Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

16/04/2018

Myanmar được nhắc trở lại : bà Aung San Suu Kyi và người Rohingya

Tổng hợp

Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi sắp thăm Việt Nam (VOA, 16/04/2018)

Cố vn Nhà nước Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, s thăm chính thc Vit Nam t ngày 19-20/4 theo li mi ca Th tướng Nguyn Xuân Phúc, đài Tiếng nói Vit Nam cho hay. Bà Aung San Suu Kyi còn kiêm các chức v B trưởng B Ngoi giao và B trưởng Văn phòng Tng thng nước Cng hòa Liên bang Myanmar.

aung1

Cố vn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi gp Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc (nh tư liu, tháng 7/2017)

Hồi tháng 11 năm ngoái, bà Suu Kyi đã d hi ngh thượng đnh Din đàn Hp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ti Vit Nam, theo tin của Tân Hoa Xã.

Trước đó, hi tháng 8 cùng năm, Vit Nam và Myanmar đã thiết lp quan h Đi tác Hp tác Toàn din nhân dp Tng Bí thư Đng Cng sn Vit Nam Nguyn Phú Trng thăm chính thc Myanmar.

Tân Hoa Xã dẫn thông tin ca B Thương mi Myanmar cho hay thương mi song phương gia nước này và Vit Nam đt 592 triu đôla, trong đó giá tr xut khu ca Myanmar là 103 triu đôla trong khi nhp khu 489 triu đôla M, tính đến tháng 1 ca tài khóa 2017-2018 hin nay.

Thương mi hai chiu Myanmar-Vit Nam đạt hơn 494 triu đôla trong tài khóa 2016-2017 trước đó.

Myanmar thiết lp quan h ngoi giao vi Vit Nam vào năm 1975.

(VOA, Tân Hoa Xã)

**********************

Miến Điện : chính phủ thông báo gia đình Rohingya đầu tiên hồi hương (RFI, 15/04/2018)

Qua mạng xã hội Facebook, ngày hôm qua, 14/04/2018, chính phủ Miến Điện thông báo, gia đình người Hồi giáo Rohingya đầu tiên đã hồi hương. Để tránh bạo lực của quân đội Miến Điện, từ tháng 08/2017, khoảng 700 ngàn người Rohingya đã phải chạy sang Bangladesh tị nạn.

aung2

Người tị nạn Rohingyas đợi quân đội Bangladesh cho phép đến các trại tị nạn sau khi vượt biên giới. Ảnh chụp ngày 25/10/2017  Reuters/Hannah McKay

Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh Liên Hiệp Quốc cho rằng chưa có đầy đủ các điều kiện để bảo đảm việc hồi hương tự nguyện và bền vững.

Từ Rangoon, thông tín viên Eliza Hunt gửi về bài tường trình :

"Theo chính phủ Miến Điện, năm thành viên trong một gia đình người Rohingya đã được đón tiếp và tạm trú tại nhà những người thân ở bang Arakan. Chính quyền còn cho biết là sẽ tìm hiểu xem những khó khăn mà người Rohingya gặp phải để cải thiện tiến trình hồi hương. Thế nhưng, chính phủ không cho biết là có thêm những gia đình hồi hương trong thời gian tới hay không.

Tiến trình hồi hương không được khởi động từ nhiều tháng qua. Phía Miến Điện nói rằng sẵn sàng đón tiếp người tị nạn. Bộ trưởng phụ trách các vấn đề xã hội của Miến Điện đã đến các trại tị ở Bangladesh để gặp người Rohingya và ông đã hứa cho xây dựng các khu làng mới, bệnh viện và trường học.

Đây là một trong những vấn đề được đặt ra liên quan đến điều kiện hồi hương của người Rohingya. Cộng đồng thiểu số Hồi giáo này lo ngại sẽ phải ở lâu dài trong các trại tạm thời ở Miến Điện, bởi vì nhà cửa làng mạc của họ bị phá trụi từ hồi tháng Tám năm ngoái. Một ẩn số khác, đó là việc cấp quốc tịch cho cộng đồng vô tổ quốc này và cũng chính vì lý do này mà họ bị hạn chế đi lại tại bang Arakan.

Liên Hiệp Quốc cho rằng chưa hội tụ đầy đủ điều kiện bảo đảm an ninh cho việc hồi hương người Rohingya. Ngày 13/04, Liên Hiệp Quốc đã ký với Bangladesh một thỏa thuận hợp tác về việc hồi hương nhưng lại chưa ký với Miến Điện".

Minh Anh

******************

Người Rohingya hồi hương : Bangladesh bác bỏ thông tin của Miến Điện (RFI, 16/04/2018)

Chính quyền Bangladesh vào hôm 16/04/2018 đã bác bỏ thông tin của Miến Điện là đã có một nhóm đầu tiên gồm 5 người trong số 700.000 người tị nạn ở Bangladesh, hồi hương.

aung3

Người Rohingya tại trại tị nạn Balukhali, Bangladesh, ngày 12/01/2018.  Reuters/Tyrone Siu

Thứ Bảy 14/04 vừa qua, chính quyền Miến Điện thông báo là có một gia đình gồm 5 người đã trở về bang Rakhine và tạm thời ở Maungdaw, gần vùng biên giới, với thân nhân. Tin trên được loan trong một thông cáo trên Facebook, với ảnh chụp gia đình Rohingya nói trên làm thủ tục với viên chức chính quyền địa phương.

Bộ trưởng Nội Vụ Bangladesh Asaduzzaman Khan vào hôm nay đã cho rằng thông báo của Miến Điện về gia đình hồi hương là một thông tin "thất thiệt", và gia đình Rohingya đó chưa bao giờ đến Bangladesh.

Đối với ông Khan, hành động của Miến Điện là một "trò hề" và ông hy vọng Miến Điện cho toàn bộ người tị nạn Rohingya hồi hương càng sớm càng tốt.

Trả lời hãng tin Mỹ AP bằng điện thoại, ông Abul Kalam, ủy viên đặc trách vấn đề trợ giúp và hồi hương người Rohingya của Bangladesh cũng khẳng định là gia đình mà chính quyền Miến Điện gọi là người tị nạn đó chưa bao giờ băng qua biên giới Bangladesh.

Trong thông cáo loan tải hôm qua, Miến Điện còn cho biết sẽ kiểm tra xem có đúng là gia đình Rohingya nói trên đã sống ở Miến Điện hay không và nếu đúng thì sẽ cấp giấy tờ cho họ. Theo bộ trưởng bộ Xã Hội Miến Điện Win Myat Aye, hôm nay gia đình hồi hương đã được cấp những giấy tờ cần thiết.

Theo ghi nhận của AP, khi loan tin về nhóm hồi hương đầu tiên, chính quyền Miến Điện đã không cho biết cụ thể là sẽ có các nhóm hồi hương tiếp theo hay không, trong khi Bangladesh đã trao một danh sách hơn 8.000 người có thể bắt đầu hồi hương, nhưng tiến trình bị đình trệ do thủ tục kiểm tra rất phức tạp của phía Miến Điện.

Trả lời hãng tin Mỹ, một chuyên gia độc lập về vấn đề người Rohingya tại Bangladesh tố cáo một thủ đoạn tuyên truyền thường thấy của chính quyền Miến Điện.

Mai Vân

Quay lại trang chủ
Read 695 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)