Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hoa Kỳ thúc giục các đồng minh Thái Bình Dương tăng cường hiện diện quân sự tại Biển Đông (RFA, 28/12/2018)

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đang thúc giục các quốc gia đồng minh của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương tăng cường sự hiện diện quân sự của họ tại Biển Đông trong nổ lực đối trọng lại Trung Quốc.

bd1

Đại diện Việt Nam lên tàu Tuần Duyên Hoa Kỳ CSB-8020. Ảnh chụp ngày 25 tháng 5 năm 2017 - AFP PHOTO / US COAST GUARD / PETTY OFFICER 2ND CLASS MELISSA MCKENZIE

Trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ về các vấn đề Châu Á- Thái Bình Dương, ông Randy Schriver, trong trả lời phỏng vấn gần đây với tờ The Australian đưa ra kêu gọi như vừa nêu.

Một số báo Úc và Mỹ loan tin vào ngày 28 tháng 12. Theo đó thì những hoạt động nhằm gây ảnh hưởng của Trung Quốc tại vùng Nam Thái Bình Dương, bao gồm các khoản biếu tặng cho giới chính trị gia và tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở những đảo quốc nhỏ, khiến quan chức Australia và New Zealand phải chú ý.

Ông Randy Schriver còn đưa ra cảnh báo là những người cộng sản Trung Quốc có thể còn muốn thiết lập căn cứ quân sự tại Nam Thái Bình Dương.

Cho nên ông này đi đến nhận định để có thể gây áp lực thêm nữa đối với Trung Quốc thì những đối tác và đồng minh của Hoa Kỳ phải tham gia vào các hoạt động tại khu vực Biển Đông ; nếu như không cùng tham gia chiến dịch tự do hàng hải với Mỹ thì cũng nên tuần tra chung, cũng như các hoạt động chứng tỏ sự hiện diện của nước mình tại khu vực đó.

Chiến dịch tự do hàng hải của Hoa Kỳ là một thách thức đối với tham vọng chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Đây là nơi mà Bắc Kinh trong thời gian qua cho bối lấp nên các đảo nhân tạo rồi đưa trang thiết bị đến gồm cả máy bay, tên lửa.

Trung Quốc cho tàu chiến ra đối mặt với chiến hạm của Hoa Kỳ khi thực hiện hoạt động tự do hàng hải tại Biển Đông. Đơn cử như vào tháng 8 vừa qua, một tàu chiến của Trung Quốc suýt đụng phải khu trực hạm USS Decatur của Mỹ khi chiến hạm này đi gần quần đảo Trường Sa.

Không riêng gì chiến hạm Hoa Kỳ, mà vào tháng tư khi tàu của Hải Quân Australia đi qua Biển Đông trên đường đến Việt Nam cũng bị tàu Hải quân Trung Quốc sách nhiễu.

Cho đến nay, một số quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ gồm Anh, Pháp, Canada cũng đã tăng cường hoạt động quân sự của họ tại Biển Đông.

Một nhà phân tích an ninh ở Auckland, New Zealand, ông Paul Buchanan được Mạng báo Stripes dẫn lời rằng các đồng minh của Hoa Kỳ chắc hẳn hồi đáp thuận lợi cho kêu gọi có biện pháp cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.

Trong khi đó theo ông này thì Australia và New Zealand, hai đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, đang quân bằng mối quan hệ giữa kinh tế và quốc phòng.

*********************

Mỹ đề nghị các đồng minh tăng cường hiện diện quân sự tại Biển Đông (RFI, 29/12/2018)

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với báo chí Úc, một quan chức cao cấp bộ quốc phòng Mỹ đã yêu cầu các đồng minh gia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông, để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc tại vùng biển này. Trang mạng chính thức của quân đội Mỹ Stars and Strips hôm qua, 28/12/2018, dẫn lại thông tin nói trên, theo đó trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ, ông Randy Schriver, phụ trách khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã nhấn mạnh là việc các đối tác và đồng minh của Mỹ tham gia vào các hoạt động quân sự tại Biển Đông sẽ "tạo áp lực nhiều hơn với Trung Quốc".

bd2

Khu trục hạm USS Decatur đang hoạt động tại Biển Đông (Ảnh chụp ngày 28/06/2016) (www.public.navy.mil)

Quan chức quân sự Mỹ nói với báo The Australian là các đồng minh khác của Mỹ, gồm Anh, Pháp và Canada, đã tăng cường hiện diện tại Biển Đông. Ông Randy Schriver cảnh báo là việc luật pháp quốc tế "bị xói mòn" ở Biển Đông sẽ có "những hậu quả trên quy mô toàn cầu».

Các hoạt động xây dựng, bồi đắp đảo nhân tạo và gia tăng triển khai quân sự của Trung Quốc trong những năm gần đây tại Biển Đông khiến nhiều quốc gia trong khu vực và quốc tế lo ngại là Bắc Kinh sẽ dần dần lấn lướt và tiến đến độc chiếm Biển Đông, con đường hàng hải huyết mạch của thế giới.

Hải Quân Mỹ, kể từ khi tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, đã tiến hành 10 cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải (thời tổng thống Obama, có 4 cuộc, kể từ năm 2015). Một số quốc gia đồng minh như Anh, Pháp năm nay cũng vào cuộc. Hồi tháng 8/2018, tàu đổ bộ Anh Albion, trọng tải 22.000 tấn đã đi vào khu vực quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền. Đầu năm, tàu hộ tống chống ngầm Vendémiaire của Pháp, trọng tải 3.000 tấn, cũng đã thực thi một cuộc tuần tra FONOP.

Các cuộc tuần tra FONOP của Mỹ và đồng minh mỗi lần đều khiến Bắc Kinh phản đối dữ dội. Mới đây nhất, ngày 30/09/2018, khi chiến hạm Mỹ USS Decatur (DDG-73) đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của một số đảo nhân tạo do Bắc Kinh kiểm soát ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã điều một tàu chiến ra chặn đường, và áp sát ở khoảng cách 40 mét, phạm vi được coi là hết sức nguy hiểm, dễ dẫn đến đụng độ ngoài ý muốn.

Riêng về phần nước Úc, cho đến nay Canberra tỏ ra lưỡng lự trước đề nghị tham gia các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải thách thức trực tiếp yêu sách chủ quyền Trung Quốc, cùng với Mỹ. Tuy nhiên, về hiện diện quân sự nói chung ở Biển Đông và Thái Bình Dương, Úc cùng Mỹ, Anh đang có nhiều dự án phối hợp.

Trọng Thành

*******************

Biển Hoa Đông : Nhật chận máy bay gián điệp Trung Quốc (RFI, 30/12/2018)

Lần thứ nhì trong vòng một tháng, Nhật Bản đã điều chiến đấu cơ ngăn chận máy bay gián điệp Trung Quốc trên Biển Hoa Đông. Vụ việc xảy ra ngày 27/12/2018 và được công bố một ngày sau trên báo mạng The Diplomat.

bd3

Ảnh minh họa : Một chiến đấu cơ của không quân Nhật xuất kích từ căn cứ HokKaido, ngày 7/9/2017.Kazuhiro NOGI / AFP

Theo bộ quốc phòng Nhật Bản, Trung Quốc cho máy bay gián điệp điện tử gia tăng tuần tra gần lãnh thổ Nhật trong thời gian gần đây. Không quân Nhật đã hai lần can thiệp trong tháng 12 này, lần đầu là vào ngày 14.

Lần mới nhất diễn ra hôm 27/12 khi chiếc máy bay do thám của Trung Quốc vượt qua eo biển Tsushima (Đối Mã) nằm giữa Hoàng Hải, Biển Nhật Bản và Hoa Đông. Tokyo cho biết thêm là máy bay gián điệp Trung Quốc, loại Y-9JP mới nhất, không xâm nhập vào không phận nước Nhật.

Trong sáu tháng trở lại đây, 7 lần máy bay chiến đấu của Nhật phải cất cánh cảnh báo hoặc "đi kèm" máy bay tuần tra Trung Quốc ra xa không phận Nhật Bản.

Theo thống kê trong năm tài chính, từ tháng Tư 2017 đến tháng Ba 2018, chiến đấu cơ Nhật phải can thiệp 904 lần chống "máy bay lạ" tiến gần : 500 vụ liên quan đến máy bay Trung Quốc, phần còn lại là máy bay Nga.

Đài Loan cũng bị trắc nghiệm

Ngày 18 tháng 12 này, một đoàn máy bay quân sự Trung Quốc gồm oanh tạc cơ H-6K, chiến đấu cơ Sukhoi 30 và máy bay gián điệp Y-9JP bay gần Đài Loan. Không Quân của hải đảo đã đưa chiến đấu cơ lên "nghênh tiếp" nhưng không xảy ra va chạm.

Tú Anh

Published in Châu Á
mercredi, 26 décembre 2018 00:57

Biển Đông, một năm nhìn lại

2018 là năm đầy p s kin v Bin Đông đi vi Vit Nam vi các chuyến cp cng dn dp ca chiến hm các nước M, Anh, Pháp, n, Úc, Nht, Canada, New Zealand và Hàn Quc. Cũng trong năm 2018, M liên tc thc thi các chiến dch t do hàng hải (FRONOP) Bin Đông dn đến nhng v chm trán chưa tng thy vi hi quân Trung Quc như chuyến đi ca tàu khu trc Decatur đến Trường Sa vào tháng 9. V phía mình, Trung Quc cũng có nhng bước leo thang ln như ln đu tiên trin khai tên la, máy bay ném bom ra các thực th mà h chiếm đóng Trường Sa. Tuy nhiên, cũng có nhng du hiu đu du, là khi Bc Kinh và Manila tuyên b cùng hp tác khai thác du khí trên Bin Đông hay Trung Quc đt ra thi hn ba năm đ hoàn tt B Quy tc ng x (COC).

bd1

Tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson cp cng Đà Nng hi tháng Ba

Hãy cùng VOA Việt ng nhìn li nhng din biến quan trng trong năm qua trên Bin Đông :

Tháng 1

Tàu khu trục mang tên lửa USS Hopper của Mỹ di chuyển trong phạm vi 12 hải lý gần bãi cạn Scarborough. Trung Quốc yêu cầu Mỹ ‘dừng tiến hành các động thái khiêu khích, tránh làm tổn hại tới quan hệ Trung - Mỹ’.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis thăm Việt Nam, tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước và chia sẻ những ‘quan ngại về tự do hàng hải’ và kêu gọi các bên tranh chấp tôn trng lut pháp quc tế.

Tháng 2

Chiến đấu cơ Su-35 được Trung Quốc điều tới Biển Đông ‘tuần tra tăng cường khả năng chiến đấu’ nhưng không rõ thời gian, địa điểm cụ thể và số lượng tham gia. Lần đầu tiên Bắc Kinh công khai thông báo đưa máy bay chiến đấu đến Biển Đông.

Trung Quốc và Philippines đồng ý thiết lập một ủy ban đặc biệt để bàn về hợp tác cùng khai thác dầu khí tại khu vực có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông

Tháng 3

Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhận USS Carl Vinson cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng – lần đầu tiên một hàng không mẫu hạm Mỹ đến Việt Nam trong vòng 60 năm. Sự kiện gửi tín hiệu đến Bắc Kinh về cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với an ninh trên Biển Đông.

Tàu khu trục USS Mustin đi vào phạm vi 12 hải lý của Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc có các hoạt động bồi đắp, trong một chiến dịch ủng hộ quyền tự do hàng hải.

Hải quân Trung Quốc thông báo tiến hành tập trận trên Biển Đông với sự tham gia của hàng không mẫu hạm duy nhất của nước này nhưng không cho biết chi tiết về thời gian, địa điểm.

Không quân Trung Quốc tiến hành các cuộc tuần tra sẵn sàng oanh kích trên Biển Đông với sự tham gia của chiến đấu cơ Su-30 và Su-35 ‘nhằm chuẩn bị tốt nhất cho chiến tranh’.

Việt Nam buộc phải tạm ngừng dự án khoan dầu ở lô Cá Rồng Đỏ với tập đoàn Repsol, Tây Ban Nha dưới áp lực của Trung Quốc

Tháng 4

Trung Quốc lắp đặt các thiết bị phá sóng vô tuyến viễn thông và sóng radar trên hai hòn đảo nhân tạo mà họ bồi đắp ở quần đảo Trường Sa.

Tàu sân bay Mỹ USS Roosevelt đi qua Biển Đông trên đường đến Philippines.

Trung Quốc tập trận ngoài khơi phía nam đảo Hải Nam với sự tham gia của 43 tàu chiến và hàng không mẫu hạm Liêu Ninh

Ba chiến hạm của Úc, bao gồm HMAS Anzac, HMAS Toowoomba và HMAS Success, bị Trung Quốc thách thức trên Biển Đông khi đang trên đường đến Thành phố Hồ Chí Minh trong chuyến thăm thiện chí.

Đô đốc Philip Davidson, người được đề cử làm Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, điều trần với Thượng viện Mỹ rằng ‘Trung Quốc đã có khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi trường hợp chỉ trừ trường hợp có chiến tranh với Mỹ’.

Tháng 5

Chiến hạm Tonnerre của Hải quân Pháp cập cảng Cam Ranh trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày.

Úc và Nhật cùng tham gia cuộc tập trận Balikatan thường niên giữa Mỹ và Philippines trên Biển Đông.

Trung Quốc lần đầu tiên lắp đặt tên lửa hành trình chống hạm và hệ thống tên lửa đất đối không trên các thực thể Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc đáp máy bay quân sự Shannxi Y-8 xuống đường băng mà họ xây dựng ở bãi đá Subi thuộc Trường Sa, đánh dấu khả năng có thể đưa máy bay quân sự ra tất cả ba đường băng mà họ xây dựng ở Trường Sa.

Máy bay ném bom của Trung Quốc H-6K vốn có khả năng mang tên lửa hành trình siêu âm lần đầu tiên đáp xuống Biển Đông trong khuôn khổ diễn tập tại khu vực tranh chấp nhằm ‘cải thiện khả năng vươn ra mọi vùng lãnh thổ và thực hiện các cuộc tấn công vào bất cứ lúc nào’.

Ba chiến hạm Ấn Độ, do khu trục hạm INS Sahyadri dẫn đầu, cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng trong chuyến thăm bốn ngày do Tư lệnh Hạm đội miền đông Ấn chỉ huy.

Mỹ rút lại lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương RIMPAC ở Hawaii để đáp trả việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông.

Mỹ đưa hai chiến hạm được trang bị tên lửa là Higgins và Antietam tiến vào phạm vi 12 hải lý của các đảo Tri Tôn và Phú Lâm của Quần đảo Hoàng Sa để thể hiện quyền tự do hàng hải.

Philippines nêu ba ‘lằn ranh đỏ’ đối với hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông, trong đó có việc xây dựng trên bãi cạn Scarborough, dỡ bỏ tàu hải quân của Philippines ở Bãi Cỏ Mây và không được tự tiện khai thác tài nguyên ở những khu vực này.

Trung Quốc hòa lưới điện trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, dọn đường cho việc cung cấp điện cho các cơ sở quân sự mà họ xây dựng trên Biển Đông.

Mỹ mời Việt Nam tham gia tập trận RIMPAC lần đầu tiên.

Tháng 6

Hai tàu chiến lớp La Fayette Surcouf của Pháp cập cảng Sài Gòn trong năm thứ ba liên tiếp.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và nêu ra chiến lược của Mỹ về ‘Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở và tự do’ tại Đối thoại Shangri-la.

Anh, Pháp tuyên bố tại Đối thoại Shangri-la sẽ đưa tàu chiến vào Biển Đông, thách thức sự hiện diện quân sự của Trung Quốc.

Mỹ đưa hai máy bay ném bom B-52 bay gần bãi cạn Scarborough do Trung Quốc kiểm soát.

Tân Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad phản đối các hành động tăng cường sự hiện diện quân sự trên Biển Đông.

Hàng không mẫu hạm Ronald Reagan của Mỹ cập cảng trong Vịnh Manila của Philippines.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis ở Bắc Kinh rằng ‘Trung Quốc sẽ không nhượng bộ một tấc đất nào của tổ tiên để lại’, trong đó có Biển Đông.

Tháng 7

Trung Quốc lần đầu tiên đưa tàu tìm kiếm cứu hộ Nan Hai Jiu 115 neo đậu lâu dài ở Đá Subi thuộc Trường Sa.

Tháng 8

ASEAN và Trung Quốc đạt được bản dự thảo về Quy tắc ứng xử trên Biển Đông ở Singapore.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói nước này quân sự hóa Biển Đông là ‘để tự vệ’ trước sức ép quân sự từ Mỹ.

Tháng 9

Tàu tấn công đổ bộ HMS Albion của Hải quân Hoàng gia Anh ghé thăm Thành phố Hồ Chí Minh.

Tàu HMS Albion của Anh tiến gần đến quần đảo Hoàng Sa và bị hải quân Trung Quốc cảnh báo phải rời đi.

Nhật triển khai tàu chở sân bay trực thăng Kaga tới Biển Đông năm thứ hai liên tiếp.

Tàu ngầm Nhật Kuroshio cập cảng Cam Ranh sau khi lần đầu tiên tham gia diễn tập quân sự của Hải quân Nhật trên Biển Đông.

Mỹ tiếp tục cho B-52 bay ngang qua Biển Đông.

Tàu khu trục Decatur của Mỹ thực hiện chiến dịch tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý của bãi đá Gạc Ma và Ga ven thuộc quần đảo Trường Sa. Trung Quốc điều tàu hải quân Luyang ra xua đuổi và tàu Trung Quốc đã áp sát tàu Mỹ trong khoảng cách 40 mét.

Tàu hải quân The Mana F77 của New Zealand cập cảng Sài Gòn.

Tháng 10

Chiến hạm HMCS Calgary của Canada cập cảng Đà Nẵng.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis trở lại thăm Việt Nam.

Trung Quốc tập trận ở Eo biển Malacca với Malaysia và Thái Lan để ‘xây dựng lòng tin’.

Lần đầu tiên ASEAN và Trung Quốc diễn tập hải quân chung (ACMEX) ngoài khơi quân cảng Trạm Giang, Quảng Đông, Trung Quốc, với sự tham gia của 8 tàu chiến, trong đó có tàu hộ vệ tên lửa 015 Trần Hưng Đạo của Hải quân Việt Nam.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu Bộ Chỉ huy Nam Hải ‘tăng khả năng chiến đấu để đối phó với mọi tình huống khẩn cấp, trong đó có chiến tranh’.

Tháng 11

Trung Quốc đưa vào hoạt động các trạm quan trắc khí tượng trên quần đảo Trường Sa nhằm dự báo thời tiết cho ngư dân đánh bắt trên Biển Đông.

Đài Loan diễn tập bắn đạn thật trong ba ngày trên đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa là Ba Bình.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói với các nước ASEAN rằng nước này muốn hoàn tất COC trong vòng ba năm.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence kêu gọi các bên đẩy nhanh tiến độ đàm phán để cho ra đời bộ COC mang tính ràng buộc về pháp lý.

Trung Quốc bị phát hiện xây dựng cấu trúc có gắn thiết bị radar và các tấm pin năng lượng mặt trời trên đá Bông Bay của Hoàng Sa.

Trung Quốc và Philippines ký biên bản ghi nhớ về hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông, mở đường cho hợp tác cùng khai thác.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bolkiah đồng ý ‘hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên dầu khí trên biển’.

Tháng 12

Tàu tuần dương USS Chancellorsville đi gần quần đảo Hoàng Sa để thách thức tuyên bố chủ quyền quá đáng của Trung Quốc. Trung Quốc điều tàu và máy bay ra để yêu cầu tàu Mỹ rời đi.

Published in Châu Á

Nhật Bản : Ngân sách quốc phòng 2019 lại tăng kỷ lục (RFI, 21/12/2018)

Ngân sách quốc phòng Nhật Bản sẽ lên đến 47 tỉ đô la cho năm tài khóa 2019, bắt đầu từ tháng 04. Mức tăng kỷ lục lần thứ năm liên tiếp này đã được văn phòng thủ tướng Shinzo Abe thông qua ngày 21/12/2019, nhằm tăng cường khả năng chống tên lửa và triển khai chiến đấu cơ tàng hình trước mối đe dọa từ Trung Quốc.

nhat1

Lực lượng phòng vệ - tức quân đội của Nhật Bản. Reuters

Theo một số quan chức Nhật Bản, được AFP trích dẫn, ngân sách này được dùng để mua hệ thống chặn tên lửa Aegis, 6 chiến đấu cơ tàng hình F-35A, tất cả đều do Mỹ sản xuất, và một phần ngân sách được dành cho việc nâng cấp hai tầu chở máy bay trực thăng thành hàng không mẫu hạm. Đây sẽ là hai tầu sân bay đầu tiên của Nhật Bản kể từ sau Thế Chiến II.

Khoản ngân sách này nằm trong kế hoạch quốc phòng 5 năm (đến tháng 03/2024) được công bố hôm 18/12. Tokyo tuyên bố những biện pháp này là việc cần thiết do thách thức trong vùng về mặt an ninh ngày càng gia tăng, như căng thẳng với Bắc Triều Tiên, và do "quan ngại sâu sắc" về sự bành trướng quân sự của Trung Quốc.

Ngay sau khi Tokyo công bố kế hoạch quốc phòng 5 năm, Bắc Kinh đã nhanh chóng bày tỏ "bất bình sâu sắc" và "phản đối" chương trình nói trên, đồng thời kêu gọi Nhật Bản nên tiếp tục "chính sách thuần túy phòng thủ" của mình.

Theo một số chuyên gia, "việc Nhật Bản tăng mạnh ngân sách quốc phòng nhằm trực tiếp chống lại mối đe dọa quân sự của Trung Quốc", đồng thời "tránh một cuộc chiến thương mại với Washington" khi mua vũ khí của Mỹ và không loại trừ khả năng ngân sách quốc phòng Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng.

Thu Hằng

****************Indonesia mở căn cứ quân sự sát Biển Đông dự phòng Trung Quốc lấn lướt (RFI, 20/12/2018)

Indonesia hôm 18/12/2018 đã chính thức khánh thành một căn cứ quân sự với hơn 1.000 binh sĩ trên một hòn đảo xa thuộc quần đảo Natuna ở rìa phía nam Biển Đông. Căn cứ này nằm tại cảng Selat Lama trên đảo Natuna Besar, cách Jakarta hơn 1000 cây số. Quần đảo Natuna thuộc chủ quyền Indonesia, nhưng một phần lãnh hải bị Trung Quốc tranh chấp.

indo1

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (G) cùng Tư lệnh quân đội Gatot Nurmantyo (T) và Tư lệnh không quân Agus Supriatna, nhân một cuộc thao diễn trên đảo Natuna, tỉnh Riau. Ảnh 6/10/2016. Reuters/Beawiharta

Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, đích thân tư lệnh lực lượng vũ trang Indonesia Hadi Tjahjanto đã đến phát biểu tại lễ khai trương căn cứ, và khẳng định rằng tiền đồn này được thiết kế thành một phương tiện răn đe, chống lại mọi mối đe dọa an ninh tiềm tàng, đặc biệt tại các vùng biên giới.

Ông Hadi không nói là đe dọa an ninh đến từ đâu, nhưng giới quan sát cho rằng đối tượng răn đe chủ yếu là Trung Quốc, đã từng có nhiều hành vi thô bạo nhắm vào tàu Indonesia trong khu vực quần đảo Natuna.

Nổi cộm nhất là vụ việc năm 2016 khi một tàu tuần tra Indonesia bắt một tàu cá của Trung Quốc, nhưng chỉ vài giờ sau đó, một chiếc tàu Hải Cảnh Trung Quốc đã xông tới, cố tình đâm vào tàu Indonesia để buộc phải thả tàu Trung Quốc. Chính những hành vi thô bạo đó của Trung Quốc đã thúc đẩy chính quyền Jakarta tăng cường lực lượng tại vùng Natuna, nơi có một phần lãnh hải bị Trung Quốc đòi chủ quyền.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo vào hôm qua 19/12 đã nhấn mạnh quyết tâm của Jakarta cho thấy rõ rằng quần đảo Natuna thuộc chủ quyền của Indonesia. Theo nhật báo Indonesia Kompass, ông Widodo tuyên bố : "Nếu quý vị muốn chúng tôi chiến đấu, thì được, chúng tôi sẽ cùng nhau làm điều đó".

Giới chức Indonesia không tiết lộ số binh lính đồn trú tại khu vực Natuna, nhưng cho biết là căn cứ mới có một tiểu đoàn bộ binh (khoảng 1000 quân), một số đơn vị Thủy Quân Lục Chiến và Công Binh, cùng một đơn vị pháo binh. Căn cứ mới cũng có một nhà chứa một đội máy bay không người lái.

Theo tư lệnh các lực lượng vũ trang Indonesia, việc phát triển căn cứ quân sự như tại Selat Lama, dự kiến cũng sẽ được thực hiện tại các đảo chiến lược khác.

Trọng Nghĩa

*****************

Indonesia mở tiền đồn ở rìa Biển Đông- Tương lai nào cho khu vực ? (VOA, 20/12/2018)

Indonesia trong tuần này m mt căn c quân s vi hơn 1.000 quân mũi phía nam Bin Đông, vùng bin nơi các tuyên b ch quyn ca Trung Quc chng chéo vi tuyên b ch quyn ca mt s nước khác, báo South China Morning Post đưa tin.

indo2

Thứ trưởng đc trách Hàng hi Indonesia Arif Havas Oegroseno gii thiu vi truyn thông bn đ mi ca Indonesia có Bin Bc Natuna. nh chp Jakarta ngày 14/7/2017. Reuters/Beawiharta -

Mở ca hôm 18/12, căn cứ quân s này nm ti Selat Lampa trên đo Natuna Besar - mt phn thuc qun đo Natuna - mt trong nhng vùng lãnh th xa xôi nht ca Indonesia, cách đo Borneo hơn 200 km.

Indonesia không phải là mt trong các quc gia đòi ch quyn lãnh hi Biển Đông nhưng gia Jakarta và Bc Kinh đã xy ra mt vài v đi đu trong vùng bin giàu tài nguyên này, k c mt cuc xung đt vào năm 2016 khi mt tàu tun tra Indonesia chn bt mt tàu cá Trung Quc có trng ti 300 tn.

Nhiều gi sau s c, mt tàu cảnh sát biển Trung Quc đâm vào tàu đánh cá, buc chính quyn Indonesia phi th chiếc tàu này ra.

Trong buổi l khánh thành căn c quân s mi, Tng Tư lnh các lc lượng vũ trang Indonesia (TNI), Đi Tướng Hadi Tjahjanto, nói tin đn này được thiết kế để hoạt đng như mt nhm ngăn chn bt kỳ mi đe da tim tàng nào v an ninh, đc bit là khu vc biên gii, theo li phát ngôn viên quân đi, Đi tá Sus Taibur Rahman, được bn tin trích dn.

indo3

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ Tướng Singapore Lý Hin Long ti hi ngh các lãnh đo ASEAN' Bali, Kamis, 11/10/2018. (Foto : Biro Setpres)

Hôm 19/12, Tổng thng Indonesia Joko "Jokowi "Widodo khẳng đnh chính ph Indonesia sn sàng xác đnh rõ rng qun đo Natuna, vi dân s 169.000 người, là lãnh th thuc ch quyn ca nước ông. Ông Widodo đang vn đng đ được bu li trong cuc bu c Tng thng năm ti.

Giữa Jakarta và Bc Kinh đã xảy ra mt s xích mích trên các vùng bin ca khu vc, gia lúc Trung Quc nht đnh cho rng các quyn và li ích ca hai nước ti đây đang chng ln lên nhau.

Trong khi đó, có nhiều lo ngi v tương lai ca khu vc trước đây được gii hn trong cái gi là khu vc "Á Châu-Thái Bình Dương", nay được m rng đ bao gm c khu vc "n Đ Dương-Thái Bình Dương".

Một bài báo đăng trên t The Jakarta Post hôm 19/12 nhn đnh rng các nước ASEAN phi hiu rng tương lai ca khi, c v kinh tế ln quân s, tùy thuộc vào s n đnh ca c khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương.

n Đ Dương-Thái Bình Dương được đnh nghĩa là khu vc tri dài t Nht Bn phía Bc, ti Úc Châu phía Nam, và bao gm c các qun đo trong vùng Tây Thái Bình Dương v hướng Đông, cho tới n Đ hướng Tây. Tuy nhiên các đường ranh hướng Tây chưa được xác đnh và vn gây tranh cãi, mt s nước cho rng đường ranh này kéo dài ti tn b bin phía Tây Châu Phi, bao gm c Nam Phi.

Tờ Jakarta Post nói quan đim ca các nước thuc khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương "m rng" đó, vn cách nhau "c đi dương" v tương lai nào cho khu vc ?

Nhật Bản : Ngân sách quốc phòng 2019 lại tăng kỷ lục (RFI, 21/12/2018)

Published in Châu Á

Quan ngại về cam kết quân sự của Mỹ ở Biển Đông sau khi Bộ trưởng Jim Mattis từ chức

Ngày 20/12, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Jim Mattis nộp đơn từ chức với lý do khác biệt về quan điểm với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc đối xử với các đồng minh của Mỹ cũng như các nước cạnh tranh chiến lược với Mỹ. Bộ trưởng Jim Mattis là người đã đến Việt Nam hai lần trong năm qua, và được coi là điều hiếm thấy. Ông cũng là người nhiều lần lên tiếng phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.

Sự ra đi của Bộ trưởng Jim Mattis có ảnh hưởng thế nào tới vị thế của Mỹ trong khu vực và quan hệ quốc phòng Mỹ với Việt Nam. Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn Giáo sư sử học Ngô Vĩnh Long thuộc trường Đại học Maine, Mỹ.

mattis1 - Copie

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Jim Mattis (phải) và Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 17/10/2018 - AFP

Trước hết, nhận định về sự ra đi của ông Jim Mattis và ảnh hưởng của nó với cam kết của Mỹ trong khu vực Châu Á, Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho biết.

Ngô Vĩnh Long : Trước hết tôi xin nói rằng là ông Mattis không phải ông ấy từ chức. Tôi đã nói nhiều lần là ông ấy không muốn từ chức vì nếu ông từ chức như vậy thì rất là khó khăn cho vấn đề ngoại giao của Mỹ.

Trong hai năm qua, vấn đề ngoại giao của Mỹ là ngoại giao giữa Bộ Quốc phòng với các Bộ Quốc phòng khác cũng như các nước khác vì Bộ Ngoại giao của Mỹ từ khi Trump lên không làm được việc gì. Ông Mattis bắt buộc phải từ chức.

Khi ông Mattis từ chức như vậy thì ảnh hưởng rất lớn cho khu vực Á Châu chứ không phải chỉ riêng đối với Việt Nam. Còn đối với Việt Nam, đúng là trong hai năm qua quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ là quan hệ quân sự. Bộ Quốc phòng quan hệ rất tốt đối với Việt Nam trong khi quan hệ giữa Bộ Ngoại giao có gì đáng kể. Thành ra chuyện từ chức của ông Mattis có ảnh hưởng lớn.

Tại sao tôi nói vậy ? là bởi vì không biết ai sẽ làm Bộ trưởng quốc phòng mới. Nhưng như thư từ chức của ông Mattis thì nói là người Bộ trưởng sắp tới sẽ là người theo ý kiến của ông Trump. Người theo ý kiến của ông Trump thì rất sai lạc và sẽ phá vỡ các quan hệ đã có giữa Mỹ với các nước khác trên thế giới, đặc biệt là giữa Mỹ với các nước ở vùng Đông Nam Á. Mới vừa rồi ông Trump nói là ổng sẽ thay người đứng đầu của quân đội Mỹ, người sẽ đưa vào là người thuộc Bộ binh chứ không phải là Hải quân hay Không quân. Bộ binh thì họ sẽ không ủng hộ chính sách hiện tại với vấn đề Biển Đông hay vấn đề trên biển nên cái đó cũng ảnh hưởng đến quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, đặc biệt là vấn đề Biển Đông.

RFA : Trong chiến lược Quốc phòng của Mỹ, vai trò của Việt Nam đã được đánh giá cao, Phó Tổng thống Mỹ và Bộ trưởng Jim Mattis cũng đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Mỹ thời gian qua cũng thực hiện nhiều các chuyến trong chương trình tự do hàng hải ở Biển Đông để thách thức Trung Quốc. Có ý kiến cho rằng Mỹ dưới thời Tổng thống Trump đã cứng rắn hơn với Trung Quốc ở Biển Đông. Nếu chiến lược đã là như vậy tại sao ông lại có lo lắng này ?

Ngô Vĩnh Long : Trước hết lý do mà Bộ Quốc phòng Mỹ hay ông Phó Tổng thống Pence để ý đặc biệt đến vấn đề Việt Nam vì chính phủ của ông Trump đã làm yếu quan hệ của Mỹ với các nước khác ở vùng Đông Nam Á, vì vậy phải nhờ vào Việt Nam, vì Việt Nam là nước có bờ biển dài nhất trong khu vực Biển Đông. Do vậy Mỹ phải có đồng minh để có cớ cho Hải quân Mỹ đi tới đi lui hay đã đưa các tuyên bố như chúng ta đã thấy. Nhưng trước mắt quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam là quan trọng nhưng nó rất yếu vì chỉ có quan hệ đặc biệt với Việt Nam mà không có quan hệ chung với các nước Đông Nam Á thì Mỹ cũng khó có thể làm gì nhiều lắm. Chính sách của Mỹ từ khi ông Trump lên đã làm yếu vị thế của Mỹ ở Đông Nam Á nếu không muốn nói là ở Á Châu.

RFA : Vậy theo ông sau khi ông Jim Mattis từ chức, liệu Trung Quốc sẽ có những hành động đáng lo ngại nào tại Biển Đông ?

Ngô Vĩnh Long : Trước khi ông Bộ trưởng quốc phòng Mỹ từ chức thì Trung Quốc đã khiêu khích Mỹ mấy lần. Chẳng hạn là cho tàu chiến của Trung Quốc đi sát tàu chiến của Mỹ độ chừng 41 mét thôi. Sau đó một vị tướng Trung Quốc nói rằng nếu tàu của Mỹ mà đi ngang vùng Trường Sa thì họ sẽ đưa ra tàu chặn tàu Mỹ và cho tàu khác đâm vào. Họ nói thẳng như vậy là khiêu khích. Khi mà khiêu khích như vậy thì Mỹ phải có thái độ cứng rắn hoặc Mỹ phải nhờ đồng minh ủng hộ vai trò của Mỹ thế nào nhưng mà trong những tháng qua Mỹ đơn thân độc mã trong khu vực.

Vấn đề rất nguy hiểm là nếu Mỹ đơn thân độc mã mà có đụng độ với Trung Quốc mà các nước khác không ủng hộ thì Việt Nam ra ủng hộ Mỹ trong việc này và Việt Nam lại sông liền sông, núi liền núi, biển liền biển với Trung Quốc thì vấn đề như vậy là khó cho Việt Nam.

RFA : Một số ý kiến cho rằng ông Jim Mattis dường như có thiện chí với Việt Nam và muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng với Việt Nam. Có thông tin cho rằng ông là người đã đề nghị Quốc hội Mỹ bỏ Việt Nam khỏi danh sách các nước bị trừng phạt vì mua vũ khí của Nga vì Mỹ muốn Việt Nam mua nhiều vũ khí của Mỹ hơn là của Nga. Ông đánh giá thế nào về quan điểm của ông Jim Mattis với Việt Nam ?

mattis2 - Copie

Tàu sân bay USS Carl Vinson tới cảng Đà Nẵng hôm 5/3/2018 AFP

Ngô Vĩnh Long : Quan điểm của ông Jim Mattis với Việt Nam cũng trùng hợp với quan điểm của các Bộ trưởng quốc phòng trước. Nói chung trong hơn 10 năm qua, Mỹ dần dần cải thiện quan hệ quốc phòng với Việt Nam. Nhưng quan hệ này nó đứng trong bối cảnh chung chứ chỉ Bộ Quốc phòng không thì khó. Còn đối với vấn đề bán vũ khí thì họ đã biết trước là Việt Nam không có khả năng mua vũ khí của Mỹ, vì trước hết rất là đắt, thứ hai là vũ khí của Mỹ không phù hợp với vũ khí mà Việt Nam đã có, đã mua của Nga hay của Liên Xô từ trước. Mỹ biết như vậy nên họ thấy rằng muốn mua vũ khí ở đâu thì mua miễn là Việt Nam có chính sách đối với Mỹ trong vấn đề bảo vệ an ninh khu vực chung là tốt rồi. Quốc hội có thể muốn mua Việt Nam mua vũ khí của Mỹ nhưng tôi nghĩ Bộ Quốc phòng thực tế hơn rất nhiều.

RFA : Theo ông thì thách thức của Việt Nam sắp tới là gì ?

Ngô Vĩnh Long : Từ xưa đến giờ Việt Nam phải cậy vào sức mạnh của mình chứ còn Việt Nam không thể đứng chờ người khác ủng hộ mình thế này thế kia. Ngay khi ông Trump lên thì ông ấy đã rút khỏi TPP thì mình đã biết là Mỹ không có ủng hộ các chính sách đa phương. Nếu Mỹ không ủng hộ chính sách đa phương ở Á Châu và Đông Nam Á thì dù Việt Nam có đơn phương có quan hệ với Mỹ thì Việt Nam cũng yếu.

RFAXin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

Nguồn : RFA, 21/12/2018

Published in Diễn đàn

Biển Đông, một trong những điểm nóng nhất của Mỹ năm 2019 (RFI, 19/12/2018)

Cho dù ở cách xa nước Mỹ hàng vạn cây số, Biển Đông có thể trở thành một trong những cuộc khủng hoảng lớn - thậm chí một cuộc xung đột võ trang với đối thủ là Trung Quốc - mà chính quyền Donald Trump phải đối mặt trong năm 2019. Đây là thẩm định của giới chuyên gia đối ngoại Mỹ được nêu bật trong báo cáo công bố hôm 18/12/2018 của trung tâm tham vấn CFR, tức Hội Đồng Đối Ngoại (Council on Foreign Relations).

bd1

Chiến hạm Mỹ USS Cowopens ghé cảng Philippines. (Ảnh chụp ngày 13/03/2013). JAY DIRECTO / AFP

Trong bản báo cáo thường niên, Trung Tâm Nghiên Cứu Hành Động Dự Phòng (Centre for Preventive Action), thuộc CFR, như thông lệ từ năm 2008 đến nay đã liệt kê 30 "điểm" nóng đang tồn tại hoặc sắp xảy ra tại Mỹ hay trên thế giới, được cho là có tác động đến lợi ích quốc gia của Mỹ. Mục tiêu là giúp cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có cơ sở để đề ra cách thức ngăn chặn xung đột bùng nổ.

Đứng đầu danh sách các nguy cơ hạng 1 là 5 điểm nóng, được cho là các tác động mạnh nhất đến Mỹ. Trong số này, các chuyên gia Mỹ đã nêu lên trường hợp Biển Đông, với nguy cơ "Xung đột vũ trang bùng nổ do tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Trung Quốc với một hay nhiều nước Đông Nam Á cũng có yêu sách chủ quyền (Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam) hoặc là Đài Loan.

Theo bản nghiên cứu, khả năng xảy ra một cuộc xung đột ở Biển Đông được xếp vào diện "vừa phải", nhưng sẽ có tác động thuộc diện "cao" đối với Mỹ, có nghĩa là một "tình huống đe dọa trực tiếp Hoa Kỳ, một đồng minh có hiệp ước phòng thủ với Hoa Kỳ, hoặc lợi ích chiến lược quan trọng của Hoa Kỳ, và do đó có khả năng buộc Mỹ phải phản ứng mạnh bằng quân sự".

Phải nói là trong thời gian một năm nay, căng thẳng Mỹ-Trung ở Biển Đông có xu hướng leo thang, với việc chính quyền Donald Trump gia tăng chỉ trích các hành vi của Trung Quốc "quân sự hóa" vùng biển này, hù dọa các nước nhỏ trong vùng, và khiêu khích lực lượng Mỹ có mặt tại chỗ.

Hồi tháng 9 vừa qua, tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc còn suýt va chạm nhau ở Biển Đông.

Đặc biệt, dưới thời tổng thống Trump, Washington đã cho tiến hành tổng cộng 9 đợt tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông để thách thức các yêu sách chủ quyền "quá đáng" của Trung Quốc, cả ở khu vực Trường Sa, nơi Trung Quốc đã xây dựng nhiều tiền đồn mới, lẫn ở quần đảo Hoàng Sa, đã bị Bắc Kinh chiếm trọn từ năm 1974.

Mặc dù có căng thẳng như trên, cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn tránh một cuộc xung đột quân sự ở vùng biển Biển Đông. Thế nhưng, các chuyên gia Mỹ không loại trừ xung đột nổ ra.

Báo cáo của CPA ghi nhận : "Chính quyền Donald Trump đến nay chưa phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng quốc tế nghiêm trọng nào, trong đó tổng thống phải đau đầu với quyết định khó khăn về việc có nên để Mỹ bắt đầu một chiến dịch can thiệp quân sự mới và tốn kém hay không... Tuy nhiên, chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi chính quyền Trump phải đối phó với một cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên".

Vấn đề Biển Đông được cho là đáng quan ngại nhất đối với Mỹ tương tự như 4 điểm nóng khác là môt cuộc tấn công mạng quy mô lớn phá hoại hệ thống cơ sở hạ tầng và các mạng thông tin thiết yếu của Mỹ, căng thẳng do đàm phán Mỹ-Bắc Triều Tiên thất bại ; xung đột võ trang giữa Iran với Mỹ hoặc đồng minh của Mỹ ; một vụ khủng bố gây tổn thất nhân mạng cực lớn tại Mỹ hay một nước đồng minh của Mỹ.

Điểm đáng chú ý là Biển Đông đã thế vào chỗ của Biển Hoa Đông, từng được xem là mối quan ngại hàng đầu của Mỹ trong những năm trước đây.

Trọng Nghĩa

**************************

Nhật phản đối Nga xây thêm trại lính ở quần đảo đang tranh chấp (RFI, 19/12/2018)

Sau khi được tin là Nga vừa xây xong 4 doanh trại trên các đảo thuộc quần đảo Kuril đang tranh chấp với Nhật Bản và sắp chuyển quân lính đến đóng, chính quyền Tokyo hôm nay, 19/12/2018, cho biết đã chính thức phản đối Nga qua con đường ngoại giao.

bd2

Xe tăng Liên Xô IS-2, một chứng tích của Thế chiến thứ hai, trên đảo Shikotan, quần đảo Kuril. Ảnh chụp ngày 18/12/2016. Reuters/Yuri Maltsev/File Photo

Theo đài truyền hình Nhật Bản NHK, phát biểu trong cuộc họp báo tại Tokyo, chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã cảnh báo về nguy cơ Nga tăng cường hiện diện quân sự trên quần đảo Kuril, nằm ở phía bắc Nhật Bản và ở phía nam nước Nga.

Quần đảo Kuril bao gồm 4 hòn đảo của Nhật bị Nga chiếm đóng từ sau khi Đệ Nhị Thế Chiến, nhưng đang bị Tokyo đòi lại. Nhật Bản gọi quần đảo Kuril là vùng Lãnh Thổ Phương Bắc, trong lúc Nga gọi là Quần đảo Nam Kuril.

Theo ông Suga, tranh chấp Kuril cần phải được giải quyết một cách căn bản, và Nhật Bản vẫn kiên trì theo đuổi một giải pháp ngoại giao với Nga.

Nhật Bản đã có phản ứng như trên sau khi bộ Quốc Phòng Nga hôm 17/12 vừa qua, cho biết là họ đã xây xong 4 khu doanh trại trên 2 hòn đảo Iturup/Etorofu và Kunashir/Kunashiri thuộc quần đảo Kuril và sắp tới sẽ xây thêm nhiều khu nhà để chứa xe thiết giáp.

Bộ Quốc Phòng Nga còn cho biết thêm là ngày 25/12 tới đây, binh lính Nga và gia đình sẽ được chuyển đến các doanh trại vừa hoàn thành.

Theo bộ Quốc Phòng Nhật Bản, hiện nay, số lượng binh linh Nga trên hai hòn đảo lớn nhất trong khu vực Kuril đã lên đến 3.500 người.

Việc Nga tăng cường quân đội tại vùng Kuril được giới quan sát cho là một động thái gây sức ép trên Nhật Bản, vào thời điểm thủ tướng Nhật Shinzo Abe được cho là sẽ ghé Mátxcơva. Điện Kremlin mới đây cho biết ông Shinzo Abe có thể thăm Nga vào ngày 21/01/2019.

Vấn đề tranh chấp quần đảo Kuril là cái gai trong quan hệ Nga-Nhật, đã cản trở việc hai bên ký kết hiệp ước hòa bình sau Thế Chiến Thứ II.

Trọng Nghĩa

*************************

Lần đầu tiên từ sau Thế chiến, Nhật sẽ có 2 hàng không mẫu hạm (RFI, 18/12/2018)

Chính phủ Nhật Bản hôm nay 18/12/2018 thông qua kế hoạch quốc phòng cho 5 năm tới. Theo đó lần đầu tiên kể từ sau Đệ nhị Thế chiến quân đội Nhật sở hữu hai hàng không mẫu hạm, mua thêm nhiều chiến đấu cơ tối tân, nhằm đối phó với sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong khu vực.

bd3

Tàu DDH-184 Kaga lớp Izumo chở trực thăng (T) sẽ được nâng cấp thành hàng không mẫu hạm, tại cảng Yokohama, 22/03/2017.Mandatory credit Kyodo/via Reuters

Hai chiến hạm chở trực thăng Izumo và Kaga sẽ được nâng cấp thành hàng không mẫu hạm, để các phi cơ tiêm kích loại F-35 có thể hạ cánh và cất cánh. Tuy vậy các chiến đấu cơ không đậu thường trực trên hai tàu sân bay này.

Song song đó, chính phủ Nhật dự kiến mua thêm 45 phi cơ tàng hình F-35B của hãng Lockheed Martin trị giá 4 tỉ đô la, thêm vào số 42 chiếc đã đặt hàng. Ngoài ra còn mua 105 chiếc F-35As (một phiên bản khác không thể sử dụng cho hàng không mẫu hạm), 2 hệ thống phòng không Aegis Ashore để ngăn chận hỏa tiễn Bắc Triều Tiên, 4 phi cơ Boeing KC-46 Pegasus để mở rộng tầm tiếp liệu, 9 máy bay cảnh báo Northrop Grumman E-2 Hawkeye. Báo chí Nhật ước tính phí tổn tổng cộng lên đến trên 1.000 tỉ yen (8,8 tỉ đô la).

Nhật Bản đã có sẵn kho vũ khí quan trọng và Lực lượng Phòng vệ (thực chất là quân đội) lên đến 250.000 quân. Kế hoạch quốc phòng 5 năm cho đến tháng 3/2024, gồm cả an ninh mạng và giám sát không gian, dự kiến dành ngân sách 27.470 tỉ yen (gần 284 tỉ đô la). Riêng thiết bị quân sự chiếm 224,7 tỉ đô la, tăng 6,4% so với kế hoạch 5 năm trước. Chi tiêu quốc phòng của Nhật chỉ chiếm 1% GDP, nhưng tầm vóc của nền kinh tế nước này khiến quân đội Nhật nằm trong số được trang bị tốt nhất thế giới.

Thủ tướng Shinzo Abe nhận định Nhật Bản cần phải có những phương tiện hiệu quả hơn, trước "mối đe dọa đáng lo ngại" từ các hoạt động quân sự trên biển và trên không của Trung Quốc tại Châu Á. Bên cạnh đó là Bắc Triều Tiên vốn khó lường, và một nước Nga đang trỗi dậy gây khó khăn cho đồng minh Hoa Kỳ.

Theo Reuters, danh sách thiết bị quân sự Mỹ chuẩn bị mua trên đây còn giúp Tokyo tránh được một cuộc chiến tranh thương mại với Washington. Tổng thống Donald Trump, trước đây dọa đánh thuế xe hơi Nhật, trong hội nghị thượng đỉnh G20 tại Achentina đã cám ơn ông Shinzo Abe vì đặt mua F-35s của Mỹ.

Thụy My

********************

Cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc đối mặt án tử hình (VOA, 19/12/2018)

Quản lý chính ca d án đóng tàu sân bay đu tiên ca Trung Quc có th đi mt vi án t hình vì đã chuyn giao bí mt ca tàu Liêu Ninh cho các gián đip nước ngoài.

bd4

Tàu sân bay lớp Kuznetsov ca Trung Quc, tàu Liêu Ninh, hot đng trong Bin Hoa Đông. nh do Lc Lượng T v Nhật bn chp ngày 25/12/2016. Japan/HANDOUT via Reuters.

Báo South China Morning Post cho biết ông Tôn Ba, cu tng giám đc Tp đoàn công nghip đóng tàu Trung Quc (CSIC), trước đó đã b cơ quan chng tham nhũng kết ti nhn hi l, nhưng ít nht có 3 ngun tin hiu chuyn cho biết các nhà điu tra đang xem xét những cáo buc nói rng ông Tôn Ba đã chuyn thông tin mt v tàu Liêu Ninh, tàu sân bay đu tiên ca Trung Quc, cho tình báo nước ngoài.

Hiện không rõ mc đ mt ca thông tin mà ông Tôn có th đã chuyn giao cho gián đip nước ngoài, nhưng các ngun tin nói ông có thể phi "đi mt vi án t hình", hoc ít ra "án t hình treo".

Báo South China Morning Post dẫn thêm mt ngun tin thân cn vi hi quân Trung Quc, nói rng gii lãnh đo Bc Kinh có th mun dùng trường hp ca ông Tôn đ "cnh cáo" các quan chc cp cao khác trong bi cnh chiến dch chng tham nhũng ca ông Tp Cn Bình vn tiếp tc được đy mnh.

Theo tờ báo, hơn 1,3 triu đng viên phc v mi cp bc chính quyn đã b sp by trong cuc chiến bài tr tham nhũng ca Ch tch nước Trung Quc.

Nguồn tin t hi quân Trung Quốc cho hay ông Tôn không nhng là phó bí thư Đng y ca Tp đoàn CSIC, mà còn là tng giám đc ph trách chuyên môn, và ông Tôn có phn chc s nhn án t hình vì trong hơn mt thp niên,là "nhân vt chính qun lý d án nâng cp tàu Liêu Ninh".

Trước đó, Ủy ban Kim tra K lut Trung ương ca đng Cng sn Trung Quc loan báo ông Tôn đã b mt chc và khai tr ra khi đng vì đã "vi phm nghiêm trng k lut đng và gây thit hi ln cho an ninh quc gia".

Trung Quốc mua chiếc tàu sân bay lp Kuznetsov từ Ukraine vào năm 1998, lúc đó chiếc tàu đang trong tình trng dang d và d kiến đóng cho hi quân ca cu Liên bang Xô viết. Tp đoàn công nghip đóng tàu Trung Quc (CSIC) đã b ra mt thp niên đ hoàn tt và trang b tàu sân bay mà h đt tên là Liêu Ninh.

Tập đoàn công nghip đóng tàu Trung Quc còn đóng tàu sân bay ni đa đu tiên 001A ca Trung Quc ti xưởng đóng tàu ph cng Đi Liên, tnh Liêu Ninh, vùng tây-bc Trung Quc. Thiết kế ca tàu 001A được da trên tàu Liêu Ninh, tàu sân bay đu tiên của Trung Quc.

Published in Châu Á

Việt Nam và Trung Quốc bàn về Biển Đông và Sông Mê kong (RFA, 17/12/2018)

Ngày 16/12/2018, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ 4 ở Luang Prabang, Bắc Lào, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có cuộc gặp với người tương nhiệm Trung Quốc Vương Nghị để thảo luận về các vấn đề hợp tác song phương bao gồm Biển Đông và sông Mekong.

CAMBODIA-CHINA-CONSERVATION-ENVIRONMENT-MEKONG-DIPLOMACY

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các nước Trung Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan và Myanmar trong cuộc gặp hợp tác Mekong - Lan Thương ở Phnompenh, Campuchia hôm 10/1/2018 - Hình minh họa. AFP

Theo Tân Hoa xã, hai bên đã cam kết sẽ giải quyết hợp lý các vấn đề trên biển để tạo môi trường tốt cho phát triển quan hệ song phương.

Theo Vietnam News, Bộ trưởng Ngoại giao, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã đánh giá cao cơ chế hợp tác và đàm phán trong các vấn đề ít nhạy cảm trên biển giữa hai nước và tiến trình để đạt được một Bộ quy tắc về ứng xử trên biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (gọi tắt là COC).

Đại diện chính phủ Việt Nam kêu gọi hai bên tiếp tục thực hiện hiểu biết chung giữa lãnh đạo cao cấp hai nước và đảng để giải quyết các tranh chấp trên biển theo phương cách hòa bình và theo luật quốc tế, bao gồm cả Công ước về luật biển của Liên Hiệp quốc 1982.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi Việt Nam thúc đẩy việc kết nối sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc với kế hoạch Hai Hành lang Một Vành đai kinh tế của Việt Nam, đồng thời cam kết tăng cường hợp tác và trao đổi với Việt Nam trong khuôn khổ cơ chế hợp tác Mekong - Lan Thương.

Hội nghị Hợp tác Mekong – Lan Thương được tổ chức tại Lào lần này có chủ đề "Thúc đẩy đối tác vì sự thịnh vượng chung" với sự tham gia của đại diện 6 nước thành viên là Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc.

Diễn đàn Hợp tác Mekong – Lan Thương được Trung Quốc bắt đầu từ năm 2015 và thường được coi như đối trọng với Ủy hội sông Mekong giữa các nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan được thành lập từ năm 1995. Trong những năm qua, thông qua cơ chế hợp tác Mekong – Lan Thương, Trung Quốc đã cam kết chi hàng tỷ đô la hỗ trợ cho 45 dự án, bao gồm các trung tâm nghiên cứu bảo vệ nguồn nước, các dự án kết nối, thương mại biên giới, nông nghiệp và xóa đói nghèo.

Sông Mekong là một trong những con sông dài nhất thế giới chảy qua nhiều nước từ Trung Quốc xuống nước cuối dòng là Việt Nam. Việc Trung Quốc liên tục cho xây các đập thủy điện ở đầu nguồn sông này bị cho là đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sông và điều tiết nguồn nước đối với các nước ở hạ nguồn sông như Việt Nam và Campuchia.

*****************

Thương mại : Hy vọng Mỹ-Trung "buông súng" ? (RFI, 17/12/2018)

Cuối tuần trước, tổng thống Hoa Kỳ để ngỏ cánh cửa Washington và Bắc Kinh gần đạt được một "thỏa thuận lớn" về thương mại. Liệu đây có là món quà cuối năm Hoa Kỳ và Trung Quốc dành cho thế giới ?

chaua2

Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer tại Bắc Kinh ngày 03/05/2018. Reuters/Jason Lee

Cử chỉ đầu tiên thể hiện thiện chí của Bắc Kinh được ghi nhận qua hai quyết định : một là Trung Quốc cho nhập khẩu trở lại đậu nành của Mỹ kể từ ngày 01/01/2019 trong một thời hạn 90 ngày, và hai là tạm ngưng dùng đòn tăng thuế nhập khẩu nhắm vào xe Mỹ.

Theo giới phân tích, cả hai quyết định nói trên cùng cho thấy Trung Quốc có dấu hiệu hòa hoãn sau thượng đỉnh Donald Trump-Tập Cận Bình bên lề hội nghị G20 ở Buenos Aires hôm 01/12/2018. Ban cố vấn của chủ tịch Trung Quốc đã khôn ngoan nhắm vào hai hồ sơ quan trọng đối với Nhà Trắng đó là nông nghiệp và xe hơi, như thể để bảo đảm ghi được một số bàn thắng trong các cuộc thương lượng với Washington dự trù mở ra trong những tuần lễ sắp tới.

Chính quyền Trump đã phải dự trù dành 12 tỉ đô la đền bù thiệt hại cho giới nông gia không bán được, ngũ cốc, lúa mì, bắp hay đậu tương cho Trung Quốc. Ngành sản xuất xe hơi của Hoa Kỳ cũng có dấu hiệu mệt mỏi. Điển hình là sự kiện tập đoàn General Motors cuối tháng 11/2018 thông báo cho 15 % nhân viên nghỉ việc, đóng cửa 5 nhà máy trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Quyết định này của hãng xe Mỹ đã khiến tổng thống Trump vô cùng giận dữ.

Về phía Washington, hai tuần trước, tại Buenos Aires, phía Hoa Kỳ đã thông báo hoãn 90 ngày việc tăng thuế nhập khẩu nhắm vào 200 tỷ hàng của Trung Quốc báng sang Mỹ. Tại Nhà Trắng, tổng thống Donald Trump trong tin nhắn trên Twitter hôm 14/12/2018 tỏ ra lạc quan nói tới khả năng đạt được một "thỏa thuận lớn" với Bắc Kinh về thương mại và đôi bên đã có những cuộc "trao đổi rất bổ ích". Nguyên thủ Mỹ giải thích thêm, ông tin tưởng sẽ nhanh chóng tìm ra đồng thuận với Bắc Kinh do kinh tế Trung Quốc đã bị chựng lại và đây là thành quả mà các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã đem lại.

Tổng thống Trump đưa ra tuyên bố trên đúng vào lúc bộ Ngoại Giao Canada và Mỹ thảo luận về trường hợp của bà Mạnh Vãn Châu : Giám đốc tài chính tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi bị tư pháp Canada bắt giữ theo yêu cầu của Washington và bà Mạnh vừa được tại ngoại hầu tra. Vụ bắt giữ này diễn ra trong bối cảnh Mỹ-Trung căng thẳng về thương mại. Thổng thống Trump trong tuần qua nói thẳng ông sẵn sàng "can thiệp" trong vụ kiện lãnh đạo Hoa Vi, hàm ý Nhà Trắng có thể can thiệp nếu đấy là một phương tiện để đạt được thỏa thuận về thương mại với Tập Cận Bình.

Nhưng bên cạnh các dấu hiệu hòa hoãn của cả đôi bên, liệu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có cơ may chóng kết thúc ?

Edward Alden, một chuyên gia về thương mại quốc tế thuộc viện nghiên cứu quan hệ quốc tế của Mỹ, Council on Foreign Relations được AFP trích dẫn cho rằng "Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng thực sự bắt đầu nghiêm túc đàm phán" sau nhiều đòn hù dọa lẫn nhau để gây sức ép. Trong hai tuần vừa rồi, Washington và Bắc Kinh đã đạt được "nhiều tiến bộ" hơn so với những vòng đàm phán đã kéo dài trong suốt gần hai năm dưới nhiệm kỳ Donald Trump.

Một dấu hiệu khác cho phép hy vọng chiến tranh thương mại Mỹ -Trung sẽ có tiến triển tốt, là Nhà Trắng đã cử ông Robert Lighthizer làm trưởng đoàn đám phán. Trong mắt các nhà quan sát, đây là một "tín hiệu mạnh" của Washington, vì ông Lighthizer là một chuyên gia về luật thương mại giàu kinh nghiệm, và nổi tiếng là một người tháo gỡ những hồ sơ khó khăn nhất.

Dù vậy, còn quá sớm để kết luận rằng, Mỹ và Trung Quốc sẽ san bằng những bất đồng thương mại trong 90 này sắp tới, đặc biệt là trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh còn nhiều sung khắc về ngoại giao, từ Biển Đông đến Đài Loan, rồi Mỹ cáo buộc Trung Quốc tiến hành các vụ tấn công tin học, "ăn cắp" công nghệ cao của Hoa Kỳ. Đấy mới là cốt lõi của cuộc đọ sức giữa hai siêu cường kinh tế thế giới.

Thanh Hà

*****************

Liệu Hoa Vi có thể sống sót ? (RFI, 17/12/2018)

The Economist tuần này đã đặt ra câu hỏi : "Liệu Hoa Vi có thể sống sót sau một loạt những biện pháp hạn chế hoặc cấm đoán từ Hoa Kỳ và một số nước khác hay không ?"

chaua3

Logo tập đoàn Hoa Vi (Huawei) tại văn phòng ở Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 06/12/2018. Reuters/Thomas Peter/File Photo - Ảnh minh họa

Rúng động vì vụ bắt Mạnh Vãn Châu

Bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) không tìm kiếm sự nổi tiếng. Là con gái của Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), người sáng lập Hoa Vi (Huawei), một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất của Trung Quốc, bà bắt đầu bằng công việc thư ký, và 25 năm sau mới giữ chức giám đốc tài chính. Nếu các doanh nhân giàu có thường là những ngôi sao, thì bà Mạnh khá lặng lẽ.

Nhưng đến ngày 05/12/2018, mọi cái nhìn đều tập trung vào bà. Cảnh sát Canada cho biết Mạnh Vãn Châu đã bị bắt trước đó bốn ngày ở Vancouver khi định đi Mêhi cô. Canada bắt theo yêu cầu của Mỹ, do cáo buộc đã giấu nhẹm việc một chi nhánh của Hoa Vi buôn bán với Iran, vi phạm cấm vận của Washington. Ngày 11/12/2018, tòa án Vancouver cho phép Mạnh Vãn Châu được tại ngoại, buộc đeo vòng điện tử.

Trung Quốc đòi thả ngay bà Mạnh, đe dọa "hậu quả nghiêm trọng" đối với Canada. Cả thủ tướng Canada Justin Trudeau và đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer đều nhấn mạnh vụ bắt giữ bà Mạnh chỉ đơn thuần là vấn đề của tư pháp, là một phần của cuộc điều tra về Hoa Vi và các đối tác từ nhiều năm qua. Tuy nhiên tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm phương hại đến nỗ lực của ông Lighthizer khi tuyên bố hôm 11/12 là ông có thể can thiệp (được cho là có lợi cho bà Mạnh), nếu việc này góp phần tạo thuận lợi cho cuộc thương lượng về thương mại Mỹ-Trung.

Hoa Vi, chìa khóa của "Made in China 2025" gây lo sợ

Từ lâu Hoa Vi vẫn gây nhiều quan ngại. Hoa Vi nhanh chóng lớn mạnh, từ một nhà sản xuất hàng điện tử giá rẻ, trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Doanh số bán từ 93,8 tỉ nhân dân tệ (12,8 tỉ đô la) năm 2007, nay đã lên đến 603 tỉ nhân dân tệ, đứng ngang hàng với những tên tuổi lớn như IBM và Microsoft. Mới đây Hoa Vi đã qua mặt Apple, trở thành tập đoàn bán điện thoại thông minh thứ nhì thế giới.

Với mục tiêu thống trị thị trường thông qua việc cung cấp thiết bị cho các công ty viễn thông cần thiết lập mạng điện thoại thế hệ thứ năm (5G), Hoa Vi là chìa khóa của kế hoạch "Made in China 2025". Do tham vọng của mình, Hoa Vi nay là trung tâm quan ngại của phương Tây, liên quan đến an ninh quốc gia và trọng lượng kinh tế của Trung Quốc.

Hoa lục là thị trường lớn nhất của Hoa Vi, chiếm phân nửa thu nhập. Hoa Vi cũng rất thành công khi vươn ra nước ngoài, ký kết nhiều hợp đồng cơ sở hạ tầng cho các mạng lưới, từ Đan Mạch cho đến Ấn Độ ; và chiếm được thị phần của các công ty lâu đời hơn như Ericsson của Thụy Điển, Nokia của Phần Lan.

Khi những luồng dữ liệu ngày càng được lưu thông nhiều hơn qua các mạng lưới của Hoa Vi, cái tên Hoa Vi hiện diện khắp nơi, thì các chính phủ bắt đầu lo lắng. Ngay sau khi bà Mạnh Vãn Châu bị bắt, ông Andrus Ansip, một viên chức Ủy ban Châu Âu nói rằng người ta có lý khi quan ngại về tập đoàn Trung Quốc. Ông cảnh báo khả năng các mã độc được cài trong thiết bị của Hoa Vi có thể chuyển thông tin về Bắc Kinh, và ngay cả việc mở ngõ vào cho tin tặc nhà nước.

Đồng minh của Mỹ ngại ngần

Một số nước đặc biệt là đồng minh của Mỹ, sau đó tỏ ra ngần ngại. Úc cấm Hoa Vi bán thiết bị cho các công ty trong nước, Đài Loan cũng thế. Trước khi bà Mạnh bị bắt, New Zealand cũng đã cấm công ty Spark mua thiết bị 5G của Hoa Vi vì lý do an ninh quốc gia. Vài ngày sau đó, Nhật loan báo chính sách mới, dường như đưa ra để ngăn chận Hoa Vi và ZTE hoạt động tại xứ phù tang.

Hoa Vi bác bỏ những cáo buộc, nói rằng không có bằng cớ gì. Vincent Pang, giám đốc chi nhánh Hoa Vi ở Tây Âu biện minh là tập đoàn Trung Quốc có mặt ở 170 nước không hề dọ thám khách hàng. Tuy nhiên vẫn không thể trấn an được các nước, do ông Nhậm Chính Phi xuất thân từ quân đội Trung Quốc, và luật pháp Trung Quốc buộc các công ty tư nhân phải hỗ trợ Nhà nước khi được yêu cầu.

Như Edward Snowden đã tiết lộ năm 2013, các tình báo viên Mỹ đã chỉnh sửa những sản phẩm công nghệ để nghe lén mục tiêu theo dõi, thì không có lý do gì mà các đồng nghiệp Trung Quốc lại không sử dụng chiến thuật tương tự.

Vụ bà Mạnh Vãn Châu bị bắt ảnh hưởng đến Hoa Vi như thế nào, còn tùy thuộc vào phản ứng của các nước. Nhưng các quyết định quan trọng nhất là từ Hoa Kỳ, nơi mà nghi ngờ đối với tập đoàn này hết sức lớn. Washington gây áp lực lên các đồng minh, đặc biệt tại Châu Âu – thị trường lớn thứ nhì của Hoa Vi – để cấm đoán hoặc hạn chế tập đoàn viễn thông Trung Quốc.

Hoa Vi sẽ có cùng số phận với ZTE ?

Theo ông Shaun Collins, công ty tư vấn CCS Insight, thì đây là một vố rất đau cho Hoa Vi nhưng chưa đến nỗi làm công ty này phải phá sản. Các thị trường khác vẫn có triển vọng, nhất là Hoa lục : Trung Quốc có thể là thị trường lớn nhất và phát triển nhanh nhất đối với 5G trong những năm tới.

Nhưng còn có những khả năng khác nữa. Tương tự như trường hợp bà Mạnh, năm 2017 một tập đoàn khác của Trung Quốc là ZTE cũng bị cáo buộc là vi phạm lệnh cấm vận đối với Iran. tháng Tư năm ngoái, các công ty Mỹ bị cấm bán thiết bị cho ZTE, khiến tập đoàn này có nguy cơ phá sản vì phải sử dụng chip điện tử và phần mềm của Mỹ. Nhờ sự can thiệp của tổng thống Donald Trump – một động thái ưu ái cho Tập Cận Bình – mà ZTE mới có thể tồn tại. Trong báo cáo mới nhất, ZTE cho biết bị thiệt mất 7,2 tỉ nhân dân tệ trong năm, so với năm trước đó lợi nhuận đạt được 4,6 tỉ nhân dân tệ.

Một số chính khách Mỹ, trong đó có ông Mark Warner, phó chủ tịch (Dân Chủ) Ủy ban Tình báo Thượng Viện, cho rằng các biện pháp tương tự cần được áp dụng với Hoa Vi.

Nếu điều này xảy ra, Hoa Vi sẽ bị tê liệt, mặc dù chính quyền Trung Quốc hay các ngân hàng quốc doanh vẫn có thể rót thêm vốn nếu cần thiết.

Lệ thuộc vào công nghệ Mỹ

Cũng giống như ZTE, Hoa Vi lệ thuộc vào các thiết bị của Mỹ, như hệ điều hành Android của Google và chip điện tử của Qualcomm.

Trong báo cáo mới đây, ngân hàng Jefferies cho biết Hoa Vi không thể tự sản xuất điện thoại thông minh hay các trạm thu phát sóng điện thoại di động, nếu không có các sản phẩm Mỹ. Cũng như nhiều công ty công nghệ khác, Hoa Vi phải dựa rất nhiều vào những con chip được thiết kế theo giấy phép của ARM, một công ty Anh thuộc quyền sở hữu của SoftBank, một công ty Nhật. SoftBank nay đang có kế hoạch gỡ bỏ một số thiết bị Hoa Vi khỏi mạng lưới của mình.

Hồi tháng 11, Hoa Vi đã tổ chức lễ trao giải thưởng cho 92 nhà cung cấp hàng đầu, trong đó có 33 nhà cung cấp Mỹ. Intel (sản xuất chip vi xử lý, Mỹ) và NXP (sản xuất chất bán dẫn, Hà Lan được tặng bằng danh dự để đánh dấu một thập kỷ cùng làm việc. Trông cậy vào sự hợp tác trong quá khứ, ông Pang tỏ ra lạc quan là cơn bão sẽ đi qua.

Tuy nhiên mới đây tập đoàn Orange của Pháp loan báo sẽ không mời Hoa Vi tham gia thiết lập mạng lưới 5G, và Deutsche Telekom, tập đoàn điện thoại lớn nhất nước Đức cũng cho biết sẽ xem xét lại các nhà cung cấp, vì "hết sức quan tâm đến cuộc tranh luận trên thế giới về tính an toàn của các thiết bị Trung Quốc".

Xem ra số phận của Hoa Vi khá mong manh.

Thụy My

Published in Châu Á

Đe dọa sử dụng sức mạnh hải quân Trung Quốc, khả năng tới đâu ? (RFA, 10/12/2018)

Vào ngày 8/12/2018, Hoàn Cầu Thời báo, một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bản tiếng Anh, đăng phát biểu của ông Đái Húc, Viện trưởng Viện An toàn và hợp tác biển, nói rằng Trung Quốc nên điều tàu chiến vào các vùng biển mà ông gọi là lãnh hải của Trung Quốc ở Biển Đông, để ngăn chận và đâm vào tàu chiến Mỹ nếu các tàu chiến này thực hiện cái gọi là chiến dịch Tự do hàng hải, xâm phạm lãnh hải Trung Quốc.

bd1

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc, Hông Kong, 7/2017. AFP

Chiến dịch Tự do hàng hải của Mỹ thực hiện ở Biển Đông liên tục trong ba năm gần đây nhằm thách thức đòi hỏi chủ quyền lên đến 90% diện tích Biển Đông.

Lời tuyên bố rất cứng rắn này của một chuyên gia hàng hải và quân sự Trung Quốc được đưa ra ba tháng sau khi tàu Lan Châu của Trung Quốc ra kèm tàu chiến Mỹ Decatur khi chiếc này đi vào khu vực 12 hải lý quanh Đá Gaven tại Trường Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Phía Mỹ lên tiếng nói vụ kèm cặp này diễn ra một cách nguy hiểm vì tàu Trung Quốc đi rất sát tàu chiến Mỹ.

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nhận xét về phát biểu của ông Đái Húc như sau :

"Ông Viện trưởng đề xuất cái ý kiến đưa tàu ra để húc, để đâm vào tàu Mỹ là một ý kiến không lành mạnh. Nó còn sai ở chỗ nữa là kích động cái chuyện đối đầu".

Ông Đinh Hoàng Thắng cũng đề cập đến Công ước quốc tế về luật biển, cũng như phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế năm 2016, rằng xung quanh các đảo đá, và bãi cạn mà cuộc sống con người không được duy trì một cách tự nhiên tại chỗ, thì vùng biển xung quanh không phải là của nước nào cả.

Bắc Kinh không đồng ý với phán quyết này.

Một chuyên gia nghiên cứu Biển Đông tại Sài Gòn là Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định :

"Có những tín hiệu cho thấy trong nội bộ Trung Quốc có những phe hiếu chiến, thì ông này thuộc phe đó, chủ trương không ngại va chạm với Mỹ".

Tuy nhiên ông Hoàng Việt nói thêm rằng việc đưa ra bình luận rất cứng rắn như vậy qua tờ Hoàn Cầu Thời báo, chứ không phải kênh chính thức của Chính phủ Bắc Kinh, hoặc là tờ Nhân dân Nhật báo, tiếng nói chính thức của nhà nước Trung Quốc, Bắc Kinh có hàm ý "nắn gân" Hoa Kỳ và các đồng minh mà thôi.

Nhận xét về nhiệm vụ của tờ Hoàn Cầu Thời báo, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một chuyên viên nghiên cứu độc lập tại Singapore nói với RFA :

"Trung Quốc có cái truyền thống là chuyện gì họ nói chính thức không được thì họ dùng những cái kênh ba phần tư là chính thức. Tờ Hoàn cầu thời báo là một kênh như vậy, nó là một kênh đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ở kênh này họ thường đưa ra những phát biểu với giọng điệu nói ngược nói xuôi, dọa nạt".

Ông Hoàng Việt nói lý do mà Bắc Kinh không đưa ra lời đe dọa này theo những kênh chính thức là vì họ không có cơ sở pháp lý để đưa ra những đe dọa đó.

Ông Hà Hoàng Hợp cho rằng dù không chính thức, nhưng việc tờ Hoàn cầu thời báo đưa lời bình luận như vậy chứng tỏ một thái độ mà ông gọi là rất "nghiêm trọng" của người Trung Quốc, trong đó có thể bao gồm cả việc trả đũa vụ Mỹ yêu cầu Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính của công ty điện từ Hoa Vi của Trung Quốc với cáo buộc vi phạm lệnh cấm vận của Hoa Kỳ với Iran.

Trả lời câu hỏi rằng với sự va chạm hồi tháng 9/2018 giữa tàu Lan Châu của Trung Quốc và tàu Decatur của Mỹ khi Decatur đi sát đảo do Trung Quốc chiếm đóng, và lời đe dọa của ông Đái Húc vừa mới đưa ra, thì liệu sắp tới va chạm thực sự dẫn tới xung đột có xảy ra không, ông Hoàng Việt nói :

"Sự việc chắc chỉ dừng ở mức độ đó, vì cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều không muốn chiến tranh xảy ra, không bên nào có lợi cả. Trung Quốc cũng biết sức mạnh hải quân của mình dù đã mạnh hơn rất nhiều so với trước nhưng còn rất lâu mới bằng được Hoa Kỳ".

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cũng đồng ý rằng xung đột hải quân Mỹ Trung rất ít có khả năng xảy ra, thậm chí xung đột hải quân giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á cũng thấp, nhưng ông cảnh báo khả năng khác :

"Chuyện đụng chạm có thể xảy ra ngoài biển nhưng ở một chổ khác, đó là với cảnh sát biển hay là với đám ngư dân Trung Quốc có trang bị súng nhỏ. Vì nếu chúng ta để ý kỹ thì Trung Quốc không ký vào thỏa thuận mở rộng của việc Tránh xung đột không lường trước trên biển, Code for Unplanned Encounters at Sea, tiếng Anh viết tắt là CUES".

CUES được các quốc gia vùng Tây Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam và Trung Quốc, đồng ý với nhau vào năm 2014. Lúc đó CUES được đưa ra chỉ giới hạn ở phạm vi lực lượng hải quân và quân đội của các nước với nhau, và cho đến nay CUES cũng chỉ dừng lại ở mức độ đó. Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, Việt Nam đã đề nghị ký CUES mở rộng bao gồm cả lực lượng cảnh sát biển, ngư dân,… nhưng đến nay Bắc Kinh vẫn chưa đồng ý.

Việc ngư dân Trung Quốc có vũ trang, hoặc được các tàu hải giám có vũ trang của nước này hộ tống đi vào vùng biển của các quốc gia Đông Nam Á, hoặc đụng chạm với ngư dân và hải quân những nước này đã diễn ra từ rất lâu nay, ví dụ như hồi tháng 5/2018 giới chức Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo tàu cá Trung Quốc vào đánh cá sâu trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách Đà Nẵng chỉ có 40 hải lý, với sự hộ tống của lực lượng hải giám có vũ trang của Trung Quốc.

Kính Hòa

***************

Giới chức quân đội Trung Quốc đòi tấn công tàu Mỹ đến Biển Đông (VOA, 12/12/2018)

Một quan chc cp cao ca quân đi Trung Quc thúc gic hi quân nước này dùng vũ lc đ ngăn chn các hành đng ca M trên Bin Đông khi phát biểu ti mt hi ngh cui tun qua Bc Kinh, theo Taiwan News.

bd2

Tàu khu trục USS Decatur có tên la dn đường ca hi quân M trong mt hot đng t do hàng hi trên Bin Đông. Tàu chiến này đã tng b tàu Trung Quc xuýt đâm vào hi tháng 9.

Tờ nht báo Đài Loan cho biết mt v đi tá ca Lc lượng Không quân Gii phóng Nhân dân Trung Quc (PLAN) nói rng hi quân nước này nên đâm vào các tàu hi quân M khi các tàu đó tiến hành các hot đng t do hàng hi trên "lãnh hi ca Trung Quc" Bin Đông.

Cú ‘chạm mt’ nguy him trên Bin Đông : Trung Quốc đ li M

Một hành đng gây hn như vy chc chn s cu thành s leo thang căng thng như mt v vic hi tháng 9 trong đó mt tàu khu trc ca hi quân Trung Quc xuýt đâm vào mt tàu chiến ca M trên Bin Đông.

Đại tá không quân Trung Quc Đi Húc, chủ tch ca Vin An toàn và Hp tác Hàng hi, nói ti hi ngh hôm 8/12 rng : "Nếu tàu chiến M mt ln na đi vào hi phn ca Trung Quc, tôi gi ý rng chúng ta nên c hai tàu chiến : mt đ chn chúng li và mt đ đâm vào chúng".

Taiwan News, lấy nguồn ca Hoàn cu Thi báo – mt t báo ca nhà nước Trung Quc đng ra t chc hi ngh, trích li ông Đi nói : "Trong lãnh hi ca chúng ta, chúng ta không cho phép các tàu chiến M gây ra xáo trn".

Ông Đới, được biết tiếng vi các phát ngôn diu hâu, cho rằng nhng hot đng ca hi quân M là nhng hành đng gây hn nhm làm suy yếu lãnh th ca Trung Quc hơn là mt n lc đ đm bo t do hàng hi trên vùng bin quc tế. Hi quân M thường xuyên đưa các tàu khu trc và tàu tun dương đi ngang qua các vùng lãnh hải mà Trung Quc chiếm gi trên Bin Đông trong khi các máy bay ném bom ca Không lc Hoa Kỳ thường xuyên tiến hành các chuyến bay trên vùng tri khu vc này làm Bc Kinh gn d.

Trong hoạt đng gn đây nht vào cui tháng 11, hi quân M gi tàu tuần duyên USS Chancellorsville có tên la lp Ticonderoga dn đường ti thách thc các tuyên b ch quyn ca Trung Quc gn qun đo Hoàng Sa.

Hoàn cầu Thi báo thường có nhng bài viết mang tính khiêu khích và khác vi nhng cơ quan truyn thông nhà nước khác ca Trung Quc như Xinhua cũng như thu hút thành phn đc gi khác nước này. Phát ngôn ca ông Đi ti hi ngh hôm 8/12 có v đi theo đường li đó khi v đi tá không quân này dường như hoan nghênh s gia tăng v nhng căng thng và cho rng việc đi đu trên Bin Đông có th to ra mt cơ hi cho Trung Hoa lc đa ly li được Đài Loan.

"Nó sẽ làm tăng tc vic đoàn t ca chúng ta vi Đài Loan", ông Đi được trích li nói ti hi ngh. "Hãy chun b và ch xem. Mt khi có mt cơ hi chiến lược, chúng ta phi sn sàng đ giành li Đài Loan".

Những bình lun ca ông Đi v vic dùng vũ lc trên Bin Đông được đưa ra sau v các tàu chiến ca Trung Quc và M xuýt đâm nhau hi tháng 9. Tàu khu trc lp L Dương (Luyang) ca Trung Quc đi đu vi tàu khu trục USS Decatur có tên la lp Arleigh Burke dn đường trong mt hot đng Qun đo Hoàng Sa.

Trong sự vic mà phía M gi là "không an toàn", tàu Trung Quc dường như sn sàng đâm vào tàu M đ đy h ra khi tuyến hàng hi. Chuyên gia v chính sách ngoại giao ca The Diplomat, Ankit Panda, mô t v vic là "hành đng trc din và nguy him nht ca Hi quân Quân đi Gii phóng Nhân dân Trung Quc nhm can thip vào hot đng hp pháp ca hi quân M trên Bin Đông cho ti lúc này".

Published in Châu Á

Biển Đông : Mỹ lại điều tàu tuần tra gần Hoàng Sa (RFI, 30/11/2018)

Hôm thứ Hai 26/11/2018 vừa qua, một tuần dương hạm Mỹ đã được phái đến tuần tra trên vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa tại Biển Đông hiện đang nằm trong tay Trung Quốc.

bd1

Tàu chiến Mỹ USS Chancellorsville (CG-62) đang vào cảng Hồng Kông, ngày 21/11/2018. ANTHONY WALLACE / AFP

Thông tin về chuyến tuần tra mới nhất của Hải Quân Mỹ gần Hoàng Sa đã được kênh truyền hình Mỹ CNN loan báo hôm qua, 29/11, trích dẫn hai quan chức Mỹ cao cấp.

Trong một thông báo, thiếu tá Hải Quân Nathan Christensen, phát ngôn viên Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ xác nhận : "Tuần dương hạm USS Chancellorsville đã di chuyển trong vùng phụ cận quần đảo Hoàng Sa để thách thức yêu sách chủ quyền trên biển quá đáng (của Trung Quốc), cũng như duy trì quyền tiếp cận vùng biển theo luật pháp quốc tế".

Thiếu tá Christensen nhắc lại : "Lực lượng Mỹ hoạt động hàng ngày trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông. Mọi hoạt động của Mỹ đều phù hợp với luật pháp quốc tế và nhằm cho thấy là Mỹ có thể điều động chiến hạm và phi cơ đến bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép".

Một quan chức Mỹ khác cho biết thêm, khi thực hiện chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải gần Hoàng Sa, tuần dương hạm USS Chancellorsville đã bị một chiếc tàu Trung Quốc bám theo, nhưng không có sự cố đáng tiếc nào xẩy ra.

Hai quan chức Mỹ cũng xác nhận là Trung Quốc đã chính thức gởi công hàm ngoại giao để phản đối hoạt động của chiếc USS Chancellorsville tại Hoàng Sa.

Giới quan sát đặc biệt ghi nhận tần suất dồn dập của các chiến dịch tuần tra của lực lượng Mỹ trên Biển Đông. Vào cuối tháng 9/2018, Hoa Kỳ đã phái khu trục hạm USS Decatur đi vào bên trong vùng 12 hải lý quanh đá Ga Ven và đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa đang nằm trong tay Trung Quốc.

Vào khi ấy, một khu trục hạm Trung Quốc đã xông ra cắt đường tàu Mỹ, suýt gây nên sự cố. Washington đã tố cáo một hành vi "không an toàn và thiếu chuyên nghiệp".

CNN trích dẫn thống kê của quân đội Mỹ ghi nhận 18 vụ "chạm trán không an toàn" trên biển với lực lượng Trung Quốc ở Thái Bình Dương từ năm 2016 đến nay.

Chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải của Mỹ gần Hoàng Sa được tung ra hai hôm trước một chiến dịch tương tự với khu trục hạm Mỹ USS Stockdale và tàu tiếp liệu USNS Pecos đi ngang qua eo biển Đài Loan vào ngày 28/11.

Mục tiêu gây áp lực tối đa đối với Trung Quốc của hai động thái gần như đồng thời này - chiến thuật lưỡng diện giáp công trên biển - không thể không rõ ràng hơn, vào lúc mà tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến tiếp xúc với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang gay gắt.

Trọng Nghĩa

*****************

Việt Nam tìm kiếm hợp tác để đối phó với Trung Quốc (RFI, 30/11/2018)

Lập đội tầu ngầm, mua thêm tầu chiến, tầu hộ tống mới, mở cảng đón tầu chiến nước ngoài hay tham gia các cuộc tập trận hải quân với nhiều nước khác… Tất cả những điều đó cho thấy những năm gần đây Việt Nam đang nỗ lực tăng cường sức mạnh cho hải quân nhằm đối phó với các hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

bd2

Việt Nam mua 6 tầu ngầm hạng Kilo của Nga - @wikipedia.org

Tuy nhiên, khi trả lời phỏng vấn tạp chí Defense & Sécurité Internationale (Quốc Phòng và An Ninh Quốc Tế), ông Wu Shang-Su, chuyên gia về chiến lược quân sự trường S. Rajaratnam School of International Studies, Nanyang Technological University tại Singapore, cho rằng trong một thế tương quan lực lượng bất cân xứng, Việt Nam buộc phải tìm kiếm các mối hợp tác để đối phó với Trung Quốc. RFI Tiếng Việt xin giới thiệu.

RFI : So với sự phát triển của hải quân Trung Quốc hay Nhật Bản, Việt Nam có vẻ kín đáo hơn dù là nước này đang gia tăng sức mạnh của mình. Việc tăng cường này sẽ tác động đến thế cân bằng quân sự trên Biển Đông như thế nào ?

Wu Shang-Su : Liên quan đến các việc đã làm được và tiềm năng phát triển, hải quân Việt Nam không thể sánh với Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, việc tăng cường năng lực hải quân có thể vẫn có tác động, dưới nhiều hình thức.

Thứ nhất, Việt Nam có thể đối mặt với nhiều kịch bản, từ xung đột vũ trang ở cường độ thấp đến trung bình, thậm chí có thể gây thiệt hại nặng nề cho Trung Quốc trong một cuộc xung đột ở mức độ cao.

Thứ hai, cho dù các thủy thủ của Việt Nam tương đối ít có kinh nghiệm và khả năng kháng cự ngắn ngủi, nhưng khi có xung đột, sáu chiếc tầu ngầm của Việt Nam có thể sẽ tạo ra một sự bất định, gây phức tạp cho các tính toán của các nhà hoạch định chiến lược của Trung Quốc.

Thứ ba, trong kịch bản xảy ra cuộc chiến toàn diện, lãnh thổ Việt Nam, đảo Hải Nam, khu căn cứ của Hạm đội phương Nam, nơi neo đậu của những chiếc tầu ngầm hạt nhân phóng tên lửa của Trung Quốc, đều nằm trong tầm bắn của cả hai phía.

Cuối cùng, vì hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc phải đối mặt với nhiều kẻ thù hơn là đồng nghiệp Việt Nam, mọi thiệt hại hay tổn thất quan trọng, thậm chí Việt Nam còn có thể xác định và khoanh vùng một số lực lượng của Trung Quốc, tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến thế cân bằng của các cường quốc hải quân trên nhiều mặt trận khác, trong đó có mặt trận Trung – Nhật ở biển Hoa Đông.

RFI : Với 6 chiếc tầu ngầm, nhiều tầu chiến và tầu hộ tống mới, hải quân Việt Nam đã có được thế mạnh nào đó. Việc tăng cường quân lực có được tiếp tục hay không ? Hải quân Việt Nam đã biết cách khai thác các khả năng mới này chưa ?

Wu Shang-Su : Theo các thông tin công khai, Hà Nội đã không mua các thiết bị hải quân có kỹ thuật cao hơn. Điều đó có thể cho thấy sự hạn hẹp về ngân sách hay nhân lực, thậm chí là cả hai. Chi phí mua, đào tạo và bảo trì cao có lẽ đã cản trở Việt Nam tăng cường sức mạnh hải quân, chí ít trong tạm thời.

Về việc huấn luyện, thông tin được bảo mật rất kỹ. Chúng tôi chỉ có thể nói rằng Việt Nam cần một khoảng thời gian, rất có thể là vài năm, thậm chí là một thập niên, để các thủy thủ làm chủ được các trang thiết bị này. Về phần tác chiến liên binh chủng, thời hạn huấn luyện có thể còn lâu hơn.

RFI : Ông còn là tác giả của nhiều bài viết về tính hữu ích của các pháo đài trên biển. Liệu có những điểm đồng dạng nào với việc quân sự hóa các đảo nhỏ ở Biển Đông hay không ?

Wu Shang-Su : Đúng là người ta có đề nghị tôi so sánh ý tưởng của tôi với tình hình Biển Đông. Tuy nhiên, khối lượng thiết bị, vũ khí tại phần lớn các vị trí đều quá thấp để có thể gọi là pháo đài. Các vị trí quân sự của Trung Quốc có vẻ gần giống như chỉ để triển khai các loại tên lửa địa đối không và chống tầu chiến.

Nhưng hiện vẫn chưa có một thông tin nào cho phép xác định xem những công trình xây dựng đó có thể chống chọi được với các đợt tấn công bằng các loại đạn được dẫn đường chính xác hay các loại bom hạng nặng. Theo các ảnh vệ tinh, những cơ sở quân sự này của Trung Quốc có thể vẫn chưa đủ kiên cố.

RFI : Giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang chiếm giữ và quân sự hóa nhiều đảo nhỏ. Vậy họ làm thế nào bảo vệ chúng chống lại được sức mạnh ngày càng được tăng cường ồ ạt của Trung Quốc ?

Wu Shang-Su : Theo những nguồn tin công khai, việc quân sự hóa các vị trí xa bờ của Việt Nam chỉ ở mức khiêm tốn, có thể không có triển khai tên lửa, ngoại trừ hệ thống tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) hay các hệ thống vũ khí hiệu quả khác. Do vậy, việc bắn chặn hay gây nhiễu đúng lúc các căn cứ trên bộ sẽ có ý nghĩa quyết định. Có thể trong một tương lai không xa, các vũ khí thiết bị của những chốt quân sự này cũng sẽ được hiện đại hóa nhằm ngăn chận các lực lượng Trung Quốc thực hiện việc đã rồi.

RFI : Hợp tác sẽ là vấn đề chủ chốt bảo đảm an ninh cho Việt Nam (giống như bao quốc gia khác), nhưng vì các nguyên nhân lịch sử, việc hợp tác cũng có thể khó thực thi. Triển vọng hợp tác với Nhật Bản, Pháp hay Mỹ ra sao ?

Wu Shang-Su : Không như Philippines, Việt Nam triển khai nhiều nỗ lực quan trọng tìm kiếm hợp tác với nhiều quốc gia khác, đặc biệt là với Nga và Ấn Độ. Đối với ba nước, hợp tác trong lĩnh vực tuần duyên có lẽ là khả dĩ nhất và nhiều dự án đang được tiến hành giữa Việt Nam và Nhật Bản, thậm chí cả Hoa Kỳ.

Nước Pháp khó có thể gởi các tầu tuần duyên sang Châu Á, nhưng vẫn có thể có các cuộc gặp, trao đổi giữa nhân sự hai bên cũng như nhiều hoạt động khác. Do phạm vi các cuộc tập trận hải quân là khá rộng, từ tìm kiếm và cứu hộ sang cả chiến đấu liên binh chủng, Nhật Bản, Pháp và Mỹ cũng có thể tìm ra được những cuộc luyện tập thỏa mãn các bên.

Tuy nhiên, hải quân Việt Nam, vốn chịu ảnh hưởng mạnh của Nga trên phương diện học thuyết cũng như là phương tiện, có thể sẽ là một trở ngại cho sự hợp tác. Vả lại, vào lúc các thủy thủ Việt Nam đang dồn sức để làm chủ năng lực chiến đấu của mình, khả năng sẵn sàng hợp tác của họ dường như là có hạn.

Minh Anh

*****************

Chiến hạm Mỹ lại băng qua eo biển Đài Loan (RFI, 29/11/2018)

Lần thứ ba trong năm 2018, ngày 28/11/2018, các chiến hạm của Hải Quân Hoa Kỳ lại băng qua eo biển Đài Loan. Theo lời phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, khu trục hạm USS Stockdale và tàu tiếp nhiên liệu USNS Pecos đã đi qua eo biển này trong một chuyến hải hành "bình thường". Phát ngôn viên này khẳng định là "Hải Quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục di chuyển và hoạt động tại bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép".

bd3

Khu trục hạm USS Stockdale của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Ảnh minh họa. CC/U.S. Navy

Theo lời một quan chức Mỹ nói với hãng tin AFP, ngày 28/11, các chiến hạm của Trung Quốc cũng đã có mặt ở vùng eo biển Đài Loan, những trao đổi giữa các chiến hạm này với chiến hạm Mỹ diễn ra một cách "an toàn" và "chuyên nghiệp".

Bắc Kinh đã từng phản đối Washington sau khi hai chiến hạm Mỹ ngày 22/10 đi qua eo biển nằm giữa Đài Loan với Trung Hoa lục địa, xem đây là một hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Vào lúc đó, bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã tuyên bố : "Vấn đề Đài Loan có liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Trung Quốc. Đây là hồ sơ quan trọng nhất và nhạy cảm nhất trong quan hệ Mỹ-Trung".

Hoa Kỳ lại đưa chiến hạm đến eo biển Đài Loan trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh với Washington vẫn không giảm đi. Ngày 28/11, đại diện Thương Mại của Mỹ Robert Lighthizer đã ra thông cáo chỉ trích Trung Quốc không cải tổ chính sách thương mại. Ông Lighthizer còn dọa là Mỹ sẽ đánh thuế lên xe hơi của Trung Quốc để đáp trả việc Bắc Kinh áp thuế 40% lên xe hơi nhập từ Hoa Kỳ.

Đại diện Thương Mại Mỹ tuyên bố như trên vào lúc tổng thống Donald Trump dự trù gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối tuần này bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina để bàn về thương mại. Theo lời một cố vấn của tổng thống Hoa Kỳ, ông Larry Kudlow, tổng thống Trump cho rằng hai bên có khả năng đạt được thỏa thuận trong cuộc gặp này.

Thanh Phương

Published in Châu Á

Năm 2016 tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bắt đầu sưởi ấm quan hệ với Trung Quốc để có được đầu tư, Bắc Kinh từng hứa cung cấp 24 tỷ đô la tín dụng để Manila nâng cấp hạ tầng cơ sở.

duterte1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (P) trong buổi tiệc tối ở dinh tổng thống Malacanang, Manila, 20/11/2018. Mark Cristino

Thế nhưng theo các chuyên gia chỉ có một số rất ít được thực sự chi ra. Chuyến công du Philippines đầu tiên của một chủ tịch Trung Quốc từ hơn một thập niên, hai hôm 20 và 21/11/2018 vừa qua cũng không làm thay đổi toàn cảnh đó, trong lúc ông Duterte bị cáo buộc là đã bị lừa khi đã dâng trước chủ quyền Biển Đông của Philippines cho Trung Quốc.

Trong bài phân tích ngày 23/11 mang tựa đề "Quyết định của Philippines xoay trục qua Trung Quốc vẫn chưa mang lại lợi quả, và Manila vẫn ngóng trông các khoản tiền cam kết" (The Philippines' pivot toward China has yet to pay off, as Manila awaits promised funds), kênh truyền thông Mỹ CNBC đã nêu bật phản ứng của công luận Philippines, đang phê phán chính quyền Duterte là đã vội vã nhượng bộ Trung Quốc về địa chính trị ở Biển Đông để đánh đổi lấy hư không.

Đổi phán quyết Biển Đông để lấy 24 tỷ đô la cam kết đầu tư, nhưng chưa thấy gì

Theo nhà báo Nyskha Chandran của CNBC, sau khi tuyên bố "bỏ Mỹ, theo Tàu" và năm 2016, ông Duterte đã được chính quyền Tập Cận Bình cam kết 24 tỷ đô la đầu tư và tín dụng để năng cấp hạ tầng cơ sơ tại Philippines, nhưng cho đến nay, hầu như Manila vẫn chưa thấy tăm hơi những khoản cam kết đó.

Bắc Kinh đã hứa với Manila đến10 dự án hạ tầng cơ sở to lớn, nhưng theo nhà chính trị học Richard Heydarian, thuộc Đại học La Salle ở Philippines, chỉ mới có một dự án là đã đi vào thực hiện. Trong lúc đó thì ông Duterte đã "giảm nhẹ hẳn việc tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, và đi theo đường lối của Bắc Kinh".

Cựu tổng thống Philippines Benigno Aquino đã đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ Trung Quốc - Philippines ở Biển Đông ra trước Tòa Trọng Tài La Haye, và năm 2016, Tòa án đã ra phán quyết thuận lợi cho Manila, vô hiệu hóa yêu sách của Bắc Kinh. Trung Quốc đã bác bỏ phán quyết đó. Nhiều người đã chỉ trích ông Duterte là đã không làm gì để đòi hỏi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết.

Chẳng những thế, chỉ vài tháng sau phán quyết nói trên thì ông Duterte lại thay đổi chính sách đối ngoại, tuyên bố chia tay với đồng minh Hoa Kỳ để quay sang đồng hành với Bắc Kinh.

Quyết định trên đã khiến nhiều người Philippines giận dữ. Họ cho rằng tổng thống của họ đã nhượng bộ ở Biển Đông để có được tiền từ Trung Quốc nhưng lại chẳng thấy gì.

Gần một nửa trong số 75 dự án hạ tầng cơ sở của ông Duterte - trụ cột của chiến lược kinh tế "Xây Dựng, Xây Dựng và Xây Dựng", trị giá 180 tỷ đô la, dự trù dùng tiền của Trung Quốc, nhưng đến nay, theo hãng tin Anh Reuters chỉ mới có ba đề án là nhận được tài trợ.

Bộ trưởng tài chính Philippines Benjamin Diokno, hôm thứ Hai tuần trước (19/11), đã thừa nhận rằng đầu tư Trung Quốc đến rất chậm.

Hiện nay tổng thống Duterte vẫn còn được hậu thuẫn rộng rãi của dân chúng, nhưng các cuộc thăm dò cho thấy người Philippines rất dè dặt về chính sách của ông đối với Trung Quốc. Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận do viện Social Weather Station công bố hôm 19/11, hơn 80% người được hỏi cho rằng Philippines nên chống lại việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo đã bồi đắp ở Biển Đông.

29 thỏa thuận ký kết, nhưng chỉ là thứ yếu

Trong bối cảnh những cam kết tài trợ của Trung Quốc cho ông Duterte rõ ràng là chưa thành hiện thực, đồng thời chính sách thân Bắc Kinh của tổng thống Philippines bị chỉ trích là không mang lại lợi ích mong muốn, nhiều nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh sẽ phải cố buông ra một cái gì nhân chuyến công du Philippines của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Quả thực là nhân chuyến thăm Philippines của ông Tập Cận Bình, Manila và Bắc Kinh đã ký đến 29 thỏa thuận trên nhiều lãnh vực, từ hợp tác giáo dục cho đến xây dựng khu công nghiệp. Tuy nhiên, theo chuyên gia Heydarian, khi xem xét kỹ, thì giá trị các văn kiện đó chẳng là bao.

Đại đa số các văn bản được ký kết chỉ là những biên bản ghi nhớ và những khuôn khổ hợp tác mơ hồ, hầu như có rất ít thỏa thuận có liên quan đến việc thực hiện các dự án hạ tầng cơ sở quan trọng.

Trong một bản thông cáo công bố hôm thứ Tư 21/11 vừa qua, phó tổng thống Philippines bà Leni Robredo, một trong những chính khách đối lập với tổng thống Duterte, đã lên tiếng lưu ý rằng "tình hữu nghị song phương không được quyền ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia và dân tộc". Đối với phó tổng thống Robredo : "Chủ quyền của Philippines không thể bị tác động bởi bất kỳ thỏa thuận nào với bất kỳ quốc gia nào".

Trung Quốc đã được Duterte nhượng bộ về Biển Đông nên không cần giữ lời hứa

Khái niệm chủ quyền được bà Robredo nhắc đến được cho là liên quan đến Biển Đông. Trong chuyến thăm Philippines của ông Tập Cận Bình, hai bên đã cam kết quản lý đúng đắn các bất đồng ở Biển Đông.

Điều làm giới quan sát thắc mắc là không rõ là tổng thống Duterte có đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye năm 2016 hay không. Thế nhưng hai bên đã ký một thỏa thuận cùng khai thác dầu khí ở vùng biển tranh chấp, cho dù theo phán quyết nói trên thì Trung Quốc không có quyền hạn gì ở vùng này.

Theo chuyên gia Malcolm Cook, thuộc viện nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak tại Singapore, thì "tổng thống Duterte đang ở trong thế yếu trước Trung Quốc và chính ông đã tự đặt mình trong thế đó".

Chuyên gia này giải thích : "Ông Duterte đã xích lại gần Trung Quốc quá nhanh, quá toàn diện ngay sau khi lên cầm quyền, và đã cho Trung Quốc tất cả những gì họ muốn trước khi Bắc Kinh đền đáp lại. Cho nên không mấy ngạc nhiên khi thấy những lợi lộc kinh tế mà Trung Quốc hứa cho Philippines lại đến ít và chậm hơn là cam kết".

Theo giới quan sát, có nhiều lý do khiến Trung Quốc tài trợ chậm trễ cho các đề án hạ tầng cơ sở của Philippines.

Các đề án như tuyến đường xe lửa Mindanao Railway chẳng hạn, một phần của Con Đường Tơ Lụa Mới, mang tính chất chính trị nhiều hơn là thương mại, do đó các ngân hàng Trung Quốc do dự trong việc chi tiền. Theo chuyên gia Cook, "Sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường đã bắt nhiều ngân hàng phải gồng gánh những khoản cho vay về hạ tầng cơ sở mà hiệu quả rất đáng ngờ".

Ông Heydarian thì nhìn thấy một khía cạnh khác : "Bắc Kinh không cảm thấy cần phải gấp rút đầu tư vì họ đã đạt được những nhượng bộ mà họ muốn từ Manila".

Mai Vân

Nguồn : RFI, 26/11/2018

Published in Diễn đàn

Nga tập trận chung với Brunei ở Biển Đông (RFA, 23/11/2018)

Hạm đội Thái Bình Dương của Nga vừa có một cuộc tập trận chung với Hải quân Brunei ở Biển Đông. Hãng tin TASS của Nga trích lời phát ngôn viên hạm đội ông Nikolai Voskresensky cho biết như vậy hôm 23/11.

tq1

Hình minh hoạ. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte duyệt đội danh dự của Hải quân Nga trong chuyến thăm của tàu Varyag tới Cảng Nam ở Manila hôm 21/4/2017 - AFP

Ông Voskresensky cho biết một lực lượng thuộc hạm đội bao gồm tàu tuần dương có tên lửa Varyag, khu trục hạm Đô Đốc Panteleyev và tàu chở dầu Boris Butoma vừa hoàn tất chuyến thăm cảng Muara của Brunei. Sau đó các tàu này và Hải quân Brunei đã thực hiện một cuộc diễn tập chung ở Biển Đông để huấn luyện việc tìm kiếm cứu nạn và thông tin liên lạc.

Các tàu thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Nga đang thực hiện một chuyến đi kéo dài 3 tháng bắt đầu từ ngày 1/10 vừa qua, xuất phát từ cảng Vladiivostok. Các thuỷ thủ Nga, theo TASS cho biết, sẽ tham gia một số các cuộc tập trận bao gồm cả cuộc tập trận chung với Ấn Độ. Trước đó, tàu Nga cũng đến thăm Nhật Bản, Nam Hàn, và Trung Quốc.

********************

Đài Loan bắt đầu tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông (VOA, 22/11/2018)

quan Tun duyên ca Đài Loan bt đu các cuc tp trn bn đn tht trên đo Ba Bình trên Bin Đông hôm 21/11. Các cuc tp trn d kiến kéo dài ti 23/11, theo nht báo Taiwan News.

tq2

Tàu của tun duyên Đài Loan gn đo Ba Bình trên Bin Đông. Đài Loan bt đu tập trn bn đn tht trên hòn đo mà Vit Nam cũng tuyên b ch quyn này.

quan Tun duyên Đài Loan nhn mnh rng các cuc tp trn này nhm mục đích duy trì an ninh và toàn vn lãnh th ca Đài Loan, và cuc tp trn là mt phn trong các hot đng thường l hàng năm, theo bn tin tiếng Trung Quc ca United Daily News được nht báo Đài Loan trích dn.

Đảo Ba Bình, còn được gi là Itu Aba, là một phn thuc qun đo Trường Sa trong vùng Bin Đông có tranh chp. Hòn đo này nm dưới s qun lý ca Qun Kỳ Tân, thành ph Cao Hùng ca Đài Loan, mc dù Vit Nam, Trung Quc và Philippines đu tuyên b ch quyn đi vi đo này.

Tháng 8 vừa qua, chính phủ Vit Nam phn đi vic Đài Loan đt pháo trên hòn đo này và lên kế hoch tp trn. Trước đây trong tháng, chính ph Đài Loan nói Vit Nam và các nước khác không nên lo lng v các cuc tp trn bn đn tht ca h.

Việt Nam cáo buc Đài Loan là tìm cách làm mất n đnh khu vc bng vic tiến hành các cuc tp trn bn đn tht trong qun đo Trường Sa, theo truyn thông trong nước.

Phát biểu hôm 23/8, Phó phát ngôn viên B Ngoi giao Nguyn Phương Trà gi các cuc tp trn ca Đài Loan trên đo Ba Bình là một s "xâm phm nghiêm trng ch quyn ca Vit Nam, đe da an ninh an toàn hàng hi và hàng không khu vc, gây căng thng và làm phc tp tình hình".

quan Tun duyên Đài Loan hôm 20/11 nói rng khu vc xung quanh đo Ba Bình đang n đnh và các hoạt đng đã được lên kế hoch s được tiến hành như đã đnh. Các bui tp s din ra t 6 gi sáng đến 9 gi ti hàng ngày trong hai ngày và sau đó s có mt ngày tng kết.

Các quan chức ca B Quc phòng Đài Loan đã ti đo Ba Bình đ đánh giá hot đng quốc phòng ca đo cũng như đm bo rng các cuc tp trn din ra an toàn. Các cuc tp trn d kiến din ra c trên đo và khu vc xung quanh.

quan Tun duyên Đài Loan nhn mnh rng các cuc tp trn là mt hot đng hun luyn thường xuyên và s kiện này không phải là tp trn quân s. Báo Đài Loan dn li B Ngoi giao Đài Loan nói B đã thông báo cho chính ph Vit Nam v cuc tp trn này.

*********************

Việt Nam ‘kiên quyết phản đối’ Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông (VOA, 22/11/2018)

Việt Nam mi lên tiếng phn đi Trung Quc xây dng mt cu trúc mi trên bãi đá Bông Bay Hoàng Sa.

tq3

Trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam ở Hà Nội.

Tại bui hp báo thường kỳ hôm 22/11, Phó phát ngôn viên B Ngoi giao Vit Nam Nguyn Phương Trà nói rng "vic Trung Quc tiếp tc tiến hành các hot động trên quần đo Hoàng Sa ca Vit Nam là hành đng xâm phm nghiêm trng ch quyn ca Vit Nam đi vi qun đo này, đi ngược li nhn thc chung ca lãnh đo cp cao hai nước, vi phm tha thun v nhng nguyên tc cơ bn ch đo gii quyết vn đ trên biển Vit Nam – Trung Quc và Tuyên b v ng x ca các bên Bin Đông (DOC) năm 2002 gia ASEAN – Trung Quc, làm phc tp, căng thng tình hình Bin Đông".

Bà Trà nói tiếp rng "Vit Nam kiên quyết phn đi hành đng nêu trên ca Trung Quc và yêu cầu Trung Quốc chm dt ngay và không tái din nhng hành đng tương t, tôn trng ch quyn ca Vit Nam và lut pháp quc tế, có hành đng thiết thc đóng góp vào vic phát trin quan h hp tác hu ngh Vit Nam – Trung Quc, cũng như duy trì hòa bình, n định Bin Đông".

Tới ti ngày 22/11, VOA tiếng Vit chưa thy phn ng ca Trung Quc đi vi li kêu gi ca Vit Nam.

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Sáng kiến Minh bch Hàng hi Châu Á thuc Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế có tr s th đô Washington công b nhng hình nh v tinh cho thấy mt "cu trúc mi, khiêm tn" trên bãi đá Bông Bay.

Cũng trong buổi hp báo trên, bà Trà còn lên tiếng phn đi vic Đài Loan tp trn bn đn tht trên đo Thái Bình mà Vit Nam gi là Ba Bình.

"Việc Đài Loan bt chp phn đi ca Vit Nam tiếp tc t chc din tp bn đn tht vùng bin xung quanh Ba Bình thuc qun đo Trường Sa ca Vit Nam là hành đng xâm phm nghiêm trng ch quyn lãnh th ca Vit Nam đi vi qun đo này, đe da hòa bình, n đnh, an toàn, an ninh hàng hi, gây căng thẳng và làm phc tp tình hình Bin Đông", Phó Phát ngôn viên B Ngoi giao Vit Nam nói.

Còn khi được hi v phn ng ca Hà Ni đi vi vic Trung Quc và Philippines mi ký biên bn ghi nh v hp tác khai thác du khí Bin Đông, bà Trà nói rng hợp tác gia hai nước này "ch có th được tiến hành ti nhng khu vc mà hai nước có ch quyn và quyn ch quyn theo đúng các quy đnh ca Công ước ca Liên Hp Quc v Lut Bin 1982".

Published in Châu Á