Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

04/09/2017

Myanmar : bạo lực tại Rakhine làm hàng trăm người thiệt mạng

Tổng hợp

87.000 người tị nạn Rohingya tràn qua Bangladesh (RFI, 04/09/2017)

Sau 10 ngày bạo động tại miền tây Miến Điện, số lượng người Hồi Giáo Rohingya sang Bangladesh tiếp tục tăng nhanh. Theo văn phòng điều phối của Liên Hiệp Quốc tại Cox's Bazar cho đến sáng ngày 04/09/2017 gần 90.000 người vượt biên sang Bangladesh lánh nạn. Cộng đồng quốc tế gia tăng áp lực lên chính quyền Naypyidaw và nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyu.

miendien1

Hàng chục ngàn người Rohingya chạy sang Bangladesh, để tránh bị tàn sát, ngày 03/09/2017. Ảnh : Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Hãng tin Pháp AFP nhắc lại, bạo động bùng lên tại bang Rakhin, miền tây Miến Điện từ hôm 25/08/2017, khoảng 30 đồn cảnh sát bị lực lượng nổi dậy ARSA tấn công nhằm mục đích bảo vệ cộng đồng thiểu số người Rohingya.

Lực lượng quân đội Miến Điện trả đũa : 400 người thiệt mạng, hầu hết là người Rohingya ; hàng chục ngàn người phải sơ tán. Theo thẩm định Liên Hiệp Quốc, hiện vẫn còn khoảng 20.000 người kẹt tại biên giới giữa Miến Điện – Bangladesh. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lo ngại bạo động nhắm vào người Rohingya tại Miến Điện dẫn tới một "cuộc khủng hoảng nhân đạo".

Vào hôm nay, người trên thực tế đang nắm quyền tại Miến Điện là bà Aung San Suu Kyu, cùng với tướng Mun Aung Hlang, lãnh đạo quân đội Miến Điện, tiếp ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi để tìm một ngõ thoát trên hồ sơ nhậy cảm này.

Giải thưởng Nobel Hòa Bình 2014 người Pakistan, Malala Yousafzai, qua mạng Twitter chỉ trích khôi nguyên Hòa Bình Miến Điện năm 1991, Aung San Suu Kyu, làm ngơ trước thảm cảnh của người Rohingya trên xứ bà.

Thanh Hà

********************

Gần 400 người chết vì bạo lực ở Rakhine, nhà cửa bị đốt (VOA, 02/09/2017)

Khoảng 400 người đã chết vì bo lc bang Rakhine ca Myanmar trong tun qua, các quan chức quân đi cho biết, nói rng phn ln đu là người Hi giáo ni dy.

myanmar1

Một nhóm người t nn Rohingya chy khi Myanmar sang Bangladesh Teknaf, Bangladesh, ngày 1 tháng 9, 2017.

Một trang Facebook ca quân đi báo cáo con s này, nói rng 370 người là nhng phn t ni dy, và 29 người thit mng là cnh sát hoc dân thường.

Tuy nhiên những người thuc cộng đng người Hi giáo Rohingya thiu s đã báo cáo nhng v tn công vào làng mc ca h làm mt s người chết và buc hàng ngàn người tháo chy.

Tổ chc Theo dõi Nhân quyn (HRW) hôm th By cho biết hình nh v tinh chp hôm th Năm làng Chein Khar Li thuộc th xã Rathedaung cho thy 700 căn nhà b phá hy. T chc nhân quyn này nói 99 phn trăm ngôi làng b phá hy và nhng du hiu thit hi trông ging như là ha hon, chng hn như nhng vt cháy ln. "Thế nhưng đây ch là mt trong 17 đa đim mà chúng tôi xác định có nhng v cháy", Phil Robertson, phó giám đc ca HRW, nói.

Liên Hiệp Quc cho biết ít nht 38.000 người đã tháo chy khi Myanmar sang Bangladesh, phn ln là người Rohingya. Các nhà lãnh đo cng đng Bangladesh nói vi VOA rng một s người Hindu, cũng là sc dân thiu s Myanmar, đã vượt qua biên gii.

Ông Robertson cho biết Phái b Tìm hiu Thc tế ca Liên Hip Quc cn phi có "s hp tác đy đ" ca chính ph Myanmar đ hoàn thành nhim v ca mình là đánh giá các vi phạm nhân quyền Bang Rakhine và tìm cách chm dt các cuc tn công cũng như đm bo s gii trình trách nhim.

HRW cho biết nhng người Rohingya t nn gn đây tháo chy khi Myanmar sang Bangladesh nói vi t chc này rng quân đi và cnh sát Myanmar đã đốt nhà ca h và thc hin nhng v tn công vũ trang nhm vào dân làng. T chc này nói nhiu người t nn Rohingya có "nhng vết thương do đn và mnh bom".

Các nguồn tin Bangladesh nói vi Ban Tiếng Bangla ca VOA rng ti 60.000 người đã vượt qua biên giới trong nhng ngày gn đây.

Myanmar xem người Rohingya là di dân t Bangladesh, và không phi là mt trong nhiu nhóm sc dân thiu s ca đt nước. Người Rohingya b t chi quc tch, ngay c khi h có th chng minh rng gia đình h đã sinh sng ở Myanmar từ nhiu thế h.

Bạo lc giáo phái gia người Pht giáo và Hi giáo thường xuyên bùng lên sut hơn mt thp k qua. Cho ti nhng v tn công vào tháng trước, tình trng bo lc nghiêm trng nht din ra vào tháng 10 năm ngoái, khi nhng phn t ni dy tn công mt s đn cnh sát, đưa ti mt cuc đàn áp quân s, khiến hàng ngàn người b chy sang Bangladesh.

Chính phủ Myanmar bác b cáo buc ngược đãi người Rohingya và hn chế cho nhà báo và nhng người nước ngoài khác tiếp cn Rakhine ; nhưng đại sứ ca nước này ti Liên Hip Quc nói rng chính ph d đnh thc thi các khuyến ngh ca y ban Liên Hip Quc đ ci thin tình hình và chm dt bo lc.

************************

Cảnh sát Bangladesh cho người tỵ nạn qua biên giới (BBC, 02/09/2017)

Cảnh sát Bangladesh phớt lờ lệnh của chính phủ nước này bắt họ phải ngăn không cho người tỵ nạn từ nước láng giềng Myanmar vượt qua biên giới.

myanmar2

Người tỵ nạn Rohingya tại biên giới Bangladesh-Myanmar

Phóng viên BBC tại Bangladesh nói các thành viên của cộng đồng người Hồi giáo thiểu số Rohingya đang tràn qua các cửa khẩu mà không bị ai ngăn cản.

Liên Hiệp Quốc ước tính hiện có 58.000 người tỵ nạn đã vượt qua biên giới Myanmar-Bangladesh.

Các vụ bạo lực nổ ra tại tỉnh Rakhine của Myanmar cách đây hơn một tuần.

Người tỵ nạn Rohingya cáo buộc lực lượng an ninh Myanmar và những đám đông người Phật giáo đã đốt làng của họ.

Chính phủ Myanmar nói các lực lượng an ninh đang đáp trả cuộc tấn công của phiến quân người Rohingya vào 20 đồn biên phòng của cảnh sát hồi tháng trước.

Những vụ đụng độ tiếp theo đó khiến người dân từ nhiều cộng đồng phải ra đi.

Hơn 20.000 người Rohingya khác được cho là đang bị kẹt dọc bờ sông Naf, con sông phân ranh giới giữa Bangladesh và Myanmar.

Các tổ chức cứu trợ nói những người này đang phải đối mặt với nguy cơ chết đuối, bệnh tật và bị rắn độc cắn.

myanmar3

Rakhine, tỉnh nghèo nhất của Myanmar, là quê hương của hơn một triệu người Rohingya. Họ bị ngược đãi hàng chục năm nay ở đất nước mà phần lớn dân chúng theo Phật giáo, nơi họ không được coi là công dân.

Trong những năm gần đây, đã xảy ra nhiều đợt bạo lực gây chết người. Các vụ bạo lực hiện nay là lớn nhất kể từ tháng 10/2016, khi mà chín cảnh sát thiệt mạng trong những đợt người Rohingya tấn công vào đồn biên phòng.

Cho đến thời điểm đó, không có chỉ dấu nào rằng đã có phe nổi dậy có vũ trang của người Rohingya, mặc dù căng thẳng sắc tộc vẫn luôn hiện hữu.

myanmar4

Người Hồi giáo Rohingya tập trung cầu nguyện dịp lễ Eid tại một trại tỵ nạn gần biên giới Myanmar - Bangladesh

Cả hai vụ tấn công hồi tháng Mười năm ngoái và hôm 25/8 mới đây đều do một nhóm có tên gọi Quân giải phóng Arakan Rohingya thực hiện.

Nhóm này nói mục tiêu của họ là bảo vệ người Hồi giáo Rohingya khỏi sự đàn áp của nhà nước Myanmar. Chính phủ Myanmar thì nói họ là một nhóm khủng bố.

Quân đội Myanmar cũng đã tiến hành một đợt đàn áp sau vụ tấn công hồi tháng Mười năm ngoái. Sau đó, có rât nhiều cáo buộc về tình trạng hãm hiếp, giết người và tra tấn do quân đội gây ra. Hàng chục ngàn người Rohingya khi đó đã chạy sang Bangladesh.

Hiện nay Liên Hiệp Quốc đang tiến hành một cuộc điều tra chính thức. Tuy nhiên quân đội Myanmar phủ nhận đã có hành động sai trái.

**********************

Miến Điện : Tổng thư ký LHQ kêu gọi tránh thảm họa nhân đạo (RFI, 02/09/2017)

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres ngày 01/09/2017 kêu gọi chính quyền Miến Điện và nhóm nổi dậy người Hồi giáo Rohingya ở miền tây bắc nước này kiềm chế xung đột, tránh gây ra một thảm họa nhân đạo. Bạo lực tuần qua đã khiến gần 400 người thiệt mạng và vài chục ngàn người Rohingya phải chạy sang Bangladesh lánh nạn.

myanmar5

Người Rohingya Miến Điện tìm đường sang Bangladesh. Ảnh ngày 01/09/2017. Reuters

Theo lời một phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc, tổng thư ký Guterres hiện rất lo ngại về sự thái quá trong chiến dịch trấn áp người Rohingya mà các lực lượng an ninh Miến Điện tiến hành. Ông kêu gọi chính quyền Miến Điện bình tĩnh và kềm chế trong cuộc chiến chống người Rohingya, trước nguy cơ xảy ra thảm kịch nhân đạo.

Trong khi đó, Pierre Peron, phát ngôn viên văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp Quốc giải thích với AFP là các hoạt động cứu trợ lương thực trong khuôn khổ Chương trình lương thực thế giới (PAM) đã phải tạm ngưng ở miền tây bắc Miến Điện kể từ khi bạo lực bùng phát cách đây 1 tuần. Ít nhất 250.000 người bị ảnh hưởng

Cũng trong ngày hôm nay, chính phủ Miến Điện thông báo hơn 2.600 ngôi nhà đã bị phóng hỏa ở nhiều nơi tại miền tây bắc nước này, nơi đa phần dân số là người Rohingya. Nhà chức trách Miến Điện quy trách nhiệm cho lực lượng nổi dậy người Rohingya ARSA. Nhưng những người Rohingya tị nạn tại Bangladesh kể lại rằng chính quân đội Miến Điện đốt phá làng mạc, buộc họ phải trốn chạy.

Tổ chức nhân đạo Human Rights Watch, căn cứ vào các hình ảnh vệ tinh và lời kể của nhiều nhân chứng, cũng tố cáo chính lực lượng an ninh Miến Điện chủ động đốt phá các ngôi nhà.

Tại Istanbul, trong bài phát biểu chào mừng lễ Hiến Sinh Aid al-Adha của người Hồi giáo 01/09/2017, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recept Erdogan coi bạo lực nhắm vào người Hồi giáo Rohingya tại Miến Điện là một vụ "diệt chủng".

Thùy Dương

Quay lại trang chủ
Read 856 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)