Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam bớt nghi ngại Vành đai và Con đường của Trung Quốc ?

Thu Hằng, RFI, 14/12/2023

Phải chăng Việt Nam khó có thể đứng ngoài Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc trong khi hai nước láng giềng Lào và Cam Bốt hiện trở thành tuyến đường vận tải huyết mạch nối Đông Nam Á với cường quốc đông dân nhất thế giới ? Trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 kết thúc chuyến công du Hà Nội của chủ tịch Tập Cận Bình, Việt Nam và Trung Quốc nhất trí tăng cường hợp tác đường sắt giữa hai nước và nâng cao hiệu suất hàng hóa Việt Nam quá cảnh Trung Quốc.

lethuoc1

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nuyễn Phú Trọng tiếp đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình tại Văn phòng Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 12/12/2023. AP - Minh Hoang

Trước đó, trả lời trang VnExpress, đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba cho biết "phía Trung Quốc sẵn sàng thông qua nguồn vốn vay ưu đãi giúp Việt Nam thực hiện nâng cấp và cải tạo tuyến đường sắt từ Quảng Tây qua Đồng Đăng đến Hà Nội, cũng như đẩy nhanh quy hoạch tuyến đường sắt từ Móng Cái, Quảng Ninh đến Hải Phòng", trong đó có việc xây dựng đường sắt khổ tiêu chuẩn. Theo đại sứ Hùng Ba, "Việt Nam có vị trí địa lý độc đáo, là cầu nối quan trọng kết nối Trung Quốc với các nước ASEAN, là quốc gia quan trọng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường giữa Trung Quốc với các nước ASEAN".

Lào - Cam Bốt trở thành đối thủ cạnh tranh của Việt Nam

Dường như Hà Nội thay đổi cách nhìn về sáng kiến cơ sở hạ tầng vận tải của Bắc Kinh. Tháng 10/2023, khi tham dự Diễn đàn Vành đai và Con đường - BRI lần thứ ba và đánh dấu tròn 10 năm hình thành dự án, chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc khai thác BRI để tăng cường khả năng kết nối và trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

So với hai nước láng giềng Lào và Cam Bốt, Việt Nam nhận được ít tài trợ nhất từ Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng trong giai đoạn 2015-2021, theo số liệu của Viện Lowy tại Úc, được nhà nghiên cứu Hoàng Thị Hà trích dẫn trong bài phân tích ngày 14/12/2023 trên trang Fulcrum của Singapore, chuyên phân tích về Đông Nam Á. Nhà nghiên cứu cao cấp, điều phối viên của Chương trình Nghiên cứu Chính trị và Chiến lược Khu vực, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á - ISEAS - Yusof Ishak, nêu một số lý do, như nguyên tắc của Việt Nam về chi tiêu công cho phát triển cơ sở hạ tầng chỉ được chiếm 6% GDP, tiếp theo là tâm lý nghi ngại Trung Quốc sau một số dự án như tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông ở Hà Nội, nhà máy gang thép Thái Nguyên và dự án khai thác bauxite ở cao nguyên miền trung…

Tuy nhiên, những dự án quy mô lớn của Trung Quốc đã làm thay đổi đáng kể không gian địa-kinh tế và năng lực cạnh tranh của Lào và Cam Bốt buộc Hà Nội cân nhắc lại, trong đó phải kể đến hai dự án lớn. Thứ nhất là tuyến đường sắt Boten-Vientiane dài 414 km nối tỉnh Côn Minh với thủ đô của Lào trở thành hành lang kinh tế Bắc-Nam nối Trung Quốc với Đông Nam Á. Hoạt động từ năm 2021, chỉ trong năm đầu tiên khai thác, tuyến đường sắt đã vận chuyển 11,2 triệu tấn hàng hóa, gấp đôi khối lượng vận tải của cả Việt Nam (5,7 triệu tấn). Thái Lan đã từ bỏ trung chuyển qua Việt Nam, thay vào đó là sử dụng tuyến đường này để xuất nông phẩm sang Trung Quốc. Nông phẩm Việt Nam, chủ yếu xuất sang Trung Quốc, cũng chịu nguy cơ cạnh tranh với hàng hóa Đông Nam Á khi tuyến đường này được sử dụng nhiều hơn.

Dự án thứ hai là kênh đào Funan Techo, mà Trung Quốc đề xuất với Cam Bốt, cũng có thể sẽ tác động đáng kể đến kinh tế và hệ sinh thái cho Việt Nam. Tuyến đường thủy dài 180 km trên sông Mêkông sẽ xuyên suốt Cam Bốt đến cảng của nước này mà không cần phải trung chuyển qua cảng biển của Việt Nam.

Việt Nam tham gia BRI để duy trì tính cạnh tranh trong khu vực ?

Do những dự án này đã và sẽ tái định hình kết nối trong vùng, nên chính phủ Việt Nam rơi vào thế khó. Hà Nội sẽ phải cân nhắc những lợi ích tiềm tàng của Sáng kiến Vành đai và Con đường để cải thiện năng lực cạnh tranh của đất nước so với những rủi ro về kinh tế và an ninh, cũng như phản ứng từ công luận.

Dù những sự kiện gần đây có thể cho thấy sự thay đổi về lập trường của Hà Nội, nhưng cũng cần chờ xem liệu những thay đổi đó có được cụ thể hóa thành những dự án cơ sở hạ tầng quan trọng do Trung Quốc đầu tư hay không. Không chỉ Việt Nam nghi ngại về đầu tư của Bắc Kinh mà Trung Quốc cũng do dự, nếu nhìn vào mức độ tài trợ thấp của nước này vào các dự án cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.

Nhà nghiên cứu Hoàng Thị Hà cho rằng một dấu hiệu quan trọng trong tương lai để xem Việt Nam có tham gia vào Sáng kiến Vành đai và Con đường hay không, có lẽ sẽ là Trung Quốc tham gia xây dự tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam của Việt Nam ở quy mô nào. Nhiều tập đoàn lớn của Trung Quốc đã tỏ ý được tham gia nhưng hiện tại chính phủ Việt Nam vẫn hướng đến Nhật Bản.

Thu Hằng

*************************

Việt Nam tham gia tầm nhìn chính sách đối ngoại do Trung Quốc dẫn dắt

RFA, 14/12/2023

Việt Nam đã trở thành quốc gia mới nhất ở Đông Nam Á đồng ý với "Cộng đồng chia sẻ tương lai chung", tầm nhìn của Bắc Kinh về một trật tự toàn cầu mới do Trung Quốc dẫn dắt.

lethuoc2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng gặp nhau hôm 12/12/2023 - AP

Thỏa thuận này được công bố tại cuộc gặp hôm 12/12 tại Hà Nội giữa Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đang thăm cấp nhà nước hai ngày tại Việt Nam.

"Việt Nam coi việc phát triển mối quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu và là sự lựa chọn chiến lược", ông Trọng được báo Nhân Dân - cơ quan ngôn luận của Đảng, trích dẫn.

Ông Huỳnh Tâm Sáng, giảng viên tại Đại học Quốc gia Việt Nam, cho biết : "Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có mối quan hệ chính trị và tư tưởng chặt chẽ, điều đó biến lời kêu gọi của ông Tập về ‘Cộng đồng chia sẻ tương lai chung’ Trung Quốc-Việt Nam có tầm quan trọng chiến lược".

"Điều này xảy ra cùng lúc khi quan hệ của Việt Nam với Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản được nâng lên mức ‘đối tác chiến lược toàn diện’ ngang bằng với Trung Quốc", ông Sáng nói với Đài Á Châu Tự do (RFA).

Vị giảng viên này nhấn mạnh : "Bắc Kinh có thể đã cố gắng tăng cường quan hệ với Hà Nội để giữ Việt Nam trong vòng tay của mình".

Truyền thông nhà nước ở cả Trung Quốc và Việt Nam đều nêu bật sự gần gũi và tương đồng của hai nước trong hệ thống chính trị.

"Trung Quốc và Việt Nam núi sông liền một dải.. Chúng ta tận hưởng sự gần gũi về văn hóa, trân trọng những lý tưởng giống nhau và có một tương lai chung phía trước", ông Tập Cận Bình viết trong một bài báo trước chuyến đi, chuyến thăm thứ ba tới nước láng giềng kể từ khi ông trở thành Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc.

Trật tự toàn cầu thay thế

Khái niệm "Cộng đồng chia sẻ tương lai chung" ban đầu được đặt ra là "Cộng đồng có chung vận mệnh".

Ian Chong, một nhà khoa học chính trị từ Đại học Quốc gia Singapore, cho biết : "Thuật ngữ này đã xuất hiện từ đầu những năm 2000, nhưng Tập Cận Bình đã chính thức đưa nó trở thành một phần trong chính sách đối ngoại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và đưa nó vào Hiến pháp năm 2017".

Bắc Kinh đã công bố toàn văn các đề xuất và hành động của Trung Quốc về "Cộng đồng toàn cầu vì tương lai chung" vào tháng 9.

Ông Nguyễn Khắc Giang, nhà nghiên cứu khách mời tại Viện nghiên cứu ISEAS–Yusof Ishak ở Singapore cho biết :

"Đây là khuôn khổ được Trung Quốc đề xuất cho quan hệ quốc tế dưới thời Tập Cận Bình. Khái niệm này thường được coi là nỗ lực của Trung Quốc nhằm định hình lại, hoặc thậm chí tạo ra một trật tự toàn cầu thay thế".

Ông Giang nói thêm rằng "Là một quốc gia được hưởng lợi đáng kể từ việc hội nhập sâu rộng vào trật tự toàn cầu hiện có, Việt Nam cho đến nay vẫn chống lại áp lực của Trung Quốc trong việc tham gia sáng kiến này".

Tuy nhiên, cũng theo ông Giang "người dân Việt Nam, với một lịch sử lâu dài và phức tạp với Trung Quốc, không quan tâm đến khái niệm này".

lethuoc3

Người dân vẫy quốc kỳ Trung Quốc và Việt Nam trước sự xuất hiện của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện tại sân bay quốc tế Nội Bài ở Hà Nội ngày 12/12/2023. (Ảnh : Lương Thái Linh/AP)

Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc là đồng minh truyền thống nhưng mối quan hệ giữa họ không hề suôn sẻ. Hà Nội và Bắc Kinh đã có một cuộc chiến tranh ngắn ngủi vào năm 1979 và nhiều cuộc đụng độ đẫm máu đã diễn ra trên đường biên giới chung trong những năm 1980.

Hai nước cũng đang đối đầu nhau về yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông.

Tuy nhiên, kể từ khi bình thường hóa quan hệ song phương vào năm 1991, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, có ảnh hưởng kinh tế lớn nhất đối với nước láng giềng nhỏ hơn.

Học giả Chong từ Đại học Quốc gia Singapore cho biết, theo quan điểm của ông, Trung Quốc "đang cố gắng tiếp cận vào thời điểm hiện tại khi gặp khó khăn trong nước và sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn từ Mỹ và các đồng minh".

"Vì vậy, mặc dù nó có thể không biến thành bất cứ điều gì cụ thể, nhưng việc không tham gia ('Cộng đồng chia sẻ tương lai chung') có thể giống như một sự từ chối trực tiếp đối với Tập Cận Bình", ông Chong nói với RFA cho rằng "đó có thể là điều mà Việt Nam và các nước khác trong khu vực muốn tránh".

Mặt khác, việc tham gia có thể giúp Hà Nội "phát tín hiệu thiện chí và tìm kiếm các lĩnh vực trao đổi kinh tế khả thi", ông nói.

Theo truyền thông nhà nước, trong chuyến thăm của ông Tập, hai bên đã ký 36 thỏa thuận hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.

"Xây dựng một cộng đồng với tương lai chung cho nhân loại nên bắt đầu từ Châu Á", ông Tập Cận Bình viết trong bài báo mới được đăng gần đây.

Ông Huỳnh Tâm Sáng từ Đại học Quốc gia Việt Nam cho biết : "Từ ngữ trong bài viết của ông Tập như một lời nhắc nhở rằng tương lai của các nước Châu Á, như Trung Quốc và Việt Nam, chỉ nên do người Châu Á quyết định".

"Tuy nhiên, theo nhận định của Tập Cận Bình và các đồng chí, Trung Quốc là động lực cho tương lai của Việt Nam và các nước Châu Á khác".

‘Ngoại giao cây tre’

Trước Việt Nam, bảy quốc gia Đông Nam Á khác – Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Brunei, Malaysia và Indonesia – đã đồng ý gia nhập cộng đồng do Trung Quốc lãnh đạo.

Tuy nhiên, cam kết cao hơn ở Campuchia và Lào, nhưng lại thấp hơn ở Thái Lan, Brunei, Indonesia, Malaysia và Việt Nam, theo Alexander Vuving, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye ở Hawaii.

Vuving viết trên mạng xã hội X, trước đây gọi là Twitter : "Singapore và Philippines khó có thể sớm đứng về phía Trung Quốc".

Ông nói thêm : "Với 8 trong 10 thành viên nằm trong ‘Cộng đồng chia sẻ tương lai chung’ của Trung Quốc, ASEAN đang ngày càng trở nên không phù hợp, như đã được chứng minh trong cuộc xung đột đang diễn ra trên Biển Đông".

Trong trường hợp của Việt Nam, Hà Nội khẳng định văn bản có bổ sung các từ "phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp quốc và luật pháp quốc tế, dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, và kiên trì giải quyết bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình".

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 15 năm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Zhang Baohui, giáo sư tại Đại học Lĩnh Nam ở Hồng Kông, cho biết : "Việt Nam hiểu rằng bất chấp những tranh chấp chưa được giải quyết ở Biển Đông, Việt Nam cần duy trì quan hệ hợp tác với Trung Quốc, vì cả lý do an ninh và kinh tế".

Zhang cho rằng việc ủng hộ "Cộng đồng chia sẻ tương lai chung" của Trung Quốc, đồng thời duy trì quan hệ hợp tác với Mỹ và Nhật Bản, thể hiện "tín hiệu tử tế" của Hà Nội đối với Bắc Kinh.

Theo ông, chuyến thăm Hà Nội của các nhà lãnh đạo thế giới cho thấy "nền ngoại giao tinh tế của Hà Nội với các cường quốc".

lethuoc4

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng dùng trà tại Văn phòng Trung ương Đảng ở Hà Nội, ngày 12/12/2023. (Ảnh : Trí Dũng/VNA)

Các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đã và đang thúc đẩy khái niệm "ngoại giao cây tre" tượng trưng bằng khả năng cây tre có thể uốn cong theo gió nhưng không bao giờ gãy.

Trong tiệc trà giữa Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng tại Văn phòng Trung ương Đảng, người ta nhìn thấy một đồ trang trí phức tạp với hai cành tre xoắn ốc từ một chiếc bình ở phía sau.

Hai nhà lãnh đạo cùng nhâm nhi tách trà xanh Việt Nam.

Ông Trương Nhân Tuấn, một nhà bình luận chính trị người Việt ở Pháp, cho biết : "Giới lãnh đạo Việt Nam quyết định xây dựng một tương lai chung với Trung Quốc có lẽ xuất phát từ những lo ngại về địa chính trị".

"Tuy nhiên, Hà Nội phải luôn ghi nhớ những tham vọng của Bắc Kinh", ông Tuấn cảnh báo, đồng thời cho biết thêm "và Hoa Kỳ cũng nên lo ngại về việc Việt Nam xích lại gần Trung Quốc hơn".

Nguồn : RFA, 14/12/2023

Bài viết của RFA ban Tiếng Anh do ban tiếng Việt dịch lại 

*******************************

Thời báo Hoàn Cầu bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Tập Cận Bình

Thời báo Hoàn cầu, Nguyễn Hải Hoành, Nghiên cứu quốc tế, 13/12/2023

Nhận lời mời của Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 đến 13/12. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước lần thứ hai tới Việt Nam của Tổng bí thư Tập Cận Bình sau 6 năm. Cộng đồng xã hội hai nước tràn đầy hy vọng chuyến đi này sẽ thúc đẩy quan hệ Trung Quốc – Việt Nam lên một "vị trí mới" và đạt "tầm cao mới".

lethuoc5

Ch tch Tp Cn Bình và Tổng bí thư Nguyn Phú Trng ti Hà Ni ngày 12/12/2023.

Từ tháng 10 năm ngoái đến nay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Võ Văn Thưởng đã lần lượt đến thăm Trung Quốc, mật độ thăm Trung Quốc cao như vậy là điều ít thấy trong quan hệ song phương giữa các nước trên thế giới. Lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước Trung Quốc và Việt Nam có sự giao lưu đi lại mật thiết, thường xuyên đến và đi như thăm người thân, điều đó thể hiện đầy đủ mức độ cao và đặc biệt của quan hệ Trung Quốc-Việt Nam. Tình hữu nghị sâu sắc "vừa là đồng chí, vừa là anh em" giữa Trung Quốc và Việt Nam làm cho hai nước có mục tiêu đi đến chỗ gặp nhau, cũng có động lực để cùng nhau hợp tác. Điều này có thể khó hiểu đối với một số quốc gia ngoài khu vực.

Trong thời gian từ khi Mỹ "trở lại Châu Á – Thái Bình Dương" cho đến lúc Mỹ lộ rõ ý đồ đưa ra và triển khai thực hiện "Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương" nhằm kiềm chế Trung Quốc, mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam nhận được sự "quan tâm chăm sóc" đặc biệt, một số người thích viết những "tiểu luận" về Trung Quốc và Việt Nam. Việc đi lại bình thường giữa Việt Nam với các nước khác, đặc biệt là Mỹ và các đồng minh, được họ hiểu là dấu hiệu cho thấy Việt Nam "muốn gia nhập hệ thống của Mỹ". Theo logic của họ, Trung Quốc và Việt Nam không thể hòa hợp tốt được, Việt Nam là một trong những nước láng giềng của Trung Quốc có hy vọng lớn nhất được lôi kéo vào "đội ngũ Mỹ". Có lẽ dựa vào phán đoán này mà Mỹ đã tăng cường đáng kể sự lôi kéo Việt Nam, hành động đó đầy ác ý với Trung Quốc và cũng cực kỳ thiếu tôn trọng Việt Nam. Nhưng thực tế chứng tỏ đây chỉ là sự phán đoán sai lầm, hoặc là sự tưởng tượng của phương Tây. Ngoại giao của Việt Nam và mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam hoàn toàn không đi theo con đường ấy.

Tháng 9 năm nay, Tổng thống Mỹ Biden đến thăm Việt Nam ; hai bên đồng ý nâng cấp quan hệ giữa hai nước lên thành "quan hệ đối tác chiến lược toàn diện". Cuối tháng trước, Võ Văn Thưởng đến thăm Nhật Bản cũng đã nâng tầm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản lên thành "quan hệ đối tác chiến lược toàn diện". Điều này có nghĩa là trong hệ thống cấp bậc ngoại giao của Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản đã có được vị thế ngang hàng với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc. Một số dư luận phương Tây bắt đầu "lo lắng cho Trung Quốc", nói rằng đây là "thắng lợi ngoại giao" của Mỹ và Nhật Bản, đồng thời là "thất bại ngoại giao", hay ít nhất là một "tổn thất ngoại giao" của Trung Quốc. Cần nói là trong vài năm qua, những lập luận tương tự của phương Tây đã xuất hiện rất nhiều lần, nhưng cuối cùng chúng đều bị sự phát triển hơn nữa của quan hệ Trung Quốc-Việt Nam vả vào mặt.

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng bí thư Tập Cận Bình cần mang đến cho những kẻ suốt ngày theo dõi quan hệ Trung-Việt nhưng lại đầy dốt nát và đánh giá sai lầm ấy một nhận thức toàn diện và khách quan hơn. Đường lối chính của quan hệ Trung -Việt rất rõ ràng. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều đang thúc đẩy sự nghiệp hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa của mình, cả hai đều coi quan hệ Trung – Việt là hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mỗi nước và đều coi sự phát triển của đối phương là cơ hội cho sự phát triển của mình. Như Tổng bí thư Tập Cận Bình đã chỉ ra một cách sâu sắc : "Sự phát triển bền vững, lành mạnh và ổn định của quan hệ Trung Quốc-Việt Nam phù hợp với lợi ích căn bản của hai đảng, hai nước và hai dân tộc, có lợi cho sự phát triển thịnh vượng của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, có lợi cho việc giữ gìn hòa bình, ổn định khu vực và thế giới, thúc đẩy phát triển phồn vinh".

Kể từ đầu năm nay, sự hợp tác thiết thực giữa Trung Quốc và Việt Nam trên nhiều lĩnh vực đã tăng tốc rõ rệt : các chuyến thăm và tiếp xúc giữa các đoàn cấp cao và các cấp khác trở nên thường xuyên hơn ; kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam trong hai năm liên tiếp vượt mức 200 tỷ USD. Từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam đạt 185,1 tỷ USD. Trung Quốc nhiều năm liên tiếp vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc trên thế giới. Trung Quốc và Việt Nam có mối liên hệ mật thiết với nhau và bổ sung mạnh mẽ về mặt kinh tế, sự hòa nhập lợi ích ngày càng khăng khít, điều đó làm cho nền tảng ổn định trong quan hệ giữa hai nước ngày càng vững chắc và rộng lớn hơn. Nếu phương Tây có người cho rằng Trung Quốc và Việt Nam sẽ lú lẫn về mối quan hệ như vậy thì điều đó cho thấy chính họ mới là kẻ thực sự lú lẫn.

Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng tốt, bạn tốt núi liền núi, sông liền sông, có mối quan hệ môi hở răng lạnh, là đồng chí tốt, đối tác tốt, cùng chí hướng, cùng con đường đi, có chung vận mệnh, là cộng đồng cùng tương lai có ý nghĩa chiến lược. Trong bối cảnh quốc tế luôn thay đổi, "bốn điểm tốt" ấy không những không phai nhạt mà ngược lại còn trở nên đậm đà hơn. Tin rằng chuyến thăm này của Tổng bí thư Tập Cận Bình sẽ đưa mối quan hệ "bốn tốt" giữa Trung Quốc và Việt Nam lên một tầm cao mới, tăng thêm động lực mới cho sự ổn định, phát triển phồn vinh của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời mang lại thêm nhiều tính xác định, tính ổn định cho thế giới đan xen biến động này.

Hoàn Cầu Thời Báo

Nguyên tác :  评:中越关系再上"新高度"令人期待环球时报, ngày 11/12/2023.

Nguyễn Hải Hoành biên dịch

Nghiên cứu quốc tế, 13/12/2023

*************************

Cộng đồng 'chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc' nghĩa là gì ?

Việt Nam và Trung Quốc đồng ý xây dựng 'cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc' khi Chủ tịch Tập Cận Bình trở lại Hà Nội sau sáu năm.

caytre4

Chuyến thăm cấp nhà nước này đánh dấu lần thứ ba ông Tập đến Hà Nội trong cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước Trung Quốc, sau chuyến đi năm 2017 và 2015

Hai nước đã không sử dụng cụm từ 'cộng đồng chung vận mệnh', một sáng kiến do nhà lãnh đạo Trung Quốc đề xướng cách đây 10 năm, khi mới lên nắm quyền.

Về ngôn từ, "nhất trí xây dựng" có thể hiểu đây mới là sự khởi đầu của một quá trình.

Chuyến đi của ông Tập diễn ra chỉ ba tháng sau khi Việt Nam và Mỹ đã tuyên bố nâng cấp mối quan hệ lên tầm 'đối tác chiến lược toàn diện', ngang bằng với Trung Quốc.

Có khác nhau ?

Trả lời BBC News tiếng Việt trước chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, Giáo sư Steve Tsang, từ Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc, Trường nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi (SOAS), trực thuộc Đại học London giải thích về khái niệm này, "Khái niệm gọi là 'Cộng đồng cùng chia sẻ tương lai' là thể hiện chưa đúng [misrepresentation] từ cụm từ gốc của Trung Quốc mà Tập Cận Bình đã dùng, đó là 'Cộng đồng chung vận mệnh của nhân loại'.

Tập Cận Bình đề cập nếu là một phần của nhân loại thì nên tham gia cộng đồng chung vận mệnh đó".

Nhiều người cho rằng 'cộng đồng chia sẻ chung tương lai' khác với 'cộng đồng chung vận mệnh'.

Tuy nhiên trong Trung văn, khái niệm của có gốc ngữ nghĩa rộng hơn quan hệ hai nước : 'cộng đồng chung vận mệnh' là 类命运共同体-renlei mingyun gongtongti - nhân loại vận mệnh cộng đồng thể, là đoạn ngắn của cả cụm từ về nhân loại mà phía Trung Quốc dịch sang tiếng Anh là 'community of common destiny of mankind' (CCD).

Giáo sư Alexander L Vuving, Trung tâm nghiên cứu an ninh Châu Á - Thái Bình Dương Daniel K. Inouye đánh giá trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) rằng 'cộng đồng chia sẻ tương lai' chính là 'cộng đồng chung vận mệnh', và Trung Quốc đã thay đổi cách dịch nghĩa để tránh những ý nghĩa tiêu cực về 'chung một vận mệnh'.

Cho phép hiện nội dung từ Twitter ?

Twitter. Chúng tôi cần sự đồng ý của quý vị trước khi bất kỳ nội dung nào được tải xuống, bởi việc này có thể đi kèm việc sử dụng cookies và các công nghệ khác. Quý vị có thể đọc chính sách cookie của Twitter  trước khi đồng ý. Để xem nội dung này, hãy chọn 'chấp nhận và tiếp tục'.

Giáo sư Alexander L Vuving cũng đưa ra một ẩn dụ "cây tre Việt Nam đang bị Gấu trúc Trung Quốc xơi từng miếng một".

Reuters ngày 12/12 dẫn lời một nhà ngoại giao từ Hà Nội, nhận định "một tuyên bố, nhiều cách dịch", khi nói đến cách diễn dịch cụm từ 'cộng đồng chung vận mệnh' này.

Như vậy Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ tám, và có lẽ là cuối cùng trong Đông Nam Á tham gia cộng đồng do Trung Quốc dẫn đầu, sau Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Brunei, Malaysia, và Indonesia. Giới quan sát nhận định, hai quốc gia còn lại trong ASEAN chưa tham gia cộng đồng này gồm Singapore và Philippines, và khó có khả năng hai quốc gia này tham gia trong tương lai.

Có thể thấy một khác biệt trong tuyên bố chung xây dựng 'cộng đồng chia sẻ tương lai' giữa Trung Quốc và Thái Lan hồi tháng 11/2022.

Cụ thể, tựa đề tuyên bố chung thay vì "đồng ý xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai', thì chỉ nêu "working towards" (có nghĩa là "hướng tới") vì "tăng cường ổn định, thịnh vượng và bền vững".

Trước đó, theo quan sát của BBC trên trang Facebook và YouTube của BBC News tiếng Việt, dư luận đã phản ứng mạnh mẽ trước cụm từ "cộng đồng chung vận mệnh", và phản đối việc Việt Nam tin tưởng, cùng chung một vận mệnh với quốc gia láng giềng khổng lồ phương bắc sau một ngàn năm Bắc thuộc và những khác biệt trong điều Bắc Kinh nói và làm trong các năm qua.

Trước đó, Giáo sư Alexander L Vuving đánh giá với BBC về cộng đồng này như sau, "Chúng ta cứ hiểu cộng đồng này là một cái bình không có rượu. Trung Quốc rao bán cái bình, nhưng chưa đổ rượu vào. Cái bình rất đẹp, và được quảng cáo rất hay, nói về những điều hay ho lắm, nào là Hiến chương Liên Hiệp Quốc, những điều mọi người đều mong ước cả… Thế nhưng rượu thì chưa đổ. Các nước thì đôi khi bị ép quá thì họ cứ nhận cái bình đã, Trung Quốc sẽ rót rượu vào sau".

Ngoài ra việc xây dựng cộng đồng này được hai nước tuyên bố sẽ "phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế".

Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế làm việc cho Quỹ Taiwan NextGen Foundation, Đài Bắc bình luận với BBC về ý này, "Việc thêm một đoạn khá dài và chi tiết như vậy rõ ràng có chủ đích và khá khéo léo, có thể nhằm "trấn an" người dân trong nước và cộng đồng quốc tế rằng Việt Nam sẽ tôn trọng và bám sát vào các nguyên tắc nêu trên trong quá trình xây dựng cộng đồng với Trung Quốc. Qua đó, ta có thể thấy Việt Nam - dù là quốc gia láng giềng nhỏ hơn so với Trung Quốc - vẫn "tôn trọng" Bắc Kinh - nhưng khéo léo không quá "nhún nhường" cường quốc này. Nói cách khác, Việt Nam vẫn nỗ lực tối đa để duy trì quan hệ ổn định với nước láng giềng lớn hơn, song song với đảm bảo không gian sinh tồn với các nguyên tắc và giá trị đan xen", Tiến sĩ Sáng nhận định.

Reuters ngày 12/12 dẫn lời Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp từ Viện Iseas-Yusof Ishak ở Singapore đánh giá việc Việt Nam và Trung Quốc đồng ý xây dựng 'Cộng đồng chia sẻ tương lai' là "mang tính biểu tượng".

"Việc Việt Nam thiếu niềm tin với Trung Quốc có gốc rễ sâu xa, và từ quan điểm của người dân Việt Nam, hầu như không có chuyện "chia sẻ chung vận mệnh" giữa hai nước trong bối cảnh Trung Quốc vẫn tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông", ông nói.

36 văn bản thỏa thuận hợp tác, thay vì 45

Hình ảnh cây tre Việt Nam xuất hiện trong buổi thưởng trà hôm qua giữa ông Trọng và ông Tập cũng gây chú ý dư luận.

Tại tiệc trà, các loại trà đã được lựa chọn từ những vùng trà nổi tiếng ở Việt Nam như Hà Giang, Yên Bái, Mộc Châu (Sơn La), Lai Châu và Thái Nguyên, theo truyền thông nước này.

Một chuyên gia về quan hệ ngoại giao Việt - Trung trong nhiều năm qua nói với BBC News tiếng Việt với điều kiện ẩn danh về hình ảnh bonsai Lưỡng long tranh Châu làm nền trong buổi thưởng trà.

"Trong tâm thức người dân Việt Nam, Rồng có vị trí đặc biệt về văn hóa, tín ngưỡng, đó là biểu tượng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng Thiên Tử. Rồng cũng đứng đầu trong tứ linh "Long, Lân, Quy, Phượng". Hình ảnh Rồng cũng xuất hiện thuở sơ khai với sự tích "con rồng, cháu tiên" và tập quán trồng lúa nước, trong đó Rồng đóng vai trò giúp gió mưa thuận hoà.

Hình tượng hai con rồng là biểu tượng lực Âm - Dương cân bằng, hạt châu lại là biểu tượng của thái cực, là biểu tượng của vũ trụ. Đây chính là biểu tượng của một trong hai thế lực âm (hoặc dương) đang chi phối vũ trụ (âm thịnh thì dương suy hoặc ngược lại). Còn bonsai Lưỡng long tranh Châu làm khung nền khi tiếp Tổng bí thư Tập Cận Bình thì quá xấu. Điều này sẽ làm khách thấy được "trình độ của Việt Nam".

Ngoài ra hình ảnh cây tre của Việt Nam trong buổi thưởng trà, cũng được giới quan sát cho rằng mang dụng ý về phong cách ngoại giao cây tre mà ông Trọng nhấn mạnh trong những năm qua, dù có hiệu quả hay không, có thể vẫn là câu hỏi lớn trong những năm tới trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các siêu cường.

Hôm nay cũng là ngày cuối cùng ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam.

Việt Nam và Trung Quốc cũng đã ký kết 36 văn bản thỏa thuận hợp tác, ít hơn con số 45 văn bản được đề xuất trước đó, theo nguồn tin từ một quan chức Việt Nam nói với Reuters, và không bao gồm các thỏa thuận liên quan đến khoáng sản quý và đất hiếm mà ông Tập đã hối thúc trước đó.

Các thỏa thuận bao gồm hai biên bản ghi nhớ về phát triển tuyến đường sắt xuyên biên giới, bao gồm hợp tác viện trợ phát triển đường sắt qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Quan chức hai nước trước đó đã ra sức thúc đẩy về một tuyến kết nối đường sắt nối liền thành phố Côn Minh của Trung Quốc và cảng Hải Phòng của Việt Nam, đi qua các khu vực giàu đất hiếm của Việt Nam, giúp tăng tốc việc nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc sang Việt Nam để lắp ráp, mở rộng hiệu quả Sáng kiến 'Vành đai và Con đường' (BRI) do Trung Quốc khởi xướng.

Hiện chưa rõ quy mô, và các điều khoản trong các khoản vay của Bắc Kinh dành cho Hà Nội sẽ ra sao liên quan đến dự án đường sắt này.

Cho đến nay, chỉ có tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội là dự án duy nhất tại Việt Nam nhận các khoản vay từ Sáng kiến 'Vành đai và Con đường' (BRI) và không bị dánh nhãn là một phần của sáng kiến này, trong bối cảnh tâm lý 'chống Trung' ở Việt Nam.

Hai quốc gia cũng đồng ý cùng thúc đẩy sáng kiến "hai hành lang, một vành đai kinh tế", là thuật ngữ từ phía Việt Nam dành cho các cơ sở hạ tầng do Trung Quốc hậu thuẫn.

Chuyến đi của ông Tập Cận Bình đến Việt Nam cũng được cho sẽ tăng cường các kế hoạch được cho là Con đường tơ lụa kĩ thuật số (Digital Silk Road), và hai quốc gia đã ký một vài thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực viễn thông và nền kinh tế số.

Nội dung của các thỏa thuận này vẫn không rõ ràng và giới chức tuyên bố việc tăng cường hợp tác viễn thông có thể bao gồm các cơ sở hạ tầng kỹ thuật số như mạng 5G và những tuyến cáp quang dưới biển.

Nguồn : BBC, 13/12/2023

Published in Việt Nam

Vành đai & Con đường hàng nghìn tỷ USD của Trung Quốc đã thay đổi thế giới như thế nào ?

Các nhà lãnh đạo thế giới và đại diện của 130 quốc gia đang tới Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm 10 năm Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), một kế hoạch đầy tham vọng nhằm thiết lập hai tuyến thương mại mới nối nước này với phần còn lại của thế giới.

bri1

Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ ba đang diễn

Các thủ tướng và tổng thống - bao gồm Vladimir Putin của Nga - đang tập trung tại Bắc Kinh để kỷ niệm sự kiện này, từ 17-18/10.

Số lượng lớn các quốc gia tham dự là dấu hiệu cho thấy tác động lớn mà sáng kiến trị giá hàng nghìn tỷ USD này đã mang lại trên toàn cầu - và mức độ sở hữu của nhà nước và các công ty Trung Quốc ở nước ngoài.

Trong thập kỷ qua, 150 quốc gia chiếm 3/4 dân số thế giới đã tham gia sáng kiến này. Tuy nhiên, nó đã phải đối mặt với cả thành công lẫn thất bại.

Tại sao Trung Quốc tạo ra Vành đai và Con đường

Theo các nhà phân tích, Trung Quốc thiết lập BRI chủ yếu để giải quyết các thách thức, chẳng hạn như sản xuất thừa và chi phí lao động tăng cao trong nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của nước này.

Giáo sư Lawrence C Reardon từ Khoa Khoa học Chính trị, Đại học New Hampshire ở Mỹ cho biết sáng kiến này được tài trợ từ nguồn dự trữ ngoại hối trị giá 3 nghìn tỷ USD của Trung Quốc, được tích lũy từ những năm 1980 khi nước này áp dụng cách phát triển tập trung hơn vào bên ngoài.

Các công ty xây dựng Trung Quốc, đối mặt với nhu cầu nội địa giảm sút, đã tìm kiếm các dự án mới ở nước ngoài.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường để mở rộng thị trường cho hàng hóa Trung Quốc và tăng cường ảnh hưởng toàn cầu của đất nước.

Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã hợp tác, tìm kiếm tiền từ các khoản đầu tư của quỹ xuất khẩu Trung Quốc. Cùng nhau, họ đã phê duyệt nhiều dự án khác nhau ở các nước kém phát triển tại Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á.

Các dự án toàn cầu đã được lựa chọn như thế nào ?

Trong hơn mười năm, Vành đai và Con đường đã mở rộng trọng tâm từ cơ sở hạ tầng sang công nghệ kỹ thuật số, an ninh và phát triển bền vững.

Theo dữ liệu chính thức, Trung Quốc đã đầu tư vào hơn 3.000 dự án như một phần của BRI.

Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) cho biết 15 quốc gia nhận sẽ được vốn là Indonesia, Pakistan, Singapore, Nga, Ả rập Saudi, Malaysia, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Bangladesh, Peru, Lào, Ý, Nigeria, Iraq, Argentina và Chile).

Tầm ảnh hưởng của nó trải rộng khắp thế giới và Kenya hy vọng sẽ nhận được tài trợ tại hội nghị thượng đỉnh lần này.

Trung Quốc tuyên bố rằng việc lựa chọn dự án dựa trên nhu cầu kinh tế, nhưng các nhà phê bình cho rằng nó nhằm mục đích tạo ra một mô hình kiểm soát toàn cầu lấy Trung Quốc làm trung tâm.

Jeremy Chan, một chuyên gia về Đông Á tại Eurasia Group, cho biết : "Các cân nhắc về địa chính trị và ngoại giao ít nhất cũng quan trọng như các vấn đề kinh tế trong việc xác định cách thức và địa điểm Trung Quốc phân bổ nguồn tài trợ BRI của mình".

Chan nói, Ý là quốc gia duy nhất trong số 15 quốc gia nhận ít bỏ phiếu ủng hộ Trung Quốc tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hơn hầu hết các quốc gia khác. Ý gần đây cho biết họ sẽ rút khỏi BRI.

Dữ liệu AEI cho thấy nguồn tài trợ của BRI chủ yếu chảy vào các quốc gia nơi Bắc Kinh có động lực chiến lược mạnh mẽ để làm sâu sắc thêm mối quan hệ, chẳng hạn như Indonesia và Pakistan.

bri2

Sáng kiến Vành đai và Con đường đã tài trợ cho tuyến đường sắt cao tốc giữa Indonesia và Trung Quốc

Ả rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất - hai quốc gia vùng Vịnh giàu có - nằm trong số bảy quốc gia nhận tài trợ lớn nhất từ Vành đai và Con đường.

Các quốc gia sản xuất dầu này cung cấp cho Bắc Kinh một công cụ chiến lược để chống lại những rủi ro tiềm ẩn do chính sách phương Tây gây ra, chẳng hạn như các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Những dự án hiệu quả ?

Một số dự án BRI đã thực sự hiệu quả. Lý do rất đơn giản : nhiều quốc gia cần cơ sở hạ tầng tốt hơn, bao gồm cả đường bộ và đường sắt.

Tại Indonesia, tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên - mang tên Whoosh - vừa được khai trương. Các chuyến tàu kết nối thủ đô Jakarta với Bandung, một địa điểm du lịch nổi tiếng. Nó giúp giảm thời gian di chuyển từ ba giờ xuống chỉ còn 40 phút bằng cách chạy với tốc độ 350km/h.

Trong khi một số người cho rằng Whoosh là không cần thiết vì hiện đã có đường thu phí và tàu hỏa giá cả phải chăng hơn để đưa bạn đến đó, thì "nhiều người [ở Indonesia] đánh giá cao các dự án BRI nói chung", Tauhid Ahmad, nhà nghiên cứu tại viện nghiên cứu INDEF của Indonesia, cho biết.

Tại Lào, tuyến đường sắt nối thủ đô Viêng Chăn với Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc được khai trương vào năm 2021. Tuyến đường sắt này đã giúp giảm thời gian di chuyển từ Viêng Chăn đến biên giới Trung Quốc-Lào xuống chỉ còn ba giờ, giúp hành khách đến Côn Minh trong vòng một ngày.

BAR cũng có những thành công đáng chú ý khác, chẳng hạn như cảng Piraeus ở Hy Lạp, nơi thường được mệnh danh là "Đầu rồng" của Châu Âu.

Một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc hiện kiểm soát hơn 60% cảng và có thể xử lý khối lượng lớn container từ tàu.

Những dự án thất bại ?

Vành đai và Con đường có những thất bại đáng lưu ý.

June Teufel Dreyer, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Miami, cho biết sáng kiến này bị quy hoạch kém, với "các khoản vay cho các dự án không bao giờ khả thi về mặt thương mại và giám sát xây dựng không đầy đủ".

Suy thoái kinh tế toàn cầu, lãi suất tăng và lạm phát cao hơn đã làm tăng thêm khó khăn cho một số quốc gia trong việc trả nợ cho Trung Quốc. Các khoản vay hàng tỷ USD trở nên khó trả và các dự án phát triển bị trì trệ.

Một ví dụ là Cảng Hambantota ở Sri Lanka, nơi chính phủ tuyên bố phá sản vào năm 2022. Nước này không thể trả các khoản vay của Trung Quốc nên đã giao cảng cho Trung Quốc theo hợp đồng thuê 99 năm.

bri3

Một nhóm thanh thiếu niên ở thủ đô Colombo của Sri Lanka năm 2018. Phía sau họ là những tòa nhà chọc trời xây bằng vốn vay Trung Quốc - Dự án Thành phố Cảng Colombo, được thấy ở đây trong quá trình phát triển vào năm 2018

Pakistan đang phải đối mặt với những vấn đề tương tự với tư cách là một trong những nước tham gia BRI chính. Đất nước này đã không trả được nợ đúng hạn và phải tìm kiếm sự cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Có lúc, lưới điện quốc gia phải tắt máy phát điện để tiết kiệm nhiên liệu.

Bắc Kinh gần đây đã từ chối yêu cầu của Islamabad về việc cấp thêm quỹ BRI cho Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan. Những lo ngại về bất ổn chính trị, rủi ro an ninh đối với người lao động Trung Quốc và uy tín tín dụng của Pakistan được coi là những lý do.

Nhiều quốc gia khác, bao gồm Ethiopia và Kenya, đang phải đối mặt với những thách thức tương tự. Các nhà kinh tế tại Ngân hàng Thế giới ước tính rằng khoảng 60% tổng số khoản vay liên quan đến BRI hiện liên quan đến các quốc gia đang gặp khó khăn về tài chính. Điều này đã dẫn đến sự chỉ trích hoạt động cho vay của Trung Quốc là "ngoại giao bẫy nợ".

Công chúng nói gì ?

Các cuộc thăm dò cho thấy nhiều quốc gia đang trở nên cảnh giác hơn trước ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Trung Quốc.

Ở Pakistan, người dân ban đầu lạc quan về BRI, kỳ vọng vào sự thịnh vượng kinh tế và tăng trưởng kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều năm sau, đời sống của cộng đồng địa phương vẫn chưa được cải thiện đáng kể như cam kết của Pakistan và Trung Quốc.

Ở Gwadar, một thành phố cảng ở Pakistan, người dân ngày càng bất mãn với những dự án này vì họ thấy rất ít sự phát triển ngoài con đường bốn làn xe trên tuyến đường biển chính.

Việt Nam nhận được 670 triệu USD vốn vay của Trung Quốc cho dự án đường sắt đô thị lớn ở Hà Nội. Tuy nhiên, nước này vẫn chưa chính thức định danh bất kỳ dự án cơ sở hạ tầng mới nào trong khuôn khổ BRI.

bri4

2015 : Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông của Hà Nội do Trung Quốc tài trợ được xúc tiến thử nghiệm để lấy ý kiến công chúng

Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông tại Việt Nam bắt đầu vào năm 2011 nhưng phải đối mặt với sự chậm trễ và chi phí đội lên nhiều lần. Cuối cùng nó đã đi vào hoạt động vào tháng 11 năm 2021.

Thời gian xây dựng tuyến metro này là tấm gương tiêu cực cho các dự án cơ sở hạ tầng khác trong nước và làm suy giảm niềm tin của công chúng - mặc dù cần lưu ý rằng thời gian xây dựng các dự án tương tự ở các nước phương Tây có thể chậm như vậy hoặc thậm chí lâu hơn.

Trung Quốc dường như đã nhận ra những lo ngại này. Chủ tịch Tập hiện đang ủng hộ các dự án "nhỏ và đẹp" trong BRI. Trong những năm gần đây, số lượng dự án BRI mới và quy mô đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài đã giảm.

Trong tương lai, Sáng kiến Vành đai và Con đường có vẻ sẽ phải đối mặt với những thách thức khó khăn tương tự.

Giáo sư Reardon kết luận : "Câu hỏi đặt ra là liệu nhà nước độc đảng Trung Quốc có thể tiếp tục mở rộng các dự án phát triển hay không, bởi vì những người nhận quan trọng đã không thể trả được khoản vay của họ".

Sylvia Chang

Issariya Praithongyaem và Andrew Webb biên tập lại

Nguồn : BBC, 17/10/2023

Published in Diễn đàn
mardi, 05 janvier 2021 13:41

Vành đai con đường đang vụn vỡ

Cuối năm 2013, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã thông báo về Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa và Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21, hai tuyến đường kết nối Trung Quốc với Châu Phi và Châu Âu.

bri1

Khách nước ngoài trên một mô hình đường xe lửa cao tốc thuộc BRI trong diễu binh kỷ niệm 70 năm quốc khách Trung Quốc ở Bắc Kinh hôm 1/10/2019 - Reuters

Kể từ đó, Sáng kiến Vành đai và Con đường (hay BRI) - tên gọi sau khi kết hợp cả hai dự án trên - đã được mở rộng đến mọi nơi trên hành tinh. Ví dụ, Trung Quốc đã rót hàng chục tỷ USD cho các khoản vay trong khuôn khổ BRI cho Venezuela. Trung Quốc đang xây dựng một cảng container trị giá 3 tỷ USD tại Freeport, cách Palm Beach của Florida chưa đến 150 km về phía Đông. Thậm chí, Trung Quốc còn công bố "Con đường Tơ lụa trên băng" (PSR) hồi tháng 1/2018. Hiện có hơn một trăm quốc gia đang tham gia vào BRI.

Tuy nhiên, giờ đây, có những dấu hiệu cho thấy, bằng cách rút hỗ trợ cho vay, Bắc Kinh đang rút lui khỏi cái được gọi là kế hoạch phát triển lớn nhất thế giới này. Tờ Financial Times, dựa trên cơ sở dữ liệu từ Đại học Boston, lưu ý rằng việc cho vay của hai trong số những "ngân hàng chính sách" của Trung Quốc - Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc - đã "tụt giảm" từ 75 tỷ USD năm 2016 xuống còn 4 tỷ USD vào năm 2019. Hai thể chế này, công cụ của đảng-nhà nước Trung Quốc, thực hiện gần như hầu hết các khoản cho vay phát triển của Bắc Kinh ở nước ngoài.

Không phải ai cũng đồng tình rằng Trung Quốc đang thoái lui mạnh mẽ như vậy. Ví dụ, hai nhà nghiên cứu Tristan Kenderdine và Niva Yau cho rằng hai ngân hàng chính sách này của Trung Quốc đang cho vay "theo một cách khác, chứ không phải ít đi". Tuy nhiên, họ đồng ý rằng BRI đang gặp khó khăn. Như hai nhà nghiên cứu này đã viết trên trang Diplomat vào tháng 12 này, "về mặt phát triển địa kinh tế trên thực tế, chính sách Vành đai và Con đường của Trung Quốc ở Á-Âu đang thất bại".

bri2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nâng ly chúc mừng tại một buổi lễ về BRI ở Bắc Kinh năm 2019. Reuters

Bằng chứng của sự thất bại này là trong các cuộc thương lượng lại về nợ. Để tránh vỡ nợ, Sri Lanka đã nhượng lại quyền kiểm soát cảng Hambantota cho Trung Quốc. Pakistan đang tìm cách nhận được những điều khoản dễ dàng hơn từ Bắc Kinh về các nghĩa vụ trong Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan. Rhodium Group, công ty tư vấn có trụ sở tại thành phố New York, báo cáo rằng Trung Quốc đã tham gia 18 cuộc đàm phán lại nợ trong năm nay.

Trong năm tới sẽ có nhiều vụ vỡ nợ hơn. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự báo khối lượng giao dịch thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ giảm 9,2% trong năm nay. Nếu có sự phục hồi trong năm tới như một số dự báo, rất có thể đó chỉ là sự phục hồi ở mức thấp.

Ngay cả trong thời kỳ thương mại phát triển mạnh mẽ, vấn đề chính là các dự án BRI của Trung Quốc có vẻ không hiệu quả về mặt kinh tế. Ví dụ, toàn bộ phần "Vành đai" của sáng kiến này - các tuyến đường cao tốc và đường sắt chạy qua Trung Á - không bao giờ có ý nghĩa về mặt kinh tế.

Đường sắt nhanh nhưng đắt đỏ, và giao thông đường sắt giữa Trung Quốc và Châu Âu là một ý tưởng chưa gặp thời. Tuy nhiên, điều đó không ngăn được Bắc Kinh tự hào về những tuyến đường sắt lớn (mà nước này đã xây dựng). Chẳng hạn, các hãng truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng các nhà máy chưng cất rượu ở Scotland đã sử dụng đường sắt để vận chuyển rượu whisky đến Trung Quốc, nhưng không ai làm như vậy trừ phi nhằm thực hiện một kế hoạch tuyên truyền hoặc không được nhận các khoản trợ cấp lớn. Whisky hầu như luôn được vận chuyển bằng tàu biển.

Ngoài ra còn một vấn đề nữa. Biến đổi khí hậu sẽ không giúp Bắc Kinh duy trì được cơ sở hạ tầng trên đất liền và trên biển của mình. Năm nay, mùa Hè ở Bắc Cực là mùa Hè nóng nhất được ghi nhận. Kết quả là, chóp băng ở Bắc Cực đang thu nhỏ dần, khiến việc vận chuyển qua bờ biển phía Bắc của Nga trở nên khả thi.

Tuyến đường biển phía Bắc, như tên gọi của nó, đang trở nên phổ biến. Từ tháng 1-6/2020, có 71 tàu thuyền và 935 lượt qua lại trên tuyến đường biển này, cả hai đều thể hiện sự gia tăng lớn. Tổng số lượt qua lại đã tăng 63,5% so với năm 2018. Tuyến đường biển phía Bắc giúp giảm bớt được 10 ngày so với sử dụng hành trình đi qua Kênh đào Suez. Theo Nga, đến năm 2024 tuyến đường của họ sẽ hầu như quanh năm không có băng.

Hạn chế duy nhất là hiện tại chỉ có các tàu nhỏ mới có thể đi qua bờ biển phía Bắc của Nga. Tuyến đường chỉ có thể tiếp nhận các tàu chở không quá 5.000 container, không phải các tàu 20.000 container thường liên tục chạy trên tuyến đường giữa Trung Quốc và Châu Âu.

Cuối cùng, Nga sẽ thắng trong "cuộc chiến" liên quan tới hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Tuyến đường biển phía Bắc nhanh như đường sắt - nói cách khác là nhanh như "Vành đai" của Trung Quốc - nhưng rẻ hơn rất nhiều vì nó chạy bằng đường thủy. Hơn nữa, khi băng tan nhiều hơn, tuyến đường của Nga sẽ có khả năng tiếp nhận các tàu lớn hơn.

Trung Quốc lẽ ra phải nhận thấy tất cả những điều sắp xảy ra này. Có một điều, tất cả các quốc gia cho nước ngoài vay nợ - đặc biệt là Mỹ, Nga và Nhật Bản - đều phải hứng chịu rắc rối.

Tuy nhiên, những rắc rối của Trung Quốc không chỉ là việc ngày càng có nhiều nước đi vay không trả được nợ. Động lực từ bên trong thúc đẩy việc cho nước ngoài vay tiền đang bị xói mòn nhanh chóng. Anne Stevenson-Yang của J Capital Research nói với The National Interest : "Về cơ bản, động lực ở đây chỉ là nhu cầu 'tái chế' những đồng USD vốn được tạo ra bởi một đồng Nhân dân tệ được định giá thấp. Bây giờ, động lực đó chắc chắn sẽ kết thúc".

Các dự án BRI cũng gặp phải những thất bại khác, nhưng đối với Bắc Kinh, lợi ích có thể là về địa chính trị chứ không phải là kinh tế. Djibouti, mắc nợ Trung Quốc rất nhiều, đã đề xuất để Bắc Kinh xây dựng một căn cứ quân sự - căn cứ đầu tiên của Trung Quốc nằm ngoài biên giới của nước này. Islamabad đang mong mỏi các khoản thanh toán thấp cho Hành lang Kinh tế, một trong những dự án BRI quan trọng nhất của Bắc Kinh, giúp Trung Quốc có thể kiểm soát thành phố cảng Gwadar chiến lược nằm trên Biển Arab. Và dự án Freeport lớn một cách khó hiểu gần như chắc chắn sẽ thất bại và trở thành căn cứ hải quân của Trung Quốc, gần với Florida.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có tham vọng vô hạn và chủ trương ủng hộ các học thuyết lớn cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX về việc kiểm soát địa chính trị thế giới. Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, Halford Mackinder đã đề xuất học thuyết về "Vùng đất trung tâm" (Hearland). "Vùng đất trung tâm" theo quan điểm của Mackinder là trung tâm của thế giới, đó là khu vực Biển Baltic, các khu vực tiếp giáp với sông Danube, một phần của Đông Âu, và phần nội địa của Châu Á không bao gồm Trung Quốc, phần lớn trong số đó đã và đang chịu sự kiểm soát hay ảnh hưởng của Moskva. 

Mackinder nghĩ rằng bất cứ ai thống trị được Đông Âu sẽ làm chủ được Vùng đất trung tâm, ai thống trị được Vùng đất trung tâm sẽ thống trị được "đảo thế giới" - hay nói cách khác là Châu Á, Châu Âu và Châu Phi ; và bất cứ ai chỉ huy "đảo thế giới" sẽ cai trị thế giới.

Bắc Kinh tuyệt đối quyết tâm kiểm soát Vùng đất trung tâm. Trung Quốc cũng tuân thủ theo Lý thuyết "Vùng đất vành đai" (Rimland) của Nicholas John Spykman, người tin rằng việc kiểm soát của các xã hội tiếp giáp với Nga - vùng Vành đai - giúp kiểm soát khu vực Âu-Á, và quyền kiểm soát Âu-Á mang lại quyền kiểm soát "vận mệnh của thế giới".

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không giới hạn tầm nhìn của họ chỉ ở "Vùng đất trung tâm" hay "Vùng đất vành đai". Họ đồng thời là những người hết lòng ủng hộ lý thuyết của Mahan. Alfred Thayer Mahan nghĩ rằng những người kiểm soát biển có thể kiểm soát thế giới. Như được thể hiện rõ qua BRI, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải thống trị "Vùng đất trung tâm" của Mackinder, "Vùng đất vành đai" của Spykman, và các tuyến đường biển của Mahan.

Không một cường quốc nào trong lịch sử có thể làm được điều đó, và sẽ đặc biệt khó khăn đối với một Bắc Kinh vốn không có đủ tiền mặt để duy trì các dự án BRI đang thất bại, bành trướng quân sự và duy trì nền kinh tế nội địa phát triển.

Bất chấp những báo cáo gần đây, nền kinh tế Trung Quốc đang "ốm yếu", một lý do khiến Chủ tịch Tập Cận Bình thúc đẩy chiến lược kinh tế "tuần hoàn kép" từng được công bố lần đầu tiên tại một cuộc họp của Bộ Chính trị vào tháng 5 năm nay. Rõ ràng là lãnh đạo cao nhất của Đảng cộng sản Trung Quốc đã quyết định rằng ông phải tập trung nguồn lực ở trong nước, tiền đề đằng sau chiến lược "tuần hoàn kép", để khởi động lại nền kinh tế sau đại dịch Covid-19. Vì vậy, nỗ lực của Trung Quốc để thống trị toàn bộ thế giới đang bị chững lại. Có vẻ như các nhà lãnh đạo Trung Quốc vừa nhận ra rằng họ đã gặp phải một vấn đề nghiêm trọng là "sự dàn trải quá mức của đế quốc" như cách gọi của Paul Kennedy. Ở đâu đó, Mackinder, Spykman và Mahan đang cười nhạo những khó khăn mà BRI của Bắc Kinh đang gặp phải.

Thế giới đã nhận thức được những rủi ro của sự phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc và coronavirus có thể thuyết phục một số người trong cộng đồng quốc tế tiếp cận mối quan hệ với Bắc Kinh với mức độ cảnh giác cao hơn. Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã gây ra sự hoài nghi sâu sắc về sự thận trọng của việc dựa quá sát vào Trung Quốc và BRI rất có thể là một trường hợp điển hình.

Do những hạn chế chính trị và tài chính trong nước, Trung Quốc sẽ không còn có thể mang đến cho các đối tác BRI nhiều khoản vay. Tuy nhiên, Trung Quốc chắc chắn sẽ sử dụng BRI để thể hiện sức mạnh mềm của mình, một chiến lược ngày càng quan trọng trong quan hệ quốc tế. Ít nhất là khía cạnh địa chính trị của BRI sẽ được nhấn mạnh thêm bởi sự tham gia của quân đội Trung Quốc, rõ ràng là dưới sự ngụy trang xây dựng nhân đạo và hòa bình. Và đây cũng là điều Việt Nam cần phải tính đến.

BRI tác động gì đến quan hệ Việt Trung hiện nay ?

Trong chuyến thăm Hà Nội của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 11 năm 2017, hai nước Việt Nam-Trung Quốc đã ký Bản Ghi nhớ (MOU) về việc thúc đẩy kết nối khuôn khổ "Hai Hành lang, Một Vành đai" với "Sáng kiến Vành đai và Con đường-BRI). Nhưng việc ký Bản Ghi nhớ này không có một cơ sở nào để đảm bảo rằng BRI sẽ có những đột phá ở Việt Nam trong tương lai gần nhất là từ đây cho hết nhiệm kỳ 13 của TW Đảng cộng sản Việt Nam.

Do sự "phát triển" của tình hình trên Biển Đông và những đột biến trong quan hệ quốc tế nhất là sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc nên cho đến hết năm 2020, không có dự án cơ sở hạ tầng mới nào ở Việt Nam được triển khai là do "Sáng kiến vành đai và con đường" tài trợ, ngoại trừ sự án tuyến tàu điện Cát Linh – Hà Đông tại Hà Nội bằng vốn vay của Trung Quốc nhưng đã qua 3 đời Tổng thống Mỹ cũng chưa biết bao giờ đưa vào sử dụng.

Chúng ta thấy rằng, trong 6 năm trở lại đây, từ khi xảy ra sự kiện HD 981 đi sâu vào thềm lục địa Việt Nam và sau đó là Trung Quốc quân sự hóa 7 thực thể đã chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, mặc dù quan hệ công khai giữa Việt-Trung là đối tác quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và "trong 70 năm qua, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc mặc dù có những lúc thăng trầm, nhưng hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính", nhưng Hà Nội vẫn cảnh giác trước mọi quan hệ với Trung Quốc trong đó có MOU.

bri3

Đường sắt Cát Linh Hà Đông vay vốn từ Trung Quốc. AFP

Tại một hội thảo quốc tế được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10 năm 2017 về các cơ hội và thách thức mà BRI mang lại, các học giả đã cảnh báo rằng sự tham gia của Việt Nam vào sáng kiến ​​này có th dn đến tình trng "ph thuc quá mc" vào Trung Quốc, và thậm chí gây hại cho các tuyên bố lãnh thổ và hàng hải của Việt Nam ở Biển Đông. Họ cũng nhấn mạnh những lo ngại khác, chẳng hạn như việc Trung Quốc thường không bảo vệ đầy đủ các quyền lao động, hồ sơ môi trường yếu kém của các công ty Trung Quốc, tình trạng thiếu minh bạch và việc Trung Quốc đôi khi thách thức các cơ chế giải quyết tranh chấp được quốc tế công nhận. Vì vậy, các học giả này khuyến nghị Việt Nam và các nước khác nên nhìn xa hơn những lợi ích kinh tế khi xem xét tham gia vào BRI.

Các tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông đã và đang tiếp diễn và không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế là một chỉ dấu cho triển vọng tương lai của BRI tại Việt Nam.

Trong năm 2020, việc Việt Nam thành công trong ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), và mới đây là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) đã chính thức được ký kết là câu trả lời cho câu hỏi : Tương lai nào cho BRI ở Việt Nam.

Nguyễn Trường

Nguồn : RFA, 03/01/2021

Published in Diễn đàn

Trung Quốc : Một số dự án Vành đai Con đường 'bị ảnh hưởng nghiêm trọng' bởi đại dịch (BBC, 19/06/2020)

Khoảng 20% các dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường đầy tham vọng của Trung Quốc (BRI) để liên kết Châu Á, Châu Âu và xa hơn nữa đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch virus corona, một quan chức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm thứ Sáu 19/6.

bri1

Các công nhân dựng bảng về quảng bá Một vành đai, một con đường tại Bắc Kinh. (Photo by GREG BAKER / AFP) 

Theo Reuters, một khảo sát của Bộ này cho biết khoảng 40% các dự án đã bị ảnh hưởng chút ít, và 30-40% dự án đã bị ảnh hưởng phần nào, Wang Xiaolong, Tổng giám đốc Vụ Kinh tế Quốc tế của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh.

Ông Wang Xiaolong nói khoảng 20% các dự án đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng ông Wang không cung cấp bất kỳ chi tiết nào thêm.

"Kết quả từ cuộc khảo sát tốt hơn mong đợi và mặc dù một số dự án đã bị trì hoãn, Trung Quốc được biết không có dự án lớn nào bị hủy bỏ", ông nói thêm.

bri2

Sri Lanka đã phải bàn giao cảng Hambantota cho Trung Quốc để giúp trả nợ nước ngoài - Ảnh minh họa 

Hơn 100 quốc gia đã ký thỏa thuận với Trung Quốc để hợp tác trong các dự án BRI như đường sắt, cảng, đường cao tốc và các cơ sở hạ tầng khác. Theo cơ sở dữ liệu của Refinitiv, hơn 2.600 dự án với chi phí 3,7 nghìn tỷ đôla được liên kết với sáng kiến này.

Hạn chế về việc đi lại và lưu chuyển hàng hóa qua biên giới, cũng như các biện pháp ở cấp địa phương để ngăn chặn dịch Covid-19 là những lý do chính tác động tới các dự án, ông Wang nói.

"Khi tình hình được cải thiện, chúng tôi tin tưởng rằng các dự án sẽ được tái khởi động và việc thực hiện chúng sẽ được tăng tốc", ông này nói.

Thách thức của đại dịch đối với các dự án BRI xảy ra sau khi dự án này vấp phải phản đối vào năm 2018, khi các quan chức ở Indonesia, Malaysia, Sri Lanka và các nước khác chỉ trích các dự án ở đó là tốn kém và không cần thiết.

Trung Quốc đã thu hẹp một số dự án sau khi một số quốc gia tìm cách xem xét lại, hủy bỏ hoặc giảm bớt các cam kết, viện dẫn những lo ngại về chi phí, vấn đề chủ quyền và tình trạng tham nhũng.

Nguồn : BBC, 19/06/2020

*******************

Trung Quốc thừa nhận "Vành đai, con đường" gập ghềnh vì Covid-19 (Dân Trí, 19/06/2020)

Trung Quốc cho biết khoảng 20% các dự án trong sáng kiến "Vành đai, con đường" của nước này bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch đại dịch Covid-19.

bri3

Một công trình ở Thượng Hải, Trung Quốc chụp hôm 9/6 (Ảnh minh họa : Reuters)

Reuters dẫn thông báo ngày 19/6 của Tổng cục trưởng Tổng cục Kinh tế Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Xiaolong cho hay, 20% các dự án trong khuôn khổ sáng kiến "Vành đai, con đường" (BRI) bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch Covid-19.

Theo một nghiên cứu do cơ quan trên tiến hành, khoảng 40% trên tổng số các dự án BRI ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, trong khi 30-40% bị ảnh hưởng một phần. Ông Wang không cung cấp thêm thông tin chi tiết về các dự án.

Quan chức này lý giải các lệnh hạn chế đi lại và các dòng hàng hóa chuyển xuyên biên giới bị đình trệ cùng các biện pháp chống dịch của từng địa phương là lý do chính khiến các dự án bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo Reuters, hơn 100 quốc gia đã ký thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc trong sáng kiến BRI nhằm xây dựng hệ thống đường sắt, cảng, đường cao tốc và các dự án cơ sở hạ tầng khác nhằm kết nối Châu Á, Châu Phi và Châu Âu cùng với các khu vực khác.

Theo công ty dữ liệu toàn cầu Refinitiv (Anh), có hơn 2.600 dự án với tổng trị giá 3,7 nghìn tỷ USD có liên quan tới sáng kiến của Trung Quốc.

Ảnh hưởng của Covid-19 lên BRI diễn ra sau một làn sóng từ bỏ và xem xét các dự án hồi năm 2018. Vào thời điểm đó, các quan chức Indonesia, Malaysia, Sri Lanka và một số nước khác chỉ trích rằng các công trình trong dự án là tốn kém và không cần thiết.

Trung Quốc đã buộc phải thu hẹp lại quy mô của nhiều dự án sau khi các nước tuyên bố sẽ xem xét lại việc hợp tác với Bắc Kinh, viện dẫn mối quan ngại về chi phí, mối đe dọa về xói mòn chủ quyền và tình trạng tham nhũng.

Trong những năm qua, sáng kiến BRI của Trung Quốc đã gây tranh cãi với hàng loạt các mối quan ngại rằng các nước nghèo hơn có thể rơi vào "bẫy nợ" của Trung Quốc và Bắc Kinh dùng tiền để gia tăng tầm ảnh hưởng địa chính trị. Bắc Kinh đã bác bỏ những cáo buộc này.

Mỹ là một trong những quốc gia có quan điểm chỉ trích mạnh mẽ các khoản đầu tư của Trung Quốc trên toàn thế giới. Washington cho rằng thông qua các khoản vay và đầu tư của mình, Bắc Kinh đã đẩy các quốc gia nghèo hơn vào tình trạng nợ nần chồng chất và không có khả năng chi trả.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hồi đầu năm này từng khiến Trung Quốc nổi giận khi nói rằng những lời hứa hẹn kinh tế "hào nhoáng" của Bắc Kinh thường chỉ dẫn đến sự phụ thuộc về nợ và làm xói mòn chủ quyền của của các quốc gia vay nợ.

Đức Hoàng

*******************

Dịch Covid-19 sẽ phá hủy những dự án "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc (Dân Trí, 16/04/2020)

Trước cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe toàn cầu, các nhà phân tích ước tính, khoản nợ bị "dấu kín" mà các nước đang phát triển vay Trung Quốc có tổng giá trị lên tới 380 tỷ USD.

bri4

Các cột xi măng trên sông Moraca như một phần của dự án xây dựng đường cao tốc Bar-Boljare ở Montenegro năm 2018. Ảnh : Reuters

Vào năm 2014, quốc gia nhỏ bé ở Đông Âu, Montenegro đã nhìn thấy cơ hội có thể phóng lên vũ đài thế giới khi họ vay 750 triệu USD từ Trung Quốc để xây dựng đường cao tốc giữa biển Adriatic và Serbia.

Dự án đường cao tốc này mang tên "The 103-mile Bar-Boljare" và được tài trợ như một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Chủ tịch Tập Cận Bình. Dự án này sẽ thúc đẩy nền kinh tế và giúp mở đường cho một quốc gia trẻ như Montenegro có cơ hội hòa nhập vào Liên Hiệp Châu Âu (EU).

Chính phủ đã mô tả dự án này như sau: Đó là con đường cao tốc 165 km, với những cây cầu hùng vĩ và những đường hầm sâu. Đây là công trình của thế kỷ và là con đường dẫn đến thế giới hiện đại. Con đường được thiết kế để nối cảng Bar trên bờ biển Adriatic của Montenegro với nước láng giềng Serbia. 

Sáu năm sau, đại dịch Covid-19 đã xảy đến và phá hủy cuộc sống cũng như nền kinh tế trên toàn thế giới, với khoản nợ khổng lồ và một con đường cao tốc dẫn tới "hư không". Dự án này tại Montenegro đang đầy những lo ngại và ảnh hưởng tới "điểm số" của các dự án BRI khác trên khắp Châu Á, Châu Phi và Đông Âu.

Dự án này đã tăng nợ công của Montenegro lên 80% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Ngành công nghiệp du lịch quan trọng của đất nước đang quay cuồng bởi đại dịch. Và cơ quan xếp hạng Moody từ hồi tháng 3 đã hạ triển vọng tín dụng của Montenegro xuống dưới mức ổn định, với lý do được đưa ra là bởi dự án đường cao tốc mà đất nước này đang thực hiện.

Để bảo vệ dự án "thú cưng" của mình, Thủ tướng Dusko Markovi cho biết hồi tháng trước tại thủ đô Podgorica rằng: "Đường cao tốc Bar-Boljare không chỉ đơn thuần là một con đường thông thường mà nó chính là con đường dẫn đến hệ thống giá trị phương Tây".

Một tuyên bố của chính phủ nước này cho biết thêm: Thủ tướng Markovi nhấn mạnh rằng không có cuộc thảo luận nào về việc phá sản hay lệ thuộc vào nợ, vì những điều đó thường chỉ được suy đoán.

Các quốc gia BRI như Montenegro đã mắc nợ sâu với Bắc Kinh và phải đối mặt với những khó khăn liên quan đến đại dịch khi giá cả hàng hóa lao dốc, giao dịch chao đảo và tỷ giá hối đoái thay đổi.

Có lẽ một cuộc khủng hoảng nợ mang đặc tính Trung Quốc đang xảy ra với nhiều quốc gia trên thế giới.

Thêm vào thách thức của việc quản lý nợ toàn cầu là đặc điểm thiếu minh bạch của Bắc Kinh.

Giáo sư Brad park, Giám đốc điều hành của AidData, một đơn vị thuộc Đại học William & Mary ở Virginia, và đồng tác giả của một nghiên cứu nói về các hoạt động cho vay của Trung Quốc được phát hành vào tháng trước bởi Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD) đã nói rằng: "Chính phủ Trung Quốc coi các thông tin của chương trình cho vay ở nước ngoài là một bí mật quốc gia. Không ai thực sự biết các con số đó".

Các chuyên gia ước tính rằng, trước cuộc khủng hoảng do virus corona gây ra, các khoản nợ được giấu kín mà các quốc gia đang phát triển vay Trung Quốc có tổng giá trị lên tới 380 tỷ USD, nhiều hơn cả tổng số nợ của họ đối với Câu lạc bộ Paris, thậm chí tổng số nợ đó còn nhiều hơn cả số số nợ với các ngân hàng quốc tế hoặc Quỹ tiền tệ quốc tế.

Các khoản vay của Trung Quốc đã giúp tài trợ cho các dự án năng lượng, khai thác, thủy điện và các cơ sở hạ tầng cần thiết khác ở hơn 100 quốc gia đang phát triển theo Sáng kiến Vành đai và Con đường ước tính trị giá 8 nghìn tỷ USD, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện mức sống.

Nhưng các nhà phân tích cho rằng, các hoạt động cho vay đơn lẻ của Trung Quốc sẽ khiến nhiều nước đang phát triển ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường hiện tại.

Trong số các quốc gia có nguy cơ không trả được nợ, các nhà phân tích cho biết, có các quốc gia phụ thuộc vào hàng hóa như là Angola, Ecuador, Nigeria và Venezuela; các nền kinh tế Châu Á nhỏ hơn như Lào, Campuchia và Cộng hòa Slovak; và các quốc gia ở Châu Phi cận Sahara và Châu Mỹ Latinh.

CGD nhận thấy rằng, 15 trong số 68 quốc gia có dự án "Vành đai và Con đường" phải đối mặt với nguy cơ khó khăn về nợ nần - về cơ bản là không có khả năng trả nợ, trong đó có 8 quốc gia khác có nguy cơ rất cao.

Trong 2.453 khoản vay của Trung Quốc cho 157 quốc gia, có khoảng 23% các khoản vay chủ yếu đến các nước nghèo nhất và họ được nhận những điều khoản ưu đãi từ Trung Quốc, thậm chí với lãi suất bằng 0. Về cơ bản, các quốc gia này sẽ trở thành một phần mở rộng của chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Trung Quốc có trữ lượng tiền tệ rất lớn và nền kinh tế của nước này dự kiến sẽ vượt qua Mỹ về quy mô tuyệt đối trong những năm tới. Nhưng bất kỳ sự vỡ nợ nào cũng có thể xảy ra khi nền kinh tế Trung Quốc chao đảo. Và với những gì mà Trung Quốc đang phải gánh chịu hiện nay: tỷ lệ thất nghiệp đạt mức kỷ lục 6,2%, nợ xấu từ các công ty nhà nước zombie, 460.000 công ty Trung Quốc có nguy cơ phải đóng cửa vĩnh viễn. Ta có thể thấy rằng một mối đe dọa lớn đang bao trùm lên các quốc gia trên Vành đai và Con đường.

Thùy Dung

Theo SCMP

Published in Châu Á

Kế hoạch Vành đai và Con đường đầy tham vọng của Trung Quốc đang gặp phải một trở ngại bất ngờ từ virus corona vốn đang khiến các dự án xây dựng đường sắt, đường cao tốc và hải cảng khắp thế giới bị đình trệ

bri1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại diễn đàn Vành đai Con đường, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 26/04/2019

Xuất phát từ thành phố Vũ Hán ở miền trung Trung Quốc, dịch bệnh với tên gọi chính thức là Covid-19 đã lan truyền nhanh chóng kể từ khi được phát hiện vào tháng 12 ở nước này. Trung Quốc tới nay đã báo cáo tổng cộng 75.567 ca nhiễm virus với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bao gồm 2.239 trường hợp tử vong.
Những hạn chế du hành để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh đã làm trì trệ phần lớn nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và đình chỉ hoạt động của những dự án trọng điểm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Chủ tịch Tập Cận Bình, nhắm mục tiêu mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc bằng việc phát triển hạ tầng và những khoản đầu tư khắp thế giới.

Công nhân Trung Quốc không thể đến được các dự án ở nước ngoài, và các nhà máy bị cắt đứt nguồn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc mà họ cần để tiếp tục hoạt động.

Cơ quan hàng đầu của Trung Quốc đặc trách quản lí các công ty nhà nước hôm thứ Ba nói rằng dịch bệnh bùng phát đã gây ra "những khó khăn" đối với một số dự án và khoản đầu tư ở nước ngoài.

Ở một số nơi trên Vành đai và Con đường, tác động của coronavirus đã hiện rõ.

Hơn 133 nước đã áp đặt những hạn chế nhập cảnh lên công dân Trung Quốc hoặc những người từng đến Trung Quốc, theo Cục Quản lí Di dân Quốc gia của Trung Quốc.

Trung Quốc "đã liên lạc với các công ty nước ngoài, chủ sở hữu ở nước ngoài, và các chính phủ sớm nhất có thể để có được sự hỗ trợ và hiểu biết", Bành Thanh Hoa, Tổng bí thư của Ủy ban Giám sát và Quản lí Tài sản Nhà nước, cho biết.

Một điển hình trong số những dự án bị đình trệ là dự án đường sắt cao tốc trị giá 6 tỉ đôla của Tập đoàn Quốc tế Đường sắt Trung Quốc ở Indonesia hiện đang hoạt động trong thế cầm cự, Reuters đưa tin.

Doanh nghiệp nhà nước này đã thành lập một đội đặc nhiệm để theo dõi sự lây lan của virus Covid-19 và kêu gọi tất cả các nhân viên Trung Quốc về quê vào dịp Tết Nguyên đán không trở lại Indonesia, một giám đốc điều hành cao cấp của công ty phát biểu với Reuters với điều kiện giấu tên, vì ông này không được phép nói chuyện với giới truyền thông.

Công ty đã ngăn hơn 100 nhân viên người Trung Quốc, chủ yếu là công nhân trình độ cao hoặc người quản lí, trở về làm việc ở dự án liên kết thủ đô Jakarta của Indonesia với trung tâm dệt may Bandung, cách nhau khoảng 140 km, vị giám đốc điều hành cho biết.

Tại Đặc khu Kinh tế Sihanoukville ở Campuchia, nơi được mệnh danh là "dự án nổi bật" trong Sáng kiến Vành đai và Con đường, nhân viên làm việc trong các nhà máy là dân địa phương nhưng họ lại không có phương tiện sản xuất vì lệ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc, Reuters tường trình.

bri2

Cảnh vắng lặng chưa từng có tại chợ Bến Thành những ngày trong mùa dịch Corona

"Chúng tôi phải tập trung vào các phần ít hệ trọng hơn của dự án đường sắt cho đến khi một số người chủ chốt của chúng tôi quay trở lại làm việc", ông nói. "Chúng tôi khởi đầu năm 2020 không suôn sẻ chút nào. Dự án của chúng tôi đã bị chậm trễ và tai tiếng, và virus corona đem tới những thách thức còn lớn hơn nữa".

Virus corona chủng mới cũng bắt đầu làm gián đoạn các chuỗi cung ứng cho phép các công ty tiếp cận được các máy móc và cấu phần chính yếu.

Tiến sĩ Khương Hữu Lộc, một nhà quan sát kinh tế ở Texas, Mỹ, nói rằng sự chậm trễ này sẽ đề ra thách thức với các nước vay vốn để thi công các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ khi "tiền lãi nhà băng chồng chất" trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc và thế giới bấp bênh.

Tuy nhiên ông nhận định dịch bệnh virus corona có thể là thách thức mang tính tạm thời và sẽ không khiến nhiều nước về lâu dài cân nhắc lại sự tham gia của họ trong Sáng kiến Vành đai và Con đường vì quy mô và tính chiến lược của nó.

"Chương trình BRI trị giá 26.000 tỉ đôla kéo dài trong vòng 7 năm, 10 năm là con đường dài hạn", ông nói.

"Nhiều nhà máy ở Trung Quốc vẫn đóng cửa ; những nhà máy mở cửa thì không thể hoạt động hết công suất", Boyang Xue, một nhà phân tích Trung Quốc tại Ducker Frontier cho biết. "Vì nhiều dự án BRI có xu hướng lấy nguồn thiết bị và máy móc từ các nhà sản xuất ở Trung Quốc, sự gián đoạn trong sản xuất công nghiệp và chuỗi cung ứng sẽ gây ra sự chậm trễ hơn nữa".

bri3

2.500 lao động Công ty trách nhiệm hữu hạn JY Hà Nam đình công phản đối công ty chuẩn bị tiếp nhận lao động Trung Quốc trở lại làm việc vào cuối tháng 2 năm 2020

"Sở dĩ những quốc gia này muốn tham gia là vì họ muốn tìm lối thoát để tiến triển. Virus corona dù có ảnh hưởng nhiều hay ít thì cũng không làm thay đổi ý định của các nước này vì họ đã lựa chọn Trung Quốc để vay tiền mở rộng các phi trường để bành trướng buôn bán. Và họ cứ tiếp tục thôi".

Bangladesh thông báo trì hoãn một số dự án cơ sở hạ tầng, bao gồm cả việc vận hành nhà máy điện than Payra, dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động thương mại vào đầu tháng 2.

Hơn 2.000 công nhân Trung Quốc làm việc tại nhà máy và khoảng 40 phần trăm trong số họ đã về nhà vào kì nghỉ Tết Nguyên đán, truyền thông địa phương đưa tin. Hai mươi người được phép trở lại làm việc vào thứ Hai sau 14 ngày cách li.

Thách thức virus corona đối với các hợp đồng dự án trong Sáng kiến Vành đai và Con đường xảy đến sau khi Trung Quốc vấp phải phản ứng của các nước vào năm 2018, khi các quan chức ở Indonesia, Malaysia, Sri Lanka và các nơi khác chỉ trích các dự án ở đó là tốn kém và không cần thiết. Trung Quốc đã rút lại một số dự án sau khi vài nước có ý định duyệt lại, hủy hoặc giảm những cam kết, dẫn ra những lo ngại về chi phí, sự xói mòn chủ quyền, và tham nhũng.

Hiện nay ít nhất 8 nước đang gặp khó khăn đặc biệt do vấn đề nợ nần liên quan đến đại dự án BRI, theo báo cáo của Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD) vào hồi tháng 3/2018. Giới phê bình e ngại các khoản vay này có thể khiến một số quốc gia bị phụ thuộc vào Trung Quốc và chịu ảnh hưởng chính trị từ nước này.

Giải mã "bẫy nợ" trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những nước có dòng tài chính đầu tư ra nước ngoài hàng đầu thế giới. Phần lớn số tiền chính thức mà Trung Quốc đưa ra nước ngoài được đầu tư cho các khoản vay trong các dự án về hạ tầng, năng lượng và liên lạc.

Các dự án nói trên nằm trong siêu dự án "Sáng kiến Vành đai và Con đường" (BRI) – phương tiện chính của Trung Quốc nhằm thúc đẩy phát triển cả trong nội địa và ở hải ngoại. Thông qua các đầu tư vào cơ sở hạ tầng, Trung Quốc muốn kết nối tốt hơn nữa với thế giới và gia tăng thương mại dọc theo con đường này. Năm năm sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố kế hoạch BRI, Trung Quốc đã chi khoảng 25 tỷ USD cho các dự án hạ tầng.

Nhưng một câu hỏi được đặt ra là các nước đi vay đã được hưởng lợi tới mức độ nào từ các khoản đầu tư này của Trung Quốc ?

Paul Haenle, cựu cố vấn chính phủ Mỹ và giám đốc Trung tâm Carnegie-Thanh Hoa, tóm tắt các ý kiến phê bình : "Một số vị tin rằng Trung Quốc đang thực hành "ngoại giao bẫy nợ" thông qua BRI, khiến cho các nước đang phát triển lâm vào tình cảnh phụ thuộc do nợ, và nợ đó chuyển hóa thành ảnh hưởng chính trị".

Haenle giải thích thêm : "Mối quan ngại đặc biệt về hoạt động của Trung Quốc ở Sri Lanka, Pakistan, và Malaysia nằm ở tâm điểm các tranh cãi về bẫy nợ. Trung Quốc đã giành được quyền hoạt động trong 99 năm ở cảng Hambantota, miền nam Sri Lanka sau khi chi phí cho dự án này đội lên ngoài tầm kiểm soát, khiến Sri Lanka phải từ bỏ quyền kiểm soát đối với cảng này để được Trung Quốc cung cấp gói giải cứu".

Không còn là mới việc Trung Quốc cho các nước khác các sự lựa chọn khác ngoài việc thanh toán nếu các nước này không đủ điều kiện trả nợ cho họ. Hồi năm 2011, tin tức cho hay Trung Quốc đã xóa nợ cho Tajikistan để đổi lấy 1.158 km2 lãnh thổ ở vùng tranh chấp giữa hai nước, theo báo cáo của CDG.
Vẫn theo Haenle, tranh cãi về chuyện bẫy nợ càng nổi bật hơn khi vào năm 2018, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad hủy bỏ 23 tỷ USD trong các dự án BRI.

Chính quyền Malaysia hiện tại nhận thấy một số dự án đầu tư của Trung Quốc ở nước họ là bất thường. Thủ tướng Malaysia đang muốn hủy bỏ các dự án đó.

Hôm 13/8 Thủ tướng Malaysia Mahathir nói thẳng thừng với hãng tin AP của Mỹ rằng ông muốn hủy bỏ 3 dự án nhiều tỷ USD với Trung Quốc.

Trước đó, theo chỉ đạo của ông Mahathir, Bộ Tài chính Malaysia đã kêu gọi ngừng 3 dự án này. Cả 3 dự án, với tổng trị giá trên 22 tỷ USD, đều có sự tham gia của các công ty thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc.

Ông Mahathir còn tuyên bố rằng nếu không thể hủy bỏ các dự án này, thì Malaysia ít nhất sẽ tiếp tục ngừng các dự án đó đến khi nào thực sự cần thì mới triển khai.

Hàng loạt thủy điện do Trung Quốc đầu tư trong kế hoạch Vành đai con đường của Trung Quốc có nguy cơ giết chết sông Mekong và đồng bằng sông Cửu Long của Việt nam.

bri4

Hàng loạt thủy điện của Trung Quốc chằng chịt ở thượng nguồn sông Mekong

Báo tuổi trẻ ngày 21/2 đưa tin Trung Quốc tuyên bố sẽ xả đập thủy điện trên sông Mekong, nhưng nước sẽ không tới được Đồng bằng sông Cửu Long. "Bây giờ Trung Quốc xả đập, nếu nước tới được Đồng bằng sông Cửu Long cũng phải mất 3 tuần sau, lúc đó lúa đang thiếu nước ở đây cũng chết hết rồi", phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường đại học Cần Thơ) nhận định.

Đến nay, Trung Quốc đã xây 6 đập thủy điện trải dọc sông Mekong. Lào và Campuchia định xây thêm hơn 10 đập, và không dừng lại ở đó.

Một báo cáo tại Campuchia hồi đầu tháng trước cho biết có 30 đập thủy điện hiện đang được xây dựng ở Lào và 7 đập ở Campuchia, chủ yếu được tài trợ bởi Trung Quốc.

Việc xây dựng các nhà máy thủy điện sẽ gây khô hạn đồng bằng sông Cửu Long. Các nhà khoa học cảnh báo việc xây dựng nhà máy thủy điện sẽ làm giảm 6,2% thủy lưu hàng tháng.

Việt Nam đang là quốc gia chịu thiệt hại lớn nhất từ ảnh hưởng của các con đập thủy điện trên thượng nguồn Mekong. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam đang để mặc cho người dân Đồng bằng sông Cửu long tự xoay sở.

Không những thế một công ty Việt Nam là Petro Vietnam Power Corporation là một bên tham gia xây đập Luang Prabangvới Lào. Con đập này sẽ cùng với nhiều con đập khác trên thượng nguồn góp phần "giết chết" Đồng bằng sông Cửu long ở Việt Nam.

Một báo cáo của Bộ kế hoạch đầu tư Việt Nam năm 2018 cho biết : "trong số 12 đại dự án thua lỗ nghìn tỷ của Bộ Công thương, có đến 4 dự án là sử dụng vốn vay từ Trung Quốc".

bri5

Dự án 8.100 tỉ nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 chỉ còn một đống rỉ sét

Báo chí Việt Nam gần đây đã nêu ra hàng loạt dự án thiếu hiệu quả dự kiến thua lỗ thất thoát nhiều nghìn tỷ đồng, có liên quan đến đầu tư Trung Quốc, tiêu biểu là 4 dự án : Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải phòng, Nhà máy đạm Ninh Bình, Dự án mở rộng nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2.

Sai phạm tại dự án này cũng liên quan tới nhà thầu Trung Quốc, đã khiến ông Hoàng Trung Hải – đương kim Bí thư thành uỷ Hà Nội, Cựu phó thủ tướng đã bị chịu án kỷ luật.

Hầu như đa số các dự án sai phạm lớn của Việt Nam đều có bóng dáng của Trung Quốc với những vấn đề như hợp đồng không rõ ràng, lãi suất cao, các điều kiện kèm theo như sử dụng nguyên liệu và bên thi công từ Trung Quốc…

Lo ngại về việc chính quyền Việt Nam nhượng bộ hoặc "vướng vào" tham nhũng với phía Trung Quốc, từ đó sẽ dẫn đến những nhượng bộ về chủ quyền như trường hợp Srilanka, Pakistant là hoàn toàn có lý do.

Nguyên nhân của tình trạng Việt Nam vướng sâu vào bẫy nợ Trung Quốc là do sự u mê về ý thức hệ, trình độ kiến thức quá thấp và tham nhũng tột cùng của quan chức Đảng cộng sản Việt Nam cùng tâm lý yếu kém, mong tựa vào đàn anh Trung Quốc.

Trong khi đó Trung Quốc lại là bậc thầy của nghệ thuật hối lộ và thao túng, bởi họ quá rành hiểu tâm lý giới lãnh đạo Việt Nam vì sự tương đồng của 2 thể chế độc tài cộng sản.

Trung Quốc và Việt Nam đều là những nước vẫn áp dụng chủ thuyết độc tài cộng sản. Ở đây không có truyền thông và tự do ngôn luận, những tai họa bất ngờ cho người dân hai nước cũng từ đây mà ra và người chịu thiệt thòi nhất vẫn chỉ là nhân dân.

Thu Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh)

Nguồn : Thoibao.de, 23/02/2020

Published in Diễn đàn

Ngoại trưởng Mỹ : Vành đai con đường và đảo nhân tạo của Trung Quốc là giống nhau (RFA, 29/03/2019)

Dự án gọi là ‘Sáng kiến Vành đai Con đường’ của Trung Quốc giống hệt chuyện họ bồi lấp xây đảo nhân tạo trên Biển Đông.

vanhdai1

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) và Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh, Hà Nội, 2/2019. AFP

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu như vậy vào hôm thứ năm 28/3 tại Washington DC.

Ông nhấn mạnh rằng người Trung Quốc xây đảo nhân tạo chẳng phải vì họ muốn tự do hàng hải, họ nổ lực xây dựng các cảng khắp thế giới chẳng phải để trở thành nhà đóng tàu bè giỏi phục vụ các tuyến đường biển, mà tất cả cũng để triển khai chiến lược an ninh quốc gia của họ thôi.

Trung Quốc đã bồi đắp các bãi đá, rạn san hô tại vùng quần đảo Trường Sa thành các đảo nhân tạo và trên đó xây dựng đường băng quân sự, các căn cứ hậu cần, hải quân… trong mấy năm qua.

Vùng này là nơi tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, và Brunei.

Đại dự án ‘Sáng kiến Vành đai Con đường’ của Trung Quốc đưa ra những công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, cảng biển, từ Trung Quốc sang Châu Âu và Châu Phi, với hơn 80 quốc gia có can dự vào.

Trên ‘Vành đai- Con đường’ này, Trung Quốc cũng đã thiết lập căn cứ quân sự tại hải ngoại đầu tiên của họ tại Djibouti vùng Đông Châu Phi.

Nước mới nhất hứa sẽ tham gia là nước Ý, thành viên của Liên Hiệp Châu Âu, vốn là đồng minh của Mỹ.

Ông Pompeo lập lại cáo buộc rằng Bắc Kinh đã cho các quốc gia trên dự án ‘Vành đai- Con đường’ mượn tiền để tạo nên một cái bẫy nợ cho những nước này.

Hồi năm ngoái, Sri Lanka vì nợ nần chồng chất với Trung Quốc đã giao cảng nước sâu của nước này cho Bắc Kinh sử dụng.

***********************

Việt Nam lặp lại phản đối hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông (RFA, 28/03/2019)

vanhdai2

Bà Lê Thị Thu Hằng, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam. AFP

Việt Nam lặp lại phản đối Trung Quốc tiến hành các hoạt động gần đây tại khu vực quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.

Trong cuộc họp báo thường kỳ vào chiều hôm nay 28 tháng 3, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Bà Lê Thị Thu Hằng, lặp lại với báo giới tham dự rằng Hà Nội đã gặp và trao công hàm phản đối Bắc Kinh về cuộc tập trận tại quần đảo Hoàng Sa từ ngày 22 đến 24 tháng 3 và về công bố kế hoạch xây dựng các đảo Phú Lâm, Duy Mộng, đảo Cây thành thành phố, căn cứ hậu cần chiến lược.

Như lâu nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhắc lại Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Biển Đông. Do đó các hoạt động của Trung Quốc như vừa nêu đi ngược các thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo về giải quyết những vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, vi phạm tinh thần tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).

Trung Quốc hiện đang quản lý toàn bộ Hoàng Sa sau khi hoàn tất việc cưỡng chiếm quần đảo này từ phía Việt Nam Cộng Hòa vào tháng giêng năm 1974.

Hiện nay, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần trọn Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn do họ tự vạch ra. Đường này bị Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế-PCA ở La Haye ra phán quyết vô hiệu hồi ngày 12 tháng 7 năm 2016 theo đơn kiện từ phía Philippines.

*****************

Đối thoại Chính trị, An ninh, Quốc phòng Việt - Mỹ lần thứ 10 (RFA, 28/03/2019)

Hôm 25/3/2019, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Thứ trưởng phụ trách Kiểm soát vũ khí và An ninh quốc tế Hoa Kỳ Andrea Thompson đồng chủ trì Đối thoại Chính trị, An ninh, Quốc phòng thường niên Việt- Mỹ lần thứ 10 tại Thủ đô Washington D.C, Hoa Kỳ.

vanhdai3

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Thứ trưởng phụ trách Kiểm soát vũ khí và An ninh quốc tế Hoa Kỳ Andrea Thompson. Courtesy nhandan.org

Tin cho biết tại vòng đối thoại hai bên tiến hành đánh giá về những tiến triển trong quan hệ với các cuộc gặp song phương giữa lãnh đạo cấp cao hai nước nhân Thượng đỉnh Trump - Kim tại Hà Nội vào tháng trước. Bên cạnh đó là những tiến triển về hợp tác quốc phòng, nổi bật là việc Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis thăm Việt Nam hai lần trong năm 2018 ; tàu sân bay Mỹ lần đầu tiên thăm cảng Việt Nam kể từ năm 1975 ; hoàn thành dự án tẩy độc chất dioxin tại sân bay Đà Nẵng.

Hai nước cam kết tiếp tục các lĩnh vực hợp tác theo Bản ghi nhớ Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Mỹ năm 2011 và Tuyên bố Tầm nhìn chung hợp tác quốc phòng năm 2015, cụ thể trên các lĩnh vực an ninh biển, rà phá bom mìn, vật liệu nổ, sớm khởi động dự án tẩy độc sân bay Biên Hoà và tiếp tục hỗ trợ các nạn nhân da cam/dioxin, tìm kiếm bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh.

Về hợp tác an ninh, hai bên chia sẻ quan điểm hài lòng về hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan liên quan của phía Mỹ trên các lĩnh vực an ninh mạng, chống buôn người, buôn bán ma tuý, chống tội phạm xuyên quốc gia.

Hoa Kỳ khẳng định lại lập trường ủng hộ hoà bình, ổn định, hợp tác, tự do thương mại, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ; kêu gọi các bên liên quan thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DoC), hướng tới hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (CoC).

Đối thoại Chính trị, An ninh, Quốc phòng lần thứ 11 được dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào năm 2020.

Một ngày sau Đối thoại Chính trị, An ninh, Quốc phòng Việt-Mỹ lần thứ 10, vào ngày 26/3/2019, hội thảo với chủ đề "Khắc phục hậu quả chiến tranh : Chặng đường hòa giải và hợp tác tương lai giữa Việt Nam và Hoa Kỳ" do Bộ Quốc phòng của Việt Nam và Mỹ cùng hợp tác tổ chức tại Viện Hòa Bình Hoa Kỳ, ở thủ đô Washington D.C.

****************

Việt Nam sp đt thương v mua thiết b quân s ca Mỹ (VOA, 29/03/2019)

Boeing đang tiến gn ti vic đt được mt tha thun bán máy bay trinh sát không người lái cho Vit Nam, theo mt quan chc ca công ty M được tp chí an ninh Jane’s trích li cho biết.

vanhdai4

Máy bay trinh sát không người lái ScanEagle ca Boeing trên b phóng Căn c không quân Villamor ngoi ô Thành ph Pasay, đông nam Manila ca Philippines. Boeing cho biết sp đt tha thun bán loi UAV này cho cnh sát bin Vit Nam.

Đây sẽ là ln đu tiên Vit Nam mua thiết b quân s đáng chú ý nht của M k t khi lnh cm vn vũ khí được M d b hoàn toàn vào năm 2016.

Tại s kin LIMA 2019 Malaysia, Giám đc marketing mng thiết b quc phòng ca Boeing Đông Nam Á, Yeong Tae Pak, hôm 27/3 cho biết thương v cung cp máy bay không người lái (UAV) trinh sát tầm xa ScanEagle đang được h tr t Chương trình tài tr quân s nước ngoài ca B Quc phòng M. Jane’s trích li ông Pak nói rng nơi tiếp nhn là Cnh sát bin Vit Nam.

"Đây là lần đu tiên k t khi d b lnh cm vn, Cnh sát bin Vit Nam s tiếp nhn ScanEagle", ông Pak được tun san ca Anh trích li nói. "Thương v này đang được tiến hành".

Cựu Tng thng Barack Obama tuyên b vic d b hoàn toàn lnh cm bán vũ khí sát thương cho Vit Nam khi ông ti Hà Ni hi tháng 5/2016.

ScanEagle là một loi UAV c nh do Boeing Insitu, mt công ty con ca Boeing, thiết kết cho nhim v trinh sát và do thám mt đt và trên bin t trên không. Theo mô t ca Boeing v thiết b này, nó có th bay trên đ cao 4.572m và có thi gian hot đng lên tới 24 tiếng. ScanEagle, nm trong h thng máy bay không người lái ca Boeing, có chiu dài 1,5m và si cánh 3m.

Năm 2004, ScanEagle được đưa ti Iraq đ tr giúp các lc lượng ca M ti đây. Vào năm 2005, Hi quân M ký mt hp đng tr giá 14.5 triu USD với Boeing đ mua thiết b này. ScanEagle cũng đã được trang b cho mt s tàu ca Tun duyên Hoa Kỳ.

Đơn giá mt h thng (gm 4 chiếc UAV) vào năm 2006 ước tính 3,2 triu USD, theo d liu t trang web chính thc ca Không lc Hoa Kỳ.

Tổng s tin ca thương v gia Boeing và Vit Nam không được tiết l.

Ngoài Việt Nam, Boeing đã cung cp UAV trinh sát ScanEagle cho mt s nước ASEAN khác như Singagpore, Philippines, Indonesia và Malaysia.

Ông Park, lưu ý rng vic bán máy bay không người lái ScanEagle là chiến lược ca Boeing nhm vào các th trường mi trong khu vc như Vit Nam và th hin s hin din mnh m ca Boeing trong vic cung cp các sn phm hàng không thương mi, theo Jane’s.

"An ninh hàng hải là mt trng tâm đi vi nhiu nước Đông Nam Á", ông Park nhận đnh. "ScanEagle tuy là sn phm cp thp nhưng rt hiu qu trong vic trinh sát và thu thp d liu cũng như chia s thông tin".

Hồi tháng 2, Đô đc Philip Davidson tiết l ti Quốc hội M v vic Vit Nam mua máy bay trinh sát không người lái cũng như máy bay hun luyn t Hoa Kỳ. Theo v ch huy B tư lnh n Đ Dương-Thái Bình Dương ca M, Vit Nam s mua ScanEagle UAV và máy bay hun luyn T-6 cùng mt chiếc tàu th hai ca Lc lượng Tun duyên Hoa Kỳ.

Vào tháng 8 năm ngoái, một quan chc B Ngoi giao M cho VOA biết rng Vit Nam có các hp đng mua các thiết b quân s vi M tr giá ti 94,7 triu USD.

Bộ Ngoi giao Vit Nam không khng đnh hay ph nhn thông tin trên.

Tháng 3 năm ngoái, tàu sân bay đầu tiên ca M, USS Carl Vinson, cp cng Đà Nng trong chuyến thăm lch s k t sau khi kết thúc chiến tranh Vit Nam năm 1975. S quán M cho biết trong chuyến thăm ca tàu sân bay USS Carl Vinson, M đã giao 6 xung tun tra Metal Shark cho Vit Nam để chng "nhng người xu" trên vùng Bin Đông.

Published in Châu Á

Trung Quốc muốn đem Vành đai Con đường sang Ý (BBC, 21/03/2019)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ đến Rome vào thứ Năm tuần này để ký kết một thỏa thuận cơ sở hạ tầng mang tính bước ngoặt, làm dấy lên nghi ngờ từ các đồng minh phương Tây của Ý.

backinh1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình biến BRI thành một chính sách hàng đầu.

Ông Tập muốn đem dự án Con đường Tơ lụa mới tới đây, kết nối Trung Quốc và Châu Âu. Con đừng Tơ lụa này có cái tên khác : Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI).

Nhưng ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc khiến nhiều bên đặt câu hỏi, nhất là từ các Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ.

BRI liên quan đến làn sóng đầu tư của Trung Quốc vào hàng loạt dự án tàu trạm, đường xá và cầu cảng trên khắp thế giới, do các công ty xây dựng của Trung Quốc thực hiện thông qua các hợp đồng béo bở kết nối cảng và thành phố, với nguồn vốn là khoản nợ từ các ngân hàng Trung Quốc.

Mức nợ của các quốc gia Châu Phi đối với Trung Quốc khiến phương Tây lo ngại nhưng nếu không có Trung Quốc, những cơ sở hạ tầng này không thể xuất hiện.

Ở Uganda, hàng triệu người Trung Quốc đã xây dựng một con đường dài 50km đến sân bay quốc tế.

Ở Tanzania, một thị trấn nhỏ ven biển đã có thể trở thành cảng biển lớn nhất lục địa.

Ở Châu Âu cũng vậy, các công ty Trung Quốc đã mua 51% quyền sở hữu cảng Piraeus gần Athens năm 2016, sau nhiều năm khủng hoảng kinh tế ở Hy Lạp.

Tuy nhiên, Ý sẽ là cường quốc toàn cầu đầu tiên - một thành viên của G7 - nhận tiền của Trung Quốc.

Đây là một trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới - nhưng Rome đang ở trong một tình trạng khá rối ren.

backinh2

Chuyến du hành của nhà thám hiểm Marco Polo dọc theo Con đường Tơ lụa đã được bất tử hóa trong "Cuốn sách của Marvels"

Kinh tế Ý đang rối ren

Cầu Genève sụp đổ vào tháng 8 giết chết hàng chục người và khiến hệ thống cơ sở hạ tầng đổ nát của Ý trở thành một vấn đề chính trị lớn lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ.

Và nền kinh tế của Ý còn lâu mới bùng nổ.

Ý rơi vào suy thoái vào cuối năm 2018, và mức nợ quốc gia của nước này thuộc hàng cao nhất trong khu vực đồng euro.

Một chính phủ dân túy của Ý lên nắm quyền vào tháng 6/2018 với các kế hoạch chi tiêu cao nhưng phải rút lại sau khi bàn bạc với EU.

Chính trong bối cảnh đó, Trung Quốc xuất hiện với những thỏa thuận béo bở, có thể làm trẻ hóa các thành phố cảng lớn của Ý dọc theo Con đường tơ lụa trên biển.

Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã đề cập đến các thành phố Trieste và Genève là những ứng cử viên tiềm năng.

"Theo cách chúng tôi nhìn nhận, đó là cơ hội để các công ty của chúng tôi tận dụng sức ảnh hưởng, tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung Quốc trên thế giới", Thứ trưởng Bộ Thương mại và Đầu tư của Ý, Michele Geraci nói.

"Chúng tôi cảm thấy rằng trong số các đối tác Châu Âu, Ý đã bị bỏ rơi. Chúng tôi đã lãng phí một chút thời gian", ông nói với BBC.

Động thái của Ý tham gia vào Vành đai Con đường được đánh giá "chủ yếu mang tính biểu tượng", theo Peter Frankopan, giáo sư Lịch sử Toàn cầu tại Đại học Oxford và là một người nghiên cứu các Con đường tơ lụa.

"Nó đánh bóng các chính sách hiện có và cũng cho thấy Trung Quốc có vai trò toàn cầu quan trọng".

backinh3

Con đường Tơ lụa mới trên biển và đất liền

"Động thái dường như vô hại này đến vào thời điểm nhạy cảm đối với Châu Âu và Liên minh Châu Âu, nơi đột nhiên rất lo lắng không chỉ về Trung Quốc, mà còn về cách Châu Âu hay EU nên thích nghi và phản ứng với một thế giới đang đổi thay", Giáo sư Frankopan nói với BBC.

Và Ý có nhiều lý do để nắm lấy Bắc Kinh. "Nếu đầu tư không đến từ Trung Quốc để xây dựng cảng, nhà máy lọc dầu, tuyến đường sắt, v.v. thì nó sẽ đến từ đâu đây ?"

Nghiên liệu Trung Quốc - Sản xuất tại Ý

Trước khi đến, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng tình hữu nghị giữa hai quốc gia đã "bắt nguồn từ một di sản lịch sử phong phú".

"Made in Italy đã trở thành đồng nghĩa với các sản phẩm chất lượng cao. Thời trang và nội thất Ý đáp ứng đầy đủ hương vị của người tiêu dùng Trung Quốc ; pizza và tiramisu được giới trẻ Trung Quốc yêu thích", ông viết trong một bài báo được xuất bản bởi Corriere della Sera.

Thương hiệu "Sản xuất tại Ý" có uy tín về chất lượng trên toàn thế giới và được bảo vệ về mặt pháp lý đối với các sản phẩm được chế biến "chủ yếu" tại Ý.

Trong những năm gần đây, các nhà máy Trung Quốc, sử dụng lao động Trung Quốc có trụ sở tại Ý đã thách thức thương hiệu chất lượng này.

Việc kết nối giữa đầu vào là các nguyên liệu thô giá rẻ từ Trung Quốc - và đầu ra là sản phẩn hoàn chỉnh ở Ý - có thể khiến cái mác 'Made in Italy' trở thành sự phóng đại.

Huawei sẽ không nằm trong thỏa thuận không ràng buộc được hai nước ký kết hôm thứ Năm.

Nhưng hơn một tuần trước khi thỏa thuận được ký kết, Ủy ban Châu Âu đã đưa ra một tuyên bố chung về "sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc" và sự cần thiết phải "xem xét" các mối quan hệ.

Văn bản này gọi Trung Quốc là 'đối thủ mang tính hệ thống' (systemic rival), điều đã bị Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị bác bỏ.

Trong khi ông Tập đi thăm Rome, các nhà lãnh đạo EU tại Brussels sẽ xem xét 10 điểm trong mối quan hệ với Trung Quốc, liên quan đến các kế hoạch "giải quyết các tác động xấu của các doanh nghiệp nhà nước có nguồn vốn nước ngoài" cũng như "rủi ro an ninh của đầu tư nước ngoài vào các lĩnh trọng yếu như công nghệ và cơ sở hạ tầng".

Vào tháng Ba, phát ngôn viên của Hội đồng Bảo an Quốc gia Hoa Kỳ Garrett Marquis đã chỉ ra rằng Ý là một nền kinh tế lớn và không cần phải "cho các dự án cơ sở hạ tầng phù phiếm của Trung Quốc vay mượn sự hợp pháp hóa".

backinh4

Chủ tịch Tập đã đến Rome, dự lễ hôm 22/03

Các thành viên của đảng Liên minh cánh hữu cầm quyền của Ý có những lo ngại riêng về an ninh quốc gia.

Bộ trưởng Nội vụ Matteo Salvini cảnh báo rằng ông không muốn thấy các doanh nghiệp nước ngoài "thuộc địa hóa" nước Ý.

"Trước khi cho phép ai đó đầu tư vào các cảng ở Bologna hoặc Genève, tôi sẽ nghĩ về việc này không chỉ một lần mà là hàng trăm lần", Salvini cảnh báo.

Các quan chức Ý khác thì rất muốn chỉ ra rằng thỏa thuận được ký kết không phải là một hiệp ước quốc tế, và không ràng buộc.

"Không có dự án cụ thể", ông Geraci nói. "Nó chỉ là một thỏa thuận nhằm tạo tiền đề".

Các quốc gia Châu Âu khác đã chấp nhận đầu tư của Trung Quốc thông qua cái gọi là Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á, và Vương quốc Anh là nước đầu tiên tham gia.

"Và rồi lần lượt, từng nước một, Pháp, Đức, Ý và mọi người khác cũng làm theo", ông Geraci nói.

Tương tự như vậy, ông tin rằng các nước láng giềng của Ý sẽ sớm theo gương Rome trong sáng kiến Vành đai và Con đường.

"Tôi tin rằng lần này Ý thực sự đang dẫn dắt Châu Âu - điều mà tôi hiểu có thể gây ngạc nhiên cho nhiều người", ông nói thêm.

********************

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du Châu Âu (RFI, 21/03/2019)

Hôm 21/03/2019, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt chân đến Ý, bắt đầu chuyến công du Châu Âu kéo dài đến ngày 26/03. Sau Ý, lãnh đạo Trung Quốc sẽ sang thăm công quốc Monaco và Pháp.

backinh5

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ công du ba nước Châu Âu Ý, Pháp và công quốc Monaco từ ngày 21/03 đến ngày 26/03/2019. WANG ZHAO / AFP

Nhân chuyến thăm Ý, chủ tịch Trung Quốc sẽ ký với Roma một thỏa thuận về việc Ý tham gia dự án "Những con đường tơ lụa mới" do chính ông khởi xướng. Nước Ý như vậy sẽ là quốc gia đầu tiên trong nhóm G7 tham gia dự án đầy tham vọng của Bắc Kinh, kết nối ba Châu lục Á, Âu, Phi và vùng Trung Đông, vào lúc mà Liên Hiệp Châu Âu đang bị chia rẽ về cách ứng phó với Trung Quốc.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde nhận định :

"Tạo một đà mới cho quan hệ Trung Quốc – Châu Âu, đó là mục tiêu các chuyến đi của ông Tập Cận Bình đến Ý, công quốc Monaco và Pháp, theo bản tin của Tân Hoa Xã, được toàn bộ báo chí chính thức đăng lại.

Nhưng đằng sau sự kiện ʺPhương Đông gặp gỡ Phương Tâyʺ (tựa bài diễn đàn của chủ tịch Trung Quốc trên tờ Corriere della Serra hôm 20/03), hoặc đằng sau cái gọi là ʺnhững chương mới trong quan hệ hữu nghịʺ với các nước mà ông sẽ đi qua, nhân vật lãnh đạo số một của Trung Quốc tìm cách trấn an một lục địa đang bị chia rẽ, thậm chí lo ngại, trước những tham vọng thương mại của Bắc Kinh.

Đáp lại thái độ quan ngại của các nước Châu Âu, thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Vương Siêu (Wang Chao) đã tuyên bố : Chúng tôi đã nghe nhiều tranh cãi ở Ý về sáng kiến này. Những gì quá mới mẻ thường gây hiểu lầm và nghi ngại. Nhưng thực tế lúc nào cũng mạnh hơn những lời nói : Đã có hơn 150 quốc gia và tổ chức tham gia vào dự án Một vành đai, Một con đường mà Trung Quốc đề nghị.

Khẩu hiệu Hãy đừng sợ, trước đây là của Vatican, nhằm thuyết phục Châu Âu tiếp tục mở cửa rộng hơn nữa các thị trường của lục địa này cho các dự án của Trung Quốc, trước hết là trong khuôn khổ Những con đường tơ lụa mới mà Bắc Kinh đề nghị và hiện đang gây quan ngại cho nhiều nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu.

Nhân chuyến viếng thăm đầu tiên của một lãnh đạo Trung Quốc tại Ý từ một thập niên qua, ông Tập Cận Bình sẽ ký một biên bản ghi nhớ về việc quốc gia đầu tiên của nhóm G7 tham gia dự án Những con đường tơ lụa mới. Nước Pháp về phần mình chưa đáp lại lời kêu gọi của ông Tập Cận Bình, vì Paris chủ trương phối hợp với các đối tác Châu Âu trước cuộc họp thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu – Trung Quốc ngày 09/04 tới".

Thanh Phương

****************

EU gọi Trung Quốc là 'đối thủ hệ thống' trước khi ông Tập thăm Ý và Pháp (BBC, 19/03/2019)

Trước chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình sang Ý và Pháp, Liên hiệp Châu Âu công bố văn bản gọi Trung Quốc là 'đối thủ mang tính hệ thống'.

backinh6

EU và Trung Quốc từng có 'cuộc chiến thuế nhập khẩu giày dép' từ hơn 10 năm trước

Khái niệm 'systemic rival' mà văn bản 10 điểm của EU nêu ra tuần trước để đối phó với Trung Quốc đã bị Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị bác bỏ.

Hôm 18/03, ông Vương Nghị nói có sự cạnh tranh (competition) giữa Trung Quốc và EU nhưng hai bên đều muốn tiếp tục quan hệ đối tác chiến lược.

Ủy hội Châu Âu - cơ quan hành pháp của Liên hiệp Châu Âu kêu gọi Châu lục này phải cứng rắn hơn với đầu tư Trung Quốc.

EU gọi Trung Quốc là "đối thủ kinh tế tìm cách giành vị trí lãnh đạo về công nghệ, và đối thủ mang tính hệ thống, đang thúc đẩy cho một mô hình khác về quản trị nhà nước và xã hội".

Giới bình luận tin rằng đây là lần đầu tiên, EU dùng ngôn từ rõ ràng chỉ ra khác biệt ý thức hệ và mô hình chính trị của Trung Quốc, coi đó là 'đối thủ'.

Không thích Vành đai và Con đường ?

Văn bản của EU cũng phê phán một số quốc gia đang muốn tham gia dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

backinh7

Biểu tình của một nhóm người Uighur tại Brussels hồi tháng 4/2018 phản đối các trại giam tập thể ở Tân Cương, Trung Quốc

Dự án này chính là mục tiêu của chuyến thăm sang Ý tuần này mà Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện.

Chính phủ thiên hữu ở Ý ngỏ ý muốn tham gia Vành đai và Con đường, điều EU không đồng ý.

Chủ tịch Trung Quốc sẽ thăm cả Ý, Monaco và Pháp từ 21 đến 26/03 này.

Sau đó, tới ngày 09/04, EU và Trung Quốc sẽ mở hội nghị thượng đỉnh với sự tham gia của Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk và Thủ tướng Trung Quốc, Lý Khắc Cường.

backinh8

Chủ tịch Tập và phu nhân Bành có chuyến thăm Bồ Đào Nha hồi cuối năm 2018

Hiện hai bên đang chuẩn bị về thông cáo chung nhưng chưa đồng ý được về nội dung.

EU muốn tiếp cận rộng hơn thị trường Trung Quốc nhưng chính sách của Bắc Kinh chưa mở cho các đại công ty Châu Âu đầu tư bình đẳng với công ty Trung Quốc.

Tiếp cận thị trường một cách bình đẳng cũng là điều Hoa Kỳ yêu cầu với Trung Quốc.

EU còn lo ngại về các vụ mua đứt khổng lồ của đối tác Trung Quốc tại Châu Âu.

Sự bành trướng của Huawei mà Hoa Kỳ cho là 'ăn cắp công nghệ' cũng đang khiến một số chính phủ EU xem lại hợp đồng phát triển mạng 5G của tập đoàn này.

Ngoài ra, thâm hụt thương mại của EU với Trung Quốc vẫn đang tăng, lên tới 21,4 tỷ euro năm qua, từ 20,8 tỷ năm trước nữa.

Pháp và Đức muốn tăng cường vai trò trong quốc phòng và an ninh Châu Âu sau Brexit, và Trung Quốc bị Paris và Berlin nay coi là đối thủ, theo trang Politico.

Có ý kiến tại Đức cho rằng EU đã sai lầm về an ninh, quốc phòng những năm qua vì "đề cao quá mức mối đe dọa từ Nga, và coi nhẹ quá mức đe dọa từ Trung Quốc".

********************

Đất chật người đông, Hồng Kông xây đảo nhân tạo 80 tỉ đô (RFI, 20/03/2019)

AFP hôm nay 20/03/2019 cho biết chính quyền Hồng Kông muốn xây lên một trong những hòn đảo nhân tạo lớn nhất thế giới, với chi phí kỷ lục 80 tỉ đô la.

backinh9

Khu vực Đại Tự Sơn (Lantau) của Hồng Kông, nơi dự định xây đảo nhân tạo. Max Pixel

Cựu thuộc địa Anh dự định mở rộng thêm 1.000 hecta trên biển, gần Đại Tự Sơn (Lantau), hòn đảo lớn nhất của Hồng Kông. Dự án này được coi là giải pháp để đối phó với nạn thiếu thốn nhà ở trầm trọng tại lãnh thổ có 7 triệu dân, với giá nhà tính theo mét vuông thuộc loại đắt đỏ nhất thế giới. Chương trình dự kiến tiêu tốn 624 tỉ đô la Hồng Kông (gần 80 tỉ đô la).

Chính quyền hy vọng sẽ bắt đầu công việc đào đắp vào năm 2025, với mục tiêu đón nhận những cư dân đầu tiên năm 2032.

Đảo nhân tạo đắt tiền nhất từ trước đến nay của Hồng Kông, cao gấp bốn lần trị giá phi trường quốc tế tại đây, vượt xa đảo nhân tạo nổi tiếng Palm Jumeirah ở ngoài khơi Dubai được ước tính khoảng 10 tỉ đô la. Khoảng 260.000 căn hộ sẽ được xây dựng, trong đó 70% là nhà ở xã hội.

Những người phản đối tố cáo chi phí khổng lồ và tác động môi trường, nhất là đối với sinh thái biển, bên cạnh đó là việc chính quyền đã quyết định mà không hề tham khảo ý kiến người dân. Dân biểu đối lập Chu Khải Địch (Eddie Chu) ước tính giá thành sẽ đội lên đến khoảng 114 tỉ đô la. Hàng ngàn người đã biểu tình để phản đối.

Hồng Kông còn dự kiến xây thêm một đảo nhân tạo khác có diện tích 700 hecta gần Đại Tự Sơn, nhưng không cho biết chi tiết về dự án này.

Đại Tự Sơn trước đó đã khánh thành cây cầu trên biển dài nhất thế giới, nối Hồng Kông, Macao với Hoa lục, bị cáo buộc là nằm trong mưu đồ của Bắc Kinh nhằm siết chặt kiểm soát Hồng Kông.

Thụy My

Published in Quốc tế

Con đường Tơ lụa mới : Trung Quốc dùng Ý làm suy yếu Liên Hiệp Châu Âu (RFI, 12/03/2019)

Ý có thể sẽ trở thành nước thứ 68 tham gia sáng kiến "Một vành đai, Một con đường" (Con đường Tơ lụa mới) của Trung Quốc nếu Roma và Bắc Kinh kí biên bản ghi nhớ nhân chuyến thăm Ý bắt đầu từ ngày 20/03/2019 của chủ tịch Tập Cận Bình. Việc Ý là quốc gia đầu tiên thuộc khối G7 tham gia dự án của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến sự thống nhất của Liên Hiệp Châu Âu trước những tham vọng của Bắc Kinh.

silk1

Con đường tơ lụa trên bộ và trên biển của Trung Quốc. NASA/Goddard Space Flight Center/Wikipedia

Dự án xây dựng song song nhiều mạng lưới đường bộ và đường thủy (chủ yếu gồm đường bộ, sân bay, đường sắt và cảng biển) nhằm nối liền hai lục địa Á-Âu được Bắc Kinh công bố năm 2013 và dự kiến hoàn thiện vào năm 2049, nhân 100 năm ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

Cho tới nay, Trung Quốc thuyết phục được chủ yếu các nước ở Trung Á, Đông Nam Á và Châu Phi. Liên quan đến Liên Hiệp Châu Âu, hai nước thành viên đã bị khuất phục trước những lời đường mật của Bắc Kinh là Hy Lạp và Bồ Đào Nha.

Ngoài hiện đại hóa tuyến đường sắt nối Hy Lạp và Hungari, chính quyền Athens đã nhượng cảng Piraeus cho Trung Quốc. Từ hạng 93 trên thế giới vào năm 2010, hiện cảng Piraeus vươn lên đứng thứ 38 và trở thành trạm trung chuyển cho các nhà vận tải Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh cũng quyết định đầu tư ồ ạt vào Bồ Đào Nha. Ngoài ra, Lisboa có thể sẽ đưa cảng Sines vào dự án Một Vành đai, Một con đường của Trung Quốc.

Ý giúp Trung Quốc củng cố dự án Con đường Tơ lụa mới

Trang Euractiv (11/03/2019), chuyên về thời sự Châu Âu (trụ sở ở Bruxelles), có trong tay một bản dự thảo thỏa thuận về hợp tác đặc biệt và thương mại giữa Roma và Bắc Kinh. Các đề xuất trong bản dự thảo do phía Trung Quốc đưa ra và Ý chưa chỉnh sửa bất kỳ điểm nào.

Theo dự thảo thỏa thuận, cảng Trieste được xác định là điểm chiến lược dẫn vào Châu Âu của dự án Con đường Tơ lụa mới và sẽ mở cửa cho các nhà đầu tư Trung Quốc. Nằm trên biển Adriatic và ở cửa ngõ dẫn vào vùng Balkan, cảng Trieste được nối với hệ thống đường sắt dẫn đến Trung và Bắc Âu. Năm 2018, gần 62,7 triệu loại hàng hóa đã được trung chuyển qua khu cảng được coi là một trong số những cảng lớn nhất ở Địa Trung Hải.

Ngoài ra, hai bên còn có thể kí một thỏa thuận hợp tác khác giữa hai nhà phân phối điện lực Trung Quốc State Grid Corporation of China (SGCC) và Terna của Ý. Có thể nói đây là thỏa thuận giữa hai công ty đều liên quan đến vốn của Trung Quốc vì khoảng 29,8% cổ phần của công ty Terna nằm trong tay tập đoàn CDP Reti, trong khi công ty lưới điện Trung Quốc SGCC lại sở hữu đến 35% cổ phần của CDP Reti.

Cuối cùng còn phải kể đến một số thỏa thuận thương mại gây nhiều tranh cãi, cũng có thể được kí nhân chuyến thăm Ý của ông Tập Cận Bình, giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và tập đoàn hàng không và không gian Ý Leonardo.

Ông Luigi Di Maio, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ Phát triển Kinh tế Ý, đồng thời là người đứng đầu Phong trào 5 Sao, khẳng định việc tham gia dự án Con đường Tơ lụa mới trước hết là nhằm đáp ứng nhu cầu của một nước Trung Hoa "khao khát sản phẩm và kinh nghiệm của Ý".

Còn đối với thủ tướng Giuseppe Conte, "việc Ý tham gia vào Con đường Tơ lụa mới là một cơ hội, là một lựa chọn chiến lược đối với đất nước", dù ông trấn an Liên Hiệp Châu Âu và các đồng minh rằng "những lựa chọn như vậy phải được phối hợp với các đối tác truyền thống" của Ý. Ngoài ra, thủ tướng Conte còn phải thuyết phục được những hoài nghi ngay trong nội bộ chính phủ, trước khi lên đường tham dự diễn đàn "Con đường và Vành đai" được tổ chức ở Bắc Kinh vào tháng 04/2019.

Bruxelles đã nhận thấy Roma thay đổi thái độ đối với Bắc Kinh từ vài tháng gần đây. Trước đó, cùng với Đức và Pháp, Ý từng đấu tranh để toàn khối có một cơ chế chung giám sát đầu tư nước ngoài ở Châu Âu, đồng thời duy trì chủ quyền của các nước về vấn đề này. Tuy nhiên, khi đạt được văn kiện chung, Ý lại từ chối và vào đúng thời điểm đó, nội các Ý thay đổi, giờ nằm trong tay phe cực hữu.

Nhật báo Les Echos (07/03), trích lại nhận định của bà Sophie Boisseau du Rocher, nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), đồng tác giả cuốn Trung Quốc là/và thế giới (La Chine e(s)t le monde), theo đó, "về nguyên tắc, Liên Hiệp Châu Âu không phản đối dự án Một Vành đai, Một Con đường, nhưng họ muốn có cuộc đàm phán công bằng và điều này sẽ gây khó khăn cho Bắc Kinh nếu các nhà đàm phán Trung Quốc phải đối mặt với một khối đối tác duy nhất".

Vẫn theo chuyên gia Pháp, "Trung Quốc tìm cách áp dụng biện pháp từng làm với các nước ASEAN : những bài diễn văn và tuyên bố trấn an về tầm quan trọng của "sự đoàn kết trong vùng" nhưng thực tế chiến lược thì lại là chia rẽ và khoét rỗng tổ chức trong vùng".

Tóm lại, khi chiêu dụ được Ý, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đánh mạnh vào sự đoàn kết của Liên Hiệp Châu Âu. Trang Global Times, cơ quan tuyền truyền của Trung Quốc, đã tranh thủ cơ hội để đăng một bài viết của giáo sư địa lý người Ý, Fabio Massimo Perenti (Viện Lorenzo de Medici ở Firenze), chỉ trích "thái độ đạo đức giả" của Berlin và Paris.

Ông cho rằng Pháp và Đức "làm việc với Bắc Kinh ở quy mô lớn hơn" so với Ý. Hai nước trên không tham gia dự án Con đường Tơ lụa mới nhưng từng vội vã gia nhập Ngân hàng Đầu tư Châu Á chuyên về đầu tư cơ sở hạ tầng và cũng do Trung Quốc sáng lập.

Trung Quốc muốn vẽ lại bản đồ thế giới theo tiêu chí riêng

Với tổng kinh phí lên đến hơn 1.000 tỉ đô la, Một Vành đai, Một con đường là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất, chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Theo một số chuyên gia, Bắc Kinh muốn vẽ lại bản đồ thế giới theo tiêu chí của Trung Quốc và phô trương sức mạnh của quốc gia này trong trung hạn.

Theo nhà báo François Lenglet, khi phân tích trên đài phát thanh RTL (07/03), dự án Con đường Tơ lụa mới là công cụ chủ đạo trong chiến lược bành trướng quyền lực của Bắc Kinh.

Trước hết, dự án này giúp Trung Quốc kiểm soát các tuyến đường. Ví dụ, dự án đường ống dẫn chất đốt nối Miến Điện và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) là cách bảo đảm việc cung cấp khí đốt và loại bỏ khả năng rủi ro Mỹ phong tỏa hàng hải trong các vùng biển mà Hải Quân Hoa Kỳ vẫn thường xuyên tuần tra.

Tiếp theo, Con đường Tơ lụa mới còn giúp Trung Quốc kiểm soát các nước có tuyến đường chạy qua. Đây là điểm đáng lo lắng nhất. Các khoản vay mà Trung Quốc cấp cho các nước sở tại bị coi là chiếc bẫy tài chính để ép họ phụ thuộc vào Bắc Kinh. Pakistan như đang rơi vào tình cảnh này. Malaysia có lẽ cũng đã bị sập bẫy nếu thủ tướng Mahathir Mohamad, ngay sau khi nhậm chức, không sáng suốt rút khỏi dự án mà ông chỉ trích là "tân thực dân".

Con đường Tơ lụa mới như chiếc mạng nhện được giăng trên nửa địa cầu. Và chiếc mạng nhện này chủ yếu do các doanh nghiệp Trung Quốc tự xây và mang lại lợi ích cho Trung Quốc.

(RFI tiếng Việt, tổng hợp từ Les Echos, Le Figaro, Euractiv, đài phát thanh RTL)

******************

Italy sắp bước vào "Vành đai Con đường" của Trung Quốc (VOA, 09/03/2019)

Kế hoch cơ s h tng "Vành đai và con đường" ca Trung Quc có th là tin tt cho Italy, Th tướng Giuseppe Conte tuyên b ngày 8/3, xác nhn ông có thể ký mt hip ước vi Ch tch Tp Cn Bình trong tháng này.

y01

Quan ngại v chính sách ngoi giao n nn liên quan đến d án cơ s h tng Vành đai Con đường ca Trung Quc ngày càng tăng.

Ông Tập theo kế hoch s công du Italy t ngày 22 đến 24/3. Th tướng Conte nói Rome và Bc Kinh đang hướng ti đng thun v mt tha thun khung trong chuyến thăm cp nhà nước này dù có tin nói rng M quan ngi chuyn mt đng minh trng yếu ca Washington tham gia vào "Vành đai và Con đường".

"Với tt c thn trng cn thiết, vic Italy tiến vào con đường tơ la mi cũng là mt cơ hi ca đt nước chúng ta", ông Conte phát biu trước mt hi tho chính sách đi ngoi thành ph Genoa.

"Không có nghĩa là ngay ngày hôm sau chúng ta sẽ b buc phi làm mt điu gì đó. Chuyn này m đường cho phép chúng ta bước vào d án và đi thoi", ông Conte nói.

Kế hoch Vành đai Con đường mà ông Tp c súy nhm ni lin Trung Quc vi Đông Nam Á, Trung Á, Trung Đông, Châu Âu, và Châu Phi trên bộ và trên bin thông qua mng lưới cơ s h tng.

Ngoài thúc đẩy thương mi và đu tư, ông Tp còn nhm phát huy trao đi trong các lĩnh vc như khoa hc, công ngh, văn hóa.

Thủ tướng Italy d đnh tham gia thượng đnh "Vành đai Con đường" ti Trung Quc vào tháng 4 và ha đưa các tiêu chun thương mi ca EU vào d án đy tham vng này.

Một s nước EU đã ký các bn ghi nh "Vành đai Con đường" vi Trung Quc bao gm Croatia, Cng hòa Czech, Hungary, Hy Lp, Malta, Ba Lan và Bồ Đào Nha. Nếu Italy ký, nước này s tr thành quc gia công nghip hóa ln trong nhóm G7 đu tiên làm như vy.

Financial Times Hoa Kỳ không hài lòng trước kh năng Italy có th tham gia "Vành đai Con đường" và đã cnh báo rng kế hoch này gây phương hi cho hình ảnh quc tế ca Rome, t Financial Times cho biết.

Published in Quốc tế

Trung Quốc sẽ để Vành đai Con đường lặng lẽ chết ?

Tina Hà Giang, BBC, 21/02/2019

Chuyên gia Bùi Mẫn Hân gần đây đặt câu hỏi là liệu Trung Quốc có sẽ để cho dự án Vành đai Con đường chết một cái chết lặng lẽ.

dai1

Sri Lanka đã phải bàn giao cảng Hambantota cho Trung Quốc để giúp trả nợ nước ngoài

Vành đai Con đường là sáng kiến đầu tư rộng lớn, đầy tham vọng của Trung Quốc, do Chủ tịch Tập Cận Bình đề ra với mục đích kéo thế giới lại gần và biến quốc gia này thành trung tâm chính trị và kinh tế của hơn 60 quốc gia trong vòng quét của dự án.

Nhiều nước 'lưỡng lự, tẩy chay'

Đưa ra phân tích của mình trong bài "Will China let Belt and Road die quietly ?" tác giả Bùi Mẫn Hân trước tiên đề cập đến những thái độ tẩy chay, hay ít ra là xét lại của hàng loạt các nước quanh vùng.

Thủ tướng Mahathir Mohamad của Malaysia đã hủy bỏ hai dự án Vành đai Con đường lớn, một tuyến đường sắt trị giá 20 tỷ USD, với lý do là chi phí quá cao.

Chính phủ mới của Pakistan kêu gọi xem xét lại viên ngọc quý của Vành đai Con đường - Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC), mà Trung Quốc cam kết tài trợ hơn 60 tỷ đôla.

dai2

Sri Lanka là quốc gia vay 1 tỷ đô la của Trung Quốc trong sáng kiến Vành đai và Con đường

Chính phủ Myanmar vừa nói với Bắc Kinh rằng việc xây dựng một đập thủy điện đã bị đình chỉ do Trung Quốc tài trợ sẽ không được khởi động lại.

Maldives, quốc đảo nhỏ bé ở Ấn Độ Dương, đang cố gắng đàm phán lại khoản nợ 3 tỷ đôla - bằng hai phần ba tổng sản phẩm quốc nội - mà nước này đã vay từ Trung Quốc để tài trợ cho các dự án Vành đai Con đường.

Ngoại hối suy giảm, ngân sách thâm hụt

Dự án đầy tham vọng này của Trung Quốc không chỉ khó tồn tại vì sự tẩy chay của các nước trong vùng, nó đang gặp khó khăn vì tình hình kinh tế của nước này.

Môi trường tài chánh của Trung Quốc giờ đây không còn giống như thời Tập Cận Bình tung ra Vành đai Con đường vào năm 2013. Lúc đó, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt gần 4 nghìn tỷ đôla. Và với số tiền ấy, việc dùng một số hối đoái nước ngoài là một ý tưởng tuyệt vời để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Cùng với việc sử dụng các nhà thầu và vật liệu của Trung Quốc, Vành đai Con đường còn có thể giúp giải quyết vấn đề thặng dư của Trung Quốc trong các ngành công nghiệp thép, xi măng và xây dựng.

Nhưng trong 5 năm qua suy thoái kinh tế đã rút đi hơn 1 nghìn tỷ đôla từ dự trữ ngoại hối nói trên. Nếu tính thêm ảnh hưởng của chiến tranh thương mại với Mỹ, Trung Quốc sẽ khó có thể tạo ra đủ thặng dư ngoại hối để tài trợ cho Vành đai Con đường ở một quy mô như trước. Thuế quan áp đặt bởi Mỹ cộng với sự không chắc chắn về quan hệ thương mại giữa hai bên sẽ làm giảm đáng kể xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ và, ở mức độ thấp hơn, các thị trường phát triển khác.

"Vì thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ chiếm gần như toàn bộ thặng dư tài khoản vãng lai, việc xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sẽ giảm đáng kể dẫn đến tình trạng thâm hụt tài khoản ̣(vãng lai) cho Trung Quốc, nếu không thể bù đắp được sự thiếu hụt bằng cách xuất khẩu sang các thị trường khác (một điều khó thực hiện). Khả năng thanh toán xấu đi sẽ buộc Bắc Kinh sử dụng dự trữ ngoại hối chủ yếu để bảo vệ đồng Nhân dân tệ và duy trì niềm tin của các nhà đầu tư vào sự ổn định kinh tế vĩ mô của Trung Quốc". Chuyên gia Bùi Mẫn Hân dẫn giải.

Chưa hết ! Về mặt đối nội, Bắc Kinh phải đương đầu với một cơn bão về chi phí lương hưu tăng, tăng trưởng kinh tế làm chậm và tiền thu thuế giảm dần.

Thẳng thừng cảnh báo về triển vọng tài chính nghiệt ngã này, cuối tháng 12 năm ngoái, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lưu Côn nói : "Tất cả các cấp của chính phủ phải lãnh đạo bằng cách thắt lưng buộc bụng và làm hết sức mình để giảm chi phí hành chính". Và ngay sau cuộc họp, Thượng Hải, thành phố giàu nhất Trung Quốc, đã ra lệnh cắt giảm 5% cho hầu hết các cơ quan trong năm 2019.

Lỗ hổng ngân sách lớn nhất của Bắc Kinh là lương hưu cho dân số già hóa nhanh chóng. Tỉnh Hắc Long Giang thâm hụt 23 tỷ nhân dân tệ trong tài khoản lương hưu tính đến năm 2016, và sáu tỉnh khác, với dân số kết hợp là 236 triệu người, đã tham gia đóng góp lương hưu ít hơn so với chi trả trong năm 2016. Bức tranh lương hưu cho toàn Trung Quốc trông cũng đen tối không kém. Bộ Tài chính nước này cho biết chính phủ đã phải đóng góp 1,2 nghìn tỷ nhân dân tệ trong năm 2017 để tài trợ cho những thiếu hụt cho lương hưu.

Bùi Mẫn Hân kết luận :

"Trong tình trạng kinh tế bị trì hoãn vì chiến tranh thương mại với Mỹ, và phải đối mặt với sự chỉ trích từ các quốc gia nhận tiền Vành đai Con đường, những người hoài nghi dự án này, bao gồm các học giả, nhà kinh tế và doanh nhân, đang lặng lẽ hỏi liệu chính phủ có đang xử dụng đúng đắn nguồn lực khan hiếm của quốc gia hay không".

"Các dự án vĩ đại được hình thành và ra chào đời khi túi ngoại hối còn đầy sẽ phải được Bắc Kinh đánh giá lại. Một số sẽ phải bị giới hạn hoặc thậm chí bị bỏ rơi hoàn toàn. Điều dường như đang xảy ra ở Bắc Kinh là trong khi giới lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục sát cánh với Vành đai Con đường, tham vọng ban đầu của ông Tập đang bị đẩy lùi khỏi tầm nhìn của công chúng. Sẽ không nên ngạc nhiên nếu cuối cùng Bắc Kinh để cho Vành đai Con đường, ít nhất là Vành đai Con đường phiên bản 1, chết một cái chết lặng lẽ".

dai3

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tiếp Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) Francis Gurry trong một sự kiện liên quan đến Sáng kiến Vành đai và Con đường ở Bắc Kinh

Những nhận định khác

Không có thông báo chính thức nào cho thấy Bắc Kinh sắp sửa dập tắt giấc mơ Vành đai Con đường của Tập Cận Bình. Điều này không có gì ngạc nhiên. Kiểm duyệt chặt chẽ đã loại bỏ bất kỳ lời chỉ trích trực tiếp nào, nếu có, về dự án này khỏi mọi phương tiện truyền thông.

Thế nhưng, nếu để ý kỹ, người ta vẫn thấy được dấu hiệu. Trong tháng 1 năm 2018, tờ The People's Daily, tiếng nói của Đảng Cộng sản Trung Quốc có 20 bài viết về Vành đai Con đường. Tháng 1 năm nay, tờ báo này chỉ có 7 bài viết về cùng đề tài.

Dù cái loa tuyên truyền của Bắc Kinh không còn lớn tiếng quảng bá Vành đai Con đường, tác giả David Hutt, chuyên gia theo dõi chính trị Châu Á, không đồng ý với nhận định của Bùi Mẫn Hân.

Trả lời phỏng vấn của BBC hôm 15/2, ông nói :

"Cũng không đáng ngạc nhiên là thoạt nhìn thì mọi thứ đang không suôn sẻ lắm đối với Vành đai Con đường. Không ai nghi ngờ là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang đặt ra một vấn đề lớn cho nền kinh tế Trung Quốc."

"Một số nhận định, tuy nhiên, có thể hơi được phóng đại. Một số nhà phân tích cho rằng việc xuất khẩu chậm lại thực sự có thể là điều tốt, vì Bắc Kinh giờ đây sẽ tăng gấp đôi nỗ lực để làm cho nền kinh tế trở nên hướng nội và tự chủ hơn, vì hy vọng sẽ biến nó thành một khuynh hướng dài hạn, và chuyển công dân từ việc chi tiêu quá mức sang tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu nhiều hơn cho dịch vụ, hơn là hàng hóa. Nhưng tôi không nghĩ điều này sẽ có tác động tiêu cực đến chính sách Vành đai Con đường".

Ông phân tích :

"Nhìn vào chuỗi cung ứng. Campuchia, chẳng hạn, bán rất nhiều sản phẩm may mặc cho EU và Mỹ. Nhưng hầu hết chỉ đơn giản là nguyên liệu thô được mua từ Trung Quốc, sau đó được sản xuất nhẹ ở Campuchia và được bán dưới dạng hàng hóa do Campuchia sản xuất. Với các biện pháp trừng phạt hiện nay với các sản phẩm của Trung Quốc vào Mỹ, thậm chí còn có nhiều lý do để thúc đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu của Trung Quốc hơn, như xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, nơi chúng có thể được thay đổi một chút và sau đó được bán lại như là hàng hóa sản xuất bởi nước ngoài (nhưng Trung Quốc vẫn có lời)".

"Hơn nữa, trong khi Trung Quốc đang mất một số đồng minh ở Châu Á (Malaysia, Pakistan, Sri Lanka, v.v...) Bắc Kinh dường như không nhận ra rằng người dân ở các quốc gia này tức giận với số lượng tiền đầu tư của Trung Quốc vào nước họ - thay vào đó, lãnh đạo Trung Quốc có vẻ nghĩ rằng chỉ đơn giản là phải chuyển hướng đầu tư Con đường Vành đai sang nhiều quốc gia khác".

Tác giả Nadege Rolland, trong bài Reports of Belt and Road's Death Are Greatly Exaggerated cũng cho rằng những suy đoán rằng Vành đai Con đường đang chết hay rồi sẽ chết, 'có tính phóng đại cao' :

"Vành đai Con đường không chỉ là một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc thậm chí reo rắc hạt giống hợp tác kinh tế. Thay vào đó, như Tập Cận Bình đã nói rõ Trung Quốc coi dự án là một phương tiện để "cải thiện hệ thống quản trị toàn cầu" và đưa ra một "cộng đồng có định mệnh chung".

Giải thích về "cộng đồng' này, ông Nadege Rolland nói :

"Vành đai Con đường phản ánh tầm nhìn của Bắc Kinh về vai trò cường quốc đứng đầu một trật tự khu vực của Trung Quốc - một trật tự không bị ràng buộc bởi những quy tắc, chuẩn mực và giá trị tự do mà Bắc Kinh bác bỏ là di tích của một trật tự không công bằng và lỗi thời do phương Tây quy định".

"Dự án này ​​nằm ở cốt lõi của chiến lược lớn của Đảng Cộng sản, điều này có nghĩa là giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ không dễ dàng từ bỏ nó. Nhưng Vành đai Con đường cũng là một phòng thí nghiệm. Đã gạt sang một bên lời khuyên của Đặng Tiểu Bình là Trung Quốc nên "tránh thu hút chú ý" trong các vấn đề quốc tế, giới lãnh đạo Trung Quốc đang cảm thấy tự tin, và, theo cách nói của ông Tập, "phấn đấu để đạt được thành tựu". Nhưng nó vẫn "băng qua sông bằng cách cảm nhận những viên đá" (một chủ nghĩa khác của Đặng). Giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc hiểu rằng vì đây là sáng kiến ​​đầu tiên mà Bắc Kinh thực hiện với quy mô lớn như vậy, cần phải có nỗ lực và thời gian cho cả đảng lẫn thế giới bên ngoài thích nghi".

Nadege Rolland khuyến cáo "các nhà quan sát phương Tây không nên diễn giải quá mức các dấu hiệu đẩy lùi Vành đai Con đường là dự án này đang thất bại, cũng không nên đánh giá thấp khả năng thích nghi và học hỏi của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Và khi Hoa Kỳ và các quốc gia khác đang phải tìm cách tốt nhất để bảo vệ phiên bản trật tự quốc tế tự do và cởi mở của họ, giới lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện bước đi tiếp theo".

Vậy số phận Vành đai Con đường của Trung Quốc rồi sẽ ra sao ? Chúng ta hãy chờ xem !

Tina Hà Giang

Nguồn : BBC, 21/02/2019

***********************

Trung Quốc sẽ để con đường tơ lụa mới lặng lẽ chết đi ?

Trọng Đức, trithuc.vn, 22/02/2019

Chương trình đầu tư toàn cầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang phải đối mặt với chỉ trích trong nước, tẩy chay ngoài nước cũng như những khó khăn về kinh tế và tài chính. Chuyên gia đặt câu hỏi, liệu để giảm bớt phí tổn, giới lãnh đạo Bắc Kinh có thể để cho dự án này một cái kết âm thầm lặng lẽ ?

dai4

Sơ đồ Sáng kiến "Vành đai & Con đường" của Trung Quốc.

Vành đai Con đường (BRI) hay còn được gọi là Con đường tơ lụa mới là sáng kiến đầu tư khổng lồ đầy tham vọng mục đích kéo thế giới lại gần và biến Trung Quốc thành trung tâm chính trị và kinh tế của hơn 60 quốc gia trong vòng quét của dự án.

Trong bài viết đăng trên tạp chí Nhật Nikkei Asian Review, "Will China let Belt and Road die quietly ?" tác giả Bùi Mẫn Hân cho rằng có rất nhiều quốc gia đang xét lại hoặc bày tỏ thái độ tẩy chay với dự này của Trung Quốc.

Nước ngoài tẩy chay

Thủ tướng Mahathir Mohamad của Malaysia đã hủy bỏ hai đại dự án thuộc Vành đai Con đường, bao gồm một tuyến đường sắt trị giá 20 tỷ USD, với lý do là chi phí quá cao.

Chính phủ mới của Pakistan kêu gọi xem xét lại vương miện ngọc của Vành đai Con đường – Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC), mà Trung Quốc cam kết tài trợ hơn 60 tỷ đôla.

Chính phủ Myanmar vừa nói với Bắc Kinh rằng họ sẽ không khởi động lại việc xây dựng một đập thủy điện do Trung Quốc tài trợ vốn bị đình chỉ trước đó.

Quốc đảo Maldives tại Ấn Độ Dương, đang cố gắng đàm phán để giảm khoản nợ 3 tỷ đôla – bằng hai phần ba tổng sản phẩm quốc nội – mà nước này đã vay từ Trung Quốc để tài trợ cho các dự án xây dựng thuộc Vành đai Con đường.

Tuy vậy, trong nước Trung Quốc khó tìm thấy bất cứ một tiếng nói nào bộc lộ sự lung lay trong việc ủng hộ Vành đai Con đường, đặc biệt từ chủ tịch Tập Cận Bình vốn kiệm lời. Với ông Tập, kiến trúc sư của BRI, đại dự án kết nối một nửa trái đất với trung tâm Trung Quốc thể hiện tầm nhìn và Trung Quốc mộng của ông trong thời đại mới.

Tuy nhiên, nhìn qua lớp bề mặt, người ta có thể thấy có một sự không hài lòng đang ngày càng lớn dần tại Trung Quốc về dự án này. Theo BBC, dự án đầy tham vọng này của Trung Quốc không chỉ khó tồn tại vì sự tẩy chay của các nước trong vùng, nó đang gặp khó khăn vì tình hình kinh tế của nước này.

Với việc kinh tế chững lại trong khi phải đối mặt với cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ và tẩy chay từ những nước nhận đầu tư BRI, những người hoài nghi dự án này tại Trung Quốc, bao gồm cả các học giả, các nhà kinh tế và giới doanh nghiệp đang âm thầm đặt câu hỏi liệu Bắc Kinh có đang đặt các nguồn lực khan hiếm của họ vào đúng mục đích sử dụng.

Sự kiểm duyệt chặt chẽ của nhà nước Trung Quốc đã loại bỏ bất cứ chỉ trích trực tiếp nào đối với giấc mộng BRI của Tập trên truyền thông. Tuy nhiên, người ta có thể mơ hồ thấy các dấu hiệu rằng Bắc Kinh đã đang kiềm lại BRI, ít nhất là về mặt tuyên truyền. Không lâu trước, cỗ máy tuyên truyền khổng lồ của Đảng cộng sản Trung Quốc còn mở hết tốc lực để khoe khoang về thành tựu của BRI, nay đã giảm âm lượng. Hồi tháng 1/2018, Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc, đăng 20 câu chuyện về BRI. Trong tháng 1 năm nay, chỉ còn 7 bài viết. Nếu so sánh những tin bài về BRI trên truyền thông chính thống Trung Quốc trong năm nay và những năm trước, chúng ta có thể có một bức tranh rõ ràng hơn về tương lai của BRI.

Những khó khăn kinh tế rõ ràng của BRI

Đầu tiên, môi trường tài chánh của Trung Quốc giờ đây không còn giống như thời Tập Cận Bình tung ra Vành đai Con đường vào năm 2013. Lúc đó, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt gần 4 nghìn tỷ đôla. Và với số tiền ấy, việc dùng một số hối đoái nước ngoài là một ý tưởng tuyệt vời để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Cùng với việc sử dụng các nhà thầu và vật liệu của Trung Quốc, Vành đai Con đường còn có thể giúp giải quyết vấn đề thặng dư của Trung Quốc trong các ngành công nghiệp thép, xi măng và xây dựng.

Nhưng thế giới đã thay đổi trong 5 năm qua. Suy thoái kinh tế đã rút đi hơn 1 nghìn tỷ đôla từ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc. Nếu tính thêm ảnh hưởng của chiến tranh thương mại với Mỹ, Trung Quốc sẽ khó có thể tạo ra đủ thặng dư ngoại hối để tài trợ cho BRI trên một quy mô rộng lớn như trước. Thuế quan áp đặt bởi Mỹ cộng với sự không chắc chắn về quan hệ thương mại giữa hai bên sẽ làm giảm đáng kể xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ và, ở mức độ thấp hơn, các thị trường phát triển khác.

Tác giả Bùi Mẫn Hân lý giải : vì thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ chiếm gần như toàn bộ thặng dư tài khoản vãng lai, việc giảm đáng kể xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sẽ dẫn đến tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai cho Trung Quốc, nếu không thể bù đắp được sự thiếu hụt bằng cách xuất khẩu sang các thị trường khác (một nhiệm vụ bất khả thi). Cán cân thanh toán xấu đi sẽ buộc Bắc Kinh sử dụng dự trữ ngoại hối chủ yếu để bảo vệ đồng Nhân dân tệ và duy trì niềm tin của các nhà đầu tư vào sự ổn định kinh tế vĩ mô của Trung Quốc.

Kết quả là Bắc Kinh sẽ phải rà soát cẩn thận lại các cam kết đầu tư với nước ngoài. Các dự án vĩ đại được hình thành và khởi động khi họ có nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào sẽ phải đánh giá lại, một số sẽ bị cắt gọt hay thậm chí bỏ ngỏ toàn bộ.

Chưa hết, tại nội bộ Bắc Kinh đang phải đương đầu với một cơn bão về chi phí lương hưu tăng, tăng trưởng kinh tế làm chậm và tiền thu thuế giảm dần. Triển vọng tài chính ảm đạm được khẳng định bởi tuyên bố bất thường của Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lưu Côn: "Tất cả các cấp chính phủ phải lãnh đạo bằng cách thắt lưng buộc bụng và làm hết sức mình để giảm chi phí hành chính". Ngay sau cuộc họp, Thượng Hải, thành phố giàu nhất Trung Quốc đã ra lệnh cắt giảm 5% chi phí cho hầu hết các cơ quan trong năm 2019.

Cơn bão cắt giảm này được dồn tích bởi sự suy giảm thu tài chính và quyết định giảm thuế của Bắc Kinh để khuyến khích tăng trưởng. Trong năm 2018, tỷ tệ tăng trưởng thu tài chính giảm 1,2 điểm phần trăm so với 2017. Triển vọng tài chính được dự đoán còn tồi tệ hơn trong năm nay do giảm thuế và tốc độ tăng trưởng chậm.

Lỗ hổng ngân sách lớn nhất của Bắc Kinh là chi phí lương hưu cho dân số ngày càng già hóa nhanh chóng. Tỉnh Hắc Long Giang chịu thâm hụt ròng 23 tỷ nhân dân tệ trong tài khoản lương hưu tính đến năm 2016. Cũng trong năm này, sáu tỉnh khác với tổng cộng số dân 236 triệu người, đã phải chi trả lương hưu nhiều hơn số tiền thu về từ những người lao động trẻ. Bức tranh tiền lương hưu cho toàn Trung Quốc cũng khó khăn như vậy.  Bộ Tài chính nước này cho biết chính phủ đã phải góp thêm 1,2 nghìn tỷ nhân dân tệ trong năm 2017 bù vào thâm hụt trong tài khoản lương hưu.

Một số người có thể cho rằng BRI sẽ nằm ngoài vòng cắt giảm ngân sách của Bắc Kinh bởi vì nó là ưu tiên đối ngoài hàng đầu của chủ tịch Tập. Nhưng thực tại kinh tế khốc liệt sẽ đưa ra trước mặt giới lãnh đạo Trung Quốc những lựa chọn ngày càng không thuận mắt bởi có các nhu cầu khác cần được sử dụng nguồn lực khan hiếm của quốc gia. Chủ tịch Tập và những người ủng hộ ông ta có thể tiếp tục BRI, nhưng họ phải biết rằng BRI ngày càng kém hấp dẫn người Trung Quốc và việc cứ lấy tiền ra khỏi quỹ lương hưu của họ để xây dựng những con đường không dẫn đến đâu ở những đất nước xa lạ là một chính sách ngày càng khó thuyết phục.

Trong một động thái có thể coi là dấu hiệu của sự chính sách chi tiêu tằn tiện mới của Bắc Kinh ở nước ngoài, chính phủ Trung Quốc mới đây chỉ thông qua cho Pakistan 2,5 tỷ USD trong các khoản vay mới, ít hơn nhiều so với khoản 6 tỷ USD mà Islamabad ban đầu mong muốn nhận được.

Tác giả của tờ Nikkei kết luận : "Điều dường như đang xảy ra ở Bắc Kinh là trong khi giới lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục cố đấm ăn xôi với Con đường Tơ lụa mới, tham vọng ban đầu của ông Tập đang bị đẩy lùi khỏi tầm mắt của công chúng. Chúng ta không nên ngạc nhiên nếu cuối cùng Bắc Kinh để cho BRI, ít nhất là BRI phiên bản một, chết một cái chết lặng lẽ".

Trọng Đức

Nguồn : trithuc.vn, 22/02/2019

Published in Diễn đàn