Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hồng Kông : Hai lãnh đạo Apple Daily bị từ chối cho tại ngoại

Thụy My, RFI, 19/06/2021

Tòa án Hồng Kông hôm 19/06/2021 từ chối cho tại ngoại hầu tra đối với hai lãnh đạo của tờ báo ủng hộ dân chủ Apple Daily, một ngày sau khi khởi tố theo luật an ninh do Bắc Kinh áp đặt.

hongkong1

Đợt bố ráp nhắm vào toàn soạn báo độc lập Hồng Kông Apple Daily hôm 17/09/2021  © Alan Siu / Eyepress / AFP

Tổng biên tập La Vĩ Quang (Ryan Law) và tổng giám đốc Trương Kiếm Hồng (Cheung Kim Hung) bị cáo buộc "thông đồng với ngoại quốc hay các đối tượng bên ngoài nhằm đạt an ninh quốc gia vào vòng nguy hiểm". Thẩm phán nói rằng không đủ cơ sở để tòa án tin họ sẽ không tiếp tục hành vi.

Đây là lần đầu tiên nội dung các bài báo dẫn đến việc bị truy tố theo luật an ninh quốc gia mới do Trung Quốc áp đặt năm 2020 để đàn áp phong trào dân chủ. Apple Daily và ông chủ Lê Trí Anh (Jimmy Lai) đang bị tù tội, từ lâu vẫn tích cực ủng hộ phong trào đấu tranh và thẳng thừng chỉ trích các nhà lãnh đạo Bắc Kinh.

Trên 500 cảnh sát hôm thứ Năm đã bố ráp tòa soạn, tịch thu các máy tính, đĩa cứng và số tay của các nhà báo, câu lưu năm nhà lãnh đạo. Hai ông La Vĩ Quang và Trương Kiếm Hồng bị khởi tố, ba người còn lại trong ban biên tập hiện được tại ngoại trong khi chờ đợi điều tra bổ sung.

Khoảng mấy chục người trong đó có các nhân viên cũ, mới của tòa báo đã xếp hàng dài trước tòa án sáng nay để tham dự phiên xử, ủng hộ hai lãnh đạo. Một người họ Cheng nói với AFP, nhiều nhân viên Apple Daily "coi mỗi ngày làm việc như ngày cuối cùng tại tòa soạn". Một nhà báo tên Theresa cho rằng những gì xảy đến với Apple Daily hôm nay có thể diễn ra với tất cả các báo khác.

Nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đặt văn phòng phụ trách Châu Á tại Hồng Kông, do các điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và tự do ngôn luận được ghi trong Hiến Pháp. Nhưng trước việc Bắc Kinh thẳng tay đàn áp đối lập, đa số nay cân nhắc việc duy trì trụ sở tại đặc khu và đã dự trù kế hoạch khẩn cấp. Các hiệp hội nhà báo khẳng định phóng viên giờ đây ngày càng phải tự kiểm duyệt. Hồng Kông từ vị trí thứ 18 trong bảng xếp hạng tự do báo chí của tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) năm nay rơi xuống hạng 80, còn Trung Quốc đứng thứ 177/180.

Sự sống còn của Apply Daily đang bị đe dọa : tài sản tỉ phú Lê Trí Anh đã bị phong tỏa và từ hôm thứ Năm 2,1 triệu đô la của tòa soạn cũng bị đóng băng, ba công ty khác trực thuộc tờ báo có thể bị phạt vạ hoặc cấm hoạt động. Mark Simon, một cố vấn của ông Lê Trí Anh đang ở nước ngoài cho biết Apple Daily đang gặp khó khăn trong việc trả lương cho 700 nhân viên, do các quy định ngặt nghèo của luật an ninh.

Thụy My

*******************

Hồng Kông : Apple Daily tăng gấp 6 số lượng báo phát hành, sau cuộc bố ráp của cảnh sát

Trọng Thành, RFI, 18/06/2021

Nhật báo Hồng Kông Apple Daily, có lập trường ủng hộ dân chủ do tỉ phú Lê Trí Anh (Jimmy Lai) sáng lập, quyết định không lùi bước. Hôm nay, 18/06/2021, Apple Daily tăng gấp 6 lần số lượng báo phát hành, ngay sau khi cảnh sát Hồng Kông ập vào tòa soạn bắt giữ 5 thành viên chủ chốt của báo, trong đó có tổng biên tập và tổng giám đốc.

hongkong2

Công nhân chuẩn bị các bản sao của tờ Apple Daily tại một cơ sở in ấn ở Hồng Kông ngày 18/06/2021.  Reuters – James Pomfret

Theo AFP, 500.000 ấn bản là số lượng báo Apple Daily được phát hành hôm nay, gấp 6 lần số báo xuất bản thường ngày. Ban biên tập tòa soạn đã làm việc xuyên đêm, dưới sự chứng kiến của phóng viên nhiều phương tiện truyền thông khác, để cho phép số báo kịp ra mắt. Nhiều máy tính và ổ cứng của tòa soạn đã bị lấy đi sau cuộc bố ráp.

Người phụ trách tòa soạn báo Apple Daily quyết định chọn đăng trên trang nhất của số báo hôm nay gương mặt của 5 người bị bắt hôm qua, với một dòng tin ngắn : "cảnh sát thuộc cơ quan an ninh quốc gia khám xét Apple, bắt 5 người, đưa đi 44 ổ đĩa cứng của tòa soạn". Bên dưới là dòng chữ vàng khổ lớn : "Chúng ta phải tiếp tục".

"Chúng ta phải tiếp tục !" chính là câu nói của tổng giám đốc Trương Kiếm Hồng (Cheung Kim-hung), khi ông bị cảnh sát còng tay đưa đi.

Nhiều thông tin tại chỗ cho thấy, dân Hồng Kông đã ồ ạt mua báo. Tại khu phố bình dân Vượng Giác (Mongkok), hàng chục người xếp hàng từ rất sớm để đợi mua báo, trước khi báo đến. Một chủ tiệm báo cho AFP biết, bình thường báo chỉ bán được khoảng 60 tờ, nhưng hôm nay, 1.800 tờ đã được bán sạch, tiệm báo đã đặt thêm 3.000 tờ mới.

Tờ Apple Daily tin tưởng là dân chúng Hồng Kông – vốn tham gia đông đảo vào phong trào đòi dân chủ 2019 – sẽ mua hết lượng báo phát hành hôm nay, để tỏ rõ thái độ với chính quyền Hồng Kông, với Bắc Kinh.

Mỹ, Liên Âu, Anh Quốc lên án

Theo Reuters, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và Anh Quốc đã lên án vụ bố ráp, bắt người tại tòa soạn Apple Daily. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Ned Price khẳng định Washington "quan ngại sâu sắc" về việc chính quyền Hồng Kông sử dụng Luật an ninh Quốc gia để trấn áp các phương tiện truyền thông độc lập, và cáo buộc của chính quyền cho rằng Apple Daily "đồng lõa" với nước ngoài hay với một số thế lực bên ngoài gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia là "hoàn toàn do động cơ chính trị".

Cảnh sát Hồng Kông khởi tố hai lãnh đạo Apple Daily

Theo Reuters, cảnh sát Hồng Kông hôm nay, 18/07/2021, đã khởi tố tổng biên tập La Vĩ Quang (Ryan Law) và tổng giám đốc Trương Kiếm Hồng, với tội danh "thông đồng" với nước ngoài. Ba người phụ trách khác bị bắt là giám đốc điều hành Chu Đạt Quyền (Royston Chow), trợ lý tổng biên tập Trần Phái Mẫn (Chan Pui-man) và ông Trương Chí Vĩ (Cheung Chi-wai), hiện đang tiếp tục bị điều tra.

Cảnh sát Hồng Kông cũng phong tỏa 18 triệu đô la Hồng Kông (tương đương 1,9 triệu euro), liên quan đến ba tổ chức có liên hệ với Apple Daily. Phát ngôn viên của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, ông Rupert Colville, hôm nay nhận định "vụ bắt bớ này gửi đi một thông điệp sắc lạnh đe dọa hủy diệt tự do báo chí" tại Hồng Kông.

Trọng Thành

*********************

Hồng Kông : Cảnh sát bố ráp Apple Daily, bắt giữ ban biên tập

Thụy My, RFI, 17/06/2021

Cảnh sát Hồng Kông sáng 17/06/2021 bắt giữ năm người có trách nhiệm của Apple Daily, trong đó có tổng biên tập, và khám xét tòa soạn. Đây là chiến dịch bố ráp thứ hai trong vòng chưa đầy một năm, nhắm vào tờ báo ủng hộ dân chủ do tỉ phú đấu tranh Lê Trí Anh (Jimmy Lai) sáng lập.

hongkong3

Số báo Apple Daily ngày 01/07/2020 với trang nhất chạy tựa "Bộ luật hà khắc có hiệu lực, một quốc gia hai hệ thống đã chết".  AP - Vincent Yu

Thông tín viên RFI tại Hồng Kông, Florence de Changy tường trình :

Năm người có trách nhiệm của Apple Daily bị bắt tại nhà, đều vào khoảng 7 giờ sáng nay. Họ bị cáo buộc "âm mưu thông đồng với các thế lực nước ngoài", một tội danh được xác định theo điều 29 của luật an ninh mới, có hiệu lực tại Hồng Kông từ ngày 30/06 năm ngoái.

Tư gia của họ bị khám xét, nhưng hiện giờ không có ai trong số năm người bị câu lưu chính thức bị khởi tố. Theo nguồn tin cảnh sát được báo chí địa phương nêu ra, các vụ bắt bớ này có liên quan đến những bài viết đăng trên tờ báo.

Cùng lúc đó, khoảng 100 đến 200 cảnh sát ập vào tòa soạn ở thị trấn Tướng Quân Áo (Tseung Kwan O) và phong tỏa lối vào, tịch thu nhiều thùng tài liệu. Tháng Tám năm ngoái, một vụ bố ráp tương tự cũng đã diễn ra.

Đằng sau Apple Daily, rõ ràng là nhà sáng lập tờ báo bị nhắm đến. Tỉ phú Lê Trí Anh 73 tuổi, là một trong những người chỉ trích đảng Cộng Sản Trung Quốc dữ dội nhất. Ông bị khởi tố với một loạt tội danh, và bị giam giữ từ tháng 12. Tháng trước, cảnh sát đã phong tỏa nhiều tài khoản ngân hàng của Lê Trí Anh liên quan đến các công ty của ông, trong khi ai cũng biết rằng sự tài trợ của nhà tỉ phú rất cần thiết cho sự sống còn của Apple Daily.

AFP dẫn tuyên bố của cảnh sát trưởng Steve Li nói rằng năm người bị bắt "chịu trách nhiệm về nội dung, phong cách và quy định làm phóng sự". Cảnh sát cũng loan báo phong tỏa 18 triệu đô la Hồng Kông (2 triệu euro) của Apple Daily. Bộ trưởng An Ninh Lý Gia Siêu (John Lee) từ chối cho biết những bài báo nào được cho là vi phạm luật, hoặc những ai chia sẻ trên mạng, mua báo Apple Daily hay cổ phiếu của tờ báo có bị khởi tố hay không.

Đây là lần đầu tiên nội dung các bài báo dẫn đến việc bắt bớ và tài sản của một tòa soạn bị tịch biên, theo luật an ninh mới do Bắc Kinh áp đặt tại Hồng Kông. Tổng cộng khoảng 500 cảnh sát tham gia vụ bố ráp, cú đòn tối hậu đánh vào tờ báo rất được dân chúng ủng hộ. Trang Facebook của Apple Daily đăng video trực tiếp cảnh tòa soạn bị lục soát, tổng biên tập Ryan Law và tổng giám đốc Cheung Kim Hung bị còng tay.

Nghiệp đoàn các nhà báo Apple Daily tố cáo việc "vi phạm trắng trợn tự do báo chí". Thị trường chứng khoán Hồng Kông sau đó thông báo ngưng giao dịch cổ phiếu Next Digital, công ty mẹ của Apple Daily. Lam Man Chung, một tổng biên tập khác vẫn còn được tự do khẳng định với AFP "sẽ làm mọi cách để tiếp tục ra báo ngày mai".

Thụy My

*********************

Hồng Kông : Ít nhất 3 người bị bắt trong ngày kỷ niệm 2 năm cuộc biểu tình dân chủ 2019

Thùy Dương, RFI, 13/06/2021

Cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ ít nhất 3 người biểu tình trong ngày hôm qua 12/06/2021, ngày kỷ niệm các cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ hồi năm 2019, từng làm làm rung chuyển Hồng Kông, trung tâm tài chính quốc tế.

hongkong4

Nhà đấu tranh dân chủ Chu Đình (giữa) ra khỏi nhà tù Hồng Kông sau gần 1 năm, ngày 12/06/2021.  AP - Vincent Yu

Sau cuộc biểu tình và hô khẩu hiệu bị coi là vi phạm luật an ninh quốc gia mới mà Bắc Kinh áp đặt cho Hồng Kông hồi tháng 06/2020, cảnh sát cho biết 3 người bị bắt là nam giới trong độ tuổi 15-19 tuổi. Những người này bị bắt với lý do phá rối trật tự công cộng và không xuất trình thẻ căn cước. Ngoài 3 người bị bắt, ít nhất 10 người biểu tình khác bị triệu tập vì vi phạm lệnh cấm tụ tập. 

Liên quan đến nhà tranh đấu trẻ Chu Đình (Agnès Chow), người mới được trả tự do hôm qua, từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy cho biết chi tiết :

"Trên tài khoản Instagram của mình, Chu Đình (Agnes Chow) chỉ đăng một bức ảnh màn hình đen vào đêm khuya và giải thích rằng ưu tiên của cô là phục hồi thể chất vì sức khỏe của cô bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong thời gian cô bị giam giữ trong tù mà cô miêu tả là "đau đớn".

Nhà tranh đấu trẻ, cũng là một sinh viên khoa học chính trị xuất sắc, viết : "Quãng thời gian khó khăn kéo dài 6 tháng 20 ngày cuối cùng cũng đã kết thúc. Giai đoạn tới đây của tôi là nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe vì tôi đã sụt cân quá nhiều và trở nên quá ốm yếu".

Chu Đình cũng gửi lời cảm ơn đến đông đảo người ủng hộ cô, những người đã đến chào đón cô trước cửa trại giam.

Chu Đình đã bị kết án 10 tháng tù giam vào tháng 12 năm ngoái, đúng ngày sinh nhật thứ 24 của cô, với lý do cô đã khuyến khích và tham gia vào một cuộc tụ tập trái phép, kéo dài cả ngày và một vài giờ vào buổi đêm, trước trụ sở chính của cảnh sát thành phố, ngay đầu phong trào phản kháng hồi năm 2019.

Còn Lâm Lãng Ngạn (Ivan Lam) và Hứa Chi Phong (Joshua Wong), vẫn đang ở trong tù. Đây là hai nhà tranh đấu tham gia cùng đảng chính trị Demosisto với Chu Đình. Đảng này đã bị giải thể ngay trước khi luật an ninh quốc gia mới (mà Bắc Kinh áp đặt đối với Hồng Kông) bắt đầu có hiệu lực cách nay một năm. Chu Đình được trả tự do ít ngày trước khi mãn hạn tù vì có "hạnh kiểm tốt"".

Thùy Dương

********************

Hồng Kông : Nhà đấu tranh dân chủ Châu Đình được trả tự do

Thanh Hà, RFI, 12/06/2021

Là một trong những gương mặt hàng đầu của phong trào dân chủ Hồng Kông, cô Châu Đình (Agnes Chow), 24 tuổi, được trả tự do vào sáng ngày 12/06/2021, sau 7 tháng tù vì tham gia biểu tình hồi năm 2019 chống dự luật của Hồng Kông cho dẫn độ các nghi phạm sang Hoa Lục.

hongkong5

Nhà tranh đấu Hồng Kông Châu Đình (Agnes Chow) được trả tự do hôm 12/06/2021, sau 7 tháng tù. AFP – Isaac Lawrence

Theo hãng tin Pháp AFP, tình hình tại Hồng Kông vào sáng nay khá căng thẳng. Chính quyền đặt khoảng 2.000 cảnh sát trong tình trạng báo động, nhân kỷ niệm đúng hai năm người dân Hồng Kông ồ ạt xuống đường phản đối luật dẫn độ nghi phạm sang Hoa Lục. Trước đó chính quyền Hồng Kông đã phát hiện nhiều lời kêu gọi tập hợp trong ngày nhân kỷ niệm cuộc đấu tranh đòi rút bỏ dự luật nói trên.

Được trả tự do sáng nay sau 7 tháng tù giam, Châu Đình không phát biểu với báo chí. Hai trong số các nhà đấu tranh khác từng sát cánh với cô gái Hồng Kông 24 tuổi này là Hoàng Chi Phong (Joshia Wong) và Lâm Lãng Ngạn (Ivan Lam) vẫn tiếp tục thi hành án tù.

Tháng 12/2020, nhà đấu tranh dân chủ Châu Đình bị tuyên án 10 tháng tù, vì tham gia biểu tình trái phép hồi năm 2019 trước trụ sở cảnh sát Hồng Kông. Ngày 12/06/2019 hàng ngàn người dân Hồng Kông đã bao vây trụ sở nghị viện, tìm cách ngăn chặn các dân biểu thân Bắc Kinh thông qua dự luật dẫn độ. Cảnh sát Hồng Kông khi đó đã mạnh tay đàn áp người biểu tình, nhưng điều đó không cấm cản phong trào dân chủ đã kéo dài trong bảy tháng liên tiếp. Đầu tháng 9/2019, chính quyền Hồng Kông đã phải tuyên bố rút lại dự luật gay tranh cãi nói trên. Trước đó Châu Đình từng là một trong những cột trụ của phong trào "Dù Vàng" năm 2014.

Tháng 6/2020 Bắc Kinh đã áp đặt luật an ninh quốc gia với đặc khu hành chính Hồng Kông, chấm dứt mô hình một quốc gia hai chế độ. Đạo luật này cho phép tư pháp Hồng Kông và đưa ra xét xử hàng loạt các nhà dân chủ, kể cả những tên tuổi như nhà tỷ phú Lê Trí Anh (Jimmy Lai) hay gần đây hơn là hai nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông kêu gọi biểu tình tưởng niệm nạn nhân phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh, bị đàn áp đẫm máu tại quảng trường Thiên An Môn trong đêm mồng 3 rạng sáng mồng 4 tháng 6 năm 1989.

Thanh Hà

Published in Châu Á

Vòng kim cô Bắc Kinh siết chặt nền giáo dục khai phóng của Hồng Kông

Thụy My, RFI, 03/10/2020

L’Express tuần này có bài viết ghi nhận "Bắc Kinh đặt nhà trường Hồng Kông trong vòng kiểm soát". Theo lệnh Trung Quốc, chính quyền đặc khu buộc các nhà xuất bản gỡ các nội dung bị cho là nhạy cảm khỏi sách giáo khoa, khiến các nhà giáo hết sức lo ngại.

hongkong

Ảnh tư liệu : Sinh viên học sinh Hồng Kông biểu tình phản đối chương trình "giáo dục ái quốc" do Trung Quốc áp đặt, ngày 19/09/2012. AP - Kin Cheung

Thầy Shum khoảng 30 tuổi, chuẩn bị ngày khai giảng vào cuối tháng Chín tại trường trung học ở khu phố thương mại bình dân Sham Shui Po (Thâm Thủy Phụ) một cách thấp thỏm. Không khí kiểm duyệt nặng nề đến nỗi thầy cô giáo không biết nên nói về đề tài nào, nên cho tranh luận những gì. Tất cả đều có thể trở thành "nhạy cảm" dưới mắt chính quyền, và người thầy dạy môn giáo dục công dân lo sợ bị phụ huynh hoặc đồng nghiệp tố cáo vì những lý do không đâu.

Việc ban hành Luật an ninh quốc gia hôm 30/06/2020 do Bắc Kinh soạn ra để đè bẹp tinh thần phản kháng tại cựu thuộc địa Anh - từ hơn một năm qua bị rung chuyển bởi phong trào dân chủ quy mô - đã có những tác động cụ thể lên các cơ sở giáo dục. Các câu khẩu hiệu của phong trào phản kháng bị cấm, sách giáo khoa bị đục bỏ những yếu tố có thể làm Bắc Kinh giận dữ. Giáo viên được bộ Giáo Dục yêu cầu "xem xét lại phương tiện giảng dạy" có liên quan đến bốn loại tội phạm theo luật mới : nổi dậy, ly khai, khủng bố, thông đồng với thế lực nước ngoài.

Mới cách đây vài tháng, sự tách biệt quyền hành với Bắc Kinh còn là một trong những niềm hãnh diện của Hồng Kông. Shum thở dài : "Khái niệm này đã bị xóa khỏi sách giáo khoa vào mùa hè, chính quyền Hồng Kông khẳng định chỉ có Bắc Kinh đứng trên tất cả. Nếu tôi nói rằng Hồng Kông có quy chế riêng thì vi phạm luật mới, nhưng nếu nói theo các luận điệu nhà nước, thì tôi đã dối trá về quyền hiến định".

Một số giáo viên thậm chí còn không dám đề cập đến Covid-19 vì sợ phải tự kiểm duyệt phần trách nhiệm của Trung Quốc về đại dịch.

Môn công dân giáo dục bị kiểm duyệt

Đối với Trung Quốc, hệ thống giáo dục Hồng Kông thừa hưởng từ thời Anh khác hẳn với kiểu nhồi sọ ở Hoa lục, là "có vấn đề". Hồi năm 2012, chính quyền Hồng Kông theo lệnh Bắc Kinh đã toan đưa "giáo dục ái quốc" của Hoa lục vào chương trình giảng dạy, nhưng bị người Hồng Kông phản đối kịch liệt. Giờ đây học sinh trung học bị dò xét vì đã tích cực tham gia biểu tình trong những tháng gần đây. Trong số 10.000 người bị bắt từ tháng 6/2019, cứ 6 người lại có 1 em vị thành niên.

Một môn học bị đặc biệt chú ý là "liberal studies", tức môn công dân giáo dục được người Anh đưa vào năm 1992, năm năm trước khi Hồng Kông bị trao trả cho Trung Quốc. Môn này là bắt buộc tại các trường trung học, cổ vũ tinh thần phản biện, nay bị cho là "làm cho một số thanh niên có thái độ bạo lực hoặc trở nên cực đoan".

Một số khái niệm bị báo chí Hoa lục coi là "nọc độc", như "bất tuân dân sự", bị 6 nhà xuất bản – hầu hết có liên hệ với Trung Quốc – gỡ bỏ khỏi giáo trình. Tất cả những gì liên quan đến phong trào đòi quyền tự quyết, hình ảnh các cuộc biểu tình dân chủ mới đây, hay vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 đều biến mất.

Giáo viên được chọn các bộ sách để giảng dạy, nhưng họ biết mình bị theo dõi. Năm ngoái, ngay cả khi chưa ra luật an ninh mới, đã có ít nhất 200 cuộc điều tra nhắm vào các thầy cô giáo bị nghi là "xúi giục học sinh nổi dậy". Những giáo viên mới được tuyển dụng bị chất vấn về quan điểm chính trị.

Phó chủ tịch nghiệp đoàn giáo chức Hồng Kông (HKPTU) lo ngại âm mưu "tẩy não". Khoảng 1/3 giáo viên cho biết họ nhận được lệnh miệng không nên nói về chính trị trong lớp hay trên mạng xã hội, và 80% khẳng định không còn dám đụng đến những chủ đề "nhạy cảm".

Thụy My

*********************

Quốc Khánh Trung Quốc : Hồng Kông tăng cường an ninh với 6.000 cảnh sát chống bạo động

RFI, 01/10/2020

Khoảng 6.000 cảnh sát chống bạo động được triển khai trên các đường phố Hồng Kông để đề phòng xảy ra biểu tình của những người thuộc phong trào đấu tranh đòi dân chủ nhân ngày Quốc Khánh Trung Quốc 01/10/2020.

hongkong1

Cảnh sát tìm cách giải tán đám đông trong khu vực tổ chức Quốc Khánh Trung Quốc tại Hồng Kông ngày 01/10/2020.  AFP - MAY JAMES

Một nguồn tin cảnh sát cho AFP biết là số cảnh sát được huy động hôm nay cao gấp đôi số cảnh sát chính quyền Hồng Kông thường triển khai mỗi khi có biểu tình. Ngày Quốc Khánh Trung Quốc là dịp để nhiều người dân Hồng Kông thể hiện nỗi tức giận về việc Bắc Kinh thu hẹp quyền tự do của người dân đặc khu. Dịp này năm ngoái, nhiều vụ đụng độ đã nổ ra giữa người biểu tình Hồng Kông và lực lượng an ninh.

Sáng sớm hôm nay, cảnh sát đã bắt đầu khám soát các xe cơ giới tham gia lưu thông trên tuyến đường hầm dẫn vào thành phố. Nhiều trực thăng mang theo quốc kỳ Trung Quốc và cờ Hồng Kông bay lượn trên bầu trời thành phố trong khi lãnh đạo đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) và các nhà chức trách đại diện của Trung Quốc tham gia vào một buổi lễ chính thức tại Cung triển lãm Hồng Kông. Trong bài phát biểu mừng Quốc Khánh Trung Quốc, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga khẳng định hòa bình đã trở lại Hồng Kông từ hai tháng qua.

Trên thực tế, chính quyền thành phố đã ra lệnh cấm mọi cuộc biểu tình và các cuộc tập hợp trên 4 người tại nơi công cộng với lý do an ninh và phòng chống dịch bệnh. Để tránh bị bắt giữ, hôm nay các nhà đấu tranh chỉ tổ chức những cuộc tập hợp dưới 4 người. Trên các mạng xã hội, nhiều người thuộc phong trào dân chủ kêu gọi các cuộc tụ tập chớp nhoáng kiểu "flash mob". Tuy nhiên, nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn vẫn có thể diễn ra ngoài dự báo.

Thùy Dương

*********************

Hồng Kông : Gia đình 12 người bị Trung Quốc bắt giữ biểu tình trước văn phòng liên lạc của Bắc Kinh

RFI, 30/09/2020

Thân nhân của nhóm 12 người Hồng Kông bị Trung Quốc chận bắt trên biển rồi giam giữ tại Hoa lục lại biểu tình vào hôm nay, 30/09/2020 trước Văn Phòng Liên Lạc của Trung Quốc ở đặc khu để đòi Bắc Kinh trả người thân của họ về Hồng Kông.

hongkong2

Thân nhân của nhóm 12 người bị Trung Quốc bắt giữ, biểu tình phản đối trước trụ sở Văn phòng Liên lạc Trung Hoa ở Hồng Kông, ngày 30/09/2020.  AFP - ISAAC LAWRENCE

Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, có khoảng năm thân nhân của những người bị Trung Quốc giam cầm đã tập hợp trước cơ quan đại diện của Bắc Kinh tại Hồng Kông để đệ đạt yêu cầu.

Cảnh sát Hồng Kông không giải tán cuộc tụ tập và nhưng cũng không có quan chức nào đến tiếp xúc với người biểu tình.

Thân nhân những người bị bắt báo động rằng những người bị giữ tại Trung Quốc không được tiếp xúc với luật sư mà gia đình họ chỉ định, trong lúc chính quyền không cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ về tình trạng sức khỏe của những người bị bắt.

Có người còn cho biết là họ không hề có thông tin về con trai của họ, trong lúc một người khác thì tố cáo chính quyền làm ngơ trước yêu cầu của họ, thậm chí còn cấm họ không được làm phiền chính quyền.

Cuộc biểu tình nhỏ đã diễn ra sau một tuyên bố vào hôm qua (29/09) của Văn Phòng Liên Lạc của Bắc Kinh tại Hồng Kông, cho biết là lực lượng tuần duyên Trung Quốc đã nộp đơn lên các cơ quan tư pháp để xin lệnh chính thức giam giữ nhóm này về tội vượt biên trái phép.

Nhóm 12 người này đã bị bắt ngoài khơi Hồng Kông ngày 23/08 vừa qua, và bị giam giữ không lý do chính thức trong một trại giam ở vùng Thâm Quyến. Từ đó đến nay, họ vẫn bị cấm gặp các luật sư do gia đình họ lựa chọn.

Theo chính quyền Trung Quốc, những người này phải bị xét xử tại Hoa lục về tội vượt biên trước khi được trả về Hồng Kông.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Jimmy Lai : "Luật an ninh quốc gia ký án tử cho Hồng Kông"

Jimmy Lai, RFI, 12/08/2020

Nhà tỷ phú Jimmy Lai (Lê Trí Anh), 71 tuổi, chủ tập đoàn Next Digital, một nhà đấu tranh ủng hộ dân chủ Hồng Kông, bị bắt ngày 10/08/2020 và hôm nay được tự do có điều kiện. Nhà tỷ phú trở thành nạn nhân của luật an ninh mới, một đạo luật mà ông nhận định là "án tử cho Hồng Kông", khi trả lời phỏng vấn thông tín viên RFI Florence de Changy tại nhà riêng trước khi bị câu lưu. 

jimmy1

Ông Jimmy Lai (Lê Trí Anh) chào công chúng sau khi được trả tự do có điều kiện, Hồng Kông, ngày 12/08/2020. AFP

Cuộc phỏng vấn diễn ra hôm 27/07, lúc đó ông đang được tại ngoại có bảo lãnh và bị cấm rời khỏi Hồng Kông.

RFI : Chúng ta có thể bắt đầu với câu hỏi về quan điểm của ông đối với luật an ninh mới ?

Jimmy Lai : Tôi nghĩ rằng luật an ninh quốc gia ký bản án tử cho Hồng Kông. Luật này nghiêm khắc hơn cả những dự đoán bi quan nhất. Nó bổ sung cho bản Hiến pháp của chúng tôi. Điều đó có nghĩa là đạo luật này phá hủy nguyên tắc nhà nước pháp quyền và tự do của chúng tôi. Không có pháp quyền, cộng đồng kinh doanh ở đây sẽ không còn hề được công lý bảo vệ.

RFI : Nhưng Bắc Kinh không có lý do nào để phá hủy một khu vực tài chính như vậy.

Jimmy Lai : Họ chẳng cần có lý do để phá hủy, nhưng họ vẫn làm vì một lý do rất đơn giản : một trung tâm tài chính cần sự tin tưởng lẫn nhau, nhưng không có nhà nước pháp quyền thì không có tin cậy lẫn nhau. Dĩ nhiên là giới doanh nhân kiếm được rất nhiều tiền ở đây. Vì thế, họ không muốn rời khỏi nơi mà họ kiếm được tiền. Nhưng những gì đang diễn ra hiện nay lại khác hẳn. Họ hiểu tình hình nghiêm trọng đến mức nào và họ nhận thấy cách hành động hà khắc của đảng Cộng Sản Trung Quốc để kiểm soát vùng đất này. Tất cả đều hiểu : Bắc Kinh không đùa nữa.

RFI : Luật này đã có tác động như nào đến giới trẻ và đối lập ?

Jimmy Lai : Thanh niên thực sự rất sợ. Không thể trách họ được. Cả cuộc sống của họ đang ở trước mắt. Thậm chí, nhiều thủ lĩnh trẻ đã rời Hồng Kông, một số khác cũng đang tính đến việc đó và một số khác nữa, dù ở lại, cũng tách dần khỏi phong trào. Họ tự nhủ : "Thế là đủ rồi, mình không chuốc lấy rủi ro nữa". Chúng ta không thể trách họ được. Không ai có thể yêu cầu một người khác phải hy sinh vì lý tưởng. Vì thế phong trào ủng hộ dân chủ sẽ bị suy yếu. Và những người ở lại có sứ mệnh duy trì tính toàn vẹn của phong trào và điểm tựa cho lương tâm xã hội. Thực tế, đó là điều mà họ kiên tâm, vì họ biết rằng họ đi đúng hướng lịch sử và họ làm những gì cần phải làm. Thậm chí, kể cả ngày nay chúng tôi thất bại, những người tiếp nối chúng tôi, một ngày nào đó sẽ chiến thắng. Đó là hy vọng duy nhất của chúng tôi.

RFI : Kể cả ông, ông cũng đang tự chuốc rủi ro vì những quan điểm của mình đối với Bắc Kinh ?

Jimmy Lai : Chị biết không, trước khi có luật an ninh quốc gia, người ta thường xuyên cố tình làm tôi sợ, khi nói rằng tôi sẽ bị kết án chung thân ở Trung Quốc, hoặc tôi sẽ bị tử hình. Họ nói rất nhiều điều để khiến tôi phải sợ. Nhưng dĩ nhiên, họ sẽ quá thỏa mãn nếu tôi từ bỏ. Nhưng tôi không đi, tôi tự thấy xấu hổ, làm như thế tờ báo của tôi sẽ mất uy tín và tôi sẽ đẩy phong trào ủng hộ dân chủ vào chỗ nguy hiểm. Tôi đã khiến họ chán chường trong suốt 30 năm qua, tôi là một trong những người kịch liệt chống lại họ. Nếu ngày nào đó trận chiến thực sự xảy ra, tôi lại ra đi sao ? Tôi sẽ là một kẻ đớn hèn như thế nào ! Tôi không muốn trở thành người như thế.

Nguồn : RFI, 12/08/2020

*****************

Hồng Kông : Tỷ phú Lê Trí Anh được thả, kêu gọi các nhà báo tiếp tục "chiến đấu"

Anh Vũ, RFI, 12/08/2020

Chưa đầy 48 giờ sau khi bị cảnh sát bắt giữ theo luật an ninh quốc gia, nhà tỷ phú truyền thông của Hồng Kông Lê Trí Anh (Jimmy Lai) đã được trả tự do có điều kiện vào nửa đêm qua, 11/08/2020. Sau khi được tự do, theo AFP, Lê Trí Anh đã về tòa soạn nhật báo Apple Daily của ông và tại đây ông đã kêu gọi các nhà báo của mình tiếp tục "chiến đấu".

jimmy2

Nhà tỷ phú Hồng Kông Lê Trí Anh sau khi được thả ra vào nửa đêm 11/08/2020.  Reuters - LAM YIK

Vụ bắt giữ nhà tài phiệt ủng hộ dân chủ cùng 9 người khác, trong đó có 2 con trai và nhiều quản lý tập đoàn của ông, đã gây náo động dư luận tại Hồng Kông và truyền thông khắp thế giới. Tối qua, nhiều người ủng hộ biểu tượng của báo chí độc lập ở đặc khu hành chính đã đến đón ông ở cửa đồn cảnh sát. Thông tín viên RFI Florence de Changy ghi nhận tại chỗ :

"Một nhóm người hân hoan đón nhà tài phiệt báo chí đối lập Lê Trí Anh (Jimmy Lai) khi ông ra khỏi đồn cảnh sát khu Vượng Giác (Mongkok) cùng với các luật sư của ông vào khoảng nửa đêm, tức là 40 giờ sau khi ông bị bắt tại nhà riêng.

Những người ủng hộ ông giương khẩu hiệu "Mỗi ngày một quả táo", ngụ ý nhắc tên tờ báo Apple Daily. Bất chấp việc cảnh sát mở chiến dịch ồ ạt hăm dọa tại trụ sở tòa soạn hôm thứ Hai, ban biên tập nhật báo này cam kết tiếp tục ra báo và người dân Hồng Kông hôm qua đã đổ xô mua báo Apple Daily.

Một giờ trước đó, một nhà hoạt động dân chủ khác là Chu Đình (Agnes Chow), 23 tuổi, cũng đã được ra khỏi sở cảnh sát.

Chu Đình cho biết cô đã phải nộp cho cảnh sát hộ chiếu cùng 200 nghìn đô la Hồng Kông và sẽ phải ra trình diện ở đồn cảnh sát ngày 1/9 tới. Cô nhắc lại là đã phải cam kết công khai không yêu cầu trợ giúp của nước ngoài. Đồng thời cô cũng không hiểu tại sao bị bắt giữ tại nhà tối muộn hôm thứ Hai.

Chu Đình nói : "Tôi cảm thấy rõ ràng là chế độ Bắc Kinh và chính quyền Hồng Kông sử dụng luật an ninh quốc gia để bịt miệng những người ly khai chính trị. Hành động này sẽ có thể còn nhắm vào nhiều người dân Hồng Kông. Rõ ràng đó là hành động truy bức và thủ tiêu chính trị".

Ông Lê Trí Anh không phát biểu gì nhưng tờ báo của ông đã thông báo ông sẽ "chat trực tiếp trên Twitter" vào ngày mai như thường lệ vào những ngày thứ Năm".

Anh Vũ

**************************

Hồng Kông : Dân đổ xô mua báo Apple Daily, ủng hộ nhà tỷ phú bị bắt

Thu Hằng, RFI, 11/08/2020

Nhật báo độc lập Hồng Kông Apple Daily bán chạy như tôm tươi hôm nay, 11/08/2020, chỉ một ngày sau khi nhà tỷ phú Lê Trí Anh (Jimmy Lai), chủ tập đoàn truyền thông Next Digital, bị bắt theo luật an ninh mới. Cũng hôm nay, cổ phiếu của tập đoàn Next Digital, công ty mẹ của Apple Daily, tăng 788% từ khi nhà tỷ phú bị bắt, từ 0,09 lên thành 0,80 đô la Hồng Kông.

jimmy3

Một sạp báo ở Hồng Kông ngày 11/08/2020. Dân Hồng Kông xếp hàng mua nhật báo Apple Daily để ủng hộ nhà tỷ phú Lê Trí Anh.  Reuters - TYRONE SIU

Trang nhất của Apple Daily số ra ngày 11/08 là hình ảnh ông chủ Lê Trí Anh, 71 tuổi, một gương mặt hàng đầu của phong trào ủng hộ dân chủ Hồng Kông, bị cảnh sát còng tay dẫn đi. Bài xã luận của tờ báo viết : "Hôm qua (10/08) sẽ không phải là ngày tăm tối nhất của Apple Daily, vì những sách nhiễu, trấn áp và những vụ bắt bớ sau này sẽ còn tiếp tục đe dọa chúng tôi". Quyết tâm "chiến đấu" của đội ngũ nhân viên của Apple Daily cũng được in mầu đỏ đậm trên trang nhất.

Sáng sớm 11/08, rất nhiều người dân Hồng Kông đã xếp hàng chờ mua Apple Daily. Số báo bán ra đã tăng gấp 5, lên đến 550.000 bản thay vì khoảng 100.000 mỗi ngày. Một chủ nhà hàng ở khu phố sầm uất Mongkok mua ủng hộ 50 tờ để phát cho khách hàng. Ông giải thích với AFP, "vì chính phủ không muốn Apple Daily sống, những người dân Hồng Kông như chúng tôi phải tự cứu lấy tờ báo".

Ngay sau thông tin nhà tỷ phú ủng hộ dân chủ bị bắt, trên Twitter ngày 10/08, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc". Theo ông, với vụ bắt giữ này, "thêm một bằng chứng nữa cho thấy đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tước đoạt các quyền tự do và quyền của người dân Hồng Kông". Phó tổng thống Mỹ Mike Pence khẳng định trên Twitter : "Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ ông Lê Trí Anh và tất cả những người dân Hồng Kông khao khát tự do".

Amnesty International : Hồng Kông bị tước quyền tự do báo chí

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế lên án vụ bắt giữ chủ nhân nhật báo độc lập Apple Daily. Trả lời RFI, ông Cho Min Lam, phụ trách chương trình của Ân Xá Quốc Tế tại Hồng Kông, đánh giá đây là mối đe dọa cho tự do báo chí ở đặc khu hành chính :

"Có đến 200 cảnh sát ập vào trụ sở của tập đoàn ở Hồng Kông. Theo thông tin của chúng tôi, lực lượng cảnh sát đã từ chối cấp thông tin chi tiết ghi trên lệnh bắt. Vì thế, ban giám đốc cũng không thể biết được là liệu cảnh sát có quyền khám soát đồ dùng, máy móc của các nhà báo hay không.

Rất nhiều đoạn video cho thấy cảnh sát xông vào bên trong tòa báo và lục soát bàn làm việc của các nhân viên. Đó là sự vi phạm những quyền cơ bản, quyền tự do cá nhân, chứ không chỉ vi phạm mỗi quyền tự do báo chí.

Vì thế, khi chính quyền sử dụng đạo luật an ninh một cách mơ hồ như vậy, chúng tôi sợ rằng rất nhiều quyền khác sẽ còn bị đe dọa trong tương lai. Và điều này rất quan trọng vì tập đoàn truyền thông này thường xuyên chỉ trích gay gắt chính phủ trung ương Trung Quốc cũng như chính quyền Hồng Kông. 

Căn cứ vào tình hình chính hiện nay tại Hồng Kông, sẽ rất khó khăn cho các cơ quan truyền thông, cũng như các hãng thông tấn truyền tải được tiếng nói của họ và chi trích những chính sách của chính phủ. Những vụ bắt giam này là một mối đe dọa rất lớn cho quyền tự do báo chí ở Hồng Kông".

Trong khi đó, ngày 10/08, Trung Quốc thông báo các biện pháp trừng phạt đối với 11 quan chức Mỹ vì "đã hành xử xấu về các vấn đề liên quan đến Hồng Kông". Trong danh sách có hai thượng nghị sĩ Marco Rubio, Ted Cruz và ông Kenneth Roth, giám đốc điều hành tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch).

Đài Bắc lo Trung Quốc biến Đài Loan thành một Hồng Kông khác

Ngày 11/08/2020, trong cuộc họp báo với bộ trưởng Y Tế Mỹ đang công du Đài Bắc, ngoại trưởng Ngô Chiêu Nhiếp (Joseph Wu) cho rằng Đài Loan trong thế ngày càng khó khăn vì Trung Quốc gây sức ép, buộc Đài Bắc "chấp nhận những điều kiện biến hòn đảo dân chủ thành một Hồng Kông khác".

Bắc Kinh từng đề xuất với Đài Bắc mô hình "một quốc gia, hai chế độ" như ở Hồng Kông. Tuy nhiên, tất cả các chính đảng lớn ở Đài Loan, trong đó có đảng của tổng thống Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), đều bác bỏ đề xuất này.

Theo phát biểu của ngoại trưởng Ngô Chiêu Nhiếp, được Reuters trích dẫn, Đài Loan sẽ không lùi bước trong cuộc chiến "bảo vệ nền dân chủ trước cuộc xâm lược chuyên chế" và để "nền dân chủ chiến thắng".

Chuyến thăm Đài Loan của bộ trưởng Y Tế Mỹ bị Bắc Kinh đánh giá là một mối de dọa cho "hòa bình và ổn định". Dường như để cảnh cáo Washington và Đài Bắc, ngày 10/08, nhiều chiến đấu cơ của Trung Quốc đã vượt đường ranh giới trên eo biển Đài Loan giữa Hoa lục và hòn đảo.

Thu Hằng

Published in Diễn đàn

Hồng Kông : Tỉ phú đấu tranh Lê Trí Anh bị bắt, tòa soạn bị khám xét

Thụy My, RFI, 10/08/2020

Tỉ phú Hồng Kông Lê Trí Anh (Jimmy Lai) bị bắt sáng nay 10/08/2020 và tập đoàn truyền thông của ông bị khám xét. Đây là nhân vật nổi tiếng nhất bị bắt giữ theo luật an ninh quốc gia, một giai đoạn mới trong việc siết chặt kiểm soát của Bắc Kinh lên Hồng Kông.

Hong Kong Pro-Democracy Arrests

Tỉ phú Hồng Kông Lê Trí Anh (Jimmy Lai) bị bắt sáng nay 10/08/2020 và tập đoàn truyền thông của ông bị khám xét via Reuters - Apple Daily

Một cộng sự thân cận cho AFP biết nhà tỉ phú 71 tuổi bị bắt giữ tại tư gia vào khoảng 7 giờ sáng (giờ địa phương), cùng với một số thành viên trong tập đoàn của ông. Cảnh sát thông báo có 7 người bị bắt giam vì nghi ngờ thông đồng với thế lực nước ngoài và gian lận.

Luật an ninh quốc gia mới được Trung Quốc áp đặt trừng phạt bốn tội danh : nổi dậy, ly khai, khủng bố và thông đồng với nước ngoài. Luật này bị tố cáo là đã kết liễu quy chế "Một quốc gia, hai chế độ" mà Bắc Kinh đã ký với Anh quốc, bảo đảm nhiều quyền tự do cho người Hồng Kông đến năm 2047.

Ông Lê Trí Anh là chủ của tập đoàn truyền thông NextMedia, trong đó có nhật báo Apple Daily và tạp chí Next là hai tờ báo ủng hộ dân chủ và công khai chỉ trích Bắc Kinh. Trưa nay, đông đảo cảnh sát đã ập vào trụ sở tập đoàn tại khu công nghiệp ở Lohas Park.

Các nhà báo Apple Daily đã trực tiếp đưa lên Facebook các hình ảnh vụ khám xét này, trong đó tổng biên tập Law Wai Kwong yêu cầu cảnh sát xuất trình lệnh khám xét và không đụng đến bất cứ vật gì trong lúc các luật sư xem xét văn bản này. Cảnh sát ra lệnh cho các phóng viên đứng lên để kiểm tra nhân dạng, lục soát tòa soạn, và ông Lê Trí Anh được đưa đến đây. Tư gia của nhà tỉ phú và con trai ông cũng bị khám xét.

Đối với đa số người Hồng Kông và phong trào dân chủ, ông Lê Trí Anh là một người hùng, là chủ báo duy nhất ở Hồng Kông dám đương đầu với nhà cầm quyền Bắc Kinh. Báo chí Hoa lục thì gọi ông là "kẻ phản bội". Lê Trí Anh từng đến Washington gặp ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo để đề nghị ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông.

Hai tuần trước khi luật an ninh áp đặt lên Hồng Kông, Lê Trí Anh nói với AFP là ông "sẵn sàng" vào tù. Điều duy nhất ông có thể làm là tỏ ra lạc quan, nếu bị bắt ông có thể đọc những cuốn sách chưa có thì giờ đọc. Nhà tỉ phú bác bỏ cáo buộc thông đồng với nước ngoài, cho rằng người dân Hồng Kông có quyền gặp gỡ các chính khách ngoại quốc.

Nhà tỉ phú tự lập đến từ Quảng Đông

Lê Trí Anh cùng với gia đình từ Quảng Đông đến Hồng Kông bất hợp pháp bằng thuyền đánh cá khi ông ở tuổi 12. Ông làm việc vặt ở một xưởng may, đến khi gần 30 tuổi mới học tiếng Anh và mở xưởng may riêng chuyên cung cấp áo pull cho các nhãn hiệu Mỹ. Vụ đàn áp đẫm máu Thiên An Môn năm 1989 đã thay đổi quan điểm chính trị của Lê Trí Anh, và năm 1990, ông thành lập NextMedia.

"Một khi tôi còn sống thì NextMedia sẽ không thay đổi" - cách đây vài năm nhà tỉ phú có 6 người con đã thổ lộ như thế với AFP. "Tôi không muốn các con cháu tôi nghĩ rằng cha ông mình giàu có nhưng tệ hại, tôi không hạnh phúc chỉ vì có tiền". Lê Trí Anh nhận định luật an ninh là hồi chuông báo tử cho tự do của Hồng Kông, và lo ngại các nhà báo sẽ bị trấn áp.

"Five Eyes" muốn Hồng Kông sớm tổ chức bầu cử Nghị Viện

Ngoại trưởng năm nước thuộc liên minh "Five Eyes" là Mỹ, Anh, Úc, Canada và New Zealand hôm qua 09/08/2020 đã ra thông cáo yêu cầu chính quyền Hồng Kông tổ chức bầu cử càng sớm càng tốt. "Five Eyes" bày tỏ quan ngại trước việc cuộc bầu cử ngày 06/09 bị hoãn lại đến sang năm với cớ đang có dịch virus corona, đồng thời họ đòi hỏi bãi bỏ việc cấm một số ứng cử viên ra tranh cử.

Thường vụ Quốc Hội Trung Quốc từ thứ Bảy 08/08 bắt đầu cuộc họp bốn ngày để xem xét có nên gia hạn nhiệm kỳ của các dân biểu Hồng Kông hiện nay – sẽ kết thúc vào ngày 30/09 – hay chỉ định một "cơ quan chuyển tiếp".

Thụy My

********************

Tỷ phú Hong Kong Jimmy Lai bị bắt theo luật an ninh quốc gia : nỗi ám ảnh đáng sợ nhất

Greg Torode, James Pomfret, Reuters, 10/08/2020

Tỷ phú truyền thông Hong Kong Jimmy Lai là nhân vật cấp cao nhất bị bắt theo luật an ninh quốc gia mới hôm thứ Hai. Ông Lai bị tạm giam vì nghi thông đồng với lực lượng nước ngoài khi khoảng 200 cảnh sát khám xét văn phòng tờ báo Apple Daily của ông.

jimmy2

Tỷ phú Jimmy Lai là ông trùm ngành truyền thông tự do Hồng Kông

Ông Lai sinh ra ở Đại lục, vượt biên vào Hong Kong trên một chiếc thuyền đánh cá khi mới 12 tuổi, là một trong những nhà hoạt động dân chủ nổi bật nhất ở Hong Kong do và là người chỉ trích Bắc Kinh kịch liệt.

Việc bắt giữ ông diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đàn áp chống lại phe đối lập ủng hộ dân chủ ở Hong Kong và càng làm dấy lên lo ngại về truyền thông và các quyền tự do khác đã được hứa hẹn dành cho thuộc địa cũ của Anh khi được trao trả trở lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Trung Quốc áp đặt luật an ninh mới ở Hong Kong vào ngày 30 tháng 6, khiến các nước phương Tây lên án.

Steven Butler, điều phối viên chương trình Châu Á của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cho biết, vụ bắt giữ "gây ra những lo ngại tồi tệ nhất rằng Luật An ninh Quốc gia củaHong Kong sẽ được sử dụng để trấn áp quan điểm ủng hộ dân chủ và hạn chế quyền tự do báo chí".

Ryan Law, tổng biên tập của Apple Daily, một tờ báo chống chính phủ và ủng hộ dân chủ cũng các bài điều tra, nói với Reuters rằng tờ báo sẽ không bị đe dọa.

"Vẫn làm việc như bình thường", ông Law nói.

Luật an ninh quốc gia kết án mức án tù chung thân cho bất cứ hành vi nào mà Trung Quốc coi là lật đổ, ly khai, khủng bố và cấu kết với các lực lượng nước ngoài. Những người chỉ trích nói rằng luật an ninh quốc gia phá hủy các quyền tự do, trong khi những người ủng hộ nói rằng nó sẽ mang lại sự ổn định sau các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ kéo dài vào năm ngoái.

Tỷ Phú Lai, 71 tuổi, thường xuyên đến Washington gặp các quan chức, kể cả Ngoại trưởng Mike Pompeo, để vận động ủng hộ nền dân chủ Hồng Kông, khiến Bắc Kinh gán cho ông là "kẻ phản bội".

Cảnh sát Hong Kong cho biết họ đã bắt giữ "ít nhất" 9 người trong độ tuổi từ 23 đến 72, mà không nêu tên họ, đồng thời nói thêm rằng có thể sẽ cho bắt thêm.

Cảnh sát cho biết họ có các hành vi phạm tội nghi có "thông đồng với nước ngoài/các yếu tố bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, âm mưu lừa đảo" và những hành vi khác.

Trên trang Facebook của Apple Daily có đăng một buổi phát trực tiếp hình ảnh các nhân viên cảnh sát đi lại trong tòa soạn và lục soát hồ sơ và cho biết ông Lai đã bị đưa khỏi nhà sáng sớm ngày thứ Hai.

Bản tin trực tiếp cho thấy nhân viên được yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân. Một số văn phòng điều hành đã bị phong tỏa bằng dây vải đỏ. Cảnh sát sau đó đã cho đẩy vào những hộp nhựa rỗng.

Riêng ông Lai bị đưa về trụ sở sau đó và bị còng tay.

"Chúng tôi không thể lo lắng nhiều như vậy, chúng tôi bình thản chấp nhận", ông Lai nói, trước khi bị áp giải lên xe cảnh sát.

Cảnh sát cho biết có khoảng 200 sĩ quan đã đột kích vào tòa soạn theo lệnh của tòa án. Luật cho phép cảnh sát khám xét nhà mà không có "những trường hợp ngoại lệ", đồng thời cho phép thu giữ tài liệu, thiết bị và tài sản tài chính.

Cuộc khám xét kết thúc vào giữa buổi chiều, và cảnh sát cho biết họ đã thu thập được 25 hộp bằng chứng.

Apple Daily đưa tin rằng một trong những con trai của ông Lai, Ian, cũng đã bị bắt tại nhà riêng và sau đó nhà hàng Cafe Seasons của Ian đang bị cảnh sát đột kích.

‘Thế giới thứ ba’

Một nguồn tin của Apple Daily nói rằng các giám đốc điều hành cấp cao khác của công ty nằm trong số những người bị nhắm mục tiêu và họ đang thuê luật sư. Giám đốc điều hành Cheung Kim-hung bị cảnh sát hộ tống ra khỏi tòa nhà.

"Chúng tôi coi đây là hành vi quấy rối thẳng tay", nguồn tin cho biết thêm rằng tỷ phú Lai bị bắt vì tình nghi dụ dỗ, lừa đảo phạm tội và cấu kết với thế lực nước ngoài.

Trong một tuyên bố, Liên đoàn Next Media gọi cuộc lục soát này là "một sự cố cực kỳ hiếm gặp và nghiêm trọng trong lịch sử Hồng Kông", với tác động "thảm khốc".

Liên đoàn cho biết các nhà báo "sẽ tiếp tục bảo vệ các bài viết của họ cho đến phút cuối cùng".

Chủ tịch Hiệp hội Nhà báo Hong Kong Chris Yeung cho biết cuộc khám xét này giống như hành động đàn áp tự do báo chí ở "thế giới thứ ba".

Với các vụ án trọng tâm ở Hồng Kông, chính quyền trung ương ở Bắc Kinh có thể yêu cầu quyền tài phán. Luật cho phép các đặc vụ đưa các nghi phạm qua Đại lục để xét xử tại các tòa án của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Giám đốc điều hành của Apple Daily, Chan Pui-man cho biết tờ báo sẽ lại xuất bản vào thứ Ba.

"Ngay cả khi Apple Daily xuất bản một đống giấy trắng vào ngày mai, chúng tôi sẽ đi mua một tờ báo", nhà hoạt động trẻ nổi tiếng Hoàng Chi Phong – Joshua Wong tuyên bố trên Twitter.

‘Không bị đe dọa’

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters vào tháng 5, tỷ Phú Lai cho biết sẽ ở lại Hong Kong và tiếp tục đấu tranh cho dân chủ.

Trước hôm thứ Hai, 15 người trong đó có cả thanh thiếu niên, đã bị bắt theo luật an ninh quốc gia. Các nhà hoạt động đã giải tán tổ chức của họ hoặc bỏ trốn khỏi thành phố vì luật an ninh này.

Hôm thứ Sáu, Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam và 10 quan chức khác, khiến Bắc Kinh chế nhạo và lên án.

Tổng biên tập viên Hồ Tích Tiến của Hoàn cầu Thời Báo cho biết trên Twitter rằng vụ bắt giữ tỷ phú Lai phản ánh rằng Hong Kong "không bị đe dọa" bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Cổ phiếu của công ty truyền thông Lai’s Next Digital (0282.HK), công ty xuất bản Apple Daily, đã giảm 16,7% trước khi tăng lên trở lại để giao dịch ở mức trên 344% khi các diễn đàn ủng hộ dân chủ trực tuyến kêu gọi các nhà đầu tư mua cổ phiếu để ủng hộ ông.

Greg Torode & James Pomfret

Nguyên tác : Hong Kong tycoon Jimmy Lai arrested under security law, bearing out 'worst fears', Reuters, 10/08/2020

Anh Khoa dịch

Nguồn : VNTB, 10/08/2020

Published in Diễn đàn

Hồng Kông : Khi bạo lực không sợ bị trừng trị

Thế giới chuẩn bị sống chung với Covid thêm vài chục năm, Bắc Kinh tha hồ đàn áp tại Hồng Kông vì Tây phương mềm yếu trong khi đó, từ Thái Lan cho đến Liên bang Nga và Belarus, phong trào chống độc tài ngày càng có thêm khí thế. Đó là một số chủ đề thời sự quốc tế trên báo Pháp ngày 03/08/2020.

hongkong1

Người biểu tình ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông tuần hành tại New York (Hoa Kỳ) ngày 02/08/2020. Ảnh minh họa.  Reuters – Jeenah Moon

Covid-19 : Đại dịch trường kỳ

Tiếp vận hồi chuông cảnh giác của Tổ chức Y tế Thế giới, LibérationLa Croix báo động : Chúng ta đối mặt với đại dịch trường kỳ ít nhất là nhiều chục năm. Nhật báo công giáo bổ sung với một bài phân tích của Romulus Breban, một chuyên gia dịch tễ học của Viện Pasteur : Đại dịch lâu dài có nghĩa là gì ?

Trước hết, Covid-19 sẽ không dừng lại đây mà sẽ diễn biến thêm nữa. Chúng ta hiện đang ở giai đoạn "sơ khởi của đại dịch", thời kỳ mà siêu vi truyền nhiễm nhanh chóng, lây lan khắp địa cầu. Để ra khỏi giai đoạn sơ khởi này, tỷ lệ người được miễn nhiễm phải khá cao để có thể cắt đường siêu vi. Câu hỏi đặt ra là cho đến khi nào thì đạt được tình trạng miễn nhiễm tập thể ?

Có được thuốc ngừa cũng là một biện pháp hiệu quả để thoát đại dịch. Tuy nhiên, theo chuyên gia của Viện Pasteur Paris, tìm ra vác-xin không dễ dàng như Tổ chức Y tế Thế giới hy vọng. Con đường đi đến kết quả còn xa lắm, đó là chưa kể siêu vi cũng biến đổi để tồn tại. Cho dù có chế tạo được vác-xin thì cũng phải chuẩn bị phương cách thích nghi với tình thế đại dịch nếu siêu vi biến thể.

Romulus Breban không loại trừ kịch bản theo đó ngay mùa thu này, có thể một chủng mới của siêu vi corona sẽ xuất hiện.

Tập Cận Bình và thái độ rụt rè của Châu Âu

Hồng Kông : Bầu cử bị dời một năm, từ tháng 9 này qua tháng 9 năm sau. Bắc Kinh siết chặt tình hình Hồng Kông. Tập Cận Bình tha hồ dùng sức mạnh. Thương cảm cho dân Hồng Kông và những người trẻ vì tranh đấu cho tương lai phải bị giam cầm hay bị truy nã mà không biết minh bị tội gì, Le Monde lên án Tập Cận Bình, Donald Trump và thái độ rụt rè của Châu Âu.

Trong bài xã luận "Tha hồ dùng sức mạnh", Le Monde gọi đây là "nét đặc trưng" của chính sách của Tập Cận Bình : Từ đàn áp xã hội công dân, giam cầm tập thể người Duy Ngô Nhĩ, cho đến thanh trừng nội bộ dưới chiêu bài chống tham nhũng,Tập Cận Bình, lãnh đạo Nhà nước đảng trị, luôn ra tay thô bạo hơn dự kiến. Chính sách đàn áp tại Hồng Kông cũng không phải là một ngoại lệ.

Phương pháp tinh vi, thô bạo, Bắc Kinh siết gọng kềm khống chế Hồng Kông, chà đạp những dấu tích dân chủ cuối cùng. Quyết định dời cuộc bầu cử lập pháp dự kiến vào ngày 06 tháng 09 thêm một năm được xem là giai đoạn đàn áp kế tiếp.

Ẩn số duy nhất là Bắc Kinh sẽ sử dụng luật an ninh quốc gia để làm gì ?

Chính quyền Trung Quốc chỉ cần làm cho dân Hồng Kông sợ hãi là đạt được mục đích rồi nhưng vì sao lại mạnh tay quá đáng : Hôm thứ Tư, bốn học sinh, sinh viên tuổi 16, đôi mươi, bị bắt giam trong khuôn khổ đạo luật nghiêm khắc này. Chỉ vì tổ chức hội thảo trên mạng, họ có thể bị đưa sang Hoa lục xét xử và lãnh án tù cho đến chung thân.

Hai hôm sau, chính quyền Lâm Trịnh Nguyệt Nga thông báo dời bầu cử, viện lý do đại dịch. Nhưng theo Le Monde, không ai tin vào lý lẽ chính thức. Thực tế là Bắc Kinh lo sợ người dân Hồng Kông trút căm phẫn qua lá phiếu như qua cuộc bầu cử đại biểu cấp quận hồi tháng 11/2019.

Trung Quốc cũng không cần đóng kịch tôn trọng nguyên tắc "một quốc gia hai chế độ" nhất là trong lãnh vực tư pháp.

Trước tình trạng đàn áp này Tây phương phản ứng ra sao ?

Le Monde than phiền Châu Âu quá nhu nhược. Trừ một số phản ứng như hủy bỏ thỏa thuận dẫn độ và cấm xuất khẩu sang Hồng Kông trang thiết bị nhạy cảm, có thể được sử dụng để đàn áp, Châu Âu vẫn xem Trung Quốc là ưu tiên trong lãnh vực thương mại.

Điều trớ trêu là quyết định của Hồng Kông đình hoãn bầu cử thông báo vào lúc một ngày trước đó, tại Hoa Kỳ, tổng thống Donald Trump cũng gợi ý dời bầu cử tổng thống tháng 11. Sự kiện chủ nhân Nhà Trắng có ý định sắp xếp lịch trình bầu cử sao cho có lợi cho cá nhân, chỉ làm cho mọi chỉ trích tình hình Hồng Kông trở thành vô nghĩa.

Les Echos cũng chỉ trích "thái độ rụt rè của Tây phương" trước sự kiện hàng chục ứng cử viên đối lập tại Hồng Kông bị cấm ứng cử.

La Croix đăng bức thư của một độc giả, có quan hệ gắn bó với Hồng Kông, bày tỏ lo ngại khi thấy "đế quốc Trung Hoa ngày càng hung hãn và thô bạo từ Tây Tạng cho đến Tân Cương và Biển Đông. Sau Hồng Kông, chắc chắn sẽ đến phiên Đài Loan. Thế mà Châu Âu nay đã quá lệ thuộc vào Trung Quốc, từ cái bóng đèn cho đến dụng cụ thể thao.

Độc giả này lo ngại : Hãy nhìn những đầu cầu mà Bắc Kinh cắm đặt tại Châu Âu. Đương nhiên, không phải công ty Trung Quốc nào cũng là tay chân của đế quốc Trung Hoa, nhưng Châu Âu phải cảnh giác trước một bạo chúa mà các nhà độc tài khác trên thế giới này không đứng tới vai.

Nhiều nhà độc tài trên thế giới đang bị dân chúng phản kháng dữ dội 

Chan-o-Cha ở Thái Lan, Putin ở Liên bang Nga và nhất là Lukachenko của Belarus bất ngờ đối mặt với một nữ ứng cử viên tổng thống 37 tuổi, vợ của một nhà báo công dân đang ngồi tù.

Cơn giận "dễ hiểu của các em sinh viên" Thái ?

Bùng lên từ nhiều tháng nay tại Thái Lan, phong trào sinh viên đòi giải thể chế độ độc tài quân nhân khởi sắc trong hai tuần lễ qua. Theo Libération, tuổi trẻ Thái Lan xuống đường không ngừng nghỉ đòi chế độ "trả lại tương lai". Từ ngày 18/07, các yêu sách cứng rắn hơn và cụ thể hơn : Công khai chống chế độ vương triều trong bối cảnh nhà vua Rama đệ thập (Rama 10) quyết định sang Đức trốn dịch Covid.

Trước đó, sinh viên biểu tình trình diễn lại một khúc phim lịch sử làm sụp đổ chế độ quân chủ chuyên chế năm 1932 : Các ông vua chuyển tài sản ra nước ngoài, sẵn sàng bỏ rơi thần dân cho chết đói trong khi đất nước sụp đổ.

Tuy nhiên, mục tiêu chính của phong trào phản kháng là tấn công vào tính không chính danh của chính phủ Thái Lan, một nhóm quân nhân cầm quyền sau cuộc đảo chính năm 2014.

Cho đến bây giờ, thủ tướng Chan-o- Cha cố giữ thái độ "thông cảm" với những người được gọi là "các em thanh niên nổi giận". Thái độ ôn hòa này tương phản với những lời nặng nề mà thủ tướng Chan-o- Cha dùng để chỉ trích phong trào nông dân Áo Đỏ mà ông xem là "đám nông dân theo cộng sản" thiếu học, nên không hiểu gì chuyện chính trị.

Nga : Làn sóng phản kháng chưa từng thấy

Tại Liên bang Nga, tổng thống Putin đang đối mặt với một làn sóng phản kháng chưa từng thấy từ một vùng ở miền Viễn Đông đang sôi sục. Mỗi cuối tuần là có hàng chục ngàn dân ở Khabarovsk, bất chấp nắng mưa, xuống đường đòi chính quyền trung ương phải trả tự do cho thống đốc Serguei Fourgal, bác sĩ y khoa, bị Moskva cáo buộc là mafia, giết người, một nghi án cách nay 15 năm.

Theo đặc phái viên của Les Echos, trong mắt người dân địa phương, thống đốc do 70% cử tri bầu lên, bị chính quyền Putin triệt hạ vì uy tín cao. Danh sách thủ lãnh xã hội đen đã rõ, trong số này không có Serguei Fourgal.

Nhưng ngoài việc bênh vực nhà chính trị địa phương, người dân Khabarovsk còn có nguyên nhân sâu xa khác. Đó là "muốn thay đổi, muốn một nước Nga dân chủ" như tuyên bố của một phụ nữ biểu tình. Nhân chứng này cho biết bà rất chán ngán chế độ này, rất căm phẫn chính sách của Putin, làm thu nhập của người dân bị giảm đi, đối lập bị đàn áp, chính quyền khinh thường các vùng xa xôi, truyền thông Nhà nước nói dối…".

Belarus, nhà độc tài Lukachenko đụng "lá át cơ" của đối lập

Sau khi vô hiệu hóa các chính trị gia đối thủ tiềm tàng, tổng thống Bielarus nay phải đối mặt với một phụ nữ trẻ mà theo thăm dò ý kiến có thể kết thúc sự nghiệp lãnh đạo từ năm 1994 đến nay.

Libération đưa bức ảnh một phụ nữ gương mặt rạng rỡ trước một rừng người ủng hộ trong một cuộc mít-tinh vận động bầu cử cho ngày 09/08/2020. Nhật báo thiên tả chơi chữ : Lá át cơ của đối lập. La Croix giới thiệu chân dung của Svetlana Tikhanovski, 37 tuổi, biểu tượng của khát vọng đổi mới chính trị ở Belarus.

Theo một nhà phân tích ở Minsk, tổng thống Lukachenko bị mất tinh thần. Bằng chứng là trong những ngày qua, sau những lời công kích mang tính kỳ thị phụ nữ, ông đe dọa bắt cóc hai đứa con của đối thủ. Hiện giờ hai đứa bé đã được đưa sang một nước trong Liên Hiệp Châu Âu lánh nạn.

Cuối cùng, hôm nay, nước Ý khánh thành chiếc cầu xa lộ Morandi ở Genova bị sập cách nay hai năm. Le Figaro xem đây là một trong những biểu tượng của nước Ý hồi sinh, một chiến thắng của thủ tướng Giuseppe Conte. Ông vừa lãnh đạo cuộc chiến khống chế khủng hoảng đại dịch Covid, vừa được Liên Hiệp Châu Âu trợ cấp một ngân sách vực dậy kinh tế khá dồi dào.

Cũng trong lãnh vực phục hồi kinh tế, Les Echos trình bày kế hoạch chay đua nước rút của bộ kinh tế, tài chính Pháp trong bối cảnh GDP của các thành viên gạo cội Châu Âu, kể cả Pháp và Đức bị rơi từ 10% đến 18%.

Tú Anh

Published in Châu Á

Vì sao Bắc Kinh ban hành Luật an ninh Hồng Kông ?

Trương Nhân Tuấn, 05/07/2020

Có nhiều lý do để Trung Quốc ban bố Luật an ninh quốc gia khu vực Hong Kong. An ninh quốc gia cũng có mà chính trị cũng có.

hongkong1

Đảng cộng sản Trung Quốc lo ngại các yêu sách "dân chủ", "độc lập"... lây lan qua các tỉnh, địa phương lân cận (Vân Nam, Quảng Đông... vốn có truyền thống "độc lập" từ xưa.

Các cuộc biểu tình, với đủ các sắc thái yêu sách, từ việc yêu cầu Bắc kinh tôn trọng "quyền độc lập về tư pháp" xảy ra hồi năm ngoái, cho tới các phong trào dân chủ, phong trào "Hong Kong độc lập"... xảy ra gần đây mà cường độ mỗi ngày một gia tăng, người tham gia ngày thêm đông đảo, tuần nào cũng có biểu tình, bạo động...

Dĩ nhiên lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc lo ngại các yêu sách "dân chủ", "độc lập"... lây lan qua các tỉnh, địa phương lân cận (Vân Nam, Quảng Đông... vốn có truyền thống "độc lập" từ xưa. Trong khi các vùng "tự trị" như Tây tạng, Tân cương... mặc dầu đàn áp sắt máu nhưng tình hình còn lâu lắm mới ổn định.

Kinh tế không còn là điều cản trở vì "trọng lương" GDP của Hong Kong hiện nay thua xa Thẩm quyến ở kế bên. Trung Quốc cũng không lo ngại Mỹ trừng phạt (kinh tài hay tiền tệ), đơn giản vì "ném chuột bể đồ". Tài phiệt Mỹ "dính chân" ở Hong Kong khoảng 400 tỉ đô la đầu tư và lợi nhuận là 300 tỉ năm.

Câu hỏi là vì sao ra luật An ninh quốc gia Hong Kong trong lúc này ?

Theo tôi, như đã bàn hôm trước, "thời cơ" là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhiệm kỳ của Trump mở ra cho Trung Quốc một cơ hội ngàn năm một thuở để thực hiện một số tham vọng địa chính trị trong khu vực. Báo chí đăng tin Tập Cận Bình ủng hộ Trump thắng cử thêm nhiệm kỳ nữa là điều dễ hiểu.

Trung Quốc mọi cách phải "triệt tiêu" mầm mống đòi dân chủ và độc lập ở Hong Kong. Việc này, nói như viên chức Việt Nam, "càng để lâu càng khó"... Vì "dân chủ", "độc lập"... như bịnh Covid19, lây lan rất nhanh.

Tuy nhiên, tôi có nói hôm qua. Việc ra luật An ninh quốc gia của Bắc kinh có thể "lợi bất cập hại". Không phải do phản ứng từ Mỹ mà từ các nước Tây phương, nhứt là các quốc gia Anh, Úc, Canada, Tân Tây lan, Ấn độ... các quốc gia thuộc khối Thịnh vương chung, cùng "tôn thờ" Nữ hoàng.

Tập cận bình "bội ước" với Anh, dĩ nhiên Anh không còn tôn trọng Tuyên bố chung 1997.

Bước đầu, thấy được, qua việc Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm rồi cho biết Anh sẽ ban giấy thông hành Anh (lãnh thổ hải ngoại) cho khoảng 3 triệu dân Hong Kong. Điều này hiển nhiên Anh quốc đã khẳng định trách nhiệm của Anh quốc đối với "thần dân" của Nữ hoàng. Vụ này Bắc kinh tức thì lên tiếng phản đối, cho rằng Hong Kong là vấn đề "nội bộ" của Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc "hả miệng mắc quai".

Điều ta (rất có thể) sẽ thấy sắp tới, khi các "nghị sĩ" trẻ của Hong Kong thành lập một hình thức "Nghị viện lưu vong". Điều này chính đáng vì những người này "đại diện thật sự" cho dân Hong Kong, được dân ở đây lựa chọn bằng lá phiếu.

Điều ta hy vọng (cho Trung Quốc một cây búa) các quốc gia Châu Âu "nhìn nhận" Nghị viện lưu vong là đại diện chính đáng "quyền" và "lợi ích" của Hong Kong. Tức là tài sản của Hong Kong (tòa lãnh sự, cơ ngơi, tài sản các ngân hàng Hong Kong ở hải ngoại... sẽ "giao" cho "Nghị viện lưu vong" quản lý. Việc này tương tự tài sản của Venezuela hải ngoại giao cho tổng thống Juan Guaidó...

Điều này sẽ rất cần thiết. Ước lượng có khoảng 2 triệu dân Hong Kong tị nạn cần sư trợ giúp tài chánh trong vài năm đầu định cư nơi xứ khác. Nghị viện lưu vong phải có ngân sách để "bảo hộ" các "công dân" của họ.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : nhantuan.truong, 05/07/2020

*******************

Hong Kong : Trung Quốc có nguy cơ ‘xôi hỏng, bỏng không’

BBC, 04/07/2020

Luật an ninh quốc gia cho Hong Kong có thể khiến Trung Quốc sẽ tự chuốc lấy nhiều mối hại hơn là có lợi, theo nhận định của một số nhà quan sát Việt Nam.

hongkong2

Hong Kong : hàng trăm người bị bắt vì biểu tình ngày 1/7

Từ Hà Nội, cựu Trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam, nhà nghiên cứu Trung Quốc, bà Nguyễn Nguyên Bình nói với BBC :

"Việc mà Trung Quốc thay đổi chính sách này là do tại chính Trung Quốc chứ không phải tại nhân dân Hong Kong, khi đưa ra luật dẫn độ, thì họ đã dần dần biến Hong Kong từ lời hứa về một quốc gia, hai chế độ, với các luật dần dần được đưa vào, đã biến Hong Kong trở thành 'một quốc gia, một chế độ' chứ làm gì còn là hai nữa".

"Tôi nghĩ rằng cái này sẽ gây chính sự thiệt thòi cho Trung Quốc, tại vì Trung Quốc muốn Hong Kong là một trung tâm tài chính, rồi trung tâm thương mại để thu hút những giao lưu tài chính, thương mại thì Trung Quốc có lợi.

"Nhưng Trung Quốc bây giờ một mặt lại muốn là quản lý giống như là trên lục địa, thế thì rõ ràng là Trung Quốc quá tham vọng tức là cái việc gì cũng muốn, thế cho nên có nguy cơ rất cao là xôi hỏng mà bỏng cũng không.

"Thế giới và khu vực từ nay sẽ càng suy nghĩ khác về Trung Quốc, như dân Đài Loan đã nói rồi rằng càng đối xử với Hong Kong như thế, thì người ta sẽ càng không tán thành việc 'về với Trung Quốc' theo mô hình mà Trung Quốc lâu nay nói là 'một quốc gia, hai chế độ' đó, và nay không bao giờ họ chịu trở về với Trung Quốc.

"Tôi nghĩ rằng con người, cũng như quốc gia, khi quá tham vọng, tham vọng chồng thêm tham vọng thì có thể sẽ trở nên mù quáng và sẽ không còn có thể phân biệt được giới hạn, mức độ nữa. Bây giờ Trung Quốc bộc lộ quá nhiều tham vọng, cái gì cũng muốn vơ vét cho mình thì thế giới bây giờ càng ngày càng mất lòng tin vào họ.

hongkong3

Người biểu tình gây rúng động Hong Kong trong nhiều tháng ròng vào năm 2019

'Hoàn toàn tước đoạt'

Từ Sài Gòn, nhà báo tự do, nhà hoạt động Sương Quỳnh bình luận với BBC :

"Theo tôi luật an ninh quốc gia với Hong Kong mà Trung Quốc vừa đưa ra đã hoàn toàn tước đoạt quyền tự chủ của nhân dân Hong Kong, do đó ngay lập tức kèm với những vụ bắt bớ hàng trăm người trên thực tế ngay từ hôm 01/7 và có thể sẽ không ngừng lại, đã làm cho người dân Hong Kong hoàn toàn bị mất đi quyền dân chủ của mình, không còn như những gì Trung Quốc đã ký kết với Anh quốc về "một quốc gia, hai chế độ".

"Từ Việt Nam, với nhãn quan của giới hoạt động dân chủ, nhân quyền và xã hội dân sự, tôi thấy rằng mặc dù những bất lợi đang diễn ra với các phong trào ở Hong Kong, người Việt Nam vẫn có thể học hỏi được tinh thần kiên cường và tinh thần trường kỳ đấu tranh, liên tục đấu tranh bền bỉ, ngoài ra họ rất phong phú về những hình thức biểu tình, đấu tranh, trong đó có việc họ liên tục tận dụng quốc tế, đưa vấn đề ra quốc tế, để tạo áp lực liên tục từ bên ngoài, rồi họ biết cách kêu gọi các nước khác hiệp thông, đoàn kết và ủng hộ họ".

"Do đó, mặc dù có thể đã, đang và sẽ còn bị đàn áp, họ sẽ vẫn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của khu vực và thế giới".

hongkong4

Một cuộc biểu tình nhỏ diễn ra vào sáng thứ Tư

'Hành xử độc tài'

Từ Paris, hôm 02/7, nhà báo tự do Tường An bình luận với một thảo luận trực tuyến trên Facebook của BBC News Tiếng Việt :

"Chúng ta thấy đây là một hành xử rất độc tài đối với Hong Kong của nhà cầm quyền Trung Quốc. Cách đây hơn một tháng Mỹ đã đưa ra đã cảnh báo đưa ra những biện pháp đối với Trung Quốc nếu như Bắc Kinh thông qua và áp dụng đạo luật mới này.

"Nhưng mà dường như là Trung Quốc tỏ ra không e sợ Mỹ, cho nên mặc dù những lời đe dọa đó, một tháng sau, Trung Quốc vẫn đưa ra một đạo luật mà phải nói là rất đau buồn cho Hong Kong, đau buồn cho cả thế giới tự do, dân chủ…

"Việc Trung Quốc đưa ra đạo luật mới này thì hoàn toàn phản lại đạo luật cơ bản đối với Hong Kong mà Trung Quốc đã ký với Anh quốc cách đây 23 năm… mặc dù nhiều đảng phái, các nhóm hoạt động dân chủ, nhân quyền ở Hong Kong đã đang phải giải thể để tránh trở thành đối tượng bị trừng phạt của đạo luật do Bắc Kinh đưa ra, thì tôi vẫn hy vọng đâu đó sẽ tái xuất hiện những nhà hoạt động để họ khôi phục lại cuộc đấu tranh quan trọng này".

Từ Berlin, nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng nói với tọa đàm này về việc vì sao thế giới quan tâm tới Hong Kong, ông nói :

"Tôi không cho rằng từ trước đến nay các nước trên thế giới chỉ nước nào thì biết nước đó…, bởi vì việc cạnh tranh giữa các mô hình xã hội, cạnh tranh về mặt kinh tế luôn luôn xảy ra, cạnh tranh bao gồm việc chứng minh phần ưu việt của mình, đồng thời chỉ thấy rõ phần yếu của đối thủ.

"Trung Quốc bây giờ đang trên đà lấn lướt, Trung Quốc bây giờ có thể nói là đặt tất cả lên bàn, gọi là chơi bài ngửa, khi mà họ đã có thời gian dài thu mình lại, thì tất cả các nước khác cũng phải thể hiện mình và cũng phải có tác động thế nào đó để xu hướng của Trung Quốc không lấn át xu hướng của thế giới, phương Tây, thành ra Châu Âu vì sao xa vời thế mà vẫn quan tâm đến Hong Kong.

"Người ta không muốn một mô hình xã hội nào đó mà người ta thấy không phù hợp mà có cơ hội lan tỏa khắp thế giới, và điều này chúng ta đã thấy thời Chiến tranh lạnh ngày xưa đã có và tuy bây giờ Chiến tranh lạnh không còn, nhưng các cường quốc vẫn có một chính sách như vậy đối với cả thế giới.

"Họ dùng những gì họ đang có, sức mạnh hay cái thô bạo của họ, nhưng đường hướng về lâu dài, căn bản để mà họ thu phục lòng người thì tôi chưa thấy".

'Quan sát chăm chú'

Từ Hà Nội, nhà hoạt động xã hội dân sự, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói với BBC về quan tâm của giới hoạt động dân chủ, nhân quyền và dân sự ở Việt Nam, đồng thời đưa ra một so sánh :

"Vấn đề Hong Kong hiện nay là một chỉ dấu, thông tin, sự kiện mà các giới hoạt động dân chủ, tự do, nhân quyền và xã hội dân sự ở Việt Nam quan sát để người ta đón nhận như những ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam…

"Có thể ở Việt Nam, việc phải đối đầu với Trung Quốc có lẽ đã từ lâu rồi, người Việt Nam có lẽ có nhiều kinh nghiệm hơn người Hong Kong.

"Nhưng mà người Hong Kong lại có sự tiến bộ về mặt xã hội ủng hộ cho phong trào của họ, cũng như là điều kiện về mặt vật chất, về tài lực, về con người thì họ dồi dào hơn là ở Việt Nam rất nhiều, cho nên những bước đi của họ nhanh hơn tiến trình đấu tranh ở Việt Nam".

Cũng trong dịp này, hôm 03/7, hai nhà quan sát thời sự và chính trị khu vực đã chia sẻ đánh giá và tiếp theo là dự phóng của mình về vấn đề Hong Kong, liên quan chính trị Trung Quốc trong tầm nhìn khu vực và quốc tế.

Từ Sài Gòn, luật gia Hoàng Việt nói :

"Tôi cho rằng chắc chắn Trung Quốc đã tính toán kỹ việc thông qua luật an ninh ở Hong Kong như vậy. Và tính toán thì sẽ có mặt lợi và hại. Lợi là Trung Quốc đạt được các mục tiêu của mình. Hại là Trung Quốc sẽ gặp phản ứng từ các quốc gia trên thế giới.

"Vấn đề Hong Kong theo tôi sẽ có nhiều cách nhìn khác nhau. Có thể coi vấn đề Hong Kong thể hiện quan điểm khác biệt giữa Trung Quốc và phương Tây về các giá trị phổ quát như tự do và dân chủ. Nhưng cũng có thể đánh giá vấn đề Hong Kong nằm trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung. Theo đó thì ta có thể dự đoán rằng chừng nào cuộc thư hùng Mỹ - Trung kết thúc thì vấn đề Hong Kong mới có thể được giải quyết".

Còn từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore), Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời của Viện này nêu quan điểm :

"Luật an ninh Hong Kong, thực chất là sự phá bỏ chính sách một nước, hai chế độ mà Trung Quốc đã cam kết với Anh quốc. Phá bỏ cam kết đó, là phá bỏ một cam kết pháp lý quốc tế. Dù vậy, Trung Quốc vẫn cho rằng luật an ninh Hong Kong vẫn duy trì chính sách một nước, hai chế độ - đây là một hành xử bất chấp tất cả, đối đầu với cả thế giới văn minh.

"Tóm lại, tôi cho rằng Bắc Kinh quyết tâm bỏ chính sách một nước, hai chế độ đối với Hong Kong, và Hong Kong sẽ sớm trở thành một phần địa lý đồng nhất như các phần địa lý khác của Trung Quốc".

Nguồn : BBC, 04/07/2020

******************

Trung Quốc phản pháo Canada vì chỉ trích luật an ninh Hong Kong

VOA, 05/07/2020

Trung Quốc ngày th By phn pháo Canada vì ch trích lut an ninh quc gia ca Bc Kinh đi vi Hong Kong. Đây là ln khin trách th hai trong vòng mt tun mà đã làm tăng thêm căng thng trong mi quan h song phương.

hongkong5

Thủ tướng Justin Trudeau ngày th Sáu nói rng Canada s đình ch hip ước dn đ vi Hong Kong vì lut an ninh quc gia mà Trung Quc va ban hành.

Thủ tướng Justin Trudeau ngày th Sáu nói rằng Canada s đình ch hip ước dn đ vi Hong Kong bi vì lut này và b trưởng ngoi giao Canada gi lut này là "mt bước lùi đáng k" cho t do.

Đại s quán Trung Quc ti Ottawa nói trong mt phát biu trên website ca mình rng Canada đã "can thiệp thô bo" vào chuyn ni b ca Trung Quc, nói thêm rng lut mi s bo v an ninh Hong Kong.

"Một s nước phương Tây bao gm Canada đã can thip vào chuyn ni b Hong Kong dưới chiêu bài nhân quyn, vi phm nghiêm trng lut pháp quc tếcác chuẩn mc cơ bn ca quan h quc tế," mt phát ngôn viên nói trong phát biu.

Trung Quốc áp đt lut an ninh trong tun này bt chp s phn đi ca người Hong Kong và ch trích t các quc gia phương Tây nói rng lut đang đưa trung tâm tài chính này vào con đường đc đoán.

Các quan chức Hong Kong ngày th By nói h "rt tht vng" v vic Canada đình ch hip ước dn đ.

Reuters cho biết mt phát ngôn viên ca văn phòng th tướng ch ra mt phát biu ngày th Sáu ca b trưởng ngoi giao nhn mnh "lo ngại nghiêm trng" ca Canada vi lut này. Chính ph không bình lun gì thêm, ông nói.

Mối quan h gia Bc Kinh và Ottawa đã căng thng k t năm 2018 khi Canada bt gi Mnh Vãn Châu, giám đc tài chính ca công ty công ngh Huawei Technologies, theo một lnh bt gi ca M.

Sau khi bà Mạnh b câu lưu, Trung Quc bt gi công dân Canada Michael Kovrig, mt nhà ngoi giao tin nhim, và Michael Spavor, mt doanh nhân, vi cáo buc gián đip.

Trung Quốc cũng đã khin trách Canada mt tun trước v nhng chỉ trích ca Ottawa v vic truy t hai công dân Canada trên.

****************

Luật an ninh quốc gia : Bắc Kinh chỉ trích Ottawa can thiệp nội bộ Trung Quốc

Anh Vũ, RFI, 05/07/2020

Ngay sau khi Canada thông báo ngừng hiệp định dẫn độ với Hồng Kông để phản ứng với việc Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia lên đặc khu, ngày 04/07/2020, đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa đã ra tuyên bố lên án Canada "can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc" và "vi phạm luật pháp quốc tế". Canada là một trong những nước phương Tây có phản ứng mạnh mẽ về luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt lên Hồng Kông.

hongkong6

Thủ tướng Justin Trudeau họp báo tại Ottawa ngày 22/06/2020. Canada đã ngưng thực hiện hiệp định dẫn độ với Hồng Kông để phản đối luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt lên đặc khu. Reuters - Blair Gable

Từ Thượng Hải, thông tín viên Simon Leplâtre tường trình :

Bắc Kinh không muốn bị dạy dỗ về chuyện nhân quyền. Sau khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia triệt tiêu các quyền tự do ở Hồng Kông, Canada hôm qua đã quyết định ngừng thực hiện hiệp định dẫn độ với đặc khu hành chính đang mất dần quyền tự trị dưới sức ép của Bắc Kinh.

Trung Quốc liền đáp trả. Trong một tuyên bố đăng trên trang mạng của mình, sứ quán Trung Quốc tại Ottawa lên án những phê phán của Canada về luật an ninh quốc gia là "không có cơ sở và can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc".

Tuyên bố của đại diện ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh : "Một số nước phương Tây, trong đó có Canada, lấy cớ nhân quyền can dự vào công việc của Hồng Kông. Việc làm như vậy là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế".

Trung Quốc đã thông qua luật nói trên mà không tham khảo các quan chức chính trị Hồng Kông. Tuyên bố của sứ quán Trung Quốc khẳng định, luật an ninh quốc gia "sẽ củng cố khung pháp lý của Hồng Kông" và có lợi cho người dân đặc khu cũng như các nhà đầu tư quốc tế.

Trước đó, hôm thứ Sáu (3/7), thủ tướng Canada Justin Trudeau đã bày tỏ "quan ngại" về tình hình tại vùng đất thuộc địa cũ của Anh, đồng thời khẳng định Canada kiên quyết tin vào nguyên tắc "một đất nước, hai chế độ" nhằm bảo đảm cho tới năm 2047 dân Hồng Kông được hưởng các quyền tự do mà ở Trung Quốc không có,.

Quan hệ giữa Canada và Trung Quốc vốn đã rất căng thẳng vì chuyện thủ tục dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu, một lãnh đạo của tập đoàn Hoa Vi, sang Hoa Kỳ. Để trả đũa vụ này, Trung Quốc vừa truy tố hai công dân Canada, Michael Kovrig và Michael Spavor vì tội làm gián điệp.

Anh Vũ

*********************

Hồng Kông : Sách cổ vũ dân chủ bị rút khỏi các thư viện

Anh Vũ, RFI, 05/07/2020

Một hệ quả của luật an ninh quốc gia sau vài ngày được áp dụng tại đặc khu hành chính Hồng Kông trong lĩnh vực sách báo : Hãng tin Pháp AFP ngày 05/07/2020 cho biết các đầu sách của những tác giả thuộc phong trào dân chủ Hồng Kông đang bắt đầu biến mất khỏi các thư viện của thành phố.

hongkong7

Hoàng Chi Phong, một trong những tác giả mà sách bị rút khỏi các thư viện ở Hồng Kông. Reuters - Joshua Roberts

Trong số các tác giả bị rút sách có Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), một trong những lãnh đạo phong trào sinh viên dân chủ và bà Trần Thục Trang (Tanya Chan), nghị sĩ ủng hộ dân chủ nổi tiếng của Hồng Kông.

Với việc áp đặt nhanh chóng luật an ninh quốc gia, chính quyền Bắc Kinh muốn thiết lâp ổn định ở đặc khu sau các cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ bùng lên từ năm ngoái. Trung Quốc vẫn biện hộ là bộ luật chỉ tác động đến một số ít đối tượng.

Ngay sau khi luật được áp dụng chính thức, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ những người bị cho là tàng trữ các biểu tượng đòi độc lập hay đòi mở rộng quyền tự trị cho Hồng Kong. Bên cạnh đó, các khẩu hiệu, áp phích có nội dung ủng hộ phong trào dân chủ cũng bị gỡ bỏ.

Trên Facebook, nhà hoạt động Hoàng Chi Phong gọi việc làm trên của chính quyền là "cuộc khủng bố trắng" các quyền tự do ngôn luận bằng công cụ luật an ninh quốc gia.

AFP cho biết, tại Hồng Kông, tìm kiếm trong các thư viện trên mạng internet thì thấy ít nhất các đầu sách của tác giả Hoàng Chi Phong, Trần Thục Trang hay của nhà trí thức Trần Vân (Chin Wan) đã không còn.

Sở Văn hóa - Giải trí thành phố giải thích đơn giản là các sách trên bị rút khỏi thư viện vì có nội dung "vi phạm luật an ninh quốc gia". 

Anh Vũ

********************

Trịnh Nhạn Hùng nắm an ninh Hong Kong, giới đấu tranh mở 'Nghị viện lưu vong'

BBC, 03/07/2020

Trong động thái mới nhất để trực tiếp kiểm soát vấn đề an ninh ở Hong Kong, chính quyền Trung Quốc cử cựu Bí thư Quảng Đông, ông Trịnh Nhạn Hùng (Zheng Yanxiong) phụ trách Văn phòng An ninh ở Hong Kong.

hongkong8

Quốc Vụ viện Trung Quốc đã bổ nhiệm ông Trịnh Nhạn Hùng giữ chức người đứng đầu Văn phòng Bảo vệ An ninh Quốc gia của chính quyền trung ương Trung Quốc tại Hong Kong. (Nguồn: globaltimes.cn)

Thế nhưng ông Trịnh nổi tiếng hơn vào thời gian làm bí thư Sán Vĩ, và xử lý cuộc đấu tranh của nông dân Ô Khảm.

Hồi cuối 2011, ông từng lên án người dân Ô Khảm "liên lạc, phát biểu với các tổ chức truyền thông nước ngoài thối nát" mà không nói chuyện với chính quyền.

Cùng lúc, Bắc Kinh bổ nhiệm ông Lạc Huệ Ninh làm cố vấn an ninh cho bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga), Chủ tịch Hành Chính Hong Kong.

Hiện ông Lạc Huệ Ninh là chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc của Bắc Kinh tại Hong Kong, còn quan chức Hong Kong Eric Chan sẽ chuyển sang làm chủ tịch ủy ban an ninh của Hong Kong.

Trong lúc tình hình tiếp tục căng thẳng, ông Simon Cheng, cựu nhân viên Lãnh sự quán Anh tại Hong Kong tuyên bố các nhà đấu tranh "sẽ lập ra Nghị viện lưu vong" để lên tiếng với thế giới về tình hình Hong Kong, theo tờ The Guardian ở Anh hôm 03/07.

Ông Cheng từng bị công an Trung Quốc bắt và sau khi được thả, ông báo buộc họ "tra tấn" và ép cung ông.

hongkong9

Ông Lạc Huệ Ninh và bà Carrie Lam

Simon Cheng nay đã được Anh Quốc đồng ý cho tỵ nạn chính trị.

Chính phủ Anh mới đây tuyên bố để cho cả ba triệu người sinh trước năm 1997 ở Hong Kong được quyền xin hộ chiếu quốc gia Anh hải ngoại British National Overseas (BNO).

Hiện 300 nghìn người Hong Kong đã có hộ chiếu BNO cho phép họ sang Anh và xin định cư nếu muốn.

Tuy nhiên, chính phủ Anh thừa nhận rằng nếu Trung Quốc "không cho người mang hộ chiếu BNO xuất cảnh" thì Anh khó có thể làm gì được.

Hiện Hong Kong có 7,4 triệu dân, trong đó người từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sang sinh sống làm ăn có thể lên tới 1 triệu rồi.

Vụ Ô Khảm bùng lên hai lần

Dân làng Ô Khảm, thuộc Sán Vĩ, Quảng Đông biểu tình tuần hành tập thể từ 12/12/2011 vì một người đại diện, ông Tiết Cẩm Ba đã chết trong tay công an Trung Quốc.

Chính quyền đã bao vây hàng nghìn dân trong làng và dùng công an phong tỏa cả làng, ngăn việc đem thức ăn từ ngoài vào.

Dân Ô Khảm cáo buộc quan chức chính quyền địa phương chiếm đất của họ rồi bán kiếm lời mà không bồi thường đúng mức.

Họ cũng tin rằng ông Tiết bị công an giết còn nhà chức trách cho là ông "chết bệnh".

Sang năm 2012, chính quyền cho dân bầu ông Lâm Tố Tuyến làm xã trưởng nhằm chấm dứt hàng tháng biểu tình phản đối việc bị thu hồi đất bất hợp pháp.

Nhưng đến năm 2016 tình hình Ô Khảm lại nóng lên sau khi chính quyền bắt ông Lâm vì các cáo buộc mà người dân cho là ngụy tạo.

Người dân lại rào làng chặn công an và nhà chức trách cho bắt hàng loạt nhân vật đấu tranh là nông dân.

Vào ngày 8/9/2016, ông bị bỏ tù với án trên ba năm và với mức phạt 400 ngàn nhân dân tệ (khoảng 60 ngàn đô la Mỹ).

Hoàn cầu Thời báo khi đó thừa nhận vẫn còn đang có tranh chấp đất đai nhưng lên án các "phần tử gây rối".

Chính quyền sau ̣đó treo giải thưởng 100 nghìn tệ để bắt những người bỏ trốn.

*****************

Trung Quốc chỉ định tân lãnh đạo an ninh Hồng Kông

Thanh Hà, RFI, 03/07/2020

Ngày 03/2020 Bắc Kinh bổ nhiệm ban lãnh đạo Văn phòng An ninh Quốc gia tại Hồng Kông. Đứng đầu cơ quan này là ông Trịnh Nhạn Hùng (Zheng Yanxiong), 57 tuổi. Nhân vật này được biết đến nhiều từ năm 2011 trong vụ dân làng Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông chống chính quyền tước đoạt đất đai.

hongkong10

Lực lượng an ninh chống bạo động được triển khai tại Hồng Kông trước các cuộc biểu tình chống luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc ngày 01/07/2020. Reuters - Tyrone Siu

Một khi luật an ninh quốc gia "nhằm bảo vệ" Hồng Kông có hiệu lực, Trung Quốc chỉ định ba quan chức lãnh đạo Văn Phòng An Ninh Quốc Gia Hồng Kông. Ông Trịnh Nhạn Hùng hiện là thường vụ tỉnh ủy Quảng Đông. Văn phòng này không thuộc quyền quản lý của chính quyền đặc khu Hồng Kông.

Phe dân chủ tổ chức lại để tiếp tục đấu tranh

Với luật an ninh mới vừa có hiệu lực, một số nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông đã tìm đường lưu vong như trường hợp của La Quán Thông (Nathan Law). Trên Facebook, anh cho biết đã tìm đường ra nước ngoài để tiếp tục công cuộc đấu tranh cho dân chủ Hồng Kông. Các phong trào phản kháng ý thức được đó là một con đường đầy nguy hiểm và chông gai đang mở ra trước mặt, như phóng sự của thông tín viên Florence de Changy cho thấy :

"Ngay từ khi dự luật mới vừa được thông báo, hàng ngàn người dân Hồng Kông đã trang bị hệ VPN trên máy tính cá nhân. Họ cũng đã xóa hết những hình ảnh, những mối liên hệ và tất cả những thông tin trên mạng liên quan đến công cuộc đấu tranh. Trên những diễn đàn mạng thường thấy như Telegram và Linden (LIHKG), lượng người tham gia đã giảm sụt hẳn.

Nhưng điều mà số này lo ngại hơn cả là bị những người thân, hàng xóm và thậm chí là cả các thành viên trong gia đình tố cáo. Một sự cố vừa qua đã cho thấy mối lo này là có cơ sở : Một thanh niên đã cố tình làm bị thương một viên cảnh sát, bị một người thân tố cáo với cảnh sát. Thanh niên này đã bị bắt vài giờ sau đó khi đang ở trên máy bay để sang Luân Đôn.

Tomy lo ngại đề xuất của cựu trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh (Leung Chun Ying) treo tiền tưởng có thể lên tới 120.000 euro, đẩy nhiều người biểu tình vào thế nguy hiểm. Tomy cho biết : Ông Lương Chấn Anh có thể là đã được Bắc Kinh hậu thuẫn, tuyên bố thưởng đến một triệu đô la Hồng Kông cho những ai cung cấp thông tin cho cảnh sát và bên bộ an ninh.

Trước một thời kỳ mà nhiều người gọi là giai đoạn "đầy sợ hãi" hay thậm chí là một cuộc "Cách mạng Văn hóa mới", để tiếp tục đấu tranh, nhiều người phải tìm đường kháng cự và hoạt động bí mật".

Thanh Hà

**********************

Hồng Kông : Hạ Viện Mỹ thông qua luật trừng phạt Trung Quốc

Thụy My, RFI, 02/07/2020

Hôm 01/07/2020, Hạ Viện Hoa Kỳ nhất trí thông qua một dự luật trừng phạt các quan chức Trung Quốc đã vi phạm quyền tự trị của Hồng Kông. Văn bản này có hơi khác dự luật đã được Thượng Viện thông qua ngày 25/06, sẽ được đưa trở lại Thượng Viện và sau đó tổng thống Donald Trump chuẩn y.

hongkong11

Những người bị cảnh sát bắt giữ trong cuộc biểu tình chống luật an ninh quốc gia ngày 01/07/2020. Reuters - Tyrone Siu

Dự luật được cả phe Cộng hòa lẫn Dân chủ ủng hộ, nhằm tăng cường áp lực lên Bắc Kinh, ngoài những biện pháp đã được chính quyền Mỹ loan báo từ khi Trung Quốc loan báo luật an ninh quốc gia về Hồng Kông. Một thượng nghị sĩ dân chủ cho biết văn bản của Hạ Viện chỉ có một ít thay đổi về kỹ thuật, chắc chắn hôm nay được Thượng Viện thông qua.

Theo dự luật, Washington có thể trừng phạt "các lãnh đạo Đảng cộng sản chịu trách nhiệm về luật an ninh Hồng Kông", các đơn vị cảnh sát đàn áp người biểu tình, và kể cả các ngân hàng có những "giao dịch đáng kể" với các đối tượng bị trừng phạt. Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm qua còn đe dọa không loại trừ việc sẽ mạnh tay hơn nữa, sau khi đã rút lại quy chế ưu đãi dành cho Hồng Kông.

Trước đó IPAC (Liên minh nghị sĩ nhiều nước về vấn đề Trung Quốc) đã ra thông cáo đề nghị các chính phủ nỗ lực giảm lệ thuộc vào Trung Quốc, có chương trình cứu trợ các nhà đấu tranh Hồng Kông bị đe dọa, Liên Hiệp Quốc cử đặc phái viên đến Hồng Kông để giám sát.

Biden cáo buộc Trump "hèn nhát"

Cũng ngày 01/07/2020, ứng cử viên dân chủ Joe Biden tố cáo cách xử sự "hèn nhát" của tổng thống Donald Trump trước cuộc khủng hoảng Hồng Kông. Ông Biden hứa hẹn nếu đắc cử, sẽ cứng rắn hơn đối với các vụ vi phạm nhân quyền của Trung Quốc. Cụ thể là "áp dụng toàn bộ" các luật về nhân quyền ở Hồng Kông và Tân Cương, áp đặt trừng phạt kinh tế.

Úc, Đài Loan muốn giúp người Hồng Kông tị nạn

Thủ tướng Úc Scott Morrison hôm 02/07/2020 tuyên bố tình hình Hồng Kông "rất đáng quan ngại", và loan báo chính phủ Úc sẽ có những động thái tích cực liên quan đến việc tiếp nhận người dân từ cựu thuộc địa Anh. Trả lời câu hỏi của một nhà báo, liệu có khả năng Úc đưa ra một quy chế tị nạn cho người Hồng Kông hay không, ông Morrison trả lời "Có", chính phủ sẽ nhanh chóng nghiên cứu.

Quan hệ giữa Úc và Trung Quốc đang căng thẳng. Canberra khiến Bắc Kinh giận dữ vì kêu gọi mở điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc virus corona, tố cáo chính sách ngoại giao hung hăng và thiếu trung thực của Trung Quốc. Trung Quốc trả đũa bằng cách trừng phạt hàng nhập khẩu từ Úc, hạn chế du lịch và du học tại Úc. Giữa tháng Sáu, nước Úc bị tấn công tin học quy mô, mà theo báo chí là từ Trung Quốc.

Thụy My

********************

Luật sư Hồng Kông lo ngại về Luật an ninh quốc gia

Trọng Thành, RFI, 02/07/2020

Liên đoàn Luật sư Hồng Kông ngày 01/07/2020 "lo ngại sâu sắc" về luật an ninh Hồng Kông. Lý do, luật có thể được sử dụng một cách "võ đoán", nhằm đè bẹp các quyền tự do căn bản tại Hồng Kông.

hongkong12

Giới luật sư Hồng Kông lo ngại luật an ninh mới được ban hành là công cụ để Bắc Kinh bóp chết mọi quyền tự do tại thuộc địa cũ của Anh. AP - Kin Cheung

Theo AFP, Liên đoàn Luật sư Hồng Kông ra thông cáo "bày tỏ lo ngại sâu sắc về nội dung của Luật an ninh quốc gia và phương thức thực thi của luật này". Trong bản phân tích dài 5 trang, Liên đoàn Luật sư Hồng Kông nhấn mạnh các tội danh được định nghĩa một cách "rất mơ hồ", có thể bị chính quyền sử dụng một cách "võ đoán" và như một phương tiện để "đè bẹp các quyền tự do căn bản, trong đó có các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do hội họp".

Liên đoàn Luật sư Hồng Kông tố cáo chính quyền Bắc Kinh đã "hoàn toàn không hề tham vấn các luật sư, thẩm phán, cảnh sát và cư dân Hồng Kông" về bộ luật mới này, đặc biệt là về "các tội danh nghiêm trọng trong luật, trước khi luật có hiệu lực". Luật mới là công cụ để Bắc Kinh can thiệp trực tiếp vào tư pháp Hồng Kông, vốn được coi là độc lập cho đến nay. Công an Trung Quốc cũng có thể lần đầu tiên được phép hoạt động trên lãnh thổ Hồng Kông.

Quyền hạn theo dõi của cảnh sát cũng được mở rộng. Việc nghe lén không được đặt dưới sự giám sát của tư pháp. Chính quyền có quyền tổ chức các phiên tòa kín. Theo đánh giá của các luật sư Hồng Kông, luật an ninh quốc gia Trung Quốc vừa ban hành "khắc nghiệt hơn rất nhiều so với dự kiến" và quy chế tự trị của đặc khu vừa bị khai tử.

Một điều đặc biệt đáng lo ngại khác là, với luật an ninh quốc gia mới, tư pháp Trung Quốc có thể xét xử các vụ vi phạm an ninh quốc gia ở nước ngoài, kể cả bởi người nước ngoài.

Về mặt chính thức, Luật an ninh quốc gia là nhằm trừng trị các tội "ly khai, lật đổ, khủng bố và đồng lõa với các thế lực nước ngoài". Nhưng đối với những người phản đối, luật này là hành động đáp trả lại phong trào biểu tình rộng lớn chống dự luật dẫn độ sang Trung Quốc hồi năm ngoái 2019, buộc chính quyền thân Bắc Kinh phải rút lại dự luật, Bắc Kinh lo sợ phong trào đòi dân chủ tại Hồng Kông bùng lên vượt quá tầm kiểm soát.

Về tình hình tại chỗ hôm qua, hàng nghìn người biểu tình bất chấp lệnh cấm và luật an ninh mới. Cảnh sát Hồng Kông đã tiến hành loạt bắt bớ đầu tiên, căn cứ theo luật mới. Trong số 370 người bị bắt, 10 người bị coi là vi phạm Luật an ninh quốc gia.

Trọng Thành

Published in Diễn đàn

Hồng Kông : "Ruồi muỗi" trêu tức Bắc Kinh

 

Hồng Kông trong ngõ cụt, mối đe dọa nguyên tử quay trở lại, ứng viên Dân chủ nào có thể đối đầu với Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020, đó là mối quan tâm chính của các tuần báo Pháp kỳ này.

hk1

Các thanh niên biểu tình phong tỏa một con đường ở Hồng Kông ngày 21/06/2019. Reuters/Tyrone Siu

30 năm sau Thiên An Môn, đàn áp có tái diễn ?

"Hồng Kông, sự bất khả của một hòn đảo", đó là tựa đề bài viết của Christian Makarian trên L’Express. Tác giả nhắc lại câu nói của Đặng Tiểu Bình : "Nếu Trung Quốc mở cửa, ruồi muỗi chắc chắn sẽ bay vào". Chắc rằng chính quyền Bắc Kinh ngày nay coi lớp trẻ biểu tình ở Hồng Kông như những chú ruồi muỗi vo ve, khó mà đập chết được, tuy nhiên không phải là mối nguy hại lớn.

Cuộc xuống đường vĩ đại với 2/7 triệu dân tham gia, không bạo lực, của những người trẻ có giáo dục, hoàn toàn cởi mở với thế giới - di sản của 155 năm dưới sự điều hành của Anh quốc - đã chứng tỏ sự chín chắn của phong trào : bất tuân dân sự chứ không nổi dậy lật đổ. Họ đòi hủy bỏ dự luật dẫn độ, và phổ thông đầu phiếu. Đây chính là lời hứa "Một đất nước, hai chế độ" mà Trung Quốc đã nuốt lời. Cuộc Cách mạng Dù năm 2014 có cùng yêu sách đã bị dập tắt bằng bàn tay sắt.

Nếu chuyển sang giai đoạn đàn áp, Hồng Kông không có bất cứ cơ hội nào trước Bắc Kinh. Nhưng ba mươi năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn, cường quốc trong thời kỳ toàn cầu hóa này sẽ phải dùng những thủ đoạn để giấu đi khuôn mặt sắt máu.

Trung Quốc vẫn còn cần đến chiếc tủ kính Hồng Kông

Hồng Kông vẫn nằm trong số bốn thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới, là nơi đặt trụ sở chính của 1.300 tập đoàn tầm vóc toàn cầu ; nhưng GDP nay chỉ còn chiếm chưa đầy 3% Trung Quốc, so với năm 1993 là 25%. GDP của Thâm Quyến đã vượt qua Hồng Kông. Năm ngoái, Tập Cận Bình khai trương chiếc cầu dài đến 55 km nối Hồng Kông, Macao với Quảng Đông, nơi có các đại tập đoàn Tencent, Hoa Vi (Huawei). Gọng kềm đang siết lại.

Tuy nhiên Bắc Kinh không thể vừa bán công nghệ 5G của Hoa Vi ra khắp thế giới, vừa đàn áp thô bạo Hồng Kông. Đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn còn cần chiếc tủ kính cựu thuộc địa Anh để tô vẽ cho nguyên tắc "hai chế độ".

Tập Cận Bình tuyên bố rằng Trung Quốc "nhất thiết không thể theo con đường phương Tây về tư pháp độc lập". Nhưng một mặt lợi dụng sự tự do kinh tế của toàn cầu hóa, mặt khác lại bóp nghẹt tự do chính trị, là một thử thách khó khăn cho Bắc Kinh. Thủ lãnh sinh viên Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) nhận định : "Hồng Kông là chiếc phong vũ biểu về những gì mà Trung Quốc có thể hành động". Và điều này, theo tác giả, thật đáng lo.

Những thanh niên Hồng Kông quyết tử

"Hồng Kông, cuộc kháng chiến lên đến cực điểm", đó là nhận xét của tờ China Digital Times được Courrier International dịch lại. Theo đó, vụ xâm nhập vào Nghị Viện Hồng Kông hôm 01/07/2019 cho thấy sự tuyệt vọng của lớp trẻ, những người không chấp nhận các định chế bất lực trước sức ép của Bắc Kinh.

Có hai luồng ý kiến khác nhau. Một số cho rằng không nên tiến vào Nghị Viện bằng cách đập phá, làm xấu đi hình ảnh tích cực lâu nay của cuộc phản kháng. Người khác nghi ngờ mafia được phe thân Bắc Kinh điều khiển từ xa trà trộn để gieo tiếng xấu. Và giờ lại nổi lên luồng ý kiến thứ ba : đó là những thanh niên "quyết tử" với chính quyền.

Đêm hôm đó, có những dân biểu phe dân chủ vội vã đến làm "trái độn" giữa hai phe, sợ rằng những người đang tấn công vào Nghị Viện có thể bị thương hay bị bắt. Khi nữ dân biểu Mao Mạnh Tĩnh (Claudia Mo) can ngăn vì có nguy cơ lãnh đến 10 năm tù, một thanh niên trả lời : "Chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần để bị bắt, các vị cứ giao nộp !". Vài dân biểu khác dùng xe đẩy chặn lại, những người trẻ đang cố phá cửa la lên : "Hãy để yên, chúng tôi chấp nhận bị bắt. Còn chờ đợi gì nữa, giải pháp ở đâu ?"

Đâu là giải pháp cho những người trẻ đang tuyệt vọng ?

Một nhân viên xã hội có mặt tại chỗ nhận định, có khoảng hơn một chục thanh niên sẵn sàng hy sinh kể cả mạng sống. Kể từ đầu phong trào, đã có ba vụ tự tử.

Những người phản kháng đã thử làm hết mọi cách. Đi bầu ? Họ đã bỏ phiếu, nhưng các ứng cử viên mà họ ủng hộ bị cấm tham gia tranh cử vì có tư tưởng ly khai. Một phong trào chiếm đóng ? Họ đã tiến hành trong 70 ngày rồi bị dùng vũ lực giải tán. Biểu tình ôn hòa ? Một triệu rồi hai triệu người đã xuống đường, nhưng chính quyền không nhúc nhích.

Tác giả lưu ý, người biểu tình hôm đột nhập Nghị Viện đã cẩn thận chắn lối vào phòng lưu trữ và phòng triển lãm quà tặng của lãnh đạo các nước, để bảng "Cấm làm vỡ các mẫu vật văn hóa cổ". Những ai muốn lên án họ, có biết vì sao ra nông nỗi này ? Kẻ phải lên án thực sự là những ai đã gây ra sự tuyệt vọng cho tuổi trẻ Hồng Kông, và câu hỏi nhức nhối "Đâu là giải pháp ?" vẫn luôn vang vọng.

Khát vọng tự do là vĩnh cửu

Nhìn chung toàn cảnh thế giới, tác giả Nicolas Baverez trên Le Point tỏ ra lạc quan "Không, dân chủ chưa chết !". Từ Sudan đến Hồng Kông, Kazakhstan, người dân đang kháng cự mạnh mẽ trước độc tài.

Nền dân chủ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ thập niên 30, dưới áp lực của những kẻ độc tài khoác áo dân chủ, thánh chiến, dân túy. Tuy nhiên khát vọng tự do luôn là vĩnh cửu.

Gần một phần ba dân số Hồng Kông đã xuống đường chống dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, tại Istanbul ông Erdogan đã lãnh một cái tát vào mặt khi nhất quyết không muốn mất đi thành phố chiếm đến 31% GDP Thổ Nhĩ Kỳ. Tại các nước thuộc Liên Xô cũ, từ Gruzia đến Armenia, Kazakhstan diễn ra những cuộc biểu tình đòi độc lập thực sự với Moskva.

Ở Algeria, người dân nổi dậy khiến ý định bám ghế đến nhiệm kỳ thứ năm của tổng thống Bouteflika phải thất bại. Tương tự, tại Sudan, những cuộc biểu tình của dân chúng dẫn đến việc tổng thống Bechir bị truất phế…

Tuy vẫn còn mong manh, nhưng những cuộc đấu tranh này đã chứng tỏ các nhà độc tài không phải là bất khả xâm phạm. Điểm chung : có đầu tàu là giới trẻ và giai cấp trung lưu thành thị, có học vấn và quen thuộc với internet ; thông qua các mạng xã hội, theo mô hình phi tập trung. Với mô hình này, khó thể có sự xuất hiện của các thủ lãnh và cương lĩnh chính trị, nhưng ngược lại cũng khó thể đàn áp được.

Cộng hòa của Trump nghiêng sang hữu, Dân chủ trở nên thiên tả

Tại Hoa Kỳ, trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020, đảng Dân chủ có số ứng cử viên kỷ lục là 24 người. Thế nhưng bài viết trên L’Express lại mang tựa đề "Đảng Dân chủ tuyệt vọng tìm kiếm ứng viên".

Chưa bao giờ một đảng lại có nhiều khuôn mặt ra tranh cử sơ bộ như thế, quyết tâm chiến đấu với tổng thống mãn nhiệm. Còn một năm rưỡi nữa mới đến ngày bầu cử tổng thống Mỹ 03/11/2020, đã có 7 thượng nghị sĩ, 2 thống đốc, 6 phụ nữ, 3 người da đen, một người Mỹ la-tinh… tham gia cuộc "sơ tuyển", và đặc biệt không thể quên cựu phó tổng thống Joe Biden.

Dưới thời Donald Trump, đời sống chính trị Mỹ đã thay đổi một cách sâu sắc. Đảng Cộng hòa nghiêng về phía hữu nhiều hơn, và Trump cũng làm cho đảng Dân chủ đối địch trở nên thiên tả hơn. Nếu năm 2015 thượng nghị sĩ Bernie Sander là người duy nhất tự cho mình có khuynh hướng xã hội, thì nay nhiều ứng cử viên khác cũng có cùng chủ trương, nhất là thượng nghị sĩ bang Massachusetts, bà Elisabeth Warren. Bà đòi thay thế chế độ bảo hiểm y tế hiện nay bằng an ninh xã hội như kiểu Châu Âu, nhưng chi phí sẽ vô cùng lớn.

Sự "thiên tả" của đảng Dân chủ càng nổi rõ hơn dưới mắt người Mỹ trong cuộc tranh luận đầu tiên hôm 26/6. Tối hôm đó khi người điều khiển chương trình hỏi 10 ứng cử viên có ủng hộ việc phi hình sự hóa nhập cư bất hợp pháp hay không, hầu như tất cả đều giơ tay đồng ý, bất chấp nỗi lo về sự bùng nổ các vụ bắt giữ ở biên giới Mexico : trên 100.000 vụ/tháng. Những người lén lút vượt biên sang Mỹ sẽ chỉ phải đóng tiền phạt thay vì lãnh án.

Và khi các ứng viên Dân chủ nói về việc mở cửa biên giới, giải thể cơ quan cảnh sát biên phòng và hải quan (ICE), giảm nhẹ điều kiện xin tị nạn, họ không chỉ khiến cho các ủng hộ viên của Trump phải đổ mồ hôi lạnh, mà còn gây hoang mang cho cả cử tri của đảng mình.

Ai đối đầu được với Donald Trump ?

Phe Dân chủ gặp khó khăn vì cử tri rất đa dạng, từ giới tinh hoa, green millenial (giới trẻ chống biến đổi khí hậu), người Mỹ da đen, Mỹ gốc la-tinh và nhất là giai cấp công nhân ở miền trung tây (Michigan, Ohio, Wisconsin…). Phải biết cách thuyết phục được tất cả, như Bill Clinton và Barack Obama đã làm được. Hiện nay, dường như chỉ có ông Joe Biden là có hy vọng "đi dây" thành công.

Vấn đề là các cuộc bầu cử sơ bộ như một cỗ máy dẫn đến thất bại. Muốn nổi bật lên, ứng cử viên phải có những tuyên bố nảy lửa và biết cách tấn công người khác. Về điểm này, bà Kamala Harris, cựu chưởng lý bang California rất giỏi : bà đả kích ông Biden về các quan điểm của ông tận vài thập niên trước, gây bối rối cho ông. Nay nhiều người cho rằng cặp Biden-Harris sẽ dẫn đầu cuộc đua.

Hai cuộc tranh luận tiếp theo được tổ chức vào tháng Bảy và tháng Chín, trước cuộc bầu cử sơ bộ chính thức tháng Giêng năm 2020. Để có thể tồn tại, ứng viên phải đạt được mức ủng hộ nhất định do bốn cơ quan thăm dò dư luận ghi nhận và gây được quỹ. Cũng giống như vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới, mục tiêu không phải là chơi đẹp hay thắng tất cả các trận, mà là cầm cự được để vào các giai đoạn tiếp.

Nếu ông Biden thành công đi nữa, liệu cựu phó tổng thống của Obama có đấu nổi với Donald Trump ? Ông Trump có lợi thế rất lớn là không phải tranh đua với ai trong đảng Cộng hòa. May mắn cho đảng Dân chủ là có đến 57% người Mỹ không muốn bỏ phiếu cho đương kim chủ nhân Nhà Trắng. Nhưng họ có bầu cho Dân chủ đang nghiêng về phía tả hay không, thì lại là chuyện khác.

Iran-Bắc Triều Tiên : Trump "bên trọng bên khinh"

Hồ sơ của Courrier International gióng lên tiếng chuông cảnh báo từ các chuyên gia : vũ khí nguyên tử sắp vượt khỏi vòng kiểm soát, các quốc gia có bom hạt nhân mà đứng đầu là Nga ra khỏi hiệp ước kiểm soát vũ khí. Tổng thống Mỹ Donald Trump có thái độ nghịch lý : tuy thương lượng với Bắc Triều Tiên nhưng lại rút khỏi hiệp ước nguyên tử với Iran, và chuyển giao công nghệ cho Saudi Arabia.

Trong bài "Iran, Bắc Triều Tiên : Bên trọng, bên khinh" được Courrier International dịch lại, CNN đặt câu hỏi, vì sao ông Donald Trump có thể dễ dàng thương lượng với nhà độc tài Kim Jong-un mà không thể làm như thế với Iran ? Trong khi Kim Jong-un là một trong những bạo chúa cuối cùng trên thế giới, sở hữu ít nhất 60 vũ khí nguyên tử, cho bắn hỏa tiễn sang Nhật Bản và đe dọa Hàn Quốc, còn tình trạng nhân quyền Bắc Triều Tiên thì vô cùng tệ hại.

Iran là một hồ sơ cũ đầy gai góc, khiến nhiều người tiền nhiệm của ông Trump phải nhức đầu. Hiệp ước ký với Tehran là kết quả những nỗ lực của Barack Obama – một lý do đủ để Donald Trump xé bỏ, như đã rút khỏi hiệp định tự do mậu dịch TPP, hiệp định khí hậu Paris.

Nguy cơ Thế chiến III tại vùng Vịnh

CNN cho rằng nếu Bắc Triều Tiên là vấn đề nhạy cảm đối với chính giới Mỹ, thì Iran còn phức tạp hơn gấp mười. Sự chống đối ngay trong đảng Cộng hòa và phe bảo thủ, cũng như một số khuôn mặt Dân chủ, là trở ngại lớn cho bất cứ chính quyền nào muốn đàm phán với Iran. Hơn nữa còn phải tính đến nhân tố Israel, với một thủ tướng sẵn sàng phá hiệp ước bằng mọi giá.

L’Obslo lắngđặt câu hỏi "Đại chiến thế giới lần thứ ba sẽ xảy ra tại vùng Vịnh ?" khi cuộc xung đột Mỹ-Iran đã tiến thêm một bước mới. Các tàu dầu bị tấn công tại eo biển Ormuz, các căn cứ quân sự Mỹ trở thành mục tiêu của dân quân Shia ở Iraq, Israel không kích các mục tiêu Iran ở Syria, phe Houthi ở Yemen được Iran hỗ trợ bắn vào hướng Mekka… Vào thời điểm tệ hại nhất của cuộc chiến tranh lạnh trước đây, vẫn luôn có đường dây nóng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Còn bây giờ, không có sự liên lạc nào giữa Iran, Hoa Kỳ, Saudi Arabia và Israel.

Thụy My

Published in Châu Á