Cleo Paskal, Phạm Đình Bá, VNTB, 10/04/2021
Tóm lược nghiên cứu quan điểm từ bảy quốc gia : Mỹ, Anh, Pháp, Ấn Độ, Tonga, Nhật Bản và Trung Quốc
Covid-19 và sự thúc đẩy chiến lược của Trung Quốc
Nghiên cứu thực địa cho bài này đã kết thúc vào đầu tháng 3 năm 2020, ngay khi các tác động nghiêm trọng trên toàn cầu, chính trị, xã hội và kinh tế của Covid-19 đang xảy ra. Mỗi quốc gia trong số sáu quốc gia kể từ đó đã đối phó với đại dịch theo cách riêng của họ (ví dụ Ấn Độ tiến hành phong tỏa hoàn toàn trong nhiều tháng). Đồng thời, Trung Quốc đã thúc đẩy chương trình nghị sự chiến lược của mình. Trung Quốc đã thông qua luật an ninh ở Hồng Kông, phát động các cuộc tập trận quân sự lớn được thiết kế công khai để huấn luyện cho một cuộc xâm lược Đài Loan, và tăng cường hoạt động, cả trên biên giới Ấn Độ – Trung Quốc (gây tử vong) và ở Biển Đông.
Xem xét lại sự chia rẽ trong mỗi nước, tính bất ổn và phòng ngừa rủi ro
Hiệu quả tổng hợp của các phản ứng quốc gia đối với Covid-19 là sự thay đổi trong ba chủ đề – đó là chia rẽ trong nước, tính bất ổn và bảo hiểm rủi ro. Về mặt chia rẽ trong nước, các hành động của Trung Quốc đã làm gia tăng mối quan tâm của cộng đồng công nghệ, quốc phòng, tình báo và an ninh. Những lo ngại đó đã góp phần tạo ra sự chắc chắn hơn về định vị đối với Trung Quốc, điều này đã dẫn đến việc giảm rủi ro bảo hiểm trong dự luận nội địa ở nhiều nước về các chính sách cần mềm dẻo với Trung Quốc. Tất cả các yếu tố đã có trước khi Covid-19 xuất hiện, nhưng vi rút và cách xử lý chống đại dịch đã đẩy nhanh quy mô thời gian và tạo ra môi trường chiến lược hiện đang kiên quyết hơn nhiều để đối phó với Trung Quốc.
Cụ thể, trong trường hợp chia rẽ trong nước, lập luận chính cho một chính sách hợp tác đối với Trung Quốc là kinh tế. Ví dụ, trong trường hợp của Mỹ, Pháp và Nhật Bản, vấn đề kinh tế là sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong các chuỗi cung ứng. Ở Anh, đây là đầu tư lớn của Trung Quốc vào Thành phố Luân Đôn. Tại các khu vực của Châu Đại Dương, đây là vấn đề kinh tế từ du lịch đến từ Trung Quốc.
Đại dịch đã gây ra một ảnh hưởng kinh tế nghiêm trọng ở cả sáu quốc gia đến mức chi phí của một số chính sách ‘tách rời’ khỏi Trung Quốc có thể trông tương đối nhỏ so với khi so sánh với thiệt hại kinh tế từ đại dịch. Kết quả là, cách tiếp cận chính sách đối xử thận trọng hơn với Trung Quốc do các cộng đồng quốc phòng và chiến lược dẫn đầu đã đạt được sức thu hút và thuyết phục với công dân các nước. Các chính sách kinh tế khác đã được đưa ra mà không thể tưởng tượng được nếu không có đại dịch. Ví dụ, chính phủ Hoa Kỳ viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, tước bỏ địa vị kinh tế đặc biệt của Hồng Kông và hủy bỏ kế hoạch đầu tư hàng tỷ đô la của quỹ hưu trí liên bang Hoa Kỳ vào thị trường Trung Quốc.
Về tính bất ổn, sự gia tăng giận dữ của dân chúng đối với Trung Quốc về việc nước này xử lý vụ bùng phát Covid-19 và các hành động tiếp theo của nhà nước Trung Quốc đối ngoại đã khiến nước này trở nên kém khả thi về mặt chính trị ở sáu quốc gia (tất cả đều có các nền dân chủ). Dự luận không muốn ‘mềm mỏng’ với Trung Quốc. Điều này diễn ra gần đây ở Mỹ, với các đảng viên Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đều cạnh tranh để được coi là đứng lên chống lại Trung Quốc. Vì vậy, yếu tố chi phối hình thành liên minh Ấn Độ – Thái Bình Dương có vẻ chắc chắn hơn.
Kết quả chung là các chính phủ ở sáu nước ít lo về phòng chống rủi ro trong vị trí của các chính phủ nầy về việc cân bằng bang giao của nước họ giữa Mỹ và Trung Quốc. Các quốc gia đang bị buộc phải chọn phe. Ngay cả nước Pháp thường không muốn chọn phe giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đang nói về việc rút lui khỏi Huawei, một vấn đề chung. (Tuy nhiên, Pháp vẫn đang cho phép Huawei xây dựng một nhà máy sản xuất ở miền đông nước Pháp.)
Thời đại của các đồng minh và đối tác
Khi các mối quan tâm về quốc phòng, an ninh và tình báo có được ủng hộ trong công dân các nước, đồng thời ít có tính bất ổn và ít lo nghĩ về bảo hiểm rủi ro về các chính sách không thân Trung Quốc, thế giới có khả năng bước vào một kỷ nguyên mới của các liên minh và quan hệ đối tác. Ví dụ, vào năm 2019, Vương quốc Anh đã cho phép sử dụng thiết bị Huawei trong hệ thống viễn thông ở Anh bất chấp những lo ngại về an ninh và ảnh hưởng có thể xảy ra đối với mối quan hệ của họ với Mỹ. Vào năm 2020, London đi ngược lại chính sách trước của chính họ. London đang đề xuất một liên minh D10 gồm các nền dân chủ – bảy thành viên các nước ở G7 cộng với Ấn Độ, Hàn Quốc và Úc – để tạo ra một đối thủ cạnh tranh về 5G với Huawei.
Trong cuộc gọi điện thoại đầu tiên sau bầu cử với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống đắc cử Joe Biden khi đó đã bày tỏ mong muốn ‘củng cố và mở rộng quan hệ đối tác chiến lược Hoa Kỳ-Ấn Độ’ và đặc biệt đề cập đến việc ‘duy trì một Ấn Độ-Thái Bình Dương an toàn và thịnh vượng’. Trọng tâm dự kiến nầy sẽ tiếp tục và sâu hơn.
Trên khắp sáu quốc gia, có mong muốn được hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác cùng chí hướng, mặc dù vẫn có mức độ lo ngại khác nhau về việc bị coi là ‘chống Trung Quốc’, ít nhất là về mặt kinh tế.
Trung Quốc đang cố gắng sử dụng đòn bẩy kinh tế để thiết lập các mối quan hệ đối tác của riêng mình, chẳng hạn như hiệp định thương mại RCEP bao gồm Úc, New Zealand và Nhật Bản. Ấn Độ rõ ràng đứng ngoài RCEP, với lý do lo ngại về khả năng Trung Quốc bán phá giá vào thị trường Ấn Độ. Ngoài ra còn có những câu hỏi về phạm vi tiếp cận và hiệu quả thực tế của RCEP, đặc biệt là nhiều quốc gia liên quan đã có các hiệp định thương mại tự do song phương và một số điều khoản của RCEP không bao gồm các cơ chế tranh chấp, khiến chúng không thể được thực thi một cách dễ dàng.
Trong khi đó, một loạt các ý tưởng để hợp tác hiệu quả giữa các nền dân chủ đang được đưa ra, chẳng hạn như mở rộng "chia xẻ tin tình báo" (Five Eyes) để bao gồm cả Nhật Bản. Một đề xuất khác đang đang lên bắt nguồn từ các chiến lược gia Ấn Độ. Đề xuất là cho một Hiến chương Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, dọc theo các dòng của Hiến chương Đại Tây Dương năm 1941 được ký bởi Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt và Thủ tướng Vương quốc Anh Winston Churchill.
Hiến chương Đại Tây Dương không phải là một hiệp ước chính thức. Nó có tám điểm để "đưa ra một số nguyên tắc chung nhất định trong chính sách quốc gia của các nước để đặt hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn của thế giới". Những điểm đó bao gồm "các quốc gia không tìm kiếm sự tăng cường lãnh thổ hay các lãnh vực ảnh hưởng khác" và "họ tôn trọng quyền của tất cả các dân tộc được lựa chọn hình thức chính phủ mà họ sẽ sống" ; và "các nước mong muốn được thấy chủ quyền và quyền tự quản được phục hồi ở các nước khi các quyền nầy đã bị tước đoạt bằng vũ lực’. Hiến chương Đại Tây Dương trở thành một trong những văn bản chỉ đạo cho việc thành lập Liên hợp quốc và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Đề xuất hiện tại về Hiến chương Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tìm cách giải quyết nhiều lĩnh vực giống nhau, bao gồm việc tôn trọng quyền của tất cả mọi người trong việc lựa chọn hình thức chính phủ của họ (thí dụ như chế độ dân chủ ở Đài Loan). Hiến chương Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng bổ sung các yếu tố cập nhật như kiểm soát chủ quyền đối với dữ liệu (một vấn đề quốc phòng quan trọng khi lo ngại về việc Trung Quốc sử dụng siêu dữ liệu để cải tiến công nghệ nhân tạo như là một thứ vũ khí để xâm nhập các nước) và thành lập hội đồng an ninh vũ trụ (space security council).
Sự hiểu biết về các nhận thức khác nhau sẽ là điều cần thiết trong các cuộc thảo luận xung quanh các điểm cho một hiến chương mới để đối phó với Trung Quốc. Ví dụ, xuất phát điểm có thể là để Ấn Độ và Nhật Bản đi đầu trong quá trình tham vấn với Nhóm 4-Nước (Quad) và các đối tác khu vực, sau đó mở rộng nó sang các bên ký kết khác. Một nhận thức nhạy cảm khác có thể được giải quyết trong Hiến chương Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là các quốc gia ở bất kỳ quy mô nào đều được coi là thành viên đầy đủ. Ví dụ như nước nhỏ Tonga có thể ký kết một cách tự hào như nước lớn Ấn Độ.
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bao gồm nhiều quốc gia, với mức độ khác biệt về nhận thức rất rộng. Tuy nhiên, đặc biệt là kể từ Covid-19, ngày càng có nhiều lo ngại về các chính sách kinh tế, chủ nghĩa bành trướng quân sự và vi phạm nhân quyền của Trung Quốc. Kết quả là trong các cộng đồng chiến lược trên khắp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, ngày càng có mong muốn tạo ra sự đồng thuận rộng rãi về hành vi, quy tắc và chuẩn mực được chấp nhận, và về cơ bản, đồng thuận về hoạt động gia tăng trong khu vực.
Hiến chương Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là một cách để giảm chia rẽ dư luận trong từng nước, sự bất ổn và phòng ngừa rủi ro bằng cách làm rõ trong nội bộ và quốc tế những gì các quốc gia ký kết, giống như Hiến chương Đại Tây Dương đã làm vào năm 1941. Hiến chương là một phương tiện để tạo ra các liên minh hiệu quả. Mục tiêu của hiến chương là tạo ra quan hệ đối tác đủ mạnh và có đủ đòn bẩy (bao gồm cả kinh tế), để làm nản lòng các quốc gia muốn đơn phương thống trị – ví dụ như Trung Quốc. Điều đó có thể có nghĩa là tẩy chay kinh tế hoặc chuyển hướng chuỗi cung ứng, thay vì phong tỏa hải quân.
Trọng tâm chiến lược toàn cầu đã chuyển sang Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Cách xử lý của khu vực trong vài năm tới sẽ quyết định xem nó có trở thành cái nôi của các cuộc khủng hoảng hay cung cấp giải pháp để hóa giải xung đột có thể ngấm ngầm diễn ra từ phía Trung Quốc.
Vleo Paskal
Phạm Đình Bá biên dịch
Nguồn : VNTB, 10/04/2021
Từ sự kiện Đá Ba Đầu nhìn về chiến thuật "Vùng xám" & "Chiến tranh nhân dân trên biển" của Trung Quốc
Vũ Hồng Lâm, RFA, 08/04/2021
Trung Quốc đã và đang sử dụng chiến thuật "vùng xám", đặc biệt là "Chiến tranh nhân dân trên biển" trong việc thực hiện tham vọng bành trướng của nước này ở Biển Đông. Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, một chuyên gia hàng đầu về vấn đề biển Đông và an ninh Châu Á, thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương Hoa Kỳ (APCSS) cho rằng, để đối phó hiệu quả với những chiến thuật này của Trung Quốc, các quốc gia nhỏ có tuyên bố chủ quyền trong khu vực như Philippines và Việt Nam cần sớm đưa các vi phạm của Trung Quốc ra công luận quốc tế đồng thời kiên trì đấu tranh với Trung Quốc ngay tại khu vực xảy ra xung đột.
Rất nhiều tàu Trung Quốc, được cho là do dân quân biển Trung Quốc điều khiển, neo đậu ở khu vực Đá Ba Đầu ngày 27/3/2021. Ảnh : Cảnh sát Biển Philippines/Reuteurs
RFA : Một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc đang thực hiện Chiến tranh nhân dân trên biển (people’s war at sea) trong vụ việc Đá Ba Đầu– một chiến thuật mà cựu Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn của nước này đã đề cập tới trong một vài năm gần đây. Ông nghĩ gì về nhận định này và theo ông, Trung Quốc đã sử dụng chiến thuật này như thế nào để thực hiện tham vọng của họ ở biển Đông ?
Việc Trung Quốc chiếm đóng Bãi cạn Scarborough khiến việc đánh cá của ngư dân Philippines tại ngư trường này gặp nhiều khó khăn. Ảnh chụp ngày 16/6/2016. Ảnh : AFP
Vũ Hồng Lâm : Chiến tranh nhân dân trên biển đúng là một chiến thuật rất quan trọng của Trung quốc ở biển Đông và họ đã thực hiện chiến thuật này từ lâu. Ban đầu họ sử dụng một số quân nhân trá hình giả làm ngư dân. Dần dần họ phát triển lực lượng dân quân biển và bây giờ lực lượng này đã phát triển khá hùng hậu với hàng trăm, hàng ngàn tàu cùng với số lượng người rất lớn. Một số trong lực lượng này là quân nhân phục viên chuyển ngành (ví dụ trước đây từng là lính hải quân) và rất nhiều người vốn là ngư dân nhưng được tuyển dụng làm dân binh.
Trung Quốc đã huy động lính giả dạng làm ngư dân để chiếm các đảo ở Trường Sa từ những năm 1980. Chẳng hạn vào năm 1988, khi xuống Đá Chữ Thập với lý do xây dựng trạm khí tượng, Trung Quốc đã dùng lính hải quân đóng giả ngư dân, dùng tàu cá để đi trinh sát. Sau đó, cũng với chiến thuật này, họ chiếm Đá Vành Khăn vào năm 1995 và gần đây là chiếm Bãi cạn Scarborough vào năm 2012.
Trung Quốc chiếm được bãi cạn này bằng chiến thuật cải bắp với vòng đầu là ngư dân, vòng hai là cảnh sát biển và vòng ngoài là hải quân, hiện diện ở rất xa, ngoài đường chân trời. Tại khu vực vòng đầu, ngư dân Trung Quốc tập hợp thành đám đông vào đánh bắt và xua đuổi ngư dân của Philippines đi, rồi dần dần họ bao vây, không cho thuyền của các nước như Philippines hay Việt Nam ra vào. Sau một thời gian, họ đã chiếm đóng và kiểm soát bãi cạn Scarborough trên thực tế. Đấy là chiến thuật sử dụng dân binh phối hợp với tàu cảnh sát biển đã giúp nước này chiếm các đảo đá ở Trường Sa.
Vừa qua, Trung Quốc tiếp tục sử dụng chiến thuật chiến tranh nhân dân trên biển ở Đá Ba Đầu. Những gì Trung Quốc làm ở Đá Ba Đầu trong tháng 3 cũng là điều họ đã làm ở đây hàng năm vào mùa này vì đây là thời gian biển không động, thời tiết tương đối tốt. Năm nay là lần Trung Quốc sử dụng một số lượng rất lớn, với hơn 200 tàu cá để bao vây khu vực Đá Ba Đầu với mưu đồ thiết lập quyền kiểm soát trên thực tế và xua đuổi ngư dân của các nước khác như Việt Nam và Philippines ra khỏi đây. Đáng lưu ý, Trung Quốc đã sử dụng chiến thuật này trong hơn 2 năm gần đây tại khu vực gần đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soát. Họ cũng sử dụng cả trăm tàu dân binh để bao vây khu vực này, không đánh bắt nhưng cứ neo đậu ở đó để "tạo quyền kiểm soát trên thực tế" đồng thời xua đuổi tàu thuyền nước khác, đặc biệt là tàu thuyền của các nước có tuyên bố chủ quyền trong khu vực.
Như vậy, có thể nói rằng chiến thuật này là sự lặp lại của những gì Trung Quốc đã làm trong lịch sử và đã làm ở khu vực đảo Thị Tứ trong mấy năm gần đây.
RFA : Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của chiến thuật này ?
Rất nhiều tàu cá của Trung Quốc tập trung tại Đá Ba Đầu, quần đảo Trường Sa hôm 23/3/2021. Ảnh Maxar/AP
Vũ Hồng Lâm : Chiến thuật này đặc biệt hiệu quả đối với trường hợp bãi cạn Scarborough và trên thực tế Trung Quốc đã chiếm đoạt được thực thể này. Mặc dù đã có phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế nhưng Trung Quốc vẫn không tuân thủ, họ vẫn xua đuổi ngư dân của Philippines và Việt Nam đến đánh cá và bản thân tàu chấp pháp của Philippines cũng không còn ra vào khu vực này nữa.
Hiện Trung Quốc và Philippines vẫn tranh chấp ở khu vực đảo Thị Tứ, tuy tình hình đã bớt nóng nhưng vẫn còn giằng co. Chiến thuật này thường phát huy hiệu quả khi đối phương không đủ thuyền bè để đối phó, nghĩa là không tạo được sức ép trên thực địa đồng thời giữ im lặng hoặc không tạo được sức ép dư luận quốc tế và do đó dẫn tới mất quyền kiểm soát.
RFA : Theo ông, những nước nhỏ như Việt Nam và Philliplines có thể làm gì để đáp trả chiến thuật chiến tranh nhân dân trên biển cũng như đội ngũ dân binh và cảnh sát biển hùng hậu của Trung Quốc ?
Vũ Hồng Lâm : Để đối phó, chủ yếu mình phải làm được ở hai mặt trận. Một là phải đưa vấn đề này ra công luận quốc tế để tạo lập dư luận và tận dụng sức ép của công luận, đặc biệt từ chính phủ các nước cũng như truyền thông của quốc tế. Hai là, trên thực địa, mình cũng cần có lực lượng để giằng co. Tuy lực lượng của mình mỏng hơn, ít hơn nhưng phải kiên quyết để duy trì sự hiện diện của mình ở đó.
Trong năm 2014, khi Trung Quốc đưa dàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Việt Nam đã làm đúng hai điều này và đã thành công. Tuy trên biển, lực lượng dân quân và hải cảnh của Việt Nam yếu hơn Trung Quốc rất nhiều nhưng Việt Nam vẫn cương quyết bám trụ. Mặc khác, Việt Nam đã đưa vấn đề này ra quốc tế, thậm chí còn gửi kiến nghị lên Liên Hợp Quốc và mời nhà báo nước ngoài đến tận hiện trường để chứng kiến. Nhờ tất cả những việc làm này, Việt Nam đã khiến Trung Quốc đã phải rút giàn khoan trước hạn.
RFA : Nguy cơ thương vong đối với các nước nhỏ sẽ như thế nào nếu thực hiện theo phương án này thưa ông ?
Trung Quốc Trung Quốc ngăn chặn tàu tuần tra của Cảnh sát biển Việt Nam gần giàn khoan HD 981 của Trung Quốc nằm trong vùng đặc khu kinh tế của Việt Nam. Ảnh chụp 28/5/2015. Ảnh AFP
Vũ Hồng Lâm : Khả năng xảy ra thương vong là có nhưng rất ít vì tính chất của câu chuyện này là tất cả các bên đều cố gắng giữ để xung đột không leo thang thành xung đột vũ trang.
Vì tính chất này nên Trung Quốc thường dùng chiến tranh nhân dân trên biển và chiến thuật vùng xám để lấn dần, chứ không nhắm đến các trận giao tranh lớn bằng vũ trang.
RFA : Chiến tranh nhân dân trên biển và chiến thuật "vùng xám" mà giới chuyên môn gần đây hay đề cập là một hay là hai chiến thuật khác nhau thưa ông ?
Vũ Hồng Lâm : Đây là 2 phạm trù khác nhau. Chiến tranh nhân dân là dựa vào nhân dân để tiến hành chiến tranh và chiến tranh nhân dân thường có dạng không chính quy như "chiến tranh du kích", "chiến tranh phi quy ước". Chiến tranh nhân dân trên biển của Trung Quốc có khía cạnh chính là sử dụng dân binh và ngư dân tham gia vào cuộc chiến chủ quyền của nước này.
Vùng xám là nơi không có hòa bình nhưng cũng không có chiến tranh. Chiến thuật vùng xám cũng sử dụng một số dạng chiến tranh không quy ước. Chiến tranh nhân dân là một hình thái mà chiến thuật vùng xám sử dụng. Chiến thuật vùng xám còn có nhiều hình thái khác như : "Cắt lát xúc xích (salami slice)" [mỗi hôm lấn chiếm một chút, không để tạo xung đột lớn], "Tạo sự đã rồi" [ví dụ chiếm đóng trong một đêm] hay chiến thuật cải bắp như trong trường hợp Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough như đã phân tích ở trên.
RFA : Ông nói rằng các nước nạn nhân như Philippine cần sớm lên tiếng lên án vi phạm của Trung Quốc. Vậy theo ông, việc Philippines lên tiếng về vụ việc Đá Ba Đầu vừa rồi có bị muộn quá không trong khi nước này đã phát hiện ra tàu cá Trung Quốc neo đậu từ 2 tuần trước đó ?
Vũ Hồng Lâm : Tôi cho rằng Philippines lên tiếng như vậy không hẳn là muộn vì không phải lúc nào nước này cũng biết những gì đang xảy ra cho đến khi họ đi tuần tra. Thêm vào đó, khi lượng tàu của Trung Quốc mới chỉ là một con số nhỏ, 5,7,10 hay 20 tàu thì nếu lên tiếng cũng chưa thích hợp lắm vì chưa rõ ràng, chưa đáng nói.
RFA : Theo ông, chiến thuật này đã và đang gây ra những khó khăn, bất lợi gì cho các nước có tranh chấp liên quan cũng như cho sự can thiệp của các cường quốc, trong đó có Mỹ ?
Vũ Hồng Lâm : Theo tôi, các nước có tranh chấp và các cường quốc có liên quan có bất lợi là họ chưa chuẩn bị kỹ cho chiến thuật vùng xám và chiến tranh nhân dân trong khi đó đây lại là những thế mạnh và truyền thống của Trung Quốc. Ví dụ, trừ Việt Nam, tất cả các nước hiện không có lực lượng dân quân biển vì họ bị ràng buộc bởi luật pháp và học thuyết quân sự của họ, do đó không có khả năng răn đe Trung Quốc ở vùng xám. Việt Nam tuy có dân quân biển nhưng lực lượng này còn nhỏ vì mới chỉ được thành lập từ khoảng chục năm trở lại đây.
Như vậy, có thể thấy về mặt lực lượng quân sự chính quy thì phần nào, Mỹ có thể răn đe được nhờ có tàu sân bay, tàu ngầm, tên lửa nhưng nước này không răn đe được Trung Quốc ở khu vực Vùng xám. Tính chất của vùng xám là "lách luật" nên cứ đàng hoàng dùng "luật" để chơi thì khó hiệu quả.
RFA : Mỹ đã có bài học ở Scarborough và biết rất rõ tính chất của chiến tranh vùng xám. Theo ông, nếu Mỹ thực sự muốn cải thiện tình hình ở Biển Đông thì nước này nên làm điều gì ?
Tập trận chung của Hải quân Mỹ và Philippines tháng 4/ 2019. Ảnh : AFP
Vũ Hồng Lâm : Thực ra dưới thời chính quyền của Tổng thống Trump, có tướng lĩnh Mỹ đã từng tuyên bố sẽ đối xử với tàu dân binh và hải cảnh Trung Quốc giống như đối với tàu thuyền quân sự. Nhưng đó chỉ là tuyên bố nhất thời và cũng không khả thi để biến thành chính sách vì điều này vướng rất nhiều rào cản luật pháp. Có thể nói Mỹ chưa có những bước đi lớn để đối phó với chiến thuật vùng xám cũng như khả năng tham gia chiến thuật vùng xám của Mỹ vẫn còn yếu.
Mặc dầu vậy, tôi nghĩ Mỹ vẫn có thể làm một số việc để cải thiện tình hình khu vực.
Thứ nhất Mỹ có thể đẩy manh hợp tác cảnh sát biển với các nước ven bờ như Việt Nam và Philippines để giúp những nước này nâng cao năng lực bảo vệ vùng biển hợp pháp của họ.
Thứ hai, là giúp đỡ các nước này sử dụng các công cụ kỹ thuật cao (ví dụ máy bay không người lái hoặc những vật thể không phải là vũ khí gây sát thương) để phục vụ việc trinh sát và xua đuổi.
Thư ba là ủng hộ Việt Nam và Philippines phát triển lực lượng dân binh biển của họ. Điều này có thể khiến Mỹ vấp phải những khó khăn về mặt luật pháp, học thuyết quân sự (học thuyết quân sự của Mỹ không có khái niệm dân binh biển) nhưng nếu muốn đối phó hiệu quả với Trung Quốc thì Mỹ phải thay đổi học thuyết quân sự của mình.
RFA : Xin cảm ơn ông !
Nguồn : RFA, 08/04/2021
Các yêu cầu về không gian chiến đấu đa chiều ngày nay đòi hỏi tính linh hoạt chiến lược phải tăng lên, và khái niệm triển khai lực lượng một cách năng động (dynamic force employment, DFE) của Hoa Kỳ mở đường cho các lực lượng chung trong việc cung cấp cho quốc gia này các lựa chọn chủ động và có thể nhân rộng đối với các nhiệm vụ trong những kế hoạch cho chiến dịch toàn cầu và các lĩnh vực chiến đấu.
Máy bay từ Lực lượng Tác chiến Tàu sân bay Nimitz và Máy bay ném bom B-52 từ Căn cứ Không quân Barksdale, Louisiana, tiến hành các hoạt động kết hợp chung trên không nhằm hỗ trợ cho một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở (FOIP). Các nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz và tàu sân bay USS Ronald Reagan đã tiến hành các hoạt động gồm hai tàu sân bay ở Biển Đông trong vai trò là Lực lượng Tác chiến Tàu sân bay Nimitz.
DFE là một khung quản lý lực lượng để ưu tiên sự chuẩn bị cho chiến tranh đồng thời đáp ứng được những nhu cầu hiện tại trong các hoạt động hàng ngày. Khung này nhấn mạnh đến việc triển khai nhanh chóng và các phi công đảm nhiệm nhiều vai trò, giúp nâng cao cách họ thực hiện công việc.
Theo Chiến lược Quốc phòng (National Defense Strategy) của Hoa Kỳ năm 2018 : "Sức mạnh và những hoạt động mà chúng tôi kết hợp với các đồng minh sẽ thể hiện cam kết của chúng tôi trong việc ngăn chặn những động thái hung hãn, nhưng việc triển khai các lực lượng, dàn quân và các chiến dịch theo một cách năng động phải đem đến bất ngờ cho những người ra quyết định của đối thủ".
Trong những tuần gần đây, Bộ Tư lệnh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (USINDOPACOM) và Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (USPACAF) đã thể hiện thế mạnh như kỳ vọng của DFE thông qua các cuộc huấn luyện nhằm mở rộng năng lực của những lực lượng mà dễ đoán về mặt chiến lược nhưng lại khó lường trong mặt hoạt động.
Phi đội Máy bay Chiến đấu 94 đã triển khai 300 binh lính vào tháng 11 năm 2020 từ Căn cứ Không quân Langley ở Virginia đến Căn cứ Không quân Andersen ở Guam trong năm tuần, theo tin từ USPACAF. Các phi công đã hoàn thành các nhiệm vụ mà họ chịu trách nhiệm và được triển khai trên khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để bảo vệ các lãnh thổ của Hoa Kỳ và ngăn chặn sự xâm phạm của nước ngoài. Trong quá trình huấn luyện, Phi đội Không vận 36 đã hỗ trợ một hoạt động tiếp xăng trong khi động cơ đang chạy bằng cách cung cấp máy bay C-130J Hercules chở một hệ thống tiếp nhiên liệu trên không. Theo USPACAF, những công cụ đắc lực này "thể hiện một cách thức mà về mặt chiến lược thì dự đoán được, nhưng về mặt hoạt động thì khó lường trong việc cung cấp nhiên liệu ở bất cứ địa điểm nào trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
"USINDOPACOM là nơi có các đối thủ cạnh tranh chiến lược mạnh nhất của chúng tôi với những khả năng gần như ngang hàng mà có thể ảnh hưởng đến các sự kiện trong toàn khu vực", một chỉ huy của phi đội Máy bay Chiến đấu 94 nói với USPACAF, yêu cầu được ẩn danh để đảm bảo an ninh trong hoạt động. "Phi đội Máy bay Chiến đấu 94 đang chứng tỏ khả năng điều hướng trong những vùng biển mở của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Bằng cách đưa máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới có khả năng chiếm ưu thế trên không vào khu vực này, chúng tôi đối chọi với sức mạnh đó và kìm hãm mức độ ảnh hưởng mà họ có thể đạt được".
DFE cũng đã được thể hiện vào tháng 7 năm 2020 khi một máy bay ném bom B-52 Stratofortress từ Phi đội Ném bom 96 tham gia vào một cuộc tập trận kết hợp trên biển với các nhóm tác chiến gồm tàu sân bay USS Nimitz và tàu sân bay USS Ronald Reagan ở Biển Đông trước khi đáp xuống Căn cứ Không quân Andersen. Chiếc B-52 đã bay trong nhiệm vụ dài 28 giờ để chứng minh sự cam kết của USINDOPACOM với an ninh và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, theo tin từ USPACAF.
"Trong khi chúng tôi hoạt động trên khắp khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, các đơn vị hạm đội của chúng tôi tiếp tục tìm kiếm mọi cơ hội để tăng cường năng lực và trình độ chuyên môn của mình trong việc tiến hành các hoạt động kết hợp, chung trong tất cả lĩnh vực với các đơn vị đối tác của chúng tôi", Sĩ quan chỉ huy Hải quân Hoa Kỳ, Joshua Fagan, sĩ quan phụ trách về Hoạt động trên không của Lực lượng Đặc nhiệm 70, cho biết, theo tin từ USPACAF. "Một số sự kiện gần đây quy tụ B-52 và B-1 của Không quân, máy bay Hải quân và các tàu trên biển của chúng tôi vào các mạng lưới chung để hỗ trợ các nhiệm vụ kết hợp. Đây là những cơ hội tốt để chúng tôi tập luyện các quy trình lập kế hoạch và phối hợp cho nhiệm vụ chung mà chúng tôi dựa vào để hoạt động an toàn và hiệu quả ở đây".
IPDefenseForum, 15/12/2020
Quốc hội Mỹ vừa thông qua Đạo luật liên quan đến Quốc phòng 2021 (2021 National Defense Authorization Act – NDAA 2021). Có 2,2 tỉ Mỹ kim trong số 740,5 tỉ Mỹ kim dành cho việc thực hiện các mục tiêu cũng như chính sách quốc phòng của Mỹ trong năm tới sẽ được dùng để thực thi Chính sách Răn đe tại Thái Bình Dương (Pacific Deterrence Initiative).
Tướng Mark Milley (phải) trong một lần điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ. Hình minh họa.
Chính sách Răn đe tại Thái Bình Dương nhằm cảnh cáo – kiềm chế nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, chi phối khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương của Trung Quốc. Chính sách Răn đe tại Thái Bình Dương không mới. Năm 2014, Mỹ đã từng thực hiện chính sách tương tự tại Châu Âu (European Deterrence Initiative) sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraina vào lãnh thổ Nga.
Lần này, với NDAA 2021, Quốc hội Mỹ quyết định dành một phần ngân sách quốc phòng của năm tới để gia tăng quân số tại khu vực Thái Bình Dương, tiến hành nhiều hơn và thường xuyên hơn các cuộc tập trận, huấn luyện nâng cao kỹ năng, khả năng phối hợp với quân đội của các quốc gia là đồng minh, đối tác của Mỹ trong khu vực, kể cả thiết lập hệ thống hậu cần ở Thái Bình Dương (1)…
***
Việc Hải quân Mỹ tái lập Hạm đội 1 đã trở thành một phần trong chiến lược răn đe – kiềm chế Trung Quốc của Mỹ. Hạm đội 1 được thành lập hồi đầu năm 1947 và bị giải thể vào đầu năm 1973. Nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm của Hạm đội 1 (khu vực Tây Thái Bình Dương) được giao cho Hạm đội 3 đảm nhận. Tuy nhiên vào lúc này, đảm trách khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương chỉ có Hạm đội 7, trú đóng ở Yokosuta (Nhật).
Thỉnh thoảng, Hạm đội 7 nhận thêm sự hỗ trợ của Hạm đội 3 (đóng ở San Diego , California, Mỹ) nhưng con số từ 50 đến 70 chiến hạm (bao gồm cả tàu ngầm), 150 phi cơ quân sự các loại, cộng vói hàng không mẫu hạm Ronald Reagan, không tương xứng cả với bối cảnh khu vực lẫn phạm vi trách nhiệm (diện tích khoảng 48 triệu dặm vuông, trải rộng từ ranh của hải phận quốc tế ở giữa Thái Bình Dương đến hải phận của Ấn Độ, Pakistan và quần đảo Kurin ở phía Bắc Đại Tây Dương).
Không chỉ Mỹ, rất nhiều quốc gia ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đang quan tâm đến việc Hạm đội 1 sẽ trú đóng ở đâu : Indonesia ? Malaysia ? Philippines ? Singapore ?... Indonesia, Malaysia thiếu hệ thống hạ tầng phù hợp cho hoạt động của một đơn vị như Hạm đội 1 nên sẽ cần nhiều thời gian để xây dựng, Philippnes có vị trí lý tưởng (vịnh Subic) nhưng bối cảnh, đặc điểm chính trị ở Philippines đe dọa sự ổn định. Singapore được xem như ứng viên sáng giá nhất từ vị trị địa lý đến hạ tầng…
Đó là chưa kể từ 2013 đến nay, Singapore còn là nơi trú đóng của hàng ngàn quân nhân và nhân viên dân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ để hỗ trợ cho hoạt động của Hạm đội 7 cũng như những hoạt động khác của hải quân Mỹ… Tuy nhiên Úc đang tìm nhiều cách để kéo Hạm đội 1 đến trú đóng ở Úc với lý do hải lộ ở Singapre hẹp, mật độ tàu thuyền cao, dễ tấc nghẽn, lại quá gần Trung Quốc – không thật sự an toàn cho phòng thủ nếu xảy ra xung đột.
Các chuyên gia Úc đang giới thiệu cho các chuyên gia Mỹ hai nơi : Perth (bang Tây Úc) và Darwin (bang Bắc Úc). Cả hai đều thuận lợi cho việc tới lui cả ở khu vực Đông Nam Á lẫn qua lại giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ngoài ra chính phủ Úc vừa quyết định sẽ chi tiền để nâng cấp nhiều căn cứ hải quân của Úc, lắp đặt hệ thống giám sát thuộc loại hiện đại nhất cả trên lẫn dưới mặt nước, cũng như mở rộng - xây dựng thêm những cơ sở hỗ trợ hoạt động của các căn cứ này.
Các chuyên gia Úc còn nhấn mạnh đến yếu tố, Úc có nhiều ưu thế hơn hẳn Singapore trong việc tiếp nhận – tổ chức sinh hoạt cho gia đình các quân nhân và nhân viên Bộ Quốc phòng Mỹ được chỉ định phục vụ Hạm đội 1. Vài năm gần đây, Úc đã cũng như đang là nơi một số đơn vị cấp trung đoàn của Thủy quân lục chiến Mỹ luân phiên trú đóng (mỗi sáu tháng) (2)…
***
Cuối tuần vừa qua, khi thảo luận với các cố vấn cao cấp và các viên chức lãnh đạo quốc phòng của chính phủ Mỹ về việc phối trí quân đội Mỹ trên thế giới cả ở hiện tại lẫn tương lai, Đại tướng Mark Milley – Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ, đề nghị xem xét, thay đổi phương thức điều động quân nhân Mỹ đến trú đóng ở khu vực Châu Á : Chuyển từ dài hạn (lựa chọn – gửi từng cá nhân đến phục vụ tại các đơn vị hiện hữu khoảng ba năm nên được mang theo gia đình) sang ngắn hạn (khoảng chín tháng, không mang theo gia đình).
Theo tướng Milley, việc điều động từng đơn vị dưới hình thức luân phiên dẫu khác với thông lệ nhưng cần thiết đối với mục tiêu chiến lược – kiềm chế Trung Quốc. Tổng Tham mưu trưởng quân đội Mỹ tin rằng đó là cách tốt nhất để mở rộng sự hiện diện của quân đội Mỹ, không chỉ ở Nhật, Nam Hàn (những quốc gia mà quân đội Mỹ vốn đã có nhiều căn cứ thường trực) mà còn gia tăng cơ hội huấn luyện tại những quốc gia nhỏ hơn như : Palau, Vietnam, Bangladesh, Papua New Guinea… (3).
Đây có lẽ là lần đầu tiên, một Tổng Tham mưu trưởng của quân đội Mỹ đề cập tới Vietnam như một điểm đến để các đơn vị thuộc quân đội Mỹ tham gia tập luyện, phối hợp. Tháng trước, Chuẩn tướng Curtis Taylor, Chỉ huy trưởng Lữ đoàn 5 thuộc SFAC, tiết lộ, đơn vị của ông đang chuẩn bị để tham gia hỗ trợ quân đội của một số quốc gia đồng minh và đối tác trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương gia tăng khả năng tương tác giữa viễn thám, phòng không, pháo binh, công binh của các bên.
SFAC (Security Force Assistance Command – Bộ Chỉ huy Hỗ trợ an ninh)có bảy lữ đoàn chuyên đảm nhận vai trò hỗ trợ huấn luyện các lực lượng ngoại quốc về quốc phòng (Security Force Assistance Brigade – SFAB). Các SFAB chuyên tuyển lựa những quân nhân giàu kinh nghiệm, giỏi kỹ năng trong lục quân Mỹ để huấn luyện thêm rồi gửi họ đến huấn luyện, nâng cao khả năng phối hợp, kể cả hỏa yểm (yểm trợ bằng pháo binh), không yểm cho quân đội các quốc gia đồng minh và đối tác trên toàn thế giới.
SFAC không đề cập đến việc gửi Lữ đoàn 5 đến những quốc gia nào trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, song tướng Taylor nói thêm, trong thực tế, quân đội của một số quốc gia ở Đông Nam Á muốn… thắt chặt quan hệ với cả Mỹ lẫn Trung Quốc.
Cho dù đã có những lo ngại rằng việc hỗ trợ những quốc gia như thế có thể giúp Trung Quốc dễ dàng thu thập thông tin về kỹ thuật, chiến thuật của Mỹ nhưng tướng Taylor trấn an :Vào lúc này, ưu tiên hàng đầu là nâng cao năng lực cho quân đội của các quốc gia đồng minh và đối tác. Các thành viên SFAB chỉ hướng dẫn, hỗ trợ phối hợp chứ không bận tâm và cũng không được phép ép đồng minh hay đối tác thực hiện những tiêu chuẩn của Mỹ, theo kiểu của Mỹ(4).
***
Quân đội Mỹ sẽ sớm gửi các đơn vị đến tập luyện với quân đội Việt Nam ? Việt Nam sẽ trở thành một trong những điểm đến của Lữ đoàn 5 thuộc SFAC ? Rất khó dự đoán vì chỉ có một vài thông tin từ phía Mỹ.
Trong sáu năm vừa qua, Viet Nam vẫn đứng bên lề các Pacific Pathways (5). Hồi 2016, một số tướng Mỹ như Tư lệnh lực lượng lục quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương, rồi Tư lệnh Quân đoàn 1 của lục quân Mỹ (phạm vi trách nhiệm bao gồm toàn bộ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương) từng cho biết, Việt Nam là một trong số những nơi quân đội Hoa Kỳ nhắm tới khi tìm kiếm những địa điểm mới cho các Pacific Pathways, từng đề cập đến khả năng sẵn sàng luyện tập chung với bộ binh Việt Nam bất kỳ lúc nào...
Vào thời điểm đó, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy các chiến dịch đặc biệt tại Thái Bình Dương (SOCPAC) của quân đội Mỹ từng đề cập đến khả năng hợp tác giữa lực lượng đặc biệt Mỹ với đặc công Việt Nam,… Tư lệnh Bộ Chỉ huy Tiếp vận của lục quân Mỹ thì ngỏ ý muốn xây dựng hệ thống kho tiếp liệu, dự trữ quân cụ, quân nhu tại Việt Nam để quân đội Mỹ có thể triển khai nhanh các chiến dịch nhân đạo, giúp giải quyết hậu quả thiên tai vì các nguồn tiếp liệu đã sẵn sàng...
Song Việt Nam vẫn chủ động kềm giữ quan hệ hợp tác quốc phòng với Mỹ ở mức : Nhận viện trợ. Nhờ đào tạo… Đỉnh của quan hệ hợp tác vẫn chỉ là… duy trì giao lưu thường niên giữa lực lượng hải quân hai bên… Đồng thời liên tục khẳng định, muốn "làm bạn với tất cả các nước", cương quyết duy trì "chính sách ba không" : Không liên minh quân sự. Không cho bất kỳ quốc gia nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam. Không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào một quốc gia khác...
"Chính sách ba không" có đem lại gì không, phụ thuộc vào quan điểm của từng người nhưng chắc chắn "ba không" sẽ khiến lợi ích mà Việt Nam nhận được từ Chính sách Răn đe tại Thái Bình Dương mà Mỹ bắt đầu thực hiện vào năm tới thông qua những NDAA… không đáng kể. Không phải tự nhiên mà nhiều quốc gia ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bận tâm đến việc Mỹ sẽ chọn nơi nào làm chỗ trú đóng cho Hạm đội 1 của Hải quân Mỹ.
Theo sau những căn cứ của Mỹ trên lãnh thổ nào đó bên ngoài biên giới Mỹ thường là các hiệp định tương trợ về quốc phòng – cam kết của Mỹ bảo vệ đồng minh trước họa ngoại xâm từ bên thứ ba. Đó là chưa kể đến điều mà các chuyên gia Úc không ngần ngại khi phân tích thiệt – hơn với các chuyên gia Mỹ về việc nên chọn Darwin : Sự hiện diện của Hạm đội 1 đồng nghĩa với thêm vốn đầu tư, tạo thêm việc làm, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao mức sống nên chắc chắn sẽ được dân chúng địa phương hoan nghênh...
Trân Văn
Nguồn : VOA, 07/12/2020
Chú thích
(5) https://www.voatiengviet.com/a/quan-he-viet-my-quoc-phong-trung-quoc/4190736.html
Ấn Độ-Thái Bình Dương, liên minh rộng lớn đối phó với Trung Quốc
Sự đối đầu Mỹ-Trung càng mạnh mẽ với sự tham gia của phe "không liên kết" trong đó có cả Pháp. Ấn Độ-Thái Bình Dương nay có dạng một liên minh "cỡ đại" XXL đối mặt với chủ nghĩa thực dân mới Trung Quốc. Trước liên minh ngày càng rộng lớn ấy, Bắc Kinh hoàn toàn cô độc.
Các phi cơ F18 trên hàng không mẫu hạm Mỹ USS Nimitz tham gia cuộc tập trận với Ân Độ và Nhật Bản tại vịnh Bengale ngày 17/07/2017. © AP Photo/Rishi Lekhi
Libération hôm nay đăng ảnh tổng thống Mỹ Donald Trump với lời phàn nàn "Còn hai tháng !". "Trump chặn việc chuyển giao cho Biden" là tựa chính của Le Monde. Nhật báo La Croix đặt câu hỏi "Tình hình dân số thế giới đi về đâu ?". Về thời sự nước Pháp, Les Echos quan tâm đến "Kế hoạch tiêm chủng của chính phủ", còn Le Figaro báo động "Bạo lực chống lại cảnh sát tăng gấp đôi trong 15 năm qua". Ở trang trong, các đề tài được chú ý nhiều nhất là sự nhập nhằng sau bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, thua thiệt của Armenia ở Thượng Karabakh và đại dịch corona.
"Bộ Tứ" (Quad) đi vào thực chất và mở rộng
Le Monde dành hai trang địa chính trị cho chủ đề "Ấn Độ-Thái Bình Dương, một liên minh XXL trước Trung Quốc". Bắc Kinh gây lo ngại với các yêu sách lãnh thổ, bộ máy chiến tranh trên biển, chủ nghĩa thực dân mới… Để đối phó, các nhân tố khu vực điều chỉnh lại chiến lược với Đối thoại an ninh trong bộ tứ Mỹ-Ấn-Úc-Nhật.
Trong thời kỳ đại dịch, vào lúc các cuộc họp qua video thay thế nhiều hội nghị thượng đỉnh trên thế giới, việc các ngoại trưởng Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc đích thân đến gặp đồng nhiệm Nhật Bản ở Tokyo ngày 06/10 cho thấy Bộ Tứ (Quad) rõ ràng nhằm gây ấn tượng. Sau cuộc họp này, dù không đầy một tuần nữa là đến bầu cử tổng thống, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vẫn làm một vòng công du Châu Á. Trước hết là Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives rồi đến Indonesia và Việt Nam, với câu thần chú : bảo vệ một "Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở".
Khái niệm "Ấn Độ-Thái Bình Dương" bắt đầu trở thành hiện thực từ cuối những năm 2010, là chủ đề của nhiều cuộc hội thảo, chủ thuyết, hội nghị thượng đỉnh, và dựa vào một loạt những cuộc tập trận. Đầu tháng 11, các chiến hạm và trực thăng của Hải quân Mỹ, Úc, Nhật, Ấn đã tập trận Malabar ở vịnh Bengale, đánh dấu sự quay lại của nước Úc. Từ 17 đến 20/11, hàng không mẫu hạm Nimitz Mỹ và Vikramaditya của Ấn cũng sẽ đồng hành với các chiến hạm Úc, Nhật tại Ấn Độ Dương.
Vượt ra ngoài những sáng kiến của Quad, khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương nay còn bao gồm cả công nghệ, môi trường, nguồn lợi hải sản… và các quốc gia khác. Pháp, sở hữu vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng lớn thứ nhì thế giới, liên kết với tư cách láng giềng, còn Đức vào đầu tháng Chín công bố nghiên cứu coi đây là "chìa khóa của cơ cấu trật tự quốc tế thế kỷ 21".
Trong ASEAN, Việt Nam và Indonesia tất nhiên là ứng viên của liên minh không chính thức này. Còn đối với Hoa Kỳ, nếu Joe Biden lên làm tổng thống cũng sẽ không thay đổi chiến lược : phe Dân chủ đã nhiều lần thông qua các đạo luật chống lại Bắc Kinh trên mọi phương diện.
Tham vọng bá quyền Trung Quốc khiến các nước liên kết lại
Theo chuyên gia Valérie Niquet, sự lo sợ trước chiến lược thống trị toàn cầu của Đảng cộng sản Trung Quốc siêu độc tài, dân tộc chủ nghĩa và hung hăng đã giúp nhiều nước liên kết lại với nhau. Quan điểm chung : tự do hàng hải và bác bỏ việc dùng vũ lực để thay đổi nguyên trạng.
Tại Biển Đông, Trung Quốc yêu sách phần lớn lãnh thổ dựa trên cái gọi là "quyền lịch sử", muốn đẩy Hoa Kỳ ra khỏi khu vực và đóng vai ông anh cả Châu Á túi rủng rỉnh tiền. Tại Ấn Độ Dương, Trung Quốc dấn lên bằng cách chiếm quyền kiểm soát các hải cảng, xây dựng cơ sở hạ tầng "Con đường tơ lụa".
Bắc Kinh lợi dụng hoạt động chống hải tặc để hải quân vốn thiếu kinh nghiệm được thao dượt ở vịnh Aden : từ 2008 đến 2018 có đến 100 tàu chiến và 26.000 lính thủy tham gia, viện cớ bảo vệ lợi ích ở nước ngoài để mở căn cứ quân sự tại Djibouti. Hải quân Trung Quốc nay sở hữu đến 350 chiến hạm trong khi Mỹ chỉ có 300, khiến phương Tây hết sức lo ngại và quyết định siết chặt mạng lưới đồng minh ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Sự đối đầu Mỹ-Trung càng mạnh mẽ với sự tham gia của phe "không liên kết" trong đó có Pháp. Ấn Độ-Thái Bình Dương nay có dạng một liên minh "cỡ đại" XXL đối mặt với thực dân mới Trung Quốc tại Châu Á và Châu Phi. Sáng kiến này được đẩy nhanh cùng với đại dịch corona. Bị chỉ trích là nguyên nhân gây ra thảm họa, Trung Quốc chuyển sang thế tiến công : liên tục tập trận gần Đài Loan, eo biển Miyako, tấn công quân Ấn ở Himalaya. Trận đánh đẫm máu ở Ladakh làm thay đổi hẳn thái độ của Ấn Độ, còn nước Úc sau một thập niên cũng đã nhận ra bộ mặt bành trướng của Bắc Kinh.
Trung Quốc cô độc
Về phía Mỹ, sau chủ trương xoay trục của Obama, dưới thời Donald Trump Ấn Độ-Thái Bình Dương chính thức trở thành "trục chính của chiến lược quốc gia Mỹ". Bộ chỉ huy quân sự Thái Bình Dương (US-Pacom) được đổi tên thành US-Indopacom, nhiều tỉ đô la ngân sách được tăng cường cho khu vực này. Các chiến hạm Mỹ thực hiện khoảng 20 hoạt động bảo vệ tự do hàng hải, đi vào bên trong khu vực 12 hải lý của các đảo nhỏ bị Trung Quốc chiếm đóng ; Hải quân Mỹ 17 lần đi vào eo biển Đài Loan.
Theo chuyên gia Úc Rory Medcalf, do ý tưởng Ấn Độ-Thái Bình Dương cạnh tranh với "Con đường tơ lụa", Bắc Kinh nhảy dựng lên tố cáo "chiến tranh lạnh", gọi cuộc tập trận Malabar và Quad tạo thành một "NATO Châu Á phục vụ cho tham vọng đế quốc của Mỹ". Ông Medcalf cũng ghi nhận rằng một sự phối hợp Nhật-Ấn-Úc-Indonesia sẽ đạt được tầm vóc kinh tế, dân số và quân sự đủ để làm đối trọng với Trung Quốc.
Trong mục tiêu ấy, Nhật Bản đưa ra nhiều sáng kiến với Úc, Ấn Độ và cả Việt Nam, Indonesia vì "Nếu Biển Đông trở thành ao nhà của Trung Quốc, thì Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan sẽ không còn lối vào" tuyến đường hàng hải này. Trước liên minh ngày càng rộng lớn ấy, Trung Quốc hoàn toàn cô độc.
Pháp muốn làm láng giềng với không gian Ấn Độ-Thái Bình Dương
Về phía nước Pháp có chủ trương "hội nhập" vào không gian Ấn Độ-Thái Bình Dương. Trước thách thức bá quyền từ Bắc Kinh, tổng thống Pháp Emmanuel Macron năm 2018 khi thăm Úc đã kêu gọi "một trật tự địa chính trị thật sự mới mẻ".
Trong không gian này, Pháp đóng vai hàng xóm thay vì người ngoài, là đìểm quan trọng để có thể đối thoại với các đối tác. Paris muốn có vị trí thăng bằng giữa Washington và Bắc Kinh, không muốn trực tiếp tham gia Quad và nhấn mạnh chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương không chỉ đơn giản là về quân sự.
Sự phối hợp Pháp-Ấn-Úc trở nên dễ dàng với hai hợp đồng vũ khí lớn : Canberra cam kết hợp tác trong 50 năm, mua 12 tàu ngầm hiện đại của Pháp, tàu ngầm nguyên tử Pháp Emeraude đã thăm Úc, còn Ấn Độ mua 36 chiến đấu cơ Rafale.
Năm 2019 đánh dấu một bước ngoặt : hàng không mẫu hạm Pháp Charles de Gaulle tham gia cuộc tập trận Pháp-Ấn lớn nhất từ trước tới nay tại Ấn Độ Dương, trước khi tập trận chung lần đầu ở vịnh Bengale với khu trục hạm Izumo của Nhật và chiến hạm Úc, Mỹ. Một chiến hạm Pháp cũng đã đi qua Biển Đông, có ghé thăm thành phố Hồ Chí Minh. Thách thức lớn của Paris là thuyết phục cho được các nước Châu Âu khác cùng tham gia hoạt động an ninh hàng hải.
Trung Quốc hưởng lợi với RCEP
Trên lãnh vực kinh tế, Les Echos chú ý đến việc "Bắc Kinh ký kết một hiệp định thương mại quy mô nhất hành tinh". Đó là RCEP, gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và ASEAN, tạo thành một khu vực tự do mậu dịch chiếm 30% dân số thế giới, nhưng không có Hoa Kỳ. Được đưa ra tại Bali năm 2011, hiệp định được ký hôm qua tại Hà Nội. Quá trình đàm phán đôi khi rất vất vả do căng thẳng địa chính trị giữa các đối tác, thậm chí Ấn Độ còn đột ngột rời bàn hội nghị.
Theo nhà nghiên cứu Alex Capri ở Singapore, RCEP là biểu tượng mạnh mẽ vào lúc kinh tế thế giới suy sụp. Trung Quốc là một trong những nước được lợi nhiều nhất : trong bối cảnh xuất khẩu đang sụt giảm vì thương chiến với Mỹ, lại có thể đa dạng hóa thị trường.
Vui mừng vì Washington không tham gia, Bắc Kinh đã có một số nhượng bộ về thuế để đẩy nhanh việc ký kết, và thuyết phục được ASEAN không đưa vào các quy định mang tính "chính trị" về môi trường, tiêu chí xã hội, công ty nhà nước. Tuy RCEP là một hiệp định kiểu cũ, nhưng cũng sẽ thúc đẩy việc hội nhập kinh tế của Châu Á, thu hút các doanh nghiệp Âu Mỹ đến làm ăn.
Cũng liên quan đến Trung Quốc nhưng về nhân quyền, Le Monde nói đến "Tân Cương, những vòng dây kẽm gai trên Con đường tơ lụa" : người Duy Ngô Nhĩ tại đây bị đô hộ, Hán hóa, đàn áp.
Bắc Kinh mừng rỡ vì mất đi kẻ thù nguy hiểm Donald Trump
Về quan hệ Mỹ-Trung, Les Echos có bài phân tích của tác giả Dominique Moisi, cho rằng Trung Quốc đã mất đi kẻ thù Donald Trump, nhưng là một kẻ thù hữu dụng.
Tác giả dẫn lời một nhà phân tích Trung Quốc cho biết các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã thở phào nhẹ nhõm trước thông tin ông Biden chiến thắng, tuy nhiên vẫn lo lắng về tình hình trước mắt và không ảo tưởng trong trung và dài hạn.
Tính cách khó đoán định của tổng thống Trump lâu nay gây rất nhiều khó khăn cho Bắc Kinh, và trong thời gian hơn 60 ngày trước khi tân tổng thống nhậm chức, liệu Donald Trump có thể làm những gì nữa để gây thiệt hại không thể hồi phục cho quan hệ Mỹ-Trung ? Những người thân cận của ông Trump toàn là "đại diều hâu" Cộng hòa, có thể tạo ra những việc đã rồi để Biden không còn đường quay lại.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng hiểu rằng phạm vi hành động của Joe Biden rất hẹp. Đối với phe Cộng hòa, Trung Quốc là mối đe dọa số 1, ngược lại với đảng Dân chủ, Trung Quốc thậm chí không nằm trong bảy mối đe dọa hàng đầu. Tuy nhiên nước Mỹ đang chia rẽ và chiến thắng của Biden chỉ trong đường tơ kẽ tóc. Mọi cố gắng xích lại gần Bắc Kinh của phe Dân chủ sẽ bị Cộng hòa tố cáo là phản bội và đa số người dân Mỹ cũng có thể tin như thế.
Bầu cử Mỹ : Trump không dễ nhìn nhận thất bại
Liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, thông tín viên của Les Echos tại New York nói về "Con đường dài dằng dặc của ông Trump hướng đến việc nhìn nhận thất bại".
Hôm qua tổng thống Donald Trump viết trên Twitter "Ông ta thắng nhờ bầu cử gian lận". Do bị các nhà báo coi đây là lần đầu tiên nhìn nhận thất bại, ông Trump sau đó đã phản công, cũng bằng một tweet : "Ông ta chỉ thắng dưới mắt truyền thông FAKE NEWS mà thôi. Tôi KHÔNG HỀ nhượng bộ ! Vẫn còn một đoạn đường dài phải vượt qua".
Tương tự, Le Figaro nhận xét tổng thống Mỹ, cảm thấy ấm lòng với sự biểu dương lực lượng của cả trăm ngàn người hâm mộ hôm thứ Bảy 14/11, không ngừng tố cáo bầu cử gian lận. Tờ báo cũng có bài phóng sự về mạng lưới fan luôn trung thành với Donald Trump ở Pennsylvania.
Libération dành bốn trang báo cho cuộc biểu tình lớn của những người ủng hộ tổng thống Donald Trump, cuộc thanh trừng ở Washington…Trả lời phỏng vấn tờ báo cánh tả Pháp, giáo sư Lawrence Douglas, tác giả cuốn "Will He Go ?" (Ông ấy có ra đi không ?) dự đoán ông Trump rốt cuộc sẽ rời Nhà Trắng nhưng luôn nhấn mạnh ông đã bị cướp đoạt mất chiến thắng.
Thụy My
Ấn Độ-Thái Bình Dương, liên minh rộng lớn đối phó với Trung Quốc
Sự đối đầu Mỹ-Trung càng mạnh mẽ với sự tham gia của phe "không liên kết" trong đó có cả Pháp. Ấn Độ-Thái Bình Dương nay có dạng một liên minh "cỡ đại" XXL đối mặt với chủ nghĩa thực dân mới Trung Quốc. Trước liên minh ngày càng rộng lớn ấy, Bắc Kinh hoàn toàn cô độc.
Các phi cơ F18 trên hàng không mẫu hạm Mỹ USS Nimitz tham gia cuộc tập trận với Ân Độ và Nhật Bản tại vịnh Bengale ngày 17/07/2017. © AP Photo/Rishi Lekhi
Libération hôm nay đăng ảnh tổng thống Mỹ Donald Trump với lời phàn nàn "Còn hai tháng !". "Trump chặn việc chuyển giao cho Biden" là tựa chính của Le Monde. Nhật báo La Croix đặt câu hỏi "Tình hình dân số thế giới đi về đâu ?". Về thời sự nước Pháp, Les Echos quan tâm đến "Kế hoạch tiêm chủng của chính phủ", còn Le Figaro báo động "Bạo lực chống lại cảnh sát tăng gấp đôi trong 15 năm qua". Ở trang trong, các đề tài được chú ý nhiều nhất là sự nhập nhằng sau bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, thua thiệt của Armenia ở Thượng Karabakh và đại dịch corona.
"Bộ Tứ" (Quad) đi vào thực chất và mở rộng
Le Monde dành hai trang địa chính trị cho chủ đề "Ấn Độ-Thái Bình Dương, một liên minh XXL trước Trung Quốc". Bắc Kinh gây lo ngại với các yêu sách lãnh thổ, bộ máy chiến tranh trên biển, chủ nghĩa thực dân mới… Để đối phó, các nhân tố khu vực điều chỉnh lại chiến lược với Đối thoại an ninh trong bộ tứ Mỹ-Ấn-Úc-Nhật.
Trong thời kỳ đại dịch, vào lúc các cuộc họp qua video thay thế nhiều hội nghị thượng đỉnh trên thế giới, việc các ngoại trưởng Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc đích thân đến gặp đồng nhiệm Nhật Bản ở Tokyo ngày 06/10 cho thấy Bộ Tứ (Quad) rõ ràng nhằm gây ấn tượng. Sau cuộc họp này, dù không đầy một tuần nữa là đến bầu cử tổng thống, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vẫn làm một vòng công du Châu Á. Trước hết là Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives rồi đến Indonesia và Việt Nam, với câu thần chú : bảo vệ một "Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở".
Khái niệm "Ấn Độ-Thái Bình Dương" bắt đầu trở thành hiện thực từ cuối những năm 2010, là chủ đề của nhiều cuộc hội thảo, chủ thuyết, hội nghị thượng đỉnh, và dựa vào một loạt những cuộc tập trận. Đầu tháng 11, các chiến hạm và trực thăng của Hải quân Mỹ, Úc, Nhật, Ấn đã tập trận Malabar ở vịnh Bengale, đánh dấu sự quay lại của nước Úc. Từ 17 đến 20/11, hàng không mẫu hạm Nimitz Mỹ và Vikramaditya của Ấn cũng sẽ đồng hành với các chiến hạm Úc, Nhật tại Ấn Độ Dương.
Vượt ra ngoài những sáng kiến của Quad, khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương nay còn bao gồm cả công nghệ, môi trường, nguồn lợi hải sản… và các quốc gia khác. Pháp, sở hữu vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng lớn thứ nhì thế giới, liên kết với tư cách láng giềng, còn Đức vào đầu tháng Chín công bố nghiên cứu coi đây là "chìa khóa của cơ cấu trật tự quốc tế thế kỷ 21".
Trong ASEAN, Việt Nam và Indonesia tất nhiên là ứng viên của liên minh không chính thức này. Còn đối với Hoa Kỳ, nếu Joe Biden lên làm tổng thống cũng sẽ không thay đổi chiến lược : phe Dân chủ đã nhiều lần thông qua các đạo luật chống lại Bắc Kinh trên mọi phương diện.
Tham vọng bá quyền Trung Quốc khiến các nước liên kết lại
Theo chuyên gia Valérie Niquet, sự lo sợ trước chiến lược thống trị toàn cầu của Đảng cộng sản Trung Quốc siêu độc tài, dân tộc chủ nghĩa và hung hăng đã giúp nhiều nước liên kết lại với nhau. Quan điểm chung : tự do hàng hải và bác bỏ việc dùng vũ lực để thay đổi nguyên trạng.
Tại Biển Đông, Trung Quốc yêu sách phần lớn lãnh thổ dựa trên cái gọi là "quyền lịch sử", muốn đẩy Hoa Kỳ ra khỏi khu vực và đóng vai ông anh cả Châu Á túi rủng rỉnh tiền. Tại Ấn Độ Dương, Trung Quốc dấn lên bằng cách chiếm quyền kiểm soát các hải cảng, xây dựng cơ sở hạ tầng "Con đường tơ lụa".
Bắc Kinh lợi dụng hoạt động chống hải tặc để hải quân vốn thiếu kinh nghiệm được thao dượt ở vịnh Aden : từ 2008 đến 2018 có đến 100 tàu chiến và 26.000 lính thủy tham gia, viện cớ bảo vệ lợi ích ở nước ngoài để mở căn cứ quân sự tại Djibouti. Hải quân Trung Quốc nay sở hữu đến 350 chiến hạm trong khi Mỹ chỉ có 300, khiến phương Tây hết sức lo ngại và quyết định siết chặt mạng lưới đồng minh ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Sự đối đầu Mỹ-Trung càng mạnh mẽ với sự tham gia của phe "không liên kết" trong đó có Pháp. Ấn Độ-Thái Bình Dương nay có dạng một liên minh "cỡ đại" XXL đối mặt với thực dân mới Trung Quốc tại Châu Á và Châu Phi. Sáng kiến này được đẩy nhanh cùng với đại dịch corona. Bị chỉ trích là nguyên nhân gây ra thảm họa, Trung Quốc chuyển sang thế tiến công : liên tục tập trận gần Đài Loan, eo biển Miyako, tấn công quân Ấn ở Himalaya. Trận đánh đẫm máu ở Ladakh làm thay đổi hẳn thái độ của Ấn Độ, còn nước Úc sau một thập niên cũng đã nhận ra bộ mặt bành trướng của Bắc Kinh.
Trung Quốc cô độc
Về phía Mỹ, sau chủ trương xoay trục của Obama, dưới thời Donald Trump Ấn Độ-Thái Bình Dương chính thức trở thành "trục chính của chiến lược quốc gia Mỹ". Bộ chỉ huy quân sự Thái Bình Dương (US-Pacom) được đổi tên thành US-Indopacom, nhiều tỉ đô la ngân sách được tăng cường cho khu vực này. Các chiến hạm Mỹ thực hiện khoảng 20 hoạt động bảo vệ tự do hàng hải, đi vào bên trong khu vực 12 hải lý của các đảo nhỏ bị Trung Quốc chiếm đóng ; Hải quân Mỹ 17 lần đi vào eo biển Đài Loan.
Theo chuyên gia Úc Rory Medcalf, do ý tưởng Ấn Độ-Thái Bình Dương cạnh tranh với "Con đường tơ lụa", Bắc Kinh nhảy dựng lên tố cáo "chiến tranh lạnh", gọi cuộc tập trận Malabar và Quad tạo thành một "NATO Châu Á phục vụ cho tham vọng đế quốc của Mỹ". Ông Medcalf cũng ghi nhận rằng một sự phối hợp Nhật-Ấn-Úc-Indonesia sẽ đạt được tầm vóc kinh tế, dân số và quân sự đủ để làm đối trọng với Trung Quốc.
Trong mục tiêu ấy, Nhật Bản đưa ra nhiều sáng kiến với Úc, Ấn Độ và cả Việt Nam, Indonesia vì "Nếu Biển Đông trở thành ao nhà của Trung Quốc, thì Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan sẽ không còn lối vào" tuyến đường hàng hải này. Trước liên minh ngày càng rộng lớn ấy, Trung Quốc hoàn toàn cô độc.
Pháp muốn làm láng giềng với không gian Ấn Độ-Thái Bình Dương
Về phía nước Pháp có chủ trương "hội nhập" vào không gian Ấn Độ-Thái Bình Dương. Trước thách thức bá quyền từ Bắc Kinh, tổng thống Pháp Emmanuel Macron năm 2018 khi thăm Úc đã kêu gọi "một trật tự địa chính trị thật sự mới mẻ".
Trong không gian này, Pháp đóng vai hàng xóm thay vì người ngoài, là đìểm quan trọng để có thể đối thoại với các đối tác. Paris muốn có vị trí thăng bằng giữa Washington và Bắc Kinh, không muốn trực tiếp tham gia Quad và nhấn mạnh chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương không chỉ đơn giản là về quân sự.
Sự phối hợp Pháp-Ấn-Úc trở nên dễ dàng với hai hợp đồng vũ khí lớn : Canberra cam kết hợp tác trong 50 năm, mua 12 tàu ngầm hiện đại của Pháp, tàu ngầm nguyên tử Pháp Emeraude đã thăm Úc, còn Ấn Độ mua 36 chiến đấu cơ Rafale.
Năm 2019 đánh dấu một bước ngoặt : hàng không mẫu hạm Pháp Charles de Gaulle tham gia cuộc tập trận Pháp-Ấn lớn nhất từ trước tới nay tại Ấn Độ Dương, trước khi tập trận chung lần đầu ở vịnh Bengale với khu trục hạm Izumo của Nhật và chiến hạm Úc, Mỹ. Một chiến hạm Pháp cũng đã đi qua Biển Đông, có ghé thăm thành phố Hồ Chí Minh. Thách thức lớn của Paris là thuyết phục cho được các nước Châu Âu khác cùng tham gia hoạt động an ninh hàng hải.
Trung Quốc hưởng lợi với RCEP
Trên lãnh vực kinh tế, Les Echos chú ý đến việc "Bắc Kinh ký kết một hiệp định thương mại quy mô nhất hành tinh". Đó là RCEP, gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và ASEAN, tạo thành một khu vực tự do mậu dịch chiếm 30% dân số thế giới, nhưng không có Hoa Kỳ. Được đưa ra tại Bali năm 2011, hiệp định được ký hôm qua tại Hà Nội. Quá trình đàm phán đôi khi rất vất vả do căng thẳng địa chính trị giữa các đối tác, thậm chí Ấn Độ còn đột ngột rời bàn hội nghị.
Theo nhà nghiên cứu Alex Capri ở Singapore, RCEP là biểu tượng mạnh mẽ vào lúc kinh tế thế giới suy sụp. Trung Quốc là một trong những nước được lợi nhiều nhất : trong bối cảnh xuất khẩu đang sụt giảm vì thương chiến với Mỹ, lại có thể đa dạng hóa thị trường.
Vui mừng vì Washington không tham gia, Bắc Kinh đã có một số nhượng bộ về thuế để đẩy nhanh việc ký kết, và thuyết phục được ASEAN không đưa vào các quy định mang tính "chính trị" về môi trường, tiêu chí xã hội, công ty nhà nước. Tuy RCEP là một hiệp định kiểu cũ, nhưng cũng sẽ thúc đẩy việc hội nhập kinh tế của Châu Á, thu hút các doanh nghiệp Âu Mỹ đến làm ăn.
Cũng liên quan đến Trung Quốc nhưng về nhân quyền, Le Monde nói đến "Tân Cương, những vòng dây kẽm gai trên Con đường tơ lụa" : người Duy Ngô Nhĩ tại đây bị đô hộ, Hán hóa, đàn áp.
Bắc Kinh mừng rỡ vì mất đi kẻ thù nguy hiểm Donald Trump
Về quan hệ Mỹ-Trung, Les Echos có bài phân tích của tác giả Dominique Moisi, cho rằng Trung Quốc đã mất đi kẻ thù Donald Trump, nhưng là một kẻ thù hữu dụng.
Tác giả dẫn lời một nhà phân tích Trung Quốc cho biết các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã thở phào nhẹ nhõm trước thông tin ông Biden chiến thắng, tuy nhiên vẫn lo lắng về tình hình trước mắt và không ảo tưởng trong trung và dài hạn.
Tính cách khó đoán định của tổng thống Trump lâu nay gây rất nhiều khó khăn cho Bắc Kinh, và trong thời gian hơn 60 ngày trước khi tân tổng thống nhậm chức, liệu Donald Trump có thể làm những gì nữa để gây thiệt hại không thể hồi phục cho quan hệ Mỹ-Trung ? Những người thân cận của ông Trump toàn là "đại diều hâu" Cộng hòa, có thể tạo ra những việc đã rồi để Biden không còn đường quay lại.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng hiểu rằng phạm vi hành động của Joe Biden rất hẹp. Đối với phe Cộng hòa, Trung Quốc là mối đe dọa số 1, ngược lại với đảng Dân chủ, Trung Quốc thậm chí không nằm trong bảy mối đe dọa hàng đầu. Tuy nhiên nước Mỹ đang chia rẽ và chiến thắng của Biden chỉ trong đường tơ kẽ tóc. Mọi cố gắng xích lại gần Bắc Kinh của phe Dân chủ sẽ bị Cộng hòa tố cáo là phản bội và đa số người dân Mỹ cũng có thể tin như thế.
Bầu cử Mỹ : Trump không dễ nhìn nhận thất bại
Liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, thông tín viên của Les Echos tại New York nói về "Con đường dài dằng dặc của ông Trump hướng đến việc nhìn nhận thất bại".
Hôm qua tổng thống Donald Trump viết trên Twitter "Ông ta thắng nhờ bầu cử gian lận". Do bị các nhà báo coi đây là lần đầu tiên nhìn nhận thất bại, ông Trump sau đó đã phản công, cũng bằng một tweet : "Ông ta chỉ thắng dưới mắt truyền thông FAKE NEWS mà thôi. Tôi KHÔNG HỀ nhượng bộ ! Vẫn còn một đoạn đường dài phải vượt qua".
Tương tự, Le Figaro nhận xét tổng thống Mỹ, cảm thấy ấm lòng với sự biểu dương lực lượng của cả trăm ngàn người hâm mộ hôm thứ Bảy 14/11, không ngừng tố cáo bầu cử gian lận. Tờ báo cũng có bài phóng sự về mạng lưới fan luôn trung thành với Donald Trump ở Pennsylvania.
Libération dành bốn trang báo cho cuộc biểu tình lớn của những người ủng hộ tổng thống Donald Trump, cuộc thanh trừng ở Washington…Trả lời phỏng vấn tờ báo cánh tả Pháp, giáo sư Lawrence Douglas, tác giả cuốn "Will He Go ?" (Ông ấy có ra đi không ?) dự đoán ông Trump rốt cuộc sẽ rời Nhà Trắng nhưng luôn nhấn mạnh ông đã bị cướp đoạt mất chiến thắng.
Thụy My
Trọng Thành, RFI, 06/11/2020
Một ngày sau khi Quốc hội Trung Quốc thông báo chuẩn bị ra luật, cho phép lực lượng Hải cảnh sử dụng vũ khí chống lại tàu nước ngoài, ở những vùng biển tranh chấp. Hôm qua, 05/11/2020, chính quyền Việt Nam và Nhật Bản đã có phản ứng quan ngại.
Theo Nikkei Asia Review, tại Tokyo, chánh văn phòng chính phủ Nhật Bản tuyên bố chính quyền Nhật "sẽ tiếp tục theo sát các diễn biến liên quan đến lực lượng tuần duyên Trung Quốc, và các cơ quan chính phủ liên quan sẽ tiếp tục thu thập thông tin về vấn đề này".
Theo báo chí Nhật, luật mới của Bắc Kinh sẽ để ngỏ cho các lực lượng tuần duyên quyền sử dụng vũ khí nhiều hơn so với lực lượng tuần duyên Nhật Bản. Luật Nhật Bản giới hạn chặt chẽ việc sử dụng vũ khí của tuần duyên, gây nguy hiểm cho tính mạng của người trên tàu nước ngoài. Việc dùng vũ khí chỉ được phép trong một số điều kiện đặc biệt, ví dụ như đương sự đang chuẩn bị một hành động tội ác nguy hiểm.
Luật mới của Trung Quốc về cho phép lực lượng Hải cảnh sử dụng vũ khí chống lại tàu nước ngoài, ở những vùng biển tranh chấp, gây lo ngại không chỉ Nhật Bản, do các tranh chấp tại khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Khả năng Hải cảnh Trung Quốc sử dụng vũ lực tại các khu vực mà Trung Quốc coi là thuộc chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông cũng gây lo ngại với Việt Nam. Trả lời câu hỏi của báo giới về dự thảo luật của Trung Quốc, hôm qua, 05/11, trong cuộc họp báo thường kỳ, phó phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Dương Hoài Nam khẳng định : "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việt Nam luôn ủng hộ giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982".
Báo chí Việt Nam đặc biệt chú ý đến việc Quốc hội Trung Quốc đưa ra dự luật này đúng một ngày sau khi bộ Ngoại Giao Việt Nam tổ chức cuộc hội thảo trực tuyến ASEAN - Trung Quốc về "Thúc đẩy hợp tác đối xử công bằng và nhân đạo với ngư dân". Đây mà một hội thảo do Việt Nam đề xuất trong khuôn khổ thực thi Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Theo báo chí Việt Nam, dự thảo luật liên quan đến Hải cảnh Trung Quốc đang trong giai đoạn thăm dò, lấy ý kiến của công chúng cho tới ngày 03/12/2020.
Trọng Thành
********************
Mai Vân, RFI, 05/11/2020
Trả lời nhật báo Úc Sydney Morning Herald ngày 02/11/2020, nữ bộ trưởng quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer đã tiết lộ rằng chính quyền Berlin sẽ cho triển khai một hộ tống hạm đến tuần tra tại vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương vào năm tới. Cam kết của Đức được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều nước Châu Âu, trong đó có Đức, có thái độ cảnh giác đối với Trung Quốc.
Bộ trưởng Đức còn xác định rằng Berlin có ý định tăng cường hợp tác, cả ở cấp độ song phương lẫn đa phương, với các cường quốc trong khu vực, để đối phó với những thách thức an ninh ngày càng tăng trong khu vực. Lấy nước Úc làm ví dụ, bà Kramp-Karrenbauer nói đến một dự án đang được đàm phán giữa Berlin và Canberra về việc biệt phái các sĩ quan Đức lên hoạt động trên các tàu của Hải quân Úc.
Theo chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 03/11, tuyên bố của bà bộ trưởng quốc phòng Đức được đưa ra hai tháng sau khi Berlin là thành viên thứ hai của Liên Hiệp Châu Âu công bố chính sách về Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Trước nước Đức, vào năm 2018, bộ Ngoại Giao Pháp đã công bố một tài liệu về chiến lược cho vùng này, sau bài phát biểu về chính sách của tổng thống Emmanuel Macron tại Úc vào đầu năm đó. Qua năm 2019, đến lượt bộ quốc phòng Pháp đưa ra một chiến lược an ninh cho khu vực.
Đức hy vọng toàn EU sẽ có chính sách Ấn Độ - Thái Bình Dương
Tài liệu của Đức phản ánh cách tiếp cận toàn chính phủ, nêu bật vai trò của Liên Hiệp Châu Âu. Chính phủ Đức hy vọng rằng "các đề cương về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương có thể được sử dụng làm cơ sở cho một chiến lược của toàn Liên Hiệp Châu Âu (EU) trong tương lai".
Phát biểu với báo Sydney Morning Herald, bà Kramp-Karrenbauer nói : "Tôi tin rằng các tranh chấp lãnh thổ, việc vi phạm luật pháp quốc tế và tham vọng thống trị toàn cầu của Trung Quốc chỉ có thể được tiếp cận một cách đa phương".
Tờ báo cũng dẫn lời bà nói rằng Đức đang "làm việc trong nội bộ khối NATO" để xây dựng quan hệ quốc phòng với các nước trong khu vực.
Bình luận của Kramp-Karrenbauer được đưa ra trong bối cảnh Châu Âu đang có dấu hiệu rất quan tâm đến vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, không chỉ do lo ngại về an ninh mà còn về sức mạnh kinh tế - địa chính trị và công nghệ của Trung Quốc.
Đúng theo hướng phát triển của cấu trúc an ninh đang hình thành trong khu vực, vượt ra ngoài mô hình "liên minh và đối thoại" truyền thống của Mỹ, các cường quốc Châu Âu đang tiếp cận khu vực theo cách hình thành các mạng lưới. Ví dụ, Pháp không chỉ tăng cường quan hệ song phương với các nước như Ấn Độ và Úc, mà còn tham gia vào một cơ chế đối thoại ba bên.
Về phần mình, đề cương về Ấn Độ - Thái Bình Dương của Đức xem khối Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 quốc gia là trung tâm và vai trò của EU trong tư cách là một đối tác của ASEAN, mặc dù EU cũng tìm cách tham gia vào các thể chế khác như Diễn Đàn các đảo Thái Bình Dương, Sáng Kiến Vịnh Bengal về HợpTác KinhTế và Kỹ Thuật ĐaNgành (BIMSTEC) và HiệpHội Vành Đai Ấn Độ Dương - Indian Ocean Rim Association.
Điều thú vị là, để duy trì trật tự dựa trên luật pháp trong khu vực, chính phủ Đức cũng tìm cách cải tổ Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Cùng với Brazil, Ấn Độ, Nhật Bản và Nam Phi, Đức đang tranh cử để trở thành thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An. Đề cương Ấn Độ - Thái Bình Dương hồi tháng 9 của Đức lưu ý rằng nước này sẽ làm việc với Ấn Độ và Nhật Bản để cải tổ Hội Đồng Bảo An.
Đức đang ngày càng cứng rắn hơn với Trung Quốc
Mặc dù là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở Châu Âu, chính phủ liên minh do bà Angela Merkel đứng đầu ở Berlin gần đây đã áp dụng đường lối cứng rắn đối với Trung Quốc. Tại một cuộc họp gần đây của Đại Hội Đồng Liên Hiêp Quốc, được sự ủng hộ của 38 quốc gia khác, Đức đã lên án mạnh mẽ cách đối xử của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương cũng như luật an ninh quốc gia mới mà Bắc Kinh áp đặt ở Hồng Kông vào mùa hè.
Các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng ngoài những lo ngại xung quanh vấn đề an ninh khu vực, vấn đề thiết bị 5G của Trung Quốc (và các tác động đến an ninh quốc gia) cũng như cách cho vay mang tính chất bẫy nợ mà Bắc Kinh dành cho nước khác để xây dựng cơ sở hạ tầng, đại dịch Covid-19 đang diễn ra cũng góp phần làm gia tăng thái độ hoài nghi Trung Quốc trong Liên Hiệp Châu Âu.
Nhưng đồng thời, bằng cách thận trọng tránh cách đơn độc tiếp cận vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, các cường quốc tầm trung Châu Âu đã chứng tỏ hạn chế về năng lực của họ, khi phải đối mặt với những thách thức an ninh khó khăn trong khu vực, và đã chọn cách lướt qua các khó khăn của nhiệm vụ kềm chế chủ nghĩa bành trướng trên biển của Trung Quốc.
Bà Kramp-Karrenbauer, trong cuộc phỏng vấn với báo Úc, đã từ chối bình luận về việc liệu chiến hạm sắp được triển khai của Đức có tham gia vào các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông hay không. Cho đến nay, chỉ có Hải quân Mỹ làm việc này, mà cũng không thường xuyên lắm. Điều hiển nhiên là một hộ tống hạm đơn độc của Đức, nếu chỉ hoạt động trong khu vực, không thể bắn đi một tín hiệu quân sự mạnh mẽ.
Tuy nhiên theo The Diplomat, riêng việc các cường quốc Châu Âu như Đức - vốn được nhiều người ở Châu Á coi là mềm mỏng với Trung Quốc - đang ngày càng quan ngại về Bắc Kinh, đồng thời cùng quan tâm về Ấn Độ - Thái Bình Dương, đã là một sự thay đổi lớn.
Theo ông Rory Medcalf thuộc Đại học Quốc gia Úc, bài phỏng vấn Kramp-Karrenbauer là một bằng chứng phản bác suy nghĩ của nhiều người vẫn lập luận rằng khái niệm Ấn Độ - Thái Bình Dương là "một trò điên rồ lấy Hoa Kỳ làm trung tâm".
Mai Vân
Nguồn : RFI, 05/11/2020
*********************
Việt Nam ‘khẳng định chủ quyền’ trước tin Trung Quốc cho cảnh sát biển dùng vũ khí
VOA, 05/11/2020
Trước thông tin Trung Quốc đang xem xét dự luật cho phép cảnh sát biển của họ sử dụng vũ khí trong vùng lãnh hải nước này kiểm soát, Bộ Ngoại giao Việt Nam lặp lại tuyên bố khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Một tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa vào năm 2014.
"Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việt Nam luôn ủng hộ giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982", Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Dương Hoài Nam nói tại cuộc họp báo ngày 5/11.
Một ngày trước đó, truyền thông Nhật Bản cho hay nếu một dự luật vừa được công bố của cơ quan Quốc hội Trung Quốc được thông qua, Bắc Kinh sẽ cho phép cảnh sát biển sử dụng vũ khí đối với các tàu nước ngoài có các hoạt động bị cho là "bất hợp pháp" và "không tuân lệnh" trong vùng lãnh hải mà Trung Quốc kiểm soát.
Do có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên quần đảo Senkaku, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, chính phủ Nhật Bản cho biết đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến liên quan đến cảnh sát biển Trung Quốc, và sẽ đáp trả các động thái của Trung Quốc một cách bình tĩnh và kiên quyết.
Giữa bối cảnh đang diễn ra đại dịch trên toàn cầu, nhiều quốc gia đưa ra cảnh báo về những động thái ngày càng lấn tới của Bắc Kinh trong việc khẳng định yêu sách chủ quyền của họ trong những khu vực tranh chấp, bao gồm cả Biển Đông.
Hồi tháng 4, một tàu cá với 8 ngư dân Việt Nam đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm trong khu vực đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền song trên thực tế do Trung Quốc quản lý. Vụ việc khiến nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh về hành động bắt nạt này.
Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn tiếp tục gây ra những vụ "tai nạn" tương tự đối với ngư dân Việt Nam hoạt động trong vùng biển tranh chấp.
Hôm 4/11, Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong tư cách quốc gia Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2020, tổ chức một hội thảo trực tuyến giữa khối 10 quốc gia Đông Nam Á với Trung Quốc về nội dung "đối xử công bằng và nhân đạo với ngư dân" và thúc đẩy đưa vấn đề trở thành "lĩnh vực hợp tác ưu tiên" giữa hai phía.
"Đây là hướng mà chúng tôi muốn chuyển thông điệp đến các nước trong khu vực, trong khối ASEAN, tìm cách bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của các ngư dân Việt Nam và các nước hoạt động đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia mình", báo Người Lao Động dẫn lời Phó phát ngôn viên Dương Hoài Nam nói thêm trong cuộc họp báo.
********************
Trung Quốc cho phép hải cảnh sử dụng vũ khí
RFA, 05/11/2020
Hôm 4/11/2020, Trung Quốc công khai dự thảo luật sửa đổi cho phép lực lượng hải cảnh nước này sử dụng vũ khí trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Hoa Lục. Truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn thông tin từ Đài truyền hình NHK của Nhật Bản.
Tàu hải cảnh Trung Quốc trong một lần hoạt động ở Biển Đông - Reuters
Cụ thể, theo dự thảo đưa ra lực lượng bảo vệ bờ biển được phép sử dụng vũ khí để xua đuổi tàu thuyền nước ngoài bị cho xâm phạm lãnh hải Trung Quốc hoặc thẩm vấn thủy thủ đoàn cũng như được phép sử dụng vũ khí chống lại các tàu không tuân theo mệnh lệnh trong lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh các tàu tuần tra của Trung Quốc tiếp tục đi vào lãnh hải của Nhật Bản ngoài khơi quần đảo Senkaku và đuổi các tàu đánh cá Nhật Bản đang hoạt động trong vùng biển này.
Phản ứng về việc này, tại cuộc họp báo thường kỳ chiều ngày 5 tháng 11, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Chính phủ Hà Nội, ông Dương Hoài Nam, lại tái khẳng định rằng Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việt Nam luôn ủng hộ giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Cảnh sát biển Trung Quốc những năm gần đây đã được hợp nhất vào lực lượng cảnh sát vũ trang và đội tàu tuần duyên đã được nâng cấp với các tàu lớn hơn.
Nguồn : RFA, 05/11/2020
Ngày 06/10/2020, cuộc họp các ngoại trưởng bốn nước trong Bộ Tứ - Quad, hay còn gọi là Đối thoại an ninh bốn bên, diễn ra ở Tokyo nhằm khẳng định một chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương "tự do và rộng mở" trong bối cảnh Trung Quốc hành xử ngày càng hung hăng trong khu vực.
Trong chiến lược này, đâu là vị trí của khối ASEAN ? Kết quả bầu cử Mỹ 2020 có ảnh hưởng gì đến chiến lược của Bộ Tứ hay không ? Liệu ý tưởng thành lập một liên minh quân sự theo mô hình NATO có thể thực hiện được hay không ?
RFI tiếng Việt tiếp tục đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu David Camroux, trường đại học Khoa học Chính trị (Sciences Po, Paris), giáo sư thỉnh giảng trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
**********
RFI : Trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, Bộ Tứ không thể bỏ qua vai trò của khối ASEAN. Bản thân khối 10 nước Đông Nam Á này cũng có một tầm nhìn riêng của mình về vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ông có thể cho biết rõ hơn về tầm nhìn này ?
David Camroux : Từ năm 2013, Indonesia đã có nói đến Ấn Độ - Thái Bình Dương. Giống như nhiều khái niệm khác của Indonesia, khái niệm này trước hết là dành cho công luận trong nước. Nghĩa là, Indonesia, một nước Hồi giáo lớn nhất thế giới, tự đặt mình nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đó là một quốc gia quần đảo giống như Philippines. Dưới thời cựu tổng thống Yudhoyono, và bây giờ là Joko Widodo, Indonesia tự cho mình là một diễn đàn chính trị cả cho Ấn Độ Dương lẫn Thái Bình Dương, đó chính là một tầm nhìn của Indonesia về Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Có thể nói chính Indonesia đã đưa ra khái niệm Nhà nước-quốc gia quần đảo. Chính Indonesia đã đi vận động rất nhiều cho Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển. Tuy nhiên, Indonesia dưới thời tổng thống Widodo và nhất là bà ngoại trưởng lấy làm lo lắng rằng khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương có nguy cơ bị Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản hay Ấn Độ chiếm lấy và không dành một chỗ nào cho ASEAN.
Thế nên, Jakarta ngay từ năm 2018 đã bắt đầu khởi động các cuộc tham vấn với các nước thành viên trong khối ASEAN và lần mới nhất là hồi tháng 9/2019. Khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương do Indonesia đề xuất dưới tên gọi "ASEAN Outlook on the Indo-Pacific" đã được các nước thành viên chấp nhận vào năm 2019. Theo đó, khái niệm "vai trò trung tâm" của ASEAN được xác định, nghĩa là trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, ASEAN có một vị trí ở giữa.
RFI : Nhưng vai trò trung tâm này cũng bị lung lay vì những chia rẽ trong nội bộ ASEAN ?
David Camroux : Sự chia rẽ này được thấy rõ trong cuộc bỏ phiếu ở Liên Hiệp Quốc cách nay vài tuần liên quan đến các vấn đề Hồng Kông, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Trung Quốc. Phần lớn các nước ASEAN tỏ ra trung lập, nhưng có một số nước bày tỏ ủng hộ Trung Quốc, đó là Lào, Cam Bốt, Miến Điện.
Trên thực tế, trong số các nước ASEAN, Trung Quốc có những chế độ "khách hàng" như Cam Bốt, Lào và những nước ủng hộ chỉ đơn thuần vì lý do địa lý, đó là những quốc gia láng giềng như Miến Điện, Thái Lan, những nước này ít chống đối hơn. Ở phía bên kia là những nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, đặc biệt là Việt Nam.
RFI : Hệ quả của sự chia rẽ này là gì ?
David Camroux :Trước cuộc họp Bộ Tứ gần đây, đã có một cuộc họp hồi tháng Ba năm nay giữa các thứ trưởng ngoại giao ba nước New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam. Chúng ta thấy rõ là Việt Nam đang xích lại gần Mỹ hơn, cũng như là với các nước khác trong Bộ Tứ là Nhật Bản, vốn dĩ đã có một mối quan hệ truyền thống, Ấn Độ và cả Úc nữa.
Người ta cũng thấy là Việt Nam chơi rất tốt lá bài Nhật Bản và Hàn Quốc để cân đối với đầu tư của Trung Quốc. Trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, rõ ràng Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất, đây cũng là nước thắng đại dịch Covid-19. Chúng ta thấy rõ là nếu người ta muốn tìm một cơ sở để có thể đi từ sản xuất đến xuất khẩu thì Việt Nam sẽ vượt lên hàng đầu trước các nước khác trong khu vực.
Những chia rẽ này, trước đây vốn dĩ hiện hữu, nay ngày càng gia tăng trong lòng khối ASEAN, khi Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên được tham dự các cuộc đàm phán TPP (Trans-Pacific Partnership). Dĩ nhiên là tổng thống Trump đã rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận tự do mậu dịch, nhưng thỏa thuận này vẫn tồn tại mà không có Mỹ. Đây lại là một sai lầm của Donald Trump, bởi vì TPP do ông Obama đề xướng được xem như là một công cụ để tăng cường ảnh hưởng của Mỹ tại Châu Á.
Nếu như sau kỳ bầu cử lần này, Joe Biden trở thành tổng thống, rất có thể Hoa Kỳ sẽ đánh giá lại thỏa thuận này. Nhìn chung, ngoài Việt Nam, Singapore và dường như là có cả Malaysia, thì đúng là có rất ít quốc gia thuộc khối ASEAN là thành viên của CTPP hiện nay. Rõ ràng là Việt Nam đã đặt quyền lợi kinh tế của mình lên trên cả tầm nhìn chung của cả khối ASEAN. Như vậy, trên bình diện kinh tế, chúng ta thấy rõ là đã có những rạn nứt trong khối ASEAN.
Còn trên bình diện chính trị, có một điểm quan trọng là cuộc họp cấp cao Bộ Tứ diễn ra hôm 06/10 giữa ngoại trưởng 4 nước Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Úc, lần đầu tiên được tổ chức riêng. Những cuộc họp trước đây đều diễn ra bên lề các cuộc họp thượng đỉnh ASEAN. Lần này, cuộc họp được tổ chức riêng ngoài khuôn khổ ASEAN.
Như vậy, theo giới quan sát, "vị trí trung tâm" của ASEAN trong toàn bộ khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương dường như đang bị thách thức. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là ASEAN sẽ biến mất trong nay mai, nhưng người ta thấy rõ có những hạn chế về tình liên đới giữa các thành viên trong khối ASEAN.
RFI : Phải chăng đây cũng chính là điểm gây khó khăn cho Việt Nam trong vai trò chủ tịch luân phiên 2020 ?
David Camroux : Đúng là không dễ dàng cho Việt Nam chút nào trong năm nay. Thêm vào đó là Việt Nam còn phải chủ trì các cuộc họp "trực tuyến". Những dự án của Hà Nội trong năm chủ tịch này để xúc tiến những lợi ích của mình có thể nói là đã bị thu hẹp.
Dù vậy, Việt Nam cũng đã thành công trong việc đưa vấn đề Biển Đông vào trong các cuộc hội thảo, nhưng họ không đạt được một sự đồng thuận trong khối ASEAN chỉ vì một quốc gia duy nhất là Cam Bốt. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, việc ASEAN có đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng tài La Haye cũng đã là một thắng lợi ngoại giao cho Việt Nam.
RFI : Nước Mỹ đang trong mùa bầu cử tổng thống. Liệu rằng kết quả bầu chọn có tác động đến sự tiến triển của Bộ Tứ hay không ?
David Camroux : Nếu ông Trump tái đắc cử đây sẽ là một thảm họa cho hệ thống đa phương, cho nền dân chủ Mỹ và là một thảm họa cho sự tiến bộ dân chủ trên thế giới.
Tuy nhiên, tôi nghĩ là với ông Joe Biden, Bộ Tứ sẽ tiếp tục được duy trì, và có thể phối hợp với cả Pháp nữa nhưng theo một cách khác. Tôi cho rằng sẽ không có một tình bằng hữu thật sự giữa Donald Trump và ông Narendra Modi, thủ tướng Ấn Độ, hai nhân vật đầy quyền lực.
Dù vậy, Hoa Kỳ và Ấn Độ vẫn sẽ tiếp tục xích lại gần nhau hơn, thậm chí là sẽ được củng cố hơn nữa, trước hết đó là vì nếu ông Biden đắc cử, phó tổng thống Mỹ mới là một người Mỹ gốc Ấn, bà Kalama Harris, và ở Mỹ, sự ủng hộ của cộng đồng Ấn Độ là khá lớn, có thể làm thay đổi lá phiếu các cử tri tại nhiều bang như Texas.
Tôi cũng tin rằng sự đối đầu với Trung Quốc cũng không biến mất, trên bình diện kinh tế có thể nhẹ hơn, nhưng ngày càng gay gắt hơn trong các vấn đề như an ninh chẳng hạn, trong vấn đề tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông, hay như hồ sơ nhân quyền. Tôi nghĩ là ông Biden buộc phải tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc, bởi vì ông Donald Trump cáo buộc ông ấy là "nhu nhược" trước Trung Quốc.
Giờ chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương được đưa vào trong tầm nhìn chiến lược của Hoa Kỳ, và nhiều nước trong khu vực nên liên minh không chính thức này vẫn sẽ tiếp tục, có thể là ít đối đầu với Trung Quốc chí ít là trong các phát biểu.
Nhưng tôi nhắc lại rằng, sự ủng hộ mạnh nhất dành cho Bộ Tứ chính là Tập Cận Bình. Chính các hành động của ông ấy, các chính sách đối ngoại hung hăng của ông ấy, các hành động của ông đối với Hồng Kông, thái độ của ông với Đài Loan cho thấy Trung Quốc không có đồng minh. Đây thật sự là một vấn đề cho Bắc Kinh.
Điều làm tôi khó hiểu là 20 năm chính sách đối ngoại của Trung Quốc tại Đông Nam Á đang bị phung phí. Hai mươi năm nỗ lực quyền lực mềm để chứng tỏ là "một láng giềng tử tế, một nước anh cả", tất cả những điều đó, cùng với dịch bệnh Covid-19, đã thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình đó, tất cả đều bị lãng phí.
Do vậy, Bộ Tứ vẫn sẽ tiếp tục củng cố, khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương cũng được tăng cường nhiều hơn.
RFI : Gần đây, ngoại trưởng Mike Pompeo có kêu gọi thành lập một kiểu liên minh quân sự giống như là NATO. Theo ông, liệu một liên minh quân sự như vậy có thể hình thành hay không ?
David Camroux : Đây sẽ là một sự ngây thơ và phản tác dụng. Một liên minh không chính thức với Hoa Kỳ dĩ nhiên là không có vấn đề gì, và mối liên minh không chính thức này giữa các nước vẫn sẽ tiếp tục. Nhưng không ai được lợi gì, kể cả Việt Nam, Úc hay ngay cả Ấn Độ lao vào một liên minh bị xem như là một hình thức phát động chiến tranh lạnh thứ hai để ngăn chận sức mạnh quân sự Trung Quốc. Thách thức đối với Việt Nam cũng như là các nước khác trong khu vực, là trong tình huống xung đột giữa các cường quốc, tốt nhất không phải chọn phe nào, ít ra là trong lúc này và có thể khôn khéo thoát khỏi tình huống khó xử này.
RFI tiếng Việt xin cảm ơn giáo sư David Camroux.
Minh Anh thực hiện
Nguồn : RFI, 22/10/2020
Từ trái sang phải, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chụp ảnh chung trước ngoại giao của bốn quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương các bộ trưởng họp tại văn phòng thủ tướng ở Tokyo vào Thứ Ba, ngày 6 tháng 10 năm 2020. (Nicolas Datiche / Pool Photo via AP)
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Australia Marise Payne cho biết hôm thứ Ba rằng tăng cường hợp tác tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương là rất quan trọng để phục hồi sau đại dịch "virus ĐCSTQ". Trong bối cảnh Bắc Kinh đang mở rộng mạnh mẽ trong khu vực, bốn đối tác khu vực đã gặp nhau để thúc đẩy sự cân bằng chiến lược và nỗ lực hỗ trợ một khu vực gồm các quốc gia có chủ quyền và kiên cường gắn kết với nhau dựa trên "các quy tắc, chuẩn mực và luật pháp quốc tế".
Bà Payne đã tham dự cuộc họp của các Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm Bộ Tứ tại Tokyo, Nhật Bản vào ngày 6 tháng 10. Mặc dù không trực tiếp chỉ trích chế độ Trung Quốc (Nhật Bản hay Ấn Độ cũng không), bà cho biết môi trường chiến lược ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đang trở nên "phức tạp hơn", và đề cập đến việc cần thiết tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển của các cường quốc trong khu vực .
Trong tuyên bố sau cuộc họp, bà Payne nói : "Áp lực lên các quy tắc, chuẩn mực và thể chế tạo nền tảng cho sự ổn định có khả năng làm suy yếu sự phục hồi".
"Chúng tôi nhấn mạnh rằng, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch, điều quan trọng là các quốc gia phải giảm bớt căng thẳng và tránh làm trầm trọng thêm các tranh chấp kéo dài, làm việc để chống lại thông tin sai lệch và kiềm chế các hoạt động độc hại trên không gian mạng", bà nói.
Bốn bộ trưởng ngoại giao Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ đã thảo luận về việc hỗ trợ các nước Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong việc quản lý các tác động kinh tế và sức khỏe do virus corona. Họ đồng ý rằng điều tối quan trọng đối với nền kinh tế khu vực là có thể tiếp cận với vắc-xin an toàn và hiệu quả.
Là người thẳng thắn nhất trong việc đề cập đến nguyên nhân của các mối quan ngại trong khu vực, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp rằng các hành động quyết đoán của Đảng cộng sản Trung Quốc trên toàn khu vực khiến việc các quốc gia nhóm Bộ Tứ hợp tác để bảo vệ các đối tác và người dân của họ khỏi bị Trung Quốc "bóc lột, tham nhũng và cưỡng bức".
"Chúng tôi đã thấyhọ ở phía nam, ở Biển Hoa Đông, sông Mekong, dãy Himalaya, eo biển Đài Loan. Đây chỉ là một vài ví dụ", ông Pompeo nói. Ông cũng cho biết cuộc khủng hoảng đại dịch corona đã khiến Trung Quốc trở nên "tồi tệ vô cùng".
Ông nói : "Bản chất độc đoán đã khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhốt và bịt miệng những công dân Trung Quốc rất dũng cảm lên tiếng báo động.
"Nước Mỹ sát cánh với mỗi người trong số các bạn khi chúng ta nỗ lực để đạt được chiến thắng trước đại dịch khủng khiếp này và cùng nhau xây dựng lại nền kinh tế và tôi mong chờ phần đó của cuộc trò chuyện ngày hôm nay", ông Pompeo tuyên bố.
Hơn nữa, các nước nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải, các vấn đề mạng và công nghệ, khoáng sản quan trọng, chống khủng bố, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Họ cũng nhất trí về việc đầu tư cơ sở hạ tầng có chất lượng để tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, các hệ thống hỗ trợ mạng chính và cơ sở hạ tầng quan trọng.
"Vì mục tiêu này, chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư cơ sở hạ tầng có chất lượng như một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và bao trùm, điều này sẽ rất quan trọng trong việc hỗ trợ sự phục hồi kinh tế của khu vực. Các bộ trưởng cũng nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác với các đối tác và thể chế khu vực, bao gồm cả ở tiểu vùng sông Mekong", bà Payne nói.
Caden Pearson
Nguyên tác : Beijing’s Actions Have ‘Potential to Undermine’ CCP Virus Recovery in Indo-Pacific, The Epoch Times, 06/10/2020
Khánh An dịch
Nguồn : VNTB, 10/10/2020
Hoa Kỳ thực hiện 85 cuộc tập trận chung với các nước ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong năm 2019 (RFA, 15/12/2019)
Hoa Kỳ đã thực hiện ít nhất 85 cuộc tập trận chung với các nước trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong năm 2019, theo một báo cáo mới được công bố của Sáng kiến Nghiên cứu tình hình Biển Đông (SCSPI) thuộc Viện Đại học về nghiên cứu Đại Dương Bắc Kinh.
Hình do Hải quân Hoa Kỳ cung cấp hôm 15/9/2019 : Lính Hải quân Hoa Kỳ cùng tàu chiến diễn tập cùng các nước ASEAN ở vùng Vịnh Thái Lan hôm 5/9/2019 - AFP - Hình minh hoạ.
Báo cáo được công bố một ngày sau khi Tham mưu trưởng Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc John C. Aquilino vào ngày 13/12 lên tiếng chỉ trích Trung Quốc đang quân sự hoá Biển Đông, đồng thời cam kết duy trì sự có mặt của Mỹ ở khu vực chiến lược này.
Theo báo cáo của SCSPI, những cuộc tập trận của Mỹ diễn ra từ tháng 1 đến tháng 11 dù có quy mô khác nhau nhưng đều nhắm vào một mục tiêu là mở rộng sự hiện diện của Mỹ ở khu vực và gia tăng khả năng quốc phòng cho các đồng minh của Mỹ.
Báo cáo đánh giá Hoa Kỳ sẽ có thể diễn tập nhiều hơn vào khả năng tác chiến quan trọng để xử lý các vấn đề được coi là mối đe dọa cho an ninh của khu vực.
Cũng theo báo cáo này, Philippines là nước có nhiều cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ nhất với 16 cuộc, tiếp theo là Thái Lan với 9 cuộc, Singapore có 6 cuộc tập trận chung với Mỹ.
Hoa Kỳ ngoài ra cũng đã mời các đồng minh khác trong khu vực tham gia các cuộc tập trận ở Biển Đông bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ, và Australia, mà báo cáo gọi là "lôi kéo các quốc gia vào vấn đề".
Vào tháng 9 năm nay, Hoa Kỳ và ASEAN cũng đã có cuộc diễn tập chung đầu tiên ở ngoài khơi Vịnh Thái Lan và gần khu vực mũi Cà Mau của Việt Nam.
******************
Biển Đông : Mỹ - Nhật lên án Bắc Kinh đe dọa an ninh các nước láng giềng (RFI, 15/12/2019)
Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ từ Bangkok, bộ trưởng quốc phòng Nhật từ Doha, trước sau vài tiếng đồng hồ, lên án đích danh Bắc Kinh sử dụng sức mạnh vũ khí và các căn cứ quân sự ở Biển Đông để áp chế các quốc gia trong vùng. Đô đốc John Aquillino cho biết không để yên cho Trung Quốc thao túng, bộ trưởng Taro Kono cảnh báo những kẻ gieo gió sẽ gặt bão.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Mark Esper (trái) bắt tay đồng nhiệm Nhật, Taro Kono tại cuộc họp ở Bangkok ngày 18/11/2019. @The Yomiuri Shimbun
Trước hết theo AP, trong cuộc họp báo tại Đại sứ quán Mỹ ở Bangkok hôm 13/12/2019, đô đốc tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương John Aquillino nhận định các hoạt động quân sự của Trung Quốc, tranh chấp chủ quyền và xây dựng phi trường, đưa máy bay quân sự ra các đảo đá ở Biển Đông với mục tiêu tối hậu là "bức hiếp và hù dọa các nước trong vùng". Đô đốc John Aquillino tuyên bố thêm là "Mỹ không muốn tranh hùng với Trung Quốc" nhưng "sẽ hợp tác nơi nào hợp tác được và tranh đấu nếu cần phải tranh đấu" để bảo đảm hòa bình cho các quốc gia "chia sẻ những giá trị cùng với Mỹ".
Vài giờ sau, bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Taro Kono, khi phát biểu tại một cuộc hội thảo về an ninh tại Qatar, cũng cho rằng Trung Quốc âm mưu khống chế Biển Đông. Bắc Kinh đơn phương phá hoại nguyên trạng trật tự thế giới, gia tăng võ trang kể cả vũ khí hạt nhân một cách thiếu minh bạch. Theo bộ trưởng quốc phòng Nhật, những kẻ âm mưu bành trướng bằng quân sự phải trả giá.
Trong năm 2019, Hoa Kỳ và các nước đồng minh Châu Á không thụ động. Báo Hồng Kông, China Morning Post, trích dẫn một bản báo cáo thường niên của một nhóm chuyên gia Trung Quốc thuộc đại học Bắc Kinh thì trong năm sắp kết thúc, hải quân Mỹ đã tiến hành "85 cuộc tập trận quân sự" với hầu hết các nước khu vực từ Singapore,Thái Lan, Philippines, Ấn độ, Nhật Bản cho đến Úc. Theo các chuyên gia Trung Quốc, các cuộc tập trận này nhằm giúp hải quân Mỹ "có nhiều đồng minh hơn và chuẩn bị tác chiến tốt hơn".
Tú Anh
*******************
Lầu Năm Góc : Trung Quốc là ưu tiên quân sự hàng đầu của Mỹ (RFI, 14/12/2019)
Trong khi về mặt thương mại căng thẳng Mỹ - Trung đang giảm bớt, thì về mặt quân sự, lãnh đạo Lầu Năm Góc lại khẳng định Trung Quốc nay đã qua mặt Nga để trở thành ưu tiên hàng đầu đối với Mỹ.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mark Esper (đầu bên trái) trong một hội nghị tại Washington ngày 11/12/2019. Reuters/Mary F. Calvert
Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, phát biểu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ( Council on Foreign Relations ), ở New York, hôm qua, 13/12/2019, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã lên án Trung Quốc phá hoại luật pháp quốc tế và xâm phạm chủ quyền của các quốc gia nhỏ hơn.
Ông tuyên bố : "Ngày nay, trật tự dựa trên luật pháp quốc tế mà Hoa Kỳ và các các đồng minh đã dày công xây dựng đang bị thử thách. Trung Quốc thứ nhất và Nga thứ hai nay là những ưu tiên hàng đầu của bộ quốc phòng Mỹ".
Bộ trưởng Esper khẳng định : "Bắc Kinh và Matxcơva không chỉ xâm phạm chủ quyền các quốc gia nhỏ hơn, mà còn tìm các phá hoại các luật lệ và các chuẩn mực của quốc tế".
Lãnh đạo Lầu Năm Góc còn cho rằng các nỗ lực "trơ trẽn" của Trung Quốc nhằm cưỡng ép các quốc gia nhỏ hơn và xác quyết các yêu sách chủ quyền "phi pháp" đang đe dọa chủ quyền các nước láng giềng, tác hại đến sự ổn định của các thị trường khu vực và làm gia tăng nguy cơ nghèo đói.
Theo ông Esper, Trung Quốc không tuân thủ các chuẩn mực hiện có ở vùng Biển Đông và như vậy đang phá vỡ nguyên trạng của khu vực. Lãnh đạo Lầu Năm Góc nói thêm là Hoa Kỳ sẽ kềm chế Trung Quốc bằng cách tăng cường quan hệ với các đồng minh truyền thống.
Mối quan ngại của bộ trưởng quốc phòng Mỹ về ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh phản ánh mối quan ngại đã được nêu lên trong báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc cho Quốc Hội, được công bố tháng 5 vừa qua, nói về sự phát triển và sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Thanh Phương
******************
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương từ chức (RFA, 14/12/2019)
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, chiến lược gia kỳ cựu về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương vừa thông báo sẽ từ chức vì lý do gia đình.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương Randall Schriver phát biểu với báo giới ở Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 3/5/2019 - Courtesy of Defensenews
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Jonathan Hoffman cho biết như vậy trong cuộc họp báo vào ngày 11/12 vừa qua.
Chiến lược gia Randall Schriver là người có kinh nghiệm về khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương được đánh giá là không ai bì kịp tại Bộ Quốc phòng Mỹ.
Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, ở vị trí Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách một khu vực chiến lược quan trọng, ông Schriver phải đến các nước trong khu vực Châu Á thường xuyên và điều này ảnh hưởng tới gia đình, và vì vậy ông sẽ chuyển sang một vị trí khác.
Trước khi nhận nhiệm vụ Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ 2 năm về trước, ông Schriver là Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
Một trong những dấu ấn quan trọng của ông Schriver khi ở Bộ Quốc phòng Mỹ là việc quân đội Mỹ thường xuyên tiến hành các hoạt động trong chương trình tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông và qua eo biển Đài Loan, thách thức Trung Quốc.
Ông cũng từng có những phát biểu khá cứng rắn với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Trong một phát biểu tại buổi điều trần ở Thượng viện Mỹ hồi tháng 5 năm 2018, ông Schriver nói rằng mặc dù Hoa Kỳ vẫn tiếp tục theo đuổi mối quan hệ xây dựng và hướng đến kết quả với Trung Quốc nhưng Mỹ sẽ không chấp nhận những chính sách và hành động đe doạ nhằm phá vỡ trật tự theo luật quốc tế.
"Chúng ta sẽ đứng lên và bảo vệ trật tự đó, và chúng ta sẽ khuyến khích các nước khác làm tương tự ; và mặc dù chúng ta cam kết hợp tác với Trung Quốc trong mối quan hệ, nhưng chúng ta sẽ cạnh tranh, dữ dội, khi những lợi ích khác biệt", ông Schriver nói trước Thượng viện.
******************
Mỹ tiếp tục chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và tái khẳng định hiện diện ở khu vực (RFA, 13/12/2019)
Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ tái lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và khẳng định Mỹ tiếp tục hiện diện ở khu vực này.
Đô đốc John C. Aquilino, Chỉ huy Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, ngày 13/12/2019 ở Bangkok, Thái Lan -- RFA
Đô đốc John C. Aquilino, Chỉ huy Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, vào ngày 13 tháng 12, tái khẳng định sự hiện diện của Mỹ ở khu vực Biển Đông cũng như chỉ trích việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo xây lên ở đó.
Phát biểu của Đô đốc John C. Aquilino được đưa ra với báo giới tại Bangkok nhân chuyến thăm của ông này đến Thái Lan theo lời mời của đô đốc Luechai Ruddit, Tư lệnh Hải quân Hoàng Gia Thái Lan.
Theo lời của Đô đốc John C. Aquilino thì Hoa Kỳ hoạt động tại khu vực Biển Đông cũng như nhiều quốc gia khác. Suốt 80 năm qua, sự hiện diện của Mỹ tại đó giúp mang lại hòa bình và thịnh vượng cho các nước do đó thật cần thiết để tiếp tục có mặt tại khu vực nơi có tuyến đường hàng hải với lượng hàng hóa thông qua mỗi năm lên đến hơn 3 ngàn tỷ đô la Mỹ.
Đô đốc John C. Aquilino nhắc lại thực tế trong hơn chục năm qua Trung Quốc gia tăng qui mô, phạm vi của các lực lượng quân sự, cũng như mở rộng hoạt động trong khu vực. Thực tế này theo Đô đốc John C. Aquilino sẽ còn tiếp tục vì không hề có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ giảm sức mạnh quân sự tại khu vực này.
Vị đô đốc chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ còn cho rằng những thực thể mà Trung Quốc xây dựng lên ở Biển Đông là trái với luật pháp quốc tế, gây hại cho môi trường biển và dứt khoát có những mục tiêu quân sự, phô diễn sức mạnh để cưỡng bức và ức hiếp những nước trong khu vực.
Đô đốc John C. Aquilino nhắc lại là hãy nhìn những việc Trung Quốc làm chứ đừng nghe những gì họ nói. Tại các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh cho lập nên nay đã có những hệ thống phòng không, hệ thống hỏa tiễn chống tàu, thiết bị chặn sóng radar. Gần đây, Trung Quốc cho máy bay ném bom đáp xuống những đường băng xây trên đảo nhân tạo.
Tất cả đều cho thấy một mục tiêu duy nhất là quân sự hóa khu vực Biển Đông.
Trung Quốc đơn phương vạch ra đường đứt khúc 9 đoạn để tuyên bố chủ quyền đến 90% khu vực Biển Đông. Ngoài Trung Quốc và Đài Loan, còn có Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại biển này.
Hoa Kỳ duy trì chiến dịch tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông trong thời gian qua. Hoạt động này của phía Mỹ bị Trung Quốc phản đối cho là vi phạm chủ quyền lãnh hải của Hoa Lục.
*******************
Đại diện Trung Quốc : Bắc Kinh coi căng thẳng Biển Đông là vấn đề nhỏ, Hà Nội coi là vấn đề lớn (RFA, 14/12/2019)
Đại biện lâm thời Trung Quốc tại Việt Nam hôm 12/12 nói với các phóng viên báo chí Việt Nam rằng Bắc Kinh và Hà Nội vẫn còn có những khác biệt trong vấn đề Biển Đông ; Trung Quốc coi đây là vấn đề nhỏ còn Việt Nam lại coi đây là vấn đề lớn.
Bà Doãn Hải Hồng (giữa) tại cuộc họp báo ở đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội hôm 4/6/2019 Courtesy of Chinese Embassy - Hình minh hoạ.
Theo truyền thông trong nước, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc - Doãn Hải Hồng đã gặp gỡ báo chí ở Hà Nội để thông tin về tình hình quan hệ Việt - Trung cũng như chính sách đối ngoại của Bắc Kinh sau Đại hội Đảng 19.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Việt Nam về quan hệ hai nước, đặc biệt là những căng thẳng trong vấn đề Biển Đông, bà Doãn Hải Hồng trả lời :
"Biển Đông là vấn đề lịch sử để lại. Quan điểm của hai bên có những khác biệt, chẳng hạn Trung Quốc đánh giá đây là vấn đề nhỏ nhưng Việt Nam coi là vấn đề lớn. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên quan tâm tới lập trường của nhau để cùng giải quyết".
Bà Doãn Hải Hồng cũng nói đến cái mà bà gọi là tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến việc Bắc Kinh và Hà Nội giải quyết căng thẳng Biển Đông : "Tôi tin rằng nếu không có tác động từ bên ngoài, chúng ta sẽ có đủ trí tuệ và năng lực để giải quyết vấn đề phù hợp với tình hình khu vực. Những hành động của Trung Quốc là thực hiện theo luật pháp quốc tế, không nhằm vào Việt Nam và những quốc gia láng giềng"
Quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã trở nên căng thẳng trong các tháng qua khi Trung Quốc điều hàng chục tàu hải cảnh, dân binh và khảo sát vào vùng biển của Việt Nam, gần Bãi Tư Chính, quấy nhiễu hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam.
Hà Nội đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh rút toàn bộ tàu khỏi vùng biển Việt Nam nhưng Bắc Kinh khẳng định đó là vùng nước thuộc chủ quyền của Trung Quốc và yêu cầu Hà Nội ngưng các hoạt động tại đây.
Hoa Kỳ thời gian qua cũng đã lên tiếng bênh vực Hà Nội và cáo buộc Bắc Kinh đang bắt nạt các nước khác.
Trung Quốc từ trước đến nay vẫn nói rằng Hoa Kỳ đang can thiệp vào chuyện nội bộ của khu vực và làm căng thẳng vấn đề Biển Đông.
Hoa Kỳ nói rằng sự hiện diện của các tàu chiến và máy bay Mỹ ở khu vực Biển Đông là nhằm đảm bảo tự do hàng hải và hàng không tại vùng biển tranh chấp, đảm bảo duy trì trật tự khu vực theo luật quốc tế.
*****************
Biển Đông : Malaysia xin công nhận thềm lục địa mở rộng (RFI, 14/12/2019)
Ủy ban về giới hạn thềm lục địa (CLCS) hôm 13/12/2019 thông báo Malaysia đã nộp hồ sơ xin công nhận thềm lục địa mở rộng theo Điều 76 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), liên quan đến ranh giới thềm lục địa nằm ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Ngư dân trên một vùng Biển Đông gần Malaysia.TED ALJIBE / AFP - Ảnh minh họa
Theo Malaysia, đây là bản đệ trình cho phần còn lại của thềm lục địa Malaysia nằm ngoài 200 hải lý ở phía bắc Biển Đông. Malaysia và Việt Nam hôm 06/05/2009 cũng đã cùng đệ trình về phần thềm lục địa của hai nước ở phía nam Biển Đông.
Ủy ban về giới hạn thềm lục địa nói thêm, theo Quy tắc về thủ tục của Ủy ban, sự kiện này sẽ được thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, cũng như các nước đã ký kết Công ước về Luật Biển. Yêu cầu của Malaysia sẽ được ghi vào chương trình nghị sự kỳ họp thứ 53 của Ủy ban tại New York từ ngày 06/07 đến 21/08/2021.
Theo nhà nghiên cứu Phan Văn Song ở Úc, viết trên mạng Facebook, phần thềm lục địa mở rộng (ECS) mà Malaysia xin công nhận chồng lấn với Việt Nam, và có thể với Philippines, như vậy Việt Nam, Philippines và Trung Quốc có thể có phản ứng. Tương tự, theo chuyên gia Greg Poling của tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), viết trên mạng Twitter, việc công nhận thềm lục địa mở rộng có thể gây ra sự chồng chéo.
Ủy ban về giới hạn thềm lục địa (CLCS) có chức năng đưa ra các khuyến nghị cho các quốc gia ven biển về thềm lục địa mở rộng, và tư vấn nếu có yêu cầu. Các ranh giới được thiết lập trên cơ sở những khuyến nghị này được chính thức công nhận.
Thụy My
Mỹ và Trung Quốc khẩu chiến về Đài Loan và Biển Đông (RFA, 01/06/2019)
Giới chức quốc phòng Mỹ và Trung Quốc đã có những phát biểu mạnh mẽ về vấn đề Đài Loan và Biển Đông hôm 1/6 tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, diễn đàn về quân sự và an ninh hàng năm trong khu vực.
Quyền Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 1/6/2019 - AFP
Giới chức Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc đã có những phát biểu mạnh mẽ về vấn đề Đài Loan và Biển Đông hôm 1/6 tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, diễn đàn về quân sự và an ninh hàng năm trong khu vực.
Quyền Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp túc thực hiện nghĩa vụ về quốc phòng với Đài Loan, giúp người dân Đài Loan tự quyết định tương lai của chính mình.
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ nói Hoa Kỳ sẽ thực hiện cam kết của mình theo đạo luật Taiwan Relations Act mà theo đó Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Đài Loan các vũ khí và dịch vụ quốc phòng.
Mặc dù không nêu tên quốc gia cụ thể nào nhưng ông Shanahan nói rằng một số nước đang sử dụng cách xâm lược để làm mất ổn định trong khu vực, bao gồm cả việc triển khai vũ khí ra các khu vực tranh chấp, và hỗ trợ việc đánh cắp công nghệ quốc phòng và dân sự của nước khác.
Đáp lại lời phát biểu của quyền Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, ông Shao Yuanming, một quan chức cấp cao của Quân đội Nhân dân Trung Hoa có mặt tại Đối thoại, nói rằng các hành động của Mỹ với Đài Loan và Biển Đông không có lợi cho việc duy trì ổn định trong khu vực.
"Ông (Shanahan) đã bày tỏ cách nhìn không đúng và lặp lại những luận điệu cũ về vấn đề Đài Loan và Biển Đông", ông Shao Yuanming nói với báo giới, đồng thời khẳng định phát biểu của phía Mỹ đang gây nguy hại cho hòa bình và ổn định khu vực.
Đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng lên tiếng bảo vệ các quyền lợi của Trung Quốc khi nói rằng nước này sẽ bảo vệ chủ quyền của mình bằng mọi giá nếu ai đó có ý định tách rời Đài Loan khỏi Trung Quốc.
Trước đó, quyền Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng nói với các đại biểu các nước có mặt tại Đối thoại lần này là Hoa Kỳ sẽ không còn "rón rén" trước các hoạt động của Trung Quốc ở Châu Ákhi mà ổn định trong khu vực đang bị đe doạ xung quanh vấn đề Biển Đông và Đài Loan.
Mỹ trong những tháng gần đây đã gia tăng các hoạt động tuần tra Biển Đông trong chương trình Tự do hàng hải. Từ đầu năm đến nay, tàu chiến của Mỹ đã 4 lần đi vào gần các khu vực quanh các đảo và bãi đá mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Trung Quốc tức giận gọi đây là các hành động vi phạm chủ quyền của nước này.
****************
Lãnh đạo quốc phòng Mỹ - Trung hội đàm tại Đối thoại Shangri-La (VOA, 31/05/2019)
Hôm 31/5, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa và quyền Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Patrick Shanahan đã có cuộc hội đàm tại hội nghị thượng đỉnh an ninh Châu Á tại Singapore, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước về thương mại và an ninh đang gia tăng, theo Reuters.
Quyền Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Patrick Shanahan và Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phương Hòa gặp bên lề Đối thoại Shangri-la ở Singapore, 31/5/2019.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đang bị ách tắc trong một cuộc chiến thương mại đang leo thang, đồng thời cũng đang mâu thuẫn nhau trong một loạt các vấn đề chiến lược, như vấn đề tranh chấp Biển Đông, vấn đề Đài Loan…
Hôm 31/5, Hãng tin AP trích lời ông Shanahan nói với các phóng viên trước cuộc gặp với ông Ngụy Phương Hòa rằng ông sẽ nêu rõ hành vi xấu xa của Trung Quốc trong một bài phát biểu vào hôm sau (1/6), bao gồm cả những gì ông gọi là việc Bắc Kinh quân sự hóa quá mức các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Ông Shanahan cho biết việc Trung Quốc xây phi đạo dài và đặt tên lửa đất đối không trên các tiền đồn này là hành động "quá mức" và vượt xa các biện pháp phòng thủ, cũng theo AP.
Tướng Ngụy Phượng Hòa và ông Shanahan đều tham dự Đối thoại quốc phòng thường niên Shangri-La tại Singapore.
Đối thoại kéo dài ba ngày, với sự tham dự của các bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ-Thái Bình Dương, các sĩ quan quân đội và các chuyên gia an ninh, sẽ bắt đầu vào ngày 31/5.
*****************
Trung Quốc : Mỹ ‘đang đùa với lửa’ trong ván bài Đài Loan (VOA, 31/05/2019)
Trung Quốc hôm 30/5 nói rằng Mỹ đang "đang đùa với lửa" khi ủng hộ Đài Loan tự trị trong chuỗi bình luận đầy tức giận trước cuộc gặp giữa Bộ trưởng quốc phòng Ngụy Phượng Hoàng và quyền Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan.
Người phát ngôn bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm tại một cuộc họp báo hôm 25/1/2018. Ông Khiêm nói Mỹ "đang ảo tưởng" khi "sử dụng Đài loan để khống chế Trung Quốc".
Mỹ và Trung Quốc, hiện đang leo thang cuộc chiến thương mại, cũng đang bất đồng về một loạt các vấn đề chiến lược, từ Biển Đông đầy tranh chấp tới Đài Loan dân chủ, mà Bắc Kinh tuyên bố là một phần của lãnh thổ thiêng liêng của Trung Quốc và sẽ bị lấy lại bằng vũ lực nếu cần thiết.
Ông Ngụy và ông Shanahan – người trong ngày đầu tiên nắm quyền bộ trưởng Quốc phòng hồi tháng 1 nói rằng quân đội Mỹ sẽ tập trung vào "Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc" – đang ở Singapore cùng tham dự diễn đàn quốc phòng thường niên Shangri-La dự kiến khai mạc ngày 31/5, nơi họ dự kiến sẽ gặp mặt.
Trung Quốc đặc biệt tức giận về các cuộc tuần tra gần đây của Hải quân Mỹ tại Eo biển Đài Loan, kế đến là chính sách của Mỹ trong việc ủng hộ Đài Loan và mới đây là cuộc gặp giữa cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton với người đứng đầu, phụ trách an ninh quốc gia Đài Loan David Lee.
Nói tại một cuộc họp báo thường kỳ hàng tháng, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm mô tả các mối quan hệ quân sự giữa Bắc Kinh và Washington nói chung là tốt.
Nhưng ông Ngô Khiêm nói bằng một giọng điệu đen tối hơn khi được hỏi về sự ủng hộ của Mỹ đối với Đài Loan, một vấn đề mà Trung Quốc từ lâu đã mô tả là tế nhị nhất trong các mối quan hệ giữa hai nước.
"Gần đây, phía Mỹ đã tiếp tục chơi ‘con bài Đài Loan’ khi cố gắng một cách vô ích để ‘sử dụng Đài Loan nhằm khống chế Trung Quốc.’ Điều này là ảo tưởng", ông Ngô nói.
"Một loạt các hành động mà phía Mỹ thực sự là chơi với lửa, gây tổn hại nghiêm trọng đến sự phát triển các mối quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ, và gây tổn hại nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định ở khu vực Eo biển Đài Loan".
Các lực lượng trên không, trên biển và trên bộ của Đài Loan đã tiến hành một cuộc tập trận để đẩy lùi một lực lượng xâm lược hôm 30/5, trong lúc bộ trưởng quốc phòng của nước này cam kết bảo vệ quốc đảo trước những gì họ cho là mối đe dọa quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Washington không có quan hệ chính thức với Đài Bắc, nhưng là quốc gia hỗ trợ quốc tế quan trọng nhất và là nhà cung cấp vũ khí chính của quốc đảo này.
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Hoa Kỳ nói rằng việc ông Shanahan sẽ tham gia cuộc đối thoại Shangri-La trong bối cảnh Mỹ đang căng thẳng với Iran là một dấu hiệu cho thấy Mỹ giữ cam kết với khu vực và các đồng minh của mình.
Ông Shanahan dự kiến bàn thảo về sự liên lạc tốt hơn giữa hai quân đội để tránh nguy cơ tính toán sai lầm trong một cuộc họp với ông Phượng, quan chức Mỹ cho biết.
Trong khi ông Phượng có thể sẽ đưa ra vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại Trung-Mỹ và những sự tiếp cận cứng rắn của chính quyền Trump trong vấn đề Đài Loan và Biển Đông, các quốc gia Châu Á sẽ tìm kiếm những thông điệp yên ả, theo các chuyên gia an ninh và các nhà ngoại giao khu vực.
Nhà phân tích an ninh khu vực làm việc tại Singapore, Ian Storey, cho biết : "Các quốc gia khu vực sẽ mong đợi sự trấn an rằng các ý định của Trung Quốc trên thực tế là hòa bình cho dù sức mạnh quân sự của họ ngày càng tăng". Nhà nghiên cứu của Viện ISEAS Yusof Ishak của Singapore nói rằng ông Phượng cũng sẽ phải bàn thảo với các quan chức Trung Quốc trước khi có bài phát biểu và phần hỏi đáp, mặc dù ít khi xảy ra, nhưng dự kiến sẽ được đưa tin một cách nổi bật ở Trung Quốc.
"Trong tình hình hiện tại, có lẽ họ sẽ không muốn ông ấy quá xuề xòa. Có thể ông ấy sẽ đổ lỗi cho Mỹ vì căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông và chắc chắn ông ấy sẽ không thừa nhận rằng Trung Quốc là một phần của vấn đề đó".
********************
Iran tố cáo Saudi Arabia "gây chia rẽ trong khu vực" (RFI, 31/05/2019)
Chính quyền Tehran hôm 30/05/2019, tố cáo Riyadh gây chia rẽ trong khu vực và điều này chỉ có lợi cho Israel. Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Iran Seyed Abbas Mousavi cho rằng Saudi Arabia "tiếp tục gây chia rẽ giữa các quốc gia hồi giáo trong khu vực", và "đây là ước nguyện Nhà nước Do Thái".
Abbas Mousavi, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Iran trong cuộc họp báo ở Tehran, ngày 28/05/2019 ATTA KENARE / AFP
Theo AFP, ông Mousavi nói thêm : "Chúng tôi thấy rõ việc Saudi Arabia huy động các nước láng giềng và các nước Ả Rập để chống lại Iran như một sự tiếp tục các ý đồ vô vọng của Hoa Kỳ và Nhà nước Do Thái".
Đại diện Bộ ngoại giao Iran cũng bày tỏ sự bất bình về việc Saudi Arabia "lợi dụng vị thế chủ nhà" để đưa ra những "tố cáo vô căn cứ" đối với Tehran tại Hội nghị Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, diễn ra vào ngày mai.
Iran đã có phản ứng như trên sau khi Saudi Arabia vào tối qua, tổ chức cuộc họp thượng đỉnh các nước Vùng Vịnh và thượng đỉnh các nước thuộc Liên Đoàn Ả Rập, tại thánh địa Mecca. Hai cuộc họp này là dịp để quốc vương Saudi Arabia Salman kêu gọi cần có các biện pháp cứng rắn trước "những hành vi phi pháp" của chính quyền Iran, có ý nói tới các vụ tấn công 4 tàu chở dầu ở ngoài khơi Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất.
Hôm thứ Tư, 29/05/2019, cố vấn an ninh Mỹ John Bolton nói rằng Iran "gần như chắc chắn" là thủ phạm đứng sau các vụ tấn công nói trên. Một quan chức Iran đã lập tức phủ nhận tuyên bố của ông John Bolton và cho rằng đây là một "tuyên bố lố bịch".
Gia Hưng