Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

 

Thế giới vẫn còn tiếp tục đương đầu với đại dịch Covid-19 khi có gần 50.000 người chết mỗi tuần. Chưa ai biết và có thể khẳng định khi nào đại dịch này mới kết thúc. Bên cạnh đại nạn do Covid-19 gây ra thì Trung Quốc nổi lên như là một vấn đề của thế giới. Căng thẳng giữa eo biển Trung Quốc và Đài Loan khiến dư luận lo lắng liệu một cuộc chiến tranh qui mô tầm thế giới có xảy ra không, nhất là sau khi tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây khẳng định Mỹ sẽ can thiệp nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan. Theo chúng tôi, chính thái độ rõ ràng này của chính quyền Mỹ (thay vì chính sách mơ hồ như trước đây) sẽ khiến chiến tranh không xảy ra giữa Trung Quốc và Đài Loan.

Việc Trung Quốc trở thành cường quốc số 2 và đang cạnh tranh gay gắt ngôi vị bá chủ thế giới của Mỹ khiến thế giới sôi động hơn bao giờ hết. Mọi chính sách hay thay đổi tại Trung Quốc đều ảnh hưởng đến khu vực và thế giới. Tìm hiểu về Trung Quốc vì vậy luôn là nhiệm vụ của các quốc gia và các tổ chức chính trị.

Trung Quốc vừa kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng cộng sản (1/7/1921-1/7/2021). Trong buổi lễ này, chủ tịch Tập Cận Bình đã khẳng định rằng "chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể cứu Trung Quốc, chỉ có chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc mới có thể phát triển Trung Quốc". Theo ông Tập thì chỉ có Đảng cộng sản Trung Quốc mới có thể giúp người dân Trung Quốc đi từ chỗ "ăn no mặc ấm không đủ, cho tới tương đối sung túc về tổng thể như ngày hôm nay". Sự thật là Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tích. Năm 1990, khi bắt đầu mở cửa làm ăn với thế giới, Trung Quốc có 750 triệu người dân sống dưới mức nghèo đói theo tiêu chuẩn quốc tế, chiếm 2/3 dân số. Năm 2012 số lượng này giảm xuống 90 triệu người và năm 2016 chỉ còn 7,2 triệu (0,5% dân số).

Tuy nhiên sự phát triển của Trung Quốc là không đồng đều. Khu vực phát triển năng động nhất tập trung ở các tỉnh duyên hải đông nam như Quảng Đông, Phúc Kiến và Quảng Tây... Dân số khu vực này chỉ 1/3 nhưng đóng góp đến 50% GDP và 84% xuất khẩu của Trung Quốc. Theo Credit Suisse thì 1% người giàu Trung Quốc chiếm giữ 30% tài sản quốc gia trong khi đó, theo lời thủ tướng Lý Khắc Cường thì năm 2020 Trung Quốc có 600 triệu người dân thu nhập khoảng 1.000 CNY/tháng (154 USD) và số tiền này không đủ thuê căn hộ ở một thành phố trung bình của Trung Quốc.

tcb-00

Tư tưởng của Tập Cận Bình đã được chính thức đưa thêm vào Điều lệ đảng tại Đại hội 19 với tên gọi : "Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới". (Ảnh : Ông Giang Trạch Dân đang dùng kính lúp để tìm xem tư tưởng Tập Cận Bình là cái gì và ở đâu)

Tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng tại Trung Quốc là mặt trái của sự tăng trưởng thần kỳ trong 40 năm qua và đang đe dọa cho sự ổn định của Đảng cộng sản Trung Quốc. Dân số Trung Quốc đang già đi. Tuổi về hưu ở Trung Quốc trung bình là 55 vì phần đông người lao động đã kiệt sức khi đến tuổi đó. Hai vợ chồng bình thường ở Thượng Hải muốn mua một căn hộ 60m2 phải nhịn ăn uống trong 40 năm mặc dù ngành xây dựng Trung Quốc chiếm 29% trọng lượng nền kinh tế. Việc lạm dụng ngành xây dựng sẽ khiến Trung Quốc trả giá đắt. Thông thường ngành xây dựng chiếm 10% GDP là an toàn. Việc tập đoàn bất động sản Evergrande đối mặt với tình trạng phá sản là một minh chứng. Mặc dù Evergrande đã kịp trả khoản nợ 83 triệu USD cho một quĩ đầu tư nhưng việc này cũng chỉ để câu giờ trong lúc chờ bán các trụ sở tại các thành phố lớn như Thâm Quyến, Thượng Hải. Ví dụ trụ sở tại Hồng Kông đang được đàm phán với Hopson, một công ty địa ốc khác xung quanh giá 2,6 tỉ USD. Evergrande còn công ty xe hơi điện trị giá 50 tỉ USD nhưng đang bị ép giá còn 5 tỉ USD. Đội bóng Quảng Châu, hạng nhất Trung Quốc bán đi cũng thu về được một vài tỉ USD... Chính quyền Trung Quốc sẽ không để Evergrande quỵt nợ người dân vì điều đó có thể châm ngòi cho các cuộc bạo loạn mà chỉ cho phép quỵt nợ các quĩ đầu tư nước ngoài. Sự phá sản của Evergrande là khó tránh khỏi và nó đánh dấu cho sự cáo chung của ngành xây dựng Trung Quốc vốn đã bị lạm dụng cho tăng trưởng suốt thời gian qua.

Năm 2022 sẽ diễn ra đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 20. Nhiều khả năng Tập Cận Bình sẽ tiếp tục lãnh đạo Trung Quốc thêm nhiệm kỳ 3. Tư tưởng của Tập Cận Bình đã được chính thức đưa thêm vào Điều lệ đảng tại Đại hội 19 với tên gọi : "Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới". Sau khi Trung Quốc mở cửa bang giao với thế giới hồi thập niên 80 thì Đặng Tiểu Bình đã chủ trương cho phép một số thành phần dân chúng và địa phương làm giàu trước rồi cả nước sẽ theo sau. Sau 40 năm thì đúng là đã có nhiều người, nhiều vùng giàu lên nhưng các tỉnh thành nằm sâu trong lục địa vẫn không thể đuổi kịp và hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng lớn. Đã đến lúc Tập Cận Bình triển khai thực hiện và cụ thể hóa tư tưởng của mình bằng khẩu hiệu "Thịnh vượng chung" hay "cộng đồng phú dụ, cùng giàu".

Kế hoạch "thịnh vượng chung" là gì và nó sẽ diễn ra thế nào? Theo các nhà quan sát thì Trung Quốc sẽ tiếp tục xem các doanh nghiệp nhà nước là trụ cột của nền kinh tế, các công ty tư nhân lớn phải đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền. Của cải phải được trả lại cho xã hội và nhà nước cần kiểm soát tư tưởng người dân... Trung Quốc bắt đầu "tấn công" qui mô vào các lĩnh vực như xây dựng, bảo hiểm, dịch vụ dạy thêm, thương mại điện tử, dịch vụ tài chính trực tuyến, thông tin xã hội, chơi game, giải trí và điện ảnh, ứng dụng gọi xe, khai thác và trao đổi tiền điện tử... Việc tỉ phú Jack Ma (Mã Vân), người sáng lập tập đoàn Alibaba bị chính quyền trừng phạt vì chỉ trích hệ thống ngân hàng nhà nước là sự mở màn cho cuộc cách mạng cộng sản lần thứ hai do Tập Cận Bình khởi xướng và lãnh đạo.

Alibaba đã "nhận lỗi" bằng việc đóng góp 15,5 tỉ USD cho chính sách "thịnh vượng chung" của Tập Cận Bình. Theo sau là các ông lớn như Tencent của tỉ phú Pony Ma, góp 7,7 tỉ USD. Công ty Pinduoduo Inc góp 1,5 tỉ USD... Trước đó giới văn nghệ sĩ cũng đã được "gọi tên" như việc phạt ngôi sao điện ảnh Phạm Băng Băng 130 triệu USD vì tội trốn thuế. Trịnh Sảng 46 triệu USD cũng tội danh trốn thuế. Ca sĩ kiêm diễn viên Ngô Diệc Phàm bị bắt giữ vì tội hiếp dâm. Ngôi sao Triệu Vy cũng bị cấm hoạt động và xuất hiện trên mọi nền tảng tại Trung Quốc... Ngoài ra, dịch vụ dạy thêm với doanh thu 120 tỉ USD đã bị cấm. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục cũng bị cấm. Chơi game trực tuyến với trẻ em dưới 18 tuổi chỉ được phép 3 tiếng mỗi tuần. Các ca sĩ ẻo lả cấm không được biểu diễn. Các công ty có kế hoạch bán cổ phần ra thị trường Mỹ sẽ bị theo dõi sát sao... Việc các tỉ phú và ngôi sao Trung Quốc bị chính quyền thanh trừng là vì ảnh hưởng của họ ngày càng lớn và có thể thách thức quyền lực của Đảng cộng sản cũng như Tập Cận Bình. 

Chúng ta nên biết rằng các chế độ cộng sản ra đời dựa trên một ý thức hệ, bao gồm một số "giá trị" căn bản như chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp, kinh tế nhà nước, sở hữu tập thể, độc tôn về tư tưởng Mác-Lê... Việc trước đây Đặng Tiểu Bình đưa ra chủ trương "mèo trắng hay mèo đen, mèo nào bắt được chuột đều là mèo tốt" không phải vì muốn đoạn tuyệt với chủ nghĩa cộng sản mà chỉ vì khi đó Trung Quốc quá nghèo. Ngày hôm nay Trung Quốc có nhiều tỉ phú đô la chỉ sau Mỹ và các nhà tài phiệt đó cấu kết với các quan chức để trở thành những lãnh chúa. Ảnh hưởng của họ ngày càng lớn và họ đang làm lố bịch hóa ý thức hệ cộng sản. Ước mơ "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" hay "chủ nghĩa cào bằng" đã trở nên nhảm nhí khi thị trường Trung Quốc chiếm đến 50% doanh thu của các mặt hàng xa xỉ trên toàn thế giới.

tcb-2

Liệu các tỉ phú trẻ Trung Quốc có chịu quay về chế độ cộng sản toàn nguyên như trước đây ? (Ảnh : Một số tỉ phú trẻ Trung Quốc)

Việc Tập Cận Bình muốn quay lại với chủ nghĩa cộng sản toàn nguyên khi xã hội bất ổn và quyền lực bị đe dọa là điều dễ hiểu và hiển nhiên. Tuy nhiên làm được hay không lại là việc khác. Trung Quốc ngày nay đã khác xa với Trung Quốc của 40 năm về trước. Không chỉ các nhà tỉ phú và tài phiệt Trung Quốc trở nên giàu có và quyền lực mà các quan chức Đảng cộng sản cũng thế. 89 triệu đảng viên cộng sản là một giai cấp khác, họ thống trị 1,4 tỉ người Trung Quốc, họ có mọi đặc quyền đặc lợi và một cuộc sống vương giả. Sự giàu có và xa hoa của quan chức Trung Quốc vượt xa mọi sự tưởng tượng. Một ví dụ, khi khám nhà Zhang Qi, một quan chức tỉnh Hải Nam thì cơ quan điều tra đã phát hiện kho chứa 13 tấn vàng cùng hàng chục nghìn tỉ nhân dân tệ chưa kể vô số bất động sản ở khắp nơi. Bắt họ quay lại cuộc sống kham khổ như trước đây hay chia bớt tiền cho người nghèo là điều viển vông. Mặt khác nền kinh tế của Trung Quốc đã hội nhập rất sâu vào nền kinh tế thế giới. Việc "lấy của người giàu chia cho người nghèo" một cách thô thiển như trước đây là không thể thực hiện được. Các nhóm lợi ích, tức các liên minh quyền tiền nếu bị tấn công thì họ sẽ hợp lực lại với nhau để chống Tập Cận Bình.

Có thể thấy được kế hoạch "thịnh vượng chung" của Tập Cận Bình sẽ sớm rơi vào bế tắc và thất bại. Mô hình dân chủ của phương Tây dù còn khiếm khuyết nhưng vẫn là giải pháp ưu việt nhất cho việc quản trị quốc gia hiện nay. Nền kinh tế thị trường không thể bị hạn chế và cấm đoán mà chỉ có thể điều tiết bằng công cụ thuế một cách hợp lý và minh bạch qua cách đánh thuế lũy tiến như các nước Châu Âu. Sau đó là chính sách phúc lợi xã hội dành cho toàn dân đồng thời tạo ra sự bình đẳng về cơ hội cho mọi người bằng việc miễn phí giáo dục và y tế... Muốn thế thì Trung Quốc phải từ giã chủ nghĩa cộng sản và dân chủ hóa đất nước. Đây là điều mà Trung Quốc dù có muốn cũng không làm được.

Chủ nghĩa Mác-Lê mặc định đảng cộng sản cầm quyền tuyệt đối và suốt đời như là một đội quân chiếm đóng. Dưới chế độ chính trị đó người dân không có tiếng nói gì nên không có trách nhiệm gì. Đất nước đơn giản chỉ là một tình cảm với nơi "chôn rau cắt rốn" chứ không bao giờ là "một không gian liên đới và một dự án tương lai chung". Các đảng cộng sản không bao giờ xem mình là một thành phần của dân tộc mà ngược lại họ luôn cho rằng đất nước chỉ là một chiến lợi phẩm mà họ đã giành được. Không có đồng thuận dân tộc thì không thể nào xây dựng được một tương lai chung. Sự phát triển của mô hình Trung Quốc đã đến lúc phải kết thúc. Khủng hoảng tại Trung Quốc không phải là khi nào sẽ bắt đầu mà chỉ là khi nào nó không còn che đậy được nữa mà thôi.

Việt Hoàng

(27/10/2021)

Published in Quan điểm

Cần "nghiên cứu" Tư tưởng Tập Cận Bình

Thụy My, RFI, 13/09/2021

L’Obs tuần này với bài "Trong suy nghĩ của Tập Cận Bình" nhận thấy, mùa tựu trường năm nay tại Trung Quốc đi kèm với một sáng kiến quan trọng : tư tưởng Tập Cận Bình được đưa vào sách giáo khoa.

tcb1

Sách của Tập Cận Bình được trưng bày tại Hội chợ sách quốc tế Bắc Kinh, ngày 23/08/2017.  AP - Mark Schiefelbein

Từ khi còn rất nhỏ tuổi, các học sinh nay sẽ khám phá khuôn mặt "nhân từ" của người quyền lực nhất Trung Quốc, cổ vũ các em tuân theo Đảng cộng sản. Trong sách, "bác Tập" luôn tươi cười, bao quanh là những chiếc khăn quàng đỏ của đội Thiếu niên Tiền phong.

Tác giả Pierre Haski cho rằng chúng ta cũng phải tìm hiểu tư tưởng Tập Cận Bình, vì nó đang nhào nặn ra một thế giới khác. Một chiến dịch kiểm soát ý thức hệ đang diễn ra tại Hoa lục, tăng cường sự thống trị của đảng đối với các tập đoàn lớn (Alibaba, Tencent, Didi…), trên công chúng (cấm diễn viên "ẻo lả"), hay về giáo dục (vị thành niên không được chơi game quá 3 giờ/tuần). Chưa kể việc đàn áp Hồng Kông, Tân Cương, Tây Tạng… Gần đến đại hội đảng thứ 20 - sẽ giúp Tập Cận Bình tại vị thêm nhiệm kỳ thứ ba - cần phải làm rõ thêm về tư tưởng của ông ta.

Chẳng hạn cần đọc kỹ một loạt bài viết trên Nhân dân Nhật báo với tiêu đề "Hỏi đáp về tư tưởng Tập Cận Bình liên quan đến chủ nghĩa xã hội theo kiểu Trung Hoa cho kỷ nguyên mới". Câu số 68 : "Tại sao cần có quan điểm rõ ràng về cái gọi là giá trị phổ quát của phương Tây ?". Trả lời : "giá trị phổ quát" chỉ là công cụ của bọn trưởng giả để duy trì sự thống trị của tư bản, Trung Quốc cần phải chống lại.

Chấm dứt thời kỳ Trung Quốc vờ tỏ ra chấp nhận những giá trị ấy, khi Bắc Kinh ký vào Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền dân sự và chính trị, theo yêu cầu của tổng thống Pháp Jacques Chirac và thủ tướng Đức Gehard Schroider. Công ước này mãi đến nay vẫn chưa được Bắc Kinh phê chuẩn.

Trong bài diễn văn gần đây nhất, ông Tập nói : "Trong khi thế giới đang thay đổi chưa từng thấy kể từ một thế kỷ, và sự phục hưng vĩ đại của Trung Hoa đi vào giai đoạn cốt yếu (…), sẽ không thực tế nếu nghĩ về một cuộc sống không chiến đấu (…). Người cộng sản phải chứng tỏ mạnh mẽ trong mọi hoàn cảnh". Những lời lẽ cứng rắn hơn trước cho thấy Bắc Kinh muốn thay đổi các quy tắc quốc tế theo hướng có lợi cho mình, vào lúc sức mạnh Mỹ thụt lùi.

Bác bỏ các giá trị phổ quát, chấp nhận rủi ro đối đầu, điều này xưa nay chỉ nói trong nội bộ, nhưng lần này được lớn tiếng khẳng định ở chóp bu quyền lực. Tạo ra một cuộc chiến tranh lạnh mới với Hoa Kỳ, chiến thuật trong đấu đá nội bộ, hay cả hai ? L’Obs đặt câu hỏi và nhấn mạnh, trước bước ngoặt cực đoan của Bắc Kinh đang làm thay đổi chính trường quốc tế, liệu phương Tây có chuẩn bị hay chưa ?

Thụy My

************************

Hồng Kông : Hiệp hội tổ chức đêm canh thức Thiên An Môn bị buộc tội "lật đổ"

Thùy Dương, RFI, 10/09/2021

Ba nhà lãnh đạo của hiệp hội chuyên tổ chức lễ canh thức hàng năm ở Hồng Kông để tưởng nhớ nạn nhân cuộc đàn áp Thiên An Môn, Trung Quốc, năm 1989, đã bị truy tố về tội "kích động lật đổ" chính quyền, vài giờ sau khi bảo tàng dành riêng cho sự kiện Thiên An Môn bị khám soát vào hôm 09/09/2021.

tcb2

Một thành viên của Liên minh Hồng Kông bị cảnh sát thuộc Bộ An ninh Quốc gia bắt đi ngày 09/09/2021. AFP – Isaac Lawrence

Theo AFP, cảnh sát Hồng Kông hôm 09/09 đã đưa ra cáo buộc "kích động lật đổ" chính quyền nhắm vào hiệp hội Liên Minh Hồng Kông, chủ tịch hiệp hội Lý Trác Nhân (Lee Cheuk-yan), hai phó chủ tịch Hà Tuấn Nhân (Albert Ho) và Châu Hạnh Đồng (Chow Hang-tung). Chủ tịch Lý Trác Nhân và cấp phó Hà Tuấn Nhân đều là những nhà đấu tranh ủng hộ dân chủ lâu năm và hiện đang bị giam trong tù, còn phó chủ tịch Châu Hạnh Đồng mới bị bắt hôm thứ Tư 08/09. 

Chiều hôm qua, lực lượng an ninh Hồng Kông chuyên trách việc áp dụng luật an ninh quốc gia mới mà Trung Quốc áp đặt đối với đặc khu hành chính đã lục soát bảo tàng Mùng 4 tháng 6 chuyên về sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Bảo tàng do hiệp hội Liên Minh Hồng Kông quản lý đã bị chính quyền đóng cửa hồi tháng 6. 

Tháng 8/2021, cảnh sát cáo buộc Liên Minh Hồng Kông là một cơ quan của nước ngoài và yêu cầu hiệp hội giao nộp thông tin về tài chính và các hoạt động. Thế nhưng, hiệp hội này đã phớt lờ yêu cầu của chính quyền đặc khu, đến thứ Ba 07/09, các thành viên Liên Minh Hồng Kông gửi thư giải thích yêu cầu của cảnh sát là bất hợp pháp và không có bằng chứng về việc hiệp hội vi phạm luật.

Nhiều ủy viên hội đồng quận thà từ nhiệm còn hơn đọc lời tuyên thệ trung thành mới 

Hôm 10/09, theo chính quyền Hồng Kông, 24 dân biểu địa phương đã đọc lời tuyên thệ trung thành mới và nhậm chức ủy viên hội đồng quận. AFP cho biết khoảng 180 ủy viên hội đồng quận sẽ phải tuyên thệ trung thành trong những tuần tới đây và những ai từ chối tuyên thệ sẽ mất chức. Thế nhưng, đa phần các ủy viên hội đồng quận đã trúng cử thà từ nhiệm còn hơn là phải trải qua quy trình mới này. Cho đến nay, đã có 260 người trên tổng tố 452 ủy viên hội đồng quận từ nhiệm để phản đối việc chính quyền nỗ lực thanh trừng những phần tử mà họ coi là "không yêu nước".

Thùy Dương

Published in Châu Á

Đưa ‘Tư tưởng Tập Cận Bình’ vào trường học : Cá nhân hóa quyền lực

Le Figaro hôm 07/09/2021 chú ý đến việc Tập Cận Bình buộc đưa tư tưởng của mình vào chương trình giáo dục ở học đường, để uốn nắn tư tưởng học sinh trước đại hội đảng 2022 nhằm gia tăng quyền lực.

tap1

Sinh viên Học viện Cán bộ Phố Đông lắng nghe phát biểu của Tập Cận Bình trong buổi học ở Tỉnh Cương Sơn, Giang Tây, Trung Quốc, 09/04/2021.  AP - Emily Wang

"Tư tưởng Tập Cận Bình" thành môn học bắt buộc từ tiểu học

Tờ báo cho rằng đây là mùa tựu trường khắc khổ đối với học sinh Hoa lục. Từ nay không còn được chơi game trong tuần, học sinh còn phải học tập kỹ lưỡng "tư tưởng Tập Cận Bình", trở nên môn học bắt buộc ngay từ cấp tiểu học.

Cuốn sách giáo khoa mới dành cho học sinh 10 tuổi mà Le Figaro có được đầy hình ảnh của chủ tịch nước, với dòng giới thiệu ở trang đầu : "Hãy học thuộc lòng những câu nói bằng vàng của bác Tập…". Tập Cận Bình ngự trị trong trang phục đại cán kiểu Mao, trên khán đài ở quảng trường Thiên An Môn, vẫy chào quần chúng với nụ cười tỏ vẻ phúc hậu.

Học sinh phải "học hỏi nghiêm túc tư tưởng Tập Cận Bình để nắm bắt được sự thật, và viết nên một chương quang vinh của cuộc đấu tranh không ngơi nghỉ vì lợi ích của nhân dân". Gu Yuehua, phó giám đốc Sở Giáo dục Giang Tô, nói rằng cải cách này nhằm "hun đúc tinh thần học sinh".

Bộ Giáo dục hôm 24/08 loan báo "Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội theo kiểu Trung Hoa" đã được cho vào chương trình tiểu học và trung học. Tin này được báo chí đưa lấp lửng, như sợ giai đoạn mới của tôn sùng lãnh tụ sẽ gây bất bình cho một số phụ huynh.

Ngưỡng mới của cá nhân hóa quyền lực

Sách giáo khoa giải thích từ khi ông Tập lên ngôi năm 2013, "tổ quốc bước vào kỷ nguyên phục hưng mới". Sau khi nhấn mạnh đến "Giấc mơ Trung Hoa", chương hai nhắc lại "Đảng là chìa khóa cho sự thành công của Trung Quốc". Tất nhiên Trung Quốc là nước "dân chủ", nhưng ưu tiên hàng đầu là "an ninh quốc gia", mỗi công dân phải bảo vệ tổ quốc trong bối cảnh đối đầu chiến lược với Hoa Kỳ, phải tố cáo những kẻ phản bội.

Một ngưỡng mới của cá nhân hóa quyền lực đã được vượt qua, và theo một giảng viên đại học Bắc Kinh giấu tên, tất cả là để chuẩn bị cho đại hội đảng, "việc đưa vào sách giáo khoa nhằm áp đặt độc tài lãnh tụ". Vào thời Cách mạng Văn hóa, thanh thiếu niên phải học thuộc lòng Sách Đỏ của Mao Trạch Đông, và từ sau vụ đàn áp Thiên An Môn là "giáo dục ái quốc". Nhưng những người kế nhiệm Mao, từ Đặng Tiểu Bình cho đến Hồ Cẩm Đào đều chưa bao giờ dám áp đặt ý tưởng mình vào chương trình giáo dục.

"Tư tưởng Tập Cận Bình" đã được đưa vào Hiến pháp năm 2018 và hiện diện cùng khắp trong các bài diễn văn của quan chức và các định chế, cán bộ đảng phải học tập cật lực. Mười tám trung tâm chuyên nghiên cứu chủ thuyết của ông Tập vừa được thành lập, với các chủ đề chiến lược từ ngoại giao đến sinh thái.

"Bác Tập" xâm nhập vào trường học để "uốn nắn" măng non

Sau khi áp đặt đường hướng trong đảng ở nhiệm kỳ đầu, Tập Cận Bình có mục tiêu siết lại ý thức chính trị trên toàn xã hội một cách lâu dài. Khống chế xong đại học, ông ta tấn công vào các trường trung, tiểu học. Alex Payette, cơ quan phân tích Cercius nhận định : "Đó là chiến dịch uốn nắn giáo dục, nhằm đào tạo ra đám đông quần chúng trung thành với chế độ". Lãnh vực giáo dục bị tăng cường giám sát từ ngày 01/09 để bảo đảm đường hướng của đảng được giảng dạy đúng đắn trong lớp.

Tất nhiên không có chỉ trích trực tiếp nào được đưa ra tại một đất nước bị kiểm duyệt gắt gao, nhưng theo Le Figaro, việc "bác Tập" xâm nhập vào trường học không phải là không có rủi ro, trong một nước Trung Quốc vẫn còn bị ám ảnh bởi các thảm kịch thời Mao.

Phụ huynh quan tâm trước hết đến thành công của con em trong bối cảnh kinh tế xã hội đang u ám. William Callahan, chuyên gia ở London School of Economics, nhận xét : "Họ muốn con cái học toán hơn là chính trị. Giáo dục ái quốc là một thành công, nhưng sự hãnh diện là người Trung Hoa không có nghĩa là phải đứng nghiêm xếp hàng sau một cá nhân". 

Lệnh cấm trẻ vị thành niên không được chơi game quá một tiếng đồng hồ vào cuối tuần, đưa ra hồi cuối tháng Tám, cũng nằm trong chương trình chỉnh đốn tư tưởng chưa từng thấy từ nhiều thập niên qua. Alex Payette cho rằng "Tập muốn áp đặt sùng bái lãnh tụ, nhưng xã hội đã thay đổi".

Đảng không muốn bị mờ nhòa vì các "thần tượng" của giới trẻ

Trên lãnh vực văn hóa, Bắc Kinh tấn công vào các "thần tượng ẻo lả". Nền tảng Douyin, tương đương TikTok, đã khóa tài khoản một blogger nổi tiếng chuyên bình phẩm về ẩm thực, chỉ vì anh này mang vẻ nữ tính. Cơ quan quản lý phát thanh truyền hình tiết lộ kế hoạch 8 điểm cấm các chương trình tạo ra thần tượng, nhất là truyền hình thực tế.

Sự biến mất trên mạng của diễn viên Triệu Vy (Zhao Wei) từ cuối tháng Tám được cho là lời cảnh báo cho lãnh vực giải trí, vốn đã từng chứng kiến sự sụp đổ của ngôi sao Phạm Băng Băng (Fan Bingbing) năm 2018. Lần này Bắc Kinh quyết "dọn dẹp cho sạch sẽ" màn ảnh và internet.

Sau các nhà ly khai, luật sư, giảng viên đại học, đến lượt các "thần tượng" trên mạng trong tầm ngắm. Có rất nhiều người nổi tiếng, ăn mặc theo kiểu sao Hàn hoặc có phong cách phương Tây, được giới trẻ bắt chước, nay đảng muốn nắm độc quyền chi phối lớp trẻ.

Trong lúc tỉ lệ sinh thấp, Bắc Kinh quảng bá mô hình gia đình truyền thống, nhưng khó thuyết phục được những người trẻ luôn lo lắng về chi phí học hành nếu sinh con. Nhà nước trong những tuần qua cũng đẩy mạnh tấn công vào cộng đồng người đồng tính, được cho là làm giảm tỉ lệ sinh sản. Trên Vi Bác, cư dân mạng lo ngại việc "áp đặt một kiểu sắc đẹp duy nhất", cho rằng việc cấm đoán các bộ phim Hàn Quốc, Mỹ là quay lại với thời phong kiến.

Sẽ không có việc Mỹ triệt thoái khỏi Hàn Quốc, Nhật Bản

Cũng tại Châu Á, Le Monde nhận định "Seoul và Tokyo đặt lại vấn đề an ninh sau khi Kabul sụp đổ". Việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan khiến các đồng minh Đông Bắc Á phải xét lại vị thế của mình.

Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia dân chủ và giàu có, sở hữu lực lượng quân sự đáng kể, có hiệp ước an ninh hỗ tương với Hoa Kỳ và nhất là có giá trị chiến lược đối với Washington – từ 70 năm qua vẫn duy trì 80.000 G.I. trú đóng – mà Afghanistan không thể sánh nổi. Tuy nhiên, cú sốc Kabul vừa qua khiến hai nước này phải tự vấn về sự lệ thuộc vào Mỹ. Một phần là sự khả tín của các cam kết, nhưng chủ yếu các quyết định đơn phương của Washington khiến Seoul và Tokyo lo ngại.

Sẽ không có việc Mỹ triệt thoái : cuộc chiến Triều Tiên vẫn đang "treo" với hiệp đình đình chiến năm 1953, và mối đe dọa từ hỏa tiễn nguyên tử liên lục địa của Bắc Triều Tiên. Còn Nhật Bản là "chìa khóa Thái Bình Dương" để ngăn chặn Trung Quốc. Nhìn từ Seoul và Tokyo, sự trở lại của Taliban không gây lo ngại như với Mỹ và Châu Âu. Ku Miseon, đại học Ohio (Hoa Kỳ) nhận định : "Ngược với các cường quốc phương Tây, Hàn Quốc không có lợi ích chiến lược ở Afghanistan". Masayuki Tadokoro, đại học Keio (Nhật) cho biết : "Nhật Bản chưa bao giờ là mục tiêu của khủng bố Hồi giáo. Việc Taliban lên nắm quyền không mang lại tác động địa chính trị với Tokyo, nếu có thì chỉ là về quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ".

Rút khỏi Afghanistan, Washington tập trung đối phó Trung Quốc

Từ sau sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975, Hàn Quốc và Nhật Bản vốn là hậu cứ của quân đội Mỹ, đã tìm cách thay đổi ván cờ. Tổng thống Phác Chính Hy âm thầm khởi động chương trình vũ khí nguyên tử - nhưng bị Washington tuýt còi - và Nhật Bản ký hiệp ước hòa bình hữu nghị với Trung Quốc năm 1978 sau khi bình thường hóa quan hệ năm 1972. Còn bây giờ, tăng cường năng lực quốc phòng là ưu tiên hàng đầu của Seoul và Tokyo.

Theo Tadokoro, tại Hàn Quốc đã có những tiếng nói kêu gọi xem lại chính sách an ninh, trong một Châu Á ít nhiều bị Trung Quốc thống trị, và tìm cách giữ thăng bằng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington. Dân chúng Hàn Quốc đa số ủng hộ việc duy trì sự hiện diện của Mỹ, và theo Ku Miseon, "thất bại ở Kabul sẽ được phe bảo thủ sử dụng để chỉ trích phe muốn Mỹ rút quân".

Tại Nhật Bản, việc Mỹ triệt thoái khỏi Afghanistan được đón nhận với sự lạc quan thận trọng, coi như khởi đầu của việc Hoa Kỳ tập trung vào khu vực Châu Á. Narushige Michishita, chủ tịch Viện Nghiên cứu Chính trị ở Tokyo, nhận xét : "Kết quả duy nhất có thể mang tính tích cực của việc rút quân khỏi Afghanistan là Mỹ có thể tập trung hơn cho việc cạnh tranh trên toàn cầu, trước sự đi lên của một Trung Quốc độc tài và bành trướng".

Cánh hữu của đảng Dân Chủ Tự Do cầm quyền tìm cách siết chặt quan hệ với Đài Loan, coi mọi hành động của Bắc Kinh chống lại Đài Bắc là mối đe dọa cho an ninh của Nhật Bản. Koichi Tanaka, đại học Keio cho rằng nếu trông cậy ít hơn vào Washington thì phải xác định lại các mục tiêu của Bộ Tứ (QUAD - gồm Úc, Ấn, Nhật, Mỹ) tại Ấn Độ-Thái Bình Dương để đối phó với Trung Quốc. Ngược lại, sự tăng cường hợp tác giữa Bắc Kinh và Kabul có thể giúp Trung Quốc có được ngõ vào biển Ả Rập thông qua Pakistan, gây lo ngại cho Ấn Độ.

Khủng bố Paris, Belmondo : Tựa chính báo Pháp

Phiên tòa lịch sử xử các vụ khủng bố Paris ngày 13/11/2015, tài tử nổi tiếng Jean-Paul Belmondo của Pháp qua đời ở tuổi 88. Đó là hai đề tài nổi bật trên trang nhất các báo Paris hôm nay. 

Le Mondechạy tựa "Khủng bố ngày 13 tháng 11 : Thời khắc của công lý". Phiên tòa vô tiền khoáng hậu mở ra ngày mai 08/09/2021, đến tháng 5/2022 mới kết thúc, với 20 bị cáo, 1.780 nguyên đơn dân sự, được báo chí dành cho rất nhiều giấy mực.

Ảnh của diễn viên Belmondo thời trẻ với biệt danh "Bébel" chiếm trang bìa các báo La Croix, Libération, Le Figarovới dòng tựa "Nghệ sĩ được yêu mến", "Cuộc đời Bébel", "L’as des as" (tên một bộ phim do Belmondo đóng vai chính).

Thụy My

Published in Châu Á

Đảng cộng sản Trung Quốc đào tạo các chính trị gia nước ngoài rên khắp thế giới và đang tìm cách tác động đến các nhà lãnh đạo tương lai ra sao ?

xi0

Ngày 10 tháng 12 năm 2020

Vào đầu tháng 12, Tập Cận Bình, lãnh đạo Trung Quốc, tuyên bố rằng Đảng Cộng sản đã đạt được thời hạn tự áp đặt. Tình trạng nghèo cùng cực (tức là là kiếm được hơn 1 đô la một ngày một chút) đã được xóa bỏ. Đương nhiên, Đảng cộng sản Trung Quốc rất muốn kể cho người khác nghe về thành công của mình trong việc chống lại tình trạng nghèo đói.

Vào tháng 10, họ đã tổ chức một cuộc hội thảo trực tuyến hai ngày về chủ đề này cho gần 400 người từ hơn 100 quốc gia. Những người tham gia được truyền thông chính thức trích dẫn đã khen ngợi sự tiến bộ của Trung Quốc. Nhưng cuộc tụ họp này không chỉ nhằm nâng cao tinh thần cho những người nghèo khó mà cũng nhằm quảng cáo cho mô hình chính trị của Trung Quốc.

Ở phương Tây, việc đưa tin về chính sách ngoại giao của Trung Quốc gần đây bị chi phối bởi những lời bàn tán về mức độ hung hăng của nước này. Một số nhà ngoại giao của Bắc Kinh được mệnh danh là "chiến binh sói" vì thói quen gầm gừ với các nhà phê bình nước ngoài (cái tên liên quan đến tên một bộ phim yêu nước của Trung Quốc). Ngược lại, đối với những khán giả không phải từ phương Tây, các quan chức Trung Quốc đang nói nhẹ nhàng hơn.

Họ rao giảng những phẩm chất của một hình thức quản trị mà họ tin rằng đang làm cho Trung Quốc trở nên giàu có và cũng có thể giúp đỡ các nước khác. Một số người hoan nghênh thông điệp này, ngay cả trong các nền dân chủ đa đảng. Tại diễn đàn xóa đói giảm nghèo, Tổng thư ký Đảng Thập niên cầm quyền của Kenya, Raphael Tuju, được trích dẫn nói rằng Đảng cộng sản Trung Quốc là một tấm gương cho ông.

Năm 2017, ông Tập đã gây chấn động phương Tây khi gợi ý rằng mô hình phát triển của Trung Quốc mang lại "một lựa chọn mới" cho các quốc gia khác và rằng "cách tiếp cận của Trung Quốc" có thể giúp giải quyết các vấn đề của nhân loại. Mặc dù sau đó ông khẳng định rằng đất nước ông không có kế hoạch xuất khẩu một "mô hình Trung Quốc", nhưng trên thực tế, các quan chức của nước này đã làm đúng như vậy.

Một số người tham gia vào nỗ lực này thuộc Bộ Ngoại giao. Nhưng nhiều người, chẳng hạn như những người đã tổ chức cuộc hội thảo gần đây về nghèo đói, lại làm việc cho một chi bộ của Đảng Cộng sản gọi là Bộ Quốc tế. Nhiệm vụ của họ là giành được sự ủng hộ cho Trung Quốc của các chính đảng nước ngoài.

Cơ quan này rất phù hợp với nhiệm vụ trên. Vì không trực tiếp đại diện cho nhà nước Trung Quốc nên Bộ Quốc Tế không có vai trò gì trong việc tranh luận nhưng là một bộ phận có quyền hạn đáng kể. Bộ Quốc Tế làm việc chặt chẽ và hoán đổi nhân sự với Bộ Ngoại Giao.

Cuối năm 2017, Trung Quốc đã tổ chức một hội nghị ở Bắc Kinh với sự tham gia của các nhà lãnh đạo và các thành viên khác của các đảng chính trị từ 120 quốc gia. Một số đại biểu đến từ các nền dân chủ giàu có như Nhật Bản, New Zealand và Mỹ. (Cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đều tham dự.) Tập Cận Bình đã đưa ra bài phát biểu quan trọng.

Nhiều người tham gia đã ký vào một tuyên bố, "Sáng kiến ​​Bắc Kinh", ca ngợi Đảng cộng sản Trung Quốc và ông Tập. Cơ quan này không có chút e ngại về loại đảng phái chính trị mà họ tương tác. David Shambaugh của Đại học George Washington cho biết : "Họ giao du với các đảng cánh hữu và họ giao thiệp với các đảng cánh tả và mọi đảng ở giữa hai cực này".

Dưới thời ông Tập, một trong những hoạt động chính của cơ quan này là tổ chức các buổi đào tạo cho các đảng phái chính trị nước ngoài, đặc biệt là các đảng phái chính trị từ các nước đang phát triển. Họ không nói thẳng rằng chủ nghĩa độc tài là tốt. Nhưng nhiệm vụ của họ rõ ràng là thúc đẩy các điểm ưu việt của sự lãnh đạo tập trung mạnh mẽ.

Vào tháng 11, Song Tao, sếp của cơ quan này, đã tuyên bố trong một cuộc họp trực tuyến với các lãnh đạo đảng từ 36 quốc gia Châu Phi cận Sahara rằng những thành tựu phát triển của Đảng cộng sản Trung Quốc đã chứng minh sự khôn ngoan của các kế hoạch 5 năm. "Hệ thống Trung Quốc", ông nói, có thể "dùng làm tài liệu tham khảo" cho khán giả của ông. Ông nói rằng "chỉ bằng cách giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng" thì những kế hoạch như vậy mới có thể "đi đúng hướng".

Trong thời gian đại dịch, phần lớn hướng dẫn của cơ quan này đã được thực hiện trực tuyến, thường tập trung vào những thành tựu của Trung Quốc trong việc chặn đứng covid-19 (một bài học : các biện pháp cứng rắn có hiệu quả). Các bài thuyết trình về chủ đề ba phần của ông Tập, "Mô hình quản lý Trung Quốc" cũng là một đặc điểm chung. Trong những tháng gần đây, các lớp học như vậy đã có sự tham gia của các quan chức từ các đảng cầm quyền ở Angola, Congo-Brazzaville, Ghana, Mozambique, Panama và Venezuela.

Các trang web chính thức ở Trung Quốc thường quảng cáo những nỗ lực này. Một người mô tả một buổi lễ khởi công vào năm 2018 cho một trường tư tưởng do Trung Quốc tài trợ ở Tanzania. Buổi lễ có sự tham dự của ông Song, lãnh đạo cơ quan này và các quan chức đảng cầm quyền từ Tanzania, Nam Phi, Angola, Mozambique, Namibia và Zimbabwe.

Ở các nền dân chủ như Ghana, Kenya và Nam Phi, cơ quan này tài trợ các chuyến đi đến Trung Quốc cho các đảng viên cầm quyền để nghiên cứu về xây dựng đảng và quản trị. Joshua Eisenman thuộc Đại học Notre Dame, một chuyên gia về các hoạt động của cơ quan này ở Châu Phi nói đảng cầm quyền trung hữu NPP (New Patriotic Party (tạm dịch Đảng Yêu Nước Mới)) đã yêu cầu tổ chức khóa đào tạo như vậy vào năm 2018 để "đào sâu các kỹ năng tư tưởng của mình".

Đảng cầm quyền cũ của Ghana, Đại hội Dân chủ Toàn quốc (NDC), đã cử hàng chục nhân viên của mình đến Trung Quốc để được đào tạo trong những chương trình như vậy. NDC cũng đã mở một trường lãnh đạo ở Ghana. Tổ chức này sử dụng các tài liệu giảng dạy do Đảng cộng sản Trung Quốc biên soạn.

Không rõ các đảng viên nước ngoài thu được gì từ các khóa huấn luyện của Trung Quốc. Có thể đó chỉ là một phương tiện để thăng tiến trong sự nghiệp, hoặc để tỏ vẻ tôn kính đối với tư tưởng Tập Cận Bình để nhận được sự ưu ái — Trung Quốc là nguồn cho vay và đầu tư có giá trị ở nhiều nước đang phát triển.

Các cuộc hội thảo có thể là những chuyến đi miễn phí và được nhậu nhẹt thoải mái, những cuộc nói chuyện buồn tẻ, hoặc cả hai. Một cựu quan chức Ai Cập nói rằng những cuộc hội thảo này hầu như không nghiêm túc lắm ; Bà ấy ví trải nghiệm này giống như một "kỳ nghỉ được trả lương".

Cơ quan này cho biết họ có liên hệ với hơn 600 tổ chức chính trị tại hơn 160 quốc gia. Dưới thời ông Tập, số lượng giao thiệp như vậy đã tăng lên. Christine Hackenesch và Julia Bader, viết cho tạp chí chuyên ngành International Studies Quarterly, nhận thấy rằng số lượng các cuộc họp cấp cao giữa các bên đã tăng hơn 50% từ năm 2012 đến năm 2017, tăng thêm hơn 230 cuộc mỗi năm. Martin Hala của Sinopsis, chuyên theo dõi các hoạt động của Trung Quốc ở Trung Âu, đã gọi điều này giống như việc hình thành một "Comintern mới" — ý nói đến phong trào cộng sản quốc tế cũ do Liên Xô lãnh đạo.

Tuy nhiên, có một sự khác biệt quan trọng. Trung Quốc không rao giảng chủ nghĩa cộng sản. Thay vào đó, mục đích của họ là cho thấy một quốc gia có thể trở nên giàu có hơn mà không cần dân chủ. Thông điệp đó được một số chính trị gia chú ý lắng nghe, những người thấy khó chịu đối với các hệ thống kiểm soát và cân bằng quyền lực trong các nền dân chủ.

Vào tháng 6, ông Tuju của Kenya (người cổ vũ cho Trung Quốc tại hội thảo chống đói nghèo vào tháng 10) đã bị một độc giả của một tờ báo ở Nairobi thách thức về lòng yêu mến của đảng ông đối với Đảng cộng sản Trung Quốc. Ông ta trả lời rằng ông không thấy có gì sai khi "học hỏi từ đảng thành công nhất và điều hành tốt nhất" trên thế giới.

The Economist

Nguyên tác : How China’s Communist Party trains foreign politicians, 10/12/2020

Anh Khoa dịch

Nguồn : VNTB, 19/12/2020

Published in Diễn đàn

Đại hội 19 đảng cộng sản Trung Quốc đã kết thúc một cách thất vọng. Người ta đã háo hức chờ đợi, vừa tò mò lo sợ, vừa hy vọng một sự thay đổi lịch sử, nhưng cuối cùng thì chẳng có gì. Con tàu khổng lồ rầm rập đến, nhưng đi qua một cách lặng lẽ. Sự vĩ đại của con tầu khiến người ta nghĩ tới một sự bí ẩn đang được che đậy.

dream1

Giấc mơ Trung Hoa của Tập Cận Bình có mang lại hùng cường và tươi đẹp không ? - Ảnh minh họa 

Giấc mơ Trung Hoa với mục tiêu trở thành "quốc gia hùng cường và tươi đẹp" vào giữa thế kỷ XXI được xem như phương châm cai trị của Tập. Nó là động lực quy tụ mọi sức mạnh của một quốc gia 1,3 tỷ dân và cung cấp chính danh cho mọi thủ đoạn và kỹ thuật cai trị, từ tiêu trừ tham nhũng cho đến các chính sách cải cách kinh tế xã hội. Tuy nhiên, giấc mơ này, dù hấp dẫn bằng ý tưởng, có lẽ chưa được ông Tập cùng các cộng sự của ông giải phẫu chi tiết.

Tư tưởng lãnh tụ và khát vọng vĩ nhân

Lịch sử Trung Quốc luôn được đánh dấu gắn liền với tên tuổi một nhân vật xuất chúng. Các triều đại vĩ đại đều gắn với tên tuổi vị Hoàng đế. Vinh quang thuộc về cá nhân lãnh tụ là tập quán ý thức hệ của người Trung Quốc. Công cuộc cách mạng phụ thuộc lãnh tụ. Tuân phục lãnh tụ có quy tắc như luật của Hội kín. Lòng trung thành thể hiện bằng niềm tin bất di bất dịch và hy sinh vô điều kiện cho lãnh tụ.

Tư tưởng của Tập một khi đã đạt đến cấp độ chi phối mọi hoạt động, tự động trở thành kim chỉ nam và tiêu chuẩn thử thách và sàng lọc bộ máy. Khác các tập đoàn lãnh đạo các quốc gia khác, ở Trung Quốc, việc xây dựng một cá nhân thành một lãnh tụ là việc làm có ý thức. Nó trở thành một thể thức trong các sách lược cai trị. Tập thể các nhà lãnh đạo quốc gia luôn tìm kiếm cá nhân xuất chúng để gây dựng thành lãnh tụ, vừa như để tạo dựng xương sống của chế độ vừa là phương sách tìm kiếm vinh quang cho đất nước. Tập đang trở thành một trong hai lãnh tụ vĩ đại nhất thời hiện đại, sau Mao Trạch Đông, không chỉ do ước vọng cá nhân mà còn là quyết tâm của tập thể lãnh đạo, trước hết là Ban thường vụ Bộ chính trị.

Giấc mơ Trung Hoa của Tập là giấc mơ quay trở lại thời huy hoàng trong quá khứ. Nhắc lại con số chiếm giữ 58 % tổng thu nhập thế giới của thời nhà Đường, thế kỷ thứ 7, Tập Cận Bình muốn ngầm ý, Trung Quốc thời đại hiện nay sẽ quay trở lại là quốc gia lớn nhất và hùng mạnh nhất thế giới. Lãnh thổ nhà Đường bao trùm phía bắc hết lãnh thổ Mông Cổ, phía Nam chiếm một phần Việt Nam và phía Tây hầu hết khu vực Trung Á, tới giáp Kazakhstan. Với 80 triệu dân, khi đó, Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới. Con đường tơ lụa ra đời chính trong thời kỳ này là bằng chứng cho sự thịnh vượng và phát triển huy hoàng của nền kinh tế và văn minh Trung Hoa.

Cũng có nghĩa là Tập Cận Bình có ý đặt mình vào vị trí tương tự Đường Thái Tông Lý Thế Dân, vị Hoàng đế vĩ đại nhất trong số các Đại Đế vĩ đại nhất của lịch sử Trung Quốc, gồm Tần Thủy Hoàng, Hán Cao Tổ, Đường Tông và Tống Tổ.

Đây chính là linh hồn, là xương sống của tư tưởng Tập Cận Bình : Cai trị bằng khát vọng vinh quang và khát vọng giầu có. Là sản phẩm của Tập, nhưng có thể đã trở thành tư tưởng của tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc, thậm chí của cả giới tinh hoa Trung Hoa.

Tập luôn nhấn mạnh con đường tới vinh quang là chắc chắn nhưng là con đường không ngắn và không dễ dàng. Nhưng Tập lại không chỉ định người kế cận vào đầu nhiệm kỳ thứ hai như thông lệ, trong khi tất cả 5 vị trong Ban thường vụ Bộ chính trị đều quá tuổi ứng viên Tổng bí thư khi vào nhiệm kỳ 20. Đây có thể là ý đồ của riêng Tập Cận Bình, nhằm tập trung quyền lực, vì khi chỉ định người kế cận, lực hút quyền lực sẽ có hướng thoát khỏi Tập. Sự nhất quán có vẻ dễ dàng trong việc bầu ra Ban thường vụ quá tuổi, trong khi trước đó dư luận cho rằng Tập sẽ giải tán và hủy bỏ cơ chế thường vụ, cho thấy việc dọn đường để Tập có cơ hội thực thi tới cùng kế hoạch của Tập, không phải chỉ là ý đồ của riêng Tập, mà có thể là tư tưởng của cả Bộ chính trị đảng cộng sản Trung Quốc. Ngoài những gì có thể công khai, người ta biết chắc Tập đã báo cáo các nhân vật quan trọng nhất những kế hoạch tuyệt mật, và sự thuyết phục chính nằm ở những điều tuyệt mật đó.

Với lối tư duy triều đại, một khi đã xác lập, Tập Cận Bình sẽ không bị quy tắc nhiệm kỳ cản trở. Đặng Tiểu Bình chỉ là nhà cải cách, nhưng ở đỉnh quyền lực 20 năm cho đến năm 1989, lúc 85 tuổi, do nhu cầu của công cuộc cải cách. Mao Trạch Đông trị vì nước Cộng Hòa Trung Hoa cho đến lúc chết, vì là chủ nhân ông triều đại. Nếu làm được như Đường Thái Tông Lý Thế Dân, thì Tập còn vĩ đại hơn cả Mao, đứng cùng hàng với Tứ Đại Hoàng Đế Trung Hoa.

dream2

Sự vĩ đại của Trung Quốc trong Giấc mơ Trung Hoa của Tập Cận Bình đã và đang lôi kéo 1,3 tỷ dân Trung Quốc - Ảnh minh họa (Paresh, Cagle.com)

Nhưng sự vĩ đại mà Tập đang dụng tâm lôi kéo 1,3 tỷ dân Trung Quốc, cùng ước vọng làm kinh ngạc thế giới không thấy được ông mô tả ở đâu. Đại dự án "một vành đai một con đường" và "đường tơ lụa trên biển" lấy cảm hứng từ con đường tơ lụa thời nhà Đường vừa biểu lộ sự thèm khát vinh quang của quá khứ, vừa phản ánh lối tư duy lạc hậu của Tập và lãnh đạo Trung Quốc. Ở thời đại mà cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ tư đang diễn ra từng ngày, kinh tế tri thức đang đang chiếm ngôi hoàng đế các ngành công nghiệp, một cá nhân có thể kinh doanh toàn cầu từ một căn phòng, tư duy khuếch trương lãnh thổ và chinh phục thế giới bằng những con đường vận chuyển hàng hóa, là loại tư duy trung cổ. Tập và Trung Quốc sẽ thất bại, hoặc ít nhất, tiền của của Trung Quốc sẽ trở nên vộ dụng.

Trung Quốc sẽ đứng ở đâu khi trở thành "hùng cường và tươi đẹp"

Giấc mơ Trung Hoa được Tập Cận Bình diễn giải bằng một báo cáo 32.000 từ, dài nhất trong lịch sử các báo cáo chính trị đại hội đảng cộng sản Trung Quốc từ trước tới nay, gấp đôi báo cáo cũng đã dài nhất trước đó của Hồ Cẩm Đào. Bản báo cáo đề cập tất cả, không bỏ sót một lĩnh vực nào, cho thấy Tập cố thể hiện mình như một chủ nhân ông, một tác gia của chế độ. "Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc bước vào Thời đại mới và sẽ trở thành một quốc gia hùng cường và tươi đẹp vào giữa thế kỷ XXI". Tuy vậy, hình hài của quốc gia hùng cường và tươi đẹp đó không thấy được xác định bằng các chỉ tiêu cụ thể.

Báo cáo của ông viết : "Thời kỳ nhà Đường (618-907) là giai đoạn thịnh trị của Trung Quốc. GDP của Trung Quốc thời kỳ này có thời điểm chiếm tới 58% tổng GDP của thế giới, vượt xa Ấn Độ, Anh hay Pháp.

Nhưng vài thế kỷ sau, Trung Quốc đã không theo kịp các nước phương Tây và cả Nhật Bản trong quá trình hiện đại hóa, điển hình là từ sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh".

Ông Tập nhắc tới 58% Tổng thu nhập thế giới từ thời nhà Đường, và một con số khác được ông chỉ ra là thu nhập đầu người Trung Quốc đạt khoảng 30.000 USD vào năm 2035, ngang với Italy, quốc gia công nghiệp đứng thứ 7 trong nhóm G7 hiện nay. Đây có lẽ là bằng chứng định hình giấc mơ của ông Tập. Thử xem Trung Hoa đã có hình thù như thế nào trong đầu ông.

Theo công thức tính tăng trưởng : An = Ao(1+i)^n

Trong đó :

Ao : Thu nhập đầu người/năm khởi tính

i : tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm

n : số năm tính từ năm khởi tính.

1. Với mức thu nhập hiện tại 8.800 USD/người/năm (theo Statista), nếu ông Tập muốn Trung Quốc có một thu nhập 30.000 USD/đầu người/năm vào năm 2035, thì bắt buộc trong suốt 18 năm tới, Trung Quốc phải duy trì một tốc độ tăng trưởng bình quân tối thiểu bằng 7,1%. Đây là một khả năng không thể thực hiện, từ năm 2014, suy giảm tăng trưởng là xu thế không thể đảo ngược, trong khi tài nguyên đã cạn kiệt, môi trường đã bị ô nhiễm ở mức tối đa, tỷ trọng thu nhập vẫn chủ yếu từ sản xuất công nghiệp trong khi không còn lao động giá rẻ và thị trường xuất khẩu co lại cùng với mọi loại rào cản bảo hộ trên toàn cầu. Trung Quốc đang buộc phải thay đổi lại cơ cấu nền kinh tế, dựa chủ yếu vào thị trường nội địa và kinh tế dịch vụ thay cho sản xuất công nghiệp và tăng trưởng bằng tăng cường vốn đầu tư. Ngân hàng thế giới dự báo nền kinh tế Trung Quốc giảm dần từ 6% xuống dưới mức 4%. Mục tiêu 30.000 USD/đầu người/năm vào năm 2035 là một mục tiêu không có khả năng hiện thực.

2. Năm 2015, thu nhập đầu người của Trung Quốc chỉ mới đạt 8.800 USD/năm (World Bank group), tới năm 2050, tức trong khoảng 33 năm nữa, Trung Quốc với mức tăng trưởng giả định là 4,0%, thu nhập đầu người khi đó sẽ là : 32.000 USD/năm, trong khi Mỹ, nếu tăng trưởng bình quân đạt 3,0%, vào năm 2050, thu nhập đầu người sẽ là 154.000 USD/năm. Châu Âu, với bình quân tăng trưởng 2,0%, thì năm 2050, sẽ đạt thu nhập đầu người 57.000/năm, Malaysia với chỉ 3,0 % cũng đạt 62.000 USD/người/năm. Như vậy Trung Quốc vẫn chỉ là quốc gia có thu nhập vào hạng trung bình thấp. (Việt Nam, nếu duy trì được mức 6,5%, sẽ có thu nhập : 24.000 USD/người/năm).

Nhìn vào thu nhập đầu người, năm 2050, Trung Quốc chưa phải là nước giầu, mức sống của dân Trung Quốc chỉ vào loại trung bình thế giới, vì vậy chưa thể gọi là một quốc gia "sung túc và tươi đẹp" xét về mức sống chung hay sức mua của người dân trong tương quan với thế giới.

Tuy nhiên, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ không dân chủ hóa theo mô hình chung của các nước phát triển trên thế giới mà tiếp tục đường lối độc đảng kiểm soát nền cai trị quốc gia, chênh lệch giầu nghèo sẽ không có khả năng thu hẹp. Nếu giả định khoảng 1/4 dân số chiếm đoạt 3/4 tổng tài sản quốc gia, số dân này sẽ có mức sống cao vượt hẳn số còn lại. Khi đó, khoảng 400 triệu người Trung Quốc sẽ có thu nhập đầu người bình quân vào khoảng : (1,5 tỷx51000)x3/4)/400 triệu =143.340 USD, đứng thứ hai sau Mỹ.

3. Thu nhập toàn cầu năm 2013 = 86.500 ỷ USD. Cũng theo Statista, năm 2013, tổng thu nhập GDP của Trung Quốc là 11.200 tỷ Mỹ kim = 13%, trong khi Mỹ là : 18.558 tỷ USD = 21% tổng thu nhập toàn cầu.

Tỷ lệ tăng trưởng toàn cầu năm 2016 = 3,154%, nếu bình quân 3% (ước tính của Ngân hàng thế giới) thì đến năm 2050, Tổng thu nhập toàn cầu sẽ là : 86.500 (1,0354)x37= 313.341 tỷ USD. Trung Quốc, với 76.500 tỷ USD sẽ chiếm khoảng 76500/313341= 24% và Mỹ (416 triệu dân năm 2050), có Tổng thu nhập bằng 154000x 416 triệu= 64.064 tỷ USD chiếm 20%. Trung Quốc đứng đầu thế giới về quy mô nền kinh tế, nhưng chỉ chiếm 24%.

Theo ước mơ của Tập Cận Bình, vào năm 2050, Trung Quốc sẽ lập lại kỷ lục của Đại Đường chiếm 58% tổng tài sản toàn cầu, thì khi đó, Tổng GDP của Trung Quốc phải là 181.737 tỷ USD. Muốn đạt được thu nhập này, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm bắt buộc phải đạt 7,3% trong suốt 37 năm. Đó là điều không tưởng. Như phân tích ở trên, kể từ sau năm 2030, tăng trưởng bình quân của nền kinh tế Trung Quốc chỉ khoảng 3-4%.

Nói tóm lại, cả về thu nhập đầu người lẫn quy mô nền kinh tế, vào giữa thế kỷ XXI, lúc mà Tập cho rằng Trung Quốc hoàn thành giấc mộng Trung Hoa, dù lớn nhất thế giới, Trung Quốc chỉ chiếm 24% tổng thu nhập toàn cầu, cách xa con số 58% của nhà Đường. Thu nhập đầu người chỉ đạt 32.000 USD/năm, trong khi Mỹ là 154.000 USD đầu người /năm, Malaysia 62.000 USD/năm. Dân Trung Quốc không nghèo nhưng cũng không giầu.

Tập không có gì phi thường, và giấc mơ của ông vẫn chỉ là giấc mơ, chưa kể, hàng nghìn tỷ đô có thể theo ông ta chìm xuống biển cùng với các con đường tơ lụa rải ra trên toàn cầu.

Chủ quyền và Biển Đông

Tập Cận Bình tuyên bố "Trung Quốc trở thành hùng cường không đe dọa bất kỳ quốc gia nào", nhưng "Trung Quốc là một nước mớn", Trung Quốc "phải tập để có một tư duy thích ứng, đảm bảo quốc tế phải biết đến ý muốn của Trung Quốc". Và "đừng có ai tin rằng Trung Quốc sẽ bỏ qua một tấc đất chủ quyền của mình, chúng ta sẽ không dung thứ cho bất cứ ai, bằng cách nào, vào thời điểm nào, muốn tách một tấc đất ra khỏi Trung Quốc". Biển Hoa Đông, đảo Senkaku tranh chấp với Nhật. Hàng ngàn km biên giới Tây Nam với Ấn Độ, Biển Đông với đường lưỡi bò vi phạm chủ quyền của Việt Nam và các nước ASEAN. Với những tuyên bố này, kể cả vào giữa thế kỷ XXI, nếu các nước không chịu khuất phục, các vấn đề tranh chấp và nguy cơ chiến tranh sẽ vẫn còn nguyên. Có nghĩa rằng Trung Quốc sẽ không có bình yên và đem lại một cảm giác bất an cho láng giềng và hòa bình thế giới. Hình ảnh một Trung Quốc tham lam, nham hiểm và bần tiện sẽ không thể bị xóa với bất cứ một lãnh tụ tiếp tục lối tư duy như vậy.

Một Trung Quốc vẫn phi dân chủ chứa đựng những hiểm họa muôn thưở. Các quốc gia lớn có trách nhiệm với thế giới không thể không tìm kiếm cách che chắn tự vệ. Đó là phản ứng tự nhiên, là sản phẩm tất yếu. Tứ giác kim cương gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia sẽ là một chiến lược lá chắn mà Trung Quốc không thể một mình đối phó. Con đường vượt qua lưới bao vây đó chỉ có thể là giải pháp đồng nhất hóa lợi ích với thế giới, đồng nhất hóa hệ thống giá trị tổng quát, nghĩa là từ bỏ Đặc sắc Trung Hoa, không tìm kiếm giá trị riêng cho riêng người Trung Hoa.

Còn chuyên chế, còn độc đảng, Trung Quốc còn chứa đựng nguy cơ chiến tranh. Chỉ bằng con dường dân chủ hóa, Trung Quốc mới thoát được vòng vây cảnh giác và thù địch của thế giới.

Có một giải pháp được che đậy ?

Người Trung Quốc không bao giờ đi một nước cờ chỉ nhằm tới một mục đích. Tập quyền và lãnh tụ hóa hệ thống cai trị, vừa có mục tiêu nhằm hiệu quả hóa hiệu lực lãnh đạo, nhưng đồng thời cũng nhằm vô hiệu hóa mọi phản kháng trong trường hợp một cải cách có ý nghĩa cách mạng ngược chiều.

Ngoài Tập và Thủ tướng Lý Khắc Cường, 5 vị trong Ban thường vụ đều quá tuổi vào nhiệm kỳ tới, trong khi hai nhân vật được dư luận xem là triển vọng kế vị là Hồ Mẫn Chi và Hồ Xuân Hoa vẫn bị bỏ ngỏ. Nếu hai vị này vào được Ban thường vụ vào nhiệm kỳ tới thì để được bầu vào chức Tổng bí thư cũng phải chờ tới nhiệm kỳ 21, có nghĩa là Tập phải còn đứng đấy ít nhất 15 năm nữa. Việc này để lộ ý đồ dọn đường cho một triiều đại 25 năm. Cần một thể chế tập quyền có một chiều dài bấy nhiêu năm, có phải chỉ để tận diệt tham nhũng của phe cánh khác và tự biến thành tham nhũng nếu tiếp tục cùng một con đường ?

Ông Tưởng Kiến Quốc, Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương, nói rằng Đại hội đảng lần thứ 19 "sẽ không chỉ đặt ra nhiệm vụ cho 5 năm tới mà cả hai đến ba thập niên tới". Hai, ba thập niên tới không rõ người kế tục, có nghĩa rằng quyền lực vào một chỗ sẽ còn kéo dài.

Có một công thức : độc tài kết hợp với kinh tế tư bản sẽ sinh ra dân chủ : Đài Loan, Sigapore, Nam Hàn, có thể giống như Italy, Đức Hít-le và Nhật bản. Độc tài cộng với tự do kinh tế cho phép một tốc độ khác thường của kinh tế, nhưng sự khác thường của thành quả kinh tế đem lại nhu cầu cân bằng nhân phẩm, và sự giác ngộ về hệ thống giá trị căn bản.

Lịch sử hiện đại cũng cho thấy, cách mạng dân chủ chỉ có thể thành công bằng chính tập đoàn cầm quyền, và tập đoàn cầm quyền chỉ có thể thực hành cải cách khi tuyệt đối tập quyền, tức là ở vị thế của nhà độc tài.

Trong một đất nước rộng lớn, đông dân, nhiều sắc tộc, nhiều bè cánh, với tập quán tư duy "thiên hạ cứ tan lâu lại hợp, hợp lâu khắc tan", chia cắt cát cứ và sứ quân như một tất yếu, việc tập quyền tuyệt đối có thể là cần thiết. Nhưng tập quyền phản lại chủ trương mở cửa rộng rãi ra bên ngoài và cùng với nó là mở rộng quyền công dân là dân chủ hóa sinh hoạt xã hội. Nếu không tập trung quyền lực đủ mạnh, bất kỳ một cuộc thay đổi cách mạng nào cũng có thể tạo ra tan vỡ và sụp đổ quốc gia.

Một nhân vật được coi là trí tuệ số một của một dân tộc 1,3 tỷ người, ông ta không thể không hiểu Trung Quốc đứng ở đâu, nhân loại sẽ có hình dạng thế nào, quan hệ giữa các quốc gia sẽ ra sao, văn minh thế giới về đâu vào giữa thế kỷ này.

Trong một hội nghị quốc tế tại Singapore cuối năm 2015, có mặt tham dự của Tập Cận Bình, bộ trưởng ngoại giao Australia đã phát biểu : Trung Quốc không thể dẫn dắt khu vực, vì Trung Quốc không phải là quốc gia dân chủ. Lời phát biểu của vị bộ trưởng này đã làm Tập Cận Bình bối rối. Là một người tham vọng vĩ nhân, ông Tập không thể không suy nghĩ về lời phát biểu giản dị nhưng hoàn toàn đúng đó. Trung Quốc có thể trở thành khổng lồ, ở trung tâm của thế giới, nếu tiếp tục là một trong bốn quốc gia phi dân chủ còn lại trên trái đất ?

Học giả Ngô Tộ Lai, một cán bộ cũ của Viện Nghệ thuật Trung Quốc, đã chia sẻ : "Nếu ông ta tiếp tục theo con đường này, có nghĩa sẽ trở thành nhà chính trị thất bại… nếu như dám làm cuộc cách mạng thay đổi thể chế, ông Tập Cận Bình sẽ trở thành vĩ nhân lưu danh sử sách. Hiện nay ông Tập đang đối diện cuộc chiến trong nội bộ nên chưa thay đổi được hệ thống tư pháp hủ bại, cục diện kinh tế thì khó khăn. Trong tình cảnh rối loạn này chúng ta chưa thể biết được ông ta muốn đi như thế nào. Chỉ khi loại bỏ được đối thủ trong hệ thống xong, lúc đó chúng ta mới có thể biết ông ấy muốn quay về xã hội truyền thống hay thực hiện chế độ văn minh hiện đại".

"Đài Loan nhờ có Hiến pháp dân chủ cộng thêm sự kế thừa văn minh Trung Hoa nên đã hòa nhập vào thế giới, đây là con đường cần phải đi, kế thừa văn hóa đa dạng của văn minh Trung Hoa nhưng kết cấu chính trị phải theo chuẩn mực của văn minh thế giới".

Tân Hoa Xã ngày 19/10 cho biết, trong 19 điều của bản báo cáo dài kỷ lục của Chủ tịch Tập Cận Bình được dư luận Trung Quốc đánh giá là tâm đắc có ba điều úp mở tới một xã hội dân chủ :

"9. Cánh cửa lớn mở cửa của Trung Quốc sẽ không bao giờ khép lại, chỉ có mở rộng thêm.

10. Có việc dễ thương lượng, sự việc của quần chúng để quần chúng thương lượng, để nhân dân thực sự nói lên tiếng nói chân thành dân chủ.

11. Đặt lợi ích của nhân dân lên vị trí tối cao".

Từ vài năm nay, Trung Quốc lan truyền một câu chuyện vào năm 1980 của thế kỷ trước, khi còn chưa ai biết Giang Trạch Dân là ai. Một cao nhân trong chốn dân gian khi được hỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc ở ngôi bao nhiêu lâu, đã trả lời : Giang, Hồ, Tập, Vô. Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, và Tập Cận Bình đã ứng nghiệm. Nhưng sau Tập, không có người họ Vô. Vậy "vô" là không, không còn gì. Tập là triều đại cộng sản cuối cùng.

Ở Trung Quốc, các sự kiện chính trị lớn thường được chuẩn bị trước bằng các điềm báo bí ẩn, các bài đồng dao, các chuyện thần thoại truyền khẩu. Ai là người phát tán câu chuyện truyền khẩu này ?

Hiện nay ở Trung Quốc có nhiều người đề nghị chuyển sang "chế độ tổng thống", cho rằng Tập Cận Bình sau khi đảm nhiệm hai nhiệm kỳ Tổng bí thư, sẽ đề nghị soạn thảo Hiến pháp, để đảm nhiệm chức tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên thêm 5 năm nữa.

Ông La Vũ, con trai của cố đại tướng La Thụy Khanh, từng nói : "Tập Cận Bình có thể phá bỏ cái gọi là bố cục truyền thống, không làm Đại hội 19, Đại hội 20 gì cả, cũng không làm chủ tịch đảng gì đó, chủ tịch quân ủy gì đó, cũng không làm cái này, làm cái kia, chính là bầu chọn tổng thống, ai trúng tuyển thì người đó làm".

Ngày 30/8, trong chuyên mục của đài phát thanh VOA của Mỹ, ông Ngô Tộ Lai – học giả Trung Quốc hiện đang cư trú ở Hoa Kỳ cho rằng, Tập Cận Bình có thể cân nhắc sau khi đảm nhiệm thêm một hai khóa Tổng bí thư, rồi chuyển sang đảm nhiệm Ủy viên trưởng của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, đồng thời chuyển giao quân quyền sang Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc. Từ đó khiến cho quân đội và quốc gia đều thuộc về Đại hội Đại biểu Nhân dân.

Ông Trần Phá Không, bình luận viên chính trị của Mỹ cũng bày tỏ quan điểm trong quyển sách mới "Mưu kế của Tập Cận Bình, cái chết của Đảng Cộng sản Trung Quốc" tiên đoán một lộ trình dân chủ hóa Trung Quốc bắt đầu từ nhiệm kỳ 19.

Không ai biết được điều gì chắc chắn có thể xảy ra. Với người Trung Quốc thì càng không thể đoán biết trước. Khói ở phía Đông, nhưng lửa sẽ bốc lên từ phía Tây. Nếu lửa và khói xuất hiện ở cùng một chỗ, thì cái chỗ ấy dứt khoát không phải đất Trung Quốc.

Có gì khác thường không ?

Đai hội với những bí ẩn chờ đợi được giải đáp đã kết thúc chẳng gây một ấn tượng nào. Tư tưởng của Tập cuối cùng cũng được giải mã. Chẳng có gì đặc sắc. Chẳng có gì khác thường. Điều mà thiên hạ biết về người Trung Quốc và lối mòn tư duy nuối tiếc quá khứ vẫn là nét đặc trưng của tư duy chính trị Trung Hoa. Chỉ khác nhau là ở chỗ này hay chỗ khác gắn với ít hay với nhiều sự hằn học. Ở Mao người ta đã chứng kiến một thứ tình cảm lẫn lộn giữa tiếc nuối và cay cú như một thứ hận, một thứ hận mà người Trung Quốc có bổn phận phải trả. Ông ta đã từng nói "Các nước đế quốc sau khi đánh bại Trung Quốc, đã chiếm các nước phụ thuộc của Trung Quốc : Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ và Lữ Thuận. Anh chiếm Miến Điện, Butan, Hương Cảng, Pháp chiếm An Nam…", "tôi sẽ làm chủ tịch của 500 triệu bần nông Trung Quốc đưa quân xuống Đông Nam Châu Á".

Tập Cận Bình tự ý thức mình đứng ngang hàng với Mao, thậm chí với Tứ Đại Hoàng Đế, Tập có bổn phận giành lại sự vĩ đại của dân tộc. "Hùng cường không đe dọa ai, nhưng không một ai có thể làm cho Trung Quốc từ bỏ chủ quyền của mình". Xung đột sẽ tồn tại mãi mãi như mồi lửa ủ sẵn cho cuộc chiến khi Trung Quốc sẵn sàng. Đó là một Trung Quốc của quá khứ, trong hiện tại và sẽ còn lâu trong tương lai, nếu một nền dân chủ đích thực không được xác lập để thay đổi não trạng và lối mòn tư duy của giới tinh hoa Trung Quốc hết thế hệ này tới thế hệ khác.

Tập có vĩ đại không ? Có thể có và có thể không. Lập lại một Trung Hoa chiếm 58% tài sản thế giới, vạch ra những con đường trên bộ, trên biển, và trên không để chia rẽ thế giới, lấn chiếm thế giới bằng thủ đoạn và sức mạnh bạo lực, Tập sẽ chỉ là một tên đồ tể, ngay cả với lịch sử chân chính của Trung Quốc.

Nhưng nếu Tập Cận Bình bằng cách tập trung tuyệt đối quyền lực để chuẩn bị cho một cuộc cách mạng dân chủ đích thực và triệt để, thì cùng với 1,35 tỷ dân, Tập sẽ đem lại cơ hội loài người thực sự là chủ nhân thực thụ cho số phận của mình và quyết định vận mệnh của Hành Tinh. Đó là một công trình vĩ đại vượt xa mọi đại hoàng đế Trung Hoa. Tập nếu thật sự vĩ đại, ông ta không thể không biết tới điều đó. Đó mới thật là giấc mộng Trung Hoa, và nên phải là giấc mơ của ông.

Paris, 29/10/2017

Bùi Quang Vơm

Published in Quan điểm
vendredi, 20 octobre 2017 22:43

Tư tưởng Tập Cận Bình là gì ?

Thông qua việc thc hin "Bn toàn din" (T Toàn) đ đt mc đích ti hu là s phc hưng vĩ đi ca đt nước Trung Hoa (Trung Quc Mng) bng con đường đi đến hai mc tiêu trăm năm (Bách niên Mc tiêu) và xây dng quân đi hùng mnh trong khi không dung thứ hành đng ly khai – đó chính mt s đim chính ca Tư tưởng Tp Cn Bình theo mt hc gi chuyên v Đng ca Trung Quc.

tcb1

Ông Tập Cn Bình bên cnh hai người tin nhim ti Đi hi Đng

Đây là học thuyết chính tr mi ca Đng Cng sn Trung Quc được Ch tch Tp Cn Bình đúc kết sau năm năm cm quyn. D kiến hc thuyết này s được đưa vào Điu l Đng ti Đi hi 19 đang din ra Bc Kinh đ làm kim ch nam cho hành đng ca Đng – ngang hàng với Tư tưởng Mao Trch Đông và Lý lun Đng Tiu Bình.

Những t ng trên được ông Tp lp đi lp li trong Báo cáo Chính tr dài hơn ba tiếng rưỡi đng h mà ông trình bày trước phiên khai mc Đi hi hôm 18/10. Báo cáo này cung cp mt cái nhìn rõ nét về nn tng lý lun trong nhim kỳ th hai ca ông Tp.

Trên Nhân dân Nhật báo hôm th Năm ngày 19/10, Giáo sư Hàn Khánh Tường thuc Trường Đng Trung ương đã có bài viết làm rõ ni hàm ca Tư tưởng Tp Cn Bình. Hc thuyết này đã được các cơ quan ngôn luận ca Đng Cng sn Trung Quc gi là: "Tư tưởng v Ch nghĩa xã hi mang màu sc Trung Quc trong thi đi mi" (nguyên văn ch Hán: Tân thi đi Trung Quc đc sc Ch nghĩa xã hi Tư tưởng).

Kể t khi lên cm quyn vào năm 2012, ông Tp đã đ ra khái niệm "Trung Quc Mng" đ thc hin s phc hưng vĩ đi ca dân tc Trung Hoa. Đ thc hin điu đó, ông Tp và Ban lãnh đo Đng đã đt ra hai mc tiêu trăm năm. Mt là xây dng mt xã hi khá gi va phi vào năm 2020, tc là mt năm trước k nim 100 năm ngày thành lập Đng Cng sn Trung Quc. Hai là đưa Trung Quc tr thành "siêu cường xã hi ch nghĩa" vào năm 2049, tc đúng dp tròn 100 năm nước Cng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đi.

Con đường đ thc hin hai mc tiêu này là thông qua nguyên tc "Bn Toàn din" : xây dng xã hi khá gi toàn din, ci cách kinh tế-xã hi sâu sc toàn din, xây dng mt nn pháp tr toàn din và qun lý Đng bng k lut mt cách toàn din.

Theo kiến gii ca Giáo sư Hàn thì xây dng mt xã hi khá gi toàn din đm nền tng cho công cuc hin đi hóa và phc hưng Trung Quc ; ci cách sâu sc toàn din là đ to lc đy đi ti ; nn pháp tr toàn din đ đm bo qun tr Nhà nước mt cách hiu qu; Thi hành k lut Đng toàn din là đ đm bo cho kh năng lãnh đo ca Đng.

Một ni dung quan trng khác ca hc thuyết này là xây dng quân đi Trung Quc hùng mnh đ đi phó vi "s chng đi ca các cường quc khác trước s tri dy ca Trung Quc" mc dù, theo ông Hàn, triết lý ngoi giao ca Trung Quc vn trung thành với nguyên tc to môi trường hòa bình đ phát trin.

"Mặc dù Trung Quc mun duy trì hòa bình và thc hin chính sách phòng v nhưng vn cn phi có mt quân đi hùng mnh đ bo v mình trước nhng thách thc phc tp. Đó là lý do ti sao quân đi hùng mạnh là mt ni dung cn thiết ca Gic mng Trung Hoa," ông Hàn Khánh Tường viết.

Ông Hàn cũng nói rõ rằng "Trung Quc Mng" là cho c tt c mi người dân Trung Quc bao gm nhng người Hong Kong, Macao và Đài Loan.

Trong khi đó, trong một du hiu cho thấy tư tưởng ca ông Tp s được Đi hi Đng tôn vinh, Tân Hoa Xã đã dn li nhng lãnh đo cao cp Trung Quc ca ngi hc thuyết này.

"Tư tưởng này chính là đim nhn quan trng nht ca Đi hi Đng ln th 19 và là đóng góp lch s vào s phát triển của Đng," ông Trương Đc Giang, Ch tch Đi hi Đi biu Nhân dân toàn quc, nhân vt s ba trong b máy lãnh đo Trung Quc, được dn li nói ti mt phiên tho lun t ca Đoàn đi biu Khu t tr Ni Mông bên l Đi hi.

Về phn mình, ông Du Chính Thanh, Chủ tch Chính hip, nhân vt lãnh đo xếp hàng th tư, nói rng Tư tưởng Tp là "thành tu mi nht trong quá trình áp dng ch nghĩa Mác vào hoàn cnh Trung Quc và nó là mt cu phn quan trng trong h thng hc thuyết v Ch nghĩa xã hi đc sc Trung Quốc".

Còn ông Lưu Vân Sơn, trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và là nhân vt s năm trong Đng, nói rng vic đưa Tư tưởng Tp vào Điu l Đng có "ý nghĩa quan trng v mt chính tr, lý lun và thc tin" và kêu gi toàn Đng "nghiêm túc hc tp".

Ngọc Lễ

Nguồn : VOA, 20/10/2017

Published in Diễn đàn
vendredi, 20 octobre 2017 23:56

Tư tưởng Tập Cận Bình

Qua bài diễn văn "quan trọng" của Tập Cận Bình trong Đại hội 19 đảng cộng sản Trung Quốc hôm 18/10, thấy là không có hề vụ "giảm Đặng tăng Mao đề cao ý Tập" như báo chí Việt Nam đã viết mấy hôm trước. Đoạn phát biểu về "tư tưởng xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc trong thời đại mới" cho ta thấy điều này.

tutuong0

Tập Cận Bình phát biểu trước Đại hội 19 đảng cộng sản Trung Quốc ngày 18/10/2017

Thế nào là "tư tưởng xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc trong thời đại mới" ?

Nếu ta xem xem đây là "tư tưởng" của Tập Cận Bình thì tư tưởng này phản ảnh sự liên tục và kế thừa các chủ nghĩa, các tư tưởng và những nguyên tắc… nền tảng mà trên đó đã xây dựng nên quốc gia Cộng hòa nhân nhân Trung Quốc từ 1949 đến nay.

Bài tóm tắt diễn văn của họ Tập trên Tân Hoa Xã ta thấy tư tưởng đó là sự tiếp nối và phát triển của : 1/ chủ nghĩa Mác Lênin, 2/ tư tưởng Mao Trạch Đông, 3/ lý thuyết Đặng Tiểu Bình, 4/ tư tưởng quan trọng về "Ba đại diện" của Giang Trạch Dân và 5/ "nguyên tắc phát triển khoa học" của Hồ Cẩm Đào.

Tức là không hề có việc "giảm Đặng tăng Mao" chi cả.

Tư tưởng của Tập Cận Bình, (trên danh nghĩa là sự kế thừa chủ nghĩa Mác Lênin và các tư tưởng, lý thuyết của các lãnh đạo tiền bối), Theo Tân hoa Xã là đặt trên "14 nguyên tắc nền tảng" (nhưng không công bố chi tiết).

Trên báo chí Việt Nam cũng thấy nhiều người ngộ nhận, cho rằng Tập Cận Bình là tác giả của lý thuyết "xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc".

"Xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc" khởi nguồn là "lý thuyết" của Đặng Tiểu Bình. Sang thời Tập Cận Bình nó được đưa lên hàng "tư tưởng".

Mà tính từ thời của Đặng, thực tế "lý thuyết xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc" đã hất chân chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông.

Bởi vì "xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc" cho thấy đã thành công, trên lý thuyết lẫn thực tế.

Cái "màu sắc Trung Quốc" là cái cụ thể, thấy được, chỉ định ra được. Trong khi "xã hội chủ nghĩa" của Mác Lênin là "trừu tượng", nếu không nói là sự thất bại thể hiện qua sự sụp đổ của Liên Xô các các nước trong khối xã hội chủ nghĩa cũ.

Những thành quả đạt được của xã hội Trung Quốc từ thời Đặng Tiểu Bình đến hôm nay đều được xem là (thuộc về) "xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc". Ta có thể lý luận như vậy cho đến những năm 2030, 2050… nếu đảng cộng sản Trung Quốc vẫn còn trị vì ở lục địa.

Cái hay của các lãnh đạo Trung Quốc cận đại và hiện đại là mỗi thời đều có một nhân vật kiệt xuất, đề ra được một tư tưởng, một nguyên tắc "kinh bang tế thế" không tách rời hay phủ nhận quá khứ, phù hợp với thời đại, một mặt để phát triển đất nước, mặt khác để giữ độc quyền lãnh đạo cho đảng cộng sảnTrung Quốc.

Trong khi Việt Nam thì không hề được như vậy. Đến nay (hiến pháp 2013) vẫn "nhơi lại", lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng.

Vấn đề là đảng cộng sảnTrung Quốc đề xuất ra cái gì mới thì lãnh đạo cộng sản Việt Nam ôm về áp dụng cho mình.

Trung Quốc đề xuất "Xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc, kinh tế thị trường bản sắc Trung Quốc" thì Việt Nam có "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".

Trung Quốc đề xuất "xây dựng quốc gia pháp trị xã hội chủ nghĩa" thì Việt Nam có "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa".

Vấn đề là Trung Quốc thành công bao nhiêu thì Việt Nam thất bại bấy nhiêu.

Về kinh tế, không cần phải bàn thêm.

Về "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa", do ông Đổ Mười đề xuất, được sự cố vấn pháp luật của Pháp và Đức (qua các hiệp ước đến nay còn hiệu lực).

Tức là nhà nước Việt Nam được xây dựng trên mô hình "Etat de Droit" của Pháp (và Đức) (chớ không phải "the Rule of Law" của Anh hay Mỹ).

Nhưng thực chất (về pháp chế) của nhà nước này, qua vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hay các vụ án tham nhũng gần đây, ta thấy có sự hiện hữu song hành (trong quốc gia) hai tiêu chuẩn về luật (double standard). Một là "luật của đảng" và hai "luật của quốc gia".

Bên Trung Quốc Tập Cận Bình áp dụng "quốc gia pháp trị", mặc dầu có cái đuôi "xã hội chủ nghĩa", nhưng làm cái gì họ cũng dựa vào pháp luật mà làm. Vì vậy họ xử hàng triệu đảng viên tham nhũng, lạm quyền. Trong đó có hàng ngàn vụ phải đưa người qua nước ngoài "bắt cóc" đem phạm nhân về xử.

Xã hội Trung Quốc cũng được "công bằng" hơn, dân chúng khá giả hơn, các vụ án được phân xử "nghiêm minh", theo luật lệ.

VN đã bắt chước Trung Quốc về mọi mặt nhưng thất bại trên mọi phương diện. Xã hội Việt Nam "bầy hầy" như nồi cháo heo.

Trung Quốc luôn có tư tưởng chính trị nền tảng, có sự liên tục giữa các thời kỳ, luôn có một kế hoạch phát triển quốc gia….

Cái chết của Việt Nam là bắt chước Trung Quốc một cách vô thức, không suy nghĩ (như một con khỉ).

Lại càng chết là đại bộ phận trí thức Việt Nam vẫn không biết điều đó.

Thấy họ "ê a" giải thích cái gọi là "pháp quyền" của Đổ Mười sao cho khác cái "quốc gia pháp trị" của Trung Quốc (và các nước có nguồn gốc chữ viết Hoa văn như Đài loan, Nhật, Nam Hàn) thấy thật là phiền.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 19/10/2017

Published in Diễn đàn

Tư tưởng là một trong 3 trụ cột phải có được để trở thành một nhà lãnh đạo quyền lực tuyệt đối ở Trung Quốc. 2 trụ còn lại là quyền lực bố trí nhân sự và...

South China Morning Post, Hồng Kông ngày 28/3 đưa tin, rất có thể Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ nhìn thấy "tư tưởng" của mình được đưa vào Điều lệ đảng sửa đôi tại Đại hội 19 cuối năm nay với tên gọi chính thức : tư tưởng Tập Cận Bình.

Một nguồn tin của South China Morning Post là chuyên gia cố vấn cho chính phủ Trung Quốc đã tiết lộ với báo này :

Rất có thể học thuyết chính trị của Tập Cận Bình sẽ được ghi vào Điều lệ đảng Cộng sản Trung Quốc với thuật ngữ mang tên ông.

Hai nguồn tin khác gừ giới truyền thông cao cấp ở Bắc Kinh và giới doanh nhân cũng xác nhận thông tin này, nhưng không nguồn nào chắc chắn về thuật ngữ chính xác sẽ được sử dụng.

Nếu điều này xảy ra, ông Tập Cận Bình sẽ được đặt ngang hàng với Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, điều mà giới quan sát tin rằng sẽ giúp ông củng cố vững chắc quyền lực sau Đại hội 19.

Tuy nhiên từ nay đến ngày diễn ra Đại hội 19 vẫn còn hơn nửa năm nữa, đây sẽ là khoảng thời gian diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt ở thượng tầng vũ đài chính trị Bắc Kinh. 

Có người cho rằng, vẫn còn quá sớm để khẳng định "tư tưởng Tập Cận Bình" sẽ được đưa vào Điều lệ đảng Cộng sản Trung Quốc.

tutuong1

Chủ tịch Tập Cận Bình muốn được đặt ngang hàng với Mao Trạch Đông - Ảnh reinformation.tv

Đại hội 19 đánh dấu kết thúc nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên của ông Tập Cận Bình trên cương vị Tổng bí thư - Chủ tịch nước - Chủ tịch Quân ủy trung ương. 

Đây cũng là kỳ đại hội được tin rằng sẽ có nhiều thay đổi trong Bộ máy lãnh đạo cao nhất ở Trung Quốc, vì nhiều thành viên lãnh đạo cấp cao đến tuổi nghỉ hưu.

Trong thực tế mang tính biểu tượng, sự chính thức công nhận đóng góp về lý luận của mỗi nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc kể từ năm 1949, từ Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình đến Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào sau này đều được bổ sung vào Điều lệ đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tuy nhiên cấp độ đề cập đóng góp cho lý luận trong Điều lệ đảng Cộng sản Trung Quốc của mỗi nhà lãnh đạo là khác nhau, và sự khác nhau trong cấp độ được phản ánh qua tên gọi :

"Tư tưởng Mao Trạch Đông" được chính thức hóa vào Điều lệ năm 1945, 4 năm trước khi thành lập nước. "Lý luận Đặng Tiểu Bình" được ghi vào Điều lệ tại Đại hội 15 năm 1997.

"Thuyết ba đại diện của Giang Trạch Dân" được xác lập chính thức trong Điều lệ vào Đại hội 16 và "quan điểm phát triển khoa học của Hồ Cẩm Đào" được ghi vào Điều lệ trong Đại hội 17 năm 2007.

Nếu "tư tưởng Tập Cận Bình" được đưa vào Điều lệ đảng Cộng sản Trung Quốc, thì đây sẽ là nhà lãnh đạo thứ 2 của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ khi lập quốc sau Mao Trạch Đông, đã đóng góp vào kho tàng lý luận của đảng Cộng sản Trung Quốc ở cấp độ "tư tưởng".

Bo Zhiyue, một chuyên gia về chính trị đảng phái bình luận với South China Morning Post :

tutuong2

Dân chúng Trung Quốc học tập tư tưởng Mao Trạch Đông qua cuốn sổ tay Mao Trạch Đông ngữ lục, ảnh : SCMP.

Sức mạnh tư tưởng là một trong 3 trụ cột phải có được để trở thành một nhà lãnh đạo quyền lực tuyệt đối ở Trung Quốc. 2 trụ còn lại là quyền lực bố trí nhân sự và quyền lực lãnh đạo quân đội. Ông nói :

"Nếu bạn là một nhà tư tưởng và có thể kiểm soát tư tưởng, sau đó bạn có thể kiểm soát định hướng chính sách. Điều đó rất quan trọng.

Đó là lý do Đặng Tiểu Bình trở nên mạnh mẽ, có quyền lực to lớn như vậy trong những năm 1990, mặc dù ông không phải Tổng bí thư hay Chủ tịch nước, Đặng vẫn có tiếng nói quyết định cuối cùng về các định hướng chính sách".

Steve Tsang, chuyên gia về Trung Quốc từ Đại học London nói rằng, nếu "tư tưởng Tập Cận Bình" được đưa vào Điều lệ đảng Cộng sản Trung Quốc, rõ ràng ông đang đặt mình lên trên các lãnh đạo tiền nhiệm hậu Đặng Tiểu Bình để sánh ngang cùng Mao, Đặng.

Ông đã được Hội nghị Trung ương 6 đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 xác lập vai trò "lãnh đạo cốt lõi" hay "lãnh đạo nòng cốt". Kể từ khi lên nắm quyền năm 2012, ông đã tập hợp được quyền lực với tốc độ, quy mô chưa từng có trong mấy chục năm qua.

Chen Daoyin, một chuyên gia từ Đại học Khoa học chính trị Thượng Hải bình luận :

"Kể từ khi thành lập Trung Quốc năm 1949, chúng tôi đã có 30 năm dưới thời đại của Mao Trạch Đông, 30 năm dưới ảnh hưởng của Đặng Tiểu Bình, và bây giờ Tập Cận Bình có 30 năm của mình".

Bên lề kỳ họp Chính hiệp toàn quốc và Quốc hội (thường được gọi là lưỡng hội) năm nay, Khổng Đan, một doanh nhân thuộc nhóm "hạt giống đỏ" là con cái các cựu lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã nói với một tờ báo của Trường Đảng trung ương rằng :

"Chủ tịch Tập Cận Bình đang nắm chìa khóa mở ra giai đoạn thứ 4 của đảng Cộng sản Trung Quốc, đó sẽ là giai đoạn phục hưng dân tộc Trung Hoa".

Đảng Cộng sản Trung Quốc chia 95 năm lịch sử họ lãnh đạo Trung Quốc thành 3 giai đoạn. Hai giai đoạn đầu tiên là "cách mạng dân chủ mới", "cách mạng xây dựng chủ nghĩa xã hội" dưới thời Mao Trạch Đông.

Giai đoạn thứ 3 là "cải cách, mở cửa và hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội" dưới thời Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Không lâu sau khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đưa ra khẩu hiệu "giấc mơ Trung Quốc" và định nghĩa nó là "phục hưng dân tộc Trung Hoa".

Truyền thông Trung Quốc cũng đã bắt đầu tán dương hệ thống lý luận chính trị của ông Tập Cận Bình trước Đại hội 19 từ rất sớm.

Trước phiên khai mạc kỳ họp Chính hiệp năm nay, Tân Hoa Xã công bố bài xã luận với tiêu đề : "Lưỡng hội Trung Quốc làm nổi bật tư tưởng Tập Cận Bình".

Sau đó vào phiên bế mạc của kỳ họp Chính hiệp trung ương cũng như Quốc hội, đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cho biết, tư tưởng quản lý của ông Tập Cận Bình đã được quán triệt xuyên suốt kỳ lưỡng hội.

Bắc Kinh nhật báo xuất bản một bài xã luận dài, do cựu Phó Giám đốc Trường Đảng trung ương Li Junru, một lý thuyết gia nổi bật của Trung Quốc đương đại, ca ngợi tư tưởng Tập Cận Bình là một "hệ thống khoa học".

Ông Li Junru xem "tư tưởng Tập Cận Bình là thành tựu mới nhất của chủ nghĩa Mác đặc sắc Trung Quốc".

Wang Weiguang, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cố vấn hàng đầu của chính phủ nước này đã cho ra một cuốn sách in đậm bằng chữ đỏ dòng ca ngợi ngay trên trang bìa :

Tư tưởng Tập Cận Bình là thành tựu mới nhất của chủ nghĩa Mác đặc sắc Trung Quốc.

Hơn sáu triệu bản của Bộ sưu tập các bài phát biểu của ông Tập Cận Bình từ khi lên nắm quyền đã được bán trên toàn thế giới từ tháng 9/2014 với tên gọi "Tập Cận Bình nói về quản trị quốc gia".

Hồng Thủy

Tài liệu tham khảo :

http://www.scmp.com/news/china/policies-politics/article/2082415/it-xis-turn-be-written-chinas-communist-party

Published in Châu Á