Thụy My, RFI, 18/022021
Một chiếc tàu Trung Quốc vừa kết thúc chuyến khảo sát ở vùng biển Hoàng Sa, chỉ cách bờ biển Đà Nẵng 140 hải lý. Trong khi đó phía Philippines hôm qua 17/02/2021 cho biết Bắc Kinh vẫn tiếp tục xây dựng các công trình mới trên Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa.
Theo báo chí Hoa lục, tàu khảo sát Thám Tác 2 (Tan Suo 2) rời cảng Tam Á, Hải Nam hôm 02/02 để thu thập các mẫu vật, thử nghiệm tàu ngầm và tiến hành các nghiên cứu khác cho đến ngày 09/02. Đây là vụ mới nhất chứng tỏ Trung Quốc tiếp tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Bên cạnh đó, tờ Philippines Daily Inquirer hôm qua dẫn phân tích hình ảnh vệ tinh của công ty công nghệ Mỹ Simularity cho thấy Bắc Kinh tiếp tục xây dựng nhiều công trình mới trên Đá Vành Khăn (Mischief Reef). Đây là rạn san hô thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa hiện do Trung Quốc chiếm đóng, và Việt Nam, Philippines, Đài Loan vẫn đang tranh chấp.
Simularity nhận diện được bảy khu vực trên Đá Vành Khăn đã biến đổi từ cuối năm 2020, dù đại dịch Covid vẫn đang hoành hành.
Chẳng hạn hình ảnh một khu vực được đánh dấu là Khu vực 1, vẫn còn trống trải cho đến ngày 07/05/2020, nhưng đến ngày 04/02/2021 xuất hiện", việc xây dựng một hình trụ cố định có đường kính 16 mét", bắt đầu từ đấu tháng 12/2020, có thể là một cấu trúc để dựng ăng-ten. Tại Khu vực 2, hiện diện một vòm lớn có thể là dàn radar cố định. Ở Khu vực 4 và 7, có những cấu trúc đã được dỡ bỏ ; còn tại Khu vực 5 và 6 xuất hiện những công trình mới xây dựng.
Tờ báo dẫn lời chuyên gia hàng hải Jay Batongbacal cho rằng những radar mới có thể sắp hoàn tất, các doanh trại và vật liệu xây dựng được dời chỗ, chuẩn bị xây một số tòa nhà mới.
CNN hôm nay cho biết phó chủ tịch Hạ Viện Philippines, Rufus Rodriguez kêu gọi thông qua một dự luật về các khu vực biển để khoanh vùng trên biển, nhằm củng cố yêu sách chủ quyền.
Trong khi đó, phía Đài Loan thông báo sẽ tập trận ở Pratas và đảo Ba Bình ở Trường Sa trong tháng Ba.
Thụy My
********************
Mai Vân, RFI, 17/02/2021
Hôm 17/02/2021, Hải Quân Mỹ phái một khu trục hạm lớp Arleigh Burke đi ngang qua vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, nhằm thách thức các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực.
Trong một thông cáo được Reuters trích dẫn, Hạm đội 7 của Hoa Kỳ cho biết là khu trục hạm USS Russel đã thực hiện nhiệm vụ "khẳng định các quyền và tự do hàng hải ở quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật quốc tế".
Khu trục hạm Mỹ đã đi ngang qua quần đảo Trường Sa sau một cuộc tập trận chung của hai nhóm tác chiến tàu sân bay Hoa Kỳ ở Biển Đông.
Ngày 05/02, một chiến hạm khác của Mỹ cũng đã tiến hành một cuộc tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải ở vùng quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc kiểm soát.
Các động thái của Mỹ là dấu hiệu cho thấy chính quyền Biden sẽ không thu hẹp quy mô các hoạt động thách thức các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh mà Washington coi là phi pháp. Dưới thời Donald Trump, Hoa Kỳ đã đẩy mạnh rõ nét các hoạt động này tại Biển Đông.
Bắc Kinh tự nhận chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa, nhưng Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng có những các yêu sách trên toàn bộ hay một phần của quần đảo.
Các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ rộng khắp của Trung Quốc ỏ Biển Đông đã trở thành một vấn đề nóng bỏng trong quan hệ ngày càng gay gắt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Washington đã lên án các hành vi của Bắc Kinh nhằm bắt nạt các nước láng giềng, còn Bắc Kinh thì nhiều lần tố cáo những gì họ gọi là nỗ lực của Mỹ nhằm gây bất ổn trong khu vực và can thiệp vào "công việc nội bộ" của Trung Quốc.
Mai Vân
Ngày 9/5/2019, chính thể nổi tiếng đu dây quốc tế là Việt Nam đã thêm một lần nữa bảo vệ quan điểm ‘can đảm bám Mỹ để khai thác dầu khí’.
Tôn trọng tự do hàng hải’ : tàu Việt Nam giữa gọng kềm Hoa Kỳ và Trung Quốc
Tại cuộc họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ‘đọc bài’ : "Là một quốc gia ven Biển Đông và là thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, Việt Nam cho rằng tất cả các quốc gia được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982".
Phát ngôn trên xuất hiện trong bối cảnh hai tàu chiến Mỹ áp sát khu vực thuộc kiểm soát của Trung Quốc ở Trường Sa khiến Bắc Kinh giận dữ phản đối.
Vào tháng 2 năm 2019, thậm chí còn hiện ra một khái niệm mới trong cách phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam : "Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông của các quốc gia". Đó là lần đầu tiên chính quyền Việt Nam không chỉ ‘tôn trọng tự do hàng hải’ mà còn ‘tôn trọng tự do hàng không’. Hiện tượng phát ngôn đặc biệt này xuất hiện trong bối cảnh Hải quân Mỹ thông báo hai khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS Spruance và USS Preble của nước này đã áp sát Đá Vành Khăn của quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đá Vành Khăn nằm trong số 7 bãi đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và ngang nhiên bồi đắp thành đảo nhân tạo trong vài năm gần đây.
Tính liên hệ cao của ‘tôn trọng tự do hàng không’ có thể là quân sự, với sự kiện ‘Trung Đoàn không quân Sao Đỏ rời Hà Nội, lên chốt giữ vùng Tây Bắc’ vào cuối tháng Mười Một năm 2018.
Rất có thể, Bộ Quốc Phòng Việt Nam cùng quân ủy trung ương của ông Nguyễn Phú Trọng - bằng chỉ đạo cho công khai cuộc chuyển quân của đoàn không quân Sao Đỏ lên vùng Tây Bắc - đang muốn lặp lại chiến thuật "răn đe Trung Quốc" khi Việt Nam mời cả một hàng không mẫu hạm của quân đội Hoa Kỳ - USS Carl Vinson - đến "giao lưu quân sự" tại cảng Đà Nẵng vào tháng Ba năm 2018.
USS Carl Vinson lại là một tàu sân bay hùng hậu của Mỹ đang chờ sẵn ngoài Thái Bình Dương.
Mạch logic quan hệ phòng vệ quốc phòng song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đã hình thành kể từ tháng Bảy năm 2017 khi Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch phải đi Mỹ cầu viện - thời điểm mà Việt Nam ‘mất ăn’ ở mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ ở đông nam Biển Đông. Từ đó đến nay, ngày càng nhiều tàu khu trục Mỹ xuất hiện ở Biển Đông và thách thức Trung Quốc bằng động tác áp sát một số đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhưng không chỉ có thế, cái cách phát ngôn ‘tôn trọng tự do hàng không’ của Bộ Ngoại giao Việt Nam rất có thể đang mở đường cho máy bay chiến đấu của Mỹ hoạt động trên không phận Biển Đông như một hàm ý ‘máy bay Mỹ bay qua vô hại ở Biển Đông’, tiếp nối khẩu ngữ ‘tàu Mỹ đi qua vô hại ở Biển Đông’ bật ra lần đầu tiên vào đầu năm 2016.
Vào tháng Mười năm 2018, hai máy bay B-52 của Mỹ đã áp sát các đảo đang tranh chấp ở Biển Đông.
Như vậy đã có đến ba lần trong 5 tháng đầu năm 2019 và hầu như đã mang tính hệ thống và logic, Bộ Ngoại giao và đứng phía sau là Bộ Chính trị Việt Nam đã không phản đối, nếu không muốn nói là có thể hiện thái độ cổ vũ, trước hoạt động áp sát quần đảo Hoàng Sa của các tàu chiến Mỹ. Lần đầu tiên là ‘tàu Mỹ đi qua vô hại ở Biển Đông’ vào đầu năm 2016.
Giờ đây, hy vọng mỏng manh còn lại cho nhu cầu ăn dầu và trám rỗng ngân sách của Việt Nam chỉ còn là Mỹ - đối trọng quân sự duy nhất với Trung Quốc tại Biển Đông.
Không thể khác hơn, đó là nguồn cơn khiến Bộ Ngoại Giao Việt Nam tỏ ra "can đảm" từ bất ngờ đến dần có hệ thống khi đưa ra tuyên bố hoặc "tàu Mỹ đi qua vô hại", "tàu Mỹ tự do giao thông ở Biển Đông" và ‘tôn trọng tự do hàng hải’.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 12/05/2019
Hải quân Mỹ, Ấn, Nhật và Philippines thao dượt chung ở Biển Đông (RFI, 09/05/2019)
Theo thông báo của hải quân Philippines hôm nay, 09/05/2019, được báo chí nước này trích dẫn, lần đầu tiên hải quân của bốn nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Philippines đã cùng đi vào khu vực Biển Đông trong khuôn khổ các cuộc thao dượt chung trên biển.
Chiến hạm Mỹ USS Blue Ridge (LCC 19) tại căn cứ Hải quân Changi, Singapore, ngày 09/05/2019. Reuters/Edgar Su
Sáu chiến hạm của 4 quốc gia nói trên đã băng qua vùng biển quốc tế và hôm qua đã đến Changi, Singapore, kết thúc cuộc thao dượt mang tên ASEAN-Plus Defense Ministers’ Meeting Maritime Security Field Training Exercis (ADMM-Plus MARSEC FTX) 2019 . Cuộc thao dượt kéo dài một tuần, khởi đầu tại Busan, Hàn Quốc, nhằm củng cố quan hệ đối tác và nâng cao sự thông hiểu nhau giữa hải quân các nước tham gia.
Trưởng phái đoàn hải quân Philippines, hạm trưởng Roy Vicent Trinidad, cho biết cuộc thao dượt chung này là dịp để hải quân Philippines tăng cường quan hệ với các đồng minh và các đối tác trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Thông cáo của Hạm đội Bẩy Mỹ cho rằng những sự kiện như vậy là "cơ hội để các lực lượng hải quân có cùng quan điểm ( like-minded navies ) tập huấn với nhau và tăng cường hợp tác hàng hải trong một vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở".
Cuộc thao dượt quy tụ hải quân Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Philippines diễn ra sau khi Washginton vào tháng 12 năm ngoái kêu gọi các nước đồng minh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông, nơi mà Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa các đảo nhân tạo mà họ xây dựng.
Thanh Phương
**********************
Mỹ, Nhật, Ấn, Phi tập trận tại Biển Đông thách thức Trung Quốc (RFA, 09/05/2019)
Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng 5 cho biết khu trục hạm có tên lửa dẫn đường USS William P. Lawrence của Mỹ vừa tham gia đợt diễn tập chung tại Biển Đông với một hàng không mẫu hạm Nhật, hai chiến hạm Ấn Độ và một tàu tuần duyên của Philippines.
Khu trục hạm USS William P. Lawrence của Mỹ. AFP
Reuters cho biết Nhật cử một trong hai hàng không mẫu hạm của nước này là chiếc Izumo tham gia ; còn phía Ấn Độ cử khu trục hạm INS Kolkata và tàu dầu INS Shakti tham dự.
Cuộc diễn tập kéo dài 1 tuần và kết thúc vào ngày 8 tháng 5 vừa qua. Theo Reuters, đợt diễn tập chung bốn nước như vừa nêu cho thấy thách thức mới đối với Trung Quốc vào khi tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump dọa sẽ tăng thuế đối với lượng hàng hóa Trung Quốc tương đương 200 tỷ đô la.
Trung tá Andrew J. Klug, hạm trưởng khu trục hạm USS William P. Lawrence, ra thông cáo nêu rõ giao lưu chuyên môn với các đồng minh, đối tác và thân hữu trong khu vực là cơ hội để tăng cường các mối quan hệ chặt chẽ hiện có.
Tại Biển Đông, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền qua đường đứt khúc 9 đoạn mà họ tự vạch ra. Tuy nhiên đường này bị Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế- PCA ở La Haye vào ngày 12 tháng 7 năm 2016 tuyên là không có giá trị cả về lịch sử lẫn pháp lý ; tuy nhiên Trung Quốc không chấp nhận phán quyết của PCA.
Tại khu vực Biển Đông, ngoài Trung Quốc và Đài Loan còn Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam có tuyên bố chủ quyền ở đó.
********************
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 9/5 lên tiếng ủng hộ "quyền tự do hàng hải" ở Biển Đông, ít ngày sau khi hai tàu chiến Mỹ áp sát khu vực thuộc kiểm soát của Trung Quốc ở Trường Sa, vốn khiến Bắc Kinh giận dữ phản đối.
"Là một quốc gia ven Biển Đông và là thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, Việt Nam cho rằng tất cả các quốc gia được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982", bà Lê Thị Thu Hằng nói tại cuộc họp báo thường kỳ.
Tháng trước, người đứng đầu hải quân Trung Quốc nói rằng tự do hàng hải "không nên được sử dụng để xâm phạm quyền lợi của các nước khác", theo Reuters.
Hai tàu khu trục có tên lửa dẫn đường của Hoa Kỳ, có tên là Preble và Chung Hoon, đã tuần tra trong khu vực 12 hải lý gần đá Ga Ven (Gaven) và đá Gạc Ma (Johnson) hiện thuộc kiểm soát của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa.
Mỹ tiến hành bước đi này trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh vẫn chưa tìm được tiếng nói chung để giải quyết cuộc chiến thương mại giữa hai nước.
Sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng các tàu của Hoa Kỳ đã tiến vào vùng biển gần các đảo nhỏ mà không có sự cho phép của Bắc Kinh, và hải quân Trung Quốc đã ra cảnh báo buộc các tàu này phải rời đi.
"Một số động thái có liên quan của các tàu Hoa Kỳ đã xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, và phá hoại hòa bình, an ninh và trật tự của các vùng biển liên quan. Trung Quốc không hài lòng và mạnh mẽ phản đối điều này", ông Sảng nói tại một cuộc họp báo hôm 6/5.
Trong phần tuyên bố đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 9/5, bà Hằng một lần nữa khẳng định rằng "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của luật pháp quốc tế".
"Việt Nam đề nghị các nước tiếp tục có đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, tôn trọng và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế liên quan, thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương", nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nói.
********************
Việt Nam lên tiếng về hai chiến hạm của Hoa Kỳ ở Biển Đông (RFA, 09/05/2019)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vào chiều ngày 9 tháng 5 trả lời báo giới về việc hai chiến hạm Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 5 đi vào vùng 12 hải lý của hai đảo đá Gaven và Gạc Ma tại Trường Sa hiện do Trung Quốc chiếm đóng.
Bà Lê Thị Thu Hằng - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao -Courtesy of infonet
Phát ngôn nhân Lê Thị Thu Hằng của Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị các nước tiếp tục có đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì hòa bỉnh, ổn định của khu vực. Bà này cũng kêu gọi các nước tôn trọng và thực hiện các nghĩa vụ quốc tế, luật pháp quốc tế liên quan, thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.
Vào ngày thứ hai 6 tháng 5, hai chiến hạm của Hải quân Mỹ là USS Preble và USS Chung Hoon áp sát hai đảo đá Gaven và Gạc Ma ở Trường Sa.
Theo phát ngôn nhân Clay Doss của Hạm Đội Bảy thuộc Hải Quân Hoa Kỳ thì hoạt động ‘đi qua vô hại’ của hai chiến hạm Mỹ nhằm mục đích thách thức đòi hỏi chủ quyền quá đáng và duy trì quyền tiếp cận các vùng biển thuộc phạm vi luật quốc tế.
Trước hoạt động mới của phía Hoa Kỳ như vừa nêu, phát ngôn nhân Cảnh Sảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng từ Bắc Kinh rằng việc Hoa Kỳ cho chiến hạm đi vào vùng biển áp sát hai đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lắp nên như thế mà không có phép của Bắc Kinh là vi phạm chủ quyền của Hoa Lục.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như trọn Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà họ tự vạch ra ở khu vực biển có tuyến đường hàng hải quan trọng này.
Phía Hoa Kỳ cho thực hiện chiến dịch mang tên ‘tự do hàng hải’, FONOPS, nhằm thách thức tuyên bố bị cho là quá mức đó của Trung Quốc.
Chuyến FONOP mới nhất diễn ra vào khi cuộc thương chiến giữa Bắc Kinh và Washington tiếp tục căng thẳng. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa lên tiếng sẽ cho tăng thuế suất đối với 200 tỉ đô la hàng hóa của Trung Quốc vì đàm phán về vấn đề này diễn tiến quá chậm chạp.
Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải của Châu Á ?
Bài viết trên báo Le Figaro, trang 17 thu hút độc giả quan tâm về Châu Á. Kèm theo đó là ba tấm bản đồ về các vùng biển từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương với các hàng chú thích "Một khu vực chiến lược đối với các hoạt động thương mại... tâm điểm của tham vọng Trung Quốc... có thể dẫn tới xung đột".
Chiến hạm Pháp Le Vendémiaire (F734), bắt đầu chuyến ghé thăm hữu nghị Manila (Philippines) ngày 12/03/2018. Reuters/Romeo Ranoco
Cyrille Pluyette trở lại với sự kiện tháng 4/2019, Trung Quốc tức giận vì Pháp điều chiến hạm Vendémiaire đi ngang eo biển Đài Loan. Bắc Kinh coi đây là một hành vi "bất hợp pháp" vì "không muốn bất kỳ một ai gây trở ngại cho tham vọng của mình đối với vùng biển này".
Tác giả lần lượt giải đáp các câu hỏi : "Tại sao Bắc Kinh đã có phản ứng khi tàu Vendémiaire tiến vào eo biển Đài Loan ? Phải chăng Bắc Kinh xem toàn bộ eo biển này thuộc chủ quyền của Trung Quốc" ? Về phía Paris, Hải quân Pháp cho biết "trung bình mỗi năm vẫn đi ngang khu vực eo biển Đài Loan một lần" và hoạt động trong vùng biển được phép lưu thông. "Vậy tại sao lần này Trung Quốc lại phản ứng gay gắt" ?
Hai lý do cho phép trả lời câu hỏi này : thứ nhất Bắc Kinh bực mình vì cho rằng Paris về hùa với Mỹ, thực thi quyền "tự do hàng hải" và Trung Quốc muốn dằn mặt Pháp sau khi tổng thống Macron thông báo tăng cường hiện diện trong khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương, đẩy mạnh hợp tác với hải quân Nhật Bản trong vùng. Thứ nhì, là Trung Quốc muốn thị uy vài tuần lễ trước diễn đàn an ninh khu vực tổ chức tại Singapore và chiếc hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle của Pháp sẽ dừng lại tại cảng Singapore nhân dịp này.
Một số các câu hỏi khác được tác giả bài báo trên Le Figaro nêu ra : "Đâu là mục đích của Hải quân Mỹ khi đưa tàu chiến vào vùng eo biển Đài Loan ? Thực hư về sức mạnh của Hải quân Trung Quốc và liệu rằng tương quan lực lượng giữa Mỹ và Trung Quốc có đang thay đổi trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương hay không" ?
Chiến thuật của Bắc Triều Tiên để mặc cả với Mỹ
Cũng Le Figaro trở lại với vụ Bình Nhưỡng vừa thử nghiệm tên lửa tầm ngắn cách nay hai ngày và tờ báo ghi nhận : "Kim Jong-un phô trương cơ bắp nhằm thúc đẩy trở lại đàm phán với Hoa Kỳ".
Trăng mật Donald Trump – Kim Jong-un có dấu hiệu "mệt mỏi" từ sau hai thượng đỉnh ở Singapore và Hà Nội. Một chuyên gia Mỹ cho rằng đến nay, lãnh đạo Bắc Triều Tiên vẫn chưa "nuốt trôi" việc ông đã ra về tay không sau lần gặp gỡ cuối cùng với tổng thống Hoa Kỳ tại Việt Nam. Do vậy, các động thái gần đây như vụ thử vũ khí chiến thuật có trang bị hệ thống dẫn đường vào tháng 4/2019, và vụ thử tên lửa từ bãi Hodo hôm 04/05/2019 là "một thông điệp nhằm thúc giục Donald Trump quay lại bàn đàm phán, với những đòi hỏi mà Bình Nhưỡng có thể dễ chấp nhận hơn. Đồng thời đây cũng là cách để Kim Jong-un trấn an công luận Bắc Triều Tiên" về khả năng quân sự của chế độ.
Le Figaro trích lời chuyên gia Scott Snyder thuộc cơ quan nghiên cứu về quan hệ quốc tế của Mỹ, Council of Foreign Relations, Kim Jong-un phải tỏ ra cứng rắn để chứng minh về thế mạnh của ông đã phần nào bị sứt mẻ từ sau thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội. Chính vì muốn củng cố sức mạnh mà lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã khai thác lá bài ngoại giao qua việc gặp tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trong bối cảnh đó, chuyên gia Mỹ Su Mi Terry thuộc trung tâm CSIS chờ đợi : "Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục cho thử nghiệm tên lửa, nhưng sẽ không vượt quá lằn ranh đỏ, nghĩa là sẽ tránh thử nghiệm tên lửa liên lục địa, và sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước lớn trên thế giới" để mặc cả với Washington.
Pháp : Thực tế thách thức tổng thống Macron
Ngày mai 07/05/2019 đánh dấu đúng hai năm Emmanuel Macron, đắc cử tổng thống Pháp. Hai năm trong điện Elysée, Emmanuel Macron là một vị tổng thống "cô đơn", tựa của La Croix trên nền bức ảnh ông một mình trên những bậc thềm của phủ tổng thống. Tờ báo phân tích : "Macron không có được những vị bộ trưởng tầm cỡ, chính phủ thiếu trọng lượng còn đảng Cộng Hòa Tiến Bước của ông thì còn quá non nớt. Đó là những nhược điểm lớn của chủ nhân điện Elysée". La Croix so sánh : tháng 6/2017 trong những tuần đầu tiên của nhiệm kỳ, Emmanuel Macron được 57 % người Pháp tín nhiệm. Gần hai năm sau, theo thăm dò được thực hiện hồi tháng 4/2019, chính sách của nguyên thủ Pháp chỉ còn được 26 % dân chúng tán đồng.
Báo Le Figaro nói đến hai năm "Thực tế đặt vị tổng thống trước những thử thách". Tờ báo thiên hữu phân tích tổng thống Pháp đánh mất hào quang từ sau tai tiếng mang tên Benalla bị phơi bày ra ánh sáng. Alexandre Benalla là một cận vệ và cũng là người thân tín nhất của Macron. Tiếp theo đó là nhiều nhân vật nặng ký trong chính phủ, nhiều cố vấn trung thành với Emmanuel Macron đua nhau từ chức. Tham vọng cải tổ sâu rộng đất nước từ kinh tế, đến xã hội, y tế và cả kế hoạch cải tổ Hiến pháp tổng thống Macron muốn tiến hành đều bị đóng băng. Ngay cả tham vọng cải tổ Liên Hiệp Châu Âu cũng không còn sức thuyết phục đối với các đối tác chính của Paris, đứng đầu là Đức.
Đến mùa thu vừa qua, phong trào Áo Vàng bùng lên và đã kéo dài suối 25 tuần lễ mà vẫn chưa tới hồi kết. Tổng thống Emmanuel Macron đã hai lần thông báo một loạt các biện pháp nhằm xoa dịu công luận, tốn hàng chục tỷ euro. Nhưng Le Figaro lo ngại vẫn chưa giải tỏa được những bức xúc trong xã hội, của những "người nổi loạn vì bất công thuế khóa".
Báo Le Figaro tiếc rằng, "khủng hoảng Áo Vàng đã buộc Emmanuel Macron phải hoãn lại nhiều dự án cải tổ" từ kế hoạch cải tổ chế độ hưu bổng, đến hệ thống an sinh xã hội, trợ cấp thất nghiệp ...
Bà phù thủy trong thung lũng tin học Silicon Valley
Les Echos tặng cho một phụ nữ danh hiệu "cơn ác mộng của vùng thung lũng tin học Silicon Valley. Đó là nhà báo Kara Swisher, 56 tuổi : người đàn bà có ảnh hưởng lớn nhất ở sườn tây nước Mỹ. Bà đã chứng kiến ngày những tập đoàn như Netscape hay AOL ra đời, mời từ Steve Jobs đến Bill Gates tham luận, và cũng là người đã tấn cho Yahoo! một đòn chí tử, là người khiến Marc Zuckerberg đổ mồ hôi hột.
Sở dĩ có quyền sinh sát trong tay như vậy do Kara Swosher có 1,3 triệu followers trên Twitter, là sáng lập viên của trang mạng Re/code và từ 20 năm qua, chỉ cần một tiếng nói của bà cũng đủ để những công ty high tech ở thung lũng Silicon Valley "lên voi hay xuống chó".
Cựu lãnh đạo Twitter Dick Costolo giải thích : "Kara Swisher mà nhắc đến tên của hãng nào, là lập tức người người nghe theo. Bà là một nhà báo ngoại hạng và rất có uy tín với giới trong ngành. Người ta theo chân bà trên các mạng xã hội để xem Kara phán những gì. Swisher là một loại hàn thử biểu rất chính xác".
Người Mỹ hào phóng với nhà thờ Đức Bà Paris
Người Mỹ hào phóng đóng góp để xây dựng lại Nhà Thờ Đức Bà Paris. Phụ trang văn hóa của tờ Le Figaro cho biết quỹ FHS có trụ sở tại New York, từ ba tuần qua làm việc không ngơi tay. Mỗi ngày có không biết bao nhiêu người liên lạc với quỹ này, để tặng khi thì 5 khi thì 10 đô la hay 10 triệu đô la, giúp nước Pháp xây dựng lại Nhà Thờ Đức Bà Paris bị hỏa hoạn hôm 15/04/2019.
Một quỹ khác mang tên Những người Bạn của Notre Dame đến nay đã quyên góp được 850.000 đô la... Các buổi hòa nhạc gây quỹ tái thiết Nhà Thờ Đức Bà Paris được dân New York, Washington hay San Francisco, New Orleans nhiệt tình tham gia. Trong số các vị mạnh thường quân ấy, có rất, rất nhiều người chưa bao giờ được đặt chân đến Pháp, Paris hay Nhà Thờ Đức Bà.
Nhưng một người nói với phóng viên của báo Le Figaro, "Notre Dame de Paris là của tất cả mọi người, của cả thế giới (...) Vụ hỏa hoạn vừa rồi là hồi chuông thức tỉnh công luận, rằng tất cả mọi người đều họ có trách nhiệm chăm chút cho di sản mà chúng ta đã kế thừa của cha ông, và đến lượt chúng ta phải tiếp tục gìn giữ những gì đã có để truyền lại cho các thế hệ sau này".
"Điện Biên Phủ, lòng chảo tai họa"
"Cách nay 65 năm, quân đội Pháp xem thường sức mạnh của Việt Minh, thất trận thảm bại trong lòng chảo Bắc Kỳ. Các hiệp định hòa bình sau đó là điểm khởi đầu, khai tử đế chế thực dân".
Ảnh tư liệu ngày 22/04/1954 : Bộ đội Việt Nam tấn công vị trí của lính Pháp tại sân bay Mường Thanh trong trận Điện Biên Phủ.AFP / VNA FILES
Laurent Joffrin của báo Libération mở đầu bài viết về trận đánh Điện Biên Phủ như trên và tờ báo dành bốn trang để nhìn lại sự kiện này.
Ngày 15/03/1954 trung tá Charles Piroth, chỉ huy pháo binh Pháp tại Điện Biên Phủ dùng lựu đạn tự sát. Cả một biểu tượng. Qua cử chỉ tuyệt vọng của Piroth người ta ý thức được rằng "chính sách thực dân bắt đầu lung lay, chiến tranh Đông Dương vừa xa vời, vừa không được lòng dân, là một cuộc chiến đẫm máu, phi lý và vô ích".
Libération nhắc lại với độc giả chặng đường dài từ tháng 3/1954 rồi đến cuộc tổng tấn công ngày 01/05 và hồi kết ngày mồng 7 : Pháp thất thủ. Khoảng 8.000 lính Việt Nam thiệt mạng ; 2.000 bên phía Pháp ; 11.000 tù binh. Trong số này, chỉ có 3.290 người sống sót cho tới sau hiệp định hòa bình 20/07/1954.
"Điện Biên Phủ là hồi kết của những năm dài trong chính sách thực dân của Pháp. Sau Điện Biên Phủ, Mặt trận Giải phóng Algeria FNL vùng lên. Chiến thắng của Võ Nguyên Giáp tạo nên sức mạnh cho công cuộc đấu tranh giành độc lập tại các quốc gia bị đô hộ (...) Độc lập của các quốc gia này nảy sinh từ lòng chảo ẩm ướt nơi vùng núi rừng Bắc Kỳ : Điện Biên Phủ".
Bên cạnh bài viết của Laurent Joffrin, tờ báo đã tìm đến với hai nhân vật đã trải qua trận đánh lịch sử này. Người thứ nhất là đại tá Jacques Allaire, một lính dù trong trận đánh Điện Biên Phủ. 65 năm sau ông gọi đấy là một "thảm họa" đã "ngấm vào da thịt ông".
Nhân vật thứ nhì là ông Đoàn Minh Tuấn. Mùa xuân năm 1954 trên chiến trường Điện Biên Phủ, ông là một công binh 17 tuổi. Libération gặp được ông trong căn hộ ở Antony, ngoại ô phía nam Paris. Tiếp phóng viên Libération, ông cụ nói : suýt quên mất ngày mồng 7 tháng 5, và đã "sang trang" giai đoạn ấy.
Nhưng chỉ cần khơi lại một chút ký ức, những hình ảnh Điện Biên Phủ lại tràn về. Ông còn nhớ rõ, trong trận đánh quyết định ngày 13 tháng 3, có từ 20 đến 30 người trong đơn vị đã ngã xuống. Ông chỉ bị thương nhẹ ở chân. Gần hai tháng sau, khi quân Pháp đầu hàng, ông đã trông thấy những binh sĩ Pháp "rất gầy gò và rất thiểu não".
65 năm sau, cụ Đoàn Minh Tuấn mỉm cười "chiến tranh là một bài học trải nghiệm của thời trai tráng. Nhưng không có gì là anh hùng cả, có biết bao người cũng đã trải qua kinh nghiệm này".
Thanh Hà
Việt Nam lại lên tiếng về quyền tự do hàng hải ở Biển Đông (RFA, 15/02/2019)
Bộ Ngoại giao Việt Nam vào chiều ngày 15 tháng 2 ra thông cáo lặp lại lập trường của Hà Nội về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông sau khi Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện chuyến tuần tra tự do hàng hải mới nhất ở khu vực này.
Không ảnh do Philippines chụp Đá Vành Khăn vào tháng 11 năm 2003 - AFP
Trong thông cáo Bà Lê Thị Thu Hằng, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, nhắc lại rằng với tư cách là một nước thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 và là quốc gia ven Biển Đông, Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không tại vùng biển này của các nước, phù hợp với các qui định của luật pháp quốc tế.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam được phát đi sau khi Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 2 cho hai chiến hạm USS Spurance và USS Preble đi qua vùng 12 hải lý của Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa tại Biển Đông. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chiến dịch tuần tra tự do hàng hải, FONOPs của Mỹ.
Đây là lần thứ hai trong năm nay, Hải quân Hoa Kỳ tiến hành chiến dịch tự do hàng hải tại khu vực Biển Đông.
Vào ngày 7 tháng 1 vừa qua, Hải quân Hoa Kỳ cho chiến hạm USS McCampbell đi vào khu vực 12 hải lý của 3 đảo thuộc Hoàng Sa gồm đảo Cây, Linh Côn và Phú Lâm.
Đài CNBC dẫn lời người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương – bà Rachel McMarr, trong một tuyên bố qua email rằng, Hoa Kỳ đang thực hiện hoạt động tuần tra "tự do hàng hải" trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông - Việt Nam) và hoạt động này không nhắm đến một quốc gia nào hay đưa ra bất kỳ một tuyên bố chính trị nào.
Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép sau trận hải chiến trên biển với Quân lực Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 19/1/1974 khiến ít nhất 74 binh sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa tử trận.
Tàu chiến Mỹ nhiều lần thực hiện các cuộc tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông trong những năm vừa qua, trong đó có vụ hồi tháng 9/2018 tàu chiến nước này suýt va chạm với tàu chiến Trung Quốc khi đi qua khu vực gần đá Gaven, Trường Sa.
*****************
Trạm BOT Dầu Giây bị kiểm tra doanh thu đột xuất sau vụ cướp (RFA, 16/02/2019)
Truyền thông Việt Nam hôm 16/2 cho biết Tổng cục Đường Bộ Việt Nam vừa thành lập đoàn kiểm tra đột xuất công tác tổ chức thu phí và hoạt động của trạm thu phí đường bộ BOT Dầu Giây, Đồng Nai từ ngày 18/2.
Hình minh hoạ. Các tài xế phản đối một trạm thu phí BOT - Courtesy FB
Theo báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, việc kiểm tra đột xuất trạm Dầu Giây được phối hợp giữa Tổng cục đường bộ Việt Nam và cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an. Thời gian kiểm tra là trong 5 ngày.
Nguyên nhân của việc kiểm tra được Tổng cục Đường bộ cho biét là để làm rõ những ý kiến nghi ngờ, tranh cãi về doanh thu của trạm thu phí sau vụ cướp tại trạm này hôm 7/2, tức mùng 3 Tết vừa qua.
2 tên cướp đã ập vào trạm thu phí trên đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành- Dầu Giây hôm 7/2 và lấy đi hơn 2 tỷ đồng tiền thu phí gây ra nhiều thắc mắc trong dư luận là trạm thu phí thu được quá nhiều tiền trong một ngày. Tuy nhiên lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển cao tốc Việt Nam (VEC), chủ của BOT này, sau đó cho báo chí biết đấy là tiền thu của nhiều ngày dồn lại.
Các trạm thu phí BOT là tâm điểm gây ra nhiều phản đối, ách tắc giao thông trên các quốc lộ của Việt Nam thời gian qua vì người dân và các tài xế cho rằng một số các trạm BOT đặt sai vị trí, thu tiền quá cao.
Theo công ty VEC, 3 trạm thu phí trên cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây có doanh thu hơn 3,2 tỷ đồng trong 9 ngày tết vừa qua với bình quân một ngày đêm hơn 43.000 lượt phương tiện qua tuyến.
Chiến hạm Mỹ qua Hoàng Sa : Hà Nội tranh thủ nhưng vẫn ngại Bắc Kinh (RFI, 15/01/2019)
Tờ South China Morning Post hôm 14/01/2019 có bài viết mang tựa đề "Việt Nam có nguy cơ chọc giận Trung Quốc khi lợi dụng việc Hoa Kỳ thực thi tự do hàng hải để nhấn mạnh yêu sách ở Biển Đông". Nhật báo Hồng Kông (bị tập đoàn Alibaba của Trung Quốc mua lại năm 2016) nhận định Hà Nội vẫn thường giữ thăng bằng trong mối quan hệ với Bắc Kinh và Washington. Tuy nhiên chuyến tuần tra qua Hoàng Sa của khu trục hạm Mỹ USS McCampbell là một cơ hội quá đẹp không thể bỏ lỡ.
Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS McCampbell của Mỹ (@wikipedia.org)
Trong lúc Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tranh chấp về thương mại và địa chính trị, Việt Nam vẫn đi dây trên một Biển Đông đầy bão tố. Hà Nội muốn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Washington, nhưng tránh không làm Bắc Kinh phật ý.
Vừa rồi nhân dịp chiến hạm Mỹ tuần tra ở Hoàng Sa, Hà Nội không chỉ ủng hộ đồng minh phương Tây, mà còn tái khẳng định chủ quyền tại Biển Đông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố : "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế".
Nhà phân tích Derek Grossman của Rand Corporation cho rằng, nếu tuyên bố trên khá điển hình - trong lúc Việt Nam cố tỏ ra cùng quan điểm với Washington trên những vấn đề như tự do hàng hải, nhưng thời điểm được đưa ra là đáng ngạc nhiên, vì quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang căng thẳng cao độ.
Ông nói : "Đáng chú ý là quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt ngày càng gần gũi hơn, tuy Hà Nội lâu nay vẫn kín đáo để tránh chọc giận Bắc Kinh vô ích".
Thứ Hai tuần trước, Bắc Kinh phản đối Washington sau khi khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS McCampbell tuần tra Hoàng Sa. Phát ngôn viên Lục Khảng nói rằng đã "nghiêm khắc cảnh cáo" vì hoạt động tuần tra này "vi phạm luật pháp Trung Quốc".
Trong khi đó phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, bà Rachel McMarr tuyên bố việc chiến hạm USS McCampbell đi vào bên trong khu vực 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa là nhằm "phản kháng các yêu sách quá đáng trên biển".
Collin Koh, chuyên gia về an ninh hàng hải ở Nanyang Technological University ở Singapore ghi nhận việc Hà Nội ủng hộ Washington thực thi tự do hàng hải không có gì lạ, vì chiến hạm Mỹ đi gần Hoàng Sa nơi Việt Nam đòi hỏi chủ quyền. Còn ở Trường Sa, Việt Nam thận trọng hơn vì quần đảo này bị nhiều nước yêu sách, không muốn làm phức tạp thêm tình hình.
Một nghiên cứu mới đây của ISEAS – Yusof Ishak Institute ở Singapore cho thấy Việt Nam là nước ủng hộ Hoa Kỳ mạnh mẽ nhất tại Đông Nam Á. Trong số 1.000 nhà nghiên cứu, nhà phân tích và chuyên gia được hỏi ý kiến, có đến hơn phân nửa cho rằng Việt Nam tin tưởng "mạnh mẽ" hoặc "khá mạnh" vào Mỹ, như một đối tác chiến lược, giúp giữ an ninh trong khu vực.
Thứ Ba tuần trước, đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink đã gặp gỡ phó thủ tướng Phạm Bình Minh để bàn bạc về việc hợp tác trong thương mại, ngoại giao và an ninh. Ông Kritenbrink cho biết Hoa Kỳ hy vọng siết chặt việc phối hợp trong hoạt động bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông.
South China Morning Post cũng dẫn lời giáo sư Carl Thayer, đại học New South Wales nhấn mạnh, tuy Hà Nội tranh thủ cơ hội khu trục hạm USS McCampbell tuần tra để tái khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa, nhưng không muốn làm phật lòng Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam - vẫn tiếp tục giữ thăng bằng trong quan hệ với hai cường quốc.
Thụy My
*******************
Việt Nam chọc giận Bắc Kinh bằng ‘tự do hàng hải’ của Mỹ trên Biển Đông (VOA, 14/01/2019)
Trong lúc Trung Quốc và Hoa Kỳ tiếp tục đấu với nhau trong các cuộc chiến thương mại và địa chính trị, Việt Nam cố tìm cách giữ thăng bằng trên Biển Đông đầy sóng gió, vừa tìm cách duy trì quan hệ chặt chẽ với Washington, vừa tìm cách tránh làm phật lòng Bắc Kinh – theo bình luận của các chuyên gia.
Khu trục hạm trang bị tên lửa dẫn đường USS McCampbell (chiếc thứ ba) của Mỹ trong một cuộc thao dượt quân sự chung với các đối tác Ðông Nam Á trên Biển Đông (ảnh tư liệu ngày 16/11/2016)
Cuối tuần qua, Hà Nội đã tận dụng vụ tranh cãi mới nhất giữa Washington và Bắc Kinh liên quan đến chiến dịch tự họ hàng hải của Mỹ trong Biển Đông để không những bày tỏ ủng hộ đối với đồng minh phương tây của mình, mà còn tái khẳng định tuyên bố chủ quyền trong lãnh hải tranh chấp.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trong trả lời báo chí hôm 9/1 về việc hải quân Mỹ đưa khu trục hạm trang bị tên lửa dẫn đường USS McCampbell đi qua khu vực quần đảo Hoàng Sa đã tái khẳng định rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
VnExpress dẫn lời bà Hằng cho biết Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải, và kêu gọi các nước đóng góp cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Ông Derek Grossman, phân tích gia kỳ cựu tại Rand Corporation, nói rằng mặc dù đó là tuyên bố mà Việt Nam thường dùng để bày tỏ đồng quan điểm với Washington về những vấn đề, chẳng hạn như tự do hàng hải, nhưng thời điểm đưa ra tuyên bố này rất đáng ngạc nhiên trong bối cảnh căng thẳng đang tăng cao giữ Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Báo South China Morning Post (SCMP) dẫn lời ông Grossman nói rằng : "Quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt được tăng cường đáng kể trong lúc Hà Nội cố tìm cách che giấu để tránh làm Bắc Kinh giận dữ một cách không cần thiết".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói rằng hành vi của tàu Mỹ đã vi phạm luật Trung Quốc và luật pháp quốc tế, và Trung Quốc "nghiêm khắc phản đối".
Trước đó, hôm 7/1, nữ phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương Rachel McMarr cho biết tàu USS McCampbell đã thực hiện hoạt động "tự do hàng hải" trong phạm vi 12 hải lý thuộc Quần đảo Hoàng Sa "để thách thức các tuyên bố chủ quyền hàng hải quá mức".
Ông Lục Khảng nói : "Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt ngay hành động khiêu khích này".
Ông Collin Koh, một phân tích gia về an ninh hàng hải của Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, nói rằng việc Hà Nội ủng hộ chiến dịch tự do hàng hải của Hoa Kỳ không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng lần này sự việc diễn ra gần các đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền".
Báo SCMP trích lời ông Koh nói rằng : "Chẳng hạn như khi phản ứng về Trường Sa, Việt Nam thường im lặng hơn, một phần là vì ở đó có nhiều bên tranh chấp, và Hà Nội không muốn vướng vào tình huống quá phức tạp.
Mặc dù Hà Nội dùng vụ khu trục hạm McCampbell để lập lại tuyên bố chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, những họ không muốn làm phật lòng hoặc chọc giận Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam – SCMP trích nhận định của ông Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Canberra.
Ông Thayer nói : "Hà Nội muốn giữa khoảng cách đều nhau trong quan hệ với các cường quốc".
Một cuộc khảo sát mới đây của Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore ghi nhận rằng trong số các quốc gia Ðông Nam Á, Việt Nam là nước ủng hộ mạnh mẽ nhất sức mạnh của Mỹ trong khu vực.
Hơn phân nửa trong tổng số 1.000 học giả, phân tích gia và chuyên gia tham gia cuộc khảo sát nói họ tin tưởng "mạnh mẽ" hoặc "một mức độ nào đó" vào Mỹ là một đối tác chiến lược và là thế lực duy trì ổn định trong khu vực.
Hồi đầu tuần trước, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink đã họp với Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Phạm Bình Minh của Việt Nam để thảo luận về hợp tác an ninh, ngoại giao và thương mại.
Ông Kritenbrink nói Hoa Kỳ hy vọng sẽ tăng cường hợp tác tự do hàng hải trên Biển Đông.
(Theo SCMP, VnExpress)
Vào đầu năm 2019, thêm một lần nữa và hầu như đã mang tính hệ thống và logic, Bộ Ngoại giao và đứng phía sau là Bộ Chính trị Việt Nam đã không phản đối, nếu không muốn nói là có thể hiện thái độ cổ vũ, trước hoạt động áp sát quần đảo Hoàng Sa của một tàu khu trục Mỹ trang bị tên lửa dẫn đường có tên là USS McCampbell.
Tàu khu trục Mỹ USS McCampbell.
"Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải, và kêu gọi các nước đóng góp cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông" - ngày 9/1/2019, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ‘can đảm’ giang cánh tay phát ngôn như thế và nói thêm rằng "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế".
Trước đó, hôm 7/1, nữ phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương Rachel McMarr cho biết tàu USS McCampbell đã thực hiện hoạt động "tự do hàng hải" trong phạm vi 12 hải lý thuộc Quần đảo Hoàng Sa "để thách thức các tuyên bố chủ quyền hàng hải quá mức".
Như vậy, từ đầu năm 2016 đến nay, có ít nhất 4 lần thể chế một đảng ở Việt Nam "ngó lơ" chuyện chiến hạm Mỹ áp sát quần đảo Hoàng Sa như một động tác thách thức Trung Quốc, trong đó có hai lần Bộ Ngoại giao Việt Nam bất thần tỏ ra "can đảm" khi đưa ra tuyên bố hoặc "tàu Mỹ đi qua vô hại" hoặc "tàu Mỹ tự do giao thông ở Biển Đông".
Vào ngày 31 tháng Giêng, 2016, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cũng đã dạo tiếng thăm dò "Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải" về hành động tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur của hải quân Hoa Kỳ áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa trong "chiến dịch tự do hàng hải" (FONOP) của Hoa Kỳ. Đó là lần đầu tiên kể từ thời "đu dây" giữa Trung Quốc và Mỹ, nhà cầm quyền Việt Nam mới có được một tuyên bố "minh bạch" đến thế, cho dù tất cả mới chỉ trên phương diện phát ngôn.
Vào cuối tháng Mười, 2015, khi diễn ra sự kiện một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường khác của Hoa Kỳ là USS Lassen đi qua khu vực 12 hải lý quanh Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa (bãi đá này Trung Quốc đã tiến hành cơi nới xây dựng thành đảo nhân tạo), người phát ngôn Việt Nam chỉ nói chung chung là Việt Nam : "Tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông" và "kêu gọi các bên liên quan đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định" ở Biển Đông.
Từ lâu, cách phát ngôn nước đôi của "người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam" đã khiến hơn 80% người dân Việt không thích Trung Quốc trở nên phát ngấy. Rất nhiều lần, mặc dù luôn tuyên bố chủ quyền với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng phía Việt Nam đã tìm cách im lặng "cho nó lành" trước Trung Quốc. Ngay cả vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xâm phạm Biển Đông vào giữa năm 2014 cũng không làm cho giới lãnh đạo Việt Nam sôi sục nỗi liêm sỉ. Khi đó, đã không có bất kỳ một văn bản nào của Bộ Chính trị hay nghị quyết nào của Quốc hội Việt Nam lên án hành vi xâm phạm của Trung Quốc.
Vì sao từ đầu năm 2016 đến nay, giới lãnh đạo Việt Nam lại tỏ ra "can đảm" lạ thường đến thế ?
Phải chăng đây chỉ là một động tác mị dân để cho thấy dàn lãnh đạo vừa cũ vừa mới trong Bộ Chính trị không đến nỗi quá "thân Trung" như dư luận đánh giá ?
Hay đã xuất hiện ra một mối nguy hiểm nào đó từ phía Trung Quốc mà Hà Nội không thể nhún nhường hơn ?
Nếu mối quan hệ Việt-Trung vào năm 2016 diễn ra tạm thời êm ả, thì đến giữa năm 2017 bắt đầu sóng gió. Trước sức ép của Trung Quốc và thậm chí Trung Quốc còn đe dọa sẽ tấn công các cứ điểm quân sự của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, vào ngày 24 tháng Bảy, chính quyền Việt Nam đã phải yêu cầu ngừng hoạt động thăm dò khí đốt của Repsol – một công ty Tây Ban Nha liên doanh với Việt Nam – ngay tại Bãi Tư Chính luôn được xem là "thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam", cùng lúc phải ngậm đắng nuốt cay khi không thể khoan và xuất cảng dầu ở Bãi Tư Chính để bù đắp cho lỗ hổng toang hoác của nền ngân sách rỗng ruột.
Sau đó, Trung Quốc còn gây sức ép thêm một lần nữa vào tháng 3 năm 2018 tại Bãi Tư Chính khiến Repsol có thể đã phải ‘một đi không trở lại’. Không những thế, Trung Quốc còn gây sức ép ở mỏ Lan Đỏ và Cá Voi Xanh mà đã khiến Bộ Chính trị Việt Nam mất ăn ngay trên ‘vùng biển chủ quyền không tranh cãi’ của mình.
Giờ đây, hy vọng mỏng manh còn lại cho nhu cầu ăn dầu và trám rỗng ngân sách của Việt Nam chỉ còn là Mỹ - đối trọng quân sự duy nhất với Trung Quốc tại Biển Đông.
Không thể khác hơn, đó là nguồn cơn khiến Bộ Ngoại giao Việt Nam tỏ ra "can đảm" từ bất ngờ đến dần có hệ thống khi đưa ra tuyên bố hoặc "tàu Mỹ đi qua vô hại", "tàu Mỹ tự do giao thông ở Biển Đông" và ‘tôn trọng tự do hàng hải’.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 15/01/2019
Pháp muốn duy trì quyền tự do hàng hải ở biển Đông (RFA, 24/09/2018)
Pháp sẽ thảo luận với Úc nhằm tìm cách phối hợp các hoạt động tại biển Đông để duy trì quyền tự do hàng hải ở khu vực này.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly trong một cuộc họp báo vào ngày 23 tháng 8 năm 2018 tại Helsinki, Phần Lan. AFP
Truyền thông trong nước dẫn tin của mạng News.com.au cho biết bà Florence Parly, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, nói như vậy trong chuyến thăm thành phố Adelaide của Úc để dự một buổi hội thảo quốc phòng vào hôm 24/9.
Bà Bộ trưởng Quốc phòng Pháp nhận định Pháp ‘không đứng về phía nào’ nhưng Paris ý thức được rằng Trung Quốc ngày càng trở nên lấn lướt tại Biển Đông.
Tin cho biết bà Florence khẳng định lập trường của Pháp rất rõ ràng về việc Bắc Kinh đang vướng mắc các quy tắc quốc tế nhưng Paris vẫn đối thoại cởi mở. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp còn cho biết Pháp sẽ vẫn tiếp tục cho tàu hoạt động ở khu vực Biển Đông.
Hồi cuối tháng 5 vừa qua, Pháp đã cho tàu đổ bộ tấn công Dixmude và một tàu hộ vệ đi qua Biển Đông, gần một số bãi đá nhân đạo do Trung Quốc xây dựng phi pháp trong khu vực Trường Sa.
Biển Đông là khu vực hiện đang tranh chấp giữa các nước gồm Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Trong đó, Trung Quốc đòi 90% diện tích với đường đứt khúc chín đoạn vốn đã bị Tòa Trọng tài Quốc tế ở the Hague bác bỏ trong một phán quyết đưa ra vào tháng 7 năm 2016.
*****************
Đài Loan mở rộng điều kiện nhập tịch đối phó "chảy máu chất xám" (RFA, 24/09/2018)
Đài Loan vừa đề xuất Dự luật di trú kinh tế nhằm phản ứng lại những nỗ lực của Bắc Kinh đang thu hút nhiều nhân tài khỏi hòn đảo tự trị.
Quốc kỳ Đài Loan - AFP
Đây là nội dung được tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng loan đi vào ngày 24 tháng 9, và cho biết thêm các nhà lập pháp của Đài Loan dự kiến sẽ quyết định vào tháng tới về việc liệu có cung cấp quyền công dân cho sinh viên và công nhân lành nghề từ Đông Nam Á để giúp đối phó với việc chảy máu chất xám sang Đại Lục.
Theo dự luật được đưa ra thì những người có kỹ năng đặc biệt sẽ có thể nộp đơn xin thường trú sau khi làm việc tại Đài Loan trong 3 năm ; các chuyên gia nước ngoài sẽ có thể làm tương tự sau khi làm việc trên đảo trong 5 năm, và các kỹ thuật viên trung cấp hoặc công nhân lành nghề sau 7 năm.
Ngoài ra, sinh viên nước ngoài tốt nghiệp và làm việc tại Đài Loan từ 5 đến 7 năm sẽ hội đủ điều kiện để nộp đơn. Luật mới cũng sẽ áp dụng cho các công nhân nước ngoài có tay nghề đã làm việc tại Đài Loan trong 7 năm.
Nếu được thông qua, dự luật sẽ ưu tiên mở cửa cho các chuyên gia từ Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia, Myanmar và các thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, luật cũng áp dụng cho các chuyên gia và sinh viên từ các nước ngoài khối.
Các quan chức và nhà phân tích cho biết, bên cạnh việc giải quyết vấn đề mất đi nguồn nhân lực lành nghề, dự luật này là một cách để Đài Loan giải quyết vấn đề lực lượng trong tuổi lao động đang bị giảm đi đáng kể.
Những nhà lãnh đạo ngành công nghiệp hài lòng đón nhận dự luật này. Tuy nhiên các nhà phê bình chỉ ra rằng các công dân Đài Loan tiềm năng mới sẽ không đầu tư vào trái phiếu chính phủ hay doanh nghiệp vì lợi nhuận để thúc đẩy tạo việc làm tại địa phương.
Do đó, Tsai Lien-sheng, tổng thư ký Liên đoàn Công nghiệp Quốc gia cho rằng các nhà lãnh đạo Đài Loan cần phải học hỏi từ Singapore và Hoa Kỳ, cho phép các nhà đầu tư có được quốc tịch nếu họ đáp ứng các yêu cầu nhập cư đầu tư của họ.
*********************
Lần đầu tiên Hồng Kông cấm một đảng đòi độc lập (RFI, 24/09/2018)
Lần đầu tiên từ khi Anh Quốc trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997, một tổ chức tranh đấu cho Hồng Kông độc lập với Hoa lục đã bị cấm hoạt động. Đảng Dân Tộc là nạn nhân mới trong bàn tay can thiệp của Bắc Kinh, theo nhận định của giới nhân quyền.
Trần Hạo Thiên, lãnh đạo Đảng Dân Tộc Hồng Kông phát biểu tại Hồng Kông, ngày 14/08/2018.Paul Yeung/Pool via Reuters
Trong một thông cáo công bố hôm thứ Hai 24/09/2018, bộ trưởng An Ninh Hồng Kông John Lee cho biết đã "ra lệnh cấm mọi hoạt động của Đảng Dân Tộc Hồng Kông tại Hồng Kông", theo một đề xuất của cảnh sát hồi tháng 07. Tuy thừa nhận Đảng Dân Tộc chưa bao giờ sử dụng bạo động, nhưng bộ trưởng John Lee viện lẽ tổ chức này có mục tiêu "thành lập một chế độ Cộng Hòa tại Hồng Kông", do vậy trái với "hiến pháp". Chính quyền thân Trung Quốc lo ngại là Đảng Dân Tộc có một số hoạt động "tuyên truyền trong giới học sinh, kích động bài người đại lục đang sống ở Hồng Kông".
Theo AFP, Đảng Dân Tộc Hồng Kông chỉ có vài chục thành viên ở tuổi đôi mươi, nhưng gây được nhiều tiếng vang qua các đòi hỏi chính trị triệt để. Lãnh đạo Trần Hạo Thiên (Andy Chan) ngay tức khắc từ chối bình luận về quyết định cấm này. Đồng sáng lập viên Lương Thiên Kỳ thì đang lãnh án 6 năm tù từ tháng 06/2018.
Phản ứng về quyết định này, chính phủ Anh và các tổ chức nhân quyền kêu gọi Hồng Kông tôn trọng quyền tự do ngôn luận, theo đúng tinh thần bản tuyên bố chung Luân Đôn - Bắc Kinh năm 1997.
Tổ chức Human Rights Watch xem lệnh cấm Đảng Dân Tộc là "một quyết định lịch sử, một tiền lệ nguy hiểm" trong nỗ lực của Bắc Kinh và chính quyền đặc khu nhằm bóp nghẹt các quyền tự do của người dân Hồng Kông. HRW lo ngại các đảng khác cũng nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc.
Tú Anh
*****************
Vatican và Bắc Kinh đạt đồng thuận lịch sử, tín đồ vẫn cảm thấy bất an (RFI, 24/09/2018)
Tòa thánh Vatican ngày 22/09/2018 thông báo đạt được một thỏa thuận với Bắc Kinh trong việc bổ nhiệm các giám mục Trung Quốc. Tuy nhiên, bước đi xích lại gần đầu tiên này chưa đủ để giải tỏa mối lo âu của hàng chục triệu tín đồ công giáo "thầm lặng" tại Trung Quốc.
Bên trong một nhà thờ ở thành phố Đại Lí (Dali) tỉnh Vân Nam (Yunnan), Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 10/12/2015by Zhang Peng/LightRocket via Getty Images
Theo nhận định của hãng tin Pháp AFP, sự xích lại gần mang tính lịch sử này là một phúc lành dành cho chế độ cộng sản. Như vậy, Trung Quốc sẽ có một vai trò trong việc bổ nhiệm các giám mục. Trước mắt, đức giáo hoàng đồng ý công nhận 7 giám mục đã được chính quyền Bắc Kinh bổ nhiệm mà không cần ý kiến của ngài.
Thỏa thuận này dấy lên hy vọng nối lại bang giao giữa Tòa Thánh và chính quyền Bắc Kinh, bị đoạn tuyệt từ năm 1951.
Trên đài RFI , sử gia về tôn giáo, ông Odon Vallet, cho rằng, thỏa thuận này cho phép giải quyết các mối xung khắc giữa Vatican và Trung Quốc lâu từ gần 70 năm qua :
"Vatican và Trung Quốc bất hòa với nhau từ năm 1949. Trung Quốc thời Mao Trạch Đông muốn kiểm soát tuyệt đối việc bổ nhiệm các giám mục. Điểm mới ở đây, chính là việc hai bên đã có một sự thỏa hiệp, theo đó, các giám mục sẽ được bổ nhiệm theo sự đồng thuận giữa chính phủ Trung Quốc và Tòa Thánh.
Tại Trung Quốc có hai Giáo hội. Một Giáo hội chính thức được chính phủ công nhận, nhưng các giám mục lại không được Vatican công nhận. Rồi có một Giáo hội thầm lặng, thường xuyên bị sách nhiễu, bởi vì các giám mục của Giáo hội này lại không được chính quyền Bắc Kinh chấp nhận, và đôi khi những vị này được Vatican bí mật bổ nhiệm".
Tuy nhiên, nhiều tín đồ Giáo hội thầm lặng vẫn chưa thật sự an tâm vì thỏa thuận Vatican – Trung Quốc không đề cập đến một sự bảo đảm nào về tự do tín ngưỡng tại Trung Quốc.
Minh Anh
Cái khó ló cái khôn – ông bà đã dạy. Lòng can đảm, dù chẳng hề là thuộc tính của một chế độ, vẫn thình lình phơi ra trong bất kỳ tình thế nào mà chế độ đó phải tìm mọi kế và làm mọi cách để bảo vệ sự tồn sinh của nó.
Tàu chiến Mỹ USS McCampbell (DDG85), USS Lassen (DDG82), USS Shoup (DDG86) và quyền tự do đi lại trên Biển Đông
Lòng can đảm bất thần
Một hiện tượng đáng chú ý là từ đầu năm 2016 đến nay, có ít nhất ba lần thể chế một đảng ở Việt Nam "ngó lơ" chuyện chiến hạm Mỹ áp sát quần đảo Hoàng Sa như một động tác thách thức Trung Quốc, trong đó có hai lần Bộ Ngoại Giao Việt Nam bất thần tỏ ra "can đảm" khi đưa ra tuyên bố hoặc "tàu Mỹ đi qua vô hại" hoặc "tàu Mỹ tự do giao thông ở Biển Đông".
"Tàu Mỹ tự do giao thông ở Biển Đông" có thể được hiểu là cách phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Việt Nam trước sự kiện tàu khu trục Chafee của hải quân Mỹ đi vào vùng nước gần với các đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền thuộc quần đảo Hoàng Sa vào ngày 10 tháng Mười.
Đây là lần tuần tra gần nhất để chống lại những gì mà Washington cho là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm hạn chế quyền tự do hàng hải trong vùng biển chiến lược.
Nhưng hiện tượng "lạ" đã xảy ra : khác hẳn với tâm thế á khẩu sau vụ "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh", Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã mở miệng "Việt Nam đã nhiều lần khẳng định lập trường nhất quán của mình, theo đó, tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982" – một lối phản ứng gián tiếp trước tuyên bố của Bắc Kinh "Hành động của chiếc tàu Mỹ vi phạm pháp luật Trung Quốc và luật pháp quốc tế, làm tổn hại tới chủ quyền và các lợi ích an ninh của Trung Quốc. Trung Quốc cương quyết phản đối".
Gần hai năm trước, vào ngày 31 tháng Giêng, 2016, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình cũng đã dạo tiếng thăm dò "Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải" về hành động tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur của hải quân Hoa Kỳ áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa trong "chiến dịch tự do hàng hải" (FONOP) của Hoa Kỳ. Đó là lần đầu tiên kể từ thời "đu dây" giữa Trung Quốc và Mỹ, nhà cầm quyền Việt Nam mới có được một tuyên bố "minh bạch" đến thế, cho dù tất cả mới chỉ trên phương diện phát ngôn.
Bởi vì vào cuối tháng Mười, 2015, khi diễn ra sự kiện một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường khác của Hoa Kỳ là USS Lassen đi qua khu vực 12 hải lý quanh Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa (bãi đá này Trung Quốc đã tiến hành cơi nới xây dựng thành đảo nhân tạo), người phát ngôn Việt Nam chỉ nói chung chung là Việt Nam : "Tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông" và "kêu gọi các bên liên quan đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định" ở Biển Đông.
Từ lâu, cách phát ngôn nước đôi của "người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam" đã khiến hơn 80% người dân Việt không thích Trung Quốc trở nên phát ngấy. Rất nhiều lần, mặc dù luôn tuyên bố chủ quyền với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng phía Việt Nam đã tìm cách im lặng "cho nó lành" trước Trung Quốc. Ngay cả vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xâm phạm Biển Đông vào giữa năm 2014 cũng không làm cho giới lãnh đạo Việt Nam sôi sục nỗi liêm sỉ. Khi đó, đã không có bất kỳ một văn bản nào của Bộ Chính Trị hay nghị quyết nào của Quốc Hội Việt Nam lên án hành vi xâm phạm của Trung Quốc.
Mị dân hay bị nguy hiểm ?
Vì sao từ đầu năm 2016 đến nay, giới lãnh đạo Việt Nam lại tỏ ra "can đảm" lạ thường đến thế ?
Phải chăng đây chỉ là một động tác mị dân để cho thấy dàn lãnh đạo vừa cũ vừa mới trong Bộ Chính Trị không đến nỗi quá "thân Trung" như dư luận đánh giá ?
Hay đã xuất hiện ra một mối nguy hiểm nào đó từ phía Trung Quốc mà Hà Nội không thể nhún nhường hơn ?
Nếu mối quan hệ Việt-Trung vào năm 2016 diễn ra tạm thời êm ả, thì đến giữa năm 2017 bắt đầu sóng gió. Trước sức ép của Trung Quốc và thậm chí Trung Quốc còn đe dọa sẽ tấn công các cứ điểm quân sự của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, vào ngày 24 tháng Bảy, chính quyền Việt Nam đã phải yêu cầu ngừng hoạt động thăm dò khí đốt của Repsol – một công ty Tây Ban Nha liên doanh với Việt Nam – ngay tại Bãi Tư Chính luôn được xem là "thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam", cùng lúc phải ngậm đắng nuốt cay khi không thể khoan và xuất cảng dầu ở Bãi Tư Chính để bù đắp cho lỗ hổng toang hoác của nền ngân sách rỗng ruột.
Đó là hậu quả của vô số tính toán tủn mủn lồng trong thói tự tôn cộng sản nói mãi không chịu bỏ. Bài học quá đắt giá là vào năm 2014, khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xông thẳng vào vùng lãnh hải Việt Nam, hầu hết các "đối tác chiến lược" của Việt Nam, kể cả nước Nga của Putin, đều thờ ơ hoặc quay lưng khi Việt Nam bị uy hiếp.
Khi đó, tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô Đốc Samuel Locklear, đã gợi ý vẫn còn cửa cho "đối tác chiến lược toàn diện" giữa Mỹ và Việt Nam, hàm ý rằng Việt Nam cần rõ ràng và dứt khoát hơn trong mối quan hệ quân sự với Mỹ chứ không thể đeo bám chính sách "đu dây" nguy hiểm giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, chính thể Việt Nam đã phớt lờ hảo ý của người Mỹ mà vẫn đeo đuổi mối quan hệ ngày càng nguy hiểm hơn với người bạn "bốn tốt – mười sáu chữ vàng".
Từ đó đến nay, giới chóp bu Việt Nam chưa bao giờ cô đơn đến thế trên trường quốc tế, dù Việt Nam đã thủ đến chẵn một chục "đối tác chiến lược" trong túi, nếu không kể đến một "đối tác chiến lược" khác là Đức mà vừa bị quốc gia này tạm thời đình chỉ "quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam" ngay sau vụ "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh".
Hẳn là từ đầu năm 2016, "tập thể Bộ Chính Trị Việt Nam" đã bắt đầu phải tính toán việc dựa dẫm vào sức mạnh của hải quân Mỹ để bảo vệ vùng biển của mình.
Bám Mỹ
Chỉ khoảng nửa tháng sau biến cố Bãi Tư Chính, Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch đã vội vã "thăm Hoa Kỳ", trong đó có cuộc hội đàm quan trọng với Bộ Trưởng James Mattis, để nhận được lời hứa hẹn của phía Mỹ về việc sẽ có một tàu sân bay Mỹ cập cảng Việt Nam vào năm 2018. Đó là kết quả mà Việt Nam cần ngay trước mắt để "hù" Trung Quốc.
Đến tháng Mười vừa qua, một thứ trưởng Bộ Quốc Phòng là tướng Nguyễn Chí Vịnh đã tiếp bước tướng Ngô Xuân Lịch đến Washington với món quà bất ngờ dành cho Thượng nghị sĩ John McCain : một bó thư của người nhà gửi cho tù binh McCain khi ông bị giam tại Hỏa Lò, nhưng đã bị phía Việt Nam ém đi.
Ông John McCain, dù đã lớn tuổi, vẫn còn là một nghị sĩ đầy quyền lực và phụ trách Ủy Ban Quân Vụ của Thượng Nghị Viện Mỹ – nơi có quyền cấp hay không cấp cho quân đội Việt Nam những loại vũ khí hiện đại như tàu tuần tiễu và máy bay do thám.
Hy vọng mỏng manh còn lại của Việt Nam chỉ còn là Mỹ – đối trọng quân sự duy nhất với Trung Quốc tại Biển Đông.
Không thể khác hơn, đó là nguồn cơn khiến Bộ Ngoại Giao Việt Nam tỏ ra "can đảm" từ bất ngờ đến dần có hệ thống khi đưa ra tuyên bố hoặc "tàu Mỹ đi qua vô hại" hoặc "tàu Mỹ tự do giao thông ở Biển Đông".
Những tuyên bố trên lại được hoàn cảnh khách quan ủng hộ : không chỉ Việt Nam, mà cả Mỹ cũng bị đe dọa một cách rõ rệt bởi Trung Quốc tại Biển Đông. Sau đại hội 19 của đảng Cộng Sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã lớn lên thành một "tư tưởng" được ghi trong điều lệ đảng, vượt hơn cả Đặng Tiểu Bình trước đây và có thể bắt đầu sánh ngang với "tư tưởng Mao".
Độc tôn cá nhân lại dẫn đến nguy cơ bá quyền nước lớn. Rất nhiều khả năng là sau đại hội 19, ông Tập Cận Bình sẽ vươn tay thọc sâu vào Biển Đông, với mục tiêu gần nhất là "đánh úp" quần đảo Trường Sa của Việt Nam, khống chế quân cảng Cam Ranh để vô hiệu hóa tàu Mỹ hoạt động tại cảng này, phát triển tầm tác chiến tại Biển Đông và biến vùng biển này thành một kiểu "trạm thu phí" của Trung Quốc đối với tàu bè chở hàng hóa của các nước.
Nguy cơ chiến tranh trên Biển Đông không còn là dự báo nữa, mà có thể trở thành hiện thực vào bất kỳ năm nào sau năm 2017.
Để bảo vệ an ninh hàng hải và phòng vệ, Hoa Kỳ đang và sẽ phải triển khai hướng tiếp cận mới về Biển Đông, mà đặc trưng nổi bật nhất là tính chất thường xuyên và nhịp độ cao hơn so với trước đây.
Tờ The Diplomat nhận định : "Một yếu tố khác đã được giới phân tích ghi nhận trong các chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải tại Biển Đông thời Tổng Thống Trump : đó là các chiến dịch này là những cuộc tuần tra đích thực, với các chiến hạm thực hiện các hoạt động tập huấn hay diễn tập hải quân bình thường trong các vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền, chứ không ‘rón rén’ áp dụng thủ tục qua lại vô hại như thời Obama".
Cũng là để Việt Nam có thể bám vào đặc trưng mới này, ít nhất cho tới lúc nào mục tiêu khai thác dầu khí để bồi hoàn cho một nền ngân sách rỗng ruột của Việt Nam vẫn còn bị Trung Quốc thẳng tay cấm đoán.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : Người Việt, 05/11/2017
Biển Đông : Mỹ khẳng định chủ trương tăng tốc các cuộc tuần tra (RFI, 13/10/2017)
Ngày 10/10/2017, khu trục hạm Mỹ USS Chafee đã lại tiến hành một chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông. Chuyến tuần tra này đã thu hút sự chú ý, vì đây là lần thứ tư trong vỏn vẹn năm tháng mà Hải Quân Mỹ cho thực hiện một chiến dịch như vậy, nhằm thách thức các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông. Đối với giới quan sát, không còn nghi ngờ gì cả : chính quyền Donald Trump đang triển khai hướng tiếp cận mới về Biển Đông, mà đặc trưng nổi bật nhất là tính chất thường xuyên và nhịp độ cao hơn so với trước đây.
Chiến hạm USS Chafee (P) trên Thái Bình Dương. Ảnh ngày 20/09/2017. US Navy via Reuters
Theo ghi nhận của nhà báo Ankit Panda trên chuyên san Nhật Bản The Diplomat, chiến dịch do chiến hạm Chafee thực hiện hôm 10/10 vừa qua chứng tỏ rằng chính quyền Trump đã đồng ý cho Hải Quân Mỹ tăng gia nhịp độ các hoạt động tuần tra tại Biển Đông.
Chỉ mới năm tháng từ sau khi các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông được tái lập vào ngày 24 tháng Năm vừa qua, với khu trục hạm USS Dewey xâm nhập vùng 12 hải lý quanh Bãi Vành Khăn (Mischief Reef) ở Trường Sa, đã có thêm ba cuộc tuần tra được thực hiện : Ngày 02/07, tàu khu trục USS Stethem đã áp sát đảo Tri Tôn tại Hoàng Sa ; một tháng sau, ngày 10/08, đến lượt chiếc USS John S. McCain trở lại vùng Bãi Vành Khăn ; và mới đây là chiến dịch tuần tra khu vực Hoàng Sa ngày 10/10 của chiếc USS Chafee.
So với thời tổng thống Obama, thì rõ ràng là các chiến dịch tuần tra thời ông Trump mang tính đều đặn hơn, trung bình cách nhau từ một đến hai tháng, và do đó số lượng sẽ gia tăng, hơn hẳn vỏn vẹn 4 cuộc tuần tra từ tháng 10/2015 đến hết năm 2016.
Những người chỉ trích cách tiếp cận quyền tự do hàng hải tại Biển Đông của chính quyền Obama, đã cho rằng chính tính chất không đều đặn và cảm tưởng tạo ra là các hoạt động đó gắn chặt với tình trạng trồi sụt trong quan hệ Mỹ-Trung đã làm cho các chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải mất đi giá trị của một công cụ củng cố luật pháp quốc tế, vốn là nền tảng của hoạt động này.
Một yếu tố khác đã được giới phân tích ghi nhận trong các chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải tại Biển Đông thời tổng thống Trump : đó là các chiến dịch này là những cuộc tuần tra đích thực, với các chiến hạm thực hiện các hoạt động tập huấn hay diễn tập hải quân bình thường trong các vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền, chứ không "rón rén" áp dụng thủ tục qua lại vô hại như thời Obama.
Chuyến tuần tra của chiếc USS Chafee hôm 10/10 vừa qua đã khiến một số nhà quan sát phân vân, vì trái với các lần trước đây, kể cả trong những chiến dịch thời Obama, chiến hạm Mỹ lần này không tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của các thực thể do Trung Quốc kiểm soát trên Biển Đông.
Cho dù vậy, các quan chức Mỹ được hãng tin Anh trích dẫn vẫn xác định là chiếc tàu Mỹ đã có những hoạt động bình thường để thách thức các yêu sách chủ quyền thái quá.
Các viên chức Mỹ không nói rõ đó là các yêu sách gì, nhưng giới phân tích cho rằng tàu Mỹ đã thách thức cái gọi là "đường cơ sở thẳng" mà Trung Quốc vạch ra từ năm 1996 bao quanh quần đảo Hoàng Sa, trên cơ sở đó yêu sách vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho quần đảo này, một điều không được Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển chấp nhận.
Bắc Kinh hiểu rất rõ mục tiêu của Mỹ, vì vậy, từ Bộ quốc phòng cho đến Bộ ngoại giao ở Bắc Kinh, các phát ngôn viên Trung Quốc đều đã lớn tiếng tố cáo tàu Mỹ xâm phạm lãnh hải Trung Quốc.
Nhìn chung, cách tiếp cận Biển Đông của chính quyền Donald Trump có vẻ dứt khoát hơn thời Obama, nhưng về căn bản, lập trường Hoa Kỳ không hề thay đổi, vẫn không thiên vị bên nào, mà chỉ bảo vệ quyền tự do hàng hải.
Trọng Nghĩa
*********************
Trung Quốc phản đối tàu Mỹ vào sát quần đảo Hoàng Sa (BBC, 11/10/2017)
Trung Quốc hôm thứ Tư nói họ đã chính thức phản đối Hoa Kỳ sau khi một tàu chiến Mỹ tới gần quần đảo có tranh chấp ở Biển Đông.
Khu trục hạm USS Chafee từng cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng hồi 4/2012
Tàu khu trục Chafee hôm thứ Ba đi vào vùng nước gần với Quần đảo Hoàng Sa, Bộ ngoại giao Trung Quốc nói.
Bắc Kinh đã ngay lập tức cử các tàu hải quân và chiến đấu cơ tới cảnh báo, yêu cầu tàu Mỹ phải rút đi, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh nói trong cuộc họp báo thường lệ của Bộ ngoại giao Trung Quốc.
"Hành động của chiếc tàu Mỹ đã vi phạm pháp luật Trung Quốc và luật pháp quốc tế, làm tổn hại tới chủ quyền và các lợi ích an ninh của Trung Quốc", bà Hoa nói.
"Trung Quốc cương quyết phản đối điều đó", bà Hoa dùng những từ ngữ ngoại giao chính thức để nói về việc này.
Nếu như tin này được Hoa Kỳ xác nhận thì đây sẽ là hoạt động "tự do đi lại" thứ tư (FONOP) của hải quân Mỹ kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, từ tháng Giêng cho tới nay.
Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Hoa Kỳ nói mọi hoạt động đều được tiến hành phù hợp với luật quốc tế và "thể hiện rằng Hoa Kỳ sẽ bay phía trên, đi lại trên biển, và triển khai ở bất kỳ nơi nào luật quốc tế cho phép", nhưng từ chối xác nhận.
"Chúng tôi đang tiếp tục các hoạt động FONOPS thường lệ, chúng tôi đã thường xuyên làm vậy và sẽ tiếp tục làm vậy trong tương lai", Trung tá Chris Logan nói trong một tuyên bố.
Hồi tháng 8/2017, một tàu khu trục Mỹ áp sát phạm vi 12 hải lý quanh Đá Vành khăn
Tuy nhiên, Reuters tường thuật là có ba quan chức quân sự Hoa Kỳ nói với họ về sự kiện xảy ra hôm thứ Ba.
Khác với sự kiện hồi tháng 8, khi khu trục hạm USS John S McCain tiến vào phạm vi cách Mischief Reef (Việt Nam gọi là Đá Vành Khăn) 12 hải lí, nơi Trung Quốc đã bồi đắp đảo nhân tạo trên Biển Đông, lần này, các quan chức nói với Reuters rằng tàu Chafee không vào gần Hoàng Sa tới mức đó.
Biển Đông là khu vực mà Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền từng phần, chồng lấn với Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã đẩy mạnh việc xây dựng, bồi đắp nhân tạo tại các bãi ngầm ở vùng biển có tranh chấp, và quân sự hóa các điểm này.
Việc tiến hành hoạt động tự do đi lại là nhằm thách thức các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông, dẫu cho chính quyền ông Trump vẫn đang muốn tìm kiếm sự ủng hộ của Trung Quốc trong việc kiềm chế tham vọng hạt nhân và thử tên lửa của Bắc Hàn.
Tháng 11, ông Trump sẽ có chuyến công du Châu Á đầu tiên trong cương vị tổng thống. Theo lịch trình, ông sẽ tới Nhật Bản, Nam Hàn và Trung Quốc, và có thể ghé qua Việt Nam dự Hội nghị APEC.
*********************
Bắc Kinh : Tàu Trung Quốc đuổi tàu chiến Mỹ ra khỏi Hoàng Sa (VOA, 11/10/2017)
Bộ quốc phòng Trung Quốc cho biết hôm thứ Tư 11/10 rằng một tàu chiến, hai máy bay chiến đấu và một chiếc trực thăng đã cảnh cáo tàu chiến Mỹ phải đi ra khỏi vùng biển khu vực gần quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc nói hành động này cùng với "sự khiêu khích" của hải quân Mỹ xâm phạm chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, theo hãng tin Reuters.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhắc lại rằng 'Hoàng Sa là lãnh thổ của Trung Quốc.'
Bộ quốc phòng Trung Quốc cho biết sẽ tăng cường các biện pháp phòng thủ hải quân và không quân :
"Chúng tôi yêu cầu phía Hoa Kỳ nghiêm túc thực hiện các biện pháp để khắc phục những sai lầm".
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc đã đưa ra các "đề nghị kiên quyết " với Hoa Kỳ và nhắc lại rằng Hoàng Sa là lãnh thổ của Trung Quốc.
Bà Hoa nói :
"Trung Quốc sẽ tiếp tục có những biện pháp kiên quyết để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích biển của Trung Quốc. Trung Quốc kêu gọi Mỹ phải tôn trọng chủ quyền lãnh thổ và lợi ích an ninh của Trung Quốc, tôn trọng những nỗ lực mà các quốc gia trong khu vực đã thực hiện để bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông và ngăn chặn những hành động sai trái".
Một tàu khu trục của Hoa Kỳ đã di chuyển gần các hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông vào ngày 10/10, ba quan chức Mỹ nói với hãng tin Reuters. Động thái này khiến Bắc Kinh giận dữ, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Donald Trump muốn tìm kiếm sự hợp tác của Trung Quốc trong việc kiểm soát các chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Đây là lần tuần tra gần nhất để chống lại những gì mà Washington cho là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm hạn chế quyền tự do hàng hải trong vùng biển chiến lược. Nhưng động thái này không mang tính khiêu khích như những lần trước đây kể từ khi ông Trump nhậm chức vào tháng Giêng.
Các viên chức Mỹ, yêu cầu không nêu tên, nói rằng tàu khu trục có tên lửa dẫn đường Chafee, đã tiến hành các hoạt động tuần tra thông thường, thách thức "tuyên bố chủ quyền lãnh hải quá mức" gần quần đảo Hoàng Sa, trong số các đảo nhỏ, các rạn san hô và bãi cạn mà Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng.
Tháng tới, ông Trump sẽ đi thăm Trung Quốc trong công du Châu Á lần đầu tiên trong tư cách là tổng thống của ông. Lâu nay ông vẫn gây áp lực đòi Trung Quốc kìm tỏa Triều Tiên. Trung Quốc là nước láng giềng và là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên.
Ngũ Giác Đài không bình luận trực tiếp về hoạt động tuần tra này, nhưng cho biết Hoa Kỳ đã thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hàng hải và sẽ tiếp tục làm như vậy thường xuyên hơn trên Biển Đông.
Tàu Trung Quốc cảnh cáo tàu chiến Mỹ