Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam muốn Trung Quốc tăng cường hợp tác về công nghiệp quốc phòng, thương mại quân sự.

 

hoptac1

Máy bay không người lái Cai Hong (Rainbow) CH-6 của Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc, tại Triển lãm Hàng không và Vũ trụ Quốc tế Trung Quốc ngày 27/9/2021. AFP Photo

Đề nghị vừa nêu được Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang đưa ra khi hội đàm với thượng tướng Trương Hựu Hiệp, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc hôm 24/10/2024 tại Hà Nội.

Theo các phương tiện truyền thông Việt Nam đưa tin, khi kết thúc cuộc hội đàm, hai ông Phan Văn Giang và Trương Hựu Hiệp đã ký ‘Thư bày tỏ ý định’ về việc tăng cường hợp tác quốc phòng và một thỏa thuận về phòng thủ biên giới.

Các bài tường thuật của phương tiện truyền thông Nhà nước Việt Nam về các bình luận của Thượng tướng Trương Hựu Hiệp không đề cập đến cách ông phản ứng với đề xuất này. Đồng thời cũng không có thông tin chi tiết nào được công bố về nội dung của ‘Thư bày tỏ ý định’.

Thay đổi chính sách

Việt Nam chưa từng mua vũ khí của Trung Quốc. Trước khi Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vào năm 2016, Hà Nội chủ yếu nhập vũ khí từ Nga, với hơn 90% sản phẩm quân sự nhập khẩu có nguồn gốc từ Moscow. Ngoài ra, Việt Nam cũng có mua thiết bị quân sự từ Israel, Ukraine, Hà Lan và Ba Lan.

Vậy điều gì đã thay đổi ?

Trao đổi với RFA, Giáo sư Carl Thayer ở Đại học UNSW Canberra, Australia nhận định :

"Đề xuất của ông Giang về thương mại quân sự dường như là lần đầu tiên khía cạnh hợp tác quốc phòng này được nêu ra. Không có đề cập nào về thương mại quân sự trong ‘Nghị định thư về hợp tác quốc phòng song phương năm 2003’ hoặc ‘Tuyên bố tầm nhìn chung năm 2017 về hợp tác quốc phòng đến năm 2025’".

Tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng đến năm 2025 đã được Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa xem xét khi Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa đến thăm Hà Nội vào tháng 5 năm 2019. Khi đó Bộ trưởng hai nước đã nhất trí, trong số những việc khác, sẽ ‘tăng cường hợp tác... trong ngành công nghiệp quốc phòng’.

Tuy nhiên theo Giáo sư Carl Thayer, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 vào tháng 12 năm 2019 đã làm gián đoạn hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vào tháng 4 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa đã đến thăm Hà Nội và gặp người đồng cấp của mình là Đại tướng Phan Văn Giang. Hai bộ trưởng đã ký Biên bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác quân sự quốc tế. Chỉ đến năm 2023, các hoạt động hợp tác quân sự mới được nối lại.

Vào tháng 10 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang đã có chuyến thăm chính thức Bắc Kinh và gặp Thượng tướng Hà Vệ Đông, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Theo báo Quân đội Nhân Dân, hai vị quan chức nhất trí "hai nước còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác quốc phòng". Nhưng bài báo không đề cập đến công nghiệp quốc phòng hay thương mại quân sự.

Giáo sư Carl Thayer cho biết thêm :

"Hợp tác trong công nghiệp quốc phòng đã được đưa trở lại chương trình nghị sự khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình gặp nhau tại Hà Nội vào tháng 12 năm 2023. Tuyên bố chung của họ tuyên bố rằng ‘hai bên nhất trí… tăng cường hơn nữa hợp tác trong công nghiệp quốc phòng’. Cam kết này đã được Tổng bí thư Tập Cận Bình và Tổng bí thư Tô Lâm tái khẳng định khi họ gặp nhau tại Bắc Kinh vào tháng 8 năm 2024. Họ đã ra Tuyên bố chung rằng ‘họ nhất trí… thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như… công nghiệp quốc phòng…’".

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố vào tháng 3 năm 2024, ngân sách của Việt Nam dành cho mua sắm quốc phòng hàng năm được ước tính là hơn một tỷ đô la Mỹ, nhưng trong năm 2023 Việt Nam không có đơn hàng lớn nào mới.

Tờ The Diplomat vào ngày 30/4/2024 có bài phân tích ‘Tại sao Việt Nam cần đánh giá lại chiến lược mua sắm vũ khí ?’. Theo tác giả, Việt Nam cần hướng tới là một chiến lược mua sắm vũ khí có thể cân bằng ngân sách quốc phòng hạn chế với môi trường an ninh đang xấu đi ở cả miền lục địa và hàng hải ; bảo đảm với Trung Quốc về ý định hòa bình của Việt Nam ; và cung cấp cho đất nước những vũ khí có khả năng sống sót cao nhất nếu chiến tranh xảy ra.

Trung Quốc có gì ?

Theo Aljazeera máy bay không người lái vũ trang giá rẻ và ‘đủ tốt’ của Trung Quốc hiện đang thống trị thị trường thế giới, trong bối cảnh Hoa Kỳ kiểm soát xuất khẩu.

Theo báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Trung Quốc đang bán vũ khí cho nhiều quốc gia hơn và hiện là nhà xuất khẩu máy bay không người lái hàng đầu thế giới. Trung Quốc đã mở rộng cơ sở khách hàng mua vũ khí của mình từ 41 lên tới 53 quốc gia trong giai đoạn 2014-2018.

Máy bay không người lái là nguồn tăng trưởng chính cho xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc. Cơ sở dữ liệu SIPRI cũng cho thấy Bắc Kinh đã xuất khẩu hơn 280 máy bay không người lái chiến đấu trong thập kỷ qua, chủ yếu sang Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á. Tại Đông Nam Á, Trung Quốc cũng xuất khẩu vũ khí sang Myanmar và Thái Lan…

Máy bay không người lái nổi bật nhất của Trung Quốc theo theo Asia Times có thể kể đến máy bay không người lái chiến đấu ‘Sharp Sword’ tàng hình GJ-11.

Trung Quốc không chỉ rất mạnh về máy bay không người lái, an ninh mạng cũng là thế mạnh của nước này… Một bảng xếp hạng bằng sáng chế an ninh mạng toàn cầu, được thực hiện bởi Nikkei hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ thông tin LexisNexis của Mỹ cho thấy : Các công ty Trung Quốc chiếm sáu trong số 10 công ty hàng đầu, với Huawei và Tencent lọt vào top ba.

Hợp tác ở mức nào ?

Trong bối cảnh căng thẳng thường xuyên với Trung Quốc. Câu hỏi được nêu lên là hợp tác với Trung Quốc về công nghiệp quốc phòng cần làm thế nào để Việt Nam vừa tận dụng được công nghệ Trung Quốc nhưng vẫn cân bằng được rủi ro an ninh ?

Hợp tác song phương trong công nghiệp quốc phòng và thương mại quân sự mà Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành, nếu và khi đạt được thỏa thuận thì theo Giáo sư Carl Thayer, có khả năng sẽ chỉ giới hạn ở các thiết bị và khả năng phi chiến đấu, chẳng hạn như hậu cần, vận tải và y tế quân sự. Việt Nam có thể sẽ nhấn mạnh vào việc chuyển giao công nghệ và hợp tác sản xuất… Giáo sư Carl Thayer cho rằng :

"Việt Nam không thể dựa vào Trung Quốc để có được vũ khí quân sự giá trị lớn cho quân đội, hải quân và lực lượng phòng không-không quân của mình vì nguy cơ Trung Quốc sẽ đình chỉ mọi thỏa thuận và tiếp tế vào thời điểm căng thẳng. Việc mua vũ khí tấn công sẽ phản tác dụng vì Trung Quốc sẽ biết cách thức hoạt động của các hệ thống vũ khí này".

Làm thế nào để Việt Nam vừa tận dụng được công nghệ của Trung Quốc, nhưng đồng thời cân bằng được rủi ro an ninh khi hợp tác với Bắc Kinh về công nghệ quốc phòng ?

"Việt Nam đã chứng minh được khả năng thành thạo trong việc đảo ngược kỹ thuật vũ khí và thiết bị quân sự của nước ngoài. Việt Nam có thể sẽ nhấn mạnh với Trung Quốc vào việc chuyển giao công nghệ và hợp tác sản xuất".- Giáo sư Carl Thayer nhận xét.

Theo Nhà Nghiên cứu Đinh Kim Phúc, quan trọng cần phải làm rõ là Việt Nam quan hệ quốc phòng với Trung Quốc là để học tập, mong được chuyển giao về khoa học kỹ thuật quân sự hay là muốn mua vũ khí ? Nhà Nghiên cứu Đinh Kim Phúc nhận định thêm :

"Một số nhà quan sát bình luận việc Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đi Mỹ có mua vũ khí Mỹ hay không ? Thì theo tôi Việt Nam không đủ nguồn lực mua sắm vũ khí hiện đại như các quốc gia lớn trên thế giới. Thứ hai, Việt Nam sắm vũ khí hiện đại để đánh ai và đánh thì có thắng hay không ? Tôi lấy ví dụ trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, hiện nay Trung Quốc đưa ra đường lưỡi bò và tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam… thì Việt Nam không bao giờ có chủ trương gây chiến tranh với Trung Quốc, vì tìm lực kinh tế và quân sự Việt Nam không thể nào đánh bại Trung Quốc, do đó chiến lược quân sự của Việt Nam là phòng thủ".

Có đáng lo ngại ?

 

Trung Quốc là mối đe dọa quân sự nghiêm trọng duy nhất của Việt Nam. Không chỉ quân sư hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông, Bắc Kinh còn đe dọa, phá hoại, ngăn cản các nước đơn phương hoặc hợp tác với đối tác thăm dò năng lượng, dầu khí trên vùng biển hợp pháp ở Biển Đông.
Vào năm 2017, Trung Quốc đã đe dọa tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, nếu hoạt động khoan dầu hợp tác với Repsol không dừng lại.
Vậy hợp tác với Trung Quốc như đề nghị được Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang đưa ra với Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc - Trương Hựu Hiệp mới đây, có rủi ro gì không ?

Liên quan vấn đề này, Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nhận định :

"Tôi thấy không có một rủi ro gì hết, chưa hẳn Trung Quốc đồng ý chuyển giao toàn bộ khoa học kỹ thuật quốc phòng cho Việt Nam, mà nó chỉ ở một lĩnh vực nào đó. Việt Nam cũng không có tham vọng sao chép hay học tập toàn bộ năng lực quốc phòng của Trung Quốc, mà chỉ ở một lĩnh vực nào đó có tính quyết định, tức là công nghệ cao. Việt Nam hiện đang ở thế yếu về công nghệ, do đó cần phải học tập đa dạng ở các nước tư bản cũng như cộng sản, để tìm cái riêng của mình".

Còn mối quan hệ chồng chéo phức tạp như Việt Nam và Trung Quốc theo ông Phúc là vấn đề rất khó giải quyết trước mắt. Trong 50 năm tới, bao giờ Trung Quốc từ bỏ chủ quyền của họ ở trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông thì lúc đó mới có chuyện hòa bình hữu nghị giữa Trung Quốc và các nước ở khu vực Đông Nam Á.

Nguồn : RFA, 29/10/2024

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Châu Á

Ấn Độ - Nhật Bản tập trận chung trên biển Ả Rập

RFI, 26/09/2020

Hải quân Nhật Bản và Ấn Độ khởi động đợt tập trận quy mô trong ba ngày kể từ hôm nay 26/09/2020 ở phía bắc biển Ả Rập. Cuộc thao diễn được mở ra trong bối cảnh Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương.

annhat1

Ảnh tư liệu : Tàu của hải quân Ấn Độ trong cuộc tập trận chung với Mỹ Malabar 2015, trong vịnh Bengal.  AP - Arun Sankar K.

Hãng tin Ấn Độ PTI nhắc lại đây là cuộc tập trận chung đầu tiên giữa hai nước sau khi Tokyo và New Delhi hôm 09/09/2020 ký kết một thỏa thuận tăng cường hợp tác quân sự và là lần thứ tư Hải quân Ấn Độ - Nhật Bản phối hợp hành động trong khuôn khổ chương trình JIMEX. Theo phát ngôn viên Hải quân Ấn Độ, đợt thao diễn lần này bao gồm nhiều bài tập tăng cường khả năng phối hợp vì một "thế giới an toàn và rộng mở hơn chiểu theo luận pháp quốc tế".

New Delhi huy động trực thăng, máy bay, tàu ngầm, tàu khu trục Chennai, trục hạm lớp Teg Tarkash và cả tàu chở dầu Deepark. Về phía Nhật Bản, chiến dịch lần này có sự tham gia của tàu chiến Kagga, tàu sân bay lớp Izumo và Ikazuchi, cũng như tàu khu trục có trang bị tên lửa dẫn đường. 

Ngoài ra, trong tuần Hải quân Ấn Độ cũng đã tham gia một cuộc thao diễn với Úc trong vùng Ấn Độ Dương. Hai tháng trước đó, New Delhi có chương trình tập trận chung với Hải quân Mỹ trên biển Andaman và Nicobar. Theo giới quan sát, các cuộc tập trận dồn dập của Ấn Độ là một tín hiệu mạnh gửi đến Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng tại đường biên giới trên bộ Ấn - Trung.

Thanh Hà

********************

Tư lệnh lực lượng quốc phòng các nước ASEAN kêu gọi kiềm chế ở Biển Đông

RFA, 24/09/2020

Tư lệnh quốc phòng 9 nước trong khối ASEA hôm 24/9 đã thảo luận về tình hình Biển Đông, đồng thời khẳng định ủng hộ việc duy trì ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông.

quocphong1

Hội nghị Tư lệnh quốc phòng các nước ASEAN ở Hà Nội hôm 24/9/2020 - mod.gov.vn

Tại hội nghị trực tuyến Tư lệnh lực lượng quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 17 (ACDFM-17) diễn ra tại Hà Nội vào sáng ngày 24/9, Thượng tướng Phan Văn Giang - Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, chủ trì hội nghị, đã bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Thượng tướng Phan Văn Giang kêu gọi các nước kiềm chế các hành động có thể làm phức tạp tình hình, tăng cường đối thoại và hợp tác.

Cũng tại hội nghị này, các đại biểu đã nhất trí ASEAN cần kiên trì lập trường nguyên tắc, giải quyết hòa bình các tranh chấp, bất đồng trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).

Tình hình Biển Đông trong năm 2020 khi Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN đang có nhiều căng thẳng khi Trung Quốc liên tiếp có các hành động lấn lướt nhằm khẳng định các yêu sách về chủ quyền của nước này ở vùng nước tranh chấp bao gồm việc điều các tàu hải cảnh vào vùng biển của các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines, Malaysia, để cản trở các hoạt động thăm dò dầu khí. Trung Quốc các tháng qua cũng thực hiện các cuộc tập trận liên tiếp ở Biển đông và eo biển Đài Loan nhằm răn đe các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) của Hoa Kỳ ở đây.

******************

Việt Nam và Hoa Kỳ đối thoại chính trị, an ninh, quốc phòng lần thứ 11

RFA, 24/09/2020

Vòng đối thoại chính trị, an ninh và quốc phòng Việt Nam- Hoa Kỳ lần thứ 11 vừa được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào ngày 23 tháng 9.

quocphong2

Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Mỹ và Việt Nam lần thứ 11 ở Hà Nội hôm 23/9/2020 -baoquocte.vn

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phát đi cùng ngày cho biết Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị- quân sự R. Clarke Cooper và Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ của Việt Nam đồng chủ trì vòng đối thoại này.

Hai phía thảo luận về hợp tác song phương tiếp sau thành công của vòng đối thoại chính trị, an ninh và quốc phòng Việt- Mỹ lần thứ 10 được tổ chức tại thủ đô Washington D.C. của Hoa Kỳ vào tháng 3 năm ngoái.

Đối thoại lần này nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ song phương được cho là đang phát triển mạnh mẽ và phản ánh cam kết chung của hai phía về một khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương tự do, rộng mở và độc lập.

Hai phía tại vòng đối thoại chính trị, an ninh và quốc phòng lần thứ 11 thảo luận các vấn đề gồm hợp tác an ninh và thương mại quốc phòng ; an ninh hàng hải ; gìn giữ hòa bình ; thúc đẩy các nỗ lực quốc tế trong những vấn đề phụ nữ, hòa bình và an ninh ; các vấn đề nhân đạo như tìm kiến quân nhân mất tích trong thời kỳ chiến tranh, tháo gỡ vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh.

************************

Công hàm ca tam cường Châu Âu ‘tăng sc mnh cho Vit Nam trước Trung Quc’

VOA, 23/09/2020

Công hàm chung ca ba nước Anh, Pháp, Đc gi lên Liên Hip Quc bác b yêu sách ch quyn ca Trung Quc Bin Đông có tác dng bo v tính toàn vn ca UNCLOS và giúp cng c sc mnh pháp lý ca M và Vit Nam trong cuc đi đu trước Trung Quc, mt hc gi nhn đnh vi VOA.

quocphong3

Th tướng Anh Boris Johnson, Th tướng Đc Angela Merkel và Tng thng Pháp Emmanuel Macron

Hôm 16/9, tam cường Châu Âu (E3), trong đó Anh và Pháp là hai trong s năm thành viên thường trc Hi đng Bo an Liên Hip Quc, đã đ trình lên y ban Ranh gii và Thm lc đa công hàm chung bác b ch quyn lch s ca Trung Quc trên Bin Đông vì không đúng vi lut pháp quc tế và phn bác vic Trung Quc v đường cơ s cho các thc th mà h kim soát trên Bin Đông.

Ngay sau đó, Trung Quc cũng gi công hàm lên Liên Hip Quc đ đáp li hôm 18/9, trong đó Bc Kinh lp lun rng UNCLOS không bao trùm hết mi vn đ và mt ln na khng đnh Trung Quc có quyn lch s đi vi đường chín đon trên Bin Đông và cho rng tam cường Châu Âu mun s dng UNCLOS làm vũ khí chính tr đ tn công Trung Quc.

Sc mnh ca s đoàn kết

Vic ba nước Anh, Pháp, Đc cùng ra công hàm chung như vy là đ khng đnh sc nng trước Trung Quc, theo nhn đnh ca Giáo sư Ngô Vĩnh Long t Đi hc Maine.

"Như vy mi có sc mnh. Có ba cái cây tht ln Châu Âu. Ba cái cây này có tiếng nói ln Liên Hip Quc nên khi mà cn đưa ra Hi đng Bo an Liên Hip Quc s có s ng h ca ba nước này, Trung Quc s trong thế yếu nếu không mun nói là đơn thương đc mã", Giáo sư Long din gii.

Theo phân tích ca ông thì E3 có li ích chung trong vic bo v tính toàn vn và nht quán ca lut pháp quc tế vì nếu UNCLOS b Trung Quc vi phm trên Bin Đông thì nó cũng có th b vi phm nhng vùng bin khác làm xâm phm li ích ca h.

"UNCLOS phi được áp dng cho tt c các vùng bin trên thế gii, đó là li ích chung ca ba nước Châu Âu", ông nói.

Ngoài ra, E3 có buôn bán rt ln vi nhiu nước Châu Á thông qua con đường hàng hi đi qua Bin Đông nên h cũng có li ích trc tiếp, ông nói thêm. Ngoài Đc thì Anh và Pháp đu có lãnh th hi ngoi vùng bin Thái Bình Dương nên tham vng ca Trung Quc đi vi khu vc này đe da li ích ca Paris và London.

‘Cng c v thế ca M

UNCLOS, tc Công ước Quc tế v Lut Bin, được ký kết vào năm 1982. Trung Quc và Vit Nam đu là các nước đã ký kết công ước này nên có nghĩa v phi tuân th. Công ước quy đnh các nước ven bin ch có vùng đc quyn kinh tế rng 200 hi lý và thm lc đa rng 350 hi lý tính t đường cơ s nên vic Trung Quc vin ch quyn lch s đ ôm trn gn như toàn b Bin Đông là không phù hp vi UNCLOS.

Phán quyết ca Tòa trng tài Thường trc (PCA) hi năm 2016 được thành lp trong khuôn kh ca UNCLOS đ phân x v kin ca Phillippines đã bác b ch quyn lch s ca Trung Quc đi vi đường chín đon trên Bin Đông vì không có cơ s pháp lý’. Công hàm chung ca E3 nhc li Trung Quc cn tuân th phán quyết này.

Riêng M, mc dù đã ký kết và nghiêm túc thc thi UNCLOS nhưng do gp s chng đi quyết lit ca Đng Cng hòa nên đến nay Quc hi M vn chưa phê chun UNCLOS. Do đó, M thế yếu v pháp lý khi đi đu vi Trung Quc.

Theo kiến gii ca Giáo sư Long thì vi công hàm chung này, ba nước Châu Âu giúp M có thêm s hu thun pháp lý v tính toàn vn ca UNCLOS đ đương đu vi Trung Quc các din đàn quc tế khi mà lâu nay Bc Kinh luôn cho rng M không có tư cách phê phán Trung Quc v UNCLOS.

Ông lưu ý vic Anh, Pháp, Đc mun Liên Hip Quc cho ph biến công hàm ca h đến không ch các nước đã ký UNCLOS mà còn tt c các nước thành viên Liên Hip Quc cho thy h mun các nước tuân th UNCLOS không ch trên Bin Đông mà còn các khu vc trên thế gii.

"Ngoài ra công hàm chung này cũng cho thy mc dù chính quyn Trump rung b các nước đng minh và đang b cô lp nhưng các nước Châu Âu vn nht quán ng h các lp trường ca M lâu nay", chuyên gia này nhn đnh và nói thêm rng dù có hi quân mnh nhưng M mun duy trì ưu thế trước Trung Quc thì vn cn s ng h ca các đng minh, nht là các nước Anh, Pháp có năng lc trin khai quân s Thái Bình Dương.

‘Vit Nam không đơn đc

Theo li ông Long thì công hàm này ca E3 là s hu thun rt ln cho các nước ven bin đông nam Á’ và Vit Nam có th da vào đy đ bác b đòi hi ch quyn ca Trung Quc.

"Chng hn như khi nào Vit Nam b Trung Quc làm quá như tr li bãi Tư Chính, nếu Vit Nam đưa ra Hi đng Bo an Liên Hip Quc hoc khi kin Trung Quc thì s được các nước Châu Âu ng h", ông nói.

Theo ông thái đ này ca Anh, Pháp, Đc cũng nhm cnh cáo Trung Quc rng nếu h làm gì quá đáng thì các nước này s có hành đng.

Trong bi cnh đó, ông Long d đoán rng dù Bc Kinh lâu nay vn xem phán quyết ca PCA là t giy ln nhưng trước tình hình hin nay h s không dám làm gì quá’. Dù sao đi na, Bc Kinh vn s tiếp tc khng đnh yêu sách đường chín đon bt chp s bác b mi đây ca M, Úc và gi là ba nước Châu Âu, ông Long nói.

V lp lun ca Trung Quc rng UNCLOS không bao trùm tt c, ông Long nói ‘đúng mt phn.

"Ch nào có ch quyn lch s thì UNCLOS không có hiu lc", ông gii thích. "Nhưng trên thế gii có rt ít vùng bin như vy trong khi Trung Quc li ly nhng vùng h không có quyn lch s gì hết và đã b tòa án quc tế bác b".

"Nếu Trung Quc c tiếp tc ging điu như vy thì các nước đã ký UNCLOS s có phn ng".

Nguồn : VOA, 23/09/2020

Published in Châu Á

Mạng lưới phòng thủ dầy đặc của Nga thách thức phương Tây (RFI, 19/09/2019)

Việc Moskva triển khai hệ thống phòng không tại Bắc Cực là động thái gần đây nhất cho thấy Nga đang tăng cường sự hiện diện quân sự ở khắp mọi nơi. Điện Kremlin ngày càng mở rộng các vùng "Chống tiếp cận và chống xâm nhập – Anti Access/Area Denial" ở hải ngoại. Đây là một mối thách thức đối với phương Tây.

nga1

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 do Nga sản xuất được triển khai tại thị trấn Gvardeysk, gần Kaliningrad, Nga, ngày 11/03/2019. Reuters/Vitaly Nevar

Đầu tuần bộQuốc Phòng Nga thông báo đã triển khai tên lửa S-400 tại quần đảo Novaya Zemlya, tăng cường khả năng phòng thủ cho căn cứ không quân tại Bắc Cực. Đây là một vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên và đang trở thành một tuyến hàng hải quan trọng nhờ hiện tượng trái đất bị hâm nóng làm tan băng. Cũng chính vì thế mà ông khổng lồ châu Á,Trung Quốc, đã đang tăng tốc tranh giành ảnh hưởng ở Bắc Băng Dương.

Trước đây, trong vùng Bắc Cực, Moskva đã triển khai tên lửa tầm xa tại Mourmansk, Arkhangelsk ở phía tây bắc, sát với biên giới Phần Lan và Na Uy, cũng như là tại Sakha ở phía đông của nước Nga. Nhưng với việc tăng cường sự hiện diện quân sự tại quần đảo Novaya Zemlya, Bộ Quốc phòng Nga giải thích : "Hệ thống phòng thủ S-400 sẽ cho phép tăng cường đáng kể khả năng kiểm soát không phận tại Bắc Cực". Nói cách khách chính quyền Nga "củng cố thêm khu vực Chống tiếp cận và chống xâm nhập tại một vùng chiến lược".

Khái niệm "khu vực Chống tiếp cận và chống xâm nhập" đã có từ cuối những năm 1990. Ban đầu, đấy đơn giản là việc một quốc gia lập ra vùng trên biển, trên không, để bảo vệ lãnh thổ cũng như các quyền lợi chiến lược của mình. Nhưng điều khiến giới quân sự của phương Tây lo ngại, là Nga lập ra các khu vực Chống tiếp cận và chống xâm nhập ở những vùng hải ngoại. Cụ thể là Moskva đã tăng cường khả năng phòng thủ ở vùng biển Baltic, hay khá gần cửa ngõ của Liên Hiệp Châu Âu, rồi trang bị luôn cả S-400 cho chế độ Bachar Al Assad tại Syria. Còn Trung Quốc thì đã có những bước chuẩn bị để lập vùng nhận dạng phong không ở Biển Đông.

Trong cả trường hợp của Nga và Trung Quốc, các trang thiết bị quân sự ngày càng tối tân. Nga đã huy động từ tên lửa địa đối không, địa đối địa, tên lửa chống tàu ngầm... đến phía đông Địa Trung Hải hay eo biển Ormuz... Đô đốc Olivier Lebas, ghi nhận đây thực sự là một "thách thức" đối với quân đội Pháp. Bởi thứ nhất, "ngoài hệ thống tên lửa phòng không S-400 hay một số tên lửa chống tàu ngầm của Nga, của Trung Quốc, một số quốc gia như Iran, và thậm chí là ngay cả những lực lượng không phải là một quốc gia" cũng muốn lập những vùng Chống tiếp cận và chống xâm nhập. Nhà quân sự người Pháp này muốn nói tới trường hợp của phe nổi dậy Houthi ở Yemen.

Thách thức thứ nhì đặt ra cho các nước phương Tây, như đô đốc John Richardson của Hải Quân Hoa Kỳ từng ghi nhận năm 2016, là chiến lược quốc phòng đó không chỉ nhằm tự vệ, mà còn theo đuổi mục đích "xâm chiếm" những vùng đất, những vùng biển không thuộc về mình hay ngăn ngừa mọi chiến dịch quân sự nhằm giành lại những vùng bị xâm chiếm đó. Đô đốc Mỹ, John Richardson năm 2016 đã đưa ra thí dụ cụ thể là trường hợp của Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.

Thách thức thứ ba đặt ra cho phương Tây, theo chuyên gia Corentin Brustlein, giám đốc Viện Quan hệ quốc tế Pháp, là không dễ dàng tìm ra được kẽ hở để can thiệp tại những vùng Chống tiếp cận và chống xâm nhập của Nga hay Trung Quốc, bởi cả hai cùng là những cường quốc quân sự và cùng có vũ khí nguyên tử. Mọi chiến dịch can thiệp đều dẫn đến nguy cơ xung đột leo thang.

Cuối cùng, vẫn theo giám đốc Viện Quan hệ quốc tế Pháp, Corentin Brustlein, các vùng Chống tiếp cận và chống xâm nhập đó đang thu hẹp khả năng hành động mà các nước phương Tây, trong khi đó là một lợi thế của khối này, từ thời Chiến tranh lạnh. Giờ đây với việc các vùng phòng thủ trở nên dầy đặc hơn, mọi can thiệp quân sự ngày càng đòi hỏi nhiều phương tiện hơn, tốn kém hơn, bắt buộc các bên phải huy động những loại vũ khí tối tân hơn.

Điểm son duy nhất, là các vùng Anti Access/Area Denial của Nga không phải là những thành trì bất khả xâm phạm. Bằng chứng là tháng 4/2018, chiến dịch Hamilton do Anh, Pháp và Mỹ khởi động đã thành công. Paris, Luân Đôn và Washington đã phá hủy được một số kho vũ khí hóa học của Syria với một vài chiến đấu cơ xuất phát từ Pháp, vài chiếc tàu tuần dương và khoảng một trăm tên lửa. Có điều vào lúc mà tên lửa của Nga hiện diện khắp mọi nơi, rủi ro thiệt hại về nhân mạng càng cao hơn, và điều đó càng đẩy phương Tây vào một cuộc chạy đua tìm kiếm những công nghệ mới để phục vụ các mục tiêu quân sự.

Thanh Hà

*****************

Đối đầu với Tehran, Saudi Arabia đơn độc (RFI, 18/09/2019)

Vụ trung tâm lọc dầu và khu mỏ dầu hỏa lớn nhất của Saudi Arabia bị oanh kích là một đòn đau cho quân đội hoàng gia và thái tử nối ngôi Mohammad bin Salman, người mang tham vọng lãnh đạo hệ phái Suni "giải phóng" Iran khỏi chế độ giáo quyền Shia bằng sức mạnh quân sự.

nga2

Thái tử Mohammad bin Salman tham dự một sự kiện tại Học viện Hàng không Vua Faisal, Riyadh, Saudi Arabia, ngày 23/12/2018 - Bandar Algaloud/Reuters

Với biệt danh "MBS", thái tử Mohammad bin Salman "nổi tiếng" trên thế giới sau vụ nhà báo đối lập Jamal Khashoggi bị ám sát và thủ tiêu thi thể trong toà lãnh sự của Saudi Arabia tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, hồi tháng 10/2018.

Nhưng trước khi uy tín bị sụp đổ vì nghi án này, MBS được Tây phương kỳ vọng là một nhà lãnh đạo thuộc thế hệ mới, là đồng minh đáng tin cậy trong khu vực.

Một năm trước đó, 2017, MBS cho thực hiện một cuốn phim tuyên truyền về uy lực của quân đội hoàng gia. Cũng tương tự như Kim Jong-un biểu dương lực lượng trên màn ảnh nhỏ tấn công vào Washington và Nhà Trắng, đoạn phim video của Saudi Arabia bắt đầu bằng tuyên bố hùng dũng của thái tử nối ngôi : "Chúng ta không chờ chiến tranh lan tới Saudi Arabia, chúng ta sẽ đánh trên đất Iran". Hình ảnh tiếp theo là quân đội hoàng gia phản công, ngăn chận từng tên lửa của Vệ Binh Cách Mạng trên không, đánh tan từng hạm đội của Iran trên biển, ồ ạt đổ bộ phản công đến tận thủ đô Tehran, chế độ giáo quyền tháo chạy trong tiếng hò reo vui mừng của người dân Iran.

21 tháng sau, những gì xảy ra ở trung tâm lọc dầu Abqaiq và khu mỏ dầu Khourais gần đó là một cú đấm thôi sơn vào uy tín của quân đội Saudi Arabia. Hệ thống phòng không để lọt lưới hàng chục máy bay tự hành và tên lửa gây thiệt hại nặng 50% cho con gà đẻ trứng vàng của vương quốc số một tại vùng Vịnh. Một doanh nhân nước ngoài chia sẻ nhận xét như trên với báo Le Monde. Tuy phe Huthi nổi dậy ở Yemen do Iran hỗ trợ lên tiếng nhận chiến công, nhưng Washington cũng như Riyadh đoan chắc chính Iran là thủ phạm.

Đây là cơ hội bằng vàng để Riyadh phản công khai chiến với Tehran.

Thế nhưng, thái tử MBS tỏ ra kín đáo không chỉ đích danh Iran, cho dù trong triều đình không ai nghĩ khác.

MBS đơn thương độc mã

Trong bài "MBS bất lực", nhật báo độc lập của Pháp đưa ra một số lý do. Trước hết, theo một nhà báo Saudi Arabia xin được giấu tên, vương quốc của ông đã bị "Iran sỉ nhục một cách nặng nề", thế mà không có phản ứng : bởi vì thái tử Mohammad bin Salman lâm vào thế "đơn thương độc mã" đối diện với Iran.

Ngoài thái độ do dự của tổng thống Mỹ Donald Trump, Saudi Arabia cũng mất điểm tựa ở đồng minh thân cận nhất là Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (United Arab Emirates - UAE). Từ sau loạt tàu dầu bị tấn công ở vịnh Ba Tư, Abu Dhabi không tích cực ủng hộ chính sách "gây áp lực tối đa" của trục Washington-Riyadh.

Nước Pháp, đồng minh quan trọng khác của Saudi Arabia, đang đóng vai trò trung gian hòa giải Mỹ-Iran, cũng chọn thái độ thận trọng. Cho dù tổng thống Macron gọi điện ủng hộ vương triều, nhưng theo nhà phân tích Yasmine Farouk, viện nghiên cứu Carnegie, thì không một nước nào sẵn sàng khai chiến với Iran.

Trong bối cảnh này, một giải pháp quân sự, oanh kích ồ ạt Iran, được xem là "ít có xác suất" xảy ra. Riyadh vừa lúng túng về chiến lược vừa không được hậu thuẫn chính trị quốc tế.

Mặc khác, trả đũa bằng quân sự sẽ đưa cả khu vực vào một cuộc xung đột không lối thoát và thế giới rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng tương tự như năm 1979 vì cuộc cách mạng Iran và chiến tranh Iran-Iraq.

Phản ứng trả đũa tối đa là "phản công mạng, phong toả hệ thống vi tính của chính quyền Iran" hay là mua thêm tên lửa phòng không.

Không ít nhà phân tích còn suy đoán nhân cơ hội này, quốc vương Salman sẽ thay thế hay răn đe người con được trao quá nhiều quyền lực. MBS biết đâu sẽ là nạn nhân "bị vạ lây" trong vụ oanh kích 14/09.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Sự kiện ở Bãi Tư Chính trên Biển Đông không có gì mới, chỉ là tiếp diễn xu thế chính sách của Trung Quốc từ năm 2005 hay sớm hơn, có thể đoán được là tình hình căng thẳng sẽ tiếp tục trong nhiều năm đến khi Trung Quốc dần dần thiết lập quyền kiểm soát trên phần lớn biển Đông, theo một nhà nghiên cứu chính trị học và Đông Nam Á học từ Đại học Oregon, Hoa Kỳ.

bon1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam ngày 12/11/2017

Với áp lực từ cả ngoài lẫn trong, đã đến lúc ban lãnh đạo Việt Nam cần xem xét thay đổi đối sách mà không chỉ là 'ba không' mà phải gọi là 'bốn không' bao gồm không kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, mà như đã thể hiện và thi triển có hệ thống và ổn định lâu nay, vẫn theo ý kiến này.

Chủ trương quan hệ thân thiết và liên Đảng, hơn nữa, đã tỏ ra "mâu thuẫn và làm giảm hiệu lực" của các biện pháp khác nhằm cân bằng với Trung Quốc, nếu nhìn từ góc độ lợi ích lâu dài của quốc gia, nó còn "cản trở" việc thực hiện những cải cách kinh tế - chính trị sâu rộng để tạo sự phát triển bền vững cho Việt nam, ý kiến này nhấn mạnh.

Trả lời BBC News Tiếng Việt qua bút đàm, mà dưới đây là nội dung, về sách lược và tính toán địa chính trị của Trung Quốc qua sự kiện ở khu vực Bãi Tư Chính từ đầu tháng 7/2019, Giáo sư Vũ Tường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc Đại học Oregon, trước hết nêu nhận định :

Sự kiện ở Bãi Tư Chính trên Biển Đông không có gì mới, chỉ là tiếp diễn xu thế chính sách của Trung Quốc từ năm 2005 hay sớm hơn. Với chính sách này, Trung Quốc ngày càng tăng cường các tuyên bố và biện pháp cưỡng chế thể hiện chủ quyền của mình ở vùng biển Nam Trung Hoa hay biển Đông của Việt nam. Xu hướng này thể hiện một Trung Quốc (cả lãnh đạo và dân chúng) tự tin vào sức mạnh quốc gia về cả quân sự và kinh tế, cũng như nhu cầu ngày càng lớn của Trung Quốc để trở thành một cường quốc hải quân sau khi đã là một cường quốc mậu dịch và kinh tế.

Xu hướng này có thể dẫn đến căng thẳng với Mỹ nếu Trung Quốc không khéo léo kiềm chế, nhưng có vẻ họ bất cần - vì tự hào dân tộc quá lớn chăng ? Họ cũng thực sự tin rằng chủ quyền của phần lớn khu vực biển trên là thuộc về Trung Quốc. Họ cho rằng lãnh đạo Việt Nam ngày nay tráo trở lật lọng vì chính Thủ tướng Phạm Văn Đồng và toàn thể ban lãnh đạo miền Bắc Việt nam (Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa) vào năm 1958 đã công khai thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và thềm lục địa 12 hải lý của Trung Quốc quanh các đảo này.

Thực ra là 'Bốn không' ?

bon2

Sự kiện ở Bãi Tư Chính trên Biển Đông không có gì mới, chỉ là tiếp diễn xu thế chính sách của Trung Quốc từ năm 2005 hay sớm hơn

BBC : Việt Nam có nên điều chỉnh chính sách quốc phòng 'ba không' lâu nay và liệu có khả năng xảy ra nguy cơ đối đầu xung đột ở mức cao trên Biển Đông hay không ?

Vũ Tường : Chính sách của chính phủ Việt nam cho đến nay mà thể hiện rõ ràng là phản ứng yếu ớt ; "giữ gìn đại cục" ; đàn áp dân chúng biểu tình ; nhận viện trợ và ưu đãi cho các công ty Trung Quốc đầu tư ; "ba không" - thực ra là bốn không, còn bao gồm không kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, làm cho lãnh đạo Trung Quốc càng tin là họ có thể dùng tiền để xoa dịu các phản đối nếu có từ phía Việt nam trước chính sách của họ.

Câu hỏi chính là liệu sẽ có chiến tranh Việt-Trung và Mỹ-Trung ? Từ lâu tôi vẫn tin là căng thẳng ở biển Đông sẽ không dẫn đến chiến tranh Việt - Trung vì chính phủ Việt Nam có quá nhiều thứ để mất, đặc biệt là quyền lực độc tôn của Đảng cộng sản và quyền lợi kinh tế của các công ty nhà nước, nếu để chiến tranh nổ ra.

Chiến tranh Mỹ-Trung cũng khó xảy ra phần vì Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu (bá chủ phần lớn khu vực biển) mà không chạm đến lợi ích cốt lõi của Mỹ (tự do hàng hải).

BBC : Câu hỏi chính nào đang được đặt ra với giới nghiên cứu và những ai quan tâm tới an ninh, chính trị và bang giao quốc tế ở khu vực, đặc biệt liên quan đối sách của các nước được cho là nhỏ và yếu trong vùng ?

Vũ Tường : Giới nghiên cứu quan hệ quốc tế đã tranh luận nhiều về sự trỗi dậy của Trung Quốc, khả năng trỗi dậy hoà bình cũng như nguy cơ chiến tranh. Dĩ nhiên các nước lân bang của Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng trước nhất và nhiều nhất khi Trung Quốc trỗi dậy.

Trong tình hình này, các thể chế và tổ chức khu vực như ASEAN hay APEC có thể sẽ thay đổi, thậm chí giải thể và bị thay thế bởi những thể chế mới để phản ánh tương quan lực lượng mới. Ví dụ : khái niệm Ấn-Thái Bình Dương là một khái niệm khá mới. Ý tưởng này có thành hiện thực dưới hình thức một liên minh hay không còn phải chờ xem.

bon3

Trung Quốc sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, trong đó có các tàu 'nghiên cứu' Hải Dương Địa Chất, đưa vào các khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông và khu vực

Trong trung và dài hạn, các nước tương đối yếu hơn ở khu vực trong đó có Việt Nam sẽ phải tự điều chỉnh theo cách riêng của mình, dựa trên sức mạnh kinh tế và quân sự, vị trí địa lý, khả năng điều hành của lãnh đạo, v.v… Mỗi nước có những thách thức khác nhau và không có câu trả lời chung.

Lý thuyết quan hệ quốc tế cung cấp hai chọn lựa cơ bản cho các nước nhỏ trong khu vực : hoặc chấp nhận sự lãnh đạo của Trung Quốc hoặc dùng Mỹ và các cường quốc khác cân bằng Trung Quốc (luật pháp quốc tế cũng có thể là một loại đồng minh cân bằng với Trung Quốc trong việc tranh chấp lãnh thổ).

Hai chọn lựa này không loại trừ việc phát triển khả năng tự thân để tự vệ. Phát triển khả năng tự thân trước mắt là mua vũ khí và tăng cường hải quân cũng như phát huy tinh thần dân tộc, nhưng trong trung hạn phải có kế hoạch công nghiệp hóa gấp rút như Hàn Quốc đã làm trong 30 năm. Cân bằng để tự vệ có thể thông qua liên minh quân sự, quan hệ mậu dịch, hay cải tổ chính trị. Trong điều kiện Việt Nam, dân chủ hóa sẽ tăng tính chính danh của chế độ đối với trong nước và thế giới, giúp Việt nam thêm sức mạnh, bạn bè.

Viễn vọng và kịch bản ?

BBC : Quan hệ liên đảng cộng sản giữa chính quyền Việt Nam với Trung Quốc hiện nay có giúp giải quyết vấn đề, hay trở thành 'cái bẫy' lợi bất cập hại ? Viễn vọng và kịch bản nào (kể cả nguy cơ nếu có) đang chờ Việt Nam, nếu không thay đổi đường lối ?

Vũ Tường : Trong thời gian dài trước năm 2007, ban lãnh đạo Việt nam không quan tâm lắm đến chủ quyền biển đảo. Từ năm đó, họ đã quan tâm hơn, tìm cách tăng cường khả năng tự thân tự vệ bằng quân sự và phát triển quan hệ với các đối thủ tiềm tàng của Trung Quốc như Mỹ, Nhật và Ấn Độ.

Mặt khác, họ từ chối dùng luật pháp quốc tế để kiện Trung Quốc, nâng cấp quan hệ với Mỹ trong một chừng mực hạn chế, đàn áp những biểu hiện của tinh thần dân tộc, và ngăn cản xã hội dân sự phát triển. Tại sao chính phủ Việt nam không làm tất cả những việc có thể làm ?

bon4

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Ngụy Phượng Hoàng, mới đây phát biểu rằng nước này chưa bao giờ xâm lược một quốc gia nào trong lịch sử từ trước tới nay

Đó là vì đường lối chính, nhưng không công khai, của Đảng cộng sản Việt nam là giải quyết vấn đề trên quan hệ song phương giữa hai Đảng cầm quyền mà cùng gắn nhãn "cộng sản", hai nhà nước mà cùng mô hình độc tài toàn trị, hai quân đội mà cùng gắn nhãn "nhân dân".

Chủ trương này có cơ sở lịch sử, cái thời mà "Bác Hồ ta đó cũng là bác Mao" như trong thơ Chế Lan Viên ghi lại và phản ánh, cơ sở viễn kiến chính trị vẫn được biết tới là "đại cục" hay tương lai toàn thắng của chủ nghĩa xã hội, và cơ sở vật chất với lợi ích kinh tế cho các công ty nhà nước hay "sân sau" của quan chức.

Chủ trương này tốt nhất cho Đảng cộng sản Việt nam vì nó tương thích với mục tiêu và lợi ích của đảng này, nó còn dễ thực hiện vì nó đi theo đường lối sẵn có, không phải cố gắng nhiều mà đem lại lợi ích lớn trước mắt cho cán bộ đương chức đương quyền.

Chủ trương này, mặt khác, mâu thuẫn và làm giảm hiệu lực của các biện pháp khác nhằm cân bằng với Trung Quốc. Nếu nhìn từ góc độ lợi ích lâu dài của quốc gia, chủ trương này còn cản trở việc thực hiện những cải cách kinh tế chính trị sâu rộng để tạo sự phát triển bền vững cho Việt nam.

Quan hệ kinh tế gần gũi với Trung Quốc không mang lại công nghiệp tiên tiến mà có rủi ro lớn là nợ công, ô nhiễm môi trường, và tham nhũng. Cơ sở lịch sử và chính trị của chủ trương này hoàn toàn sai lệch, "viển vông" như từ ngữ của ông Nguyễn Tấn Dũng đã dùng.

Tương lai toàn thắng của chủ nghĩa xã hội chỉ là cái bánh vẽ lãnh đạo Đảng cộng sản còn níu kéo nhưng cả thế giới và có lẽ đại đa số Đảng viên đã từ bỏ.

Lịch sử quan hệ hai Đảng cộng sản Việt-Trung không có gì đáng tự hào nếu không nói là thảm kịch kinh tởm của niềm tin và sự phản bội lẫn nhau, dẫn đến chiến tranh và sự hy sinh vô ích của hàng vạn người dân và chiến sĩ.

Rất có thể áp lực ngày càng tăng của Trung Quốc và của dân chúng, kể cả những Đảng viên có tinh thần dân tộc, sẽ buộc Đảng của ông Nguyễn Phú Trọng phải thay đổi chính sách.

Vấn đề là Đảng này hiện nay thiếu lãnh đạo có tinh thần dân tộc, tầm nhìn xa, và khả năng tạo ra thay đổi bước ngoặt. Có thể đoán được là tình hình căng thẳng sẽ tiếp tục trong nhiều năm đến khi Trung Quốc dần dần thiết lập quyền kiểm soát trên phần lớn biển Đông.

Quốc Phương thực hiện

Nguồn : BBC, 07/08/2019

------------------------

Giáo sư Vũ Tường giảng dạy và nghiên cứu tại Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Oregon, Hoa Kỳ từ năm 2008. Ông từng thỉnh giảng tại Đại học Princeton, Đại học Quốc gia Singapore, cũng như tại Naval Postgraduate School ở Monterey, California. Nghiên cứu của ông về chính trị so sánh, liên quan các chủ để về hình thành quốc gia, phát triển, chủ nghĩa dân tộc và các cuộc cách mạng, đặc biệt tập trung vào Đông Á. Chính sách quốc phòng "ba không" được Việt Nam thi triển bao gồm : không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.

 

Published in Diễn đàn

Một khi định gieo "hạt giống Đỏ" thì cần phải "Đỏ" thật, chỉ có vậy thì cây mới bền, rễ mới chắc và mới có thể trường tồn cùng năm tháng.

Chuyện "con ông cháu cha" tham gia chính trường để nối nghiệp cha ông mình thực ra không chỉ có ở Việt Nam hay các nước Châu Á khác, mà ngay cả ở các nước phương Tây cũng khá phổ biến. Hãy cứ nhìn vào nước Mỹ chẳng hạn, các gia tộc "hoành tráng" như Kennedy, Bush... nhiều đời nổi tiếng, có khá nhiều chính trị gia đã ghi dấu ấn trên đỉnh cao quyền lực.

Nhưng nên nhớ, những "con ông cháu cha" nói trên, ngoài tài năng, họ còn biết kế thừa truyền thống gia phong trong môi trường hoạt động chính trị rất chuyên nghiệp của gia đình. Hơn thế, họ đều được chọn lựa ra thông qua việc bầu cử dân chủ, công khai, minh bạch...

Nếu nhìn lại lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, kể từ khi thành lập cho đến Đại hội toàn quốc lần thứ 6, hầu như con cháu các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước không được cơ cấu vào bộ máy quyền lực cấp cao nhất của đất nước. Trường hợp hy hữu và đầu tiên có lẽ là Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, trở thành ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa VI khi đã ở tuổi 56 và chính thức khóa VII khi đã sang tuổi 60.

Ông Kỳ nguyên là phó Viện trưởng Viện Triết học, từng được huy động tham gia nhóm nghiên cứu đắc lực trợ giúp cho cha mình là Tổng bí thư Trường Chinh, hình thành lên nền tảng lý luận của công cuộc Đổi mới đất nước trước khi tổ chức Đại hội VI. Rồi ông làm Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, làm Viện trưởng Viện khoa học xã hội kiêm Viện trưởng Viện Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh...

Ông là một trường hợp điển hình của câu chuyện "hổ phụ sinh hổ tử" trong đời sống chính trị nước nhà và có thể khẳng định ông hoàn toàn xứng đáng với cương vị đã đảm nhận.

Ông Đặng Xuân Kỳ sau này cũng từng là một trong ba người được Tổng bí thư Đỗ Mười đưa vào" tầm ngắm" kế tục ông ở cương vị cao nhất trong Đảng. Thế nhưng ông Kỳ đã cám ơn và từ chối chỉ vì đơn giản một điều, tự thấy mình tuổi đã cao, quỹ thời gian không còn nhiều nữa... (theo thông báo nhanh của Trưởng ban Tư tưởng văn hóa trung ương Hữu Thọ sau khi kết thúc Đại hội).

Đảng ta sau này cũng đã luôn lưu ý chuyện bồi dưỡng đào tạo người kế tục sự nghiệp từ con em các nhà lãnh đạo hoặc các chí sĩ cách mạng yêu nước, rồi họ trở thành ủy viên Bộ Chính trị của Đảng cũng rất xứng đáng. Chưa từng có trường hợp nào "nhảy cóc" như kể từ Đại hội lần thứ XI.

Tôi nghĩ, chắc Đảng cũng đã thấy trách nhiệm của mình và quyết tâm khắc phục, ngăn chặn. Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII về xây dựng chỉnh đốn Đảng, chống lại mọi biểu hiện suy thoái trong Đảng chính là một cảnh báo rất quý báu cho công tác cán bộ.

do1

Ông Nguyễn Xuân Anh (trái) và ông Vũ Quang Hải

Trường hợp một số "hạt giống Đỏ" được đưa vào các cơ quan Đảng, Nhà nước và doanh nghiệp lớn rồi dần dần lộ sáng bởi năng lực, đạo đức, lý tưởng chưa được tự trui rèn đã để lại những bài học đắt giá. Họ đi lên nhanh chóng là nhờ cái bóng cha anh mình, sau đó lại có phần chủ quan, tự cao tự đại, thiếu tu dưỡng bản thân nên phải trả giá.

Câu chuyện vi phạm khuyết điểm nghiêm trọng của ông Nguyễn Xuân Anh, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thành ủy Đà Nẵng, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng trước cán bộ đảng viên và nhân dân chính là một ví dụ khá đủ. Ông Xuân Anh tham gia dự khuyết Trung ương khóa XI khi mới 35 tuổi, trẻ nhất trong Trung ương khóa đó. Tại kỳ họp 18 vừa qua (ngày 29/9), Ủy ban Kiểm tra trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương xem xét, thi hành kỷ luật đối với Bí thư thành ủy Đà Nẵng theo thẩm quyền.

Trước đó là chuyện ông Vũ Huy Hoàng, lợi dụng cương vị bộ trưởng Bộ Công thương, Bí thư Ban cán sự Đảng của Bộ, đã đưa con trai Vũ Quang Hải lên đảm nhiệm cương vị Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), với tham vọng sẽ là người đại diện phần vốn nhà nước của một doanh nghiệp có giá 4 tỷ đô la. Đây là một doanh nghiệp có nguồn doanh số khủng của ngành ông phụ trách. Biết bao sai sót về quy trình và sự trục lợi của gia đình ông trong đó đều đã rõ ràng.

Hôm 19/9 mới đây, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đã bày tỏ quan điểm của ủy ban mình trước Ủy ban thường vụ Quốc hội xung quanh công tác phòng chống tham nhũng năm 2017. Ủy ban đề nghị Chính phủ một vấn đề trong đó có cả công tác cán bộ hiện nay ở khía cạnh bổ nhiệm, đề bạt : "Chính phủ cần chỉ đạo tổng kiểm tra về công tác bổ nhiệm cán bộ trong phạm vi cả nước để trả lời cử tri về tình trạng bổ nhiệm cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không đúng quy định, bổ nhiệm lãnh đạo nhiều hơn công chức, bố trí người thân vào những vị trí dễ phát sinh tham nhũng".

Tôi cho rằng việc làm trên là rất cần thiết, nhất là vào thời điểm hiện nay, khi các địa phương, các bộ, ngành trên cả nước cũng đang làm công tác quy hoạch, bỏ phiếu thăm dò nguồn cán bộ cho nhiệm kỳ 2020-2025 và 2021-2026. Nếu chúng ta làm nghiêm túc, triệt để, công tâm, tôi tin rằng sẽ là rào cản ngăn chặn từ xa những sai phạm chưa diễn ra nhưng rất có thể tiếp tục tái diễn.

Các cụ dạy rằng, "đạo đức và uy tín của người cha là tài sản lớn nhất của người con". Tiếc thay có những bậc cha mẹ lại "quên" không dạy con mình điều chí lý đó, để rồi đến khi con vấp váp mới thấm thía thì đã quá muộn. Một khi chúng ta định gieo "hạt giống Đỏ" thì cần phải "Đỏ" thật, chỉ có vậy thì cây mới bền, rễ mới chắc và mới có thể trường tồn cùng năm tháng.

Quốc Phong

Nguồn : VietnamNet, TuanVietnam, 02/10/2017

Published in Diễn đàn

Đọc trên nhiều tờ báo mấy bữa nay, tôi thấy mà tá hoả bởi những chuyện không ai dám nghĩ tới. Phó Giáo sư Tiến sĩ Dược sĩ Phạm Khánh Phong Lan, nguyên Phó giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu Quốc hội khóa XIV cho rằng, tất cả những người trên Bộ Y tế vừa phát ngôn trên các báo này đều không ai có chuyên môn về dược. Thật vậy sao ?

yte1

Tôi hơi thất vọng khi đọc trên báo khoảng chục hôm nay thấy có những điều tưởng như không quá khó khi tìm ra một định nghĩa tạm gọi là đủ ý về khái niệm thế nào là hàng giả ? Thế nào là thuốc chữa bệnh giả ? Với ngay cả các cơ quan tố tụng pháp luật cũng vậy, muốn xử đúng người, đúng tội trong vụ án xảy ra tại Công ty VN Pharma hôm mới đây, lẽ ra cũng cần thống nhất khái niệm. Chỉ có vậy mới tránh được điều tiếng cho những người tham gia tố tụng.

Trên diễn đàn chính thức mà các cơ quan truyền thông trích dẫn, đại diện Bộ Y tế luôn khăng khăng cho rằng lô thuốc H-Capita do Công ty VN Pharma nhập chỉ là thuốc kém chất lượng chứ không phải thuốc giả. Họ viện dẫn cả đến Luật Dược (năm 2005) với điều nọ, khoản kia, nói này, nói nọ để biện minh thì ai chẳng phải tin. Nếu không có chút kiến thức nhất định về dược học như tôi chẳng hạn, có lẽ tôi cũng phải im lặng mà nghe và tin vào họ. Không lẽ nơi đây có cả một cơ quan cấp cục, gọi là Cục Quản lý dược mà lại non kém kiến thức đến thế là sao ?

Đọc trên nhiều tờ báo mấy bữa nay, tôi thấy mà tá hoả bởi những chuyện không ai dám nghĩ tới. Phó Giáo sư Tiến sĩ Dược sĩ Phạm Khánh Phong Lan, nguyên Phó giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại biểu quốc hội khóa XIV cho rằng, tất cả những người trên Bộ Y tế vừa phát ngôn trên các báo này đều không ai có chuyên môn về dược. Thật vậy sao ?

Hãy nghe bà nói : "Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, đại diện cho Bộ Y tế nói thuốc H-Capita 500mg Caplet là thuốc thật, nhưng ông cũng chỉ là một bác sĩ, chứ không phải là dược sĩ ; còn lại những người khác nói thuốc này là thuốc thật mà tôi biết đều là những người không có chuyên môn về dược, kể cả phó giáo sư.Tiến sĩ Trần Thị Hồng Phương - Phó cục trưởng Cục quản lý y dược cổ truyền (Bộ Y tế) - lên tiếng với báo chí mới đây cũng không có kiến thức về dược"- bà Lan khẳng định.

Khi được hỏi, liệu bà có chấp nhận ra đối chất nếu Bộ Y tế thành lập hội đồng để phản biện việc này không thì bà nói sẽ rất sẵn sàng bởi bà tin vào kiến thức chuyên môn được đào tạo và hành nghề nhiều năm của bà. Bà Phong Lan cho hay : "Tôi rất bức xúc không hiểu tại sao mọi người luôn kêu gọi bắt và trừng trị nghiêm khắc những người sản xuất, buôn bán thuốc giả nhưng khi chúng ta đã bỏ công sức bắt được rồi thì lại đánh tráo khái niệm để tạo điều kiện cho những kẻ vi phạm thoát tội".

Một điều làm tôi hơi bất ngờ là khi bà nói : "Tôi là một người học chuyên ngành về dược, được đào tạo bài bản ở trong nước và nước ngoài, từ đại học, đến tiến sĩ rồi được phong hàm phó giáo sư, tôi có thể thẳng thắn tranh luận về vấn đề này đến cùng. Thật ra đến giờ tôi chưa thấy có nhà chuyên môn nào trong lĩnh vực dược nói đây là thuốc thật cả, còn những người nói đây là thuốc thật đều là những người ngoài chuyên môn về dược".

Có lẽ bà Phong Lan đã rất dũng cảm khi nói vậy mà không ngại "đụng" đến sự tự ái của Thứ trưởng Y tế Nguyễn Viết Tiến, âu bà cũng vì cái chung. Tôi tuyệt nhiên không hề có ý coi thường ông, vị Giáo sư, tiến sỹ Y khoa, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới mà còn rất muốn chia sẻ với ông khi bị bộ trưởng phân công oái oăm như thế, bởi tôi biết rõ giáo sư Viết Tiến vốn là nhà ngoại khoa chuyên về sản rất tài năng, từng được mệnh danh "người có đôi bàn tay vàng trời cho". 

Song dù sao, Bộ Y tế cũng không nên làm khó ông như thế. Không nên để ông Tiến phải chịu trận như vậy trong khi bộ này có hẳn vị Thứ trưởng kiêm Cục trưởng cục quản lý dược ngồi đó. Hơn nữa, thời điểm xảy ra vụ việc năm 2014, ông Trương Quốc Cường chưa ngồi ghế Thứ trưởng mà vẫn là Cục trưởng của chính cái cục cấp giấy phép cho lô thuốc này vào Việt Nam (Giám đốc VN Pharma bị bắt từ tháng 9/2014, tới giờ đã 3 năm, Bộ Y tế xử lý kiểu gì mà lãnh đạo Cục Quản lý dược vẫn tiếp tục được lên chức cao hơn ?) cho nên trách nhiệm của ông Cường đến đâu, tôi nghĩ cũng không thể ngoài cuộc. Tất nhiên, cũng không loại trừ khả năng Bộ trưởng Kim Tiến muốn cho sự việc được khách quan hơn nên không muốn ông Cường xuất hiện chăng ?

Nếu đọc trên báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh hôm 4/9 thì sẽ thấy cuộc trao đổi với ông Trần Hùng, Phó chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) cũng sẽ vỡ ra nhiều điều. Ông Trần Hùng, trong các mảng công việc được Ban 389 phân công theo dõi thì cũng có cả ngành y tế. Cho nên theo ông Hùng, "ngay từ khi kinh doanh loại thuốc này, Công ty VN Pharma đã có ý định không trung thực. Họ nại ra cái tên của một công ty không có thật ở Canada dùng làm tên hãng sản xuất để phục vụ mục đích kê khai hồ sơ nhập khẩu thuốc. Như vậy, họ đã cố tình giả mạo nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, tem nhãn, bao bì có chỉ dẫn giả mạo nơi sản xuất, đóng gói, vi phạm theo điểm e khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Vì thuốc là hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người nên chắc chắn các quy định có liên quan còn ngặt nghèo hơn. Với tổ thẩm định của Cục Quản lý dược Bộ Y tế, gồm 10 chuyên gia giỏi, chia thành hai nhóm kiểm tra, đánh giá trước khi xét duyệt, tôi không rõ quá trình thẩm định nguồn gốc, xuất xứ số thuốc này của Công ty VN Pharma được thực hiện theo cách thức, quy trình nào. Các mã vạch ở vỏ hộp thuốc cũng có thể là nguồn tra cứu trực tiếp, đơn giản và hữu dụng. Tất cả mã vạch chuẩn được đăng ký toàn cầu và rất nhiều trang web có mục tra cứu, quét bằng điện thoại smartphone thông dụng để một người tiêu dùng bình thường cũng có thể kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa mình sử dụng.

Nói ngắn gọn H-Capita là hàng giả, thuốc giả và cần được xử lý đúng tội danh buôn bán hàng giả và yếu tố nghiêm trọng đó là thuốc chữa bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người. Đây là tội ác !".

Liên quan đến vụ VN Pharma làm giả giấy tờ để nhập thuốc chữa ung thư, cùng những tranh luận về thuốc giả, thuốc thật, thuốc nhập lậu và thuốc kém chất lượng, Giáo sư Tiến sĩ Phạm Gia Khải, chuyên gia cao cấp trong Ban bảo vệ sức khoẻ trung ương nhiều năm nay cho biết : "Nếu đã là thuốc thì giấy tờ phải hợp lệ. Nếu thuốc thật thì làm sao phải làm giấy tờ giả ? Có những thuốc lý luận tốt nhưng tương đương về lâm sàng không có. Lâm sàng mới là thước đo cuối cùng...".

Ông nói thêm : "Tôi kể chuyện này : Một công ty nổi tiếng là Boehringer Ingelheim của Đức tiến hành thử nghiệm lâm sàng chứng minh Telnisantan (biệt dược Micardis) cộng với Ramipril (tên một loại thuốc ức chế men chuyển) thì cho kết quả hạ huyết áp tốt. Thế nhưng trên thực nghiệm, làm trên hàng trăm người, người ta thấy rằng nó không phải như vậy. Những người suy thận, kali cao thì dùng như vậy nguy hiểm. Và cuối cùng chỉ công nhận được : Telnisantan và Ramipril giá trị như nhau nhưng dùng riêng rẽ, không nên dùng phối hợp".

"Mình nghĩ rằng tốt, nhưng trên thực tế nó không tốt như vậy. Thực tế lâm sàng khác với suy luận của mình. Một công ty nổi tiếng và được thế giới công nhận mà còn như vậy. Trong y học không có suy luận.

Trở lại vụ việc ở Công ty VN Pharma, tôi thấy nó là dấu giả, giấy giả, công ty cũng giả nốt, nếu thuốc vẫn tốt, vậy thì cần gì dấu với giấy tờ nữa, cứ nhập thuốc thôi !"- Giáo sư Khải phân tích.

Việc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao, sau phiên toà sơ thẩm, trước bức xúc của dư luận đã cùng có ý kiến chỉ đạo cấp dưới xem xét lại quá trình điều tra, ra cáo trạng và xét xử vụ án nói trên ; Thủ tướng cũng yêu cầu Thanh tra chính phủ thanh tra toàn diện công tác quản lý dược của bộ Y tế, đã cho thấy tất cả đều đang vào cuộc và không tha thứ cho những dấu hiệu khuất tất đã và đang diễn ra ở lĩnh vực chuyên doanh nhạy cảm nói trên. Tôi nghĩ, chỉ có làm nghiêm khắc và làm tới cùng sự việc như thế thì mới có khả năng răn đe những hành vi vi phạm kiểu như thế về sau. Hy vọng vào một Chính phủ hành động, liêm chính cũng chính là từ những việc rất cụ thể như thế này.

Quốc Phong

Nguồn : Một Thế Giới, 05/09/2017

Published in Diễn đàn

Trong thời gian gần đây, dư luận không khỏi buồn lòng trước những dấu hiệu đáng lo ngại trong đội ngũ công bộc của dân với những hành vi thiếu trung thực trong quy trình bổ nhiệm, đề bạt cán bộ ; trong khai báo lý lịch và kê khai tài sản, thu nhập cá nhân của các quan chức thuộc diện quy định ; thiếu trung thực, gian lận trong chi tiêu ngân sách cùng nhiều thứ thiếu trung thực khác nữa, khó kể hết...

canbo1

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

Điều này rất đáng báo động trong bộ máy lãnh đạo và trong xã hội. Phải chăng, đó cũng chính là một thứ "tự diễn biến, tự chuyển hoá" trong nội bộ Đảng mà Ban chấp hành trung ương đã cảnh báo cần sớm ngăn chặn như Nghị quyết trung ương 4 khóa 12 đã đề cập.

Tôi từng đọc bài của bà Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trên mục Góc nhìn của VNE mà thực sự thấy xúc động và cảm thấy nhiều người trong chúng ta thật có lỗi với những người thầy thuốc mặc blouse trắng. Những vụ thượng cẳng chân, hạ cẳng tay, thậm chí cầm gậy, cầm dao xông vào bệnh viện để chửi bới, đánh, chém bác sĩ là hiện tượng thật đáng buồn cho một xã hội mà đạo đức con người đang bị xuống cấp trầm trọng, và cần phải lên án mạnh mẽ...

Song, tôi cũng không hiểu vì sao, trước việc một nhóm người của Công ty dược phẩm VN Pharma lập mưu qua mặt cả cơ quan quản lý dược Bộ Y tế để nhập thuốc không rõ nguồn gốc mà có thể gọi đó là thuốc giả (tuy không gây chết người nhưng cũng không thể chữa được bệnh ung thư như nhãn mác ghi) thì có khác gì để bệnh nhân "chết" mòn mỏi trong hy vọng khi dùng thứ thuốc vô dụng này. Thật vô cùng dã man, mất hết cả nhân tính. Chính họ đã gián tiếp giết người, giết chết niềm hy vọng kéo dài sự sống của bệnh nhân trước căn bệnh nan y.

Trong mấy ngày diễn ra phiên tòa xử những kẻ làm trong lĩnh vực dược vì tiền mà thất đức này, chẳng thấy bà bộ trưởng viết bài như từng viết. Thậm chí bà còn chỉ đạo "người phát ngôn" (xin tạm gọi thế) thay mặt bộ chính thức phản bác những thông tin mà bà cho là "không thiện chí, vu khống", cố ý làm giảm uy tín của ngành Y tế, của cá nhân Bộ trưởng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Những thông cáo nói trên xem ra rất hùng hồn. Dân đọc cũng thấy thở phào và tin rằng bà Bộ trưởng đang bị "ném đá" oan. Nào ngờ đâu ...

Sự trung thực của một cán bộ cấp cao trong bộ máy nhà nước đã dần lộ rõ. Có lẽ Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Tiến đã nghiên cứu rất kỹ khi thông tin rằng bà "không có ai là người thân làm ở Công ty VN Pharma" và bà "cũng không biết đây là công ty nào bởi nó rất nhỏ" trong lĩnh vực mà bà là người phụ trách cao nhất. Thế nhưng người ta có quyền nghi vấn, sao công ty này nhỏ mà luôn trúng các vụ đấu thầu lớn và lớn nhanh như Thánh Gióng vậy ?

Trong khi đó thì cựu Chủ tịch VN Pharma Nguyễn Minh Hùng lại xác nhận em chồng của bà bộ trưởng từng là phó giám đốc VN Pharma (chỉ mới nghỉ sau khi cơ quan Công an vào cuộc điều tra). Bộ trưởng Tiến nói gì về thông tin này ?

Ngay trong chiều tối ngày 30/8 , tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, các phóng viên cũng đã nêu câu hỏi về thông tin này. "Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến có phủ nhận thông tin em chồng của mình liên quan đến công ty VN Pharma. Đề nghị người phát ngôn Chính phủ bình luận về sự trung thực của bà Bộ trưởng khi mà chính công ty này đã xác nhận em chồng bà Tiến là lãnh đạo công ty ?" – phóng viên báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi như thế và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Việt Tiến nói : "Về việc em chồng của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng "không nói" chứ không phải nói "không có", hai việc này khác nhau. Bên cạnh đó, luật chỉ quy định cha, mẹ, vợ, chồng, con không được làm (cùng ngành) chứ không nhắc đến em chồng. Bộ trưởng cũng không báo cáo gì trong Ban Cán sự đảng".

Thì ra, em ruột của chồng, theo quy định hiện hành của nhà nước về những ngành nghề không được làm nếu có người thân làm lãnh đạo, vẫn không hề hấn gì. Vậy là đã rõ. Bà Bộ trưởng đã rất "cao thủ" khi nghĩ ra cách "vận dụng" câu chữ trong quy định của nhà nước trong bối cảnh dư luận đang chĩa mũi dùi vào bà.

Một quan chức cấp cao của Nhà nước như bà Kim Tiến lẽ ra phải lên tiếng sớm hơn, và lên tiếng một cách đàng hoàng, minh bạch về những gì dư luận đang đặt ra vốn có liên quan đến sinh mạng của bao nhiêu người bệnh. Đúng là theo quy định hiện nay trong Luật phòng, chống tham nhũng thì cách hiểu là như thế thật. Song, tại sao bà không phát ngôn sớm hơn trước dư luận và nói kỹ hơn nữa, trung thực hơn nữa về việc có thật sự bà không có "người thân" nào khác theo quy định đó không ? Tại sao lại cứ lửng lơ và "đánh võng khái niệm" kiểu đó ?

Tôi nghĩ, với một cán bộ cấp Bộ trưởng như bà, đây là sự thể hiện chưa khách quan và cũng chưa thật sự thành thực, nhất là ở một chính khách. Nó chính là phẩm chất cần thiết của người làm lãnh đạo mà Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xem như là điều cần thiết số một đối vói đảng viên .

Cũng trong tuần qua, chuyện tiêu cực xảy ra ở một cơ quan đầu não là Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, một cơ quan ngang cấp bộ, ngành trung ương, cũng là câu chuyện đáng bàn khi Ủy ban Kiểm tra trung ương thông báo kết luận về những vi phạm xảy ra tại cơ quan này trong thời gian 2011-2016 (giai đoạn ông Nguyễn Phong Quang giữ chức Phó trưởng ban thường trực - cái chức cũng tương đương hàm Bộ trưởng).

Theo thông tin trên Motthegioi.vn thì khoảng mươi ngày trước thông báo của Ủy ban Kiểm tra trung ương, ông Quang đã xin nộp 3,6 tỉ đồng để khắc phục sai phạm. Tuy nhiên, số tiền này vẫn chưa được nộp vì mọi việc phải thực hiện đúng quy trình. Đây được xem như số tiền khắc phục sai phạm về khoản mua xăng dầu mà Ủy ban Kiểm tra trung ương cũng đã có kết luận (về những sai phạm tại Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ thời kỳ ông Quang làm Phó ban thường trực).

Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương, trong giai đoạn nêu trên, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc… dẫn đến xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm nghiêm trọng trong thời gian dài đến mức cần phải xử lý kỷ luật. Được biết, cơ quan này đã buông lỏng lãnh đạo, quản lý, để văn phòng, bộ phận nghiệp vụ tài chính, kế toán vi phạm các quy định về quản lý tài chính, để ngoài sổ sách kế toán nguồn kinh phí vận động tài trợ với số tiền trên 100 tỉ đồng. Trong đó, ông Nguyễn Phong Quang và ông Nguyễn Quốc Việt (Phó trưởng ban, Bí thư Đảng ủy) cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm nêu trên.

"Những vi phạm, khuyết điểm của ông Nguyễn Phong Quang, ông Nguyễn Quốc Việt và một số cán bộ của Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, gây bức xúc trong trong dư luận, trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Những vi phạm này đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật Đảng", kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương nêu. Ông Nguyễn Phong Quang còn trực tiếp ký bổ nhiệm 32 trường hợp không bảo đảm nguyên tắc, quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn... Trong đó có trường hợp điển hình là bổ nhiệm "thần tốc" ông Vũ Minh Hoàng - Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ...

Tôi không tài nào hình dung nổi, ở một cơ quan trung ương với nhân sự chỉ vỏn vẹn khoảng 70 con người mà trong dăm năm có đến 32 trường hợp bổ nhiệm không đảm bảo tiêu chuẩn. Một tỷ lệ vi phạm quá cao. Thực ra, đây là việc có thể coi là tương đối phổ biến ở nhiều bộ, ngành, địa phương chứ không còn là chuyện hy hữu.

Chuyện bê bối về bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy mà báo chí nhắc nhiều ở Bộ công thương cũng là một trong những vụ nổi cộm nhất gần đây... Từ việc Ủy ban Kiểm tra trung ương vào cuộc về công tác nhân sự này mà đã lộ ra thêm bê bối về tài chính, kinh tế khác, một dạng "tham nhũng vặt" mà thực ra lại không hề... "vặt" !

Ngoài ông Quang và ông Việt, kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương còn nêu ra những vi phạm, khuyết điểm của một số cán bộ khác tại Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ trong giai đoạn 2011-2016 như : chánh văn phòng, nguyên chánh văn phòng, kế toán trưởng, nguyên kế toán trưởng, thủ quỹ và nguyên thủ quỹ… Sau khi công bố kết luận vào chiều 22/8, các cá nhân sai phạm phải kiểm điểm xong trước ngày 15/9/2017 và tự mình đề xuất hình thức kỷ luật. Sau đó, các cấp sẽ họp để xem xét mức độ kỷ luật.

Tôi nghĩ, đây cũng là một điển hình của việc thiếu trung thực ở người đứng đầu đơn vị khi để tiêu cực kéo dài xảy ra ở một cơ quan ngang cấp bộ, dù rất ít người. Lẽ ra cơ cấu này rất dễ quản lý nhưng bê bối vẫn có đất lộng hành đến khó hiểu. Đó cũng là ví dụ về sự thiếu trung thực của lãnh đạo một cơ quan khi có sự bao che, thao túng từ trên xuống cho những vi phạm về quản lý tài chính, về tổ chức cán bộ. Phải chăng vì lý do này, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã xem nó như một đơn vị điển hình đã gây ảnh hưởng nặng nề đến uy tín của Đảng.

Chuyện Thứ trưởng Bộ công thương Hồ Thị Kim Thoa bị kỷ luật cảnh cáo và miễn nhiệm chức danh thứ trưởng Bộ công thương do những sai phạm trong thời gian bà Thoa còn giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần bóng đèn Điện quang cũng là do thiếu trung thực trong kê khai tài sản, do làm trái nguyên tắc tài chính khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp này để vụ lợi cho cá nhân và gia đình bà. "Sự cố" đối với bà Kim Thoa cũng lại xuất phát từ câu chuyện của bà với tư cách là thứ trưởng, ủy viên Ban cán sự Đảng Bộ công thương, đã có những sai phạm liên đới trong vụ bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển Trịnh Xuân Thanh trước đó mà Ủy ban Kiểm tra trung ương đã ra quyết định kỷ luật khiển trách.

Một cựu quan chức đã thách tôi : "Vậy ông tìm giúp tôi có bao nhiêu phần trăm quan chức hiện giờ ông thấy là trung thực. Khó đấy vì không dễ đâu, ít lắm, nhất là giai đoạn này !". Tôi giật mình và cảm nhận điều ông nói không phải không có lý. Từ chuyện một cá nhân như giám đốc sở Tài nguyên và môi trường Yên Bái kê khai tài sản (mãi chưa được công bố) khi thanh tra vào cuộc rồi sau đó trên báo bung tiếp các trường hợp quan chức tương tự thuộc Yên Bái và các tỉnh khác cho đến việc lớn của một ngành như ngành giao thông qua hàng loạt các dự án BOT lâu nay đều không thông qua đấu thầu mà Thanh tra chính phủ vừa kết luận đã cho thấy có quá nhiều góc khuất cần được làm rõ.

Nhiều cán bộ có chức có quyền đã lạm dụng hình thức đầu tư này và biện minh cho nó sau khi mọi việc vỡ lở ra ánh sáng. Đọc trên báo, sao mà khó tiêu hóa đến vậy ! Ai cũng nói đều "đã và đang làm đúng quy trình". Vậy thì không có gì sai hay sao, nếu không sai sao dư luận và người dân phản ứng ? Tôi thấy họ nói như vậy cũng là cách nói thiếu trung thực trước Đảng, Nhà nước, trước nhân dân và khó có thể chấp nhận được.

Với tinh thần Cách mạng Tháng tám và Quốc khánh mùng 2/9, đã đến lúc những công bộc của dân hôm nay cần phải nghiêm túc tự nhìn lại mình, nhìn lại công việc mình đang đảm trách trước Đảng, trước dân. Phải thấm thía một điều : Đối với người lãnh đạo, những công bộc của dân, cần nhận ra rằng tính trung thực luôn là một thuộc tính, một phẩm chất tối quan trọng ở người cán bộ. Chức càng cao thì càng phải thấu suốt điều đó. Nhưng, để có được thuộc tính, phẩm chất cần thiết này, thật không hề dễ dàng. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi kết luận Hội nghị trung ương 4 khóa 12 cũng đã chỉ rõ : "Từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc".

Quốc Phong

Nguồn : Một Thế Giới, 03/09/2017

Published in Diễn đàn

Điều cần nhất ở người cầm bút, đó là phải có được niềm tin và sự tôn trọng của bạn đọc. Dứt khoát không thể để tình trạng bên ngoài thì người ta sợ nhà báo, tờ báo nhưng trong lòng thì khinh bỉ.

lambao1

Phóng viên Phạm Lê Hoàng Uyển, người bị bắt quả tang nhận 280 triệu đồng của doanh nghiệp tại Công an Thành phố Cần Thơ - Ảnh do Công an cung cấp

Tôi thấy thật buồn khi sự việc đau lòng lặp lại chỉ cách nhau đúng 2 ngày, đó là việc báo chí dồn dập thông tin về một số nhà báo đi tống tiền doanh nghiệp và bị bắt giam. Buồn hơn là ở chỗ vụ nhà báo "dính đòn" cũng kiểu đó ở tỉnh Yên Bái mới xảy ra chưa lâu, ấy vậy mà sao nó lại có thể tiếp tục diễn ra lạnh lùng, ngông nghênh và liều lĩnh đến thế !

Như báo Một Thế Giới đã thông tin, tối 6/8, Công an Thành phố Cần Thơ đã bắt quả tang phóng viên Phạm Lê Hoàng Uyển (SN 1976, phóng viên của Tạp chí Hướng nghiệp và Hòa nhập) nhận tiền của 2 doanh nghiệp bất động sản có trụ sở tại tỉnh hậu Giang. Nơi nhận tiền là 1 quán cà phê tại quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Theo thông tin ban đầu thì có 2 đối tượng đi cùng với Uyển. Uyển đòi 2 doanh nghiệp có liên quan đến 3 bài báo mà báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh đăng tải phải đưa 700 triệu đồng nếu muốn gỡ bài. Khi đang nhận 280 triệu đồng thì Uyển bị bắt quả tang...

Sự thực thì tờ báo nói trên không hề có ai có tên như vậy. Theo bà Lê Huyền Ái Mỹ - Tổng biên tập Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh : "Uyển không phải là phóng viên, cũng không phải là cộng tác viên của Báo Phụ nữ Thành phố HCM. Đây là lần đầu tiên tôi nghe đến cái tên này". Bà Mỹ cũng nói : "Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chân chính, không nên tiếp tay cho những phóng viên lợi dụng danh nghĩa báo chí để làm tiền. Đối với phóng viên Uyển bị Công an Thành phố Cần Thơ bắt quả tang nhận tiền doanh nghiệp bất động sản ở Hậu Giang, chúng tôi không liên hệ với Ban biên tập Tạp chí Hướng nghiệp và Hòa nhập để tìm hiểu thêm làm gì mà chỉ mong cơ quan chức năng làm đúng nhiệm vụ, xử lý nghiêm theo pháp luật...".

Một vụ khác cũng vừa được báo VietNamnet đưa : ngày 7.8, Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Đắk Lắk xác nhận, họ đang tạm giữ hình sự ông Nguyễn Thế Thắng (SN 1976, ngụ xã Hòa Thắng, Thành phố Buôn Ma Thuột), là phóng viên của VOV (Đài Tiếng nói Việt Nam) khu vực Tây Nguyên để điều tra, xử lý về hành vi cưỡng đoạt tài sản. Đồng thời, công an cũng bắt khẩn cấp 1 người khác được cho là đồng phạm của ông Thắng, là Hoàng Văn Thanh (SN 1982, ngụ P.Tự An, Thành phố Buôn Ma Thuột) cũng về hành vi trên.

Thông tin ban đầu xác định, 18 giờ 45 ngày 4.8 lực lượng công an tỉnh đã bắt quả tang ông Thắng đang có hành vi cưỡng đoạt số tiền 45 triệu đồng từ 2 cá nhân là anh Trần Quang P. (SN 1988, ngụ đường Phan Chu Trinh, Thành phố Buôn Ma Thuột) và Đinh Thanh H. (SN 1984, ngụ xã Cư Êbur, Thành phố Buôn Ma Thuột). Từ khai báo của ông Thắng, ngày 5.8, phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt giữ khẩn cấp Hoàng Văn Thanh. Bước đầu, công an xác định, ông Thắng lợi dụng hoạt động nghề nghiệp, cấu kết cùng ông Thanh và có hành vi cưỡng đoạt tài sản 2 cá nhân như đề cập trên.

Có vẻ như bài học từ việc phóng viên lợi dụng nghề nghiệp đi hù dọa quan chức xây biệt thự hoành tráng ở Yên Bái để đòi tiền cách đây 1 tháng rưỡi vẫn chưa đủ sức răn đe nhà báo về hậu quả của những hành vi phạm pháp. 

Tất nhiên, ở góc độ báo chí, nhà báo có quyền điều tra, phanh phui những khuất tất của những khối tài sản có dấu hiệu bất minh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu nói sai sự thật, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của những người liên quan. Tuy nhiên, do thiếu cơ chế để giám sát tài sản của quan chức, thiếu nhiều biện pháp chế tài, nên để điều tra, bạch hóa những tài sản bất minh là điều không hề dễ dàng. Quan chức có thể thiếu trung thực khi kê khai tài sản, có thể khai đó là tài sản được thừa kế, của con cái cho, do "trúng số", nhờ mua bán, môi giới bất động sản mà giàu lên...

Hồi tháng 10 năm ngoái, khi báo cáo trước Quốc hội về công tác phòng chống tham nhũng, Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu cho biết đã có trên 1 triệu cán bộ, công chức hoàn thành việc kê khai tài sản, thu nhập. Có điều, qua xác minh 414 trường hợp chưa phát hiện người nào kê khai không trung thực (?!). Ông Tổng Thanh tra cũng cho hay : "Quy định về việc nộp lại quà tặng còn hình thức. Việc thực hiện quy định này chưa nghiêm, hiệu quả thấp và trên thực tế cũng rất khó kiểm soát do phụ thuộc nhiều vào tính tự giác, đạo đức của cán bộ, công chức. Chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm". 

Có đại biểu quốc hội mới đây chỉ ra : "Chúng ta có đầy đủ hệ thống kê khai tài sản cũng như các tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, có các cuộc báo cáo hàng năm, thậm chí ở các doanh nghiệp có sai phạm nghìn tỉ đồng vẫn được thanh tra, kiểm toán đầy đủ đúng quy trình, đúng thời gian, nhưng ít phát hiện ra những sai phạm liên quan đến tham nhũng, lãng phí." 

Như thế đủ hiểu chuyện xác minh tài sản cán bộ khó đến cỡ nào ! Và báo chí muốn điều tra ra được lại càng khó. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra chống tiêu cực, đã xuất hiện hiện tượng nhà báo lợi dụng vị thế của mình để dọa dẫm, tống tiền. Vụ việc nhà báo D.P. ở Yên Bái vừa qua là một ví dụ đau lòng cho nghề báo. Trong một cuộc họp trực tuyến gần đây của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tình trạng báo chí "sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ" là vô cùng nguy hiểm.

Tôi hiểu rằng nhà báo phải có nhiều mối quan hệ xã hội thì mới có được nhiều thông tin và từ đó mới có thể có bài viết tốt. Nhưng quan hệ thế nào, ở mức nào thì vừa đủ lại là câu chuyện dài. Chỉ khi không lệ thuộc về tình cảm, về tài chính trong những mối quan hệ đó, nhà báo mới giữ được sự độc lập và trung thực cho ngòi bút của mình, trước người đọc. Chỉ như vậy mới có được những bài viết công tâm, mạnh mẽ và hữu ích cho nhân dân, đất nước... 

Tôi cũng hiểu rằng nghề làm báo là nghề không nhẹ nhàng chút nào. Đây không phải là nghề mà thấy thích thì vung bút viết, mà phải hiểu mỗi câu chữ mình viết, dù khen hay chê, dù đúng hay sai, nhiều khi lại gây rắc rối cho người mình đề cập trong bài. Cổ nhân có câu : "Lời nói đọi máu" không hề là điều vô tình.

Đây cũng là một nghề đầy cám dỗ, đầy cạm bẫy, mà nếu không vững lòng, "bút sắc lòng trong" thì nhà báo rất dễ dàng sa ngã, tha hóa. Và khi đó họ sẽ đánh đổi lương tâm, đạo đức nghề nghiệp lấy những đồng tiền sai trái, nhơ bẩn. 

Điều cần nhất ở người cầm bút, đó là phải có được niềm tin và sự tôn trọng của bạn đọc. Dứt khoát không thể để tình trạng nhìn từ bên ngoài thì người ta sợ nhà báo, tờ báo nhưng trong lòng thì khinh bỉ. Đây chính là điều đáng sợ nhất đối với những người làm báo chân chính.

Và những hiện tượng kiểu "sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ" càng cần phải được xử nghiêm để củng cố lòng tin, sự tôn trọng của người dân vào báo chí.

Quốc Phong

Nguồn : Một Thế Giới, 08/08/2017

Published in Diễn đàn

vietmienlao1

Đại tướng, Ủy viên Thường vụ Đảng Nhân dân Campuchia, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Tia Banh tại buổi hội đàm. Courtesy of baotintuc.vn

Hai Bộ trưởng Quốc Phòng Campuchia và Lào đã có chuyến viếng thăm Việt Nam trong cùng ngày 9/1/2017.

Chiều 9/1/2017 tại Trụ sở Bộ Tư lệnh Quân khu 5 ở Đà Nẵng Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Đại tướng Tia Banh. Hai vị Bộ trưởng đã ký kế hoạch hợp tác năm 2017. Theo đó, năm 2017 là năm bầu cử Hội đồng cấp xã phường ở Campuchia, Việt Nam hợp tác với Campuchia nhằm duy trì an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu biên giới, làm thất bại điều gọi là âm mưu lợi dụng vấn đề biên giới để xuyên tạc, chia rẽ quan hệ hai nước.

Trước đó trong buổi sáng 9/1/2017, cũng tại Bộ tư lệnh Quân khu 5 ở Đà Nẵng, Thượng tướng Chansamone Channhalat, Bộ trưởng Quốc phòng Lào đã cùng Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam ký kế hoạch hợp tác năm 2017. Một trong những nội dung cho thấy hai bên Lào Việt tăng cường trao đổi thông tin, nắm chắc tình hình, âm mưu chống phá của các thế lực thù địch ; phối hợp phòng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển lâm sản trái phép qua biên giới, không để xảy ra điểm nóng về an ninh trật tự khu vực biên giới giữa hai nước.

Published in Châu Á