Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

15/09/2019

Biển Đông : Hoa Kỳ thách thức trong khi Ấn Độ dè dặt với Trung Quốc

RFI tiếng Việt

Trung Quốc nói đã 'trục xuất' tàu Mỹ ra khỏi Hoàng Sa (BBC, 15/09/2019)

Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói nó đã "trục xuất" một tàu khu trục của Hoa Kỳ ra khỏi quần đảo Hoàng Sa hôm thứ Sáu, 13/9, theo Bưu điện Hoa Nam.

uss1

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer

Phát ngôn viên của Chiến khu Nam Bộ thuộc Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), Đại tá Lý Hoa Mẫn, nói rằng tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Hải quân Hoa Kỳ USS Wayne E. Meyer đã di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa "mà không có sự cho phép của chính phủ Trung Quốc".

"Quân đội của chúng tôi sẽ [thực hiện] tất cả các biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia và bảo vệ vững chắc hòa bình và ổn định ở Biển Đông."

Ông Lý cho biết Hải quân và Không quân PLA đã theo sau, xác định, theo dõi, cảnh báo và trục xuất tàu khu trục này.

"Phớt lờ các luật lệ và quy tắc quốc tế, phía Hoa Kỳ đã thực hiện quyền bá chủ trên biển ở Biển Đông trong một thời gian dài. Những hành động như vậy đã làm suy yếu nghiêm trọng các lợi ích có chủ quyền của Trung Quốc, và chứng minh rằng phe Mỹ hoàn toàn thiếu chân thành trong việc duy trì hòa bình toàn cầu cũng như an ninh và ổn định khu vực," ông Lý nói.

Trước đó, chỉ huy Reann Mommsen, phát ngôn viên của Hạm đội Bảy của Hải quân Hoa Kỳ nói đợt tuần tra mới nhất này nhắm vào việc thách thức các "yêu sách quá mức" của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa, vốn cũng được tuyên bố chủ quyền bởi Đài Loan và Việt Nam.

"Trung Quốc đã cố gắng đòi thêm vùng biển nội địa, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hơn là theo luật quốc tế," bà Mommsen nói với Reuters.

"Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền với vùng đảo Hoàng Sa. Cả ba yêu cầu phải có sự cho phép hoặc thông báo trước khi một tàu quân sự nước ngoài thực hiện một đường đi 'vô hại' qua vùng biển lãnh thổ.

uss2

Trung Quốc nói lực lượng Hải quân và Không quân của nước này đã theo sau, xác định, theo dõi, cảnh báo và trục xuất tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Hải quân Hoa Kỳ USS Wayne E. Meyer

"Việc áp đặt hay yêu cầu thông báo đơn phương của bất kỳ giới cầm quyền nào cho một hoạt động qua lại vô hại (innoccent passage) là điều không được quy định trong luật quốc tế, vì vậy Hoa Kỳ thách thức những yêu cầu này".

Hoa Kỳ cũng thách thức tuyên bố về đường cơ sở năm 1996 của Trung Quốc về chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, bà Mommsen nói.

Tháng trước, tàu USS Wayne E. Meyer của Mỹ cũng đi qua khu vực trong vòng 12 hải lý của khu vực Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn, hai khu vực đảo nhân tạo lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực quần đảo Trường Sa. Đây là lần đầu tiên tàu chiến Hoa Kỳ thách thức hai tiền đồn của Trung Quốc kể từ khi thực hiện hoạt động tuần tra tự do hàng hải.

******************

Khu trục hạm Hải quân Hoa Kỳ đi sát quần đảo Hoàng Sa (RFA, 14/09/2019)

Khu trục hạm USS Wayne E. Meyer của Hải quân Hoa Kỳ vừa đi qua quần đảo Hoàng Sa, thách thức Trung Quốc, 2 tuần sau khi chiến hạm này đi qua đá Chữ Thập và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa. Hãng tin Reuters trích lời của người phát ngôn Hạm đội Bảy Reann Rommsen cho biết như vậy hôm thứ Sáu, ngày 13/9.

uss3

Hình minh họa. Khu trục hạm USS Wayne E. Meyer của Hải quân Hoa Kỳ đi cùng tàu chiến Wang Geon của Hải quân Nam Hàn trong một cuộc tập trận chung ở Thái Bình Dương hồi tháng 4/2017 - Reuters

"USS Wayne E. Meyer thách thức những hạn chế về đi qua vô hại do Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam áp đặt, đồng thời thách thức đòi hỏi của Trung Quốc đối với đường cơ sở thẳng mà Bắc Kinh áp dụng đối với quần đảo Hoàng Sa", người phát ngôn Hạm Đội 7 được Reuters trích lời cho biết.

Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa lúc đó do chính quyền Nam Việt Nam kiểm soát. Hiện tại, cả Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan đều đòi chủ quyền đối với quần đảo này.

Từ năm 1996, Trung Quốc đã tuyên bố một loạt đường cơ sở thẳng qua quần đảo Hoàng Sa nhằm mục đích mở rộng phần lãnh hải quanh quần đảo này, thay vì vẽ riêng đường cơ sở thẳng cho từng thực thể theo quy định của luật quốc tế.

Người phát ngôn Hạm đội 7 cho biết các đòi hỏi của Trung Quốc đối với vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nhiều hơn so với quy định của luật quốc tế.

Từ năm 2015 đến nay, Hoa Kỳ đã liên tục gửi tàu chiến và máy bay đi qua khu vực Biển Đông trong chương trình tự do hàng hải (FONOP) nhằm thách thức các đòi hỏi về chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Washington thời gian qua đã có những chỉ trích nặng nề đối với Bắc Kinh về những hoạt động quân sự hóa khu vực Biển Đông và có hành động bắt nạt các nước láng giềng trong đó có Việt Nam.

Bắc Kinh nói Hoa Kỳ đang gây bất ổn tình hình trong khu vực và bóp méo sự thật.

*********************

Quốc phòng : Lầu Năm Góc "dồn hỏa lực" về phía Trung Quốc (RFI, 14/09/2019)

Tuần tra trên biển, bắn thử tên lửa, diễn tập đổ bộ, bộ Quốc phòng Mỹ gần đây đã có nhiều hành động trong vùng Châu Á Thái Bình Dương. Washington muốn nhắc nhở Trung Quốc tránh vượt qua lằn ranh đỏ hay chính quyền Trump tăng tốc chặn đứng những tham vọng chiến lược của Bắc Kinh ?

my1

Lầu Năm Góc, trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ, tại thủ đô Washington. Reuters/Yuri Gripas/File Photo

Hãng tin Pháp AFP nêu lên hai câu hỏi này sau sự kiện Hạm Đội Bảy của Hoa Kỳ hôm 13/09/2019 điều tàu khu trục USS Wayne E.Meyer áp sát các đảo do Trung Quốc chiếm giữ trong khu vực quần đảo Hoàng Sa. Cuối tháng 8/2019, cũng chiến hạm này đã đi vào bên trong khu vực 12 hải lý của Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn tại Trường Sa.

Trong chín tháng đầu năm 2019, Hải Quân Hoa Kỳ đã sáu lần điều chiến hạm đến các khu vực có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông nhân danh quyền tự do hàng hải. Để so sánh, trong hai năm 2017 và 2018, Hải Quân Mỹ chỉ có tổng cộng tám lần điều tàu vào các khu vực có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trong suốt tám năm dưới chính quyền Obama, Lầu Năm Góc cũng chỉ có sáu lần đến khu vực mà Trung Quốc đã khẳng định chủ quyền trên gần như toàn bộ.

Tại Biển Hoa Đông, Washington cũng đã tăng cường sự hiện diện qua đợt diễn tập quân sự trên đảo Ie-Shima, cách không xa Okinawa, hôm 11/09/2019. Trong cuộc tập trận lần này, lính Mỹ và Nhật Bản thực hiện nhiều bài tập gồm : tập đổ bộ lên một hòn đảo bị một lực lượng thù nghịch chiếm đóng ; tập chiếm một sân bay để chứng minh khả năng của quân đội Mỹ có thể đánh chiếm một hòn đảo có tranh chấp chủ quyền, biến địa điểm đó thành một căn cứ tiếp liệu cho Không Quân.

Theo lời một sĩ quan Mỹ, những chiến dịch kiểu này nhằm "cho phép quân đội triển khai lực lượng trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương, tiến hành các chiến dịch viễn chinh tại các vùng ven bờ có tranh chấp chủ quyền".

Theo giới quan sát, Lầu Năm Góc, vốn chỉ đưa tin nhỏ giọt về các chiến dịch tập trận, trong thời gian gần đây lại thường xuyên thông báo về các hoạt động quân sự này. Có lẽ đây là một sự thay đổi lớn từ khi ông Mark Epser được chỉ định vào chức bộ trưởng Quốc Phòng. Hơn nữa, các chiến dịch dồn dập nói trên thể hiện chính sách của Mỹ đối lại với chiến lược của Nga và Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Epser đã dành chuyến công du đầu tiên cho Châu Á và đã không che giấu kế hoạch của Washington nhanh chóng triển khai thêm tên lửa mới tại Châu lục này. Dự án đó có thể được thực hiện trong "một vài tháng sắp tới" nhằm "ngăn cản sức mạnh của Trung Quốc trong khu vực", như ghi nhận của tư lệnh Lục Quân Hoa Kỳ, tướng Ryan McCarthy hôm 12/09/2019. Và theo ông việc triển khai tên lửa tầm trung sẽ làm "thay đổi bàn cờ tại Đông Nam Á".

Không nêu đích danh Trung Quốc và Nga, nhưng tướng Ryan McCarthy nhấn mạnh, nếu mở rộng được quan hệ đối với các đối tác trong vùng, cho phép quân đội Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự của các đối tác này, thì Hoa Kỳ gần như có khả năng tương xứng để đối chọi với sự hiện diện quân sự của hai nước nói trên.

Vào tháng trước, Lầu năm Góc đã cho thử tên lửa tầm trung trên biển Thái Bình Dương sau khi Washington chính thức khai tử Hiệp Định Tên Lửa Tầm Trung INF. Cuối tháng 8/2019 chính phủ Mỹ khai sinh Bộ Tư Lệnh Không Gian Spacecom. Mục tiêu đề ra là bảo đảm an ninh cho Hoa Kỳ trước hai mối đe dọa là Nga và đặc biệt là Trung Quốc. Ngay từ năm 2007, Bắc Kinh đã phát triển một tên lửa tiêu diệt vệ tinh. Đây là bước mới nhất trên con đường quân sự hóa không gian của Trung Quốc.

Thanh Hà

******************

Biển Đông : Tàu khu trục Mỹ áp sát các đảo tranh chấp tại Hoàng Sa (RFI, 14/09/2019)

Phát ngôn viên Hạm đội 7 Mỹ, Reann Mommsen xác nhận hôm 13/09/2017, khu trụ hạm hải quân Mỹ, USS Wayne E. Meyer đã áp sát nhiều đảo do Trung Quốc chiếm giữ tại Biển Đông để khẳng định quyền tự do hàng hải. Hành động này nhằm bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh.

my2

Khu trục hạm USS Wayne E. Meyer. Ảnh minh họa. Nguồn : U.S. Navy

Chiến hạm USS Wayne E. Meyer mang tên lửa dẫn đường đã áp sát các hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa hiện Trung Quốc đang chiếm giữ. Hãng tin Reuters dẫn lời ông Mommsen khẳng định hành động của hải quân Mỹ là nhằm "phản đối các hạn chế quyền qua lại vô hại do Trung Quốc áp đặt cũng như không thừa nhận đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại quần đảo này". Việt Nam và Đài Loan cũng đòi chủ quyền trong vùng biển này.

Đây là lần thứ 2 trong vòng chưa đầy hai tuần chiến hạm USS Wayne E. Meyer thách thức các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Cuối tháng trước tàu USS Wayne E. Mayer đã đi vào trong khu vực 12 hải lý chung quanh Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa. Đây cũng là 2 hòn đảo do Trung Quốc chiếm giữ.

Trong vài tháng qua, hải quân Hoa Kỳ liên tục tiến hành các hoạt động khẳng định quyền tự do hàng hải như vậy khiến Bắc Kinh bực tức.

Phát ngôn viên Hạm đội 7 nhấn mạnh "với hoạt động này, Hoa Kỳ muốn cho Trung Quốc thấy vùng biển này không thuộc chủ quyền của Bắc Kinh" và những yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa là trái với luật pháp quốc tế.

Theo trang tin mạng The Japan Times, Trung Quốc đã điều các tàu chiến và máy bay đến để đuổi tàu Mỹ, nhưng chiến hạm USS Mayne E. Meyer vẫn hoàn thành hải trình như dự kiến.

Anh Vũ

*******************

Khu trục hạm Mỹ lại vào gần đảo tranh chấp ở Biển Đông (BBC, 13/09/2019)

Một tàu khu trục của hải quân Mỹ hôm thứ Sáu 13/9 tiến vào gần các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Quần đảo Hoàng Sa.

bd1

Khu trục hạm Wayne E. Meyer trong cảng Los Angeles hồi 2012

Tàu Wayne E. Meyer chỉ mới hai tuần trước áp sát hai đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp ở Quần đảo Trường Sa.

Lần này, khu trục hạm thuộc lớp Arleigh Burke tới gần các đảo thuộc Quần đảo Hoàng Sa, quân đội Mỹ nói, nhưng không cho biết chi tiết đó là các đảo nào.

Hôm 28/8, tàu khu trục Wayne E. Meyer vào sát phạm vi 12 hải lý quanh Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn. Phía Trung Quốc lập tức cho tàu thuyền và phi cơ ra theo dõi, giám sát.

Chỉ huy Reann Mommsen, nữ phát ngôn viên của Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ, được Reuters dẫn lời nói hoạt động mới nhất, hôm 13/9, của khu trục hạm Wayne E. Meyer là nhằm tiếp tục thách thức các tuyên bố chủ quyền quá mức của Trung Quốc ở Biển Đông.

"... Trung Quốc đã tìm cách đòi hỏi các vùng nước nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa nhiều hơn so với phần họ được hưởng theo luật quốc tế," bà Mommsen nói.

Tin cho hay lần này, quân đội Trung Quốc cũng đã ngay lập tức được huy động để theo dõi tàu khu trục Mỹ và ra cảnh báo, yêu cầu tàu rời đi.

Bắc Kinh nói rằng việc hải quân Hoa Kỳ lặp đi lặp lại hoạt động tuần tra ở Biển Đông là vi phạm quyền chủ quyền của Trung Quốc, và việc tàu Wayne E. Meyer vào khu vực Hoàng Sa lần này diễn ra khi chưa được sự cho phép của Bắc Kinh.

"Chúng tôi nhấn mạnh lại rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi đối với các đảo ở Biển Đông và các vùng biển quanh đảo," Bộ Tư lệnh Tác chiến Miền Nam của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc nói trong một tuyên bố.

"Không một hình thức khiêu khích nào của tàu hải quân và phi cơ nước ngoài có thể làm thay đổi được thực tế này".

Trung Quốc căng thẳng với nhiều nước

Việc tàu hải quân Mỹ tiến vào khu vực Quần đảo Hoàng Sa diễn ra ngay sau khi có những dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ và Trung Quốc đang chuẩn bị nối lại đàm phán thương mại.

Hôm thứ Năm, Hoa Kỳ hoan nghênh việc Trung Quốc tiếp tục mua đồ nông sản Mỹ, nhưng vẫn tiếp tục đe dọa áp thuế cao, khiến cuộc thương chiến Mỹ-Trung tiếp tục căng thẳng.

Hồi tuần trước, Trung Quốc đã giận dữ lên án sau khi có tin Anh và Mỹ có thể sẽ phối hợp hoạt động tại Biển Đông trong thời gian sắp tới.

Báo chí Anh loan tin rằng nước này có thể sẽ gửi tàu hàng không mẫu hạm mới nhất của Hải quân Hoàng gia Anh chở theo các chiến đấu cơ tàng hình thuộc lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ vào khu vực Quần đảo Trường Sa.

bd2

Đại sứ Lưu Hiểu Minh phát biểu tại London rằng Anh Quốc "chớ nên làm công việc bẩn thỉu này cho kẻ khác" trước tin hàng không mẫu hạm Anh có thể chở phi cơ Mỹ tới vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông

Đại sứ Trung Quốc tại London, ông Lưu Hiểu Minh được dẫn lời nói Anh "chớ nên làm công việc bẩn thỉu này cho kẻ khác".

Tùy viên quân sự Trung Quốc tại Anh, Thiếu tướng Tô Quang Huy (Su Guanghui) tuyên bố : "Nếu như Mỹ và Anh cùng nhau thách thức hoặc vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, thì đó sẽ là hành động thù nghịch".

Nếu như hai đảo nhân tạo ở Quần đảo Trường Sa nơi tàu Wayne E. Meyer áp sát hồi hai tuần trước là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và Đài Loan, thì các đảo thuộc Quần đảo Hoàng Sa chỉ liên quan tới tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh, Hà Nội và Đài Bắc.

Quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội trở nên đặc biệt căng thẳng trong thời gian hơn hai tháng qua, với sự kiện tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng nhóm tàu hộ tống của Trung Quốc kéo vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hai bên nhiều lần cáo buộc lẫn nhau xâm phạm lãnh thổ, quyền chủ quyền của mình.

Bầu không khí giữa Trung Quốc và Đài Loan cũng rất căng thẳng quanh vấn đề Đài Bắc mua vũ khí Mỹ, nhưng hai bên gần đây không có đối đầu trực tiếp gì liên quan tới các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Tuy nhiên, trong quan hệ với Philippines, Bắc Kinh đã có những cải thiện đáng kể.

Mới đây nhất, hồi đầu tháng Chín, hai bên đã bắt đầu triển khai hoạt động khai thác tài nguyên chung trong một dự án hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, điều Trung Quốc đã muốn đạt được từ lâu với các quốc gia láng giềng có tranh chấp với Bắc Kinh trên Biển Đông.

**************

Thêm một tàu khu trục Mỹ đi ngang qua Biển Đông (VOA, 13/09/2019)

Quân đội M cho biết mt tàu khu trc ca hi quân Hoa Kỳ hôm th Sáu 13/9 đã tiến gn các đo mà Trung Quc tuyên bố thuc ch quyn ca h trong Bin Đông, mt đng thái có th làm Bc Kinh gin d.

bd3

liu : USS Wayne E. Meyer, khu trc hm lp Arleigh neo ti cng San Diego, California. nh chp ngày 12/4/2015. Reuters/Louis Nastro/File Photo

Hãng tin Reuters nói tuyến hàng hi đông đúc tàu bè qua li này đã tr thành mt trong nhng đim nóng trong mi quan h M-Trung, cùng vi các đim nóng khác là chiến tranh thương mi đang leo thang, các bin pháp chế tài ca M đi vi quân đi Trung Quc, và quan h gia M vi Đài Loan.

Trung tá Reann Mommsen, người phát ngôn ca Hm đi 7- Hi quân Hoa Kỳ, nói vi Reuters rng chuyến đi ca tàu khu trc Wayne E. Meyer là để thách thc tuyên b ch quyn ca Trung Quc trên Bin Đông, k c tuyên b ch quyn mà người phát ngôn ca M mô t là "quá qut" ca Trung Quc ti qun đo Hoàng Sa, nơi mà c Vit Nam và Đài Loan cũng tuyên b thuc ch quyn ca mình.

Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoi giao Trung Quc chưa tc thi tr li yêu cu bình lun ca Reuters.

Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thi gian qua đã li qua tiếng li v vic Trung Quc "quân s hóa Bin Đông". Phía M cáo buc Bc Kinh xây dng các cơ s quân s trên các đảo nhân to và bãi đá trong các vùng bin đang tranh chp.

Bắc Kinh nói nhng công trình xây ct đó là cn thiết đ "t v", và Hoa Kỳ mi là bên phi chu trách nhim leo thang căng thng khi điu tàu chiến đi ngang qua và máy bay quân s bay gn các hải đảo "thuc ch quyn ca Trung Quc".

*******************

Biển Đông : Ấn Độ "Hướng Đông" nhưng tránh đối đầu với Trung Quốc (RFI, 13/09/2019)

Với chính sách "Hướng Đông", tăng cường quan hệ với Nhật Bản và Nga về an ninh hàng hải, Ấn Độ xây dựng hình ảnh một cường quốc hải quân muốn đóng vai trò quan trọng hơn trong khu vực Biển Đông đang bị Trung Quốc lấn hiếp. Các nước Đông Nam Á trông chờ có thêm một đồng minh. Tuy nhiên, thực tế dường như không phải như thế, theo nhận định "tiếc rẻ" của một chuyên gia Ấn Độ.

bd4

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Xi Jinping (P) và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong cuộc gặp tại Vũ Hán (Wuhan), tỉnh Hồ Bắc (Hubei), Trung Quốc, ngày 27/04/2018.India's Press Information Bureau/Handout via Reuters

Trong những ngày gần đây có hai sự kiện cho phép suy đoán Ấn Độ thay đổi chính sách Biển Đông. Trước hết là bộ trưởng Quốc Phòng Rajnath Singh đến Tokyo hồi tuần trước để cùng xem xét khả năng hợp tác an ninh trong toàn khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương cũng như thảo luận về tình hình căng thẳng tại Biển Đông. Tiếp theo đó, trong cuộc hội kiến với tổng thống Nga Vladimir Putin tại Vladivostok, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ký một bản ghi nhớ mở một con đường hàng hải nối liền nước Nga đến tận thành phố cảng Chennai ở miền đông Ấn Độ.

Hai động tác này phải chăng là bước tiến cụ thể từ khi chính sách "Hướng Đông" được nâng cấp thành "Hành Động Phía Đông" vào tháng 10/2014 thể hiện cuộc chạy đua giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Châu Á ?

Theo nhiều nhà phân tích, sự hiện diện của Ấn Độ bên cạnh Nga và các cường quốc khu vực là tín hiệu New Delhi có quyết tâm chống lại ảnh hưởng áp đảo của Bắc Kinh tại Biển Đông. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu địa chính trị Abhijit Singh thuộc Viện Quan Sát (Observer Research Foundation) ở New Delhi, đưa ra một nhận định khác trong bài "Chính sách Biển Đông của Ấn Độ không đổi".

Ấn Độ Dương của tôi, Biển Đông của anh

Ấn Độ không bỏ chủ trương không can thiệp vào Biển Đông vì ba lý do.

Thứ nhất, Ấn Độ không có chủ quyền bị đe dọa trực tiếp tại đây. Thứ hai, Trung Quốc ở thế mạnh, kiểm soát các đảo chủ yếu, có căn cứ quân sự và vũ khí áp đảo các nước láng giềng. Và thứ ba, có lẽ là lý do quan trọng nhất, Ấn Độ muốn bảo vệ quan hệ tốt với Trung Quốc qua thỏa thuận Vũ Hán. New Delhi hy vọng Bắc Kinh sẽ tôn trọng ảnh hưởng của Ấn Độ tại Ấn Độ Dương, đổi lại, Ấn Độ sẽ tôn trọng quyền lợi của Trung Quốc tại Biển Đông.

Ấn Độ thật ra cũng rất lo ngại trước mối đe dọa của Trung Quốc về giao thông, vận tải, quyền lợi chiến lược năng lượng của mình. Biển Đông là huyết mạch đối với các nhà chiến lược Ấn Độ và họ thấy cần phải tăng cường khả năng tự vệ cho Đông Nam Á. Đó là hai mối ưu tư thúc đẩy NewDelhi phát triển chính sách Ấn Độ-Thái Bình Dương. Thế nhưng, liên quan đến Biển Đông, Ấn Độ không muốn đụng chạm đến Trung Quốc. Hải quân Ấn Độ không tham gia tuần tra tại Biển Đông mà ngay chính phủ Ấn Độ cũng tránh ký tên vào các bản tuyên bố chung lên án Trung Quốc. Điển hình là nhân Diễn đàn an ninh tại Singapore hồi năm 2018, Mỹ, Úc, Nhật kêu gọi xây dựng một trật tự tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương với những "quy tắc chung làm nền tảng". Ấn Độ, trái lại, chỉ dè dặt đề nghị một hình thức "nối kết".

Thiếu quyết tâm chính trị

Cho đến cuộc họp lần thứ tư của nhóm "tứ cường" mà thủ tướng Nhật Shinzo Abe gọi là "nhóm kim cương" tại Bangkok, thì lúc đó Ấn Độ mới tiến thêm một bước "chia sẻ ý tưởng hợp tác dựa tên các quy tắc".

Cũng theo chuyên gia Abhijit Singh, những phóng sự rầm rộ của truyền thông Ấn Độ về tham vọng khai thác dầu khí tại Biển Đông chỉ là hành động quảng cáo. Trên thực tế, tuy Ấn Độ có quyền lợi thương mại trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng quyền lợi này không quan trọng lắm.

Do vậy, tuy New Delhi có vẻ đang tăng cường hợp tác với Mỹ, Nhật, Úc và Việt Nam, thực tế không đúng như thế. Không những Ấn Độ chưa sẵn sàng mở rộng tầm hoạt động hải quân đến Biển Đông mà còn tránh mọi lời nói có thể bị Bắc Kinh xem là khiêu khích.

Chuyên gia Ấn Độ Abhijit Singh lấy làm tiếc là chính quyền của thủ tướng Modi tuy có chính sách "Hành Động Phía Đông" nhưng lại thiếu quyết tâm chính trị ngăn chận hành động xâm lăng của Trung Quốc.

Tú Anh

Quay lại trang chủ
Read 556 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)