Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vit Nam ch đng sau Philippines trong s các nước Đông Nam Á v mc đ tin tưởng M cũng như nghi ngi Trung Quc, theo kết qu mt cuc kho sát. Người Vit đi đến s đánh giá đó là do mi đe da an ninh ca Bc Kinh đi vi Hà Ni, mt nhà quan sát nói vi VOA.

khaosat1

Tng thng M Joe Biden trong chuyến thăm Vit Nam hi tháng 9/2023. Tt c các đi tng thng M đu đã đến thăm Vit Nam k t khi hai nước bình thường hóa quan h

Cuc thăm dò thường niên có tên là Tình trng ca Đông Nam Á năm 2024 đã được Trung tâm Nghiên cu Đông Nam Á, tc Vin ISEAS-Yusof Ishak, có tr s Singapore t chc ln th 6 và công b kết qu hi đu tháng 4.

Nhng nhà thăm dò đã hi gn 2.000 người, ch yếu là nhng người có hc vn như nhà hoch đnh chính sách, nhà báo, doanh nhân và phân tích gia 10 nước thuc Hip hi các quc gia Đông Nam Á (ASEAN) v thái đ ca h đi vi M, Trung Quc, cuc cnh tranh chiến lược gia hai siêu cường cũng như quan đim v nhng vn đ đa chính tr trong khu vc và trên thế gii.

Trung Quc vượt M

Kết qu thăm dò cho thy Trung Quc đã soán ngôi M đ tr thành siêu cường được các nước ASEAN ng h nht Đông Nam Á, bt chp nhng căng thng trên Bin Đông gn đây gia Bc Kinh và Manila.

C th, khi được hi nếu buc phi liên minh vi mt trong hai nước M hay Trung Quc s chn nước nào, tính tng cng trên toàn khi có 50,5% người được vn ý chn Trung Quc, nhiu hơn so vi 49,5% chn M. Ch mi năm ngoái, t l chn M là 61,1% trong khi Trung Quc ch được 38,9% s người tham gia chn.

Trong khi đó, t l này Vit Nam là 21% chn Trung Quc so vi 79% chn M, còn trong s nhng người dân Philippines được hi ch có 16,7% chn liên minh vi Trung Quc và có ti 83,3% chn liên minh vi M. Đây cũng là hai nước đng cui bng v mc đ thân thin vi Trung Quc đng thi nghi ngi M.

Trong các nước còn li ca ASEAN, quc gia ưa chung Trung Quc nht đng thi dè dt vi M nht là Malaysia (75% chn Trung Quc), theo sau là Indonesia (73%), Lào (70,6%), Brunei (70,1%), Thái Lan (52%), Campuchia (45%), Myanmar (42%) và Singapore (38,5%).

Indonesia, Malaysia và Brunei đu là nhng nước có đông dân Hi giáo vn trong năm qua bt bình vi vic chính quyn Tng thng Joe Biden ng h Israel trong cuc chiến vi Hamas trên di Gaza, trong khi Philippines và Vit Nam là hai nước tranh chp ch quyn quyết lit nht vi Trung Quc trên Bin Đông.

Do đó, khi được hi vn đ đa chính tr nào trên thế gii mà h quan ngi nht, có đến 83% người được hi Malaysia, 79% Brunei và gn 75% Indonesia nói là cuc xung đt gia Israel và Hamas, trong khi mi quan ngi nht đi vi Philippines và Vit Nam là s hung hăng ca Trung Quc trên Bin Đông vi t l ln lượt là 90% và 72,5%. Người Vit Nam cũng đng đu trong khi ASEAN v mc đ quan ngi đi vi cuc chiến ca Nga Ukraine vi t l là 67%.

Mc dù cũng ging như đa s người dân các nước Đông Nam Á khác, đông đo người dân Vit Nam xem Trung Quc là cường quc kinh tế quan trng nht trong khu vc, nhưng ch có 12,3% người Vit được vn ý hoan nghênh nh hưởng kinh tế ca Trung Quc, và có đến gn 67% hoan nghênh sc mnh kinh tế ca M trong khu vc.

V vai trò đa chính tr trong khu vc, 46% người được vn ý Vit Nam chn Trung Quc, nhiu hơn gp đôi s chn M là 21%, nhưng li có đến 96% người Vit nghi ngi v nh hưởng chính tr gia tăng ca Trung Quc, trong khi t l lo ngi v M là 45%.

Khi được hi, đâu là cách hành x ca Trung Quc gây quan ngi nht, 55,4% người Vit chn s ln át ca Bc Kinh trên Bin Đông, so vi gn 40% nói Bc Kinh dùng quan h kinh tế đ o ép Vit Nam, và gn 30% cho là Bc Kinh ngày càng chi phi đi sng kinh tế-chính tr trong nước.

Còn v câu hi Bc Kinh nên làm gì đ ci thin hình nh, gn như đi đa s người dân 10 nước Đông Nam Á đu cho rng Bc Kinh nên gii quyết mi tranh chp ch quyn mt cách hòa bình trên cơ s lut pháp quc tế. T l chn gii pháp này cao nht là Philippines, vi 92,4%, theo sau là Vit Nam vi Indonesia, cùng mc 78,6%.

‘Cách tiếp cn nhiu sc thái

"So vi các quc gia Đông Nam Á khác, Vit Nam cm nhn v mi đe da t Trung Quc cao hơn do nước này đi mt vi nhng thách thc an ninh t Trung Quc trên Bin Đông và đng bng sông Cu Long, đng thi có lch s quan h đy sóng gió trong thế k 20", bà Hnh Nguyn, nghiên cu sinh tiến sĩ thuc Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc phòng, Đi hc Quc gia Úc, nhn đnh vi VOA.

Tuy nhiên, bà cho rng bên cnh mi đe da v an ninh, Hà Ni cũng thy Bc Kinh mi liên h ý thc h, mi quan h bn cht gia hai đng cng sn, s l thuc nhau v kinh tế. Nhng yếu t này đã dn ti cách tiếp cn nhiu sc thái hơn đi vi Trung Quc.

Cách tiếp cn này, bà Hnh lý gii, là cân bng gia tăng cường can d vi Bc Kinh, nht là trong lĩnh vc hp tác kinh tế, nhưng li sn sàng đương đu vi Bc Kinh khi cn thiết.

Bà nhn mnh rng trong khi Vit Nam tìm đến các cường quc khác đ cân bng quan h vi Bc Kinh, trong đó có M, các lãnh đo Vit Nam s x lý làm sao đ vic này không làm tn hi đến mi quan h Vit-Trung.

Nhìn v kết qu tng th cuc thăm dò, bà Hnh nói s khác bit gia vic chn Trung Quc (50,5%) so vi chn M (49,5%) ch là 1%, và biên đ hp này không cho thy gì nhiu v khu vc ưa chung Bc Kinh hơn Washington mà ch là do nh hưởng ca cuc xung đt trên di Gaza.

"Khu vc Đông Nam Á vn nghi ngi phn nào v ý đnh ca Trung Quc", bà bình lun t kết qu cuc thăm dò. "Nhng người được thăm dò nhìn chung vn quan ngi vi nguy cơ Trung Quc đe da ch quyn và li ích quc gia ca h (45,5%) và không xem Trung Quc là mt cường quc đáng tin cy (17,6%)".

Tr li câu hi Bc Kinh cn làm gì đ ci thin hình nh ca mình, bà Hnh nói cn phi làm gì đó đ gim nh cm nhn v Bc Kinh như là mt mi nguy. "Các nước trong khu vc có th không công khai lên án nhng chiến thut hung hăng gn đây ca Trung Quc trước Philippines trên Bin Đông, nhưng h s xem đó là du hiu ca mt cường quc thiếu tin cy và không có trách nhim", bà nói thêm.

Khi được hi nếu Hà Ni rơi vào tình cnh ca Manila hin nay trên Bin Đông, thì liu Vit Nam có xem xét li chính sách đi ngoi ca mình hay không, bà Hnh nói nếu Vit Nam có mun điu chnh li các mi quan h, thì trước hết h phi tìm cách t t tháo ngòi n căng thng vi Bc Kinh thông qua kênh đng.

Bà cũng cho rng Bc Kinh s chn cách đi phó Hà Ni khác vi Manila vì gia hai nước còn có mi quan h truyn thng gia hai đng, s gn bó v kinh tế ca Vit Nam vi Trung Quc và khong cách đa lý gn gũi gia hai nước.

Nguồn : VOA, 14/04/2024

Published in Diễn đàn

Mỹ tuyên bố thách thức các hạn chế 'phi pháp' của Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan

BBC, 29/11/2023

'Thông qua việc di chuyển vào tuyến đường vô hại mà không thông báo trước hoặc không cần phải xin phép bất kỳ quốc gia tuyên bố chủ quyền nào, Mỹ thách thức những hạn chế phi pháp do Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam áp đặt [trên Biển Đông]", tuyên bố ngày 25/11 của Hạm đội 7 của Mỹ nêu.

biendong1

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Hopper (DDG 70) rời cảng San Diego ngày 27/11/2023 để vào vùng Biển Đông. Ảnh : US Navy Mass Communication Secialist 1st class Mark D. Faram.

Hải quân Mỹ tuyên bố tàu chiến USS Hopper đã thực thi hoạt động vì nền tự do hàng hải (viết tắt từ Operational challenges against excessive maritime claims - FONOP) trên Biển Đông gần quần đảo Paracel, mà Việt Nam gọi là Hoàng Sa.

Tuyên bố phía Mỹ nêu, "Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền liên quan đến quần đảo Paracel [Hoàng Sa]. Tất cả ba bên đều yêu cầu phải được thông báo hoặc cho phép trước khi một tàu quân sự hoặc tàu chiến đi vào "lộ trình vô thưởng vô phạt [innocent passage] này" thông qua vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền, điều này vi phạm luật pháp quốc tế".

Hạm đội Mỹ cũng viện dẫn về Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982, trong đó nêu tàu của tất cả các quốc gia - bao gồm tàu chiến của họ - đều có quyền di chuyển qua những lộ trình 'vô thưởng vô phạt' này, và việc ngăn chặn là "bất hợp pháp".

Quân đội Mỹ cũng lặp lại tuyên bố Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 bảo vệ các quyền tự do hàng hải và hợp pháp cho tất cả các quốc gia, nhấn mạnh tự do hàng hải giữ vai trò rất quan trọng đến nền an ninh, ổn định và thịnh vượng toàn cầu.

"Những tuyến bố chủ quyền bất hợp pháp và có quy mô sâu rộng trên Biển Đông tạo nên một mối đe dọa nghiêm trọng đến nền tự do hàng hải, bao gồm quyền tự do di chuyển và bay trên vùng trời, nền thương mại tự do và giao thương không bị can thiệp, và tự do cơ hội kinh tế cho các quốc gia ven biển trên Biển Đông", theo tuyên bố.

Trước đó, quân đội Trung Quốc đã tiến hành "truy vết, theo dõi và cảnh báo xua đuổi" tàu chiến Mỹ, theo một bài đăng trên mạng xã hội WeChat chính thức của Quân khu miền nam của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa hôm thứ Bảy 25/11.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết trên Biển Đông, khu vực có giá trị thương mại trên biển trị giá hơn 3.000 tỷ USD, bên cạnh đó Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Brunei cũng tuyên bố chủ quyền đối với một số phần lãnh thổ.

Năm 2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration "PCA") ở The Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines. Tuyên bố của tòa là "không có cơ sở pháp lý" cho việc Trung Quốc đòi hỏi "quyền lịch sử" trên những tài nguyên ở các vùng biển nằm trong bản đồ "đường 9 đoạn" ở Biển Đông.

Trung Quốc tuyên bố vụ tàu chiến USS Hopper di chuyển qua Biển Đông, "minh chứng rằng Mỹ là một 'quốc gia tạo rủi ro an ninh' triệt để trên Biển Đông".

Philippines và Úc đã bắt đầu cuộc tập trận chung trên biển và trên không vào thứ Bảy 25/11, vài ngày sau khi Bắc Kinh cáo buộc Manila cho các lực lượng nước ngoài cùng tham gia tuần tra trên Biển Đông, ám chỉ đến cuộc tuần tra chung do quân đội Mỹ và Philippines tiến hành.

Trung úy Kristina Weidemann, phó phát ngôn viên của Hạm đội 7, trong một tuyên bố được email đến Reuters nêu : "Mỹ thách thức các tuyên bố hàng hải vượt mức cho phép trên khắp thế giới bất chấp quốc gia tuyên bố là ai".

Nguồn : BBC, 28/11/2023

**********************

Mỹ và Trung Quốc tố cáo nhau khuấy động tình hình ở Biển Đông

Thanh Hà, RFI, 26/11/2023

Phát ngôn viên Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ hôm 26/11/2023 khẳng định thực thi quyền tự do lưu thông ở Biển Đông "phù hợp với luật pháp quốc tế" trong vụ tàu khu trục USS Hopper có trang bị tên lửa dẫn đường hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa. Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi Bắc Kinh lên án Mỹ "xâm nhập hải phận" của Trung Quốc đe dọa an ninh trong vùng biển này.

biendong1

Tàu khu trục USS Hopper có trang bị tên lửa dẫn đường hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa ngày 26/11/2023

Hãng tin Anh Reuters cho biết trong thông cáo Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ khẳng định : "Những đòi hỏi chủ quyền bất hợp pháp và ở quy mô lớn tại Biển Đông là một mối đe dọa nghiêm trọng nhắm vào quyền tự do lưu thông hàng hải". Hoa Kỳ "thách thức những đòi hỏi quá đáng về chủ quyền trên biển ở mọi nơi trên thế giới, bất luận danh tính các bên liên quan".

Lời lẽ này được đưa ra vài giờ sau khi bộ Tư Lệnh Chiến Khu Phía Nam của quân đội Trung Quốc hôm 25/11/2023 trên mạng xã hội WeChat phản đối tàu khu trục Mỹ trong vùng biển "thuộc chủ quyền của Trung Quốc" và đã "không xin phép trước". Bắc Kinh cho biết thêm đã phải triển khai lực lượng "trên biển và trên không để theo dõi và xua đuổi" tàu khu trục của Hoa Kỳ. Sự hiện diện của Mỹ trong vùng biển này là "một yếu tố dẫn đến rủi ro".

Reuters lưu ý Hải Quân Trung Quốc không đi sâu vào chi tiết liên quan đến địa điểm chính xác tàu khu trục của Mỹ đã "thâm nhập trái phép". Bắc Kinh đưa ra cáo buộc này vào lúc Phillippines và Úc bắt đầu cuộc tuần tra song phương trên Biển Đông lần đầu tiên từ hôm qua 25/11 và trước đó Hải Quân Phillippines đã mở các cuộc tuần tra chung với các đối tác Hoa Kỳ. Trung Quốc từng lên án chính quyền Manilla "mở cửa Biển Đông cho các các thế lực nước ngoài" vào gây rối.

Trung Quốc khẳng định chủ quyền với gần 90% diện tích Biển Đông, tuyến đường huyết mạch đối với giao thương quốc tế. Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền biển đảo với nhiều nước Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Brunei. Phán quyết của Tòa Án Trọng Tài La Haye năm 2016 đã khẳng định Trung Quốc không có cơ sở pháp lý khi vin vào bản đồ 9 đoạn để đòi hỏi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông.

Thanh Hà

Published in Châu Á

Sau Afghanistan, Bắc Kinh phải dè chừng Mỹ ở Thái Bình Dương

Mỹ đã chính thức rút khỏi Afghanistan, nhưng đề tài này tiếp tục được Le Mondechú ý với tựa lớn trên trang nhất và các báo khác đề cập nhiều ở các trang trong hôm nay 01/09/2021.

kabul3

Trong bức ảnh chụp bằng kính hồng ngoại do Quân đội Hoa Kỳ cung cấp, thiếu tướng Chris Donahue, chỉ huy Sư đoàn Dù số 82 lên chiếc phi cơ C-17 tại phi trường quốc tế Hamid Karzai ở Kabul, ngày 30/08/2021. Ông là quân nhân Mỹ cuối cùng rời Afghanistan.  AP - Master Sgt. Alexander Burnett

Vị tướng Mỹ, người cuối cùng rời Afghanistan

Trong bài "Taliban mừng chiến thắng trong Kabul đang khủng hoảng", Le Figaronhận định, lịch sử có thể lưu lại hình ảnh biểu tượng cho thất bại : bức ảnh màu xanh lá hơi nhòe nét của thiếu tướng Chris Donahue chỉ huy sư đoàn nhảy dù 82. Theo Le Monde, vị tướng đã đi vào lịch sử như là quân nhân Mỹ cuối cùng rời Kabul. Trong đêm đen, "Badri 313" lực lượng đặc nhiệm của Taliban tiến vào phi đạo, từ đầu đến chân là trang phục và vũ khí của Mỹ.

Tiếng động ầm ì của các phi cơ quân sự cuối cùng vừa dứt, những loạt đạn đủ loại của Taliban thi nhau xé nát màn đêm. Sáng tinh mơ, các nhóm quân Hồi giáo lần đầu tiên khám phá bên trong sân bay quân sự, chụp hình kỷ niệm trước những chiếc Humvee hay trực thăng Mỹ. Tại Kabul, những lá cờ Taliban phấp phới bay trên các tòa đại sứ, cửa hàng, các ngã tư… Các chiến binh có mặt khắp nơi, đôi khi tỏ ra thô bạo. Trong khi Taliban ăn mừng suốt đêm, nhiều người dân khóc cho số phận, và chưa gì âm nhạc trên truyền hình đã bị cấm.

Washington Post thuật lại chi tiết cho thấy sự sụp đổ chóng vánh của chính phủ Afghanistan gây bất ngờ cho chính quyền Biden : lúc Kabul sắp thất thủ, Joe Biden đang ở Camp David, còn ngoại trưởng Antony Blinken vừa đến nơi nghỉ mát ở Hamptons. Bị các phương tiện truyền thông thân cận với đảng Dân chủ (CNN, New York Times, MSNBC, Washington Post) chỉ trích kịch liệt, Nhà Trắng tỏ ra cay cú. Trên Le Monde, dân biểu Châu Âu Bernard Guetta kêu gọi : "Nước Mỹ đã quay mặt với thế giới, Châu Âu hãy tỉnh thức !". Theo ông, không nên chờ đợi đến ngày Putin nghênh ngang trên đường phố Kiev, nhắc nhở rằng Obama hồi 2008 không hành động gì khi Nga xâm lược Gruzia.

Hậu quả từ số vũ khí Mỹ nằm trong tay Taliban

Le Figarođặt vấn đề "Vũ khí Mỹ để lại cho Taliban mang lại những hậu quả gì ?". Những chiếc trực thăng, phi cơ, máy bay không người lái, xe bọc thép và nhiều loại vũ khí khác nhau… Quân Taliban nghênh ngang với những khí tài không dành cho họ. Trên mạng xã hội, các hình ảnh này là biểu tượng cho chiến thắng.

Sau khi chiếm Kabul, Taliban có thể kiểm kê chiến lợi phẩm gồm các vũ khí của quân chính phủ Afghanistan mà Mỹ đã trang bị từ 20 năm qua, cộng với  vũ của quân đồng minh phương Tây. Khi phô trương chúng, Taliban đã thắng thêm trong cuộc chiến truyền thông. Nhưng không chỉ là vấn đề hình ảnh, mà hậu quả cũng rất nặng nề. Kho vũ khí bỏ lại chứng tỏ việc triệt thoái thiếu chuẩn bị, được tổ chức khẩn cấp trong hỗn loạn.

Cố vấn an ninh quốc gia Jack Sullivan nhìn nhận một lượng lớn đã rơi vào tay Taliban. Còn về những khí tài sử dụng tại chỗ cho đến tối thứ Hai ? Tướng McKenzie cho biết đã đưa đi một ít, và vô hiệu hóa một số khác, chẳng hạn hệ thống chống hỏa tiễn C-RAM để bảo vệ phi trường Kabul. Ngoài ra còn 70 xe bọc thép MRAP, 27 chiếc Humvee và 73 máy bay cũng không còn có thể sử dụng.

Nhưng thiệt hại tài chính là vô cùng lớn. Các xe MRAP có thể chống mìn, trị giá 1 triệu đô la/chiếc, trực thăng Black Hawk giá 6 triệu đô la. Chiến lược của Mỹ là đưa về nước tất cả, hoặc trang bị cho quân chính phủ Afghanistan, và thảm họa này sẽ gây tranh cãi, làm giảm uy tín của tổng thống Joe Biden mới nhậm chức được sáu tháng. Bên cạnh thiết bị quân sự, Taliban còn thừa hưởng 600.000 khẩu súng cùng với đạn dược ; tuy nhiên sau hai thập niên một số khí tài có lẽ không còn dùng được, và Taliban không có khả năng bảo trì cũng như sử dụng.

Một số được quân chính phủ khi bỏ chạy mang sang các nước láng giềng như Iran, Uzbekistan, Tadjikistan ; có thể được buôn lậu, cũng như các phụ tùng thu gom được. Theo tạp chí Janes, 26 trực thăng và 21 chiến đấu cơ do phi công quân đội Afghanistan điều khiển đã hạ cánh xuống Uzbekistan.

Sử gia : Sài Gòn 1975 rất khác với Kabul 2021

Trả lời phỏng vấn của Le Monde, ông Michael Kazin, một trong những nhà sử học lỗi lạc nhất của cánh tả Mỹ nhấn mạnh, "Joe Biden phải xin lỗi vì chuẩn bị quá tệ hại cho việc triệt thoái khỏi Afghanistan".

Ngoài vụ khủng bố đẫm máu ở phi trường Kabul, chiến dịch rút quân là cả một sự hỗn loạn, nhưng Joe Biden trong cuộc họp báo thứ Năm tuần trước chỉ bày tỏ sự đau lòng và phẫn nộ. Bill Clinton hồi năm 1998 khi nhìn nhận quan hệ vói Monica Lewinsky đã xin lỗi, và năm 1961 John F. Kennedy cũng thẳng thắn đứng ra nhận lỗi sau thất bại ở Vịnh Con Heo, Cuba.

Sử gia Kazin không đồng ý với việc so sánh những hình ảnh Kabul với Sài Gòn năm 1975, vì có những khác biệt quá lớn. Chiến tranh Việt Nam và Afghanistan không có cùng tác động đối với xã hội Mỹ. Trong thập niên 60 và 70, việc can thiệp vào Việt Nam luôn là chủ đề tranh luận chính, và khi quân Mỹ rút đi năm 1973 theo hiệp định hòa bình Paris, Việt Nam vẫn là vấn đề hàng đầu. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa vẫn trụ được hai năm, trước khi Sài Gòn sụp đổ. Ngược lại, Afghanistan hầu như biến mất trong công luận Mỹ, kể từ sau cuộc chiến Irak năm 2003.

Tại Việt Nam, Hoa Kỳ phải chiến đấu với một kẻ thù được Trung Quốc và Liên Xô viện trợ và được cánh tả tại nhiều nước ủng hộ kể cả ở Mỹ. Đây không phải là trường hợp của Taliban : chủ thuyết Hồi giáo cứng rắn đi ngược lại tất cả những gì cánh tả thế giới bảo vệ, không có được sự hỗ trợ của phong trào phản chiến như Bắc Việt trong những năm 60 và 70. Các nhà sử học có thể coi chiến tranh Việt Nam như sự kiện đã mở ra một cuộc khủng hoảng niềm tin sâu sắc và cuối cùng là sự xuống dốc của Hoa Kỳ.

Nga và Iran chờ thời

Người Mỹ ra đi, "Moskva và Tehran chờ đợi thời điểm của mình", theoLe Figaro. Tờ báo cho biết bốn phi cơ vận tải của Nga tuần trước đã lặng lẽ đưa công dân Nga và các nước đồng minh di tản khỏi Kabul. Được bí mật tổ chức với sự đồng ý của Mỹ và Taliban, các chuyến bay này là biểu trưng cho chủ trương của Moskva. Hiện diện ở trung tâm cuộc xung đột nhưng kín tiếng, Moskva đối thoại với tất cả các bên và bảo vệ những lợi ích của mình.

Nga coi trọng sự hiện diện quân sự tại Trung Á, nhất là Tadjikistan và Uzbekistan, hai nước thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể do Moskva lãnh đạo. Đồng thời duy trì quan hệ với Taliban, tuy về mặt chính thức bị coi là tổ chức khủng bố, nhưng hồi tháng Bảy đã được tiếp đón ở Moskva. Igor Delanoe, phó giám đốc Đài quan sát Pháp-Nga nhận xét, lòng đất Afghanistan ngập đầy lithium và đất hiếm. Các tập đoàn kỹ nghệ Nga có thể quan tâm, và những nhóm lính đánh thuê như Wagner có thể được điều đến để thương lượng khai thác.

Về phía Tehran, mọi thất bại của "Đại Satan", tức kẻ thù số một là Mỹ, luôn được hoan nghênh, nhưng thực tế không đơn giản với 921 kilomet đường biên giới dọc Afghanistan. Trong thời kỳ Taliban nắm quyền lần đầu, chế độ Shia ở Tehran suýt nữa đã khởi động chiến tranh sau vụ thảm sát 8 nhà ngoại giao Iran năm 1988. Nhưng nay Iran tỏ ra hòa dịu với phe Hồi giáo Sunni. Đầu tháng Tám, việc vận chuyển nhiên liệu xuyên biên giới được tái lập, vì Iran luôn cần tiền mặt do bị Mỹ cấm vận, trong khi Taliban không tìm được mạng lưới cung ứng.

Tehran có chính sách nước đôi, chứa chấp thủ lãnh chiến tranh của Herat là Ismail Khan sau khi nhân vật này đầu hàng Taliban, nhưng duy trì tòa đại sứ ở Kabul, liên tục kêu gọi đối thoại về một chính phủ "hòa hợp". Iran nắm trong tay một số con cờ khác, và có mạng lưới dân quân từng được huy động để giúp chế độ Assad ở Syria. Và nếu người thiểu số Hazara theo Hồi giáo Shia bị Taliban đàn áp, Tehran vẫn có thể nhắm mắt bỏ qua, như đã xử sự với người Tchechenya hay Duy Ngô Nhĩ.

Đắc chí trước thất bại Mỹ, nhưng Bắc Kinh phải dè chừng ở Thái Bình Dương

Báo chí Hoa lục đắc chí trước hình ảnh tệ hại của Mỹ tại Afghanistan. Hoàn Cầu Thời Báo hớn hở chạy tựa lớn "Thất bại toàn diện" và dự báo Joe Biden cũng như đảng Dân chủ sẽ thua trong cuộc bầu cử giữa kỳ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh "Hoa Kỳ phá hoại chứ không xây dựng", và hôm Chủ nhật, ngoại trưởng Vương Nghị trong cuộc điện đàm đã giảng đạo đức cho ngoại trưởng Anthony Blinken, đòi hỏi "những hành động cụ thể" trước khủng bố, tố cáo sự rút lui "vội vã".

Le Figaro dẫn lời các chuyên gia nhận định, phía sau những bình luận cay độc này là nỗi lo của các nhà chiến lược đỏ. Những ông chủ mới của Kabul tuy cần gấp trợ giúp của Bắc Kinh để duy trì nền kinh tế được phương Tây nuôi dưỡng, nhưng vụ khủng bố ở sân bay cho thấy Taliban không áp đặt được quyền hành lên nhiều nhóm khủng bố cạnh tranh. Giáo sư Mã Hiểu Lâm (Ma Xiaolin) ở Hàng Châu nhìn nhận, việc triệt thoái của Mỹ khiến tương lai Afghanistan trở nên bất định hơn.

Theo chuyên gia Raffaello Pantucci ở Singapore, thắng lợi của Taliban gây phấn chấn cho các nhóm Hồi giáo ở Trung Á, và nguy cơ lớn nhất là các cuộc tấn công vào người Hoa, nhất là tại Pakistan. Vụ sát hại 9 người lao động Trung Quốc bằng tấn công tự sát vào một chiếc xe buýt ở Dasu, miền bắc Pakistan hôm 14/07 chứng tỏ mối đe dọa này là có thật. Đối với Mã Hiểu Lâm, Afghanistan có tiềm năng rất lớn, nhưng hãy còn quá sớm để đầu tư.

Rút ra bài học của Liên Xô và Hoa Kỳ, Bắc Kinh không muốn can dự về quân sự vào "chiếc bẫy" Afghanistan, nhưng cũng không thể dửng dưng vì sự gần gũi địa lý. Thất bại của Biden trước mắt có lợi cho Trung Quốc về hình ảnh, nhưng để lại phía sau một thùng thuốc súng khu vực, là trắc nghiệm cho Bắc Kinh. Nhất là sự rút lui chiến lược này nhằm tập trung sức mạnh Mỹ vào khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, để chống lại Trung Quốc. Tờ báo kết luận, một trò chơi lớn có thể ẩn giấu một ván cờ khác.

Trung Quốc : "Thịnh vượng chung" để giảm nghèo 

Về nội tình người khổng lồ Châu Á, Le Mondechú ý đến khái niệm "Thịnh vượng chung, bước chuyển của Trung Quốc", khi Tập Cận Bình muốn giảm bớt bất bình đẳng xã hội, cân bằng lại việc phân bổ thu nhập. "Thịnh vượng chung", nguyên văn trong tiếng Hoa "cộng đồng phú dụ" là chủ trương thống soái từ sau kỳ nghỉ hè. Cụm từ này xuất hiện từ ngày 17/08, sau cuộc họp của Ủy ban Trung ương về tài chính kinh tế. Tập Cận Bình tuyên bố "thịnh vượng chung là đòi hỏi chính của chủ nghĩa xã hội và thành phần chủ chốt của hiện đại hóa theo kiểu Trung Hoa".

Đặng Tiểu Bình từng nói "làm giàu không phải là một cái tội", và chỉ trong một thế hệ, người Trung Quốc từ cơm không đủ ăn đã tiến lên dùng túi xách Vuitton. Nhưng không phải tất cả, và Đặng cũng nhìn nhận "nên để cho một số người làm giàu trước đã". Kết quả là 40 năm sau, Trung Quốc cũng bất bình đẳng như ở Hoa Kỳ, và có nhiều tỉ phú đô la hơn cả Mỹ.

Theo nghiên cứu hàng năm của Credit Suisse, 1% người Trung Quốc giàu nhất sở hữu 30,6 % tài sản quốc gia, tăng 10 điểm trong vòng 20 năm qua. Số triệu phú sẽ tăng 92% trong 5 năm tới, trong khi theo thủ tướng Lý Khắc Cường, hiện có 600 triệu người Trung Quốc sống với dưới 130 euro một tháng.

Bất bình đẳng làm lung lay tính chính danh của đảng cộng sản

Rõ ràng là Trung Quốc có vấn đề về tái phân phối thu nhập, làm lung lay tính chính danh của đảng cộng sản. Bước ngoặt sang tả của chính quyền dựa vào nghiên cứu của một nhà kinh tế là Li Yining, đã xưa đến 1/4 thế kỷ. Năm 1994, ông giải thích có ba cách để phân phối lại thu nhập : thứ nhất là thị trường, thứ hai là Nhà nước phân bổ qua thuế và phúc lợi, thứ ba là nhờ các mạnh thường quân.

Trước mắt, đây là hướng ưu tiên. Ngay từ 18/08, tập đoàn Tencent đã loan báo tăng gấp đôi số tiền dành cho nghĩa vụ xã hội, lên 100 tỉ nhân dân tệ (13 tỉ euro). Tuy nhiên, việc kêu gọi sự hào phóng của người giàu không nhận được nhiều đồng thuận, như lời một giáo sư đại học Phục Đán : "Cướp của người giàu đem cho người nghèo chỉ dẫn đến tất cả đều nghèo đi". Một người khác cảnh báo "thịnh vượng chung" có thể trở thành một kiểu Đại nhảy vọt, kéo lùi nền kinh tế.

Về trung hạn, đòn bẩy thứ hai có thể được vận dụng qua việc củng cố dịch vụ công, mà tỉnh Chiết Giang giàu có sẽ là thí điểm. Khi đưa ra chủ trương này, Tập Cận Bình cũng nhắm vào giới tinh hoa đỏ, vào lúc chưa đầy một năm nữa sẽ đến đại hội đảng thứ 20, dự kiến vào mùa thu 2022.

Pháp tràn trề hy vọng thoát khỏi Covid

Tình hình trong nước chiếm trang nhất của Les Echosvới giá nhà đất tiếp tục tăng lên, La Croix lo âu về việc làm. Libération dành hồ sơ cho Marseille, nơi tổng thống Pháp bắt đầu chuyến đi ba ngày để tìm cách giải quyết những vấn đề tồn đọng của thành phố này từ nhiều năm qua. Le Figarochạy tít "Covid : Pháp sắp ra khỏi khủng hoảng ?" và tỏ ra lạc quan trong bài xã luận.

Vào cuối 2020, mọi việc tưởng chừng đơn giản. Vac-xin, có loại hiệu quả tới 90% đã được cung ứng, hy vọng thoát khỏi Covid đến gần hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, một loạt tin xấu lại đến, trước hết là biến thể Delta có thể lây nhiễm cao gấp đôi con virus đã thoát ra từ Vũ Hán lúc ban đầu. Đồng thời, người ta biết rằng vac-xin bị giảm tác động sau vài tháng. Ngay cả Israel, vô địch về tiêm chủng nhanh chóng cho dân, lo ngại lại gặp một làn sóng nhập viện mới. Đành phải chấp nhận một thực tế là vac-xin không đủ để tạo miễn dịch cộng đồng trước con virus này.

Một cuộc khủng hoảng dịch tễ không bao giờ kết thúc chăng ? May mắn là không. Vac-xin vẫn giúp tránh được các trường hợp nặng phải nhập viện, và đây là cốt yếu, trừ phi ca khúc khải hoàn quá sớm như Israel và bỏ quên tất cả những biện pháp phòng ngừa căn bản. Thống kê cho thấy tại Pháp nguy cơ phải nhập viện vì Covid đối với một người đã được tiêm chủng giảm đi đến bảy lần. Chỉ trong hai tháng qua, nhờ áp dụng chứng nhận y tế, số người đã chích ngừa từ 50% tăng lên 70%, nước Pháp đang ra khỏi vùng nguy hiểm. Việc quay lại với cuộc sống bình thường không còn xa, thậm chí sẽ được đẩy nhanh, nếu các loại thuốc ngừa Covid chứng tỏ được hiệu quả.

Thụy My

Published in Châu Á

Một số người cho rằng "trò chơi" ở Biển Đông đã kết thúc và Trung Quốc đã thắng. Lập luận này không chỉ sai, mà còn nguy hiểm : lập luận này chính là một lời tiên tri tự hoàn thành [1]. Trung Quốc đã giành được lợi thế, nhưng Mỹ và đồng minh, thông qua việc khẳng định các quyền và tự do hàng hải, cho đến nay đã đẩy lùi thành công các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm áp đặt quyền kiểm soát Biển Đông. Hơn nữa, trong khi Trung Quốc củng cố quyền kiểm soát các thực thể đã chiếm, họ đã không xây dựng được trên bãi cạn Scarborough, bãi đá ngầm cách thủ đô Philippines 200 dặm, mặc dù Trung Quốc đã kiểm soát Scarborough từ năm 2012. Một căn cứ của Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough sẽ làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ : vì nó sẽ cho phép Bắc Kinh kiểm soát một tam giác an ninh ở Biển Đông và một đỉnh tam giác gần cơ sở quân sự của Mỹ ở Philippines. Điều này sẽ gây khó khăn cho các kế hoạch quân sự của Mỹ.

china0

Mỹ cần xác định lập trường của mình trên Biển Đông như thế nào ? Sau đây là một số gợi ý.

Đầu tiên, Hoa Kỳ nên tiếp tục thường xuyên khẳng định các quyền và tự do hàng hải và khuyến khích các nước khác làm như vậy.Về mặt luật pháp, các khẳng định thường xuyên về các quyền và tự do hàng hải đảm bảo rằng các quyền không bị mất đi thông qua việc chấp nhận các yêu sách biển quá mức, và trên thực tế, Mỹ và các nước cần đề phòng chống lại Trung Quốc biến Biển Đông thành ao nhà của mình. Sự tham gia của các quốc gia khác ngoài Mỹ giúp vấn đề vượt ra ngoài khuôn khổ cạnh tranh Mỹ – Trung và gửi đi thông điệp quan trọng rằng các nước này quan tâm đến việc duy trì các vùng biển mở và các luật lệ quan trọng. Nó cũng giúp bác bỏ tuyên bố của Bắc Kinh rằng tranh chấp chỉ liên quan đến các bên tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đối với các thực thể và các cường quốc khác không có lợi ích hợp pháp ở Biển Đông.

Đức được cho là đang cân nhắc gửi một con tàu qua eo biển Đài Loan, nhưng trong các cuộc trò chuyện gần đây, các quan chức cấp cao của Đức đã bác bỏ điều này. Sự tham gia của các cường quốc phương Tây và không phải phương Tây khác, chẳng hạn như Ấn Độ, sẽ nhấn mạnh rằng một liên minh quốc tế sẵn sàng đứng lên cho một trật tự dựa trên luật lệ.

Thứ hai, cùng với các cường quốc biển khác, Mỹ nên tìm cách thuyết phục Trung Quốc rằng lợi ích của họ với tư cách là một cường quốc biển đang phát triển nhanh chóng cùng với các lợi ích kinh tế và quân sự trải khắp toàn cầu nằm ở việc duy trì các quyền và tự do hàng hải, thay vì phá hoại chúng. Trong khi các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải (FONOPS) của Mỹ là hoàn toàn cần thiết nhằm làm cho Trung Quốc thấy rằng nỗ lực của họ trong việc đưa ra các luật lệ khác cho Biển Đông sẽ không mang lại kết quả, Mỹ cũng không nên bỏ qua các mũi nhọn khác của Chương trình Tự do Hàng hải, bao gồm cả các cuộc thảo luận để đạt được sự đồng nhất lớn hơn trong việc giải thích UNCLOS.49 Trung Quốc phải được thúc đẩy cũng như thuyết phục để chấp nhận một tầm nhìn hợp pháp về lợi ích của họ.

Thứ ba, Mỹ cần tiếp tục tổ chức các cuộc tập trận song phương và đa phương trong khu vực với các đồng minh và đối tác. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử, trong đó Bắc Kinh tìm cách loại trừ sự tham gia của "các nước ngoài khu vực" dựa trên lý do họ không có lợi ích hợp pháp ở Biển Đông. Cụ thể, Trung Quốc đang tìm kiếm sự thống nhất của các bên trong việc không tổ chức các cuộc tập trận chung với các nước ngoài khu vực.

Thứ tư, Mỹ nên tiếp tục đơn phương và cùng với các nước khác (bao gồm Úc, Nhật Bản và Ấn Độ) giúp đỡ tăng cường năng lực khu vực, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hải. Năng lực giám sát và tuần tra vùng đặc quyền kinh tế được nâng cao sẽ giúp các quốc gia ven biển tự tin hơn trong việc phơi bày các hành vi phi pháp và mang tính cưỡng bức.

Thứ năm, Mỹ cần tiếp tục tăng cường quan hệ với các đồng minh và đối tác trong khu vực. Đặc biệt, Washington cần thúc đẩy quan hệ tốt hơn với Philippines, một đồng minh quan trọng ở Đông Nam Á.

Vào tháng 3/2019, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đề nghị xem xét lại sự phù hợp hiện nay của Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ – Phi (MDT) năm 1951, Washington đã làm rõ rằng khái niệm "Thái Bình Dương" trong hiệp ước có bao gồm cả khu vực Biển Đông. Điều này tích cực ở chỗ nó đã mở đường cho những tiến bộ lớn hơn trong khuôn khổ Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Nâng cao (EDCA) năm 2014, cho phép quân đội Mỹ xây dựng các cơ sở, bố trí trước các khí tài quốc phòng và triển khai binh lính luân phiên tại 5 căn cứ của quân đội Philippines.

Ngược lại, việc thúc đẩy nhân quyền ở Philippines, mặc dù rất quan trọng, nhưng đòi hỏi một cách tiếp cận uyển chuyển hơn. Những nỗ lực gần đây nhằm sửa đổi dự luật phân bổ ngân sách Nhà nước và Hoạt động nước ngoài năm 2020 [của Mỹ] nhằm cấm một số quan chức Philippines chịu trách nhiệm về việc giam giữ Thượng nghị sĩ Leila de Lima không được nhập cảnh vào Mỹ (với lý do Mỹ có quyền can thiệp vì đã "viện trợ cho Philippines") đã làm dấy lên sự phẫn nộ sâu sắc ở Manila, trong khi có rất ít kết quả được ghi nhận. Hơn nữa, những cố gắng như vậy đã gây khó khăn cho nỗ lực tạo một nền tảng vững chắc hơn cho quan hệ Mỹ – Philippines.

Thứ sáu, Washington nên thông báo với Trung Quốc rằng việc xây dựng trên bãi cạn Scarborough sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Quan điểm của nhiều người mà tôi đã nói chuyện ở Philippines là Bắc Kinh có khả năng cố gắng xây dựng trên bãi cạn Scarborough trước khi kết thúc nhiệm kỳ của tổng thống Duterte. Chính quyền Obama đã cảnh báo riêng với Trung Quốc rằng việc xây dựng trên bãi cạn Scarborough là lằn ranh đỏ ; không có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Trump đã đưa ra những cảnh báo tương tự. Về mặt kỹ thuật, bãi cạn Scarborough không nằm trong Hiệp ước Phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines vì tòa án không đưa ra phán quyết về việc nó có phải là một phần lãnh thổ của Philippines hay không và Mỹ không đưa ra quan điểm nào về các tuyên bố tranh chấp chủ quyền. Tuy nhiên, việc Mỹ không thực hiện hành động ngăn chặn Trung Quốc xây dựng trên bãi cạn Scarborough sẽ gây ấn tượng rằng Mỹ là một con hổ giấy và là một đồng minh không đáng tin cậy.

Thứ bảy, Mỹ nên hỗ trợ các nỗ lực của các nước ven Biển Đông chống lại các cuộc xâm nhập vào EEZ của họ, bao gồm bất kỳ hành động pháp lý nào do các nước ven Biển Đông khởi xướng. Washington đã ủng hộ nguyên tắc vùng biển mở, nhưng đối với nhiều quốc gia ven biển Đông Nam Á, việc tiếp cận các nguồn tài nguyên về cá và dầu khí trong EEZ chính là "bánh mì và bơ" [2], và vì thế đây là ưu tiên của họ. Sau khi thất bại trong việc kêu gọi Trung Quốc chấm dứt gây áp lực nhằm khiến Việt Nam ngừng thăm dò dầu khí trong EEZ của Việt Nam vào tháng 7 năm 2017 và một lần nữa vào tháng 3 và tháng 5 năm 2018, Mỹ đã thực hiện các bước đi đúng hướng dù muộn màng. Một tuyên bố của Bộ Ngoại giao vào tháng 7 năm 2019 đã lên án "Trung Quốc can thiệp vào các hoạt động dầu khí ở Biển Đông, bao gồm cả các hoạt động thăm dò và khai thác lâu đời của Việt Nam". Vào tháng 8, Bộ Ngoại giao đã đưa ra một tuyên bố khác bày tỏ rằng "Mỹ lo ngại sâu sắc về việc Trung Quốc đang tiếp tục can thiệp vào các hoạt động dầu khí đã có từ lâu của Việt Nam trong khu vực EEZ của nước này". Nếu Bắc Kinh gây sức ép buộc ExxonMobil rút khỏi dự án Cá voi xanh ngoài khơi miền Trung Việt Nam, Washington cần đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ tố cáo điều này ; còn việc gì sẽ xảy ra trong trường hợp ExxonMobil tiến hành khoan và Trung Quốc can thiệp trực tiếp là một câu hỏi khó hơn. Tuy nhiên, điều rõ ràng là những nỗ lực của Bắc Kinh trong các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử nhằm loại trừ hợp tác kinh tế biển với "các công ty của các quốc gia bên ngoài khu vực" tạo thêm động lực cho sự cần thiết phải hỗ trợ mạnh mẽ các đặc quyền kinh tế của các nước ven Biển Đông.

Thứ tám, Washington nên tái kêu gọi Trung Quốc tuân theo phán quyết của tòa trọng tài. Những tuyên bố thể hiện quan ngại gần đây về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông có thể được củng cố bằng cách dẫn chiếu các phán quyết của tòa, trong đó nêu rõ quyền của các quốc gia ven biển đối với EEZ của họ không bị cản trở bởi bất kỳ yêu sách đường chín đoạn nào hoặc yêu sách dựa trên các thực thể trên Biển Đông. Nhưng Washington đã im lặng trước phán quyết một phần vì sự thận trọng của Manila, một phần vì ảnh hưởng của phán quyết đối với các tuyên bố EEZ của Mỹ xung quanh các thực thể nhỏ, không có người ở tại Thái Bình Dương (các thực thể này cũng không tạo ra EEZ). Mỹ không nên bỏ lỡ cơ hội chứng tỏ sự nhất quán trong việc ủng hộ pháp luật ở cả trong và ngoài Biển Đông. Theo đó, Mỹ cuối cùng cũng nên tham gia UNCLOS. Việc ủng hộ luật pháp quốc tế sẽ tăng cường sức mạnh hơn là làm tổn hại lợi ích của Mỹ, đặc biệt là vì nó cho phép các quốc gia khác liên kết đằng sau Mỹ, khi hiện tại họ có thể còn đang ngần ngại tham gia một nhóm được coi là chống Trung Quốc.

Cuối cùng, Mỹ phải ghi nhớ rằng không thể xem xét các sự kiện ở Biển Đông một cách biệt lập : các nước trong khu vực đang giơ ngón tay lên để xác định hướng gió thổi [3] trong bối cảnh kinh tế và chiến lược rộng lớn hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc xác định chỗ đứng và quyết định của họ ở Biển Đông. Dù có nhiều lời bàn tán về việc chống lại Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) và các nước Đông Nam Á vẫn đang thận trọng trước các dự án BRI, nhưng họ vẫn để ngỏ khả năng tham gia sáng kiến này. Sự cởi mở này đối với nguồn vốn Trung Quốc đã và đang thay đổi môi trường chiến lược khu vực. Hành động của Trung Quốc cả ở Biển Đông và thông qua BRI đều có liên quan với nhau và chúng là một phần trong những nỗ lực rộng lớn hơn của Trung Quốc nhằm mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực. Mỹ phải hợp tác với các đồng minh và đối tác để thúc đẩy phát triển, bao gồm việc đảm bảo các lựa chọn khả thi để phát triển cơ sở hạ tầng và tăng trưởng mà không cần tiền của Trung Quốc.

Những nỗ lực bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ trong một khu vực nơi có nhu cầu phát triển cao chỉ có thể đạt được sức hút nếu các cơ hội kinh tế cũng được cung cấp đủ tiền. Cho đến nay, dường như mới chỉ có tiến bộ khiêm tốn liên quan đến Đạo luật BUILD mà Mỹ thông qua năm 2018 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển các nền kinh tế có thu nhập thấp hoặc trung bình thấp, và trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Ba bên về đầu tư Cơ sở hạ tầng trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương giữa Mỹ, Nhật và Úc.

Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Đông Á xảy ra đồng thời với sự suy yếu của luật biển quốc tế. Những nước tìm cách chống lại điều này, bao gồm cả Mỹ, phải đáp trả cả ở Biển Đông, nơi cần phải có những nỗ lực bền vững để thuyết phục Trung Quốc rằng lợi ích của họ nằm ở việc duy trì các quyền và tự do hàng hải thay vì phá hoại chúng, và trong khu vực rộng lớn hơn nơi có nhu cầu phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng cao. Tất nhiên tất cả những điều này dựa trên giả định rằng Mỹ quan tâm đến việc thúc đẩy một thế giới nơi các luật lệ là quan trọng. Việc Washington áp đặt thuế quan dựa trên các lý do không rõ ràng về an ninh quốc gia, cũng như các báo cáo gần như hàng ngày về các hành vi sai trái nghiêm trọng trong nước ở cấp độ cao nhất cho thấy điều ngược lại. Nếu luật pháp quốc tế trở thành nạn nhân của chính các hành động (và khiếm khuyết) của hai siêu cường, chúng ta có thể sẽ thấy một trật tự kém ổn định hơn nhiều. Hiện tại, chúng ta đã phải đối mặt với bất ổn phát sinh từ các cấu trúc của trật tự quốc tế đang bị thách thức. Tất cả các quốc gia cần phải hành động để đảm bảo rằng trật tự quốc tế của chúng ta không bị xé rách hoàn toàn.

Lynn Kuok

Nguyên tác : "How China’s actions in the South China Sea undermine the rule of Law", Brooking Institution, 11/2019.

Nguyễn Tuấn Anh biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 03/04/2021

Lynn Kuok là nghiên cứu viên cao cấp tại Đại học Cambridge và là thành viên cao cấp về An ninh Châu Á – Thái Bình Dương tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS).

—————-

[1] Self-fulfilling prophecy : một lời tiên tri tự hoàn thành là lời tiên tri trở thành sự thật bởi vì mọi người mong đợi hay nghĩ rằng điều đó sẽ thành sự thật và cư xử theo cách có thể khiến điều đó xảy ra. Ví dụ : Nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ thất bại, thì bạn sẽ thất bại.

[2] bread and butter : ý nói đó là lợi ích hay nhu cầu thiết yếu, cơ bản.

[3] Hold one’s finger up to determine which way the wind is blowing : trên đồng cỏ người ta thường dính lá cỏ vào ngón tay rồi giơ lên để xác định hướng gió. Ở đây ý nói còn xem xét tình hình thế nào.

Published in Diễn đàn

Mỹ phải tái đầu tư để duy trì lợi thế khoa học và công nghệ và một lần nữa dẫn đầu

Dư luận về Bắc Kinh ở Mỹ đang cứng rắn lại. Một số cuộc khảo sát gần đây cho thấy thái độ cứng rắn của dân Mỹ đối với Bắc Kinh. Trong một cuộc thăm dò gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew, 67% người Mỹ nói rằng thái độ của họ đối với Trung Quốc là tiêu cực hoặc rất tiêu cực, tăng từ 46% cách đây ba năm. 84% coi sức mạnh công nghệ ngày càng tăng của Trung Quốc là một vấn đề nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng đối với Mỹ. Gần một nửa cho rằng nên để ưu tiên để hạn chế sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc.

chaydua1

Những người tham dự được nhận diện qua khuôn mặt khi đến tha dự Hội nghị Trí tuệ Nhân tạo Thế giới ở Thượng Hải, ngày 29 tháng 8 năm 2019. Atnh AFP

Các nhà lập pháp đã đề xuất nhiều nguồn tài trợ cho khoa học và công nghệ hơn. Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2019 đã thành lập một ủy ban lưỡng đảng về trí tuệ nhân tạo. Báo cáo của ủy ban, được công bố vào tuần trước, đề xuất các bước như tăng gấp đôi đầu tư của liên bang vào nghiên cứu và phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo lên 32 tỷ đô la vào năm 2026. Ủy ban cũng ban hành phiên bản mới của Đạo luật Giáo dục Quốc phòng năm 1958, được thông qua sau khi Liên Xô đã phóng vệ tinh nhân tạo Sputnik đầu tiên trên trái đất, kích hoạt cuộc chạy đua khoa học giữa Mỹ và Liên Xô.

Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2019 đã nhấn mạnh thách thức của trí tuệ nhân tạo. Các ủy viên viết : "Chúng tôi rất coi trọng tham vọng của Trung Quốc là vượt qua Hoa Kỳ để trở thành lãnh đạo về trí tuệ nhân tạo của thế giới trong vòng một thập kỷ", đồng thời khẳng định rằng Hoa Kỳ phải "chiến thắng trong cuộc cạnh tranh về trí tuệ nhân tạo trong khung cảnh tăng cường cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc". Điều tương tự cũng có thể nói về các lĩnh vực khác mà Bắc Kinh đã xác định là cần thiết để đạt được ưu thế về công nghệ trong thế hệ tiếp theo.

"Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời" mà chính quyền Biden công bố vào tuần trước đã cung cấp thêm bằng chứng về sự đồng thuận của hai đảng ở Hoa Kỳ. Văn kiện tuyên bố rõ ràng lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc. Báo cáo của chính quyền mới nhấn mạnh sự thay đổi này, đề cập thẳng đến một "Trung Quốc quyết đoán và độc tài hơn" là "đối thủ cạnh tranh duy nhất có khả năng kết hợp sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để tạo ra thách thức lâu dài đối với một quốc tế ổn định và hệ thống các nước cởi mở. " Thách thức này sẽ đòi hỏi sự phản ứng từ nhiều phía của Hoa Kỳ, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Báo cáo này nói "Các cường quốc hàng đầu thế giới đang chạy đua để phát triển và triển khai các công nghệ mới nổi, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử", chính quyền khẳng định, cuộc chạy đua có thể định hình lại mọi thứ "từ cán cân kinh tế và quân sự giữa các quốc gia đến tương lai của công việc, sự giàu có và bất bình đẳng giữa các nước." Báo cáo này kết luận : "Mỹ phải tái đầu tư để duy trì lợi thế khoa học và công nghệ và một lần nữa dẫn đầu."

William A. Galston

Nguyên tác : America Wakes Up to the China Threat, The Wall Street Journal, 11/03/2021

Phạm Đình Bá lược dịch

Nguồn : VNTB, 11/03/2021

Published in Diễn đàn

Trong trận chiến tranh lạnh kéo dài 45 năm giữa Mỹ và Liên Xô, hai bên đã đụng độ hoặc nóng (qua những đại diện hoặc trực tiếp) hoặc lạnh trên khắp thế giới. Nhưng chiến truờng chính của cuộc chiến tranh lạnh là Châu Âu, nơi mà Liên Xô thường xuyên lo ngại các chư hầu có thể tách ra theo phương Tây, trong lúc Mỹ thì lo rằng các đồng minh của mình có thể tìm một thỏa thuận riêng với Liên Xô.

asean1

Đông Nam Á giữa Mỹ và Trung Quốc

Cuộc cạnh tranh lần này giữa Mỹ và Trung Quốc may mắn là còn ít căng thẳng hơn. Thứ nhất lực lượng quân sự hai bên hãy còn chưa ở trong tình trạng tích cực chuẩn bị chiến đấu qua một đuờng chiến tuyến vạch sẵn, tuy rằng tại Đài Loan và Bắc Hàn hai bên vẫn còn ở trong tình trạng căng thẳng vốn có từ nhiều chục năm nay. Tuy nhiên giống như chiến tranh lạnh, hai bên cũng có một chiến trường chính mà cạnh tranh sẽ gay gắt nhất : Đông Nam Á. Và tuy rằng tại đây không có một chiến tuyến vạch sẵn như Châu Âu thời chiến tranh lạnh, nhưng điều đó chỉ làm cho cuộc đấu tranh trở thành phức tạp hơn.

11111111111111111111111

Các nước Đông Nam Á lúc này đã nhìn Mỹ và Trung Quốc như hai cực của môt nam châm kéo đất nước mình đi theo hai chiều đối nghịch. Tỷ dụ như những người chống lại cuộc đảo chính gần đây tại Miến Điện đã giăng các biểu ngữ tấn công Trung Quốc vì đã ủng hộ các ông tướng cũng như kêu gọi Mỵ can thiệp. Các chính phủ vì thế cảm thấy bị áp lực phải chọn bên. Năm 2016, ông Rodrigo Duterte hung hăng tuyên bố nuớc ông, Philippines "ly dị nước Mỹ" và cam kết phục tòng Trung Quốc. Trung Quốc đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông và việc Mỹ bác bỏ việc đòi chủ quyền này đã tạo ra những tranh cãi gay gắt bên trong tổ chức chính tập hợp các quốc gia này, Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà Trung Quốc tìm cách thu phục.

Tranh chấp về Đông Nam Á sẽ còn trở nên gay gắt nữa vì hai lý do. Thứ nhất Đông Nam Á càng ngày càng trở nên có tầm quan trọng chiến luợc đối với Trung Quốc. Đông Nam Á nằm ngay phía dưới Trung Quốc, chặn ngang con đường hàng hải huyết mạch chuyên chở dầu hỏa và các nguyên liệu đến cho Trung Quốc và mang hàng hóa Trung Quốc xuất cảng sang các nước khác. Trong lúc Trung Quốc bị chặn ngang ở phía đông bởi Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan, cả ba đều là những đồng minh trung thành của Mỹ, thì Đông Nam Á là trận địa đỡ khó khăn hơn cả về kinh tế và quân sự. Đông Nam Á cũng cung cấp cho Trung Quốc cửa ngõ để có thể đi ra đuợc cả Thái Bình Dương lẫn Ấn Độ Dương. Chỉ trở thành thế lực chi phối tại Đông Nam Á, Trung Quốc mới có thể giải tỏa đuợc mối lo bị bao vây.

Nhưng Đông Nam Á không chỉ là môt trạm trung chuyển trên đuờng đi đến các nơi khác. Đông Nam Á tự nó cũng có tầm quan trọng. Đông Nam Á là quê hương của 700 triệu người, đông hơn là Liên Hiệp Châu Âu, Châu Mỹ La Tinh hay là vùng Trung Đông. Kinh tế vùng, nếu tính như là một quốc gia sẽ đứng thứ tư trên thế giới tính theo chỉ số sinh họat, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc và Ấn độ. Và các nước này còn đang tăng truởng kinh tế rất mau. Indonesia và Malaysia tăng truởng với tốc độ 5-6% trong 10 năm qua ; Việt Nam và Philippines với tốc độ 6-7%. Các nước nghèo như Myanmar và Cambodia còn tăng truởng nhah hơn nữa. Đông Nam Á nay trở thành nơi các công ty quốc tế lựa chọn làm nơi sản xuất, trong lúc dân chúng tại đây nay đã giầu đủ để có thể tạo ra một thị truờng hấp dẫn. Trên phương diện thương mại cũng như trên phương diện địa chính trị, Đông Nam Á là một phần thưởng đáng quý cho kẻ nào thắng.

Trong hai đối thủ, Mỹ và Trung Quốc, cho đến nay Trung Quốc đang dẫn truớc. Trung Quốc trở thành nước bạn hàng lớn nhất, và đầu tư vào Đông Nam Á cao hơn Mỹ nhiều lần. Ít nhất một quốc gia Đông Nam Á, Cambodia nay trở thành hầu như là chư hầu của Trung Quốc. Và hầu như không nước nào dám công khai đứng về phía Mỹ trong các cuộc tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tuy nhiên Trung Quốc cũng có nhiều nhược điểm lớn. Đầu tư Trung Quốc, tuy nhiều nhưng có nhiều khuyết điểm. Các công ty Trung Quốc bị tố cáo là làm hủ hóa hay phá hũy môi sinh. Nhiều công ty mang công nhân Trung Quốc đến làm thay vì dùng dân bản xứ, tạo ra những tranh chấp với dân chúng bản xứ. Và ngoài ra còn thói của Trung Quốc dùng những biện pháp trừng phạt thương mại hoặc đầu tư để cảnh cáo các quốc gia nào mà có gì làm Trung Quốc không hài lòng.

Trung Quốc cũng làm cho các nuớc láng giềng bất mãn bằng những hành động đe dọa quân sự. Việc Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng những đảo nhân tạo vũ trang trên các cồn cát và ghềnh đá trên Biển Đông cũng như quấy rối các tầu đánh cá hoặc các tầu thăm dò của các nước khác cũng là một nguồn căng thẳng với hầu hết các quốc gia trong vùng từ Việt Nam đến Indonesia. Trung Quốc cũng giữ liên hệ với các đám phiến quân chống lại các chính phủ trong quá khứ.

Chính những hành động đó đã làm Trung Quốc mất đi nhiều sự ủng hộ của dân chúng Đông Nam Á. Các cuộc bạo động chống Trung Quốc thường xuyên xảy ra tại Việt Nam và Indonesia. Ngay cả nước Lào nhỏ bé, một nuớc độc tài cộng sản mà dân chúng cũng lên tiếng chống lại sự hiện diện gia tăng của Trung Quốc. Lãnh tụ các quốc gia Đông Nam Á có thể không dám công khai chỉ trích Trung Quốc vì sợ những ảnh hưởng kinh tế, nhưng họ cũng không dám thân cận quá với Trung Quốc vì sợ phản ứng của chính dân chúng mình.

Thành ra việc Trung Quốc tìm cách bá quyền tại Đông Nam Á chưa chắc đã có thể thành công. Các quốc gia Đông Nam Á có thể không muốn từ bỏ buôn bán và đầu tư với nước láng giềng phía Bắc nhưng họ cũng muốn những cái gì mà Mỹ có thể mang lại : hòa bình, ổn định và một trật tự thế giới dựa trên luật pháp, Trung Quốc không phải cứ cậy sức của mình mà muốn làm gì thì làm. Giống như tất cả những nước nhỏ khác, các quốc gia Đông Nam Á đều muốn né tránh không theo một nước nào và tìm cách lợi dụng cuộc đấu tranh giữa hai bên để kiếm mối lợi cho nước mình.

Đó là cơ hội cho Mỹ. Để tránh cho Đông Nam Á rơi vào quỹ đạo Trung Quốc, Mỹ nên khuyến khích các quốc gia tại đây hãy mở cửa và xây dựng các đối trọng chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Một nhu cầu là xây dựng việc hội nhập vùng cũng như củng cố các quan hệ với các nước Đông Á như Nhật Bản và Nam Hàn. Trên hết Mỹ phải sẵn sàng đứng ra bảo vệ trật tự quốc tế mỗi khi có những vi phạm về phía Trung Quốc.

Lê Mạnh Hùng

(14/03/2021)

Published in Diễn đàn

Từ lâu, "phạm vi ảnh hưởng" đã trở thành một khái niệm được coi trọng trong việc quản lý sự phức tạp của quan hệ nước lớn. Việc thiết lập phạm vi ảnh hưởng cần đến sự hiểu biết chung không chỉ giữa các nước lớn, mà cả giữa những nước đã nằm trong phạm vi ảnh hưởng của họ.

thegioi1

Nhận thức quốc tế ngày càng tăng cho rằng Trung Quốc đang tìm cách đẩy các nước lớn khác ra khỏi quần đảo Thái Bình Dương để trỗi dậy với tư cách là cường quốc thống trị.

Trong buổi tiếp đón Thủ tướng Vanuatu tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh hồi năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu rằng Trung Quốc không tìm kiếm "phạm vi ảnh hưởng" trong khu vực. Ông tuyên bố : "Các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, giàu hay nghèo, đều là những thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế. Trung Quốc phản đối chủ nghĩa Sô vanh nước lớn".

Nhưng tại sao Chủ tịch Tập Cận Bình lại nói về cái gọi là "phạm vi ảnh hưởng", một khái niệm đã được sử dụng rộng rãi trong thế kỷ 19 ? Những phát biểu của Tập Cận Bình chỉ là sự đáp lại nhận thức quốc tế ngày càng tăng cho rằng Trung Quốc đang tìm cách đẩy các nước lớn khác ra khỏi quần đảo Thái Bình Dương để trỗi dậy với tư cách là cường quốc thống trị.

Trung Quốc bị chỉ trích là có tham vọng không chỉ ở quần đảo Thái Bình Dương, mà còn ở cả phần lớn Châu Á và các vùng biển của khu vực này, nơi mà Bắc Kinh được cho là đang tìm cách làm suy yếu các liên minh của Mỹ và tự thiết lập vị trí bá chủ khu vực. Trong khi Bắc Kinh bác bỏ những chỉ trích này, một số quan điểm cho rằng Châu Á, ít nhất là khu vực Đông Á, quả thực là một phần phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử.

Trung Quốc và khu vực Đông Á

Chế độ triều cống truyền thống mà Trung Quốc xây dựng chỉ bị phá vỡ khi chủ nghĩa thực dân Châu Âu lan đến Châu Á. Những người có cái nhìn mang tính lịch sử cũng cho rằng chúng ta có lẽ đang trở về với "nhà nước tự nhiên" đó ở Đông Á. Họ coi đây là hậu quả của sự trỗi dậy trở lại của Trung Quốc trong thế kỷ 21 với tư cách là một trong những cường quốc kinh tế và quân sự lớn nhất thế giới.

Một số người lập luận rằng việc nhường lại phạm vi ảnh hưởng ở Châu Á cho Bắc Kinh là việc làm không thể tránh khỏi và hợp lý để xây dựng một cán cân quyền lực ổn định giữa một nước Trung Quốc đang trỗi dậy và một nước Mỹ đang suy giảm sức mạnh một cách tương đối. Họ cũng chỉ rõ thực tế rằng logic địa lý có những tác động của riêng nó. Trung Quốc nằm trong khu vực này, còn Mỹ lại là một cường quốc ở xa, khi muốn triển khai quân đội đến khu vực này, Mỹ phải vượt qua một đại dương rộng lớn.

Quan điểm thực tế có thể khiến chúng ta coi nhẹ lập luận của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc "các nước đều bình đẳng với nhau". "Bình đẳng về chủ quyền" của các nước quả thực là nguyên tắc quan trọng của các mối quan hệ quốc tế hiện đại. Nhưng ở cấp độ thực thi, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh, điều quan trọng là bản chất sự khác biệt về sức mạnh giữa các quốc gia. Sự bất bình đẳng về quyền lực là thực tế mà hầu hết các nước đang tìm cách đối phó dưới các cách thức khác nhau.

Ý tưởng về "phạm vi ảnh hưởng" là di sản của quá khứ. Ý tưởng này trở nên nổi bật vào cuối thế kỷ 20 khi cuộc Chiến tranh Lạnh Mỹ-Xô chấm dứt. Khi làn sóng toàn cầu hóa kinh tế mới tràn ra khắp thế giới, người ta cho rằng ý tưởng này đã chết, lịch sử đã kết thúc và vị trí địa lý không còn quan trọng.

Sự thiếu vắng tình trạng đối đầu nước lớn đã đem lại những tầm nhìn về tăng trưởng kinh tế chung, quản trị toàn cầu và việc xây dựng một trật tự quốc tế tự do mà người ta cho rằng do Mỹ đứng đầu. Tuy nhiên, sự ảo tưởng đó đã không kéo dài. Những gì chúng ta chứng kiến sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989 và Liên Xô sụp đổ vào năm 1991 là khoảnh khắc đơn cực tương đối ngăn ngủi.

Trong vòng chưa đầy hai thập kỷ, giờ đây chúng ta lại chứng kiến sự đối đầu nước lớn giữa Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và Ấn Độ. Sự đối kháng về hệ tư tưởng, cạnh tranh kinh tế và căng thẳng quân sự đều đã quay trở lại. Do vậy, các học thuyết về cán cân quyền lực, địa chính trị và phạm vi ảnh hưởng cũng quay trở lại.

Phạm vi ảnh hưởng dưới những hình thái khác nhau

Trái ngược với sự hình dung theo xu hướng toàn cầu hay niềm tin vào sự bá quyền của Mỹ, khái niệm "phạm vi ảnh hưởng" chưa bao giờ biến mất khỏi sân khấu quốc tế. Từ lâu, nó đã trở thành một khái niệm được coi trọng trong việc quản lý sự phức tạp của quan hệ nước lớn. Xét cho cùng, Vatican đã vạch ra một ranh giới và trao vùng đất phía Đông cho Bồ Đào Nha và vùng đất phía Tây cho Tây Ban Nha để hạn chế xung đột giữa họ khi Vatican lần thứ tư thực hiện các chuyến hành trình khám phá hồi thế kỷ 15.

Khi hệ thống quốc tế nổi lên ở Châu Âu trong thế kỷ 17, các nước lớn đã tìm cách thống trị khu vực lân cận của họ và ngăn chặn các nước lớn khác thiết lập sự hiện diện mang tính đe dọa ở khu vực ngoại vi. Tuy nhiên, việc thực hiện bá quyền tùy tiện đã buộc các nước láng giềng nhỏ hơn phải huy động các nước lớn khác chống lại "người khổng lồ" của khu vực. Việc tranh giành phạm vi ảnh hưởng đã thường xuyên dẫn đến các cuộc xung đột trên khắp Châu Âu.

Các cường quốc Châu Âu và Nhật Bản cũng đã chia nhau các phạm vi ảnh hưởng ở Trung Quốc cho đến khi cường quốc đang trỗi dậy khi đó là Mỹ đòi hỏi quyền tiếp cận bình đẳng dưới tên gọi "chính sách mở cửa" cho tất cả các cường quốc bên ngoài vào cuối thế kỷ 19.

Mặc dù vậy, có một vấn đề nảy sinh. Trong khi Mỹ được tham gia dàn xếp thỏa thuận, thì Trung Quốc lại không được tham khảo ý kiến. Sự bẽ mặt của Trung Quốc khi bị các cường quốc nước ngoài điều khiển tất yếu làm gia tăng chủ nghĩa dân tộc của nước này mà đã phát triển mạnh vào đầu thế kỷ 20.

Chiến tranh thế giới thứ hai vào giữa thế kỷ 20 đã không làm mất đi khái niệm "phạm vi ảnh hưởng". Trên thực tế, nó đã dẫn đến việc thể chế hóa ở Châu Âu. Châu Âu bị chia thành hai phạm vi ảnh hưởng, phần phía Đông do Liên Xô chi phối và phần phía Tây do Mỹ chi phối. Hai liên minh đối lập nhau – khối Hiệp ước Vacsava và Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) – đã dẫn đến việc quân sự hóa mạnh mẽ tuyến phân chia hai phạm vi ảnh hưởng ở Trung Âu.

Việc cả hai bên đều sở hữu vũ khí hạt nhân và mối đe dọa về khả năng hủy diệt lẫn nhau đã đảm bảo nền hòa bình mong manh ở Châu Âu. Bất chấp các cuộc nổi loạn thường xuyên chống lại sự chi phối của Liên Xô ở phương Đông, Mỹ và phương Tây lựa chọn tôn trọng phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô. Chỉ khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, sự chia rẽ Châu Âu mới kết thúc. Thế kỷ 20 đã chứng kiến một số phạm vi ảnh hưởng tồn tại lâu dài và những phạm vi ảnh hưởng khác bị phá vỡ. Phạm vi ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh đã làm giảm bớt vai trò của Châu Âu ở khu vực này trong thế kỷ 19, cho phép Mỹ trụ vững trước sức ép của Liên Xô với mong muốn đánh bật Mỹ ở Cuba trong thế kỷ 20, và đánh bại sự nổi dậy liên tục trong khu vực chống lại sự bá quyền của Mỹ.

Ngoài ra, Ấn Độ cũng đã kế thừa phạm vi ảnh hưởng ở tiểu lục địa này và ở khu vực Ấn Độ Dương từ Anh, nước đã thống trị khu vực từ đầu thế kỷ 19.

Vai trò của các cường quốc bậc trung

Tuy nhiên, một Ấn Độ bị ngăn cách bởi những ranh giới tín ngưỡng và hướng nội về kinh tế được cho là khó có thể duy trì được di sản đó. Ngày nay, một Ấn Độ đang trỗi dậy đang tìm cách lấy lại một phần ảnh hưởng đó ở khu vực Ấn Độ Dương, nhưng họ phải đương đầu với một Trung Quốc hùng mạnh mới đang nhanh chóng giành được vị thế vững chắc.

Ấn Độ không phải là nước duy nhất nằm trong số các cường quốc bậc trung đang tìm cách xây dựng lại phạm vi ảnh hưởng. Iran, Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập đang tìm cách làm như vậy ở Trung Đông và khu vực Sừng Châu Phi. Nỗi lo sợ về việc Mỹ bám trụ ở khu vực này đã thôi thúc các cường quốc khu vực ở Trung Đông mở rộng các mạng lưới ảnh hưởng của họ và xem đây là một nhu cầu cấp bách. Úc đang ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực quần đảo Thái Bình Dương bằng chương trình "Tăng cường ảnh hưởng ở Thái Bình Dương" đầy tham vọng của riêng mình.

Tuy nhiên, chính ở Châu Âu và Đông Á, những triển vọng về phạm vi ảnh hưởng đang trở thành tâm điểm sắc bén. Ở Châu Âu, phạm vi ảnh hưởng nằm ở trung tâm của sự đối đầu giữa phương Tây và Nga. Phương Tây cáo buộc Nga đang tìm cách xây dựng lại không gian Xôviết bằng việc sáp nhập Crưm hay đang ngầm gây bất ổn đối với chính phủ các nước láng giềng.

Đến lượt mình, Moskva cáo buộc NATO và Liên minh Châu Âu (EU) đang mở rộng đến các đường biên giới của Nga, bởi vậy đe dọa an ninh của Nga. Một số người có đầu óc thực tế lập luận rằng nhượng bộ Moskva một chút trong khu vực lân cận của nước này là điều kiện tiên quyết then chốt cho sự bình thường hóa quan hệ song phương vốn là điều hết sức cần thiết giữa phương Tây và Nga.

Tuy nhiên, nhiều nước nhỏ hơn ở khu vực ngoại vi của Nga tiếp tục tìm kiếm sự hợp tác an ninh với NATO và quan hệ đối tác kinh tế với EU để ngăn chặn những mối đe dọa an ninh tiềm tàng từ Moskva và giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào Nga.

Những người thực dụng ở phương Tây khẳng định rằng thật nguy hiểm khi đưa ra sự đảm bảo an ninh thiếu bền vững cho các nước láng giềng nhỏ hơn của Nga, chẳng hạn như Ukraine. Họ lập luận rằng giải pháp là tìm ra sự hài hòa chính trị với Nga nhằm đem lại lợi ích cho các nước lớn cũng như cho các quốc gia nhỏ hơn ở Châu Âu. Những người thực dụng cũng đề xuất một sự dàn xếp tương tự ở Châu Á, nơi họ cho rằng Mỹ không thể kiềm chế được Trung Quốc.

Đối đầu Trung-Mỹ

Sức mạnh quốc gia toàn diện của Trung Quốc đang tăng lên đồng nghĩa rằng nước này sẽ có vai trò ngày càng mang tính quyết định trong việc định hình cấu trúc an ninh và kinh tế ở Châu Á. Logic địa lý cho thấy khả năng của Mỹ trong việc triển khai và duy trì sức mạnh quân sự đến gần không gian lãnh thổ của Trung Quốc, như họ đang làm hiện nay, sẽ chỉ suy giảm. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không dễ dàng lùi bước và Washington đã lại tiến lên trên nhiều mặt trận.

Phản ứng của Mỹ không chỉ giới hạn ở lĩnh vực chiến lược quân sự. Nó cũng không chỉ được xác định trong không gian lãnh thổ. Những triển vọng cho sự chia tách về kinh tế và lĩnh vực số, như mạng 5G chẳng hạn, đã củng cố khái niệm về "phạm vi ảnh hưởng". Mỹ cũng coi sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc là một nỗ lực được ngụy trang nhằm xây dựng một phạm vi ảnh hưởng về kinh tế ở khu vực Á-Âu và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Chắc chắn, cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều muốn tìm kiếm ưu thế mà không vấp phải lực lượng đối kháng ở Châu Á. Có những người khác ở hai nước tin rằng sự thống trị đơn phương ở Châu Á thực sự không khả thi và sẽ là hợp lý nếu hai nước đi đến sự hòa hợp chính trị nào đó. Cái khó là tìm ra được điểm hòa hợp có thể chấp nhận được đối với cả hai bên. Điểm hòa hợp này có thể tồn tại dưới nhiều hình thức, bao gồm cả một sự quản lý chung hay phân chia những phạm vi ảnh hưởng riêng biệt.

Hầu như không quốc gia nào ở Châu Á cho rằng sự đối đầu Trung-Mỹ kéo dài sẽ nằm trong lợi ích của họ. Chắc chắn họ sẽ hoan nghênh bất kỳ sự dàn xếp hợp lý nào giữa Washington và Bắc Kinh. Nhưng họ cũng sẽ thận trọng đối với bất kỳ sự dàn xếp nào giữa Mỹ và Trung Quốc mà gây phương hại cho họ.

Vấn đề trung tâm của phạm vi ảnh hưởng

Việc thiết lập phạm vi ảnh hưởng cần đến sự hiểu biết chung không chỉ giữa các nước lớn, mà cả giữa những nước đã nằm trong phạm vi ảnh hưởng của họ. Châu Á có rất nhiều nước và thực thể lớn, đông dân như Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Họ sẽ không dễ dàng chấp nhận là một phần của phạm vi ảnh hưởng này hay phạm vi ảnh hưởng khác. Họ có chủ quyền của riêng họ và sẽ không chấp nhận những nguyên tắc theo yêu cầu của phạm vi ảnh hưởng mà Mỹ và Trung Quốc nhất trí.

Nga ở Châu Âu và Trung Quốc ở Châu Á khi đó sẽ phải kiềm chế sự thống trị của mình trong khu vực để quan tâm đến những lợi ích và lo ngại của các nước láng giềng của họ. Đồng thời, các nước nhỏ hơn phải tránh khiêu khích cường quốc thống trị khu vực bằng việc đe dọa đến an ninh của họ.

Phạm vi ảnh hưởng có cơ hội phát huy vai trò khi các nước lớn khôn ngoan và các bên tham gia khu vực thận trọng. Nếu không, chúng có thể nhanh chóng biến thành sự đối đầu nước lớn, các liên minh cạnh tranh và tình trạng mất an ninh trên toàn cầu.

C. Raja Mohan

Nguyên tác : Back to the future - spheres of influence in Europe and Asia, The Straits Times, 08/02/2020

Minh Anh giới thiệu

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 10/03/2020

C. Raja Mohan là Giám đốc Viện nghiên cứu Nam Á, Đại học Quốc gia Singapore, thành viên cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu chính sách. Bài viết được đăng trên The Straits Times

Published in Diễn đàn

Ông Pompeo nói Mỹ phải thách thức Đảng cộng sản Trung Quốc

BBC, 31/10/2019

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 31/10 lại dấn thêm một bước trong các phát biểu gần đây vốn đã gay gắt của Hoa Kỳ nhắm vào Đảng cộng sản cầm quyền Trung Quốc, rằng họ tập trung vào việc thống trị quốc tế và cần phải bị thách thức, theo Reuters.

my1

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh năm 2018

Trích đoạn phát biểu của Tổng thống Trump tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc

Phát biểu của ông Pompeo được đưa ra ngay cả khi chính quyền Trump cho biết họ vẫn dự kiến sẽ ký kết giai đoạn thỏa thuận đầu tiên để chấm dứt cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh vào tháng tới, bất chấp việc Chile rút khỏi vị trí chủ nhà hội nghị APEC - nơi các quan chức Mỹ hy vọng sẽ diễn ra lễ ký kết.

Lặp lại bài phát biểu tuần trước của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence chỉ trích Trung Quốc về nhân quyền, thương mại và chiến thuật mở rộng ảnh hưởng toàn cầu, ông Pompeo nói rằng Hoa Kỳ từ lâu đã trân trọng tình bạn với người dân Trung Quốc, nhưng nói thêm :

"Chính phủ cộng sản ở Trung Quốc ngày nay không giống với người dân Trung Quốc. Họ đang tiếp cận và sử dụng các phương pháp thách thức toàn bộ Hoa Kỳ, thế giới và chúng ta, và tất cả chúng ta cần phải đối đầu với những thách thức này."..

"Sẽ không thực tế nếu bỏ qua những khác biệt cơ bản giữa hai hệ thống của chúng ta và tác động của sự khác biệt trong các hệ thống đó đối với an ninh quốc gia Mỹ", ông Pomp Pompeo phát biểu trong buổi tiệc tối tại Viện Hudson ở New York.

Ông nói rằng Tổng thống Donald Trump, người đang có kế hoạch ra tranh cử vào năm tới, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về Trung Quốc ngay từ ngày đầu cầm quyền.

"Ngày nay, chúng ta cuối cùng cũng nhận ra Đảng cộng sản thực sự có thái độ thù nghịch với Hoa Kỳ và các giá trị của chúng ta tới mức độ nào... và chúng ta có thể nhận ra điều này nhờ sự lãnh đạo của Tổng thống Trump".

Ông Pompeo cho biết ông sẽ có một loạt các bài phát biểu trong những tháng tới về các ý thức hệ và giá trị cạnh tranh, bao gồm các phát biểu về chiến dịch ảnh hưởng toàn cầu của các cơ quan tình báo của Đảng cộng sản Trung Quốc và các hoạt động kinh tế "không công bằng và ăn cướp" của Bắc Kinh.

"Đảng cộng sản Trung Quốc là một Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin tập trung vào 'đấu tranh' và thống trị quốc tế - chúng ta chỉ cần lắng nghe những gì các nhà lãnh đạo của họ nói", ông nói.

Ông Pompeo cho biết ông cũng sẽ nói về việc xây dựng năng lực quân sự của Trung Quốc "vượt xa những gì nước này cần để tự vệ".

Ông Pompeo nói rằng Hoa Kỳ không tìm kiếm sự đối đầu với Trung Quốc và muốn thấy một hệ thống thị trường cạnh tranh, minh bạch, có lợi cho cả hai bên. Ông nói rằng những bước đầu tiên để đạt được điều này có thể được nhìn thấy trong giai đoạn một của thỏa thuận thương mại, gần như đã được ký kết.

"Tôi rất lạc quan rằng chúng ta sẽ đạt được điều đó. Đó là một điều tốt, một nơi mà chúng ta có thể làm việc cùng nhau", ông nói. "Tôi nghĩ điều này sẽ cho thấy chúng ta có thể đạt tới một điểm chung".

Hôm thứ Ba 29/10, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đã phản ứng lại việc Mỹ chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Bắc Kinh, nói rằng điều này không 'có lợi' cho các cuộc đàm phán thương mại giữa Bắc Kinh và Washington.

*******************

Mỹ bác yêu cầu áp trừng phạt của Trung Quốc trước WTO

VOA, 29/10/2019

Hoa Kỳ hôm thứ Hai 28/10 bác yêu cầu của Trung Quốc đòi áp thuế phạt đối với lượng hàng hóa trị giá 2,4 tỷ USD của Mỹ nhằm đáp trả việc Hoa Kỳ không tuân thủ phán quyết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và như thế đưa vụ tranh chấp lên tòa án trọng tài, một quan chức về thương mại của Geneva cho biết.

my1

Tư liệu : Tổng thống Trump bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc gặp bên lề Hội nghị G-20 ở Osaka, Nhật Bản. Hai nước đang đối đầu trong một cuộc tranh chấp thương mại, đe dọa đẩy kinh tế thế giới vào suy thoái. (AP Photo/Susan Walsh, File)

Hồi tháng 7, các thẩm phán của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO nói Hoa Kỳ đã không hoàn toàn tuân thủ phán quyết của WTO về thuế quan áp dụng trên các mặt hàng do Trung Quốc sản xuất như tấm pin mặt trời, tháp gió và xi lanh thép. Các thẩm phán nói Bắc Kinh có thể áp dụng các biện pháp trả đũa nếu Washington không gỡ bỏ các sắc thuế quan đó.

Hôm 28/10 Washington thách thức phán quyết vừa kể tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế giới. Quan chức thương mại trong cuộc cho hay, Washington phản đối số tiền 2,4 tỷ USD mà Trung Quốc đòi được đền bù, và như vậy, đưa vụ tranh chấp lên tòa án trọng tài WTO để định đoạt số tiền trừng phạt.

Vụ kiện đã khởi sự từ thời cựu Tổng thống Barack Obama nêu bật những khiếu nại liên tục của Tòa Bạch Ốc về Tổ chức Thương Mại Thế giới – WTO.

Published in Quốc tế

Một thế giới lưỡng cực về công nghệ đang hình thành. Hoa Vi chỉ là một biểu tượng trong cuộc đọ sức Mỹ - Trung nhằm kiểm soát kinh tế và cả sức mạnh quân sự trong thế kỳ 21. Trên đây là phân tích của chuyên gia Julien Nocetti, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI.

hitech1

Một dây chuyền chế tạo điện thoại di động Hoa Vi, tại Đông Hoàn, Quảng Đông, Trung Quốc. (Ảnh chụp ngày 25/03/2019) Reuters/Tyrone Siu/File Photo

Tháng 05/2019 tổng thống Donald Trump viện cớ an ninh quốc gia cấm các tập đoàn Mỹ dùng và cung cấp trang thiết bị viễn thông cho các công ty nước ngoài thuộc diện nguy hiểm. Đối tượng đầu tiên trong tầm ngắm của chính quyền Mỹ là Hoa Vi, con chim đầu đàn của công nghệ viễn thông và high tech Trung Quốc. Nhưng Hoa Vi chỉ là "một cái cây che khuất cả một khu rừng" như người Pháp thường nói.

Trở lại với điểm ban đầu là Hoa Vi : Báo chí quốc tế từ 5 tuần qua thường xuyên nêu ra ba lý do thúc giục Nhà Trắng chĩa mũi dùi vào Hoa Vi. Một là chính quyền Trump dùng công ty có trụ sở tại Thẩm Quyến này để mặc cả với phía bên ông Tập Cận Bình nhằm khai thông đàm phán thương mại đang bị bế tắc. Thứ hai là tính toán về chiến lược và quân sự : Washington lo ngại công ty do ông Nhậm Chánh Phi, một kỹ sư từng phục vụ trong quân đội Trung Quốc sáng lập, thì ít nhiều cũng là tai mắt của Bắc Kinh. Yếu tố thứ ba được nhắc đến nhiều lần đó là Mỹ không chấp nhận để Trung Quốc trở thành một đối thủ cạnh tranh về công nghệ cao.

Tuy nhiên, trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, công nghệ của Mỹ và Trung Quốc đã đan kết quá chặt chẽ vào nhau. Trường hợp của Hoa Vi là một điển hình.

Trả lời đài RFI tiếng Việt, chuyên gia Julien Nocetti thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp – IFRI nhấn mạnh đến mối liên hệ "môi hở răng lạnh" giữa các hãng điện tử Mỹ và đối tác Trung Quốc Hoa Vi :

Julien Nocetti : Mối liên hệ rất chặt chẽ giữa Hoa Vi với các công ty Mỹ đã bị Donald Trump đánh giá thấp. Hoạt động của Hoa Vi và các hãng Mỹ - kể cả các hãng của Châu Âu đã đan kết vào nhau, các công ty này thực ra đang lệ thuộc vào nhau. Nhìn riêng vào lĩnh vực công nghệ bán dẫn, chúng ta thấy ngay là điện thoại thông minh hay máy vi tính chỉ có thể hoạt động nếu như được trang bị "chíp điện tử" mà để chế tạo được ra những "con bọ" điện tử này thì bắt buộc phải có đất hiếm. Cho tới nay Trung Quốc chiếm thế gần như độc quyền về xuất khẩu đất hiếm. Nhưng ngay cả đất hiếm của Trung Quốc cũng cần phải chuyển sang Hoa Kỳ để "sàng lọc" rồi mới có thể dùng để chế tạo linh kiện bán dẫn... Chúng thấy rõ là kinh tế của thế giới đã được toàn cầu hóa. Các quốc gia tham gia vào dây chuyền cung cấp của toàn cầu. Trong cuộc đọ sức Mỹ - Trung lần này, cả Washington lẫn Bắc Kinh cùng muốn thay đổi mô hình của một nền kinh tế toàn cầu hóa đó.

Rủi ro gián đoạn dây chuyền cung cấp

Với việc cấm cửa Hoa Vi này, Hoa Kỳ làm gián đoạn dây chuyền cung cấp của thế giới trong lĩnh vực công nghệ cao. Julien Nocetti viện IRFI nhìn nhận đây là một rủi ro có thực :

Julien Nocetti : Đây là rủi ro khá lớn. Dây chuyền cung cấp của thế giới có thể bị xáo trộn qua việc Mỹ chĩa mũi dùi vào Hoa Vi. Một số đối tác của Hoa Vi, chẳng hạn như nhà sản xuất linh kiện bán dẫn ARM của Anh đã phải xét lại chiến lược phát triển. Cần biết rằng chỉ một mình Hoa Vi hiện đang mua vào từ 9 đến 10 % linh kiện bán dẫn của thế giới. Hoa Vi là một khách hàng vô cùng lớn đối với các nhà sản xuất trong ngành mà không hãng nào muốn hay dám bỏ qua. Tập đoàn viễn thông Trung Quốc này mà bị cấm giao lưu với các đối tác Châu Âu và Mỹ thì chính bản thân các nhà cung cấp của Mỹ, của Châu Âu điêu đứng. Sắc lệnh của tổng thống Trump cấm cửa Hoa Vi tác động trực tiếp đến nhiều công ty lớn của Hoa Kỳ như Qualcomm hay Intel.

Mỹ - Trung Quốc : ai cần ai ?

Theo điều tra của hãng tin Mỹ Bloomberg được công bố hôm 22/06/2019 năm 2018 Trung Quốc mua vào khoảng 300 tỷ đô la linh kiện bán dẫn của Mỹ (thâm hụt mậu dịch của Mỹ với Trung Quốc năm 2018 là 323 tỷ đô la theo thống kê của Bắc Kinh). Ba nhà cung cấp quan trọng nhất của Trung Quốc là Intel NVIDIA và AMD. Chỉ riêng một mình Intel đang kiểm soát 36 % thị phần toàn cầu.

Một mình Hoa Vi mua vào trên dưới 10 % linh kiện bán dẫn của thế giới như chuyên gia Nocetti vừa giải thích và linh kiện bán dẫn luôn được ví là bộ não của từ máy vi tính đến điện thoại cầm tay hay máy tính bảng.

Nhìn đến lĩnh vực điện thoại di động, vẫn điều tra của hãng tin Bloomberg cho thấy, bản thân Hoa Vi không lệ thuộc nhiều vào "bọ của Mỹ", bởi gần ba phần tư điện thoại thông minh do tập đoàn này chế tạo sử dụng chip riêng của mình. Một số đối thủ của Hoa Vi trên thị trường nội địa Trung Quốc không được độc lập như vậy với chip của Hoa Kỳ. Chẳng hạn như là điện thoại Xiaomi chỉ hấp dẫn nhờ có bọ do tập đoàn Qualcomm chế tạo.

Xiết chặt gọng kềm công nghệ

Nhưng Hoa Vi không chỉ đơn thuần là một nhà sản xuất điện thoại cầm tay. Đây trước hết là một tập đoàn cung cấp trang thiết bị dịch vụ về mạng và viễn thông, sản xuất thiết bị truyền thông. Tập đoàn này được sáng lập năm 1987, hiện có khoảng gần 190.000 nhân viên trên thế giới. Gần một nửa trong số đó công tác tại 21 trung tâm nghiên cứu và phát triển trên toàn cầu. Hoa Vi cộng tác với khoảng 1.500 công ty quốc tế.

Phần nổi của "tảng băng" trong số các hoạt động của Hoa Vi được công chúng biết đến nhiều hơn cả là những chiếc điện thoại cầm tay. Năm ngoái trên thị trường điện thoại thông minh, Hoa Vi soán ngôi Apple, đứng hàng thứ nhì thế giới chỉ thua có Samsung của Hàn Quốc.

Theo nhà phân tích Julien Nocetti viện IFRI của Pháp chắc chắn là khi tuyên chiến với Hoa Vi, tổng thống Trump không chỉ nhằm bảo vệ một mình hãng điện thoại có logo hình quả táo :

Julien Nocetti : Đúng là chiến tranh về công nghệ đã mở ra. Cần nhắc lại, ban đầu mục tiêu của Donald Trump khi ông mở cuộc chiến thương mại là để bảo vệ việc làm cho dân Mỹ. Nhưng với thời gian, và nhất là trong những tháng gần đây, chiến tranh thương mại đã chuyển hướng thành một cuộc chiến công nghệ. Công nghệ đã trở thành một vấn đề chiến lược.

Ông Trump muốn tách công nghệ ra thành hai khối. Một bên là những quốc gia sử dụng kỹ thuật, sử dụng các phương tiện và các dịch vụ viễn thông của Mỹ, bên kia là những quốc gia dùng ứng dụng và trang thiết bị công nghệ của Trung Quốc.

Hai khối này cạnh tranh với nhau và thậm chí là đối đầu với nhau. Đây là một nước cờ đầy mạo hiểm vì nhiều lý do. Một là về mặt địa chính trị, thế giới lại bị phân chia ra thành hai khối, nhưng lần này sẽ do Mỹ và Trung Quốc dẫn đầu. Mỗi bên sẽ mở rộng ảnh hưởng, lôi kéo các đồng minh về phía mình. Châu Âu, đặc biệt là Đông Nam Á, Châu Phi, các nước ở Châu Mỹ Latinh, sẽ bị giằng co giữa hai ông khổng lồ này. Đến một lúc nào đó họ phải lựa chọn đứng về một phe. Rủi ro thứ hai là thuần túy về mặt kỹ thuật, Mỹ hiện không có một tập đoàn này làm chủ toàn bộ quy trình công nghệ như là Hoa Vi. Châu Âu thì có Nokia và Ericsson gần bắt kịp Hoa Vi, nhưng cũng bị chậm hơn tập đoàn viễn thông Trung Quốc này mất từ một năm rưỡi đến hai năm.

Còn quá sớm để thẩm định chính xác về những thiệt hại từ các đòn trừng phạt về công nghệ mà cả phía Mỹ và Trung Quốc đang hứng chịu nhưng rõ ràng là nhắm vào Hoa Vi, Washington đã xoáy vào một biểu tượng lớn của phép lạ kinh tế Trung Quốc. Đây là tập đoàn thành công nhất trong số tất cả các hãng của Trung Quốc trên con đường chinh phục tế giới, là niềm tự hào của một quốc gia không chỉ là "công xưởng" của thế giới mà đang trở thành một trong những ngọn hải đăng của công nghệ cao ngang tầm với Mỹ.

Hơn một tháng sau, khi quyết định phạt Hoa Vi, chính quyền Trump vừa thông báo đưa thêm vào danh sách đen 5 công ty khác của Trung Quốc, tất cả đều trong lĩnh vực công nghệ cao. Ba cơ sở đặt tại Thành Đô, một ở Thiên Tân và thực thể thứ 5 là một viện nghiên cứu công nghệ (Viện Công Nghệ máy tính Vô Tích Giang Nam - Wuxi Jiangnan Institute of Computing Technology). Theo bộ Thương Mại Hoa Kỳ, viện nghiên cứu này là một chi nhánh trực thuộc Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc.

Báo tài chính Wall Street Journal số ra ngày 23/06/2019 trích dẫn nhiều nguồn tin thông thạo cho biết, Mỹ sẽ thắt chặt thêm nữa gọng kềm nhắm vào high tech của Trung Quốc. Tổng thống Trump chuẩn bị ban hành thêm một sắc lệnh cấm tất cả các trang thiết bị sản xuất tại Trung Quốc dùng để phục vụ hệ thống viễn thông 5G tại Hoa Kỳ.

Chuyên gia Dereck Scissors thuộc viện American Enterprise Institute được hãng tin Bloomberg trích dẫn đánh giá, cuộc đọ sức Mỹ - Trung không chỉ thu hẹp ở trường hợp của Hoa Vi mà tất cả các động thái gầy đây nhất từ phía chính quyền Trump cho thấy, Hoa Kỳ không có dấu hiệu muốn nhượng bộ Bắc Kinh cho dù là hai ông Tập Cận Bình và Donald Trump sắp sửa bắt tay nhau tại thượng đỉnh G20 Osaka và đôi bên sẽ ngồi vào bàn đàm phán để "giải tỏa xung khắc về thương mại".

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 25/06/2019

Published in Diễn đàn

Năm 2019 : Mỹ và Trung Quốc, thống trị thế giới lưỡng cực

Cuối tuần này, 250 chuyên gia về quan hệ quốc tế tụ họp tại Rabat, thủ đô Morocco tham dự Hội nghị Chính trị Quốc tế (World Policy Conference). Theo các chuyên gia, thế giới dường như đang được tái cấu trúc thành hai cực, tập trung xung quanh Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong khi mà Châu Âu đang tìm kiếm cho mình một chỗ đứng.

my1

Cảnh chuẩn bị cho cuộc họp báo chung của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, Bắc Kinh, ngày 14/06/2018.REUTERS/Jason Lee/File Photo

Nhân sự kiện này mục Quốc tế nhật báo kinh tế Les Echos (26/10/2018) dành hai trang báo lớn đưa ra các dự phóng về những thách thức địa chính trị cho năm 2019. RFI tiếng Việt xin điểm lại các ý chính.

Đầu tiên hết, Les Echos ghi nhận "Một trật tự thế giới bị đảo lộn đang được tái định hình với tốc độ chóng mặt". Bởi vì, các luật chơi quốc tế đang thay đổi cùng với sự xuất hiện của vô số yếu tố phức tạp đan xen lẫn nhau. Từ sự phân đôi các tác nhân tập trung xung quanh sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, cho đến mối họa khủng bố thường trực cũng như cuộc chiến tin học đang lan rộng đe dọa các nền dân chủ và nhiều định chế quốc tế.

Châu Âu và cơn sóng thần "dân túy"

Tại Châu Âu, nhà báo Catherine Chatignoux khẳng định "Chủ nghĩa dân túy đang thắng thế". Ngay từ năm 2014, những phong trào chống hệ thống, chống di dân và chống Liên Hiệp Châu Âu đã đánh dấu một sự trỗi dậy đáng kể tại Nghị viện Châu Âu.

Gần như không một nước nào không bị tác động. Làn sóng dân túy lan từ những nước Nam Âu như Ý, vốn dĩ "bị nghiền nát" vì cuộc khủng hoảng kinh tế sang đến cả những nước Bắc Âu, thịnh vượng hay đang trên đà hồi phục kinh tế như Thụy Điển, Đan Mạnh và Áo chẳng hạn.

Việc dồn phiếu cho phe cực hữu phản ảnh rõ một sự chối bỏ làn sóng di dân được cho là quá tải, nỗi sợ hãi hay thực tế của tình trạng xuống cấp kinh tế trước hiện tượng toàn cầu hóa. Đó còn là một sự tìm kiếm bản sắc mà ở đó các đảng truyền thống đã không thể đem lại một lời giải đáp.

Giờ đây, cơn sóng thần "dân túy" này đang ngấp nghé trước cửa Nghị Viện Châu Âu trong kỳ bầu cử vào tháng 5/2019 tới đây, được đại diện bởi ba thế lực chính : Phong trào Liên Đoàn Phương Bắc của ông Matteo Salvini ở Ý, cùng với hai đảng cực kỳ bảo thủ mang tư tưởng chủ quyền lãnh thổ và "phi tự do", PiS (Quyền và Công Lý) tại Ba Lan và Fidesz (Liên minh dân sự) của Thủ tướng Hungary Victor Orban.

Trung Quốc : Chủ nợ mới của thế giới

Tại Châu Á, Trung Quốc, ngoài việc được nhìn nhận như là một cường quốc quân sự, kinh tế, còn được các nhà quan sát ví như là một ông "chủ nợ mới của các nước mới trỗi dậy". Sự hào phóng về tài chính của Trung Quốc đẩy nhiều nước rơi vào tình trạng nợ quá mức.

Bà Christine Lagarde, tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, tại một cuộc hội thảo ở Bắc Kinh đã phải lên tiếng cảnh báo các nước được Ngân hàng Phát triển Hạ tầng Châu Á của Trung Quốc cho vay là chớ có tin rằng đó là những "suất ăn miễn phí".

Tuy điều kiện cho vay của Trung Quốc ít ngặt nghèo hơn so với của Ngân hàng Thế giới WB hay IMF, nhưng đến một ngày nào đó Bắc Kinh sẽ chìa "tờ hóa đơn". Do vậy, phải cảnh giác trước nguy cơ bị "mắc siêu nợ".

Nợ công tại vùng Châu Phi hạ Sahara chiếm đến 45% Tổng sản phẩm quốc nội GDP vào cuối năm 2017, tăng 40% trong vòng 3 năm. Nhìn trong tổng thể, Trung Quốc chưa phải là chủ nợ hàng đầu. Nhưng khi tuyên bố mất khả năng trả nợ, Mozambique đã thừa nhận một khoản nợ khác gần 2 tỷ đô la vay ở nhiều doanh nghiệp Trung Quốc.

Tình trạng này đang gia tăng ở Châu Phi và tại một số nước Đông Nam Á. Điều đó cho thấy là Trung Quốc đang tạo ra các sự lệ thuộc. Angola chấp nhận vay hai tỷ đô la, hoàn trả bằng khí đốt. Tương tự, Venezuela vay của Trung Quốc nhiều tỷ đô la và phải chấp nhận trả bằng dầu khí.

Với chiến lược "Con đường tơ lụa mới", Trung Quốc đã thành lập nhiều cơ chế tài chính đa phương và một hệ thống quản lý thay thế để cạnh tranh với phương Tây. Mục tiêu là trong dài hạn, Trung Quốc có thể trở thành một cực đối thủ cạnh tranh với Hoa Kỳ. Vì vậy, mỗi nước có liên quan phải tự chọn cho mình một phe để theo.

Hồ sơ Bắc Triều Tiên : "Nói nhiều, làm ít"

Tại Châu Á, lãnh đạo Bắc Triều Tiên năm 2018 đã có những bước đi ngoại giao ngoạn mục. Không những Kim Jong-un đã có được một cuộc gặp thượng đỉnh với Donald Trump mà thượng đỉnh lần hai cũng đang được chuẩn bị.

Tương lai bán đảo Triều Tiên như thế nào chưa rõ. Chỉ biết rằng bất chấp các nỗ lực của tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae-in, sau ba lần gặp thượng đỉnh và trong vòng công du Châu Âu vừa qua để vận động các nước mà ông đi qua hậu thuẫn cho quá trình phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên, phương Tây vẫn tỏ ra nghi ngờ sự thành tâm của Bình Nhưỡng.

Hiện tại, tất cả các bên có liên quan đều tuyên bố tìm mọi cách để mang lại hòa bình cho bán đảo. Trong một cử chỉ tỏ thiện chí, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis và đồng nhiệm Hàn Quốc, Jeong Kyeong-doo, đã quyết định hủy cuộc tập trận thường niên "Vigilant Ace" được tổ chức vào tháng 12 tại Hàn Quốc. Hai bên giải thích cùng muốn "mang lại cơ hội để tiếp tục theo đuổi tiến trình ngoại giao (với Bắc Triều Tiên)".

Iran ngạt thở vì Hoa Kỳ

Nếu như Bình Nhưỡng đang dần tìm cách thoát khỏi các lệnh trừng phạt của quốc tế thì Tehran ngược lại vướng phải vòng kim cô của Mỹ. Kể từ ngày 04/11/2018, lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào xuất khẩu dầu hỏa, nguồn thu chính của Iran, bắt đầu có hiệu lực. Văn bản này nghiêm cấm tất cả các nước, các doanh nghiệp có giao dịch với Iran.

Với lệnh cấm này, lượng dầu thô xuất khẩu của nước Cộng hòa Hồi giáo có thể sẽ bị giảm đến hơn một nửa so với con số 2,8 triệu thùng dầu mỗi ngày, tính đến tháng 4/2018. Vì vậy, những ngày tháng sắp tới, đất nước Iran sẽ phải sống những tháng ngày khó khăn, trong khi mà lạm phát đã vượt mức 45% và đồng tiền quốc gia mất giá kỷ lục. Bất ổn xã hội và phản đối chính trị có nguy cơ bùng nổ.

Thế giới Hồi giáo và những cuộc chiến không hồi kết

Trong khi đó, "Thế giới Hồi giáo chìm đắm trong những cuộc nội chiến triền miên".

Giới quan sát nói đến một mùa xuân Ả Rập dở dang. Bởi vì, trong năm nước có liên quan bởi cơn chấn động này bắt đầu từ tháng 01/2010, ba nước bị xâu xé vì nội chiến : Yemen - 15.000 người chết và một cuộc khủng hoảng nhân đạo, Syria – hơn 450 nghìn người bỏ mạng và một đất nước bị tàn phá và Libya 25.000 người tử vong.

Giới chuyên gia cho rằng khó có hy vọng tìm ra một giải pháp để vãn hồi hòa bình cho các cuộc xung đột tại ba nước trên.

Donald Trump và nửa nhiệm kỳ còn lại đầy "rủi ro"

Nếu đúng theo dự đoán kết quả bầu cử giữa kỳ, đảng Dân chủ sẽ chiếm đa số ở Quốc hội, nửa nhiệm kỳ còn lại của tổng thống Donald Trump được dự báo là nhiều "sóng gió".

Quốc hội Mỹ sẽ "bùng nổ" các ủy ban, được thành lập để điều tra các vụ bê bối. Từ các khoản chi tiêu xa hoa của Scott Pruitt ở Cơ quan Môi trường do thiếu đạo đức nghề nghiệp cho đến những lợi nhuận không rõ ràng mà ông có được từ những hoạt động của gia đình Trump hay trực tiếp từ những thương vụ của cô con gái Ivanka Trump.

Rồi những nghi vấn trốn thuế của "vương triều bất động sản" Donald Trump. Hay như đòi mở lại điều tra thẩm phán Kavanaugh vừa được bổ nhiệm vào Tòa Án Tối Cao.

Nhất là, sau kỳ bầu cử giữa kỳ, công tố viên đặc biệt Robert Mueller sẽ phải công bố kết quả điều tra nghi án ban vận động tranh cử của Donald Trump thông đồng với Nga và cho biết liệu tổng thống Mỹ có đã tìm cách cản trở điều tra hay không.

Nhưng có một điều chắc chắn, bất kể kết quả bầu cử giữa kỳ có ra sao, 2020 đang là đích nhắm chính của ông Donald Trump. Tổng thống Mỹ cũng muốn nối gót Harry Truman, Bill Clinton hay Barack Obama, vẫn đắc cử nhiệm kỳ hai, cho dù đã mất đa số ở Quốc hội vào giữa nhiệm kỳ đầu.

Châu Mỹ Latinh : Thuyền ngả sang hữu

Nhìn xuống phía Nam, tại các Châu Mỹ Latinh, người dân vì tức giận chống lại những chính đảng truyền thống tham ô, đã chọn các ứng viên ngoài hệ thống. Nhà báo Michel de Grandi buồn bã nhận định "Châu Mỹ Latinh ngả theo cánh hữu".

Từ Chilê, Colombia cho đến Brazil, phe cực hữu đang thắng thế tại vùng Châu lục đang gặp khủng hoảng. Bởi vì, các chính sách phát triển của nhiều chính phủ cánh tả trong những năm gần đây đã thất bại và tạo cơ hội cho phe cực hữu trỗi dậy, được cử tri xem như là một giải pháp thay thế.

Tin tặc Nga : Kẻ thù của phương Tây

Cuối cùng, Les Echos dự đoán năm 2019 sẽ còn là một trận quyết chiến "tin học" giữa Nga và Phương Tây. Brexit, bầu cử tổng thống Mỹ, hay như vụ đầu độc cựu điệp viên Serguei Skripal tại Anh, phương Tây đều tin rằng có bàn tay của điện Kremlin, cho dù Moskva vẫn luôn phủ nhận.

Câu hỏi đặt ra : Liệu Phương Tây đã có đủ phương tiện kỹ thuật, ý chí chính trị để ngăn chận Vladimir Putin tiếp tục điều khiển các chiến dịch xâm nhập và gây bất ổn ngoài các hành động gián điệp thông thường trong thời bình hay không ? Thực hư thế nào chưa rõ, chỉ biết rằng phương Tây đã bắt đầu hành động.

Minh Anh

Published in Quốc tế
Trang 1 đến 2