Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

17/10/2017

Thấy gì qua Đại hội 19 Đảng cộng sản Trung Quốc ?

Tổng hợp

'Dân chủ Trung Quốc làm lu mờ Phương Tây' (BBC, 17/10/2017)

Trước Đại hội Đảng 19, dự kiến khai mạc ngày 18/10 này tại Bắc Kinh, trang Tân Hoa ca ngợi dân chủ đa đảng của Trung Quốc 'làm lu mờ Phương Tây '.

tq3

Hình Chủ tịch Tập Cận Bình và 'Trung Quốc Mộng'

Trang này, trong bài xã luận cũng nói Phương Tây 'chìm trong khủng hoảng, hỗn loạn' và cái gọi là nền dân chủ bên đó chỉ phục vụ các nhóm lợi ích, phân rẽ và chống phá nhau.

Trong khi đó, "nền dân chủ Trung Quốc" là minh chứng cho thấy hệ thống này đang là "tiêu chuẩn cho sự phát triển và tiến bộ".

Bài "Enlightened Chinese democracy puts the West in the shade" hôm 17/10 trên xinhuanet.com nói Đại hội 19 là cơ hội để phân tích "tính xã hội chủ nghĩa độc đáo" của mô hình Trung Quốc.

Bài bình luận trên Tân Hoa Xã cho rằng đến năm 2020, Trung Quốc sẽ đạt thành tựu 'xã hội tiểu khang' (Xiaokang), để chuẩn bị đánh dấu 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản (1921).

Đa đảng kiểu Trung Quốc

tq4

Trung Quốc tổ chức ngày Quốc Khánh đầu tháng 10 rực rỡ nhiều nơi

Nhưng điểm quan trọng nhất trong bài là sự thách thức trực diện dân chủ Phương Tây và đề cao mô hình "đa đảng kiểu Trung Quốc".

"Khác với chính trị Phương Tây cạnh tranh nhưng đối đầu, Đảng cộng sản Trung Quốc và các đảng không cộng sản hợp tác với nhau, cùng làm việc vì sự tiến triển của chủ nghĩa xã hội, nỗ lực cải thiện mức sinh hoạt của người dân. Đây là mối quan hệ đem lại chính trị ổn định, xã hội hài hòa và đảm bảo chính sách hiệu quả và cách thực hiện".

Hiện nay ngoài Đảng cộng sản có 89 triệu đảng viên, Trung Quốc còn có tám đảng không cộng sản nhưng tuân thủ sự lãnh đạo của đảng cộng sản.

tq5

Trung Quốc đã thực hiện công cuộc kiến thiết khổng lồ

Bài báo tin rằng hệ thống Trung Quốc đem lại xã hội đoàn kết chứ không chia rẽ như tính chất đối nghịch nhau của dân chủ Phương Tây.

Bài cũng nói đến 100 năm ngày thành lập CHND Trung Hoa, năm 2049, Giấc Mộng Trung Quốc 'phục hưng quốc gia' mà Chủ tịch Tập Cận Bình nêu ra sẽ hoàn tất.

*************************

Đại hội Đảng Trung Quốc 'ít kịch tính' hơn Đại hội 12 ở Việt Nam (BBC, 17/10/2017)

Một nhà quan sát dự báo với BBC rằng Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 khai mạc ngày 18/10 sẽ 'không kịch tính' như Đại hội Đảng Việt Nam lần thứ 12 hồi năm 2016.

tq6

Thông báo nhân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc được công bố tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh

Hôm 17/10, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu cao cấp về chính trị thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore, nói với BBC : "Nếu như so với Đại hội Đảng Việt Nam lần thứ 12, có lẽ Đại hội lần thứ 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ diễn ra bình lặng, ít kịch tính hơn, dù cũng có đấu đá hoặc thanh trừng nội bộ trước sự kiện".

"Người ta không thấy có sự ganh đua gay cấn như của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi năm ngoái".

"Điều này có thể là do cơ cấu quyền lực của Trung Quốc trong thời Tập Cận Bình có sự tập trung cô đặc và dưới bàn tay đạo diễn của ông Tập, mọi sắp xếp nhân sự diễn ra êm thắm, không có bất đồng chống đối trong nội bộ".

"Còn do ở Việt Nam cơ cấu quyền lực có sự phân tán hơn nên có những thách thức, cạnh tranh lẫn nhau dẫn tới kịch tính như trong Đại hội Đảng năm ngoái".

tq7

Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc

'Mua ảnh hưởng'

Ông Hiệp cũng nói thêm : "Về nhân sự Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hà Nội sẽ quan tâm đến ai sẽ là người được đề bạt lần này và liệu có thay đổi gì về chính sách đối ngoại trong tương lai".

"Hà Nội cũng quan tâm đến chính sách kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước, nhất là cuộc chiến chống tham nhũng tại Trung Quốc vì đây là những vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt và rút ra được các bài học từ nước láng giềng".

"Nhưng có lẽ điều Hà Nội quan tâm nhiều nhất là chính sách của Trung Quốc về Biển Đông vì đang có quan ngại sau khi kết thúc Đại hội Đảng, ông Tập có thể củng cố quyền lực, Trung Quốc có lẽ sẽ trở lại chính sách xác quyết trước đây về Biển Đông và có những bước đi bất lợi cho Việt Nam".

"Trong 5 năm qua từ khi ông Tập lên nắm quyền thì quan hệ Việt - Trung nhìn chung có xu hướng trở nên căng thẳng hơn so với thời ông Hồ Cẩm Đào. Và xu hướng này có thể tiếp tục duy trì trong 5 năm tới do vấn đề Biển Đông".

"Trung Quốc muốn thiết lập vị thế và ảnh hưởng trong khu vực, trước khi vươn lên vai trò lớn hơn trên toàn cầu".

"Do vậy, họ mua ảnh hưởng thông qua các hoạt động viện trợ, hợp tác kinh tế, đầu tư... Nhưng cũng có lo ngại rằng những chính sách tích cực của Bắc Kinh không đủ bù đắp lại những tiêu cực mà họ tạo ra tại Biển Đông".

"Việt Nam tuy tích cực tham gia các hoạt động, ủng hộ sáng kiến hợp tác của Trung Quốc nhưng cũng tỏ ra cứng rắn khi bảo vệ lợi ích tại Biển Đông dẫn đến những va chạm căng thẳng như sự cố giàn khoan hồi năm 2014 và có những lo ngại sự cố này sẽ tái diễn".

Cùng ngày, trả lời BBC từ Hà Nội, ông Dương Danh Dy, nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Trung ở Hà Nội, nói ngắn gọn :

"Tôi không có bình luận gì về Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc mà chỉ nói rằng, cái gì có lợi cho họ thì họ làm thôi".

"Nhìn chung thì Bắc Kinh luôn bảo vệ bá quyền của họ bằng mọi cách".

************************

Đại Hội 19 Đảng cộng sản Trung Quốc có gì để xem ? (RFI, 17/10/2017)

2.287 đại biểu Trung Quốc từ ngày 18/10/2017 tề tựu về thủ đô Bắc Kinh dự Đại Hội Đảng cộng sản, bầu ra 205 ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương. Ban này đề cử bầu 25 ủy viên Bộ Chính Trị, cùng nhiều thành viên trong các tổ chức then chốt khác tại Bắc Kinh. Đại hội Đảng 19 của Trung Quốc có gì mới ?

tq8

Chủ tịch Tập Cận Bình, hình ảnh của Trung Quốc đầu thế kỷ 21. Reuters

Thông tín viên RFI Heike Schmidt từ Bắc Kinh tường trình :

"Các nhà Bắc Kinh Học" phải bói mới biết được gần 2.300 đại biểu Trung Quốc bàn thảo những gì nhân Đại Hội Đảng. Đối với ông Tập Cận Bình, Đại Hội lần này là dịp đầu tiên để thay đổi nhân sự : 5 trong số 7 ủy viên Ban Thường Vụ Bộ Chính trị đến tuổi nghỉ hưu. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để chủ tịch Trung Quốc gài những người thân tín vào bộ phận then chốt này trong guồng máy Đảng.

Theo phân tích của nhà chính trị học Hồ Tinh Đẩu (Hu Xingdou), mục tiêu của ông Tập Cận Bình là nhằm xóa đi ảnh hưởng của phe phái, những người thân thuộc với Hồ Cẩm Đào, người tiền nhiệm của ông Tập :

"Tập Cận Bình sẽ củng cố thêm nữa quyền lực khi đưa những nhân vật thân tín vào Ban Thường Vụ. Ông học tập được từ chính sách của Mao và tập trung quyền lực trong tay mình không thua gì Mao Trạch Đông. Trong khi đó, ông Hồ Cẩm Đào đã mặc nhiên bị ban lãnh đạo dưới thời ông ấy cầm quyền đẩy vào hàng thứ yếu. Tập Cận Bình muốn tránh lập lại sai lầm của người tiền nhiệm"

Ai được "kết nạp" vào Bộ Chính Trị ?

Trong số những ngôi sao đang lên phải kể đến ông Trần Mẫn Nhĩ (Chen Miner). Mùa hè vừa qua, nhân vật này được cất nhắc vào chức vụ bí thư thành ủy Trùng Khánh, thay thế ông Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai) bị thất sủng.

Một câu hỏi then chốt khác, liệu rằng Tập Cận Bình có giữ được nhân vật rất trung thành với ông là Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan) đến tuổi phải về hưu hay không ? Chính nhờ họ Vương, người đứng đầu Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương mà Tập Cận Bình đã loại được những đối thủ chính trị nặng ký như Bạc Hi Lai (Bo Xilai), Chu Vĩnh Khang (Zhou Yong Kang) và nhiều người khác nữa trong khuôn khổ chính sách bài tham nhũng, "đả hổ diệt ruồi". Mặt trái của chiếc mề đay là ông Tập Cận Bình cũng có lắm kẻ thủ.

Nhà sử học Chương Lập Phàm (Zhang Lifan) cho rằng, đây không phải là lúc để ông Tập hạ mức độ đề cao cảnh giác :

"Tập Cận Bình không thể thoái lui. Ông đã dằn mặt tất cả mọi thành phần, từ cánh trí thức có đường lối tự do cho tới bên các doanh nhân. Đâm lao phải theo lao. Giải pháp duy nhất là phải tiếp tục tập trung tối đa quyền lực. Nếu như uy thế của ông bị suy yếu, Trung Quốc có nguy cơ bị chao đảo. Do vậy Tập Cận Bình phải kiểm soát tất cả và đảng cộng sản phải vững chắc".

Liệu Tập Cận Bình có kiểm soát chặt chẽ hơn nữa Đảng Cộng sản Trung Quốc ?

Hiện tại ông đã là tổng bí thư, là chủ tịch nước, là tổng tư lệnh tối cao. Từ năm ngoái ông lại còn được tặng thêm danh hiệu là "hạt nhân-trung tâm" của Đảng Cộng sản Trung Quốc, một vinh dự mà tới nay chỉ dành cho cố chủ tịch Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Tuy nhiên theo phân tích của nhà chính trị học David Kelly, Viện China Policy tại Bắc Kinh, trên con đường chinh phục quyền lực, ông Tập Cận Bình sẽ không dừng lại ở đây :

"Tập Cận Bình sẽ không chỉ hài lòng với danh hiệu "hạt nhân-trung tâm" của Đảng. Chúng ta sẽ còn nghe nói nhiều đến tư tưởng Tập Cận Bình, đến tư tưởng của ông về việc lãnh đạo một cường quốc. Ở đây mọi người chú ý tới chính sách ngoại giao hung hăng của Tập Cận Bình. Đấy là chưa kể, ông đã tranh thủ lấp chỗ trống mà nước Anh và Mỹ để ngỏ sau Brexit, sau khi Donald Trump đắc cử tổng thống Hoa Kỳ. Bắc Kinh đã tự đặt mình vào tư thế của một vị cứu tinh cho cả thế giới".

Tập Cận Bình phải chăng là vị lãnh đạo mới của thế giới đang trên đà chinh phục phương Tây để thực hiện "Giấc mơ Trung Hoa" ? Nhà sử học Chương Lập Phàm (Zhang Lifan) phân tích :

"Xưa kia Mao Trạch Đông muốn xuất khẩu mô hình cách mạng, giờ đây ông Tập Cận Bình xuất khẩu tư bản Trung Quốc và đang xây mộng ngự trị trên một vương quốc đỏ : Trung Quốc đóng vai trò đầu tàu trong thế giới toàn cầu hóa, và kinh tế Trung Quốc sẽ áp đảo thế giới, nhờ chiến lược Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21".

Putin hóa quyền lực

Người được mệnh danh là vị Hoàng Đế Đỏ dường như đã tìm được một giải pháp, để tiếp tục trụ lại nắm quyền khi kết thúc nhiệm kỳ 5 năm thứ nhì vào năm 2022. Chuyên gia Hồ Tinh Đẩu (Hu Xingdou) giải thích :

"Cương lĩnh của Đảng buộc Tập Cận Bình phải chỉ định người kế nhiệm, nhưng lãnh đạo Trung Quốc này lại đầy tham tham vọng và có nhiều khả năng là ông sẽ tìm cách áp đặt một thể chế tổng thống chế, toàn quyền định đoạt mọi việc. Tập Cận Bình sẽ theo gương Vladimir Putin và sẽ có nhiều mánh khóe để thay đổi luật chơi, kéo dài thời hạn cầm quyền".

Tập Cận Bình, Hoàng Đế Đỏ Trung Hoa

Là nhà lãnh đạo thế lực nhất tại Bắc Kinh trong 25 năm qua, ông Tập Cận Bình, 64 tuổi, đang thâu tóm quyền lực củng cố vai trò của Đảng tránh để Trung Quốc tan rã như Liên Bang Xô Viết dưới thời Gorbatchev.

Với khuôn mặt đầy đặn, vóc dáng chững chạc, ông Tập Cận Bình đang tập trung rất nhiều quyền lực trong tay. Nhà Trung Quốc học Jean Pierre Cabestan, đại học Hồng Kông cho rằng, ông Tập là hình ảnh của một đất nước Trung Quốc vững mạnh được trọng nể.

Giấc mơ tái sinh của cả một dân tộc, sau một thế kỷ bị thua kém phương Tây chính là chìa khóa giúp Tập Cận Bình củng cố vị thế trên chính trường.

Ông xuất hiện hầu như mỗi ngày trên đài truyền hình Nhà nước, khi thì trong tư cách chủ nhà tiếp đón các lãnh đạo trên thế giới, lúc thì thăm hỏi thần dân, hay là những khi phát biểu tại các cung hội nghị trong tiếng hoan hô vang dậy.

Đấy là một sự dàn cảnh theo kiểu thời Liên Xô cũ với bộ máy tuyên truyền tinh vi. Bên cạnh hình ảnh đó là cả một mảng tối : từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền năm 2013, chính sách đàn áp của Bắc Kinh trở nên lợi hại hơn. Nạn nhân của ông là những tiếng nói chống đối, là các diễn đàn trên mạng internet.

Nhà báo François Bougon, tác giả cuốn "Dans la tête de Xi Jinping, -Trong tâm tư Tập Cận Bình" -nhà xuất bản Actes Sud, đưa ra nhận định : tuy áp dụng chính sách tuyên truyền theo kiểu của Liên Xô, nhưng lãnh đạo Trung Quốc là một người trái ngược hẳn với lãnh đạo Liên bang Xô Viết cuối cùng, Mikhail Gorbatchev.

Ông Tập vẫn còn bị hình ảnh Liên Xô sụp đổ ám ảnh. Đó là động cơ khiến ông nắm chặt lấy quyền lực, và như ghi nhận của François Bougon đành rằng thân phụ của ông Tập Cận Bình có là nạn nhân của Đảng, nhưng đương kim chủ tịch Trung Quốc "muốn khẳng định ông là người đem lại một làn gió mới cho Đảng Cộng sản Trung Quốc chứ không theo đuổi mục đích trả thù Đảng".

Thanh Hà

**************************

Tập Cận Bình đổi mới chiến lược khống chế Á Châu (RFI, 17/10/2017)

Ngày 18/10/2017, Đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc Đại Hội thứ 19. Đây là sự kiện chính trị quan trọng nhất của Hoa lục. Đại hội này hợp thức hóa vai trò lãnh đạo tột đỉnh của Tập Cận Bình, tóm thâu tất cả quyền lực và mở đường cho nhiệm kỳ hai và có thể xa hơn nữa với một chiến lược rất lợi hại. Theo giới phân tích, Châu Á phải dè chừng.

tq9

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh. Ảnh ngày 30/09/2017. Reuters/Jason Lee

Trước thềm Đại Hội Đảng cộng sản Trung Quốc, hàng loạt quan chức cao cấp bị thanh trừng trong chiến dịch bài trừ tham nhũng. Danh sách những người sẽ được bổ nhiệm vào các vị trí chiến lược - không được thông báo trước - sẽ được gần 2.300 đại biểu thuộc các cơ cấu địa phương và quân đội biểu quyết chấp thuận.

Theo nhận định của Carly Ramsay, một chuyên gia quốc tế ở Thượng Hải, Đại Hội lần này sẽ cho thấy quyền lực của Tập Cận Bình, một người rất sợ đối trọng, đã "to lớn đến mức độ nào".

Ngay khi lên thay Hồ Cẩm Đào vào năm 2012, ông Tập Cận Bình nhanh chóng trực tiếp kiểm sóat quân đội. Với tư cách là chủ tịch quân ủy trung ương, Tập Cận Bình thường duyệt binh trên xe chỉ huy mui trần để khẳng định ở Trung Quốc ông là tổng tư lệnh tối cao.

Để trực tiếp kiểm sóat quân đội, Tập Cận Bình dẹp bỏ cấu trúc theo lối Liên Xô phân chia ban ngành phức tạp, để thống nhất thành một bộ tham mưu liên quân theo kiểu quân đội Tây phương.

Bước thứ hai là Tập Cận Bình tung chiến dịch bài trừ tham nhũng, cách chức tổng cộng 39 tướng tá, kể cả phó chủ tịch quân ủy trung ương như Từ Tài Hậu, bị bắt quả tang buôn quan bán tước.

Theo nhà phân tích chính trị quốc tế Renaud Giraud của Le Figaro, những vị trí chỉ huy then chốt ngay lập tức được chủ tịch Trung Quốc bổ nhiệm người thân tín vào thay thế. Một trong những hệ quả của chính sách chống tham nhũng là dàn chỉ huy quân đội được "trẻ hóa"một cách ngoạn mục : trong số 300 đại biểu của quân đội tham dự Đại Hội Đảng lần thứ 19, thì tỷ lệ người mới lên đến 90%.

Chính sách cải tổ quân đội Trung Quốc được tiến hành song song với một chiến lược quân sự mới, ưu tiên phát triển hải quân. Trong số 3 triệu quân, Tập Cận Bình cho giải ngũ 600.000 nhưng không đụng đến lính biển mà còn bật đèn xanh đóng hàng không mẫu hạm thứ ba, để khống chế Biển Đông và Hoa Đông.

Để thực hiện mục tiêu này, Tập Cận Bình chứng tỏ là một chiến lược gia lợi hại. Ông thay thế một loạt tướng lãnh có tiếng là "hữu dõng vô mưu". Từ ba tháng nay, trên biển không xảy ra một "sự cố" nào với hải quân Mỹ, Nhật, Philippinnes hay Việt Nam. Bắc Kinh còn cỗ vũ cho một "quy tắc ứng xử" ở Biển Đông, với dụng ý làm quên đi phán quyết bất lợi của Toà Trọng Tài La Haye ngày 12/07/2016.

"Đục nước béo cò"

Hành động hung hăng của "đàn em" Bắc Triều Tiên càng làm cho Trung Quốc giữ thái độ khiêm tốn tránh chọc giận Donald Trump. Thêm vào đó, Bắc kinh biết rõ, sự kiện Bình Nhưỡng đạt được tiến bộ nhanh chóng trong công nghiệp động cơ tên lửa và bom hạt nhân khiến Trung Quốc bị nghi ngờ có một phần đóng góp.

Trong bài "Trung Quốc canh tân chiến lược quân sự", nhà phân tích Renaud Giraud lý giải thêm : Tuy lên án Bắc Triều Tiên chế bom hạt nhân nhưng trên thực tế Bắc Kinh ngầm đồng ý như đã từng ủng hộ Pakistan. Trong hồ sơ bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc biết rằng về lâu về dài họ sẽ được lợi lớn. Bởi vì, cho dù Donald Trump có đe dọa trên Twitter nhưng sẽ không tấn công Bình Nhưỡng bằng quân sự.

"Bất chiến tự nhiên thành"

Chiến lược của Trung Quốc là "từng bước triển khai sức mạnh quân đội hiện đại hóa ra khắp địa bàn Châu Á và chứng minh với các nước trong vùng là nước Mỹ chỉ là một con cọp giấy, sẵn sàng bỏ rơi đồng minh bất cứ lúc nào như đã đối xử với Nam Việt Nam vào năm 1975".

Tôn Tử, chiến lược gia đầu tiên của Trung Hoa đã ghi trong chương "bất chiến tự nhiên thành" : hãy để cho các nước đối nghịch, vì sợ hãi, mà tự nạp mình xin đầu hàng.

Tú Anh

*************************

Đảng cộng sản Trung Quốc mở Đại Hội, Bắc Kinh đóng cửa giới nghiêm (RFI, 17/10/2017)

Đảng cộng sản Trung Quốc khai mạc Đại hội thứ 19 vào ngày thứ Tư 18/10/2017. Để bảo đảm an ninh tuyệt đối cho điểm hẹn chính trị quan trọng được tổ chức 5 năm một lần, thủ đô Bắc Kinh được dọn dẹp sạch sẽ, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

tq10

Các tình nguyện viên canh gác một góc đường, tại thủ đô Bắc Kinh, nhân Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19. Reuters/Thomas Peter

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Heike Smith tường thuật :

"Một đội quân 650.000 tình nguyện viên, tay đeo băng đỏ và cờ hồng Trung Quốc, canh gác từng góc đường. Trên mỗi cây cầu, cảnh sát trang bị dùi cui theo dõi mọi hoạt động 24giờ trên 24. Ở nhà ga, các biện pháp an ninh được tăng cường, khiến hành khách phải kiên nhẫn chờ hành lý được kiểm soát.

Các biện pháp an ninh được gia tăng đến mức tối đa làm cuộc sống của người dân Bắc Kinh bị đảo lộn. Chợ bán rau quả, sân tập thể dục - thể thao bị đóng cửa. Các nhà hàng ở cạnh quảng trường Thiên An Môn được lệnh không đốt lò nướng thịt và nhiều quán giải khát phải hủy bỏ chương trình ca nhạc. Trẻ con cũng bị ảnh hưởng. Các buổi dã ngoại của các lớp mầm non bị hoãn lại. Tất cả siêu thị bị cấm bán dao.

Đối với các nhà bất đồng chính kiến, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc đồng nghĩa với nghỉ hè bắt buộc, không được ở thủ đô. Ngay du khách cũng bị ảnh hưởng, không thể tạm trú tại thủ đô, thủ tục thuê nhà qua mạng Airbnb bị đình hoãn.

Ám ảnh an ninh không dừng lại ở ranh giới thủ đô. Chẳng hạn, tại Thẩm Quyến, tỉnh Quảng Đông, một khách sạn bị phạt khoảng 2000 euro vì cho người Duy Ngô Nhĩ, một sắc dân ở Tân Cương theo đạo Hồi, thuê phòng".

Đại đảng cộng sản lần này là cơ hội để chủ tịch Tập Cận Bình, người được mệnh danh là ông hoàng đỏ, củng cố quyền lực, dọn đường lãnh đạo thêm nhiệm kỳ hai.

Trong bài xã luận, Hoàn Cầu Thời Báo, một trong các cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc, khẳng định mô hình độc đảng của Trung Quốc, tham khảo ý kiến đảng viên thay vì hỏi ý dân, hiệu quả hơn và dân chủ hơn các nền dân chủ Tây phương.

Tú Anh

*************************

Điều gì chờ Trung Quốc sau Đại hội Đảng lần thứ 19 ? (VietnamNet, 17/10/2017)

Sự kiện Đại hội toàn quốc Đảng cộng sản Trung Quốc bắt đầu vào ngày 18/10 thu hút sự chú ý của toàn thế giới. 

Một đất nước đi từ vị thế "trỗi dậy mạnh mẽ" đến dần dần khẳng định và củng cố vai trò là cường quốc kinh tế, mỗi thay đổi dù nhỏ bên trong không thể không có ảnh hưởng ra bên ngoài, đến cục diện của bàn cờ địa chính trị quốc tế. 

"Đả hổ diệt ruồi" mạnh hơn nữa ? 

Chắc chắn điều đầu tiên mà giới quan sát và bình luân quốc tế trông chờ ở Đại hội lần này của Đảng Cộng sản Trung Quốc chính là những đổi mới về chính trị. Ông Tập Cận Bình từ khi lên đỉnh cao quyền lực ở đất nước đông dân nhất thế giới, cũng là thời điểm khó khăn của Trung Quốc trước hàng loạt những thách thức. Trải qua gần 40 năm cải cách kinh tế với tốc độ tăng trưởng mạnh đến mức "nóng", đất nước Trung Quốc cũng đã đến lúc vấp phải những trở ngại khó vượt qua như môi trường sinh thái bị ô nhiễm nặng nề, hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng sâu sắc và rộng ra, tội phạm gia tăng, nạn tham nhũng cấu kết với ma-phi-a hóa chính quyền lên đến cấp cao… 

Chính vì thế ông Tập khi nắm hai chức, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch nước đã nhận ra rất rõ nhu cầu cấp bách phải tiến hành chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" mà theo nhiều cách giải thích khác nhau, có thể là thanh trừng những người không cùng phe cánh của ông, nhưng cũng có thể là việc làm thanh lọc bộ máy của Đảng và chính quyền. Nhu cầu này không chỉ dừng ở mức độ cấp bách, mà còn là sống còn vì nó gắn chặt với sự vững mạnh của tổ chức Đảng và Nhà nước Trung Quốc. 

Kết quả là sau 5 năm, cho đến nay "chiến dịch" của ông Tập đã "xử lý" khoảng 1,4 triệu cán bộ, đảng viên. Do kết quả đó, mà đến kỳ Đại hội lần này, người ta đã đánh giá đây sẽ là "Đại hội người của ông Tập" – nghĩa là những người mà ông Tập tin tưởng, hoặc đã làm việc dưới quyền hoặc được ông bồi dưỡng từ khi họ cùng công tác ở các địa phương. 

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, chính sách cải cách kinh tế của ông Tập Cận Bình cũng đã vấp phải sức chống đối tại các địa phương, chủ yếu xuất phát từ các "tập đoàn lợi ích" thao túng chính quyền. Tình thế đó đã ảnh hưởng đến chính sách nhân sự của Trung Quốc hiện nay : 23 trong số 31 tỉnh / vùng của Đại lục có bí thư mới, 24 trong số đó có tỉnh trưởng hoặc người đứng đầu chính quyền mới. Điều này thể hiện việc tăng cường mối quan hệ của trung ương đối với chính quyền cấp tỉnh, nghĩa là ông Tập sẽ không chỉ nắm quyền kiểm soát ở Trung ương mà ông sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn nữa chính quyền địa phương, ít nhất là ở các vị trí chủ chốt. 

Không loại trừ, nếu ông Tập trúng cử thêm một nhiệm kỳ nữa, chính sách của ông dù có thay đổi điểm này, điểm khác nhưng "đả hổ diệt ruồi" sẽ tiếp tục mạnh hơn nữa ở các địa phương. Điều này được giải thích vì ông Tập không chỉ muốn cải cách, mà ông còn muốn để lại dấu ấn, đưa Trung Quốc bước vào một kỷ nguyên mới như "kỷ nguyên Tập Cận Bình". Những chính sách kiểu như "không nhà công vụ, không cấp xe công cho quan chức" chỉ là những biểu hiện nhỏ của một thay đổi lớn, minh chứng cho sự ra đời và phát triển của "kỷ nguyên" này. 

tq1

Liệu ông Tập Cận Bình có tiếp tục lãnh đạo Trung Quốc thêm một nhiệm kỳ nữa ? Ảnh : AP

Thách thức khi muốn chuyển hướng kinh tế 

Không tách rời khỏi xu thế thế giới, trong những năm qua nền kinh tế Trung Quốc cũng dần dần dịch chuyển theo hướng "xanh" hơn : nghiên cứu, phát triển, "đi tắt đón đầu" và không ngần ngại nếu phải "kiếm" bí mật công nghệ của phương Tây bằng một cách nào đó… làm sao nền kinh tế sản xuất của đất nước bước sang thập kỷ thứ ba của thế kỷ XXI sẽ tiết kiệm năng lượng hơn, cho ra ít rác thải hơn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 

Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc hiện nay đang "vùng vẫy" trong một tỷ lệ rất cao máy móc thiết bị công nghệ thấp, rất nhiều thứ còn dùng là của thế kỷ trước phải cố gắng thoát ra để đi lên hiện đại, xanh và sạch ; nhưng đồng thời mà chính họ sẽ phải đối mặt với những núi rác công nghệ khổng lồ. 

Nhưng nếu nền kinh tế dịch chuyển theo hướng đó, cũng đồng nghĩa với việc đóng cửa hàng loạt mỏ than, hay giảm mức độ khai thác của ngành dầu khí. Chúng ta có thể hiểu Trung Quốc sẽ phải chuyển sang một nền kinh tế tiết kiệm năng lượng, vì bản thân kinh tế nước này cho đến nay vẫn "ngốn" nhiều năng lượng nhất thế giới và Trung Quốc là nước nhập khẩu nhiều dầu mỏ nhất thế giới. Nếu chuyển hướng thành công, Trung Quốc cũng sẽ giảm mức độ phụ thuộc nguồn dầu mỏ nhập khẩu từ nước ngoài. 

Tuy nhiên, nước này cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ gia tăng số người thất nghiệp, gia tăng lượng lao động phổ thông không có việc làm, tiềm tàng gây bất ổn xã hội, tội phạm gia tăng. Đây là một vấn đề không dễ giải quyết của Trung Quốc. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump với chính sách thúc đẩy sản xuất trong nước sẽ có ảnh hưởng nhất định đến việc xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc vào Hoa Kỳ, nhưng ngược lại cũng là những cơ hội. Thế giới đang ở thời kỳ toàn cầu hóa mãnh liệt, đặc biệt trong hoạt động đầu tư tư bản mà tất cả đều có thể quy ra "tiền" và "sở hữu", chính sách này của ông Trump cũng sẽ mở ra những cánh cổng cho "dòng tư bản Trung Quốc" đổ sang đầu tư, thậm chí mua đứt nhiều ngành sản xuất, nhà máy, công xưởng của Hoa Kỳ.

Tham vọng ngày càng rõ ràng 

Về đối ngoại, nếu trong đối nội, ông Tập đã mạnh mẽ bao nhiêu thì về đối ngoại ông cũng không hề tỏ ra là người mềm yếu, nhưng cũng không kém phần khôn khéo. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời Đặng Tiểu Bình là "giấu mình chờ thời". Đến nay, Trung Quốc không giấu giếm tham vọng ngày càng có vai trò ảnh hưởng lớn hơn về địa chính trị và quân sự ở khu vực và mức độ toàn cầu. 

Quan sát quá trình "mua sắm" và phát triển, đổi mới hệ thống vũ khí của PLA, cả về lục quân và hải quân cho thấy lực lượng vũ trang nước này đã có những bước tiến bộ vượt bậc về chất. Điều này không chỉ thể hiện qua sự đổi mới bề ngoài như quân phục dã chiến ngày càng tương đồng với Phương Tây, mà công nghệ quân sự cũng ngày càng tiệm cận và đuổi kịp. Những quan sát đó cho thấy Trung Quốc sẽ tiếp tục tham gia sâu rộng vào các hoạt động quân sự quốc tế như các cuộc tập trận chung, tham gia hoạt động chống khủng bố, thiên tai, gìn giữ hòa bình… nhưng cũng chính là quá trình "vươn ra bên ngoài" của lực lượng vũ trang Trung Quốc. 

Chúng ta sẽ không nghi ngờ nếu nói, "điều mà Trung Quốc muốn, chính là trở thành một thế lực về quân sự của thế giới ngang bằng với nước Mỹ". 

Về địa chính trị, những gì Trung Quốc đã thể hiện trong nhiệm kỳ đầu của ông Tập Cận Bình, chắc cũng sẽ không thay đổi trong thời gian sắp tới : tiếp tục gây dựng và củng cố ảnh hưởng về kinh tế, chính trị… ở vùng Trung Á, mở rộng và kéo dài "con đường tơ lụa" làm cầu nối cho hàng hóa của Trung Quốc thuận lợi. 

Ở vùng Đông Bắc Á, hòa bình trên bán đảo Triều Tiên vẫn tiếp tục cần được duy trì và vai trò của Trung Quốc vẫn giữ là chủ đạo. "Vấn đề hạt nhân" của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên vẫn sẽ tiếp tục nóng, nhưng chắc chắn Trung Quốc sẽ phải "vào cuộc" mạnh mẽ hơn nữa. Duy trì một Triều Tiên như hiện nay, có lợi cho Trung Quốc hơn cả vì để kiềm chế Nhật Bản, Hàn Quốc và được Trung Quốc chơi như một "lá bài" cân bằng với "lá bài" Đài Loan của Hoa Kỳ. 

Ở phía Bắc, Nga vẫn luôn là cường quốc có vũ khí hạt nhân, vừa là đối tác, vừa phải đề phòng, nhưng có thể trong vài năm tới vai trò đối thủ còn chưa được đặt ra. Ngược lại cả vùng Viễn Đông rộng lớn đầy tài nguyên và quá thưa người sẽ là mục tiêu quá "ngon xơi" cho những tham vọng phát triển của Trung Quốc. Nền kinh tế Nga tuy không thể bị đánh gục, nhưng sẽ còn khó khăn vì lệnh trừng phạt từ phương Tây và giá dầu thì chưa thể hồi phục, cũng sẽ còn phụ thuộc nguồn vốn đầu tư bên ngoài thêm một thời gian nữa.

Tính ngẫu hứng, không nhất quán của tổng thống Mỹ Donald Trump, cũng lại là cơ hội cho ông Tập Cận Bình nắm lấy để đưa Trung Quốc tiến tới vị thế một cực cân bằng với "cực Hoa Kỳ". Nguy cơ xung đột quân sự ở Triều Tiên trước tính khí thất thường của ông Trump, làm thế nào hóa giải nguy cơ với ông Tập không phải là chuyện dễ, nhưng có thể làm được. 

Chính vì thế, trước Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, một số nhà quan sát cho rằng, nếu cần đưa ra một dự báo quan trọng, thì điều đó sẽ là "ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục lãnh đạo Trung Quốc thêm một nhiệm kỳ nữa". 

Phúc Lai

*****************

Trung Quốc "không đẹp" trong mắt Châu Á (VOA, 17/10/2017)

Đa phần các nước Châu Á Thái Bình Dương không có thin cm v sc mnh quân s gia tăng và s chi phi ca Trung Quc, theo kho sát va công b hôm 16/10 ca Trung tâm Nghiên cu Pew (M).

tq2

Một bng hiu chào mng Đi hi đng ln th 19 ca Trung Quc Bc Kinh.

Sức mnh và chi phi

Khảo sát Thái đ Toàn cu 2017 ca Pew cho thy dù sức mnh và s chi phi ca Trung Quc không được xem là mi đe da hàng đu trên toàn cu, nhưng li là mi quan ngi chính ca nhiu nước Châu Á-Thái Bình Dương.

Bên ngoài khu vực, trung bình 10 người được hi, ch có gn 3 người (27%) xem sc mnh và sự chi phi ca Trung Quc là mi đe da chính cho quc gia ca h.

Trong khi đó, giữa 7 nước Châu Á-Thái Bình Dương được kho sát (Úc, Nht, Vit Nam, Indonesia, Philippines, Hàn Quc, n Đ) trung bình c 10 người được hi thì có gn phân na (47%) coi Trung Quốc là mi đe da chính.

Trong số này, dân Vit Nam (80%) và Hàn Quc (83%) xem sc mnh và s nh hưởng ca Trung Quc là mi đe da hàng đu đi vi đt nước.

Sức mnh quân s

Về lĩnh vc quân s, 90% người Vit Nam được hi tr li rng sc mnh quân s gia tăng ca Trung Quc là ‘mt điu xu’ cho đt nước ca h. T l có cùng nhn xét như thế Nht là 90% và Hàn Quc là 93%.

Đa số trong khu vc Châu Á-Thái Bình Dương lo ngại v sc mnh quân s ca Trung Quc. Ngân sách quân s chính thc ca Bc Kinh trong thp niên qua mi năm tăng chng 9%, và rt ít nước láng ging hoan nghênh mc tăng này.

Kinh tế

Trong số các nước Châu Á-Thái Bình Dương có quan đim tiêu cc v tăng trưởng kinh tế ca Trung Quc, Vit Nam dn đu, vi t l 64% người được hi cho rng kinh tế tăng trưởng ca Trung Quc là mt ‘điu xu’ cho đt nước ca h. Dân Úc (70%) t ra lc quan nht v kinh tế Trung Quc trong s các nước tham gia kho sát.

Châu Á-Thái Bình Dương cũng là mt trong nhng khu vc có nhiu người cho rng M, ch không phi Trung Quc, là cường quc kinh tế hàng đu thế gii.

Chủ tch Tp Cn Bình

Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cũng chng t có ít lòng tin vào Ch tch Trung Quc, Tp Cn Bình.

Đáp câu hỏi v các vn đ ca thế gii, bn tin tưởng bao nhiêu rng ông Tp hành x đúng, c 10 người Vit Nam được kho sát thì hơn 7 người (74%) chn câu tr li ‘Chng tin tưởng chút nào c’ trong khi 81% dân Nht cũng bày t thái đ tương tự.

Nhìn chung, chỉ 34% dân Châu Á-Thái Bình Dương chn câu tr li ‘Tin tưởng nhiu’ hoc ‘Có chút tin tưởng.’

Tại n, Nht, Vit Nam và Philippines, dân chúng có mc tin tưởng vi Tng thng M Donald Trump nhiu hơn Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình.

Trái lại, hai nước có hip ước đng minh vi M, Úc và Hàn Quc, người dân li có lòng tin ông Tp nhiu hơn ông Trump.

Trà Mi

Quay lại trang chủ
Read 982 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)