Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Truyền thông trong nước đưa tin, hôm 8/10 ông Nguyễn Phú Trọng được chọn làm Trưởng Tiểu ban Nhân sự cho Đại hội 14 sẽ diễn ra năm 2026. Nhân dịp này, RFA phỏng vấn Giáo sư Carlyle Thayer về cách thức Đảng cộng sản Việt Nam chọn nhân sự kế nhiệm. 

npt1

Ông Trọng được nói là đã chọn ông Trần Quốc Vượng vào vị trí kế nhiệm ở Đại hội 13 nhưng không thành (Ảnh minh họa) - Quốc hội Việt Nam

RFA : Vị trí Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14 của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tác động thế nào đến chính trị Việt Nam ? Trong Đại hội 13, ông Trọng cũng là Trưởng ban Nhân sự Đại hội. Một số chuyên gia phân tích rằng ông đã đặt ra quy chế nhân sự để ông Trần Quốc Vượng kế vị. Nhưng cuối cùng ông Vương phải về hưu. Sự kiện này có phản ánh điều gì về cách đại hội đảng chọn nhân sự kế cận hay không ? 

Carlyle Thayer : Trên cương vị Tổng bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng có trách nhiệm bồi dưỡng, tiến cử người kế nhiệm. Với tư cách là Trưởng ban Nhân sự, Trọng sẽ lãnh đạo Ủy ban xác định quy mô của Ban chấp hành trung ương mới (bao nhiêu ủy viên chính thức và ủy viên dự khuyết), cơ cấu tuổi (dưới 50, trong và dưới 60, 60 đến 65 và trường hợp đặc biệt, miễn trừ cho những người trên 65 tuổi), và thành phần của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam kế tiếp, theo "khối" hoặc ngành. Các địa hạt này bao gồm chính quyền cấp tỉnh và địa phương, cán bộ giữ các chức vụ trong chính phủ trung ương và các cơ quan trung ương, quân đội, công an và các lĩnh vực khác.

Người đứng đầu Tiểu ban Nhân sự sẽ chủ trì các cuộc họp của ủy ban để đánh giá xem những người được đề cử vào các vị trí trong Ban chấp hành trung ương có đáp ứng các yêu cầu thiết yếu do Điều lệ và quy định của đảng đặt ra hay không. Họ cũng có trách nhiệm đảm bảo việc chọn người sẽ đáp ứng các chỉ tiêu về đại diện ngành và độ tuổi.

Sau khi Tiểu ban Nhân sự đáp ứng được, những đề xuất nhân sự của họ phải được Bộ Chính trị chuẩn y rồi trình Ban chấp hành trung ương phê duyệt. Ban chấp hành trung ương có tiếng nói cuối cùng.

Những người được đề cử vào Ban chấp hành trung ương khóa tiếp theo phải nhận được ít nhất năm mươi phần trăm cộng với một phiếu bầu. Tháng 11 năm 2020, Ban chấp hành trung ương đã bác bỏ việc Tổng bí thư đề cử Trần Quốc Vượng làm người kế nhiệm.

Ban chấp hành trung ương sắp mãn nhiệm sẽ gửi kiến nghị tới các đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 14. Vào ngày cuối cùng của Đại hội, các đại biểu sẽ bầu ra Ban chấp hành trung ương mới. Ban chấp hành trung ương mới sau đó sẽ họp và bầu ra Bộ Chính trị, sau đó bầu chọn một người trong Bộ Chính trị mới làm Tổng bí thư.

Tóm lại, Tiểu ban Nhân sự có vai trò nòng cốt trong việc định hình cơ cấu và thành phần của Ban chấp hành trung ương được bầu tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 14 vào năm 2026. Nhưng tiếng nói cuối cùng vẫn thuộc về các đại biểu đảng dự Đại hội 14.

RFA : Nếu tiếng nói cuối cùng thuộc về đại biểu tham dự Đại hội 24, theo ông, điều gì quyết định việc bỏ phiếu của các đại biểu này tại đại hội ? Trong đại hội đó, có sự cạnh tranh giữa các ứng cử viên tiềm năng cho vị trí Tổng bí thư không ?

Carlyle Thayer : Năm 2021 có 1.857 đại biểu tham dự Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam. Mỗi đại biểu được phát một danh sách tất cả các ứng cử viên đã được Ban chấp hành trung ương sắp mãn nhiệm phê duyệt, để bầu vào Ban chấp hành trung ương mới, hoặc Ban chấp hành trung ương khóa 14. Danh sách này được chú thích chi tiết về vị trí mà ứng cử viên sẽ đảm nhiệm nếu được bầu.

Tại Đại hội không có hoạt động vận động tích cực của cá nhân và các đại biểu không được đề cử bất kỳ ứng cử viên mới nào vào danh sách đã được thông qua. 

Cuộc bỏ phiếu là bí mật. Cũng có báo cáo rằng do các hạn chế của đại dịch Covid, việc bỏ phiếu được thực hiện bằng phương thức điện tử tại hội nghị vừa qua.

Có thể sẽ có cuộc thảo luận không chính thức giữa các đại biểu tại Đại hội. Ví dụ, các đại biểu cùng tỉnh có thể thảo luận quan điểm của họ.

Các đại biểu trước hết sẽ bỏ phiếu bầu ứng cử viên vào Ban chấp hành trung ương mới. Như trên đã nói, chỉ những ứng cử viên nhận được năm mươi phần trăm cộng với một phiếu bầu mới được trúng cử.

Sau khi Ban chấp hành trung ương mới được bầu, Ban Chấp hành mới này sẽ tổ chức phiên họp toàn thể đầu tiên vào ngày cuối cùng của Đại hội để bầu Bộ Chính trị mới. Sau đó, họ bỏ phiếu xem thành viên Bộ Chính trị nào sẽ làm Tổng bí thư. Tại đại hội vừa qua, Ban chấp hành trung ương sắp mãn nhiệm đã ấn định số lượng thành viên Bộ Chính trị mong muốn là 19 nhưng chỉ có 18 người đủ điều kiện.

RFA : Nếu có tranh cử nội bộ trong đại hội đảng giữa các ứng viên, điều đó có thể định hình chính trị Việt Nam như thế nào ?

Carlyle Thayer : Các đại biểu tham dự đại hội toàn quốc chỉ có tác động không đáng kể đến thành phần ban lãnh đạo mới. Họ được quyền lựa chọn nhiều ứng cử viên hơn số lượng cần thiết để phục vụ trong Ban chấp hành trung ương. Kết quả cuối cùng chỉ khác một chút so với hạn ngạch đặt ra cho giới tính, độ tuổi và khối ngành cho Ban chấp hành trung ương mới.

Kết quả quan trọng nhất của việc bỏ phiếu tại đại hội đảng toàn quốc là sự tiếp tục thay đổi thế hệ khi những người đương nhiệm trên 65 tuổi và không được miễn trừ "trường hợp đặc biệt", sẽ phải nghỉ hưu.

Nhóm ứng cử viên cho "tứ trụ" lãnh đạo – tổng bí thư đảng, thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội – phải phục vụ một nhiệm kỳ 5 năm trong Bộ Chính trị mới đủ tiêu chuẩn. Ban chấp hành trung ương mới sẽ bầu chọn ai là Ủy viên Bộ Chính trị và ai sẽ là Tổng bí thư.

Chính Bộ Chính trị mới sẽ quyết định ai sẽ được đề cử vào Quốc hội để phê chuẩn làm chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc hội.

RFA : Lý do bổ nhiệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Tiểu ban Nhân sự là gì ? Việc để ông Trọng lãnh đạo Tiểu ban Nhân sự phản ánh những ưu tiên, mục tiêu của đảng như thế nào ?

Carlyle Thayer : Tổng bí thư là người đứng đầu trong Bộ Chính trị. Ông Nguyễn Phú Trọng sắp kết thúc nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tiền lệ, và rất có thể sẽ nghỉ hưu tại Đại hội toàn quốc lần thứ 14. Ông đã cống hiến toàn bộ sự nghiệp của mình cho việc xây dựng đảng và loại bỏ những quan chức tham nhũng, bất tài và buộc những người khác phải chịu trách nhiệm về cách họ thực hiện chính sách của đảng.

Trọng muốn để lại di sản của mình cho Đảng cộng sản Việt Nam. Việc ông được đề cử vào chức vụ Trưởng Tiểu ban Nhân sự cũng như Trưởng Ban Văn kiện cho thấy ông được đa số ủng hộ trong Ban chấp hành trung ương. Xây dựng đảng, chống tham nhũng và chống các hiện tượng tiêu cực sẽ vẫn là ưu tiên hàng đầu của thế hệ cán bộ đảng tiếp theo.

RFA : RFA xin cảm ơn Giáo sư Carlyle Thayer đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

Nguồn : RFA, 19/10/2023

Published in Diễn đàn

Uy tín ông Trọng dường như không được cải thiện, mặc dầu ông đã "dũng cảm" vượt cấp nâng quan hệ với Mỹ. Nhưng với tham vọng "thế thiên hành đạo" tại Trung ương 8, kế hoạch về nhân sự của Tổng bí thư có vẻ đã không thành tựu như mong muốn.

npt1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi khai mạc Hội nghị Trung ương 8 ở Hà Nội hôm 2/10/2023

*****************

Bốn Nghị quyết được Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 8 vừa thông qua bao gồm :

i) Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội…

ii) Nghị quyết về tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh…

iii) Nghị quyết về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ trí thức...

iv) Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới (1).

Vậy là nội dung quan trọng thứ năm mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa vào chương trình hôm khai mạc – đó là quy hoạch Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa 14 –  đã không đạt được một Nghị quyết nào (2) . Tại phiên bế mạc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ : "Quy hoạch xong Ban chấp hành trung ương mới làm quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư". Nhưng đồng thời ông cũng nói : "Lấy quy hoạch Ban chấp hành trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước làm cơ sở cho công tác nhân sự Ban chấp hành trung ương Đảng tại Đại hội lần thứ 14". Vậy thì khi chốt lại, "con gà hay quả trứng", cái nào sẽ có trước (3) ?

Vấn đề trọng đại nhất qua các kỳ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam, như các nhà quan sát đã nhiều lần vạch rõ, nó không phải là vấn đề chủ trương đường lối vĩ mô cho giai đoạn trước mắt. Tất cả những chuyện ấy chỉ là vấn đề văn bản, lúc nào cũng có Nghị quyết để thông qua. Ngược lại, vấn đề cơ cấu Ban chấp hành trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư… mới thực sự là những trận đấu ác liệt. Tuy nhiên, bề ngoài người dân không bao giờ được biết tường tận các trận đánh "giáp là cà" ấy.

Khác xa thông lệ các Hội nghị trung ương giữa nhiệm kỳ của các đại hội trước, làn này, tuy còn hai năm nữa mới đến những màn đấu quyết định, nhưng những phát súng phản công trực tiếp vào uy tín của Tổng bí thư đã được vang lên khá dòn dã và chát chúa, ngay trong khóa họp lần nay. Các đồng chí trung ủy vừa bước vào thảo luận ngày thứ ba thì trên trang mạng Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) xuất hiện một bài viết có nhan đề : "Lựa chọn cán bộ đủ đức, đủ tài đưa vào Ban Cấp hành Trung ương khóa mới" (4) Đây là hiện tượng "xưa nay hiếm", vì bài viết không nói chung chung mà trích dẫn các vị có tên tuổi và chức sắc phê phán gần như trực tiếp nhắm vào Tổng bí thư Trọng.

Bài viết khai mào bằng một câu chuyện cụ thể : "Gần đây nhất, việc Ban chấp hành trung ương cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Đức Thọ (Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre) hay cho thôi giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13 đối với ông Điểu K'ré – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Đắk Nông đã cho thấy quy trình chặt chẽ nhưng vẫn còn lỗ hổng". Liền đó là "nổ" luôn : "Ở nhiều nhiệm kỳ vừa qua, nhiều cán bộ không đủ đức, đủ tài vẫn lọt vào Ban Chấp hành Trung ương". 

Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Minh Thông, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương thì cho rằng, quy trình của ông Trọng thực hiện máy móc, và triển khai trong những bối cảnh khác nhau nên cũng không mang lại kết quả mong muốn. Quy trình đúng chỉ phát huy hiệu quả… trong đó không thể thiếu yếu tố rõ ràng, minh bạch của công tác tổ chức cán bộ (5). Rõ ràng, Tổng bí thư là người "đứng mũi chịu sào" nên ông phải là người chịu trách nhiệm. Trước mỗi kỳ Đại hội, Tổng bí thư Trọng đã từng nhấn mạnh quyết tâm "xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là cấp chiến lược… hoàn thiện thể chế, chính sách, luật pháp để không còn những "khoảng trống", "kẽ hở", để không thể tham nhũng, không dám tham nhũng và không còn muốn tham nhũng" (6).

Tuyên bố vậy song kết quả thực tế cho thấy, trong nhiệm kỳ 2021 – 2026, tính đến nay đã có 113 cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý bị xử lý kỷ luật chỉ trong 5 năm nhiệm kỳ đại hội 12. Trong đó có bốn ủy viên, nguyên ủy viên Bộ chính trị ; 27 ủy viên, nguyên ủy viên trung ương đảng ; 30 sĩ quan cấp tướng… Ấy vậy mà chỉ trong có năm rưỡi tính từ đầu nhiệm kỳ đại hội 13, đã có 2 ủy viên Bộ Chính trị phải về vườn, gần 50 cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương "chăm sóc" bị "trảm" công khai. Trong đó, hơn 10 cán bộ bị khởi tố, hai ủy viên trung ương đảng đương nhiệm bị khai trừ đảng, và bắt tạm giam… Đơn cử như nguyên bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, nguyên chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh… (7).

Tổng bí thư vẫn hô hào, chống tham nhũng phải gắn chặt với sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là cấp chiến lược, hoàn thiện thể chế, chính sách, luật pháp để không còn những "khoảng trống", "kẽ hở", để không thể tham nhũng, không dám tham nhũng và không còn muốn tham nhũng (8). Tuy nhiên, kết quả trên thực tế đã đã bác bỏ tính hiệu quả trong các chủ trương này của Tổng bí thư.

Phải chăng vì các kết quả "khiêm tốn" nói trên nên mà mọi "thiết kế ban đầu" về nhân sự của Tổng bí thư hầu hết đều bị tập thể Trung ương "phủ quyết". Tại hôm khai mạc ngày 2/10, Tổng bí thư tuyên bố thế này : "Hội nghị lần này xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại, phức tạp, nhạy cảm, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá 13 từ nay đến hết nhiệm kỳ". 

"Nhiều vấn đề trọng đại, phức tạp, nhạy cảm…", nhưng kết quả cuối cùng chỉ thấy Hội nghị bổ sung được duy nhất mỗi ông Trưởng ban Đối ngoại Lê Hoài Trung vào Ban bí thư. Chuyện này là lẽ đương nhiên, vì Lê Hoài Trung đã thành công "ngoài mong đợi" trong chuyến ngoại giao con thoi. Thuyết phục đươc phía Mỹ không đòi Tổng bí thư Trọng phải sang Mỹ ký CSP, mà ngược lại, Tổng thống Biden phải đảo lộn lịch trình, bỏ Hội nghị EAS, rút ngắn thời gian ở Ấn Độ, sang Việt Nam ngay chiều 10/9. Cú đột phá vượt cấp quan hệ Việt – Mỹ lên CSP không chỉ mở đường cho nhà ngoại giao chuyên nghiệp này vào Ban bí thư, mà có thể cái ghế Bộ Chính trị cũng đang chờ ông.

Tuy nhiên, Tổng bí thư đã không đột phá được các vấn đề "phức tạp, nhạy cảm" khác tại khóa họp. Ghế của Thủ tướng Phạm Minh Chính vẫn vững vàng, tuy người tiếp quản vị trí của ông Chính thời Quảng Ninh là Nguyễn Văn Đọc  vừa bị đánh tơi tả. Đánh Nguyễn Văn Đọc là đánh thẳng vào chân ghế của Thủ tướng, nhất là trong bối cảnh "cánh chim tự do" Nguyễn Thị Thanh Nhàn  (Chủ tịch Công ty AIC) vẫn lượn ở trời Âu hay đâu đó bên ngoài Việt Nam. Kế hoạch "trám" hai ghế trống do Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Bình Minh để lại cũng bất thành. Việc bỏ phiếu đối với tân Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vào Bộ Chính trị cũng thất bại ! Điều này cho thấy, tuy "credit" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở kỳ họp này có thể cao hơn các kỳ trước, do các đột phá về ngoại giao, nhưng riêng trong vấn đề nhân sự, các phe cánh trong Trung ương vẫn ở thế "cài răng lược", không phải Tổng bí thư muốn mà được.

Trên đà ấy, những đồn đoán về việc thay Bộ trưởng Công an Tô Lâm bằng Phan Đình Trạc, theo dự kiến của Tổng bí thư, dường như chưa có kết quả gì. Trong khi đó, 39/63 giám đốc công an trong cả nước đều là "đồng hương" của Tô Lâm. Tô Lâm lại vừa "bọc lót" thêm được chú em vợ Vũ Hồng Văn, Cục trưởng Cục an ninh chính trị nội bộ vào Ủy Ban Kiểm tra trung ương. Tuy nhiên, ghế Tổng bí thư mà Tô Lâm nhắm tới vẫn xa vời, vì con đường tiến thân của "đồng chí Beria" Việt Nam này còn bị nhiều lực cản (9).

Lê Hải Triều

Nguồn : RFA, 16/10/2023

Tham khảo :

(1) https://vtv.vn/chinh-tri/hoi-nghi-trung-uong-8-va-nhung-quyet-sach-quan-trong-20231009195249207.ht

(2) https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-phat-bieu-khai-mac-hoi-nghi-trung-uong-8-khoa-xiii-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-119231002155117386.htm

(3) http://bon-phuong.blogspot.com/2023/10/quy-hoach-can-bo-chien-luoc-khoa-xiv.html

(4) https://vov.vn/chinh-tri/chung-ta-da-de-lot-can-bo-khong-du-duc-du-tai-vao-ban-chap-hanh-tu-khoa-xiii-post1050103.vov

(5) https://vov.vn/chinh-tri/chung-ta-da-de-lot-can-bo-khong-du-duc-du-tai-vao-ban-chap-hanh-tu-khoa-xiii-post1050103.vov

(6) https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM145426

(7) https://baochinhphu.vn/phat-bieu-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tai-hoi-nghi-so-ket-1-nam-hoat-dong-cua-ban-chi-dao-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-cap-tinh-102230619190140061.htm

(8) https://baochinhphu.vn/toan-van-phat-bieu-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tai-hoi-nghi-doi-ngoai-toan-quoc-102305526.htm

(9) https://thongluan-rdp.org/di-n-dan/item/30385-ba-khuc-xuong-kho-g-m-c-a-b-tru-ng-h-to

Published in Diễn đàn

- "Đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy" trong dịp đón Tổng thống Biden ?

- Bước đường cùng cả trong Đảng lẫn nhân dân

- Từ bế tắc kinh tế tới lại kẹt với hai "bạn vàng" nên phải chạy sang giả thân với Tư bản

- Ngoại giao cây tre : Cứ tưởng cùng độc tài với nhau nên Nguyễn Phú Trọng ngả sang Đông nhưng lại bị gió độc, nay phải vội vã mặc áo cà sa hướng sang phương Tây giả vờ sám hối

- Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden vừa qua : Mở đầu thời kì bang giao mới giữa hai nước, nhưng hoàn toàn chưa có cơ sở vững vàng. Tương lai thực sự tùy thuộc vào người cầm đầu toàn trị Đảng cộng sản Việt Nam có bản lĩnh không và ý thức tranh đấu của nhân dân và các tổ chức xã hội dân sự của hai nước

- Phải đặt thực chất : Hòa bình, độc lập, dân chủ tự do, thịnh vượng của dân tộc Việt Nam phải là ưu tiên hàng đầu

vn1

Quân đội và công an từng được coi là thanh gươm và lá chắn của chế độ toàn trị, hiện đang ghen tị nhau, trâu buộc ghét trâu ăn ! Ảnh minh họa

Đúng vào dịp kỉ niệm 78 năm Cách mạng Tháng 8 hậu duệ của Hồ Chí Minh, Nguyễn Phú Trọng trong dịp tiếp Tổng thống Hoa kì Biden lại vừa đóng trò "Đi với Phật mặc mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy", trước sau vẫn áp dụng thủ thuật của Hồ Chí Minh "Dĩ bất biến, ứng vạn biến !" (Khi tình hình bên ngoài bất lợi thì thay đổi, nhưng trước sau phải giữ độc quyền tiếp tục cho Đảng). Tuy nhiên cần phải hiểu rõ ý đồ ở đây là, ông Trọng chỉ đóng trò mượn danh nghĩa cứu Đảng nhưng thực sự đang tìm cách tự cứu mình. Vì sau hơn 13 năm độc quyền làm Tổng bí thư và thả cửa tung hoành nhưng hiện nay chế độ độc tài toàn trị đang như sợi chỉ treo ngàn cân từ nội trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục tới quốc phòng, ngoại giao. Oái oăm và nguy hiểm nữa là, không chỉ tuổi cao và sức khỏe ngày càng suy yếu mà cả quyền lực của Nguyễn Phú Trọng cũng đang bị lung lay ! Vì ngay cả "tứ trụ" – những người mà chính Nguyễn Phú Trọng đã áp dụng chọn lựa theo công thức của ông là không "cứ tưởng đỏ là chín"- cũng đang hầm hè nhau. Quân đội và công an từng được coi là thanh gươm và lá chắn của chế độ toàn trị, hiện đang ghen tị nhau, trâu buộc ghét trâu ăn !

Để nắm vững các tính toán và thủ đoạn của Nguyễn Phú Trọng đã và đang thi thố tìm cách phớt lờ tam trụ, qua mặt Bộ chính trị, vứt bỏ Điều lệ Đảng, đạp lên Hiến pháp , đánh lừa cả Đảng lẫn nhân dân, cần phải biết rõ con người thực của Nguyễn Phú Trọng, tại sao ông ta phải ra tay động thủ như thế vào lúc này và kết quả thực tiễn sẽ ra sao ?

Bước đường cùng cả trong Đảng lẫn nhân dân

Trong khi đại dịch Covid-19 bùng nổ từ đầu 2020 đã không bảo vệ sức khỏe của nhân dân, lại chỉ tập trung thời gian, tiền bạc và sức lực toàn đảng để giữ cho được ghế Tổng bí thư lần thứ ba trong Đại hội 13 (26/1- 1/2/2021). Đến khi bọn quan đỏ các cấp các ngành lợi dụng đại dịch để tung hoành tham nhũng có hệ thống từ vụ Việt Á tới "các chuyến bay giải cứu", kiếm chác chia nhau làm thất thoát ngân sách nhà nước hàng chục ngàn tỉ đồng. Khiến mấy chục ngàn người bị chết và hàng triệu người lao động phải lũ lượt đói khát rời bỏ các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh để lánh nạn.

Trong khi cực kì vô trách nhiệm với cuộc sống lầm than của nhân dân, Nguyễn Phú Trọng -khi ấy còn kiêm Chủ tịch nước - lại nhắm mắt kí Quyết định số 264/QĐ-Chủ tịch nước (10/3/2021) "Tặng Huân chương lao động hạng ba cho công ti Việt Á có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các công tác phòng, chống dịch Covid-19" (1).

Sự bất bình của nhân dân nhiều giới từ Bắc chí Nam trước sự tham nhũng trắng trợn có hệ thống của bọn quan đỏ các cấp và sự bất lực không biết bảo vệ sinh mạng của nhân dân ngay của Tứ trụ khi đó, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, đã dội cực kì mạnh cả vào Trung ương đảng và Bộ chính trị.

Khiến Nguyễn Phú Trọng đã phải dùng các thủ đoạn hạ Chủ trảm Tướng đề tìm cách cứu thân. Chính vì thế từ cuối 2022 Nguyễn Phú Trọng đã phải dồn dập liên tiếp mở 4 Hội nghị Trung ương bất thường và họp Quốc hội gật bất thường 4 lần để cách chức Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, hai Phó Thủ tướng và nhiều cán bộ cao cấp, đồng thời để Bộ Công an dưới trướng của mình đưa vụ Việt Á và "các chuyến bay giải cứu" ra xử để chạy tội và tránh trách nhiệm cho mình (2).

vn2

Từ cuối 2022 Nguyễn Phú Trọng đã phải dồn dập liên tiếp mở 4 Hội nghị Trung ương bất thường và họp Quốc hội gật bất thường 4 lần để cách chức Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc… Ảnh minh họa

Từ bế tắc kinh tế tới lại kẹt vơi hai "bạn vàng" nên phải chạy sang giả thân với Tư bản

Đại dịch Covid-19 làm kinh tế toàn cầu điêu linh, trong đó Việt Nam còn bị khốn đốn hơn nữa. Vì chế độ toàn trị Đảng cộng sản Việt Nam thay vì phát huy nội lực, phát huy tài năng và sáng kiến của người dân, nâng đỡ doanh nghiệp nội địa, lại dùng doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo, lấy xuất khẩu làm trọng tâm kinh tế và dành nhiều ưu đãi tối đa cho các công ti nước ngoài, kí kết 16 Hiệp định tự do thương mại (FTA) với nhiều nước và nhiều khu vực. Vì thế khi kinh tế thế giới đang khủng hoảng trầm trọng thì Việt Nam là một trong những nước bị hậu quả trực tiếp tàn tệ nhất. Thất nghiệp gia tăng, lạm phát gia tăng, đời sống của hàng chục chục triệu công nhân và những người ăn lương đã cực khổ, càng đói rách thêm ! Mặc dù chỉ thích tô hồng, nhưng ngay tờ báo "Chính phủ" và nhiều báo Đảng cũng phải nhìn nhận về những nguy cơ suy yếu (3) !

Sau gần 40 năm gọi là "Đổi mới" theo kiểu treo đầu dê bán thịt chó, trước sau vẫn cột chặt nhân dân và đất nước trong chế độ độc đảng theo mô hình Marx-Lenin vừa sai lầm vừa tàn bạo, vì vậy lợi tức đầu người/năm của Việt Nam hiện nay mới là 3.700 USD chỉ xấp xỉ bằng 1/9 của Nam Hàn và Đài loan (4).

Nguyên nhân chênh lệch rất cao so sánh với Việt Nam là vì các nước này thực hành Dân chủ đa nguyên, Kinh tế Thị trường, còn Việt Nam trước sau bị kìm kẹp của chế độ độc tài toàn trị và lấy doanh nghiệp nhà nước với Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm chủ đạo ! Mặc dầu mô hình phát triển theo ý thức hệ cộng sản Marx-Lenin đã đẩy đất nước tụt hậu, nhân dân đói khổ. Nhưng vì cực kì giáo điều và ngoan cố nên trong Đại hội 13 vừa qua Nguyễn Phú Trọng đã tìm cách ru ngủ để đánh lừa đảng viên và nhân dân để nắm độc quyền tiếp, giương lên ngọn cờ giả "thực hiện khát vọng dân tộc", nên đã đưa ra mục tiêu đưa Việt Nam đến năm 2045 -100 năm thực hành chủ nghĩa Marx-Lenin- Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp tiên tiến lợi tức đầu người ở mức cao (5).

Không chỉ tụt hậu trong kinh tế, người dân bị tước đoạt nhân quyền, Việt Nam còn ngày càng bị đe dọa bị xâm chiếm các hải đảo, tài nguyên trên biển Đông từ khi Trung Quốc dưới quyền của Tập Cận Bình, người được Nguyễn Phú Trọng trân trọng gọi là "Bạn". Mới đây Tập Cận Bình còn cho công khai công bố "bản đồ mới" bổ túc cho "đường lưỡi bò trên biển Đông", vẫn phủ nhận phán quyết năm 12/7/2016 của Tòa án Trọng tài Quốc tế La Haye (Den Haag).

Cuối tháng 10/2022 nhân dịp nắm ghế Tổng bí thư lần thứ ba tại Đại hội 20 của Đảng cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã ưu tiên mời Nguyễn Phú Trọng làm thượng khách đầu tiên sang chúc mừng (30/10-2/11/2022). Dịp này ông Trọng đã lại tâng bốc họ Tập là "hạt nhân lãnh đạo" và rất hớn hở như được người lớn xoa đầu cho kẹo, khi Tập Cận Bình trao "Huân chương Hữu nghị". Nhưng liền đấy Tập Cận Bình đã lên giọng khuyên bảo và ra lệnh cho Nguyễn Phú Trọng phải cùng nhau thẳng tay đàn áp đối lập ở trong nước và đừng nghe dụ dỗ của Tư bản để bảo vệ chế độ độc đảng, không để diễn ra "Cách mạng mầu và diễn biến hòa bình" : "Không bao giờ để bất kỳ ai can thiệp vào bước tiến của chúng ta hoặc để bất kỳ thế lực nào làm lung lay nền tảng thể chế trong sự phát triển của chúng ta" (6).

Bề ngoài Tập Cận Bình làm như thân thiết vừa là đồng chí vừa là anh em, răng hở môi lạnh với Nguyễn Phú Trọng. Nhưng từ khi thấy nhà độc tài Putin bị kẹt cứng trong cuộc chiến xâm lược ở Ukraine với mục tiêu chiến tranh chớp nhoáng nuốt chửng Ukraine nhưng bất thành. Ngược lại còn bị Hoa Kì, EU và NATO tẩy chay kinh tế, thương mại, cấm vận tài chính, cô lập ngoại giao và thế giới kết án. Tập Cận Bình đã vội vã nhẩy vào để lợi dụng thế cò hến tranh nhau ngư ông biển lợi. Tập Cận Bình mua dầu và khí đốt của Nga với giá thấp nhất. Không những thế còn đang ép Putin phải rút lui khỏi các hợp đồng với Việt Nam khai thác đầu khí ở biển Đông, để Bắc Kinh gia tăng áp lực quân sự và kinh tế lên Hà Nội. Chính vì thế từ đầu năm nay Bắc Kinh cho các tầu hải quân Trung Quốc gia tăng các hoạt động tuần tra trên biển Đông ngay trên thềm lục địa của Việt Nam (7).

Ngoại giao cây tre : Cứ tưởng cùng độc tài với nhau nên Nguyễn Phú Trọng ngả sang Đông nhưng lại bị gió độc, nay phải vội vã mặc áo cà sa hướng sang phương Tây giả vờ sám hối

Trước những áp lực thương mại và đe dọa quân sự gia tăng của Bắc Kinh, Hà Nội cần phải tăng cường võ trang, nhưng nay không thể mua võ khỉ tối tân của Nga được nữa. Vì Putin hiện cũng còn thiếu vũ khí cho chiến trường ở Ukraine. Chính trong hoàn cảnh cực kì khó khăn éo le cả trong quốc phòng, kinh tế và nội trị như vậy, nên Nguyễn Phú Trọng đã phải tìm cách lẩy Kiều mời Biden thăm Việt Nam. Chiến thuật này đã được Nguyễn Phú Trọng thực hiện ngay từ cuối tháng 3/2023, ngay sau khi ra tay thanh trừng nhau ở cấp cao nhất, loại Nguyễn Xuân Phúc và hai Phó Thủ tướng và đưa ra xét xử vụ án Việt Á và "Chuyến bay giải cứu" để rửa mặt và chạy tội cho chính mình (8). Có như vậy Nguyễn Phú Trọng mới bảo vệ được tư thế trong Trung ương đảng tại Hội nghi trung ương 7 (15-17/5/2023) với việc bỏ phiếu tín nhiệm trong Tứ trụ và Bộ chính trị, để từ đó chuẩn bị cơ cấu nhân sự trong Trung ương đảng và tứ trụ trong Đại hội 14 đầu năm 2026 (9). Chính vì thế trong các tuần vừa qua nhiều đảng bộ quan trọng đã tổ chức các hội nghị đưa người vây cánh vào ứng cử làm Ủy viên Trung ương trong Đại hội 14 và Hội nghi trung ương 8 dự tính vào tháng 10/2023 để lập đề án nhân sự cao cấp trong Trung ương đảng, Bộ chính trị và Tứ trụ (10). Thời gian cực kì gấp rút cho ông Trọng.

Trước thế kẹt nguy hiểm cả trong Đảng, trong nhân dân và cả với các "bạn vàng" bên ngoài, nhưng Đại hội 14 không còn xa, làm sao dựng lên một phương án nhân sự cấp cao nhất được lòng các phe trong đảng, quân đội, công an để bảo vệ cho phe bảo thủ giáo điều của mình trụ được trước cơn phong ba chính trị chưa thể lường hết được - Còn nguy hiểm hơn những năm trước Đại hội 12 tìm cách hạ "Đống chí X", nhất là giữ được ngai vàng tiếp nếu sức khỏe còn cho phép, nếu không thì ít nhất xuống ngựa an toàn để "trở về làm người tử tế" như Nguyễn Tấn Dũng.

Vì thế ngay sau khi tạm ổn trong "tứ trụ" Nguyễn Phú Trọng đã vội vã tìm cách điện đàm trực tiếp với Tổng thống Biden từ cuối tháng 3/2023 (11). Bởi vậy Nguyễn Phú Trọng đã vứt bỏ nguyên tắc "Tập trung dân chủ", mà nhiều lần ông đã khẳng định đó là nguyên tắc tổ chức quan trọng nhất trong Đảng Marx-Lenin để phân biệt với các đảng tư bản (12) :

"Trong lúc có khuynh hướng muốn hạ thấp ý nghĩa hoặc xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, Đảng ta đã khẳng định dứt khoát giữ vững và thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ… Đảng ta cho rằng, thực hiện tập trung dân chủ là vấn đề có tính nguyên tắc của một đảng mác-xít, là một tiêu chí quan trọng để xem đảng có phải là đảng Mác-Lê-nin chân chính hay không. Phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ là phủ nhận Đảng từ bản chất ; xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ là phá hoại sức mạnh của Đảng từ gốc" (13).

Vì thế ông Trọng phớt lờ cả tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng do chính ông dựng lên, đồng thời qua mặt Bộ ngoại giao, âm thầm cho thân tín -Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung- vội vã sang Washington gặp Ngoại trưởng Blinken và các cố vấn của ông Biden vào cuối tháng 6 vừa qua để chuẩn bị các bước mời Tổng thống Mĩ thăm. Khi đó báo chí trong nước hầu như không được phép tường thuật, vì chưa biết ngã ngũ thế nào (14). Ngày 3/7, Quân dội nhân dân mới đưa tin. Mãi tới gần đây từ cuối tháng 7/2023 chính Tổng thống Biden đã mấy lần công khai, một cử chỉ ngoại giao bất thường, nói là "lãnh đạo cao nhất Việt Nam muốn gặp" (15). Chẳng những vứt bỏ nguyên tắc "Tập trung dân chủ" đã ghi rõ trong Điều lệ Đảng, Nguyễn Phú Trọng còn tự đứng tên mời Tổng thống Biden. Như vậy ông Trọng cũng đạp lên Hiến pháp mới do ông lập ra. Vì theo Điều 86 Hiến pháp thì trường hợp này phải là Chủ tịch nước (16).

Như thế cho thấy, bản chất độc tài và tham lam quyền lực vô giới hạn của Nguyễn Phú Trọng. Cho nên các năm trước khi cần nhẩy lên nắm ghế cao thì Nguyễn Phú Trọng không từ thủ đoạn nào hùng hổ lên tiếng bảo vệ các nguyên tắc "thiêng liêng" của Đảng, hay dựng lên "trường hợp đặc biệt" cho cá nhân mình, thẳng tay đàn áp đồng liêu và ép buộc các thành viên trong Bộ chính trị. Nhưng khi thấy nó trở thành chướng ngại vật cản trở cho tham vọng kéo dài độc tài thì Nguyễn Phú Trọng không nề hà đạp bỏ tất cả ! Nhưng sau khi vứt Điều lệ Đảng vào thùng rác để giành cho mình được xếp vào "trường hợp đặc biệt" để nắm ghế Tổng bí thư tiếp tại Đại hội 12 thì nay để bảo vệ ngai vàng nên Nguyễn Phú Trọng cũng vứt cả Hiến pháp vào thùng rác cũng không gặp trở ngại nào. Chính Võ Văn Thưởng trước khi được cất nhắc vào ghế Chủ tịch nước cũng đã tâng bốc Nguyễn Phú Trọng là "hạt nhân lãnh đạo". Những sự kiện trên cho thấy, sau trên 13 năm nắm quyền, Nguyễn Phú Trọng đang tự trở thành vua phong kiến dưới chế độ độc tài tàn bạo, Đảng chỉ còn là bung xung !

vn3

Sau trên 13 năm nắm quyền, Nguyễn Phú Trọng đang tự trở thành vua phong kiến dưới chế độ độc tài

Chẳng như thế phải tính tới phản ứng của Tập Cận Bình, có để yên cho Nguyễn Phú Trọng gặp Tổng thống Biden không ? Vì hiện nay do hậu quả của chính sách Zero-Covid suốt mấy năm kìm kẹp nhân dân rất tàn bạo và sự rút lui từng bước và tẩy chay kinh tế của Mĩ và nhiều nước EU khiến kinh tế, giao thương của Trung Quốc với các thị trường quan trọng đang bị suy giảm rất nghiêm trọng. Trước tình thế cực kì khó khăn này nhà độc tài họ Tập theo đuổi chủ nghĩa thực dân bá quyền có thể bắt bước Putin mở các cuộc chiến tranh ở Đài loan hay với Việt Nam để tìm cách lấy lại hậu thuẫn trong đảng và nhân dân Trung Quốc. Mới đây Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc bị cách chức hay bị sa thải rất bí mật (17).

Vì thế nhiều phái đoàn cao cấp của Hà Nội đã được cử sang Bắc Kinh : Phạm Minh Chính cuối tháng 6 đã phải sang Bắc Kinh bàn về mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước. Vì "Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong hơn 10 năm liền, Việt Nam đã vượt Malaysia, trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ tư của Trung Quốc trên quy mô toàn cầu trong năm 2022" (18). "Trong phái đoàn của Phạm Minh Chính còn có Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Giang, phía Bắc Kinh đã đòi "tăng cường hợp tác quân sự giữa hai nước (19). Dịp này Tập Cận Bình đã nói : "Hai nước Trung Việt thường xuyên qua lại lẫn nhau như đi thăm họ hàng là truyền thống tốt đẹp" (20). Cuối tháng 8 Nguyễn Phú Trọng mời Hùng Ba, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam cùng lên thăm Cửa khẩu Hữu nghị ở Lạng sơn hết lời khen ngợi tình hữu nghị Việt-Trung "vừa là đồng chí, vừa là anh em" (21).

Chỉ ngày hôm sau (28/892023) Nguyễn Phú Trọng chính thức đưa tin đứng ra mời Tổng thống Biden thăm Việt Nam vào 10-11/9/2023. Các bước đi này cũng đã được Nguyễn Phú Trọng thực hiện vào tháng 4/2015 sang gặp Tập Cận Bình trước khi sang Hoa Kì (7/2015) gặp Tổng thống Obama và lẩy Kiều với Phó tổng thống Biden khi ấy. Ý đồ lúc đó của Nguyễn Phú Trọng là nhằm gia tăng uy thế trong Đảng để loại đối thủ Nguyễn Tấn Dũng trong Đại hội 12 (1/2016). Khi đó Nguyễn Phú Trọng đã tự khen cho biết, đây là "những tính toán chiến lược toàn diện", "các chuyến thăm "đều không phải ngẫu nhiên hay hứng lên, mà được tính toán trong chiến lược tổng thể" (22).

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden vừa qua : Mở đầu thời kì bang giao mới giữa hai nước, nhưng hoàn toàn chưa có cơ sở vững vàng ! Tương lai thực sự tùy thuộc vào người cầm đầu toàn trị Đảng cộng sản Việt Nam có bản lĩnh không và ý thức tranh đấu của nhân dân và các tổ chức xã hội dân sự của hai nước

Từ khi Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, lại có võ khí nguyên tử nên Bắc Kinh đã từ bỏ chính sách "tọa sơn quan hổ đấu", muốn tái lập chủ nghĩa đế quốc Đại Hán. Vì thế Tập Cận Bình đã đưa ra mục tiêu đến giữa thế kỉ này, dịp Đảng cộng sản Trung Quốc kỉ niệm 100 cướp chính quyền, sẽ đưa Trung Quốc thành siêu cường, không chỉ vượt qua Hoa Kì mà còn nuôi tham vọng biến mô hình chế độ độc tài cộng sản của Trung Quốc trở thành mẫu mực của thế giới. Biến Biển Đông thành cái ao của Trung Quốc, các hải đảo thành các pháo đài, hàng không mẫu hạm không thể chìm để khai thác tài nguyên, đe dọa trực tiếp Việt Nam và kiểm soát đường hàng hải quan trọng nhất thế giới, xuyên suốt từ Thái Bình Dương tới Ấn Độ Dương và thiết lập các đường tơ lụa trực tiếp với Châu Âu và Phi Châu để chiếm thị trường và khai thác tài nguyên.

Trước tham vọng đế quốc của cộng sản Trung Quốc nên từ thời Tổng thống Obama đã chủ trương quay trục an ninh quốc phòng từ Châu Âu sang Châu Á-Thái Bình Dương (23). Mục tiêu này đang được chính quyền Biden mở rộng và triển khai rất bài bản trong các năm gần đây với tên gọi mới kế hoạch gìn giữ hòa bình giữa Thái Bình Dương- Ấn Độ Dương. Liên minh tứ giác (QUAD) ra đời gồm Hoa Kì, Nhật, Úc và Ấn. Liên minh này không chỉ hoạch định ngăn chặn ý đồ đế quốc của cộng sản Trung Quốc mà còn chủ trương liên minh với các nước Đông Á, Đông Nam Á và khuyến khích EU cùng NATO tham gia tích cực. Giống như chiến lược bao vây Liên Xô của Tổng thống Mĩ Truman rất thành công sau Thế chiến Thứ hai.

Tình hình an ninh, quốc phòng và kinh tế, thương mại ở Châu Á đang trở thành khu vực cực nóng trên thế giới. Trong đó Việt Nam tình cờ giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Một số lí do chính : Địa lí chính trị của Việt Nam trở thành trung tâm tranh chấp giữa cộng sản Trung Quốc với liên minh Quad và các nước đồng minh của Hoa Kì. Vì Việt Nam có trên 3000 km bờ biển trải dọc từ biên giới Trung Quốc xuống Nam Thái Bình Dương, phần chính trong khu vực 9 đoạn mà cộng sản Trung Quốc nhận vơ là thuộc chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc. Về yếu tố lịch sử và chính trị, Việt Nam không chỉ là nước láng giềng lớn của Trung Quốc mà còn có kinh nghiệm đấu tranh hào hùng và rất hiệu quả ngăn cản các cuộc xâm lăng của Trung Quốc suốt cả ngàn năm. Cho nên nhân dân Việt Nam trước kia cũng như hiện nay có ý thức rất cao trước hiểm họa Bắc thuộc.

Đấy là những lí do chính tại sao chính quyền của Tổng thống Biden đã coi Việt Nam là một bản lề cực kì quan trọng trong chiến lược ngân chặn tham vọng đế quốc bá quyền của cộng sản Trung Quốc. Ngoài ra Hoa Kì cũng là nước có giao thương rất lớn với Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mĩ đang đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Nghĩa là trong tình thế khủng hoảng kinh tế lớn và nếu Trung Quốc gây áp lực thương mại thì Việt Nam lại càng phải làm thân với Hoa Kì. Vì thế, mặc dầu Việt Nam đang bị cai trị của chế độ độc tài toàn trị, nhưng Tổng thống Biden vẫn sang thăm Việt Nam từ 10-11/9/2023 vừa qua và thỏa thuận nâng cao quan hệ ngoại giao lên mức cao nhất là "Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững", như Thông cáo chung của hai bên công bố ngày 10/9 .Tổng thống Biden còn nhấn mạnh quan điểm của Hoa Kì là, "Biển Đông có vị trí quan trọng đối với thịnh vượng, ổn định quốc tế" (24). Ông còn nêu rõ, "chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử không chỉ đối với quan hệ hai nước, mà còn đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và thế giới, nêu quan điểm của Hoa Kỳ về ủng hộ một khu vực mở, ổn định, an toàn, liên kết và thịnh vượng" (25). Trong dịp này Hoa Kì tuyên bố giúp Việt Nam trong những vực kinh tế công nghiệp quan trọng để nâng cao đời sống nhân dân và giảm lệ thuộc kinh tế thương mại vào Trung Quốc.

Dịp này Nguyễn Phú Trọng đã tìm cách mượn lời của Hồ Chí Minh trong một số thư gởi chính quyền Mĩ vào giữa thập niên 40 của thế kỉ trước để tìm cách hợp thức hóa giả hiệu cuộc gặp Biden nhằm thuyết phục phe giáo điều và giải thích tại sao trong tuyên truyền thì vẫn chống Mĩ. Nhưng cùng lúc đó Nguyễn Phú Trọng lại cấm báo chí của chế độ toàn trị đăng nguyên văn lời của Tổng thống Biden nhấn mạnh chủ trương bảo vệ nhân quyền của Hoa Kì : "Tôi cũng đã nêu tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền là ưu tiên hàng đầu của cả chính quyền của tôi và của người dân Mỹ. Và chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại thẳng thắn về lĩnh vực này" (26).

Khi nói thẳng như vậy trong cuộc họp tay đôi với Nguyễn Phú Trọng chiều 10/9 có nghĩa là, Tổng thống Biden ủng hộ các cuộc tranh đấu bảo vệ nhân quyền và đấu tranh không bạo lực của những người dân chủ Việt Nam, các tổ chức xã hội dân sự ở trong và ngoài nước, cũng như của các đảng viên cộng sản tiến bộ. Trong khi ấy Nguyễn Phú Trọng lại chỉ tìm cách nhấn mạnh là Hoa Kì nhìn nhận chế độ Đảng cộng sản Việt Nam để nói rằng, chế độ toàn trị với người đứng đầu hiện nay là Nguyễn Phú Trọng, được Hoa Kì công nhận (27). Ở đây lại thấy Nguyễn Phú Trọng cố tình bỏ qua thông lệ ngoại giao quốc tế, là những cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai nước để giải quyết các vấn đề thời sự song phương và quốc tế chỉ có giá trị tạm thời tôn trọng chế độ chính trị giữa các đối tác. Nhưng điều này hoàn toàn không có nghĩa là chia sẻ hay ủng hộ chính sách độc tài và đàn áp nhân quyền của Đảng cộng sản Việt Nam !

Hoa Kì là nước có chế độ Dân chủ đa nguyên lâu đời, lại có chủ trương và truyền thống chống thực dân và chống độc tài cá nhân cũng như đảng trị. Ngay cả cựu Tổng thống cũng bị đưa ra tòa xét xử công khai như trường hợp của Trump hiện nay. Yếu tố quan trọng khác là, Hoa Kì và Việt Nam đã trải qua sai lầm lịch sử trong chiến tranh Việt Nam tàn khốc từ thập niên 60 tới giữa thập niên 70 của thế kỉ trước (28). Nhưng nay đại đa số nhân dân Việt Nam và Hoa Kì đã hiểu rõ nguyên nhân sai lầm và từ mấy thập kỉ qua hai bên đã tỏ thái độ "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai" Từ thời các Tổng thống Clinton, Bush (con) và Obama đã theo duổi kiên trì các chính sách này với Việt Nam (29). Ở Việt Nam hiện nay chỉ còn một thành phần cộng sản giáo điều sùng bái chủ nghĩa Marx-Lenin đã sai lầm và phá sản vẫn còn nuôi tâm lí thù hận.

Lẩy kiều, hay trích vài thư của Hồ Chí Minh chỉ là những cử chỉ, ngôn ngữ ngoại giao, câu chuyện vui chóng qua đi, không phải là nững ràng buộc pháp lí, không có giá tri pháp lí và ràng buộc giữa hai nước. Ông Trọng thừa biết rằng, tại sao chính quyền Hoa Kì khi đó đã không để ý tới một số thư của Hồ Chí Minh, vì chính ông Hồ khi còn là thanh niên chưa có kiến thức và kinh nghiệm về Marx-Lenin, nhưng sau khi được nhận làm cán bộ của Đệ tam Quốc tế cộng sản dưới quyền của nhà độc tài khát máu Stalin đã vội vã hớn hở coi chủ nghĩa Marx-Lenin là "đũa thần" giải quyết tốt dẹp mọi thứ ! Khi ấy Hoa Kì tuy phải hợp tác có điều kiện và giai đoạn với Stalin để chống chế độ Quốc-xã Đức của nhà độc tải Hitler, nhưng sau khi chế độ Hitler sụp đổ thì Tổng thống Hoa Kì Truman khi đó đã ban bố ngay chiến lược bao vây Liên Xô của Stalin. Như vậy làm sao có thể quan tâm tới những lời bề ngoài của Hồ Chí Minh được !

Điều này làm nhớ lại biến cố quốc tế gần đây. Đó là những lời hồ hởi hứa hẹn cao ngất trời của Trump và Kim Jong Un khi gặp nhau tài Singapur và Hà nội vài năm trước đã từng làm say đắm trong dư luận ở nhiều nước, tưởng như các vị thánh xuất hiện ban phước lành như : hai bên đi đến phi hạt nhân hóa Triều tiên. Trump khen Kim là "nhà lãnh đạo tuyệt vời…" ! Chẳng thế Nguyễn Phú Trọng cũng đã từng tổ chức tiếp đãi trọng thể vào cuối tháng 2.2019 tại Phủ Chủ tịch. Khi đó ông Trọng còn kiêm nhiệm Chủ tịch nước ! Sự thật giả dối đã được phơi bày. Nay chẳng ai nhắc tới nữa (30).

Nay cũng vậy, những quen biết cá nhân, quan hệ cá nhân không thể nào thay thế cho những văn kiện pháp lí có giá trị lâu dài giữa hai nước. Những phù phép của Nguyễn Phú Trọng chỉ là những chuyện thoảng qua giúp lợi ích nhất thời cho cá nhân Nguyễn Phú Trọng để cứu ghế Tổng bí thư và thế đang suy yếu của phe bảo thủ giáo điều trong Đảng cộng sản. Những giá trị quan trọng tương đồng giữa hai nước mới là cơ sở và điều kiện cần thiết để hợp tác, tin cậy lâu dài.

Gìn giữ hòa bình, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và hạnh phúc của nhân dân là những ưu tiên hàng đầu của gần 100 triệu đồng bào ta. Nhưng muốn Hoa Kì trở thành đồng minh thực sự để Trung Quốc không dám động tới chân lông Việt Nam, như Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện nay không dám động tới các thành viên của NATO thì Việt Nam và Hoa Kì phải có những giá trị tương đồng quan trọng trong các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và giáo dục. Khi đó Hoa Kì mới có thể kí kết với Việt Nam những hiệp ước an ninh hổ tương như với các nước Tây Âu, Nhật, Nam Hàn, Phi luật tân. Vì phải nắm bắt thực chất là Quốc hội, chính phủ Hoa Kì, các tổ chức xã hội dân sự độc lập và nền tự bo báo chí ở Hoa Kì không thể nào ủng hộ việc đem quân bảo vệ chế độ độc tài toàn trị đi ngược lại những giá trị căn bản của Hoa Kì ! Trong khi đó chế độ độc đảng của Nguyễn Phú Trọng đang là một trong những nước đàn áp nhân quyền chà đạp tự do báo chí nhất trên thế giới ; chỉ dùng thủ thuật nhân quyền nhỏ giọt, khi nào có những chuyến thăm cấp cao giữa Hoa Kì-Việt Nam thì mới thả một tù nhân chính trị để đánh lừa dư luận Hoa Kì và thế giới !

Phải đặt thực chất : Hòa bình, độc lập, dân chủ tự do, thịnh vượng của dân tộc Việt Nam phải là ưu tiên hàng đầu

Nguyễn Phú Trọng và những đảng viên bảo thủ giáo điều phải hiểu và ý thức là : Nguyễn Phú Trọng chỉ là Tiến sĩ Lịch sử Đảng, nhưng Đảng cộng sản Việt Nam mới chỉ gần 100 năm. Còn Việt Nam đã có lịch sử mấy ngàn năm. Từ khi hai Đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam có quan hệ với nhau thì trước sau Bắc Kinh từ thời Mao tới Tập Cận Bình đều coi Hồ Chí Minh-Nguyễn Phú Trọng là đàn em, không phải là đồng chí bình đẳng. Nếu thấy thời cơ thuận lợi cần khai thác hoặc bảo vệ thì Bắc Kinh sẵn sàng cho "đồng chí" Đảng cộng sản Việt Nam những bài học : 1974 chiếm Hoàng sa, 1979 mở chiến tranh biên giới, đánh Gạc-ma 1988, kéo cổ Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng sang khách sạn Kim Ngưu ở Thành đô 1990 cột Việt Nam làm thân phận "trâu vàng" kéo cày trả nợ cho Trung Quốc, 2014 cho giàn khoan khổng lồ HD 981 tiến sâu vào thềm lục địa Việt Nam !

Trong khi ấy Trung Quốc luôn luôn tìm cách xâm chiếm, cai trị Việt Nam suốt cả gần 1000 năm. Chính vì vậy ý thức và quan ngại của tổ tiên ta và nhân dân ta hiện nay trước ý đồ đe dọa và xâm lấn thực dân của Trung Quốc luôn luôn là mối lo lớn nhất. Đảng phái nào, chính trị gia nào không hiểu mối lo chính đáng này của dân tộc ta, lại vẫn o bế Bắc Kinh thì chắc chắn không có tương lai !

Đối với những người dân chủ và các tổ chức xã hội dân sự ở trong và ngoài nước, xuyên qua cách xử thế và những lời tuyên bố của Nguyễn Phú Trọng trong dịp gặp Tổng thống Biden, càng thấy rõ hơn những khó khăn nan giải của chế độ độc tài toàn trị vẫn nhắm mắt tuân theo mô hình văn hóa cai trị chủ nghĩa Marx-Lenin đã phá sản đang đi vào ngõ cụt, vì nó hoàn toàn sai lầm đi ngược với lòng nhân bản và tinh thần khoa học (31).

Cho nên Nguyễn Phú Trọng càng phải chạy sang Đông sang Tây cầu cứu bên ngoài, đồng thời vừa đe dọa, ru ngủ để đánh lừa đảng viên và nhân dân. Nhưng trước sau Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn không có thực tâm muốn thay đổi thực sự toàn diện và triệt để, trước sau chỉ muốn mượn sức bên ngoài để cứu ngai vàng và chế độ độc tài theo mô hình Marx-Lenin đang tham nhũng, thối nát. Nó đi ngược lại hoàn toàn với trào lưu dân chủ của thế giới trong Thế kỉ 21.

Từ đó lại càng thấy rằng, cuộc tranh đấu chống bạo quyền và độc tài đảng trị của các tổ chức xã hội dân sự, các người dân chủ ở trong và ngoài nước, kể cả những đảng viên cộng sản tiến bộ, xuyên qua nhiều phương thức đấu tranh bất bạo động qua các báo điện tử, đình công, biểu tình vận động nhân dân ở trong nước và kiều bào hải ngoại ; đồng thời kêu gọi sự ủng hộ của các chính quyền dân chủ và các tổ chức tiến bộ trên thế giới đang nở hoa kết trái. Kỉ nguyên mới dân chủ, nhân quyền và phát triển cho dân tộc ta đang hiện ngày càng rõ rệt. Hãy đoàn kết nắm tay nhau tận dụng thời cơ, phá bỏ rào cản độc tài của chế độ toàn trị theo Marx-Lenin !

Liệu Nguyễn Phú Trọng có đủ bản lĩnh, đạo đức và lòng tự trọng dám có những quyết định công khai đặt quyền lợi chung của đất nước và hạnh phúc của nhân dân, thay vì chỉ lươn lẹo tìm cách lừa đảo để lợi cho cá nhân ích kỉ. Trong việc này không ai có thể thay thế ông, vì vị thế hiện nay của ông vừa là cơ hội vừa là thách đố cho chính ông và chế độ toàn trị vẫn nhắm mắt theo Marx-Lenin và cúi đầu trước Bắc Kinh (32).

Trong các thập kỉ qua ở nhiều cương vị khác nhau, đặc biệt từ khi chiếm được ghế Tổng bí thư từ trên 13 năm, ông Trọng đã dùng nhiều trò ảo thuật, thủ đoạn tàn bạo không chỉ với nhân dân các giới, mà cả với đồng liêu, đồng chí. Trong đó ông cũng đã hô lớn bao nhiêu khẩu hiệu khuyên bảo đạo dức, chính trị, văn hóa…Mặc dù ông đã cố tình che dấu, nhưng so sánh những gì ông nói và những gì ông làm thì thấy thật là oái ăm chỉ nói một đằng làm một nẻo rõ ràng như trắng với đen. Mọi người càng thấy rõ mưu dồ, thái độ, đạo đức và khả năng của ông Trọng như thế nào !!!

Cho nên ngày càng nhiều nhân sĩ, trí thức, thanh niên và các đảng viên cộng sản tiến bộ quí lòng tự trọng đã nói thẳng thành thực với ông là, những gì ông giao giảng đạo đức, văn hóa, chính trị… với đảng viên và nhân dân thì trước hết chính ông phải thực hiện ngay cho ông đi, đừng nên dạy dỗ ai nữa. Vì mọi người đang thấy ở chính con người của Nguyễn Phú Trọng tồi tệ như thế nào, nên đang phải thốt lên với ông : Biết rồi, khổ lắm nói mãi !

Tất cả những gì ông vừa từng hùng hổ hứa hẹn trong cuộc gặp Tổng thống Biden cũng vẫn chỉ là vải the không che được mắt thánh. Vì nó phản ảnh trung thực tâm địa của một người "đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy", trước sau vẫn chỉ đóng trò anh hát dạo bên lề đường để hi vọng bán được hàng rởm, đồ giả cho những ai nhẹ dạ qua đường !

Âu Dương Thệ

(19/09/2023)

Ghi chú :

1. Phân tích các Diễn tiến và nhận định các chính sách chống dịch Covid-19 xem các bài của cùng tác giả trong năm 2022 : "Hội nghị Trung ương 5 : Nguyễn Phú Trọng lại trương cờ mới giả và giữ cờ cũ đã rách nát !" (vietnamthoibao.org) ; "Trong vụ Việt Á những người có trách nhiệm cao nhất đã phá hủy tính CHÍNH DANH của chính mình và cả chế độ toàn trị" (danlambaovn.blogspot.com) ; "Bao giờ Nguyễn Phú Trọng biết rút lui để trở lại học 'Làm người tử tế' ?" (baoquocdan.org) ; "Kết quả Hội nghị Trung ương 6" (thongluan-rdp.org)

2. Âu Dương Thệ : Thủ đoạn hạ Chủ trảm Tướng - doithoaionline ; Tình hình Việt Nam sau gần 40 năm gọi là "Đổi mới" (thongluan-rdp.org)

3. Đầu tư cho khoa học mỗi năm chỉ bằng tiền làm 'một dặm đường' (thanhnien.vn) ; Nghĩ về con đường trường tồn và phồn vinh (baochinhphu.vn) . Tự lực-tự cường Việt Nam : Không phải phép lạ… Đó là thực tế mới (baochinhphu.vn); Kinh tế Việt Nam phục hồi theo kịch bản nào?-Kỳ I (qdnd.vn) ; Nông dân trồng lúa vẫn nghèo và điều ‘ám ảnh tâm trí’ Bộ trưởng Lê Minh Hoan (vietnamnet.vn)

4. Idem2

5. Toàn văn bài phát biểu của Tổng bí thư tại lễ khai mạc Đại hội XIII (thanhnien.vn)

6. Tập Cận Bình nói ‘Không để bất kỳ ai can thiệp’ giữa Trung Quốc và Việt Nam - BBC News Tiếng Việt ; Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình (baochinhphu.vn) . Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc (baochinhphu.vn)

7. Tiến sĩ Âu Dương Thệ: Việt Nam có thể thoát Trung và thoát cả chế độ độc tài toàn trị ! — Tiếng Việt (rfa.org)

8. Thủ đoạn hạ Chủ trảm Tướng (thongluan-rdp.org ; Văn hóa Marx-Lenin độc tài và lừa đảo còn kìm kẹp dân tộc ta bao lâu nữa ? – Việt Nam Thời Báo (vietnamthoibao.org)

9. Thông báo Hội nghị Trung ương 7 (chinhphu.vn)

10. Coi trọng ý kiến của dân trong lựa chọn cán bộ (vietnamnet.vn)

11. 2/3/2023 cử bù nhìn Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước thay Nguyễn Xuân Phúc, BBC 1/9/2023

12. Âu Dương Thệ, Thực hư trong việc tổ chức "Lễ kỉ niệm Cấp quốc gia 100 năm sinh nhật cố thế Thủ tướng Võ Văn Kiệt" - doithoaionline (wordpress.com)

13. Tạp chí Cộng sản số 2, tháng 1/1996, tr.26

14. Ngoại trưởng Mỹ và Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, VOA 2/7/2023

15. Biden : muốn gặp lãnh đạo cao nhất Việt Nam, BBC 1/9/2023

16. "Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại" - Điều 86

17. Bất ổn trong giới lãnh đạo cấp cao 'gây quan ngại' về nền ngoại, BBC 17/9/2023

18. Idem 7

19. Thông cáo chung, Chính phủ, 29/6/2023 ; Quân đội hai nước Trung-Việt triển khai tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ lần thứ 34, Đài Bắc kinh 28/6/2023, VOA 30/6/2023

20. Đài Bắc kinh 27/6/2023

21. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Lao động 25/8/2023. Trong chuyến đi hôm 25/8 này, ông Trọng nhấn mạnh rằng đây là khu vực biên giới duy nhất trên thế giới mà cả hai quốc gia liên quan cùng thống nhất chọn tên gọi chung - với phía Trung Quốc gọi là Hữu Nghị Quan. Ông Trọng cũng ca ngợi sự gắn bó "vừa là đồng chí, vừa là anh em" của hai nước, truyền thông nhà nước Việt Nam nói - BBC 3/9/2023

22. Nguyễn Phú Trọng khoe với cử tri quận Hoàn kiếm 18/7/2015

23. Âu Dương Thệ, Việt Nam "Đổi mới" ?! Hay : Treo đầu dê, bán thịt chó! Tập I (lulu.com) và Tập II trên 700 trang, Chương 8, Tập II, tr. 122-155

24. Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện (nhandan.vn)

25. JOINT LEADERS’ STATEMENT: ELEVATING UNITED STATES-VIETNAM RELATIONS TO A COMPREHENSIVE STRATEGIC PARTNERSHIP (whitehouse.gov) ; Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện (nhandan.vn) ++

26. Nguyên văn tiếng Anh : "I also raised the importance of respect for human rights as a priority for both my administration and the American people. And we’ll continue to — our candid dialogue on that regard"), không có phần nhân quyền - BBC 11/9/2023

27. Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư và Tổng thống Mỹ tại họp báo

28. Âu Dương Thệ : Luận án : Die Vietnampolitik der USA -von der Johnson- zur Nixon-Kissinger Doktrin. Oder : die Neuorientierung der amerikanischen Außenpolitik, 541 trang (Chính sách Việt Nam của Hoa Kỳ - từ Johnson tới học thuyết Nixon-Kissinger. Hay : Sự đổi hướng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ), Peter Lang Verlag, Frankfurt/M, 1979

29. Idem 23

30. Trump - Kim ăn tối sau khi ca ngợi nhau trong lần gặp thứ hai tại Hà Nội - VnExpress , 27/2/19 Bing-Videos

3[1] . Âu Dương Thệ, Văn hóa Marx-Lenin còn kìm kẹp dân tộc ta bao lâu nữa ? (thongluan-rdp.org)

32. Chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Biden tới Việt Nam, Tập Cận Bình đã vội vã để Trưởng ban Đối ngoại Đảng cộng sảnTrung Quốc sang gặp trực tiếp Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư Việt Nam tiếp đón quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc trước chuyến thăm của tổng thống Mỹ (voatiengviet.com)

Published in Diễn đàn

Vượt lên sự phân hóa trong nội bộ Đảng để nâng bang giao với Mỹ lên "Đối tác Chiến lược Toàn diện" (Comprehensive Strategic Partnership - CSP), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có quyền tự hào đã ghi được mốc son trong lịch sử. Nhưng CSP có thể chưa vững chãi và chắc chắn như nó cần phải có, Tổng bí thư nên gia cố thêm bằng cách giương cao ngọn cờ Dân tộc. Đó chính là việc cho Nhân dân thực hiện Điều 25 của Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây chính là Bài học Diên Hồng trong thời đại mới…

npt0

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại họp báo sau cuộc gặp ở Hà Nội với Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 10/9/2023 - AFP

Khi giới quan sát phân tích triển vọng, liệu sau cột mốc lịch sử CSP vừa qua, Hà Nội và Washington đã vượt qua được những "lấn cấn" về lòng tin chiến lược giữa hai bên hay chưa, câu trả lời là  50 – 50. Nghĩa là bắt đầu đặt niềm tin vào nhau nhưng "lòng tin chiến lược" thì vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn. Đây là một thực tế mà một số chuyên gia vẫn đề cập hiện nay, bất chấp những lời tán dương từ cả hai phía lãnh đạo về những thành quả của việc "xây dựng lòng tin". Theo Tiến sĩ Andrew Wells-Dang, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Đông Nam Á thuộc Viện Hòa bình Mỹ (USIP), "chưa thể biết được là lãnh đạo hai nước nghĩ gì. Chỉ biết là họ đã nói gì và làm gì. Suy nghĩ trong đầu thì có thể vẫn còn một số lo ngại. Chưa nói cả Mỹ và Việt Nam không phải hoàn toàn giống nhau, mà ngay trong nội bộ, hay giữa các ngành các cấp khác nhau vẫn có những quan điểm khác biệt" (1).

Tình trạng không chắc chắn nói trên còn đứng trước những bất trắc sau đây : Thứ nhất, xáo trộn trên toàn cầu tới đây sẽ rất lớn. Mỹ và Trung Quốc tuần qua đưa ra hai tuyên bố đáng chú ý. Ngoại trưởng Mỹ Blinken khẳng định : "Một kỷ nguyên đang kết thúc, một kỷ nguyên mới đang bắt đầu". Ông Blinken cho biết Hoa Kỳ đang xây dựng các liên minh để củng cố nền dân chủ, thúc đẩy nhân quyền và tăng cường phát triển kinh tế. Trong khi đó Bắc Kinh công bố "Đề nghị của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Cải cách và Phát triển Quản trị Toàn cầu". Đề nghị dài 5.400 từ nhấn mạnh : "Nhân loại một lần nữa đứng trước ngã ba đường", kêu gọi chủ nghĩa đa phương lớn hơn trong các vấn đề quốc tế với cốt lõi là một Liên Hiệp Quốc được cải tổ và một Hội đồng Bảo an mở rộng. "Cùng nhau, chúng ta sẽ tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân loại" - Đề nghị của Trung Quốc kết luận (2).

Thứ hai, Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp tục vận động Việt Nam và các nước đang phát triển. Cả hai đều nói về một hệ thống quản trị toàn cầu với sự tham gia ngày càng tăng của các nước thuộc thế giới thứ ba, nhưng trong đầu mỗi bên tính toán khác nhau. Giáo sư Chính trị học Hossein Askari, từ Đại học George Washington ở thủ đô Hoa Kỳ phân tích : "Những gì cả hai bên nói ra không phải là điều họ thực sự muốn". Bên dưới vỏ bọc của chủ nghĩa đa phương, các cường quốc có thể tìm cách bảo vệ và mở rộng lợi ích của chính họ. Trung Quốc và Nga nói rằng, họ mong muốn một thế giới đa cực không có thế lực nào thống trị. Nhưng đó là tuyên bố trên "đầu môi chót lưỡi". Họ nói tán thành và đấu tranh cho quyền lợi mới của các nước Nam ban đầu là để nhận được sự hỗ trợ của khối này trong cạnh tranh với Mỹ. Trung Quốc đang tranh thủ để thành Đối tác Chiến lược của "Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh" (The Gulf Cooperation Council - GCC) (3).

Thứ ba, tình hình nội trị của cả Trung Quốc lẫn Mỹ đang đứng trước những thay đổi chưa lường hết. Ở Mỹ Cộng hòa có thể nắm quyền. Trung Quốc, sau khi hai bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng bay chức (cả hai đều có hàm Ủy viện Quốc vụ viện, tương đương Phó Thủ tướng), sẽ có biến động. Mỹ – Trung tiếp tục cạnh tranh nhưng cũng không loại trừ có lúc tạm thời thỏa hiệp trong một vài vấn đề. Nếu họ thỏa hiệp về Biển Đông thì giá trị CSP sẽ giảm. Giảm đến đâu còn tùy thuộc mức độ bắt tay giữa hai siêu cường. Trong khi đó, nói nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ liên quan đến Trung Quốc là đúng nhưng chưa đủ, điều này được thể hiện ngay trong khẳng định của Tổng thống Biden khi ông đến Hà Nội : "Việc tăng cường quan hệ đối tác với Việt Nam không phải vì Trung Quốc, hay vì Chiến tranh Lạnh mới, mà là một cách để tiếp tục ủng hộ sự phát triển và thịnh vượng của Việt Nam và Đông Nam Á" (4).

Từ các nhân tố nói trên, dư luận của các tổ chức dân sự ở Việt Nam hiện nay mong muốn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiến thêm một bước nữa : Giờ là đã đến lúc đề nghị Tổng bí thư cho phép công dân thực hiện càng sớm càng tốt Điều 25 của Hiến pháp 2013. 

Điều 25 Hiến pháp quy định rằng : Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Theo điều này, các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình là quyền hiến định. Vì đã là hiến định thì người dân được quyền thực thi các quyền hiến định ấy mà không phải xin phép bất cứ ai. Với một số quyền nếu luật yêu cầu người dân thông báo, như quyền biểu tình, thì người dân thông báo, không có quy định thông báo là lỗi của Quốc hội. Với một số quyền như quyền lập hội, nếu người dân muốn đăng ký để có tư cách pháp nhân và được luật pháp bảo vệ, thì người dân có thể đăng ký với nhà cầm quyền. Phải nghiêm trị tất cả các cá nhân hay tổ chức cấm cản, gây khó khăn, đàn áp người dân thực hiện quyền hiến định của mình (5).

Đất nước phát triển tốt, bền vững, ngăn chặn tham nhũng, cải thiện và thúc đẩy các hoạt động trong xã hội, trở về cội nguồn dân tộc thì mới đủ sức thực hiện các trụ cột và nội dung trong Tuyên bố chung Việt – Mỹ và Chương trình hành động ngày 11/9. Để đất nước có thể mạnh, tự cường và độc lập, sánh vai các nước trong khu vực, nhân dân được ấm no hạnh phúc, các cá nhân và các tổ chức xã hội dân sự đã ra tuyên bố : "Mọi công dân hãy tích cực thực thi các quyền được ghi trong Điều 25 Hiến pháp 2013 và đòi nhà cầm quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực thi các quyền hiến định đó ; đồng thời cần ra các luật trừng trị nghiêm khắc các cá nhân và tổ chức cản trở công dân thực hiện những quyền này ; trong đó bao gồm cả việc lần lữa viện dẫn chưa có luật hay nghị định hướng dẫn, hay đàn áp người dân thực thi quyền hiến định của họ. Chúng tôi tin rằng đông đảo người dân Việt Nam mong ước được thực thi Điều 25 của hiến pháp 2013 như bản tuyên bố đã trình bày" (6).

*

Qua việc xác lập "Đối tác Chiến lược Toàn diện" (CSP) với Hoa Kỳ, Tổng bí thư đã làm được một việc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời muốn nhưng không làm nổi. Hồ Chí Minh giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương để được bang giao với Mỹ mà vẫn không xong. Riêng Tổng bí thư đã làm cho Chính phủ Mỹ công nhận Đảng cộng sản Việt Nam là đại diện cho nhân dân và chính quyền Việt Nam, chính quyền Biden đã phải giao thiệp với Đảng cộng sản Việt Nam trên mọi phương diện. Đó là việc chưa từng có tiền lệ từ khi nước Mỹ và nước Việt Nam được thành lập. Với tất cả tinh thần khiêm tốn, Tổng bí thư có quyền tự hào đã ghi một mốc son trong lịch sử Đảng cũng như lịch sử dân tộc. Nhưng vì CSP có thể chưa vững chãi và chắc chắn như nó cần có, Tổng bí thư phải gia cố bằng xu thế dân chủ hóa trong nước để giương cao ngọn cờ Dân tộc. Đó chính là việc cho Nhân dân thực hiện Điều 25 của Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là Bài học Diên Hồng trong kỷ nguyên mới… Nhằm giữ vững vai trò của Đảng và phát huy sức mạnh của Dân tộc để Nhân dân ấm no hạnh phúc, để Đất nước hùng cường vượt qua mọi thử thách, sau bước CSP, Tổng bí thư hãy đi thêm bước thứ hai này để thành công, ông xứng đáng đi vào lịch sử Đảng, lịch sử Dân tộc !

Hoàng Trường Sa

Nguồn : RFA, 17/09/2023

Tham khảo :

1. https://www.voatiengviet.com/a/7270924.html

2. https://www.voatiengviet.com/a/my-trung-de-ra-tam-nhin-ve-trat-tu-the-gioi-moi-giua-khac-biet-ve-nhan-quyen/7270585.html

3. https://www.tahlilbazaar.com/news/193654/Professor-Askari-China-would-be-strategic-partner-for-the-GCC

4. https://www.voatiengviet.com/a/7270924.html

5. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/intellectuals-call-for-implementation-article25-constitution-09072023104612.html

6. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/intellectuals-call-for-implementation-article25-constitution-09072023104612.html

Published in Diễn đàn

Ch tính trong hai năm gn đây, h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam đã t chc ti ba "l" đ gii thiu sách ca ông Nguyn Phú Trng Tổng bí thư Đng cng sn Vit Nam sut ba nhim k.

sach1

Cun sách 'Tổng bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng vi tình cm ca nhân dân trong nước và bn bè quc tế' ra mt hôm 20/9 ti tr s báo Nhân Dân Hà Ni. (nh chp màn hình - Phương Hoa/TTXVN)

T Nhân Dân li va phi hp vi Nhà xut bn Chính tr quc gia S tht long trng t chc "L gii thiu cun sách Tổng bí thư Nguyn Phú Trng vi nim tin ca nhân dân trong nước và s ng h ca bn bè quc tế" do hai cơ quan này trc tiếp tham gia sưu tm, tng hp, biên tp và xut bn(1).

Ch tính trong hai năm gn đây, h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam đã t chc ti ba "l" đ gii thiu sách ca ông Nguyn Phú Trng Tổng bí thư Đng cng sn Vit Nam sut ba nhim k dù Điu l Đng cng sn Vit Nam không cho phép như thế - hoc sách ca ngi ông Trng.

Ln th nht vào tháng 11/2021, h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam va tái gii thiu mt bài viết ca ông Trng khong na năm trước đó (Mt s vn đ lý lun và thc tin v ch nghĩa xã hi và con đường đi lên ch nghĩa xã hi Vit Nam), va đính kèm "nhng ý kiến, đánh giá tâm huyết ca các nhà nghiên cu, nhà khoa hc, cán b lãnh đo, qun lý và các tng lp nhân dân mi vùng, min ca t quc v bài viết ca Tổng bí thư" và "các bài trao đi, phng vn, đánh giá ca các hc gi, nhà nghiên cu, các đng chí, bn bè quc tế, các chính đng v bài viết ca Tổng bí thư" (2). Ông Trng ch viết mt bài đã đ đ hình thành mt cun sách dày 800 trang !

Tuy nhiên chng đó chưa đ, tháng trước (5/2023), h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam li tiếp tc dch bài viết va k và 28 bài viết, bài phát biu ca ông Trng sang by ngoi ng vi s lượng in được công b là 32.000 bn đ góp phn "lan ta nhng giá tr quý báu" t tư tưởng ca ông Trng đ "giúp bn bè quc tế" (3).

Gi (6/2023), n phm mi nht đ ca ngi ông Trng có "181 bài viết, bài thơ, thư, đin được cht lc t hàng nghìn bài trên các trang báo, mng xã hi" nhm tiếp tc bày t vic "vng tin vào s lãnh đo, ch đo ca Tổng bí thư",cũng như "tình cm ca nhân dân trong nước và s ng h ca bn bè quc tế dành cho Tổng bí thư".

Nếu k thêm cun sách đã được xut bn năm 2019 (Tổng bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng vi tình cm ca nhân dân trong nước và bn bè quc tế) thì tt c nhng cun sách v ông Trng đu nhm khng đnh "nim tin yêu ca nhân dân trong nước và bn bè quc tế dành cho Tổng bí thư Nguyn Phú Trng" va là "s tht không th lay chuyn", va "to nên tiếng vang ln không ch trong nước mà còn được bn bè quc tế đánh giá cao, có giá tr tham kho hu ích cho nhiu quc gia, b ích đi vi cán b, đng viên và nhân dân" vì "th hin tm nhìn, trí tu sáng sut, sâu sát, quyết lit, toàn din, đy sc thuyết phc" ca Tổng bí thư

***

Nếu ch tính riêng tháng này thì chính tr, kinh tế, xã hi, văn hóa, giáo dc, y tế vn như thế : Không nhng không khi sc mà còn càng ngày càng ti t hơn, t nht là to ra vô s vòng lun qun không thy li ra. Chng hn thiếu đin trên din rng, sn xut đình đn, sinh hot xã hi tr thành hn lon nhưng ch có th ch mưa(4). Chng hn qun tr - điu hành quc gia vn tiếp tc làm các h thng tr thành vô năng và vô phương điu chnh. Tng tn công vào h thng đăng kim nhm chn chnh h thng này thì hot đng đăng kim trên toàn quc tê lit, cui cùng đành phi b thm đnh cht lượng đi vi mt s loi phương tin, cho phép t đng gia hn đăng kim(5).

Tháng này, s lượng doanh nghip ngưng hot đng tiếp tc tăng. Tht nghip không gim, tình trng bế tc v sinh kế, không th tn ti bng công vic tng đeo đui nhiu năm đã ti mc ngay c nhng gii vn không thuc nhóm yếu thế cũng không th chu đng thêm được na, thành ra mi có nhng chuyn như t hiu phó ti giáo viên ca mt trường trung hc Hà Tĩnh lng lng sang Nam Hàn thăm dò cơ hi sinh tn nhm cu chính mình và thân nhân, khi tìm thy cơ hi thì đng lot gi đơn xin ngh vic đ li Nam Hàn làm thuê (6). Chng riêng giáo viên, hc sinh nhiu vùng cũng thế, hoàn tt trung hc là ngưng hc hành đ tìm kiếm cơ hi đi làm thuê ngoi quc, k c nhng hc sinh gii toàn din đã được nhiu đi hc hàng đu ca quc gia tuyn chn, gi nhp hc(7).

Khoan bàn đến chuyn nhng gì ông Trng đã viết và nhng gì được cho là thiên h viết v ông đã cũng như đang được in thành sách đ phát hành trong và ngoài nước có đúng hay không, ch xin nêu mt thc mc : Liu có th tìm thy đường thoát khi các vòng lun qun, tìm thy li dn ti no m t nhng cun sách đã "to nên tiếng vang ln không ch trong nước mà còn được bn bè quc tế đánh giá cao, có giá tr tham kho hu ích cho nhiu quc gia, b ích đi vi cán b, đng viên và nhân dân" vì "th hin tm nhìn, trí tu sáng sut, sâu sát, quyết lit, toàn din, đy sc thuyết phc" ca Tổng bí thư ? Nếu không và đến gi vn đúng là không thì vi "thc tin v ch nghĩa xã hi và con đường đi lên ch nghĩa xã hi Vit Nam" như đã biết, nên xếp vic bày ra"mt s vn đ lý lunvà tán hươu, tán vượn v nhng "vn đ" đó vào loi nào ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 25/06/2023

Chú thích

(1) https://nhandan.vn/ra-mat-cuon-sach-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-voi-niem-tin-cua-nhan-dan-trong-nuoc-va-su-ung-ho-cua-ban-be-quoc-te-post758496.html

(2) https://nhandan.vn/ra-mat-cuon-sach-tap-hop-du-luan-ve-bai-viet-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-post674202.html

(3) https://nhandan.vn/ra-mat-sach-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-ve-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam-bang-7-ngoai-ngu-post753641.html

(4) https://tienphong.vn/tu-hom-nay-mien-bac-het-canh-thieu-dien-post1545147.tpo

(5) https://baochinhphu.vn/cac-buoc-thuc-hien-tu-dong-gia-han-dang-kiem-o-to-102230604093909704.htm

(6) https://cand.com.vn/giao-duc/pho-hieu-truong-cung-2-thay-giao-lan-sang-han-quoc-roi-cho-nguoi-nha-den-truong-nop-don-xin-nghi--i696439/

(7) https://vietnamnet.vn/hoc-sinh-gioi-tu-bo-giac-mo-dai-hoc-re-huong-di-xuat-khau-lao-dong-2154659.html

Published in Diễn đàn
vendredi, 09 juin 2023 19:45

"Phản Trọng" đang bàng bạc…

Trong bài phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hồi trung tuần tháng 5 vừa qua, ông đã nhắc lại một mẫu câu thể khẳng định mà ông tâm đắc ở nhiều diễn văn trước đó, bao gồm cả các phát biểu mang tính huấn thị :

"…Với ý chí, quyết tâm cao và tinh thần "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt", Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện một cách quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đảng ta, Đất nước ta vẫn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện và đáng mừng trên nhiều lĩnh vực".

trong1

Có lẽ Tổng bí thư cần thay đổi cách tiếp cận đời sống kinh tế và cả chính trị.

Người viết bài này cho rằng cụm từ : "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt" là những ngộ nhận của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về các ý tưởng cho ban hành chính sách, quyết sách trên cương vị là chính khách độc quyền lãnh đạo toàn diễn kinh tế – xã hội của Việt Nam.

Nếu các "khẩu hiệu" trên là đúng thì "phản Trọng" đang bàng bạc khắp nơi mà không hề e dè, dấu giếm.

Đơn cử trong ngành du lịch tiếp tục có kêu gọi "liên kết du lịch, xin đừng để ‘đèn nhà ai nấy rạng’…".

Mười năm trước. Tại hội thảo về "Phát triển sản phẩm du lịch các tỉnh Duyên hải miền Trung" trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch biển đảo quốc tế Nha Trang – Việt Nam tại Festival Biển 2013, các tham luận đều chung nhìn nhận là sự liên kết giữa các địa phương mới dừng lại ở việc ký kết văn bản hợp tác, hứa hẹn nhiều nhưng thực hiện chưa được bao nhiêu.

Tháng 12/2011, tại thành phố Tuy Hòa (Phú Yên), câu chuyện liên kết du lịch giữa 9 tỉnh, thành phố khu vực Duyên hải miền Trung nhận được sự tán thưởng rộng rãi. Lúc ấy, đại diện ngành "công nghiệp không khói" các tỉnh, thành phố khu vực này bắt tay ký kết hợp tác phát triển du lịch và các sản phẩm du lịch liên vùng.

Thế nhưng, sau hơn 2 năm triển khai, chương trình hợp tác nói trên được đánh giá là chưa hiệu quả, thiếu thiết thực và mang nặng tính hình thức. Nhiều địa phương nằm trong mắt xích liên kết nói trên, sau khi mau mắn hô hào hợp tác đã quay ra tổ chức các hoạt động du lịch như thể "một mình một mâm".

Chương trình "Con đường di sản" kết nối du lịch Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam từng gây được tiếng vang, nhưng hơn 20 năm nay sản phẩm du lịch liên vùng này vẫn chưa thể trở thành một thương hiệu tương xứng với thế mạnh.

Các địa phương vẫn mạnh ai nấy làm, có vẻ như ai cũng cho mình là trung tâm của "Con đường di sản". Tình trạng "đèn nhà ai nấy rạng", thiếu sự hỗ trợ lẫn nhau trong tổ chức khai thác khiến cho sản phẩm hợp tác đình đám một thời này ngày càng tỏ ra "đuối", và nhiều khi chỉ còn là thứ trang sức làm đẹp chính sách của nhiệm kỳ lãnh đạo.

Lãnh đạo ngành du lịch của một tỉnh từng nói, đại ý là sau những cuộc hội thảo bàn về liên kết vùng, các nhà quản lý ngành du lịch địa phương đã ngồi lại với nhau, nhưng khi bàn đến việc ai sẽ là người đứng ra điều hành và chủ trì toàn bộ hoạt động liên vùng thì có chuyện không ai chịu ai, ai cũng muốn giữ vai điều hành để mang nguồn lợi về cho địa phương mình.

Sự thể nói trên, theo một chuyên gia du lịch, là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến kết quả của các chương trình liên kết trong thời gian qua không được như kỳ vọng.

Minh chứng như kỳ nghỉ lễ 5 ngày đã kết thúc hồi cuối tháng 4 đầu tháng 5/2023, hàng triệu du khách đã đi tham quan, nghỉ dưỡng ở những khu, điểm du lịch trong cả nước, mang lại nguồn thu hàng chục ngàn tỷ đồng cho ngành du lịch.

Tuy nhiên, một số trung tâm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng đã không đón được lượng khách và doanh thu như kỳ vọng. Một trong những nguyên nhân là do giá vé máy bay tăng cao, khiến nhiều du khách thay đổi kế hoạch. Cách làm du lịch kiểu "đèn nhà ai nấy rạng" này đang cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp trong phát triển ngành công nghiệp không khói của đất nước.

Trong kinh tế của "vùng kinh tế trọng điểm" cũng bắt gặp tình trạng tương tự.

Cảm giác mang tính cá nhân của người viết là ở những lần họp cấp chóp bu Trung ương, đến hiện tại vẫn chưa rõ ràng về tính đường xa với những việc làm, hành động cụ thể.

Lâu nay, hay ít nhất là trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người ta thấy rằng đa phần là nói suông trên bàn giấy, để rồi tan họp là mạnh ai nấy bước, không hề chút mảy may nào gọi là "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt", mặc dù có vẻ ngoài quả thật đang chuông trống "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng" như sân khấu phường tuồng…

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 09/06/2023

Published in Diễn đàn

Tổng bí thư sẽ được mức tín nhiệm nào ?

Đông Đô, VNTB, 11/05/2023

Thước đo từ lòng dân

Một cuộc thăm dò mới của Reuters trong 3 ngày cho thấy tỷ lệ ủng hộ của công chúng đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ còn 40%, gần mức thấp nhất trong cả nhiệm kỳ.

tbt0

Chuyện đốt lò đã lấn át những chuyện Tổng bí thư bất lực suốt ròng rã 3 nhiệm kỳ liên tiếp

Reuters công bố hôm 9/5, xếp hạng tín nhiệm thấp này là do việc người Mỹ không hài lòng về cách chính quyền của ông Biden xử lý vấn đề nhập cư và lạm phát. Mức này chỉ cao hơn một chút so với mức cực thấp 39% của tháng trước.

Nếu một tờ báo nào đó cũng thử làm một cuộc thăm dò tương tự đối với chính khách là Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, liệu kết quả sẽ như thế nào ?

Tin chắc rằng sẽ không có con số cụ thể nào được công bố mà hội đủ các tiêu chí thông thường của một thăm dò ẩn danh trên truyền thông. Lý do rất đơn giản : người dân đang ủng hộ chuyện "đốt lò" của Tổng bí thư, nên họ luôn sẵn sàng "chín bỏ làm mười" cho những chuyện mà Tổng bí thư gần như bất lực suốt ròng rã 3 nhiệm kỳ liên tiếp trong vị trí là lãnh đạo tối cao, và cũng là độc quyền của nhà nước Việt Nam.

Nhìn từ giáo dục ở vùng cao

Câu chuyện đau lòng về tai nạn của vợ chồng cô Mai Thị Yến trên đường trở lại điểm trường đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Thế nhưng không có bất kỳ cơ quan truyền thông nào ‘đeo bám’ tới tận cùng trong việc tìm lời giải để không còn cảnh nghiệt ngã này nữa.

Tháng 9/2011, nhà báo Trần Đăng Tuấn đã chính thức khởi động dự án "Cơm có thịt cho học sinh dân tộc nội trú dân nuôi" của Quỹ học trò nghèo vùng cao. Trước đó, ông Trần Đăng Tuấn là Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.

"Yêu thương trao đi là yêu thương còn mãi. Hãy cùng chúng tôi chọn người – chọn nơi để thương, để yêu, để sẻ chia. Và đó là những em nhỏ vùng cao ngoan hiền, đang sống ở những nơi nghèo khó, giúp các em bớt chật vật hơn khi tới trường. Hãy cùng cảm nhận niềm vui, hạnh phúc với các em bằng những đóng góp nho nhỏ – ít thôi nhưng đều đặn. Yêu thương bao giờ cũng có đủ cho tất cả mọi người. Sự yêu thương mà chúng ta cho đi là sự yêu thương mà chúng ta giữ mãi được cho mình" – nhà báo Trần Đăng Tuấn kêu gọi.

Tháng 1/2011, ông Nguyễn Phú Trọng ‘đăng quang’ Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam.

Ngần ấy thời gian đi qua, đến nay thì Quỹ học trò nghèo vùng cao tiếp tục ‘đều đặn yêu thương", và các thầy cơ giáo "cắm bản" thì vẫn chờ đợi những quyết sách "đoái hoài" tới họ từ người giữ chức vụ và quyền lực cao nhất nước trong hơn 12 năm qua là Tổng bí thư.

Những đồng nghiệp của nhà báo Trần Đăng Tuấn đã khéo léo cổ vũ bằng việc trích đăng tải ý kiến bạn đọc, kiểu nhẹ nhàng như : "Chuyện này là hoàn toàn có thật và đa số là với học sinh vùng dân tộc. Có những lớp học bán trú của học sinh học cả ngày (vì nhà xa) mà hàng tuần liền các em toàn ăn cơm với cá khô, tối không có điện phải kẹp đèn pin vào cổ để học bài.

Trường không ra trường, lớp không ra lớp, toàn là nhà tre- nứa – lá dột nát. Trong khi đó các trường khác (nhất là ở các thành phố lớn) thì xã hội hóa giáo dục… vô bờ bến, nhưng chất lượng kiến thức thì hoàn toàn tỉ lệ nghịch. Mà hình như cả Bộ trưởng Nội vụ cũng như Giáo dục và Đào tạo không nhìn thấy thực trạng đó của xã hội hay sao ấy ?… Đề nghị Đảng, Chính phủ và Nhà nước quan tâm hơn tới lĩnh vực này !"…

Cần ‘đánh cược’ bằng ‘ghế’ Tổng bí thư

Thế nhưng… dẫu rằng trong những năm gần đây, các chế độ, phụ cấp đối với nhà giáo cũng được cải thiện. Giáo viên công tác ở vùng đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm, trợ cấp lần đầu khi công tác ở vùng khó khăn, trợ cấp tham quan, học tập bồi dưỡng chuyên môn, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp dạy tiếng dân tộc.

Nhưng các chế độ đãi ngộ lại không giúp giáo viên giải quyết được nhiều khó khăn thực tế như giảm nguy hiểm, rủi ro trên hành trình đến trường, hay trong những hoàn cảnh đặc biệt như gặp thiên tai, bão lũ. Cuộc sống quá khắc nghiệt ở vùng khó khăn khiến nhiều giáo viên dẫu có thu nhập ổn định cũng không thể có cuộc sống bình thường như giáo viên vùng xuôi.

Ngoài việc thúc đẩy các giải pháp nâng cao cơ sở hạ tầng như cầu, đường, điện, nước sạch ở các vùng khó khăn, riêng ngành giáo dục cần rà soát và thực hiện nghiêm quy định về luân chuyển giáo viên để những giáo viên đã công tác lâu năm ở vùng khó được chuyển về nơi thuận lợi hơn.

Ước gì Tổng bí thư mạnh dạn hứa với quốc dân đồng bào, rằng nếu ông được tin cậy trong việc tín nhiệm trong chuyện ngồi hết nhiệm kỳ ba này, ông sẽ có những quyết sách khả thi hơn để "đường đến trường bớt hiểm nguy" đối với cả thầy và trò ở vùng cao.

Đông Đô

Nguồn : VNTB, 11/05/2023

***************************

Sách của tác giả Nguyễn Phú Trọng được xem là giáo trình ở bậc đại học

Mai Lan, VNTB, 11/05/2023

Giáo trình là tài liệu học tập hoặc giảng dạy được thiết kế và biên soạn dựa trên cơ sở chương trình môn học với mục đích để làm tài liệu giảng dạy chính thức cho giáo viên, hoặc/và làm tài liệu học tập chính thức cho học sinh, sinh viên.

tbt2

Sách của tác giả Nguyễn Phú Trọng được xem là giáo trình ‘gối đầu giường’ về chống tham nhũng cho sinh viên.

Giáo trình ở bậc đại học là gì ?

Theo Điểm a Khoản 4 Điều 2 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg có quy định : "Giáo trình" là tài liệu giảng dạy, học tập có nội dung phù hợp với chương trình đào tạo, bồi dưỡng được người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học duyệt, lựa chọn hoặc được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

Như vậy theo quy định trên thì việc hôm 9/5 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi công văn chỉ đạo về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các trường đại học. Theo đó, các trường được yêu cầu cập nhật nội dung chương trình, tài liệu giảng dạy về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ năm học 2023-2024.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo đưa cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, là tài liệu giảng dạy về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ năm học 2023-2024.

Vậy quyền tự do học thuật ở đâu ?

Về quyền tự do học thuật, thì văn bản chỉ đạo trên cho thấy là cần phải xem xét lại, vì viết sách lý luận chính trị của một cá nhân, và soạn giáo trình để giảng dạy ở bậc đại học là hai vấn đề khác hẳn nhau, đặc biệt là yếu tố nghiên cứu học thuật.

Giáo trình bao hàm các môn học cũng như các chủ đề được đề cập trong quá trình học tập. Mặt khác, chương trình giảng dạy bao hàm các chương và nội dung học thuật được dạy ở trường hoặc đại học. Nó ám chỉ đến kiến ​​thc, k năng và năng lc hc sinh nên hc trong quá trình hc.

Giáo trình được định nghĩa là các tài liệu bao gồm các chủ đề hoặc phần được đề cập trong một chủ đề cụ thể. Nó được xác định bởi hội đồng thi và được tạo ra bởi các giáo sư. Các giáo sư chịu trách nhiệm về chất lượng của khóa học. Nó được cung cấp cho các sinh viên bởi các giáo viên, ở dạng bản cứng hoặc dạng điện tử để thu hút sự chú ý của họ đối với môn học và nghiêm túc học tập.

Một giáo trình được coi là một hướng dẫn về phụ trách cũng như cho các sinh viên. Nó giúp sinh viên biết chi tiết về chủ đề này, tại sao nó là một phần trong quá trình học của họ, kỳ vọng của sinh viên là gì, hậu quả của sự thất bại, v.v. Nó chứa các quy tắc chung, chính sách, hướng dẫn, chủ đề, bài tập, dự án, ngày thử nghiệm, và như vậy.

Còn chương trình giảng dạy được định nghĩa là hướng dẫn của các chương và nội dung học thuật được bao phủ bởi một hệ thống giáo dục, trong khi trải qua một khóa học hoặc chương trình cụ thể.

Giáo trình được mô tả như là bản tóm tắt của các chủ đề được đề cập hoặc các đơn vị sẽ được dạy trong chủ đề cụ thể. Chương trình giảng dạy đề cập đến nội dung tổng thể, được dạy trong một hệ thống giáo dục hoặc một khóa học.

Giáo trình thay đổi từ giáo viên này sang giáo viên khác, trong khi chương trình giảng dạy giống nhau cho tất cả các giáo viên. Thuật ngữ học thuật là một nguồn gốc Hy Lạp, trong khi các thuật ngữ giáo trình là một nguồn gốc Latin.

Hơn nữa, chương trình giảng dạy có phạm vi rộng hơn so với giáo trình. Giáo trình được cung cấp cho sinh viên bởi các giáo viên để họ có thể quan tâm đến chủ đề này. Mặt khác, thông thường chương trình giảng dạy không được cung cấp cho sinh viên trừ khi được yêu cầu cụ thể.

Giáo trình có tính chất mô tả, nhưng chương trình giảng dạy là quy định. Giáo trình được đặt cho một chủ đề cụ thể. Không giống như chương trình giảng dạy, bao gồm một khóa học cụ thể hoặc một chương trình. Giáo trình được chuẩn bị bởi các giáo viên. Ngược lại, một chương trình giảng dạy được quyết định bởi chính phủ hoặc trường học hoặc quản trị đại học.

Thời lượng của một giáo trình chỉ trong một năm, nhưng chương trình học kéo dài cho đến khi hoàn thành khóa học.

Có được quyền phản biện "giáo trình Nguyễn Phú Trọng" ?

Với những nguyên tắc lý thuyết tối thiểu như trên cho thấy nếu thật sự tôn trọng quyền tự chủ trong học thuật, trong giảng dạy ở môi trường đại học, cần thiết chấm dứt việc can thiệp bằng biện pháp hành chính trong yêu cầu "sử dụng giáo trình" từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, như việc đưa cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào giảng dạy.

Bởi trong khoa học thì dù là giáo trình, vẫn phải chấp nhận những phản biện đa chiều, những nhận xét "trái tai"… và những điều này nếu xảy ra đối với giáo trình là cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thì liệu các ý kiến đó có bị cho là chống phá đảng theo điều luật hình sự 117 ?

Mai Lan

Nguồn : VNTB, 11/05/2023

Published in Diễn đàn

Ông Trọng có bao nhiêu đô-la, bao nhiêu ngoại tệ hay bao nhiêu vàng là điều chúng ta có thể không bao giờ biết. Nhưng chắc chắn không thể ít. 

Lễ trao tặng Huân chương Hữu nghị của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (thứ 4 từ trái sang) và Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ 5 từ trái sang) tại buổi lễ ở Bắc Kinh ngày 31/10.

Bầu cử tổng thống ở Pháp, cũng như Mỹ, là cuộc bầu cử có tính chất dân chủ, tự do nhưng vẫn cần phải có tiền. Ở Pháp, luật cho phép mọi ứng cử viên tổng thống có thể nhận hỗ trợ tài chính từ cá nhân nhưng một cá nhân chỉ có thể cho ứng cử viên nhiều nhất là 4600 ơ-rô cho toàn cuộc tranh cử. Song, nếu lại cho bằng tiền mặt thì giới hạn được phép chỉ còn 150 ơ-rô. Trước ngày bầu cử 12 tháng, ứng cử viên phải lập một tài khoản thu chi công khai cho việc tranh cử. Nếu cơ quan kiểm soát phát hiện ra những khoản thu chi đáng ngờ, không phù hợp qui định, ứng cử viên có thể bị loại khỏi cuộc đua. 

Người thắng cử tổng thống, muốn được nắm quyền, phải trình bản kê khai tài sản cho cơ quan kiểm duyệt. Khi chấm dứt nhiệm kỳ, ông tổng thống lại phải trình một bản kê khai tài sản mới cho công luận dò xét. Dĩ nhiên, cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định những việc này phải độc lập, không có tính bè đảng. 

Những chi tiết rất sơ lược này cho thấy vai trò không thể từ chối của tiền bạc trong việc có thể nắm được quyền lãnh đạo xã hội và cũng cho thấy tác động nguy hiểm của tiền bạc lên hệ thống lãnh đạo quốc gia. Đó chính là lý do khiến các quốc gia dân chủ, như Pháp, Mỹ, phải ra những luật minh bạch, nghiêm khắc để kiểm soát, giảm thiểu mặt trái của tiền bạc đối với những người muốn nắm quyền lãnh đạo xã hội. Không chỉ có luật để kiểm soát tiền bạc dùng cho việc tranh cử, họ còn để cho đối lập chính trị, báo chí tự do được tồn tại cũng có một mục đích để chống kẻ có quyền kiếm tiền một cách bất chính – còn gọi là tham nhũng. Cẩn thận đến như thế, nhưng cứ thỉnh thoảng báo chí Pháp lại phát hiện, khui ra những vụ tham nhũng, biển lận tiền bạc của các chính khách, kể cả tổng thống. 

Thế nhưng ở Việt Nam chúng ta, các tay lãnh tụ của đảng cộng sản – những kẻ cầm quyền độc quyền và độc đoán suốt ¾ thế kỷ qua – luôn tỏ vẻ tuyệt đối trong sạch. Gần đây, Nguyễn Phú Trọng còn luôn có bộ mặt và giọng điệu rất kẻ cả trong việc răn dạy đồng đảng, xã hội về liêm khiết, trong sạch của người có quyền, có chức. Y cũng chính là người đã khai mở "đốt lò", "chống tham nhũng không có vùng cấm" với những vụ án bỏ tù cả ủy viên bộ chính trị – một việc chưa từng có.

Song, chúng ta phải khẳng định đó chỉ là những trò đóng kịch, trò lừa dối dân đen của Nguyễn Phú Trọng và đồng cánh-đồng đảng để vừa che giấu sự tham nhũng, vừa dễ dàng loại bỏ các thành phần không đồng cánh. Bởi muốn chống tham nhũng phải tối thiểu có báo chí độc lập, đối lập hợp pháp, tư pháp độc lập – cả ba yếu tố luôn bị Nguyễn Phú Trọng và đảng của y phỉ báng, trấn áp. Nguyễn Phú Trọng cũng chưa bao giờ có biểu hiện là con người siêu phàm, ngoài việc siêu tham quyền.

Một nghiên cứu của Pháp về chính trị Việt Nam, công bố năm 2015, cho biết có thể Bắc Kinh đã rót hơn 15 tỷ đô-la Mỹ cho Đảng Cộng Sản Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có một mục đích hỗ trợ trực tiếp một số cá nhân. Nghiên cứu còn nhận định giới chính trị Việt Nam hiểu rõ muốn giữ hay đoạt được vị trí chóp bu phải có tối thiểu hai thứ : tiền và sự gật đầu của Đảng Cộng Sản Trung Hoa. 

Nhận định này hợp lý và hoàn toàn tương hợp với con người Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng chắc chắn phải có rất nhiều tiền-đô-la-vàng vì ông là kẻ đã đứng đầu hơn hai nhiệm kỳ một chế độ có khả năng tham nhũng nhất. Về yếu tố sau – được lòng Đảng Cộng Sản Trung Hoa, ở đây chúng ta không thể liệt kê hết, cũng không thể biết hết, những việc ông Trọng đã phục vụ cho lợi ích của Bắc Kinh, nhưng không ai có thể bác bỏ việc ông Trọng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên và duy nhất trên thế giới tới ngay Bắc Kinh sau khi có tin Tập Cận Bình đắc cử nhiệm kỳ ba.

Như vậy, ông Trọng và đảng của ông Trọng không chỉ có khả năng dễ dàng tham nhũng, vơ vét ngân quĩ, tiền bạc công khố, tài nguyên của Việt Nam mà còn có khả năng dễ dàng nhận được hỗ trợ tiền bạc từ thế lực nước ngoài muốn thôn tính Việt Nam. Ông Trọng có bao nhiêu đô-la, bao nhiêu ngoại tệ hay bao nhiêu vàng là điều chúng ta có thể không bao giờ biết. Nhưng chắc chắn không thể ít. 

Nói đến vàng trong ngày hôm nay, chúng ta cũng đừng bao giờ quên "16 tấn vàng" (của ngân khố quốc gia Việt Nam Cộng Hòa) mà đảng của ông Trọng đã vu cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đem đi khi thất trận. 

(30/04/2023 – tưởng nhớ ngày này cách đây đúng bốn Giáp)

Phạm Hồng Sơn

Nguồn : VNTB, 01/05/2023

Published in Diễn đàn

Phẩm chất đảng viên phần lớn là ‘củi’

Dường như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang muốn tìm một hướng đi khác trong cách hiểu pháp trị trong nhà nước pháp quyền theo cách mà ông Hồ Chí Minh đã hướng đến.

Đảm bảo tính có thể dự báo, tính nhất quán và ổn định của chính sách là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành môi trường vĩ mô tốt. Thời gian qua, một loạt động thái thiếu nhất quán và lúng túng trong điều hành chính sách, không phải riêng một ngành mà diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cho thấy thách thức về năng lực dự báo, năng lực hoạch định và thực thi chính sách của các bộ ngành tiếp tục là vấn đề đáng quan tâm.

phaptri1

Quan điểm của người đứng đầu

Mấu chốt ở đây là vai trò của người đứng đầu quyền lực quốc gia theo Hiến định là Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam.

Nếu làm một so sánh từ viện dẫn "Tư tưởng Hồ Chí Minh" với những gì mà suốt hơn chục năm qua, Tổng bí thư đương nhiệm suốt 3 nhiệm kỳ đã "lãnh đạo Nhà nước và xã hội" như nêu tại Điều 4.1 của Hiến pháp 2013, sẽ thấy rõ hơn về độ chênh trong cách hiểu và thực thi pháp trị trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, một Nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh là nhà nước được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Hồ Chí Minh cho rằng, việc nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật thể hiện tính dân chủ, tiến bộ và là sự tồn tại phổ biến của xã hội hiện đại.

Năm 1919, trong Yêu sách của nhân dân An Nam do Hồ Chí Minh đại diện gửi tới Hội nghị Versailles có 8 điều thì 4 điều yêu cầu về vấn đề pháp quyền.

Trên báo L’Humanité, ngày 2/8/1919, Hồ Chí Minh viết : "Báo L’Humanité ngày 18/6 mới đây đã đăng văn bản thỉnh cầu của những người An Nam gửi Hội nghị hòa bình đòi ân xá cho tất cả các tù chính trị người bản xứ, đòi cải cách pháp chế ở Đông Dương bằng ban hành những bảo đảm cho người bản xứ cũng như cho người Âu, đòi tự do báo chí, tự do hội họp và lập hội, tự do dạy học, đòi thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ pháp luật".

Như vậy, việc xây dựng nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật là tư tưởng rất đặc sắc của Hồ Chí Minh, được hình thành từ rất sớm, phản ánh nội dung cốt lõi của Nhà nước dân chủ mới và là nguyên tắc xuyên suốt trong hoạt động quản lý nhà nước của Hồ Chí Minh.

Luật pháp không phải là chuyện củi tươi hay khô

Việc đề cao hoặc "đức trị" hoặc "pháp trị" trong xây dựng Nhà nước pháp quyền cũng đều mang tính phiến diện, không đầy đủ. Vì thế, Hồ Chí Minh vừa coi trọng đạo đức và giáo dục đạo đức, nhưng cũng rất mực đề cao vai trò, sức mạnh của luật pháp.

Thượng tôn pháp luật dựa trên các chuẩn mực đạo đức và ngược lại. Hồ Chí Minh nhận rõ : "Luật pháp phải dựa vào đạo đức".

"Phép trị nước" của Hồ Chí Minh là kết hợp cả "pháp trị" và "đức trị", trong đó "pháp trị" nghiêm khắc, công minh và "đức trị" bao dung, thấu tình đạt lý ; chúng không loại trừ mà thống nhất, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau.

Trong Quốc lệnh do Hồ Chí Minh ban hành ngày 26/1/1946 nêu rõ ràng 10 điều thưởng và 10 điều phạt, cho quân dân biết rõ những tội nên tránh, những việc nên làm.

Trong 10 điều khen thưởng có : Điều 2 : "Ai lập được quân công sẽ được thưởng". Điều 3 : "Ai vì nước hy sinh sẽ được thưởng". Điều 5 : "Ai làm việc công một cách trong sạch, ngay thẳng sẽ được thưởng". Điều 6 : "Ai làm việc gì có lợi cho nước nhà, dân tộc và được dân chúng mến phục sẽ được thưởng". Điều 9 : "Ai liều mình về việc công sẽ được thưởng".

Trong 10 điều hình phạt, Điều 1 : "Thông với giặc, phản quốc sẽ bị xử tử", Điều 6 : "Để cho bộ đội hại dân sẽ bị xử tử", Điều 8 : "Trộm cắp của công sẽ bị xử tử".

Có thể thấy, Hồ Chí Minh dùng "đức" để sửa chữa những thói hư tật xấu, lại thưởng, phạt phân minh, ai có công thì khen thưởng, ai có tội thì bị pháp luật trừng trị.

Đảng viên đông số lượng nhưng phẩm chất phần lớn là ‘củi’ ?

Nay thì với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, việc xây dựng hình tượng "đốt lò" với cả "củi tươi" như tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp thứ 12 Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức ngày 31/7/2017, "Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công".

Theo cách hiểu dân dã, củi là cây dùng được chụm lửa, không thể làm mộc. Dùng củi để chỉ cán bộ tham nhũng, và còn phân biệt củi tươi với củi khô thì hóa ra đảng viên ngày này nhiều như rừng, nhưng toàn thứ phế thải chỉ để chất mà đốt làm củi (?!).

"Tự do báo chí, tự do hội họp và lập hội, tự do dạy học" như Hồ Chí Minh đã viết trên báo L’Humanité, ngày 2/8/1919, cho thấy đến hiện tại vẫn là những đòi hỏi mà đảng cộng sản Việt Nam đang tránh né trong thực thi.

Quả thật là cần tỉnh táo để phản đề khoa học cho chuyện pháp trị trong nhà nước pháp quyền qua ‘định hướng chính trị’ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hoàng Mai

Nguồn : VNTB, 09/05/2023

************************

Tượng đài Nguyễn Phú Trọng

Lê Tự Do, VNTB, 09/05/2023

Bà Nguyễn Thị Thanh – phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội – đã có buổi trao đổi với báo chí xung quanh việc sửa đổi nghị quyết của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

phaptri0

Ngay trong nội bộ đảng đang ngày càng rõ trong biểu hiện xây dựng và tôn sùng một tượng đài mới là "Nguyễn Phú Trọng"

Một người làm cán bộ to, cả họ được dựa dẫm ?

Theo bà Thanh, sắp tới đây việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm với những người được Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn quy định tại nghị quyết 85 Quốc hội khóa XIII, trên cơ sở cụ thể hóa quy định 262 của Bộ Chính trị về lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh trong hệ thống chính trị.

"Bởi thực tế, dân gian đã có câu "con chim có lông, con người có tiếng", và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh danh dự, liêm sỉ là điều thiêng liêng, quý trọng nhất của mỗi con người. Vì vậy, kết quả lấy phiếu không chỉ có giá trị để cấp có thẩm quyền nhìn nhận, đánh giá cán bộ mà còn mang ý nghĩa rất lớn về vấn đề danh dự. Đây sẽ là sự tự hào của cơ quan, gia đình, các cá nhân với họ, nhất là khi họ sắp kết thúc cuộc đời công tác", bà Thanh nhấn mạnh quan điểm của cá nhân bà xoay quanh chuyện pháp trị dung hòa với đức trị theo sự chỉ đạo mang tính định hướng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cách hiểu và công khai với các nội dung phát biểu trên của cương vị phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho thấy ngay trong nội bộ đảng đang ngày càng rõ trong biểu hiện xây dựng và tôn sùng một tượng đài mới là "Nguyễn Phú Trọng".

Sở dĩ có thể nhận định như trên vì những viện dẫn các phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thật ra cũng chỉ là lặp lại những ý trong tiết giảng về môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trên giảng đường đại học, cũng như các khóa học thường kỳ của trường chính trị tại địa phương.

Hồ Chí Minh và vấn đề dung hòa đức trị với pháp trị

Xin được trích một đoạn trong giáo trình "Mối quan hệ giữa "đức trị" và "pháp trị" trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam" mà sinh viên trường luật đang được học : "Đức trị" trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền là một nhà nước do Đảng chân chính và cách mạng lãnh đạo, có những con người thấm nhuần đạo đức xã hội chủ nghĩa, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.

"Đức trị" trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn mang hàm ý "việc nhân nghĩa cốt ở yên dân" ; vừa nêu gương, vừa tăng cường giáo dục, rèn luyện đạo đức mới cho cán bộ, đảng viên, cho nhân dân. Theo Người, nếu đạo đức bị tha hóa thì dù pháp luật có hoàn thiện bao nhiêu cũng khó thực hiện được trong thực tiễn. Pháp luật phải truyền tải được những giá trị cốt lõi của đạo đức xã hội, những chuẩn mực đạo đức của dân tộc.

Dưới chế độ mới, bộ máy nhà nước được thiết lập theo nguyên tắc "mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân", đưa nhân dân lao động trở thành người chủ của xã hội, chủ thể gốc của quyền lực.

Vì thế, ngay khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Hồ Chí Minh đã căn dặn : "Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân".

Đây là tư tưởng nhất quán, xuyên suốt quá trình lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng Việt Nam của Người".

Thay lời kết

Nếu đến hiện tại khi viện dẫn những ý tương tự được cho là "Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh" như cách mà bà phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang ‘dựa dẫm’, sẽ dễ đưa đến suy diễn rằng trong suốt thời gian rất dài, đảng vẫn chưa thể huấn luyện các đảng viên thấm nhuần "Tư tưởng Hồ Chí Minh" ; chính lẽ đó nên giờ đây đảng đành lặp lại những "ý tưởng đức trị cũ" qua xây dựng một thần tượng mới trong đảng là "Nguyễn Phú Trọng".

‘Đèn cù’ trong thực thi cân bằng giữa pháp trị và đức trị, xem ra vẫn là mối bùng nhùng mà Tổng bí thư đương nhiệm đang lúng túng chưa tìm được quyết sách thích hợp.

Lê Tự Do

Nguồn : VNTB, 09/05/2023

Published in Diễn đàn

Mới đây, trên cổng thông tin của Ban Tuyên giáo Trung ương có bài viết cho rằng những nhận xét trái chiều trên mạng xã hội về cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh"… một cuốn sách về chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là luận điệu xuyên tạc, phản động…

sach1

Sách về chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Courtesy tuyengiao.vn

Cụ thể, khi sách về chống tham nhũng của ông Trọng phát hành, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng "phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam mãi chỉ là khẩu hiệu, hình thức", nhằm đánh bóng tên tuổi cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Từ Đức quốc hôm 17/4, luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài nhận định :

"Những nước tự do dân chủ đa đảng thì họ có hệ thống tam quyền phân lập, việc chống tham nhũng là việc của hệ thống tư pháp. Không có một đảng chính trị nào, hay một người đứng đầu đảng nào được quyền can thiệp vào vấn đề chống tham nhũng của hệ thống cơ quan tư pháp. Nhưng ông Trọng là người đứng đầu đảng và vừa đứng đầu cơ quan chống tham nhũng, rồi lại viết sách để mà ca ngợi quá trình chống tham nhũng của mình. Nhưng thực ra đó là một tiến trình ông ta nuôi dưỡng quá trình chống tham nhũng. Ông Trọng chống tham nhũng chỉ nhằm hai mục đích, một là thanh trừng trong nội bộ. Thứ hai là đánh bóng tên tuổi của ông ta thôi".

Luật sư Nguyễn Văn Đài cho rằng, việc báo chí truyền thông hải ngoại, cũng như những người trên mạng xã hội lên án, hay phê bình ông Trọng đánh bóng tên tuổi trong việc viết sách là hoàn toàn đúng.

Trong khi đó, bài viết của cơ quan Tuyên giáo thì cho rằng cuốn sách về chống tham nhũng, tiêu cực của ông Trọng nhận được sự đồng tình, ủng hộ, cổ vũ của các chính khách, học giả, đại biểu Quốc hội, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Sách về chống tham nhũng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được Ban Nội chính Trung ương cùng Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức lễ ra mắt vào ngày 2/2/2023. Theo truyền thông Nhà nước, có 55.000 cuốn sách của người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được xuất bản nhân dịp này.

Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, cho RFA biết ý kiến của mình hôm 17/4 :

"Về cuốn sách chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng, tôi có đọc tin trên báo mạng, chứ tôi không đọc cuốn sách, vì tôi không quan tâm. Tôi không quan tâm bởi vì thứ nhất, thực tế chống tham nhũng ở Việt Nam hàng chục năm qua đã là câu trả lời quá rõ cho sự thất bại của Đảng cộng sản Việt Nam. Vì vậy không thể lấy số lượng để thay phẩm chất cho việc chống tham nhũng hiện nay. Thứ hai, tham nhũng mang đặc tính rất là con người, đã là con người thì phải có lòng tham, khi có thêm chức vụ quyền hạn càng lớn mà không kiểm soát được thì việc tham nhũng lan tràn là chuyện quá dễ hiểu".

Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già, các nước trên thế giới chống tham nhũng bằng tam quyền phân lập, báo chí tự do và cạnh tranh giữa các đảng phái với nhau… Chứ không thể chống tham nhũng bằng quyết tâm chính trị theo kiểu của Đảng cộng sản Việt Nam bấy lâu nay. Ông Già nói tiếp :

"Thứ ba, hiện nay tình hình của Việt Nam thất nghiệp tràn lan, kinh tế suy thoái, công ăn việc làm rất khó khăn… thành ra người dân chúng tôi không còn tâm trí gì để quan tâm đến mấy cuốn sách chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng. Vì vậy tôi nghĩ khi ban truyền giáo cho rằng không được xuyên tạc cuốn sách này, thì cũng chỉ là một chiêu trò giống showbiz ở Việt Nam, ế quá không được khán giả chú ý… thì dùng chiêu trò để gây sự chú ý".

sach2

Ảnh minh họa : Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và sách báo viết về ông. RFA Edited.

Vào tháng 6 năm 2020 cuốn sách có nhan đề : "Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế", được Báo Nhân Dân phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia và Sự thật, xuất bản.

Ngay sau đó là nhiều bài báo đồng loạt đăng bài ca ngợi ông Nguyễn Phú Trọng... Đơn cử là bài đăng cho rằng : "Suy nghĩ của tổng bí thư là suy nghĩ của toàn đảng, toàn dân"...

Dư luận trên mạng xã hội khi đó cho rằng Ban Tuyên giáo và báo Nhân dân tuyển chọn nên đương nhiên trong sách chỉ toàn những bài ca ngợi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, còn những phê phán trong dư luận xã hội hiển nhiên sẽ không được nhắc đến.

Cựu trung tá quân đội Vũ Minh Trí, hôm 17/4 nhận định :

"Cá nhân tôi nghĩ rằng, chắc chắn đối với những người như tôi, cuốn sách của ông Trọng chẳng có giá trị gì. Bởi vì có một thực tế, những tác phẩm, những quyển sách như vậy của những cá nhân như Nguyễn Phú Trọng, hay mênh mang tình dân của Lê Khả Phiêu, tuyển tập của Nông Đức Mạnh, Đỗ Mười… thì ngoài việc cấp không, hoặc bắt các chi bộ, các cơ quan đơn vị phải mua, thì không bán được cho bất cứ một người dân nào. Cũng giống như tờ báo Nhân Dân, là cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam, thì ngay Hà Nội cũng không thể tìm mua ở bất kỳ sạp báo nào. Bởi vì những người bán báo không có khách hàng nên người ta không mua về bán. Qua số lượng bán ra như vậy, thì ta hoàn toàn có thể hiểu được giá trị của nó đối với đông đảo công chúng, đông đảo bạn đọc".

Vào năm 2021 cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam"… cũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viết, được báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam cho rằng đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhân dân.

Theo tờ báo này, cuốn sách của ông Trọng đã góp phần làm sâu sắc thêm những quan điểm, tư tưởng của Tổng bí thư, truyền cảm hứng, vững tin vào Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Không chỉ viết sách, viết báo để tuyên truyền, ca ngợi lãnh đạo cộng sản... đôi khi chỉ một câu nói được cho là nịnh bợ của cấp dưới cũng được Ban Tuyên giáo chỉ đạo báo chí đăng hàng loạt để tuyên truyền... Đây cũng là một minh chứng cho thấy, sách viết về người đứng đầu Nhà nước Việt Nam hiện nay chỉ sẽ mang tính tuyên truyền, ca ngợi Đảng cộng sản và ca ngợi lãnh tụ chứ không phản ánh đúng ý nhân dân.

Cách tuyên truyền của Đảng cộng sản hiện nay là buộc người dân phải chấp nhận, cái mà người ta đã chọn sẵn cho dân. Tuy nhiên dư luận cho rằng, người dân bây giờ đã thức tỉnh, mỗi người đều có quan niệm, chính kiến riêng, và người dân tự chọn thông tin cho họ, chứ không thể tiếp tục áp đặt được.

Nguồn : RFA, 17/04/2023

Published in Việt Nam