Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ba cuộc chiến ở Syria

Cây bút Alain Frachon của Le Monde hôm 23/02/2018 nhìn sang Trung Đông, phân tích về "Ba cuộc chiến tranh ở Syria".

ba1

Một bé trai bị thương được đưa ra khỏi khu nhà đổ nát thuộc khu vực nổi dậy ở Đông Ghouta, Syria ngày 21/02/2018. Reuters/Bassam Khabieh

Sau chiến tranh là hòa bình, và đôi khi còn có hòa giải, nhưng Syria đang chìm trong chiến cuộc hơn bao giờ hết. Chế độ Bachar al-Assad được Nga và Iran "bú mớm", có cơ tồn tại. Nhưng hàng ngày, có hàng chục người Syria bị thiệt mạng, hàng trăm người bị thương, và hàng người phải chạy loạn. Dưới ngọn lửa luôn rực cháy của cuộc xung đột chính giữa Damascus và phe nổi dậy chủ yếu là Hồi giáo, còn có hai cuộc chiến khác : Thổ Nhĩ Kỳ-Kurdistan và Iran-Israel.

Là người bảo trợ cho chính quyền Syria, Nga chẳng ham phải đối đầu nhiều như thế. Sự phức tạp ở đây có nguy cơ bị vượt quá tầm kiểm soát của Moskva.

Mặt trận đầu tiên và đẫm máu nhất

Đó là những trận mưa bom đạn từ nhiều tuần qua trút xuống các ổ kháng cự còn lại của phe nổi dậy : Đông Ghouta gần Damascus và Idlib ở miền tây bắc. Máy bay Nga và Syria không kích, pháo binh nã đạn vào, bệnh viện nằm trong tầm ngắm, thường dân bị kẹt cứng. Liên Hiệp Quốc nhận định đây là "thảm họa nhân đạo tệ hại nhất kể từ năm 2015", "cuộc thảm sát"…

Chỉ riêng trong tháng Giêng, đã có 744 thường dân gồm cả đàn ông, đàn bà, trẻ em bị giết hại. Những ai chạy thoát khỏi thành phố Ghouta bị bao vây, nơi nạn đói đang hoành hành để đến Idlib, lại bị bom đe dọa. Thảm kịch này luôn tái diễn từ năm 2012 - cũng như ở Mossoul, Iraq, chỉ cần có sự hiện diện của quân thánh chiến là mạng sống người dân trở thành cỏ rác.

Nga và Iran luôn yểm trợ người được bảo hộ là Bachar al-Assad. Chế độ Damascus đã tái kiểm soát tất cả các thành phố lớn, phân nửa diện tích đất nước và 60% dân số. Điện Kremlin muốn khởi đầu cuộc đối thoại giữa Damascus và một bộ phận của phe nổi dậy, nhưng do không thỏa thuận được về các đại diện của đối lập nên hội nghị Sochi vừa rồi bị thất bại, chứng tỏ Mat cơva không điều khiển được Damascus.

Mặt trận thứ hai do Thổ Nhĩ Kỳ mở ra hồi tháng Giêng

Ankara e ngại sự hình thành một khu vực Kurdistan chạy dọc theo biên giới với Syria : vùng Rojava của người Kurdistan ở Syria, và nhất là lực lượng dân quân YPG. Vùng này có thể trở thành hậu cứ cho du kích quân Kurdistan ở Thổ Nhĩ Kỳ - lực lượng PKK đang đấu tranh chống lại Ankara. Hiện nay Rojava gồm hai mảng tách rời : ở tây bắc là thị trấn Afrin, ở đông bắc có Kobané và Djazira.

Kẻ thù của bạn ta chưa hẳn là kẻ thù của ta : Ankara muốn ngăn cản hai mảng này liên kết được với nhau. Có sự hỗ trợ tối đa từ dân quân Hồi giáo Ả Rập, thậm chí lực lượng thân al-Qaeda, xe tăng và máy bay Thổ Nhĩ Kỳ từ ba tuần qua khống chế Afrin. Cuộc chiến này thật là bát nháo ! Khoảng 2.000 quân Mỹ yểm trợ cho đồng minh Kurdistan ở Syria tại mảng đông bắc. Nhưng tại Afrin, Mỹ không can thiệp để khỏi mích lòng đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ ở NATO. Tuy nhiên phía Damascus kịch liệt chống đối Ankara, và ủng hộ người Kurdistan, mặc dù các dân quân này liên kết với Mỹ. Trung Đông là như thế : kẻ thù của bạn ta chưa hẳn trở thành kẻ thù của ta !

Mặt trận thứ ba diễn ra giữa Israel với Iran

Mặt trận này bao gồm cả những lực lượng dân quân mà Tehran triển khai ở Syria (gồm Hezbollah ở Lebanon, quân Hồi giáo Shia từ Afghanistan, Pakistan và Iraq). Nếu không có các dân quân này, Moskva chẳng bao giờ thực hiện được tham vọng cứu vãn chế độ Damascus và quay lại vùng Trung Đông. Kremlin thận trọng duy trì quan hệ với Israel : Nga không nhúc nhích khi Israel không kích các đoàn xe chở vũ khí của Iran cho Hezbollah trên lãnh thổ Syria.

Nhưng Iran muốn thủ lợi khi can thiệp vào Syria, từ việc gặt hái các hợp đồng thương mại cho đến sự hiện diện quân sự thường xuyên tại đây. Điểm này đối với Israel là một lằn ranh đỏ, và ngày 11/2 đánh dấu sự đối đầu trực tiếp giữa Iran và Israel. Sau khi một máy bay không người lái xuất phát từ một căn cứ của Iran tại Syria vượt qua biên giới Israel, phi cơ tiêm kích Do Thái liền oanh kích các địa điểm quân sự của Iran tại Syria. Trên đường bay về, một chiếc F-16 của Israel bị trúng đạn phòng không của Syria. Người Nga đã để mặc các bên xử trí với nhau.

Nhưng theo Le Monde, đến một lúc nào đó Moskva sẽ phải chọn lựa. Cứ để cho Thổ Nhĩ Kỳ hành động đối với người Kurdistan hay làm trọng tài giữa Ankara và Damascus ? Tiếp tục khoanh tay đứng nhìn Tehran tung hoành, gánh lấy rủi ro một cuộc xung đột lớn Iran-Israel gây thiệt hại cho những thành quả của Nga ở Syria ? Đó là chưa kể đến khả năng đối đầu do khiêu khích hoặc tự phát giữa Mỹ và Nga trên thực địa.

Kế hoạch mới của Pháp ngăn chặn Hồi giáo cực đoan

Đối với nước Pháp, đấu tranh chống Hồi giáo cực đoan là vấn đề cấp bách, sau khi hai kế hoạch năm 2014 và 2016 liên tiếp thất bại. Le Figaro cho biết, trên đất Pháp có 19.000 đối tượng cực đoan, trong đó có 2.000 người thuộc loại rất nguy hiểm. Chưa kể đến mấy chục tên khủng bố sắp ra tù trong hai năm tới, và rất nhiều người đi "thánh chiến" trở về từ Trung Đông.

Mười hai bộ được huy động, từ Giáo dục, Tư pháp cho đến Y tế, trong chiến dịch liên bộ này. Sự hiện diện của 12 bộ trưởng xung quanh thủ tướng Edouard Philippe khi loan báo kế hoạch hôm 23/02 tại Lille không phải để tạo ấn tượng truyền thông. Bởi vì cuộc chiến chống Hồi giáo cực đoan không chỉ là chuyện của cảnh sát, tòa án và tình báo, mà còn phải được tiến hành ở mọi lãnh vực, từ trường học đến sân chơi thể thao, từ doanh nghiệp đến khu phố, tại các đền thờ Hồi giáo cũng như trên internet.

Cuộc chiến mới giữa Đông Âu và Tây Âu

Về chính trị Châu Âu, Les Echos phân tích "Cuộc chiến mới giữa Đông và Tây" đang xâu xé châu lục. Trong số 15 quốc gia Đông Âu, có đến 7 nước đang do chính quyền dân túy lãnh đạo ; và chính sách chống lại các giá trị mà Tây Âu bảo vệ từ 60 năm qua, có thể làm mất ổn định Liên Hiệp Châu Âu.

Ông Konrad Szymanski, bộ trưởng phụ trách các vấn đề Châu Âu của Ba Lan tuần này đã đe dọa Bruxelles sẽ "trả đũa nặng nề" nếu Ủy ban Châu Âu vẫn muốn chặn nguồn quỹ hỗ trợ đối với các nước thành viên không tôn trọng Nhà nước pháp quyền do Tây Âu tố cáo Ba Lan vi phạm tính độc lập của tư pháp và báo chí. Ba Lan có thể ngăn trở cuộc thảo luận về ngân sách Châu Âu 2021-2028 hậu Brexit, và làm tê liệt mọi nỗ lực tái thúc đẩy Châu Âu.

Ba Lan, đang do đảng dân túy Pháp luật và Công lý lãnh đạo, có đầy bạn bè. Tại Cộng hòa Séc, tổng thống Milos Zeman thân Nga tái đắc cử vào cuối tháng Giêng. Ở Hungary, đảng của Viktor Orban tràn trề khả năng chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 8/4. Ngoài bảy nước đang nắm quyền, phe dân túy còn tham gia liên minh cầm quyền ở hai nước khác, và là phe đối lập chính ở ba nước.

Theo Les Echos, ưu tiên trước mắt là lập ra các cơ chế để tránh khả năng bị ngáng đường, như Warsawa đã hăm dọa. Nhưng cũng cần phải hiểu có sự khác biệt lớn giữa các phe dân túy Đông Âu và Tây Âu : Đông Âu không bị thiệt thòi vì toàn cầu hóa, và các nước này ít biết đến dân chủ, các định chế còn yếu kém. Không được tạo thành từ các nhà nước như Tây Âu mà gồm các cộng đồng văn hóa, các nước Đông Âu muốn gìn giữ bản sắc đã bảo vệ được sau 70 năm bị trị thời Liên Xô cũ.

Tàu đánh cá Trung Quốc càn quét các đại dương

Chương trình cải cách của chính phủ Pháp chiếm tựa lớn các báo Paris hôm nay. La Croix chạy tựa "Cải cách cao tốc", Les Echos nhận định "Macron rắn giọng về các cải cách". Le Monde đi vào chi tiết "Giới nông dân trách cứ tổng thống Macron những gì". Riêng Le Figaro nói về "Kế hoạch mới để thoát khỏi ngõ cụt về hồ sơ Hồi giáo cực đoan", còn Libération đặt vấn đề, liệu một ngày nào đó chúng ta có thể tự sản xuất năng lượng cho mình hay không ? Ngày càng có nhiều người Pháp ủng hộ năng lượng tái tạo, để giảm bớt sự lệ thuộc của con người vào năng lượng nguyên tử, dầu khí và than đá.

Cũng trên lãnh vực môi trường, Le Figaro báo động tình trạng "Đánh cá công nghiệp càn quét tất cả các đại dương". Các đoàn tàu đánh bắt xa bờ khai thác khoảng 200 triệu cây số vuông, gấp bốn lần diện tích nông nghiệp toàn cầu, chủ yếu là tàu của Trung Quốc.

Nhờ các dữ liệu vệ tinh và công nghệ trí thông minh nhân tạo, tổ chức phi chính phủ Global Fishing Watch có sự hỗ trợ của Google và quỹ từ thiện của nam tài tử Mỹ Leonardo DiCaprio, đã hình thành được bản đồ về đánh cá công nghiệp trên tất cả các đại dương của hành tinh.

Các nhà khoa học nhận ra Trung Quốc là quốc gia đứng hàng đầu trong việc càn quét hải sản, vượt xa các nước khác. Hơn phân nửa các tàu đánh cá dài hơn 24 mét đều là của Trung Quốc. Những tàu này rất nhiều trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) xung quanh Trung Quốc, nhưng cũng dày đặc trên toàn bộ Thái Bình Dương. Đứng nhì trong kỹ nghệ đánh bắt xa bờ là Đài Loan, hiện diện ở mọi nơi, kể cả Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

Nhìn chung, các vùng biển không bị các tàu này dòm ngó, hoặc là ít cá, hoặc nằm trong các EEZ được bảo vệ chặt chẽ. Chẳng hạn những mảng trắng trên bản đồ xung quanh quần đảo Polynésie thuộc Pháp ở Thái Bình Dương, là do các tàu nước ngoài bị cấm vào.

Trump khuyến khích súng, nhưng các nhà sản xuất vũ khí lao đao

Về vấn đề muôn thuở là sử dụng súng ở Mỹ, Les Echos cho biết một nghịch lý : "Các nhà sản xuất vũ khí lao đao dưới thời Donald Trump". Đó là vì mỗi khi cảm thấy nguy cơ chính quyền cứng rắn hơn, thì súng ống lại bán rất chạy. Hãng sản xuất súng lâu đời nhất là Remington đang chuẩn bị khai phá sản.

Nếu chiến thắng của ông Donald Trump là ngày hội cho những người sử dụng súng, thì lại mở ra thời điểm khó khăn cho các nhà sản xuất. Kỹ nghệ vũ khí bắt đầu đi xuống từ năm ngoái, vì những tay chơi súng tài tử yên tâm rằng họ được bảo vệ, chẳng việc gì phải chen nhau mua trữ.

Các hãng nổi tiếng như Remington, Colt, Smith & Wesson từng sống qua thời hoàng kim trong nhiệm kỳ của ông Obama : năm 2012 ngành công nghiệp vũ khí sản xuất ra 8,5 triệu khẩu súng, so với mười năm trước đó chỉ có 3,3 triệu. Tin rằng bà Hillary Clinton sẽ đắc cử, các nhà sản xuất cho tăng sản lượng, và nay phải đối mặt với lượng hàng tồn lớn.

Hãng lớn nhất, ra đời sớm nhất là Remington vào đầu tuần này đã loan báo có ý định khai phá sản, dù đã nhượng lại một phần vốn cho các chủ nợ. Đối thủ Colt xin được tái cấu trúc, còn doanh số bán của Smith & Wesson sụt giảm đáng ngại. Cả ba hãng này đều sản xuất thiết bị cho AR-15, loại súng trường bán tự động được dùng trong nhiều vụ xả súng.

Thụy My

Published in Quốc tế

Thứ trưởng tài chính Mỹ đả kích Trung Quốc về "hành vi phi thị trường" (RFI, 22/02/2018)

Một thứ trưởng bộ Tài Chính Mỹ ngày hôm qua 21/02/2018, đã không ngần ngại cực lực chỉ trích nhiều chính sách kinh tế của Trung Quốc, gọi đấy là những "hành vi phi thị trường". Đối với nhân vật này, Washington cần đối sách chống trả mạnh mẽ hơn.

tq1

Ảnh minh họa : Tàu chở hàng Trung Quốc ở cảng Thanh Đảo. Ảnh 13/10/2016.STR / AFP

Phát biểu nhân một diễn đàn ở Washington do trung tâm Jack Kemp Foundation tổ chức, ông David Malpass, thứ trưởng bộ Tài Chính Mỹ chuyên trách các vấn đề quốc tế, cho rằng thế giới không nên tiếp tục "khen ngợi" Bắc Kinh về những thành quả cũng như chính sách kinh tế của Trung Quốc.

Gợi lại sự kiện chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng đến Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới ở Davos để bênh vực cho tự do thương mại, quan chức Mỹ tố cáo : "Họ đến Davos cách nay một năm và nói rằng "Chúng tôi hòa mình vào thương mại (thế giới)", nhưng trong thực tế lại vẫn duy trì một hệ thống chỉ có lợi cho họ, trong lúc lại triệt tiêu công ăn việc làm trên đa số phần còn lại của thế giới".

Đối với ông Malpass, các nền kinh tế thị trường và các chính quyền dân chủ cần cảnh giác trước những thách thức mà hệ thống kinh tế Trung Quốc tạo ra, trong đó có các ngân hàng nhà nước và những tổ chức tín dụng xuất khẩu.

Thứ trưởng tài chính Mỹ nhắc lại quan điểm của ông theo đó Trung Quốc đã ngưng tự do hoá nền kinh tế, và trong thực tế còn đang đảo người xu hướng này. Ông giải thích : "Họ - tức là Trung Quốc - chọn phương thức đầu tư không theo cách của thị trường và điều đó hủy hoại tăng trưởng của thế giới".

Theo hãng tin Anh Reuters, Bắc Kinh luôn khẳng định rằng các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc hoạt động theo nguyên tắc kinh tế tự do, và đang đấu tranh để được công nhận là một "nền kinh tế thị trường". Nếu Bắc Kinh toại nguyện, điều đó sẽ làm suy yếu các biện pháp tự vệ thương mại của Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu.

Trọng Nghĩa

*******************

Thủ tướng Đức cảnh báo về ảnh hưởng của Trung Quốc ở Châu Âu (RFI, 22/02/2018)

Thủ tướng Đức Angela Merkel vào hôm 21/02/2018 đã không ngần ngại nêu tên Trung Quốc khi nhắc nhở rằng không nên gắn liền các khoản đầu tư vào các nước Châu Âu với những yêu sách chính trị.

tq2

Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp đồng nhiệm Macedonia Zoran Zaev tại Berlin, ngày 21/02/2018. Reuters/Axel Schmidt

Trong một cuộc họp báo chung tại Berlin với thủ tướng Macedonia Zoran Zaev, bà Angela Merkel xác định rõ : "Tôi không phản đối việc Trung Quốc muốn thúc đẩy thương mại… và đầu tư. Chúng ta gắn bó với thương mại tự do... nhưng phải trên cơ sở có đi có lại". Đối với thủ tướng Đức, thái độ cởi mở, thông thoáng về mặt thương mại không thể chỉ một chiều, mà phải đến từ mọi phía.

Và người lãnh đạo một trong hai đầu tầu của Châu Âu nhắc nhở : "Câu hỏi đặt ra là... các quan hệ kinh tế có bị gắn liền với các vấn đề chính trị hay không ? vì nếu như vậy, bà Merkel nhấn mạnh : "Điều đó không nằm trong tinh thần tự do thương mại".

Theo hãng tin Pháp AFP, Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều vào sáng kiến ​​khổng lồ gọi là "Những Con Đường Tơ Lụa Mới" trong đó có trục Á-Âu nối liền Trung Quốc với Châu Âu. Sáng kiến này đã khiến Châu Âu thêm lo ngại về ảnh hưởng chính trị đang tăng lên của Bắc Kinh.

Trung Quốc đã tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược và cơ sở hạ tầng quan trọng tại Châu Âu, mà ví dụ điển hình là việc mua cảng Piraeus ở Hy Lạp lợi dụng thời cơ Athens bị khủng hoảng tài chánh. Hy Lạp nằm trong số các nước Nam Âu và Đông Âu sẵn sàng nhận tiền đầu tư của Trung Quốc, kể cả vào các lãnh vực chiến lược.

Một cách cụ thể, nhiều quốc gia Châu Âu sợ rằng các nước Balkan, vì được hưởng lợi từ đầu tư Trung Quốc, cho nên sẽ có xu hướng bảo vệ lợi ích của Bắc Kinh trong nội bộ Liên Hiệp Châu Âu.

Trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây, tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng lên tiếng cảnh báo về việc một số nước Châu Âu quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc, mà "đôi khi làm tổn hại đến quyền lợi của Châu Âu".

Trước đó, vào tháng Tám năm 2017, ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel đã cảnh báo tại Paris rằng : "Nếu chúng ta không xây dựng một chiến lược Châu Âu chung (để đối phó với Trung Quốc) thì Trung Quốc sẽ thành công trong việc chia rẽ Châu Âu". Đây cũng là mong muốn của Paris.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Amnesty : Khủng hoảng Rohingya là hậu quả của nuôi dưỡng oán thù (RFI, 22/02/2018)

Theo nhận định của tổ chức Amnesty International công bố hôm nay 22/02/2018, cuộc khủng hoảng ở Miến Điện và các vụ thảm sát người Rohingya theo đạo Hồi, là hậu quả của một xã hội khuyến khích lòng thù hận, và sự thiếu vắng lãnh đạo toàn cầu về mặt nhân quyền.

dna1

Người tỵ nạn Rohingya chờ phát hàng trợ cấp ở trại Balukhali gần Cox's Bazar, Bangladesh. Ảnh 15/01/2018. Reuters/Tyrone Siu

Tổ chức bảo vệ quyền con người, trong báo cáo thường niên về 159 nước cho rằng "những luận điệu chất chứa thù hận" của một số nhà lãnh đạo đã làm cho nạn kỳ thị người thiểu số trở nên bình thường. Theo ông Salil Shetty, tổng thư ký Amnesty, tình trạng này được chứng minh qua "các chiến dịch quân sự tàn bạo nhằm thanh lọc chủng tộc đối với người Rohingya ở Miến Điện".

Amnesty nhận định, cộng đồng quốc tế đã thất bại trong việc đáp trả thích đáng "các tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh, từ Miến Điện cho đến Irak, Nam Sudan, Syria và Yemen". Lãnh đạo các nước như Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc không quan tâm đến các quyền tự do dân sự, gây thiệt hại cho quyền lợi của hàng triệu con người.

Riêng tổng thống Mỹ Donald Trump đã có những biện pháp thụt lùi về nhân quyền, mà theo ông Shetty đã gây nên tiền lệ nguy hiểm, chẳng hạn quyết định cấm công dân nhiều nước Hồi giáo nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Tuần trước, Hoa Kỳ đã yêu cầu Hội Đồng Bảo An quy trách nhiệm cho quân đội Miến Điện trong các vụ đàn áp người Rohingya. Theo Liên Hiệp Quốc, gần 690.000 người Rohingya đã chạy trốn khỏi bang Rakhine sang lánh nạn tại nước láng giềng Bangladesh, từ khi quân đội tung ra đợt tấn công vào nhóm nổi dậy cuối tháng 8/2017.

Thụy My

*****************

Úc phải đi dây giữa Mỹ và Trung Quốc (RFI, 22/02/2018)

Một hôm trước ngày thủ tướng Úc Malcolm Turnbull hội đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng, một quan chức Úc ngày 22/02/2018 tiết lộ rằng một trong những hồ sơ nổi bật trong chương trình nghị sự Mỹ-Úc sẽ là Trung Quốc. Đối với nước Úc, đây là một hồ sơ đặc biệt quan trọng vào lúc Mỹ, đồng minh quân sự số một của Úc, lại đang có căng thẳng với Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của Canberra.

dna2

Tổng thống Mỹ Donald Trump (T) và Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull tại New York (Hoa Kỳ) ngày 04/05/2017 - Reuters

xTrong thời gian gần đây, thái độ của tổng thống Mỹ và chính quyền của ông đối với Trung Quốc càng lúc càng gay gắt, đặc biệt trong lãnh vực thương mại. Những lời lẽ của ông Trump hay các cộng sự viên của ông đe dọa trừng phạt thương mại Trung Quốc đã trở thành thường xuyên, mà gần đây nhất là việc thứ trưởng tài chánh Mỹ công khai đả kích Bắc Kinh không tôn trọng quy tắc của kinh tế thị trường.

Vào cuối năm ngoái, Chiến Lược An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đã nêu tên Trung Quốc và Nga là những mối đe dọa tiềm tàng cho an ninh toàn cầu.

Bên cạnh đó, theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, mới đây tổng thống Donald Trump còn đề cử một viên tướng có quan điểm rất cứng rắn đối với Trung Quốc làm đại sứ Mỹ tại Úc. Đó là Đô Đốc Harry Haris, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, một người đã nhiều lần công khai chỉ trích các hoạt động bành trướng quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông.

Với một đại sứ Mỹ như vậy bên cạnh mình, chính quyền Úc tất nhiên sẽ phải thận trọng hơn trong quan hệ với bạn hàng số một là Trung Quốc.

Phải nói rằng đối với Úc, việc duy trì một mối quan hệ cực kỳ tốt Hoa Kỳ là một vấn đề thiết yếu vì lẽ Washington là đối tác an ninh quan trọng nhất của Canberra. Liên minh quân sự Mỹ Úc đã được thử thách trong hàng chục năm qua và đã trở thành nền tảng trong chính sách quốc phòng của Úc. Giới quan sát ghi nhận là Úc là nước duy nhất trên thế giới đã luôn luôn sát cánh cùng đồng minh Hoa Kỳ trong mọi cuộc chiến từ Thế Chiến I đến nay. Cả hai cũng cùng là thành viên của liên minh Five Eyes, liên kết ngành tình báo của 5 nước đồng minh.

Tuy nhiên, nếu Mỹ là đồng minh số một của Úc, thì Bắc Kinh lại là đối tác thương mại hàng đầu của Canberra. Thặng dư thương mại của Úc với Trung Quốc được cho là đã góp phần giúp Canberra có được một tăng trưởng kinh tế ổn định trong hơn một phần tư thế kỷ nay.

Tóm lại, Hoa Kỳ là đối tác an ninh quan trọng nhất của Úc, trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, việc hai nước này căng thẳng với nhau đã đẩy Úc vào một tình thế tế nhị, phải cố tìm cách không để bị lôi cuốn vào trường đấu Mỹ-Trung.

Trước ngày lên đường qua Mỹ gặp gỡ đồng minh chiến lược, cũng dễ hiểu là thủ tướng Úc Turnbull đã có thông điệp trấn an hướng về Bắc Kinh. Trả lời phỏng vấn của kênh truyền thông Sky News, ông Turnbull khẳng định rằng Trung Quốc không phải là mối đe dọa đối với nước ông.

Khi bị chất vấn về kế hoạch của bộ tứ Úc-Mỹ-Ấn-Nhật muốn xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực, nhằm làm đối trọng với chương trình Một Vành Đai Một Con Đường của Trung Quốc, kế hoạch mà hai lãnh đạo Mỹ-Úc chắc chắn sẽ thảo luận ngày 23/02, ông Turnbull không ngần ngại cho rằng chính giới truyền thông đã dựng lên sự đối đầu, chứ lãnh đạo 4 nước không hề có ý đó.

Trọng Nghĩa

*********************

Hun Sen dọa làm Úc bẽ mặt nếu gây sức ép về dân chủ Cam Bốt (RFI, 22/02/2018)

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen dọa sẽ làm Úc xấu hổ và ngăn công bố tuyên bố chung tại kỳ họp cấp cao đặc biệt ASEAN-Úc sẽ diễn ra vào tháng 03/2018 tại Sydney, nếu ông bị gây sức ép về việc trấn áp chính trị trong nước.

dna3

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen, lúc viếng New Delhi, Ấn Độ. Ảnh 24/01/2018. Reuters/Adnan Abidi

Thủ tướng Hun Sen bị một số nước phương Tây trừng phạt vì đàn áp nền dân chủ Cam Bốt do các quyết định giải thể đảng đối lập, đóng cửa nhiều cơ quan truyền thông độc lập và truy tố những người chỉ trích chính quyền.

Trong một bài diễn văn ngày 21/02/2018, được AFP trích dẫn, thủ tướng Cam Bốt nhấn mạnh ông sẽ không chấp nhận bị gây áp lực đối với chính trị trong nước khi tham dự hội nghị giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Úc, sẽ được tổ chức vào tháng Ba.

Ông khẳng định "có thể ngăn chặn mọi tuyên bố chung giữa ASEAN và Úc. Úc không thể gây sức ép với Cam Bốt. Đừng làm liều !". Ông Hun Sen tuyên bố sẵn sàng đáp trả và làm xấu hổ nước chủ nhà, nếu Úc đối xử không phải lẽ với ông.

Không chỉ đe dọa chính quyền Canberra, thủ tướng Hun Sen cũng lên tiếng cảnh báo những người có thể tổ chức biểu tình phản đối ở Sydney đừng có đốt ảnh ông. Úc là nước có đông người Cam Bốt sinh sống sau giai đoạn Khmer đỏ.

Đây không phải là lần đầu tiên Cam Bốt ngăn cản việc ra tuyên bố chung của ASEAN, dựa trên sự nhất trí của 10 nước thành viên. Năm 2012, các ngoại trưởng ASEAN đã không ra được thông cáo chung, vì Cam Bốt đã chặn những lời cáo buộc hành động của Trung Quốc tại Biển Đông, theo cáo buộc của Philippines. Tương tự, cuối một cuộc họp chung năm 2016, Cam Bốt cũng yêu cầu bỏ những chỉ trích nhắm vào Bắc Kinh.

Gần đây, chính quyền Đức đã âm thầm chấm dứt chính sách ưu đãi thị thực nhập cảnh đối với những chuyến thăm cá nhân của các quan chức chính quyền Phnom Penh, trong đó có cả thủ tướng Hun Sen và thân nhân. Biện pháp được đưa ra nhằm trừng phạt thủ tướng Hun Sen và chính phủ Cam Bốt vì đã trấn áp báo chí, các tổ chức phi chính phủ và phong trào đối lập chính trị trong nước trong thời gian qua.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Phương Tây bất lực trước thảm kịch Syria

"Phương Tây bất lực trước thảm kịch Syria", đó là tựa trên trang nhất của tờ Le Figaro và đó cũng là nhận định chung của các nhật báo Pháp số đề ngày hôm nay, 22/02/2018.

batluc1

Một cảnh ở Đông Ghouta, Syria. Ảnh 21/02/2018. Reuters/Bassam KhabieGhouta

Trong bài xã luận, Le Figaro nhận xét : "Các nước phương Tây bày tỏ sự phẫn nộ trước những hình ảnh cực kỳ tàn khốc của các thường dân bị kẹt trong cái bẫy khủng khiếp Ghouta. Nhưng đằng sau những lời lên án đó, vẫn không có một quyết tâm chống lại lực lượng thân chế độ Damascus. Được rảnh tay hành động, Moskva và Tehran tranh thủ thêm lợi thế của họ".

Le Figaro đặt câu hỏi : "Chúng ta có thể hy vọng gì từ sáng kiến của Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian, đang yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra một nghị quyết về một cuộc "hưu chiến nhân đạo ?". Theo tờ báo này, Nga mới là trọng tài thật sự ở Syria. Một cuộc hưu chiến có thể phục vụ cho chiến lược của Vladimir Putin. Về lâu dài, chính chủ nhân điện Kremlin sẽ áp đặt ý muốn của ông ta".

Còn theo La Croix, với việc gia tăng tấn công vào vùng Đông Ghouta, chế độ Damascus muốn chặn đứng các vụ bắn pháo từ vùng này về phía thủ đô Syria. Họ cũng muốn chứng tỏ vẫn trong thế mạnh, nhằm buộc nhóm quân nổi dậy cuối cùng phải đầu hàng. Tờ báo trích lời giáo sư Zlad Majed, Đại học Mỹ ở Paris, cho rằng đây có thể là hậu quả từ thất bại của hòa đàm tại Sotchi do Nga tổ chức. Chế độ Damascus chắc là muốn trừng phạt phe đối lập vì phe này việc tẩy chay hội nghị. Đây cũng là một thông điệp gởi đến phương Tây, cho tới nay vẫn không tán đồng giải pháp chính trị của Nga.

Trên tờ Le Monde, Abou Ahed, một bác sĩ có mặt ở Ghouta, tố cáo qua ứng dụng WhatsApp : "Đây là một chính sách hủy diệt giống như là tại Aleppo trước đây. (Tổng thống) Assad muốn phá vỡ ý chí kháng cự của chúng tôi". Cũng qua ứng dụng WhatsApp, một nữ bác sĩ nhi khoa, Amani Ballour, thì lên án "một cuộc thanh lọc chủng tộc". Trước đó vài phút bệnh viện của cô đã bị trúng bom.

Theo Le Monde, chiến dịch oanh kích vào các cơ sở hạ tầng dân sự là thành tố chủ chốt trong chiến lược của chính quyền Syria chống phiến quân. Trước khi đưa quân vào Đông Aleppo trước đây, họ đã dội bom, nã pháo liên tục vào các bệnh viện tại đây, giống như tại Đông Ghouta hiện nay. Cũng theo Le Monde, nhận thấy là phương Tây không có phương tiện, mà cũng chẳng có quyết tâm chống lại chiến lược của chính phủ Damascus, Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đã đề nghị cho Đông Ghouta giải pháp tương tự như ở Alleppo.

Vào lúc đó, vì không thể kháng cự quân chính phủ, quân nổi dậy và những người ủng hộ họ đã phải chấp nhận di tản khỏi thành phố dưới sự giám sát của Hội Hồng Thập Tự, để đi đến một thành phố nằm dưới sự kiểm soát của quân thánh chiến Hồi Giáo. Trong một báo cáo công bố vào tháng 03/2017, Liên Hiệp Quốc đã xem cuộc di tản cưỡng bức này là "tội ác chiến tranh".

Washington và Bình Nhưỡng

Về tình hình Châu Á, giữa Washington và Bình Nhưỡng, "các cuộc thảo luận khởi động một cách khó nhọc". Đó là tựa một bài báo của tờ Les Echos nói về quan hệ giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên hiện nay.

Tờ báo nhắc lại việc các đại diện của chế độ Bắc Triều Tiên đã hủy bỏ vào giờ chót một cuộc họp với phó tổng thống Mỹ Mike Pence dự kiến diễn ra một cách kín đáo vào ngày 10/2 vừa qua tại văn phòng của tổng thống Hàn Quốc ở Seoul.

Theo Les Echos, cho dù hai bên đã lỡ hẹn, việc Washington chấp nhận nguyên tắc một cuộc gặp cấp cao với phía Bình Nhưỡng là biểu hiện của thay đổi trong chính sách của Mỹ về Bắc Triều Tiên. Cho tới gần đây, chính quyền Trump vẫn tuyên bố rằng sẽ không có chuyện thảo luận với Bình Nhưỡng, khi nào mà chế độ Kim Jong-Un không thật sự đi theo con đường phi hạt nhân hóa.

Thái độ phẫn nộ của giới trẻ nước Mỹ sau vụ xả súng

Về thời sự tại Hoa Kỳ, tờ Libération hôm nay đã dành nhiều trang để nói về thái độ phẫn nộ của giới trẻ nước Mỹ sau vụ xả súng thứ tư tuần trước tại trường trung học ở Parkland, bang Florida, giết chết 17 học sinh và giáo viên.

Trong bài xã luận mang tựa đề "Tiếp nối", tờ Libération nghi nhận là từ sau vụ thảm sát đó, giới trẻ Mỹ đã kêu gọi chống lại việc buôn bán vũ khí tự do. Tờ báo viết : "Những kẻ hay hoài nghi chắc sẽ cho đây là một sự ngây thơ, một khẩu hiệu trống rỗng hoặc một phong trào rồi sẽ xẹp xuống vào tuần tới. Có thể là họ có lý : Hiệp hội NRA sẽ không bao giờ biến mất khỏi chính trường nước Mỹ và việc buôn bán tự do súng ống sẽ vẫn là trụ cột của nền văn hóa bảo thủ của đất nước Hoa Kỳ".

Nhưng theo Libération, đấy có phải là lý do để làm ngơ, khi mà những nhà hoạt động 15 tuổi khuấy động cuộc tranh cãi ? Trái lại, "cần phải đáp lại một sự thật phát ra từ miệng của những đứa trẻ, có suy nghĩ chính chắn hơn biết bao người lớn : thật là vô lý để cho một thiếu niên được mua súng dễ hơn là mua một ly bia".

Libération cho rằng những thành phần cấp tiến ở Mỹ nên chìa tay cho giới trẻ ấy, lắng nghe các em, giúp các em tổ chức phong trào nhưng không định hướng cho các em. Biết đâu chừng, có thể là từ Parkland sẽ nổi lên thế hệ tiếp nối trong lực lượng chống Trump.

Vụ tai tiếng mua dâm của các nhân viên tổ chức Oxfam ở Haiti

Tờ Le Figaro hôm nay đề cập đến vụ tai tiếng mua dâm của các nhân viên tổ chức Oxfam ở Haiti, cho rằng vụ này đang làm vấy bẩn toàn bộ hoạt động từ thiện ở Anh Quốc.

Tờ báo trích lời giám đốc điều hành của Oxfam International Winnie Byanyima, cho rằng chuyện xảy ra ở Haiti là một vết nhơ trên Oxfam "sẽ khiến chúng tôi xấu hổ nhục nhã suốt nhiều năm nữa". Trước mắt Oxfam đã tình nguyện từ bỏ khoản trợ cấp 35 triệu euro của chính phủ Anh, đồng thời cam kết sẽ thiết lập một hệ thống minh bạch hiệu quả.

Bộ trưởng bộ Phát triển Quốc tế của Anh Penny Mordaunt đã cảnh báo là chính phủ sẽ không làm việc với những tổ chức nào mà ban lãnh đạo không có đạo đức trong sạch. Lời cảnh báo này gởi đến toàn bộ các tổ chức phi chính phủ ở Anh, trong bối cảnh mà đến lượt hiệp hội Save the Children nay cũng bị tai tiếng vì các vụ lạm dụng tình dục.

Điều đáng nói, theo Le Figaro, là ngay sau khi vụ tai tiếng tình dục của Oxfam bị phanh phui, dân biểu bảo thủ Jacob Rees – Mogg đã tung ra một kiến nghị đòi chấm dứt mọi viện trợ nhân đạo của Anh Quốc cho nước ngoài.

Kềm chế được mức tăng nhiệt độ ở 2 độ C

Mực nước các đại dương sẽ tăng từ 0,7 đến 1,2 mét, cho dù hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu có được thực thi nghiêm chỉnh, tức là kềm chế được mức tăng nhiệt độ ở 2 độ C. Đó là tính toán của các nhà nghiên cứu, theo một bài báo đăng trên Le Figaro.

Các nhà nghiên cứu nhắc lại rằng những nguyên nhân chính khiến mực nước biển dâng cao là : nước biển giãn nở khi nóng lên thêm, băng tan, nhất là tại vùng Groenland và Nam Cực. Những tác động này có thể sẽ còn rõ nét hơn nữa trong thế kỷ tới.

Vấn đề, theo Le Figaro, là khi đưa ra các kịch bản khác nhau, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể dự đoán được nhiều điều, đặc biệt là không thể dự báo chính xác tầm mức và tốc độ tan chảy của băng ở Nam Cực. Cho nên, họ không loại trừ khả năng là đến năm 2300 mực nước biển sẽ dâng cao đến 3 mét

SpaceX phát động cuộc chiến vệ tinh

Tờ Les Echos đặc biệt quan tâm đến việc công ty của Elon Musk hôm nay sẽ phóng hai vệ tinh trong chòm vệ tinh Starlink của họ.

Về mặt chính thức, mục tiêu của việc phóng tên lửa Falcon 9 của SpaceX là đưa lên quỹ đạo một vệ tinh của Tây Ban Nha. Nhưng "tháp tùng" vệ tinh này là hai vệ tinh Microsat -2a và 2b. Như vậy là hai tuần sau khi phóng thành công tên lửa cực mạnh Falcon Heavy, công ty của nhà tỷ phú Elon Musk lao vào một thách đố to lớn khác : nối cả thế giới vào một mạng Internet với đường truyền có tốc độ cao gấp 10 lần mức trung bình hiện nay.

Để đạt mục tiêu ấy, trước mắt, SpaceX sẽ đặt hai vệ tinh lên quỹ đạo thấp, tức là ở độ cao 1.150 km so với mặt đất. Nếu cuộc phóng vệ tinh hôm nay thành công, Elon Musk dự trù sẽ phóng ít nhất 4.223 vệ tinh khác từ đây đến giữa năm 2021 để đến năm 2024 đạt mục tiêu 12.000 vệ tinh !

Nhưng theo Les Echos, trong thị trường tương lai béo bở này, SpaceX sẽ gặp nhiều đối thủ cạnh tranh như One-Web, công ty của nhà doanh nghiệp Mỹ Greg Wyler. Công ty này cũng dự trù từ đây đến 2020 sẽ phóng tổng cộng 900 vệ tinh nhân tạo trên quỹ đạo ở độ cao 1.200 km.

Trang nhất các báo

Hai nhật báo của Pháp số đề ngày hôm nay, 22/02/2018, Le MondeLe Figaro đều đưa tựa trên trang nhất về tình hình Syria vào lúc các cuộc oanh kích dữ dội của quân chính phủ Damascus vào khu vực Đông Ghouta của phe nổi dậy đã khiến hơn 300 người thiệt mạng cho tới nay, phần lớn là thường dân.

Riêng Libération thì đăng trên trang nhất bức ảnh của Christine, nữ sinh trung học 15 tuổi, thoát chết sau vụ sả súng vào một trường học ở bang Florida, Hoa Kỳ vừa qua, khiến 17 người thiệt mạng. Kèm theo bức hình là lời kêu gọi của em : "Này Ngài Trump, cầu nguyện như thế đủ rồi, hãy hành động đi". Ý muốn nói đến yêu cầu chính quyền Donald Trump phải có biện pháp hạn chế việc mua bán súng ở Hoa Kỳ.

Nhật báo kinh tế Les Echos thì đưa tựa trên trang nhất về kế hoạch cải tổ Công ty Đường sắt Quốc gia Pháp SNCF, một vấn đề rất nhạy cảm ở Pháp. Theo Les Echos, để rút ngắn thời gian, nhằm hạn chế các cuộc đình công dài hạn, chính phủ Pháp rất có thể ra các sắc lệnh, thay vì đưa kế hoạch cải tổ SNCF ra thảo luận trước Quốc hội.

Nhật báo công giáo La Croix thì đăng trên trang nhất bức ảnh chụp vùng Camargue của Pháp, được phục hồi trạng thái hoang dã, nước ngọt đã quay trở lại, các hệ sinh thái được tái tạo, cảnh quan đã thay đổi.

Thanh Phương

Published in Quốc tế

Syria : Mặt trận Afrin, nguy cơ đối đầu Damascus-Ankara và tính toán của Nga (RFI, 21/01/2018)

Tình hình chiến sự Syria ngày càng có vẻ phức tạp và "rối như mớ bòng bong". Cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ nhắm vào lực lượng Kurdistan mà Ankara coi là "khủng bố" tại Afrin, phía bắc Syria từ một tháng nay hôm qua đã có thêm một diễn biến mới : Chính quyền Damascus thông báo triển khai lực lượng thân chính phủ Syria tại vùng tự trị Afrin.

syria1

Thành phố Afrin của người Kurdistan tại Syria. Ảnh chụp ngày 31/01/2018. Ahmad Shafie BILAL / AFP

Nhiều câu hỏi lớn đang được ra : Liệu một cuộc đối đầu trực diện Thổ Nhĩ Kỳ-Syria có diễn ra hay không ? Nếu có, hệ quả sẽ ra sao ? Nga đang tính gì trong cuộc xung đột này ?

Nhưng câu hỏi đầu tiên cần phải nêu là chế độ Damascus được lợi gì khi liên kết với Đơn vị bảo vệ Nhân dân YPG chống Thổ Nhĩ Kỳ tại Afrin ? Theo giải thích của ông Julien Théron, chuyên gia về Quan hệ Quốc Tế với báo mạng L’Orient-Le-Jour, "chế độ Bachar al-Assad muốn chứng tỏ là đang làm chủ lãnh thổ và biên giới quốc gia".

Thế nhưng, thực tế trên hiện trường cho thấy, ít ra là đến lúc này, chưa có nguy cơ xẩy ra đụng độ quân sự trực tiếp giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, theo như nhận định của thông tín viên Alexandre Billette từ Ankara.

"Trước hết đó là một cuộc chiến truyền thông đang diễn ra từ nhiều ngày qua, giữa một bên là các quan chức Syria và Kurdistan cùng thông báo bắt đầu một chiến dịch can thiệp vũ trang thực sự. Và bên kia là Thổ Nhĩ Kỳ, với tổng thống Recep Tayyip Erdogan đang cố giảm nhẹ tình thế khi cho biết có vài chiếc xe tải nhẹ đã bị pháo binh đẩy lùi…

Hiện tại, đối đầu trực diện chưa xảy ra ngoại trừ những "phát pháo cảnh cáo" này theo như phát biểu của Ankara… Liên lạc trực tiếp giữa hai quân đội vẫn chưa có, bởi vì mới chỉ có các dân quân tự vệ đến Afrin chứ chưa phải là những binh sĩ Syria thường trực theo đúng nghĩa. Đó dường như là những dân quân tự vệ thân Iran tại vùng Aleppo".

Vẫn theo chuyên gia Julien Theron, "Afrin giờ giống như là nhiều con rắn đang tự cắn đuôi mình". Chưa có một cuộc chiến nào mà ở đó, lợi ích, tính toán của các bên lại đan xen, chồng chéo nhau đến như vậy.

Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh của khối NATO, mở chiến dịch tấn công lực lượng YPG của Kurdistan. Trong khi lực lượng này đang bị Nga và Thổ Nhĩ Kỳ xem như là một công cụ thao túng của Mỹ, có ý đồ thành lập một quốc gia cho người Kurdistan.

Mặt khác, Thổ Nhĩ Kỳ vừa hợp tác với Nga trong hồ sơ Syria, vừa hỗ trợ quân nổi dậy chống chế độ Bachar al-Assad, vốn dĩ được Nga bảo trợ.

Về vai trò của Hoa Kỳ, có rất ít khả năng là Mỹ sẽ can thiệp vào cuộc xung đột này để bảo vệ người Kurdistan. Giới quân sự Mỹ cho rằng sự hiện diện của quân đội Mỹ bên cạnh lực lượng Kurdistan chỉ giới hạn trong khuôn khổ cuộc chiến chống khủng bố. "Tham gia vào cuộc xung đột giữa YPG và Thổ Nhĩ Kỳ không phải là chuyện của Hoa Kỳ" như nhận xét của ông Aron Lund, chuyên gia về Syria thuộc trung tâm tư vấn Mỹ Century Foundation, được tờ L’Orient - Le Jour trích dẫn.

Vậy, Nga đang "chơi trò chơi" gì tại Syria và cụ thể là tại Afrin ? Thông tín viên Alexandre Billette cho biết :

"Thắc mắc lớn nhất hiện nay : đó là vai trò của Nga. Không có nước này không có điều gì có thể thực hiện. Không có Nga, chính quyền Damascus có lẽ cũng không thể gởi lực lượng tự vệ đến Afrin… Dường như Moskva gián tiếp bật đèn xanh cho Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào đánh Afrin cách nay một tháng. Trên cả cuộc đối đầu trực diện giữa Damascus và Ankara, đó còn là một ván cờ đã được Nga bày ra tại Afrin ngày hôm qua".

Hôm qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã cho biết rõ là không muốn Syria can thiệp vào Afrin, và không có gì có thể cản trở được quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong bối cảnh đó, chính sách của Nga đối với người Kurdistan sẽ tác động lên chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau khi cứu được chế độ của tổng thống Bachar al-Assad, dường như Nga muốn làm cho các bên liên quan hiểu được là không có họ thì không giải quyết được vấn đề Afrin, tức là cả Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng người Kurdistan YPG đều cần đến Nga, qua đó, giảm nhẹ vai trò của Hoa Kỳ trong hồ sơ Syria.

Minh Anh

*****************

Pháp lo ngại thảm họa nhân đạo tại Syria (RFI, 21/02/2018)

Phát biểu trước Quốc hội, ngày 20/02/2018, ngoại trưởng Pháp Yves Le Drian tuyên bố : "Tình hình tại Syria xấu đi đáng kể" và cảnh báo nguy cơ thảm họa nhân đạo.

syria2

Ngoại trưởng Pháp Yves Le Drian (đeo kính), tại Quốc hội, Paris, ngày 20/02/2018 Reuters

Lãnh đạo ngành ngoại giao Pháp đã có phản ứng như trên sau khi quân đội chính phủ Syria và đồng minh Nga, từ ngày 05/02, đã mở một cuộc tấn công dữ dội vào khu vực Đông Ghouta, cứ địa cuối cùng nằm trong tay phe nổi dậy, ở ngoại ô Damascus. Theo thống kê của tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria, được AFP trích dẫn, các vụ ném bom, nã pháo liên tục đã làm ít nhất 250 thường dân thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em.

Nhiều tổ chức của Liên Hiệp Quốc đã lên án chiến dịch oanh kích dữ dội nhắm vào Ghouta.

Ngoại trưởng Yves Le Drian nói :

"Tình hình tại Syria đã xấu đi một cách đáng kể. Tình hình sẽ còn tồi tệ hơn. Nếu không có những yếu tố mới, chúng ta sẽ chứng kiến một thảm họa nhân đạo. Tiến trình chính trị bị bế tắc. Đằng sau cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo, ưu tiên của chúng ta, cuộc nội chiến ở Syria vẫn tiếp diễn và ngày càng trở nên nghiêm trọng, bởi vì cuộc xung đột giờ đây mang tầm kích khu vực.

Pháp cho rằng Hội Đồng Bảo An phải hành động ngay từ bây giờ, để có được lệnh hưu chiến mang tính nhân đạo, giúp tránh những tổn thất nặng nề.

Mặt khác, nước Pháp cũng nhận thấy rằng sau thất bại của hòa đàm tại Sochi, do Nga chủ trì, thì cần phải nối lại đối thoại Geneva.

Chính vì thế, theo yêu cầu của tổng thống, trong những ngày tới, tôi sẽ tới Moskva và Tehran. Tình hình hiện nay rất khẩn cấp".

RFI tiếng Việt

Published in Quốc tế

Senkaku : Cửa ngõ đưa Trung Quốc ra Thái Bình Dương cạnh tranh với Mỹ

Trung Quốc không ngừng xâm nhập vào vùng lãnh hải Nhật Bản từ 6 năm nay. Trước sự bành trướng quân sự của Bắc Kinh trong khu vực, mà Tokyo coi là mối đe dọa, Nhật Bản sẵn sàng triển khai lực lượng bộ binh trên hòn đảo Ishigaki, cách 170 km quần đảo Senkaku bị Trung Quốc đòi chủ quyền và gọi là Điếu Ngư. Đây chính là "những hòn đảo gây căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc".

senkaku1

Senkaku/Điếu Ngư : Vùng tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc. Reuters

Theo đặc phái viên Dorian Malovic của nhật báo công giáo La Croix, cuộc sống của 50.000 dân trên hòn đảo du lịch nổi tiếng sẽ phải quen với sự hiện diện quân sự của lực lượng phòng vệ Nhật Bản từ giờ đến 2 năm nữa. Vì "những hành động khiêu khích không ngừng của Trung Quốc trong lãnh hải thuộc chủ quyền của chúng tôi chỉ làm gia tăng căng thẳng", theo phát biểu của ông Yoshitaka Nakayama, thị trưởng Ishigaki. Cụ thể là cách đây vài tháng, tầu sân bay Liêu Ninh (Liaoning) của Trung Quốc đã đi qua vịnh Miyako, và vào tháng 01/2018, một tầu ngầm Trung Quốc đã xuất hiện gần Ishigaki.

Nhật quốc hữu hóa Senkaku, Trung Quốc đòi chủ quyền ở Điếu Ngư

Quần đảo trở thành chủ đề tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh từ năm 2012, sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa Senkaku. Giải thích với nhà báo của La Croix, nhà sử học Kuniyoshi Makomo, ở Naha, thủ phủ của Okinawa, khẳng định chủ quyền của Nhật Bản với quần đảo Senkaku : "5 hòn đảo và 3 bãi đá trong quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) được ngư dân trong vùng biết đến từ thế kỷ XVI. Nhưng chính người Nhật đến sinh sống ngay từ năm 1885 để đánh bắt và thu lượm lông chim hải âu".

Ngay năm 1879, Nhật Bản đã sáp nhập quần đảo Ryukyu (trong đó có quần đảo Senkaku) và sau trở thành tỉnh Okinawa. Trong cuộc chiến ở Thái Bình Dương, Senkaku bị người Mỹ sáp nhập và trở thành trường huấn luyện và mục tiêu của các chiến dịch hải quân. Quần đảo được trả lại cho Tokyo vào năm 1972. Chính vì vậy, thị trưởng Ishigaki khẳng định "kiên quyết bảo vệ việc quần đảo Senkaku thuộc về lãnh thổ Nhật Bản, theo luật pháp quốc tế". Đồng thời, ông cũng quan ngại trước "các vụ thâm nhập hàng hải của Trung Quốc, không ngừng tăng kể từ năm 2012 và sẽ còn tăng thêm vì Trung Quốc muốn dùng vũ lực để thay đổi nguyên trạng".

Ngoài nguồn tài nguyên dồi dào (dầu lửa và khí đốt) song chưa được kiểm chứng, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, lên nắm quyền từ năm 2012, nhận thấy cơ hội theo đuổi chiến lược bành trướng chiến lược ở biển Hoa Đông, nơi trở thành cửa ngõ hàng hải hướng đến vùng Thái Bình Dương, để trở thành một cường quốc cạnh tranh với Hoa Kỳ.

Trung Quốc nắn gân Nhật Bản ở Senkaku/Điếu Ngư

Trước mối đe dọa sát sườn này, "Senkaku trở thành vấn đề an ninh quốc gia đối với Nhật Bản". Lực lượng bộ binh được triển khai ở Ishigaki sẽ là chiến tuyến quân sự gần quần đảo nhất. Theo kế hoạch, được thị trưởng Ishigaki cho biết, "một hệ thống radar cố định được lắp ở phía đông Ishigaki, ngoài ra còn có một hệ thống tên lửa phòng thủ địa đối hải và địa đối không tầm ngắn, không nhắm đến Trung Hoa lục địa, nằm cách đó 330 km. Sẽ không có lính Mỹ đồn trú ở đây, họ sẽ vẫn ở Okinawa".

Ngoài ra, Ishigaki cũng trở thành căn cứ quan trọng thứ ba của lực lượng hải cảnh Nhật Bản, sau Hiroshima và Yokohama. Từ 3 tầu tuần tra, hiện họ có 16 tầu có khả năng cứu hộ, được trang bị súng máy, súng canon phun nước dập lửa, bãi đáp trực thăng… Nhưng theo ông Hisaki Masadori, chỉ huy lực lượng hải cảnh trên đảo Ishigaki, mục tiêu chỉ là để cảnh báo "xua đuổi tầu Trung Quốc, bảo vệ ngư dân Nhật Bản", chứ không tìm cách đối đầu hay khiêu chiến và ngư dân trong vùng cũng được lệnh "không đối đầu với người Trung Quốc".

Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chủ yếu mang tính chiến lược. Theo ông Yoshiyuki Toita, một người phụ trách nhóm dân phòng trên đảo Ishigaki, "Trung Quốc không ngừng muốn thử chúng tôi. Kế hoạch của Bắc Kinh rất rõ : sáp nhập Senkaku và biến khu vực này thành một căn cứ quân sự tiền tuyến ở Thái Bình Dương. Nếu không làm gì, không phản ứng gì, không cho họ thấy là chúng tôi phản đối sẽ là một sai lầm chiến lược nghiêm trọng. Thực vậy, chúng tôi đã nhìn thấy những gì Trung Quốc làm ở Biển Đông ; họ xâm chiếm quần đảo Trường Sa, xây dựng căn cứ quân sự mà không nước nào phản ứng".

Đối với chính quyền Ishigaki, tiền tuyến quan trọng của Nhật Bản ở Đông Thái Bình Dương, mục tiêu rất rõ : kìm hãm hàng hải Trung Quốc trong vùng lãnh hải của Nhật Bản, ngăn chặn họ vượt qua quần đảo nhỏ bé này, nhưng được coi là bức tường thành tự nhiên cho các mục tiêu bành trướng quân sự của Trung Quốc.

Pháp tăng cường thắt chặt nhập cư

Ngày 21/02/2018, bộ trưởng nội vụ Pháp trình bầy tại hội đồng bộ trưởng dự thảo luật "Tị nạn và nhập cư". Đây là chủ đề được các nhật báo Pháp đưa trên trang nhất.

Theo trang nhất của Le Monde, thời hạn xét duyệt hồ sơ giảm xuống còn 6 tháng, nhưng thời hạn tạm giữ hành chính tại các trung tâm được kéo dài. Việc thống kê người nhập cư được đưa vào luật. Nhập cư trái phép sẽ bị truy tố hình sự. Những người không có giấy tờ có thể sẽ bị phạt tù 5 năm. Tuy nhiên, quá trình nhập cư có chọn lọc, trong đó có cả sinh viên muốn ở lại Pháp, sẽ được tạo điều kiện, cũng như các trường hợp đoàn tụ gia đình.

Tham Chính Viện Pháp chỉ trích nội dung và tính cơ hội của dự luật mới. Ngay trong nội bộ "cánh của tổng thống Pháp Macron cũng bị chia rẽ về dự luật nhập cư", theo nhận xét trên trang nhất của Le Figaro. Tuy nhiên, với nhật báo thiên tả Libération, dù có thêm một số biện pháp bảo vệ nhưng dự luật mới chủ yếu là tăng cường cơ chế "tách xa" người không có giấy tờ, bị từ chối quy chế tị nạn và điều này đi ngược với những phát biểu trước đó của tổng thống Macron.

Bài xã luận của Le Figaro nhấn mạnh đến việc phải bảo vệ "quyền tị nạn" của những người bị truy bức do bất đồng chính kiến, tôn giáo, giới tính, dân tộc… Tuy nhiên, nguyên tắc này đang bị đe dọa, không phải do sự cứng nhắc của bộ trưởng nội vụ Pháp, mà do các nhà đối lập không muốn tách biệt "quyền tị nạn" và "di dân kinh tế". Le Figaro đồng ý với dự luật của chính phủ trong việc phải phân biệt rõ ràng "người tị nạn" và "người nhập cư". Ngoài vấn đề thất nghiệp, nhập cư là một thách thức chính trị quan trọng vào đầu thế kỷ XXI và Pháp, cũng như Châu Âu, cần một tầm nhìn rộng, can đảm để ngăn chặn làn sóng nhập cư.

Tuy nhiên, bài xã luận của La Croix lại cho rằng "luật mới không chấm dứt được cuộc khủng hoảng di dân, như cây đũa thần. Mà cần phải tìm ra được một câu trả lời chung. Câu trả lời, chính là tỏ ra có trách nhiệm trước tình trạng không ai mong muốn". Nếu đưa họ về nguyên quán, người ta vừa phủ nhận trách nhiệm của những tình nguyện viên, tổ chức bảo vệ những con người bất chấp tính mạng để trốn chiến tranh, truy bức và nghèo đói. Vì vậy, La Croix dành 8 trang trong để "Tư duy về nhập cư".

OCDE truy quét "thị thực vàng"

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OCDE) rung hồi chuông cảnh báo nguy cơ lậu thuế liên quan đến việc cấp hộ chiếu và thị thực vàng được một số nước, trong đó có nhiều nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu, áp dụng từ những năm 1990.

Trong bản báo cáo ngày 19/02/2018, được La CroixLes Echos trích dẫn, hơn 90 nước trên thế giới cấp hộ chiếu hoặc thị thực cho những người giầu nước ngoài, thông qua việc đầu tư vào một doanh nghiệp địa phương, mua bất động sản, hoặc chỉ cần ký một tấm séc nhằm kích thích phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, hiện tượng này như vết dầu loang ở nhiều thiên đường thuế, và lan sang cả Liên Hiệp Châu Âu (Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Chypre, Malta, thậm chí cả Đức), với nguy cơ gia tăng "tình trạng rửa tiền và gian lận thuế". La Croix trích một ví dụ : một công dân Pháp có thể mua quốc tịch ở Saint-Kitts-et-Nevis, nổi tiếng là thiên đường thuế ở quần đảo Petites Antilles, sau đó dùng danh tính mới mở tài khoản ở Thụy Sĩ và ở Saint-Kitts-et-Nevis mà cơ quan thuế Pháp không bao giờ được thông báo.

Cách đây vài tháng, tổ chức OCDE tung chiến lược "kêu gọi làm chứng" để kiểm soát tốt hơn hiện tượng này. OCDE đánh tiếng với các lãnh thổ hoặc ngân hàng có liên quan rằng tổ chức nắm rõ những hậu quả do việc bán hộ chiếu gây ra và quyết tâm chấm dứt tình trạng này.

Syria : "Ngày giống như đêm, xám xịt trong mưa bom"

Khoảng 400.000 người bị kẹt tại miền Đông Ghouta, gần thủ đô Damascus, nơi chế độ Syria oanh kích hàng ngày trong thời gian gần đây. 250 người chết dưới bom của tổng thống Bachar al-Assad từ Chủ Nhật 18/02.

Nhật báo Libération đăng bài phóng sự cuộc sống thường nhật của người dân "Ngày giống như đêm, xám xịt trong mưa bom". Đông Ghouta là cái gai trong bước tiến của chế độ Syria vì tại đây vẫn còn khoảng 10.000 chiến binh ly khai tiếp tục chiến đấu chống chính quyền al-Assad. Libération đánh giá, như thường lệ, các quan chức ngoại giao quốc tế chỉ biết đưa ra những phát biểu "sáo rỗng". Trên Twitter, một thanh niên sống ở Ghouta tỏ ra tuyệt vọng : "Nhân loại từng đưa phi thuyền lên Sao Hỏa, lại chẳng thể làm gì để cứu sống những sinh mạng đang bị sát hại ?"

Tai tiếng tình dục Oxfam trên quy mô lớn

Tai tiếng tình dục vẫn chưa chấm dứt với Oxfam, tổ chức phi chính phủ của Anh. Nhật báo Libération cho biết : "Có thêm 26 trường hợp mới và hàng loạt lời xin lỗi trước các nghị sĩ Anh". Trước ủy ban nghị viện đặc biệt, các nhà lãnh đạo của Oxfam thừa nhận đã mắc nhiều "sai lầm" và cho biết đang điều tra về 26 vụ mới liên quan đến những hành vì tình dục không thích hợp.

Báo cáo chi tiết cuộc điều tra nội bộ được tiến hành năm 2011 cho biết có nhiều nạn nhân và cá nhân lên tiếng báo động. Sau nhiều năm bị che giấu, cuối cùng bản báo cáo đã được công bố ngày 19/02. Một bản sao được trao cho chính phủ Haiti, kèm với "lời xin lỗi" của Oxfam đến người dân Haiti.

Thu Hằng

Published in Châu Á

"Hướng tới sự bất lực trầm kha của phương Tây"

Đây là tựa bài nhận định của nhà báo Renaud Girard đăng trên mục Ý Kiến của báo Le Figaro (20/02/2018). Tác giả cho rằng phương Tây, Hoa Kỳ và Châu Âu, kể từ đầu thế kỷ 21, đang đi vào giai đoạn hoàng hôn.

batluc1

Ảnh minh họa. Cảnh đổ nát hoang tàn tại Ghouta, Syria sau một trận không kích, ngày 04/01/2018. Reuters/Bassam Khabieh

Những năm 1990 được coi là thập niên vàng của phương Tây. Cặp vợ chồng Mỹ-Châu Âu, kết hôn từ sau đệ nhị thế chiến, sống rất thuận hòa, giành được thắng lợi trong chiến tranh lạnh, trở thành mô hình kiểu mẫu mà Trung Quốc, Nga, Ấn Độ ao ước noi theo. Chồng Mỹ vợ Âu đi khắp nơi trên thế giới rao giảng về nền kinh tế thị trường và nhân quyền và ở khắp nơi, họ được lắng nghe.

Những ai dám phản bác thì ngay lập tức được cảnh báo là phải xám hối đi. Kỷ nguyên vàng đó mở đầu bằng một cuộc chiến ở Iraq và kết thúc với cuộc chiến ở Nam Tư cũ. Và khi bước vào thiên niên kỷ mới, khắp nơi người ta nói từ nay, phương Tây, người chiến thắng phát xít và chủ nghĩa cộng sản, áp đặt các giá trị và luật lệ cho toàn thế giới.

Thế nhưng, mọi việc đã thay đổi vào đầu thế kỷ 21, do sự phản ứng quá mức của chính quyền Hoa Kỳ sau loạt khủng bố ngày 11/09/2001. Khái niệm về "chiến tranh phòng ngừa" do nhóm cố vấn tân bảo thủ của tổng thống Mỹ George Bush đưa ra và áp dụng trong chiến tranh Iraq 2003, gây ra hai hậu quả : Thứ nhất, gây chia rẽ giữa Hoa Kỳ và Châu Âu "già cỗi". Thứ hai, làm dấy lên sự nghi ngại của các nước bên ngoài phương Tây.

Từ sau vụ vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (tấn công Iraq mà không cần có sự chấp thuận của Hội Đồng Bảo An), vai trò lãnh đạo phương Tây không ngừng bị tuột dốc. Phương Tây lên tiếng, ra lệnh, hò hét, ném bom, thế nhưng, các thực tế địa chính trị vẫn ngày càng xa lánh, giống như số phận của thế giới tìm cách dần dần thoát khỏi vòng tay phương Tây.

Renaud Girard kết luận : Một Châu Âu yếu kém cộng với một nước Mỹ không có tầm nhìn thế giới thúc đẩy phương Tây rơi vào tình trạng bất lực trầm kha.

Russiagate : Sự phóng túng tội lỗi của Trump

Ngày 16/02 vừa qua, công tố viên đặc biệt Robert Mueller cho công bố một tài liệu liên quan đến cuộc điều tra về khả năng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Báo Le Monde có bài xã luận : "Russiagate : Sự phóng túng tội lỗi của Trump".

Tài liệu vừa được công bố cho thấy là Nga đã thực sự tìm cách tác động đến cuộc bầu cử qua việc làm mất uy tín của ứng viên đảng Dân Chủ Hillary Clinton, có lợi cho nhà tỷ phú New York, ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump. Như vậy, đây không phải là tin giả - "fake news" nữa như ông Trump vẫn thường xuyên cáo buộc.

Trong lúc nhiều người trong nhóm thân cận của ông Trump bị nghi ngờ đã có tiếp xúc với Nga với ý đồ tác động đến việc bỏ phiếu, thì tổng thống Mỹ lại coi những cáo buộc này như là một cuộc "săn đuổi phù thủy" lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Thế nhưng, cuộc điều tra cho thấy thực tế vụ việc phức tạp hơn nhiều.

Cơ quan Nghiên cứu Internet, do một người thân cận với tổng thống Nga Vladimir Putin, đã thực hiện chiến dịch tác động nói trên, với mục đích "gây ra những bất đồng trong hệ thống chính trị Hoa Kỳ". Trong vòng nhiều tháng, các chỉ trích, đả kích ứng viên Hillary Clinton trên nhiều lĩnh vực, đã được nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc. Trong những tuần lễ cuối cùng, gần ngày bỏ phiếu, chiến dịch tuyên truyền hướng vào các tiểu bang còn "lưỡng lự" trong sự lựa chọn.

Tuy nhiên, khó có thể xác định được là chiến dịch tuyên truyền của Nga đã tác động đến mức độ nào tới kết quả cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống năm 2016. Ở đây, người ta chỉ thấy rõ là các mạng xã hội như Facebook, Twitter hay tập đoàn tin học Google, đã thiếu trách nhiệm kiểm tra việc tuyên truyền những nội dung quấy rối, gây nhiễu một cuộc bầu cử dân chủ.

Le Monde nhấn mạnh, tin tốt đẹp với Donald Trump là cho đến nay, cuộc điều tra không đưa ra một bằng chứng nào về sự đồng lõa giữa nhóm cộng sự của ông và chiến dịch tuyên truyền của Nga. Ngược lại, ông Trump mới có vấn đề : cụ thể là ông vẫn luôn nghĩ rằng người ta nghi ngờ nhóm cộng sự của ông đồng lõa với Nga.

Có thể ông Trump tự ái về việc người ta nghĩ rằng ông thắng cử không phải do có đông đảo cử tri ủng hộ. Theo xã luận báo Le Monde, trước ý đồ như vậy của Nga, lẽ ra, ông phải lên án mạnh mẽ và rõ ràng, đồng thời đưa ra các biện pháp để tránh nguy cơ này tái diễn trong cuộc bầu cử lập pháp giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới đây.

Thay vì làm như vậy, ông lại mỉa mai chế nhạo những cuộc tranh luận mang tính bè phái tại Hoa Kỳ và ông kêu gọi nước Mỹ hãy thức tỉnh. Le Monde nhấn mạnh, lời kêu gọi này phải giành cho Donald Trump : không nên nhắm mắt trước mức độ nghiêm trọng của vụ việc và tập trung vào việc bảo vệ lợi ích của nước Mỹ.

Oxfam Haiti trong bão tố

Quấy rối tình dục không chỉ có trong điện ảnh mà giờ còn lan sang cả trong các lĩnh vực hoạt động xã hội nhân đạo, mà mới đây nhất là tại tổ chức phi chính phủ Oxfam. La Croix trong bài xã luận đề tựa "Một tổ chức phi chính phủ trong vòng xoáy" cho hay báo cáo nội bộ được công bố năm 2011 đã từng đề cập đến tình trạng hỗn độn của tổ chức này tại Haiti.

Tờ báo không những chỉ trích cách điều hành phi của tổ chức phi chính phủ này không xứng tầm với những giá trị nhân đạo mà cộng đồng quốc tế đã trông đợi và giao phó trên bình diện tinh thần lẫn vật chất.

Thái độ thiếu minh bạch và cách xử lý các vụ việc theo kiểu "nội bộ" rồi cho luân chuyển người có liên quan sang một tổ chức khác để giấu nhẹm vụ việc cho thấy một sự hỗn độn và đã làm mất uy tín của một tổ chức phi chính phủ lớn.

"Bát nước đổ đi khó xúc lại đầy". Làm thế nào vực dậy uy tín của tổ chức không phải là một điều dễ. Với La Croix, vụ tai tiếng này còn được xem như là một lời cảnh báo mới nhắm vào những tổ chức nào có ý định hành động như thế để "phòng thân", phản bội lại những giá trị mà lẽ ra họ phải bảo vệ.

Internet : "Chất gây ô nhiễm" học đường

La Croix còn quan tâm đến kết quả khảo sát môi trường học đường trong năm 2017 của Hiệp hội FAS cho rằng "Internet đang đầu độc bầu không khí học đường".

Chửi rủa trên mạng, phát tán hình ảnh hay các đoạn video làm tổn thương người khác… Thước đo bầu không khí học đường cho năm 2017 do FAS thực hiện cho thấy hiện tượng "gây tổn hại bằng kỹ thuật số" ảnh hưởng đến mọi nhân sự trong ngành giáo dục đã tăng thêm 19%.

Tuy mức tăng nhẹ, nhưng điều đáng quan tâm là thái độ xử sự của học sinh và phụ huynh theo như đánh giá của ông Vincent Bouba, tổng thư ký của FAS.

"Thái độ có phần dữ dội hơn. Cách đây vài năm, những lời chửi rủa hay cáo buộc các phương pháp giảng dạy nhắm vào một giáo viên hay một lãnh đạo trường học trên trang blog thường ẩn danh.

Giờ đây, một số học sinh hay phụ huynh không ngần ngại chỉ trích công khai trên chính trang xã hội Facebook của mình hay gởi đến đối tượng những thư điện tử gây phiền lòng. Người ta còn quan sát thấy ngày càng có nhiều học sinh sử dụng đến ứng dụng Periscope, cho phép ghi hình và phát trực tiếp những gì đang diễn ra trong lớp học. Nhiều học sinh đi đến việc gây ra sự cố, cố tình chọc tức giảng viên khiến họ mất kiềm chế trong khuôn khổ một trò chơi đánh cược có ghi hình".

Theo quan sát, có đến 44% giáo viên bị chửi rủa ít nhất một lần trong năm, thường xuyên nhất là từ học sinh, thỉnh thoảng đến từ phụ huynh.

Silicon Vally sẽ chỉ là huyền thoại ?

Trong lĩnh vực công nghệ, Les Echos trích dẫn một bài viết trên tờ The Economist dự báo "Ngày mà Trung Quốc sẽ qua mặt Silicon Valley".

Cái thời ngạo nghễ của Hoa Kỳ, chiếm giữ vị trí số một trên thế giới về lĩnh vực công nghệ tiên tiến nhất đang trên đà kết thúc, tờ báo viết. Vì sao ? Bởi vì giờ đây Trung Quốc đã qua mặt cường quốc số một thế giới trên nhiều lĩnh vực từ thương mại, công nghiệp may mặc và sắp tới đây chắc chắn sẽ là công nghệ.

Theo thẩm định của The Economist, trong vòng từ 10-15 năm tới hai cường quốc này sẽ ngang hàng nhau nếu như Trung Quốc vẫn duy trì được nhịp độ phát triển như hiện nay. Hầu hết các chỉ số do tuần báo kinh tế Anh đưa ra cho thấy đà bắt kịp công nghệ cao của Trung Quốc hiện nay là rất nhanh.

Phụ nữ Ả Rập được "cởi trói" thêm một nấc

"Cuối cùng, phụ nữ Saudi Arabia được tự do mở doanh nghiệp không cần người bảo hộ". Đây là tựa đề mục "Câu chuyện" trên phụ trang kinh tế báo Le Figaro.

Mở đầu bài tờ báo viết : "Có cái gì đó đang mỉm cười tại vương quốc Saudi Arabia". Sau khi được phép vào sân vận động đá banh, rồi được phép lái xe ô tô, phụ nữ xứ Saudi Arabia giờ có thể tự mở doanh nghiệp mà không cần sự bảo hộ của nam giới. Bởi vì cho đến lúc này, phụ nữ Ả Rập vẫn buộc phải trình bằng chứng bảo hộ từ cha, chồng hay anh trai để được phép làm các thủ tục hành chính.

Kể từ tháng Sáu tới đây, khi luật cho phép phụ nữ được phép điều khiển xe ô tô có hiệu lực, du khách đến Saudi Arabia có cơ may gặp tài xế xe Uber là một quý cô hay quý bà. Bởi vì Uber và đối thủ cạnh tranh Careem, một doanh nghiệp trong nước, đều cho hay có ý định tuyển dụng một ngàn nữ tài xế.

Thiện ý tự do hóa lãnh vực tư nhân của hoàng tử kế vị Mohammed Ben Salman, còn được báo chí phương Tây gọi tắt là MBS đã tạo được một tiếng vang trong lòng dân. Một loạt các biện pháp cải cách đã được đề ra nhằm khuyến khích phụ nữ tham gia vào đời sống kinh tế đất nước.

Riyadh đặt ra mục tiêu tăng lực lượng lao động nữ từ 22% lên 30% từ đây đến năm 2030. Lần đầu tiên trong lịch sử đất nước, Viện kiểm sát tại Riyadh đã thông báo tuyển dụng 140 phụ nữ làm việc tại các trạm kiểm soát ở biên giới và hiện đã có 100 ngàn nữ ứng viên nộp hồ sơ.

Thế nhưng, tờ báo lưu ý quý vị chớ vội mừng. Để có thể ngồi được vào những vị trí đó thì phụ nữ phải được đào tạo và có kiến thức. Vấn đề là quyền bảo hộ nam giới vẫn đè nặng trong rất nhiều lĩnh vực trong đó chuyện học hành hay đi du lịch.

Trang nhất các báo Pháp

Le Monde : "Di dân, các đề xuất cho một chính sách hội nhập thật sự". Đại biểu quốc hội thuộc đảng Cộng Hòa Tiến Bước của tổng thống Macron, ông Aurélien Taché ngày 19/02 đã đệ trình thủ tướng chính phủ 72 đề xuất nhằm tạo thuận lợi cho chính sách hội nhập người nước ngoài. Theo tác giả, chính phủ nên ưu tiên dành ra một khoản ngân sách ước tính 600 triệu euro hỗ trợ cho việc tăng cường học tiếng Pháp, giấy phép làm việc và tiếp cận nhà ở giúp người nhập cư hội nhập.

Cũng trên trang nhất Le Monde, với hàng tít "Nhạc jazz, tự do" nhật báo vinh danh cố nghệ sĩ violon và cũng là nhà soạn nhạc Didier Lockwood, qua đời hôm Chủ Nhật 18/02, ở độ tuổi 62. Tờ báo trở lại 40 năm sự nghiệp âm nhạc và nhất là cuộc gặp của ông với huyền thoại nhạc jazz khác của Pháp, nghệ sĩ Stephane Grappelli. Hai thế hệ khác nhau nhưng lại có cùng "tiếng đàn" và nhất là cùng một sở thích chuyển tải đam mê.

Libération : "Bạo hành, xâm hại, quấy rối tình dục. Những nhân chứng đang đè nặng Unef". Nhật báo thiên tả dành đến 6 trang báo lớn đăng các bài điều tra và lần đầu tiên lời chứng của 16 phụ nữ thuật lại việc các nhà lãnh đạo của nghiệp đoàn sinh viên có lẽ đã lạm dụng họ như thế nào. Những hành động này thường xuyên xảy ra nhưng từ lâu vẫn bị "ém nhẹm".

Les Echos : "Món tiền hời từ nguồn thuế đánh vào những căn hộ thứ hai". Những ai có căn hộ thứ hai để cho thuê sẽ phải trả thuế cư ngụ cho căn hộ này cao hơn trong năm nay. Sau Paris, Nice, Bordeaux, nhiều thành phố du lịch lớn khác cho biết sẽ tăng mức thuế này nhắm vào những loại căn hộ trên.

Le Figaro : "Số phận của Merkel treo lơ lửng theo lá phiếu của các đảng viên đảng Dân Chủ - Xã Hội". Bởi vì, từ ngày hôm nay, các thành viên của đảng SPD sẽ cho biết có thông qua thỏa thuận tiếp tục thành lập chính phủ liên minh với đảng bảo thủ của bà Merkel hay không.

La Croix : "Netanyahu, bất chấp tất cả". Mặc dù đang bị cáo buộc tham nhũng đeo bám, nhưng uy tín của thủ tướng Israel hiện nay vẫn còn rất cao trong lòng dân.

Minh Anh

Published in Quốc tế

Mỹ - Hàn sẽ tiếp tục tập trận bất chấp quan hệ Liên Triều cải thiện (RFI, 17/02/2018)

Trước các động thái hòa dịu hẳn của Bắc Triều Tiên, chính quyền Hàn Quốc vẫn duy trì quan điểm thận trọng. Ngày 17/02/2018, tổng thống Hàn Quốc cho rằng vẫn còn quá sớm để có quyết định dứt khoát về một hội nghị thượng đỉnh Liên Triều. Tuyên bố thận trọng này được đưa ra trong bối cảnh các quan chức Seoul xác nhận sẽ tiếp tục tập trận với đồng minh Mỹ, bất chấp những lời kêu gọi hủy bỏ liên tiếp của Bình Nhưỡng.

bandao1

Tổng thống Hàn Quốc và phu nhân Kim Jung Sook tham dự một buổi thi đấu tại sân trượt băng Gangneung, ngày 17/02/2018. Reuters/John Sibley

Theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap, phát biểu nhân dịp ghé thăm Trung Tâm Báo Chí của Thế Vận Hội PyeongChang, tổng thống Moon Jae In đã lưu ý rằng lúc này còn quá sớm để nói về thời điểm, thậm chí về sự tồn tại của một hội nghị thượng đỉnh Liên Triều, mà khả năng đã được lãnh đạo Bắc Triều Tiên gợi lên vào tuần trước.

Ngay khi ấy, tổng thống Hàn Quốc đã không trả lời ngay lời mời của Bình Nhưỡng khi nhấn mạnh đến sự cần thiết của một số điều kiện phù hợp.

Việc Bình Nhưỡng tỏ thái độ mềm mỏng với Seoul đã bị Washington hết sức nghi ngờ. Như để trấn an đồng minh Mỹ, Hàn Quốc mới đây đã xác nhận với Hoa Kỳ rằng các cuộc tập trận chung, được tạm gác trong thời gian Thế Vận Hội, sẽ được tái lập kể từ tháng Tư.

Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, Bruce Klingner, một chuyên gia cấp cao về Đông Bắc Á của Heritage Foundation tại Washington cho biết là toàn bộ quan chức Hàn Quốc mà ông có dịp tiếp xúc đều đảm bảo rằng các cuộc tập trận chung của liên quân Mỹ-Hàn sẽ tiếp tục diễn ra "như từ trước đến nay".

Câu hỏi đặt ra là nếu các cuộc tập trận Mỹ Hàn tiếp diễn, phản ứng của Bắc Triều Tiên sẽ ra sao, có sẽ tiếp tục "mềm mỏng" với người anh em miền Nam nữa hay không ?

Mới hôm trước (16/02), Bình Nhưỡng còn bắn tiếng nhắc lại yêu cầu Hàn Quốc hủy bỏ toàn bộ các cuộc diễn tập quân sự với Mỹ, vốn bị Bắc Triều Tiên cho là những cuộc tập trận nhằm chuẩn bị tấn công xâm lấn Bắc Triều Tiên. Theo hãng tin Nhật Kyodo, lời nhắc nhở được nêu lên trên trang web Uriminzokkiri của Bắc Triều Tiên.

Trọng Nghĩa

********************

Bắc Triều Tiên âm thầm kỷ niệm sinh nhật Kim Jong-il (RFI, 17/02/2018)

Ngày 16/02/2018, Bình Nhưỡng đã tổ chức kỷ niệm ngày sinh của cố lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-il, cha của lãnh đạo hiện nay. Ông Kim Jong Un đến viếng Cung kỷ niệm Kumsusan, nhưng tránh mọi hành động khiêu khích trong bối cảnh Bình Nhưỡng thúc đẩy ngoại giao liên quan đến căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

bandao2

Người dân Bình Nhưỡng viếng tượng lãnh đạo Bắc Triều Tiên nhân ngày sinh nhật chủ tích quá cố Kim Jong-il. Ảnh ngày 16/02/2018. Kyodo/via Reuters

Theo hãng thông tấn KCNA của Bắc Triều Tiên, được trang Nikkei trích dẫn, tháp tùng ông Kim Jong Un đến viếng Cung kỷ niệm Kumsusan, nơi yên nghỉ của ông nội Kim Nhật Thành và cha là Kim Jong-il, còn có ba phó chủ tịch đảng Lao Động là Choe Ryong Hae, Pak Kwang Ho và Ri Su Yong.

Đáng chú ý có lẽ là ông Hwang Pyong So, cựu tổng cục trưởng Tổng Cục Chính Trị thuộc quân đội Triều Tiên, từng có tin đồn là bị hành quyết, cũng tham gia buổi lễ trong trang phục dân sự.

Một dấu hiệu khác được cho là "hòa dịu" từ phía Bình Nhưỡng sau khi cử phái đoàn sang tham dự Thế Vận Hội mùa đông Pyeongchang : Lần đầu tiên kể từ nhiều năm qua, một số bài hát K-Pop Hàn Quốc được biểu diễn trước công chúng ở Bình Nhưỡng.

Nhiều cơ quan truyền thông của Bắc Triều Tiên đưa tin Dàn Nhạc Samjiyon của nước này đã "biểu diễn lại nhiều bài hát của miền nam" trong một buổi biểu diễn ngày 16/02 tại Bình Nhưỡng, trước nhiều quan chức của đảng và nghệ sĩ.

Trước đó, nhóm nhạc nổi tiếng của Bắc Triều Tiên đã trình diễn hai buổi nhân Thế Vận Hội tại Hàn Quốc, ở Gangneung và ở Seoul. Khoảng 120.000 người đã tìm cách có được một tấm vé trong số 1.000 vé bán ra tại Seoul.

Hai cố lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il rất hâm mộ nhạc pop Hàn Quốc. Năm 2000, nhân kỳ họp thượng đỉnh lịch sử giữa hai miền, nhiều ca sĩ và nhạc sĩ miền nam đã đến miền bắc và gặp Kim Jong-il. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên lúc đó đã cho phép họ trình diễn khoảng 20 bài hát.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Vatican muốn Bắc Kinh "nới rộng chiếc lồng" cho Giáo Hội Trung Quốc

Courrier International giới thiệu một bài phân tích trên báo Hồng Kông, về những lo ngại của người Công Giáo Hồng Kông trước chính sách xích lại gần với Bắc Kinh của Vatican mới đây, với cái giá rất lớn là Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc có nguy cơ trở thành kẻ thừa hành mệnh lệnh của đảng cộng sản.

vatican1

Hang đá thờ Đức Mẹ Lộ Đức, nhà thờ lớn Thiên Tân (Tianjin), Trung Quốc. Ảnh : Wikipedia

Courrier International dẫn lại một bài viết trên tờ Apple Daily của Hồng Kông, lên án các nhân nhượng "quá mức" của Tòa Thánh, theo các thông tin về đàm phán để thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, vừa lọt ra ngoài (1). Cụ thể là Tòa Thánh chấp nhận bảy giám mục "tự phong" của Giáo Hội thân Bắc Kinh, không có liên hệ với Vatican, đồng thời yêu cầu hai giám mục của Giáo Hội tại Trung Quốc - được Tòa Thánh bổ nhiệm – về hưu để nhường chỗ cho các chức sắc do chính quyền Bắc Kinh bổ nhiệm. Vatican cũng sẽ buộc phải cắt đứt quan hệ với Đài Loan.

Cho dù, về phần mình, trong tương lai Tòa Thánh có quyền tham gia ý kiến vào việc bổ nhiệm giám mục tại Trung Quốc, và tình hình hy vọng có thể được cải thiện trong mươi, hai mươi năm tới, thế nhưng nhật báo Hồng Kông nhấn mạnh là cũng cần phải tính tới việc tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Apple Daily ví Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc hiện nay như "chim trong lồng". Trong tương lai, "lồng" chỉ có thể được nới rộng hơn mà thôi. Tờ báo chất vấn Vatican : "Tại sao Tòa Thánh đã ý thức rõ ràng về nguy cơ chim trong lồng, vậy mà vẫn muốn đúc kết một thỏa thuận tồi tệ như vậy với Bắc Kinh ?".

Từ thỏa thuận ngoại giao đến thừa nhận các tội ác của chế độ

Theo Apple Daily, chính quyền Trung Quốc đang từng bước lấn tới. Kể từ khi kết thúc Đại hội 19 của đảng cộng sản, ông Tập Cận Bình không chỉ không còn khoan thứ cho "các giá trị (nhân quyền) phổ quát" (một khái niệm đang bị đảng cộng sản đánh phá tơi bời), mà còn đang nỗ lực phổ biến ra toàn thế giới "mô hình chính trị hiện hành tại Trung Quốc", đặc biệt là tới các nước đang phát triển, hoặc ít phát triển hơn. Cụ thể là mô hình một chế độ chính trị độc tài, quyền lực tập trung trong tay một người, hoặc một đảng duy nhất.

Tính chất đặc biệt nguy hiểm của thỏa thuận tương lai giữa Vatican và Bắc Kinh là "một phương thức trá hình dẫn đến việc thừa nhận toàn bộ các đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với Giáo Hội và các tín đồ", mở rộng ra là đối với toàn bộ các xâm phạm quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng kể từ khi chế độ cộng sản nắm quyền năm 1949. Và nếu Tòa Thánh chấp nhận sống cảnh cá trong chậu, chim trong lồng như vậy, thì ai sẽ là người cổ vũ cho cuộc đấu tranh vì "công lý, hòa bình và tình thương yêu", vì các giá trị phổ quát, theo lý tưởng Công Giáo.

Việc Vatican nhân nhượng Bắc Kinh tại Hoa lục khiến chính quyền Trung Quốc trở nên "nghênh ngang hơn", cũng là mối đe dọa trực tiếp đối với người Công Giáo Hồng Kông, cho dù Hồng Kông là một địa phận riêng. Tờ Apple Daily cảnh báo là với cái đà Hồng Kông ngày càng bị kéo vào vòng kiểm tỏa của Bắc Kinh, sẽ đến lúc địa phận Công Giáo Hồng Kông không còn dám nói đến dân chủ và nhân quyền tại Trung Quốc.

"Viên đại sứ hiểu rõ về Trung Quốc"

Trung Quốc – quốc gia độc đảng, đầu tầu của tăng trưởng kinh tế toàn cầu – có phải là mối đe dọa với thế giới hay không ? Đây là một trong những vấn đề mà cựu đại sứ Pháp tại Trung Quốc Claude Martin tìm cách trả lời trong cuốn hồi ký sắp ra mắt "La diplomatie n’est pas un dîner de gala" (tạm dịch là "Ngoại giao không phải là một buổi đại yến") (2).

Le Point có bài bình luận về cuốn sách, với tựa đề "Viên đại sứ hiểu rõ về Trung Quốc". Theo người giới thiệu – nhà báo Guy Sorman -, tác giả dường như tập trung hơn vào chỗ chỉ ra những đặc thù của đất nước hơn một tỉ dân này, đặc biệt là những điểm yếu, như "ba vết thương" lớn của Trung Quốc là "nạn tham nhũng, nạn ô nhiễm và nạn bán mình". Nạn bán mình được hiểu theo nghĩa rộng, gồm bán thể xác (mại dâm) và bán linh hồn (rất nhiều người Trung Quốc có cảm giác đã bán tâm hồn cho phương Tây, về phần mình, đảng cộng sản không ngừng lên án tư tưởng "tự do" phương Tây làm ô nhiễm xã hội Trung Quốc).

Theo cựu đại sứ Pháp – người có mặt tại Trung Quốc vào thời điểm xảy ra Thiên An Môn - "hoàng đế Trung Hoa" Tập Cận Bình và đảng cộng sản "ít hùng mạnh" hơn là mọi người vẫn nghĩ, cho dù Tập hoàng đế tập trung trong tay ba quyền lực chính, Đảng, Nhà nước và quân đội. Theo ông Claude Martin, sự tập trung quyền lực này "không đủ để ngăn được đà đi tới của các cực quyền lực đối địch, giới doanh nhân, các phong trào phản kháng, các mạng xã hội".

Ngộ nhận hơn ba thế kỷ của giới trí thức

Cựu đại sứ Pháp đặc biệt nhấn mạnh đến "các ngộ nhận", hay "các huyễn tưởng" của người Pháp về xã hội Trung Quốc, bắt nguồn từ thế kỷ XVII, qua câu chuyện của các nhà truyền giáo từng có ý định vận động hoàng đế Trung Quốc cải đạo. Theo lời kể của các cha đạo thời đó, Trung Quốc là một chế độ lý tưởng do một quân vương hiền minh đứng đầu, với sự trợ giúp của các bực quan chức giàu học vấn. Hình ảnh về nước Trung Quốc lý tưởng đã ảnh hưởng đến triết gia Voltaire, trong dự án xây dựng một nền quân chủ khai sáng cho nước Pháp. Trong lúc trên thực tế, các hoàng đế Trung Quốc là "những kẻ tàn bạo", còn quan lại thì hết sức tham nhũng.

Các hiểu biết của trí thức Pháp về chế độ Trung Quốc thời cộng sản, với cuộc Cách mạng Văn hóa đẫm máu những năm 1960, cũng hết sức sai lạc, hoặc lệch pha. "Trung Quốc thay đổi quá nhanh với những người quan sát chúng ta", cựu đại sứ nhận xét.

Nhà ngoại giao Pháp nhắc đến tổng thống de Gaulle, cố lãnh đạo Pháp, một trong số hiếm các chính trị gia có quan điểm thực tế về Trung Quốc. Vào năm 1964, ông là người đầu tiên trong số các lãnh đạo phương Tây công nhận chính quyền Trung Quốc. Thời kỳ sau này, Jacques Chirac là người duy nhất trong số các tổng thống Pháp có được một cái nhìn thực tế về Trung Quốc, thế nhưng thái độ tỉnh táo đó không được các doanh nghiệp tiếp bước.

Về đe dọa Trung Quốc xâm lược các nước láng giềng ở khu vực Biển Đông, nhà ngoại giao Pháp cho rằng Bắc Kinh không có chủ trương "gây hấn", mà chỉ muốn "mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình", "đẩy xa hơn các ranh giới trên biển", với tư cách một siêu cường đang lên, đang trở lại với vị thế xưa kia vốn có của một quốc gia coi mình là trung tâm của thiên hạ. Bắc Kinh không muốn Hoa Kỳ có mặt tại Biển Đông.

Điều mà cựu đại sứ Pháp đặc biệt nhấn mạnh là Trung Quốc là một đất nước hết sức đa dạng, và tương lai của Trung Quốc hiện nay sẽ chủ yếu sẽ do chính người Trung Quốc quyết định.

"Cú đánh cược cuối cùng" của thủ tướng Đức Merkel

Về thời sự Châu Âu, đáng chú ý có bài phân tích về tình hình chính trị Đức trên Le Point, với tựa đề "Cú đánh cược cuối cùng của bà Merkel". Bài viết ghi nhận : thỏa hiệp lập chính phủ liên hiệp Đức, giữa các đảng phái bị coi là "thất cử", có thể giúp cho bà Merkel đảm nhiệm chức thủ tướng thêm một nhiệm kỳ thứ tư nữa, nhưng cần phải lưu ý một điều là cử tri Đức đã rất thất vọng, và họ đang chờ đợi "sự thay đổi".

Hiển nhiên là "phép lạ kinh tế" Đức hiện vẫn tiếp tục, với tăng trưởng 2,2% năm ngoái, Frankfurt ngày càng khẳng định như là một thủ phủ tài chính của Châu Âu, sau khi các định chế tài chính rời khỏi Luân Đôn sau Brexit, thất nghiệp tụt xuống còn 3,6%, với khoảng 500.000 chỗ làm mới một năm, thặng dư thương mại lên đến 245 tỉ euro, nợ công tiếp tục sụt giảm… Tất cả các thế mạnh đó không che khuất được một điều là mô hình Đức đang bị đặt thành vấn đề, "với áp lực bảo hộ, cạnh tranh từ Mỹ và một số đối tác chủ chốt của Đức, với bê bối gian lận quy mô lớn trong ngành xe hơi – trụ cột của kinh tế Đức, với xu hướng đòi tăng lương bổng trong nhiều ngành kinh tế, dịch vụ công, cũng như các bất đồng sâu sắc trong vấn đề tiếp đón người nhập cư, và số lượng gia tăng các vụ khủng bố Hồi Giáo…".

Theo Le Point, cho đến nay, thủ tướng Đức Merkel tỏ ra là một nhà quản trị xuất sắc, hơn là một nhà lãnh đạo có viễn kiến. Bà đã quản lý rất tốt di sản chính trị của Helmut Kohl, di sản kinh tế của Gerhard Schroder. Tuy nhiên, để đưa nước Đức hiện nay tiến lên đòi hỏi một cách nhìn khác. Theo Le Point, con đường duy nhất có triển vọng với thủ tướng Đức là đặt nước Đức trong dự án "tái xây dựng" Châu Âu với các mục tiêu chính : củng cố khu vực đồng euro, chủ quyền thương mại, thuế quan và kỹ thuật số của Châu Âu lục địa, tăng cường an ninh và kiểm soát biên giới.

Để làm được những việc này, Berlin chỉ có thể trông cậy trước hết vào Pháp. Lịch trình cho các nỗ lực chấn hưng khu vực đồng euro và Liên Hiệp Châu Âu là rất khẩn trương. Tân chính phủ liên hiệp Đức – nếu được thành lập – sẽ chỉ có vài tháng để phối hợp với Pháp làm rõ các vấn đề này trước mùa thu năm nay 2018, thời điểm khởi sự các cuộc bầu cử Châu Âu tháng 5/2019, và cũng là lúc các thương lượng về Brexit đã ngã ngũ.

Đức-Pháp và tương lai Châu Âu : Triết gia Habermas lên tiếng

Về quan hệ Pháp - Đức, Le Point có bài phỏng vấn nhà triết học người Đức Habermas, nhân dịp hai đảng CDU và SPD vừa đạt thỏa thuận lập chính phủ liên hiệp Đức, sau gần bốn tháng đàm phán. Triết gia Habermas, sinh năm 1929, đại diện xuất sắc của trường phái Frankfurt, cũng được coi là một trong những nhà tư tưởng hàng đầu của Châu Âu.

Lý giải về hậu quả chủ nghĩa dân túy đang âm thầm phổ biến trong xã hội Đức hiện nay, nhà tư tưởng Đức cho rằng đây là cái giá phải trả cho cả một thập niên "phi chính trị hóa", nơi "lối sống hưởng thụ bàng quang" được khuyến khích, nơi các vấn đề thực sự quan trọng như tương lai của Châu Âu đã bị làm ngơ. Ông kêu gọi nước Đức, cũng như các nước Châu Âu, khác "vượt qua chủ nghĩa ích kỷ quốc gia", "kể cả chủ nghĩa dân tộc Đức về kinh tế", để gia tăng tinh thần hợp tác.

Triết gia Habermas khẳng định chỉ có như vậy "các quốc gia Châu Âu nhỏ bé" mới có thể cùng quyết định được "vận mệnh chính trị của mình". Đóng góp cho ngôi nhà chung Châu Âu chính là phục vụ nhiều hơn cho đất nước của riêng mình. Ông đặc biệt ca ngợi các sáng kiến "thích đáng" của "nước Pháp Macron", đang nỗ lực vươn lên đóng vai trò hướng đạo Châu Âu. Ông đặt nhiều hy vọng vào "sự sáng suốt chính trị" và "ý thức cộng hòa" của tổng thống Pháp.

Theo Habermas, điều làm nên sự khác biệt giữa tổng thống Macron với các lãnh đạo Châu Âu khác là "bản năng chính trị" khiến ông nhìn thấy trong tương lai của Liên Hiệp Châu Âu một "thách thức quyết định, không chỉ với Châu Âu, mà cả với nước Pháp". Trực giác của tổng thống Pháp đi liền với ba phẩm chất quan trọng khác, đó là quyết tâm mãnh liệt làm chuyển động các ranh giới chính trị vốn có, óc kiến thiết đủ để vạch ra một tầm nhìn có cơ sở, và khả năng thuyết phục người Pháp. Habermas hy vọng tiếng nói của Macron cũng sẽ được lắng nghe tại Đức và Châu Âu.

Jurgen Habermas được coi là kiến trúc sư chính của tư tưởng "chủ nghĩa yêu nước Hiến pháp" (Patriotisme constitutionnel), trụ cột của các nền dân chủ hiện đại.

Kế nhiệm thủ tướng Anh có thể là một chính trị gia "thế kỷ 18"

Nước Anh đang khép lại, đặc biệt với quyết định chia tay với Liên Âu đang đi về đâu ?

Courrier International trích The Economist giới thiệu gương mặt có thể kế nhiệm thủ tướng May, một nhân vật được ví là "con người của thế kỷ 18". Theo một thăm dò dư luận trong hàng ngũ đảng viên bảo thủ, ngày 01/02, nghị sĩ Jacob Rees-Mogg, đứng đầu trong số những ứng cử viên kế nhiệm bà May, với tỉ lệ 21%.

Tín đồ Công Giáo cuồng nhiệt - có quan điểm chống phá thai, ngay cả trong trường hợp bị cưỡng hiếp – này cho biết sẵn sàng tuân lệnh Giáo Hội Công Giáo La Mã, hơn là lãnh đạo nhóm, phái chính trị tại Quốc Hội. Tờ báo hài hước Anh Quốc Private Eye dẫn lại lời hô hào "của" nghị sĩ thế kỷ 18 Jacob Rees-Mogg : "Chúng ta phải bẻ gẫy các xiềng xích của Liên Âu để được buôn bán tự do với các xứ Ba Tư, Lưỡng Hà và Khiết Đan (hay "Cathay") (từ tiếng Anh xưa để chỉ Trung Quốc)".

Trang nhất các tuần báo

Đời sống chính trị xã hội trong nước là chủ đề lớn của các tuần báo Pháp số ra tuần 15 đến 21/02/2018. L’Express tập trung giải mã phương pháp truyền thông của tổng thống Emmanuel Macron, được coi là một người có quan hệ rất kín kẽ với báo chí.

Le Point giới thiệu vị bộ trưởng giáo dục, ông Jean-Michel Blanquer, đang nổi lên như một trụ cột của chính phủ Macron, người mà Le Point gọi là "phó tổng thống". Theo các thăm dò dư luận, tỉ lệ người "không thiện cảm" với bộ trưởng giáo dục là thấp nhất so với 30 chính trị gia được coi là tiêu biểu hiện nay. Bộ trưởng Jean-Michel Blanquer được coi là người có kinh nghiệm đáng nể. Đài France 2 đã phải rất vất vả để tìm được một chính trị gia sẵn sàng tranh luận với ông về dự án cải cách giáo dục sắp tới.

L’Obs đặt vấn đề về mặt trái của "tòa án truyền thông", trong bối cảnh khắp nơi dậy lên làn sóng tố cáo bạo lực tình dục, với tựa đề "Có nên tố giác sạch sành sanh ?".

Chủ đề chính của Courrier International là "cuộc cách mạng truyền hình trực tuyến" đang làm đảo lộn ngành công nghiệp giải trí.

Trọng Thành

----

(1) Nhật báo Apple Daily (Quả Táo), với 430.000 ấn bản, của doanh nhân Jimmy Lai (Lê Trí Anh), nổi tiếng với lập trường chỉ trích không khoang nhượng chính quyền Trung Quốc (theo Courrier International).

(2) "La diplomatie n’est pas un dîner de gala", Nhà xuất bản Aube, 912 tr. Ra mắt 15/03.

Published in Quốc tế

Đến lượt Mỹ tố cáo Nga tung mã độc tấn công phương Tây năm 2017 (RFI, 16/02/2018)

Ngày 6/02/2018, phát ngôn viên điện Kremlin một lần nữa lại lên tiếng bác bỏ lời cáo buộc của Mỹ, theo đó quân đội Nga là thành phần đứng sau vụ tấn công bằng mã độc "NotPetya" đã khiến thế giới thiệt hại hàng tỉ đô la. Trước đó, phủ tổng thống Nga cũng đã bác bỏ cáo buộc tương tự đến từ Luân Đôn.

nga1

Mã độc NotPetya được sử dụng để cướp tiền trên internet. DAMIEN MEYER / AFP

Đối với Nhà Trắng, chính Nga là chủ mưu trong vụ tấn công tin học bằng mã độc hồi tháng 6/2017, vừa làm tê liệt một phần hạ tầng cơ sở của Ukraine, vừa phá hoại các hệ thống máy tính tại Mỹ và Châu Âu trong đó có nhiều máy chủ của các tập đoàn lớn.

Washington đồng thời cho rằng vụ tấn công tin học đó sẽ phải lãnh hậu quả quốc tế.

Trước Hoa Kỳ, cơ quan an ninh mạng của Anh cũng xác định các mục tiêu ban đầu của vụ tấn công bằng mã độc "NotPetya" là Ukraine, tuy nhiên mã độc nhanh chóng lan rộng, ảnh hưởng cả mạng lưới kinh doanh của Châu Âu và Nga.

Điện Kremlin đã nhanh chóng bác bỏ các cáo buộc trên, bị phát ngôn viên Dmitry Peskov cho là vô căn cứ. Đối với phía Nga, những lời tố cáo nằm trong chiến dịch bài Nga đang được phương Tây tiến hành.

Theo hãng Reuters, lời tố cáo ngắn nhưng dữ dội của Mỹ nhắm vào Nga là một điểm mới lạ, vì đây là lần đầu tiên mà chính phủ Hoa Kỳ đã đổ lỗi cho Nga về cái được coi là một trong những vụ tấn công mạng tệ hại nhất từ trước đến nay. Trước chính quyền, các chuyên gia an ninh mạng đã quy trách nhiệm cho Nga.

Trọng Nghĩa

*****************

Mỹ ép EU tự lo quốc phòng, nhưng không muốn bị cạnh tranh về vũ khí (RFI, 16/02/2018)

Khoảng 20 nguyên thủ và lãnh đạo chính phủ Châu Âu cùng tham gia Hội nghị an ninh hàng năm Munich, Đức, vào cuối tuần này, 17-19/02/2018, trong bối cảnh nước Mỹ của Donald Trump chủ trương "co cụm", giảm bớt gánh vác về an ninh và kêu gọi các đồng minh Châu Âu tăng cường khả năng "tự lo" về quốc phòng. Đây cũng là một trong những nội dung chính trong cuộc họp của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong hai ngày 14 và15/02, tại Bruxelles.

nga2

Quốc kỳ của 27 nước thành viên NATO. Reuters/Mandel Ngan

Từ lâu, Washington luôn yêu cầu các nước đồng minh Châu Âu phải tăng ngân sách để cùng "chia sẻ gánh nặng" quốc phòng với Mỹ. Sau khi tăng thêm 40% ngân sách cho việc triển khai quân nhân Mỹ tại Châu Âu (European Deterrence Initiative) năm 2018, Hoa Kỳ mới thông báo tăng thêm 35% (khoảng 6,5 tỉ đô la) cho quốc phòng năm 2019.

Theo tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, quyết định của Mỹ nhằm "thúc đẩy các đồng minh Châu Âu nỗ lực hơn nữa để đảm bảo an ninh cho chính họ". Năm 2014, NATO đã quyết định, trong vòng 10 năm, mỗi nước thành viên phải đạt được mức tối thiểu cho chi phí quân sự là 2% GDP và hơn một nửa số nước thành viên phải đạt được mức này vào năm 2024. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Jens Stoltenberg, "đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm". Trên thực tế, mới chỉ có 8 trên tổng số 29 nước thành viên NATO có thể đảm bảo được mức chi 2% GDP cho quốc phòng vào năm 2018 và có thể đạt đến chỉ tiêu 15 nước cho đến năm 2024.

Trước sức ép của Hoa Kỳ, các nước Châu Âu đã có phản ứng. Tuy nhiên, cách thức tăng cường khả năng "tự lo" về quốc phòng của các đồng minh Châu Âu lại làm Mỹ lo ngại : Liên Hiệp Châu Âu muốn phối hợp phát triển ngành công nghiệp quốc phòng.

Từ Bruxelles, thông tín viên RFI Pierre Benaze cho biết thêm thông tin :

"Trong chuyên cơ đưa bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Bruxelles, ông James Mattis cho biết sẽ nhấn mạnh đến việc tăng ngân sách quốc phòng. Ngoài ra, một trong các trợ lý của ông nói thêm là các dự án về mặt quốc phòng của Liên Hiệp Châu Âu cũng không nên gây hại cho NATO.

Những lời cảnh báo này trực tiếp nhắm đến thượng đỉnh "Quốc phòng Châu Âu" gần đây nhất diễn ra vào tháng 12/2017, khi Châu Âu nêu lên một số dự án và khả năng cùng tài trợ nếu được, đặc biệt cho ngành công nghiệp vũ khí của lục địa này.

Các nước đồng minh Châu Âu cố trấn an và khẳng định không có bất kỳ rủi ro nào về trùng lặp vô ích hoặc khả năng cạnh tranh. Nhưng theo đại sứ Mỹ tại NATO, thực ra Washington lo ngại về hình thức bảo hộ Châu Âu. Và có thể đây là điểm yếu gây khó chịu vì ngoài mục tiêu 2% GDP cho quốc phòng, còn có mục tiêu 1/5 tổng chi phí được giành cho đầu tư trang thiết bị.

Cho đến nay, các thành viên Châu Âu vẫn phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp quốc phòng của Hoa Kỳ. Hoạt động bán vũ khí của Mỹ cho các lực lượng quân sự Châu Âu có thể sẽ giảm đi nếu Liên Hiệp Châu Âu đạt được mục tiêu thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng".

Theo AFP, mối lo ngại chính của Mỹ là Châu Âu chuyển qua mua vũ khí khí tài của Châu Âu. Một nhà ngoại giao Châu Âu đáp lại : "Phải có một quan hệ cân bằng, vì các nước Châu Âu không thể cung cấp trang thiết bị quốc phòng trên lãnh thổ Mỹ".

Dù còn phải giải quyết nhiều bất đồng, nhưng theo một nhà ngoại giao Châu Âu, "cần phải duy trì sự thống nhất của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, vì một số nước khác muốn can thiệp" dù không chỉ đích danh nước Nga.

Báo cáo thường niên về tương quan quân sự trên thế giới - The Military Balance 2018, của Viện Nghiên Cứu Chiến Luợc Quốc Tế - IISS, công bố ngày 14/02 vừa qua, nhận định rằng Nga tiếp tục sử dụng vũ lực đối với các nước láng giềng và ở nước ngoài và các nỗ lực vươn lên về quân sự của Nga, cũng như Trung Quốc, làm thay đổi thế cân bằng quân sự hiện hữu.

Thu Hằng

Published in Quốc tế