Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

31/10/2017

Bắc Triều Tiên đang lãnh hậu quả của thử nghiệm bom hạch nhân

Tổng hợp

Vụ thử mới của Bắc Hàn 'có thể gây rò rỉ phóng xạ' (BBC, 31/10/2017)

Cuộc thử nghiệm hạt nhân mới tại địa điểm thử nghiệm ở vùng miền núi Bắc Hàn có thể gây rò rỉ phóng xạ, quan chức phụ trách khí tượng hàng đầu Hàn Quốc cảnh báo.

btt1

Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un liên tục phớt lờ cộng đồng quốc tế khi tiếp tục tiến hành các vụ thử hạt nhân

Một vùng trũng dài khoảng 100m ở chân núi Mantap có thể nổ tung, ông Nam Jae-cheol nói.

Vụ thử hạt nhân mới đây nhất của Bình Nhưỡng, được thực hiện hồi đầu tháng 9, có vẻ như đã gây ra nhiều vụ sạt lở đất.

Bắc Hàn đã tiến hành sáu cuộc thử hạt nhân từ năm 2006 tới này, ở cùng một địa điểm thử nghiệm.

"Có một khoảng trũng dài khoảng 60 đến 100 mét ở chân núi Mantap trong khu vực Punggye-ri", ông Nam được thông tấn xã Nam Hàn Yonhap dẫn lời.

"Nếu một cuộc thử nghiệm nữa xảy ra, có khả năng vùng này bị sụp", ông cảnh báo.

Địa điểm thử nghiệm Punggye-ri nằm trên địa hình núi ở phía đông bắc của Bắc Hàn, được cho là cơ sở hạt nhân chính của Bình Nhưỡng và là địa điểm thử nghiệm hạt nhân đang hoạt động duy nhất trên thế giới.

btt2

Hình ảnh khu vực thử nghiệm Punggye-ri vài ngày trước cuộc thử nghiệm hồi tháng 9

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng của Hong Kong hôm thứ Sáu tường thuật rằng các nhà địa chất Trung Quốc đã cảnh báo giới chức Bắc Hàn sau vụ thử nghiệm tháng 9 rằng các cuộc thử nghiệm mới ở đó có thể dẫn tới sự sụp lún lớn và rò rỉ chất thải phóng xạ.

Trong khi đó, tờ báo chính của Bắc Hàn, tờ Rodong Sinmun, cho biết nước này có toàn quyền phóng vệ tinh.

Tuyên bố này được đưa ra khi có nghi ngờ rằng Bình Nhưỡng có thể sớm phóng một vệ tinh - được xem như là một thử nghiệm cho công nghệ tên lửa đạn đạo của nước này.

***********************

Bắc Triều Tiên : 200 người chết vì sập đường hầm thử bom nguyên tử (RFI, 31/10/2017)

Có ít nhất 200 người được cho là đã thiệt mạng khi một đường hầm tại địa điểm thử bom nguyên tử của Bắc Triều Tiên. AFP hôm nay 31/10/2017 dẫn tin của đài truyền hình Nhật cho biết như trên.

btt3

Không ảnh của Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Pháp (CNES), Airbus Defense & Space và nhóm phân tích 38 Nord cho thấy cơ sở thử hạt nhân Punggye-ri của Bắc Triều Tiên. Ảnh chụp ngày 12/04/2017HO / Airbus Defense & Space and 38 North / AFP

Kênh truyền hình Nhật Asahi cho biết theo một nguồn tin ẩn danh, một đường hầm tại địa điểm thử nguyên tử Punggye-ri đã bị sụp đổ vào đầu tháng Chín, sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ sáu. Đây là quả bom có sức công phá mãnh liệt nhất từ trước đến nay.

Khoảng 100 công nhân đã bị chôn vùi trong vụ sụp hầm đầu tiên, và trong khi công tác cứu hộ đang được tiến hành, thì một đường hầm nữa lại bị sụp đổ, làm tổng cộng khoảng 200 người chết. Tai nạn này được cho là do vụ thử bom nguyên tử gây ra.

Các chuyên gia từng cảnh báo các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất có thể làm cho núi bị sụp, khiến phóng xạ bị phát tán ra không khí gần biên giới Trung Quốc. Vụ thử nguyên tử hôm 3/9 đã gây ra hiện tượng lở đất tại khu vực thử bom và xa hơn, theo các hình ảnh vệ tinh chụp được ngày hôm sau.

Những tấm ảnh do trang 38th North công bố cho thấy những thay đổi trên mặt đất ở Punggye-ri : Những khối đất bị hất tung lên không do rung chấn, sau đó là những vụ đất trượt xuống lòng suối.

Theo Cơ quan giám sát địa chấn của Mỹ, vụ nổ này đã gây ra trận động đất 6,3 độ Richter, và vài phút sau là một vụ động đất 4,1 độ Richter. Nhật Bản nhận định đó là một quả bom nhiệt hạch mạnh 120 kiloton, gấp 8 lần so với quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima.

Thông tin này được đưa ra vào lúc tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên sẽ đến thăm Hàn Quốc vào tuần tới.

Bắc Triều Tiên hiếm khi xác nhận những tai nạn, đặc biệt nếu liên quan đến chương trình nguyên tử. Từ khi lên kế vị Kim Jong Il năm 2011, đến nay Kim Jong Un đã cho thử hạt nhân bốn lần. Bắc Triều Tiên coi bom nguyên tử là vũ khí quý giá để bảo vệ, chống lại Mỹ tấn công.

Thụy My

Quay lại trang chủ
Read 795 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)