Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

11/03/2017

Phản ứng về lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc trên Biển Đông

Trung Quốc lại vi phạm luật quốc tế với lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông (RFI, 11/03/2017)

lenhcam1

Ảnh minh họa : Tàu cá Philippines chuẩn bị ra vùng biển bãi đá Scarborough, ngày 03/11/2016. Reuters

Ngày 27/02/2017, Trung Quốc lại ban hành "lệnh" cấm đánh bắt cá ở nhiều khu vực trên Biển Đông, từ ngày 01/05 đến ngày 16/08. Sự kiện này thu hút sự chú ý vì đây là quyết định "cấm biển" đầu tiên của Bắc Kinh sau khi Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết (12/07/2016) về Biển Đông trong đó ghi nhận là một lệnh cấm đánh cá tương tự mà Trung Quốc đưa ra năm 2012 đã vi phạm luật biển quốc tế và phớt lờ chủ quyền của nguyên đơn Philippines trong việc bảo vệ sinh kế trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Trong một bài phân tích đăng trên trang web Mỹ Lawfare ngày 07/03/2017, Julian Ku và Chris Mirasola, hai chuyên gia về luật quốc tế, đã phân tích quyết định vừa ban hành của Trung Quốc để kết luận rằng Bắc Kinh rõ ràng vẫn vi phạm những yếu tố rất quan trọng của luật biển nói chung và phán quyết của Tòa Trọng Tài nói riêng. Đối với hai chuyên gia này, thì lệnh cấm đánh cá mới của Trung Quốc cũng đe dọa tiến trình xích lại gần nhau giữa Manila và Bắc Kinh về tranh chấp Biển Đông.

Lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc có hiệu lực trên một vùng rộng lớn ở Biển Đông nằm ở phía bắc vĩ tuyến 12, được áp dụng cho cả ngư phủ Trung Quốc lẫn nước ngoài, và không có ngoại lệ nào cho các vùng biển trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines hay nước khác.

Đòi cấm đánh cá ở vùng cách đất liền Trung Quốc 600 hải lý !

Là một quần đảo, Philippines có một vùng đặc quyền kinh tế trải rộng trên phần lớn Biển Đông ở phía bắc vĩ tuyến 12 và chồng lấn lên những vùng Trung Quốc mà đòi chủ quyền.

Tòa Trọng Tài La Haye đã đánh giá rằng yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền và quyền quản lý nguồn cá ở bên trong "đường chín đoạn" đều không phù hợp với luật biển quốc tế UNCLOS, vốn chỉ tính chủ quyền và quyền quản lý trong một giới hạn nhất định tính từ bờ biển quốc gia.

Điều 56 của luật biển UNCLOS quy định vùng đặc khu kinh tế mà các quốc gia ven biển có quyền khai thác, quản lý nguồn hải sản là 200 hải lý. Phần lớn bờ biển Trung Quốc đều nằm cách vĩ tuyến 12 - được ghi trong lệnh cấm đánh cá - hơn 600 hải lý về phía bắc.

Lệnh cấm của Trung Quốc không nói rõ về đòi hỏi chủ quyền của họ trong khu vực mà chỉ nói chung chung là lệnh cấm áp dụng cho vùng biển "Nam Hải ở phía bắc vĩ tuyến 12".

Luật Đánh Cá Trung Quốc dùng làm cơ sở cho quyết định cấm cũng mơ hồ vì quy định việc quản lý hoạt động đánh bắt trong "tất cả các vùng biển khác thuộc thẩm quyền của Trung Quốc" - tức là bao gồm vùng bên trong đường lưỡi bò.

Từ sau phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye, hai tác giả viết trên Lawfare đã cố tìm hiểu xem Trung Quốc có tuân thủ phán quyết quốc tế trong thực tế hay không, bất chấp các tuyên bố phủ nhận công khai. Kết luận của hai chuyên gia này rất rõ : Trong số 15 khuyến cáo của Tòa, Trung Quốc chỉ tuân thủ 2 điểm, trắng trợn vi phạm 3 điểm, còn 10 điểm còn lại thì giữ thái độ mơ hồ.

Lệnh cấm đánh cá có thể phá đà cải thiện quan hệ Manila-Bắc Kinh

Với lệnh cấm đánh cá tương tự như những gì áp dụng năm ngoái sau phán quyết La Haye, Trung Quốc như vậy vẫn theo đuổi chính sách cũ và vẫn coi thường luật quốc tế.

Đối với hai tác giả bài phân tích, việc thông báo lệnh cấm đánh cá 2017 có thể đe dọa những diễn biến tích cực bắt đầu từ mùa thu qua, khi vào hạ tuần tháng 10, quan chức Trung Quốc và Philippines đã đạt trong thực tế thỏa thuận cho phép ngư dân Philippines đến đánh cá vùng biển chung quanh bãi Scarborough ở Biển Đông và phía bắc vĩ tuyến 12. Đây là một nguyên nhân gây căng thẳng dai dẳng giữa hai nước.

Nếu thực thi lệnh cấm đánh cá ở vùng này, nơi mà Tòa Trọng Tài đã xác định rằng ngư dân Philippines có quyền đánh bắt truyền thống, Trung Quốc không những vi phạm trắng trợn phán quyết quốc tế, mà còn phá hoại công cuộc hợp tác giữa Trung Quốc và chính quyền mới ở Philipppines.

Điều đó cũng gây bất lợi cho kế hoạch đúc kết một cái khung cho Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN mà Philipppines muốn có vào cuối năm 2017.

Tóm lại, cho dù lệnh cấm đánh cá năm nay không phải là một cái gì mới trong hành động của Trung Quốc, nhưng việc thực thi lệnh này sẽ xóa bỏ một số kết quả hợp tác hiếm hoi về Biển Đông có được từ năm ngoái.

Nhưng nếu Trung Quốc bất ngờ không áp đặt lệnh cấm đánh cá đối với ngư dân nước ngoài - như Philippines chẳng hạn - ở gần khu vực Scarborough Shoal, giới quan sát sẽ xem đấy là một dấu hiệu cụ thể về ý muốn nhượng bộ từ phía Bắc Kinh.

Cho đến giờ, Trung Quốc không thấy có những dấu hiệu này, nhưng cách Trung Quốc áp dụng lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông năm nay cần được theo dõi kỹ.

RFI tiếng Việt

**************************

Láng giềng Trung Quốc tức giận vì lệnh cấm đánh cá (VOA, 10/03/2017)

lenhcam2

Các tàu đánh cá neo đậu ti cng Th Quang, Đà Nng, 26/3/2016.

Bắc Kinh nói s ra lnh cm tt c các tàu thuyn qua li trên vùng bin Nam Trung Hoa (Vit Nam gi là Bin Đông) nơi có ngun hi sn di dào, t tháng 5 đến tháng 8 năm nay, ngay c vùng bin mà Vit Nam và Philippines cũng có tuyên b ch quyn.

Các chuyên gia nói rằng kế hoch ca Trung Quc tuyên b lnh cm đánh bt cá mt cách cng rn và khác thường ở Biển Đông trong năm nay đe da mi quan h vi các nước láng ging, mc dù đã có mt cuc đi thoi trong vài tháng gn đây và lnh cm này có th vi phm phán quyết ca tòa án trng tài quc tế năm 2016.

Bộ Nông nghip Trung Quc vào tháng Hai cho biết s áp đt mt lnh cm đánh bt cá nghiêm ngt nht bt đu vào tháng 5 đ bo v ngun cá. Lnh tm ngưng s áp dng cho c khu vc Bin Đông đến vĩ tuyến 12, trong đó có các vùng bin mà Đài Loan, Vit Nam và Philippines tuyên b ch quyn.

Bắt đu t đt cấm đu tiên vào 1995 cho đến nay, Bc Kinh đã thc thi các lnh cm khai thác hi sn Bin Đông bng cách bt gi các tàu đánh cá. Các nhà phân tích nói nếu năm nay Trung Quc ra lnh cm na s gp ri ro đánh mt mi quan h tt đp vi Vit Nam và Philippines.

Ông Fabrizio Bozzato, một nhà nghiên cu chuyên v các vn đ quc tế ti Đi hc Tamkang, Đài Loan, nói : "Trung Quốc ra thông báo v lnh cm đánh bt cá mà không có s tham kho ý kiến vi các quc gia khác có tuyên b ch quyn, nhng quc gia có li ích đáng k Bin Đông. Vn đ s hoàn toàn khác đi nếu như Trung Quc có tham kho ý kiến vi các quc gia như Vit Nam hoc Philippines đ thc hin mt lnh cm đánh bt cá chung. Thông đip mà Bc Kinh mun chuyn ti là Bin Đông là bin hoàn toàn thuc Trung Quc và Trung Quc đc quyn đi vi các ngun tài nguyên".

Đài Loan thường im lặng trong tranh chp lãnh hi, nhưng Vit Nam và Philippines thì thng thn hơn v vic bành trướng lãnh hi ca Trung Quc, bao gm vic bi đp và thiết lp các cơ s quân s trên các hòn đo đang tranh chp.

Theo ông Termak Chalermpalanupap, thành viên của Vin ISEAS Yusof Ihsak Singapore, c hai quc gia Vit Nam và Philippines đu không tha nhn lnh cm ca Trung Quc, c hai nước đu cho phép thuyn đánh cá ca ngư dân t khai thác trên vùng bin, dù có vi phạm hay không.

Ông Termsak nói : "Điều này ph thuc vào ngư dân đa phương, h biết rng h có nguy cơ b lc lượng tun duyên Trung Quc bt gi. Thc tế h đã b bt nhiu ln ri".

Ông Herman Kraft, nhà khoa học chính tr thuc trường Đi hc Diliman, nói rng chính ph Philippines có lẽ s không khuyến cáo các tàu đánh cá phi rút khi khu vc cm, vì bt kỳ cnh báo nào ca Philippines s cho thy Philippines nhượng b Trung Quc.

Ông Kraft đề cp đến mt đo nh phía tây bc Manila khi b các tàu Trung Quc chiếm đóng vào năm 2012 : "Nếu có xy ra hành vi quy ri rt d di, như nhng gì đã xy ra bãi cn Scarborough. Có l s làm gim đi s hin din ca ngư dân Philippines nhng khu vc này".

Khác với nhng tng thng tin nhim, vào tháng 10, Tng thng Philippines Rodrigo Duterte đã gặp g nhà lãnh đo Bc Kinh đ bàn v kh năng cùng khai thác vùng bin tranh chp. Các quan chc cp cao ca Trung Quc và Vit Nam đã gp nhau t tháng 9 cũng đ xem xét kh năng hp tác v hàng hi.

Tuy nhiên, theo một bài bình lun của Vin Lawfare Hoa Kỳ, lnh cm đánh cá ca Bc Kinh đe do mi quan h đang m lên gia Trung Quc và Philippines.

Ông Zhang Hongzhou, nhà nghiên cứu thuc Chương trình Trung Quc ti Trường Nghiên cu Quc tế S. Rajaratnam thuc Đi hc Công ngh Nanyang, Singapore nói : Vit Nam s phn đi nhưng có l không khuyến khích các ngư dân "thách thc" lnh cm.

Một s nhà phân tích nói rằng lnh cm vn ca Trung Quc cũng vi phm phán quyết ca tòa án trng tài quc tế La Haye. Phán quyết đưa ra vào tháng 7 năm 2016 cho v kin ca Manila cho biết mt lnh cm tương t ca Trung Quc vào năm 2012 đã khước t quyn li ca người dân Philippines trong vic qun lý ngư trường trong vùng đc quyn kinh tế 200 hi lý (tc khong 370 kilomet).

Ông Chalermpalanupap nói : "Có lẽ thách thc ca các quc gia ven bin có th ln hơn, do phán quyết ca tòa án trng tài rng Trung Quc thực s không có cơ s pháp lý đ đòi quyn kim soát trong nhiu khu vc tranh chp".

Nhưng ông nói thêm các lnh cm đánh cá cũng giúp Trung Quc khng đnh vic "kim soát hp pháp" các khu vc tranh chp. Các quan chc Trung Quc đã cc lc bác b phán quyết ca tòa án quc tế.

Ông Zhang nói rằng Trung Quc s "hoàn thành nghĩa v ca mình" theo Luật bin ca Liên Hip Quc thông qua vic kim soát vic đánh bt quá mc.

Theo một báo cáo ca cơ quan Đa lý Quc gia vào gia năm 2016, vùng bin này có năng sut 16,6 triu tn cá mi năm và ngành khai thác thy sn có khong 3,7 triu lao đng, nhưng tr lượng đang gim sút sau nhiu thp k b khai thác.

Tuy nhiên, ông Zhang cho rằng các vùng đc quyn kinh tế được mi nước áp dng "không c đnh" và ranh gii đường 9 đon như Trung Quc tuyên b đi vi hu hết bin Đông "vn còn chưa rõ ràng".

Theo tờ Nhân dân Nht báo, lnh cm năm nay s kéo dài đến gia tháng 8, dài hơn năm trước mt tháng, và hn chế nhiu loi hình hot đng đánh bt hi sn. Theo li bình lun Vin Lawfare, lnh cm không đ cp đến các quc tch ca ngư dân và ch cho phép sử dng dng c câu cá và đánh lưới đơn.

Bắc Kinh tuyên b ch quyn trên vùng Bin Đông tri dài 3,5 triu cây s vuông. Brunei và Malaysia có mt s vùng bin có tranh chp vi Trung Quc, nhưng các khu kinh tế bin ca c hai nước này đu nm phía nam ngoài khu vực cm đánh cá năm 2017.

Ralph Jennings

Quay lại trang chủ
Read 747 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)