Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

07/03/2020

Dịch Covid-19 để lại nhiều hệ quả tâm lý và xã hội lâu dài tại Châu Á

Tổng hợp

Covid-19 : Cách ly gây hậu quả tâm lý tại Trung Quốc (RFI, 07/03/2020)

Tại Trung Quốc, Bắc Kinh phát hiện thêm 99 ca mới, thêm 28 người tử vong trong ngày 06/03/2020. Vũ Hán liên tục bị cách ly trong gần 50 ngày qua, kèm theo đó là nhiều hậu quả về mặt tâm lý đối với những người bị "nhốt" trong nhà.

hequa1

Dịch virus corona đang để lại hậu quả tâm lý cho nhiều gia đình ở Trung Quốc. Ảnh minh họa chụp tại Thượng Hải ngày 06/03/2020. Reuters/Aly Song

Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh tường thuật :

Chân trời duy nhất là khung cửa sổ, sống trong không gian chật hẹp trong nhiều tuần lễ... Trong thời dịch, bị cách ly và phải ở yên trong nhà chẳng vui sướng gì. Một số người cho rằng, với đợt cách ly dài ngày lần này, tỷ lệ sinh đẻ sẽ tăng lên.

Nhưng trên thực tế, tại Trung Quốc, các vụ bạo hành trong gia đình đã tăng vọt. Theo báo chí Nhà nước, số hồ sơ ly dị tại một số thành phố đã tăng mạnh. Bên cạnh đó, nhiều người bị trầm cảm, tinh thần suy sụp.

Việc cách ly để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan đang dẫn tới nhiều hậu quả về mặt tâm lý theo như phân tích của giáo sư y khoa Chee Ng, đại học Melbourne :

"Khi bị cách ly trong một thời gian dài, người ta bị mất phương hướng, mất hết những thói quen, kém hoạt động, không được đi ra ngoài, không được vận động. Do bị bí bức, những người bị nhốt trong nhà có thể bị stress, khó chịu trong người, tâm trạng bất an và mất ngủ".

Khác với những khủng hoảng lần trước, kỳ này những người bị cách ly vẫn giữ được liên lạc với thế giới bên ngoài nhờ có điện thoại cầm tay. Nhưng đây cũng là con dao hai lưỡi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, kết nối liên tục trên mạng có nguy cơ dẫn tới tình trạng bội thực thông tin và đó có thể là nguồn gây thêm bất ổn về tâm lý.

Bác sĩ Chee Ng giải thích tiếp : "Thông thường kết nối vào các mạng xã hội cho phép người ta cảm thấy bớt cô đơn. Nhưng đồng thời các luồng thông tin nhận được qua điện thoại và các mạng xã hội không được kiểm chứng. Chúng ta không biết, về mặt tâm lý, những thông tin đó có gây tổn thương lớn hơn hay không".

Để đối phó với những tác động về tâm lý, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết, 300 trung tâm hỗ trợ tâm lý qua điện thoại đã được mở ra trên toàn quốc.

Thanh Hà

**************************

Virus corona : Đông Nam Á phản ứng chậm chạp vì sợ Trung Quốc (RFI, 06/03/2020)

Các nền kinh tế mong manh của Đông Nam Á đang phải đối mặt với hệ quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng y tế. Siêu vi corona chủng mới là thủ phạm trực tiếp nhưng thái độ rụt rè của một số chính quyền trong khu vực đối với Bắc Kinh chính là yếu tố mở đường cho thảm họa.

hequa2

Nhiều hành khách đeo khẩu trang y tế tại sân bay I Gusti Ngurah Rai Bali, Indonesia, ngày 04/02/2020. Reuters/Johannes P. Christo

Diễn biến tại Indonesia, Thái Lan, Lào, Cam Bốt... là minh chứng.

Từ khi dịch viêm phổi Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc hồi đầu tháng 01/2020, hầu như không một nước Đông Nam Á nào, trừ Việt Nam và Singapore, có phản ứng tự phòng, ngăn dịch xâm nhập. Quần đảo đông dân nhất Đông Nam Á là một trong những trường hợp cụ thể. Vào lúc 10 triệu dân Vũ Hán đã bị cách ly, thì chỉ riêng ở đảo Bali, hàng ngàn du khách Hoa lục vẫn thảnh thơi đón Tết âm lịch.

Nước đến chân mới nhảy

Tại Indonesia, với 264 triệu dân, đến hôm Chủ nhật, tổng thống Joko Widodo vẫn khẳng định là không có một ca lây nhiễm nào. Tin vào biển cả bao la, cách Trung Quốc 7 giờ bay, chính quyền Indonesia và đa số dân chúng đều mang ảo tưởng bất khả xâm phạm. Đến khi có ba du khách, hai người Singapore và một người Miến Điện từ Batam trở về có triệu chứng lạ và xét nghiệm dương tính với virus Covid-19, đích thân tổng thống Joko Widodo mới lên truyền hình để vừa báo động vừa trấn an là Indonesia đã "chuẩn bị 100 bệnh viện với phòng cách ly đúng chuẩn quốc tế". Hư thực ra sao không rõ, nhưng diễn biến tình hình tại Jakarta không khác gì tại một số thủ đô khác ở Đông Nam Á như Bangkok, Phnompenh, Vientiane, dưới cặp mắt theo dõi nghiêm khắc của Bắc Kinh.

Nhật báo Le Figaro ngày 04/03/2020, trong bài "Đông Nam Á động viên chậm…", nhấn mạnh đến thái độ đàn em của lãnh đạo Cam Bốt và Lào, nhận Trung Quốc làm anh cả. Chiếm giải quán quân là thủ tướng Cam Bốt. Trong lúc dịch lan mạnh tại Hồ Bắc, ông Hun Sen bay sang Bắc Kinh "cứu viện" Tập Cận Bình và còn tuyên bố hùng hồn, tuy nói mà không làm, là sẽ đến tận Vũ Hán.

Hun Sen còn cho phép và ra tận cảng Sihanoukville đón hàng trăm du khách của du thuyền Westdam, cho họ lên bờ. Tạp chí ngoại giao Foreign Policy phê bình nhà độc tài Cam Bốt, vì xem trọng quan hệ với Bắc Kinh, mà quên đi sức khỏe của dân chúng đang bị đe dọa.

Cùng ngày báo động của Indonesia, chính quyền Cam Bốt nhìn nhận có "một trường hợp lây nhiễm", bớt đi phần nào thái độ ngạo mạn. Đồng thuyền với Phnom Penh, cũng vì chính sách thân Bắc Kinh kể từ cuộc đảo chính năm 2014 mà thủ tướng Thái Lan Chan O Cha xem nhẹ nguy cơ Covid-19. Sau khi một doanh nhân tiếp xúc thường xuyên với du khách Trung Quốc qua đời, Thái Lan mới bắt đầu cách ly du khách 9 nước bị xem là vùng dịch.

Việt Nam : Sức ép của công luận

Trong khi đó, từ tháng Giêng, Singapore và Việt Nam đã nhanh chóng đóng cửa hải quan với Trung Quốc. Theo Le Figaro, trước áp lực của đại bộ phận dân chúng chống Hoa lục, Hà Nội đóng cửa biên giới và áp đặt biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt ngay khi xuất hiện những ca nhiễm đầu tiên.

Sự kiện du khách Trung Quốc bị quốc tế, Mỹ, Châu Âu, Nga và Bắc Triều Tiên cấm nhập cảnh cho phép Đông Nam Á mạnh dạn hơn đối với Trung Quốc, để bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, với một cơ chế mong manh về y tế, Đông Nam Á khó tránh được hệ quả nặng nề về sức khỏe cộng đồng và những tác hại về kinh tế lẫn chính trị do siêu vi Covid-19 phát sinh từ… Trung Quốc, 16 năm sau dịch SARS vốn cũng có chung một gốc.

Tú Anh

****************

Virus corona : Đến Vũ Hán, phó thủ tướng Trung Quốc bị dân la mắng (RFI, 06/03/2020)

Siêu vi corona vẫn lây lan tại Trung Quốc : 3.042 người chết, 80.552 ca bị nhiễm theo báo cáo chính thức 06/03/2020. Số trường hợp chết và người bị lây trong 24 giờ qua tiếp tục giảm đi, theo thứ tự 30 và 143. Nhưng chính quyền Hoa lục đang phải đối phó với hai hệ quả : lòng dân bất mãn và tình trạng ứ đọng rác thải y tế.

hequa3

Một khu nhà bị hàng rào ngăn cách trong một con hẻm ở thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 04/03/2020. Reuters/Stringer

Từ hai ngày nay, trên mạng loan truyền đoạn phim phó thủ tướng Tôn Xuân Lan đi viếng một khu nhà ở Vũ Hán, bị dân cư mắng là "làm trò giả dối".

Theo AFP, một đoạn video ghi lại cuộc thăm viếng của phó thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan, phụ nữ duy nhất trong số 25 ủy viên Bộ Chính trị, khi đến Vũ Hán đã bị dân la ó đả đảo. Từ các cửa sổ, người dân chỉ trích chính quyền "hứa cuội". Bị cách ly từ hai tháng nay, dân chúng có thể mua sắm nhu yếu phẩm trên mạng nhưng bị lệ thuộc vào các cơ sở giao hàng. Cũng không thấy chính quyền thực hiện lời hứa giúp đỡ dân. Báo chí chính thức cũng nói đến những khó khăn của dân chúng.

Một lãnh đạo cao cấp trong Đảng như phó thủ tướng Tôn Xuân Lan tiếp xúc với dân đã là một ngoại lệ. Bị dân phản đối trực tiếp lại càng hiếm hơn. Điều đặc biệt là theo thông tin của AFP đoạn video này chưa bị kiểm duyệt xóa bỏ.

Nhưng nghiêm trọng hơn nữa là tình trạng rác thải như khẩu trang, áo choàng, drap trải giường bệnh, mỗi ngày ứ đọng hàng trăm tấn.

Từ Thượng Hải, thông tín viên Angélique Forget tường thuật :

"Chỉ riêng tại tâm dịch Vũ Hán, mỗi ngày có gần 200 tấn rác thải y tế phải xử lý. Thế nhưng, theo số liệu chính thức, thành phố này chỉ đủ khả năng thiêu hủy 50 tấn mỗi ngày. Làm cách nào để giải quyết tình trạng ứ đọng rác nhiễm độc này ? Đây là một câu hỏi khó, nhất là không phải chỉ có Vũ Hán là thành phố duy nhất phải đương đầu.

Trên thực tế, cả nước Trung Quốc đều thiếu cơ sở xử lý rác thải bệnh viện. Theo một chuyên gia của hiệp hội môi trường Greenpeace ở Bắc Kinh, được báo chí Hồng Kông trích dẫn, thì ngay trong lúc bình thường, Hoa lục đã hoàn toàn thiếu thiết bị xử lý rác. Do vậy, khi gặp khủng hoảng siêu vi Corona như hiện nay, tình hình khó khăn trở thành thảm họa.

Để đối phó với khủng hoảng, chính quyền Trung Quốc cho phép các địa phương đốt phế liệu của bệnh viện ở các trung tâm không dành riêng cho nhiệm vụ này. Ngoài ra, loại lò thiêu di động cũng được sử dụng. Chính quyền địa phương còn khuyến khích và tổ chức chở rác thải y tế ứ đọng đến các thành phố bị dịch nhẹ hơn".

Tú Anh

*****************

Đánh bại ứng viên Trung Quốc, một người Singapore sẽ đứng đầu WIPO (VOA, 06/03/2020)

Một người Singapore đã đánh bi ng viên Trung Quc đ giành v trí lãnh đo T chc S hu trí tu thế gii (WIPO), và như thế chn được n lc ca Bc Kinh đ giành mt vai trò lãnh đo th 5 ti Liên Hip Quc.

hequa4

Trụ s WIPO, T chc S hu Trí Tu Thế gii Geneve

Chuyên gia pháp lý Darren Tang đã đánh bại đồng nghip Trung Quc, bà Wang Binying, trong mt cuc biu quyết kín ca hàng chc quc gia đ chn người vào v trí Tng giám đc ca T chc S hu trí tu thế gii (WIPO), là t chc un năn các quy lut quc tế v quyn s hu trí tu.

Vấn đ v quyn s hu trí tu là trng tâm ca cuc chiến tranh thương mi gia Washington và Bc Kinh. Cùng vi nhiu nước phương Tây khác, Hoa Kỳ hu thun ông Tang cho v trí Tổng Giám đốc Wipo. Tháng trước, Ngoi trưởng Mike Pompeo cho biết là Washington đang "theo sát, rt sát’ những din tiến liên quan ti văn phòng cp bng sáng chế Liên Hiệp Quốc.

Ông Tang được chn trong cuc biu quyết ca u ban phi hp WIPO, mt nhóm gm 83 nước do Pháp làm Ch tch. Pháp loan báo kết qu cuc biu quyết da trên 55 phiếu bu cho ông Tang, và 28 phiếu bu cho ng viên Trung Quc.

Đại s Hoa Kỳ ti Liên Hiệp Quốc, ông Andrew Bremberg, bày t vui mng :

"Chúng tôi rất hài lòng v kết qu rõ rt ca cuc biu quyết. Chúng tôi tin rng kết qu áp đo ca cuc biu quyết hôm nay th hin tm quan trng ca vic bảo v các sn phm trí tu, và toàn b s đc lp ca WIPO trong cng đng quc tế.

Đại s Trung Quc Chen xu nói vi Reuters :

"Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn đi vi tt c nhng người đã ng h chúng tôi, và chúc mng ng viên được bu. Chúng tôi sn sàng tiếp tc tham gia và đóng góp cho cơ quan quc tế quan trng này".

Liên Hiệp Quc gm 193 thành viên có tr s ti Geneva, giám sát h thng v quyn s hu trí tu, mt lĩnh vc có tm quan trng ngày càng cao đi vi Trung Quc và các công ty ca nước này.

Dưới s lãnh đo ca ông Francis Gurry, Tng giám đc người Úc sp t nhim, WIPO đã giám sát hin tượng bùng n các h sơ yêu cu cp bng sáng chế và đã bt đu các cuc đàm phán tiên khi v liu trí tu nhân to, hoc máy móc, có th được cp bng phát minh hay không.

Ngược li vi nhiu cơ quan Liên Hiệp Quốc khác b thiếu tài tr, WIPO d kiến s thu v 880 triu franc Thu sĩ, tương đương vi 921 triu USD trong tài khoá 2020-2021, ch yếu t l phí np đơn bng sáng chế.

Công dân Trung Quốc đang đng đu 4 cơ quan Liên Hip Quc : T chc Lương nông Liên Hiệp Quốc-FAO, T chc Hàng không Dân dng Quc tế -ICAO, T chc Phát trin công nghip Liên Hiệp Quốc - UNIDO, và Liên minh Vin thông quc tế - ITU.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tổng hợp
Read 629 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)