Người ủng hộ dân chủ cho Hong Kong mong Mỹ có lập trường cứng rắn ủng hộ phong trào của họ.
"Đã tới lúc thế giới phản ứng, vì đây không phải là cuộc chiến cho người dân Hong Kong, đó là cuộc chiến cho cả thế giới, cuộc chiến cho dân chủ và tự do. Và đó là điều mà người Mỹ đại diện", người biểu tình tên Ken Yu nói với VOA.
Ủng hộ từ Thượng viện
Hai thượng nghị sĩ Cộng hòa là Ted Cruz và Josh Hawley cuối tuần qua đã tới Hong Kong để ủng hộ người biểu tình đòi dân chủ, những người yêu cầu cải cách dân chủ bao gồm phổ thông đầu phiếu.
"Đôi khi vận mệnh của một thành phố là thử thách của cả một thế hệ. Năm mươi năm trước chuyện này đã xảy ra ở Berlin. Ngày nay là Hong Kong", thượng nghị sĩ Hawley viết trên Twitter.
Thượng nghị sĩ Cruz cho báo giới biết Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong, Carrie Lam, hủy cuộc họp đã lên lịch với ông sau khi ông từ chối yêu cầu giữ bí mật về cuộc trao đổi.
"Bà ta dường như hiểu sai về cách vận hành của tự do ngôn luận cũng như cách vận hành của tự do báo chí", ông Cruz nói.
Sự can thiệp từ bên ngoài
Các giới chức thân Bắc Kinh ở Hong Kong, những người có thể bị nhắm mục tiêu chế tài theo dự luật nhân quyền tại Hạ viện Mỹ, xem đây là một sự can thiệp vào quyền tự trị của Hong Kong.
"Khi người Mỹ muốn can thiệp chuyện của chúng tôi, như điều khiển nhịp độ phát triển dân chủ, thì tức là họ đang can thiệp vào mức độ tự trị cao của chúng tôi. Họ không có quyền phán xét", thành viên thân Bắc Kinh trong cơ quan lập pháp Hong Kong, Regina Ip, nói.
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp xem các chế tài thương mại khả dĩ là có hại cho người dân Hong Kong, những người sẽ gánh chịu khi công ăn việc làm bị mất đi và nguồn vốn bay khỏi trung tâm tài chính toàn cầu này.
Hong Kong tiếp tục được Sáng hội Heritage đánh giá là nền kinh tế tự do nhất của thế giới về tính tự do thương mại cao, ít rào cản về quyền sở hữu đối với người nước ngoài, và tính hội nhập cao. Tuy nhiên, tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Mỹ này cũng lưu ý rằng các quyền tự do chính trị ở Hong Kong "đang căng bởi sự can thiệp chính trị từ Trung Quốc trong những năm gần đây".
Mỹ cẩn trọng
Tổng thống Mỹ Donald Trump hạ giảm tầm quan trọng của các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong trong lúc nhấn mạnh tới chuyện giải quyết các cuộc đàm phán thương mại khó khăn với Trung Quốc.
Phân tích gia Richard Bush của Trung tâm nghiên cứu chính sách Đông Á thuộc Viện nghiên cứu Brookings cho rằng bằng cách công khai khuyến khích các cuộc biểu tình ở Hong Kong, Washington có thể giúp Bắc Kinh có cớ để đàn áp phong trào dân chủ mà Trung Quốc lâu nay tố cáo là do Mỹ kích động.
"Bất cứ điều gì chúng ta làm mà trông có vẻ như đứng về phía người biểu tình sẽ chỉ giúp xác nhận luận điểm tuyên truyền của Trung Quốc rằng chúng ta thật sự đang tìm cách tạo ra cuộc cách mạng màu theo lời của họ", ông Bush nói.
Trong chuyến công du Nepal tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố bất kỳ ai âm mưu chia rẽ Trung Quốc cũng "sẽ kết cục bằng thịt nát xương tan".
Các cuộc biểu tình gần đây ở Hong Kong đã dẫn tới đụng độ với cảnh sát, khơi mào những lời lên án từ các quan chức thân Bắc Kinh, những người gọi người biểu tình là "khủng bố".
******************
Bị phản đối dữ dội, trưởng đặc khu Hồng Kông phải rời Nghị Viện (RFI, 16/10/2019)
Trưởng đặc khu Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) hôm nay 16/10/2019 không thể đọc được bài diễn văn quan trọng thường niên trước Nghị Viện vì bị các dân biểu la ó phản đối. Bà được các cận vệ hộ tống ra khỏi Nghị Viện.
Lãnh đạo đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga trong cuộc họp báo tại Hồng Kông, ngày 16/10/2019. Reuters/Umit Bektas
Sau sáu tháng người dân biểu tình liên miên, bà Lâm đang có mức tín nhiệm thấp hơn bao giờ hết. Chính quyền Hồng Kông dường như sẽ loan báo một loạt các biện pháp kinh tế xã hội nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của dân chúng trước Bắc Kinh, nhưng không nhượng bộ những yêu sách chính trị của người biểu tình.
Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy tường thuật :
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga rất trông cậy vào bài diễn văn về đường hướng chung này để có bước khởi động mới sau mùa hè đen tối vừa qua ở Hồng Kông, nhưng bà thậm chí không thể đọc được những câu đầu tiên.
Tuy người ta chờ đợi sự hỗn loạn xung quanh Nghị Viện đang được bảo vệ cẩn mật, nhưng ngay khi mới bước vào tòa nhà, bà Lâm đã bị các dân biểu đối lập la ó.
Tất cả hôm nay đều mặc trang phục màu đen, giống như những người biểu tình chống chính quyền mà họ vẫn ủng hộ ngay từ đầu phong trào phản kháng. Các dân biểu đối lập đã hô vang câu khẩu hiệu vẫn nghe trong những cuộc xuống đường : "Năm yêu sách, không thiếu một yêu sách nào", và đòi hỏi bà Lâm phải từ chức.
Tình trạng lộn xộn vẫn tiếp tục khi bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga vào đến bên trong Nghị Viện, nơi một số dân biểu đeo mặt nạ Tập Cận Bình. Số khác giơ cao những biểu ngữ có hình bà Lâm với đôi tay nhuốm máu. Và sau hai lần cố gắng lập lại trật tự, chủ tịch Nghị Viện đành phải tuyên hủy bỏ cuộc họp.
Như vậy bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đành phải đọc bài diễn văn qua video, chịu đựng thêm một thất bại cay đắng trong việc xử lý khủng hoảng. Các dân biểu thân Bắc Kinh cho rằng hành động của các đồng nhiệm dân chủ là bạo lực và đáng xấu hổ.
Thụy My
******************
Hạ Viện Mỹ thông qua luật cổ vũ nhân quyền Hồng Kông, Bắc Kinh dọa trả đũa (RFI, 16/10/2019)
Dự thảo "Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông" (Hongkong Human rights and Democracy Act) đã được Hạ Viện Mỹ thông qua ngày 15/10/2019, dự kiến nhiều biện pháp trừng phạt Trung Quốc, nếu "các quyền tự do căn bản" của người dân Hồng Kông bị xâm phạm. Bắc Kinh ngay lập tức kêu gọi Washington "ngừng can thiệp vào công việc nội bộ" của Trung Quốc.
Người biểu tình tại Hồng Kông hôm 20/09/2019, kêu gọi Quốc Hội Mỹ ra luật về nhân quyền và dân chủ đối với Hồng Kông. Anthony WALLACE / AFP
Theo AFP, "Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông" quy định hàng năm Quốc Hội Mỹ phải xem xét lại quy chế thương mại đặc biệt giữa Hoa Kỳ với Hồng Kông, quy chế này chỉ được duy trì nếu bộ Ngoại Giao Mỹ xác nhận là chính quyền Hồng Kông tôn trọng các quyền tự do dân sự của người dân. Văn bản cũng dự kiến trừng phạt tất cả các giới chức chính quyền "hủy hoại" "các quyền tự do căn bản" của người Hồng Kông.
Dân biểu đảng Cộng hòa Chris Smith, người đầu tiên đề xuất dự luật này, tuyên bố : "Chúng tôi kêu gọi chủ tịch Trung Quốc (Tập Cận Bình) và lãnh đạo hành pháp Hồng Kông Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga), thực thi các cam kết của chính quyền", theo đó các quyền của người dân và nền tự trị của Hồng Kông phải được tôn trọng.
Dân biểu đảng Dân chủ Ben Ray Lujan nhấn mạnh, với dự thảo luật vừa được thông qua, Hạ Viện Mỹ đã gửi "một thông điệp mạnh mẽ đến người dân Hồng Kông : Chúng tôi sát cánh với các vị trong cuộc chiến vì Dân chủ và Công lý".
Dự thảo "Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông" còn phải được Thượng Viện xem xét. Tuy nhiên, theo Reuters, việc Hạ Viện thông qua văn bản này với 100% số phiếu cho thấy lưỡng đảng Dân Chủ và Cộng hòa khẳng định hậu thuẫn mạnh mẽ cuộc tranh đấu của người dân Hồng Kông, kéo dài từ hơn bốn tháng nay.
Cùng với đạo luật nói trên, ngày hôm qua, Hạ Viện cũng thông qua hai văn bản khác liên quan đến Hồng Kông. Thứ nhất là luật "Bảo vệ Hồng Kông" (Protect Hong Kong Act), cấm xuất khẩu vũ khí hoặc các phương tiện kiểm soát đám đông, mà cảnh sát Hồng Kông có thể dùng để chống người biểu tình. Văn bản thứ hai là một nghị quyết "không mang tính bắt buộc", thừa nhận quan hệ giữa Hồng Kông và Washington, lên án Bắc Kinh "can thiệp" vào công việc của Hồng Kông và ủng hộ quyền phản kháng của người dân đặc khu.
Hôm nay, 16/10, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối. Người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (Geng Shuang) yêu cầu "Mỹ ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc" và đe dọa là Bắc Kinh sẽ có "các biện pháp mạnh mẽ", nhưng không cho biết cụ thể.
Trọng Thành
*******************
Hồng Kông : Biểu tình kêu gọi Mỹ sớm ra luật ủng hộ Dân chủ Hồng Kông (RFI, 14/10/2019)
Tối ngày 14/10/2019, hàng chục ngàn người (25.000 theo cảnh sát, 50.000 theo ban tổ chức) đã xuống đường tại trung tâm Hồng Kông kêu gọi hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Người biểu tình Hồng Kông giương cờ Mỹ kêu gọi chính quyền Washington ủng hộ phong trào phản kháng, ngày 14/10/2019. Reuters/Ammar Awad
Người biểu tình thúc giục Quốc Hội Mỹ nhanh chóng thông qua đạo luật về Dân chủ và Nhân Quyền Hồng Kông - (Hongkong Human rights and Democracy Act). Đây là đạo luật quy định việc Quốc Hội Mỹ xem xét hàng năm tình hình Hồng Kông để đánh giá lại quy chế thương mại đặc biệt mà vùng lãnh thổ này được hưởng, mở đường cho khả năng trừng phạt lãnh đạo Trung Quốc.
Theo thông tín viên RFI tại Hồng Kông, Florence de Changy, cuộc biểu tình được cho phép nhưng hạn chế số lượng người tham gia :
"Giấy phép chỉ cho tập hợp khoảng 2000 người. Nhưng ngay trước khi giờ chính thức khởi động, công viên Già Đả (Chater Garden), nơi cuộc tập hợp diễn ra đã đông nghẹt người. Lưu thông trên những con đường chung quanh đã bị gián đoạn với đám đông đổ đến đây.
Ken Law, chuyên viên tin học, mang theo một lá cờ Mỹ, giải thích ý nghĩa lời cầu cứu Mỹ : Ai cũng biết là Hoa Kỳ và Trung Quốc đang có cuộc chiến thương mại và vì Hồng Kông không còn quyền tự trị, chính quyền chúng tôi bị chính quyền Trung Quốc kiểm soát, cho nên chúng tôi kêu gọi giúp chúng tôi đấu tranh, chống lại chính quyền.
Chuyên viên này nói tiếp : Thật đáng buồn nhưng chúng tôi không có chọn lựa nào khác là yêu cầu bên ngoài trợ giúp, và sức mạnh bên ngoài mà chúng tôi rất cần là chính phủ Mỹ. Vì lý do đó mà chúng tôi có mặt ở đây tối nay, để nói với Hoa Kỳ là quý vị giúp chúng tôi, chúng tôi giúp quý vị, chúng ta hỗ trợ nhau.
Tuy nhiên, phải nói là việc yêu cầu Mỹ giúp đỡ cũng khá liều lĩnh trong bối cảnh hiện tại. Hành động này đang làm Bắc Kinh phẫn nộ.
Lãnh đạo đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã hủy bỏ cuộc gặp với các thượng nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Cộng hòa đang viếng thăm Hồng Kông. Đồng thời, bà chỉ trích lời lẽ của một thượng nghị sĩ bang Texas cho rằng ông không thấy có bạo động gì trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, là một điều thật đáng ngạc nhiên ".
Cũng trong ngày hôm qua, trả lời báo chí, thượng nghị sĩ Josh Hawley trong nhóm viếng thăm Hồng Kông, đồng thời là một trong những người đề xuất dự luật Dân chủ và Nhân Quyền Hồng Kông, đã không ngần ngại cho biết là khi về Mỹ ông sẽ nói rằng đặc khu "có nguy cơ trở thành một Nhà nước công an trị và ẩn chứa một rủi ro cho chính quyền Hồng Kông cũng như nguyên tắc một đất nước hai chế độ".
Lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm nay, 15/10/2019, đã bác bỏ những đánh giá trên, cho đó là những lời lẽ "không cơ sở và vô trách nhiệm".
Tòa án Hồng Kông cấm phá phách các khu gia cư của cảnh sát
Về tình hình tại chỗ, một tòa án Hồng Kông ngày 14/10/2019 đã ban hành lệnh cấm phong tỏa hay gây thiệt hại cho các khu gia cư của cảnh sát và những cơ quan trật tự trị an khác.
Những nơi này đã bị người biểu tình chọn làm mục tiêu quấy phá trong hơn bốn tháng biểu tình chống chính phủ vừa qua.
Quyết định của tư pháp Hồng Kông là hành động mới nhất của chính quyền đặc khu nhằm đối phó với các cuộc biểu tình tiếp theo lệnh của lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga hồi đầu tháng 10/2019 là dùng đến các biện pháp khẩn cấp có từ thời thuộc địa.
Mai Vân
**********************
Hong Kong : Tập Cận Bình cảnh cáo "tan xương nát thịt" nếu chia rẽ Trung Quốc (BBC, 14/10/2019)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra một cảnh báo nghiêm khắc với những người biểu tình ở Hong Kong, rằng bất kỳ nỗ lực nào để chia rẽ Trung Quốc cũng sẽ kết thúc trong cảnh "tan xương nát thịt".
Những cuộc biểu tình ôn hòa ở Hong Kong vào cuối tuần qua đã chuyển thành xung đột giữa cảnh sát và người biểu tình
"Bất kỳ thế lực nào bên ngoài chống lưng cho những âm mưu chia rẽ Trung Quốc đều bị nhân dân Trung Quốc xem là ảo tưởng", ông Tập nhấn mạnh.
Bình luận trên được ông Tập được đưa ra trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Nepal hôm qua 13/10, theo đài truyền hình CCTV của Trung Quốc.
Cũng trong ngày hôm qua, xung đột lại diễn ra giữa cảnh sát chống bạo động và người biểu tình trong các cuộc biểu tình ôn hòa tại Hong Kong.
Các trạm giao thông công cộng và các cửa hàng, được xem là thân Bắc Kinh, đã bị đập phá gây hư hại.
Biểu tình đã diễn ra tại một số khu vực trong thành phố. Và trong chiều hôm qua, ít nhất 27 trạm MTR - tức hệ thống tàu điện ngầm của Hong Kong - đã phải đóng cửa.
Cảnh sát nói rằng họ chỉ huy động "lực lượng tối thiểu" để giải tán người biểu tình. Tuy nhiên, cảnh quay video cho thấy, những người đi mua sắm vào dịp cuối tuần cũng bị cuốn trong hỗn loạn.
Trong cảnh quay này, một số người phải hét lên và dường như đã bị thương khi lực lượng công vụ xông vào một trung tâm mua sắm.
Theo hãng tin Reuters, những người đi mua sắm cũng đã đứng về phía người biểu tình và đồng thanh buộc cảnh sát chống bạo động với khiên chắn phải rời khỏi một trung tâm thương mại.
Bom xăng đã được ném vào đồn cảnh sát Mong Kok.
South China Morning Post dẫn lời giới hữu trách cho biết rằng, một sĩ quan cảnh sát bị chém vào cổ và phải vào bệnh viện. Hiện sức khỏe của người này đã ổn định.
Một người đàn ông thứ hai cáo buộc rằng ông ta bị những người biểu tình đánh. Nhưng người ta đã phát hiện trong túi ông ta có một chiếc dùi cui, dẫn tới suy luận rằng ông ta thực ra là một cảnh sát mật.
Cảnh sát được cho là đã bí mật trà trộn vào những người biểu tình nhằm chia rẽ họ.
Ngay trong đêm 13/10, một nhóm những người biểu tình đã kéo bức tượng cao ba mét đặt trên đỉnh 'Lion Rock' (tức núi Sư Tử), một ngọn núi nổi tiếng mà từ đó, có thể nhìn xuống đảo Hong Kong từ phía xa.
Bức tượng này được gọi là 'Lady Liberty' (Tạm dịch là : Cô gái Hồng Kông Tự do), vốn là một biểu tượng của các cuộc biểu tình ở Hong Kong.
Thiết kế tượng lấy cảm hứng từ trang phục của người biểu tình Hong Kong, với dấu hiệu đặc trưng là đội mũ bảo hiểm, đeo kính bảo hộ và mang mặt nạ phòng độc.
Bức tượng tái hiện hình ảnh một cô gái, người mà những người biểu tình cho rằng, đã bị thương ở mắt do bị cảnh sát bắn đạn.
Một nhóm gồm vài chục người biểu tình, một số phải mang đèn bão trên đầu, đã kéo đặt bức tượng lên trên đỉnh núi cao khoảng 500m ngay trong cơn giông.
Bức tượng giương cao biểu ngữ màu đen với dòng chữ : "Revolution of our time, Liberate Hong Kong" (tạm dịch là : Cuộc Cách mạng của thời đại chúng ta. Giải phóng Hồng Kông".
Tượng "Lady Liberty' đặt trên đỉnh Lion Rock của Hong Kong bởi một nhóm những người biểu tình.
Các cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra ở Hong Kong từ tháng 6, nhằm chống lại dự luật dẫn độ , một động thái mà nhiều người lo ngại sẽ làm suy yếu nên từ pháp độc lập của thành phố này và gây nguy hiểm cho các nhà bất đồng chính kiến.
Sau đó, dự luật đã được rút, nhưng các cuộc biểu tình tiếp tục mở rộng với các yêu cầu về thực thi đầy đủ các quyền Dân chủ và nhà chức trách phải tiến hành điều tra các cáo buộc về các hành vi đàn áp của cảnh sát với người biểu tình.
Đầu tháng này, chính quyền thành phố sử dụng điều lệ quy định khẩn cấp (ERO) vốn đã có từ thời thành phố này hãy còn là một thuộc địa của Anh, cấm việc đeo mặt nạ, khẩu trang tại các cuộc tụ tập công cộng. Tuy nhiên, những người biểu tình tuyên bố sẽ chống lại quy định này.
Hơn 2.300 người đ ã bị bắt kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra ở Hong Kong .
******************
Chủ tịch Tập cảnh báo âm mư u chia r ẽ Trung Quốc (VOA, 13/10/2019)
Chủ t ị ch Trung Qu ố c T ậ p C ậ n Bình hôm 13/10 c ả nh báo r ằ ng b ấ t kỳ âm m ư u nào nh ằ m chia r ẽ Trung Qu ố c s ẽ b ị đ ậ p tan, theo Reuters.
Ông Tập được trẻ em Nepal chào đón hôm 12/10.
"Bấ t kỳ ai âm m ư u chia r ẽ Trung Qu ố c t ạ i b ấ t kỳ n ơ i nào c ủ a đ ấ t n ướ c s ẽ b ị nghi ề n nát", ông T ậ p nói v ớ i Th ủ t ướ ng Nepal Sharma O li trong cuộ c g ặ p hôm 13/10, theo kênh truy ề n hình nhà n ướ c CCTV.
"Bấ t kỳ th ế l ự c bên ngoài nào ủ ng h ộ các âm m ư u nh ư v ậ y nh ằ m chia r ẽ Trung Qu ố c s ẽ b ị ng ườ i dân Trung Qu ố c coi là nh ữ ng k ẻ ả o t ưở ng".
Ông Tậ p hôm 12/10 tr ở thành ch ủ t ị ch Trung Qu ố c đ ầ u tiên t ớ i thăm Nepal trong vòng 22 năm.
Tin cho hay, hai bên dự ki ế n s ẽ ký m ộ t th ỏ a thu ậ n kéo dài đ ườ ng xe l ử a n ố i Nepal và Tây T ạ ng.
Theo CCTV, ông Oli nói vớ i ông T ậ p r ằ ng Nepal s ẽ ch ố ng l ạ i b ấ t kỳ "các hoạ t đ ộ ng ch ố ng Trung Qu ố c" nào trên lãnh th ổ n ướ c này.
Trong khi tìm cách giả i quy ế t cu ộ c chi ế n th ươ ng m ạ i v ớ i M ỹ , Trung Qu ố c còn ph ả i đ ố i m ặ t v ớ i các cu ộ c bi ể u tình ph ả n đ ố i B ắ c Kinh ở Hong Kong .
Người biểu tình Hong Kong kêu gọi chế tài từ Mỹ (VOA, 16/10/2019)
Các nhà hoạt động cổ súy dân chủ cho Hong Kong thúc giục Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật nhân quyền qua đó có thể áp đặt chế tài thương mại lên trung tâm tài chính quốc tế này, một biện pháp mà những người chỉ trích cho rằng lợi bất cập hại.
1111111111111111
Ngưởi biểu tình Hong Kong giương cờ Mỹ trong một cuộc tập họp tối ngày 15/10/2019.
Tại một cuộc tập họp lớn đòi dân chủ, ủng hộ Mỹ tối 14/10 ở trung tâm Hong Kong, người biểu tình kêu gọi thông qua Luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong. Dự luật này đề ra rủi ro cho quy chế đặc biệt về kinh tế của Hong Kong với Mỹ và ban hành trừng phạt lên các giới chức bị coi là đàn áp quyền tự do căn bản của nhân dân. Dự luật vừa kể được cả hai đảng ở Mỹ hậu thuẫn và dự kiến sẽ được mang ra Hạ viện xem xét sớm nhất là trong tuần này.
Một sinh viên 18 tuổi không muốn nêu tên tại buổi tập họp chia sẻ với VOA rằng dự luật sẽ "là vũ khí hùng mạnh nhất chúng tôi có được tới nay chống lại những người cộng sản Trung Quốc".
Người ủng hộ dân chủ cho Hong Kong mong Mỹ có lập trường cứng rắn ủng hộ phong trào của họ.
"Đã tới lúc thế giới phản ứng, vì đây không phải là cuộc chiến cho người dân Hong Kong, đó là cuộc chiến cho cả thế giới, cuộc chiến cho dân chủ và tự do. Và đó là điều mà người Mỹ đại diện", người biểu tình tên Ken Yu nói với VOA.
Ủng hộ từ Thượng viện
Hai thượng nghị sĩ Cộng hòa là Ted Cruz và Josh Hawley cuối tuần qua đã tới Hong Kong để ủng hộ người biểu tình đòi dân chủ, những người yêu cầu cải cách dân chủ bao gồm phổ thông đầu phiếu.
"Đôi khi vận mệnh của một thành phố là thử thách của cả một thế hệ. Năm mươi năm trước chuyện này đã xảy ra ở Berlin. Ngày nay là Hong Kong", thượng nghị sĩ Hawley viết trên Twitter.
Thượng nghị sĩ Cruz cho báo giới biết Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong, Carrie Lam, hủy cuộc họp đã lên lịch với ông sau khi ông từ chối yêu cầu giữ bí mật về cuộc trao đổi.
"Bà ta dường như hiểu sai về cách vận hành của tự do ngôn luận cũng như cách vận hành của tự do báo chí", ông Cruz nói.
Sự can thiệp từ bên ngoài
Các giới chức thân Bắc Kinh ở Hong Kong, những người có thể bị nhắm mục tiêu chế tài theo dự luật nhân quyền tại Hạ viện Mỹ, xem đây là một sự can thiệp vào quyền tự trị của Hong Kong.
"Khi người Mỹ muốn can thiệp chuyện của chúng tôi, như điều khiển nhịp độ phát triển dân chủ, thì tức là họ đang can thiệp vào mức độ tự trị cao của chúng tôi. Họ không có quyền phán xét", thành viên thân Bắc Kinh trong cơ quan lập pháp Hong Kong, Regina Ip, nói.
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp xem các chế tài thương mại khả dĩ là có hại cho người dân Hong Kong, những người sẽ gánh chịu khi công ăn việc làm bị mất đi và nguồn vốn bay khỏi trung tâm tài chính toàn cầu này.
Hong Kong tiếp tục được Sáng hội Heritage đánh giá là nền kinh tế tự do nhất của thế giới về tính tự do thương mại cao, ít rào cản về quyền sở hữu đối với người nước ngoài, và tính hội nhập cao. Tuy nhiên, tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Mỹ này cũng lưu ý rằng các quyền tự do chính trị ở Hong Kong "đang căng bởi sự can thiệp chính trị từ Trung Quốc trong những năm gần đây".
Mỹ cẩn trọng
Tổng thống Mỹ Donald Trump hạ giảm tầm quan trọng của các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong trong lúc nhấn mạnh tới chuyện giải quyết các cuộc đàm phán thương mại khó khăn với Trung Quốc.
Phân tích gia Richard Bush của Trung tâm nghiên cứu chính sách Đông Á thuộc Viện nghiên cứu Brookings cho rằng bằng cách công khai khuyến khích các cuộc biểu tình ở Hong Kong, Washington có thể giúp Bắc Kinh có cớ để đàn áp phong trào dân chủ mà Trung Quốc lâu nay tố cáo là do Mỹ kích động.
"Bất cứ điều gì chúng ta làm mà trông có vẻ như đứng về phía người biểu tình sẽ chỉ giúp xác nhận luận điểm tuyên truyền của Trung Quốc rằng chúng ta thật sự đang tìm cách tạo ra cuộc cách mạng màu theo lời của họ", ông Bush nói.
Trong chuyến công du Nepal tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố bất kỳ ai âm mưu chia rẽ Trung Quốc cũng "sẽ kết cục bằng thịt nát xương tan".
Các cuộc biểu tình gần đây ở Hong Kong đã dẫn tới đụng độ với cảnh sát, khơi mào những lời lên án từ các quan chức thân Bắc Kinh, những người gọi người biểu tình là "khủng bố".
******************
Bị phản đối dữ dội, trưởng đặc khu Hồng Kông phải rời Nghị Viện (RFI, 16/10/2019)
Trưởng đặc khu Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) hôm nay 16/10/2019 không thể đọc được bài diễn văn quan trọng thường niên trước Nghị Viện vì bị các dân biểu la ó phản đối. Bà được các cận vệ hộ tống ra khỏi Nghị Viện.
22222222222222222
Lãnh đạo đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga trong cuộc họp báo tại Hồng Kông, ngày 16/10/2019. Reuters/Umit Bektas
Sau sáu tháng người dân biểu tình liên miên, bà Lâm đang có mức tín nhiệm thấp hơn bao giờ hết. Chính quyền Hồng Kông dường như sẽ loan báo một loạt các biện pháp kinh tế xã hội nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của dân chúng trước Bắc Kinh, nhưng không nhượng bộ những yêu sách chính trị của người biểu tình.
Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy tường thuật :
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga rất trông cậy vào bài diễn văn về đường hướng chung này để có bước khởi động mới sau mùa hè đen tối vừa qua ở Hồng Kông, nhưng bà thậm chí không thể đọc được những câu đầu tiên.
Tuy người ta chờ đợi sự hỗn loạn xung quanh Nghị Viện đang được bảo vệ cẩn mật, nhưng ngay khi mới bước vào tòa nhà, bà Lâm đã bị các dân biểu đối lập la ó.
Tất cả hôm nay đều mặc trang phục màu đen, giống như những người biểu tình chống chính quyền mà họ vẫn ủng hộ ngay từ đầu phong trào phản kháng. Các dân biểu đối lập đã hô vang câu khẩu hiệu vẫn nghe trong những cuộc xuống đường : "Năm yêu sách, không thiếu một yêu sách nào", và đòi hỏi bà Lâm phải từ chức.
Tình trạng lộn xộn vẫn tiếp tục khi bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga vào đến bên trong Nghị Viện, nơi một số dân biểu đeo mặt nạ Tập Cận Bình. Số khác giơ cao những biểu ngữ có hình bà Lâm với đôi tay nhuốm máu. Và sau hai lần cố gắng lập lại trật tự, chủ tịch Nghị Viện đành phải tuyên hủy bỏ cuộc họp.
Như vậy bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đành phải đọc bài diễn văn qua video, chịu đựng thêm một thất bại cay đắng trong việc xử lý khủng hoảng. Các dân biểu thân Bắc Kinh cho rằng hành động của các đồng nhiệm dân chủ là bạo lực và đáng xấu hổ.
Thụy My
******************
Hạ Viện Mỹ thông qua luật cổ vũ nhân quyền Hồng Kông, Bắc Kinh dọa trả đũa (RFI, 16/10/2019)
Dự thảo "Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông" (Hongkong Human rights and Democracy Act) đã được Hạ Viện Mỹ thông qua ngày 15/10/2019, dự kiến nhiều biện pháp trừng phạt Trung Quốc, nếu "các quyền tự do căn bản" của người dân Hồng Kông bị xâm phạm. Bắc Kinh ngay lập tức kêu gọi Washington "ngừng can thiệp vào công việc nội bộ" của Trung Quốc.
3333333333333333333
Người biểu tình tại Hồng Kông hôm 20/09/2019, kêu gọi Quốc Hội Mỹ ra luật về nhân quyền và dân chủ đối với Hồng Kông. Anthony WALLACE / AFP
Theo AFP, "Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông" quy định hàng năm Quốc Hội Mỹ phải xem xét lại quy chế thương mại đặc biệt giữa Hoa Kỳ với Hồng Kông, quy chế này chỉ được duy trì nếu bộ Ngoại Giao Mỹ xác nhận là chính quyền Hồng Kông tôn trọng các quyền tự do dân sự của người dân. Văn bản cũng dự kiến trừng phạt tất cả các giới chức chính quyền "hủy hoại" "các quyền tự do căn bản" của người Hồng Kông.
Dân biểu đảng Cộng hòa Chris Smith, người đầu tiên đề xuất dự luật này, tuyên bố : "Chúng tôi kêu gọi chủ tịch Trung Quốc (Tập Cận Bình) và lãnh đạo hành pháp Hồng Kông Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga), thực thi các cam kết của chính quyền", theo đó các quyền của người dân và nền tự trị của Hồng Kông phải được tôn trọng.
Dân biểu đảng Dân chủ Ben Ray Lujan nhấn mạnh, với dự thảo luật vừa được thông qua, Hạ Viện Mỹ đã gửi "một thông điệp mạnh mẽ đến người dân Hồng Kông : Chúng tôi sát cánh với các vị trong cuộc chiến vì Dân chủ và Công lý".
Dự thảo "Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông" còn phải được Thượng Viện xem xét. Tuy nhiên, theo Reuters, việc Hạ Viện thông qua văn bản này với 100% số phiếu cho thấy lưỡng đảng Dân Chủ và Cộng hòa khẳng định hậu thuẫn mạnh mẽ cuộc tranh đấu của người dân Hồng Kông, kéo dài từ hơn bốn tháng nay.
Cùng với đạo luật nói trên, ngày hôm qua, Hạ Viện cũng thông qua hai văn bản khác liên quan đến Hồng Kông. Thứ nhất là luật "Bảo vệ Hồng Kông" (Protect Hong Kong Act), cấm xuất khẩu vũ khí hoặc các phương tiện kiểm soát đám đông, mà cảnh sát Hồng Kông có thể dùng để chống người biểu tình. Văn bản thứ hai là một nghị quyết "không mang tính bắt buộc", thừa nhận quan hệ giữa Hồng Kông và Washington, lên án Bắc Kinh "can thiệp" vào công việc của Hồng Kông và ủng hộ quyền phản kháng của người dân đặc khu.
Hôm nay, 16/10, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối. Người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (Geng Shuang) yêu cầu "Mỹ ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc" và đe dọa là Bắc Kinh sẽ có "các biện pháp mạnh mẽ", nhưng không cho biết cụ thể.
Trọng Thành
*******************
Hồng Kông : Biểu tình kêu gọi Mỹ sớm ra luật ủng hộ Dân chủ Hồng Kông (RFI, 14/10/2019)
Tối ngày 14/10/2019, hàng chục ngàn người (25.000 theo cảnh sát, 50.000 theo ban tổ chức) đã xuống đường tại trung tâm Hồng Kông kêu gọi hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ.
44444444444444444
Người biểu tình Hồng Kông giương cờ Mỹ kêu gọi chính quyền Washington ủng hộ phong trào phản kháng, ngày 14/10/2019. Reuters/Ammar Awad
Người biểu tình thúc giục Quốc Hội Mỹ nhanh chóng thông qua đạo luật về Dân chủ và Nhân Quyền Hồng Kông - (Hongkong Human rights and Democracy Act). Đây là đạo luật quy định việc Quốc Hội Mỹ xem xét hàng năm tình hình Hồng Kông để đánh giá lại quy chế thương mại đặc biệt mà vùng lãnh thổ này được hưởng, mở đường cho khả năng trừng phạt lãnh đạo Trung Quốc.
Theo thông tín viên RFI tại Hồng Kông, Florence de Changy, cuộc biểu tình được cho phép nhưng hạn chế số lượng người tham gia :
"Giấy phép chỉ cho tập hợp khoảng 2000 người. Nhưng ngay trước khi giờ chính thức khởi động, công viên Già Đả (Chater Garden), nơi cuộc tập hợp diễn ra đã đông nghẹt người. Lưu thông trên những con đường chung quanh đã bị gián đoạn với đám đông đổ đến đây.
Ken Law, chuyên viên tin học, mang theo một lá cờ Mỹ, giải thích ý nghĩa lời cầu cứu Mỹ : Ai cũng biết là Hoa Kỳ và Trung Quốc đang có cuộc chiến thương mại và vì Hồng Kông không còn quyền tự trị, chính quyền chúng tôi bị chính quyền Trung Quốc kiểm soát, cho nên chúng tôi kêu gọi giúp chúng tôi đấu tranh, chống lại chính quyền.
Chuyên viên này nói tiếp : Thật đáng buồn nhưng chúng tôi không có chọn lựa nào khác là yêu cầu bên ngoài trợ giúp, và sức mạnh bên ngoài mà chúng tôi rất cần là chính phủ Mỹ. Vì lý do đó mà chúng tôi có mặt ở đây tối nay, để nói với Hoa Kỳ là quý vị giúp chúng tôi, chúng tôi giúp quý vị, chúng ta hỗ trợ nhau.
Tuy nhiên, phải nói là việc yêu cầu Mỹ giúp đỡ cũng khá liều lĩnh trong bối cảnh hiện tại. Hành động này đang làm Bắc Kinh phẫn nộ.
Lãnh đạo đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã hủy bỏ cuộc gặp với các thượng nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Cộng hòa đang viếng thăm Hồng Kông. Đồng thời, bà chỉ trích lời lẽ của một thượng nghị sĩ bang Texas cho rằng ông không thấy có bạo động gì trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, là một điều thật đáng ngạc nhiên ".
Cũng trong ngày hôm qua, trả lời báo chí, thượng nghị sĩ Josh Hawley trong nhóm viếng thăm Hồng Kông, đồng thời là một trong những người đề xuất dự luật Dân chủ và Nhân Quyền Hồng Kông, đã không ngần ngại cho biết là khi về Mỹ ông sẽ nói rằng đặc khu "có nguy cơ trở thành một Nhà nước công an trị và ẩn chứa một rủi ro cho chính quyền Hồng Kông cũng như nguyên tắc một đất nước hai chế độ".
Lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm nay, 15/10/2019, đã bác bỏ những đánh giá trên, cho đó là những lời lẽ "không cơ sở và vô trách nhiệm".
Tòa án Hồng Kông cấm phá phách các khu gia cư của cảnh sát
Về tình hình tại chỗ, một tòa án Hồng Kông ngày 14/10/2019 đã ban hành lệnh cấm phong tỏa hay gây thiệt hại cho các khu gia cư của cảnh sát và những cơ quan trật tự trị an khác.
Những nơi này đã bị người biểu tình chọn làm mục tiêu quấy phá trong hơn bốn tháng biểu tình chống chính phủ vừa qua.
Quyết định của tư pháp Hồng Kông là hành động mới nhất của chính quyền đặc khu nhằm đối phó với các cuộc biểu tình tiếp theo lệnh của lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga hồi đầu tháng 10/2019 là dùng đến các biện pháp khẩn cấp có từ thời thuộc địa.
Mai Vân
**********************
Hong Kong : Tập Cận Bình cảnh cáo "tan xương nát thịt" nếu chia rẽ Trung Quốc (BBC, 14/10/2019)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra một cảnh báo nghiêm khắc với những người biểu tình ở Hong Kong, rằng bất kỳ nỗ lực nào để chia rẽ Trung Quốc cũng sẽ kết thúc trong cảnh "tan xương nát thịt".
55555555555555555
Những cuộc biểu tình ôn hòa ở Hong Kong vào cuối tuần qua đã chuyển thành xung đột giữa cảnh sát và người biểu tình
"Bất kỳ thế lực nào bên ngoài chống lưng cho những âm mưu chia rẽ Trung Quốc đều bị nhân dân Trung Quốc xem là ảo tưởng", ông Tập nhấn mạnh.
Bình luận trên được ông Tập được đưa ra trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Nepal hôm qua 13/10, theo đài truyền hình CCTV của Trung Quốc.
Cũng trong ngày hôm qua, xung đột lại diễn ra giữa cảnh sát chống bạo động và người biểu tình trong các cuộc biểu tình ôn hòa tại Hong Kong.
Các trạm giao thông công cộng và các cửa hàng, được xem là thân Bắc Kinh, đã bị đập phá gây hư hại.
Biểu tình đã diễn ra tại một số khu vực trong thành phố. Và trong chiều hôm qua, ít nhất 27 trạm MTR - tức hệ thống tàu điện ngầm của Hong Kong - đã phải đóng cửa.
Cảnh sát nói rằng họ chỉ huy động "lực lượng tối thiểu" để giải tán người biểu tình. Tuy nhiên, cảnh quay video cho thấy, những người đi mua sắm vào dịp cuối tuần cũng bị cuốn trong hỗn loạn.
Trong cảnh quay này, một số người phải hét lên và dường như đã bị thương khi lực lượng công vụ xông vào một trung tâm mua sắm.
Theo hãng tin Reuters, những người đi mua sắm cũng đã đứng về phía người biểu tình và đồng thanh buộc cảnh sát chống bạo động với khiên chắn phải rời khỏi một trung tâm thương mại.
Bom xăng đã được ném vào đồn cảnh sát Mong Kok.
South China Morning Post dẫn lời giới hữu trách cho biết rằng, một sĩ quan cảnh sát bị chém vào cổ và phải vào bệnh viện. Hiện sức khỏe của người này đã ổn định.
Một người đàn ông thứ hai cáo buộc rằng ông ta bị những người biểu tình đánh. Nhưng người ta đã phát hiện trong túi ông ta có một chiếc dùi cui, dẫn tới suy luận rằng ông ta thực ra là một cảnh sát mật.
Cảnh sát được cho là đã bí mật trà trộn vào những người biểu tình nhằm chia rẽ họ.
Ngay trong đêm 13/10, một nhóm những người biểu tình đã kéo bức tượng cao ba mét đặt trên đỉnh 'Lion Rock' (tức núi Sư Tử), một ngọn núi nổi tiếng mà từ đó, có thể nhìn xuống đảo Hong Kong từ phía xa.
Bức tượng này được gọi là 'Lady Liberty' (Tạm dịch là : Cô gái Hồng Kông Tự do), vốn là một biểu tượng của các cuộc biểu tình ở Hong Kong.
Thiết kế tượng lấy cảm hứng từ trang phục của người biểu tình Hong Kong, với dấu hiệu đặc trưng là đội mũ bảo hiểm, đeo kính bảo hộ và mang mặt nạ phòng độc.
Bức tượng tái hiện hình ảnh một cô gái, người mà những người biểu tình cho rằng, đã bị thương ở mắt do bị cảnh sát bắn đạn.
Một nhóm gồm vài chục người biểu tình, một số phải mang đèn bão trên đầu, đã kéo đặt bức tượng lên trên đỉnh núi cao khoảng 500m ngay trong cơn giông.
Bức tượng giương cao biểu ngữ màu đen với dòng chữ : "Revolution of our time, Liberate Hong Kong" (tạm dịch là : Cuộc Cách mạng của thời đại chúng ta. Giải phóng Hồng Kông".
6666666666666666
Tượng "Lady Liberty' đặt trên đỉnh Lion Rock của Hong Kong bởi một nhóm những người biểu tình.
Các cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra ở Hong Kong từ tháng 6, nhằm chống lại dự luật dẫn độ , một động thái mà nhiều người lo ngại sẽ làm suy yếu nên từ pháp độc lập của thành phố này và gây nguy hiểm cho các nhà bất đồng chính kiến.
Sau đó, dự luật đã được rút, nhưng các cuộc biểu tình tiếp tục mở rộng với các yêu cầu về thực thi đầy đủ các quyền Dân chủ và nhà chức trách phải tiến hành điều tra các cáo buộc về các hành vi đàn áp của cảnh sát với người biểu tình.
Đầu tháng này, chính quyền thành phố sử dụng điều lệ quy định khẩn cấp (ERO) vốn đã có từ thời thành phố này hãy còn là một thuộc địa của Anh, cấm việc đeo mặt nạ, khẩu trang tại các cuộc tụ tập công cộng. Tuy nhiên, những người biểu tình tuyên bố sẽ chống lại quy định này.
Hơn 2.300 người đ ã bị bắt kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra ở Hong Kong .
******************
Chủ tịch Tập cảnh báo âm mư u chia r ẽ Trung Quốc (VOA, 13/10/2019)
Chủ t ị ch Trung Qu ố c T ậ p C ậ n Bình hôm 13/10 c ả nh báo r ằ ng b ấ t kỳ âm m ư u nào nh ằ m chia r ẽ Trung Qu ố c s ẽ b ị đ ậ p tan, theo Reuters.
777777777777777777
Ông Tập được trẻ em Nepal chào đón hôm 12/10.
"Bấ t kỳ ai âm m ư u chia r ẽ Trung Qu ố c t ạ i b ấ t kỳ n ơ i nào c ủ a đ ấ t n ướ c s ẽ b ị nghi ề n nát", ông T ậ p nói v ớ i Th ủ t ướ ng Nepal Sharma O li trong cuộ c g ặ p hôm 13/10, theo kênh truy ề n hình nhà n ướ c CCTV.
"Bấ t kỳ th ế l ự c bên ngoài nào ủ ng h ộ các âm m ư u nh ư v ậ y nh ằ m chia r ẽ Trung Qu ố c s ẽ b ị ng ườ i dân Trung Qu ố c coi là nh ữ ng k ẻ ả o t ưở ng".
Ông Tậ p hôm 12/10 tr ở thành ch ủ t ị ch Trung Qu ố c đ ầ u tiên t ớ i thăm Nepal trong vòng 22 năm.
Tin cho hay, hai bên dự ki ế n s ẽ ký m ộ t th ỏ a thu ậ n kéo dài đ ườ ng xe l ử a n ố i Nepal và Tây T ạ ng.
Theo CCTV, ông Oli nói vớ i ông T ậ p r ằ ng Nepal s ẽ ch ố ng l ạ i b ấ t kỳ "các hoạ t đ ộ ng ch ố ng Trung Qu ố c" nào trên lãnh th ổ n ướ c này.
Trong khi tìm cách giả i quy ế t cu ộ c chi ế n th ươ ng m ạ i v ớ i M ỹ , Trung Qu ố c còn ph ả i đ ố i m ặ t v ớ i các cu ộ c bi ể u tình ph ả n đ ố i B ắ c Kinh ở Hong Kong .