Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Venezuela : Maduro trúng ngư lôi nhưng chưa chìm

Khủng hoảng Venezuela, Binh pháp Hoa Vi của Đảng cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh trong mắt một nhà dân túy, Gián điệp quốc tế tái xuất, Hệ quả 40 năm cách mạng Hồi giáo Iran… những chủ đề trên các tuần báo Pháp hôm nay làm cuộc khủng hoảng Áo Vàng và đấu đá tại Pháp, chỉ là bão tố trong ly nước.

maduro1

Ông Nicolas Maduro đọc diễn văn trước những người ủng hộ tại Caracas. Reuters/Carlos Barria

Như thường lệ, thời sự quốc tế dồi dào nhất vẫn là tuần báo Courrier International tổng hợp 1.500 bài báo quốc tế. Hồ sơ đặc biệt tuần này tổng kết 40 năm cách mạng Hồi giáo Iran và nhìn về tương lai không có tín hiệu khả quan. Cũng bất trắc không kém là cuộc khủng hoảng chính trị tại Venezuela, đối đầu hai vị tổng thống. Người đương nhiệm ngày càng yếu thế hơn so với vị lâm thời.

Tổng thống xã hội và Tổng thống tự phong

Courrier International giới thiệu với độc giả hai quan điểm : Tổng thống xã hội bị siết gọng kềm, theo nhận định của El Tiempo, báo Colombia. Quan điểm thứ hai của báo Đức, tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung : cần phải hướng dẫn tổng thống tự phong.

Sau khi chủ tịch Quốc hội lập pháp Venezuela tuyên thệ nhậm chức tổng thống, trước hàng chục ngàn người, chuyện gì sẽ xảy ra trong bước kế tiếp ? Đây là câu hỏi được đặt ra trên khắp nước Venezuela và trên thế giới, theo báo El Tiempo. Dưới bức hí họa một ông râu sâu róm ngồi trong xe tăng chĩa súng cà-nông vào một anh thanh niên mảnh khảnh tay cầm ống loa, tác giả phân tích tương quan lực lượng : một bên, Juan Guaido được quốc tế công nhận và nhất là không ngờ nhà lãnh đạo đối lập trẻ tuổi này lại được phe đối lập đoàn kết hậu thuẫn. Bên kia, Nicolas Maduro, bị cô lập, đứng dưới chân tường.

Tuy nhiên, dù Mỹ và các nước láng giềng của Venezuela huy động mọi biện pháp bóp nghẹt dưỡng khí kinh tài để làm sụp chế độ Caracas, còn phải có nhiều động tác hơn nữa mới có thể đánh chìm được Nicolas Maduro. Bởi vì hàng sĩ quan cao cấp, đang bị tư pháp điều tra về các hành động tham ô và buôn ma túy, biết rõ nếu họ buông Maduro thì họ sẽ chết theo. Nhưng nếu quân đội ý thức là dân chúng cần lương thực và cần mở cửa biên giới với Colombia để nhận viện trợ quốc tế thì người ta có quyền hy vọng một giải pháp ôn hòa. El Tiempo của Colombia không dám phiêu lưu trả lời câu hỏi : Maduro sẽ sụp đổ hay không ? Tuy nhiên, tờ báo kết luận : chưa bao giờ gọng kềm siết chặt như thế và có nhiều quyết tâm làm cho chế độ sụp đổ như thế.

Cùng nhận định là Maduro không đầu hàng một cách dễ dàng, báo Đức Người Frankfurter cho rằng cần phải "giúp" lãnh đạo đối lập bởi vì Maduro "để lộ bản chất" không chấp nhận luật chơi dân chủ, tổ chức bầu lại tổng thống để đưa đất nước ra khỏi bế tắc chính trị một cách lý tưởng nhất cho cả đôi bên và quốc tế. Khi công nhận Juan Guaido, Đức và đa số quốc gia Châu Âu hỗ trợ cho Mỹ và các quốc gia Châu Mỹ la-tinh vì hai nhu cầu : đạo đức và dân chủ. Các nền dân chủ Châu Âu không thể không bảo vệ các quyền chính đáng của công dân Venezuela.

Từ một quốc gia thịnh vượng, Venezuela đã rơi xuống hố sâu khủng hoảng và nghèo đói vì chế độ của Maduro. Khi một nhà lãnh đạo chính trị là cội nguồn của mọi bất hạnh xảy đến cho dân chúng thì phải ngăn chận đương sự lộng hành. Sự kiện trong nội bộ Châu Âu có những đảng mị dân như "phong trào 5 sao" ở Ý ủng hộ Maduro chứng tỏ phe tả Châu Âu chỉ gắn bó với ý thức hệ và quên đi chuyện chính quyền Trung Quốc và Nga hoàn toàn không quan tâm gì đến số phận thường dân Venezuela mà chỉ nhìn đến trữ lượng dầu hỏa và tính tóan hơn thua với Hoa Kỳ.

Tập đoàn Hoa Vi muốn khống chế tây phương

Tập đoàn Hoa Vi Trung Quốc, vũ khí chiến tranh gián điệp của Bắc Kinh trong mục tiêu khống chế tây phương, là chủ đề thứ hai của các tuần báo. Mỹ và Châu Âu đối phó ra sao ? Hệ quả đối với Trung Quốc ?

Bằng cách nào Hoa Vi chinh phục thị trường Châu Âu ? Điều tra của New York Times, được Courrier International giới thiệu một trích đoạn đưa ra ba chiến thuật : đầu tư, bảo trợ và hứa hẹn hoa mỹ, rồi từ từ gây sức ép với những nạn nhân lọt vào bẫy rập. Tại Anh, Hoa Vi lập "hội đồng quản trị đặc biệt" với John Brown, cựu Tổng giám đốc tập đoàn dầu khí BP làm chủ tịch. Rồi thông báo sẽ đầu tư 3 tỉ bảng Anh. Hoa Vi tìm cách kết thân với thủ tướng Anh, thủ tướng Đức. Chỉ trong vòng 5 năm, nhân viên của Hoa Vi tại Châu Âu tăng từ 7300 lên 12.000.

Thế nhưng, vị thế Châu Âu của Hoa Vi, thị trường thứ hai sau Hoa lục, rơi một cách nhanh chóng. Đây là tín hiệu báo trước Hoa Vi sẽ mất thị phần trên toàn thế giới. tháng Giêng 2019, một trong những cán bộ lãnh đạo ở Ba Lan bị bắt về tội gián điệp. Tất cả những gì xảy ra trong ba tháng qua đều đi theo chiều hướng xấu : Pháp, Đức, Tiệp đều nghĩ đến phương án loại Hoa Vi ra khỏi các dự án G5 trong tương lai.

Báo chí Hồng Kông và Hoa lục cũng cho rằng phản ứng của Mỹ và Tây Âu, từ biện pháp truy tố đánh cắp bí mật công nghệ hay cáo buộc gián điệp là một "logic chính trị" muốn "tiêu diệt Hoa Vi bằng mọi giá" ?

Tuần báo Le Point giải thích vì sao mạng lưới viễn thông thế hệ 5 của Hoa Vi đe dọa tự do thế giới. Trong bài "Binh pháp chiến tranh mới của Trung Quốc", Le Point cho rằng một mặt Hoa Vi được chế độ Trung Quốc yểm trợ tối đa : bảo vệ thị trường nội địa, hỗ trợ đánh cắp công nghệ nước ngoài, được Ngân hàng Nhà nước trợ giúp xuất khẩu qua con đường tơ lụa mới, tự do hối lộ không bị trừng phạt. Mặt khác, Hoa Vi là công ty chủ chốt trong chính sách theo dõi nhận diện công dân qua hệ thống camera kỹ thuật số kết hợp chặt chẽ với bộ máy công an. Điều 7 Luật an ninh 2017 buộc công dân và xí nghiệp hợp tác với an ninh tình báo.

Do vậy, theo Le Point, hành động trả đũa của Mỹ tương xứng với thử thách chiến lược mà thế giới đang đối đầu : giới chủ nhân doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng nhiều hộ chiếu khác nhau để phòng thân khi bị Bắc Kinh truy nã, từ nay họ biết sẽ gặp vấn đề ở ngoài Trung Quốc. Quan trọng hơn hết là hệ quả tác động bên trong chế độ Bắc Kinh : Cuộc phản công của Mỹ đánh Hoa Vi đã làm gia tăng mối bất hòa, xung khắc giữa lãnh vực nhà nước và tư nhân. Phe tư nhân không muốn tài trợ cho kế hoạch "Made in China 2025" của Tập Cận Bình. Đòn phản công của Donald Trump còn khuyến khích các đối thủ trong đảng của chủ tịch Trung Quốc, những người chỉ trích họ Tập thiếu thận trọng thách thức Hoa Kỳ.

Chiến tranh thương mại, chiến tranh lạnh

Trong không khí chiến tranh thương mại, chiến tranh lạnh, Le Point đưa độc giả trở lại những trận đấu trong bóng tối với điệp viên hành động cổ điển, gián điệp mạng, tình báo không gian. Trong trận thế phức tạp này, vì sao Putin tung an ninh quân đội GRU ra nước ngoài ? Hoa Vi đóng vai trò gì trong binh pháp gián điệp của Trung Quốc ? Đối sách của Pháp ra sao ?

Theo Le Point, vũ khí bí mật của Pháp để vô hiệu hóa "Hoa Vi, vũ khí của Đảng Cộng sản Trung Quốc" là Ủy ban R226. Nhiệm vụ của cơ quan tối mật này là "nhận dạng, đánh giá mức độ quan trọng của từng cơ phận trong hệ thống 5G và từ đó lựa chọn linh kiện phù hợp, bảo vệ an toàn và bảo mật tối đa".

Trong một bài điều tra dài hơn 4 trang, Le Point trích một chuyên gia tình báo Pháp than phiền : Nước Pháp chậm quá. Hãy nhìn xem nước Mỹ, khi muốn đập Hoa Vi, họ bắt ngay một lãnh đạo và mọi việc được dấy động.

Trong số những giai thoại về hoạt động tình báo trong thời gian qua, Le Point lý giải vì sao an ninh quân đội Nga, gọi tắt là GRU đảm trách hoạt động ngoài lãnh thổ Nga, nhiệm vụ truyền thống của tình báo đối ngoại SVR ? Nicolai Gluchkov, nhà tài phiệt trước là người thân cận với Putin nhưng sau đó trở thành đối lập, đã chết bí ẩn tại Luân Đôn 8 ngày trước vụ đầu độc cha con cựu trung tá Skripal và hàng loạt cái chết bí ẩn khác bị cho là do điệp viên GRU ra tay.

Tại sau Putin tin cậy vào GRU và thất sủng SVR ? Lý do là khi xảy ra vụ biểu tình ở quảng trường Maidan ở Ukraine và sau đó tổng thống thân Nga Viktor Yanoukovitch bị lật đổ, mà Kremlin không trở tay kịp. Nhân viên SVR có mặt đầy ở trong sứ quán Nga tại Kiev và FSB được tăng viện 10 ngày trước cũng bất lực.

Moskva cứu được sĩ diện là nhờ GRU. Trước tiên GRU ra tay khẩn cấp, cứu Yanoukovitch đem sang Nga và vài tháng sau, với những nhân viên bịt mặt, GRU xâm nhập và chiếm bán đảo Crimée không cần nổ súng.

Một thành công lớn khác của GRU trong điệp vụ hải ngoại là trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016, hàng chục ngàn thư điện tử của ban vận động cho Hillary Clinton bị tiết lộ.

Đối tượng chính của các phong trào mị dân là ai ?

Nước Pháp vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng Áo Vàng. Gilets Jaunes được các phe dân túy Châu Âu ủng hộ đánh phá trật tự chính trị hiện hữu. Nhưng đối tượng chính của các phong trào mị dân này là ai ?

Đối với tuần báo L’Obs, trích một cố vấn thân thiết của tổng thống Macron thì nhược điểm của ông là không giữ được miệng. Thấm thía bài học châm dầu vào lửa chọc tức phe Áo Vàng xuống đường nhưng chứng nào tật nấy, chỉ bớt đôi chút mà thôi. Tại sao ? Tại vì nhà lãnh đạo thế hệ mới này đoan chắc rằng giới lãnh đạo trước đều là những kẻ đạo đức giả. Mà muốn giải quyết những vấn nạn của đất nước thì phải có can đảm gọi đích danh vấn nạn đó.

Còn Le Point thì có vẻ tội nghiệp cho tổng thống. Vì muốn bớt nợ công qua tiết kiệm ngân sách mà cuối cùng chủ nhân điện Elysée phải chi thêm tiền. Trong bài "Liệu Macron quẹo trái ?", tác giả bài xã luận làm tính nhẩm : nhà nước chi ra 15 tỉ euro để xoa dịu cơn giận của 100.000 Áo Vàng. Tính ra, tốn kém trung bình vì mỗi áo vàng là 150.000 euro, thế mà tình hình vẫn không yên.

Đảng Cộng sản Trung Quốc là kẻ thù chung của Nga-Mỹ

Không hẹn mà nên, cả L’ObsL’Express đều tập trung phân tích xu hướng dân túy tại Châu Âu và Pháp nhân phong trào Áo Vàng và khủng hoảng ở Venezuela. L’Obs, cánh tả, chỉ trích lãnh đạo đảng "Nước Pháp Bất Khuất" Jean-Luc Melanchon, là nhà cách mạng tưởng tượng, lý luận theo ý thức hệ hơn là nhìn vào thực tế. L’Express tìm hiểu rộng hơn, đến các phong trào dân túy ở Ý, ở Đức và phỏng vấn một "cao thủ" dân túy từng giúp Donald Trump chinh phục cử tri bình dân tại Mỹ và nay được xem là "cố vấn" của đảng cực hữu Pháp : Steve Bannon.

Khi được đặt câu hỏi về mục tiêu sâu xa của phong trào cực hữu, dân túy tại Châu Âu phải chăng là để đánh phá Liên Hiệp Châu Âu, phục vụ cho mưu đồ của Putin, cựu cố vấn của Donald Trump gây ngạc nhiên : Không phải như thế. Phong trào Áo Vàng không có bằng cấp đại học danh tiếng của Pháp, nhưng họ đòi hỏi chính đáng. Họ làm Macron lo ngại nhưng cũng không làm Putin, kẻ ghét biểu tình, lên tinh thần. Nếu Liên Hiệp Châu Âu thay đổi thành một hợp bang với từng thành viên hùng mạnh thì sẽ đáng lo cho Putin.

Tuy nhiên, vẫn theo Steve Bannon, tương lai thế giới sẽ đi theo một trật tự mới Cơ Đốc-Do Thái Giáo với Israel, Châu Âu, Nga và Mỹ. Bởi vì "kẻ thù chung của thế giới là Đảng cộng sản Trung Quốc và chế độ độc tài con buôn". Tập Cận Bình, theo Steve Bannon, là Hitler của thế kỷ 21 : kiểm soát dân chúng bằng máy nhận diện, đàn áp tín đồ Thiên Chúa giáo, bắt giam người Hồi Duy Ngô Nhĩ. Như để cảnh báo thế giới bằng ngôn từ gây sốc, Steve Bannon gọi những người vỗ tay hoan hô Tập Cận Bình là những kẻ tệ hại hơn cả những tay "đồng lõa" với Hitler.

Iran kỷ niệm 40 năm ngày lật đổ chế độ vương quyền

Chế độ giáo quyền Iran kỷ niệm trọng thể 40 năm ngày lật đổ chế độ vương quyền trong bối cảnh thất bại từ kinh tế, xã hội cho đến… tôn giáo.

Iran trở thành một cường quốc khu vực nhưng hiếu chiến và muốn vũ khí hạt nhân. Nhưng đằng sau lớp son rực rỡ này là một nền kinh tế khủng hoảng, một xã hội xa lánh giáo quyền. Giáo chủ Khamenei soạn thảo kế hoạch tương lai 50 năm dự báo Iran sẽ là một nước Hồi giáo hùng mạnh kết hợp công nghệ với giáo quyền. Tuy nhiên, theo luật sư Shrin Ebadi, nhà hoạt động nhân quyền, Nobel Hòa bình 2003, chế độ này không thể tồn tại lâu dài. Phải thay đổi, và hy vọng thay đổi không đổ máu, qua một cuộc trưng cầu dân ý.

Tú Anh

Published in Quốc tế
dimanche, 10 février 2019 15:52

Tin tức thời sự truyền hình 10/02/2019

Nguồn : RFI, 10/02/2019

Published in Video

Hòa bình cho bán đảo Triều Tiên sẽ đến từ chiến trường xưa Việt Nam ?

Nhật báo La Croix hôm 08/02/2019 nhận định "Thượng đỉnh Trump-Kim tại Việt Nam, cả một biểu tượng". Việt Nam về mặt lịch sử, ý thức hệ và ngoại giao là một thỏa hiệp tuyệt vời đối với Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ.

kim1

Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un trong dịp gặp lần đầu tại Capella Hotel, Singapore ngày 12/06/2018. Reuters/Jonathan Ernst/File Photo

Chỉ vài giờ sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump trong thông điệp liên bang loan báo sẽ gặp Kim Jong-un ngày 27 và 28/02 tại Việt Nam, Hà Nội đã lên tiếng cam đoan sẽ tổ chức thành công cuộc gặp thượng đỉnh này.

Cuộc họp lần thứ hai có lẽ mang tính quyết định hơn lần trước ở Singapore, được diễn ra tại một nước cộng sản, đồng minh lâu đời của Bắc Triều Tiên và đã bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ năm 1995, hai thập niên sau chiến tranh.

Việt Nam mang tính biểu tượng cao đối với Bình Nhưỡng vì đất nước này từng bị chia đôi trong hơn 20 năm, cũng như bán đảo Triều Tiên bị chia cắt từ năm 1945. Bắc Triều Tiên là một trong những nước đầu tiên công nhận chế độ cộng sản Hà Nội về mặt ngoại giao, và còn gởi binh lính, thiết bị quân sự hỗ trợ. Khoảng mấy chục phi công Bắc Triều Tiên đã tử thương trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Gần đây đến lượt Việt Nam hỗ trợ nhân đạo cho Bình Nhưỡng trong nạn đói khủng khiếp thập niên 90. Sau khi Liên Hiệp Quốc cấm vận, trao đổi đã giảm xuống, nhưng đối với Bắc Triều Tiên thì Việt Nam vẫn là một hình mẫu : cải cách kinh tế theo kiểu tư bản nhưng chế độ cộng sản vẫn không bị ảnh hưởng. Đó là con đường mà Kim Jong-un muốn đi theo.

Đối với người Mỹ, chuyến viếng thăm của một hàng không mẫu hạm năm 2017 tượng trưng cho việc đẩy nhanh hợp tác quân sự Việt-Mỹ, trong nỗ lực tái cân bằng chiến lược trước mối đe dọa Trung Quốc. Thượng đỉnh lần thứ hai mang lại một lợi ích chiến lược khác cho Hoa Kỳ : hạn chế ảnh hưởng đang tăng cao của Bắc Kinh - đồng minh ngoại giao và chỗ dựa kinh tế của Bắc Triều Tiên. Theo nhà nghiên cứu Cheong Seong-whun, Viện nghiên cứu chính trị Asean ở Seoul, ông Trump có thể dùng Việt Nam để "chỉ cho Bắc Kinh thấy là không phải đã nắm chắc Bắc Triều Tiên trong tay, và Hoa Kỳ có thể có được đối trọng với ảnh hưởng Trung Quốc".

Đất nước này cũng mang tính biểu tượng cao đối với Washington, nhất là thành phố biển Đà Nẵng vì đây là nơi đầu tiên quân Mỹ đổ bộ trong chiến tranh Việt Nam. La Croix kết luận, nếu chiến trường xưa lại trở thành nơi loan báo hiệp ước hòa bình cho bán đảo Triều Tiên, thì sự kiện này sẽ mang một tầm vóc lịch sử hiếm thấy.

Úc thẳng tay chống Trung Quốc can thiệp vào chính trường

Liên quan đến Châu Á, Le Monde chú ý đến việc "Úc đóng sập cửa trước một nhà tài trợ Trung Quốc", do nhà tỉ phú Hoàng Hướng Mặc (Huang Xiangmo) đóng vai trò thao túng chính trường, làm lợi cho Bắc Kinh.

Ông Hoàng Hướng Mặc, với ngôi biệt thự lộng lẫy tọa lạc tại khu phố sang trọng Mosman ở Sydney, tượng trưng cho sự can thiệp của Bắc Kinh vào Úc. Tỉ phú này đã hào phóng tài trợ cho những chính khách nào chấp nhận. Chẳng hạn năm 2014 đã tặng số tiền tương đương 62.000 euro cho bộ trưởng Thương mại lúc đó là Andrew Robb, trong đó có phân nửa được trao đúng vào ngày Canberra và Bắc Kinh loan báo các chi tiết về hiệp định tự do mậu dịch.

Chính trong vườn nhà tỉ phú địa ốc vào cuối 2016, mà thượng nghị sĩ đảng Lao Động Sam Dastyari thông báo cho ông Hoàng là đang bị nghe lén. Cơ quan tình báo Úc nghi ngờ Hoàng Hướng Mặc là người phụ trách lobby của Bắc Kinh. Thực tế do nhận tiền của doanh nhân này, ông Dastyari đã đi ngược lại chủ trương của đảng mình, bênh vực cho việc Bắc Kinh bành trướng trên Biển Đông. Thượng nghị sĩ Sam Dastyari còn cố vận động để Hoàng Hướng Mặc được nhập quốc tịch Úc.

Số tiền 1,7 triệu euro đổ vào chính trường Úc đã thành "gậy ông đập lưng ông" : liên minh bảo thủ cầm quyền tung ra chiến dịch ngăn chặn mọi can thiệp của Trung Quốc. Tháng 6/2018 một đạo luật chống can thiệp được thông qua, buộc tất cả các nhà vận động hành lang vì lợi ích nước ngoài phải đăng ký, và tăng cường các biện pháp chống gián điệp.

Dùng tiền bẩn để "mua" chính sách ?

Trong khuynh hướng cứng rắn này, bộ Nội vụ Úc thông báo cho Hoàng Hướng Mặc lúc ông này đang ở ngoài nước Úc, là đơn xin nhập tịch của ông đã bị bác, giấy phép cư trú bị hủy và ông sẽ không được cấp visa nhập cảnh.

Tờ Sydney Morning Herald nhận định việc đóng sầm cửa lại trước ông chủ giàu có của tập đoàn Yuhu "có thể là dấu hiệu mạnh mẽ nhất của Canberra cho Bắc Kinh về quyết tâm chống can thiệp vào chính trị Úc". Tờ báo viết : "Các chính đảng từng nhận tài trợ từ ông ta nay phải tự hỏi, liệu có phải trả lại số tiền có lẽ là tiền bẩn hay không ?"

Hoàng Hướng Mặc làm giàu từ địa ốc ở Thâm Quyến, đã rời Hoa lục sang Úc năm 2011 khi nổ ra xì-căng-đan tham nhũng mà quan chức quê ông có dính líu. Ngay từ 2013, ông ta làm quen được Tony Abbott, người sau đó trở thành thủ tướng, có liên lạc thường xuyên với người phụ trách tài chính trong chiến dịch tranh cử. Năm 2015, ông thành chủ tịch Hội đồng xúc tiến thống nhất hòa bình cho Trung Quốc tại Úc, tổ chức vỏ bọc của Mặt trận Tổ quốc ở Hoa lục.

Chủ đề này đặc biệt nhạy cảm tại Úc, đồng minh truyền thống của Mỹ và thành viên nhóm Five Eyes (hợp tác về tình báo). Nhưng Bắc Kinh dựa vào cộng đồng người Hoa đông đảo ở Úc, đặc biệt trong các trường đại học ; và thế mạnh của đối tác kinh tế hàng đầu : trao đổi giữa Úc với Trung Quốc bằng cả ba đối tác đứng sau là Nhật, Mỹ, Hàn cộng lại.

Trung Quốc làm thí điểm theo dõi công dân

Còn tại Hoa lục, bài phóng sự của Le Figaro mô tả "Vinh Thành (Rongcheng), thí điểm cho Big Brother Trung Quốc". Thành phố này thử nghiệm một hệ thống đánh giá công dân bằng điểm số, tùy theo thái độ ứng xử, để nhân rộng ra cả nước vào năm 2020.

Cư dân khởi đầu với số điểm 1.000, được phân làm 6 hạng AAA, AA, A, B, C, D. Các hành vi "tích cực" như tặng tiền cho các hội từ thiện, làm tình nguyện, giúp đỡ người nghèo, có hành động anh hùng… sẽ làm tăng điểm. Ngược lại, vi phạm luật giao thông, xả rác, phổ biến các thông tin "tiêu cực" trên mạng… sẽ bị trừ điểm.

Theo nhiều chuyên gia, khó thể đưa ra một bộ tiêu chí chung cho toàn quốc tại đất nước 1,4 tỉ dân, mà tùy theo các chính quyền địa phương. Human Rights Watch tố cáo "vi phạm quyền riêng tư" qua việc lập ra cơ sở dữ liệu khổng lồ, và sự tùy tiện trong việc lập danh sách đen. Ví dụ cụ thể là nhà báo điều tra Liu Hu sau khi tố cáo quan chức tham nhũng đã bị kết án, cho vào danh sách này. Hậu quả là ông không được đi máy bay, không được mua nhà.

Báo chí chính thức cho biết hàng triệu người "bất tín nhiệm" đã bị hủy 11 triệu chuyến bay và 4,25 triệu chuyến tàu cao tốc, từ 2013 đến tháng 4/2018. Địa phương còn cho bêu tên và hình ảnh trên mạng : có thể biết được người này không trả nợ, người kia không trợ cấp nuôi con sau khi ly dị… Tuy gây nhiều bất bình ở nước ngoài, nhưng người Trung Quốc thì đã quen chịu đựng sự kiểm soát của Đảng cộng sản từ nhiều thập niên qua.

Tập Cận Bình ưu ái doanh nghiệp nhà nước

Trên lãnh vực kinh tế, Les Echos nói về "Sự phản công của các doanh nghiệp nhà nước tại Trung Quốc".

Tập Cận Bình đặt các công ty quốc doanh vào trung tâm chính sách kinh tế, còn doanh nghiệp tư nhân bị trói tay, và là nạn nhân đầu tiên chịu hậu quả của tình trạng kinh tế chậm lại. Điều này đi ngược lại với lời hứa dành "một vai trò quyết định" cho thị trường của ông Tập lúc mới nhậm chức năm 2013.

Đối với hàng ngàn doanh nhân, việc Bắc Kinh siết chặt tín dụng trở thành tai họa : công ty tư nhân không vay được tiền, phải quay sang tín dụng đen hoặc chịu phá sản. Trong khi đó, hồi tháng 10/2018 có ít nhất 16 ngân hàng nhanh chân cho công ty xe hơi quốc doanh FAW vay số tiền kỷ lục là 1.000 tỉ nhân dân tệ (130 tỉ euro). Nếu trước đây bị chỉ trích vì kém hiệu quả, thì nay lãnh vực công được ngân hàng dành ưu tiên, và có được sự hỗ trợ chính trị của đảng. Tập Cận Bình cho rằng 160.000 doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ yếu trong việc duy trì ổn định xã hội.

Tử vong trẻ sơ sinh : Bước lùi khủng khiếp của Venezuela

Nhìn sang Châu Mỹ la-tinh, Les Echos nhận xét "Tỉ lệ tử vong trẻ em : Bước lùi khủng khiếp của Venezuela".

Theo số liệu của các nhà nghiên của Viện Dân số Quốc gia (INED) và các trường đại học Venezuela vừa được công bố trong The Lancet Global Health, số trẻ em tử vong bắt đầu tăng lên từ năm 2009, khi ngân sách y tế bị cắt giảm mạnh. Riêng tại bệnh viện phụ sản Santa Ana ở Caracas, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong lên đến 20%.

Trước đây Venezuela là nước có tiến bộ lớn nhất Châu Mỹ la-tinh : từ 108 trường hợp tử vong trong số 1.000 bé sơ sinh, giảm xuống chỉ còn có 18,2 vào năm 2000. Đó là nhờ mức sống được nâng cao, trang thiết bị y tế được nâng cấp, các chiến dịch tiêm chủng hàng loạt, phân phối thuốc kháng sinh.

Giờ đây Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận một số bệnh truyền nhiễm đã quay trở lại, thêm vào đó là tình trạng suy dinh dưỡng ngày càng tồi tệ hơn.

Chiêu dụ Cuba để kết thúc chế độ độc tài Venezuela trong hòa bình ?

Làm thế nào để kết thúc chế độ độc tài Maduro ? Trên trang Ý kiến của Le Monde, triết gia kiêm nhà nghiên cứu chính trị Renée Fregosi ghi nhận, đối lập Venezuela hy vọng một sự chuyển đổi dân chủ. Muốn vậy phải thuyết phục được Cuba, hiện đang hiện diện cùng khắp trong bộ máy nhà nước Venezuela.

Khi tuyên bố "chủ nghĩa xã hội của thế kỷ 21", Hugo Chavez đã mở toang cửa cho Cuba xâm nhập vào mọi tổ chức nhà nước Venezuela : cơ quan xã hội, lực lượng vũ trang, giao thông (nhất là hàng không), thậm chí cả cơ quan hộ tịch. Theo tác giả, có lẽ nên thương lượng viện trợ cho Cuba với điều kiện La Havana chấp nhận để cho Venezuela tự chọn lựa định mệnh của mình.

Tựa chính báo Pháp

Thời sự nước Pháp chiếm các hàng tựa chính của các báo Paris hôm nay. Le Monde kể ra : "Sức mua, an ninh, sinh thái, những vấn đề gây bất đồng trong đảng cầm quyền". Libération tiết lộ mối quan hệ mờ ám của Alexandre Benalla, vệ sĩ của ông Macron từng gây tai tiếng cho Phủ tổng thống mới đây, nay đến lượt Dinh thủ tướng cũng bị ảnh hưởng. Nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm đến danh sách 500 doanh nghiệp năng động nhất nước Pháp, có tỉ lệ tăng trưởng bình quân đến 44%. Le Figaro chạy tựa "Khủng hoảng ngoại giao giữa Pháp và Ý", còn nhật báo công giáo La Croix cho biết bắt đầu điều tra về vấn đề lạm dụng tình dục trong Giáo hội.

Thụy My

Published in Châu Á

Hoa Vi : ngòi nổ của chiến tranh viễn thông Trung-Mỹ (RFI, 07/02/2019)

Donald Trump cáo buộc Hoa Vi là mối đe dọa cho an ninh nước Mỹ. Lên như diều gặp gió, tập đoàn điện thoại và linh kiện viễn thông có liên hệ với quân đội Trung Quốc trở thành đối tượng chính trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung để thống lĩnh kinh tế và công nghệ toàncầu.

trungmy1

Ảnh minh họa : Biểu hiệu của Hoa Vi (Huawei) trên nền cờ Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ Reuters/Dado Ruvic

Là một trong những tác nhân chính của mạng điện thoại di động thế hệ 5G, được xem là cao điểm của cách mạng công nghệ internet, hệ thống viễn thông này có thể được dùng vào mục tiêu chính trị, gián điệp và phá hoại. Do vậy, tổng thống Mỹ cáo buộc tập đoàn công nghệ, do một cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc sáng lập, đe dọa an ninh Hoa Kỳ. Ngoài chiến dịch ngoại giao thuyết phục các nước đồng minh cấm cửa Hoa Vi, các định chế tư pháp, lập pháp của Mỹ cũng tham gia ngăn chận tập đoàn điện tử viễn thông Trung Quốc.

Điều 7 - đạo luật 2017 và "công ty yêu nước"

Theo Andrus Ansip, phó ủy viên Châu Âu đặc trách thị trường kỹ thuật số, Liên Âu cần phải e dè Hoa Vi và các công ty khác của Trung Quốc, bởi vì họ hợp tác với tình báo Trung Quốc. Phó ủy viên Andrus Ansip muốn nói đến một điều luật của Trung Quốc, luật số 7 ban hành năm 2017, bắt buộc "công dân và các công ty Trung Quốc yêu nước phải hợp tác với cơ quan tình báo".

Nhưng đối với chủ nhân sáng lập Hoa Vi, Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), cho dù ông là cựu sĩ quan, nhưng những cáo buộc phục vụ chính quyền Trung Quốc chỉ là "tin đồn" và "chưa bao giờ Hoa Vi bị bắt quả tang". Con gái của Nhậm Chính Phi, mang họ mẹ là Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), lãnh đạo số hai của Hoa Vi, đang chờ quyết định của tư pháp Canada dẫn độ về Mỹ để trả lời về một vụ khác : qua mặt lệnh trừng phạt Iran của Washington.

Tối thứ Ba 05/02/2019, trong Thông điệp Liên Bang, tổng thống Donald Trump cảnh báo Trung Quốc : "Những hành động đánh cắp việc làm và thịnh vượng của nước Mỹ từ nay chấm dứt".

Hoa Vi đáng ngại chỗ nào ? Cụ thể Hoa Kỳ đối phó ra sao và đâu là mục tiêu của Mỹ lẫn Trung Quốc trong cuộc chiến này ?

Từ Washington, nhà báo Phạm Trần phân tích :

"Điều nghiêm trọng nhất là từ lâu nay, từ thời tổng thống Obama, Mỹ vẫn theo dõi Trung Quốc về vấn đề đánh cắp dữ kiện khoa học. Chính quyền Obama đã tố cáo bộ Quốc Phòng Trung Quốc tập trung khả năng xâm nhập bộ máy điện tử của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, bộ Quốc Phòng, các cơ quan an ninh như CIA và FBI. Nhưng Trung Quốc đều bác bỏ. Quốc Hội Mỹ tìm mọi cách điều tra thu thập bằng cớ để truy tố Trung Quốc, nhưng không thành công.

Thế thì bây giờ xảy ra vụ TMobil. Tmobil, một công ty rất lớn về điện thoại viễn thông của Mỹ hợp tác với Hoa Vi làm ăn buôn bán, nhưng đã phát giác ra một lệnh của Hoa Vi chỉ thị cho công nhân đánh cắp một dữ kiện trong bộ máy điện tử của TMobil, mà Hoa Vi không chế tạo được. TMobil bắt được nhân viên đó, thu lại được tài liệu, trong đó Hoa Vi ra lệnh và hứa thưởng tiền…"..

Tú Anh

********************

Venezuela : Lật đổ Maduro, một ván cờ "khó" đối với Mỹ (RFI, 07/02/2019)

Venezuela đang trải qua một cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội và nhân đạo lớn chưa từng có. Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ phe đối lập và khẳng định không loại trừ khả năng can thiệp quân sự để lật đổ chế độ "độc tài" tổng thống Maduro. Giới chuyên gia cho rằng tuy Hoa Kỳ trong thế mạnh, nhưng đây chưa hẳn là một ván cờ dễ cho chính quyền Washington.

trungmy2

Giới hoạt động nhân quyền và chống chiến tranh biểu tình trước Nhà Trắng phản đối Mỹ can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Venezuela, Washington, ngày 26/01/2019 Reuters/Joshua Roberts

Lạm phát kỷ lục, khan hiếm lương thực và thuốc men… đẩy hàng triệu người bỏ xứ tha hương. Câu hỏi đặt ra : Với một bản tổng kết u ám như thế làm thế nào "nhà độc tài" vẫn có thể duy trì quyền lực ? Liệu tổng thống Mỹ Donald Trump có thể can thiệp quân sự để lật đổ chế độ "bạo chúa" như đánh giá của cố vấn an ninh quốc gia John Bolton ?

Tuần san L’Express của Pháp khẳng định Hoa Kỳ khó có thể dùng giải pháp quân sự với Venezuela. Nhìn từ phía Venezuela, tâm lý chống Mỹ vẫn còn cao. Washington chưa thật sự có được sự ủng hộ hoàn toàn của người dân Venezuela. Những người ủng hộ chế độ Maduro chỉ trích Hoa Kỳ và phương Tây can thiệp vào chuyện nội bộ và ủng hộ đảo chính.

Trên bình diện quốc tế, chế độ Maduro được Nga và Trung Quốc "chống lưng". Tuy nhiên, theo giới quan sát, Cuba mới chính là rào cản lớn nhất, gây khó khăn cho chiến lược của Hoa Kỳ trong hồ sơ Venezuela. L’Express nêu lên ba lý do chính.

Thứ nhất, Cuba khống chế toàn bộ quân đội Venezuela. Các sĩ quan cao cấp của nước này, do bộ chỉ huy Cuba điều khiển, được hưởng những đặc quyền đặc lợi, trong khi các hàng sĩ quan cấp thấp, binh sĩ chịu các áp lực dưới hình thức các kiểu đe dọa trá hình nhắm vào gia đình họ.

Theo các nguồn tin lưu hành trên các trang mạng xã hội của phe đối lập, nhiều sĩ quan cao cấp Cuba hiện diện trong quân đội Venezuela : hai tướng, bốn đại tá, tám trung tá, sáu đại úy, 25 sĩ quan cấp úy và 4.500 binh sĩ bộ binh mặc quân phục Venezuela được phân bổ rải rác trong 9 sư đoàn.

Hơn nữa, Cuba thâm nhập sâu trong đời sống chính trị Venezuela. Ngay những ngày đầu lên cầm quyền, cố tổng thống Hugo Chavez đã áp dụng ngay sách lược của Cuba : Kiểm soát chính phủ, Sửa đổi Hiến Pháp, Vô hiệu hóa các định chế, Tống khứ các lực lượng đối lập bằng cách buộc họ phải đi tị nạn và cuối cùng, làm cho cuộc sống những ai ở lại trở nên ngột ngạt nhằm bóp nghẹt ngay từ trong trứng nước mọi mầm mống phản đối.

Thứ hai, cùng với thời gian, Venezuela trở thành một điểm trung chuyển ma túy Colombia nhờ vào băng đảng Los Soles. Một băng đảng bao gồm các sĩ quan cao cấp, có quan hệ mật thiết các sĩ quan Venezuela do nhân vật số hai chính phủ kiểm soát. Đây chính là một trong những nguồn thu béo bở cho quân đội.

Thứ ba, dưới sự chỉ đạo từ xa của Cuba, Venezuela dần dần đi ra khỏi quỹ đạo của phương Tây. Vì vậy, tầm ảnh hưởng của Nga tại đất nước Châu Mỹ Latinh này ngày càng lớn. Theo giải thích của sử gia Olivier Compagnon, giám đốc Viện Nghiên Cứu Châu Mỹ Latinh, trên đài RFI, một mặt Nga là chủ nợ thứ hai của Venezuela, đứng sau Trung Quốc. Mặt khác, Venezuela là một lá bài địa chính trị để Nga làm đối trọng với thế bá quyền của Mỹ trên thế giới.

Đó là chưa tính đến sự ủng hộ của nhiều nước khác đối với Venezuela như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Bolivia, Nicaragua hay như Lực lượng quân đội Cách mạng Colombia (Farc), những đối tác chiến lược chính của chính quyền Caracas.

Tóm lại, trong ván cờ này, tuy Cuba chật vật tìm cách cứu đồng minh, Hoa Kỳ trong thế thượng phong, nhưng mong muốn của Donald Trump đánh đuổi "bạo chúa" Nicolas Maduro cũng không dễ gì thực hiện.

Minh Anh

Published in Quốc tế

Đường sắt cao tốc : Gã khổng lồ Trung Quốc đã gõ cửa Châu Âu

Thời sự nước Pháp là chủ đề chính của báo kinh tế Les Echos, với hàng tựa trang nhất : "Thiếu hụt ngân sách : lời cảnh báo cho Macron". Nhìn ra quốc tế, báo Libération có bài viết về tình hình "Trong pháo đài chống Maduro tại Venezuela". 

tgv1

Một tàu cao tốc Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 25/07/2011. Reuters/Jason Lee

Nhưng đề tài được nhiều báo Pháp hôm nay quan tâm nhất là quyết định của Ủy Ban Châu Âu cấm vụ sáp nhập của hai tập đoàn Alstom và Siemens, chuyên cung cấp tàu cao tốc và thiết bị đường sắt.

Quyết định của Bruxelles khiến chính phủ Đức và Pháp lo ngại và làm dấy lên nhiều tranh cãi về chính sách công nghiệp của Liên Hiệp Châu Âu, cũng như về khả năng cạnh tranh trước đối thủ đáng gờm Trung Quốc. Báo Le Figaro chạy tựa trang nhất "Alstom-Siemens : Bruxelles trên ghế bị cáo". Cũng tương tự, La Croix nhận định : "Alstom-Siemens : Bruxelles bị buộc tội"

Nhân dịp này, báo Le Figaro có bài viết giới thiệu về "CRRC - gã khổng lồ đáng gờm của Trung Quốc trong ngành đường sắt - đã gõ cửa Châu Âu". Chính tập đoàn này, với doanh thu 26 tỉ đô la, là mối lo sợ khiến hai tập đoàn Châu Âu Alstom và Siemens muốn sáp nhập.

Được thành lập vào năm 2004, chủ yếu từ hai doanh nghiệp Nhà nước CNR và CSR của Trung Quốc, CRRC là tập đoàn hàng đầu thế giới về chế tạo tàu cao tốc, nhờ chính sách đầu tư chiến lược của Bắc Kinh. Trong vòng 15 năm, Bắc Kinh đã cho đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc dài 29.000 km, gấp 12 lần so với Pháp.

Các đối thủ của CRRC nghĩ rằng tập đoàn Trung Quốc chỉ đầu tư vào thị trường trong nước và Đông Nam Á, nhưng trên thực tế, CRRC tìm cách phát triển ở cả các nước khác. Tại Châu Âu, tập đoàn Trung Quốc có được nhiều hợp đồng nhỏ ở Macedonia, Serbia và Cộng hòa Czech.

Chính tại Hoa Kỳ mà hãng CRRC đã ghi dấu ấn với quốc tế : năm 2014, CRRC đã ký được hợp đồng trị giá 566 triệu đô la, để xây tại Springfield một nhà máy chế tạo tàu điện ngầm cho Boston. Kể từ đó, các đơn đặt hàng với CRRC ngày càng nhiều. Thành phố Philadelphia đặt mua 45 tàu hai tầng với giá 137 triệu đô la. Los Angeles cũng đặt mua 64 tàu với tổng trị giá hợp đồng lên tới gần 180 triệu đô la.

Tại triển lãm đường sắt thế giới Innotrans, CRRC đã giới thiệu tàu cao tốc Phục Hưng (Fuxing) với vận tốc lên tới 400km/h. Cetrovo, tàu điện ngầm tương lai tiết kiệm năng lượng cũng được trình làng nhân dịp này.

Ngay từ khi tập đoàn ra đời, ban lãnh đạo CRRC đã đề ra mục tiêu doanh thu xuất khẩu đạt 15 tỉ đô la vào năm 2020. Le Figaro kết luận "Khi đó, đương nhiên, thị phần của Châu Âu sẽ còn nhỏ hơn nữa".

Vĩnh biệt "hậu chiến tranh lạnh"

Cách nay 2 năm, không ai có thể tưởng tượng một tổng thống Mỹ một ngày nào đó sẽ rút Hoa Kỳ khỏi NATO, nhưng chúng ta đang ở năm 2019, tổng thống Mỹ là lại ông Donald Trump, người vốn rất ưa thích việc rút Mỹ khỏi những hiệp định không phải do ông ký. Trong bài viết có tựa "Vĩnh biệt hậu chiến tranh lạnh" đăng trên Le Monde, nhà báo Sylvie Kauffmann cho biết vì lo sợ ông Trump đòi rút Mỹ khỏi NATO, ngày 22/01/2019, Hạ Viện Mỹ đã thông qua một văn bản cho phép chặn mọi ý định của Nhà Trắng rút Hoa Kỳ khỏi NATO.

May mắn là tổng thống Trump không đòi rút khỏi NATO trong Thông điệp Liên Bang hôm 05/02, nhưng trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Liên Âu đang suy yếu nghiêm trọng, chủ nhân Nhà Trắng đã tạm rút lui, trong vòng 6 tháng, khỏi Hiệp định tên lửa tầm trung INF mà Washington và Liên Xô đã ký hồi năm 1987, với lý do Nga thường xuyên vi phạm Hiệp định. Chính quyền thời tổng thống Obama cũng đã từng tố cáo Nga triển khai các tên lửa mới, vi phạm Hiệp ước.

Điều mới, đối với nhà báo Sylvie Kauffmann, không phải là ở ngay chính việc Mỹ rút khỏi INF mà ở chỗ nó cho thấy bối cảnh địa chiến lược đã thay đổi.

Thứ nhất là sự sụp đổ của cơ cấu chống phổ biến vũ khí hạt nhân sau Chiến tranh lạnh. Thực ra, cơ cấu đó đã hoàn toàn lỗi thời. Vào cuối thời chiến tranh lạnh, đầu những năm 1990, Trung Quốc vẫn chưa phải một cường quốc kinh tế hay quân sự. Hiện giờ, Trung Quốc đã có đủ thời gian và phương tiện để chế tạo tên lửa tầm trung, do không bị ràng buộc bởi hiệp định INF như Nga và Mỹ.

Điểm thay đổi thứ hai là đối với Washington, hiện giờ không phải là Nga mà chính Trung Quốc mới là mối đe dọa thực sự của Mỹ.

Thứ ba là sự bất cân xứng giữa các hệ thống phòng thủ. Tình hình hiện nay rất phức tạp và các loại vũ khí đa dạng hơn thời trước. William Burns, một cựu quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ, hiện là chủ tịch Quỹ Canergie vì hòa bình quốc tế, hồi cuối tháng 01/2019, tại Diễn đàn kinh tế Davos, đã nhấn mạnh đến tính đa dạng của các công nghệ không liên quan tới vũ khí hạt nhân, như không gian mạng, các bước tiến về chế tạo hệ thống tên lửa và công nghệ hiện đại liên quan tới vũ khí thông thường.

Theo chuyên gia William Burns, sự phức tạp nói trên sẽ đặt ra những thách thức lớn cho ngành ngoại giao. Ông Burns dự báo năm 2019 có thể gánh hậu quả nặng nề về cơ cấu hạt nhân giống giai đoạn sau vụ khủng hoảng tên lửa ở Cuba năm 1962. Theo ông Burns, việc hủy bỏ cơ cấu hạt nhân Nga - Mỹ sẽ có những tác động tiêu cực đến những nỗ lực chống phổ biến hạt nhân ở Iran và Bắc Triều Tiên.

Sau khi Mỹ thông báo hủy bỏ hiệp ước INF, Châu Âu vẫn hoài công chờ đợi "kế hoạch B" của Mỹ. Trước thềm hội nghị an ninh Munich thường niên 15-17/02, chủ tịch hội nghị kêu gọi Đức, Pháp và Liên Hiệp Châu Âu thức tỉnh : "Cần nhìn trực diện vào mọi việc. Chúng ta đang phải đối đầu với một căn bệnh không thể chữa khỏi : sự sụp đổ của hệ thống quốc tế đang tồn tại". Còn cựu ngoại trưởng Đức, Sigmar Gabriel, cảnh báo Liên Hiệp đang trở thành con mồi của những siêu cường hạt nhân.

Ý : Tại sao những người có bằng cấp trốn chạy khỏi đất nước ?

Trong lĩnh vực xã hội, báo Les Echos đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi "Tại sao những người có bằng cấp trốn chạy khỏi nước Ý ?". Trong quá khứ, đã có nhiều làn sóng người Ý di cư ồ ạt ra nước ngoài, nhưng lần này đợt di cư đặc biệt gây lo ngại vì liên quan chủ yếu đến giới trẻ. Trong vài năm qua, có tới 156.000 người có bằng cấp quyết định chuyển sang nước ngoài sinh sống, chủ yếu là các nước Châu Âu như Pháp, Đức và Anh. Theo thanh niên Ý, đó là nơi "mọi chuyện diễn ra tốt đẹp hơn, mọi thứ đều dễ dàng hơn và điều gì cũng có thể được".

Theo báo cáo của Viện thống kê quốc gia Istat và nhiều viện nghiên cứu khác, giới trẻ Ý đang gánh chịu nhiều thiệt thòi. Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên lên tới 33%, cao gấp đôi so với tỉ lệ trung bình ở Châu Âu. Những thanh niên thuộc thế hệ Y, sinh ra trong giai đoạn 1980-2000, có thu nhập thấp hơn 15% so với thu nhập trung bình của người dân. Từ vài thập niên nay, Ý không chú trọng đầu tư vào đào tạo và nghiên cứu, nên thanh niên không nhìn thấy tương lai.

Khủng hoảng kinh tế khiến tình hình càng nghiêm trọng hơn. Trong năm 2008, có 21.000 người dưới 40 tuổi rời nước Ý, con số này đă tăng lên gấp 3 vào năm 2017, thành 60.000 người. Theo giám đốc một trung tâm nghiên cứu về di cư, con đường ra nước ngoài mở ra cho giới trẻ Ý cơ hội được làm công việc xứng đáng với trình độ học vấn và khát vọng của họ, cũng như được trả lương xứng đáng hơn.

Luân Đôn : Vòng xoáy bạo lực giết người bằng dao

Vẫn trong lĩnh vực xã hội, nhìn sang Anh Quốc, báo Le Figaro quan tâm đến "Hàng loạt vụ giết người bằng dao ở Luân Đôn". Trong năm 2018, số vụ giết người ở Luân Đôn đã tăng đến mức kỷ lục tính từ 10 năm qua : 135 vụ, trong đó hơn một nửa số vụ là giết người bằng dao. Đa phần nạn nhân là nam giới, dưới 30 tuổi, thường là người da đen.

Theo thống kê của cảnh sát Luân Đôn, 48% số người bị bắt vì mang dao nằm trong độ tuổi 10-19 tuổi. Mặc dù việc mua bán súng bị hạn chế ở Anh, nhưng các loại dao lại được bán tự do ở mọi ngõ ngách và cả trên mạng internet.

Một quan chức cảnh sát Luân Đôn cho biết các vụ tấn công bằng dao ngày càng tàn bạo. Bạo lực kéo theo bạo lực. Các thanh niên tự trang bị vũ khí để tự vệ trong trường hợp bị tấn công. Các loại áo giáp chống dao cũng bán rất chạy.

Vấn nạn bạo lực ở Luân Đôn được truyền thông Anh nói đến nhiều trong những tháng qua với một cảm giác bất lực. Trong khi các thanh niên đâm chém nhau trên đường phố, nhiều người mất mạng vì những lý do tầm phào, thậm chí chả vì cái gì, thì dường như các chính trị gia đang đang bị lạc trong sương mù Brexit. Khủng hoảng Brexit đã khiến chính phủ nước Anh quên đi vấn nạn bạo lực bằng dao đang ngày càng gia tăng.

Phe cánh tả chỉ trích đảng bảo thủ đã cắt giảm 20% sĩ số cảnh sát từ năm 2010. Còn phe cánh hữu lại tố cáo thị trưởng Luân Đôn thụ động trước vòng xoáy bạo lực ở thủ đô.

Tuy nhiên, báo Le Figaro cũng cho biết bộ trưởng Nội Vụ Anh đã hứa gia tăng nỗ lực để chấm dứt các vụ tấn công đẫm máu làm tan nát nhiều gia đình, tàn phá các cộng đồng dân cư ở Luân Đôn : người trên 12 tuổi bị nghi trang bị dao không được tham gia mạng xã hội, phải chịu lệnh giới nghiêm ...

Giá cobalt - kim loại thiết yếu để chế smartphone - giảm mạnh

Trong lĩnh vực khai khoáng, cobalt là kim loại được truyền thông nói tới nhiều nhất trong hai năm qua. Đó là chất không thể thiếu để chế tạo ắc quy xe hơi chạy điện và pin điện thoại thông minh và máy tính bảng. Báo kinh tế Les Echos cho biết hiện giờ, giá kim loại cobalt đã giảm xuống mức thấp nhất tính từ hai năm nay, chỉ còn 33.000 đô la/tấn, và dự báo sản lượng khai thác sẽ còn tăng mạnh.

Trước đó, từ đầu năm 2017, giá cobalt đã tăng vọt do các nhà sản xuất điện thoại và xe hơi lo ngại thiếu nguồn cung. Chỉ trong khoảng một năm, giá cobalt đã tăng gấp 3, đạt mức cao kỷ lục tính từ 10 năm trước đó. Các doanh nghiệp khai khoáng đã đầu tư ồ ạt để đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất điện thoại thông minh và xe hơi điện.

Hệ quả là làn sóng khai thác dâng cao, nhất là ở Cộng Hòa Congo, nước dẫn đầu thế giới về khai thác cobalt. Người được hưởng lợi nhiều nhất, theo Les Echos, đương nhiên là các nhà sản xuất xe hơi lớn.

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Hoa Vi kẹt giữa cuộc đọ sức chính trị-công nghệ Trung Quốc-Phương Tây

Cuộc chiến tranh thương mại giữa Bắc Kinh và Washington còn chưa ngã ngũ, tập đoàn viễn thông Hoa Vi, biểu tượng cho sự bành trướng kinh tế của Trung Quốc, nổi lên như là tâm điểm của một cuộc chiến quốc tế.

huawei0

Tập đoàn viễn thông Trung Quốc là Hoa Vi (Huawei) bị Quốc hội Mỹ nghi ngờ có thể làm gián điệp. Reuters

Le Figaro chạy tựa lớn trang nhất : "Người khổng lồ Hoa Vi tâm điểm sốc giữa Trung Quốc và phương Tây".

Nhật báo Pháp ghi nhận "sau vụ Canada bắt giữ và có thể cho dẫn độ sang Mỹ tổng giám đốc tài chính của tập đoàn Hoa Vi để xét xử, thế giới viễn thông bị cuốn vào một cuộc chiến nóng bỏng vượt ra ngoài khuôn khổ cạnh tranh công nghệ".

Không còn chỉ giới hạn ở một cuộc chạy đua công nghệ ở tầm công ty, vụ Hoa Vi phản ánh cuộc đọ sức giữa phương tây và Trung Quốc xem ai kiểm soát được thế giới tương lai mà nhật báo Le Figaro ví như là "Cuộc chiến tranh lạnh công nghệ", tựa của bài xã luận.

Le Figaro viết : "Đã có một thời các cường quốc đối đầu nhau trong chuyện triển khai tên lửa hạt nhân hay căn cứ quân sự. Giờ đây, cuộc đọ sức giữa Trung Quốc và các nước phương Tây xoay quanh một vật thể không rõ ràng lắm. Đó là mạng thông tin liên lạc, lĩnh vực mà nhà khổng lồ viễn thông Trung Quốc dẫn đầu thế giới. Và thế là giữa Washington và Bắc Kinh, một cuộc "chiến tranh lạnh công nghệ" được tuyên chiến".

Hoa Vi đang chiếm thế thượng phong với thế hệ mạng di động 5G trên thế giới khiến phương Tây ngày càng lo ngại. Theo Hoa Kỳ sẽ là một đe dọa cho an ninh, nếu Hoa Vi kiểm soát hạ tầng cơ sở thông tin thế hệ thứ 5. Khi đó, người Trung Quốc sẽ có được khả năng đáng sợ để do thám cả thế giới. Bắc Kinh thì la toáng lên đó chỉ là "âm mưu nhằm ngăn chặn họ phát triển".

Theo Le Figaro, "vụ Hoa Vi nói lên rất nhiều điều về thế giới của chúng ta hiện nay, về những thách thức và mối tương quan lực lượng trong tương lai. Đó là trận chiến thương mại, công nghệ và cả địa chính trị. Cuộc đấu đó nằm trong cuộc cạnh tranh lớn để thống trị thế giới mà Mỹ và Trung Quốc đang lao vào".

Châu Âu bắt đầu thức tỉnh

Le Figaro nhận định : "Đối với các nước Châu Âu, cú sốc Hoa Vi phải làm cho họ thức tỉnh. Trong một thời gian dài, các nước Châu Âu vẫn còn mê mẩn với sự phát triển ấn tượng Trung Quốc. Đã đến lúc Châu Âu phải tỏ cho thấy bớt ngây thơ trước một đối tượng luôn tự thoát ra ngoài luật chơi. Nếu Châu Âu không đầu tư cải tiến cho những lĩnh vực chiến lược, sự lệ thuộc công nghệ sẽ gia tăng một cách nguy hiểm. Châu Âu sẽ còn bị bất ngờ về cuộc chơi lớn giữa Mỹ và Trung Quốc".

Trong bối cảnh đó, Le Figaro ghi nhận Châu Âu bắt đầu hoảng loạn không biết hành động thế nào khi sực tỉnh ra mối nguy hiểm mới trong khi mà Hoa Vi đã cắm rễ khá sâu trên lục địa này và nhất là các nước Châu Âu có thể bị tụt hậu nếu tiếp tục làm ngơ cho Hoa Vi. Cuộc chiến của Châu Âu với sự bành trướng công nghệ của Trung Quốc mới chỉ bắt đầu.

5G made in China đe dọa thế giới ?

Trong bài viết dài về vụ Hoa Vi, Le Figaro cho biết : "Hồi tháng 7 vừa qua, tại Nova Scotia, một tỉnh của Canada, lãnh đạo tình báo của nhóm "5 Eyes" gồm Mỹ, Anh, Úc , New Zealand và Canada đã bí mật gặp nhau để báo động. Đã đến lúc nghiêm trọng. Mạng G5 ra mắt 2019 có nguy cơ giúp Trung Quốc có được khả năng thao túng cuộc cách mạng công nghệ sắp tới. Hoa Vi đã đi đầu trong công nghệ mới này. Đó là công nghệ làm cột sống kinh tế tương lai. Xe hơi không người lái, đồ dùng kết nối, trí thông minh nhân tạo : Trong tương lai tất cả đều phải dựa vào mạng truyền tải dữ liệu tin tốc độ cao đó". Le Figaro dẫn nhận định của chuyên gia nhân khẳng định cái được mất trong cuộc cạnh tranh Mỹ -Trung đó chính là kiểm soát tương lai.

Để bổ sung thêm cho chủ đề chính là mối đe dọa của Hoa Vi. Le Figaro có một bài viết khác mang tiêu đề : "Mạng 5G, vũ khí quyết định để thắng trận chiến tương lai".

Tác giả bài viết khẳng định mạng 5G là một trong những chìa khóa của cuộc chiến trong tương lai. Rất nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại phải cần đến mạng 5G. Đó sẽ là một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực dân sự cũng như quân sự. Với tốc độ đường truyền nhanh gấp 20 lần 4G (tới 10 gigabits /giây), 5G cho phép truyền tải một lượng khổng lồ dữ liệu, một yếu tố chủ chốt trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo.

Pháp chuẩn bị ứng phó với Brexit không thỏa thuận

Chuyển qua nhật báo Libération. Chiếm trang nhất của tờ báo là chủ đề Brexit. Libération phác họa một cách chắc chắn viễn ảnh nước Anh rời Châu Âu không thỏa thuận vào ngày 29/03 tới đây.

Mối quan tâm của tờ báo là "Nước Pháp chuẩn bị thế nào" cho kịch bản xấu này ? Tờ báo nhắc lại : "ngày 17 tháng Giêng, thủ tướng Edouard Philippe đã ấn nút đỏ. 48 giờ sau khi Quốc hội Anh bác bỏ thỏa thuận của chính phủ Anh với Bruxelles về Brexit, chính phủ Pháp đã khởi động kế hoạch đối phó với kịch bản nước Anh ra đi không thỏa thuận".

Libération cho biết, Paris đã chuẩn bị 200 biện pháp ưu tiên từ mùa xuân 2018. Đó là các biện pháp liên quan đến các điểm kiểm tra biên giới, quyền của kiều dân Anh tại Pháp, giao thông vận tải, các hoạt động tài chính cho đến việc làm sao tiếp tục chuyển giao thiết bị quốc phòng giữa hai nước. Mục tiêu là bảo đảm trong từng lĩnh vực vẫn duy trì được tính liên tục tối thiểu bất chấp Brexit.

Libération ghi nhận "Nhiều nhà bình luận, các giới chức có tranh nhiệm ở 2 bên bờ biển Manche đồng thanh nói tới một tai họa. Người ta có thể dự đoán 1000 tình huống rắc rối ở biên giới, vô số các rầy rà trong thủ tục hành chính, sự xáo trộn trong một số lĩnh vực như nghề đánh bắt cá, giá cả một số sản phẩm tiêu dùng liên quan đến tái lập thuế quan đảo lộn, kinh tế bị chậm lại do các doanh nghiệp từ một tháng nay trong tình trạng bất ổn…" Cuối cùng Xã luận Libération nhận xét : Tất cả những chuyện đó thật phi lý, nhưng về lâu dài Vương Quốc Anh cũng như những nước khác bên ngoài vẫn phải làm ăn buôn bán với Châu Âu.

Libération cho biết thêm có 3 lĩnh vực quan trọng sẽ bị tác động nhiều bởi Brexit. Đó là lĩnh vực chế biến nông phẩm. Các nhà xuất khẩu Pháp lo sợ họ sẽ phải đón bão. So với các lĩnh vực kinh tế khác thì đây là ngành sẽ bị mất mát nhiều nhất trong viễn cảnh Brexit không thỏa thuận. Pháp đứng sau Hà Lan, là nhà cung cấp đứng thứ 2 cho Anh Quốc các mặt hàng nông phẩm với trị giá 5 ,9 tỷ euro/năm.

Ngành thứ 2 phải hứng chịu nhiều tổn thất bởi Brexit là hàng không. Airbus đã phải chuẩn bị rút bỏ bớt các dự án hoạt động tại Anh từ đầu năm nay. Ngành thứ 3 là du lịch. Đây là ngành kinh tế mà từ vài năm gần đây Pháp chiếm đầu bảng. Nhưng Brexit không thỏa thuận có thể hãm lại tốc độ phát triển nhưng chắc chắn chính phủ Pháp sẽ phải có các quyết định về visa để tạo điều kiện cho khách Anh vẫn qua Pháp du lịch dễ dàng.

Mỹ : Tư pháp soi lại lễ nhậm chức của tổng thống Donald Trump

Trở lại với nhật báo Le Figaro, tờ báo có bài đáng chú ý "Lễ nhậm chức tổng thống của Donald Trump bị tư pháp liên bang soi".

Tờ báo cho hay, thứ Hai đầu tuần này, Ủy ban tổ chức lễ nhậm chức tổng thống Mỹ ngày 20 tháng Giêng năm 2017 đã nhận được trát của chưởng lý Manhattan yêu cầu nộp lại tất cả các tài liệu về những khoản tiền tài trợ, chi tiêu và các hợp đồng và cả các giấy mời liên quan đến sự kiện trên. Các nhà điều tra liên bang dường như trước đó đã cố gắng làm sáng tỏ về nguồn gốc một số nguồn tiền, tính hợp pháp về một số khoản chi tiêu và sự có mặt khá bất thường trong buổi lễ của khoảng một chục nhà tài phiệt người Ukraina, thân cận với Nga.

Theo Le Figaro, do ông Trump giành chiến thắng khá bất ngờ trong cuộc bầu cử tổng thống hôm 8/11/2016, ủy ban tổ chức lễ nhậm chức được thành lập vội vàng. Nhưng chỉ trong 72 ngày bộ phận này quyên góp được 107 triệu đô la, một khoản tiền kỷ lục cho buổi lễ nhậm chức của tổng thống Trump. Trong số các nhà hảo tâm có nhiều tỷ phú chi ra tới cả triệu đô la. Điều các nhà điều tra quan tâm là những đối tượng sẵn sàng bỏ khoản tiền lớn chi cho lễ nhậm chức tổng thống của ông Trump, những người có những mối quan hệ làm ăn với người thân cận của ông Donald Trump cần phải làm rõ.

Theo Le Figaro, cuộc điều tra về ban tổ chức lễ nhậm chức tổng thống của ông Trump được bắt đầu từ mùa xuân năm trước, khi FBI phát hiện trong số các đoạn ghi âm nói chuyện điện thoại có một cuộc hội thoại giữa Michael Cohen, luật sư riêng của ông Trump, với Stephanie Winston Wolkoff về chi tiêu cho buổi lễ nhậm chức 20 tháng Giêng 2018.

Bà Winston, bạn thân của đệ nhất phu nhân Melania Trump có công ty WIS Media Partner và trở thành nhà cung cấp dịch vụ số 1 cho lễ nhậm chức. Bà đã thu về 25,8 triệu đô la cho các dịch vụ khác nhau, trong đó đút túi 1,6 triệu, phần còn lại chia cho các tầu phụ. Bà này đã bị cách chức cố vấn của đệ nhất phu nhân sau khi thông tin trên bị phát giác.

Vẫn theo Le Figaro, ban tổ chức đã chi 77 triệu đô la cho các cuộc hội họp, nghi lễ hội hè và trong đó có cả 10 nghìn đô la tiền "trang điểm". Các khoản chi tiêu đó không có gì đáng trách cả nhưng nhận tiền của người nước ngoài cho các công việc quốc gia là bị cấm ở Mỹ. Các nhà điều tra đang tìm hiểu tại sao lại có khá đông người Ukraina có mặt trong lễ nhậm chức và các bữa tiệc sau đó. Báo New York Times phát giác là những nhân vật đó đều có quan hệ và được cho là thân Moskva.

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Trump trong thế mạnh chống Maduro

Khủng hoảng chính trị tại Venezuela vẫn là tâm điểm thời sự quốc tế trên các báo Pháp số ra ngày 05/02/2019.

maduro0

Trump lên án Venezuela tại Liên Hiệp Quốc ; Maduro gọi Tổng thống Mỹ là "Hitler mới"

Nhật báo Le Monde, trong bài viết có tựa đề "Trump trong thế mạnh chống Maduro", nêu rõ lập trường của tổng thống Mỹ trong hồ sơ này : Thay đổi chế độ mà không cần đổ tiền tái thiết Venezuela.

Bằng chứng cho quyết tâm lật đổ chế độ Maduro đã được thể hiện rõ trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CBS hôm 03/02 vừa qua, khi ông cho rằng "can thiệp quân sự chắc chắn là một giải pháp".

Tuy nhiên, theo quan điểm của bà Shannon O'Neil, thuộc Hội đồng Quan hệ Quốc tế của Mỹ, một chiến dịch can thiệp quân sự là "phi thực tế". Con số 5.000 quân, mà ông John Bolton bóng gió nói đến tại Colombia trong một buổi họp báo ngắn ngày 28/01, không đủ để tiến hành một chiến dịch quân sự tại một đất nước có diện tích lớn gấp hai lần Iraq.

Chuyên gia Shannon O'Neil cảnh báo thêm : "Nhìn từ mọi phía, đây là một nhà nước bị phá sản, nhưng bất kể lực lượng nào muốn đến đây đều sẽ phải lao vào tái thiết đất nước, vốn dĩ có thể kéo dài trong nhiều năm".

Chính vì điều này, ngoài việc tiến hành cấm vận dầu lửa đánh thẳng vào nguồn thu của chế độ Maduro, chính quyền Wahsington cho đến lúc này vẫn chọn một chiến lược đa phương.

Một mặt, Hoa Kỳ trông cậy vào liên minh liên Châu Mỹ, "nhóm Lima", mà Hoa Kỳ không là thành viên. Tình hình tồi tệ và mối đe dọa một làn sóng nhập cư chưa từng có cũng đang tác động mạnh đến toàn vùng Châu Mỹ Latinh. Mặt khác, chính quyền Donald Trump có thể phối hợp chặt chẽ với nhiều nước lớn khác tại Châu lục, như Canada chẳng hạn.

Hơn nữa, Donald Trump có nhiều lý do khác muốn Maduro phải ra đi, bởi vì hồ sơ này còn bao hàm yếu tố chính trị trong nước tại một bang chiến lược trong tiến trình tái tranh cử tổng thống Mỹ 2020, đó là bang Florida.

Bang này có một cộng đồng người Venezuela khá lớn, đến Mỹ tỵ nạn ngay từ ngày đầu của thời chế độ Hugo Chavez, được thành lập cách nay hai thập niên. Phó tổng thống Mỹ Mike Pence, hôm 02/02, trong một cuộc mit-tinh, đã trấn an cộng đồng này rằng thời gian để "đối thoại" với Nicolas Maduro không còn nữa, giờ là lúc "hành động".

Lá bài "Guaido trước đã" của Trump

Về điểm này, Libération cũng có cùng lập luận với Le Monde. Nhật báo trích dẫn một số phân tích của bà Lisa Viscidi, trung tâm cố vấn "Đối thoại Liên Châu Mỹ" (Inter-American Dialogue) cho rằng đe dọa can thiệp quân sự của Mỹ chỉ mang tính chất cảnh báo.

Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, Donald Trump xem cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội tại Venezuela như là một mối họa cho an ninh quốc gia Mỹ. "Trên thực tế, áp lực về vấn đề nhân đạo, chủ yếu đến từ Colombia, quốc gia đón nhiều người tị nạn Venezuela nhất (3 triệu người). Thế nhưng, hiện tại, chính quyền Trump chỉ giải ngân có 20 triệu đô la để đáp ứng nhu cầu này".

Hơn nữa, vẫn theo chuyên gia Lisa Viscidi, tầm ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc và Nga trong vùng "sân sau" này không làm hài lòng Mỹ chút nào. Bà kết luận : "Có nhiều mối lo thật sự trên phương diện địa chính trị liên quan đến Venezuela. Nga và Trung Quốc, vì đã đầu tư khá nhiều tại Venezuela, nên không muốn mất các lợi thế với đối tác này".

Châu Âu rụt rè ủng hộ Juan Guaido

Trong khi Hoa Kỳ kiên quyết lật đổ chế độ Nicolas Maduro, việc ủng hộ tổng thống tự phong Juan Guaido đang chia rẽ nội bộ Liên Hiệp Châu Âu.

Nếu như Les Echos cho rằng "Châu Âu tăng cường cô lập chế độ Venezuela", hay "Áp lực quốc tế nhắm vào Maduro tiếp tục gia tăng" như hàng tít lớn trên Le Monde, thì Le Figaro ghi nhận "Hai mươi tám nước vẫn bị chia rẽ". Mười bốn nước trong khối Liên Hiệp Châu Âu, trong đó có Pháp, đã nhìn nhận Juan Guaido là tổng thống tạm quyền tại Venezuela. Chính quyền Caracas dự định "xét lại các mối quan hệ" với các nước phương Tây.

Trong bối cảnh này, xã luận của Le Monde kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu cẩn trọng, nên "ủng hộ nhưng không can thiệp". Bài viết giải thích :

"Cuộc đối đầu Maduro – Guaido làm lộ rõ những chia rẽ trong cộng đồng quốc tế, minh họa tiến triển chia phe phái địa chính trị. Không chỉ có Cuba và Nga, hiện diện quân sự tại Venezuela, ủng hộ chế độ Maduro, người kế thừa di sản Hugo Chavez, nhưng còn có cả Trung Quốc và nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên của NATO.

Trong khi đó, Washington tích cực ủng hộ Juan Guaido và đã ban hành một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm bóp nghẹt chế độ Maduro. Canada, cũng như nhiều nước Nam Mỹ khác, nhanh chóng theo chân Mỹ. Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi tổ chức lại một cuộc bầu cử tổng thống, một đề nghị đã bị ông Nicolas Maduro bác bỏ và đa số các nước thành viên trong Liên Âu đã ủng hộ lãnh đạo đối lập Venezuela.

Tác nhân chính yếu trong ván cờ này là quân đội Venezuela thì không hề lay chuyển. Ông Guaido phải tiếp tục các nỗ lực nhằm thuyết phục giới quân nhân. Do vậy, sự ủng hộ một cách ôn hòa của nhiều quốc gia khác ngày càng nhiều, như từ Liên Hiệp Châu Âu và nhóm Lima, và cả từ Canada chỉ có thể giúp củng cố hơn nữa vị thế của Guaido và sự ủng hộ này phải được khẳng định một cách rõ ràng.

Nhưng trong một tình huống bấp bênh như hiện nay, chắc chắn là một hành động can thiệp quân sự của Mỹ, như tổng thống Trump đang dọa, sẽ là một sai lầm nghiêm trọng".

Trump : Thông điệp Liên bang với bầu cử 2020 trong tầm ngắm

Một chủ đề quốc tế khác cũng được nhiều nhật báo Pháp hôm nay quan tâm đến là Thông điệp toàn Liên bang của tổng thống Mỹ Donald Trump.

Le Figaro trên trang nhất cho rằng "Trước Quốc Hội, Trump mở chiến dịch tái tranh cử". La Croix có bài viết "Donald Trump được đón tiếp tại một Quốc Hội đối địch". Les Echos ghi nhận "Donald Trump trước thách thức tập hợp". Tổng thống Mỹ có bài phát biểu Thông điệp Liên bang lần thứ hai trong bối cảnh chính quyền Trump ngày càng có xu hướng cực hữu. Bài diễn văn của ông hôm nay cũng sẽ đề cập đến những điểm bất đồng với đảng Dân Chủ.

Iraq : Trump khiêu khích những người phản đối quân đội Mỹ

Cũng liên quan đến Donald Trump, Le Figaro cho biết tại "Iraq : Sự khiêu khích của Trump củng cố phe phản đối sự hiện diện của Mỹ".

Trên kênh truyền hình CBS hôm Chủ Nhật 03/02, tổng thống Mỹ giải thích muốn duy trì căn cứ quân sự của Mỹ tại Ain al-Assad ở phía tây Baghdad để "giám sát" Iran, đối thủ của Mỹ. Ông nói : "Nếu ai đó tìm cách sản xuất vũ khí hạt nhân, chúng tôi sẽ biết ngay trước khi họ chế tạo".

Phát biểu này ngay lập tức đã khiến nhiều lãnh đạo Iraq bất bình, cảnh cáo Hoa Kỳ là "Hiến Pháp Iraq bác bỏ mọi hình thức sử dụng Iraq như là một cơ sở để tấn công hay xâm lấn một nước láng giềng. Quân đội Mỹ hiện diện tại đây dựa theo điều luật và trong khuôn khổ thỏa thuận giữa hai nước, mọi hoạt động ngoài khuôn khổ này là không thể chấp nhận".

Đặc biệt là phe ủng hộ lãnh đạo giáo phái Shia Moqtada Sadr – cựu thù của Mỹ - đã lên án mạnh mẽ những tuyên bố trên của ông Donald Trump. Một nghị sĩ thuộc phe này cho rằng "việc rút quân Mỹ khỏi Iraq là một nghĩa vụ của quốc gia". Ông còn đề nghị một dự thảo luật liên quan đến sự hiện diện của lính Mỹ và mong muốn luật này được thông qua sớm nhất.

Đức : Không có bảo tàng xúc xích ở Buchenwald

Trở lại với báo Le Monde, nhưng trong lĩnh vực văn hóa. Nhật báo giải thích vì sao "Không có bảo tàng xúc xích ở Buchenwald".

Bảo tàng xúc xích hiện nay nằm ở làng Holzhausen, thuộc vùng Thuringe, phía đông nước Đức. Nhưng bảo tàng quá nhỏ để đón khách tham quan, ban lãnh đạo đã quyết định dời sang một điểm khác. Sau 5 tháng tìm kiếm, họ tìm được một điểm khác lý tưởng hơn, cách xa điểm hiện nay 60 km, ở thành phố Muhlhausen. Thế nhưng, hai hôm sau khi thông báo địa điểm mới, ngày 01/02, lãnh đạo bảo tàng đành phải tuyên bố hủy dự án vì bị phản đối.

Nguyên nhân là bảo tàng xúc xích mới sẽ được lập ngay tại khu trại tập trung cũ Martha II, nơi từng giam giữ khoảng 700 phụ nữ Do Thái đến từ Hungary và Ba Lan trong suốt giai đoạn từ tháng 09/1944 – 02/1945. Thông báo này ngay lập tức đã bị Hội Đồng những người Do Thái Đức phản đối mạnh mẽ cho rằng "một quyết định như thế là lãng quên quá khứ và thật khó hiểu".

Minh Anh

Published in Quốc tế

Tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi : Thách thức lớn của Châu Âu

Chủ đề Trung Quốc chiếm nhiều tựa trang nhất báo Pháp hôm nay.

hoavi1

Hoa Vi ám ảnh Liên Âu và nước Mỹ. Ảnh minh họa Reuters/Dado Ruvic/Illustration

Le Monde có hồ sơ lớn về tập đoàn viễn thông Hoa Vi (Huawei), nằm ở tâm điểm của cuộc đối đầu Mỹ-Trung. Tựa trang nhất của La Croix : "Những điểm yếu của người khổng lồ Trung Quốc". Châu Âu gia tăng áp lực với chính quyền Maduro tại Venezuela là đề tài chính của Le Figaro. Viễn cảnh nước Pháp tổ chức trưng cầu dân ý sau cuộc Thảo luận toàn quốc cũng được báo chí nói đến nhiều.

Trước hết xin giới thiệu bài xã luận của Le Monde : "Hoa Vi : Một thách thức với Liên Âu". Le Monde thừa nhận là, "bị hấp dẫn bởi thị trường Hoa lục khổng lồ", phương Tây trong một thời gian dài đã nhắm mắt trước một loạt các hoạt động khác thường của chính quyền Bắc Kinh như vai trò chỉ đạo của Nhà nước đối với nền kinh tế, các hàng rào bảo hộ mậu dịch được ngụy trang, hay việc không tôn trọng nguyên tắc sở hữu trí tuệ. Điều bất ngờ đối với phương Tây là Trung Quốc đã trỗi dậy hết sức nhanh chóng. Trường hợp tập đoàn Hoa Vi là một ví dụ tiêu biểu.

Chỉ trong vòng chưa đầy một thập niên, Hoa Vi đã trở thành một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực mạng điện thoại di động thế hệ mới 5G. Giờ đây mạng lưới 5G – mà Hoa Vi tham gia hoặc cung cấp thiết bị tại nhiều quốc gia – đang bị nghi ngờ trở thành công cụ cực kỳ hùng mạnh, mà chính quyền Trung Quốc có thể sử dụng vào các mục tiêu gián điệp hay phá hoại.

Mối quan hệ giữa tập đoàn viễn thông "tư nhân" này, cũng như đa số các doanh nghiệp Trung Quốc với Bắc Kinh là điều gây ngờ vực lớn, bởi quyền lực bao trùm của chế độ cộng sản tại nước này. Một luật mới của Trung Quốc ra đời năm 2017 bắt buộc mọi doanh nhân và công dân phải cộng tác với các cơ quan an ninh, và không được phép công bố thông tin về mối quan hệ bí mật này. Cũng có nghĩa là mọi doanh nghiệp đều có thể bị buộc phải làm gián điệp cho chính quyền.

Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên quyết định ngăn chặn các hoạt động của Hoa Vi, cho dù tập đoàn này liên tục khẳng định không phải là công cụ của Bắc Kinh. Washington vừa khởi sự một chiến dịch ngoại giao rộng lớn nhằm thuyết phục các nước đồng minh đóng cửa với Hoa Vi. Giám đốc tài chính của Hoa Vi vừa bị Hoa Kỳ chính thức yêu cầu dẫn độ, vì một nghi án liên quan đến quan hệ với Iran, vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ. Một số người làm việc cho Hoa Vi bị truy tố vì tội gián điệp.

Thế khó xử của Liên Âu

Thế nhưng, theo Le Monde, Liên Âu đang ở trong thế khó xử với Hoa Vi, trước hết bởi không thể áp dụng với công ty này các biện pháp bảo hộ mậu dịch, các biện pháp đi ngược lại với nền kinh tế thị trường, mà chính Châu Âu thường phê phán Trung Quốc. Bên cạnh đó, một lý do quan trọng khác khiến các nước Châu Âu rất dè dặt trước Hoa Vi, là bởi bản thân các tập đoàn hàng đầu của Châu Âu, như Nokia hay Ericsson đang lùi bước tại thị trường chiến lược này.

Theo tập đoàn Đức Deutsche Telecom, việc loại trừ Hoa Vi có thể sẽ khiến cho việc triển khai mạng 5G ở Châu Âu bị trễ hai năm, gây thiệt hại nhiều tỉ euro cho các nhà khai thác.

Le Monde nhấn mạnh đến tình thế đầy thách thức hiện nay, khi Hoa Kỳ, một mặt ngăn chặn Hoa Vi, mặt khác cũng có thể lấy nhà cung cấp phương tiện viễn thông này làm một lá bài mặc cả với Bắc Kinh. Washington có thể bất ngờ mở cửa trở lại cho Hoa Vi, nếu đạt được một số nhân nhượng.

Theo Le Monde, để không rơi vào thế bị động trong cuộc chiến ngoại giao và công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, khối 27 nước phải đoàn kết, xây dựng một chính sách chung nhằm thúc đẩy cách tân công nghệ, cũng như một chính sách tự vệ chung. Hoa Vi chính là một "trắc nghiệm" đối với Châu Âu.

Nếu không vượt qua được trắc nghiệm này, khối 27 nước sẽ trở nên phụ thuộc nặng nề về công nghệ, và rốt cuộc là bất lực về chính trị.

Ngăn chặn Hoa Vi : Châu Âu tìm cách phối hợp

Một người phát ngôn của bộ nội vụ Đức cuối tuần trước cho biết hiện tại chính phủ chưa ra quyết định về vấn đề này. Tuy nhiên, theo nhật báo kinh tế Đức Handelsblatt, Berlin chủ trương hoàn toàn minh bạch về nguồn gốc các thiết bị 5G, và hai tập đoàn viễn thông chủ chốt của Đức đã thống nhất sẽ loại bỏ hoàn toàn thiết bị Hoa Vi.

Tại Pháp, đầu tuần qua, chính phủ đã chuyển qua Thượng Viện một dự thảo sửa đổi luật, cho phép tăng cường kiểm soát các mạng viễn thông. Tuy không nhắm vào công ty cụ thể nào, nhưng ắt hẳn Hoa Vi nằm trong tầm ngắm. Tại Anh, Na Uy, nhiều quan chức chính quyền kêu gọi hành động khẩn cấp. Ba Lan và Cộng hòa Czech cũng cho biết đang suy nghĩ về vấn đề này.

Tại Litva, nhà khai thác Telia sử dụng các thiết bị của Hoa Vi chính thức khởi sự mạng 5G vào tháng 12/2018. Một nhóm nghị sĩ kêu gọi cơ quan an ninh quốc gia chú ý đến hồ sơ này.

Bruxelles dường như đang chuẩn bị cho một hành động phối hợp. Hôm thứ Tư tuần trước, bốn quan chức cao cấp của Liên Hiệp Châu Âu cho hãng tin Reuters hay là Liên Âu sẽ xem xét một số chiến lược ứng phó chung, trong đó có việc sửa đổi các quy định trong lĩnh vực an ninh mạng, được đưa ra vào năm 2016, để "cản đường Trung Quốc".

Trên thực tế, Les Echos cũng thừa nhận là ngăn chặn hoặc loại trừ các thiết bị của Hoa Vi có thể gây ra nhiều hệ quả về chính trị, và đặc biệt là kinh tế. Hiệp hội GSMA, tập hợp hàng trăm nhà sản xuất và khai thác điện thoại di động toàn thế giới, đã đề nghị họp khẩn để bàn về vấn đề Hoa Vi.

Cũng nhật báo Les Echos lưu ý là hai tập đoàn hàng đầu Châu Âu về viễn thông, Nokia và Erikson, sau hai năm suy yếu, bắt đầu cải thiện được tình hình vào năm ngoái. Việc đẩy được Hoa Vi ra khỏi thị trường Châu Âu có thể mang lại cho các tập đoàn của Châu lục nhiều hợp đồng béo bở, nhưng đổi lại, có nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ trả đũa, và cánh cửa vào thị trường Trung Quốc sẽ khép lại. Mà, khu vực này chiếm khoảng 10% doanh số của các nhà cung cấp Châu Âu.

Tuy nhiên, nhìn chung, việc đổi mới thế hệ cơ sở hạ tầng viễn thông 5G sẽ là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp cung cấp thiết bị.

"Những điểm yếu" của người khổng lồ Trung Quốc

Các tập đoàn viễn thông Trung Quốc bị coi là một mối đe dọa với Châu Âu, nhưng về nội tình quốc gia này thì sao ? La Croix có hồ sơ lớn "Những điểm yếu của người khổng lồ Trung Quốc".

Trong số báo ra vào ngày 30 Tết cổ truyền của vùng Viễn Đông, La Croix lưu ý với độc giả : trong lúc người Trung Quốc chuẩn bị đón mừng năm Hợi, một năm được coi là mang lại hy vọng cho giàu sang và thịnh vượng, thì chế độ Tập Cận Bình sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, trước hết là một nền kinh tế đang ngày càng trở nên dễ tổn thương hơn, căng thẳng chính trị nội bộ và trong xã hội gia tăng.

Hình ảnh của Trung Quốc với bên ngoài đang ngày càng xuống cấp, đặc biệt là tình trạng đàn áp khốc liệt nhắm vào cả triệu người Duy Ngô Nhĩ, ngày càng được thế giới biết đến, đàn áp tự do ngôn luận gia tăng. Theo một số nhà nghiên cứu, tại phương Tây, người ta ngày càng nhìn Trung Quốc với thái độ tỉnh táo hơn. Đặc biệt với vụ Hoa Vi, chiếc mặt nạ đã rớt xuống. Rốt cục mọi người cũng hiểu ra rằng "Trung Quốc sẽ không thể cứu được thế giới", thái độ cổ vũ cho một thế giới đa phương của chính quyền Bắc Kinh chỉ là một "miếng mồi", để nhử những người thơ ngây.

La Croix cũng nhấn mạnh là năm nay chế độ Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một loạt dịp kỉ niệm lớn. 60 năm đức Đạt Lai Lạt Ma phải trốn khỏi Tây Tạng sang Ấn Độ tị nạn. 30 năm vụ thảm sát chống lại các sinh viên đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn.

Venezuela : Châu Âu gia tăng áp lực cho bầu cử tự do

Cuộc khủng hoảng chính trị tại Venezuela là tâm điểm của thời sự quốc tế. Le Figaro có bài "Châu Âu gia tăng sức ép lên chính quyền Maduro". Nhật báo Pháp ghi nhận là Liên Hiệp Châu Âu khó lòng đưa ra một tiếng nói thống nhất để gây áp lực mạnh hơn với chính quyền Venezuela. Thiếu đồng thuận, 6 nước Châu Âu kiên quyết nhất đã quyết định lên tiếng trước, với việc đe dọa nếu Caracas không tổ chức lại bầu cử tổng thống, Châu Âu sẽ thừa nhận ông Juan Guaido, chủ tịch Quốc Hội, tổng thống tự phong, làm quyền tổng thống.

Hôm thứ Năm vừa qua, cuộc họp đầu tiên của nhóm tiếp xúc quốc tế do Liên Âu chủ trì, đã diễn ra tại Montevideo, thủ đô Uruguay. Ngoài đại diện Liên Hiệp Châu Âu, còn có 8 quốc gia Châu Âu và 14 nước Châu Mỹ Latinh.

Mục tiêu của nỗ lực quốc tế nói trên, theo lãnh đạo ngoại giao Châu Âu là để giúp Venezuela đi đến một cuộc bầu cử tự do thực sự. Trả lời phỏng vấn đài France Intern sáng nay, ngoại trưởng Pháp cho biết 7 nước Châu Âu (Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Anh) sẽ phối hợp chặt chẽ, để ủng hộ việc ông Juan Guido tổ chức cuộc bầu cử tổng thống. Chiều hôm qua, Áo cũng quyết định tham gia vào sáng kiến này.

Tổng thống Pháp nêu khả năng trưng cầu dân ý cùng lúc với bầu cử Châu Âu

Trở lại tình hình nước Pháp, báo chí hôm nay đặc biệt chú ý đến việc tổng thống Macron nêu khả năng tổ chức trưng cầu dân ý, để khép lại cuộc Thảo luận toàn quốc, kéo dài 2 tháng.

Nhật báo Les Echos cho biết tổng thống Macron hôm nay, bắt đầu thảo luận với các đảng phái tại Quốc Hội về khả năng tổ chức trưng cầu dân ý, nhằm tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng hiện nay. Hàng loạt câu hỏi để ngỏ, về ngày tổ chức (trùng với cuộc bầu cử Nghị Viện hay không ?), những vấn đề nào được nêu ra ? theo hình thức nào ? Tổng thống Macron tuyên bố không loại trừ bất cứ giải pháp nào, và để ngỏ cho thảo luận.

Về phần mình, nhật báo thiên tả Libération cho biết tổng thống Macron muốn gây ấn tượng, khi đưa ra đề xuất có thể tổ chức trưng cầu dân ý đúng vào ngày bầu cử Nghị Viện Châu Âu 26/5, để lấy ý kiến toàn dân về hàng loạt vấn đề được nêu ra trong cuộc Thảo luận toàn quốc, sẽ khép lại ngày 15/03. Libération đặt câu hỏi : Phải chăng đây sẽ là "một bigbang bầu cử", đưa nước Pháp thoát khỏi cuộc khủng hoảng xã hội và chính trị, bùng phát với phong trào Áo Vàng ?

Nhật báo thiên hữu Le Figaro thì bày tỏ lo ngại trước việc tổng thống Macron đang có xu hướng thiên về tổ chức trưng cầu dân ý. Le Figaro dẫn lời lãnh đạo đảng cánh trung Modem, chính trị gia François Bayrou. Theo ông, nếu quyết định này không được chuẩn bị tốt, không có một chiến lược vững chắc, thì cuộc trưng cầu dân ý về các vấn đề của nước Pháp sẽ làm lu mờ các vấn đề lớn của Châu Âu hiện nay. Xã luận Le Figaro với tựa đề "Cần tiến hành một cách thận trọng", nhắc lại kinh nghiệm trưng cầu dân ý như một "con dao hai lưỡi" từng được tổng thống de Gaulle sử dụng cách nay nửa thế kỷ. Trưng cầu dân ý có thể mở ra cánh cửa cho "những câu trả lời mang tính mỵ dân nhất".

Pháp : Hai nhà xã hội học gần 100 tuổi thảo luận về các vấn đề đương đại

Nhật báo Libération dành toàn bộ hồ sơ đầu dài 4 trang, cho cuộc đối thoại giữa hai nhà xã hội học kỳ cựu, Edgar Morin và Alain Touraine, về hàng loạt chủ đề lớn, từ nhập cư, chủ nghĩa dân tộc, sinh thái, Châu Âu hay phong trào Áo Vàng…

Bài xã luận của Libération mang tựa đề "Giải pháp khác", mở đầu với bình luận : "Từng trải không phải là kẻ thù của sự tươi mới…". Trường hợp hai nhà xã hội học Pháp có tuổi đời gần một thế kỷ (Edgar Morin sinh năm 1921, Alain Touraine 1925) được nêu ra như một dẫn chứng tiêu biểu. Theo Libération, hai ông Edgar Morin và Alain Touraine nằm trong số một số trí thức cấp tiến ít ỏi kiên trì chủ trương các lý tưởng toàn cầu mang tính nhân văn, vì một nhân loại "đoàn kết" và "bình đẳng", một hành tinh là "tổ quốc chung", trái ngược lại với xu thế co cụm về bản sắc, với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, tại nhiều xã hội.

Theo hai nhà khoa học Pháp, thái độ với người nhập cư chính là "một trắc nghiệm với nền dân chủ" hiện nay, cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế Xanh là "yếu tố quyết định" trong con đường vươn lên của nhân loại… Trong không khí giới trí thức đang bị đè nặng bởi bóng ma của nỗi sợ suy thoái, nỗi lo hãi trước những người lạ…, tư tưởng của Edgar Morin và Alain Touraine mang lại "một luồng gió thuần khiết tuyệt vời", theo ghi nhận của Libération.

Trọng Thành

Published in Quốc tế
dimanche, 03 février 2019 21:00

Tin tức thời sự truyền hình 03/02/2019

Nguồn : RFI, 03/02/2019

Published in Video

Venezuela khủng hoảng vì "đế quốc Mỹ" hay vì chế độ Maduro mù quáng

Thời sự nóng bỏng tại quốc gia Nam Mỹ Venezuela với cuộc đọ sức ngày càng gay gắt giữa tổng thống "lâm thời" Juan Guaido và tổng thống "hợp pháp" Nicolas Maduro dĩ nhiên đã chiếm lĩnh nhiều trang, bài trên các tạp chí ra vào đầu tháng Hai 2019 này, từ bài phỏng vấn ông Juan Guaido trên tuần báo Pháp L’Obs, cho đến hồ sơ đặc biệt trang bìa của tạp chí Anh The Economist.

maduro1

Hai tổng thống Venezuela : Juan Guaidó (t) và Nicolás Maduro. Ảnh ghép. Reuters/Carlos Garcia Rawlins/ Miraflores Palace

Trước hết, phải nói là tuần báo L’Obs, dù đã dành hồ sơ chính và tựa lớn trang bìa cho một đề tài thời sự Pháp, cũng đã giới thiệu ngay trong hàng tít đầu tiên ở trang nhất bài "phỏng vấn chân thực đối thủ cạnh tranh của Maduro" ở Venezuela, tức là lãnh đạo đối lập Juan Guaido.

Juan Guaido : "Tôi không hề tự phong mình làm tổng thống"

Trả lời câu hỏi của L’Obs, người được gọi là "tổng thống lâm thời" của Venezuela đã mô tả thảm cảnh mà đất nước ông đang phải trải qua, đồng thời giải thích thêm về hy vọng của ông là lôi kéo được giới tướng lãnh chỉ huy quân đội Venezuela về phía mình, cũng như thuyết phục được Nga bỏ rơi tổng thống Maduro.

Một trong những điểm quan trọng trong bài phỏng vấn là ông Juan Guaido đã cực lực bác bỏ lập luận cho rằng ông đã tiến hành một cuộc đảo chánh để giành lấy quyền hành. Theo ông, kẻ tiếm quyền chính là tổng thống Maduro. Juan Guaido giải thích nguyên văn như sau :

"Trái hẳn với những gì người ta đã nói, tôi không hề tự phong mình làm tổng thống, tôi chỉ đảm nhận các quyền lực mà Hiến pháp trao cho tôi. Nicolas Maduro không được bầu lên trong một cuộc bỏ phiếu tự do và minh bạch. Ông đã hủy hoại luật pháp và Hiến pháp, vì vậy ông ấy không phải là nguyên thủ quốc gia chính đáng. Điều 133 trong Hiến pháp của chúng tôi quy định rằng, trong trường hợp đó, bản thân tôi trong tư cách chủ tịch Quốc hội phải đứng ra điều hành đất nước để tổ chức các cuộc bầu cử tự do".

Đối với ông Guaido, chỉ có thể nói đến đảo chánh khi tác giả là binh lính, trong lúc phong trào của ông thuần túy là dân sự, những gì đang diễn ra ở Venezuela không phải là một tiến trình làm đảo chánh, mà là khôi phục lại Nhà Nước pháp quyền.

Tình hình tuy căng thẳng, nhưng ông Guaido không nghĩ là đất nước ông sẽ rơi vào một cuộc nội chiến tương tàn. Lý do là vì ngày nay, đại đa số người dân Venezuela, 85%, mong muốn thay đổi, và chỉ còn một nhóm rất nhỏ chung quanh ông Maduro đang dùng vũ khí để bám quyền và tiếp tục thâu tóm tài nguyên của đất nước.

Ngày tàn của một chế độ cách mạng đã biến chất

Trong bài xã luận mang tựa đề : "Venezuela, kết cục của một chế độ bị mất uy tín và không còn hơi sức", L’Obs cho rằng ngày nay, phải thật là mù quáng mới cho rằng Nicolas Maduro là hiện thân của những lý tưởng tiến bộ của cuộc cách mạng bolivar.

Đối với tác giả bài viết, câu hỏi nóng bỏng đang được đặt ra là vì sao đất nước Venezuela lại bị lâm nguy như lúc này, vì bị "đế quốc Mỹ" phá hoại hay là vì chế độ Maduro mù quáng về ý thức hệ và bất tài.

Theo L’Obs, không nên nhìn nhận vấn đề Venezuela dưới lăng kính địa chính trị, ý thức hệ, mà phải xem xét vấn đề dưới góc độ con người, để thấy rằng đất nước này đang trải qua một trong những thảm kịch khó hiểu nhất của thời đại chúng ta.

Nhìn dưới khía cạnh đó thì bức tranh quả là tệ hại : Venezuela hiện đang có tất cả những dấu hiệu của một quốc gia bị chiến tranh tàn phá dù không hề có chiến tranh.

Venezuela như bị chiến tranh "tàn phá" dù không hề bị chiến tranh

 Đất nước có trữ lượng dầu hỏa thuộc loại quan trọng nhất thế giới, từ năm 2014 đến nay đã mất đi một nửa GDP, một tình trạng chỉ thấy tại các nước bị chiến tranh tàn phá. Và tương tự như một nước đang bị chiến tranh, Venezuela có đến 3 triệu dân phải tản cư sang các quốc gia láng giềng. Tỷ lệ tử vong do tình trạng tội phạm tại Caracas, thủ đô Venezuela, đã vượt qua mức của Baghdad, thủ đô Irak thời loạn lạc năm 2004… Và có lẽ đáng sợ nhất là tình trạng người dân còi cọc hẳn vì lương thực cung ứng khó khăn.

Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng đối đầu giữa hai tổng thống và hai Quốc hội Venezuela hiện nay, nhiều người đã tố cáo bàn tay của "đế quốc Mỹ". Đối với L’Obs, quả là các chính quyền liên tiếp Washington đều không thích chế độ Hugo Chavez và người kế nhiệm là Nicolas Maduro, và đúng là cũng từng có những âm mưu khuynh đảo thật sự. Thế nhưng điều đó không thể giải thích được thảm họa kinh tế và xã hội, cũng như sự lùi bước về mặt dân chủ đang diễn ra tại Venezuela.

Theo tạp chí Pháp, một trong những nguyên do là cách quản lý kém cỏi dầu hỏa, vốn là nguồn lợi chính của Venezuela. Ông Hugo Chavez đã dựa trên tiền thu được từ dầu hỏa để tài trợ cho những chương trình xã hội cần thiết được lòng dân. Có điều ông đã không chuẩn bị cho tương lai, và không tính trước việc giá dầu tất yếu sụt giảm.

Ông cũng không làm gì để chấm dứt tình trạng quản lý tồi tệ tại tập đoàn dầu hỏa quốc gia PDVSA, bị biến thành công cụ chính trị, làm cho sản lượng hiện giờ chỉ bằng 1/3 mức của những năm 2000.

Chế độ cách mạng bolivar do ông Chavez khởi xướng cũng biến thái. Giữa chính quyền được lòng dân thực thụ ban đầu của Chavez, liên tiếp được bầu "một cách hợp lệ", và chế độ độc đoán hiện nay của Maduro, đất nước Venezuela đã càng lúc càng suy sụp và bị cô lập trong một khu vực Nam Mỹ đã chuyển sang cánh hữu.

Đối với L’Obs, phải thật mù quáng mới nhìn thấy nơi Maduro một hiện thân của những lý tưởng cách mạng tiến bộ. Một phần những người "chân chính" theo Chavez trước đây đã xa lánh Maduro. Bây giờ vị tổng thống bị phản đối chỉ còn một lập luận để bám quyền, đó là tố cáo "chủ nghĩa đế quốc Yankee" mà hiện thân là Donald Trump – một vai trò mà tổng thống Mỹ đã thể hiện một cách hoàn hảo.

Tuy nhiên, dù có bàn tay của Washington hay không, thì ván cờ sắp kết thúc đối với một chế độ đã bị mất uy tín và đến lúc tàn hơi.

Câu hỏi không còn là nên giúp Guaido hay không, mà là giúp ra sao

Trong hồ sơ trang bìa mang tựa đề "Cuộc chiến vì tương lai của Venezuela", tuần báo The Economist cũng trở lại với điều được tờ báo gọi là "tấn phong tổng thống Juan Guaido", và cho rằng các nền dân chủ trên thế giới có lý khi tìm kiếm thay đổi tại quốc gia châu Mỹ La Tinh được cai trị một cách tồi tệ nhất.

Theo tuần báo Anh, câu hỏi đặt ra lúc này không phải là liệu có nên giúp ông Guaido hay không, mà là giúp bằng cách nào.

The Economist ghi nhận là trong tuần này, Hoa Kỳ, vẫn là đối tác thương mại chính của Venezuela, đã đánh vào ngành xuất khẩu dầu khí Venezuela, ra lệnh chuyển tiền thu được vào tài khoản ngân hàng của chính phủ của ông Guaido. Mục tiêu là nhằm bóp nghẹt chế độ Maduro, với hy vọng rằng quân đội nước này sẽ quay sang ủng hộ ông Guaido.

Đối với The Economist, biện pháp mạnh như kể trên rất nguy hiểm, có thể khiến cho ông Maduro tăng cường đàn áp, khủng bố, trong lúc các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể có hại cho người dân nhiều hơn là cho chế độ… Tuần này, cố vấn an ninh quốc gia diều hâu của ông Trump là John Bolton đã nói bóng gió về việc sử dụng quân đội Mỹ để can thiệp... một ý tưởng mà tuần báo Anh cho là một sai lầm.

Theo The Economist, những ai ủng hộ ông Guaido, có cách giúp đỡ mà không cần dùng đến vũ lực hay thủ đoạn bẩn thỉu.

Trước hết là những biện pháp khuyến khích người Venezuela yêu cầu thay đổi, thúc giục quân đội từ bỏ chế độ và mở đường cho ông Maduro ra đi.

Ngoài ra, cần phải cho người Venezuela biết rõ rằng thế giới đã sẵn sàng hỗ trợ Venezuela nếu ông Guaido lên nắm quyền. Bài học từ mùa xuân Ả Rập cho thấy là ngay cả khi triệt hạ được một bạo chúa, một nhà lãnh đạo cũng phải cải thiện nhanh chóng tình trạng đất nước nếu không muốn bị phủ nhận.

Các ưu tiên trước mắt cho Venezuela sẽ là thực phẩm và y tế. Chính phủ mới sẽ phải chặn đứng ngay tình trạng siêu lạm phát, nhưng cũng cần có ngay tiền thật đến từ nước ngoài. Các định chế tài chánh quốc tế, trong đó có FMI, nên hào phóng.

Đối với The Economist, danh sách việc cần làm còn rất dài, nhưng đất nước Venezuela có đủ khả năng vươn lên trở lại, với ông Guaido có dấu hiệu là một người có năng lực đoàn kết được những phe phái đối lập đang rất chia rẽ. Vấn đề là phải gạt bỏ được ông Maduro.

Thông qua vụ Hoa Vi, Mỹ tuyên chiến với Trung Quốc

Hồ sơ quan trọng thứ hai được các tuần báo chú ý là thái độ kiên quyết của Mỹ trong việc tấn công vào tập đoàn công nghệ Hoa Vi của Trung Quốc, với một bài lược ghi quan điểm Mỹ-Trung liên quan đến Hoa Vi trên Courrier International, và hai bài nhận định của tờ The Economist.

Dưới tựa đề chung "Mỹ phấn đấu để đẩy Hoa Vi vào tình trạng việt vị", hiểu theo nghĩa "gạt tập đoàn Trung Quốc ra khỏi cuộc chơi", Courrier International cho rằng "khi truy tố gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc với lý do vi phạm lệnh trừng phạt Iran và đánh cắp công nghệ của Mỹ, Washington đã tuyên chiến với Bắc Kinh".

Tạp chí Pháp trước hết trích dịch nhận xét của nhật báo Anh Financial Times theo đó : "Đợt pháo mới nhất của chính quyền Donald Trump có thể xáo trộn hoạt động của nhà vô địch Trung Quốc trên bình diện thế giới và đưa vị giám đốc tài chính của Hoa Vi vào tù". Tờ báo Anh còn nhắc lại là hồ sơ có thể đè nặng lên cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra, và nếu không có thỏa thuận vào ngày 01/03, ông Trump đã hứa là sẽ tăng gấp đôi thuế trên hàng nhập Trung Quốc.

Phán ứng trước những lời cáo buộc của bộ Tư Pháp Mỹ, Hoa Vi đã phủ nhận rằng bản thân tập đoàn cũng như các chi nhánh không hề phạm vào bất kỳ tội danh nào mà Mỹ đưa ra để cáo buộc. Tờ báo Hồng Kông South China Morning Post đã trích dẫn phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng bênh vực các công ty, tập đoàn Trung Quốc, và tố cáo "mục tiêu chính trị rất lớn và hành vi thao túng" trong quyết định của Mỹ.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo tố cáo trong bài xã luận một hành vi "truy bức" Hoa Vi, bị cho là "khắc nghiệt nhất từ hàng thập niên toàn cầu hóa", với việc Hoa Kỳ "hoàn toàn bỏ qua một bên các quy tắc thương mại". Tờ báo còn viết thêm là "Washington không hề có bằng chứng về việc Hoa Vi làm gián điệp mà chỉ đưa ra những cáo buộc tưởng tượng".

Về phía Mỹ, cựu dân biểu đảng Cộng hòa Mike Rogers đã đưa ra một lời bình luận đanh thép : "Bản chất hành vi của Hoa Vi rốt cuộc đã bị vạch trần". Trên nhật báo Mỹ Wall Street Journal, người từng là chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ còn cáo buộc "Trung Quốc sử dụng các tập đoàn như Hoa Vi, ZTE làm cánh tay đắc lực cho hệ thống tình báo".

Ông Rogers còn nhận định là "Trung Quốc lộ rõ ý muốn thống trị công nghệ học 5G và kiểm soát việc triển khai công nghệ này. Thông qua Hoa Vi và những sản phẩm mà tập đoàn này làm ra, Bắc Kinh không chỉ kiểm soát việc triển khai hệ thống 5G, mà cả những tiêu chuẩn quốc tế của 5G để làm lợi cho mình".

Cựu dân biểu Mỹ đồng thời cảnh báo : "Big Brother – tức là gián điệp - đang vào nhà của quý vị thông qua những sản phẩm giá hạ của Trung Quốc".

Facebook đã phản bội chúng ta ra sao

Xuất bản vào thời điểm Facebook chuẩn bị kỷ niệm thứ 15 hôm 04/2/2019 sắp tới, tuần báo Courrier International số đầu tháng Hai năm 2019 này đã dành hồ sơ trang bìa cho mạng xã hội số một hành tinh hiện nay, với tựa lớn "Facebook đã phản bội chúng ta ra sao".

Bên trên một biếm họa vẽ hình một ác quỷ rực lửa với đôi mắt là ký hiệu chữ f trắng trên nền xanh của mang xã hội này, Courrier International nêu bật nội dung hồ sơ trong hàng chú thích bên dưới tít lớn : "Mạng xã hội của Mark Zuckerberg (ông chủ Facebook) trong tầm nhắm của báo giới ngoại quốc".

Ở trang trong, Courrier International giải thích rõ ràng : Mạng xã hội Facebook, cùng với người sáng lập Mark Zuckerberg đang bị chỉ trích dữ dội vì vướng vào một loạt vấn đề : Thông tin sai lệch, dữ liệu cá nhân bị thất thoát hàng loạt, hệ thống an ninh bảo mật bị lỗ hổng, thiếu khả năng tự điều chỉnh...

Tạp chí Pháp đã trích dịch một bài phân tích trên nhật báo Anh The Financial Times tố cáo ông chủ Facebook : "Zuckerberg đã không giữ lời hứa". Theo Financial Times, cách nay một năm, chủ tịch tổng giám đốc của Facebook đã cam kết bảo vệ tốt hơn dữ liệu cá nhân của những người sử dụng Facebook. Thế nhưng, từ lúc đó đến nay, các tai tiếng nối đuôi nhau, trong lúc cách vận hành của tập đoàn Facebook có vẻ chẳng thay đổi chút nào.

Courrier International cũng dịch lại bài chỉ trích Facebook trên nhật báo Mỹ The New York Times : "Tệ sùng bái bí mật quá đáng". Theo tờ báo Mỹ, ngay từ thời mới thành lập, các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Youtube, và những mạng tương tự, đều bảo vệ chặt chẽ bí mật về cách thức họ vận hành. Hậu quả là làm cho những người sử dụng trở thành đa nghi, hoang tưởng.

Đe dọa đến từ thông minh nhân tạo

"Phải chăng máy sắp chiến thắng" là câu hỏi đáng sợ được tuần báo Pháp L’Express nêu trên trang bìa, bên trên hình vẽ một người máy to lớn đáng nắm một con người nhỏ bé trên tay, mô phỏng cảnh truyền thống của bức poster giới thiệu phim King Kong. Chủ đề chính của hồ sơ tuần này, dài 12 trang của L’Express là thông minh nhân tạo, với lời tiên đoán : "Giống như Internet, thông minh nhân tạo sắp sửa làm đảo lộn cuộc sống của chúng ta".

Theo tạp chí Pháp, trong mọi lãnh vực, từ công việc làm, truyền thông, cho đến tài chánh, tư pháp, kể cả dân chủ, thông minh nhân tạo sắp sửa làm đảo lộn cuộc sống thường nhật của con người, gạt bỏ các thói quen hàng ngày của chúng ta.

Sự vươn lên của thông minh nhân tạo đặt ra những thách thức chóng mặt trên ba phương diện : Kinh tế, đạo đức, và khoa học.

Cớ sao Tổng thống Macron không lắng nghe công đoàn CFDT

L’Obs tuần này dành hồ sơ chính dài khoảng một chục trang cho một gương mặt nặng ký của giới công đoàn Pháp hiện nay là ông Laurent Berger, chủ tịch công đoàn CFDT, đặc biệt là quan hệ "lạnh nhạt" giữa đương kim tổng thống Pháp Emmanuel Macron với một nhân vật vốn rất được tổng thống tiền nhiệm François Hollande tham vấn.

Trên nền một chân dung của lãnh đạo công đoàn CFDT chiếm trọn trang bìa, L’Obs chạy tựa "Laurent Berger : Vì sao Macron nên lắng nghe người này", kèm theo chú thích "chân dung toàn diện của lãnh đạo CFDT". L’Obs đã dành khoảng một chục trang để tìm hiểu xem : "Vào lúc khủng hoảng Áo Vàng đang gay gắt, Laurent Berger là người có tiếng nói ổn định nhất, cớ sao người đứng đầu nhà nước lại coi thường lãnh đạo CFDT, một nhân vật ôn hòa vẫn ôm ấp các giá trị dân chủ xã hội".

Theo tuần báo Pháp, hai bên đã không nói chuyện kể từ khi các đối tác xã hội được tiếp đón tại điện Elysée vào ngày 10 tháng 12 năm ngoái, một điều đã gây ngạc nhiên nơi Philippe Grangeon, thành viên kỳ cựu của công đoàn CFDT kể từ năm 1994, một trong những sang lập viên phong trào Tiến Bước của tổng thống Macron, và đang là cố vấn đặc biệt tại phủ tổng thống Pháp.

Trả lời L’Obs, Philippe Grangeon nêu bật điểm khác nhau giữa chủ nhân điện Elysée hiện thời với người tiền nhiệm : "François Hollande dựa trên công đoàn CFDT, trên những lãnh đạo, trên sức sang tạo của tổ chức này hơn là chính đảng Xã Hội của ông". Việc tổng thống Macron lơ là CFDT quả là điều chưa từng thấy. Vị tổng thống này quả là khác biệt".

Raymond Aron, nhà tư tưởng phản kháng của thế kỷ 20

Tạp chí Pháp Le Point tuần này đã dành trang bìa cho một gương mặt trí thức Pháp tiêu biểu trong thế kỷ 20 : Triết gia Pháp Raymond Aron. Nhân dịp con gái của triết gia là Dominique Schnapper (cùng với tác giả Fabrice Gardel) cho ra mắt quyển sách "Vỡ lòng về Raymond Aron - L’abécédaire de Raymond Aron", Le Point đã phác họa chân dung của người được tờ báo mệnh danh là "giáo sư về vệ sinh tinh thần".

Theo Le Point, cuộc đời và tác phẩm của Raymond Aron đã hòa quyện với lịch sử thế kỷ XX, một người đã hiểu được và phân tích được một cách tường tận lịch sử của thế kỷ vừa qua. Cái hay của Raymond Aron, theo tạp chí Pháp, là tư tưởng của ông cũng rất hiện đại, có thể giúp hiểu được thế kỷ XXI này.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế