếp từ Tân Cương.

Trong khi nhiều hãng thời trang khác còn đang đắn đo, Muji đã chọn cách làm hài lòng người tiêu dùng Trung Quốc. Trên website tại thị trường đại lục, thương hiệu đến từ Nhật này giới thiệu một dòng quần áo mới, nhấn mạnh việc sử dụng nguyên liệu là bông Tân Cương.

bong6

Mục sản phẩm mới trên website của Muji tại thị trường Trung Quốc, trong đó giới thiệu các mẫu áo làm từ bông Tân Cương. Ảnh : Yuki Kohara/ Nikkei Asia.

Trung Quốc chiếm đến 17% tổng doanh số bán hàng của Muji trên toàn cầu (tính từ tháng 3 cho đến tháng 11/2019). Hãng này có tổng cộng 274 cửa hàng hoạt động trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, tính đến tháng 8/2020.

Sự lúng túng của các hãng thời trang quốc tế lớn trước vấn đề Tân Cương đang tạo cơ hội cho các thương hiệu nội địa Trung Quốc phát triển.

Theo New York Times, cổ phiếu của các công ty thời trang và tập đoàn dệt may của Trung Quốc đang trên đà tăng cao trong bối cảnh phong trào tẩy chay tại quốc gia này ngày càng trở nên gay gắt. Có hơn 20 thương hiệu trong nước đã công khai tuyên bố ủng hộ nguồn bông từ Tân Cương.

Jason Nguyen

Nguồn : Luật Khoa, 03/04/2021

Published in Diễn đàn

Tại buổi hội luận với chủ đề "Các định chế nhân quyền, và các biện pháp chế tài", bà Desi Hanara, điều phối viên khối Nghị viên ASEAN vì Nhân quyền (APHR), đã trình bày về nỗ lực gửi thư đến Thủ tướng Việt Nam, yêu cầu trả tự do cho tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển.

chetai1

Tiến sĩ Heiner Beilefeldt, báo cáo viên đặc biệt Liên hiệp quốc về Tự do Tôn giáo- Tín ngưỡng (bên trái) và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, tổng giám đốc kiêm chủ tịch BPSOS (giữa) phát biểu tại Hội Nghị ngày 1 tháng 10, 2015 - Photo icj.org

Hôm 13/8 vừa qua, 65 nghị sĩ thuộc gần 30 quốc gia trên toàn cầu đã ký lá thư chung gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho ông Truyển, cũng như những tù nhân lương tâm khác.

Ông Nguyễn Bắc Truyển là Chủ tịch Hội Ái hữu Cựu Tù nhân Chính trị và một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, bị chính quyền Việt Nam bắt vào ngày 30/7/2017 và tuyên án 11 năm tù về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

cnetai2

Bốn thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bị bắt : Ký giả Trương Minh Đức, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Phạm Văn Trội, ông Nguyễn Bắc Truyển (từ trái qua). Photo : RFA

Bà Hanara trong buổi hội luận qua mạng ngày 14/8 của tổ chức Cứu Người Vượt Biển (Boat People SOS), cho biết, lá thư được gửi đến Thủ tướng đúng ngày kỷ niệm 3 năm ông Truyển bị bắt. Bà nói Việt Nam là đối tượng vận động hàng đầu của APHR vì Việt Nam đang giữ vai trò Chủ tịch luân phiên của ASEAN.

"Hôm qua chúng tôi đã gửi là thư chung đến Thủ tướng của Việt Nam, và chúng tôi rất vui được thông báo là hơn 65 nghị sĩ từ 28 quốc gia đã ký. Lá thư kêu gọi Thủ tướng trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Nguyễn Bắc Truyển, và tất cả những người hiện đang bị giam cầm chỉ vì do thực thi một cách ôn hòa các quyền con người gồm cả quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Lá thư cũng kêu gọi Việt Nam bảo đảm tất cả tổ chức tôn giáo được thực thi quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, và không bị đe dọa, tra tấn, ngược đãi, bắt bớ hoặc tù giam vì hành đạo ôn hòa".

Giáo sư Heiner Bielefeldt, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự do Tôn giáo hoặc Niềm tin từ năm 2010 đến 2016, đã cập nhật về tình hình của ông Truyển trong buổi hội luận :

"Ông Truyển hiện vẫn đang thi hành bản án tù giam, tại một trại giam rất xa gia đình. Có một thời gian ông cũng không được liên lạc với bên ngoài. Vợ ông cũng bị quấy rối, và bị ngăn cản quyền đi lại. Những người bảo vệ nhân quyền thường bị cho là người của "thế lực thù địch bên ngoài". Đây là ngôn từ mà nhiều chính quyền dùng, kể cả Việt Nam. Cho tôi nói, tôi không nghĩ ông làm việc cho "thế lực thù địch bên ngoài". Ngược lại, ông đang phục vụ cho nước Việt Nam. Ông là người yêu nước".

Trong buổi sinh hoạt trực tuyến, một trong chuỗi hội luận kéo dài 3 tuần của BPSOS, Giáo sư Ahmed Shaeed, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự do Tôn giáo hay Niềm tin, cho rằng, tình hình nhân quyền Việt Nam trong nhiều năm nay không có một thay đổi gì đáng kể.

"Về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, tôi không muốn khi phải nói là nó không có gì thay đổi so với nhận xét 6 năm về trước của người tiền nhiệm của tôi. Ông đã nói trong báo cáo là khả năng sinh hoạt ôn hòa và tự do của các nhóm không có đăng ký mới là phép thử cho sự cải thiện về quyền tự do đó tại Việt Nam. Chúng ta đều biết, việc đó đã không xảy ra. Luật (tôn giáo) có hiệu lực từ 2 năm nay có thể đã có một số bước tiến, nhưng những nhóm chưa đăng ký thì bị đẩy vào tình trạng lấp lửng. Họ không thể sinh hoạt khi chưa đăng ký, và không thể đăng ký khi chưa sinh hoạt ít nhất 5 năm".

Ông cũng cho rằng, những điều kiện đăng ký quá nặng nề và siết chặt quyền tự do tôn giáo thay vì tạo điều kiện cho người hành đạo. Tuy những quyền tự do không được mở rộng, ông nói, môi trường hoạt động cho nhân quyền có thay đổi, và ông ví nó như là một dàn nhạc, trong đó, mỗi người, mỗi tổ chức đóng một vai trò.

"Nó bao gồm những nhóm người lập hồ sơ dẫn chứng những vi phạm nhân quyền, những nhóm theo dõi đà phát triển hay thụt lùi về các quyền này, nhóm thì thương lượng với chính quyền để cải thiện phong độ và kỷ lục của họ, nhóm thì làm việc với những đồng minh trong nước đề xây dựng khả năng của họ, vận động họ, vạch mặt những người vi phạm, dùng biện pháp ngoại giao hoặc quỹ phát triển, những luật lệ trong phạm vi có thể, kể cả biện pháp chế tài".

Nói đến biện pháp chế tài, nhiều diễn giả cho rằng đạo luật Magnitsky toàn cầu là công cụ mạnh mẽ nhất của giới đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam.

Ông Robert Berschinski của tổ chức Human Rights First, một tổ chức với mục đích thúc đẩy chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ bắt nguồn từ cam kết mạnh mẽ về nhân quyền, cho biết Hoa Kỳ đã dùng đạo luật Magnitsky đối với 207 trường hợp từ 25 quốc gia, trong đó, 72 trường hợp liên quan đến những vi phạm nhân quyền, và 121 trường hợp liên quan đến tham nhũng.

Cho dù Hoa Kỳ chưa dùng đạo luật Magnitsky đối với quan chức Việt Nam, vì đạo luật này không bắt buộc Hoa Kỳ phải áp dụng nó khi có bằng chứng vi phạm nhân quyền, ông vẫn cho rằng, việc thu thập hồ sơ với đầy đủ dẫn chứng cụ thể là một việc thiết yếu để một chính quyền như Hoa Kỳ có đầy đủ dữ kiện khi muốn áp dụng biện pháp chế tài.

Chính việc này đang được nhiều cộng đồng Việt Nam trên thế giới, như tại Canada và Úc, vận động rầm rộ.

Giáo sư Heiner Bielefeldt cho rằng biện pháp chế tài không thể thay thế cho sự quan tâm hàng ngày, những hành động kiên trì do những người đấu tranh, như những lá thư gửi đến dân biểu, đến quốc tế, để các tù nhân lương tâm không bị bỏ quên trong tâm thức của thế giới. Theo ông, những hành động tuy đơn giản này, luôn luôn nhất quán hơn là các biện pháp chế tài.

Ông kể lại, vào năm 2014 khi ông có dịp thăm Việt Nam trong một chuyến làm việc chính thức của Liên Hiệp Quốc, ông đã có dịp gặp ông Truyển. Ông kể lại, đây là lần duy nhất trong vai trò là Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc mà ông phải chấm dứt cuộc gặp gỡ vì sự đe dọa của công an trong lúc đó.

"Tôi đã gặp nhiều người dũng cảm như ông Truyển. Những người này đã chấp nhận rủi ro nhiều để đấu tranh cho nhân quyền cho dân của họ. Và tôi mong rằng chính quyền Việt Nam biết quý việc họ làm vì nó là một sự cống hiến cho quốc gia".

Hội luận vào hôm 14/8 kết thúc 3 tuần sinh hoạt trực tuyến của BPSOS dẫn đến ngày 22 tháng 8, là ngày Quốc tế Tưởng niệm Nạn Nhân bị Bạo hành vì Tôn giáo hay Niềm tin. Từ năm 1992, BPSOS tổ chức chương trình "Ngày Vận Động cho Việt Nam", quy tụ hàng trăm người hoạt động cho nhân quyền tại Washington DC, nhằm vận động ngành lập pháp Hoa Kỳ.

Giang Nguyễn

Nguồn : RFA, 14/08/2020

Published in Diễn đàn

Văn hóa là sản phẩm của loài người

Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về văn hóa, cả nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp. Tuy nhiên, hầu hết các định nghĩa đều thống nhất rằng : Văn hóa là sản phẩm của con người trong suốt quá trình sống, lao động, ứng phó với thiên nhiên, với con người lẫn nhau trong xã hội.

vanhoa1

Tranh vẽ thời kỳ đồ đá (18.000 năm) trong hang động Lascaux, vùng Dordogne, Pháp - Ảnh minh họa

Thật vậy, kể từ thuở hồng hoang, lúc con người còn ở thời kỳ "ăn lông ở lỗ", văn hóa theo đó đã dần xuất hiện, dù lúc đó loài người chưa biết gọi tên.

Biết tạo ra lửa và dùng trong nhiều loại hình sinh hoạt đời sống, kể cả bảo vệ bản thân trước thú dữ, đó là biểu hiện đầu tiên của văn hóa.

Lửa được loài người phát minh từ cách đây khoảng 500.000 năm trước Công nguyên, xuất phát từ thực tế trong cuộc sống khi con người quan sát và nhận biết qua hiện tượng sấm sét. Các loài động vật khác không có khả năng này.

Loài vật nói chung, có thể rất thông minh nhưng chúng không có và không hiểu văn hóa. Ví dụ rõ nhất là trong duy trì bản năng truyền giống. Loài vật không có cảm giác hổ thẹn. Đó là đặc tính văn hóa quan trọng nhất mà chỉ có loài người được "đặc ân". 

Tiếng nói và chữ viết - đặc tính văn hóa thứ hai và đó là đặc tính phong phú nhất của văn hóa - cũng do loài người phát minh ra.

Tín ngưỡng nói chung và tôn giáo nói riêng là một phần của văn hóa. Phạm trù này cũng xuất phát từ đời sống hàng ngày. Con người thuở xưa cần một niềm tin đi liền với sự chở che, bảo bọc từ siêu nhiên, cần sự an ủi, ân cần chia sẻ, giúp đỡ khi đối diện trước những đau khổ trong đời sống, trong những lúc tuyệt vọng nhất mà ngay chính con người cũng không thể là điểm tựa cho nhau.

Theo dòng tiến hóa nhân loại, loài người đã tạo ra văn hóa để phục vụ cho chính mình.

Diverse Talents

Ngay cả trong lãnh vực giải trí, phục vụ cho chính con người sau một ngày làm lụng cực nhọc, những lời ca tiếng hát, câu hò cho đến các lễ hội v.v... hoặc trong ẩm thực, các môn thể thao v.v... tất thảy đều là văn hóa, do con người tạo ra.

Văn hóa (từ chữ La tinh là "Cultus") có nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người" (Wikipedia).

Kể từ đó, dần dần các khái niệm : lương tri, lương tâm, nhân cách, đạo đức v.v... bắt đầu được con người nghĩ đến, nghiên cứu và đúc kết đưa vào các môn học và ứng dụng trong thực tế (dân tộc học, nhân loại học, tâm lý học v.v...).

Văn hóa là cội rễ của giáo dục

Cũng theo sự phát triển ngày càng văn minh hơn, loài người ngày càng tinh tế và sâu sắc để nghĩ đến việc bảo tồn các nét văn hóa cho nhân loại nói chung và cho từng quốc gia, từng địa phương nói riêng.

Ví dụ rõ nhất về việc bảo tồn, người ta chia ra văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.

Văn hóa vật thể, ví dụ Việt Nam đã được UNESCO công nhận : Cố Đô Huế, Hoàng Thành Thăng Long, Phố Cổ Hội An v.v...

Văn hóa phi vật thể, ví dụ Việt Nam đã được UNESCO công nhận : Ca Trù, Hát Xoan, Không Gian Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ, Nhã Nhạc Cung Đình v.v...

Văn hóa không phải hoàn toàn là những sản phẩm tốt đẹp. Bởi có những loại văn hóa đã mai một theo thời gian (ví dụ : văn hóa ăn trầu của người Việt Nam, vừa ngậm cây tăm vừa nói chuyện sau khi ăn v.v...), hoặc bị xóa bỏ (ví dụ : văn hóa kỳ thị chủng tộc hay văn hóa kỳ thị người thuộc LGBTQ+).

Ngay tại Việt Nam có những nét văn hóa địa phương gây ra tranh cãi về mê tín và đạo đức, như : Lễ hội Khai Ấn Đền Trần hay Chém Lợn, Chọi Trâu...

Văn hóa không thể bị chính trị hóa theo cách coi "Đường Kách Mệnh" là "bảo vật quốc gia" [1] như nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã làm. Bởi khái niệm được quốc tế công nhận chỉ là "văn hóa vật thể" và "văn hóa phi vật thể". Thật vậy, ngay cả chỉ trong phạm vi nước Việt Nam, một sản phẩm viết sai chánh tả ngay từ tên tác phẩm là biểu hiện phản văn hóa.

Văn hóa là cội rễ của nhân quyền

Vì không phải hoàn toàn là tốt đẹp, cũng như đứng trước ứng xử văn hóa không phải lúc nào cũng đủ lương tri và lương tâm giữa con người với nhau trong đời sống, trong thiên tai, trong chiến tranh và nhất là trong cách "ăn nói & đối đãi & ứng xử" lẫn nhau, khái niệm Quyền Con người ra đời.

vanhoa3

Bản Tuyên ngôn Quyên Con người và Quyền Công dân của Pháp năm 1789

Hiến pháp Hoa Kỳ ra đời vào năm 1787. Quyền Con người được Hoa Kỳ gọi tên chính thức vào năm 1791, sau khi tu chính án Hiến pháp.

Cho đến lúc bấy giờ, dù Nhân quyền đã "có tên" nhưng người Mỹ vẫn không coi trọng cho lắm, bằng chứng là tình trạng "nô lệ da đen" là một trong các nguyên nhân gây ra nội chiến Bắc - Nam, kéo dài 4 năm, kể từ tháng Tư năm 1861 đến tháng Năm năm 1865. Và cuộc nội chiến chấm dứt cũng chính thức kết liễu luôn "chế độ nô lệ da đen".

Con người vẫn đối đãi với nhau phản văn hóa và vô văn hóa. Đó là hậu quả dẫn đến Đệ nhất Thế chiến và Đệ nhị Thế chiến.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế được biết ra đời vào ngày 10/12/1948.

Bối cảnh Tuyên ngôn Nhân quyền ra đời là sau Đệ nhị Thế chiến. Điều này có nghĩa, loài người nhận ra một thực tế kinh hoàng về văn hóa. Nó đang trở nên thê thảm sau chiến tranh mà cả thế giới lao vào cuộc sinh tử với những điêu tàn và tan hoang xác xơ phủ trùm trên địa cầu.

Loài người nhận ra, chính mình đã gây ra sự xác xơ về văn hóa và cần phải tìm cách cứu vãn cách cư xử giữa con người với con người, sao cho nhân bản hơn - bởi nếu không như vậy, loài người còn thua cả loài vật.

Và kể từ đó, Nhân quyền được đề cập đến, được phổ biến hơn 375 ngôn ngữ, với tinh thần là truyền đạt và giáo dục rộng khắp cho nhân loại hiểu và thực hành Quyền Con người - sống nhân bản (tức là bản chất tốt đẹp của loài người).

Không còn gì hoài nghi khi kết luận văn hóa là cội rễ giúp cho nhân quyền nảy sinh và phát triển.

Vô văn hóa tất phi nhân quyền.

Không thể đấu tranh cho nhân quyền bằng những việc làm và phát ngôn phản văn hóa.

Không thể đòi hỏi quyền tự do ngôn luận mà không dám nhận trách nhiệm. Bởi tính trách nhiệm là biểu hiện rõ nét nhất của văn hóa loài người.

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 01/04/2020 (nguyenngocgia's blog)

[1] https://tuoitre.vn/trung-bay-bao-vat-quoc-gia-duong-kach-menh-va-nhieu-h...

Published in Diễn đàn

Nhân quyền không thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

EVFTA vừa được EU chính thức thông qua vào hôm 12 tháng Hai năm 2020 tạo ra nhiều phản ứng và cảm xúc khác nhau trước dư luận.

nq1

Chính phủ cần tập trung vào việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, đẩy mạnh kết nối một cách công bằng để các doanh nghiệp được cạnh tranh bình đẳng.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không có thực...

Thời gian 25 năm, tính từ 1995 - thời điểm Hoa Kỳ hủy bỏ cấm vận Việt Nam - được dùng làm mốc để khái quát hình ảnh Việt Nam gọi là "hội nhập quốc tế". 

Thuở bấy giờ, hầu hết người dân đều hồ hỡi mừng vui, trước một cuộc đổi đời thật sự cho mỗi thân phận Việt Nam vô cùng khao khát tự do - "tài sản" quý giá mà người ta bỏ quên (những 25 năm) theo những "đêm dài lắm mộng" - bởi lời đường mật từ người cộng sản Việt Nam - vốn được sinh ra để vỗ an lòng dân của một thời đói khổ và tăm tối, hễ nhắc lại, bất cứ ai cũng rùng mình về những nếm trải đau thương.

Thời gian đó, rất nhiều người không quan tâm khái niệm "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" như sau này.

Theo wikipedia : "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" là tên gọi một hệ thống kinh tế được Đảng cộng sản Việt Nam sáng tạo và chủ trương triển khai tại Việt Nam từ thập niên 1990. Hệ thống kinh tế này, cho đến nay, chính Đảng cộng sản Việt Nam cũng thừa nhận rằng chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...Nguyên nhân của tình trạng này là hệ thống kinh tế này là hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử".

Như vậy, đủ để khẳng định : "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" không có thực. Tuy vậy, kinh tế Việt Nam gia tăng với số liệu GDP thật ấn tượng như dưới đây :

GDP năm 1995 : 20,74 tỷ đô la Mỹ

GDP năm 2005 : 57,63 tỷ đô la Mỹ

GDP năm 2015 : 193,20 tỷ đô la Mỹ

GDP năm 2019 : 266,50 tỷ đô la Mỹ.

Sự gia tăng nói trên do việc Hoa Kỳ hủy bỏ cấm vận Việt Nam là yếu tố quan trọng nhất, để từ đó các dòng vốn đầu tư, viện trợ, cho vay, đi cùng chất xám, công nghệ và cung cách kinh doanh khoa học, hiện đại của kinh tế thị trường ồ ạt đổ vào Việt Nam.

Vì vậy, kinh tế phát triển đi với đời sống dễ thở hơn của người Việt Nam, không hề xác nhận sự tồn tại của loại hình "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" trên địa cầu !

Hãy nhìn những quốc gia bị Hoa Kỳ cấm vận như : Bắc Hàn, Cuba v.v. để xác tín sự tăng trưởng của Việt Nam không phải từ "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".

Cho đến 15 năm sau cấm vận và 10 năm sau khi gia nhập WTO, bà Vigirnia Foote - Chủ tịch Hội đồng thương mại Mỹ - Việt, nhận xét [1] : "Đã hội nhập với thế giới, tham gia sân chơi chung toàn cầu, nhưng Việt Nam vẫn có cách làm ăn không giống ai. Nếu cứ tiếp tục, Việt Nam chỉ có thể "chơi" với người Việt Nam mà thôi". Cho đến nay - năm 2020, lời nhận xét này vẫn còn nguyên giá trị.

Giá trị lời nói trên tồn tại theo thời gian, cũng bởi do "nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" gây ra cái cảnh "không giống ai" như thế !

Bằng góc nhìn khoa học, bất cứ ai cũng biết, loài người chỉ có thể nghiên cứu những gì tồn tại trong thực tế. Những gì còn tranh cãi, không một nhà khoa học nào dám mang ra áp dụng.

Khi khái niệm quan trọng nhất mà chính Đảng cộng sản Việt Nam cũng thừa nhận "hệ thống kinh tế này là hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử" thì mọi sự hồ nghi cho khoa học vẫn còn nguyên đó.

Không hề ngoa ngôn để nói, nếu quả đây là một phạm trù có thực nhưng chưa được loài người biết đến, cho đến khi Đảng cộng sản Việt Nam phát hiện, thì "nền kinh tế này" hoàn toàn xứng đáng nhận giải Nobel về kinh tế và những ai đặt nền móng cho khái niệm "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" được xem là những nhà kinh tế vĩ đại có công khám phá ra học thuyết kinh tế tiến bộ nhất của xã hội loài người" (!)

...làm sao nhân quyền tồn tại trong đó ?

Đảng cộng sản Việt Nam phản bội khoa học, khi đẻ ra "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Nhưng thật lạ lùng, họ lại đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Để làm gì nhỉ (!)

Nghịc lý nói trên có từ thời cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà người Mỹ chưa bao giờ công nhận, dù ngày 8 và 9 tháng Tư năm 2019, ông Nguyễn Văn Bình với tư cách Trưởng ban kinh tế Trung ương - Ủy viên Bộ Chính trị, trong chuyến thăm Hoa Kỳ [2], tiếp tục công việc dở dang của ông Nguyễn Tấn Dũng để lại, khi gặp Thứ trưởng Thường trực Bộ Thương Mại Hoa Kỳ Karen Dunn Kelly.

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam coi việc hội nhập quốc tế, ký BTA với Hoa Kỳ, gia nhập WTO như là cái chỗ, để cho họ thích thì làm theo, không thích thì thôi (!) Lịch sử 25 năm qua đã chứng minh rõ điều đó.

Chủ tịch Ủy ban Thương mại EU, ông Bernd Lange nói rằng "lịch sử chứng minh cô lập không thay đổi được một quốc gia". Không hiểu ngài Lange sẽ nói gì về hiện trạng người cộng sản Việt Nam "làm ăn không giống ai" như bà Virginia Foote mô tả (?).

Đài VOA đưa tin [3] : "EVFTA có thêm một điều khoản theo đó thỏa thuận thương mại sẽ bị đình chỉ nếu có vi phạm nhân quyền".

Chỉ có điều, người ta thắc mắc phải đến như thế nào, phải thu thập bao nhiêu bằng chứng, để đạt được khái niệm mơ hồ mà phía EU đưa ra gọi là "nếu có vi phạm nhân quyền" ?

Mặt khác, khi ông Bernd Lange gắn mệnh đề "nếu có vi phạm nhân quyền" vào EVFTA tức là EU công nhận nhân quyền là "tập hợp con" trong EVFTA, cấu thành trong sự dày công đàm phán của đôi bên.

Và người Việt Nam phải vượt qua bao nhiêu thủ tục, bao nhiêu quy trình, phải đào thoát qua bao nhiêu cây số, bằng con đường nào nữa, để trình ra trước Nghị viện EU những thứ gọi là "nếu có vi phạm nhân quyền" đó ?

Thảm trạng của người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Hong Kong, Bắc Hàn, Cuba v.v... đã đủ chứng minh chưa ? Hoặc là báo cáo về vụ Đồng Tâm cùng những kêu gào tự do cho hơn 200 Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam, rồi tình trạng chà đạp nhân phẩm trải dài trên xứ sở "ngàn năm Văn Hiến" này đã đủ gọi là "vi phạm nhân quyền" chưa nhỉ (?)

Chẳng lẽ, trong từng miếng cá phi-lê, con tôm, trái xoài, quả cam mà dân EU dùng bữa, trên đầu lưỡi - những hương vị mặn mòi hoặc ngọt ngào đó - họ không cảm nhận được nước mắt và cả máu của người Việt Nam đang khóc ròng và rên la thảm thiết cho quyền con người đang bị dày xéo ?

Tạm kết

Làm sao cái có thật (tức là nhân quyền) có thể tồn tại ngay trong lòng cái không có thật (tức là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa) ?

Câu hỏi trên đã phơi bày tính phản khoa học của EU, dù họ ra vẻ quan tâm đến quyền con người cho dân Việt Nam.

EU thông qua EVFTA không khác gì Hoa Kỳ đã từng chấp nhận BTA vào năm 2000 với Việt Nam.

Hy vọng, một lúc nào đó EU không phải thốt lên lời cay đắng như Tổng thống Donald Trump nói : "Việt Nam lợi dụng chúng tôi còn tệ hơn Trung Quốc".

Dù khá muộn nhưng Hoa Kỳ đang sửa sai bằng thông tin của RFA [4] cho hay : Ngày 11 tháng Hai năm 2020, Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) thông báo thu hẹp danh sách các nước đang phát triển và kém phát triển, đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ xóa bỏ ưu đãi của WTO với nhiều nước, trong đó có Việt Nam".

Thành công với EVFTA nhưng Đảng cộng sản Việt Nam đang phải đối mặt trước hung tin nói trên, cộng với tình hình dịch bệnh Covid-19, có vẻ tạo ra hình ảnh "người cầm lái vĩ đại" không được "xuôi chèo mát mái" cho "nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" mà nó vẫn đang vỗ về cho toàn bộ "thủy thủ đoàn" thuộc Bộ Chính trị trong những ngày chuẩn bị cho đại hội đảng lần thứ 13 ? !

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 14/02/2020 (nguyenngocgia's blog)

[1] https://vietstock.vn/2010/07/viet-nam-van-lam-an-khong-giong-ai-768-1594...

[2] https://vov.vn/chinh-tri/ong-nguyen-van-binh-tham-va-lam-viec-tai-hoa-ky...

[3] https://www.voatiengviet.com/a/eu-thong-qua-evfta-bat-chap-nhan-quyen-va...

[4] https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-will-the-us-remove-the-prefe...

Published in Diễn đàn

Nhà trường không biết, không được dạy hai chữ ấy.

Mặt khác, nhà cầm quyền sợ hãi kiêng tránh hai chữ ấy.

Khi có hành vi vi phạm nhân quyền, pháp luật xử nhẹ hều.

Việt Nam bạo lực và bạo hành tràn lan, gồm nhiều nguyên nhân.

humanrights1

Hội nghị tập huấn "Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về quyền con người ở Việt Nam".

Cái ác và bạo lực diễn ra tràn lan trên các mặt

Bạo hành gia đình

Phần lớn người phụ nữ và trẻ em phải chịu đựng, án mạng đã xảy ra đây đó. Cái giá phải trả cho đàn ông vũ phu là án mạng giết chồng. Con giết bố mẹ ông bà. Bà giết cháu vì mê tín dị đoan,v.v…

Bạo lực nhà trường

Nhiều năm nay. Còn bao nhiêu hiện tượng thầy - trò đánh nhau. học trò đập nhau, học trò đánh và hạ nhục và hành hạ bạn yếu hơn, thầy cô hành hạ học trò… chưa bao giờ nở rộ như bây giờ.

Trong khi đó, mọi nhà trường không hề biết đến hai chữ "nhân quyền".

Bạo lực xã hội 

Lỡ đụng va quệt nhẹ trên đường giao thông, nhẹ nhất là chuyệ người này nhắc nhở người kia đừng vượt đèn đỏ, thế là có đánh lộn, thậm chí án mạng hoặc thương tật còn nặng nề hơn tai nạn giao thông. Tài xế lái xe bạt mạng giết người hàng ngày.

Chủ nhà giàu nuôi cả chục con chó dữ, thả rông bất chấp pháp luật đã từng có. Một em bé 8 tháng ở Hà Nội (2018) và cậu bé 7 tuổi ở Hưng Yên bị chó xé xác cách đây 3 ngày. Ngyên nhân sâu sa bền vững ổn định là các nhà cầm quyền địa phương bỏ mặc không phạt chủ chó được tự do vi phạm nhân quyền.

Bạo lực công an

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời luật sư Lê Cao (Đoàn luật sư Thành phố Đà Nẵng) cho biết, hành động ném chất bẩn vào nhà Nguyễn Hữu Linh là "không nên và pháp luật không cho phép", rằng "có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167", rằng "có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự theo điều 178 Bộ luật hình sự 2015". Tuy nhiên, chưa có đại diện pháp luật nào đã lên tiếng cho những tiền lệ trước đó : không phải một mà là rất nhiều lần, nhà của những nhân vật đấu tranh đã từng bị tạt chất bẩn, từng bị khóa trái cửa, từng bị ném đá làm hư hỏng toàn bộ đồ đạc… 

Trong vài trường hợp, chất bẩn được ném vào nhà "những người tranh dấu nhân quyền" là phân trộn nhớt hoặc phân pha với sơn ; cửa nhà họ không chỉ bị khóa trái mà ổ khóa còn bị xịt keo dán sắt ; cổng nhà họ cũng bị một nhóm "lạ mặt" nào đó đến quấy nhiễu, trước sự chứng kiến của con cái họ. Thủ phạm là những kẻ "khẩu trang"- không báo chí nào dám lên án.

Trong bất kỳ xã hội nào, người dân cũng có khuynh hướng chỉ trích chính quyền, từ thuế má đến bảo hiểm y tế... Tuy nhiên, chỉ trích chính sách nhà nước khác với tâm lý thù hằn chế độ. Ở nước nào đó đôi khi cũng có cảnh sát đánh dân nhưng chỉ "ở đây"- Việt Nam mới có chuyện "thanh niên tự đập mặt vào gậy cảnh sát giao thông khiến hốc mắt bị lún" hoặc "thanh niên nhập viện cấp cứu sau khi tự va vào dùi cui và súng của công an", hoặc chết trong đồn công an khi té và đập đầu dưới chân công an, tự đâm vào cổ hay tự treo cổ…

Câu chuyện trung tá đảng viên Nguyễn Chí Kiều đứng bên lề đường nhìn kẻ ác sắp đâm chết cô gái nhưng chỉ giơ cái que lên và ú ớ.

humanrights2

Việt Nam xã hội chủ nghĩa : "Trung tá Nguyễn Chí Kiều, Cảnh sát giao thông tỉnh Ninh Bình đứng nhìn kẻ ác đâm chết người yêu, không can ngăn".

Và đây là đối chứng ở một nước hiểu rõ hai chữ NHÂN QUYỀN

Eric - cảnh sát trẻ Phòng cháy chữa cháy ở thủ đô Đan Mạch huy động toàn đơn vị đi khắp thành phố tìm cứu một bà già bị nạn gọi điện kêu cứu mà không thể nói được địa chỉ. Cái kết có hậu.

Cả một hệ thống nguyên nhân 

Nguyên nhân lịch sử

Nước ta trải qua chiến tranh quá dài, khắc nghiệt và tàn bạo. Lòng người chai sạn. (Nhạc sĩ Văn Cao quá vui mừng ngày chấm dứt chiến tranh, nhưng ông chẳng phải nhà khoa học nên hạn chế về nhận thức. Ông có tài nắn trên cung đàn những giai điệu du dương, chọn khéo những hợp âm và nhịp điệu thổn thức lòng người). Hậu quả chiến tranh vô cùng dai dẳng, không thể lường hết được. Chất độc màu da cam có thể đo được bằng máy móc hiện đại. Chất độc da "người", "chất độc tâm hồn người" phải chờ nó bộc phát khi có dịp. Bởi vì, giới khoa học xã hội- nhân văn nước ta không làm tròn phận sự, họ chỉ mắc bận những công trình nghiên cứu mì ăn liền và phần nào bưng bô vuốt ve chế độ để lấy kinh phí, lành hơn một chút là những công trình tầm chương trích cú tầm phào kiểu mọt sách, chẳng có hiệu quả gì cho cuộc sống này.

Nguyên nhân chính trị tư tưởng

Cụm từ "công cụ chuyên chính vô sản" là bài học chính trị cho nhiều lớp học trò chúng tôi. Nó chính là sự bảo đảm về lý luận cho chế độ cai trị gần một thế kỷ tự tung tự tác. Cả một hệ thống tuyên giáo nửa thế kẻ cổ vũ quyền độc tào và bạo lực.

Nguyên nhân giáo dục & văn học nghệ thuật

Sách giáo khoa hơn nửa thế kỷ qua phần lớn cổ vũ bạo lực chiến tranh dưới các kiểu bình phong, vỏ bọc hình tượng yêu nước (với những câu thơ tiêu biểu Chế Lan Viên : "Cái hầm chông là điều nhân đạo nhất" được gọi là "Cạm bẫy ca"). Tình trạng đó vẫn kéo dài hàng chục năm sau khi chấm dứt chiến tranh 1975 và thỉnh thoảng báo đài truyền thông lại "khuấy đục bạo lực" vô giới hạn.

Kết

Đỗ Mạnh Hùng 200k và Nguyễn Hữu Linh, và… và…

Hãy so sánh Đỗ Mạnh Hùng ở huyện An Lão, Hải phòng, người nêu tấm gương "ép hôn" cô sinh viên 21 tuổi trong thang máy Hà Nội và hành động tương tự của Nguyễn Hữu Linh vừa nghỉ hưu ở Thành phố Đà Nẵng. 

Với Hùng một người kinh doanh bình thường, công an phạt 200k, người dân chỉ chê cười và hài hước. 

Với Linh viện kiểm sát nhân dân kiêm bí thư đảng ủy ép hôn bé gái 7 tuổi trong 58 giây, người ta căm ghét tới mức kéo tới tận nhà bôi bẩn và viết, vẽ, chưa kể sự chửi rủa trên mạng kéo dài tới mức người ta quên thảm cảnh cậu bé 7 tuổi bị một đàn chó dữ 10 con cắn xé rách nát và chết trên sân vận động thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, Hưng Yên.

Tương tự, người ta có thể chia buồn trước cái chết của một ông Đỗ Văn Mười nào đó nhưng tại sao "dân mạng" lại hả hê trước cái chết của "đồng chí Đỗ Mười" ?... Người dân thù ghét chính quyền là "hiện tượng" có thực, chẳng phải như chị phó bí Sài Gòn-Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Quyết Tâm suýt ăn một cái dép bay sau khi nói "nhân dân ta vẫn tin Đảng", "con cán bộ làm cán bộ là hạnh phúc của dân tộc" (thực ra học mót câu nói của ông sư Thích Thanh Quyết biệt danh Thích Cúng Sao). Sẽ không có một phân tích tâm lý nào đúng với bản chất vấn đề trước "hiện tượng" xã hội này nếu nguồn gốc dẫn đến hiện tượng bị phớt lờ đi (Fb Phạm Lưu Vũ).

Trước khi lên án những hành động và phát biểu "vô văn hóa" của "dân mạng", hãy đặt câu hỏi tại sao người dân thù ghét chính quyền ; tâm lý đặc biệt này đến từ đâu và nguyên nhân đích thực ?

Tại áo giới truyền thông, ngành giáo dục né tránh hai tiếng nhân quyền ?

Mỗi khi có vụ nổi cộm bạo hành trẻ em, bạo hành học trò, các nhà báo lại vác máy đi phỏng vấn một số nhà nghiên cứu, nhà giáo, học giả, cán bộ lãnh đạo ngành hoặc bàn tròn thảo luận trên ti vi, kể cả thảo luận nghị trường quốc hội, v.v… Mỗi vị đều tung ra lý luận nghề nghiệp của mình. Nào là con người bây giờ vô cảm, cán bộ thiếu trách nhiệm, nào là nhà trường không dạy kỹ năng sống, không có tổ tư vấn tâm lý cho học trò. v.v…

Thực ra, lý do đơn giản hơn nhiều. 

Nhà trường không biết, không được dạy hai chữ ấy. 

Mặt khác, nhà cầm quyền sợ hãi kiêng tránh hai chữ ấy.

Khi có hành vi vi phạm nhân quyền, pháp luật xử nhẹ hều.

Đề nghị 

Giới nghiên cứu xã hội-nhân văn hãy lập đề cương nghiên cứu đi. Đề tài cấp thiết và nóng hổi đấy.

Hãy bắt đầu từ hai chữ NHÂN QUYỀN, mặc dù đề tài này rất cũ, có tuổi thọ 230 năm kể từ năm 1789.

"Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, 1966" chính phủ Việt Nam đã tham gia ký kết.

Các giới nghiên cứu và giáo dục hãy bắt đầu từ ba bản tuyên ngôn sau đây, lần lượt theo thời gian lịch sử.

Bắt đầu từ một văn bản cột mốc, đưa loài người vào thời kỳ hiện đại :

Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1) là văn bản nền tảng của Cách mạng Pháp, được chấp thuận bởi Quốc hội Pháp ngày 26 tháng 8 năm 1789, trong đó quy định các quyền cá nhân và quyền tập thể của tất cả các giai cấp là bình đẳng. Chịu ảnh hưởng bởi học thuyết các quyền tự nhiên, các quyền con người là bình đẳng : có giá trị tại mọi thời điểm và tại mọi không gian, gắn với bản chất con người. Dù văn bản này thiết lập các quyền cơ bản cho tất cả công dân Pháp và tất cả con người không ngoại lệ, dù chưa kịp đề cập đến vị trí của phụ nữ cũng như nô lệ ; dù vậy, nó vẫn là tiền thân của các phương thức nhân quyền quốc tế.

Tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại Hội đồng Liên hiệp quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Paris, Pháp. Bản Tuyên ngôn đã được dịch ra ít nhất 375 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt..

Đây văn bản mới nhất : Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị 1966, Chính phủ Việt Nam đã ký kết.

Công ước chỉ có 53 điều. Nếu giáo viên làm biếng thì chỉ cần nhớ một điều 7 của Công ước và giảng bài minh họa là đủ. Điều 7 nói về quyền sống và bất khả xâm phạm của cá nhân.

Phùng Hoài Ngọc

Nguồn : VNTB, 09/04/2019

(1) Nguyên bản tiếng Pháp : Déclaration des droits de l’Homme et du citoyen

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 3