Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hải quân Ấn Độ và Pháp tập trận rầm rộ, Trung Quốc trong tầm nhắm (RFI, 11/05/2019)

Vào hôm 10/05/2019, trên vùng biển Ấn Độ Dương, ngoài khơi bang Goa ở miền tây Ấn Độ, Hải quân Pháp và Ấn Độ đã khai mạc một cuộc tập trận với quy mô lớn, huy động đến hai hàng không mẫu hạm, trong đó có chiếc tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp đang có mặt tại Châu Á. Dù không được bên nào nêu đích danh, nhưng Trung Quốc được cho là đối tượng mà cả Pháp lẫn Ấn đều dè chừng.

india1

Tầu sân bay Pháp Charles de Gaulle, tham gia tập trận cùng với Hải quân Ấn Độ ở vùng Ấn Độ Dương, từ ngày 10/05/2019. Reuters/Christophe Simon

Cuộc tập trận huy động đến hơn một chục chiến hạm và tàu ngầm từ cả hai phía. Về phía Pháp, ngoài tàu sân bay Charles de Gaulle, còn có hai khu trục hạm FNS Forbin và FNS Provence, hộ tống hạm FNS Latouche-Tréville, tàu tiếp liệu FNS Marne, và một tàu ngầm hạt nhân không được nêu tên.

Lực lượng Hải quân Ấn Độ cũng huy động tàu sân bay INS Vikramaditya, tàu khu trục INS Mumbai, hộ tống hạm INS Tarkash, tàu tiếp liệu INS Deepak và tàu ngầm INS Shankul.

Cuộc tập trận quy mô được hai nước tiến hành trong bối cảnh những tuyến đường vận tải chiến lược trên Ấn Độ Dương bị nhiều thế lực dòm ngó. Theo hãng tin Pháp AFP, dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng cả Ấn Độ lẫn Pháp đều quan ngại trước sức mạnh kinh tế ngày càng lớn của Trung Quốc, cũng như các yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh, đặc biệt là ở khu vực Biển Đông.

Chuẩn đô đốc Olivier Lebas – chỉ huy hạm đội Pháp tham gia cuộc tập trận đã bày tỏ thái độ tin tưởng là hai nước Ấn và Pháp "có thể đem lại sự ổn định cho một khu vực mang tính chiến lược, có vai trò quan trọng cho thương mại quốc tế".

Thế thống trị lâu nay của Ấn Độ tại vùng Ấn Độ Dương hiện đang bị Trung Quốc thách thức, với những hoạt động dùng tiền thu phục các láng giềng của New Delhi, kèm theo đó là việc triển khai tàu chiến và tàu ngầm dọc theo những tuyến đường biển, cũng như việc xúc tiến dự án Một Vành Đai Một Con Đường mà Ấn Độ không tán đồng.

Về phần Paris thì chuẩn đô đốc Didier Maleterre, chỉ huy lực lượng Hải quân Pháp trong khu vực đã nhận định rất ngoại giao là ở Ấn Độ Dương, Trung Quốc không hung hăng như tại Biển Đông : "Tại Ấn Độ Dương, người ta không thấy những gì mà người ta đã thấy tại vùng biển quanh Trung Quốc, như các hoạt động bồi đắp, cải tạo ở quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa".

Đối với ông Maleterre, chiến lược Con Đường Tơ Lụa Mới của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong đó có phần liên quan đến Ấn Độ Dương, "là một chiến lược chủ yếu mang tính chất kinh tế, nhưng có lẽ cũng mang một mục đích khác".

Nhân vật lãnh đạo Hải quân Pháp này không nói rõ mục đích khác đó là gì, nhưng nói thêm rằng có những "kịch bản" cho từ 10 đến 15 năm tới đây, dù không nghiêm trọng như ở vùng biển sát cạnh Trung Quốc, nhưng "rõ ràng có thể dẫn đến căng thẳng."

Vào đầu tháng 4 vừa qua, Pháp đã khiến Trung Quốc nổi giận khi cho hộ tống hạm Vendémiaire đi ngang eo biển Đài Loan. Chính quyền Bắc Kinh đã chỉ trích một hành động xâm phạm lãnh hải Trung Quốc, trong lúc Paris xem đấy là việc thể hiện quyền tự do hàng hải.

Trọng Nghĩa

******************

New Delhi tăng tốc tham gia chiến lược "Ấn Độ - Thái Bình Dương" (RFI, 10/05/2019)

Đầu tháng 5/2019, lần đầu tiên Hải quân Ấn Độ tập trận chung với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines tại Biển Đông, mà Trung Quốc đòi hỏi gần như toàn bộ chủ quyền. Đây là được coi là một dấu hiệu mới cho thấy New Delhi can dự mạnh mẽ hơn vào dự án bảo vệ một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương "mở và tự do", trọng tâm trong Chiến lược An ninh mới của Mỹ. Tuy nhiên, can dự của Ấn Độ không chỉ về quân sự.

india2

Tổng thống Mỹ Donald Trump (P) tiếp thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Vườn Hồng, Nhà Trắng, Washington DC, ngày 26/06/2017 - Reuters

- Yếu tố nào cho thấy Ấn Độ trong thời gian gần đây đang tăng tốc tham gia chiến lược "Ấn Độ - Thái Bình Dương" ?

Ý tưởng xây dựng một khu vực hợp tác rộng lớn liên thông hai biển Ấn Độ - Thái Bình Dương, được New Delhi và Tokyo nêu lên lần đầu vào năm 2007, chỉ thực sự khởi sắc từ đầu năm 2018, sau khi Hoa Kỳ chính thức thông qua Chiến lược An ninh mới, coi Trung Quốc đang bành trướng ảnh hưởng là đối thủ chính. Trong chiến lược này, Ấn Độ được coi là một trụ cột. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, New Delhi dường như ít có bước tiến cụ thể để can dự mạnh mẽ.

Thời gian gần đây, bên cạnh việc New Delhi lần đầu tiên tham gia tập trận tại Biển Đông với Mỹ, Nhật, giới quan sát đặc biệt chú ý đến việc chính quyền Ấn Độ thành lập một bộ phận mới, thuộc bộ Ngoại Giao, phụ trách toàn bộ khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, hồi giữa tháng 04/2019.

Theo báo chí Ấn Độ, vụ Ấn Độ - Thái Bình Dương, theo ý tưởng của thứ trưởng Ngoại Giao Vijay Gokhale, được thành lập để triển khai một cách đồng bộ và nhất quán chính sách mới về Ấn Độ - Thái Bình Dương, được thủ tướng Modi nêu ra tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-La năm 2018. Vụ này sẽ thống nhất quản lý khu vực các nước ven bờ Ấn Độ Dương (Ocean Rim Association – IORA), vùng Đông Nam Á (ASEAN), cũng như vấn đề Bộ Tứ Mỹ-Nhật-Ấn Úc (QUAD) với toàn khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Một số chuyên gia Ấn Độ (1) cho rằng đây là "một bước ngoặt chiến lược". Phát biểu trên báo mạng The Quint, nhà cựu ngoại giao Vishnu Prakas, nguyên phát ngôn viên bộ Ngoại Giao và cựu tổng lãnh sự ở Thượng Hải (Trung Quốc), nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thống nhất tất cả các tác nhân, vốn hoạt động riêng lẻ vào mục tiêu chung, vì "một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do, rộng mở, không loại trừ ai".

Chuyên gia về an ninh quốc tế Manoj Joshi thì ghi nhận phương diện "ngoại giao" là trọng tâm trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của New Delhi. Quân sự là phương diện đầu tiên mà Hoa Kỳ hướng đến. Ít tháng sau khi tuyên bố Chiến lược An ninh mới, Hoa Kỳ đổi tên Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương thành Bộ Tư Lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương, như một động tác mang tính biểu tượng cao, thể hiện bước chuyển chiến lược này. Ngược với Mỹ, trọng tâm chiến lược của New Delhi là về ngoại giao. Ưu tiên ngoại giao so với quân sự là một tín hiệu quan trọng của Ấn Độ gửi đến Bắc Kinh, theo chuyên gia Manoj Joshi.

Một số chuyên gia viện tư vấn Observer Research Foundation, tại New Delhi, xác nhận là hạn chế hiện nay của nhiều quốc gia tham gia vào chiến lược xây dựng một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương "tự do và rộng mở" là chưa xác định được kế hoạch hành động ở cấp bộ. Việc thành lập một vụ mới, thuộc bộ Ngoại Giao, quản lý thống nhất các vùng thuộc khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, rõ ràng là một bước tiến quan trọng.

- Cụ thể là cơ quan mới của bộ Ngoại Giao Ấn Độ, phụ trách khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, phải đối mặt với những nhiệm vụ chủ yếu nào ?

Trong một phân tích trên báo mạng The Diplomat (2), nhà nghiên cứu Aman Thakker, chuyên về các quan hệ chiến lược Ấn – Mỹ, lưu ý đến 5 mục tiêu hàng đầu mà cơ quan phụ trách khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mới cần nhắm tới.

Thứ nhất là kéo Hoa Kỳ tham gia vào các hợp tác Ấn Độ - Châu Phi, thừa nhận mối quan tâm của New Delhi đối với vùng phía tây Ấn Độ Dương, đặc biệt là khu vực ven biển miền đông của Châu Phi. Kể từ năm 2008, thượng đỉnh Ấn Độ - Châu Phi (IAFS) được tổ chức ba năm một lần. Năm 2015, đại diện của 51 nước Châu Phi tham dự thượng đỉnh tại New Delhi. Việc Ấn Độ mời Mỹ tham dự thượng đỉnh IAFS lần tới được đánh giá sẽ là "một bước tiến táo bạo" theo hướng này.

Mục tiêu thứ hai là thúc đẩy việc xây dựng "các cơ sở hạ tầng có chất lượng" trong khuôn khổ hiệp hội các nước ven bờ Ấn Độ Dương (IORA). Trong các kế hoạch hạ tầng "bền vững, tôn trọng môi trường, kháng cự tốt trước thiên tai", New Delhi rất cần đến đóng góp của Nhật Bản. Hợp tác với Nhật trong lĩnh vực này được khởi sự từ năm 2015, với hệ thống metro ở thủ đô New Delhi là một ví dụ tiêu biểu. Thách thức của Ấn Độ trong vấn đề này là đưa được hướng hợp tác xây dựng "cơ sở hạ tầng có chất lượng" vào trong khuôn khổ Hiệp hội các nước vùng Ấn Độ Dương IORA, với 22 quốc gia thành viên, mà Ấn Độ là một trụ cột.

Để đối trọng lại Trung Quốc, mục tiêu thứ ba của cơ quan mới phụ trách toàn khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, là thúc đẩy dự án Hành lang Tăng trưởng Á – Phi (Asia – Africa Growth Corridor/AAGC), ra mắt tháng 5/2017, cũng với thành phần trụ cột là Nhật Bản. Dự án này trên thực tế đang dậm chân tại chỗ.

Nhiệm vụ thứ tư của cơ quan mới là kết nối hai hiệp hội khu vực, các nước ven bờ Ấn Độ Dương (IORA) với Diễn đàn của Ấn Độ với các đảo quốc Thái Bình Dương (FIPIC). Ấn Độ đã đăng cai một thượng đỉnh với 14 đảo quốc Thái Bình Dương trong khuôn khổ FIPIC vào năm 2015.

Nhiệm vụ thứ năm là về quân sự. New Delhi có trách nhiệm mở rộng cho Mỹ, Nhật Bản và Pháp tham gia cuộc tập trận hải quân khu vực Milan. Tập trận hai năm một lần, khởi sự từ năm 1995, trong thời gian gần đây có sự tham gia nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tập trận diễn ra dưới sự chỉ huy của bộ tư lệnh quân khu phụ trách quần đảo Andaman và Nicobar, án ngữ con đường qua lại giữa Ấn Độ Dương và eo biển Malacca, thông ra Biển Đông và Thái Bình Dương. "Tập trận Milan", với sự tham gia của các cường quốc Hải quân Mỹ-Nhật-Pháp, có thể biến thành một cuộc tập trận của toàn khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

- Nhiệm vụ thứ 5 nói trên phải chăng cho thấy mặt quân sự cũng là một trong các ưu tiên của New Delhi trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương ?

Đúng là khía cạnh quân sự có phần nổi bật khi nhìn vào các hoạt động ngoại giao Ấn-Mỹ vào thời điểm Trung Quốc tổ chức Diễn đàn "Sáng kiến Vành đai, Con đường" lần thứ hai, cuối tháng 4/2019. Ấn Độ không cử đại diện tham gia. Cùng lúc đó, trợ lý bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Randall Schriver, phụ trách An ninh khu vực ASEAN và Thái Bình Dương, công du Ấn Độ ba ngày (3). Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, đô đốc Sunil Lanba, cũng có mặt tại New Delhi vào thời điểm đó. Một trong các mục tiêu phối hợp Mỹ-Ấn là tăng cường bảo vệ an ninh đối với các mạng lưới internet ngầm dưới Ấn Độ Dương, cũng như nhiều dự án hợp tác về hậu cần và huấn luyện khác. Đầu tuần tới, chỉ huy Hải quân Mỹ John Richardson công du Ấn Độ.

Trọng Thành

Ghi chú :

1. "India Sets Up New Indo-Pacific Desk, Experts Laud ‘Strategic Move’", mạng Quint, ngày 15/04/2019.

2. "Big Ideas for the Indian Foreign Ministry's New Indo-Pacific Desk", The Diplomat, ngày 01/05/2019.

3. "India, US discuss deepening Indo-Pacific cooperation as China hosts BRI meet", Livemint, ngày 25/05/2019.

Published in Châu Á

Nghị sĩ Mỹ tôn vinh quan hệ Mỹ-Đài Loan (VOA, 10/05/2019)

Các nghị sĩ M hôm 9/5 t chc mt s kin Đin Capitol ca ngi Đài Loan là đng minh ca M và là mt la chn lành mnh hơn đ thay cho Trung Quc.

taiwan1

Chủ tch H vin M Nancy Pelosi ti s kiện k nim quan h M-Đài Loan

Quan hệ gia Washington và Bc Kinh đã tr nên căng thng vì tranh chp thương mi ngày càng leo thang gia hai nước, thái đ ca Trung Quc không sn lòng dân ch hóa, và mi đe da t vic bành trướng nh hưởng ca Bc Kinh khi h vươn ti thêm nhiu khu vực ca thế gii.

Sự kin Quc hi M hôm nay đánh du k nim 40 năm thc thi Đo lut Quan h vi Đài Loan vn đem li mt nn tng đ tiếp tc mi quan h song phương sau khi Washington thiết lp quan h ngoi giao vi Bc Kinh vào năm 1979.

Ca ngợi Đài Loan

Một s ngh sĩ đã nhân dp này ca ngi mi quan h gia Washington và Đài Bc.

"Chúng ta nên gắn bó vi nhng ai ging chúng ta nht và chúng ta ging h nht, mi th phi như thế, và chúng ta không nên ngi nói ra điu đó", Dân biu Cng hòa Scott Perry của tiu bang Pennsylvania nói.

"Nếu chúng ta mun làm lãnh đo thế gii và chúng ta đã lãnh đo thế gii, chúng ta cn phi gn bó rt cht ch vi bn bè và đng minh ca chúng ta và cho thế gii thy ai là người chúng ta tin tưởng và s trung thành của chúng ta đt đâu", ông Perry nói. "Chúng ta vn mun giao thương vi Trung Quc và chúng ta vn mun là đi tác tt ca nhau, tuy nhiên, chúng ta có mt đi tác tt hơn".

Ông Perry nói với VOA rng Đài Loan là mt đi tác và đng minh t nhiên ‘nhất là so vi chính quyn Trung Quc’. Ông nhanh chóng nói thêm rng điu quan trng là phi làm rõ rng có s khác bit gia chính ph Trung Quc và người dân Trung Quc ‘bi vì có nhiu người Trung Quc cũng đng ý vi các giá tr ca chúng tôi’.

Sự kiện lưỡng đng, lưỡng vin

Chủ tch H vin Nancy Pelosi cũng có mt ti s kin mà bà mô t là ‘tôn vinh mi quan h’ gia M và Đài Loan.

Bà Pelosi nói các thành viên Quốc hi có mt ti s kin là bng chng cho thy ‘c lưỡng đng và lưỡng vin th hin và bày tỏ lòng ng h và công nhn tm quan trng ca Đo lut Quan h vi Đài Loan’ mà bà mô t là đã nuôi dưỡng ‘mi liên h không th lay chuyn gia M và Đài Loan’.

Bà cho biết cm thy rt n tượng vi ‘sc sng ca Đài Loan’ trong chuyến thăm ca bà đến hòn đo này. Bà nói : "Tôi nóng lòng ch đi được tr li mt ln na… theo nhng gì tôi biết thì đ ăn Trung Quc ngon nht thế gii là Đài Loan".

Sự kin này, đng ch trì bi nhóm ngh sĩ thân hu vi Đài Loan c H vin và Thượng vin M, đã thu hút hàng chục thượng ngh sĩ và dân biu.

‘Vinh dự’ vì s ng h ca M

Khi sự kin kết thúc, ông Stanley Kao, đi din ca Đài Loan M, nói vi VOA rng ông cm thy mình tht vinh hnh trước s th hin rng rãi tình cm ng h Đài Loan trong các ngh sĩ M.

Ông Kao nói rằng Đài Loan s vn giương cao nhng giá tr vn gn bó h vi Hoa Kỳ và các nn dân ch khác trên thế gii.

"Chúng tôi phải th hin chính khí", ông nói và nhc nh khái nim truyn thng Trung Hoa có nghĩa là ‘đu tranh đ xng đáng với hơi th ca chính mình’.

************************

Đài Loan khởi công nhà máy đóng tàu ngầm để đối phó Trung Quốc 'RFI, 09/05/2019)

Hôm 09/05/2019 Đài Loan làm lễ khởi công xây dựng một cơ sở đóng tàu ngầm để đối phó với mối đe dọa quân sự ngày càng tăng lên từ phía Trung Quốc.

taiwan2

Ảnh minh họa : Tuần duyên Đài Loan tập chống đổ bộ đánh chiếm đảo và tấn công khủng bố. Anh ngày 04/05/2019. Reuters/Tyrone Siu

Tổng thống Thái Anh Văn chủ trì buổi lễ khởi công tại thành phố cảng Cao Hùng, nhấn mạnh rằng tàu ngầm là phương tiện hiệu quả để răn đe kẻ thù muốn đổ bộ từ phía biển để xâm lược Đài Loan. Bà cho là trong một cuộc chiến không cân sức, cần sử dụng những chiến lược và chiến thuật đặc thù, để chống lại địch thủ hùng mạnh hơn.

Trung Quốc không loại trừ việc dùng vũ lực đánh chiếm Đài Loan, hiện có đội ngũ hùng hậu khoảng 75 tàu ngầm, gồm cả những chiếc thuộc thế hệ mới. Còn Đài Loan chỉ có 4 tàu ngầm cũ kỹ, và không thể mua thêm từ nước ngoài do Bắc Kinh gây áp lực.

Cách đây 30 năm, Hà Lan quyết định bán cho Đài Bắc hai chiếc tàu ngầm lớp Zwaardvis. Quan hệ ngoại giao giữa Hà Lan với Trung Quốc bị rạn nứt nặng nề vì việc này, rốt cuộc thương vụ đã bị hủy bỏ. Thế nên theo bà Thái Anh Văn, cách duy nhất là phải tự sản xuất.

Đài Bắc dự định đóng 8 tàu ngầm chạy diesel, chiếc đầu tiên sẽ được xuất xưởng vào năm 2025. Đài Loan lệ thuộc chủ yếu vào Hoa Kỳ về vũ khí, nhưng hiện nay Mỹ chỉ sản xuất tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử.

Mặc cho sức ép từ Trung Quốc, khoảng 12 công ty cho biết rất quan tâm đến việc tham gia dự án của Taiwan Shipbuilding Corporation (CSBC).

Từ khi bà Thái Anh Văn được bầu làm tổng thống, Bắc Kinh tăng cường áp lực quân sự, ngoại giao và kinh tế để buộc Đài Bắc phải quy phục, kể cả việc điều chiến hạm, chiến đấu cơ đến eo biển Đài Loan để dọa nạt.

Thụy My

********************

Hạ Viện Mỹ thông qua luật bảo vệ Đài Loan, Bắc Kinh tức tối (RFI, 08/05/2019)

Hạ Viện Mỹ hôm 07/05/2019 đã nhất trí thông qua dự luật ủng hộ Đài Loan, vốn đang phải đối phó với áp lực quân sự và ngoại giao của Trung Quốc. Động thái này diễn ra vào lúc quan hệ thương mại Mỹ-Trung đang căng thẳng, và Bắc Kinh giận dữ tuyên bố cần phải ngăn chận đạo luật.

taiwan3

Chiến hạm trang bị tên lửa dẫn đường USS William Lawrence (DDG 110) trong một cuộc diễn tập trên Biển Đông. Reuters

Với 414 phiếu thuận và 0 phiếu chống, Hạ Viện đã đồng lòng tái khẳng định các cam kết của Hoa Kỳ đối với Đài Loan, với một nghị quyết không mang tính ràng buộc.

Tất cả các dân biểu Mỹ cũng thông qua "Taiwan Assurance Act of 2019", nhằm hỗ trợ Đài Loan và cổ vũ Đài Bắc gia tăng chi tiêu quốc phòng. Đạo luật lưu ý rằng Washington cần phải "thường xuyên bán vũ khí" cho Đài Loan, và ủng hộ sự tham gia của đảo quốc vào các tổ chức quốc tế. Dự luật này còn phải được trình lên Thượng Viện, nhưng thời điểm hiện chưa rõ.

Bộ ngoại giao Đài Loan hoan nghênh động thái "tích cực" trên đây, đồng thời bày tỏ lòng cảm kích. Thông cáo cho biết "Đài Loan sẽ tiếp tục sát cánh với chính quyền Hoa Kỳ để siết chặt thêm mối quan hệ đối tác giữa đôi bên".

Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng dự luật là một sự can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc, và Bắc Kinh đã "nghiêm khắc cảnh báo" Washington về việc này. Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ ngăn chận tiến trình của dự luật, "xử lý đúng đắn các vấn đề liên quan đến Đài Loan, để không gây phương hại nặng nề cho sự hợp tác Mỹ-Trung trên các lãnh vực quan trọng, cho hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan".

Thụy My

***************

Trump chỉ trích Hàn Quốc không trả đủ tiền nuôi lính Mỹ đồn trú (VOA, 10/05/2019)

Tổng thng M Donald Trump hôm 8/5 đưa ra phát biu đy ng ý ám ch Hàn Quc khi khơi dy tranh cãi v chuyn chia s gánh nặng kinh phí với M đ duy trì s hin din ca quân đi Hoa Kỳ ti "mt nước giàu nt đ đ vách và có l không thích chúng ta cho lm".

taiwan4

Tổng thng M tiếp người đng nhim Hàn Quc hi tháng Tư

Ông Trump không nêu đích danh Hàn Quốc trong li bình lun ti mt cuc tp hp ng h Florida. Nhưng các con s mà ông đưa ra phù hp vi nhng li than phin trước đây ca ông v Seoul và các nhà phân tích nói rng gn như chc chn ông Trump mun nói đến ai.

"Tôi không nêu tên quốc gia đó, nhưng có mt quc gia mà chúng ta phi tiêu tn rt nhiu tin đ bo v - một nơi rt nguy him – chúng ta mt đến 5 t đô la", ông Trump nói.

Sau khi than phiền rng quc gia mà ông mun nói đến ch đóng góp khong 500 triu đô la trong s tin đó, ông Trump nói : "Chúng ta mt 4,5 t đô la đ bo v mt quc gia giàu nt đ đch và có lẽ không thích chúng ta cho lm".

Đã từ lâu ông Trump đã lên án các đng minh ca M, bao gm Nht Bn, Hàn Quc và nhiu nước NATO, là không trang tri đy đ chi phí duy trì quân đi M trên lãnh th ca h.

Tuy nhiên lời phát biu mi đây ca ông Trump nhắm thng vào Hàn Quc, ông David Maxwell, mt đi tá v hưu ca Lc lượng Đc bit Quân đi Hoa Kỳ và hin đang làm cho Sáng hi Bo v các nn Dân ch, nói.

"Có một ch du hy vng là ông y không nêu đích danh Hàn Quc và ch nói như mt thông điệp vn đng tranh c", Maxwell nói.

Tranh cãi về san s chi phí

Phát ngôn của ông Trump có th làm phc tp thêm các cuc đàm phán chia s chi phí khó khăn gia Washington và Seoul vn ch được tm thi gii quyết hi tháng 2 vi tha thun kéo dài mt năm đ thay cho tha thun 5 năm trước đây.

Bộ Ngoi giao Hàn Quc không phản hi yêu cu bình lun ca VOA. Trước đây, các quan chc Hàn Quc đã bày t s bi ri trước nhng phát ngôn không chính xác ca ông Trump v tranh cãi chia s chi phí.

Hồi tháng Hai, Hàn Quc đng ý tr 925 triu đô la đ h tr cho s hin din quân sự M vào năm ti. Điu đó tương ng vi 8% tăng thêm so vi năm trước đó – ít hơn nhiu so vi đòi hi ca ông Trump là phi tăng 50%. Nhưng vài ngày sau, ông Trump tuyên b rng ông đã thuyết phc được Seoul tăng lên gp đôi khon đóng góp ca h.

Ông Trump nói rằng s tin 5 t đô la là cn thiết mi năm đ trang tri cho binh sĩ và căn c ca M Hàn Quc trong khi tt c các đánh giá đu đt con s này vào khong 2 t đô la.

Hồi tháng 2, ông Trump đã nói sai rng 40.000 lính M đang đóng Hàn Quốc. Lu Năm Góc cho biết ch gn 28.000 lính M có mt Hàn Quc đ giúp làm chùn bước nhà lãnh đo Triu Tiên Kim Jong-un.

Về các quan h đng minh

Theo một cuc thăm dò dư lun ca Vin Gallup hi năm 2018, 80% người dân Hàn Quc có quan đim tích cc đối vi M. Ngược li, ch có 44% người dân nước này tin tưởng Trump.

Trong chiến dch tranh c Tng thng hi năm 2016, ông Trump liên tc cht vn giá tr các mi quan h đng minh ca M vi các nước trong đó có Hàn Quc và nói rng nhng nước này nên ‘trang trải phn xng đáng’ trong chi phí duy trì s hin din quân s ca M.

Seoul đã bác bỏ quan nim ca ông Trump rng nước h không đóng góp đ vào chi phí duy trì lính M. H nhn mnh rng h trang tri gn phân na trong tng chi phí 2 t đô la. Chi phí đó không bao gồm tin thuê đt cho các căn c M mà hin nay M đang s dng min phí, Seoul nói.

Hồi năm 2017, Hàn Quc b ra 2,6% trong GDP đ chi tiêu cho quc phòng, theo s liu ca Ngân hàng Thế gii. T l này ln hơn bt kỳ quc gia thành viên NATO nào trừ M.

Hàn Quốc cũng thanh toán trên 90% chi phí xây dng Doanh tri Humphreys, căn c quân s hi ngoi ln nht ca M vn nm cách Seoul ch 65 km v phía nam, theo các quan chc Mỹ.

Published in Châu Á

Việt Nam được lợi gì trong đạo luật an ninh ARIA của Mỹ ?

Kính Hòa, RFA, 03/02/2019

Ngày 31/12/2019 Tổng thống Hoa Kỳ ký ban hành đạo luật mang tên Trấn an Châu Á (ARIA) khẳng định những lợi ích của Hoa Kỳ trong vùng Ấn Độ Thái Bình Dương.

aria1

Chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Phso đô đốc Pillipe G Saywer, đón các sĩ quan Việt Nam trên tàu sân bay Carl Vinson, Danang, 5/3/2018. AFP

Đồng thời ARIA cũng đưa ra những cam kết của Hoa Kỳ với các quốc gia trong vùng này, trong đó có Việt Nam.

ARIA cũng đưa ra một con số cụ thể là Washington sẽ chi đến 1,5 tỉ đô la cho vùng này trong 4 năm 2019-2023.

Một số nhà quan sát trong và ngoài nước nhận định sau đây về đạo luật này.

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, trong thư trả lời RFA đánh giá rất cao tầm quan trọng của đạo luật này. Theo ông đạo luật này "luật hóa" sự đối kháng của Mỹ với Trung Quốc trong khu vực, và nằm trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Theo ông đạo luật này sẽ có tác động để nâng quan hệ Mỹ Việt từ quan hệ toàn diện sang quan hệ chiến lược.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia về quan hệ quốc tế làm việc tại Singapore cho rằng :

"Việt Nam và các nước khác đều được hưởng lợi từ đạo luật này, không chỉ về mặt tài chính khi Hoa Kỳ dành 1.5 tỉ đô cho các chương trình ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, mà còn về mặt ý nghĩa tượng trưng sự cam kết của Hoa Kỳ. Điều đó nó tốt cho trật tự khu vực của Châu Á và Đông Nam Á nói riêng".

Trong đạo luật ARIA, Việt Nam được gọi là một đối tác an ninh, thứ tự ưu tiên sau các đồng minh và các đối tác chiến lược của Mỹ.

Nhận xét về cách gọi này, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nói với RFA :

"Đạo luật ARIA này nhất quán gọi Việt Nam là đối tác an ninh thôi, tức là Mỹ không coi trọng Việt Nam như các nước khác ở giai đoạn hiện tại".

Liên quan đến Việt Nam, ARIA còn nói đến cam kết của Mỹ vào khu vực Tiểu vùng Mekong, bao gồm các nước Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, và Việt Nam. Sự cam kết này đã được chính quyền Mỹ thời Tổng thống Obama đưa ra.

Theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, đây là điều thể hiện sự nhất quán của Hoa Kỳ trong khu vực này.

Một nhà nghiên cứu Biển Đông của Việt Nam là Thạc sĩ Hoàng Việt, nhận định rằng Việt Nam sẽ có hai điều lợi liên quan đến đạo luật ARIA :

"Thứ nhất là an ninh trên Biển Đông, thứ hai là trên sông Mekong. Đặc biệt là trên sông Mekong, vì Biển Đông thì có nhiều cường quốc, nhưng vùng sông Mekong thì không có cường quốc nào cả".

Thạc sĩ Hoàng Việt nằm trong số những nhà quan sát nhấn mạnh tầm quan trọng của lưu vực sông Mekong trong ảnh hưởng của Trung Quốc. Trung Quốc không những có nhiều đập nước trên thượng nguồn Mekong, gây khó khăn cho Việt Nam ở hạ lưu, mà Trung Quốc còn đầu tư nhiều vào hai quốc gia láng giềng Lào và Campuchia, tạo sức ép rất lớn lên Việt Nam.

Sau khi ARIA được ban hành, Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore đưa ra kết quả khảo sát những nhận định của các học giả, doanh nghiệp, xã hội dân sự của Đông Nam Á về sự hiện diện của Mỹ và Trung Quốc trong khu vực. Kết quả cho thấy người Đông Nam Á cho rằng Trung Quốc đang dần thay thế Mỹ trong khu vực, chỉ có hơn 31% tin rằng Hoa Kỳ là một đối tác an ninh cho khu vực.

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng cho rằng tỉ lệ tin tưởng này sa sút từ khi Tổng thống Trump cầm quyền đến nay, và ông nói rằng Mỹ cần chứng minh sự cần thiết của mình cho an ninh khu vực bằng hành động.

Cũng cho rằng vai trò của Mỹ suy giảm từ khi Tổng thống Trump vào Nhà Trắng, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp còn nhận định thêm :

"Thực ra cuộc khảo sáng được thực hiện hồi tháng 11, 12 năm ngoái trước khi đạo luật ARIA ra đời, nhưng nếu (có kết quả đó) thực hiện bây giờ thì nó cũng là điều dễ hiểu vì từ hai năm nay những hành động của ông Trump tạo nên ấn tượng Hoa Kỳ đang lơ là khu vực Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Mặc dù trên thực tế có thể nó không đến mức như vậy, nhưng ít nhất các hành động của ông Trump tạo cảm giác Hoa Kỳ không quan tâm đủ đến khu vực này. Vì vậy đạo luật này ra đời cũng rất là kịp thời".

Bên cạnh các vấn đề an ninh và cam kết tài chính ARIA còn đưa ra các quan ngại về nhân quyền, trong đó đề cập đến các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan.

Thạc sĩ Hoàng Việt nhận xét :

"ARIA cho Việt Nam những điều lợi, nhưng bên cạnh đó sẽ có khả năng gây xung đột với Việt Nam vì những vấn đề nhân quyền, pháp quyền, minh bạch".

Nhưng Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp lại có nhận xét rằng ARIA được lưỡng viện Quốc hội Mỹ đưa ra, và đó là nơi các vấn đề nhân quyền được nêu lên mạnh mẽ. Theo ông vấn đề nhân quyền trong ARIA có được Mỹ áp dụng hay không còn là chuyện khác, vì nó có thể là chỉ được đưa ra như một cách đãi bôi, sau hai năm Tổng thống Trump và Hoa Kỳ bị chỉ trích là lơ là vấn đề nhân quyền trên toàn thế giới.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 03/02/2019

*********************

Mỹ biến chính sách "đối kháng" Trung Quốc thành luật ARIA (RFI, 10/01/2019)

Mai Vân, RFI, 10/01/2019

Vào ngày 31/12/2018, tức là ngày cuối cùng của năm, tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành bộ luât Sáng kiến Trấn an Châu Á – Asia Reassurance Initiative Act gọi tắt là ARIA - định hướng một cách rõ ràng chính sách Châu Á mới của Mỹ. Đối với các nhà quan sát, đây là một ngón đòn mới của Hoa Kỳ nhằm chống lại đà bành trướng của Trung Quốc.

aria0

Đối với các nhà quan sát, ARIA là một ngón đòn mới của Hoa Kỳ nhằm chống lại đà bành trướng của Trung Quốc - Ảnh StudyIQ

Trong một bài viết trên chuyên san Nhật Bản The Diplomat, ngày 08/01/2019, giáo sư Carl Thayer, thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc, đã nêu bật ý nghĩa và tác động của đạo luât vừa ban hành, xem đấy là một "chiến lược ngoại giao mạch lạc đầu tiên của Mỹ cho khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương", có được đồng thuận của cả hai đảng trong Quốc hội Hoa Kỳ.

Giáo sư Thayer nêu bật quá trình "ra đời" của đạo luật ARIA, bắt nguồn từ một loạt điều trần trong hai năm 2017-2018, do thượng nghị sĩ Cory Gardner, chủ tịch tiểu ban Đông Á-Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ tiến hành, sau đó trở thành dự thảo luật, được Thượng viện thông qua lần đầu tiên ngày 04/12/2018, được Hạ viện bổ sung và bỏ phiếu tán đồng ngày 12/12 trước khi được Thượng viện nhất trí vào ngày 19/12, chuyển qua cho hành pháp và được tổng thống Donald Trump ký ban hành ngày 31/12.

Theo giáo sư Thayer, với mục tiêu yêu cầu chính quyền Trump đề ra một tầm nhìn chiến lược dài hạn và một chính sách đa diện và hoàn chỉnh cho vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, đạo luật ARIA đã bổ khuyết, thậm chí cải tiến Chiến lược An ninh Quốc gia mà Nhà Trắng công bố cuối 2017 và Chiến Lược Quốc Phòng của Lầu Năm Góc hồi đầu năm 2018.

Củng cố màng lưới đồng minh và đối tác

Đối với giáo Thayer, ARIA sẽ đóng một vai trò quan trọng – nếu không muốn nói là quyết định - trong việc định hình chính sách an ninh quốc gia của Mỹ tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, với những tác động tiềm tàng trên 4 điểm.

Trước tiên ARIA công nhận một cách rõ ràng tầm quan trọng thiết yếu của các đồng minh và đối tác tại Châu Á đối với nền an ninh của chính nước Mỹ, từ các đồng minh kết ước như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan, cho đến đối tác chiến lược như Ấn Độ, và đối tác an ninh được tăng cường như Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam.

Riêng đối với Đài Loan, đạo luật ARIA yêu cầu chính quyền thực hiện các cam kết về "chuyển giao phương tiện quốc phòng" và tăng cường giao lưu cấp cao.

Hai cơ chế hợp tác được đạo luật nhấn mạnh là Đối tác An ninh ba nên Mỹ-Nhật-Hàn (U.S.-Republic of Korea-Japan Trilateral Security Partnership) và Đối thoại An ninh bốn bên (Quadrilateral Security Dialogue) được gọi nôm na là "Bộ Tứ" bao gồm các nước Mỹ-Úc-Nhật-Ấn.

Điểm thứ hai liên quan đến 3 thách thức chủ chốt nhằm vào hệ thống quốc tế mà Mỹ hậu thuẫn tại vùng Châu Á mà luật ARIA yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ phải đối phó.

Hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông là thách thức hàng đầu

Đứng đầu danh sách thách thức này là tình hình Biển Đông, với việc "Trung Quốc xây dựng trái phép và quân sự hóa các đảo đá và sử dụng biện pháp cưỡng bức kinh tế".

Hai thách thức còn lại là việc "Bắc Triều Tiên tăng nhanh kho vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn" và "Sự hiện diện ở khắp Đông Nam Á của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo và những tổ chức khủng bố quốc tế khác đe dọa nước Mỹ".

Luật ARIA đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp phương tiện cho chính quyền Hoa Kỳ để chống lại ảnh hưởng chiến lược của Trung Quốc… nhưng đồng thời cũng mở cửa cho hợp tác.

Đạo luật nêu rõ thái độ "quan ngại trước các hành động của Trung Quốc nhằm bóp nghẹt xã hội dân sự và tôn giáo trong nước, và phá hoại trật tự dựa trên luật pháp ở vùng Ấn Độ Thái Bình Dương".

Tuy nhiên, đạo luật cũng đề ra nhiều lãnh vực cần hợp tác với Trung Quốc để "khuyến khích Trung Quốc đóng một vai trò xây dựng bằng cách chứng minh là họ tôn trọng luật lệ và chuẩn mực quốc tế…".

Đề cao giá trị tự do, dân chủ và hợp tác đa phương

Điểm thứ ba mà luật ARIA quan tâm là nâng cao tầm quan trọng của các giá trị của Mỹ và chuẩn mực quốc tế trong việc định hình chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ ở vùng Ấn Độ Thái Bình Dương. Đó là các giá trị như dân chủ, tự do báo chí, quyền con người, điều hành tốt, nhà nước pháp quyền.

Trong địa hạt này, ARIA đặc biệt nêu quan ngại về pháp quyền và quyền tự do ở 5 quốc gia – Trung Quốc, Cam Bốt, Bắc Triều tiên, Lào, Thái Lan và Việt Nam, và nhấn mạnh trên tình trạng không thẻ chấp nhận được ở Miến Điện và Trung Quốc. Luật cấm tài trợ cho một số chương trình cụ thể của Mỹ ở Miến Điện, Philippines và Cam Bốt, nhưng sẽ tài trợ cho những người bảo vệ nhân quyền…

Sau cùng, luật ARIA yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ là phải phát huy vai trò của ASEAN trong tư cách là một thành tố trong cấu trúc giải quyết các vấn đề khu vực. Bên cạnh đó, ARIA hậu thuẫn rõ ràng cho việc Mỹ can dự vào các vấn đề đa phương như tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, thương mại và đặc biệt ủng hộ Sáng Kiến Hạ Nguồn Sông Mêkông, ủng hộ việc Mỹ tham gia vào các "hiệp định thương mại đa phương, song phương hay khu vực có khả năng giúp tăng công ăn việc làm và phát triển kinh tế ở Mỹ…"

Và ARIA cũng khuyến nghị việc "đàm phán một khuôn khổ hợp tác kinh tế toàn diện với ASEAN, sử dung các diễn đàn đa phương như APEC, Thượng Đỉnh Đông Á, Nhóm G20, cho những mục tiêu kinh tế của Mỹ ở vùng Ấn Độ Thái Bình Dương".

Trong thực tế, Trung Quốc là đích nhắm của ARIA

Dù đạo luật ARIA liên quan đến chính sách chung của Mỹ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương rộng lớn, sự kiện Trung Quốc bị nêu bật thành một đối tương của đạo luật đã khiến nhiều chuyên gia cho rằng Hoa Kỳ đã luật hóa chính sách đối kháng Trung Quốc.

Trong bài viết "Mỹ tăng sức ép trong cuộc tranh đua với Trung Quốc bằng luật ARIA", nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 05/01/2019 vừa qua cho rằng : "Việc Mỹ nỗ lực tìm kiếm hậu thuẫn từ đồng minh trong khu vực thông qua đạo luật Sáng Kiến Trấn An Châu Á ARIA có thể là vấn đề nhức đầu cho Trung Quốc", làm gay gắt thêm sự cạnh tranh Mỹ-Trung ở Châu Á, đặc biệt trên Biển Đông.

Theo South China Morning Post, chuyên gia về an ninh hàng hải Collin Koh tại Singapore đã nhận định rằng "không thể xem nhẹ khả năng đạo luật ARIA góp phần làm sâu sắc thêm thế đối đầu Mỹ-Trung, cho dù việc chính quyền Donald Trump có thực thi đạo luật này hay không lại là một chuyện khác".

Đối với ông Koh, Trung Quốc có thể bị đau đầu hơn nữa khi các đồng minh khu vực của Mỹ bạo dạn hơn : "Về những khó khăn mà Trung Quốc phải đối phó, hoàn toàn có thể dự đoán được rằng sức ép chiến lược (trên Bắc Kinh) không chỉ xuất phát từ riêng từ Mỹ, vì lẽ luật ARIA như cũng nhấn mạnh đến vai trò của các đồng minh và đối tác của Washington".

Cũng theo South China Morning Post, ông Derek Grossman, chuyên gia phân tích quốc phòng tại trung tâm tham vấn Mỹ Rand Corporation, đã xem việc ban hành đạo luật ARIA là một phương cách huy động lực lượng đẩy lùi các hành vi xấu của Trung Quốc.

Trả lời tờ báo Hồng Kông, chuyên gia Mỹ phân tích : "Đây là ví dụ hữu hình nhất phản ánh sự lo lắng thực sự trong chính phủ Mỹ về ảnh hưởng ngày càng lớn và hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh và kinh tế, nhắm cả vào Mỹ lẫn các đồng minh và đối tác của Mỹ".

Mai Vân

Nguồn : RFI, 10/01/2019

Published in Diễn đàn

Việt Nam vẫn duy trì chính sách "ba không" về ngoại giao quốc phòng : không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.

Ngoại giao 3 không này xác lập trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và quyền nội bộ của các nước.

ngoaigiao1

Đường lối ngoại giao được gọi bằng cái tên dân giả : đu dây.

Nhưng Việt Nam còn giới hạn các yếu tố liên quan đến Trung Quốc, nhằm duy trì tình trạng "hữu hảo" với quốc gia phương Bắc này. Và trong tiến trình đó, đường lối ngoại giao được một số quan điểm gọi bằng cái tên dân giả : đu dây.

"Đu dây" sẽ tìm kiếm sự cân bằng trong quan hệ giữa các bên, trong một trạng thái các quốc gia đa cực, yếu tố này phát huy tối đa công dụng. Nhưng khi thế giới trở nên đơn cực theo tình trạng xử lý các tranh chấp giữa quốc gia này với quốc gia kia theo hệ nhóm nước thì "đu dây" có thể dẫn đến tình trạng bị đánh mất cơ hội hợp tác.

Mới đây, The Diplomat đăng tải nội dung bài viết của tác giả Rajeswari Pillai Rajagopalan, người bày tỏ sự lo ngại trong mối quan hệ Ấn Độ với Việt Nam. Điều mà tác giả này nhấn mạnh là, liệu Ấn Độ có đang mong đợi quá nhiều từ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam ?

Việt Nam, một trong những đối tác quốc tế gần gũi với Ấn Độ, thành phần nằm trong Chính sách Hành động Hướng đông của Ấn Độ. Tất nhiên, nhằm kiềm chế lại sự trỗi dậy đầy hung hăng của Trung Quốc. Thế nhưng, dù sự hội tụ chiến lược ngày càng tăng, nhưng mối quan hệ Việt - Ấn vẫn chứa đựng nhiều sự bất ổn. Nói một cách khác, tác giả lưu ý Ấn Độ cần xem xét những hạn chế mà Việt Nam phải đối mặt và giảm bớt những kỳ vọng từ Hà Nội.

Trong lịch sử, Ấn Độ ủng hộ cuộc chiến chống Mỹ, và vào giai đoạn Khmer đỏ, Ấn độ cũng hỗ trợ Việt Nam. Thậm chí, sự ủng hộ này diễn ra cả khi Trung Quốc tấn công vào năm 1979. Và nay, khi Biển Đông dậy sóng, Ấn Độ một lần nữa đứng cạnh Việt Nam.

Những chuyến thăm liên tục và thường xuyên giữa các nhà lãnh đạo quân sự hai nước lẫn lãnh đạo hai nhà nước là bằng chứng cho mối quan hệ ấm áp đó.

Ấn Độ cũng kỳ vọng thuyết phục được Việt Nam chấp nhận các thiết bị quân sự và huấn luyện quân sự cho các lực lượng vũ trang Việt Nam. New Delhi đã hy vọng rằng mối quan hệ quân sự này sẽ ngày càng sâu sắc hơn với việc bán các thiết bị như tên lửa đất đối không Akash. Hai nước thậm chí đã ký kết một quan hệ đối tác chiến lược, một trong số rất ít mối bang giao quốc tế mà Việt Nam coi trọng.

Thế nhưng, Việt Nam lại bị ảnh hưởng quá lớn từ Trung Quốc. Do đó, ngay cả khi Hà Nội tìm cách tăng cường năng lực bảo vệ chống lại Trung Quốc, thì Hà Nội cũng lo ngại về việc khiêu khích Trung Quốc.

Hà Nội lưỡng lự, một trạng thái rất khó để được các nước yên tâm đặt niềm tin và hy vọng trong hợp tác quân sự. Lưỡng lự liên quan đến sự lo ngại về một liên minh quân sự chống lại Trung Quốc (?). Chính vì vậy, cả khi Ấn Độ gia hạn khoản tín dụng trị giá 500 triệu USD để Việt Nam mua thiết bị quân sự từ Ấn, thì hầu như số tiền này vẫn chưa được sử dụng.

Việt Nam có phần tỏ ra miễn cưỡng đối với việc mua thiết bị quân sự từ Ấn. Do đó, quan hệ Việt - Ấn dù sâu sắc nhưng cũng hàm chứa sự lỏng lẻo bởi nhân tố : Trung Quốc.

Thế nên, tác giả Rajeswari Pillai Rajagopalan khuyến cáo rằng, New Delhi phải nhạy cảm hơn với các mối quan tâm của Việt Nam và không quá tham vọng về tiềm năng mối quan hệ với Hà Nội. Bởi những lo ngại về phản ứng tiêu cực từ Trung Quốc không chỉ giới hạn ở Ấn Độ và Việt Nam, mà là phổ biến ở hầu hết các quốc gia ở ngoại vi Trung Quốc.

Ấn Độ không phải là trường hợp đầu tiên mà Việt Nam lưỡng lự, tình trạng này áp dụng với ngay cả Mỹ.

Mới đây, chuyên gia quốc phòng Úc, ông Carlyle A. Thayer đưa tin rằng, Việt Nam đã lặng lẽ hủy bỏ 15 hoạt động giao lưu quốc phòng với Mỹ đã được lên kế hoạch cho năm 2019, bao gồm các trao đổi về lục quân, hải quân và không quân.

Sự thay đổi mang tính "đột ngột" này khiến nhiều bên tìm cách lý giải. Nhà bình luận chính trị Lê Hồng Hiệp ngay sau đó cho biết trên chuyên trang nghiencuuquocte rằng, dù cùng hướng kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng sự tĩnh lặng Biển Đông cũng như tìm kiếm sự thỏa thuận ASEAN liên quan đến Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông trong 3 năm tới khiến Hà Nội dường như kéo mối quan hệ chiến lược với Mỹ chậm lại. Nói cách khác, "lý do chính khiến Việt Nam không muốn tăng cường hợp tác quốc phòng với Washington là vì sợ làm phật lòng Bắc Kinh" hoặc, "nếu Trung Quốc chấp nhận một lập trường mang tính thỏa hiệp hơn đối với tranh chấp Biển Đông, Hà Nội sẽ không sẵn sàng xích lại quá gần Hoa Kỳ"…

Cần nhớ rằng, Ấn – Mỹ là hai quốc gia có chính sách kiềm chế Trung Quốc, bảo vệ tự do hàng hải trực tiếp nhất tại Biển Đông và Việt Nam hưởng lợi từ điều đó. Chính sách 3 không của Việt Nam được vận dụng để dung hòa với mối quan hệ các nước lớn, nhưng có vẻ, Việt Nam đã quá sa đà vào sự "cân bằng" trong một trạng thái "không thể cân bằng". Và vì vậy, sự lưỡng lự của Việt Nam phải trả giá bằng sự nghi ngại từ các nước lớn.

Cơ hội và sự lựa chọn trong bảo vệ lợi ích quốc gia dường như sẽ không có chỗ cho sự lưỡng lự hoặc chọn lọc mang tính phòng hờ như thế. Bởi bản thân quan hệ quốc tế giờ đây không còn mang tính đa phương tuyệt đối, mà nó hợp thành những nhóm quốc gia cùng phân chia lợi ích với nhau. Nếu Việt Nam, với vị trí địa chính trị của mình vẫn trung thành vào cách "dung hòa" trên cơ sở "tránh phật lòng", thì đến một lúc, sự "thực tâm" trong quan hệ quốc tế sẽ không còn được các quốc gia lớn như Ấn – Mỹ đánh giá cao ở Việt Nam, và Hà Nội sẽ hoàn toàn thua thiệt trong tìm kiếm sự vận động và ủng hộ từ các cường quốc.

"Đu dây" giờ đây lộ rõ khuyết điểm lớn, phô bày trạng thái thiếu tin tưởng và không còn giá trị để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ (!?). 

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 16/12/2018

Published in Diễn đàn

Đối phó Trung Quốc : Mỹ, Nhật, Ấn kêu gọi tự do hàng hải tại Châu Á (RFI, 01/12/2018)

Hôm 30/11/2018, ba nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ trong cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina, lần đầu tiên cùng lên tiếng kêu gọi tự do hàng hải tại Châu Á. Đây là động thái nhằm chứng tỏ sự đoàn kết trước thái độ hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.

indo1

Cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Donald Trump, thủ tướng Nhật Shinzo Abe và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bên lề G20. Ảnh ngày 30/11/2018. Reuters/Kevin Lamarque

Tổng thống Mỹ Donald Trump, thủ tướng Nhật Shinzo Abe và thủ tướng Ấn Narendra Modi - ba nhà lãnh đạo cánh hữu đã gặp gỡ nhau trong vòng 15 phút. Cuộc gặp ba bên này mang tính biểu tượng hơn là nhằm hoạch định chiến lược, nhưng chứng tỏ Mỹ-Nhật-Ấn đều lo ngại trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.

Tokyo và New Delhi lâu nay vẫn tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh, trong khi ông Trump đang gây áp lực nặng nề về thương mại lên Trung Quốc, đồng thời tái khẳng định mối quan ngại về việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố : "Nhật, Mỹ, Ấn đều cùng chia sẻ những giá trị căn bản và lợi ích chiến lược. Khi cả ba chúng ta cùng hợp sức làm việc, thì sẽ mang đến thịnh vượng và ổn định hơn cho khu vực cũng như cho thế giới".

Về phía thủ tướng Ấn Narendra Modi ghi nhận, ba chữ đầu tên nước bằng tiếng Anh (Japan, America và India), viết tắt là JAI trong tiếng Hindi có nghĩa là "trường tồn".

Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders trong một thông cáo cho biết cuộc gặp "tái khẳng định tầm quan trọng của tầm nhìn Ấn Độ - Thái Bình Dương rộng mở, vì thịnh vượng và sự ổn định của toàn cầu ; cam kết tăng cường hợp tác ba bên".

Chính quyền Trump ngày càng nói nhiều hơn về "Ấn Độ - Thái Bình Dương rộng mở", một khẩu hiệu lâu nay được ông Abe ưa thích. Nhật luôn nhấn mạnh rằng toàn bộ Châu Á phải rộng mở cho hàng hải và thương mại. Ấn Độ thì xưa nay luôn tránh liên minh với các cường quốc khác, dù có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Bên cạnh đó, thủ tướng Nhật Bản và Ấn Độ cũng có cuộc gặp riêng rẽ với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Còn tổng thống Mỹ tối nay bàn bạc với ông Tập về các bất đồng thương mại Mỹ-Trung, vấn đề được chú ý nhiều nhất trong kỳ G20 này.

Thụy My

********************

Lãnh đạo Mỹ, Nhật, Ấn Độ cam kết vùng Ấn Độ Thái Bình Dương mở, thách thức Trung Quốc (RFA, 01/12/2018)

Lãnh đạo ba nước Mỹ, Nhật và Ấn Độ cùng lên tiếng kêu gọi vùng Ấn Độ Thái Bình Dương mở và cam kết tăng cường hợp tác ba bên.

indo2

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Thượng đỉnh G20 ở Argentina hôm 30/11/2018 - AFP

Tuyên bố này được đưa ra trong cuộc gặp 3 bên ở Argentina bên lề hội nghị G20 hôm thứ Sáu ngày 30/11.

Theo AFP, cuộc gặp chỉ kéo dài 15 phút và chỉ mang tính biểu tượng nhưng tuyên bố ba bên được đưa ra giữa lúc thế giới có những quan ngại vể những hành động mạnh mẽ của Trung Quốc tại các vùng biển ở châu Á.

Ấn Độ là nước có những tranh chấp với Trung Quốc ở vùng biên giới và những quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc với các nước láng giềng cũng như ở vùng biển Ấn Độ Dương.

Nhật Bản cũng là nước đang có tranh chấp với Trung Quốc ở biển Hoa Đông.

Chính quyền của Tổng thống Trump gần đây cũng nói nhiều đến chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương mở và gia tăng các hoạt động tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông khiến Trung Quốc tức giận.

********************

Việt, Nga đẩy mạnh phát triển các dự án hợp tác năng lượng ở Biển Đông (VOA, 01/12/2018)

Việt Nam và Nga đang tht cht hp tác kinh tế vi các d án phát trin du khí trên Bin Đông gia lúc c hai nước đang tìm cách gim s l thuc vào Trung Quc v mt thương mi. Trong khi Vit Nam c chng li áp lc kinh tế t nước láng ging phương Bc gia cuc tranh chp lãnh hi gay gt Bin Đông, thì Nga hình như cũng đang tiến hành mt "chính sách hướng Đông" ca chính mình, trong bi cnh nn kinh tế Nga đang b tác đng nng n bi các bin pháp chế tài ca các nước phương Tây đ trng pht vic Moscow sáp nhâp bán đo Crimea ca Ukraine. Nhưng nhng d án hp tác gia Vit Nam và Nga đ phát trin các tài nguyên du khí Bin Đông có th gây phn ng d di t Trung Quc, và lnh cm vn ca các nước Tây phương cũng cản tr vic hoàn tt các d án chung khác.

indo3

Lá cờ truyn thng ca PetroVietnam (phải) tung bay bên cạnh quc kỳ và c ca Đng Cng sn, nh chp trước tr s chính ca PetroVietnam ngày 11/1/2016. Reuters/Kham

Khoảng trung tun tháng 11 năm 2018, Thủ tướng Dimitry Medvedev sang Hà ni gp v tương nhim Vit Nam, Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc. Dp này, hai nhà lãnh đo tái khng đnh cam kết ca hai nước s hp tác để phát trin các d án khai thác năng lượng Bin Đông, bên cnh mt s hình thc hp tác kinh tế khác.

Báo chí Việt Nam tường thut rng ti cuc hp vi lãnh đo Nga, Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc gián tiếp ch trích các hành đng bành trướng ca Trung Quc trên Bin Đông. Ông nói các nước nên gii quyết tranh chp mt cách hòa bình và vi s tôn trng lut pháp quc tế. Vn theo báo chí trong nước thì ông Medvedev đã hưởng ng li kêu gi đó ca ông Phúc.

Tập đoàn du khí quc gia do nhà nước s hu, Petro Vietnam, và tập đoàn sn xut khí đt ln nht ca nhà nước Nga, Gazprom, đng ý cùng hp tác đ khai thác khí đt ti các giếng trên thm lc đa Vit Nam Bin Đông. Ông Medvedev nói ông hy vng là vi s hp tác ca công ty du khí quc gia ca hai nước, các quan h song phương s được cng c.

Tuy nhiên dự án khai thác chung đã b đình li do nhng phn đi d di t Trung Quc, nước đã xây các cơ s quân s trong khu vc và tuyên b hu hết Bin Đông là thuc ch quyn ca mình.

Trong bối cnh đó, Hà nội ngày càng cm thy bt an v mc đ l thuc quá nng n vào Trung Quc, đi tác thương mi ln nht ca Vit Nam. Đó là mt trong nhng đng lc khiến Vit Nam tích cc tìm cách tht cht quan h vi Nga và nhiu nước khác.

indo4

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin ti Hi ngh thượng đnh APEC Đà Nng, Vietnam, ngày 10/11/2017.

Nga cũng đang tìm cách thắt cht các quan h vi Vit Nam đ tìm mt ch đng Đông Nam Á. Hà ni vn cho rng Nga và Vit Nam có "quan h đc bit 7 thập k". T năm 2012, quan h Vit-Nga được miêu t là quan h đi tác chiến lược toàn din. Trong nhng năm gn đây, hai bên đã có các cuc thăm viếng cp cao. Ngoài chuyến đi thăm Hà ni mi đây ca Thủ tướng Medvedev, Tổng bí thư Nguyn Phú Trng, cựu Chủ tch nước Trn Đi Quang, Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc đu đã ln lượt đi thăm Nga. Tng Thng Putin đã ti thăm Vit Nam 5 ln, gn đây nht là năm 2017, khi ông đến d hi ngh APEC Đà Nng.

Nhưng bt chp Nga là "đi tác truyn thng rt quan trng" ca Vit Nam -như li Tổng bí thư Trng, và bt chp Vit Nam là mt trong nhng nước mua vũ khí nhiu nht ca Nga, Nga không phi là đi tác thương mi ln ca Vit Nam. Các quan h thương mi được đánh giá là "chưa tương xng vi quan h chính tr". Kim ngch thương mi song phương năm 2017 ch đt 3,55 t USD, mt s liu không đáng k so vi các đi tác thương mi khác ca Vit Nam. Sáu tháng đu năm 2018, kim ngch song phương đt 2,3 t USD, tuy tăng 42% so với cùng kỳ năm 2017, nhưng vn khiêm tn so vi tim năng ca hai bên.

Lãnh đạo hai nước cho rng cn khai thác tim năng đó hướng ti mc tiêu tăng gp đôi kim ngch mu dch song phương ti 10 t đôla vào năm 2020. Mc tiêu này s còn tùy thuộc vào mt s yếu t.

Tình trạng các siêu d án Vit-Nga b đình tr là điu đáng quan tâm, theo Câu lc b Valdai, mt t chc phi li nhun Nga quy t các hc gi Nga, các think-tank quc tế, các giáo sư các đi hc ln ca thế gii và các nhà nghiên cứu đến t 71 nước. Valdai đơn c d án xây nhà máy đin ht nhân đu tiên Vit Nam đã b đóng băng t năm 2016, d án Nhà máy Nhit đin Long Phú 1, xúc tiến t năm 2014, ti gi vn chm tiến đ vì b nh hưởng ca lnh cm vn do M áp đt đi vi nhà thầu ca d án là Power Machines ca Nga…

Vì thế, theo Câu lc b Valdai, trong năm 2019, k nim 25 năm ký Hip ước v nhng nguyên tc cơ bn ca quan h hu ngh Vit Nam-Liên bang Nga, hai nước s còn vp phi mt s tr ngi, mà mun khc phc, cần một "hướng tiếp cn chiến lược".

Published in Châu Á

Bài diễn văn của Phó tổng thống Mỹ Mike Pence tại diễn đàn APEC hôm 17/11/2018

pence0

Cảm ơn tất cả vì sự chào đón nồng nhiệt. Thưa Thủ tướng O’Neill, Chủ tọa Taureka, các vị đại diện từ khắp các miền đất, các vị lãnh đạo của cộng đồng doanh nghiệp, và mọi vị khách đặc biệt khác, thật là vinh dự được gặp tất cả các vị ở đây, Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC 2018. Cảm ơn mọi người đã đến đây.

Tại hội nghị này hồi năm ngoái, Tổng thống Donald Trump đã vạch ra viễn kiến của Hoa Kỳ về một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương rộng mở và tự do, nơi mà theo lời ông "các quốc gia độc lập và có chủ quyền, với các nền văn hóa đa dạng và các giấc mơ khác biệt, có thể cùng thịnh vượng bên nhau, và phát triển mạnh trong tự do và hòa bình.

Và chính Tổng thống Trump đã phái tôi tới đây hôm nay, đúng một năm sau, để tường trình về sự tiến triển của viễn kiến đó. Trên mọi phương diện, chúng tôi đã có hành động quyết định, và cam kết của Hoa Kỳ với vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương chưa bao giờ mạnh hơn thế.

Vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương bao trùm hơn một nửa bề mặt trái đất và hơn một nửa gia đình nhân loại. Hai phần ba lượng giao dịch thương mại toàn cầu xảy ra ở đây, và tiềm năng kinh tế cùng sự quan trọng chiến lược của nó gia tăng từng ngày.

Để mở khóa các cơ hội vô hạn của khu vực này, năm ngoái Tổng thống Trump hứa hẹn theo đuổi "các mối quan hệ thương mại mạnh mẽ bắt rễ từ trong các nguyên tắc công bằng và ứng đối". Và từ Nam Cao Ly đến Mexico đến Canada, chúng tôi đã rèn dũa nên những hiệp định thương mại lịch sử mới, và sẽ còn nhiều nữa.

Ông tổng thống đã hứa cho các quốc gia vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương một lựa chọn tốt hơn để hỗ trợ các đề án hạ tầng cơ sở, bằng "cải cách các thiết chế tài trợ phát triển của mình", và giờ đây Hoa Kỳ tăng hơn gấp đôi khả năng tài chính của mình, tới 60 tỷ USD.

Ông Tổng thống cũng đã hứa xây dựng các mối quan hệ đối tác mạnh hơn để bảo đảm an ninh chung của chúng ta. Năm nay chúng tôi cung cấp nhiều viện trợ quân sự hơn cho vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương, bằng ba năm trước đó cộng lại.

Tổng thống đã hứa sẽ "đối mặt với các hiểm họa an ninh". Chúng tôi sát cánh với các đồng minh và đối tác trong vùng để bảo vệ chủ quyền của mình, tiệt gốc rễ khủng bố, và đem Bắc Cao Ly ngồi vô bàn đàm phán.
Năm ngoái, cũng tại diễn đàn này, Tổng thống Trump hứa "sẽ luôn đặt nước Mỹ trên hết" và khiến nền kinh tế Mỹ sống động trở lại. Các hành động của chúng tôi đã dẫn tới tăng trưởng ở Mỹ, vốn cũng làm lợi cho mọi quốc gia trên toàn vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, chúng tôi đã cắt bỏ các điều khoản hạn chế kinh tế với tốc độ kỷ lục. Chúng tôi đã buông lỏng cương cho năng lực Mỹ và đã thực thi các cắt giảm và cải cách thuế lớn nhứt trong lịch sử.

Kết quả rất ấn tượng – 4,5 triệu công việc mới, tỷ suất thất nghiệp thấp nhứt trong nửa thế kỷ qua, và hôm nay chưa bao giờ có nhiều người Mỹ đang làm việc như vậy so với lịch sử đã qua. Chúng tôi đang đi đúng hướng để đạt đến sự tăng trưởng cao nhứt trong mười lăm năm qua. Và sau mười năm, Hoa Kỳ một lần nữa được công nhận là nền kinh tế năng động nhứt trên thế giới.

Tăng trưởng Mỹ, như tôi đã nói, đang thúc đẩy thịnh vượng toàn cầu ngay ở đây, vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương. Suốt hai năm qua các doanh nghiệp Mỹ đã tuyên bố hơn 1.500 đồ án mới và hơn 61 tỷ USD trong đầu tư trên toàn vùng. Tổng cộng đầu tư của Hoa Kỳ ở vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương hiện giờ hơn 1.400 tỷ USD – nhiều hơn Trung Quốc, Nhựt, và Nam Cao Ly cộng lại. Đầu tư Mỹ trong vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương chỉ có tiếp tục tăng lên.

Sự tăng trưởng kinh tế mới của Mỹ là điều thiết yếu cho viễn kiến của chúng tôi về vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương, nơi các quốc gia độc lập và mạnh sẽ tăng trưởng mạnh hơn. Và họ sẽ cùng nhau tăng trưởng mạnh hơn. Và đó là điều mà nước Mỹ luôn theo đuổi, từ những ngày lập quốc.

Lịch sử của chúng tôi trong vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương là câu chuyện về giao dịch thương mại – khởi đầu từ hơn hai thế kỷ trước với Nữ Hoàng Trung Hoa, một con tàu đã khởi hành từ New York, băng qua Ấn Độ Dương để vô Thái Bình Dương, đến Quảng Châu để bán nhân sâm Mỹ và mua lại trà và đồ sứ.

Trong suốt lịch sử của chúng tôi, đó là câu chuyện về tinh thần hữu nghị và đối tác – về các mối liên hệ sâu sắc với mỗi quốc gia qua dòng thời gian – đông, tây, nam, bắc – bao gồm cả năm đồng minh thân thuộc nhứt.

Đó là câu chuyện về sức mạnh và hy sinh – những người dũng cảm nhứt của chúng tôi đã sát cánh với những người dũng cảm nhứt của các bạn để đẩy lùi những con triều của chủ nghĩa đế quốc và cộng sản, từ biển San Hô cho tới cuộc đổ bộ ở Incheon, và vô số các ngọn đồi, bãi biển, và rừng rậm nằm giữa hai nơi đó.

Đó cũng là câu chuyện về tiến bộ trong vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương - chúng tôi đã làm việc liền tay cùng các bạn để nâng các công dân của mình lên và mở ra một kỷ nguyên mới với cơ hội cho mọi người. Khắp vùng này, hàng trăm triệu người đã vượt thoát nghèo khó, sáng kiến và đầu óc làm ăn đang tăng tốc, độc tài rơi rụng và dân chủ vươn lên thay thế, các công dân ngẩng cao đầu để nắm lấy tương lai và tái khẳng định sự độc lập của mình, từ Mã Lai cho tới Maldives.
Khi tụ họp ở đây, chúng ta giờ đây đang viết một chương mới cho sự tiến bộ của mình, và chúng ta đang được hướng dẫn bằng chính viễn kiến của mình.

Như Tổng thống Trump mô tả hồi năm ngoái, Hoa Kỳ muốn thấy một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do, nơi các quốc gia độc lập mạnh bạo theo đuổi các lợi ích của mình, tôn trọng các lân bang như những quốc gia ngang bằng, nơi các xã hội, niềm tin, và truyền thống phát triển mạnh mẽ bên nhau, nơi các cá nhân thực hành quyền tự do Trời cho để theo đuổi giấc mơ và định đoạt số phận của mình.

Hoa Kỳ cũng muốn thấy một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương rộng mở, nơi thương mại và văn hóa luân chuyển tự do, nơi biển và bầu trời đều mở ra cho mọi người với mục tiêu hòa bình, nơi các tranh chấp được giải quyết không cần tới xung đột và ép buộc, nơi các quốc gia giao dịch lẫn nhau, nhận về cũng nhiều như cho đi, và là nơi mà chúng ta đón nhận một tương lai của khả năng vô hạn cho tất cả mọi người coi đây là quê nhà.

Tôi biết viễn kiến này được chia sẻ bởi hầu hết các quốc gia trong vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương. Nó không loại trừ một quốc gia nào, và từ bờ Tây Thái Bình Dương cho tới những bờ biển xa xôi nhứt của Ấn Độ Dương, Hoa Kỳ chìa ra một bàn tay trong tinh thần hữu nghị và đối tác, tìm kiếm hợp tác, không phải khống chế. Trong mọi điều mình làm, chúng tôi đang làm việc không mệt mỏi để thăng tiến thịnh vượng chung, tăng cường an ninh chung, và nêu cao các nguyên tắc chung.

Thương mại, dĩ nhiên, nằm ở trung tâm của các mối quan tâm của chúng tôi trong vùng. Như ông Tổng thống nói hồi năm ngoái, Hoa Kỳ sẽ "ký các thỏa ước thương mại song phương với bất kỳ quốc gia nào trong vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương muốn trở thành đối tác của chúng tôi, và sẽ tôn trọng các nguyên tắc giao dịch công bằng và ứng đối".

Đi xa hơn các hiệp ước mà tôi đã đề cập, Hoa Kỳ sẽ nhanh chóng ngồi vô đàm phám một thỏa ước thương mại Nhựt, nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới. Tôi cũng hân hoan thông báo rằng Hoa Kỳ cũng đã thảo luận về một thỏa ước thương mại với một thành viên APEC khác – và chúng tôi sắp sửa khởi sự.

Và khi chúng tôi đang rèn dũa nên các hiệp định mới, chúng tôi cũng đối đầu với các quốc gia đang sử dụng các biện pháp thương mại không công bằng. Hãy nhìn vô cuộc đối đầu của Tổng thống Trump trong mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.

Như Tổng thống Trump nói chỉ vài giờ trước từ Nghị Phòng Bầu Dục, chúng tôi "vô cùng kính trọng chủ tịch Tập và Trung Quốc". Nhưng như chính lời ông Tổng thống "Trung Quốc đã lợi dụng Hoa Kỳ suốt nhiều năm qua". Thời đó giờ đã qua rồi.

Như ông Tổng thống nói thêm, "Trung Quốc đặt ra những cản trở khổng lồ", họ có "thuế suất khủng khiếp", và như tất cả mọi chúng ta đều biết, quốc gia họ dự phần trong đặt ra các hạn định, ép buộc chuyển giao kỹ thuật, ăn cắp tài sản trí tuệ, bao cấp cho các ngành công nghiệp ở quy mô chưa từng thấy. Những hành động đó đã thực sự góp phần tạo ra mức thâm thủng mậu dịch 375 tỷ USD, chỉ nội trong năm ngoái, của Hoa Kỳ. Nhưng như ông Tổng thống nói, "Mọi chuyện đó giờ phải thay đổi".

Chúng tôi đã có hành động quyết định để nhắm vô sự mất cân đối trương mại với Trung Quốc. Chúng tôi đã ấn đính thuế suất lên 250 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, và chúng tôi có thể tăng gấp đôi con số đó nữa. Nhưng chúng tôi hy vọng sẽ khả quan hơn. Hoa Kỳ sẽ không thay đổi phương thức của mình cho đến khi Trung Quốc thay đổi.

Xa hơn thương mại, Hoa Kỳ đang khuyến khích đầu tư tư nhân trong vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương, ở mức độ chưa từng thấy trước đây. Khi chúng tôi đang đứng đây, các công ty Hoa Kỳ đang thuê mướn và đào tạo nhân công ở các quốc gia của bạn, theo các tiêu chuẩn cao nhứt. Họ không phục vụ cho một thủ đô xa xôi, họ mang các ích lợi trực tiếp đến cho quốc gia của các bạn. Và các bạn không cần nhìn xa hơn Papua New Guinea để thấy được bằng chứng về sự quan trọng thiết yếu và ích lợi của đầu tư Mỹ.

Lấy một ví dụ : Exxon Mobil đã đầu tư hơn 19 tỷ USD vô quốc gia này, xây dựng hơn 450 dặm đường ống dẫn dầu, và tạo ra hơn 2600 công việc, phần lớn là thuê mướn nhân công địa phương. Giờ Exxon Mobil, như tôi được biết, dự định tăng gấp đôi công suất của nhà máy ở Port Moresby, với một món tiền đầu tư hàng tỷ USD khác nữa. Và ngày mai, tôi mong chờ hội cùng nhiều đồng minh và đối tác trong khu vực để tuyên cáo một sáng kiến lịch sử mà sẽ làm thay đổi tương lai của Papua New Guinea.

Nhưng đầu tư Mỹ không chỉ tăng lên ở đây, nó dâng cao trên toàn vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương. Các công ty của chúng tôi đang xây dựng các nhà máy điện ở Bangladesh, khuyếch trương sự nối kết điện toán ở Nepal. Họ đang xây cất các nhà máy năng lượng mặt trời ở Việt Nam, các trung tâm sáng tạo ở Singapore, định hình hạ tầng cơ sở năng lượng cho Peru, và khuyếch trương dịch vụ y tế ở Chile. Và họ đang lắp đặt và bảo dưỡng các các hệ thống cáp ngầm dưới biển để kết nối nhiều quốc gia ở Nam Thái Bình Dương với Hoa Kỳ và thế giới rộng lớn.

Hoa Kỳ đặc biệt đang có hành động để thúc đẩy đầu tư lớn hơn trong kết nối điện toán. Tuần này, chúng tôi lập ra US-ASEAN Smart Cities Partnership để tăng cường nền kinh tế trên mạng của Đông Nam Á và mang chuyên môn của các doanh nghiệp Mỹ tới gánh vác cho nhu cầu điện toán của khu vực. Khi chúng thôi đeo đuổi các đề án tương tự trong những ngày sắp tới, tôi có thể đoan chắc với các bạn rằng chúng tôi sẽ tiếp tục giữ vững niềm tin rằng một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở xứng đáng phải có một hệ thống internet tự do và rộng mở.

Với cam kết mới này về tài trợ phát triển, chúng tôi cũng đang biến hạ tầng cơ sở của vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương trở thành ưu tiên cao nhứt – từ đường bộ cho tới đường sắt, cảng cho tới ống dẫn dầu, phi trường cho tới đường truyền dữ liệu. Và Hoa Kỳ có một lối tiếp cận có tính nguyên tắc khác hẳn với một số quốc gia khác.

Mike Pence

Đinh Viết Khiêm chuyển ngữ

Nguồn : thongluan2016.blogspot.com, 27/11/2018

*********************

Remarks by Vice President Pence

at the 2018 APEC CEO Summit - Port Moresby, Papua New Guinea

Pacific Explorer Marquee Theatre,

Port Moresby, Papua New Guinea

Thank you, Scott. And thank you all for that warm welcome. Prime Minister O’Neill, Chairman Taureka, representatives from across the region, leaders of the business community, and to all our distinguished guests, it’s my honor to join you here at the "premier economic forum" in the Indo-Pacific : the 2018 APEC CEO Summit. Thank you all for being here. (Applause.)

At this forum last year, President Donald Trump laid out the United States’ vision for a free and open Indo-Pacific, where, in his words, "sovereign and independent nations, with diverse cultures and many different dreams, [could] prosper side-by-side, and thrive in freedom and peace".

And President Trump personally sent me here today, one year later, to report on our progress in achieving that vision. Across the board, we’ve taken decisive action, and the United States’ commitment to the Indo-Pacific has never been stronger. (Applause.)

The Indo-Pacific encompasses more than half the Earth’s surface and more than half the human family. Two-thirds of global trade happens here, and its economic potential and strategic importance are only growing by the day.

To unlock the region’s boundless opportunities, last year, President Trump promised to pursue "robust trade relationships rooted in the principles of fairness and reciprocity". And from South Korea to Mexico to Canada, we’ve forged new and historic trade deals, and more are on the way.

He promised to give the nations of the Indo-Pacific a better option to support infrastructure projects, by "reforming our development finance institutions". And today the United States has more than doubled our financing capacity to $60 billion.

The President also promised to build stronger partnerships to ensure our shared security. And this year, we’ve provided more foreign military financing to the Indo-Pacific than the previous three years combined.

The President promised to "confront grave threats to security". And we’ve stood with our allies and partners in the region to defend their sovereignty, root out terrorists, and bring North Korea to the negotiating table.

And last year, at this very forum, President Trumppromised to "always put America first" and get the American economy rolling again. And our actions have led to growth in our country that’s benefitting countries all across the Indo-Pacific as well.

Under President Trump’s leadership, in the United States, we’ve cut regulations at a record pace. We’ve unleashed American energy, and we’ve enacted the largest tax cuts and tax reform in American history.

The results have been remarkable — 4.5 million new jobs, the lowest unemployment rate in half a century in our country, and more Americans are working today than ever before in American history. We’re on track to reach the fastest growth in nearly 15 years. And after 10 years, the United States is once again recognized as the most competitive economy in the world.

And American growth, as I said, is driving global prosperity right here in the Indo-Pacific. Over the past two years, American businesses have announced more than 1,500 new projects and more than $61 billion in new investments across this region. The United States’ total investment in the Indo-Pacific is now more than $1.4 trillion — more than China’s, Japan’s, and South Korea’s combined. And American investment in the Indo-Pacific will only continue to rise.

America’s renewed economic growth is vital to our vision for the Indo-Pacific, where strong and independent nations grow stronger still. And they grow stronger still together. And that’s what America has always sought, going back to our nation’s earliest days.

Our history in the Indo-Pacific is a story of trade and commerce — starting more than two centuries ago with the Empress of China, a ship that left New York and traveled across the Indian Ocean and into the Pacific, reaching Canton, where it traded American ginseng for Chinese tea and porcelain.

Throughout our history, it’s been a story of friendship and partnership — of bonds built over time with every nation — east, north, west, and south — including five of our most cherished treaty alliances.

It’s a story of strength and a story of sacrifice — of our nation’s bravest standing shoulder-to-shoulder with many of yours to push back the tides of imperialism and communism, from the Coral Sea to the Incheon Landing to countless hills and beaches and jungles between.

And it’s a story of progress in the Indo-Pacific — of our nation working hand-in-hand with all of yours to uplift our citizens and usher in a new era of opportunity for all. Across this region, hundreds of millions of people have climbed out of poverty ; innovation and entrepreneurship have accelerated ; dictatorships have fallen and democracies have risen in their place ; and citizens have stood tall to reclaim futures and reassert their independence, from Malaysia to the Maldives.

As we gather here at APEC, we are writing the newest chapter even now of our progress, and we’re guided by our vision.

As President Trump described last year, the United States seeks a free Indo-Pacific where independent nations boldly pursue their own interests, respecting their neighbors as equals ; where societies, beliefs, and traditions flourish side-by-side ; where individuals exercise their God-given liberties to pursue their dreams and chart their destinies.

The United States also seeks an open Indo-Pacific, where commerce and culture flow freely ; where the seas and the skies are accessible to all with peaceful aims ; where disputes are resolved without conflict or coercion ; where nations trade with one another, gathering as much as they give ; and where we embrace a future of endless possibility for all who call this region home.

This vision, I know, is shared by the vast majority of nations in the Indo-Pacific. It excludes no nation, and from the western shores of Latin America to the furthest reaches of the Indian Ocean, the United States has extended a hand in a spirit of friendship and partnership, seeking collaboration, not control. In all that we do, we are working tirelessly to advance our shared prosperity, strengthen our shared security, and uphold our shared principles.

Trade, of course, is central to our interests in the region. And as the President said last year, the United States will, in his words, "make bilateral trade agreements with any Indo-Pacific nation that wants to be our partner and that will abide by the principles of fair and reciprocal trade".

Beyond the deals that I’ve already mentioned, the United States will soon enter negotiations on a trade agreement with the world’s third largest economy, in Japan. I’m also pleased to report that America is already in discussions for another trade deal with yet another APEC member — and we’re just getting started on that.

And while we’ve been forging new deals, we’ve also stood up to countries that use unfair trade practices. Just look at the stand that President Trump has taken on our trading relationship with China.

As President Trump said just a few hours ago in the Oval Office, we have "great respect for President Xi… [and] great respect for China". But, in the President’s words, "China has taken advantage of the United States for many, many years". And those days are over.

As the President has added, China has "tremendous barriers" ; they have "tremendous tariffs" ; and, as we all know, their country engages in quotas, forced technology transfer, intellectual property theft, industrial subsidies on an unprecedented scale. Such actions have actually contributed to a $375 billion good trades deficit with the United States last year alone. But as the President said today, "that’s all changed now".

We’ve taken decisive action to address our trade imbalance with China. We’ve put tariffs on $250 billion in Chinese goods and we could more than double that number. But we hope for better. The United States though will not change course until China changes its ways.

Beyond trade, the United States is promoting private investment in the Indo-Pacific as never before. As we stand here today, American companies are hiring and training your workers, holding themselves to the highest standards. They don’t serve a distant capital ; they bring benefits directly to your country. And you need look no further than Papua New Guinea for proof of the critical importance and benefits of American investment.

Take one example : ExxonMobil has already invested more than $19 billion in this nation, building more than 450 miles of pipeline — (applause) — and creating more than 2,600 jobs here in Papua New Guinea. (Applause.) And the overwhelming majority of which are local hires. Now ExxonMobil, I’m informed, intends to double the capacity of its plant here in Port Moresby, with another multi-billion dollar investment. And tomorrow, I look forward to joining several of our allies and partners in the region to announce a historic initiative that will transform Papua New Guinea’s future. (Applause.)

But American investment is not just growing here, it’s surging all across the Indo-Pacific. Our companies are constructing power plants in Bangladesh and expanding digital connectivity in Nepal. They’re building solar panels in Vietnam and innovation centers in Singapore, shaping the energy infrastructure in Peru and expanding healthcare services in Chile. And they’re installing and maintaining underwater cables to connect the many nations of the South Pacific to the United States and the wider world.

And America is taking action to spur greater investment in digital connectivity especially. This week, we created the U.S.-ASEAN Smart Cities Partnership to strengthen the cyber economy of Southeast Asia and bring American business expertise to bear on the region’s digital needs. As we pursue similar projects in the days ahead, I can assure you we will continue to hold fast to our conviction that a free and open Indo-Pacific also deserves a free and open Internet. (Applause.)

With this renewed commitment to development financing, we’re also making infrastructure in the Indo-Pacific a top priority — from roads to railways, ports to pipelines, airports to data-lines. And the United States has a principled approach that stands in stark contrast to other some nations.

As we speak, as we’re all aware, some are offering infrastructure loans to governments across the Indo-Pacific and the wider world. Yet the terms of those loans are often opaque at best. Projects they support are often unsustainable and of poor quality. And too often, they come with strings attached and lead to staggering debt. (Applause.)

Not long after our War of Independence, my nation’s first President, George Washington, warned of the dangers that could undermine all that we had achieved : debt and foreign interference. And so today, let me say to all the nations across this wider region, and the world : Do not accept foreign debt that could compromise your sovereignty. Protect your interests. Preserve your independence. And, just like America, always put your country first. (Applause.)

Know that the United States offers a better option. We don’t drown our partners in a sea of debt. We don’t coerce or compromise your independence. The United States deals openly, fairly. We do not offer a constricting belt or a one-way road. When you partner with us, we partner with you, and we all prosper.

While our ongoing investment in prosperity across this region has been immense, the United States has also continued to stand with likeminded nations to ensure security and peace across the Indo-Pacific.

You know, it’s remarkable to think that when the President spoke before you last year, the greatest threat to the Indo-Pacific was the regime in North Korea. We all remember those days : nuclear tests, missiles flying over Japan, a war of words and provocations.

Faced with this threat, the United States rallied the world to enact an unprecedented pressure campaign. And as the world witnessed at President Trump’s historic summit with Chairman Kim in Singapore in June, our collective resolve has borne results. No more tests. No more missiles. Our hostages are home. And the hope of peace on the Korean Peninsula is alive once more.

As we speak, the United States is making plans for another summit between President Trump and Chairman Kim. All nations must continue to stand together, enforce all U.N. Security Council resolutions, and hold North Korea to the commitments it made in the Singapore Declaration — and so will we.

We must be vigilant and resolved to achieve the final, fully verified denuclearization of North Korea. We owe it to our children to secure a lasting peace for the Korean people, we owe it to the Indo-Pacific, and we owe it to the world. (Applause.)

And as President Trump made clear last year, the United States will also remain vigilant against other threats facing this region — criminal cartels, drug smugglers, human traffickers, and cyber criminals. To that end, we will continue to expand our military, intelligence, and law enforcement collaboration across the region.

We will continue to work with our allies and partners to defeat the menace of extremism. After ISIS-inspired terrorists went on a rampage in the Philippines last year, the United States stood with our ally to liberate Marawi City. We will never allow radical Islamic terrorists to establish a foothold in the Indo-Pacific.

We will continue to stand with our allies as well and our partners to protect our borders on land and sea, and in the digital domain. This week, it was my privilege to announce a new partnership between the United States and Singapore to bolster digital defenses for the 10 nations of ASEAN.

We’re also forging new and renewed security partnerships, as shown by our recent trilateral naval exercises with India and Japan. And today, it’s my privilege to announce that the United States will partner with Papua New Guinea and Australia on their joint initiative at Lombrum Naval Base on Manus Island. (Applause.) We will work with these nations to protect sovereignty and maritime rights of the Pacific Islands as well.

And you can be confident : The United States of America will continue to uphold the freedom of the seas and the skies, which are so essential to our prosperity. We will continue to fly and sail wherever international law allows and our national interests demand ; harassment will only strengthen our resolve. We will not change course. And we will continue to support efforts within ASEAN to adopt a meaningful and binding code of conduct that respects the rights of all nations, including the freedom of navigation, in the South China Sea. (Applause.)

Finally, as President Trump made clear last year, we will also "uphold the principles that have benefitted us all" through the generations. The United States is working as we speak to promote civil society, the rule of law, and transparent and accountable government across the region. These are the building blocks of progress and they are the bulwarks of independence.

Today, it’s also my privilege to announce our new Indo-Pacific Transparency Initiative. In conjunction with more than $400 million in American funding, this program will help empower the region’s citizens, combat corruption, and strengthen sovereignty. And it is our honor to initiate this program. (Applause.)

All the people of the Indo-Pacific deserve to live in flourishing homelands. And governments that are accountable to their people make better partners for all of us, including the United States.

As the President said at APEC last November, the United States will always stand without apology for individual rights. Since the American founding, our nation has embraced the principle that all are created equal and endowed by our Creator with certain inalienable rights. Americans believe in the freedom of speech, private property, and the freedom of religion. And we will continue to support those who aspire to these freedoms across the Indo-Pacific and the world.

We do this because it’s just. We also do this because it’s in all of our interests. The truth is, governments that deny rights to their own people too often violate the rights of their neighbors. Authoritarianism and aggression have no place in the Indo-Pacific. (Applause.)

In the days ahead, the United States will continue to put America first, as all the countries represented here are duty-bound to put the interests of your people first. But I hope by my remarks today and the President’s leadership in the last year that it’s clear that America first does not mean America alone. We know that our prosperity, our security, and our future are intertwined with yours.

The President sent me here to demonstrate our continued commitment not just to all of you and to the region, but our continued commitment to APEC and its mission of promoting open markets ; free, fair, and reciprocal trade. Discussions this week on digital trade and services are important for the region’s continued rise, and we’re proud to support them. As I told the nations’ leaders of ASEAN earlier this week, ASEAN is central to our Indo-Pacific vision. And we are proud of our partnership with ASEAN — past, present, and future. (Applause.)

The United States is drawing closer to our allies every day. We’re working with Japan to invest $10 billion in the region’s energy infrastructure, and we’re now partnering with Japan and Australia to support a vast array of private development projects across the Indo-Pacific.

As the world’s oldest democracy, the United States also feels a kinship with the world’s largest democracy, India. And our strategic partnership with India is a key component of our vision. As we speak, we’re increasing our security collaboration with our major defense partner. We’re strengthening our trade relationship with India, and promoting our shared values across the region.

We’ve proven our commitment to the Pacific Islands as never before by investing in infrastructure, cooperating on fisheries, and signing new maritime treaties. Even the smallest nations are equal stakeholders in a free and open Indo-Pacific, and we are proud to stand and partner with all of them. (Applause.)

Now as I stand before this distinguished group of leaders in business and public life, we are aware of the concern that U.S.-China competition is felt among many of you. There’s a concern that the competition will hurt the region economically or that South China Sea developments will increase military tension.

So let me be clear : The United States seeks a better relationship with China, based on fairness, reciprocity, and respect for sovereignty.

The difficulties that the United States and other nations face with Beijing have been well documented by our administration. China knows where we stand. But as President Trump has said, in his words, we want to "strengthen the relationship between our two countries and improve the lives of our citizens".

And as the President prepares to meet with President Xi at the G-20 Summit in Argentina, we believe that progress could be made — progress could be made between our two nations, even as the United States remains in a strong position.

And let me be clear again : China has an honored place in our vision of a free and open Indo-Pacific if it chooses to respect its neighbors’ sovereignty ; embrace free, fair, and reciprocal trade ; uphold human rights and freedom. The American people want nothing more ; the Chinese people and the entire Indo-Pacific deserve nothing less.

Today, as in ages past, the United States has offered our hand to the Indo-Pacific in partnership. Our commitment is steadfast and enduring. Our intentions are proved by more than two centuries of good will. And our past is but a prelude to a future that we will write together, in cooperation and competition, as honest partners and faithful friends.

As an Indo-Pacific nation, the United States is proud to be a part of this great story, and we’ll continue to write new chapters, with resolve and with faith — faith in the people who call this vast expanse home, and the boundless capacity of every individual to achieve their dreams ; faith in our most cherished principles, and in the vision that we share for this region of the world. And lastly, I believe that we go with faith that, as we labor for a free and open Indo-Pacific, we do not work alone.

Not far from here, in the Parliament of Papua New Guinea, I am told, sits one of this country’s national treasures — a King James Bible, more than 400 years old. (Applause.) Before it made its way here, it passed through my home state of Indiana. It calls to mind the rich and diverse traditions of culture and faith that characterize this vast region of the world. And on that foundation, I believe we can be confident that our vision of a free and open Indo-Pacific will prevail. For, as it says in that old book, "where the spirit of the Lord is, there is liberty". (Applause.)

So thank you all for the honor of addressing you today and for participating in this important gathering. We will forge a future better and brighter than anything we could ask or imagine. We will forge a future where nations large and small can prosper and thrive across the Indo-Pacific. And I believe with all my heart, we will forge that future together.

So on behalf of President Trump and the American people, thank you for your presence here today. God bless all the nations and people of the Indo-Pacific, and God bless the United States of America. (Applause.)

Nguồn :  Foreign Policy, 16/11/2018

Published in Diễn đàn

Ngày 18/12/2017, chính phủ Mỹ công bố Chiến Lược An Ninh Quốc Gia (NSS) mới, chiến lược đầu tiên thời tổng thống Trump. Bên cạnh vấn đề được chú ý hàng đầu là việc Washington coi Nga và Trung Quốc như hai đối thủ chính, đe dọa trực tiếp "các giá trị và lợi ích" của Hoa Kỳ, có một điểm ít được chú ý hơn nhưng không kém phần ý nghĩa. Đó là "lần đầu tiên khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương" được đưa vào Chiến Lược An Ninh Quốc Gia, như nhận xét của một chuyên gia về Nam Á và quan hệ Mỹ-Ấn Độ. Cùng với sự thay đổi này, Ấn Độ trở thành một đối tác chiến lược hàng đầu của nước Mỹ.

myan1

Đội hình chiến hạm Mỹ, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore nhân cuộc tập trận Malabar năm 2007. Ảnh tư liệu chụp ngày 05/09/2007. Ảnh : US Navy

Bà Alyssa Ayres, chuyên gia viện tư vấn CFR (Council on Foreign Relations), một tổ chức tư vấn độc lập có trụ sở tại New York, nhận định : "đây là lần đầu tiên khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương được dẫn ra trong một Chiến Lược An Ninh Quốc Gia (của Mỹ), cho dù văn bản năm 2002 của tổng thống George W. Bush từng nói đến các hành lang biển Ấn Độ Dương" (*). Trong chiến lược mới lần này, khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương được xếp số một, đứng trên Châu Âu và Trung Đông, đây là điều mà nhà nghiên cứu đáng giá là "thay đổi lớn nhất" so với thời tổng thống tiền nhiệm Obama.

Khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là một khái niệm địa lý chiến lược mới được Mỹ và các đồng minh cổ vũ trong ít năm gần đây. Khu vực này bao gồm vùng biển bắc Ấn Độ Dương và toàn bộ vùng biển giữa Thái Bình Dương, kéo dài đến bờ tây Hoa Kỳ, trong đó Biển Đông nằm ở vị trí trung tâm. Đối với chính quyền Trump, khu vực "dân cư đông đúc nhất và năng động nhất hành tinh về mặt kinh tế" này là nơi cạnh tranh của hai quan điểm đối kháng, một bên cổ vũ cho "tự do", bên kia chủ trương dùng "vũ lực".

Washington chỉ đích danh Trung Quốc như là bên chủ trương dùng vũ lực để thao túng con đường hàng hải chiến lược, với việc "thúc đẩy quân sự hóa tại Biển Đông", thách thức chủ quyền của nhiều quốc gia ven bờ. Nhiều nước trong khu vực đang kêu gọi Mỹ can dự mạnh mẽ hơn, để bảo vệ ổn đinh khu vực, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Chiến Lược An Ninh Quốc Gia mới của Mỹ hoan nghênh việc Ấn Độ đang trỗi dậy như "một cường quốc hàng đầu thế giới", "một đối tác về quốc phòng và chiến lược có trọng lượng hơn", đồng thời kêu gọi gia tăng hợp tác giữa Mỹ-Ấn Độ-Nhật-Úc, tức nhóm đồng minh Bộ Tứ, tại khu vực chiến lược này.

Về thay đổi lớn nói trên, chuyên gia Felix K. Chang, viên tư vấn Foreign Policy Research Institute (có trụ sở tại Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ), nhận xét : trong Sách Trắng về đối ngoại của chính quyền Úc – một thành viên của Bộ Tứ -, công bố hồi tháng 11, cụm từ Ấn Độ - Thái Bình Dương được nhắc đến tổng cộng 74 lần, trong khi đó, cái tên Châu Á – Thái Bình Dương chỉ được dẫn bốn lần. Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó cũng nhiều lần cố tình sử dụng cụm từ Ấn Độ - Thái Bình Dương để thay thế cho Châu Á – Thái Bình Dương, vốn được coi là trọng tâm của chủ trương tái bố trí chiến lược nổi tiếng thời tổng thống Obama, với tên gọi "xoay trục".

Phản ứng của Ấn Độ

Chiến lược mới của tổng thống Trump có thể nói là sự nối tiếp chiến lược xoay trục sang Châu Á của tổng thống tiền nhiệm - cho dù thay đổi tên gọi, nhưng khác biệt lớn nhất ở đây là Ấn Độ trở thành một trung tâm trong chiến lược hợp tác giữa Mỹ và các đồng minh, nhằm đối phó hiệu quả hơn với trọng lượng ngày càng gia tăng về kinh tế và quân sự của Trung Quốc tại Châu Á. Ấn Độ phản ứng ra sao trước thay đổi nói trên trong chiến lược an ninh mới của Mỹ ?

Theo báo chí Ấn Độ, ngày hôm qua 19/12, ngay sau khi chiến lược mới được Washington công bố, người phát ngôn Bộ ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar đã đánh giá cao việc Mỹ khẳng định quan hệ Mỹ-Ấn có một ý nghĩa chiến lược "quan trọng", đồng thời nhấn mạnh "hai quốc gia dân chủ có trách nhiệm (tức Ấn Độ và Hoa Kỳ) chia sẻ các mục tiêu chung, bao gồm cuộc chiến chống khủng bố, cổ vũ cho hòa bình và an ninh trên toàn cầu", trong đó có khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

"Hội nhập toàn diện" hay "Chiến tranh Lạnh mới" : Hai viễn cảnh

Tuy nhiên, việc Mỹ đưa Ấn Độ trở thành trọng tâm trong chiến lược an ninh mới, với vùng địa chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, cũng nhận được một số phản ứng dè dặt từ giới chuyên gia.

Nhà chiến lược hàng hải người Ấn Độ Gurpreet S. Khurana, giám đốc điều hành của Quỹ National Maritim Foundation (có trụ sở tại New Delhi) dự đoán về hai triển vọng tương lai của chiến lược "Ấn Độ - Thái Bình Dương", nhằm đối trọng với Trung Quốc. Chiến lược gia Gurpreet S. Khurana, được coi là người đầu tiên đề xuất khái niệm địa chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, tỏ ra hết sức dè dặt.

Theo ông, kịch bản tích cực của chiến lược này là coi "Ấn Độ - Thái Bình Dương" là một "vùng mở rộng cho hội nhập". Với quan niệm như vậy "khuôn khổ lý thuyết" này sẽ cho phép hội nhập Trung Quốc vào các chuẩn mực ứng xử quốc tế tại một khu vực địa lý, vốn là nơi có nhiều tranh chấp giữa các cường quốc, và hòa bình và thịnh vương chung sẽ được bảo đảm, nếu làm được như vậy. Ngược lại, khu vực kinh tế trung tâm của hành tinh sẽ trở thành đấu trường giữa các thế lực, nhằm áp đặt sự thống trị của mình. Ấn Độ - Thái Bình Dương rất có thể sẽ trở thành trận địa chính của "cuộc Chiến tranh Lạnh mới", giữa Mỹ cùng các đồng minh, chống lại Trung Quốc.

Nhật : Vừa mở rộng cửa, vừa sẵn sàng ứng phó

Mở rộng cánh cửa để Trung Quốc hội nhập vào dự án Ấn Độ - Thái Bình Dương cũng là quan điểm hiện nay của chính phủ Nhật, một thành viên trụ cột của Bộ Tứ, cùng với Hoa Kỳ.

Theo hãng tin Kyodo, chính phủ Nhật Bản hôm Chủ nhật 18/12 thông báo lập trường của Tokyo hiện nay là cổ vũ việc phối hợp dự án khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương với dự án phát triển xuyên biên giới tại Châu Á của Trung Quốc, mà Bắc Kinh gọi là "Một Vành Đai, Một Con Đường". Mà thông tin tại chỗ ở nhiều nơi cho thấy đang gặp khó khăn.

Cũng trong đầu tháng 12 này, thủ tướng Nhật Shinzo Abe khẳng định ông "tin tưởng" Nhật Bản có thể hợp tác hiệu quả với Trung Quốc, trong dự án mà Trung Quốc chủ trì, cùng lúc với việc thúc đẩy một vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương "rộng mở và tự do".

Theo Kyodo, thái độ nói trên của chính phủ Nhật có phần gây lo ngại cho nhiều giới chức trong Bộ ngoại giao và quốc phòng nước này, họ sợ rằng chính phủ Nhật - ưu tiên các lợi ích kinh tế - sẽ có những nhân nhượng với Trung Quốc.

Trên thực tế, Tokyo một mặt mở rộng cửa với Trung Quốc, mặt khác cũng chuẩn bị các biện pháp đề phòng tham vọng của Bắc Kinh. Vẫn Kyodo cho hay hôm 14/12 vừa qua, lãnh đạo Ngoại Giao và quốc phòng Nhật Bản đã có cuộc họp với các đồng nhiệm Anh Quốc tại Luân Đôn. Bên cạnh hồ sơ Bắc Triều Tiên, dự án Ấn Độ - Thái Bình Dương là một trọng tâm của cuộc hội đàm. Luân Đôn không loại trừ triển khai hải quân trong tương lai tại khu vực này, để đối phó với đà bành trướng của Trung Quốc.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 20/12/2017

(*) Trong bài : "More Prominence for India and the Indo-Pacific in the U.S. National Security Strategy", đăng tải trên trang của viện tư vấn CFR (cfr.org)

Published in Diễn đàn

Lãnh đạo Mỹ-Nhật thúc đẩy dự án vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương (RFI, 07/11/2017)

Nhân chuyến viếng thăm của tổng thống Hoa Kỳ tại Nhật Bản hôm qua, lãnh đạo hai nước đã đồng ý sẽ thúc đẩy việc xây dựng một vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương (Indo-Pacific) tự do và cởi mở, kêu gọi Ấn Độ và Úc tham gia vào dự án này. Đây có thể sẽ là một liên minh vững chắc giữa các quốc gia dân chủ để ngăn chận đà bành trướng của Trung Quốc ở Châu Á.

inde1

Tổng thống Mỹ Donald Trump và thủ tướng Nhật Shinzo Abe, trong cuộc họp báo chung, tại Tokyo, ngày 6/11/2017 - Reuters/Kiyoshi Ota/Pool

Trong cuộc họp báo chung, tổng thống Donald Trump và thủ tướng Shinzo Abe đều đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chiến lược này. Theo lời ông Abe, bảo đảm tự do hàng hải ở các vùng biển là "rất cần thiết cho nền hòa bình và sự thịnh vượng" của vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ông nhấn mạnh là Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò lãnh đạo trong việc xây dựng khu vực này. Về phần tổng thống Trump, ông khẳng định là hai nước sẽ có nhiều việc phải làm, kể cả trong lĩnh vực thương mại và quân sự, để thực hiện dự án đó.

Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nhật đã đạt được đồng thuận về một chiến lược theo ba hướng : phổ biến những giá trị căn bản về dân chủ, thúc đẩy thịnh vượng kinh tế và duy trì hòa bình và ổn định. Kế hoạch này nhằm quy tụ những quốc gia có chung những giá trị căn bản về dân chủ và tự do mậu dịch, bao gồm cả Ấn Độ và Úc, cũng như các quốc gia ASEAN.

Chính thủ tướng Nhật Shinzo Abe là người đầu tiên vào năm 2016 đề xướng dự án một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, nhưng nay Washington quyết định tham gia vào dự án này trong bối cảnh sự hiện diện của Mỹ ở Châu Á bị xem là đang suy giảm.

Ngay sau khi lên cầm quyền, tổng thống Trump đã rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và cho tới nay ông vẫn chưa đề ra một chiến lược rõ ràng về sự can dự của Mỹ ở Châu Á trong lĩnh vực kinh tế cũng như những lĩnh vực khác.

Theo nhận định của tờ Nikkei Asian Review hôm nay, tuy thúc đẩy việc thiết lập một vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương, nhưng Nhật Bản cố tránh để bị Bắc Kinh xem đây là một liên minh chỉ để nhằm chống Trung Quốc. Tokyo vẫn luôn nhấn mạnh rằng sáng kiến mà họ đưa ra "không nhắm đến bất kỳ quốc gia nào".

Được mời gọi tham gia dự án này, các nước ASEAN cũng phải tỏ ra thận trọng, tránh bị trở thành một đối thủ của Bắc Kinh, vì những nước này có quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh cả về kinh tế lẫn an ninh. Đây cũng là trường hợp của nước Úc, có rất nhiều lợi ích kinh tế chung với Trung Quốc và cho tới nay vẫn cố không muốn phải chọn giữa Washington và Bắc Kinh. Riêng Ấn Độ, tuy vẫn có tranh chấp biên giới với láng giềng Trung Quốc, cũng phải cố giữ sự một sự cân bằng trong quan hệ với Bắc Kinh.

Theo nhận định của Nikkei Asian Review, thách thức đối với Hoa Kỳ và Nhật Bản đó là làm sao ngăn chận những hành động của Bắc Kinh làm xáo trộn trật tự và các luật lệ về hàng hải ở Biển Đông, nhưng vẫn chung sống được Trung Quốc về mặt kinh tế.

Thanh Phương

*******************

Trung Quốc : Một cựu lãnh đạo cao cấp cảnh báo về âm mưu tiếm quyền (RFI, 07/11/2017)

Ông Vương Kỳ Sơn, người từng đặc trách chống tham nhũng tại Trung Quốc vừa lên tiếng cảnh báo : Phải tăng cường đề cao cảnh giác trước các âm mưu chiếm đoạt quyền hành, xuất phát từ nạn tham nhũng chính trị, hình thức tồi tệ nhất của tham nhũng. Lời cảnh báo đã được đăng hôm nay 07/11/2017 trên tờ Nhân Dân Nhật Báo.

inde2

Vương Kỳ Sơn, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc.

Theo nhân vật đứng đầu cơ quan chống tham nhũng tại Trung Quốc trong 5 năm qua và đã rời khỏi chức vụ sau Đại Hội 19, chiến dịch chống tham nhũng đi xa hơn là việc đơn thuần đánh vào những tài sản tham ô hay các hành vi xa hoa, mà là một cuộc đấu tranh chính trị. Và "tham nhũng chính trị là tham nhũng lớn nhất."

Đối với ông Vương Kỳ Sơn, nạn tham nhũng chính trị bao gồm việc hình thành những nhóm lợi ích vừa tìm cách chiếm quyền, vừa tổ chức những hoạt động bên ngoài guồng máy đảng để phá vỡ sự thống nhất của đảng.

Trong tình hình đó, một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc tiến hành chiến dịch chống tham nhũng là "ngăn ngừa không cho các nhóm lợi ích này chiếm đoạt quyền lực chính trị và thay đổi tính chất cơ bản của đảng."

Ông Vương Kỳ Sơn nêu lại những trường hợp các lãnh đạo đã bị kỷ luật, từ Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Tôn Chính Tài, cho đến hai viên tướng cao cấp Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, và ông Lệnh Kế Hoạch, cựu bí thư của Hồ Cẩm Đào.

Theo hãng tin Anh Reuters, Vương Kỳ Sơn, một người thân cận với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đã từ chức nhân Đại Hội Đảng vừa qua, nhưng một số nguồn tin cho rằng ông có thể sắp đảm nhận một vai trò mới.

Mai Vân

****************

LHQ gia tăng sức ép lên Miến Điện về người Rohingya (RFI, 07/11/207)

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào hôm qua, 06/11/2017, đã nhất trí thông qua một văn kiện lên án mạnh mẽ hành vi bạo lực đối với người Rohingya, khiến khoảng 600.000 người chạy sang nước láng giềng Bangladesh lánh nạn. Đây là một bước tiến đáng kể nhưng Hội Đồng Bảo An vẫn chưa ra được một nghị quyết cứng rắn như phương Tây mong muốn vì bị Trung Quốc chống đối.

inde3

Hàng ngàn người tị nạn Rohingya chạy sang Kutupalong, Bangladesh. Sébastien Farcis/RFI

Bản tuyên bố của chủ tịch Hội Đồng Bảo An đòi chính quyền Miến Điện "bảo đảm không sử dụng sức mạnh quân sự quá đáng trong thời gian tới tại bang Rakhine", và đưa ra ngay những biện pháp tôn trọng nhân quyền.

Văn kiện nêu lên "mối quan ngại nghiêm trọng" về những hành vi vi phạm nhân quyền của lực lượng an ninh Miến Điện đối với người Rohingya ở bang Rakhine, trong đó có "việc liên tục sử dụng bạo lực hù dọa, giết người - kể cả phụ nữ và trẻ em - hãm hiếp, phá hủy và đốt nhà..."

Anh Quốc đã từng đưa ra một dự thảo nghị quyết với những lời lẽ tương tự và được hậu thuẫn của Mỹ, Pháp và nhiều thành viên khác, nhưng đã không được thông qua. Theo các nhà ngoại giao, Trung Quốc đã kịch liệt mạnh mẽ bác bỏ dự thảo này.

Chính vì vậy mà Pháp và Anh đã chuyển sang hình thức Tuyên Bố của chủ tịch, không ràng buộc như một nghị quyết, nhưng cũng là văn kiện mạnh mẽ nhất đối với Miến Điện trong gần 10 năm qua.

Đại sứ Pháp bên cạnh Liên Hiệp Quốc, François Delattre cho là Hội Đồng Bảo An đã "gởi thông điệp mạnh mẽ và đồng thuận nhằm chấm dứt cuộc thanh lọc chủng tộc đang diễn ra trước mắt ở Miến Điện".

Phó đại sứ Anh, Jonathan Allen cho đây là "bước đầu" và Hội Đồng Bảo An sẽ đánh giá Miến Điện qua "cung cách hành động" của chính quyền nước này.

Mai Vân

Published in Châu Á
Trang 3 đến 3