Trung Quốc tăng kiểm soát các công ty internet khổng lồ
BBC, 11/11/2020
Trung Quốc đã đề xuất các quy định mới nhằm hạn chế sức mạnh của các công ty internet lớn nhất của họ.
Alibaba và JD.com thống trị thị trường bán lẻ trực tuyến ở Trung Quốc.
Các quy định cho thấy sự bất an ngày càng tăng ở Bắc Kinh trước những ảnh hưởng ngày càng tăng của các nền tảng kỹ thuật số.
Các quy định mới có thể ảnh hưởng đến những công ty công nghệ khổng lồ trong nước như Alibaba, Ant Group và Tencent, cũng như nền tảng giao đồ ăn Meituan.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh EU và Mỹ cũng đang tìm cách kiềm chế sức mạnh của những công ty internet khổng lồ.
Cổ phiếu các công ty công nghệ Trung Quốc đã giảm mạnh sau khi những quy định theo đề xuất được công bố vào thứ Ba 10/11.
Tin tức được đưa ra khi JD.com và Alibaba chuẩn bị cho Ngày Độc thân, ngày bán hàng giảm giá trực tuyến lớn nhất trong năm của họ.
Việc chào bán cổ phiếu theo kế hoạch lẽ ra sẽ diễn ra tại Thượng Hải và Hong Kong trong hôm 5/11.
Đợt bán tháo cổ phiếu tiếp tục vào thứ Tư, với Alibaba, JD.com, Tencent, Xiaomi và Meituan đều sụt giá, giảm hơn 200 tỷ đô la so với giá trị kết hợp của những hãng này.
Các quy định mới nói gì ?
Dự thảo dài 22 trang của Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường (SAMR) sẽ là nỗ lực đầu tiên để xác định hành vi chống cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ.
Các quy định mới sẽ cố gắng ngăn các công ty chia sẻ dữ liệu nhạy cảm của người tiêu dùng, hợp tác với nhau để loại bỏ các đối thủ nhỏ hơn và bán hàng thậm chí phát sinh lỗ để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.
Các qui định mới cũng sẽ kìm hãm các nền tảng vốn buộc các doanh nghiệp phải có thỏa thuận độc quyền, điều mà Alibaba đã bị các thương gia và đối thủ bị cáo buộc.
Các quy định cũng sẽ nhằm vào các công ty đối xử khác biệt với khách hàng dựa trên dữ liệu và thói quen chi tiêu của họ.
SAMR đang thu thập các đánh giá và phản hồi từ công chúng về các nguyên tắc chống độc quyền cho đến cuối tháng này.
Các công ty này chiếm ưu thế như thế nào ?
Alibaba và JD.com thống trị thị trường bán lẻ trực tuyến ở Trung Quốc, cùng nhau chiếm khoảng 3/4 giao dịch thương mại điện tử Trung Quốc.
Tính đến tháng 9, Alibaba tự hào có 881 triệu người dùng thường tham g hàng tháng trên thiết bị di động - hơn một nửa dân số Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng có những lo ngại riêng về việc công ty con của Alibaba là Ant Group, công ty đã ngừng niêm yết trên thị trường chứng khoán vào tuần trước sau khi các nhà quản lý nêu quan ngại về quyền lực ngày càng tăng của các tổ chức tính d tụngực tuyến và cách họ có thể ảnh hưởng đến hệ thống tài chính qui mô hơn.
EU và Mỹ cũng đang tìm cách kiềm chế sức mạnh của những công ty internet khổng lồ.
Đợt khai trương chào bán cổ phiếu (IPO) được cho là lớn nhất thế giới.
Ant có khoảng 1,3 tỷ người dùng, chủ yếu ở Trung Quốc, nơi công ty này điều hành Alipay, hệ thống thanh toán kỹ thuật số chính tại Trung Quốc.
Tencent, công ty có hệ thống thanh toán cạnh tranh và cũng là công ty game lớn nhất thế giới, cũng có thể bị soi xét xét kỹ.
Một xu hướng toàn cầu ?
Nếu các nhà chức trách Trung Quốc lo ngại về sự phát triển bùng nổ của một số nền tảng internet, thì lo ngại của họ không phải là duy nhất.
Liên minh Châu Âu (EU) đã công bố cáo buộc chống độc quyền chống lại Amazon, mà họ cáo buộc lạm dụng quyền lực thị trường của mình ở Đức và Pháp.
Trong khi đó, nhà chức trách Hoa Kỳ đang có hành động chống lại sự thống khuynh đảo thị trường của Google như một công cụ tìm khiếm trên internet
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã mô tả Google như một "người gác cổng Internet độc quyền".
Đây là vụ kiện chống độc quyền lớn nhất ở Hoa Kỳ kể từ vụ kiện chống lại Microsoft vào cuối những năm 1990.
Nguồn : BBC, 11/11/2020
***********************
Hong Kong : Toàn bộ nghị sĩ đối lập từ chức, tuyên bố ‘một nước, hai hệ thống đã chết’
BBC, 11/11/2020
Toàn bộ nghị sĩ đối lập ở Hong Kong đã từ chức để phản đối việc bốn đồng nghiệp của họ bị bãi nhiệm.
Alvin Yeung Ngok-kiu, Kwok Ka-ki, Kenneth Leun, Dennis Kwok
Hôm thứ Tư, Bắc Kinh thông qua "Quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc về vấn đề tư cách của nghị sĩ Hội đồng Lập pháp Đặc khu Hành chính Hong Kong".
Quyết định này nói những nghị sĩ Hội đồng Lập pháp Hong Kong có các hành vi ủng hộ chủ trương của "thế lực thúc đẩy Hong Kong độc lập"; từ chối công nhận Trung Quốc có và thi hành quyền chủ quyền đối với Hong Kong; tìm kiếm thế lực nước ngoài hoặc ngoài Trung Quốc can thiệp vào công việc của Hong Kong; hoặc các hành vi khác làm tổn hại an ninh quốc gia, sẽ lập tức mất đi tư cách nghị sĩ Hội đồng Lập pháp.
Vì nghị quyết này, bốn nghị sĩ - Alvin Yeung, Kwok Ka-ki and Dennis Kwok và Kenneth Leung - đã mất tư cách ngay.
Ngay sau đó, các nghị sĩ đối lập nói họ sẽ từ nhiệm để bày tỏ đoàn kết.
Đây là lần đầu tiên kể từ 1997, Hội đồng lập pháp Hong Kong gần như không còn tiếng nói đối lập nữa.
Nghị sĩ đối lập đứng trước báo chí
Lãnh đạo Hong Kong, bà Carrie Lam, thân Bắc Kinh và được chính phủ Trung Quốc ủng hộ.
Tháng Sáu, Trung Quốc đã đưa vào Hong Kong luật an ninh quốc gia.
Các nghị sĩ được gọi là "thân dân chủ" có 19 ghế trong Hội đồng gồm 70 ghế.
Nhưng 15 người còn lại nay đã từ chức đồng loạt để phản đối.
Chủ tịch đảng Dân chủ Hong Kong Wu Chi-wai nói: "Chúng tôi không còn có thể nói rằng vẫn có 'một nước hai hệ thống', diễn tiến này xác định cái chết chính thức."
Nguồn : BBC, 11/11/2020