Thế là thượng đỉnh Mỹ-Triều đã xảy ra, và đã thành công.
Như vậy, điều mà cách đây hai tháng, người viết bài này từng đưa ra một phỏng định rằng, "Có một điều Tuyệt mật mà nếu Kim không chuyển được cho Trump và điều Tuyệt mật đó không được Trump hiểu và chấp nhận, thì Thượng đỉnh sẽ không xảy ra, nếu xảy ra thì chỉ là trò cười". Thượng đỉnh đã xảy ra và đã thành công.
Thế là thượng đỉnh Mỹ-Triều đã xảy ra, và đã thành công. Ảnh minh họa
Có nghĩa là điều Tuyệt mật đó đã tới Mỹ, người trực tiếp nhận nó là đích thân Tổng thống Donald Trump, và điều Tuyệt mật đó đã được Trump chấp nhận một cách hãnh diện.
Điều Tuyệt mật đó đã được viết trong bức thư có kích thước khác thường do tướng tình báo Kim Yong-chol trao tận tay Trump ngày 2/6/2018. (Kích thước khác thường, vì chứa đựng nội dung khác thường, để người nhận thư nhất thiết không thể bỏ qua do hiếu kỳ muốn biết điều khác thường là gì, theo thuyết của người Trung Hoa cổ).
Điều Tuyệt mật ấy là thứ mà Trump đang rất cần và rất thèm, nhưng lại là điều Trump không thể ngờ tới. Nó sẽ giúp Trump đạt tới tột đỉnh của sự vinh quang cùng một lúc với sự an toàn tuyệt đối cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Từ cái điều Tuyệt mật này, một mối quan hệ đảo ngược 180° với mối quan hệ đang có giữa hai nước có thể ra đời.
Mối quan hệ mới đó là gì ?
Trump đã viết trên Twitter rằng chuyện dỡ bỏ trừng phạt và chấm dứt các cuộc tập trận Mỹ-Hàn chỉ do "tin tưởng trực giác của mình rằng ông Kim sẽ giữ lời". Có thể có chuyện đơn giản thế không ? Đương nhiên là không, ông ta nói dối. Nhưng, điều gì đem lại cho Trump niềm tin khác thường như vậy ?
Đồng minh của Mỹ bị bất ngờ, nghi ngại trước một quyết định phiêu lưu như vậy, còn chính Tổng thống Moon Jae-in của Hàn Quốc thì nói : cần phải "tìm ra ý nghĩa hay ý định chính xác" sau những phát biểu của ông Trump về việc chấm dứt vô thời hạn các cuộc tập trận quân sự chung.
Vậy "ý nghĩa hay ý định chính xác" của nó có thể là gì ?
Tập trận chung Mỹ-Hàn vốn có mục đích trực tiếp là chống lại đe dọa chiến tranh từ phía Bắc Hàn. Bây giờ cuộc tập trận chung đó không còn cần thiết nữa, có nghĩa là không còn sự đe dọa từ phía Triều Tiên nữa. Nhưng chỉ do thiện chí, cam kết hứa hẹn bằng lời của Kim thôi hay sao ? Không, phải có một căn cứ khác, phải có một căn cứ đủ để xác quyết rằng, bản thân quá trình thử nghiệm tên lửa hành trình và tên lửa hạt nhân, phát triển bom nhiệt hạch là có mục đích khác, và mục tiêu khác, không phải để gây chiến tranh chống Nam Hàn và Mỹ. Chiến tranh không bao giờ hướng tới Nam Hàn và Mỹ. Ngay cả khi Bắc Triều Tiên còn vũ khí hạt nhân, thì Nam Hàn và Mỹ không bao giờ bị đụng đến, thậm chí còn được bảo vệ bằng chính vũ khí hạt nhân đó. Hạt nhân mà Kim làm không để giết người Triều Tiên (Cao Ly).
Cuộc Tập trận chung Mỹ-Hàn được Trump tuyên bố "bãi bỏ vô thời hạn". Điều này khẳng định rằng, trong tay Trump đã có một căn cứ đầy đủ để loại bỏ Kim, Triều Tiên ra khỏi danh sách kẻ thù và hạt nhân Kim làm có đích tới ở chỗ khác.
Theo mạch logic thì, tương lai, cuộc tập trận đó sẽ có thêm thành phần thứ ba cùng tham dự, đó là quân đội Bắc Triều, và đương nhiên, cuộc tập trận từ nay sẽ có mục tiêu hướng tới phòng vệ chung cho cả hai miền Triều Tiên, chống lại đe dọa đến từ một cường quốc khác. Mỹ và hai miền Triều Tiên sẽ trở thành đồng minh của nhau. Liên minh này đương nhiên có cả Nhật Bản. Đối tượng mà liên minh này nhắm tới là ai, và không thể là ai ?
Như vậy, quá trình thủ tiêu hạt nhân sẽ diễn ra, nhưng không phải như thế giới hình dung. Nó sẽ xảy ra sau khi hai miền Nam-Bắc Triều Tiên thống nhất thành một quốc gia liên bang theo thể chế dân chủ. Quốc gia này tiếp tục Hiệp định an ninh với Mỹ và tiếp tục là đồng minh quân sự với Mỹ. Khi đó Triều Tiên sẽ không còn cần hạt nhân, và khi đó, có khả năng tái lập lại việc chế tạo vũ khí hạt nhân nữa hay không, sẽ không còn quan trọng, sẽ chẳng có ai nhắc đến nữa, vì Liên bang Triều Tiên là một cường quốc dân chủ, như Mỹ Anh Pháp... Đây chính là thứ có thể đang có trong đầu Kim ?!
Điều Tuyệt mật có thể là gì ?
Người ta chưa quên vụ Kim xử tử hình ông chú dượng Jang Song-thaek vào 12/12/2013. Jang Song-thaek vốn là nhân vật số hai của chế độ từ khi Kim Jong-un kế vị, là đặc phái viên duy nhất của Kim Jong-un trong quan hệ với Trung Quốc.
Nhưng Jang đã bị mua.
Một âm mưu thay thế chế độ, dùng lá bài Kim Jong-nam, do Jang Song-thaek tổ chức thực hiện theo chỉ đạo và trợ giúp của Bắc Kinh. Phương án thay thế chế độ này do chính quyền Hồ Cẩm Đào chủ trương và trực tiếp điều hành, nhưng được Tập Cận Bình tiếp tục.
Theo báo Đa chiều, "Chính Chu Vĩnh Khang là người tiết lộ mật đàm giữa ông Hồ Cẩm Đào và Jang Song-thaek về việc lật đổ nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đồng thời Chu Vĩnh Khang cũng định đào tẩu sang Bắc Hàn. Vì việc tiết lộ bí mật quốc gia, Chu Vĩnh Khang ngay sau đó bị bắt giam".
"Triều Tiên nói Jang là "một tên cặn bã còn tệ hơn cả một con chó" và phản bội dòng họ Kim khi âm mưu tổ chức lật đổ cháu vợ". Jang bị bắn banh xác bằng súng phòng không cùng với hai trợ lý. Báo Hồng Kông còn phóng đại lên thành chuyện phanh thây bởi 36 con chó.
Tiếp đến là vụ xử anh trai Kim Jong-nam bằng thuốc độc tại Kuala lumpur sáng ngày 13/02/2017.
Cả hai vụ án này cuối cùng chỉ nhắm tới một mục đích là dằn mặt Bắc Kinh.
Sau tất cả, điều Tuyệt mật mà Kim muốn chuyển tới Trump là gì, chả nhẽ Trump vẫn không thể hiểu ?!
Tuy vậy, tất cả những phân tích này chỉ là sự phỏng đoán, nhưng là sự phỏng đoán theo trật tự phát triển của sự vật. Những gì đang xảy ra đang dần giải thích những phỏng đoán được đưa ra vài tháng trước. Và thông thường, người ta hay nói vui : với một hàm số xác định, một đường cong liên tục, nếu đúng với điểm k, thì đúng với k+1 và với k+n, nghĩa là nếu đúng với điểm khởi đầu thì đúng với điểm tiếp theo và điểm bất kỳ nào.
Có thể nói tóm tắt lại rằng Kim Jong-un, dù ít tuổi, đã nổi lên như một nhà Chiến lược gia đại tài, cầm cả quả Địa cầu trong tay, một nhà Ngoại giao vào hạng đứng đầu suốt lịch sử ngoại giao thế giới.
Từ nay, các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, đặc biệt là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, có lẽ không còn dám tự vỗ ngực, kiểu "ta phải như thế nào, họ mới tiếp ta như vậy chứ", và cái thứ "Bốn tốt" và "16 chữ vàng" thì thật là nhục nhã.
Không một ai từng biết Trung Quốc mà thành bạn của Trung Quốc, trừ Đảng cộng sản Việt Nam, và vào lúc này thì trong Bộ chính trị cũng chỉ có Nguyễn Phú Trọng và một vài người có lợi ích hoặc gắn với ông Trọng, hoặc với Trung Quốc.
15/06/2018
Bùi Quang Vơm
Trump bỏ tập trận Mỹ-Hàn : Tokyo lo ngại, Bắc Kinh hớn hở (RFI, 13/06/2018)
Vào hôm 12/06/2018, tại Singapore tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố ý định hủy bỏ các cuộc tập trận Mỹ-Hàn. Hành động được cho là nhằm đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã lập tức gây quan ngại nơi hai đồng minh chủ chốt của Hoa Kỳ trong khu vực là Hàn Quốc và Nhật Bản, nhưng đã được Trung Quốc, đối thủ của Mỹ hết sức hoan nghênh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời họp báo, ngày 12/06/2018 tại Singapore, sau cuộc gặp thượng đỉnh với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un. Reuters Jonathan Ernst
Trong buổi họp báo vào hôm 13/06, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã không ngần ngại cho rằng quyết định của ông Trump đã khẳng định tính chất đúng đắn của chiến lược "hai bên cùng đình chỉ" mà Trung Quốc đề xuất từ nhiều tháng nay, theo đó để mở đường cho đàm phán, Washington phải đình chỉ các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc, còn Bình Nhưỡng thì đình chỉ thử nghiệm hạt nhân và tên lửa.
Trái với thái độ đắc thắng của Trung Quốc, Nhật Bản hôm nay không che giấu nỗi lo ngại. Bộ trưởng bộ Quốc Phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã công khai lên tiếng khẳng định tính chất tối cần thiết của các cuộc tập trận chung với Mỹ.
Trả lời một câu hỏi của nhà báo về quyết định bất ngờ của tổng thống Mỹ vào hôm qua, ông Onodera cho rằng : "Các cuộc tập trận và sự hiện diện của quân đội Mỹ đóng một vai trò thiết yếu cho nền an ninh khu vực Đông Á".
Về phần Hàn Quốc, nước là đối tượng liên quan chính trong quyết định của tổng thống Mỹ, chính quyền của tổng thống Moon Jae In ngay từ hôm qua đã không che giấu thái độ bối rối, vì không hề được báo trước về quyết định này.
Theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap, phủ tổng thống nước này vào hôm nay chỉ cho rằng việc tạm dừng các cuộc tập trận Mỹ-Hàn "có lẽ là cần thiết" để tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Theo các chuyên gia về an ninh khu vực, quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump rõ ràng là rất có lợi cho Trung Quốc, nước đang càng lúc càng muốn đẩy Hoa Kỳ ra khỏi khu vực để một mình thống trị Châu Á. Theo hãng tin Pháp AFP, giới phân tích đã nhấn mạnh rằng việc giảm bớt lực lượng Mỹ ở vùng Đông Á sẽ làm thay đổi tương quan lực lượng trong khu vực, hỗ trợ cho đà vươn lên của Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi của đặc phái viên RFI tại Singapore, ông Michael Kovrig, chuyên gia tổ chức International Crisis Group giải thích :
"Quân đội Mỹ tại Hàn Quốc là một biểu tượng chính trị về sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực trong mọi lãnh vực, từ kinh tế đến an ninh, với Hàn Quốc và Nhật Bản là hai đồng minh chủ chốt.
Nếu Mỹ đình chỉ các cuộc tập trận, rồi sau đó tiến tới việc rút lính về, điều đó có nguy cơ tạo ra cảm nhận nơi các nước Châu Á là nước Mỹ, dưới thời của tổng thống Trump, đang bỏ rơi khu vực Đông Á.
Điều đó đương nhiên rất có lợi cho Trung Quốc, đang mơ ước tăng cường ảnh hưởng, tăng cường sức mạnh quân sự, tăng cường sự hiện diện của họ trong khu vực.
Quyết định của ông Trump do đó đặt ra vấn đề tương quan lực lượng và cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ".
Tuy nhiên, có một câu hỏi đang được giới quan sát đặt ra : với một người nổi tiếng là hay thay đổi ý kiến như đương kim tổng thống Mỹ, cần phải chờ đến tháng 8 tới đây. Đó là lúc trên nguyên tắc sẽ diễn ra một cuộc tập trận Mỹ-Hàn trên quy mô lớn.
Và khi ấy mới biết được là ông Trump có thực sự tặng cho Bắc Triều Tiên và Trung Quốc món quà quý giá là hủy bỏ các cuộc tập trận hay không.
Mỹ trấn an đồng minh sau khi hủy diễn tập ở Hàn Quốc (BBC, 13/06/2018)
Lầu Năm Góc trấn an các đồng minh về các cam kết "sắt đá" của mình về vấn đề an ninh khu vực, sau khi Tổng thống Donald Trump hủy bỏ các buổi diễn tập quân sự ở Hàn Quốc.
Ông Trump và Kim đã có một cuộc gặp lịch sử hôm 12/6
Ông Trump đưa ra tuyên bố trên sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore hôm thứ Ba.
Việc hủy các cuộc diễn tập được coi là một sự nhượng bộ lớn đối với Bắc Hàn.
Trong khi đó, truyền thông nhà nước Bắc Hàn nói rằng ông Kim đã chấp nhận lời đề nghị từ Tổng thống Trump đến thăm Hoa Kỳ.
Hãng tin KCNA cho biết ông Kim đã mời ông Trump đến thăm Bình Nhưỡng "vào thời điểm thuận tiện" và ông Trump cũng đã mời ông Kim sang Hoa Kỳ.
"Hai nhà lãnh đạo sẵn sàng chấp nhận lời mời của nhau", KCNA cho biết.
Trong những lời bình luận đầu tiên của ông kể từ sau cuộc đàm phán, ông Kim nói rằng việc ngăn chặn "các hành động quân sự gây khó chịu và thù địch chống lại nhau" là điều "khẩn cấp".
Ông cho biết hai nước "nên cam kết kiềm chế không đối kháng" lẫn nhau "và thực hiện các bước pháp lý và thể chế để đảm bảo nó", KCNA đưa tin.
Có hàng ngàn lính Mỹ đang đóng ở Nam Hàn
Các cuộc diễn tập quân sự, thường được gọi là "trò chơi chiến tranh", được tổ chức tại Hàn Quốc với lực lượng lính địa phương và lính Mỹ đóng quân ở đó.
Hội nghị thượng đỉnh Kim-Trump tập trung vào giải trừ hạt nhân và giảm căng thẳng khu vực. Nó kết thúc với một thỏa thuận một trang.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo, ông Trump đã thêm một tuyên bố khác : việc hủy bỏ các trò chơi chiến tranh.
Ông cũng nói rằng ông muốn mang quân đội Mỹ về nhà - mặc dù ông không cho biết khi nào.
Ông Trump nói các cuộc tập trận "khiêu khích" - dù Mỹ trước đây không có quan điểm này - và có vẻ các đồng minh trong khu vực đã không được cảnh báo trước về động thái này.
Lầu Năm Góc có biết không ?
Một ngày trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis nói với các phóng viên rằng ông không tin vấn đề quân đội sẽ có trong chương trình nghị sự. Khi được hỏi nếu những cuộc thảo luận về vấn đề này được chuẩn bị thì ông có biết không, ông nói, "Có, tôi chắc chắn sẽ biết".
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc phủ nhận ông Mattis không biết về động thái hủy diễn tập. Phát ngôn viên của Lầu Năm Góc Dana White nói ông đã được tham vấn từ trước.
Trong một tuyên bố gửi tới BBC, bà nói : "Các liên minh của chúng tôi vẫn giữ được sự chắc chắn, và đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực".
Hàn Quốc phản ứng như thế nào ?
Trước đó, Tổng thống Hàn Quốc nói cần "tìm ra ý nghĩa hay ý định chính xác" của tuyên bố của ông Trump.
Tổng thống Hàn Quốc, ông Moon Jae-in đã nói chuyện qua điện thoại với ông Trump trong 20 phút cuối ngày hôm qua, nhưng báo cáo chính thức của cuộc gọi không đề cập đến các cuộc diễn tập quân sự, theo hãng tin Reuters.
Chờ đợi gì từ thượng đỉnh Trump-Kim ? (VOA, 12/06/2018)
Cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Bill Perry, người đã thương thuyết với Triều Tiên cách đây một thế hệ, trông chờ 3 dấu hiệu chứng tỏ cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un thành công hay không, ông Perry nói với Reuters.
Cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Bill Perry (giữa) phát biểu trong hội nghị Diễn đàn hạt nhân Luxembourg về Ngăn ngừa Tai họa Hạt nhân tại Washington.
Việc đầu tiên là xem liệu hai ông có công kích cá nhân hay không.
"Tôi có thể tưởng tượng đến một tình huống mà hai nhà lãnh đạo rời hội nghị trong giận giữ, do đó hội nghị cần chấm dứt trong thân thiện", ông Perry nói.
"Thứ hai là cần có sự đồng thuận về một số tuyên bố nguyên tắc để tiến tới một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hóa, và thứ ba là cần bắt đầu tiến trình : các bước thực thụ trong đường hướng đó, nhất trí một số bước đầu tiên".
Ông Trump từng tuyên bố là ngay phút đầu tiên sẽ biết ngay là có thể đạt được thỏa thuận với ông Kim hay không.
"Tôi hy vọng Tổng thống đúng", ông Perry nói. Ông Perry là người thương thuyết với Triều Tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Bill Clinton trong những năm 1990.
Những cuộc thương thuyết dưới thời Tổng thống Clinton đạt được một thỏa thuận theo đó cha của ông Kim là Kim Long Il đồng ý từ bỏ một chương trình hạt nhân để được nước ngoài cung cấp năng lượng.
Thỏa thuận sụp đổ dưới thời Tổng thống George W. Bush, người kế nhiệm ông Clinton. Ông Bush cho rằng Bình Nhưỡng gian dối. Ông Bush nỗ lực đạt được một thỏa thuận mới nhưng chưa bao giờ thành công và Triều Tiên kể từ đó công khai theo đuổi vũ khí hạt nhân.
"Tôi nghĩ không sai nếu bắt đầu với những ý niệm lớn trước và sau đó làm việc về chi tiết", ông Perry nói. "Nếu họp thượng đỉnh đưa đến kết quả là một thỏa thuận bắt đầu tiến trình dẫn tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn, thì đây là một thành tựu quan trọng".
Ông Perry nói thêm các chi tiết trên thực tế quá phức tạp để ông Trump và ông Kim có thể thảo luận chi tiết, và lý tưởng nhất là cuộc họp thượng đỉnh sẽ mở đường cho cuộc họp của các giới chức về các khía cạnh kỹ thuật, một tiến trình có thể mất "vài năm".
Ông Perry phát biểu bên lề hội nghị Diễn đàn hạt nhân Luxembourg tại Geneva. Trong bài diễn văn tại hội nghị, ông Perry nói các nhà lãnh đạo Triều Tiên bị thúc đẩy bởi khao khát được tại vị.
Khi ông Perry thương thuyết với Triều Tiên, nước này công khai tìm những lợi ích kinh tế cho nền kinh tế mong manh của họ. Tuy nhiên điều họ thực sự chú trọng đến là bình thường hóa các quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và chấm dứt chiến tranh Triều Tiên.
Ông Trump sẽ rất khôn ngoan nếu chứng tỏ sẵn sàng cung cấp điều gì đó trong đường hướng ấy, ông Perry nói, nhưng nhượng bộ nên làm dần dần, bắt đầu với bước thiết lập sự hiện diện ngoại giao của Mỹ làm việc tại tòa đại sứ một nước khác.
Vẫn theo lời cựu Bộ trưởng quốc phòng Perry, phải yêu cầu Triều Tiên tái gia nhập Hiệp ước Không Phổ biến Hạt nhân mà họ đã rút chân vào năm 1994 và buộc họ gia nhập Hiệp ước Cấm thử nghiệm toàn diện, dù Hoa Kỳ không phải là một thành viên trong đó.
*****************
Liên Hiệp Quốc : Thượng đỉnh Trump-Kim là ‘cột mốc quan trọng’ (VOA, 13/06/2018)
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hôm 12/6 hoan nghên cuộc gặp thương đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un và gọi nó là "một cột mốc quan trọng" trong tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, theo AFP.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres gọi cuộc hội đàm thượng đỉnh Trump-Kim là "một cột mốc quan trọng" trong tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Ông Guterres thúc giục tất các bên liên quan "nắm bắt cơ hội quan trọng này", và một lần nữa nói Liên Hiệp Quốc sẵn sàng giúp đỡ để đạt được mục tiêu dỡ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn.
AFP trích lời ông Guterres nói trong một thông cáo rằng thượng đỉnh vừa được tổ chức ở Singapore là "một dấu mốc quan trọng trong việc tiến tới nền hòa bình bền vững và việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể kiểm chứng trên bán đảo Triều Tiên".
Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim đã cùng ký kết một tuyên bố, trong đó Bình Nhưỡng cam kết "tiến tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên" nhưng cụm từ "có thể kiểm chứng" không xuất hiện trong thông cáo.
Đồng ý với việc kiểm chứng có thể sẽ đòi hỏi việc thanh sát quốc tế đối với các khu quân sự của Bắc Hàn để chứng minh rằng các vũ khí hạt nhân và các thiết bị dùng để sản xuất chúng đã được hủy bỏ, tho AFP.
Trước cuộc gặp thượng đỉnh hôm 12/6, ông Guterres nhấn mạnh việc "phi hạt nhân hóa có thể kiểm chứng" phải là "mục tiêu rõ ràng" của cuộc gặp thượng đỉnh và ông nói rằng các chuyên gia của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) có thể giúp kiểm chứng rằng các chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng đã được dỡ bỏ.
Sau khi Bắc Hàn mời các nhà báo quốc tế tới chứng kiến việc đóng cửa khu thử nghiệm hạt nhân Pyngyye-ri vào tháng trước, ông Guterres phàn nàn rằng các chuyên gia quốc tế đáng ra cũng phải được mời tới đó.
***************
Toàn văn thông cáo chung thượng đỉnh Trump-Kim (RFI, 12/06/2018)
Thông cáo chung do tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un ký sau cuộc gặp thượng đỉnh tại Singapore, ngày hôm nay, 12/06/2018 có ghi là lãnh đạo hai nước thỏa thuận tiến hành phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Các từ phi hạt nhân hóa "có thể kiểm chứng được" và không thể đảo ngược được", không có trong văn bản này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho xem văn bản thông cáo chung, có chữ ký của lãnh đạo hai nước, ngày 12/06/2018. Reuters/Jonathan Ernst
Tuy nhiên, tổng thống Mỹ khẳng định là tiến trình phi hạt nhân hóa sẽ được kiểm chứng. Ông nhấn mạnh : Không có chuyện thụt lùi. Chúng ta sẽ kiểm chứng. Đó là một tiến trình phi hạt nhân hóa toàn bộ. Việc kiểm chứng sẽ do Hoa Kỳ và quốc tế tiến hành.
Sau đây là toàn văn thông cáo chung (theo bản tiếng Pháp của AFP) :
"Tổng thống Donald Trump và chủ tịch Kim Jong-un đã có cuộc trao đổi ý kiến đầy đủ, sâu sắc và chân thành về những vấn đề liên quan đến việc thiết lập mối quan hệ mới giữa Hoa Kỳ và RPDC (Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên) và về việc xây dựng một chế độ hòa bình vững chắc và bền vững trên bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Trump đã cam kết đưa ra các bảo đảm về an ninh cho RPDC và chủ tịch Kim Jong-un tái khẳng định cam kết vững chắc và không lay chuyển của mình đối với việc phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên.
Tin tưởng rằng việc thiết lập mối quan hệ mới Hoa Kỳ-RPDC sẽ đóng góp vào hòa bình và phồn thịnh của bán đảo Triều Tiên và thế giới, và thừa nhận rằng việc thiết lập sự tin tưởng lẫn nhau có thể thúc đẩy phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, tổng thống Trump và chủ tịch Kim Jong-un tuyên bố :
1. Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên cam kết thiết lập mối quan hệ mới giữa hai nước phù hợp với nguyện vọng hòa bình và thịnh vượng của nhân dân hai nước.
2. Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên sẽ cùng chung sức thực hiện một chế độ hòa bình bền vững và ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
3. Bắc Triều Tiên tái khẳng định nội dung bản Tuyên Bố Bàn Môn Điếm ngày 27/04/2018, cam kết hành động để phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên.
4. Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên cam kết cho hồi hương thi hài các quân nhân Mỹ mất tích trên chiến trường trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên.
Thừa nhận rằng thượng đỉnh Hoa Kỳ-RPDC, cuộc gặp đầu tiên trong lịch sử, là một sự kiện có tầm quan trọng to lớn, đáng ghi nhớ vì thượng đỉnh sang trang nhiều thập niên căng thẳng và thù nghịch giữa hai nước, báo trước một tương lai mới, tổng thống Trump và chủ tịch Kim Jong-un cam kết thực hiện toàn bộ các điều khoản trong thông cáo chung này.
Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên cam kết, ngay khi có thể, tổ chức các cuộc thương lượng liên tục, do ngoại trưởng Mike Pompeo và một đồng nhiệm cấp cao của RPDC tiến hành, nhằm thực hiện các kết quả của thượng đỉnh Hoa Kỳ-RPDC.
Tổng thống Trump và chủ tịch Kim Jong-un cam kết hợp tác nhằm phát triển mối quan hệ mới giữa Hoa Kỳ và RPDC, thúc đẩy hòa bình, phồn thịnh và an ninh của bán đảo Triều Tiên và thế giới".
Bên cạnh thông cáo chung được ký kết, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un còn tuyên bố thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên mở ra một thời kỳ mới. Về phần mình, tổng thống Donald Trump đã bất ngờ mời lãnh đạo Bắc Triều Tiên tới Nhà Trắng. Nguyên thủ Mỹ tuyên bố : «Chúng tôi sẽ gặp nhau thường xuyên" và khẳng định ông có mối quan hệ rất đặc biệt với lãnh đạo Bắc Triều Tiên.
RFI tiếng Việt
*******************
Thượng đỉnh Mỹ-Triều : Donald Trump và Kim Jong-un ký thông cáo chung (RFI, 12/06/2018)
Vào lúc 9 giờ sáng, giờ Singapore, hôm nay 12/06/2018, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un và tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp nhau tại khách sạn Capella, trên đảo Sentosa. Nguyên thủ hai nước bắt tay nhau trước khách sạn. Đây là lần đầu tiên, một tổng thống Mỹ gặp một lãnh đạo tối cao Bắc Triều Tiên.
Kim Jong un (trái) và Donald Trump bắt tay nhau sau khi ký kết thông cáo chung, Singapore, ngày 12/06/2018. Reuters
Theo Reuters, Donald Trump và Kim Jong-un đã hội đàm với nhau trong vòng 45 phút và sau đó chủ trì cuộc họp mở rộng với sự tham gia của các cố vấn chủ chốt của mỗi bên. Sau bữa ăn trưa-làm việc, tổng thống Mỹ và lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã ký thông cáo chung kết thúc cuộc gặp.
Từ Singapore, đặc phái viên Vincent Sourieau cho biết thêm thông tin :
"Vâng, Donald Trump và Kim Jong-un đã ký vào thông cáo chung được làm thành hai bản. Ngay trước khi ký, cả hai đã phát biểu. Donald Trump không cho biết gì nhiều về nội dung bản thông cáo và chỉ nói rằng việc phi hạt nhân hóa sẽ sớm được tiến hành và ông sẽ có các tuyên bố trong cuộc họp báo được tổ chức vào buổi chiều. Nguyên thủ Mỹ cho biết đó là một văn bản rất đầy đủ, rất quan trọng, và theo ông, có nhiều tiến bộ gây ấn tượng mạnh mẽ.
Kim Jong-un cũng phát biểu với nội dung tương tự. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên cho rằng thế giới sẽ ý thức được là có một sự thay đổi lớn. Rõ ràng là lãnh đạo hai nước có cùng một quan điểm về ý nghĩa cuộc gặp.
Tổng thống Mỹ còn khẳng định rằng giờ đây, mối quan hệ rất đặc biệt giữa hai nước đã được tạo dựng và Kim Jong-un là một nhà đàm phán tuyệt vời và tài ba. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên thì tỏ ra dè dặt hơn. Đương nhiên, Kim Jong-un ít có thói quen phát biểu với truyền thông và trước công chúng. Nhưng người ta cảm nhận thấy sự quyết tâm của Kim Jong-un trong thái độ của ông ta. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên luôn tươi tỉnh và thoáng mỉm cười sau mỗi tuyên bố của tổng thống Mỹ. Vấn đề hiện nay là sự đồng thuận giữa hai vị lãnh đạo sẽ được cụ thể hóa như thế nào".
Cái bắt tay lịch sử
Ngay vào lúc cùng xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng, hai lãnh đạo Mỹ và Bắc Triều Tiên đã muốn cho thấy sự tâm đầu ý hợp giữa hai bên "để lật trang sử quá khứ" nhân cuộc họp thượng đỉnh lịch sử này.
Giới truyền thông nêu bật cái bắt tay lịch sử Trump-Kim trước ống kính truyền hình thế giới trước khi hai lãnh đạo bước vào phòng họp kín, một hình ảnh khó tưởng tượng chỉ cách nay vài tháng thôi.
AFP trích lời ông Kim Jong-un đánh giá là "đã lật trang sử quá khứ" sau khi vượt qua "nhiều trở ngại" để đến cuộc gặp làm "tiền đề tốt cho hòa bình".
Ông Donald Trump thì hoan nghênh "quan hệ rất đặc biệt" vừa thiết lập với nhân vật số một ở Bình Nhưỡng, mà theo AFP đã cai trị Bắc Triều Tiên với bàn tay sắt không khác gì cha mình.
Vẻ mặt tươi cười tổng thống Mỹ còn đánh giá rằng "cuộc gặp tuyệt vời" đã diễn ra một cách "tốt đẹp hơn là mọi người tưởng tượng", cho phép thực hiện "nhiều tiến bộ". Tổng thống Mỹ cũng khen ngợi ông Kim Jong-un "thông minh" và nói sẵn sàng mời lãnh đạo Bình Nhưỡng đến Nhà Trắng.
Giới quan sát nhìn thấy thắng lợi to lớn của ông Kim Jong-un, đã thực hiện được điều mà cha của ông và cả ông nội của ông "từng mơ ước". Còn đối với Mỹ và cộng đồng quốc tế, thì đây là điểm khởi hành tích cực cho những cuộc đàm phán tương lai, được thấy trước là sẽ lâu dài và khó khăn.
RFI tiếng Việt
****************
Kim Jong-un thắng trận đầu trong chiến lược hội nhập quốc tế (RFI, 12/06/2018)
Với cú bắt tay lịch sử với tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore ngày 12/06/2018, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã thực hiện được bước thứ nhất trong tham vọng của ông nội Kim Nhật Thành : nước Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên, được thế giới công nhận như là một thành viên thực thụ, 70 năm sau ngày thành lập.
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un và tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhau tại khách sạn Capella, đảo Sentosa, ngày 12/06/2018. Kevin Lim/The Straits Times via Reuters
Từ một chế độ bị xem là "côn đồ", giới lãnh đạo bị nước ngoài trêu chọc, Bắc Triều Tiên tuy chưa trở thành một nước được nể trọng, nhưng ít ra đã được xem là "có thể giao thiệp được». Được tổng thống siêu cường số một bắt tay, hội kiến ngang hàng trong suốt buổi sáng thứ Sáu 12/06/2018 tại Singapore và khen ngợi là một người thông minh, Kim Jong-un từ nay là một nhà lãnh đạo "đáng quý".
Để được kết quả này, Bắc Triều Tiên nhờ vào công lao của hai người. Theo phân tích của nhà báo Pháp Philippe Pons (Le Monde 12/06/2018), trước tiên là tham vọng của Kim Nhật Thành, ước mơ trang bị vũ khí hạt nhân để bảo vệ chủ quyền và sự sinh tồn của chế độ chính trị. Giấc mơ này vừa được cháu nội Kim Jong-un thực hiện : với khả năng chế tạo bom hạt nhân và tên lửa đạn đạo, Bắc Triều Tiên được Mỹ xem là đáng gờm.
Vào năm 2011, mới 27 tuổi, Kim Jong-un lên thay cha là Kim Jong Il từ trần vì bạo bệnh. Thay vì chấp nhận số phận bù nhìn trong bàn tay của một nhiếp chính vương, "ấu chúa" Kim Jong-un, học trung học tại Thụy Sĩ và trường Võ bị Kim Nhật Thành, nhanh chóng tỏ ra là một người sắt thép, thô bạo : thanh trừng hàng ngũ tướng lãnh, giết chú dượng và anh trai bị nghi là "nội gián" cho Trung Quốc. Nắm cả quân đội lẫn đảng Lao động trong tay, Kim tập trung vào hai mặt trận : kinh tế và vũ khí hạt nhân.
Thoát ngõ cụt…
Sự kiện Bình Nhưỡng nhẫn nhịn để được Washington chấp nhận thương lượng, theo đề nghị "đánh đổi hạt nhân với bỏ cấm vận kinh tế" chứng tỏ Kim Jong-un đủ tự tin để mở mặt trận thứ ba : mặt trận ngoại giao.
Do vậy, thái độ cởi mở của Bắc Triều Tiên từ đầu năm nay, mà dấu ấn đầu tiên là thông điệp đầu năm dương lịch, tham gia Thế Vận Hội Mùa Đông, ngưng thử vũ khí, gặp tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hai lần, không phải là những quyết định ngẫu hứng hay do nhu cầu tình thế.
Trong các cuộc diện kiến với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, lãnh đạo Kim Jong-un đã hoàn toàn thay đổi phong cách. Vóc dáng của một bạo chúa máu lạnh đã biến mất, thay vào đó là hình ảnh một người vui vẻ, lịch thiệp trò chuyện và biết mình muốn gì và hướng đến đâu.
Cho đến giờ phút này, mặt trận ngoại giao của Bắc Triều Tiên được ba yếu tố thuận lợi : tiến bộ về hạt nhân, tên lửa, chủ trương đối thoại của tổng thống Hàn Quốc và nhất là cả Bình Nhưỡng và Seoul đều ý thức nguy cơ chiến tranh toàn diện, nếu Donald Trump đánh thật.
Tuy nhiên, đối với Kim Jong-un, hoà giải được với Mỹ cũng hàm chứa nhiều bất trắc đe dọa chế độ. Chắc chắn là Kim cũng tiên liệu một số hiểm nguy này : các đợt thanh trừng hàng ngũ chứng tỏ có đối kháng từ bên trong chế độ.
Nguy hiểm thứ hai, đến từ nhân dân Bắc Triều Tiên : từ thập niên 1950 đến nay, Bình Nhưỡng sử dụng mối đe dọa của Mỹ để biện minh cho chính sách cô lập, tước đoạt các quyền tự do, dân chủ.
…chuẩn bị vào ngõ quanh
Với chiến thắng ngoại giao, mối đe dọa từ ngoài không còn nữa, triều đại họ Kim phải tìm một "tính chính đáng mới" trong bối cảnh người dân, sau nhiều thập niên thiếu đói, đang trông chờ những thay đổi thấy được trong cuộc sống. Để được danh hiệu cường quốc đúng nghĩa, bên cạnh sức mạnh quân sự, Bắc Triều Tiên cần phục hưng kinh tế và buộc phải mở cửa.
Theo phân tích của nhà báo Philippe Pons, giai đoạn chuyển tiếp sẽ làm cho chế độ khép kín mất đi vũ khí lợi hại nhất : đó là bịt mắt dân chúng không cho tiếp cận với thực tế của thế giới bên ngoài.
Chuyển tiếp theo mô hình Trung Quốc, nới lỏng từ từ và có kiểm soát, sẽ là "trận đánh thứ hai" của Kim Jong-un. Được Mỹ bảo đảm an toàn, nhưng trận chiến sắp tới sẽ gay go hơn nhiều vì đối tác, nếu không khéo sẽ trở thành đối thủ, không phải là một tổng thống Mỹ, mà chính là người dân Bắc Triều Tiên. Một ngõ quanh đang chờ Kim chủ tịch.
Tú Anh
******************
Thượng đỉnh Mỹ-Triều : Thế nào là thành công đối với Hoa Kỳ ? (RFI, 12/06/2018)
Thượng đỉnh Trump-Kim rất được trông đợi diễn ra hôm nay, 12/06/2018, tại Singapore. Theo đánh giá sơ bộ của giới quan sát, riêng việc tham gia vào một hội kiến ngang hàng với tổng thống Mỹ đã là một thành công lớn với Bình Nhưỡng, vốn bị cô lập từ hơn nửa thế kỷ, cho phép Bắc Triều Tiên có được một vị trí trong cộng đồng quốc tế. Còn đối với Hoa Kỳ, yếu tố nào cho phép khẳng định thành công ? Sau đây là phần tổng hợp ý kiến của một số chuyên gia, nhà ngoại giao, trước khi diễn ra cuộc thượng đỉnh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ca ngợi kết quả thượng đỉnh với Kim Jong-un trong cuộc họp báo sau đó, Singapore, ngày 12/06/2018. Singapore Ministry of Communications and Information/Handout via
Báo Anh Quốc The Guardian (1) tóm tắt không khí chung của thượng đỉnh Mỹ-Triều như là một hội kiến "đầy bất trắc", với những hệ lụy lớn. Hai đối tác của thượng đỉnh này đều nổi tiếng với các phản ứng khó lường đoán trong bối cảnh nghi kỵ là điểm nổi bật trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên lâu nay.
Bắc Triều Tiên, quốc gia bị cô lập trong nhiều thập niên, đã nỗ lực phát triển hệ thống vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, như một phương tiện bảo đảm sự sống còn, nay tuyên bố sẵn sàng từ bỏ tham vọng hạt nhân để đổi lấy việc bình thường hóa quan hệ và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng cho đến nay chưa hề có một cam kết cụ thể.
Về phía Hoa Kỳ, tổng thống Donald Trump đã nhiều lần khẳng định sẵn sàng bảo đảm an ninh và thịnh vượng cho Bình Nhưỡng, để đổi lấy cam kết từ bỏ vũ khí nguyên tử. Tuy nhiên, bảo đảm ra sao và cam kết từ bỏ như thế nào là điều mà tổng thống Mỹ dường như rất ít chú ý. Ông Trump cũng nổi tiếng là người tự coi là chỉ tin tưởng vào trực giác mách bảo và biệt tài thương lượng của mình, mà rất ít coi trọng ý kiến của các cố vấn. Tổng thống Mỹ cũng lừng danh là người thay đổi lập trường nhanh chóng. Vậy, căn cứ vào đâu để đánh giá cuộc thượng đỉnh này là một thành công đối với Hoa Kỳ, trong trường hợp Washington tuyên bố ăn mừng chiến thắng ?
Hãng thông tấn Reuters hôm qua, 11/06, dẫn lời ông Williams Perry, cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ thời tổng thống Bill Clinton. Theo cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, bên cạnh cảm xúc hài lòng hay không - mà hai lãnh đạo Mỹ-Triều bày tỏ sau cuộc hội kiến - có hai điểm chủ yếu để đánh giá thượng đỉnh này là thành công hay thất bại với Washington.
Thông cáo chung và "các biện pháp cụ thể"
Thứ nhất là thông cáo chung phải đưa ra nguyên tắc "phi hạt nhân hóa" bán đảo Triều Tiên, và thứ hai là phải dự kiến được một tiến trình với "các biện pháp cụ thể" nhằm thực hiện mục tiêu này, và một thỏa thuận sơ bộ về "các biện pháp đầu tiên".
Tổng thống Mỹ từng khẳng định ông sẽ cảm nhận được ngay từ phút đầu tiên, là có thể đạt được thỏa thuận với Kim Jong-un hay không. Cựu bộ trưởng Perry, người từng phụ trách các đàm phán về giải trừ hạt nhân với Bắc Triều Tiên thời Kim Jong Il - cha của Kim Jong-un, hy vọng là, về vấn đề này ông Donald Trump "có lý". Ông kỳ vọng là nếu hai bên có thể đạt được một thỏa thuận, cho phép khởi sự "một tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn", thì đây sẽ là "một thành công lớn".
Các biện pháp cụ thể của tiến trình này, theo cựu bộ trưởng Mỹ, là "quá phức tạp" để có thể được tổng thống Mỹ và lãnh đạo Bắc Triều Tiên bàn tới trong lần gặp này, nhưng mục tiêu lý tưởng là : cuộc hội kiến này sẽ mở đường cho việc các chuyên gia họp lại để bàn về các vấn đề kỹ thuật, mà toàn bộ tiến trình này có thể "sẽ kéo dài nhiều năm trời".
Cựu bộ trưởng Williams Perry được coi là người dẫn dắt thành công các đàm phán với chế độ Bắc Triều Tiên cách nay một phần tư thế kỷ, từng khiến Bình Nhưỡng chấp nhận từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, để đổi lấy năng lượng, vào thời điểm đó (2).
"Hộp đen" không mở, thượng đỉnh chỉ là "trò diễn" !
Nhiều chuyên gia nhấn mạnh đến các biện pháp phi hạt nhân hóa cụ thể. Vẫn báo Anh The Guardian dẫn lời nhà cựu ngoại giao Mỹ Robert Gallucci, người từng trực tiếp phụ trách các đàm phán với Bắc Triều Tiên đầu những năm 1990, thì điểm duy nhất đáng kể có thể coi là mấu chốt của thành công, đó là "một tuyên bố cụ thể về tiến trình phi hạt nhân hóa". Ông nhấn mạnh, chỉ cần bấy nhiêu đã là thành công, cho dù không có thêm bất cứ kết quả nào khác, ngược lại, dù có bao nhiêu kết quả được tuyên bố, mà không có một kế hoạch cụ thể, thì kể như là Hoa Kỳ thất bại.
Theo chuyên gia Suzanne DiMaggio, giám đốc trung tâm tư vấn New America, chuyên về chính sách của Hoa Kỳ ở châu Á và Trung Đông, thì biện pháp cho các thanh tra giám sát vũ khí nguyên tử quốc tế vào Bắc Triều Tiên phải được coi là "một trong các mục tiêu chủ yếu". Đây cũng là các nhân nhượng mà Bắc Triều Tiên từng đưa ra trong những thỏa thuận với các chính quyền Mỹ trước đây. Lần này, lãnh đạo Bình Nhưỡng có thể đi xa hơn, với việc cung cấp bản thống kê đầy đủ về các bộ phận của chương trình hạt nhân quân sự, "đã công bố hoặc chưa công bố".
Ông Boris Toucas, chuyên gia về giải trừ hạt nhân thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS), có trụ sở tại Washington, chia sẻ với nhận định nói trên, với giải thích : "để thượng đỉnh có thể tuyên bố là một thành công, trước hết làm sao để 'chiếc hộp đen' của Bắc Triều Tiên cuối cùng phải chấp nhận mở ra… Nếu không đây sẽ chỉ là một trò diễn".
Thanh tra vào Yongbyon, ngừng làm giàu uranium
Nhiều chuyên gia nổi tiếng, trong đó có nhà khoa học nguyên tử Siegfried Hecker cảnh báo là quá trình dỡ bỏ hoàn toàn hệ thống vũ khí hạt nhân Bắc Triều Tiên là một tiến trình lâu dài, bao gồm nhiều giai đoạn, và kéo dài ít nhất là 10 năm (3). Một báo cáo mới đây mà chuyên gia Hecker là đồng tác giả, nhấn mạnh là tiến trình phi hạt nhân hóa dần dần sẽ cho phép hai bên "thiết lập sự tin cậy và nhận thức được tình trạng phụ thuộc lẫn nhau" là "điều kiện cần thiết" cho việc phi hạt nhân hóa "hoàn toàn, chắc chắn".
Vẫn theo nhóm chuyên gia trên, việc các thanh tra quốc tế được phép vào các cơ sở hạt nhân, như cơ sở chính Yongbyon và việc ngừng toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc làm giàu uranium là các giai đoạn khởi đầu "quan trọng nhất".
Nhà địa chính trị Pháp Mathieu Duchatel (4) cũng chung nhận xét trong vấn đề này, khi nhận định là một thỏa thuận có thể kiểm chứng được, về việc làm giàu uranium và plutonium, có thể coi là kết quả "tối thiểu", nhưng điều này chưa đủ để chính phủ Mỹ tuyên bố "thành công". (Ông Mathieu Duchatel là phó giám đốc chương trình châu Á và Trung Quốc của Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại Châu Âu/European Council on Foreign Relations).
Theo chuyên gia Pháp, dường như Hoa Kỳ không có con đường nào khác là "chấp nhận lô gic của Bình Nhưỡng, cụ thể là nhân nhượng đáp lại nhân nhượng, với hy vọng giảm bớt không khí hoài nghi đang tiếp tục đe dọa phá hỏng tiến trình mong manh này". Mathieu Duchatel lưu ý là "một tiến trình" phi hạt nhân hóa không thể khởi sự sau thượng đỉnh Singapore, nếu hai bên không đạt được ngay lập tức một số kết quả.
Trọng Thành
(1) Ngày 05/06/2018.
(2) Thỏa thuận 1994 tan vỡ không lâu sau đó. Một trong các lý do là do Quốc Hội Hoa Kỳ do phe Cộng Hòa kiểm soát trở lại, đã từ chối thực hiện thỏa thuận hỗ trợ năng lượng cho Bắc Triều Tiên, bài "Washington – Pyongyang : une défiance réciproque", ngày 10/06/2018.
(3) Le Monde, 11/06/2018.
(4) Le Monde, 12/06/2018.
*****************
Thượng đỉnh Mỹ-Triều : Nhật Bản thất vọng (RFI, 12/06/2018)
Phản ứng về hội nghị thượng đỉnh Donald Trump-Kim Jong-un ngày hôm nay, 12/06/2018 tại Singapore, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã hoan nghênh tuyên bố về thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên được hai nước ký kết, xem đó là "một bước đầu… tiến tới việc giải quyết các vấn đề liên quan đến Bắc Triều Tiên".
Thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Singapore truyền hình trực tiếp tại Nhật, ngày 12/06/2018. Reuters/Issei Kato
Tuy nhiên, thủ tướng Nhật Bản cũng tỏ ý thất vọng và tỏ vẻ trách cứ Mỹ đã thiếu quan tâm đến quyền lợi đồng minh. Thông tín viên RFI Frédéric Charles ghi nhận từ Tokyo :
"Dù hy vọng, nhưng thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng không quên là các cuộc họp với Bắc Triều Tiên trước đây đều không dẫn đến kết quả phi hạt nhân hóa bán đảo.
Trong chính giới Nhật, người ta cũng ghi nhận là thượng đỉnh giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên trước tiên hết là một vấn đề song phương, và ông Donald Trump không quan tâm đến quyền lợi của đồng minh.
Đối với người dân bình thường ở Tokyo thì cuộc họp thượng đỉnh này không khác gì một màn kịch Kabuki truyền thống của Nhật Bản, nghĩa là mang tính nhất thời hơn là một hồi kết.
Một doanh nhân ở Tokyo cho rằng ông không tin tưởng vào sự thành thật của Donald Trump và Kim Jong-un. Nhật Bản, đồng minh thân thiết nhất, trung thành nhất của Mỹ ở Châu Á, ngày nay cảm thấy rất lẻ loi".
Mai Vân
*****************
Người dân Triều Tiên rất hy vọng vào thượng đỉnh Mỹ-Triều (RFI, 12/06/2018)
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã nở nụ cười hài lòng trước cảnh bắt tay của hai ông Donald Trump và Kim Jong-un tại Singapore, và cho biết cả đêm qua, 11/06/2018, ông không ngủ được. Nhờ sự vận động tích cực của tổng thống Moon Jae-in từ mấy tháng qua mà cuộc gặp đã diễn ra. Tổng thống Hàn Quốc tin là người dân của ông theo dõi sát những hình ảnh từ Singapore.
Người dân Bắc Triều Tiên theo dõi màn hình chuyến đi Singapore của ông Kim Jong-un, sân vận động Bình Nhưỡng, 11/06/2018. Kyodo/via Reuters
Thông tín viên RFI Frédéric Ojardias từ Seoul ghi nhận các phản ứng :
"Tiến trình đối thoại làm mê hoặc người dân Bắc Triều Tiên. Ian Bennette, thuộc tổ chức phi chính phủ giúp đỡ phát triển Choson Exchange kể lại như vậy. Ông vừa mới từ Bình Nhưỡng trở về.
Ông cho biết : Những người Bắc Triều Tiên mà tôi đã gặp dường như nghĩ rằng việc tổ chức các cuộc gặp thượng đỉnh là một quyết định đúng đắn. Khi chuyến thăm Bình Nhưỡng của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompéo được thông báo, tôi đã thấy rất nhiều người tụ tập đứng đọc báo và xem ảnh về cuộc gặp này. Họ vẫn không thể tin được là điều này đã xẩy ra. Đó là điều mới mẻ. Người dân Bắc Triều Tiên nghĩ rằng có một sự thay đổi thực sự đang diễn ra, chứ không phải chỉ có những phát biểu suông.
Choson Exchange tổ chức tại Bình Nhưỡng các cuộc hội thảo về kinh tế thị trường với đối tượng là tầng lớp trung lưu mới xuất hiện, các chủ doanh nghiệp nhỏ Bắc Triều Tiên. Ông Ian Bennette cho biết : Có một tầng lớp trung lưu quan trọng đang phát triển tại Bắc Triều Tiên. Nếu tầng lớp này ủng hộ việc phát triển thương mại, thì chính quyền sẽ chú ý tới điều này. Nếu họ muốn có thêm đầu tư nước ngoài, thì mong muốn này sẽ được tính tới trong các quyết định của chính phủ.
Tuy nhiên, hiện tại mối quan tâm chủ yếu của chế độ Bình Nhưỡng là an ninh và không có gì chắc chắn là những lời hứa của Mỹ hỗ trợ phát triển kinh tế đủ để thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân".
Mai Vân
*****************
Tập Cận Bình đã ''đẩy'' Kim Jong-un vào ''vòng tay'' Donald Trump (RFI, 12/06/2018)
Cách đây một năm, không ai có thể hình dung được lãnh đạo Bắc Triều Tiên và tổng thống Hoa kỳ có thể tiếp xúc trực tiếp với nhau như vậy. Việc Bình Nhưỡng thay đổi chính sách đối ngoại và mong muốn xích lại gần Washington một phần nào đó có thể là do vị tổng thống Mỹ vốn có lối nói năng thẳng tuột và thích gây gổ, không theo chuẩn mực ngoại giao thông thường. Tuy nhiên, chắc chắn đó cũng là do mối quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh đã xấu đi.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (P) và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, Bắc Kinh, ngày 28/06/2018. CCTV / AFP
Từ Singapore, thông tín viên RFI Carrie Nooten giải thích :
"Trong một thời gian dài, Trung Quốc từng là đồng minh chính của Bắc Triều Tiên, là trung gian giữa Bắc Triều Tiên với phần còn lại của thế giới. Nhưng từ khi Kim Jong-un lên nắm quyền vào năm 2011, ở sau hậu trường, quan hệ giữa hai nước không ngừng xấu đi.
Về phía Trung Quốc, ngay từ đầu, Tập Cận Bình đã có ý coi thường lãnh đạo trẻ Kim Jong-un. Gần đây, Bắc Kinh đã gây sức ép với Kim bằng cách áp dụng các biện pháp trừng phạt mới mà Liên Hiệp Quốc thông qua.
Có thể thấy được các căng thẳng giữa hai nước khi quan sát các vụ thử nghiệm hạt nhân của Bình Nhưỡng. Ông Pascal Vennesson, giáo sư Khoa học chính trị tại Trường quan hệ quốc tế Rajaratnam (RSIS) của Singapore giải thích : "Bắc Triều Tiên đã tìm cách tổ chức các vụ thử nghiệm hạt nhân vào đúng những thời điểm có thể khiến Bắc Kinh lâm vào cảnh khó xử, chẳng hạn khi Trung Quốc tổ chức các thượng đỉnh về dự án phát triển kinh tế ở châu Á, hoặc như khi Bắc Kinh tổ chức các diễn đàn quốc tế lớn. Đó là những dấu hiệu cho thấy có những căng thẳng giữa hai Nhà nước".
Về phía Bắc Triều Tiên, Kim Jong-un chắc chắn là lo ngại về việc Bắc Kinh ngày càng có ảnh hưởng lớn trên bán đảo Triều Tiên và về việc Bắc Triều Tiên phải lệ thuộc vào Trung Quốc và do vậy, khó phát triển được. Giáo sư Pascal Vennesson cho biết tiếp : "Kể từ khi chế độ Bắc Triều Tiên chú trọng phát triển kinh tế, Bình Nhưỡng phải tìm các đối tác mới để đảm bảo có được sự ổn định thông qua nhiều lĩnh vực khác, chứ không phải chỉ dựa vào lá bài an ninh hoặc quân sự".
Ngay cả khi rất khó có thể đoán định được ý đồ của một trong những chế độ khép kín nhất thế giới, chúng ta cũng có thể nghĩ rằng Bình Nhưỡng đã cho Bắc Kinh thấy họ có ý định vượt khỏi tầm kiểm soát của Trung Quốc, khi ám sát người chú dượng và người anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Kim Jong-un, hai nhân vật vốn đều được Trung Quốc bảo vệ".
Thùy Dương
******************
Dư luận Trung Quốc mong muốn thượng đỉnh Mỹ-Triều thành công (RFI, 12/06/2018)
Tại Trung Quốc, theo dõi sát cuộc họp thượng đỉnh diễn ra hôm nay 12/06/2018, phải nói trước tiên người dân ở Đan Đông, thành phố giáp ranh với Bắc Triều Tiên, bên bờ sông Áp Lục, với cây cầu "Hữu Nghị" nối liền hai bờ. Cư dân tại đây, hai triệu người, sống nhờ thương mại hai bên, và trừng phạt của quốc tế đối với Bắc Triều Tiên đã tác hại nhiều đến hoạt động kinh tế tại đây.
Các xe tải đợi kiểm tra hàng tại cầu Hữu Nghị trên sông Áp Lục, nối Sinuiju của Bắc Triều Tiên với Đan Đông của Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 24/05/2018. Reuters/Jacky Chen
Rất nhiều người ở Đan Đông hy vọng thượng đỉnh thành công, theo bài phóng sự của thông tín viên RFI, Heike Schmidt.
"Buổi chiều, người Đan Đông rất thích ca hát, tập thể dục hay đi dạo dọc bờ sông Áp Lục, con sông làm ranh giới với Bắc Triều Tiên, ở bên kia sông. Bên phía Trung Quốc, thì là nhà cao tầng được chiếu sáng, còn bên kia thì tối đen như mực. Câu hỏi mà người ta đặt ra là liệu thượng đỉnh ở Singapore có dẫn đến việc đất nước khép kín nhất hành tinh mở cửa hay không.
Một người dân tại chỗ đã tỏ ý rất hy vọng về việc thượng đỉnh giữa hai ông Kim Jong-un và Donald Trump thành công. Theo lời ông : "Điều đó rất tốt cho hòa bình trên bán đảo. Liên Hiệp Quốc sẽ bãi bỏ cấm vận và chúng tôi có thể buôn bán trở lại với láng giềng".
Trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đã bóp nghẹt kinh tế tại chỗ. Một cụ già muốn tin là thời đại đe dọa và trừng phạt sắp kết thúc và giải thích : "Trung Quốc đã nhấn mạnh nhiều lần là phải ưu tiên cho đối thoại, chứ không phải là dùng sức mạnh để giải quyết bất đồng. Trump và Kim họp tại Singapore là điều rất tốt. Bắc Triều Tiên đã phá hủy nơi thử nghiệm hạt nhân, họ đã chứng minh thiện chí rồi !".
Nhiều người khác lấy làm tiếc là Trung Quốc không được mời tham gia. Một cán bộ nói lên cảm nghĩ của ông : "Tôi mong muốn hòa bình, tôi mong muốn quan hệ Trung Quốc-Bắc Triều Tiên được cải thiện. Nhưng tôi không thích Mỹ can thiệp vào công việc ở bán đảo, mà Trung Quốc phải đóng một vai trò quan trọng cho hòa bình trên hành tinh".
Trung Quốc bị gạt ra bên ngoài thượng đỉnh Singapore, nhưng ở Đan Đông, các nhà kinh doanh Trung Quốc đã sẵn sàng là những người đầu tiên lao vào nước láng giềng khi Bắc Triều Tiên mở cửa kinh tế".
Mai Vân
Thượng đỉnh Trump-Kim : Mục tiêu kiếm phiếu của Tổng thống Mỹ ?
Trong những nhân vật được các tạp chí Pháp tuần này chú ý nhất phải kể trước tiên là tổng thống Mỹ Donald Trump, với hồ sơ lớn bên trong và hình ảnh chiếm trọn trang bìa L’Express và tuần báo Anh The Economist.
Mề đay lưu niệm thượng đỉnh Kim Jong-un-Donald Trump tại Singapore ngày 12/06/2018. Reuters
Tạp chí Courrier International không dành trang bìa cho tổng thống Mỹ, nhưng lại dành bài xã luận cho sự kiện ông sắp tham gia hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12/06/2018. Mang tựa đề "Ngoại giao bầu cử của Donald Trump", bài viết nêu bật tính toán hơn thiệt của tổng thống Mỹ.
Bài viết nhận định một cách châm biếm : Cách nay không đầy một năm, Donald Trump còn gọi Kim Jong-un là "gã tên lửa thấp bé" và hứa hẹn "khói lửa và cuồng nộ". Nhưng giờ đây thì cả hai lãnh đạo với kiểu tóc kỳ lạ hầu như đã làm lành với nhau và sẵn sàng đến Singapore vào ngày 12/06/2018 cho một thượng đỉnh lịch sử.
Theo Eric Chol, tác giả bài viết, nhiều câu hỏi quan trọng vẫn chưa có lời giải – Mỹ muốn được gì ? Bình Nhưỡng và Washington có cùng định nghĩa về ‘phi hạt nhân hóa’ hay không ? Liệu họ có sẽ đề cập đến sự hiện diện của lính Mỹ ở bán đảo hay không ? Và một câu hỏi khác : Ai sẽ trả tiền khách sạn cho Kim Jong-un ở Singapore ? Thế nhưng dù gì chăng nữa thì triển vọng cuộc gặp thực sự diễn ra là một tin thật tốt lành cho hai nước Triều Tiên, cho các láng giềng Châu Á của họ và cho sự ổn định của thế giới.
Hòa bình ở bán đảo Triều Tiên vẫn không bằng America First
Có điều bài viết cảnh báo, đừng nên sai lầm khi cho là ông Trump đã từ bỏ khẩu hiệu "Nước Mỹ trước tiên". Vì đối với ông, hòa bình ở Thái Bình Dương chẳng là gì cả.
Khi bay đến Châu Á trên chiếc Air Force One, trong đầu của ông Trump là một cuộc hẹn khác quan trọng hơn nhiều : cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống tại Mỹ vào tháng 11 tới đây. Ông Donald Trump tin chắc là một "thỏa thuận" với Bắc Triều Tiên sẽ làm tăng uy tín của ông với cử tri đảng Cộng Hòa.
Từ đầu năm, chủ nhân Nhà Trắng đã bắt đầu hành động hầu duy trì được đa số hạn hẹp của ông ở Thượng Viện. Và mục tiêu khó khăn này bắt đầu cho thấy là khả thi, một điều đáng buồn cho đảng Dân Chủ và cựu tổng thống Barack Obama, người đã thua cả hai kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Đối với Donald Trump, người luôn luôn muốn phục thù, kết quả mà ông thực sự chờ đợi qua chính sách ngoại giao rất đặc biệt này là số lượng phiếu – và người đắc cử của phe ông vào tháng 11 tới đây.
Thượng đỉnh Trump-Kim, mối đau đầu của Singapore
Cũng liên quan đến thượng đỉnh Mỹ-Triều, Courrier International đã ghi nhận là thách thức đối với các nhà tổ chức cuộc họp, là làm sao cư xử bình đẳng đối với cả hai lãnh đạo Mỹ và Bắc Triều Tiên, nổi tiếng với tính khí thất thường. Theo tuần báo Pháp, nước chủ nhà Singapore đang phải chịu sức ép rất lớn vì phải tổ chức sự kiện một cách gấp rút và tôn trọng một danh sách dài của các nghi thức lễ tân.
Theo nhật báo Singapore The Straits Times, vấn đề cần thiết đầu tiên là tìm được một phòng hội nghị với hai lối vào, vì với cuộc gặp song phương, "hai lãnh đạo không thể bước vào phòng theo cùng một cửa, vì không thể tạo ra cảm giác là người vào trước đợi người vào sau".
Đại sứ Singapore Ong Keng Yong đã giải thích với tờ báo rằng vai trò của Singapore trong sự kiện trọng đại này chỉ là "cung cấp một khung cảnh yên lành, an ninh và có hiệu quả". Một nhà ngoại giao khác nói thêm : "Chúng tôi chỉ bưng trà và rót cà phê mà thôi".
Tuy nhiên vấn đề không đơn giản vì mọi chi tiết đều quan trọng. Như tờ Straits Times nhắc lại : tổ chức một sự kiện như thế này chỉ trong mươi ngày thôi là một thách thức rất lớn, trong lúc thường khi phải mất 6 tháng hay một năm, và "vấn đề lễ tân không phải là chuyện qua loa, nó có thể khiến một cuộc gặp thượng đỉnh thất bại hay thành công".
Vấn đề là làm sao hai lãnh đạo phải được đối xử bình đẳng, và công việc bắt đầu ngay từ ở sân bay. Để che giấu sự không cân xứng giữa chuyên cơ Air Force One của tổng thống Mỹ và máy bay của lãnh đạo Bắc Triều Tiên, các nhà báo theo dõi sự kiện sẽ không được đến tận sân bay mà chỉ đến buổi tiếp đón chính thức. Mặt khác cũng phải bảo đảm là Kim Jong-un có được một chiếc xe hơi cùng tầm cỡ với chiếc xe của Donald Trump đưa từ Mỹ sang.
Đối xử đồng đều rất quan trọng này cũng là một trong những lý do mà khách sạn Marina Bay Sands dự tính lúc ban đầu, cuối cùng đã không được chọn.
Báo The Straits Times giải thích : Đây là khách sạn của một người Mỹ, Sheldon Adelson, một người bạn của ông Trump, và tổ chức thượng đỉnh ở đây sẽ không có vẻ trung lập và bình đẳng. Và không một lãnh đạo nào có thể cư ngụ tại nơi diễn ra hội nghị, tránh tạo cảm nhận đó là bên chủ.
Cho nên ông Donald Trump sẽ ở khách sạn Shangri-La, còn ông Kim Jong-un ở Fullerton và cuộc gặp giữa hai người diễn ra tại khách sạn Capella trên đảo Sentosa.
Ai trả tiền khách sạn cho đoàn Bắc Triều Tiên ?
Một yếu tố nhức đầu khác là chi phí khách sạn cho đoàn Bắc Triều Tiên.
Tạp chí Courrier trích dẫn tờ báo Mỹ The Washington Post đã nêu lên vấn đề tiền nong này. Theo tờ báo Mỹ, thì Bắc Triều Tiên "yêu cầu một nước ngoài trả tiền phòng ở khách sạn Fullerton mà họ đã chọn", giá là 6.000 đô la một đêm. Mỹ cho biết sẵn sàng trả nhưng "Bình Nhưỡng có thể xem đó là một sự sỉ nhục".
Tạp chí còn trích dẫn báo Nhật Nihon Keizai Shimbun đã gợi ý là có thể Seoul sẽ chi trả, vì như tờ báo nhắc lại : "Đây không phải là lần đầu tiên mà Bắc Triều Tiên yêu cầu một nước khác đài thọ cho việc họ tham gia một sự kiện quốc tế. Nhân Thế Vận Hội mùa đông Pyeongchang, tháng 2/2018, chẳng hạn, Hàn Quốc đã chi trả mọi thứ cho đoàn Bắc Triều Tiên".
Một tờ báo Nhật khác, tờ Asahi Shimbun thì nhắc lại là Nhóm Chiến Dịch Quốc Tế Chống Hạt Nhân (ICAN) đoạt giải Nobel Hòa Bình 2017, cũng đã tỏ ý muốn gánh vác tiền khách sạn cho đoàn Bắc Triều Tiên, nếu việc này đóng góp cho tiến trình phi hạt nhân hóa thế giới.
Tóm lại, chỉ có mỗi tiền khách sạn không đã là mối đau đầu, và như tờ The Straits Times ghi nhận, vấn đề gay cấn nhất trong thượng đỉnh này chính là "cá tính khó lường" của cả hai nhân vật lãnh đạo đối diện nhau.
Tờ báo trích dẫn Alan Chong, trường quan hệ quốc tế Singapore S. Rajaratnam nhận định : "Hai người có thể - giống như một chiến thuật đàm phán - không đi theo lộ trình vạch sẵn… Đó là một thách thức đối với mọi nghi thức lễ tân nhuần nhuyễn. Phía Singapore bị buộc phải đi theo, và phải dự kiến không chỉ một kế hoạch B, mà cả kế hoạch C và D nữa".
Trump, Mister No Limit
Tuần báo Pháp L’Express không ngần ngại đưa ảnh tổng thống Mỹ ngay trên trang bìa, kèm theo tựa lớn đầy nghi ngại : "Trump, những gì ông ấy chuẩn bị cho chúng ta". L’Express đã liệt kê nào là chiến tranh thương mại, Bắc Triều Tiên, nào là FBI, hạt nhân… Tổng thống Mỹ can thiệp vào đủ mọi lãnh vực.
Hồ sơ lớn dài 14 trang bên trong của L’Express mang tiểu tựa tiếng Anh "Trump, Mister No Limit", tạm dịch là "Trump, nhân vật vô giới hạn", đã phân tích điều mà tờ báo cho là hai mục tiêu rõ rệt của tổng thống Mỹ.
Đặc phái viên tuần báo L’Express tại Mỹ nhận định : "Ông Trump tạo ra rất nhiều huyên náo, ông ấy có vẻ rất lung tung và điều hành việc nước bằng cách gây xáo trộn. Thế nhưng đừng tưởng lầm. Ông Trump có hai mục tiêu rõ rệt trong đầu : Các cuộc bầu cử vào tháng 11 tới đây, và cuộc điều tra của cơ quan FBI mà ông muốn phá hủy hoàn toàn".
Đối với L’Express, trong khi cả thế giới chú tâm vào vở kịch Triều Tiên, vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ chỉ có duy nhất một ý tưởng trong đầu là giúp phe của ông tiếp tục chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp giữa kỳ, bao gồm việc thay đổi một phần ba Thượng Viện (gồm tổng cộng 100 thượng nghị sĩ) và bầu lại toàn bộ 435 dân biểu Hạ Viện.
Kết quả sẽ cực kỳ quan trọng vì nếu đảng Dân Chủ đánh bại đảng Cộng Hòa trong cả hai viện Quốc hội (một công việc khó khăn nhưng không phải là không làm được), thì con đường sẽ được mở ra cho các thủ tục tố tụng có khả năng dẫn đến việc truất phế tổng thống.
Theo L’Express, để thắng lợi, tổng thống Mỹ vẫn có thể dựa trên ít nhất là ba thành phần ủng hộ viên chính : Giới truyền giáo Tin Lành, giới ủng hộ súng ống và các thành phần triệt để chống nhập cư.
Trump, kẻ phá hủy nền ngoại giao thế giới
Nếu tạp chí Pháp L’Express chú ý đến chiến lược đối nội của tổng thống Mỹ Donald Trump, thì tuần báo Anh The Economist nêu bật trên trang bìa "Chính sách ngoại giao của Mỹ" - mà cụ thể là của ông Trump.
Minh họa cho trang bìa là hình vẽ tổng thống Mỹ đánh đu bên trên một quả địa cầu được dùng như một quả tạ để phá tường. Trong bài xã luận mang tựa đề "Demolition man - Kẻ đập phá", The Economist giải thích rằng lý thuyết phá vỡ để xây mới mà ông Trump đang áp dụng vào chính sách đối ngoại sẽ không thành công.
Tạp chí Anh trước hết tưởng tượng ra một số sự kiện tương lai : Vào tuần tới đây tại Singapore, tổng thống Donald Trump và Kim Jong-un kết thúc thắng lợi cuộc gặp thượng đỉnh với cam kết xóa sạch vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Vài ngày sau, Mỹ và Trung Quốc lùi bước trong chiến tranh thương mại, hứa hẹn giải quyết bất đồng. Và trong mùa hè, nhờ tác động của lệnh trừng phạt của Mỹ, đường phố Iran nổi lên lật đổ được chế độ.
Đó sẽ là những thành quả gây ấn tượng đối với bất kỳ tổng thống Mỹ nào. Đối với một người rất tự đắc với việc phá vỡ mọi cấm kỵ trong ngoại giao, những thành quả đó quả thật đáng khen ngợi. Nhưng liệu đó có phải là thành quả hay không ? Và khi mà ông Trump tìm cách đạt các kết quả đó bằng cách dùng quả tạ đánh vào các đồng minh và các định chế toàn cầu, thì lợi và hại sẽ như thế nào đối với Mỹ và thế giới ?...
Đối với The Economist, ông Trump đã đánh giá quá thấp các thiệt hai đến từ chủ trương "phá bỏ" của ông, và nếu "bậc thầy trong thương lượng" đánh giá thấp những điều ông từ bỏ như thế, thì làm sao ông có thế mặc cả tốt một thỏa thuận cho người dân của ông ? Ông coi thường hệ thống thương mại thế giới cũng như đồng minh, do vậy ông sẵn sàng dẹp bỏ các thứ đó để đánh đổi với những lời hứa trống rỗng là sẽ giảm bớt thất thu song phương.
Điều đó, theo The Economist, có thể dẫn đến sự trả đũa. Iran có thể khởi động lại chương trình hạt nhân, ho làm theo chiến lược của Bắc Triều Tiên là trang bị vũ khí trước khi nói chuyện. Ông Trump có thể làm quà cho ông Kim, giảm nhẹ trừng phạt để đánh đổi lấy việc Bình Nhưỡng bỏ hỏa tiễn đạn đạo tầm xa. Điều này có thể bảo vệ nước Mỹ (và dĩ nhiên là tốt hơn chiến tranh), nhưng lại đặt đồng minh Châu Á trong mối hiểm họa hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Trong tình thế đó, đối với tuần báo Anh, triển vọng thấy rõ : Ngày nay là Nước Mỹ Trước Tiên (America First), nhưng về lâu về dài đó sẽ là Nước Mỹ Cô Độc (America Alone).
Những điều bí ẩn ở Bình Nhưỡng
Dưới tựa đề "Những bí ẩn ở Bình Nhưỡng", tạp chí Pháp Le Point giới thiêu quyển sách mà tạp chí xem là "một viên ngọc" mà tổng thống Trump nên đọc trước khi gặp Kim Jong-un vào ngày 12 tới đây.
Đó là quyển "La Piste Kim -Voyage au cœur de la Corée du Nord" (Đường mòn Kim, - Cuộc du hành vào trung tâm Bắc Triều Tiên). Quyển sách dày 300 trang, nhà xuất bản Equateurs phát hành, mà tác giả Sebastien Faletti, là thông tín viên của Le Point ở Châu Á.
Theo tác giả bài giới thiệu, thì nhà báo Faletti đã tiết lộ tất cả những bí mật của gia đình Kim Jong-un, như câu chuyện về bà mẹ của Kim Jong-un, một diễn viên múa ballet, sinh ra ở Nhật Bản, hay chuyện thời Kim Jong-un còn ở Thụy Sĩ, và nhất là những màn đấu đá, phản bội, thanh trừng ở Bình Nhưỡng, qua đó tìm hiểu do đâu chế độ này có thể đứng vững như thế.
Faletti đã qua lại Bắc Triều Tiên nhiều lần, đã ở 10 năm ở Hàn Quốc, và hiện là một chuyên gia về địa chiến lược, phân tích tường tận mánh khóe của Trung Quốc, chiến lược của Nhật, Mỹ đối với quốc gia có 1,2 triệu binh lính và vũ khí hạt nhân.
Cổ động viên bất ngờ
Cũng liên quan đến Mỹ, nhưng trong lãnh vực bóng đá, tuần báo Pháp Courrier International đã nói đến một sự kiện rất bất ngờ trong quan hệ Mỹ-Mexico.
Tuần báo Pháp đã trích dẫn tạp chí thể thao Mỹ Sports Illustrated, ngày 04/06 đã chạy tựa "Ê kíp kia của Mỹ" với hình ảnh đội tuyển bóng đá Mexico ở trang bìa, đội sẽ tham gia tranh Cúp Thế Giới ở Nga, trong lúc đội tuyển Mỹ đã bị loại.
Tạp chí nhận định hóm hỉnh : Cho dù tổng thống Trump không thích, nhưng đối với các cổ động viên Mỹ thì đội tuyển Mexico "không khác gì mấy đội nhà", vì gần 36 triệu người định cư ở Mỹ là gốc Mexico.
Bóng Đá : Putin và kiểu "chính trị giầy đinh (bóng đá)"
Tạp chí L’Obs cũng chú ý đến sự kiện thể thao toàn cầu – Cúp Bóng Đá Thế giới 2018 - nhưng ở mục quá khứ/hiện tại. Tờ báo nhìn về phía Nga với một tựa đề lý thú : "Chính trị giầy đinh bóng đá", với câu giải thích bên dưới : "Giống như Mussolini ở Ý năm 1934, và Videla ở Argentina năm 1978, ông Putin đang đặt cược trên Cúp Bóng Đá Thế Giới để tuyên truyền".
Tạp chí Pháp có vẻ hơi tiếc nuối : Giới hâm mộ bóng đá lại tề tựu về Nga, quốc gia đón các trận đấu từ ngày 14/06 đến 15/07, trong bối cảnh Moskva bị nhiều tại tiếng, quan hệ không êm ấm với láng giềng và Châu Âu.
Đối với Nga, sự kiện thể thao không chỉ mang tính thể thao : ông Putin được cho là coi trọng thể thao, nhưng chỉ xem đấy là một công cụ để phô trương hình ảnh nước Nga đã tìm lại được sự huy hoàng.
L’Obs nhìn xa hơn đến năm 2022, cũng thở dài, Cúp Thế Giới sẽ được tổ chức tại Qatar, và như vậy là hai lần tiếp nối nhau, Cúp Bóng Đá sẽ diễn ra tại hai quốc không có gì là dân chủ. Vấn đề đang gây phiền toái, vì sau vụ cựu điệp viên Nga Skripal và con gái bị đầu độc tại Anh, các quốc gia Châu Âu đã đe dọa tẩy chay World Cup tại Nga.
Các trang bìa đa dạng
Chủ đề trên các trang bìa tạp chí tuần này khá đa dạng. Ngoài Donald Trump trên The Economist và L’Express, các tờ báo còn lại đã chú ý đến Pháp nhiều hơn.
Le Point nêu bật vấn đề tự do ngôn luận bị giới hạn trước hiện tượng mà tạp chí gọi trong hàng tựa "Thiên hướng độc tài của những người nhạy cảm", và dành khoảng 20 trang cho hồ sơ điều tra của nhà báo Raphaël Enthoven. Theo Le Point, đó là những người hay kêu ca, họ than phiền về mọi thứ, từ ngôn từ đến hành vi, gây ra hậu quả là sự thụt lùi của quyền tự do ngôn luân.
L’Obs dành trang bìa cho trường hợp cụ thể của nam ca sĩ Cantat, với câu hỏi : "Liệu Cantat có thể đi hát được nữa hay không ?". Nghệ sĩ này phạm tội đánh chết vợ, bị xử án tù, đã mãn án, nhưng việc trở lại sân khấu đã gặp rất nhiều khó khăn do sức sép các phong trào phụ nữ, như #Metoo.
Áp lực mạnh đến nỗi nhà hát Olympia đã phải hủy bỏ hai buổi trình diễn lên chương trình ngày 29 và 30/05. L’Obs dành 8 trang cho hồ sơ này và bênh vực cho Cantat, nhắc lại rằng các phong trào phải tôn trọng quyền tự do được luật pháp quy định.
Courrier International chú ý đến quan hệ "đặc biệt" giữa người Pháp với Hồi giáo, trong hàng tựa đập mắt : "Hồi giáo, một mối ám ảnh Pháp" và ghi nhận bên dưới : Báo chí nước ngoài kinh ngạc trước phản ứng cuồng nhiệt mà đạo Hồi gây ra nơi người Pháp.
Mai Vân
Donald Trump nói sẵn sàng mời Kim Jong-un sang Mỹ (RFI, 08/06/2018)
Tổng thống Donald Trump tỏ thái độ lạc quan khi chỉ còn vài ngày nữa diễn ra thượng đỉnh lịch sử Mỹ-Bắc Triều Tiên tại Singapore. Trong cuộc họp báo chung với thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 07/06/2018, tại Washington, chủ nhân Nhà Trắng tuyên bố sẵn sàng mời lãnh đạo Bắc Triều Tiên đến Hoa Kỳ nếu cuộc gặp thành công.
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un và tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh ghép của AFP)SAUL LOEB / AFP / KCNA VIA KNS
Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :
"Tổng thống Mỹ thông báo : Ông sẵn sàng tiếp Kim Jong-un tại Nhà Trắng nếu như thượng đỉnh diễn ra tốt đẹp. Donald Trump muốn tin vào điều đó. Ông tuyên bố : Cuộc gặp của chúng tôi sẽ là một thành công lớn. Chúng tôi có hy vọng làm được điều gì đó ngoài sự mong đợi cho thế giới.
Nhưng chủ nhân Nhà Trắng cũng cảnh báo : Nếu các cuộc thảo luận không diễn ra như mong đợi, ông cũng có thể rời bàn đàm phán. Tổng thống Mỹ cam kết đề cập trực tiếp với Kim Jong-un vấn đề người Nhật bị Bắc Triều Tiên bắt cóc trong những năm 1970 và 1980.
Thủ tướng Nhật Bản phát biểu : Tôi lấy làm hài lòng về điều này. Bởi vì đây là một trong những ưu tiên cao nhất của chúng tôi. Thủ tướng Nhật Bản hy vọng vấn đề tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung của Bắc Triều Tiên cũng sẽ được giải quyết.
Một chút gì đó làm hài lòng tổng thống, ông nói tiếp : "Thượng đỉnh Singapore là một bước quan trọng. Donald Trump, ngài đang viết lên lịch sử".
Về phần mình, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng bày tỏ chút lạc quan : Đích thân Kim Jong-un nói với tôi là ông ấy sẵn sàng giải trừ hạt nhân, nhưng ông không cho biết chi tiết. Ông chỉ nói thêm rằng Hoa Kỳ muốn có những bước tiến cụ thể chứ không phải những lời lẽ vô ích. Donald Trump sẽ không chấp nhận một thỏa thuận tồi".
Minh Anh
******************
Thượng đỉnh Singapore : Cả Trump và Kim tìm cách tránh bị sập bẫy (RFI, 07/06/2018)
Chỉ còn vài ngày nữa là diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Donald Trump và Kim Jong-un, được ấn định vào ngày 12/06/2018 tại Singapore.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un sẽ gặp nhau tại thượng đỉnh Singapore ngày 12/06/2018. Fuente : Reuters.
Tổng thống Mỹ hy vọng đạt được một thỏa thuận với lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Đây sẽ là một thắng lợi ngoại giao và chính trị đối với ông Donald Trump, nhưng với một điều kiện là cả hai bên phải tránh được những chiếc bẫy do chính mình giăng ra, như lưu ý của giới chuyên gia.
Một thỏa thuận hòa bình và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là mục tiêu của thượng đỉnh sắp tới. Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap đặt câu hỏi : Nhưng với mô hình nào : CVID của Hoa Kỳ, hay là CVIG của Bắc Triều Tiên ? Đó là chữ viết tắt các mục tiêu và điều kiện của mỗi bên.
Với Hoa Kỳ, sẽ chỉ có một hiệp ước hòa bình nếu Bắc Triều Tiên đáp ứng được điều kiện giải trừ hạt nhân toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược (Complete, Verifiable and Irreversible Denuclearization - CVID). Theo đó, Bình Nhưỡng phải nhanh chóng gỡ bỏ hoàn toàn kho vũ khí hạt nhân và đưa toàn bộ số tên lửa liên lục địa ICBM cũng như là các nguyên liệu phân hạch sang một nước thứ ba.
Ngược lại, Bắc Triều Tiên chỉ chấp nhận phi hạt nhân hóa nếu Hoa Kỳ đưa ra bảo đảm an ninh cho chế độ Bình Nhưỡng một cách toàn bộ, có thể kiểm chứng được và không thể đảo ngược (CVIG). Cụ thể, Bắc Triều Tiên muốn Hoa Kỳ phải có một cam kết không xâm lược, ký kết một hiệp ước hòa bình và nhanh chóng dỡ bỏ lệnh cấm vận. Như vậy, tiến trình phi hạt nhân hóa sẽ được tiến hành "từng bước và đồng bộ".
Chính vì những chiếc bẫy này mà từ lâu nay Mỹ và Bắc Triều Tiên chưa thể nào ngồi vào bàn đàm phán, vì không bên nào muốn chủ động đi trước một bước. Phải chăng giờ đây cả Donald Trump và Kim Jong-un đang tìm cách thoát bẫy, khi đôi bên cùng đưa ra những tín hiệu "nhượng bộ" ?
Hoa Kỳ dường như không còn nói đến một "thỏa thuận lớn", buộc Bắc Triều Tiên phải từ bỏ ngay lập tức chương trình vũ khí hạt nhân. Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như chấp thuận cách tiếp cận từng bước, khi nói rằng thượng đỉnh lần này sẽ là "bước mở đầu cho một tiến trình".
Về phần mình, Bắc Triều Tiên thông báo tạm ngưng chương trình thử tên lửa đạn đạo, phá dỡ bãi thử hạn nhân Punggye-Rie và dường như đang cho phá dỡ một điểm phóng tên lửa (theo Yonhap).
Mọi cặp mắt giờ đây đều hướng về tổng thống Mỹ với một câu hỏi lớn : Liệu Donald Trump có thật sự muốn ký một hiệp định hòa bình theo đúng nghĩa hay một tuyên bố về nguyên tắc nào đó hay không ?
Bởi vì, việc ký kết một thỏa thuận hòa bình nhất thiết phải có sự tham gia của các nước có liên quan, mà Trung Quốc, đồng minh lâu đời của Bắc Triều Tiên, không thể vắng mặt. Mặt khác, việc ký kết văn bản này sẽ làm thay đổi cảnh quan địa chính trị khu vực, và tác động mạnh mẽ đến cuộc đối đầu giành thế bá quyền khu vực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Tóm lại, tương lai chính trị, ngoại giao và an ninh cho bán đảo Triều Tiên, cũng như là khu vực Đông Bắc Á, hiện giờ phụ thuộc hoàn toàn vào hai lãnh đạo Mỹ và Bắc Triều Tiên.
Minh Anh
Nhật muốn được "bảo đảm" trước thượng đỉnh Trump-Kim (RFI, 06/06/2018)
Thủ tướng Nhật Bản tìm cách thuyết phục tổng thống Mỹ đừng quên mối an nguy của đồng minh số một tại Châu Á trong tiến trình tìm một thỏa thuận lịch sử với lãnh đạo Bắc Triều Tiên, khởi đầu là thượng đỉnh Singapore ngày 12/06. Đó là nội dung cuộc gặp gỡ Donald Trump-Shinzo Abe ngày thứ Năm 07/06 tại Nhà Trắng.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trả lời báo chí tại Tokyo, ngày 6/06/2018 trước khi lên đường đến Hoa Kỳ. Kazuhiro Nogi/Pool via Reuters
Trên đường sang Canada dự thượng đỉnh G7, thủ tướng Nhật Bản sẽ ghé qua Nhà Trắng khoảng hai tiếng đồng hồ. Đây là thời gian để thủ tướng Shinzo Abe một lần nữa nhắc lại với tổng thống Mỹ là đừng quên Nhật Bản nằm trong tầm tên lửa của Bắc Triều Tiên, khi đối thoại với Kim Jong-un tại Singapore.
Theo Reuters, Hoa Kỳ thừa biết lập trường của đồng minh trong hồ sơ Bắc Triều Tiên : giải trừ toàn bộ vũ khí hạt nhân, tên lửa các loại. Một nhà ngoại giao Nhật tin chắc là Washington hiểu rõ như thế nhưng Tokyo vẫn lo ngại tổng thống Donald Trump vì muốn "chinh phục cử tri trong mùa bầu cử giữa nhiệm kỳ" sẽ tìm một thỏa thuận với Kim Jong-un, bảo vệ an ninh Mỹ trước đã, và đặt Nhật Bản vào tầm tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Tokyo cũng kỳ vọng vào thượng đỉnh Mỹ-Triều để giải quyết một vấn đề quan trọng khác, có thể là mối quan tâm hàng đầu của công luận Nhật : đó là số phận của các công dân Nhật bị Bắc Triều Tiên bắt cóc trong thập niên 1970.
Chính phủ Nhật đã cảnh báo là sẽ không trợ giúp bất cứ điều gì cho Bình Nhưỡng nếu ba vấn đề nói trên không được giải quyết.
Tú Anh
*******************
Thượng đỉnh Trump – Kim tại Singapore sẽ chỉ là bước khởi đầu (RFI, 06/06/2018)
Cứ gặp nhau đã rồi tính tiếp. Có thể tóm gọn một câu như thế khi nói về cuộc họp thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ Donald Trump với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un ngày 12/06 tới tại Singapore.
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un và tổng thống Mỹ Donald Trump (ảnh ghép của Reuters) Reuters/KCNA handout via Reuters & Kevin Lamarque
Cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo hai nước chủ yếu sẽ bàn về vấn đề phi hạt nhân hóa, tức là giải trừ kho vũ khí nguyên tử của Bắc Triều Tiên, điều kiện để Hoa Kỳ bãi bỏ các biện pháp cấm vận. Cho tới nay, Washington vẫn yêu cầu là tiến trình phi hạt nhân hóa này phải là "hoàn toàn, có thể kiểm chứng được và không thể đảo ngược được", đồng thời cam kết là sẽ đưa ra những bảo đảm về an ninh cho Bình Nhưỡng, một chế độ mà cho tới nay vẫn xem vũ khí hạt nhân là lá bùa hộ mệnh cho họ.
Về phần Kim Jong-un, ông cũng tuyên bố muốn tiến đến " phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên", nhưng sẽ làm theo từng giai đoạn. Bình Nhưỡng cũng nhiều lần nói rõ là họ sẽ không giải trừ vũ khí một cách "đơn phương".
Do lập trường giữa hai bên còn nhiều khác biệt như thế, giới phân tích chờ đợi là khi gặp nhau vào tuần tới, hai ông Donald Trump và Kim Jong-un cùng lắm là sẽ ra được một tuyên bố chung, với cam kết là sẽ tiếp tục làm việc để đạt đến một thỏa thuận về chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Vấn đề là cho tới hôm nay, khi chỉ còn vài ngày nữa là đến thượng đỉnh Singapore, không ai biết chắc là Bình Nhưỡng có thật sự muốn đi theo con đường phi hạt nhân hóa, hay họ chỉ hứa hẹn đàm phán để giảm nhẹ "áp lực tối đa" của tổng thống Trump đối với Bắc Triều Tiên.
Cho dù tại thượng đỉnh Singapore, lãnh đạo Bắc Triều Tiên có đồng ý cam kết giải trừ kho vũ khí hạt nhân theo đúng yêu cầu của phía Mỹ, tiến trình này cũng sẽ kéo dài nhiều năm và sẽ rất phức tạp. Chương trình vũ khí nguyên tử của Bình Nhưỡng phần lớn vẫn được giữ bí mật, cho nên theo các nhà phân tích, việc kiểm kê, tháo dỡ và kiểm tra sẽ không phải là dễ dàng. Đó là chưa kể đến các tên lửa tầm trung và tầm xa mà Bắc Triều Tiên đã phát triển từ nhiều năm qua. Những chi tiết của tiến trình phi hạt nhân hóa sẽ phải được thảo luận trong nhiều cuộc họp tiếp theo giữa hai nước, nếu có.
Ngay chính tổng thống Trump vào thứ Sáu tuần trước cũng đã tuyên bố với báo chí Mỹ : " Chúng ta sẽ không đến để ký một cái gì đó vào ngày 12/06. Chúng ta sẽ chỉ bắt đầu một tiến trình".
Tiến trình này có thể bao gồm cả vấn đề quan hệ giữa Bình Nhưỡng với Seoul, đồng minh của Mỹ. Do có thể tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng tới Singapore, hai ông Donald Trump và Kim Jong-un có thể sẽ bàn về việc ký kết một hiệp ước hòa bình để chính thức chấm dứt chiến tranh giữa hai nước Triều Tiên vào đầu thập niên 1950. Ít ra đây sẽ là kết quả cụ thể mà ông Trump có thể đưa ra để chứng minh với dân Mỹ rằng thượng đỉnh Singapore không phải là vô ích.
Thanh Phương
***********************
Seoul muốn Bình Nhưỡng bảo đảm quyền "miễn trừ" ở Kaesong (RFI, 05/06/2018)
Hàn Quốc chuẩn bị cơ sở pháp lý trong khi chờ đợi hợp tác kinh tế Nam-Bắc vãn hồi. Trong chiều hướng này, Seoul yêu cầu Bình Nhưỡng công nhận giới chức Hàn Quốc, hoạt động trong văn phòng liên lạc sắp mở tại khu công nghiệp Kaesong, được một số đặc quyền như các nhà ngoại giao.
Một làng Bắc Triều Tiên gần Kaesong, nhìn từ vùng phi quân sự (DMZ). Ảnh tư liệu chụp ngày 25/09/2013. Reuters/Lee Jae-Won
Theo hãng Yonhap, bộ Tư Pháp Hàn Quốc bắt đầu xem xét các điểm chính yếu trong thỏa thuận kinh tế liên Triều để điều chỉnh kịp thời hầu bảo vệ sở hữu trí tuệ, phát minh của các xí nghiệp Nam Hàn, cũng như bảo đảm an toàn cho công dân hoạt động tại miền bắc.
Trong số các văn kiện được bộ Tư Pháp rà soát lại có hiệp định bảo vệ đầu tư, thỏa thuận đào tạo và hoạt động của Ủy ban trọng tài thương mại đã được áp dụng trong hai năm từ 2003 đến 2005.
Trong 2009 cho đến 2016 xảy ra nhiều vụ việc gây thiệt hại cho phía Hàn Quốc. Chẳng hạn như vụ một nhân viên của Hyundai Asan bị nhốt trong suốt 137 ngày vào năm 2009, vụ Bắc Triều Tiên chiếm quyền quản lý khu khách sạn núi Kim Cương năm 2010, phong tỏa toàn bộ trang thiết bị và hàng hóa của Hàn Quốc tại khu công nghệ Kaesong từ năm 2016.
Mặc khác, cũng để chuẩn bị cho viễn ảnh quan hệ liên Triều được cải thiện, Seoul đã yêu cầu Bình Nhưỡng bảo đảm quyền miễn trừ ngoại giao, theo công ước Vienna, cho các viên chức Hàn Quốc sẽ được bổ nhiệm vào văn phòng liên lạc đặt tại Kaesong. Cụ thể các quan chức này không bị bắt, câu lưu, lục soát hành lý…
Trong các cuộc họp cấp cao tuần qua tại Bàn Môn Điếm, hai bên đã thỏa thuận cho Hàn Quốc mở một văn phòng liên lạc tại Kaesong "trong một ngày rất gần". Văn phòng có vai trò "bảo đảm kênh liên lạc 24 giờ trên 24" giữa hai nước để hỗ trợ cho những trao đổi liên Triều được dự trù sẽ gia tăng mạnh trong tương lai, theo nguồn tin chính phủ Hàn Quốc.
Tú Anh
Thượng đỉnh trong sương mù
Do thời sự bắt buộc, nỗ lực hòa giải Mỹ-Triều, lợi và hại trong chiến lược bao vây Iran, chiến tranh thương mại của Donald Trump, hệ quả khủng hoảng chính trị tại Ý là những hồ sơ quốc tế được các tạp chí Pháp khai thác trong tuần này.
Ảnh minh hòa : Tổng thống Mỹ Donald Trump và Kim Jong-un, lãnh đạo Bắc Triều Tiên
Trang bìa của Le Point được ghi đậm câu hỏi đáng lo : Vì sao khủng hoảng chính trị tại Ý có thể đánh đắm con thuyền Liên Hiệp Châu Âu ? Những tay chính trị gia "lang băm" sẽ làm chúng ta phá sản ? Le Point đặt hàng loạt câu hỏi với triết gia Đức Peter Sloterdijk.
Tuần báo L’Obs, tức người quan sát, giới thiệu bài điều tra về tài sản ngầm của đạo Hồi tại Pháp trong khi L’Express dành 10 trang cho bài phỏng vấn bộ trưởng giáo dục Pháp về những vấn đề từ học đường, bạo lực xã hội, cho đến chính sách cải tổ của tổng thống Macron đang bị chỉ trích mạnh.
Họ làm nên thành phố New York, tựa lớn trên trang bìa của Courrier International. "Họ" là những di dân da màu, pha trộn chủng tộc, tận dụng mọi năng khiếu để xây dựng thành phố năng động nhất nước Mỹ.
Mỹ-Triều : Sương mù hay hòa mù ?
Trong số "1500 bài báo quốc tế được tuyển chọn", Courrier International số 1439 dành hai trang cho bán đảo Triều Tiên, giới thiệu hai bài phân tích của hai nhà báo Hàn Quốc : "Thượng đỉnh còn trong sương mù" của Yi Tae-kyong và "Trump chơi trò gì ?" của Yi Che-hun, bên dưới tranh hí hòa hai cậu bé mồm ngặm núm vú cao su đu dây trong khói mờ.
Theo phân tích của nhà báo Yi Tae-kyong trên Pressian từ Seoul, thì thành bại của thượng đỉnh tùy vào ba nhân vật. Tổng thống Hàn Quốc và lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã phối hợp được với nhau để tạo thế bật cho thượng đỉnh Mỹ-Triều. Tổng thống Moon Jae-in nắm chiếc chìa khòa phi hạt nhân hòa Bắc Triều Tiên cũng như vãn hồi hòa bình trên bán đảo. Chỉ có tổng thống Moon Jae-in là người có đủ nghị lực và bản lĩnh làm trung gian và tạo điều kiện gây niềm tin giữa Donald Trump và Kim Jong-un.
Thái độ tiền hậu bất nhất của tổng thống Mỹ ngày 24/05 khi đột ngột thông báo hủy thượng đỉnh và hôm sau lại khen ngợi lãnh đạo Bắc Triều Tiên nghiêm túc, cho thấy giữa Washington và Bình Nhưỡng không có tin cậy nhau. Đó là lý do dễ hiểu sau 70 năm xung khắc.
Do vậy, những bước tiến hiện nay có được là nhờ nỗ lực của tổng thống Nam Hàn. Tác giả bài phân tích "Thượng đỉnh trong sương mù" cho rằng lãnh đạo hai miền nam bắc cần phải đoàn kết với nhau để đàm phán thành công. Tuyên bố sau thượng đỉnh đột xuất "Moon-Kim" ngày 27/05 cho thấy Kim Jong-un thật tình muốn đàm phán với Donald Trump. Hy vọng con thuyền sẽ không bị một cơn bão bất ngờ từ nay cho đến ngày cặp bến 12/06.
Cơn bão thật ra đã được dự đoán. Bởi vì quyền lợi của Mỹ không phải là dẹp kho vũ khí của Bắc Triều Tiên. Mục đích thật sự của giới chính trị Washington là củng cố một liên minh Mỹ-Nhật-Hàn để bao vây Trung Quốc. Lên án Bắc Triều Tiên "côn đồ" chỉ là cái cớ để đạt tới mục tiêu này. Trên thực tế, Mỹ bất cần quan hệ nam bắc Hàn có cải thiện hay không, trái lại nếu tình hình căng thẳng như từ trước đến nay là tốt.
Donald Trump chơi trò gì ?
Cũng cùng mối lo ngại này, nhà báo Yi Che-hun của Hankyoreh, chỉ trích chiến thuật mặc cả chính trị của tổng thống Donald Trump giống như ông ấy bán một căn nhà. Trump dương đông kích tây, tuyên bố không bán nhưng khi quay lưng đi thì để lại danh thiếp. Cho đến nay, tổng thống Mỹ dường như luôn đạt được những gì ông muốn. Bắc Triều Tiên thay đổi hẵn thái độ từ sau hai chuyến sang Bình Nhưỡng của ngoại trưởng Mỹ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mà chủ nhân Nhà Trắng xem là kẻ thọc gậy bánh xe cũng tránh qua một bên.
Tuy nhiên, tuyên bố Bàn Môn Điếm 27/04 cũng có đề cập đến khả năng, sau thượng đỉnh Trump-Kim ngày 12/06, Seoul và Bình Nhưỡng sẽ vận động tổ chức thượng đỉnh tay ba thậm chí tay tư, tức là có Trung Quốc. Điều này cho phép suy đoán hai nhà lãnh đạo Nam Bắc Hàn muốn thượng đỉnh Singapore thành công nhưng sau đó sẽ làm mọi cách không để cho tổng thống Mỹ "phá hỏng" viễn ảnh hòa bình.
Malaysia : vòng luân hồi
Trên trang Châu Á của Courrier International, thế sự luân hồi trên chính trường Malaysia : từ nhà tù đến chính phủ là nội dung một bài báo của The Straits Times, Singapore.
Anwar Ibrahim, cựu phó thủ tướng Malaysia từng được các chính phủ và chuyên gia kinh tế tây phương ngưỡng mộ ra khỏi nhà tù. Kẻ thù từng đưa ông vào nhà giam trước đây cũng là người ra lệnh thả tức khắc ngay khi nhậm chức trở lại chính là tân thủ tướng Mahathir Mohamad. Trong khi thủ tướng mãn nhiệm Najab đang đối đầu với nguy cơ đi tù vì các hành vi biển thủ thì Anwar Ibrahim chuẩn bị "một vòng luân hồi", trở lại chính phủ, và lần này sẽ nắm ghế thủ tướng theo như lời hứa của thủ tướng 92 tuổi Mahathir.
Bài học đạo lý cúa chuyện thế sự thăng trầm này, theo nhận định của The Straits Times là triển vọng hai nhà lãnh đạo chính trị hàng đầu của Malaysia sẽ hợp tác với nhau, đặt quyền lợi đất nước lên trên tham vọng cá nhân.
Có nên trừng phạt Iran ?
Từ khi Washington thông báo hủy bỏ hiệp định hạt nhân với Iran, chính quyền Donald Trump đưa ra thêm một loạt biện pháp trừng phạt mới bao vây Tehran. Đường lối cứng rắn này phù hợp với chính sách của thủ tướng Israel Benjamin Netanhyahu nhưng gây ra tranh luận tại Israel : bên ủng hộ cho rằng "trừng phạt sẽ làm chế độ giáo quyền suy yếu" còn phe chống thì xem suy đóan lạc quan này chỉ là ảo vọng nguy hiểm.
Câu hỏi của Courrier International là có nên gia tăng trừng phạt Iran hay không ? Nhà báo Israel David Rosenberg trên nhật báo Ha’Aretz cho là "nên". Bởi vì các biện pháp trừng phạt sẽ là chế độ Iran yếu thêm : Thế giới có thể sống không cần Iran, trái lại Iran sẽ không thể tồn tại nếu không có thế giới.
Một loạt sự kiện minh chứng cho lập luận này : sau khi Tehran ký hiệp định hạt nhân 2015, Tây Phương giảm nhẹ cấm vận thì kinh tế Iran được tăng trưởng ngay nhờ xuất khẩu dầu khí. Trái lại, mọi lãnh vực khác đều tiếp tục đình trệ. Thất nghiệp trên 30%, lạm phát 10%. Chính lãnh vực dầu khí của Iran, nguồn ngoại tệ chính, đang bị Donald Trump đe dòa qua các biện pháp cấm vận mới.
Theo tác giả, thế lực nồng cốt ở Iran là Vệ Binh Hồi Giáo, kiểm sóat kinh tế Iran, sẽ không dễ nhượng bộ. Nhưng chế độ đứng trước nguy cơ sụp đổ, dân chúng xuống đường tranh đấu. Kinh tế suy sụp, dân chúng phẩn nộ sẽ là hai yếu tố buộc chế độ giáo quyền đàm phán lại chương trình hạt nhân và rút quân khỏi Syria.
Lập luận có vẻ xác đáng này không được một nhà phân tích Israel khác đồng ý. Cũng trên cùng nhật báo Ha’Aretz, được Courrier International trích dịch, Steven Klein cảnh báo : suy đoán như thế là ảo tưởng. Bởi vì, trong một chừng mực nào đó, Iran đang bắt đầu đổi mới. Người dân Iran phản đối chính phủ sử dụng ngân sách không đúng chỗ, đổ vào các cuộc chiến tranh ở nước ngoài, tính chính đáng cúa chế độ bị lung lay.
Khi quyết định trừng phạt Iran, vô tình Donald Trump trở thành cứu tinh cho các giáo chủ Iran khỏi một số phận thất bại đau đớn. Theo lý giải của cố vấn John Bolton, hủy hiệp định hạt nhân không phải là cái cớ để Mỹ đưa quân đánh Iran. Nhưng nếu Iran khởi động lại chương trình hạt nhân như Bắc Triều Tiên, vì bị cấm vận thì chính phủ Trump sẽ làm gì ? Iran chế tạo bom và sẽ bị Hòa Kỳ tấn công. Chiến tranh xảy ra thì mọi bên đều thiệt hại.
Iran không phải là nạn nhân duy nhất
Sau thép, đến phiên xe hơi. Nhân danh an ninh quốc gia, tổng thống Mỹ tính đến biện pháp tăng thuế xe nhập khẩu. Đức, Nhật, Hàn Quốc trong tầm nhắm. Lý do ?Dan Di Mico, nguyên là cố vấn của Donald Trump, cựu chủ tịch tập đoàn thép Nucor Steel giải thích với Finantial Times : Sức mạnh nào cho phép Hòa Kỳ chiến thắng Đức Quốc Xã và Nhật ? Đó là kỹ nghệ xe hơi. Đó là sức mạnh công nghiệp của Mỹ. Trong một cuộc chiến tranh quy ước, nền kinh tế mạnh nhất sẽ thắng.
Nước Mỹ của Donald Trump sẽ bị đồng minh trả đũa. Chính sách đối ngoại "phá hết" của Nhà Trắng sẽ làm cho Hòa Kỳ mất ảnh hưởng, mất vai trò lãnh đạo thế giới, Le Point cảnh cáo trong bài xã luận "Donald Trump, kẻ đập phá hàng loạt".
New York, thành phố của dân nhập cư
Vì sao New York được Courrier International đưa lên làm đề tài chính trong số tuần này và gọi là thành phố mộng mơ ?
Bài xã luận của tuần báo Pháp nói rõ dụng ý : Tổng thống Donald Trump ngày 16/05 so sánh di dân từ Mexico với thú vật. Nhà tỷ phú làm giàu trong lãnh vực bất động sản có nhìn kỹ thành phố giúp ông tạo ra sản nghiệp chưa ? New York đã trở thành thành phố di dân nhập cư. Chỉ cần ra đường, bất cứ nơi nào cũng nhộn nhịp sinh họat 24 giờ trên 24, tận hưởng tự do.
Trong năm 2016, "job machine", bộ máy công ăn việc làm đã tạo ra nửa triệu việc làm. Trong năm 2017, khỏang 120.000 di dân nhập tịch Mỹ. Sức mạnh của New York đến từ những tác nhân mới, những đạo diễn sân khấu, nhạc sĩ, nhà kiểu mẫu thời trang, vận động viên thể thao, nhưng cũng có thể là tài xế taxi, bán hàng rong, nhưng tất cả, từ những cội nguồn văn hòa khác nhau, tham gia vào việc "sáng tạo" thành phố đông di dân nhất nước Mỹ thành một thành phố mộng mơ.
Bộ trưởng giáo dục Pháp nói thẳng nói thật
Các tuần báo khác của Pháp từ L’Express, L’Obs hay Le Point chú ý đến thời sự Pháp nhiều hơn. L’Express dành 10 trang phỏng vấn bộ trưởng giáo dục Jean Michel Blanquer về những vấn đề nóng trong xã hội, từ chuyện bạo lực trong học đường như thầy giáo gốc Do Thái bị học trò gốc Ả Rập hành hung, cho đến chuyện tổng thống Macron bị chỉ trích là tổng thống của dân giàu.
Theo bộ trưởng Jean Michel Blanquer thì nếu các định chế quốc gia muốn làm tốt thì sẽ làm được. Mọi căng thẳng xã hội đều có cội nguồn bất công. Biện pháp triệt để giải quyết hệ quả bất công giàu nghèo trong học vấn đã được áp dụng từ năm học này : chia đôi sĩ số học sinh lớp một và lớp hai ở các khu phố nghèo. Tổng thống Macron tiếp tục cải cách nước Pháp, để bộ máy nhà nước và kinh tế chạy đều, mang lại lợi nhuận thì mới có thể phân chia cho dân chúng. Nói cách khác, chính phủ Macron, theo vị bộ trưởng giáo dục, hoạt động theo nguyên tắc "ý kiến sáng tỏ, hành động rõ ràng".
Hồi Giáo tại Pháp : quản lý tài chính mờ ám
Trong bối cảnh khủng bố Hồi giáo đe dọa, L’Express cho biết trong thời gian qua, các đơn vị cứu hòa cúa Pháp, nhất là tại thủ đô Paris bị kẻ lạ mặt theo dõi nhất cử nhất động : gọi báo động giả để quan sát phản ứng của lính cứu hòa từ lộ trình, lực lượng cho đến vận tốc can thiệp. An ninh Pháp đã được báo động.
Đồng nghiệp L’Obs thì lo ngại về tài sản ngầm của các giáo sĩ đạo Hồi. Sau tai tiếng một nhà thờ Hồi Giáo khởi công từ 14 năm nay chưa xong nền nhà mà tiền quyên góp, 18 triệu euro, biến mất. Tín đồ hoài nghi giới giáo sĩ biển thủ. Một đoạn băng video cho thấy một trong bốn giáo sĩ "sáng lập" sống một cách vương giả, đi máy bay vé hạng nhất, nghỉ hè ở bãi biển, vay nợ không trả…
Trang quốc tế, L’Obs phỏng vấn nhà văn Venezuela Alberto Barrera Tyzka, tác giả quyển tiểu sử của người hùng quá cố Hugo Chavez. Nhà văn cho rằng tổng thống đương nhiệm, Nicolas Maduro, bị đa số dân chúng lên án là bất tài, độc tài, đang "xây dựng một chế độ bạo quyền hiện đại" và càng ngày tổng thống Maduro càng giống Pinochet và càng khác xa Allende.
Tương lai chính trị Châu Âu có thật đáng lo hay không ?Theo tuần báo L’Obs, Chiến Tranh hai nước Ý đã bùng nổ, một phe dân túy bài ngoại và phe kia là những người chủ trương củng cố Châu Âu. Tuy nhiên, L’Obs cho biết nhiều lý do dễ hiểu, nước Ý "không thể bỏ" Châu Âu : đảng nào dám tuyên bố công khai với cử tri Ý nếu đắc cử sẽ bỏ đồng tiền chung ?
Thư giãn hương xa
Cuối tuần, L’Express đưa độc giả sang các hải đảo xa xôi ở Ấn Độ Dương : Ile Maurice với những bãi cát trắng, rừng dừa xanh. Đảo Réunion, một tỉnh hải ngoại của Pháp, với rừng núi chập chùng, nham thạch đỏ rực từ một núi lửa đang họat động. Hai nơi du lịch này đều có một điểm hấp dẫn chung : trái cây đa dạng và bắt mắt.
Độc giả thích các quán ăn vỉa hè có thể theo phóng viên L’Obs sang Thái Lan.
Tú Anh
Nan giải tìm lối thoát cho bế tắc Bắc Triều Tiên
Cuộc khủng khoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên, từ 25 năm qua, chỉ là hàng loạt cơ hội bị bỏ lỡ Bức thư báo hủy thượng đỉnh 12/06/2018 của Donald Trump suýt lại nằm trong danh sách này, trước khi tổng thống Mỹ thay đổi ý định.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bắt tay lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc họp thượng đỉnh tại làng Bàn Môn Điếm, phía Bắc Triều Tiên, ngày 26/05/2018.The Presidential Blue House /Handout via Reuters
Trong bài phân tích "Lối thoát nan giải cho bế tắc Triều Tiên" trên Le Monde (30/05/2018), thông tín viên Philippe Pons nhận định chuyện dài "có-không-có" của Washington đang làm suy yếu vị thế của Mỹ trước các nhân tố chính của cuộc khủng hoảng : thứ nhất, hai miền Triều Tiên, mà hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau ngày 26/05 tại Bàn Môn Điếm thuộc khu phi quân sự, đã tái khẳng định mong muốn tổ chức thượng đỉnh Kim-Trump ; thứ hai, Kim Jong-un thể hiện hình ảnh nhà lãnh đạo biết giữ lời hứa đàm phán ; thứ ba, Trung Quốc đánh giá quyết định hủy thượng đỉnh của tổng thống Mỹ là "rất đáng tiếc".
Phát biểu của cố vấn John Bolton, dù vô tình hay cố ý, cũng đã khiến Bình Nhưỡng tức giận vì không lãnh đạo Bắc Triều Tiên nào muốn chung kết cục như nhà lãnh đạo Kadhafi khi từ bỏ chương trình hạt nhân Libya để đổi lấy dỡ bỏ cấm vận quốc tế. Lật đổ chế độ Bình Nhưỡng là nỗi ám ảnh của ông John Bolton, người từng đóng vai trò quan trọng trong cuộc tấn công Iraq và khuyên Bình Nhưỡng nên "rút ra bài học". Nhân vật "diều hâu" này từng góp phần phá hoại thỏa thuận Genève 1994 nhằm đóng băng chương trình phát triển hạt nhân của Bắc Triều Tiên dưới sự giám sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử AIEA và, trước khi vào Nhà Trắng, từng ủng hộ tấn công phủ đầu Bắc Triều Tiên.
Một điểm khó khăn khác trong việc tìm ra giải pháp trên bán đảo Triều Tiên là khái niệm mập mờ về "phi hạt nhân hóa". Thứ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên Kim Kye-gwan không chấp nhận đơn phương phi hạt nhân hóa, mà phải cơ cấu lại sự cân bằng trong vùng, đồng nghĩa với việc "phi hạt nhân hóa toàn bán đảo Triều Tiên" (có nghĩa là loại bỏ cả chiếc ô hạt nhân của Mỹ bảo vệ miền Nam). Nói một cách khác, thượng đỉnh với Mỹ có thể cho phép bắt đầu giai đoạn hòa hoãn giữa hai nước thù nghịch bằng việc tính đến mối bận tâm về an ninh của mỗi bên.
Theo đánh giá của Philippe Pons, 65 năm đối đầu và một thỏa thuận đình chiến giữa hai miền Triều Tiên không thể nào giải quyết được trong khuôn khổ một cuộc họp thượng đỉnh, huống chi lại được chuẩn bị vội vàng. Cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Richard Nixon và Mao Trạch Động vào năm 1972 được chuẩn bị qua rất nhiều giờ đàm phán giữa hai quan chức Henry Kissinger và Chu Ân Lai. Và phải chờ đến 7 năm sau, quan hệ Trung-Mỹ mới được bình thường hóa.
Thượng đỉnh Kim-Trump có lẽ nên kiềm chế tham vọng hạt nhân Bắc Triều Tiên theo mô hình Iran, nhưng tổng thống Mỹ lại vừa xé thỏa thuận hạt nhân với Iran ký từ năm 2015. Một khi Washington còn đưa ra điều kiện tiên quyết là Bình Nhưỡng cam kết từ bỏ chương trình hạt nhân "hoàn toàn, kiểm chứng được và không thể đảo ngược được", quá trình đàm phán sẽ bị bế tắc.
Bằng cách tiếp cận ít chính thống các vấn đề, tổng thống Trump có lẽ sẽ khởi đầu một lối thoát cho tình trạng bế tắc chiến lược hiện nay. Trong thời gian đầu, cuộc đàm phán có thể chỉ dừng lại ở mức ý tưởng và các hành động bày tỏ thực tâm của mỗi bên. Thêm vào đó là việc thiếu thời gian để đào sâu các vấn đề. Tuy nhiên, sự bắt đầu thời kỳ hòa hoãn trên bán đảo Triều Tiên có lẽ đã là một bước lớn.
Nếu không có sự hòa hoãn này, viễn cảnh là lại rơi vào vòng xoáy "sức ép tối đa", với nguy cơ đối đầu để buộc Bình Nhưỡng khuất phục. Chiến lược này sẽ không có hiệu quả, theo nhận định của Philippe Pons. Và với hiệu quả ít ỏi như hiện nay, sự xích lại gần nhau giữa hai miền Triều Tiên và quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh được sưởi ấm lại càng làm phức tạp sự cân bằng.
Dù thượng đỉnh có diễn ra hay không, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un vừa tái khẳng định đồng ý đi theo con đường hòa giải Liên Triều. Thái độ hòa hoãn bề ngoài của Kim Jong-un có thể sẽ làm suy yếu quyết tâm của một số nước trừng phạt Bắc Triều Tiên. Trong trường hợp Mỹ lại đổi ý tỏ ra cứng rắn, Trung Quốc, nhân tố không thể thiếu trong việc tái cân bằng địa chiến lược trong vùng, liệu có còn sẵn sàng tiếp tục trừng phạt Bình Nhưỡng hay không, trong khi nước láng giềng đã đi theo còn đường đối thoại, như Bắc Kinh mong muốn ?
Nhà báo của Le Monde kết luận, sau cuộc khủng hoảng vì Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, nếu không tiến về phía trước, tổng thống Trump có nguy cơ khiến cuộc khủng hoảng với Bắc Triều Tiên còn dữ dội hơn.
Trung Quốc : Người Duy Ngô Nhĩ bị ép cải tạo
Sự tồn tại của các trại cải tạo dành cho người Duy Ngô Nhĩ (Uighur) tại Tân Cương được nhắc đến lần đầu tiên vào tháng 09/2017 qua đài Châu Á tự do phát thanh bằng tiếng Duy Ngô Nhĩ, sau đó được nhiều cơ quan truyền thông phương Tây đề cập. Nhật báo Le Monde lược lại nghiên cứu của Adrian Zenz, chuyên gia Đức về chính sách người thiểu số của Trung Quốc, được Jamestown Foundation công bố vào trung tuần tháng Năm.
Nhà nghiên cứu Đức tiết lộ quy mô của mạng lưới trại cải tạo"phi cực đoan"và"huấn cải thông qua giáo dục"được xây dựng từ hơn một năm nay tại vùng tự trị của người Duy Ngô Nhĩ, có gốc Thổ Nhĩ Kỳ và theo Hồi giáo hệ phái Sunni.
Khoảng 68 thông tin mời thầu xây dựng những trại này được ông Zenz thống kê được từ năm 2016 đến 2018, trong đó chính quyền địa phương yêu cầu rõ"lập hệ thống an ninh" với "tường bao, rào chắn, lưới thép, cửa và cửa sổ được gia cố, hệ thống giám sát, chòi canh".
Nhân viên được tuyển vào làm việc tại các trại, còn được gọi là "trung tâm đào tạo và thu thập kỹ năng", chủ yếu là những người không có chuyên môn, hoặc có kinh nghiệm trong ngành cảnh sát hoặc quân đội. Về số lượng học viên tại các trại này, nhà nghiên cứu người Đức thống kê có khoảng từ vài trăm nghìn đến hơn một triệu người (dân số Duy Ngô Nhĩ là 10,5 triệu).
"Huấn cải thông qua giáo dục", tôn chỉ từ thời Mao Trạch Đông, có lịch sử lâu dài, từ các trại "cải tạo lao động", được xóa bỏ năm 2013, đến các đợt"phi cực đoan"dành cho thành viên của phong trào tôn giáo Pháp Luân Công, hay "các lớp nghiên cứu"nơi sư sãi Tây Tạng học "lòng yêu nước".
Tác giả của công trình nghiên cứu kết luận chính quyền Bắc Kinh sử dụng biện pháp độc đoán và hăm dọa, "việc đưa vào trại cải huấn chính là một lời đe dọa". Nhiều gia đình kể lại trường hợp tử vong và bạo lực trong các trại này và thường họ cũng không biết người thân bị đưa đến đâu.
Thương mại : Liên Hiệp Châu Âu bất lực trước Hoa Kỳ ?
Washington sẽ đưa ra quyết định từ nay đến muộn nhất là ngày 01/06/2018 liệu có áp thuế 25% đối với thép và 10% với nhôm nhập từ Châu Âu hay không. Trang nhất và chuyên trang "Kinh Tế"của Le Monde dành đề nói về "Liên Hiệp Châu Âu bất lực trước Hoa Kỳ trong lĩnh vực thương mại"và "Châu Âu phó mặc vào Trump".
Cố tỏ ra cứng rắn với Mỹ khi thông qua danh sách áp thuế đối với 300 mặt hàng Mỹ, nhưng cùng lúc với 28 thành viên thì không phải là chuyện dễ. Đặc biệt là Đức, quốc gia Châu Âu xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ với thặng dư thương mại 54 tỉ euro, lại càng muốn tránh xung đột thương mại vì, theo quan điểm của bộ trưởng Kinh Tế Đức, Liên Hiệp Châu Âu sẽ mất rất nhiều nếu không cải thiện quan hệ song phương với Hoa Kỳ.
"Châu Âu phó mặc vào Trump về mặt thương mại", trong khi chiến lược gây bất ổn thường xuyên của Mỹ, theo Le Monde, thật sự không mang lại hiệu quả. Thứ nhất, về cuộc đối đầu với Trung Quốc, tổng thống Mỹ dù đạt được cam kết từ phía Bắc Kinh sẽ mua nhiều nông phẩm và năng lượng hơn, nhưng vẫn thấp hơn 10 lần so với số tiền cần thiết để giảm thâm hụt thương mại 375 tỉ đô la với Trung Quốc.
Đặc biệt, sự nhượng bộ từ phía Trung Quốc lại không đáp ứng những yêu cầu của doanh nghiệp Mỹ về việc Bắc Kinh trợ giá và buộc chuyển giao công nghệ. Thực ra, chủ nhân Nhà Trắng đang cần Bắc Kinh dỡ bỏ một phần trừng phạt đối với nông phẩm Mỹ để trấn an nông dân vùng Midwest, nơi đông đảo cử tri ủng hộ ông, trước kỳ bầu cử bán phần Quốc hội.
Tiếp theo, tổng thống Trump cũng gặp khó khăn trong việc tái đàm phán hiệp định NAFTA với Mexico và Canada, trong khi ông cũng cần Nghị Viện thông qua thỏa thuận mới trước khi Quốc hội mới đi vào hoạt động sau cuộc bầu cử tháng 11 tới đây.
Libya bầu cử tổng thống vào tháng 12
Ổn định Libya là chủ đề được Le Figaro, Libération và La Croix đề cập. Ngày 29/05/2018, tại điện Elysée, các nhà lãnh đạo đối lập chủ chốt tại Libya và cộng đồng quốc tế đã cam kết tổ chức bầu cử lập pháp và tổng thống tại Libya từ nay đến tháng 12/2018.
Le Figaro và Libération trích phát biểu của tổng thống Pháp Macron và đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về Libya, Ghassan Salamé, đánh giá"cuộc gặp lịch sử" vì lần đầu tiên cả bốn lãnh đạo đối địch Libya chấp nhận đối thoại tại một điểm. Tình hình an ninh cũng sẽ được cải thiện để có thể tổ chức các cuộc bầu cử.
Với bài xã luận của La Croix, "ổn định Libya là một thách thức quan trọng đối với người dân nước này"và cũng là "mục tiêu ưu tiên của các nước trong khu vực". Lãnh thổ Libya đang bị các tổ chức thánh chiến và băng đảng buôn lậu các loại (vũ khí, ma túy, di dân…) hoành hành. Tái xây dựng một nhà nước sẽ giúp điều tiết làn sóng nhập cư ở vùng đất này, thường sống trong điều kiện bi thảm. Chính làn sóng tị nạn ngày càng thu hút những lá phiếu bầu cho các đảng dân túy tại Ý, Bỉ, Áo, Đức và Pháp.
Pháp cấm điện thoại di động trong trường học
"Phản đối hay ủng hộ điện thoại di động trong trường học" ? Dự luật của đảng cầm quyền Pháp, Cộng Hòa Tiến Bước (LREM), cấm sử dụng điện thoại di động trong trường học, cuối cùng lại được Quốc hội hướng đến việc để mỗi trường tự ra quyết định nhằm quản lý tốt hơn điện thoại di động.
Là vật dụng không thể thiếu của người lớn, nhưng điện thoại là lại là một vấn đề ở trường cấp 2 và cấp 3, theo đánh giá trong mục "Sự kiện"của La Croix. Theo thống kê của nhật báo công giáo, năm 2016, 93% học sinh từ độ tuổi 12 đến 17 sở hữu điện thoại di động ; 63% học sinh từ 11-14 tuổi có ít nhất một tài khoản trên các mạng xã hội và kênh YouTube là mạng xã hội số 1 của các em từ 13-19 tuổi.
Thu Hằng
Bóng dáng Pháp lấp ló ngay cửa thượng đỉnh Trump-Kim
Serge Dassault qua đời, nước Pháp thương tiếc cho một đầu tầu công nghiệp hàng không và khủng hoảng chính trị tại Ý tiếp diễn khiến Liên Hiệp Châu Âu lo ngại là hai chủ đề thời sự chính chiếm trang nhất các báo Pháp ngày 29/05/2018.
Thông tin về việc hủy cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim trên truyền hình Hàn Quốc, trên một khu phố ở Seoul, ngày 25/05/2018 Reuters/Kim Hong-Ji
Về thời sự Châu Á, các nhật báo lớn tiếp tục theo dõi thượng đỉnh lịch sử Donald Trump và Kim Jong-un. Tổng thống Mỹ ngày 24/05 trong lá thư gởi lãnh đạo Bắc Triều Tiên đặt bút "khai tử" thượng đỉnh Mỹ - Bắc Triều Tiên dự kiến tổ chức vào ngày 12/06 tại Singapore. Nhưng 24 giờ sau đó, ngày 25/05 ông lại cho "hồi sinh" cuộc gặp khi khẳng định lại ý định gặp lãnh đạo Kim Jong-un.
Sự kiện diễn ra khiến La Croix lo lắng đặt câu hỏi : "Liệu thượng đỉnh Trump – Kim tại Singapore có sẽ diễn ra hay không ?". Báo Le Monde quan sát thấy là "Hoa Kỳ và cả hai nước Triều Tiên đang cố gắng vực dậy cuộc gặp Kim – Trump".
Bởi vì, chủ nhân Nhà Trắng còn cho biết thêm là một phái đoàn đàm phán của Mỹ đã đến gặp các đại diện của Bắc Triều Tiên tại khu phi quân sự Bàn Môn Điếm từ hôm Chủ Nhật (27/05). Đồng thời, một phái đoàn khác của Mỹ cũng đã đến Singapore để chuẩn bị công tác hậu cần cho thượng đỉnh. Trước những hoạt động ngoại giao này, Libération hóm hỉnh ghi nhận "Cuộc Gặp gỡ Trump – Kim : cuộc phiêu lưu lại tái diễn".
Tầm quan trọng của cuộc gặp thượng đỉnh Trump – Kim còn được thể hiện rõ qua việc Donald Trump chỉ định ông Sung Kim, từng là đại sứ Hoa Kỳ tại Seoul (2011-2014) và hiện tại chức ở Philippines, làm trưởng đoàn đàm phán. Tháp tùng ông Sung Kim còn có bà Allison Hooker, chuyên gia về Triều Tiên thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ và ông Randall Schriver, thứ trưởng Quốc Phòng.
Sinh năm 1960 tại Seoul, ông Sung Kim nắm rất rõ hồ sơ Bắc Triều Tiên. Ông từng tham gia các cuộc đàm phán 6 bên dưới thời tổng thống George W. Bush. Lần này đến Bàn Môn Điếm, ông Sung Kim có dịp gặp lại đối thủ cứng rắn quen thuộc, bà Choe Son-Hui, thứ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên, người đã kịch liệt chỉ trích những tuyên bố của phó tổng thống Mỹ Mike Pence là "xuẩn ngốc" hồi tuần trước.
Một trong những điểm gay cấn nhất trong cuộc đàm phán lần này liên quan đến số phận của các đầu đạn hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Washington đòi hỏi một tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn và không thể đảo ngược của Bắc Triều Tiên. Do đó, Hoa Kỳ muốn chế độ độc tài chấp nhận chuyển nhanh chóng khoảng 20 đầu đạn sang một nước thứ ba, quốc gia có thể xử lý chúng.
Về điểm này, Les Echos có câu hỏi lớn : "Làm thế nào gỡ bỏ được các quả bom của Kim Jong-un ?". Nhật báo kinh tế trích dẫn truyền thông Hàn Quốc cho hay hồi đầu tháng Năm này, Hoa Kỳ thông qua lời của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gợi ý là nước Pháp có khả năng đảm trách việc nhận các vũ khí này.
Phát ngôn viên điện Elysée nhắc lại lập trường của Paris là chỉ có Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế AIEA mới có đủ chức năng quan trọng cho việc dỡ bỏ "hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược" số vũ khí hạt nhân đó.
Thế nhưng, một nguồn tin khẳng định là Paris chưa được thông báo về đề xuất trên. Hiện tại, Bình Nhưỡng dường như vẫn từ chối đòi hỏi này từ phía Mỹ. Theo truyền thông Nhật Bản, Bắc Triều Tiên dường như chỉ đề cập đến việc gởi một số loại tên lửa ra nước ngoài, chủ yếu là các loại tên lửa liên lục địa ICBM.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, sau cuộc gặp bất ngờ với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, cho biết là Washington và Bình Nhưỡng quả thật vẫn chưa đạt được một đồng thuận về một kế hoạch phi hạt nhân hóa cụ thể.
Khủng hoảng chính trị tại Ý : Chuyện dài nhiều tập
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ý kéo dài lấn át mọi chủ đề quốc tế khác trên các nhật báo lớn. Le Monde trên trang nhất thông báo : "Nước Ý chìm đắm trong một cuộc khủng hoảng chính trị lớn". La Croix ngao ngán : "Ý bế tắc chính trị". Le Figaro thông báo : "Nước Ý bên bờ khủng hoảng chính trị gay gắt". Les Echos cảnh giác : "Nước Ý trong chiếc bẫy một cuộc bầu cử đầy rủi ro".
Về chủ đề này, nhà báo Renaud Girard trên Le Figaro có bài viết báo động "Hai sai lầm thiếu kỷ cương sẽ giết chết Liên Hiệp Châu Âu". Bởi vì, lần đầu tiên kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, nước Ý phải tổ chức hai cuộc bầu cử lập pháp trong vòng một năm. Điều này cho thấy nền dân chủ Ý bị "trục trặc", nhưng đồng thời cũng báo trước một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đang thai nghén trong lòng Liên Hiệp Châu Âu.
Sau khi tổng thống Ý không chấp nhận việc bổ nhiệm ông Paolo Savona, kinh tế gia, chống Châu Âu, làm bộ trưởng kinh tế, trên mạng xã hội Twitter, ông Matteo Salvini, lãnh đạo đảng cực hữu Liga, đã tuyên bố : "Chúng ta sẽ không bao giờ trở thành đầy tớ của ai nữa. Nước Ý không phải là một thuộc địa, chúng ta không phải là nô lệ của Đức, Pháp, của tài chính…".
Chưa bao giờ người ta nghe thấy những phát biểu mạnh mẽ như vậy từ các lãnh đạo những chính đảng lớn tại Châu Âu. Sau vụ Brexit, chúng ta không nên ảo tưởng. Nếu Ý, một trong những nước đồng sáng lập Liên Hiệp Châu Âu ra khỏi khối này thì điều đó có nghĩa là trong trung hạn, Liên Hiệp Châu Âu sẽ bị xóa sổ.
Vì sao đến nông nỗi này ? Theo Renaud Girard, kể từ đầu thiên niên kỷ này, Liên Hiệp Châu Âu là nạn nhân của hai sai lầm thiếu kỷ cương nghiêm trọng bên trong hai cơ chế ra quyết định : đó là Ủy Ban Châu Âu và Hội Đồng Châu Âu.
Sai lầm đầu tiên là Liên Hiệp Châu Âu không đủ khả năng bắt các nước thành viên tôn trọng các cam kết về ngân sách. Ngoài ra, khối này không hề có dự án tiến tới hài hòa, có chính sách chung về thuế khóa, xã hội và ngân sách.
Trách nhiệm đầu tiên, đương nhiên là chính phủ các nước thành viên, mù quáng về lợi ích trước mắt và đề ra các chính sách dân túy phục vụ tranh cử. Hơn thế nữa, Liên Hiệp Châu Âu đã bổ nhiệm những nhân vật không có tài cán, xoàng xĩnh làm lãnh đạo Ủy Ban Châu Âu. Những người này không đủ khả năng đối phó với cuộc khủng hoảng kép : dư thừa cán cân thương mại của các nước phương Bắc ngày càng tăng, trong khi đó, thâm thủng thương mại của các nước phương Nam ngày càng trầm trọng.
Sai lầm thứ hai là thiếu kỷ cương trong lĩnh vực cảnh sát, bảo vệ biên giới. Bất lực trong việc bảo vệ biên giới và làm chủ luồng nhập cư đến từ các nước Ả Rập Hồi giáo và Châu Phi da đen, Liên Hiệp Châu Âu đã liên tiếp gây ra sự chống đối bên trong nhóm Visegrad, Anh quốc "ly dị" và phe chống Châu Âu ngày càng thu được nhiều phiếu trong các cuộc bầu cử…
Liên Hiệp Châu Âu là một câu lạc bộ và không một câu lạc bộ nào có thể tồn tại và phát triển lâu dài nếu các hội viên không tôn trọng nội quy và không có một bộ máy lãnh đạo có khả năng định ra hướng đi và kiên quyết dẫn dắt toàn khối đi theo hướng đó.
Serge Dassault : "Người hùng" đầy tranh cãi
Cũng trên trang nhất, các báo Pháp nói về Serge Dassault, một trong những người đi tiên phong trong ngành công nghiệp hàng không Pháp, vừa qua đời ngày 28/05/2018 ở tuổi 93. Les Echos trên trang nhất khiêm tốn thông báo : "Đầu tầu công nghiệp Serge Dassault đã qua đời".
Một nhà công nghiệp hàng không, một chính khách và một chủ tòa báo Le Figaro, một con người đáng ngưỡng mộ nhưng cũng nhiều tai tiếng. Đương nhiên, báo Le Figaro phải dành cho ông những tình cảm tôn kính nhất khi đề tựa "Serge Dassault, nước Pháp ở trong tim". Nhật báo thiên hữu này dành đến 5 trang báo lớn để nói về cuộc đời và sự nghiệp của chủ nhân tập đoàn chuyên cung cấp các chiếc chiến đấu cơ đa năng cho không quân Pháp như Mirage hay Rafale.
Tờ báo không ngớt lời ca ngợi công lao của ông bằng những lời lẽ như "người phục vụ tận tụy", "đầu tầu công nghiệp với những thành công vang dội", hay như đó là "một con người tự do, không mang tư tưởng hệ thống, lẫn tư tưởng đảng phái"…
Libération cũng đưa hình ảnh của ông trên trang nhất nhưng với một giọng điệu trái ngược "Serge Dassault, kẻ được lợi". Bởi vì, việc ông ra đi cũng có nghĩa là đặt dấu chấm hết cho những phiền toái tư pháp mà ông đang phải đối mặt từ vài năm gần đây vì bị cáo buộc "rửa tiền, mua phiếu bầu"…
Minh Anh