Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

16/06/2017

Thế chủ động trên Thái Bình Dương đang thay đổi

Tổng hợp

Mỹ kéo dài thời gian tuần tra Biển Đông (VOA, 16/06/2017)

Năm nay, hải quân M s kéo dài thi gian tun tra Bin Đông hơn trước, theo tuyên b ca Đô đc Scott Swift, Tư lnh Hm đi Thái Bình Dương M, đưa ra hôm 14/6 ti Trung Quc, nơi mt chiến hm M đang cp cng viếng thăm.

bd1

Đô đốc Scott Swift, tư lnh Hm đi Thái Bình Dương ca M.

Chuyến thăm ca khu trc hm USS Sterett có phi đạn điu khin cp cng Trm Giang thuc tnh Qung Đông là chuyến viếng thăm đu tiên ca mt chiến hm Hoa Kỳ k t khi Tng thng Donald Trump nhm chc. S kin din ra gia lúc căng thng lên cao ti Bin Đông có nhiu tranh chp, nơi Washington chỉ trích Bc Kinh vì đã xây các đo nhân to.

Dự kiến năm nay, các cuc tun tra ca các chiến hm M tng cng là 900 ngày, cao hơn mc trung bình 700 ngày hàng năm. Đô đc Swift cho báo gii biết đó là nh vào s lượng gia tăng các nhóm tàu tấn công đang hot đng hin thi ti Bin Đông.

Tuy nhiên, Đô đốc Swift h gim tm quan trng ca con s này, nói rng s lượng này ch có tính cách tm thi.

Đô đốc Swift và các gii chc khác ca M khng đnh không có thay đi trong nhng hot đng tự do hàng hải ca Hi quân M dưới thi Tng thng Trump.

Vào tháng 5 vừa qua, mt tàu sân bay M thc hin mt cuc tun tra khi đi vào phm vi 12 hi lý ca đo nhân to Đá Vành Khăn do Trung Quc xây dng, đ chng t Trung Quc không có ch quyn ti vùng biển quanh đó.

Đây là chuyến hot đng t do hàng hi đu tiên ca M k t tháng 10 năm ngoái. Ông Trump nhm chc vào tháng 1 năm nay.

Hoa Kỳ lên án Trung Quốc xây dng các đo nhân to và cng c các cơ s quân s ti đây vì quan ngi rng nhng đo này có thể được dùng đ hn chế tàu bè qua li và m rng tm hot đng chiến lược ca Trung Quc.

Các đồng minh ca M trong vùng lo ngi vì chính quyn ông Trump đã ngưng thc hin các hot đng ti Bin Đông trong vài tháng đu tiên sau khi ông Trump nhm chc.

Một s quc gia trong vùng cho rng Hoa Kỳ không mun chc gin Trung Quc khi cn n lc ca Trung Quc đ kìm chế Bc Triu Tiên.

Cuộc din tp ca hi quân M trong tháng 5 va qua bao gm nhng hot đng ca các thy th trên tàu đ chng t hành trình của tàu không phi là vic qua li thông thường, theo các gii chc Hoa Kỳ.

Khu trục hm Sterett tham gia các cuc din tp ti Bin Đông trong tun qua. Dù các hot đng đó không được xem là hot đng t do hàng hi, nhưng chuyến đi đã khiến Trung Quốc lên tiếng rng Bc Kinh vn cnh giác nhng hot đng quân s ca Hoa Kỳ trong vùng bin này.

Trung Quốc tuyên b có ch quyn hu hết Bin Đông vi khong 5.000 t đô la hàng hóa qua li mi năm. Lp trường này ca Bc Kinh b các nước Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam phn đi.

*********************

Mỹ đang để các đảo Thái Bình Dương lọt vào tay Trung Quốc (RFI, 15/06/2017)

Theo nhà báo Ben Bohane chuyên viết về Châu Á-Thái Bình Dương suốt 25 năm qua, một ván cờ tĩnh lặng nhưng quyết định đang diễn ra nhằm nắm quyền chi phối các đảo nhỏ ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên chỉ có một bên là chứng tỏ quyết tâm, còn bên kia dường như đang nhường lại trận địa mà không mấy hăng hái chiến đấu.

tbd1

Phi trường Bauerfield ở Port Vila, thủ đô đảo quốc Vanuatu. wikipedia

Trên Wall Street Journal, ông Bohane nhận định, đây là một hiện tượng mới. Trên hơn 100 năm qua, Hoa Kỳ vẫn coi Thái Bình Dương như sân sau của mình, nhưng gần đây mọi sự đã thay đổi. Philippines, đồng minh lâu đời của Mỹ đã "xoay trục" sang Trung Quốc, trong khi các đảo quốc khác tại Thái Bình Dương cũng không cưỡng lại được các ve vãn của ngành ngoại giao và đầu tư từ Bắc Kinh.

Trong khi đó Hoa Kỳ vẫn vắng bóng. Chính sách "xoay trục sang Châu Á" của cựu tổng thống Barack Obama nay chỉ còn là những lời nói suông. Giờ đây chẳng có mấy bằng chứng cho thấy Hoa Kỳ đầu tư vào các đảo quốc tại đây.

Tổng thống Donald Trump có cơ hội để quan tâm hơn đến khu vực này, nhưng Nhà Trắng dường như bị lạc hướng về phía Trung Đông, cũng như các chính quyền tiền nhiệm. Với chi phí chỉ một ngày trong cuộc chiến Trung Đông, Hoa Kỳ có thể củng cố mặt phía tây qua việc chiếm lấy cảm tình các đảo quốc Thái Bình Dương bằng cách đầu tư vào du lịch, cơ sở hạ tầng, và cam kết với các lãnh đạo tại đây. Thay vào đó, Trung Quốc đã ma mãnh giành lấy từng nước một.

Trong khi Bắc Kinh chi ra nhiều tỉ đô la đầu tư vào các đảo Melanesia, Micronesia và Polynesia, làm các dự án hạ tầng quan trọng, các kế hoạch du lịch với tài chính đi kèm, thì Hoa Kỳ vẫn giữ im lặng. Mỹ tiếp tục bỏ mặc hiệp ước đồng minh ký với Micronesia và làm ngơ với phần còn lại trong khu vực.

Palau vẫn đang chờ đợi 216 triệu đô la được hứa hẹn năm 2011, trong khuôn khổ một thỏa thuận nhằm cung ứng cửa ngõ quân sự cho Hoa Kỳ. Cách xử sự như vậy có thể khiến Liên bang Micronesia năm tới có thể chấm dứt hiệp ước với Mỹ, trước thời điểm dự kiến là năm 2023. Và tại lãnh thổ Samoa thuộc Mỹ, một nữ dân biểu đã cảnh báo về những khiếm khuyết trong năng lực quốc phòng, trong lúc ảnh hưởng Trung Quốc đang tăng lên tại Samoa. Bắc Kinh dòm ngó nguồn lợi thiên nhiên của Papua New Guinea và ve vãn Fiji.

Nhưng sự tương phản giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ nổi bật nhất ở Vanuatu.

Mới đây, chính quyền Vanuatu đã ký kết một hợp đồng với China Civil Engineering Construction Corporation để nâng cấp ba sân bay chính của đảo quốc này. Đặc biệt là mở rộng Bauerfield, phi trường chính của Port Vila, thủ đô nước này, để mở đường bay trực tiếp từ Trung Quốc vào năm tới.

Được Hải quân Mỹ xây dựng lên năm 1942, Bauerfield được đặt theo tên của trung tá Harold W.Bauer, phi công lái chiến đấu cơ của thủy quân lục chiến Mỹ đã tử trận trong trận đánh Guadalcanal. Trung Quốc cũng sẽ nâng cấp sân bay Pakoa ở Santo, hòn đảo mà người thanh niên James Michener trú đóng trong Đệ nhị Thế chiến và viết ra cuốn tiểu thuyết được giải Pulitzer, "Tales of the South Pacific" (Chuyện ở Nam Thái Bình Dương).

Không có công ty Mỹ nào tham gia các hợp đồng trên. Thực tế, Hoa Kỳ không cam kết gì với Vanuatu, cũng chẳng có đại sứ thường trực. Trong khi đó Trung Quốc đã xây dựng tòa nhà Quốc Hội, văn phòng thủ tướng, trụ sở bộ Ngoại Giao, trụ sơ tổ chức liên chính phủ Melanesian Spearhead Group, một trung tâm hội nghị và một sân vận động quốc gia.

Đổi lại, Trung Quốc được gì ? Vanuatu chính là đảo quốc Thái Bình Dương đầu tiên ủng hộ yêu sách của Bắc Kinh về Biển Đông, và sau đó Nauru rồi Papua New Guinea nhanh chóng hòa giọng !

Khu vực này phải đứng ngoài thương mại điện tử, vì PayPal, Visa và các công ty tài chính khác của Mỹ không công nhận các đảo quốc Thái Bình Dương. Nhưng tỉ phú Mã Vân (Jack Ma) của tập đoàn Alibaba gần đây đã gởi các đại diện đến để giúp Vanuatu và các nước còn lại tham gia các sàn giao dịch điện tử của họ, trong đó có Tmall và Alipay.

Viện trợ, đầu tư, cơ sở hạ tầng, thương mại điện tử… Không khó để hiểu vì sao các chính phủ và dân chúng các đảo quốc này quay sang Bắc Kinh. Trong lúc cộng đồng quốc tế không lạ gì về dã tâm xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc, Bắc Kinh đã thâm hiểm tung tiền ra mua chuộc các đảo quốc Thái Bình Dương để làm bàn đạp.

Bài báo Wall Street Journal kết luận, nếu Washington không bắt đầu cam kết một cách nghiêm túc trong khu vực, thì các đảo quốc Thái Bình Dương vốn là các căn cứ quan trọng trong Đệ nhị Thế chiến, chắc chắn sẽ lọt vào tay Trung Quốc.

Thụy My

***********************

Kiểm soát cảng biển Châu Á : Một cuộc chiến khác giữa Trung Quốc và Nhật Bản (RFI, 15/06/2017)

Nhật Bản đang tranh giành quyết liệt với Trung Quốc quyền kiểm soát các cảng biển quan trọng tại Châu Á, nhằm bảo đảm an ninh các tuyến đường vận chuyển hàng hóa và nguyên nhiên liệu. Đồng thời, Tokyo muốn kiềm hãm bớt đà bành trướng ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực.

tbd2

Một cảnh cảng Tokyo. Ảnh 6/10/2015.AFP PHOTO / KAZUHIRO NOGI

Mua lại cổ phần, hợp tác khai thác, tham gia xây dựng, Nhật Bản đang góp phần phát triển cơ sở hạ tầng tại Châu Á thông qua các khoản cho vay trực tiếp hay từ Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, qua đó cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc, ví dụ như trong dự án quản lý cảng nước sâu Sihanoukville ở Cam Bốt. Tokyo tiến hành hợp tác với New Delhi để cùng khai thác cảng Colombo tại Sri Lanka. Nhật Bản cũng tham gia xây dựng cảng Thilawa tại Miến Điện, dự kiến hoàn thành trong năm 2018.

Tính đến cuối tháng 3/2016, Ấn Độ và Indonesia đứng đầu danh sách các nước Châu Á được Nhật Bản cho vay với tổng trị giá 1.700 tỷ yên cho mỗi nước. Tiếp đến là Việt Nam với mức vay là 1.400 tỷ. Tokyo hiện là một đối tác ngoại giao và kinh tế quan trọng trong khu vực.

Theo phân tích của tờ Nikkei Asian Review, việc Trung Quốc tìm cách kiểm soát hầu hết các tuyến đường biển đi từ Biển Đông đến Châu Âu thông qua sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường đang khiến Nhật Bản lo âu. Bởi vì, đó cũng chính là những tuyến hàng hải quan trọng đối với Tokyo trong việc nhập dầu khí từ Trung Đông và xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu.

Trong thời bình, những cảng biển nằm dọc theo Ấn Độ Dương chủ yếu dùng để vận chuyển hàng hóa. Nhưng nếu Trung Quốc mở rộng được tầm ảnh hưởng, "họ có thể sử dụng những cảng này cho mục đích quân sự" như cảnh báo của một quan chức Nhật Bản.

Mùa thu năm 2014, một tầu ngầm Trung Quốc đã từng ghé vào một cảng do Trung Quốc khai thác tại Sri Lanka. Vụ việc đã gây sốc cho các quốc gia láng giềng.

Do đó, trong nỗ lực kiềm chế Bắc Kinh, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi phát triển một khu vực Ấn Độ Dương "mở và tự do", đồng thời, Tokyo tăng cường các mối quan hệ với các nước khác tại Châu Á, thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển chính thức và nhiều trợ giúp khác. Không chỉ hỗ trợ về mặt kinh tế - tài chính, kể từ năm 2015, Nhật Bản còn mở rộng trợ giúp sang cả lĩnh vực quân sự, cứu hộ, cứu trợ thiên tai.

Dù vậy, vẫn còn nhiều khu vực Nhật Bản chưa có được mối quan hệ chặt chẽ như tại Châu Âu hay Châu Phi. Đây chính là điểm Trung Quốc có thể tận dụng. Cuộc chạy đua giữa hai cường quốc tranh giành quyền kiểm soát trong khu vực sẽ càng thêm gay gắt.

Minh Anh

***********************

Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Trung Quốc "nguy cơ xung đột" (RFI, 15/06/2017)

Chính sách đối ngoại hiện nay của Trung Quốc có thể "dẫn đến xung đột" trong vùng Thái Bình Dương. Trong cuộc điều trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 14/06/2017, ngoại trưởng Rex Tillerson tuyên bố như trên và nhấn mạnh ông đã trực tiếp đưa ra cảnh báo này với các đối tác Trung Quốc.

tbd3

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson điều trần trước Ủy ban đối ngoại Thượng Viện, Washington DC, ngày 13/06/2017 - REUTERS/Aaron P. Bernstein

Bản tin của báo Mỹ Washington Examiner không nói rõ lãnh đạo ngành ngoại giao Hoa Kỳ, Rex Tillerson đã đưa ra cảnh báo nói trên với các quan chức Trung Quốc khi nào.

Trong cuộc điều trần hôm qua, ngoại trưởng Mỹ ghi nhận : việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo và mở rộng cơ sở hạ tầng tại các hòn đảo trong vùng có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông "đang gây ra bất ổn ở khu vực Thái Bình Dương. Những bất ổn đó có thể đưa chúng ta vào một cuộc xung đột". Theo ông Tillerson, đây là một trong những vấn đề cần giải quyết cấp bách trong quan hệ Mỹ-Trung.

Về câu hỏi liệu sức mạnh kinh tế của Trung Quốc có là một mối đe dọa tiềm tàng đối với Mỹ, ngoại trưởng Tillerson quan niệm Hoa Kỳ phải chấp nhận thích nghi với tình thế đó, nhưng không thể để Bắc Kinh biến kinh tế, thương mại thành "vũ khí" để lôi kéo các đồng minh của Hoa Kỳ về phía Trung Quốc.

Theo ông Tillerson, Washington cần gửi tới Bắc Kinh thông điệp rõ ràng là Trung Quốc không thể dùng chiến thuật đó để giải quyết những hồ sơ gai góc như hạt nhân Bắc Triều Tiên hay tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Về phía bộ trưởng Quốc Phòng, James Mattis cũng trong buổi điều trần trước Ủy ban phân bổ ngân sách của Hạ Viện hôm 14/06/2017 đã tuyên bố : Hoa Kỳ tiếp tục chiến dịch "khẳng định quyền tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông" bất chấp chống đối mạnh mẽ của Trung Quốc. Lý do được tướng Mattis đưa ra : tự do lưu thông hàng hải là một phần không thể tách rời trong chính sách phòng thủ của Hoa Kỳ.

Tháng 5/2017 tàu chiến USS Dewey, đã áp sát Đá Vành Khăn – trong khu vực quần đảo Trường Sa. Đây là lần đầu tiên dưới chính quyền Trump, Hải quân Mỹ khẳng định quyền tự do lưu thông hàng hải tại các vùng đang có tranh chấp, ở Biển Đông.

Thanh Hà

Quay lại trang chủ
Read 933 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)